Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:05:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà Trần và các cuộc Kháng chiến chống Quân xâm lược Nguyên Mông  (Đọc 181286 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« vào lúc: 16 Tháng Tám, 2007, 11:32:01 pm »

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2

Ngày giáp tí, 21 tháng chạp năm Giáp thân (27/01/1285), giặc Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan và Aric Khaya (A Lý Hải Nha) đã chia quân làm hai đường tiến công vào các cửa ải Khâu Ôn và Khâu Cấp (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn). Một lần nữa quân dân Đại Việt đã lại đứng lên cầm vũ khí bảo vệ Tổ quốc trước vó ngựa xâm lăng của một đế quốc mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2 có thể được chia làm các giai đoạn chính sau:

+ Giai đoạn trực tiếp chặn giặc ở biên giới phía bắc: quân ta tại các quan ải vùng biên giới giao chiến với giặc. Tuy nhiên, thế giặc đang rất mạnh, chúng lần lượt chiếm được các cửa ải địa đầu như Khâu Ôn, Khâu Cấp, Khả Ly, Nội Bàng, Chi Lăng, ...

+ Giai đoạn trực tiếp chặn giặc ở Vạn Kiếp: Hưng Đạo Vương tập trung binh lực thủy bộ, cố thủ ở Vạn Kiếp để cản giặc. Ngày mùng 6 tháng giêng năm Ất dậu (11/02/1285), quân Nguyên tiếp tục tấn công vào Vạn Kiếp. Nhận thấy chưa thể chặn đứng được thế tiến công của giặc, Hưng Đạo Vương đã rút về lập phòng tuyến ở bờ bắc sông Hồng.

+ Giai đoạn rút lui chiến lược về phủ Thiên Trường (Nam Định) và trực tiếp chặn giặc ở biên giới phía Nam (Thanh Hóa, Nghệ An): Phòng tuyến ở bờ bắc sông Hồng có tác dụng chính là cản giặc cho cuộc rút lui chiến lược của triều đình và quân dân ra khỏi kinh đô Thăng Long. Triều đình và quân chủ lực rút về Thiên Trường. Giặc chiếm được Thăng Long. Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng đã hy sinh trong một trận đánh ngăn cản sự truy đuổi của giặc tại bãi Mạn Trù, Hải Hưng. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cũng đã rút từ Yên Bái đi xuyên qua vùng các dân tộc thiểu số về hội với quân chủ lực. Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đem quân vào Nghệ An, phối hợp với các đạo quân đóng sẵn phía nam tiếp tục chặn đánh cánh quân do Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành kéo ra.

+ Giai đoạn rút quân chiến lược về các lộ phía đông giáp bờ biển (Hải Phòng, Quảng Ninh): ngày mùng 3 tháng 2 âm lịch (10/03/1285), quân ta từ Thiên Trường ngược sông Hồng giao chiến với quân Thoát Hoan tại Hà Nam. Thế giặc mạnh, quân ta không tiến lên được. Đồng thời từ cuối tháng giêng âm lịch, quân ta đã giao chiến với cánh quân của Toa Đô. Chương Hiến Hầu Trần Kiện phản bội, đem hơn 1 vạn quân hàng Toa Đô và dẫn đường cho chúng tấn công quân ta. Toa Đô chiếm được Thanh Nghệ. Trần Quang Khải tụ quân với Trần Quốc Tuấn rút về các lộ phía đông là nơi giặc chưa vươn tới được, dự định sẽ tiếp tục theo đường biển vào Thanh Hóa (vào những vùng mà cánh quân của Toa Đô đã đi qua), tránh khỏi thế bị kẹp giữa 2 gọng kìm của Toa Đô và Thoát Hoan.

+ Giai đoạn rút lui chiến lược từ các lộ phía đông theo đường biển vào Thanh Hóa: Chủ lực của Toa Đô đóng tại Trường Yên (Ninh Bình) để kiếm lương. Thoát Hoan chia quân làm nhiều nhánh tấn công vào Quảng Ninh nhằm bắt các vua Trần và diệt chủ lực của ta. Đại quân của ta đã theo đường biển rút vào Thanh Hóa (đúng như chiến lược đã vạch ra).

+ Giai đoạn phản công cắt đôi hai cánh quân Toa Đô, Thoát Hoan và giải phóng Thăng Long : Toa Đô được lệnh 1 lần nữa đánh Thanh Hóa (từ bắc vào). Nhưng lúc này, thế giặc bắt đầu suy, không còn cái khí thế như lúc ban đầu nữa. Tháng 4 năm Ất dậu (06/05 – 04/06/1285) Hưng Đạo Vương, Chiêu Minh Vương, Chiêu Văn Vương cùng các tướng lĩnh theo đường biển vượt qua các vùng bị Toa Đô chiếm đóng tấn công vào hệ thống các cứ điểm của giặc dọc sông Hồng, cắt đôi 2 cánh quân chủ lực của giặc. Sau 1 loạt các chiến thắng lớn như Hàm Tử, Tây Kết, quân ta tiến vào giải phóng Thăng Long. Thoát Hoan chạy sang đóng quân ở bờ bắc sông Hồng. Đầu tháng 5 âm lịch, hai vua Trần đem quân từ Thanh Hóa ra phá vỡ toán quân địch đóng ở Trường Yên (Ninh Bình) (Đây là toán quân Toa Đô để lại giữ Trường Yên khi y đem quân vào Thanh Hóa tấn công quân ta)

+ Giai đoạn truy kích quyét sạch quân địch khỏi bờ cõi : các cánh quân của giặc bị chia cắt, không còn liên lạc được với nhau. Ngày 6 tháng 5 năm Ất dậu (10/06/1285), quân ta bắt đầu tấn công vào cánh quân của Thoát Hoan bên bờ bắc sông Hồng. Chủ lực địch bỏ chạy về phương bắc và liên tiếp bị chặn đánh. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã hy sinh khi tham gia chặn đánh giặc bên dòng sông Như Nguyệt. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, Lý Hằng bị trút tên thuốc độc bỏ mạng. Cánh quân của Toa Đô, Ô Mã Nhi kéo từ Thanh Hóa ra bị chặn đánh ở Tây Kết (Hưng Yên), Toa Đô bị mất đầu, Ô Mã Nhi đi thuyền nhẹ trốn thoát ra biển. Ngày 6 tháng 6 năm Ất dậu (09/07/1285), hai vua Trần cùng quân dân đã trở về Thăng Long, cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên Mông kết thúc thắng lợi.

Việc chia thành các giai đoạn như trên chủ yếu dựa trên sự tiến, lui, phản công,... của quân chủ lực nhà Trần. Nhưng cũng phải lưu ý rằng quân Nguyên chưa có lúc nào bình định được các vùng đất mà chúng đã chiếm. Quân dân Đại Việt cùng với các đạo quân chính quy tác chiến độc lập (không tụ cùng với đại quân) luôn quấy rối, kìm chân địch ở những nơi chúng tạm chiếm được. Những đạo quân này cùng với những cánh dân binh địa phương cũng góp phần quan trọng trong những giai đoạn chủ lực của ta phản công chia cắt và quyét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

====
Tài liệu tham khảo:
Hà Văn Tân, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, NXB Khoa Học Xã Hội, 1975, in lần thứ 4


HOÀI VĂN HẦU TRẦN QUỐC TOẢN

“Phá cường địch, báo hoàng ân” - trong hơn 700 năm qua, 6 chữ vàng đó vẫn luôn vang lên như một minh chứng cho lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam, cho khí phách hào hùng của một giai đoạn cả đất nước cùng chung sức đứng lên đương đầu với vó ngựa hung hãn của đế quốc Nguyên Mông. Người thiếu niên anh hùng đã giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng đó là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

Qua các tài liệu, đọc trên mạng, trên vô tuyến và các sách xuất bản trong nước, có thể thấy thân thế và sự nghiệp của Trần Quốc Toản như sau:

+ Năm sinh : 1267

+ Dòng dõi: thuộc chi họ của Hoài Đức Vương Trần Bà Liệt (Trần Bà Liệt là em vua Trần Thái Tông)

+ Sự nghiệp: Trong hội nghị Bình Than (1282), Quốc Toản do tuổi còn nhỏ (15 tuổi) mà không được tham dự. Uất ức vì không được tham dự việc nước, Hoài Văn đã bóp nát quả cam cầm trong tay mà không biết. Trở về, Quốc Toản lập một đội quân gồm hơn 1 nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, rèn luyện chờ ngày giết giặc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1285) Hoài Văn Hầu đã tham gia các trận đánh nổi tiếng: trận Tây Kết lần thứ nhất, trận đánh ở bến Chương Dương, trận đánh giải phóng Thăng Long

+  Hy sinh: Trần Quốc Toản hy sinh trong trận chặn đánh đám quân của Thoát Hoan khi chúng đang rút chạy bên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu) vào khoảng cuối tháng 6 năm 1285 (âm lịch). Quốc Toản đã được vua Nhân Tông thân làm văn tế và truy tặng tước vương.

====
Các thông tin về sự nghiệp và sự hy sinh của Trần Quốc Toản đã được các tác giả Hà Văn Tân và Phạm Thị Tâm trình bày và phân tích khá chi tiết trong tác phẩm : “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII”.

Về năm sinh của Trần Quốc Toản, tôi mới chỉ biết đến 1 tài liệu, đó là Wikipedia tiếng Việt:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Qu%E1%BB%91c_To%E1%BA%A3n

Về dòng dõi của Trần Quốc Toản, tôi nhớ rằng đã xem trên 1 chương trình vô tuyến. Lý do chính để đưa ra kết luận Quốc Toản thuộc chi họ của Trần Bà Liệt là sự giống nhau của chữ “Hoài” trong tước hiệu: Hoài Đức, Hoài Văn.

Tôi mới chỉ tìm được 1 số thông tin trong các tài liệu như trên, rất mong được trao đổi thêm cùng các bạn.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 07:58:35 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
ma
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #1 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2007, 11:58:45 am »

Chi tiết Ô Mã Nhi lên thuyền nhẹ chuồn mất là sai bét. Theo Sử ký của Ngô Sỹ Liên, Bác Ô bị bắt sống tại trận cùng với tất tần tật thân bằng quyến thuộc. Tại cuộc đàm phán hoà bình sau cuộc chiến Việt - Mông lần 2, theo điều khoản về trao trả tù binh, bác Ô và gia đình được 2 bên thoả thuận đưa lên thuyền để trao trả tại TQ. Người cầm lái vĩ đại cho chuyến hải hành định mệnh này là Nội thư Hoàng Tá Thốn, 01 đại cao thủ bơi lặn dưới trướng Trần Hưng Đạo. Dễ hiểu là với 01 ông lái thuyền có lý lịch như vậy thì ra đến giữa biển là tự nhiên cái thuyền thủng 01 lỗ. Tất tần tật gia quyến bác Ô đều được cứu và sau đó gửi lại về TQ an toàn, riêng bác Ô do thành tích chiến đấu xuất sắc tại mặt trận Đại Việt và 01 số mặt trận khác đã được Long Vương giữ lại làm tướng.

Chào thân ái và quyết thắng!
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2007, 01:12:49 pm »

Mr. Ô Mã Nhi bị bắt là trong cuộc kháng chiến lần 3, bác ạ

Còn topic này đang bàn về cuộc kháng chiến lần 2 cơ mà
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2007, 07:56:16 pm »

Nhà em vẫn thắc mắc là thời đó Việt và Nguyên có bao nhiêu quân ?

Nhà ta bảo Nguyên có 500k hơi bị phét Cheesy. Sử Tàu có vẻ hợp lý hơn. Lần 3 có 92000, lần 2 chắc cũng cỡ 10-12 vạn. Mỗi cái đoạn Toa Đô có nhõn 5000 quân, đánh Chiêm liên miên gần 1 năm mà vẫn còn đủ sức tiến ra Thanh Nghệ đuổi quân ta chạy dài thì nghe hơi vô lý.

Theo ĐVSKTT thì số quân ta cũng khủng. Riêng lúc ở Vạn Kiếp, quân của Trần Quốc Tuấn và các con đã là 20 vạn, chưa tính đến quân của 2 vua, Quang Khải, Nhật Duật, Khánh Dư...., quân các lộ vùng đông bắc và phía nam, thân binh của các vương hầu, dân quân tự vệ địa phương vv và vv.... Quân nhiều, luyện tập chuẩn bị hàng năm trời mà không chống được, Trần Kiện có 1 vạn quân gặp Toa Đô có không đầy 5000 cũng đầu hàng (Huh). Mà lính nó toàn hàng binh Kim, Tống, chứ không có Mông Cổ xịn.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2007, 08:00:27 pm gửi bởi Tunguska » Logged
mytam44
Thành viên
*
Bài viết: 13


Quyết chiến Quyết thắng Cờ đỏ Sao Vàng vĩ đại


« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2007, 10:21:51 pm »

Quân lính sao đông thế được nhỉ, nghĩ cũng thấy lạ. Quân đông thế, có mà đứng cũng chật hết cả nước rồi, đánh đấm mới rút lui chiến lược gì nữa...
Logged

Đất nước của những người Con gái, Con trai
Đẹp như Hoa hồng, cứng như Sắt thép
seahawk1
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #5 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2007, 09:12:45 pm »

Quân lính sao đông thế được nhỉ, nghĩ cũng thấy lạ. Quân đông thế, có mà đứng cũng chật hết cả nước rồi, đánh đấm mới rút lui chiến lược gì nữa...

Thời Trần nước ta có khoảng 6 triệu dân, huy động một đội quân đông đến 100 ngàn người đã là khủng khiếp lắm rồi. Nếu đọc Đại Việt sử ký thời nhà Lê, sau khi diệt Mạc Trịnh Tùng cho điểm quân mới chỉ có 60 ngàn, nói phao lên 120 ngàn. Lúc Trịnh tùng đánh Thăng Long năm 1592 cũng chỉ có khoảng 60 ngàn quân thôi. Đoán mò, tớ nghĩ cùng lắm lực lượng tập trung của nhà Trần khó vượt quá được con số 100 ngàn, lại phải chia ra trấn giữ các nơi nữa. Chống lại một đội quân tấn công tập trung cỡ 50 - 60 ngàn là vất vả lắm rồi. Con số 500 ngàn quân Nguyên thì rõ ràng là quá phóng đại, cũng giống như con số 830 ngàn quân của Tào tháo ở trận Xích Bích hay 450 ngàn quân Triệu ở trường bình ấy, bốc phét thành quen rồi không sửa được. Có lẽ lực lượng của Thoát Hoan chỉ khoảng 100 ngàn quân đổ lại, chừng 50 ngàn là hợp lý nhất. Còn quân Thánh Dực (coi như quân trung ương) của nhà Trần có lẽ chừng 20 -30 ngàn người, thêm vào của các vương hầu khoảng 40-50 ngàn nữa là cùng. Huy động cạn sức cả dân binh chắc thêm 100 ngàn nữa, lấy số lượng chống lại chất lượng quân địch, coi như hòa. Thêm lợi thế sân nhà nữa, cùng tình cảnh chẳng còn đâu mà chạy "nước Việt bé quá nên chẳng có chỗ lùi, đằng sau ta là đất Chiêm Thành" nên phải quyết tử thôi. Nên đương nhiên ta thắng.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2007, 09:20:08 pm »

Còn quân Thánh Dực (coi như quân trung ương) của nhà Trần có lẽ chừng 20 -30 ngàn người
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  Quân tinh nhuệ của Quan gia nhà Trần có tới "6 quân" cơ, chứ chỉ một quân mà tới 20 - 30 ngàn người thì...đông quá!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
seahawk1
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #7 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2007, 10:56:02 pm »

Còn quân Thánh Dực (coi như quân trung ương) của nhà Trần có lẽ chừng 20 -30 ngàn người
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  Quân tinh nhuệ của Quan gia nhà Trần có tới "6 quân" cơ, chứ chỉ một quân mà tới 20 - 30 ngàn người thì...đông quá!


Hehe, em sửa lại vậy: coi như quân trung ương của triều đình tất tật khoảng 30 ngàn, các vương hầu ai cũng có ít nhiều thủ hạ: lớn nhất như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải chắc gia binh mỗi nhà cũng khoảng 5000 - 10000, nhưng em nghĩ chỉ 5000 là cùng. Nuôi năm ngàn lính cũng tốn kém ra phết, chưa kể trang bị: mỗi chú một con dao phay, một cái giáo, thế là mất 5000 gộc tre làm cán giáo, ối sắt để làm dao với mũi dáo rồi. Chưa kể đến khiên, cung, tên, áo giáp (ít nhất cũng phải có cho tầm sĩ quan chứ), thêm mỗi chú một cái bát sành quân dụng, năm chú một nồi là mất đứt một nghìn cái nồi đất nấu cơm, vv và vv. Nói túm lại, có thể lực lượng của các vương hầu chắc cũng chỉ 30 ngàn là cùng, nhiều nữa làm sao chính quyền trung ương quản được, ngộ nhỡ có chú nào bắt trước Trần Liễu thì phiền. Trần Quốc Toản gia tài chắc cũng không phải xông xênh, trang bị xong cho 600 quân không khéo phá sản. Vậy là cả trung ương đến địa phương em ước tính liều tổng số quân tạm coi là ít nhiều chính quy của nhà trần sẽ khoảng 60 ngàn, đúng tỷ lệ 100 dân nuôi 1 lính chính quy. Cộng thêm các toán lính thú đồn trú các quan ải, có lẽ cũng chỉ vài ngàn người, lực lượng chính quy của nhà Trần chắc không vượt quá 70 ngàn quân. Với lực lượng như thế, lại rải rác nhiều nơi, khi có một đạo quân địch chừng 50 ngàn bất thần tấn công đối phó lại cũng đã nan giải lắm. Như năm 1258, Ngột lương hợp thai chỉ đem đâu 30 ngàn quân mà nhà Trần đã khốn đốn. Thế nên có lẽ Thoát Hoan cũng chỉ mang theo 50 ngàn, hay nhiều lắm 100 ngàn quân là cùng. Đến đánh Tống, Kim hay Kharesm to đùng đoàng Mông cổ cũng chỉ huy động từng ấy quân nữa là. Cứ cho là chất lượng quân Nguyên về sau kém đi, thì có lẽ Hốt tất liệt cũng chỉ huy động đến 100 ngàn quân (kể cả phu thồ gạo) để đánh việt nam thôi.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2007, 11:24:55 pm »

Đấy mới chỉ là thời bình. Khi có chiến tranh thì chắc ông tướng nào đóng ở đâu cũng sẽ cho tổng động viên dân nơi đấy để bổ sung cho số chính quy của mình. Mà thời đấy nam giới 15-60 đều có thể bị gọi vào lính, chỉ cần huy động 1/10 số đó là đã thêm được ít nhất 10 vạn quân rồi.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2007, 11:57:03 pm »

Theo tài liệu
Hà Văn Tân, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, NXB Khoa Học Xã Hội, 1975, in lần thứ 4

Thì số lượng quân Mông Cổ trong 3 lần xâm lược như sau:

Lần 1: 3 vạn

Lần 2:
+ Mũi vượt biển đánh Chiêm Thành: 5 nghìn, sau tăng viện thêm 1 vạn 5 nghìn quân. Tuy nhiên, cánh quân tiếp viện đã không hợp được với cánh quân của Toa Đô. Trên đường quay lại phía bắc để tìm cánh quân Toa Đô, toán quân tăng viện bị tan vỡ do gặp bão.
+ Mũi tấn công Đại Việt: 50 vạn

Lần 3: khoảng 10 vạn
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2007, 12:02:31 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM