Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: Đức Cường trong 27 Tháng Mười Hai, 2014, 01:26:14 pm



Tiêu đề: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 27 Tháng Mười Hai, 2014, 01:26:14 pm


                   Chuyện kể về hội trưởng hội lính nhập ngũ 11/1977 xã Nghi lâmHuyện Nghi Lộc NA


Đồng chí Trường là chi hội trưởng hội lính 11/1977 xã nghi lâm và là thành viên trong ban liên lạc hội lính nhập ngũ 11/1977 huyện Nghi lộc . Thương binh loại 3/4, 75%.

 Chính vì hội trưởng hội lính 11/1977 của xã Nghi lâm nên duccuong đã mời đến nhà chơi giao lưu đồng thời để làm sáng tỏ cái “ vụ” bác DŨNG THANH CONG@ nhờ tìm đồng đội tên là THUẬN C5D6 ấy.

Nói về thương binh thì hội lính cùng nhập ngũ chúng tôi phải có đến hơn một nửa . Vì vậy, đó là chuyện bình thường. Nên dù cùng trong ban liên lạc nhưng chúng tôi ít có dịp tâm sự để tìm hiểu các trường hợp bạn bè bị thương . Sau tiệc riệu tiếp bạn , tôi mới hỏi bạn bị thương hỏng mắt trong trường hợp nào , ở đâu?. Và đây là câu chuyện do anh kể lại :

Huấn luyện tân binh xong tôi cũng như anh em trong hội lính cùng nhập ngũ bổ sung vào sư đoàn 320 tháng 3/1978 tại Lò gò. Tôi được về c4 d4 e52. Đại đội lúc này đang chốt giữ tại Phum Tà nót sát đường biên . Sau vài trận đánh tháng 7/1978 tôi được ra đi học lớp tiểu đội trưởng ở trường quân chính quân đoàn 3 ( sát quân trường lam sơn – Ninh hoà, Phú khánh). Trong đợt đi học đó hầu hết là lính cùng quê, cùng đợt nhập ngũ đều đã trải qua chiến đấu . Sau 5 tháng học tập chúng tôi lại lên xe chạy thẳng về đơn vị . Lúc này toàn bộ sư đoàn đã sang K .Ỏ huyện My mút tỉnh Công phông chàm .

Tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 5 lúc này đóng ở bản Phum lu. Lính ta còn gọi là bản Na vì có nhiều Na lắm . Nơi này cách đây 3 tháng là căn cứ của sư đoàn 450 quân khu Đông bắc của Pon pốt . Tám anh em về lại tiểu đoàn cũ, chưa bổ sung về các đại đội nên tiểu đoàn cho ở chung với trung đội hoả lực để tiện cho việc chỉ huy và tác chiến . Các bộ phận tiểu đoàn bộ đóng vây quanh BCH tiểu đoàn . Bộ phận 8 anh em mới học về ở ngôi nhà ngoài rìa Phum . Nói là bản nhưng thực ra bản Phum lu chỉ có khoảng hai chục nóc nhà .Chỉ qua một ruộng nhỏ là vào rừng cây lúp xúp.

Một đêm tối trời cuối thấng 11/1978.Lúc đó mới khoảng 2 giờ sáng , mọi người đang chìm trong giấc ngủ . Chúng tôi ở dưới một nhà sàn rìa làng , Chỉ qua một ruộng nhỏ là vào rừng cây lúp xúp . Phiên gác của tôi từ 1-2 giờ sáng . Ở khu vực này cách đây 3 ngày , địch đã vào phục bắn cháy một xe tải của trung đoàn đang vận chuyển hậu cần cho trung đoàn 48 ở phía trên . Chưa gác được bao lâu tôi đã thấy mấy bóng người men theo bờ mương đi tạt qua để ra phía đường đất 701chạy qua bản . Tôi lo lắng chưa biết xử lý thế nào bởi nếu nhầm quân ta thì khồn khổ. Không thể kịp trỏ lại báo anh em dậy , dù chỉ cách khoảng 10m . Bởi lộ thì mình bị bắn trước . Tôi quỳ sau gốc cây , bật chốt an toàn đưa súng về phía trước hô to:

Ai?

Mấy bóng đen vụt chạy. Tôi nổ súng , miệng thì gọi :
Miên, Miên!

 Toàn trung đội nổ súng theo chỉ dẫn của tôi. Không có sự kháng cự. Chỉ mấy phút sau chúng tôi dừng bắn . Không được lệnh truy đuổi vì trời rất tối . Đồng chí trung đội trưởng chạy lại chỗ tôi chất vấn :

-   Hay là ông mơ ngủ hoặc do con thú nào chạy qua thần hồn bắt nạt thần tính ?

Tôi khẳng định không thể nhầm . Nhìn rõ mấy đứa đang lom khom dọc theo con mương . Tôi bực mình nói :
-   Chẳng nhẽ nó nổ súng lại thì mới có địch hay sao?

Đêm đó theo chỉ thị của tiểu đoàn các ca gác đều bổ sung hai người . Sáng hôm sau chúng tôi ra kiểm tra .Một gùi mìn để lại bên bờ mương . Mọi người bây giờ mới tin tôi và còn khen xử lý tình huống chính xác! Nếu đêm qua không phát hiện địch ra đường gài mìn thì ngày hôm nay sẽ có thiệt hại là cái chắc .

Chúng tôi ở bản Phum Lu một tuần . Rồi tôi được bổ sung xuống C1 d4 E52 làm khẩu đội trưởng cối 60 .  Ngày 3/12/1978 C11 D6 sau hai ngày bị địch dùng lực lượng mạnh tấn công liên tục lên cao điểm 112 ( phía bắc cao điểm 105 khoảng 1km . Tây bắc Phum sâm trên đường số7 năm km) bộ đội ta chiến đấu đạn dược đã cạn , nguồn LTTP và nước dự trữ đã hết . Đường vận tải đã bị cắt đứt nên vận tải tiểu đoàn không tiếp tế được nên đại đội được lênh mở đường máu rút lui theo hướng cao điểm 105 .

 Chốt quan trọng trên cao điểm 112 đã mất lỗ hổng này địch rất dễ dàng đánh vào phía sau sư đoàn . Cắt đường 701 thì toàn bộ tuyến trước vô vàn khó khăn . Một điều nhức nhối là khi rút quân trong điều kiện ác liệt ta đã không thể lấy được xác hai tữ sỹ đưa về . Với quyết tâm lấy lại bằng được tử sỹ dù hy sinh mọi giá . Sư đoàn lệnh cho tiểu đoàn 4 đánh lấy lại cao điểm và tìm đưa xác tử sỹ về.

Ngày mồng4. Cả tiểu đoàn đánh chiếm cao điểm . Địch có công sự hầm hào vững chắc do ta để lại . Vì vậy cuộc chiếu diển ra vô cùng ác liệt , ta bị hy sinh thêm hai đồng chí . Chúng tôi được chi viện cả pháo của trung đoàn nhưng vẫn không lên được. Sang ngày 5/12 ta quyết định đánh đêm . Điều này tôi chưa thấy bao giờ . Đại đội tôi lúc này đa phần là lính nhập ngũ lính Hải hưng nhập ngũ 1978 mới vào. Có nhiều người đây là trận đánh đầu tiên nên có anh em còn lo lắng sợ sệt. Dẫu sao sức chiến đấu cũng yếu đi . Đồng chí Đông người Hà bắc , mọi người hay gọi là “ Đông râu ”.Trước đây ở cùng trung đội hoả lực tiểu đoàn với tôi, nay xuống làm đại đội phó . Tuy khác quê nhưng những ngày ở Tà nốt ( Tân biên) chúng tôi chơi thân với nhau . Buổi chiều đồng chí nói với tôi rằng :

-Ông bàn giao khẩu cối lại , giúp tôi chỉ huy một cánh .

Trong chiến đấu là vậy. Làm gì có quyết định. Chỉ một cái vỗ vai là xong . Thấy đơn vị đang khó khăn, cán bộ vắng thiếu nhiều do thương vong, đi viện chưa về…nên tôi nhận nhiệm vụ .Tôi được giao cho chỉ huy 10 đồng chí , phụ trách một mũi chiến đấu theo hiệp đồng trong đại đội . Bên trái tôi là mũi chiến đấu do đại đội phó Đông chỉ huy. Còn bên trái là trung đội 3 còn các trung đội khác bảo vệ sườn . Trước lúc đánh tôi họp tiểu đội , củng cố chia lại tổ chiến đấu . Rồi nói với anh em :

-   Đội hình tiến công là hàng ngang mỗi tổ 3 người . Do đánh buổi đêm nên tuyệt đối không đồng chí nào nằm sau chân đồng đội , nhỡ bắn vào đồng đội . Chúng ta đánh vận động tấn công nên không quay lại do vậy phải bám chặt đội hình . Cối tiểu đoàn và đại đội ngừng bắn là chúng ta vận động theo lênh của tôi.
Dĩ nhiên , tôi phải được lênh của đồng chi Đông thì mới cho đội hình hành tiến được. Hiệp đồng là như vậy thì nói vậy. Mới học 4 tháng tiểu đội trưởng thì biết gì chiến thuật chiến giả . Cả tiểu đội được một khẩu B41 và một khẩu trung liên tôi kiêm tổ trưởng luôn . Hai anh này chuyên nằm cạnh để thực hiện lệnh nhanh chóng .
Khoảng 18h30 thì cối tiểu đoàn , cối đại đội bắn lên đinh cao điểm . Từng cột khói nhìn rõ qua ánh lửa bốc cao thẳng đứng . Do hiểu chỉnh trực tiếp nên cối bộ binh đều bắn chính xác .  Tiếng súng cối vừa dứt , tôi được liên lạc đến báo “ Cho anh em vận động lên ngay” . Tôi nói dõng dạc:

-   Tất cả theo tôi.

Chúng tôi đi khom rất thấp. Tôi biết rằng lúc này địch đã ra khỏi hầm để quan sát . Hẳn nó cũng dự đoán được ta sẽ tiến công bộ binh . Hướng chính diện của đồng chí Đông đã nổ súng . Tiếng hoả lực và súng AK lại xé bầu trời đêm vốn tĩnh mịnh . Hướng của tôi chưa bị lộ, tôi tiếp tục dẫn đội hình áp sát . Tôi đã nhìn thấy ổ đại liên của địch qua ánh chớp do nhả đạn liên tục. Tôi chồm về phía đồng chí giữ khẩu B41 nói :
-Tiêu diệt ngay.
Cũng thật may chiến sỹ này là cựu binh đã bắn B nhiều lần . Anh ta quỳ bắn rất bài bản . Bởi nếu nằm bắn thì sẽ khó trúng vì nó ở cao hơn và vướng cây cỏ .

Ầm!

 Một tiếng nổ kèm một quầng lửa bao quanh mục tiêu . Không còn nge tiếng ục ục của khẩu đại liên nữa . Vậy là đã chia lửa với trung đội bạn . Hướng chúng tôi đã bị lộ. Lúc này mới biết chúng tôi đã tiếp cận rất gần chốt tiền tiêu của địch mà không hề biết . Thuận lợi được tao ra do chính mũi của đại đội phó Đông chỉ huy nổ súng thu hút địch . Toàn tiểu đội tôi đã nổ súng cả địch và ta đều trong tầm lựu đạn . Sau khi tiêu diệt ổ hoả lực, ngay lập tức tôi lênh khẩu trung liên bắn truy sát những tên còn lại . Khi tôi đã lên đến chiến hào thứ nhất đúng hướng mục tiêu vừa bắn dù trong đêm tối , lại thêm mùi khét tôi vẫn đủ thấy thằng xạ thủ gục bên khẩu đại liên . Từ trên cao chúng quất đạn liên tục vào đội hình chúng tôi . Tôi cùng anh em nấp dưới hào để tránh hoả lực mạnh của địch chờ thời cơ, đồng thời gạt xác thằng địch ra một bên , quay khẩu đại liên lại . Do trước đây tôi ở trung đội hoả lực cùng đại đội phó Đông nên kỹ thuật bắn đại liên K57 với tôi thật đơn giản .Tranh thủ mấy phút dưới hào tôi xếp lại hộp đạn để khi bắn khỏi hóc . Đồng chí Hùng là xạ thủ trung liên RPD cùng quê với tôi nhanh chóng tự mình đến cầm dây đạn .  Cả đại đội chỉ được hai khẩu đại liên , giờ có thêm một khẩu mà đạn thì còn mấy thùng . Chúng tôi cứ nhè đỉnh đồi mà bắn . Ánh chớp đầu nòng gần như liên tục, tai tôi ù đặc. Dù sao cũng phải tiết kiệm đạn tôi dừng lại dướt mình quan sát . Bỗng tôi nghe tiếng “ bịnh ”trên mép chiến hào , chưa kịp ngồi xuống thì “ Ầm”. Tôi choạng vạng thấy đau trên mặt trái , mắt không nhìn thấy gì nữa . Tôi nói :

-   Tau bị thương rồi .

Anh em biết địch đã ném quả lựu đạn vào đúng vị trí của tôi qua ánh chớp. Nên lại cứu ngay. Máu trên thái dương trái chảy đầy trên mặt . Tôi nói các đồng chí tiếp tục chiến đấu, chỉ mình Hùng ở lại giúp tôi . Hùng cõng tôi về tuyến sau dưới làn hoả lực của địch . Ngay trong đêm tôi được chuyển thương về phẩu trung đoàn 52 . Ngày hôm sau được lên xe tải chở về ĐT3 ở rừng Tếch My mút. Tôi cũng không biết bị thương ở đâu vì trên đầu băng trắng bao bọc . Ở đâu cũng thấy đau. Khi thay băng người bác sỹ che từng mắt hỏi tôi có thấy gì không? Tôi trả lời mắt trái tôi không thấy gì mặc dù mắt vẫn mở.  Rồi họ băng kín cả mắt trái. Đồng chí bác sỹ nói tôi bị thương do mảnh găm xuyên vào thái dương sát mắt trái nên đã tổn thương dây thần kinh mắt trái. Vết thương đó quá năng lực giải quyết của đội phẩu sư đoàn . Tôi nằm chờ một ngày nữa mới được chuyển về tuyên sau.

Chiếc trực thăng loại MI-8 đã đưa chúng tôi về sân bay Tân sơn nhất . Bệnh viện 175 ( BV Công hoà cũ ) nằm cạnh sân bay. Trên chuyến bay đó còn có thêm một thương binh nặng cùng đại đội mới đưa về ngồi cạnh . Tôi hỏi kết quả cuộc chiến đấu đó . Đồng chí lắc đầu thều thào trả lời “ vẫn chưa chiếm lại được cao điểm 112 và cũng chưa lấy được xác đồng đội” .

Tôi điều trị ở bệnh viện 175 gần hai tháng  . Các bác sỹ nói rằng vết thương không thể mổ để lấy mảnh ra ngoài . Phải chấp nhận “ sống chung với nó ”. Một chút chạnh lòng lo lắng thoáng qua . Tôi chưa có vợ mà mắt kém làm sao đây!?. Chỉ sau ngày tôi bị thương một tháng . Một hôm cả bệnh viên xôn xao, vui mừng khôn tả tin Đã giải phóng căm phu chia . Các y bác sỹ động viên chúng tôi rất nhiều . Nhất là mấy o y tá trẻ tiêm thuốc hàng ngày . Mọi người đều luyến tiếc .Giá như, giá như…

Gần hai tháng sau , tôi lại chuyển ra bắc. Trên chuyến máy bay vận tải C130 có hơn 100 thương binh nặng . Chúng tôi được điều trị tại bệnh viên 203 Quân khu 3 , ở Duy tiên , Hà nam ninh . Hơn một năm sau tôi lại về đoàn an dưỡng 200 tại huyện Quỳ hợp tỉnh nghệ an . Tại đây quân đội mới tiến hành giám định cho thương bệnh binh . tôi được thương tật 75% . Tôi gặp lại rất nhiều đồng hương cùng đơn vị , cùng đợt nhập ngũ huyện Nghi lộc . Tôi có hỏi lại kết quả trận đánh đó thì biết rằng , phải đánh đến ngày thứ ba mới lấy được xác đồng đội ra để chuyển về Việt nam .

Tháng năm trôi qua , kỷ niệm cũng đã về dĩ vãng . Chiến trường giờ đây là thương trường . Những người lính cụ Hồ vẫn không trông chờ vào những đồng phụ cấp để sống . Sau khi về trại thương binh 4. Nhân có dịp động viên thương binh về quê sống với gia đình . Tôi làm đơn xin về quê . Không phải để vui cảnh điền viên mà  làm kinh tế thực sự . Vừa xây dựng kinh tế gia đình , cũng đồng thời  giảm bớt khó khăn cho nhà nước . Nay Các con tôi đều tốt nghiệp đại học , có công việc ổn định . Gia đình sống hạnh phúc . tôi mãn nguyện với những gì đang có.


Tiêu đề: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 01 Tháng Giêng, 2015, 08:49:33 pm
 Câu chuyện Đời quân ngũ của bác Đức Cường@ vẫn còn dài và đang hồi hấp dẫn, topic phần I cũng đã đi qua 60 trang và buộc phải khóa lại theo đúng quy định. Topic mới thì tác giả chưa mở. Vì vậy binhyen1960@ xin phép bác Đức Cường@ được mở topic mới: Đời quân ngũ phần 2.

 Đầu năm mới, xin kính chúc bác Đức Cường@ cùng toàn thể thành viên diễn đàn VMH mạnh khỏe, luôn đạt được nhiều ước mơ trong cuộc sống. Chúc cho topic: Đời quân ngũ phần II luôn là nơi lôi cuốn người đọc với nhiều câu chuyện hay về cuộc đời, sống và chiến đấu của những người lính từng kinh qua lửa đạn của chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 01 Tháng Giêng, 2015, 11:59:37 pm

Chào binhyen- chào các bác cựu binh trên diễn đàn.
Bây giờ là 0 giờ . Một ngày mới bắt đầu .
 Duccuong thật vui nhờ có binhyen đã đặt viên gạch đầu tiên cho tầng hai ngôi nhà “ Đời quân ngũ ”.
Thực ra đó là công việc của gia chủ , nhưng cả 2 ngày lọ mọ không tự mở phần mới được .  Cảm ơn Mod binhyen đã đến thật đúng lúc .
“ Đời quân ngũ ” đã đi qua 60 trang . Dẫu sao cũng là đứa con tinh thần nên không khỏi quyến luyến . Duccuong chân thành cảm ơn các thành viên đã cùng duccuong hành quân trong hơn một năm qua. Và duccuong thật vui vì đã góp được một nhành hoa nhỏ trong rừng hoa MVH .
Đời quân ngũ – Phần 2, Duccuong sẽ dành phần nhiều bài viết cho đồng đội , những người bạn lính F320A nói chung và đại đội 20 trinh sát sư đoàn giai đoạn 1978-1979 nói riêng .
Rất mong các bác tiếp tục cùng duccuong đồng hành trong chặng đường tiếp theo.

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Giêng, 2015, 09:53:52 am
Ngày này cách đây 36 năm . Ngày 2/1/1979.

Các bạn ở đâu nhỉ? Còn duccuong đang cùng sư đoàn 320 đánh vận động bằng bộ binh xe cơ giới trên trục đường 7 ( căm phu chia ) đến nghã ba Chúp.

Tại ngã ba này có đường 15 đi thị xã P lây veng .
 
Trung đoàn 48 gồm d2, d3 như một mũi tên mới, rẽ khỏi đội hình hành tiến của sư đoàn,  lao về hướng thị xã P lây veng . Những người lính trung đoàn Thăng long ( tên thường gọi của đoàn 48 ) năm đó, không ai quên một địa danh do lính mình đặt ra : “ Cầu C9 ”. Nơi đây là cửa ngõ thị xã , đã diễn ra những trận quyết chiến trong hai ngày. Ngày mồng 2 và ngày 3/1. Mặc dù ta được tăng cường một dàn xe tăng và BBCG nhưng với địa hình không ưu ái cho BBCG nên bao chiến sỹ trung đoàn đã ngã xuống mà vẫn chưa thể vượt qua để vào TX . Còn chúng tôi nghỉ đêm tại đây khi tiếng súng xung quanh vẫn dồn vang .

Ngã ba Chúp là một thị trấn nhỏ . Nơi đây là đại bản doanh của quân khu Đông bắc của Pon pốt . Vì vậy, chúng tôi thu được nhiều chiến lợi phẩm . Anh em dù không quen biết vẫn Cho , tặng nhau vô tư. Bút máy loại có xy lanh hút mực chất cả kho. Rồi đèn pin , máy ảnh , thuốc tây nhiều vô kể... Dầu cá TQ đóng cả chai to, lính cho nhau uống cả vốc , nhai như ăn cơm . Có một kho nữa lính trinh sát rất thích. Đó là kho địa bàn . tại đây lính C20 gần như tự trang bị cho mình một người một cái . Riêng duccuong “ được ” một địa bàn ưng ý . Đó là địa bàn Mỹ có mặt bàn độ tự xoay . Ai đã từng sử dụng thì biết . Ánh sáng dạ quang nói hơi ngoa tý là phát sáng gần như đèn pin . Rất tiện lợi cho việc đi buổi tối để có thể soi đường, dẫn đường , ra tín hiệu , nhìn đồng hồ vv…

Trên đường hành quân dọc đường 7 chúng tôi gặp một số dân k . Nhưng vào thị trấn này không có người dân nào. Ngày thứ hai theo chiến dịch xuống đồng bằng . Với những người lính chưa đủ tuổi để được gọi là “  lính cũ ” nhưng cũng không phải là tân binh nữa .Mọi cái đều bợ ngỡ. Xung quanh tiếng súng liên tục, khói lửa ngập tràn . Chúng tôi hiểu chiến dịch chỉ mới bắt đầu…


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: thanhh63 trong 02 Tháng Giêng, 2015, 10:19:29 am
Ngày này cách đây 36 năm . Ngày 2/1/1979.

Các bạn ở đâu nhỉ? Còn duccuong đang cùng sư đoàn 320 đánh vận động bằng bộ binh xe cơ giới trên trục đường 7 ( căm phu chia ) đến nghã ba Chúp.

Tại ngã ba này có đường 15 đi thị xã P lây veng .
 
Trung đoàn 48 gồm d2, d3 như một mũi tên mới, rẽ khỏi đội hình hành tiến của sư đoàn,  lao về hướng thị xã P lây veng . Những người lính trung đoàn Thăng long ( tên thường gọi của đoàn 48 ) năm đó, không ai quên một địa danh do lính mình đặt ra : “ Cầu C9 ”. Nơi đây là cửa ngõ thị xã , đã diễn ra những trận quyết chiến trong hai ngày. Ngày mồng 2 và ngày 3/1. Mặc dù ta được tăng cường một dàn xe tăng và BBCG nhưng với địa hình không ưu ái cho BBCG nên bao chiến sỹ trung đoàn đã ngã xuống mà vẫn chưa thể vượt qua để vào TX . Còn chúng tôi nghỉ đêm tại đây khi tiếng súng xung quanh vẫn dồn vang .

Ngã ba Chúp là một thị trấn nhỏ . Nơi đây là đại bản doanh của quân khu Đông bắc của Pon pốt . Vì vậy, chúng tôi thu được nhiều chiến lợi phẩm . Anh em dù không quen biết vẫn Cho , tặng nhau vô tư. Bút máy loại có xy lanh hút mực chất cả kho. Rồi đèn pin , máy ảnh , thuốc tây nhiều vô kể... Dầu cá TQ đóng cả chai to, lính cho nhau uống cả vốc , nhai như ăn cơm . Có một kho nữa lính trinh sát rất thích. Đó là kho địa bàn . tại đây lính C20 gần như tự trang bị cho mình một người một cái . Riêng duccuong “ được ” một địa bàn ưng ý . Đó là địa bàn Mỹ có mặt bàn độ tự xoay . Ai đã từng sử dụng thì biết . Ánh sáng dạ quang nói hơi ngoa tý là phát sáng gần như đèn pin . Rất tiện lợi cho việc đi buổi tối để có thể soi đường, dẫn đường , ra tín hiệu , nhìn đồng hồ vv…

Trên đường hành quân dọc đường 7 chúng tôi gặp một số dân k . Nhưng vào thị trấn này không có người dân nào. Ngày thứ hai theo chiến dịch xuống đồng bằng . Với những người lính chưa đủ tuổi để được gọi là “  lính cũ ” nhưng cũng không phải là tân binh nữa .Mọi cái đều bợ ngỡ. Xung quanh tiếng súng liên tục, khói lửa ngập tràn . Chúng tôi hiểu chiến dịch chỉ mới bắt đầu…


Chúc mừng bác Duccuong được Mod BY "ưu ái"mở dùm topic  ;D! Chúc bác năm mới cùng gia quyến luôn mạnh khỏe, an khang, riêng bác tay viết luôn dẻo dai, cho đàn em biết thêm về những thời khắc lịch sử oai hùng của sư đoàn!

Hôm nay thật tình cờ khi bác đề cập đến cầu C9, thú thật đám lính Nam tụi em khi bổ sung về C9 D3 E 48 này luôn nghe các đàn anh nhắc về cây cầu C9 nghiệt ngã đó khi C9 bị tổn thất nặng tại trận này, hàng năm dịp này sau khi ra Bắc Thái các anh ấy vẫn nhắc đến sự kiện này... Nhưng tiếc là lâu quá ký ức cũng phai mờ luôn rồi, vậy nhờ bác Duccuong nhắc lại dùm em nha, cám ơn bác nhiều!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 02 Tháng Giêng, 2015, 11:00:56 am

            Chào bác chủ Đức Cường, Mox binhyen cùng các bác!

             Vâng bác chủ thật may mắn khi được Mox binhyen đến xây dựng nền móng, đặt viên gạch đầu tiên cho ngôi ngà mới. Ngôi nhà "Đời quân ngũ" Phần 1 đã rất hay, đã luôn rộn rã tiếng cười vui cùng rất nhiều câu chuyện lý thủ của một thời bùng bình súng đạn, một thời hào hùng của bác chủ cùng anh em đồng đội. Sự nhiệt thành rất XỨ NGHỆ của bác chủ. hi hi  ;D ;D ;D.

            Với sự đặt nền móng" Động thổ" của Mox binhyen thì chắc chắn ngôi nhà này còn đậm đặc tiếng cười vui và nhiều sự hồi hộp hơn nữa, lý thú cùng sự ly kỳ của lính trận hơn nữa.

            Tranphu341 chúc bác chủ cùng các bác luôn mạnh khỏe có rất nhiều niềm vui nhân dịp năm mới về!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Giêng, 2015, 05:51:18 pm
Ngày này cách đây 36 năm . Ngày 2/1/1979.

Các bạn ở đâu nhỉ? Còn duccuong đang cùng sư đoàn 320 đánh vận động bằng bộ binh xe cơ giới trên trục đường 7 ( căm phu chia ) đến nghã ba Chúp.

Tại ngã ba này có đường 15 đi thị xã P lây veng .
 
Trung đoàn 48 gồm d2, d3 như một mũi tên mới, rẽ khỏi đội hình hành tiến của sư đoàn,  lao về hướng thị xã P lây veng . Những người lính trung đoàn Thăng long ( tên thường gọi của đoàn 48 ) năm đó, không ai quên một địa danh do lính mình đặt ra : “ Cầu C9 ”. Nơi đây là cửa ngõ thị xã , đã diễn ra những trận quyết chiến trong hai ngày. Ngày mồng 2 và ngày 3/1. Mặc dù ta được tăng cường một dàn xe tăng và BBCG nhưng với địa hình không ưu ái cho BBCG nên bao chiến sỹ trung đoàn đã ngã xuống mà vẫn chưa thể vượt qua để vào TX . Còn chúng tôi nghỉ đêm tại đây khi tiếng súng xung quanh vẫn dồn vang .

Ngã ba Chúp là một thị trấn nhỏ . Nơi đây là đại bản doanh của quân khu Đông bắc của Pon pốt . Vì vậy, chúng tôi thu được nhiều chiến lợi phẩm . Anh em dù không quen biết vẫn Cho , tặng nhau vô tư. Bút máy loại có xy lanh hút mực chất cả kho. Rồi đèn pin , máy ảnh , thuốc tây nhiều vô kể... Dầu cá TQ đóng cả chai to, lính cho nhau uống cả vốc , nhai như ăn cơm . Có một kho nữa lính trinh sát rất thích. Đó là kho địa bàn . tại đây lính C20 gần như tự trang bị cho mình một người một cái . Riêng duccuong “ được ” một địa bàn ưng ý . Đó là địa bàn Mỹ có mặt bàn độ tự xoay . Ai đã từng sử dụng thì biết . Ánh sáng dạ quang nói hơi ngoa tý là phát sáng gần như đèn pin . Rất tiện lợi cho việc đi buổi tối để có thể soi đường, dẫn đường , ra tín hiệu , nhìn đồng hồ vv…

Trên đường hành quân dọc đường 7 chúng tôi gặp một số dân k . Nhưng vào thị trấn này không có người dân nào. Ngày thứ hai theo chiến dịch xuống đồng bằng . Với những người lính chưa đủ tuổi để được gọi là “  lính cũ ” nhưng cũng không phải là tân binh nữa .Mọi cái đều bợ ngỡ. Xung quanh tiếng súng liên tục, khói lửa ngập tràn . Chúng tôi hiểu chiến dịch chỉ mới bắt đầu…


Chúc mừng bác Duccuong được Mod BY "ưu ái"mở dùm topic  ;D! Chúc bác năm mới cùng gia quyến luôn mạnh khỏe, an khang, riêng bác tay viết luôn dẻo dai, cho đàn em biết thêm về những thời khắc lịch sử oai hùng của sư đoàn!

Hôm nay thật tình cờ khi bác đề cập đến cầu C9, thú thật đám lính Nam tụi em khi bổ sung về C9 D3 E 48 này luôn nghe các đàn anh nhắc về cây cầu C9 nghiệt ngã đó khi C9 bị tổn thất nặng tại trận này, hàng năm dịp này sau khi ra Bắc Thái các anh ấy vẫn nhắc đến sự kiện này... Nhưng tiếc là lâu quá ký ức cũng phai mờ luôn rồi, vậy nhờ bác Duccuong nhắc lại dùm em nha, cám ơn bác nhiều!


Chào thanhH63 . Chào các bác.

Khi đọc những lời tâm sự đầu năm của đồng đội cùng sư đoàn. Duccuong mới sực nhớ Thanhh63 trước đây ở C9D3E48 F320. Duccuong nhanh chóng ĐT cho bạn bè C9,c10,c11, C 25 vận tải trung đoàn 48 để có tư liệu viết lại câu chuyện bi hùng " cầu C9 " cho bạn và các bác đọc . Cũng là để hiểu thêm cho cái giá của chiến thắng ngày nào . Thời gian ngắn , chỉ trao đổi với đồng đội qua điện thoại nên sẽ còn thiếu sót nhiều điều . Mong anh em , đặc biệt những người lính C9 , C 10 ,C11 và C25 vận tải ngày đó châm chước.

Tháng 5/1979 duccuong theo đoàn tìm xác tử sỹ của sư đoàn trở lại nhiều địa điểm để tìm xác đồng đội mà khi chiến dịch mở , ta chưa có điều kiện để nhặt lượm anh em . Duccuong đã “ mục sở thị ” chiếc cầu mà lính ta đặt cho “ Cầu C9” trên trục đường 15( Căm pu chia ).

Chiếc cầu nằm trên trục đường 15 sát của ngõ TX P lây veng . Chiếc cầu không dài nhưng vì nằm giữa đồng nên mọi hành động chiến đấu của ta không thể lọt qua mắt đối phương được .
 
Theo lời kể của một số đồng chí thương binh lính nhập ngũ 11/1977 quê ở Huyện nghi lộc .Trong đội hình tiến công của trung đoàn, có sự hỗ trợ của 6 xe tăng, thiết giáp lữ đoàn 273 tăng cường ( số lượng theo cuốn hồi ký của trung tướng Khuất duy Tiến ) .E 48 tách đội hình từ ngã ba Chúp tiến công theo trục đường 15 . Đây là con đường nhựa rộng chừng 5m chạy qua TX  Plây veng rôì về TP Nông phênh. Trong cuộc rượt đuổi bằng thiết giáp trên đường 15 ta đã bắn cháy 3 chiếc thiết giáp K63 của địch . Dẫn đầu đội hình truy kích là xe tăng PT 85 . Trên xe là các chiến sỹ đại đội 9 D3 E48 ( Đại đội của Thanhh63 đấy ). Xe Thiết giáp M113 và K63 chạy sau nối đuôi chở bộ binh đánh mở hành lang an toàn . Đội hình D2 đánh càn mở rộng theo đường nhánh hai bên đường 15 rồi trở lại đội hình yểm trợ cho D3 . Đến cầu C9 . Cả hai bên đánh nhau lộ thiên ngoài cánh đồng . Đồng ở đây rất rộng . Địch chủ động phòng ngự trước nên ta bị tổn thất khá lớn tại đây . Xe tăng không thể liều lĩnh đột phá được . Bộ binh lại phải xuống đánh bộ . Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt tại đây . Súng 12,7 ly của địch trên các xe thiết giáp bắn liên tục nên ta không thể vượt qua cầu được . Quân số đại đội  đã vơi rất nhiều . Chiều 2/1 dưới sự chi viện tối đa của hoả lực . Ta đã đánh thông cầu . Trong hai ngày đó, địch và ta quần lộn hai bên đầu cầu . Vì vậy hậu cần không thể lên tiếp tế được . Có bộ phận bị đói khát . Tử sỹ, thương binh chưa thể lên đưa về tuyến sau vì C25 vận tải cũng phải đánh địch . trên đường 15 ra thị trấn Chúp có lúc địch nống ra cắt đường nên xe không thể ra vào . bởi vậy thương binh được sơ cứu dồn lại , nhưng vẫn phải nằm ở công sự chiến đấu .

C9 còn bao nhiêu đồng chí thì bấy nhiêu lên xe tăng vượt cầu đánh vận động tiếp . Mới hành tiến được chưa đầy 500m thì xe tăng bị bắn cháy . trên xe hy sinh hết. Chỉ còn ba đồng chí sống sót do vừa xuống xe khi vấp địch kháng cự tiếp tục chiến đấu cầm cự chờ phía sau chi viện .
Theo lời kể của đồng chí Hùng ( hiện đang chủ tịch CCB phường Nghi hải TX Cửa lò ) . Ngay lập tức C10 lên chi viện C9 . Khi lên thấy cả ba đồng chí đều bị thương vẫn đang nổ súng phòng ngự . Khoảng 16 giờ . C10 lên xe tiếp tục đánh phát triển vào TX Plây veng . Một bộ phận C10 cùng vận tải trung đoàn mở rộng gom tìm thi hài  tử sỹ , dìu anh em TB ra đường , nhanh chóng giải quyết tìm TBTS trước lúc trời tối . Cả hai bên cầu 31 chiến sỹ C9 d3 E48 đã anh dũng hy sinh . Ngay trong đêm C9 được bổ sung 100% quân số , đạn dược . Nhiều lính cũ các đơn vị trực thuộc như vận tải , hoả lực ….chuyển xuống làm at , Bt . Để tiếp tục cuộc chiến đấu .

C25 vận tải  trung đoàn nhanh chóng cáng anh em thương binh tử sỹ lên 5 xe vận tải để chuyển ra Chúp, về tuyến sau . Đường 15 lại bị chặn đánh . Đoàn xe buộc phải quay trở lại trong đêm . Ngày hôm sau tiểu đoàn 2 thông đường trở lại , để đoàn xe mang chất đầy nỗi đau thương trở về .

Ngày 2/1 /1079 của C9 và tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 là như vậy.




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: thanhh63 trong 02 Tháng Giêng, 2015, 06:57:45 pm
Cám ơn bác Đức Cường, nhờ bác mà em nhớ ra một số chi tiết đã được kể lại bởi những anh từng tham gia trận đó, may mắn bị thương sau này ra Bắc Thái kể lại: Đúng như bác Đức Cường kể, anh em C9 sau khi không vượt được cầu, bị hỏa lực từ các xe địch bắn rát nên buộc phải dời khỏi xe tản xuống 2 bên vệ đường để chiến đấu, nhưng không ngờ bị phơi áo cho hỏa lực 12ly7 của địch bắn chéo cánh sẻ lên mặt cầu lẫn 2 bên vệ đường  ( Nơi mà anh Đức Cường kể là do D2 đi "bình định" nhưng chắc D2 chỉ bình định dọc đường 15 đền khu vực cầu) và tiến không được, thoái không xong nên hơn 30 chiến sỹ c9 bị thương và hy sinh tại đây, ngày đó mỗi C chỉ vài chục tay súng, sau trận này coi như C9 bị "xóa sổ" và được bổ xung quân mới như bác Đức Cường đã kể. Em cũng đã lục kỹ trong hồi ký của tướng Khuất Duy Tiến có nói về trận tấn công Chup của E 48 nhưng không hề có dòng nào về chiếc cầu "c9" định mệnh đó!Hôm nay ngày 2.1.2015, đúng 36 năm cho trận cầu C9 bi hùng, xin tưởng nhớ những liệt sỹ của C9 D3 E48 đã hy sinh anh dũng tại chiếc cầu định mệnh này  :( Em cũng chỉ nhớ mang máng như vậy, nếu có gì mới nhờ bác Đức Cường và các bác C9, C10 ... hiệu chỉnh, bổ xung!

À mà anh Đức Cường có bạn ở C9 sao ? anh ấy tên gì vậy ? và khi ra Bắc Thái năm 1979 có còn ở C9 không ?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 05 Tháng Giêng, 2015, 09:25:06 pm
 Chào bác Đức Cường và mọi người.
 Ngã ba Chúp, bây giờ thành ngã tư, hay ngày đó đã là ngã tư rồi. Vừa rồi tôi có đi qua Chúp, qua khỏi Chúp khoảng vài Km tới 1 ngã ba, rẽ trái khỏi đường 7 là đường tới ngã ba Ô răng âu, đi thẳng đến Công  phông chàm. Những ngày này năm 1979 chúng tôi phải quốc bộ như điên. Nghe phổ biến là tiến về Nongphen, càng nhanh càng tốt. Nhưng tới trưa ngày 7/1 được tin Nongphen được giải phóng, đơn vị chúng tôi lại quay lại và đóng quân ở ngã 3 này 1 thời gian. Thật là tới giờ tôi cũng không hiểu là mũi chúng tôi có nhiệm vụ gì mà đi đường đó ???  ??? ???
 Sau khi về Bác thái anh em cũ, mới C9 điểm lại thì toàn bộ anh em cán bộ, chiến sĩ của C sau 1 năm tham chiến chỉ còn lại 5 người  không có mảnh kim loại trong người. Đọc câu bài viết của Đức Cường về C9D3E48 cũng vậy, quả là thương vong ở các đơn vị tham gia bảo vệ biên giới những năm đó quá lớn. Một chặng đường máu lửa.....
  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Giêng, 2015, 12:48:21 am
Chào bác Hongc9d3E886 - chào các bác!
Những người lính ở chiến trường K ngày này cách đây 36 năm đang ở đâu? làm gì?. Tuy không viết lên MVH nhưng mọi người chắc hẳn đều nhớ và nặng lòng với ký ức một thời .
Bác hongc9 ở ngã 3 chúp ngày đó ( bây giờ là ngã tư) còn duccuong ở cách đó không xa . Kho thóc cháy cạnh bến phà Công phông chàm.

Quân đi như trẩy hội. Xe, pháo tấp nập lên phà bất kể ngày đêm . Chiến trường ngổn ngang xác giặc . Dòng Mê Công còn nhuộm đỏ máu đào.

Hồi ức ngày này  - Ngày mùng 7/1/1979 của duccuong, đã viết ở trang ĐQN trước đây .Nhưng sao đến ngày này, ta vẫn thấy như thiếu, như nợ  một điều gì ? .
Trong đoàn quân sang sông hôm ấy , bao người không trở lai. Giải phóng Nông pênh nhưng trận chiến lại bắt đầu một thời kỳ mới đầy ác liệt.

Đúng vậy.

 Mười năm sau . Người lính tình nguyện cuói cùng mới rời khỏi chiến trường K.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 07 Tháng Giêng, 2015, 01:04:41 pm
  Trưa ngày 7/1/79 nắng ngay ngắt, chúng tôi đi bộ tiến về thủ đô Campuchia theo kế hoạch. Chắc làm thê đội dự bị của quân đoàn lên toàn quốc bộ, tôi thì bị sốt rét mấy hôm trước lên cứ lẽo đẽo theo đội hình, tai ù, mắt hoa... Tới khi mọi người bắn súng reo hò mừng thành phố Nongphenh đã được giải phóng thì sụp xuống không cất nổi bước. Đầu đau như bbúa bổ vẫn kịp nghĩ: " Chiến tranh đã chấm dứt..." Nhưng không đâu phải vậy cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Chúng tôi nhận lệnh quay lại rồi vượt sông Mê công vào rạng sáng( không nhớ ngày ;D ;D ;D) trời mờ sương. Khi qua thành phố Công phông chàm vẫn nhận ra những khu nhà kiến trúc kiểu Pháp, cái ngã rẽ có hình con đại bàng ở giữa vòng xoay....Vậy mà 36 năm đã qua, nhớ nhớ, quên quên  mờ ảo như đi dưới màn đêm sương rơi của mùa khô năm ấy.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: vaphothotu trong 07 Tháng Giêng, 2015, 05:52:21 pm
Chào anh em đồng chí đồng đội. Chào Đức Cường
Đức Cường lên lầu hai cho ngôi nhà "Đời quân ngũ" đã khá khá lâu rồi mà lão Vapho@ mới vào chúc mừng được.
 Xin chúc cho ngôi nhà của Đức Cường luôn luôn ấm lửa.
Thưa các bác.
Hôm nay là ngày 7.1.2015
Vậy ngày 7.1. 1979,  bạn ở đâu?
Còn tôi, ngày này của 36 năm về trước, tôi đang ngồi trên xe tăng cùng đồng đội ở bên này sông Tonlesap. Chờ vượt sông. Đội hình cách bờ sông khoản 2km.Từ vị trí tôi đứng nhìn về phía sau thấy đủ các loại phương tiện cơ giới.Xe tăng, xe M113, xe K63, nhiều nhất là ô tô...kéo dài hàng km.Tôi nhớ d4 ,e 52 đứng chân ở đây khoảng từ mồng 5 hay mồng 6.1 gì đó.Sau ngày giải phóng 7.1 chúng tôi mới vào Nông pênh.Thành phố vắng tanh chỉ toàn là lính. D4, e 52 đóng quân ngay tại cây cầu sập và sau đó vượt sông sang truy quyét bờ Bắc.Được mấy ngày thì hành quân lên Tà Keo. Cuộc hành quân khẩn trương đến nỗi A trinh sát d4 của chúng tôi có ba đồng chí đi dạo ở thủ đô không về kịp để nhận nhiệm vụ mới, trong đó có A trưởng trinh sát D4.Tôi không đi dạo được nhiều chỉ loanh quanh bờ sông. Nhiều đồng đội của tôi sau khi đi dạo lôi về bao nhiêu là rượu, mà toàn là rượu ngoại. Nhiều thằng mặt đỏ tía tai(vì lúc đó làm gì biết uống rượu).Rời nông Pênh chúng tôi mang theo mỗi người một chiếc phích loại 1 lít của Trung Quốc mới tinh.
Chuyện về cái phích cũng hay đáo để:
  Một hôm tôi cùng thằng bạn vào một nhà dân với ý định đưa phích đổi gà.Thấy chúng tôi đưa cái phích ra ông chủ nhà vội cầm lấy.Rồi lật đật chạy vào trong. Môt lúc sau mang ra cho chúng tôi một phích nước lã .Rõ khổ chúng tôi có đi xin nước lã đâu.
Sau tết âm lich, tôi có dịp quay lại Nông Pênh lần 2, để tìm đồng đội. Đoàn về thủ đô gồm ba trinh sát và đồng chí Tân(người Thái bình) chính trị viên tiểu đoàn.Xe dừng lại trước nhà ăn quân khu 7 thì gặp ngay chúng nó.Đói thì đầu gối phải bò mà.Cũng tại đây chính trị viên của chúng tôi gặp một người đồng hương người Thái Bình sang làm cố vấn cho bạn. Chúng tôi được mời về "dinh ông cố vấn" để ở hai ngày.
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình tôi có vinh dự ba lần vào Nông Pênh. Lần thứ ba là lần hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả được lên máy bay từ sân bay pô chen tông về nước.
Thưa các bác.
Đối với người lính có lẽ vinh dự nhất là được có mặt trong ngày vui chiến thắng.Ngày 7.1 hàng năm là ngày vui của nhân dân bạn nhưng cũng là ngày vui, ngày tự hào của anh lính tình nguyện.
Nhân dịp năm mới 2015, xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ, giữ mãi ngọn lửa để làm ấm áp trang VMH.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Giêng, 2015, 09:26:40 pm
Chào bạn Vapho@:

Chân cầu Sập nơi bạn ở khá gần Ga tàu ( Ga Nông pênh ) . Kho rượu không ai quản lý ở gần Ga. Kho này chỉ một loại chai màu xanh cổ lùn , Nhãn hàng mác Rượu RUM chính hiệu . Rượu nặng , nên lính F320 uống say khướt .

 Tôi còn nhớ rượu nặng 39 độ . Lính 320 lấy hàng ba lô chia tặng nhau . Bọn tôi ăn tết trên mặt đường 3 bằng rượu này đấy. ( sang không? ;D ) . Kho này có lẽ lính QĐ4 chưa phát hiện được hoặc "có ý " để lại cho lính QĐ3 hưởng tý lộc mới còn . Vì QĐ4 đã vào trước ;D ;D.

Chỉ ở Nông phênh 2 ngày . Ngày thứ 3 là hành quân . Chiều tối đã nổ súng rồi .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2015, 10:31:34 pm
Chào bạn Vapho@:

Chân cầu Sập nơi bạn ở khá gần Ga tàu ( Ga Nông pênh ) . Kho rượu không ai quản lý ở gần Ga. Kho này chỉ một loại chai màu xanh cổ lùn , Nhãn hàng mác Rượu RUM chính hiệu . Rượu nặng , nên lính F320 uống say khướt .

 Tôi còn nhớ rượu nặng 39 độ . Lính 320 lấy hàng ba lô chia tặng nhau . Bọn tôi ăn tết trên mặt đường 3 bằng rượu này đấy. ( sang không? ;D ) . Kho này có lẽ lính QĐ4 chưa phát hiện được hoặc "có ý " để lại cho lính QĐ3 hưởng tý lộc mới còn . Vì QĐ4 đã vào trước ;D.

Chỉ ở Nông phênh 2 ngày . Ngày thứ 3 là hành quân . Chiều tối đã nổ súng rồi .

 Có lẽ lính QĐ4 "chia sẻ" với lính QĐ3 hàng rượu ngoại đấy bác Đức Cường@ ạ.  ;D

 Sau ngày 7.1.1979 thì chỉ có f7 và Quân đoàn Bộ QD4 cùng các đơn vị trực thuộc BQP được ở trong Thủ đô Phnom Penh, 3 Trung đoàn bộ binh của f7 cũng phải "bật" ra vùng ven chứ không ở trong thành phố, e209 đóng quân ở khu vực sân bay Puchentong đầu QL4, e141 đóng quân ở đầu QL5 hướng cầu Sập mà bác từng ở đấy và e165 thì nằm ở nhà máy chai đầu QL2 và 3. Các Trung đoàn của f7 cũng chỉ ở Phnom Penh khoảng 20 ngày rồi theo chiến dịch đánh Udong và Amleang, chốt giữ đường 51, đoạn thông từ QL4 sang QL5. Vì thế khi QĐ3 "lật cánh" sang hướng QL2 và QL3 thì lính f7 đã không còn ở Phnom Penh nữa rồi, nếu còn thì cũng chỉ còn ít của bộ phận hậu cứ. ;D

 Cũng thời gian đó Pốt dồn lực lượng phản công mạnh trên các mũi, nghe nói hướng QĐ3 nhà các bác ở QL2 cũng vất vả lắm phải không? Lính e165 f7 từng te tua ở đó, có đơn vị c13 d6 trong 1 trận đánh 1 ngày phải thay tới 9 cán bộ Đại đội đấy, người ngắn nhất ở cương vị chỉ huy không quá 60 phút. Địch còn khá mạnh.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 08 Tháng Giêng, 2015, 09:52:35 am

Còn tôi, ngày này của 36 năm về trước, tôi đang ngồi trên xe tăng cùng đồng đội ở bên này sông Tonlesap. Chờ vượt sông. Đội hình cách bờ sông khoản 2km.Từ vị trí tôi đứng nhìn về phía sau thấy đủ các loại phương tiện cơ giới.Xe tăng, xe M113, xe K63, nhiều nhất là ô tô...kéo dài hàng km.Tôi nhớ d4 ,e 52 đứng chân ở đây khoảng từ mồng 5 hay mồng 6.1 gì đó.Sau ngày giải phóng 7.1 chúng tôi mới vào Nông pênh.

Đối với người lính có lẽ vinh dự nhất là được có mặt trong ngày vui chiến thắng.Ngày 7.1 hàng năm là ngày vui của nhân dân bạn nhưng cũng là ngày vui, ngày tự hào của anh lính tình nguyện.
Nhân dịp năm mới 2015, xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ, giữ mãi ngọn lửa để làm ấm áp trang VMH.

          Chào các bác! Như vậy là anh em mình ai ai cũng đều có những kỷ niệm về ngày vui chiến thắng 7/1/79 ấy. Cũng đã có nhiều anh em viết, kể lại về giờ phút lịch sử đó.

           Tranphu341 rất muốn có bác nào tổng hợp giúp hộ xem các mũi, các hướng rồi lực lượng nào . quân khu, quân chủng nào chiến đấu tiến công theo hướng nào trong chiến dịch tổng tiến công đó?

            @Vaphothotu lâu nay cũng bận quá hay sao mà ít thấy xuất hiện trên trang nhà? Bạn viết dòng trích trên thì Tranphu341 cùng anh em không biết là bạn vượt sông Tonlesap ở khúc nào? Phà Niecluong trục đường 1 hay hướng Xông pong chàm vv.. hi hi  ;D ;D ;D

             Tranphu341 chúc các bạn vui say với chiến thắng và vui say với các loại rượu, cùng các loại " vé máy bay" nhé  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: phuockhanh trong 08 Tháng Giêng, 2015, 01:54:44 pm
Chào các ccb Kămpuchia! hôm qua có chút việc bận không vào tham gia cùng anh em được, chán quá. Nghe kể ngày này đang ở đâu? Thậy là vui. Toàn ở thủ đô phnom penh lại uống cổ rụt tây nghe đã sướng rồi! Còn ngày này 9muoonj sau một ngày) PK còn lẹt đẹt ở gần ngã ba Sàm Rông nơi găp gỡ giữa con đường 7 và đường 22 từ Tây ninh sang vì lẽ đơn giản được giao hậu chiến cho QĐ 3 và ngày này trên cái tai nghe của máy 2W nó vẫn réo gọi DUÔN liên tục thành ra F31 cứ rải dọc đường hậu chiến cho đàn anh F10. F320 tiếng công. Đi sau nên chả có cái gì ăn, thèm quá! Hôm nay theo BTS (th. tướng Ts Phó GS) kể đang trên đường tiến về Xiêm Riệp có trận tao ngộ chiến với lính Pôn Pốt khá ly kỳ- Tìm trên mạng: Tiến về giải phóng cố đô Xiêm Riệp.
 Tranphu341 muốn biết ngày này toàn mặt trận ra sao hãy vào: Chiến tranh biên giới Tây nam là có đầy đủ diễn biến là chuẩn nhất. Xin chào và chúc sức khỏe!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: quangcan trong 09 Tháng Giêng, 2015, 01:42:58 pm
Trời, thấy các bác nói đến cái cầu bắc qua sông Tonle Sap/ Tông lê Sáp khi tiến vào giải phóng Phnom Penh/ Phnôm Pênh là Cầu Sập, em cứ tưởng tên cầu là Sập được các bác phiên từ tiếng K sang tiếng VN. Hóa ra không phải  ;D, cái cầu đó bị Pốt nó đánh sập để cản đường tiến của quân mình nên được gọi luôn nó là Cầu Sập => phải không ạ  ;). Chứ tên chuẩn theo tiếng anh của nó là cầu Chruoy Changvar.

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/CauSap_zps7bdf257d.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/CauSap_zps7bdf257d.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: quangcan trong 09 Tháng Giêng, 2015, 01:48:10 pm
(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/CauSap_zps7bdf257d.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/CauSap_zps7bdf257d.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: vaphothotu trong 09 Tháng Giêng, 2015, 05:42:25 pm
"Kính chào anh con người đẹp nhất
Sống hiên ngang bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi"
Xin được mượn câu thơ đẹp nhất để ngợi ca người lính.Những người làm nên lịch sử 7.1.1979
Chào anh TrầnPhu341, chào các bác.
Không có ngày nào mà Vaphothotu không vào trang VMH. Bởi vì nó đã gắn bó máu thịt với một phần cuộc đời Thời áo xanh của Vaphothotu. Chỉ có điều hơi ít viết vì "hết vốn".
   Nhưng đến ngày 7.1 tâm trạng lại nôn nao đến khó tả.Phải chăng niềm vinh dự của người lính tình nguyện được tham gia trận chiến làm nên lịch sử lại sống dậy trong tâm trí của Vaphothotu.
 Vâng đã ba mươi bảy năm rồi còn gì.
Vào khoảng thời gian này của hơn ba mươi năm trước chúng ta đang hả hê trong chiến thắng. Không biết Vapho nhớ có chính xác không hình như từ ngày mồng 2 đến ngày mồng 7.1.79 cả tiểu đoàn 4 chỉ hy sinh một người(?) Vì đây là tiểu đoàn đi sau, chẳng đánh đấm gì mấy.D4 chúng tôi qua Công pông chàm chỉ còn ngửi khói nữa nữa thôi. Đến ngày mồng 7 vẫn chưa vượt sông Tonglesap(chẳng nhớ bến phà gì).Chỉ nhớ lúc đó nhìn lên bản đồ vị trí đứng chân cách bến phà khoảng 2 km.Vượt phà xong, rẽ tay trái hành quân khoảng 10 km là đến Nông Pênh.
Rứa nạ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Giêng, 2015, 10:03:10 pm
Chào quangcan :

Đi đâu cũng gặp ;D ;D . Khi đồng đội khó khăn thì chi viên, minh chứng bằng hình ảnh kịp thời. Cảm ơn bạn .
 Cái cầu này năm ngoái đã mạn đàm khá nhiều  . Cầu sập ( Chrauy changva ) do bị sập nên lính ta gọi cầu sập . Ngày vào trú quân, các đơn vị loanh quanh chân cầu .Cả TP P.Nông phênh  không có lấy một người dân thì biết hỏi ai ? ???. Cầu sập vượt cạn khá dài nên đường 5 chạy dưới gầm cầu . Đêm đầu tiên ngủ dưới gầm cầu . Một số mắc võng trên thành xe , còn lại tìm cây cối dọc bờ sông mắc võng. Ban ngày chẳng biết làm gì , mấy thằng trinh sát F rủ nhau đi tìm " đồ cổ". Lục lọi khắp nơi đến tận sân vận động Olempic. Vào cả chùa vàng nhưng bị vệ binh của bạn không cho vào . Khi trở về gần Ga thì phát hiện kho riệu như đuccuong đã kể. Bản đồ này không thấy thể hiện đường sắt và nhà ga nhỉ?

Bác Mod Binhyen@:

Sư đoàn 320 giải toả đường 3 chứ không phải đường 2 đi Ta keo .

 Đường số 3 cắt đường 4 tại của sân bay Pu chen tông. Tất cả lính sư đoàn 320 đều chứng kiến thất bại bi đát của quân khu 9 trên đường 3. Hiện trường không thể chối cãi . Gần 100 xe tải ( có cả xe Ka dân sự ) bị địch tiêu diệt hết . Nhiều người chết trong tư thế chiến đấu. Lúc này địch đã làm chủ đưởng 3 nên F320 phải tăng cường cho QK 9 . Theo tôi. Trong chiếntranh BG Tây nam . Đây là thiệt hại lớn nhất rồi mới đến 5 xe tăng bị đốt ở U Đông.

Chào bậc lính đàn anh Phukhanh:

Cảm ơn bác đã đến với Dời quân ngũ thường xuyên .
F31 đi sau của quân đoàn 3 là đúng rồi . Phải có chủ yếu, thứ yếu , bảo vệ sườn , thê đội hai chứ bác  ;D . Khi các sư đoàn khác hết hơi thì F31 lên thôi  ;D. Ngã ba từ quốc lộ 22 từ xa mát sang , cắt đường 7 ( Cănpchia ) tại ngã ba Krếch chứ không phải sam rông đâu bác phukhanh ah. Bản Sam rông trên trục đường 7 thì ở quảng giữa thị trấn mi mút và Phum Sâm. Đó là đường 78 đi lên cao điểm 200 , cắt đường 7 tại sam rông . ( Địa danh này quang can đã đưa bản đồ vùng này lên MVH nhiều lần ).

@vapho : nơi bạn nói đó là bến phà Phreechs đam vượt sông tông lê sáp. Đó cũng là Kmo của đưòng7. Vì bờ  bên kia là đường 5 đi pua xát.

Thân ái .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: quangcan trong 10 Tháng Giêng, 2015, 11:08:15 am
Chào quangcan :

Đi đâu cũng gặp ;D ;D . Khi đồng đội khó khăn thì chi viên, minh chứng bằng hình ảnh kịp thời. Cảm ơn bạn .
 Cái cầu này năm ngoái đã mạn đàm khá nhiều  . Cầu sập ( Chrauy changva ) do bị sập nên lính ta gọi cầu sập . Ngày vào trú quân, các đơn vị loanh quanh chân cầu .Cả TP P.Nông phênh  không có lấy một người dân thì biết hỏi ai ? ???. Cầu sập vượt cạn khá dài nên đường 5 chạy dưới gầm cầu . Đêm đầu tiên ngủ dưới gầm cầu . Một số mắc võng trên thành xe , còn lại tìm cây cối dọc bờ sông mắc võng. Ban ngày chẳng biết làm gì , mấy thằng trinh sát F rủ nhau đi tìm " đồ cổ". Lục lọi khắp nơi đến tận sân vận động Olempic. Vào cả chùa vàng nhưng bị vệ binh của bạn không cho vào . Khi trở về gần Ga thì phát hiện kho riệu như đuccuong đã kể. Bản đồ này không thấy thể hiện đường sắt và nhà ga nhỉ? ....

đậm: thế à, em lại không biết nên cứ loay hoay tìm, hì,  :D.
nghiêng: có ngay đây ạ (đường sắt, nhà ga, sân vận động,...)
(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/CauSap2_zpsa3c0e2f9.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/CauSap2_zpsa3c0e2f9.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 20 Tháng Giêng, 2015, 10:11:00 am
Quangcan@ ;

Đã thấy đường tàu và Ga tàu lửa Nông phênh rồi. Một làn nữa cảm ơn quangcan  ;D.
Mời các bác đọc Những chuyện ít người biết đến ". Để cùng nhau trao đổi cuộc chiến sau ngày đầu giải phóng K. 7/1/1979



                                 Những chuyện ít người biết đến                                  

Nếu không phải năm nhuần thì bây giờ 29 tết rồi. Thời gian này cách 36 năm . Chúng tôi đang cùng sư đoàn 320 rong ruổi trên đường 3. Tôi còn nhớ rõ , đơn vị không ở đâu lâu . Lúc cơ động bằng O tô , lúc hành quân bộ . Tiếng súng lúc nào cũng ở phía trước. Sau mỗi trận đánh đội hình sư đoàn lại nhích lên vài Km rồi lại trú quân tạm dừng . Nằm bất kể vị trí nào , lúc trong phum , lúc ngoài đồng . Không có chỗ mắc võng thì chui bụi .Bởi tỉnh Ta keo này là vùng đồng bằng của bạn , nên không có rừng núi . Cứ như vậy chúng tôi tiến về Ta keo theo trục đường số 3.

Thỉnh thoảng có xe tải thương trở ra , chúng tôi tự hiểu các đơn vị trong sư đoàn đang tác chiến phía trước gặp nhiều khó khăn .
Trong quãng đời chiến trận . Có một hồi ức khó quên . Đó lại là một thất bại lớn của ta mà chúng tôi tận mắt chứng kiến trên đường số 3  .

Vào một chiều sắp tối , khi khói thuốc súng chưa tan . Đại đội trinh sát chúng tôi đựợc lênh dâng lên phía trước để nhận khu vực tạm trú quân . Nơi ở mới phía trước sở chỉ huy tiền phương sư đoàn . Chúng tôi hành quân bộ len lỏi qua những xác oto vận tải đang cháy . Có cả xe Ka chở khách , cánh của còn in rõ " chữ Xí nghiệp Vận tải hành khách tiền giang " và " Kiên giang ". Lúc đầu chúng tôi còn đếm có bao nhiêu xe bị cháy , nhưng vì thấy nhiều qúa mà phải hành quân gấp để còn kịp thấy nơi ở mới , có đủ thời gian mắc võng trước lúc trời tối . Vì vậy số lượng xe cháy trên quảng đường 4km theo như anh em lính hôm đó tranh luận khoảng 80-90 xe . Một điều xót xa nhất là một số xác tử sỹ còn nằm vắt vẻo trên thùng xe . Có người nằm bên vệ đường hay bờ ruông gần đó súng AK vẫn bên cạnh trong tư thế chiến đấu .
 
Ngày hôm sau . Chúng tôi đi công tác cùng với đồng chí trợ lý trinh sát sư đoàn mới hiểu rõ về thất bại lớn này .

Sau khi chiến dịch giải phóng mở . Các sư đoàn của QK9 phát triển dọc theo đường 3,  lên đến sân bay Pu chen tông thì dừng lại . Đoàn xe chở tân binh sang K để bổ sung cho các đơn vị .Do quân đội không đủ xe vẩn chuyển cho chiến dịch nên đã động viên một số xe bên ngoài chở quân . Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở về TX Ta keo để về VN thì đoàn xe bị mai phục . Do trên xe chủ yếu là anh em TB và một số lính bảo vệ nên đã không đủ sức kháng cự . Nên phải bỏ xe chạy và xe hầu như bị đốt cháy .

Thời gian này là sau khi bị ta tiến công ồ ạt . Chúng đã tập hợp lại lực lượng , ổn định và phản công tái chiếm đường 3. Cắt đứt đường vân tải tuyến trước của qk9 . Chính bởi vậy nên sư đoàn 320 tách khỏi đội hình quân đoàn 3 , tăng cường cho quân khu 9 , đánh giải toả đường 3 chiến lược này.

Chúng ta đã nghe chiến thắng rất nhiều . Nhưng những thiệt hại to lớn thế này lại ít người biết đến . Rất tiếc trên MVH không thấy anh em CCB lính F339,F330, F8 là các sư đoàn chủ lực QK 9 tham gia , để trao đổi rõ thêm lý do thất bại đau đớn này .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: thanhh63 trong 20 Tháng Giêng, 2015, 10:48:48 am

...
Sau khi chiến dịch giải phóng mở . Các sư đoàn của QK9 phát triển dọc theo đường 3,  lên đến sân bay Pu chen tông thì dừng lại . Đoàn xe chở tân binh sang K để bổ sung cho các đơn vị .Do quân đội không đủ xe vẩn chuyển cho chiến dịch nên đã động viên một số xe bên ngoài chở quân . Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở về TX Ta keo để về VN thì đoàn xe bị mai phục . Do trên xe chủ yếu là anh em TB và một số lính bảo vệ nên đã không đủ sức kháng cự . Nên phải bỏ xe chạy và xe hầu như bị đốt cháy .

Thời gian này là sau khi bị ta tiến công ồ ạt . Chúng đã tập hợp lại lực lượng , ổn định và phản công tái chiếm đường 3. Cắt đứt đường vân tải tuyến trước của qk9 . Chính bởi vậy nên sư đoàn 320 tách khỏi đội hình quân đoàn 3 , tăng cường cho quân khu 9 , đánh giải toả đường 3 chiến lược này.

Chúng ta đã nghe chiến thắng rất nhiều . Nhưng những thiệt hại to lớn thế này lại ít người biết đến . Rất tiếc trên MVH không thấy anh em CCB lính F339,F330, F8 là các sư đoàn chủ lực QK 9 tham gia , để trao đổi rõ thêm lý do thất bại đau đớn này .


Vâng thưa bác Đức Cường, Năm 1979, khi vừa nhập ngũ, lính TG nghe danh 330 ai cũng sướng, còn 339 - Xin lỗi các bác F339, tôi chỉ nói những gì nghe được thời đó do các bác cựu K về làm khung chuẩn bị đưa lính TG ra BGPB nhận xét: 339 anh em gọi chại đi thành 33 chán, 33 chạy! Nghe cũng buồn, nhưng qua đó cũng thấy rõ: tác chiến với 1 đối thủ "yếu" như K mà lính ta vẫn chịu tổn thất lớn chứng tỏ: cuộc chiến Tây Nam là vô cùng khốc liệt!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 20 Tháng Giêng, 2015, 03:18:35 pm

Cảm ơn thanhh63 .
 Đúng vậy thanhh63 à . Ngày xưa sư đoàn ta ( f320 ) tác chiến bên cạnh F339 của QK9 . Đó là vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Ta keo - Căm pốt . Lính sư đoàn ta vẫn gọi sư đoàn bạn là 33 chán, 33 chạy vì họ bỏ chạy qua địa bàn của sư đoàn ta nhiều lần . Mình đã tận mắt thấy rõ ràng cảnh lính khênh xong nồi chạy, xe kéo pháo chạy . nói cách khác chạy rất có tổ chức ( tại nghã tư Tà boong vùng núi tượng Lăng , Ta keo ). Họ chạy vào cả sư đoàn bộ F320. Pháo địch bắn theo họ . Trên đường thì xe kéo pháo chạy. Dưới ruộng thì BB chạy như...thật buồn . Nếu không có F320 ở đó thì không biết những gì sẽ xảy ra . Địa danh này trong cuốn hồi ký trung tướng KDT viết rất rõ.

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: chiecxetang trong 20 Tháng Giêng, 2015, 04:44:47 pm
XIN CHAO các bác các anh các cựu chiến binh trên chiến trướng k.Tôi không phai lính cũa F330 cũng không phai F339 Tôi la lính MT979. Theo tôi biết F339 có biệt danh la F ba ba chết, ai nhát gan vê`F nây` có má đao`ngu thôi ,F339 đi cang thi pon pót nó nín đái, nín ia, nín ...he he.Xin chao tấc ca các anh ,cm cuu chiến binh.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: dungthanhcong trong 26 Tháng Giêng, 2015, 08:55:59 pm

Cảm ơn thanhh63 .
 Đúng vậy thanhh63 à . Ngày xưa sư đoàn ta ( f320 ) tác chiến bên cạnh F339 của QK9 . Đó là vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Ta keo - Căm pốt . Lính sư đoàn ta vẫn gọi sư đoàn bạn là 33 chán, 33 chạy vì họ bỏ chạy qua địa bàn của sư đoàn ta nhiều lần . Mình đã tận mắt thấy rõ ràng cảnh lính khênh xong nồi chạy, xe kéo pháo chạy . nói cách khác chạy rất có tổ chức ( tại nghã tư Tà boong vùng núi tượng Lăng , Ta keo ). Họ chạy vào cả sư đoàn bộ F320. Pháo địch bắn theo họ . Trên đường thì xe kéo pháo chạy. Dưới ruộng thì BB chạy như...thật buồn . Nếu không có F320 ở đó thì không biết những gì sẽ xảy ra . Địa danh này trong cuốn hồi ký trung tướng KDT viết rất rõ.

Thân ái.


Hồi cuối 4/ 2014 đi viếng anh em đồng đội trên đồi 82 và thăm lại Tân Biên, tôi đã tranh luận với một bảo vệ (cũng là người đã từng tham gia bên K) ở khách sạn Hòa Bình tại thị xã Tây Ninh về việc F320 đánh dọc đường 3, qua cả Ta boong, núi Tượng Lăng...xuống tận phía dưới, vì tôi nhớ rất rõ lúc đó xe chở hàng và chở thương binh của 320 vẫn chạy qua mạn Bảy Núi, An Giang, Châu Đốc mà.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 26 Tháng Giêng, 2015, 10:05:38 pm

...
Sau khi chiến dịch giải phóng mở . Các sư đoàn của QK9 phát triển dọc theo đường 3,  lên đến sân bay Pu chen tông thì dừng lại . Đoàn xe chở tân binh sang K để bổ sung cho các đơn vị .Do quân đội không đủ xe vẩn chuyển cho chiến dịch nên đã động viên một số xe bên ngoài chở quân . Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở về TX Ta keo để về VN thì đoàn xe bị mai phục . Do trên xe chủ yếu là anh em TB và một số lính bảo vệ nên đã không đủ sức kháng cự . Nên phải bỏ xe chạy và xe hầu như bị đốt cháy .

Thời gian này là sau khi bị ta tiến công ồ ạt . Chúng đã tập hợp lại lực lượng , ổn định và phản công tái chiếm đường 3. Cắt đứt đường vân tải tuyến trước của qk9 . Chính bởi vậy nên sư đoàn 320 tách khỏi đội hình quân đoàn 3 , tăng cường cho quân khu 9 , đánh giải toả đường 3 chiến lược này.

Chúng ta đã nghe chiến thắng rất nhiều . Nhưng những thiệt hại to lớn thế này lại ít người biết đến . Rất tiếc trên MVH không thấy anh em CCB lính F339,F330, F8 là các sư đoàn chủ lực QK 9 tham gia , để trao đổi rõ thêm lý do thất bại đau đớn này .


Vâng thưa bác Đức Cường, Năm 1979, khi vừa nhập ngũ, lính TG nghe danh 330 ai cũng sướng, còn 339 - Xin lỗi các bác F339, tôi chỉ nói những gì nghe được thời đó do các bác cựu K về làm khung chuẩn bị đưa lính TG ra BGPB nhận xét: 339 anh em gọi chại đi thành 33 chán, 33 chạy! Nghe cũng buồn, nhưng qua đó cũng thấy rõ: tác chiến với 1 đối thủ "yếu" như K mà lính ta vẫn chịu tổn thất lớn chứng tỏ: cuộc chiến Tây Nam là vô cùng khốc liệt!
             Chào các bác! Như các bác kể thì trên đường 3 từ Tà Keo sang quân ta bị phục kích và thiệt hại hàng Trăm xe oto  các loại và cả người nữa.

             Nhưng theo Tranphu341 hồi đó thì được tin là đoàn xe này chủ yếu là chở nhân dân sang để dự lễ mít tinh tại Phnompênh. Trên đường về do không có bảo vệ đường, chủ quan nên bị bon Pốt ra phục kích đoàn xe dân và cả lính mình hy sinh rất nhiều.

            Còn về các trân có thể nói là chúng ta "THUA" Thì Theo Tranphu341 được biết thì Trung đoàn 270 của Sư đoàn 341 tháng 7/77 đã phải xuống trấn thủ bảo vệ Hà Tiên khi bon Pốt sang tàn sát ấp Việt Nam. kHI TRUNG ĐOÀN 270 XUỐNG CHỐT GIỮ THÌ BON pỐT CHẠY HẾT. Đến khi anh em 270 chốt lâu thì sinh ra chủ quan lơ là coi thường địch. Đến tháng 2/78 thì chúng bí mật đưa 3 Trung đoàn sang tập kích các điểm chốt của anh em 270. Chúng chuẩn bị rất bài bản. Vũ khí, súng đạn cuốc xẻng đều được bọc vải để tránh tiếng động. Chúng áp sát từng chốt. Đến khi chúng đồng loạt nổ súng thì anh em mình trở tay không kịp. Người gác thì trúng đạn B40 VÀ CÁC LOẠI ĐẠN KHÁC. Chỉ trong thời gian ngắn là các chốt bị mất hoặc bị tiêu diệt hoặc bị bung chạy. Sở chỉ chỉ huy Trung đoàn cố thủ trong hang Thạch Động bọn Pốt tấn công mãi mà không chiếm được hang. Nhưng coi như toàn bộ Thị xã Hà Tiên bị vào tay bon Pốt.

           Các Trung đoàn 273-266 của Sư đoàn 341 phải cấp tốc xuống giải vây.

            Tiếp theo 1 trận mà Tranphu341 biết có trận  quân ta phái rút chạy cả Sư đoàn là của Sư đoàn 9 hướng trục đường 1 tầm khoảng tháng 9-10/78. Ông Tạ quang Tỷ phải vất lại cả xe zeep chay theo anh em.

            Chúc các bạn luôn vui khỏe!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 26 Tháng Giêng, 2015, 11:19:47 pm

Cảm ơn thanhh63 .
 Đúng vậy thanhh63 à . Ngày xưa sư đoàn ta ( f320 ) tác chiến bên cạnh F339 của QK9 . Đó là vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Ta keo - Căm pốt . Lính sư đoàn ta vẫn gọi sư đoàn bạn là 33 chán, 33 chạy vì họ bỏ chạy qua địa bàn của sư đoàn ta nhiều lần . Mình đã tận mắt thấy rõ ràng cảnh lính khênh xong nồi chạy, xe kéo pháo chạy . nói cách khác chạy rất có tổ chức ( tại nghã tư Tà boong vùng núi tượng Lăng , Ta keo ). Họ chạy vào cả sư đoàn bộ F320. Pháo địch bắn theo họ . Trên đường thì xe kéo pháo chạy. Dưới ruộng thì BB chạy như...thật buồn . Nếu không có F320 ở đó thì không biết những gì sẽ xảy ra . Địa danh này trong cuốn hồi ký trung tướng KDT viết rất rõ.

Thân ái.


Hồi cuối 4/ 2014 đi viếng anh em đồng đội trên đồi 82 và thăm lại Tân Biên, tôi đã tranh luận với một bảo vệ (cũng là người đã từng tham gia bên K) ở khách sạn Hòa Bình tại thị xã Tây Ninh về việc F320 đánh dọc đường 3, qua cả Ta boong, núi Tượng Lăng...xuống tận phía dưới, vì tôi nhớ rất rõ lúc đó xe chở hàng và chở thương binh của 320 vẫn chạy qua mạn Bảy Núi, An Giang, Châu Đốc mà.

Chào bác dungthanhcong@ ,cùng các bác :

Bác dungthanhcong tranh luận thế là đúng . từ khoảng giữa tháng 1 đến tháng 5/1979 . Sư đoàn 320 đánh theo đường 3 . đến gần TX Ta keo thì rẽ phải vào vùng núi tượng lăng rồi vào vùng núi " Đầu lâu xương chéo " giáp tỉnh căm pốt. TRạm xá sư đoàn ( D24 ) nằm ở TX Ta keo nên thương binh phải đưa về đó. Tiền phương Quân khu 9 cũng ở thị xã này. Tử sỹ đưa về khâm liệm tại nghĩa trang Tịnh biên , An Giang . Khi đi tăng cường cho QK 9 . Mọi vấn đề hậu cần , lương thực . VKTB đều do QK 9 cấp. Xe hậu cần phải chạy về chợ tịnh biên để mua rau, thịt cá chỏ sang .

Tháng 6/1979 sư đoàn quay lại đường 3 . Về truy quét địch ở Công phông chư pư. Tháng 7 /79 các đơn vị thứ tự thay phiên ra sân bay Pu chen tông hành quân Bắc. Đại đội tôi đi trên một chuyến bay vận tải QS . Và còn chở thêm một khẩu pháo nữa. 12 giờ trưa ở Nông pênh. 15h chiều đã ở Đai từ bác thái. Một cuộc hành quân thần tốc.

Bác tranphu 341 : lâu nay ĐC cũng không vào MVH nhiều . Có nhiều lý do khách quan nhưng trong đó do thời gian lang thang trên Pb cũng mất nhiều. Ở " bên đó " vẫn gặp vanthang341, binhyen , CSVD, sư đoàn 5, jin ba cầu , quangcan , Chị XV...cũng vui lắm bác à.
Nếu như câu chuyện bác kể trên , cùng với những gì ĐC thấy .Thì lính F9, F339 đúng là có nhiều chuyện bi hùng , buồn bác nhỉ?. Năm nay có điều kiện bác vào xứ Nghệ chơi nhé . Tháng 4 này ĐC có thể ra Thái bình hội ngộ lính C20F320. Tất nhiên sẽ gé thăm bác.

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: binhc6d5e2f9 trong 27 Tháng Giêng, 2015, 10:57:48 pm
chào trần phú và các bạn nhắc lại cái vụ f9 sau một đêm ma ra tong 18 cây số thật kinh khủng pồt kẹp 2 bên lộ 1 ta ở giữa sư 9  sau 3 tháng phòng ngự tổn thất lớn  chỉ riêng e 2 các c bộ binh quân số đếm trên đầu ngón tay c6 của bình 17 ngày hy sinh90 trong đó 56 mất xác tăng qđ tăng cường mất 10xe khi được lệnh rút pháo rút trước đụng xe f trưởng hỏng  phải lật xe xuống ruộng lên mới có chuyện anh tỷ đổi xe lầy mã


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 28 Tháng Giêng, 2015, 11:07:58 am
chào trần phú và các bạn nhắc lại cái vụ f9 sau một đêm ma ra tong 18 cây số thật kinh khủng pồt kẹp 2 bên lộ 1 ta ở giữa sư 9  sau 3 tháng phòng ngự tổn thất lớn  chỉ riêng e 2 các c bộ binh quân số đếm trên đầu ngón tay c6 của bình 17 ngày hy sinh90 trong đó 56 mất xác tăng qđ tăng cường mất 10xe khi được lệnh rút pháo rút trước đụng xe f trưởng hỏng  phải lật xe xuống ruộng lên mới có chuyện anh tỷ đổi xe lầy mã

           Chào bạn binhc6d5e2f9!

           Tranphu341 xin chào người lính của Sư đoàn 9 Anh hùng. Đúng ra thời đánh Mỹ thì ít ai nói tới cái danh từ Sư đoàn 9. Mà mọi người hay gọi là Công trường 9. Công trường 7. Sư đoàn 9 là Sư đoàn chủ lực có thể nói là sớm nhất của miền Đông Nam Bộ. Cái tên Công trường 9 nó liền với các chiến công, chiến tích của đường 13, của Bến cát, của Bầu bàng cùng nhiều chiến công khác. Nhắc đến công trường 9 cũng là nói đến sự khiết sợ của quân lực VNCH Khi đối kháng với Công trường 9. Hình ảnh mà các bạn Công trường 9 khi bàn giao chốt ở khu vực đường 13, xóm Rớt, Chơn Thành cho Đơn vị Tranphu341. Tranphu341 còn nhớ mãi. Những người lính đội mũ tai mèo, mặc quần áo rất Nam bộ, rất du kích. Chứ không như Sư đoàn 341 của Tranphu khi vào Nam đã đàng hoàng, chính quy, quần áo xanh tô châu, dầy dép , mũ cứng đầy đủ. Có nghĩa là chính quy, hiện đại. Riêng Tranphu341 khi các bạn bàn giao chốt còn tặng lại cho Tranphu341 2 chú gà nhiếp. Rồi còn học được cách làm muối tinh khiết của các bạn nữa chứ. Án tượng đó mãi không quên. Có một bài hát mà Tranphu341 còn nhớ mãi mấy câu như:

                 Mùa xuân mùa chiến thắng
                 Đường 13 vang dội chiến công
                 Náo lức thế trân hiệp đồng
                 Miền đông hoa rừng rực dỡ
                 Giaỉ phóng quân lớp lớp về đây...

              Chúng tôi, Sư đoàn 341 được các bạn truyền cho rất nhiều kinh nghiệm về trận mạc, về chốt giữ đối kháng với quân lực VNCH. CHÍNH VÌ NHỮNG KINH NGHIỆM ĐÓ MÀ ĐƠN VỊ CỦA TRANPHU341 ĐỠ "HAO NGƯỜI" ĐI NHIỀU. Vì khi đơn vị của Tranphu vào trận quân số của Đại đội bộ binh đảm bảo là 115-120 lính. Cả tiểu đoàn của Tranphu341 là gần 600 quân. Quân số đông thì Sức manh cao nhưng cũng đồng nghĩa với hao người nhiều dính đạn nhiều. Nhất là trong chốt chặn. Học kinh nghiệm của các bạn tiểu đoàn của Tranphu đã không đưa hết quân ra chốt mà để dành lại một số dự phòng. Nên phần nào hạn chế được thương vong. Nhất là đơn vị Tranphu341 được huấn luyện bài bản nhưng khi lâm trận thì vẫn còn lớ ngớ. ;D ;D ;D.

             Đó là trận chiến giải phóng miền Nam đối đầu với quân lực VNCH. Sang cuộc chiến BGTN thì lại ngược lại. Đơn vị của Tranphu341 còn lại nhiều lính "Già" 71-72-74 nên kinh nghiệm trận mạc, bản lĩnh chiến đấu của lính. của cán bộ được phát huy và tỏa sáng đúng lúc. Trong khi các bạn Sư 9, Sư 7 thì lại cho giải ngũ nhiều hết nòng cốt. Ngoại trừ 1 số cán bộ, còn lại đa phần là lính 76-77 chưa quen súng đạn. Chưa có kinh nghiệm trận mạc nên khi đối đầu với lại bọn Pốt lỳ lợm thì có phần lúng túng. Công với lại cái gian khổ, cái ác liệt không tưởng tượng được nên cái kết cục " Rút lui có tổ chức và không có tổ chức" đã xẩy ra. Tranphu341 nhớ là đơn vị Tranphu341 phải mấy lần giúp các bạn đổi địa hình, và tiến công lấy lại các vị trí đã mất.

              Giờ đây sau bao năm khi nhắc lại những ngày tháng đó mà anh em mình ai mà không "Sởn gai óc".
Không biết là bạn Binhc5 có tham chiến thời gian đầu và tham chiến những trận đánh để đời đó không?

               Chúc các bác luôn vui khỏe!

             


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: binhc6d5e2f9 trong 29 Tháng Giêng, 2015, 09:06:15 pm
chào trần phú xét trên góc độ tuổi đới tuổi quân bình thuộc thế hệ đàn em bình thuộc thế hệ lính học sinh tổng động viên năm 1975 không phải tham ra những trận đánh cuối cùng của cuộc chiến tranh chống mỹ  ở sài gòn đơn vị  ở quận 5  108đại lộ đồng khánh nhà đại tướng cao văn viên cầu chữ y  tháng 6 /1976 về đồng dù huấn luyện sãn sàng chiến đấu d5 đoàn đồng xoàn khi đó làm thí điểm cho q đ  tất cả quân tư trang  giường chiếu được cấp mới khi đó học chính trị  lính ta đã được quán triệt chuẩn bị tham ra một cuộc chiến tranh trong tương lai tháng 4/77 các đơn vị của  e 2  được điều lên trà cao  d 5 ở lại đồng dù huấn luyện trong đó có cả phương án đổ bộ bằng  trực thăng   học lý thuyết trên thực địa bộ binh cơ giới đêm 24 rạng 25/9/1977 thứ 7 sang chủ nhật  chiến tranh tây nam nổ ra khi đó cuối tháng 8 các đơn vị vừa rút về đồng dù học nghị quyết đại hội đảng 4 f9 thực tế chỉ có 2 e tham chiến đoàn bình giã ngay trong ngày 25/9 đã có mặt trên xa mát 26/9 nổ súng giải vây cho đồn biên phòng xa mát sáng 26/9 đơn vị bộ binh cuối cùng của e 2 là d 5 vượt sông vàm cỏ đông từ bến đò cẩm giang bằng xuồng sang bến cầu sàng 2/10/77 đoàn đồng xoài có 1 d của. e 209 f7 đánh bến cầu đánh mả đá d4 do nguyễn năng nguyễn chỉ huy d5 đánh ấp cây me d6 đánh rừng long khánh có sự phối thuộc cua.  209 đánh rừng long khánh đó là những trận đánh đầu tiên trong đời quân của bình  khi có điền kiện về thời gian bình sẽ kể bổ xung thêm trận đảnh.  23/10/77 bình cùng đơn vị đẵ tham ra chiến đấu châu thành rừng hoà hội  đồn biên phòng phước tân trong chiến dịch vượt biên lần 2 ngã tư nhà thương c6 là đơn vị đầu tiên đánh chiếm  trong quá trình chiến dịch đánh chop sanke  những ngày đầu chiến tranh f 9 chỉ có 2 e tham chiến e 3 chủ yếu. làm dự bị về sau này bình có tham ra cùng f 341  sư của trần phú tính kỷ luật cao trước trận đánh cán bộ các cấp làm công tác chuẩn bị kỹ đặc biệt khâu giữ gìn trang thiết bị  bình ra quân 9/81  thời quân ngũ bình có điểm giống trần phú làm lính bộ binh xạ thủ cối 60 ly  địch vận  a trưởng nuôi quân văn thư quản lý đại đội khi ra quân mang quân hàm thiếu uý khi ra khỏi quân ngũ bình đã 25 tuổi chuyển ngành về xí nghiệp chế biến bông vải sơi nam đinh 89 đi tiệp khắc 91 về và vào nam kiếm sống hiện tại bình đang sống tại thành phố biên hoà  làm quản lý công ty của gia đình chuyên bán xe cơ giới công trình cầu  đường bình có nguyện vọng làm được danh sách các liệt sỷ hy sinh trong cuộc chiến tây nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại cph  hiện tại mới  tìm  được danh sách ở một số nghĩa tranh có điều kiện a lô cho địa phương báo cho gia đình các liệt sy  bình cũng hay về quê mỗi lần về đều về vũ thư thăm bạn bè cùng đơn vị trong đó có những người lính đã băng qua lửa đạn cõng bình ra khỏi trận địa khi bình bị thương nhìn lại thì mình vẫn may mắn nhiều phải không trần phú  xin chào


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: binhc6d5e2f9 trong 30 Tháng Giêng, 2015, 05:42:01 am
chào đức cường về cái vụ f 339 tổn thất trong chiến dịch 1/79 bình có thấy khi cùng đơn vị đánh lên ngã tư ô đông  còn thấy xe ca tăng pháo bị đốt cháy ven đường lính 339 bị chết nằm rải rắc nhiều lắm nghe cán bộ nói là bị phục


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 30 Tháng Giêng, 2015, 11:15:18 am
chào trần phú xét trên góc độ tuổi đới tuổi quân bình thuộc thế hệ đàn em bình thuộc thế hệ lính học sinh tổng động viên năm 1975 không phải tham ra những trận đánh cuối cùng của cuộc chiến tranh chống mỹ  ở sài gòn đơn vị  ở quận 5  108đại lộ đồng khánh nhà đại tướng cao văn viên cầu chữ y  tháng 6 /1976 về đồng dù huấn luyện sãn sàng chiến đấu d5 đoàn đồng xoàn khi đó làm thí điểm cho q đ  tất cả quân tư trang  giường chiếu được cấp mới khi đó học chính trị  lính ta đã được quán triệt chuẩn bị tham ra một cuộc chiến tranh trong tương lai tháng 4/77 các đơn vị của  e 2  được điều lên trà cao  d 5 ở lại đồng dù huấn luyện trong đó có cả phương án đổ bộ bằng  trực thăng   học lý thuyết trên thực địa bộ binh cơ giới đêm 24 rạng 25/9/1977 thứ 7 sang chủ nhật  chiến tranh tây nam nổ ra khi đó cuối tháng 8 các đơn vị vừa rút về đồng dù học nghị quyết đại hội đảng 4 f9 thực tế chỉ có 2 e tham chiến đoàn bình giã ngay trong ngày 25/9 đã có mặt trên xa mát 26/9 nổ súng giải vây cho đồn biên phòng xa mát sáng 26/9 đơn vị bộ binh cuối cùng của e 2 là d 5 vượt sông vàm cỏ đông từ bến đò cẩm giang bằng xuồng sang bến cầu sàng 2/10/77 đoàn đồng xoài có 1 d của. e 209 f7 đánh bến cầu đánh mả đá d4 do nguyễn năng nguyễn chỉ huy d5 đánh ấp cây me d6 đánh rừng long khánh có sự phối thuộc cua.  209 đánh rừng long khánh đó là những trận đánh đầu tiên trong đời quân của bình  khi có điền kiện về thời gian bình sẽ kể bổ xung thêm trận đảnh.  23/10/77 bình cùng đơn vị đẵ tham ra chiến đấu châu thành rừng hoà hội  đồn biên phòng phước tân trong chiến dịch vượt biên lần 2 ngã tư nhà thương c6 là đơn vị đầu tiên đánh chiếm  trong quá trình chiến dịch đánh chop sanke  những ngày đầu chiến tranh f 9 chỉ có 2 e tham chiến e 3 chủ yếu. làm dự bị về sau này bình có tham ra cùng f 341  sư của trần phú tính kỷ luật cao trước trận đánh cán bộ các cấp làm công tác chuẩn bị kỹ đặc biệt khâu giữ gìn trang thiết bị  bình ra quân 9/81  thời quân ngũ bình có điểm giống trần phú làm lính bộ binh xạ thủ cối 60 ly  địch vận  a trưởng nuôi quân văn thư quản lý đại đội khi ra quân mang quân hàm thiếu uý khi ra khỏi quân ngũ bình đã 25 tuổi chuyển ngành về xí nghiệp chế biến bông vải sơi nam đinh 89 đi tiệp khắc 91 về và vào nam kiếm sống hiện tại bình đang sống tại thành phố biên hoà  làm quản lý công ty của gia đình chuyên bán xe cơ giới công trình cầu  đường bình có nguyện vọng làm được danh sách các liệt sỷ hy sinh trong cuộc chiến tây nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại cph  hiện tại mới  tìm  được danh sách ở một số nghĩa tranh có điều kiện a lô cho địa phương báo cho gia đình các liệt sy  bình cũng hay về quê mỗi lần về đều về vũ thư thăm bạn bè cùng đơn vị trong đó có những người lính đã băng qua lửa đạn cõng bình ra khỏi trận địa khi bình bị thương nhìn lại thì mình vẫn may mắn nhiều phải không trần phú  xin chào
             
            Chào bạn binhc6d5e2f9! Chào các bác!

            Như vậy Bình với Tranphu341 cũng có nhiều nhiệm vụ tương đồng. Tuy là tuổi đời, tuổi lính có chênh mấy năm. Như vậy là bạn nhập ngũ đợt tháng 3/75? Có rất nhiều đồng đội nhập ngũ đợt này. Đây là những lực lượng dự bị cho các thê đội 1. Nếu như thê đội 1 hy sinh hoặc thương vong nhiều thì đến đợt các bạn phải xung phong, CHỨ KHÔNG PHẢI CỨ LẼ ĐẼO ĐI SAU ĐOÀN QUÂN RỒI TÈN TÉN TEN VÀO TIẾP QUẢN TẠI SÀI GÒN. Ơn Trời việc này không xẩy ra. Sư đoàn 9 đóng ở khu vực Quận 5-6. Tranphu341 cũng đã sang chơi với các đồng hương bên F9 đóng ở đường Đồng Khánh. Đây là trung tâm của Chợ Lớn. Thật sầm uất sơi động vì đa phần là người Hoa. Tranphu341 thì đóng quân tại Đồn Cây Mai đường Lục Tỉnh quận 11. Cũng ngay gần chỗ bạn tuy rằng khác quận, chỉ cách nhau con đường.

            Như vậy là Sư 9 ra biên giới sớm cũng như Sư đoàn 341. Trận đầu tiên Trung đoàn 266 của 341 cùng với Sư 9 của bạn tiến công giải phóng khu vực Cây Me Long Khánh. Rồi cũng đã nhiều lần kết hợp đánh Pốt nhiều nơpi khác.

             Bạn năm 81 mới ra quân như vậy là cũng được tham chiến nhiều. Từ cấp đại đội c6. Như vậy là bạn đang giữ rất nhiều tư liệu quý từ ngày đầu cuộc chiến như Tranphu341. Một số anh em Sư 9 đã viết về cuộc chiến này nhưng đã phần là từ năm 78. Còn viết từ đầu cuộc chiến thì F9 hầu như chưa có ai. Tranphu và anh em VMH rất kỳ vọng bạn sẽ viết lại từ đầu của cuộc chiến giống hoặc gần giống như Tranphu341 có tính trình tự thời gian từ ngày đầu ra trận thì thật tuyệt vời. Bạn đang là " của hiếm " Đấy. Hãy cố bình nhé.

             Bình đang sốngtại Biên Hòa. Tranphu cũng hay về Biên Hòa vì anh em bà con ruột đang sống ở đó. Lính 341 cũng định cứ sống tại đó nhiều.

              Anh em mình sẽ giao lưu tiếp. Chúc bạn cùng gia đình luôn vui khỏe!



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 30 Tháng Giêng, 2015, 04:36:45 pm
Chào binhc6d5E2F9. Chào các bác :
Trong đời binh ngiệp của duccuong 2 lần sang chiến trường K đều ở cùng khu vực tác chiến với F339 . Lần thứ nhất tháng 3,4,5/1879 ở vùng núi tượng lăng và vùng núi giáp tỉnh Căm pốt . Hôm đó đúng vào buổi trưa . Lúc đầu nghe tiếng súng ở trong vùng núi xa . Sau đó tiếng súng gần dần. Rồi xuất hiện xe ô tô kéo pháo chạy trên đường. Dưới ruộng là lính BB mạnh ai người đó chạy . Pháo binh địch bắn đuổi theo đội hình lui binh rất chính xác . Chứng tỏ trên núi Tượng có " mắt pháo " của địch . Họ chạy qua trận điạ của chúng tôi .Vậy là chúng tôi cũng ngiễm nhiên trở thành tâm mục tiêu của pháo dàn.
Tôi còn nhớ rõ hôm đó nằm ở dưới gốc cây xoài cổ thụ . Có những viên đạn pháo nổ cách chỉ 15-20m . Chúng tôi thấy không ổn chạy vào những nơi có hầm để tránh . Đại đội vệ binh sư đoàn dùng 12,7 ly bắn lên núi cảnh cáo đài trinh sát pháo của địch . Không ngờ cũng có hiệu quả . Pháo địch một lúc sau đã bị tản mát không chính xác như trước. Khi tiếng súng BB đã gần tôi thấy BB của sư đoàn cơ động qua chỗ tôi nằm. Hỏi ra đó là d3e48f320. Nhờ sự cứu viện kịp thời cộng với sự chống chọi quyết liệt của tiểu đoàn 28 dự bị của sư đoàn . Địch đã bị chặn lại và đẩy lùi trở lại vào núi .( ĐC lấy tư liệu này lấy trong cuốn hồi ký của trung tướng Khất duy Tiến ).
khi pháo địch chuyển làn. Tôi trở lại gốc xoài thì cành xoài gãy xơ xác, bao gạo tung toé .Sát Chỗ nằm là một hố do đạn pháo nổ . Cách đó khoảng 20m là một đồng chí hy sinh , ruột trải trên mặt ruộng. Tôi chạy lại tiểu đội trinh sát kỹ thuật ( chuyên nghe trộm địch trên máy vô tuyến ) nhờ báo cáo cấp trên . Sau này mới biết đồng chí hy sinh là trợ lý tác huấn sư đoàn đi đôn đốc các cơ quan sư đoàn và các đơn vị trực thuộc chuẩn bị chiến đấu.
Lần thứ 2 sang K vào 2 mùa khô 1986-1988. Trên đường 56 thuộc tỉnh Pua xát. Lúc đấy tôi là trợ lý tác huấn trung đoàn công binh 269 của BTL CB. Sư đoàn bộ 339 đóng quân lại thị trấn Lếch . Vào mùa khô chúng tôi cùng vào tuyến đường 56. Chúng tôi làm cầu đường công trình của bạn . (gọi là công trình K5 . xây dựng tuyến phòng thủ biên giới của bạn ). BB sư đoàn 339 bảo vệ tuyến đường này .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: binhc6d5e2f9 trong 31 Tháng Giêng, 2015, 09:19:17 pm
hôm nay bình  sẽ kể lại một chuyện không vui  của d 5  trong những ngày đầu cuộc chiến tây nam  anh lai quê thanh hoá c trưởng  c6 được đề bạt quyền d trưởng anh sơn quê ninh bình c trưởng c8  anh sơn không phục do vậy khi giao ban hàng ngày anh sơn ngồi quay lưng lại trận đánh ấp cây me do d5 đánh 2/10/77 còn ấp cây dừa chưa dứt điểm còn 4 tử sỹ chưa lấy được trong đó có 1btr ở trường lục quân về do vậy ngày 6/10/77 đánh tiếp c8 d5 làm chủ công c6 làm dự bị hoả lực của d tăng cướngdk82 và 12ly 8 trung đoàn tăng cường công binh và 2 mìn dh20 trận này bình được điều về  a cối 60 ly thay bạn đồng ngũ bị thương trận 2/10/77 a cối do anh hùng nhập ngũ 72 làm atr khi vào vị trí xuất phát xung phong hầm bình ở gần hầm c bộ c8 trời tối đen không một tiếng động ngoại trừ tiếng ếch nhái  tầm gần sáng nhưng trời còn tối lắm tự nhiên tiếng quay máy hữu tuyến sè sè tiếng anh sơn ctr c8 nói qua máy với anh lai  dtr nguyên văn câu đàm thoại lai hả đm chả thấy thằng địch nào cả tao cho công binh về bộ đội vào đấy tiếng anh lai chờ đúng giời làm đúng phương án đêm yên tĩnh tiếng anh sơn phá tan sự yên lặng trước trận đánh anh sơn nói anh thung c phó nhắc anh em cẩn thận kêu liên lạc lên nói anh nhượngcho bộ đội vào pốt khai mào trước cùng xèo một quả đạn b 41đỏ  lừ vọt qua nổ phía sau đội hình tiếng súng ta và địch rền vang dk 12ly8 khai hoả yểm trợ cho bộ binh anh thung kêu liên lạc cắp ak theo sau chạy lên b chủ công do anh nhượng chỉ huy đại liên 30 từ ấp cây me của d14 địa phương quân tây ninh bắn chéo sang chi viện pôt lợi thế hoả lực mạnh điên cuồng chống trả khẩu 12ly 8 đại liên 30 bắn chéo sang cuối mùa mưa đầu mùa khô nhưng nước còn ngang đầu gối cản trở nhiều quá trinh vận động thương binh bắt đầu được dìu ra c6 được lệnh xung phong anh hạ c tr vẫy tay  chỉ huy từng b bộ binh lần lượt vận động lên a cối của bình theo anh lộc cv tiến sau đội hình bộ binh địch chống trả quyết liệt có sự chi viện cả pháo cối từ bên kia biên giới bộ binh không thể xung phong  anh hùng với kinh nghiệm trận mạc tận dụng được gò đất giá súng hiệu chỉnh rất nhanh kêu bình thả đạn chỉ với cơ số đạn 50 quả cộng thêm số đạn cối của c8  bỏ lại  khẩu cối 60 của c6 đã chi viện rất hiệu quả dk đi theo bộ binh lần lượt tiêu diệt từng ổ đề kháng cối 82ly cùa d bắn qua biên giới khống chế không cho địch bắn sangchi viện cho số tàn quân còn lại chớp thời cơ bộ binh c6 ào vào tiêu diệt số địch còn lại chưa chạy kịp trong khi bộ binh đang lùng xục thì chả hiểu làm sao cối 120ly của e bắn trúng trận địa vào đội hình c6 hậu quả 16 chiến sỹ thương vong cả ctr hạ cái may của c8 là đi sau lên thoát nạn btr nhượg bắt được một thằng miên bị thương giả chết sau trận đánh báo sài gòn giải phóng có viết bài tường thuật lại nhưng với tiêu đề chỉ là một trận thực binh chiến đấu các nhân vật có tên sau chiến tranh chỉ còn lại trên đầu ngón tay cả a cối 60ly của bình đều được đi viện anh nhượng sau đó được đi báo cáo điển hình  được tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3 do đó trên trang qsvn có tấm hình btr nhượng đang trao đổi kinh nghiệm chiến đấu với đồng đội anh nhượng có biệt danh là nhượng đầu dành chả hiểu từ đâu một cán bộ  rất nằng nổ sáng tạo dũng cảmtrong chiến đấu  thời gian sau anh bị thương sọ não ra khỏi quân ngũ  về quê ở thái bình nếu như anh sơn thực hiện đúng phương án chiến đấu nổ súng đúng giờ cho công binh nổ mìn thì theo bình chắc chắn trận đánh đỡ khó khăn hơn trận đó bình mất một người bạn thân  đồng ngũ tên thịnh quê việt yên hà bắc  một atr cùng  bộ binh cũ tên chính quê quảng ninh bị thương. nặng sau trận đó anh sơn về ban 3 trung đoàn


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 02 Tháng Hai, 2015, 04:13:20 pm
chào trần phú xét trên góc độ tuổi đới tuổi quân bình thuộc thế hệ đàn em bình thuộc thế hệ lính học sinh tổng động viên năm 1975 không phải tham ra những trận đánh cuối cùng của cuộc chiến tranh chống mỹ  ở sài gòn đơn vị  ở quận 5  108đại lộ đồng khánh nhà đại tướng cao văn viên cầu chữ y  tháng 6 /1976 về đồng dù huấn luyện sãn sàng chiến đấu d5 đoàn đồng xoàn khi đó làm thí điểm cho q đ  tất cả quân tư trang  giường chiếu được cấp mới khi đó học chính trị  lính ta đã được quán triệt chuẩn bị tham ra một cuộc chiến tranh trong tương lai tháng 4/77 các đơn vị của  e 2  được điều lên trà cao  d 5 ở lại đồng dù huấn luyện trong đó có cả phương án đổ bộ bằng  trực thăng   học lý thuyết trên thực địa bộ binh cơ giới đêm 24 rạng 25/9/1977 thứ 7 sang chủ nhật  chiến tranh tây nam nổ ra khi đó cuối tháng 8 các đơn vị vừa rút về đồng dù học nghị quyết đại hội đảng 4 f9 thực tế chỉ có 2 e tham chiến đoàn bình giã ngay trong ngày 25/9 đã có mặt trên xa mát 26/9 nổ súng giải vây cho đồn biên phòng xa mát sáng 26/9 đơn vị bộ binh cuối cùng của e 2 là d 5 vượt sông vàm cỏ đông từ bến đò cẩm giang bằng xuồng sang bến cầu sàng 2/10/77 đoàn đồng xoài có 1 d của. e 209 f7 đánh bến cầu đánh mả đá d4 do nguyễn năng nguyễn chỉ huy d5 đánh ấp cây me d6 đánh rừng long khánh có sự phối thuộc cua.  209 đánh rừng long khánh đó là những trận đánh đầu tiên trong đời quân của bình  khi có điền kiện về thời gian bình sẽ kể bổ xung thêm trận đảnh.  23/10/77 bình cùng đơn vị đẵ tham ra chiến đấu châu thành rừng hoà hội  đồn biên phòng phước tân trong chiến dịch vượt biên lần 2 ngã tư nhà thương c6 là đơn vị đầu tiên đánh chiếm  trong quá trình chiến dịch đánh chop sanke  những ngày đầu chiến tranh f 9 chỉ có 2 e tham chiến e 3 chủ yếu. làm dự bị về sau này bình có tham ra cùng f 341  sư của trần phú tính kỷ luật cao trước trận đánh cán bộ các cấp làm công tác chuẩn bị kỹ đặc biệt khâu giữ gìn trang thiết bị  bình ra quân 9/81  thời quân ngũ bình có điểm giống trần phú làm lính bộ binh xạ thủ cối 60 ly  địch vận  a trưởng nuôi quân văn thư quản lý đại đội khi ra quân mang quân hàm thiếu uý khi ra khỏi quân ngũ bình đã 25 tuổi chuyển ngành về xí nghiệp chế biến bông vải sơi nam đinh 89 đi tiệp khắc 91 về và vào nam kiếm sống hiện tại bình đang sống tại thành phố biên hoà  làm quản lý công ty của gia đình chuyên bán xe cơ giới công trình cầu  đường bình có nguyện vọng làm được danh sách các liệt sỷ hy sinh trong cuộc chiến tây nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại cph  hiện tại mới  tìm  được danh sách ở một số nghĩa tranh có điều kiện a lô cho địa phương báo cho gia đình các liệt sy  bình cũng hay về quê mỗi lần về đều về vũ thư thăm bạn bè cùng đơn vị trong đó có những người lính đã băng qua lửa đạn cõng bình ra khỏi trận địa khi bình bị thương nhìn lại thì mình vẫn may mắn nhiều phải không trần phú  xin chào

Trận đánh của bác C6 thắng lợi thật giòn giã nếu không có chuyện cối 120li mở đường khi quân ta đã làm chủ trận đánh . Thật đáng tiếc . Lỗi này là do hiệp đồng của chỉ huy. Hay nói cách khác, công tác tham mưu chỉ huy  quá kém. Hy sinh 16 người thật đau xót. Đạn cối là nỗi lo sợ của bất cứ lính trận nào vì sức công phá sát thương lớn và độ chính xác cao .
Khi sang K thì đơn vị bác đi qua đường nào , và ở những tỉnh nào bác binhc6D5E2f9 ?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Hai, 2015, 02:21:50 pm
  Hì .....Đức Cường này nhanh còn hơn Sóc rừng. Vừa đi du lịch ngoại quốc xong giờ đã về tham gia chiến dịch cùng đồng đội tận chiến trường K. Chúc Đức Cường. Thật là vui , khi mình có nhiều sân chơi bổ ích. Mõi sân có một khoảng vui riêng. Nhưng Diễn đàn, mình thấy ấm cúng hơn, đất lành hơn và bình yên hơn. Nhưng dù sao là lính mình cũng nên trận mạc thông tin tý cho đỡ lạc hậu . Phải không Đức Cường.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: binhc6d5e2f9 trong 04 Tháng Hai, 2015, 07:35:29 am
 bạn đức cường đơn vị bình trong chiến dịch giải phóng căm phu chia  31/12/78 thay chốt cho f7 sang1/1/79 đánh từ chùa bạch bột lên cầu prasot cắt đường 1  không thàng công tối rút ra lệch cánh sang thay chốt cho đơn vị của bình yên f7 ở chop sáng 3/1/79 làm thê đội dự bị cho e đánh từ chóp vào thị xã svarieng  2 tiểu đoàn 4 và 6 khi đánh hy sinh khá nhiều vì mìn nhiều pốt chống trả ác liệt dùng cả pháo 37ly 57 ly 85ly tăng bắn thẳng chiều thì đơn vị được tung vào đánh chiếm thị. xã svarieng trong quá trình chiến dịch đi theo đường 1 sau đội hình f7  tối 8/1/79 tàu hải quân đổ quân đánh chiếm vị trí pốt cách ngã 3 sông dưới trận địa pháo phòng không 100 ly   cùng tàu hải quân đánh chiếm ngã tư  ô đông cùng f5 tham ra chiến dịch am leng  theo lộ 27 thay chốt cho 1 đơn vị của quân khu 9 ở nhà ga lô mia tỉnh công bông chơ năng vượt đỉnh đăng rếch tham ra chiến dịch lếch  các địa danh ga thơ mây ga bơm lọ ga tông thơ ngay  đều có dấu chân những người lính của đơn vị bình trên bản đồ quân sự có một địa danh mang mật danh a 3 cách lếch 7 km đơn vị bình đã tham ra  nhiều lần tại đó đường 56 vào lếch ngay chỗ đầu đường 56 từ pua sát vào chỗ xưởng cưa tham ra tải gạo cho f 339 khu 5 nhà khu 20 nhà chào đức cường


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 05 Tháng Hai, 2015, 09:23:49 am
Chào bạn binhc6d5E2F9.

Như vậy Đức Cường đã hiểu. F9 nằm trong đội hình QĐ4 trong chiến dịch phản công. Mùa khô 1987 duccuong thi công tuyến đường chiến lược 56 tại bản năm nhà. Mùa khô 1988 ở tại Rô viêng. Khi mùa mưa thì rút về Lếch.
 
LẾCH là môt thị trấn miền núi của K. Chỉ có một con đường 56 duy nhất chạy vào Lếch rồi qua rô viêng, 5 nhà, 7 nhà, 20 nhà. qua đèo khỉ đến cầu quyết thắng là đến Thái Lan. Nơi đây diễn ra nhiều trận đánh thư hùng của nhiều đơn vị khác nhau của q k9, QĐ3, QĐ4 tùy thời điểm khác nhau. Do địa hình rừng núi cách trở lại có đường sang thái lan nên PỐT đã chọn nơi đây làm căn cứ của BTTM của khơ me Đỏ. Chúng tôi thi công đường và làm cầu quân sự cả mùa khô . Chúng tôi thường vào rừng săn thú hay đi đánh cá .Thấy trong rừng ,xác o tô của pốt hết đường chạy nên dấu khắp nơi .Thời kỳ sau này ( 1987-1988 ) xe vận tải của ta Bị địch phục kích đường quá nhều. Nhất là đoạn đi qua núi đá ( chưa đến rô viêng ). Vì vậy, Xe vận tải hậu cần lên tuyến trước vô cùng khó khăn. Trong ĐỜI QUÂN NGŨ phần trước ,đuccuong cũng đã kể chi tiết.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: vetran trong 05 Tháng Hai, 2015, 02:55:35 pm
Vetran xin chào anh Duccuong. Phanvuong và các anh chị! Vetran và Anhtho mới trở về SG qua sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa nên không có dịp thăm các anh, hơn nữa thời gian cũng khá ngắn, thôi hẹn dịp hác vậy. Bên thềm năm mới, xin chúc các anh chị, gia đình ,đồng đội mạnh khỏe, thành đạt, an khang hạnh phúc. Hẹn găp


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Hai, 2015, 02:38:57 pm
Lâu quá rồi mới thấy Vetran lên tiếng  ??? ???. Vẫn biết Ở Thanh hoá có sân bay dân dụng rồi nên cơ hội ra xứ nghệ thật khó khăn . Hai vợ chồng ra bắc cùng một lần là cơ hội hiếm , vậy mà không đi chơi thăm bạn bầu được cũng thất tiếc . Bởi trước đó đọc trên MVH thấy có KH đi Thái bình.
ĐC và phan vuong vẫn liên lạc với nhau hằng ngày. Thầy vượng vẫn mải mê với phấn bút hằng ngày .Nên trên MVH , dạo này cũng lặn " mất tăm" ;D.
Tháng tư này. Theo KH duccuong sẽ đi Thái bình họp mặt lính C20F320 qua các thời kỳ. Tất nhiên không quên đến chào bác Tranphu341.
Chúc bác đón một mùa xuân mới ,vui vẻ .hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: vaphothotu trong 11 Tháng Hai, 2015, 05:40:50 pm
Chào Đức Cường, chào cả nhà.
Đức Cường nói oan cho PV quá.Nhà PV xa biển nên có biết bơi biết lặn gì đâu.Cũng vì miếng cơm sinh nhai nên phải cố Đức Cường ạ. Khi nào hạ cánh an toàn như bạn thì mới thoái mái được. Lâu lâu mới vào Vmh thấy anh em bạn bè đồng đội vẫn nhớ tới mình, vẫn nhắc tới mình thì cảm thấy mình có lỗi.PV cũng đang viết một chùm bài về XUÂN XA XỨ. Chắc sẽ "trình làng" vào dịp xuân Ất Mùi.
    Chào bác VệTrần và cô bé Anh Thơ.
Chính phủ cho hai bác một sân bay nơi quê nhà thì cũng coi như tước đi của Đức Cường và PV cái vinh dự ra sân bay đón khách.Tiếc.PV cứ mơ một lần cùng ĐứcCường ra sân bay Vinh để đón hai bác đấy.
Thông báo với bác VêTrần - Anh Thơ, bác Đức Cường và mọi người: Con gái của Vaphothotu sắp lên xe hoa. Hôn lễ đã được họ nhà trai ấn định vào ngày 2 tháng 3 (âm lịch), tức là ngày 20 tháng 4 năm 2015. Chú rể cũng là lính đảo xa. Hiện nay đang đồn trú tại đảo Phú Quốc.Chắc là sau đám cưới Vaphothotu sẽ có chuyến kinh lí phía Nam. Điểm dừng chân đầu tiên trên chặng bay sẽ là Sài Gòn hoa lệ.Quê hương thứ hai của bác VêTrần - Anh Thơ, bác Chiến sĩ vô danh...Hy vọng sẽ được nghe câu hát đò đưa giữa đô thành.
  Năm cũ chưa qua nhưng năm mới cũng sắp đến xin chúc mọi người chuẩn bị đón một cái tết vui vẻ, đầm ấm.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: anhtho trong 12 Tháng Hai, 2015, 05:48:28 pm
Gia đình em rất vui đón anh Thầy và cả anh Duccuong ghé thăm tệ xá, và cũng báo anh Thầy là con rể em cũng công tác ở  Vinpearl Land Phú Quốc, có lẽ các cháu sẽ có dịp gặp nhau. Chúc toàn gia mạnh giỏi đón xuân Ất Mùi ấm cúng hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Hai, 2015, 08:59:21 pm
Chào các bác:

  Trước hết Đức cường xin chúc mừng Phan công tiên sinh đã tuyển được rể theo ý muốn của con gái  ;D.
Đức Cường xin thông báo để " bà con " được rõ hơn . Con gái Phan Vượng là kỹ sư nông ngiệp . Công tác tại sở nông ngiệp NA. Con rể là chàng SQ hải quân trẻ. Tốt ngiệp học viện Hải quân đã 4 năm. Người cùng xã.
Cũng xin nói thêm . Chàng rể phải nịnh bố vợ tương lai mãi , tiên sinh mới duyệt đấy >:( >:(.
 
Chào Anh Tho :

 Mỗi lần nhớ về vợ chồng các bạn là nhớ đến buổi gặp mặt tại cư xá của hai bạn. Phải nói rằng ,các bạn có một hội hàng xóm toàn CCB thật vui. ĐC còn nhiều cơ hội vào đó ( còn 3 đứa cháu ruột chưa cưới ) sẽ đến thăm gia đình hai bạn. Chúc gia đình các bạn đón một mùa xuân mới vui vẻ , hạnh phúc .
 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Ba, 2015, 10:10:43 am
                                         Kỷ niệm không quên

                                                                                            

                                                                ( Gi theo lời kể của Đ/C Vinh . Hội lính 11/1977 xã Nghi thiết

                                                                                              Hiện là bí thư đảng uỷ xã Nghi thiết.)


 

Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3. hai vợ chồng tôi rủ nhau về xã nghi thiết chơi thăm đồng đội cũ . Ngày xuân nhưng khí trời mát dịu . Qua ba ra nghi quang , chỉ lắng tai, ta đã nghe tiếng sóng rì rào của biển . Nghi thiết là một xã nghèo ven biển . 70% dân ở đây làm nghề biển . Bởi xã nghèo nên số thuyền ra khơi còn ít mà chủ yếu đánh bắt ở lộng gần bờ .

 Theo kế hoạch chúng tôi sẽ đến xí ngiệp tàu thuyền Lấn lưu vừa thăm sức khoẻ , vừa xem làm ăn thế nào . Còn sớm , nên tôi rẽ vào nhà đồng đội khác chơi và “ bị giữ ” tại đây. Ừ thì nhà đồng đội, vào chơi nhà nào chẳng được. Bởi chỉ mấy quả pôn là anh em, bạn bè đến đủ theo yêu cầu . Đây là nhà đồng đội tên là Vinh. Vợ tên là Giàu . Nên mọi người hay gọi là Vinh Giàu . Vinh hiện nay đang làm bí thư đảng uỷ xã. Công việc tuy bận rộn nhưng với tình đồng đội thì Vinh vẫn hết sức quan tâm ưu ái . Giai đoạn chờ đợi công tác “ bảo đảm hậu cần ” , chúng tôi hàn huyên nhắc lại kỷ niệm ngày nhập ngũ , rồi những ngày chiến đấu trên chiến trường K . Sau khi lên biên giới, tôi được về trinh sát sư đoàn . Còn Vinh được về E52. Chỉ cấp tốc huấn luyện quân y tại chỗ thời gian một tháng. Vinh đã ngiễm nhiên trở thành y tá quân đội . Vinh bảo “ chủ yếu học băng  bó sơ cứu thương binh và biết tiêm đơn giản như cầm máu, trợ tim …Chứ với thời gian một tháng, làm sao biết khám hay điều trị bệnh nhân ! ". Vinh là thương binh 2/4. Là bạn, nhưng thú thật , tôi không biết Vinh bị thương vào thời điểm nào, ở đâu. Vì lính đợt chúng tôi hy sinh 270 đứa. Số trở về thì thương binh là đa phần . Nên thương binh cũng chẳng có gì là gê gớm cả . Xem chừng chờ cơm hơi lâu. Tôi bắt chuyện , hỏi vinh bị thương ở đâu ? trong trường hợp nào. Và sau đây là lời lể của Vinh.

 

Ăn tết chỉ mới được 5 ngày. Đơn vị tiểu đoàn 5 đánh vào vùng núi đất, trên mặt trận đường 3 .  Nơi đóng quân mới có nguồn thực phẩm phong phú tuyệt vời. Đó là một trại gà mà người dân chưa kịp sơ tán. Nếu mình không ăn thì lính Phốt cũng sẽ “ khênh ” hết nên lính ta cứ bắt bồi dưỡng vô tư. Lúc này ranh giới địch ta rất rõ . Địch ở làng bên, còn ta ở bên này. Hai làng chỉ cách nhau cách đồng nhỏ . Bởi vậy khi đi lại trong làng cũng phải đi men theo các lùm cây che khuất nguỵ trang. Chập tối, chúng tôi được phổ biết mọi người chỉ được “ ngủ ngắn” . Đúng 1 giờ sáng là hành quân tiếp cận để trời mờ sáng là nổ súng . Chỉ có hai trung đội được lệnh luồn sâu đánh úp địch đóng ở làng bên. Còn một trung đội ở lại chốt giữ . Là y tá , dĩ nhiên tôi phải đi cùng với đội hình chiến đấu.

 Tôi ở cùng bộ phận nuôi quân của đại đội. Tối đó chúng tôi bắt mấy con gà nên bữa ăn thật thịnh soạn. Tôi còn giữ được hai chai riệu RUM cổ lùn khi đi qua Nông phênh kiếm được , khui bữa nay để lấy may còn gì bằng . Vả lại, hôm nay mới ngày mồng 5 tết .Nên chúng tôi quyết định “ bí mật uống riệu ” . Cán bộ không ai hay .Tổ nuôi quân sáng mai không phải dậy đi nên ai cũng uống no say. Còn tôi cũng uống chừng mực để một sáng còn theo đội hình lên đường.

Tôi làm một giấc, tỉnh dậy thì đội hình đã lên đường . Lúc đó khoảng hai giờ sáng . Vậy là đội hình đã đi được một giờ rồi. cả đại đội chỉ có một mình tôi là quân y làm sao bây giờ ? Hoảng quá, tôi lên hầm của BCH đại đội chỉ còn một đồng chí đại đội phó mới lên, tên là Hùng . Đồng chí quát như té tát vào mặt tôi . Sau đó qui tội “ thoái thác nhiệm vụ “ . Tôi ra sức thanh minh khi đại đội báo động tập hợp tôi ngủ xa, hơn nữa say quá nên không biết ! . Nhưng xem ra đồng chí đại đội phó vẫn chưa tin. Đồng chí báo cáo sự việc về tiểu đoàn qua điện thoại và tiểu đoàn lệnh tôi phải lên đường và sẽ có trinh sát trung đoàn bổ sung đi cùng . Tôi khẩn trương đeo dây lưng túi thuốc quân y và một bó nẹp do tôi vót chuẩn bị lúc chiều rồi ngồi chờ đợi . Lát sau có hai chiến sỹ trinh sát đến chúng tôi làm quen và lên đường . Tôi đi sau cùng . Cái lo nhất của chúng tôi là sợ quân ta bắn nhầm . Tất nhiên việc này trung đoàn đã báo cho đại đội qua máy thông tin 2W. Chúng tôi duổi kịp đội hình cũng đúng vào vị trí tập kết triển khai đội hình chiến đấu. Gặp tôi, đại đội phó quyền đại đội trưởng tên là Được mọi ngày rất vui vẻ nhưng anh vẫn lầm lỳ không nói gì . Dù trong đêm tối nhưng tôi biết anh dận lắm . Trời đông đã ửng sáng cũng là lúc hoả lực lên tiếng . Hai khẩu cối 60 và một khẩu cối 82 tiểu đoàn tăng cường lên tiếng .  Hoả lực vừa dứt đã nge tiếng AK râm ran. Quân ta đã áp sát làng trước lúc phát hoả . Lúc này, địch như hoàn hồn, mới nghe tiêng súng địch bắn trả dữ dội . Đại đội phó Được lệnh cho tôi vận động lên hướng chủ yếu của trung đội một để sẵn sàng cấp cứu thương binh . Tôi xin nói thêm . Đại đội trưởng của tôi tên là Chấp . Anh có việc phải về sư đoàn tập huấn gì đó nên trận dánh này do đại đội phó Được chỉ huy .( một đại đội phó phụ trách chốt cũ vừa làm lực lượng dự bị ) . Tôi lên thì có việc ngay. Một đồng chí xạ thủ trung liên bị thương ở đùi , máu ra khá nhiều nhưng vẫn phải cầm súng bắn bởi vì đây là hoả lực chủ yếu của trung đội. Nếu không chi viện thì khó lòng tiến lên được . Địch bắn nhiều về phía chúng tôi . Có lẽ do bị thương mà vẫn bắn , trong khi không di chuyển được , nên bị lộ .  Anh nằm ngửa để tôi băng ga rô. Hai hàm răng ngiến lại, tôi hiểu anh rất đau nhưng gắng chịu . Băng xong anh quay lại nhìn về phía địch . Tôi nói rằng anh chỉ bị phần mềm , yên tâm. Nói rồi tôi chộp khẩu súng nhằm về hướng địch xiết cò.  Được một chốc anh nhắc “ tiết kiệm đạn ” trận đánh còn dài . Cùng lúc đó một đồng chí chạy lại nói :

-         Có người bị thương nặng!

Tôi lao lên , theo hướng tay chỉ. Mặc đạn cày xới , khói lựu đạn mù mịt . Kia rồi , một chiên sỹ đã bất tỉnh máu chảy đầm đìa . Tôi nhanh chóng kiểm tra băng bó . Hình như bị lựu đạn. Có nhiều vết thương nên máu nhiều . Tôi cõng đồng chí về phía chỉ huy đại đội , để vận tải còn kịp đưa về tuyên sau cứu chữa . Ở đó đã có thêm một đồng chí ai đó đã băng nửa mặt, máu còn chảy nhiều. Tôi tiêm thuốc cầm máu cho hai đồng chí rồi quay trở lại xem đồng chí xạ thủ trung liên thế nào . Nhìn người đồng đội chân băng trắng , vai vẫn đặt vào báng súng mà lòng tôi cảm phục vô cùng . Tôi chỉ còn nhớ người lính đó quê ở Hà nam ninh . Trận đánh kéo dài gần hai giờ . Địch đã bị bật ra khỏi phía bắc của làng . Nhưng chúng chưa chịu rút mà cố thủ ngay rừng cây lúp xúp trong tầm bắn. Vì vậy mọi hoạt động của ta đi lại vẫn phải thực hiện bằng động tác bò , trườn .

Tôi lại được lệnh lên hướng trung đội 2 cấp cứu và đưa thương binh về . Lúc này tiếng hoả lực đã giảm hẳn nhưng tiếng súng điểm xạ ngắn và phát một vẫn còn. Nhiều người nhắc tôi hãy cẩn thận khi lên tuyến trước khá trống trải . Vì hình như địch sử dụng súng bắn tỉa . Đồng chí trung đội trưởng nói hai đồng chí thương binh ở trên đều bị đạn thẳng . Với những người lính chiến đấu , khi đã bị dính đạn thẳng thì vết thương thường rất nặng . Lên đến nơi , Tôi băng bó xong được một đồng chí mới chuyển sang đồng chi thứ hai thì tôi bỗng thấy choáng váng và cánh tay vai phải nặng trĩu . Nhìn xuống, cánh tay sát vai máu ướt đẫm , tôi hiểu mình đã bị thương . Máu ra nhiều , rất đau nhưng tôi vẫn đủ trí tuệ hướng dẫn anh em băng ga rô cho mình. Tôi cũng không ngờ , bộ nẹp cuối cùng do mình làm ra lại sử dụng cho mình . Nhìn vết thương troạng cả hai đầu, tôi biết, mình bị " dính " đạn thẳng . Chỉ một lúc sau tôi thiếp đi…

Khi tỉnh dậy, trời đã về chiều. Anh em đã khênh thương binh ra đội phẫu trung đoàn . Ngày hôm sau, tôi cùng nhiều thương binh nặng khác đã được đưa về đội điều trị 24 sư đoàn ở ngã tư đường 3 . Nơi đây , chỉ cách mấy ngày ( ngày 04/1 âm lịch năm 1979 ) Địch đánh và bao vây sư đoàn bộ sư đoàn 320 . Thương binh cũng phải cầm súng chiến đấu .

Một tuần sau chúng tôi lại chuyển viện. Lần này xe chở chúng tôi về sân bay phu chen tông . Từ đó máy bay trực thăng chở thẳng về bệnh viện 175 nằm trong sân bay Tân sơn Nhất. Khoảng một tuần sau, tôi đã có thể tự đi lại được. Ở quân y viện này, thói quen cứ mỗi lần có thương binh mới ở chiến trường về , anh em thương binh đều ra xem mặt có ai cùng đơn vị . Trong một lần, thấy thương binh chuyển về. Trên xe có một thương binh nặng đang bất tỉnh . Tôi nhìn kỹ , thì đó là đồng chí đại đội phó chỉ huy trận đánh của chúng tôi .

Cả hai điều trị ở viện 175 khoảng 3 tháng thì chuyển về đoàn 37 an dưỡng tại Nha trang . Chúng tôi có dịp để hỏi và luận bàn về trận đánh hôm đó . Thì ra anh bị thương sau tôi chỉ 2 giờ . Cũng bằng một viên đạn thẳng của súng bắn tỉa . Viên đạn xuyên đùi , máu ra nhiều . May vận tải đến kịp . Anh ra sân bay muộn vì đường 3 bị địch phục chưa bảo đảm an toàn .Còn chuyện hành quân chiến đấu quên quân y cũng là lỗi của Đại đội . Buổi đêm, thời gian gấp mà bộ phận chỉ có một người nên...quên . Nhưng vào chiến đấu thì không thể thiếu . Cũng chính vì vậy mà tôi cùng hai trinh sát phải đi ngay trong đêm để kịp đội hình trước giờ nổ súng .

Tại đoàn an dưỡng , chúng tôi được giám định thương tật . Anh Được bị thương nặng hơn . Nên giám định được loại 2/4.

Ra bắc , tôi có về đơn vị cũ lấy một số giấy tờ. Đơn vị lúc này đóng quân ở Đại từ , Bắc thái . Lính chiến đấu trong đại đội không còn là bao . Số thì đã hy sinh, người thì bị thương. Một số anh em nhập ngũ trước năm 1975 thì vừa ra quân . Năm 1981 chúng tôi được giải ngũ .

Từ đó , chúng tôi xa cách không nghĩ rằng có ngày gặp lại . Đúng là " quả đất tròn ". Chúng tôi đã gặp nhau sau nhiều năm tìm hỏi . Một sự ngẫu nhiên con tôi ra trường công tác ở gần quê anh ấy. Tôi đã " lệnh " cho con trai " bằng bất cứ giá nào cũng tìm cho ra "Bác Được " thủ trưởng của bố ngày xưa . Trời đã không phụ lòng người lính. Chúng tôi đã gặp nhau tại quê hương anh ấy. Hai chúng tôi ôm chầm lấy nhau sau 36 năm xa cách . Hai mái đầu điểm bạc hàn huyên ôn lại kỷ niệm năm xưa ,ai còn, ai mất. Nước mắt người lính già lại đổ trên mi mỗi khi nhắc đến những đồng đội hy sinh...

                                      *       *

                                          *

Chai riệu đã cạn . Nhìn đồng hồ Đã chuyển sang chiều . Hôm nay là ngày của chị em mà chúng tôi lại nói , kể về mình nhiều quá . Nhưng chị em lại muốn nghe . Có lẽ họ đã cảm nhận được mình đã gặp may. Nhờ anh ấy may mắn trở về mà mình mời có hạnh phúc hôm nay.

 


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 10 Tháng Ba, 2015, 11:26:26 am
xuanv338 (Chích) xin chào ông chủ"Đời Quân Ngũ" chào các bác. Vậy là phu nhân của duccuong và cả duaccuong đã có một ngày mằng 8 tháng 3 thật ý nghĩa. Cảm ơn Làng biển Nghi Thiết, cảm ơn anh Cựu lính quê xứ Nghệ. Một 8/3 tới làng biển thăm đồng đội duccuong đã tua lại một khúc tráng ca hồi ức đọc gai hết cả người. Cảm ơn duccuong.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 10 Tháng Ba, 2015, 04:55:31 pm
xuanv338 (Chích) xin chào ông chủ"Đời Quân Ngũ" chào các bác. Vậy là phu nhân của duccuong và cả duaccuong đã có một ngày mằng 8 tháng 3 thật ý nghĩa. Cảm ơn Làng biển Nghi Thiết, cảm ơn anh Cựu lính quê xứ Nghệ. Một 8/3 tới làng biển thăm đồng đội duccuong đã tua lại một khúc tráng ca hồi ức đọc gai hết cả người. Cảm ơn duccuong.

Cảm ơn chị " Chích Bông " đã gé thăm nhà " đời quân nghũ " .
Xã Nghi thiết huyện Nghi lộc là quê hương của người anh hùng Hà minh Trí . Người đã cầm súng bắn ngô đình Diệm tại hội chợ Tây nguyên .Hay nói cách khác , là nhân vật của tập phim " Phát súng trên cao nguyên ". Sau khi ra tù . Ông tìm đường trở về với cách mạng và phụ trách mạng lướt tình báo an ninh T4. ông làm ở ngành nội chính tỉnh tây ninh. Năm 1990 . Ông làm trưởng ban tôn giáo tỉnh trước lúc nghỉ hưu.
Người vợ thằng bạn mà ĐC đến thăm là cháu ruột của người anh hùng .
Còn một chuyện mà mọi người dân huyện Nghi lộc ai cũng biết , đó là trong kháng chiến chống Mỹ . Năm 1965 Bọn biệt kích Nguỵ đã đổ bộ ban đêm vào xóm hải thịnh của xã nghi thiết . Bắt ông chủ nhiệm HTX vào Nam.

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 11 Tháng Ba, 2015, 05:23:43 pm
               Chào bác chủ Đức Cường! Chào các bác!

               Tranphu341 rất vui và rất cảm ơn bác chủ đã có một câu chuyện một tình huống chiến đấu của đồng đội trong Hội 77 Nghi Lộc thật hay, thật hấp dẫn. Tranphu341 cũng rất thích nghe, thích đọc những câu chuyện chiến đấu và những năm tháng của đời lính chiến như vậy. Nhất là lại do tay viết một nhà Văn còn hơn cả VĂN ĐỘI QUÂN NGHỆ ngày xưa ấy chứ. Bác gắng đi gặp gỡ đồng đội và ghi chép thật nhiều bác chủ nhé. Vì trong cuộc chiến dù là 1 trận đánh nhưng ở các mũi các hướng khác nhau, tình huống và diễn biến của từng người cũng khác nhau bác chủ sẽ khai thác được nhiều chuyện nội trong Hội 77 của bác đấy.

                Tranphu341 cũng rất cảm ơn bác đã cho biết về 2 thông tin quý giá về xã Nghi Thiết. Đúng là nếu bác không nói thì không mấy ai biết được những việc này. Kính bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: dungthanhcong trong 20 Tháng Ba, 2015, 10:58:09 am
                                        Kỷ niệm không quên

                                                                                            

                                                                ( Gi theo lời kể của Đ/C Vinh . Hội lính 11/1977 xã Nghi thiết

                                                                                              Hiện là bí thư đảng uỷ xã Nghi thiết.)


 

Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3. hai vợ chồng tôi rủ nhau về xã nghi thiết chơi thăm đồng đội cũ . Ngày xuân nhưng khí trời mát dịu . Qua ba ra nghi quang , chỉ lắng tai, ta đã nghe tiếng sóng rì rào của biển . Nghi thiết là một xã nghèo ven biển . 70% dân ở đây làm nghề biển . Bởi xã nghèo nên số thuyền ra khơi còn ít mà chủ yếu đánh bắt ở lộng gần bờ .

 Theo kế hoạch chúng tôi sẽ đến xí ngiệp tàu thuyền Lấn lưu vừa thăm sức khoẻ , vừa xem làm ăn thế nào . Còn sớm , nên tôi rẽ vào nhà đồng đội khác chơi và “ bị giữ ” tại đây. Ừ thì nhà đồng đội, vào chơi nhà nào chẳng được. Bởi chỉ mấy quả pôn là anh em, bạn bè đến đủ theo yêu cầu . Đây là nhà đồng đội tên là Vinh. Vợ tên là Giàu . Nên mọi người hay gọi là Vinh Giàu . Vinh hiện nay đang làm bí thư đảng uỷ xã. Công việc tuy bận rộn nhưng với tình đồng đội thì Vinh vẫn hết sức quan tâm ưu ái . Giai đoạn chờ đợi công tác “ bảo đảm hậu cần ” , chúng tôi hàn huyên nhắc lại kỷ niệm ngày nhập ngũ , rồi những ngày chiến đấu trên chiến trường K . Sau khi lên biên giới, tôi được về trinh sát sư đoàn . Còn Vinh được về E52. Chỉ cấp tốc huấn luyện quân y tại chỗ thời gian một tháng. Vinh đã ngiễm nhiên trở thành y tá quân đội . Vinh bảo “ chủ yếu học băng  bó sơ cứu thương binh và biết tiêm đơn giản như cầm máu, trợ tim …Chứ với thời gian một tháng, làm sao biết khám hay điều trị bệnh nhân ! ". Vinh là thương binh 2/4. Là bạn, nhưng thú thật , tôi không biết Vinh bị thương vào thời điểm nào, ở đâu. Vì lính đợt chúng tôi hy sinh 270 đứa. Số trở về thì thương binh là đa phần . Nên thương binh cũng chẳng có gì là gê gớm cả . Xem chừng chờ cơm hơi lâu. Tôi bắt chuyện , hỏi vinh bị thương ở đâu ? trong trường hợp nào. Và sau đây là lời lể của Vinh.

 

Ăn tết chỉ mới được 5 ngày. Đơn vị tiểu đoàn 5 đánh vào vùng núi đất, trên mặt trận đường 3 .  Nơi đóng quân mới có nguồn thực phẩm phong phú tuyệt vời. Đó là một trại gà mà người dân chưa kịp sơ tán. Nếu mình không ăn thì lính Phốt cũng sẽ “ khênh ” hết nên lính ta cứ bắt bồi dưỡng vô tư. Lúc này ranh giới địch ta rất rõ . Địch ở làng bên, còn ta ở bên này. Hai làng chỉ cách nhau cách đồng nhỏ . Bởi vậy khi đi lại trong làng cũng phải đi men theo các lùm cây che khuất nguỵ trang. Chập tối, chúng tôi được phổ biết mọi người chỉ được “ ngủ ngắn” . Đúng 1 giờ sáng là hành quân tiếp cận để trời mờ sáng là nổ súng . Chỉ có hai trung đội được lệnh luồn sâu đánh úp địch đóng ở làng bên. Còn một trung đội ở lại chốt giữ . Là y tá , dĩ nhiên tôi phải đi cùng với đội hình chiến đấu.

 Tôi ở cùng bộ phận nuôi quân của đại đội. Tối đó chúng tôi bắt mấy con gà nên bữa ăn thật thịnh soạn. Tôi còn giữ được hai chai riệu RUM cổ lùn khi đi qua Nông phênh kiếm được , khui bữa nay để lấy may còn gì bằng . Vả lại, hôm nay mới ngày mồng 5 tết .Nên chúng tôi quyết định “ bí mật uống riệu ” . Cán bộ không ai hay .Tổ nuôi quân sáng mai không phải dậy đi nên ai cũng uống no say. Còn tôi cũng uống chừng mực để một sáng còn theo đội hình lên đường.

Tôi làm một giấc, tỉnh dậy thì đội hình đã lên đường . Lúc đó khoảng hai giờ sáng . Vậy là đội hình đã đi được một giờ rồi. cả đại đội chỉ có một mình tôi là quân y làm sao bây giờ ? Hoảng quá, tôi lên hầm của BCH đại đội chỉ còn một đồng chí đại đội phó mới lên, tên là Hùng . Đồng chí quát như té tát vào mặt tôi . Sau đó qui tội “ thoái thác nhiệm vụ “ . Tôi ra sức thanh minh khi đại đội báo động tập hợp tôi ngủ xa, hơn nữa say quá nên không biết ! . Nhưng xem ra đồng chí đại đội phó vẫn chưa tin. Đồng chí báo cáo sự việc về tiểu đoàn qua điện thoại và tiểu đoàn lệnh tôi phải lên đường và sẽ có trinh sát trung đoàn bổ sung đi cùng . Tôi khẩn trương đeo dây lưng túi thuốc quân y và một bó nẹp do tôi vót chuẩn bị lúc chiều rồi ngồi chờ đợi . Lát sau có hai chiến sỹ trinh sát đến chúng tôi làm quen và lên đường . Tôi đi sau cùng . Cái lo nhất của chúng tôi là sợ quân ta bắn nhầm . Tất nhiên việc này trung đoàn đã báo cho đại đội qua máy thông tin 2W. Chúng tôi duổi kịp đội hình cũng đúng vào vị trí tập kết triển khai đội hình chiến đấu. Gặp tôi, đại đội phó quyền đại đội trưởng tên là Được mọi ngày rất vui vẻ nhưng anh vẫn lầm lỳ không nói gì . Dù trong đêm tối nhưng tôi biết anh dận lắm . Trời đông đã ửng sáng cũng là lúc hoả lực lên tiếng . Hai khẩu cối 60 và một khẩu cối 82 tiểu đoàn tăng cường lên tiếng .  Hoả lực vừa dứt đã nge tiếng AK râm ran. Quân ta đã áp sát làng trước lúc phát hoả . Lúc này, địch như hoàn hồn, mới nghe tiêng súng địch bắn trả dữ dội . Đại đội phó Được lệnh cho tôi vận động lên hướng chủ yếu của trung đội một để sẵn sàng cấp cứu thương binh . Tôi xin nói thêm . Đại đội trưởng của tôi tên là Chấp . Anh có việc phải về sư đoàn tập huấn gì đó nên trận dánh này do đại đội phó Được chỉ huy .( một đại đội phó phụ trách chốt cũ vừa làm lực lượng dự bị ) . Tôi lên thì có việc ngay. Một đồng chí xạ thủ trung liên bị thương ở đùi , máu ra khá nhiều nhưng vẫn phải cầm súng bắn bởi vì đây là hoả lực chủ yếu của trung đội. Nếu không chi viện thì khó lòng tiến lên được . Địch bắn nhiều về phía chúng tôi . Có lẽ do bị thương mà vẫn bắn , trong khi không di chuyển được , nên bị lộ .  Anh nằm ngửa để tôi băng ga rô. Hai hàm răng ngiến lại, tôi hiểu anh rất đau nhưng gắng chịu . Băng xong anh quay lại nhìn về phía địch . Tôi nói rằng anh chỉ bị phần mềm , yên tâm. Nói rồi tôi chộp khẩu súng nhằm về hướng địch xiết cò.  Được một chốc anh nhắc “ tiết kiệm đạn ” trận đánh còn dài . Cùng lúc đó một đồng chí chạy lại nói :

-         Có người bị thương nặng!

Tôi lao lên , theo hướng tay chỉ. Mặc đạn cày xới , khói lựu đạn mù mịt . Kia rồi , một chiên sỹ đã bất tỉnh máu chảy đầm đìa . Tôi nhanh chóng kiểm tra băng bó . Hình như bị lựu đạn. Có nhiều vết thương nên máu nhiều . Tôi cõng đồng chí về phía chỉ huy đại đội , để vận tải còn kịp đưa về tuyên sau cứu chữa . Ở đó đã có thêm một đồng chí ai đó đã băng nửa mặt, máu còn chảy nhiều. Tôi tiêm thuốc cầm máu cho hai đồng chí rồi quay trở lại xem đồng chí xạ thủ trung liên thế nào . Nhìn người đồng đội chân băng trắng , vai vẫn đặt vào báng súng mà lòng tôi cảm phục vô cùng . Tôi chỉ còn nhớ người lính đó quê ở Hà nam ninh . Trận đánh kéo dài gần hai giờ . Địch đã bị bật ra khỏi phía bắc của làng . Nhưng chúng chưa chịu rút mà cố thủ ngay rừng cây lúp xúp trong tầm bắn. Vì vậy mọi hoạt động của ta đi lại vẫn phải thực hiện bằng động tác bò , trườn .

Tôi lại được lệnh lên hướng trung đội 2 cấp cứu và đưa thương binh về . Lúc này tiếng hoả lực đã giảm hẳn nhưng tiếng súng điểm xạ ngắn và phát một vẫn còn. Nhiều người nhắc tôi hãy cẩn thận khi lên tuyến trước khá trống trải . Vì hình như địch sử dụng súng bắn tỉa . Đồng chí trung đội trưởng nói hai đồng chí thương binh ở trên đều bị đạn thẳng . Với những người lính chiến đấu , khi đã bị dính đạn thẳng thì vết thương thường rất nặng . Lên đến nơi , Tôi băng bó xong được một đồng chí mới chuyển sang đồng chi thứ hai thì tôi bỗng thấy choáng váng và cánh tay vai phải nặng trĩu . Nhìn xuống, cánh tay sát vai máu ướt đẫm , tôi hiểu mình đã bị thương . Máu ra nhiều , rất đau nhưng tôi vẫn đủ trí tuệ hướng dẫn anh em băng ga rô cho mình. Tôi cũng không ngờ , bộ nẹp cuối cùng do mình làm ra lại sử dụng cho mình . Nhìn vết thương troạng cả hai đầu, tôi biết, mình bị " dính " đạn thẳng . Chỉ một lúc sau tôi thiếp đi…

Khi tỉnh dậy, trời đã về chiều. Anh em đã khênh thương binh ra đội phẫu trung đoàn . Ngày hôm sau, tôi cùng nhiều thương binh nặng khác đã được đưa về đội điều trị 24 sư đoàn ở ngã tư đường 3 . Nơi đây , chỉ cách mấy ngày ( ngày 04/1 âm lịch năm 1979 ) Địch đánh và bao vây sư đoàn bộ sư đoàn 320 . Thương binh cũng phải cầm súng chiến đấu .

Một tuần sau chúng tôi lại chuyển viện. Lần này xe chở chúng tôi về sân bay phu chen tông . Từ đó máy bay trực thăng chở thẳng về bệnh viện 175 nằm trong sân bay Tân sơn Nhất. Khoảng một tuần sau, tôi đã có thể tự đi lại được. Ở quân y viện này, thói quen cứ mỗi lần có thương binh mới ở chiến trường về , anh em thương binh đều ra xem mặt có ai cùng đơn vị . Trong một lần, thấy thương binh chuyển về. Trên xe có một thương binh nặng đang bất tỉnh . Tôi nhìn kỹ , thì đó là đồng chí đại đội phó chỉ huy trận đánh của chúng tôi .

Cả hai điều trị ở viện 175 khoảng 3 tháng thì chuyển về đoàn 37 an dưỡng tại Nha trang . Chúng tôi có dịp để hỏi và luận bàn về trận đánh hôm đó . Thì ra anh bị thương sau tôi chỉ 2 giờ . Cũng bằng một viên đạn thẳng của súng bắn tỉa . Viên đạn xuyên đùi , máu ra nhiều . May vận tải đến kịp . Anh ra sân bay muộn vì đường 3 bị địch phục chưa bảo đảm an toàn .Còn chuyện hành quân chiến đấu quên quân y cũng là lỗi của Đại đội . Buổi đêm, thời gian gấp mà bộ phận chỉ có một người nên...quên . Nhưng vào chiến đấu thì không thể thiếu . Cũng chính vì vậy mà tôi cùng hai trinh sát phải đi ngay trong đêm để kịp đội hình trước giờ nổ súng .

Tại đoàn an dưỡng , chúng tôi được giám định thương tật . Anh Được bị thương nặng hơn . Nên giám định được loại 2/4.

Ra bắc , tôi có về đơn vị cũ lấy một số giấy tờ. Đơn vị lúc này đóng quân ở Đại từ , Bắc thái . Lính chiến đấu trong đại đội không còn là bao . Số thì đã hy sinh, người thì bị thương. Một số anh em nhập ngũ trước năm 1975 thì vừa ra quân . Năm 1981 chúng tôi được giải ngũ .

Từ đó , chúng tôi xa cách không nghĩ rằng có ngày gặp lại . Đúng là " quả đất tròn ". Chúng tôi đã gặp nhau sau nhiều năm tìm hỏi . Một sự ngẫu nhiên con tôi ra trường công tác ở gần quê anh ấy. Tôi đã " lệnh " cho con trai " bằng bất cứ giá nào cũng tìm cho ra "Bác Được " thủ trưởng của bố ngày xưa . Trời đã không phụ lòng người lính. Chúng tôi đã gặp nhau tại quê hương anh ấy. Hai chúng tôi ôm chầm lấy nhau sau 36 năm xa cách . Hai mái đầu điểm bạc hàn huyên ôn lại kỷ niệm năm xưa ,ai còn, ai mất. Nước mắt người lính già lại đổ trên mi mỗi khi nhắc đến những đồng đội hy sinh...

                                      *       *

                                          *

Chai riệu đã cạn . Nhìn đồng hồ Đã chuyển sang chiều . Hôm nay là ngày của chị em mà chúng tôi lại nói , kể về mình nhiều quá . Nhưng chị em lại muốn nghe . Có lẽ họ đã cảm nhận được mình đã gặp may. Nhờ anh ấy may mắn trở về mà mình mời có hạnh phúc hôm nay.

 

Xin chào chủ nhà Đức Cường, đọc bài viết trên làm tôi nhớ thời hoa lửa bên K, người kể có kỷ niệm sâu sắc khó quên, người viết cũng hay, súc tích làm cho người đọc thêm nhiều cảm xúc. Xin cung cấp thêm thông tin và địa chỉ của anh Được và anh Chấp.
- Anh Được hiện nay đang sinh sông ở thôn Lý Nhân, xã Dục Tú, Huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Còn anh Chấp thì sống ở xã Đông Hội, Huyện Đông Anh - Hà Nội.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Ba, 2015, 09:51:27 pm
Cảm ơn anh Dung thanh cong . Những CCb F 320 làm sao quên được những ngày làm chí nguỵen quân trên đất K.
Anh Vinh cũng đã  ra nhà anh Được chơi rồi bác Dũng ah. Chúng tôi , những người lính nhập nghũ 11/1977 huyện nghi lộc vẫn thường xuyên gặp nhau mà ! .
 Mong một ngày gặp anh trên đất Nghi lộc Nghệ an. Anh liên lạc trên trang này bằng tin nhắn nhé .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Tư, 2015, 06:49:00 pm
Thưa các đồng chí.
Hôm nay  ngày 20 tháng 4 năm 2015, những nhân vật trong bài viết “Đời quân ngũ” (Phần I) đã có mặt đông đủ tại thành phố Thái Bình. Tất cả họ đều xứng đáng là người anh hùng của đại đội trinh sát hai lần anh hùng.Cũng như tôi, mọi người luôn ám ảnh hình ảnh những người đồng đội trinh sát mưu trí gan dạ kiên trung. Những người lính là tai mắt của sư đoàn cùng những lần đi bám địch luồn sâu. Họ không bao giờ quên sự gian khổ hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Vâng, đó là hội chứng  đại đội 20, trinh sát sư đoàn 320. Với trái tim người chiến sĩ, nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước họ đã tìm đến nhau, gặp gỡ tại Thái Bình.
 Đức Cường trân trọng giới thiệu với các đồng chí một số hình ảnh trong buổi gặp mặt đó.

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0937_zpssbcqnwja.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0937_zpssbcqnwja.jpg.html)
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0943_zpsdxuv1hcw.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0943_zpsdxuv1hcw.jpg.html)
Khẩu hiệu chào mừng buổi gặp mặt
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0939_zpskazlj31w.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0939_zpskazlj31w.jpg.html)
Đoàn Nghệ An chào mừng
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0941_zpsglzrvpkb.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0941_zpsglzrvpkb.jpg.html)
Nhân vật Đời quân ngũ
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0944_zpsqucecwvo.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0944_zpsqucecwvo.jpg.html)
Chụp ảnh kỉ niệm
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0948_zpsfhdtuocp.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0948_zpsfhdtuocp.jpg.html)
Đức Cường và Đồng Chí Thắng
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0952_zpstlwhaigb.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0952_zpstlwhaigb.jpg.html)
Đức Cường và Đồng chí Khôi
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0954_zpspkq3efy7.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0954_zpspkq3efy7.jpg.html)
Đồng chí Cường vad đồng chí Dểnh
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0970_zpsrpxw9niz.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0970_zpsrpxw9niz.jpg.html)
Tiến sĩ sử học
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0979_zpsl3ejgl3k.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0979_zpsl3ejgl3k.jpg.html)
Đồng chí Vũ Hùng Liên
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0984_zpsvpb3pqmi.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0984_zpsvpb3pqmi.jpg.html)
Đức Cường và đồng chí Trác
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0986_zpslmtfuxqj.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0986_zpslmtfuxqj.jpg.html)
Liên hoan chia tay


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 25 Tháng Tư, 2015, 08:01:12 am
             Đức Cường xin phép sửa và đính chính lại nội dung một số bức ảnh.


Thưa các đồng chí.
Hôm nay  ngày 20 tháng 4 năm 2015, những nhân vật trong bài viết “Đời quân ngũ” (Phần I) đã có mặt đông đủ tại thành phố Thái Bình. Tất cả họ đều xứng đáng là người anh hùng của đại đội trinh sát hai lần anh hùng.Cũng như tôi, mọi người luôn ám ảnh hình ảnh những người đồng đội trinh sát mưu trí gan dạ kiên trung. Những người lính là tai mắt của sư đoàn cùng những lần đi bám địch luồn sâu. Họ không bao giờ quên sự gian khổ hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Vâng, đó là hội chứng  đại đội 20, trinh sát sư đoàn 320. Với trái tim người chiến sĩ, nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước họ đã tìm đến nhau, gặp gỡ tại Thái Bình.
 Đức Cường trân trọng giới thiệu với các đồng chí một số hình ảnh trong buổi gặp mặt đó.

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0937_zpssbcqnwja.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0937_zpssbcqnwja.jpg.html)
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0943_zpsdxuv1hcw.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0943_zpsdxuv1hcw.jpg.html)
Khẩu hiệu chào mừng buổi gặp mặt
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0939_zpskazlj31w.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0939_zpskazlj31w.jpg.html)
Đoàn Nghệ An chào mừng
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0941_zpsglzrvpkb.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0941_zpsglzrvpkb.jpg.html)
Những người trong tấm hình trên là những nhân vật mà trong " Đời quân ngũ " Đức cường đã viết. Tính từ bên trái sang . Người đứng thứ nhất là đ/c Quý đại đội phó C20. người thứ 2 là đ/c Trần nguyên Thắng người kể lại câu chuyện " nhiệm vụ đặc biệt " mà duccuong đã viết ở phần 1. thứ 3 là Đức cường. người thứ 4 là đại đội trưởng lê Thanh trung nguyên là đại đội trưởng C20. sau này anh là trưởng phòng trinh sát quân đoàn 3 Là người đại đội trưởng có tên trong bài viết " sư đoàn bộ bị bao vây " trang 32 - Đời quân ngũ - phần 1. Người thứ 5 tên là Viết. quê xã Diễn Tân diễn châu Nghệ an. Người đã bị lạc trong vùng địch 3 ngày may mắn vượt qua vòng vây trở về. Là nhân vật trong câu chuyên  " Công và tội " . (Trang 46 đời quân ngũ phần 1 mời các bạn đọc). Người cuối cùng là phan thanh Tư. Quê phường nghi hải cửa lò. Nhân vật trong bài viết " qua xóm vắng "( trang 6 đời quân ngũ ).
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0944_zpsqucecwvo.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0944_zpsqucecwvo.jpg.html)
Chụp ảnh kỉ niệm
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0948_zpsfhdtuocp.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0948_zpsfhdtuocp.jpg.html)
Đức Cường và Đồng Chí Trần nguyên Thắng hiện chủ tịch hội CCB phường Phong châu thị xã Phú thọ . Người kể lại câu chuyện NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT ở trang 57 " Đời quân ngũ " phần 1.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0952_zpstlwhaigb.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0952_zpstlwhaigb.jpg.html)
Đức Cường và Đồng chí Khôi. Một trinh sát viên dũng cảm luân được đồng đội yêu mến.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0954_zpspkq3efy7.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0954_zpspkq3efy7.jpg.html)
Đức Cường và đồng chí Dểnh trợ lý ban trinh sát quê ở Hải phòng. Là nhân vật có trong câu chuyện" trở lại tìm hài cốt liệt sỹ " . Đồng chí  bị thương tại Lò gò và Đức Cường đã khênh Đ/c này ra. Đồng chí dểnh cũng là người đi cùng trên xe zeps với đồng chí Thượng tá trần ngọc Chung phó tư lệnh sư đoàn. Bị địch phục kích đồng chí sư đoàn phó hy sinh trên đường 3. Đồng chí đã cùng đồng đội ngoan cường chiến đấu trong vòng vây kẻ thù. Nhờ có tiếp viện kịp thời của bộ binh e 48 nên đã trở về.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0970_zpsrpxw9niz.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0970_zpsrpxw9niz.jpg.html)
giáo sư Tiến sĩ sử học Hà Minh Hồng . Trưởng khoa sử trường đại học quốc gia TP HCM phát biểu ý kiến. Đồng chí nguyên là chiến sỹ C20 F320 thời kỳ chống mỹ .
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0979_zpsl3ejgl3k.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0979_zpsl3ejgl3k.jpg.html)
Đồng chí Vũ Hùng Liên . (Người mặc quân phục xanh ,tay cầm mic ) tiểu đổi trưởng của đuccuong . Khi đ/c dểnh và đ/c Định bị thương thương. Đức cường liền chạy vào thì bị đ/c chí này kéo lại và lệnh " phải dò mìn mới được vào cứu" . Qua bức ảnh này đức cường cảm ơn anh.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0984_zpsvpb3pqmi.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0984_zpsvpb3pqmi.jpg.html)
Đức Cường và đồng chí Trác đại đội trưởng C20.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0986_zpslmtfuxqj.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0986_zpslmtfuxqj.jpg.html)
Liên hoan chia tay . Người đeo quân hàm trung tá là đồng chí Nguyễn công Trác nguyên là đại đội trưởng C20. Trưởng ban liên lạc C20 f320.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: phuockhanh trong 25 Tháng Tư, 2015, 12:26:55 pm
ĐƯC CƯƠNG CÓ NHỮNG KỶ NIỆM ĐẸP LẮM! sao mà tổ chức được những cuochopj mặt tâm huyết như vậy ? Tình đồng đội máu xương không thể phai mờ!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 25 Tháng Tư, 2015, 01:53:57 pm
Như vậy là bác Đức Cường hành quân ra Thái bình cùng hai đồng đội cũ,  Sau bấy nhiêu năm gặp lại chắc nhiều điều để viết. Hóng đây nhanh nhanh nhé ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 28 Tháng Tư, 2015, 09:02:10 am
  Chào bác Phước Khánh, Hong  c9d3e886 : Do dang làm lại nhà nên phải cắt mạng. Bởi vậy , ĐC không vào thường xuyên được . Cuộc gặp mặt của lính C20f320 tại Thái bình vừa qua diễn ra vô cùng xúc động .Nhiều đồng đội trong chiên đấu gan lỳ lắm vậy mà khi gặp nhau ôm nhau nức nở . Có nhiều đông chí lính c20 người Hải phòng. có lẽ họ nhập ngũ cùng bác Phước khánh đấy.  Lâu quá mới thấy Hong c9d3 tái xuất!? . Hè này về nghỉ mát của Lò nhé. Đức Cường và Phan Vượng luân nhắc bạn . Tối hôm qua Đức cường uống riệu với chủ nhiệm quân y trung đoàn 886 tại bãi biển Của lò đấy. Anh kể chuyện đã cùng trung đoàn đánh vào Tà Xanh . Dó là bác sỹ Em . Hôngc3d9e886 còn nhớ bác sỹ Em chứ? Hiện đang là phó giáo sư tiến sỹ trưởng khoa da liễu bệnh viện QY 108. Anh đấy quê cùng xã với Vaphothotu.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: dungthanhcong trong 20 Tháng Năm, 2015, 02:55:10 pm
Thưa các đồng chí.
Hôm nay  ngày 20 tháng 4 năm 2015, những nhân vật trong bài viết “Đời quân ngũ” (Phần I) đã có mặt đông đủ tại thành phố Thái Bình. Tất cả họ đều xứng đáng là người anh hùng của đại đội trinh sát hai lần anh hùng.Cũng như tôi, mọi người luôn ám ảnh hình ảnh những người đồng đội trinh sát mưu trí gan dạ kiên trung. Những người lính là tai mắt của sư đoàn cùng những lần đi bám địch luồn sâu. Họ không bao giờ quên sự gian khổ hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Vâng, đó là hội chứng  đại đội 20, trinh sát sư đoàn 320. Với trái tim người chiến sĩ, nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước họ đã tìm đến nhau, gặp gỡ tại Thái Bình.
 Đức Cường trân trọng giới thiệu với các đồng chí một số hình ảnh trong buổi gặp mặt đó.

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0937_zpssbcqnwja.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0937_zpssbcqnwja.jpg.html)
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0943_zpsdxuv1hcw.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0943_zpsdxuv1hcw.jpg.html)
Khẩu hiệu chào mừng buổi gặp mặt
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0939_zpskazlj31w.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0939_zpskazlj31w.jpg.html)
Đoàn Nghệ An chào mừng
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0941_zpsglzrvpkb.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0941_zpsglzrvpkb.jpg.html)
Nhân vật Đời quân ngũ
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0944_zpsqucecwvo.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0944_zpsqucecwvo.jpg.html)
Chụp ảnh kỉ niệm
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0948_zpsfhdtuocp.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0948_zpsfhdtuocp.jpg.html)
Đức Cường và Đồng Chí Thắng
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0952_zpstlwhaigb.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0952_zpstlwhaigb.jpg.html)
Đức Cường và Đồng chí Khôi
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0954_zpspkq3efy7.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0954_zpspkq3efy7.jpg.html)
Đồng chí Cường vad đồng chí Dểnh
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0970_zpsrpxw9niz.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0970_zpsrpxw9niz.jpg.html)
Tiến sĩ sử học
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0979_zpsl3ejgl3k.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0979_zpsl3ejgl3k.jpg.html)
Đồng chí Vũ Hùng Liên
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0984_zpsvpb3pqmi.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0984_zpsvpb3pqmi.jpg.html)
Đức Cường và đồng chí Trác
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_0986_zpslmtfuxqj.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_0986_zpslmtfuxqj.jpg.html)
Liên hoan chia tay



Chúc mừng chủ nhà Đức Cường, gặp mặt anh em đồng đội vui vẻ.
Lại được cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời chiến trận, về những tình cảm anh em đồng đội đã từng chia ngọt sẻ bùi, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: anhtho trong 20 Tháng Năm, 2015, 08:11:47 pm
 Chào bác Phước Khánh, Hong  c9d3e886 : Do dang làm lại nhà nên phải cắt mạng. Bởi vậy , ĐC không vào thường xuyên được . Cuộc gặp mặt của lính C20f320 tại Thái bình vừa qua diễn ra vô cùng xúc động .Nhiều đồng đội trong chiên đấu gan lỳ lắm vậy mà khi gặp nhau ôm nhau nức nở . Có nhiều đông chí lính c20 người Hải phòng. có lẽ họ nhập ngũ cùng bác Phước khánh đấy.  Lâu quá mới thấy Hong c9d3 tái xuất!? . Hè này về nghỉ mát của Lò nhé. Đức Cường và Phan Vượng luân nhắc bạn . Tối hôm qua Đức cường uống riệu với chủ nhiệm quân y trung đoàn 886 tại bãi biển Của lò đấy. Anh kể chuyện đã cùng trung đoàn đánh vào Tà Xanh . Dó là bác sỹ Em . Hôngc3d9e886 còn nhớ bác sỹ Em chứ? Hiện đang là phó giáo sư tiến sỹ trưởng khoa da liễu bệnh viện QY 108. Anh đấy quê cùng xã với Vaphothotu.
Anh Đuccuong kiềm chế tình cảm lại một chút chứ không cứ hu ..hu như Vetran nhà em trong hoàn cảnh tương tự thì chán lắm.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 03 Tháng Sáu, 2015, 07:55:40 am
Bạn đến chơi nhà...

             Chào bác chủ Đức Cường! Chào các bác!

             Thật là đáng trách, thật là đáng phê bình khi bác chủ lặn lội một mình ra Nhà Hàng Châu Á thái bình, ngồi mỗi mình không một ai đón tiếp. Mãi không sao bác chủ chọn đúng lúc Tranphu341, Xuanv338 và anh em ccb 341 Thái Bình tổng tiến công vô Sài Gòn thì bác chủ mới bí mật TẬP HẬU. Quả đúng là con nhà ''NÒI'' Trinh sát Đặc Công có khác.

              Đùa vậy cho vui thôi chứ trong những ngày vui đầy hào khí của ngày chiến thắng đó thì từng đơn vị mỗi đơn vị lại tổ chức gặp mặt mỗi năm mỗi nơi vì thế may lắm thì mới kết nối được. Nhưng đến được nơi làm việc của Tranphu341 như vậy là tuy rằng không được gặp không được đón tiếp bác chủ như Tranphu341 cùng anh em thấy thật vui lắm. Nhất là thấy những bức hình của ngày gặp mặt những người lính Trinh sát "vào sinh ra tử" một thời thì Tranphu341 cũng phần nào đỡ cái nghĩ ngợi. Nên chỉ biết  có lời xin lỗi với bác chủ và lại có thêm dịp hẹn khác hi hi...

             Mấy dịp này bác chủ đi đâu mà vắng nhà hơi lâu. Tranphu341 chúc bác chủ cùng anh em Nghi Lộc luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống trong mùa nắng nóng này hi hì ;D ;D ;D


            ::) ::) ::) Không hiểu sao Tranphu341 trích dẫn từ Đức Cường bài ngày 22/4 có cả hình ảnh Đức Cường mà mở bài ra lại không có ảnh. Tìm lại bài cngayf 22/4 của Đức Cường lại cũng không thấy cả bài ngày 22-4 nữa.? Bạn nào biết giải thích dùn Tranphu341 với. Xin cảm ơn!



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 11 Tháng Sáu, 2015, 09:58:02 am
Đức Cường xin gửi tới các đồng chí  một vài hình ảnh xúc động trong lần về quê hương Nghi Thạch thắp hương cho hương hồn liệt sĩ Nguyễn Văn Hoàng - Người đồng chí, đồng đội c20, người đồng hương cùng nhập ngũ ngày 15 tháng 11 năm 1977.Sau chuyến hành quân ra Thái bình để gặp gỡ đồng đội C20F320 , thì đồng chí đại đội trưởng nguyễn Công Trác mới biết ĐC cùng quê với liệt sỹ nguyễn văn Hoàng . Ngày 10/6 Đức cường đã nhận được thư chuyển phát nhanh của đồng chí Nguyễn công Trác gồm một phong bì tiền hương khói và một cuốn sách, nhờ Đức Cường chuyển đến gia đình để thay mặt đồng đội C20 thắp hương cho liệt sỹ Nguyễn Văn Hoàng.
Đồng chí Đại đội trưởng Nguyễn Công Trác trưởng ban liên lạc C20 là một người rất yêu thơ. Anh đã tặng gia đình một cuốn sách in những bài thơ của anh và đồng đội được chép lại trong sổ tay khi còn ở chiến trường. Trong tập thơ đó có bài thơ KHÓC EM HOÀNG. Viết ngày 22/8/1979 đúng ngày Hoàng hy sinh tại Cao điểm 200 Huyện my Mút , chiến trường K. Gia đình hết sức xúc động và trân trọng tình cảm của người người thủ trưởng của thân quyến mình. Bài thơ đã được Đức cường đọc trước anh linh của liệt sỹ và gia đình ,cùng hội lính đồng nhập ngũ xã Nghi Thạch.


(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_1875_zpsz8re4byi.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_1875_zpsz8re4byi.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_1879_zpsulnvhmkk.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_1879_zpsulnvhmkk.jpg.html)
Anh em đồng ngũ Nghi Lộc kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của đồng đội.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_1882_zpskemsyijy.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_1882_zpskemsyijy.jpg.html)
Đức Cường trao quà cho thân nhân gia đình liệt sĩ.
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_1893_zpsp05fix84.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_1893_zpsp05fix84.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_1894_zps9aezvacm.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_1894_zps9aezvacm.jpg.html)
Nơi an giấc ngàn thu của Liệt sĩ Nguyễn Văn Hoàng
(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_1889_zpsstunfn0c.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_1889_zpsstunfn0c.jpg.html)

(http://i843.photobucket.com/albums/zz355/vaphothotu/IMG_1890_zpscstl1euw.jpg) (http://s843.photobucket.com/user/vaphothotu/media/IMG_1890_zpscstl1euw.jpg.html)
Thắp hương tưởng niệm đồng chí liệt sĩ Nguyễn Văn Hoàng, người chiến sĩ trinh sát c20 kiên cường,dũng cảm.
Cầu mong cho linh hồn đồng chí sớm siêu thoát.
Anh yên nghỉ tĩnh lac tại mảnh đất quê hương nghi thạch. Nhìn nơi anh yên nghỉ hoang vắng hưu quạnh nhiều đồng đội chạnh lòng xót xa.  Anh không đưa vào nghĩa trang liệt sỹ vì đó là thể theo nguyện vọng của gia đình , đưa quy mộ về dòng họ. Nhiều đồng đội cùng nhập ngũ vẫn lo lâu dài sẽ " mất giỗ"!. Bởi bố mẹ đã mất . Anh chưa có vợ nên chú em ruột thờ anh bằng tấm bằng TỔ QUỐC GI CÔNG. Anh không có lấy một tấm hình lưu lại.Gia đinh có nhờ ban liên lạc có ai đó chơi thân với hoàng và có ảnh để in phóng làm ảnh thờ tự. Chúng tôi cũng đã hỏi nhiều người bạn . Nhưng có lẽ cũng bất lực bởi đã gần 40 năm. Biết bao biến cố thiên tai địch họa máy ai giữ được.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 17 Tháng Sáu, 2015, 10:44:15 am
Khi đến thắp hương cho đồng đội tại gia đình Hoàng. Sau tuần nhang đã tắt. Chúng tôi lấy cuốn tập thơ LÍNH CỰU C20 từ bàn thờ xuống để đọc cho gia đình và đồng đội cùng nghe . Đây là nỗi niềm tâm sự của người đại đội trưởng khi nghe tin chiến sỹ hoàng bị hy sinh.Bài thơ làm đúng ngày Hoàng hy sinh 22/8/1978. Tôi xin chép nguyên văn để đồng đội đọc chia sẻ.
          KHÓC EM HOÀNG
               Kính viếng hương hồn em Hoàng

  Có lẽ nào em chết được Hoàng ơi...!
  Đau đớn quá quá anh lặng người ngơ ngác
  Mới buổi sáng...lên đường công tác
  Mà chiều nay em đã ở đâu rồi?

  Lúc sáng gặp anh bẽn lẽn em cười
  Anh hỏi đùa em "Sao mặc quần áo rách"
  Bối rối hồn nhiên em cười biện bạch
  "Áo mới cất đi vì em sợ gai cào..."

  Giữa bạn bè em như một vì sao
  Sống dũng cảm,hồn nhiên,rất bình dị
  Nung nấu ướt mơ được trở thành chiến sĩ
  Nô nức,xung phong em tình nguyện lên đường

  Có những đêm dài em thao thức nhớ thương
  Người cha thân yêu đang nằm bệnh viện
  Vết đạn quân thù từ những năm kháng chiến
  Vẫn ngày đêm làm nhức nhối trong người

  Có một lần em tâm sự cùng tôi
  Về kỉ niệm với một người bạn gái
  Và mong ước sẽ có ngày trở lại
  Hẹn gặp nhau trong đại học giảng đường.

 
  Vĩnh biệt rồi người đồng đội thân thương
  Bài học hôm nay các anh nhớ mãi
  em đã chết,không thể nào sống lại
  Nhưng các anh-những người sống trên đời
  Sẽ trưởng thành từ xương máu em rơi.

  Có lẽ nào...em chết được Hoàng ơi?
       
                        Công Pông Chàm 22/8/1978
                          NGUYỄN-CÔNG-TRÁC
 
  *Hoàng là một chiến sỹ trinh sát C20 quê nghệ an rất dũng cảm và trẻ đẹp. sáng 22/8/1978 trên đường đi công tác do một đồng đội vô ý ném quả đạn khối gây nổ mà em đã hy sinh rất đáng tiếc.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Sáu, 2015, 12:34:22 pm
Chào ông chủ "Đời quân ngũ". Chào các bác đang tham gia trang nhà. Không thể không rới lệ trước những hình ảnh và những câu văn Đức Cường làm xúc động lòng người. Đọc bài thơ "Khóc em Hoàng" của bác Nguyễn Công Trác mà nước mắt cứ rơi. Chiến tranh người lính ngã xuống không kể hết lý do ngoài sự sự hy sinh đối mặt với kẻ thù. Có cái chết tiếc nuối đến tức tưởi cho người còn sống. Cảm ơn Đức Cường, người CCB cũng thật mặn mà với những việc tri ân. Rất tiếc người xứ Nghệ ra Thái Bình vào đúng dịp những người của VMH Thái Bình cũng đi dự lễ mít tinh ở Sài Gòn. Cơ hội quý đã lướt qua. Không sao! Đức Cường ạ!  Nếu còn khỏe mạnh mình còn nhiều cơ hội quý! xuanv338 chúc Đức Cường cùng các anh em CCB Nghi Lộc luôn vui khỏe. Biết đâu một ngày đẹp trời Chị Chích lại có mặt tại Nghệ An.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 20 Tháng Sáu, 2015, 09:24:50 am
Cảm ơn chị " chích bông " đã động viên. Dịp 30/4 vừa rồi các đơn vị thông qua ban liên lạc đều tổ chức gặp mặt rầm rộ trên toàn quốc. C20 f320 của Đức Cường thì tổ chức tại TP thái bình do anh nguyễn công Trác nguyên đại đội trưởng là trưởng ban liên lạc ,làm cầu nối anh em khắp miền Nam - Bắc.
Anh làm đại đội trưởng không lâu rồi lên làm trợ lý ban trinh sát sư đoàn. thời gian ở với ĐC trên chiến trường K không nhiều nhưng ĐC rất ấn tượng về người đại đội trưởng gan dạ ,thông minh và rất nhân văn. Anh yêu thơ hay làm thơ để đọc cho chiến sỹ nghe. Có lẽ do được sinh ra trên đất "  địa linh nhân kiệt " có rất tên tuổi bậc vĩ nhân gắn liền lịch sử dân tộc như lý Bí, Thiền sư Đỗ Đô, dòng dõi nhà trần, Đại tướng hoàng văn thái... Nên anh luôn mang trong mình tính cách đặc trưng của người THÁI BÌNH.
Ngày đầu ở chiến trường ,đại đội trinh sát 20 trú quân ở trong rừng Lò Gò. Do ấn tượng với đại đội trưởng nên ĐC thường chủ động mắc võng gần đại đội trưởng để được cùng mạn đàm trao đổi học hỏi. Còn nhớ những đêm mưa rừng tý tách trên mái tăng, nghe tiếng nhạc đọc chuyện đêm khuya của chiếc ra đi ô nhỏ xíu của anh phát ra mà lòng dạ nhớ quê nhà. Sự may mắn của ĐC trong chiến đấu được ở với những con người như vậy nên mình mới dần hình thành được nhân cách ngày nay.
Tháng 3/1979 trên chiến trường K , cuộc chiến đang gay go ác liệt trên mặt trận đường 3 thì anh cùng nhiều cán bộ có kinh ngiệm trận mạc được điều động khẩn trương ra bắc để thành lập quân đoàn mới, quân đoàn 26. Anh được về sư đoàn 311 đóng quân tại Đông Khê tỉnh Cao Bằng.Sau bao năm chinh chiến hết chống Mỹ lại đánh Pốt , anh chỉ được gé qua nhà 3 ngày rồi phải lên Cao Bằng ngay. Hằng ngày anh phải báo cáo tình hình địch lên cấp trên thông qua tổng đài thông tin chuyển tiếp . Đây là một tiểu đội nữ thông tin của sư đoàn , tất cả chỉ mới 18 - đôi mươi người Nam Định. Sự có mặt của những người lính nữ trên vùng Đông khê " rừng thiêng nước độc " đã làm trái tim anh trăn trở. Và anh đã làm một bài thơ tặng tiểu đội nữ thông tin.
Một lần gặp mặt sư đoàn 311.Anh đã gặp lại họ. Tất cả đều quây quần quanh anh và có một cô ( chị) đã đưa cuốn sổ tay ra để đọc lại bài thơ đó. Với anh, bài thơ đã đi vào quên lãng từ lâu , vậy mà với họ, những người lính được tặng tâm sự của một người lính khác giới, họ luôn giữ bên mình như báu vật!. Và tác giả đã xin được chép lại...
Cuộc gặp gỡ của những người lính c20f320 tại Thái bình ngày 20/4/2015 quỹ thời gian không có nhiều. ĐC và đại đội trưởng Nguyễn công Trác chỉ tâm sự riêng với nhau sau buổi tiệc để rồi ĐC phải chia tay trở về Nghệ An. Trước lúc chia tay anh đã tặng tôi bài thơ anh đã chép lại trong sổ tay của người lính nữ thông tin . Nhân đây Đức Cường chép lại để các bác cựu đọc để hiểu thêm về trái tim của một người chiến sỹ tham gia 3 cuộc chiến . Chống mỹ, Mặt trận tây nam, mặt trận phía bắc:


                                       Bài ca chín nàng tiên.
                              

                                              Tặng tiểu đội nữ chiến sỹ tổng đài f311.

                      Hầm tác chiến - mỗi khi cần làm việc
                      Tôi với tay quay máy một vòng dài
                      Tây ninh nghe tiếng cô gái tổng đài
                      trong vắt , ngân nga, ngọt ngào phấn khởi

                               Xin số máy cầm ống nghe tôi đợi
                               trên đường dây tiếng em gọi nhanh nhanh.
                               Đài bạn lên rồi " tam đảo " " Tam Thanh ".
                               " bốn sáu đâu? bốn sáu đâu" thủ trưởng vào làm việc!

                       Cứ thế ngày ngày tiếng em thân thiết
                       Nối đường dây ngàn bức diện đi về
                       chính xác,kịp thời,thông suốt,say mê
                       như máu từ tim lưu chuyển vào cơ thể
                                
                                chín cô gái,chín cái tên giản dị
                                Lâm,Nến,Thủy,Yên,Thư,Nhạn,Chất,Hòa
                                chỉ có một người mang tên đẹp như hoa
                                hoa huệ tráng trong,đậm đà,duyên dáng
                    
                        chín cô gái,chín tâm hồn trong sáng
                        cùng quê hương,cùng lứa tuổi hai mươi
                        có những khác nhau về hoàn cảnh cuộc đời
                        vào quân đội các cô cùng tiểu đội
                                
                                tiếng súng đã vang khắp miền biên giới
                                giục những đoàn quân hối hả lên đường
                                tiêu diệt quân thù,giữ vững biên cương
                                họ đã lên đây đứng vào hàn ngũ

                         gió rét,đò cao mưa nguồn,thác lũ
                         những ngày đầu da diết nhớ quê hương
                         nhớ mẹ,nhớ em,nhớ bạn,nhớ trường
                         nhớ cánh đồng quê mùa vàng trĩu hạt

                                 có những buổi chiều các cô cao tiếng hát
                                 hát"mời anh về thăm cánh đồng chiêm"
                                 đồng đội vẫn đừa" gái quê cầu tõm"
                                 quen chỉ thấy vui chẳng tự ái ưu phiền

                         đơn vị mới dây máy còn thiếu thốn
                         "nước độc rừng thiêng khí hậu chưa quen
                         cơm gạo mục,muối vừng,cá mắm
                         giặt thiếu xà bông tối đến không đèn
 
                                  da con gái sốt rét nhiều xanh tái
                                  mắt kém trong và môi cũng kém hồng
                                  mỗi bận soi gương thấy mình khác quá
                                  gặp lại bạn bè liệu có nhận ra không?

                          tôi vẫn thấy các cô ngày ngày mê mải
                          khai triển đường dây thường trực tổng đài
                          bao gian khỏ khó khăn không quản
                          đất nước anh hùng gái kém chi trai

                                  tôi bỗng thấy các cô xinh đẹp quá
                                  vẽ đẹp tâm hồn cao quý thiêng liêng
                                  quân phục màu xanh gọng gàng khỏe mạnh
                                  can máy tổng đài là CHÍN NÀNG TIÊN
        
                                                         biên giới đông khê-cao bằng
                                                              tháng 3-1979
                                                              nguyễn công trác


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 20 Tháng Sáu, 2015, 11:34:24 am

              Chào bác chủ Đức Cường! Chào các bác!

              Tranphu341 rất trân trọng và cảm ơn bác chủ đã luôn tìm được, luôn sưu tầm được những câu chuyện, những mẩu chuyện và những bài thơ của những người lính một thời. Tranphu341 cũng thấy "tự hào" lây khi bạn ca ngợi người chiến sỹ Trinh sát dũng cảm, tài năng văn thơ, văn võ vẹn toàn là người con của quê lúa Thái Bình. Đúng là những năm tháng chiến tranh ác liệt quân đội ta có những người lính đầy "chất lính" mang danh Bộ đội Cụ Hồ thật đáng quý trọng biết bao. Những người lính thế hệ đàn anh luôn là điểm tựa luôn là ngọn lửa tỏa sáng cho các thế hệ đàn em noi theo và học tập trưởng thành. Thật đáng quý.

              Đức Cường đã là 1 đàn em như vậy. Xin chúc mừng Đức Cường. Chúc mừng bạn đã sưu tập được bài thơ về 9 cô gái thật hay thật cảm động cùng nhiều ý nghĩa. Kính bác!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: phuockhanh trong 20 Tháng Sáu, 2015, 09:33:47 pm
Đúng là cái TÂM CỦA NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA thật bao la bát ngát như cánh đồng lúa, khi nào cũng xanh mơn mởn! Đọc lời tâm sự của ĐỨC CƯỜNG và câu chuyện kể đã thấy cảm động rồi... Lại được thưởng thức một bài thơ thấm đậm tình người chiến sỹ, lại là chiến sỹ, nữ cảm động lắm! Phải cảm ơn ĐỨC CƯỜNG - người lính chiến có tâm hồn văn thơ của người XỨ NGHỆ giầu truyền thống cách mạng... PK luôn theo dõi bài của ĐC- người chiến sỹ tân binh ở Dục Mỹ, Ninh hòa năm xưa! Cảm ơn Đức Cường!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Sáu, 2015, 09:29:12 pm
Chào bác Trần Phú, bác Phước Khánh.
Trước hết cảm ơn hai bác đã gé thăm ngôi nhà của Đức Cường. Do gia đình có việc nên dạo này ít vào MVH hơn trước . Bởi vậy , ngôi nhà " Đời quân ngũ" lâu nay vắng vẻ.
Vừa rồi Đức Cường đi TP Bình để gặp gỡ đồng đội C20 f320 .Trước lúc đi Thái Binh , qua trang Mvh Đức Cường đã biết bác cùng phu nhân vào TP HCM vẫn vào " Đại bản danh".Dẫu vậy, tranh thủ lúc chưa khai mạc ĐC đã cơ động đến " đại bản doanh"của bác Tran Phu. Nếu bác ở nhà thì ĐC sẽ có cơ hội giao lưu với bác tại tư gia thì chắc sẽ rất vui.Bởi anh em ta còn một lời hẹn giao hữu bóng bàn nữa phải không anh?
Chuyến đi vào TP HCM để gặp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Miền Nam.của bác và đồng đội thật lý thú. ĐC vẫn theo dõi nhật ký hành trình của bác và cả bác Van Thang 341 nữa . ĐC ước ao giá mình cùng có mặt ở nhà Anh Tho- Ve Tran hôm ấy thì niềm vui càng thăng hoa.
Hẹn gặp anh ngày gần nhất. ( gửi bằng máy di động có gì trục trặc các bác thông cảm)
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: anhtho trong 23 Tháng Sáu, 2015, 06:52:49 am
Chào bác Trần Phú, bác Phước Khánh.
Trước hết cảm ơn hai bác đã gé thăm ngôi nhà của Đức Cường. Do gia đình có việc nên dạo này ít vào MVH hơn trước . Bởi vậy , ngôi nhà " Đời quân ngũ" lâu nay vắng vẻ.
Chuyến đi vào TP HCM để gặp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Miền Nam.của bác và đồng đội thật lý thú. ĐC vẫn theo dõi nhật ký hành trình của bác và cả bác Van Thang 341 nữa . ĐC ước ao giá mình cùng có mặt ở nhà Anh Tho- Ve Tran hôm ấy thì niềm vui càng thăng hoa.
Hẹn gặp anh ngày gần nhất. ( gửi bằng máy di động có gì trục trặc các bác thông cảm)
Thân ái.
Cứ thấy anh Đức Cường và anh Thầy nhắc sẽ vào thành phố mà có thấy chi mô, làm cho em và em NYCL trông hoài. Hè này anh Thầy nghỉ, em mời hai anh xuôi phương Nam một chuyến coi ra răng hỉ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 23 Tháng Sáu, 2015, 07:26:00 am
Thay mặt anh thầy , Đức Cường cảm ơn tấm lòng của vợ chồng bạn đã có lời mời.Phương nam xa xôi nhưng rất gần với trái tim của ĐC nếu như không muốn nói là một phần máu thịt.
ĐC vẫn còn nhớ món bánh cuốn thập cẩm cùng thịt nướng Anh Tho gói hộ cho mình để" làm mẫu" sử dụng ẩm thực." Miếng ngon nhớ đời" nên cũng rất muốn vào thăm hai bạn và được ăn món mình yêu thích.
Đức Cường và Phan Cong Vuong " vưỡn" gặp nhau thường xuyên. Hè này ĐC rất bận, không thể đi xa.Cuối năm mới có t gian thăm, giao lưu đồng đội.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: dungthanhcong trong 14 Tháng Bảy, 2015, 09:00:41 am
Sau bao năm sóng gió cuộc đời, mái tóc đã pha sương, những người lính lại gặp nhau gặp nhau trong sự ấm áp của tình anh em đồng đội ôn lại những kỷ niệm một thời khói lửa đã qua, Dungthanhcong tôi xin được đăng lại những bức hình gặp gỡ này.

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Gap%20mat/IMG_1586_zpsgt9trqyj.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Gap%20mat/IMG_1586_zpsgt9trqyj.jpg.html)

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Gap%20mat/IMG_0503_zpsuyicjdq2.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Gap%20mat/IMG_0503_zpsuyicjdq2.jpg.html)



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: hạnh phin trong 18 Tháng Bảy, 2015, 08:08:20 am
  
          Xin chào " Đời Quân Ngũ "  chào -  DungThanhCong: :-* :-*

          Xin chào các bạn, cho mình góp miệng với.  Quả là vui sau mỗi lần họp mặt, sức khỏe còn cường tráng ghê.  Vậy thì còn phải đi...đi... tiếp, còn nhiều cơ hội để gặp nhau các đồng đội nhỉ... he.. he.    thấy các bạn vui trong mỗi lần họp mặt, nên muốn vào góp miệng cho thêm phần chất Lính... bởi vì "  Lính mà anh "
     Nếu cho phép hẹn gặp lại dịp sau sẽ ghé cùng... đồng ý ... ha.   ;D


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: phamvanminh trong 19 Tháng Bảy, 2015, 08:48:12 am
Sau bao năm sóng gió cuộc đời, mái tóc đã pha sương, những người lính lại gặp nhau gặp nhau trong sự ấm áp của tình anh em đồng đội ôn lại những kỷ niệm một thời khói lửa đã qua, Dungthanhcong tôi

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Gap%20mat/IMG_0503_zpsuyicjdq2.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Gap%20mat/IMG_0503_zpsuyicjdq2.jpg.html)



Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau,tay nâng li rựoi đế,mắt đưa nhìn về nơi xa xăm,lòng nhớ thuơng đồng đội.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: hạnh phin trong 23 Tháng Bảy, 2015, 02:52:25 pm
                   (http://i.imgur.com/dSvdaxt.jpg)

          Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau,tay nâng li rựoi đế,mắt đưa nhìn về nơi xa xăm,lòng nhớ thuơng đồng đội.

        Hp xin chào :  phanvanminh, -  xin chào : dungthanhcong,  Chào " Đời Quân Ngũ...."  và xin chào các CỰU BINH -  Em thấy cũng hơi....... tàn tàn... cuộc  nhạu zùi ...ha..... nào mời các bác Cựu Binh tiếp tục hành quân.... Xin mời các bác Chủ Nhà lên đường cho em theo với.....

                    (http://i.imgur.com/hTumU71.jpg)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: anhtho trong 23 Tháng Bảy, 2015, 08:40:23 pm
Mùa thi đã qua với bao vui buồn còn đó của thầy của trò, nhưng anh thầy Vapho và anh Đức Cường cứ gác lại đó vào em đón để hưởng mùa mưa phương Nam nha.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Bảy, 2015, 09:58:40 am
Chào các bác cựu.
 
Đức Cường thành thật xin lỗi vắng nhà quá lâu vì công việc gia đình , trong khi đồng đội khắp miền Nam- bắc gé thăm " đời quân ngũ".
 Bạn hanh pin là tân binh MVH phải không ah?Hân hạnh được làm quen và chúng ta hãy thường xuyên đến ngôi nhà của nhau cũng như của các đồng đội trên MVH.Tôi cũng đã đọc nhiều bài viết của bạn.Mong và chúc bạn viết đều tay.
Bác Dũng Thành Công chụp bức hình đồng đội vui quá. Nhìn " chiến trường " tan hoang là phấn khởi ,chứng tỏ anh em còn khoẻ .Nhưng nhìn ảnh, Đức Cường vẫn chưa nhận ra Bác ngồi ở vị trí nào đâu nhé . Thử giới thiệu lại cho anh em biết để sau này có cơ hội gặp nhau để dễ nhận biết.
Lâu lắm rồi cũng chưa viết được bài nào . Với đồng đội C20 F320A  thì coi như còn món nợ.Dự định cuối tháng 9 ra Thủ Đô thăm con và sẽ thăm Hongc9d3E886 ở Bác Ninh và nhiều đồng đội c20F320 . Bác Dũng Thành Công ở Bắc Ninh phải không ah?
Hẹn gặp lại các bác trên MVH.


  


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Bảy, 2015, 10:06:39 am
Chào bác Tran phủ .
Thấy bác đang gé thăm ĐQN. Cảm ơn bác. Hẹn gặp nhau ở Thái binh và Nghệ An bác nhé.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: hạnh phin trong 31 Tháng Bảy, 2015, 10:29:28 am
Chào các bác cựu.
 
Đức Cường thành thật xin lỗi vắng nhà quá lâu vì công việc gia đình , trong khi đồng đội khắp miền Nam- bắc gé thăm " đời quân ngũ".
 Bạn hanh pin là tân binh MVH phải không ah?Hân hạnh được làm quen và chúng ta hãy thường xuyên đến ngôi nhà của nhau cũng như của các đồng đội trên MVH.Tôi cũng đã đọc nhiều bài viết của bạn.Mong và chúc bạn viết đều tay.

      HP xin chào bác chủ nhà....  bác đi vắng mà mọi người trên khắp MVH, cả các bác cựu binh và bè bạn ngưỡng mộ cái thời HOA LỬA ghé thăm,  rồi cùng thắp lên ngọn lửa Tri Ân trong tháng 7.....
      Bác có thấy cảm động không....????.... Vô vàn những lời tri ân thống thiết....
      Bác về rồi chắc lại thêm .... rộn dã những tiếng cười cho ngày mai Độc Lập....

      chúc bác lại tiếp tục .... Ta lại hành quân.........


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: dungthanhcong trong 10 Tháng Tám, 2015, 09:47:45 am
 
Lâu lắm rồi cũng chưa viết được bài nào . Với đồng đội C20 F320A  thì coi như còn món nợ.Dự định cuối tháng 9 ra Thủ Đô thăm con và sẽ thăm Hongc9d3E886 ở Bác Ninh và nhiều đồng đội c20F320 . Bác Dũng Thành Công ở Bắc Ninh phải không ah?
Hẹn gặp lại các bác trên MVH.


Chào các anh em trên trang MVH, chào Đức Cường,
mình không ở Bắc Ninh mà ở Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Chín, 2015, 03:10:25 pm
Sau bao năm sóng gió cuộc đời, mái tóc đã pha sương, những người lính lại gặp nhau gặp nhau trong sự ấm áp của tình anh em đồng đội ôn lại những kỷ niệm một thời khói lửa đã qua, Dungthanhcong tôi xin được đăng lại những bức hình gặp gỡ này.

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Gap%20mat/IMG_1586_zpsgt9trqyj.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Gap%20mat/IMG_1586_zpsgt9trqyj.jpg.html)

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Gap%20mat/IMG_0503_zpsuyicjdq2.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Gap%20mat/IMG_0503_zpsuyicjdq2.jpg.html)


Bác DUNGTHANHCONG ơi . tấm hình trên bác đứng vị trí nào? Ở đây lính sư đoàn 320 cả ah?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Mười Hai, 2015, 03:33:58 pm
 Mùa đông . Mưa ,gió , rét nên cả ngày ngồi trong nhà không ra ngoài . Lần mở trang MÁU VÀ HOA của phần một đọc để lần tìm kỷ niệm . Bỗng nhớ ngày này cách đây hai năm , mình có việc vào TP HCM và đã đến nhà của Anhtho - Vetran chơi. Sau đó khi trở ra bắc thì có bài thơ của Anhtho viết tặng trên Potic ĐỜI QUÂN NGŨ . Xin phép Anhtho- Vetran cùng các bác cựu.  Đức Cường xin chép lại. Thay cho lời cảm ơn đến vợ chồng Vetran - Anhtho.
                                                                                                                                                                                                                                                                                  

                                    HẸN GẶP
                          

                           Gặp nhau tại Sài Gòn hôm ấy
                           Buổi ban đầu đã thấy thân thương
                           Tình thấu cảm chưa bao giờ là ảo
                           Để nối vòng tay lớn hôm nay
                                             ***
                           Mỗi thu đến tình thương thêm gắn bó
                           Điệu dân ca thêm đượm thêm hay
                           Chiều thu vàng mới uống mà say
                           Đêm quận Bảy như thêm màu biếc
                                              ***
                           Bao kỉ niệm một thời để nhớ
                           Để cảm thông, thấu nỗi đoạn trường
                          Từng bài viết đo lường cao thấp
                          Cùng sẻ chia giá trị cuộc đời.


                         ( trân trọng cảm ơn các đồng đội )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: phuockhanh trong 04 Tháng Mười Hai, 2015, 05:18:54 pm
Mùa đông . Mưa ,gió , rét nên cả ngày ngồi trong nhà không ra ngoài . Lần mở trang MÁU VÀ HOA của phần một đọc để lần tìm kỷ niệm . Bỗng nhớ ngày này cách đây hai năm , mình có việc vào TP HCM và đã đến nhà của Anhtho - Vetran chơi. Sau đó khi trở ra bắc thì có bài thơ của Anhtho viết tặng trên Potic ĐỜI QUÂN NGŨ . Xin phép Anhtho- Vetran cùng các bác cựu.  Đức Cường xin chép lại. Thay cho lời cảm ơn đến vợ chồng Vetran - Anhtho.
                                                                                                                                                                                                                                                                                   

                                    HẸN GẶP
                         

                           Gặp nhau tại Sài Gòn hôm ấy
                           Buổi ban đầu đã thấy thân thương
                           Tình thấu cảm chưa bao giờ là ảo
                           Để nối vòng tay lớn hôm nay
                                             ***
                           Mỗi thu đến tình thương thêm gắn bó
                           Điệu dân ca thêm đượm thêm hay
                           Chiều thu vàng mới uống mà say
                           Đêm quận Bảy như thêm màu biếc
                                              ***
                           Bao kỉ niệm một thời để nhớ
                           Để cảm thông, thấu nỗi đoạn trường
                          Từng bài viết đo lường cao thấp
                          Cùng sẻ chia giá trị cuộc đời.


                         ( trân trọng cảm ơn các đồng đội )
 
Gặp rồi lại nhớ lại thương
Khi buồn nhớ lại còn vương chữ tình ...

Đúc Cường+ Anh Thơ VeTran !


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 07 Tháng Giêng, 2016, 08:14:34 pm
Ngày này 37 năm trước. Lúc đó chúng tôi đang ở cạnh bến phà công phông chàm .Quân ta , chủ yếu sư đoàn 10 QĐ3 đang lên phà nườm nượp sang sông cùng khí tài đạn dược . Khoảng 11h trưa súng bỗng nhiên bắn loạn xị. Theo phản xạ lính chiến chúng tôi nằm thụm xuống nhưng thấy xung quanh bắn mà không có tiếng hỏa lực mà cũng chẳng có ai chạy cả. Tôi tiến lại đồng chí CTV đại đội hỏi vì sao thì anh ấy bảo ta đã chiếm được TP P.Nông phenh. Tôi cũng làm một loạt chào đón , đồng chí Chính trị viên đứng cạnh không kịp ngăn nhưng cũng chị bảo: " thôi đừng bắn nữa".
Cứ tưởng như hòa bình đến nơi ai dè đâu chỉ mấy ngày sau tiến về mặt trận đường 3. Chiến sự khốc liệt hơn nhiều.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: dungthanhcong trong 16 Tháng Giêng, 2016, 02:33:34 pm

Gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Sư đoàn 320, anh em bao thế hệ cùng nhau tay bắt mặt mừng, ôn lại những kỷ niệm hào hùng đã qua.
Xin gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể anh em đồng đội và những người lính Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320.
Chúc anh em và gia đình một năm mới luôn vui, khỏe, hạnh phúc cũng như tình cảm của những người lính luôn sắt son, bền chặt.

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/F%20320/IMG_0637_zpsbzoiwae8.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/F%20320/IMG_0637_zpsbzoiwae8.jpg.html)

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/F%20320/IMG_0640_zpskrgvstdy.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/F%20320/IMG_0640_zpskrgvstdy.jpg.html)






Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: phuockhanh trong 16 Tháng Giêng, 2016, 09:56:25 pm
Đức Cường đọc tin nhắn chưa?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 18 Tháng Giêng, 2016, 02:34:03 pm
Đức Cường cũng được biết có cuộc gặp mặt của lính f320 các thế hệ ở hà nội do anh Khuất duy Hoan thông báo trên Fb . Đức cường vì xa quá không đi được mặc dầu vẫn liên lạc thường xuyên với trưởng và phó ban liên lạc Đại đoàn Đồng bằng . ( Trung tướng khuất duy Tiến và Đại tá nguyễn thế Tân ). Nhìn thấy các bác ở Hà nội tổ chức hoành tráng quá mà thèm. Cảm ơn bạn Dungthanhcong  đã chia sẻ.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: anhtho trong 23 Tháng Giêng, 2016, 07:14:34 pm
Đức Cường cũng được biết có cuộc gặp mặt của lính f320 các thế hệ ở hà nội do anh Khuất duy Hoan thông báo trên Fb . Đức cường vì xa quá không đi được mặc dầu vẫn liên lạc thường xuyên với trưởng và phó ban liên lạc Đại đoàn Đồng bằng . ( Trung tướng khuất duy Tiến và Đại tá nguyễn thế Tân ). Nhìn thấy các bác ở Hà nội tổ chức hoành tráng quá mà thèm. Cảm ơn bạn Dungthanhcong  đã chia sẻ.
Theo em chỉ cần tấm lòng và sự ngưỡng mộ một thời vẻ vang của sư đoàn cũng làm mình sống đẹp hơn anh ạ!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 23 Tháng Giêng, 2016, 08:38:36 pm
Cảm ơn Hoa phong lan đã động viên. Đức Cường được may mắn các thủ trưởng cũ nhiều người biết đến. Cũng nhờ có MVH nên họ đọc và biết mình lính trinh sát sư đoàn 320. Hơn nữa mình ra Hà nội vẫn vào thăm họ. Và khi Ban liên lạc vào Nghệ an , mình đều  tổ chức gặp gỡ giao lưu.
THân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 22 Tháng Tư, 2016, 04:27:16 pm
Hôm nay ( 22/4/ 2016 ) gia đình Đức Cường rất vui được đón tiếp những người bạn lính chiến cùng quân đoàn 3 giai đoạn 1878-1979 ở K. cách đây gần hai năm các bạn đã đến với gia đình sau đó sang tận K thăm chiến trường xưa. Đó là chuyến đi của hai người . Chính trị viên Giáp và Hongc9d3e886.( sư đoàn 31 }.
Dù chúng tôi chỉ quen nhau trên MVH và fb nhưng tình cảm thật gắn bó bởi tôi cũng đã ra tận Bắc Ninh quê Nguyễn Quang hồng chơi . Khi vào nghệ An tôi và PhanCong Block ( Phan tiên Sinh ) đã tháp tùng và cùng anh rong ruổi trên một chuyến xe đi các huyện miền núi thăm đồng đội c9d3 e886 của anh Hồng. Kết thúc chuyến đi bằng cuộc gặp gỡ tại nhà Tailienson  ( Tài Lê fb ) ở Đô Lương nghệ An.Với một tình cảm của một người lính chiến như vậy thật đáng trân trọng.
Một lần nữa qua MVH , Đức Cường cảm ơn Hongc9d3e886 và đồng đội của anh đã đến với gia đình.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 23 Tháng Tư, 2016, 07:25:36 am

           Chào Đức Cừng! Chào các bác!

            Vui quá! Vui quá Đức Cừng và Bancongbloc đã được đón tiếp khách quý.

            Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui lớn!



               


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 11 Tháng Bảy, 2016, 05:48:05 pm



Cảm ơn bác TranPhu 341 đã quan tâm đến " sân nhà " của Đức Cường . Đã khá lâu trang " đời quân ngũ " bỏ ngõ bởi nhiều lý do . Sắp tới sẽ có nhiều bài viết về đồng đội c20 F320 anh hùng trong những năm tháng chiến đấu trên chiến trường K . Mong bác và anh em đến sẻ chia thường xuyên .

Thân ái.
                
[/quote]


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 12 Tháng Bảy, 2016, 04:30:19 pm
Đức Cường trở lại làng VMH chuẩn bị cho" Đời quân ngũ" phần 2. Chúc mừng DC. Một ngày không xa. "Đời quân ngũ " sẽ được xuất bản.




Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Bảy, 2016, 10:48:38 pm
Chiều nay ban liên lạc sư đoàn 320 vào Nghệ an để bàn kế hoạch kỷ niệm 70 năm thành lập ĐẠI ĐOÀN ĐỒNG BẰNG ( tức là sư đoàn 320 QĐ 3 bây giờ ) và chuẩn bị cho ra đời cuốn sách truyền thống sư đoàn 320 tập 3. Lâu quá những người đồng đội cùng chiến hào gặp nhau tại bãi biển cửa Lò , mừng mừng , tủi tủi . Những mái tóc hoa râm quyến luyến lúc chia tay như trẻ thơ. Đức Cường gặp lại người tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 năm xưa khi anh cùng đồng đội sống giữa vòng vây khơ me đỏ tại bản Phum Sâm trên trục đường số 7. Đó là Khuất Duy Hoan. ( trên pace Book nicknem : Hoan Khuat ).
Cùng đồng hành với anh là bạn chiến đấu cùng trung đoàn 64 Nguyễn Trọng Luân. Các thành viên MVH chẳng ai lạ gì chủ topic LÍNH TÂY NGUYÊN . Cách đây 2 năm , cũng tại Cửa Lò này chúng tôi đã gặp nhau trong buổi trao tặng kỷ niệm chương ĐẠI ĐOÀN ĐỒNG BẰNG . Trong buổi tiếp đón này không thể thiếu chủ topic " Màu áo xanh quân tình nguyện " của Phan Công vượng ( tức PhanCong Bolg ) . Anh bạn phấn khởi liên tục bấm máy . Vượng làm nghề nhà giáo từ ngày giã từ quân ngũ đến nay. Sang năm là U60 sẽ nghỉ hưu . Nếu nói về tấm gương học tập thì " lão " cũng là một tấm gương điển hình . Trước khi ra quân , Vượng được về trường văn hoá qđ ôn thi đại học. Và kết quả Vượng thi đậu vào trường ĐH sư phạm vinh.
Trưởng ban Liên lạc sư đoàn chúng tôi tại Nghệ An là Trung tướng Đoàn sinh Hưởng . Ông nguyên là tư lệnh Quân khu 4 và tư lệnh tăng Thiết Giáp. Hôm nay không có mặt do công việc gia đình. Phó ban liên lạc là một doanh nghiệp lớn ở thành phố vinh  Phú Nguyên Hải. Ông nguyên là lính d25 vận tải thời chống Mỹ . Trở về từ hai bàn tay trắng như bao chiến sỹ , giờ đây ông đã là đại trượng Phu của tỉnh nhà . Ông đã tài trợ cho sư đoàn khi làm bia tưởng niệm cũng như ủng hộ ban liên lạc sư đoàn đồng Bằng tỉnh nhà số tiền hơn 300 triệu đồng . Điều nay được tất cả anh em trong ban liên lạc gi nhận .
Ngày mai những người đồng đội lại về Hà nội. Tình cảm những người lính Nghệ Tĩnh sẽ còn đọng lại trong các anh trên từng chặng đường mọi miền quê đất nước.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 20 Tháng Bảy, 2016, 06:13:07 pm
Cứ nói đến sư đoàn Đồng bằng là xuanv338 và anh tranphu341 lại tiếc về chuyến Đức Cường ra Thái Bình.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Chín, 2016, 02:29:37 pm
Cảm ơn chị " chích Bông". Sẽ còn dịp ra thái Bình để gặp mặt đồng đội mà. Đại đội 20 trinh sát sư đoàn 320 qua 2 thời kỳ hội quân đủ vùng miền từ Hà Tĩnh cho đến các tỉnh phía bắc . Cấp đại đội tổ chức gặp gỡ không phải dễ nhưng thực tế đã tổ chức họp mặt nhiều lần và rất thành công. Mọi người dù mỗi miền quê khác nhau nhưng đã vượt qua cách trở để về dự lễ gặp mặt lính C20 F320 . Đoàn Nghệ Tĩnh có 4 người . Sức sống mãnh liệt của kỷ niệm thôi thúc mọi người nên mới đông đủ như vây.

Thân ái.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 06 Tháng Chín, 2016, 10:18:51 pm
 ( Gặp lại đại đội trưởng C20 F320 )
Ở phần 1 " ĐỜI QUÂN NGHŨ " tôi đã viết nhiều bài có hình ảnh của người đại đội trưởng. Nay nhờ Pa cebook chúng tôi đã liên lạc được với nhau. Không những vậy còn nhiều người khác trong đại đội nữa . Vậy Đức Cường xin gi lại cảm nghĩ sau buổi gặp mặt đó.

Chúng tôi hẹn gặp nhau như cả hai đang trên đường đi công tác vô tình gặp nhau vậy . Rất đơn giản ,chỗ chúng tôi hẹn gặp là khuôn viên bênh viện Bạch mai chứ không phải quán xá như thói quen tiếp khách của mình. Qua fa cebook anh biết tôi ra Hà nội mục đích để chăm bạn Lính bị bệnh nan y nên anh không cho ra ngoài phố để tôi còn có thời gian chăm sóc bạn .

 Ngồi bên nhau sau bao xa cách , cả hai đều trầm tư nhưng đôi mắt như dán vào người nhau để kiểm chứng thời gian . Tôi hiểu luồng suy nghĩ cả hai đang hướng đến một thuở làm trai trên chiến trường Căm Phu chia khói lửa.Trong cuộc đời binh ngiệp của mình , với cá tính ngang ngạnh của thằng lính Trinh sát chủ lực, tôi ít tôn sùng cá nhân. Vậy mà hình ảnh của anh , người đại đội trưởng trinh sát sư đoàn 320 gan dạ và rất thương lính này tôi không thể quên .
Thằng lính trinh sát thì luôn phải đi đầu để dẫn đường . Phát hiện đich và nổ súng trước vẫn là mình . Chúng tôi vẫn thường bảo để : “ khua xương , đá Mìn trước , dẫn đường sau”  . Dẫu có lúc cả tiểu đoàn bộ binh đi sau lưng nhưng thú thật khi lên đi đầu cắt đường vẫn run ,dù đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng . Những lúc như vậy anh biết và xuất hiện đúng lúc.

 Lính đại đội 20 sư đoàn 320 mỗi khi rảnh rỗi thường ngồi bên nhau so sánh bàn luận thích đi công tác ( bám địch ) với cán bộ nào trong đại đội . Nhưng tất cả đều công nhận thích đi công tác với đại đội trưởng . Mọi người đều đưa ra bằng chứng cụ thể . Bởi họ ai cũng nhiều lần chính kiến anh xử lý tình hưống phức tạp và được anh hỗ trợ trong những chuyến đi bám địch , điều mà với cán bộ khác khó có thể có được.

 Đại đội tôi được phong anh hùng lần thứ 2 là do tổ chức được nhiều chuyến luồn sâu vào Đầm be ( My Mút – Công Phong Chàm ) nhằm móc nối với lính phản chiến của sư đoàn trưởng Hiêm Xom Rin . Để đến với họ chúng tôi phải vượt qua “ tường lửa ” đó là các chốt phòng ngự dày đặc của Khơ Me đỏ  . Lúc đó những người lính phải lợi dụng địa hình , thời tiết len lỏi đi trong đêm dưới ánh dạ quang mờ ảo của kim địa bàn. Cũng có lần chuẩn bị vượt đường thì địch hành quân qua . Tất cả nằm im nghe bước chân địch hối hả mà tưởng dài như năm tháng . Vô tình một thằng đứng lại “ tè”, cả toán trinh sát phải giật mình nín thở đếm từng giây. Những chuyến luồn sâu vào địch hậu đó , anh luôn là người chỉ huy.
                                                  *     *
                                                     *
Năm 1998 , khi anh đang là trưởng phòng Trinh sát quân đoàn 3. Nhân có việc ở Gia lai , tôi đã vào quân đoàn bộ thăm anh. Đêm đó chúng tôi trò chuyện thâu đêm, ôn lại kỷ niệm những ngày trên chiến trường K ác liêt.

 Gặp anh hôm nay khi cả hai tuổi đã xế chiều. Mái tóc bạc gi dấu ấn thời gian phôi phai . Nhưng hình ảnh của anh vẫn mãi là người đại đội trưởng gương mẫu, nhanh nhẹn , thông minh ngày nào. Có những sỹ quan chỉ huy như thế thì mới có được những người lính bản lĩnh kiên trung phải không anh ?.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 07 Tháng Chín, 2016, 12:51:13 pm
Chuyện của anh lính trinh sát rất sát với đời thường. Đọc chuyện của lính trinh sát 320 thấy xúc động. Một anh lính trinh sát tự sự lòng mình khi được gặp lại thủ trưởng của mình năm xưa mà vẫn như y nguyên tâm trạng. Thủ rt]nrg đọc được những dòng này chắc ông ấy mãn nguyện đã có công rèn luyện một chiến sỹ tuyệt vời như vậy. Chúc mừng Duc Cuong đã gặp lại thủ tưởng của mình ngay giữa Thủ đô.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: nguyenmanhhungf341 trong 17 Tháng Mười, 2016, 12:39:53 am
Chào ccb Đức cường chào các thành viên MVH, Đức cường làm tôi nhớ lại đời lính cs của mình c20e266f341QĐ4, cũng sau 36 năm mới tìm gặp được c trưởng của mình và đồng đội. Và ngày 24/4/2016 c20 của tôi đã gặp mặt nhau ơ quỳnh phụ TBinh.gặp nhau 2ngay ma khi chia tay vẫn thấy còn nhiều chuyện kỷ niệm chiến đấu chưa kể hết.nhớ nhât là những trận luồn sâu không thành nhiều đồng đội phải hy sinh.vất hơn là sau gp pnompênh khi đánh lên các tỉnh phía bắc của cpc định co cụm đông rừng núi nhiều ta chuyển sang đánh bọc hậu tiêu diệt pôt đánh quy mô trung đoàn và liên tục nên chinh sát cứ phải bám địch liên tục ơ chốt không phải đơn vị thì cũng bị pôt tập kích, mấy khẩu ak báng gấp không đủ để chiến đấu các c trực thuộc E thường xuyên phải tăng cường giải vây cho nhau.đơn vị minh khi ở congpongsupư đã bị pôt đánh bật chốt.khi nên pusat còn khó khăn hơn vì đường 5 bị pốt phục nên thiếu đạn,thiếu lương thực nghĩ lại sao khổ thế. Mình kể hơi lan man một chút nhưng có khổ thì mới nhớ nhau bạn đức cường nhỉ.chào bạn tôi đang chờ bạn kể tiếp!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 29 Tháng Mười, 2016, 10:26:33 am
Cảm ơn bạn nguyenmanhhung eF341. Mình là lính C20F320 QĐ3 lúc đơn vị đang tác chiến bên K. sắp tới mình sẽ viết tiếp về chuyến luồn sâu vào Đầm be móc nói với lính phản chiến đưa họ ra ngoài. Chuyến đi đầu tiên là chọn những trinh sát xuất sắc mới được tham gia nên mình là tân binh không được đi. Đức Cường sẽ viết theo lời kể của đại đội trưởng. Hy vọng bạn sẽ đọc và cho ý kiến.
Chân thành cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: dungthanhcong trong 05 Tháng Ba, 2017, 08:38:53 am

Gặp mặt kỷ niệm 70 năm ngày thành lập E52.

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Gap%20go%2004_3_2017/IMG_2468-_zps9qrih8cx.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Gap%20go%2004_3_2017/IMG_2468-_zps9qrih8cx.jpg.html)

(http://)(http://i1378.photobucket.com/albums/ah108/dungthanhcong/Gap%20go%2004_3_2017/IMG_2472-_zps7dwc162j.jpg) (http://s1378.photobucket.com/user/dungthanhcong/media/Gap%20go%2004_3_2017/IMG_2472-_zps7dwc162j.jpg.html)



Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 30 Tháng Ba, 2017, 11:10:25 am
Trung đoàn Tây tiến !. Đoàn binh không mọc tóc. Một lần trong chiến dịch giải phóng K tiểu đôi trinh sát của tôi được về tăng cường cho d52. Một trung đoàn có bề dày lịch sử. Nay trung đoàn đang đóng tại thị trấn Biển Hồ TP Ph lay cu.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Sáu, 2017, 05:22:46 pm

 Sắp tới Đức Cường sẽ trở lại ngôi nhà DN- GN để viết tiếp câu chuyện đang kể. Đó là những chuyến luồn sâu của trinh sát sư đoàn 320 vào Đầm be đưa lãnh đạo lực lượng phản chiến khơ me đỏ ra vùng tự do. Rất mong được các thành viên quan tâm comment để chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn .
 
Thân ái .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Sáu, 2017, 07:25:17 am
Mong chờ bài của bác.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 09 Tháng Sáu, 2017, 08:05:46 am

          Chào Đức Cường chào các bác!

          Đúng là dịp vừa qua anh em mình bỏ bê nhà cửa vào Facebook say quá! Bắt đầu các thành viên VMH lại đã hứa hẹn quay về ngôi nhà thân yêu của mình. Bác chủ là một trong những người đấy! Rất mong bác chủ tiếp kể về chuyện đi vào vùng Sâu của CPC bắt liên lạc với lực lượng ly khai Pôn Pốt những năm 1978. Đợi mọi người đang đợi bác chủ!

          Chúc bác chủ nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống !!!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: phuockhanh trong 13 Tháng Sáu, 2017, 08:49:34 am
Chờ đọc bài của Đức Cường đấy.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Sáu, 2017, 02:39:06 pm
Chào Duc Cuong. Lâu rồi mình đi khai khẩn miền quê mới. Bây giờ cũng năng trở về ngôi nhà khởi nghiệp đầu tiên. Nó ấm áp, binh yên. Trinh sát lại tiếp tục luồn sâu. Lính trinh sát thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Sáu, 2017, 09:28:51 pm
Cảm ơn các cựu thành viên VMH đã động viên.
Sư đoàn 320 sắp ra đời cuốn truyền thống sư đoàn tập 3 nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập sư đoàn . Anh Nguyễn Trọng Luân ( Re : Lính Tây Nguyên ) trong ban biên tập, có ưu ái cho ngành trinh sát sư đoàn viết về chuyến luồn sâu móc nối lính phản chiến ở Đầm be đưa ra vùng giải phóng để kịp thành lập chính phủ cứu quốc Căm phu chia. các đ/c trong ban biên tập cũng như đồng đội C20 F 320 nói rằng cứ viết gửi lên VMH để mọi người cùng đọc tham khảo và góp ý bổ sung tư liệu. Vì vậy với trách nhiệm của người lính trinh sát sư đoàn , Đức Cường đang hoàn thiện bản thảo để giới thiệu . Rất mong được sự chia sẻ góp ý của các bác cựu thành viên.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Sáu, 2017, 09:34:14 pm
Chúc cây bút trẻ f320 thành công trong chuyến luồn sâu này. Thảo nào lâu rồi bác Nguyễn Trọng Luân vắng diễn đàn, vắng cả làng f. xuanv338 chúc mừng lính trinh sát Đức Cường.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: phuockhanh trong 05 Tháng Bảy, 2017, 08:30:06 pm
Chú luônn là ccb tuyệt vời!!!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 19 Tháng Bảy, 2017, 08:00:14 am
Lâu ngày vẫn phải trở về ngôi nhà VMH . Thấy có nhiều bạn bè là những " cây viết " gạo cội đến với mình mà không biết . Rất cảm ơn anh TranPhu 341, chị Xuanv38 . Anh Phuockhanh đã gé thăm .
Vừa rồi bác hai Ruộng tác giả ( Re : Một số trận đánh chiến trường K )cùng vợ con vào nhà Đức cường chơi. Đây không phải lần đầu gặp nhau vì năm trước tôi vào Sài gòn chúng tôi cùng Chiến sỹ vô danh đã gặp nhau cùng nhâm nhi chén rượu .
Chúng tôi rất vui đưa gia đình anh đi tắm biển cửa lò và tham quan quê hương bác Hồ.
Vâng. Cũng từ những trang viết chân thực trên VMH , đã là cầu nối các ccb bắc trung nam thành những người bạn. Lứa tuổi chúng ta đã 3/4 đời người ,hy vọng tình cảm mãi gắn bó keo sơn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: sudoan5 trong 06 Tháng Tám, 2017, 01:30:11 am
 Vui quá là vui. Gặp bác Hai Ruộng và phu nhân tại Hà nội. ;D (http://i966.photobucket.com/albums/ae146/sudoan5/P7100003_zpslojlwd4z.jpg) (http://s966.photobucket.com/user/sudoan5/media/P7100003_zpslojlwd4z.jpg.html) ;


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: sudoan5 trong 06 Tháng Tám, 2017, 01:48:15 am
 Chúc anh chủ vui vẻ nhưng
 không quên nhiệm vụ của mình,
 chúng tôi kê gạch ngóng bài mới. ;D(http://i966.photobucket.com/albums/ae146/sudoan5/18308860_417288131975195_2001463351_n%201_zpsofbvi2r1.jpg) (http://s966.photobucket.com/user/sudoan5/media/18308860_417288131975195_2001463351_n%201_zpsofbvi2r1.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 29 Tháng Năm, 2018, 06:08:35 am
Lâu ngày mới trở về trang nhà của mình. Câu chuyện trinh sát sư đoàn 320 luồn sâu móc nối lính phản chiến hôm nay mới đủ điều kiện để kể chuyện với các bác cựu chiến binh . Mãi gần đây gặp lại đại đội trưởng tôi mới có đủ tư liệu để viết về câu chuyện này. Mời các bác đọc cho vui. Tôi chưa kịp sửa chính tả có gì các bác thông cảm. Người kể câu chuyện này là đại đội trưởng của tôi . Sau này anh lên trưởng phòng trinh sát quân đoàn 3 . Nay mới nghỉ hưu chúng tôi cùng nhau lên Phú thọ thăm đồng đội...


                                                             NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT

Chúng tôi lên thị xã Phú thọ thăm đồng đội vào một ngày đẹp cuối mùa thu . Qua cầu Việt Trì  nước sông Lô vẫn đục ngầu phù sa do mấy ngày trước thượng nguồn có mưa lớn . Lần đầu đến với quê hương đất tổ , với tôi cái gì cũng lạ lẫm. Quê hương của rừng cọ đồi chè đã được nghe đọc nhiều trên những trang sách nay mới được chiêm ngưỡng. Đi cùng tôi là Lê Thanh Trung . Anh nguyên là đại đội trưởng trinh sát sư đoàn khi đơn vị tác chiến trên chiến trường Căm phu Chia . Do nhiều năm qua anh công tác tận trong Tây Nguyên nên chưa có thời gian thực hiên ước muốn của mình .Nay mới nghỉ hưu,  anh rủ tôi cùng lên thăm đồng đội . Chả là khi làm lính của anh , tôi luôn được anh ưu ái vì cả hai đều có chung niềm đam mê làm thơ và đá bóng . Anh chọn cuộc du ngoại khởi đầu này là thị xã Phú Thọ . Bởi ở đó có ba người trước đây đều là cán bộ của đơn vị.
 Vừa xuống bến xe thì hai đồng đội đã có mặt. Trước lúc lên xe ở Hà nội tôi đã điện thoại báo trước để anh em tập hợp được đông đủ đồng đội . nguồn mấy ngày hôm trước mưa lớn. Lần đầu đến với quê hương đất tổ , với tôi cái gì cũng lạ lẫm . Quê hương của rừng cọ , đồi chè đã nghe nhiều
trong những trang sách nay mới được chiêm ngưỡng . Đi cùng với tôi là
Chủ nhà là anh Quý, nguyên đại đội phó trong chiến đấu .Một người nhỏ con nhưng võ thuật lại giỏi nhất đại đội. Tôi còn nhớ khi đơn vị ra Bắc đóng quân ở Đại Từ . Trong một lần học võ thuật tập động tác ngã , anh gồng mình quật ngã làm tôi đau đến thâm tím cả người . Anh Thạch là trung đội trưởng trung đội ba . Một người nổi tiếng lì lợm trong những chuyến luồn sâu bám địch . Sau này anh là trưởng ban Trinh sát trung đoàn 64 . sau này chuyển ngành về công tác tại ngân hàng Phú thọ . Anh Thắng trung đội trưởng trung đội hai. Một người tính tình sôi nổi . Không may cho anh trong lần đi trinh sát chuẩn bị chiến dịch anh đã bị thương nặng . Hiện anh đang là chủ tịch cựu chiến binh phường Phong châu thị xã Phú Thọ  . Trong bữa liên hoan mừng ngày gặp mặt , biết bao kỷ niệm chiến trường được tái hiện trong những câu chuyện kể. Chúng tôi thường nhắc những kỷ niệm về đồng đội đã hy sinh , đời thường ai còn , ai mất . Đêm đó , chúng tôi nghỉ lại ở nhà đồng đội . Chủ nhà bố trí nằm chung giường nhưng cả hai nào có ngủ bởi bầu tâm sự sau bao năm xa cách . Hồi đơn vị  trú quân ở cao điểm 202 tỉnh công phông chàm .Tôi và anh mắc chung võng vào một gốc cây cao su . Đó là sự ưu ái của đại đội trưởng với tôi bởi lính dưới trung đội buổi đêm còn phải dậy canh gác . Mùa mưa , rừng cao su ẩm ướt . Muỗi thấy người bay theo như đàn ong . trong tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tăng . Nghe tiếng nhạc “ kể chuyện đêm khuya ”trong chiếc ra đi o nhỏ xíu của anh phát ra , những người lính mới như tôi ai không nhớ quê nhà...
Đêm về khuya , tính tò mò trong tôi trỗi dậy . Tôi hỏi anh :
-   vì sao thời chống Mỹ , đại đội có rất nhiều thành tích mà vẫn chưa được phong đơn vị Anh hùng . Mãi đến năm 1982, sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế , C20 trinh sát sư đoàn mới được nhà nước gi nhận công lao ?.
-     Anh trả lời :
-    Thành tích chiến đấu của đại đội khi chiến đấu trên chiến trường K rất nổi tiếng . Trong đó điển hình là vụ luồn sâu vào Đầm Be móc nối lính phản chiến cùng những nhân vật quan trọng ra vùng tự do để kịp thời thành lập mặt trận cứu quốc Căm Phu Chia . Có sự ra đời của mặt trận này thì chúng ta mới đủ điều kiện giúp bạn phản công thoát khỏi chế độ diệt chủng.  Năm đó , ngành quân báo toàn quân có hai đơn vị được phong đơn vị anh hùng đó là đại đội trinh sát sư đoàn 320 và ngành quân báo Quân khu 7. Cả hai đơn vị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ luồn sâu móc nối lính phản chiến , đưa cán bộ cách mạng của họ về Việt Nam .
Vậy là tôi đề nghị anh kể lại chuyến luồn sâu đầu tiên vào Đầm Be . Câu chuyện được bắt đầu…
…Tháng tám năm 1978 . Thời tiết đã chuyển sang Thu. Nhưng với miền đông Nam bộ thì đang giữa mùa mưa. Lúc này  đơn vị đã chuyển hẳn sang bên kia biên giới. Đại đội trinh sát đóng quân trong rừng Tếch phía đông trị trấn My mút tỉnh Công Phông Chàm .
Thông thường trong chiến tranh, mùa mưa cả hai bên đều lui về phòng ngự bởi đường giao thông không thể bảo đảm được cho yêu cầu chiến


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 29 Tháng Năm, 2018, 07:30:47 am
 ( Tiếp theo )…Tháng tám năm 1978 . Thời tiết đã chuyển sang Thu. Nhưng với miền đông Nam bộ thì đang giữa mùa mưa. Lúc này  đơn vị đã chuyển hẳn sang bên kia biên giới. Đại đội trinh sát đóng quân trong rừng Tếch phía đông trị trấn My mút tỉnh Công Phông Chàm .
Thông thường t rong chiến tranh, mùa mưa cả hai bên đều lui về phòng ngự bởi đường giao thông không thể bảo đảm được cho yêu cầu chiến đấu. Nhưng mùa mưa năm ấy thì khác . Sư đoàn 320 vẫn phải đánh địch để tạo thế , chuẩn bị cho chiến dịch phản công vào mùa khô giúp bạn  .
  Tình hình trên chiến trường lúc này đã có nhiều thay đổi. Lực lượng Khơ me Đỏ ngày càng yếu thế do bị chi phối lực lượng trên nhiều mặt trận . Trong nội địa , lực lượng phản chiến ngày một gia tăng do họ đã ý thức được sự tồn vong của dân tộc dưới chế độ Pôn Pôt. Có nhiều đơn vị của khơ me đỏ đã phản chiến tập thể . Các đơn vị này chủ yếu tập trung ở quân khu Đông Bắc , giáp miền đông Nam bộ của Việt Nam . Họ vừa chống trả Khơ Me Đỏ , vừa di chuyển dần lực lượng về phía biên giới Việt Nam để hy vọng liên kết với “ con Tóp Việt nam ”chống lại chính quyền Pôn Pốt đưa hạnh phúc đến cho dân tộc Khơ me . Lúc này sự ra đời của mặt trận cứu nước Căm Phu chia hết sức cấp bách vì muộn ngày nào thì tội ác bọn Khơ me đỏ càng dày , xương máu đồng bào càng chồng chất . Nhiều nhân vật quan trọng trong vùng Khơ me đỏ kiểm soát vẫn chưa ra được để thiết lập mặt trận lâm thời. Bởi vậy , việc móc nối lực lượng phản chiến đưa cán bộ nòng cốt ra vùng kháng  chiến hết sức cấp bách.
Một buổi sang tôi nhận điện thoại của phòng tham mưu lên tư lệnh nhận nhiệm vụ . Tôi thầm nghĩ  quái lạ, bình thường chỉ nhận nhiệm vụ từ ban trinh sát và đặc biệt hơn thì từ phòng tham mưu chứ chưa nhận nhiệm vụ trực tiếp tư lênh giao bao giờ . Tôi vào lấy bản đồ rồi gọi đồng chí Chung liên lạc cầm AK theo tôi lên hầm sở chỉ huy .
 Mùa thu . Những đám mây lang thang bay về phương Nam gợi nhớ hình ảnh quê hương thanh bình ở miền bắc quê tôi . Có ai biết rằng nơi đây chỉ tuần trước đang là chiến trường . Bọn Khơ me đỏ bị đẩy lùi về phía Tây đường số 7 lập tuyến phòng ngự . Vừa đi , tôi vừa phán đoán “ hẳn đây là một nhiệm vụ đặc biệt nên Tư lệnh mới giao trực tiếp ?”.
 Dãy nhà bạt của sư đoàn bộ ẩn trong rừng Tếch .  Tôi bước vào hầm sở chỉ huy đã thấy Tư lệnh Khuất duy Tiến và chính ủy Đặng ngọc Truy cùng cán bộ tham mưu tác chiến đã có mặt . Mọi người nét mặt đăm chiêu không nói cười như thường lệ .  Tôi linh cảm một điều gì hệ trọng trong  buổi nhận nhiệm vụ này.
Tấm bản đồ rộng tỷ lên 1/100.000 đã được ban tác chiến treo lên . Tư lệnh sư đoàn đứng lên giao nhiệm vụ. Ông nói :
-Tình hình chiến trường đã chuyển sang giai đoạn mới. Địch lúc này đang bị động . Chúng chủ yếu đối phó chứ không còn hung hăng như khi xâm lược Việt Nam nữa. Trong nước , bọn Khơ me đỏ đang phải dàn trải lực lượng đối phó với cả phe nổi dậy. Những đơn vị phản chiến này đang tìm cách liên lạc với Việt Nam . Nhiều lãnh đạo chân chính của cách mạng Căm Phu Chia hiện đang trong vùng địch kiểm soát. Chúng ta rất cần tìm , bắt tay liên lạc  đưa họ ra vùng giải phóng để thành lập mặt trận cứu nước Căm Phu Chia. Đồng thời viện trợ thuốc men , đạn dược cho lực lượng nổi dậy . Nhiệm vụ đại đội 20 và ban trinh sát ngiên cứu đường đi và dẫn đường đưa tư lệnh vào liên lạc với lực lượng phản chiến . Trên sẽ tang cường một tổ trinh sát quân đoàn . Bộ binh chiến đấu có 15 tay súng thiện chiến chọn lọc trong tiểu đoàn 3 do tiểu đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy sẽ đi cùng , sẵn sàng chiến đấu đánh địch để hành tiến hoàn thành nhiệm vụ . Chỉ huy chung là phó tư lệnh sư đoàn thượng tá Hà Xuân Bính. Toạ độ bắt liên lạc xy phía Đông bắc Đầm Be 2km. Thời gian và ký hiệu bắt liên lạc sẽ thông báo qua Vô tuyến điện… ” .
                   ( mời các bạn xem tiếp )













 Công tác bảo đảm , sư đoàn trưởng giao cho bốn cơ quan phải ưu tiên


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 29 Tháng Năm, 2018, 07:32:30 am
Xin lõi xóa bài .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 30 Tháng Năm, 2018, 01:21:31 pm



 Mời các đồng đội đọc tiếp |

...Công tác bảo đảm , sư đoàn trưởng giao cho bốn cơ quan phải ưu tiên đáp ứng đủ theo yêu cầu của trinh sát . Là người chỉ huy dày dạn trận mạc qua ba thời kỳ nên ông hiểu hơn ai hết những tình huống có thể xẩy ra và cách xử lý thế nào . Tiếp theo trưởng ban tác chiến thông báo tình hình địch - ta trong phạm vi sư đoàn . Mọi người hết sức chăm chú bởi liên quan đến tính mạng chiến sỹ và sự hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt. Đối tượng tác chiến của sư đoàn 320 là sư 450 của quân khu Đông bắc. Trên bản đồ các vòng cung xanh ký hiệu tượng trưng chốt địch chi chít tạo thành một hành lang chứng tỏ địch bố trí rất dày do sợ ta nối vùng giải phóng đến Bắc Đầm be để liên kết với lực lượng nổi dậy. Vòng cung màu đỏ tượng trưng cho chốt cuối cùng của ta đã được khép lại tại cao điểm 202 . Đây là chốt của bộ binh trung đoàn 48 cũng là điểm tập kết và khởi hành của chúng tôi.
Khi ra về . Tư lệnh gặp riêng nói :
- Cậu phải trực tiếp đi lần này. Đây là nhiệm vụ đặc biệt tư lệnh quân đoàn tin tưởng giao cho sư đoàn ta . Bộ quốc phòng theo dõi sát sao kết quả để có quyết sách chiến lược . Nhớ chọn lực lượng có chuyên môn tốt và dũng cảm để thực hiện nhiệm vụ nhé .
 Trưa hôm ấy tôi ở lại ăn cơm cùng ban trinh sát để buổi chiều bàn kế hoạch cho chuyến luồn sâu. Trưởng ban tên là Đàm Nhân Sa. Một cái tên thật dễ nhớ và quen thuộc với chúng tôi .Ông là lính trinh sát kỳ cựu thời cho ta đẩy nhanh tốc độ cơ động , để sáng dậy đội hình đã vào vùng địch hậu thì mới tiếp tục hành quân ban ngày được .đánh Mỹ. Thông thường khi có tư lệnh đi điều ngiên thì ban trinh sát phải cử người theo , lần này trưởng ban trực tiếp đi cùng . Nhìn trên bản đồ , đường đến mục tiêu có địa hình thật đa dạng. Rừng , trung du , đồng bằng đều có đủ . Quãng đường luồn sâu 50km . Chúng tôi bàn bạc và chọn thời điểm xuyên qua tuyến phòng thủ của Khơ me đỏ kiểm soát vào buổi đêm . Lý do bây giờ đang là trăng hạ tuần. Khi tối trời , địch khó quan sát nhưng tốc độ hành quân sẽ rất chậm . Về sáng khi đội hình vượt qua tuyến phòng thủ của địch thì trăng hạ tuần lên . Ánh trăng mờ sẽ thuận lợi
 Đội hình luồn sâu gồm 34 người .Trong đó  có 15 tay súng của tiểu đoàn 3 và sáu đồng chí trinh sát quân đoàn tăng cường  . Khi tư lệnh giao nhiệm vụ , ban trinh sát có ý kiến yêu cầu tinh giảm lực lượng tối đa để bảo đảm yếu tố bí mật nhưng cơ quan tham mưu và tư lệnh đã quyết số lượng. Lý do bởi khả năng tác chiến dọc đường có thể xẩy ra nên phải có hoả lực đủ mạnh để bảo vệ đoàn hành tiến . Muốn như vậy phải có thêm bộ binh vừa chiến đấu vừa để tải đạn hoả lực.
Tối hôm đó , tôi cùng đồng chí Hoan Chính trị viên đại đội bàn kế hoạch lựa chọn nhân sự chuẩn bị cho chuyến đi . Những đồng chí có bản lĩnh , nhanh nhẹn và sức khoẻ tốt đã đựợc lựa chọn cho chuyến đi....( tiếp theo )

( Cảm ơn đồng đội đã theo dõi . Mời đọc tiếp theo nhé ).


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 30 Tháng Năm, 2018, 01:27:03 pm
Mời các đồng đội đọc tiếp


.... Toán trưởng trinh sát quân đoàn 3 cũng là bạn học ở trường sỹ quan lục quân chuyên ngành trinh sát với tôi . Cả hai cùng đi bám địch một vài chuyến trước đây nên chẳng lạ lẫm gì . Cũng như chúng tôi , K28 đã chọn những trinh sát tinh nhanh nhất ưu tiên cho nhiệm vụ  đặc biệt này.
Tôi và chính trị viên Hoan dạo một vòng xuống các trung đội .Hoan vừa trả phép được mấy hôm. Ông bà đã già nên chỉ trong hai tháng vừa yêu vừa cưới theo tinh thần thời chiến . ( sau này anh Hoan hy sinh tại cao điểm 202 My mút . Gần nơi chúng tôi xuất phát  ) . Nắng chiều đã dịu bởi những làn gió Tây Nam thổi lại . Rừng Tếch xao động uốn mình trong tiếng lá reo . Mùa này lá rụng nhiều , mặt đất tạo nên một thảm thực vật màu vàng úa trông rất đẹp . Dưới mái tăng , những chiếc võng  đung đưa , người khẽ hát, người đọc thư nhà . Mọi người đều nhoẻn miệng cười chào hỏi khi thấy chỉ huy đi qua . Một toán chiến sỹ trung đội hai đang đánh bài tiến lên cười hả hê bởi mặt bị quệt lọ nghẹ lem luốc. Nhìn khung cảnh sinh hoạt thanh bình , ít ai biết rằng anh em đều mới đi bám địch về đang nghỉ ngơi . Lòng tôi se lại, chỉ vài ngày nữa trong số này ai là người đi làm nhiệm vụ và sẽ không trở về ?. Tôi nói với chính trị viên cứ để anh em chơi. Còn hẳn cả buổi sáng ngày mai đủ thời gian  quán triệt nhiệm vụ và hoàn thiện công tác chuẩn bị .
Buổi tối hôm đó tôi thông báo thành phần đi công tác cho các trung đội để anh em không cắt gác , tạo thuận lợi sức khỏe để đêm mai tỉnh táo hành quân.
Sáng hôm sau , công tác chuẩn bị cá nhân hết sức khẩn trương. Khẩu phần thực phẩm trong tuần đã được chia cho từng người . Chỉ cần xếp tăng võng là lên đường được ngay. Chúng tôi tổ chức sinh hoạt chung cho cả hai bộ phận dưới sự chủ trì của trưởng ban  . Sau khi quán triệt ý nghĩa nhiệm vụ , chúng tôi dự kiến một số tình huống và cách xử trí để anh em nắm rõ hiệp đồng . Công tác xoá dấu vết lần này được đề cao nhắc kỹ bởi nếu để địch phát hiện chúng sẽ lần theo dấu vết , tổ chức truy cản ,  xương máu sẽ đổ , nhiệm vụ không hoàn thành . Tôi thông báo điểm khởi hành và góc phương vị vào Xe re Kấc và Đầm Be để phòng khi bị địch phục kích,  cá nhân nếu bị lạc biết tìm hướng về đơn vị.
Đúng hai giờ chiều toàn đội hình trinh sát quân đoàn và sư đoàn tập hợp để kiểm tra công tác chuẩn bị . Tất cả mười sáu người. Quân y của C20 đảm nhiệm cấp cứu cho toàn bộ  . Bông băng , thuốc chống  muỗi cấp cho từng người . Tất cả đeo gùi vải để dễ cơ động khi luồn rừng . Chúng tôi hành quân theo đường 7 đến nghã ba Sam Rông rẽ phải lên cao điểm 202. Ở đó có chốt cuối cùng của ta cũng là điểm xuất phát của chúng tôi đêm nay.
Sau hơn hơn hai giờ hành quân , chúng tôi đã có mặt tại cao điểm 202. Tại đây  thủ trưởng Hà xuân Bính và 15 chiến sỹ bộ binh được tuyển chọn do tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Trịnh Xuân Lan trực tiếp chỉ huy đã có mặt  . Khu vực điểm tựa này của đại đội 6 tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 , cách đây một tuần địch còn chiếm giữ nhưng đã bị ta đánh bật dưới sự hỗ trợ của pháo binh và xe tăng . Điểm cao này có ý nghĩa chiến thuật quan trọng nên đã xẩy ra nhiều trận đánh giằng co quyết liệt . Nhìn công sự với giao thông hào chằng chịt của địch biết ngay đánh thắng  chẳng dễ chút nào.  Nói điểm cao nhưng thực tế chỉ là đồi thấp được bao phủ một màu xanh bạt ngàn của cây cao su nhiều năm tuổi . Hàng ngày bộ binh và công binh ta đang tiến hành phát quang tuyến phòng thủ . Cây cao su được chặt hạ ngổn ngang trước chốt , các lối mòn được cài mìn, lựu đạn tạo thành một hành lang chạy dài nhiều km.
Thủ trưởng Bính bắt tay từng người một rồi động viên anh em chuẩn bị tốt tinh thần , quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ lớn mà cách mạng nước bạn yêu cầu . Công tác bảo mật nhiệm vụ được nhắc nhở lần nữa . Những người ngiện thuốc lá chỉ được mang theo thuốc lá cuộn giấy trắng.  Không ai được mang bất kể loại giấy tờ nào ngoài bản đồ. Bộ binh mang vác nặng hơn vì họ phải cõng hoả lực . Những người mang vũ khí cá nhân kể cả trinh sát đều phải gùi thêm 1 – 2 quả đạn cho hoả lực bộ binh . Với thực lực như vậy chúng tôi không thể đánh được chốt phòng ngự nhưng đủ sức đánh thắng địch khi bị lộ để mở đường vào Đầm Be.
Chúng tôi tổ chức nấu cơm ăn bình thường nhằm bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội làm nhiệm vụ dài ngày . Mọi người ăn cơm ngon lành vì ai cũng hiểu rằng mấy ngày tới phải ăn lương khô trừ bữa . Đêm nay sẽ quyết định đến sự hoàn thành nhiệm vụ bởi ở chiến tuyến địch sẽ tổ chức cảnh giới bố trí dày hơn nội địa . Để xuyên qua tuyến phòng thủ đòi hỏi người trinh sát dẫn đường phải tinh nhanh , vận dụng ngiệp vụ kết hợp kinh ngiệm để luồn lách giữa hai chốt hay vòng tránh địch .
 Màn đêm buông xuống thì chúng tôi được lệnh lên đường. Các đồng chí trong ban chỉ huy đại đội 6 lưu luyến bắt tay tạm biệt chúc đoàn hoàn thành nhiệm vụ mau chóng trở về. Cũng chẳng mấy khi họ thấy tư lệnh sư đoàn ở trên chốt đại đội cùng ăn cùng ở với chiến sỹ . Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Trịnh xuân Lan hiệp đồng rất kỹ với cán bộ đại đội ký tín hiệu để nhận biết nhau ngày trở về , tránh bắn nhầm xảy ra thương vong không đáng có. Từ điểm xuất phát này , chúng tôi sẽ đi bằng góc phương vị bởi đi theo lối mòn sẽ vấp chốt của địch . Địa hình trên bản đồ chúng tôi đã ngiên cứu kỹ . Hết rừng cao su chừng 1km là rừng lúp xúp . Bây giờ đang giữa mùa mưa , các con suối cạn sẽ có nước chảy nên hạn chế nhiều trong tốc độ hành quân. Trinh sát sư đoàn đi trước . Tiếp theo là trinh sát quân đoàn. Tư lệnh cùng tổ đài 2w đi cùng khối với bộ binh tiểu đoàn 3 . Đội hình một hàng dọc như con Trăn gió luồn lách nhẹ nhàng  xuyên qua tuyến phòng thủ của địch . Trưởng ban trinh sát  sư đoàn vốn là người ngiêm khắc , ông nguyên là đại đội trưởng trinh sát sư đoàn thời đầu chống Mỹ  .  Ông đi cùng trong đội hình của C20 để kịp thời chấn chỉnh phương hướng và cùng tôi xử lý tình huống . Những giờ đầu không thể đi nhanh vì địch bố phòng dày đặc. Trời tối đen như mực . Trong rừng càng tối hơn . Chúng tôi lần bước theo tiếng động của bàn chân người phía trước để hành quân  . Thi thoảng có ánh sáng mờ nhạt của địa bàn ai đó kiểm tra hay giơ cao để mọi người nhận rõ đường đi . Góc phương vị cũng phải thay đổi theo đường dích dắc để vòng qua các cao điểm nơi có địch chốt giữ. Vượt tuyến phòng thủ của địch nguy hiểm hơn khi vào hậu phương bởi mật độ địch bố trí dày đặc . Vì vậy, tôi chọn tổ của trung đội trưởng Trần Nguyên Thắng đi đầu cắt đường . Thắng người phường phong châu thị xã Phú thọ , đã được thử thách và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ .Anh đẹp trai và vui tính. Là một trinh sát nhanh nhẹn thông minh đặc biệt gan dạ nên chỉ huy rất tin tưởng.
 Càng về khuya , không gian càng im lặng, chỉ còn tiếng côn trùng rền rĩ và tiếng bước chân của đoàn quân dẫu rất nhẹ nhưng vẫn nghe rõ . Thỉnh thoảng có tiếng va chạm kim loại phát ra do ai đó mang vác nặng không may trượt chân. Những lúc như vậy , tim chúng tôi thót lại lo lắng bởi tiếng động sẽ vang xa …                                                                                                    
Khoảng nửa đêm trưởng ban Sa vượt lên nói với tôi “ Sắp đến bản Phum Lou rồi . Cần giảm tốc độ, tăng cường quan sát ! ”.... ( tiếp theo )






Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 30 Tháng Năm, 2018, 04:50:52 pm
xuanv338 xin chào chủ nhà " Đời quân ngũ" Lâu lắm lại được trở về làng xưa trong không gian bình yên, an toàn thế này. Nghe chuyện kể đánh nhau của lính Trinh sát cứ như đọc trinh thám vậy. Đức Cường đã là một nhà văn đứng sau anh lính Tây Nguyên Trọng Luân rồi đó. Văn Đức Cường đầy máu và nước mắt, đầy lá rơi và gió rừng xao động. Hay thật. Ai mà thấy được rừng xao động uốn cong mình. Chỉ có Đức Cường, anh lính Trình sát mắt tinh mới thấy được. Văn có cả tiếng súng mà vẫn không kém mềm mại. Cảm ơn Đức Cường đã cho những người lính ngoài hậu phương thấy được cuộc chiến giữa rừng sâu.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Năm, 2018, 01:32:30 pm
cảm ơn chị Xuân Tran đã có lời bình luận.
 Ngày trước chúng ta vẫn đồng hành . Sang fb cũng vậy.Thật tiếc anh em thành viên " chuyển loại " nhiều quá ít thấy ai trở về .
Chuyện còn dài chị theo dõi nhé. Anh em C20 bên fb rất nhiều nhưng bên VMH thì chẳng có ai ngoài mình nên lời com ment chính kiến không có. Buồn!. Nhưng đó không phải là mục đích phải không chị xuanv38 ?


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Năm, 2018, 01:44:15 pm






TIếp theo ...


... Phum Lou là căn cứ hậu cần của sư đoàn 405 quân khu đông bắc. Chúng tôi biết qua khai thác tù binh khi ta đánh chiếm cao điểm 202 . Tôi lệnh tăng góc phương vị lên 5 độ để vòng trái. Chúng tôi đã gặp nương rẫy của dân . Chuối và Đu đủ ở đây rất nhiều chứng tỏ đường đi rất gần bản . Đại đội phó Quý đi cạnh thì thầm vào tai tôi “ tháng trước tôi cùng anh em trinh sát ta đã vào nơi này ”.
 Gần về sáng, trăng hạ tuần lên cao . Dưới ánh sáng lờ mờ mọi người đã dễ đi hơn . Tôi nhìn đồng hồ qua ánh sáng dạ quang của chiếc địa bàn Mỹ đã hai giờ sáng .Tốc độ hành quân được đẩy cao. Dẫu rất mệt nhưng ai cũng hiểu vào sâu trong địch hậu thì càng an toàn bởi đối phương chỉ bố phòng dày ở ngoài chiến tuyến. Bằng bất cứ giá nào đêm nay phải vượt xa tuyến phòng thủ để ban ngày đi an toàn hơn .
Tôi lệnh tiếp tục đổi người cắt đường . Không nên để một người phải đi trước quá lâu bởi xương máu là bình đẳng . Hơn nữa , người trinh sát đi trước lúc nào cũng phải tập trung cao độ, rất căng thẳng mệt mỏi . Người trinh sát thay phiên tên là Cài , anh người Hà Bắc nhập ngũ 1975 . Cài có thân hình to khoẻ da đen nhẻm, tính tình vui nhộn và rất lì khi xung trận. Tôi chọn Cài đi trong chuyến công tác đặc biệt này vì đã được thử thách qua hai lần luồn sâu trước đó . Đi chưa được bao lâu bỗng Cài ngồi xụp xuống . Theo phản xạ tự nhiên , tất cả đều dừng lại và nhanh chóng tản ra . Từng giây phút nặng nề trôi , khu rừng vẫn xao động trong tiếng gió ngàn . Tôi đập nhẹ vào vai trung đội trưởng Thắng ra tín hiệu cùng vọt lên . Có tiếng động nghe như tiếng đào công sự. Quái lạ , “ sao ai làm gì trong rừng vào giờ này? ”, tôi thầm nghĩ và nói với Viết theo tôi lên tiếp cận mục tiêu . Cả hai bò theo hướng tiếng động . Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng thì ra là mấy con Trâu lạc đang đằm nước ! .  Tiếng ì oạnh phát ra buổi đêm ai mà đoán được cái gì . Mọi người thở phào nhẽ nhõm tiếp tục hành trình .
Khoảng ba giờ sáng . Liên lạc tư lệnh vượt lên truyền lệnh : “thủ trưởng bảo chọn nơi để bộ đội nghỉ lao 15 phút ! ” . Tôi chọn nơi nghỉ là một rừng cây lúp xúp . Mọi người tranh thủ nghỉ ngơi vì biết rằng thời gian nghỉ không dài . Mấy cán bộ trinh sát tranh thủ chụm đầu quanh bản đồ bàn bạc , xác định vị trí đứng. Ánh sáng dạ quang của mấy cái địa bàn lúc này được phát huy. Đêm tối không thấy được địa hình và vật chuẩn nên vị trí đứng căn cứ vào góc phương vị và tốc độ hành quân là chủ yếu nên xác định vị trí đứng chỉ là tương đối . Tôi đi ngược lại cuối đội hình xem tư lệnh Bính có ý kiến gì không  . Anh em bộ binh nằm la liệt nhiều tư thế . Họ mang cả trang bị trên vai để nghỉ . Gùi đạn ngiễm nhiên thành điểm tựa cho cái lưng đang cần nghỉ ngơi . Tôi thầm nghĩ : “ Mới khoảng một phần tư quãng đường . Gian nan vẫn đang chờ phía trước . Đây là thử thách lớn trong đời chiến sỹ , hãy động viên mọi người cùng cố gắng ”.
 Gặp tư lệnh Bính,  ông bắt tay rồi nói : “  Chúng ta luồn lách tránh địch rất tốt. Hãy động viên bộ đội cố gắng .Sáu giờ cho anh em nghỉ lao để thông tin lên máy liên lạc phiên đầu ”.
Chúng tôi nghỉ lao lúc mặt trời hắt tia nắng đầu tiên . Một tổ trinh sát tản xa để cảnh giới . Lương khô của ai người đó ăn. Nước ai người đó uống. Có người tranh thủ ngã lưng chắc vì khi hành quân  đã  nhai lương khô cho đỡ buồn ngủ.
Thông tin lên máy . Theo quy ước , giờ chẵn canh máy chờ . Đêm qua gần địch nên không thể phát tín hiệu liên lạc . Thủ trưởng Bính ký điện báo cáo tình hình . Tiếng tích tè vang lên không trung theo nhịp điệu của bàn tay báo vụ được chuyển về sư đoàn. Ai cũng biết rằng Bộ tư lệnh sư đoàn đêm qua không thể ngủ vì lo lắng cho chúng tôi. Bộ tư lệnh cũng thông báo cho chúng tôi biết lực lượng phản chiến đã tung lực lượng ra đón từ toạ độ XY phía tây Xe re Kấc nên phải chú ý để bắt liên lạc ....


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 01 Tháng Sáu, 2018, 04:58:02 am
Po to lại bị nhầm không sửa được do quá thời gian qui định các bạn thông cảm.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 01 Tháng Sáu, 2018, 05:56:18 am
( tiếp theo )

...Hết thời gian nghỉ chúng tôi tiếp tục hành trình . Tôi nói với đại đội phó Quý kiểm tra , xoá dấu vết để lại nguyên trạng , chỉ sơ suất nhỏ của ai đó bỏ vỏ lương khô hay mẩu thuốc sót lại sẽ là vật chứng cho sự có mặt của bộ đội Việt nam .Từ đây , trên đường đi có nhiều nương rẫy của đồng bào , nhìn cỏ dại và hoa quả còn sót lại chứng tỏ dân bỏ hoang chưa lâu . Trưởng ban Sa nói với tôi : “ Phải đi liên tục đến Tây Xe re Kấc mới được nghỉ trưa . Quyết tâm đến Bắc  Đầm Be trước lúc trời tối ”. Vậy là sáng và trưa  nay chúng tôi phải hành trình cắt đường dài khoảng 20km . Qua thực địa trên bản đồ ,  chúng tôi biết phải tiến hành vượt đường nhiều lần. Mối lần vượt đường rất mất thời gian bởi phải tổ chức cảnh giới rồi mới vượt qua .
 Tốp chiến sỹ trinh sát của quân đoàn vượt lên đầu để thay phiên cắt đường theo kế hoach. Đêm qua anh em c20 thay nhau cắt đường nên đã thấm mệt . Người chiến sỹ trinh sát cắt đường luôn phải đi đầu nên nghiệp vụ phải tinh thông . Mắt quan sát địch , vừa phải nhìn vật chuẩn , chọn lối đi nên rất căng thẳng. Cái sai của người trinh sát dẫn đường sẽ được đổi bằng tính mạng bao người. Bởi vậy chúng tôi thường xuyên theo sát kiểm tra , động viên nhắc nhở anh em đi đúng hướng . Khi vòng vượt thì phải đến vật chuẩn mới tiếp tục cắt đường theo phương vị .
Gần trưa , rừng thưa dần ,chúng tôi đi qua nhiều nương rẫy thấy dấu vết thâm canh còn mới chứng tỏ vùng này có dân ở . Không biết người dân ở đây có cảm tình với Việt Nam hay không nhưng dù đối tượng nào chúng tôi cũng phải tránh. Để đến Sê rê Kấc chúng tôi phải vượt qua một con lộ địch thường vận tải hàng lên tuyến trước . Không bao lâu con đường đã hiện trong tầm mắt . Tôi báo cáo tư lệnh xin tổ chức vượt đường. Đại đội phó Quý dẫn một tổ lên cảnh giới .Tôi gọi tiểu đội phó Cài cùng tôi lên đoạn đường vòng phía dưới để quan sát . Toàn đội hình ngồi tại chỗ yên lặng chờ đợi . Vừa đến đoạn đường vòng chúng tôi đã nghe có tiềng ầm ì của động cơ từ xa vọng tới . Hú vía!. May ta chưa tổ chức vượt đường . Tư lệnh Bính trực tiếp hô anh em tản ra ẩn náu không ai được phép tự động nổ súng . Tổ cảnh giới đã kịp lùi sâu vào trong thì cũng là lúc chiếc ô tô đầu tiên xuất  hiện chạy về hướng Sê rê Kấc bụi đường tạo một vệt dài . Đoàn xe tải chở quân  có bốn chiếc . Chắc là chúng bổ sung quân cho tuyến trước bởi hướng sư đoàn 10 tuần qua đánh mạnh nhằm nghi binh đối phương . Bọn địch  trên xe lố nhố thằng đứng , thằng ngồi , đầu tên nào cũng quấn khăn rằn , có thằng nằm vắt cả chân ra ngoài thành xe chứng tỏ chúng rất chủ quan . Xe địch vừa đi qua lợi dụng khói bụi chưa tan chúng tôi khẩn trương vượt đường . Đã có cảnh giới nên chúng tôi tất cả đều chạy để làm sao qua đường nhanh nhất. Khi người bộ binh cuối cùng vượt qua thì tổ xoá dấu vết đi lùi quét dấu chân nhanh chóng rời hiện trường .
Xê rê Kấc không phải là thị tứ nhưng là vùng đông dân cư. Chúng tôi được biết đây là hậu cứ của sư đoàn 450 thuộc quân khu Đông –Bắc . Vượt qua Xê rê Kấc khoảng một km , chúng tôi được lệnh nghỉ lao để thông tin lên máy làm việc . Tư lệnh chỉ thị bắt đầu từ toạ độ XY phía Tây Xê sê Kấc cho đến Đầm Be chúng tôi phải chú ý để bắt liên lạc . Lực lượng phản chiến đã  cho nhiều toán ra ngoài để đón tìm bộ đội việt Nam.
Từ Sê Sê Kấc góc phương vị thay đổi. Chúng tôi đi gần như chính hướng Tây. Đây là vùng thường đụng độ của quân phản chiến với Khơ me đỏ. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải phát hiện đối phương trước để quan sát thẩm định có phải đây là lực lượng ra móc nối hay không . Nhận nhầm sẽ là cái giá quá đắt bằng sự đổ máu , không hoàn thành nhiệm vụ . Bởi vậy, chỉ huy liên tục nhắc phải quan sát đối tượng mang súng , đầu nòng súng cột vải trắng thì bắn tín hiệu .Chưa được lệnh chỉ huy thì không được nổ ...( mời các bạn xem tiếp )


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Sáu, 2018, 02:12:48 pm
    Mời các bạn đọc tiếp :

...Từ Sê Sê Kấc góc phương vị thay đổi. Chúng tôi đi gần như chính hướng Tây. Đây là vùng thường đụng độ của quân phản chiến với Khơ me đỏ. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải phát hiện đối phương trước để quan sát thẩm định có phải đây là lực lượng ra móc nối hay không . Nhận nhầm sẽ là cái giá quá đắt bằng sự đổ máu , không hoàn thành nhiệm vụ . Bởi vậy, chỉ huy liên tục nhắc phải quan sát đối tượng mang súng , đầu nòng súng cột vải trắng thì bắn tín hiệu .Chưa được lệnh chỉ huy thì không được nổ
súng tránh thương vong vô ích.

Mặt trời đã đứng bóng nhưng chúng tôi chưa thể nghỉ bởi đường còn xa phải bắt được liên lạc với bạn trước lúc trời tối. Mọi người vừa đi vừa nhai lương khô  đỡ đói. Cũng may bây giờ đang đầu mùa mưa ,lúc gần Xê rê Kấc chúng tôi vượt qua suối nên bi đông lại được bổ sung đầy . Đường vào Đầm be không còn khó đi như lúc mới khởi hành bởi đây đã là vùng trung du. Theo dự kiến nếu bị dân K phát hiện thì buộc lòng chúng tôi phải khống chế đưa đi theo cho đến lúc gặp lực lượng phản chiến mới trả về . Vì vây, mỗi lần vượt qua bãi tráng hay nương rẫy , chúng tôi phải vòng để vượt qua nên tốn nhiều thời gian  Khoảng 4h chiều chúng tôi đã đến Đông Bắc Xê rê Kấc. Rừng le khá dày. Cách không xa là rừng cao su . Một con đường mòn nhỏ có dấu chân  của người mới đi lại chạy ngang trước mặt . Tôi cho đội hình lùi lại  rồi cùng chiến sỹ Viết ( Quê Nghệ An ) lên quan sát để tổ chức vượt đường.  Vừa lên mép đường , tôi gịật mình khi thấy một tốp người từ xa đang tiến lại gần. Nguy quá . Lùi lại sẽ bị phát hiện bởi cây cối phía sau không đủ che khuất. Họ là lực lượng nào ?. Tôi thấy họ đều đeo súng nòng hướng lên . Trên nòng được cột vải trắng như quy định ám hiệu . Nhưng chúng tôi không thể liều lĩnh khi chỉ có hai người . Thời gian không thể chậm để lựa chọn cách  xử lý tình huống . Tôi cởi áo quân phục và mũ có quân hiệu để lại bên vệ đường rồi cả hai nhanh chóng di chuyển ra xa
. Tôi rê nòng súng theo họ cho đến khi họ dừng lại nhặt áo lên. Đúng như dự kiến họ xúm lại trao đổi gì đó rồi có người hô : “ Con Tóp Việt Nam Xa ma khi !”.
Tình huống lúc này như người ngồi trên lưng Hổ. Tôi đáp lời bằng tiếng Việt “ Bộ đội Việt Nam ” rồi quan sát . Tất cả họ đều giơ tay vẫy ra hiệu đã nhận biết , không ai cầm súng ở tư thế chiến đấu . Nhưng chúng tôi chỉ có hai người nên không thể liều lĩnh xuất hiện . Thật may anh em cũng đã phát hiện ra họ và bắn súng ra tín hiệu hỏi . Họ bắn tín hiệu trả lời, theo quy ước tổng số hỏi – đáp là tám viên đạn nên cả hai bên đã phát hiện chính xác đối tượng liên lạc .  Mấy chiến sỹ trinh sát được lệnh tiến về phía họ dưới nhiều họng súng của cánh  bộ binh đang rê theo đề phòng tình huống xấu nhất .
Sau những cái bắt tay đầu tiên thì tất cả chúng tôi đứng dậy ùa ra. Niềm vui vô bờ giữa hai lực lượng cách mạng cùng chung mục đích đã được gắn trên những bàn tay nắm chặt . Một trong số họ nói bằng tiếng việt khá sõi : " Chúng tôi chờ bộ đội việt nam đã lâu ..."


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Phó cối trong 04 Tháng Sáu, 2018, 08:01:20 pm

             Hay qua bác ạ tiếp đi bác nhé đọc bài của bác em cứ đồ hộp


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 05 Tháng Sáu, 2018, 02:07:00 pm
Cảm ơn nha . Vẫn thấy bạn ở bên fb đấy.Các thành viên bên VMH bỏ nhà chạy hết chẳng mấy người trở lại cũng buồn .


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 05 Tháng Sáu, 2018, 02:24:08 pm
Trước lúc giới thiệu đoạn này tôi xin nói thêm . Ngày 20/4 /2018 vừa qua , đại đội 20 của tôi tổ chức gặp mặt lần thứ 5 tại xóm Đồng Kỵ Huyện Từ Sơn do anh Quách Sơn ( níc trên face book là Quach son ) trưởng ban tổ chức . Do gặp mặt đông đủ nên tôi đã sưu tầm thêm tư liệu của người trong cuộc và bài viết mới được bổ sung .

Mời các bạn đọc tiếp ...

...Họ dẫn chúng tôi vào căn cứ kháng chiến . Con đường mòn ngoằn ngoèn đi về phía Đầm be . Một số tốp lính của lực lượng phản chiến ẩn nấp bên vệ đường cũng đã đứng dậy nhìn chúng tôi . Trên cây Thốt nốt cao có hai người đang khoác súng trèo xuống . Có lẽ đây là đài quan sát của họ . Bên đường vào căn cứ có khá nhiều ngôi nhà nhỏ có dân . Chúng tôi được giới thiệu đây là nhà tạm của lực lượng nổi dậy . Họ đang cùng chồng và lực lượng kháng chiến di chuyển dần ra vùng tự do để mong được ViệtNam giúp đỡ. Họ nhìn chúng tôi với con mắt lạ lẫm , nhất là em nhỏ.
Vào căn cứ , chúng tôi lên máy làm việc báo cáo tình hình và nhận chỉ thị . Người chiến sỹ thông tin đã chuyển điện khẩn tối mật về sở chỉ huy . Tiếng tích tè được phát từ ma níp qua bàn tay chiến sỹ báo vụ lan truyền trong không trung như loan tin chiến thắng . Chúng tôi biết từ khi thực hiện nhiệm , cả bộ tư lệnh quân đoàn , sư đoàn đều không thể ngủ an giấc bởi đây là nhiệm vụ đặc biệt liên quan đến vận mệnh của một quốc gia . Hơn nữa , tính mạng của cả một đoàn quân khó lấy gì để bảo đảm khi vượt qua tuyến phòng thủ dày đặc của Khơ Me Đỏ vào sống trong lòng địch . Hơn nữa , lực lượng ly khai cách đây không lâu còn là đối phương của mình , ai biết được trong số họ sẽ có “ người hai mặt” sẵn sàng quay mặt trở cờ …
Tư lệnh Bính đề nghị phía bạn cho gặp người lãnh đạo cao nhất. Họ trả lời xin chờ đợi. Viên sỹ quan trẻ nói tiếng Việt sành sỏi mà chúng tôi gặp ban đầu kể rằng anh ta được học tập ở trường sỹ quan Đặc công ở Xuân mai Việt nam . Được biết thủ đô Hà nội khi còn học tập . Trong đội hình thâm nhập lần này không có ai biết tiếng Căm Phu Chia nên thực sự bất lợi trong giao tiếp nắm tình hình  . Nếu không có viên sỹ quan trẻ kia thì thật khó khăn khi bàn công việc . Những người ra tiếp đón họ đều vận đồng phục  màu xanh sẫm , đeo súng ngắn K59 vỏ hộp còn mới nguyên . Tôi thầm nghĩ liệu có phải vũ khí Trung Quốc mới viện trợ chăng ?!...
Chờ một lúc thì thấy một người to cao cởi trần , bụng quấn Xà Rông tay cầm dao cắm bước vào. Các sỹ quan này đều đứng dậy khúm núm chào. Một người vội chạy đi lấy nước. hai tay mời rất lễ phép.Tôi hiểu rằng đây là “ Lục Thum ” của họ. Ông nói được tiếng Việt nhưng còn bập bõm. Ông tự giới thiệu mình là dân biểu quốc hội thời Pôn Pốt nhưng ông không tán thành quan điểm chống người Việt Nam của chính phủ cũng như đường lối xây dựng xã hội của Đảng cầm quyền . Ông cho biết dân  vùng này khoảng hai vạn. Họ rất muốn ra vùng giải phóng. Yêu cầu giúp đỡ lớn nhất hiện nay không phải là vũ khí đạn dược mà là thực phẩm và thuốc men , quân và dân vùng này đang bị đói , đau ốm không có thuốc chữa bệnh . Mọi người dân theo kháng chiến đều mong được sang sinh sống ở Việt nam.
 Chúng tôi nói rằng phải chờ xin ý kiến của cấp trên. Mọi người trong chúng tôi ai cũng thầm nghĩ  không thể đưa một lực lựợng lớn như vậy ra vùng giải phóng. Từng này người kể cả lực lượng bạn ai dám bảo đảm an toàn cho họ khi đi qua vùng Khơ me đỏ kiểm soát mà không bị phát hiện . Câu trả lời đã được hóa giải sau khi nhận được bức điện của tư lệnh :  Chỉ được đưa người lãnh đạo cao nhất về Việt Nam để kịp thành lập chính phủ lâm thời . Cho một số lính phản chiến theo ra My Mút để tải hàng viện trợ vào lại căn cứ . Lý do sắp tới lực lượng cứu nước Căm Phu chia sẽ được thành lập . Quân đội Việt Nam sẽ giúp đỡ bạn giải phóng đất nước nên không phải đưa dân ra nữa .
Chúng tôi trả lời như vậy nhưng vị đại diện ly khai kỳ kèo xin chỉ đưa gia đình vợ con của mấy “ ông lớn ” về Việt nam thôi . Chúng tôi lại phải viết điện xin ý kiến . Bộ tư lệnh cho phép chúng tôi tự quyết định về số lượng với điều kiện bảo đảm tuyệt đối an toàn trên đường ra. Tư lệnh Hà Xuân bính mời hội ý chỉ huy để tham mưu ý kiến . Tôi phát biểu chỉ nên cho cả gia đình và lính phản chiến ra số lượng 35 người , bằng lực lượng của ta và được mọi người nhất trí. Trưởng ban trinh sát đề xuất chúng ta nên trở về ngay sáng ngày mai . Việc nắm bắt tình hình thì đã có vị cán bộ đi theo về cung cấp sau, ở lâu không có lợi .
Tối đó chúng tôi nằm “ lọt thỏm ” trong căn cứ của lực lượng kháng chiến. Chúng tôi ngủ riêng trong một khu vực theo đội hình chiến đấu. Tổ chức kíp gác hai người , cán bộ cũng phải gác để anh em có sức ngày mai cắt đường trở về.
Đêm mênh mông gió ngàn man mác . Dưới cánh võng đung đưa , nhìn chòm sao Bắc đẩu như ánh mắt người thương đang nhấp nháy muốn hỏi vì sao anh chưa ngủ . Tôi bỗng nhớ đến Lan . Giờ này chắc cô ấy còn thức để học. Chúng tôi vô tình gặp nhau trong lần thực tập nghiệp vụ ở trường Đại học tổng hợp Hà Nội . Vậy là xa nhau gần 3 năm rồi , dẫu giàu sức tưởng tượng đến mấy , cô ấy cũng không thể hình dung mình đang trong hoàn cảnh thế này. Tôi thiếp đi lúc nào không biết.
Tiếng chim hót chào một ngày mới bắt đầu . Tôi nhìn đồng hồ mới năm giờ sáng...


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Phó cối trong 06 Tháng Sáu, 2018, 07:27:03 am

  Em vẫn vào liên tục nhưng chỉ đọc thôi vì topics hà giang ký ức không còn ai vào chủ trang thì bị tai nạn
  từ năm ngoái bấy giờ mới bình phục


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: tranphu341 trong 06 Tháng Sáu, 2018, 09:07:28 am

           Chào bác chủ Đức Cường chào các bạn!!!

           Hay quá hay quá chuyện kể với tư liệu thật hay thật quý về cuộc chiến biên giới Tây Nam về nhiệm vụ Quốc Tế giúp bạn và Cách mạng CPC GIAI ĐOẠN CÒN TRONG TRỨNG NƯỚC. Nay đã 40 năm rôi câu chuyện lịch sử đầy tư liệu quý về những nghĩ cử cao đẹp của bộ đội VN cụ thể là Đức Cường cùng đơn vị đã không quản gian khổ hy sinh những khó khăn vào sâu vùng địch để bắt liên lạc với lực lượng nổi dậy. Đọc đén đoạn này tôi cảm động trào nước mắt.

            Thật tuyệt thật tuyệt!!! Chúc các bạn cùng bác chủ ngày càng nhiều sức khỏe nhiều niềm vui và khai thác thêm nhiều tư liệu quý tiếp nối câu chuyện đang hấp dẫn này!!!


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 17 Tháng Sáu, 2018, 05:26:23 pm
 Cảm ơn bác Tranphu341 đã theo dõi động viên .
Mời các đồng đội đọc tiếp...


...Mọi người lục tục dậy gấp tăng võng vào gùi . Chúng tôi nấu cơm ăn đàng hoàng . Chả là tối qua mời mấy người lính ly khai ăn lương khô , họ khen ngon, thế là chúng tôi đổi lương khô cho họ để lấy mấy bơ gạo . Tuy vùng kháng chiến nhưng rau xanh vẫn trồng rất nhiều , hẳn đây là chủ trương “ thục túc binh cường ” của bạn để nuôi quân trường kỳ kháng chiến.  Chúng tôi ăn sáng thay bữa trưa để hành quân . Lâu ngày được bữa rau ăn “ ngập chân răng” thật ngon miệng ..
Viên sỹ quan nói tiếng việt đến thông báo số lượng người và gia đình sẽ theo đoàn về My mút  . Có bảy gia đình , còn lại là lính ra để tải hậu cần thuốc men vào. Chúng tôi lo nhất là khối dân. Sẽ có con nhỏ bồng bế đi theo , khi vào vùng địch kiểm soát lỡ các cháu khóc thì khó lường hậu quả .
Phương án đi đường đã được hai bên bàn kỹ . Người chỉ huy ly khai nói rằng nên hành quân bằng đường mòn mà chỉ người địa phương mới biết. Đường đi sẽ được rút ngắn và khả năng an toàn cao bởi bạn đã tổ chức trinh sát nhiều lần.  Chúng tôi nhất trí và chia thành hai bộ phận . Trinh sát đi trước cùng lính phản chiến để họ dẫn đường. Bộ binh và chỉ huy đi cùng khối dân nhằm bảo vệ đồng thời quản lý cán bộ của họ nếu như ai đó muốn thay đổi ý định.
Toán  luồn sâu được lệnh phải bảo vệ tính mạng và đưa bằng được thủ lĩnh kháng chiến ra ngoài trong bất luận trường hợp nào. Hẳn đây là nhân vật quan trọng của chính phủ trước đây để rồi sẽ là thành viên của mặt trận cứu nước Căm phu Chia ngày mai.
Đoàn người hướng về phía mặt trời mọc lầm lũi bước . Những người lính chí nguyện thầm hiểu hướng đông là tổ quốc mình. Nơi ấy có bao người mẹ đang mong chờ đứa con xa . Với những người dân Căm Phu Chia , họ đang đi tìm tự do . Họ mong được sự giúp đỡ của nhân dân Việt nam để thoát khỏi nạn diệt chủng . Trẻ nhỏ được các chị địu sau lưng . Còn lại tất cả đều đi bộ mang vác lương thực và tư trang. Các sỹ quan lính phản chiến phải đi trong tốp đầu đội hình . Đây là quyết định của chúng tôi để dễ kiểm soát quân số lỡ khi có gia đình ai đó thay đổi ý định , họ không thể liên lạctrợ giúp vợ con lúc khó khăn .Vâng, các chị hãy chịu khó , chỉ ngày mai thôi các chị sẽ được về nơi có cuộc sống thanh bình mà mọi người dân Căm phu chia đều mong đợi .
Chúng tôi đi trên những lối mòn nhỏ. Hẳn con đường này lính phản chiến đã đi nhiều lần . Trời nắng nóng , đường khó đi . Thi thoảng có tiếng khóc trẻ nhỏ thét lên . Mỗi lúc như vậy , tim chúng tôi thót lại nhìn họ ái ngại nhưng không thể trách cứ . Người mẹ lúc này lại địu con bằng Xà rông trước ngực để vừa đi vừa cho con bú .
Trời chuyển sang chiều, chúng tôi cho đoàn nghỉ lao dưỡng sức và để lên máy liên lạc . Chúng tôi bắt được tín hiệu ngay vì đài ở nhà canh liên tục . Một chốc sau nhân viên cơ yếu chạy hổi hả đưa bức điện vừa dịch cho Phó tư lệnh Hà xuân Bính .Nhìn mặt phấn chấn tôi đoán sẽ có điều gì thuận lợi  . Đúng như vậy . Tư lệnh thông báo sư đoàn đã hỗ trợ tối đa,  cho bộ binh trung đoàn 48 bí mật dâng lên tận gần bản Phum Lu tại tọa độ XY để đón đoàn. Tôi đưa ống nhòm trèo lên cây quan sát . Xa xa đã là rừng cao su My mút…
Đoàn người lại lên đường .Từ khi vượt qua rừng le ,  đoàn không đi theo lối mòn nữa mà phải cắt đường bằng góc phương vị. Từ rừng cây lúp xúp rồi chuyển dần vào rừng Khộp . Rừng ở đây gần như nguyên sinh . Phong Lan mọc bám trên những cành cây cổ thụ sà những chuỗi hoa xuống  chỉ cần cái với tay là đã hái được . Sao loài hoa rừng đa sắc này lại trùng với tên bạn gái của mình ? . Một ý nghĩ  thoáng rồi nhường chỗ cho hiện tại bởi đoạn đường còn dài , gian nan còn phía trước .
 Trưởng ban Sa cho liên lạc chạy lên báo rằng : “ Khối dân cuối đội hình có một phụ nữ đi chậm do mệt mỏi , nên tạo điều kiện giúp đỡ để baỏ đảm tốc độ ”.
Tôi thầm nghĩ có lẽ đi cả ngày họ đuối sức .Tôi gặp viên  sỹ quan người  K để làm phiên dịch rồi cùng đứng lại cuối đội hình tìm hiểu. Một phụ nữ nhỏ nhắn đang địu đứa con nhỏ , hai tay  xách gói đồ đang cố gắng bước một cách mệt nhọc , chiếc khăn Ka ma che kín khuân mặt chỉ để lộ hai con mắt .
 Tôi hỏi :
      - Chồng chị có đi trong đoàn không ?
Ngước mắt nhìn tôi chị trả lời :
-   chồng tôi ở lại chỉ huy kháng chiến .
Tôi hỏi tiếp :
-   Chị người vùng này ?
-   Không ạ. Tôi người tỉnh Ph lây veng. Anh ấy đã về đưa mẹ con vào vùng kháng chiến  Đầm be . Chồng tôi là đại đội trưởng của sư đoàn 450 Khơ me đỏ.
Tôi hiểu đây là một sự hy sinh tình riêng vì tương lai của cả một dân tộc . Đất nước họ đang quằn quại trong đau thương của chế độ diệt chủng .Họ phải gửi vợ con sang Việt Nam để an tâm chiến đấu quyết lật đổ chế độ độc tài . Là lính chiến có ai hẹn được ngày về. Tôi thầm phục ý chí , niềm tin và sự hy sinh của viên sỹ quan chưa biết mặt này.
Tôi nói :
-   Chị đưa thằng bé đây . Tôi giúp!.
-   Cảm ơn anh. Nhỡ cháu khóc thì bộ đội khó giỗ. Mang giúp đồ đạc là em cảm ơn lắm rồi ạ.
Viên sỹ quan nói :
-   Cũng hợp lý đó anh. Nhỡ cháu khóc thì khó dỗ .
Tôi cầm hết gói đồ ném chồng lên gùi rồi bước đi. Viên sỹ quan đứng lại nói gì đó với người phụ nữ rồi trở về đội hình .
...( còn nữa )
















Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 12 Tháng Bảy, 2018, 09:34:22 pm
Mời các đ/c đọc tiếp theo và hết . Xin cảm ơn


...Tiếng súng ì ùng nghe đã rất gần cũng có nghĩa là sắp đến tuyến phòng thủ của địch. Mặt trời đã lặn , bóng hoàng hôn ập xuống .Với đội hình đông như thế vượt qua lúc này rất dễ bị phát hiện. Vì vậy chúng tôi tính toán vượt tuyến vào buổi hoàng hôn . Dù rằng phụ nữ và các cháu rất mệt nhưng không thể nghỉ bởi đây là chiến trường .Trời tối dần ,tôi  phân công tổ anh Quý đi sau đề phòng đêm tối dân đi chậm sẽ bị lạc. Người nọ bám sát người kia. Nhiều chiến sỹ của ta đã tự giác mang đồ đạc giúp họ để bảo đảm tốc độ hành quân .
Khoảng 10 giờ tối đội hình đã đến tọa độ hiệp đồng. Chúng tôi không thể tiếp tục hành quân vì sợ bộ đội ta bắn nhầm . Tôi đề xuất với trưởng ban xin cho pháo bắn hai viên vào tọa độ yêu cầu nhằm mục đích kiểm tra vị trí đứng chính xác do buổi tối khó xác định vị trí  đứng qua phương pháp giao hội . Ông đồng ý. Chỉ 30 phút chờ đợi hai viên đạn pháo 105 đã bắn vào tọa độ yêu cầu . Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm . Phải gi nhận con đường tắt về My Mút dễ đi và an toàn nên chúng tôi đã rút ngắn được thời gian .
Mọi người mắc võng tìm kiếm ngơi nghỉ.Ở đây là rừng lau sậy giáp ranh với đồn điền cao su My Mút. Lúc này chúng tôi mới cho lực lượng ly khai về với khối dân vì trong đó có gia đình của họ.
Có lẽ sau một ngày bị tách khỏi vợ con nên khi gặp lại họ nói chuyện nhiều quá. Tiếng rì rầm trong đêm khuya vọng xa . Chúng tôi đề nghị họ tiếp tục giữ bí mật bởi đây vẫn là vùng da báo địch ta lẫn lộn. Một anh em c20 nổi giận bởi nhắc nhở họ nhiều lần mà không tuân thủ.
Chúng tôi không thể nhai lương khô được vì nước trong bi đông đã cạn. Mỗi người chỉ có một bi đông nước cho cả ngày hành quân nên không thể xin nhau. Vậy là đói , là khát hành hạ . Chiều nay nắp bi đông nước cuối cùng cất dành tôi đã cho thằng bé khi mẹ nó nói rằng cháu khóc vì khát nước. Hẳn giờ nó đang an giấc trong vòng tay người mẹ . Tôi kiểm tra gác xong rồi chìm vào giấc ngủ.
 Ngày mới lại bắt đầu. Chặng đường hành quân vẫn còn dài nhưng chúng tôi rất phấn khởi vì đã về gần khu vực ta quản lý. Niềm vui vỡ òa khi anh em bộ binh trung đoàn 48 đã chủ động đến bắt liên lạc. Họ nói rằng đêm qua đã phát hiện ra chúng tôi nhưng không tiện liên lạc vì sự an toàn cho cả hai bên . Thì ra nơi chúng tôi nghỉ chỉ cách chốt của anh em ra đón khoảng vài trăm mét. Tiếng nói chuyện của những người Căm phu Chia đêm qua không lọt qua đôi tai của những người lính cảnh giới và họ đã báo cho chỉ huy biết .
Lúc này tôi mới dám xin nước uống. Anh em bộ binh cho cả vịt nước. Nước ngấm từng giọt vào mạch máu cơ thể đến ngọt ngào. Tôi không quên chia nước cho khối dân vì biết họ cũng khát như mình. Mọi người bấy giờ mới ngấu ngiến nhai lương khô . Đêm qua bụng đói nhưng do khát nên miệng không thể nuốt nổi.
Cả đoàn tiếp tục hành trình. Giờ thì chúng tôi đã an tâm không còn lo địch nữa. Với một tiểu đoàn bộ binh bảo vệ đường thì quá an tâm . Một số chiến sỹ chốt hai bên đường đứng hẳn dậy nhìn chúng tôi với con mắt lạ lẫm xen lẫn cảm phục. Có lẽ họ thấy chúng tôi đi trong vùng địch ra lại có cả dân nữa . Hẳn đâylà lần đầu họ thấy người dân Căm Phu chia . Khoảng hai giờ sau thì đoàn về đến sở chỉ huy trung đoàn 48. Ở đây xe vận tải đã chờ sẵn để chở dân về sư đoàn. Dĩ nhiên chúng tôi cùng lên xe để về đơn vị. Xe chạy qua những cánh rừng cao su rồi đến thị trấn My Mút. Thị trấn sát biên giới này hoang tàn đổ nát không có lấy một người dân. Từ thời chống Mỹ , đâylà túi bom đạn giao tranh  .  Xe chạy sâu vào rừng Tếnh , nhà bạt sư đoàn bộ thấp thoáng . Mọi người thấy chúng tôi làm nhiệm vụ trở về đều chạy ra nhìn . Hẳn các cơ quan , ban ngành của sư bộ tất cả đều nóng lòng lo lắng chờ đợi chúng tôi .
 Xe dừng lại thì đã thấy cán bộ sư đoàn cùng nhiều người lạ mặc áo dân sự chờ sẵn. Mọi người ùa vào rối rít tay bắt mặt mừng . Tư lệnh Khuất duy Tiến vui mừng bắt tay từng người một. Mọi người có mặt đều hân hoan như đón đoàn quân chiến thắng trở về. Tôi thấy nhóm người lạ mặc áo dân sự nói chuyện bằng tiếng Khơ me rất thân mật với vị lãnh đạo kháng chiến . Chắc họ đã quen nhau từ trước. Hẳn đây là nhân vật quan trọng nên chúng ta mới sẵn sàng đổi xương máu để đưa ông về kịp thành lập mặt trận kháng chiến.
Chúng tôi bin rịn chia tay những người lính phản chiến K để về đơn vị . Chỉ hai ngày đêm ở và cùng họ hành quân nhưng tình nghĩa đã mặt nồng  bởi chung nghĩa lớn . Người sỹ quan trẻ giỏi tiếng Việt đến bắt tay chúng tôi rất chặt . Anh nói hẹn gặp lại ở Nông Phênh vào ngày chiến thắng. Tôi vui vẻ nói với anh ta chưa chia tay đâu . Chiều nay sư đoàn sẽ mở tiệc liên hoan chào đón các bạn và chúng tôi cũng có mặt.
Người thiếu phụ trẻ đi về phía chúng tôi tay vẫn dắt đứa nhỏ . Chắc chị thấy người lính K đang nói chuyện với chúng tôi nên mạnh dạn đến gần. Lúc này tôi mới nhìn rõ bởi chị đã tháo khăn Ca ma trùm mặt lúc đi đường . Một phụ nữ thật duyên dáng xinh đẹp . Sống gian khổ trong vùng kháng chiến mà nước da trắng hồng . Chị bẽn lẽn nói bằng tiếng Căm phu Chia cảm ơn bộ đội Việt nam đã giúp đỡ mẹ con chị lúc gian nan. Người lính K làm phiên dịch lần nữa. Tôi nói rằng đó là nhiệm vụ của người lính tình nguyện sang giúp nhân dân K thoát nạn diệt chủng của chế độ Pôn Phốt. Nghe xong chị bật khóc. Đôi mắt đen tròn đẫm hai hàng lệ . Dẫu cố tình quay mặt dấu nước mắt nhưng chị không thể dấu được tiếng nức trong cõi lòng . Có lẽ chị đang nghĩ về bao người thân đang sống trong cảnh lầm than chế độ Phôn Phốt . 
Buổi chiều đó thật vui. Đời binh nghiệp của tôi không thể quên bữa cơm đoàn kết trong rừng biên giới nước bạn này . Đây là chuyến móc nối đầu tiên để làm tiền đề cho nhiều chuyến vào sau . Trước lúc từ biệt , chúng tôi đến bắt tay tạm biệt từng người lính phản chiến và hẹn gặp tại Ph Nông Phênh ngày chiến thắng. Người sỹ quan giỏi tiếng Việt cứ nói liên tục : “ sa ma ki con tóp Việt nam . Đoàn kết với bộ đội Việt nam !”…

                                                         *      *

       Trong thời gian bốn tháng sau chúng tôi có nhiều toán trinh sát vào lại Đam be để liên lạc với bạn .Chuyến cuối cùng ngày 21/12 /1978 chuẩn bị cho chiến dich giải phóng K mà mục tiêu đầu tiên là Dam be . Trong lần đi trinh sát ấy đồng chí Nẳn hy sinh . Đồng chí trung đội trưởng Trần Nguyên Thắng người mà tôi tin tưởng lựa chọn cho chuyến đi đầu tiên kể trên bị thương rất nặng . Anh được máy bay chở về bệnh viện 175 cấp cứu . Từ đó đến nay tròn 40 năm , mãi hôm nay mới gặp lại người đồng chí thân yêu của mình .

TRân trọng cảm ơn các bạn theo dõi.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 09 Tháng Tám, 2019, 04:04:02 pm
Cảm ơn mọi người đã đọc. Lâu quá chưa vào ngôi nhà của mình


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: xuanv338 trong 11 Tháng Tám, 2019, 05:53:26 pm
Đức Cường đi khai miền đất hứa nên ít về. Ở nhà mọi người vẫn tới đọc đông đúc. Vì đây mới là điểm xuất phát của mình vươn ra thế giới mênh mông. Là ngôi nhà ấm áp, nơi khởi nghiệp của nghề phụ của mình.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 04 Tháng Tư, 2020, 09:39:33 pm
 các đồng đội thân mến.
Câu chuyện " nhiệm vụ đặc biệt" tôi kể trên thật may mắn vưa rồi được ban biên tập sách truyền thống Đại đoàn đồng bằng tuyển chọn để in vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập sư đoàn 320.
Cẩm ơn mọi người đặc biệt các thành viên trang MVH đã theo dõi động viên cổ vũ.
Nếu có cơ hội thì phần hai tiếp tục có những bài viết mới do đồng đội bổ sung mà Đức Cường chưa được biết để viết.
Xin chân thành cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Đời quân ngũ. (Phần II)
Gửi bởi: Đức Cường trong 08 Tháng Mười Một, 2020, 02:50:50 am
cảm ơn chị Xuanv38.  bài viết trên đã được viết lại gọn hơn , chính xác hơn bởi có thêm nhiều tư liệu mà anh em c20 f320 góp ý kiến bổ sung. Chuyện ký này tôi đã viết gửi tạp chí VNQĐ. Rất vui vì đã được ban biên tập Tạp chí Văn nghệ duyệt.  Nếu đúng kế hoạch, tạp chí sẽ cho ra mắt vào dịp kỷ niệm kỷ niệm 70 năm thành lập Đại đoàn đồng bằng 16/1/1979.