Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:37:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 776097 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2008, 07:42:24 pm »

Trích dẫn
Tốc độ bắn là 120 phát/phút liên thanh và 40 phát/phút phát một. Một trong những tiêu chuẩn của súng trường tấn công là tiết kiệm đạn khi tấn công. Mỗi trận đánh, người lính không thể mang quá cỡ hơn 100 đạn được, nếu họ làm nhiệm vụ xung phong vào địch. Súng trường tấn công phải có tốc độ bắn liên thanh dược tính kỹ và chọn được chế độ bắn (selective fire).
Việc tiết kiện đạn còn được hoàn thiện thêm bước nữa với việc rèn kỹ thuật bắn 2 viên 1. Ra trận mà thấy đối phương bắn rất "lười", lại còn 2 phát 1 loạt nữa thì thôi, chạy cho sớm, gặp phải cáo già rồi.
cho em xin cái nguồn cái

Trích dẫn
Năm 1947 được coi là năm xuất hiện chiến tranh lạnh, cho đến năm đó, Liên Xô vẫn chở động cơ máy bay chiến đấu chủ lực của họ là MiG-15 nhập khẩu từ Anh. Cũng năm đó, AK-47 đã được hoàn thiện từ lâu và được duyệt đưa vào biên chế. Tôi không muốn cãi cọ về vấn đề này.
cái đó chẳng nói lên điều gì cả, trong thời gian chiến tranh lạnh LX vẫn nhập khẩu lương thực của Mĩ đó thôi :|

Trích dẫn
Đơn giản, mỗi người lính không thể mang đủ đạn cho khẩu súng bắn 800 phát phút và không có bắn hạn chế
có chắc là 800 phát / phút ko, đây là bắn thực tế chứ ko phải nguyên lí
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #21 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2008, 10:59:32 pm »

Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #22 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2008, 11:41:24 pm »

Nguồn tốc độ bắn của AK à HuhHuh
Cậu đi lính đi rồi biết, đó là những lý thuyết quân sự đầu tiên cậu sẽ học trong lính, liền sau đợt huấn luyện đội ngũ.
Còn tốc độ bắn AR-15: đó là tốc độ bắn khi cậu gữ cò, vì nó chỉ có một tốc độ bắn nên đó là tốc độ bắn luôn của khẩu súng này.
Tớ không muốn tranh luận với những người chứ biết những điểm cơ bản trên, nhưng lại hay tán dóc.

Quay trở lại với AK.

Nhìn lại súng.
Súng trở thành vũ khí chính cả bộ binh vào cuối thế kỷ 18. Lúc đó, người ta thường sử dụng hai loại súng, một là tổ tiên của súng ngắn, còn gọi là súng kỵ sỹ, hai là súng dài. Lúc đó, súng cầm tay đều là súng hỏa mai, kích nổ đá lửa, nhồi miệng nòng. Khẩu súng dài (long gun) trở thành tổ tiên của súng trường. Dần dần, người ta gọi súng trường chỉ vũ khí chính của bộ binh. Đến cuối thế kỷ 19, súng trường bắn đạn có vỏ hình thành. Lúc dó, đạn không nhồi từ miệng cho phép làm nòng xoắn. Người ta gọi tắt rifle long gun thành rifle, dần thành quen.
Cuối thế kỷ 19, hình thành những khái niệm về súng trường.
Súng trường trang bị. Trên thị trường dĩ nhiên là có nhiều loại súng trường, nhưng quân đội lại thường chỉ trang bị một loại duy nhất, thống nhất là sức mạnh mà. Loại súng may mắn được chấp nhận đó gọi là súng trường trang bị, hay là súng trường phục vụ (service rifle).
Súng trường hạng nặng, hạng nhẹ và súng cạc bin. Người ta thường chế ra hai loại súng trường, một loại nặng hơn, dùng loại đạn to hơn loại kia, gọi là súng trường hạng nặng. Tất nhiên là có súng trường hạng nhẹ, ví như Mosin (7,62x54R) là súng trường hạng nặng và SKS(7,62x39) là súng trường hạng nhẹ. Ngoài hai loại súng đó ra, súng cạc bin là súng bắn cùng đạn súng trường nhưng nòng ngắn, gọn nhẹ, yếu hơn.
Súng trường chiến đấu. Lúc đó, cuộc chiến đấu của hai chiến sỹ bộ binh không khác gì hai xe tăng bi giờ, cảnh này vẫn còn được dựng phim. Hai bên nạp đạn, ngắm cẩn thận, nã một phát. Loại súng trường tầm xa hạng nặng được sử dụng như vậy nên gọi là súng trường chiến đấu (battle rifle). Bộ binh cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế chiến 2 lấy súng trường chiến đấu hạng nặng đó làm vũ khí chính, hầu hết các súng trường phục vụ ở châu Âu như vậy. Tuy nhiên, vai trò của gọn nhẹ cũng sớm được thể hiện trên khẩu cạc bin, nhưng chưa ưu thế.
Súng trường phát một. Cuối thế kỷ 19 xuất hiện khẩu súng trường có hộp đạn. Những súng dùng hộp đạn ban đầu có khóa nòng xoay, mỗi lần bắn xạ thủ phải kéo khóa nòng nhả vỏ nạp đạn mới, lever-action, lên cò tay. Súng này gọi là súng trường phát một. Winchester là khẩu súng phát một rất sớm, nhưng kiểu băng đạn ống (pump-action) sớm được thay thế bằng băng cọc, Mosin (Nga 1891) là một trong những súng trường chiến đấu đầu tiên như thế. Khẩu súng này thành công cũng chỉ kém AK một chút, thời gian phục vụ lâu, phổ biến. Đến năm 1904, đã có 3,8 triệu khẩu được sản xuất ở Nga và Pháp, Mỹ. Khẩu Mosin còn được sản xuất dài dài sau đó, kể cả có và không license, dùng rộng rãi cho đến Việt Nam đánh Mỹ, còn thấy khá nhiều ở Chechen, Iraq. Không khẩu súng trường phát một nào thành công như vậy. Súng trường phục vụ cuối tk19 đến đầu thế chiến 2 đều là súng trường phát một hạng nặng.
Súng trường tự động là súng trường dùng năng lượng pháp bắn thực hiện động tác trên. Bán tự động là sau mỗi phát bắn, máy súng khóa cò lại, chờ lần bóp cò tiếp, mỗi lần bóp cò chỉ bắn một phát. Tự động đủ là súng bắn liên thanh.
Súng trường bán tự động trở thành súng trường phục vụ từ gần thế chiến 2, chủ yếu do giá thành nên phổ biến chậm, Fedorov Avtomat là một trong những khẩu đầu tiên thai nghén từ trước thế chiến 1, nặng nề, khó kiếm đạn. Đồng thời, khi súng trường hạng nặng tự động chưa phổ biến thi. Bán tự động cơ cơ cấu cò phức tạp hơn tự động toàn phần, do phải làm thêm lẫy nhận động tác nhả cò, chứ nhả cò thì chứ bắn tiếp được. Nhưng súng tự động hoàn toàn-súng chỉ bắn liên thanh phải trả giá cho tốc độ bắn cao, các cơ cấu phải chịu được nhiệt độ cao và bên với số lượng phát bắn lớn. Vì súng liên thanh nặng, nên nó không trở thành súng chính trước khi các khó khăn về giá thành được giả quyết.

Sau thế chiến 1, ưu thế của nhẹ gọn bắn nhanh càng ngày càng thể hiện rõ. Trong thế chiến 2, những khẩu súng ngắn bắn nhanh như PPSh hay MP thể hiện ưu thế trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi xung phong. Những tình huống như thế, súng trường cồng kềnh nặng nền bắn chậm hoàn toàn thất thế. Nhưng súng ngắn bắn nhanh nhỏ yếu, tầm gần, vẫn thất thế trong phần lớn các tình huống khác. Trong khi đó, như trên đã nói, súng bắn liên thanh bằng đạn súng trường lúc đó còn nặng nề. Chẳng lẽ làm 2 súng cho một lính Huh? Giải pháp cần có là súng trường tấn công assault rifle.
General purpose machine gun, súng máy đa năng, được người Đức rút từ kinh nghiệm chiến trường thế chiến 1, sau này trở thành trung liên. Đây là súng cá nhân, sức mạnh đầu đạn như súng trường, bắn được liên thanh, nhưng lại nhẹ hơn súng nhiều người dùng (đại liên). Phương án này rõ ràng là nặng nề, không đủ sức trở thành vũ khí chính.

Nhu cầu về súng trường tấn công xuất hiện từ trước Thế Chiến 2 sau chiến tranh Tây Ban Nha, nhưng nhiều khó khăn kỹ thuật và kinh tế dẫn đến chậm trễ. Hitler đã yêu cầu các nhà kỹ thuật chế MP-44, tuy nhiên, nó về bản chất vẫn là súng ngắn bắn nhanh, một khẩu súng ngắn bắn nhanh cố tiến theo hướng súng trường. Người Đức đưa ra những ý tưởng gần giống súng trường tấn công sau này, như cạc bin liên thanh (Maschinenkarabiner), nhưng không hiểu sao họ lại đi theo hướng tăng động năng đầu đạn của súng ngắn (các đời súng bão, Sturmgewehr). Kể ra, khẩu STG-45 đã gần đạt yêu cầu một súng trường tấn công, nhưng nó không kịp đi vào chiến tranh, sau này Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Đức hoàn thiện khẩu này đưa ra những bản CETME, Heckler & Koch G3, SIG 510 là các súng trường dùng đạn cỡ lớn 7,62x51mm NATO, MP5 là súng ngắn bắn nhanh. STG-45 tiến gần hơn so với STG-44 về hướng súng trường tấn công, nhưng vẫn là một súng máy bắn nhanh. Cải thiện lớn của STG-45 là giá giảm đi gần một nửa. STG-45 dùng đạn súng ngắn, nên tác dụng súng trường của nó mờ nhạt.

Còn AK thì thành công rực rỡ như vậy. Ngoài những chiến lược thiết kế chính, AK còn có một số giải pháp lẻ nhưng rất ưu việt. Ví như đạn hình côn với băng đạn cong (trước đây, súng trường thường dùng đạn trụ), trích khí xung. Các chiến lược thiết kế như chọn chế độ bắn, bắn tiết kiệm đạn, sau này trở thành tiêu chuẩn cho súng trường tấn công. Nhưng tiêu chuẩn cơ bản là dùng đạn súng trường nhỏ, tầm bắn hiệu quả 200-400 mét, bắn tiết kiệm đạn, chọn chế độ bắn. Một tiêu chuẩn mà không khẩu nào đạt được như AK là dễ chế tạo, cái này người Nga và Đức yêu cầu cao, nhưng các nước khác không chú ý, có thể là do các nước khác chưa từng gặp cảnh suýt chết.

Cho đến khi AK-47 đã phổ biến ở khối Đỏ, thì phần còn lại của thế giới vẫn đi theo hướng cạc bin lên thanh. Người Đức lúc đó đang bị hạn chế quân sự nên mãi sau mới thiết kế lại khẩu STG-45 chuyển sang đạn súng trường (cuối những năm 1950). Việc xuất hiện súng trường tấn công cũng đặt ra nhu cầu cỡ đạn cho nó. Heckler & Koch G3 là phiên bản súng trường tấn công hoàn thiện từ STG-45. Như vậy, AK-47 là khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới. G3, với các đặc điểm khá đầy đủ của súng trường tấn công, nhanh chóng phổ biến rất rộng rãi.

Hoạt động của AK đã gây áp lực cho các khẩu súng trường tấn công khác. Tuy nhiên, hàng chục năm sau đó các nước khác mới hiểu được giá trị của chiến lược thiết kế AK. Ví dụ, tốc độ bắn chậm và chọn chế độ bắn.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2008, 11:51:23 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #23 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 08:18:47 pm »

Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m

Basc kiểm lại giúp, băng AK lọai 10,20, 25 viên không phổ biến. Phổ biến nhất là lọai băng 30 viên, dùng chung được cho AK và RPK
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #24 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 08:58:07 pm »

Cái này tại trích dẫn nguyên văn trong sách chứ ai cũng biết là AK hiện nay sử dụng băng đạn 30 viên mà
Logged
AK47
Thành viên
*
Bài viết: 241



« Trả lời #25 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:11:55 pm »

Đây là bài viết về súng tiểu liên AK được em trích từ trong tài liệu học tập môn Giáo Dục Quốc Phòng (dùng cho Sinh Viên ĐH-CĐ) của TT GDQP ĐHQG TPHCM,
mong được sự đóng góp và thảo luận nhiều hơn nơã của các đồng chí về khẩu súng AK huyền thoại này


 
SÚNG TIỂU LIÊN AK

Súng tiểu liên AK kiểu Ka - lát - nhi - cốp cở
7,62 mm do Liên Xô chế tạo gọi tắt là súng AK.
Súng AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy, lẫy
giảm tốc, thước ngắm có vạch khấc đến 10 gọi là AKM.
Súng AK báng gấp gọi là AKMS.
Việt Nam và một số nước khác dựa vào mẫu AK để sản xuất
 
A. Tác dụng :
súng trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt
sinh lực địch, súng có gắn lê để đánh gần.

B. Tính năng chiến đấu :
 
1.Súng bắn được cả liên thanh và phát một .
 
2. Tầm hắn của súng.

a. Tầm bắn ghi trên thước ngắm ( TN )
Súng AK : Ghi từ 1 đến 8 ứng với cự ly bắn từ 100 m - 800 m.
Súng AKM : Ghi từ 1 đến 10 ứng với cự ly bắn từ 100 m - 1.000 m.

b. Tầm bắn thẳng :
Là tầm bắn trong cự ly bắn nhất định, với góc bấn tương ứng, khi bắn đỉnh cao nhất của đường đạn
không cao vượt quá chiều cao của mục tiêu ( MT )
 MT người ( nằm cao 0,5m ) : tầm bắn thẳng 350 m
 MT người chạy ( cao 1,5m ) : tầm bắn thẳng 525 m.

c Tầm bắn chiến đấu :
. Khi bắn tập trung tiêu diệt được các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước ở cự ly 800 m. Bắn máy bay, quân dù
trong vòng 500 m, ở cự ly 1 .500m đầu đạn vẫn còn khả năng sát thương .

3. Tốc độ bắn :

a. Tốc độ bắn lý thuyết : 600 phát/phút

b. Tốc độ bắn chiến đấu :
Bắn liên thanh : 100 phát 1 phút ; Bắn phát một: 40 phát 1 phút

4. Đạn dùng cho súng :
Đạn kiểu 1943 do tiên Xô sản xuất hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Có bốn loại đầu đạn:
Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn cháy, và đầu đạn xuyên cháy. Súng dùng chung đạn với
súng K63, CKC, RPK, RPD - cỡ đạn 7,62 mm.

C-Số liệu kỹ thuật.

Trọng lượng súng:
+ Súng không đạn: 3.8 kg
+ Súng đầy đạn ( 30 viên ) : 4,3 kg

Kích thước súng:
+ chiều dài súng không có lê: 870 mm
+ chiều dài súng khi giương lê: 1.020mm
+ chiều dài nòng súng: 415mm
+ chiều dài đường ngắm gốc: 378mm
 
D. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính của súng : (gồm 11 bộ phận).

1. Nòng súng:( Dài 415 mm Có tác dụng định hướng bay cho đầu đạn .

2. Bộ phận ngắm: ( Chiều dài ĐNG : 378 mm ). Để ngắm bắn vào M ở các cự ly khác nhau.

3. Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng: Để liên kết các bộ phận bên trong của súng và định
hướng cho bệ khoá nòng , khoá nòng chuyển động, che chắn bụi, bảo vệ súng.

4. Bệ khoá nòng và thoi đẩy : Làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động, thoi đẩy chịu áp lực
của khí thuốc .

5. Khoá nòng : Đẩy đạn từ hộp tiếp đạn vào buồng đạn, khoá nòng súng làm đạn nổ, mở khoá nòng kéo
vỏ đạn hất ra ngoài.

6. Bộ phận cò súng : Để giữ búa đập ở tư thế giương búa, giải phóng búa khi bóp cò đồng thời định ra
cách bắn liên thanh, phát một, khoá an toàn, chống nổ sớm.

7. Bộ phận đẩy về : Để đẩy khoá nòng, bệ khoá nòng về phía trước và giữ nắp hộp khoá nòng.

8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay: Định hướng cho thoi đẩy chuyển động và cầm tay khi bắn khỏi nóng

9. Báng súng và tay cầm: Dùng để tỳ vai, giữ súng khi bắn cho chắc.

10 Hộp tiếp đạn: Chứa và tiếp đạn liên tục khi bắn.

11. Lê: Để đánh gần, cưa cắt dây thép gai , dùng thay dao

E. Cấu tạo của đạn:

Khối lượng nặng 16,2g .
Đầu đạn 7,9g .
Thuốc phóng 1,6g
Cỡ đạn 7,62 mm.

H. Sơ lược Chuyển Động :

1. Khi bắn liên thanh :
Gạt cần định cách bắn về vị trí liên thanh, lên đạn, bóp cò, búa đập vào kim hoả, làm đạn nổ, khi đầu
đạn đi qua lỗ trích khí, một phần khí thuốc được trích qua khâu truyền đập vào mặt thoi đẩy, làm bệ khoá
nòng lùi, mở khoá nòng. Khoá nòng lùi theo kéo theo vỏ đạn, nhờ có mấu hất, vỏ đạn bị hất ra ngoài,
mấu giương hứa đè búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại, khi bệ khoá nòng và khoá nòng lùi về sau hết
cở lò xo đẩy về giãn ra đẩy khoá nòng, khoá nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khoá
nòng súng, búa đập đập vào kim hoả làm đạn nổ. Mọi hoạt động của súng lại lặp lại như ban đầu. Nếu
giữ nguyên tay cò đạn nổ tiếp, thả tay cò ra đạn không nổ, nhưng viên đạn tiếp theo đã vào buồng đạn.
Súng ở tư thế bắn tiếp.

2. Khi bắn phát một :
Đặt cần định cách bắn ở vị trí bắn phát 1, lên đạn, bóp cò. Mọi hoạt động của súng diễn ra như bắn liên
thanh nhưng chỉ khác: Mấu cần định cách bắn không giữ chân lẫy phát 1, nên lẫy phát 1 được lò xo đẩy
đầu lẫy ngả về trước, nếu không thả tay cò ra thì búa bị lẫy phát 1 giữ lại, muốn bắn tiếp phải thả tay cò 1
ra rồi bóp tiếp. Mọi hoạt động lại diễn ra như trên.
Logged

Kỷ Luật Là Sức Mạnh Của QĐ
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #26 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:21:27 pm »

Trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979 về súng AK cũng tương tự như tài liệu giáo dục quốc phòng này nhưng có thêm phần thứ tự tháo lắp,và động tác sử dụng
Logged
AK47
Thành viên
*
Bài viết: 241



« Trả lời #27 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:50:18 pm »

phần tháo lắp được hướng dẫn trơcj tiếp trên súng rồi, động tác bắn có bài dạy riêng ngoài bãu tập, ko có tài liệu lý thuyết.
Có thể tài liều này tham khảo quyển sách mà đ/c vừa đề cập
Logged

Kỷ Luật Là Sức Mạnh Của QĐ
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #28 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:56:42 pm »

Trích dẫn
Nguồn tốc độ bắn của AK à HuhHuh
Cậu đi lính đi rồi biết, đó là những lý thuyết quân sự đầu tiên cậu sẽ học trong lính, liền sau đợt huấn luyện đội ngũ.
Còn tốc độ bắn AR-15: đó là tốc độ bắn khi cậu gữ cò, vì nó chỉ có một tốc độ bắn nên đó là tốc độ bắn luôn của khẩu súng này.
Tớ không muốn tranh luận với những người chứ biết những điểm cơ bản trên, nhưng lại hay tán dóc.
ĐC sĩ trung úy huấn luyện em bảo là tốc độ bắn của AK47 là 100phát/ phút đối với bắn liên thanh, còn tốc độ 120phát/phút của bác là ở nguồn nào ạ
còn tốc độ bắn 800phát/phút thì em thực sự nghi ngờ, em nghĩ tốc độ của nó cũng chỉ vào khoảng 200phát/phút là cùng

Trích dẫn
Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m
băng đạn 25 viên là dùng cho huấn luyện,... còn chiến đấu thì phải nạp đủ 30 viên

Trích dẫn
Người ta thường chế ra hai loại súng trường, một loại nặng hơn, dùng loại đạn to hơn loại kia, gọi là súng trường hạng nặng. Tất nhiên là có súng trường hạng nhẹ, ví như Mosin (7,62x54R) là súng trường hạng nặng và SKS(7,62x39) là súng trường hạng nhẹ. Ngoài hai loại súng đó ra, súng cạc bin là súng bắn cùng đạn súng trường nhưng nòng ngắn, gọn nhẹ, yếu hơn.
loại đạn nhỏ hơn đc ra đời chủ yếu sau CTTG2, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ loại đạn to
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #29 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 11:29:14 pm »

Trích dẫn
Nguồn tốc độ bắn của AK à HuhHuh
Cậu đi lính đi rồi biết, đó là những lý thuyết quân sự đầu tiên cậu sẽ học trong lính, liền sau đợt huấn luyện đội ngũ.
Còn tốc độ bắn AR-15: đó là tốc độ bắn khi cậu gữ cò, vì nó chỉ có một tốc độ bắn nên đó là tốc độ bắn luôn của khẩu súng này.
Tớ không muốn tranh luận với những người chứ biết những điểm cơ bản trên, nhưng lại hay tán dóc.
ĐC sĩ trung úy huấn luyện em bảo là tốc độ bắn của AK47 là 100phát/ phút đối với bắn liên thanh, còn tốc độ 120phát/phút của bác là ở nguồn nào ạ
còn tốc độ bắn 800phát/phút thì em thực sự nghi ngờ, em nghĩ tốc độ của nó cũng chỉ vào khoảng 200phát/phút là cùng

Trích dẫn
Cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh tác giả Lương Bắc và Thu Mai.Của nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1979 viết về súng tiểu liên AK47 như sau:
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động bằng cách trích khí thuốc.Bắn liên thanh hoặc bắn phát một
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả:
Bắn liên thanh : 300m
Bắn phát một : 400-600m
Tốc độ bắn chiến đấu(liên thanh) : 100 phát/phút
Hộp tiếp đạn : 25viên
Trọng lượng súng ; 4,3kg
Chiều dài súng : 0,870m
băng đạn 25 viên là dùng cho huấn luyện,... còn chiến đấu thì phải nạp đủ 30 viên

Trích dẫn
Người ta thường chế ra hai loại súng trường, một loại nặng hơn, dùng loại đạn to hơn loại kia, gọi là súng trường hạng nặng. Tất nhiên là có súng trường hạng nhẹ, ví như Mosin (7,62x54R) là súng trường hạng nặng và SKS(7,62x39) là súng trường hạng nhẹ. Ngoài hai loại súng đó ra, súng cạc bin là súng bắn cùng đạn súng trường nhưng nòng ngắn, gọn nhẹ, yếu hơn.
loại đạn nhỏ hơn đc ra đời chủ yếu sau CTTG2, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ loại đạn to
Trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu không nên lắp đủ 30 viên mà chỉ nên lắp 29 viên để tránh trường hợp lò xo của hộp tiếp đạn bị ép cứng thời gian lâu dẩn đến trường hợp kẹt đạn khi trình đạn lên nòng lúc bắn liên thanh
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM