Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:38:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367161 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« vào lúc: 23 Tháng Tám, 2007, 02:04:24 am »

TRẬN ĐÁNH TẠI CỨ ĐIỂM C1 VÀ C2 (ĐỢT 2, CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ)
CỦA TRUNG ĐOÀN 98 (-) ĐẠI ĐOÀN BỘ BINH 316
Từ ngày 31 tháng 1 đến 1 tháng 4 năm 1954


Sau thắng lợi của đợt tiến công thứ nhất, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết đinh mở đợt tiến công thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm: tập trung ưu thế binh, hỏa lực tiêu diệt địch ở khu đông Mường Thanh, chiếm lĩnh dãy đồi phía đông, uy hiếp trung tâm, tạo điều kiện chuyền sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điềm Điện Biên Phủ.

Trung đoàn 98 đại đoàn 316 được giao nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm C1, sau đó phát triền đột phá sang C2 phối hợp cùng đơn vị bạn tiêu diệt tiểu đoàn dù  sồ 6 của địch.

Nhờ chuẩn bị chu đáo, xây dựng trận địa vững chắc, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, triệt để lợi dụng địa hình có lợi nên ngày 30 tháng 3, sau 45 phút chiến đấu trung đoàn đã nhanh chóng tiêu diệt C1, nhưng đột phá sang C2 không thành công. Ngày 31 tháng 3, trung đoàn đã ngoan cường giữ vững trận địa, đánh bại 12 đợt phản kích của địch và chuyển sang phòng ngự. Ta và địch ở thế giằng co kéo dài 2 ngày, địch chiếm lại một nửa đồi C1. Đây là một trong những trận chiến đấu gay go quyết liệt nhất trong đợt 2 chiến dịch Điện Biên Phủ.


I. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Địa hình, thời tiết

Cao điểm C bố trí trên 3 điểm cao thuộc dãy đồi phía  đông Điện Biên Phủ, nằm ở giữa các điềm cao A1, D1, D3. Dãy đồi này chạy dài từ bắc xuống nam là bức tường chắn bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Địch đóng 8 cứ điểm trên dãy đồi này, hình thành hướng phòng ngự chủ yếu đề ngăn chặn ta từ phía đông và đông bắc đánh vào trung tâm. Ngoài những điểm cao này các cứ điềm khác thuộc khu trung tâm đều ở vị trí thấp. Giữ được các điềm cao phía đông, địch mới có chỗ dựa để cố thủ.

Cứ điểm C1 năm trên điềm cao 493, cao 50 m, là một quả đồi nhọn; sườn phía đông dốc thoải hơn sườn phía tây, đỉnh cao là khu cột cờ của địch, có thể quan sát và khống chế được xung quanh. Sườn phía đông có một mỏm nhô ra phía trước, hỏa lực bắn thắng khó kiềm soát khi ta đã tiếp cận cứ điểm. So với D1, C1 ở thụt vào phía trong, do đó hỏa lực bắn thẳng của địch ở D1 có thề kiềm soát tới chân C1,

Đông nam C1 có 1 mỏm thấp nhô ra chân C2 (điềm cao 437), hỏa lực từ C1 có thể không chế.

Tây Nam C1 là là cứ điểm C2 nằm trên 2 mỏm đồi 485 và 484, cao 42 m, C1 và C2 cùng nằm trên một dãy dồi, chỉ cách nhau khoảng 100 mét qua một sườn đồi võng xuống như hình yên ngựa. C2 dài hơn nhưng thấp hơn C1, nam C2 490m là A1, cao gần bằng Cl, lại nhô ra phía ngoài, cùng với hỏa lực ở C1, C2 tạo thành lưới lửa dày đặc trước tiền duyên.

Sát chân C1 về phía đông là điểm cao 473 (còn gọi là đồi Mâm xôi) thấp hơn C1 20 m, nhưng hỏa lực bắn thằng từ đây có thề kiểm soát khu vực giữa Cl, D2 và đồi Yên Ngựa giữa Cl, C2. Từ chân C2, C1 tới tây đường cái là khu vực bố trí của tiều đoàn dù thuộc địa sổ 6 (6è BPC) và tiểu đoàn Thái số 2 (2è BAT).

Tây Bắc C1 300 m là D2, đích đóng trên điềm cao 485 ; bắc C1 200 m là D3 (điểm cao 479), Giữa 2 điểm cao, có 6 hàng rào dây thép gai, kết hợp với hỏa lực trong tung  thâm và bên sườn hình thành lưới lửa dày đặc đề bảo đảm cạnh sườn. Cách 500 m là D1 (điềm cao 508), cao hơn C1 15 m, nhô ra phía ngoài, nên có thể bắn chéo sang yểm trợ cho C1 rất lợi hại.

Đông C1, C2 là ruộng thấp bằng phẳng trống trải chạy từ điểm cao ra xa 200-300 m, tiện cho ta triền khai lực lượng tiến công; tiếp đó là những dãy đồi, càng về phía sau càng cao dần, có các điểm cao 183, 470, 516… tiện cho ta bố trí hỏa lực, đặt đồi quan sát. Đông nam C2 400 m có điềm cao 493 (còn gọi là đồi F), nơi địch hổ trí lực lượng cảnh giới, nếu ta chiếm được thì có thể đặt trung liên, đại liên, ĐKZ bắn vào C1, C2 rất tốt. Sau dãy đồi là những vạt rừng bằng phẳng chạy  từ Pom Loi đến Long Bua, sau đó là đồi núi, rừng rậm liên tiếp tiện cho ta cơ động tiếp cận.  Đông nam điểm cao 470, cách C1 khoảng 200 m có bản Hồng Líu không có dân, cạnh bản có điềm cao 491 có thể đặt sở chỉ huy trung đoàn.

Về đường sá: phía tây C1 khoảng 200 m có đường số 41 chạy từ bắc xuống nam. Từ C1 có đường về Mường Thanh, sang C2, A1, D1, xe tăng có thể đi được.

Có một suối cạn từ nam điểm cao 516 qua bản Hồng Líu về hậu phương của ta và có một nhánh theo sườn đông điểm cao 516 vòng ra bản Long Bua; ta có thề lợi dụng làm hào giao thông tiếp cận địch rất kín đảo, bí mật. Thời tiết lúc này vào đầu mùa mưa, có sương mù, buổi sáng đến 9 - 10 giờ mới tan, chiều từ 17 đến18 giờ, hạn chế tầm quan sát và hoạt động của máy bay địch.

Trận địa ta ở vi trí thấp, khi mưa to nước đọng trong giao thông  hào, công sự dễ sụt lở gây khó khăn cho việc cơ động, bảo quản vũ khí vả ảnh hưởng đến sinh hoạt của bộ đội.

Với địa hình như trên, ta đột phá C1 chỉ có một hướng độc nhất là hướng đông theo dãy đồi vào lô cốt số 1 là ít bị hỏa lực địch ngăn chặn, có điều kiện tiếp cận, triển khai lực lượng, đặt trận địa hỏa lực, xung phong vào khu cột cờ nhanh và từ đỏ theo đồi Yên ngựa đột phá sang C2. Ta cũng có thể lợi dụng các mỏm nhô ra để đột phá  vào C2, nhưng địa hình ít thuận lợi hơn, phải xây dựng trận địa vững chắc và kiềm chế chặt hỏa lực địch. 
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2008, 03:18:38 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2007, 02:23:04 am »

2. Tình hình địch:

Sau khi mất các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, khu trung tâm của địch tổ chức thành hai phân khu đông và tây. Địch chú ý phòng ngự phần khu đông nên đã tăng cường 2 tiều đoàn dù (6è BPC và 5è BPVN) để chiếm đóng thêm một số cứ điểm nhằm củng cố khu vực phòng thủ, đồng thời làm lực lương cơ động phản kích. Cứ điểm C1, C2 do đại đội 3 tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh Ma-rốc số 4 (1/4è RTM) là một đơn vi quen phòng ngự rừng núi chiếm giữ. Trang bị có 2 cối 60 mm, 3 đại liên, 8 trọng liên, 2 súng phun lửa, còn lại là súng trường, tiểu liên. Đội hình bố trí như sau:

Chỉ huy đại đội ở đỉnh cao nhất (khu cột cờ), các trung đội bố trí ở các khu vực xung quanh cứ điểm. Riêng trung đội lê dương bố trí ở khu cột cờ làm lực lượng phản kích khi bị ta tiến công, đột nhập.

Hỏa lực bố trí thành hai tầng. Tầng dưới hướng ra ngoài gồm một hệ thống 9 lô cốt quanh cứ điểm, bố trí trung liên, đại liên để kiểm soát mặt đất, nhưng vì ở sườn dốc nên có nhiều tử giác, ta có thể lợi dụng tiếp cận. Tầng trên, địch bố trí 12,7 mm, cối 60 mm, cối 81 mm; súng phun lửa bố trí trên hướng bị uy hiếp. Trong tung thâm cũng có bố trí hỏa lực.

Ở những nơi hỏa lực của bản thân cứ điểm không kiềm soát được thì dùng hỏa lực bắn thăng, cầu vồng của các cứ điềm lân cận không chế (D1, D3, A1 bắn tới chân C1 C2; đại liên ở đồi Mâm Xôi, 12,7 mm ở Mường Thanh bắn ra đồi Yên ngựa giữa C1 C2). Đồng thời địch cũng chuẩn bị phần tử cho pháo ở Hồng Cúm, cối 120mm ở Mường Thanh và hỏa lực ở các cứ điềm lân cận bắn vào những nơi ta có thể triển khai lực lượng tiền công.

Công sự trận địa theo kiểu dã chiến lâu dài, tương đối vững chắc, nhất là ở hướng đông. Địch cấu trúc hệ thống chiến hào nhiều tầng, xen kẽ các lô cốt, có giao thông hào nối liền, hình thành điểm tựa vòng tròn. Giao thông hào sâu 1,7 mét, rộng 0,8m nhiều đoạn có nắp, nhưng gấp khúc, khó cơ động. Ụ súng, lô cốt bằng bao cát, gỗ đất dày 0,8 - 1,5 m chống được đạn cối 82 mm. Những công sự quan trọng như hầm chỉ huy, trung tâm thông tin lát bằng gỗ hoặc ghi đường băng máy bay, trên đắp đất dày.

Vật cản được bố trí kết hợp với địa hình vả hỏa lực, khoảng cách giữa 2 hàng rào 7 - 15 m. Trong cứ điểm, giữa các trung đội có hàng rào đơn ngăn cách; các ụ súng lớn, hầm chỉ huy đều có hàng rào dây thép gai bao bọc. Mìn bố trí dày, đặc trong và ngoài các hàng rào.

Khi bi tiến công, C1 C2 có thể được tiêu đoàn pháo cối chi viện. Về không quân có thể được chi viện 10 - 20 lần chiểc/ngày: lực lượng phản kích ứng cứu có thể 1-3 tiểu đoàn bộ binh, có 2 - 3 xe tăng yểm hộ. Khi ta đào trận địa xuất phát xung phong, địch có thể dùng bộ binh và xe tăng ra phản kích; ban đêm có thể dùng hỏa lực bắn chặn đề phòng ta tiếp cận.

Khi ta đánh C1 rồi đột phá sang C2, đích có thề phản kích theo 2 hướng: Từ C2 qua đồi Yên ngựa và từ C1 lên, hoặc ngay từ chân C2 phản kích theo giao thông hào.

Ở đồi F ban ngày có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội từ A1, C2 ra bố trí cảnh giới.
Địch mới thả dù xuống căn cứ pháo binh ở Hồng Cúm thêm 1 đại đội pháo 105 mm, như vậy ở khu vực đó có 1 tiểu đoàn pháo (12 khẩu).

Tóm lại, địch tổ chức phòng ngự có binh lực, hỏa lực mạnh, công sự dày đặc, vững chắc, hướng phòng ngự chủ yếu là hướng đông; khi bị tiến công được hỏa lực của các cứ điểm lân cận và của tập đoàn cứ điểm chi viện.

Nhưng địch có chỗ yểu là: cứ điềm hẹp, lực lượng đông, công sự ở tung thâm mỏng yếu nên dễ bi sát thương ; hỏa lực bắn thẳng ít tác dụng khi ta đã tiếp cận sát chân cứ điểm; phòng ngự tiền duyên mạnh, tung thâm yếu, sau đợt tiến công thứ nhất của ta, tinh thần chiến đầu của binh lính địch sa sút.


3. Tình hình ta

Trung đoàn 98 (-1d) từ đầu chiến dịch đã tham gia giải phóng Lai Châu, chặn đánh đích ở Mường Pồn. Trungđoàn có kinh nghiệm tiến công địch phòng ngự công sự vững chắc ở địa hình rừng núi.

Cán bộ chiến sĩ có tinh thần chiến đấu dũng cảm và được rèn lyện thử thách trong quá trình xây dựng trận địa gần địch, nắm được quy luật hoạt động của địch, thông thuộc địa hình.

Sau thời gian dài chiến đấu sức khỏe của bộ đội giảm, đã xuất hiện tư tưởng mệt mỏi, ngại thương vong. Cùng thời gian trung đoàn tiến công C1, C2 thì ở phía đông trung đoàn 174 tiến công cứ điểm A1 ; các tiểu đoàn 11/e141, 115/e165, 54/e102 tiến công địch ở cứ điểm 210, tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6è BPC) và tiểu đoàn dù ngụy số 5 (5è BPVN).

Tóm lại, trung đoàn 98 bước vào chiến đấu còn sung sức, được chuẩn bi đầy đủ, nắm chắc đích ở C1; có sự hiệp đồng chiến đấu của các đơn vị bạn trong thế chung của chiến dịch; được hỏa lực cấp trên chí viện.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2008, 11:14:51 am gửi bởi Tunguska » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2007, 03:11:04 am »

II. TỔ CHỨC, CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU

1. Chủ trương của Bộ chỉ huy chiến dịch, nhiệm vụ của đại đoàn 316.

Trong đợt 2 chiến dịch, tập trung tiêu diệt đích ở A1, C1, D1 đồi E; sau đó phát triển tiêu diệt địch ở C2, E2, D2, đồng thời thọc sâu vào tung thâm tiêu diệt khu pháo binh, các tiểu đoàn cơ động; tạo điều kiện chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ khu trung tâm Mường Thanh. Đại đoàn 316 được tăng cường 2 đại đội sơn pháo 75 mm, 2 cối 120 mm, 2 trung đội cối 82 mm và được  đại đội lựu pháo 105 mm chi viện có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt A1, C1, sau đó phát triền tiêu diệt A3, C2 và phối hợp cùng đơn vị bạn tiêu diệt tiểu đoàn dù số 6 (6è BPC), chiếm địa hình có lợi, chuẩn bị phát triển vào trung tâm tập đoàn cứ điểm.


2. Nhiệm vụ của trung đoàn 98

Trung đoàn 98 (-d938) được tăng cường 1 đại đội sơn pháo 75 mm, 1 đại đội cối 120 mm, 1 trung đội cối 82 mm, 1 trung đội 12,7 mm, được 1 đại đội lựu pháo 105 mm chi viện, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt C1, phát triển sang C2; sau đó phối hợp cùng đơn vị bạn tiêu diệt 1 bộ phận của tiểu đoàn dù sổ 6 ở chân C1, C2.

Tiểu đoàn 938 làm dự bi cho đại đoàn.


3. Công tác chuẩn bị:

 Sau khi nhận mệnh lệnh của đại đoàn, trung đoàn trưởng và chính ủy hội ý quán triệt nhiệm vụ, đánh giá tình hình địch ta, địa hình, thuận lợi khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, sơ bộ dự kiến quyết tâm chiến đầu.
 
Tiếp đó, Đảng ủy trung đoàn họp thảo luận quyết tâm chiến đầu sơ bộ: sử dụng lực lượng, cách đánh, thuận lợi khó khăn và hướng khác phục; phân công cán bộ trung đoàn tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bi kế hoạch tác chiến.

Trung đoàn tổ chức, cho các cán bộ từ trung đội đến trung đoàn và cơ quan đi trinh sự thực địa. Tại đài quan sát ở điểm cao 516, trung đoàn trưởng sơ bộ giao nhiệm vụ cho các đơn vi. Ban đêm các cán bộ tiềm nhập xác đinh điểm, hướng đột phá, trận địa xuất phát xung phong các tiểu đoàn, trận địa hỏa lực. Sau đó, Đảng ủy họp lần thứ hai mở rộng đến thủ trưởng quân chính các tiểu đoàn, các đơn vi tăng cường, phối thuộc, thủ trưởng các cơ quan, xác đinh quyết tâm chiến đấu cuối cùng.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2008, 11:15:11 am gửi bởi Tunguska » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2007, 03:34:55 am »



Bác nào muốn xem hình rõ hơn thì vào đây. http://s84.photobucket.com/albums/k16/vo_quoc_tuan/?action=view&current=dienbien-4.jpg
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2008, 11:15:26 am gửi bởi Tunguska » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 11:43:22 pm »


Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn (1930-12/12/1953), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/05/1955), hy sinh là Tiểu đội phó thuộc Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất.


Bế Văn Đàn sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Triệu Ấu, huyện Phục Hoà (nay là huyện Quảng Hòa), tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình có mẹ chết sớm, cha làm thợ mỏ, chú hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp bắt rồi giết. Anh phải đi ở cho địa chủ từ nhỏ. Sau năm năm đi ở, anh trốn về ở với dì và tham gia du kích. Tháng 1 năm 1949, Bế Văn Đàn xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch.

Đông Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn (Lai Châu). Thấy lực lượng ta ít, quân Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai đợt đèu bị quân ta đánh bật lại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. Pháp liều chết nống ra. Ta kiên quyết ngăn chặn.

Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Anh vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu đáo.
 
Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, anh được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Khi quân phản kích đợt ba, quân Pháp điên cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng.

Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi". Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân Pháp, đẩy lùi đợt phản kích. Bế Văn Đàn mình đầy thương tích và đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. Anh được kết nạp Đảng tại trận địa.

Sự hy sinh anh dũng của Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn đã đi vào thơ ca. Tên của anh được đặt cho nhiều đường phố và trường học.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #5 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 11:58:25 pm »


Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Huân chương Quân công hạng Nhì.


Gia đình anh Phan Đình Giót rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị.

Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả  bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa  xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều.

Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn  vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:

"Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân!!.." rồi rướn người lấy đà, lao cả  thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi  trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 12:53:00 am »



Anh hùng Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924-5/1953), Anh hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân (Truy phong; 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất



Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, anh phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội.

Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn.

Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.

Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng người, động viên giải  thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.

Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.

Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #7 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 01:52:04 am »


Anh hùng Liệt sĩ Trần Can (1931-7/5/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng; 7/5/1956), Khi hy sinh anh là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, hạng Ba), 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được bầu là chiến sỹ thi đua của đại đoàn.


Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ hồi còn nhỏ, Trần Can rất ham thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Lớn lên, đã ba lần đồng chí xung phong tình nguyện xin đi bộ đội, nhưng vì sức yếu nên đến lần thứ tư mới được chấp nhận (năm 1951).

Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong mọi trường hợp khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã hai lần anh bị thương nặng vẫn tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tấm gương của Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị.

Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch giao cho quân đội lên đồn Pháp. Khi nổ súng, mặc cho hoả lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhẩy lên lô cốt cắm cờ. Sau đó, anh chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt 25 tên, thu nhiều súng.

Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can đã dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ. Lính Pháp bắn pháo dữ dội và cho quân địch chiếm lại. Ta với Pháp giành giật nhau từng thước đất hết sức quyết liệt. Anh đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của chúng. Địch xông lên trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh giáp lá cà. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương, nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại đội chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm. Sáng hôm sau, anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bật quân ta, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Anh Trần Can đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
baovip
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2008, 08:31:06 am »

sao không post tiếp bác? Huh
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 07:47:47 pm »

Sơ họa tập đòan cứ điểm Điện Biên Phủ

Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM