Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: dongadoan trong 18 Tháng Năm, 2010, 08:55:41 pm



Tiêu đề: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Năm, 2010, 08:55:41 pm
Mấy hôm nay đang tranh luận với bác kotus bên ttvnol về việc SAM2 trong KCCM có được "nối tầng" nhằm tăng độ cao bắn không, tranh thủ lướt mạng tìm kiếm thông tin thì phát hiện ra không ít người bị ngộ độc vì cái huyền thoại này. Ví dụ như có một bạn "hồn nhiên như cô tiên" phát biểu thế này: "SAM do LX cung cấp nhưng có khuyết điểm là tầm bay thấp, bắn không tới B-52 bay tầm cao. VN đã chế tạo lại bằng cách nối buồng đốt của 1 SAM vào đuôi SAM khác để tăng quãng đường của SAM lên. Đây chính là SAM-2. LX lại học tập VN nối thêm 1 tầng nữa vào SAM-2 thì ra SAM-3. Thấy người VN giỏi chưa." Nguồn: http://vozforums.com/showthread.php?t=23555&page=3

Để tránh cho các bạn trẻ sau này tiếp tục "ngộ độc" nên tôi làm topic này để chúng ta cùng bàn về SAM2 (SA-2 hay S-75/75M) mà VN ta đã dùng trong KCCM.
***

Năm 1964, SAM2 vào VN do LX viện trợ. Theo lịch sử của QC PKKQ thì đầu tiên ta nhận loại S-75 (SA-2C), sau đó là loại S-75M (SA-2D). Cả hai loại này đều có khả năng bắn đến độ cao 27 đến 30km - tức là vượt quá khá nhiều so với trần bay 17km của B52. Mà thực ra thì để oanh kích hiệu quả B52 phải bay ở trần thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 5 đến 10km là tối đa. Những thông tin vừa liệt kê ở trên đầy rẫy trên mạng và không hề khó tìm kiếm, chả hiểu sao vẫn có người tin vào cái huyền thoại "nối tầng" kể trên nhỉ? ???

Để tìm hiểu về vấn đề này, ta sẽ cùng xem xét nguồn gốc của cái huyền thoại trên nhé! Nói chung đã thuộc diện huyền thoại thì khó tìm nguồn gốc chính xác nhưng suy đoán thì có thể. Suy đoán của cá nhân tôi về nguồn gốc của huyền thoại "nối tầng" như sau:

- Để đánh được B52, quả thật SAM2 của VN đã được cải tiến.

- Trong KCCM ta đã thành công trong việc nối tầng đạn phản lực không điều khiển (rocket) ĐKB để tăng tầm bắn nhằm đối phó với thủ đoạn nới rộng vành đai phòng thủ các căn cứ của Mỹ, VNCH.

- Mọi nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật quân sự trong chiến tranh đều xếp vào dạng tuyệt mật.

- Do hồi ấy các kỹ sư của ta hầu hết đều học ở LX về, các loại tài liệu cũng chủ yếu là tiếng Nga. Mà trong tiếng Nga thì tên lửa (như SAM2) hay rocket (như ĐKB) đều gọi chung là Raketa (ракета) cả, cộng thêm lý do bảo mật nêu ở trên nên dễ xảy ra nhầm lẫn giữa việc nối tầng ĐKB --> nối tầng tên lửa --> nối tầng SAM2.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 18 Tháng Năm, 2010, 09:14:34 pm
Uýnh nhau ở đâu mà các lão đầu bạc tức khí phải mở cả một chuyên mục tẩy độc chuyện "Nguyên Phong" thế này ;)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Năm, 2010, 09:24:56 pm
Bây giờ ta cùng tìm hiểu về cấu tạo đạn V-750V/V-750VM của S-75/S-75M xem huyền thoại "nối buồng đốt của 1 SAM vào đuôi SAM khác" có tính khả thi không nhé!

Đạn tên lửa V-750V/V-750VM có nhiều loại nhưng đều chung cấu tạo, kích thước (nguồn: Từ điển PK):

- Dài: 10,841m.

- Khối lượng phóng: 2.283kg.

- Đầu đạn: kiểu nổ mảnh nặng 193kg; ngòi nổ vô tuyến theo hiệu ứng xung Doppler.

- Tầng 1: đường kính 0,654m; sải cánh 2,566m; dùng nhiên liệu rắn.

- Tầng 2: đường kính 0,5m; sải cánh 1,675m; dùng nhiên liệu lỏng.

(http://www.ausairpower.net/1D-Guideline-Fakel-1S.jpg)

Đọc thông số và xem hình vẽ kể trên, các bạn có biết nếu muốn thêm một tầng nữa thì thêm vào đâu không, tôi thì chịu! ;D Hoặc như bác kotus bên ttvnol nói thì: "kéo dài tên lửa thêm 10cm" thì kéo thế nào nhỉ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Năm, 2010, 09:32:47 pm
Uýnh nhau ở đâu mà các lão đầu bạc tức khí phải mở cả một chuyên mục tẩy độc chuyện "Nguyên Phong" thế này
--------------------------------------
 Lão rất kém cập nhật, ở đây này: http://ttvnol.com/forum/gdqp/897543/trang-34.ttvn

 Chính ra chú Trai-ầm phải cảm ơn anh em vì đã tăng viu cho cái topic của chú ấy ối ra! ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: fddinh trong 18 Tháng Năm, 2010, 09:52:34 pm
Em có nick ở vozForums từ năm 2007, nhưng mà chẳng mấy khi la cà vào quán nước nên không biết mấy em vọc sỹ đó ngộ độc "huyền thoại" nặng vậy, em vừa cho mấy cái link giải độc rồi.

Cho link xong thì mod close thớt rồi.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 18 Tháng Năm, 2010, 10:10:24 pm
Hồi xưa có bác nào ở KTNN hay TGM còn nổ rằng nếu giáo sư xyz còn sống hẳn nước ta đã có thể dùng đinh tán nối 40 tầng phóng của đạn tên lửa SAM-2 (CA-75) để đưa người vào vũ trụ chứ chẳng đùa ;D Vì thế nối thêm 1 vài tầng cho SAM-2 hẳn không ngoài tầm tay người Nam ta :D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 18 Tháng Năm, 2010, 10:28:20 pm
Có khi nào mình nới rộng cái khoang chứa nhiên liệu lỏng bằng bình phụ gắn bên cạnh hoặc là tăng áp cho nó chứa nhiều nhiên liệu hơn?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: fddinh trong 18 Tháng Năm, 2010, 10:35:27 pm
Có khi nào mình nới rộng cái khoang chứa nhiên liệu lỏng bằng bình phụ gắn bên cạnh hoặc là tăng áp cho nó chứa nhiều nhiên liệu hơn?

Chết mất thôi!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 18 Tháng Năm, 2010, 10:43:15 pm
Có khi nào mình nới rộng cái khoang chứa nhiên liệu lỏng bằng bình phụ gắn bên cạnh hoặc là tăng áp cho nó chứa nhiều nhiên liệu hơn?
Thế nhiên liệu của các bình chứa phụ đổ vào khoang bằng cơ chế nào? Hay là khi tên lửa hết nhiên liệu chính thì nghiêng tên lửa để nhiên liệu trong bình chứa phụ đổ vào khoang với sự hỗ trợ của cái Phễu đổ xăng cách đây 20 chục năm các bác bán xăng dạo hay làm? ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 18 Tháng Năm, 2010, 11:07:00 pm
2 cái bình nó thông nhau thì áp suất bằng nhau. THông nhau rồi thì cũng chỉ là 1 bình nhưng có dung tích lớn hơn (và hình dáng quái hơn) thôi mà. Cơ chế dẫn nhiên liệu thì trước nào sau vậy.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 18 Tháng Năm, 2010, 11:12:31 pm
Thế theo bạn binhnhi2009 thì ngày xưa cái bình chứa nhiên liệu phụ ý nó như thế nào và ghép vào bên cạnh quả tên lửa Sam-2 trong hình mà bác Đoàn đưa thì hình dáng của nó ra sao?
Đây nè: ;D

(http://www.ausairpower.net/1D-Guideline-Fakel-1S.jpg)

[/quote]
Cái bình chứa nhiên liệu phụ ý khối lượng bao nhiêu vậy bạn? ;D
Và để mang thêm cái bình chứa nhiên liệu phụ ý thì phải nâng cấp những gì trong các thiết bị và hệ thống của tên lửa gốc ;D
P/S: chúng ta đang bàn về cái gọi là "huyền thoại nối tầng cho tên lửa Sam-2" chứ không phải thiết kế cải tiến nối tầng cho tên lửa Sam-2 bạn binhnhi2009 ;D. Với tầm bay cao và bay xa của Sam-2 hiện nay về lý thuyết là cao hơn và đủ để bắn rụng một cơ số lớn loại máy bay chiến đấu hiện đại đấy ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: selene0802 trong 18 Tháng Năm, 2010, 11:12:59 pm
2 cái bình nó thông nhau thì áp suất bằng nhau. THông nhau rồi thì cũng chỉ là 1 bình nhưng có dung tích lớn hơn (và hình dáng quái hơn) thôi mà. Cơ chế dẫn nhiên liệu thì trước nào sau vậy.
Cái ấy đâu phải là nối tầng, cái ấy là nối bình  ::)

Thế em hỏi, bác định nối mấy cái bình ấy vào đâu và nối bằng gì, liệu mấy cái bình ấy có làm giảm tốc độ của đạn hay không( có khi nào không nhấc nổi mình lên, từ rồng lửa Thăng Long biến thành rồng bệu Thăng Long không) ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 18 Tháng Năm, 2010, 11:26:53 pm
Các bạn theo thuyết  "Nói tầng" đều quên đi các yếu tố rất cơ bản để 1 quả tên lửa có thể bay lên như trước khi nối:
- Thay đổi về hình dáng khí động học và trọng lượng của cái vỏ tên lửa.
- Thay đổi về hệ thống điều khiển.

Và quan trọng nhất: Trình độ của ta vào thời đó có đủ để thực hiện cái việc trong mơ là hàn tầng nối tầng không. Làm như cứ dùng mỏ hàn xì hàn là nối vào được không bằng ý.

Chán chẳng buồn nói


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Hoa_Thuong_Thich_Vat_@ trong 18 Tháng Năm, 2010, 11:49:15 pm
Mô Phật...tặng các thí chủ thích nối tầng này

(http://i944.photobucket.com/albums/ad285/trymto_ttvn/SAM2_Cance_NV_elevated.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: nhai quai dep trong 18 Tháng Năm, 2010, 11:55:33 pm
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát

Cảm ơn Hòa Thượng

Em có một ít ảnh tư liệu về Khung, Bệ & Hệ thống Tăng Tốc của Không Quân, chẳng biết post lên đây có được hôn ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Năm, 2010, 01:52:07 am
Thực ra các bác "nối tầng" chỉ là 1 bộ phận trong trào lưu "cho rằng", "nghĩ rằng", cùng lắm là "nghe rằng" thôi. Ít (hoặc không) dùng cái "nhìn rằng", "sờ rằng" nên khó tranh luận lắm.

@dongadoan: hồi này bác có vẻ rảnh rang nhỉ  ;D

@ nhai quai dep: bác cứ đưa lên đi. Của quý hiếm đó   


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Bodoibucket trong 19 Tháng Năm, 2010, 05:13:25 am
Mấy bạn đó nói cũng không phải là ... không có căn cứ ;D

Đây là SAM-1 tầng
(http://farm3.static.flickr.com/2793/4426655214_97492c9c56_o.jpg)

Các chuyên gia VN đang nghiên cứu lắp ráp, nối thêm 1 tầng nữa
(http://farm5.static.flickr.com/4048/4425891861_d935d57cb9_o.jpg)

Kết quả được quả SAM-2 tầng chuẩn bị đem đi gắn vào bệ phóng
(http://farm5.static.flickr.com/4052/4425891569_6b1af64346_o.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Năm, 2010, 06:46:33 am
Này ! Bác đưa tin thế người ta lại lôi "Bodoibucket" rêu rao khắp thiên hạ thì lúc ấy bác có 10 miệng cũng chả thanh minh được đâu  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Năm, 2010, 08:22:58 am
He...he, bên ta cũng nhiều người quan tâm đến vụ này nhỉ?

- Bạn binhnhi2009: Việc đeo thêm các thùng nhiên liệu phụ là có thể nhưng nó làm tăng khối lượng của tên lửa, làm giảm tính năng khí động học --> tên lửa có tốc độ bay chậm hơn thiết kế, lợi bất cập hại. Hơn nữa, thêm thùng nhiên liệu phụ không phải nối tầng!

- Bạn DesantnhikVDV: Bạn yên tâm, trong các thùng nhiên liệu của tên lửa ống hút đều là khớp cầu xoay đảm bảo hút hết nhiên liệu dù tên lửa bay ở tư thế nào.

- Bạn nhai quai dep: KQ không liên quan đến topic này.

- Bác Giangtvx: Đang ôn thi, bác ạ! ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: nhai quai dep trong 19 Tháng Năm, 2010, 08:50:50 am
Ơ

Thế mà Em cứ tưởng Phòng không & Không quân nhà ta vẫn ở cùng một Quân chủng

Ra ở riêng hồi nào đó bác Đoành ?



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 19 Tháng Năm, 2010, 09:32:43 am
Ơ

Thế mà Em cứ tưởng Phòng không & Không quân nhà ta vẫn ở cùng một Quân chủng

Ra ở riêng hồi nào đó bác Đoành ?



SAM là thuộc phòng không hay kq hả bạn?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: yenthanh trong 19 Tháng Năm, 2010, 09:55:11 am
Hôm nọ em ngồi nhậu với 1 bác ***// kiêm CN khoa dược cua 1 BV lớn trực thuộc ngành... Bác ấy còn giảng giải VN nối tầng SAM II để bắn B52 mới kinh chứ :D bác Bodoibucket ngồi chứng kiến mà cười không nổi :D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Năm, 2010, 09:56:18 am
Bạn nhai quai dep làm ơn đọc kỹ tên topic và lời dẫn giải trong bài đầu của tôi để biết mục đích, phạm vi đề cập của topic nhé!



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: linhthongtin trong 19 Tháng Năm, 2010, 09:59:48 am
Theo em nhớ thì cuốn lịch sử QC PK-KQ tập 3 có nói rõ là cải tiến lớn nhất của Sam 2 không nằm ở kỹ thuật hay khí tài mà là ở chiến thuật và phương pháp đánh. Sĩ quan điều khiển cũng như kíp trắc thủ được huấn luyện để phối hợp sử dụng nhiều phương pháp đánh khác nhau, phối hợp giữa điều khiển tự động với điều khiển bằng tay góc tà, phương vị, cự ly tùy từng trường hợp cụ thể đối với mục tiêu trong nhiễu, .
Về vấn đề "vạch nhiễu" B52 thì có một chuyện trong sách kể em thấy tương đối thú vị là các hệ thống gây nhiễu của B52 gây nhiễu rất tốt đối với các rada thế hệ mới, dùng rada thế hệ mới thì nhiễu trắng màn hình. Các bác nhà mình chuyển sang sử dụng một loại rada đời "ơ kìa" thì tự nhiên thấy màn hình trong vắt mục tiêu rõ mồn một thế là: "Quả 1 - Phóng" aaaaaaaaaaaaaaaaa. Về sau mình dùng phối hợp cả hai loại rada cũ và mới để đảm bảo phát hiện mục tiêu trong mọi trường hợp.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Năm, 2010, 10:18:35 am
Tạm gửi lên một mô hình về quy trình bám bắt và phóng tên lửa PK đánh B52 trong KCCM:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/SAmh-1.jpg)

P/s: Nghịch bằng PS nên có gì chưa ổn các bạn thông cảm! ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 19 Tháng Năm, 2010, 10:22:06 am
Theo em nhớ thì cuốn lịch sử QC PK-KQ tập 3 có nói rõ là cải tiến lớn nhất của Sam 2 không nằm ở kỹ thuật hay khí tài mà là ở chiến thuật và phương pháp đánh. Sĩ quan điều khiển cũng như kíp trắc thủ được huấn luyện để phối hợp sử dụng nhiều phương pháp đánh khác nhau, phối hợp giữa điều khiển tự động với điều khiển bằng tay góc tà, phương vị, cự ly tùy từng trường hợp cụ thể đối với mục tiêu trong nhiễu, .
Về vấn đề "vạch nhiễu" B52 thì có một chuyện trong sách kể em thấy tương đối thú vị là các hệ thống gây nhiễu của B52 gây nhiễu rất tốt đối với các rada thế hệ mới, dùng rada thế hệ mới thì nhiễu trắng màn hình. Các bác nhà mình chuyển sang sử dụng một loại rada đời "ơ kìa" thì tự nhiên thấy màn hình trong vắt mục tiêu rõ mồn một thế là: "Quả 1 - Phóng" aaaaaaaaaaaaaaaaa. Về sau mình dùng phối hợp cả hai loại rada cũ và mới để đảm bảo phát hiện mục tiêu trong mọi trường hợp.

Không đến mức mục tiêu rõ mồn một đâu bác ơi, chỉ là giúp xác định chính xác hơn vị trí có khả năng có B52 thôi.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 19 Tháng Năm, 2010, 05:27:30 pm
Bây giờ ta cùng tìm hiểu về cấu tạo đạn V-750V/V-750VM của S-75/S-75M xem huyền thoại "nối buồng đốt của 1 SAM vào đuôi SAM khác" có tính khả thi không nhé!

Đạn tên lửa V-750V/V-750VM có nhiều loại nhưng đều chung cấu tạo, kích thước (nguồn: Từ điển PK):

- Dài: 10,841m.

- Khối lượng phóng: 2.283kg.

- Đầu đạn: kiểu nổ mảnh nặng 193kg; ngòi nổ vô tuyến theo hiệu ứng xung Doppler.

- Tầng 1: đường kính 0,654m; sải cánh 2,566m; dùng nhiên liệu rắn.

- Tầng 2: đường kính 0,5m; sải cánh 1,675m; dùng nhiên liệu lỏng.

(http://www.ausairpower.net/1D-Guideline-Fakel-1S.jpg)

Đọc thông số và xem hình vẽ kể trên, các bạn có biết nếu muốn thêm một tầng nữa thì thêm vào đâu không, tôi thì chịu! ;D Hoặc như bác kotus bên ttvnol nói thì: "kéo dài tên lửa thêm 10cm" thì kéo thế nào nhỉ?

Thông số về chiều dài của các tầng thế nào bác dongadoan?

Về vụ nối tầng thì theo bn vẫn có thể có lý do của nó như sau:
Tầm cao 30km của tên lửa là trong điều kiện thuận lợi, thấy mục tiêu từ đầu và đi một mạch tới đó luôn. Trong trường hợp bị nhiễu nặng thì rất có thể chiến thuật sau được áp dụng: phóng lên áng chừng vào vùng khả nghi và cho tên lửa sục sạo tìm mục tiêu kết hợp với chỉnh hướng từ đài điều khiển. Như vậy cần phải bay lâu hơn bình thường.

Bn không vẽ được nhưng có thể mô tả việc "nối bình" thế này: tên lửa như cái đòn bánh tét, 2 hoặc 4 thùng dầu phụ hình bút chì cặp dọc sườn. Như vậy về khí động học cũng không ảnh hưởng nhiều lắm.

Về khả năng tăng áp cho nhiên liệu lỏng thì thế nào các bác? ví dụ tăng 10% áp suất thì ta đã có thêm 10% nhiên liệu rồi. bn nghĩ rằng đồ "các chú cứ phá" tốt lắm, tăng áp lên 50% vẫn OK.

Nói chung nối hay không vẫn đang ở diện tin hay không các bác nhỉ? Vì cũng chưa có tài liệu chinh thức nào nói là không có nối tầng.



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Năm, 2010, 05:35:50 pm
Tầm cao 30km của tên lửa là trong điều kiện thuận lợi, thấy mục tiêu từ đầu và đi một mạch tới đó luôn. Trong trường hợp bị nhiễu nặng thì rất có thể chiến thuật sau được áp dụng: phóng lên áng chừng vào vùng khả nghi và cho tên lửa sục sạo tìm mục tiêu kết hợp với chỉnh hướng từ đài điều khiển. Như vậy cần phải bay lâu hơn bình thường.
-----------------------------------------
 Bạn binhnhi2009 tưởng người ta lái tên lửa như bạn lái xe máy ấy hả? ;D

Bn không vẽ được nhưng có thể mô tả việc "nối bình" thế này: tên lửa như cái đòn bánh tét, 2 hoặc 4 thùng dầu phụ hình bút chì cặp dọc sườn. Như vậy về khí động học cũng không ảnh hưởng nhiều lắm.

Về khả năng tăng áp cho nhiên liệu lỏng thì thế nào các bác? ví dụ tăng 10% áp suất thì ta đã có thêm 10% nhiên liệu rồi. bn nghĩ rằng đồ "các chú cứ phá" tốt lắm, tăng áp lên 50% vẫn OK.

------------------------------------------
 Bạn có hiểu nối bình và nối tầng là hai khái niệm khác nhau không?

 Nhiên liệu được nạp trong các bình chứa ở áp suất thường, không nén bạn ạ! Khi động cơ hoạt động thì khí nén từ bình chứa mới tràn sang bình nhiên liệu và tạo áp suất dư để ép nhiên liệu vào buồng đốt. Bạn định nén nhiên liệu thì ví dụ tăng 10% áp suất trong bình chứa đồng thời sẽ phải tăng trên 10% áp suất bình khí nén --> bạn đang chế một quả bom chứ không còn là quả tên lửa nữa rồi! ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: fddinh trong 19 Tháng Năm, 2010, 05:39:00 pm
Bó tay!

Tên lửa mà làm như con chuột, sục sạo?
Chắc bn xem mấy clip về phóng tàu vũ trụ bèn thêm cho nó 2 hay 4 thùng dầu cặp thêm! Thế thì nó bay thế nào? Cứ cho là bay được đi, vậy nó có bay được cao không? Bay nhanh được không? sục sạo nổi không? Trình độ hiện giờ đã làm được chưa? Có công bố nào về nối tầng trong thời gian gần đây chưa? Chưa tính hồi năm một chín bảy mấy.

Tài liệu chinh thức nói là không có nối tầng thì đầy ra, có điều có chịu tìm đọc hay không mà thôi?
[/quote]
Thông số về chiều dài của các tầng thế nào bác dongadoan?

Về vụ nối tầng thì theo bn vẫn có thể có lý do của nó như sau:
Tầm cao 30km của tên lửa là trong điều kiện thuận lợi, thấy mục tiêu từ đầu và đi một mạch tới đó luôn. Trong trường hợp bị nhiễu nặng thì rất có thể chiến thuật sau được áp dụng: phóng lên áng chừng vào vùng khả nghi và cho tên lửa sục sạo tìm mục tiêu kết hợp với chỉnh hướng từ đài điều khiển. Như vậy cần phải bay lâu hơn bình thường.

Bn không vẽ được nhưng có thể mô tả việc "nối bình" thế này: tên lửa như cái đòn bánh tét, 2 hoặc 4 thùng dầu phụ hình bút chì cặp dọc sườn. Như vậy về khí động học cũng không ảnh hưởng nhiều lắm.

Về khả năng tăng áp cho nhiên liệu lỏng thì thế nào các bác? ví dụ tăng 10% áp suất thì ta đã có thêm 10% nhiên liệu rồi. bn nghĩ rằng đồ "các chú cứ phá" tốt lắm, tăng áp lên 50% vẫn OK.

Nói chung nối hay không vẫn đang ở diện tin hay không các bác nhỉ? Vì cũng chưa có tài liệu chinh thức nào nói là không có nối tầng.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Bodoibucket trong 19 Tháng Năm, 2010, 05:40:56 pm
Bó tay!

Tên lửa mà làm như con chuột, sục sạo?
Chắc bn xem mấy clip về phóng tàu vũ trụ bèn thêm cho nó 2 hay 4 thùng dầu cặp thêm!

Không phải thùng dầu mà là động cơ phụ gắn thêm! Nhưng mà ở Vịt ta thì không có loại này vì không cần dùng tới!  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 19 Tháng Năm, 2010, 05:57:26 pm
Tên lửa mà làm như con chuột, sục sạo?
Chắc bn xem mấy clip về phóng tàu vũ trụ bèn thêm cho nó 2 hay 4 thùng dầu cặp thêm! Thế thì nó bay thế nào? Cứ cho là bay được đi, vậy nó có bay được cao không? Bay nhanh được không? sục sạo nổi không? Trình độ hiện giờ đã làm được chưa? Có công bố nào về nối tầng trong thời gian gần đây chưa? Chưa tính hồi năm một chín bảy mấy.

Tài liệu chinh thức nói là không có nối tầng thì đầy ra, có điều có chịu tìm đọc hay không mà thôi?

Thuật ngữ tên lửa sục sạo tìm mục tiêu không phải do bn chế ra. bn nhớ là đã đọc ở đâu đó rồi.

Các câu hỏi chi tiết về kỹ thuật của bác thì phải các kỹ sư chuyên ngành mới tính toán được, bn chịu nhưng không vì thế mà không sử dụng trí tưởng tượng để đưa ra ý tưởng của mình.

Về "Tài liệu chinh thức nói là không có nối tầng thì đầy ra, có điều có chịu tìm đọc hay không mà thôi?" thì bn rất cảm ơn bác nếu bác cho cái link. Nếu có thì có lẽ bác dongadoan đã trích dẫn ngay từ bài giải độc đầu tiên rồi



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Năm, 2010, 06:12:55 pm
Thuật ngữ tên lửa sục sạo tìm mục tiêu không phải do bn chế ra. bn nhớ là đã đọc ở đâu đó rồi.
--------------------------------
 Bạn chịu khó "sục sạo" thêm về kiến thức quân sự một chút nữa là sẽ hiểu: Người ta dùng cụm từ "tên lửa sục sạo tìm mục tiêu" là để chỉ việc tên lửa dùng sóng vô tuyến, các sensor,... để "nhìn thấy" mục tiêu chứ không phải để chỉ việc tên lửa bay lăng quăng để tìm mục tiêu như bạn hiểu đâu! ;D

Nếu có thì có lẽ bác dongadoan đã trích dẫn ngay từ bài giải độc đầu tiên rồi
---------------------------------
 Ồ, tớ không trích dẫn không phải vì nó không có mà là vì nó rất nhiều trên mạng, trên sách báo,... bạn không tìm thấy là do bạn không chịu tìm thôi. Ví dụ: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_xfaq&task=answer&Itemid=55&catid=67&aid=50


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: fddinh trong 19 Tháng Năm, 2010, 06:39:48 pm
Về "Tài liệu chinh thức nói là không có nối tầng thì đầy ra, có điều có chịu tìm đọc hay không mà thôi?" thì bn rất cảm ơn bác nếu bác cho cái link. Nếu có thì có lẽ bác dongadoan đã trích dẫn ngay từ bài giải độc đầu tiên rồi
Về link thì tớ đã đưa ở đây rồi http://ttvnol.com/forum/gdqp/897543/trang-41.ttvn#16405822 thế mà topic của bác Triumf sau đó còn mọc ra thêm những 16 trang nữa thì đủ biết là sự ngộ độc "nối tầm nối phào" này nó ngấm đến tận đâu.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: rongxanh trong 19 Tháng Năm, 2010, 09:39:04 pm
Các bác cho em hỏi ngoài lề 1 tý.

Trung quốc có nhái được SAM3 không?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Năm, 2010, 09:55:59 pm
Tôi nghĩ là nội dung trao đổi của bác binhnhi2009 thảo luận ở đây không thật phù hợp cho lắm. Bác cứ mở hẳn mục mới thảo luận cho thoải mái. Thí dụ như " Các huyền thoại cổ tích về kỹ thuật quân sự" chẳng hạn. Tôi sẽ xung phong ủng hộ ngay.

Chuyện đầu tiên xin hầu các bác:

" ... Vì SAM 2 không đủ nhiên liệu bay tới độ cao cần thiết để tiêu diệt B52 mà việc nối tầng, nén nhiên liệu hoặc thêm bình nhiên liệu phụ bị các bác ở đây cấm nên Việt Nam sáng tạo ra 1 kỹ thuật mới giúp SAM 2 diệt được B52. Xin bật mí: đây là 1 bí mật thuộc loại siêu tối tuyệt mật! Ở đây, tôi chỉ hé ra 1 tý thôi để cho các bác biết: Ta lấy 1 số tên lửa SAM 2, bỏ khối thuôc nổ ở đầu (cho nhẹ), cải tiến thành tên lửa làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không cho các quả SAM 2 khác! (có mày bay tiếp dầu trên không thì ... tên lửa tiếp nhiên liệu trên không là chuyện muỗi!). Tài liệu bí mật lắm đấy nhé!. Chính tôi nghe được từ nhà khoa học X, giáo sư Y, tiến sĩ Z nói ra ! Các bác thông cảm : vì bí mật nên tôi không nói tên thật của họ được ... "      

Thế bác binhnhi2009 nhé. Bác cứ mở đi rồi tôi ủng hộ hết mình!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 19 Tháng Năm, 2010, 09:56:01 pm
Các bác cho em hỏi ngoài lề 1 tý.

Trung quốc có nhái được SAM3 không?
Các dòng tên lửa Hongqui-2/A/B là bản nhái của Sam-2.
Sam-3 theo em thì TQ không nhái chứ không phải không nhái được.
(http://i736.photobucket.com/albums/xx8/Spetsnaz_VDV/hongqi2_01.jpg)
Danh sách các loại tên lửa của TQ bác xem tại đây - cũng chỉ là 1 nguồn để xem ;D
http://www.johnstonsarchive.net/nuclear/chinesemissiledes.html
Còn nối tầng hay không thì các bạn toàn lôi người nọ, người kia ra để làm bằng chứng, rồi tin nghe nói với nghe kể, hỏi khí không phải thế nếu em lấy nguồn từ mấy bà bán xôi hay bán bánh mỳ dạo thì các bạn đó có chấp nhận không? ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 19 Tháng Năm, 2010, 10:20:30 pm
Toàn nghe thông tin thứ cấp. Nghe thông tin cấp 1 thì bảo "Chưa nói hết BM"...
Vãi cả Hà...


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hoangdang_hm trong 20 Tháng Năm, 2010, 04:11:28 pm
 Các chú cho cháu hỏi tí : khi tên lửa tách tầng 1 ra thì sẽ như thế nào? nghĩa là làm sao để tách tầng 1 ra mà không ảnh hưởng đến quỹ  đạo bay của tên lửa ( vì như ở hình trên cháu thấy tầng 1 và 2 nối với nhau khá chắc chắn, nếu tách ra thì phải dùng một lực nhất định tác động vào các điểm nối==> gây khó khăn cho việc điều khiển tên lửa )


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Năm, 2010, 05:22:31 pm
Tầng 1 của V-750V/VM tách khỏi tên lửa bằng lượng nổ nhỏ gắn sẵn ở ba tai nối giữa 2 tầng, bạn ạ! Sau khi tầng 1 cháy hết, cơ cấu điểm hỏa sẽ kích nổ các lượng nổ này, đồng thời điểm hỏa cho tầng 2.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Bodoibucket trong 20 Tháng Năm, 2010, 05:27:08 pm
Hồi trước 6x, nghe nói là tên lửa ta mỗi lần bắn lên thì Mỹ khỏi phải bắn pháo sáng là nhờ cái đuôi cháy luôn vỏ của SAM nhà ta, phải không bác dongadoan?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Năm, 2010, 05:43:04 pm
Ơ, bác nghe ở đâu thế ạ? ;D

Vỏ của tầng 1 tên lửa bằng hợp kim, loa phụt của nó còn là loại hợp kim chịu nhiệt cực cao thì em nghĩ nó khó "tự cháy" lắm ạ! Ngoài ra, trong quá trình cháy của tầng 1, vỏ của nó vẫn là thùng chứa để chứa chất ô xi hóa và chất cháy,... cơ mà?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 20 Tháng Năm, 2010, 06:16:52 pm
Hồi trước 6x, nghe nói là tên lửa ta mỗi lần bắn lên thì Mỹ khỏi phải bắn pháo sáng là nhờ cái đuôi cháy luôn vỏ của SAM nhà ta, phải không bác dongadoan?
Hồi 196x-1972, còn nhỏ sơ tán về quê, gần trận địa tên lửa, vẫn thấy tầng một của tên lửa (hồi đó dân hay gọi là đuôi tên lửa) rơi đầy ngoài đồng! Còn nhớ có lần đã theo mấy bác du kích xã bám theo mấy đ/c bộ đội đi đo vẽ chi tiết địa hình địa phương như làng, xóm, đình chùa, cánh đồng, ao hồ vào bản đồ gần khu vực có trận địa tên lửa, cả trận địa dự bị (cứ vài hôm thì toàn bộ xe, đài, bệ, đạn lại rút chuyển chỗ khác). Việc đo vẽ đó chắc để tính toán cắt bỏ tầng 1 rơi ra ngoài đồng. Sau khi khai hỏa rời bệ, tầng 1 chỉ có chưa đến chục giây là tách rơi ra rồi.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Năm, 2010, 08:48:34 pm
Ơ, bác nghe ở đâu thế ạ? ;D

Vỏ của tầng 1 tên lửa bằng hợp kim, loa phụt của nó còn là loại hợp kim chịu nhiệt cực cao thì em nghĩ nó khó "tự cháy" lắm ạ! Ngoài ra, trong quá trình cháy của tầng 1, vỏ của nó vẫn là thùng chứa để chứa chất ô xi hóa và chất cháy,... cơ mà?

Ơ, tôi tưởng tầng 1 chứa thuốc phóng rắn cơ mà ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Năm, 2010, 08:52:46 pm
Ờ nhỉ, em nhầm! Nhưng dù sao thì tầng 1 cũng không tự cháy được! ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Bodoibucket trong 20 Tháng Năm, 2010, 09:58:18 pm
Đây, các bác giải độc cho em đi ạ!
Hồi 6x (không phải trước 6x) tức là cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ I, tên lửa SAM nhà ta buổi tối bắn lên thì sáng rực, sáng đến mức Mỹ khỏi thả pháo sáng!  ;D

Ông cụ nhà em nói là đuôi tên lửa bằng hợp kim với Ma-giê, bắn xong thì cái đuôi cũng cháy rụi, an toàn phết ... đến khoảng 69 thì mới thay bằng loại khác không sáng nữa nhưng rớt thì sập nhà!  ;D
(Ghi chú: cái này ông cụ nhà em nghe Viện Hóa, Bộ công nghiệp nặng nói thế!)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: vitính trong 20 Tháng Năm, 2010, 10:22:47 pm
Ông cụ nhà em nói là đuôi tên lửa bằng hợp kim với Ma-giê, bắn xong thì cái đuôi cũng cháy rụi, an toàn phết ...
Cái đuôi tên lửa không bao giờ là ma-giê cả. Nếu là ma-giê thì nó cháy theo thuốc phóng bên trong, còn đâu cơ cấu loa phụt lửa để mà đẩy quả đạn đi. Nó bằng thép. Năm 68 đã đầy các đuôi tên lửa rỉ ngoài đồng.
Đầu nổ của quả đạn thì luôn luôn là hợp kim ma-giê để mảnh nổ vừa có động năng do vụ nổ vừa có nhiệt năng do ma-giê cháy sẽ xuyên thủng và "hỏa thiêu" mục tiêu dễ dàng hơn.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Bodoibucket trong 20 Tháng Năm, 2010, 10:31:43 pm
Bác nói thế thì em biết thế, thực sự ở đây là em đã thấy có 1 thời tên lửa nhà ta bắn lên thì cả một vùng sáng quắc. Sáng hơn săng 16! ;D  Đến năm 72 thì em thấy bắn ngày tên lửa bay ngoằn ngoèo chán chê mới nổ, ban đêm thì không được sáng cho lắm, có thể người ta bắn ở tầm vòng ngoài xa Hà Nội ... sợ gần thì sập nhà dân chăng?

Mà bác vitinh nói là mảnh đầu nổ bằng hợp kim Ma-giê ... thế khi đầu tên lửa nổ nó sẽ cháy ... cháy thì giảm khối lượng ... giảm khối lượng thì giảm động năng xuyên thấu ... có gì mâu thuẫn chăng?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: vitính trong 20 Tháng Năm, 2010, 10:47:48 pm
Mà bác vitinh nói là mảnh đầu nổ bằng hợp kim Ma-giê ... thế khi đầu tên lửa nổ nó sẽ cháy ... cháy thì giảm khối lượng ... giảm khối lượng thì giảm động năng xuyên thấu ... có gì mâu thuẫn chăng?
Thời gian cho một vụ nổ thành công rất ngắn nên chuyện cháy thì giảm khối lượng, giảm động năng xuyên thấu,... là không tính đến.
Nguyên tắc ngòi nổ vô tuyến lắp trên đầu nổ là kích nổ ở cự ly ngắn nhất. Đã ngắn nhất, bao nhiêu phần nghìn giây, mà xung lượng nổ không với tới thì có còn khối lượng cũng không làm gì được mục tiêu.
Còn hiện tượng bắn tên lửa sáng cả một vùng thì còn tùy theo thời tiết. Nếu trời mù thì lửa phụt của tên lửa sẽ bị mù tầng cao tán xạ thành ra sáng ở một vùng rộng với cường độ yếu. Sẽ gây cảm giác sáng cả một vùng. Thí dụ thế.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Bodoibucket trong 20 Tháng Năm, 2010, 10:53:49 pm
Một loại đầu nổ mảnh tương tự SAM-2

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25dauno-F280-2.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Năm, 2010, 11:00:04 pm
Mà bác vitinh nói là mảnh đầu nổ bằng hợp kim Ma-giê ... thế khi đầu tên lửa nổ nó sẽ cháy ... cháy thì giảm khối lượng ... giảm khối lượng thì giảm động năng xuyên thấu ... có gì mâu thuẫn chăng?
Thời gian cho một vụ nổ thành công rất ngắn nên chuyện cháy thì giảm khối lượng, giảm động năng xuyên thấu,... là không tính đến.
Nguyên tắc ngòi nổ vô tuyến lắp trên đầu nổ là kích nổ ở cự ly ngắn nhất. Đã ngắn nhất, bao nhiêu phần nghìn giây, mà xung lượng nổ không với tới thì có còn khối lượng cũng không làm gì được mục tiêu.
Còn hiện tượng bắn tên lửa sáng cả một vùng thì còn tùy theo thời tiết. Nếu trời mù thì lửa phụt của tên lửa sẽ bị mù tầng cao tán xạ thành ra sáng ở một vùng rộng với cường độ yếu. Sẽ gây cảm giác sáng cả một vùng. Thí dụ thế.

Anh Vi tính ơi đầu nổ của đạn tên lửa chứ có phải đạn pháo hoa đâu mà chế từ ma giê! Đầu nổ của SAM2 nhìn giống cái trục lô sơn vỏ màu đỏ, bên trong là lớp đạn hợp kim hình khối lập phương.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Năm, 2010, 11:16:38 pm
Đuôi tên lửa SAM 2



(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/Sa2-1-Duoi.jpg)


Đoạn nối giữa tầng 1 và tầng 2 của tên lửa SAM2. Mấy đoạn ống/ dây dợ chắc là để điều khiển?


(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/Sa2-1-Noi.jpg)


(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/Sa2-2-Noi.jpg)

Nếu Huyphong không nhầm thì ảnh của anh Rong Xanh được chụp ở Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ quốc gia Smithsonian. Đây là 1 quả đạn V750V của tổ hợp SA-75MK Đờ vi na vẫn còn đặt trên giá của xe TZM chứ không phải trên bệ SM-63-2K.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Năm, 2010, 11:39:23 pm
Ờ nhỉ, em nhầm! Nhưng dù sao thì tầng 1 cũng không tự cháy được! ;D
Em mạo muội có giả thiết sau:

Giả sử em lấy con dao nhà em bổ đôi SAM 2 theo chiều ngang thành 2 phần:

Phấn 1: là phần đầu, có cái mũi tên đi.
Phần 2: là phần đuôi, có mấy cái cánh ở dưới

*) Giả sử muốn thêm 1 đốt (gọi là phần 3 các bác nhé) cho nó dài ra 10cm như bác nào nói cho thêm nhiên liệu vô. Có 3 giả thiết (tương ứng với 3 vị trí có thể ghép cái P3 này vào),

Vị trí 1: Ở đầu phần 1, khó xảy ra vì nó cái mũi tên lửa và theo hiểu biết của em chắc nó có cái thuốc nổ gì gì đó để bùm khi gần B52.
Vị trí 3: Ở phần dưới cùng, dưới phần 2, cái này cũng ko ổn vì chắc mấy cái cánh nó phải ở dưới cùng chứ nhỉ, và nếu ở vị trí này thì kích thước phần 2 sẽ là to nhất vì nó phải thoai thoải to dần từ mũi cho đến đuôi mới giông giống 1 quả tên lửa chứ
Vị trí 3: là ở giữa p1 và p2 chỗ có cái dao cắt của em đi qua ý, cái này theo em là hợp lý nhất ạ

KL1: đã xong vị trí cho cái P3 vô.

*) Hình dáng của phần 3 chắc phải là hình nón cụt rồi, đúng không các bác, chiều cao là 10cm, hoặc hình trụ? cái này cũng mâu thuẫn này

1. Hình nón cụt (1 đáy to, 1 đáy bé, đáy là hình tròn): sẽ không lắp được vì ở vị mặt cắt đó , tiết diện của 2 phần P1 và P2 là bằng nhau mà
2. Hình trụ: (2 đáy hình tròn bằng nhau): Cũng ứ được vì khi lắp vô hoàn chỉnh cái tên lửa nó có hình dáng kỳ kỳ, không thuôn đều mà như thế em sợ nó ứ bay được mất (bác nào giỏi về cái này confirm lại em nhé).

*) em cứ giả thiết là hình dạng vị trí ọk hết đi. em bàn tiếp đến chuyện vật liệu chế tạo ra cái P3 này: vật liệu phải đồng nhất chứ, chẳng lẽ P1, P2 bằng Cu còn P3 lại bằng Au được. Mà em nghe đồn vật liệu đó bằng hợp kim gì gì đó xin lắm, Vn ta chắc ko chế tạo nổi đâu, chắc phải đặt hàng Nga chứ nhỉ? Thế là các anh Nga hỏi ngay :" chú bảo anh làm cái cục này để làm gì thế" lộ hàng ngay, mà còn chuyện dây điện phải nối dài ra nữa....

*) mà nối lại làm sao được bây giờ, em tính phải có nhà máy, dây truyền mới hàn xì lại các phần với nhau chứ ( theo em chắc liên kết bằng hàn mới chắc chắn chứ lỏng la lỏng lẻo bê ra bệ phóng nó lại 3 khúc phân chia thì funny lắm nhỉ).

..... và rất nhiều các khó khăn khác nữa.

Mà 1 việc như thế này ạ: nếu thêm P3, tức là tahy đổi khối lượng,  kích thước => mất sự cân bằng, ổn định, mà cái này chắc quan trọng lém vì nó là tên lửa cơ mà, vật thể bay cơ mà. Đơn giản như 1 em diều thôi, không cân bằng nó chẳng xoay tít như diều của Nobita ý chứ làm sao mà bay lên giời được. còn nhiên liệu ở P3 nữa, tối thiểu nó phải đủ cho khối lượng ở P3 bay lên và còn dư 1 tý để kéo dài theo tầm cao cho tên lửa nữa.

==> rất chi là khó khăn và phi lý ở giả thiết thêm P3 cho SAM 2
-------------------------------------------
 Rất hoan nghênh bạn tham gia thảo luận, nhưng làm ơn viết đúng chính tả tiếng Việt hộ. Bạn có 12h để tự sửa bài!

Tặng anh DBP cái sơ đồ khối của SAM 2 để anh bổ cho dễ :)

Đạn tên lửa V750 (1D) cùng loại với các đạn đã vít cổ chiếc U2 của Francis Gary Powers trên vùng trời Sverdlovsk ngày 1/5/1960:
(http://pvo.guns.ru/images/sa02/tiv/1d_drw.jpg)
(hình "Техника и вооружения" @ pvo.guns.ru)

Sơ đồ đạn 1D (Схема ракеты 1Д):
1. Ăng ten phát của ngòi nổ vô tuyến (Передающая антенна РВ)
2. Ngòi nổ vô tuyến (Радиовзрыватель - РВ)
3. Đầu nổ (Боевая часть)
4. Ăng ten thu của ngòi nổ vô tuyến (Приемная антенна РВ)
5. Thùng chất Ô hay chất Ô xi hoá (Бак окислителя)
6. Thùng chất G hay nhiên liệu (Бак горючего)
7. Bình khí nén (Воздушный баллон)
8. Khối lái tự động (Блок автопилота)
9. Khối xử lí lệnh điều khiển vô tuyến (Блок радиоуправления)
10. Pin nguồn kiểu xi lanh Am-pul (Ампульная батарея)
11. Khối nâng thế (Преобразователь тока)
12. Khối điều khiển cánh lượn (Рулевой привод)
13. Thùng chất I hay chất kích hoạt động cơ OT-155 (Бак "И")
14. Động cơ tầng đạn (Маршевый двигатель)
15. Đai ốp nối tầng (Переходный отсек)
16. Động cơ tầng phóng (Стартовый двигатель)



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: vitính trong 21 Tháng Năm, 2010, 12:32:52 am
Anh Vi tính ơi đầu nổ của đạn tên lửa chứ có phải đạn pháo hoa đâu mà chế từ ma giê! Đầu nổ của SAM2 nhìn giống cái trục lô sơn vỏ màu đỏ, bên trong là lớp đạn hợp kim hình khối lập phương.
;D Tôi không biết cụ thể cái đầu nổ của SAM2, mà nghe dân tên lửa nói vậy (đơn vị tôi có đủ các thứ kỹ thuật vũ khí mà tôi lại chuyên về điện tử). Rất có thể lớp đạn hình khối lập phương ấy là hợp kim ma-giê?
Còn thực tế thì năm 68 chúng tôi đã vác búa đập một kết cấu từ trên trời rơi xuống để lấy những mảnh kim loại nhỏ có mùi khét đốt chơi. Buộc mẩu kim loại ấy vào một cái dây thép nhỏ, chụm 3 cái đèn dầu lại đốt. Khi nào kim loại nóng chuyển mầu đỏ bắt đầu có vẻ cháy thì không cần đốt đèn dầu nữa mà thổi như thổi hòn than. Nó sẽ cháy sáng rực, chói mắt, cái dây thép sẽ bị đứt vì quá nóng, cục kim loại sáng trắng rơi xuống đất phần chẩy ở ngoài sẽ văng ra còn phần chưa chẩy thì cháy tiếp. Kinh nghiệm là phải đứng trên phản mà đốt. Vì có thằng đứng ở dưới bị giọt kim loại nóng chảy bắn vào chân, lập tức có mùi khét da cháy và xuất hiện một cái lỗ viền khô thủng vào trong chân  :o
Cái vật kim loại từ trên trời ấy chắc chắn không phải máy bay Mỹ mang đến, không phải tên lửa đối không vì nó khá to. Hồi ấy bọn tôi cũng không truy được nó là cái gì, chỉ biết trò chơi ấy gọi là đốt ma-nhê. Địa điểm bây giờ là doanh trại của đoàn công binh N43, thị trấn Tam Nông.
Chúng tôi thăm lại doanh trại sau 40 năm (1968-2008)
(http://2.bp.blogspot.com/_e1j2gjyaF1c/R8C01ncdTkI/AAAAAAAABms/6bUH_rYinKA/s1600/_mg_8762mdf.jpg)
(Lại lạc đề vì "hồi ức" rồi. Nhưng không có chuyện này không biết sẽ kể đốt ma-nhê ở đâu).

Bổ sung: nguồn http://milparade.udm.ru/28/060.htm (http://milparade.udm.ru/28/060.htm)
Goole dịch một đoạn cho thấy đầu nổ có thành phần ma-giê để tăng hiệu quả cháy. Tất nhiên không thể là ma-giê nguyên chất rồi.

Các đầu đạn của tên lửa và tên lửa có tính năng cao, g-load lúc khởi động thường sử dụng phong bì phân mảnh có kiểm soát được tạo ra bởi soi rãnh, sử dụng dải rãnh vô tận, lưới tinh embrittled sản xuất, ví dụ, bằng điện tử hay điều trị tia laser và muốn. Đầu đạn có tính năng tương đối thấp g-load lúc khởi động (n <100), chủ yếu là SAM đầu đạn, được trang bị lắp ráp và ngoại quan bao thư với mảnh đúc sẵn ở dạng hình khối và xi lanh được làm từ thép hoặc hợp kim nặng trên cơ sở vonfram với một 16 với
mật độ 18 g/cm3. Công việc đang được tiến hành để tăng hiệu quả cháy của mảnh đúc sẵn bằng cách bổ sung magiê, zirconi, và berili đầu đạn. Tên lửa chứa đầy hỗn hợp của Trotyl và hexogen của TG TG 40 và 50 loại hay Trotyl với hexogen, bột nhôm của TGA, TGF , và các loại khác. Việc sử dụng nhiều vật liệu nổ mạnh mẽ, chủ yếu là octogen (mật độ 1,9 g/cm3 và tốc độ nổ 9.100 m / s), bị giới hạn bởi chi phí của họ. Hiệu quả thể tích (tỷ lệ trọng lượng thuốc nổ để đầu đạn trọng lượng) cho các đầu đạn SAM thường là trong vòng 0,4 và 0,6, và tốc độ của các mảnh vỡ là 1.800 đến 2.500 m/s.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Dienbienphu trong 21 Tháng Năm, 2010, 09:03:43 am

Tặng anh DBP cái sơ đồ khối của SAM 2 để anh bổ cho dễ :)

Đạn tên lửa V750 (1D) cùng loại với các đạn đã vít cổ chiếc U2 của Francis Gary Powers trên vùng trời Sverdlovsk ngày 1/5/1960:
(http://pvo.guns.ru/images/sa02/tiv/1d_drw.jpg)
(hình "Техника и вооружения" @ pvo.guns.ru)

Sơ đồ đạn 1D (Схема ракеты 1Д):
1. Ăng ten phát của ngòi nổ vô tuyến (Передающая антенна РВ)
2. Ngòi nổ vô tuyến (Радиовзрыватель - РВ)
3. Đầu nổ (Боевая часть)
4. Ăng ten thu của ngòi nổ vô tuyến (Приемная антенна РВ)
5. Thùng chất Ô hay chất Ô xi hoá (Бак окислителя)
6. Thùng chất G hay nhiên liệu (Бак горючего)
7. Bình khí nén (Воздушный баллон)
8. Khối lái tự động (Блок автопилота)
9. Khối xử lí lệnh điều khiển vô tuyến (Блок радиоуправления)
10. Pin nguồn kiểu xi lanh Am-pul (Ампульная батарея)
11. Khối nâng thế (Преобразователь тока)
12. Khối điều khiển cánh lượn (Рулевой привод)
13. Thùng chất I hay chất kích hoạt động cơ OT-155 (Бак "И")
14. Động cơ tầng đạn (Маршевый двигатель)
15. Đai ốp nối tầng (Переходный отсек)
16. Động cơ tầng phóng (Стартовый двигатель)



Ấy là em giả thiết như thế khó có khả năng nối tầng tên lửa vì sẽ có rất nhiều việc phi lý về mặt kỹ thuật thực hiện như: Vị trí, kích thước hình dạng, vật liệu của đoạn được thêm mới. Và việc sẽ phá vớ sự cân bằng khí động lực học của SAM 2 nguyên bản với lý thuyết cho rằng VN ta có thể tự thiết kế tính toán hoàn thiện về mặt lý thuyết rồi đấy ạ. (các bản vẽ kích thước hình dạng, tính toán nội ngoại lực, cân bằng....)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Năm, 2010, 12:40:43 pm
Khà khà ;D Dạo này OldBuff bận quá trời nên ít tham gia bài trên này. Các bác cứ tẩy độc trước ở đây rồi chuyển ca bệnh để tôi xử lý bồi bổ ở mục các loại SAM của Liên Xô và Nga vào tháng 6 tới.

Có chút thông tin với các bác là mảnh đầu nổ của S-75 không giống như mảnh của đạn S-25 mà bác bodoibucket đưa ở phần trên.

Đầu nổ và mảnh đầu nổ của đạn V-750/13D (S-75 Desna):
(http://s39.radikal.ru/i085/0906/5d/dfc9e5ea48f0.jpg)
(http://s57.radikal.ru/i157/0906/b7/b3ae96294a2e.jpg)

Đầu nổ và mảnh đầu nổ của đạn V-755/20D (S-75M Volga)
(http://s50.radikal.ru/i129/0905/8c/0337e96c59d2.jpg)
(http://s42.radikal.ru/i098/0905/24/1e6a2b8941bf.jpg)

Có bài viết của Alexandr Klotchkov về các loại đầu nổ ở đây (http://rbase.new-factoria.ru/pub/b_ch/oskol_bch.shtml). Đ/c huyphongssi biết tiếng Nga nếu có thời gian thì dịch tóm cho anh em nhé!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Bodoibucket trong 21 Tháng Năm, 2010, 01:17:32 pm
Hế hế, em chỉ đợi bác ra thôi đấy! Cọp cái hình đầu s-25 của bác mà!  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 21 Tháng Năm, 2010, 01:17:47 pm
Bài của bác DBP rất cụ tỷ, không biết thế dã đủ để các con giời kotus và ivanovic thủng chưa?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Năm, 2010, 03:00:52 pm
Bác nói thế thì em biết thế, thực sự ở đây là em đã thấy có 1 thời tên lửa nhà ta bắn lên thì cả một vùng sáng quắc. Sáng hơn săng 16! ;D  Đến năm 72 thì em thấy bắn ngày tên lửa bay ngoằn ngoèo chán chê mới nổ, ban đêm thì không được sáng cho lắm, có thể người ta bắn ở tầm vòng ngoài xa Hà Nội ... sợ gần thì sập nhà dân chăng?

Mà bác vitinh nói là mảnh đầu nổ bằng hợp kim Ma-giê ... thế khi đầu tên lửa nổ nó sẽ cháy ... cháy thì giảm khối lượng ... giảm khối lượng thì giảm động năng xuyên thấu ... có gì mâu thuẫn chăng?

Tầng 1 phóng thì chói sáng lắm bác ạ, nhưng tầng 2 thì cháy không sáng như trăng rằm được. Trận địa phóng có thể đặt cách nhà bác xa hơn nên bác chỉ thấy tầng 2 bay ngoằn ngoèo đuổi máy bay địch thôi ;D

Có cái ảnh tầng 2 của đạn SAM2 đang bay ngay phía trên sân bay Đa Phúc theo hướng từ Đông sang Tây (chắc phóng từ trận địa Phù Lỗ của H57): dòng sông kẻ chỉ uốn lượn phía ngoài là sông Cà Lồ, xa nữa là đầm Vân Trì và xa nhất là sông Hồng.

(http://talks.guns.ru/forums/icons/forum_pictures/002834/thm/2834391.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Dienbienphu trong 21 Tháng Năm, 2010, 03:53:26 pm
Bài của bác DBP rất cụ tỷ, không biết thế dã đủ để các con giời kotus và ivanovic thủng chưa?

Em cảm ơn bác.

Em làm dân thiết kế, ngĩ có thiết kế mỗi cái trụ cầu thui thì đã chục bản vẽ, mặt cắt trong mặt căt ngoài, nội ngoại lực, sức bền vật liệu....cứ gọi là như canh hẹ, đấy là toàn edit các bản vẽ gốc đấy nhé.

Còn giả thiết thiết kế tên lửa SA2 ( đoạn 3 theo giả thiết) thì chắc cũng phải trình độ kha khá và phải có bản vẽ thiết kế gốc của SAM2 nữa chứ.? (cái này chắc Liên Xô nó không chuyển giao đâu nhỉ). Thôi thì về mặt lý thuyết em cứ chấp nhận là mình thiết kế được làm ra được.

Nhưng mà phần chế tạo và lắp ráp thì không tưởng được đâu ạ. Mà nguyên lý cơ bản thêm khối lượng chỉ có nặng phao câu thêm => bay thấp đi chứ chẳng bay cao hơn được đâu ạ

Em mạo muội nghĩ vậy.

Kính các bác


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Năm, 2010, 04:04:14 pm
Vấn đề không nằm ở cấu tạo kỹ thuật của tên lửa! Nếu SAM2 không đủ tầm "với tới" B52 thì lại là một chuyện, đằng này trần bắn của SAM2 thừa sức vượt quá trần bay của B52 thì cải tiến "nối tầng" để làm gì?

Không có mục đích thì chả ai nhiều chuyện, nhiễu sự lôi vũ khí ra mổ xẻ, cải tiến giữa lúc chiến tranh cả! ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: baoleo trong 21 Tháng Năm, 2010, 04:17:12 pm

Có cái ảnh tầng 2 của đạn SAM2 đang bay ngay phía trên sân bay Đa Phúc theo hướng từ Đông sang Tây (chắc phóng từ trận địa Phù Lỗ của H57): dòng sông kẻ chỉ uốn lượn phía ngoài là sông Cà Lồ, xa nữa là đầm Vân Trì và xa nhất là sông Hồng.


Lâu lâu mới thấy bác Búp phơ.
Bác có điều kiện, bác làm bộ ảnh Sam đuổi máy bay đi. Trong quansu cũng có 1 số ảnh, nhưng không thành chuỗi.
Kỳ vọng Bác sẽ làm bộ ảnh tên lửa đuổi tầu bay, hay như các bộ ảnh về tầu bò  ;) ;D ;)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Dienbienphu trong 21 Tháng Năm, 2010, 04:40:33 pm
Vấn đề không nằm ở cấu tạo kỹ thuật của tên lửa! Nếu SAM2 không đủ tầm "với tới" B52 thì lại là một chuyện, đằng này trần bắn của SAM2 thừa sức vượt quá trần bay của B52 thì cải tiến "nối tầng" để làm gì?

Không có mục đích thì chả ai nhiều chuyện, nhiễu sự lôi vũ khí ra mổ xẻ, cải tiến giữa lúc chiến tranh cả! ;D

Thì cứ giả sử có ai đó "nhiều chuyên, nhiễu sự" đi thì cũng chẳng làm được. Em là đang em nhấn mạnh điều đó bác Đoành ơi.



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 21 Tháng Năm, 2010, 04:51:53 pm

Thì cứ giả sử có ai đó "nhiều chuyên, nhiễu sự" đi thì cũng chẳng làm được. Em là đang em nhấn mạnh điều đó bác Đoành ơi.

Vấn đề ở đây là bác không tin, cụ TL nhà mình và nhiều bác nữa cũng biết đó là tin không có nguồn gốc nhưng không chỉ các cháu bé mới tin và còn nhiều bác khác bám vào đó mà nâng tầm lên thành 1 quan điểm mới, ví dụ như Sam-2 nối tầng thành Sam-3 như ở bài đầu topic.
Cái topic giải độc này xuất phát từ nguôc gốc trên bác ạ ;D
Bác nào có thời gian đi giang hồ trên các mạng, các chủ đề nối tầng với cải tiến trần bay cho Sam-2 cứ gọi là nhan nhản ;D
Em là em xem cái lý thuyết nối tầng cho tên lửa Sam-2 để bắn B-52 như là cắm thêm cái sừng lên đầu con ngựa bạch để thành Unicorn ;D - đẹp đấy, dũng mãnh đấy, hoành tráng đầy chất thi ca đấy nhưng cũng chỉ là tượng tưởng, được nhiều người biết đến mà không có ích gì cho thực tế cả ;D
Thế cho nó nhẹ người ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Bodoibucket trong 21 Tháng Năm, 2010, 05:16:56 pm
He hê, bác Buff, hóa ra ngày xưa các cụ ở viện Hóa - bộ CNN đã bị đầu độc rồi, trách làm chi thanh niên thời này nhỉ?  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: GiangNH trong 21 Tháng Năm, 2010, 08:31:26 pm

Có cái ảnh tầng 2 của đạn SAM2 đang bay ngay phía trên sân bay Đa Phúc theo hướng từ Đông sang Tây (chắc phóng từ trận địa Phù Lỗ của H57): dòng sông kẻ chỉ uốn lượn phía ngoài là sông Cà Lồ, xa nữa là đầm Vân Trì và xa nhất là sông Hồng.


 H57 ở Cầu diễn, phía Nam sông Hồng. Tên lửa đi hướng kia chỉ của tiểu đoàn 61, 62 thuộc H36( TD 236)
                                                                                                                 ( TVT-H36)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 21 Tháng Năm, 2010, 08:44:17 pm

Có cái ảnh tầng 2 của đạn SAM2 đang bay ngay phía trên sân bay Đa Phúc theo hướng từ Đông sang Tây (chắc phóng từ trận địa Phù Lỗ của H57): dòng sông kẻ chỉ uốn lượn phía ngoài là sông Cà Lồ, xa nữa là đầm Vân Trì và xa nhất là sông Hồng.


 H57 ở Cầu diễn, phía Nam sông Hồng. Tên lửa đi hướng kia chỉ của tiểu đoàn 61, 62 thuộc H36( TD 236)
                                                                                                                 ( TVT-H36)
Mấy cái trận địa tên lửa của tiểu đoàn/trung đoàn nào mà đóng ở Mạch tràng, Cổ loa hay Mai hiên/Lê xá, có biết không hả Giang.K17 ::)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 21 Tháng Năm, 2010, 08:46:43 pm
Bài của bác DBP rất cụ tỷ, không biết thế dã đủ để các con giời kotus và ivanovic thủng chưa?

Em cảm ơn bác.

Em làm dân thiết kế, ngĩ có thiết kế mỗi cái trụ cầu thui thì đã chục bản vẽ, mặt cắt trong mặt căt ngoài, nội ngoại lực, sức bền vật liệu....cứ gọi là như canh hẹ, đấy là toàn edit các bản vẽ gốc đấy nhé.

Còn giả thiết thiết kế tên lửa SA2 ( đoạn 3 theo giả thiết) thì chắc cũng phải trình độ kha khá và phải có bản vẽ thiết kế gốc của SAM2 nữa chứ.? (cái này chắc Liên Xô nó không chuyển giao đâu nhỉ). Thôi thì về mặt lý thuyết em cứ chấp nhận là mình thiết kế được làm ra được.

Nhưng mà phần chế tạo và lắp ráp thì không tưởng được đâu ạ. Mà nguyên lý cơ bản thêm khối lượng chỉ có nặng phao câu thêm => bay thấp đi chứ chẳng bay cao hơn được đâu ạ

Em mạo muội nghĩ vậy.

Kính các bác

Bác là dân đụng bản vẽ nên nói rành mạch được, mình là dân kinh tế, nhiều khi hiểu nhưng không diễn giải được. Mình chỉ nghĩ: hình dáng quả tên lửa hay cái máy bay nó liên quan đến khí động học, được tính toán tới lui mới ra tỷ số giữa trọng lượng và nguyên nhiên liệu để có 1 con số chuẩn nhất. Mọi sự can thiệp vào hình dáng và trọng lượng đều gây mất sự cân đối vốn có của nó.
Nói nhiều lần mà các con giời kia có thủng ra được đâu


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: vitính trong 21 Tháng Năm, 2010, 09:33:33 pm
Trở lại điểm xuất phát: chuyện nối tầm có phải từ sau ĐBP trên không 1972 hay không? Tôi ngờ rằng không phải. Sau này có chuyện nối tầm, hình như là thật, cho đất-đối-đất. Nghe chuyện này cắm sang chuyện kia, lại lý giải nhờ nối tầm mà Sam-2 hạ B-52?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: GiangNH trong 21 Tháng Năm, 2010, 09:40:58 pm

Mấy cái trận địa tên lửa của tiểu đoàn/trung đoàn nào mà đóng ở Mạch tràng, Cổ loa hay Mai hiên/Lê xá, có biết không hả Giang.K17 ::)
Trên khu vực đền Cổ loa, Sóc sơn, Hai bà trưng có 2 tiểu đoàn 61,62 thường trực( TD 63 tận phố Nối-Hải dương). Ngày ấy các trận địa tên lửa của tiểu đoàn 61, 62-H36(trung đoàn 236) di chuyển cơ động khắp nơi trong vùng: Dục tú, Cổ loa, Phù lỗ... Hiện tại H36 nằm trên quê hương cụ Nguyễn huy Tưởng.
 Là vùng đất của đền chùa, nhưng trong chiến tranh phá hoại  phải hứng chịu bom đạn chỉ sau khu Cao-Xà-Lá(cao su Sao vàng-thuốc là Thăng long-xà phòng Hà nội)
 Câu chuyện của con cựu binh F7-BGTN đấy, chúng nó bây giờ không bắn bằng SAM nữa rồi, bắn bằng SAM3 cải tiến(Von, Von ga ấy)
 Trả lại cho bác chủ nhà nhé, em chuyển sang PM!
 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Phong Quảng trong 21 Tháng Năm, 2010, 09:54:40 pm
Trở lại điểm xuất phát: chuyện nối tầm có phải từ sau ĐBP trên không 1972 hay không? Tôi ngờ rằng không phải. Sau này có chuyện nối tầm, hình như là thật, cho đất-đối-đất. Nghe chuyện này cắm sang chuyện kia, lại lý giải nhờ nối tầm mà Sam-2 hạ B-52?
Chuyện nối tầm không đơn giản với những kiến thức đại cương. Đất đối hải thì đã có và tôi đã gặp một thành viên trong nhóm thực hiện công việc này. Anh ấy nói :" Nối tầm chủ yêu là cải tiến khả năng ( tầm) điều kiển tên lửa chứ tăng liều thì rất phức tạp". Nghe hơi nồi chõ chỉ dám bàn có vậy thôi, bác nào cần tim hiểu tôi dẫn đến tha hồ mà bàn.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: fddinh trong 21 Tháng Năm, 2010, 10:18:53 pm
Trở lại điểm xuất phát: chuyện nối tầm có phải từ sau ĐBP trên không 1972 hay không? Tôi ngờ rằng không phải. Sau này có chuyện nối tầm, hình như là thật, cho đất-đối-đất. Nghe chuyện này cắm sang chuyện kia, lại lý giải nhờ nối tầm mà Sam-2 hạ B-52?
Nối tầm ĐKB thì có bác ạ, lại thêm những huyền thoại quanh SAM nên em nghi từ ĐKB chuyển thành SAM lắm!

Trong link bác Đoành đưa trang đầu có giải thích đó.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Năm, 2010, 06:55:41 am
Trích dẫn
Nói nhiều lần mà các con giời kia có thủng ra được đâu

Thủng thế nào được khi mà chỉ biết:
 
        - "Cho rằng" SAM 2 không với tới, B52 bay cao thế thì phải nối tầng thôi (mặc xác số liệu kỹ thuật của các ông)

        - "Nghĩ rằng" Việt Nam ta anh hùng thế, giỏi thế làm gì chả nối được tầng!

      Các bác sang nhà người ta mà cứ tát bôm bốp, chan chát vậy chắc tay các bác phải làm bằng hợp kim siêu bền! Em đã nhờ bên Sở Thương binh làm sẵn cho 1 ít rồi, nhỡ hỏng có cái thay ngay. Quansu nhà mình có cấm bôm bốp chan chát không nhỉ ?    

      À, khi rời bệ các bác có biết luông lửa (của thuốc phóng khô - tâng 1) có nhiệt độ khoảng bao nhiêu độ không ? Chắc là phải rất nóng vì người ta phải làm thêm bộ phận chắn lửa bằng thép (không biết gọi là gì - tạm gọi là cái máng chắn lửa) để tránh nó làm hỏng các thứ xung quanh. Điều ngạc nhiên là ở SAM 3 (hình như C175 ?) không có cái máng chắn lửa đó. Thay vào đó người ta trải xung quanh chân bệ 1 tấm thảm cao su. Với nhiệt độ có lẽ là rất cao của luông lửa khi quả đạn rời bệ phóng thì làm sao mà cao su chịu được nhỉ ? Bác nào cho thông tin về chuyện này đi.  


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 22 Tháng Năm, 2010, 07:14:23 am
Đã hết ngộ độc rồi  ;D

bn rất hoan nghênh cách chứng minh như bác dongadoan. Còn một số bác khác thì không hoan nghênh (ví dụ "...con giời... ivanov..." hoặc cách nói bóng gió khác)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 22 Tháng Năm, 2010, 10:55:51 am
     À, khi rời bệ các bác có biết luông lửa (của thuốc phóng khô - tâng 1) có nhiệt độ khoảng bao nhiêu độ không ? Chắc là phải rất nóng vì người ta phải làm thêm bộ phận chắn lửa bằng thép (không biết gọi là gì - tạm gọi là cái máng chắn lửa) để tránh nó làm hỏng các thứ xung quanh. Điều ngạc nhiên là ở SAM 3 (hình như C175 ?) không có cái máng chắn lửa đó. Thay vào đó người ta trải xung quanh chân bệ 1 tấm thảm cao su. Với nhiệt độ có lẽ là rất cao của luông lửa khi quả đạn rời bệ phóng thì làm sao mà cao su chịu được nhỉ ? Bác nào cho thông tin về chuyện này đi.  

Nhiệt độ luồng phụt khi phóng đạn rất cao nhưng không phải vì thế mà người ta phải làm thêm tấm chắn luồng/газоотбойное устройство hoặc газоотражатель ở phía sau bệ. Tấm chắn luồng này dùng để ngăn luồng khí phản lực khi phóng đạn thổi bay đất đá nền bệ, đồng thời chân đỡ dưới tấm chắn luồng chống xuống đất tạo thành điểm tựa cân bằng cho khối bệ khi phóng đạn.

Ở loại SAM-3 (S-125 Neva), loại bệ SM-78A (còn gọi là 5P71) có 2 rãnh đạn (như được trưng bày tại Bảo tàng PKKQ Trường Chinh) vẫn dùng tấm chắn luồng. Tuy nhiên tới bệ SM-106 (còn gọi là 5P73) có 4 rãnh đạn như đang được trang bị thì không dùng tấm chắn luồng mà có vành nhựa chịu nhiệt bọc hợp kim quây ngoài đĩa chân bệ kim loại.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 22 Tháng Năm, 2010, 10:59:35 am
He hê, bác Buff, hóa ra ngày xưa các cụ ở viện Hóa - bộ CNN đã bị đầu độc rồi, trách làm chi thanh niên thời này nhỉ?  ;D

Buff tôi hồi trong ngành cũng chỉ ai biết việc nấy nên nhiều chỗ phải mãi sau này đọc tài liệu mới ngộ ra ;D Trách sao được các cụ ;)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 22 Tháng Năm, 2010, 11:02:57 am

Có cái ảnh tầng 2 của đạn SAM2 đang bay ngay phía trên sân bay Đa Phúc theo hướng từ Đông sang Tây (chắc phóng từ trận địa Phù Lỗ của H57): dòng sông kẻ chỉ uốn lượn phía ngoài là sông Cà Lồ, xa nữa là đầm Vân Trì và xa nhất là sông Hồng.


Lâu lâu mới thấy bác Búp phơ.
Bác có điều kiện, bác làm bộ ảnh Sam đuổi máy bay đi. Trong quansu cũng có 1 số ảnh, nhưng không thành chuỗi.
Kỳ vọng Bác sẽ làm bộ ảnh tên lửa đuổi tầu bay, hay như các bộ ảnh về tầu bò  ;) ;D ;)

Chờ mãi không thấy bác em tới mở chuyên mục tàu pháo-tàu lôi-tàu ngầm bên "Kiến thức quốc phòng" nhể ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: yenthanh trong 22 Tháng Năm, 2010, 07:25:28 pm
Đã hết ngộ độc rồi  ;D

bn rất hoan nghênh cách chứng minh như bác dongadoan. Còn một số bác khác thì không hoan nghênh (ví dụ "...con giời... ivanov..." hoặc cách nói bóng gió khác)


 Bác mới là binh nhì thôi bác ạ nên bác đừng có mặc cảm gì cả. Ngay như 1 ***// thạc sỹ dược CN khoa mà còn NGU NGƠ về chuyện nối tầng tên lửa  cơ mà bác :D :D :D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Năm, 2010, 05:54:33 am
@Oldbuff Cám ơn bác đã giải thích hết sức rõ ràng. Quả là gặp được chuyên gia rồi. Bây giờ thì tôi nhớ là loại có 4 cần không có cái tấm chắn luồng đó nên nom hết sức gọn gàng. Xin hỏi thêm bác câu nữa : Giả sử trong chiến đấu loại 2 hoặc 4 cần trên 1 bệ khi phóng 1 quả đạn, số đạn còn lại phân bố không đều do vậy hệ thống bị lệnh tâm, khi quay bắt mục tiêu, bệ có bị đảo không, làm thế nào để bệ không bị đảo ?

Còn cái này nữa
Tấm chắn luồng này dùng để ngăn luồng khí phản lực khi phóng đạn thổi bay đất đá nền bệ, đồng thời chân đỡ dưới tấm chắn luồng chống xuống đất tạo thành điểm tựa cân bằng cho khối bệ khi phóng đạn.

Nếu cái chân đỡ tấm chắn luồng mà chống xuống đất thì làm sao mà bệ quay tròn để phóng đạn được ? (Hỏi có gì không phải, bác bỏ qua cho nhé)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Năm, 2010, 01:16:06 pm
 Qua một số bài viết vừa rồi có lẽ chúng ta đều đã nhận thấy cái huyền thoại "nối tầng SAM2" thực tế đúng là một "huyền thoại" nhỉ? ;D

 Không thể có giải pháp kỹ thuật "nối tầng SAM2" trong KCCM bởi:

1, Nó không cần thiết. SAM2 có tầm bắn cả về độ cao và cự ly thừa sức để tiêu diệt các mục tiêu bay của không quân và không quân hải quân Mỹ lúc đó.

2, Nó không phù hợp với điều kiện công nghệ của VN thời ấy. Việc nối tầng cho tên lửa PK nằm ngoài khả năng khoa học kỹ thuật của VNDCCH những năm 60, 70 thế kỷ 20.

3, Nếu thực sự có nhu cầu (không có 1) và đủ trình độ công nghệ (không có 2) thì "nối tầng SAM2" vẫn thực sự không phải là một giải pháp kỹ thuật có tính khả thi. Đạn tên lửa V-750V/VM nếu có thêm một tầng nữa sẽ chỉ bay chậm hơn và khó điều khiển hơn, chưa kể đến những việc khác như phải cải tiến kéo dài cần của bệ phóng SM-63II,...

 Tuy nhiên, việc "giải độc" sẽ chưa dừng lại ở đây bởi thực tế SAM2 ở VN đã được cải tiến, nếu không làm rõ những cải tiến này thì rất khó thuyết phục các bạn bị "ngộ độc" vì các bạn ấy cứ gắn việc "cải tiến" với "nối tầng" là một.

 Vậy việc cải tiến SAM2 ở VN trong KCCM thực chất là cải tiến cái gì, đâu là công sức, trí tuệ của người VN và đâu là sự giúp đỡ của chuyên gia LX?

 Câu trả lời gói gọn trong một cụm từ cũng là một khái niệm và tên một công trình đã được giải thưởng Hồ Chí Minh - đó là: CHỐNG NHIỄU.  


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 23 Tháng Năm, 2010, 01:25:19 pm
CHỐNG NHIỄU hay VẠCH NHIỄU TÌM THÙ  hả cụ Đoành?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Năm, 2010, 01:29:18 pm
Hai cách nói này chỉ phản ánh cùng một vấn đề kỹ thuật, đó là bộ đội tên lửa PK VN đã tìm ra cách khắc phục hầu hết các loại nhiễu do Mỹ tung ra trong cả hai cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc VN.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Năm, 2010, 02:03:18 pm
 Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về CHỐNG NHIỄU trong KCCM của bộ đội PKKQ nói chung và bộ đội tên lửa nói riêng. Đây là vấn đề vốn ít được nhắc tới nên tôi sẽ cố gắng viết theo ý hiểu của mình, chính vì vậy mong mọi người cùng góp ý để cho phần tìm hiểu về chống nhiễu này được hoàn thiện!

I, Những khái niệm cơ bản:

1, Nhiễu là cái quái gì vậy?

- Theo Từ điển PK thì NHIỄU là: những tác động của bức xạ điện từ làm sai lệch hoặc phá hủy thông tin trong các phương tiện vô tuyến điện từ. Nó có khả năng tác động vào mọi khâu của hệ thống chỉ huy - điều khiển - thông tin - trinh sát (C3I) và là một yếu tố rất quan trọng của tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại.

- Theo ý hiểu của tôi: NHIỄU là nguyên nhân làm thay đổi điều kiện lan truyền sóng của các thiết bị vô tuyến điện từ.

2, Vậy có các loại nhiễu nào thế?

- Theo nguồn gốc phát sinh: nhiễu tự nhiên, nhiễu nhân tạo.

- Theo phương pháp tạo nhiễu: nhiễu tiêu cực (thụ động) và nhiễu tích cực (chủ động).

- Theo đặc trưng của sóng: nhiễu vô tuyến điện từ, nhiễu laser, nhiễu hồng ngoại (IR).

3, Nhiễu ảnh hưởng gì đến chức năng của radar?

Như mọi người đều biết, nguyên lý làm việc của radar là: bức xạ năng lượng sóng điện từ ra không gian và thu tín hiệu phản xạ để qua các thiết bị hiển thị mà phát hiện, nhận biết và xác định tọa độ của phương tiện bay. Nói nôm na là: ném ra sóng tới và thu sóng về. Hình minh họa dưới đây thể hiện nguyên lý cơ bản nhất của radar PK:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/radar1.jpg)

Tác hại của nhiễu đối với radar chính là ở chỗ làm mất sóng về hoặc làm sai lệch sóng về, quá tải máy thu,... để radar không thể theo dõi được mục tiêu. Hình minh họa dưới đây ví dụ về tác hại của nhiễu tiêu cực do máy bay phóng ra:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/radar2.jpg)



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Bodoibucket trong 23 Tháng Năm, 2010, 04:20:24 pm
Nếu ... nếu gắn 4 ống phóng phụ vào tầng 1 của SAM-2 thì khi khai hoả sẽ có tốc độ xuất phát cao hơn chứ nhỉ? (không tính chuyện điều khiển vì bay nhanh quá đâu nha)  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Năm, 2010, 04:30:25 pm
II, Những loại nhiễu Mỹ đã dùng ở VN:

Ở VN, đặc biệt là từ khi xuất hiện sự tham chiến của tên lửa PK SAM2 thì Mỹ đã tìm mọi cách gây nhiễu cho các hệ thống hỏa lực của ta. Tôi sẽ trình bày cụ thể về từng loại nhiễu theo phân loại phương pháp tạo nhiễu:

1, Nhiễu tiêu cực:

Nhiễu tiêu cực thực chất là những băng giấy mỏng tráng kim loại hoặc là những dải nhôm, que nhựa phủ kim loại được các loại máy bay thuộc không quân, không quân hải quân Mỹ tung ra nhằm che mắt radar của ta hoặc tạo giả mục tiêu khiến tên lửa PK nổ trước khi đến vùng sát thương mục tiêu.

(http://www.aerospaceweb.org/question/electronics/countermeasures/chaff.jpg)

Tùy theo loại sóng radar mà nhiễu tiêu cực có độ dài, ngắn và số lượng trong mỗi bó khác nhau. Độ dài của sợi nhiễu tiêu cực bằng đúng 1/2 bước sóng (λ - lamda) của radar nó gây nhiễu nên đôi khi người ta còn gọi nó bằng cái tên "ngẫu cực" hoặc "lưỡng cực". Để gây nhiễu radar cảnh báo xa sóng mét có khi chỉ cần vài chục dải kim loại nhưng với radar điều khiển hỏa lực sóng xăngtimet thì số lượng có khi đến cả chục nghìn sợi. Tác dụng của dải nhiễu thường kéo dài từ 5 phút đến nửa giờ.

(http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:u83AE30Gq6-sdM::www.stelzriede.com/ms/photos/chaff.jpg&t=1&h=171&w=295&usg=__kkHnshooRscMGvQRV1-v4DZEJKg=)

Trên các loại máy bay Mỹ thường dùng máy tung nhiễu ký hiệu ALE-2x, máy bay thuộc không quân dùng loại ALE-24/27, thuộc hải quân dùng loại ALE-29 sử dụng loại nhiễu RR-70/72. Các loại nhiễu này có tác dụng tạo mục tiêu giả trên màn hiện sóng radar hay đánh lừa ngòi nổ vô tuyến của tên lửa PK khiến chúng nổ trước khi đến vùng sát thương hiệu quả mục tiêu (khi ấy chúng còn gọi là nhiễu ngòi nổ). Hình dưới đây minh họa tác hại của nhiễu tiêu cực với tên lửa PK:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/nhieungoino.jpg)



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Năm, 2010, 05:21:05 pm
Nếu ... nếu gắn 4 ống phóng phụ vào tầng 1 của SAM-2 thì khi khai hoả sẽ có tốc độ xuất phát cao hơn chứ nhỉ? (không tính chuyện điều khiển vì bay nhanh quá đâu nha)
------------------------------------
 Tầng 1 của tên lửa SAM2 chỉ sau 2 đến 4 giây là cắt tầng (lúc này tên lửa cũng mới bắt đầu có điều khiển) nên gắn thêm "ống phóng phụ" như ý của bác cũng không tạo sự khác biệt gì lớn giúp nâng tầm của SAM.

 Nếu là gắn động cơ đẩy toàn hành trình thì khả thi, mỗi tội là các bạn LX cũng làm loại này rồi. Họ gọi nó là loại 22D và 17D. ;D



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 23 Tháng Năm, 2010, 05:48:58 pm
Tùy theo loại sóng radar mà nhiễu tiêu cực có độ dài, ngắn và số lượng trong mỗi bó khác nhau. Độ dài của sợi nhiễu tiêu cực bằng đúng 1/2 bước sóng (λ - lamda) của radar nó gây nhiễu nên đôi khi người ta còn gọi nó bằng cái tên "ngẫu cực" hoặc "lưỡng cực".


Bác dongadoan có thể giải thích giùm lý do tại sao "Độ dài của sợi nhiễu tiêu cực bằng đúng 1/2 bước sóng (λ - lamda) của radar" không bác?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Năm, 2010, 06:17:21 pm
Bác dongadoan có thể giải thích giùm lý do tại sao "Độ dài của sợi nhiễu tiêu cực bằng đúng 1/2 bước sóng (λ - lamda) của radar" không bác?
----------------------------------
 Vì theo tính toán thì diện tích phản xạ hiệu dụng của sợi nhiễu sẽ đạt giá trị cực đại (σmax) khi hướng truyền sóng của radar vuông góc với trục sợi nhiễu và vecto cường độ điện trường song song với trục đó, khi ấy nếu độ dài sợi nhiễu đúng bằng nửa bước sóng thì cả hai đầu sợi nhiễu đều đồng thời phản xạ với sóng radar.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: __Bin__ trong 24 Tháng Năm, 2010, 08:43:31 am
(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/Sa2-2-Noi.jpg)
cho cháu hỏi : Tên lưae Liên Xô mà sao ghi toàn tiếng Anh thể???


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Năm, 2010, 09:09:21 am
(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/Sa2-2-Noi.jpg)
cho cháu hỏi : Tên lưae Liên Xô mà sao ghi toàn tiếng Anh thể???

Thấy bảo hàng đem trưng bày nên có 2 khả năng:
- Tổ hợp xuất khẩu có thêm tiếng Anh thông dụng cho các nước mua
- Cán bộ bảo tàng thêm phần dịch chỉ dẫn tiếng Anh cho khách tham quan dễ đọc


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Năm, 2010, 10:58:30 am
@Oldbuff Cám ơn bác đã giải thích hết sức rõ ràng. Quả là gặp được chuyên gia rồi. Bây giờ thì tôi nhớ là loại có 4 cần không có cái tấm chắn luồng đó nên nom hết sức gọn gàng. Xin hỏi thêm bác câu nữa : Giả sử trong chiến đấu loại 2 hoặc 4 cần trên 1 bệ khi phóng 1 quả đạn, số đạn còn lại phân bố không đều do vậy hệ thống bị lệnh tâm, khi quay bắt mục tiêu, bệ có bị đảo không, làm thế nào để bệ không bị đảo ?

Bệ phóng có cơ cấu xi lanh thủy lực bù lệch trong trường hợp phóng 1 trong các đạn trên bệ: Bệ SM-78A của tổ hợp S-125 Neva có 2 cụm xi lanh thủy lực 2 bên (phía trên xi lanh nâng hạ đế bệ đỡ tấm chắn luồng), bệ SM-106 của tổ hợp S-125M Pechora dùng 3 cụm xi lanh bù lệch đỡ từ chân đế bệ.

Hình bệ SM-78A
(http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/c125/5p73.gif)

Trích dẫn
Nếu cái chân đỡ tấm chắn luồng mà chống xuống đất thì làm sao mà bệ quay tròn để phóng đạn được ? (Hỏi có gì không phải, bác bỏ qua cho nhé)

Đ/c Rongxanh đã có ảnh minh họa và giải thích, Buff tôi chỉ làm rõ thêm: đế chân đỡ tấm chắn luồng có hình đĩa tròn được đặt cách mặt đất nền bệ khoảng 10 cm để bệ có thể quay phục vụ đồng bộ bệ đạn, hay nói nôm na là trỏ đạn quay theo góc tà và phương vị của đài điều khiển sau khi xác nhận phần tử bắn. Khi bệ được đồng bộ và có lệnh phóng, xi lanh thủy lực ở đuôi bệ hạ chân đỡ tấm chắn luồng xuống trước khi tầng phóng kích hoạt.

Hình bệ SM-90
(http://pvo.guns.ru/images/sa02/vadim/PU_01.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Năm, 2010, 01:41:17 pm
Đ/c Rongxanh đã có ảnh minh họa và giải thích, Buff tôi chỉ làm rõ thêm: đế chân đỡ tấm chắn luồng có hình đĩa tròn được đặt cách mặt đất nền bệ khoảng 10 cm để bệ có thể quay phục vụ đồng bộ bệ đạn, hay nói nôm na là trỏ đạn quay theo góc tà và phương vị của đài điều khiển sau khi xác nhận phần tử bắn.
----------------------------------------------
 Theo đúng tài liệu hướng dẫn bảo quản bộ khí tài C-75/75M thì khoảng cách ấy là 3 - 9cm. ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Năm, 2010, 02:23:00 pm
Theo đúng tài liệu hướng dẫn bảo quản bộ khí tài C-75/75M thì khoảng cách ấy là 3 - 9cm. ;D

Sách ta ghi thế thật à? Cơ mà không cãi nhau với sách ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Năm, 2010, 03:20:14 pm
Thưa các bác : đã rõ ! Suy luận thêm tí nữa : Vậy nền bệ cần phải phẳng (độ mấp mô < 3 đến 9 cm) và có lẽ là phải chịu lực, chịu lún ? Xi lanh thủy lực ở đuôi bệ chắc phải có độ vươn > 10cm, Lệnh hạ chân đỡ tấm chắn luồng chắc là phải tự động và phải nhanh để khỏi lỡ mất thời cơ. Suy luận thế không biết có đúng không các bác? Mà nếu như nền không đủ vững (điều này dễ xảy ra trong chiến tranh, trong điều kiện bị đánh phá ác liệt, thời gian chuẩn bị ngặt nghèo như ở khu 4 vậy) sau khi phóng đạn có thể bị lún. Mức lún có khi nào làm đổ được bệ không hả các bác ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: vitính trong 24 Tháng Năm, 2010, 03:36:02 pm
Mà nếu...
Trong chiến tranh mọi cái nếu đều có thể xảy ra. Kể cả trường hợp xe xích kéo xe điều khiển chạy trong đ/k đường bị đánh phá thậm tệ, vào chưa đến nơi nhìn ra ôi thôi bệ còn chạy theo mà đài ở trên thì đã... rơi mất rồi (1972, Quảng Trị). Tôi nghe nói thế  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Năm, 2010, 04:11:43 pm
Suy luận thêm tí nữa : Vậy nền bệ cần phải phẳng (độ mấp mô < 3 đến 9 cm) và có lẽ là phải chịu lực, chịu lún ? Xi lanh thủy lực ở đuôi bệ chắc phải có độ vươn > 10cm, Lệnh hạ chân đỡ tấm chắn luồng chắc là phải tự động và phải nhanh để khỏi lỡ mất thời cơ. Suy luận thế không biết có đúng không các bác? Mà nếu như nền không đủ vững (điều này dễ xảy ra trong chiến tranh, trong điều kiện bị đánh phá ác liệt, thời gian chuẩn bị ngặt nghèo như ở khu 4 vậy) sau khi phóng đạn có thể bị lún. Mức lún có khi nào làm đổ được bệ không hả các bác ?
----------------------------------
 Hì, bác Giangtvx không nhìn kỹ hình vẽ rồi, hệ thống thủy lực dùng để hạ tấm chắn luồng phụt và nâng cần theo góc tầm là một. Nghĩa là sau khi khóa hướng, bệ bắt đầu nâng cần để khóa tầm là tấm chắn luồng phụt cũng sẽ tự động hạ xuống dựa chắc trên nền đất, bác ạ!

 Với bệ cho SAM2 như SM-63/90 thì đổ bệ khó lắm vì ba chân bệ chia đều vòng tròn 3600 thành 3 góc 1200, đây là thế "chân kiềng" vững nhất rồi. Với bệ của SAM3 như SM-78 thì bệ cân bằng theo nguyên lý dàn đều áp lực trên diện tích rộng, với phản lực của đạn khi rời bệ chắc không đủ để đổ bệ đâu. ;D Tất nhiên, chả có gì chắc chắn 100% cả nên bộ đội ta xây dựng trận địa vẫn phải mang theo bó tre, phên nứa chống lún đấy!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: bob trong 24 Tháng Năm, 2010, 04:36:03 pm
Mà nếu...
Trong chiến tranh mọi cái nếu đều có thể xảy ra. Kể cả trường hợp xe xích kéo xe điều khiển chạy trong đ/k đường bị đánh phá thậm tệ, vào chưa đến nơi nhìn ra ôi thôi bệ còn chạy theo mà đài ở trên thì đã... rơi mất rồi (1972, Quảng Trị). Tôi nghe nói thế  ;D
- Ối giời ới! Năm 1973 đang ở Tây nguyên Chính tôi cũng được nghe về giai thoại này Đúng như bác dongadoan nêu ra: "nối tầng SAM2" bắn B52 và tin điều đó cho đến bây giờ. Mà lại do một vị cán bộ cỡ Bự đi họp ngoài bắc vào nói chuyện mới "khoái" chứ! Thậm chí thủ trưởng này còn nói chuyện "thời sự" nữa: Nào là ta tìm thấy mỏ dầu ở Tiền hải Thái bình trữ lượng lớn khai thác hàng trăm năm không hết?! Ví von: Toàn bộ mỏ dầu ở trung đông chỉ như "con ve", còn mỏ dầu ở ta như "con voi"?! (Hãy hình dung con ve bám vào mông con voi)... Vậy đấy! Bây giờ mới thấy "..."! 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 24 Tháng Năm, 2010, 06:46:08 pm
Có bài viết của Alexandr Klotchkov về các loại đầu nổ ở đây (http://rbase.new-factoria.ru/pub/b_ch/oskol_bch.shtml). Đ/c huyphongssi biết tiếng Nga nếu có thời gian thì dịch tóm cho anh em nhé!

Phần này để em đưa về mục Kiến thưc quốc phòng nhé!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Dienbienphu trong 24 Tháng Năm, 2010, 09:47:43 pm

tạo giả mục tiêu khiến tên lửa PK nổ trước khi đến vùng sát thương mục tiêu.

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/nhieungoino.jpg)



Bác Đoành cho em hỏi xíu được không ạ.

Theo ý hiểu của em là ở SAM2 không "chạm" vào B52 mà chỉ nổ cách nó khoảng 50-100m, mà được điều khiển bẳng nổ vô tuyến điện gì gì đó (em nhớ chính xác).

Em hỏi là: Sao không cứ để SAM 2 nó đâm vô B52 cái bịch như 2 xe tông vào nhau ý, nguyên cái động lực do vận tốc và khối lượng của SAM2 và B52 cũng khá mạnh rồi, cộng với công phá của thuốc nổ nữa có chắc ăn hơn không ạ?

Cái này em cứ phân vân mãi cơ. Mong bác giải đáp giùm


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Năm, 2010, 09:56:29 pm
À, cái này thì đơn giản thôi! Bạn hãy tưởng tưởng xem bắn một con chim sẻ bằng súng AK dễ trúng hơn hay dùng súng bắn đạn "hoa cải" như kiểu shotgun? ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Dienbienphu trong 24 Tháng Năm, 2010, 10:07:44 pm
À, cái này thì đơn giản thôi! Bạn hãy tưởng tưởng xem bắn một con chim sẻ bằng súng AK dễ trúng hơn hay dùng súng bắn đạn "hoa cải" như kiểu shotgun? ;D

Em cũng hiểu ý bác nhưng em đang tính đến là "súng" có thiết bị điều khiển dẫn đường, tìm mục tiêu rồi thì tội gì mà phải cho đạn nổ ở cách xa mục tiêu 100m như vậy cơ, mà chơi kiểu đạn "hoa cải" thì xác xuất trúng mục tiêu dễ hơn nhưng mà khả năng "tiêu diệt gọn" cũng thấp đi chứ ạ.

Tiện đây bác cũng cho em hỏi thêm, SAM2 vs B52 chắc cũng tíc tắc thôi, làm sao mà phi công nhảy ra máy bay được và còn "đạn hoa cải" nữa?

Mong bác quá lệ cho em vài chữ. cảm ơn bác nhé


Nổ ở khoảng cách thích hợp => số mảnh đạn văng ra vài tỷ mảnh (em nói quá tý), xác suất trúng mục tiêu cao hơn <= ok, em đã thông. Nhưng em vẫn xin hỏi cùn thêm 1 tý (lần cuối ạ)

-  mảnh đạn thì khả năng sát thương không bằng cả quả tên lửa SAM2 được => vậy khả năng sát thương sẽ kém đi nên B52 chỉ bị thương và lê lết về nhà được, rồi nó lại băng bó và tiếp tục bay => phí mất quả tên lửa SAM2 rồi?
- Em tính vận tốc SAM2 chắc phải lớn hơn B52 nhiều nhiều chứ, nên cái vụ đuổi vòng quanh đâu có xảy ra được, và B52 "hoàn toàn có thể cơ động tránh" SAM2 không thuyết phục em lắm bác Some ạ.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 24 Tháng Năm, 2010, 10:16:04 pm
À, cái này thì đơn giản thôi! Bạn hãy tưởng tưởng xem bắn một con chim sẻ bằng súng AK dễ trúng hơn hay dùng súng bắn đạn "hoa cải" như kiểu shotgun? ;D

Em cũng hiểu ý bác nhưng em đang tính đến là "súng" có thiết bị điều khiển dẫn đường, tìm mục tiêu rồi thì tội gì mà phải cho đạn nổ ở cách xa mục tiêu 100m như vậy cơ, mà chơi kiểu đạn "hoa cải" thì xác xuất trúng mục tiêu dễ hơn nhưng mà khả năng "tiêu diệt gọn" cũng thấp đi chứ ạ.

Tiện đây bác cũng cho em hỏi thêm, SAM2 vs B52 chắc cũng tíc tắc thôi, làm sao mà phi công nhảy ra máy bay được và còn "đạn hoa cải" nữa?

Mong bác quá lệ cho em vài chữ. cảm ơn bác nhé


Máy bay không đứng yên cho tên lửa đâm vào mà hoàn toàn có thể cơ động tránh. Nếu theo cách lao ụych vào mà nó tránh đuổi vòng quanh thì tên lửa với máy bay cái nào có lợi thế hơn về nhiên liệu? Nổ ở khoảng cách thích hợp, các mảnh tên lửa xé nát vỏ máy bay ra hoặc gây nổ chỗ chứa xăng của máy bay thì dễ hơn chứ...


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Năm, 2010, 10:27:19 pm
Em cũng hiểu ý bác nhưng em đang tính đến là "súng" có thiết bị điều khiển dẫn đường, tìm mục tiêu rồi thì tội gì mà phải cho đạn nổ ở cách xa mục tiêu 100m như vậy cơ, mà chơi kiểu đạn "hoa cải" thì xác xuất trúng mục tiêu dễ hơn nhưng mà khả năng "tiêu diệt gọn" cũng thấp đi chứ ạ.
----------------------------------------
 Hì, bạn không để ý là ở ví dụ trên tôi chỉ dùng "con chim sẻ" mà không dùng "con chim sẻ đang bay" sao? ;D

 Tên lửa PK thuộc loại có điều khiển có nghĩa là nó có thể cơ động, thay đổi hướng bay trong khi đang theo đuổi mục tiêu. Tuy nhiên nếu so sánh với máy bay thì khả năng cơ động của tên lửa kém xa, trong khi máy bay được thiết kế để chịu được quá tải (G) lớn thì tên lửa còn lâu mới đạt được quá tải này. Chính vì thế trên các tên lửa PK đều lắp ngòi nổ không tiếp xúc, gây nổ theo lệnh từ đài điều khiển hoặc theo tín hiệu của sóng vô tuyến do chính tên lửa phát ra.

 Với một chiếc máy bay đang bay ở vận tốc khoảng trên 600km/h như B52 hay cả nghìn km một giờ như các loại F thì một mảnh thép bé xíu cũng làm nó bốc cháy, nữa là SAM có thể tung ra tối thiểu là 8.000 mảnh hoặc có loại đạn đến 32.000 mảnh.

Tiện đây bác cũng cho em hỏi thêm, SAM2 vs B52 chắc cũng tíc tắc thôi, làm sao mà phi công nhảy ra máy bay được và còn "đạn hoa cải" nữa?
---------------------------------------
 Máy bay cháy có khi chỉ vì một mảnh đạn bé xíu, nó có thể cháy động cơ, đuôi, cánh --> mất điều khiển và phi công phải nhảy dù, lúc này buồng lái chưa bị ảnh hưởng bởi cháy, nổ và hệ thống thoát hiểm của phi công vẫn hữu dụng. Tất nhiên nếu khối mảnh ấy mà chụp vào đầu B52 thì tổ lái chắc sẽ... đi về nước Chúa mà không kịp kéo cần Ecject! ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: VietPo`Lut´ trong 25 Tháng Năm, 2010, 09:10:51 am
Hì hì Tư Lệnh ơi cho em hỏi cái, em xem phim tài liệu nói về chiến tranh đường không thì thấy nó có quay đoạn tên lửa của mình bắn trúng máy bay địch và xuyên qua máy bay luôn như kiểu cầm đũa chọc qua tờ giấy vậy. Lúc đấy cơ chế của ngòi nổ không tiếp xúc không hoạt động tự động ( automatic ) hay là vì lý do gì vậy. Đoạn sau thì tên lửa xuyên qua làm đứt đôi máy bay rồi mà tên lửa vẫn không nổ và còn quá đà bay lên cao quá 1 khoảng nữa. Nên em suy đoán là nếu bắn chính xác rồi thì ngòi nổ không tiếp xúc sẽ không hoạt động mà lực gây ra do va chạm giữa máy bay và tên lửa kích nổ chứ ạ. Đoạn phim này do máy bay khác quay được trong khi đang bay chứ không phải do dàn dựng đồ họa. Đây là thắc mắc phát sinh khi đọc đến đoạn ngòi nổ không tiếp xúc ở đây. Có gì không đúng thì TL giải thích hộ em với


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 25 Tháng Năm, 2010, 12:24:00 pm
SAM-2 có nhiều loại đầu nổ như V-88/В-88 cho đạn 1D (V750), đầu nổ V-88M/В-88М cho đạn 11D (V750V) và 13D (V750VN), đầu nổ 5B88/5Б88 cho đạn 20D (V-755) và đầu nổ 5J98/5Ж98 cho đạn 5Ya23 (V755M/V759).

Tùy loại đầu nổ phục vụ chống mục tiêu bay chiến lược hay chiến thuật mà khối lượng và số mảnh của chúng khác nhau. Đầu nổ V-88 chống mục tiêu bay chiến lược có khối lượng 190 kg, lượng nổ 112 kg và số mảnh đạn 2800. Đầu nổ V-88M chống mục tiêu bay chiến lược có khối lượng 191 kg, lượng nổ 120 kg và số mảnh 2900 tới 3050. Đầu nổ 5B88 chống mục tiêu bay chiến lược và chiến thuật có khối lượng 201 kg, lượng nổ 92 kg, số mảnh 32000. Đầu nổ 5J98 chống mục tiêu bay chiến lược và chiến thuật có khối lượng 197 kg, lượng nổ 90 kg, số mảnh 29000.

Trích dẫn
em xem phim tài liệu nói về chiến tranh đường không thì thấy nó có quay đoạn tên lửa của mình bắn trúng máy bay địch và xuyên qua máy bay luôn như kiểu cầm đũa chọc qua tờ giấy vậy. Lúc đấy cơ chế của ngòi nổ không tiếp xúc không hoạt động tự động ( automatic ) hay là vì lý do gì vậy. Đoạn sau thì tên lửa xuyên qua làm đứt đôi máy bay rồi mà tên lửa vẫn không nổ và còn quá đà bay lên cao quá 1 khoảng nữa. Nên em suy đoán là nếu bắn chính xác rồi thì ngòi nổ không tiếp xúc sẽ không hoạt động mà lực gây ra do va chạm giữa máy bay và tên lửa kích nổ chứ ạ. Đoạn phim này do máy bay khác quay được trong khi đang bay chứ không phải do dàn dựng đồ họa. Đây là thắc mắc phát sinh khi đọc đến đoạn ngòi nổ không tiếp xúc ở đây.

Đạn tên lửa phòng không có 2 cơ chế ngòi nổ kích hoạt đầu nổ là nổ cận đích bằng ngòi nổ vô tuyến và chạm nổ dự phòng khi ngòi vô tuyến bị hỏng hoặc bị đối phương vô hiệu. Bạn kiểm tra xem phim dựng đấy tên gì và tình huống cụ thể đấy ở đâu nhé. Liệu có phải phim cúng cụ như "12 ngày đêm ĐBP trên không" hay không ;)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: tientt82 trong 25 Tháng Năm, 2010, 12:51:06 pm
Tuy chưa tìm được ảnh hay phim xác nhận về điều bác  VietPo`Lut´ nói nhưng em công nhận là có thấy hình ảnh như bác ấy miêu tả đấy ạ

Nếu em nhớ không nhầm là trong thời sự ; hay 1 phim tài liệu (chắc là chiếu trên vtv) nói về sự đóng góp của các sĩ quan LX trong việc huấn luyện bộ đội tên lửa ta .

Cảnh ấy diễn ra rất nhanh : khoảng chưa đến 2 s . Đầu tiên là quay cảnh bầu trời khá trong xanh ; giữa có 1 vật thể nhỏ (vật A) ; hình như nó kéo theo 1 dải khói nhỏ ; mờ thì phải (em không nhớ rõ nữa ???) . Sau đó từ phía 4h30  ;D trên màn hình xuất hiện 1 dải khói trắng lớn tốc độ cao (vật B ) lao thẳng vào vật A ; nhìn rõ các mảnh và khói bung ra từ cú va chạm ; còn vật B tiếp tục quĩ đạo thẳng của nó ; dải khói từ đuôi B vẫn không đổi .
Nhớ lại em cũng có cảm giác vật B phá hủy vật A bằng động năng vậy
-------------------------
Nhà em không có ý kiến gì về vấn đề dầu nổ của sam-2 mà các bác đã nêu ra ; nhưng nhà em xác nhận có phim tài liệu như bác VietPo`Lut´ miêu tả và em có ghi lại vài dòng theo trí nhớ của em trên đây


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 25 Tháng Năm, 2010, 01:36:01 pm
À khi nào nghe đánh bụp một phát kèm hoa cà hoa cải bung giữa trời thì lúc đấy là đạn nổ chụp vào mục tiêu. Phần tầng đạn gồm động cơ và một phần các bình nhiên liệu vẫn còn bay ngoằn ngoèo thêm một lúc nữa mới rơi các đ/c ạ!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 25 Tháng Năm, 2010, 05:09:27 pm
Tuy chưa tìm được ảnh hay phim xác nhận về điều bác  VietPo`Lut´ nói nhưng em công nhận là có thấy hình ảnh như bác ấy miêu tả đấy ạ

Nếu em nhớ không nhầm là trong thời sự ; hay 1 phim tài liệu (chắc là chiếu trên vtv) nói về sự đóng góp của các sĩ quan LX trong việc huấn luyện bộ đội tên lửa ta .

Cảnh ấy diễn ra rất nhanh : khoảng chưa đến 2 s . Đầu tiên là quay cảnh bầu trời khá trong xanh ; giữa có 1 vật thể nhỏ (vật A) ; hình như nó kéo theo 1 dải khói nhỏ ; mờ thì phải (em không nhớ rõ nữa ???) . Sau đó từ phía 4h30  ;D trên màn hình xuất hiện 1 dải khói trắng lớn tốc độ cao (vật B ) lao thẳng vào vật A ; nhìn rõ các mảnh và khói bung ra từ cú va chạm ; còn vật B tiếp tục quĩ đạo thẳng của nó ; dải khói từ đuôi B vẫn không đổi .
Nhớ lại em cũng có cảm giác vật B phá hủy vật A bằng động năng vậy
-------------------------
Nhà em không có ý kiến gì về vấn đề dầu nổ của sam-2 mà các bác đã nêu ra ; nhưng nhà em xác nhận có phim tài liệu như bác VietPo`Lut´ miêu tả và em có ghi lại vài dòng theo trí nhớ của em trên đây
Căn cứ vào các dòng tô màu đỏ: chắc không phải phim cúng rồi ;D
Có thể là phim tài liệu "Nhảy múa/Khiêu vũ với cái chết" ("Танец с смертью") mà nhà mình dịch là "Vũ điệu tử thần". ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: tientt82 trong 25 Tháng Năm, 2010, 07:48:10 pm
Có thể là phim tài liệu "Nhảy múa/Khiêu vũ với cái chết" ("Танец с смертью") mà nhà mình dịch là "Vũ điệu tử thần"
-----------------------
Nếu em không nhầm trong phim có đoạn nói cái vũ điệu tử thần này là của phi công Mĩ khi cơ động máy bay tránh tên lửa và phaó phòng không của VN .Những dải khói trắng từ SAM và dây lửa đạn rất ám ảnh họ  :)

**************
Trở lại vấn đề sam2 ; như bác oldbuff đã nói ; có lẽ vì khoảng cách từ vị trí quan sát máy bay quá xa ; nên mắt ta không còn cảm nhận được khoảng cách cỡ 100 m của tên lửa và máy bay nên có cảm giác tên lửa lao vào máy bay và tiêu diệt máy bay bằng động năng của nó.
Thêm nữa ; khi đầu đạn nổ ; các tầng phía sau theo quán tính vẫn lao theo quĩ đạo ổn định ; nên cảm giác này càng thuyết phục  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Năm, 2010, 07:54:32 pm
Có nên đổi tên topic thành "Tìm hiểu về tên lửa PK" không nhỉ? ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 25 Tháng Năm, 2010, 08:14:23 pm
Em ý kiến là: đổi tên Topic là "Giải độc về "huyền thoại nối tầng Sam-2" và tìm hiểu về tên lửa phòng không để kéo Topic cho khỏi phí tài nguyên ạ ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: tientt82 trong 25 Tháng Năm, 2010, 11:51:32 pm
Vừa "giải độc" vừa "bổ trung ích khí" thì là thuốc gì các bác nhỉ  ;D

Đùa tý chứ em nghĩ là đổi cho sát với bài trong topic thì nên làm ; nhưng nhất thiết giữ lại chữ "giải độc" vì
-Tên nghe rất hot ; phù hợp mốt bây giờ  ;D
-Còn nhiều người dương tính với xét nghiệm "SAM nhà ta có nối tầng không" lắm  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Năm, 2010, 03:41:28 am
Các bác ạ!
Nghĩ cũng hài. Vậy nhưng cuộc sống mà không có huyền thoại thì cũng chán. Có những huyền thoại tưởng thật mà đùa. Cũng có những sự thật nghe như huyền thoại.
Trong trang này, thấy bác bob CCB sư 10 hiện thời là người được nghe huyền thoại nối tầng sớm nhất. Từ năm 1973, tít tận Tây Nguyên.

Riêng em được nghe năm 1979 trong giờ Sức bền vật liệu, do ông thầy học Nga về kể. Ông thầy này học đóng tàu ở Ô đét xa. Đến giờ còn nhớ câu chuyện ông thầy trẻ chưa vợ kể hôm ấy :
- Thằng Blokhin to lắm, như con trâu, đi tắm biển ở Hắc hải.
- Các anh biết không ? Cụ Trần Đại Nghĩa là người cải tiến nâng tầm SAM 2. Cụ là viện sỹ thông tấn Viện HLKH Liên Xô. Cụ tham gia thiết kế bom bay V2. Cụ bị Đức bắt khi Đức chiếm Pháp và chúng đưa cụ sang Đức. Khi Hồng quân LX chiến thắng Đức Phát xít, cụ cùng với một số nhà khoa học Đức bị đưa về LX. Đáng ra cụ bị truy tố như tội phạm chiến tranh, nhưng LX biết cụ giỏi nên sử dụng lại cụ, sau đó Bác Hồ xin Stalin cho cụ về Việt Nam kháng Pháp.
- Thầy Lê Văn Phượng ở tổ bộ môn mình giỏi lắm. Những năm chống Mỹ, thầy Phượng được Bộ tư lệnh KQ mời sang tính toán ổn định cho cánh máy bay Mig 17.

Các chú sinh viên, kể cả các CCB giải ngũ đi học, các chú bộ đội gửi học ngồi nghe, mắt tròn xoe, mồm há hốc. Kể nữa đi thầy, thầy kể càng say sưa, giờ học càng chóng hết.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Năm, 2010, 07:50:33 am
Có nên đổi tên topic thành "Tìm hiểu về tên lửa PK" không nhỉ? ;D
- Theo tôi: Không nên đổi cứ giữ lại tên đó. chính cụm từ "giải độc" nghe tuy hơi quá một chút, nhưng nó gợi tính "tò mò" khiến nhiều người nhảy vô tìm hiểu...
 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Năm, 2010, 11:15:09 am
2, Nhiễu tích cực:

Nhiễu tích cực (chủ động) là nhiễu vô tuyến điện tử chủ định, được tạo ra bằng cách dùng phương tiện gây nhiễu phát bức xạ điện từ nhằm cản phá hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện tử đối phương (Nguồn: Từ điển PK).

Điều kiện đầu tiên phải đạt được khi gây nhiễu điện tử là tần số của nhiễu phải trùng với tần số công tác của phương tiện định gây nhiễu, bởi có thế thì nhiễu mới có khả năng lọt vào máy thu và gây tác động đến máy thu như: sai lạc tín hiệu, quá tải,...

Các loại nhiễu tích cực chủ yếu: nhiễu chặn, nhiễu ngắm, nhiễu trượt (nhiễu điều biên), nhiễu tạp, nhiễu tông. Cụ thể tính năng của những loại nhiễu kể trên:

- Nhiễu chặn: còn gọi là nhiễu phổ rộng, dùng chế áp đồng thời nhiều phương tiện vô tuyến điện tử có các tần số làm việc khác nhau.

- Nhiễu ngắm: tập trung nhiễu vào một khí tài có dải tần công tác cụ thể, thường được tạo ra trong dải tần số hẹp, chỉ lớn hơn dải thông của máy thu một chút.

- Nhiễu trượt: là sự kết hợp của cả hai loại nhiễu trên. Nhiễu trượt có tần phổ hẹp, công suất lớn, có khả năng dịch chuyển phổ nhiễu trong cả dải tần rộng mà máy gây nhiễu cần khống chế.

- Nhiễu tạp: nhiễu có sự thay đổi liên tục các tham số: biên độ, tần số, pha. Tùy theo loại máy gây nhiễu là có nhiễu tạp điều tần, điều biên hay kết hợp cả hai.

- Nhiễu tông: loại nhiễu có dao động điều hòa theo chu kỳ, từ lên cao đến xuống thấp và ngược lại. Khi có nhiễu này thì ở máy thu liên lạc vô tuyến sẽ liên tục nghe thấy những âm thanh trầm bổng khác nhau, chính vì thế nó được gọi là nhiễu tông (như tông nhạc).



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Năm, 2010, 11:19:43 am
3, Những thủ đoạn và trang bị gây nhiễu Mỹ đã sử dụng ở VN:

a, Các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất: Lúc này ta mới chỉ có pháo cao xạ với các radar SON-4/9 và các radar cảnh giới như P-8/12,... nên thủ đoạn gây nhiễu của Mỹ vẫn còn đơn giản. Chủ yếu là gây nhiễu từ xa với các loại máy bay EB-66, EC-121 hoặc từ hạm tàu, máy bay chiến thuật của không, hải quân Mỹ khi vào đánh phá miền Bắc thì bay nương theo cánh sóng gây nhiễu từ xa, khi đến gần mục tiêu thì tung nhiễu tiêu cực để vô hiệu hóa radar pháo PK. Phương pháp gây nhiễu này còn gọi là gây "nhiễu ngoài đội hình".

- Sau khi ta có SAM2, Mỹ buộc phải thay đổi cách gây nhiễu. Các máy bay gây nhiễu vào gần hơn, cường độ gây nhiễu lớn hơn và bắt đầu thử nghiệm "đội hình QRC" - các máy bay được trang bị loại máy gây nhiễu QRC-160 gây "nhiễu trong đội hình" tạo ra cả dải nhiễu lớn. Thời gian sau để đối phó với cách đánh bằng "phương pháp bắn 3 điểm" của tên lửa PK ta, Mỹ tăng cường máy gây nhiễu ALQ-71 (loại chính thức của bản thử nghiệm QRC-160) trong đội hình, tăng giãn cách giữa các máy bay trong tốp và giữa các tốp. Máy gây nhiễu ALQ-71 còn đồng thời gây nhiễu cả rãnh mục tiêu và rãnh đạn của tên lửa PK.

- Chiến tranh phá hoại lần thứ 2: Ngày 6-4-1972, Mỹ ném bom lại toàn bộ miền Bắc nước ta. Lúc này các máy bay chiến thuật của không, hải quân Mỹ đã được trang bị loại máy gây nhiễu ALQ-87 được điều khiển tự động và có công suất lớn hơn nhiều so với ALQ-71. Một số loại máy bay như F-111A, F-4 của hải quân còn được trang bị loại ALQ-101 gây nhiễu đa năng. Các loại máy bay B52 được trang bị đồng bộ tới 11 loại máy trinh sát và gây nhiễu (tổng số 25 máy), thực sự trở thành một trạm trinh sát và gây nhiễu trên không.

b, Các loại máy bay và thiết bị gây nhiễu:

* Máy bay tác chiến điện tử EB-66: Được cải tiến từ máy bay ném bom B-66, Mỹ sử dụng ở VN 4 loại EB-66:

- EB-66C là loại máy bay vừa trinh sát vừa gây nhiễu. Trên EB-66 có từ 6 đến 7 người lái, trong đó có từ 4 đến 5 người là nhân viên điện tử.
- EB-66B là loại máy bay chuyên làm nhiệm vụ gây nhiễu. Trên EB-66B có 3 người lái, trong đó có 1 người là nhân viên điện tử.
- EB-66E là loại máy bay chuyên làm nhiệm vụ gây nhiễu, như EB-66B.
- EB-66D là loại máy bay trinh sát khí tượng. Trên EB-66D có từ 2 đến 3 người lái.

(http://www.b66.info/images/EB-66C%20459%20in%20SEA%20Camo%20Colors.jpg)
Một máy bay EB-66B

EB-66 được trang bị 9 loại máy trinh sát (tổng số 16 máy) chuyên trinh sát, phát hiện radar các loại, dải sóng đài điều khiển tên lửa,... Để gây nhiễu nó có 6 loại máy (tổng số 12 máy) dùng để đối phó với các loại radar sóng mét, đề xi mét và xăng ti mét của radar cảnh báo, nhìn vòng, theo dõi bám bắt mục tiêu của tên lửa, radar của máy bay MiG,...

* Máy bay tác chiến điện tử EA-6B/E: Là loại máy bay gây nhiễu ngoài đội hình của không quân hải quân Mỹ.

- EA-6B: chức năng tương đương EB-66B.
- EA-6E: tương đương EB-66E.

(http://www.defenseindustrydaily.com/images/AIR_EA-6B_Prowler_Gold_lg.jpg)
Một máy bay EA-6B

EA-6B/E được trang bị 2 loại máy trinh sát và 4 loại máy gây nhiễu.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Năm, 2010, 12:19:46 pm
* Với các loại máy bay chiến thuật: Luôn có một máy trinh sát, báo động và ít nhất là một máy gây nhiễu.

- Máy trinh sát, báo động: Có các loại AN/APSxx, sau đó là loại APN/APRxx làm việc trên 3 băng sóng dải sóng xăng ti mét (của radar hỏa lực PK), nhiệm vụ là cảnh báo cho phi công khi bị radar theo dõi, bám bắt.

- Máy gây nhiễu: Đầu tiên là QRC-160, sau đó là các loại AN/ALQ-xx từ 71 đến 87, 101,... của không quân và AN/ALQ- 41/51 của hải quân Những loại máy gây nhiễu này thường được đeo dưới bụng hoặc cánh của máy bay, cách phân biệt dễ nhất là chúng thường được gắn một một cánh quạt gió để tạo dòng điện cho máy phát nhiễu.

(http://www.chinalakealumni.org/IMAGES/1971/AN~ALQ%2071(V)-4%20ECM%2001APR71%20Hughes%2071-8228.jpg)
Máy gây nhiễu AN/ALQ-71

* Với máy bay chiến lược B52: Mỹ sử dụng ở VN 3 loại B52 là D/G/H trong đó chủ yếu là loại B52-D/G.

- Máy trinh sát: Có 2 loại AN/ALR và AN/APR. Loại AN/ALR-20 chủ yếu trinh sát các radar PK mặt đất, phi công chỉ cần nhìn vào màn hình là biết có bao nhiêu radar PK đã được bật máy và loại radar cụ thể tương ứng với tần số phát sóng của nó. Loại AN/APR-25 chủ yếu là hoạt động cảnh báo trên dải sóng xăng ti mét của radar điều khiển hỏa lực nhằm cảnh báo cho phi công khi bị radar PK bám bắt.

- Máy gây nhiễu: Có các loai AN/ALT và AN/ALE, AN/ALR. Gây nhiễu tất cả các loại radar từ sóng mét đến đề xi mét và xăng ti mét, gây nhiễu cả sóng vô tuyến VHF/UHF và tung nhiễu tiêu cực, phóng mồi bẫy để chống tên lửa tầm nhiệt K-13. Có thông tin là trong giai đoạn cuối 1972 Mỹ đã lắp đặt cả AN/ALQ-117 trên B52-H chuyên đối phó với SAM3 nhưng thông tin này chưa được xác minh.

 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Năm, 2010, 04:47:01 pm
III, Những tác hại của nhiễu và cách đối phó:

 Gây nhiễu và chống nhiễu có thể coi là mâu và thuẫn, nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong mọi cuộc chiến tranh có sử dụng đến các thiết bị vô tuyến điện tử kể từ WW2. Trong chiến dịch ném bom Hamburg của quân Anh, họ đã sử dụng nhiễu tiêu cực làm giả mục tiêu đánh lừa pháo PK và máy bay tiêm kích của Đức. Sang đến ColdWar, khi cuộc đối đầu giữa hai khối Đông - Tây tưởng chừng có lúc đã đẩy nhân loại đến bờ vực của WW3 thì các biện pháp tác chiến điện tử (gồm cả gây nhiễu và chống nhiễu) phát triển một bước lớn kèm theo sự phát triển của các loại radar và vũ khí PK.

 Ở VN, bắt đầu từ 1964 khi Mỹ dùng không quân và hải quân mở rộng chiến tranh phá hoại trên miền Bắc VN thì cuộc đối đầu giữa gây nhiễu (của Mỹ) và chống nhiễu (của ta) cũng diễn ra liên tục mà đỉnh điểm là "chiến dịch ĐBP trên không" hay LinebackerII theo cách người Mỹ gọi. Sau đây chúng ta cùng xem xét các tác hại mà nhiễu đã gây ra cho hệ thống PK của ta những năm đó và cách phòng chống của VN. Trong phần này sẽ nói kỹ hơn về việc cải tiến tổ hợp tên lửa PK SAM2 để bắn B52 - giải độc cho huyền thoại "nối tầng SAM2".

1, Chống nhiễu tiêu cực:

 Máy tung nhiễu tiêu cực được trang bị trên tất cả máy bay chiến thuật, chiến lược của Mỹ bay vào vùng hỏa lực PK của ta, mỗi loại máy này có chứa hàng chục đến hàng trăm bó nhiễu được cắt sẵn chuyên để đối phó với các loại radar điều khiển hỏa lực dùng dải sóng xăng ti mét. Điển hình trong các loại này là máy gây nhiễu ALE-29, nhiễu là những sợi thủy tinh nhỏ tráng kim loại, đựng trong những hộp hình trụ dài 136,5mm, đường kính 34,9mm. Loại nhiễu này chuyên gây nhiễu các radar làm việc ở bước sóng 3,5 và 10 xăng ti mét. Đặc biệt với các máy bay F-4 thường bay trước đội hình máy bay cường kích còn được trang bị loại bom tung nhiễu M-121 hoặc rocket phóng nhiễu.

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/radar_37.jpg)
Một loại rocket phóng nhiễu

 Tác hại của loại nhiễu tiêu cực này là: che khuất hoàn toàn mục tiêu trên màn hiện sóng của radar (thường gọi là "trắng màn"), gây nổ tên lửa PK trước khi đến khu vực sát thương mục tiêu.

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/nhieungoino.jpg)

 Cách khắc phục:

- Với radar SON-9A của pháo PK: ta đã lắp thêm mạch bám sát bằng tay trên cơ sở cải tiến radar RZ-2 trước đó, trang bị thêm thiết bị quan sát quang học để đánh khi địch gây nhiễu nặng.

- Với tên lửa PK (SAM2) đã cải tiến giữ chậm ngòi nổ theo lệnh K3 để tên lửa vượt qua nhiễu tiêu cực mới mở bảo hiểm ngòi vào thế chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Năm, 2010, 07:55:09 pm
2, Chống nhiễu tích cực:

 Nhiễu tích cực của Mỹ sử dụng trong hai cuộc chiến tranh phá hoại ở VN thực sự là đối thủ chính và đáng gờm với hệ thống PK của ta hồi đó. Chống nhiễu xét đến cho cùng đơn giản nhất là tăng công suất bức xạ của radar vượt ngưỡng tín hiệu nhiễu, tăng công suất phát của radar dễ hơn nhiều tăng công suất gây nhiễu trên máy bay vì dù sao máy gây nhiễu trên máy bay cũng bị hạn chế bới kích thước. Tuy nhiên trong điều kiện VN lúc đó - mọi loại radar đều là ngoại nhập - thì việc tăng công suất phát của radar là bất khả thi. Vậy VN ta đã làm cách nào để chống nhiễu đây?

a, Chống nhiễu rãnh mục tiêu:

 Trước hết, ta sẽ cùng tìm hiểu xem "rãnh mục tiêu" là gì và nếu bị gây nhiễu sẽ có tác hại ra sao.

 Rãnh mục tiêu (theo Từ điển PK) là toàn bộ các thiết bị của tổ hợp tên lửa PK bảo đảm việc đồng thời bám sát và bắn mục tiêu trên không. Thành phần chính của rãnh mục tiêu gồm hệ thống thu phát và thiết bị xác định tọa độ của mục tiêu. Ví dụ như hình dưới đây các thành phần chính của rãnh mục tiêu tổ hợp tên lửa PK SAM2 gồm:

 - Radar nhìn vòng P-12: Theo dõi và xác định cự ly, góc phương vị, chỉ thị tọa độ của mục tiêu cho đài chỉ huy SNR-75.

 - Radar đo cao PRV-11: Theo dõi và xác định độ cao của mục tiêu.

 - Radar Fan Song (thuộc bộ SNR-75): tiếp nhận thông tin từ P-12, PRV-11 để bám bắt và dẫn bắn cho tên lửa.

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/BoSA2.jpg)
(Hình sưu tầm từ trang web peter-ada)

 Nhiễu rãnh mục tiêu là loại nhiễu tích cực chuyên chế áp máy thu của radar, nếu nhẹ nó sẽ làm sai lạc thông tin về cự li, phương vị, độ cao (tọa độ) mục tiêu, nếu nặng nó sẽ làm quá tải máy thu radar. Tác hại của nó thì đã rõ, nếu không xác định chính xác được tọa độ mục tiêu thì tên lửa bắn vào đâu? Dưới đây là hình vẽ minh họa cho tác hại của nhiễu rãnh mục tiêu:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/nhieuranhmuctieu.jpg)

 Để gây nhiễu rãnh mục tiêu, Mỹ đã sử dụng tổng hợp cả gây nhiễu ngoài đội hình và trong đội hình với nhiều loại máy gây nhiễu. Đặc biệt trong "chiến dịch ĐBP trên không" thì các loại nhiễu này càng dày đặc về mật độ và rất cao về cường độ, công suất. Để khắc phục loại nhiễu này bộ đội PK VN đã áp dụng những phương pháp sau:

 - Áp dụng phương pháp bắn 3 điểm: thực tế là chuyển từ phương pháp bắn "vượt nửa góc" - phương pháp ПС - bám sát tự động sang phương pháp bắn bám sát vào dải nhiễu và bằng tay. Phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp điêu luyện giữa các trắc thủ trong kíp điều khiển và đặc biệt là sự tinh tế của từng trắc thủ. Phương pháp này có tác dụng tương đối tốt trong giai đoạn 1965-1968 nhưng tỏ ra ít hiệu quả trong giai đoạn 1972.

 - Lắp đặt thêm hệ thống quan sát mắt sử dụng 2 kính TZK (hệ thống ПА-00): Hệ thống ПА-00 khi được đồng bộ với radar Fan Song (bằng phương pháp so kim) đã giúp radar dẫn bắn xác định tương đối tọa độ mục tiêu để tập trung búp sóng chính của radar vào mục tiêu nhằm vượt lên sự ngăn chặn của nhiễu. Sau này các loại Fan Song sản xuất mới của Nga đều có thêm một kênh quang học chống nhiễu chính là kinh nghiệm được rút ra từ VN.

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/PA00.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Sáu, 2010, 08:19:16 am
Người Mỹ sắp ghé bào tàng phòng không (Trường Chinh - HN) và họ muốn xem, muốn biết sao ta bắn rơi được B52, sao đánh nát bao nhiêu trận địa SAM mà vẫn có SAM bắn. Ta phải làm SAM thép giả (không phải SAM cót giả đâu nhé) chuẩn bị cho họ xem. SAM thép giả giả làm SAM cót giả   ;D . Người ta làm những lá thép dài rồi đan lại, nhìn bề ngoài  giống hệt như cót. Khi được hỏi : sao không làm bằng cót thật. Một cán bộ trả lời : dự kiến đẽ trưng bày lâu dài, làm bằng cót thật sẽ nhanh hỏng.

Không biết ngày xưa SAM cót giả giống SAM thật không còn ở đây SAM thép giả được dựng rất giống. Mời các bác đến thưởng lãm.

@dongadoan "Tầng 1 của V-750V/VM tách khỏi tên lửa bằng lượng nổ nhỏ gắn sẵn ở ba tai nối giữa 2 tầng, bạn ạ! Sau khi tầng 1 cháy hết, cơ cấu điểm hỏa sẽ kích nổ các lượng nổ này, đồng thời điểm hỏa cho tầng 2."   Không biết loại tôi xem có phải là V-750/VM không nhưng loại trưng bày ở đó tầng 1 nối với tầng 2 bằng bốn tai nối. Không thấy có các lượng nổ để cắt rời tầng 1 mà thay vào đó là 2 thanh thép nối 2 tai nối đối diện bắt chéo thành hình chữ thập ở tâm của quả đạn. Theo 1 kỹ thuật : Khi tẩng 2 khởi động luồng khí phụt sẽ đẩy các thanh thép này giật các khớp nối giữa 2 tầng rời ra và do vậy tầng 1 được cắt.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: conlietsy trong 27 Tháng Tám, 2010, 06:51:28 pm
Em theo suốt cái topic này của các cụ... giờ mới dám lạm bàn:
Chiến công to oành của các cụ nhà mình thời KCCM có gắn thêm dăm ba cái huyền thoại hay thần thoại cũng là chuyện.....  thường (y như thời Hùng Vương 6 - các cụ tổ còn làm được chiến mã bằng sắt, miệng phun ra lửa, chạy nhong nhong ấy là....)
Điều các cụ trong này nói về nguyên nhân hạ ối thằng B52 là do "vạch nhiễu" thì em nghe đài nói ... mãi
Còn cái vụ "nối tầng" và cả thay "bóng bán dẫn của đèn neon - quê em gọi là đèn tuýp - đèn huỳnh quang là tên cúng cơm khoa học của nó): các bác ... dân quân quê em kể: " bác Nghĩa họ Trần có công nghiên cứu, hướng dẫn các anh quân khí nhà ta nối cái bóng bán dẫn vào mạch điều khiển của thằng Sam 2 khiến nó bay cao hơn (thêm) dăm ki-lô-mét nữa.
Em trộm của u em nguyên 1 cái đèn tuýp, loay hoay tháo ra ... chẳng thấy cái bóng bán dẫn hay toàn thân dẫn nào cả; mỗi cái cục chấn lưu cứng đầu ứ đập ra xem được nên nghĩ... chắc nó nằm ở đấy? ;D
Hoặc cái bóng bán dẫn ấy... nó nằm ngay ở cái tắc- te??? ;D
Nhơn nhớn 1 chút được đọc cuốn "từ đường bay B52 đến sân bay vũ trụ" (cái tên sách này gần chính xác thôi nhé) viết về nhiều bác bộ đội không quân, trong đó có Bác Tuân họ Phạm có đoạn "PViên hỏi: trước khi nhấn cò (chắc là ấn nút tên lửa trên mic 21) anh nghĩ gì?. Bác Tuân bảo: tôi nhìn xuống cánh đồng lúa thân yêu đang hàng ngày phải hứng chịu bao loạt bom thù, nhớ về hình ảnh cha mẹ, xóm làng với gốc đa.... " chán mớ các loại nhớ -  rồi... căm thù dồn lên ngoàn tay...
He hé, bắn trong lúc tăng tốc đuổi theo B52 mà bác Tuân nghĩ được khối chuyện/ xem phim thấy phi công ấn nút chứ có xiết cò đâu
Thấy các cụ "nhà báo" tiền bối.... "sáng tác" siêu thật - rất tuyên huấn!
Theo em... cứ để cụ tiền bối nối tầng, cấy bóng bán dẫn... cho thêm phần sáng tạo nhé


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: cháu cụ Hùng trong 27 Tháng Tám, 2010, 08:21:55 pm
 Cái giai thoại nối tầng SAM2 này em nhớ không nhầm ra đời trên báo A N T G khoảng năm 2000  ;D , lỗi không phải tại các cụ mà là mấy anh nhà báo ưa hóng hớt thôi , nối tầng truyền thuyết lên thành hiện thực  ;D Nhà em cũng từng fan hâm mộ của báo A N T G nhưng từ ngày nghỉ đọc cũng thấy mình khỏe ra nhiều  :D

 Lại nói về SAM2 , em có nghe chú người quen là bộ đội tên lửa kể lại có lần tên lửa mới sang nhà mình bắn quả nào xịt quả nấy, cố vấn Liên Xô mặt tái mét mò mầm kiểm tra mà không tài nào biết tại sao . Đến hôm gần nửa đêm nóng quá ra ngoài hóng gió thì lại thấy mấy anh nhà ta đang loáy hoáy sơn tên lửa thành màu xanh rằn ri để ngụy trang , lại còn phải sơn giữa đêm để đảm bảo bí mật, trời mát cũng để tiết kiệm sơn khỏi bị bay hơi , sơn bám mới lâu bền khỏi bong tróc  ;D , À ra thế, hóa ra nhà mình sơn ngụy trang làm thay đổi trọng lực nhưng lại không báo cho cố vấn liên xô biết để thay đổi thông số thế cho nên mười quả xịt hỏng cả mười  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: su22 m4 trong 27 Tháng Tám, 2010, 08:54:11 pm
Cái giai thoại nối tầng SAM2 này em nhớ không nhầm ra đời trên báo A N T G khoảng năm 2000  ;D , lỗi không phải tại các cụ mà là mấy anh nhà báo ưa hóng hớt thôi , nối tầng truyền thuyết lên thành hiện thực  ;D Nhà em cũng từng fan hâm mộ của báo A N T G nhưng từ ngày nghỉ đọc cũng thấy mình khỏe ra nhiều  :D

 Lại nói về SAM2 , em có nghe chú người quen là bộ đội tên lửa kể lại có lần tên lửa mới sang nhà mình bắn quả nào xịt quả nấy, cố vấn Liên Xô mặt tái mét mò mầm kiểm tra mà không tài nào biết tại sao . Đến hôm gần nửa đêm nóng quá ra ngoài hóng gió thì lại thấy mấy anh nhà ta đang loáy hoáy sơn tên lửa thành màu xanh rằn ri để ngụy trang , lại còn phải sơn giữa đêm để đảm bảo bí mật, trời mát cũng để tiết kiệm sơn khỏi bị bay hơi , sơn bám mới lâu bền khỏi bong tróc  ;D , À ra thế, hóa ra nhà mình sơn ngụy trang làm thay đổi trọng lực nhưng lại không báo cho cố vấn liên xô biết để thay đổi thông số thế cho nên mười quả xịt hỏng cả mười  ;D
Bác ạ! sơn ngụy trang đạn không gây ảnh hưởng gì đế trọng lực cả và cũng không gây ra tình trạng đạn không nổ nếu như lớp sơn ngụy trang đó không sơn trùm lên phần ngòi nổ vô tuyên của đầu đạn. Giai đoạn đầu ta sơn nguy trang đạn, có đòi sơn đầu đạn nhưng chuyên gia không đồng ý đến thời gian đánh B -52 vì mục tiêu có kích thước lớn diện tích phản xã sóng vô tuyến lớn nên kích nổ đầu đạn sơm ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của đạn, thì lúc này lớp sơn nguy trang lên đầu đạn lại có tác dụng. Kính bác


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Tám, 2010, 12:04:16 pm
hì hì, theo tôi, bác conlietsy cứ lấy 2 cái bóng đèn tuýt 1m2 đập 2 đầu, ráp lại với nhau, quấn băng dính nối lại là ta có ngay cái bóng "nối tầng" dài trên 2m oách ra phết !  


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: cháu cụ Hùng trong 30 Tháng Tám, 2010, 11:07:53 pm
Cái giai thoại nối tầng SAM2 này em nhớ không nhầm ra đời trên báo A N T G khoảng năm 2000  ;D , lỗi không phải tại các cụ mà là mấy anh nhà báo ưa hóng hớt thôi , nối tầng truyền thuyết lên thành hiện thực  ;D Nhà em cũng từng fan hâm mộ của báo A N T G nhưng từ ngày nghỉ đọc cũng thấy mình khỏe ra nhiều  :D

 Lại nói về SAM2 , em có nghe chú người quen là bộ đội tên lửa kể lại có lần tên lửa mới sang nhà mình bắn quả nào xịt quả nấy, cố vấn Liên Xô mặt tái mét mò mầm kiểm tra mà không tài nào biết tại sao . Đến hôm gần nửa đêm nóng quá ra ngoài hóng gió thì lại thấy mấy anh nhà ta đang loáy hoáy sơn tên lửa thành màu xanh rằn ri để ngụy trang , lại còn phải sơn giữa đêm để đảm bảo bí mật, trời mát cũng để tiết kiệm sơn khỏi bị bay hơi , sơn bám mới lâu bền khỏi bong tróc  ;D , À ra thế, hóa ra nhà mình sơn ngụy trang làm thay đổi trọng lực nhưng lại không báo cho cố vấn liên xô biết để thay đổi thông số thế cho nên mười quả xịt hỏng cả mười  ;D
Bác ạ! sơn ngụy trang đạn không gây ảnh hưởng gì đế trọng lực cả và cũng không gây ra tình trạng đạn không nổ nếu như lớp sơn ngụy trang đó không sơn trùm lên phần ngòi nổ vô tuyên của đầu đạn. Giai đoạn đầu ta sơn nguy trang đạn, có đòi sơn đầu đạn nhưng chuyên gia không đồng ý đến thời gian đánh B -52 vì mục tiêu có kích thước lớn diện tích phản xã sóng vô tuyến lớn nên kích nổ đầu đạn sơm ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của đạn, thì lúc này lớp sơn nguy trang lên đầu đạn lại có tác dụng. Kính bác
Em thực ra cũng nghe chú ấy kể lại thì cũng chỉ biết thế thôi ạ . Chú ấy từng là bộ đội tên lửa nhưng cũng giải ngũ hơn hai mươi năm rồi nên có thể kiến thức quân sự cũng sứt mẻ ít nhiều. Em xin bật mí một chút , chú ấy tên là Quang , là cháu rể của cố đại tướng Văn Tiến Dũng ( chồng của cháu gái ruột của Văn đại tướng )


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 31 Tháng Tám, 2010, 08:06:05 pm
bác Cháu Cụ Hùng chịu khó đọc lại các trân trước để biết cái huyền thoại này ra đời từ năm nào nhóe. Từ hồi bé tí mình đã nghe cái truyền thuyết này, hồi đấy cũng cứ tưởng là thật :D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: cháu cụ Hùng trong 31 Tháng Tám, 2010, 08:37:16 pm
bác Cháu Cụ Hùng chịu khó đọc lại các trân trước để biết cái huyền thoại này ra đời từ năm nào nhóe. Từ hồi bé tí mình đã nghe cái truyền thuyết này, hồi đấy cũng cứ tưởng là thật :D
Truyền thuyết này thì có lâu rồi, nhưng ý em nói là khi nó chính thức lên một tờ báo trong nước, là khoảng năm 2000. Và A N T G là tớ báo bắn phát đại bác đó  ;D , thời đó chưa có internet như bây giờ nên đọc được cái gì hay ho trên báo là thấy thích ngay, nhớ hồi đó (khoảng năm 2000) cả nhà em còn truyền tay nhau tờ A N T G về huyền thoại đó, vừa đọc vừa xuýt xoa cụ Nghĩa  :D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: cháu cụ Hùng trong 31 Tháng Tám, 2010, 08:49:31 pm
Còn nữa, em nhớ trong bài báo đó họ viết đại khái là Liên Xô muốn Mĩ tiếp tục sa lầy ở Việt Nam nên mới cung cấp cho VN Sam2 với tầm với không chạm trần bay B52, dù đã thừa biết điều đó, để Mĩ có cơ hội chiến thắng trong trận Đ B P trên không và duy trì quân đội Mĩ ở lại nam VN để tiếp tục bị đánh cho chảy máu . VN cũng biết thế nhưng chả còn cách nào hơn, và cụ Trần Đại Nghĩa cùng một nhóm kĩ sư người Việt đã nâng cấp cải tiến Sam2 bắn kịch trần bay B52.
Giờ nghĩ lại thấy hơi oan cho anh Liên Xô, mấy anh nhà báo nào viết bài này quả là hơi ác  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ahuuls trong 31 Tháng Tám, 2010, 11:37:53 pm
Cách dây cuỗi lâu lâu rồi  năm Em  được đọc boá ANTG có nói  về cuộc phỏng vấn của phóng viên báo ANTG với cụ Nghĩa cụ cũng nói đại khái là Sam 2 hồi ấy đã bắn vượt trần của B52 rồi .Phóng viên có hỏi về việc cải tiến (hay nâng cấp Sam 2 ) như thế nào để bắn được B52 thì cụ trả lời là cái này thuộc về bí mật không tiết lộ được ,em còn nhớ là cụ được hưởng cả lương của Viện hàn lâm  khoa học của Nga nữa


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hn_man_7x trong 03 Tháng Chín, 2010, 01:36:02 pm
Đọc cái này mới mở mang thêm nhiều về tên lửa, các bác cho em hỏi thêm chút ạ
1. Khi bắn trượt thì cách thức huỷ như thế nào
2. Tầng 1 và 2 khi hết nhiên liệu tự rơi xuống, vậy điều kiện của trận địa tên lửa như nào để những cái kia không rơi vào nhà dân.
3. Trên máy bay địch có loại phát hiện ra tên lửa để chặn đánh ko ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: manhcong94 trong 12 Tháng Chín, 2010, 01:05:03 pm
Sau khi bắn và đầu tìm của tên lửa không tìm thấy mục tiêu hoặc là bắn trượt như bác nói thì chả cần cách thức phá hủy thì sau một lúc thì tên lửa sẽ tự hủy.
Trận địa tên lửa thì em nghĩ là họ sẽ phải tính toán là vận tốc ban đầu khi xuất phát của tên lửa là bao nhiêu và thời gian khi tầng 1 tách ra khỏi tầng 2 là bao nhiêu để xác định được vị trí mà tên lửa tách tầng 1 sao cho chính xác (gọi khoảng cách từ trận địa tên lửa đến vị trí đó là x) để rồi bố trí sao cho khi rời bệ phóng một khoảng cách như vậy mà tầng 1 rơi sẽ không vào nhà dân, nói một cách nôm na là trận địa tên lửa phải cách nhà dân hơn một khoảng x đó để nhà dân được an toàn.
Còn câu hỏi thứ 3 thì em chưa đủ trình độ trả lời, đợi các bác lão thành vào xem sao!
Mà em nhớ không nhầm là hình như em đọc ở đâu đó có cái nói là nước ta dùng radar của một loại pháo phòng không do Trung Quốc cung cấp để thay thế cho radar của Sam2 thường dễ bị gây nhiễu mạnh do nhiễu tích cực và tiêu cực. Chẳng biết thực hư chuyện này ra sao? ???


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: kisilangthang trong 12 Tháng Chín, 2010, 01:41:04 pm
Mà em nhớ không nhầm là hình như em đọc ở đâu đó có cái nói là nước ta dùng radar của một loại pháo phòng không do Trung Quốc cung cấp để thay thế cho radar của Sam2 thường dễ bị gây nhiễu mạnh do nhiễu tích cực và tiêu cực. Chẳng biết thực hư chuyện này ra sao? ???
Đúng à, mình học quân sự các thầy bên PK - KQ bảo là ta dùng radar pháo cao xạ thay thế cho radar Sam, tuy nhiên KQ Mĩ có loại tên lửa chống radar nên ta bị thiệt hại khá nhiều.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: manhcong94 trong 12 Tháng Chín, 2010, 01:48:26 pm
Em thì em chẳng biết rõ nó là radar gì, chỉ biết nó là radar bám bắt của pháo cao xạ 57mm của Trung Quốc, em không biết nó có gì vượt trội nhưng mà đó cũng là một cải tiến của Sam2 do các đồng chí ta sáng tạo ra, về các thông số kĩ thuật của 2 loại radar này chắc phải nhờ bác dongadoan giúp thôi, em thì mù tịt! Hình như do radar Sam2 đã bị lộ các thông số kĩ thuật do Isarel thu được 1 hệ thống này của Ai Cập nên Mỹ đã biết thông số của radar Sam2 nên dễ dàng có cách chế áp.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 03 Tháng Mười, 2010, 12:22:47 am
Em thì em chẳng biết rõ nó là radar gì, chỉ biết nó là radar bám bắt của pháo cao xạ 57mm của Trung Quốc, em không biết nó có gì vượt trội nhưng mà đó cũng là một cải tiến của Sam2 do các đồng chí ta sáng tạo ra, về các thông số kĩ thuật của 2 loại radar này chắc phải nhờ bác dongadoan giúp thôi, em thì mù tịt! Hình như do radar Sam2 đã bị lộ các thông số kĩ thuật do Isarel thu được 1 hệ thống này của Ai Cập nên Mỹ đã biết thông số của radar Sam2 nên dễ dàng có cách chế áp.

Bạn đọc lại từ đầu chủ đề sẽ có thông tin :D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 22 Tháng Mười, 2010, 06:10:10 pm
Sau khi bắn và đầu tìm của tên lửa không tìm thấy mục tiêu hoặc là bắn trượt như bác nói thì chả cần cách thức phá hủy thì sau một lúc thì tên lửa sẽ tự hủy.
Trận địa tên lửa thì em nghĩ là họ sẽ phải tính toán là vận tốc ban đầu khi xuất phát của tên lửa là bao nhiêu và thời gian khi tầng 1 tách ra khỏi tầng 2 là bao nhiêu để xác định được vị trí mà tên lửa tách tầng 1 sao cho chính xác (gọi khoảng cách từ trận địa tên lửa đến vị trí đó là x) để rồi bố trí sao cho khi rời bệ phóng một khoảng cách như vậy mà tầng 1 rơi sẽ không vào nhà dân, nói một cách nôm na là trận địa tên lửa phải cách nhà dân hơn một khoảng x đó để nhà dân được an toàn.
Còn câu hỏi thứ 3 thì em chưa đủ trình độ trả lời, đợi các bác lão thành vào xem sao!
Mà em nhớ không nhầm là hình như em đọc ở đâu đó có cái nói là nước ta dùng radar của một loại pháo phòng không do Trung Quốc cung cấp để thay thế cho radar của Sam2 thường dễ bị gây nhiễu mạnh do nhiễu tích cực và tiêu cực. Chẳng biết thực hư chuyện này ra sao? ???
Cái dòng màu đỏ này nhầm to,tên lửa SAM-2 không có chế đọ tự hủy đạn như của pháo phòng không,muốn huy đạn phải cáp lệnh hủy đạn cho nó.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 05 Tháng Mười Một, 2010, 09:53:49 pm
Sau khi bắn và đầu tìm của tên lửa không tìm thấy mục tiêu hoặc là bắn trượt như bác nói thì chả cần cách thức phá hủy thì sau một lúc thì tên lửa sẽ tự hủy.
Trận địa tên lửa thì em nghĩ là họ sẽ phải tính toán là vận tốc ban đầu khi xuất phát của tên lửa là bao nhiêu và thời gian khi tầng 1 tách ra khỏi tầng 2 là bao nhiêu để xác định được vị trí mà tên lửa tách tầng 1 sao cho chính xác (gọi khoảng cách từ trận địa tên lửa đến vị trí đó là x) để rồi bố trí sao cho khi rời bệ phóng một khoảng cách như vậy mà tầng 1 rơi sẽ không vào nhà dân, nói một cách nôm na là trận địa tên lửa phải cách nhà dân hơn một khoảng x đó để nhà dân được an toàn.
Còn câu hỏi thứ 3 thì em chưa đủ trình độ trả lời, đợi các bác lão thành vào xem sao!
Mà em nhớ không nhầm là hình như em đọc ở đâu đó có cái nói là nước ta dùng radar của một loại pháo phòng không do Trung Quốc cung cấp để thay thế cho radar của Sam2 thường dễ bị gây nhiễu mạnh do nhiễu tích cực và tiêu cực. Chẳng biết thực hư chuyện này ra sao? ???
Cái dòng màu đỏ này nhầm to,tên lửa SAM-2 không có chế đọ tự hủy đạn như của pháo phòng không,muốn huy đạn phải cáp lệnh hủy đạn cho nó.
Như mình được biết thì đạn C-75  (B750) sử dụng thiết bị bảo hiểm PIM-2 ,
Khi bắn trượt tên lửa tự hủy nhờ mạch qua cơ khí thời gian:
Ở giây thứ (60-2) đến (60+2) khi đó nguồn 26v tự cấp tới  kích nổ  đầu đạn.
Còn như bạn Duongthanhvan nói (cấp lệnh hủy đạn ) thực ra là lệnh nâng đạn (cấp lệnh K4 ) để tên lửa vọt lên cao và nó xẽ tự hủy theo thời gian như trên mình đã đưa nhằm bảo đảm an toàn cho các công trinh dưới mặt đất. :D.



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 07:52:26 am
Sau khi bắn và đầu tìm của tên lửa không tìm thấy mục tiêu hoặc là bắn trượt như bác nói thì chả cần cách thức phá hủy thì sau một lúc thì tên lửa sẽ tự hủy.
Trận địa tên lửa thì em nghĩ là họ sẽ phải tính toán là vận tốc ban đầu khi xuất phát của tên lửa là bao nhiêu và thời gian khi tầng 1 tách ra khỏi tầng 2 là bao nhiêu để xác định được vị trí mà tên lửa tách tầng 1 sao cho chính xác (gọi khoảng cách từ trận địa tên lửa đến vị trí đó là x) để rồi bố trí sao cho khi rời bệ phóng một khoảng cách như vậy mà tầng 1 rơi sẽ không vào nhà dân, nói một cách nôm na là trận địa tên lửa phải cách nhà dân hơn một khoảng x đó để nhà dân được an toàn.
Còn câu hỏi thứ 3 thì em chưa đủ trình độ trả lời, đợi các bác lão thành vào xem sao!
Mà em nhớ không nhầm là hình như em đọc ở đâu đó có cái nói là nước ta dùng radar của một loại pháo phòng không do Trung Quốc cung cấp để thay thế cho radar của Sam2 thường dễ bị gây nhiễu mạnh do nhiễu tích cực và tiêu cực. Chẳng biết thực hư chuyện này ra sao? ???
Cái dòng màu đỏ này nhầm to,tên lửa SAM-2 không có chế đọ tự hủy đạn như của pháo phòng không,muốn huy đạn phải cáp lệnh hủy đạn cho nó..
Ý của mình là cái lệnh K3 đó. Nếu không cấp lệnh này(mở tầng bảo hiểm 3) thì làm sao quả đạn nổ theo cơ chế thời gian được.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 11:31:13 am
Sau khi bắn và đầu tìm của tên lửa không tìm thấy mục tiêu hoặc là bắn trượt như bác nói thì chả cần cách thức phá hủy thì sau một lúc thì tên lửa sẽ tự hủy.
Trận địa tên lửa thì em nghĩ là họ sẽ phải tính toán là vận tốc ban đầu khi xuất phát của tên lửa là bao nhiêu và thời gian khi tầng 1 tách ra khỏi tầng 2 là bao nhiêu để xác định được vị trí mà tên lửa tách tầng 1 sao cho chính xác (gọi khoảng cách từ trận địa tên lửa đến vị trí đó là x) để rồi bố trí sao cho khi rời bệ phóng một khoảng cách như vậy mà tầng 1 rơi sẽ không vào nhà dân, nói một cách nôm na là trận địa tên lửa phải cách nhà dân hơn một khoảng x đó để nhà dân được an toàn.
Còn câu hỏi thứ 3 thì em chưa đủ trình độ trả lời, đợi các bác lão thành vào xem sao!
Mà em nhớ không nhầm là hình như em đọc ở đâu đó có cái nói là nước ta dùng radar của một loại pháo phòng không do Trung Quốc cung cấp để thay thế cho radar của Sam2 thường dễ bị gây nhiễu mạnh do nhiễu tích cực và tiêu cực. Chẳng biết thực hư chuyện này ra sao? ???
Cái dòng màu đỏ này nhầm to,tên lửa SAM-2 không có chế đọ tự hủy đạn như của pháo phòng không,muốn huy đạn phải cáp lệnh hủy đạn cho nó..
Ý của mình là cái lệnh K3 đó. Nếu không cấp lệnh này(mở tầng bảo hiểm 3) thì làm sao quả đạn nổ theo cơ chế thời gian được.
Cái này thì bạn Duongthanhvan lại chưa chính xác rồi  :D.
Cơ cấu thời gian được bắt đầu  hoạt động ngay khi tên lửa rời bệ phóng (cơ cấu thời gian này mình nhớ không nhầm thì nó là 1 mạch tích phân đấy) hì tên lửa lúc này như mìn hen giờ đấy . Cấp nguồn 26v sau (58s - 62s)  trực tiếp cho  phần chấp hành của ngòi nổ kích nổ đầu đạn .cái này bỏ qua lệnh K3 nhé,vì lệnh này để mở cơ cấu bảo hiểm thứ 3  ,cấp nguồn cho máy phát và máy thu của ngòi nổ vô tuyến hoạt đông (chọn thời điểm kích nổ đầu đạn sao cho hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao nhất).


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 06:33:20 pm
Cái dòng màu đỏ này nhầm to,tên lửa SAM-2 không có chế đọ tự hủy đạn như của pháo phòng không,muốn huy đạn phải cáp lệnh hủy đạn cho nó..
Ý của mình là cái lệnh K3 đó. Nếu không cấp lệnh này(mở tầng bảo hiểm 3) thì làm sao quả đạn nổ theo cơ chế thời gian được.
Cái này thì bạn Duongthanhvan lại chưa chính xác rồi  :D.
Cơ cấu thời gian được bắt đầu  hoạt động ngay khi tên lửa rời bệ phóng (cơ cấu thời gian này mình nhớ không nhầm thì nó là 1 mạch tích phân đấy) hì tên lửa lúc này như mìn hen giờ đấy . Cấp nguồn 26v sau (58s - 62s)  trực tiếp cho  phần chấp hành của ngòi nổ kích nổ đầu đạn .cái này bỏ qua lệnh K3 nhé,vì lệnh này để mở cơ cấu bảo hiểm thứ 3  ,cấp nguồn cho máy phát và máy thu của ngòi nổ vô tuyến hoạt đông (chọn thời điểm kích nổ đầu đạn sao cho hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao nhất).
Vâng, quả là khiếm khuyết, đã tham khảo lại tài liệu->em nhầm. Và  xin có lời cảm ơn tới ngocdan_lep.  


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 05:21:50 pm
Kéo cái chủ đề này lên ;D

Thông tin lịch sử S-75

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-75 được chế tạo trên cơ sở giải quyết các vấn đề kỹ thuật đã được thực hiện khi thiết kế hệ thống S-25.

Hệ thống được chế tạo trung một vài giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, để che phủ các công trình hành chính – chính trị và công nghiệp, các đơn vị bộ đội và bộ đội hợp thành. Trên cơ sở đó, tổ hợp tên lửa phòng không cơ động trên khung gầm xe cơ giới SA-75 “Dvina” đã được thiết kế. Từ năm 1965, phiên bản tổ hợp cơ động S-75 “Desna” đã được thiết kế nhằm sử dụng cho việc bảo đảm khả năng phòng không cho các công trình cố định. Các phiên bản tiếp theo của tổ hợp tên lửa phòng không: S-75M “Volkhov”, S-75M2, S-75M3, S-75M4 trong các hình thức khác nhau (sử dụng ở miền bắc, vùng nhiệt đới, xuất khẩu.

Tổ hợp tên lửa phòng không SA-75 “Dvina” – một kênh mục tiêu và ba kênh theo tên lửa, được thiết kế nhằm che phủ các công trình hành chính – chính trị và công nghiệp, cho các đơn vị quân đội và binh chủng hợp thành.

Phiên bản thí nghiệm trên trường bắn của tổ hợp được chế tạo vào tháng 2 năm 1955. Lần phóng đầu tiên của tên lửa V-750 vào tháng 4 năm 1955. Giữa năm 1956, mẫu thí nghiệm đài dẫn bắn cơ động cho tên lửa đã được chế tạo.

Tháng 9 – 10 năm 1957, các thí nghiệm phiên bản sau cabin đã được tiến hành. Toàn bộ các phần tử được lắp trên gầm xe vận tải (khung gầm xe tải Zis-150), xe chở pháo KZU-16 (trạm anten) hoặc gầm xe bánh hơi chuyên dụng với khung xe tháo rời (thiết bị phóng)

Tháng 12 năm 1957, tổ hợp SA-75 được tiếp nhận và trang bị của Quân chủng phòng không và lực lượng phòng không Lục quân, đồng thời đưa vào sản xuất hàng loạt.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 05:28:41 pm
S-75 “Desna”

Mệnh lệnh thiết kế tổ hợp tên lửa phòng không S-75 “Desna” đưa ra năm 1956, trong năm 1957, mẫu thí nghiệm trên trường bắn của tổ hợp tên lửa phòng không này đã được chế tạo.

Các nhược điểm của tổ hợp tên lửa phòng không SA-75 và các nguyên nhân khác, tổ hợp S-75 mới được thiết kế với sự bố trí bộ phận thiết bị trên bộ phận rơ – móc được kéo bởi các xe vận tải.

Tổ hợp S-75 “Desna” được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang tháng 5 năm 1959.

S-75M “Volkhov”

Thiết kế sau đó, hoàn thiện hơn trên cơ sở tổ hợp tên lửa phòng không S-75 “Desna” và bắt đầu từ năm 1958. Trong tháng 5 năm 1961, tổ hợp dưới tên gọi S-75M “Volkhov” được tiếp nhận vào Quân chủng Phòng không và bắt đầu sản xuất quy mô lớn. Năm 1962, tổ hợp này được tiếp nhận vào lực lượng Phòng không Lục quân.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 08:40:20 pm
Sự tiếp nhận chiến đấu

Mục tiêu đầu tiên

Lần đầu tiên trong điều kiện trường bắn, mục tiêu bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không điều khiển vào năm 1950. Tuy nhiên, mục tiêu đầu tiên bị bắn rơi trên không bởi tên lửa phòng không điều khiển thực tế vào tháng 10 năm 1959 tại Trung Quốc.

Sau lần phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên, trong thời gian duyệt binh truyền thống trên Quảng trường Đỏ, lần đầu tiên các tên lửa đạn đạo, chiến thuật, phòng không được trình diễn. Nhưng chỉ có một số loại khí tài phòng không khi đó đã có mặt trong biên chế, phần còn lại trong số đó được đưa thẳng tới cuộc duyệt binh từ các xưởng lắp ráp. Trong cuộc duyệt binh, sự chú ý đặc biệt của các tùy viên quân sự hướng vào các tên lửa phòng không. Thông tin về tính năng chiến đấu của các tên lửa đạn đạo , các đặc điểm chung đã được biết đến ở phương Tây nhờ sự trinh sát vô tuyến, bằng các chuyến bay do thám tầm cao của máy bay U-2 và theo các thông tin từ TASS. Còn thông tin về tổ hợp tên lửa phòng không S-75 vẫn trong vòng bí mật. Tuy nhiên, đánh giá các tên lửa trong cuộc duyệt binh và các đặc tính của tên lửa, với khả năng trinh sát cao của mình, người Mỹ đã bình tĩnh lại. Theo ý kiến của họ, các thông số kỹ thuật của tên lửa Nga không đủ cao để chống lại các máy bay trong khoảng thời gian những năm 50 thực hiện các chuyến bay trinh sát trên biên giới Liên Xô một cách thường xuyên, kéo dài hàng trăm và thậm chí hàng nghìn km trong chiều sâu lãnh thổ Liên Xô. Trong đó, không chỉ bay qua cực bắc ở Siberi mà còn bay vào các khu vực trung tâm.

Như vào đêm từ 17 đến 18 tháng 4 năm 1952, bay máy bay nước ngoài trên độ cao lớn dồng thời bay vào không phận Liên Xô từ hướng tây và đã thực hiện nhiều giờ bay trên Pribaltic, Belorussia, Ukraina và các vùng trung tâm Liên Xô. Các máy bay tiêm kích đánh chặn đã cất cánh truy đuổi chúng nhưng không có kết quả.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 09:10:25 pm
Tuy vậy, tại Mỹ cũng đã có những dự đoán một cách chính xác rằng các công việc tích cực nhằm chế tạo các ra đa định vị và tên lửa phòng không ở Liên Xô đang diễn ra một cách tích cực. Một bộ phận các khí tài này được sao chép hoặc thiết kế trên cơ sở các mẫu nhận được từ Mỹ và Anh trong những năm chiến tranh hoặc phát hiện ở Đức. Thêm vào đó là kết quả thú vị thu được trong chiến tranh Triều Tiên, khi các kíp lái máy bay ném bom không dưới một lần báo cáo về việc đối phương sử dụng tên lửa phòng không chống lại họ.

Ví dụ, vào đêm 24 tháng 2 năm 1952, một trong số các máy bay ném bom B-29 đã bị “thương” trên độ cao 6700 mét, còn các thiết bị vô tuyến điện trên máy bay đã kịp ghi nhận sóng vô tuyến, sau đó đã được đồng nhất như sóng dẫn bắn tên lửa. Một tháng sau đó, đêm 30 tháng 3, các thành viên trong phi hành đoàn máy bay ném bom B-50 bay trên độ cao 6000 mét đã nhìn thấy gần máy bay của họ ánh lửa của bốn tên lửa, mà theo quỹ đạo bay đã chứng minh rằng chúng được điều khiển. Tuy nhiên, trên độ cao 4500 mét, các tên lửa đột ngột biến mất. Và mặc dù sự thật các nguyên nhân này không phải là tên lửa hoàn toàn nhưng người Mỹ khi đó cũng không tìm được sự giải thích nào khác. Chỉ có chuyến bay thành công của ba máy bay trinh sát trên không phận châu Âu của Liên Xô mới làm người Mỹ trấn tĩnh lại: về việc sử dụng tên lửa chống lại máy bay của họ, các phi công đã không báo cáo.


Tuy nhiên, ngay sau sự kiện này, các cuộc trinh sát đường không đã tạm hoãn hai năm liên quan đến, trước hết là sự thay đổi nhân sự trong chính quyền Liên Xô và Mỹ. Làn sóng trinh sát tầm xa mới được khởi động lại vào mùa đông năm 1954 từ chuyến bay tới khu vực biển Caspi. Vào đêm từ 28 đến 29 tháng 4 năm 1954 – thực tế là lập lại kịch bản cách đây hai năm. Trong đêm này từ phía biển Baltic tưosi không phận Liên Xô, thực tế có ba máy bay trinh sát cùng bay vào và hướng tới ba khu vực khác nhau – tới Leningrad, Moskva và Kiev. Sau một vài giờ bay, toàn bộ các máy bay đã rời khỏi không phận Liên Xô một cách tự do, không gặp phải sự cản trở nào.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 09:42:09 pm
Sự không bị trừng phạt với việc các chuyến bay trinh sát ban đêm vào sâu trong lãnh thổ châu Âu của Liên Xô đã thúc đẩy người Mỹ bắt đầu thực hiện các chuyến bay tương tự vào ban ngày với mục đích chụp ảnh nhiều hơn các khu vực và công trình “thú vị”. Các máy bay sử dụng trong nhiệm vụ này là máy bay trinh sát RB-57D – phiên bản của máy bay Anh “Canberr” có thể đạt độ cao trên 20km và máy bay Lockhed U-2.

Các chuyến bay này đã đặt ra cho phía Liên Xô hàng loạt vấn đề về việc phát triển hệ thống vũ trang mà trước hết là chế tạo hệ thống tên lửa phòng không cơ động đầu tiên của Liên Xô S-75 với các nơi thiết kế chính là Phòng thiết kê số 1 (Viện Nghiên cứu “Almaz”) và Phòng thiết kế số 2 (Viện “Fakel”). Được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1957, S-75 trở thành hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên trên thế giới bắn rơi máy bay đối phương đang hoạt động trên không.

Sự kiện này xảy ra vào mùa thu năm 1959 trên bầu trời Trung Quốc, nơi xuất hiện loại vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô trong thời kỳ đó. Quan hệ chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và Trung Quốc trong thời ký đó mang lại khả năng thực hiện nhiều công trình, dự án ngay cả ở trong khu vực quân sự. Ví dụ, như hiệp định ký ngày 15 tháng 5 năm 1953 theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ vào giữa những năm 50 với sự hỗ trợ của Liên Xô, 12 xưởng máy bay đã được thiết kế và xây dựng ở Trung Quốc, trong đó có hai xưởng đóng máy bay, hai xưởng động cơ, xưởng lắp ráp thiết bị máy bay và ra đa. Theo thời gian, những nhà máy này trở thành cơ sở cho ngành công nghiệp hàng không và tên lửa của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Đồng thời với các xí nghiệp này, hàng loạt mẫu khí tài tên lửa – máy bay phóng tên lửa, tên lửa chiến thuật và phòng không mà vai trò của chúng rất đặc biết trong vấn đề khủng hoảng với Đài Loan, nảy sinh vào cuối tháng 8 năm 1958. Trong thời điểm đó, khối lượng lớn vũ khí thông thường của Mỹ được đưa tới Đài Loan, tăng cường một cách mạnh mẽ cho quân đội Đài Loan. Trong không quân, xuất hiện một số máy bay trinh sát tầm sao RB-57D và U-2 Lockhed. Người Mỹ vũ trang cho Đài Loan không phải là sự vị tha – mà mục tiêu chính là các chuyến bay trinh sát được thực hiện bởi các phi công Đài Loan – khi đó, người Mỹ sẽ nhận được các thông tin cần thiết về việc chế tạo vũ khí hạt nhân tại Trung Quốc.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 04:34:48 pm
Trong khoảng ba tháng đầu năm 1959, RB-57 đã hoàn thành 10 chuyến bay nhiều tiếng đồng hồ trên bầu trời Trung Quốc, còn trong tháng 6 cùng năm, các máy bay trinh sát này đã bay qua Bắc Kinh 2 lần. Gần tới kỷ niệm 10 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trước thực tế rõ ràng rằng lễ kỷ niệm có thể đổ vỡ, sau thư báo của lãnh đạo Trung Quốc tới Liên Xô, trong tình trạng đặc biệt bí mật, năm tiểu đoàn hỏa lực và một tiểu đoàn kỹ thuật S-75 gồm 62 tên lửa đã được đưa tới Trung Quốc.

Mùa xuân năm 1959, những kíp chiến đầu đầu tiên của người Trung Quốc đã sẵn sàng tiếp nhận công việc. Đồng thời, để sử dụng vũ khí tên lửa tại Trung Quốc, nhóm các chuyên gia Liên Xô cũng được đưa tới. Một trong số họ, đại tá Viktor Dimitrievich Slyusar nhớ lại: “Vào cuối tháng 9 năm 1959, Tư lệnh Phòng không và Không quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Chen Tsyun đã trình bày với Bộ trưởng Quốc phòng Linh Byao (Lâm Bưu?) về khả năng sẵn sàng chiens đấu của nhòm tên lửa phòng không quanh Bắc Kinh. Chúng tôi, theo trình tự đã báo cáo vấn đề này cùng nhóm chuyên gia Liên Xô cao cấp khác tại Trung Quốc – trung tướng pháo binh Nikolai Mikhailovich Xlebnikov – người đã thông báo về vấn đề này tới Moskva”.

Trong ngày kỷ niệm 10 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, khi mà cuộc diễu hành tại Bắc Kinh không chỉ có lãnh đạo của Trung Quốc mà cả Liên Xô, đồng thời hàng loạt các quốc gia khác, toàn bộ các tiểu đoàn tên lửa phòng không được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, đến mùng 4 tháng 10, không có chuyến bay nào trên bầu trời Trung Quốc được thực hiện. Chỉ vào sáng sớm mùng 5, từ sân bay Đài Loan mới có máy bay cất cánh hướng vào đất liền. Máy bay nhanh chóng vượt qua bờ biển và hướng tới thành phố Nam Kinh trên độ cao 20 – 21km. Các máy may tiêm kích truy đuổi đã cất cánh nhưng giới hạn độ cao của các mày bay này: 15 – 17km – không thể bám theo máy bay trinh sát. Trong ngày này, máy bay trinh sát đã quay trở lại khi cách Bắc Kinh 500 – 600km và không bay vào khu vực hoạt động của tên lửa S-75.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 04:52:24 pm
V.D.Slyusar là người tham gia trực tiếp trong sự kiện sau đó: “Tất cả được lặp lại vào sáng sớm mùng 7 tháng 10. Máy bay vượt qua bờ biển Trung Quốc trên độ cao 18km và hướng tới khu vực Bắc Kinh. Khi máy bay cách thành phố 400 – 500km, các tiểu đoàn tên lửa được chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời, các máy bay tiêm kích truy đuổi cũng cất cánh, nhận nhiệm vụ thu nhận độ cao tối đa và theo dõi mục tiêu. Theo trình tự, mục tiêu một lần nữa lại vượt lên độ cao 20km, nơi chỉ có tên lửa có thể “với” tới nó.

Các đài ra đa định vị đã phát hiện mục tiêu trên tầm xa gần 320km, tư lệnh Phòng không và Không quân Trung Quốc, người nhận báo cáo của chúng tôi, đã báo cáo với bộ trưởng Quốc phòng. Mệnh lệnh như sau: nếu bảo đảm hoàn toàn khả năng tiêu diệt máy bay đối phương – bắn, nếu không – không bắn. Theo phiên dịch từ phía Trung Quốc, có nghĩa là tôi phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Trong câu trả lời được báo cáo lại với Linh Byao (Lâm Bưu), đã có sự tin tưởng và lệnh phóng tên lửa được tiếp nhận.

Toàn bộ các phi công Trung Quốc đang bay đã nhận lệnh phải rời khỏi khu vực tên lửa có khả năng bắn một cách nhanh chóng. Lệnh phóng tên lửa đầu tiên được đưa ra lúc 12 giờ 4 phút. Với khoảng cách trong vài gâi, thêm hai tên lửa nữa được phòng lên. Tất cả tên lửa đã bị nổ gần mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 05:11:32 pm
Những nghiên cứu về các mảnh vỡ rơi xuống đất đã chứng minh, máy bay trinh sát tầm cao RB-57D đã bị nổ trên không và các mảnh vỡ của nó rải rộng ra vài kilomet. Còn phi công Van Intsin đã mất mạng.

Trong những ngày sau đó, trên khu cực máy bay rơi, thực tế các lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc đều có mặt, gồm có Chu Ân Lai, Lâm Bưu và Chu Đức. Tiểu đoàn tên lửa bắn rơi máy bay được tặng huân chương tập thể “Anh hùng cấp 2” (?).

Trong thời gian đó, để bảo vệ hiệu quả về việc xuất hiện bất ngờ và bí mật cho kỹ thuật tên lửa mới nhất ở Trung Quốc, lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc đã thỏa thuận không công bố về máy bay bị bắn cháy. Tuy nhiên trong những ngày sau đó, báo chí Đài Loan đã đưa thông tin về một trong số các máy bay RB-57D trong thời gian bay huấn luyện đã gặp tai nạn và rơi trên biển Hoa Đông. Trong câu trả lời về sự kiện này, cơ quan báo chí Trung Quốc “Sinhua” đã có thông báo sau: “Rạng sáng ngày 7 tháng 10, một máy bay trinh sát kiểu RB-57D do Mỹ sản xuất với các mục đích khiêu khích đã xâm nhận vào không phận thuộc khu vực phía bắc Trung Quốc và đã bị bắt rơi bởi các lực lượng Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”.

Tuy vậy, sau khi phân tích việc máy bay trinh sát tầm cao bị bắn rơi ở Trung Quốc, người Mỹ đã loại bỏ khả năng kết quả này do tên lửa của Liên Xô thực hiện. Và sự kiện sau đó càng trở nên dễ chịu hơn với người Mỹ - trường hợp ngày mùng 1 tháng 5 năm 1960, trên khu vực Sverdlov, các tên lửa phòng không của Liên Xô ở ngoài tầm so với máy bay U-2.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 05:52:58 pm
“Dvina” đã bảo vệ bầu trời Việt Nam như thế nào

Tháng 3 năm 1966, trên các máy bay Mỹ xuất hiện các tên lửa “Shrike” đầu tiên với nhiệm vụ tấn công các đài ra đa định vị của tổ hợp tên lửa phòng không. Còn mùa hè ở Việt Nam, các máy bay chuyên dụng EF-105 “Wild Weasel” đã tham chiến.

Trong giai đoạn mới của cuộc chiến tranh đường không, người Mỹ đã chuẩn bị các phương tiện chiến tranh và hoạt động với các chiến thuật được chuẩn bị kỹ hơn. Các chuyến bay, theo nguyên tắc, được tiến hành ngoài khu vực hoạt động hiệu quả của các tổ hợp tên lửa phòng không, đã được xác định nhằm loại trừ khả năng xác định chính xác các góc tọa độ, rất cần thiết trong điều kiện địa hình đồi núi của Việt Nam. Thực tế, toàn bộ các máy bay Mỹ được trang bị các thiết bị cảnh bảo bức xạ của đài dẫn bắn tổ hợp tên lửa S-75, theo thông tin từ các phi công đã trải qua các cuộc diễn tập chống tên lửa.

Phần lớn các máy bay được trang bị đồng thời đài rải nhiễu tích cực để tự ngụy trang bằng các thiết bị bắn trả các rải nhiễu thụ động. Nhóm khí tài ngụy trang bao gồm các đài rải nhiễu tích cực EB-66A với tầm xa từ 60 đến 120km. Kết quả, trên các màn hình quan sát được các điểm sáng cố định từ rải nhiễu thụ động – từ các đường vạch sáng hẹp tới sự vạch sách đều đặn của toàn bộ màn hình. Khi sử dụng rải nhiễu tích cực mạnh trong khả năng tự ngụy trang, việc bắn rơi máy bay tiêm kích – bom thực tế không thực hiện được. Lý thuyết trong trường hợp này, để định vị nhiễu tích cực và dẫn bắn tên lửa với sự sử dụng phương pháp “ba điểm”, nhưng thực tế xác định trung tâm nhiễu không thành công so sự nhiễm sáng của màn hình.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 06:50:10 pm
Thêm một vấn đề làm phức tạp hóa hoạt động của tổ hợp tên lửa phòng không với sự tiếp nhận tên lửa chống ra đa “Shrike”. Các máy bay F-4E trong vai trò trinh sát vô tuyến và chống ra đa được trang bị các máy bão hòa được sử dụng trong nhiệm vụ mang các tên lửa này. Chính tên lửa “Shrike” trong phần lớn trường hợp không quan sát được trên các màn hình ra đa do bề mặt phản xạ hiệu quả nhỏ. Sự phóng của nó được định vị theo sự thay đổi công thức tín hiệu trên màn hình “5km” từ máy bay mang tên lửa. Theo nguyên tắc, các kíp chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không phải đặt lại mục tiêu, xoay anten, sau đó chuyển mạch tới vật thể tương đương theo công suất. Trong thời gian thuận lợi, những công việc này được tiến hành không chỉ ngay sau khi phóng tên lửa “Shrike” mà còn sau khi tổ hợp tên lửa phòng không tiêu diệt được máy bay.

Thời điểm quan trọng nhất là khi phóng tên lửa. Khi phóng gần ranh giới khu vực hoạt động hiệu quả, máy bay Mỹ có thể quay lại và rút lui một cách an toàn. Khi thời điểm phóng tên lửa muộn, máy bay có thể tăng tốc và kịp thời bay tới khu vực “chết”, ngoài khu vực hoạt động hiệu quả. Kết quả là, việc mở sóng bức xạ của đài ra đa hợp lý nhất khi mục tiêu cách tổ hợp tên lửa ở tầm xa 40km.

Ngoài các biện pháp tác chiến điện tử, người Mỹ còn tiếp nhận rộng rãi khả năng chống tên lửa. Một trận địa tên lửa phòng không đã hứng chịu 685 cuộc tấn công đường không. Hơn một nửa trong số đó bằng tên lửa “Shirke”, còn lại – bằng bom. Trong năm 1966, các mảnh đạn đã làm hỏng 61 tên lửa, trong năm 1967 – 90 tên lửa. Trong đó, số lượng khôi phục hoạt động không đến một nửa. Tổng cộng trong những năm chiến tranh, tổ hợp tên lửa phòng không bị loại khỏi vòng chiến đấu 241 lần. Trung bình, mỗi tiểu đoàn tên lửa bị loại khỏi vòng chiến một lần trong năm. Các trận địa được thay đổi trung bình 10 – 12 lần trong năm, còn đến thời kỳ cao điểm: từ 2 đến 4 ngày. Theo kết quả hoạt động động của Không quân Mỹ đã làm cho 95 tổ hợp tên lửa phòng không của Liên Xô chuyển giao đến đầu năm 73, trong trong biên chế chỉ còn lại 39 tổ hợp chiến đấu và 4 trung tâm huấn luyện.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 07:16:38 pm
Trong các điều kiện này, biện pháo cơ bản duy nhất thực tế có thể đối phó được với các máy bay là mai phục. Các tiểu đoàn di chuyển vào các khu rừng nhiệt đới một cách bí mật với các trận địa đã được chuẩn bị sẵn và ẩn nấp trong đó. Trái ngược với hướng dẫn theo lý thuyết, để tiêu diệt một mục tiêu cần dẫn băn đồng thời 2 – 3 tên lửa, nhưng do không có đường xá và cầu, không cho phép tổ hợp tên lửa phòng không được trang bị đầy đủ cơ số đạn. Hơn một nửa số mục tiêu bị bắn rơi bởi 2 tên lửa; 6% - ba tên lửa, còn lại bị bắn rơi chỉ bằng một tên lửa phòng không điều khiển. Mỗi tiểu đoàn được bảo vệ bằng 2 – 3 đại đội pháo phòng không 37mm.

Sau khi triển khai tổ hợp tên lửa phòng không trên vị trí mới trong thời gian một vài ngày, tình trạng trên không, khu vực hoạt động của máy bay, số liệu được chuẩn bị, chỉ sau đó việc bắn tên lửa mới được tiến hành. Tất cả chỉ được quyết định trong khoảng thời gian tính bằng phút. Nếu sau khi phóng tên lửa trong thời gian 40 phút, tiểu đoàn không rời hỏi khu vực trận địa thì cơ hội sống sót thực tế không có. Khi máy bay tấn công trước khi đêm xuống vài giờ, chiến thuật này mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả là, đến ban ngày, người Mỹ không kịp sử dụng thông tin về vị trí đóng quân của tổ hợp tên lửa phòng không, còn lúc bình minh, các cuộc tấn công và những trận địa bị phát hiện không ảnh hưởng tới mục tiêu.

Nhìn chung, trong toàn bộ năm 1966, thâm chí theo đánh giá của phía Liên Xô, số lương tên lửa tiêu diệt một mục tiêu đã tăng lên nahnh chóng, để tiêu diệt một máy bay cần 12 – 15 tên lửa. Các nguyên nhân làm giảm hiệu quả chính: 3 – 4 lỗi điều khiển dẫn bắn khi theo dõi mục tiêu bằng tay, hoạt động trong tình trạng bị gây nhiễu tích cực mạnh; độ chính xác thấp trong việc dẫn bắn mục tiêu độ cao thấp khi sử dụng chế độ dẫn bắn với sự đánh dấu phân bố mục tiêu trên vị trí góc của màn hình.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 08:07:18 pm
Trong thời gian ở Việt Nam, các chuyên gia Liên Xô đã ghi nhận các yếu tố chủ quan khác làm giảm hiệu quả sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không. Trong đó có việc không thận trọng trong sử dụng tài liệu hướng dẫn, sai phạm trong khai thác sử dụng và hư hỏng do va đập khi di chuyển. Như trong năm 1966, do khai thác sử dụng không đúng, 154 tên lửa đã bị hỏng, năm 1967 – 39 tên lửa. Sự thật, gần như các tên lửa đã được khôi phục thành công bởi các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam. Các nắp được lắp trên ống thu áp suất không khí đã bị mất,dẫn tới việc bụi và cát rơi vào trong và làm cho tên lửa không bay được.

Việc suy giảm nghiêm trọng hiệu quả hoạt động của SA-75 đã mang lại sự quan ngại nghiêm trọng từ phía Liên Xô. Mùa thu năm 1966 một phái đoàn các chuyên gia quân sự và dân sự lớn do Tư lệnh Quân chủng Phòng không P.F.Batitskin dẫn đầu đã tới Việt Nam. Trong quá trình hoàn thiện cải tiến đã giảm tầm hoạt động hiệu quả xuống 300 mét, giảm tầm xa tiêu diệt mục tiêu tối thiểu đến 5km, hoàn thiện đài dẫn bắn tên lửa để bảo đảm khả năng sống còn khi đối phương sử dụng tên lửa chống ra đa “Shirke”. Tên lửa được trang bị đầu đạn mới với tầm phát tán mảnh nổ rộng hơn, hiệu quả thấp hơn trong điều kiện trường bắn nhưng thuận lợi hơn trong trường hợp đối phương sử dụng các loại nhiễu và phương tiện có độ cơ động cao. Việc rút ngắn thời gian 30 giây triển khai tổ hợp cũng thực hiện thành công.

Vào năm 1967, việc hoàn thiện tổ hợp tên lửa phòng không đã tăng hiệu quả sử dụng gấp đôi. Tuy nhiên, đến cuối năm, người Mỹ đã tiếp nhận sử dụng các loại nhiễu theo kênh tên lửa. Sự tương tác của chúng tới các đài dẫn bắn tên lửa thay thế cho tín hiệu của máy đáp mang theo tên lửa sẽ tạo ra luồng nhiễu mạnh. Kết quả là đài dẫn bắn bị mất tên lửa, tên lửa sẽ bay trong trạng thái tự lái cho đến khi hệ thống tự hủy hoạt động. Sự áp dụng mới này là một trong những kết quả mà người Mỹ và Israel thu nhận được trên tổ hợp SA-75 do quân Ai Cập vứt lại trên bán đảo Sinai mùa hè năm 1967.

Kết quả đặc biệt dành cho người Mỹ khi tấn công Hà Nội ngày 15 tháng 12 năm 1967, khi người Mỹ sử dụng loại nhiễu trung hòa gần 90 tên lửa phòng không. Không một máy bay này trong thời gian tấn công bị bắn rơi.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 08:45:13 pm
Việc tìm kiếm giải pháp cho tình trạng này đã được các chuyên gia Việt Nam và Liên Xô cùng nghiên cứu. Vào những ngày cuối năm 1967, giải pháp đã được tìm ra. Các tần số hoạt động của máy đáp trên các tên lửa được thiết kế lại một cách trực tiếp trên bệ phóng, tăng cường công suất tín hiệu trả lời. Kết quả mà mùa đông năm 1968, hiệu quả hoạt động của tổ hợp đã được khôi phục.

Tại Việt Nam, hàng loạt các chiến thuật mới khác được áp dụng. Từ tháng 11 năm 1967, phương pháp theo dõi mục tiêu không có bức xạ từ máy đài dẫn bắn tên lửa được tiếp nhận – theo sự dánh dấu từ dải nhiễu tự ngụy trang tích cực. Sau đó, kíp chiến đấu của tổ hợp tên lửa chuyển sang sử dụng chế độ theo dõi mục tiêu bằng mắt thường một cách đặc biệt trong các cabin “P” và phối hợp với các khối điều khiển kính ngắm tiềm vọng chỉ huy dã chiến.

Trong hàng loạt trường hợp, ngược lại, đài dẫn bắn tên lửa chuyển sang bức xạ mà không phóng tên lửa. Kết quả của sự “phóng giả” này là các máy bay tiêm kích bom thực hiện các cuộc dtaans công vào đó và lao vào trận địa hỏa lực pháo phòng không. Sự “phóng giả” này áp dụng có hiệu quả nhất vào thời điểm tấn công trực tiếp vào các công trình, các phi công ngay lập tức phải quay trở lại, không tiếp cận được mục tiêu.

Trong thời gian đó, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Mc Manara đã nhiều lần gặp gỡ các đại diện của các ủy ban khác nhau, nơi với các số liệu khác nhau đã cố chứng minh rằng sự cuộc “tấn công đường không” vào các công trình chiến lược của Việt Nam đang dẫn tới sự kiệt quệ cho miền Bắc Việt Nam. Nhưng phương pháo tính toán số học của Mc Manara đã nhanh chóng được sử dụng trong quá trình điều tra độc lập do công ty REND thực hiện. Kết quả của công ty này, ngược lại đã xác nhận rằng, các cuộc không kích ồ ạt vào miền Bắc Việt Nam đã không đạt được mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 09:08:26 pm
Các kết quả trong các hoạt động quân sự tới ngày 25 tháng 7 năm 1968, theo số liệu từ phía Mỹ: tổng số máy bay và trực thăng bị mất là 5656, trong số đó, rơi ở miền Bắc Việt Nam là 920 máy bay và 10 trực thăng, còn lại bị bắn rơi ở miền Nam hoặc bị mất do tai nạn trên mặt đất hoặc khi cất cánh. Sự thiệt hại rất lớn này là một trong những tác động lớn nhất dẫn đến quyết định chấm dứt không kích miền Bắc Việt Nam bằng đường không của Tổng thống L.Johnson vào mùa thu năm 1968. Kết quả là Việt Nam đã nhận được thời gian hòa bình đến năm 1972 (trên miền Bắc). Trong năm này, Mỹ đã thực hiện chiến dịch “Linebacker-2” – chiến dịch không kích miền Bắc Việt Nam trong tháng 12 (từ 18 đến 30 tháng 12). Trong chiến dịch, 210 máy bay ném bom chiến lược B-52 đã thả xuống Hà Nội 13 620 tấn bom.

Tại thời điểm đó, Hà Nội được bảo vệ từ 12 – 16 đến 20 – 24 tổ hợp tên lửa phòng không được bố trí trên ba khu vực với tầm xa cách thành phố từ 5 – 10, 15 – 20 và 35 – 40km tương ứng. Trên tầm xa lớn – gần 100km – cách thủ đô tổ chức các đơn vị phục kích đón lõng các hướng bay của máy bay Mỹ.

Mặc dù chính người Mỹ đã phải thừa nhận rằng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, họ phải đối đầu với hệ thống phòng không hiệu quả nhất trong lịch sử, nhưng các kết quả hoạt động của tổ hợp ten lửa phòng không trong giai đoạn chiến tranh này được đánh giá khác nhau. Theo số liệu của các chuyên gia Liên Xô, trong thời gian năm 1972, bằng 1155 lần bắn với 2059 tên lửa phòng không đã bắn rơi 421 máy bay Mỹ. Theo hướng khác, Yankess tuyên bố đã có 4224 tên lửa được phóng nhưng chỉ thừa nhận 49 máy bay Mỹ bị bắn rơi.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2011, 09:43:13 pm
Đây là con số thiệt hại lớn so với tổng số thiệt hại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Theo số liệu của các chuyên gia Liên Xô, tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam là 4118 (bao gồm cả máy bay không người lái), trong số đó, bộ đội tên lửa Việt Nam đã bắn rơi 1163 máy bay gồm 54 B-52, và 130 máy bay không người lái. Số lượng tên lửa tiêu thụ: 6806 quả. Ngược lại, người Mỹ tính toán số tên lửa đã phóng là 8038 – dường như người Mỹ không phân biệt những lần “phóng giả” và phóng thật. Có sự khác biệt rất lớn về số liệu quả Liên Xô và đánh giá của Mỹ về thiệt hại từ các tên lửa. Nếu thông tin thường gặp nhất về tổng số máy bay và trực thăng bị mất được công bố là 3744 máy bay (máy bay không người lái trường hợp này không được tính đến) và 4868 trực thăng, thì các tên lửa được coi là nguyên nhân của tổng cộng 205 máy bay, trong đó có 15 B-52.

Có giả thiết cho rằng, sự không chính xác có chủ ý trong việc tính toàn là nguyên nhân dẫn tới các số liệu về các máy bay bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không và thết các thông tin khác quan về nguyên nhân rơi máy bay – phi công không thường xuyên thông báo với chỉ huy về việc họ bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không. Mặt khác, lịch sử của mọi cuộc chiến tranh đã xác nhận về không ít trường hợp phóng đại chiến thắng của người tham gia chiến tranh. Sự so sánh báo cáo của những người lính tên lửa, người nhận được kết quả bắn theo tín hiệu trên màn hình với các phương pháp tính toán nguyên thủy số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam theo số liệu từ xưởng trên các mảnh vỡ trong hàng loạt trường hợp đã xác nhận về sự phóng đại số lượng tên lửa bắn rơi máy bay từ 5 – 9 lần. Trong khi đó, trong tình trạng tương tự sau đó 20 năm, chính người Mỹ đã gặp phải trường hợp này khi sử dụng tên lửa phòng không tấn công các tên lửa Scud của Iraq trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” và sau đó giảu thích hiệu quả hoạt động thấp.

Tuy nhiên, mặc dù theo số liệu của các chuyên gia Liên Xô, thậm chỉ tổ hợp tên lửa phòng không bắt rơi ít hơn một phần ba tổng số máy bay bị rơi, kết quả quan trong nhất nhận được là yêu cầu thay đổi về căn bản chiến thuật sử dụng máy bay trong chiến tranh, buộc phải chuyển sang bay ở độ cao thấp, nơi bị thiệt hại bởi hỏa lực mạnh của pháo phòng không và súng trường, kết quả là hiệu quả sử dụng máy bay bị suy giảm đáng kể.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Giêng, 2011, 04:19:39 pm
Bác Daibangden giải thích về cách bắn B52 bằng TBK và sử dụng rada K860 đi ạ? Em thắc mắc về cơ chế tạo lệnh điều khiển đạn tên lửa ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocduemta4_ac trong 19 Tháng Giêng, 2011, 09:21:52 am
Hihi, chào các bác, các chú, các anh. Cháu là một người đang theo dõi mục này vào thấy một số điều mà cháu được biết. Cháu xin trình bày như sau:
1. Một quả tên lửa ( đất - đất, đất - biển..) bắn đi chắc chắn không bao giờ có thể khẳng định 100% trúng mục tiêu được, và nếu trúng mục tiêu chưa chắc đã đạt mức sát thương lớn nhất được. Vì vậy, khi tên lửa bắn đi, đến một khoảng cách nào đó thì tên lửa sẽ phát nổ. Nếu là tên lửa phòng không: bao giờ tên lửa cũng phóng ngược chiều với máy bay, khi đến cự ly nhất định thì phát nổ: (vận tốc tên lửa + vận tốc mảnh văng + vận tốc máy bay)*XYZ gì gì đấy. (Cháu chẳng nhớ công thức tính lực xuyên của hai vật thể ngược chiều nhau nữa, mong mọi người thông cảm.) tính ra thì lực này rất lớn, thừa sức xuyên thủng máy bay. Nên khi tên lửa nổ sẽ tạo nên một vùng sát thương. Nếu có nhiều máy bay bay trong vùng này thì chắc chắn sẽ dính đòn, còn rơi hay không thì còn phải tùy vào có trúng vào chỗ hiểm không đã.
2. Đến một cự ly nào đấy thì phát nổ: cái này các kỹ sư đã tính toán rồi, theo cháu biết thì bằng phương pháp lọc Kalman hay gì gì đó. Tức là phương pháp lọc mục tiêu di động. Khi vào vùng sát thương có hiệu quả nhất thì tên lửa phát nổ. Vụ nổ được tính toán sẵn để đưa vào tham số cho tên lửa.
3. Tên lửa đuổi theo máy bay: theo cá nhân cháu thì cho rằng: tên lửa đuổi theo máy bay chỉ có dạng không - không, nguyên nhân là vì muốn tên lửa bắn trúng máy bay thì phải có vận tốc cao hơn máy bay, khi máy bay A bắn máy bay B, tên lửa phóng từ A sẽ có vận tốc ban đầu chính bằng vận tốc của A, như vậy vận tốc TL sẽ là: Va + Vtl > Vb => trúng mục tiêu. Còn đối với TL phòng không thường được bố trí đánh chặn, đón lõng máy bay địch nên bố trí hướng TL ngược với hướng đường bay của máy bay địch. Mục đích là như cháu đã nêu trong mục 1.
4. TLPK bắn máy bay B52 sao B52 không cơ động tránh TL:
a, nếu cơ động tránh TL như vậy khu vực thả bom không đúng với mục tiêu của chuyến bay, nên chắc chắn là B52 không tránh TL mà dùng biện pháp khác để đối phó.
b, B52 là loại máy bay to lớn, nên không thể cứ muốn là cơ động được ngay. Tuy nó bay nhanh nhưng là bay theo đường thằng với lộ trình xác định. Vì thế tính cơ động để né tránh khi bị tấn công thấp. Chẳng khác nào, một người bị người khác đánh mà chỉ biết chạy thẳng một mạch, không biết chạy dích dắc, ngoắt ngoéo để thoát khỏi đối phương.
c, B52 hay bất cứ loại máy bay nào hiện có bây giờ cũng vậy, khi bị cảnh báo TL xuất hiện ngược chiều mà đang bay ở vận tốc cao đều không thể thay đổi hướng bay đột ngột được. Hãy làm một thí nghiệm nho nhỏ nhé: một người đi chậm rồi rẽ 90 độ thì dễ dàng. Một người chạy với vận tốc cao mà rẽ đột ngột thì người đó sẽ bị lực ly tâm tác động lên, có thể sẽ bị ngã. Máy bay cũng thế, khi ngoặt một góc đột ngột mà đang bay ở vận tốc cao thì sẽ dễ bị lực ly tâm bẻ gãy thân máy bay ngay. Thân máy bay không phải là một khối kim loại đúc liên và nếu có là một khung kim loại đúc liên đi chăng nữa thì hiện nay, vật liệu chế tạo chưa cho phép chịu lực mà không bị biến dạng như đã nói ở trên.
Trên đây là những ý kiến mà cháu đã trình bày. Có gì không đúng mong mọi người chỉ cho cháu. Cháu xin cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2011, 04:48:51 pm
Hihi chào ngocduemta4_ac !

Chờ mãi không thấy các chuyên gia SAM trả lời, thôi thì lính bộ binh biết đến đâu thì bàn đến đấy vậy. Xin hỏi hỏi một số điều mà cháu được biết là biết ở đâu ? sách ? xem trên mạng ? hay "nghe nói" ?
 Sở dĩ phải hỏi lại vì các thông tin của ngocduemta4_ac đưa ra có những cái chuẩn nhưng có rất nhiều cái không chuẩn, Những thông tin này đan xen vào nhau khiến rất khó giải thích.

1/ Một quả tên lửa ( đất - đất, đất - biển..) bắn đi chắc chắn không bao giờ có thể khẳng định 100% trúng mục tiêu được, và nếu trúng mục tiêu chưa chắc đã đạt mức sát thương lớn nhất được. Vì vậy, khi tên lửa bắn đi, đến một khoảng cách nào đó thì tên lửa sẽ phát nổ : điều này đúng !
        Nếu là tên lửa phòng không: bao giờ tên lửa cũng phóng ngược chiều với máy bay
: Điều này sai ! (Nếu cần sẽ tranh luận và giải thích tỉ mỉ sau)

2/ : Không có ý kiến

3/ Tên lửa đuổi theo máy bay: theo cá nhân cháu thì cho rằng: tên lửa đuổi theo máy bay chỉ có dạng không - không, nguyên nhân là vì muốn tên lửa bắn trúng máy bay thì phải có vận tốc cao hơn máy bay, khi máy bay A bắn máy bay B, tên lửa phóng từ A sẽ có vận tốc ban đầu chính bằng vận tốc của A, như vậy vận tốc TL sẽ là: Va + Vtl > Vb => trúng mục tiêu. Còn đối với TL phòng không thường được bố trí đánh chặn, đón lõng máy bay địch nên bố trí hướng TL ngược với hướng đường bay của máy bay địch. Mục đích là như cháu đã nêu trong mục : Sai: Xin xem lại tốc độ của máy bay thời đó (F4, F105, A4, ... ) và hãy so sánh với tốc độ của SAM 2 (C75)

4/ Không chính xác : Phụ thuộc vào chiến thuật và mức tin cậy của "chiến tranh điện tử"

Mời các bác!



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: su22 m4 trong 20 Tháng Giêng, 2011, 05:15:19 pm
 1) Tên lửa PK Sam - 2 nói riêng và tất cả các loại đạn của các tổ hợp tên lửa PK đều được thiết kế để bắn đón hoặc bắn đuổi mục tiêu Những việc chọn chế độ bắn cho tên lửa phụ thuộc vào hoàn cảnh diễn ra trận đánh.
 2) "Tên lửa đuổi theo máy bay: theo cá nhân cháu thì cho rằng: tên lửa đuổi theo máy bay chỉ có dạng không - không, nguyên nhân là vì muốn tên lửa bắn trúng máy bay thì phải có vận tốc cao hơn máy bay, khi máy bay A bắn máy bay B, tên lửa phóng từ A sẽ có vận tốc ban đầu chính bằng vận tốc của A, như vậy vận tốc TL sẽ là: Va + Vtl > Vb => trúng mục tiêu. Còn đối với TL phòng không thường được bố trí đánh chặn, đón lõng máy bay địch nên bố trí hướng TL ngược với hướng đường bay của máy bay địch. Mục đích là như cháu đã nêu trong mục 1" . Vấn đề này thì bạn sai, vì tốc độ của máy bay khi tiếp cận mục tiêu để cắt bom là tốc độ dưới âm tức nhỏ hơn 1200km/h với tốc độ này thấp hơn rất nhiều so với vận tốc của TL phòng không do đó như đã nói ở trên tên lửa thừa sức đuổi theo mục tiêu. Bạn có thể xem thêm về thông số của đạn Sam - 2 tại đây: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.130.html
  


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Daila trong 20 Tháng Giêng, 2011, 07:47:50 pm
2. Đến một cự ly nào đấy thì phát nổ: cái này các kỹ sư đã tính toán rồi, theo cháu biết thì bằng phương pháp lọc Kalman hay gì gì đó. Tức là phương pháp lọc mục tiêu di động. Khi vào vùng sát thương có hiệu quả nhất thì tên lửa phát nổ. Vụ nổ được tính toán sẵn để đưa vào tham số cho tên lửa.
=======
Kalman filter là phương pháp nội suy ra các thông số của hệ thống (state space parameters) dựa vào các thông số đầu ra đo được với sai số chuẩn hoặc nhiễu (measured outputs with white noises/normal curve distribution). Ví dụ khi xác định (đo được) khoảng cách từ tên lửa đến máy bay là 50km thì theo Kalman, 50k=z1+z2, trong đó z1 là khoảng cách thực, và z2 là sai số đo, với giả định sai số đo z2 là một nhiễu chuẩn hoặc phân bố chuẩn. Khi đó Kalman đã xác lập công thức tối ưu để dựa vào các đầu ra + sai số đo này để xác định tối ưu các thông số của hệ thống. Nói chung phương pháp này quá cổ điển và không thực tế vì không phải sai số đo nào cũng là sai số chuẩn. Ngày nay người ta đã phát triển rất nhiều phương pháp tính toán khác có hiệu quả hơn nhiều, bạn ạ.
Kalman filter là kiến thức cơ bản của lý thuyết điều khiển (control theory) được phát triển từ thế kỷ 18 cơ bạn ạ. Những ai học kỹ sư kỹ thuật, nhất là điện, điện tử đều phải học. Ví dụ có một hệ phương trình
x(t+1)=Ax(t)+Bu(t)
y(t)=Cx(t)+Du(t).
Trong đó x(t) là biến của hệ thống, y(t) là tín hiệu đầu ra, u(t) là tín hiệu điều khiển đầu vào. Giá trị y(t) đầu ra được máy tính cập nhật liên tục nhưng do có sai số đo (bị nhiễu hoặc sai số của máy đo) nên ta không thể biết giá trị thực của y(t). Vì vậy phải dùng bộ lọc Kalman filter bạn ạ, để xác đinh tối ưu A, B, C, D và giá trị điều khiển u(t).   
Bạn muốn học thêm về Kalman Filter thì xem tại đây
http://en.wikipedia.org/wiki/Kalman_filter

Còn cách bắn máy bay của tên lửa thì có thể bắn ở tại mọi vị trí mà tên lửa có thể diệt được mục tiêu. Máy tính điều khiển sẽ xác định quỹ đạo tên lửa gặp mục tiêu (intercept) và tiêu diệt thôi. Ví dụ khi bắn nhiều quả tên lửa vào 1 mục tiêu, máy tính sẽ điều khiển tên lửa thứ nhất sẽ nổ cắt mục tiêu tại điểm A, tên lửa thứ hai sẽ nổ cắt mục tiêu tại điểm B, vv..
Tất nhiên là sẽ có công thức, thời điểm, địa điểm, và quỹ đạo của tên lửa để xác suất diệt mục tiêu là cao nhất và máy bay không làm gì được. Ví dụ trên máy bay cũng có vũ khí để diệt tên lửa hoặc dùng nhiễu điện tử, bắn ra mục tiêu giả, bay lệch hướng tránh đạn chẳng hạn.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 20 Tháng Giêng, 2011, 08:22:56 pm
Hihi, chào các bác, các chú, các anh. Cháu là một người đang theo dõi mục này vào thấy một số điều mà cháu được biết. Cháu xin trình bày như sau:
1. Một quả tên lửa ( đất - đất, đất - biển..) bắn đi chắc chắn không bao giờ có thể khẳng định 100% trúng mục tiêu được, và nếu trúng mục tiêu chưa chắc đã đạt mức sát thương lớn nhất được. Vì vậy, khi tên lửa bắn đi, đến một khoảng cách nào đó thì tên lửa sẽ phát nổ. Nếu là tên lửa phòng không: bao giờ tên lửa cũng phóng ngược chiều với máy bay, khi đến cự ly nhất định thì phát nổ: (vận tốc tên lửa + vận tốc mảnh văng + vận tốc máy bay)*XYZ gì gì đấy. (Cháu chẳng nhớ công thức tính lực xuyên của hai vật thể ngược chiều nhau nữa, mong mọi người thông cảm.) tính ra thì lực này rất lớn, thừa sức xuyên thủng máy bay. Nên khi tên lửa nổ sẽ tạo nên một vùng sát thương. Nếu có nhiều máy bay bay trong vùng này thì chắc chắn sẽ dính đòn, còn rơi hay không thì còn phải tùy vào có trúng vào chỗ hiểm không đã.
2. Đến một cự ly nào đấy thì phát nổ: cái này các kỹ sư đã tính toán rồi, theo cháu biết thì bằng phương pháp lọc Kalman hay gì gì đó. Tức là phương pháp lọc mục tiêu di động. Khi vào vùng sát thương có hiệu quả nhất thì tên lửa phát nổ. Vụ nổ được tính toán sẵn để đưa vào tham số cho tên lửa.
3. Tên lửa đuổi theo máy bay: theo cá nhân cháu thì cho rằng: tên lửa đuổi theo máy bay chỉ có dạng không - không, nguyên nhân là vì muốn tên lửa bắn trúng máy bay thì phải có vận tốc cao hơn máy bay, khi máy bay A bắn máy bay B, tên lửa phóng từ A sẽ có vận tốc ban đầu chính bằng vận tốc của A, như vậy vận tốc TL sẽ là: Va + Vtl > Vb => trúng mục tiêu. Còn đối với TL phòng không thường được bố trí đánh chặn, đón lõng máy bay địch nên bố trí hướng TL ngược với hướng đường bay của máy bay địch. Mục đích là như cháu đã nêu trong mục 1.
4. TLPK bắn máy bay B52 sao B52 không cơ động tránh TL:
a, nếu cơ động tránh TL như vậy khu vực thả bom không đúng với mục tiêu của chuyến bay, nên chắc chắn là B52 không tránh TL mà dùng biện pháp khác để đối phó.
b, B52 là loại máy bay to lớn, nên không thể cứ muốn là cơ động được ngay. Tuy nó bay nhanh nhưng là bay theo đường thằng với lộ trình xác định. Vì thế tính cơ động để né tránh khi bị tấn công thấp. Chẳng khác nào, một người bị người khác đánh mà chỉ biết chạy thẳng một mạch, không biết chạy dích dắc, ngoắt ngoéo để thoát khỏi đối phương.
c, B52 hay bất cứ loại máy bay nào hiện có bây giờ cũng vậy, khi bị cảnh báo TL xuất hiện ngược chiều mà đang bay ở vận tốc cao đều không thể thay đổi hướng bay đột ngột được. Hãy làm một thí nghiệm nho nhỏ nhé: một người đi chậm rồi rẽ 90 độ thì dễ dàng. Một người chạy với vận tốc cao mà rẽ đột ngột thì người đó sẽ bị lực ly tâm tác động lên, có thể sẽ bị ngã. Máy bay cũng thế, khi ngoặt một góc đột ngột mà đang bay ở vận tốc cao thì sẽ dễ bị lực ly tâm bẻ gãy thân máy bay ngay. Thân máy bay không phải là một khối kim loại đúc liên và nếu có là một khung kim loại đúc liên đi chăng nữa thì hiện nay, vật liệu chế tạo chưa cho phép chịu lực mà không bị biến dạng như đã nói ở trên.
Trên đây là những ý kiến mà cháu đã trình bày. Có gì không đúng mong mọi người chỉ cho cháu. Cháu xin cảm ơn.
Mình xin hỏi lại bạn câu hỏi của bác Gianhtvx :Xin hỏi  một số điều mà cháu được biết là biết ở đâu ? sách ? xem trên mạng ? hay "nghe nói" ?
1) Bạn đọc kỹ topic : Các loại tên lửa phòng không SAM của Liên Xô và Nga; Tên lửa Nga sức mạnh vượt trội trên chiến trường sẽ có câu trả lời .
 -Với tên lửa phòng không việc bắn trúng mục tiêu là rất khó  nên để tăng
  xác suất tiêu diệt mục tiêu thì quả đạn sẽ được kích nổ ở khoảng cách so với mục tiêu  thích hợp nhất .
-Tên lửa Đất đối hải : muốn đánh chìm được tàu địch quả đạn phải xuyên vào mục tiêu (trúng 100%) ví dụ tên lửa P35-be ,P28M ,yakhon,Bal-e....
-Tên lửa đất đối đất thì tùy vào yêu cầu nhiệm vụ mà bán trúng 100% hoặc nổ sát thương bằng mảnh :
2)Bạn nói rất chung chung .
 -Lọc Kalman  thì mình được biết nó là một bộ lọc thích nghi   thuật toán  của nó đưa ra quỹ đạo dự đoán của mục tiêu (xử lý tình huống mất mục tiêu do mục tiêu  cơ động),dùng trong các hệ thống tên lửa mới .
-Lọc mục tiêu di động :dựa vào hiệu ứng đốp le  để gạt bỏ nhiêu tiêu cực ,nhiễu địa vật với phương pháp được sử dụng là bù khử qua chu kỳ nhiều lần.
-Việc kích nổ quả đạn thì như bạn nói ,nhưng có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp
+ Nổ trực tiếp là do dưới đài điều khiển cấp lệnh nổ.
+Nổ gián tiếp : trên quả đạn có thiết bị đo khoảng cách từ nó đến mục tiêu khi khoảng cách đó nhỏ hơn bán kính sát thương của đầu đạn thì quả đạn sẽ được kích nổ.
3)Chưa chính xác :
- Tên lửa phòng không có thể bắn chặn ,bắn đuổi nhưng nói chung là tùy vào tốc độ mục tiêu ,tình huống trên không mà chọn cách đánh khác nhau.Ví dụ:
 Tên lưa S75-M3
 + cự ly hoạt động 7-56 (km)
 +Tầm cao 30km ,khí cầu 35km.
 +Vận tôc mục tiêu tối đa 1100m/s
 + Bắn đuổi khi Vmt < 420m/s  (cự ly đuổi tối thiểu 12km).
 + Vmt > 3M thì bắn PS ...............
4)a,b Mình không có ý kiến
 c,Mình đoán là bạn chưa xem mấy clip máy bay cơ động  ;) : để  tránh tên lửa máy bay có thể cơ động theo phương vị(con rắn ,zic zac) ,theo góc tà (bổ nhào ,hổ mang) hoaccwj cả phương vị và góc tà.


 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: su22 m4 trong 20 Tháng Giêng, 2011, 08:43:37 pm
Bộ lọc Kalman theo mình biết thì nó được dùng với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và Glonass của Nga, cùng với máy tính và hệ dẫn đường con quay hồi chuyển tạo thành hệ thống dẫn đường cho tên lửa nói riêng và các phương tiện bay nói chung. Nhưng mà hệ thống này chỉ có từ những năm 80 trở đi mà, đâu có liên quan gì đến hệ thống dẫn đường của tên lửa Sam - 2 đâu.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2011, 09:38:00 pm
Chỉ có SR71 là SAM 2 nhà ta không làm gì nó được. Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ? Không biết bây giờ trên thế giới đã có loại tên lửa nào trị được SR71 chưa ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 20 Tháng Giêng, 2011, 10:38:13 pm
Chỉ có SR71 là SAM 2 nhà ta không làm gì nó được. Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ? Không biết bây giờ trên thế giới đã có loại tên lửa nào trị được SR71 chưa ?
Bác ạ! Sam2 được thiết kế để bắn các loại mục tiêu lớn ít cơ động tốc độ tối đa 1100m/s.Vùng tiêu diệt phụ thuộc rất lớn vào tốc độ mục tiêu,khả năng chịu quá tải của đạn. Họ Sam 2 có cấu trúc khí động kiểu thông thường (cánh lái đuôi),kích thước đạn lớn nên khả năng cơ động và chịu quá tải không cao.SR71 tốc độ của nó đạt 3,2M thì trên lý thuyết ta đã không thể bắn được bằng Sam-2.Bây giờ S300PMU1 và nhiều loại tên lửa khác có khả năng hạ được nó thưa bác!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: vmt trong 23 Tháng Giêng, 2011, 09:55:07 am
Em thì em chẳng biết rõ nó là radar gì, chỉ biết nó là radar bám bắt của pháo cao xạ 57mm của Trung Quốc, em không biết nó có gì vượt trội nhưng mà đó cũng là một cải tiến của Sam2 do các đồng chí ta sáng tạo ra, về các thông số kĩ thuật của 2 loại radar này chắc phải nhờ bác dongadoan giúp thôi, em thì mù tịt! Hình như do radar Sam2 đã bị lộ các thông số kĩ thuật do Isarel thu được 1 hệ thống này của Ai Cập nên Mỹ đã biết thông số của radar Sam2 nên dễ dàng có cách chế áp.
:Bác Trần Nhẫn có nói đến việc dùng ra đa của pháo cao xạ làm mù tên lửa địch phóng từ máy bay xuống trong chiến dịch điện biên phủ trên không ở bài này ://www.tinmoi.vn/Co-the-thang-tran-DBP-tren-khong-trong-3-ngay-1298918.html


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocduemta4_ac trong 23 Tháng Giêng, 2011, 05:00:54 pm
Bộ lọc Kalman theo mình biết thì nó được dùng với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và Glonass của Nga, cùng với máy tính và hệ dẫn đường con quay hồi chuyển tạo thành hệ thống dẫn đường cho tên lửa nói riêng và các phương tiện bay nói chung. Nhưng mà hệ thống này chỉ có từ những năm 80 trở đi mà, đâu có liên quan gì đến hệ thống dẫn đường của tên lửa Sam - 2 đâu.
Bộ lọc Kalman có từ lâu rồi bác à. Nó được ứng dụng vào GPS và Glonass không có nghĩa là nó có "giấy khai sinh" cùng với 2 hệ này bác ạ. Theo cháu được biết (cháu xin dùng từ này vì cháu nghe bạn của cháu học ở HVKTQS nói chuyện và bọn cháu luôn trao đổi thẳng thắng chứ chẳng dám "chém gió" kẻo lên đây "gặp bão" ngay ;) ) đến nay lý thuyết đktđ và các ngành khác về điều khiển vẫn còn dùng lọc kalman ạ. Trong trường hợp không thể xác định được chính xác các tham số của hệ thống thì phải dùng lọc kalman để tối ưu hóa tham số. và đến tận bây giờ vẫn còn áp dụng lọc kalman trong các hệ thống điều khiển chứ không phải "không còn được sử dụng nữa" đâu.
@Các bác: Vâng đúng là cháu thấy cái sai của cháu rồi. Do kiến thức của mình còn hạn chế, cảm ơn các bác đã “nhặt sạn” và chỉ bảo cho cháu. Ý kiến của cháu nêu trên diễn đàn chắc chắn không thể “tự nghĩ” hoặc “sinh ra” đã biết. Chỉ bằng “nghe và đọc” thôi nên chắc chắn không tránh được nhiễu. Cốt làm sao mà lọc được thông tin càng chính xác càng tốt.
@Bác ngocdan_lep: Vì kiến thức về lọc kalman hạn hẹp, tìm hiểu không đến nơi đến chốn nên cháu chỉ dám nêu chung chung. Cảm ơn các bác đã thảo luận và cung cấp thông tin.
“c,Mình đoán là bạn chưa xem mấy clip máy bay cơ động    : để  tránh tên lửa máy bay có thể cơ động theo phương vị(con rắn ,zic zac), theo góc tà (bổ nhào ,hổ mang) hoaccwj cả phương vị và góc tà.” Vâng, cái này thì cháu có xem rồi ạ. Ý kiến của cháu đưa ra là: máy bay không thể thay đổi đột ngột hướng khi bay ở vận tốc cao (chỉ có vật thể khí động học như hình đĩa bay mới làm nổi điều này). Máy bay bay vận tốc thấp (thấp ở đâu có nghĩa là có khả năng cơ động tránh TLPK mà không bị biến dạng thân MB) thì khả năng cơ động như quay 1 góc 180 độ tốt hơn bay ở vận tốc cao. Còn các kiểu bay như bác nói cũng chỉ trong vận tốc cho phép thôi.
“-Việc kích nổ quả đạn thì như bạn nói ,nhưng có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp
+ Nổ trực tiếp là do dưới đài điều khiển cấp lệnh nổ.
+Nổ gián tiếp : trên quả đạn có thiết bị đo khoảng cách từ nó đến mục tiêu khi khoảng cách đó nhỏ hơn bán kính sát thương của đầu đạn thì quả đạn sẽ được kích nổ.”
Bác ơi cho cháu hỏi: trong diễn đàn có bài viết nói rằng thời gian quả TL sống (từ khi được phóng đến khi nổ) không qua 70s. Nói chung là ngắn. Cháu biết là khi trong vùng sát thương, TL sẽ y/c trung tâm xin phép tiêu diệt mục tiêu. Thời gian này rất ngắn (t<10s) vậy người sỹ quan đk chắc phải cân nhắc có diệt hay không. Trong trường hợp thời bình, bắn máy bay lạ (máy bay dân sự bay lạc chẳng hạn) thì liệu sẽ xử lý như thế nào? Theo lệnh chủ động hay thụ động?
@Bác Giangtvx: “4/ Không chính xác : Phụ thuộc vào chiến thuật và mức tin cậy của "chiến tranh điện tử"”
1. Máy bay B52 là máy bay ném bom rải thảm, vậy nếu cơ động tránh TL trong khi đang thả bom liệu còn đạt yêu cầu nữa không?
2. B52 cơ động không cao đâu bác ạ, nó bay nhanh thật đấy. Thời gian TL tiêu diệt mục tiêu tính theo đơn vị chục giây, còn thời gian B52 đổi hướng đường bay tính theo phút. (Xin lỗi vì cháu không nhớ tài liệu này đọc ở đâu nhưng cháu cũng chẳng dám chém).
3. Máy bay cơ động tránh TL đó cũng là những máy bay có tính cơ động tốt, nhẹ chứ không kềnh càng to xác như B52 đâu bác ạ. Mối nguy hiểm Mỹ lưu tâm trong chiến dịch PK năm 1972 là TLPK và KQ của mình và mình để dành TL để diệt B52 bác ạ.
Mong mọi người tiếp tục nhặt sạn


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2011, 09:09:08 pm
- “4/ Không chính xác : Phụ thuộc vào chiến thuật và mức tin cậy của "chiến tranh điện tử":
        + Khi mức tin cậy của chiên tranh điện tử là cao thì thì B52 không thèm tránh SAM. Thực tế là B52 đã từng dạo chơi thoải mái trên bàu trời Vinh (8/4), Thanh Hóa (13/4)  và Hải Phòng (16/4). Do vậy đánh HN cũng không thèm chiến thuật, không thèm tránh : Bay cố định theo 1 đường, cùng độ cao, cùng tốc độ và thời gian cũng na ná thế.
        + Khi mức tin cậy của chiên tranh điện tử không còn thì phải thay đổi chiến thuật:
                 * Đêm 26 bay ồ ạt nhiều hướng nhiều tầng, đánh ồ ạt cùng 1 lúc (hy vọng may ra không dính SAM - vẫn rơi)
                 * Thay đổi chiến thuật lần nữa : lảng ra xa HN (câu giờ)
                 * Thay đổi chiến thuật lần nữa : thôi không ném bom  ;D

- 1. Máy bay B52 là máy bay ném bom rải thảm, vậy nếu cơ động tránh TL trong khi đang thả bom liệu còn đạt yêu cầu nữa không? : Với SAM2 thực tế B52 không thể cơ động tránh tên lừa (như F4 hoặc F105) nên không bàn tới vấn đề không tồn tại


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: su22 m4 trong 24 Tháng Giêng, 2011, 11:49:50 am
 @ ngocduemta4_ac! Máy bay B - 52 không được thiết kế để làm loại máy bay thực hiện những cú ngoặt gấp, với trọng tải lớn như nó mà ngoặt gấp khi bay để tránh tên lửa thì có khi không cần trúng tên lửa nó cũng rơi do thất tốc.
 - Về hệ thông Klaman tôi chưa viết một từ nào nói là nó không được dùng nữa, thực tế là trong các hệ thỗng vũ khí hiện đại công nghệ số thì bộ lọc này được dùng càng nhiền. Điển hình là nó được dùng trong hệ thông PK S - 300PMU, ngoài ra nó còn có trong hệ dẫn đường của Tên lửa hành trình Tomahawk.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 24 Tháng Giêng, 2011, 06:51:18 pm
Bác ơi cho cháu hỏi: trong diễn đàn có bài viết nói rằng thời gian quả TL sống (từ khi được phóng đến khi nổ) không qua 70s. Nói chung là ngắn. Cháu biết là khi trong vùng sát thương, TL sẽ y/c trung tâm xin phép tiêu diệt mục tiêu. Thời gian này rất ngắn (t<10s) vậy người sỹ quan đk chắc phải cân nhắc có diệt hay không. Trong trường hợp thời bình, bắn máy bay lạ (máy bay dân sự bay lạc chẳng hạn) thì liệu sẽ xử lý như thế nào? Theo lệnh chủ động hay thụ động?

Quả tên lửa (SAM-2) chỉ sống trong khoảng 60s thôi bạn ạ.
Tuy thời gian 60s là ngắn thật nhưng nếu bạn xét tới vận tốc trung bình của quả tên lửa (cỡ khoảng 1000m/s) thì cự ly của tên lửa cũng không phải là ngắn đâu.Và việc sỹ quan điều khiển chọn mục tiêu tiêu diệt thì phải chọn nó từ khi bắt đầu vào bám sát mục tiêu bạn ạ,chứ không phải là khi nào tên lửa "xin phép" tiêu diệt mục tiêu thì mới chọn đâu. Sau khi mục tiêu đã được xác định, quả tên lửa xe theo tín hiệu điều khiến mà lao đến mục tiêu. Và khi đến một cự ly nhất định so với mục tiêu,quả tên lửa sẽ căn cứ vào tín hiệu của thiệt bị xác định mục tiêu của quả tên lửa (anten ngòi nổ vô tuyến) sẽ truyền về đài điều khiển 1 tín hiệu cho phép đài cấp lệnh mở ngòi nổ trên quả tên lửa. Và cũng tùy theo chế độ nổ mà quả tên lửa sẽ nổ như thế nào.
Nếu máy bay dân sự bay lạc vào đường cấm bay hoặc không được phép bay,căn cứ vào mã hỏi đáp sẽ xác định quốc tịch của máy bay,và thông báo tín hiệu cảnh báo cho máy bay. Nếu "cứ bay" thì sẽ tiêu diệt nó. Với may bay dân sự, thì việc hạ nó là quá đơn giản với TLPK. Hệ thống TLPK sẽ hạ nó 1 cách tự động mà hầu như không cần trắc thủ can thiệp (chế độ bắn PS- phương pháp điều khiển AS).
 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Giêng, 2011, 07:11:15 pm
Mình có mấy thông số này của B52  để bạn  ngocduemta tham khảo nhé ;D
- Chức năng chính: Máy bay ném bom hạng nặng
- Nhà sản xuất: Bộ phận máy bay quân sự Boeing
- Chiều dài: 48,5 mét
- Chiều cao: 12,4 mét
- Sải cánh: 56,4 mét
- Tốc độ:1.047 km/h
- Độ cao tối đa: 15.151,5 mét
- Trọng lượng (không tải): 83.250 kg
- Trọng lượng lúc cất cánh: 219.600 kg
- Tầm xa: 14.162 km
- Vũ khí: 31.500 kg bom, mìn và tên lửa
- Phi hành đoàn: 5 người (chỉ huy, phi công, phụ trách radar, hoa tiêu và sĩ quan)
-Thêm nữa : Spxhd =50 m2

Với thân hình thế này thì B52 bay với tốc độ rất cao để tránh Tl  ???.Nếu không dùng các biện pháp chế áp(cứng,mềm) thì có cơ động kiểu gì nó cũng khó  thoát được Sam2 đâu bạn ạ!
-Thời gian hoạt động trên không của đan Sam2 là 85s (hết tầm) .Việc điều khiển tên lửa, kích nổ nó theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp được thực hiện hoàn toàn tự động và được người sỹ quan điều khiển đặt trược khí nhấn nút "Пуск" ;).Bạn nên biết là thời gian nhấn cái nút này cũng mất khoảng 2 giây,việc tạo và cấp lệnh lên tên lửa thời gian chỉ cỡ vài chục tới vài trăm micro giây  chứ tính bằng giây thì mất cơ hội tiêu diệt mục tiêu rồi.
-Nếu có máy bay dân dụng lạc mà ta không "bắt" nó  bay về đúng đường bay
thì cho mấy chú chim sắt lên hộ tống ,bắt phải hạ cạnh .Phương án cuối cùng mới là bắn hạ !  ;D


 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Giêng, 2011, 07:19:10 pm
quả tên lửa sẽ căn cứ vào tín hiệu của thiệt bị xác định mục tiêu của quả tên lửa (anten ngòi nổ vô tuyến) sẽ truyền về đài điều khiển 1 tín hiệu cho phép đài cấp lệnh mở ngòi nổ trên quả tên lửa



Bạn Duongthanhvan xem lại đoạn này nhé :D.Ngòi nổ vô tuyến chưa được mở thì anten của ngòi nổ làm sao có thể hoạt động được nhỉ ???


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 24 Tháng Giêng, 2011, 08:41:11 pm
quả tên lửa sẽ căn cứ vào tín hiệu của thiệt bị xác định mục tiêu của quả tên lửa (anten ngòi nổ vô tuyến) sẽ truyền về đài điều khiển 1 tín hiệu cho phép đài cấp lệnh mở ngòi nổ trên quả tên lửa



Bạn Duongthanhvan xem lại đoạn này nhé :D.Ngòi nổ vô tuyến chưa được mở thì anten của ngòi nổ làm sao có thể hoạt động được nhỉ ???
À,vâng vâng,em nhầm  ;D. Tín hiệu cho phép mở ngòi nổ vô tuyến là do tính toán của đài điều khiển dựa trên cự ly tên lửa và mục tiêu.
Đúng chưa bác "lep"  :D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 26 Tháng Giêng, 2011, 07:55:41 pm
Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ?
Cái Việc "nối tầng" theo cháu được biết là có rồi ạ ;)   ,nhưng mục đích là làm cho tốc độ của quả đạn chậm đi chứ không để tăng tốc độ lên  thưa bác Giangtvx !Bác nào có thông tin cụ thể về việc này không ạ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2011, 09:44:39 am
Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ?
Cái Việc "nối tầng" theo cháu được biết là có rồi ạ ;)   ,nhưng mục đích là làm cho tốc độ của quả đạn chậm đi chứ không để tăng tốc độ lên  thưa bác Giangtvx !Bác nào có thông tin cụ thể về việc này không ạ?

Thế tên của topic này là gì hả bác ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 27 Tháng Giêng, 2011, 10:11:41 am
Cái này thì không phải là "huyền thoại" nên không  giải độc mà bác  :D!do  nhu cầu thực tế trong thời bình mà việc "nối tầm" được thực hiện  :-\.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 28 Tháng Giêng, 2011, 07:29:09 am
Mà sao các "chuyên gia nối tầng" nhà ta chỉ nghĩ đến chuyện nối tầng để "tăng tầm" mà không nghĩ đến chuyện nối tầng để tăng tốc độ cho SAM nhỉ ?
Cái Việc "nối tầng" theo cháu được biết là có rồi ạ ;)   ,nhưng mục đích là làm cho tốc độ của quả đạn chậm đi chứ không để tăng tốc độ lên  thưa bác Giangtvx !Bác nào có thông tin cụ thể về việc này không ạ?
Việc tăng tầm cho tên lửa SAM,việc tăng tốc cũng là một phương án phải không bác Giangtvx. Khi nhiên liệu hết,tên lửa chuyển từ bay chủ động sang bay thụ động. Khi đó nếu tốc độ tên lửa càng lớn thì cự ly chiến đấu sẽ càng tăng lên đúng không bác. Vì vậy em dám nghĩ là đã có chuyên gia nghiên cứu vấn đề này rồi ạ (nhưng có thể chưa có kết quả  ;D). 
Còn cái bác "lép" nói đến chắc là việc " vỗ béo " để cho "em nó" trở nên ỳ ạch phải không  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2011, 04:13:34 pm
Chả biết các chuyên gia "giải độc" đi đâu hết rồi ? Thôi thì bàn thêm vậy:

Cái cuốc làm đồng giữa buổi gãy ! Tôi kiếm 1 đoạn thân cây phù hợp (đủ dài, đủ nhỏ, đủ ... ) lấy dây (thừng, sắt, ... buộc gá vào và ... vẫn cuốc được (dù không "ngon" như ban đầu) !

Lấy 2 bóng đèn ống (thí dụ bóng Rạng Đông 40W - 1,2m) mỗi bóng đập đi 1 đầu (cố đập cho nó bằng, không bằng thì giả sử mài cho bằng vậy   ;D ). Lấy băng dính ráp 2 đầu lại ta có được bóng "nối tầng" !. Nó có "cuốc" (cắm điện có sáng) được không ? Chưa nói chuyện sáng hay không sáng mà việc đầu tiên là ... lắp nó vào đâu ? Nên nhớ máng đèn gốc chỉ có 1,2m thôi ?

Tương tự C75 có 2 tầng: tầng 1 chứa lượng nổ , chất phóng lỏng, ... tạm gọi là tầng 1
                                    tâng 2 chứa thuốc phóng rắn, cánh lái đuôi, ...

Giả sử nối tầng cho C75, có ít nhất 2 phương án:
      - Phương án 1: Tầng 1, tầng 1a, tầng 2; (khối lượng m1+m1+m2)
      - Phương án 2: Tầng 1, tầng 2, tầng 2a; (khối lượng m1+m2+m2)

Trong đó tầng có ghép thêm chữ a là tầng "nối thêm". Vậy các chuyên gia nối tầng phải chọn ra 1 trong các phương án đó.

Có vẻ phương án 1 không được hấp dẫn vì cần quái gì 2 lượng nổ chứ ? Vậy giả sử lựa chọn phương án 2!

Vấn đề tiếp theo là "nối" "máng đèn ống"(bệ phóng đạn) thế nào ? Với đèn ống, ta chỉ cần xê dịch 1 trong 2 đui đèn ra xa(cần thì nối dài máng!) Vậy ta sẽ nối dài cần của bệ phóng đạn (nối bằng tre, bằng gỗ hay cần thiết thì nối bằng thép - như nối cầu Long Biên hoặc Lai Vu ấy. Cái nối cầu thì Viẹt Nam rất có kinh nghiệm mà)

Vấn đề tiếp theo là vấn đề trọng tâm của hệ thống. Tất các các hệ thống bay (phản lực hay cánh quạt) có động cơ gắn ở phía sau của trọng tâm phải thỏa mãn điều kiện là lực đẩy của động cơ phải đặt vào trong tâm của hệ thống. Nếu điều này không được thỏa mãn, hệ thống sẽ bay theo quỹ đaọ không thẳng (thậm chí hình elip, hình tròn quay về nơi phóng ra chúng,  phần lớn các vụ phóng thử không thành công là do nguyên nhân này gây ra) và rất khó điều khiển chúng. Trọng tâm sẽ lui về phía sau và tầng nối thêm phải giữ được trọng tâm của quả tên lửa trùng (gần như trùng) với trục tâm hình học của tên lửa. Trọng tâm này cũng phải nằm trong vùng bền vững của bệ phóng(kể cả khi bệ quay). Chỉ càn lưu ý tới 1 chi tiết là C75 có 4 cánh lái đuôi. 4 cánh này không hoàn toàn giống nhau mà có ký hiệu riêng. Khi lắp ráp, cánh nào phải đúng vị trí cánh đó thì mới được.

Giả sử vấn đề trọng tâm đã được giả quyết xong thì vấn đề tiếp theo là vấn đề khởi động và điều khiển.  



  


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 28 Tháng Giêng, 2011, 07:56:35 pm
Báo cáo bác Giangvtx,em xin mạn phép có ý kiến thế này:
1-Trong hai phương án nối tầng C-75 của bác thì theo em chỉ may ra dùng được phương án 1. Vì nếu theo phương án 2 ta sẽ phải tăng thể tích của phần nhiên liệu lỏng tầng 2 (O-G). Mà cách bố trí loại nhiên liệu này thì bác biết ròi đấy, nó sẽ thay đổi kết cấu của toàn quả đạn --> không phải là nối tầng quả C-75 nữa.
  Mà như bác đã nói :"Có vẻ phương án 1 không được hấp dẫn vì cần quái gì 2 lượng nổ chứ ?..." -->Cả hai phương án này có vẻ như không khả thi để tăng tầm cho quả tên lửa. Theo như ý kiến mông muội của em thì em vẫn tăng tầm tên lửa theo con đường tăng tốc độ tên lửa như các cải tiến của Nga và Belarusia. Và để tăng tốc độ tên lửa thì cái mà ta cần đó là sức chịu đụng của buồng đốt và thuốc phóng "tốt hơn". Cái này thì trông chờ vào các chuyên gia phóng nổ ạ.  ;D
2- Giả sử như việc nối tầng đã thành công :
   + Việc nối dài bệ phóng :em đồng ý với bác Giangvtx,đó là một chuyện đơn giản với các chuyên gia rồi,vì nó đâu có cần tính toán gì đến khí động và trọng tâm đâu mà đơn thuần chỉ là truyền động điện,cộng vơi một số cơ cấu cơ khí cần thiết cho quá trình phóng.
   + Trọng tâm hệ thống : đây là cái khó nuốt nhất trong quá trình "nối tầng" cho quả tên lửa. Trên lý thuyết thì theo như bác Giangtvx đã nói, nhưng trên thực tế thì việc tính toán và đặt tâm khí động cho vật thể bay là rất khó, nó hầu như không thể chính xác. Mà đi kèm với nó phải là một phòng thí nghiệm khí động đạt tiêu chuẩn. Việt Nam chưa có một phòng thổi khí động nào như thế nên việc chuyển tâm khí động quả tên lửa đến một vị trí mới định trước là một chuyện hét sức khó khăn.
   +Vấn đề khởi động các tầng: theo em cũng là một việc đơn giản hơn nhiều so với cái cục tâm khí động.
   +Vấn đề điều khiển : đây cũng là một cái mất nhiều thời gian nhưng nếu hình dáng, loại cánh lái, cơ cấu điều khiển của đài điều khiển không thay đổi và yêu cầu khí động đảm bảo thì cũng có thể tiến hành được. Vì so với các tham số của quả tên lửa chưa được mổ xẻ thì quả tên lửa đã nói tầng hầu như chỉ khác về trọng lượng -> tham số bù trọng lượng thay đổi ->cần tính toán tham số này.


Chung quy lại tất cả các vấn đề,em thấy rằng cái quan trọng mà các chuyên gia cần nghiên cứu để phục vụ quá trình nối tầng cho tên lửa,
đó là : - Nguyên liệu phóng nổ
          - khí động học.
Rất mong các thủ trưởng,các bác đóng góp ý kiến cho bài viết của em.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2011, 07:22:07 pm
Tôi trình bày 1 vài ý như thế không phải là để phát triên cái lý thuyết "nối tầng" mà chỉ muốn nói rằng nối tầng tên lửa không phải giống như nối dài cái cán cuốc, cán xẻng. Một cái nhà có trần cao 4 mét thì chỉ cần 1 cái sào dài 4-5 mét chỗ nào trên trần mà chả chọc được. Cần quái gì nối cái sào dài 10- 20 mét làm gì ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: lonesome trong 29 Tháng Giêng, 2011, 08:44:08 pm
Tôi trình bày 1 vài ý như thế không phải là để phát triên cái lý thuyết "nối tầng" mà chỉ muốn nói rằng nối tầng tên lửa không phải giống như nối dài cái cán cuốc, cán xẻng. Một cái nhà có trần cao 4 mét thì chỉ cần 1 cái sào dài 4-5 mét chỗ nào trên trần mà chả chọc được. Cần quái gì nối cái sào dài 10- 20 mét làm gì ?

Bác kỳ công thật, viết cả 1 bài dài thế mà các bạn vẫn chưa hiểu. Hồi mới có topic này, em đã kể chuyện chỉ cái quả tên lửa cho ông bạn cùng công ty hỏi: "Cái quả đạn tên lửa kia anh nối tầng vào chỗ nào?" và ông ấy chịu chết. Giờ bác lại phải hỏi lại thế này thật là phí công các chuyên gia giải độc quá.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: babyphu trong 29 Tháng Giêng, 2011, 10:26:05 pm
Bác viết như vậy chưa chắc bạn kia đã hiểu
Tôi trình bày 1 vài ý như thế không phải là để phát triên cái lý thuyết "nối tầng" mà chỉ muốn nói rằng nối tầng tên lửa không phải giống như nối dài cái cán cuốc, cán xẻng. Một cái nhà có trần cao 4 mét thì chỉ cần 1 cái sào dài 4-5 mét chỗ nào trên trần mà chả chọc được. Cần quái gì nối cái sào dài 10- 20 mét làm gì ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 29 Tháng Giêng, 2011, 11:12:21 pm
Dạ báo cáo là nguyên chỉ đọc cái câu chuyện "cán cuốc" và đặc biệt là chuyện "bóng đèn ống" là em đủ hiểu ý bác Giangtvx muốn nói là gì rồi ạ. Em chỉ "múa rìu" chút chút cho nó rõ ràng hơn cái yếu tố "không" của việc "nối tầng" thôi mà. :(


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 02 Tháng Hai, 2011, 11:22:52 am
Em thấy các bác bàn chuyện tăng tầm cho Sam2 toan tính cách nối quả đạn dài ra nhỉ ???,Có nhiêu phương pháp chúng ta có thể áp dụng :
-Thay thuốc phóng có hiệu quả cao hơn
-thay đổi phương pháp điều khiên lửa : thay bằng dẫn đuổi ta dũng tiếp cận song song ,tiếp cận tỷ lệ .... Không tiếp cận mục tiêu  từ dưới mà bổ nhào từ trên xuống  ;D,
Nếu làm như vậy ta chỉ thay đổi về phương pháp điều khiển mà không làm thay đổi kết cấu khí động của quả đạn .
Đây là ý tưởng của em mong các bác trao đổi ạ?
-Ta đã có lần  vỗ béo cho em C75 để nó bay chậm ,giảm cự ly tác chiến ,nhưng lượng đạn có hạn hơn nữa  khi kỹ thuật phát triển mục tiêu bay ta  làm được thì không cần vỗ beó nữa (tốn kém,phức tap,an toàn không cao....) ; Bác duongthanhvan có thông tin về vụ này cung cấp nhé? ;D
-


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 02 Tháng Hai, 2011, 08:01:08 pm
Báo cáo bác "lép" là theo em thì cái "món" phương pháp điều khiển nó cũng khó nuốt lắm, "nó" với ông bạn "khí động" là anh em thuộc cái món khó nuốt đối với các chuyên gia nhà ta đó. :D :D :D
Còn cái vụ đúc-đắp cho "em" Volga thì cũng xin phép được báo cáo là em chắc cũng chả hơn gì bác, thông tin cụ thể thì không có. Chỉ biết là đã có thời điểm bộ đội tên lửa sử dụng chính những trái C-75 đã cũ,loại khỏi sẵn sàn chiến đấu,nhồi nhét thêm 1 số thứ vào "dạ đầy nó" để nó "bò" chậm lại phù hợp với tốc độ yêu của mục tiêu.
Báo cáo hết, rất mong các thủ trưởng,các bác,các bạn có thông tin cụ thể về vụ này chỉ giáo giùm ạ. ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Dienbienphu trong 05 Tháng Hai, 2011, 10:35:40 pm
Chả biết các chuyên gia "giải độc" đi đâu hết rồi ? Thôi thì bàn thêm vậy:

Cái cuốc làm đồng giữa buổi gãy ! Tôi kiếm 1 đoạn thân cây phù hợp (đủ dài, đủ nhỏ, đủ ... ) lấy dây (thừng, sắt, ... buộc gá vào và ... vẫn cuốc được (dù không "ngon" như ban đầu) !

Lấy 2 bóng đèn ống (thí dụ bóng Rạng Đông 40W - 1,2m) mỗi bóng đập đi 1 đầu (cố đập cho nó bằng, không bằng thì giả sử mài cho bằng vậy   ;D ). Lấy băng dính ráp 2 đầu lại ta có được bóng "nối tầng" !. Nó có "cuốc" (cắm điện có sáng) được không ? Chưa nói chuyện sáng hay không sáng mà việc đầu tiên là ... lắp nó vào đâu ? Nên nhớ máng đèn gốc chỉ có 1,2m thôi ?

Tương tự C75 có 2 tầng: tầng 1 chứa lượng nổ , chất phóng lỏng, ... tạm gọi là tầng 1
                                    tâng 2 chứa thuốc phóng rắn, cánh lái đuôi, ...

Giả sử nối tầng cho C75, có ít nhất 2 phương án:
      - Phương án 1: Tầng 1, tầng 1a, tầng 2; (khối lượng m1+m1+m2)
      - Phương án 2: Tầng 1, tầng 2, tầng 2a; (khối lượng m1+m2+m2)

Trong đó tầng có ghép thêm chữ a là tầng "nối thêm". Vậy các chuyên gia nối tầng phải chọn ra 1 trong các phương án đó.

Có vẻ phương án 1 không được hấp dẫn vì cần quái gì 2 lượng nổ chứ ? Vậy giả sử lựa chọn phương án 2!

Vấn đề tiếp theo là "nối" "máng đèn ống"(bệ phóng đạn) thế nào ? Với đèn ống, ta chỉ cần xê dịch 1 trong 2 đui đèn ra xa(cần thì nối dài máng!) Vậy ta sẽ nối dài cần của bệ phóng đạn (nối bằng tre, bằng gỗ hay cần thiết thì nối bằng thép - như nối cầu Long Biên hoặc Lai Vu ấy. Cái nối cầu thì Viẹt Nam rất có kinh nghiệm mà)

Vấn đề tiếp theo là vấn đề trọng tâm của hệ thống. Tất các các hệ thống bay (phản lực hay cánh quạt) có động cơ gắn ở phía sau của trọng tâm phải thỏa mãn điều kiện là lực đẩy của động cơ phải đặt vào trong tâm của hệ thống. Nếu điều này không được thỏa mãn, hệ thống sẽ bay theo quỹ đaọ không thẳng (thậm chí hình elip, hình tròn quay về nơi phóng ra chúng,  phần lớn các vụ phóng thử không thành công là do nguyên nhân này gây ra) và rất khó điều khiển chúng. Trọng tâm sẽ lui về phía sau và tầng nối thêm phải giữ được trọng tâm của quả tên lửa trùng (gần như trùng) với trục tâm hình học của tên lửa. Trọng tâm này cũng phải nằm trong vùng bền vững của bệ phóng(kể cả khi bệ quay). Chỉ càn lưu ý tới 1 chi tiết là C75 có 4 cánh lái đuôi. 4 cánh này không hoàn toàn giống nhau mà có ký hiệu riêng. Khi lắp ráp, cánh nào phải đúng vị trí cánh đó thì mới được.

Giả sử vấn đề trọng tâm đã được giả quyết xong thì vấn đề tiếp theo là vấn đề khởi động và điều khiển.  



  

Cái này em cũng có giả thiết tương tự (trang 6-7 gì đó) và bác Some cũng có cả hình minh hoạ rồi mà.

Tóm lại:

1. Việc nối tầng là không thể thực hiện được (nếu muốn) về mặt kỹ thuật đối với cơ sở kỹ thuật của Việt Nam tại thời điểm 1972.
2. Việc nối tầng không cần thiết vì tầm của SA2 đã dư sức cho em B52 về vườn hoa Ngọc Hà rồi.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 10 Tháng Hai, 2011, 05:22:12 pm
Chả biết các chuyên gia "giải độc" đi đâu hết rồi ? Thôi thì bàn thêm vậy:

Cái cuốc làm đồng giữa buổi gãy ! Tôi kiếm 1 đoạn thân cây phù hợp (đủ dài, đủ nhỏ, đủ ... ) lấy dây (thừng, sắt, ... buộc gá vào và ... vẫn cuốc được (dù không "ngon" như ban đầu) !

Lấy 2 bóng đèn ống (thí dụ bóng Rạng Đông 40W - 1,2m) mỗi bóng đập đi 1 đầu (cố đập cho nó bằng, không bằng thì giả sử mài cho bằng vậy   ;D ). Lấy băng dính ráp 2 đầu lại ta có được bóng "nối tầng" !. Nó có "cuốc" (cắm điện có sáng) được không ? Chưa nói chuyện sáng hay không sáng mà việc đầu tiên là ... lắp nó vào đâu ? Nên nhớ máng đèn gốc chỉ có 1,2m thôi ?

Tương tự C75 có 2 tầng: tầng 1 chứa lượng nổ , chất phóng lỏng, ... tạm gọi là tầng 1
                                    tâng 2 chứa thuốc phóng rắn, cánh lái đuôi, ...

Giả sử nối tầng cho C75, có ít nhất 2 phương án:
      - Phương án 1: Tầng 1, tầng 1a, tầng 2; (khối lượng m1+m1+m2)
      - Phương án 2: Tầng 1, tầng 2, tầng 2a; (khối lượng m1+m2+m2)

Trong đó tầng có ghép thêm chữ a là tầng "nối thêm". Vậy các chuyên gia nối tầng phải chọn ra 1 trong các phương án đó.

Có vẻ phương án 1 không được hấp dẫn vì cần quái gì 2 lượng nổ chứ ? Vậy giả sử lựa chọn phương án 2!

Vấn đề tiếp theo là "nối" "máng đèn ống"(bệ phóng đạn) thế nào ? Với đèn ống, ta chỉ cần xê dịch 1 trong 2 đui đèn ra xa(cần thì nối dài máng!) Vậy ta sẽ nối dài cần của bệ phóng đạn (nối bằng tre, bằng gỗ hay cần thiết thì nối bằng thép - như nối cầu Long Biên hoặc Lai Vu ấy. Cái nối cầu thì Viẹt Nam rất có kinh nghiệm mà)

Vấn đề tiếp theo là vấn đề trọng tâm của hệ thống. Tất các các hệ thống bay (phản lực hay cánh quạt) có động cơ gắn ở phía sau của trọng tâm phải thỏa mãn điều kiện là lực đẩy của động cơ phải đặt vào trong tâm của hệ thống. Nếu điều này không được thỏa mãn, hệ thống sẽ bay theo quỹ đaọ không thẳng (thậm chí hình elip, hình tròn quay về nơi phóng ra chúng,  phần lớn các vụ phóng thử không thành công là do nguyên nhân này gây ra) và rất khó điều khiển chúng. Trọng tâm sẽ lui về phía sau và tầng nối thêm phải giữ được trọng tâm của quả tên lửa trùng (gần như trùng) với trục tâm hình học của tên lửa. Trọng tâm này cũng phải nằm trong vùng bền vững của bệ phóng(kể cả khi bệ quay). Chỉ càn lưu ý tới 1 chi tiết là C75 có 4 cánh lái đuôi. 4 cánh này không hoàn toàn giống nhau mà có ký hiệu riêng. Khi lắp ráp, cánh nào phải đúng vị trí cánh đó thì mới được.

Giả sử vấn đề trọng tâm đã được giả quyết xong thì vấn đề tiếp theo là vấn đề khởi động và điều khiển.  



  

Cái này em cũng có giả thiết tương tự (trang 6-7 gì đó) và bác Some cũng có cả hình minh hoạ rồi mà.

Tóm lại:

1. Việc nối tầng là không thể thực hiện được (nếu muốn) về mặt kỹ thuật đối với cơ sở kỹ thuật của Việt Nam tại thời điểm 1972.
2. Việc nối tầng không cần thiết vì tầm của SA2 đã dư sức cho em B52 về vườn hoa Ngọc Hà rồi.
Bạn Dienbienphu ạ: Đúng là thời điểm 1972 chúng ta không thể "nối tầm" cho tên lửa được .Vấn  đề này quá rõ ràng rồi .Có bác nói không biết lắp thêm một tầng nữa vào quả đạn như thế được trong khi kết cấu của nó đã hoàn chỉnh .Quan điểm nối tầng của mình đa trình bày ở trên.
-Theo bạn thì nối tầng là không cần thiết  ???.Tăng cự ly hoạt động của tên lửa nghỉa là tăng được vùng tiêu diệt mục tiêu  bảo vệ được khu vực rộng hơn .
Sam2 thì chưa thấy nối tầm nhưng tên lửa hải quân NC đã làm rồi đó bạn  ạ!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Hai, 2011, 05:26:22 pm
Sam2 thì chưa thấy nối tầm nhưng tên lửa hải quân NC đã làm rồi đó bạn  ạ!
--------------------------
 Tăng tầm bắn không đồng nghĩa với nối tầng, ít nhất là trong so sánh này! ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 10 Tháng Hai, 2011, 06:38:23 pm
Thưa thủ trưởng cháu  dùng từ từ ngữ diễn tả cùng mục đích thôi ạ ,về mặt ngữ nghĩa tiếng việt thì chưa được chuẩn  :-[
Nối tầng hay tăng tầm đều mong muốn cho quả đạn bay cao ,bay xa và xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn !


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2011, 11:03:24 pm
Vậy C125 có tầm đánh gần hơn C75 sao người ta lại định dùng nó đánh B52 ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 10 Tháng Hai, 2011, 11:27:32 pm
Vậy C125 có tầm đánh gần hơn C75 sao người ta lại định dùng nó đánh B52 ?
Về tầm xa tiêu diệt mục tiêu hiệu quả của dòng S-75:
SA-75 "Dvina": 7...30 km
S-75 "Desna" :7...34 km
S-75M "Volkhov": 7...43
Về tầm xa hiệu quả của S-125 là 30km và tầm phát hiện mục tiêu: 100km.
-> Nghĩa là về tầm xa hiệu quả thì S-125 cũng không quá thua kém so với S-75 đâu bác ạ.
S-125 được sử dụng trong nhiệm vụ phòng không tầm thấp do các máy bay phương Tây trong những năm 60 đã sử dụng phương pháp (chiến thuật) bay tầm thấp - được xem là lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Liên Xô với các hệ thống phòng không tầm cao và trung.

P/S: Theo nguồn em có thì tầm bắn cao của S-125 là từ 20 đến 18 000 mét, trong khi trần bay thực tế của B-52 là 16 765 mét (sách "Không quân hiện đại" mà em đang có).
=> Tức là S-125 có khả năng bay cao hơn B-52 => Lý thuyết vẫn có thể bắn được B-52 bác ạ.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2011, 11:34:49 pm
Vậy có nghĩa là không phải  tên lửa cứ bay càng cao, càng xa thì mới có "xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn" ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: su22 m4 trong 10 Tháng Hai, 2011, 11:42:25 pm
Vậy có nghĩa là không phải  tên lửa cứ bay càng cao, càng xa thì mới có "xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn" ?
Vấn đề không nằm ở chỗ tên lửa bay cao và bay xa bao nhiêu, tất nhiên là trừ các loại tên lửa được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ đánh chặn mục tiêu ở trần bay cực thấp đến thấp khoảng từ 50 - 2000m. Mà vấn đề nằm ở chỗ radar có theo dõi bám bắt và dẫn bắn đạn đến tầm sát thương mục tiêu của đạn được hay không, mà hơn nữa nếu đạn có tốc độ cao thì sẽ có tầm đánh chặn mục tiêu xa và giảm khả năng gây hư hại cho khu vực được bảo vệ bởi tên lửa PK. 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 10 Tháng Hai, 2011, 11:44:17 pm
Vậy C125 có tầm đánh gần hơn C75 sao người ta lại định dùng nó đánh B52 ?
Thưa bác:
 -Đạn C125 ( Sam3) có tầm bắn hiệu quả xa 25km ,cao 18km đủ khả năng với tới B52
 -Khả năng cơ động ,chịu quá tải của quả đạn C125 lớn hơn của C75 do : thiết kế khí động kiểu con vịt (cánh lái ở mũi quả đạn) kích thước và trọng lượng nhỏ 900g-2300kg 6,7m-10,8m
-về công nghệ C125 là thế hệ sau C75 nên một số mặt được cải tiến tốt hơn :ví dụ TBK  :'( ko không cần có chiến sỹ ngồi trên "chuồng cu" cho sóng ra đa xuyên qua người...
- tổ hợp C125 gọn nhẹ chỉ có 2 xe YHB và YHK  so với 3 xe của C75 thuận lợi và nhanh chóng trong triển khai,thu hồi ...

Dù C125 chưa được sử dụng để bắn B52 nhưng theo em thì dùng C75 cải tiến vẫn hiệu quả hơn vì lý do sau :
-C75 được chế tạo dành riêng cho B47,B52.. :D
-Tốc độ ,cự ly tác chiến của đạn C75  lớn hơn ,với xác suất tiêu diệt mục tiêu nếu bắn loạt 3 quả là 0,998 (lý thuyết :mục tiêu bay bằng ,không nhiêu,không cơ động).Do có cự ly xa nên khi bắn trượt ta có thể bắn lại  ngay mục tiêu đó  hay tốp đo vì chúng vẫn còn nằm trong vùng phóng của quả đạn.trong khi đó C125  chỉ bắn được "một phát " không có cơ hội bắn lại. ý em nói bay cao bay xa là ở chỗ này ạ.
-Về chống nhiễu Rãnh tên lửa thì của C75 tốt hơn C125 (do cấu trúc máy thu).

 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2011, 11:51:02 pm
Thưa thủ trưởng cháu  dùng từ từ ngữ diễn tả cùng mục đích thôi ạ ,về mặt ngữ nghĩa tiếng việt thì chưa được chuẩn  :-[
Nối tầng hay tăng tầm đều mong muốn cho quả đạn bay cao ,bay xa và xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn !

Tôi hỏi thế vì ý kiến trên. Có lẽ các bác ấy muốn cho quả đạn bay cao ,bay xa để xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn  ;D  Không biết tôi hiểu ý bác có sai không, bác ngocdan_lep ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Hai, 2011, 11:53:10 pm
Hm, đầu đạn của S-125 chỉ bằng 1/3 S-75 thì phải.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Hai, 2011, 11:57:34 pm
Tên lửa phòng không cũng như tên lửa đối không muốn có xác suất tiêu diệt mục tiêu cao thì phải tính toán cả tham số phóng của đạn và tham số đường bay của mục tiêu. Xét lí thuyết thì ở tầm phóng xa nhất của đạn, mục tiêu phải có tham số đường bay hướng vào trận địa phóng và điểm diệt mục tiêu sẽ gần hơn tầm phóng xa nhất của đạn. Tóm lại đạn không thể diệt mục tiêu ở tầm phóng xa nhất theo lí thuyết nếu tham số đường bay của mục tiêu không phù hợp.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Hai, 2011, 12:11:15 am
Thưa đúng như bác Huyphongs đã chỉ .Ở cự ly xa nhất thì quả đạn xẽ có xác suất thấp nhất trong loạt đạn được phóng lên nhưng có còn hơn không mà bác ta phải phát huy hết tính năng của khí tài để đạt kết quả cao nhất! Với C75 như em được biết thì trên đài điều khiển có cơ cấu tính toán vùng phóng( vùng cho phép phóng) sẽ tính toán thời điểm có thể phóng đạn ,khi mục tiêu bay vào vùng này thì trên tủ của sỹ quan điều khiển sẽ có đèn báo sáng .(trong chế độ chiến đấu nếu em nhớ không nhầm thì chỉ khi này ấn nút phóng thì đạn mới được phóng lên),

-Bác  chiangshan ơi  : bán kính sát thương của đạn C75 là 60m còn C125 là 12m  nên đầu đạn của nó nhỏ hơn 1/3 !

-Tính năng của  C75 như vậy thì việc tăng tầm ngoài mục đích tăng xác suất tiêu diệt ,bán kính bảo vệ mục tiêu  ra thì  ??? Bác Giangtvx.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: onelove114 trong 02 Tháng Tư, 2011, 02:06:21 pm
Chào các bác, các chú, các anh, đồng chí, cháu là thành viên mới, có 1 số thắc mắc cháu muốn hỏi:
 Đầu tiên là cháu khẳng định cháu ko bị "ngộ độc" về cái huyền thoại nối tầng từ cách đây 7-8 năm rồi vì cháu hiểu việc thay đổi kết cấu của 1 quả tên lửa là vô cùng khó khăn và phức tạp, nó gần như là việc chế tạo ra 1 loại tên lửa mới mà cho đến tận ngày nay VN vẫn chưa làm được, hơn nữa trong các bài viết ở những trang trước nhiều người đã phân tích rất kỹ. Nhưng mà có 2 vấn đề ở đây:
1. Cụ Trần Đại nghĩa đã từng nhận giải thưởng HCM cho việc nghiên cứu, chế tạo Bazoka, nếu việc "nối tầng" là có thật thì ắt là với phát minh quan trọng như thế cụ chắc phải đạt giải thưởng gì đó của Liên Xô chứ chả ít. Nhưng nhiều tài liệu của VN lại nói rằng cụ và các đồng sự có công gì đó trong việc cải tiến (dùng tạm từ cải tiến) tên lửa SAM2, mà thực tế thì việc cải tiến Sam 2 ở VN là có thật. Vậy thì thực tế việc đó là ntn và công lao của cụ Nghĩa trong chuyện này là gì ạ?
2. Có 1 bác cùng đơn vị cháu nói như thế này: tên lửa Sam 2 thời kỳ đầu được trang bị ở VN là do Cuba viện trợ từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 chứ không phải do LX, mãi đến 1965 giữ LX và VN mới có thỏa thuận về việc viện trợ Sam 2. Xin các bác cho ít thông tin về vấn đề này ạ.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: su22 m4 trong 02 Tháng Tư, 2011, 02:32:58 pm
Chào các bác, các chú, các anh, đồng chí, cháu là thành viên mới, có 1 số thắc mắc cháu muốn hỏi:
 Đầu tiên là cháu khẳng định cháu ko bị "ngộ độc" về cái huyền thoại nối tầng từ cách đây 7-8 năm rồi vì cháu hiểu việc thay đổi kết cấu của 1 quả tên lửa là vô cùng khó khăn và phức tạp, nó gần như là việc chế tạo ra 1 loại tên lửa mới mà cho đến tận ngày nay VN vẫn chưa làm được, hơn nữa trong các bài viết ở những trang trước nhiều người đã phân tích rất kỹ. Nhưng mà có 2 vấn đề ở đây:
1. Cụ Trần Đại nghĩa đã từng nhận giải thưởng HCM cho việc nghiên cứu, chế tạo Bazoka, nếu việc "nối tầng" là có thật thì ắt là với phát minh quan trọng như thế cụ chắc phải đạt giải thưởng gì đó của Liên Xô chứ chả ít. Nhưng nhiều tài liệu của VN lại nói rằng cụ và các đồng sự có công gì đó trong việc cải tiến (dùng tạm từ cải tiến) tên lửa SAM2, mà thực tế thì việc cải tiến Sam 2 ở VN là có thật. Vậy thì thực tế việc đó là ntn và công lao của cụ Nghĩa trong chuyện này là gì ạ?
2. Có 1 bác cùng đơn vị cháu nói như thế này: tên lửa Sam 2 thời kỳ đầu được trang bị ở VN là do Cuba viện trợ từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 chứ không phải do LX, mãi đến 1965 giữ LX và VN mới có thỏa thuận về việc viện trợ Sam 2. Xin các bác cho ít thông tin về vấn đề này ạ.
Bạn à! Vấn đề thứ nhất Sam - 2 của VN trong thời kì đánh Mỹ có 1 cải tiến và có thể là duy nhất đó là việc ta phát hiện ra địch không gây nhiễu radar nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm nên ta đã tiến hành bổ xung đài nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm sang tổ hợp Sam - 2 để tăng cường khả năng phát hiện B - 52 cho tổ hợp Sam - 2.
Vấn đề thứ 2 là tổ hợp tên lửa PK Sam - 2 vào VN năm 1965 và do LX viện trợ cho ta bạn à, bạn xem thêm ở đây nhé http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.msg269192.html#msg269192 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.msg269192.html#msg269192) 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Tư, 2011, 02:35:31 pm
Vấn đề thứ nhất Sam - 2 của VN trong thời kì đánh Mỹ có 1 cải tiến và có thể là duy nhất đó là việc ta phát hiện ra địch không gây nhiễu radar nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm nên ta đã tiến hành bổ xung đài nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm sang tổ hợp Sam - 2 để tăng cường khả năng phát hiện B - 52 cho tổ hợp Sam - 2.
-----------------------------------
 Không phải là "duy nhất" đâu! ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: onelove114 trong 02 Tháng Tư, 2011, 03:03:19 pm
Chào các bác, các chú, các anh, đồng chí, cháu là thành viên mới, có 1 số thắc mắc cháu muốn hỏi:
 Đầu tiên là cháu khẳng định cháu ko bị "ngộ độc" về cái huyền thoại nối tầng từ cách đây 7-8 năm rồi vì cháu hiểu việc thay đổi kết cấu của 1 quả tên lửa là vô cùng khó khăn và phức tạp, nó gần như là việc chế tạo ra 1 loại tên lửa mới mà cho đến tận ngày nay VN vẫn chưa làm được, hơn nữa trong các bài viết ở những trang trước nhiều người đã phân tích rất kỹ. Nhưng mà có 2 vấn đề ở đây:
1. Cụ Trần Đại nghĩa đã từng nhận giải thưởng HCM cho việc nghiên cứu, chế tạo Bazoka, nếu việc "nối tầng" là có thật thì ắt là với phát minh quan trọng như thế cụ chắc phải đạt giải thưởng gì đó của Liên Xô chứ chả ít. Nhưng nhiều tài liệu của VN lại nói rằng cụ và các đồng sự có công gì đó trong việc cải tiến (dùng tạm từ cải tiến) tên lửa SAM2, mà thực tế thì việc cải tiến Sam 2 ở VN là có thật. Vậy thì thực tế việc đó là ntn và công lao của cụ Nghĩa trong chuyện này là gì ạ?
2. Có 1 bác cùng đơn vị cháu nói như thế này: tên lửa Sam 2 thời kỳ đầu được trang bị ở VN là do Cuba viện trợ từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 chứ không phải do LX, mãi đến 1965 giữ LX và VN mới có thỏa thuận về việc viện trợ Sam 2. Xin các bác cho ít thông tin về vấn đề này ạ.
Bạn à! Vấn đề thứ nhất Sam - 2 của VN trong thời kì đánh Mỹ có 1 cải tiến và có thể là duy nhất đó là việc ta phát hiện ra địch không gây nhiễu radar nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm nên ta đã tiến hành bổ xung đài nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm sang tổ hợp Sam - 2 để tăng cường khả năng phát hiện B - 52 cho tổ hợp Sam - 2.
Vấn đề thứ 2 là tổ hợp tên lửa PK Sam - 2 vào VN năm 1965 và do LX viện trợ cho ta bạn à, bạn xem thêm ở đây nhé http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.msg269192.html#msg269192 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.msg269192.html#msg269192) 
Vấn đề thứ nhất bác chưa trả lời vào trọng tâm câu hỏi của em. Ý em hỏi là cụ Nghĩa đã làm gì cơ mà, hơn nữa việc radar cao xạ cũng ko phải là duy nhất như bác nói, còn có cả việc VN bỏ cách bố trí lục giác của trận địa PK theo cách của LX mà chia ra phân tán với khoảng cách xa hơn, không theo logic nào cả để tránh bị tên lửa, boom tiêu diệt
Vấn đề 2: em muốn biết Cuba có viện trợ cho VN tên lửa Sam 2 không? Chứ chuyện LX viện trợ cho VN tên lửa Sam 2 thì em không có ý kiến


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: su22 m4 trong 02 Tháng Tư, 2011, 03:14:30 pm
Chào các bác, các chú, các anh, đồng chí, cháu là thành viên mới, có 1 số thắc mắc cháu muốn hỏi:
 Đầu tiên là cháu khẳng định cháu ko bị "ngộ độc" về cái huyền thoại nối tầng từ cách đây 7-8 năm rồi vì cháu hiểu việc thay đổi kết cấu của 1 quả tên lửa là vô cùng khó khăn và phức tạp, nó gần như là việc chế tạo ra 1 loại tên lửa mới mà cho đến tận ngày nay VN vẫn chưa làm được, hơn nữa trong các bài viết ở những trang trước nhiều người đã phân tích rất kỹ. Nhưng mà có 2 vấn đề ở đây:
1. Cụ Trần Đại nghĩa đã từng nhận giải thưởng HCM cho việc nghiên cứu, chế tạo Bazoka, nếu việc "nối tầng" là có thật thì ắt là với phát minh quan trọng như thế cụ chắc phải đạt giải thưởng gì đó của Liên Xô chứ chả ít. Nhưng nhiều tài liệu của VN lại nói rằng cụ và các đồng sự có công gì đó trong việc cải tiến (dùng tạm từ cải tiến) tên lửa SAM2, mà thực tế thì việc cải tiến Sam 2 ở VN là có thật. Vậy thì thực tế việc đó là ntn và công lao của cụ Nghĩa trong chuyện này là gì ạ?
2. Có 1 bác cùng đơn vị cháu nói như thế này: tên lửa Sam 2 thời kỳ đầu được trang bị ở VN là do Cuba viện trợ từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 chứ không phải do LX, mãi đến 1965 giữ LX và VN mới có thỏa thuận về việc viện trợ Sam 2. Xin các bác cho ít thông tin về vấn đề này ạ.
Bạn à! Vấn đề thứ nhất Sam - 2 của VN trong thời kì đánh Mỹ có 1 cải tiến và có thể là duy nhất đó là việc ta phát hiện ra địch không gây nhiễu radar nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm nên ta đã tiến hành bổ xung đài nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm sang tổ hợp Sam - 2 để tăng cường khả năng phát hiện B - 52 cho tổ hợp Sam - 2.
Vấn đề thứ 2 là tổ hợp tên lửa PK Sam - 2 vào VN năm 1965 và do LX viện trợ cho ta bạn à, bạn xem thêm ở đây nhé http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.msg269192.html#msg269192 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.msg269192.html#msg269192) 
Vấn đề thứ nhất bác chưa trả lời vào trọng tâm câu hỏi của em. Ý em hỏi là cụ Nghĩa đã làm gì cơ mà, hơn nữa việc radar cao xạ cũng ko phải là duy nhất như bác nói, còn có cả việc VN bỏ cách bố trí lục giác của trận địa PK theo cách của LX mà chia ra phân tán với khoảng cách xa hơn, không theo logic nào cả để tránh bị tên lửa, boom tiêu diệt
Vấn đề 2: em muốn biết Cuba có viện trợ cho VN tên lửa Sam 2 không? Chứ chuyện LX viện trợ cho VN tên lửa Sam 2 thì em không có ý kiến
Vấn đề 1 em chỉ biết đến thế thôi bác à, còn vấn đề thứ 2 thì Cu Ba cũng chỉ là nước đi nhận viện trợ như ta, mà LX viện trợ cho họ thì cũng chỉ viện trợ 1 cơ số nào đó để phòng ngự thôi thì Cu Ba lấy đâu ra tổ hợp Sam - 2 dư để viện trợ lại cho ta chứ. Mà cuộc khủng hoảng tên lửa xẩy ra từ năm 1961 - 1962 gì đó mà mãi tới năm 1965 ta mới có tên lửa để tác chiến thì khó có thể xẩy ra chuyện Cu Ba viện trợ khí tài tên lửa cho ta được ạ.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Tư, 2011, 03:16:18 pm
Cái mà các bạn Cuba giúp ta là đạn, đạn ấy! ;D



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: onelove114 trong 02 Tháng Tư, 2011, 03:25:18 pm
Bạn à! Vấn đề thứ nhất Sam - 2 của VN trong thời kì đánh Mỹ có 1 cải tiến và có thể là duy nhất đó là việc ta phát hiện ra địch không gây nhiễu radar nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm nên ta đã tiến hành bổ xung đài nhìn vòng của pháo cao xạ 57mm sang tổ hợp Sam - 2 để tăng cường khả năng phát hiện B - 52 cho tổ hợp Sam - 2.
Vấn đề thứ 2 là tổ hợp tên lửa PK Sam - 2 vào VN năm 1965 và do LX viện trợ cho ta bạn à, bạn xem thêm ở đây nhé http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.msg269192.html#msg269192 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,228.msg269192.html#msg269192)  
Vấn đề thứ nhất bác chưa trả lời vào trọng tâm câu hỏi của em. Ý em hỏi là cụ Nghĩa đã làm gì cơ mà, hơn nữa việc radar cao xạ cũng ko phải là duy nhất như bác nói, còn có cả việc VN bỏ cách bố trí lục giác của trận địa PK theo cách của LX mà chia ra phân tán với khoảng cách xa hơn, không theo logic nào cả để tránh bị tên lửa, boom tiêu diệt
Vấn đề 2: em muốn biết Cuba có viện trợ cho VN tên lửa Sam 2 không? Chứ chuyện LX viện trợ cho VN tên lửa Sam 2 thì em không có ý kiến
Vấn đề 1 em chỉ biết đến thế thôi bác à, còn vấn đề thứ 2 thì Cu Ba cũng chỉ là nước đi nhận viện trợ như ta, mà LX viện trợ cho họ thì cũng chỉ viện trợ 1 cơ số nào đó để phòng ngự thôi thì Cu Ba lấy đâu ra tổ hợp Sam - 2 dư để viện trợ lại cho ta chứ. Mà cuộc khủng hoảng tên lửa xẩy ra từ năm 1961 - 1962 gì đó mà mãi tới năm 1965 ta mới có tên lửa để tác chiến thì khó có thể xẩy ra chuyện Cu Ba viện trợ khí tài tên lửa cho ta được ạ.
Vấn đề lại nằm ở chính chỗ đó thì em mới thắc mắc, có thể nói rằng vào thời điểm ấy VN và Cuba đối xử với nhau đúng với tinh thần vô sản cao cả, "vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" cơ mà, Cuba có Sam-2 trước VN thì cũng có thể viện trợ cho VN lắm chứ? Chả nhiều thì cũng 1-2 tổ hợp cũng tốt lắm rồi. Fridel rất tốt với VN nên chuyện viện trợ Sam-2 là hoàn toàn có thể phải không ạ?
Trích dẫn
Cái mà các bạn Cuba giúp ta là đạn, đạn ấy!
Đạn là đạn gì hả bác? Nếu có thể thì cho em cái nguồn bác nhớ
Còn cái vấn đề đầu của em thì bác là người khơi mào thì bác "phải" cho em 1 câu trả lời chứ.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: su22 m4 trong 02 Tháng Tư, 2011, 03:44:37 pm
Trích dẫn
Cái mà các bạn Cuba giúp ta là đạn, đạn ấy!
Đạn là đạn gì hả bác? Nếu có thể thì cho em cái nguồn bác nhớ
Còn cái vấn đề đầu của em thì bác là người khơi mào thì bác "phải" cho em 1 câu trả lời chứ.
Cái mà em và bác gọi là quả tên lửa thì các bác trong quân chủng PKKQ và HQ gọi là quả đạn bác à, vấn đề đầu thì em chỉ biết đến thế còn cụ thể nhà ta cải tiến thêm cái gì nữa trong tổ hợp Sam - 2 thì em không rõ bác à.
PS: Bác xóa bớt trích dẫn đi, đừng trích dẫn quá 3 tầng bác nhé.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: onelove114 trong 02 Tháng Tư, 2011, 04:54:10 pm
Cá nhân em vẫn chưa hài lòng với câu trả lời của bác. Chưa đủ sức thuyết phục :(


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 02 Tháng Tư, 2011, 05:24:10 pm
1. Cụ Trần Đại nghĩa đã từng nhận giải thưởng HCM cho việc nghiên cứu, chế tạo Bazoka, nếu việc "nối tầng" là có thật thì ắt là với phát minh quan trọng như thế cụ chắc phải đạt giải thưởng gì đó của Liên Xô chứ chả ít. Nhưng nhiều tài liệu của VN lại nói rằng cụ và các đồng sự có công gì đó trong việc cải tiến (dùng tạm từ cải tiến) tên lửa SAM2, mà thực tế thì việc cải tiến Sam 2 ở VN là có thật. Vậy thì thực tế việc đó là ntn và công lao của cụ Nghĩa trong chuyện này là gì ạ?

Cháu xin phép thủ trưởng Dongadoan  trả lời :

- Cụ Trần Đại Nghĩa trưởng nhóm nghiên cứu cải tiến chống nhiễu rãnh cho tên lửa Sam-2 (5 lần trong thời gian 65-72)

- Rada K8-60 của pháo 57mm dùng phương pháp quét cánh sóng hình nón nên giảm được nhiễu tạp ngụy trang .Nhưng theo em dùng để chỉ thị mục tiêu cho Sam-2 chỉ  1 phần còn để chết thay thì nhiều hơn  ;D.

2. Có 1 bác cùng đơn vị cháu nói như thế này: tên lửa Sam 2 thời kỳ đầu được trang bị ở VN là do Cuba viện trợ từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 chứ không phải do LX, mãi đến 1965 giữ LX và VN mới có thỏa thuận về việc viện trợ Sam 2. Xin các bác cho ít thông tin về vấn đề này ạ.

Cu ba viện trợ đạn tên lửa cho Việt Nam thưa bác . ( 11D)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2011, 12:18:35 pm
Vậy C125 có tầm đánh gần hơn C75 sao người ta lại định dùng nó đánh B52 ?
Thưa bác:
 -Đạn C125 ( Sam3) có tầm bắn hiệu quả xa 25km ,cao 18km đủ khả năng với tới B52
 
-C75 được chế tạo dành riêng cho B47,B52.. :D

-Về chống nhiễu Rãnh tên lửa thì của C75 tốt hơn C125 (do cấu trúc máy thu).

Đỏ : Bạn mới giúp ta cải tiến (không nối tầng nhé) C125 bây giờ xơi ngon tầm 3x km rồi. Bác về nhanh thì có cơ hội tham dự phần ấy đấy  ;D

Xanh : C75 lúc đầu không hề chế tạo dành riêng đánh B47, B52 mà để trị bọn trinh sát tầm cao kiểu U2 !

Đen: Bác nói rõ thêm được không ?

Xin hỏi thêm: có khi nào (và vì lý do gì ) mà khi bay SAM bị gãy thành 2 phần không ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: thangct trong 24 Tháng Tư, 2011, 01:38:52 pm
em có đọc hồi kí của 1 bác cựu binh liên xô là lính tên lửa nói là lx giúp ta cải tiến rada thụ động của tên lửa mới tránh được gây nhiễu điện tử của mẽo rada này khi hoạt động không nhạn bát cứ tín hiệu ngoài nào nên bắt mục tiêu rât tốt còn về động cơ thì chăc phải do liên xô giúp cải tiến chứ hồi đó ta làm sao được


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Tư, 2011, 05:21:16 pm

Đỏ : Bạn mới giúp ta cải tiến (không nối tầng nhé) C125 bây giờ xơi ngon tầm 3x km rồi. Bác về nhanh thì có cơ hội tham dự phần ấy đấy  ;D

Xanh : C75 lúc đầu không hề chế tạo dành riêng đánh B47, B52 mà để trị bọn trinh sát tầm cao kiểu U2 !

Đen: Bác nói rõ thêm được không ?

Xin hỏi thêm: có khi nào (và vì lý do gì ) mà khi bay SAM bị gãy thành 2 phần không ?

         Đỏ : Thưa bác gọi cháu đ/c bác nhé ! :D, bác cứ gọi như đỏ kia cháu áy náy lắm .

-1,2 ( đỏ ,xanh ) cháu nhận khuyết điểm , Sam3 cải tiến bắn nghiệm thu đạt kết quả tốt và chúng ta sẽ tiến hành với n bộ còn lại bác ạ .

- Đen
 Chỉ đúng với rãnh tên lửa  (Về chống nhiễu Rãnh tên lửa thì của C75 tốt hơn C125 (do cấu trúc máy thu)
  + Máy thu  kênh tên lửa của tổ hợp Sam3 là máy thu khuếch đại thẳng .
  + Máy thu  kênh tên lửa của tổ hợp Sam2 là máy thu siêu ngoại sai (máy thu đổi tần) .

 -Máy thu khuếch đại thẳng:
     Là máy thu trực tiếp biến đổi tín hiệu thu được ở cao tần thành tín hiệu thị tần sau đó tiến hành khuếch đại chúng ở thị tần .
  + Ưu điểm chủ yếu của loại máy thu này là cấu tạo đơn giản , dễ khai thách sử dụng, giá thành thấp. Nhược điểm cơ bản là độ nhạy thấp, độ chọn lọc tín hiệu kém nên khả năng chống nhiễu kém.
Máy thu khuếch đại thẳng thường được sử dụng khi thu tín hiệu có cường độ mạnh, ít chịu tác động của nhiễu.

- Máy thu siêu ngoại sai (đổi tần) :
 Máy thu loại này thực hiện biến đổi tín hiệu thu được ở cao tần thành tín hiệu tần số trung gian để tiến hành khuếch đại chúng, sau đó tách sóng biến đổi thành tín hiệu thị tần để khuếch đại tiếp . Khác với máy thu kd thẳng  tín hiệu được khuếch đại chủ yếu ở trung tần nên có hệ số khuếch đại lớn, độ chọn lọc tín hiệu cao, ít gây méo tín hiệu. Do đó so với máy thu kh thẳng loại này có độ nhạy cao ,khả năng chống nhiễu tốt hơn, ít gây méo tín hiệu .
  + Nhược điểm : Cấu tạo phức tạp, hiệu chỉnh khó, giá thành cao .
     Cháu hết ý kiến  :D.


 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Hodongbang trong 24 Tháng Tư, 2011, 08:13:46 pm
Sam3 cải tiến tầm bắn lên tới 35km, trần bắn 20km ,đài điều khiển được số hóa rất gọn nhẹ , khả năng tác chiến với mục tiêu gây nhiễu rất tốt  ;D.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Tư, 2011, 08:17:41 pm

Xin hỏi thêm: có khi nào (và vì lý do gì ) mà khi bay SAM bị gãy thành 2 phần không ?

Trường hợp khi bay đạn Sam2 bị gãy đôi theo cháu được biêt (nghe kể ) thì cũng vài lần ạ ! Có 2 lý do cơ bản sau:

 - Tên lửa bám theo mục tiêu cơ động : Do vật liệu cấu tạo của quả đạn Sam2 chỉ chịu được một mức quá tải nhất định , nếu bám theo mục tiêu mà làm cho giá trị quá tải lớn hơn quá tải cho phép thì quả đạn sẽ bị bẻ gấy.

   -Khi bắn đạn cũ (đạn đã được nạp nhiên liệu sau đó không sử dụng đến nên làm dây chuyền ngược lấy nhiên liệu ra để cứu quả đạn), hoặc đạn tăng hạn : Do nhiên liệu dùng trong  tên lửa có sức ăn mòn rất lớn nên nếu để nhiên liệu trong quả đạn một thời gian vỏ thùng nhiên liệu mỏng đi do vậy rất dễ gẫy khi đạn bay (không chịu được quá tải như tính toán ban đầu).


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 26 Tháng Tư, 2011, 09:18:13 pm

Xin hỏi thêm: có khi nào (và vì lý do gì ) mà khi bay SAM bị gãy thành 2 phần không ?

Trường hợp khi bay đạn Sam2 bị gãy đôi theo cháu được biêt (nghe kể ) thì cũng vài lần ạ ! Có 2 lý do cơ bản sau:

 - Tên lửa bám theo mục tiêu cơ động : Do vật liệu cấu tạo của quả đạn Sam2 chỉ chịu được một mức quá tải nhất định , nếu bám theo mục tiêu mà làm cho giá trị quá tải lớn hơn quá tải cho phép thì quả đạn sẽ bị bẻ gấy.

   -Khi bắn đạn cũ (đạn đã được nạp nhiên liệu sau đó không sử dụng đến nên làm dây chuyền ngược lấy nhiên liệu ra để cứu quả đạn), hoặc đạn tăng hạn : Do nhiên liệu dùng trong  tên lửa có sức ăn mòn rất lớn nên nếu để nhiên liệu trong quả đạn một thời gian vỏ thùng nhiên liệu mỏng đi do vậy rất dễ gẫy khi đạn bay (không chịu được quá tải như tính toán ban đầu).


Ấy chết, tồng chí giải thích thế khiến người nghe dễ tưởng vỏ thùng nhiên liệu và chất ô xi hóa chính là vỏ đạn. Thường thì nhiều đạn có ẩn tì ở kết cấu vỏ nên dễ vỡ khi bay dưới mức quá tải cho phép, chứ bản thân hệ tính toán cũng được cài tham số khống chế lệnh điều khiển để phòng trường hợp vỡ đạn khi vượt quá mức quá tải cho phép.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Hodongbang trong 26 Tháng Tư, 2011, 10:43:35 pm
  Em thấy cũng không khó hiểu lắm mà bác! Theo em ý bác lép là vỏ thùng nhiên liệu mỏng đi thì thùng nhiên liệu dễ bị vỡ hơn bình thường ,nếu đang bay mà vỡ cái đó thì =>  ;D. Còn hệ cánh lạ́i của đạn  được hạn chế góc tối đa 30 độ ( hạn chế cơ khí ) và hạn chế điện áp lệnh điều khiển là +-50V . Mọi trường hợp đều có thể xảy ra, như năm nào đó bắn đạn tăng hạn ...


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2011, 07:48:30 pm
Nghe nói (lại "nghe nói") đạn gãy do 2 nguyên nhân kết hợp, đồng thời:
1/ Thực hiện thao tác rẽ ngoặc với góc ngoặt lớn (ở mức tới hạn)
2/ Đạn không chuẩn về mặt hình học (không đồng trục hình học - lệch tâm)

Có 2 cơ cấu lái :
    - Lái đít thì ngoáy đầu
    - Lái đầu thì ngoáy đuôi
 
Khi đạn lắp bị lệch tâm, cái ngoáy ấy có thể bẻ gãy quả đạn. Cái muốn biết là : Ta đã gãy bao nhiêu quả? Vì sao gãy. Quy trình xử lý nó thế nào (tìm kiếm, xử lý đầu nổ, thuốca nổ, ...)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 28 Tháng Tư, 2011, 07:23:56 am

2/ Đạn không chuẩn về mặt hình học (không đồng trục hình học - lệch tâm)

Có 2 cơ cấu lái :
    - Lái đít thì ngoáy đầu
    - Lái đầu thì ngoáy đuôi
 
Khi đạn lắp bị lệch tâm, cái ngoáy ấy có thể bẻ gãy quả đạn.

Thưa bác! Nếu theo lý thuyết thì quả đạn phải được thiết kế đối xứng qua trục dọc của quả đạn.(đối xứng qua tâm trọng lượng, tâm khí động) thì quả đạn mới có thể điều khiển được !
 Nguyên tắc điều khiển đạn là điều khiển theo trọng tâm do đó trong quá trình bay trục dọc của  quả đạn luôn song song trên quỹ đạo động ( điều khiển sang phía nào thì đạn sẽ dạt về phía đó chứ không ngoáy đầu hoặc ngoáy đuôi ), đuôi quả đạn phải luôn hướng về phía đài điều khiển thì mới nhận được các tín hiểu đài gửi lên.
  -Nếu quả đạn không đối xứng thì khi bay nó sẽ xoay quanh trục dọc => mất điều khiển (đạn bị xoay thì lệnh điều khiển giữa 2 mặt phẳng sẽ bị lẫn ).Do vậy trên đạn được lắp thiệt bị bù góc xoắn (xoay) tên lửa , trong đài điều khiển có phần bù góc xoắn không gian vào lệnh điều khiển....
  => Làm cho quả đạn ổn  định !


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 28 Tháng Tư, 2011, 08:04:27 am

2/ Đạn không chuẩn về mặt hình học (không đồng trục hình học - lệch tâm)

Có 2 cơ cấu lái :
    - Lái đít thì ngoáy đầu
    - Lái đầu thì ngoáy đuôi
 
Khi đạn lắp bị lệch tâm, cái ngoáy ấy có thể bẻ gãy quả đạn.

Thưa bác! Nếu theo lý thuyết thì quả đạn phải được thiết kế đối xứng qua trục dọc của quả đạn.(đối xứng qua tâm trọng lượng, tâm khí động) thì quả đạn mới có thể điều khiển được !
 Nguyên tắc điều khiển đạn là điều khiển theo trọng tâm do đó trong quá trình bay trục dọc của  quả đạn luôn song song trên quỹ đạo động ( điều khiển sang phía nào thì đạn sẽ dạt về phía đó chứ không ngoáy đầu hoặc ngoáy đuôi ), đuôi quả đạn phải luôn hướng về phía đài điều khiển thì mới nhận được các tín hiểu đài gửi lên.
  -Nếu quả đạn không đối xứng thì khi bay nó sẽ xoay quanh trục dọc => mất điều khiển (đạn bị xoay thì lệnh điều khiển giữa 2 mặt phẳng sẽ bị lẫn ).Do vậy trên đạn được lắp thiệt bị bù góc xoắn (xoay) tên lửa , trong đài điều khiển có phần bù góc xoắn không gian vào lệnh điều khiển....
  => Làm cho quả đạn ổn  định !
Dòng đỏ chưa chính xác cho lắm đâu đ/c "lép" ạ:
-Trục dọc của quả tên lửa trượt trên quỹ đạo động, nhưng không phải lúc nào nó cũng song song với nhau. Nó chỉ song song khi góc quay cánh lái không thay đổi.
-Khi góc quay cánh lái thay đổi, sẽ dẫn tới việc thay đổi góc tấn công của tên lửa. Khi góc này nằm trong một giá trị cho phép thì sẽ không ảnh hưởng gì tới việc truyền và nhận lệnh điều khiển từ đài điều khiển. Và khi góc tấn công thay đổi thì chắc chắn đầu hoặc đít đạn sẽ "rung rinh" rồi.  ;D  
-Khi quả đạn được lắp ráp đối xứng trục(trọng tâm nằm trên trục dọc), thì nó mới xoay quanh trục dọc nếu không có thiết bị bù góc xoắn.
-Khi đạn bị lắp lệch tâm ( trọng tâm không nằm trên trục dọc) thì quả đạn sẽ "ngoáy" quanh trọng tâm.
Vì điều này nên chỉ đạo của bác Giangtvx là khá hợp lý.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 28 Tháng Tư, 2011, 09:42:00 pm
Dòng đỏ chưa chính xác cho lắm đâu đ/c "lép" ạ:
-Trục dọc của quả tên lửa trượt trên quỹ đạo động, nhưng không phải lúc nào nó cũng song song với nhau. Nó chỉ song song khi góc quay cánh lái không thay đổi.
-Khi góc quay cánh lái thay đổi, sẽ dẫn tới việc thay đổi góc tấn công của tên lửa. Khi góc này nằm trong một giá trị cho phép thì sẽ không ảnh hưởng gì tới việc truyền và nhận lệnh điều khiển từ đài điều khiển. Và khi góc tấn công thay đổi thì chắc chắn đầu hoặc đít đạn sẽ "rung rinh" rồi.  ;D  

-Khi quả đạn được lắp ráp đối xứng trục(trọng tâm không nằm trên trục dọc), thì nó mới xoay quanh trục dọc nếu không có thiết bị bù góc xoắn.
-Khi đạn bị lắp lệch tâm ( trọng tâm không nằm trên trục dọc) thì quả đạn sẽ "ngoáy" quanh trọng tâm.
Vì điều này nên chỉ đạo của bác Giangtvx là khá hợp lý.

Vâng !Đoạn nghiêng đ/c duongthanhvan nói quá chuẩn  em nhận khuyết điểm  ;D  ,dạo này cái đường ngắm TL-MT nó cứ ám ảnh em nên lầm lẫn với trục dọc quả đạn ! Mà đ/c  sửa lại đoạn sau  ;), em đọc không hiểu (thiếu, thừa từ nào đó thì phải) !


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 28 Tháng Tư, 2011, 11:07:35 pm

-Khi quả đạn được lắp ráp đối xứng trục(trọng tâm không nằm trên trục dọc), thì nó mới xoay quanh trục dọc nếu không có thiết bị bù góc xoắn.
-Khi đạn bị lắp lệch tâm ( trọng tâm không nằm trên trục dọc) thì quả đạn sẽ "ngoáy" quanh trọng tâm.
Vì điều này nên chỉ đạo của bác Giangtvx là khá hợp lý.

Là cái màu đỏ này hả đ/c ?
Xin nhận khuyết điểm và đã sửa lại, tại em lười viết nên "coppy" dòng dưới lên  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hoa.nguyenquoc trong 06 Tháng Năm, 2011, 09:37:25 am
Kính chào các "đồng chí"
Mình là lính mới tham gia diễn đàn. Cũng muốn thảo luận với các bác về vụ "Giải độc Sam 2 nối tầng". Hồi 1969 sơ tán ở Thường Tín (Hà Tây) khu vực mình ở trọ là vùng cắt tầng 1 của tên lửa đất đối không SAM 2. Tầng này dùng thuốc đẩy rắn, bắn tên lửa lên tới khi tầng 1 xong nhiệm vụ sẽ có quả nổ cắt đứt 3 tai nối. Vỏ tầng 1 rơi xuống cánh đồng khu tôi ở. Nhìn chung, loa phụt lửa bằng kim loại  chịu nhiệt, nên sau khi tầng 1 rơi xuống các bác nông dân lượm về treo làm kẻng Hợp tác xã kêu rất hay và to. Còn 4 cái cánh lớn bằng hợp kim nhôm, tụi con nít chúng tôi bẻ gãy, nung trong lửa cho tới khi nó bắt cháy, sáng rực như pháo hoa, pháo sáng.
Về việc vừa qua biệt kích Mỹ tìm bắn OSama Binladen, gần giống như vụ biệt kích Mỹ vào Sơn Tây giải cứu tù binh giặc lái. Có bác nào đó thắc mắc tại sao bọn tù binh báo cho không quân Mỹ biết mà giải cứu, chắc có gián điệp, chỉ điểm...? Hãy đọc tập chuyện "Vụ tập kích Sơn Tây" của các nhà báo Mỹ viết lại trên cơ sở các tài liệu giải mật của Mỹ thì rõ. Theo đó, bọn giặc lái tù binh đã phơi quần áo, trồng hoa... theo ký hiệu SOS để máy bay trinh sát Mỹ để ý mà tìm hiểu. Nhưng vụ này Mỹ thất bại, cũng bỏ lại Sơn Tây 1 xác  trực thắng. Lý do thất bại là do tập quán quá  máy mọc của quân Mỹ: Trước khi làm việc gì cũng trinh sát nhiều lần khu vực đó, nên khu Sơn Tây bị trinh sát quá nhiều mà không có oanh tạc sẽ làm bộ đội ta cảnh giác  tìm hiểu xem mục tiêu nào bọn Mỹ để ý.Vậy là biết ngay, ta di chuyển bọn tù binh đi nơi khác trước khi Mỹ hành động. Chiếc trực thăng hư bị bỏ lại là do đụng đường dây điện cao thế (khi đó không có điện).


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: dangpmc trong 06 Tháng Năm, 2011, 11:48:25 am
nhiều lần khu vực đó, nên khu Sơn Tây bị trinh sát quá nhiều mà không có oanh tạc sẽ làm bộ đội ta cảnh giác  tìm hiểu xem mục tiêu nào bọn Mỹ để ý.Vậy là biết ngay, ta di chuyển bọn tù binh đi nơi khác trước khi Mỹ hành động. Chiếc trực thăng hư bị bỏ lại là do đụng đường dây điện cao thế (khi đó không có điện).
[/quote
]
Mình có đọc cuốn này rồi nhưng nguyên nhân không phải là ta biết, vì biết thì đã phục kích rồi. Nguyên nhân là do CIA triển khai một kế hoạch tuyệt mật gây mưa lụt ở Lào, năm đó mưa lớn và thất thường ở Miền bắc, trại giam bị ngập nước phải di dời gấp. Chiếc máy bay không đụng dây cao thế (hồi đó chưa có điện cao thế đâu) mà đáp thẳng vào sân trại giam. Trong sân trại giam có một cây to nên máy bay hư cánh quạt, không thể bay lên. Chiếc này chở một tổ thọc sâu từ trong đánh ra và lo mở cửa phòng giam. Vừa rồi giết Bin Laden chắc cũng chơi mửng này: một chiếc xuống thẳng sân ( gây bất ngờ) chấp nhận hư cánh quạt.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 06 Tháng Năm, 2011, 12:41:34 pm
Kính chào các "đồng chí"
Mình là lính mới tham gia diễn đàn. Cũng muốn thảo luận với các bác về vụ "Giải độc Sam 2 nối tầng". Hồi 1969 sơ tán ở Thường Tín (Hà Tây) khu vực mình ở trọ là vùng cắt tầng 1 của tên lửa đất đối không SAM 2. Tầng này dùng thuốc đẩy rắn, bắn tên lửa lên tới khi tầng 1 xong nhiệm vụ sẽ có quả nổ cắt đứt 3 tai nối. Vỏ tầng 1 rơi xuống cánh đồng khu tôi ở. Nhìn chung, loa phụt lửa bằng kim loại  chịu nhiệt, nên sau khi tầng 1 rơi xuống các bác nông dân lượm về treo làm kẻng Hợp tác xã kêu rất hay và to. Còn 4 cái cánh lớn bằng hợp kim nhôm, tụi con nít chúng tôi bẻ gãy, nung trong lửa cho tới khi nó bắt cháy, sáng rực như pháo hoa, pháo sáng.

Thực tế thì đạn SAM-2 cắt đai nối tầng ngay phía trên 3 tai nối bác ạ!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: HaiujitsuVietnam trong 06 Tháng Năm, 2011, 03:47:40 pm
Như vậy trong diễn đàn này chưa có chú lính TLPK nào cả
Tên lửa SAM2 trong chiến tranh chống mỹ : có 6 bệ phóng + 1 Đài điều khiển ( không kể Rada P12 của Tiểu đoàn) Chỉ còn 5 bệ phóng chiến đấu ( 1 bệ phóng dùng cho luyên tập ) Điều khiển đươc 1 lần 3 quả (Phóng cách nhau 6s )
Kíp chiến đấu trên xe U (không kể Tiểu đoàn trưởng và 1 số người) gồm: Sỹ quan điều khiển và 3 trắc thủ , Trắc thủ góc tà, trắc thủ cự ly, trắc thủ phương vị ( nói thêm : quân này đẹp trai và được cưng nhất đơn vị)
phần trên có người nói đúng : bắn cao được 25 - 27 km, bắn xa được 40km
Khi phóng tầng 2 sẽ rời khỏi tên lửa khi đi được 1650m ( lúc này tín hiệu TL trong Đài điều khiển mới bắt đươc ) rơi tầng 2, TL đạt vận tốc tối đa
TL có thể bắn đuổi , có thể bắn đón ( máy bay địch bay thẳng trên đầu thì ...khóc..)
Nhưng đừng lo Vì Trung đoàn TLPK có 5 tiểu đoàn kìa ( 4 tiểu đoàn chiến đấu, 1 tiểu đoàn lắp ráp ) Các đơn vị này đóng rải rác quanh mục tiêu bảo vệ (mày ở trên đầu tao? tao gọi 3 thằng kia nó tỉn ...mày chạy ra , tao bắn đuổi) Ngoài ra vào thời đó pháo phòng không theo bảo vệ TL khá nhiều
Trong suốt cuộc chiên tranh bảo vệ bầu trời MB ta chưa bắn được cái SR71 nào của Mỹ cả ( vì sao??? SR71 nghe nói có 2 phi công vũ trụ bay với tốc độ same same SAM2 của ta, báo động ... ta vào cấp 1 thì nó đã ở trên đầu, bắn đuổi thì k được )

...Thế đã nhé lần sau nói tiếp ... bận rồi..


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 06 Tháng Năm, 2011, 05:29:37 pm
- Bác HaiujitsuVietnam: các bài về TLPK SAM-2,3 được viết  tại đây (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.0.html)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 06 Tháng Năm, 2011, 05:32:19 pm
Kính chào các "đồng chí"
Mình là lính mới tham gia diễn đàn. Cũng muốn thảo luận với các bác về vụ "Giải độc Sam 2 nối tầng". Hồi 1969 sơ tán ở Thường Tín (Hà Tây) khu vực mình ở trọ là vùng cắt tầng 1 của tên lửa đất đối không SAM 2. Tầng này dùng thuốc đẩy rắn, bắn tên lửa lên tới khi tầng 1 xong nhiệm vụ sẽ có quả nổ cắt đứt 3 tai nối. Vỏ tầng 1 rơi xuống cánh đồng khu tôi ở. Nhìn chung, loa phụt lửa bằng kim loại  chịu nhiệt, nên sau khi tầng 1 rơi xuống các bác nông dân lượm về treo làm kẻng Hợp tác xã kêu rất hay và to. Còn 4 cái cánh lớn bằng hợp kim nhôm, tụi con nít chúng tôi bẻ gãy, nung trong lửa cho tới khi nó bắt cháy, sáng rực như pháo hoa, pháo sáng.

Thực tế thì đạn SAM-2 cắt đai nối tầng ngay phía trên 3 tai nối bác ạ!
Em xin minh họa bằng hình ảnh điều thủ trưởng Buff đã nói:


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Hodongbang trong 07 Tháng Năm, 2011, 10:24:29 am
NHư vậy sau khi cắt tầng 1 thì phần cuối tầng 2 sẽ  "bóc, lột, tuột " ra như thế này ạ ?

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/uiekke.jpg?t=1304738578)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 07 Tháng Năm, 2011, 11:55:15 am
NHư vậy sau khi cắt tầng 1 thì phần cuối tầng 2 sẽ  "bóc, lột, tuột " ra như thế này ạ ?

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/uiekke.jpg?t=1304738578)

Đúng vậy! Phần đuôi tầng đạn 20DSU hoặc 5Ya23 này vẫn còn gắn với động cơ Isayev S2.720A2.

Thứ bạn thấy thò ra ngoài đuôi tầng đạn chỉ là buồng đốt và loa phụt. Phần chính của động cơ nằm ẩn trong thân đạn phía sau bệ gắn động cơ vào vỏ đạn.

(http://mkonline.ru/2006-09/images/2006-09-37.jpg)
Sơ đồ khối đạn 20DSU

(http://s002.radikal.ru/i197/1005/52/e2b03991aef3.jpg)
Động cơ tầng đạn S2.711 của đạn 11DA/DU thuộc tổ hợp SA-75M Dvina (bên trái), động cơ S2.720 nguyên thủy và động cơ S2.720A2 của đạn 20DSU/5Ya23 thuộc tổ hợp S-75M Volga

(http://i016.radikal.ru/1011/ea/e4493026ceec.jpg)
Động cơ S2.720A2 nhìn từ trên xuống

(http://s016.radikal.ru/i335/1011/2b/4be53244e1d6.jpg)
Động cơ S2.720A2 nhìn ngang

(http://i034.radikal.ru/1011/cc/1edd82b906bc.jpg)
Động cơ S2.720A2 nhìn ngang phía đối diện

(http://s005.radikal.ru/i212/1011/a9/b0e0a3c22521.jpg)
Động cơ S2.720A2 trên bệ đỡ gắn vào thân đạn


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 07 Tháng Năm, 2011, 07:42:54 pm
Thủ trưởng giải thích cụ thể hơn về cơ chế cắt tầng " khối thuốc nổ tại các tai liên kết  :D" đi ạ !
  Cháu tìm hiểu sơ đồ nhưng khoang  thứ 8 chỉ mô tả chi tiết về kết cấu cơ khí bên ngoài, còn bên trong nó như thế nào để khi tầng 2 hoạt động có thể đẩy tuột tầng 1 ra thì chưa rõ !

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ktcuan.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/khoangs7.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Năm, 2011, 09:55:24 pm
Lần trước tồng chí duongthanhvan thắc mắc về kích cỡ cánh nâng và cánh lái đạn Sam2. Giờ có hình rõ từng chi tiết để tồng chí đo rồi nhé ;D

(http://mkonline.ru/2006-09/images/2006-09-37.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 08 Tháng Năm, 2011, 08:09:18 am
Lần trước tồng chí duongthanhvan thắc mắc về kích cỡ cánh nâng và cánh lái đạn Sam2. Giờ có hình rõ từng chi tiết để tồng chí đo rồi nhé ;D

(http://mkonline.ru/2006-09/images/2006-09-37.jpg)
Báo cáo bác huyphong cùng các thủ trưởng, em vẫn chưa tìm được câu trả lời hoàn chỉnh từ các tài liệu. Tất cả các tài tiệu về chi tiết về quả đạn đều không có chi tiết nào nói và giải thích về sự khác nhau về kích cỡ của các cánh nâng.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Năm, 2011, 09:24:53 pm
Báo cáo bác huyphong cùng các thủ trưởng, em vẫn chưa tìm được câu trả lời hoàn chỉnh từ các tài liệu. Tất cả các tài tiệu về chi tiết về quả đạn đều không có chi tiết nào nói và giải thích về sự khác nhau về kích cỡ của các cánh nâng.

Trên bản vẽ có đầy đủ số đo kích thước cánh nâng đó tồng chí :o


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 08 Tháng Năm, 2011, 10:32:31 pm
Báo cáo bác huyphong cùng các thủ trưởng, em vẫn chưa tìm được câu trả lời hoàn chỉnh từ các tài liệu. Tất cả các tài tiệu về chi tiết về quả đạn đều không có chi tiết nào nói và giải thích về sự khác nhau về kích cỡ của các cánh nâng.

Trên bản vẽ có đầy đủ số đo kích thước cánh nâng đó tồng chí :o
Báo cáo bác, em chỉ thấy có kích thước của cánh nâng. Nó không đáp ứng được với câu hỏi của em. Câu hỏi của em là :" tại sao lại bố trí 2 cặp cánh nâng có kích thước khác nhau". Bác rành về khí động, giải thích hộ em ưu điểm của việc bố trí 2 cặp cánh nâng có kích thước khác nhau với  ???


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: OldBuff trong 09 Tháng Năm, 2011, 03:13:48 pm
Lần trước tồng chí duongthanhvan thắc mắc về kích cỡ cánh nâng và cánh lái đạn Sam2. Giờ có hình rõ từng chi tiết để tồng chí đo rồi nhé ;D

Nếu chỉ nhìn trên bản vẽ thì chưa chắc đã thấy sự khác biệt giữa các cặp cánh nâng đâu đồng chí phongssi nhé! Đồng chí duongthanhvan thắc mắc đúng đó ;) Các đồng chí hãy xem xét cơ chế nâng khí động trong quá trình bay đối với đạn có kết cấu cánh chữ thập như đạn V-755.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Năm, 2011, 03:51:59 pm
Lần trước tồng chí duongthanhvan thắc mắc về kích cỡ cánh nâng và cánh lái đạn Sam2. Giờ có hình rõ từng chi tiết để tồng chí đo rồi nhé ;D

Nếu chỉ nhìn trên bản vẽ thì chưa chắc đã thấy sự khác biệt giữa các cặp cánh nâng đâu đồng chí phongssi nhé! Đồng chí duongthanhvan thắc mắc đúng đó ;) Các đồng chí hãy xem xét cơ chế nâng khí động trong quá trình bay đối với đạn có kết cấu cánh chữ thập như đạn V-755.

Thì em mới bảo tồng chí Dương xem kích cỡ bản vẽ cánh nâng trước rồi mới tới phần khí động ;D

Giờ em phải ra ngoài giải quyết mấy việc, muộn nữa sẽ tiếp tồng chí Thanh Vân.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Năm, 2011, 08:24:09 pm
Trước khi bàn về cánh nâng, mời các tồng chí xem một số hình ảnh về đạn tên lửa V-750VN và V-755 từng được trang bị trong lực lượng tên lửa phòng không VN:

Đạn V-750VN của tổ hợp Đờ vi na bay ngang bầu trời (ausairpower.net)
(http://www.ausairpower.net/SA-2-NVAF-Kep-090605-F-1234P-017-S.jpg)

Bảo dưỡng bệ SM-90 và đạn 20DSU (peters-ada.de)
(http://peters-ada.de/sa2_ra19.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Năm, 2011, 09:07:26 pm
Một quả đạn tên lửa Sam2 gồm 2 tầng: tầng phóng (tầng 1) có động cơ khởi phát dùng thuốc phóng rắn và tầng đạn (tầng 2) có động cơ hành trình dùng nhiên liệu lỏng. Trên tầng 2 có các cánh tên lửa tính từ mũi đạn như sau: cánh phá tĩnh (дестабилизатор), cánh nâng (консоль крыла) và cánh lái (руль). Trên tầng 1 chỉ có cánh ổn định đuôi đạn (консоль стабилизатора).

Các cánh này được bố trí thành các cặp cánh đối xứng nhau qua trục dọc xuyên thân đạn, các cánh cùng cặp được bố trí vuông góc nhau theo mặt phẳng xuyên tâm đạn. Các cặp cánh nâng tầng 2 và cánh ổn định đuôi đạn tầng 1 gồm 2 cặp: 1 cặp hướng xuống dưới mặt phẳng ngang chứa trục xuyên thân đạn và cặp còn lại hướng lên trên. Các cặp cánh này khác nhau về cấu tạo cánh như độ dày phiến cánh, độ dài trục cánh, độ dài sải cánh và mép cánh.

Tại sao các cặp cánh này có sự khác biệt tuy không đáng kể? Trước khi đi vào giải thích mô hình khí động tác động tới đạn khi bay, xin mời tồng chí dương thanh vân vào xác nhận các số đo thực nghiệm về sự khác biệt của các cặp cánh nêu trên ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 09 Tháng Năm, 2011, 11:50:59 pm
Trước khi đi vào giải thích mô hình khí động tác động tới đạn khi bay, xin mời tồng chí dương thanh vân vào xác nhận các số đo thực nghiệm về sự khác biệt của các cặp cánh nêu trên ;D
Báo cáo bác,vụ thông số thực nghiệm thì giờ quên béng rồi  ;D . Lúc em đặt câu hỏi này đến giờ cũng tầm 5-6 tháng rồi còn gì. Chỉ nhớ kích thước các cạnh tương ứng hơn kém nhau khoảng 2,5 mm . Bây giờ bọn em lại không có điều kiện để đo đạc lại nữa nên đành nhờ bác vậy.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 10 Tháng Năm, 2011, 12:08:04 am

Các cánh này được bố trí thành các cặp cánh đối xứng nhau qua trục dọc xuyên thân đạn, các cánh cùng cặp được bố trí vuông góc nhau theo mặt phẳng xuyên tâm đạn. Các cặp cánh nâng tầng 2 và cánh ổn định đuôi đạn tầng 1 gồm 2 cặp: 1 cặp hướng xuống dưới mặt phẳng ngang chứa trục xuyên thân đạn và cặp còn lại hướng lên trên. Các cặp cánh này khác nhau về cấu tạo cánh như độ dày phiến cánh, độ dài trục cánh, độ dài sải cánh và mép cánh.


Em xin được minh họa bằng hình ảnh theo lời bác huyphong :

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=18281.0;attach=14167;image)

Trong đó:các cặp cánh 2-3 và 1-4 đôi môt bằng nhau.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: nguyenvanduc trong 10 Tháng Năm, 2011, 08:13:54 am
Ngày xưa em có nghe SAM 2 bắn dược B52 do VN thay tần số sóng điều khiển vì Mỹ đã có tính năng tác dụng của tên lửa này từ Aicập trong chiến tranh Trung Đông nên đã gây nhiễu ở dải băng tần.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Năm, 2011, 06:43:37 pm
Thủ trưởng giải thích cụ thể hơn về cơ chế cắt tầng " khối thuốc nổ tại các tai liên kết  :D" đi ạ !
  Cháu tìm hiểu sơ đồ nhưng khoang  thứ 8 chỉ mô tả chi tiết về kết cấu cơ khí bên ngoài, còn bên trong nó như thế nào để khi tầng 2 hoạt động có thể đẩy tuột tầng 1 ra thì chưa rõ !

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ktcuan.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/khoangs7.jpg)

Sơ qua về vụ cắt tầng:

Khi nhiên liệu rắn tầng 1 cháy đẩy quả đạn rời bệ thì đồng thời có một lượng áp suất khí được đưa lên tầng 2 để kích hoạt nguồn pin làm việc dẫn tới nhiên liệu lỏng ở đây hoạt động, từ đó gây cháy và đứt thanh giằng (hình thứ 2 - được xếp vuông góc với nhau ở cuối tầng 2), vì thế làm hở ngoằm giữ chốt nối tầng. Việc này xẩy ra trong khoảng 4 giây, quả đạn bay được khoảng cây sáu. Dưới sức nặng của mình và đồng thời bị nhiên liệu tầng 2 đẩy, chốt giữ đã hở, nên tầng 1 bị tuột ra rơi lại sau (hình 1 - phần 8, 9, 10). Khi này quả đạn mới làm việc theo lệnh điều khiển từ dưới mặt đất đưa lên.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 10 Tháng Năm, 2011, 10:32:08 pm
Thủ trưởng giải thích cụ thể hơn về cơ chế cắt tầng " khối thuốc nổ tại các tai liên kết  :D" đi ạ !
  Cháu tìm hiểu sơ đồ nhưng khoang  thứ 8 chỉ mô tả chi tiết về kết cấu cơ khí bên ngoài, còn bên trong nó như thế nào để khi tầng 2 hoạt động có thể đẩy tuột tầng 1 ra thì chưa rõ !

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ktcuan.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/khoangs7.jpg)

Sơ qua về vụ cắt tầng:

Khi nhiên liệu rắn tầng 1 cháy đẩy quả đạn rời bệ thì đồng thời có một lượng áp suất khí được đưa lên tầng 2 để kích hoạt nguồn pin làm việc dẫn tới nhiên liệu lỏng ở đây hoạt động, từ đó gây cháy và đứt thanh giằng (hình thứ 2 - được xếp vuông góc với nhau ở cuối tầng 2), vì thế làm hở ngoằm giữ chốt nối tầng. Việc này xẩy ra trong khoảng 4 giây, quả đạn bay được khoảng cây sáu. Dưới sức nặng của mình và đồng thời bị nhiên liệu tầng 2 đẩy, chốt giữ đã hở, nên tầng 1 bị tuột ra rơi lại sau (hình 1 - phần 8, 9, 10). Khi này quả đạn mới làm việc theo lệnh điều khiển từ dưới mặt đất đưa lên.
Cái bộ phận dẫn áp suất khí  như trong hình có phải là cái dây dẫn tín hiệu tầng 1  không thủ trưởng "chuông" ? :

(http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/bungt-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Năm, 2011, 08:43:30 am
Cái bộ phận dẫn áp suất khí  như trong hình có phải là cái dây dẫn tín hiệu tầng 1  không thủ trưởng "chuông" ? :

(http://i1211.photobucket.com/albums/cc431/ktkt2000/bungt-1.jpg)


Không phải "hắn" đâu! Đấy đúng như chú thích trong hình, còn đường dẫn khí từ tầng 1 lên tầng 2 phải là loại đường ống chứ!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 11 Tháng Năm, 2011, 09:57:54 am
"Hắn" đây phải không thủ trưởng "chuông"??

(http://data4.primeportal.net/artillery/carrey/s-75m/images/s-75m_036_of_144.jpg)

Nguồn : http://www.primeportal.net (http://www.primeportal.net)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Năm, 2011, 10:22:21 am
"Hắn" đây phải không thủ trưởng "chuông"??

Đó chính là "dây dẫn tín hiệu đốt tầng 1" như ở hình đã nêu.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 11 Tháng Năm, 2011, 10:56:42 am
Ống dẫn tới cảm biến áp suất là đây phải không thủ trưởng "chuông" ?:

(http://data4.primeportal.net/artillery/carrey/s-75m/images/s-75m_028_of_144.jpg)

Nguồn :http://www.primeportal.net (http://www.primeportal.net)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Năm, 2011, 01:26:36 pm
"Chạnh hặn!"  ;)  :'( :'( :'( :P


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Năm, 2011, 07:31:33 pm
 Cháu tìm hiểu sơ đồ nhưng khoang  thứ 8 chỉ mô tả chi tiết về kết cấu cơ khí bên ngoài, còn bên trong nó như thế nào để khi tầng 2 hoạt động có thể đẩy tuột tầng 1 ra thì chưa rõ !

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ktcuan.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/khoangs7.jpg)

Khoang 8 vừa có chức năng đai ốp nối tầng, vừa có chức năng khí động giữa tầng 1 và tầng 2. Khi cắt tầng, khoang 8 cùng tai nối tầng 1 sẽ theo tầng 1 tuột về phía sau để lộ ra phần ốp động cơ (khoang 7) của tầng 2. Việc cắt tầng theo huyphong được thực hiện qua đốt mạch cháy (pyro-device) gắn giữa khoang 7 và khoang 8. Việc vứt bỏ tầng 1 và ốp nối tầng số 8 vừa do lực đẩy động cơ tầng 2, vừa do lực cản khí động tác động tới cánh ổn định đuôi đạn.

Ở các đạn Sam2 và Sam3 đời đầu (5v24), đai ốp nối tầng không có cánh hãm tốc độ rơi khi vứt bỏ tầng 1. Dưng ở đạn sam3 đời sau (5v27), đai ốp nối tầng được gắn cánh hãm tốc nhằm giảm mức độ tàn phá khi vứt tầng 1 xuống các công trình dưới mặt đất.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Năm, 2011, 08:13:48 pm


Khoang 8 vừa có chức năng đai ốp nối tầng, vừa có chức năng khí động giữa tầng 1 và tầng 2. Khi cắt tầng, khoang 8 cùng tai nối tầng 1 sẽ theo tầng 1 tuột về phía sau để lộ ra phần ốp động cơ (khoang 7) của tầng 2. Việc cắt tầng theo huyphong được thực hiện qua đốt mạch cháy (pyro-device) gắn giữa khoang 7 và khoang 8. Việc vứt bỏ tầng 1 và ốp nối tầng số 8 vừa do lực đẩy động cơ tầng 2, vừa do lực cản khí động tác động tới cánh ổn định đuôi đạn.

Ở các đạn Sam2 và Sam3 đời đầu (5v24), đai ốp nối tầng không có cánh hãm tốc độ rơi khi vứt bỏ tầng 1. Dưng ở đạn sam3 đời sau (5v27), đai ốp nối tầng được gắn cánh hãm tốc nhằm giảm mức độ tàn phá khi vứt tầng 1 xuống các công trình dưới mặt đất.

- Ngoài những chức năng bác huyphongss nói thì khoang 8 còn có tác dụng chốt giữ cố định cánh lái, sau khi cắt tầng thì các chốt hãm cánh lái sẽ được giải phóng => cánh lái mới quay được  :D.
-Cánh hãm tốc độ rơi là cánh tà của tầng 1 đấy ạ ? Theo em thì cánh này còn có tác dụng làm tầng 1 rơi "dứt khoát" (giảm bay quán tính theo tầng 2) do đó mà tránh được sự cố bắt nhầm tầng 1của đài điều khiển  .



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Năm, 2011, 08:30:41 pm


Khoang 8 vừa có chức năng đai ốp nối tầng, vừa có chức năng khí động giữa tầng 1 và tầng 2. Khi cắt tầng, khoang 8 cùng tai nối tầng 1 sẽ theo tầng 1 tuột về phía sau để lộ ra phần ốp động cơ (khoang 7) của tầng 2. Việc cắt tầng theo huyphong được thực hiện qua đốt mạch cháy (pyro-device) gắn giữa khoang 7 và khoang 8. Việc vứt bỏ tầng 1 và ốp nối tầng số 8 vừa do lực đẩy động cơ tầng 2, vừa do lực cản khí động tác động tới cánh ổn định đuôi đạn.

Ở các đạn Sam2 và Sam3 đời đầu (5v24), đai ốp nối tầng không có cánh hãm tốc độ rơi khi vứt bỏ tầng 1. Dưng ở đạn sam3 đời sau (5v27), đai ốp nối tầng được gắn cánh hãm tốc nhằm giảm mức độ tàn phá khi vứt tầng 1 xuống các công trình dưới mặt đất.

- Ngoài những chức năng bác huyphongss nói thì khoang 8 còn có tác dụng chốt giữ cố định cánh lái, sau khi cắt tầng thì các chốt hãm cánh lái sẽ được giải phóng => cánh lái mới quay được  :D.
-Cánh hãm tốc độ rơi là cánh tà của tầng 1 đấy ạ ? Theo em thì cánh này còn có tác dụng làm tầng 1 rơi "dứt khoát" (giảm bay quán tính theo tầng 2) do đó mà tránh được sự cố bắt nhầm tầng 1của đài điều khiển  .

Nó là cặp cánh phá tĩnh của tầng 1 thì đúng hơn ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Năm, 2011, 09:08:09 pm
Vâng ạ  :D. Chính xác là cánh phá ổn định thưa bác !


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 11 Tháng Năm, 2011, 11:20:03 pm

Ở các đạn Sam2 và Sam3 đời đầu (5v24), đai ốp nối tầng không có cánh hãm tốc độ rơi khi vứt bỏ tầng 1. Dưng ở đạn sam3 đời sau (5v27), đai ốp nối tầng được gắn cánh hãm tốc nhằm giảm mức độ tàn phá khi vứt tầng 1 xuống các công trình dưới mặt đất.


- Ngoài những chức năng bác huyphongss nói thì khoang 8 còn có tác dụng chốt giữ cố định cánh lái, sau khi cắt tầng thì các chốt hãm cánh lái sẽ được giải phóng => cánh lái mới quay được  :D.

-Cánh hãm tốc độ rơi là cánh tà của tầng 1 đấy ạ ? Theo em thì cánh này còn có tác dụng làm tầng 1 rơi "dứt khoát" (giảm bay quán tính theo tầng 2) do đó mà tránh được sự cố bắt nhầm tầng 1của đài điều khiển  .


-Nó là cặp cánh phá tĩnh của tầng 1 thì đúng hơn ;D
Gọi nó là cánh tà cũng không sai chứ bác huyphong. Vì khi cắt tầng 1, các cánh này lập tức quay đi một góc nhất định.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Năm, 2011, 12:06:15 am

Ở các đạn Sam2 và Sam3 đời đầu (5v24), đai ốp nối tầng không có cánh hãm tốc độ rơi khi vứt bỏ tầng 1. Dưng ở đạn sam3 đời sau (5v27), đai ốp nối tầng được gắn cánh hãm tốc nhằm giảm mức độ tàn phá khi vứt tầng 1 xuống các công trình dưới mặt đất.


- Ngoài những chức năng bác huyphongss nói thì khoang 8 còn có tác dụng chốt giữ cố định cánh lái, sau khi cắt tầng thì các chốt hãm cánh lái sẽ được giải phóng => cánh lái mới quay được  :D.

-Cánh hãm tốc độ rơi là cánh tà của tầng 1 đấy ạ ? Theo em thì cánh này còn có tác dụng làm tầng 1 rơi "dứt khoát" (giảm bay quán tính theo tầng 2) do đó mà tránh được sự cố bắt nhầm tầng 1của đài điều khiển  .


-Nó là cặp cánh phá tĩnh của tầng 1 thì đúng hơn ;D
Gọi nó là cánh tà cũng không sai chứ bác huyphong. Vì khi cắt tầng 1, các cánh này lập tức quay đi một góc nhất định.
Xét về khí động, thuật ngữ cánh tà chỉ dùng trong mối liên hệ với cánh chính và có chức năng thay đổi góc tấn mặt cánh chính để tạo lực nâng bổ sung. Chức năng và vị trí của cặp cánh trên đai nối tầng lại khác.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 12 Tháng Năm, 2011, 12:23:58 am
Bác huyphong nói rõ hơn chức năng của cặp cánh đai nối tầng đi  ???


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 15 Tháng Năm, 2011, 08:20:55 am
Bác huyphong nói rõ hơn chức năng của cặp cánh đai nối tầng đi  ???

Cái này thuộc về Sam3 nên không dính gì tới giải độc huyền thoại Sam2 ;D Dưng có thể nói thế này: cặp cánh phá tĩnh trên đai nối tầng đạn sam3 dùng vào việc phá đường đạn quán tính và giảm tốc độ rơi của tầng 1 khi đạn cắt tầng. Hệ quả của cặp cánh này là diện tích vùng rơi dự kiến khi cắt tầng 1 được thu hẹp và động năng điểm chạm khi tầng 1 tới đất được khống chế. Hệ quả này giúp việc tính toán, lựa chọn, bố trí trận địa phóng được nhanh hơn, thuận tiện hơn, qua đó nâng cao tính cơ động của tổ hợp so với tổ hợp Sam2.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Hodongbang trong 15 Tháng Năm, 2011, 08:54:49 am
Theo em việc tính toán vùng rơi tầng 1 được làm trong kế hoạch tác chiến  từ ban đầu, có sự phê chuẩn của cấp e,f.... (trận địa chính ,trận địa dự bị,trận địa giả....) nên ảnh hưởng tới tính cơ động không rõ lắm ạ! ;).Giảm sự tàn phá của tầng 1 khi rơi xuống được tính theo khoảng cánh an toàn , góc cấm phóng ,ví dụ như cấm phóng đạn bay qua "đầu" đài điều khiển, cấm phóng đạn bay vào trung tâm thành phố...Nhưng thực tế có nhiều trường hợp tầng 1 làm sập nhà dân gây thiệt hại nghiêm trọng (chưa thấy tài liệuthống kê nào được phổ biến  ???). Em nghe kể thì cuối năm 72 có một vụ đuôi đạn rơi làm xập tòa nhà 2 tầng của trường đại học thủy lợi ,tuy không có thiệt hại về người nhưng đã vi phạm góc cấm bắn  nên bác sq đk ấy không được phong AH (chuyên gia gạt tên lửa shrike).Các bác thông tin cụ thể hơn về vụ này đi ạ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 15 Tháng Năm, 2011, 09:08:09 am
Trước khi đi vào giải thích mô hình khí động tác động tới đạn khi bay, xin mời tồng chí dương thanh vân vào xác nhận các số đo thực nghiệm về sự khác biệt của các cặp cánh nêu trên ;D
Báo cáo bác,vụ thông số thực nghiệm thì giờ quên béng rồi  ;D . Lúc em đặt câu hỏi này đến giờ cũng tầm 5-6 tháng rồi còn gì. Chỉ nhớ kích thước các cạnh tương ứng hơn kém nhau khoảng 2,5 mm . Bây giờ bọn em lại không có điều kiện để đo đạc lại nữa nên đành nhờ bác vậy.

Tồng chí Dương Thanh Vân không cung cấp được số liệu đo thực nghiệm về cặp cánh nâng của đạn Sam2 nên chúng ta sẽ xem xét vấn đề khí động trên nguyên lí chung và sơ đồ cánh của đạn Sam2.

Theo mặt cắt ngang, đạn Sam2 có các cánh (ổn định, nâng, lái) được bố trí trên 2 mặt phẳng vuông góc với nhau qua trục thân đạn. Đây là sơ đồ cánh dạng chữ thập, mỗi cánh tạo thành các góc 45 độ, 135 độ, 225 độ và 315 độ so với mặt phẳng ngang (song song với mặt phẳng tà không) đi qua trục thân đạn. Khi đạn bay, cặp cánh 45 độ và 315 độ luôn hướng phía trên mặt phẳng ngang, cặp cánh 135 độ và 225 độ luôn hướng phía dưới mặt phẳng ngang.

Theo mặt cắt dọc, sơ đồ cánh này có dạng thông thường với cánh lái nằm sau cánh nâng thân đạn. Sơ đồ cánh này cho phép kiểm soát đạn tốt hơn (hay nói cách khác là đạn ăn lái hơn) khi đạn có góc tấn lớn ở dải tốc độ vượt tốc độ âm thanh.

Ở các đạn tên lửa hay bom lượn có sơ đồ cánh như đạn Sam2 thì cặp cánh nâng phía trên và cặp cánh nâng phía dưới chỉ có độ dài gốc cánh bằng nhau, còn những chỉ số khác của 2 cặp cánh lại khác nhau theo hướng cặp cánh phía trên có các số đo cánh lớn hơn so với cặp cánh phía dưới (độ dày gốc cánh, chiều dài cạnh chóp cánh và độ dày cạnh chóp cánh), nhưng lại nhỏ hơn ở một vài số đo khác (độ rộng sải cánh, góc vát xuôi rìa trước cánh và góc vát ngược rìa sau cánh). Sự khác nhau giữa 2 cặp cánh nâng một mặt giúp ổn định đạn, mặt khác giúp tăng lực nâng cánh và hạn chế điểm thất tốc của cặp cánh nâng khi đạn vào góc tấn lớn.    


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 15 Tháng Năm, 2011, 11:59:43 pm
Trích dẫn
Theo mặt cắt ngang, đạn Sam2 có các cánh (ổn định, nâng, lái) được bố trí trên 2 mặt phẳng vuông góc với nhau qua trục thân đạn. Đây là sơ đồ cánh dạng chữ thập, mỗi cánh tạo thành các góc 45 độ, 135 độ, 225 độ và 315 độ so với mặt phẳng ngang (song song với mặt phẳng tà không) đi qua trục thân đạn. Khi đạn bay, cặp cánh 45 độ và 315 độ luôn hướng phía trên mặt phẳng ngang, cặp cánh 135 độ và 225 độ luôn hướng phía dưới mặt phẳng ngang.

-Chính xác hơn là sơ đồ cánh "chữ X" chứ bác huyphong nhỉ  ::)
-2 cái em bôi đỏ đó có bị lộn không bác, nếu không thì đoạn này rất khó hiểu  ???

Trích dẫn
các đạn tên lửa hay bom lượn có sơ đồ cánh như đạn Sam2 thì cặp cánh nâng phía trên và cặp cánh nâng phía dưới chỉ có độ dài gốc cánh bằng nhau, còn những chỉ số khác của 2 cặp cánh lại khác nhau theo hướng cặp cánh phía trên có các số đo cánh lớn hơn so với cặp cánh phía dưới (độ dày gốc cánh, chiều dài cạnh chóp cánh và độ dày cạnh chóp cánh), nhưng lại nhỏ hơn ở một vài số đo khác (độ rộng sải cánh, góc vát xuôi rìa trước cánh và góc vát ngược rìa sau cánh). Sự khác nhau giữa 2 cặp cánh nâng một mặt giúp ổn định đạn, mặt khác giúp tăng lực nâng cánh và hạn chế điểm thất tốc của cặp cánh nâng khi đạn vào góc tấn lớn.

-Như phân tích trên thì cặp cánh nâng phía dưới tạo lực nâng lớn hơn cặp cánh phía trên nó phải không bác huyphong  ???


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 16 Tháng Năm, 2011, 08:24:45 pm
-Chính xác hơn là sơ đồ cánh "chữ X" chứ bác huyphong nhỉ  ::)
-2 cái em bôi đỏ đó có bị lộn không bác, nếu không thì đoạn này rất khó hiểu  ???

- Cánh chữ thập dưng nghiêng 45 độ ;D Cánh chữ X sẽ có cấu hình khác. Nhìn chung là chữ thập là 1 dạng riêng của chữ X với góc ở tâm cắt là 90 độ.
- Phần đỏ không khó hiểu mà ;D

Trích dẫn
-Như phân tích trên thì cặp cánh nâng phía dưới tạo lực nâng lớn hơn cặp cánh phía trên nó phải không bác huyphong  ???
Ngược lại! Cặp cánh nâng phía trên mới tạo lực nâng lớn hơn. 2 cặp cánh phá tĩnh phía mũi đạn có tác dụng kéo mũi đạn xuống. 4 cánh lái giúp đạn cân bằng cưỡng bức theo trục dọc.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Năm, 2011, 09:03:57 am
Trích dẫn
Theo mặt cắt ngang, đạn Sam2 có các cánh (ổn định, nâng, lái) được bố trí trên 2 mặt phẳng vuông góc với nhau qua trục thân đạn. Đây là sơ đồ cánh dạng chữ thập, mỗi cánh tạo thành các góc 45 độ, 135 độ, 225 độ và 315 độ so với mặt phẳng ngang (song song với mặt phẳng tà không) đi qua trục thân đạn. Khi đạn bay, cặp cánh 45 độ và 315 độ luôn hướng phía trên mặt phẳng ngang, cặp cánh 135 độ và 225 độ luôn hướng phía dưới mặt phẳng ngang.

-Bác huyphong, việc bố trí cánh theo các góc như hình vẽ sau có đúng như ý bác nói không hay bố trí kiểu khác ???


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 17 Tháng Năm, 2011, 08:21:25 pm
Trích dẫn
Theo mặt cắt ngang, đạn Sam2 có các cánh (ổn định, nâng, lái) được bố trí trên 2 mặt phẳng vuông góc với nhau qua trục thân đạn. Đây là sơ đồ cánh dạng chữ thập, mỗi cánh tạo thành các góc 45 độ, 135 độ, 225 độ và 315 độ so với mặt phẳng ngang (song song với mặt phẳng tà không) đi qua trục thân đạn. Khi đạn bay, cặp cánh 45 độ và 315 độ luôn hướng phía trên mặt phẳng ngang, cặp cánh 135 độ và 225 độ luôn hướng phía dưới mặt phẳng ngang.

-Bác huyphong, việc bố trí cánh theo các góc như hình vẽ sau có đúng như ý bác nói không hay bố trí kiểu khác ???


Hình chết rồi tồng chí ơi ::) Tồng chí cứ soi mặt cắt ngang đạn rồi tính cánh đầu tiên ở góc 1/4 thứ nhất, các cánh tiếp theo chiều kim đồng hồ sẽ ra góc đo tương ứng :)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 18 Tháng Năm, 2011, 12:53:02 am
Bác huyphong: Rồi em đã hiểu cách bố trí cánh theo cách của bác.
Còn về vụ cánh nâng bác giải thích thêm, em nghĩ là sải cánh dưới lớn hơn thì tạo lực nâng lớn hơn chứ ? Hay còn do độ dày cánh  ???


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Năm, 2011, 10:38:14 pm
Bác huyphong: Rồi em đã hiểu cách bố trí cánh theo cách của bác.
Còn về vụ cánh nâng bác giải thích thêm, em nghĩ là sải cánh dưới lớn hơn thì tạo lực nâng lớn hơn chứ ? Hay còn do độ dày cánh  ???

Độ dày cánh cũng là một yếu tố liên quan tới khả năng tạo lực nâng ngoài diện tích cánh. Bố trí cánh Sam2 phục vụ 2 giai đoạn bay: bay giai đoạn phóng đạn với góc tấn nhỏ và bay trong giai đoạn ngắt tầng 1 + cơ động với góc tấn, góc dạt lớn. Tồng chí ngẫm xem giai đoạn nào thì cặp cánh nào cần cho lực nâng lớn hơn nhế!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 26 Tháng Năm, 2011, 06:52:42 pm
Lần mò mãi em mới chỉ có thể tạm hiểu như sau,nếu có sai sót rất mong bác bác huyphong chỉ ra chỗ sai và sửa giúp em:
-Vì sao cặp cánh trên (dày hơn, rộng hơn) tạo lực nâng lớn cặp cánh dưới.
-Cũng vì dày hơn nên khi ở các góc tấn nhỏ cặp cánh trên vẫn tạo ra lực nâng lớn hơn
-Vì bản rộng hơn nên có thể tăng giới hạn góc tấn tránh thất tốc.

Một câu hỏi nữa bác giải thích giúp là nếu đã như vậy thì tác dụng của cặp cánh dưới là gì? Phải chăng là tạo lực dạt???


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: huyphongssi trong 27 Tháng Năm, 2011, 01:00:58 am
Lần mò mãi em mới chỉ có thể tạm hiểu như sau,nếu có sai sót rất mong bác bác huyphong chỉ ra chỗ sai và sửa giúp em:
-Vì sao cặp cánh trên (dày hơn, rộng hơn) tạo lực nâng lớn cặp cánh dưới.
-Cũng vì dày hơn nên khi ở các góc tấn nhỏ cặp cánh trên vẫn tạo ra lực nâng lớn hơn
-Vì bản rộng hơn nên có thể tăng giới hạn góc tấn tránh thất tốc.

Một câu hỏi nữa bác giải thích giúp là nếu đã như vậy thì tác dụng của cặp cánh dưới là gì? Phải chăng là tạo lực dạt???

Cặp cánh dưới tạo lực nâng ở tốc độ chậm, góc tấn lớn, nhưng cái chính là ổn định trục thân đạn.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 29 Tháng Năm, 2011, 03:05:29 pm
Đề nghị TL Đoàn hay mấy đồng chí am hiểu viết tiếp về chủ đề gây nhiễu và chống nhiễu đã được viết dang dở trong này, để mở mang thêm cho mọi người với ::)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Hodongbang trong 29 Tháng Năm, 2011, 03:38:07 pm
Một số vấn đề về nhiễu có trong topic này ạ :   
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.80.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.80.html)  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Sáu, 2011, 12:33:27 pm
Một số vấn đề về nhiễu có trong topic này ạ :   
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.80.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.80.html)  ;D

Bây giờ phải đổi lại tên thì mọi người mới "rờ" ra được:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.80.html (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6082.80.html)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hungnhatrang trong 13 Tháng Ba, 2012, 11:06:49 pm
chào các ban . theo tôi nghĩ thì việc nối tầng không phải là không nối được . Bản chất của vấn đề là giúp cho tên lửa có hành trình dài hơn . nhưng chúng ta phải đặt ra câu hỏi , dùng tên lửa đã nối tầng để làm gì . đánh chặn phủ đầu , hay truy đuổi . vấn đề là chiến lược , chiến thuật . đánh chặn phủ đầu , gây rối loạn đội hình địch , làm chậm quá trình tấn công của địch  . còn có thể tiêu diệt tên lửa hành trình , trước khi nó vào không phận nước ta. hi hi hi . tôi có ý này, nếu ta cải tiến , mic 17 hay 19 gì đó có thể cõng tầng thứ nhất của tên lửa SAM . thì cũng có thể coi là một phương án nối tầng được không. hi hi . nếu được thì ra da của địch lại tưởng là mic 17 chứ đâu biết là sam  ??? .  hoặc lắp một bộ gá có dạng khung xườn như máy bay dùng nhiên liệu lỏng tha hồ bay xa bao nhieu cũng được , được dẫn bắn bằng máy bay , bay kèm trong đội hình  . lúc này đâu cần bắn máy bay địch sao không tương luôn vào tầu sân bay cho mau thấy  mà khi tên lửa vào tầm bắn có hiệu quả thì tên lửa mới rời bộ gá đôt nhiên liệu rắn thực hiện hành trình siêu âm cực nhanh. một chút vui mong moi người đừng cười chê.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: duongthanhvan trong 14 Tháng Ba, 2012, 08:27:36 am
chào các ban . theo tôi nghĩ thì việc nối tầng không phải là không nối được . Bản chất của vấn đề là giúp cho tên lửa có hành trình dài hơn . nhưng chúng ta phải đặt ra câu hỏi , dùng tên lửa đã nối tầng để làm gì . đánh chặn phủ đầu , hay truy đuổi . vấn đề là chiến lược , chiến thuật . đánh chặn phủ đầu , gây rối loạn đội hình địch , làm chậm quá trình tấn công của địch  . còn có thể tiêu diệt tên lửa hành trình , trước khi nó vào không phận nước ta. hi hi hi . tôi có ý này, nếu ta cải tiến , mic 17 hay 19 gì đó có thể cõng tầng thứ nhất của tên lửa SAM . thì cũng có thể coi là một phương án nối tầng được không. hi hi . nếu được thì ra da của địch lại tưởng là mic 17 chứ đâu biết là sam  ??? .  hoặc lắp một bộ gá có dạng khung xườn như máy bay dùng nhiên liệu lỏng tha hồ bay xa bao nhieu cũng được , được dẫn bắn bằng máy bay , bay kèm trong đội hình  . lúc này đâu cần bắn máy bay địch sao không tương luôn vào tầu sân bay cho mau thấy  mà khi tên lửa vào tầm bắn có hiệu quả thì tên lửa mới rời bộ gá đôt nhiên liệu rắn thực hiện hành trình siêu âm cực nhanh. một chút vui mong moi người đừng cười chê.
Bác này định chuyển từ đất đối không sang không đối không đây  ;D
Nghe cũng có vẻ hoàng tráng đấy. Ờ cơ mà loại máy bay nào của mình vác được cái quả đạn nặng gần 2 tấn đó nhỉ  ::)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hungnhatrang trong 14 Tháng Ba, 2012, 04:35:11 pm
hi hi hi . ừ thì mình cũng chỉ góp vui thôi mà . hồi chiến tranh b52 miền bắc . xem qua tư liệu , mình thấy máy bay mỹ bay theo hang đàn vao đánh miền bắc nước ta. bỏ bom dữ dội . xem xong minh thấy tức anh ách .chiều đem cái chài ra sông sau nhà , nghĩ lại vẫn tức . mình lấy hết sức tung cái chài ra xa , thế là tối đến có nồi cháo ngon để nhậu . hi hi hi . bật đoạn băng ghi lại xem một lúc mình thấy vẫn tức . lẩm bẩm . thế tai sao mấy ông chuyên gia , kỹ sư việt nam mình đầu óc thì cũng có kém ai đâu . toàn giỏi cả đáy chứ . ừ thì đành rằng nước ta còn nghèo . không có kinh phí để theo đuổi những chương trình lớn tốn kém đòi hỏi tên lửa phải co nhiều tính năng ưu việt khử nhiễu , chính xác cao tầm bay xa , v.v . giả sử nếu có một quả đạn cao xạ hay tên lửa gì đó mà mang được cái lưới hay cái chài , giống cái của tôi bay lên sau đó cho nổ mở bung ra . trong các mắt lưới có gắn các thiết bị nổ c4 . chạm vào là nổ . tên lửa, máy bay càng bay nhanh bao nhiêu thì càng mau thấy bấy nhiêu . thế là tối đến lại có cháo nhậu rồi . hi hi hi chế tạo cái này thi chắc là cục rẻ rồi. con trên máy bay . nếu thấy máy bay địch truy đuổi chỉ việc phóng lưới ra sau là ổn , tên lửa mắc lưới liêu có còn truy đuổi được máy bay ta được nữa không . hi hi hi . còn rất nhiều ứng dụng . xin mọi người đóng góp ý kiến. chúc các bạn vui khoẻ.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hoangdang_hm trong 20 Tháng Ba, 2012, 01:30:56 pm
hi hi hi . ừ thì mình cũng chỉ góp vui thôi mà . hồi chiến tranh b52 miền bắc . xem qua tư liệu , mình thấy máy bay mỹ bay theo hang đàn vao đánh miền bắc nước ta. bỏ bom dữ dội . xem xong minh thấy tức anh ách .chiều đem cái chài ra sông sau nhà , nghĩ lại vẫn tức . mình lấy hết sức tung cái chài ra xa , thế là tối đến có nồi cháo ngon để nhậu . hi hi hi . bật đoạn băng ghi lại xem một lúc mình thấy vẫn tức . lẩm bẩm . thế tai sao mấy ông chuyên gia , kỹ sư việt nam mình đầu óc thì cũng có kém ai đâu . toàn giỏi cả đáy chứ . ừ thì đành rằng nước ta còn nghèo . không có kinh phí để theo đuổi những chương trình lớn tốn kém đòi hỏi tên lửa phải co nhiều tính năng ưu việt khử nhiễu , chính xác cao tầm bay xa , v.v . giả sử nếu có một quả đạn cao xạ hay tên lửa gì đó mà mang được cái lưới hay cái chài , giống cái của tôi bay lên sau đó cho nổ mở bung ra . trong các mắt lưới có gắn các thiết bị nổ c4 . chạm vào là nổ . tên lửa, máy bay càng bay nhanh bao nhiêu thì càng mau thấy bấy nhiêu . thế là tối đến lại có cháo nhậu rồi . hi hi hi chế tạo cái này thi chắc là cục rẻ rồi. con trên máy bay . nếu thấy máy bay địch truy đuổi chỉ việc phóng lưới ra sau là ổn , tên lửa mắc lưới liêu có còn truy đuổi được máy bay ta được nữa không . hi hi hi . còn rất nhiều ứng dụng . xin mọi người đóng góp ý kiến. chúc các bạn vui khoẻ.
Cái này giang hồ gọi là giả ngu đây :)). Lạy hồn, chỗ người ta đang nói chuyện nghiêm túc hồn ạ!


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: nhai quai dep trong 20 Tháng Ba, 2012, 02:02:18 pm
Bạn hoangdang_hm

Cũng có ý đúng - Máy bay càng hiện đại thì càng Hại điện và rất sợ Chim với Bóng bay
Cứ thả nhiều Chim cảnh & Bóng bay ( với điều kiện là đúng Đường bay của nó ) xem sao ?
Còn các loại Pháo phòng không Tầm thấp thì Không với tới vì Bắn xong đạn lại rơi xuống !
Bạn xem B52 bay ở độ cao Bao nhiêu km ? Và pháo phòng không bắn đến độ cao bao nhiêu km ?

- NQD


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: trucngon trong 20 Tháng Ba, 2012, 02:38:43 pm
Thời nào mà các bác bàn luận cái chuyện như thế nhỉ? Nhà em đề nghị các bác khi hỏi xin đọc những trưang trước hoặc những tài liệu trước giùm cho đi ạ! Hỏi, hoặc như các bác thì chỉ có botay.com thôi! ::)


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hungnhatrang trong 20 Tháng Ba, 2012, 05:08:33 pm
hi hi hi . xin chào các ban . các giải pháp đôi khi chúng ta lại phải hoc hoi từ chính những gì thiên nhiên đã có , ở ngay bên cạnh chúng ta thôi chỉ có điều chúng ta có nhận ra hay không và biết cách áp dụng chúng như thế nào . mình xin đơn cử . trong thiên nhiên có một số loại thưc vật , khi muốn phát tán hạt của mình đi xa thì chúng đã lợi dụng sức gió . nếu các bạn để ý thì các bạn sẽ thấy cấu tạo của chúng co nhiều cái rất hay . như hat của cây trò chẳng hạn . chúng co cánh và co dạng khí động hoc hẳn hoi . khi quả chín dưới súc căng ứng xuất . quả cây nổ bung ra . tung những hạt của mình ra xung quanh , các hạt lại có cánh xoay tít , cộng thêm sức gió mà hạt cây đã đi một quãng đường rất là xa. trước khi rơi xuống mặt đất . vấn đề là với các đầu đạn nổ mảnh . sau khi nổ khi hết động năng của vụ nổ thì laị rơi xuống ngay. vì thế trong trường hợp bắn đón nếu nổ xa quá thì tỉ lệ sát thương rất thâp. giả sử nếu như chúng ta bằng một cách nào đấy làm cho các mảnh đạn này rơi thật chậm , như gắn thêm cánh chẳng hạn thì có phải tỷ lệ sát thương sẽ lên cao hơn không . nhất là trong nó lại có một lượng chất nổ nhất định . bạn thử nghĩ xem . với một máy bay đang bay với vận tốc cao , chỉ cần dính phải một mảnh cũng đủ tiêu luôn , không có đường quay về quê mẹ . hi hi hi các bạn đã bao giờ thấy các bum mê ran săn căng gu ru của thổ dân úc châu chưa . tại sao không lắp nó vào đầu nổ mảnh . khi nổ gặp phải em nào nó chém đứt đôi luôn chứ lị . chưa kể nó còn bay vòng chở lại thịt tiếp . vậy thì cũng không cần chính xác lắm tên lửa chỉ cần cho nổ vùng gần, bắn đón , v,v thì cũng có độ xát thương cao phải không . nhất là trong thời đại hiện nay . các kỹ thuật gây nhiễu,chế áp cho tên lửa và ra đa rất tinh vi . để vạch nhiễu , chống lại chế áp thì tên lửa cũng phải cõng thêm một khối lượng thiết bị cũng không nhỏ , kết quả lại phải thêm tiền và thiết bị đó cũng có phải rẻ đâu cơ chứ . đây cũng chỉ là một ý kiến tham khảo thôi . mà tôi cũng chỉ có tính chất xây dựng thôi mà .  mong các ban vui khoẻ .
à mà có bạn nào biết phần ống phụt của tên lửa được làm từ hợp kim , hay gốm chịu nhiệt gì không . cấu tạo gồm các loại gì . xin các bạn chỉ giùm. mình xin cảm ơn trước


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2012, 09:19:49 pm
hi hi hi . xin chào hungnhatrang. Sao bác không thiết kế tên lửa của bác như cai bumerang ấy! Khi phóng đi nó không gặp mục tiêu sẽ tự động vòng lại. Bumerang vòng lại có thể dùng tay bắt lấy nó còn tên lửa của bác mà trượt muc tiêu thì ...


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hoangdang_hm trong 21 Tháng Ba, 2012, 02:59:16 pm
hi hi hi . xin chào các ban . các giải pháp đôi khi chúng ta lại phải hoc hoi từ chính những gì thiên nhiên đã có , ở ngay bên cạnh chúng ta thôi chỉ có điều chúng ta có nhận ra hay không và biết cách áp dụng chúng như thế nào . mình xin đơn cử . trong thiên nhiên có một số loại thưc vật , khi muốn phát tán hạt của mình đi xa thì chúng đã lợi dụng sức gió . nếu các bạn để ý thì các bạn sẽ thấy cấu tạo của chúng co nhiều cái rất hay . như hat của cây trò chẳng hạn . chúng co cánh và co dạng khí động hoc hẳn hoi . khi quả chín dưới súc căng ứng xuất . quả cây nổ bung ra . tung những hạt của mình ra xung quanh , các hạt lại có cánh xoay tít , cộng thêm sức gió mà hạt cây đã đi một quãng đường rất là xa. trước khi rơi xuống mặt đất . vấn đề là với các đầu đạn nổ mảnh . sau khi nổ khi hết động năng của vụ nổ thì laị rơi xuống ngay. vì thế trong trường hợp bắn đón nếu nổ xa quá thì tỉ lệ sát thương rất thâp. giả sử nếu như chúng ta bằng một cách nào đấy làm cho các mảnh đạn này rơi thật chậm , như gắn thêm cánh chẳng hạn thì có phải tỷ lệ sát thương sẽ lên cao hơn không . nhất là trong nó lại có một lượng chất nổ nhất định . bạn thử nghĩ xem . với một máy bay đang bay với vận tốc cao , chỉ cần dính phải một mảnh cũng đủ tiêu luôn , không có đường quay về quê mẹ . hi hi hi các bạn đã bao giờ thấy các bum mê ran săn căng gu ru của thổ dân úc châu chưa . tại sao không lắp nó vào đầu nổ mảnh . khi nổ gặp phải em nào nó chém đứt đôi luôn chứ lị . chưa kể nó còn bay vòng chở lại thịt tiếp . vậy thì cũng không cần chính xác lắm tên lửa chỉ cần cho nổ vùng gần, bắn đón , v,v thì cũng có độ xát thương cao phải không . nhất là trong thời đại hiện nay . các kỹ thuật gây nhiễu,chế áp cho tên lửa và ra đa rất tinh vi . để vạch nhiễu , chống lại chế áp thì tên lửa cũng phải cõng thêm một khối lượng thiết bị cũng không nhỏ , kết quả lại phải thêm tiền và thiết bị đó cũng có phải rẻ đâu cơ chứ . đây cũng chỉ là một ý kiến tham khảo thôi . mà tôi cũng chỉ có tính chất xây dựng thôi mà .  mong các ban vui khoẻ .
à mà có bạn nào biết phần ống phụt của tên lửa được làm từ hợp kim , hay gốm chịu nhiệt gì không . cấu tạo gồm các loại gì . xin các bạn chỉ giùm. mình xin cảm ơn trước
Sao bác không phát triển cái ý tưởng về cái cây phát tán hạt của bác ra thêm như thế này nhỉ:
Chế tạo một quả tên lửa mẹ có khoảng vài chục tên lửa con có đầu dò tự dẫn, khi bắn lên  vào vùng hoạt động của phi đội địch,các tên lửa con này sẽ bung ra tự động tìm kiếm và đánh tất cả máy bay trong biên đội. Thế có phải vừa nhanh vừa tiện không??


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: quangcan trong 21 Tháng Ba, 2012, 04:49:06 pm
hì hì, báo cáo các bác là chủ đề này bàn về giải độc còn chưa ngã ngũ, nói gì đến chế tạo ạ,  ;D


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2012, 07:12:56 pm
Ơ sao lại chưa ngã ngũ? Làm gì còn độc nữa mà giải ?


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hungnhatrang trong 21 Tháng Ba, 2012, 09:45:13 pm
hi hi . mình chỉ có ý tưởng vậy thôi . mình nhớ mang máng trong chiến tranh thế giới thứ hai . việc tìm cách nào để tránh được các thuỷ lôi của tầu đối phương . có nhiều ý kiến tham gia . rồi có một ý kiến dùng một vòi nước xịt thật mạnh vào thuỷ lôi làm cho nó thay đổi hướng . đầu tiên ý kiến đó làm cho mọi người buồn cười . nhưng rồi rút cục đại bác nước ra đời , chính nó cũng góp phần cứu sống đươc nhiều con tàu . vậy đó . theo mình có ý tưởng tốt là tốt rồi . còn việc nối tầng tên lửa thì có giải pháp rồi đấy . tôi đã thấy người ta gép 4 tên lửa con xung quanh một tên lửa mẹ . việc này có thể cho là nối tầng được không .còn việc nối tầng sam2 theo tôi thì đã được minh chứng rỏ ràng ở các bài viết trên . cũng như các thông số cũng đã được trình bày rõ ràng , minh bạch . thì việc giải độc đúng là đã rõ như ban ngày rồi còn gì . nếu có tính chất xây dựng thì theo tôi các bạn nên tập chung vào khai thác thông tin về các trang thiết bị , vũ khí của các nước . nghiên cứu điểm mạnh điểm yếu của từng trang thiết bị , vũ khí đó . rồi tìm ra tử huyệt của nó . hay cách có thể đánh lừa nó thì tốt hơn la tranh luận theo chiều hướng không tích cực . vì trên chiến trường chỉ có sống và chết thôi . ví du : trước đây tôi có một máy tính để bàn, chạy winxp . sau đó thấy win vista đẹp quá dowload về nhưng không có key . đành phải viện vào mấy phần mềm crack , hoặc share key .  cuối cùng mình cũng có cái xài . nhưng ý tôi muốn nói ở đây là. mỹ có cả môt nền công nghiệp chế tạo phần mềm sản xuất ra được cả một hệ điều hành . nhưng rút cục lại bị vài hacker hạ guc với một vài cái máy tính có cấu hình  bình dân . cũng như việc F117 bị phòng không nam tư hạ vậy . mong rằng các bạn hãy đâu tư vào viêc , tìm ra tử huyệt của các vũ khí đối phương . lúc đó các chiến sỹ biết ơn bạn nhiều lắm . mong các bạn vui khoẻ và hạnh phúc . 


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: tamking trong 22 Tháng Ba, 2012, 04:15:50 pm
hi hi . mình chỉ có ý tưởng vậy thôi . mình nhớ mang máng trong chiến tranh thế giới thứ hai . việc tìm cách nào để tránh được các thuỷ lôi của tầu đối phương . có nhiều ý kiến tham gia . rồi có một ý kiến dùng một vòi nước xịt thật mạnh vào thuỷ lôi làm cho nó thay đổi hướng . đầu tiên ý kiến đó làm cho mọi người buồn cười . nhưng rồi rút cục đại bác nước ra đời , chính nó cũng góp phần cứu sống đươc nhiều con tàu . vậy đó . theo mình có ý tưởng tốt là tốt rồi . còn việc nối tầng tên lửa thì có giải pháp rồi đấy . tôi đã thấy người ta gép 4 tên lửa con xung quanh một tên lửa mẹ . việc này có thể cho là nối tầng được không .còn việc nối tầng sam2 theo tôi thì đã được minh chứng rỏ ràng ở các bài viết trên . cũng như các thông số cũng đã được trình bày rõ ràng , minh bạch . thì việc giải độc đúng là đã rõ như ban ngày rồi còn gì . nếu có tính chất xây dựng thì theo tôi các bạn nên tập chung vào khai thác thông tin về các trang thiết bị , vũ khí của các nước . nghiên cứu điểm mạnh điểm yếu của từng trang thiết bị , vũ khí đó . rồi tìm ra tử huyệt của nó . hay cách có thể đánh lừa nó thì tốt hơn la tranh luận theo chiều hướng không tích cực . vì trên chiến trường chỉ có sống và chết thôi . ví du : trước đây tôi có một máy tính để bàn, chạy winxp . sau đó thấy win vista đẹp quá dowload về nhưng không có key . đành phải viện vào mấy phần mềm crack , hoặc share key .  cuối cùng mình cũng có cái xài . nhưng ý tôi muốn nói ở đây là. mỹ có cả môt nền công nghiệp chế tạo phần mềm sản xuất ra được cả một hệ điều hành . nhưng rút cục lại bị vài hacker hạ guc với một vài cái máy tính có cấu hình  bình dân . cũng như việc F117 bị phòng không nam tư hạ vậy . mong rằng các bạn hãy đâu tư vào viêc , tìm ra tử huyệt của các vũ khí đối phương . lúc đó các chiến sỹ biết ơn bạn nhiều lắm . mong các bạn vui khoẻ và hạnh phúc . 
Những bài viết này nêu ra 1 đống những thứ gây tranh luận dựa trên " sự sôi máu bởi những phát ngôn lạ và độc " - quăng một trái bom rồi bỏ đi , lâu lâu quay lại quăng tiếp - cũng là một thứ nọc độc khó giải , anh em bình tĩnh thì đừng lôi mấy thứ trong các bài viết kiểu này ra tranh luận - những cuộc tranh luận không có hồi kết - trúng kế - xin lỗi đã spam !


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hungnhatrang trong 22 Tháng Ba, 2012, 08:48:17 pm
hi hi hi . chao ban tamkinh xin bạn bớt nóng đi một chut được không . mình đâu có kích bac hay nói xấu ai đâu mình chỉ có tinh chất xây dựng thôi mà . đừng hiểu nhầm ý tốt của mình nhé . chúc bạn luôn có nhiều niềm vui


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Ba, 2012, 08:57:00 pm
hi hi hi . chao ban tamkinh xin bạn bớt nóng đi một chut được không . mình đâu có kích bac hay nói xấu ai đâu mình chỉ có tinh chất xây dựng thôi mà . đừng hiểu nhầm ý tốt của mình nhé . chúc bạn luôn có nhiều niềm vui!
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,77.msg760.html#msg760

3.4. Hình thức bài viết:
 
3.4.1. Bài viết cần được trình bày sáng sủa rõ ràng, không được dùng toàn chữ hoa hay chữ viết không có dấu trong tiêu đề cũng như nội dung của bài viết, không được tô đậm toàn bộ bài viết, sử dụng cỡ chữ lớn, bôi màu trong toàn bộ hoặc hầu hết bài viết (trừ nhắc nhở, cảnh cáo của admin, mod).
 
3.4.2. Dựng nước - Giữ nước đề nghị thành viên sử dụng bộ mã Unicode để gõ Tiếng Việt có đầy đủ dấu và không viết hoa toàn bộ, tô đậm, viết nghiêng, phóng to toàn bộ các chữ. Các trích dẫn nguyên văn từ tài liệu phải in nghiêng và đặt trong dấu ngoặc kép.

3.4.3. Tất cả các nội dung lấy từ nguồn khác đưa vào Dựng nước - Giữ nước đều phải được convert về bộ mã Unicode mới được đưa lên diễn đàn.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2012, 09:50:52 pm
mỹ có cả môt nền công nghiệp chế tạo phần mềm sản xuất ra được cả một hệ điều hành . nhưng rút cục lại bị vài hacker hạ guc với một vài cái máy tính có cấu hình  bình dân . cũng như việc F117 bị phòng không nam tư hạ vậy . mong rằng các bạn hãy đâu tư vào viêc , tìm ra tử huyệt của các vũ khí đối phương . lúc đó các chiến sỹ biết ơn bạn nhiều lắm .

Có hàng triệu người đã từng vào bồn tắm, có hàng tỉ người đã từng nhìn thấy cái gì đó rơi (như quả táo chẳng hạn) nhưng cũng chỉ có Acsimet và Niuton mới nghĩ ra 1 cái gì đấy. Chắc bác cũng hy vọng nghĩ ra cái gì đó tương tự ?



Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: Tunguska trong 22 Tháng Ba, 2012, 09:54:31 pm
Hic mới có mấy hôm. Thôi nhé các bác, đây là chủ đề lịch sử nên ngày mai em sẽ dọn các nội dung về khoa học viễn tưởng + các bài trả lời.


Tiêu đề: Re: Giải độc về huyền thoại "Nối tầng SAM2" ...
Gửi bởi: hoan.nguyen trong 24 Tháng Chín, 2015, 09:35:59 pm
các bác nhà mình đâu hết rồi