Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:19:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: G S Vũ Đình Cự là người tìm ra biện pháp rà phá lôi hay là một anh "Đạo"  (Đọc 26399 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 04:26:37 pm »

Đoạn video quay tại phòng 207 nói ông VDC cưa cái đầu nổ chứ có nói là "say sưa cưa thủy lôi" đâu nhỉ?
Logged
haidangngay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 02:08:01 pm »

Tài liệu về cuộc chống thủy lôi của Hải Quân và Đường Biển vô cùng phong phú ,riêng Tổ chúng tôi đã lưu trữ tới vài chục GB các bản scan chụp văn bản,ảnh,ghi âm,phim tư liệu ,phim để chứng minh...Xin mời anh Bodoibucket xem một đoạn phim GSVDC tự nói về bản thân đã "cưa thủy lôi " ra sao để biết trình độ hiểu biết về vũ khí của người cầm đầu cái gọi là GK 1.Chúng tôi sẽ đưa tiếp các tư liệu  

http://cuocchienchongphongtoa.blogspot.com/2009/12/giao-su-vu-inh-cu-cua-bom-nhu-nao.html
Xin lỗi bác, hơn 30 năm mà bắt người ta nhớ lại chi tiết cách làm trong lúc các vị GS đều già cả, bắt đầu lú lẫn thì tôi cũng chiụ, chưa kể họ đều có hàng chục các đề tài NC khác sau này cũng cần nhớ. Sau 3 năm bỏ nghiên cứu mà giờ quay lại cũng những cái em trực tiếp làm thời đó, nhiều lúc em còn lầm lẫn nữa là 30 năm.
Chưa kể, đối với 1 công trình nghiên cứu, luôn có những người đứng đầu có vai trò lãnh đạo, định hướng, họ sẽ chẳng mấy đi sâu vào nghiên cứu, nhiều lúc hỏi tổng quát họ được chứ đi vào chi tiết như người làm trực tiếp thì họ ú ớ ngay. Nhưng khi trao thưởng, bác không bỏ họ ra được. Vì họ thực sự quan trọng, có họ thì chúng ta mới có được sự tin tưởng, sự phối hợp và sự định hướng ban đầu cũng như lúc lúc quan trọng.
Còn về tên đề tài thì em thấy đâu có để tên GS VDC đâu, và tên GKI cũng là cuối cùng. Nhiều lúc trong một công trình nghiên cứu lớn, thì một thành viên có đóng góp cực ít cũng phải được ghi nhận (không lẽ bác bỏ qua công lao của họ). Chưa nói đến thành viên này lại là người được trực tiếp báo cáo thành quả (có nhiều lúc người nói được biết đến nhiều hơn người làm đó bác - xã hội là vậy mà). Như em vậy, có 1 Phát minh Sáng chế đang được công nhận do trực tiếp em làm, ông GD của em chẳng mấy mó tay vô nhưng vẫn được ghi tên thì sao. Em thấy bình thường vì bác GD đã cấp kinh phí, tìm nguồn tài trợ, hỗ trợ cho em làm vậy thôi
Cho nên em nghĩ bác nên rộng lượng một chút. Có thể do truyền thông họ quan tâm nhiều đến người mà họ đã biết thôi. Chào bác
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 02:53:10 pm »

Xin gửi tới các anh lời anh bạn tôi, thiếu tướng Phó GĐ Viện Khoa học Công nghệ QS đương nhiệm, trả lời thư tôi sau khi được tôi chỉ cho chủ đề này:
"Cảm ơn anh đã gửi đường linhk đến www.quansuvn.net/ . Tôi đã đọc kỹ và nhớ lại cỡ tháng 12 năm 2007 gì đó, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự hiện nay ( Trứoc đây là VKTQS) được Cục Vận tải đường biển mời xuống Hải phòng dự hội thảo về rà phá thuỷ lôi ở cảng Hải phòng trong thời kỳ Chống Mỹ. Các anh ở Viện có cử tôi xuống dự.Tại Hội thảo này tôi thấy có cả Bác Đỗ Mười . Có nhiều ý kiến muốn phân biệt rạch ròi,và đòi làm sáng tỏ 1 số vấn đề còn đang tranh cãi. Tuy nhiên cuối buổi sáng Bác Mười có phát biểu , đại ý : Đây là chiến công chung ,đóng góp chung của nhiều cơ quan,ban ngành, thắng lợi cuối cùng là ta đã làm thất bại âm mưu phong toả cảng HP của Mỹ; Thắng lợi đó đã được Đảng và Nhà nước ghi công bằng Giải thưởng Hồ chí Minh cho tất cả các đơn vị có công rồi ! Chứ có cho riêng 1 dơn vị, hay 1 cá nhân nào đâu ? Vì vậy chúng ta cần tôn vinh công trạng của tất cả những ai đã có đóng góp, dù là nhỏ nhất. Bác ấy còn nói đùa thậm chí cả những đ/c anh chị nuôi đã nấu ăn phục vụ cho các đoàn , đội công tác.
Tôi thấy ý bác Đỗ Mười là chí lý ! Còn ai có muốn nhận công to. công nhỏ ! Thì khó phân xử quá ! Thế còn những người đã hy sinh khi rà phá thuỷ lôi trên biển...thì sao nhỉ ?"
Logged
Fly
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #13 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 08:45:06 pm »

Cháu chào các Ông các bác. Ông nội cháu cũng từng tham gia phá thủy lôi tại cảng Hải Phòng Ông cháu tên là Đào Văn Khuyến công tác đoàn 359 các Ông Các Bác có thêm thông tin của Ông cháu cho cháu biêt thêm thông tin với ạ. Cháu chúc các Ông các Bác luôn mạnh khoẻ.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 08:59:25 pm »

Xin gửi tới các anh lời anh bạn tôi, thiếu tướng Phó GĐ Viện Khoa học Công nghệ QS đương nhiệm, trả lời thư tôi sau khi được tôi chỉ cho chủ đề này:
"Cảm ơn anh đã gửi đường linhk đến www.quansuvn.net/ . Tôi đã đọc kỹ và nhớ lại cỡ tháng 12 năm 2007 gì đó, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự hiện nay ( Trứoc đây là VKTQS) được Cục Vận tải đường biển mời xuống Hải phòng dự hội thảo về rà phá thuỷ lôi ở cảng Hải phòng trong thời kỳ Chống Mỹ. Các anh ở Viện có cử tôi xuống dự.Tại Hội thảo này tôi thấy có cả Bác Đỗ Mười . Có nhiều ý kiến muốn phân biệt rạch ròi,và đòi làm sáng tỏ 1 số vấn đề còn đang tranh cãi. Tuy nhiên cuối buổi sáng Bác Mười có phát biểu , đại ý : Đây là chiến công chung ,đóng góp chung của nhiều cơ quan,ban ngành, thắng lợi cuối cùng là ta đã làm thất bại âm mưu phong toả cảng HP của Mỹ; Thắng lợi đó đã được Đảng và Nhà nước ghi công bằng Giải thưởng Hồ chí Minh cho tất cả các đơn vị có công rồi ! Chứ có cho riêng 1 dơn vị, hay 1 cá nhân nào đâu ? Vì vậy chúng ta cần tôn vinh công trạng của tất cả những ai đã có đóng góp, dù là nhỏ nhất. Bác ấy còn nói đùa thậm chí cả những đ/c anh chị nuôi đã nấu ăn phục vụ cho các đoàn , đội công tác.
Tôi thấy ý bác Đỗ Mười là chí lý ! Còn ai có muốn nhận công to. công nhỏ ! Thì khó phân xử quá ! Thế còn những người đã hy sinh khi rà phá thuỷ lôi trên biển...thì sao nhỉ ?"


Cứ kiểu công chung trách nhiệm chung thế này thì chả bao giờ khá lên được đâu bác ạ.
Logged

Chết vì ghét người!
binhcong
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2011, 11:07:00 am »

Các bác đã đoc cuôn sách mói của ĐHBK chua, trong đây nêu rất ro về công trình rà phá thủy lôi và bom từ trường, có dẫn chứng cụ thể lăm đọc là hiểu hết mọi vấn đề. Bác binhbien nên đọc chứ noi như bác thấy không được khách quan lắm
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 06:16:40 pm »

"Tự mình cứu trước khi người cứu"- bài này đăng trên "Đất Việt" nhân kỷ niệm ngày 5-8-1964, xin phép dẫn lại:

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/toancanh/Vi-dai-ta-gia-ke-chuyen-chong-phong-toa-thuy-loi/20108/129615.datviet

Vị đại tá già kể chuyện chống phong tỏa thủy lôi
Cập nhật lúc :2:44 PM, 05/08/2010
Ngày 5/8/1964, Mỹ viện ra “sự kiện vịnh bắc bộ” tiến hành chiến dịch “mũi tên xuyên” đánh phá miền bắc Việt Nam. Sự kiện này mở đầu cho các chiến dịch phá hoại miền bắc Việt Nam kéo dài 9 năm của không quân và hải quân Mỹ. Trong đó, phong tỏa thủy lôi là chiến thuật được Mỹ kỳ vọng.

"Tự mình cứu trước khi người cứu"

Ngày 26/2/1967, không quân Mỹ thả những quả thủy lôi đầu tiên trong chiến dịch phong tỏa cảng sông miền Bắc.

Một trong những chiến thuật của Mỹ là sử dụng hỗn hợp nhiều loại thủy lôi: thủy lôi từ trường (cảm ứng từ thay đổi thì phát nổ), thủy lôi âm thanh (tàu phát ra sóng âm thì phát nổ), thủy lôi chạm nổ (tàu chạy qua chạm vào thì phát nổ), thủy lôi áp suất (áp suất tàu đi qua thay đổi thì phát nổ).

Những loại thủy lôi trên đều nhắm tới một mục tiêu nhất định, dùng để đánh chìm nhiều loại tàu chiến, tàu vận tải khác nhau của ta. Có loại chỉ chờ tàu trọng tải lớn mới phát nổ, tăng hiệu quả phá hoại. Ngoài ra, Mỹ còn dùng thủy lôi “định lần” (ví dụ, tàu chạy qua 30 lần mới nổ), dùng để khai thác sự mất cảnh giác, khiến ta lầm tưởng tuyến đường sông này an toàn và mạnh dạn cho nhiều tàu vận tải đi qua...

Âm mưu gây khó khăn cho lực lượng rà phá. Bước đầu, chúng đã gây khó khăn cho việc chi viện cho miền Nam và giữa các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ Việt Nam.



 
Đại tá Nguyễn Thế Trinh, nguyên tư lệnh hải quân vùng 5, trưởng khoa Hải quân - Học viện Quốc phòng là một trong những cán bộ quân đội tham gia nhiệm vụ chống phong tỏa thủy lôi.

Tình hình hết sức cấp bách, hầu hết các loại thủy lôi đều là loại áp dụng nhiều kỹ thuật mới, ngay cả các nước trong khối XHCN như Liên Xô, Trung Quốc cũng không có nhiều thông tin và phương tiện rà phá hiệu quả. Vì vậy, với phương châm “tự cứu mình trước khi người cứu”, chúng ta chủ động tìm cách chống phong tỏa thủy lôi.

Để có thông tin về vũ khí địch, phía ta đã tìm mua những tài liệu nước ngoài (chủ yếu ở các nước đồng minh của Mỹ như Nhật, Pháp, Đài Loan...) về biên dịch tìm để hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thủy lôi.

 

Loại thủy lôi Mk 52 mà không quân Mỹ thả xuống trong hoạt động phong tỏa cảng biển, sông ngòi miền bắc.

Bên cạnh đó, lãnh đạo còn cử nhiều đoàn cán bộ đi học kỹ thuật ở nước ngoài để phát triển nhân lực cho công tác chống phong tỏa thủy lôi. Đặc biệt, Bộ quốc phòng điều động 32 kỹ sư toàn miền đi học ở các nước về thành một nhóm để nghiên cứu và vạch ra các phương pháp phá thủy lôi.  Do đây là “tài sản” quý giá của đất nước, nên nhóm không được phép đi thực nghiệm, vì lo mất an toàn. Việc thực nghiệm dành cho bộ đội hải quân chuyên trách. Sau khi đã có được những kiến thức nhất định cùng đội ngũ chuyên gia giỏi. Chúng ta tiến hành công tác rà phá thủy lôi.

Phát huy trí tuệ Việt Nam

Đối với thủy lôi từ trường, vấn đề đặt ra là phải tạo được tín hiệu từ giả đủ mạnh “đánh lừa” loại thủy lôi đó, đồng thời tín hiệu phát đi xa đảm bảo khoảng cách an toàn cho tàu và người điều khiển. Các kỹ sư hải quân cải tiến loại tàu tankist (chuyên vận tải đổ bộ), lắp thêm các cuộn dây từ bọc ngoài và máy phát điện một chiều.

Khi có phương tiện như vậy, chúng ta đưa vào thử nghiệm, xem khi phát tín hiệu từ thì thủy lôi kích nổ trước mũi tàu cách bao nhiêu mét, bên phải, bên trái, đằng sau bao nhiêu mét. Sau đó tiếp tục tính toán, nếu dòng điện yếu không đủ kích nổ hoặc kích nổ quá gần tàu thì ta phải tìm cách tăng công suất điện.

Thời bấy giờ, ở miền bắc gần như không có máy phát điện công suất cao, viện trợ nước ngoài lại khó khăn. Nhưng trong “cái khó ló cái khôn”, các cán bộ kỹ thuật của ta đã tiến hành đấu nối nhiều máy phát lại tạo ra nguồn điện mạnh hơn. Nhờ vậy, việc rà phá thủy lôi từ trường được dễ dàng.



Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát và phó tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền nam Nguyễn Thị Định thăm các chiến sĩ lái tàu rà phá thủy lôi.

Sau này, ta còn chế tạo loại tàu phá thủy lôi không người lái, điều khiển từ xa, trên bờ. Nhờ vậy, việc rà phá đã giảm thương vong, nguy hiểm mà vẫn “mở luồng” an toàn vừa đủ cho đoàn tàu vận tải đi qua.

Kết quả, từ năm 1967 tới 1972 công binh hải quân phá được hàng nghìn quả thủy lôi các loại. Lượng hàng hóa, nhân lực tiếp tế cho miền nam không giảm mà còn tăng. Riêng đoàn tàu không số đã vận chuyển được hàng trăm nghìn tấn hàng hóa vũ khí đưa vào vùng tây nam bộ đánh địch. Con đường viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cho miền bắc vẫn thông suốt cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại.



Tàu đổ bộ của hải quân Mỹ tham gia "chiến dịch nhát quét cuối cùng".

Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam và thực hiện các điều khoản cam kết trong hiệp định. Trong đó, có khoản phải tiến hành rà phá tất cả thủy lôi đã ném xuống phong tỏa các cảng sông, cửa biển ở miền bắc Việt Nam.

Quân đội Mỹ thực hiện “chiến dịch nhát quét cuối cùng” (ngày 28/1 – 18/7/1973), đưa đơn vị tàu hùng hậu Tank Force 78 gồm: 10 tàu quét mìn, 6 tàu kéo, 9 tàu đổ bộ, 3 tàu trục vớt cứu hộ, 19 khu trục hạm và thêm đơn vị trực thăng rà phá ngư lôi CH – 53 tiến vào miền bắc. Nhưng kết quả thu được gần như không có gì, điều này làm cho họ ngạc nhiên và tự hỏi tại sao thả thủy lôi với mật độ dày đặc như vậy, khi vào rà phá lại không nổ.

Thắng lợi này khiến Mỹ không ngờ tới. Ngay cả trong những nước anh em, đây cũng là chuyện "khó hiểu". Nhìn thấy thắng lợi chống phong tỏa thủy lôi của Việt Nam, Liên Xô nghĩ ra Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam và ngược lại. Sau này, những kinh nghiệm trong công tác chống phong tỏa thủy lôi của Việt Nam đều được chia sẻ cho các nước anh em.

Trong 9 năm chống chiến tranh phá hoại miền bắc, quân dân ta gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng không bao giờ có thể vượt qua. Nhưng với tinh thần quả cảm, thông minh, sáng tạo, kiên trì vượt qua gian khổ, tập thể cán bộ kỹ sự, chiến sĩ hải quân đồng lòng vượt qua thử thách, bảo đảm an toàn cho tuyến vận tải đường sông, đường biển liên tục đưa vũ khí, phương tiện chiến đấu, đơn vị quân vào miền nam.

Đại tá Nguyễn Thế Trinh (nguyên Tư lệnh hải quân vùng 5, trưởng khoa Hải quân - Học viện Quốc phòng)
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 06:57:44 pm »

Tank Force 78
Task Force 78
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 07:47:13 pm »

Cứ kiểu công chung trách nhiệm chung thế này thì chả bao giờ khá lên được đâu bác ạ.
Chiến tranh là như và hơn thế. Cái đó gọi là hi sinh.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 09:44:27 pm »

Trong sách của Đại học Bách Khoa "Tổ GK Đại học Bách Khoa nghiên cứu rà phá thủy lôi và bom từ trường" do NXB Bách Khoa xuất bản quý II năm 2011 có đưa vào bản dịch tóm tắt tài liệu đã giải mật năm 1995 của Hải quân Mỹ "The Mining of North Vietnam 8 May 1972 to 14 January 1973". Tài liệu này lấy từ "Dự án Chiến tranh Việt Nam" (Vietnam War Project) Trung tâm  học thuật và Lưu trữ về Việt Nam (The Vietnam Center and Archive) thuộc Đại học Texas (Texas University); Folder 16, Box 04, Glenn Helm Collection.

Bản dịch do một thành viên trong nhóm GK là bác Nguyễn Xuân Chánh thực hiện và được giới thiệu với sự cẩn trọng của các nhà kỹ thuật. Rất tiếc các chương 4, 5, 6 các bác ấy không dịch. Bác nào có các chương thiếu đưa lên dùm được dưới dạng bản dịch thì tốt - Sẽ có một tài liệu hoàn chỉnh từ phía Mỹ (được dịch) về chiến dịch này.
Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM