Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:45:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại nấm độc, rau độc  (Đọc 40881 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 05:13:42 pm »

CÁC LOẠI NẤM ĐỘC, RAU ĐỘC

  Nhân tiên tìm được cuốn "Sổ tay rau rừng" xuất bản năm 1971 phục vụ bộ đội. Đưa lên một số loại cây, nấm độc phải tránh sử dụng để mọi người cùng biết.

I, Các loại nấm độc:

1, Nấm độc đen nhạt (AMANITA PHALLOIDES QUEL):



  Mũ nấm đầu tiên nằm trong bao chung có dạng trứng, màu trắng. Khi trưởng thành mũ nâng lên và phá vỡ bao chung, mũ trở thành dạng lồi phẳng. Mũ màu đen nhạt, khô, mép không có khía rõ. Thịt nấm màu trắng.

  Cuống nấm màu trắng, hình trụ, hơi phình dạng củ ở gốc. Ở độ cao 2/3 kể từ gốc lên có vòng cuống dạng màng màu trắng. Gốc cuống có bao chung, màu trắng.

  Nơi sống: Mọc đơn độc, đôi khi thành cụm trên đất rừng và đồng bằng vào mùa xuân, hè thu. Nấm rất độc, làm chết người với một liều lượng nhỏ.

  Phân bố: VN, Lào, Campuchia.

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2008, 06:41:11 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 05:22:59 pm »

2, Nấm độc trắng (AMANITA VERNA GILL):



  Mũ nấm đầu tiên nằm trong bao chung hình trứng, màu trắng, khi trưởng thành phá vỡ bao chung. Mép lúc đầu dính vào cuống, sau tách ra khỏi cuống vươn lên, mũ từ dạng lồi chuyển sang dạng lồi phẳng. Toàn bộ mũ màu trắng. Mép mũ phẳng, không có khía rõ. Đường kính mũ 3-15cm. Thịt nấm màu trắng.

  Cuống nấm hình trụ, màu trắng, phần dưới hơi phình ra. Cuống nhẵn, trên cuống có vòng cuống ở độ cao 2/3 kể từ gốc.

  Nơi sống: Mọc đơn độc hay thành cụm trên đất trống hoặc ven rừng. Nấm mọc vào mùa hè, thu. Nấm rất độc.

  Phân bố: Gặp ở VN, Thượng Lào và Trung Lào.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 08:03:56 pm »

CÁC LOẠI NẤM ĐỘC, RAU ĐỘC

  Nhân tiên tìm được cuốn "Sổ tay rau rừng" xuất bản năm 1971 phục vụ bộ đội. Đưa lên một số loại cây, nấm độc phải tránh sử dụng để mọi người cùng biết.

I, Các loại nấm độc:

1, Nấm độc đen nhạt (AMANITA PHALLOIDES QUEL):



  Mũ nấm đầu tiên nằm trong bao chung có dạng trứng, màu trắng. Khi trưởng thành mũ nâng lên và phá vỡ bao chung, mũ trở thành dạng lồi phẳng. Mũ màu đen nhạt, khô, mép không có khía rõ. Thịt nấm màu trắng.

  Cuống nấm màu trắng, hình trụ, hơi phình dạng củ ở gốc. Ở độ cao 2/3 kể từ gốc lên có vòng cuống dạng màng màu trắng. Gốc cuống có bao chung, màu trắng.

  Nơi sống: Mọc đơn độc, đôi khi thành cụm trên đất rừng và đồng bằng vào mùa xuân, hè thu. Nấm rất độc, làm chết người với một liều lượng nhỏ.

  Phân bố: VN, Lào, Campuchia.



Hê...Hình như hồi trước tụi tui bị ngộ độc loại nấm này thì phải!
Ăn xong một chặp, thằng nào thằng đó xách quần nhảy dựng....
Mà đâu thấy chết người đâu...
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2008, 06:50:49 pm »

3, Nấm phát quang (PLEUROTUS SP): còn gọi là nấm phát quang cuống lệch.




  Nấm hình phễu nong, thường lệch, màu trắng. Mép mũ hơi cuộn vào trong. Mũ có đường kính 3-8cm. Phiến nấm mọc men xuống, màu trắng. Cuống nấm chuyển tiếp ngay từ mũ nấm, dài 1-2cm, đường kính 0,3-0,5cm. Cuống thường lệch một bên, có khi không có. Ban đêm nấm phát ra ánh sáng trắng nhạt như lân tinh.

  Nơi sống: Mọc thành từng cụm lớn trên gỗ mục sau khi mưa ở những nơi ẩm trong rừng hoặc ven rừng. Nấm rất độc.

  Phân bố: Phổ biến trong rừng VN, Lào, Campuchia.

 


 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2008, 07:00:20 pm »

4, Nấm đỏ (AMANITA MUSCARINA QUEL): Còn gọi là nấm mặt trời, nấm ruồi.



  Mũ nấm khi non hình trứng, sau đó nâng lên dạng lồi rồi lồi phẳng. Màu sắc sặc sỡ, màu vàng, da cam đến hồng. Trên mặt mũ có phủ vảy trắng rất dễ tróc khỏi mũ. Mép mũ có những vết nhăn lõm xuống, màu trắng, đường kính mũ 6-12cm.

  Cuống nấm hình trụ, hơi phình ở gốc, màu trằn, dài 5-10cm, đường kính 1-1,5cm, ở giữa rỗng. Vòng cuống màu trắng, đôi khi có mép màu vàng.

  Nơi sống: Nấm mọc đơn độc, đôi khi mọc gần nhau thành cụm ở trên đất bãi, đồi hoặc ven rừng. Nấm này mọc vào mùa hè, thu. Nấm rất độc.

  Phân bố: Ở VN, Lào, Campuchia đều có.

  Chú ý: Nhân dân dùng nấm này để làm bả đánh ruồi.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #5 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2008, 08:20:34 pm »

@ DONGADOAN : Cảm ơn bác đã cho ra mục này . Bình thường , người ta quen ăn những loại rau đc trồng cấy . Trong cuộc sống ko phải lúc nào cũng đầy đủ , chỉ cần ra vườn hay ra chợ là có . Nhiều khi , vì lí do nào đó người ta ở hoàn cảnh khó khăn phải nhờ dinh dưỡng ở tự nhiên . Nếu ko hiểu quanh ta cái gì ăn dc , cái gì ko ăn đc thì họa từ miệng theo nghĩa đen là chắc chắn xảy ra . Thật tiếc nhiều người nhất là lớp trẻ ko hiểu đc tầm quan trọng của thức ăn trong tự nhiên và cũng ko ai dậy họ về vấn đề này . Thử hỏi , khi điều kiện sống bị xáo trộn , người ta thích ứng với cuộc sống thiếu thốn ra sao ? Chẳng cứ về cây , quả , lá , nấm độc mà còn phải biết các loại ăn đc ,cách chế biến nữa . Nếu mở rộng , trên toptic này chúng ta trao đổi kinh nghiệm những kỹ năng phòng ,sứu tai nạn , trùng thú tấn công vv. Các bác quản lí có thể cho cái này với '' Mẹo nhỏ đường hành quân '' làm một .
 Tiện đây em nhờ bác tìm quyển có nội dung nói về một số thực phẩm . Có cả đánh giá hamg lượng kalo / kg . Em quên tên rồi . Cũng của quân đội ra 197x .
 Em có chuyện này đã đăng trên '' mẹo nhỏ ..." nay cóp về nhờ các bác phân tích :
Sau một đêm mưa nhỏ , gốc cột lưới bóng chuyền cũ có cây nấm trắng ,tròn , to bằng củ nâu rừng . Thằng gác nhổ lên mang vào bếp C . Cùng mấy thằng nhọ đít ,rửa sạch nướng lên chia đều chấm muối   . Trời ơi hết tầm !Ngon quá ! Hôm sau , quen mùi thằng gác dậy sớm lỉnh ra sân bóng . Cũng chân cột lưới cũ , cũng một cây nấm cũ . Nó mang vào bếp , lúi húi nướng lên , móc bọc muối ra . Không phải chia chác gì . nó cà lảm . Chỉ 15 phút sau ,trời ơi đau quá . miệng nôn trôn tháo . Ruột quặn lên từng cơn . Cho đi viện 24 . Mấy anh Y-Tờ chỉ biết tiếp nước . Đang cho lên tuyến trên bằng võng thì gặp anh Tộc Nùng . Anh ta đốt cái gì đó rồi vò nát , hòa nước cho uống . Thế là thoát . hú vía .Tí nữa thành ma rừng . Sau này , vào cám ơn và học môn thuốc trừ độc  nấm của anh người Nùng . Gặng mãi anh mới nói : '' Không phải dấu bộ đội mà không nói đâu . Nó thối lắm , mà của người già mới ỉa mới tốt vớ ''
 Chuyện này thật 97% . Còn 3% là câu nói của anh ngươi Nùng thì em nói theo ngôn ngữ lính tráng mà .
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2008, 05:18:14 am »

Vụ chống độc này QY thời chống Mẽo có phổ biến kinh nghiệm và có cả sản xuất !  Grin
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2008, 08:03:39 pm »

5, Nấm xốp hồng (RASSULA EMETIA FR):




  Mũ non hình cầu, sau vươn lên dạng phẳng rồi lõm xuống. Mặt nhẵn bóng, lấp lánh, mép có vết nhăn tương ứng với phiến. Màu từ hồng nhạt đến hồng tối, sau biến thành màu vàng nâu. Đường kính mũ 5-10cm. Thịt nấm xốp, màu trắng đến hơi hồng.

  Cuống nấm hình trụ, màu trắng hơi hồng. Cuống xốp, dài 5-7cm, đường kính cuống 1-2cm.

  Nơi sống: Nấm mọc đơn độc trên đất rừng, đặc biệt rừng có lẫn cây sồi, dẻ. Nấm mọc vào mùa hè, thu.

  Phân bố: thường gặp ở VN, Lào, campuchia.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2008, 08:17:22 pm »

II. Các loại cây độc:

1, Cà dại hoa vàng (AGREMONE MEXICANA L): Còn gọi là cây gai cua, mùi cua. Họ thuốc phiện.




  Cây thảo, cao 0,60-1,10m. Cành phân nhánh nhiều, thân màu xanh sẫm, nhẵn bóng, trên thân có gai thưa. Lá mọc cách, gần như không cuống, phiến xẻ sâu, dài 7-15cm. Lá có màu xanh sẫm, gân màu trắng. Mép lá có gai nhọn.

  Hoa đơn độc, cuống màu xanh, gai nhỏ. Thân, cuống lá, cuống hoa có mủ trắng. Hoa màu vàng tươi, đài có 2-3 thùy màu xanh, có 4-6 cánh hoa, màu vàng. Quả nang, ngắn, khi chín mở ở đỉnh, hạt nhiều, nhỏ.

  Nơi sống: Ven đường, nưỡng rẫy đất màu mỡ.

  Phân bố:
- Đồng bằng, trung du miền Bắc VN.
- Vùng thấp, đồi núi Trung, Hạ Lào.
- Vùng đồng bằng, hai bên bờ sông lớn ở Campuchia.

  Bộ phận độc: Toàn cây.

  Tính độc: Có chất protopin. Người bị trúng độc khó thở, chân tay tê liệt, nôn, ỉa chảy, kiết lỵ.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2008, 08:21:03 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2008, 08:31:41 pm »

2, Cà độc dược (DATURA METEL LIN): Còn gọi là cây Mạn đà la. Họ cà.




  Cây thảo, cao 1-2m, thân nhẵn, cành non và có nhiều lông tơ ngắn. Thân cây có màu xanh hoặc tím. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, dài 9-16cm, rộng 4-9cm, chóp nhọn, mép gơn sóng hay răng cưa rất thưa, cuống dài 4-8cm.

  Hoa đơn, mọc ở nách lá, cuống dài 1-2cm, đài hình ống, hoa hình ống có 5 cánh màu trắng. Hoa có 5 nhị. Quả hình cầu, mặt ngoài có gai, đường kính 3cm. Hạt nhiều.

  Nơi sống: Các bãi vùng thấp, ven sông hoặc trồng làm thuốc.

  Phân bố:
- Vùng đồng băng VN.
- Vùng ven các sông lớn ở Lào.

  Bộ phận độc: Toàn cây.

  Tính độc: Rễ, hoa, lá, hạt cà độc dược có các chất hyoxin, scopolamin, atropin, khi ăn vào tác động lên não, làm say có khi phát điên, tăng hô hấp, sốt, cuối cùng thần kinh trung ương bị ức chế và tê liệt.

  Ghi chú: dùng ngoài đắp mụn nhọt khỏi đau nhức, đông y dùng chữa ho hen, bệnh loét dạ dầy và ruột.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM