Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 08:48:08 pm



Tiêu đề: Truman ông là ai
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 08:48:08 pm
            
        - Tên sách : Truman ông là ai (The Truman Presidency)

        - Tác giả : Cabell Phillips
                        Người dịch : Nguyễn Quang

        - Năm xuất bản : 1968

        - Số hóa : Giangtvx


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2018, 08:00:31 am
       
LỜI TỰA

        Harry s. Truman là một người hoàn toàn tầm thường. Song ông cũng là một vị Tổng thống hoàn toàn khác thường. Ít ra cũng vì sự nhận định có vẻ mâu thuẫn ấy về giá trị, và cũng vì trong ông Truman - một nhân vật lịch sử còn sống - có hai con người, nên tác giá mới biên soạn cuốn sách này.

        Xưa nay, không có vị Tổng thống nào do trời định. Nhưng toàn thể các vị Tổng thống hùng mạnh và xuất chúng đều bộc lộ một số khả năng bẩm sinh hoặc tự tạo để đảm đương sử mạng của mình. Đó là trường hợp hiển nhiên các vị tổng thống «mạnh» dễ nhớ tên nhất như Jefferson, Jackson, Lincoln, Theodore Roosevelt, Franklin Roosevelt, Wilson và Lyndon B. Johnson. Ông Truman đảm nhận chức vụ tổng thống không hứa hẹn biến chuyển trọng đại, cũng như ông Millard Fillmore hoặc Calvin Coolidae. Vậy mà pháp nhiệm cửa ông lạì là pháp nhiệm trọng đại nhất, và sôi nổi qua nhiều tranh chấp đảng phái nhất kể từ pháp nhiệm của tổng thống Andrew Johnson đến nay. Vậy mà khi tử giã Bạch Cung sau ngót 8 năm, ông đã lưu lại cho cả chức vụ tổng thống lẫn lịch sử đương thời một vết tích không thể phai mờ về tính trọng đại.

        Làm sao một người hầu như tầm thường lại có thể hòa mình tuyệt diệu vào chức vụ chính trị cam go nhất thế giới ? Đó là điều mà tác giả muốn khám phá.

        Một ly do khác khiến tác giả biên soạn cuốn sách này là vì chưa ai thuật lại một cách quân bình và mạch lạc đúng mức thời kỳ phục vụ đầy ý nghĩa và biến cố của tổng thống Truman. Hồi ký của ông gồm hai tập, tuy chứa đựng nhiều chi tiết, và giúp bạn đọc am hiểu mọi khía cạnh, lại rơi vào khuyết điểm thông thường của phần lớn văn phẩm tự thuật : đó là sự thiếu tính chất khách quan. Nói chung, các nhà văn khác đã đề cập tới một số giai đoạn đặc biệt trong pháp nhiệm Truman, song họ lại quên nhắc tới bối cảnh tình thế.

        Cuốn sách này thuật lại pháp nhiệm Truman trên bình diện báo chí. Đây không phải là một văn phẩm được đương sự ưng thuận, nhưng dĩ nhiên là có sự giúp đỡ tối thiểu của đương sự. Cuốn sách này hướng vào những nét đầy ý nghĩa trong những ngày ông Truman ở Bạch Cung. Mục đích của tác giá là minh họa ông Truman thuộc mẫu người và mẫu tổng thống nào, trình bầy thực chất những vấn đề mà ông đương đầu, tác phong và chiến lược của ông trong khi đối phó với những vấn đề này, và sau cùng là ảnh hưởng mà pháp nhiệm Truman tạo ra cho chức vụ Tổng thống.

Cabell Phillips Washington D C       
Tháng 9-1965.                 

        Vì rằng, chúng ta phải nhớ, một vị Tổng thống không phái chỉ là Tổng thống của mọi người đang sống, mà thật sự còn là Tổng thống cho cả những thế hệ mai sau nữa. Trách nhiệm của Tổng thống không phải chỉ đối với những người đã bầu ông mà còn đối với cả những người sẽ bầu các Tổng thống kế vị trong hằng chục năm sắp tới nữa.
John Fitzgerald Kennedy.         


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:23 am
     
Chương I

MỞ ĐẦU

        Xế chiều thứ năm, 12 tháng 4, 1945, chủng tôi chừng 15 hay 20 phóng viên chen chúc trên những chiếc ghế dài cứng dưới cái lọng vải dầy ở đồn Myers, bên kia sông Potomac, nhìn sang Hoa thịnh đốn. Chúng tôi được Lục quân mời đến dự lễ giới thiệu một võ khí mới vừa được đưa tới mặt trận Thái bình dương. Một viên thiếu tá đang giải thích chi tiết thì một sĩ quan khác, mặt xám tro đượm vẻ nghiêm trọng, tiến nhanh vào trong lều, và ngắt lời mà không cần cáo lỗi:

        « — Thưa quí vị, một biến cố kinh hoàng vừa xảy ra: Tổng thống Roosevelt vừa từ trần tại Warm Springs cách đây một giờ.»

        Chủng tôi ngồi lặng hồi lâu, sửng sốt và tê tái. Đa số chúng tôi đều biết ông Roosevelt lâm bệnh. Chúng tôi nhớ lại đã thấy ông, trong buổi lễ tựu chức pháp nhiệm thứ tư tại nam môn Bạch Cung, đứng dựa vào James, con trai ông. Ông đọc lời tuyên thệ, dáng người gày guộc, mặt xanh mét, mắt sâu trũng . Chúng tôi lại thấy ông 10 ngày trước, ngồi ghế xích-đu, trên sàn Hạ viện, đọc bản phúc trình về hội nghị Yalta. Khi ấy, ông đã cỏ vẻ vô cùng đuối sức và mệt mỏi quá chừng. Chúng tôi biết ông nhuốm bệnh, nhưng không một ai-kể cả số ít người trong chúng tôi đã chán ngấy ông - là ngờ ông sắp mất. Nghĩ đến cái chết của ông, người ta có cảm giác như trần nhà đổ xụp, và bị đẩy vào tình trạng vô khả thi. Cũng không ai dám nghĩ đến hậu quả sau ngày ông mắt nữa.

        Song hôm ấy, trong giờ phút bàng hoàng, chúng tôi lại thật sự nghĩ đến hậu quả của biến chuyển không ngờ ấy. Có người thốt ra một tiếng nhẹ vô cùng kinh ngạc, hầu như nhủ thầm « Trời đất ơi, ông Truman sẽ là Tổng thống ! » Tối hôm ấy, hàng triệu người cũng nghĩ và thốt ra như vậy trong các văn phòng, tiệm rượu và phòng khách trên toàn nước Mỹ, khi tin ông Roosevelt tạ thế được đài vô tuyến loan truyền. Dưới mắt đa số người Mỹ, ông Truman là một nhan vật thứ yếu, một chính trị gia táo bạo của miền trung tây được FDR (viết tắt của Franklin Delano Roosevelt) chọn làm phó Tổng thống hầu như trong phút ngẫu hứng để xoa dịu phần nào sự tranh chấp giữa Jimmy Byrnes và Henry Wallace, hoặc giữa phe bảo cựu nam bộ và phe cấp tiễn trong ủy ban Hành động Chính trị của Tổng công đoàn CIO.

        Truman là ai ? Ông là thượng nghị sĩ, đã phục vụ khả quan phần nào trong ủy ban điều tra chiến tranh, ông được coi là nhà chính trị trong sạch, chưa hề bị dính líu vào vụ con buôn chính trị cùa gia đình Pendergast ở Kansas-city, nơi ông sinh trưởng. Dân chúng chỉ thấy ông thoảng qua như ngọn gió trong cuộc tranh cử vừa qua, với giọng nói bằng phẳng của người dân Missouri, với ngôn ngữ tầm thường không hoa mỹ, giống như cái pháo xịt bên cạnh ông Roosevelt dầu là người thương hay ghét với những âm thanh,hùng tráng mà vành tai công chúng đã nghe quen từ 12 năm qua. Có thể nào vận mạng của Mỹ quốc và của thế giới, đang gắn liền với trận giặc lớn lao nhất trong lịch sử được chuyền từ bàn tay một kẻ khổng lồ xuống một tiểu địa chủ vô danh hay không ?

        Nhưng sự thật đã diễn ra như vậy. Ít khi lịch sử lại được chứng kiến sự toàn thắng khích lệ của sự nhũn nhặn, lương thiện và can đảm, những đức tính tầm thường như vậy của ông Truman. Trước kia, cũng như hiện nay, ông Truman là người tầm thường, không phải là người trung bình, như ông thường mô tả mà là một người tầm thường phải hoàn thành nhiệm vụ mà không có đặc bẩm thiên tài, trí thức hoặc khả năng lôi cuốn. Sức mạnh của ông chinh là khả năng ráng hết sức mình, và không thất vọng vì tài sơ, trí thiển. Trái đất này đầy rẫy những người tầm thường, và chỉ một số ít trở thành vĩ nhân nhờ tinh thần tự trị và biết tận dụng năng lực. Ông Truman không bao giờ hoài vọng là một Roosevelt hoặc Churchill, nhưng cũng không phiền muộn tại sao ông thua vai, kém vế. Định mạng đã gắn liền đời sống của ông với đời sống của Roosevelt và Churchill để rồi mỗi người theo một con đường riêng mà thành vĩ nhân. Và ông Truman đa trở thành vị Tổng thống vĩ đại.

        Con người không làm được lịch sử, mà bị cuốn theo lịch sử như lá mùa thu bị cuốn theo thác lũ đến bến lãng quên, thảm bại hoặc vinh quang. Muốn sống còn phải giỏi tay chèo lái, và được hồng vận chiếu cố. Nước đang nổi lên cuồn cuộn thì Harry Truman đến giữa giòng sông. Trong thời của ông, thế giới sống quằn quại trong sự bột phát dân số trên khắp năm châu, bột phát kỹ thuật và bất ổn xã hội. Những khoảng trống chính trị được tạo ra ở những nơi mà cán cân quyền lực thế giới ngả nghiêng. Những sức mạnh lớn lao ào ào cuốn từ đế quốc Anh, Tây Âu, Nga sô, Viễn đông và tây bán cầu, rầm rộ tràn ngập những khoảng trống này trong bão lốc thế chiến thứ hai. Và định mạng sắp sửa an bài thì ở chân trời đã thoáng hiện phía sau màn khói chiến tranh kỷ nguyên Nguyên tử và kỷ nguyên Chiến tranh lạnh, hai bóng đen bất hạnh đã thay đổi ngọn trào lịch sử. Đó không phải là sức mạnh do người tạo ra. Hitler cũng như Staline, Roosevelt cũng như Enrico Fermi, không làm cho sức mạnh này chuyển động, cũng như không thể ngăn giữ sức mạnh này lại. Sức mạnh này là sản phẩm không thể tránh khỏi của nhiều biến chuyển quá khứ, tích tiểu thành đại như tia nước từ triền núi hợp thành dòng thác mạnh chảy xuống thung lũng. Trên dòng thác lịch sử sôi sục ấy là Tổng thống Hoa kỳ Harry Truman.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:50:34 am

        Viên thiếu tá nói với chúng tôi : « Chắc quí bạn muốn trở về tòa soạn. Xe hơi đang đợi quí vị bên ngoài.»

        Trên đường về, chúng tôi đều trầm lặng, tâm trí băn khoăn về cách trình bầy tin tức quan trọng bậc nhất này lên mặt báo, và cách thể hiện lên giấy trắng mực đen ý thức nghiêm trọng và nguy vong quốc gia do cái chết của Tổng thống Roosevelt gây ra. Đoàn xe lái qua cầu Memorial Bridge, vào đường 17, tới đại lộ Pennsylvania và Bạch Cung, và phần lớn chúng tôi đều ngừng lại. Dọc hành lang của chái nhà Hành pháp, khoảng một trăm phóng viên đi đi lại lại như đèn cù, thầm thì với nhau, hoặc nằm ngồi không yên trong những cái ghế da lớn. Tùy viên Báo chí Steve Early, mặt mất thần và xám xịt, chốc chốc lại bước vào, cho chúng tôi biết những mẩu tin nhỏ về tình hình tư dinh của Tổng thống. Jonathan Daniels, mắt có quầng đỏ, Bill Simmons, và các viên chức khác của Bạch Cung đến rồi đi. Edward Stettinius, Ngoại trưởng, khuôn mặt khôi ngô lấp lánh những giọt lệ chân thành, bước rảo qua không nói nửa lời, và tiến theo hành lang vào phòng họp Nội các. Một lát trước 8 giờ, Early từ văn phòng bước ra, và bằng giọng trang nghiêm dọc lời công bố đầu tiên của vị Tổng thống thứ 32 của Hoa kỳ như sau: «Hiện nay, tôi không muốn mở cuộc họp báo. Tôi sẽ nỗ lực phục vụ theo đường hướng cố Tổng thống đã vạch, và vì vậy, tôi đã lưu nhiệm Nội các.»   
        Chiều hôm ấy, sau khi Thượng viện hoãn nhóm. Phó Tổng thống Truman bước nhanh qua trụ sở Quốc hội, qua vòm sáng nhợt nhạt của viên đình, và dọc theo hành lang hẹp, quanh co, tới khu dành cho Hạ viện, vào phòng riêng của Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn, một người bạn cố tri. Ông vừa xô tấm cửa gụ bước vào thì ông Rayburn đã nói :

        — Harry, Steve Early vừa gọi giây nói cho anh cách đây một phút. Steve muốn anh diện thoại cho anh ấy ngay ở Bạch Cung.

        Ông Truman quay điện thoại. Giọng nói của Early đổi khác một cách lạ lùng : «Harry, phiền anh qua ngay, và tới tư dinh bằng cổng chính ở đại lộ Pennsylvania.»

        Nét mặt ông Truman đanh lại khi ông gác máy nói. Rồi ông nói: «Tôi phải đến Bạch Cung ngay, và càng kín đáo càng tốt. «ông không biết được lý do triệu thỉnh, song ý thức được tính cách khẩn cấp. Ông giã từ chủ tịch Rayburn, không nói thêm lời nào nữa, gọi tài xế, rồi lên xe phóng đi ngay.

        Ông Truman thuật lại trong hồi ký như sau «Tôi đến Bạch Cung đúng 5g25 và tức thời được đưa vào thang máy lên lầu ba và mời vào phòng làm việc của bà Roosevelt. Khi vào tôi thấy bà Roosevelt cùng đại tá John, và bà Ann Roosevelt Boettinger cùng ông Early trong phòng 5 tôi biết ngay vừa có chuyện bất thường. Dường như bà Roosevelt vẫn giữ thái độ tự trọng hữu ái cố hữu. Bà tiến lên, đặt nhẹ cánh tay lên vai tôi, giọng trầm trầm : « Harry, Tống thống đã mất» . Tôi đứng lặng ngưòi một lát. Tin tức mới nhất từ Warm Springs đưa về cho tôi biết là ông Roosevelt đang phục hồi sức khỏe khả quan. Trên thực tế, sức khỏe của ông được phục hồi khả quan đến nỗi không cần thân nhân, và cả y sĩ riêng, túc trực bên ông nữa. Những điều này thoảng qua trí trước khi tôi thốt được ra lời. Sau đó, tôi cất tiếng, hỏi «chị cần tôi giúp việc gì không ? » Tôi không bao giờ quên được câu trả lời thấm thía của bà : « Anh cần chúng tôi giúp việc gì không ? Bởi vì hiện nay anh đang gặp khó khăn». Té ra không phải tôi mà là bà mới là người đặt câu hỏi.

        Sau khi Phó Tổng thống được thông báo, Steve Early gọi điện thoại đồng thời cho ba hiệp hội báo chí, đưa ra lời công bố chính thức đầu tiên về tin ông Roosevelt tạ thế. Tin này được lập tức loan bằng điện thoại và vô tuyến trên khắp Mỹ quốc và thế giới. Ông Truman gọi giây nói cho phu nhân tại tư thất ở đại lộ Comceclicut, báo tin, và yêu cầu bà cùng ái nữ đến ngay Bạch Cung. Đoạn ông mời ông chành thẩm Tối cao Pháp viện Harlan F. Stone, đến gấp để điều khiên lễ tuyên thệ tân Tổng thống. Trong khi ấy, Early và Danielo triệu tập các nhân viên Nội các và lãnh tụ Quốc hội. Một số nhân vật khác, nghe tin qua đài bá âm, vội vã tự động đến Bạch Cung. Bấy giờ, trung tâm của mọi hoạt động là phòng họp Nội các rộng lớn, chật ních nhân vật chính quyền, hàng chục phóng viên báo chí, là cộng sự viên Bạch Cung, đứng đầy các hành lang và nguỡng cửa kế hậu. Tiễng nói rì rầm cất lên, một số người cố gắng một cách tuyệt vọng đề làm dịu bớt bầu không khí căng thẳng đang đè nặng, thỉnh thoảng lại thấy một bộ trưởng hoặc nhân viên Bạch Cung âm thầm sa nước mắt.

        Quá 7 giờ, ông chánh thẩm Stone tới. Ông và ông Truman cùng đứng ở cuối phòng, dưới chân dung Tổng thống Woodrow Wilson. Bà Truman đứng bên trái lang quân, luôn luôn lấy mù soa ướt thấm mắt. Đồng hồ chỉ 7giờ 9p, ông Harry Truman đứng thẳng người, vẻ mặt nghiêm trọng, mắt long lanh khác thường sau cặp mục kính dầy cộm, nhắc lại lời thề giản dị «... Tôi sẽ cố gắng tận dụng khả năng để duy trì và bảo toàn Hiến pháp Hoa kỳ. Cầu xin Thượng đế gia hộ cho tôi. » Dứt lời, ông Truman, trở thành vị Tổng thống thứ 32 của Hoa kỳ, cầm cuốn Thánh kinh bằng hai tay và kính cẩn nâng lên môi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:46:47 am

CHƯƠNG II

ĐƯỜNG ĐỜI MUÔN DẶM

        ÁO VẢI XUẤT THÂN

        Áo vải xuất thân, ông Truman sinh trưởng ở vùng biên giới trung-tây trong khung cảnh thôn đã, tiêm nhiễm tư tưởng bình đẳng. Ông bà nội ngoại của ông di cư từ Virginia và Kentucky tới vùng Missouri trong khoảng thời gian từ 1840 đến 1845. Thân phụ ông, John Anderson Truman, sinh tại quận Jackson, tháng 12-1851, sinh sống bằng nghề nông và buôn gia súc. Năm 1881, cụ kết hôn với bà Martha Ellen Young. Bà Young người nhỏ nhắn, linh lợi, nhưng ý chí rắn như thép, và có ý thức về bổn phận phù hợp với tín ngưỡng báp-tít mà bà là môn đồ. Cậu con đầu lòng ra đời buổi chiều 8-5. ông bà đặt tên là Harry, thêm chữ s làm tên tắt ở giữa, song không định rõ tên tắt này là gì.

        Sau đó, gia đình dọn tới Independence, một thời gian ngắn ở làng Belton, rồi ở tân thị trấn Kansas City náo nhiệt, trước khi trở lại Independence. Sau này Independence trở thành trú quán của cậu Harry, em trai cậu và hai em gái cậu lớn lên tại đó.

        Tính tình cậu Harry chịu ảnh hưởng sâu xa của mẹ. Bà đã thừa hưởng đức tính cương nghị của phụ nữ ở biên cảnh trung-tây, noi chôn rau

        cắt rốn của bà. Dân chúng địa phương coi nhiệm vụ là sự thiêng liêng, bắt buộc phải làm tròn. Hoang phí và lười biếng là tính xấu bị ghét bỏ. Chân lý không được coi là vật hoa hoè, dùng để che đậy, mà là căn bản của đời sống hàng ngày. Nghĩ gì, nói nấy, họ tuyệt đối tin tưởng vào nguyên lý được ghi trong Thánh kinh về thiện ác, phải quấy, thiên đường, và địa ngục, thường xuyên xem lễ, coi việc đi nhà thờ là phần tự nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, nề nếp chính trực không làm con người khô khan, cằn cỗi, trái lại, cậu Harry Truman đã trưởng thành trong sự hòa hợp tuyệt hảo của vui vẻ và kỷ luật, của nhiệm vụ và nô đùa. Khung cảnh này đã tạo cho cậu Truman một tính tình đặc biệt : ấy là làm tròn những việc phái làm, làm hết sức mình, không mảy may hối tiếc hoặc thương thân, trách phận.

        Cậu Truman tốt nghiệp trường trung bọc Independence, tùy không được đặc ưu nhưng cũng ở hạng đầu lớp. Một số bạn đèn sách tiếp tục vào cao học, riêng cậu Harry phải kiếm việc làm vì thị trường mễ cốc sụt giá, gia đình cậu lâm cảnh túng bấn. Cũng như mọi thanh niên khác không có nghề nhất định, cậu Harry đã làm nhiều nghề. Năm 1906, cậu quyết định không theo nghề ngân hàng mà là theo nghề nông.

        Đó là một quyết định hợp thời, vì trong khoảng 10 năm ấy, nền nông nghiệp Mỹ được cực thịnh. Cậu Truman có thể rắp danh bắn xẻ cô gái mắt xanh tóc vàng Bess Wallace mà cậu đeo đuổi từ ngày còn đi học. Từ nhà, cậu tới vùng Belton kế cận để gặp nàng tại thôn trang Masonic, đồng thời tham dự huấn luyện quân sự hàng tuần của đội vệ binh quốc gia tại Kansas City mà cậu là đoàn viên.

        Năm 1916, khỏi lửa chiến tranh Âu châu tràn sang phía tây, cậu Truman trở thành một thanh niên 32, giàu nghị lực và tham vọng, đạt được phần nào

        sở nguyện trừ sở nguyện trăm năm với nàng Bess, Nhưng không phải đợi chờ một thời gian nữa vì đại đội vệ binh bị động viên, biến cái thành đại đội sơn pháo 129 thuộc sư đoàn 35, và ông được bổ nhiệm thiếu úy. Tháng 9-1917, thiếu úy Truman lên đường đi đồn Sill, Oklahoma, để thụ huấn. Sư đoàn của ông xuống tàu sang Pháp trong tháng 3-1918.

        Sư đoàn 35, với giàn pháo D của đại đội sơn pháo 129 do đại úy Truman chỉ huy, đã tham dự nhiều trận giao phong, không thua mọi đơn vị viễn chinh Hoa kỳ. Đêm 6-9, sư đoan 35 khai hỏa lần đầu, bắn chặn địch trong một khu vực ở núi Vosges. Từ đó cho đến ngày đình chiến II-II, sư đoàn 35 hầu như liên tục tham chiến tại Saint-Miebel, trên mặt trận Mouse-Argonne, trước khi trận Verdun xảy ra, và sau cùng tại Metz.

        Harry Truman không những thành công trong nhiệm vụ, trai thời chiến. Mà còn thành công trong việc chiếm được trái tim người đẹp trong mơ. Ngày 6-6-1919 ông được giải ngũ, và ngày 28-6 thành hôn với nàng Elizabeth Vưginia Wallace tại nhà thờ Trinity (thuộc chủ giáo) tại Independence. Sau thời kỳ trăng mật ngắn, cặp tân nhân lập tổ uyên ương trong tòa nhà gỗ sơn trắng rộng rãi của gia đình Wallace tại 219, đường North Delaware. Hai ông bà trú ngụ ở đó cho đến ngày vào Bạch Cung. Ái nữ duy nhất, Margaret, ra đời cũng ở nơi này vào ngày 17-2-1924.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:32:29 am

        NGẪU NHIÊN BƯỚC VÀO CHÍNH GIỚI

        Khi từ mặt trận trở về và thành hôn với nàng BessWallace, ông Truman được 35 tuổi. Tìm phương kế kinh doanh, ông đầu tư vào ngành bách hóa cùng một bạn thân đồng ngũ, Eddie lacobson. Năm 1919, năm kinh doanh đầu tiên, mang lại kết quả khả quan, nhưng trong năm những năm kinh tế xuy sụp kế tiếp, công việc buôn hán bị giảm sút, và đến năm 1922 thì phải đóng cửa. Dầu sao thời kỳ này cũng có lợi cho ông Truman. Một ngày mùa xuân năm 1922, trước ngày công ty bách hỏa ngừng hoạt động, một chiểc xe hơi lớn màu đen đậu xịch trước lề nhà. Trên xe bước xuống, Michael J. Pendergast, một nhân vật quyền thế, em của Tom Pendergast, thủ lãnh hùng mạnh của Đảng Dân chủ ử Kansas City và vùng phụ cận. Ông Truman chỉ quen sơ gia đình Pendergast, mặc dầu Jim, con trai của Michael Pendergast cùng là sĩ quan trong đội sơn pháo 129. Ông Truman lại chưa hề hoạt động trong chỉnh giới địa phương, sở dĩ ông trung thành với đảng Dân chủ phần lớn là theo truyền thống của phụ thân. Pendergast tì khuỷu tay lên tủ hàng, nhìn giữa mắt ông Truman và hỏi:

        — Anh muốn làm thẩm phán quận không ? (Chức vụ thẩm phán tại Missouri không phụ trách pháp lý, mà chỉ phụ trách hành chính).

        Ông Truman đáp : «Tôi chưa nghĩ đến việc này» «Per,dergast nói: «Vậy, anh nghĩ đi. Nếu anh muốn, anh sẽ được làm thẩm phán ». Nói đoạn, Pendergast quày quả bước ra.

        Dưới mắt ông Truman, chức vụ thẩm phán sẽ mang lại một số lương bổng khá giả, và một địa vị xã hội tương đối ; hơn nữa, ông lại cảm thấy thích gia nhập chính giới. Mấy ngày sau, ông nhận lời. Trong chiến dịch tranh cử tiếp theo, ông đi khắp quận, và được đắc cử.

        Sự thật đã chứng tỏ hùng hồn rằng ông Truman phục vụ đắc lực trong chức thẩm phán, tận tụy và mẫn cán với quận vụ, tuyệt đối liêm khiết trong việc đấu thầu và chi tiêu trong quận. Nhờ vậy, ông được chính giới lưu ý.

        THƯỢNG NGHỊ SĨ CỦA LÒ PENDERGAST.

        William M. Reddig, nghiên cứu tại chỗ những năm chính trị đầu tiên của ông Truman đa nói như sau : «Ông Harry s. Truman là người quen với nhiệm vụ chính trị mà không hề đòi hỏi, bởi vậy Tom Penđergast đã nắm vai trò quan trọng, có lẽ còn quan trọng hơn chúng ta đã nghĩ, trong việc đào tạo một vị Tổng thống tương lai cho Hoa kỳ. » Ông Reddig viết tiếp :

        « Ông Truman đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba trong danh sách những người được chọn làm Thượng nghị sĩ của đảng vào năm 1934, nên ông chỉ thọ ơn Tom Pendergast rất ít, ít nhất trong số các nhân vật quan trọng thọ ơn. Áp lực của Pendergast không làm ông quá khó chịu, vì hai lý do tuyệt vời, ấy là ông Truman vừa là người cương quyết, khó thể bị ảnh hưởng, lại vừa là đảng viên thuần thành, và ông Pendergast cũng đã nhìn thấy và chấp nhận điều ấy...

        «Bởi vậy, nói rằng ông Truman trung thành với Pendergast chỉ là huyền thoại chính trị. Nếu đúng, thì năm 1939, sau ngày lò Pendergast suy xụp, ông Truman đã không thể nói được như sau : Jom Pendergast chưa bao giờ yêu cầu tôi làm việc mờ ám. Ông ấy biết là nếu yêu cầu, tôi cũng từ chối. Nhưng bao giờ ông ấy cũng là bạn tôi. »

        Một trong những hiện tượng lạ lùng trong đời ông Truman là một người có đức tính lương thiện cá nhân và liêm khiết chính trị không ai chê trách được, như ông, lại có thể liên hệ và lệ thuộc mật thiết nhường ấy với lò Pendergast mà không bị vấy bùn. Bởi vì lò Pendergast chính là một trong những tập thể chính trị trơ trẽn và tham nhũng nhất trong toàn bộ lịch sử vàng son của chủ nghĩa bao thầu chính trị ở Mỹ. Kẻ thù chính trị của ông Truman, cũng như những người khách quan hơn, đã nhiều lần đào bới hồ sơ, mà không thể tìm ra dấu vết nào chứng tỏ ông Truman dính líu vào những áp-phe thiên hình vạn trạng của gia đình Penđergast.

        Đối với nhà luân lý, thì thật khó cho ông Truman vô tội trong khi kết tội guồng máy mà ông là một bộ phận. Nhưng đối với ông thì chẳng có gì là mâu thuẫn trong việc ông liên hệ với lò Pendergast. Chẳng qua là nhu cầu chính trị nội hộ, đoàn thể muốn tôgn tại phải có kỷ luật. Phương châm « đoàn kết là sống, chia rẽ là chết »t áp dụng cho thế chiến thứ ba cũng như cho sự hợp nhất giữa các tiểu bang. Tổ chức chính đảng không nhằm cái tiến xã hội, mà chỉ là công cụ mù quáng để chiếm đoạt và xử dụng quyền bành. Là người có óc thực tế, ông Truman biết là không thể hoạt động chính trị ở Kansas City - hoặc trên toán quốc -  nếu không được gia đình Pendergast giúp đỡ, nhưng là người trọng danh dự, ông cũng biết là có thể giữ thanh danh khỏi bị guồng máy Pendergast nhiễm độc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:22:56 pm

        Sự thật tầm thường mà ai cũng thấy là chính trị đã đẻ ra những tình bạn lạ lùng, và chưa có đôi bạn nào lạ lùng bằng Harry Truman và Tom Pendergast. Cho đến năm 1934, thẩm phán quận Truman chỉ là cái bánh xe quá nhỏ trong guồng máy Pendergast, nên dầu muốn thay đổi cũng chỉ như dã tràng xe cát. Bởi vậy, ông Truman đã hành động như mọi chính trị gia tập sự khôn ngoan khác : ấy là nương theo chiều gió nhưng quyết giữ tấm thân trong sạch. Đó là một thái độ thực tiễn, hơn là nhuộm mầu đạo đức, tuy nhiên theo qui luật của chính thể Mỹ đó lại là thái độ hữu lợi.

        Năm 1934, ông đã ngũ tuần, Tom Pendergast vời ông lần nữa, và lần triệu dụng này đã hoàn toàn thay đổi đời ông và ngọn trào lịch sử, Pendergast muốn ủng hộ một ứng cử viên có nhiều hy vọng thắng cử thượng nghị sĩ, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển chọn gà nòi. Một số người được ông lựa chọn lại từ chối không ra ứng cử. Jim, cháu Pendergast, nhắc đến tên Truman, là người hội đủ điều kiện. Ông Truman nhận lời liền, và mỗi ngày dành 15 tiếng đồng hồ để vận động tranh cử, đặt trọng tâm vào việc hậu thuẫn chương trình của Tổng thống Roosevelt. Trong cuộc tuyên cử tháng II, ông Truman đắc cử vào Thượng viện, bỏ xa Patterson, thượng nghị sĩ cộng hòa đương nhiệm, 265.000 phiếu.

        Ông tuyên thệ nhậm chức ngày 3-1-1935, đồng thời với 12 tân thượng nghị sĩ khác, toàn là đảng viên Dân chủ. Thường lệ, ông chỉ là nhân vật vô danh như các tân thượng nghị sĩ khác trong buổi lễ khai mạc, song nhiều bạn đồng viện và kỷ giả lại nhìn ông bằng con mắt khác thường, ông mang một sắc thái đặc biệt, khêu gợi sự tò mò, gần như là quái tượng. Một nhà bình luận mệnh danh ông là «thượng nghị sĩ của lò Pendergast».

        Sau này, ông nói : «Tôi bị dư luận ngờ vực khi đến Hoa thịnh đốn». Trên thực tế, ông đã bị ngờ vực, nhưng một phần tại ông, chứ không phải vì nhãn hiệu Pendergast được gán cho ông. Ngoài ra, ông lại cảm thấy áy náy vì ở trong nhóm người có quyền thế tại Thượng viện Hoa kỳ.

        Ông Truman là một thượng nghị sĩ tận tụy và mẫn cán. Ông được may mắn giữ những chức vụ quan trọng trong ủy ban Chuẩn Chi và ủy ban Mậu dịch Liên bang và Ngoại thương, hai ủy ban quan trọng nhất Thượng viện. Ít khi ông bỏ các phiên họp ủy ban, ông lại đọc và nghiền ngẫm rất nhiều văn kiện được đệ trình, cho nên sau một thời gian ngắn, ông bắt đầu nổi danh là phát biểu chín chắn và am hiểu mặc dầu ông không hay lên tiếng.

        Trong những năm đầu ở Thượng viện, ông Truman luôn luôn trung thành với Tân chính sách (New Deal) của Tổng thống Roosevelt. Ông bỏ phiếu ủng hộ mọi dự án luật của Tổng thống, như Luật Tương quan Lao động Wagner, An ninh Xã hội, gia nhập Pháp viện Thế giới, tăng cường Quốc doanh Trị thủy Tennessee (Tennessee Valley Authority), ông là Chủ tịch tiểu ban đề nghị dự luật Hàng không Dân sự năm 1937, theo ý muốn của Tổng thống Roosevelt, và bênh vực dự luật này trước sự đả kích của phe Cộng hòa trong Thượng viện. Ngoài giờ lập pháp, ông là người vui tính, giao du với một số bạn bè, và được ở trong nhóm tri kỷ của Phó Tổng thống Garner, hàng ngày sau khi Thượng viện hoãn nhóm, tụ tập trong phòng Phó Tổng thống, uống rượu buốc-bông và bàn luận triết lý. Tuy nhiên, trong Thượng viện, ông vẫn chỉ là nhân vật khả ái nhưng vô danh, ít khi lên tiếng, lúc cần thì phát biểu lấy lệ, vì ông rất sợ phát biểu.

        Nhưng dần dà ông đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa xấu xa của «ông nghị thuộc lò Pendergast». Nhiều lần, ông dứt khoát đầu phiếu chống lại ý muốn của Pendergast, khiến bạn dồng viện bắt đầu hiểu ông rõ hơn.

        Chiến dịch vận động tái cử năm 1940 vào Thượng viện là chiến dịch gay go nhất, và trên nhiều khía cạnh cũng là chiến dịch hữu lợi nhất đối với ông Truman. Bởi vì trước hết chiến dịch này đã chứng tỏ rằng ông được tái cử với phương tiện bản thân. Ông không phải là gà nòi của ai, cho nên khi ông trở lại Hoa thịnh Đốn, giới lãnh đạo đảng Dân chủ khâm phục và kính trọng ông thêm. Chiến dịch này mang lại cho ông những kinh nghiệm trưởng thành, tôi luyện thêm nghệ thuật chính trị của ông. Hơn bao giờ hết, ông đã quán triệt bản chất và sự xử dụng quyền lực chính trị đảng phái, những bí mật và sắc thái tế nhị trong đầu óc công chúng, vả nghệ thuật dàn xếp và hòa hợp để khắc phục trở ngại chính trị. Và trên khía cạnh thực tiễn hơn, ông đã liên kết chính trị với nghiệp đoàn lao động một sự liên kết giúp ông vượt qua những thăng trầm mai hậu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Hai, 2018, 08:56:24 am

        Đặc điểm của nhiệm kỳ thứ hai tại Thượng viện là ông Truman giữ chức chủ tịch ủy ban Đặc biệt Điều tra Chương trình Quốc phòng. Nhờ vai trò này, ông không còn được coi như là thượng nghị sĩ trung-tây nữa, và con đường phó Tổng thống mở rộng trước mắt. Trong thời gian phục vụ trong Ủy ban Chuẩn Chi, ông đã chứng kiến hàng trăm triệu đô la được đổ ào ào vào chi phí quốc phòng, thành quân trại, phi cơ, tàu bè, và đạn dược, trong những ngày tăng cường quân lực trước vụ Trân châu cảng. Tiền được chi phí thật nhiều, nhưng chỉ được tiêu dùng rất ít, theo lối giỏ giọt, hoặc tệ hơn nữa là vung vãi hỗn độn và ngẫu hứng, khiến cho nhiều nhà đấu thầu, nhà chế tạo và thủ lãnh nghiệp đoàn giàu nổi một cách khác thường. Ông càng nghi ngờ hơn khi được mục kích thực trạng tại quân trại Leonard Wood và các cơ sở quân sự khác trong tiểu bang Missouri, trong thời gian vận động tái cử. Đặt chân tới đảo, ông cũng thấy tình trạng tương tự : đồn trại được đóng ghép vội vàng bằng gỗ tươi, hệ thống điện nước được gắn ẩu tả, mà tổn phí lại kinh khủng; hàng đống công nhân không cần thiết vừa làm vừa chơi, làm giàu cho quỹ nghiệp đoàn vì chỉ nghiệp đoàn mới được cấp giấy phép làm việc ; số lượng khổng lồ phi cơ, cam-nhông, thép, và các đồ tiếp tế chiến tranh khác được đấu thầu và đặt hàng với những mối lợi lớn lao quá mức; giới tiếp liệu và chế tạo đoản vốn bị chèn ép vì mọi khế ước và quyền ưu tiên cung cấp vật liệu hiếm được chồng chất trong tay đại doanh gia ; bọn chầu rìa và mua bán ảnh hưởng giàu vọt với tiền huê hồng kếch xù lẽ ra họ không có quyền hưởng. Ông Truman nhân thấy sở dĩ có tình trạng hỗn độn này là vì các cơ quan, chính quyền bị chồng tréo, lại thường cạnh tranh quyền hạn lại dẫm chân nhau. Ông Truman nhìn thấy những điều ấy bằng nhãn quan thành thạo và gắt gao của viên thẩm phán quận 10 năm về trước đã biết rõ bọn chủ thâu đắp đường cẩu thả, bọn lãnh khế ước vô trách nhiệm, và bọn chính trị gia lưu manh, bất lực tại quận Jacivson. Theo quan niệm thực tiễn của ông, thì ở cấp quận cũng như trên bình diện toàn quốc, việc quét dọn rác rưởi đều giống nhau, đó là yêu cầu những người liêm khiết tìm bằng chứng rồi lôi bọn có tội ra trừng trị. Và cần đối phó ngay khi còn nóng hổi để kẻ khác làm gương. Sau này, ông Truman nói « Côngviệc của chúng tôi là công việc mổ xẻ để chữa bệnh, chứ không phải giải phẫu tử thi để tìm hiểu tại sao người bệnh chết.»

        Ủy ban Truman hướng hoạt động thuần túy vào việc cứu xét thể thức doanh nghiệp được áp dụng để hậu thuẫn nỗ lực chiến tranh, thể thức phân phối và thi hành khế ước đặt hàng, thể thức xử dụng nhân lực và tài lực quốc gia, và thế thức thi hành trách nhiệm của các Cơ quan hành chính liên hệ được bành trướng rộng lớn sau cuộc tấn công Trân châu cảng.

        Sau này, ông Truman nói :« Ủy ban có nhiệm vụ cứu xét chương trình chiến tranh, toàn bộ từ đầu đến cuối, tuy nhiên ủy ban không bắt nhân viên chương trình phải nghe theo sự phê phán chủ quan của minh, ủy ban chỉ cứu xét nỗ lực quốc phòng hầu khắc phục sai lầm trước khi trở thành trầm trọng.»

        Ủy ban Truman đã thổi luồng gió hữu hiệu và lương thiện vào chương trình quốc phòng. Ủy ban đã nhận diện được hàng chục nhà khế ước gian trá, và phần tử buôn bán ảnh hưởng, và đã tiến hành công cuộc cải tổ lớn lao trong thể thức khế ước chính quyền, và trong nền hành chính kiểm soát kinh tế thời chiến. Nhiều khi ủy ban chỉ mới đưa nội vụ ra ánh sảng mà những trì chậm ngoan cố về sản xuất (như về khả năng sản xuất cao su nhân tạo và thép) đã phải ngưng chỉ, khiến cho quốc gia tiến mạnh trên đường chuẩn chiến vật chất. Cho đến mùa hè 1944, ủy ban đã công bố 44 tài liệu cứu xét và phúc trình, và theo lời chủ tịch Truman, đã tiết kiệm cho công nho 15 tỉ đô la.

        Do những hoạt động của ủy ban, ông Truman được công luận cả nước tán dương, toàn thế bạn đồng viện khâm phục, và các viên chức chính quyền, bắt đầu là Bạch Cung, kính trọng hơn trước. Bởi vậy, mùa xuân năm 1944, khi tên ông Truman được đề nghị lên FDR để chọn làm ứng cử viên Phó Tổng thống, Tổng thống gãi cằm một cách suy tư rồi nói :

        — Phải đấy... phải đấy... Chính tôi cử Truman điều khiển ủy ban điều tra chiến tranh chứ còn ai nữa !


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:49:17 am
   
CHƯƠNG III

TÁI LẬP HÒA BÌNH

        Bom nguyên tử !

        Trong số những phiền toái lớn lao mà ông Truman phải đương đầu khi được đẩy vào Bạch Cung, không phiền toái nào phi thường, và làm ông mệt nhọc bằng vụ bom nguyên tử. Theo nghĩa tương đối, việc điều khiển chiến tranh nằm trong tay các vị đại tướng và đô đốc, công cuộc thiết lập LHQ tiếp tục tiến triển như thường lệ, và chính trường quốc nội, nếu cần cũng có thế tự lực hoạt động, ít nhất là trong một thời gian, Tổng thống không phải bận tâm. Nhưng sự phát minh và chế ngự nguyên tử năng lại là một vấn đề đòi hỏi Tổng thống đích thân đảm trách. Chỉ một nhóm nhỏ trong số hàng vạn người tham gia chương trình nguyên tử là thấu triệt được tính cách lớn lao, hoặc có khả năng tiên đoán được hậu quả vô tận. Mọi tiến triển quan trọng trong phát minh kỳ dị xử dụng 2 tỉ đô-la này phải được Tổng thống đích thân quán xuyến. Và Tổng thống là nhân vật độc nhất trên toàn thế giới phải trả lời là «có» hay «không»,khi câu hỏi kinh khủng tối hậu sau đây được đặt ra : « Hoa kỳ có nên ném bom nguyên tử xuống một mục tiêu có dân cư hay không ?».

        Thủ tướng Staline và các cộng sự viên cao cấp của ông trong điện Cẩm linh ở trong thiểu số người trên thế giới được biết dầu mới biết sơ sài sự thật xảy ra tại Oak Ridge, Tennessee, và Los Alamos, New Mexico và tại Hanford, Hoa thịnh đốn. Trong vòng hơn một năm, họ đã nắm được những tin tức tình báo khả chính xác và cập nhật hóa, qua hệ thống gián điệp của Klaus Fuchs, một vật lý gia Đức, giữ chức vụ hữu trách và bí mật trong kế hoạch nguyên tử Manhattan (Mãi nhiều năm sau, nhà chức trách Mỹ mới biết rõ sự kiện đáng buồn này sau khi Fuchs bị Anh quốc bắt quả tang về tội  do thám). Giữa năm 1944, suýt nữa thượng nghị sĩ Truman đã mở toang màn bí mật bằng một cử chỉ vụng về. Với tư cách chủ tịch ủy ban Điều tra Chiến tranh Thượng viện, ông quyết định phải nhân viên điều tra tới đông bộ Tennessee để tìm hiểu sự thật về vụ chi tiêu bí mật hàng trăm triệu đô la công quỹ. Ông kịp thời thay đổi ý kiến sau khi bộ trưởng Stimson đích thân tới vẻ mặt hốt hoảng, nói với ông :«Thưa thượng nghị sĩ, tôi không thể nói rõ nội dung, song đó là kế hoạch vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Kế hoạch này được liệt vào hàng tối mật, nhiều người thật sự tham dự cũng không biết mảy may, bởi vậy chúng tôi thành khẩn yêu cầu ông đừng tới.»

        Gần một năm sau, tức là ngày 25-4-1945, ông Stimson đã có thể tiết lộ bi mật vì ông Truman là tân Tổng thống, ông Stimson đến Bạch Cung, phúc trình chi tiết về tình hình tiến triển của bom nguyên tử, và ức đoán những hậu quả lớn lao do bom nguyên tử khởi đầu năm 1941, ông Stimson đã được Tổng thống Roosevelt cử làm trưởng đoàn liên lạc giữa Bạch Cung với các khoa học gia và quân nhân đảm trách. Trong cuộc viếng thăm Bạch Cung này, ông Stimson đã mang theo trung tướng Leslie R,Groves, trưởng khối Hành chính, với nhiệm vụ báo cáo lên tân Tổng thống những khía cạnh kỹ thuật chính yếu của chương trình.

        Đại để tướng Groves bảo cáo rằng sau 5 năm cô gắng khoa học hoàn toàn vô tiền khoáng hậu, bom nguyên tử sắp được thành hình. Theo tướng Groves, thì những nghi ngờ cuối cùng sẽ được giải quyết sau trung tuần tháng 7, khi vụ nổ thí nghiệm được tiến hành trên sa mạc New Mexico. Nếu thành công, vu nổ này sẽ tạo ra sức mạnh tương đương với 500 tấn chất nổ TNT. Cũng theo tướng Groves, khoảng 1-8, trái hom nguyên tử «tác chiến» đầu tiên sẽ có thể được xử dụng, với sức công phá gấp đôi trái bom thí nghiệm, nghĩa là tương đương với từ 1.000 đến 1.200 tấn TNT. Tướng Groves và các nhà khoa học đã tính sai, vì trên thực tế, trái bom rơi xuống Trường kỳ có sức mạnh 20.000 tấn TNT, và trước khi nó được xử dụng thì những trái bom mạnh gấp bội khác đã được chế tạo.

        Trong cuộc thảo luận sáng hôm ấy, bộ trưởng Stimson đề cập sơ sài tới phương diện vũ khí của nguyên tử năng, mà chỉ nhấn mạnh tới những vấn đề rộng lớn hơn, như vai trò của nguyên tử năng trong chiến lược quân sự và chính trị đại qui mô, và hậu quả tinh thần của việc Mỹ quốc nắm giữ độc quyền. (Anh quốc ? Gia Nã Đại chỉ giữ vai trò thứ yếu, vì những kỹ thuật thiết yếu đều do Hoa Kỳ phát triển). Ông Stimson cho rằng vấn đề trước tiên là có nên xử dụng võ khí khủng khiếp này nay không. Cao hơn một bực, là vấn đề bổn phận của Hoa Kỳ đối với nhân loại trong việc nắm giữ sức mạnh vũ trụ bí mặt này, và Hoa Kỳ sẽ làm cách nào để tiếp tục nắm giữ trong thế giới hậu chiến đầy rẫy ghen tị và căng thẳng. Ông Stimson thúc giục Tổng thống tạm gác viễn tượng gần cận về trái bom nguyên tử đầu tiên đo loài người chế tạo, mà chi cứu xét những hậu quả trường kỳ sắp sửa ló dạng. Theo đề nghị của ông Stimson, Tổng thống Truman thỏa thuận thành lập ủy ban Lâm thời, một ủy ban đặc biệt gồm các nhân vật dân sự hữu danh với nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn cho Tổng thống về toàn bộ các vấn đề luận lý và chính trị mà nguyên tử năng, một hình thái hoàn toàn mới mẻ của văn minh, gây ra. Từ trước đến nay, chính quyền it khi thành lập một ủy ban nào gồm nhiều nhân vật lỗi lạc như ủy ban lâm thời.

        Các biên bản và phúc trình sau cùng của ủy ban vẫn được coi là tài liệu mật, không phổ biến cho công chúng. Tuy nhiên, theo một nguồn tin thì 2 vấn đề căn bản được ghi vào nghị trình : (1) làm cách nào đặt được nguyên tử năng (mà ông Stimson cho là có nhiều ảnh hưởng tới nhân sinh hơn la thuyết của Copernic và định luật trọng lực) dưới quyền kiểm soát quốc tế, đặc biệt là đối với Nga sô ? (2)- nên xử dụng bom nguyên tử ra sao trong cuộc chiến tranh với Nhật (vì Đức đang ở trên đường bại trận) ?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:05:05 am

        Về điểm thứ nhất, ủy ban không thể đồng ý dứt khoát. Nhiều quan điểm hoàn toàn khác biệt được đưa ra chung quanh hai cực đoan : nguyên tử năng được coi là bí mật độc quyền của Mỹ, được bảo vệ nghiêm mật, hầu làm lợi khi đảm bảo hòa bình thế giới, hoặc Mỹ phải tức thời chia xẻ bí mật nguyên tử năng với Nga sô, rồi cùng Nga Sô ủy thác cho một ủy hội quốc tế, do LHQ kiểm soát.

        Thời gian qua, kiểm điểm lại những lập luận được nêu ra cách đây 20 năm trong bầu không khí bí mật khẩn trương như vậy, chúng ta không khỏi đau buồn khi thấy nhân loại đã mất quá nhiều năm tháng mà vẫn chưa ra khỏi vòng luẩn quẩn. Lập luận ngày xưa vẫn như lập luận ngày nay, năm 1945 nhân loại bế tắc thì năm 1965 nhân loại vẫn bế tắc. Nguyên tử năng nên được kiểm soát cách nào ? Làm cách nào giảm thiểu tác dụng và gia tăng thiện dụng của nguyên tử năng ? Làm cách nào tự cứu khỏi nạn tận diệt trên lò sát sinh nguyên tử mà loài người tự tay xây dựng và châm lửa ? Những câu hỏi kinh khủng này chưa được giải đáp sau bao nhiêu ngày giờ mặc cả, dọa dẫm và thương thuyết trên bình diện quốc, mà lẽ ra phải hướng vào sự cầu nguyện, vào tấn công hòa bình, hoặc vào nhiệt tâm của các nhà khoa hoc mưu tìm phương pháp giảm bớt hoặc ngăn cản tai họa tàn sát nguyên tử. Về vấn đề kiểm soát nguyên tử năng, cũng như về rất nhiều vấn đề lòng dòng của cuộc chiến tranh lạnh, phát sinh tử 1945, đến 1950, nhân loại vẫn chưa tìm ra lối thoát.

        Về điểm thứ hai, do ủy ban Lâm thời nêu ra, một sự thỏa thuận rõ rệt đã được hỉnh thành : ấy là bom nguyên tử phải được xử dụng càng sớm càng hay vào một mục tiêu quân sự chính yếu hầu buộc Nhật bản đầu hàng cấp thời. Dĩ nhiên, sự xử dụng này đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Quan trọng hơn hết là một nhóm khoa học gia phục vụ tại Chicago,trong khuôn khổ chương trình nguyên tử, cực lực phản đối là nỗ lực của họ bị phi nhân hóa vì được dùng vào mục đích chiến tranh tàn sát. Họ cũng lập luận mạnh mẽ chống lại chủ thuyết độc quyền nguyên tử, bởi lẽ giới khoa học tại nhiều nơi trên thế giới đã nắm giữ được nguyên lý phân chia nguyên tử. Họ cho rằng mọi nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc bí mật hóa kiến thức nguyên tử năng chỉ làm các quốc gia khác thêm thèm muốn, và có thể nuôi dưỡng quyết tâm gây chiến, nên phái tự lực chế tạo bom nguyên tử.

        Một quan diêm khác đáng được lưu ý là nên xử dụng bom nguyên tử chống lại Nhật, song chỉ nên biểu dương sức mạnh bằng cách thả xuống biển hoặc một hải đảo vắng vẻ, chứ đừng tàn sát sinh mạng. Trong hồi ký, bộ trưởng Stimson thuật lại là toàn thể ủy ban đều phản ứng mạnh mẽ trước đề nghị oanh tạc trung tâm đông dân cư, gây ra tàn sốt đại qui mô. Nhưng nếu không oanh tạc thì cuộc tấn công bằng hải lục không quân cổ điển đang tiếp diễn trước quân đội Nhật cuồng tín sẽ kéo dài ít ra một năm, và có thể làm một triệu binh sĩ Mỹ và Anh thương vong trước khi đạt thắng lợi. Ngược lại, với một hoặc có thể hai trái bom nguyên tử được thả đúng mục tiêu sự kết thúc chiến tranh sẽ chỉ thành một vấn đề ngày giờ.

        Nhiều luận cứ xác đáng được nêu ra để chống lại đề nghị biểu dương lực lượng. Muốn biếu dương có kết quả phải thông báo từ nhiều ngày trước, cho đối phương có thể mục kích, hoặc ít ra cũng biết tới vụ nổ kinh khủng, mà khiếp sợ. Nhưng trong hiện tình khoa học nguyên tử khi ấy, người ta chưa thể bảo đảm tuyệt đối là trái bom nguyên tử sơ chế sẽ nổ tung, như dự tính, hay oanh tạc cơ và phi hành đoàn sẽ bị hủy diệt trong vụ nổ. Trường hợp này sẽ làm công luân mất tin tưởng vào khả năng bách chiến bách thắng của đồng minh, và có thể sẽ khuyến khích Nhật bản quyết chiến hơn bao giờ hết. Trường hợp này lại còn có thể thúc đẩy Nga sô từng cam kết tại hội nghị Yalta là tham chiến chống Nhật ba tháng sau ngày Hitler bị hạ bệ, ngần ngại động binh.

        Vả lại, trong mùa hạ 1945 đầy ưu tư và sầu khổ ấy. chính sách thế giới của Hoa kỳ chỉ nhằm vào mục tiêu chính yếu duy nhất : quật ngã Nhật, và chấm dứt chiến cuộc trong thời gian ngắn nhất, với ít tổn phí nhất về sinh mạng và tiền bạc. Cuộc thảo luận sau đó trong chính quyền liên bang đã tiến tới một kết luận lịch sử về cách xử dụng bom nguyên tử như sau để trình lên Tổng thống: « Biểu dương kỹ thuật không thể chấm dứt chiến tranh, và không giải pháp nào khả dĩ được chấp nhận ngoại trừ giải pháp xử dụng quân sự trực tiếp.»

        Trên phương diện luân lý. kết luận này đúng hay sai, đến nay cuộc tranh luận vẫn chưa chấm dứt. Riêng Tổng thống Truman đã có quyết định dứt khoát, vì ông nghĩ rằng một khi oanh tạc phe Trục trong cuộc chiến được coi là điều minh bạch và hợp lý, thì cần tiếp tục oanh tạc để đạt mục đích.

        Dầu sao thì kỷ nguyên nguyên tử cũng phải được đánh dấu bằng lưỡi hái Tử thần. Nếu bom nguyên tử không rơi xuống Trường kỳ, thì mấy năm sau có thể rơi xuống Hoa thịnh đốn hoặc Mạc tư khoa. Ông Harry Truman không thể bị chê trách vì thiếu khả năng tiên đoán vị lai. ông tiến tới quyết định lớn lao này. Cũng như nhiều quyết định khác trong cuộc đời chính trị, sau khi cân nhắc những tin tức đầy đủ được trình lên ông hồi ấy, cho nên lương tâm ông không thể bị cắn rứt. Trong nhiều thế hệ sắp tới, các nhà luân lý sẽ còn tranh luận về quyết định của ông Truman là sai hay đúng, song đối với ông Truman, người có trách nhiệm quyết định, thì sau khi quyết định ông không còn nghĩ đến nữa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:28:43 am

        Chiến tranh chấm dứt

        Ông Truman có nói «làm Tổng thống cũng như ngồi trên lưng hổ, phải tiếp tục cưỡi nếu không sẽ bị hổ ăn thịt».

        Mấy ngày đầu của ông ở Bạch Cung là những ngày bấp bênh và hỗn độn vì ông còn phải tìm hiểu chức vụ Tổng thống, quóc gia Mỹ cũng còn phải tìm hiểu ông mà cái chết của ông Roosevelt đã đưa lên ngôi vị nguyên thủ. Trên thực tế, những ngày cuối tuần ấy, tân Tổng thống hầu như không được lưu ý đến vì toàn quốc thọ tang, còn bận thương tiếc cố Tổng thống vừa từ trần. Ông Harry Truman dường như bị chìm ngập trong đám đông buổi sáng chủ nhật 15-4 rực nắng ấy, đứng cạnh bà Eleanor Roosevelt, doug dỏng cao, mặc đồ đen, trong khi FDR được an táng trong vườn hoa hồng của ngôi nhà hương hỏa ở Hyde Park. Thứ sáu trước ngày đầu tiên ở chức vụ tổng thống, ông Truman hấp tấp đến trụ sở Quốc hội, dáng điệu mỏi mệt, để giã từ thân hữu trong Thượng viện. Sau bữa ăn trưa trong văn phòng của bộ trưởng phụ trách Thượng viện Leslie Biffle, ông nói với nhóm phóng viên chờ bên ngoài với giọng trang nghiêm : « Nếu có khi nào các bạn cầu nguyện thì giờ đây hãy cầu nguyện cho tôi ». Ngày thứ hai, ông lên tiếng trước phiên nhóm khoáng đại lưỡng viện, cam kết tiếp tục đường lối của cổ Tổng thống và khẩn cầu các nhà lập pháp và nhân dân Mỹ tỏ thái độ kiên nhẫn và hiểu biết.

        Thoạt tiên, ông lưu nhiệm Nội các của Tổng thống Roosevelt và các cộng sự viên trong Bạch Cung, nhưng trong những ngày đầu của tuần lễ thứ nhất ông đã đưa vào Bạch Cung 5,6 phụ tá quen thuộc đã ở bên ông tại Thượng viện. Trong số này có Rose Conway, cô gái chưa chồng khả ái và đắc lực, vẫn tiếp tục làm bí thư cho ông đến ngày nay, Harry Vaughan, bạn đồng ngũ thời chiến người Missouri, giọng khàn khàn tính tình vui vẻ, được dùng làm mọi việc theo kiểu «chỉ đâu đánh đấy», và Matt Connelly, một thanh niên Ái nhĩ lan có năng lực táo bạo, phụ trách tiếp tân, gạn lọc rừng người đổ xô đến Bạch Cung để tìm thời vận và chúc mừng, muốn giúp đỡ, và muốn được giúp đỡ, hoặc chỉ đến để chào qua loa Tổng thống với tư cách cố tri. Jonathan Daniels, cộng sự viên Bạch Cung hồi ấy đã nhắc lại như sau :

        «Ông Truman có vẻ là người của tất cả, và làm được tất cả mọi việc. Tất cả mọi người, từ phe theo Tân sách của ông Roosevelt đến phe chống đối, bạn và thù của ông Roosevelt, bạn cũ và bạn mới, bạn đồng ngũ trong đội sơn pháo 129, các chính trị gia của thời Pendergast cực thịnh, các nhân viên trong ủy ban Truman, những người hăng hái và đầy tham vong, tất cả đều có vẻ tin tưởng ông Truman là người của họ. Hồi ấy, ông Truman luôn luôn nhũn nhặn, bầu như cốt để khỏi làm phật lòng những người muốn tỏ ra tài giỏi hơn ông, đánh giá quá thấp nghị lực của người dân biên cảnh Trung Tây cứng đầu phía sau bề ngoài nhũn nhặn ấy.»

        Mối quan tâm hàng đầu ở Hoa thịnh Bốn. cũng như ở hầu hết khắp nơi trên thế giới là chiến cuộc Âu Châu khi ấy đã tới thời kỳ quyết liệt nhất. Nước Đức của Adolf Hitier chỉ còn là chiến trường cực kỳ thu hẹp, ngày đêm hàng tấn bom đồng minh trút xuống. Trong vòng 10 tháng sau cuộc đổ bộ ở Normandie, quân dội quốc xã bị đẩy lùi hơn 1.100 cây số khỏi vị trí cố thủ dọc Đại tây dương, và đang phải đương đầu trên đất nhà vơi sức mạnh ưu việt Anh-Mỹ. Những tài nguyên kỹ nghệ lởn lao nhất ở phía tây và hệ thổng chuyển vận của Đức bị phá nát, dân chúng mất tinh thần, và hoảng sợ, những đạo quân Đức rút lui chỉ còn có thể áp dụng du kích chiến. Cũng trong thời gian này, trên mặt trận đông, Hồng quân đã đầy lui quân Đức gần một ngàn cây số sau những phòng tuyến sâu nhất trên đất Nga và đang đồn trú cách Bá linh 50 cây số. Nam bộ Vienne bị chiếm đòng, và con đường máu xuyên sơn Tiệp khắc bị chặn kín.

        Ngày ông Roosevelt tạ thế, quân đội Nga và Mỹ gặp nhau trên sông Elbe. Sự kiện này có nghĩa là Đức quốc đã bị cắt đôi, và ngày tàn của quốc xã đã diễm. Ngày 25-4, Hoa thịnh đốn và Luân đôn nhận được tin Heinrich Himmler qua trung gian bá tước Thụy điển Bernadotte, xin đầu hàng trên toàn mặt trận tây, trong khi vẫn tiếp tục đánh Nga sô trên mặt trận đông. Tức thời Churchill và Truman bác bỏ đề nghị này, và nhắc lại yêu sách của dồng minh là Đức phải đầu hàng không điều kiện, đồng thời trên mọi mặt trận. Nga sô không tham chiến ở Ý, cho nêu sau cuộc thương thuyết bí mật kéo dài, một triệu binh sĩ quốc xã xin hàng ngày 29-4 và được các tư lệnh Anh Mỹ chấp thuận; ngày 2-5, thế giới được tin Hitler tự sát ngày 30-4 trong pháo đài bê tông dưới đất ở Bá linh. Ba ngày sau sứ giả của Đức quốc xã bại trận xin tới tổng hành doanh của tướng Eisenhower tại Reims. Tại đó, một lần nữa, họ tìm cách chia rẽ đồng minh với đề nghị chỉ hạ khí giới trên mặt trận tây. Ai cũng thấy là họ không sợ bại trận bằng sợ Hồng quân và các chính trị viên chiếm đóng quốc gia tàn phá của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:28:38 am

        Suỷt nữa giòng lịch sử chiến hậu đã đổi chiều. Vì nếu quân đội Đức có thể tập trung tàn lực vào mặt trận đông, ngăn cản bước tiến của Nga sô thì quyền bành Cộng sản tại trung bộ và đông bộ Âu châu có thể hoàn toàn khác hiện tình. Tại Teheran và Yalta, các ông Roosevelt, Churchill và Staline cho rằng Đức quốc xã còn cầm cự lâu, chưa tan rã nhanh chóng, cho nên đề nghị của Himmler bị bác bỏ. Ngày 5-5-1945, tại tổng hành doanh tối cao quân lực viễn chính Mỹ ở Reims, tướng Eisenhower nói thẳng cho sứ giả Đức biết là điều kiện của họ không thể chấp nhận. Sáng sớm 7-5, trước mặt đại diện Hoa kỳ, Anh quốc, Pháp và Nga sô, tướng Alfred Jodi, thay mặt bộ Tổng tư lệnh Đức, ký văn kiện đầu hàng. Tướng Jodi than thở : « Theo tôi, thì không còn đường nào khác, nếu không ký kết thl hỗn loạn xảy ra.»

        Ngày 8-5 được coi là ngày toàn thắng ở Âu châu. Công chúng Mỹ không ngạc nhiên vì đã nhìn thấy và cảm thấy từ nhiều ngày trước. 9 giờ sáng hôm ấy, tin này được Tổng thống Truman - mới vào Bạch Cung chưa được một tháng - chính thức loan báo trên làn sóng điện loan quốc như sau: « Giờ khắc này là giờ khắc nghiêm trọng và quang vinh. Đại tướng Eisenhower thông báo rằng lực lượng Đức đã đầu hàng LHQ (ông Truman cố ý đề cao LHQ mặc dầu tổ chức quốc tế này chưa chính thức khai sinh). Ngọn cờ tự do đang phấp phới trên toàn Âu lục. Nhân ngày thắng trận, chúng ta cần cảm tạ ơn Trên đã dặn dắt chứng ta qua những ngày cam go đen tối... Chúng ta chỉ có thể trả món nợ tinh thần với Thượng đế, với những người đã chết, với con em chúng ta bằng sự làm việc, bằng sự tận tâm không ngừng với trách nhiệm trước mắt. Nếu cần đề ra phương châm cho những tháng sắp tới, thì phương châm này là sự làm việc, chúng ta phải làm việc, và làm nhiều việc hơn nữa. Chúng ta phải làm việc để chấm dứt thật sự chiến tranh, vì chúng ta mới chiến thẳng một nửa.»

        3 tháng sau ngày toàn thắng Âu châu là ngày toàn thắng Nhật Bản. Ngay trước khi Hitler sụp đổ trong tháng 5, nhân lực và võ khí đồng minh đã được di chuyến từ chiến trường Âu châu sang chiến trường Thái bình dương trong khuôn khổ của một trong những cuộc tập trung hải chiến lớn lao nhất lịch sử. Cuộc tấn công cuối cùng vào đất Nhật được đặt dưới quyền chỉ huy hỗn hợp của tướng Douglas Mac Arthur và thủy quân đô dốc Chester w. Nimitz, với sự tham dự của hồi quân Anh do nam tước Louis Mounbatien điều khiển. Từ tháng 3, các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp ở Hoa thịnh Đốn đã ước lượng rằng phải mất từ một năm đến năm rưỡi nữa mới quật ngã được đế chế Phù tang, nhất là trong trường hợp mà trường hợp này có nhiều triền vọng xảy ra đồng minh phải chiến đấu từng tấc đất trên quần đảo Nhật bản. (Khi ấy, bom nguyên tử còn là thực thể khoa học mơ hồ, nên không thể được ghi vào kế hoạch chiến lược). Cuộc hành quân dự liệu, từ bờ biển vào trung tâm Đông kinh, sẽ gây cho Mỹ một triệu thương vong, và có thể nửa triệu cho Anh quốc.

        Lực lượng đồng minh không còn ở tư thế rút lui nhục nhã như ở Bataan, mùa đông 1941 nữa. Trong mùa xuân và đầu mùa hè 1945, đồng minh đã tái lập quyền kiêm soát an toàn tại Phi luật tân, cũng như trên bờ biển Xung thẳng và Iwo Jima đẫm máu và mang đầy dấu vết tàn phá. Sau 82 ngày bị bao vây đảo Guam thất thủ, với 45.000 người Mỹ và 94.000 người Nhật tử trận. Hàng trăm chiếu đấu cơ Mỹ cất cánh từ các hải đảo xa xôi này suốt ngày đêm dội bom nổ và dẫn hỏa xuống đất Nhật, mà đối phương hầu như không thể chống nổi ngoại trừ bằng súng phòng không vô hiệu phần lớn Chiến hạm Anh Mỹ hầu như được tự do pháo kích vùng duyên hải, và thả mìn xuống hải lộ nhiều đến nỗi Nhật bị mắc cứng giữa hàng rào phong tỏa, Các đô thị lờn, và các trung tâm kỹ nghệ hùng hậu trước đây của Nhật đã bị tê liệt hoặc đổ nát, mức sản xuất võ khí trở thành giỏ giọt, kho tiếp tế xăng nhớt và nguyên liệu bị khô cạn, 8 triệu người Nhật không nhà ở, khẩu phần gạo và thực phẩm nhu yếu bị hạn chế còn 1.500 calori mỗi ngày. Sức mạnh tấn công của hải không quân Phù tang, mới một năm trước đã chính phục và thống trị gần nửa tỉ người Á trên một vòng cung 8.000 cây số phía đông, nam và tây quần đảo Nhật Housau thuộc chính quốc , nay hầu như bị hoàn toàn tiêu diệt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:21:40 am

        Nhưng lục quân Nhật tương đối vẫn chưa bị hư hao, tương đối được cấp dưỡng và trang bị đầy đủ, với chừng ba triệu người trên chính quốc và từ triệu rưỡi đến hai triệu tại Mãn châu và Hoa lục. Đạo quân hậu bị này được dùng dễ ngăn chặn cuộc đồ bộ tương lai, và được coi là nguồn hy vọng và là sức mạnh bướng bỉnh bất khuất của một số nhân vật trong Hội đồng Chiến tranh của Thiên hoàng, cương quyết không đầu hàng, và chủ trương kháng chiếu đến giọt máu cuối cùng. Đối chiến với Nhật là Hoa kỳ, Anh quốc và Trung Hoa. Song Trung hoa đã tỏ ra là đồng minh kém hiệu lực. Đầu năm 1945, Quốc quân của thống chế Tưởng giới Thạch đã dành nhiều thời giờ và nỗ lực đế chống lại (hoặc cổ thủ) quân đội cộng sản của Mao trạch đông hơn là kháng Nhật, hồi ấy trấn giữ toàn Mãn châu, Cao ly, Đài loan và phần lớn Hoa bắc. Bởi vậy, muốn thắng Nhật, các cường quốc đồng minh phải nhờ cậy vào sự can thiệp của Nga sô, nghĩa là Hồng quân phải vượt biên giới châu Á, đánh tập hậu quân đội Nhật ở Mãn châu. Để thực hiện mục đích này, đồng minh đã tiễn tới một thỏa ước với Staline tại Yalta, tháng 2-1945. Sau này, ông Truman viết :

        « Các vị tham mưu trưởng đều tỏ ra lo ngại trong khi ước lượng số thương vong của cuộc đổ bộ lên đất Nhật. Vì lực lượng của ta ở Thái bình dương đang tiến mạnh, với sự thiệt hại nặng nề về nhân mạng, nên việc lôi kéo Nga sô tham chiến trở thành vô cùng cấp bách. Sự tham chiến của Nga sô sẽ giúp Mỹ tiệt kiệm được hàng ngàn sinh mạng.»

        Dĩ nhiên là mùa hè 1945 ý thức cấp bách này giảm nhiều. Nhờ triển vọng của bom nguyên tử, sự tham chiến của Nga sô hầu như không còn cần thiết nữa. Nhưng khi các lãnh tụ đồng minh nhóm họp tại Potsdam trong tháng 7, Nga sô đã hủy bỏ hiệp ước thân hữu với Nhật và bí mật tập trung quân đội dọc biên giới Mãn chấu, sửa soạn xâm lăng. Dầu sao thi toàn bộ kế hoạch đã tiến quá xa trên dường thực hiện, trừ phi có phép mầu Tô Tần mới mong chặn nổi. Ngày 7-8, quả bom nguyên tử thứ hai rơi xuống Quang đảo, Nga sô tuyên chiến với Nhật, và Hồng quân ào vào Mãn châu. Ngày 10-8, Nhật xin nghị hòa, và 7 giờ tối 14-8 trong năm 1945 đầy biển cố, Tổng thống Truman từ tốn loan báo với thế giới cuộc chiến tranh lớn lao nhất và tốn hao nhất lịch sử đã chấm dứt.

        Thắng lợi của đại chiến thứ hai vừa được gặt hái thì hạt giống chiến tranh lạnh đã đâm lộc nảy mầm. Chiến tranh nóng này là chiến tranh lớn lao nhất, hao tổn xương máu và tiền bạc nhất, và tàn phá ghê gớm nhất mà con người văn minh gây ra từ trước đến nay. Nó kéo dài 5 năm, 11 tháng, và 14 ngày, với 56 quốc gia tham chiến, mà 49 thuộc phe đồng minh và 7 thuộc phe Trục, Tổng cộng 85 triệu người nhập ngũ, trong số có 14 triệu bị giết hoặc chết mà 251.000 người là Mỹ. Số thương vong này còn lớn hơn số thương vong của mọi cuộc chiến tranh từ 1793 đến nay gộp lại.

        Chưa bao giờ sau khi chiến tranh chấm dứt lại có quá nhiều vấn đề được đặt ra như vậy. Khi Tổng thống Truman nhậm chức, những vấn đề này mới bắt đầu hiện rõ, mà căn bản là giới lãnh đạo chính trị và quân sự đồng minh đã ước sai bản chất thật sự của chiến lược của cộng sản tích cực chính phục thế giới.

        Trong di sản tinh thần mà ông Truman thừa hưởng của cố Tổng thống có sự quyết tâm, theo đó Tây phương có thể tiến tới hòa hoãn với Nga sô bằng sự nhẫn nại và nhân nhượng. Nếu Nga sô hết sợ vì biên giới bị đe dọa, hoặc vì các nước dân chủ chống đối hình thái chánh quyền sô viết, hoặc vì có thể bị bỏ rơi trên đường hậu chiến tiến tới sung mãn kinh tế, Nga sô sẽ có thể nghiêng về phía hòa bình và tự do. Bởi vậy, tại hội nghị Teheran và Yalta, đồng minh đã nhượng bộ nhiều trước yêu sách phân chia Âu châu hậu chiến, đồng thời nhiệt tâm yêu cầu Nga sô tham chiến chống Nhật sau ngày Đức thất trận. Ông Roosevelt chủ trương tuyệt đối tôn trọng những thỏa ước này, cho dẫu đôi khi mất tin tưởng vì thái độ lắt léo hoặc vi phạm trắng trợn của Nga sô,

        Ông Truman cảm thấy có bổn phận tiếp tục đường lối của cố Tổng thống, nhưng hầu như từ buổi đầu đã tỏ vẻ hoài nghi. Trong giới cộng sự đã có khuynh hướng quyết liệt (tuy nhiên chỉ là thiểu số) không tin tưởng vào hảo ý sô viết. Trong số này có đại sứ Averell Harriman. Từ nhiệm sở Mạc tư khoa, ông Harriman phúc trình về trong tháng 4 như sau :

        « Hiện nay, chúng tôi đã có bằng cớ cụ thể là chính phủ sô viết đứng trên quan điểm quyền lợi vị kỷ để nhận định mọi vấn đề. Để thủ lợi chính trị, họ đã loan truyền về tình hình thực phẩm khó khăn trong những vùng do quân đội ta giải phóng như Ý, Bỉ và Pháp... Cộng đảng và đồng bọn khắp nơi đang lợi dụng những khó khăn kinh tế trong những vùng do ta quản nhiệm để phá hoại ảnh hưởng của đồng minh tây phương, và xiển dương tư tưởng và đường lối sô viết... Nga sô và các chính phủ thiểu số mà họ đặt lên đầu lên cổ nhân dân Đông âu theo đuổi một mục tiêu hoàn toàn khác biệt. Ta phải minh nhận rằng Nga sô nhằm thiết lập chế độ chuyên chế, bóp chết tự do cá nhân và dân chủ mà ta ý thức và tôn trọng.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:47:59 am

        Ông Churchill cũng tỏ thái độ ngờ vực. Trong nhiều văn thư gửi các ông Roosevelt và Truman, ông lưu ý sâu xa tới những thực tại chính trị trong thế giới hậu chiến mà Nga sô có thể tranh thủ được quyền lực đồng minh tây phương. Sau này, ông viết trong hồi ký : « Sự tham chiến được đặt trên nền tảng liên minh nên khi chiến tranh gần dứt, khía cạnh chính trị trở thành vô cùng quan trọng. Đặc biệt tại Hoa thịnh đốn thì người ta tính chuyện lâu dài và thoáng đạt. Đành rằng người Mỹ không muốn nghĩ đến chiếm đất, song nếu trước mặt có đàu sói thì kẻ mục đồng phải bảo vệ cho cừu, cho dẫu không thích thịt cừu. Hồi ấy (mùa xuân và mùa hạ 1945), dường như các vị tham mưu trưởng Hoa kỳ không cho những điều này là tối hệ... Vậy mà những điều này đã giữ phần quyết định trong vận mạng Âu châu, và có thể cưỡng đoạt không cho chúng ta tận hưởng hòa bình lâu dài mà chúng ta đã mất bao thời gian và tâm cơ tranh đấu.

        Đoạn ông Churchile nhắc đến khoảng trống nguy hiểm sau khi ông Roosevelt chết và tân Tổng thống Truman còn phải tìm hiểu vấn đề thế giới rộng lớn, khiến cả tư lệnh quân sự cũng như bộ Ngoại giao thiếu sự hướng dẫn cần thiết, các tư lệnh quân sự thì rút vào tháp ngà binh nghiệp, còn bộ Ngoại giao thì không am hiểu tình thế. Ông viết:

        « Sự lãnh đạo chính trị cần thiết bị thiếu vào lúc cần thiết nhất. Hoa kỳ đứng hiên ngang trên sân khấu thắng trận, nắm giữ vận mạng thế giới trong tay, song lại không có chương trình kế hoạch đích thực và mạch lạc.»

        Không phải là phi lý khi người ta phỏng đoán rằng ông Truman đã nhậy cảm trước tình thế, và ngay cả trong những tuần lễ nhận chức đầu tiên ấy trực giác đã thúc giục ông hoài nghi lòng thành thật của Nga sô. Kể ra, ông cần có nhãn quan điêu luyện hơn nữa để có thể xuyên qua hành động ngoan cố hiện hữu của Nga sô mà suy đoán tương lai, hầu áp dụng nguyên tắc hòa hoãn của ông Roosevelt đẽ hoán cải Nga sô. Song ông lại thiếu tự tin, và những nhân vật có thể giúp ông như Churchill và Harriman lại chỉ là sơ giao hoặc xa lạ. Mặt khác, những nhân vật mà ông quen biết thật sự, và ông bắt buộc phải nhờ cậy hàng ngày, như Stimson, Marshall, và trên một phương diện thấp hơn, đại tướng Eisenhower, tổng tư lệnh Mỹ tại Âu châu, lại chỉ nghĩ đến hậu quả quân sự hơn là hậu quả chính trị của thế chiến. Các nhân vật này đều tán thành đường lối của cố Tổng thống là bắt tay với Nga sô bằng mọi giá. Họ lập luận rằng chỉ cần đè bẹp Đức quốc và Nhật bản, rồi sau đó thế giới hậu chiến sẽ tự liệu lấy thân. Ngoài ra và đó là chuyện dĩ nhiên, ông Truman lại cảm thấy bổn phận phải tiếp tục chính sách của cố Tổng thống.

        Vì những lý do kể trên, ông đã hành động ngược lại thói quen cố hữu, không chịu vận dụng linh tính để tiên liệu thời cuộc, và đã bỏ lỡ một trong những dịp may lớn lao nhất trong lịch sử. Bởi vì ba tháng nghiêm trọng từ tháng 5 đến tháng 9-1945 chính là thời gian mà chiến tranh lạnh có thể bị chặn đứng cùng với mưu đồ cộng sản chinh phục Âu Á.

        Hội nghị Teheran và Yalta đã hoạch định những nét lớn của chiến lược tiến đánh Đức quốc. Thiết giáp Mỹ Anh từ tây sang đông sẽ giao tiếp với Hồng quân từ đông sang tây, tại một điểm trung tâm Đức quốc, san khi tiêu hủy binh lực quốc xã. Việc chiếm đóng Đức cũng chỉ được trù hoạch đại cương do Ủy hội Tư vấn Âu châu nhóm tại Luân Đòn năm 1944, chia Đức thành 3 khu do Mỹ, Anh và Nga kiểm soát (sau này, chia thêm một khu thuộc Pháp), với thủ đô Bá linh nằm trong khu Nga, được kiểm soát hỗn hợp. Sự chia cắt này dựa vào yếu tố quân sự, hơn là chính trị, chỉ cốt thực hiện dễ dàng biện pháp đầu hàng, hơn là thiết lập nền móng cho nên hành chính hậu chiến.

        Ngay từ cuối 1944, Nga sô đã dùng mục tiêu quân sự đề đạt mục tiêu chính trị tại Âu lục. Các chính trị viên nối đuôi quân dội chiếm đóng vào Ba lan, Tiệp khắc và Hung gia lợi. Nhưng tháng 4 và 5-1945, gọng kềm dồng minh xiết quanh Đức quốc chặt chẽ hơn dự liệu. Ông Churchill coi đó là dấu hiệu bất tường trong tương lai, và ông tiên đoán rằng sức mạnh quân sự sô viết có mặt ở nơi nào trên đất Đức và Trung Âu, nơi ấy sức mạnh chính trị sô viết sẽ ở lại mãi. Nhiều lần ông khẩn cầu ông Roosevelt và sau đó ông Truman, là nên tiến quân thật nhanh để giao tiếp với Hồng quân thật xa về phía đông. Nghĩa là bước tiến của Mỹ Anh trên mặt trận tây không nên kéo chậm lại để ăn khớp với mặt trận đông của Nga sô. Churchill lập luận rằng nếu Anh Mỹ tiến sâu vào khu vực hành quân dành cho Nga sô, thì cũng không nên rút lui, hầu sau khi Đức đầu hàng, có thể dùng làm áp lực đế thương thuyết với Nga sô. Đặc biệt là Churchill muốn đồng minh tây phương tiến gấp tới Bá linh. Cuối tháng 4, tây phương có nhiều hy vọng tới Bá linh trước Nga sô.

        Nhưng vấn đề chiến lược lại do tướng Eisenhower quyết định mỗi ngày. Ông chặn bước tiến của tướng Bradley tại sông Elbe, rồi tập trung mũi dùi vào phía nam. Theo ông, Bá linh là mục tiêu  thứ yếu, nên nhường lại cho Hồng quân. Trong khi lục lượng của tướng Patton tiến như vũ bão vào Tiệp khắc, Eisenhower lại chấp nhận lời yêu cầu của Nga sô, dành vinh dự chiếm đánh Prague cho Hồng quân. Ý định rõ rệt của Eisenhower là trong trường hợp nhu cầu quân sự cho phép, tuyệt đối tôn trọng quyền lợi sô viết trong vùng chiếm đóng của họ. Anh quốc cho rằng quan niệm này hoàn toàn thiếu thực tế, song tướng Eisenhower lại được Tổng thống Truman với tư cách tổng tư lệnh hậu thuẫn. Sau này, ông Truman nói :

        «Tôi không thể thấy lý do chính đáng nào để không tôn trọng một thỏa ước mà Hoa kỳ đã cam kết minh bạch là sẽ tôn trọng, tôi cũng không thể thấy lợi ích trong việc can thiệp vào những cuộc hành quân thắng lợi. Việc thực tế duy nhất phải làm là tuyệt đối tôn trọng thỏa ước, và cố gắng hết mình để thúc giục Nga sô tôn trọng!»

        Quyết định mã thượng và ảo vọng ấy khiến cho chiến tranh lạnh bắt buộc phải xảy ra. Chiến tranh lạnh khởi đầu với «vấn đề Đức quốc», và «vấn đề Đức quốc» vẫn còn là trung tâm gay gắt và ngoan cố của chiến tranh lạnh trong nhiều năm sắp tới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:28:50 pm

CHƯƠNG IV

HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI

        LHQ ra đời !

        20-1-1945 là một ngày lạnh buốt và đáng nhớ, Đúng ngọ, hàng chục ngàn yếu nhân và thường dân co ro tụ tập trên sân cỏ Bạch Cung dưới nam môn. Trên khán đài, một ông già sắp sửa từ giã cõi đời tay nắm chặt mép bàn, nói với đám đông bằng giọng mỏi mệt nhưng vẫn sang sảng làm con tim xúc động :

        « Chúng ta đã biết là không thể sống một mình, trong hòa bình, là phúc lợi của chúng ta tùy thuộc vào phúc lợi của các quốc gia khác ở xa. Chúng ta đã biết là chúng ta phải sống với đầy đủ tư cách con người, chớ không phải như đà diều hoặc khuyển mã trong chuồng. Chúng ta đã biết chúng ta là công dân của thế giới, là đoàn viên trong cộng đồng nhân loại.»

        Bằng những lời nói ấy, Franklin D. RooseveR, trong diễn từ tựu chức pháp nhiệm thứ tư, đã minh định di sản tinh thần được chuyền lại cho ông Han V Truman đúng 83 ngày sau, ông Roosevelt không những dưa Hoa kỳ qua cuộc chiến tranh lớn lao nhất lịch sử mà còn hoạch thảo một chương trình vĩ đại tiến tới hòa bình trường cửu, song việc thực hiện được dành cho người kế vị. Trọng tâm của chương trình này là LHQ, tập thể của nhân dân thế giới, với mục đích đặt chiến tranh ra ngoài vòng pháp luật, tổ chức mưu cầu công lý và bảo vệ cho mọi người thuộc mọi chúng tộc và quốc gia. Tiền thân của Hội Quốc liên, LHQ đã được FDR và Churchilt hoạch định những nét sơ khởi trong Hiến chương Đại tây dương năm 1941, và đuợc minh định thêm, với Staline tham dự, trong Tuyên ngôn Mạc tư khoa năm 1943. Lược đồ tổ chức được khai sinh tại hội nghị Brétton Woods và Dumbarton Oaks năm 1944, và kế hoạch thực thi được chấp thuận tại Yalta, tháng 2-1945. Một trong những hoạt động chính thức đầu tiên của ông Trumam với tư cách Tổng thống là thông báo tối 12-4-1945 rằng hội nghị cơ chế dự nhóm tại Cựu kim sơn trong 10 ngày để soạn thảo Hiến chương LHQ sẽ tiếp tục. Sau này nhắc lại, ông viết:

        «Tôi muốn minh thị mối quan tâm lớn lao nhất của tôi với việc thiết lập một guồng máy quốc tế để bảo tồn hòa bình và ngăn ngừa chiến tranh. Tôi biết rằng nếu không có guồng máy này thế giới sẽ mãi mãi bị họa tiêu diệt ảm ảnh.»

        Ngày 28-4, hội nghị được khai mạc tại hi viện tráng lệ Cựu kim sơn trong một buổi lễ trang nghiêm và rầm rộ, với sự hiện diện của đại biều - 46 quốc gia tham chiến chống phe Trục. Đặt phương hướng cho hội nghị, Tổng thống Truman, trong một diễn từ ngắn được chuyển tới bằng điện thoại, kêu gọi các đại bịều thế giới «đứng trên quyền lợi cá nhân» để tạo lập một tổ chức an toàn «đền đáp lại những hy sình ghê gờm trO'-'g 6 năm qua.»

        Quanh bàn hội nghị buổi lễ khai mạc ấy, người ta thấy một số ghế trống, nổi bật nhất là ghế dành cho A căn đình và Ba Lan. A căn đình không được phó hội, phần lớn do sự khẩn khoản của Nga sô, vì đã trắng trợn hợp tác với Đức trong thời chiến. Sự vắng mặt của Ba lan phát xuất từ những nguyên nhân phức tạp và gay cấn hơn.

        Tại Teheran và sau này tại Yalta, đồng minh đã thỏa thuận thành lập chính phủ lâm thời Ba lan gồm « mọi phần tử dân chủ » trong xứ, để nắm giữ quyền hành cho đến ngày tuyển cử tự do và cởi mở có thể được tổ chức sau chiến tranh. Một chính phủ Ba lan lưu vong do tướng Sikorski tổ chức, và sau này do Stanislaw Mikolajczyk cầm đầu, được thành lập tại Luân đôn trong khi Varsovie thất thủ. Anh Mỹ đòi hỏi số người này được giữ vai trò quan trọng trong chính phủ lâm thời. Nhưng Hồng quân lại là lực lượng giải phóng Ba lan khỏi nền thống trị quốc xã, và hiện chiếm đóng toàn quốc và các tỉnh đông bộ Đức cho tới sông Oder. Hồng quân đặt một chính phủ bù nhìn thân Nga tại Varsovie, và lập luận rằng chính phủ này đã đáp ứng những nguyên tắc được đề ra tại Teheran và Yalta, Anh - Mỹ cho rằng những điều kiện này chỉ được hội đủ với sự tham dự của chính phủ lưu vong Luân đôn, nên từ chối không cho chính phủ Varsovie phó hội Cựu kim sơn. Dường như Staline sẵn sàng rút lui, hoặc ít ra cũng cò cưa để làm hội nghị tê liệt, nếu Anh - Mỹ không thay đổi lập trường. Bởi vậy, hội nghị bị bế tắc trước khi khởi đầu.

        Trong số những gai độc ngoại giao đâm vào tay ông Truman, sau ngày vào Bạch Cung, thì vấn đề Ba lan được coi là độc nhất. Vì trên căn bản, đây là sự cách biệt ý thức hệ và chính trị giữa Nga sô cộng sản và Tây phương không cộng sản, và chứa đựng mầm giống chiến tranh lạnh. Các cường quốc Tây phương dựa vào thỏa ước Yalta đế ấn định thế chế của Ba lan. Nga sô cũng vậy, song họ lại quyết tâm giải thích, tôn trọng thỏa ước theo ý họ một cách bướng bỉnh, hoặc chà đạp thỏa ước miễn hồ đạt mục đích. Từ lâu, Churchill đã tiên liệu việc này. Một thời gian ngắn trước ngày tạ thế, Roosevelt cũng phải miễn cưỡng nhìn thấy sự thật. Nhưng các vị tham mưa trưởng Mỹ lại muốn quân lực sô viết ở trong phe đồng minh nên phản đối kịch liệt mọi cử chỉ hăm dọa nguyên trạng tế nhị hồi ấy. Và nhiều nhân vật chung quanh Tổng thống lại tiếp tực cồ súy rằng con đường duy nhất đế thúc đẩy Nga sô thành tâm hợp tác trong hòa bình nhân nhượng trước thái độ trái chướng của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:52:10 pm

        Ông Averell Harriman lại không tin tưởng một cách dung dị như vậy. Xuất thân từ một trong «60 gia đình » lỗi lạc ở Mỹ châu, ông tham chính với bạn cố tri Franklin Roosevelt năm 1933, để rồi trở thành một trong các nhà ngoại giao Mỹ, và nhân vật điều giải quốc tế có khả năng nhất, vai trò mà ông vẫn tiếp tục giữ dưới nhiều vị Tổng thống, ngoại trừ một vài thời kỳ. Trong thời chiến, ông là đại sứ Hoa kỳ tại Mạc tư khoa, và ở địa điểm nhu yếu này ông đã nhìn thấy sự thật rõ ràng đến nỗi làm rợn người về đường hướng một chiều vô liêm sỉ của chính sách hậu chiến sô viết.

        Khi FDR từ trần, ông Harriman thấy cần phải về ngay Hoa thịnh đốn để trình bày với ông Truman về đường lối của Mạc tư khoa. Ông chỉ quen sơ ông Truman, quen sơ bằng cách vài lần bắt tay Phó Tổng thống, sự phê phán của dư luận lại làm ông lo ngại. Cho nên buổi sáng 21-4, ông không lấy gì làm yên tâm khi bước vào văn phòng bầu dục tại Bạch Cung để tường trình những vấn đề phiền toái nhất đương thời trên địa hạt ngoại giao với một vị Tổng thống mới tựu chức hơn một tuần. Nhưng sau cuộc đàm đạo. Sự lo âu của ông Harriman đã tan biễn. Sau này, ông ghi lại như sau :

        « Sau mấy phút trò chuyện, tôi bắt đầu nhận thức là ông Truman đã nắm vững tình thể. Điều này làm tôi ngạc nhiên, nhưng cũng làm tôi vợi được lo âu. Ông đã đọc mọi điện văn và phúc trình từ nhiễu tháng qua giữa hộ Ngoại giao và tôi. Ông đã theo sát sự việc, và đã nhận định sâu sắc.

        Trước ngày rời Mac tư khoa, tôi đã sắp xếp cho Molotov, ngoại trưởng, trưởng phái đoàn Nga sô tại hội nghị LHQ sắp nhóm, dừng lại Hoa thịnh đốn trên đường đi Cựu kim sơn, để hội kiến với Tổng thống. Tôi muốn Molotov nghe tận miệng Tổng thống nói rằng Hoa kỳ không muốn vấn đề Bá linh giằng co thêm nữa, và tôi hy vọng Tổng thống cũng đồng quan điểm với tôi.

        Hôm ấy, sau cuộc hội kiến lần đầu với Tổng thống, tôi biết là Tổng thống đã nghĩ như tôi về vấn đề Ba lan. »

        Xế chiều thứ hai 23-4, ông Harriman đưa Molotov và đại sứ sô viết Gromyko tới Bạch Cung. Hiện diệp trong cuộc gặp gỡ còn có bộ trưởng Stettinius, ông Charles E. («Chip») Bohlen một trong các chuyên viên lỗi lạc về Sở vụ tai bộ Ngoại giao, và đô đốc Leahv. Sau những lời xã giao thường lệ, Tổng thống lái cuộc đàm luận thẳng vào đề tài thỏa ước giữa các quốc gia, một vấn đề thiêng liêng. Theo lời Tổng thống thì Anh và Mỹ đã tôn trọng mọi thỏa ước đạt tại Yalta hoặc các nơi khác, một cách chu đáo, tuy nhiên, sự tôn trọng này không thể mang tỉnh cách một chiều. Bằng giọng dữ dằn, Molotov đáp rằng chính phủ sô viết cũng chu đáo không kém. Tổng thống nói hắt vào mặt Molotov rằng chính phủ sô viết không tôn trọng cam kết trong vấn đề Ba lan, và luôn tiện ông thông báo cho ngoại trưởng sô viết là Hoa kỳ không chấp thuận cho chính phủ Ba lan với thành phần hiện hữu được tham dự hội nghị LHQ, và ông hy vọng Molotov sẽ trình đạt quan điểm của Mỹ lên Thủ tướng Staline.

        Bàng hoàng, Molotov nói .« Trong đời, chưa ai nói như thế với tôi bao giờ. » Tổng thống đáp ngay :«Các ông hãy th hành thỏa ước rồi sẽ không nghe ai nói như thế nữa.»

        Cuộc đối đầu thứ nhất của ông Truman với một yếu nhân sô viết chấm dứt với lời nói gay gắt ấy. Ông Harriman thuật lại là «ông Truman hơi nặng lời với Molotov, nên trên thực tế tôi cũng hơi lo, nhưng tôi phải nói là thái độ của tân Tổng thống đã làm tôi hãnh điện.»

        Đó là một cử chỉ can đảm, nhưng dẫu sao cũng chỉ thành công phần nào. Nga sô giả vờ tham khảo các chính khách lưu vong ở Luân đôn do Stanislaw Miolajczyk cầm đầu về vấn đề chính phủ lâm thời Ba lan. Thậm chí Nga sô còn mời 20 chính khách lưu vong từ Luân đôn về Mạc tư khoa để thương nghị đầu tháng 5, nhưng ngay sau đó đã bắt giữ 16 người về tội âm mưu chống lại chế độ sô viết đười thời kỳ chiếm đóng. 4 nhân vật còn lại được mời tham chính, Mikolajczyk giữ chức Phó Thủ tướng, cùng với Wladyslaw Gomulka, khi ấy còn là đảng vièn Cộng sản vô danh.

        Sự dàn xếp tắc trách và ỡm ờ này không làm ai bằng lòng, nhất là toàn thể những người Ba lan không Cộng sản ở trong và ngoài nước. Nhưng dường như đó là giải pháp tốt đẹp nhất có thể đạt tới hỏi ấy, và khi Nga sô xoa dịu bẵng cách ngưng phản đối sự có mặt của Á căn đình (mà các chính phủ châu Mỹ la tinh gia tăng áp lực đòi Hoa kỳ bênh vực), Hoa thịnh đốn và Luân đôn phải xuống nước. Ngày 23-6, một ngày trước buổi lễ ký kết lịch sử, biến LHQ thành một tổ chức cụ thể, Ba lan được gia nhập đại gia đình «các quốc gia yêu chuộng hòa bình».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:34:46 am

        Phải chăng người chống Cộng Ba lan đã bị bán đứng như dư luận thường lên án ? Có lẽ dư luận này không đúng, nếu đúng thì cũng không thể mang tính cách cố ý và trắng trợn, Nhà viết sử không thể tìm ra các tài liệu có thể soi sáng vấn đề, vì những văn kiện này còn nằm trong tủ sắt của bộ Ngoại giao, hoặc của riêng ông Truman. Lý do chính xác dường như là hồi ấy các nhà ngoại giao Anh Mỹ bắt buộc phải tiến tới một giài pháp về vụ tranh chấp Ba lan bằng không LHQ sẽ chết non. Cho nên khi Nga sô tỏ thái độ tượng trưng trong việc mời một số nhân vật Ba lan lưu vong tham chính, và ngưng phản đối sự phó hội của Á căn đình, Anh-Mỹ chấp thuận ngay, vì cho rằng thà ít còn hơn không. Vì ít ra, người ta có thể an ủi là các phân tử dân chủ đã tạo được một đầu cầu trong chính phủ Varsovie và hy vọng họ sẽ hành trưởng được ảnh hưởng. Nhưng lịch sử đã chửng tỏ là họ thất bại.

        Hội nghị Cựu kim sơn là một trong những hội nghị trọng đại nhất trong lịch sử tân tiến. Mọi nỗ lực trong quá khứ đều thất bại, riêng hội nghị Cựu kim sơn đã thành công trong việc kiến tạo một diễn đàn chính trị quốc tế thích ứng, và một công cụ để thực thi hòa bình. Trong 20 năm qua, LHQ chưa hoàn toàn đáp ứng được những triển vọng rạng rỡ ban đầu, nhưng dầu sao thì việc này cũng không làm dư luận ngạc nhiên bằng việc LHQ đã vượt qua nhiều trở ngại, và tương đối được lành mạnh và tín nhiệm. Ngay từ thuở chào đời, LHQ đã phải đương đầu với sự xung khắc giữa hai thế giới Cộng sản và không Cộng sản, khiến sự trưởng thành và hiệu năng bị suy giảm.

        Lễ ký kết được diễn ra trong thính đường tòa nhà Cựu chiến binh. Cuối phòng là 50 lá cờ của các quốc gia phó hội trên cột cờ thếp vàng, phía trước là cái bàn tròn lớn bọc nỉ mầu lục, kê trên lục, bên trên đặt hai cuốn sách lớn bọc da xanh bóng loáng, cuốn thứ nhất là Hiến chương LHQ. cuốn thứ hai là Định chế Tòa án Quốc tế, in thành 5 thứ tiếng được chính thức dùng trong hội nghị, Anh, Pháp, Nga, Tây ban nha và Trung hoa. Đúng ngọ, đại biểu Trung hoa, thay mặt cho nạn nhân đầu tiên của phe Trục xâm lược dẫn đầu đoàn người ký kết tiến lên bục theo một nghi lễ trang nghiêm khiến đa số thế giới thành tâm tin tưởng la tà ma chiến tranh đã bị trù ếm vĩnh viễn.

        Tổng thống Truman đáp máy bay đến Cựu kim sơn để dự buổi lễ lịch sử. Khi đại biểu sau cùng, Nam tư, ký xong, ông Truman tiến lại máy vi âm, và bằng giọng trung-tây trầm trầm, đầy hân hoan và tin tưởng, ông nói như sau :

        « Hiến chương LHQ mà quí vị vừa ký kết là cơ cấu kiên cố mà nhân loại có thể xây dựng một thế giới hoàn hảo. Lịch sử sẽ tri ân quí vị. Không những quí vị cả thắng ở châu Âu, thắng Nhật, và cả thăng trong cuộc chiến tranh tàn phá nhất, quí vị lại cả thắng cả thần Chiến tranh nữa.

        Thành tích đạt được tại Cựu kim sơn đã chứng tỏ hùng hồn rằng kinh nghiệm hợp tác quân sự và kinh tế đã được cự thể hóa bằng hành động tốt đẹp. Quí vị đã sáng tạo một công cụ vĩ đại để phục vụ hòa bình, an ninh, và tiến bộ nhân sinh trên thế giới.

        Thế giới ngày nay phải xử dụng công cụ ấy. Không xử dụng, chúng ta sẽ phản bội toàn thể nhưng người đã chết cho chúng ta có thể nhóm họp ở đây trong bầu không khí tự do và an ninh để sáng tạo LHQ. Xử dụng một cách vị kỷ mưu lợi cho quốc gia hoặc một nhóm nhỏ quốc gia nào đó, chúng ta cũng sẽ phạm tội phản bội tương tự. Chúng ta hãy vươn lên, giang tay đón nhận cơ hội ngàn năm một thuở, thiết lập chế độ tương tri trị trên toàn thế giới kiến tạo một nền hòa bình lâu đài dưới sự hướng dẫn của Thượng đế...»

        Muốn tiến tới lãnh đạo cộng đồng thế giới, ông Truman phải đặt một nhân vật thân tín bên cạnh LHQ. VÌ vậy, 3 ngày sau lễ ký kết Hiến chương LHQ tại Cựu kim sơn, ông loan tin ngoại trưởng Edward R. Stettinius được vinh thăng đại sứ thường trực tại LHQ và chức Ngoại trưởng được nhường cho ông James F. Byrnes, một bạn cựu đồng viện, và có thời là đối thủ chính trị của ông Truman. Từ lâu, công luận đã tiên liệu ông Steltinius rời bộ Ngoại giao. Công luận cũng không mấy luyến tiếc vì ông tỏ ra thiếu kinh nghiệm, và nhãn quan thích hợp với nhiệm vụ khó khăn trong thời gian ông làm Ngoại trưởng và đặc biệt là trong hội nghị về LHQ. Việc ông Byrnes được cử lên thay cũng không gây ngạc nhiên. Công luận chỉ mù mờ về mối tương quan giữa ông Byrnes và Tổng thống, mà thời gian đã chứng tỏ là không lấy gì làm lâu dài và tốt đẹp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2019, 11:27:18 pm

        Tính tình dễ thay đổi, ngôn ngữ lại gay gắt. ông Byrnes bất mãn vì không được chọn làm ứng cử viên Phó Tổng thống trong đại hội đảng Dân chủ năm 1944. Nguồn tin thuật lại là sau đó ông yêu cầu chức Ngoại trưởng trong chính phủ Roosevelt, thay vì chức chuyên viên ổn định kinh tế mà ông đang giữ. Lời yêu cầu này cũng bị bác bỏ, nhưng để an ủi, Tổng thống bất thần mời ông tháp tùng trong cuộc hội kiến vời Churchill và Staline tại Yalta, ông Byrnes không giữ vai trò quan trọng trong cuộc thảo luận, ngoại trừ việc dùng tốc ký mà ông học được nhiều năm trước, hồi làm phóng viên tòa án, để ghi chép nguyên văn các phiên họp mà ông tham dự. Mấy tuần sau ngày về Hoa thịnh đốn, nhận thấy không có triển vọng phục vụ trong ngành ngoại giao, ông miễn cưỡng rời chính trường thủ đô và về quê nhà ở Soulh Carolina tĩnh dưỡng. Hai ngày sau khi ông Roosevelt tạ thế, ông Byrnes quay lại Hoa thịnh đốn, và là một trong các nhân vật đáp chuyến tàu quốc táng khứ hồi đi Hyde Park.

        Trên chuyến về Hoa thịnh đốn, ông Truman lầu đầu ngỏ ý muốn mời ông Byrnes giữ chức Ngoại trưởng sau ngày hội nghị LHQ bế mạc, và ông Byrnes đã nhận lời liền. Có 2 lý do khiến ông Truman bổ nhiệm ông Byrnes : thứ nhất, ông không biết rõ và cũng lo ngại về mọi cam kết bí mật và công khai của cố Tổng thống tại Yalta, ông Byrnes có mặt tại hội nghị sẽ có thể giúp ông; thứ nhì, hồi còn là thượng nghị sĩ, ông Truman hằng kiêng nể ngôn ngữ sắc bén, và tài thông minh lanh lợi của ông Byrnes. Trong một năm rưỡi, ông Byrnes giữ chức Ngoại trưởng, dành nhiều thời giờ công xuất hơn là ở lại Hoa thịnh đốn. Với tư cách đại diện Tổng thống tại nhiều hội nghị quốc tế, ông đã đẩy mạnh chính sách đối ngoại Truman. Có thể ông còn thu hoạch nhiều thắng lợi hơn nữa nếu ông không có thói quen vượt khỏi quyền hạn Ngoại trường, và lẫn quyền Tổng thống.

        Hội nghị Potsdam : bức màn sắt ra đời.

        Những mục tiêu lớn lao được ấn định trong bầu không khí hy vọng Yalta, và được các chiến thắng quân sự thần tốc ở Âu châu và Thái binh dương đẩy mạnh trên đường thực hiện, đã bị tinh thần đối nghịch quốc gia của các cường quốc thắng trận làm xói mòn. Trái chiến trắng vừa chín đổ chưa kịp hái thì người ta đã run cây làm rớt. Và ông Truman nhận thấy có trách nhiệm hái quả chín trước khi bị ung thối.

        Bởi vậy, ông cần diện kiến để tìm hiểu Churchill và Staline. Chiến cuộc ở Âu châu và Thái bình dương đã tới giai đoạn quyết liệt, đòi hỏi đồng minh phối trí nỗ lực để tiến tới toàn thắng, và giải quyết những vấn đề hậu chiến cấp thời giữa các cường quốc thắng trận. Một thời gian ngắn sau ngày 7-5, ngày Đức đầu hàng, ông Truman triệu thỉnh ông Harry Hopkins, sứ giả tin cậy nhất của cố Tổng thống, yêu cầu cùng đại sứ Harriman trở lại Mạc tư khoa gặp Stalinè. Trong chuyến đi này, một kế hoạch nhóm họp Tam cường tại Potsdam vao trung tuần tháng 7 đã được chấp thuận. Trước đó, ông Churchill đã đồng ý. Mục đích chính của hội nghị Potsdam là thực thi những kế hoạch đã được chấp thuận tại Yalta trong tháng 2. Cuộc họp lịch sử trên bờ biển Crimée này có lẽ đã đánh dấu thời kỳ cao độ của tinh thần đoàn kết lạc quan và kỳ vọng của đồng minh. Tại Yalta, những điều sau đây đã được quyết định :

        Biên giới phía đông Ba lan được phóng theo đường Curzon được ấn định sau thế chiến thứ nhứt, nhưng Ba lan sẽ được hưởng một số lãnh thổ mới của Đức về phía tây trong cuộc dàn xếp hòa bình sau cùng. Một chính phủ lâm thời sẽ được thiết lập, và nắm giữ quyền hành cho đến ngày tuyển cử «tự do» được triệu tập dưới quyền kiểm soát đồng minh. Nam tư, nơi mà binh sĩ du kích do Tito chỉ huy chiếm ưu thế, cũng được hưởng một giải pháp chính trị do đồng minh kiểm soát, gần giống giải pháp Ba lan. Về Đức quốc, thì khu vực chiếm đóng được mở rộng cho Pháp tham dự, với tư cách cường quốc thứ tư. Nhưng thể chế cai trị nước Đức trong thời gian từ ngày bại trận đến ngày ký kết hòa ước đã được gác lại, sau nhiều cuộc tranh luận không đi tới đâu.

        Hội nghị Yalta chỉ hứa hẹn lờ mờ về dân chủ và tuyển cử tự do đối với các chư hầu khác của phe True ở Âu châu. Nga sô hứa tham chiến chống Nhật, ba tháng sau ngày Hitler bại trận. Đổi lại, Nga sô sẽ được hường nhiều nhượng quyền ở Trung Hoa, trong hiện tình, đồng minh không thông báo cho Tưởng thống chế biết, sợ tin tức bị thẩm lậu cho Nhật.

        Đại hội đồngLHQ được dự lập vào ngày 25-4, thêm sự tham dự của hai cộng hòa xã hội sô viết Ukraine và Byélo Russie, phần nào để giữ quân bình với các tự trị lãnh thuộc Anh và quốc gia chân Mỹ la-tinh nghiêng về Hoa kỳ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 11:00:12 pm

        Duyệt lại lịch sử, người ta thấy rằng khuyết điểm của hội nghị Yalta không phải là Tây phương đã nhượng bộ Nga sô bằng mật ước, mà chính vì không có sự ký kết minh hạch. Đáng lẽ phải cam kết chính thức thì hội nghị chỉ đưa ra những nét lớn lờ mờ. Cơ cấu mỏng manh này bị xiêu vẹo không hẳn vi Tây phương cả tin Nga sô thành thật, mà chính vì chưa am hiểu mưu đồ chính trị sô viết. Bởi vậy hội nghị Potsdam cần được triệu tập để điều chính tình thế.

        Potsdam thuộc khu vực chiếm đóng sô viết trên đất Đức nên Nga sô là quốc gia hội chủ. Họ xục xạo mọi nhà sang trọng trong vùng để lấy đồ gỗ, khăn bàn, chén bát tốt còn lại, và trưng dụng lâu đài Cecilienhof, trước kia là bất động sản của cựu Thái tử Wilhelm, làm địa điểm phó hội. Phiên nhóm khai mạc được cử hành hồi 5 giờ chiều thứ hai 17-7. Staline chủ tọa đề nghị ông Truman làm chủ tọa thường trực cho hội nghị.

        Mối bòng bong Ba lan treo lửng lơ trên đầu hội nghị Potsdam, như đám mây đen vần vũ ở chân trời, không biến thành giông tố, song cũng không tan biến, thuyền bè vẫn có thể ra khơi, nhưng lại lo sợ phập phồng. Churchill và Truman tự biết bị kém thế, Staline lợi thế hơn vì Hồng quân đã vững chân ở Ba lan, lại thêm một nhóm đảng viên cộng sẵn Ba lan ngoan ngoãn đứng ra làm tấm bình phong chính phủ lâm thời « tự do». Hơn thế nữa, Staline lại có kế hoạch rõ rệt, còn Tây phương thì chưa định gì hết. Tây phương muốn ngăn chặn Ba lan trở thành chư hầu cộng sản, song lại không muốn đoạn giao với Staline một cách công khai, vấn đề Ba lan được ghi trong nghị trình của ngày họp thứ nhất, Staline đề nghị Anh-Mỹ ngưng công nhận chính phủ lưu vong Ba lan, đồng thời chuyển cho chính thể Varsovie toàn bộ tài sản của họ, khoảng 20 triệu Anh kim bị phong tỏa trong các ngân hàng Anh và Gia nã đại, cùng với nhân lực và thiết bị của đạo quân Ba lan 150.000 người đặt dưới quyền chỉ huy của Anh. Churchill nói là ông không thể làm mích lòng những người ái quốc Ba lan đã chiến đấu dũng cảm chống phe Trục, còn ông Truman thì yêu cầu hoãn xét đế nghị của Staline cho đến sau khi tuyển cử tự do thật sự được tổ chức.

        Cuộc tranh luận về Ba lan thường bị gián đoạn vì có các vấn đề cấp bách khác cần được cứu xét, và giằng dai trong nhiều ngày, hết từ bàn họp các quốc trưởng đến ủy ban các ngoại trưởng rồi quay lộn lại. Biên giới tây bộ Ba lan được ấn định ra sao ? Hội nghị Yalta chỉ nói lờ mờ rằng đồng minh « công nhận Ba lan có quyền tiếp nhận những phần đất lớn ở phía bắc và phía tây » Tại Yalta, Boosevell và Churchill quan niệm rằng sông Oder được đồng minh chấp nhận là tân ranh giới Ba lan. Những mùa xuân 1945, Ba lan và Hổng quân đã bỏ xa biên giới cũ của Đức, và Nga sô đòi lấy sông Neisse làm đường phân ranh, về phía tây. Anh quốc phản đối vì hàng triệu người Đức sẽ phải lìa bỏ quê hương làng mạc. Hoa kỳ cho rằng nếu 1/4 khu vực sản xuất nông nghiệp nhiều nhất nước Đức bị sát nhập vào Ba lan thì phần lãnh thồ Đức còn lại, đang bị đói kém, sẽ mất một nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng.

        Ông Truman bèn hỏi : «Ai sẽ nuôi sống 4 hoặc 5  triệu người Đức mà ông để nghị tống khứ ? » Staline đáp trắng trợn :« Họ sẽ mua lương thực của nông gia Ba lan ». Giọng tức giận, Tổng thống Truman hỏi lại : “Dùng tiền cứu trợ của Mỹ để mua phải không ? Không, không bao giờ.»

        Những ngày so kè tại Potsdam làm mọi người mệt mỏi. Hiển nhiên là Anh-Mỹ không thể ngăn cản Ba lan do Nga sô hậu thuẫn, được sát nhập một phần lãnh thổ Đức. Anh Mỹ cũng không thể phủ nhận chủ quyền của chính phủ lâm thời, vì họ đã hứa tổ chức tuyền cử tự do, và trên thực tế họ đã tổ chức một cách gian lận mà không biết thẹn. Staline bình chân như vại, vì biết trước rằng Anh-Mỹ sẽ phải chấp nhận một việc đã rồi. Cuối cùng, Ngoại trưởng đưa ra một công thức tạm bợ để ra khỏi ngõ bí : ấy là hội nghị chấp nhận tạm thời nguyên trạng, và ủy thác cho các phái đoàn dự thảo hòa ước với Đức nhiệm vụ giải quyết vấn đề chính yếu về biên giới tây bộ Ba lan. 20 năm sau, hòa ước này vẫn chưa ra khỏi thời kỳ dự thảo.

        Bầu không khí gay gắt và hoài nghi do cuộc tranh chấp về Ba lan gây ra đã bao trùm những phiên nhóm về tương lai các cựu chư hầu Phe Trục như Lỗ, Hung và Bảo. Một trong các sản phẩm của hội nghị Yalta là bản «Tuyêu ngôn về Âu châu được giải phóng». Trong khuôn khổ của bản tuyên ngôn, ba đồng minh phải hợp tác để giúp các quốc gia được giải phóng thực hiện ổn định nội bộ và chính quyền dân chủ do dân chúng tự ý lựa chọn qua tuyển cử tự do. Vấn đề này cũng được nêu ra đại cương và lờ mờ, khiến Tây Phương khó thể cụ thể hóa thành hành động, song Nga sô có thể vận dụng dễ dàng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:40:23 pm

        Sau khi quân lực quốc xã bị đẩy lui khỏi các cựu chư hầu, Hồng quân hầu như được rảnh tay hành động, và trong các chính phủ lâm thời được thành lập, những lãnh tụ dân chủ đã bị xô đẩy một cách tàn nhẫn như thế họ là quốc xã và bảo hoàng. Duy có phần tử cộng sản là được chiếm giữ địa vị nòng cốt; nhân viên Anh Mỹ trong Ủy hội Kiểm soát Đồng minh, có trách nhiệm cai trị hỗn hợp những lãnh thổ này trong thời kỳ chuyểa tiếp, bị cấm nhập cảnh, hoặc bị cô lập hóa. Churchill phản đối là phái bộ Anh ở Bucarest, bị «hàng rào sắt» vây kín thì Staline đáp lại bằng giọng tức tối rằng đó chỉ là «truyện tưởng tượng».

        Tình trạng tương tự đã xảy ra tại Áo quốc. Khu vực chiếm đóng sô viết vây quanh thị trấn Vienne. Đồng thời tại Yalta, ba đồng minh thỏa thuận cai trị chung thủ đô Vienne, và sẽ phân chia khu vực chiếm đóng sau. Nhưng cuộc kháng cự của quốc xã tại Vienne tan rã mùa xuân 1945, Hồng quân tiến vào, và khi Anh Mỹ cho biết đang sửa soạn gửi đại diện tới Vienne thì Nga sô từ chối. Trong khi Tây Phương la ó và phản đối một cách vô ích, thì Nga sô ngang nhiên nặn ra một «chế độ dân chủ nhân dân» tại Áo quốc. Họ lôi Karl Renner, cựu thủ tướng Cộng hòa Áo, 77 tuổi, ra điều khiễn một chính phủ lâm thời, gồm đa số cộng sản, và vội vã công nhận. Vì chỉ sau khi ấy, nghĩa là đầu tháng 6, họ mới cho phép Tây phương cử đại diện vào Vienne. (Trên thực tế, trong thời gian sau đó Renner đã thành công trong việc thành lập một chính phủ đại diện dân chúng rộng rãi hơn các chính phủ bù nhìn khác của Nga sô, và sự kiện này đã phản ảnh trong lịch sử Ảo quốc hậu chiến).

        Ông Truman lên đường đi Potsdam, tin tưởng rằng hội nghị này sẽ thiết lập căn bản, và đẩy chạy guồng máy hoạch thảo hòa ước với các cựu chư hầu phe Trục cũng như với Đức, Theo quan điểm của ông, thì Ý, quốc gia hợp tác chặt chẽ với Đức ở Âu châu, đã trở thành quốc gia có chủ quyền, vì đã bỏ phe Trục trước khi chiến tranh chấm dứt, tổ chức tuyên cử, và thành lập một chính phủ mang tính chất đại diện rộng rãi, và đồng minh có thể chấp nhận được, do sư lãnh đạo của Ferruccio Parri, nhân vật từng điều khiển phong trào bí mật chống phát-xít từ trước thế chiến. Ông Truman tin tưởng lạc quan rằng tại Potsdam chỉ cần thuyết phục Nga sô để họ noi gương ở Ý, cho phép dân chúng trong các cựu chư hầu quốc xã được tự do phát biểu ý chí chính trị, hầu đấy mạnh guồng máy hòa bình. Nhưng thuyết phục Nga sô để họ rời bỏ đế quốc mà họ đang tạo lập không phải dễ. Ý sẽ không được hưởng đặc quyền, nếu đặc quyền tương tự không được dành cho Lỗ, Bảo và Hung. Theo Staline, một khi Ý đã sẵn sàng để thảo hòa ước, thì ba quốc gia kia cũng đã sẵn sàng để được đồng minh công nhận toàn vẹn về ngoại giao.

        Rốt cuộc, hội nghị Potsdam chỉ quyết định lờ mờ về thể chế lương lai của các cựu chư hầu phe Trục. Tùy theo thời gian thuận tiện, và nỗ lực thương thuyết Ý và Áo sẽ có thể giành lại chủ quyền, song Lỗ, Bảo và Hung thì bị vướng chân vào bước tây tiến của đế quốc cộng sản đã được định mạng an bài.

        Đức quốc là khối từ thạch thu hút các lãnh tụ đồng minh Potsdam. Con rồng quốc xã đã bị quật ngã và xiềng xích. Giờ là lúc nhổ nanh vuốt, tẩy uế tinh thần hiếu chiến, và thuần hóa tiềm lực lớn mạnh của Đức quốc. Vì lý do dễ hiểu, Staline muốn đánh gục Đức đế trong tương lai không còn là mối đe dọa quân sự đối với Nga sô nữa. Nhưng Staline lại còn muốn và muốn một cách ghê gớm Đức trở thành pháo đài tiền phong hùng hậu của Cộng sản chủ nghĩa ở trung tâm Âu châu. Churchill cũng muốn đè bẹp tiềm năng gây chiến của Đức, song trên đường dài ông lại muốn một nước Đức ổn định tiếp tục nhiệm vụ lịch sử là giữ mức quân bình với tham vọng tây-tiến của đế quốc sô viết. Về phần ông Trumau thì hồi ấy chỉ nghĩ đến Nga sô tiếp tay Hoa kỳ chống Nhật, hơn là nghĩ đến trong tương lai Nga sô đe dọa hòa bình Âu châu, nên trên căn bản chỉ muốn tái thiết nước Đức theo đường hướng dân chủ để khỏi tùy thuộc vô hạn định vào lòng bác ái của Hoa kỳ.

        Bởi vì Mỹ và Anh không đồng ý với nhau về chiến lược nên Nga sò ung dung tự tại, như kẻ đánh xì nắm chắc trong tay những con bài lớn nhất. Nhìn lại quá khứ, ngày nay ai cũng thấy rõ rằng quyết định của bộ tư lệnh Mỹ với sự đồng ý của Truman, Marshall và Eisenhower - đình hoãn cuộc tiến quân vũ bão về phía tây, qua 1ãnh thổ Đức, trong những tuần lễ cuối cùng của chiến tranh, hầu chờ cuộc tiến quân của Nga sô từ phía đông, đã xô đẩy Đức quốc vào tình trạng bi thảm hiện tại. Nếu đồng minh Tây phương vượt qua sông Elbe, chiếm đóng Bá linh, và tiến sâu vào Tiệp khắc và Áo quốc, thì ít ra cũng hội đủ điều kiện hùng hậu để so kè bớt một thêm hai với Nga sô sau này. Và đó là chiến lược mà Churchi11 đã nhiều lần khẩn cầu Hoa kỳ áp dụng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:37:53 pm

        Nhưng các kế hoạch gia Mỹ, từ Tổng thống (cả ông Roosevelt lẫn Truman) xuống đến viên chức cấp dưới, lại quan tâm nhiều đến nhiệm vu cấp thời là chiến thắng, hơn đến hậu qua của chiến thắng. Trong giai đoạn đặt kế hoạch, và tại hội nghị Potsdam, ông Truman bắt buộc phải dựa vào sự phán đoán của các cố vấn mà ông thừa hưởng cùng với chức vụ Tổng thống. Nhiều vị cố vấn đã hoài nghi sự phê phán của ông Churchill, và không tin là quan điểm này ảnh hưởng tới tân Tổng thống. Phần nào ông Truman đã tiên liệu được thời cuộc, bằng chứng là ông viết :

        «Tôi có thể cảm nghĩ giống ông Churchill, và hoàn toàn chia xẻ quan điểm của ông về vấn đề trước mắt. Song tôi không thể tán đồng phương pháp do ông đề ra... chúng ta đang mắc kẹt giữa một trận đại chiến ở Thái bình dương. Ngoài ra, công chúng Mỹ lại đòi quân đội Mỹ không thuyên chuyển qua Thái bình dương phải hồi hương.

         Tôi đã nói rõ với ông Churchill ý định của tôi là tôn trọng những cam kết đã ký về các khu vực chiếm đóng và không có ý định lan sang những khu vực khác. Tôi đã bầy tỏ lập trường này sau khi tham khảo các vị chỉ huy quân sự Mỹ. Dĩ nhiên, chúng tôi rất quan ngại trước chiến thuật và mục tiêu của Nga sô... Nhưng tôi không thể bội ước. Ngoài ra, lại còn những yếu tố quân sự hùng hậu mà chúng tôi không thể và không nên đặt nhẹ ».


        Trên bối cảnh lẫn lộn giữa đường lối lý tưởng và mục tiêu thực tế ấy, hội nghị Potsdam đã thảo luận vấn đề Đức. Vấn đề này được chia làm 3 phần: kiểm soát chính trị, tải thiết kinh tế, và bồi thường chiến phí.

        Phần chính trị được giải quyết tương đổi dễ dàng, phần lớn vì Chỉ nêu ra đại cương, chi tiết được hạn chế tối thiểu. Việc cai trị Đức được giao cho một Hội đồng Tứ cường (thêm Pháp) Kiểm soát Đồng minh, mỗi cường quốc chiếm đóng thực thi chính sách của Hội đồng trong khu vực của mình. Chính sách này nhằm tái lập quốc gia Đức bằng sự tuần tự tái lập chính quyền tự trị địa phương «trên nguyên tắc dân chủ», tận diệt đảng và lý thuyết quốc xã, đảm bảo tự do chính trị cho mọi nhóm không theo quốc xã, và bãi bỏ mọi hoạt động quân sự. Đặc điểm của những thỏa ước Potsdam là hợp lý và uyển chuyển, và cũng vì vậy mà trước mùa hè chấm dứt, Nga sô thiết lập một chế độ cộng sản trong khu vực của họ, và cấm đoán mọi hành động chính trị khác, một việc có vẻ không công khai vi phạm những từ ngữ của thỏa ước. Ngày nay, 20 năm sau hội nghị Postdam, triển vọng nước Đức thống nhất về chính trị đã xa vời hơn bao giờ hết.

        Tổng thống Truman đệ trình hội nghị một công thức rộng rãi nhằm phục hưng kinh tế Đức. Tổng quát, công thức Truman tạm thời xỏa bỏ ranh giới các khu vực chiếm đóng, lấy quốc gia Đức làm đơn vị kinh tế thuần nhất phá vỡ các tổ hợp và tập trung quyền hành kinh tế quốc xã, ưu tiên hóa sản xuất cung ứng cho lực lượng chiếm đỏng và duy trì mức sinh hoạt tối thiểu cho dân chúng Đức. Mọi đề nghị của ông Truman đều được thảo luận giằng dai, và thêm bớt cho thích hợp với ý kiến của Nga sô. Chẳng hạn, công thức Truman chủ trương hàng hóa và chế phẩm được vận chuyển tự do qua ranh giới các khu vực chiếm đóng, theo nguyên tắc thương mại thông thường, thì Nga sô phản đối vì muốn ôm khư khư mối lợi lớn của mỏ than Silesie và các tỉnh đông-bắc gồm nhiều vùng đất trồng trọt bát ngát. Rốt cuộc, vấn dề được tạm gác, và chuyển lại cho Hội đồng Kiểm soát. Và kết quả tất nhiên là tài nguyên lương thực và nhiên liệu của đông Đức đã bị vơ vét, dồn về Ba lan và Nga sô, khiến những khu vực khác của Đức không được hưởng.

        Vấn đề bồi thường mặc nhiên gắn liền với vấn đề phục hồi kinh tế Đức. Vấn đề nào cần được ưu tiên ? Tiền bồi thường nên trích xuất từ tổng sản lượng kinh tế hay từ sản lượng còn lại sau khi cấp dưỡng dân chúng Đức ? Nga sô coi vấn đề bồi thường là ưu tiên, còn nhu cầu dân chúng không đáng quan tâm. Tại Yalta, Staline cho biết có lẽ Nga sô sẽ đòi Đức 10 tỉ đô la bồi thường chiến phí. Nhưng tại Potsdam, Staline nói rằng 10 tỉ là tối thiểu, chỉ có thể tăng mà không bớt. Và không cần đợi thỏa ước được ký kết, Hồng quân đã bắt đầu tháo gỡ và chuyên chở về mẫu sô viết toàn bộ những nhà máy, và kho chiến lợi phẩm to lớn ở Hung, Bảo, Lỗ, và nhiều vùng trên đất Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:49:26 pm

        Cuộc bàn cãi về bồi thường dường như lạc vào mê hồn trận, thiếu đầu đuôi rõ rệt. Anh-Mỹ đã thật sự ngăn cản Nga sô dùng lao công cưỡng bách, và đòi 10 tỉ đô-la chiến phí, và chỉ bằng lòng cho Nga sô hưởng một tỉ lệ hợp lý hơn về tài nguyên hiện hữu và tương lai. Anh-Mỹ không đòi bồi thường, song mặt khác, cũng phải xếp bỏ ý kiến coi Đức là một đom vị kinh tế bất khả phán. Ký kết hay không cũng vô ích, vì không có cách nào ngăn ngừa Nga sô vơ vét trong vùng họ chiếm đóng. Cho nên hội nghị Potsdam chỉ thỏa thuận đại để là mỗi cường quốc được độc quyền quyết định bồi thường chiến phí trong khu vực chiếm đóng của mình. Sự dàn xếp nửa vời này đã hợp thức hóa tình trạng chia cắt lâu dài của nước Đức.

        Hội nghị Potsdam chỉ quan tâm qua loa tới vấn đề quyền hạn của các cường quốc chiếm đóng được ra vào Bá linh, một vấn đề gây ra tranh chấp bực bội nhất giữa Nga sô và Tây phương. Bởi vì hỏi ấy Tây phương không ngờ vấn đề lưu thông lại to lớn như ngày nay.

        Đặt chân xuống Potsdam, ông Truman có vẻ đã thật tình lo ngại Nga sô lật lọng, không tham chiến chống Nhật. Sự lo ngại này được phản ánh trong mật ước quan trọng nhất của hội nghị Yalta, mà nhiều năm sau công luận mới biết. Đền bù cho lời hứa tham chiến chống Nhật ba thảng sau ngày chiến tranh chấm dứt ở Âu Châu, Nga sô được Anh- Mỹ hứa bồi thường phần lớn tổn thất trong trận chiến tranh Nga Nhật 1901. Nga sô sẽ được thu hồi các hải cảng Đại liên và Lữ thuận tại Mãn châu, kiếm soát thiết lộ đông bộ Trung hoa, chiếm đóng một số lãnh thổ trên quần đảo Phù tang, và được tự do chính trị tại Ngoại Mông. Hội nghị Yalta quyết định giấu không cho Tưởng thống chế biết mật ước này, mà sự thực thi sẽ thay đổi tiền đồ Trung quốc, cho đến khi Hồng quân thật sự tham chiến. Nhưng, mùa hè 1945, ông Truman vẫn lo ngại về việc Nga sô có thể bội ước. Sau này, ông viễt :

        «Tôi đi Potsdam vì nhiều lý do, song lý do cấp bách nhất đối với tôi là yêu cầu Staline đích thân xác nhận lại là Nga sô sẽ tham chiến chống Nhật, điều mà các nhà chỉ huy quân sự Mỹ quan tam tới nhất».

        Trên thực tế, các nhà chỉ huy quân sự Mỹ đã thúc giục ông Truman về việc này, trong mùa hè 1945, mặc dầu khi ấy bom nguyên tử có nhiều hy vọng thành sự thật. Tuy nhiên, cũng có cộng sự viên đưa ra ý kiến ngược lại. Đại sứ Harriman, trong nhiều cuộc diện kiến và thư từ với Tổng thống, nói rằng trong hiện tình, giữ Nga sô ở ngoài vòng chiến còn khó hơn là mời Nga sô dự chiến. Ai cũng thấy rõ là Nhật bản đang bị đánh gục dưới chiền dịch không tập mỗi ngày một gia tăng ác liệt của Hoa Kỳ. Ông Harriman lý luận rằng Nga sô đã biết rõ điều này, và có ý định dây máu ăn phần, chỉ thiệt hại tối thiểu mà có thể tham gia các giải pháp hậu chiến ở Viễn đông. Bộ trưởng Hải quân Forrestal đã đệ trình Tổng thống, một thời gian ngắn sau khi tới Potsdam, bản sao của các mật điện của Nhật gửi cho đại sứ Saito ở Mạc tư khoa, cho biết là Đông kinh sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện đầu hàng, miễn hồ không xâm phạm đến Thiên hoàng. (Vì cũng như đối với Đức, Hoa kỳ buộc Nhật đầu hàng vô điều kiện.) Tướng Eisenhower cũng như ông Churchill, không muốn Nga tham chiến ở Thái bình dương.

        Nhưng các tham mưu trưởng tháp tùng ông Truman tới Potsdam đã nhóm họp cấp thời với các tham mưu trương trong phái đoàn quân sự sô viết, để thảo kế hoạch chi tiết về việc Hồng quân tham chiến chống Nhật tại Mãn châu. Cuộc thương thuyết này được nói là êm ả nhất trong số các cuộc thương thuyết ở Potsdam. Trong khi ấy, Staline và Molotov, trong cuộc hội đàm với Tổng thống và Ngoại trưởng Byrnes, lại không đả động đến những vấn dề dàn xếp chính trị liên quan tới Viễn đông mà hội Yalta còn bỏ lửng. Ngoài ra, Staline và Molotov còn tha thiết đảm bảo rằng Nga sô sẵn sang hợp tác với Hoa kỳ và Tưởng giới Thạch để giành lại quyền kiềm soát chính trị cho chính phủ Trung hoa Quốc gia trên toàn Trung hoa sau chiến tranh.

        Bởi vậy, ông Truman kết luận rằng Nga sô tham chiến (khuynh hướng Marshall Harry Hopkins) có lợi hơn là đứng ngoài (khuynh hướng Harriman Churchill). Tin tức về bom nguyên tử ở Alamo ordo, được báo cáo lên ông Truman trong ngày đầu ở Potsdam, đã làm cho sự tham chiến sô viết thành vô lợi. Nhưng tin tức này chỉ làm ông Truman suy nghĩ chứ không thay đổi ý định. Nền đạo đức báp-tít không cho phép ông đi ngược lại cam kết của Roosevelt và Staline tại Yalta. Vả lại guồng máy thực thi cam kết đã bắt đầu chuyển động, muốn chặn lại không phải dễ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:36:03 pm

        Ông Truman và Slaline thỏa thuận với nhau về vấn đề này trong mấy ngày đầu ở Potsdam, và ông Churchill chỉ miễn cưỡng tán thành. Sau này, ông Truman viết:« Chúng ta đang lâm chiến, cho nên phải giữ hỉ mật mọi thỏa ước quân sự. Vì lẽ này, bản thông cáo chánh thức sau khi hội nghị bế mạc không đề cập tới. Đó là thỏa ước bí mật duy nhất của hội nghị Polsdam.»

        Hội nghị Potsdam đã mang lại những kết quả nào ? Kết quả cụ thể không lấy gì làm lớn lao, điều này các lãnh tụ Tây phương đều biết, mặc dầu không thể công khai thú nhận. Một hội đồng Ngoại trưởng được thành lập để tiếp tục cứu xét những vấn đề lòng dòng, nhất là vấn đề thảo hòa ước cho các quốc gia bại trận. Ba lan vẫn là một chướng ngại trên đường hòa hình, và nỗ lực hàn gắn bằng sự dàn xếp ỡm ờ cũng không thành công. Tình trạng hầu như tương tự đã diễn ra đối với Lỗ, Bảo, Hung và Nam tư, mặc dầu viễn tượng tạo lập chính thế dân chủ thật sự trong những quốc gia này chưa bao giờ đượm màu thực tế. Tuy nhiên, hội nghị Potsdam đã đảm bảo lần nữa cho Áo và Ý - nơi mà quân đội Anh Mỹ đã củng cố tư thế khi chiến tranh chấm dứt - một tương lai không cộng sản. Chương trình kiểm soát Đức quốc do hội nghị phác họa có thể cũng tạm đủ, nếu được toàn thể tôn trọng trên phương diện tinh thần, song Nga sô lại không muốn vậy, điều mà ai cũng thấy trước ngày hội nghị giải tán. Tây phương, gắn bó với tập quán thẳng thắn, không còn lối thoát nào khác, ngoại trừ hy vọng là tình hình sẽ cải thiện. Công thức bồi thường không phải là công thức lý tưởng, nhưng ít ra cũng giúp vào việc bao tồn phần lớn tiện nghi sản xuất quan trọng trong các khu vực chiếm đóng Tây phương. Nga sô đã thật sự tham chiến đúng hẹn. Tuy vậy, người ta vẫn chưa thể đoán quyết là nếu Nga sô đứng ngoài thì vai trò của Nga sô trong tương lai ở châu Á có đổi khác hay không.

        Hậu quả ý nghĩa của hội nghị Potsdam là thái độ giữa đông và tây trở nên cứng rắn, khiến cho chiến tranh lạnh không thể tránh khỏi, và bức màn sắt được hạ xuống. Anh-Mỹ từ giã Potsdam, miễn cưỡng phải nhìn nhận rằng hòa bình thế giới đang đứng trước mối đe dọa mới, nói rõ hơn, trước viễn vọng Cộng sản Nga sô thống trị toàn Âu châu. Nga sô, với bản chất cố hữu của dân tộc tư lạp phu (slayic) cho rằng «ai không theo ta là chống ta», từ giã Potsdam, tin tưởng sắt đá rằng Tây phương không muốn họ tận hưởng chiến quả. Quan niệm này của Nga sô vẫn không thay đổi trong 20 năm qua.

        Đối với Harry Truman, mới làm Tổng thống được ít tháng, hội nghị Potsdarn là một kinh nghiệm vô giá nhưng đầy thất vọng. Ông viết như sau :

        Ở trên đường về nước, tôi có cảm nghĩ là đã đạt được nhiêu thỏa ước quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là một số kết luận được hình thành trong tầm trí tôi, và sự cần thiết mà tôi phải làm trong việc đặt định chính sách đối ngoại tương lai...

        Sức mạnh là điều duy nhất mà Nga sô nhận thức. Đành rằng tôi hy vọng một ngày kia có thể thuyết phục Nga sô hợp tác để phục vụ hòa bình... (tôi đã biết)Nga Sô đang toan tính chinh phục thế giới.

        Tôì sung sướng được lên đường về nước.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:24:00 pm

CHƯƠNG V

HÒA BÌNH TRÊN ĐÃT NƯỚC

        Nói thật, mất lòng

        Đầu thu 1945, Hoa thịnh đốn là một thị trấn náo nhiệt, phản ảnh nhũng đòi hỏi thúc bách ngày một gia tăng mãnh liệt của quốc gia Mỹ, về việc chấm dứt mọi hy sinh, sầu muộn, và phiền toái lớn nhỏ. Bầu không khí hân hoan của chiến thắng lại làm cho công chúng đưa ra những yêu sách táo bạo. Khuynh hướng «cởi binh phục, trở về sổng dân sự» lan tràn khắp nước. Đối với hàng triệu phụ huynh và người vợ thì «binh sĩ phải được hồi hương». Đối với hàng triệu dân chúng, thì thực phẩm phải gia tăng, xăng nhớt cũng phải gia tăng cho họ xử dụng xe cộ. Đối với hàng triệu công nhân nhà máy thì lương bổng phải gia tăng để theo kịp giá sinh hoạt. Đối với hàng triệu doanh gia, thì chính phủ phải tháo bỏ xiềng xích kiểm soát sản xuất và ấn định giá cả.

        Đối với nhà chính trị thì đây là cơ hội thuận tiện để kết hợp những đòi hỏi hỗn độn này cho mục đích riêng tây. Đặc biệt đối với các nhà chính trị Cộng hòa, thì đây là cơ hội hướng dẫn ngọn trào bất mãn phi lý tới những hậu quả hữu lý là tống xuất đảng Dân chủ ra khỏi Bạch Cung sau 15 năm độc quyền nằm giữ. Nhưng đốì với nhà chính trị đương nhiệm, như Tổng thống Truman và các cố vấn và hành chính viên nòng cốt, thì vấn đề phải được hiểu theo nghĩa khác. Sự chuyển tiếp đột ngột từ chiến tranh qua hòa bình có thể làm phúc lợi quốc gia bị kinh động như sự chuyển tiếp từ hòa bình qua chiến tranh. Sau 5 năm, nền kinh tế Mỹ đã trở thành một quái tượng sản xuất, cho dẫu chiến tranh chấm dứt, vẫn tiếp tục hoạt động cực độ. Nếu chặn lại, và lái vào mục tiêu sản xuất hòa bình, thì chắc chắn sẽ xụp đổ tai hại. Viễn tương hàng triệu cựu chiến binh và công nhân thất nghiệp đè nặng lên đầu các cố vấn phụ trách kế hoạch. Giới lãnh đạo chính quyền, và đặc biệt là Tổng thống, đều nhớ tới thời kỳ kinh tế kiệt quệ bi đát sau năm 1930. Một tai họa tương tự sẽ có thể phương hại nặng nề đến cương vị lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ, và còn có thể phương hại nặng nề đến sự sinh tồn quốc gia nữa. Chỉ có phương pháp quản lý thận trọng nhất mới có thể tránh khỏi tai họa. Và phương pháp này không cho phép hưởng thụ mà là đòi hỏi kỷ luật. Nhiệm vụ trọng đại của ông Truman là lãnh đạo một quốc gia đòi hưởng thụ trên đường kỷ luật.

        Trung tuần tháng 8, giảm đốc Nha Động viên Chiến tranh và Tái lập Kinh tế thời bình John w. Snyder, đệ trình ông Truman một bản phúc trình về hiểm họa tương lai. Bản phúc trình viết như sau: «Viễn tượng của cuộc chiền thắng thời bình (trên mặt trận quốc nội) này có vẻ sáng sủa, nhưng không thể đạt được ngay và dễ dàng. Nói thật mất lòng, song cũng phải nói. Phần lớn khế ước chiến tranh bị chấm dứt bất thần sẽ làm nhiêu bộ phận trong nền kinh tế Mỹ bị rã rời. Hoa kỳ sẽ bị rúng động vì nạn thất nghiệp lớn lao3 nhưng tạm thời (5 triệu trong vòng 3 tháng, 8 triệu mùa xuân sang năm)- Nói cách khác, Mỹ không phải hy sinh nhân mạng ngoài mặt trận, thì phải gánh chịu nạn thất nghiệp trầm trọng trong nước. Sự đổi chác này rất có lợi, nhưng...»

        Bản phúc trình Snyder là một kế hoạch chiến lược tỉ mỉ nhằm tái chuyển kinh tế quốc gia từ cao độ thời chiến xuống thường độ thời bình. Chắc chắn sẽ có sự đổ vỡ, nhưng nhờ quản lý thận trọng, sự đổ vỡ có thể được thu hẹp tối thiểu, trên căn bản, các biện pháp đề ra gồm sự nới rộng tuần tự kiềm soát trên địa hạt sản xuất, lương bổng, và giả cả cho đến khi mức cung cầu trên thị trường thèm khát vật phẩm được quân bình hóa một cách hợp lý. Thời gian dự liệu là 18 tháng.

        Ngày 18-8, Tổng thống Truman ký nghị định hành pháp, áp dụng phần lớn những khuyến cáo chi tiết của ông Snyder. Rồi ngày 4-9, ông triệu tập phiên nhóm đặc biệt của Quốc hội hoãn nhóm từ tháng 7. Ông chuyển tới Quốc hội một thông điệp dài 16.000 chữ, làm các nhà lập pháp ngất ngư (duy Tổng thống Theodore Roosevelt là gửi tới Quốc hội một thông điệp dài hơn), chứa đựng một chương trình 21 điểm được thảo thành dự án luật. Chương trình của ông Truman yêu cầu Quốc hội cấp thời thông qua luật lệ ủng hộ một sổ chỉ thị hành pháp về việc tái lập kinh tế thời bình (nhiều cơ quan ổn định kinh tế mặc nhiên chấm dứt nhiệm vụ 6 tháng sau chiến tranh), và tiến hành những cái cách xã hội và kinh tế phục vụ tương lai. Trong số những đề nghị của ông Truman có đề nghị triển hạn Luật Quyền hành chiến tranh và Ổn định hóa thêm một năm tròn, đề nghị tái tổ chức toàn diện ngành hành pháp, đề nghị thông qua dự luật về tình trạng thợ thuyền có công ăn việc làm thường xuyên và không thường xuyên, đề nghị chính quyền liên bang kiểm soát chương trình bù trừ thất nghiệp, và gia tăng lương tối thiểu từ 40 xu lên 65 xu, đề nghị một chương trình kiến ốc nhằm xây cất 15 triệu căn nhà trong 10 năm, và mở rộng công cuộc phát hiện tài nguyên thiên nhiên. Để lấy lòng, ông đề nghị giảm thuê một phần ít, và tăng lương nghị sĩ từ 12.500 lên 20.000 đô la một năm. Trong bức thông điệp gửi Quốc hội cuối hè 1945, ông Truman đã xướng xuất một đường lối mới mà sau này được mệnh danh và Trung Sách (FairDeal),

        Nói chung phe Công hòa và các lãnh tụ doanh nghiẹp đều phản đối kịch liệt. Joe Martin, lãnh tụ thiểu số Hạ viện la ó là «ngay cả Tổng thốnq Roosevelt cũng không yêu cầu Quốc hội giải quyết quá nhiều như vậy trong một phiên họp, và đây chính là một bằng chứng về việc ông Truman muốn lấn át Tân Sách.» (New Deal, do T. T. Roosevelt chủ trương). Charles Halleck. dân biểu Indiana, phụ tá ông Martin, đứng trên quan điểm tiên liệu chính trị đã tuyên bố rằng hành động của ông Truman là cuộc tấn công mở đầu cho chiến dịch tranh cử năm 1946. Leo Wol- man, bình luận gia doanh nghiệp, trên tờ Washington Post, viết rằng chương trình đối phó kinh tế và lập pháp của ông Truman bao gồm nhiều chính sách kinh tế có ảnh hưởng rộng lớn mà chưa công quyền nào ở Hoa Kỳ áp dụng. Dưới nhãn quan bảo thủ, ông Truman trở thành một nhân vật, không những quyết tâm tiếp tục truyền thống bảo đảm phúc lợi xã hội của cố Tổng thống, mà tệ hơn nữa mưu toan xử dụng quyền hành kiềm soát kinh tế thời chiến để kéo dài chế độ kiêm soát chính quyền đối với doanh nghiệp.

        Trong bầu không khí chống đối này, tân Tổng thống phải dấn vào hai cuộc tranh đấu rộng lớn để duy trì hòa bình trong nước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 10:01:13 pm

        Ổn định Vật giá

        Trên căn bản, cuộc tranh đấu chống lạm phát là cuộc tranh đấu nhằm duy trì Kiểm giá cuộc (Office of Price Administration, viết tắt tiếng Anh la OPA, viết tắt tiếng Việt là KGC).

        KGC là một trong những cơ quan nòng cốt được thành lập từ năm 1941 để dồn tổng lực sản xuất quốc gia vào nỗ lực chiến tranh gồm nhân lực, nguyên liệu, vận chuyển, lương thực, được phẩm, y phục, tín dụng tiêu thụ, tiền thuế, thuốc lá, nghĩa là mọi vật liên quan đến kinh tế quốc gia. Những cơ quan mới này mọc lên như nấm sau cơn mưa. Đột ngột những cơ quan này xuất hiện để dương đầu với nhu cầu tình thế khẩn cấp, rồi đột ngột biến dạng sau khi phân tán thanh những nhiều cơ quan nhỏ, hoặc sát nhập thành cơ quan lớn. Hằng hà sa số luật lệ được áp dụng, kiểm soát mọi việc, mọi ngành, như mực độ lương bổng, giờ làm việc, quyền đình công (bị cấm đoán), phân phối thép, cao su, hóa chất, hơi điện (nhiều thị trấn thường bị cúp hơi) vật liệu xây cất, giấy báo, hàng ngàn thương phẩm khác, và giá bán của mọi thứ hàng, từ sắt đúc tới đùi thịt heo, cũng như mãi lượng của các công ty và tư nhân. Đại để những cơ quan hành chính khẩn cấp, phụ trách kiểm soát nhu cầu dân sự quốc nội này là Ủy hội Nhân lực Chiến tranh, Cơ quan sản xuất Chiến tranh, Cơ quan Nhiên liệu đặc, Cuộc Ổn định hóa Kinh tế, Cuộc Động viên Chiến tranh và Tái lập Kinh tế Thời bình, và dĩ nhiên là KGC.

        KGC là cơ quan quen thuộc nhất vì ở đâu cũng có, và được coi là một phần của đời sống dâu chúng hàng ngày. Nhiệm vụ đội đá vá trời của KGC là kiểm soát phân phối Khoảng 8 triệu hàng hóa và dịch vụ khác nhau, và ấn định giá cả trong dân chúng, đồng thời kiềm soát tiền thuê của hơn 15 triệu phòng lữ quán, phòng trong chung cư và tư gia.

        Không ai ưa thích KGC vì đó là hình thức kiểm soát chặt chẽ nhất từ xưa đến nay đối với công chúng Mỹ. Thời kỳ cấm rượu, bọn buôn rượu lậu ra đời; thì triều đại KGC cũng đẻ ra bọn chợ đen, hành nghề khuất tất và phi pháp, tuy nhiên, đa số dân chúng đều tuân lệnh, dầu chỉ là miễn cưỡng vì họ nhận thấy KGC là con đường lành mạnh duy nhất. Thành tích của KGC đã rõ như ban ngày : giá hàng tiêu dùng trong 5 năm của thế chiến thứ hai chỉ tăng hơn mức 1939 là 30%, trong khi giá cả trong 3 năm của thế chiến thứ nhất. Mỹ chưa đặt ra một cơ quan tương đuơng với KGC đã vọt thêm l00%.

        Nhưng chiếu tranh đã chấm dứt, còn kiểm soát giá cả làm gì nữa ? Đó là câu hỏi day dứt của hàng ngàn chủ tiệm buôn, thương gia, địa chủ, nhà chế tạo và nhiều thành phần khác trong cộng đồng doanh nghiệp, sau ngày thắng trận. Hàng triệu người tiêu phụ chen lấn trong các tiệm buôn, sẵn sàng xỉa 5 đô la để mua đôi vớ ni-lông giá 1. 98,20 đô la để mua một cái vỏ lốp xe hơi đắp lại hoặc biếu tiền trà nước 100 đô la thuê một phòng chung cư giá 75 đô la. Phần lớn hàng hóa tiêu dùng tồn kho còn rất ít, hàng ngàn nhà chế tạo và sẵn xuất lại trì chậm tiếp tế thị trường, với hy vọng gây áp lực cho chính phủ tăng giá bán, hoặc bãi bỏ kiểm soát toàn diện. Giới chăn nuôi gia súc đình công với hy vọng đòi hỏi chính phủ tăng giá thịt bò và thịt heo. Giới điều khiển thương hội mỗi ngày một gia tăng ảnh hưởng, liên kết chặt chẽ với nhau để phản đối KGC là chướng ngại vật xã hội   chủ nghĩa có tác dụng bóp nghẹt sản xuất, gây ra thất nghiệp, và xâm phạm nền tảng của chế độ tự do kinh doanh. Theo họ thì sau khi hình thức kiểm soát được bãi bỏ, luật cung cầu thiên nhiên sẽ làm cho thị trường đầy ắp hàng hóa, giá cả hạ xuống, trong một thời gian ngắn. Luồng sóng phản đối đã lan tràn vào Quốc hội, và được sự hương ứng của thượng nghị sĩ Taft, nhà tông đồ cứng rắn của đường lối chính trực của đảng •Cộng hòa. Ngay cả trong nội bộ chính quyền, ông Truman cũng ngụp lặn trong những quan điểm giằng co. Ông John Snyder, giám đốc Tái lập Kinh tế Thời bình, qua thế giời quan lạnh lùng và thực tiễn của nhà ngân hàng, đã thúc đẫy chính phủ nhượng bộ trên những địa hạt mà áp lực đề nặng nhất. Ông Chester Bowles, mà thành tích doanh nghiệp cũng lỗi lạc không kém ông Snyder song lại thiên về Tân Sách của TT Roosevelt, lại khuyến cáo giữ vững lập trường. Theo ông Bowles, nhượng bộ cục bộ sẽ làm cho toàn diện phòng tuyến chống lạm phát xụp đổ như một dãy bài đô mi nô.

        Tháng 2-1946, ông Snyder qua mặt ông Bowles với việc chấp thuận cho các công ty thép gia tăng giá bán mỗi tấn thép 5 đô la Kỹ nghệ thép xin tăng giá để có thể tăng lương thêm 18 xu rưỡi một giờ, hầu chấm dứt cuộc đình công của công nhân thép. Tức giận, ông Bowles đệ đơn từ chức. Tổng thống Truman xoa dịu bằng cách vinh thăng ông Bowles làm giảm đốc Cuộc Ổn định Kinh tế, một siêu cơ quan thời chiến, với quyền hành không rõ rệt về kiểm soát giá cả và sản xuất, vừa được Tổng thống tái sinh trước khi mãn hạn. Ông Truman giải thích rằng thỏa ước về thép không phải là sự nhượng bộ căn bản, và cuộc đấu tranh giữ vững giá cả và lương bổng phải được tiếp tục không giảm bớt. Thay thế ông Bowles, ông bồ nhiệm ông Paul A. Porter, chủ tịch ủy hội Giao thông Liên bang, một công chức kiêm luật sư khôi ngô, hoạt động, có biệt tài gây cảm tình với Quốc hội. Tuy nhiên, sự thay đổi nhân sự trong các cơ quan kinh tế không giúp được Tổng thống là bao trong việc gỡ mối bòng bong.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:42:10 pm

        Trước khi hoãn nhóm phiên đặc biệt Giáng sinh 1945, Quốc hội cho phép KGC sống thoi thóp thêm 6 tháng nữa, mà lẽ ra phải bị giải tán vào  đêm tất niên. Cuộc đấu tranh lớn lao về kiểm soát vật giá được nhường lại cho tân Quốc hội, nhóm họp ngày 14-1-1946. Trong thông điệp về tình hỉnh liên bang, TT Truman yêu cầu được triền quyền một năm đế điều hợp vật giá và kiểm phối hàng hỏa khan hiếm, và cam kết nới rộng kiếm soát cho từng vật bạng một nếu mức cung cầu được quân bình. Dự thảo luật được hành pháp chuyển tới lưỡng viện trong tháng 2. Cuộc điều trần tại các tiểu ban đế cứu xét dự thảo luật kéo dài trong nhiều tuần, tạo cơ hội vô tiền khoảng hậu cho phong trào gây áp lực đại qui mô ngoài hành lang Quốc hội và vận động chính trị tại Hoa thịnh đốn.

        Phe chống đối tại Thượng viện được đặt dưới sự hướng dẫn khôn ngoan của thượng nghị sĩ Taft và Kenneth s. Wherry, nhà chuyên môn tống táng tình tình lì lợm, vừa đánh bại thượng nghị sĩ cấp tiến cao niên đương nhiệm George Norris. Tại Hạ viện, thì dân biểu Johson Taber và Charles Halleck cầm đầu. Hậu thuẫn cho phe chống đối trong Quốc hội là lực lượng hùng hậu của ngành doanh nghiệp mà đại diện là Phòng Thương mại Hoa kỳ, Hiệp hội Quốc gia các Nhà Chế tạo, và hàng chục tổ chức mậu dịch đặc biệt khác. Hết ngày này qua ngày khác, hàng chục kỹ nghệ gia, thương gia và ngân hàng gia quan trọng nhất nước ra điều trần trong phòng họp lót cẩm thạch của Thượng viện, mang theo biểu đồ, thống kê, và chứng thư của các nhà doanh nghiệp khánh tận, chứng tỏ những nguy hại của chế độ kiểm soát.

        Trên khắp nước Mỹ, hàng chục nhóm doanh nghiệp triệu tập đại hội và mét tinh phản đối, và gửi quyết nghị đả đảo KGC đầy ngập văn phòng Quốc hội. Nhiều «chiến dịch giáo dục» được tổ chức chu đáo để lái giới nội trợ, y sĩ, giáo sư và giáo sĩ vào con đường chống đối. Hàng triệu đô la được tung vào bảo chí, và quảng cáo vô tuyến, hầu thúc đẩy dân chúng viết thư cho nghị sĩ, yêu cầu bỏ phiếu «Cởi bỏ xiềng xích doanh nghiệp, và cứu sống chế độ tự do kinh doanh.»

        Trong tháng 1-46, ông Truman thông báo cho Quốc hội rằng vì cần có thời giờ chuẩn bị kế hoạch, dự luật về tân KGC nên được thông qua trước 1-.4 Song mãi đến cuối tháng 6, một tuần trước ngày RGC hết quyền nhiệm, dự luật này mới được đệ trình Tổng thống ban hành. Nhưng là một dự luật bị cắt xén từ đầu đến cuối, khác với nguyên bản, và tuy thỏa thuận triển hạn KGC một năm tròn, lại kèm theo nhiều tu chính án khập khiễng, nhằm mục đích rõ rệt ngăn chặn sự thực thi hữu hiệu. Ông Chester Bowles bèn từ chức giám đốc ổn định kinh tế, và lần này nhất quyết ra đi. Ông nói với Tổng thống như sau : «Rõ ràng là tôi không thể ở lại để thực thi dự luật lạm phát mà Quốc hội trình ký.»

        Ông Truman ở vào tình trạng tiễn thoái lưỡng nan : nếu ký tên ban hành, ông sẽ gánh trách nhiệm ngăn giữ lạm phát nhưng lại không có phương tiện ngăn giữ, song nếu không ký, thì nửa đêm 30-6, nghĩa là trong vòng một tuần, mọi thể thức kiểm soát vật giả bị bãi bỏ, lạm phát sẽ xảy ra. Sáng thứ sáu 28, ông triệu tập phiên nhóm đặc biệt Hội đồng Nội các. Toàn thể yêu cầu ông ban hành, vì có ít còn hơn không có, ngoại trừ bộ trưởng Thương mại Henry Wallace và bộ trưởng Nội vụ Julius Krug là đề nghị phủ quyết.

        Chiều ấy, Alben Barkley, lãnh tụ phe đa số (nghĩa là cùng đảng với ông Truman) tại Thượng viện và chủ tịch Hạ viện Sun Rayburn, đến gặp ông. Trong phòng họp Nội các kề cận, hai ông Porter và Clark Clifford (một tân phụ tá tại Bạch Cung) đang thảo bức thông điệp phủ quyết, với hy vọng — chứ không tin tưởng mãnh liệt — là có thể thuyết phục Tổng thống chấp thuận. Tổng thống gọi hai ông vào để dự họp với các lãnh tụ lập pháp Sau nửa giờ thượng nghị sĩ khả ái Barkley, người từng giúp ý kiến cho ông Truman trong 10 năm, đi vòng bàn giấy rồi đặt bàn tay lên vai Tổng thống.

        «Anh Harry lời ông anh nên ký tên ban hành. Dầu anh thích hay không cũng vậy vì đây là luật tuyệt hào mà chúng tôi có thể yêu cầu Quốc hội này thông qua, và cũng là dự luật duy mà anh có thể yêu cầu Quốc nội chấp thuận.»

        Mặt sa sầm, miệng mím lại, Tổng thống tiễn khách ra về. «Chúng tôi cứu xét, anh Alben, vâng, chúng tôi sẽ cứu xét».Tổng thống chỉ nói lửng lơ như vậy. Trở lại bàn giấy, ông nhìn Porter và Clifford bằng cặp mắt ngạc nhiên như vừa gặp họ lần đầu. Rồi ông hỏi : «Các ông đã nghe hết cả không ? » Porter đáp nhát gừng : «Thưa, Tổng thống, vâng. Tôi nhận thấy có bổn phận trình rằng nếu Tổng thống ký tên ban hành dự luật, tôi khó thể ở làm giám đốc KGC một cách đắc lực.»

        Trên đôi môi mỏng của Tổng thống, nở một nụ cười ranh mãnh quen thuộc, ông nói: « Ai bảo các ông là tôi sẽ ký ? Các ông đang viết thông điệp phủ quyết phải không ? Vậy cử viết tiếp đi. Đêm mai, tôi muốn một diễn văn dài 30 phút đề giải thích trên đài phát thanh cho dân chúng hiểu tại sao phủ quyết dự luật.»

        Ngoại trừ một vài hành động vớt vát giờ chót, KGC đã chấm dứt vai trò kiểm soát vật giá hữu hiệu. Ông Truman đã thua trên mặt trận giữ vững vật giá, chống lạm phát, nhưng chỉ thua trong vinh dự. Hai năm sau, khi ông đi khắp nước để vận động tái cử, hàng triệu thường dân Mỹ đã nhớ lại sự thất trận oanh liệt ấy. KGC vẫn còn sống mãi, nếu không còn là một cơ quan, thì cũng còn là một biểu tượng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2019, 11:04:20 pm

        Ổn định lương bổng

        Phần lớn vì do sự thúc đẩy của công đoàn mà ông Truman tiến tới chức vụ phó Tổng thống, và sau nầy vào Bạch Cung. Nhưng ông làm Tổng thống chưa đầy một năm, thì đã mắc kẹt vào một trong những cuộc tranh chấp kịch liệt nhất lịch sử với lao động nghiệp đoàn. Ông Truman biết rõ là chương trình hoạt động và cuộc đời chính trị của ông cần có hậu thuẫn của những lãnh tụ lao động hùng hậu như John L. Lewis thuộc nghiệp đoàn thợ mỏ, Philip Murray, nghiệp đoàn thợ thép, và A F Whitney, nghiệp đoản công nhân hỏa xa, và nhiều nhân vật khác nữa. Nhưng khi những lãnh tụ nghiệp đoàn này mưu toan phản đối chính sách kiểm soát kinh tế thời bình, thì ông quyết liệt nghênh chiến một cuộc nghênh chiến ít khi xảy ra tại Hoa kỳ .Vấn đề thắng bại chưa rõ rệt, nhưng ít ra nói theo võ sĩ thượng từ ngữ đài - ông đã hạ một đối phương đo ván, và các đối phương khác bị ngã mọp, ngất ngư trên đài.

        Nguyên nhân của cuộc tranh chấp là : Chủ nhâu có quyền tăng giá để bù cho tăng lương thợ thuyền không ? Hiển nhiên là phe chủ trả lời Có. Chỉnh phủ lại trả lời Không, ngoại trừ trường hợp khó khăn bất thường mà chính phủ sẽ đứng trung gian hòa giải. Theo lập luận của chính phủ thì trong nhiều trường hợp, số tiền lời tích lũy dưới thời chiến đã đủ để chủ nhân thỏa mãn yêu sách tăng lương hợp lý của thợ thuyền. Trên lý thuyết, lao động ủng hộ đường lối của chính phủ, nhưng trên thực tế lại tự ý hành động đòi chủ nhân nhượng bộ. Lao động có nhiều lợi khí đấu tranh hơn chủ nhân, vì trong khi chủ nhân còn bị kẹt trong luật lệ hóa giá, thì quyền đình công của nghiệp đoàn đã được phục hồi sau ngày Luật Lao động Chiến tranh hết hiệu lực.
Trong bầu không khi căng thẳng này, cuộc tương tranh lao-tư lên tới cao độ cuối năm 1945. Lời tiên đoán đen tối về nạn thất nghiệp đại qui mô không đúng với sự thật. Mức cao nhất sau ngày toàn thắng 12 tháng là trên ba triệu công nhân thất nghiệp. Làn sóng đình công tràn từ nhà máy này đến xí nghiệp khác, thợ thuyền tranh chấp với chủ nhân, đòi lương bổng thời binh phải bằng lương bồng thời chiến, đồng thời đòi hưu liễm, quỹ an ninh, bảo hiểm nghiệp đoàn và các lợi lộc phụ thuộc khác. Tàn niên 1946 mới tới, 900.000 do nghiệp đoàn công nhân xe hơi của Walter Réuther lãnh đạo đã đình công. Trong mấy tuần sau, 700.000 công nhân thép hưởng ứng, cùng với 263.000 công nhân đóng hộp thực phẩm, 200.000 công nhân điện khí và 50.000 công nhân giao thông. Thợ đình công tập hợp thành đoán đã xung đột với cảnh binh ở Chicago, lật nghiêng và đốt cháy xe hơi của nhân viên văn phòng định tới sở làm tại xi nghiệp General Motors to lớn ở Detroit, ném dá qua cửa sổ một xưởng máy điện tại St. Louis. Chưa bao giờ Mỹ quốc lại phải đương đầu với một cuộc nổi loạn như vậy của công nhân. Trong năm 1946, nạn đình công đã làm mất cả thảy 116 triệu ngày công, một con số nhiều gấp ba khi trước, và gấp đôi những năm kể từ 1946 đến nay. Trong tháng 2, tình hình còn đen tối hơn với 400.000 công nhân mỏ than dọa nghỉ việc, và cuộc tổng đình công của ngành thiết lộ Mỹ.

        Cùng một lúc, ông Truman giao chiến với nghiệp đoàn thợ mỏ và hỏa xa, tuy nhiêu cuộc đình công hỏa xa toàn diện đã tiến trước tới thời kỳ đối đầu trăm trọng.

        Ngày 18-4, tình hình hoàn toàn bế tắc sau nhiều tháng thương thuyết vô hiệu giữa 20 nghiệp đoàn thiết lộ và Chủ nhân. 18 nghiệp đoàn đồng ý tiếp tục, song nghiệp đoàn kỹ sư đầu máy, do Alvanley điều khiễn, và nghiệp đoàn phụ tá tài xế, mà chủ tịch là A.F. Whitney, tuyên bố cẳt đứt thương thuyết, và chuẩn bị đình công trong vòng 30 ngày. Johnston(Alvanley) và Whitney, hai kiện tướng lão thành bụng bự của lao động, từng quen với những cuộc tranh chấp từ đầu thế kỷ 20, là bạn cố tri chính trị của Tổng thống. Họ đã ủng hộ ông tái đắc cử thượng nghị sĩ năm 1940, và ở trong số những người hậu thuẫn ông mạnh nhất làm Phó Tổng thống. Trước khi tình hình bế tắc ngày 18-4, tuy chống lại chính sách hòa giải lao tư của ông Truman, họ vẫn giữ thái độ thân thiện. Nhưng sau ngày 10-4, họ chuyền sang chống đối quyết liệt,

        Hòa giải viên của Tổng thống từ buổi đầu là bộ trưởng Lao động Lewis B. Schwelleaback, bạn cũ tại Thượng viện, cựu thẩm phán trong tiểu bang Hoa thịnh đốn, nổi tiếng phần lớn vì nhu nhược và bất lực. Tiếp sức cho Schwellenback, khi tình hình khẩn trương, Tống thống bèn vời tới John R. Steelman, giám đốc Nha Hòa giải, đưa vào Bạch Cung làm cố vấn lao động. Steelman là một người thân hình to lớn, nặng trên trăm kí, nghị lực rồi rào, cặp mắt sảng, lông mày chổi xề, linh lợi và hoạt bát. Ông hiểu rõ các lãnh tụ của phong trào nghiệp đoàn, và thủ đoạn vận dụng quanh bàn thương thuyết, bỏ xa Schwellenback.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:48:22 pm

        Tháng 4, sau khi cuộc thương thuyết xụp đổ, Tổng thống Truman đích thân theo dõi vụ tranh chấp hỏa xa, và ủy cho ông Steelman phụ tránh với tư cách đại diện riêng. Nhiều tuần lễ tham khảo và vỗ về trôi qua, song vẫn như nước đổ lá khoai. Ngày thứ tư 15-5, 3 ngày trước khi cuộc đình công bắt đầu, Tổng thống triệu tập đại diện chủ nhân và lãnh tụ 20 nghiệp đoàn tới Bạch Cung. Bằng giọng chỉ trích nghiêm khắc và thẳng thắn, ông nói chuyện với họ, và sau khi cuộc hội kiến chấm dứt, 18 nghiệp đoàn tỏ ý sẵn sàng nhận hòa giải. Nhưng Whitney và Johnston vẫn từ chối. Dầu là thiểu số, họ vẫn có thể làm ngành thiết lộ hoàn toàn tê liệt, và họ cho biết là sẽ đi tới cùng. Nhìn hai người bạn cũ bằng luồng mắt lạnh lùng sau cặp kính dầy, Tổng thống nói:« Thật là điên rồ nếu các bạn nghĩ rằng tôi chịu khoanh tay ngồi đây nhìn các bạn làm đầt nước này tê liệt. » Whitney đáp :«Thưa Tổng thống, chúng tôi có bồn phận phải đi đến cùng, vì các đoàn viên nghiệp đoàn đòi hỏi như vậỵ.» Ông Truman đứng vậy kết thúc cuộc họp. Ông nói: « Được lắm, mọi việc đều tùy các bạn. Tôĩ cho các bạn đúng 48 tiếng đồng hồ, nghĩa là cho đến thứ năm, cũng vào giờ này, hai bên phải dàn xếp xong. Nếu không, tôi sẽ nhân danh chính phủ để trưng tập ngành hỏa xa.»

        Tức thời, Quốc hội và báo chỉ la ó phản đổi trên toàn quốc. Kỳ hạn thứ năm tới mà tình hình vẫn bế tắc, ông Truman lại mời các lãnh tụ hỏa xa khác đến văn phòng để chứng kiến - và nhất là đế các phóng viên nhiếp ảnh chụp hình - khi ông ký một chỉ thị hành pháp, ra lệnh trưng tập ngành thiết lộ. Whitney và Johnston bị các nghiệp đoàn hỏa xa phản đối nên miễn cưỡng thỏa thuận hoãn đình công 5 ngày, và quyết định không chịu hoãn lâu nữa. Nghĩa là thời hạn chót là 4: giờ chiều thứ bảy 25-5. Ngay thứ năm. Steelman, mời các lãnh tụ lao tư tới họp suốt ngày tại Bạch Cung. Sau phiên họp, Whitney và Johnston vẫn khăng khăng từ chối. Đêm ấy, họ viết cho Tổng thống một bức thư ngắn, như sau : « Chúng tôi đã trình với Tổng thống rằng tình trạng xáo động hiện hữu trong giới đoàn viên hỏa xa rất nghiêm trọng, và yêu sách của họ không thể đuợc bác bỏ. Bởi vậy, chúng tôi không thể chấp nhận đề nghị của Tổng thống.»

        Trong cơn nóng giận, mắt ông Truman sáng một cách lạnh lùng sau cặp mục kỉnh, đôi môi mỏng hình chữ nhật trễ xuống mép, đầu hơi nghiêng nghiêng và mảnh khảnh như cây sậy. Đó là hình dáng Tổng thống Truman khi sáng thứ sáu ấy ông bước vào phiên họp Nội các đặc biệt. Cũng như ông Lincoln, với bản Tuyên cáo Giải phóng Nô lệ, ông Truman mời Nội các tới, không phải để hội ý mà để thông bảo việc ông sắp làm. Ngày hôm sau, ông sẽ đích thân tới Quốc hội, đòi thông qua đạo luật lao động khắc nghiệt nhất trong lịch sử, cho phép ông động viên vào quân ngũ những công nhân đình công, không hạn định tuổi và tình trạng gia đình, khi cuộc đình công có thể dẫn tới tình trạng quốc gia khẩn cấp.

        Đoạn, ông quay về phía bộ trưởng Báo chí Charley Ross, ra lệnh sắp xếp cho ông lên đài bá âm ngay buổi tối đế giải thích cho toàn quốc biết việc ông sắp thực hiện. Diễn từ này là một trong những lời kết tội cá nhân nghiệt ngã nhất phát xuất từ miệng Tổng thống Hoa kỷ. Bằng giọng bất mãn nhưng ôn hòa, ông nói :

        * Đông bào toàn quốc! Tôi nói chuyện với đồng bào đêm nay giữa lúc khủng hoảng lớn lao xảy ra. Khủng hoảng Trần chầu cảng là kết quả hành động của ngoại địch. Khủng hoảng đêm nay là kết quả hành động của một nhóm người trong nước đặt quyền lợi riêng lên trên phúc lợi quốc gia... Theo tôi, thì hai cá nhân ấy (Johnston và Whitney) đã biết rằng quyết định của họ rất tai hại, và trong tương lai, hậu quả đau khổ còn tai hại hơn nhiều nữa. Đây không phải là tranh chấp lao tư. Mà là tranh chấp giữa một nhóm nhỏ cá nhãn và chính phủ của họ.. Nếu số công nhần cần thiết để điều khiển hỏa xa không trở lại làm việc chiều mai hồi 4 giờ, với tư cách điều khiển chính phủ, tôi không còn phương pháp nào khác ngoài việc xử dụng mọi phương tiện trong khuôn khổ quyền hành của tôi để điều khiển hỏa xa... Tình hình vô cùng nghiêm trọng, vần đề hỏa xa lại vô cùng quan hệ nên tôi đã yều cầu Quốc hội nhóm họp chiều mai hồi 4 giờ, và tôi sẽ đọc trước phiên họp khoáng đại hai viện một bản thông điệp về vấn đề này.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:26:59 pm
       
        Ngày hôm sau, thứ bảy, nhiều sự việc sôi động Xảy ra như trong cuốn phim toát bồ hôi lạnh của Hồ ly vọng. Steelman ngồi trong phòng khách sạn Statler với Wniney và Johnston, cố gắng thuyết phục họ lần cuối. Clifford và Sam Rosenman, trong phòng họp Nội các ở Bạch Cung, đang tranh thủ thời gian, và cố gắng tiên đoán thời cuộc, để dự thảo diễn từ mà Tổng thống sẽ đọc tại Quốc hội. Liệu khi Tổng thống tới trụ sở Quốc hội cuộc đình công đã được dàn xếp xong chưa? Steelman điện thoại cho Clifford, nói rằng một thỏa ước có thể được kỷ kết, tuy nhiên không chắc lắm,

        Sau này ông Clifford thuật lại là nếu diễn văn được viết xong, mà giờ chót cuộc đình công được dàn xếp thì thật là nan giải, Bởi vậy, ông và Roseuman phải viết thêm vài ba trang, phòng hờ có sự thay đổi giờ chót. Tổng thống đã lên đường tới Quốc hội với bản văn được hoàn tất. Đầu trần, Clifford rượt theo, nhưng đến khi tới văn phòng chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn thì được tin Tổng thống đã vào phòng họp Hạ nghị viện, và sửa soạn lên tiếng.

        5 phút sau, từ lữ quán Siatler, Steelman gọi giây nói cho Clifford, vừa nín thở, vừa báo tin : «Ký rồi.» Clifford nguệch ngoạc mấy chữ cho Tổng thống trên một mẩu giấy : «Thưa Tổng thống, thỏa ước vừa được ký, đình công chấm dứt.» và chuyền cho Leslie Biffle, bộ trưởng phụ trách Thượng viện Biffle bước rảo qua hành lang, tiễn vào phòng Hạ viện, đặt mẫu giấy lên trên bài diễn văn mà Tổng thống đã bắt đầu đọc, Ông Truman ngừng lại giữa câu, và ngẩng đầu lên, mỉm cười :

        «Thưa quí vịt cuộc đình cong đã được dàn xếp.»

        Phòng họp đông đặc nổi lên tràng pháo tay và hoan hô ầm ỹ.
Cũng như đa số kế hoạch bắt nguồn từ cơn tức giận, đề nghị của ông Truman động viên công nhân đình công sẽ gây ra nhiều tai hại nếu được đưa ra bàn cãi, và hầu như chắc chắn là bị bác bỏ vì bất hợp hiến. Các sử gia sẽ không thể tán dương hành động nốc nổi nguy hiểm này của ông Truman. Nhưng bù lại, hành động này đã đưa tới kết quả cấp thời : ngăn chặn được thảm họa lớn giữa cơn khủng hoảng trầm trọng quốc nội, và chứng tỏ rằng ông Truman là một nhân vật quyết tâm tranh đấu đến cùng, bất chấp hậu quả, để bênh vực điều mà ông cho là chính đáng.

        Đồng thời khai pháo chống nghiệp đoàn hỏa xa, ông Truman lại và chạm với John L. Lewis và nghiệp đoàn thợ mỏ than. Ngày thứ ba 21-5-46, ngày mà Whitney và Johnston nói thẳng với Tổng thống là họ không chịu hoãn cuộc đình công, ông Truman đã ký nghị định trưng tập các mỏ than để chấm dứt cuộc đình công kéo dài 40 ngày của thợ mỏ Trên nhiều khía cạnh, đây là cuộc tranh chấp dài hơn và gay go hơn, so sánh với vụ hỏa xa.

        Trong vụ hỏa xa, nếu phải đối phó cứng rắn với hai nghiệp đoàn chống đối thì chính quyền còn có thể huy động binh sĩ tiếp vận đế đảm bảo phần nào cho ngành thiết lộ khỏi tê liệt. Nhưng đối với thợ mỏ thì khác. Cho nên Lewis đã có lý khi nói với Tổng thống rằng « ông không thể Khai thác mỏ than bằng lưõi lê », và Tổng thống cũng chịu là Lewis có lý. Hồi ấy, than là huyết mạch của kinh tế quốc gia Mỹ. 95% đầu tầu hỏa chạy bằng than, 55 điện lực kỹ nghệ và 62% tổng điện lực đều do than mà ra.

        Mặt khác, Whitney và Johnston không được các nghiệp đoàn hỏa xa ủng hộ toàn diện, và nói chung phong trào lao động cũng không ủng hộ. Còn John Llewellyn Lewis, xuất thân làm thợ mỏ, và sinh trưởng trong gia đình thọ mỏ, đã là thủ lãnh độc nhất vô nhị của Liên hiệp Nghiệp đoàn công nhân Mỏ Mỹ quốc trong gần 30 năm, nên không cần ai giúp cũng có thể hành động. Lewis là một người có nghị lực và linh lợi khác thường, với dáng đi chín chắn và oai vệ, vòng tóc muối tiêu tròn như cái vung trên đâu, cặp mắt soi mói dưới lông mày chổi sể. Trong cơn giận dữ, ông nhíu cặp mày một cách oai phong lẫm liệt, giọng nói ông trầm trầm, mạch lạc và lên xuống đều đặn như nhà kịch sĩ của thế kỷ 19. Kiêu hãnh, tự phụ, và vững tin vào quyền lực bân thân, ông đã đè bẹp đối thủ trong nghiệp đoàn, song lại được đoàn viên trung thành một cách cuồng tin, vi ông đã tranh đấu để mang lại cho họ một cuộc cách mạng thật sự về điều kiện lương bổng và làm việc.

        Đơn thương độc mã, ông có thể kiểm soát công cuộc tiếp tế than cho toàn quốc một cách dễ dàng như cầm cái nĩa trong tay. Và ông tỏ ra khinh miệt mọi quyền lực chắn đường, cho dẫu là Tổng thống Hoa kỳ. Có làn ông bô bô với một phóng viên :« Ông Truman hoài nghi là những yêu sách của chúng tôi không hợp pháp ư ? ông ấy chẳng biết thể nào là hợp pháp hay không hợp pháp.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:37:16 pm

        Khi cuộc khủng hoảng mỏ than gia tăng, nhiều cố vấn Bạch Cung thúc giục Tổng thống không nên so găng với nhà độc tài hùng mạnh của hầm mỏ ấy. Theo họ thì nên tìm cách dàn xếp đế thỏa mãn Lewis, hơn là lao đầu vào cuộc thượng đài khiến uy tín của Tống thống có thể bị sứt mẻ.

        Cuộc tranh chấp than bắt đầu thành hình trong tháng 1-1946 khi Lewis đòi ký một khế ước mới nhuộm mầu cách mạng : công nhân phải được hưởng 10 xu huê hồng cho mỗi tấn than được khai thác, và huê hồng này được xung vào quỹ xã hội nghiệp đoàn để chăm lo thuốc men và dưỡng già cho thợ mỏ. Thật ra, Lewis yêu sách rất đúng, bởi vì trong đời cũng có một số nghề nguy hiểm như nghề thợ mỏ, nhưng không có nghề nào làm thể xác và tinh thần mệt mỏi bằng nghề thợ mỏ. Người thợ mỏ sống lẻ loi với gia đình nghèo túng trong những túp lền di động, rải rác trên những đống than cũ. Lewis còn đòi lăng lương và bớt giờ làm song giới chủ nhân ngán nhất yêu sách huê hồng 10%, và cương quyết từ chối. Ngày 30-3, khế ước cũ mãn hạn, 400.000 thợ mỏ tại 21 tiểu bang bắt đầu đình công.

        Ảnh hưởng kinh tế chưa xảy ra ngay, vì sổ than dự trữ còn đủ dùng trong 30 ngày. Nhưng cuối tháng 4 qua tháng 5, thì nhiều nhà máy phải đóng cửa, xe hỏa phải ngưng chạy, hàng chục thị trấn phải trở lại tình trạng cúp hơi điện thời chiến đế tiết kiệm than. Ngày 15-5, T. T. Truman mời Lewis và Charles O’Neill, đại diện phe chủ, tới Bạch Cung dự họp với ông và Steelman, những phiên họp kéo dài lê thê. Nỗ lực tiến tới một khế ước mới bị thất bại nên ngày 21-5 Tổng thống ra lệnh đặt mỏ than dưới quyên điều khiển của bộ trưởng Nội vụ Julius A Krug. Một tuần sau, Krug và Lewis ký một bản khế ước, thỏa mãn phần nào yêu sách của công nhân, với 5 xu (thay vì 10 xu) huê hồng cho mỗi tấn than, để tiến hành chương trình xã hội đầy tham vọng. O’ Neill và phe chủ rất tức giận, nhưng họ đành phải khoanh tay vì chính phủ đã thay thế họ tại bàn thương thuyết.

        T. T. Truman chỉ kéo dài được thời gian chứ , không ôn định được tình hình vì Lewis là người có tham vọng ghê gớm. Sau đại chiến, các lãnh tụ lao động đua nhau giành quyền thế, và tranh chấp diễn ra giữa Willimi Green thuộc công đoàn AFL, Philip Murray thuộc công đoàn CIO đang bành trướng mạnh mẽ và Lewis, thuộc công đoàn thợ mỏ. Trong quá khứ, Lewis nghiêng về mỗi phe một thời gian, nhưng giờ đây ngang nhiên đứng ra làm lực lượng thứ ba. Với mục đích nhảy lên làm đàn anh, Lewis đánh ván cờ táo bạo : so gươm với chính quyền.

        Cuối tháng 10, Lewis tuyên bố không hài lòng về một tiểu khoản trong khế ước ký với chính phủ liên quan đến tiền thưởng nghỉ bè, và đòi xét lại toàn bộ khế ước. Bộ trướng Krug từ chối, Lewis bèn nói :«Được, thợ mỏ sẽ đơn phương bỏ khế ước trong vòng 30 ngày, nghĩa là từ ngày 20-11 và dĩ nhiên « không có khế ước, thì không làm việc»

        Tổng thống nghỉ hè ở Kay West trước ngày lối hậu thư của Lewis chấm dứt. Vì Lewis vẫn giữ vững lập trường nên ông Truman yêu cầu 5, 6 phụ tá thân cận trong số có Steelman đáp phi cơ tới để tham dự một phiên họp gấp. Mở đầu phiên họp, ông cho biết là lần này muốn triệt hạ Lewis, và yêu cầu các cộng sự viên góp ý kiến.

        Chiến lược được chấp thuận không mang tính chất đao to búa lớn, như trong vụ hỏa xa, song lại nhuộm vẻ khắc nghiệt và nảy lửa đối với các thủ lãnh nghiệp đoàn. Võ khi chống lao động và bị lao động thù ghét nhất đã được áp dụng : lệnh trưng tập của tòa án. Trong những năm rối loạn đầu tiên của phong trào lao động, tư pháp lệnh là lợi khí thông dụng của chủ nhân dễ ngăn chặn đình công. Giới nghiệp đoàn cho rằng khế ước mà tư pháp có thể trưng tập công nhân là khế ước cấm công nhân gia nhập nghiệp đoàn (yellowdog contract) và hàng ngàn người chống lại lệnh cấm đinh công cua tòa án đã bị bươu đầu sứt trán hoặc ngồi tù. Theo luật Norris-LaGuardia năm 1932, tòa án liên bang không được phép trưng tập công nhân trong các vụ tranh chấp lao tư, và sự cấm đoán này đã được xiết chặt hơn nữa với luật Wagner năm 1935. Đó là một trong những thắng lợi lớn lao nhất của lao động dưới thời kỳ Tân sách của Tổng thống Roosevelt. Và nay, ông Harry Truman, bạn của lao động và thừa kế của Tổng thống Roosevelt lại phục hồi chế độ tư pháp lệnh mà lao động thù ghét,

        Lập luận của Bạch Cung là luật cấm trưng tập chỉ áp dụng vào các vụ tranh chấp giữa nghiệp đoàn và tư chủ, và không áp dụng trong trường hợp chủ nhân là chính quyền, trường hợp bộ Nội vụ với Lewis. Song lập luận này chưa có dịp thử lửa, nên người ta không thể biết tòa án chấp nhận hay bác bỏ. Nếu tòa án chấp nhận, liệu thợ mỏ có tuân lệnh để trở lại làm việc hay không. Và nếu tòa án bác bỏ thì Tổng thống và chính phủ sẽ ra sao ?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:51:36 pm

        Những vấn đề này không được giải đáp dứt khoát khi phiên họp tại Kay West chấm dứt. Song điều dứt khoát là Tổng thống Truman đã quyết định tiến tới. Ngày thứ hai, 18-11, 2 ngày trước khi Lewis xé bỏ khố ước, bộ trưởng Tư pháp Tom C. Clark vào phòng xử của thẩm phán quận liên bang T. Alan Goldsborough, yêu cầu tòa truyền lệnh cho các thủ lãnh thợ mỏ không được chấm dứt khế ước với chính phủ. Lệnh tòa được ban hành và tống đạt chiều hôm ấy cho Lewis tại văn phòng tại dường 15 và đường 1. Nhưng tại Pennsylvania, tây bộ Virginia, và Kentucky, hàng chục, hàng trăm công nhân phục vụ trong các công trường mỏ than lạnh lẽo, đầy bụi đen, không chịu đến nhận «ca», dường như đã đoán trước ý định của Lewis. Vả lại, từ Hoa thịnh đốn, Lewis không ra lệnh hoãn đình công cho họ. Nửa đêm thứ tư là kỳ hạn chót, vùng mỏ dọc núi Appalachian bị tê liệt. Sáng hôm sau, hầu như mọi khu mỏ than lịch thanh (soft coal) trên toàn nước Mỹ đều ngưng hoạt động.

        Chinh quyên đối phó bằng một loạt biện pháp tư pháp ngắn ngủi nhưng mang tính chất lịch sử. Thứ năm 21-11, thẩm phán Goldsborough truy tố Lewis và nghiệp đoàn thợ mỏ về tội bất tuân lệnh tòa án, tiếp tục đình công. Ngày thứ hai tiếp sau, Lewis và hai luật sư Joseph A. Padw y và Welly K. Hopkins, nạp biện minh trạng, phân kháng tư pháp lệnh, viện dẫn luật Norris-LaGuardia. Phụ tá bộ trưởng Tư pháp John F. Sonnett, đại diện chính phủ, lập luận rằng luật này không áp dụng cho các cuộc tranh chấp giữa nghiệp đoàn và chính phủ, vả lại, vụ này không liên quan đến quyền lợi lao động mà là nền an ninh quốc gia. Sau ba ngày nghị xét, ngày thứ sáu, tòa án xử chính phủ thắng. Thẩm phán Goldsborough truyền cho Lewis và nghiệp đoàn phải tới hầu tòa từ thứ hai về tội bất tuân lệnh tòa.

        Hoa thịnh đốn nín thở chờ đợi một cuộc tranh hùng về tư pháp. Phóng viên và nhiếp ảnh viên tụ tập săn tin tại trụ sở nghiệp đoàn ở đại lộ 15, và bám sát Lewis, vẻ mặt tức giận nhưng lầm lì, tới bàn ăn trưa tại lữ quán Carlton kế cận, và buổi tối, tới tư thất tráng lệ ở Alexandria. Lewis trò chuyện với ký giả song không cho phép trích dẫn đăng báo. Đương đầu với tình trạng thiếu hụt than tai hại, chính phủ cấm sự vận chuyển thiết lộ không cần thiết, và tái áp dụng chế độ cúp hơi điện thời chiến tai hàng chục thị trấn. Từ vùng nghỉ hè Kev West về Hoa thịnh đốn, TT Truman từ chối không bình luận về vụ tranh chấp than, khiến bầu không khí căng thẳng thêm.

        Phiên xử diễn ra ngày thứ hai, 2-12. Hàng trăm người đứng đặc hành lang và phòng xử đã tỏ vẻ thất vọng vì cuộc tranh hùng tư pháp mà họ chờ đợi không hề xảy ra, ngoại trừ vào giờ chót. Hai bên nguyên bị đều không nại nhân chứng, và các luật sư đối nghịch chỉ tập trung lý luân biện hộ vào quan điểm giải thích tư pháp luật Norris-LaGuarđia và các luật phụ thuộc. Trưa thứ ba, qua ngày thứ hai của phiên tòa, ông chánh thẩm Golđsborough, cao gầy và khắc khố trong áo thụng đen, tuyên đọc án tòa bằng giọng trầm lặng bình thản»... Không còn nghi ngờ gì nữa, bị đơn John L. Lewis (và nghiệp đoàn thợ mỏ Mỹ) đã phạm và tiếp tục phạm tội bất tuân lệnh tòa trên phương diện dân sự (và hình sự)» Trong khi ông chánh thẩm cất tiếng, phòng xử chìm trong im lặng căng thẳng. Ông chánh thẩm dứt lời, Lewis từ nãy đến giờ cố nén giận dữ, mặt tái mét, nặng nề đứng dậy, xin phép tòa được nói vài lời. Bằng giọng đều đều, và trầm trầm, ngân vang trong căn phòng cẩn gỗ đào hoa tâm, Lewis nói :

        «Lịch Sử của chế độ trưng tập lao động bằng án lệnh trước năm 1932 là một lịch sử bẩn thỉu... Phát biểu và hành động với tư cách chính thức là chủ tịch Liên hiệp Nghiệp đoàn Công nhân Mỏ Mỹ quốc, tôi không thể bằng hành động hoặc bất hành động tán thành sự tái sinh của chế độ trưng tập này. Tôi không thể phủ nhận những nguyên tắc hoặc chính sách lao động, tôi cũng không thể chấp nhận một đường lối mà kết quả là phản bội quyền lợi hợp hiến của lao động...»

        Dứt lời, Lewis hiên ngang bước ra khỏi phòng xử. Lewis định bất tuân án tòa không ? Lewis có noi gương Debs và Gompers bất tuân án tòa, và chịu ngồi tù, để trở thành «thánh tử đạo» lao động không ? Tình trạng vẫn chưa rõ rệt cho đến ngày hôm sau, hai bên nguyên bị được triệu tới tòa để nghe án lệnh : 3.500.000 đô la tiền phạt vạ nặng nề đối với nghiệp đoàn và 10.000 đô la đối với cá nhân Lewis, bản án phạt vạ nặng nề nhất chưa từng được tuyên trên phương diện bất tuân.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:13:01 pm
     
        Welly Hopkins la lớn «Thưa ông chánh thẩm, ngày hôm nay là ngày xấu xa trong lịch sử», còn Lewis thì tố cáo tòa án mưu toan làm nghiệp đoàn khánh tận. Ông chánh thẩm yêu cau Lewis giữ gìn lời nói thì Lewis đáp «Thưa ông chánh thẩm, dầu sao tôi cũng đã bị phạt về tội bất tuân rồi». Lewis còn muốn nói nữa, song luật sư Hopkins đã kéo ông ngồi xuống ghế. Nghiệp đoàn kháng tố thẳng lên Tối cao Pháp viện. Trong khi ấy, Lewis vẫn bướng bỉnh, không chịu ra lệnh cho công nhân trở lại làm việc. Sáng thứ bảy, Bạch Cung loan tin Tổng thống Truman sẽ lên tiếng buổi tối trên làn sóng điện, trực tiếp hiệu triệu công nhân quay lại hầm mỏ, không cần đợi chỉ thị của Lewis. Đó là mưu lược tuyệt vọng cuối cùng mà hậu quả có thể quyết định uy tín của Tổng thống.

        Tấn bi kịch sôi động kết thúc bất ngờ hồi 4 giờ chiều thứ bảy ấy. Lewis triệu tập một cuộc họp báo đặc biệt tại phòng hội của trụ sở nghiệp đoàn. Sau khi gần một trăm phóng viên và nhiếp ảnh viên đã an vị, Lewis trịnh trọng từ cửa hông tiến vào, ngồi trên bàn chủ tọa và, vẻ mặt mệt mỏi, ông đọc bằng giọng đắn đo một tuyên ngôn đã được viết sẵn :

        «Lệnh trưng tập của chính quyển, cưỡng bách công nhân phải rơi bỏ nghiệp đoàn, đã được Tối cao Pháp viện thụ lý. Vấn đề đang được tối CaO Pháp viện thụ lý sẽ định đoạt cho vận mạng của nền cộng hòa Mỹ quốc... Vì yếu tố trọng đại này và cũng vì sự kính trọng thích ứng đối với Tối cao Pháp viện9 nên trong khi nghị xử Tòa không thể được đặt dưới áp lực công chúng bị khích động bởi sự thác loạn tinh thần về một cuộc khủng hoảng kinh tế... (Bởi vậy) mọi hầm mỏ thuộc mọi quận bộ nghiệp đoàn sẽ tức thời tiếp tục sản xuất than... Mọi đoàn viên sẽ trở lại làm việc tức thời trên căn bản lương bổng và điều kiện thu dụng dương hanh đến ngày 20-11-46».

        Lewis đã đầu hàng hoàn toàn, và chiến lược «tháu cáy» của ông Truman đã thành công. Uy tín cá nhân Tổng thống của ông đã suy giảm, lại bị suy giảm vì đảng ông vừa bị thua trong cuộc bầu cử Quốc hội, song ông đã mang ra đối chọi với sự kiêu hãnh bướng bỉnh của nhà độc tài lao động hùng mạnh nhất, và ông đã thành công, và do đó, ông trở nên tin tưởng hơn trước.

        Theo dõi chính sách lao động của ông Truman trong những năm đầu tiên ở Bạch Cung, sử gia mai hậu chắc chắn sẽ lạc vào mê hồn trận, trừ phi hiểu được bề sâu liên tục của ông, một nhân vặt có một bề ngoài không liên tục. Đối với nghiệp đoàn hỏa xa và mỏ than, ông đã áp dụng hai biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất, chưa từng xảy ra trong lịch sử lao động thế kỷ 20. Nhưng hầu như cũng trong thời gian ấy, và vượt qua áp lực chính trị vô cùng nặng nề, ông lại phủ quyết dự luật Case, trù liệu về phần chính quyền những phương tiện chống đình công ít quyết liệt hơn phương tiện mà ông đích thân yêu cầu Quốc hội chấp thuận. Năm 1947, ông lại phủ quyết dự luật Taft-Harley, tương đối kém cực đoan hơn dự luật Case. Đường lối của ông Truman là mưu tìm một guồng máy cơ bản giúp cho lao động và chủ nhân điều giải những cuộc tranh chấp bản lai trên nền tảng công bằng cho hai bên, và phục vụ quyền lợi công cộng. Trên quan điểm thực tiễn và đơn thuần của ông, mọi cuộc tranh chấp phải được giải quyết theo chiều hướng công lợi, và khi cần, ông sẽ ký sắc lệnh để giải quyết. Ông không chủ trương tước đoạt những quyền lợi mà lao động đã tranh thủ một cách cam go. Song ông lại nghĩ rằng qui chế hùng hậu và nghiêm chỉnh để giải quyết tranh chấp lao động cần được thiết lập và Bạch Cung luôn luôn sẵn sàng áp dụng biện pháp quyết liệt để bảo vệ qui chế ấy, trong trường hợp cần thiết.

        Ổn định chính trị

        Cuối năm 1946, sau một năm rưỡi ở Bạch Cung, ông Harry Truman đã phải kết luận rằng hòa bình quốc nội cũng là mục tiêu bấp bênh không kém hòa bình quốc tế. Ông cố gắng tranh thủ nhiều, song chỉ đạt được ít kết qua. Quốc hội, nơi ông đã phục vụ một thời gian dài, và ông rất mực yêu mến, đã trở thành chiến trường tổn thất nặng nề nhất đối với ông. Là người phát xuất từ lòng nhân dân, ông đã thất bại hiển nhiên trong việc tranh thủ hậu thuẫn nhân dân. Nhân dân đã chán ngán chiến tranh khi ông bước lên ghế Tổng thống, và giờ đây, nhân dân lại chán ngán đảng Dân chủ.

        Năm ấy, trong cuộc tuyển cử mùa thu, giữa nhiệm kỳ Tổng thống, đảng Cộng hòa đã kiểm soát Quốc hội lần đầu sau 16 năm, đoạt được 11 ghế tại Thượng viện và 51 ghế tại Hạ viện, Thời vận của ông Truman tụt xuống mức thấp nhất.

        Nhưng như thời gian đã chứng tỏ khuất phục được con người đầy nhiệt tình như ông Truman không phải là dễ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2019, 11:29:30 pm
    
CHƯƠNG VI

NHÀ CHÍNH KHÁCH TRONG BẠCH CUNG

        Vị Tổng thống với nhiều khuôn mặt

        Sau hai năm, nhân dân Mỹ mới hiểu được con người của Tổng thống Truman, một con người gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau.

        Ông là người bạo ngôn và thích giải trí đơn giản mỗi khi ở xa Bạch Cung. Ông là người mộ đạo, trung thành với giới luật luân lý thông thường. Ông là người có ý thức bổn phận mạnh mẽ, và có can đảm tranh đấu cho điều mà ông thấy đúng. Ông thường có thói quen quyết định chớp nhoáng, nên gặp nhiều trường hợp nan giải, ông làm tròn nhiệm vụ một cách lương tâm, ông lại có khả năng quyết định, và can đảm thực hiện quyết định. Ông là người tính tình bình dân, thật thà, thẳng thắn, không thủ đoạn hoặc cao vọng. Ông không phải là siêu nhân, song lại có rất nhiều đảm lược, tiên kiến chính trị và lương thức.

        Ông Truman đã mang vào Bạch Cung một luồng gió mới đầy hăng say và sinh lực. FDR thường dậy trưa, bắt đầu công việc hàng ngày bằng cuộc họp bên giường ngủ với các phụ tá, còn Truman - cựu nông gia ở Missouri lại trở dậy và hoàn toàn tỉnh ngủ, hồi 6 giở sáng. Không cần người hầu, ông tự tắm rửa, cạo râu, và mặc quần áo một cách tỉ mỉ, hợp với khiếu thẩm mỹ của ông chủ tiệm bách hóa ngày xưa, hồi ông mới xuất ngũ. Ông đọc lướt 3,4 tờ nhật báo, viết vội một bức thư gửi về quê nhà hoặc vài chỉ thị cho cộng sự viên, rồi đúng 7 giờ, ông vào thang máy riêng xuống từng dưới. Nhân viên Mật vụ chờ sẵn, và tháp tùng ông ra ngoài trời mát lành buổi sáng, để tản bộ trước bữa điểm tâm, một thói quen nổi tiếng của ông Truman. Một vài phóng viên thường đợi ông tản bộ để trò chuyện riêng, tuy nhiên ghi chép rất khó khăn vì ông bước nhanh, 120 bước trong một phút, vả lại, Tổng thống thích nói chuyện tầm phào khi ấy hơn là bàn bạc đề tài nghiêm trọng. 7g 45 ông trở về tư dinh điểm tâm, thường là với phu nhân và ái nữ Margaret. Mấy phút sau 8 giờ, ông rảo bước vào văn phòng hình bầu dục của ông, vui vẻ chào Rose Conway, nữ thư ký từng phục vụ cạnh ông từ thời ông còn là thượng nghị sĩ, ngồi ngay ngắn trong cái ghế lớn bọc da đen, và bắt đầu làm việc.

        Truman là một nhà hành chính gọn gàng trong công việc, song không nô lệ thủ tục hoặc biếu đồ tổ chức. Đức tính chính yếu của ông là không thích trì chậm, lần lữa. Việc nào cần làm thì phải làm xong, và ông muốn các cộng sự viên theo đúng tiêu chuẩn này. ông thu gọn tổ chức bí thư và phu tá đặc biệt do cố Tổng thống đế lại, tuy nhiên không giao việc riêng cho từng người. Buổi sáng thường có phiên họp đầu não ở Bạch Cung, ít khi kéo dài quá 20 hoặc 30 phút, với 6 hoặc 8 phụ tá chính yếu ngồi quanh bàn giấy ông. Phiên họp ít bàn luận chính sách, mà chỉ tập trung vào việc báo cáo tình hình và nhiệm vụ thực hiện. Những cộng sự viên Bạch Cung được tự do vào văn phòng Tổng thống bất luân giờ nào, ngoài giờ hội họp thường lệ, để thảo luận một điểm chưa hiểu hoặc xin giải thích rõ ràng về một chỉ thị.

         Thời giờ buổi sáng thường được dành để tiếp khách, mà danh sách do bí thư tiếp tân sắp xếp, còn buổi chiều dành cho công việc quan trọng chính quyền và thuyết trình về các vấn đề đặc biệt: hội nghị với Bộ trưởng, giám đốc Nha Ngân sách, cộng sự viên, và các nhân vật khác. Những phiên họp buổi chiều này chú trọng tới đường lối, chính sách. Ông Truman không phải là người suy tư sâu sắc, song ông lại chịu khó ngồi nghe, biết đặt câu hỏi bén nhọn, và chịu học hỏi chịu đào sâu vào sự kiện. Ông lại có trí nhớ thiên bẩm, và nhờ đọc sử nhiều ông thường có thể dựa vào sử nghiệm để so sánh, hoặc giải quyết công việc đương thời. Ông không chạm tự ái, và sẵn sàng nhìn nhận các chuyên viên ngoại giao, kinh tế, và quân sự, nghĩa là những lãnh vực mà ông phải đối phó, giỏi giang hơn ông. Ông giao nhiều trách nhiệm cho chuyên viên, và nghe theo lời khuyến cáo của họ, sau khi gạn lọc bằng lương thức bản thân. Khi ông nhận thấy đúng, ông quyết làm cho kỳ được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2019, 12:07:54 am

        Phải mất hơn một năm, phụ tá đoàn, tức là tai, mắt và tay chân phụ thuộc của Tổng thống, mới chính bị xong hàng ngũ. Ba bí thư nòng cốt là Boss, phụ trách báo chí, Matthew J. Connelly, người Ải nhĩ lan sinh trưởng tại Massachusetts, khôn ngoan về chính trị, từng phục vụ trong ủy ban điều tra Truman tại Thượng viện, phụ trách tiếp tân và William D. Hassett, một nhân vật khả ái, cựu ký giả, quen thuộc với xã hội Hoa thịnh đốn phụ trách thư tín, phần hành của ông từ nhiều năm với FDR. Dưới cấp bí thư (hoặc bộ trưởng Tổng thống phủ lời dịch giả), có một nhân vật khác, từ thời Roosevelt lưu lại : Samuel I. Rosenman, luật sư Nữu ước hữu danh, và sau này là thẩm phán, mà biệt tài xử dựng biện chứng pháp cấp tiến đã tô điểm nhiều diễn văn và công kiện của Tổng thống thêm phần hứng khởi. Rosenman rời chính quyền thảng 1-1976 Cố vấn đặc biệt là một sĩ quan hải quân, cựu luật sư trẻ tuổi ở St. Louis, khôi ngô nhưng ít người biết tiếng : Clark M. Clifford. Dần dà, Clifford đã tỏ ra có nhiều biệt tài. Ông là người lịch sự, khả ái, có tài đãi khách, ông lại có một kiến văn phi thường, giầu khả năng phân luận, phát biểu dễ dàng, và minh bạch mà không cầu kỳ.

        John R. Steelman, giữ chức vụ oai vệ Phụ tá (duy nhất) Tổng thống lại không tương xứng. Sinh trưởng tại Alabama, ông nặng 110 cân, thân thể cường tráng, và trước khi vào Bạch Cuug từng là nhân viên cao cấp trong nhiều năm tại Nha Điều giải thuộc bộ Lao động. Ngoài nhiệm vụ gạch nối giữa chính phủ và nghiệp đoàn, ông còn là liên lạc viên nòng cốt giữa Bạch Cung và các nha bộ, thúc đẩy hoạt động, tiếp nhận phúc trình và hòa giải những cuộc tranh chấp nhỏ.

        Trong số cộng sự viên, còn phải kể đến thiếu tướng Harry Hawkins Vaughan, mà sự bổ nhiệm vào Bạch Cung được coi là điển hình cho nhược điểm của ông Truman : sự liên hệ tình cảm chung thủy một cách bướng bĩnh với bạn cũ khiến cho phê phán thường bị lầm lạc. Vaughan là một nhân vật cao lớn, vui như Tết, trong thế chiến thứ nhất là bạn đồng ngũ của Tổng thống, và sau đó cùng phục vụ với Tổng thống trong lực lượng trừ bị Missouri và đạo quân viễn chính Mỹ. Tài sơ, trí thiển, Vaughan từng đóng góp vào chiến dịch tái cử 1940 của ông Truman, trước khi tới Hoa thịnh đốn phục vụ trong văn phòng thượng nghị sĩ. Vào Bạch Cung, ông Truman mang theo người bạn nối khố, chuyên nổi dỏc và đánh xì này. Trước sự kinh ngạc của toàn thế. và sự bực bội của phe tướng lãnh bảo cựu tại Ngữ giác đài, ông phong đại tá trừ bị Vaugban làm thiếu tướng, giữ chức phụ tá quân sự. Ở chức vụ trên trời rớt xuống này, Vaughan bắt đầu đọc diễn văn và mời bảo chỉ phóng vấn, văn phòng của ông tại Bạch Cung trở thành sào huyệt của đám người bảnh bao «thấy kẻ sang bắt quàng làm họ» và ma đầu chính trị lợi dụng thế thần cho mục đích riêng tư ám muội. Tổng thống không phải không biết, bằng chứng là nhiêu lần đã khiển trách Vaughan nặng nề, tuy nhiên Tổng thống lại không muốn bạn cố tri bị người ngoài chỉ trích.

        Trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhất còn một số cộng sự viên khác, như Dayid Niles, chuyên viên xã hội, người Boston, ăn nói nhỏ nhẹ, lưu nhiệm từ thời FDR, chuyên trách đơn từ khiếu nại của các tổ chức Do thái, da đen, Ba lan và các nhóm thiểu số khác; Charles, Murphy, Dayid Lloyd và George Elsey, những chuyên gia tận tâm và có khả năng, làm mọi việc trên địa hạt viết diễn văn, sưu tầm lập pháp và điều tra sự thật ; Donald Dawson, luật sư và đàn em của Pendergast từ Kansas-City tới, phụ trách tân khách và các nhiệm vụ chính trị thứ yếu ; James E. Webb, một Viên chức chuyên nghiệp có khả năng nhưng vô danh,được vinh thăng giám đốc Ngân sách sau khi Harold Smith phục vụ từ thời EUR từ chức cuối năm 1945.

        Thời kỳ ham mê sự mới lạ trôi qua, cuộc sống gia đình ở Bạch Cung đối với ông bà Truman là một cực hình. Từ thuở nào đến giờ, gia đình ông gồm một bộ ba thân yêu, chung sống mật thiết, và quen thuộc với bà con và xóm giềng thân mật tập trung ở Iudepe dence, Missouri. Làm thượng nghị sĩ, lương bổng tương đối rồi rào, ông cũng sống với gia đình một cuộc đời xã hội tầm thường, không sôi động, trong căn nhà chung cư gồm 5 phòng, ở đoạn trên đại lộ Connecticut, Hoa thịnh đốn. Phu nhân Bess Truman là một phu nữ mập mạp, giàu nghị lực,làm phân lớn mọi việc trong nhà, không ưa đời sống xã hội, và không bao giờ xuất hiện ở những hội hè sang trọng ỏ Hoa thịnh đốn. Margaret, một cô gái 10 tuổi bé nhỏ, mảnh khảnh được cưng như trứng mỏng, khi gia đình lần đầu tới Hoa thịnh đốn, đã trở thành nữ sinh viên năm thứ nhất đại học đường George Washington, sinh đẹp một cách lả lướt, và thông minh, khi cha cô trở thành Tổng thống. Phu nhân cũng được ông yêu thương đặc biệt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:47:34 pm

        Gia đình ông Truman tìm mọi cách tách biệt giữa đời công và đời tư. song rất khó khăn. Bởi vì một trong bộ ba đi đến đâu thì sở Mật vụ hùng hậu đều theo đến đấy. Muốn về thăm quê nhà Independence vào mùa hè thì phải dùng tàu hỏa riêng, và tham dự cuộc tiếp rước khổng lồ khi con tàu tới ga. Đời sống xã hội của gia đình bị đặt dưới sự kiểm soát liên tục của guồng máy hành chính. Dầu ông bà đổi chỗ đặt bàn ghế, thay riềm, treo lại tranh ảnh, tư dinh Bạch Cung vẫn còn là một bảo tàng viện, không đượm vẻ thân mật gia đình. Ngay cả khi ăn cơm tối riêng trên bao lơn phía nam, ông bà và cô Margaret cũng bị những người tò mò rình rập bằng ống nhòm và mảy ảnh gắn viễn kính. Phu nhân Bess Truman chỉ làm tròn nhiệm vụ đệ nhất phu nhân, nghĩa là tham dự các lễ khánh thành, tiếp tân, tiệc trà, chủ tọa danh dự .. ngoài ra, không hoạt động gì khác nữa. Chưa bao giờ bà triệu tập hội họp báo chí, cho ký giả phỏng vấn riêng, hoặc vận động để thực biện một chương trình của chính quyền trong những ngày bà ở Bạch Cung.

        Làm Tổng thống, ông Truman là người tự tin, luôn luôn nghe theo tiếng gọi bản thân. Nhưng trở về đời sống gia đình, ông lại nhiều khi hoài nghi, tự vấn lương tâm, và chính ông cũng thú nhận là giàu tình cảm mặc dầu đã luống tuổi. Phu nhân và ái nữ thỉnh thoảng vắng mặt ở Bạch Cung, khiến ông lẻ loi và buồn bã. Sau giờ làm việc, ông lơ đãng nhìn tòa lăng tẩm xưa to lớn, vặn lại đồng hồ, phòng nào cũng vào, quan sát trên trần và dưới hầm, suy nghĩ mông lung về những vĩ nhân đã cư ngụ tại Bạch Cung trước ông, và ngạc nhiên một cách kinh hoàng về việc ngày nay ông cũng ở Bạch Cung như họ. Đôi khi, như ngọn đèn nhỏ bé bừng sáng trong lương tri, ông lại nghĩ đến huyền thoại của chức vụ Tổng thống, và định mạng đã an bài ông vào địa vị cao cả đó.   

        Chức vụ tối cao đã hạn chế tự do cá nhân, tuy nhiên chỉ có vài vị Tổng thống là ít bực bội về sự hạn chẽ này hơn ông Truman. Đành rằng ông thường phàn nàn một cách tế nhị rằng nhiệm vụ quá nặng nề, tự do cá nhân lại bị hạn chế, ông Truman vẫn thật tình ham thích chức vụ. Sự đào luyện từ nhỏ đến lớn đã giúp ông đón nhận trách nhiệm. Ông cũng có tham vọng quyền bành, do chức vụ chỉ huy mà ra, song tham vọng của ông chỉ ở mức bình thường. Trời phú cho ông một lương tâm an bình, không bị ngoại cảnh chi phôai, nên ông có thể thản nhiên đương đầu với thăng trầm chính trị. ông là người kiêu hãnh, nhưng lại kiêu hãnh một cách mộc mạc và lành mạnh, bằng chứng là ông đã tỏ vẻ hoan hỉ bình dị trước những lời xưng tụng khi ông xuất hiện ngoài công chúng. Đó là lý do phần lớn ông là một trong các Tổng thống hay công xuất nhất. Hễ có cơ hội là ông về thôn đã đọc diễn văn, tham dự đại hội, cắt băng khánh thành, tham gia những cuộc nghỉ hè được loan báo rầm rộ, và đặc biệt là về Kansas City, Independence, và Grandview, nơi mẫu thân ông cư ngụ, những nơi quen thuộc và thân tình đối với ông. Ông là người của dân chúng, người xuất thân từ tầng lớp bình dân. Ông tự cảm thấy cũrg giống hàng vạn, hàng triệu người khác, nhưng được định mạng chọn lựa - vì một lý do mà ông không hiểu -  để điều khiển đất nước. Ông tự ví với cái phong vũ biểu nhậy cảm trước nhiệt lượng của quảng đại quần chúng, và am hiểu được nguyện vọng của họ.

        Khi ở xa Hoa thịnh đốn, ông Truman mới tự do bộc lộ được bản năng, bản năng của người vô tư lự, thích đùa bỡn, hơi ngang tàng, và đối với nhiều người, còn mang tính chất quá trớn nữa. Ông thường nói là thích sống theo bản năng thiêu nhiên. Và trên thực tế, đã có làn ông làm thiên hạ bàng hoàng. Năm 1946, hướng dẫn ông Churchill đi Fulton, Missouri - nơi ông Churchill đọc bài diễn văn nổi tiếng về bức màn sắt - Tổng thống Truman trèo lên ca-bin của đầu tầu đồ sộ chạy bằng dầu cặn, khi đoàn công-voa dừng lại dọc đường, đội mũ xanh, và choàng khăn đỏ thợ máy, rồi lái con tàu trên suốt 40 cây số, thích trí như cậu bé lên 10.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 11:05:43 pm

        Chuẩn bị chương trình mới

        Làm Tổng thống mà thiếu liên kiến chính trị thì sẽ gặp nhiều bực dọc như ông Wilson, hoặc đôi khi khoanh tay vô hiệu như ông Eisenhower, ông Truman tất có nhiều nhược điểm song lại không mắc phải nhược điểm này.

        Ông Truman và phu nhân về quê nhà Independence để đầu phiếu trong cuộc tuyển cử Quốc hội ngày 5-11-1946. Sáng hôm sau, trở về Hoa thịnh đốn, lúc hai ông bà xuống nhà ga Union Station cũng là lúc thời vận của ông Truman suy đồi thêm một bực nữa. Kể từ năm 1938, cuộc bầu cử Quốc hội này có nhiều người đi bầu nhất, song trên toàn quốc cử tri đã rõ rệt phản đối ông Truman và đảng Dân chủ. Lần thứ nhất sau 17 năm, đảng Cộng hòa kiêm soát lưỡng viện và chiếm da số ghế thống đốc tiểu bang. Guồng máy Dân chủ ở thị trấn lớn như Chicago, Jersey city, Nữu ước, Detroit, xụp đổ trước sự tấn công vũ bão của đảng Cộng hòa. Có lẽ từ thời Andrew Johnson, chưa vị Tổng thống nào mất nhiều uy tín và quyền lãnh đạo bằng ông Truman khi ông thầm lặng trở về thủ đô buổi sáng tháng 11-46 lạnh lẽo, đây sương mù ấy.

        Nhưng cuối thảng 11, ông lại đã giao chiến với Lewis và nghiệp đoàn thợ mỏ. Hành động làm tinh thần ông hứng khởi, và các cuộc thăm dò công luận cho biết uy tín của ông được tăng lên lại. Tháng 1-47, ông gửi Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát một thông điệp liên bang mạnh mẽ, yêu cầu ngân sách 37.5 tỉ đô la. ổng lặp lại những đề nghị đưa ra trước đây và bị chống đối, như chế độ bảo hiểm sức khỏe cưỡng bách( dân quyền, và luật thu dụng lao động thích ứng. Ông còn yêu cầu hợp nhất quân lực, một chương trình kiến ốc đại qui mô, và tái thẩm toàn bộ luật lệ lao động đương thời. Sau đó, ông còn yêu cầu Quốc hội chấp thuận chủ thuyết cách mạng Truman về việc viện trợ cho Hi lạp, Thổ nhĩ kỳ.

        Phe Cộng hòa kiểm soát chặt chẽ ở Quốc hội, với đa số 6 thượng nghị sĩ, đa số 57 dân biểu, dưới sự chỉ huy của đảng viên Cộng hòa Robert A. Taft. Quốc hội này là Quốc hội thứ 80. Ông Truman đã đưa Quốc hội thứ 80 vào lịch sử vì đã mệnh danh là « quốc hội ăn hại » trong chiến dịch vận động tranh cử toàn quốc năm 1948 (Nhiều năm sau, ông nhìn nhận rằng quốc hội này khả quan).

        Ông Truman đã biếu lộ cử chỉ hòa giải thích ứng với đảng thắng cử, và mời hợp tác, sau khi cảnh cáo rằng quyền lợi tối cao quốc gia sẽ bị thương tổn nếu Quốc hội và Bạch Cung tranh chấp vì mău sắc đảng phái. Tuy nhiên, là người có óc thực tế, ông phải biết rằng sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ có thể xảy ra phần nào mà thôi, ông lại là người quen đấu tranh lẽ nào lại không rõ rằng tấn công là phương pháp phòng thủ tốt nhất. Chính những hoàn cành khó khăn này đã giúp ông Truman thai nghén một chương trình chính trị mang sắc thái riêng, mệnh danh là Trung Sách. Sự thai nghén này là một trong các biến cố đầy ý nghĩa nhất của kỷ nguyên Truman. Tác giả xin thuật lại sau đây, căn cứ vào chứng tích của nhiêu nhân vật phụ tá Bạch Cung đã hoạt động thầm lặng trong hậu trường từ 1947 đến 1948 để tạo ra một bản sắc sống động và riêng biệt cho nhiệm kỳ của Tổng thống Truman. Mục phiêu cấp thời của nhóm « Cận vệ Bạch Cung» này là tìm cách đảm bảo cho ông Truman tái đắc cử năm 1948, mà hồi ấy chính ông Truman cũng chưa quyết định là có tranh cử hay không. Trên đường dài, họ muốn nhào nặn công cuộc phát triển xã hội và chính trị quốc gia theo triết thuyết cấp tiến của họ. Đầu não của nhóm là Oscar R. Ewing, giám đốc Cuộc An ninh Liên bang, Clark Clifford, Phụ tá đặc biệt của Tổng thống, Leon Keyserling, nhân viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế, C. Girard («Jebby» ) Dayidson, Phụ tá bộ trưởng Nội vụ, Dayid A, Morse, Phụ tá bộ trưởng Lao động, và Charles S Murphy, phụ tá hành chính cạnh Tổng thống. Ngày nay xét lại, người ta thấy những nhân vật này không phải là một tập đoàn cách mạng. Song mỗi người lại có quyền hành trong địa hạt riêng của nền hành chính liên bang, và có thể tranh thủ hậu thuẫn của các thành phần khác. Trên thực tế, ảnh hưởng tập thể của họ có thể chi phối mọi cơ quan quan trọng của hành pháp.

        Theo lập trường của nhóm thì trong 18 tháng đầu tại chức ông Truman tự nhận thấy có bổn phận tiếp tục đường lối của FDR và Tân Sách, tuy nhiên sự gián đoạn chiến tranh đã làm Tân Sách mất nhiều ý nghĩa sống động, và tình hình hậu chiến đòi hỏi những thay đổi mới. Những vấn đề quốc nội cần được nhận thức dưới một nhãn quan cấp tiến, song đây không phải là chủ nghĩa cấp tiến hướng vào nghèo đói và bất bình đẳng, như trong Tân Sách, mà là vào sự tạo lập một guồng máy phân phối đồng đều sự thịnh vượng chắc chắn xảy ra. Tóm lại, nhóm cố vấn này tìm cách biến lý thuyết kinh tế tiếp tục phát triên thành thực tế chính trị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 10:41:28 am

        Năm 1947, đó là một khái niệm táo bạo, hoàn toàn đối nghịch với quan điểm bảo cựu chính thống cho rằng mực độ và phương hướng phát triền kinh tế chỉ có thể được quyết định trên thị trường tự do, không dính dáng đến chính quyền. Clark Clifford thuật lại như sau :

        « Năm 1946 là một sự thất bại đau đớn. Sự thất bại này cho thấy chương trình Truman không có phương hướng minh bạch và mạch lạc chính trị, dẫu rằng các chính trị gia và dân chúng không nghĩ như vậy. Nếu không kịp thời khắc phục, thì hai năm sắp tới sẽ là thời kỳ chán chường, và năm 1948 chắc chắn ông Truman sẽ thất cử.

         Theo tôi thì Jack (Oscar) Ewing là người đầu tiên đưa ra ý kiến, một số anh em chúng tôi thỉnh thoảng hội họp để tìm cách hoạch định một đường hướng chính trị mạch lạc cho chính quyền. Địa bàn hoạt động của chúng tôi là thuần túy quốc nội, không quan tầm đến quốc tế. Chúng tôi muốn hoạch định những chính sách có sức hấp dẫn mạnh mẽ về chính trị nữa. Chúng tôi muốn hoạch định những mục tiêu thật sự đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất và lớn lao nhất của dân chúng, chúng tôi còn muốn xây dựng một chương trình cấp tiến, và trực tiến chung quanh những mục tiêu này, gọi là chuơng trình Truman.

         Mục đích của chúng tôi là 6 hoặc 8 anh em chúng tôi nhóm họp bàn bạc đế chấp thuận một đường hướng mà chúng tôi sẽ yêu cầu Tổng thống áp dụng. Rồi bằng cách thầm lặng và kín dáo, mỗi người hoạt động trên lãnh vực và lề lối riêng của minh, chúng tôi sẽ tìm cách lèo lái Tổng thống theo con đường đã vạch. Dĩ nhiên, chúng tôi đang ở trong tình trạng cạnh tranh ráo riết. Phần lớn Nội các và các lãnh tụ Quốc hội lại thúc giục ông Truman tiến chậm, để xoay lại gần cận với đường lối bảo thủ. Họ dùng ông Taft làm hung thần để dọa Tổng thống. Ngược lại, chúng tôi thúc đẩy ông trên con đường khác, thực hiện một chính sách táo bạo và mới mẻ. Bởi vì dầu ông có thái độ nào nữa thì cũng không thể xoa dịu được Quốc hội hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

        « Thật vậy, hai trào lưu đang xoắn lấy nhau để chính phục tư tưởng của Tổng thống. Sự giành giật này hoàn toàn diễn ra trong hậu trường, và tôi không nghĩ rằng ông Truman thấy rõ. Đó là một cuộc đấu tranh không ngừng trong hai năm ấy, và hai phe đã tiến tới một thời kỳ mà không phe nào yêu cầu hoặc chấp thuận hưu chiến.»

        Nhóm cố vấn này ra đời cuối năm 1946. Mỗi tối thứ hai, họ nhóm họp tại nhà của Ewing tại lữ quan Ward man Park. Họ dùng cơm hồi 6 giờ tối và tranh luận cho đến gần nửa đêm. Cuộc họp diễn ra không ghi chép, không có biên bản, và cùng không được tiết lộ cho báo chí biết. Nghị trình thường được thu hẹp vào một hoặc hai vấn đề dang được hoặc sắp được đệ lên Tổng thống quyết định. Clifford và Keyserling, vì phụ trách nhiệm vụ quan trọng ngay tại Bạch Cung, có thể ảnh hưởng trực tiếp với Tổng thống, những người khác, hoạt động ở xa Bạch cung song cũng đắc lực không kém.

        Nhóm chiến lược gia Ewing - Clifford được giải tản năm 1948, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chính yếu, với việc ông Truman được thắng cử. Nhóm này đã mang lại cho chương trình Truman luồng giỏ cấp tiến liên tục vô cùng cần thiết, khiến Trung Sánh của ông Truman trở thành một biến cố riêng biệt và hữu bạng trong lịch sử của chức vụ Tổng thống.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:37:26 pm

Chương VII

TRÊN BỜ VỰC THẲM CHIẾN TRANH

Chủ thuyết Truman

        Ngược dòng lịch sử, chính sách đối ngoại Hoa kỳ được đặt trên nền tảng hòa bình Anh quốc, nghĩa là trên quyền kiểm soát mặt biển của hải quân Anh, và quyền kinh tế của đế quốc Anh trong việc cưỡng lập một sự ổn cố tương đối trên sinh hoạt chính trị xáo trộn ở Âu, Phi và Á châu. Trong một trăm năm từ 1815 đến 1914, thế giới an hưởng một thời kỳ thái bình vô tiền khoáng hậu, đồng thời cuộc cách mạng kỹ nghệ đã hé mở nhiều triển vọng thịnh vượng vật chất cho nhân loại. Kỷ nguyên thái bình thịnh trị này đã in dấu vết nhân ái dường như không bao giờ loãng nhạt của ngai vàng Anh quốc. Trong cảnh an hòa này, và lại thêm lợi điểm là đồng tây đều có đại dương trấn giữ, Hoa kỳ đã trưởng thành và thịnh vượng, nếp sống cô độc không hề bị quấy rối, chính sách đối ngoại đặt định trên chủ thuyết giản dị là «không dính dáp vào các liên minh phiền toái».

        Chủ thuyết này đã bị xuyên thủng trong thế chiến thứ nhất và Hoa kỳ bị lôi cuốn vào cơn lốc hùng mạnh làm suy giảm ưu thế của Anh quốc từng được coi là cột chống cho tòa nhà chính trị Âu châu. Sự suy giảm này đã hiện rõ trong những tiếng súng mở đầu đại chiến thứ hai, vì công luận bắt dầu nhận thấy Anh quốc đã để mất sáng kiến trên vũ đài chính trị thế giới và sức mạnh quân sư để hậu thuẫn sáng kiến này vào tay Đức, Nhật và Nga sô, những chế độ độc tài đang bành trướng. Sự can thiệp của Mỹ đã giúp cho cơ cấu quyền hành bảo thủ Anh quốc thoát khỏi tai họa sụp đổ gần kề. Cuối thế chiến thứ hai, mặc dầu đồng minh tây phương là phe chiến thắng, quyền lực thế giới của Anh quốc chỉ còn là vang bóng một thời. Trong nước, Anh quốc bị kiệt quệ, nền kinh tế hầu như bị tàn phá, đế quốc hải ngoại bị tan rã, và sức mạnh hải quân hùng hậu làm giường cột cho chính sách ngoại giao trong 200 năm biến thành hư ảnh trong tân kỷ nguyên không lực mà Anh quốc hầu như không có. Đồng thời trên lục địa, các quốc gia Tây Âu, sau nhiều năm tiếp tay cho bá quyền Anh quốc một cách miễn cưỡng, đã bị đè bẹp vả bất lực hoàn toàn.

        Trong khoảng trống chính trị mênh mông ấy ở Âu châu, chỉ còn Nga sô - mặc dầu bị thương tật một phần -là còn sức mạnh và ý chí của kẻ thắng trận. Và trên thực tế, Nga sô đã hành động như kẻ thắng trận : thiết lập trên đống gạch vụn chiến tranh một nền vô sản chuyên chính thế giới, mà Marx và Lénine đã tiên tri. Trên thế giới, cường quốc duy nhất còn lại có đủ tiềm lực lớn lao để ngăn chặn mưu đồ đế quốc sô viết là Hoa kỳ.

        Các nhà lãnh đạo họp tại Yalta để hoạch định thế giới chiến hậu chỉ lờ mờ nhìn thấy thế cờ quốc tế mới giữa Nga sô ở bắc bán cầu và Hoa kỳ ở tây bán cầu. Mãi đến nay, ngược dòng lịch sử, người ta mới nhận rõ được ngọn trào thời cuộc. Nhưng tại Yalta, trong khi Stalin nắm vững chủ thuyết đấu tranh xâm lược mác-xít làm phương châm cho cuộc

        cờ mai hâu thì Roosevelt và ở một tư thế hoài nghi, Churehill, lại chỉ nhắm tới một tân trật tự thế giới đặt căn bản trên sự hợp tác đoản mệnh giữa các đại cường qua trung gian LHQ. Roosevelt tin tưởng rằng sự hợp tác trong chiến tranh sẽ dẫn tới sự hợp tác trong hòa bình.

        Bởi vậy, chính sách đối ngoại mà FDR chuyền lại cho ông Truman đã được thai nghén trong sự tin cậy hỗ tương giữa Nga sô và Tây phương, sự triệt để tôn trọng mọi thỏa ước, và sự thay thế hành động đơn phương bằng hành động hợp tác trong những địa hạt liên quan đến cộng đồng quốc tế.

        Sư tin tưởng vào khái niệm hí xả này đã bắt đầu suy giảm tại Hoa thịnh đốn mùa thu 1945 vì hạt giống chiến tranh lạnh đã nầy chồi tại Ba lan Nam tư, Đức quốc, và tại hội nghị sáng lập LHQ ở  Cựu kim sơn. Sang đến 1946 và đầu 1947, thì cây chiến tranh lạnh đã đâm bông kết trái, với Việc Nga sô đẩy mạnh công cuộc cộng sản hóa Âu châu và Trung đông, không đểm xỉa đến cựu đồng minh, và lạnh lùng chà đạp lên những khẩu hiệu «dân chủ» và « tự do» mà Tây phương coi là thiêng liêng. Averell Harriman, đại sứ Hoa kỳ tại Mạc tư khoa, đã nhận thấy mưu đồ đại qui mô của Nga sô, nên trong bản phúc trình dài lên T T Truman, đã gọi đó là «cuộc xâm lược man rợ mới ở Âu châu».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2019, 11:48:05 pm

        Mục tiêu xâm lược cấp thời của Nga sô là tiến qua Địa trung hải, tới giếng dầu Trung đông, hiệp ứng với tình hình chính trị rối rắm Phi châu và Nam Á. Thổ nhĩ kỳ, cũng như Hy lạp, có thể là miếng mồi ngon trên đường nam tiến sô viết. Tại Yalta, Staline giả vờ ngẫu nhiêu đề nghị sẽ hợp tác với Thổ sau chiến tranh để kiểm soát Dardanelles, eo đất nhỏ hẹp nối liền Hắc hải với Địa trung hải. Churchill cũng giả vờ ngẫu nhiên trả lời «không», và Roosevelt cùng tiếp lời Churchill - Hồi đó, vấn đề bị tạm gác. Nhưng đến tháng 8-1946, Staline lại nhòm ngó Thổ một cách thèm thuồng, và lần này làm dữ. Trong một giác thư gửi chính phủ Ankara, Staline đòi duyệt lại hiệp nghi lâu năm Montreux cho phép Thổ độc quyền kiểm soát eo Dardanelles. Staline đề nghị thiết lập «một chế độ mới», đặt eo biển dưới quyền quản trị hỗn hợp Nga-Thồ, đồng thời Nga sô sẽ « bảo vệ» thủy lộ này bằng cách thiễt lập căn cứ hải và không quân trên lãnh thổ Thổ. Đề nghị của Stalíne chỉ là âm mưu xâm lược quen thuộc và kinh khủng, không hơn, không kém.

        Hoảng sợ, nhà cầm quyền Thổ, «tham khảo ý kiển» Luân đôn và Hoa thịnh đốn. Tổng thống Truman vội vã triệu tập ủy hội chiến tranh gồm các bộ trưởng Chiến tranh, Hải quân và Ngoại trưởng, yêu cầu cấp tốc nghiên cứu mối đe dọa sô viết, và các đề nghị dối phó. 4 ngày sau, ngày 15-8, tái nhóm tại văn phòng Tổng thống, ủy hội đồng thanh nhìn nhận rằng mục đích của Nga sô là nuốt chửng Thổ cũng như đã nuốt chửng Lỗ và Bảo, và đó là hiềm họa mà Hoa kỷ và các cường quốc Tây phương khác không thể dung tha. Những biện pháp ngoại giao và quân sự cứng rắn nhất dược đề nghị để chặn đứng mưu đồ sô viết.

        Ngày hôm sau, Dean Acheson, Thứ trưởng Ngoại giao, sau khi hội ý với Thứ trưởng Ngoại giao Anh tại Luân đồn, yêu cầu chính phủ Thổ giữ vững lập trường. Acbeson trao cho đại sứ sô viết tại Hoa thịnh đốn một bản giác thư lời lẽ hòa nhã nhưng cương quyết như sau :

        « Quan điềm cương quyết của Hoa kỳ là Thổ nhĩ kỳ cần tiếp tục giữ trách nhiệm chính yếu trong việc phòng thủ eo Dardanelles. Trong trường hợp Eo này bi ngoại bang tấn công hoặc hăm dọa, đương nhiên nền an ninh quốc tế cũng bị hăm dọa, nên Hội đồng Bảo an LHQ rõ ràng phải cố thái độ đối phó ».

        Gần cuối thảng 8, một lực lượng hải quân tác chiến hùng hậu gồm tân hàng không mẫu hạm Franklin D.Roosevelt, và nửa tá diệt lôi hạm, vượt qua Gibraltar, trên đường tram dự « cuộc tập trận thường lệ» tại đông bộ Địa trung hải, sát nách duyên hải Thổ.

        Cuộc khủng hoảng được dập tắt, tuy nhiên ai cũng biết là Mạc tư khoa có thể châm ngòi lại hất cứ lúc nào. Thổ là vị trí chiến lược quan trọng trong chương trình chắn giữ Nga sô của Tây phương. Mặt khác, dưới mắt Hoa thịnh đốn và Luân đôn, Thổ lại là một quốc gia đang đấu tranh tuyệt vọng để rũ bỏ quá khứ chuyên chế, hầu dành chỗ ngồi bên cạnh các xã hội dân chủ trên thế giới. Chính phủ Thổ hiện hữu là chính phủ độc tài, song ổn cố và quyết tâm tuần tự thực hiện cái cách xã hội. 19 triệu dân Thổ được hưởng một mức sống khả quan, so với các quốc gia khác ở Trung đông. Nhưng duy trì một đạo quân 600.000 người để canh phòng biên giới, sợ Nga sô xâm lược, là một sự cần thiết làm kinh tế Thổ kiệt quệ. Đại sứ Hoa kỳ tại Ankara trình bày lên Tổng thống cuối năm 1946 như sau : « Thổ không thể duy trì mãi cương vị phòng thủ chống lại Nga sô. Nền kinh tế Thổ sẽ không thể tiếp tục đài thọ những tổn phí quả nặng nề như vậy ».

        Không như Thổ, Hy lạp lại bị quân đội quốc xã chiếm đóng trong thời chiến, cướp bóc và tàn phá. Quốc vương George đào tị sang Luân đôn, thành lập một chính phủ lưu vong trên hình thức, Điệp viên Anh - Mỹ thâm nhập vào bán đảo, giúp vào việc tổ chức hàng ngàn người bản xứ thành những đội di động du kích và nghĩa quân chiến đấu chống lại quân xâm lăng. Điệp viên cộng sàn vượt biên từ Albanie và Bảo sang cũng đóng góp vào chiến tranh du kích chống phát xít. Nhưng một thời gian dài trước khi quân Đức bắt đầu thoái triệt năm 1944, các lực lượng du kích bản xứ đã phân chia thành những nhóm đối nghịch về ý thức hệ, và bắt đầu tấn công lẫn nhau, sửa soạn cho ngày nắm chính quyền khi Hy lạp được giải phóng. Phe ưu thế theo khuynh hướng cộng sản, gọi là ELAS (Quân đội Nhân dân Giải phóng Quốc gia), với 20.000 binh sĩ. Đối nghịch lại là một đạo quân khuynh hữu yếu kém hơn do tướng Zevas chỉ huy. Anh quốc đã di chuyển một số lực lượng vào Hy lạp, theo sau tàn quân Đức, với hy vọng ngăn chặn một cuộc nội chiến thảm khốc, trước ngày quốc vương Hy lạp nổi loan. Nhưng nền quân chủ đã tỏ ra tham nhũng và phản động trong quá khứ, không còn được nhân dân sùng vọng nữa, nên cuộc nội chiến giữa các đạo quân ly khai và lực lượng chính phủ lâm thời khập khiễng tại Nhã điển đã gia tăng cường độ khốc liệt. Đồng thời, các chư hầu Cộng sản ở phía bắc lại phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ chống vua George và chính phủ Nhã điển, và tiếp tế võ khí, lương thực qua biên giới cho du kích quân cộng sản. Anh quốc đứng ra hòa giải hưu chiến, và một hình thức trưng cầu dân ý được tổ chức tháng 3-1916, đưa nhà vua mà uy tín đã bị lung lay trở lại ngai vàng cũng bị lung lay không kém. Quốc vươug đứng vững hầu như nhờ cậy hoàn toàn vào binh sĩ Anh và tiền trợ cấp của UNRRA, cơ quan Cứu trợ và Phục hồi LHQ. Chính phủ Hy lạp cầu khẩn một cách tuyệt vọng sự giúp đỡ trực tiếp của Hoa kỳ, dưới hình thức cho vay dài hạn, song trong hoàn cảnh bấp bênh, tan tác hồi ấy Hy lạp không hội đủ điều kiện để nhận tiền của Ngân hàng Xuất Nhập Cảng, ngân hàng duy nhất cho vay. Cơ quan UNRRA đã viện trợ 700 triệu đô la hàng hóa và tiền bạc vào Hy lạp từ sau chiến tranh, lại sắp sửa ngừng hoạt động.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2019, 11:24:26 pm

        Để cứu vãn phần nào, TT Truman trong tháng 1-1947 cử ông Paul A. Porter (cựu giám đốc Kiểm giá Cuộc) qua Hy lạp làm trưởng phái độ kỹ thuật, với nhiệm vụ nghiên cứu biện pháp tái lập trật tự, và viện trợ trực tiếp. Cuối tháng 2, Porler cùng đại sứ Mỹ Lincoln McVeagh tại Nhã điển trình Tổng thống rằng chính phủ Hy lạp có lẽ chỉ sống được 2 tuần nữa, nếu Mỹ không cấp thời viện trợ ngân khoản đại qui mô để cung cấp thục phẩm cho quần chúng thị trấn bị đói trầm trọng, võ khí và quân trang vô cùng cần thiết cho quân đội quốc gia Hy, và mang lại hy vọng và khích lệ cho nhân dân Hy Lạp. Porter và Mc Veagh còn nhấn mạnh rằng sự sụp đổ của chính phủ do quốc vương George và Thủ tưởng Konstantin Tsaldaris lãnh đạo sẽ chắc chắn dọn đường cho Cộng sản nhậm lẹ cướp chính quyền, và đưa Hy lạp vào khối chư hầu sô viết đang bành trưởng.

        Ải địa đầu ngăn chặn Cộng sản ở phía bắc Địa trung hải sắp bị Nga sô đánh bật. Hy và Thổ, pháo đài quan yếu cho sự sống còn của các chính phủ tự do từ Ý qua phương đông tới vùng Cận đông, bị hăm dọa tiêu diệt. Anh quốc, theo truyền thống là cường quốc bảo vệ quyền lợi Tây phương trong vùng, lại bắt buộc phải rút lui. Muốn ngăn chặn cuộc đảo chính tai hại nhất của đế quốc Cộng sản, tất phải ngăn chặn tại Hy-Thổ, và trách nhiệm là của Hoa kỳ. TT Truman miêu tả tình hình hồi ấy như sau :

        «Mỹ quốc không thể và không nên bỏ mặc các quốc gia tự do này, vì sẽ gây ảnh hưởng tai hại ở Trung đông, và ở Ý, Đức và Pháp. Lý tưởng và truyền thống của quốc gia chúng ta đòi hỏi chúng ta giúp đỡ Hy lạp và Thổ nhĩ kỳ, và thông báo cho thế giới biết rằng chính sách của chúng ta là hậu thuẫn chính nghĩa tự do ở bất cứ nơi nào bị đe dọa.

        Đó là một quyết định lịch sử trọng đại, về ý nghĩa tương đương với chủ thuyết Monroe. Vì không những Mỹ chỉ tiếp tục vai trò của Anh ở Hy và Thổ, mà còn cam kết bảo vệ tự do tại bất cứ nơi nào trên thế giới bị đe dọa, đặt phương hướng mới cho chính sách đối ngoại của Mỹ, vả chính sách này vẫn được tiếp tục áp dụng đến nay.

        Ngày 12-3, ông Truman ra trước phiên nhóm khoáng đại Quốc hội - một Quốc hội đặc biệt ôn hòa, chín chắn và sẵn sàng hợp tác mặc dầu do đảng đối lập kiểm soát, và sau này ông Truman đã đi khắp nước để đả kích là «vô tích sự» - và trình bầy nội vụ như sau:

        «Sự sống còn của chính phủ Hy Lạp bị đe dọa bởi hành động khủng bố của nhiều ngàn người võ trang, do Cộng sản lãnh đạo, coi thường quyền hành chính phủ. Chính phủ Hy không thể đối phó lại với tình thế. Hy cần được viện trợ để trở thành một chế độ dân chủ độc lập... Tương lai Thổ với tư cách một quốc gia độc lập, kinh tế lành mạnh, đối với thế giới cũng quan trọng không kém tương lai Hy... Nếu chúng ta từ khước viện trợ Hy và Thổ trong giờ khắc định mạng này, ảnh hưởng rộng lớn sẽ xảy ra cho Tây phương cũng như cho Đông phương... Nhân dân tự do trên thế giới trông chờ chúng ta hậu thuẫn đề duy trì nền tự do của họ. Nếu chúng ta không làm tròn sứ mạng lãnh đạo, chúng ta có thể gây họa cho hòa bình thế giới, và chắc chắn sẽ gây họa cho phúc lợi của tổ quốc chúng ta nữa.»

        Để cụ thể hóa, ông yêu cầu Quốc hội chấp thuận ngân khoản 400 triệu đô la viện trợ quân sự và kinh tế : 250 triệu cho Hv, 150 triệu cho Thổ. Ông cũng yêu cầu Quốc hội cho phép chính phủ gửi phái bộ dân sự và quân sự qua Hy và Thổ để đôn đốc chương trình viện trợ, đồng thời giúp đỡ hai quốc gia này ổn cố chính quyền, kinh tế và quân lực. Sự viện trợ này khác hẳn chương trình cứu trợ hậu chiến đã qua. Tổng thống cho biết là tình hình quá cấp bách, nên Quốc hội cần quyết định trước ngày 31-3, hạn chót của Anh quốc triệt quân khỏi Hy lạp. Ai cũng thấy là Tổng thống đòi hỏi hơi nhiều ở Quốc hội. Số tiền viện trợ lớn lao nên Quốc hội cần có thời giờ bàn cãi. Sau khi nhận thấy Quốc hội khó thể hoàn tất trong kỳ hạn đã định, Tổng thống yêu cầu được vay tạm 100 triệu đô la của Công ty Tài chính Kiến thiết để phát động chương trình. Đầu tháng 5, Quốc hội mới chấp thuận dự luật viện trợ cho Hy-Thổ, Hạ viện với 287 phiểu thuận, 107 nghịch, Thượng viện với 67 phiếu thuận, 23 nghịch. TT Truman ký tên ban hành ngày 22-5. Mỹ quốc đã tiến một bước dài trên con đường vô định.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2019, 10:32:31 pm

        Kế hoạch Marshall

        Chủ thuyết Truman là màn giáo đầu cho vở bi kịch tựa đề «ngoại viện» hiện vẫn tiếp tục trình diễn.

        Trong hai năm sau chiến thắng Âu châu, Hoa kỳ đã cho vay và biếu không gần 6 tỷ đô ỉa, trực tiếp hoặc qua trung gian các cơ quan quốc tế như UNRRA, để cấp dưỡng dân chúng đói ăn trên thế giới, và nâng đỡ nền kinh tế lụn bại của các chính phủ bị chiến tranh tàn phả, bạn cũng như thù. Sự giúp đỡ này có tính cách phân tán, giống như một công cuộc chẩn tế khổng lồ, không theo lề lối nhất định, cũng không nhằm giải quyết gốc rễ của nạn nghèo đói và lệ thuộc của các quốc gia tiếp nhận.

        Tuy nhiên, rất nhiều nhân vật chính quyền bắt đầu nhận thức rằng nhu cầu thật sự của, Âu châu không phải là cứu trợ, mà là tái thiết, nghĩa là viện trợ cách nào cho Âu châu tiến tới tự cung tự cấp. Giữa năm 1946, ai cũng thấy là Nga sô lợi dụng sự thất vọng và xảo trộn nôi bộ của Âu châu để thỏa mãn mưu đồ chính trị riêng tây. Khi Staline cảm thấy tình hình chín muồi, và xuống tay thì dẫu thế giới phản kháng ngoại giao kịch liệt đến đâu cũng không cứu được Hung, Lỗ và Tiệp thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản. Và trong tương lai, Ý, Pháp, Hòa lan và Bắc Âu cũng sẽ rơi vào số phận tương tự, ngoại trừ trường họp các chính phủ và nhân dân địa phương có thể phục hưng kinh tế, chính trị và tinh thần để phát triển sức mạnh bảo vệ quyền lợi của họ, và phần nào bảo vệ quyền lợi lớn lao hơn của Hoa kỳ. Muốn vậy phải thực thi một chương trình phục hưng dài hạn, với những phí khoản to tát.

        Cuối 1946, Paul Nilze, một nhà thông thái quốc tế lỗi lạc, phụ tá cho Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Kinh tế vụ Will Clayton, đã đề cập tới công cuộc vĩ đại này. Nitze đưa ra ý kiến theo đó sản lượng thặng dư của Hoa kỳ về cán cân chi phó thế giới, nghĩa là mực độ mà Hoa kỳ thu hút vàng và ngoại tệ của các quổc gia khác, có thể giúp Âu châu ra khỏi vòng khánh tận. Nitze phóng tính rằng thặng dư này là 5 tỉ đô la mỗi năm, và đề nghị dùng 5 tỉ đô la đồng niên ấy luôn trong 5 năm thì nền cơ khí sản xuất của các quốc gia bị tàn phá mới có thể trở lại mực độ tự lực cánh sinh. Nitze trình bày đề    nghị trong một bản giác thư cho Clayton khi ấy đang công xuất đề tìm hiểu tình hỉnh Âu châu.

        6 tuần sau, trở về nước, thứ trưởng Clayton đệ trình Tổng thống và Ngoại trưởng George C. Marshall một bản phúc trình với đầy đủ chi tiết kinh hoàng về tình trạng tài nguyên vật chất xưởng máy, hầm mỏ, nông trại, tiện nghi chuyển vận và cơ cấu thuế khóa của Âu châu bị chiến tranh tiêu diệt hoặc bị bất lực vì gián đoạn chính trị và khánh tận tài chính. Theo lời ông Clayton, đa số thị trấn lớn nhỏ ở Âu châu đều biến thành địa điểm tập trung đói rét, thất nghiệp và tuyệt vọng, tá điền và nông gia cũng chẳng khá hơn là bao, tình hình ngày một thêm đồi tệ, sự sụp đổ chính trị sẽ xảy ra tại nhiều thủ đô, trong số có La mã và Ba lê. Ông Clayton cho rằng phương tiện duy nhất ngăn chặn tai họa là cấp tốc thực thi một chương trình đại qui mô nhằm tái thiết kinh tế Âu châu. Công cuộc này sẽ kéo dài ít nhất 5 năm, với ngân khoản như Nitze phóng định 5 tỉ đô la mỗi năm.

        Một sổ nhân vật khác trong bộ Ngoại giao, như Acheson và George Ken nan, nghiên cứu thực trạng Âu châu bằng phương tiện khác, cũng tiến tới kết luận như Clayton, song chính bản phức trình đen tối của Clayton đã gióng lên hồi chuông báo động. Nha Kế hoạch hóa chính sách do ngoại trưởng Marshall thành lập trong Bộ, dưới sự điều khiển tài ba của Kennan, nhận chỉ thị theo dõi vấn đề. Hai nhiệm vụ được đặt ra, thứ nhất, thai nghén một kế hoạch thích ứng cho việc tái thiết kinh tế Âu châu, thứ hai đồng thời với việc áp dụng kế hoạch, phát động chiến dịch gây xúc động tâm lý, hầu tức thời mang lại hy vọng và tin tưởng cho nhân dân Âu châu, và trong hiện tình, nhiệm vụ thứ hai cũng quan trọng gần bảng nhiệm vụ thứ nhất.

        Ông Dean Acheson cũng như các yếu nhân khác hồi ấy chưa nhận thức được rõ rệt đường hướng mới nên thực hiện ra sao. Họ chỉ nhận thức rằng một cuộc khủng hoảng lớn đang xảy ra ở Âu lục, mà duy Hoa kỳ có khả năng và nhiệm vụ cấp bách đối phó trong những phiên họp dài dằng dặc của Nha Kế hoạch, và những cuộc hội ý trong văn phòng Tổng thống. Điều được thỏa thuận là Hoa kỳ phải chuẩn bị đầu tư những số tiền kếch sù liên tục trong một thời gian, với nỗ lực phi thường tái sinh nền kinh tế bệnh hoạn châu Âu. Cuộc thảo luận đã đưa tới một số cương lĩnh, làm nòng cốt cho kế hoạch thực hiện. Những cương lĩnh này gồm 3 điểm: thứ nhất, công cuộc mới mẻ này sẽ không mang hình thái chiến đấu chống Cộng, mà là chiến đấu để phục hồi kinh tế và tự do chính trị; thứ hai, không chữa ngọn mà là chữa tận gốc; thứ ba để đạt kết quả tối đa, nỗ lực viện trợ cần được tập trung trong thời gian sơ khởi vào những nơi có nhiều viễn tượng thành công nhất, nghĩa là vào Âu châu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Giêng, 2019, 10:45:01 pm

        Ngoại trưởng Marshall đề thêm cương lĩnh thứ tư, theo đố các quốc gia đương sự phải yêu cầu, và lãnh trách nhiệm xúc tiến kế hoạch thì Hoa kỳ mới cung cấp viện trợ. Marshall lập luận rằng giơ đây không còn là lúc chẩn tế, hoặc cưỡng thi kế hoạch phục hưng nữa. Và muốn thành công, sự nghiệp viện trợ phải là một nỗ lực hợp tác thật sự trong đó Âu châu tự đề ra kế hoạch cứu nguy, trên tinh thần tập thể, loại bỏ đường lối quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi, với sự giúp đỡ liền bạc và vật phẩm của Hoa kỳ. Nói cách khác, kế hoạch tái thiết chỉ thành công nếu các quốc gia Âu châu đồng tâm mong muốn, và xúc tiến cho tới thành công.

        Kế hoạch tái thiết Âu châu được trở thành một khái niệm mạch lạc, ổn cố, tuy nhiên đầy rẫy tính chất mới mẻ, táo bạo, và đại qui mô. (Sau này ông Churchill gọi đó là hành động không xấu xa nhất của lịch sử). Dư luận quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ phản đối gay gắt, và nếu dân chúng Âu châu không đủ khả năng phục hồi, nhiều hậu quả tai hại sẽ xảy ra. Để giảm thiều trở ngại, chính quyền cần khéo léo và tế nhị tuyệt đối trong việc đưa ra sáng kiến viện trợ. Lẽ ra Tổng thống phải lên tiếng, song uy tín của ông trong nước đang bị lu mờ, và Quốc hội thứ 80 do đảng Cộng hòa kiểm soát, sẵn thành kiến chống đối, nhất định sẽ chống đối một chương trình do ông Truman đề nghị, phương chi đó lại là một chương trình cấp tiến. Bởi vậy, Ngoại trưởng Marshall phải ra đứng mũi chịu sào, vì dư luận trong và ngoài nước coi ông là nhân vật đứng trên tranh chấp đảng phái. Hơn nữa, ông Marshall lại sắp lên tiếng tại một diễn đàn hữu hạng : buổi lễ Phát Bằng ở đại học đường Harvard, ngày 5-6.

        Cùng với Kennan, Clayton, Bohlen và nhiều yếu nhân khác, ông Acheson hoàn bị bài diễn văn cho ngoại trưởng(ít khi trong lịch sử bộ Ngoại giao lại có quá nhiều cô mụ như vậy tiếp tay vào một cuộc khai hoa nở nhụy văn chương), ngoài ra, còn phải đóng vai trò cổ động nữa. Không tin rằng đa số phóng viên Mỹ nắm vững được nội dung của bài diễn văn mà ngoại trưởng sắp đọc, Acheson thông báo trước một cách tường tận và kín đáo cho một số ít thông tín viên được tuyển chọn, đồng thời cho 3 ký giả Anh lỗi lạc phục vụ tại Hoa thịnh đốn.

        Tướng Marshall không phải là nhà bùng biện có tài truyền cảm. Ông có giọng nói khô khan, bình lặng, lại không có cử chỉ lôi cuốn hoa mỹ, và không biết cách ngưng nói ở những đoạn quan trọng để kích thích tinh thần thính giả. Nhưng buổi chiều 5-6, rực rỡ nắng ấm ấy, đứng thẳng và oai nghiêm trước cử tọa đông đảo trong sân trường đại học Harvard, ông đã trở thành nhà chính khách thế giới hữu trách và nhiệt thành, quyết tâm thực hiện một sứ mạng nghiêm trọng.

        Diễn từ của ông ngắn ngủi và chính xác, và ông chỉ cần 15 phút để trình bày vấn đề. Mở đầu, ông đề cập tới tai họa vật chất và tinh thần mà chiến tranh tạo ra tại Âu châu. «Sự tàn phá - lời ông - đã ảnh hưởng tới nhân dân và các định chế, và toàn bộ cơ cấu kinh tế Âu châu đã bị xé nát. Công trình tái thiết đòi hỏi một nỗ lực lớn lao hơn dự liệu». Rồi ông tiếp :

        «Muốn cứu vãn tình thể phải thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn và phục hồi sự tin tưởng của nhân dân Âu châu vào tiền đồ kinh tế của quốc gia họ, và của toàn bộ Âu châu... Thật là hợp lý nếu Hoa kỳ cố gắng toàn lực để giúp vào việc phục hồi sinh lực kinh tế bình thường trên thế giới, bằng không sẽ không thế có ổn định chính trị và hòa bình đảm bảo».

        «Chính sách của chúng ta không nhằm chống đối quốc gia nào hoặc chủ thuyết nào mà là chống đối nghèo đói, tuyệt vọng và đổ vỡ... Theo thiển nghĩ, sự giúp đỡ này không thế mang tính chất vá víu, đến đâu hay đến đấy. Sự viện trợ mai hậu của Hoa kỳ sẽ không chữa bệnh ở ngọn, mà chữa bệnh tận gốc. Tôi tin chắc rằng bất cứ chính phủ nào muốn được giúp đỡ trong nhiệm vụ phục hồi sẽ được chính phủ Hoa kỳ hợp tác toàn diện. Chính phủ nào mưu toan ngăn chặn quốc gia khác phục hồi sẽ không thể trông chờ vào viện trợ của chúng ta. »

        Kết luận, ngoại trưởng Marshall kêu gọi dân chúng Âu châu :

        « Chúng ta đã thấy rõ rằng trước khi Hoa kỳ có thế tiến xa vào nỗ lực xoa dịu tình thế... phải có sự thỏa thuận giữa các quốc gia Âu châu về nhu cầu tình thế và sự đóng góp bản thân... Thật không thích ứng và hữu hiệu nếu Hoa kỳ đơn phương hoạch thảo chương trình phục hồi kinh tế Âu châu. Đó là công việc của nhân dân Âu châu. Tôi nghĩ rằng sáng kiến phục hồi phải phát xuất từ Âu châu. Nhiệm vụ của Hoa kỳ chỉ là giúp đỡ thân hữu trong việc hoạch định một chương trình phục vụ Âu châu, rồi hậu thuẫn chương trình này trong khuôn khô khả năng thực tế. Chương trình này phải là một chương trình hỗn hợp, được một số, nếu không phải là toàn thể quốc gia Âu châu chấp thuận...»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2019, 11:01:02 pm

        Hành động một cách khôn ngoan, TT Truman cũng không quên tranh thủ cảm tình của thành phần chống đối manh mẽ nhất trong nước : Quốc hội. Một buổi chiều, ông mời các lãnh tụ lập pháp, và một vài cố vấn riêng cao cấp thuộc bộ Ngoại giao tới thưởng trà tại Blair House. Các nhà lập pháp được nghe bản thuyết trình mật về cuộc khủng hoảng ở Âu châu, và về những kế hoạch đã được thai nghén để đối phó. Đối với những người sống hàng ngày trong sự thận trọng, thành kiến, và chủ quan vị đảng hẹp hòi ở Quốc hội, thì đây là cơ hội ngàn năm một thuở đẽ phát động công kích. Nhưng vấn đề tái thiết Âu châu đã tỏ ra cần thiết và thúc bách thật sự, không ai có thể phủ nhận, nên các nhà lập pháp đều biểu đồng tình, ngoại trừ một vài ngần ngại. Sau cùng, chủ tịch Vandenberg cử một phụ tá quan trọng trong ủy ban Ngoại vụ, Francis Wilcox, để liên lạc với nhóm viên chức đảm trách kế hoạch tái thiết Âu châu thuộc bộ Ngoại giao, hầu thông báo cho các nhà lập pháp khác biết.

        Do đó, trước khi ra quân. Tổng thống Truman đã tranh thủ được hậu thuẫn quan trọng nhất. Trong Hồi ký, ông tán dương các nhà lập pháp đã liên minh với ông như sau :

        (Tưởng nên ca ngợi thượng nghị sĩ Cộng hòa Arthur H. Vandenberg và dân biểu Cộng hòa Char, les A. Eaton, chủ tịch ủy ban Ngoại vụ Thượng viện, và chủ tịch ủy ban Ngoại vụ Hạ viện. Trong một Quốc hội chỉ chuyên giảm thuễ và cắt xén ngân khoản của chính phủ, họ đã cổ súy chương trình này trên tinh thần lưỡng đảng thật sự.»

        Ngoại trưởng Anh Ernest Bevin và Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault triệu tập phiên nhóm sơ bộ của hội nghị các quốc gia Âu châu để nghiên cứu Kế hoạch Marshall vào ngày 17-7 tại Ba lê. 16 quốc gia đã đáp ứng lời mời : Áo, Bỉ, Đan mạch, Pháp, Hy lạp, Tô cách, lan, Ái nhĩ lan, Ý, Lục xăm bảo, Hòa lan, Na uy, Bồ đào nha, Thụy điển, Thụy sĩ, Thổ và Anh quốc. Tây Đức và Tây ban nha là hai quốc gia khổng phải chư hầu cộng sản ở Tây Âu không được mời dự, mặc dầu sau đó đại điện Đức đã có mặt. Hội nghị bắt đầu ngày 12-7-1947, và ngày 22-9, chuyển tới ngoại trưởng Marshall bản phúc trình chi tiết đâu tiêu về nhu cầu và mục tiêu của Âu châu. Hội nghị tự đặt tên là Hội nghị Tiến tới Hợp tác Kinh tế Âu châu (CEEC), và minh định những biện pháp lớn sẽ được áp dụng trên căn bản hỗn hợp và đa phương, hầu đạt tới ổn cố kinh tế trong vòng 4 năm tới, đồng thời minh định mực độ viện trợ hy vọng được Hoa kỳ cung cấp.

        Trong khi Âu châu ước định khả năng tiếp nhận thì Hoa kỳ ước định khả năng cung cấp. Trong mục đích này, TT Truman thiết lập trong mùa hè 1947,3 ủy ban đặc biệt gồm yếu nhân chính giới và công dân hữu danh để giúp ý kiến. Ủy ban thứ nhất do Avereli Harriman, hồi ấy là bộ trưởng Thương mại, điều khiển, có nhiệm vụ ước định tổng quát khả năng viện trợ của Hoa kỳ trong khuôn khổ thuế khóa, kinh tế và chính trị. Ủy ban thứ hai, đặt dưới sự chỉ huy của bộ trưởng Nội vụ Julius A. Krug, nghiên cứu vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên của Hoa kỳ (nông sản, khoáng chất, nhiên liệu, vân vân...). Ủy ban thứ ba, do bác sĩ Edwin G. Nourse, chủ tịch tân Hội đồng Tư vấn Kinh tế, có nhiệm vụ ước định ảnh hưởng của nỗ lực viện trợ đối với nền kinh tế quốc gia.

         Có lẽ điều quan trọng nhất là ông Truman đã thuyết phục được giới lãnh đạo Cộng hòa Hạ viện, từng chống lại việc tiêu pha ở hải ngoại một cách bướng bỉnh nhất, gửi một phái bộ riêng sang Âu châu để tìm hiểu xem những báo cáo về tình hình ở đó là đúng hay sai. Một nhóm 18 dân biểu lưỡng đảng đặt dưới sự điều khiển của dân biểu khả kính Massachusetts, Christian A. Herter (sau này thay ông John Foster Dulles ở chức vụ Ngoại trưởng trong chính phủ pháp nhiệm hai của TT Eisenhower) đáp tàu thủy Queen Mary ngày cuối cùng của tháng 8-47 và trở về một tháng rưỡi sau. Ngay cả nhân vật chủ trương cô lập quyết liệt như dân biểu Chicago Everett Dưksen (sau này là lãnh tụ thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện) cũng thay đổi lập trường và ủng hộ kế hoạch Marshall, cùng với đa số nhân viên của phái đoàn.

        Đó là nước cờ quan trọng nhất trong cuộc vận động Quốc hội phê chuẩn kẽ hoạch Marshall, chứng tỏ một lần nữa nhận định chính trị sắc bén của ông Truman.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2019, 10:41:31 am

        Tại Mỹ, cuộc thảo luận về lý do và phương thế đối phó với tình hình Âu châu được gia tăng mạnh mẽ. Tháng 9, Tổng thống công bố 3 bản phúc trình kinh tế của các ủy ban, cả 3 đều kết luận rằng Hoa kỳ có đủ khả năng - và cũng để phục vụ quyền lợi bản thân - thực hiện nỗ lực đại qui mô để tái thiết Âu châu. Đối với đông đảo đảng viên Cộng hòa chính thống, thì đề nghị tái thiết là một sự phiền toái và cũng là sự đe dọa. Đảng Cộng hòa mới dành lại quyền kiểm soát Quốc hội sau 16 năm, và nếu muốn cụ thế hóa yêu sách liên tục về việc cắt xén chi phí chính quyền và thu hẹp hoạt động chính quyền, thì đây là cơ hội bằng vàng, vì chính quyền đang yêu cầu Quốc hội chấp thuận một chương trình vô tiền khoáng hậu trong thời bình về phí khoản cũng như về qui mô.

        TT Truman yêu cầu triệu tập phiên nhóm đặc biệt Quốc hội vào ngày 17-11. Trước đó, ông đã bàn cãi tỉ mỉ với các phụ tá về việc chương trình phục hưng Âu châu có thể bị chế giảm hoặc bác bỏ và nên triệu tập phiên nhóm đặc biệt hay là chờ phiên nhóm thường lệ trong tháng 1. Sau cùng, ông cho rằng dẫu bấp bênh cũng phải triệu tập vì tình hình Âu châu đòi hỏi đối phó khẩn cấp.

        Thoạt đầu, ông yêu cầu Quốc hội tức thời chấp thuận 597 triệu đô la, với danh nghĩa viện trợ tạm thời cho Âu châu qua khỏi cảnh nguy nan mùa đông. Đoạn ông yêu cầu thông qua một loạt dự án luật kiểm soát kinh tế và tín dụng, hầu bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi bị lạm phát có thể xảy ra, và ngăn chặn tình trạng xáo động mà kế hoạch Marshall có thể tạo ra trong thời kỳ phát động toàn viện. Về yêu cầu thứ nhì, Quốc hội phản đối phần nào, nhưng về dự luật viện trợ tạm thời, Quốc hội đã tỏ ra hợp tác đến độ dư luận kinh ngạc. Với đa số vững chãi ở lưỡng viện, Quốc hội chấp thuận cuối tháng 12 540 triệu đô la ngoại viện, với 100 triệu dành cho Trung hoa. TT Truman không xin viện trợ cho Trung hoa, và cũng không cho rằng hành động viện trợ này hợp lý.

        Sở dĩ dự luật ngoại viện được thông qua dễ dàng trong Quốc hội đa số Cộng hòa nhóm phiên đặc biệt là do ảnh hưởng nổi bật của thượng nghị sĩ Vandenherg, và ủy ban 18 dân biểu Hạ viện do ông Herter điều khiển đã sang Âu châu quan sát 2 tháng trước. Ngày 19-12, trong khi dự luật ngoại viện sửa soạn được thông qua, ông Truman lại gửi tới Quốc hội một thông điệp đặc biệt, chứa đựng toàn bộ chi tiết kế hoạch Marshall. Khi ấy, ván đã đóng thuyền, phản ứng thiện cảm đối với dự luật ngoại viện tạm thời la điểm báo hiệu Quốc hội sẽ chấp thuận kế hoạch viện trợ lâu dài. Dầu vậy, đề nghị đại qui mò này - 17 tỉ tiền thuế Hoa kỳ được dùng để tài trợ công cuộc phục hồi kinh tế Anh quốc và phân nửa châu Âu trong thời gian ít nhất 4 năm, và có thể lâu hơn - cũng làm kinh tế Mỹ xáo trộn. Chưa bao giờ Hoa kỳ hoặc quốc gia nào được yêu cầu gánh đỡ một trách nhiệm lớn lao và hỉ xả như vậy trong thời bình. Bản thông điệp của Tổng thống viết như sau :

        « Hiện nay, chúng ta phải tiến tới một quyết định nghiêm trọng và ý nghĩa liên quan đến nỗ lực tương lai của chúng ta trên lãnh vực tạo lập điều kiện hòa bình. Chúng ta phải quyết định có nên hay không nên hoàn tất nhiệm vụ giúp đỡ các quốc của tự do Âu châu phục hồi trên đống gạch vụn chiến tranh. Quyết định của chúng ta sẽ định đoạt phần lớn tiền đồ của nhân dân Âu lục. Quyết định của chúng ta cũng sẽ định đoạt phần lớn là liệu các quốc gia tự do trên thế giới có thể hy vọng tiến tới tương lai hòa bình và thịnh vượng với tư cách quốc gia độc lập, hay là sẽ phải sống trong nghèo khổ và lo sợ xâm lăng độc tài vị kỷ...

        «Chúng ta quan tâm nhiều nhất đến công cuộc phục hồi Âu châu bởi vì đó là điều kiện tất yếu để duy trì nền văn minh được coi là nền móng của lề lối sinh hoạt Mỹ... Nếu Âu châu thất bại trong công cuộc phục hồi, nhân dân ở các quốc gia này có thể sẽ ngả theo thuyết tuyệt vọng, nghĩa là họ sẽ lập luận rằng nhu cầu cơ bản của họ chỉ có thể được đáp ứng bằng cách chối bỏ quyền lợi cơ bản và rơi vào vòng kiềm soát độc tài.»

        « Một biến chuyển như vậy sẽ là đòn chí tử giáng vào hòa bình và ổn cố thế giới, và có thể sẽ bắt buộc chúng ta thay đổi chế độ kinh tế, và để bảo vệ an ninh bản thân, phải chối bỏ hưởng thụ nhiều tự do và đặc quyền».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:23:23 pm

        Kết thúc bản thông điệp dài, Tổng thống nói :

        «Tôi biết rằng Quốc hội sẽ thận trọng cứu xét thể thức luật định cần thiết để thực hiện chương trình. Sự cứu xét này cần được tiến hành càng chóng càng hay, hầu chương trình có thể được phát động từ ngày 1-4-48. Vi vậy, tôi trình bày khuyên cáo của tôi với Quốc hội hôm nay, chứ không chờ tái họp trong tháng giêng. Tôi đề nghị Quốc hội chấp thuận... tin tưởng mãnh liệt rằng đây là một chương trình sáng suốt và cần thiết, đánh dấu cho một bưóc dài của quốc gia chúng ta trên đường mưu tìm hòa bình công chúng và trường cửu.»

        Bân thông điệp lịch sử của ông Truman được phần lớn báo chí trong nước và phần lớn nghị sĩ đón nhận một cách trang trọng. Tuy vậy, một số nghị sĩ cộng hòa kiên quyết cũng đưa ra một vài lập luận chống đối. Thượng nghị sĩ Taft cho rằng một chương trình rộng lớn như vậy nên được dự liệu cho từng năm một, và không nên cam kết luôn 4 năm một lúc. Thượng nghị sĩ Joseph R. McCarthy, tiểu bang Wisconsin, nói rằng số tiền tiêu xài cho ngoại viện phải được đền bù bằng căn cứ hải ngoại và tiếp liệu chiến lược tương đương. Và Thượng nghị sĩ Homer Ferguson, tiểu bang Michigan, lại bác bỏ toàn bộ ý kiến, lập luận rằng ngoại viện sẽ làm nhụt tinh thần thắt lưng buộc bụng tự cứu của dân chúng Âu châu.

        Song le, ai cũng tin là Tổng thống sẽ được Quốc hội phê chuẩn phần lớn những ngân khoản cần thiết để phát động kế hoạch Marshall. Tuy miễn cưỡng, đa số lãnh tụ hữu trách đều đồng ý rằng thế giới tự do đã tiến tới khúc quanh không tránh khỏi trên đường sống còn và chỉ có Hoa kỳ mới có đủ phương tiện và ý chí dẫn dắt thế giới tự do trên con đường mới cứu nguy ấy.

        Kế hoạch Marshall thành sự thật ngày 2-4-48, sau khi được Hạ viện thông qua với 318 phiểu thuận, 75 phiếu nghịch, và được Thương viện minh danh phê chuẩn với đa số rộng rãi. Dự luật ngoại viện được đệ nạp Bạch Cung để lấy chữ ký của Tổng thống. Hai ngày sau, Felix Belair Jr. viết trên Nữu ước Thời báo :

        «Thoạt đầu, đó là dự luật viện trợ kinh tế cho Âu châu, sau đó đột nhiên biến thành dự luật cổ súy những biện pháp quyết liệt chỉ kém chiến tranh một bậc, hầu chống lại ảnh hưởng sô viết... Thời bình, chưa bao giờ Quốc hội lại hoạt động nhậm lẹ như vậy đối với một đạo luật trọng đại như vậy. Nhưng trước đây, ít khi các định chế dân chủ lại bị đe dọa nặng nè như vậy»

        Chủ thuyết Truman đã cứu nguy Hy lạp, Thổ nhĩ kỳ và toàn vùng Địa trung hải. Kế hoạch Marshall cứu nguy Tây Âu. Sự kiện này có thể được chứng minh bằng thống kê vô tư. Lấy năm 1938 làm căn bản (100) chỉ số sản xuất kỹ nghệ trong khu vực Kế hoạch Phục hồi Âu châu (ERP) gia tăng trong 4 năm từ 1947 đến 1951, như sau :

Nước1947         1949         1951         Gia tặng % (1947-51)
Pháp quốc9912213839
Ý đại lợi9310914354
Hy lạp699013088
Tây Đức3472106312
Anh quổc11012914532
Mọi quổc gia tham dự8711213555

        Sự ổn định chính trị bên trong khu vực phục hồi phát triên song song với sự ổn định kinh tế, mặc dầu với mực độ không đồng đều. Dầu sao thì không chế độ cộng sản được thiết lập, điều được coi là quan trọng chính yếu năm 1947, và ngày nay, nghĩa là gần 20 năm sau, viễn tượng này còn xa xôi hơn bao giờ hết. Năm 1948, nền dân chủ sơ khai của Ý bấp bênh như sợi chỉ mành treo chuông. Cuộc tuyến cử Quốc hội dự liệu vào ngày 18-4 năm ấy được coi lá mục tiên hàng đầu của chủ nghĩa Cộng sản thế giới, quyết tâm xuyên thủng phòng tuyển dân chủ Tây Âu. Song 3 tuần trước ngày đầu phiếu, kế hoạch viện trợ được thành hình, hàng chục ngàn người Mỹ gốc Ý gửi điện tín cho thân bằng quyến thuộc ở cố hương «nhân danh Marie và thánh thần» yêu cầu họ «giữ vững lập trường». Và hàng triệu người Y đã giữ vững lập trường: các đảng chống Cộng đã chiếm được 69% sổ phiếu trong cuộc trắc nghiệm trọng đại này.

        Kẽ hoạch Marshall đã tiêu ít hơn dự tính. Tống sổ chi phi cho đến 1951, năm viện trợ phục hồi chấm dứt là 12 tỉ rưỡi đô la. Kế hoạch Marshall không đem lại cho Hoa kỳ tình hữu nghị và yêu thương của thế giới, điều mà ngày nay những người chỉ trích ngoại viện đã nói đúng. Kế hoạch Marshall cũng không giảm bớt cụ thể mối lo ngại chiến tranh lạnh. Nhưng kế hoạch Marshall đã thật sự cửu nguy các chính phủ tự do và độc lập Tày Âu, thật sự đưa Âu châu trên đường tự cung tự cấp, và cho đến ngày nay đã ngăn chặn chiến tranh lạnh đột biển thành chiến tranh nóng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2019, 11:31:49 pm
     
CHƯƠNG VIII

1948 - THỜI KỲ TIỀN TUYỂN CỬ

        Truman, con người đấu tranh

        Năm 1948, bằng nỗ lực phi thường, và trong khuôn khổ một cuộc vận động chính trị được sắp xếp khôn ngoan, và thực hiện với lòng dũng cảm, ông Truman đã thành công, không những đánh bại đối thủ Cộng hòa, mà còn đánh bại luôn cả lực lượng tứ diện của báo chí, các cuộc thăm dò công luận, và chuyên viên chính trị trong nước nữa. Bằng tài năng bản thân, ông đã đắc cử Tổng thống. Không những ông phải đối phó với sự chống đối cua đảng Cộng hòa, mà trong nội bộ đảng Dàn chủ của ông, ông còn phải đương đầu với hai gọng kềm của nhóm ly khai Cấp tiến khuynh tả, và phe ly khai khuynh hữu Miền Nam nữa. Ngoài ra trên toàn nước Mỹ bầu không khí thất bại đã bao trùm đảng Dân chủ. Tinh thần của đảng bị suy xụp, đảng quỹ thì kiệt quệ. Trong tuần lễ cuối cùng trước ngày bầu cử, không ai tin tưởng ông thắng, ngoại trừ ông. Bởi vì ông cương quyết không chịu bó giáp qui hàng, ông đã thành công trong cuộc « đảo chính » vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử chính trị Tổng thống.

        Ông tiến tới quyết định phiêu lưu nhất ấy khi nào? Và quyết định ra sao ? Trong hồi ký, ông ngầm nói rằng từ 1947 trở di ông đã quyết định tranh cử, dầu hơi miễn cưỡng. Ông nhận thấy sau 16 năm, những cải cách của đảng Dân chủ vẫn chưa được hoàn tất, đảng Cộng hòa trong Quốc hội thứ 80 lại không muốn và không có khả năng thực thi những cái cách này, ngay cả đối phó hợp lý với những vấn đề mới này ra ở trong và ngoài nước nữa. Ông không mù quáng trước những trở ngại chồng chất như núi, song ông nói : « Bình sinh tôi không thể trốn chạy, nếu là cuộc chiến đấu cho lẽ phải. Tôi không hề lo ngại khi người ta dựa ra những tiên đoán khoa học cho rằng tôi không thể thắng.»

        Hai trường hợp khác mà ít người biết có thể đã ảnh hưởng tới quyết định của ông. Trường hợp thứ nhất : ông Truman đề nghị cuối thu 1947 là sẽ nhường bước nếu đại tướng Eisenhower nhận làm ứng cử viên Dân chủ, và ông sẽ nhận làm ứng cử viên phó Tổng thống trong danh sách Dân chủ. Truyện này được nhiều người biết, song ông Truman chưa bao giờ xác nhậu. Từ cuộc tuyền cử 1946, phương danh tướng Eisenhower như có phép nhiệm mầu đã lôi cuốn sự quan tâm của các chính trị gia của hai đảng. Người ta chưa biết tướng Eisenhower thích con voi Cộng hòa hay con lừa Dân chủ, nhưng trước uy tín ngày một suy giảm của ông Tru nan, ông Eisenhower chắc chắn sẽ đắc cử dầu dưới đảng kỳ Cộng hòa hay Dân chủ năm 1948, và trên thực tế, các sứ giả hai đảng đã o bế ông một cách chuyên cần. Sự o bế này được gia tăng qua năm 1947.

        Trường hợp thứ hai : ông Truman quyết định được dứt khoát là nhờ lý luận vững chắc và hùng hồn của Clark Clifford và ủy ban chiến lược chính trị bí mật. Cuối tháng 11-1947, Clifford trình Tổng thống một bản phúc trình dài 40 trang, phân tích tư thế của ông Truman và của đảng Dân chủ. Bản phân tích này được coi là một trong các luận án lỗi lạc và nghệ thuật chính trị. Ủy ban không hứa hẹn thắng cử mà chỉ đặt đúng cương vị những chướng ngại vô cùng lớn lao trên đường tranh cử với kết luận là vị tất ông thất cử.

        Giác thư Clifford nhằm «hoạch định đường lối chính trị cho chính quyền từ tháng 11-47 đến tháng 11-48. » Theo giác thư, thì đẩng Dân chủ là sự liên minh không chặt chẽ giữa phe bảo thủ miền Nam, phe cấp tiến Miền Tây, và nghiệp đoàn tại các đại đô thị... Sự lãnh đạo Dân chủ sẽ thành công hay thất bại tùy theo khả năng của Đảng có lôi kéo được đủ số đoàn viên của các nhóm bất đồng này tới thùng phiếu hay không trong ngày bầu cử năm 1948.

        Nhưng còn phe đối lập? Trước nhất là Dewey, gần như chắc chẵn là ứng cử viên của đảng Cộng hòa Dewev là «ứng cử viên tháo vát, thông minh, vô cùng lợi hại... với những cộng sự viên vô cùng đắc lực. «Thứ hai, Henry Wallace, bị ông Truman cất chức bộ trưởng Thương mãi năm 1946, có thể ứng cử, với tư cách đại diện cho một đệ tam đảng mặc dầu tin này còn mơ hồ. Nếu Wallace ứng cử, ông sẽ chiếm được từ 5 đến 10% số phiếu tại các tiểu bang lớn, khiến cho phe Cộng hòa có nhiều hy vọng thủ thắng. Không ai nghi ngờ gì nữa về ảnh hưởng Cộng sản mạnh mẽ phía sau Wallace, hoặc về việc Nga sô sẽ hân hoan khi thấy chính phủ Truman bị lật đổ. Phương pháp tuyệt hảo để đạt mục đích và thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tan rã là phân tán số phiếu độc lập và lao động giữa Truman và Wallace, hầu đảm bảo cho ứng cử viên Cộng hòa đắc cử. Không đếm xỉa tới mỗi de dọa Wallace là thái độ « vô cùng phi thực tế Mọi nỗ lực cần được thực hiện hầu thuyết phục Wallace rút đơn, và nếu thất bại, sẽ tố cáo cho công chúng biết ông bắt tay với Cộng sản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 12:27:38 am

        Thứ ba, miền Nam từ xưa đến nay có thể được coi là theo đảng Dân chủ. Dựa vào sự tính toán này (sau này được chứng tỏ là sai lầm) chính phủ có thể rảnh tay chiếu cố tới khối các tiểu bang miền tây hùng hậu năm 1944 đã đầu phiếu cho đảng Dân chủ. Hai khối này hợp lại sẽ có 216 phiếu trong sổ 266 phiếu cử tri đoàn cần thiết để được bổ nhiệm ứng cử viên, còn thiếu 50 phiếu thì sẽ vận động trong số các tiêu bang lưỡng lự Trung tây và miền đông. Nếu ức đoán này thành tựu, ông Truman có thể thua ở Nữu ước, Pennsylvania, Massachusetts, Ohio và Illinois - nghĩa là toàn thể các tiêu bang lớn - mà vẫn thắng. (Clifford tiên liệu như trên ba tháng trước ngày ông Truman đệ trình Quốc hội chương trình dân quyền, châm ngòi nổi loạn của nhóm Dân chủ miền Nam, song Clifford đoán đúng phần nhì).

        Tiếp theo, giác thư Clifford phân tích khuynh hướng đầu phiếu của các thành phần dân chúng. Ưu tiên số một là nông gia đang sống trong sự thịnh vượng cao độ, ảnh hưởng của đảng Cộng hòa lại suy giảm. Số phiếu nghiệp đoàn có tính cách   quyết định tại đa số tiểu bang lớn, và hầu như chắc chắn là phe Wallace sẽ giành giật được phần nào. Số phiếu cử tri da đen cũng vậy, cho nên cần đặt trọng tâm mạnh mẽ vào chương trình dân quyền hầu khỏi mất phiếu. Người Do thái quyết định phần thắng tại Nữu ước, và để nắm vững họ chính phủ cần hành động về vấn đề Palestine.

        Về dân tình, Tổng thống được đa số nhâu dân ủng hộ trong việc điều khiển đối ngoại, tuy nhiên sự ủng hộ lúc lên, lúc xuống tùy theo thăng trầm giao tế Nga-Mỹ. Về đối nội, Quốc hội Cộng hòa hầu như chắc chắn sẽ cản trở mọi cuộc vận động của Tổng thống, cho nên Quốc hội sẽ là mối quan tâm lớn.

        Sau cùng, giác thư Clifford đề nghị thay đổi cấp thời quyết liệt và toàn diện tổ chức đảng Dân chủ. Ngoài ra, uy tín Tổng thống cũng cần được nâng cao, vì vậy Tổng thống nên gia tăng kinh lý, hầu tiếp xúc bằng xương bằng thịt với dân chúng,

        Giác thư Clifford đã tạo cho ông Truman một lý luận thực tế và một chiến lược rõ rệt, đáp ứng lại mong muốn thầm kín của ông, và đánh tan mọi e ngại mà ông còn e ấp, cuối năm 1947 đầu năm 1948, năm quyết định. Sự kiện này đã được bộc lộ rõ rệt trong mọi hành động của ông trong năm 1948.

        Bức thông điệp về tình hình Liên bang gửi cho Quốc hội, tháng 1-48 là một văn kiện táo bạo hầu như thách thức, xác nhận lại đường ỉối Trung Sách mà ông Truman cổ súy trước đây. Ông không nhượng bộ để xoa dịu một ai, dẫu là phe hữu hoặc phe tả. Thông điệp này được dùng làm căn bản cho cương lĩnh của đảng Dân chủ được soạn thảo tại đại bội Phildadelphie, tháng 7. Nội dung nhằm giảm 3,2 tỉ đô la thuế cho «người nghèo», chế định một chương trình 10 điểm chống lạm phát mà một phiên họp đặc biệt mới bác bỏ 2 tháng trước, một chương trình kiến ốc đại qui mô, chế định tân luật lệ dân quyền (chi tiết sẽ được nói rõ trong một thông điệp kế tiếp), mở rộng trợ cấp thất nghiệp và quyền lợi an ninh xã hội, cùng bảo hiểm y tế quốc gia, và dành ngân khoản 6,8 tỉ đô la cho kế hoạch Marshall.

        Bản thông điệp đặc biệt về dân quyền, chuyển sang Quốc hội trong tháng 2, đã làm cuộc nổi loạn của đảng bộ Dân chủ miền Nam nổ bùng sau một thời gian cháy âm ỉ. Tháng 4, khi ông Truman phủ quyết dự luật thuế khóa do Quốc hội thông qua, ngược với đề nghị giảm thuế cho người nghèo của ông, thì chỉ còn 88 dân biểu và 10 thượng nghị sĩ Dân chủ ủng hộ. Uy tín hồi ấy của Tổng thống trong nội bộ đảng đã tụt xuống mức thấp nhất không những ảnh hưởng tai hại tới đảng Dân chủ tại nghị trường mà còn làm toàn Đảng bị tê liệt nữa.

        Trong những tháng đầu năm 1948. ông Trutnan ở vào tình cảnh tứ diện thụ địch. Cuối tháng 2, ông đáp tầu về vùng biển Caraibes nghĩ mát 2 tuần.

        Sự lánh mặt này rất quan trọng đối với ông Truman, vì bầu không khí thù nghịch nặng nề và liên tục tại Hoa thịnh đốn sẽ bớt căng thẳng, sự tự tin và lạc quan thiên bẩm lại giúp ông lấy lại tinh thần. Ông trở về thủ đô, da rám nắng, thoải mái và đầy sinh lực. Chiều thứ hai, 8-3, ông mời chủ tịch Mc Grath tới văn phòng. Một giờ rưỡi sau, Mc Grath, nhân vật lầm lì thường ngày, lại mỉm cười với các phóng viên tụ tập ngoài hành lang Bạch Cung. Ông nói : «Tổng thống cho phép tôi tuyên bố rằng nếu được đại hội đảng Dân chủ đề cử, ông sẽ chấp nhận, và ra tranh cử.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:45:34 pm

        Henry Wallace, lãnh đạo tả phái chống đối trong đảng Dân chủ, nhảy vào vòng chiến 1948 đầu tiên. Wallace là một người có khuôn mặt rộng, nhăn nheo, và rầu rĩ, vối đôi mắt xanh phớt dường như luôn luôn nhìn thẳng vào một chân trời vô hình. Ông là nhà nhân bản hăng say, dáng điệu bí mật, và đôi khi mị dân. Trong khi Tân Sách của FDR bị áp lực chiến tranh làm giảm tư thế, ông vẫn tiếp tục hậu thuẫn mạnh. Trong cuộc chạy đua ầm ầm như thác đổ để giành uy tín chính trị sau chiến tranh, ông trở thành tông đồ của nhỏm không tưởng tà phái trong dâng Dân chủ. Ít người thật sự hiểu được ông, ông Truman lại càng không thể hiểu được nữa. Song ông là người cố nhân điện mạnh mẽ, và có vẻ đã tập hợp được tả phái mà đa số đảng viên Dân chủ né tránh...

        Trong một diễn văn truyền thanh toàn quốc, lời lẽ cảm động, đọc tại Chicago đêm 29-12-47, Wallace khua chiêng, gióng trống cho việc thành lập «một đạo quân giải phóng với thiên chức» giành lại quốc gia trong tay các chính đảng cũ mỏi mệt, phản động và tham nhũng đang lãnh đạo mù quáng trên đường thế chiến. Theo ông, đảng Cộng hòa là đảng «vô vọng», còn đảng Dân chủ dưới quyền lãnh đạo của ông Truman là «đảng áp bức và gây ra kiệt quệ kinh tế», chối bỏ Tân Sách thần thảnh, và đặt ra kế hoạch Marshall mà kết quả duy nhất chỉ có thể là thường trực ly gián Nga sô và Tây phương. Ông kết luận bằng giọng hăng say như sau :

        « Khi các đảng cũ đã thối nát, thì nhân dân có quyền ủng hộ một đảng mới, để có cơ hội đầu phiếu ủng hộ đại thiện, chứ không phải ông hộ tiểu ác... Vì vậy đêm nay tôi loan báo với đồng bào là tôi sẽ tranh cử Tổng thống Hoa kỳ năm 1918 với tư cách ứng cử viên độc lập.»

        Trong thế kỷ hiện hữu lịch sử đã chứng tỏ là mọi mưu toan lập đảng thứ ba đều thất bại. Hậu thuẫn chính trị của Wallace dựa vào một tổ chức mới gọi là Công dân Cấp tiến Mỹ(PCA), mà nòng cốt là các phân tử hoạt động trong phong trào nghiệp đoàn, đặc biệt là những người liên hệ với Ủy ban Hành động Chính trị Tổng công đoàn CIO. Một tổ chức khác là Ủy ban Công dân Phục vụ Nghệ thuật và Khoa bọc, lò trui luyện của giới trí thức khuynh tả bất mãn chính trị, đặc biệt là các nhà khoa học vật lý, xung vào đội ngũ «đấu tranh Hòa bình» vì sự kinh hoàng trước tác dụng của nguyên tử năng. Phong trào PCA lại lôi cuốn được nhiều đảng viên Dân chủ Tân Sách, thất vọng trước chủ trương tự do của ông Truman, và phần nào đồng ý với Wallece là chính sách đối ngoại Truman chứa đựng ngòi nổ thế chiến thứ ba. Đảng Cộng sản không công khai ủng hộ PCA, song hàng trăm đảng viên đã gia nhập với tư cách cá nhân, và vận động để trèo lên địa vị nòng cốt ở địa phương và trung ương. Cuối 1947, PCA được coi là một phong trào tả phái trên chính trường Mỹ. PCA rêu rao là có 100 000 đoàn viên trên khắp nước, với phân bộ tại 25 tiểu bang. Đồng thanh tương ứng, Wallace trở thành lãnh tụ trên thực tế của PCA.

        Nhưng đảng tân lập này lại nhuốm bệnh chia rẽ hầu như ngay từ buổi đầu. Một số nhân vật hữu danh khởi xướng phong trào, như Chester Bowes và bà Eleanor Roosevelt, chỉ quan niệm PCA là lực lượng tiến tới cấp tiến hóa đảng Dàn chủ, chứ không chủ trương biệt lập. Hàng chục đoàn viên rút lui, và gia nhập tổ chức tân lập Người Mỹ phục vụ Hoạt động Dân chủ (ADA), theo đường lối bài Cộng minh bạch và chấp nhận chính thể lưỡng đảng. Ảnh hưởng cộng sản gia tăng trong PCA khiến cho một số thành phần lao động hùng hậu rút lui, như nghiệp đoàn Công nhân Y phục Nữu ước, và nhiều nghiệp đoàn CIO. James Roosevelt, con trai cố Tổng thống và là đương kim lãnh tụ một bệ phái Dân chủ lớn tại nam bộ Californie, chỉ chấp nhận Wallace và PCA tại Los Angeles như là hình thức trừng phạt đối với ông Truman mà uy tín suy giảm, chứ không tiến xa hơn nữa, và kết quả là không ủng hộ Wallace.

        Kết quả là khi chuyển từ lý thuyết sang tổ chức chính đảng, phong trào Wallace đã mất hết hậu thuẫn, chỉ còn lại thiểu sổ cấp tiến khuynh tả chủ chốt, mang nặng tư tưởng cộng sản. Các quan sát viên chính trị cho rằng PCA không có hy vọng trở thành một đoàn thể hẳn hỏi, song vẫn có nhiều hy vọng phân tán lực lượng khiến TT Truman và danh sách Dân chủ có thể thất cử.

        Tân đảng Cấp tiến vẫn hoạt động ráo riết, và Wallace tiếp tục vận động không nghỉ. Wallace mở cuộc vận động trên toàn quốc giữa năm 1948, song với phương tiện nghèo nàn như nhà truyền giáo tha phương kiết xác. Đặt chân xuống một thị trấn mới không kèn không trống, ông không có ban nhạc tiếp đón tại nhà ga hoặc phi trường, không có cờ xí treo rợp đường, cũng như không được thị trưởng hoặc thống đốc công khai nghênh rước. Ủy ban sở tại, phụ trách tổ chức các cuộc nói chuyện của ông Wallace CÓ vẻ là một nhóm chính trị gia tài tử xuất phát từ hàng ngũ nghiệp đoàn hoặc sinh viên, giàu nhiệt tình nhưng nghèo kinh nghiệm, và có lẽ bị xóm giềng cho là cuồng điên và cấp tiến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:22:10 pm

        Nhưng nếu các ủy ban địa phương kém điệu nghệ thì một số cộng sự viên thân cận của Wallace lại có năng lực : trẻ tuổi, hữu tài, ăn nói ngọt ngào, và hoạt động hăng say. Về cương vị chính trị, họ là những người vô danh, song ý thức hệ của họ lại khuynh tả rõ rệt. Họ là môn đồ của nghệ thuật biện chứng pháp, trình diễn trước công chúng, và am tường tâm lý quần chúng. Bằng thủ đoạn cầu kinh, khích lệ, cộng đồng trình diễn những bài ca vô sản quen thuộc, họ biến các cuộc tập hợp dân chúng thành liên hoan tôn giảo, rồi đến khi cử tọa say sưa cao độ thì giới thiệu Wallace lên diễn đàn. Mặc bộ đồ răn rúm, mớ tóc phơ phất trên mắt phải, ông thường dụng ý tiến sâu vào đám đông, nhe răng cười, và vẫy tay đáp lại những lời đón chào náo nhiệt.

        Đảng Cấp tiến nhuộm màu Cộng sản rõ rệt trong chiến dịch vận động tranh cử toàn quốc. Vẫn biết đảng viên Cộng sản không nắm giữ chức vụ công khai buổi ban đầu, song người ta nhận thấy một số cảm tình viên Cộng sản hữu danh, ngay cả trong số cộng sự viên thân cận nhất với ứng cử viên Wallace. Các diễn từ và ấn phẩm của đảng Cấp tiến đã đầy rẫy lý luận biện chứng pháp Cộng sản quen thuộc, mặt khác tờ Công nhân Hàng ngày (Pally Worker) đã không hết lời ca tụng. Wallace có vẻ đã thành tù nhân của những lực lượng mà ông không công nhận, hoặc ông khinh thường tác dụng. Khi được hỏi về vấn đề này. ông tỏ ra bực bội hoặc tìm cách né tránh. Ông công khai phủ nhận là Cộng sản kiêm soát đảng cấp tiến, song lại nói là hoan nghênh sự ủng hộ của Cộng sản. Các chiến lược gia Dân chủ tìm đủ mưu thần chước quỷ để tố cáo phe Wallace là cộng sản. Trong một bài diễn văn đọc tại Nữu ước trong tháng 3, TT Truman tuyên bố :« Ngày nay cái gì cũng đắt, song đối với tôi thì sự ủng hộ của Wallace và bọn Công sản của ông lại quá đắt. Cho nên tôi không cầu họ ủng hộ.»

        Do định mạng trớ trêu cuộc « nổi loạnx của Wallace ở tả phái lại tương quan với cuộc «nổí loạn» của đảng bộ Dân chủ khuynh hữu miền Nam. Dần dà, thực tế đã cho thấy rằng sự ly khai của miền Nam đã tỏ ra là mối đe dọa lớn đối với ông, khác với dự tính.

        Bản thông điệp dân quyền do Tổng thống gửi Quốc hội ngày 2-2 là một trong những đề nghị lập pháp quyết liệt nhất. Đề nghị này dựa vào một cuộc nghiên cứu soạn thảo bởi một ủy hội đặc biệt của Tổng thống đặt dưới quyền điều khiên của ông Charles E. Wilson, chủ tịch công ty General Electric. Đề nghị của Tổng thống nhằm tiến tới một đạo luật bãi bỏ phần lớn bất công mà người da đen gánh chịu từ sau ngày được giải phóng khỏi nạn nô lệ, đồng thời thiết lập một ủy hội liên bang về dân quyền, một ủy hội cứu xét thủ tục thu dụng nghiêm chỉnh hầu xóa bỏ kỳ thi trong việc thu dụng nhân viên, trong trường học, trong các tiện nghi chuyền vận và công ích như hí viện và tiệm ăn, và một qui chế liên bang cấm hành hạ người da đen.

        Với tư cách cá nhân, ông Truman tin tưởng chắc chắn rằng những cái cách này rất cần thiết, song với tư cách chính khách, ông biết rằng đề nghị cái cách được đưa ra không hợp thời nên khó thể được Quốc hội chế định. Nhưng người ta cũng có lý do để cho rằng với tư cách chính khách ông đã cố ý đưa ra trong thời gian khó khăn ấy, hầu ngăn chặn những cam kết hấp dẫn của Wallace đổi với cử tri da đen nói riêng, và đối với người da trắng cấp tiến miền Bắc nói chung. Nhóm chiến lược gia của ông Truman sợ Wallace dành được nhiều phiếu tại đại đô thị, nơi mà lá phiếu da đen có tính cách quyết định, hơn là sợ miền Nam ly khai. Họ lý tuân rằng dầu quyền lợi bị tổn thương miền Nam vẫn duy trì nền đoàn kết theo truyền thống của đảng Dân chủ. Và họ đã tính sai. Vì nước cờ dân quyền được tấn lên để ngăn chặn Wallace lại châm ngòi cho cuộc nổi loạn lớn nhất của miền Nam kể từ năm 1928.

        Miền Nam tức thời phản ứng lại bản thông điệp của Tổng thống bằng sự giận dữ. Đã có dư luận muốn ly khai khỏi đảng Dân chủ hoặc tìm cách rút 116 phiếu cử tri đoàn miền Nam, không ủng hộ ông Truman làm ứng cử viên nữa. Miệng lưõi ly khai từ lâu vẫn là sắc thái quen thuộc của biện chửng pháp chính trị ở miền Nam, tuy nhiên lần này dư luận Hoa thịnh đốn tỏ vẻ lo ngại là sự bất mãn sẽ biến thành hành động.

        Ngày 10-5, một hội nghị mệnh danh là « hội nghị của những đảng viên Dân chủ bảo vệ quyền lợi tiểu bang» được triệu tập tại Jackson, Mississippi, với sự hiện diện của khoảng một ngàn nhân vật chính quyền, chính khách và quân chúng thuộc 7 tiểu bang nòng cốt miền Nam. Đường phố chính của thành phố Jackson treo rợp cờ xí - cờ của liên bang ly khai miền Nam ngày trước - với những ban nhạc nhà trường trình tấu ầm ỹ các bài hát miền Nam. Tổ chức cuộc họp này là thống đốc Fielding L. Wright. Ngày hôm trước, Fielding L. Wright đã nói thẳng với người da đen rằng nếu muốn «bình đẳng» họ hãy «tản cư ra khỏi tiểu bang Mississippi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:22:19 pm
     
        Đại hội không dẫn đến những quyết nghị mạnh mẽ như giới triệu tập dự tinh, các đại biểu Vưginia North Carolina, và Georgia, tuy chống đối ông Truman song vẫn dè dặt. Tư tưởng ly khai khỏi đảng Dân chủ từng được coi là thiêng liêng, chỉ được đón nhận một cách thận trọng, vì nếu rút ra tức là thông đồng cho đảng Cộng hòa thắng cử, khiển các lãnh tu chính trị miền Nam sẽ mất thế lực và quyền lãnh dạo hùng hậu tại Quốc hội.

        Dầu sao thì ý nghĩ dè dặt này cũng không làm giảm được nhiều bất mãn mà chĩ dẫn tới hoãn binh mà thôi. Một đại hội gồm các đại diện miền Nam sẽ được triệu tập riêng biệt ngay sau đại hội thường kỳ của đảng Dân chủ, với mục đích tuyển chọn một danh sách ứng cử viên Dân chủ «đích thực». Người ta cho rằng thủ đoạn này sẽ làm cho ông Truman cũng như đối thủ của ông trong đảng Cộng hòa không thể chiếm được đa số phiếu cử tri đoàn, thành ra nội vụ sẽ được chuyển tới Hạ viện. Tại đó, mỗi tiêu bang chỉ có một phiếu, phe miền Nam là lực lượng giữ quân bình nên có thể tạo áp lực tiến tới một vị Tổng thống Dân chủ.

        Lý luận này có nhiều kẽ hở, và kẽ hở hiển nhiên nhất là phe ly khai tiên đoán đảng Dân chủ, tuy bị chia thành nhiều phái hệ, sẽ tái chiếm quyền kiếm soát Hạ viện. Đối với đa số quan sát viên đầu mùa hè 1948 thì viễn tượng này cũng mơ hồ như viễn tượng ông Truman đắc cử Tổng thống. Tóm lại, hội nghị Jackson cương quyết giữ vững lập trường «ngăn chặn» ông Truman, song đình hoãn chiến thuật áp dụng tới một đại hội sẽ nhóm tại Bưmingham sau đại hội thường kỳ của đảng Dân chủ nếu ông Truman được chọn làm ứng cử viên. Hậu quả của bội nghị Jackson là phe ủng hộ ông Truman gia tăng lo ngại một cách thật sự, vì miền Nam từng được coi là thành trì Dàn chủ có thể bị nứt rạn.

        Nhưng với phe Walace tấn công bên tả, và phe miền Nam tấn công bên hữu, Tổng thống vẫn chưa bị nhục nhã bằng với phong trào đề cao uy thế của tướng Eisenhower, nhằm loại trừ hậu thuẫn của thanh phần nòng cốt trong đảng Dân chủ, không cho ông Truman xử dụng quyền hầu như bất khả xâm được Đảng đưa ra tranh cử nhiệm kỳ hai nếu muốn.

        Hai suy luận được nêu ra : thứ nhất, ngay cả Eisenhower cũng không thể được đắc cử dưới ngọn cơ đảng Dân chủ, vì như vậy là Đảng đã mặc nhiên phủ nhận thành tích trong 4 năm qua của mình và nhân vật đã tạo ra thành tích ấy, nghĩa là ông Truman, và hạ bệ ông Truman chỉ có thể là án binh bất động để tạo điều kiện toàn thắng cho đảng Cộng hòa; thứ hai, việc các phần tử bảo thủ miền Nam và cấp tiến miền Bắc muốn ủng hộ một nhân vật mà quan điểm về vấn đề gây nhiều ý kiến đối nghịch nhất đương thời là dân quyền, lại hoàn toàn không rõ rệt, đã chứng tỏ sự lo ngại do thất vọng mà ra. Tạp chí Tân Cộng hòa (New Republic) đã đề cập tới lý luận phỉ thực tế này như sau : «Các chính trị gia Dân chủ không quan tâm tới lập trường của tướng Eisenhower, mà chỉ muốn có một ứng cử viên thẳng cử để lôi kéo các ứng cử viên địa phương thắng cử mà thôi.»

        Phi thực tế hay thực tế thì phong trào này cũng đã bành trướng tới mức độ gióng hồi chuông bảo động cao nhóm cán bộ ít ỏi song ủng hộ ông Truman trung thành. Đó là một mối đe dọa mà kế hoạch chiến lược của Clifford! không đề ra biện pháp phản công.

        Tên tướng Eisenhower sửa soạn được ghi vào danh sách đảng Cộng hòa trong cuộc tuyển cử sơ bộ New Hampshưe, cuộc tuyển cử sơ bộ của mùa tranh cử, và do đó đã mang ý nghĩa tâm lý nhiều hơn ý nghĩa tuyển cử. Tướng Eisenhower đã chặn đứng mưu toan này bằng cách tuyên bố là ông từ chối, không nhận lời đề cử. Lập trường của tướng Eisenhower đã quả rõ ràng đối với các lãnh tụ Cộng hòa, và đã tạo cơ hội hy vọng cho các ứng cử viên Cộng hòa thứ yếu. Song, phe chống Truman trong đảng Dân chủ lại lập luận khác. Theo họ, tướng Eisenhower tuyên bổ không muốn được đảng Cộng hòa đề cử, nên có thể ông muốn là đảng viên Dân chủ.

        Nương theo tia hy vọng mong manh ấy, họ tích cực hoạt động. Từ xuân sang hạ, phong trào ủng hộ Eisenhower khua chiêng gióng trống rầm rộ, song biến cố mong đọi vẫn không xảy ra. Đại hội đảng Dân chủ dự định khai mạc ngày thứ hai 12-7 tại Philadelphia, các đại biểu được mời tham dự một phiên nhóm đặc biệt trong thành phố, vào ngày thứ bảy, trước ngày khai mạc đại hội. Danh tính tướng Eisenhower không nhắc tới. Giấy mời chỉ ghi nhận là phiên họp có mục đích «lựa chọn nhân vật có khả năng nhất và cương quyết nhất sẵn sàng tranh cử» để đề cử.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2019, 11:40:19 pm
     
        Trong khi ấy, ông Eisenhower là chủ tịch đại học đường Columbia đã bế tỏa, không tiếp xúc với các chính khách cũng như phóng viên báo chí. Trong cố gắng tuyệt vọng cuối cùng, hai ngay trước khi phiên nhóm Đảng được triệu tập, thượng nghị sĩ tiểu bang Florida, Claude Pepper, điện cho tướng Eisenhower cho biết là tên ỏng sẽ được đưa ra trước đại hội dầu được cho phép hay không. Ông Eisenhower liền trả lời dứt khoát là từ chối. Phong trào ủng hộ ông Eisenhower tranh cử năm 1948 chấm dứt, tuy nhiên, phải nhìn nhận là có lúc phong trào này suýt thành sự thật đối với ông Truman,

        Tuy từ đầu tháng 6 ông Truman đã được nhiều đại diện cam kết ủng hộ, khiến ông có thể hội đủ số phiếu đề cử, dầu phe phiến loạn miền Nam chống đối mạnh mẽ đến đâu nữa, sự kiện này không có nghĩa là tư thế của ông có thể ngăn cản được cao trào rầm rộ tại đại hội Đảng ủng hộ một nhân vật được dân chúng yêu mến như tướng Eisenhower. Bởi vậy, hai ngày trước đại hội, sau khi tướng Eisenhower đích thân tuyên bố cương quyết từ chối, phe ủng hộ ông Truman mới dám tin chắc là ông Truman sẽ được đề cử.

        Vấn đề cấp thời của các chiến lược gia chính trị ở Bạch Cung là viện cớ chính đáng để Tổng thống mở cuộc kinh lý khắp nước. Khóa họp Quốc hội sắp bế mạc, nhiều dự luật quan trọng còn bỏ dở, Tổng thống sẽ cỏ hại nhiều hơn lợi nếu vắng mặt khỏi Hoa thịnh đốn vì những lý do tầm thường như tham dự dại hội cựu chiến binh hoặc khánh thành vài đập nước và kế hoạch khẩn hoang. Tình cờ, bộ trưởng Nội vụ kiêm nhân viên ban chiến lược chính trị Oscar Chapman, tìm ra giải pháp. Số là cuối tháng 4, Chapman nhận được điện thoại cùa một bạn cũ. Robert Gordon Sproul, chủ tịch đại học đường California, tại Berkeley. Bác sĩ Sproul hỏi Chapman xem có thể mời Tồng thống ban huấn từ tại lễ tốt nghiệp tại trường Berkeley trong tháng 6 hay không. Sau đó, Chapman gọi dây nói lại cho Sproul rằng Tổng thống có vẻ hài lòng. Và đó được dùng làm lý do công xuất của ông Truman.

        Dọc dường, Tổng thống sẽ đọc 5 diễn văn quan trọng tại Chicago, Omaha, Portland, đại học dường California ở ngoại ô Cựu kim sơn, và Los Angeles. Nhưng ngoài ra Tổng thống còn dừng lại hàng chục nơi khác, đứng trên sàn tầu dọc diễn văn, và tạt vào các thị trấn nhỏ một thời gian ngắn trên đường tới 5 địa điểm lớn. Chapman lên đường một tuần trước phái đoàn chính thức với nhiệm vụ tiếp xúc với các thủ lãnh Dân chủ địa phương, hầu tổ chức tiếp rước và vận động dân chúng. Nhiều phen ông phải thăm dò thận trọng giữa các hệ phái địa phương đối nghịch để tìm một thủ lãnh thân ông Truman hầu ủy thác sự sắp xếp. Nhiều thị trấn đã bị Chapman gạt ra khỏi lộ trình của Tổng thống vì không tìm ra phần tử trung thành. Một số ứng cử viên địa phương lại còn từ khước đề nghị của Chapman là trèo lên tầu ở ranh giới tiểu bang - cử chỉ từng được coi là biểu lộ sự trung thành - và ở cạnh Tổng thống một ngày trên tầu trong khi Tổng thống đọc diễn văn.

        Nhưng ngay từ trạm dừng đầu tiên, cuộc kinh lý của ông Truman có vẻ đã hứa hẹn thành công rực rỡ. Tổng thống, hoạt bát kèm theo những lời dí dỏm tuyệt vời, đã không ngớt công kích Quốc hội, các đảng viên Cộng hòa, và các đảng viên Dân chủ nằm nhà, và cũng vì «họ nằm nhà, năm ngoái không đi bầu, nên Quốc hội Cộng hòa được bầu ra, đáng là sự trừng phạt đối với họ.» Tại Oaiaha, ông xuống tầu, và đi bộ dẫn đầu cuộc diễn hành của các cựu chiến binh sư đoàn 35, giơ tay vẫy dân chúng hoan nghênh hai bên đường. Tại Grand Island, Nebraska, ông giơ cao cặp đinh thúc ngựa bằng vàng, mà một người tặng ông trong một cuộc tiếp đón dọc đường, và nói: «Khi đeo cặp đinh này, tôi sẽ thúc (con ngựa) Quốc hội vào thị trấn».

        Dần dà, Quốc hội trở thành đích công kích mạnh mẽ của ông Truman. Tại Spokane, ỏng nói: «Đồng bào đã có một Quốc hội đồi tệ nhất từ trước đến nay». Và nhiều lần, ổng nhắc nhở cử tọa tại sao ông có mặt tại địa phương : đó là để thổi tan «những điều xảo trá, và tin tức sai lầm» mà đối phương đã tung ra về ông. Ông nói : «Tôi đến đây để đồng bào có thể nhìn mặt tôi, và nghe tôi nói để rồi quyết định xem có nên tin một số lời đồn đại về Tổng thống của đồng bào hay không.» Quần chúng tập hợp đông đảo, thân mật, và ồn ào một cách thiện cảm. Ông Truman đáp lại bằng nụ cười tươi sáng, ấm áp, bằng những cử chỉ tự nhiên không mầu mè, và bằng giọng nói bình dân thông thường. Ồng Truman đã chứng tỏ là người của dân chúng Ông cũng chiến đấu như họ, chống lại giá cả đắt đỏ, Quốc hội ngoan cố và chủ nghĩa Cộng sân sô viết. Ông Truman không phải là con người giả dối, mà là người bình dân, thích hợp với đại chúng, tính tình mộc mạc, vì vậy dân chúng hoan hô ông nồng nhiệt. Họ thét lớn :«Harry, tống khứ họ đi ! Chửi tưới hạt sen đi !» Ông Truman đáp lại: «Nếu đồng bào còn bầu cho một Quổc hội đa số Cộng hòa nữa thì té ra họ xỏ mũi dễ dàng quá.» Dân chúng lại thích lối nói thân tình ấy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2019, 12:18:31 am

        Đoàn tầu của Tổng thống tiến qua Oregon, xuống California giữa cảnh hoan hô nồng nhiệt. Tại Berkeley, chặng cuối cùng của cuộc du hành theo lộ trình quanh co ấy, đường phố đầy ngợp cờ xí và biểu ngữ. 50.000 người - gấp đôi số cử tọa thông thường trong các buổi lễ tốt nghiệp đã qua -  chen chút nhau trên sân vận động trường đại học đề nghe Tổng thống đọc một bài diễn văn lời lẽ cân nhắc thận trọng về chính sách đối ngoại. Cử tọa hoan hò khi ông dứt lời, và đa số báo chí toàn quốc đều ngợi khen ông ngày hôm sau. Bài diễn văn nghiêm trang hoàn toàn khác với lời ứng khẩu làm cười nôn ruột trong những ngày qua đã giúp cho công luận hiểu rõ con người ông Truman, vừa là cầm quyền ưu thời cũng vừa là nhà chính khách mẫn thể.

        Cảm tưởng này đã được biểu lộ rõ rệt hai ngày sau, khi ông đến Los Angeles giữa cuộc tiếp rước lớn lao nhất, náo nhiệt nhất, và kéo dài nhất trong suốt hành trình, với khoảng một triệu người đứng đặc vỉa hè dọc quãng đường dài 8 cây số, tung giấy mầu và phất cờ, trong khi phản lực cơ bay trên không phận giữa những hàng chữ bằng khói bề cao hàng cây số «Chào mừng ông Truman».

        Trong khi ấy, đảng Cộng hòa đã tiến tới giai đoạn của nỗ lực chọn lựa ứng cử viên. Ba nhân vật được để ý : thống đốc Nữu Ước Thomas E. Dewey, ứng cử viên của Đảng năm 1944, nhân vật khả ái trung thành với hệ phái Cộng hòa miền đông, nơi ông xuất xứ, thượng nghị sĩ Robert Taft, tiểu bang Ohio, nhân vật cổ súy chủ nghĩa Cộng hòa chính thống, không chịu nhượng bộ song rất khôn ngoan, và thống đốc Earl Warren, tiểu bang California, một người khôi ngô, trung thành với Tân sách đổi mới. Vì có nhiều nhân vật lăm le địa vị ứng cử viên của Đảng, thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau nên công luận hồi ấy cho rằng ai được Đảng Cộng hòa chọn làm ứng cử viên năm 1948 mặc nhiên sẽ trở thành Tống thống Hoa kỳ tương lai. Trong vòng 20 năm qua, chưa bao giờ viễn tuợng của ứng cử viên Cộng hòa lại hấp dẫn đến thế, và cũng chưa bao giờ cuộc chạy đua tuyển lựa lại ráo riết đến thế.

        Đại hội đảng Cộng hòa nhóm tại Philadelphia ngày thứ hai 2l-6, 2 ngày sau khi Quốc hội hoãn họp. Hai ngày đầu tiên trôi qua trong bầu không khí sôi nổi, với những phiên nhóm bí mật, thương thuyết, mặc cả, và vận động ngầm. Phe Dewey, với tổ chức bén nhọn và hoàn hảo đã nồi bật hơn các hệ phái khác, và đắc cử trong vòng bỏ phiếu thứ ba. Ngày hôm sau, đại hội vỗ tay chấp thuận Earl Warren làm ứng cử viên Phó Tổng thống.

        Danh sách Cộng hòa tỏ ra là nuột danh sách hùng hậu, có nhiều hy vọng toàn thắng.

        Đại hội Dân chủ khai mạc trong bầu không khí tuyệt vong song lại bế mạc trong niềm hăng say bội khởi, điểm màu hy vọng. Khi phiên họp mở đầu đúng ngọ, ngày thứ hai 12-7, tại phòng họp Philadelphia (đang còn la liệt cờ xí, biểu ngư của đại hội Cộng hòa ), trở ngại cuối cùng đối với ông Truman đã tan biến. Bằng thủ thuật áp dụng định luật của guồng máy chính trị, ông Truman đã nắm vững được số phiếu cần thiết. Song ông chỉ đạt được thắng lợi, chứ chưa đạt được thắng lợi hoàn toàn, bởi vì thắng lợi này khơi mào cho phong trào bất mãn phiến loạn, khiến ông có thể nếm mùi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử.

        Đúng lg45, sáng thứ năm, 15-7, ông Truman trang trọng trong bộ đồ trắng, vẻ mặt hoàn toàn tự tin, bước rảo lên diễn đàn để nhận sự đề cử. Theo Nữu ước Thời báo, bài diễn văn chấp nhận đề cử của ông đã làm đại hội sôi động. Bầu không khí nặng nề và chán chường bao trùm phòng họp, và cả sự mệt mỏi làm cháy bồ hôi của các đại biểu sau phiên nhóm dài lê thê đêm ấy, đã dần dần lắng dịu sau khi ông Truman cất tiếng sang sảng, truyền cảm can đảm và tin tưởng vào lòng đại hội. Ông không đọc bài diễn văn viết sẵn, mà là dựa vào những mẩu giấy ghi chép, thỉnh thoảng lại vung cánh tay một cách vụng về, tường trình thành tích của chính phủ trong khuôn khổ thần thánh hóa của Tân sách: tài lợi cho nông gia, thợ thuyền nghèo và kém vai vế. Ông tố cáo đảng viên Cộng hòa, đặc biệt là Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, là kẻ thù của tiến bộ, đã ngăn chặn nỗ lực tuyệt hảo của ông hầu phục vụ cho quảng đại quần chúng. Bài diễn văn đêm ấy làm đại hội Dân chủ hứng khởi, và tạo sinh lực cho cuộc vận động tranh cử của đảng Dân chủ mà trên thực tế ai cũng đoán là yểu mệnh.

        Phe ly khai miền Nam nhóm một ngày tại Birmingham sau khi đại hội Dân chủ bế mạc một ngày tại Philadelphia. Phiên họp diễn ra rầm rộ, với 6.000 người miền Nam phất cờ và hô khẩu hiệu. Tuy nhiên, người ta không thấy các chính khách hữu danh của 7 tiểu bang nòng cốt, ngoại trừ Alabama và Mississippi. Vì không có sự đua tranh nên đại hội đã đề cử hai nhân vật chủ xướng là thống đốc South Carolina, J. Strom Thurmond và thống đốc Mississippi, Fielding L. Wright.

        Tại Birmingham dường như không còn sự cuồng nhiệt ban đầu như hồi ở Jackson, tháng 5 nữa, song le ai cũng thấy rõ là miền Nam trung kiên sẽ ly khai, điều vô cùng quan trọng mà ông Truman chưa chuẩn bị để đối phó. Giác thư Clifford và toàn bộ chiến lược gia Bạch Cung đều đặt kế hoạch trên tinh thần trung thành vô điều kiện của 117 phiếu cử tri đoàn thuộc 7 tiểu bang của cựu Liên bang ly khai miền Nam. Ngày nay, sự trung thành ấy đã rạn nứt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 11:05:12 pm

CHƯƠNG IX

1948 — MÙA TRANH CỬ

        Ngôi sao Truman sáng chói !

        Sau khi tính toán chu đáo, ứng cử viên Cộng hòa Dewey đã chọn chiến lược tranh cử «đàn anh». Chiến dịch vận động của ông luôn luôn được mới mẻ, được tài trợ rồi rào, và được tổ chức với hiệu năng chu toàn, như máy tính điện tử. Riêng ứng cử viên Dewey, với tác phong chỉ huy trang trọng, lối phát biểu hoa mỹ, và giọng nói sang sảng, đã khiến cho những người ủng hộ ông tràn trề tin tưởng!

        Ứng cử viên Dân chủ Truman cũng tính toán chu đáo không kém, và đã chọn con đường đại chúng. Thái độ này rất cần thiết, vì không ai tin ông sẽ thắng, và nhiều người đã nói với ông như vậy. Đảng quỹ bị kiệt quệ, tổ chức đảng bị suy sụp, và mặc dầu là đương kim Tổng thống, ông chỉ có thế né tránh và đỡ đòn trong khi vận động tranh cử. Bởi vậy, ông cần đấu tranh thục mạng, với sự tàn nhẫn của người bị dồn vào mạt lộ, chỉ còn một con đường máu thoát thân, luôn luôn khích động óc tưởng tượng của công chúng. Kinh nghiệm vận động hồi tháng 6 được ông Truman áp dụng vào cuộc tranh cử trên toàn quốc. Theo qaan điểm của đa số cộng sự viên, thì cuộc kinh lý tháng 6 là một thắng lợi lớn lao, vì đã tạo hoàn cảnh cho ông Truman nổi bật, và có vẻ đã lôi cuốn được công chúng. Tuy nhiên đã có một vài thay đổi Tống thống nên tránh đọc diễn từ viết sẵn chừng nào hay chừng nấy, vì Tổng thống kém lưu loát, giọng đọc lại cứng nhắc, và thiếu hấp dẫn. Song ông lại thành công rực rỡ trong khi ứng khẩu. nhờ tinh tình khá ái và thành thật thiên bẩm. Cho nên, ngoại trừ các diễn văn quan trọng là được thảo sẵn, còn thì ứng khẩu, các cộng sự viên ghi trước trên giấy một số câu nói hoa mỹ hầu giúp Tống thống phát biểu hùng hồn. cẩn thận hơn nữa, họ CÒn soạn một « cẩm nang kinh lý », lược ghi danh tính nhân vật, lịch sử, chính giới, điều cấm kỵ và quyền lợi nổi bật ở địa phương, nơi mà Tổng thống sẽ dừng lại tiếp xúc, bất luận thời gian dài ngắn. Nhờ vậy, Tổng thống đã có thể làm dân chúng Iowa ra tận tàu đón tiếp được hài lòng bằng cách nhắc tới một xưởng lạp xường vừa hoạt động trong thị trấn. Hai thủ thuật - đọc diễn văn bình dị và đơn giản, và sự lưu ý chính xác và thân thiết tới sắc thái địa phương trong khi ứng khẩu - được áp dụng đã gây ảnh hưởng quan trọng tới kết quả của chiến dịch tranh cử ông.

        Ông Truman phát động chiến dịch bằng bài diễn văn ngày Lễ Lao động tại Detroit. Từ đó, mỗi khi mở màn tranh cử, các ứng cử viện Dân chủ đều tới Detroit. Trong suốt 8 tuần lễ, ông theo thời khóa biểu và chiến thuật vận động bất biến, như ở Detroit,

        Đoàn tầu đặc biệt gồm hơn 80 phóng viên và nhiếp ảnh viên, nhân viên Mật vụ và truyền tin, hơn 10 phụ tá và thơ ký Bạch Cung, Tổng thống và ái nữ Margaret (phu nhân bận tham dự một lễ rửa tội ở Denver), rời nhà ga Union Station, Hoa thịnh đốn, hồi 3g40, chiều chủ nhật, 5-9. Đoàn tàu gồm 16 toa, với toa ngủ và toa ăn, toa làm việc cho phóng viên loa truyền tin cho nhân viên truyền tin quân đội và hãng điện tín Western Union, và ở cuối là toa Ferdinand Magellan, loại Pullman được đặc biệt sửa sang cho Tổng thống công xuất dưới thời FDR. Toa Magellan gồm nhà bếp, phòng ăn riêng, hai phòng ngủ rộng, và phòng khách hợp với phòng làm việc. Một cái bục lớn ở cuối tầu, bên trên che cái lọng xọc dài, được trang bị dụng cụ khuếch âm được dùng làm nơi ứng cử viên Truman xuất hiện, nhiều lần phát biểu trước quần chúng mà hàng trăm ngàn người Mỹ đã quả quen thuộc trong vòng 2 tháng tới.

        Đại để thời khóa biểu hàng ngày như sau: Đoàn tầu dừng lại ở nhà ga Grand Rapids, Michigan, gần 7 giờ sáng thứ hai. Hàng ngàn dân chúng đứng đầy sân ga, hò la chào mừng. Các lãnh tụ địa phương và chính khách sở tại chen chúc nhau trong toa tầu của Tổng thống, bắt tay và uống cà phê, rồi lên xe hơi mui trần diễu hành tới công trường thị trấn. Tuy là giờ ăn sáng, Grand Rápids lại là thành phố theo khuynh hướng Cộng hòa, 25.000 người cũng tập hợp đông đảo tại công trường để nghe nhìn và hoan hô Tổng thống nồng nhiệt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2019, 09:24:42 pm

        Một giờ sau, con tàu lại chuyển bánh. Tại các cổng xe lửa và ga phụ, hàng đám dân chúng đã chờ sẵn để vẫy chào Tổng thống và Tổng thống vẫy chào lại. Nhiều lần, tầu đậu lại ít phút ở những nhà ga có mấy trăm đến vài ba ngàn người tập hợp, và Tổng thống tiến ra khán đài cuối tàu, và nói chuyện độ 4, 5 phút, và bắt tay hàng chục người chen chúc đến gần. Bản tính Tổng thống xuề xòa, khả ái, hay đùa dí dỏm và ngay cả khi nói tới sự tai hại nếu dân chúng lại bầu một tân Quốc hội Cộng hòa, hoặc một tân thống dốc Cộng hòa cho Michigan, ông cũng dùng giọng bỡn cợt, nửa đùa, nửa thật vô hại. Ở khắp nơi, dân chúng đêu phản ứng lại nồng hậu, đôi khi cuồng nhiệt, phụ họa với tiếng reo hò, và huýt còi tán tụng nữa.

        Đoàn công xa tới Detroit vào buổi trưa, giữa bầu không khí đại hội, với những ban nhạc trình tấu ngoài đường, cờ bay phất phới, và nhiều đám đông quần chúng hoan hô dọc đường phố. Detroit là thành phố lao động, hôm ấy là lễ lao động, Truman là ứng cử viên lao động, cho nên gần 200.000 công nhân và vợ con đã đứng đặc công trường Cadillac, nghênh đón Tổng thống ầm ỹ, theo truyền thống lao động. Họ đến để nghe và được nghe Tổng thống công kích kịch liệt đảng Cộng hòa. Từng đợt reo hò và pháo tay vang dậy khắp công trường, truyền vào máy thu thanh đặt trong phòng khách, sảnh đường nghiệp đoàn, tiệm rượu, và bãi cắm trại trên toàn nước Mỹ. Đó không phải chỉ là một diễn văn ngày lễ Lao động của Tổng thống. Mà là đòn giáo đầu trong chiến dịch vận động thục mạng, cần được thực hiện, và thực hiện hoàn hảo, tại Nữu ước, Pittsburgh, Dallas, Seattle, cũng như Detroit. Dưới nhãn quan của các chiến lược gia Dân chủ lo âu, cuộc vận động đã thu hoạch được kết quả.

        Ngày hôm sau, đảng Cộng hòa bắt tay vào việc thực hiện chiến lược lừng khừng và kiêu kỳ, chiến lược đã làm họ thiệt hại nặng nề trước ngày cuộc vận động kết thúc. Thống đốc Dewey không thèm ra mặt, và cử thống đốc Harold Stassen tới Detroit để «đáp lễ». Đảng Cộng hòa không hy vọng tập hợp được đông đảo quần chúng lao động như ngày hôm trước tại công trường Cadillac, và sự kiện theo đó cuộc nói chuyện thính phòng của cựu thống đốc Minnesota Sỉassen chỉ qui tụ được 3.000 người, phần lớn là doanh gia và nhân vật nghề nghiệp theo khuynh hướng Cộng hòa, đã hoàn toàn tương phản với nỗ lực Dân chủ về sinh khí tổ chức, điều mà mọi báo chí trên khắp nước đã ghi nhận.

        Tình trạng này cho thấy đảng Cộng hòa chủ tâm thay đối chiến lược và nhịp độ hành động. Trong chiến dịch 1944 chống FDR, ông Dewey đã áp dụng chiến thuật công kích quyết liệt của biện lý trước tòa. Vận động để được đảng Cộng hòa chọn làm ứng cử viên năm 1948, ông đã không ngớt lời đả kích và lăng mạ chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Truman. Song trong cuộc tranh cử này, ông lại cố tình không để ý tới ông Truman, và tập trung nỗ lực vào việc minh định những vấn đề lớn, hầu chứng tỏ tài lãnh đạo quốc gia của mình, và tạo bầu không khí hòa hợp trong hàng ngũ Cộng hòa.

        Do dó, đối tượng vận động chính yếu của đảng Cộng hòa là bênh vực quyền lợi trí thức và kinh tế của vùng thị trấn đông-bắc. Đến khi các chiến lược gia Cộng hòa đánh hơi thấy quân chúng bình dân phía nam giải núi Appalachians nghiêng về ông Truman, muốn chuyển hướng song đã muộn.

        Ông Truman mở đầu cuộc vận động xuyên lục thứ nhất cả thảy, ông đi từ đông sang tây hai lần -  với sự hiện diện đáng nhớ tại Cuộc Thi Cày Toàn quốc, ở ngoại ô Dexter, Iowa, giữa nắng trưa, thứ bảy 18-9. Đó là một ngày đáng nhớ vì ông đã dùng một thủ thuật để tranh thủ phiếu bầu của miền nông nghiệp trung tây : kết tội Quốc hội thứ 80 đã không cho phép chính quyền cũng cấp kho chứa đầy đủ cho bắp và lúa mi năm ấy được mùa.

        Mãi đến khi ông Truman sắp đọc bài diễn văn vận động qnan trọng đầu tiên trong khu vực nông nghiệp, dường như các chiến lược gia Dân chủ mới khám phá ra khuyết điểm này. Ngày 17-9, đoàn tùy tùng của Tổng thống sửa soạn rời Hoa thịnh đốn, Matt Connellv trao cho Clifford một mảnh giấy viết như sau : «Charlie Brannan (tân bộ trưởng Canh nông) đề nghị là ở mỗi trạm dừng dọc miền tây, chúng ta nên khai thác đề tài Quốc hội bớt lực trong việc cung cấp kho chứa ngũ cốc, hầu lôi kéo nông gia.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2019, 10:33:29 pm

        Những giòng chữ ngắn ngủi này gói ghém một mưu mô khôn ngoan. 75.000 nông gia (cùng vợ con), nhà ngân hàng, nha cầm đồ, nhà bán thiết bị, và nhà mua nông phẩm đứng dưới nắng chang chang, bụi ngập đến mắt cá châu, trong khi Tổng thống Truman trèo lên bục gỗ giữa cánh đồng cỏ thuộc ngoại ô Dexter, mấy phút sau ngọ thứ bẩy ấy. Ông nhắc nhở cử tọa rằng ông xuất thân là nông gia tay chân lắm bụi ở Missouri, và ông đã biết cày luống đất thẳng tắp, với đôi lừa, như mọi nông gia khác. Giọng khôi hài, ông nòi là họ làm ăn khá giả dưới chính phủ Dân chủ, bằng chứng là khi ấy có 50 phi cơ tư nhân đậu trên trường bay kế cận đã chở nhiều nông gia tới dự cuộc thi cầy ruộng hôm ấy. Rồi ông đi vào vấn dề :

        «Quốc hội Cộng hòa hiện hữu đã đâm mũi dao sau lưng nông gia. Họ đã cố gắng hết mình đẻ ngăn cản các biện pháp ủng hộ giá cả được áp dụng.

        Khi Quốc hội Cộng hòa soạn lại qui chế Tổ hợp Tín dụng Hàng hóa năm nay) tại hành lang Quốc hội đã có một số người áp phe chính trị đại diện cho giới đầu cơ thương mãi mễ cốc. Các phần tử vận động ngầm cho đại doanh thương và bọn đầu cơ này đã thuyết phục Quốc hội từ chối cung cấp kho chứa cho nông gia, các bạn. Họ đã trói tay chân của chính quyền. Họ ngăn can chúng tôi thiết lập kho chứa mà các bạn cần tới hầu chờ nới giá mới bán. Và khi các bạn phải bán ngũ cốc dưới giá nâng đỡ của chính phủ, bởi vì thiếu kho chứa, các bạn nén cảm ơn Quốc hội Cộng hòa đương kim»

        Đám đông nhễ nhại bồ hôi tại Dexter không ầm ỹ phản đổi Quốc hội, bởi vì Dexter là pháo đài của đảng Cộng hòa, và nhiều nông gia hiện diện lại tưởng là Tổng thống Dân chủ chỉ đả kích bọn áp- pbe và đầu cơ vô danh lũng đoạn Quốc hội. Tuy vậy, quần chúng vẫn tỏ ra hữu nghị, và khả ái, và -  may mắn thay - đã nhìn nhận là ông Truman nói đúng về vấn đề kho chứa. Tình trạng thiếu kho chứa đã làm nhiều nông gia thiệt thòi, và trong những tuần lễ sắp tới, còn thiệt thòi hơn nữa. Mới tuần trước, Harold Stassen, thay mặt thống đốc Dewey, đã dèm pha rằng chính sách nâng đỡ giá cả nông sản gây ra tình trạng lương thực đắt đỏ. Phải chăng như ông Trumam đã trình bầy, chính đảng Cộng hòa đã ngầm phá toàn hộ chính sách nâng đỡ giá cả nông sản ? Nhiều người đã tin như vậy.

        Chiến dịch «đầu độc» của ông Truman đã được tiến hành hoàn hảo. Hôm ấy, quần chúng bắt đầu hoài nghi chính sách nông nghiệp của đảng Cộng hòa, và trong những ngày kế tiếp làn sóng ngờ vực lan tràn như bệnh truyền nhiễm khắp vùng nông nghiệp. Buổi tối, đoàn tàu chạy qua Iowa, hàng chục phóng viên trong tòa báo chí viết bài về tòa soạn đã tường thuật rằng ứng cử viên Dân chủ Truman có vẻ đã tranh thu được cảm tình trong bài diễn văn nông nghiệp thứ nhất của chiến dịch. Từ ngày 18-9 ở Dexter đến tháng 11, nông gia Mỹ còn được nghe ông Truman nói nhiều về vấn đề thiếu kho chứa mễ cốc.

        Chiến dịch vận động của ông Truman gồm hai chuyến đi xuyên lục quan trọng bằng xe hỏa, mỗi chuyến 10 ngày, một chuyến lên miền đông bắc, và nhiều chuyến đi không quan trọng, kéo dài một; hai ngày, tới các vùng trong nước. Trong vòng 8 tuần, ông Truman dự định đi 51.000 cs, đọc hơn 250 diễn văn, đích thân tiếp xúc với khoảng 6 triệu người, con số kỷ lục hồi ấy về tranh cử cá nhân.

        Đối với hầu hết có lẽ ngoại trừ ứng cử viên Truman, thì chiến dịch này là một cực hình làm xương thịt mỏi mệt, nhức nhối. Dường như ông Truman không hề chùn gân trong những tuần lễ vất vả ấy của mùa thu 1948. Nửa đêm, sau 18 giờ đồng hồ vận động qua hơn chục trạm dừng, ông vẫn tỉnh như sáo sậu. Bằng giọng bằng phẳng, mộc mạc của người dân Missouri ông nói trước công chúng những điều ông cảm nghĩ, và ông đã nói đúng. Vì ông nói đúng nên dân chúng đã hò reo hoan hô.

        Trong khi phát biểu, ông thường nhắc sơ tới một chương trình xây đập nước hoặc công trường thủy lâm, hoặc một công cuộc công ích mà chính phủ liên bang thực hiện tại địa phương, và ông cũng không quên đề cập tới vai trò phục vụ của đảng Dân chủ trong những thành quả ấy. Rồi, đổi giọng phẫn nộ, ông nói« Phe Cộng hòa ở Hoa thịnh đốn có thói quen kỳ lạ là bưng tai trước tiếng nói của nhân dân».

        «Nói với đồng bào hôm nay về đảng Cộng hòa, thật ra tôi muốn nói tới đảng (và ông nói châm lại để nhấn mạnh) đã mang lại cho chúng ta Quốc hội vô tích sự thứ 80.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Hai, 2019, 11:19:39 pm

        Đả kích Quốc hội là khẩu thuật vô thưởng, vô phạt, thời nào cũng thực hiện được. Cho nên khi Ông Truman đả kích Quốc hội, thì quần chúng hướng ứng nồng nhiệt. Mỗi khi dứt lời, ông thường nói : «Giờ đây, tôi mời đồng bào gặp ông xếp của tôi.» Quay lại một cách hãnh diện, ông tiến tới cửa toa, và cầm tay bà Truman dẫn lại. Mập mạp, với dáng điệu hiền từ của bà mẹ, phu nhân thường đáp lại tràng pháo tay bằng nụ cười và cái vẫy tay. Và Tổng thống lại nói : « Đây là xếp của nhà tôi» để giới thiệu ái nữ Margaret, trẻ măng, tươi tỉnh, trên tay thường ôm bó hoa hồng, tiến lên bục.

        Trong 4 hoặc 5 tuần lễ vận động dầu tiên, Dewey và các cộng sư viên đã có thái độ khinh miệt, hầu như ông Truman không có. Họ không lưu tâm đến lời chỉ trích, thách đố của ông Truman, và chỉ đề cập tới những nét đại cương một cách ôn hòa. Cuối tháng 9, đoàn tầu Victory của Dewey chạy qua California, từ toa báo chí, Leo Egan đã viết trên Nữu ước Thời bảo như sau :

        «Thống đốc (ứng cử viên) Dewey có thái độ của người đã đắc cử, đang chờ nhậm chức. Các bài diễn văn và lề lối vận động của ông ngụ ý rằng ông coi cuộc bầu cử chỉ là một thủ tục tầm thường để xác nhận lại một quyết nghị đã có. Chủ đề cơ bản của ông Dewey trong cuộc vận động là chỉ có một Tổng thống Cộng hòa và một Quốc hội Cộng hòa mới có thể mang lại sự nhất trí cần thiết cho quốc gia hầu đảm bảo hòa bình trên the giới rối loạn. Ông Dewey nhắc tới nhưng không khai thác sự phần chia hệ phái trong đảng Dân chủ. Thống dốc Dewey cố ý tránh tranh luận kịch liệt với ứng cử viên Dân chủ, đương kim Tổng thống.»

        Tổ chức vận động của ông Dewey hoạt động một cách đắc lực kinh khủng như cái máy tính điện tử, song lại - và có lẽ đó là nguyên nhân thất bại -  thiếu sắc thái nhân bản, như sự lầm lẫn, ngạc nhiên và sự cuồng nhiệt của dân chúng. Thời khóa biểu được triệt để tôn trọng, mỗi khi đoàn tàu dừng lại, bên dưới đã có đủ xe hơi chờ sẵn đề đưa mọi người vào thị trấn, phóng viên luôn luôn được phát diễn văn trước khi đọc, còn ứng cử viên thì luôn luôn được hàng rào thuộc viên bảo vệ để khỏi chạm trán những kẻ chất vấn, gây sự ngang ngược.

        Ngược lại, đoàn tháp tùng ông Truman luôn luôn sống trong bầu không khi thấp thỏm, đến nơi thường chậm, rồi từ giã bất thần, mọi kế hoạch được đảo lộn trong một đêm, nhiều khi không có kế hoạch cho 6 giờ sắp tới nữa. Các bài diễn văn rất cần thiết cho báo chí đăng tải vì lẽ thỉnh thoảng mới có phương tiện xử dụng vô tuyến truyền thanh và truyền hình, vậy mà thường lệ ký giả phải chờ đến khi ông Truman lên diễn đàn mới xin được nguyên bài). Vì một lý do không thể giải thích nổi, một bài diễn văn quan hệ về bảo vệ đất đai lại được đọc lầm trước một cử tọa công nhân kỹ nghệ.

        Trong khi phái đoàn Dewey sống trên chín từng mây hửng khởi thì chiến tuyến Truman lại ngụp lặn dưới vũng lầy tuyệt vọng. Tháp tùng Tổng thống trên khắp nước, các cộng sự viên Dân chủ có cảm nghĩ rằng họ tham gia cuộc vận động là vì họ trung thành với ông Truman, chứ không mong thắng, vả lại tinh thần ông Truman, phát lộ bằng nhỡn tuyến, đã tỏ ra không bao giờ chùn mỏi. Tuy nhiên, ngày tháng dần qua, tháng II sắp tới, tinh thần các cộng sự viên trên đoàn tầu tranh cử Truman bắt đầu vùng dậy. Sự biến đổi này rất tế nhị và thú vị. Không ai thấy rõ 1ý do, nhưng ít ra đã thấy là cuộc vận động sôi động và huyên náo trên tầu bắt đầu đơm bông, kết trái, quần chửng mỗi ngày một đông đảo, thân ái và ồn ào hơn trước.

        Đó là một thế cờ đảo ngược lớn lao nhất về chính trị trong lịch sử. Clark Clifford bồi tưởng như sau : «Chúng tôi cảm thấy điều này, tuy nhiên, chúng tôi không dám tin là sự thật.»

        Cuộc bầu cử 1948 là cuộc bầu cử Tổng thống sát nút nhất, kể từ 1916. Truman chỉ hơn Dewey 2.148.125 phiếu. Ông thắng Dewey vì hơn phiếu, chứ không phải vì dành được đa số. Tỉ lệ phiếu của ông Truman là 49,5 %, ông Dewey, 45,1 %. ông Thurmond đã phỗng tay trên ông Truman 4 tiểu bang miền Nam, một thời được coi là trung kiên với đảng Dân chủ, South Carolina, Alabama, Mississippi và Louisiana, còn Wallace thì lấy mất Nữu ước (tổng số phiếu của đảng Cấp tiễn gần gấp đôi số phiếu của Dewey), và có lẽ cả New Jersey.

        Tại sao thể cờ lại bị lật ngược ?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:53:23 pm

        Có nhiều nguyên nhân, song theo quan điểm của tác giả, nguyên nhân quyết định là như sau : trong giác thư 1947 của Clifford và ủy ban chiến lược chính trị, một chiến lược vận động cơ bản đa được đề ra, thích ứng với nhu cầu và khả năng ông Truman, và ông đã áp dụng toàn vẹn. Theo chiến lược này, ông Truman là người bị dồn vào mạt lộ, thua cũng chẳng sao mà thắng thì rất vẻ vang, luôn luôn phải nắm lấy sáng kiến, và đẩy mạnh sáng kiến với nhiều phương tiện, bất chấp khó khăn, nguy hiểm. Ông tranh cử dưới ngọn cờ Tân sách, với những mục tiêu quen thuộc, và được minh định, giác thư Clifford đã miêu tả những trở ngại mà ông sẽ gặp, một cách sống sượng và thực tiễn. Chiến lược này đòi hỏi sự can đảm và kiên trì, và ông Truman đã can đảm và kiên trì tuyệt đối, Trên căn bản, ông không lạc ra ngoài địa bàn của chiến lược cơ bản trong thời gian vận động. Kết quả là ông đã biết trước việc ông sẽ làm và phải làm.

        Ba khối cử trì đã mang lại thắng lợi cho ông : lao động, người da mầu (và một số thiểu số khác) và nông gia. Các cuộc kiểm phiếu cho thấy ông đắc thắng tại 13 thị trấn kỹ nghệ lớn nhất, nơi mà công nhân và người da đen có lá phiếu quyết định, và tại một số thị trấn này, ông còn nhiều phiếu hơn cả FDR năm 1944 nữa.

        Lý do khác nữa khiến ông thắng cử : ấy là sự tương phản về kỹ thuật vận động, và phương pháp kêu gọi cử tri. Chiến dịch tranh cử Truman nhuộm vẻ tích cực, quyết liệt, nhằm thẳng vào quyền lợi cơ bản của cử tri. Ngược lại, cuộc vận động của Dewey cũng như tư cách vận động của ông, đã mang tính chất khô khan. Ông tránh tranh luận trực tiếp với đối thủ Dân chủ. Khi đề cập tới những vấn đề trọng đại, ông ít khi đào sâu vào chi tiết hoặc đưa ra những lý luận hùng hồn. Trên bình diện trí thức, cuộc vận động của ông Dewey cao hơn cuộc vận động của ông Truman một bực. Ông Dewey theo lệ lối tranh cử thượng lưu và đoan trang, và cũng vì vậy nên đượm mầu kiêu căng,

        Thái độ của ông Truman đối với việc Nga sô phong tỏa Bá linh cũng là một yếu tố quan trọng. Cuộc phong tỏa diễn ra giữa mùa hạ, tạo một bầu không khí lo âu trên nền hòa bình mong manh ở Âu châu. Thoạt đầu, biện pháp lập cầu không vận của ông Truman có vẻ - mà sự thật là thế - chỉ là một hành động tuyệt vọng. Nhưng sau nhiều tuần lễ, hàng ngàn tấn tiếp liệu được chở hàng ngày tới Bá linh, công luận bắt đầu nhận thấy cầu không vận là một hành động thách đố, đập tan mưu mô bịp bợm sô viết. Quốc gia Mỹ cảm thấy kiêu hãnh, và ông Truman là người duy nhất được thụ hưởng sự thay đổi tính tình ấy. Trong khi các vấn đề chính sách đối ngoại không được khai thác một cách sôi đọng trong cuộc vận động, bời vì ông Dewey cố tình bỏ quên, thắng lợi lớn lao của biện pháp không vận Bá lính đã gia tăng mạnh mẽ tư thế lãnh đạo của ông Truman.

        Đắc cử năm 1948, ông Truman đã đích thân đồ bồ hôi để thành Tổng thống, không nhờ vả ai. Sự đắc cử đã giúp ông xóa bỏ được lời đàm tiếu cho ông là con người của «lò Pendergast, hoặc nương bóng FDR. Đồng thời với sự đắc cử, ông đã tranh thủ được sự lãnhđạo tuyệt đối, không ai dòm ngó như xưa được nữa. Tờ Mặt trời Nữu ước, it khi dùng lời lẽ khả ải đối với ông Truman, đã bình luận một ngày sau cuộc bầu cử như sau : « Điều ông cần làm là nhắc mũ, thán phục ứng cử viên bị đánh bại mà không chịu nhân là bị đánh bại. Những ngày sắp tới sẽ giúp chúng ta giải thích dài dòng và cặn kẽ sự việc xảy ra. Đối với tòa soạn Mặt trời thì chẳng có gì là bí mật lớn lao: ông Truman thắng cử vì Mỹ quốc vẫn là nơi yêu mến những kẻ đấu tranh, nơi mà sự đồng cảm tinh thần vẫu còn được kính nể.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Hai, 2019, 08:34:31 pm

CHƯƠNG X

PHƯƠNG HƯỚNG MỚI VỀ ĐỐI NGOẠI

        «Chúng ta đang sống trong cơn nguy khốn»

        «Hiểm họa và khủng hoảng xảy ra, không phải vì chúng ta thiếu chính sách đúng, hoặc đường hướng đúng, mà do thực chất tình thế chúng ta phải đương đầu. Sỡ dĩ chúng ta nghĩ rằng có thể tìm ra chính sách đúng hoặc hành động đúng để loại bỏ hiểm họa và khủng hoảng, và văn hồi thanh bình là vì chúng ta đã mặc nhiên nhìn nhận là chỉ cần biết cách là chúng ta có thể nằm vững tình thể hiện hữu.

        «Chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy khốn, bởi vì có những quyết định do một cường quốc khác ở ngoài vòng kiểm soát của cá nhân hay toàn thể chúng ta. Không có công thức nào trừ khử được những hiểm họa này. Bằng hành động cụ thể trong lai mà chóng ta chưa nhìn thấy, chúng ta sẽ ảnh hưởng tới những quyết định gây ra hiểm họa. Nhiệm vụ này đòi hỏi tinh thần kiên trì và y chí minh bạch. Hiện nay chúng ta hoạt động không đến nỗi kém cỏi. »

        Dean G. Achesont diễn văn đọc trước Luật sư đoàn  Michigan ngày 30-9-1948.

        Từ mùa hạ 1945 đến mùa hạ 1950, trong 5 năm ngắn ngủi nhưng đầy nguy hiểm, cơ chế chính trị thế giới được ổn định, song lại nằm trên cán cân, không phải cán cân quyền lực mà là cán cân khủng bố. Tình trạng này là lối thoát hiển nhiên độc nhất, nếu thế giới muốn tránh đại chiến thứ ba hoặc không muốn bị đặt dưới sự thống trị của Nga sô cộng sản và chế độ cộng sản độc tài. Thay thế hòa bình bằng chiến tranh lạnh là giải pháp không đáp ứng với nguyện vọng của nhân loại, song thà chiến tranh lạnh còn hơn chiến tranh nóng hoặc đầu hàng. Võ khí cơ bản của chiến tranh lạnh mang tính chất kinh tế và chính trị, còn chiến thuật thì được qui định trong khuôn khổ chiến lược chính sách đối ngoại. Muốn có được chính sách đối ngoại khả dĩ đương đầu với những đòi hỏi mới phải phát huy sự táo bạo và óc sáng kiến trên trường bang giao quốc tế - mà từ trước đến nay Hoa kỳ chưa từng trải qua - đồng thời chối bỏ nhiều khái niệm về chính sách cô lập và tự mãn mà Hoa kỳ coi là thiêng liêng từ ngày chính thể cộng hòa khai sinh. Nền móng của tân chính sách này do TT Truman đề ra, và được tiếp tục duy trì nguyên vẹn từ bấy đến nay. TT Truman đã đưa Hoa kỳ vào một vai trò hoàn toàn mới mẻ trong các vấn đề thể giới.

        Cầm chân Cộng sản

        Thông điệp thứ nhất về tình hình Liên bang của TT Truman ngày 21-1-48 đã minh định chính sách đối ngoại hậu chiến Mỹ quốc bằng lời lẽ vô cùng sống động và tin tưởng, Ông nói với Quốc hội như sau :

        « Mục tiêu vĩ đại và nổi bật của chính sách đối ngoại Hoa kỳ là kiến tạo và bảo tòn hòa bình công chính. Giữa một thời kỳ mà nhưng thay đổi lớn lao xảy ra chớp

        nhoáng trên khắp thế giới, chúng ta thường khó biết được phương pháp tuyệt hảo để phục vụ mục tiêu trọng tâm ấy.

        « Mặc dầu khó khăn thật sự này, chúng ta vẫn tìm ra một số nguyên lý mà Hoa kỳ tôn trọng và tiếp tục tôn trọng. Nguyên lý thứ nhất là một nền hòa bình vĩnh cửu đòi sự hiểu biết và hợp tác tích cực giữa các đại cường. Nguyên lý thứ hai là ngay cả hậu thuẫn của các quốc gia hùng mạnh nhất cũng không thể đảm bảo hòa bình trừ phi hậu thuẫn này được thấm nhuần tư tưởng bình đẳng đối với mọi quốc gia »

        Và, bằng giọng báo nguy, ông tiếp :

        «Không phải lúc nào chúng ta cũng toàn thắng. Có nhiều trường hợp làm nỗ lực tiến tới mục tiêu bị trì chậm, tuy nhiên, chúng ta sẽ không hoàn toàn chấp nhận những hành động di ngược với lý tưởng trên... Khi gặp khó khăn, Hoa kỳ sẽ không đề nghị loại bỏ khó khăn bằng cách hy sinh lý tưởng hoặc quyền lợi sổng còn của mình. »

        Ngày 9-2-46, Joseph Staline lên tiếng trước một cuộc mét-tinh khổng lồ của các viên chức cộng đảng tại Mạc tư khoa, giáo đầu cho cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức tại Nga sô sau 8 năm. Đây không phải là diễn văn tranh cử - vì ở Nga sô không có tranh cử chính trị - mà là tuyên ngôn có tính cách lịch sử, định nghĩa mục tiêu và chiến lược cộng sản trong thế giới hậu chiến.

        "Theo Staline, thì không thể có sự hợp tác lâu dài giữa thế giới Cộng sản trẻ trung và tích cực, và thế giới tư bàn giãy chết, và tham nhũng Đại chiến vừa qua đã đưa tới sự hợp tác ngắn ngủi giữa cộng sản và tư bản chủ nghĩa, song đại chiến cũng là kết quả của những quằn quại bên trong chính thể tư bản, đúng với tiên tri của Marx. Cũng theo Staline, thì tuy bị thương tích và tổn thất nhân lực, chế độ xã hội chủ nghĩa đã trở nên hùng mạnh sau đại chiến hơn bao giờ hết. Do đó, cuộc cách mạng thế giới vô sản phải được đẩy mạnh khắp nơi, và để củng cố cách mạng, kinh tế sô viết cần tiến vào đại kế hoạch Ngũ niên mới, hầu gia tăng gấp ba sản lượng kỹ nghệ nặng, trên mức tiền chiến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:26:22 am
    
        «Chỉ ở trong những điều kiện này - lời Staline - quốc gia chúng ta mới có dủ khả năng ứng đối với mọi tình thể» Có thể chúng ta phải thực hiện 3 kế hoạch Ngũ niên mới đạt được mục đích, dầu sao chúng ta có thể, và phải hoàn thành kỳ được.»

        Qua bài diễn văn, thâm ý của nhà độc tài sô viết là như sau : mặc cho các cường quốc Tây phương đùa bỡn với ảo tưởng dân chủ tư bản của họ, nếu họ mong muốn như vậy, còn chúng ta trong thế giới cộng sản thì hành động mạnh mẽ hơn bao giờ hết hần đạt tới mục tiêu cách mạng lịch sử của chúng ta và tốt hơn mọi người đừng ngăn cản chúng ta !

        Trong những tuần lễ tiếp, thâm ý của Staline đã được vạch trần trong một giác thư dài và mật từ sứ quản Mỹ tại Mạc tư khoa gửi về, Tác giả là một nhà thông thải về lịch sử và tâm lý học Nga, nhưng hồi ấy chưa nổi danh George F. Kennan, cố vấn sứ quán Mỹ tại Mạc tư khoa. Bản luận văn dài 8 000 chữ của Kennan, tài liệu sâu sắc và chuyên môn, phân tích triết huyết chính trị cận kim sô viết đã chứng tỏ rằng triết thuyết của Nga sô không phải là một hệ luận hợp lý đặt trên khái niệm Tây phương mà là một tôn giáo đầy rẫy giáo điều và quí thuyết. Theo Kennan, Tây phương không còn có thể giao hảo hữu hiệu với chủ nghĩa Cộng sản hậu chiến trên căn bản những khái niệm và thành kiến tiền chiến nữa. Thiết tưởng nên nghiên cứu kỹ lưỡng, luận thuyết của Kennan, luận thuyết đã trở thành yếu tố tối hệ trong nền ngoại giao Mỹ. Kennan mở đầu như sau :
        «Đặc tính chính trị của chế độ sô viết mà chúng ta thấy ngày nay là sản phẩm của ý thức hệ và hoàn cảnh : ý thức hệ mà các lãnh tụ sô viết hiện hữu thừa hưởng của phong trào chính trị đã đào tạo ra họ, và hoàn cảnh giúp họ hành xử quyền lực sau gần 30 năm ở Nga.»

        Sự nắm quyền tàn bạo của thiểu số cộng sản tại Nga, và sự sụp đổ xã hội, kinh tế tiếp theo, khiến cho việc thiết lập quyền hành chuyên chế là cần thiết. Và Kennan viết :

        «Họ sống phập phồng trong ý nghĩ bất an. Họ sống trong sự cuồng tín đặc biệt, không bị ảnh hưởng bởi tinh thần nhân nhượng cố hữu của Anh -  Mỹ, thái độ cuồng tín ấy lại quá tàn bạo và ghen tài nên họ không thể nghĩ tới việc chia quyền thường trực... Ngoài đảng Cộng sản ra, xã hội Nga không sống rập khuôn cứng nhắc, tuy nhiên không có hình thức hoạt động nhân bản tập thể hoặc hội đoàn nào không bị Đảng thống trị, và nguyên tắc này cũng được áp dụng bên trong Đảng... đảng viên không được quyền có ý chí riêng mà phải sống dưới sự lãnh đạo kinh khủng của Đảng, và chỉ nghe nói tới Đảng là đàng viên đã khiếp vía.»

        Kennan cho biết rằng công cuộc củng cố chính trị trên lãnh thổ sô viết «tới nay vẫn chưa thể hoàn thành được.» Nỗ lực nắm giữ quyền hành của các lãnh tụ sô viết không những nhằm tới lực lượng quốc nội, mà còn nhằm tới thế giới bên ngoài nữa. Dĩ nhiên, lý thuyết của Đảng đã loan truyền rằng thế giới đối nghịch bên ngoài muốn hủy diệt chủ nghĩa Cộng sản, và dùng điều này làm con ngoáo ộp đế chứng minh sự cần thiết của một chính sách liên tục cổ súy khắc khổ, hy sinh và hiếu chiến. Theo Kennan, điện Cẩm linh, như Giáo hội, không tiến bước vội vã. Lénine đã răn dạy môn đồ phải thận trọng, uyển chuyển, kiên nhẫn và lọc lừa trong việc thực hiện mục tiêu cộng sản tối hậu, và giáo ngữ của Lénine đâ được kinh nghiệm Nga sử xác nhận. Khi cần, điện Cẩm linh sẵn sàng lùi bước trưởc kẻ địch hùng mạnh. « Hành động chính tri của điện Cẩm linh là dòng nước chảy liên tục ở bất cứ nơi nào được quyền chảy, để tiến tới mục tiêu  đã định. Quan tâm chính của họ là làm cách nào cho nước chảy vào mọi ngõ ngách của dòng sông quyến lực thế giới.»

        Kennan cảnh giác rằng các lãnh tụ sô viết biết phán xét sâu sắc tâm lý con người nên không chùn chân trước những hăm dọa hoặc hành động ồn ào của Tây phương. Muốn chống lại điện Cẩm linh một cách hữu hiệu, phải trầm tĩnh, kiên trì, và uyển chuyển thích ứng trong yêu sách, hầu có thể hòa hợp mà không phải hy sinh nhiều uy tín. Đề cập tới phần chính của luận thuyết, Kennan viết :

        «Qua những dòng chữ ở trên, ta sẽ thấy rõ rằng áp lực sô viết đối với định chế tự do của thế giới Tây phương có thể được ngăn giữ bằng sự phản công khôn ngoan và tỉnh táo tại nhiều vị trí địa lý và chính trị luôn luôn thay đổi, tương ứng với những chuyển biến và mưu đồ trong chính sách đối ngoại sô viết, mà chúng ta không thể nào loại bố được bằng thương nghị hoặc chiến thuật vỗ về...

        Ta thấy rõ là trong tương lai có thế đoán thấy Hoa kỳ không hòng hy vọng thân thiện chính trị với chế độ sô viết. Hoa kỳ tiếp phải tục coi Nga sô là đối thủ, không phải là đồng minh, trên đài chính trị. Hoa kỳ phải tiếp tục cho rằng chính sách sô viết sẽ không phản ảnh tư tưởng trừu tượng yêu mến hòa bình và ôn cố... mà chỉ phản ảnh áp lực thận trọng và dai dẳng nhằm phá vỡ và làm suy yếu mọi ảnh hưởng và quyền lực đối nghịch.

        «Ngược lại ta thấy rằng Nga sô, đối nghịch với thể giới Tày phương nói chung, vẫn là phe yếu kém chính sách sô viết lại vô cùng co dãn, và xã hội sô viết có thể chứa đựng nhiều sở đoản khiến cho một ngày nào đó, toàn bộ tiềm năng bản thân Nga sô bị suy yếu.

        Do đó Hoa kỳ áp dụng, với sự tin tưởng hợp lý , chính sách cầm chân cương quyết, nhằm đối đầu Nga sô bằng sự phản công không lay chuyển tại bất cư nơi nào Nga sô manh nha ví phạm quyền lợi của thế giới hòa bình và ổn cố..;

        « Ta sẽ phóng đại sự thật nếu cho rằng Mỹ quốc đơn phương, không cần ai giúp sức cũng có thể hành xử quyền sinh sát đối với phong trào cộng sản, và làm cho chế độ sô viết sụp đổ mau chóng tại Nga... Tuy nhiên, không phong trào thần bí và mầu nhiệm nào — phương chi đây chỉ là điện Cẩm linh - có thể đương đầu mãi mãi với sự chán chường mà không phải tự cái biến, bằng cách này hay cách khác, hầu ứng đối với tính cách hợp lý của tình thế.»

        Điều Kennau muốn nói là chủ nghĩa Cộng sản Nga không phải chỉ là một hình thái chính phủ mà là một ngụy giáo với những giáo điều bất biến, và sứ mạng không lay chuyển nhằm tiêu diệt những kẻ khác tín ngưỡng, Nga Cộng là một lực lượng ý thức hệ, không biên giới quốc gia hoặc chúng tộc, mà bẩm sinh là len lỏi vào những kẽ hở chính trị suy yếu. Chủ nghĩa Nga - Cộng không thể bị tiêu diệt tại gốc rễ, và trong một thời gian cũng không thể xoa dịu. Song chủ nghĩa Nga Cộng có thể bị cầm chân, cầm chân bên trong ranh giới hiện hữu. Một năm sau, một tân khái niệm chiến lược, chính sách « cầm chân » bắt đầu hướng dẫn chính sách đối ngoại Mỹ trên con đường cách mạng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2019, 10:18:30 pm

        NATO : một cuộc liên minh rối rắm

        Khi chính sách cầm chân Cộng sản bắt đầu hình thành, dần dà người ta nhận thấy nhiều đòi hỏi lớn lao. Thứ nhất, áp dụng chính sách cầm chân, nghĩa là chấp nhận thực tế thế giới lưỡng đầu Mỹ - Nga, và cuộc xung đột vô hạn định giữa các lực lượng cộng sản chủ nghĩa và tự do. Thứ hai (nghĩa là Hoa kỳ quyết tâm chống Nga sô ở bất cứ nơi nào, và nơi nào xét ra cần thiết, và bằng mọi phương tiện kể cả nguy hiểm lâm chiến. Thứ ba, nghĩa là lôi kéo các quốc gia lự do khác chia sớt trách nhiệm và nguy hiểm với Hoa kỳ, và cung cấp viện trợ vật chất hầu họ có thể hợp tác hữu hiệu.

        Nói cụ thế, cầm chân nghĩa là đắp nhưng con đê chính trị, kinh tế, và sau cùng là sức mạnh quân sự để ngăn làn sóng đỏ. Đó là một chiến lược thực tiễn nhằm tranh thủ thời gian, hơn là chiến thắng. Trên bình diện chiến thuật, chính sách cầm chân đã được áp dụng trong mấy năm sắp tới từ Âu châu qua Trung đông tới Cao ly. Chính sách này mở đầu với chủ thuyết Truman và kế hoạch Marshall, song phòng tuyến lâu dài nhất là minh ước Bắc Đại tây dương, tức NATO. Tình thế vẫn chưa muộn màng nên chính sách cầm chân được coi là nòng cốt chiến, lược của thế giới tự do.

        Minh ước NATO dự định bao gồm không những các quốc gia Bắc Đại tây dương và Bắc Âu mà còn cả Bồ đào nha và Ý và khái niệm phòng thủ quân sự được cứu xét ngang hàng với khái niệm hợp tác chính trị.

        Hoa kỳ kín đáo phân phát dự thảo minh ước cho các quốc gia muốn gia nhập. Toàn thể đều đồng ý trên nguyên tắc, ngoại trừ một số dè dặt cá biệt cần được minh giải. Pháp quốc muốn vòng đai bảo vệ của Minh ước thu tóm cả các thuộc quốc ở Bắc Phi, đồng thời gia tăng đảm bảo là Minh ước không đưa tới việc tái võ trang Đức. Anh quốc lại thắc mắc về sự gia nhập của Ý. Hoa kỳ khẩn khoản đề nghị những điều kiện phòng thủ hỗ tương ôn hòa, cho phép các quốc gia minh ước áp dụng những phương tiện quyết liệt song không gây ra chiến tranh để tiếp tay cho một hội viên bị tấn công, một đề nghị cần thiết vì có như vậy năm 1947 Thượng viện mới phê chuẩn minh ước Rio, một minh ước địa phương tương tự liên quan đến tây bán cầu. Mọi ý kiến khắc biệt đều được san bằng và minh ước có thể được hình thành trong mùa đông nếu không có tình trạng bầu cử bấp bênh năm 1948. Nếu sau tháng 11, một tân Tổng thống được chọn lựa tại Hoa kỳ - triển vọng có vẻ dễ thành sự thật - thì vị tân nhiệm có thể sẽ không tiếp tục chính sách của Tổng thống đương kim.

        Song le, như ai cũng biết, sau tháng 11, không có tân Tổng thống ở Hoa thịnh đốn. Với nguồn tin tưởng mới, ông Truman tuyên bố với Quốc hội và quốc gia Mỹ trong diễn từ tựu chức pháp nhiệm II rằng ông dự định ký minh ước Bắc Đại tây dương, và sẽ yêu cầu Quốc hội thông qua dự luật củng cố minh ước bằng cách cung cấp võ khí cho các quốc gia hội viên. Ông nói :

        «Mục đích căn bản là chứng tỏ một cách sắt đá sự quyết tâm của các quốc gia tự do trong việc chống trả những cuộc tần công võ trang bất kể từ đâu tới... Tấn công võ trang có thể sẽ không bao giờ xảy ra nếu chúng ta nói trước một cách rõ ràng là mọi cuộc tấn công võ trang liên quan đến an ninh quốc gia của chúng ta sẽ bị đối phó với một sức mạnh kinh khủng.»

        Minh ước Bắc Đại tây dương được ký kết tại Hoa thịnh đốn chiều thứ hai, 4-4-1949. Các ngoại trưởng của 12 quốc gia hạ bút ký vào bản văn gồm 1.500 chữ. 12 quốc gia tham dự là Hoa kỳ và Gia nã đại, đại diện Bắc-Mỹ; Đan mạch, Ai nhĩ lan và Bồ đào nha, quản trị ba hải đảo chiến lược trên Bắc Đại tây dương; Anh, Pháp, Ý, Hòa lan, Na uy, Bỉ, và Lục xâm bảo, thuộc Tây Âu. (Sau này, Hy lạp, Thổ và Tày Đức được gia nhập).


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2019, 07:45:43 am

        Các quốc gia gia nhập xác định lại sự trung thành với LHQ, và cam kết gia tăng các định chế tự do, khuyến khích hợp tác kinh tế, và tham khảo lẫn nhau mỗi khi nền vẹn toàn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị bị đe dọa. Điều 5 được coi là điều nòng cốt của minh ước, mang lại hy vọng cũng như ấn định nhiệm vụ cho các hội viên, như sau :

        « Các hội viên thỏa thuận rằng mọi cuộc tấn công võ trang vào một hoặc nhiều hội viên ở Âu châu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là cuộc tấn công vào toàn thể... và mỗi hội viên sẽ tức thời giúp đỡ đương sự, trên phương diện đơn phương và đồng hợp với các hội viên khác, với mọi hành động xét ra cần thiết, kế cả việc dùng quân lực, hầu phục hồi và duy tri an ninh trong khu vực Bắc Đại tây duơng.»

        Liên minh Đại tây dương được coi là liên minh đầu tiên với hải ngoại được Hoa kỳ ký kết trong thời bình. Đầu tháng 1-1949, một sự thay đổi quan trọng lớn lao xảy ra trong cấp lãnh đạo chính quyền Truman. George Catlett Marshall, sau hơn 40 năm phục vụ liên tục với tư cách quân nhân -  chính khách, rút khỏi chức ngoại trưởng. Đối với ông Truman, ngoại trưởng Marshall là - và mãi mãi Vẫn là - nhân vật nổi bật trong thế chiến thứ hai.

        Ông Marshall bị giải phẫu thận, TT Truman lại triệu tới Dean Acheson. Về tình bạn riêng, và ảnh hưởng tới chính sách quốc gia, Acheson còn được Tổng thống trọng vọng hơn tướng Marshall nữa. 18 tháng trước, ông Acheson từ chức thứ trưởng để trở về nghề luật sư. Giờ đây, ngoại trưởng Acheson phải đương đầu với nhiệm vụ nặng nề lớn lao là hướng dẫn không những minh ước Bắc Đại tây dương mà còn cả chương trình võ trang phụ thuộc qua cuộc thảo luận lập pháp nữa.

        Thượng viện nhóm trong trụ sở của Tối cao Pháp viện bên trong tòa nhà Quốc hội, vì phòng họp thường lệ đang được sửa chữa. Lãnh đạo phe ủng hộ là thượng nghị sĩ Vandenberg vì lẽ bạn đồng viện cùng Đảng với ông đã phản đối. Thực tế đã chứng tỏ đó là cuộc đấu tranh nghị trường lớn lao cuối cùng (vì mấy tháng sau, ông bị liệt giường vì bệnh), và cũng là một trong cuộc chiến thắng hãnh diện nhất của thượng nghị sĩ Vandenberg. Riêng ông cũng hiểu sai phần nào giới hạn của chương trình võ trang, song ông đã quan niệm minh ước như là pháo đài thiết yếu ngăn ngừa thế chiến thứ ba. Theo lời ông, thì bỏ phiếu phê chuẩn minh ước không có nghĩa là thượng nghị sĩ phải phê chuẩn luôn dự luật võ trang, ông nói rằng minh ước không chứa đựng một chữ nào có tính cách gây hấn, mà chỉ phục vụ nguyện vọng hòa bình... và là cụ thể hóa hữu lý một trong các câu châm ngôn vĩ đại của Mỹ «đoàn kết là sống, chia rẽ là chết».

        Tuy nhiên, lý luận của thượng nghị sĩ Vandenberg không lay chuyển nổi thượng nghị sĩ Taft và nhóm người lèo tèo chủ trương cô lập của ông. Ông nói trước Thượng viện như sau :

        « Tôi đã tiến tới kết luận là không thể bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước, vì tôi nghĩ rằng theo điều khoản của hiệp ước chúng ta phải đài thọ việc võ trang các quốc gia Tây Âu. Nhiệm Vụ võ trang này, theo thiển ý sẽ xúc tiến chiến tranh hơn là hòa bình trên thể giới ».

        Ông Taft cho biết là chỉ phê chuẩn nếu hiệp ước có khoản dè dặt, không bắt buộc Hoa kỳ cung cấp võ khí. Ông đưa ra một tu chính án về điểm này song bị bác bỏ.

        Sau đó Thượng viện đã phê chuẩn với đa số tuyệt đối 82 thuận, và 13 nghịch, ngày 21-7-1949. Một tháng 3 ngày sau, tổ chức NATO trở thành sự thật. Chính sách cầm chân Cộng sản đã hoàn toàn trưởng thành với sự thực thi minh ước Bắc Đại tây dương. Từ bấy đến nay, chính sách cầm chân vẫn tiếp tục là nòng cốt chiến lược của nền ngoại giao Hoa kỳ, với minh ước Bắc Đại tây dương làm nền tảng chính yếu. Dĩ nhiên người ta phải nhìn nhận là NATO chưa bao giờ phát triển đúng như dự tính. Trong vòng 2 năm đầu, NATO đã tỏ ra là không khi nào có thể tiến tới một quân lực hợp nhất có đủ khả năng đẩy lui một cuộc xâm lược vào Tây Âu. Trên địa hạt kinh tế, phải đợi 15 năm mới thành lập được Thị trường Chung. Dầu sao thi minh ước hầu như đã cớ tác dụng ngăn chặn xâm lăng từ trong trứng, và sự thật là biên giới Âu Cbâu vẫn còn nguyên vẹn và bức màn sắt vẫn bất động từ 1948.

        Thảm họa kinh tế và hỗn loạn chính trị 17 năm trước ở Âu Châu ngày nay đã hoàn toàn thuộc về quá khứ xa xôi. Làn sóng đỏ không còn tìm ra nhiều ngõ ngách ở Âu Châu hoặc ở Trung đông để chảy vào nữa. Cộng sản chú nghĩa bèn tìm lối thoát ở các vùng xa xăm khác trên thế giới. Dầu muốn dầu không, cũng nhờ NATO thành công nên giữa khoảng thời gian 1960-70, các quốc gia Âu Châu hội viên mới có thể quan tâm hơn tới việc củng cố độc lập, thoát ra ngoài sự lãnh đạo của Hoa kỳ, và lơ là phòng thủ chung chống xâm lăng Cộng sản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Ba, 2019, 10:30:29 pm

        Chương trinh Điểm Tư : mới mẻ và táo bạo.

        Chương trình Điểm Tư là một kế hoạch ý nghĩa khác của ông Truman, nhằm cầm chân Cộng sản. Đó là một kế hoạch tân kỳ, xử dụng kỹ thuật và kiến văn chuyên môn hơn là đô la Mỹ, để dìu kéo các quốc gia hậu tiến trên thế giới vào nếp sống thế kỷ 20, và - với hy vọng - đưa họ ra khỏi tầm tay đón bắt của Nga sô. Kế hoạch này mang sắc thái đặc biệt của ông Truman — sự hợp hòa mâu thuẫn nhưng hợp lý giữa chủ nghĩa nhân bản thực dụng, và tư lợi kinh tế - và đã gây ảnh hưởng lâu dài đổi với nền ngoại giao Hoa kỳ. Tuy danh tính Điểm Tư đã nhòa trong quên lãng từ lâu, tư tưởng của nó đã bén rễ trong chương trình ngoại viện Mỹ trong vòng 15 năm qua, và là nguồn gốc của Đoàn Công tác Hòa bình hiện nay được coi là ưu tiên đặc biệt.

        Thoạt tiên, một ủy ban trong bộ Ngoại giao có nhiệm vụ nghiên cứu ý kiến về kế hoạch Điểm Tư. Sau khi hình thành, chương trình này chỉ gây ra tổn phí nhẹ, nhằm cái thiện mực độ văn hóa và sinh hoạt của dân chúng trong các quốc gia hậu tiến. Hoa kỳ cung cấp kiến thức và chuyên viên, như kỹ sư, giáo viên, chuyên viên y tế công cộng, kinh tế gia, kỹ sư nông học, vân vân... còn các quốc gia tiếp nhận, có thể với sự giúp đỡ của các cơ quan quốc tế khác nhau, thì cung cấp tư bản và các tài nguyên cần thiết để thực thi kế hoạch cái thiện địa phương. Tới một mực độ nào đó, người ta hy vọng là tư bản tư nhân Tây phương sẽ thấy lợi mà đầu tư tại các quốc gia đang mở mang này.

        Kẽ hoạch kể trên nhằm 2 đối tượng, nhân bản, chính trị, và kinh tế. Trên khía cạnh thứ nhất, nếu được giúp đỡ để thoát khỏi cảnh thất học và nghèo đói từ bao thế kỷ, nhân dân Á Phi sẽ trở thành những công dân thế giới khá giả, khó bị Cộng sản dùng làm con cờ bóc lột. Trên khía cạnh thứ hai, vì là kho sản xuất phần lớn nguyên liệu trên thế giới, các quốc gia chậm tiến mỗi ngày một trở thành quan trọng đối với nền kinh tế Tây phương tái sinh, cho nên không những phải bảo vệ kho sản xuất mà còn phải nghĩ đến việc biến Á Phi thành thị trường tương lai cho Tây phương nữa.

        Tổng thống chuyển bản thông điệp Điểm Tư cho Quốc hội trong tháng 6-1949, chỉ yêu cầu một ngân khoản ít ỏi là 45 triệu đô la để thực hiện chương trình. Ngày 5-6-1950, Quốc hội chế định khái niệm Điểm Tư thành luật, song lại dè dặt và cắt xén nhiều khoản, khiến cho tác dụng tuyên truyền lớn lao ban đầu, khi Tổng thống đề nghị kế hoạch, đã bị suy giảm rất nhiều.   

        Trên địa hạt hành động, kế hoạch Điểm Tư trở thanh Cơ quan Quản trị Hợp tác Kỹ thuật (TCA). Về hành chính, TCA lại lạc vào sự điều khiển của bộ Ngoại giao. Ngoại trưởng Acheson và các cộng sự viên không tỏ vẻ sốt sắng, vì lẽ bộ Ngoại giao được thành lập không phải để phụ trách những vấn đề liên quan đến công chính, giáo dục, nông nghiệp, v.v...Tuy sống lêu bêu, TCA vẫn tìm cách phát động được một số kế hoạch, phần nhiêu rất hữu ích. Cơ quan TCA không xây dựng công trình thủy lợi trên sông Jordan, nhưng đã vét cạn các vùng đồng lầy gây bệnh sốt rét rừng chung quanh hàng chục làng Nam-Mỹ, cung cấp nước uống tinh khiết đầu tiên cho hàng chục xã khác, cung cấp xe tờ rắc tơ và chuyên gia giúp Ai cập cải biến khoảng ba triệu mẫu sa mạc thành đất canh tác, thiết lập chế độ tiền tệ và ngân hàng tân tiến tại Ả rập séoudite. Tài khóa 1953, TCA được xử dụng ngân khoản 155,6 triệu đô la, với nhiều kế hoạch được tiến hành lại 33 quốc gia. Tuy nhiên năm ấy, TCA bắt đầu bị trùm lấp bởi Cơ quan An ninh Hỗ tương khởi thủy phụ trách viện trợ kinh tế và quân sự đại qui mô cho nhiều vùng trên thế giới ngoài Âu châu. Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Eisenhower, TCA được sát nhập vào chương trình ngoại viện.

        Viện trợ kỹ thuật vẫn còn là một bộ phận của ngoại viện từ bấy đến nay, song ngọn cờ nhân bản vĩ đại và tuyên truyền của Điểm Tư từ lâu đã bị cuốn cất, bụi bặm bám đầy. Ông Truman đã nhắc tới một cách say mê trong hồi kỷ :«Mệnb danh công cuộc này là một chương trình táo bạo và mới mẻ» không phải là phóng đại. Đó là một ý kiến phiêu lưu chưa hề được quốc gia nào đề nghị từ trước đến nay trong lịch sử thế giới.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2019, 11:44:11 am

        Thảm họa ở phương Đông : Trung hoa.

        So sánh với sự đại thắng ở Âu châu thi nỗ lực của chính phủ Truman trên đường mưu tìm một chính sách đối với Trung hoa chỉ là sự thất bại chua cay, và như Herbert Feis, đó là «những hy vọng và kế hoạch suy sụp biến thành thất bại» Hy vọng biến Trung hoa thành pháo đài của nền tự do hậu chiến ở Viễn đông đã hóa ra thất vọng, song không hẳn vì sự can thiệp quỉ quyệt của Nga sô mà chính vì sự bất động và rủi ro của chính phủ Quốc dân đảng và đồng minh Hoa kỳ. Hai chính phủ Quốc dân đảng và Hoa kỳ đã để cho một khoảng trống chính trị phát sinh, tạo điều kiện cho quyền lực Cộng sản ào tới như thác lũ. Việc phải tới đã tới, hồng thủy đã ngập tràn Hoa lục. Hoa kỳ có thể ngăn chặn được làn sóng đỏ hay không ? Câu hỏi này đã khơi mào cho một trong các cuộc tranh luận gay gắt nhất trong kỷ nguyên Truman, và cuộc tranh luận này vẫn ầm ĩ đế thỉnh thoảng bột phát dữ dội trong vòng 20 năm sau.

        Trung quốc, được mô tả trong sách giáo khoa Mỹ như là xứ hoang đường, thần bí và truyền giáo, chính là một nước khổng lồ về chúng tộc phức tạp và địa lý mênh mông của châu Á. Quằn quại dưới nạn nhân mãn và nền kinh tế phong kiến, Trung quốc đã là sân khấu của cách mạng xã hội từ đầu thế kỷ 20. Cuộc cách mạng được đẩy mạnh năm 1927, sau cuộc đoạn giao công khai thứ nhất giữa thiểu số khuynh tả hùng hậu do Mao trạch Đông, môn đệ của Lẻnine, lãnh đạo và đảng Quốc dàn Đảng, chiếm ưu thế do anh hùng cứu quốc Tôn dật Tiên truyền lại cho Tưởng giới Thạch. Từ đó, lịch sử Trung quốc hầu như diễn ra trong nội chiến liên tục, gián đoạn (song không bao giờ ngưng hẳn) lần thứ nhất do cuộc xâm lăng Nhật bản, năm 1937, xé vụn Mãn châu, và lần thứ hai, do thế chiến thứ hai mà Trung quốc trở thành pháo đài chống phát-xít của đồng minh ở phương Đỏng.

        Mặc dầu được Hoa kỳ ủng bộ đại qui mô về tiền bạc võ khí và tiếp liệu. Trung quốc vẫn tỏ ra là đồng minh vô hiệu lực trong trận chiến tranh chống Nhật. Chính phủ Quốc dân đảng bị nạn tham nhũng cấu xé, và đặt dưới tác phong sứ quân của nhiều tổng trưởng và đại tướng. Tuy là người có cao vọng và tinh thần yêu nước vĩ đại, Tưởng thống chế không thể nào bắt thuộc viên nghe theo lý tưởng liêm khiết và dân chủ, cũng như không thể nào lôi kéo được đàn em của Mao. Thành thử ra, khi đại chiến gần chấm dứt, đất Tàu có hai bộ tư lệnh quân sự và chính trị thù nghịch lẫn nhau hiệu năng chống Nhật phần lớn bị triệt tiêu vì họ chỉ nghĩ đến tổ chức phục kích và trả thù lẫn nhau. Cuộc chiến tranh chống kẻ thù chung được coi là thứ yếu, sau cuộc nội chiến để dành quyền kiểm soát chính trị tại Hoa lục.

        Khi Nhật đầu hàng tháng 8-1945, có hơn một triệu binh sĩ Nhật trên đất Tàu và một quân số tương đương lại Mãn châu. Hồng quân sô viết tràn qua biên giới Nga Mãn, cụ thế hóa lời cam kết của Mạc tư khoa, trong khuôn khổ thỏa ước Yalta. Lực lượng Hoa cộng bị phân tán tại những điềm nòng cốt ở Hoa Bắc và một số vùng Mãn châu, còn Tưởng thống chế thì bắt buộc phải kéo về tây-nam, đặt tổng hành doanh tại Trùng khánh. Bộ tư lệnh tối cao đồng minh băn khoăn chưa biết xử trí cách nào để tiếp thu các đồn quân Nhật bản trên đất Tầu. Tưởng giới Thạch cực lực phản đối với lý lẽ thực tiễn rằng nếu Cộng sản được hường vinh dự tiếp thu, không những họ sẽ nắm được rất nhiều võ khí, quân trang, mà còn đưa cán bộ cai trị đến những vùng mà quân đội Nhật vừa rút đi nữa. Tỏ vẻ lo ngại, Hoa kỳ cố tránh ủy quyền tiếp thu cho Nga sô, tuy nhiên Nga sô có vẻ tôn trọng điều khoản của hiệp ước Nga - Hoa, một trong nhiều điều kiện của hội nghị Yalta, và họ lại công nhận chính thể Trung hoa quốc gia là quyền hành chính trị duy nhất trên đất Tầu. Nhưng không ai chắc trước Nga sô sẽ tiếp tục đàng hoàng như vậy cho đến khi nào, hoặc đến khi nào họ sẽ từ bỏ thái độ thụ động và giúp Mao cùng phe cách mạng tích cực.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Ba, 2019, 01:22:56 am

        Một mặt è cổ dưới gánh nặng quân sự và hỗn loạn chính trị, chính phủ Trung quốc, mặt khác, lại bị khánh kiệt về kinh tế và vật chất. Nạn lạm phát đã biến tiền tệ Trung hoa thành giấy lộn (1.300 quan kim bằng 1 đô la), 90% hoạt động hỏa xa bị ngưng trệ, phương tiện chuyển vận đường bộ và đường thủy bị hư hại trầm trọng, các xưởng máy bị hư hại nặng nề, tình trạng thiếu thốn hầu như nạn đói kém tồn tại ở một số địa phương trong xứ.

        TT Truman tóm lược tình hình mà chính phủ Mỹ phái đương đầu tại Hoa lục trong mùa thu 1945, như sau :

        « Vấn đề Cộng sản chủ nghĩa ở Trung quốc khác hẳn các vấn đề chính trị ở mọi nơi. Tưởng giới Thạch phải đối phó không những với một thiểu số chính trị đấu tranh rải rác trong dân chúng, mà còn với một chính quyền cạnh tranh hiện kiểm soát một phần lãnh thồ, qui tụ khoảng 1/4 dân số Hoa lục.

         Chủng ta đanq bị kẹt ở Trung quốc. Vì chúng ta không thể rũ áo ra đi một cách giản dị, trong khi còn gần 5 triệu người Nhật ở đó mà gần 1 triệu là quân nhân. Ngoại trừ khi nào chúng ta chắc chắn là những lực lượng này bị loại trữ vì lẽ, ngay cả ở vào hoàn cảnh bại trận, người Nhật vẫn có thể lại nắm quyền ở Trung quốc bằng cách đơn giản làm nghiêng cán cân trong cuộc tranh quyền.

        Giải pháp quyết liệt cũng không thể thực hiện được, Theo giải pháp này, chúng ta phải tung vào đất Tàu những tài nguyên và hạn vô những đạo quân Mỹ đông đảo hầu đánh bại Cộng sản, trục xuất người Nhật ra khỏi lục địa, vả cưỡng bách Nga sô rút khỏi Mãn chầu bẵng võ lực. Nhân dân Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ một công cuộc như vậy.

        Do đó, con đường duy nhất trước mắt chúng ta là giúp bằng mọi cách vào việc duy trì hòa bình tại Trung quốc, làm hậu thuẫn Tưởng thống chế về chính trị kinh tế và phần nào về quân sự. Nhưng chúng ta không thể can dự vào cuộc huynh đệ tương tàn tại Trung quốc».

        Phần lớn nhiệm vụ hoạch định một chính sách mạch lạc cho Trung hoa được ủy thác cho Ngoại trưởng Byrnes và Bộ trưởng chiến tranh Patterson và rồi giao phó cho thứ trưởng Ngoại giao Dean Achesoa và thứ trưởng Chiến tranh Robert Lovett. Mấy năm sau, Acheson tường trình trước một ủy ban Thượng viện như sau:

        « Việc phải giải quyết là làm cách nào trên thực tế tạo lập được một quốc gia, và làm cách nào cho quyền hành của chính phủ Trung hoa được thực thi trên khắp quốc gia ấy.

        Tôi không dùng từ ngữ «tạo lập lại một quốc gia» mà muốn nói «tạo lập», bởi vì theo chúng ta hiểu, hầu như trải qua một thời kỳ vô tận trong quá khứ, không một quốc gia nào được thiết lập trên lãnh thổ được mệnh danh là Trung hoa... quốc gia ở đây có nghĩa là chính phủ nắm quyền kiềm soát trên toàn lãnh thồ.»


        Hoa kỳ không thể thản nhiên rút lui, không quan tâm đến mọi quyền lợi và trách nhiệm ở Trung hoa nữa, cho nên việc phải làm là ổn định tình hình lục địa, với một trong hai giải pháp ủng hộ Tưởng chống Mao đến cùng hoặc hòa giải Mao -  Tưởng.

        Theo giải pháp thứ nhất. HOA kỳ phải viện trợ tiền bạc, dụng cụ và nhân sự, nhất là nhân sự trên bình diện đại qui mô, và đứng về phe Tường chống kẻ thù Trung cộng. Tưởng thống chế đón nhận kế hoạch này một cách nồng nhiệt. Ông cho rằng Trung quốc chỉ có thể được thống nhất sau khi đè bẹp Mao cộng bằng võ lực. Quan niệm như vậy, ông quên bẵng đông đảo dân chúng không Cộng sản đã mất thiện cảm với chính phủ quốc gia, mặt khác, với biện pháp giải ngũ đang được thực hiện mạnh mẽ, Hoa kỳ không còn đủ quân số để ứng đối với tình thế, và càng không muốn mắc kẹt vào một cuộc chiến tranh mới ở Á châu.

        Rốt cuộc, tổng tư lệnh quân lực Mỹ trên chiến trường Trung hoa, tướng Albert C. Wedemeyer, chủ trương minh bạch là không nên hợp tác quân sự với Tưởng trên phạm vi rộng lớn. Trong một phúc trình tháng 11-1945, ông thông báo cho Hoa thịnh đốn biết rằng Tưởng chỉ có thể giữ vững được Hoa Nam nếu chịu tiếp nhận các hành chính viên và chuyên viên ngoại quốc tới giúp đỡ, tẩy sạch chính quyền tham nhũng, và phát động cái cách xã hội thật sự. Trong nhiều tháng hoặc có lẽ cả nhiều năm nữa Tưởng cũng không hy vọng cai trị tại Hoa Bắc, nếu không dàn xếp với Trung Cộng, và Mãn châu nên được đặt dưới quyền kiểm soát quốc tế trong nhiều năm rồi mời có thể chuyển lại cho Tưởng.

        Hoa thịnh đốn bị dụ vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan : nghĩa là không thể khuyến lập chế độ Cộng sản ở bất cứ nơi nào ở Hoa lục, và chỉ có thể ủng hộ chế độ quốc gia, song le sự thật hiển nhiên là phe quốc gia khó hy vọng kiểm soát những vùng khác ngoài Hoa Nam nếu Cộng sản chống đối, và dĩ nhiên là Cộng sản sẽ chống đối. Hoa kỳ phải công khai can thiệp bắt họ hợp tác. Theo quan điểm Mỹ, kế hoạch này sặc mùi ghê tởm về chính trị và hầu như bất khả thực hiện về quân sự. Hoa kỳ lại cũng không thể bỏ mặc nước Tầu, thu xếp hành trang hồi hương.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:30:14 am

        Do đó, chỉ còn giải pháp thứ hai, tìm cách hòa giải Quốc Cộng để thành lập chính phủ liên hiệp, và chắc chắn là trên căn bản có lợi cho phe Tưởng hơn là phe Mao. Nói cách khác, giải pháp này khác nào đặt chú bé lên lưng cọp, với hy vọng chú bé có thể cưỡi thẳng về nhà mà khổng bị ăn thịt.

        Từ những ngày đầu chiến cuộc, Hoa kỳ vẫn đeo đuổi mục tiêu chính trị liên hiệp ở Trung hoa. Năm 1944, TT Roosevelt bổ nhiệm tướng Patrick J. Hurlev, một nhà ngoại giao - quân nhân có khả năng nhưng nóng tính, với nhiệm vụ chính là xúc tiến liên hiệp Quốc-Cộng. Hurley đã nhiều lần đưa Tưởng Mao tời bàn hội nghị, song chưa bao giờ đạt được kết quả lâu dài. Tháng 11-1945, Hurley được triệu về Hoa thịnh đốn để tham khảo. Trong phút nòng nảy và chán chường bắt thần, ông từ chức, và trở về quê nhà ở New Mexico giữa lúc đường lối và nhân sự của chính quyền bị chỉ trích. Hồi ấy, chính quyền sửa soạn gây áp lực bắt Tưởng tẩy sạch guồng máy cai trị và cố gắng một cách lương thiện để chấp nhận những yêu sách tối thiểu của Mao để tiến tới hợp tác. Hurley từ chức, Tổng thống lại vời đến George Marshall, mới về hưu được mấy tuầu lễ ở Virginia, và yêu cầu ông qua Trung hoa với tư cách sử giả đặc biệt của Tổng thống. Tuy đã già, mỏi mệt, tướng Marshall vẫn sốt sắng phục vụ. Ngày đầu năm 1946, ông tới Trùng khánh.

        Sứ mạng của tưởng Marshall ở Trung hoa, đã được ví với một ván cờ mà hai phe kềm nhau từng nước, và dần dà triệt hết những con cờ được Hoa kỳ vận dụng để tiến tới thủ hòa. Hoa thịnh đốn chỉ ban những chỉ thị lờ mờ, khiến ông được rộng tay hành động. Chỉ thị này là đòi Tưởng và Mao nhân nhượng lẫn nhau để thành lập chính phủ liên hiệp. Điều này có nghĩa là chính phủ quốc gia phải cải tổ xã hội và kinh tế rộng rãi, và chấp nhận phần nào sự tham dự của Hoa cộng vào địa hạt hoạch định và thực thi chính sách. Ngược lại Hoa cộng cũng phải nhường quyền kiểm soát của họ ở Hoa Bắc, đồng thời hợp tác để mở rộng quyền cai trị của chính phủ quốc gia tới Mãn châu, nơi mà Hồng quân sô viết giữ một thái độ thụ động khó hiểu. Trong trường hợp những mục tiêu này có triển vọng được thành tựu, ông Marshall sẽ cho phép phi cơ và tàu biển Hoa kỳ chuyển vận một số sư đoàn Quốc quân tới miền Bắc để tiếp thu sự đầu hàng của Nhật, và đặc quyền kiểm soát quân chính trong những vùng do quân đội của Mao trấn giữ. 50.000   thủy quân lục chiến Hoa kỳ đang đồn trú trên đất Tàu sẽ giúp vào việc hồi hương binh đội Nhật.

        Để làm đòn bẩy cho việc gây áp lực, tướng Marshall được phép cam kết tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự cho Trung hoa nếu đề nghị liên hiệp được chấp nhận, bằng không sẽ cắt đứt. Tuy nhiên, TT Truman lại dặn riêng tướng Marshall là dầu dưới tình thế nào Hoa kỳ cũng khổng bỏ rơi chế độ của Tưởng, và Hoa kỳ sẵn sàng ủng hộ tận lực, miễn hồ không phải trực tiếp can thiệp quân sự, để bảo vệ uy thắng của Tưởng trong mọi cuộc dàn xếp chính trị hoặc quân sự tương lai,

        Tháng 2-1946, sứ mạng Marshall đã đạt được bước đầu khích lệ. ông đã dàn xếp được cuộc hưu chiến, và chuyên phái một số phái đoàn tay ba, Quốc, Cộng và Mỹ, để đảm bảo hưu chiến tại hàng chục địa điểm còn tiếp tục xung đột. ông cũng đã dàn xếp cho việc triệu tập Quốc dân đại hội để thảo hiến pháp mới, đồng thời thiết lập chính phủ lâm thời, với Cộng sản tham sự, song quyền chính hoàn toàn do Tưởng nắm giữ. Sau cùng, ông Marshall dàn xếp cho quân đội Quốc-Cộng hợp nhất thành 60 sư đoàn, trong số có 10 do Cộng sản kiểm soát. Lực lượng này sẽ được đồn trú tại những vị trí chiến lược trên toàn Hoa lục, kể cả Mãn châu, với trách nhiệm giải giới, và trục xuất quân đội Nhật và duy trì hòa bình, hậu thuẫn chính phủ dân sự. Từng sư đoàn Quốc quân trang bị đầy đủ võ khí nặng và thiết bị, được không vận tới Hoa Bắc bằng phi cơ Mỹ để tiến hành cuộc hợp nhất. Cuối mùa đông 1946, người ta có cảm tưởng là hòa bình và ổn cố sắp được vãn hồi tại Trung hoa.

        Nhưng đến tháng 4-47, thì viễn tượng này tan rã, Mặc dầu sự hiện diện của các đoàn tuần tra hưu chiến, xung đột tái diễn lần lượt khắp các trung tâm lớn. Quân đội cộng sản ở Mãn châu chiếm lĩnh những kho tiếp tế quân sự khổng lồ tịch thu của Nhật. Quốc quân, lẽ ra hợp nhất với Cộng quân lại mưu toan đánh đuổi họ ra khỏi căn cứ. Quốc hội được triệu tập trong thảng 5 bị tan rã sau một thời gian ngắn vì phe nào cũng đặt tiên quyết cho vấn đề liên hiệp. Phe Tưởng cương quyết tiêu diệt phe Mao trước khi chịu cải cách chính trị, và đòi Mỹ gia tăng mạnh mẽ hậu thuẫn binh bị. Phe Mao phản ứng lại tương tự và dọa xin Nga viện trợ. Cả hai phe đều tích cực tuyên truyền bài Mỹ khiến tướng Marshall bị kẹt cứng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2019, 12:38:08 am

        Tại Hoa thịnh đốn, thảm trạng Trung hoa đã thôi bùng ngọn lửa tranh chấp chính đảng. Vì Trung hoa là nước ở xa, ít người biết tới nên một số nhân vật Cộng hòa cũng như Dân chủ đã đưa ra nhũng nhận định lầm lạc và ác khẩu. Ngoài ra, sự từ chức đột ngột của tướng Hurley đã làm công luận hoài nghi thêm là các phàn tử «phiến động» trong bộ Ngoại giao đang bí mật âm mưu dành phần thắng cho Cộng sản tại Trung hoa. Tướng Mac Arthur, nhân vật Cộng hòa được tòn sùng đặc biệt, đã vững tay chèo ở Nhật, nên đảng Cộng hòa đã lấy đó làm gương để đả kích Dân chủ, chịu trách nhiệm về tình hình xụp đổ ở Hoa lục. Trên khắp Hoa kỳ, một phong trào phần lớn do các phần tử hữu khuynh cuồng nhiệt kiểm soát được phát động, hầu kêu gọi công luận Mỹ « cứu nguy » Trung hoa.

        Tình trạng mù mờ, trống đánh xuôi kèn thổi ngược này về Trung hoa đã làm cho Bạch Cung và bộ Ngoại giao chán nản. Mấy năm sau, ông Truman nói:

        « Những biến chuyển ở Trung hoa làm tôi lo ngại. Nào là các nhóm Quốc dân đảng biểu tình bài Mỹ tại nhưng nơi như Nam kinh, nào là tân chính sách cứng rắn đối với phe cấp tiến, nào là Tưởng đòi được tự do hành động trên lãnh vực quân sự...  toàn thể những điều này có vẻ chứng tỏ rằng chính phủ trung ương không quan tâm đến nỗ lực của tôi nhằm duy trì hòa bình ở Trung hoa.

        Đọc phúc trình Marshall, tôi thấy là có một số phần tử Quốc cũng như Cộng muốn hợp tác tiến tới một giải pháp hòa bình. Nhưng ở mỗi phe Quốc-Cộng lại có những phần tử không chịu thương thuyết. Tưởng thống chế dường như giữ thái độ trung dung. Trong mùa xuân, ảnh hưởng của nhóm ôn hòa quanh ông chiếm ưu thế nên ông đồng ý nhượng bộ. Hiện nay, có vẻ là nhóm quân sự cực đoan đã thắng nên ông còn sẵn sàng nghe theo khuyên cáo của tướng Marshall nữa».


        Ngày 10-8, sau nhiều cuộc bàn cãi, và liên lạc điện tín với Marshall ở Trung hoa, TT Truman gửi Tưởng thống chế một diệp văn lời lẽ gay gắt như tối hậu thư:

        « Từ ngày tôi cử tướng Marshall tới bên Thống chẽ, với tư cách đặc phái viên, tôi luôn luôn theo sát tình hình Trung quốc. Tôi rất tiếc phải tới kết luận là nỗ lực của tướng Marshall có vẻ đã vô hiệu...

        Hiện ở Hoa kỳ có một luồng dư luận lớn đòi tái thẩm toàn bộ chính sách của chúng tôi sau khi nội chiến lan rộng... khuynh hướng bãi bỏ tự do báo chí cũng như sự phát biểu quan điểm cấp tiến... sự ám sát các yếu nhân cấp tiến Trung hoa... sự xử dụng võ lực để giải quyết các vấn đề xã hội trọng yếu... đã gia tăng cảm tưởng rằng nguyện vọng của nhân dân Trung quốc đang bị ngăn chặn bởi quân phiệt và một nhóm nhỏ phản động.

        Tình trạng này đã bị nhân dân Mỹ thù ghét mạnh mẽ. Trừ phi có bằng chứng cụ thể trong một thời gian ngắn là có sự tiến bộ thật sự trên đường tìm kiểm giải pháp hòa bình cho các vấn đề nội bộ Trung quốc, tôi không tin rằng công luận Mỹ sẽ tiếp tục thái độ hữu ái đối với qui quốc.»

        Tình hình thay đổi lắng dịu trong một thời gian ngắn, song trong phúc điệp gửi cho TT Truman Tưởng hoàn toàn qui tội cho Cộng sản, và mấy tuần sau Tưởng lại tiếp tục tìm cách đè bẹp đối phương bằng quân sự trước khi điều giải chính trị. Tưởng đã vận dụng toàn diện nhân lực để thực hiện mục đích.

        Tháng 1-1947, TT Truman cụ thể hóa lời hăm dọa đối với Tưởng : phái bộ Marshall cùng với đa số nhân viên Mỹ khác ở Trung hoa, ngoại trừ đại sứ John Leighton Stuart và các cộng sự viên, đều được triệu hồi. Tướng Marshall (sau đó một thời gian ngắn được bổ nhiệm Ngoại trưởng), trong bản phức trình kết thúc lên Tổng thống đã nói rằng vấn đề Trung hoa không khi nào có thể được thanh thỏa với tình trạng hoài nghi lẫn nhau giữa Quốc Cộng. Bằng giọng bi quan, ông không tiên đoán bao giờ tình trạng này sẽ chấm dứt.

        Thời gian trôi qua, mớ bòng bong Trung hoa càng thêm rối rắm. Quốc quân tạm thời xâm nhập được cứ địa Cộng quân tại Hoa Bắc, song không thể nào kiểm soát nổi, trong khi ấy làn sóng đỏ cuồn cuộn chảy về phía nam. Viện trợ Mỹ khô cạn, Tường bèn mở chiến dịch tuyên truyền, yêu cầu tiếp tế. Lời kêu cứu của Tưởng đã âm vang trong Quốc hội Mỹ với hậu thuẫn của những người thân Trung Hoa quốc gia.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:29:25 pm

        Tháng 7, TT Truman cử tướng Wedemeyer qua Trung hoa lần nữa để cứu xét xem trong tình thế mới Hoa kỳ nên tiếp tục toàn bộ chương trình hợp tác hay không. Năm 1945, Wedemeyer đã thất vọng. Lần này, năm 1947, ông lại thất vọng. Và ông viết :

        « Ở Trung hoa hiện nay, tinh thần bầt cần và ươn hèn tràn lan trong nhiều giới. Đáng lẽ phải tin giải pháp cho những vấn đề trước mằt họ lại dành rất nhiều thời giờ và nỗ lực để phiền trách ảnh hưởng ngoại bang và tìm viện trợ ngoại bang..

        Muốn tranh thủ và duy trì lòng tin của dân chúng, Chính phủ Trung ương sẽ phải thực hiện ngay những cải cách quyết liệt và rộng lớn về chính trị và kinh ế. Lời hứa xuông không đủ, phải cụ thể bằng hành động. Chúng ta cần nhìn nhận rằng võ lực đơn phương sẽ không loai trừ được chủ nghĩa Cộng sản.»


        Mặc dầu thất vọng về việc chính phủ liên hiệp chưa được thành tập, Quốc quân lại chỉ kiểm soát một góc Trung hoa, tướng Wedemeyer vẫn khuyến cáo tiếp tục viện trợ đại qui mô, với cố vấn quân sự và 1,5 tỉ đô la chia trong 5 năm. Đề nghị mâu thuẫn này làm các kế hoạch gia ở Hoa thịnh đốn đã điên đầu càng điên đầu thêm giữa cảnh ông nói gà, bà nói vịt. Phần đầu của khuyên văn Wedemeyer phù hợp với quan điểm nổi bật trong chính phủ về việc đã đến lúc Hoa kỳ không can dự tới Trung quốc nữa và rút lui. Phần cuối lại ăn nhịp với lập truờng của nhóm hậu thuẫn Trung hoa quốc gia tại Quốc hội và một thiểu số khẩu chiến Cộng hòa. Để che đậy đường lối bất nhất, chính phủ đã tỏ ra không thành thật, không cho công chúng Mỹ biết rõ thực trạng Trung hoa. Chính phủ lại không thành thật hơn nữa sau khi giấu diếm bản phúc trình Wedemeyer.

        Vì áp lực quốc nội, hơn là vì nhu cầu hợp lý về chính sách thế giới, chính phủ Truman đã tiếp tục chương trinh viện trợ quân sự và kinh tế hạn chế cho Tưởng giới Thạch. Đầu 1948, Quốc hội thông qua dự luật 400 triệu đô la viện trợ cho Trung hoa. Song con bệnh Trung hoa dân quốc đã đến thời kỳ vô phương cứu chữa. Tinh thần dân chúng bị suy xụp, guồng máy hành chính xiêu đổ và tan rã, binh sĩ hạ giới và đào ngũ theo địch.

        Ngày 9-11-1948, ngày Tưởng gửi TT Truman một điện văn báo nguy, yêu cầu Hoa kỳ tăng viện trợ đại qui mô hầu cứu « chính nghĩa dân chủ» tại Trung hoa, cũng là ngày đại sứ Stuart đệ trình Tống thống bản liệt kê ngắn về tồn thất của Quốc dân quản trên mặt trận Chang chun-Mudken: 8 sư đoàn do Hoa kỳ huấn luyện với 85% quân bị Hoa kỳ, gồm 84.000 người; 1 sư đoàn do Hoa kỳ huấn luyện với 50% quân bị Hoa kỳ gồm 15.000 người , 2 sư đoàn do Hoa kỳ huấn luyện với 30% quân bị Hoa kỳ, gồm 22.000 người.

        Cũng trong thời gian ấy, tướng Dayid Barr, tư lệnh Đoàn Cố vấn Quân sự Hoa kỳ tại Trung hoa, báo cáo về Lục quân như sau :

        « Tôi tin chắc rằng tình hình quần sự đa suy đồi tới mực độ mà chỉ có sự tham gia tích cực của quân đội Hoa kỳ mới có thể cứu chữa nổi.

        Từ ngày tôi đến đây, chưa trận nào bị thua vì thiếu đạn dược hoặc quân trang. Theo thiển ý, sự thảm bại quần sự của Quốc quân chỉ có thể hoàn toàn quy cho sự lãnh đạo của chính phủ quốc gia, sự lãnh đạo tệ nhất thế giới, và cho các yếu tố làm tinh thần suy nhược khiến Quốc quân mất hết ý chí chiến đấu.»

        Tháng 1-1949, Tường loan tin từ chức Tổng thống Trung hoa Dân quốc, trao quyền lại cho phó Tổng thống Lý tôn Nhân. Nhưng Tưởng chỉ từ chức trên lý thuyết mà thôi. Trên thực tế, Tưởng tiếp tục vận dụng ảnh hưởng hùng hậu của mình trong thời gian ở tư dinh tại Fenghua, nơi ông cất giữ phần lớn quốc khố gồm 200 triệu đô la, bằng vàng và bạc. Đồng thời, trước cuộc tiến quân của Mao, thủ đô phải rời khỏi Nam kinh - đây là lần thứ tư trong 4 năm - xuống Quảng châu thuộc Hoa Nam.

        Lý Tổng thống mở nhiều cuộc thăm dò hòa bình, song Mao và tổng tư lệnh Chu Đức vững tin ở chiến thắng nên ra điều kiện vô cùng nặng nề, đòi đầu hàng vô điều kiện, và nộp cho họ một danh sách gồm nhiều «chiến phạm», trong số có Tưởng giới Thạch. Khoảng tháng 4, gần một triệu binh sĩ Hoa cộng đóng dọc bờ bắc sông Dương tử, con sông xuyên lục chảy về phía tây trên 3.200 cây số, ở bờ nam là mấy tỉnh Hoa Nam còn trung thành với Quốc quân. Tưởng đã bí mật di chuyển không lực và số ít lôi đĩnh của hải quân Trung hoa tới các căn cứ trên đảo Đài loan, đề phòng Cộng quần tiến chiếm. Mặt khác, ông đưa 200.000 binh sĩ thiện chiến từ phòng tuyến phía nam sông Dương tử về bảo vệ Thượng hải, biến thành vòng đai kiên cố.

        Ngày 24-4, quân đội dạn dầy trận mạc của tướng Chu Đức ào qua Dương tử giang dọc một phòng tuyến dài hàng trăm cây số, chỉ vấp phải sự đối kháng rải rác của Quốc quân đã mất tinh thần. Hai tuần sau, Tưởng và các lãnh tụ nòng cốt của Quốc dân đảng đặt chân xuống Đài loan đế thiết lập căn cứ cuối cùng của Trung hoa quốc gia, mang theo đạo quân đồn trú Thượng hải, được coi là nền tảng của một lực lượng «giải phóng» hứa hẹn song khó có hy vọng thành tựu. Các phân tử Quốc quân trên lục địa tiếp tục chiến đấu rời rạc mấy tháng sau, phần lớn bằng hoạt động du kích trong vùng đất dần dần bị thu hẹp ở phía nam và phía tây, chống lại Hồng quân thắng trận như chẻ tre. Nhưng trên thực tế, cuộc đấu tranh giành Hoa lục đã chấm dứt. Nửa thế kỷ nội chiến đế hoàn thành cách mạng Tam dân do Tôn trung Sơn phát động đã kết thúc trong chiến thắng của chủ nghĩa độc tài mác- xít. Và giấc mộng của Roosevelt, nhằm biến Trung hoa thành giường cột của cuộc Liên minh vĩ đại các quốc gia tự do ở phương đông đã tan ra khói.

        Đối với Hoa kỳ, Trung hoa không những là một thảm bại quân sự mà còn là một thảm bại chính trị nữa. Công luân đã quy tội một cách bất công cho chính phủ Truman, bằng chứng là không chính phủ kế tiếp nào có đủ sáng suốt để sửa ai hoặc có đủ can đảm để sửa sai, đó là chưa nói đến việc tìm ra khuyết điểm để sửa sai nữa. Kết quả là chính sách đối ngoại Mỹ bắt buộc phải bước qua sân khấu quốc tế một cách vụng về, một mặt bị trói buộc trong sợi giây trung thành quá lố với Trung hoa dân quốc trên đảo Đài loan, một thực trạng lỗi thời, mặt khác, bị mờ mắt vì kiêu hãnh bướng bỉnh nên không chịu công nhận thực trạng chính phủ Cộng sản kiểm soát lục địa. Thật đau buồn khi phải nói rằng ngày nay cũng như gần 20 năm trước, chính sách Hoa kỳ đối với Trung hoa đã bắt nguồn từ những đòi hỏi chính trị quốc nội, hơn là từ thực trạng tình hình thế giới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2019, 12:22:11 am
     
CHƯƠNG II

CAO LY

        Bất hạnh và may mắn

        2 giờ chiều thứ bảy, 24-6-1950, phi cơ riêng của TT Truman thuộc không lực Hoa kỳ bắt đầu sà thấp xuống, sửa soạn tới phi trường thị trấn tại Kansas City, Missouri. Hai giờ trước, Tổng thống vừa khánh thành tân phi trường Quốc tế Hữu nghị tại Baltimore «để phục vụ chính nghĩa hòa bình thế giới», và có thể trên đường gần về tới quê nhà, trong giờ phút có tính chất lịch sử bất ngờ này, ông đã suy nghĩ về hòa bình thế giới.

        2 giờ chiều thứ bảy tại Kansas City, Hoa kỳ là 4 giờ sáng chủ nhật tại thị trấn Hwach’on, sát vĩ tuyến 38 về phía bắc. Vĩ tuyến 38 là đường ranh giới giữa Bắc Cao và Nam Cao. Mờ mờ sáng chủ nhật 25-6 ấy, trời mưa như trút nước ở Hwach'on vì là đầu mùa mưa. Dầu không phải giờ làm việc thường lệ, đèn vẫn sáng trong tổng hành doanh của thượng tá Lee Hak Ku, sĩ quan hành quân của Quàn đoàn 2, Quân đội Nhân dân Triều tiên (NKPA). Ông và những người chung quanh đều có vẻ mặt suy tư. Khi kim đồng hồ tay chỉ đúng 4 giờ, thượng ta Lee hạ cánh tay xuống trong một động tác chỉ huy mạnh mẽ. Ngay khi ấy, đoan thiết giáp xa thấp lè tè do Nga chế tạo, thuộc sư đoàn 7 Bắc Cao đang rên gừ gừ trên bãi đất kế cận vụt réo lên ầm ầm, và băng qua bùn lầy, trực chỉ miền Nam. Đồng thời, vùng trời ở bên tả hữu bộ chỉ huy của thượng tá Lee và trên phần lớn bán đảo Hàn quốc, loé sáng tia lửa hàng trăm họng súng đại bác nhả đạn như trời long đất lở. Giờ phút ấy, thượng tá Lee không suy tư về hòa bình, mà là suy tư về chiến tranh.

        Khoảng 9 giờ tối hôm ấy, Ngoai trưởng Acheson và phu nhân đang ngồi với khách trên sân thượng của tư trại yên tĩnh ở Sandy Springs, Maryland, cách Hoa thịnh đốn mấy dặm, thì chuông điện thoại reo. Người gọi là John D. Hickerson, Phụ tá Ngoại trưởng, chuyên trách LHQ. Hickerson nói rằng ông và Phụ tá Ngoại trưởng Dean Rusk có mặt tại Bộ từ một giờ đồng hồ vì tin tức báo chí cho biết tình hình Cao ly rối loạn, hơn nữa một công điện của đại sứ Muccio vừa gửi tới. Cuộc rối loạn này có vẻ nghiêm trọng, quân đội Bắc Hàn đã tấn công và xâm nhập biên giới tại một số cứ điểm trên toàn bán đảo, và như lời đại sứ Muccio phúc trình, «xuyên qua thực chất của cuộc tấn công, và lề lối tấn công, chúng tôi thấy rằng đó là một cuộc phản công toàn diện vào Cộng hòa Cao ly.»

        Trong vòng nửa giờ sau, Acheson và các cộng sự viên hoạch thảo đường lối bảo vệ nên toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Cao ly, nhằm biểu lộ sự quyết tâm nhậm lẹ và minh bạch chặn đứng xâm lăng, với hậu thuẫn toàn bộ của LHQ. Rusk và Hickerson triệu tập các cộng sự viên, và thông báo cho đại sứ lưu động Philip Jessup và Ernest Gross trong phái đoàn LHQ. Bộ trưởng Lục quân Frank Pace cũng được báo động, bởi vì bộ trưởng Quốc phòng Louis Johnson và tướng Omar Bradley, chủ tịch bộ Tham mưu Hỗn hợp trong khi ấy đang đáp phi cơ trên Thái bình dương từ Đông kinh về Mỹ. Nửa đêm, điện thoại được gọi cho Tổng thư ký LHQ Trygve Lie lại tư thất ở Long Island yêu cầu triệu tập phiên nhóm khẩn cấp của Hội đồng Bảo an ngày hôm sau, chủ nhật. Công điện được gửi tới sứ quán Hoa kỳ trên khắp thế giới, thông bảo hành động dự liệu của Hoa kỳ tại LHQ và yêu cầu họ ủng hộ toàn diện...

        Trong khi guồng máy đối phó khẩn cấp chuyển minh, Dean Acheson kêu điện thoại cho Tổng thống tại tư thất ở Independence, báo cáo sự việc xảy ra, và yêu cầu Tổng thống phê chuẩn những kế hoạch mà ông mới hoàn thành với ông Rusk và các phụ tá. Khi ấy là gần 11 giờ, giờ lên giường ngủ thường lệ, song ông Truman đáp là sẽ bay ngay về Hoa thịnh đốn. Acheson trình Tổng thống là không phải bỏ ngủ, và trước ngọ hôm sau sẽ đệ thêm một báo cáo mới.

        Ngày chủ nhật, sau khi nhận được thêm tin tức ở Cao ly, và biết Hội đồng Bảo an sẽ nhóm vào buổi chiều, Acheson lại liên lạc với Tổng thống. Lần này, Tổng thống ra lệnh cho ông Acheson triệu tập các viên chức cao cấp Ngoại giao và Quốc phòng tại Blair House để tham dự phiên họp khẩn cấp hồi 7 giờ tối, và ông sẽ lên đường ngay về Hoa thịnh đốn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2019, 04:27:55 pm

        Vài giờ sau khi lên phi cơ tại Kansas City, Tổng thống, vẻ mặt nghiêm trọng, nói với đoàn phóng viên tháp tùng về tình hình Cao ly. ông khuyên họ :« Không nên hoảng hốt. Tình thế có thể nguy hiểm, song tôi hy vọng là không. Theo chỗ tôi biết thì không có tuyên chiến chính thức. Tôi chỉ có thể trả lời mọi câu hỏi khác sau khi được phức trình đầy đủ.»

        Ông Truman chấp thuận toàn bộ kế hoạch do Ngoại trưởng đề nghị. Sau này, ông nói :

        « Trong thế hệ tôi, đây không phải lần đầu người khỏe tấn công kẻ yếu. Tôi xin đơn cử một số trường hợp đã qua : Mãn châu, Ethiopie, Áo. Tôi vẫn nhớ rõ trong quá khứ là hễ các quốc gia dân chủ án binh bất động, phe xâm lăng được khích lệ đã tiến xa hơn nữa.

        « Chủ nghĩa Cộng sản đang hành động tại Cao ly cũng như Hitler, Mussolini và người Nhật đã hành động, 10, 15 và 20 năm trước. Nếu họ được rảnh tay hành động, thế chiến thứ ba sẽ xảy ra. Tôi thấy rõ rằng nên móng và nguyên lý của LHQ sẽ bị đe dọa nếu cuộc tấn công khiêu khích này tại Cao ly không có thể bị chặn đứng.»

        Tại sao vùng đất xa lạ này đột nhiên trở thành đề tài nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại Hoa kỳ ? Từ thời xa xưa, Cao ly đã là con cờ trong cuộc đấu tranh vô tận dành quyền hành giữa Trung quốc và Nhật bản. Trong thế chiến thứ hai, Cao ly sống dưới gót sắt chiếm đóng Nhật bản. Tại hội nghị Le Caire năm 1943, Hoa kỳ, Anh quốc và Trung hoa đã đồng ý là sau khi chiến thắng phe Trục, Cao ly sẽ được «tự do và độc lập». Hội nghị Le Caire đưa ra cam kết này, không hẳn vì có liên hệ tình cảm với nhân dân Cao ly mà vì lợi ích thực tiễn, muốn lấy khỏi tay Nhật một vị trí sau này có thể trở thành quan trọng trên phương diện địa lý quân sự ở Viễn đông. Nga sô cũng đồng ý trên tinh thần hội nghị Yalta. Tại đó, Nga sô đã nhận lời tham chiến chống Nhật.

        Tháng 6-1945, khi Nhật đầu hàng, hàng chục ngàn binh sĩ và hành chính viên Nhật còn ở Cao ly. Nga sô phái tới một lực lượng chiếm đóng, gồm gần một sư đoàn, từ Mãn châu vượt biên vào Cao ly, và các đơn vị của quân đoàn 24 Hoa kỳ, dưới quyền chỉ huy của tướng John R.Hodge, đã đổ bộ tại cảng Pusan ở miền Nam cũng với mực đích ấy. Để giản dị hóa vấn đề giải giới và hồi hương quân Nhật, và cai trị trong những tuần lễ đầu tiên ấy, hai đồng minh Nga Mỹ đã đồng ý, hoàn toàn trên phương diện xúc tiến công việc, là Nga phụ trách vùng đất phía bắc vĩ tuyến 38, còn Mỹ phụ trách phía nam. Đường phân ranh địa lý này được lựa chọn vì lẽ giản dị nó chia Cao ly gần làm đôi, chứ không phải vì do yếu tố chính trị hoặc kinh tế.

        Nhưng trong khỉ Hoa kỳ coi vĩ tuyển 38 là đường phân ranh thì Nga sô lại coi là đường qua phân, Dần dà, người ta thấy rõ là Nga sô không muốn Cao ly được thống nhất. Họ cấm lưu thông qua vĩ tuyến 38, cắt hơi điện, không cho hàng hóa được chuyển xuống miền Nam và thiết lập một chính phủ lâm thời rập khuôn Cộng sản. Năm 1947, Hoa kỳ đưa nội vụ ra trước LHQ, và Đại hội đồng thành lập một phái bộ đặc biệt chuyên trách thống nhất, và giảm sát tổng tuyển cử tại Cao ly trong năm sau. Nga sô và bọn bù nhìn Bắc Cao từ chối không cho các ủy viên lo liệu tuyển cử vượt tuyến vào lãnh thổ của họ. khiến cho cuộc bầu cử 1948 chỉ được diễn ra tại miền Nam mà thôi. Kết quả là ngày 15-8, Cộng hòa Cao ly được khai sinh dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Lý thừa Vãn già nua, có khuynh hướng độc tài, và ngay cả hối ấy cũng không được Hoa kỳ trọng vọng. Trả lễ, Cộng sản thành lập mấy tuần sau Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên với Kim nhật Thành, một nhà cách mạng được huấn luyện tại Mạc tư khoa, làm thủ tướng.

        Năm 1949, Nga sô và Hoa kỳ đồng thỏa thuận một sự thỏa thuận ít khi xảy ra thoái triệt lực lượng chiếm đóng khỏi bán đảo, chỉ lưu lại các cán bộ huấn luyện cho quân đội bản xứ. LHQ vẫn tiếp tục ghi «vấn đề Cao ly» vào nghị trình, chứng tỏ tổ chức  thể giới tha thiết tới việc thống nhất Hàn quốc. Nhưng trên thực tế, ngày nay đã có hai nước Cao ly tự trị, thù nghịch lẫn nhau, ngờ vực lẫn nhau, miền Bắc theo Cộng sản, miều Nam theo tự do, sẵn sàng chẹn cổ lẫn nhau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2019, 09:20:46 pm

        7 ngày trong tháng 6

        Chiều chủ nhật ấy, trong khi TT Truman đáp máy bay về Hoa thịnh đốn ở hướng đông, thì Hội đồng Bảo an nhóm phiên khẩn cấp tại tổng hành doanh Thành công hồ, Long Island. Do một may mắn lịch sử, Nga sô vắng mặt. Họ tẩy chay Hội đồng từ tháng I, phản đối LHQ đã không thu nhận Trung cộng, Chiều chủ nhật tháng 6 này, ghế ngồi của đại biểu sô viết Jacob Malik bị bỏ trống. Nếu Malik tham dự, hầu như chắc chắn sẽ phủ quyết, và vì Malik khiếm diện một cách hợp thời nên Hội đồng đã tố cáo, với 9 phiếu chống 0 xâm lược Bắc Cao «là vi phạm hòa bình». Hội đồng yêu cầu chấm dứt ngay cuộc xung đột, và quân đội xâm lược phải rút về phía Bắc vĩ tuyến 38. Đó là một thắng lợi ý nghĩa đối với Tây phương.

        Khi phi cơ hạ cánh xuống phi trường quốc gia Hoa thịnh đốn hồi 7 giờ l5, Tổng thống được Dean Acheson, bộ trưởng Quốc phòng Johnson, và bộ trưởng Lục quân Pace ra nghênh đón. Toàn thể lên xe về Blair House (tư dinh tạm thời của Bạch Cung), nơi các nhân vật phụ tá cao cấp đã đợi sẵn.

        Tham dự cuộc họp có các chuyên viên lỗi lạc nhất Hoa kỳ về an ninh quốc gia. Mọi người đều nhận thức rằng Hoa kỳ đang đối đầu với một cuộc khủng hoảng lớn, có lẽ lớn nhất từ trước đến nay. Mọi người cũng đều cho rằng Hoa kỳ chỉ có một giải pháp duy nhất : ấy là không chơ phép cuộc xâm lăng được tiếp tục. Tuy nhiên, các cộng sự viên chỉ có thể đề nghị, quyền định đoạt là do nơi Tổng thống, vì duy Tổng thống là có trách nhiệm hòa hay chiến. Và điều đáng nói là Tổng thống đã chấp thuận giải pháp cương quyết.

        Acbeson đọc cho cử tọa nghe một số khuyến cáo hành động, và Tổng thống yêu cầu toàn thể tự do thảo luận. Sau đó, ba giải pháp sau đây được Tổng thống lựa chọn.

        1- Chỉ thị sẽ được gửi cho tướng Mac Arthur để đưa phi cơ và tàu biển cần thiết tới tản cư toàn thể nhân viên dân sự Mỹ ra khỏi Cao ly. Chiến đấu cơ có nhiệm vụ hộ vệ đoàn tàu, luôn luôn ở phía nam vĩ tuyến 38 nhưng trong trường hợp cần thiết có thể vượt tuyến.

        2- Mac Arthur sẽ cung cấp thật nhiều đạn dược và các tiếp liệu khác cho quân đội Nam Cao.

        3- Đệ thất Hạm đội được di chuyền từ miền bắc Phi luật tân tới eo biển Đài loan, với nhiệm vụ ngăn chiến cuộc lan tràn đến vùng này.

        Đây mới là những biện pháp đầu tiên, dựa trên phóng đoán cuộc xâm lăng sẽ tiếp diễn. Ngoài ra, Tổng thống còn ra lệnh các cơ quan tình báo nghiên cứu xem Nga sô sẽ xâm lăng thêm ở các vị trí khẩn trương nào trên khắp thế giới nữa, bởi vì cuộc phiêu lưu ở Hàn quốc có thể chỉ là chiến thuật dương đông kích tây. Ông cũng ra lệnh nghiên cứu một kế hoạch trả đũa quân sự vào các căn cứ sô viết ở Viễn đông trong trường hợp Nga sô tích cực can thiệp để hỗ trợ Bắc Cao.

        Sau này thuật lại nội vụ hầu hết các nhân vật dự họp đều nói rằng phiên nhóm đã diễn ra trong bầu không khi thoải mái, và hoàn toàn cởi mở. Tổng thống cho phép toàn thể góp ý tự do, và dường như mọi người đều hăng say thảo luận. Toàn thể đều cho rằng đường lối duy nhất của Hoa kỳ là biểu lộ lập trường cương quyết, và đeo đuổi đến cùng, dầu phải trả giá nào. Một trong các nhân vật hiện diện nói rằng « nếu chúng ta muốn ngăn cản thế chiến thứ ba, chúng ta phải chặn trước từ trong trứng, và có thể là ngay bây giờ, trên chiến trường Cao ly».

        Các phát ngôn viên Hải Không quân tuyên bố rằng trước sức mạnh đầu tiên của Mỹ trên mặt biển và trên không bọn xâm lược sẽ chạy trốn và bỏ cuộc. Tuy nhiên tướng Bradley và các nhân vật khác không tin. Kẻ thù phải được tống xuất ra khỏi Nam Hàn, song quân đội Nam Cao cần có khả năng đẩy lui địch, với đầy đủ tiếp liệu. Đáng tiếc là trong phiên họp này, toàn thể đã không thấu triệt được sức mạnh đại qui mô của quân đội Bắc Cao, và sự quyết tâm chiến thắng của họ. Mãi sau này, cử tọa mới biết rằng kiến thức tình bào của Mỹ về tình hình Cao ly là sơ lược và thiếu chính xác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2019, 08:39:05 pm

        Ngoài ra, các nhân vật hiện diệu tại Blair House còn phải đương đầu với một vẫn đề nhức óc nữa. Thực tế phũ phàng đã chứng tỏ Hoa Kỳ không có đủ sức mạnh quân sự để hậu thuẫn một nền ngoại giao « cứng rắn » trên thế giới. Lục quân Hoa kỳ năm 1950 chỉ có 592.000 người, chưa bằng phân nửa quân số của những thời kỳ gay cấn chưa chuẩn chiến kịp thời, như sau vụ tấn công vào Trân châu cảng chẳng hạn. Lục quân Hoa kỳ được chia thành 10 sư đoàn - mỗi sư đoàn ít binh sĩ hơn quân số ấn định - phần lớn được trang bị võ khí của thế chiến thứ hai. Quân đoàn 8, chiếm đóng ở Nhật (nghĩa là ở gần Cao ly nhất) gồm 80.000 người, với 4 sư đoàn bộ binh và một trung đoàn chiến đấu. Hải quân cũng bị giảm quân số nặng nề như lục quân, ngoại trừ Không quân là còn hùng hậu. Bộ chỉ huy của tướng George Stratemeyer ở Viễn đông gồm gần 1.200 phi cơ đủ loại.

        Quân đội Nam Cao được Hoa kỳ huấn luyện và trang bị gồm 8 sư đoàn bộ binh với quân số tổng cộng 65.000 người, và con số này đã hạ xuống dưới 25.000 trước khi kết thúc tuần lễ giao tranh thứ nhất. Hoa kỳ cố ý không trang bị võ khí tấn công như thiết giáp xa, trọng pháo, chiến đấu cơ, để ngăn ngừa tham vọng cuồng nhiệt của Lý Tổng thống muốn thống nhất xứ sở bằng võ tực. Chiến lược thận trọng này suýt gây đổ vỡ toàn diện trong những tuẫn lễ đầu tiên của chiến cuộc. Quân đội Nam Cao có tinh thần can đảm và ý chí chiến đấu, song bị địch tràn ngập về quân số và pháo lực, tới một mức độ mà khi ấy hội nghị Blair House không ngờ tới.

        Ngày thử hai, Tổng thống tới văn phòng sớm. Các cộng sự viên Bạch Cung thuật lại là ít khi họ thấy Tổng thống ưu tư, và quyết tâm như hôm ấy. Ông thông báo ngắn ngủi cho các cộng sự viên sự việc xảy ra cuối tuần và hội nghị hồi hôm tại Blair House. Tiễn tới quả địa cầu lớn đặt trong phòng ông chỉ ngón tay vào Cao Ly và nói : « Đây là Hy lạp ở Viễn đông. Nếu bày giờ chúng ta cứng rắn đúng mức, nội vụ sẽ được giải quyết. » Đúng 11g30. ông ra lệnh cho tùy viên Báo chí công bố bản tuyên bố chính thức thứ nhất về cuộc khủng hoảng Cao ly. Bản văn được soạn thảo chu đáo, tránh nhưng danh từ gây hoang mang, song cương quyết và không úp mở :

        « Cuộc tấn công vào Cao ly cho thấy rõ là Cộng sản chủ nghĩa đã vượt qua thời kỳ xử dụng phiến động để chính phục các quốc gia độc lập và nay xử dụng cả xâm lăng võ trang nữa. Những kẻ chịu trách nhiệm về hành động xâm lăng này phải nhận thức được rằng Hoa kỳ đã cứu xét một cách nghiêm trọng những đe dọa ấy đối với hòa bình thế giới. Các quốc gia hậu thuẫn hiến chương LHQ không thể làm ngơ trước cố tâm xao lãng nhiệm vụ bảo vệ hòa bình.»

        Sáng thứ ba TT Truman triệu tập các lãnh tụ lập pháp lưỡng Đảng tại Bạch Cung, cùng toàn thể bộ trưởng, các nhân viên cao cấp bộ Quốc phòng và Ngoại giao. Hơn 40 người ngồi quanh cái bàn chữ nhật trong phòng họp Nội các để nghe Tổng thống loan báo những tin tức mới nhất về Cao ly cùng những biện pháp đã được áp dụng trong cuộc khủng hoảng. Ông đọc bàn tuyên bố chính thức, dự định sẽ công bố hồi trưa, tóm lược những hành động kể trên,

        Các nghị sĩ đặt nhiều câu hỏi, phần lớn về vấn đề Hoa kỳ nên gia tăng quân lực, và về hành động đối phó có phù hợp với hiến chương LHQ hay không. Toàn thể đều ca ngợi việc làm của Tổng thống. Chiều hôm ấy khi bức thông điệp của Tổng thống được đọc trước Quốc hội. Thượng và Hạ viện đều hoan nghênh. Hầu hết thế giới đều không ngớt lời tán dương quyết định của Hoa kỳ đối phó cấp thời và quyết liệt để chặn xâm lăng cộng sản tại Cao ly, và xử dụng không hải quan không quan tâm tới thủ tục ngoại giao phiền toái.

        Hồi 10 giờ 45 tối, Hội đồng Bảo an, thể theo đề nghị của trưởng phái đoàn Hoa kỳ Warren Austin đã chấp thuận một bản quyết nghị mạnh mẽ vô tiền khoáng hậu, kêu gọi chặn đứng xâm lăng bằng can thiệp binh bị. Bản quyết nghị yêu cầu các quốc gia hội viên « hỗ trợ Cộng hòa Cao ly trong khuôn khổ cần thiết để đẩy lui cuộc tấn công võ trang và vãn hồi hòa bình và an ninh quốc tế trong vùng». Quyết nghị được thông qua với 7 phiếu chống 1 của Nam Tư trong khi Nga sô tiếp tục vắng mặt.

        Không có quyết định mới và quan trọng nào ở Hoa thịnh đốn trong ngày thứ tư. Thượng viện đồng thanh thông qua một dự luật đã được Hạ viện chấp thuận, gia tăng thời hạn quân dịch thêm một năm, và nghe thượng nghị sĩ Taft phàn nàn là TT Truman «đa soán quyền Quổc hội» bằng cách quyết định tham chiến tại Cao ly. Lần này, không ai quan tâm đến lời tố cáo của ông Taft vì dư luận còn quan tâm đến nguồn tin theo đó Thủ tưởng Atlee vừa tuyên bố với Thứ dân Nghị viện rằng mọi chiến hạm Anh trên hải phận Nhật đã được đặt dưới quyền xử dụng của vị tư lệnh Mỹ để trợ chiến ở Cao ly.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:30:32 am

        Tuy nhiên, trong ngày thứ tư ấy, biến cố quan trọng đã xảy ra ở Cao ly. Cuộc xâm lăng cộng sản đã chọc thủng phòng tuyến cuối cùng Nam Cao trên đồi núi và thung lũng dọc vĩ tuyến 38, với 2 đơn vị thiết giáp và bộ binh hùng mạnh trực chỉ vùng ngoại ô phía bắc Hán thành. Hàng ngàn binh sĩ thuộc các đơn vị Nam Cao bị tan rã, cộng với hàng ngàn nông dân lếch thếch hớt hải từ miền quê tới, kẻo vào và băng qua thị trấn, làm kẹt cứng đường phố và những cây cầu trên sông Hàn rộng lớn ở ngoại ô phia nam.

        Ngày thứ năm, Hoa thịnh đốn nhận được phúc trình của tướng Mac-Arthur về thảm họa sông Hàn. Tổng thống triệu tập Hội đồng Quốc an ngay buổi chiều để cứu xét tifnh thế báo nguy, đồng thời cũng để nghe khẩu trình của ông John Foster Dulles, vừa từ Viễn đông về. Ông có mặt tại Hán thành, và lên tiếng trước Quốc hội đúng 3 ngày trước cuộc xâm lăng. Ông không tin quân đội Nam Cao có thể đơn phương đẩy lui xâm lăng. Quan điểm của ông đã được bộ trưởng Quốc phòng Johnson và các tư lệnh tham mưu hỗn hợp ủng hộ.

        Bộ trưởng Johnson còn nói rằng tình thế đã chứng tỏ hoạt động không yểm và hải trợ bị mất hiệu năng vì bị hạn chế vào các mục tiêu phía nam vĩ tuyến 38. Vì phải cất cánh từ các căn cứ xa xôi trên đất Nhật, phi cơ Mỹ chỉ có ít thời gian trên không phận oanh kích, mặc khác, việc nhận diện mục tiêu rất khó khăn vì thiếu liên lạc hoàn hảo dưới đất. Theo Johnson, các kho tiếp liệu và tập trung quân lực của địch đều ở phía bắc vĩ tuyến 38, nếu phi cơ không thể tiêu diệt thì hy vọng chặn đứng cuộc tiến quân vũ bão của địch dọc bán đảo sẽ vô cùng mong manh. Acheson và Pace cho rằng không tập sâu trong đất địch sẽ gây ra nguy hiểm bất thường, vì có thể lôi kéo Trung cộng hoặc Nga sô nhảy vào vòng chiến, hỗ trợ Bắc Cao công khai.

        TT Truman gạn đúc hai quan điểm này thành chỉ thị mới chuyển cho tướng Mac Arthur. Tướng Mac Arthur được phép cho phi cơ vượt bắc vĩ tuyến, song phải tuyệt đối thận trọng, chỉ oanh kích mục tiêu quân sự mà thôi. Ngoài ra, ông còn được lệnh mang thêm lục quân Mỹ vào Cao ly để thiết lập một hệ thống giao thông thích ứng về không kiểm, đồng thời chiếm lĩnh các tiện nghi phi trường và hải cảng trong vùng Pusan, cách phía nam mặt trận 320 cây số.

        Quyết định này đã được bộ Tư lệnh Viễn đông tại Đông kinh đón nhận một cách hân hoan. Mấy giờ sau khi quyết định được ban hành, tướng Earl E. Partridge, tư lệnh Không lực tại chiến trường, nhận được lệnh ngắn sau đây của thượng cấp :

        « Stratemeyer gửi Partridge : Tấn công phi trường Bắc Cao lập tức. Không loan cho báo chí biết. Mac- Arthur đã chấp thuận.» Vài giờ sau, 33 binh sĩ của tiểu đoàn cao xạ 507 đáp xuống phi trường Suwon cách Hán thành 32 cs về phía nam, và đặt súng máy M-55. Dàn súng vừa yên vị thì một phi đội gồm 4 chiến đấu cơ địch Yak bay qua. Một chiếc bị bắn hạ, số còn lại bay thẳng.

        Sau phiên họp của Hội đồng Quốc an trong phòng họp Nội các chiều thứ năm ấy, TT Truman tới văn phòng Bàu dục, chủ tọa cuộc họp báo thường lệ đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng Cao ly bắt đầu. Theo bản tin báo chí thì vụ Cao ly được coi là một «hành quân cảnh sát». Bốn chữ «hành quân cảnh sát» đã khiến ông Truman gặp phải nhiều khó khăn chính trị trong tương lai, vì Hoa kỳ đã tổn thất 100.000 người trong vòng 3 năm tới trong cuộc «hành quân cảnh sát» ấy.

        Trong thời gian này, tướng MacArthur tiến hành cuộc thanh tra tại chỗ đầu tiên ở Cao ly. Chiếc C-54 của ông, được mệnh danh là Bataan để nhớ lại cuộc chiến đấu ở Bataan, Phi luật tân, là phi cơ đầu tiên hạ xuống trường bay Suwon sau khi đơn vị cao xạ Mỹ chiếm đóng phi đạo. Ông rời phi cơ, vẻ mặt rực sáng như thường lệ, với cái mũ nồi nhà binh, trên lưỡi trai óng ánh «sợi rau muống» bằng vàng, cái áo choàng ngắn da đen trên áo sơ mi kaki hở cổ, và cái ống tẩu lớn quá khổ bằng lõi ngô quen thuộc ngất ngưởng trên môi, ông dự một cuộc tiếp đón ngắn ngủi do LÝ Tổng thống tổ chức, đoạn đòi được chở ngay tới mặt trận. Xe hơi lái ông thẳng lên sông Hàn, nơi mà quân đội Bắc Cao trên bờ bắc xa xa đang tập trung và chuẩn bị vượt sông, tràn ngập Nam Cao trong một cuộc tấn công thần tốc và quyết định.

        Một lát sau 3 giờ sáng thứ sáu, giờ Hoa thịnh đốn, hệ thống viễn ký từ Đông kinh chuyên tin tức tới trung tâm viễn thông tại Ngũ giác đài. Mac Arthur báo cáo về cuộc thanh tra chiến trường Cao ly. Nhân viên trực nhật cho gọi tướng Collins đang ngủ gật ở phòng ngoài văn phòng các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp trên lầu. Tướng Collins gọi điện thoại cho Dean Rusk và một số viên chức khác, yêu cầu tới bộ Quốc phòng trước rạng đông. Một đường viễn ký hai chiều được thiết lâp với Đông kinh để bộ Tư lệnh Viễn đông và thượng cấp tại Hoa thịnh đốn có thể trò chuyện với nhau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Ba, 2019, 11:02:13 pm

        Bản phúc trình chính thức của tướng Mac- Arthur chứa đựng tính chất quyết liệt và khẩn cấp. Quân đội Nam Cao, chỉ được tổ chức và trang bị cho công cuộc nội an, đã bị quân dội Bắc Cao võ trang hùng hậu gây tồn thất nặng nề, và đang lâm vào tình trạng hoảng hốt và tuyệt vọng. Quân đội Nam Cao phải rút lui tứ tán, cấp chỉ huy thi tan rã, đồ tiếp tế và thiết bị thì rơi vào tay địch, trong tương lai gần khó có hy vọng dành lại quyền chủ động. Tướng Mac Arthur nói như sau :

        «Bảo đảm duy nhất để giữ vững phòng tuyến hiện hữu và sau này chiếm lại những vùng đã mất là đưa lực lượng chiến đấu Hoa kỳ vào mặt trận Cao ly. Tiếp tục xử dụng không hải quân mà không có lục quân hữu hiệu thì không thể tiến tới kết quả quyết định được. Nấu được phép, tôi sẽ cấp thời chuyển một trung đoàn tác chiến Hoa kỳ để tăng cường khu vực tối hệ kể trên, và bổ xung quân đội từ Nhật tới để thành hai sư đoàn cho một cuộc phản công trong thời gian ngắn. Ngoại trừ trường hợp lục hải không quân Mỹ được xử dụng toàn diện trong khu vực nghiêng ngả này, sứ mạng của chúng ta sẽ là một sự hy sinh vô ích về nhân mạng, tiền bạc và uy tín. Ấy là chưa nói đến viễn tượng thảm bại nữa.»

        Tướng Collins cho tướng Mac Arthur biết rằng ngày hôm trước đã vô cùng lưu tâm tới toàn bộ vấn đề xử dụng lục quân, vì có thể khiến Trung cộng hoặc Nga sô trả đũa tương tự. Cũng theo tướng Collins thì Tổng thống còn do dự không biết nên mở rộng các cuộc oanh kích không-hải-quân phía bắc vĩ tuyến 38 để đáp ứng nhu cầu hay không. Dầu sao, lời tướng Collins, thì đề nghị của tướng Mac Arthur quá lớn lao, vượt khỏi thẩm quyền của bộ Tham mưu hỗn hợp, nên cần được đệ trình Tổng thống trong buổi sáng.

        Mac Arthur phản đối lại mạnh mẽ. Chiến lược Bắc Cao nhằm tổng tấn công nhất loạt cho tới Pusan trước khi Mỹ hoặc bất cứ ai có thể can thiệp. Nếu tình hình không thay đổi thì thế cờ khó hy vọng lật ngược. Ông yêu cầu tướng Collins xin Tổng thống quyết định ngay vì đây là một vấn đề từng giây, từng phút,

        Đúng 4 giờ 30 sáng, tướng Collins gọi cho bộ trường Quốc phòng Pace tường trình nghị văn của tướng Mac Arthur, và đề nghị, tuy trời chưa sáng, đệ trình ngay lên Tổng thống. Pace chấp thuận và mấy phút trước 5 giờ kêu điện thoại cho Tổng thống ở Bạch Cung. Khi ấy, ông Truman đã tỉnh ngủ từ trước và cạo râu xong. Tổng thống nghe ông Pace báo cáo và không cắt lời. Sau đó, không hề ngần ngừ, ông phê chuẩn đề nghị đầu tiên của tướng Mac Arthur, cho phép vận chuyển tức thời một trung đoàn tốc chiến bằng cầu không vận từ Nhật tới Cao ly. Đến 10 giờ sáng, ông chấp thuận đề nghị gia tăng 2 sư đoàn do tướng Mac Arthur đệ trình. Ngoài ra, ông còn chấp thuận đề nghị của đố đốc Sherman phong tỏa Bắc Cao.

        Bộ máy can thiệp của Hoa kỳ đã chuyển động. Làn thứ nhất trong lịch sử, một vị Tổng thống đã đơn phương đưa Hoa kỳ vào vòng chiến. Biến cố này đã xảy ra trong vòng một tuần lễ ngắn ngủi, nhưng khẩn trương, từ thứ bảy 24-6 đến thứ sáu 30-6-19Ỗ0.

        Tuy nhiên, điều quan trọng hơn trước lịch sử là Hoa kỳ đã cụ thể hóa bằng hành động chính sách cầm chân Cộng sản xâm lược.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Ba, 2019, 12:18:15 am
       
        NSC-68

        Muốn hiểu phản ứng thần tốc của chính phủ Truman trước cuộc xâm lăng Cộng sản tại Cao ly, cũng như phần lớn những biến chuyển kế tiếp, thiết tưởng nên biết tới NSC-68 tức là Chính Văn số 68 của Hội đồng quốc an. Một vài nhân vật ngoài các yếu nhân cao cấp trong chính quyền là được nghe nói tới, số người được đọc còn ít hơn nữa. Theo Dean Acheson, đó là «một trong các tài liệu vĩ đại nhất trong lịch sử chúng ta», ý nghĩa vượt xa cuộc chiến tranh Cao ly.

        Ông Truman yêu cầu Hội đồng Quốc an tiến hành một cuộc nghiên cứu mới mẻ và hiểu biết về chính sách phòng thủ và đối ngoại Mỹ trong khuôn khổ thế giới hiện tại và tương lai. Ông muốn biết rõ, không những Hoa kỳ cần bao nhiêu binh sĩ, võ khí, chiến đấu cơ cho công cuộc quốc phòng, mà cả phương sách đương đầu với một trong, các thực tại chính trị tân kỳ và thúc bách nhất của thế kỷ 20: tính cách liên lập giữa an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu. Sau khi nghiên cứu, Hội đồng Quốc an thảo ra chính văn 68, đây không phải một tài liệu dài dòng như thường lệ, tuy nhiên đã chứa đựng nhiều chi tiết tường tận và thống kê cụ thể. Những nét chính có thể được tóm lược như sau :

        « Những biến chuyến sau khi đại chiến thứ hai chấm dứt đã tạo ra trêu thể giới một mối tương quan lực lượng mới, không có tính cách nhất đán mà là làm căn bán trường cửu cho việc phân phối giữa các quốc gia. Việc phân khối này xuất phát từ 2 biến chuyên lịch sử : cuộc cách mạng Nga và sự bành trướng của phong trào Cộng sản trên khắp thế giới và sự phát triển võ khí nguyên tử với khả năng tiêu diệt vô tận. Thế giới được chia thành 2 cực với Hoa kỳ và Nga sô.

        « Chính sách của điện Cẩm linh nhằm 3 đối tượng chính : (1)- duy trì và củng cố cương vị trung tâm ý thức hệ và quyền lực trong thế giới Cộng sản ; (2)- bành trướng và tăng cường quyền lực này bang cách kết nạp thêm chư hầu mới; (3) chống đối và làm suy yếu mọi chính thể cạnh tranh, đe dọa ưu thắng của Cộng sản trên thế giới.

        Cảc mục tiêu này đối nghịch với lý tưởng Mỹ được xây dựng trên khái niệm tự do và nhân phẩm. Mục tiêu của chúng ta được minh định trong Hiến pháp, ấy là «thành lập một liên bang hoàn bị, thiết lập công bằng, đảm bảo an bình quốc nội, bố trí quốc phòng chung, xúc tiến phúc lợi cộng đồng, và đảm bảo tự do cho chúng ta và hậu thế.»

        « Khái niệm và mục tiêu của sinh hoạt Mỹ chắc chắn mỗi ngày một bị công kích mạnh thêm. Để bảo vệ, quốc gia Mỹ phải quyết tâm, bằng mọi giá hoặc mọi hy sinh, duy trì trong và ngoài nước những điều kiện sinh hoạt hầu các mục tiêu này có thể sinh tồn và phát triển. Chúng ta phải tìm cách làm tròn việc này bằng phương tiện hóa bình, và bằng sự hợp tác với các dân tộc cùng chí hướng. Nhưng nếu phương tiện hòa bình thất bại, chúng ta phải có ý chí và sẵn sàng chiến đấu.

        « Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, khả năng tương đối của Hoa kỳ cùng đồng minh tương lai và Nga sô cùng đồng minh tương lai ra sao ?

        Thứ nhất, tiến triển của Nga sô trên lãnh vực bành trướng bom nguyên tử có lẽ sẽ đưa tới tình trạng hầu như bế tắc về võ khí nguyên tử vào năm 1954. Hoa kỳ có thể kéo dài ưu thế thêm vài ba năm nữa nếu hoan bị kịp bom khinh khí, nhưng thắng lợi trong nỗ lực này không có gì chắc chắn. Tuy khả năng kinh tế và sản xuất Nga sô còn kém xa Tây phương, tiềm lực phát triển lại lớn lao, các quổc gia Cộng sản lại đang cố gắng một cách quyết tâm hơn Tây phương hầu động viên toàn bộ tiềm lực phát triển.

        « Mặc dầu sự yếu kém này, khả năng quân sự Cộng sản về chiến tranh qui ước hoặc phi nguyên tử hiện nay mạnh hơn Tây phương nhiều, và vẫn tiếp tục cái tiến với vận tốc nhanh hơn. Tình trạng chênh lệch này sẽ còn kéo dài cho đến khi nào Tây Au phục hồi được kinh tế, và liên minh Bắc Đại tây dương được thực hiện toàn diện.»

        Có thể nào giảm bớt cuộc khủng hoảng giữa 2 đại cường Mỹ - Nga bằng thương thuyết, và nhất là bằng đồng giảm thiểu võ trang không ? Hiện nay, hy vọng rất mong manh, bời vì Nga sô vẫn đeo đuổi những mục tiêu bất biến, và đang chiếm ưu thế quân sự. Tây phương không thể bỏ dở nỗ lực thương thuyết, đặc biệt để loại trừ hiểm họa tận diệt nguyên tử (tuy nhiên đừng quên rằng Staline quan tâm nhiêu đến thực tế lực lượng hơn là hòa bình trừu tượng)


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:16:26 pm

        « Vì những lý do kể trên, Hoa kỳ và Tây phương sẽ còn trải qua một thời kỳ vô hạn định đầy khẩn trương và hiểm họa, và thời kỳ này không phải là cuộc khủng hoảng ngắn hạn mà là sự biến đổi thường trực và cơ bản trong diện mạo bang giao quốc tế. Muốn đối phó lại điều kiện mới, Hoa kỳ có thể lựa chọn 4 giải pháp sau đây :

        «1— Tiếp tục chính sách hiện hữu là giảm thiểu ngân sách quốc phòng và hạn chế khả năng quân sự, nhưng không giảm thiểu cam kết đảm bảo an ninh cho thế giới tự do.

        « 2— Từ bỏ những cam kết này, duy trì khả năng quân sự ở mực độ hiện hữu, và rút lui về chính quốc, núp sau tấm mộc «pháo dài Mỹ».

        «3 — Bằng «chiến tranh phòng ngừa », tiến nhanh, tiến mạnh và có thể giành lại lợi thế, trên đường lật ngược cán cân quyền lực.

         «4 — bắt tay hăng hái vào chương trình táo bạo và đại qui mô nhằm tái thiết tiềm lực phòng thủ của Tây phương để vượt hẳn thế giới sô viết và đương đầu với một thách đố mới một cách cấp thời và dứt khoát. Muốn thực hiện chương trình này, Hoa kỳ phải giữ vai trò trung tâm chính trị và vật chất, và các quốc gia khác vây quanh. Liên minh nay sẽ có sức mạnh vô song nếu hội viên nào cũng hùng bậu ».

        «Ai cũng nhận thấy giải pháp thứ tư là giải pháp tốt nhất. Giải pháp này đòi hỏi Hoa kỳ nắm quyền lãnh đạo trong Công cuộc kiến tạo thần tốc và đại qui mô quyền lực phòng thủ của Tây phương, khỏi nhóm từ «trung tâm », rồi tỏa ra tứ phía. Nghĩa là Hoa kỳ từ bò quan niệm tách biệt an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu. Nghĩa là phải chấm dứt việc lệ thuộc nhu cầu an ninh và thói quen cố hữu cắt xén ngân sách ; nói cách khác, an ninh phải là thành phần ưu thắng trong ngân sách quốc gia, mọi lãnh vực khác phải lệ thuộc lãnh vực an ninh. »

        « Tiềm lực Hoa kỳ phong phú đến nỗi có thể dùng 20% tổng sản lượng quốc gia vào mục đích an ninh mà không bị kiệt quệ. Khái niệm mời về an ninh này đòi hỏi Hoa kỳ chuẩn chi đồng niên chừng 50 tỉ đô la hoặc những ngân khoản không quá thấp hơn mức thời chiến».

        T.T Truman chấp thuận chính văn NSC-68 trong tháng 4, và từ đó nó trở thành đường lối chính thức của Hoa kỳ. Đường lối này đang được tiến hành thì khủng hoảng Cao ly bùng nổ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Ba, 2019, 04:53:13 pm

CHƯƠNG XII

TT TRUMAN VÀ ĐẠI TƯỚNG MAC ARTHUR

        Hội nghị thượng đỉnh

        Chiến tranh Cao ly diễn ra trên hai mặt trận, mặt trận quân sự giữa lực lượng LHQ và xâm làng Cộng sản, và mặt trận chính trị giữa Tổng thống Hoa kỳ và viên đại tướng hào hoa và bướng bĩnh nhất, Douglas Mac Arthur, thủ lãnh phe quí tộc quân sự đang biến dạng, và tư lệnh quân lực Mỹ ở Viễn đông. Cuộc xung đột nào cũng chấm dứt nửa chừng, và thời gian trôi qua, cuộc xung đột nào cũng được giải quyết tốt đẹp : thế giới tự do đã chứng tỏ ý chí chiến đấu để sống tự do, và chức vụ Tổng thống Hoa kỳ đã tăng quyền uy và phẩm cách. Phần chính của chương này được dành cho cuộc xung đột thứ hai, nhuộm màu sắc chính trị.

        Ngay cả khi có vẻ sắp chiến thẳng, Hoa thịnh đốn vẫn còn lo ngại đống tro tàn chiến cuộc Cao ly bùng cháy và bành trướng dữ dội trở lại. Hoa kỳ cũng lo ngại Trung cộng tham chiến nếu binh lửa tới quá gần biên giới Mãn châu. Và còn Nga sô ? Thành phố sò viết Hải sâm uy chỉ cách mũi đông Cao ly hơn 60cs, cho nên Nga sô cũng có thể hoảng hốt. Các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp yêu cầu tướng Mac Arthur, tư lệnh Viễn đồng, thận trọng, đành rằng đuổi theo địch quân qua vĩ tuyến 38, song không nên có hành động nào phía bắc sông Hoàng hà khiến Trung cộng hoặc Nga sô có thể can thiệp. Trên thực tế, bộ tham mưu hỗn hợp khuyến cáo Mac Athur đặt căn cứ dọc phòng tuyến Bình nhưỡng - Wonson, trên Hán thành gần 200cs, và dành cho quân đội Nam Cao quyền tiễn xa hơn nữa.

        Hoa thịnh đốn không hoàn toàn chắc chắn Mac Arthur đồng ý với thượng cấp dân sự của ông về lý do Hoa kỳ chiếu đấu tại Cao ly, và về mục tiêu tối hậu của Hoa kỳ : chiến tranh cầm chân xâm lược, không phải tiêu diệt xâm lược, chiến tranh nhằm mục tiêu hạn chẽ chống lại kẻ địch thứ yếu để tránh chiến tranh vô hạn chế, chống lại kẻ địch chính yếu, những khái niệm mà Hoa thịnh đốn e ngại vị lão tướng kiêu hãnh và ngạo mạn phủ nhận.

        Hoa thịnh đốn càng lo ngại thêm khi Mac Arthur tới Đài loan cuối tháng 7 để kiểm điểm khả năng của Quốc quân để tự vệ chống lại một cuộc tấn công mà Cộng sản có thể tung ra từ lục địa. Chính giới Hoa thịnh đốn hoảng hồn vì Mac Arthur nồng nhiệt ca ngợi Tưởng thống chế và kín đáo bất bình về thái độ kềm chân Tưởng của đệ thất hạm đội. Cảm nghĩ của Hoa kỳ đối với Tưởng là bỏ thì thương, vương thì tội, cho nên tuy có thiện cảm với tham vọng tái chiếm lục địa của Tưởng, Hoa kỳ coi đó là trái bom sẵn sàng nổ tung, và không thể ủng hộ. Hồi ấy, Hoa kỳ chỉ muốn giữ Tường yên lặng, và không đả động gì tới Tưởng.

        Đã đến lúc Hoa thịnh đốn phải sửa lưng tuớng Mac Arthur, không những về chính sách đối với Cao ly mà còn cả với toàn thế giới nữa. Ngày 3-8, TT Truman cử ông Averell Harriman làm sứ giả tới gặp Mac Arhur. Harriman được đón tiếp khả ái, và trò chuyện hơn 8 giờ trong hai ngày với Mac Arthur. Ông lại nói chuyện với nhiều cộng sự viên của tướng Mac Arthur và mở một cuộc thanh tra chớp nhoáng ngoài mặt trận. Ông bay về Mỹ, bối rối và bực mình.   

        Trong phức trình lên Tổng thống, ông Harriman nói rằng tướng Mac Arthur hoàn toàn tán đồng quyết định can thiệp ở Cao ly, tin tưởng sẽ có thể tiêu diệt lực lượng Bắc Cao, và tiên liệu Trung cộng hoặc Nga sô không trực tiếp tham chiến. Nhưng Mac Arthur không vui về việc Hoa thịnh đốn lãnh dạm với Tưởng, và mặc dầu Harriman mất nhiều thời giờ giải thích, Mac Arthur vẫn không nghe.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:23:32 pm

        Ngày 26-8, các thông tấn xã loan bức thông điệp của Mac Arthur gửi cho cuộc cắm trại hàng năm của tổ chức Hải ngoại Cựu chiến binh. Bộ Ngoại giao nhận định rằng bức thông điệp của tướng Mac Arthur đã đề ra chính sách đối ngoại mới cho miền Thái bình dương. Trên thực tế, Mac Arthur đề nghị lập con đường phòng thủ từ Hải sâm uy xuống Tân gia ba, được bảo vệ thích ứng bởi hải, không, lục quân Mỹ, biển Thái bình dương thành «cái hồ hòa bình». Kết luận, ông đả kích «lý luận nhạt phèo và lầm lạc», nhuộm màu «chủ bại», cho rằng khích lệ Trung hoa quốc gia ở Đài loan là tạo nguy hiểm cho tư thế của Hoa kỳ trên toàn cõi Á châu. Lời nói này là một cách úp mở chí trích đường lối quen thuộc của chính phủ Truman nhằm cô lập hóa Tưởng giới Thạch.

        TT Truman giận tím mặt khi đọc bản tin này, theo lời một viên chức được triệu tập tới Bạch Cung tham dự phiên họp khẩn cấp sáng hôm sau. Như thày giáo với học trò, ông Truman hỏi các bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp xem có ai được biết trước lời tuyên bố của tướng Mac Arthur không. Mọi người đều đáp không. Ông quay lại bộ trưởng Quốc phòng Louis Johnson, và nói : «Tôi muốn lời tuyên bố này được thu hồi, và muốn ông ra lệnh cho Mac Arthur rút lại, và nói rằng đó là chỉ thị của tôi. Ông đã hiểu chưa ?»

        Bộ trưởng Johnson đáp . «Thưa, hiểu». Dĩ nhiên là bức thông điệp đã được đưa cho các báo, tuy vậy, Mac Arthur bắt buộc phải rút lại.

        Khi các cuộc hành quản bắt đầu lan lên bắc vĩ tuyến và khi những bản tin tình báo đầu tiên đầu tháng 10 cho biết quân đội Trung cộng tập trung dọc biên giới Mãn châu, mối lo ngại của Tổng thống đối với vị tư lệnh cứng đầu lại bột khởi lần nữa. Ông Truman nhận thấy nên tới gặp mặt Mac Arthur. Cuộc gặp gỡ lịch sử tại đảo Wake, một mẩu đất trơ trọi trên biển Thái bình xa xôi diễn ra sáng tinh sương chủ nhật 15-10. Tháp tùng Tổng thống có Dean Rusk, Averell Harriman, chủ tịch tham mưu hỗn hợp Omar Bradley, và một số phụ tá và phóng viên. Về phía Mac Arthur có phụ tá chính yếu tướng Courtney Whitney, đô đốc Arthur W.Radford, tư lệnh hạm đội Thái bình dương và đại sứ Muccio. Phiên họp thật sự gồm 2 phần. Phần đầu Tổng thống và tướng Mac Arthur nói chuyện riêng trong một giờ đồng hồ trong một căn phòng nhỏ. Sau đó, toàn thể ngồi họp độ vài giờ quanh một cái bàn dài, gồm 5 cái bàn nhỏ kê sát nhau. Trời nắng nhiệt đới chang chang, tòa nhà lại không được điều hòa khí hậu, nên mọi người đến dự họp với sơ mi trần. Phiên họp không có nghị trình chính thức, Tổng thống điều khiển cuộc thảo luận, dựa trên những điều ghi chú bằng bút chì trên một tấm «lốc», trong giờ đồng hồ cuối cùng trên phi cơ từ Honolulu tời Wake. Phần lớn cuộc thảo luận chỉ xoay quanh những câu hỏi đặt ra cho tướng MacArthur, và những câu trả lời. Những chi tiết chiến cuộc chỉ được đề cập tới ngắn ngủi, vì ai cũng tin vững chiến thắng, cử tọa quan tâm nhiều nhất tới các kế hoạch hậu chiến tái thiết Cao ly, hoàn bị hòa ước Nhật, và các vấn đề tổng quát về khu vực Thái bình dương. Ngoài ra cũng có những lời chúc tụng lẫn nhau nữa.

        Người ta không biết nhiều về phần đầu của cuộc họp, Tổng thống và đại tướng diện đàm. Tổng tư lệnh Truman có khiển trách thuộc viên MacArthur không ? Không ai dám chắc. Trong hồi ký, ông Truman chỉ nói rằng trong cuộc diện đàm chính MacArthur đã nhắc trước tới bản tuyên bố của ông về Đài loan cho hội Hải ngoại Cựu chiến binh, và tiếp thêm :

        «Ông (MacArthur) tỏ vẻ hối tiếc nếu điều này gây ra rắc rối. Tôi đáp lại là theo tôi thì việc đã qua, không nên nhắc lại nữa. Ông MacArthur nói là ông muốn tôi hiểu rằng ông không làm chính trị bằng cách này, hoặc cách khác, và năm 1948. ông đã để cho các chính trị gia biến ông thành « anh chàng ngốc» (danh từ này là của ông), nên ông không thể để tái diễn nữa. Tôi nói ông biết phần nào kế hoạch tăng cường Âu châu của chính phủ... Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi rất hữu nghị. Tôi có thể nói là hữu nghị hơn tôi dự tính nhiều.»

        Trong phiên họp khoáng đại tiếp sau, Tổng thống nói với cử tọa : «Tướng MacArthur và tôi bàn bạc nhiều về Đài loan. Vấn đề này không cần phải nhắc lại nữa. Đại tướng và tôi hoàn toàn đồng ý với nhau.» Dĩ nhiên là trên thực tế, chẳng có gì được giải quyết giữa hai nhân vật cương nghị và cứng đầu ấy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Ba, 2019, 09:13:00 pm

        Trung Cộng tham chiến

        Ngay cả trước hội nghị Wake, giông tố đã vần vũ trên trời Bắc kinh mà vị tư lệnh Viễn đông và thượng cấp ở Hoa thịnh đốn vẫn chưa thấy rõ. Ngày 1-10, Ngoại trương Trung cộng Chu ân Lai mời đại sứ Ân Sardar Panikkar tới và nói rằng Cộng hòa Nhân Dân Trung hoa sẽ tham chiến về phe Bắc Cao nếu lực lượng LHQ phản công qua vĩ tuyến 38, vào lãnh thổ Bắc Cao. Họ Chu không dùng từ ngữ ngoại giao tối nghĩa mà là tuyên bố rõ rệt. Panikkar điện về New-Delhi, và chính phủ Ấn thông báo cho mọi thủ đô trên thế giới, trong số có Hoa thịnh đốn được biết. Một tuần sau, họ Chu nhắc lại lời de dọa trên đài bá ám chính quyền cốt cho toàn thế giới nghe rõ.

        Song tướng Willoughby, chỉ huy tình báo dưới quyền MacArthur, lại cho rằng có thể họ Chu săng-ta chính trị. Ông lý luận rẳng với chiến thắng sau cùng của LHQ gần kề, không quân lại rõ rệt có khả năng đập tan mọi mưu toan của Trung cộng vượt sông Hoàng hà, họ Chu chỉ có thể hăm dọa với mục đích tuyên truyền mà thôi. MacArthur tán thành quan điểm của Willoughby. Bởi vì MacArthur là tư lệnh chiến trường Cao ly, Hoa thịnh đốn lại ở cách Cao ly gần 26.000 cs nên Ngũ giác đài và bộ Ngoại giao cũng tán đồng. Lời hăm dọa của họ Chu không làm giảm bớt sự tin tưởng hân hoan của hội nghị Wake.

        Trở về Đông kinh, MacArhur bắt đầu đặt kế hoạch cho cuộc phản công vĩ đại tối hậu, hầu có thể hồi hương binh sĩ vào dịp lễ Giáng sinh như đã hứa. Đó sẽ là một cuộc càn quét chớp nhoáng các phần tử Bắc Cao bị phân tán và tan rã, rút lui vào vùng núi trung bộ Bắc Cao và thung lũng Hoàng hà. Kế hoạch phản công được dựa trên phóng đoán là Nga sô sẽ không can thiệp, cũng như Trung cộng.

        Lực lượng LHQ sẽ mở một gọng kềm đại qui mô và xiết chặt địch quân trong một cái túi nhỏ, sát sông Hoàng hà, bắt họ phải đầu hàng hoặc phải chạy trốn sang Mãn châu. Quân đoàn 8, từ vùng phụ cận Bình nhưỡng tiến lên phía bắc sẽ là tây dực của gọng kềm, còn đông dực là lữ đoàn X, vận chuyển đường biển từ Jnchon vòng bán đảo tới Wonsan, cùng các đơn vị Bắc Cao chủ yếu, ở chính diện, và giữ nhiệm vụ yểm trợ. Phần nào kế hoạch này có vẻ táo bạo và liều lĩnh - mà trong tương lai các nhà chỉ huy quân sự vẫn chưa thể đồng ý với nhau vì Mac Arthur biệt phải lữ đoản X từ bộ chỉ huy của tướng Walker, phụ trách toàn bộ cuộc phản công mà đặt dưới quyền bộ tổng tư lệnh ở Đông kinh. Ngoài ra, MacArthur lại tách lữ đoàn ra làm hai, và tuy quân số còn thiếu hụt, hậu bị thích ứng cũng thiếu hụt, hai đơn vị lại ở xa nhau, hầu như không thể liên lạc với nhau được giữa vùng núi hiểm trở, không có đường sá chuyển vận ở bắc trung bộ Cao ly. Cũng có vài con đường, song đó chỉ là những đường mòn đầy bụi cát, lượn ngoằn  ngoèo qua những đồi cao vút và những đèo tối om trong rặng núi chạy từ bắc xuống nam, không có lối ngang ăn thông với nhau. Địa thế này hoàn toàn bất lợi cho quân đội cơ khí hóa Tây phương, song lại gần như là điều kiện lý tưởng đối với du kích Á châu. T.R. Rehrenbach viết như sau:

        « Hành động của LHQ được căn cứ vào địa hình, địa vật hạn chế, và vào tin tức cuối tháng 10 cho rằng địch quân sẽ không kháng cự lại. Trên hết mọi yếu tố, tai họa đã xảy ra vì địa bình, và sự thiếu hụt tin tức tình báo hoàn toàn. Trên đường Bắc tiến, LHQ đã rêu rao cho toàn thế giới biết thành phần quân đội, kế hoạch tác chiến, và cả giờ giấc thực hiện kế hoạch nữa. Không cần cố gắng, địch đã am tường nội bộ quân đội LHQ. Ngược lại, LHQ không khi nào am tường địch tình, đến khi am tường thì đã muộn màng.»

        " Cuối tháng 10, đã có trên một phần tư triệu binh sĩ Trung cộng thiện chiến phân tán thành nhiều nhóm nhỏ vô hình phía sau đạo quán « giải phóng» LHQ. Không bị cản trở bởi thiết bị nặng, và vận chuyển cơ giới, những toán nông binh giỏi đi bộ, sống dưới kỷ luật thép, di chuyển lặng lẽ ban đêm, ban ngày phân tán trong hốc đá và đỉnh núi hiểm trở, ở đó họ có thể quan sát mà phi cơ thám thính Mỹ trang bị máy ảnh tối tân bay liên tục không thể nào nhìn thấy họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:29:09 am

        Mac Arthur báo cáo bộ tham mưu hỗn bợp ngày 24-10 rằng ông đang chuyển quân từ đường Bình nhưỡng — Wonsan, tổng phản công lên miền Bắc. Độ mươi toán tiền sát của quân đoàn 8 và lữ đoàn X đã tiến sâu vào nội địa địch gần sông Chongchen ở tây bắc, và lưu vực Changjin ở đông bắc, trong đợt đầu của kế hoạch gọng kèm. Trong tuần lễ thứ nhất, lực lượng LHQ chỉ gặp sức khảng cự ít ỏi, nhưng phải tiến quân trong vùng đồi núi hiểm trở, đường tiếp tế mỗi lúc một thêm gay go. Dọc đường, đụng độ nhỏ xảy ra, lực lượng LHQ bắt được một số tù binh chắc chắn là người Trung cộng, song tổng hành doanh tướng MacArtbur không tin rẳng «chí nguyện quân» Trung cộng quá đông đảo để có thể thay đổi kết quả cuộc chiến.

        Ngày 1-11, một tiểu đoàn kỵ binh Mỹ trên đường tới Chongchen đột nhiên rơi vào ổ phục kích, súng trường và liên thanh bắn như mưa, binh sĩ Trung cộng từ tứ phía ào tới la hét. Cũng gần trong thời gian ấy, một sư đoàn Nam Cao ở cánh phải và một tiểu đoàn thủy quân lục chiến trong lữ đoàn X, ở xa hơn về phía đông, cũng đương đầu với một cuộc giao phong tương tự. Chiến cuộc kéo dài ác liệt trong 4 ngày, rồi đột ngột chấm dứt cũng như đột ngột bắt đầu. Lực lượng phục kích tản mác trong đồi núi. Quân đội LHQ bị tổn thất nặng nè, và tinh thần bị giao động dữ dội. Giờ đây người ta mới biết rằng địch quân không phải là «chí nguyện quân» mà là binh sĩ Trung cộng thiện chiến ở trong những đơn vị hẳn hoi.

        Ngày 6-11, MacArthur báo nguy với bộ tham mưu hỗn hợp rẳng binh sĩ và quân trang được chở rầm rập qua mọi cây cầu từ Mãn châu qua sông Hoàng hà. lực lượng hùng hậu đến nỗi quân đội LHQ dưới quyền ông có thể bị đe dọa tiêu diệt. Ông xin phép được cấp thời oanh tạc những cây cầu này và các cơ sở yểm trợ địch quân ở «vùng bắc» Tướng MacArthur cho rằng lệnh hạn chế trước đây về việc oanh tạc trong đường kínb 8 cs cách sông Hoàng hà sẽ dẫn tới «hậu quả thảm hại» nếu không được cấp thời bãi bỏ. MacArthur chưa hoàn toàn tin là Trung cộng sẽ tham chiến toàn diện, song trường hợp này cũng có thể xảy ra. Tại tổng hành doanh ở Đông kinh cùng ngày ông ấn hành một thông cáo, nói rằng quân dội LHQ đang phải đương đầu với một quân đội mới, với đồ tiếp tế và hậu bị hùng hậu, «một trong những hành động tấn công ác liệt nhất chà đạp lên công pháp quốc tế chưa từng thấy trong lịch sử. »

        Hoa thịnh đốn đồng ý cấp thời cho tướng Mac Arthur oanh tạc các cầu trên sồng Hoàng hà, song lại nhắc nhở là nên tránh các mục tiêu trên nội địa Mãn châu, và đặc biệt là đập nước và hệ thống thủy điện trên sông Hoàng hà. Theo chỉ thị của bộ , tham mưu hỗn hợp «điều quan trọng là phải vô cùng thận trọng để tránh vi phạm lãnh thổ và không phận Mãn châu, vì cần được phù hợp với đường lối và chỉ thị của LHQ, và cũng vì trên tinh thần bảo vệ quyền lợi quốc gia, Hoa kỳ muốn thu hẹp chiến cuộc vào Cao ly chứ không mở rộng. »

        Sau hành động đầu tiên của Trung cộng, một thời gian êm ả diễn ra khiến lập luận của tướng Willoughby cho rằng Cộng sản áp dụng chiến thuật săng-ta ngoại giao chứ không tham chiến thật sự, bắt đầu được coi là đúng. Hai đại đơn vị của quân đoàn LHQ củng cố vị trí trên sông Chongchon, thuộc mặt trận tây, và lưu vực Changjin - Chosin, về, phía đông, cách biên giới Mãn châu khoảng 80 cs. Khoảng 200.000 binh sĩ LHQ và Nam Cao đồn trú dọc phòng tuyến hoặc ở hậu cứ, đường tiếp tế được tăng cường, không quân tự do hoạt động, song không thấy điều gì khả nghi ở phía nam sông Hoàng hà để dội bom, còn một số đơn vị đệ thất hạm đội thì bỏ neo ngoài khơi gần Hungnam trong biển Nhật bản Lễ Tạ ơn được tò chức rầm rộ ngay cả tại các vị trí tiền tuyến của quân lực LHQ, và hy vọng «hồi hương trước Giáng sinh» đã được gợi lại.

        Ngày 24-11, MacArthur bay qua Cao ly, tuyên bố đợt phản công cuối cùng để kết thúc chiến tranh. Bản thông cáo chính thức ngày hôm ấy của ông viết như sau :

        « Gọng kèm bao vây đại qui mô của LHQ tại Bắc Cao chống lại những đạo quân Cộng sản hoạt động trong vùng hiện gần đạt tới nỗ lực quyết định. Trong vòng 3 tuần qua, không lực của ta trong cuộc tấn công yểm trợ, được coi là gương mẫu về phương diện điều hợp và hữu hiệu, đã không tập thắng lợi những đường yểm trợ từ bắc xuống nam của địch, khiến cho nỗ lực tăng cường của địch bị giảm chế mạnh mẽ. Khu vực đông của gọng kèm LHQ nay đã siết chặt, cắt đôi tiềm lực địa lý của địch ở phía bắc. Sáng nay, khu vực tây của gọng kềm đã tiến quân, trong cuộc tổng phản công trong nỗ lực hoàn tất vây hãm và khép chặt gọng kềm. Nếu thành công, cuộc hành quân này sẽ chấm dứt chiến cuộc trên thực tế...».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 04:58:46 am

        Hơn 800 000 binh sĩ Trung cộng chờ quân đội LHQ tiến tới. Ngày 25, họ chống trả ác liệt, thoạt đầu đánh tan những đơn vị của quân đoàn 2 Nam Cao trong vùng núi trung bộ gần Tekchen, rồi đụng độ sư đoàn 24 Hoa kỳ tại Unsan, về phía tây trước khi đẩy lui qua sông Chongchon. Trên mặt trận đông của lữ đoàn X, sư đoàn thủy quân lục chiến I trên đồi gần lưu vực Chosin gặp mũi dùi tấn công khủng khiếp mở đầu, và đến tối thì bị bao vây trong tình trạng tuyệt vọng cách căn cứ Bung- nam 80 cs. Quân lực LHQ không những bị tấn công bất ngờ, lại ở vào hoàn cảnh gần như một chọi hai, với một kẻ địch hữu hiệu, được huấn luyện hoàn hảo về du kích chiến biến hóa vô lường, hình thức chiến tranh độc nhất có thể mang lại chiến thắng trong khí hậu và địa hình Bắc Cao.

        Ngày 28, tướng Walker nhận thấy quân đoàn 8 của ông chỉ còn 2 giải pháp, hoặc bị tiêu diệt, hoặc phải rút lui, và ông đã ra lệnh rút lui. Tướng Almond ở mặt trận tây cũng sa vào tình trạng nan giải tương tự, và ông đã bắt đầu thoái quân về đầu cầu Hungnam. MacArthur không đại ngôn khi ông gửi bản thông cáo khẩn cấp hôm ấy cho LHQ, nói rằng «chúng tôi đang phải đương đầu với một cuộc chiến tranh hoàn toàn mới ». Cuối tuần lễ thứ nhất tháng 12, phòng tuyến kháng cự chính yếu LHQ đã bị đẩy lui cách vĩ tuyến 38, 80 cs ở mặt trận tây và trung bộ, trong khi ở phía tây lữ đoàn X với đệ nhất sư đoàn thủy quân lục chiến, bị cô lập trong lưu vực Chosin và mắc kẹt trong một cái túi nhỏ quanh Hungnam. Ngày 3-12, MacArthur báo cáo với bộ tham mưu hỗn hợp rằng quân đội của ông bị tổn thất nghiêm trọng, gần như kiệt lực, cho nên ông dự định thoái triệt về vùng phụ cận Hán thành. Ông nói :

        «Bộ tư lệnh nhỏ bé này đang phải đương đầu với toàn bộ quốc gia Trung hoa (cộng sản) trong một cuộc chiến tranh không tuyên chiến. Trừ phi hành động tích cực và cấp thời, chúng tôi khó có hy vọng chiến thắng, và trên bình diện hữu lý, tình trạng kiệt quệ kéo dài còn có thể dẫn tới diệt vong nữa . Muốn tổng ước đúng tình hình Cao ly phải coi đó là một cuộc chiến tranh hoàn toàn mới, và trong những điều kiện hoàn toàn mới...»

        «Khái niệm chiến lược thích ứng cho những cuộc hành quân chống quân đội Bắc Cao đã thắng lợi rạng rỡ, ngày nay không thể được tiếp tục áp dụng ở Cao ly nữa. Tình hình mới đòi hỏi những quyết định chính trị và kế hoạch chiến lược hầu đáp ứng với thực tại.»

        Giản dị hơn, Mac Arthur muốn nói như sau «đừng trói chân, trói tay tôi nữa, hãy để tôi cho phóng pháo cơ bay vào sào huyệt địch ở Mãn chân để tiêu diệt các căn cứ tiếp tế của họ. Hãy cho tôi binh sĩ, súng ống, tàu bè, và trên hết là cho tôi toàn quyền đè bẹp địch, dầu địch là ai, và dầu địch ở đâu » Mac Arthur liều lĩnh không phải là vô lý : ông là vị tư lệnh lớn lao thứ nhất bị xiềng xích trong tân khái niệm quân sự, chiến tranh hạn chế để đạt mục tiêu hạn chế. Cá nhân ông không chấp nhận, hoặc không thể chấp nhận hạn chế, song Hoa thịnh đốn lại chấp nhận.

        Trung tuần tháng 12, quân đoàn 8 đã rút về phòng tuyến mấy cây số phía nam vĩ tuyến 38, còn các đơn vị chủ lực của lữ đoàn X thì đang được di tản từ Hungnam bẳng đường biển. Báo chí Mỹ, hoặc đa số báo chí Mỹ, mô tả những biến chuyển trong 3 tuần trước như là một trong các thảm bại quân sự lớn lao vô tiền khoáng hậu, «đồi tệ nhất mà Hoa kỳ phải trải qua từ xưa đến nay», theo tuần báo Time. Công luận ở trong và ngoài nước có vẻ bàng hoàng tê tái trước sự yếu kém của Tây phương và sức mạnh của Á châu.

        Từ cực đoan này đến cực đoan khác, tướng MacArthur trong những lời tuyên bố công khai, đã coi đó là «rút lui chiến thuật» được thực hiện bằng lề lối ưu thắng ’. Theo ông thì cuộc phản công tháng II chỉ là «hành quân thám sát võ trang» không hơn không kém để đo lường phản ứng của địch. Nhưng lời giải thích này khó thể ăn nhịp với lời tuyên bố sôi nổi ngày 24-11, theo đó «gọng kềm bao vây đại qui mô của LHQ tại Bắc Cao chống lại những đạo quân Cộng sản hoạt động trong vùng hiện gần đạt tới nỗ lực quyết định... Nếu thành công, cuộc hành quân này sẽ chấm dứt chiến cuộc trên thực tế.»

        Dĩ nhiên trên thực tế sự thất bại của lực lượng LHQ không có tính cách rộng lớn như một số tin tức hồi ấy loan truyền, cũng không nhỏ bé như tướng MacArthur tìm cách biện hộ. Dầu sao thi cả quân đoàn 8 cũng như lữ đoàn X đều rút chân ra khỏi cạm bẫy, không bị sứt mẻ nghiêm trọng. Song họ đã thất bại nặng nề trong việc thực hiện mục tiêu. Trung cộng đã thành công rạng rỡ trong chiến lược đánh lừa, và MacArthur đã bại trận một cách không vẻ vang vì đã khinh thường địch, và không hiểu địch tình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:25:32 am

        Những tuần lễ đầu tháng 12 này là thời kỷ tái duyệt tuyệt vọng tại Hoa thịnh đốn về nỗ lực tham chiến ở Cao ly. Hầu như hàng ngày TT Truman đều nhóm họp với các cố vấn nòng cốt của bộ Ngoại giao và Ngũ giác đài, được coi như «nội các chiến trauh» của Bạch Cung. Hai hoặc ba ngày một lần, Hội đồng Quốc an được mời nhóm khẩn cấp. Đường viễn ký với Đông kinh hoạt động suốt ngày đêm, các viên chức LHQ liên tục gửi đi và nhận được nhiều công điện đầy lo ngại.

        Một sự thật mới và sáng như ban ngày vừa hiện ra : mưu toan táo bạo của Hoa kỳ nhằm xử dụng võ lực đề tiến tới một giải pháp chính trị ở Cao ly đã bị ngăn chặn, có thể là mãi mãi, bởi sự can thiệp của Trung cộng. Hoa kỳ dấn vào một cuộc chiến tranh không thể thủ thắng, và không thể rút lui, song cũng không thể để thua. Câu hỏi gay go đối với ông Truman là «Chúng ta làm gì bây giờ?»

        Hoa thịnh đốn vẫn lo ngại Nga sô lợi dụng cuộc xâm lược Cao ly để dương đông kích tây, gây hấn ở nơi khác trên thế giới, chắc là ở Âu châu. Bộ tham mưu hỗn hợp đồng thanh nhận định rằng Hoa kỳ không thể đáp ứng tham vọng của Mac Arthur tổng phản công Trung cộng, khiến hệ thống phòng thủ ở Mỹ và Âu châu có thể bị nguy hại. Bộ tham mưu hỗn hợp nghi ngờ Trung cộng lừa Hoa kỳ tiến đánh lục địa để bị sa lầy trên một lãnh thổ mênh mông vô tận, và bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh xói mòn vô vọng chống 400 triệu người Trung hoa.

        Còn một yếu tố khác mà Hoa thịnh đốn coi trọng song tướng Mac Arthur lại có vẻ không lưu ý đến, đó là sự cần thiếu duy trì hậu thuẫn LHQ. Một mặt, LHQ là tấm bình phong chính trị đúng đắn cho sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Cao ly. Mặt khác, LHQ trở thành lệ thuộc chính sách của Mỹ về Cao ly. Cuộc tiến quân của Mac Arthur qua vĩ tuyẽn 38, tới biên giới Mãn châu đã làm LHQ giật mình lo ngại Hoa kỳ có thể, hữu ý hoặc vô tình, sắp sửa lôi kéo tổ chức quốc tế vào một trận chiến tranh ý thức hệ thảm khốc. Công luận thế giới đồng thanh ủng hộ hành động nhậm lẹ của Hoa kỳ chống xâm lược Bắc Cao khi ấy lại có thể thay đổi lập trường.

        Một lời tuyên bố của ông Truman đã khiến mọi người lo ngại thêm nữa. Ngày 30-11, trong một cuộc họp bảo, ông ám chỉ rằng bom nguyên tử có thể được dùng chống Trung cộng, và tướng Mac Arthur, tư lệnh tại chỗ, được quyền quyết định. Ông đã trả lời ngay không kịp suy nghĩ một câu hỏi được nêu ra bất thần. Văn phòng báo chí Bạch Cung vội ra thông cáo giải thích rằng Tổng thống muốn nói là «một khi đã có võ khí thì mặc nhiên đã nghĩ đến việc xử dụng », nhưng quyền xử dụng bom nguyên tử theo, luật pháp, được trao cho Tổng thống, và «lệnh xử dụng này chưa được ban bố». Dầu Tổng thống đã chữa lời cho dư luận yên lòng, trong một thời gian khá lâu người ta vẫn không quên được tác động sôi sục của câu nói đầu tiên. Các đồng minh Bắc Đại tây dương cũng như các bội viên LHQ đều giật mình, và Thủ tướng Atlee vội từ Luân đôn tới Hoa thịnh đốn ngày hôm sau để diện đàm với TT Truman.

        Trước hiện tình quân sự thất bại, và chính sách hỗn độn, Hoa kỳ không thể nào có nổi một chiến lược trực tiến. Ngày 3-12, bộ tham mưu hỗn hợp ra lệnh cho Mac Arthur nếu không thể chiến thắng thì ráng sức cầm cự. «Chúng tôi xét rằng việc bảo tồn quân lực dưới quyền đại tướng hiện là quan trọng hàng đầu. Chúng tôi tán đồng việc củng cố lực lượng thành những đầu cầu». Hoa kỳ dành phải ỡm ờ trước khi tìm được lối thoát ra khỏi tình trạng nan giải đáng ghét ấy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:13:46 am
     
        MacArthur bị cất chức

        Giữa cảnh bế tắc bực mình ấy MacArthur lại mở cuộc tấn công chính trị chống lại thượng cấp ở Hoa thịnh đốn. Đột nhiên, ông mở rộng cửa tổng hành doanh Đông kinh đón liếp báo chí trực tiếp hoặc gửi điện văn phóng vấn. Trả lời một cuộc điều tra dài của tòa soạn báo United States News and World Report, trong tuần lễ đầu tiên tháng 12, ông quy những khó khăn của ông ở Cao ly cho «những cấm đoán kỳ lạ... vô tiền khoáng hậu trong lịch sử quân sự» khiến ông không có cơ hội đánh thẳng vào sào huyệt bất khả xâm phạm của địch.

        Bạch Cung và Ngũ giác dài chỉ được biết những lời bình luận khác thường của viên tư lệnh chiến trường qua báo chí. Sau này, ông Truman nói «lẽ ra tôi đã bãi chức tướng MacArthur ngay khi ấy.» Theo lời ông, lý do khiến ông trù trừ là vì ông không muốn thiên hạ cho rằng MacArthur bị trừng phạt vì cuộc phản công thất bại. Ngày 6-12 ông Truman ra lệnh cho bộ tham mưu hỗn hợp gửi thẳng cho MacArthur một chỉ thị mới (áp dụng cho mọi sĩ quan phục vụ tại hải ngoai), nói rõ rằng «không một diễn văn, một thông cáo báo chí hoặc tuyên bố công khai nào» được công bố kể từ nay, về chính sách đối ngoại, ngoại trừ được bộ Ngoại giao cho phép, hoặc trong trường hợp chính sách quân sự, được bộ Quốc phòng cho phép.

        Trong tháng 12 đầy biến chuyển khẩn trương này, 4 biến chuyển liên quan đến Cao ly đã xảy ra. Muốn hiểu rõ tình hình Cao ly cần cứu xét 4 biến chuyển này.

        1— TT Truman thức giục Quốc hội gia tăng chuẩn chi ngân sách quốc phòng lên gần 50 tỉ đô la, vì công cuộc xây dựng phòng thủ đồng minh Bắc Đại tây dương cũng khẩn cấp không kém công cuộc ngăn chặn xâm lăng Cộng sản ở Viễn đông.

        2— Ngày 15-12, ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, cho phép chính quyền cấp tốc gia tăng quân số lèn mức dự liệu là 3 triệu rưỡi (hồi ấy chỉ chừng 2.300.000), và tái lập một số hình thức kiêm soát thời chiến. Tuy nhiên, ông minh định rằng chính quyền không có ý định động viên toàn diện. Báo chí mệnh danh biện pháp của ông Truman là chiếc xe được «lái bằng số 2, chứ không phải hết tốc độ».

        3—  Hội dồng Bảo an LHQ chấp thuận một quyết nghị nhằm tìm kiếm một cuộc ngưng bắn trong chiến tranh Cao ly. Đề nghị này bị một phải đoàn Trung cộng được đặc biệt mời đến Thành công hồ thảo luận, bác bỏ. Mặc dầu Trung cộng bác bỏ, đề nghị ngưng bắn vẫn trở thành mục tiêu nổi bật trong chính sách LHQ.

        4 — Nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng và Hạ viện, với một số phiếu quan trọng, yêu cầu Tổng thống bãi chức ngoại trưởng Acheson vì «đã mất lòng tin của quốc gia». Sự kiện này phản ánh tình trạng kèn cựa đảng phái gay gắt không những do các biến chuyển chán nản ở Cao ly gây ra mà còn do cao trào hoảng hốt bắt nguồn từ chiến dịch lột mặt nạ cộng sản trong chính quyền do thượng nghị sĩ Joseph McCarthy phát động. TT Truman khước từ không xét tới yêu sách của đảng Cộng hòa.

        Hố cách biệt vì hiểu lầm hoặc vì không chịu đựng được nhau giữa MacArthur và thượng cấp tại Hoa thịnh đốn tiếp tục được đào sâu thêm. Viên tư lệnh Viễn đông đa cảm dường như cho rằng thiên tài quân nhân ghi danh sử sách của mình đang bị ngăn cản bởi những phần tử dân sự tư tưởng hẹp hòi ở xa chiến trường phân nửa thế giới, nhãn quan chiến lược lại bị che mờ bởi những nhận định chính trị tầm thường và bất hợp. Văn thư liên lạc của Mac Arthur với họ được viết theo thể văn cao siêu, chứa đựng ý thức khinh miệt tế nhị. TT Truman, các bộ trưởng Acheson và Marshall và ngay cả các cựu chiên hữu của Mac Arthur trong bộ tham mưu hỗn hợp lại dường như nghĩ rằng vị anh hùng Bataan, và Corregidor đã có thái độ độc đoán không chịu chấp nhận viễn tượng một cuộc chiến thắng nhớ bé hơn ở Cao ly. Ông muốn thắng ở Cao ty, và là thắng lớn, bằng không thì rút lui. Mặc dầu có thiện cảm với sự bực bội của vị tướng lãnh vì bị cầm chân bởi một kẻ địch mà ông từng khinh miệt sâu xa, Hoa thịnh đốn vẫn bị phật ý và ngượng ngùng vì ông từ chối không chịu nhìn nhận thực tại của cuộc chiến tranh mà ông phải đối phó. Còn đối với một số thì thái độ cứng đầu của MacArthur chỉ là để che đậy sự bất lực, không thể chiến thắng vẻ vang.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2019, 01:56:32 am

        Đầu tháng 1-1951, sợi giây liên hệ giữa đại tướng MacArthur và tổng tư lệnh Truman tới độ căng thẳng nhất. Ngày 10-1, MacArthur báo cáo với bộ tham mưu hỗn hợp rằng quân lực dưới quyền ông bị kẹt vào cuộc hành quân phòng thủ vô hạn định ở Cao ly, ông không thể tiếp tục đảm bảo an ninh cho Nhật được nữa. Ông yêu cầu quân lực được tăng cường mạnh mẽ, hoặc được thoái triệt.

        Bộ tham mưu hỗn hợp phúc đáp trong một giác thư đài rằng Hoa thịnh đốn đồng ý với nhận định của ông, theo đó Cộng sản, nếu họ quyết tâm đạt mục đích, có thể bắt buộc LHQ phải triệt thoái khỏi Cao ly. Tuy vậy, phải sau 2 thảng, một số sư đoàn Cảnh vệ hoàn tất chương trình huấn luyện, thì mới gửi thêm viện binh được. Trong thời gian này, cần cố gắng để tránh khỏi triệt thoái, Giác thư Viết tiếp ;

        « Căn cứ vào mọi yếu tố được biết, chúng tôi phải kết luận rằng trong điều kiện hiện hữu kể cả trường hợp Trung cộng liên tục hành quân đại qui mô không thế nào giữ vững được vị trí tại Cao ly trong một thời gian trường kỳ.

        Tuy nhiên, vì quyền lợi quốc gia, và cũng vì quyền lợi LHQ, trước khi ông ban bố chỉ thị minh bạch tiến tới triệt thoái khỏi Cao ly, ông nên đình hoãn một thời gian hầu có thể tiến hành những cuộc tham khảo quân sự ở Cao ly.

        « Hiện thời, ông được lệnh bảo vệ phòng tuyến, mất vị trí này thì rút về vị trí khác... dẫu rằng sự cầm cự này sẽ làm an ninh của Nhật tiếp tục bị đe dọa, và ông hãy tính trước cơ hội thuận lợi cuối cùng cho một sự triệt thoái trật tự.»

        Nhận được giác thư này, tướng MacArthur bèn dạy khôn Hoa thịnh đón về thực tại của chính sách Viễn đông. Trong một phúc thư dài chứa đựng danh từ khẩn cấp và nôn nóng, ông nhấn mạnh rằng Trung cộng đã tận lực tham chiến. Theo ông, đó là hiểm họa rõ ràng và hiện hữu, còn hơn họa xâm lược sô viết ở Âu châu hoặc nơi nào khác chỉ có tính cách phóng đoán, xa xăm, Ông lập luận rằng nếu làn sóng đỏ được ngăn chặn quyết liệt ở Cao ly ngay khi ấy, thì viễn tượng bùng nổ ở một mặt trận khác sẽ được giảm thiêu.

        Đạt mục đích này, Mac Arthur đề nghị một cuộc phản ông tứ diện : (1)-phong tỏa Trung cộng bằng hải quân, (2)-tiêu diệt khả năng quân sự và kỹ nghệ Trung cộng bằng cuộc không tập và hải kích không hạn chế (3)-sát nhập 30.000 binh sĩ lục quân đồn trú tại Đài loan, do Tưởng đề nghị, vào bộ Tư lệnh LHQ, (4)-bãi bỏ mọi sự hạn chế trước dây, và cho phép quân đội Trung hoa quốc gia ở Đài loan được tấn cồng lục địa để phân mỏng lực lượng địch.

        Trên thực tế, Mac Athur đã đề nghị một chính sách hoàn toàn đối ngược với chính sách chiến tranh hạn chế của chính phủ Truman và LHQ. Ông yêu cầu được quyền, không những gây chiến với Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, liên hệ với Nga sô bẵng một hiệp ước phòng thủ hỗ tương, mà cả bảo trợ cho Tưởng thống chế tải tục nội chiến trên Hoa lục nữa.

        Bức thư của Mac Arthur làm Hoa thịnh đốn hoảng sợ. Nội vụ được cấp tốc đưa ra phiên nhóm đặc biệt của Hội đồng Quốc an, Ngoại trưởng Acheson đang đau cũng cố gắng tới họp. Và Hội đồng ra lệnh ngay cho tướng Mac Arthur rằng đề nghị mở rộng chiến cuộc đã bị bác bỏ. Hội đồng thấy rõ rằng cần gửi thêm chỉ thị mới, với lời lẽ minh bạch cho viên tư lệnh Viễn đông, bằng không trong tương lai ông có thế có những hành động nồi hứng xô đầy Hoa kỳ vào vòng đại chiến.

        Kểt quả là hai công điện được gửi đi ngày 12-1. Bức thứ nhất là một chỉ thị của bộ tham mưu hỗn hợp nhắc lại rõ ràng hơn chỉ thị hai tuần trước : cầm cự ở Cao ly ở nơi nào có thể cầm cự được, và càng lâu càng tổt, an ninh của quân lực LHQ và an ninh của Nhật được đặt lên hàng đầu; không có hành động tấn công ngoài lãnh thổ Bắc Cao, và chỉ triệt thoải trong trường hợp quân sự bất đắc dĩ cấp thiết. Công điện thứ hai là một văn thư riêng của Tổng thống giải thích lại, và nhấn mạnh lại những yếu tố chính trị quốc tế làm căn bản cho chính sách quốc gia Hoa kỳ về Cao ly.

        Để gia tăng tầm quan trọng của hai công điện, hai tướng lãnh trong bộ Tham mưu hỗn hợp Collins và Vandenberg được phái qua Đông kinh cùng trong ngày 12-1, với nhiệm vụ cung cấp thêm cho tướng Mac Arthur tin tức cần thiết để thi hành chỉ thị. Văn thư của Tổng thống cho Mac Arthur được viết một cách thận trọng chứa đựng một tinh thần kinh nể, tránh né chỉ trích hoặc khiển trách gián tiếp mà chỉ đề cao giá trị những khuyến cáo của tướng Mac Arthur, và tài lãnh đạo rạng rỡ của ông. Văn thư viết : «Chúng tôi cần được sự phê phán của đại tướng về nỗ lực tối đa có thể trông cậy một cách hợp lý nơi lực lượng LHQ do đại tướng chỉ huy hầu hậu thuẫn cuộc đề kháng chống xâm lăng mà chúng tôi dạng tìm cách tổ chức nhanh chóng trên toàn thế giới.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:04:13 am

        Nhịp độ chiến cuộc Cao ly bắt đầu chậm lại từ trung tuần tháng 1-1951, mở đầu cho thời kỳ bẽ tắc dài lê thê tiếp sau. Tướng Walker thiệt mạng trong một tai nạn xe dịp ngày 23-12, và được thay thế bằng một tướng lãnh tài ba tương đương, song tính tình trầm tĩnh hơn và chín chắn hơn, Matthew Ridgway, sĩ quan xuất thân từ trường Cao đẳng Quân sự West Point, với khuôn mặt nhỏ thỏ, người đã tổ chức sư đoàn không vận thứ nhất Hoa kỳ trong thế chiến thứ hai và đã nhảy dù cùng với binh sĩ dưới quyền xuống bãi biẽn Sicile và Normandie. Sau cuộc thanh tra tại chỗ chiến trường, ông bắt tay vào việc củng cố và tăng cường các vị trí dọc một phòng tuyến chừng 80cs phía nam vĩ tuyên 38, song Hán thành đang nằm trong tay địch, ông thuyết phục được MacArthur để sát nhập lữ đoàn X vào bộ chỉ huy của ông, cùng với quân đoàn 8, chấm dứt tình trạng rời rạc mà tướng Walker trước đây đã gánh chịu.

        Khi ấy, tướng Ridgway có dưới quyền 365.000 binh sĩ. Trên phương diện tượng trưng, ít ra đó là một đạo quân quốc tế, với các thành phần tác chiến và yểm trợ (cũng chỉ có giá trị tượng trưng phần lớn), đại diện 15 quốc gia cùng Hoa kỳ và Cộng hòa Cao ly. Đối phương do tướng Lâm Bưu chỉ huy gồm khoảng 485.000 quân, hai phần là binh sĩ chính quy Trung cộng, còn một phần là binh sĩ Bắc Hàn. Địch lợi về quân số, song phần nào lại bất lợi vì đường tiếp tế dài 350 cây sổ tới tận biên giới Mãn châu, dễ làm mục tiêu oanh kích. Địch lại lợi về chiến thuật với những tiểu đoàn Á châu thiện chiến có khả năng đột biến thành chiến sĩ du kích cảm tử, tuy nhiên ưu thắng này đã giảm bớt vì Ridway đã dạy binh sĩ dưới quyền từ bỏ quan niệm chiến tranh cổ điển đánh trên đường lộ, và huấn luyện phương pháp đánh bộ trên đồi núi và dưới ruộng lúa.

        Cuối tháng 1, quân lực LHQ tung ra một cuộc tấn công thận trọng thăm dò dọc phòng tuyến, với đội tiền quân thiết giáp hùng hậu hướng về Hán thành. Địch ẩn núp an toàn trong các công thự lợi dụng triệt để trời tuyết phủ dầy và khi lạnh buốt xương tủy của mùa đông Cao ly. Trong nhiều tuần lễ, hai bên quấn lấy nhau rồi rời ra, bên này tiến sâu vài ba cây số, bên kia tạm bỏ một vài cây số vuông lãnh thổ sau nhiều trận giao phong đẫm máu. Nhưng dần dần, binh sĩ của Ridway tiến từng dặm một, nếu phải rút lui thủ cũng không rút khỏi vùng đất đã chiếm được ngày hôm trước. Khoảng trung tuần tháng 3, quân đội LHQ tái chiễm Hán thànb đúng hơn, là Hán thành bị hoàn toàn tàn phá và một lần nữa đã tiến gần tới vĩ tuyến 38, bức tường ma quái và thần bí.

        Nhưng Hoa thịnh đốn không còn ôm ấp hoài vọng chiến thắng toàn diện ở Cao ly nữa. Bên trong LHQ, nhất là bèn trong các quốc gia Âu châu thuộc khối Bắc Đại tây dương, đã nổi lên yêu sách rầm rộ về giải pháp chấm dứt cuộc xung đột, chấm dứt bằng mọi giá, để tránh cho chiến tranh Cao ly trở thành đại chiến lôi kéo toàn thể nhân loại vào vòng tàn sát. Đề nghị điều đình được đưa ra hợp thời, vì Cộng sản cũng đã nhận thấy là không thể chiến thắng cho dẫu họ không thể chiến bại.

        Nỗ lực điều đình chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho các nghị sĩ Cộng hòa trong Quốc hội, tố cáo chính phủ chủ bại như trong quá khứ, nhưng Tổng thống và các cố vấn đã quyết định. Acheson, Marshall và các tư lệnh tham mưu hỗn hợp đồng soạn thảo một bản tuyên bố lời lẽ thận trọng sẽ do Tổng thống công bố. Tuyên bố này nói rằng quân xâm lược đã bị tống xuất khỏi Cộng hòa Cao ly, nên LHQ sẵn sàng đón nhận ý kiến ngưng bắn và thương nghị hòa bình. Bản dự thảo được hoàn tất ngày 20-3, và cùng ngày này : được thông báo nguyên văn cho tướng Mac Arthur, kèm theo giác thư giải thích của bộ tham mưu hỗn hợp như sau :

        « Bộ Ngoại giao đã đặt xong kế hoạch cho Tổng thống tuyên bố trong một thời gian rằng chủ lực của quân xâm lăng đã bị tống xuất nên hiện nay LHQ sẵn sàng thảo luận những điều kiện dàn xếp ở Cao ly. Dư luận tại LHQ có cảm nghĩ mạnh mẽ rằng nỗ lực ngoại giao tiến tới dàn xếp cần được gia tăng, và thực hiện trước khi dồn quân lực hùng, hậu lên phía bắc vĩ tuyến 38... Bộ Ngoại giao đã hỏi bộ Tham mưu hỗn hợp xem đại tướng có cần thêm quyền hành nào nữa để bảo vệ lực lượng LHQ được an toàn và sẵn sàng ứng phó với địch.»

        Bức điện nhằm mục đích rõ rệt là bảo cho vị tư lệnh Viễn đông biết là Tổng thống đang chuẩn bị thương thuyết một sự dàn xếp cho cuộc xung đột ở cấp ngoại giao cao nhất, đồng thời hỏi ông cần những gì hầu duy trì nguyên trạng quân sự trong khi cuộc thương thuyễt tiễn hành. Tướng MacArthur đã phúc đáp cấp thời và minh bạch: ông đã có đủ quyền hành, không xin thêm nữa, mà chỉ yêu cầu là trong thời gian thương thuyết Hoa thịnh đốn đừng hạn chế ông thêm nữa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:11:06 pm

        Nhưng 4 ngày sau, MacArthur toàn quyền tự ý, và không thông báo thượng cấp, đã đề nghị thương nghị với địch qua một lời tuyên bố công khai, với lời lẽ hoa mỹ đượm vẻ khinh miệt cao xa quen thuộc. Ông nhấn mạnh rằng mặc dầu bị trói chân tay, bộ tư lệnh LHQ đã hoàn toàn bẻ gãy mưu đồ xâm lược của địch, và địch cần «nhận thức thực tế phũ phàng» là nếu LHQ «từ bỏ nỗ lực khoan dung thu hẹp chiến cuộc vào lãnh thổ Cao ly» thì toàn thể Hoa lục sẽ «rơi vào tình trạng xụp đồ quân sự cấp thời». Sau khi hăm dọa tiêu diệt Hoa lục, MacArthur vạch ra một lối thoát :

        «Tuy nhiên, trong khuôn khổ quyền hành tư lệnh quân sự của tôi, tôi không cần phải nhắc lại là tôi sẵn sàng bất cứ lúc nào để thương thuyết tại chỗ với tổng tư lệnh địch quân... để tìm kiếm những phương tiện giúp cho việc thực hiện những mục tiêu quân sự của LHQ tại Cao ly có thể được hoàn tất không cần phai đổ máu thêm nữa.»

        Đỏ là một lời tuyên bố khác thường đối với một tư lệnh chiến trường. Thứ nhất, là đi ngược lại chiến lược cơ bản của LHQ với sự đe dọa tấn công Hoa lục. Thứ hai, là cố ý vi phạm chỉ thị ngay 6-12 của bộ tham mưu hỗn hợp minh định rằng mọi lời tuyên bố của viên tư lệnh Viễn đông, ngoại trừ tuyên bố thường sự, phải được Hoa thịnh đốn chấp thuận trước. Và sau hết, và cũng là đáng tiếc nhất, MacArthur đã ngáng chân Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh giữa những cuộc vận động ngoại giao khẩn cấp và phiền toái nhất.

        Xế ngày 23-3 (ngày 24. giờ Cao ly) bản hiệu triệu của MacxArthur đến Hoa thịnh đốn qua tin điện thông tấn. Một phiên họp gồm 5, 6 nhân vật thứ yếu của «nội các chiến tranh, trong số có Rusk, Lovett, Lucius Battle, và Alexis Johnson, được triệu tập hồi 11 giờ đêm ấy tại phòng khách tư thất ở Georgetown của Ngoại trưởng Acheson. Toàn thể đều tức giận, chán ngán, và sẵn sàng ảp dụng biện pháp cứng rắn, bất chấp hậu quả. MacArthur phải được bãi chức! Lovett thúc giục Acheson điện thoại ngay cho Tổng thống và đề nghị bãi chức MacArthur. Nhưng Acheson khuyên nên từ từ, tốt hơn là về ngủ để có thời giờ suy nghĩ thêm, rồi hôm sau sẽ trình Tổng Thống. Cuộc họp bễ mạc hồi 1 giờ sáng.

        Harry Truman là người xung động, song trong những lúc thử thách gay go lại biết kềm hãm nội tâm. Ông đã có thải độ dằn dịu này trước trưa thứ bảy khi Acheson và các nhân vật khác họp quanh bàn ông để thảo luận về hành động khièu khích mới nhất của MacArthur ở Đông kinh. Sau này, ông nhắc lại « MacArthur đã dồn tôi vào thế kẹt. Tôi không thể nào dung nhượng thái độ bất tuân của ông ấy nữa.»

        Vụ MacArthur được ví với trái bom giờ. Trong khi các cuộc dàn xếp và bàn cãi tiếp tục tại Bạch Cung thì trải bom giờ được rút kíp nổ. Đò là ngày thứ năm. 5-4-1951. Xế trưa, Joseph W. Martin, lãnh tụ thiểu số tại Hạ viện, một người da dẻ răn reo, giọng í ới bé nhỏ, lên diễn đàn Quốc hội đọc một bức thư vừa nhận được của MacArthur. Martin đã ngầm báo tin trước rằng hôm ấy ông sẽ «nổ bom» ở Hạ viện nên cử tọa rất đông đảo. Ông đọc như sau:

        «Những quan điểm và khuyến cáo của tôi liên quan đến tình hình do sự tham chiến của Trung cộng chống chúng ta ở Cao ly đã được đệ trình Hoa thịnh đốn với chi tiết đầy đủ nhất. Tổng quát ai cũng biết và hiểu quan điểm này, quan điềm dựa vào qui ước cố hữu là đối đầu sức mạnh bằng sức phản công tối đa mà trong quá khứ không bao giờ chúng ta xao lãng. Quan điểm của ông (Martin) về việc xử dụng lực lượng Quốc quân ở Đài loan không mâu thuẫn với luận lý hoặc với truyền thống kể trên.

        Dường như một số người đã gặp khó khăn kỳ lạ trong việc nhận thức rằng Á châu là nơi mà bọn âm mưu Cộng sản chọn làm điểm xuất phát chiến dịch chính phục toàn cầu, và chúng ta đã đối phó lại bằng biện pháp lâm chiến... ở đây chúng ta lâm chiến thay cho Âu châu bằng võ khí thì ở đó các nhà ngoại giao vẫn tiếp tục đánh giặc bằng miệng; và nếu chúng ta bị thua Cộng sản chủ nghĩa trong trận chiến tranh này ở Á châu thì chắc chắn Âu châu sẽ thất thủ, song nếu thắng thì chắc chắn là Âu châu sẽ tránh được chiến tranh lại bảo vệ được tự do nữa. Và như ông đã nhấn mạnh, chúng ta phải thắng. Ngoài chiến thắng, không còn con đường nào khác.»

        Từ nhiều tuần báo chí đã rì rầm tiên liệu một cuộc đối đầu quyết liệt giữa Tổng tư lệnh và đại tướng tư lệnh Viễn đông trực ngôn. Thái độ khinh miệt dai dẳng của MacArthur làm giảm uy tín của ông Truman, các nhà hoạt họa và bình luận mô tả ông như là người đang co vòi trong sự chán chường bất lực trước sự kiêu căng của MacArthur. Các xã thuyết gia đòi Tổng thống cho Mac Arthur toàn quyền kết thúc chiến cuộc mà ông nói là có thể thắng lợi, bằng không thì triệu hồi để đích thân khiển trách. Bức thư gửi ông Martin làm công luận, sôi sục thêm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2019, 09:27:21 pm

        Khi ấy, cuộc đối đầu quyết liệt dường như không thể tránh khỏi giữa nhà chính khách Missouri tại Bạch Cung và vị đại tướng vương giả của quân đội. Tuy nhiên ít ai ở Hoa thịnh đốn hoặc ở nơi khác tiên đoán ông Truman sẽ đương đầu lại một cách mạnh mẽ. Thứ sáu và thứ bảy, Tổng thống nhóm họp nhiều lần với Acheson, Harriman, Marshall, Badley và các nhân vật khác trong «nội các chiến tranh». Toàn thể đều đồng ý cất chức tư lệnh của tướng Mac Arthur, không những ở Cao ly mà cả trên toàn Viễn đông. Biện pháp này có thể dẫn tới những hậu quả nguy hại to tát. Ngoại trưởng Marshall sợ ngân sách quốc phòng khổng lồ đang được Quốc hội thảo luận sẽ không được chấp thuận. Ông Acheson nói rằng Tổng thống sẽ đưa chính phủ ông vào cuộc tranh chấp lớn nhất. Tổng thống đáp rằng ông chỉ cần một đảm bảo, ấy là có sự đồng thanh hoàn toàn về việc ông sẽ làm, không những trong số nhân vật hiện diện mà còn cả các nhân vật trong bộ Tham mưu hỗn hợp nữa. Ông yêu cầu mọi người kiểm điểm lại lương tâm trong những ngày cuối tuần, đồng thời yêu cầu tướng Bradley nói thẳng với các vị tư lệnh tham mưu hỗn hợp khác, và báo cáo lại sáng thứ hai.

        Ngày thứ hai, toàn thể nhóm tại văn phòng Tổng thống đúng 9 giờ sáng. Tướng Bradlev phúc trình rằng bộ tham mưu hỗn hợp đều đồng ý cất chức tướng MacArthur và bổ nhiệm tướng Ridgway thay thế. Mọi nhân vật khác đều tỏ vẻ tán thành. Tổng thống nói rằng từ 24-3, ông đã quyết định thay thế tướng MacArthur, và ông bằng lòng vì không thấy ai còn thắc mắc. Đoạn ông ra lệnh cho tướng Bradley chuẩn bị văn thư để chuyển quyền hợp luật và hợp cách.

        11 giờ đêm ấy, tướng Bradley điện thoại báo cáo với Tổng thống rằng ông không tiếp xúc được với bộ trưởng Pace, nên xin phép gửi thẳng công diện cho MacArthur ra lệnh chuyển quyền ngay cho Ridgway. Công điện như sau :

        « Tổng thống gửi đại tướng MacArthur,

        Tôi rất tiếc là vì nhiệm vụ Tổng thống và Tổng tư lệnh quân lực Hoa kỳ phải thay thế đại tướng ở chức vụ Tư lệnh Tối cao, các cường quốc đồng minh, tổng tư lệnh lực lượng LHQ, tổng tư lệnh Viễn đông, và thống tướng lục quân Mỹ, Viễn Đông.

        Yêu cầu đại tướng chuyển quyền ngay cho tướng Matthew B. Ridgway. Đại tướng được phép ban lệnh cần thiết để lên đường tới một nơi nào. mà đại tướng chọn lựa.

        Lý do thay thế đại tướng sẽ được tôi công bố cùng một lúc khi công điện này tới tay đại tướng».

        Ván đã đóng thuyền ! Một lát sau nửa đêm tùy viên Báo chí Short điện thoại cho các văn phòng thông tấn chủ yếu tại Hoa thịnh đốn mời họp báo bất thường vào lúc l giờ sáng. Sau khi các ký giả tề tựu, mắt đỏ ngầu vì chờ đợi, Short tuyên đọc lời tuyên bố của Tổng thống Hoa kỳ «tôi rất tiếc là phải kết luận rằng đại tướng lục quân MacArthur không thể tận tình hậu thuẫn chính sách của Hoa kỳ và LHQ...» Short phát cho báo chí một tập giấy quay ronéo, chứa đựng sự vu lệnh triệu hồi tướng MacArthur, chỉ thị ngày 6-12 thông điệp của Tổng thống ngày 12-1 cho đại tướng và các chỉ thị cùng giác thư liên quan đến nội vụ. Sau hết, Short nói với các ký giả rằng Tổng thống sẽ tuyên bố trên đài bá âm hồi 10g30 đêm ấy (thứ tư) để giải thích hành động của ông trước nhâu dân Mỹ.

        Mỗi khi đương đầu với một quyết định gay go, TT Truman thường nói «khi đã ngồi vào ghế này thì không thế đổ vấy trách nhiệm cho ai nữa ». Một trong những cái ông thích nhất trong các vật sở hữu riêng của ông là cái bảng nhỏ viết bằng tay giòng chữ sau đây : Trách nhiệm dừng lại ở đây !

        Ít biến chuyển chính trị trong lịch sử Hoa kỳ đã gây ra phản ứng sôi sục trong công luận bằng việc TT Truman cất chức đại tướng MacArtbur. Chỉ có một thiểu số công dân thạo tin và đo đắn là cấp thời hoan nghênh hành động của Tổng thống là phù hợp với trách chiêm do hiến pháp qui định. Nhưng đối với đại đa số thì hành động này đượm vẻ xấc xược, ghen ghét, trả thù, và cả là vi phạm tính chất thiêng liêng nữa. Làn sóng phẫn nộ nổi lên, hàng chục ngàn thư từ bay tới Bạch Cung, văn phòng nghị sĩ, báo chí, và đài bá ám trên khắp nước. Cá nhân và tổ chức bỏ tiền đăng quảng cáo để lên án «sự nhục mạ» này. Nhiều diễn giả đăng đàn phản đối rầm rộ. Các chi hội cựu chiến binh, câu lạc bộ quân đội và hội Phụ huynh và Giáo chức thông qua những quyết nghị lời lẽ giận dữ. Những hình nộm Truman và Acheson bị đốt trong sân trường đại học và công trường thị trấn.

        Các dân biểu Cộng hòa cũng sôi sục không kém. Họ nhóm họp khẩn cấp tại Thượng và Hạ viện sáng thứ tư để đả kích Tổng thống. Sau đó, tại Thượng viện, William E Jenner, tiểu bang Indiana nói lớn : «Tôi tố cáo rằng quốc gia này ngày nay đang nằm trong tay một bè đảng bí mật do tay sai Nga sô điều khiển. Đường lối duy nhất của chúng ta là kết tội TT Truman. Lãnh tụ thiểu số Hạ viện Joe Martin gọi điện thoại thẳng cho MacArthur ở Đông kinh mời ông về ngay Hoa thịnh đốn để lên tiếng trước phiên họp khoáng đại Quốc hội. Các ủy ban Ngoại giao và Quân vụ Thượng viện chuẩn bị điều tra hỗn hợp về nội vụ. Một số dân biểu Dân chủ bênh vực Tổng thống của họ tại Quốc hội, song đa số trong những ngày nóng bức đầy xúc động đầu tiên, đã lặng thinh trong buồn nản và bất định.

        Tại LHQ và đa số thủ phủ hải ngoại, quyết định của TT Trutnan được đón nhận bằng tiếng thở phào nhẹ nhõm, vì viễn tượng mở rộng chiến cuộc Cao ly được giảm thiểu, và cũng vì TT Truman đã củng cổ được quyền kiểm soát chính sách đối ngoại Hoa kỳ. Tờ Evening Standard ở Luân đôn loan tin với tựa đề lớn bằng giọng hân hoan «Mac bị cất chức. »

        Nhiều người trong số những người khâm phục ông Truman cho rằng quyết định bãi chức tuớng MacArthur là hành động can đảm nhất của ông trong thời kỳ giữ chức Tổng thống. Có lần trong cuộc phóng vấn tôi hỏi ông có tán thành nhận xét ấy hay không, thì ông đáp ngay : «Đây không phải là vấn đề can đảm. Tướng Mac Arthur bất tuân nên tôi cất chức. Sự việc chỉ có thế.»

        Tình trạng bế tắc diễn ra tại vĩ tuyến 38 trong năm 1951, cuộc chiến kéo dài bất phân thắng bại trước khi được ông Eisenhower kết thúc. Cuộc đình chiến được tân Tổng thống thương thuyết năm 1951 vẫn còn được áp dụng. Đình chiến không thể bằng chiến thắng, nhưng thà đình chiến còn hơn chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2019, 11:53:56 am
     
CHƯƠNG XIII

TRUNG THÀNH VÀ MỊ DÂN

        Sự trung thành của con người tự do

        Chủ nghĩa Cộng sản, với giấc mộng chính phục thế giới, là kẻ thù quyết liệt của nền an ninh Hoa kỳ, nhưng các biện pháp được áp dụng đế chống lại nhiều khi lại cũng đe dọa tự do cũng như chủ nghĩa Cộng sản vậy, Chương trình «trung thành» năm 1947 là một dẫn chứng điên hình.

        Trên phương diện lịch sử, chủ nghĩa cấp tiến ở Hoa kỳ là một chủ nghĩa nội lai, thường do người Mỹ bất mãn khởi xướng vì nhận thấy khuyết điểm trong cơ cấu chính trị hoặc xã hội hiện hữu. Sau khi đảng Cộng sản Mỹ được thành lập năm 1919, chủ nghĩa cấp tiến đã phát triển mạnh mẽ. Đây không phải là một chủ nghĩa đấu tranh vi lẽ chỉ xử dụng võ khí ý thức hệ như tuyên truyền, phiến động, và (trong thời gian sau này) gián điệp. Chưa bao giờ nó qui tụ được một lực lượng hùng hậu, năm 1932 là thời kỳ cực thịnh, do tình trạng kiệt quệ kinh tế lớn lao hồi ấy mà ra, và đã chiếm được 103.000 phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống. Tuy nhiên, ảnh hưởng ngoại vi của nó, lại thầm kín, và bởi vậy đáng sợ, có thể đe dọa nền trật tự ổn định.

        Sự đe dọa Cộng sản một là tội ác, phần khác là tà thuyết, một phần nổi, phần khác chìm, đường lối lại không luôn luôn rõ rệt. Không nhiều thì ít, đại đa số công luận Mỹ đều ghê tởm. Vì lý do này, trong vòng nửa thế kỷ chủ nghĩa Cộng sản đã được coi là con yêu tinh ám ảnh sinh hoạt chính trị Mỹ, lôi kéo sự quyết tâm nghiêm trọng của các chính khách và triết gia cũng như sự mê say bệnh hoạn của những người mị dân.

        Guồng máy theo dõi những phần tử tình nghi thân Cộng chứa đựng tính cách ngẫu hứng trong thời chiến, và trở thành hỗn độn trong cuộc sống thay đổi hậu chiến. Một số cơ quan sa đã thải hàng trăm nhân viên bị tình nghi, phần nhiều là bất công, và nạn nhân không được quyền biện bộ. Hoạt động trong sở bộ bị trì trệ vì những thủ tục phiền toái đội danh tư pháp, như diều trần, làm nhân chứng, đôi khi lại được báo chí công bố.

        Đầu năm 1946, TT Truman chưa nắm vững được tình thế, lại phải đối phó với sự giằng co này. Nhờ trực giác, ông nhận thấy cao trào bài Cộng đượm màu chính trị, phe phái, đồng thời chống lại tư tưởng tự do cấp tiến. Cao trào này lại phản Dân chủ, và phản Truman, vì lẽ năm 1946 là năm bầu cử Quốc hội, đảng Cộng hòa cố gắng kiêm soát quốc hội để dọn đường vào Bạch Cung năm 1948.

        Ông Truman không tán thành vi phạm dân quyền hầu vạch mặt chỉ trán một vài phần tử phạm tội phản bội. Sau này, ông nói: «Tôi không bao giờ tin rằng chính phủ này có thể bị phiến động hoặc lật đổ bởi nội tuyến Cộng sản. Các cơ quan an ninh của chính phủ đã có đủ khả năng đối phó kín nhiệm và hữu hiệu với mọi đảng viên Cộng sản trà trộn vào chính phủ mà không cần áp dụng phương pháp của mật vụ Gestapo ».

        Tuy nhiên, thực tế phũ phàng đã làm Tổng thống kinh hoàng. Tháng 6-1945, nhân viên FBI lục soát bảo quản tại Nữa ước của báo Amerasia một tạp chỉ thượng lưu, ít được biết tiếng, và tịch thu hàng trăm bản in tài liệu chính phủ, mà phần nhiều là «tối mật ». Tạp chí Amerasia và chủ bút Philip Jaffe nổi tiếng về lập trường thân Mao và bài Quốc dân đảng Trung hoa. Cùng bị bắt với Jaffe là hai viên chức bộ Ngoại giao, John Stewart Service và Emmanuel Larsen, và một trung úy tình báo Hải quân, Andrew Roth. Tin Service bị bắt làm dư luận giật mình vì Service là một nhân viên chín chắn của ngành ngoại giao có nhiều năm kinh nghiệm ở Viễn đông.

        Cuối năm ấy, vụ Amerasia được tòa miễn nghị, tuy nhiên sau đó một thời gian dài phe bài Cộng đã lấy đó làm chiêu bài tranh đấu. Service, Larsen và Roth thú nhận đã đưa cho Jaffe - mà họ cho là một ký giả đúng đắn bản sao một số phúc trình thường lệ và các tài liệu khác, song tòa đã tha bổng. Jaffe chỉ bị kết một tội vô thưởng vô phạt là chiếm hữu phi pháp tài sản của chính phủ, với 2,500 đô la tiền vạ. Mặc dầu vụ Amerasia được tòa án phán xét không phải là một vụ gián điệp lớn lao, như dư luận đinh ninh ban đầu, nó vẫn nhắc nhở mạnh mẽ Tổng thống và những người ưu tư tới tình hình quốc gia rằng phiến động và phản bội bên trong chính phủ, ít ra cũng là mầm mống hiểm họa thật sự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2019, 11:40:11 pm
       
       Vụ Alger Hiss

        Lần đầu, trong mùa hạ 1948, Elizabeth Bentley và Whittaker Chambers trình bầy trước công chúng những hoạt động gián điệp thân Cộng của họ. Bentley và Chambers là đôi điệp viên nam nữ phục sức tầm thường, trung niên, nói năng và cử chỉ rụt rè, không có nét nào đặc sắc. Vậy mà theo lời điều trần họ đều là đảng viên Cộng sản chính thức và trung kiên từ sau năm 1930. Họ đều trở thành một bộ phận hoạt động của hệ thống do thám sô viết mặc dầu thỉnh thoảng họ mới đi lại trên lộ trình quen thuộc Nữu ước - Hoa thịnh đốn. Và cả hai, vì hối hận, và sợ mang lụy, đã ly khai đảng. Chambers năm 1938, cô Bentley năm 1945. Họ lần lượt cung khai tự sự với công an FBI và tòa án.

        Cô Bentley tường trình ngày 31-7 trước tiễu ban Thượng viện, phụ trách Chuẩn chi Ngân sách Chính phủ. Ngày thứ hai, 2-8, nàng được mời đến Ủy ban Hạ viện phụ trách điều tra về hoạt động chống Mỹ, và hai ngày sau là Chambers. Gần suốt ba tuần lễ, trước đông đảo phóng viên và nhiếp ảnh viên trong phòng điều trần của trụ sở cũ Hạ viện, cả hai lần lượt tiết lộ những hoạt động gián điệp của họ, được coi là giai thoại toát bồ hôi lạnh kỳ lạ nhất của thời đại tân tiến. Người ta chưa thể biết rõ họ thêm thắt và thành thật đến đâu, Ai cũng hiểu là họ bị thần kinh căng thẳng và tâm bệnh ám ảnh. Tuy nhiên, lời khai rành rễ của họ, với tên người, ngày tháng và địa điểm đích thực đã chứng tỏ rằng điệp viên Cộng sản đã thâm nhập chính quyền Hoa kỳ.

        Phải đương đầu với cuộc tranh đấu chính trị lớn lao nhất trước ngày tái cử, TT Truman, trong tuần lễ đầu tiên của vụ Bentley - Chambers, đã hành động vụng về mà ai cũng không quên được, ấy là gọi cuộc điều trần là ngụy chứng. Có thể lời nhận định hồ đồ này đúng sự thật phần nào, song điều chắc chắn là ông Truman đã dội thêm dầu vào lửa.

        Hơn 2 năm trước, căn cứ vào những tiết lộ của cặp Bentley - Chambers với FBI Nữu ước, một cuộc điều tra rộng lớn trên toàn quốc đã được tiến hành để tìm hiểu hoạt động của Cộng sản dưới mọi hình thức. 18 tháng sau, tháng 6-1947, ông bộ trưởng Tư pháp tuyển chọn một bồi thẩm đoàn đặc biệt (từ 12 đến 23 người xuất thân từ thành phần hữu sản - blue ribbon grand jury) để cứu xét bằng chứng do FBI thu thập. Cô Bentley và ông Chamber sở trong số hơn một trăm nhân chứng được bồi thầm đoàn lục vấn trong bầu không khí bí mật tuyệt đối trong vòng gần một năm.

        Không hiểu sao các nghị sĩ Quốc hội biết được cuộc điều trần Bentley - Chambers, và có lẽ có nhiều đoạn trong biên bản tối mật của bồi thẩm đoàn. Họ cho rằng sau khi gia nhập cộng đảng, giữa thời kỳ kinh tế kiệt quệ sau năm 1930, Bentley và Chambers đã tự ý đầu quân vào guồng máy do thám. Hành động của họ bắt nguồn từ căn bản ý thức hệ và triết thuyết nhằm giúp kiến tạo một tân trật tự xã hội, không nhất thiết phương hại đến Hoa kỳ. Khi tình hình chín mùi, họ được đặt dưới sự kiểm soát của một điệp viên sô viết, Chambers tiếp xúc với J. Peters, còn Bentley thì trong thời kỳ sơ khởi tiếp xúc với Jacob Golos.

        Bời vì họ quen thuộc với các nhân vật ở chính quyền trung ương trong quá khứ nên Chambers và Bentlev được lệnh dồn nỗ lực vào việc cộng tác với các «tiểu tổ» tại Hoa thịnh đốn, với tư cách nhân viên tuyên mộ và giao liên, chuyển giao chỉ thị hoặc tiếp nhận giấy tờ bí mật và phim vi ti tài liệu chính quyền do các tổ viên cung cấp. Cả hai đều đội lốt «ký giả» đề khỏi bị nghi ngờ. Họ tiếp xúc với thuộc viên ở những khung cửa tối, những tiệm ăn hẻo lánh và trên ghế công viên có người qua lại. Dường như chưa bao giờ họ bị bại lộ.

        Chambers hoạt động từ những năm tiền chiến. Theo lời y, y có hai nhiệm vụ, duy trì một đường giây gồm đảng viên và cảm tình viên Cộng sản ở chức vụ cao cấp chính quyền, và duy trì một tổ chức do thám hoạt động, thu lượm tin tức, và hai cơ sở này thường chồng chéo nhau. Trong số hơn 10 người được Chambers tường trình với ủy ban phụ trách điều tra hoạt động chống Mỹ tại Hạ viện là nhân viên gián điệp tại Hoa thịnh đốn, có John Abt, hồi ấy tòng sự trong Nha Điều chính Nông Nghiệp, Lee Pressman, sau này làm tổng cố vấn công đoàn CIO, Victor Perlo, viên chức hạng dưới thuộc bộ Ngân khố, Nathan Witt, thuộc Hội đồng Giao tế Lao động Quốc gia và Alger Hiss.

        Bentley phục vụ cho gián điệp cộng sản trong thời chiến. Nàng tường trình trước ủy ban về hai tiểu tổ gián điệp hoạt động rời rạc dưới quyền điều khiển của nàng. Trong việc kể trên và về sơ lượng điệp viên, Bentley không tiền hậu như nhất. Tuy nhiên, những tiết lộ của đôi Bentley - Chambers đã gây sôi nổi ở Hoa thịnh đốn, và được báo chí Mỹ đăng tít lớn trong gần suốt tháng 8.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2019, 06:45:07 am

        Ngày lại ngày, hơn 10 bị cáo thân Cộng phải ra điều tràn giữa bầu không khí hỗn loạn, ồn ào và ô nhục. Một số cương quyết phủ nhận là có liên hệ hoặc biết tới tổ chức gián điệp. Một số khác thú nhận là có liên hệ với Cộng sản nhưng phủ nhận hoạt động do thám. Đa số từ chối trả lời mọi câu hỏi của ủy ban, dựa vào Tu chính án 5 cho phép bị cáo không phải trả lời trong trường hợp bị buộc tội. Nhưng đến cuối tháng 8 thì cuộc điều trần về vụ gián điệp, mặc dầu diễn ra rầm rộ và sôi nôi, đã mất hứng khởi và công chúng cũng không quan tâm đến nữa. Hoạt động của ủy ban trở thành một phiên tòa trào lộng loè loẹt. Sau đó, người ta nhận thấy rằng những phần tử được mời đến điều trần trước ủy ban đều đã bị bồi thầm đoàn đặc biệt Nữu ước chất vấn trên căn bản của những điều tố cáo và bằng chứng tương tự, và không ai bị coi là phạm tội (I) : Công chúng bắt đầu có cảm tưởng rằng nội vụ là trái núi đẻ ra con chuột, và nếu Alger Hiss không dại đột khuấy động thì nội vụ đã được gác bỏ.

        Alger Hiss là một người 44 tuổi, cao, gày, tóc quăn và đen, mắt sáng, lộ vẻ thông minh, thái độ tự tín, sự tự tín thường thấy ở những người tốt nghiệp luật khoa đại học đường Harvard. Trong 14 năm tòng sự tại bộ Ngoại giao, Hiss đã có dịp gần gũi mật thiết với cấp hoạch định chính sách cao cấp. Hiss đã tháp tùng TT Roosevelt tại hội nghị Yalta năm 1944 và là phụ tá chính yếu cho Ngoại trưởng Stettinius tại hội nghị thứ nhất về LHQ tại Cựu kim sơn năm 1945. Hiss hội đủ tư cách của «một thanh niên lỗi lạc» trong những ngày cuối cùng của thuyết Tân sách. Vợ chồng Hiss được coi là thành phần nổi bật trong giới xã hội trí thức Georgetown nơi họ trú ngụ. Hiss từ địch đầu 1947 để làm chủ tịch Tổ chức Carnegie phụng sự Hòa bình quốc tế tại Nữu ước.

        Đa số nhân vật tại Hoa thịnh đốn đều sửng sốt trong tức giận và hoài nghi khi được tin ngày 4-8 Whittaker Changers tố cáo Hiss là đồng lõa trong tiểu tổ gián điệp. Hiss phủ nhận lời tố cảo một cách quyết liệt. Hiển nhiên là một trong hai người đã nói dối. Chambers khai với ủy ban như sau : «Trong nhiều năm tôi hoạt động bí mật tại Hoa thịnh đốn DC. Tôi biết là một nhóm độ 7 người điều khiển tiểu tổ gián điệp. Alger Hiss là một trong những người này.» Hai ngày sau, Hiss nói với ủy ban như sau : «Tôi không phải và chưa bao giờ là đảng viên Cộng đảng, và theo đường lối của Cộng đảng.... Tôi nhớ rõ là chưa bao giờ nghe nói đến Whittaker Chambers. Mãi đến 1947, tôi mới nghe nói đến tên y khi hai đại diện FBI hỏi tôi có biết y không. Theo chỗ tôi biết tôi chưa hề gặp y và tôi mong có dịp gặp y». Ủy ban căn vặn Chambers thêm để tìm chứng cớ y hoạt động với Hiss.

        Ngày 17-8, hai nhân viên ủy ban, Richard M. Nixon, thuộc tiểu bang California và John McDowell, tiểu bang Pennsylvania quyết định thỏa mãn mong muốn của Hiss được đối chất với Chambers. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong một căn phòng lớn của lữ quán Commodore, ở Nữu ước. Đó là một phiên họp căng thẳng, đầy giận dữ, và sau cùng Hiss nhìn nhận Chambers là người quen trước đây dưới tên là Crosley, một nhà văn không có sở làm nhất định, giao du được một thời gian ngắn, rồi từ bỏ vì nhận thấy Crosley là kẻ «không sòng phẳng».

        Hiss nói với hai nhân viên ủy ban : «Đấn đây, tôi xin yêu cầu ghi vào biên bàn là tôi muốn mời ông Chambers lặp lại lời tố cáo tôi trước công chúng, hầu tôi có thế truy tố tội mạ lị công khai.» Và quay về phía Chambers, Hiss tiếp : «Tôi thách ông làm như vậy, và làm thật lẹ.»

        Đó là hành động vụng về nguy hiểm của Hiss, ủy ban phụ trách Hoạt động chống Mỹ hầu như xếp bỏ những lời tố cáo của Bentley - Chambers, kể cả về trường hợp Hiss, và đã chuyển hồ sơ tới bộ Tư pháp với ý định miễn tố. Song sự thách thức nông nổi của Hiss đã lật ngược thể cờ.
       
        Ngày chủ nhật 30-8, Chambers tiếp xúc với báo chí trong một chương trình truyền thanh toàn quốc. Câu hỏi đầu tiên của một kỷ giả trong ban phóng vấn, Edward T. Folliard, bảo Washington Post là : «ông muốn lặp lại lời tố cáo Alger Hiss là Cộng sản không ?» Chambers chờ đợi câu hỏi gai góc này từ trước, song khi ấy y cũng tái mặt và ngần ngại. Đoạn bằng giọng trầm và cương quyết, V đáp : «Alger Hiss là đảng viên Cộng sản, và có thể vẫn là đảng viên Cộng sản.»

-----------------
        1. Như vậy chỉ có nghĩa là hoàn toàn vô tội. Luật trừng trị tội trạng do thám chỉ có hiệu lực hồi tố 3 năm nên có thể bồi thẩm đoàn đã căn cứ vào sự hạn chế này mà miễn nghị dầu rằng có bằng chứng cụ thể về tội do thám• Ngoài ra, trong trường hợp thiếu bằng chứng kết tội song tin là bị can phạm tội, bồi thẩm đoàn vẫn có thể đưa ra một pháp văn lưu ý toà án và công luận tới các sự việc song không khuyến tố. Trong trường hợp trên, người ta không rõ bồi thẩm đoàn có cứu xét biện pháp này hay không.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2019, 06:44:32 am

        Tức thời Hiss đưa Chambers ra tòa về tội mạ lị, đòi 75.000 đô la bồi thường. Trung tuần tháng II, luật sư của Hiss mời Chambers tới Baltimore để khai trình trước ngày tòa xứ. Họ yêu cầu Chambers xuất trình bằng chứng về lời tố cáo Hiss là nhân viên cộng sản bí mật. Chambers đặt xuống bàn một cái phong bì vàng rơm nhạt màu dày cộm, và lấy ra bản sao của 65 điện văn và giác thư của bộ Ngoại giao và nói là Hiss đã sao lại và đưa cho y. Những giấy tờ này đề năm 1937, với những gióng chữ như «Ba lê : kính gửi Ngoại trưởng... ký tên, tuyệt đối bí mật... ký tên Bullitt», «La mẵ : kinh gửi Ngoại trưởng... kỷ tên, Phillips.» «Vienne : Kính gửi Ngoại trưởng... ký tên Messersmith», vân vân... Chambers cũng xuất trình 4 mẫu giấy viết tay, tóm lược công điện, và nói là do Hiss tự viết1.

        Những tài liệu này là bằng chứng cụ thể đầu tiên do cặp Bentley - Charnbers đưa ra về hoạt động gián điệp. Lời khai của Chambers làm luật sư của Hiss bàng hoàng. Nhưng ý nghĩa hơn là lời khai này đã giúp cho bồi thẩm đoàn (một bồi thẩm đoàn mới, tiếp tục điều tra về những lời tố cáo của Bentley - Chambers), nhóm tại Nữu ước -bằng chứng mới mẻ và giá trị để tiến hành nhiệm vụ. Và cũng vì vậy mà Bert Andrews, trưởng văn phòng Nữu ước Diễn đàn tại Hoa thịnh đốn đặt ra một câu hỏi chưa bao giờ hỏi : «ông còn tài liệu tương tự nữa không ?»

        Chambers đáp có, và bằng lòng dẫn Andrews và các nhà điều tra của ủy ban tới xem. Hồi 10g30 đêm thứ năm, 2-12 mọi người đã có mặt trên thửa vườn nhỏ phía sau trang trại của Chambers tại Maryland, và được Chambers cho coi ba cuộn phim vi-ti chụp hàng trăm tài liệu chính quyền giấu trong một trái bí rỗng ruột. Vụ tài liệu giấu trong trái bí này không được tòa án thụ lý, tuy nhiên đã trở thành một đề tài chính trị nóng hổi trong hơn 10 năm, gieo vào tâm tưởng mọi người mối lo ngại về Cộng sản trà trộn trong chính quyền. Những tài liệu ấy đã khiến dư luận tin tưởng vững chắc rằng Chambers là điệp viên Cộng sản, như y thú nhận, đồng thời, nếu dư luận không coi đó là bằng chứng cụ thể thì cũng không hoài nghi lời tố cáo của Chambers đối với những người khác, trong số có Hiss.

        Alger Hiss bị bồi thẩm đoàn kết tội ngày 16-12-1948, về hai tội bội thệ (perjury), thứ nhất chối cãi trước bồi thẩm đoàn là y không chuyển các tài liệu của bộ Ngoại giao cho Chambers (tài liệu do Chambers xuất trình tại Baltimore, không phải tài liệu trong ruột bí), thứ hai, chối cãi tiếp xúc với Chambers sau 1937. Hiss không bị kết tội theo luật bài trừ do thám. Phiên xử thứ nhất năm 1949 không đi tới kết quả vì bồi thẩm đoàn không hoàn toàn đồng ý kết tội. Trong phiên xử thứ hai, tháng 1-1950, Hiss bị lên án 5 năm tù ở. Hiss thượng tố lên Tối cao Pháp viện, song tháng 3.1951, Pháp viện từ khước can thiệp. Ngày 22-3, Hiss bắt đầu thọ hình tại lao thất trung ương Lewisburg, Pennsylvauia.

        Vụ Alger Hiss là đề tài có thật, không bao giờ loãng nhạt của báo chí Mỹ, cũng làm sôi nổi công luận, với những khía cạnh thần bí vô tận như vụ đại úy Dreyfus bên Pháp. Hàng triệu người Mỹ không tin là Hiss có tội, song cũng không thể giải thích những bằng chứng hùng hồn đã kết tội Hiss. Hàng triệu người khác lại coi Hiss là tên phản quốc trăm phần trăm, tuy y chỉ bị kết tội bội thệ mà thôi. Sau năm 1950, công luận Mỹ chia thành hai chiều hướng, và không chiều hướng nào thắng thế rõ rệt.

        Tuy nhiên, vụ Hiss đã ảnh hưởng rõ rệt tới chính tình hai đảng ở Hoa kỳ trong thời gian từ 1948 đến 1955. Đảng Cộng hòa khỏi cần bới lá tìm sâu cũng có thể biến Alger Hiss thành biểu tượng và bằng chứng cụ thể của lập luận của họ, theo đó chính phủ Truman đã «nương tay với chủ nghĩa Cộng sản». Vụ Hiss cũng là một ám ảnh cho Adlai Stevenson khi ông tranh cử Tổng thống năm 1952, và ngay cả hiện nay, thỉnh thoảng diễn đàn tranh cử còn phảng phất dư ba của vụ Hiss.

----------------------
        1. Hiss trong phiên tòa xử và sau này, không phủ nhận điều đó, song quyết liệt bào chữa rằng Chambers không nhận những tài liệu này từ tay y. Về điểm viết tay, y giải thích như sau : «Công điện được gửi về rất nhiều, hàng ngày có đến trăm bức nên ông Sayre (Phụ tá Ngoại trưởng và là thượng cấp của Hiss hồi ấy) không có thời giờ đọc hết hầu biết cái nào quan trọng, cái nào không quan trọng... Vì vậy, tôi tóm lược nội dung một số công diện vào các mẩu giầy nhỏ... Những mẩu giấy này được dính vào đống công điện trên bàn tôi cho tới khi tôi có thể viết bàn phúc trình. Sau khi phúc trình, tôi phải hủy những mầu giấy ấy...

        Ngày 17-11-1948 tại Baltimore. Chambers xuất trình 4 mẩu giấy như trên cùng những trang giấy đánh máy. Chambers có được bằng nhiêu cách (chẳng hạn, lấy của các nhân viên giao liên, hoặc phụ nữ có bổn phận đốt giấy)... Vì Chambers không thể đưa ra chi tiết cụ thể và rõ rệt, nên điều quan trọng là Chambers đã nói không đúng...

        «Bởi vậy, y phải bóp méo sự thật hầu chứng tỏ rằng y tố cáo đúng. Và y nói rằng tôi tóm lược lại cho y những tài liệu được chuyển tới tay tôi trong một thời gian ngắn, và tôi không thể nào mang ra ngoài văn phòng ...»
(Trong Tòa án Công luận, tác giả Alger Hiss Nữu ước, nhà xuất bản Alfred A, Knopf, 1957, trang 259-60),


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:09:25 pm

        An ninh và Tự do

        Trong suốt pháp nhiệm, TT Truman phải đấu tranh thường trực với Quốc hội để minh định vai trò lãnh đạo an ninh quốc nội là của hành pháp hay lập pháp. Đây không phải là một vấn đề trừu tượng về pháp lý và đặc quyền, mà là một vấn đề thực dụng, và triết thuyết nhằm tìm mức quân bình giữa nhu cầu an toàn của chính quyền và quyền cá nhân của công dân. Thắng lợi bất ngờ của ông. Truman trong cuộc tuyến cử 1948 chỉ làm cuộc đấu tranh tạm lắng một thời gian Năm 1950 còn một cuộc tuyên cử khác, và năm 1952 là cuộc tuyên cử khác nữa, và đảng Cộng hòa nhận thấy chắc chắn rằng không có khí giới nào bén nhọn bằng vấn đề « nương tay với chủ nghĩa Cộng sản » để đánh bại ông Truman. Ông Truman đã thấy rõ hậu quả chính trị đối với bản thân và quốc gia trong trường hợp ông bị Quốc hội triệt hạ. Phong trào cố chấp và cảnh giác quá trớn sẽ ngự trị trên khắp nước.

        Năm 1949, bắt đầu pháp nhiệm mới, ông đã va chạm với nhiều dấu hiệu của phong trào này. Nghị viện California và có nhiều tiểu bang khác thành lập những ủy ban giống hệt như ủy ban điều tra hoạt động chống Mỹ tại trung ương để săn tìm những ảnh hưởng phiến động ở địa phương. Hàng chục ban giám đốc trường trung và đại học bắt giáo sư phải tuyên thệ trung thành và phải được công an điều tra lý lịch, đồng thời tổng xuất những ai từ chối. Hiệp hội Chiến binh Yêu nước Mỹ và các tổ chức tương tự thuộc nhiều cộng thể tự đóng vai trò kiểm duyệt sách giáo khoa, thư viện và diễn văn công cộng. Những chi bộ Ku Klux Klan cực hữu ở miền Nam và ở một số địa phương Trung Tây, với áo choàng đen từ lâu không mặc còn thơm mùi băng phiến, bắt đầu chiến dịch tố khổ các phần tử « Cộng sản, lai giống và vô thần » ở địa phương. Tại Nữu ước, 4 cựu nhân viên FBI tháo vát, dựa vào hồ sơ của nhiều ủy ban Quốc hội, xuất bản một cuốn sách tựa đề Red Channels (Con đường thâm nhập của Cộng sản) tố cáo với đầy đủ chi tiết sự liên quan của 150 văn gia, diễn viên, giám đốc và các phần tử khác trong kỹ nghệ giải trí với Cộng sản. Một trong các nạn nhân đầu tiên của phong trào ghi sổ đen được thương mãi hóa này là nữ tài tử nổi danh Jean Muir. Kết quả là công ty truyền hình NBC hủy bỏ khế ước theo đó Jean Muir thủ vai chính trong chương trình « Gia đình Aldrich », chương trình truyền thanh được công chúng ưa thích. Công ty NBC giải thích bằng giọng đạo đức rằng ban giám đốc thật sự không nghĩ Jean Muir là cộng sản hoặc cảm tình viên cộng sản, song le tên nàng bị ghi trong Red Channels khiến dư luận đàm tiếu, và như vậy công cuộc kinh doanh của công ty sẽ bị phương hại. Hàng chục diễn viên, văn gia, giáo sư và nhân vật khác đều bị Red Channels tố cáo. Một cao trào đột ngột nỗi lên, a dua với Red Channels để tố cảo theo. Làn sóng đe dọa ấy đặc biệt tràn tới Hoa lệ ước. Nhiều sự việc về hoạt động phiến động được phanh phui kịp thời đã nuôi dưỡng cao trào cố chấp.

        Tháng 3-1949, nhân viên FBI tại Nữu ước bắt giữ Judith Coplon, một thiếu phụ trẻ đẹp tòng sự tại Nha Nội an, trong bộ Tư pháp, về tội chuyên giao tin tức bí mật cho một điệp viên sô viết. Trong mùa hè năm ấy, phiên xử kéo dài của 12 lãnh tụ cộng đảng bị bồi thẩm đoàn Nữu ước kết tội, lại làm công luận thêm tức giận vi các luật sư của bị cáo áp dụng chiến thuật cản trở và quấy nhiễu. Một thời gian sau, Klaus Fuchs, một khoa học gia nguyên tử Anh phục vụ ở cấp tối mật trong kế hoạch bom nguyên tử tại Alamogordo, bị bắt tại Anh quốc, và Fuchs đã thú nhận hoạt động nhiều năm trong tổ chức gián điệp sô viết. Hai trong số đồng lõa người Mỹ của Fuchs, là Harry Gold và Dayid Greenglass đã bị bắt trước đó, năm 1950, do FBI Nữu ước.

         Trong thời gian này, các điều tra viên của tiểu ban Nội an Thượng viện mở lại hồ sơ vụ Amerasia, với lời ám chỉ nặng nề rằng một số yếu nhân trong bộ Ngoại giao đã dính líu tới. Hiss bị phạt tù, khiến ủy ban điều tra hoạt động chống Mỹ tại Hạ viện gia tăng uy tín và tư thế. Cuối mùa hè 1950, nhân việc binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Cao ly xa xôi bị thiệt mạng vì đạn Cộng sản, một số người cho rằng đó là phần thưởng của chính sách phản bội Tưởng giới Thạch và Trung hoa một cách trắng trợn của chính phủ Truman.

        Những biển chuyển này đã dấy lên cao trào bài Nga, khiến công luận phải băn khoăn không biết Hoa kỳ, quốc gia tuyệt đối tôn trọng những khía cạnh tế nhị của luật pháp và bang giao quốc tế, có đủ khả năng để tự vệ trước một chiến dịch phiến động tàn bạo như vậy hay không. Xuyên qua các cuộc thăm dò dư luận, và thư từ của độc giả gửi về tòa soạn háo chí trên khắp nước, người ta nhận thấy dân chúng Mỹ gia tăng lo lắng, và mạnh mẽ đòi chính quyền cương quyết hơn với họa nội thù. Và Quốc hội Mỹ đã nghiêng về phía quần chúng.

        Đầu năm 1950, ông Pat MoCarran chủ tịch tiểu bang Tư pháp Thượng viện bắt tay vào việc pha trộn nhiều đạo luật lại với nhau để hoàn thành một đạo luật bài Cộng. Trên thực tế, McCarran đã hoàn thành một dự luật «tạp pí lù» gồm 32 trang in. Dự luật này trên căn bản không cấm gia nhập đảng Cộng sản song kẻ gia nhập lại phải đăng ký với bộ Tư pháp, nghĩa là mặc nhiên tự quàng ách luật pháp vào cổ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:21:26 pm

        TT Truman mạnh mẽ phản đối dự luật. Ông nói «Dự luật McCarran cũng giống như Luật ngoại kiều và Phiến loạn năm 1798, một đạo luật không thích hợp». Theo ông Trumau, dự luật McCarran sẽ thất bại trên đường tiến tới mục tiêu chính là loại trừ chủ nghĩa Cộng sản vì Cộng sản rút lui sâu vào bí mật, chính quyền sẽ khó thể kiểm soát hữu hiệu. Tuy nhiên, điều tệ hại hơn là quyền tự do ngôn luận và tụ họp bị xâm phạm ngược với hiến pháp, và mọi sự xâm phạm vào những quyền quí báu này còn phương hại tới xứ sở nhiều hơn là bành động phá hoại của Cộng sản. Ông đề nghị một số tu chánh án để củng cố những đạo luật bài trừ gián điệp. Theo ông, khuyết điểm cần khắc phục là luật bài trừ gián điệp còn quả lỏng lẻo. Song đề nghị của Tổng thống bị xếp bỏ. Chủ tịch McCarran cất kỹ trong ngăn kéo bàn của Ủy ban Tư pháp, và dĩ nhiên là Ủy ban chỉ o bế dự luật McCarran.

        Sau nhiều tuần thảo luận gay go, Quốc hội thông qua dự luật McCarran ngày 17-9 với đại đa số 354 chống 20 tại Hạ viện, và 70 chống 7 phiếu tại Thượng viện. Nữu ước Thời báo tường thuật rằng «nhiều dân biểu chỉ trích dự luật trong cuộc thảo luận đã bỏ phiếu thông qua, vì dường như cảm nghĩ tại trụ sở Quốc hội là trong năm bầu cử tương lai chính trị của các dân biểu sẽ bị bất lợi lớn lao nếu chống lại các dự luật bài Cộng».

        Ngay cả trong khi Quốc hội đang thảo luận, Tổng thống đã ra lệnh thảo soạn thông điệp phủ quyết, một trong những thông điệp khẩn cấp nhất từ trước đến nay. Phó tổng thống Barkley và các lãnh tụ lập pháp Dân chủ khác thúc giục Tổng thống ký tên ban hành. Họ nói rằng tình hình chính trị đòi hỏi như vậy, và biện pháp phủ quyết chắc chắn sẽ bị Quốc hội bác bỏ. Họ nhắc Tổng thống rằng chỉ còn một tháng rưỡi nữa là tuyển cử Quốc bội được tổ chức. Mặc khác Dean Acheson và đa số nhân viên Nội các lại đề nghị phủ quyết, lập luận rằng nếu Tổng thống không thể ngăn cản dự luật McCarran trở thành luật, thì ít ra cũng nói lên được tinh thần chống đối.

        Về phần ông Truman, thì ông đã quyết. Quyết không những phủ quyết mà còn tranh đấu cho biện pháp phủ quyết được Quốc hội chấp nhận nữa.

        Tuần lễ cuối thảng 9 ấy, Quốc hội nhóm trong bầu không khí sốt ruột vì các dân biểu mong sớm bế mạc để trở về đơn vị, bắt đầu vận động tái cử. Dự luật McCarran là điều cuối cùng của nghị trình. Dự luật này được chuyển tới văn phòng Tổng thống ngày thứ tư 20-9. Tổng thống hoàn lại Quốc hội trưa thứ sáu, kèm theo một thông điệp lời lẽ bén nhọn và hữu lý dài 9 trang giấy đánh máy giòng một.

        Ông Truman còn áp dụng một biện pháp khác thường nữa. Sáng hôm ấy, mỗi dân biểu đều nhận được bản sao của thông điệp phủ quyết, với thư riêng của Tổng thống. Tổng thống thúc giục các dân biểu, trước khi bỏ phiếu về thông điệp phủ quyết trong ngày, hãy đọc không những toàn bản văn dự luật McCarran mà nên đọc cả những lý do khiến Tổng thống từ chối ký tên ban hành nữa. Vốn là cựu thượng nghị sĩ giàu kinh nghiệm, ông gần như chắc chắn rằng phần lớn dân biểu chỉ biết nội dung dự luật một cách lờ mờ, và nếu họ chịu nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể họ sẽ tán thành lý do phủ quyết của Tổng thống.

        Hạ viện hoàn toàn không đếm xỉa tới yêu cầu của Tổng thống. Phiên họp bắt đầu đúng ngọ, thì trong vòng một giờ sau, Hạ viện đầu phiếu khống cần thảo luận, bác bỏ biện pháp phủ quyết với 286 chống 48 phiếu, hơn hẳn đa số 2/3 cần thiết. Nhưng Thượng viện muốn có thêm thì giờ thảo luận lại, đã đình hoãn, và ông Truman không bỏ lỡ cơ hội khai thác tình thế. Ông điện thoại cho Hubert H. Humphrey, một thượng nghị sĩ trẻ tuổi can đảm, mới đắc cử nhiệm kỳ thứ nhất, và yêu cầu tập hợp lực lượng cấp tiến tại Thượng viện hầu trì hoãn cuộc bỏ phiếu cho đến nửa đêm thứ bảy. Muốn kéo dài phải áp dụng chiến thuật xa luân chiến, hết người này đến người khác phát biểu. Kéo dài được đến nửa đêm thứ bảy thì nếu không thắng phiếu cũng đã thắng tinh thần. Ông Truman nói với thượng nghị sĩ Humphrey rằng ông hy vọng 24 giờ trì hoãn sẽ cho báo chí và vô tuyến có thời giờ thông báo cho dân chúng toàn quốc biết nội dung của cuộc tranh chấp, và có thể lôi kéo cử tri chống lại quyết nghị của Quốc hội

        Đó là một mưu toan táo bạo và tuyệt vọng, song không thành công. Với 5, 6 thượng nghị sĩ cấp tiến, trong Số có Paul Douglas thuộc tiểu bang Illinois, Herbert Lehman, Nữu ước và là một thượng nghị sĩ Cộng hòa lão thành thường phát biểu rầm rộ chống lại Đảng, và William Langer, North Dakota, ông Humphrey đã níu kéo Thượng viện sôi sục căm phẫn tiếp tục họp suốt đêm, bằng chiến thuật xa luân chiến, mỗi người độc chiếm diễn đàn nhiều giờ liên tiếp. Langer ngất đi vì kiệt sức trước khi trời sáng rõ trong ngày chủ nhật và được chở bằng xe cứu thương vào bệnh viện. Humphrey và các chiến hữu tiếp tục kế hoạch một cách ương ngạnh, song đến gần xế chiều thi hy vọng tan dần. Sau 22 giờ đồng hồ đấu tranh dũng cảm nhưng vô vọng. TT Truman cho phép các thượng nghỉ sĩ «bỏ cuộc» 4 giờ chiều, Thượng viện bác bỏ thông điệp phủ quyết với 57 phiếu chống 10, và dự luật Nội an 1950 trở thành luật.

        Cuộc đấu tranh này điển hình hóa tâm tính của ông Truman, đấu tranh không quan tâm đến thắng bại. Ông đã giữ vững lập trường trước một đối phương hùng hậu vì ông tự tin là đúng. Đối phương khoái trá khi thấy ông thất bại, song ông được báo chí vô tư kính nể hơn trước. Và, đúng như ông tiên liệu, luật McCarran đã tỏ ra là một quái tượng luật pháp và hành chính, khiến tòa án phải gỡ rối trong hơn 10 năm, mà nền an ninh của quốc gia cũng không cải thiện được bao nhiêu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:45:39 am

        McCarthy

        Sau khi từ giã Bạch Cung TT Truman viết như sau : «Đó là một trong những tấn bi kịch của thời đại chúng ta vì chương trình an ninh của Hoa kỳ đã bị những kẻ mị dân và báo chí giật gân khai thác một cách xấu xa với mưu toan dọa hoảng và gạt gẫm nhân dân Mỹ.»

        Lời nói của ông ám chỉ thượng nghị sĩ Joseph R. McCarthy, tiểu bang Wisconsin. Theo lời Richard H. Rovere, McCarthy «trên nhiều khía cạnh là kẻ mị dân tài ba nhất từ trước đến nay trên đất Mỹ; và từ trước đến nay chưa có kẻ tạo loạn nào hoặc chính khách nào lại ngự trị được nhanh chóng và vững chắc trong những vùng tăm tối của tinh thần người Mỹ như Mc Carthy.»

        Joe McCarthy là một người to lớn, dáng dấp khoan thai, phục sức thiếu chải chuốt, trông như tài xế cam-nhông trong bộ đồ «sẹc» xanh. Gốc gác Ai nhĩ lan, ông có bàn tay lớn, đầy lông, má có thẹo, cặp mắt nghi ngờ một cách lạnh lùng dưới lông mày đen rậm. Trông ông, người ta có cảm tưởng ông là con hổ vờn mồi, nếu ông không có tính hay cười tủm tỉm, và choàng vai bá cổ sỗ sàng và thân mật. Dường như ông là người ít biết thân mật, tin cậy, và thắc mắc. Ông là người tự tôn cuồng nhiệt, luôn luôn cảm thấy cần phải biểu lộ sự cứng rắn, và khinh miệt quy ước và lễ nghi của những người ôn nhu. Ông là người ít ngại ngùng trên phương diện đạo đức, và chỉ có ý thức hời hợt về nhân phẩm hoặc trách nhiệm, ông là một phần tử «phiến loạn không tìm ra minh chủ» vì ông không tranh đấu cho một mục đích công ích nào, không ôm ấp hoài bão lớn lao nào cho xứ sở, không đặt định kế hoạch hoạt động nào cho cả chính ông nữa, ngoại trừ sở thích căn bản giản dị của ông là được xen vào giữa một cuộc ẩu đả mà ông là người độc nhất có cây gậy trong tay. Ngay cả những người tận tình bênh vực ông nhất cũng không thể động lòng trắc ẩn, hoặc tìm thấy trong hành động của ông một ý nghĩa cao cả. Một cách giản dị, ông chỉ là tên lính đánh thuê đắc lực phi thường.

        Vậy mà trong 5 năm từ đầu 1950 đến gần hết 1954, Joe McCarthy đã ngự trị trên sinh hoạt chính trị Hoa kỳ, ở mực độ mà trước ông chưa chính khách mị dân nào đạt tới. Ông đã khích động niềm kinh sợ trong lòng dân chúng và biến niềm kinh sợ ấy thành tâm bệnh. Ông đã phỉ nhổ vào chính quyền hợp hiến, phá đổ lòng tin của công chúng vào chính quyền và lãnh tụ chính quyền, và công kích chính sách đối ngoại của quốc gia với sức húc mãnh liệt và thục mạng của xe ủi đất. Ông đã dùng sự dối trá, phỉ báng, và lời nói bóng gió để đè bẹp đối thủ, và tạo ra ấn tượng ông là kẻ vạn thắng. Ngoại trừ một số ít thượng nghị sĩ thân tình, toan thể đều bị ông liệt vào hạng hèn nhát, ông đã làm hai Tổng thống tức giận, và phải đỡ đòn một cách tuyệt vọng trước hầu hết mọi mũi dùi của ông.

        May mắn cho Hoa kỳ vì Joe McCarthy trong thâm tâm là một chiến sĩ quần chúng, chứ không phải là kẻ cuồng tín. Nếu có nhiêu mưu mô và tài cán hơn, ông đã có thể làm chính quyền xụp đổ.

        Là tân thượng nghị sĩ không xuất sắc và hầu như vô danh, ông đột nhiên nổi tiếng năm 1950 khi vấn đề chống Cộng được đặt ra một cách gần như tình cờ. Trong Thượng viện, ông chưa có hoạt động nào nổi bật, mặt khác lại phải vận động tái cử trong hai năm tới ông cố mầy mò tìm kiếm một đề tài giật gân để lôi kéo cử tri của tiểu bang nhà. Một linh mục Thiên chúa giáo gặp ông tại một bữa ăn đêm trong tháng 1-1950 nói với ông rằng sự xung đột với Cộng sản chủ nghĩa là vấn đề quan hệ nhất thế giới đương thời.

        Mắt McCarthy vụt sáng. « Đúng rồi - ông đáp -  chính quyền đày rẫy Cộng sản. Việc phải làm là tấn công họ. «Hôm sau ông báo cho văn phòng phát ngôn của ủy ban Quốc gia Cộng hòa rằng ông nhận lời lên tiếng tại cuộc lễ sinh nhật của Lincoln và ông sẽ nói về chủ nghĩa Cộng sản. Tối 9-2 ông lên tiếng lần đầu về Cộng sản tại câu lạc bộ Phụ nữ Cộng hòa ở Wheeking, tây bộ Virginia. Tuy có giọng ấp úng, thiếu hấp dẫn, đêm ấy ông lại có vẻ lôi cuốn được cử tọa tại lữ quán McLure, nhờ cách trình bày trắng trợn bình dị, và tố cáo sự phản bội trong giới chính quyền cao cấp. Thật ra, điều ông nói không phải là mới mẻ, song ông thêm thắt để thêm hấp dẫn;

        « Lý do khiển chúng ta cảm thấy bị đặt vào tình trạng bất lực không phải vì kẻ thù hùng mạnh duy nhất mai hậu của ta tung người xâm lược bờ biển Hoa kỳ, mà chính vì hành động phản bội của những kẻ đã được quốc gia này trọng vọng... Sự thật này đã hiện rõ như ban ngày tại bộ Ngoại giao. Tại đó những người trẻ lỗi lạc sinh sống trên nhung lụa cũng là những kẻ phản bội nhất...

        «Và thưa quí bà, quí ông, tôi không thể làm quí vị mất thời giờ với việc vạch mặt chỉ tên những viên chức Ngoại giao là đảng viên Cộng sản hoạt động, và là nhân viên của một tổ chức gián điệp, song hiện giờ tôi có sẵn trong tay danh sách 205 người được trình lên cho Ngoại trưởng là đảng viên Cộng sản nhưng vẫn được tiếp tục phục vụ và hoạch định chính sách tại bộ Ngoại giao.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:32:21 pm

        Đó là một lời tuyên hố không đúng sự thật và Mc Carthy cũng biết như vậy. Trong khi chạy vạy để tìm tài liệu cho bài diễn văn, ông gặp một nhân viên trong Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện, và nhân viên này cho ông coi bản mật lược mà ủy ban nhận được năm 1947 về 108 trường hợp đang được hội đồng Kiểm nhận Trung thành của bộ Ngoại giao cứu xét. Tên người được giấu kín, và chỉ được ghi bằng mật mã. McCarthy không có cách nào biết được kết quả. Ngoài ra, ông lại được đọc một giác thư năm 1946 của Ngoại trưởng Byrnes gửi cho dân biểu Hạ viện Adolph Sahath, tiểu hang Illinois, theo đó trong số 4.000 người do Cơ quan Tin tức Chiến tranh (OWI) và các nơi khác chuyển tới bộ Ngoại giao sau khi chiến tranh chấm dứt, 284 người được khuyến cáo thu dụng thường trực, và 79 người thật sự bị kết thúc nhiệm vụ.

        McCarthy đã căn cứ vào những hồ sơ đóng bụi lờ mờ này để hoạch định cáo trạng là trong bộ Ngoại giao có những phần tử «phản quốc». Người ta không biết ông tính toán cách nào để tiến tới con số 205 ban đầu, để rồi sụt xuống 57, rồi trồi thành 81 «nhân viên mang thẻ Cộng đảng» trong bộ Ngoại giao. Trong thời gian này, ông đã lặp lại bài diễn văn Wheeling trong nhiều đêm liên tiếp tại Reno và Salt Lake City, nơi ông gửi điện cho TT Truman đòi thanh trừng trong chính phủ. Thế là phong trào tố cộng McCarthy ra đời.

        Ngày lại ngày, tiếp tục tố cáo những phần tử phản quốc, McCarthy ra điều trần trước phiên họp kín của một ủy ban đặc biệt Thượng viện, rồi «tiết lộ» khá nhiều chi tiết của cuộc điều trần này cho báo chí, và trong các dịp phát biểu tại Thượng viện. Đa số người bị ông tố cáo đều vô danh, ngoại trừ một vài người được công luận chú ý đặc biệt như Philip c. Jessup, đại sứ lưu động chuyên trách Viễn đông vụ, và John Stewart Service, một viên chức ngoại giao thâm niên đã được hội đồng Kiểm nhận Trung thành của bộ Ngoại giao cho là vô can sau khi bị tố cáo là Cộng sản, và lời tố cáo đầu tiên là của đại sứ Patrick Hurley, năm 1946, Cả Jessup lẫn Service đều được gọi từ nhiệm sở hải ngoại về để ra trước ủy ban Tvdings biện hộ.

        John E. Peurifoy, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao, bằng giọng tức giận, lên án lời tố cáo của McCarthy là «một sự xấu hổ và đồi bại», và nói rằng McCarthy đã mọi móc những luận cứ «đã chết, đã bị coi là sai lầm, và không được ai tin nữa.» McCarthy đáp rằng lời nói của ông Peurifoy là «thêm một cố gắng khác của bộ Ngoại giao nhằm che đậy và đánh lạc hướng vấn đề.» TT Truman, nghỉ hè ở Key West, mệnh danh McCarthy là kẻ «nói láo», được hậu thuẫn bởi những đảng viên Cộng hòa muốn biến đề tài tố Cộng thành thủ đoạn tranh cử mùa thu sắp tới. Tổng thống nói rõ ông hoàn toàn tin cậy Jessup và Service.

        McCarthy bắt đầu tố Cộng tại Thượng viện, và dùng diễn đàn này để minh dẫn những lời tố cáo của ông trước ủy ban đặc biệt, đồng thời ông còn kết tội ủy ban là toa rập với chính quyền và Ngoại trưởng Acheson trong âm mưu che đậy quái gở. Acheson trở thành mục tiêu tấn công số một của McCarthy, vì theo lời ông «đảng viên Cộng sản Acheson» đã dùng chức vụ Ngoại trưởng để bao che Cộng sản thuộc cấp.

        Trong chiến dịch tố Cộng, McCarthy thường xuyên dùng báo chí, cũng như đã thường xuyên dùng diễn đàn Thượng viện. Lúc nào ông cũng sẵn sàng gặp các phóng viên, khi họ không đến tìm ông thì ông đến tìm họ, và thường ra dấu cho họ tới tiếp xủc tại Thượng viện bằng cái nháy mắt hoặc gật đầu ý nghĩa, ông đã biết giờ giấc làm tin và ấn hành tại các báo quán, đồng thời đã biết che đậy một tin tức bất lợi bằng tin tức khác hữu lợi cho ông. Ông có thể choàng vai bá cổ một phóng viên bồ bịch trong khi đi ngoài hành lang Thượng viện, hoặc mời vào văn phòng ông để uống nước rồi cho hay trước bài diễn văn tố cáo sắp tới của ông. Điều mà hồi ấy nhiều phóng viên nghi ngờ sau này đã được xác nhận là đúng : ấy là McCarthy đã có tai mắt trong bộ Ngoại giao và các bộ khác trong chính phủ. Những phần tử bất mãn phục vụ tại các vị tri chiến lược trong nền hành chính đã đóng vai mật báo viên, cung cấp cho McCarthy những tài liệu rút từ hồ sơ an ninh và các tin tức mật khác.

        Cuối tháng 3, trong một diễn từ được quảng bá từ trước, McCarthy tuyên bố trước Thượng viện rằng «điệp viên cao cấp sô viết» trong bộ Ngoại giao là Giáo sư Owen Lattimore của đại học đường Johns Hopkins, một chuyên viên nổi tiếng về Viễn đông vụ. Theo lời McCarthy, Lattimore không những là đảng viên Cộng sản mà còn là điệp viên hoạt động trong hệ thống do thám sô viết và đã góp phần vào sự xụp đổ của Tưởng giới Thạch, còn Dean Acheson là «tiếng nói và tư tưởng của Lattimore» trong bộ Ngoại giao, ông khoe khoang rằng lời tố cáo của ông hoàn toàn xác thực, nên sẵn sàng chấm dứt chiến dịch tố cáo bộ Ngoại giao nên nếu chính quyền xuất trình được bằng chứng là Lattimore vô tội.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2019, 03:38:27 am

        Owen Latrmore, 49 tuổi, là một người gày gò, nội tâm phong phú, kiến văn rộng rãi, từng sống nhiều năm tại Trung quốc và Mông cô, viết nhiều sách về Viễn đông, và từng phục vụ một thời gian ngắn trong thế chiến thứ hai với tư cách cố vấn chính trị của Tưởng giới Thạch. Tại Hoa kỳ, ông là nhân vật hàng đầu trong những năm tiền chiến của Viện Bang giao Thái bình dương. Trong thời gian ông phục vụ tại Viện này, tên ông được ghi vào hồ sơ của cơ quan an ninh, và nội vụ đã lọt vào tay McCkrthy. Sau ngày đại chiến chấm dứt, Lattimhre dạy học tại học đường Johns Hopkins, ở Baltimore. Ông chưa hề tòng sự tại bộ Ngoại giao, song ông được Bộ coi là một chuyên gia lỗi lạc và thỉnh thoảng được hỏi ý kiến về Viễn đông vụ nên uy tín ông được trọng vọng trong nhiều năm. Khi bị McCarthy tố cáo, Lattimore đang hoàn thành một sứ mạng đặc biệt cho LHQ tại A phú hãn.

        Tại Bạch Cung và bộ Ngoại giao, ai cũng cho là lời tố cáo Lattimore của McCarthy có vẻ tối vô lý. McCarthy lại mang đầu ra đánh cuộc nên chủ tịch Tydings quyết làm ra lẽ. Lattimore được triệu từ A phú hãn về, và McCarthy được mời ra trước ủy ban xuất trình bằng cớ. Như thường lệ, McCarthy thỏa mạ ủy ban bằng cách nói rằng muốn đủ bằng cớ hãy mở hồ sơ của hội đồng kiểm nhận Trung thành và của FBI. Quyết định đi tới cùng Tvdings thuyết phục TT Truman tạm thời cho ủy ban duyệt xét hồ sơ về trung thành, ít ra là trong vụ Lattimore.

        Ngày 6-4, Lattimore ra trước ủy ban và được thẩm vãn suốt một ngày. Hồi ấy, phiêu nhóm của ủy ban được coi là một trong các phiên nhóm sôi động nhất. Linh lợi, hoạt bát, có tài thuyết phục, Lattimore đã gây được thiện cảm. Ông cho biết là chưa bao giờ là Cộng sản hoậc đặt mình dưới chủ thuyết Cộng sản. Gần cuối phiên nhóm, chủ tịch Tydings bất ngờ tung ra «trái bom» với hy vọng làm Joe McCarthy chết chẹt. Bằng giọng nghiêm trang của ông chánh thẩm trước tòa, ông nói:

        « Bác sĩ Lattimore, vụ ông được mệnh danh là vụ số một trong nhiều vụ tố cáo của thượng nghị sĩ McCarthy. Ông bị gọi một cách rõ ràng, nếu không là đích thật, là điệp viên Cộng sản cao cấp ở Mỹ quốc. Thượng nghị sĩ McCarthy nói rằng nếu chúng tôi được xem xét một số hồ sơ thì lời tố cáo này sẽ được xác nhận.

        « Với tư cách chủ tịch ủy ban này, tôi có bổn phận đối với ông, và quốc gia, mà nói với ông rằng 4 trong 5 nhân viên của ủy ban (nhân viên vắng mặt là ông Hickenlooper), trước sự hiện diện của ông J. Edgar Hoower, đã nhận được bản tóm lược đầy đủ về hồ sơ của ông... Sau khi đọc xong bản tóm lược, toàn thể nhân viên ủy ban và mọi người trong phòng họp đều đồng thanh nhìn nhận rằng trong hồ sơ này không có điều gì chứng tỏ ông là Cộng sản, hoặc đã từng là Cộng sản, hoặc liên hệ cách này hoặc cách khác với một tổ chức gián điệp... Hồ sơ FBI đã chứng tỏ, ít nhất là cho đến hiện thời, ông hoàn toàn vô can.»

        Tràng pháo tay nổi lên trong phòng điều trần đông nghẹt. Lattimore dựa lưng vào ghế, nụ cười chiến thắng nở trên môi. Các nhân viên ủy ban cũng vậy, và Brian McMahon đi vòng cái bàn dài đến tận gỏc đế bắt tay giáo sư Lattimore. Nhưng Joe McCarthy mà cái ghế tân khách dành cho ông hôm nay bị để trống (phải chăng, ông đã được báo trước sự việc sẽ xảv ra ?) lại không hài lòng. Một phóng viên đến tìm ông tại văn phòng, ông nói : « Hoặc Tydings chưa được đọc hồ sơ, hoặc ông ta nói láo. Ngoài ra không còn đường lối nào khác. »1

        Joe McCarthy không phải là người chán nản dễ dàng. Đáng lẽ đình chỉ chiến dịch tố cáo sau khi thất bại trong vu Lattimore, như ông đã cam kết, ngược lại, ông tố cáo kịch liệt thêm. Hầu như hàng ngày ông đọc diễn văn tại Thượng viện và mở những cuộc họp báo bất thần, lời lẽ chứa dầy miệt thị và hờn giận. Thượng viện có vẻ coi ông như là sự pha trộn kinh sợ và ghê tởm. Chỉ vài ba đảng viên Dân chủ đứng dậy thách đố ông, ngay cả khi ông thóa mạ Tổng thống hoặc Ngoại trưởng. Đối với đa số đảng viên Cộng hòa thì McCarthy đã mang lại cho họ một cơ hội hãn hữu. McCarthy đang mài sắc võ khí chính trị tuyệt hảo của đảng Cộng hòa, tuy nhiên hành động này sẽ phương hại đến mực độ nào cho giá trị của sự đoan chính và trách nhiệm mà Đảng cần báo tồn ?

----------------
        1. 2 cựu lãnh tụ Cộng đảng hữu danh sau này đã đưa ra những chứng từ khác nhau về Latt more. Louis Budenz cho biết là năm 1957 người ta đã nói với y và y cũng tin như vậy, rằng giáo sư Lattimore là đảng viên Cộng sản. Earl Browder nói với ủy ban rằng y chưa bao giờ nghe nói là Lattimore liên hệ tới công việc của Đảng. Tuy được thượng nghị sĩ Lydings rửa sạch hàm oan/ sau này giáo sư Lattimore vẫn bị McCarthy tiếp tục tấn công, và bị phiền nhiễu bởi ủy ban điều tra hoạt động chống Mỹ và ủy ban Nội an. -


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Sáu, 2019, 12:14:49 pm

        Không phải đảng viên Dân chủ mà là đảng viên Cộng hòa đã phản công hữu hiệu lần thứ nhất vào McCarthy. Margaret Chase Smith, cựu nữ giáo viên ở Maine, người nhỏ nhắn, tóc bạc phơ, và là nữ thượng nghị sĩ duy nhất, bất thần lên diễn đàn chiều 1-6, đọc một bài thuyết giảng đáng nhớ về vấn đề đạo đức chính trị. Maggie Smith luôn luôn theo lập trường riêng tại Thượng viện, không nghiêng về phe bảo cựu hoặc cấp tiếp. Tuy nhiên hôm ấy bà là phát ngôn viên cho một nhóm ít thượng nghị sĩ cấp tiến như Ives thuộc Nữu ước, Tobey thuộc New Hampshưe, Aiken thuộc Vermont, Morse thuộc Oregon, vân vân, để nghiêm khắc cảnh cáo McCarthy. Bài diễn văn của bà Smith sau này được mệnh danh là «Tuyên ngôn Lương tâm» của đảng Cộng hòa.

        Bà Smith công kích chính quyền Dân chủ đã gây ra một tình thế tồi tệ, khiến cho sự sợ sệt và chán chường có thể phát triển. Nhưng bà lại khiển trách các chiến hữu Cộng hòa, cùng đảng với bà, và nhất là McCarthy (bà không đích danh nêu tên ông McCarthy) là đã khai thác tình thế này một cách táo bạo. Băng giọng đều đều, bà Smith nói :

        «Tôi sẽ cố gắng phát biểu càng ngắn càng tốt, vì quá nhiều nguy hại đã xảy ra do những lời nói vô trảch nhiệm chứa chất sâu cay và tính chất chính trị hoạt đầu vị kỷ.

        «Từ lâu, Thượng viện Hoa kỳ được nổi danh trên toàn thế giới là cơ quan lập pháp vĩ đại nhất. Nhưng trong thời gian gần đây tư thế này thường bị suy giảm để trở thành diễn đàn căm thù và mạ lị cá nhân núp sau bình phong bất khả xâm phạm của Quốc hội.»

        Giọng nói khác thường của bà Smith vang dội từ tai người này đến tai người khác, khiến các phóng viên kéo tới khu báo chỉ đông nghẹt, những người đang thả bộ ngoài hành lang và phòng tắm vội quay lại Thượng viện. Nhiều cặp mắt hướng về phía McCarthy chỉ ngồi sau bà Smith một khoảng ngắn, lông mày nhíu lại một cách lạnh lùng. Bà Smith nói tiếp :

        « Dân chúng Mỹ đã chán ngán và mệt mỏi, không dám nói ra cảm nghĩ của họ vì sợ bị vấy bùn trên phương diện chính trị là «Cộng sản» hoặc «phát xít». Dân chúng Mỹ đã chán ngán và mệt mỏi khi thấy những người vô tội bị bôi tro, trát trấu, và những người có tội được miễn nghị

        «Nhìn vào hoạt động của chính quyền Dân chủ hiện hữu, chúng ta đã tìm ra đầy đủ đề tài để công kích trong cuộc vận động tranh cử, không cần phải áp dụng chiến thuật bêu xấu về chính trị. Nhưng nếu thay thế chế độ Dân chủ bằng chế độ Cộng hòa thiếu tinh thần lương thiện chính trị hoặc liêm khiết trí thức thì cũng tai hại không kém.

        «Quốc gia thiết tha cần tới sự thắng cử của đảng Cộng hòa. Nhưng tôi không muốn thấy đảng Cộng hòa thắng cử trên lưng ngựa của Sợ hãi, Xuẩn động, Cố chấp và Bêu xấu.

        «Tôi không muốn nhìn thấy đảng tôi thắng cử như vậy. Bởi vì đó là thắng lọi nhất thời của đảng Cộng hòa song cũng là thảm bại trường kỳ của dân chúng Mỹ.»

        Khi thượng nghị sĩ Smith về chỗ ngồi, các thượng nghị sĩ khác xúm lại khen ngợi và bắt tay. McCarthy, mặt tái mét, không nhếch mép cười, đứng dậy và ra khỏi phòng hội.

        Tuyên ngôn Lương tâm của bà Smith là một cái mốc trên đường ngăn chặn ảnh hưởng McCarthy, tuy nhiên đó chỉ là một cái mốc cô độc. Ủy ban Tydings kết thúc cuộc điều tra cuối tháng 6, sau 4 tháng hoạt động, nghe 25 nhân chứng, ghi chép gần 3 triệu chữ điều trần, và có lẽ đã phả kỷ lục về nghiệt ngã trong lịch sử Thượng viện. Ngày 20-7, ủy ban đệ phúc trình cho Thượng viện, và dĩ nhiên phúc trình này chỉ được 3 ủy viên Dân chủ ký tên, còn 2 ủy viẻn cộng hòa thì đưa ra quan điểm riêng biệt. Tuy nhiên, toàn thể đều đồng ý rằng McCarthy không xuất trình được bằng chứng cụ thể về «81 đảng viên Cộng sản có thẻ đảng bên trong bộ Ngoại giao». Trên thực tế, ủy ban không tìm ra một đảng viên Cộng sản hoặc tình nghi Cộng sản nào. Bản phúc trình đã chỉ trích McCarthy bằng những lời lẽ nghiêm khắc ít khi được Thượng viện dùng đối với thượng nghị sĩ, như sau :

        «Chúng tôi bắt buộc phải đặt định đúng vị trí của những lời tố cáo và những phương pháp được dùng để tạo một bộ mặt hợp lý, ấy là một sự nguy tạo và lộng ngôn được đưa ra trước Thượng viện Hoa kỳ và nhân dân Mỹ. Có lẽ đó là chiến dịch tai hại nhất về sự thật nửa vời và sự thật tưởng tượng trong lịch sử nền cộng hòa này... kỹ thuật độc tài của «đại xảo ngôn » được dùng một cách liên tục.»

        Trong lời kết luận riêng biệt, hai ủy viên Cộng hòa chỉ tìm cách bào chữa qua quít cho McCarthy, tuy nhiên cũng chỉ trích đa số Dân chủ là thiếu tìm hiểu tường tận những lời tố cao của McCarthy.

        Thượng viện nhóm họp suốt ngày trong bầu không khí sôi động để quyết định xem nên chấp nhận bản phúc trình hay không, vì chấp nhận là mặc nhiên ám chỉ, nếu không là dọn đường cho một quyết nghị khiển trách McCarthy, một biện pháp trừng phạt khác thường, nói theo từ ngữ Thượng viện. Tydings và McMahon châm ngòi tấn công, còn phe biện hộ do William E. Jenner, tiểu bang Indiana và Kenneth Wherry, tiểu bang Nebraska, hai chiến hữu dẻo dai của McCarthy lãnh đạo. Đó là một phiên nhóm mà hai phe đánh võ miệng hỗn độn và dữ dằn chưa từng thấy tại Thượng viện, mọi qui luật về xã giao đều bị gác bỏ. Và kết quả là Thượng viện không thể tiến tới một nhận định khách quan về vấn đề đặt ra, ấy là có nên khiển trách McCarthy hay không, và là tiến tới vấn đề tuyệt đối trung thành với Đảng. Trong cuộc bỏ phiếu kết thúc, 45 thượng nghị sĩ Dân chủ chấp thuận bản phúc trình và 37 thượng nghị sĩ Cộng hòa phản đối. Trong nhóm Dân chủ cũng như nhóm Cộng hòa, không đảng viên nào phản thùng. Ngay cả bà Smith và các thượng nghị sĩ đồng soạn bản « Tuyên ngôn Lương tâm» cũng răm rắp tuân theo đường lối của Đảng Cộng hòa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:17:55 pm

        Trong cuộc thiệt-chiến, Joe McCarthy ngồi yên lặng, khoái trá một cách nhẹ nhõm như khán giả.

        Chiến tranh Cao ly bùng nổ giữa lúc cuộc tranh luận về bản phúc trinh Tydings lên tới cao độ, đã làm loãng nhạt phong trào McCarthy một thời gian mà thôi. Trong khi TT Truman tranh đấu để nắm vững cơn khủng hoảng ngoại giao thiên hình vạn trạng và chứa đầy nguy hiểm chưa bao giờ xảy ra cho quốc gia Mỹ, thì McCarthy và bè bạn của ông lại tiếp tục làm xói mòn sự tin tưởng của quần chúng đối với chính quyền. Theo McCarthy, cuộc xâm lược của cộng sản Bắc Han là kết quả chua chát của chính sách Hoa kỳ « phá hoại» Tưởng và Trung hoa quốc gia. Và bằng cách ấn định chu vi phòng thủ ở Thái bình dương, chính phủ Truman đã «bật đèn xanh cho Cộng sản tấn công Nam Cao». Thượng nghị sĩ Wherry nói rằng Dean Acheson « mang bàn tay vấy máu con em chúng ta ở Cao ly». Trước tình trạng này, ông Truman phải có can đảm khác thường mới phủ quyết nổi dự luật nội an McCarran tháng 9 năm ấy. Sự kiện Quốc hội bác bỏ biện pháp phủ quyết với đại đa số phiều đã khiến cho chiến dịch MeCathy thêm hứng khởi và kiêu căng.

        Những biển chuyển ấy đã gieo một ám ảnh đen tối vào viễn tượng của cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, đối với đảng Dân chủ. Vẫn biết chiến tranh Caoly đang tiến triển, đoàn kết là phản ửng thông thường của dân chúng sau lưng Tổng thống và đảng cầm quyền, song cử tri lại tỏ ra bất mãn, và sự bất mãn này được gia tăng vì đảng Cộng hòa tố cáo mọi sự đều do chính quyền vụng về mà ra. Arthur Krock viết trên tờ Nữu ước thời báo rằng «ít khi, có lẽ là chưa bao giờ mà cuộc bầu cử Quốc hội lại được sửa soạn trong bầu không khí như vậy.»

        Đảng Cộng hòa đã thắng thế, với thêm 5 ghế tại Thượng viện và thêm 28 ghế tại Hạ viện. Đó là thất bại nặng nề cho TT Truman và đảng Dân chủ, nâng cao uy tín của McCarthy. Nhận định cuộc tuyển cử, Nữu ước thời báo viết rằng đề tài quan trọng nhất là chiến tranh Cao ly và chính sách đối ngoại, song tiếp thêm như sau :

        «Tâm trạng này có vẻ đã mang nặng màu sắc McCarthy. Trên thực tế cử tri có thể tin hay không tin lời tố cáo của McCarthy, nhưng dường như nhiều cử tri đã có cảm nghĩ là chính sách của Hoa kỳ bị trục trặc, và trách nhiệm là do nhân vật nòng cốt hoạch thảo chính sách ấy, Ngoại trưởng Dean Acheson,»

        Với Joe McCarthy, đảng Cộng hòa đã có một nhà vô địch lôi kéo quần chúng, vắng bóng từ thòi Wendell Willkie. mặc dầu trên nhiều khía cạnh không thể so sánh giữa McCarthy và Willkie. Đảng. Cộng hòa luôn luôn khan hiếm nhân tài hò hét, ngày nay họ đã tìm ra một người mà không ai có thể bắt ngậm miệng, ngoài ra lại còn được báo chí chú tâm tới gần như là Tổng thống Hoa kỳ, McCarthy có dưới trướng một lực lượng kiên cố gồm cả phần tử cuồng tín hữu khuynh, chống Cộng, và những người tự nhận là ái quốc tập hợp thành đoàn thể trên khắp nước, mà một số cũng theo khuynh hướng hoạt động rùm beng và thóa mạ như ông. Ông lại qui tụ được sự ủng hộ hùng hậu của báo Chicago Diễn đàn, Washington Times Herald, đa số báo chí của công ty Hearsi, và một nhóm bình luận gia báo chí và vô tuyến Tư nhân lớn nhỏ ùn ùn giúp tiền để «đóng góp vào cuộc đấu tranh chống Cộng sản chủ nghĩa». Từ 1949 đến 1952, hơn 200.000   đô la được bỏ vào trương mục ông, và trương mục của Ray Kiermas, phụ tá hành chính của ông, tại ngân hàng Quốc gia Riggs, Hoa thịnh đốn.

        Trên thực tế, McCarthy đã trở thành «lực lượng chính tri thứ ba». Nhiều đảng viên Cộng hòa sợ ông, nhiều người ghét ông, và phần lớn không tin ông. Đa số không thể mặc nhiên tán trợ đường lối của ông đã tự an ủi bằng luận lý trơ trẽn rằng «nếu ta không luôn luôn tán thành phương pháp của McCarthy, thì mặt khác, ta cũng thấy McCarthy đang làm một việc cần làm». Dưới nhãn quan thực tế khách quan, McCarthy là võ khí chính trị đắc lực nhất lần đầu tiên đảng Cộng hòa nắm trong tay. McCarthy được đảng Cộng hòa đưa lên tuyến đầu của lực lượng xung kích vào Bạch Cung năm 1952.

        TT Truman và đa số lãnh tụ Dân chủ đều bàng hoàng trước ảnh hưởng lan rộng của McCarthy. Dường như không có chiến lược nào phản công lại hữu hiệu. Mùa xuân 1950, Tổng thống thành lập một đặc ban lại Bạch Cung dưới quyền Stephen J.Spingarm và Max Lowenthal với nhiệm vụ «trả đòn» qua các nghị sĩ Dân chủ và trên mặt báo ngay sau khi bị McCarthy công kích. Điều không tránh khỏi là những lời cải chính chỉ như nước đổ lá khoai. Ngay cả những tờ báo có tinh thần trách nhiệm nhất cũng rơi vào khuyết điểm cũ xưa của nghề nghiệp bằng cách đăng lời tố cáo của McCarthy với tựa đề lớn vì là «tin tức», bất luận nghi ngờ tin tức ấy đẹp mã, không đúng hoặc ngụy tạo đến đâu. Tổng thống dùng các cuộc họp báo và diễn văn thỉnh thoảng để phản công McCarthy, song ông không thể nói trước công chúng những điều ông nói thành thật trong các cuộc mạn đàm, gọi McCarthy là «thằng cha lưu manh ấy». Trong một diễn văn đọc tại Hiệp hội Chiến binh Mỹ, ông Truman tố cáo không đích danh «những kẻ gây rùm beng và phỉ báng cá nhân» trong Quốc hội, M.Carthy đòi trả lời và được trả lời trên ba hệ thống truyền thanh. Các thượng nghị sĩ Dân chủ tránh đấu khẩu công khai với McCarthy, và phe bảo cựu Dân Chủ, nhất là ở miền Nam, đã phần nào xu nịnh nếu không là nghiêng về phía McCarthy.

        Nhưng TT Truman tự ý rút lui để rồi tai họa McCarthy rơi xuống đầu Dwight Eisenhower.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 10:09:09 am

CHƯƠNG XIV

RÚT VỀ VUI THÚ ĐIỀN VIÊN

        «Đúng mọi việc lớn, nhưng lầm mọi việc nhỏ» đó là lời nhận xét của nhà lập pháp lão thành, cương nghị, khôn ngoan và cứng đầu Sam Rayburn về bạn cố tri trong Bạch Cung, Lời nhận xét này đã tỏ ra xác đáng trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Trurnan. Mặc dầu những vụng về vì nhân vô thập toàn, sự tầm thường mà ông thường bộc lộ, sự xốc nổi thường làm hỏng mục đích, ông Truman vẫn nổi bật một cách xây dựng và thường trực trong lịch sử thế giới đương thời. Ông đã đề cao vai trò lãnh đạo Hoa kỳ ở hải ngoại, và xúc tiến phúc lợi của công dân trong nước. Rời Bạch Cung, ông đã trui luyện chức vụ Tổng thống thành một lợi khí hùng hậu và đắc lực hơn là khi ông đặt chân tới.

        Tổng thống Woodrow Wilson nói rằng « Tổng thống, nếu không bị tiết chế, phải là vĩ nhân». Có lẽ ông Harry Truman chưa hao giờ nghĩ mình sẽ là vĩ nhân, mà chỉ giản dị ứng dụng tài năng của ông theo giới luật xưa của Thánh kinh» hai tay con cảm thấy cần làm việc thì hãy làm tận lực». Ta có thể đoán chắc rằng không vị Tổng thống nào kính trọng và sùng thượng chức vụ cao cấp ấy bằng ông. Ông không run sợ thái quá trước quyền hành, trách nhiệm và danh nghĩa tượng trưng của chức vụ tổng thống. Ông thường nói về vấn đề này với bẵng hữu và cộng sự viên. Câu nói Tổng thống là «đại diện của toàn dân» đối với ông không phải là khẩu hiệu xuông mà là nhiệm vụ nặng nề mà Ơn Trên ủy thác cho ông.

        Trong những năm cuối của nhiệm kỳ, ông nói với các cộng sự viên như sau : «Tôi muốn chuyển giao nguyên vẹn chức vụ này cho Tổng thống kế tiếp.» Ông Truman đã nghiên cứu tường tận lịch sử. Ông biết rằng trong ba ngành điều hợp của chính quyền, hành pháp là ngành ít tĩnh tính nhất, ít bị gò bó nhất. Ông tin rằng Tổng thống có quyền hành xử dụng những quyền hành mà hiến pháp không đặc biệt ngăn cấm Tổng thống. Ông đã theo sát thành tích của cả Tổng thống tiền nhiệm, và ông biết rằng vận mạng quốc gia đã tiến triển dưới sự lãnh đạo của những tổng thống táo bạo và hùng mạnh, những tổng thống đã thủ đắc và xử dụng quyền hành rộng lớn dược ấn định trong Hiến pháp, và vận mạng quốc gia đã bị sa lầy hoặc thoái bộ dưới những tổng thống dè dặt và rút rát. Đối với ông, thì những anh hùng đặc biệt trong miếu công thần tổng thống là Andrew Jackson, Lincoln. Wilson, hai ông Roosevelt, nghĩa là những nhân vật tích cực đã phát triền quyền lực và phẩm cách của chức vụ tổng thống.

        Kẻ thù bản lai của quyền hành tổng thống là quốc hội, một sức mạnh tập hợp của nhiều quyền lợi địa phương chống lại quyền lợi quốc gia duy nhất. Giữa Tổng thống và Quốc hội đã xảy ra sự ngờ vực và ganh quyền kinh niên, chỉ thỉnh thoảng mới được xoa dịu bằng «thời kỳ trăng mật». Đó là phó phẩm không thể tránh khỏi của khái niệm hiến pháp về quyền hành hạn chế và điều hợp. Đáng lý đề ra một thập giới « phải làm điều này » và « không được làm điều nọ». Hiến pháp chỉ hạn định một cách giản đơn những ranh giới trách nhiệm, và để cho lập, hành, và tư pháp tự do vận dụng, và tranh thủ những quyền hành không được minh thác. Phải chăng Tổng thống chỉ là « đại lý của Quốc hội», không có nhiệm vụ nào ngoại trừ nhiệm vụ «đôn đốc cho luật pháp được thực thi trung thực» ? «Các đảng viên cấp tiến và môn đệ của họ cho đến nay đã lập luận như vậy. Hay tổng thống là lãnh tụ Hành pháp vừa lãnh đạo lại vừa khởi xướng đại diện cho ý chí quốc gia ? Toàn bộ lịch sử đã chứng tỏ rằng Tổng thống phải là như vậy.

        Sự cống hiển lớn lao của ông Truman vào chức vụ Tổng thống là do ông không chấp nhận cho sáng kiến hành pháp bị soi mòn vì sự lấn át của Quốc hội. Đó là một cuộc tranh đấu diễn ra hầu như thương trực trong suốt pháp nhiệm của ông, đôi khi dâng lên mực độ sôi sục. Dọc đường, ông bị thua trong nhiều trận phục kích, song gom lại các chiến thắng của ông đã xác nhận lại, một cách minh bạch, ngược với mọi tiên đoán và tình hình thực tế, điều đã được Jackson, Lincoln, và hai ông Roosevelt xác nhận trước ông, đó là trong chính quyền Hoa kỳ mà quyền hành được phân chia thì Tống thống «đửng trên giữa những người bình đẳng».

        Chẳng, hạn quyết định can thiệp vào Cao ly của ông được coi như gần vượt quyền tuyên chiến của Thượng viện. Dầu sao thì quyền tuyên chiến có lẽ đã thành lỗi thời trong kỷ nguyên hiện hữu của hỏa tiễn nguyên tử và xâm lăng chính trị, song mọi vị Tổng thống hiện nay đã có thể dựa vào tiền lệ Truman để đơn phương đối phó thần tốc, bất cứ ở đâu, và với bất cứ sức mạnh nào cần thiết, trong trường hợp an ninh quốc gia đòi hỏi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Truman
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 10:57:49 am

        TT Truman có toàn quyền bãi chức đại tướng McArthur. Lẽ ra theo tiền lệ lịch sử và sự khôn ngoan, ông phải khắc phục sự chống đối vô cùng mạnh mẽ của Quốc hội bằng cách tìm kiếm một giải pháp dễ hơn, song ông lại làm khác. Ông đơn phương đỡ giùm gánh nặng của Anh quốc tại Hy lạp và Thổ nhĩ kỳ, đoạn điều động Quốc hội ủng hộ với kế hoạch Marshall. Nhiều lần ông cương quyết bác bỏ những yêu sách của Quốc hội về hồ sơ thanh tra của viên chức, và cương quyết bỏ ngoài tai những tiếng la hò của Quốc hội đòi tống xuất Dean Achesoa. Theo ông, những đòi hỏi này vi phạm đặc quyền của Tổng thống. Ông đã phủ quyết nhiều dự luật (250) hơn mọi Tổng thống hai pháp nhiệm nào trong lịch sử. Nhiều hơn nữa là việc ông vượt qua Quốc hội, trực tiếp hiệu triệu dân chúng. Và ông là vị Tổng thống duy nhất đã lấy những thất bại, và sở đoản của Quốc hội để làm đề tài tái cử.

        Ông Truman cũng xuất thân từ Quốc hội. Ông đã sống 10 năm tại Thượng viện trước khi thành Phó Tổng thống, ông sùng thượng Thượng viện với tư cách là một định chẽ, và yêu rnẽn Thượng viện vì công việc hấp dẫn, vì tinh thần đồng viện, và ý thức phục vụ cá nhân. Nhưng ông cung biết Quốc bội giống như nhân vô thập loàn, với tư tưởng địa phương hẹp hòi, với khuynh hướng nhượng bộ trước trái chứng và thành kiến của một nhóm « người hùng», và đôi khi là mị dân. Ông lại biết thêm là Quốc hội không thể cai trị và không thể lãnh đạo. Điều Quốc hội có thể làm được là góp phần vào việc cai trị với một hành pháp hùng mạnh, và đó là điều ông nhấn mạnh và tranh thủ kỳ được sau khi làm Tổng thống.

        Có nhiều cách để đo lường sự cống hiến vĩ đại của các vị Tổng thống. Phương lượng thích ứng nhất là «liệu Tổng thống có tích cực xử dung những tiềm năng của chức vụ để xúc tiến quyền lợi quốc gia hay không ?»

        Trong trường hợp ông Truman, ta có thể trả lời dứt khoát là « có ». Sau khi vươn khỏi vang bòng của FDR, ông biến thành một vị tổng thống có tinh thần sáng tạo và trực tiến, đẩy mạnh quốc gia tới những mục tiêu mới công lợi quốc gia và an ninh quốc tế. Chung cuộc, ông chỉ thắng lợi nhũn nhặn trên chiến tuyến quốc nội, song đã đại thắng trên lãnh vực đối ngoại. Kỷ nguyên Truman là kỷ nguyên chiến tranh lạnh. Hai pháp nhiệm Tổng thống của ông luôn luỏn bị ảnh bởi một hình thái biếm họa mà chưa vị Tổng thống nào phái đương đầu : sự va chạm giữa hai lực lượng thù nghịch không thể ăn ý với nhau, và có khả năng tiêu diệt lẫn nhau một cách trắng trợn, đang tiến tới thay đổi cán cân quyền hành thế giới, ông Truman đã đối phó lại hiểm họa này bằng những biện pháp táo bạo, đầy sáng kiến, và trường cửu Chủ thuyết Truman, Chương trình Phục hồi Âu châu, Minh ước Bắc Đại tây dương, cuộc không vận Bá linh, cuộc can thiệp Cao ly là những cái mốc có tầm quan trọng lịch sử trên đường trưởng thành quốc gia, gây ảnh hưởng sâu xa và thường trực tới vận mạng của nhân dân Mỹ và thế giới.

        Tháng 4-1945, mọi người đều hỏi trong sự lo sợ và bối rối chính đảng « Harry Truman là cha nào nhỉ ? » Sự chết và trớ trêu của chính trường đột nhiên biến con người nhỏ thó bình dị và vô danh từ Missouri tới thành Tổng thống Hoa kỳ. Và con người ấy, chia xẻ nỗi lo lắng của quần chúng, đã nói với một nhóm phóng viên như sau « nếu các bạn biết cách cầu nguyện thì giờ đây hãy cầu nguyện cho tôi».

        Tháng 4-1952, trong cuộc họp báo thứ 300 với tư cách Tổng thống, trước một sổ phóng viên ngày nọ, con người ấy đã nói như sau :

        « Lý do tôi không ra tranh cử lần nữa là vì tôi không nghĩ rằng bất cứ ai dầu giỏi giang đến đâu là cần thiết trong chức vụ này. Bản thân chức vụ tổng thống là một chức vụ liên tục, chức vụ lớn lao nhất trong lịch sử thế giới, và chức vụ ấy phải được tiếp tục từ cá nhân này tới cá nhân khác».

        «Và đây là một lý do khác nữa, Khi một người đã giữ chức vụ mang trách nhiệm vô cùng nặng nề này trong 8 năm - trên thực tế, người ấy là tôi, tính đến ngày 20-1 sắp tới - thì đã, hoặc phải có bổn phận trong thời gian 8 năm cống hiến mọi mặt vào phúc lợi quốc gia. Chỉ có hai điều; làm việc tốt hoặc không tốt.

        « Tôi đã cố gắng tận tình để phục vụ quốc gia. Có rất nhiều người - tôi phóng chừng một triệu trong nước này - có thể làm giỏi hơn tôi. Đối với, tôi vì có việc làm nên tôi có nhiệm vụ phải làm.

        « Tôi luôn luôn nhắc tới một giòng chữ đề trên mộ bia, tại nghĩa trang Tombstone, Arizona, như sau :« dưới đây an nghĩ Jack Williams. Sinh thời, ông đã phục vụ hết mình.» Tôi nghĩ rằng đó là mộ chí vĩ đại nhất mà con người có thể có, sau khi dâng hiến bản thân cho công việc trước mắt. Đó là tất cả những điều mà quí vị có thể đòi hỏi ở cá nhân, và đó cũng là những điều mà tôi cố gắng làm tròn »

        Nguyên bản : The Truman Presidency
Cabell Phillips (Condensation)

        Bản dịch cô dọng của Nguyên Quang
HẾT