Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:28:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con -Phần 1  (Đọc 228506 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2009, 08:12:45 pm »

Chị Hà, chị đã nói vậy thì tôi mới dám thưa. Trong hàng tướng lỉnh VN hiện đại, tôi ái mộ nhất 3 người. Người đầu tiên là ai, không cần nó chắc mợi người điều biết. Hai người kế tiếp là tướng Nguyễn Bỉnh và tướng Nguyễn Sơn. Tướng Nguyễn Bình tôi qúy bởi ông có một sự "kết hợp hài hòa" của cái ngang tàn đất cảng với cái khẳng khái của Nam kỳ lục tỉnh, một cái gì đó nó "Lương Sơn Bạc".
Tướng Nguyễn Sơn thì tôi qúy không bởi cái danh Lưỡng quốc tướng quân hay vì ông từng tham gia cuộc trường chinh; tôi quý ở cái sự dùng người, bởi ông biết trọng trí thức trong thời gian ông ở Thanh Hóa. Giới trí thức ở đâu và bao giờ cũng cứng đầu, ít nhiều bất trị trong con mắt của các quan. Vậy mà ông, một vị tướng không những không thất phu lỗ mản mà còn là nơi giới trí thức Tây học quy tụ lại theo kháng chiến. Có lần tôi suy nghĩ vui thế nầy, nếu không có tướng Nguyễn Sơn chắc lý lịch khoa học của giáo sư Hoàng Tụy khác nay nhiều theo chiều kém đi.

Chị Hà, nếu được, chị có thể kể cho anh em nghe đôi điều về ông cụ không. Cái nầy không phải "con khoe bố giỏi" mà là để đám hậu sinh chúng tôi học theo. Cám ơn chị.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2009, 03:55:46 pm gửi bởi baoleo » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2009, 09:09:42 am »

  Bạn TQNAM ơi,rất đa tạ tình cảm bạn  dành .cho ông già,Ông già mình mất quá sớm, cụ mới  49  tuổi, luc đó mình mới cơ 7 tuỏi dương,gà tồ lắm chưa biết gì mấy,khi lớn lên bà già dạy bọn mình phải đứng trên đôi chân của mình ,thế là cứ lo phấn đấu làm việc không để ý  bố mình ra sao.Mãi đến lúc QD cho nghỉ hưu năm 1992vaf đăc biệt có sự giúp đỡ hết sức tận tình của các nhà sử học tâm huyết,các học sinh của cụ các chiến hửu yêu mến cụ mình mới có một số sưu tầm về cụ.
 Là một đứa con có thể nói là đươc ở với cụ lâu nhất,tuy nhiên còn quá bé ,nhưng thấy trách nhiệm với bố và với đời sau nên mình đã bỏ ra khá nhiều công sức và vật chất để xb được cho cụ gần chục quyển sách

các loại. Cùng xúc cảm chân thực mình sẽ kể  dần những suy nghĩ của mình khi nghiên  cứu về cụ với QSVN
Việc lớn nhất : là mình rất thương bố mình,thương lắm lắm vì cuộc đời gian truân của cụ.
 Việc thứ hai :là hết sức cảm phục sự ngoan cường đến mức không tưởng tượng nổi của cụ.
việc thứ ba:Cảm nhận được ở cụ tình yêu vô bờ bến đối với bố mẹ anh chị em,vợ con,nhân dân tô quốcvaf với lý tưởng cụ đi theo mà người dẫn đường là Bác Hồ vĩ đại  .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2009, 03:40:31 pm »

Những gì sách đã nói rồi minh sẽ chuyển sách cho TL để xem dùng thêm được quyển nào, mình chỉ xin kể những chuyện chưa hoặc không đăng được các bạn thấy thế nào?
Vào những năm 90 của thế kỷ trước,thông qua vài người bạn chú Hữu Loan (nhà thơ t/g bài màu tím hoa sim)tim đến đươc nhà mình,mừng quá.Chú kể chuyện:bố cháu nhát gái lắm,đặc biệt thương lính.Tôi ngạc nhiên hỏi chú :cháu tưởng bố cháu"mê gái" lắm và gái cũng "mê" bố cháu.Chú nhìn vào cõi xa xăm,chậm dãi nói:Yêu cái đẹp, yêu con gái đẹp là tình yêu cao quí cháu ạ,yêu là phải biết trân trọng nó,nâng niu nó.
 Còn như ông Q ông ấy" xơi" hết  tất cả"cá cảnh "của những người dưới quyền.Tôi  còn chưa hết ngac nhiên thì chú giải thích :bên tàu có câu tiếu lâm "vợ là cá khô muối,người tình là cá dao,vợ bạn là cá cảnh,..."Bố cháu thương lính,lính đói cứ đến hiệu phở ăn rồi ghi nợ cho khu trưởng,có nhiều người lợi dụng,
ông bị mang tiếng nhưng ông không giận vẫn cho thanh toán hết.Theo chú cái " YÊU-THƯƠNG " của bố cháu nó ở cái tầm cao lắm cháu à ."Vào lúc đó chú đả xa bố tôi gần 50 năm,mãi sau này mới hiểu hết lời chú.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #3 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2009, 07:08:19 pm »

...mình chỉ xin kể những chuyện chưa hoặc không đăng được...
----------

Dạ, đúng vậy đó chị à. Một chuyện không đưa ra rộng rãi vì nhiều lý do, đội khi tác giả phải "tự đục bỏ". Còn ở đây, một góc riêng của cuộc đời mà chỉ những người đồng nhịp thở đến với nhau nên dễ chia sẻ cho nhau.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #4 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2009, 08:44:39 pm »

 Khi còn là khu trưởng liên khu 4,ông già thường tự đánh máy lấy báo cáo gửi lên cấp trên.Chú Chúc trước đó là lái xe cho ông già(sau này chú là đại tá cục trưởng cục ô tô máy kéo của BQP)có kể lại:các chú làm thư kí cho bố cháu nhàn lắm,chỉ phải giúp bố cháu chữa xem có sai lỗi chính tả không thôi. Mỗi lần cần làm báo cáo,chú chỉ phải chuẩn bị cho bố cháu:một li cà phê,vài bao thuốc,xếp giấy đánh máy,với chiếc máy chữ bố cháu làm báo  cáo một mình có khi thâu đêm luôn.Cho đến tận lúc về hưu, chú khoong gặp đươc vị thủ trưởng nào như  bố  cháu:TỰ LÀM BÁO CÁO GỬU LÊN CẤP TRÊN.(Chuyện này đã được đăng  nhưng chỗ mình thích nhất thì bị cắt)
Tất cả những chú đã từng làm thư ký hoặc bi thư cho ông già mặc dù ông đã mất hơn 50 năm,sau này các chú cũng giừ các chức vụ quan trọng trong quân đội nhưng các chú ở Việt nam cũng như các chú ở Trung quốc,đối xử với mẹ   Hằng Huân của chúng tôi ở Việt nam cũng như mẹ Kiếm Qua ở Trung Quốc,đối với cả tám người con Việt Trung của bố tôi vẫn như đang làm thư kí cho bố tôi .Các chú vẫn hết sức chăm sóc lo lắng cho chúng tôi,mỗi khi có việc gì cần nhờ là không quản ngại tuổi già sức  yếu tìm cách làm bằng được.
Nhận được quyển sách ảnh của bố tôi,mặc dù tai điếc mắt mờ nhưng vẫn ôm lấy quyển sách hôn thắm thiết
làm tôi nghẹn ngào cảm động không nói nên lời.Lòng tự nhủ,chắc ngày xưa bố cũng yêu các chú lắm  nên vậy chăng?
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2009, 09:23:25 pm »

Hùm chết để da-Người ta chết để tiếng.
Câu thành ngữ này quá đúng với tướng Nguyễn Sơn.
Đối với baoleo, tướng Nguyễn Sơn là 1 trong các thần tượng. Nhớ đến cụ- như một mẫu người KIÊU BẠC.
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 08:17:00 pm »

       Chị Hà ơi,

     Như chị nói thì các vị tướng là đều đáng ca ngợi. Vị có tài trội về cái này, vị có tài trội về cái kia (thế mới lên tướng chứ), nhưng vẫn có người toàn tài (tất nhiên là ít hơn). Em nghĩ Baoleo ca ngợi Cụ Nguyễn Sơn thì cũng là bình thường chứ chị (còn tế nhị thì không nên so sánh với ai khác phải không ạ).

      Nhưng ở cấp thấp hơn thì thực tế lính tráng bọn em vẫn bàn tán sau lưng đấy. Có ông chỉ huy giỏi, nhưng cũng có ông nướng quân ác lắm. Nhưng có lẽ chỉ nên tán chuyện trực tiếp, còn viết ra lời thì không nên , phải không chị Hà.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2009, 08:20:14 pm gửi bởi Trinhsat » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2009, 10:24:16 am »

Hôm nay mình hơi mệt chắc do thời tiết ,cả tối qua cứ nghĩ mãi đến lời cảnh cáo của TL với bé mot thoáng
làm mình cũng áy náy.
Hôm nay mình muốn kể cho các bạn nghe về việc ông già bảo vệ chuyện Kiều  của đại thi hào Nguyễn Du  .Qua sách báo thì nói nhiều đến việc ông già tham gia giảng Kiều nhưng các bạn có biết không thời đó do trình độ nhiều lãnh đạo cũng còn ấu trĩ nên đánh giá tất cả những gì phong kiến để lại là xấu,kể cả tuồng ,chèo... tất nhiên  trong đó có chuyện   Kiều.Vì vậy để nói đúng  "đường lối" nhiều giáo sư theo CM cũng phải giảng bài với quan niệm như vậy.Ông già thì không! Tìm mọi cách để bảo vệ,nói chuyện,giảng bài,tổ chức hội thảo,tranh luận trên báo chí,thậm chí ông nghe nói ở Thanh hóa có điệu múa Xuân phả  hàng nhiều năm mới  tổ chức một lần,thế là cụ đề nghị địa phương tổ chức lại điệu múa mặc dù  chưa đến kỳ.Cụ tranh luận phản bác lại ý kiến của ông A,ông B ...một cách giữ dội nhưng các vị giáo sư đáng kính ấy đều không ai giận cụ,nhiều năm sau khi cụ mất vẫn nói về cụ rât tuyệt vời .Trong dịp kỷ niệm  100 năm ngày sinh của cụ báo An ninh Thủ đô có một bài viết  về việc cụ  khi cụ bảo vệ chuyện Kiều thì tự cụ đã xây dựng một tượng đài cho minh và cụ đã là một "trác Việt ".Nói thực bọn mình tranh luận mãi cũng chưa hiểu hết nghĩa của từ này.Nhờ QSVN giải giúp nhé.
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2009, 11:18:30 am »

Em không biết nhiều về chữ Hán nhưng từ "trác việt" có vẻ là từ cổ, dùng chỉ khí chất con người. Thường thì từ này ít được dùng cho người sống mà hay dành để tôn vinh tài năng người quá cố.

Nếu xem từ nguyên thì nghĩa đen của "trác" là to lớn, đồ sộ; còn "việt" là vượt trên, vượt qua. Hai chữ "trác việt" tạo thành tính từ nghĩa bóng là "vượt trên sự thường", "vượt trên cả những thứ to lớn". Tóm lại, trác việt chỉ tính hơn người về tài năng, khí chất. Từ này thường đi kèm với các danh từ "tài năng" hay "thiên tư" của một nhân vật nào đó.

Chữ việt trong trác việt vì thế không viết hoa và không dùng đơn lẻ khi không có danh từ mà nó bổ ngữ. Trong tài liệu của ta cũng hay dùng từ "lỗi lạc" gần nghĩa với từ "trác việt".

Dưới đây là hình chữ "trác việt" 
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2009, 04:54:38 pm »

Xin cảm ơn OldBuff,đúng lúc xem bài của bạn thì có cô bé biết tiếng Trung quốc ,  xem hộ mình.Mình rất
cám ơn sự phân tích của bạn,mình sẽ thông báo ngay cho mọi người trong nhà  biết
 Bạn trinh sát ơi ,mình rất cám ơn bạn Baoleo đấy chứ,mình rất trân trọng những người có tình cảm quí mến ông già mình ,nhưng không phải chỉ khen thôi đâu mà cả chê nữa nhưng chê đúng.Mình chỉ không muốn sự so sánh với ông này ông kia,nó khập khiễng,mình cảm thấy có lỗi với tiền bối.Mình rất cảm kích với tình cảm của các bạn.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM