Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 09:04:24 pm



Tiêu đề: Hồi ký De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 09:04:24 pm
        
        - Tên sách : Hồi ký De Gaulle
                         Người dịch : Vũ Đình Lưu

        - Tác giả : Général  De Gaulle

        - Nhà xuất bản Cửu Long

        - Năm xuất bản : 1974

        - Số hóa : Giangtvx


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2018, 08:06:07 am

LỜI TỰA CỦA DỊCH GIẢ

        Hồi ký của De Gaulle trước hết là hồi ký của một quân nhân chống lại quân đội, thứ trưởng quốc phòng chống lại chánh phủ, một người lãnh án tử hình nhưnq nhất định không chịu chết. Con người nổi loạn ấy trước là một người cô đơn chỉ biết có độc thoại, ông thừa hiểu rằng « xưa nay bao giờ cũng vậy, người lãnh đạo chỉ có một mình mình đối diện với đại họa quốc biến ». Sự say mê độc đáo của ông là lý tưởng một nước Pháp có « số mệnh cao siêu và phi thường». « Con vật đam mê vô ích» ấy phải lao đầu vào « cuộc phiêu lưu rắc rối» vì y khám phá ra mình qua một triết lý hành động, giữa cơn quốc nạn mà thoái bộ, thụ động và chấp nhận đầu hàng. Sự đam vô ích của ông ít ra cũng có ích dụng thế phàm tạo ra cuộc sống, nhất là khi sự đam ấy ám ảnh một người thực tế và hoạt động. Ông xuất giữa bối cảnh lịch sử như một huyền thoại, và chính huyền thoại de Gaulle lại cấu tạo ra con người de Gaulle gang thép để có tầm vóc đương nổi vai trò làm ra lịch sử nước ông. De Gaulle làm ra lịch sử vì de Gaulle đi ngược dòng lịch sử tối đen để mở ra những trang khác bằng sự nghiệp binh bị lẫy lừng. Ông đã chứng kiến những ngày tàn của chế độ đại nghị, quốc gia đi vào con đường tê liệt, không còn sinh lực để đương đầu với biến cố, vận mệnh quốc gia trao cho những người «không chấp nhận chính trị là cái gì khác một cuộc nhào lộn múa may của những chính khách nhà nghề để sản xuất bài báo và diễn văn, chỉ để biểu diễn tài năng hùng biện và phân phối ghế ngồi, xách động quần chúng và chờ đợi phép lạ ». Những người trách nhiệm quốc phòng chỉ biết có loại chiến tranh phòng thủ lỗi thời, chấp nhận tinh thần chủ bại. Tư tưởng của Gaulle quà là tư tưởng cách mạng khi ông chủ trương không chấp nhận tinh thần Mumich để cho địch được đằng chân lân đằng đầu, tấn công tới tấp ngay từ đầu khiến cho địch trở tay không kịp. Vũ khí của ông là vũ khí tấn công với « những sư đoàn hoàn toàn cơ giới, phần nào thiết giáp, có khả năng tạo ra biến   cố, có sức tấn công vũ bão, có thể đưa đến bất cứ nơi nào và có thể tiến quân 50 cày số một ngày bất chấp thành trì kiên cố». Chúng ta biết rằng quan niệm của ông nằm trong chiến tranh quy ước và ngày nay phải bổ túc thêm khi phải đương đầu với hình thức chiến tranh nhân dân; nhưng ở thời đại ông, Hitler áp dụng chiến thuật ấy đã làm chủ được Âu Châu trong một thời gian ngắn.

        De Gaulle không có cái may mãn tạo được đạo quân cơ giới ấy. Khi nước Pháp sụp đổ ông chỉ là một kẻ chiến bại,chạy sang Anh với hai bàn tay trắnq,một tướng lãnh không quân lính, một lãnh tụ không lực lượng hậu thuẫn,  một thứ chính quyền không lãnh thổ và dân số. Tất đều phải tạo ra, kể cả tấn thảm kịch của ông mà ổng gắn liền với thảm kịch quốc gia. Chính de Gaulle đã sáng chế ra de Gaulle, một cá nhân mãnh liệt, để thu hút hào kiệt trong nước và ngoài nước, và làm nên nghiệp lớn.

        Bị quăng ra giữa đường đời sóng gió, tất cả gia tài của ông chỉ có một một niềm tin tưởng. Tia hy vọng cuối cùng của ông trước cảnh sụp đổ hoàn toàn là niềm tin tưởng ở sự tất thẳng chung của nền dân chủ tự do, thoát thai từ những bài học lịch sử đau thương của nhân loại khi bước vào thế kỷ 20. Ông linh cảm được chiều hướng tiến hóa của nhân loại là tinh thần dân chủ. Nên dân chủ liên hệ đến vận mệnh thế giới. Trận chiến tranh này không thể giới hạn trong phạm lãnh thổ của tat trận chiến tranh này không thể chấm dứt bằng chiến trường ở nước Pháp. Pháp ngã quỵ nhưng đồng minh đứng vững.Vấn đề làm sao cho nước Pháp trở lại cuộc chiến, « quân đội xuất hiện trên chiến trường, các lãnh thổ hải ngoại trở lại dự chiến cả nước chia xẻ nỗ lực với chiến sĩ, các cường quốc thừa nhận nước Pháp vẫn tiếp tục chiến đấu, chủ quyền của nước Pháp chuyển giao từ phía những người đầu hàng sang   những người chiến đấu, và, một ngày kia, chiến thắng». Đây là những nét lớn của một chương trình hành động đòi hỏi nhiều nghị lực, mạo hiểm, tài năng và mưu trí. Đứng trước những khó khăn ấy de Gaulle đã than rằng mình dồn bị vào cái thế phải uống cạn nước đại cương. Vị tướng không quân lính, vị lãnh tụ không có dân số và lãnh thổ còn phải tạo lấy một thế đứng giữa các đồng minh bận tâm với một địch thủ hùng mạnh đã thôn tính hết Ân Châu hơn là muốn bênh vực quyền lợi của nước Pháp bại trận. Vả chăng sự liên minh quân sự không phải là một lý do để người ta dẹp bỏ tranh chấp quốc gia và mưu đô tư lợi. Anh - Mỹ muốn dùng   lực lượng quân sự Pháp Tự Do nhưng muốn nương tay với Pétain để cho hạm đội Pháp khỏi lọt vào tay Hitler, hạm đội Pháp thời ấy mạnh nhất thế giới. Có lẽ vì không được đặt tay lên hạm đội ấy mà Hitler không dám phiêu lưu trên mặt biển đổ bộ sang Anh Quốc, khiến cho đồng minh có thi giờ củng cố lực lượng và sau cùng lật ngược tình thế. Muốn tập hợp tàn lực để tổ chức lại cuộc kháng chiến, de Gaulle cần phải bảo toàn thuộc địa làm mảnh đất dung thân, trong khi Anh - Mỹ muốn đặt các thuộc địa ấy dưới sự kiểm soát quốc tế hay dưới sự kiểm soát của mình đề tiện việc dụng binh ; dĩ nhiên đằng sau nhu cầu quân sự còn có nguồn tài nguyên phong phú của các xứ ấy.

        Mưu chước, tranh giành, vận động, mà cả của các đại cường đều xảy diễn trước con mắt ngơ ngác của các quốc gia bị trị chỉ được lời hứa trao trả độc lập,còn ngoài thực tế vẫn chịu sự thao túng ngoại bang ; nhiều năm sau khi chiến tranh kết liễu và qua nhiều giai đoạn tranh đấu gay go họ mới giành lại được chủ quyền. Trước bối cảnh Âu Châu kiệt quệ và các phe lâm chiến đã đổ hết tài nguyên vào bãi chiến trường, Hoa Kỳ nhập cuộc với tư thế một nước giàu mạnh cầm cân nẩy mực cho thế giới tự do. Roosevelt chợt nhận thấy trên đầu mình không còn ai, ông không khỏi vuốt ve mộng bành trướng uy thế khắp hoàn vũ. Tất cả những sự kiện ấy tạo thành tranh chấp và mâu thuẫn giữa đồng minh với nhau, lồng vào trong cuộc tranh chấp binh bị với khối Trục.

        Trước bối cảnh ấy,de Gaulle và nhóm của ông, tạo thế đứng cho mình và cho tiếng của một nước lâm chiến khi chiến tranh kết thúc, sự nghiệp cứu quốc ấy quả là thiên nan vạn nan. Ông xuất hiện trong lịch sử nước Pháp như người hùng của thời đại. Thiên hồi ký của ông tô điểm cho sự nghiêp ấy những nét mỹ miều nhưng đồng cũng cho thấy tham vọng của một người muốn cho nước mình đóng vai trò cường quốc bất cứ giá nào; tham vọng ấy bộc lộ qua chinh sách đối với Syrie, Liban và sau này; khi thế chiến kết liễu, đối với Algérie. Như vậy, ông chiến đấu cho sự hùng cường của nước Pháp chứ không phải cho chính nghĩa dân chủ,c ho sự giải phóng dân tộc và con người như ông đã lỉnh cảm được và bộc lộ qua các bài diễn văn của ông, ông có the gây rắc rối cho nền dân chủ. Phải có một trào lưu tiến hóa dân mạnh mẽ trên thế giới hậu chiến mới đem được cho các dân tộc nhược tiểu sự bình đẳng chính trị, điều kiện tối yếu để quân bình hai quan niệm ý thức hệ chi phối hoàn cầu ngày nay.

Người dịch       


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:49 am

HỒI KÝ CHIẾN TRANH

TẬP 1
   
1940 - 1942

TRIỂN DỐC

        Trong đời tôi, tôi đã tự tạo lấy một ý niệm về nước Pháp, bắt nguồn từ tình cảm. cũng như từ lý trí. Về phương diện tình cảm, tự nhiên tôi tưởng tượng ra nước Pháp như một nàng công chúa trong truyện thần tiên hay như Đức Mẹ trong bức bích họa, có một số mệnh cao siêu và phi thường. Theo bản năng, tôi có ấn tượng rằng Trời sinh ra nước Pháp để thành công trọn vẹn hay đau khổ hơn người. Nếu hành động và cử chỉ của tổ quốc tôi hèn kém thì tôi có cảm tưởng như đó là một sự sai lệch phí lý, lỗi lầm tại người Pháp chứ không thể quy về thần khí của nước Pháp. Nhưng đứng về phương diện tích cực của lý trí, tôi cũng tin rằng nước Pháp chỉ là nước Pháp khi đứng hàng đầu các dân tộc ; chỉ có sự nghiệp lớn lao là hàn gắn được những mầm mống chia rẽ tiềm tàng trong khối dân tộc ; một nước Pháp như vậy, đứng bên những nước khác với cá tính của họ, phải nhìn cao và đứng thẳng nếu không thì không tránh khỏi sự suy vong, Tóm lại, theo tôi, nước Pháp không thể là nước Pháp nếu chúng ta không hùng mạnh.

        Sự tin tưởng ấy cùng lớn mạnh với tôi trong hoàn cảnh tôi sinh trưởng. Cha tôi là người có tư tưởng, có văn hóa và giữ vững nền nếp gia phong, ông thấm nhuần niềm tin tưởng danh dự của nước Pháp. Cha tôi đã làm cho tôi khám phá ra lịch sử của nước nhà. Mẹ tôi có tình yêu tổ quốc mãnh liệt và cố chấp không kém tín ngưỡng tôn giáo. Ba người con trai tôi, em gái tôi và tôi đều có một thứ tự hào ngây ngất về tổ quốc, như một bản chất thứ hai. Một cậu bé thành Lille sống ở Ba Lê như tôi, không có cái gì làm tôi xúc động mạnh mẽ hơn những biểu tượng vinh quang của chúng ta như lúc màn đêm phủ xuống Notre-Dame, trời đêm huy hoàng ở Versailles, Khải Hoàn Môn dưới ảnh thiều quang, cờ phất phới trên cửa tò vò Viện Phế Binh. Không có cái gì làm tôi phấn khích hơn những dịp hội hè biểu dương sự thành công của tổ quốc : sự phấn khởi của dân chúng nhân cuộc viếng thăm của Nga Hoàng, diễn binh ở Longchamp, sản phẩm tuyệt mỹ trưng bày tại các cuộc Triển Lẩm, chuyến bay đầu tiên của phi hành gia Pháp. Không có cái gì làm tôi buồn nản sâu xa hơn những yếu kém và lỗi lầm tôi đã chứng kiến hồi còn nhỏ: sự thoái bộ của Fachoda, vụ Dreyfus; những cuộc tương tranh xã hội, những chuyện xích mích tôn giáo. Không có cái gì làm tôi xúc động bằng những tai nạn quá khứ : cha tôi nhắc lại những trận đánh mở đường thoát một cách vô vọng ở Bonrget và Stains, ỏng đã bị thương ở đấy ; mẹ tôi nói đến sự thất vọng hồi còn con gái khi trông thấy cha mẹ ứa lệ mà than thở: « Bazaine đã đầu hàng ! »

        Khi đã đến tuổi hoa niên, tôi chú trọng hơn hết đến những việc xảy ra cho nước Pháp, dù là những việc liên quan đến Lịch sử hay đến đời sống  công cộng. Bởi vậy, tôi say mê những màn kịch chính trị trường diễn ở nghị trường, nhưng tôi phán đoán một cách nghiêm khắc ; tôi bị lôi cuốn vì trí thông minh, hoạt bát và hăng hái của các chính khách và tôi đau lòng vì chánh tình hỗn loạn, quốc gia chia rẽ, đã làm uổng phí biết bao thiên tài lỗi lạc. Nhất là từ đầu thế kỷ này, khi đã khai mào chiến tranh. Tôi cần phải nói rằng lúc thiếu thời tôi đã tưởng tượng ra cuộc phiêu lưu lạ lùng ấy, không chút ghê SỌ', mà còn tô điểm thêm những nét kỳ thú. Nói tóm lại, tôi yên chí rằng nước Pháp sẽ phải qua những cuộc thử thách vĩ đại, lẽ sống con người là một ngày kia sẽ xây dựng một sự nghiệp theo quan niệm của mình khi nào mình có cơ hội thực hiện.

        Bước chân vào binh nghiệp, tôi cho rằng đây là cái gì lớn lao nhất trên đời. Những lời chỉ trích và xúc phạm quân đội đã làm cho quân đội giữ bình tĩnh và có lẽ còn hy vọng kín đáo rằng sẽ có ngày tất cả đều tùy thuộc vào sức mạnh và tư thế của mình. Sau khi tốt nghiệp trường Saint-Cyr, tôi vào tập sự sĩ quan tại Chi Đoàn 33 Bộ Binh ở Arras. Vị Đại Tá chỉ huy đầu tiên của tôi là Pétain, ông chỉ cho tôi biết giá trị của thiên năng và nghệ thuật chỉ huy. Sau đấy, bão tố kéo tôi đi như một cọng rơm qua các thảm kịch chiến tranh ; trận khai hỏa đầu tiên, cuộc sống địa ngục dưới hầm, xung kích, bom đạn, thương tích, cầm tù ; tôi đã thấy nước Pháp suy nhược vì dân số sinh sân thấp kém, vì những ý thức hệ trống rỗng, vì chính quyền chênh mảng làm yếu kệm một phần phương tiện phòng thủ ; nhưng nước Pháp biết tự lực cố gắng hy sinh lớn lao để bù đắp khuyết điểm, chịu đựng cuộc thử thách và vươn đến thắng lợi. Tôi đã chứng kiến nước Pháp trong những ngày đen tối nhất biết đoàn kết tinh thần, lúc đầu dưới sự lãnh đạo của thống chế Joffre, về sau, dưới sự thúc đẩy của mặt trận « Tigre ». Sau đấy, tôi đã chứng kiến nước Pháp liệt nhược vì thiệt hại và tàn phá, klmynh đảo trong cơ cấu xã hội và trong thế quân hình của nếp sống tinh thần, nhưng nước Pháp đã gắng gượng tiến theo số mệnh của mình, trong khi chế độ cũ lại xuất hiện không có gì thay đổi, người ta khước từ Clémenceau, người ta khước từ sự hùng mạnh để trở lại tình trạng hỗn độn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:53:16 am

        Trong những năm sau, trên đường binh nghiệp, tôi đã lần lượt giữ những chức vụ sau đây : đặc vụ và hành quân ở Ba Lan, giảng huấn lịch sử tại trường Sảint-Cyr, phục vụ tại trường Vũ Bị, tại văn phòng Thống Chế, chỉ huy trưởng Đại Đội 19 Khinh Binh ở Trèves, nhân viên bộ tham mưu vùng Rhin và Trung Đông. Ở đâu tôi cũng nhận thấy nước Pháp phục hồi được uy tín nhờ các thắng lợi mới đây, nhưng đồng thời những mâu thuẫn của cấp chỉ huy cũng gây ra nhiều thắc mắc tương lai. Tóm lại nguồn cảm hửng mãnh liệt của tôi, tôi đã tìm thấy trong binh nghiệp. Quân đội bây giờ như cái máy điện chạy không, điện không đem ra dùng, tôi đã thấy nỏ là một công cụ để thực hiện những công việc lớn lao sau này.

        Quả vậy, đã rõ là chiến tranh kết thúc nhưng không bảo đảm được hòa bình. Nước Đức trở lại tham vọng của họ khi đã phục hồi được sức mạnh. Trong khi nước Nga tự cô lập để làm cách mạng ; nước Anh nương tay với Bá Linh để Ba Lê phải cần đến họ, các quốc gia mới còn yếu ớt và chưa thỏa hiệp với nhau, chỉ có mình nước Pháp lãnh lấy trách nhiệm chế ngự nước Đức. Bởi vậy cho nên chính sách đối ngoại của chúng ta trước tiên dùng đến biện pháp cưỡng bách dưới thời Poincaré, sau tìm cách hòa giải theo quan niệm của Briand, sau cùng tìm cách trú ẩn vảo Hội Quốc Liên. Nhưng nước Đức gia tăng mối đe dọa. Hitler sắp lên nắm chánh quyền.

        Vào thời ấy, tôi phục vụ tại nha Tổng Thư Ký bộ Quốc Phòng, một cơ quan thường trực dưới tầm tay Thủ Tướng để chuẩn bị chiến tranh cho chính phủ và quốc gia. Từ 1932 đến 1937, qua 14 nội các, tôi tham gia trên bình diện nghiên cứu vào tất cả các hoạt động chính trị, kỹ thuật và hành chảnh liên quan đến việc quốc phòng. Nhất là tôi biết rõ những kế hoạch an ninh và giới hạn vũ khí của Andre Tardieu và Paul-Boncour lần lượt đưa ra Genève ; tôi cung cấp cho nội các Doumergue những yếu tố để quyết định khi phải tìm con đường khác từ ngày Đức Quốc Trưởng lên cầm quyền ; tôi làm công việc bất tận lập dự án luật tổ chức quốc gia trong thời chiến, tôi nghiên cứu biện pháp động viên các tổ chức dân sự, các ngành kỹ nghệ, các cơ quan công quyền. Những công việc lôi làm những cuộc tranh luận tôi tham dự, những cuộc tiếp xúc của tôi, đã cho tôi biết nguồn tài nguyên dồi dào của chúng ta, nhưng cũng cho tôi biết điểm yếu kém của chính phủ.

        Bởi vì, chính trong lãnh vực này chính quyền tỏ ra không vững chắc. Hẳn là không phải những người trách nhiệm thiếu trí thông minh hay lòng ái quốc. Trái lại, tôi nhận thấy các bộ trưởng có những người tài trí lỗi lạc. Nhưng chính thế đã làm họ tê liệt và tiêu tan công lao của họ. Tôi là kẻ chứng kiến việc làm của chính phủ một cách kín đáo nhưng say mê, tôi biết vẫn những màn kịch ấy diễn đi diễn lại không ngừng. Vừa bắt tay vào việc, vị Thủ Tướng đã phải đương đầu với nhiều việc bó buộc, chỉ trích và nhiều hành động quá đáng ; tất cả hoạt động của ông chỉ dùng để đưa dư luận về một hướng khác, chứ ông không làm chủ được tình thế. Nghị Viện không nâng đỡ ông mà còn dựng lên nhiều cạm bẫy và có những hành vi phản bội. Các bộ trưởng của ông là những người cạnh tranh với ông. Dư luận, bảo chí, quyền lợi, đều lấy ông làm đích để trút bỏ nỗi bất bình. Ai cũng biết rằng ông chỉ ngồi vào địa vị ấy trong một thời gian ngắn — vả chăng, ông là người thứ nhất biết như vậy. Ngoài thực tế thì chỉ được vài tháng ông phải nhường chỗ cho người khác, về phương điện quốc phòng tình trạng ấy không cho phép người cầm quyền hội đủ điều kiện liên tục, quyết định chín chắn, hiện pháp đến nơi đến chốn, những cái gọi là một chính sách.

        Bởi vậy cho nên quân đội lui về tình trạng thủ cựu vì chỉ được chính phủ săn sóc một cách bất nhất và mâu thuẫn. Quân đội ngừng trệ trong những quan niệm từ trước ngày kết thúc cuộc Đệ Nhất Thế Chiến. Quân đội sẵn có khuynh hướng ấy vì cấp chỉ huy giữ mãi địa vị cho đến lúc già, họ chỉ áp dụng những phương thức ngày xưa đã đem lại vinh quang cho họ nhưng ngày nay đã lỗi thời.

        Bỏi thế cho nên quan niệm về một mặt trận nhất định và liên tục nổi bật trong chiến lược dự định cho chiến trường ngày mai. Chủ thuyết binh bị, sự tổ chức, huấn luyện và võ trang cũng trực tiếp tùy thuộc quan niệm ấy. Người ta đã đồng ý với nhau rằng trong trường hợp chiến tranh bùng nổ, nước Pháp sẽ huy động các lực lượng trừ bị để thành lập càng nhiều sư đoàn càng hay, nhưng chỉ để trấn giữ các khu vực chứ không phải để điều động, tấn công và khai thác. Những sư đoàn ấy sẽ dàn ra dọc theo biên giới nước Pháp và biên giới nước Bỉ và đứng chờ địch tẩn công, bấy giờ Bỉ còn là đồng minh tích cực của ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:49:20 am

        Các phương tiện như xe tăng, phi cơ, đại pháo lưu động và có trục xoay, trận đại chiến trước đã cho biết có thể dùng để đánh úp và bẻ gãy phòng tuyến địch, sau này sức mạnh gia tăng không ngừng ; người ta chỉ dùng để củng cố phòng tuyến và, nếu cần, lập lại phòng tuyến bằng những trận phản kích địa phương. Do đó mà người ta ấn định các loại chiến cụ : chiến xa chậm trang bị súng nhẹ và ngắn, dùng để yểm trợ bộ binh chứ không để đánh mau và dùng vào việc khác ; phi cơ khu trục để phòng vệ không phận, không quân chỉ có ít oanh tạc cơ và không có phi cơ xung kích ; trọng pháo chế tạo để khai hỏa từ một vị trí nhất định, sức công phá hẹp tầm ngang, không thể di chuyển đi khắp các địa thế và bắn bất cứ vào phương vị nào. Ngoài ra, phòng tuyến được họa theo mẫu phòng tuyến Maginot, nối dài ra bằng những thành lũy ở biên giới Bỉ. Như vậy, người ta tưởng rằng cả nước dự chiến cứ việc nấp sau hàng rào ấy chờ đợi cuộc phong tỏa làm tiêu hao địch, và áp lực của thế giới tự do sẽ dồn họ vào chỗ suy sụp.

        Một quan niệm chiến tranh như vậy phù hợp với tinh thần của chế độ. Chánh quyền yếu ớt và sự tranh chấp chính trị đã đưa chế độ vào tình trạng ngưng đọng, chế độ không khỏi chấp nhận một hệ thống bất động nhường ấy. Nhưng liều thuốc lang băm cũng làm cho người ta yên tâm vì phù họp với tâm trạng quốc gia quá đỗi, kẻ muốn được bầu, hoan hô và quảng cáo không thể không cho là toàn hảo. Dư luận có ảo tưởng rằng khai chiến với chiến tranh là người ta sẽ ngăn cản được kẻ hiếu chiến gây chiến, dư luận còn giữ kỷ niệm những trận công kích tốn kém và thiệt hại, dư luận không nhận thấy sự cách mạng cơ khí đã bội tăng hỏa lực cho nên không để tâm đến việc tấn công mà chỉ lo phòng thủ. Tóm lại, tất cả đều đưa đến quan niệm thụ động lả nguyên tắc quốc phòng của chúng ta.

        Đối với tôi thì một chiều hướng như vậy nguy hiểm vô cùng. Tôi cho rằng đứng về phương diện chiến lược chúng ta giao cho địch toàn quyền sáng kiến. Về phương diện chánh trị, tôi cho rằng để lộ ý định án binh tại biên giới là thúc đẩy quân Đức tiến chiếm những vị trí hẻo lánh lúc bấy giờ : Sarre, các xứ miền Rhénanie, Áo, Tiệp, các xứ miền Ballique, Ba Lan, v.v... ; nước Nga sẽ không liên minh với chúng ta, nước Ý sẽ tăng gia yêu sách của họ mà chúng ta không làm gì để ngăn chặn họ. Sau hết, về phương diện tinh thần, tôi cho là một điều tệ hại khi để cho nước nhà lầm tưởng rằng đánh trận là càng đánh ít càng hay.

        Thực ra, tôi đã chú trọng từ lâu đến các vấn đề  : triết lý hành động, chính phủ gợi hứng cho quân đội và sử dụng quân đội, sự liên lạc của chính phủ với việc chỉ huy quân đội. về các vấn đề ấy tôi đã trình bày tư tưởng của tôi trong một vài cuốn sách : La discorde chez l' ennemi, Le Fil de l’Epée, một số bài báo. Tôi đã nói chuyện trước công chúng, thí dụ tại trường Sorbonne, về sự điều hành cuộc chiến. Nhưng đến tháng giêng 1933, Hitler lên cầm quyền nước Đức. Từ đấy mọi việc chỉ có thể diễn biến một cách gấp rút. Không ai đề nghị  được điều gì để đối phó với tình thế, tôi đành phải kêu gọi dư luận và đưa ra kế hoạch của tôi. Nhưng vì việc này có thể gây ra hậu quả cho nên tôi chờ đợi sẽ có ngày người ta chĩa đèn pha rọi vào tôi. Thật là đau lòng cho tôi khi tôi phải quyết định làm theo ý riêng sau 25 năm phục vụ theo những tiêu chuẩn quân sự của quốc gia.

        Dưới nhan đề : Vers l' armée metier, tôi công bố kế hoạch và ý kiến của tôi. Tôi đề nghị thành lập ngay một quân đội có khả năng mẫn hoạt, hỏa lực mạnh, cơ giới hóa, trang bị thiết giáp, gồm những quân nhân ưu tú để thêm vào những đơn vị lớn cung cấp bởi đường lối động viên. Năm 1933, tôi dùng một bài báo đăng trong tờ Rcvuc politique et parlemcntaire làm nhập đề. Đến mùa xuân 1934, tôi ấn hành một cuốn sách trình bày lý do cần phải cấu tạo một đạo quân ưu tú và quan niệm của tôi về đạo quân ấy.

        Tại sao ? Trước hết tôi bàn đến sự phòng vệ nước Pháp, tôi chứng minh rằng quân Đức xâm lăng lãnh thổ của ta bằng phía Bắc và Đông Bắc, bản chất của dân tộc Đức có những tham vọng lớn, như vậy họ sẽ tiến về hướng Tây và sẽ tràn qua Bỉ để vào Ba Lê, bản tính của dân tộc Pháp là dễ bị lúng túng lúc ban đầu, bởi thế cho nên chúng ta phải luôn luôn đặt một phần lực lượng của chúng ta trong tình trạng báo động, sẵn sàng tỏa hết tiềm năng chiến đấu bất cứ lúc nào. «Chúng ta không thể chịu đựng được cuộc xung kích thứ nhất nếu chỉ có những bộ đội không chắc chắn để phòng thủ vội vàng. Số quân trừ bị và tân binh của chúng ta là yếu tố chính của lực lượng kháng địch nhưng chỉ động viên được một cách chậm chạp mà việc điều động nặng nề, đã đến lúc đào tạo thêm một công cụ có thể sử dụng được ngay, nghĩa là có mặt thường xuyên, nhất trí và được huấn luyện quân sự thuần thục».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:34:17 am

        Sau đấy tôi đề cập đến vấn đề kỹ thuật. Từ ngày cơ khí ngự trên chiến trường cũng như trên các lãnh vực khác, phẩm chất của những người tổ chức  guồng máy chiến tranh trở thành yếu tố chỉnh yếu của hiệu năng chiến cụ. Điều này rất đúng, nhất là đối với những chiến cụ mới : chiến xa, phi CO’, chiến hạm mà máy móc đã cho phép chế tạo những loại ngày càng thêm hoàn hảo theo đà tiến rất nhanh, điều đó lại đòi hỏi việc huấn luyện người sử dụng võ khí ! Tôi đã viết : «Kể từ nay, thực tại đã cho thấy rằng trong các ngành thủy lục không quân, một số người ưu tú biết sử dụng hiệu năng tối đa của một số chiến cụ cực kỳ mạnh mẽ và phức tạp sẽ vượt xa đám người bình thường khả năng không rõ rệt lắm». Tôi trích dẫn lời Valéry : «Người ta sẽ thấy khai triển những nhóm người chọn lọc, hoạt động từng toán, có thể trong chốc lát gây ra những biến cố khủng khiếp tại một nơi chưa biết trước và chỉ trong một giờ đồng hồ».

        Đề cập đến vấn đề chính trị có thể ràng buộc chiến thuật vào những điều kiện nào đó, tôi nhận thấy chiến lược không thể giới hạn trong phạm vi phòng vệ lãnh thổ vì việc phòng vệ phải nới rộng hoạt động ra ngoài biên cương. « Dù muốn dù không chúng ta cũng ở trong một lớp trật tự mà mọi yếu tố liên đới với nhau... Thí dụ việc gì xảy đến cho Trung Âu và Đông Âu, Bỉ, hạt Sarre, sẽ dụng chạm đến cốt tủy chúng ta... Chúng ta phải trả giả bằng biết bao nhiêu máu và nước mắt, lỗi lầm của thời kỳ Đệ Nhị Đế Chính đã để cho Sadowa tự do hoạt động mà không đưa quân sang miền Rhin ? ... Bởi vậy cho nên chúng ta phải sẵn sàng để tiến quân ra ngoài nước bất cứ lúc nào và bất cứ  dịp nào. Ngoài thực tế, nếu muốn thực hiện bất cứ cái gì, chúng ta sẽ trở tay sao kịp khi còn phải gọi nhập ngũ những lực lượng trừ bị?... » Ngoài ra, trong cuộc đua tranh với Đức gia tăng sức mạnh quân đội của chúng ta, chúng ta không thể không bị Đức vượt xa về quân số. Trái lại, « chúng ta có thiên năng, sáng kiến, thích ứng và tự ái, sự hơn trội về phẩm chỉ tùy thuộc ý muốn của chúng ta. » Tôi kết luận như sau :«Một lực lượng tấn công phòng ngự và diệt trừ, đó là công cụ chúng ta phải có ».

        Cách nào ? máy móc cung cấp cho chúng ta yếu tố trả lời. Đó là cái máy giúp chúng ta đem cái gì chúng ta muốn đến nơi chúng ta cần, với bất cứ tốc độ nào, đến bất cứ nơi nào ;... Đó là cái máy ; nếu có bọc sắt thì máy có sức mạnh hỏa lực và công phá cao làm cho nhịp độ giao tranh phù hợp với nhịp độ tiến hóa đủ loại ». Căn cứ và đó, tôi ấn định mục tiêu phải đạt được : « 6 sư đoàn phòng tuyến và một sư đoàn khinh binh, hoàn toàn cơ giới hóa, phần nào thiết giáp, đó là thành phần của một đạo quân có thể tạo ra biến cố. »

        Thành phần của đạo quân đó đã được minh định rõ ràng. Mỗi sư đoàn phòng tuyến phải gồm : một lữ đoàn thiết giáp gồm 2 chi đoàn, một có chiến xa nặng, một có chiến xa trung, và một đại đội có chiến xa nhẹ; một lữ đoàn bộ binh gồm 2 chi đoàn và một đại đội khinh binh di chuyển bằng xe chạy trên đất nào cũng được ; một lữ đoàn pháo binh trang bị đại bác đủ tầm, gồm 2 chi đoàn, một dùng đại pháo ngắn, một dùng đại pháo dài, thêm một đội phòng không bổ túc. Để phụ lực với ba lữ đoàn ấy, sư đoàn còn cần có : 1 chi đoàn thám báo, một đại đội công binh; một đại đội truyền tin; một đại đội ngụy trang ; các dịch vụ. Sư đoàn nhẹ dùng để thăm dò và bảo vệ an ninh nơi xa, sẽ trang bị bằng chiến cụ có tốc lực nhanh hơn. Ngoài ra, đạo quân cũng cần được sử dụng những lực lượng trừ bị tổng quát ; chiến xa và đại bác hạng lớn, công binh, truyền tin, ngụy trang. Sau hết, còn phải có một thành phần nữa là một lực lượng Không Quân Trinh Sát, Khu Trục và Xung Kích : một Phi Đội cho mỗi Sư Đoàn, một Phi Đoàn cho toàn thể đạo quân, lực lượng Không Quân ấy không làm giảm bớt hoạt động toàn bộ, cắt đặt sự phối hợp binh lực CO’ giới trên không với binh lực CO’ giới dưới đất,

        Nhưng, muốn cho đạo quân đột kích này có thể khai thác tối đa hiệu năng của những chiến cụ phức tạp và đắt tiền, muốn cho họ có thể hoạt động tức thời ở bất cứ chiến trường nào không cần tiếp viện hay tập dượt, thì phải dùng những người được huấn luyện thành nghề. Quân số tổng quát : 100.000. Như vậy, chỉ gồm những người tình nguyện, Sau 6 năm phục vụ tại một đạo quân thượng thặng họ sẽ có đủ thời giờ để huấn luyện kỹ thuật, tìm được sự khích lệ và tinh thần đồng đội. Sau đó họ sẽ cung cấp người chỉ huy cho lực lưọng hiện dịch và trừ bị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:28:31 pm

        Sau đó, tôi mô tả cách sử dụng đạo thiết binh. Chiến thuật ấy để bẻ gãy một sự kháng cự kiên cố và quy củ. Chỉ cần một đêm là có thể bất thần dàn một thế trận với khả năng cơ giới toàn diện, khả năng chuyển quân đi khắp các nơi bất chấp địa thế, khả năng sử dụng ngụy trang xung kích và phòng thủ. Một trận đánh tung ra 3.000 chiến xa, xếp đặt thành nhiều đợt trên một mặt trận trung bình là 50 cây số, yểm trợ sát nách bằng pháo binh di tản ra nhiều nơi, sau đó tụ tập lại ở những mục tiêu lần hồi chiếm được bằng bộ binh có phương tiện hỏa lực và tổ chức riêng ở mặt đất, tất cả đều tiến quân cho ăn khớp nhau thành hai hay ba quân khu có không quân của Sư Đoàn và Quân Đoàn dẫn dường và yểm trợ. Tất cả hệ thống đều tiến trung bình 50 cây số trong một ngày giao tranh. Sau đó, và nếu địch cố thủ kháng cự liên hồi thì toàn thể hệ thống sẽ tập hợp lại, hoặc để mở rộng chỗ lủng phòng tuyến địch theo chiều ngang, hoặc để lấy lại sức tiến binh, hoặc để giữ vững vị trí đã chiếm được.

        Nhưng khi đã chọc thủng bức tường thì người ta có thể bất thần nhận thấy những viễn tượng rộng lớn hơn. Bấy giờ đạo quân CO’ giới sẽ mỏ rộng tầm khai thác theo hình nan quạt. Về vấn đề này, tôi có viết : «Thường thường, khi đã thành công người ta vội vàng hái lấy quả và thúc quân vào những khu vực có chiến lọi phẩm. Bây giờ người ta sẽ nhận thấy sự khai thác trở thành thực tại khi nó không còn là mơ tưởng... Bấy giờ sẽ mở ra con đường chiến thắng lớn, những chiến thắng có hiệu quả sâu xa và lan rộng rất nhanh, làm cho địch bị lay chuyển toàn diện, cũng như một cái cột đổ có khi làm sụp đổ cả một ngôi nhà thờ lớn... Người ta sẽ thấy những toán quân vũ bão truy kích địch rất xa, đánh vào những nơi hiểm yếu, đảo lộn thế trận của họ... Như vậy chúng ta sẽ phục hồi quan niệm rằng kết quả chiến thuật có thể lan rộng đến phạm vi chiến lược ngày xưa quan niệm ấy là mục tiêu tối hậu cũng như nét cao thượng của nghệ thuật dụng binh...» Nhưng dân chúng và chỉnh phủ kình địch nhau, nếu tình trạng nguy khốn lên cao độ và nếu bộ máy phòng vệ bị tiêu hủy thì cả dân chúng lẫn chính phủ đều có thể sụp đổ.

        Sự sụp đổ ấy càng dễ dàng và càng nhanh chóng hơn «nếu khả năng hủy diệt của các loại chiến cơ địch đè nặng thêm sự đe dọa xuống một khối dân tộc dễ bị kinh ngạc và tan vơ». Tôi nhắc lại sự kiện sau đây : những vụ oanh tạc của không quân sửa soạn và nối dài các cuộc hành quân trên bộ của bộ đội cơ giới, ngược lại, bộ đội cơ giới tràn như nước lũ vào các vùng bị tàn phá sẽ có tầm ích dụng chiến thuật cho hoạt động tàn phá của các phi đội.

        Một sự tiến hóa sâu rộng trong nghệ thuật dụng binh như vậy đòi hỏi phải có sự tiến hóa trong việc chỉ huy. Tôi đã làm nổi bật vai trò của máy vô tuyến truyền thanh, từ đây, có thể dùng máy ấy để liên lạc hai yếu tố của đạo quân ngày mai, sau cùng tôi kết thúc cuốn sách bằng một chương nói đến phương pháp chỉ huy sử dụng những công cụ mới. Đối với cấp chỉ huy thì bây giờ không còn là lúc nấp dưới hầm sâu đưa ra những mệnh lệnh không cần cho biết người ra lệnh để điều khiến từ xa một chất liệu rất khó vận dụng là chất liệu người. Trái lại, sự có mặt người chỉ huy, một cải nhìn cảm thông, một cử chỉ làm gương mẫu, trở lại là những yếu tố khích lệ trong một thảm kịch linh động như trận chiến của lực lượng CO’giới đầy bất trắc không thể tính trước, đầy CO’ hội chóp nhoáng. Cá nhân người chỉ huy quan trọng hơn tất cả những kinh nghiệm cô đọng lại. «Nếu sự tiến triển trong binh nghiệp thuận lợi cho việc nâng cao uy tín của những người sống sót sau những giờ thảm khốc, từng loại bom đạn quét sạch ước lệ và thói quen, thì người đó sẽ trở thành những vai trò cần thiết, và như vậy có phải là hay hơn không ? »

        Để chấm dứt, tôi lên tiếng kêu gọi chính phủ. Cũng như những đoàn thể khác, quân đội không thể tự mình cải tiến được. Đạo quân chuyên nghiệp nói trên đây phải đem lại những thay đổi sâu xa trong định chế quân sự, đồng thời, trong kỹ thuật chiến tranh và chính sách chiến tranh, như vậy chính phủ có trách nhiệm đào tạo ra nó. Hẳn là lần này cũng vậy, lại phải cần đến một Louvois hay một Carnot. Mặt khác, một sự cải cách như vậy chỉ có thể là một phần của một toàn bộ, một yếu tố trong nỗ lực cải tiến quốc gia. «Nhưng, nếu sự tái tạo quốc gia phải bắt đầu bằng quân đội, thì như vậy cũng phù hợp với trật tự thiên nhiên của sự vật ». Trong sự nghiệp trẻ trung hóa nước Pháp rất khó khăn, quân đội sẽ là căn cứ để nương tựa và chất men để khích lệ. Vì lưỡi kiếm là cột trụ của thế giới và sự hùng mạnh không thể phân chia».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Hai, 2018, 09:01:39 am

        Để thiết lập kế hoạch toàn bộ này, tất nhiên tôi sử dụng những trào lưu tư tưởng trên thế giới khơi động lên bởi sự xuất hiện của nền cơ khí áp dụng vào chiến tranh. Tướng Eisenhower, vị cao đồ của chiến xa và người thứ nhất đi thanh sát chiến xa vào năm 1917, đã tưởng tượng ra một đoàn chiến xa đi tiền phong cách xa hẳn những đoàn khác đi theo bộ binh. Bởi vậy cho nên đến cuối năm 1918 các cơ xưởng đã chế tạo những chiến xa lớn nặng 6 tấn. Nhưng cuộc đình chiến đã đình chỉ việc chế tạo và thâu hẹp thuyết chiến xa trong công thức «hoạt động toàn bộ» bổ túc cho hoạt động «trợ lực». Người Anh đã tỏ ra biết đi trước thời đại khi họ tung đoàn Royal Tank Corps của họ vào trận Cambrai vào năm 1917, hỏa lực ồ ạt và sâu xa ; họ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng quan niệm một đội thiết giáp tự lực hoạt động, tướng Fuller và ông Lidell Hart là hai người cổ võ cho quan niệm ấy. Tại Pháp, năm 1933, bộ chỉ huy thâu góp những yếu tố rời rạc lại trại Suippes, thử thí nghiệm một sư đoàn nhẹ để giữ an ninh và dùng vào việc nghiên cứu phát minh.

        Nhiều người khác còn có cái nhìn sâu rộng hơn, Tướng Von Seeckt đã viết một cuốn sách nhan đề  là: Tư tưởng của một quân nhân, xuất bản năm 1929 ; ông nói đến khả năng của một đạo binh ưu tú vượt hẳn khối lực lượng quân đội không nhất trí, hẳn là ông nghĩ đến lực lượng Pháp — ông mặc nhiên nói đến đạo quân Đức 100.000 người có thể sử dụng được dài hạn. Tướng Ý Donhet, ước lượng hậu quả của những trận không tập đến các trung tâm kỹ nghệ và đời sống quốc gia, ông cho rằng không quân có thể độc lực đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến. Sau hết, Paul-Boncour vào năm 1932 bênh vực quan niệm của ông về một «kế hoạch tối đa», ông đề nghị trao cho Hội Quốc Liên một lực lượng nhà nghề xung dụng tất cả chiến xa và phi cơ của Âu Châu để giữ an ninh tập thể. Kế hoạch của tôi nhằm thu góp những cách nhìn rời rạc nhưng cùng hướng về một mục tiêu để cấu tạo một toàn bộ phục vụ nước Pháp.

        Trước tiên cuốn sách của tôi cũng được người ta chú ý nhưng không gây được xúc động. Khi nào cuốn sách Vers ư armée de métier của tôi chỉ xuất hiện như các sách sưu tầm các ý kiến để cho người ta tùy ý sử dụng thì người ta còn muốn cho là một lý thuyết độc đáo. Nhưng không ai nghĩ rằng việc tổ chức quân đội của chúng ta có thể vì thế mà cải đổi. Nếu tôi có cảm tưởng rằng không có cái gì bách thúc chúng ta phải vội vàng, thì tôi có thể bình tâm chờ đợi các chuyên gia chấp nhận thuyết của tôi, hy vọng rằng tình thế biến chuyển, lý lẽ của tôi sẽ trở nên thích đáng. Nhưng còn Hitler, ông ta không chịu chờ đợi cho.

        Từ tháng mười 1933, ông ta rút chân ra khỏi Hội Quốc Liên và tự động cho mình quyền tự do hành động về phương diện võ trang quân đội. Trong những năm 1934 và 1935 Chính phủ Đức quốc đã có những cố gắng vượt bực để chế tạo vũ khí và tuyên mộ binh sĩ. Chế độ quốc xã Đức công nhiên bày tỏ ý muốn xóa bỏ hiệp định Versailles và đoạt lấy tự do đời sống, Một chính sách như vậy cần phải có một bộ máy binh bị có khả năng tấn công. Hẳn là Hitler chuẩn bị sự động viên đại quy mô. Lên cầm quyền được ít lâu, ông ta lập lại chế độ lao công, rồi sau đến chế độ trưng binh. Ngoài ra ông ta còn cần một công cụ can thiệp để cắt đứt những đầu mối gây trở ngại cho ông ở Mayence, Vienne, Prague, Varsovie, để mũi lao Nhật-nhĩ-man bén nhọn có thể đâm một phát thấu suốt tim nước Pháp.

        Vả chăng, những người am hiếu tình thế không lạ gì Đức Quốc Trưởng muốn in hình cá tính của mình lên quân đội Đức tân ký ; ông ta nghe theo các sĩ quan trước đây đã quy tụ xung quanh tướng Von Seeckt như Keitel, Runđstedt, Guderian, những ông này bênh vực quan niệm sử dụng máy móc, tốc lực, phẩm chất, như vậy là hướng về lực lượng quân sự cơ giới; sau hết Hitler chấp thuận lý thuyết của Goering, ông ta muốn cho không quân có thể phối hợp hoạt động trực tiếp với bộ chiến. Chẳng bao lâu tôi biết rằng chính ông ta cũng bảo người đọc cho nghe cuốn sách của tôi vì các cố vấn của ông ta đã cho là nên đọc. Vào tháng một 1931 người ta biết rằng chính phủ Đức đang thành lập ba sư đoàn Nhật-nhĩ-man Banzerdivisions đầu tiên. Vào lúc ấy Đại Tá Nehring, bộ chỉ huy quân đội Đức đã in một cuốn sách nói rằng các sư đoàn chủ lực của họ có những thành phần in hệt nhũng sư đoàn do tôi đề nghị cho các sư đoàn thiết giáp ngày mai của chúng ta. Tháng ba 1935, Goering báo tin chính phủ Đức đang thành lập một nền không quân hùng mạnh bao gồm nhiều khu trục cơ, oanh tạc cơ và nhiều đoàn phi cơ xung kích mạnh mễ. Tuy rằng những biện pháp ấy vi phạm trắng trọn các hiệp ước, nhưng thế giới tự do chỉ phản ứng bằng lời kháng nghị trên phương diện tinh thần của Hội Quốc Liên.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:54:35 am

        Tôi không chịu đựng nổi thái độ đứng nhìn địch ngày mai có những phương tiện chiến thắng trong khi ta không có gì cả. Nhưng giữa lúc quốc dân ngụ mị trong sự uể oải, không một ai ở địa vị có quyền nói, lên tiếng kêu gọi người ta phải làm một cái gì. Tình thế ấy không cho phép tôi dè dặt mặc dầu tiếng nói của tôi không quan trọng và địa vị của tôi không đáng kể. Trách nhiệm quốc phòng là trách nhiệm của công quyền. Tôi quyết định đưa vấn đề ra tranh luận.

        Trước tiên, tôi liên lạc với André Pironneau, chủ bút báo Echo de Paris, sau chủ nhiệm bảo ông cố gắng phổ biến dự án đạo quân cơ giới và dùng uy tín của một cơ quan ngôn luận lớn để bắt buộc chính quyền phải để ý tới vấn đề. Ông phối hợp chiến dịch háo chí với các vấn đề thời sự và viết 40 bài xã luận làm cho vấn đề quân cơ giới trở nên quen thuộc với công chúng. Mỗi khi thời cục biến chuyển khiến cho công chúng chú trọng đến vấn đề quốc phòng, người bạn cộng tác với tôi lại nhân cơ hội mà chứng minh sự cần thiết thành lập đạo quân chuyên biệt. Người ta biết rằng nước Đức lập trung nỗ lực võ trang chính yếu vào các chiến cụ tấn công và khai thác, Pironneaiklên tiếng bạo động nhưng người ta vẫn lạnh lùng cố chấp bóp nghẹt tiếng nói của ông. Có đến 20 lần, ông chứng minh rằng đoàn quân thiết giáp Đức có không quân yểm trợ có thể làm sụp đổ hệ thống phòng thủ của ta, gieo rắc kinh hoảng cho dân chúng và dân chúng không vượt qua được cơn khủng hoảng ấy.

        Trong khi André Pironneau nhiệt thành như vậy thi một vài ký giả và phê bình gia khác ít ra cũng đặt vấn đề. Đó là : Rémy Roure và tướng Baratier trong báo Le TempsJean-Marie Bourget, các tướng Cugnac và Duyal trong Le Dédals, Emile Bu ré và Charles Giron trong tờ L’ ordre. Andre Lecomte trong tờL' Aube  đại tá Emile Mayer, Lucien Nachin, Jean Auburtin trong một vài tờ tập san khác v.v... Tuy nhiên, những việc đã rồi kết lại thành một khối đông đặc khó lòng mà lay chuyển bằng một vài bài báo. Phải làm sao cho giới chánh trị để tâm tới vấn đề.

        Ông Paul Reynaud là người có tư cách hơn cả để làm công việc ấy. Ông có thừa thông minh để hiểu hết lý do có tài trí để làm tăng giá trị của để án, có can đảm bênh vực quan điểm của ông, vả chăng, tuy ông đã là người tiếng tăm, nhưng xem ra ông sẽ có tương lai rực rỡ. Tôi đến thăm ông và thuyết phục được ông, từ đây tôi sẽ cộng tác với ông.

        Ngày 15 tháng ba 1935, ông ra trước quốc hội trình bày một cách linh hoạt tại sao và bằng cách nào tổ chức binh bị của chúng ta cần được bổ túc bằng một đạo quân cơ giới ưu tú. Sau đấy ít lâu, chính phủ yêu cầu chấp thuận thời hạn 2 năm quân dịch, ông Paul Reynaud bỏ phiếu thuận và đệ trình luôn một dự án luật « thành lập ngay một đạo quân chuyên nghiệp 10 sư đoàn trận tuyến, 1 sư đoàn nhẹ, quân số trừ bị tổng quát và dịch vụ, quân nhân sẽ tuyển dụng theo khế ước ; đạo quân này phải hoàn thành chậm nhất ngày 15 tháng tư 1940 ». Trong ba năm, Paul Reynaud xác định lập trường của mình bằng nhiều bài diễn văn làm xúc động sâu xa nghị trường, bằng một cuốn sách nhan đề là : LeProblème Prancais, bằng nhiều bài báo và phỏng vấn có giọng cương quyết, sau hết bằng nhiều cuộc hội đàm với các chánh khách và nhân vật quân đội quan trọng. Bởi thế cho nên ông trở thành một nhà chánh trị cả quyết và có tinh thần cải tiến, một người có đủ uy tín để cầm quyền khi quốc gia trải qua những bước khó khăn trọng đại.

        Tôi cho rằng để cho nhiều loại đàn chơi khúc ca ấy cũng là một cái hay, tôi bèn vận động nhiều người khác tham dự vào việc này. Ông Le Cour Grandmaison khoan khoái vì những khía cạnh của đạo quân nhà nghề phù hợp với nền nếp cồ truyền của chúng ta hèn đứng ra làm một cao đồ cổ võ cho để án của tôi. Ba dân biểu tả phái : Philippe Serre, Marcel Déat, Leo Lagrange, những ngươi có tài làm nổi bật cạnh khía cách mạng của để án cải tiến quân đội, đều nhận lời cộng tác với tôi. Người thứ nhất trổ tài ăn nói, ông được xếp vào hạng hùng biện đại tài, được ít lâu ông vào tham gia chánh phủ. Người thứ hai là người có thiên năng, tôi tin hơn cả, nhưng đến năm 1936 ông thất cử, ông đi theo con đường khác trái ngược với tôi. Người thứ ba không thể xác định tin tưởng của mình được vì ông phải theo chính cương đảng ông. Nhưng chẳng bao lâu những nhân vật quan trọng như ông Paul-Boncour tại Hạ Viện và Chủ Tịch Thượng Viện Mitterand đều cho tôi biết rằng hai ông cũng thuận theo khuynh hưởng cải tổ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:53 am

        Tuy nhiên, các cơ quan chính thức và những người tán trợ bản chính thức vẫn bám lấy hệ thống hiện hành chứ không thừa nhận tính cách khẩn thiết hiển nhiên, không chấp nhận sự đổi mới bằng một công thức thích hợp và những thủ tục thực hiện. Khốn thay, họ bênh vực lập trường của họ một cách quyết liệt quá, thâm chí họ tự đóng kín cửa thối lui. Để đánh đồ quan niệm quân đội cơ giới họ có gắng làm sai lệch cách nhìn của tôi. Để phản đối sự tiến hỏa kỹ thuật, họ cố gắng bài bác sự tiến hóa ấy. Để đương đầu với các biến chuyển họ làm như không biết gì cả. Nhân dịp này tôi phối kiếm lại sự nhận định của tôi quả không sai, sự đối chiếu các ý kiến sẽ làm bận tâm những người đã ngồi yên vị và đảo lộn những lề lối quen thuộc, bởi thế cho nên cuộc đối chiếu ấy hiện ra sắc thái một cuộc tranh luận thần học.

        Tướng Debeney là một vị chỉ huy quân đoàn danh tiếng lẫy lừng trong trận Đại Chiến, năm 1927 với tư cách Tổng Tham Mưu Trưởng, ông đã khởi thảo bộ luật tổ chức quân đội, ông chính thức lên án kế hoạch của tôi. Trong báo Mondes, ông dùng lời lẽ đanh thép minh thị rằng cuộc tranh chấp binh bị nào ở Âu Châu rút cục cũng kết thúc ở biên giới Đông - Bắc nước Pháp. Vấn đề là giữ vững phòng tuyến ấy. Như vậy không cần phải thêm bớt gì vào luật hiện hành cùng thể thức áp dụng thực tế, ông chỉ nhấn mạnh đến việc củng cố hệ thống thoát thai từ quy luật ấy. Rồi đến lượt tướng Weygard can thiệp, cũng trên mặt báo Revue desDeux Mondes. Ông theo tiên nghiệm cho rằng quan niệm của tôi tách rời quân đội ra làm hai khúc, ông phản đối : «Hai quân đội ! Không thể chấp nhận với bất cứ giá nào !» Còn như vai trò của đạo quân chuyên nghiệp thì ông không chối cãi sự ích lợi nhưng ông khẳng định rằng có thể trao cho những đơn vị đã thành lập : «Chúng ta đã có một số quân trù bị cơ giới hóa, di chuyển mau chóng bằng chiến xa và đã thành hình hẳn hoi rồi. Không cần phải tạo tác gì cả, tất cả đều có sẵn». Ngày mùng 4 tháng bảy 1939, tướng Weygand nói trước công chúng tại Lille, ông còn tuyên bố rằng theo ông thì chúng ta không thiếu sót gì cả.

        Thống Chế Pétain cho rằng mình cũng phải lên tiếng. Ông cho biết ý kiến trong bài tựa một cuốn sách của Chauyineau : Une Invasion esl encore possible ? Ông dạy rằng xe tăng và phi cơ không làm thay đổi các dữ kiện chiến tranh, yếu tố chính yếu cho sự an ninh nước Pháp là một mặt trận liên tục chống đỡ bởi những đồn ải kièn cố. Tờ Figaro đăng tải dưới tên ký Jean Rivière, một loạt bài có vẻ thần hứng và đáng để trấn an mọi người : Xe tăng không phải là vô địch. Sự yếu kém của xe tăng, khi chánh khách lỗi lầm, v.v... Cũng trên tớ Mercure de France, một vị tưởng Ba Sao bác bỏ nguyên tắc dùng chiến xa di chuyển các bộ đội cho thật nhanh chỏng. Ông tuyên bố : «Người Đức có bản chất hiếu chiến, tất nhiên họ phải có những sư đoàn Nhật-nhĩ-man. Nhưng nước Pháp hiếu hòa và chỉ có mục đích phòng thủ, nước Pháp chỉ có thể chống chiến xa».

        Nhiều nhà phê bình khác dùng đến luận điệu chế giễu. Một tờ báo văn nghệ lớn viết : «Muốn xử sự cho có lễ độ thật khó mà xét định những ý kiến gần với trạng thải mê sảng. Ta cứ nói một cách giản dị rằng ông de Gaulle đã có người đi trước ông cách đây nhiều năm, đó là cha Ubu, một chiến thuật gia lớn, có những ý kiến tân kỳ : ông ta nói : « Chúng ta ở Ba Lan về, chúng ta sẽ căn cứ vào khoa vật lý học của chúng ta để tưởng tượng ra một cái máy phát gió có thể bốc cả một quân đoàn ra mặt trận ».

        Phe bảo thủ tỏ ra ác cảm sâu xa, nhưng tính cách bảo thủ của phe hiếu động cũng không có gì là thiện cảm. Trong báo Le Populaire, số một-chạp 1934, Leon Blum không hề nương tay bày tỏ sự ác cảm và sự lo ngại đối với kế hoạch của tôi. Trong nhiều bài bảo : Lính nghề và quân đội nghề. Người ta tiến tới việc thành lập quân đội nhà nghề chăng ? Đả đảo quân đội nghề ! ông cũng chống lại đạo quân chuyên nghiệp. Khi viết những bài báo ấy, ông không nhắc đến vấn đề quốc phòng mà ông nhân danh một ý thức hệ ông gọi là dân chủ và cộng hòa, theo quan niệm cổ truyền về dân chủ và cộng hòa thì cái gì có tính cách quân sự cũng là một mối đe dọa cho chế độ. Leon Blum nặng lời nguyền rủa đạo quân nhà nghề, theo lời ông thì thành phần của nó, tinh thần của nó và vũ khí trong tay nó tự nhiên sẽ làm cho nền cộng hòa lâm nguy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:30:53 am

        Quan điểm của chính quyền được chống đỡ từ tả sang hữu như vậy cho nên chính phủ từ chối mọi sự thay đổi. Dự án của Paul Reynaud bị ủy ban quân sự Hạ Viện bác bỏ. Bản phúc trình do ông Senac khởi thảo với sự cộng tác trực tiếp của bộ tham mưu quân đội kết luận rằng sự cải tổ đề nghị chỉ là « vô ích, không đáng mong đợi, không thể đứng vững được nếu lấy lý lẽ Lịch sử mà phán đoán». Trước diễn đàn Quốc Hội, tướng Maurin, tổng trưởng Chiến Tranh, trả lời các diễn giả bênh vực đạo quân chuyên nghiệp : « Khi chúng ta đã tốn bao hơi sức để xây dựng một chiến lũy kiên cố, liệu chúng ta có điên rồ đến nỗi bước ra ngoài trường thành để mạo hiểm một cuộc phiêu lưu nào chăng ? » ông còn nói thêm : « Những điều tôi nói đây là ý kiến của chính phủ, ít ra, chính phủ, qua lời phát biểu của cá nhân tôi, cũng biết tường tận kế hoạch chiến tranh ». Lời lẽ ấy quyết định sổ mệnh của đạo quân chuyên nghiệp và đồng thời báo trưởc cho Âu Châu biết rằng dầu sao thì nước Pháp cũng không làm gì khác việc trang trí phòng tuyến Maginot.

        Đúng như tôi tiên đoán, lời chê bai của bộ Chiến Tranh đã ảnh hưởng đến cá nhân tôi. Tuy nhiên, đây chỉ là những mảnh tạc đạn văng ra từng lúc chứ chưa phải sự trừng phạt chính thúc. Tại điện Elysée, sau một nhiên họp Thượng Hội Đồng Quốc Phòng mà tôi giữ nhiệm vụ thư ký, tưởng Maurin gay gắt bảo tôi : « vĩnh biệt de Gaulle ! Tôi còn ngồi đây thì ở đấy không có chỗ cho ông ! » trong văn phòng ông, khi có người nói đến tôi ông ta la lớn : « ông ta đã dùng đến một cây viết: Pironneau, và ông ta còn dùng đến một cái máy chạy đĩa hát: Paul Réynauđ. Tôi sẽ tống khứ ông ta đi Corse ! » Tuy làm cho sấm động như vậy nhưng ông ta giữ thái độ cao thượng không phỏng lưỡi tầm sét. Sau đó ít lâu, ông Fabry thay thế ông ta và tướng Gamelỉn thay thế tướng Wevgand làm Tổng tham mưu trưởng kiêm nhiệm Tham mưu trưởng quân đội, họ cũng theo những người tiềm nhiệm không chấp thuận kế hoạch của tôi và đối với tôi họ có thải độ ngượng ngập và bực tức.

        Thực ra, những người trách nhiệm tuy vẫn giữ nguyên tình trạng nhưng trong thâm tâm họ, họ cũng chột dạ vì những lý lẽ của tôi. Vả chăng, họ cũng biết quả rõ rồi không thể tin tưởng lý lẽ của mình đưa ra để bài bác. Khi họ tuyên bố rằng tôi đã đưa ra những ý kiến quả đáng về khả năng của sức mạnh cơ khí họ cũng không khỏi lo ngại vì Đức Quốc tăng cường sức mạnh ấy. Khi họ lý luận rằng sẽ thay thế bảy sư đoàn xung kích bằng những đơn vị lớn loại phòng thủ, khi họ mệnh danh những đơn vị của họ là đơn vị cơ giới vì dùng cam nhông chở lính, họ biết rõ hơn ai hết rằng (tỏ chỉ là một cách lạm dụng danh từ. Khi họ viện lẽ chấp thuận đạo quân chuyên nghiệp tức là chặt quân đội ra làm 2 khúc, họ giả bộ không biết chế độ quân dịch 2 năm từ ngày xuất bản cuốn sách của tôi sẽ cho phép sử dụng một phần lính hiện dịch ; họ giả bộ không biết ta có một hạm đội, một phi dội, một đạo quân thuộc địa, một đạo quân Phi Châu, một nha cảnh sát, một bộ đội lưu động, đó là những bộ đội chuyên môn mà sự hiện hữu không làm cho quân đội mất tích cách nhất trí. Sau hết cái làm cho các lực lượng quốc gia có tỉnh cách thống nhất không phải là tính cách đồng nhất của chiến cụ và nhân sự mà là sự kiện phục vụ tổ quốc theo những quy luật duy nhất dưới một lá quốc kỳ.

        Bởi vậy cho nên tôi rất buồn rầu mà thấy những người quyền cao chức trọng đã nhân danh một thứ trung thành lộn ngược tỏ ra mình là những phát ngôn nhân trấn an quần chúng chứ không phải những người chỉ đạo đòi hỏi nhiều. Nhưng dưới bề ngoài tin tưởng ấy tôi cảm thấy họ u buồn trước chân trời mở ra dưới mắt họ. Đây là giai đoạn đầu một loại biến cố trong đó một số thượng lưu tri thức lên án những mục tiêu tôi đang theo đuổi, nhưng trong thâm tâm họ họ cũng thất vọng vì chịu bất lực có lẽ qua lời chỉ trích của họ, họ cũng có điều hối hận, thật là hân hạnh cho tôi, một thứ hân hạnh buồn.

        Nhưng cuộc đời vẫn trôi theo số mệnh của nó. Hitler bây giờ đã biết rõ chúng ta thế nào bèn phóng ra một loạt những hành động bạo lực. Từ 1935, nhân dịp toàn dân biểu quyết hạt Sarre, ông ta tạo ra một bầu không khí đe dọa khiến cho chính phủ Pháp phải nhượng bộ trước khi nhập cuộc, sau đó người Sarrois bị làn sóng Nhật-nhĩ-man lôi cuốn và uy hiếp đều ổ ạt dồn phiếu cho chính phủ Đức. Mussolini nhờ sự trợ giúp của nội các Laval và sự nương tay của nội các Badwin, đã không đếm xỉa gì đến sự trừng phạt của Genève, ông ta xua quân sang thôn tính Ethiopie. Bất thần, ngày mùng 7 tháng ba 1936, quân đội Đức vượt qua sông Rhin.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:30:04 am

        Hiệp ước Versailles ngăn cấm bộ đội Đức Quốc đặt chân lên lãnh thổ vùng tả ngạn sông Rhỉn và thỏa ước Locarno còn trung lập hóa vùng ấy. Đúng ra, chúng ta có quyền chiếm lại khi nước Đức đã không tôn trọng chữ ký. Nếu có đạo quân chuyên nghiệp, dù chỉ có một phần nhỏ, thì với loại chiến xa tốc lực cao và binh sĩ sẵn sàng tham chiến ngay tức khắc, sức mạnh của hoàn cảnh đã tung ngay lực lượng của ta đến bờ sông Rhỉn. Các đồng minh Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ đều sẵn sàng ủng hộ chúng ta, còn người Anh đã đi với chúng ta từ trước, hẳn là Hitler đã lùi bước. Quả vậy, lúc ấy Hitler mới khởi sự nỗ lực võ trang và chưa đủ sức đương đầu với một cuộc tranh chấp có tầm mức rộng lớn khắp Âu Châu. Vào lúc ấy, một sự thất bại trên mảnh đất ấy khi đụng độ với người Pháp, ắt là có hậu quả tai hại cho nước ông ta. Chơi trò ấy ông ta có thể mất hết ngay một lúc.

        Ông ta ăn cả làng. Việc tổ chức của chúng ta, tính chất những phương tiện của chúng ta, tinh thần của việc quốc phòng, tất cả đều đưa chánh quyền đến chỗ bất động và ngăn cản chúng ta tiến bước. Vì chúng ta chỉ sẵn sàng để giữ vững biên giới và tự ngăn cấm chúng ta vượt qua trong bất cứ  trường hợp nào. Hitler không sợ chúng ta trả đũa. Đức quốc trưởng biết chắc như vậy. Khắp thế giới đều nhận thấy như vậy. Chính phủ Đức đáng lẽ chờ đợi mình phải rút quân thì lại được thể ngang nhiên chiếm đóng trọn vùng Rhénanie, sát nách nước Pháp và nước Bỉ. Bây giờ ông Flandin, bộ trưởng Ngoại Giao choáng váng vì tin ấy, có thể sang Luân Đôn dọ thăm ý hưởng của Anh quốc : ông Sarrot, Thủ Tướng chính phủ, có thể tuyên bố rằng chính phủ Ba Lê «không chấp nhận được Strasbourg bị đặt dưới tầm súng đại bác của quân Đức » ; nền ngoại giao Pháp có thể đòi hỏi Hội Quốc Liên khiển trách Hitler trên. nguyên tắc ; nhưng tất cả đều là vận động và tuyên bố, không thay đổi vì một việc đã rồi.

        Theo tôi thì biến cố ấy có thể gây xúc động trong lành cho dư luận. Nhà cầm quyền có thể rút tỉa kinh nghiệm để sửa chữa những lỗi lầm trọng đại. Tại Pháp, tuy rằng người ta còn bận bịu với bầu cử và cuộc khủng hoảng xã hội kế theo sau, nhưng mọi người đồng ý phải tăng cường sự phòng vệ quốc gia. Nếu ta không có nỗ lực hướng về sự cấu tạo công cụ chiến dấu thì ta cũng có thể cứu vãn được cái gì là chính yếu. Nhưng người ta chẳng làm gì cả. Ngân khoản quốc phòng năm 1936 thật dồi dào nhưng chỉ dùng để bổ túc hệ thống hiện hữu chứ không thay đổi gì cả.

        Tuy nhiên, tôi cũng có một cách hy vọng. Quốc gia lâm vào tình trạng bối rối trầm trọng, sự bối rối ấy phản ảnh trong việc cấu kết đảng phái thành mặt trận bình dân để ứng cử và tranh chấp nghị trường, hầu như tôi nhận thấy có một yếu tố tâm lý làm cho người ta thoát khỏi thái độ thụ động. Không có gì lạ cả nếu nhận thấy đảng Quốc Xã thắng thế ở Bá Linh, chủ nghĩa phát xít ngự trị ở Rome, chủ nghĩa quốc chỉ I Pha Nho thắng thế ở Madrid, nền Cộng Hòa Pháp đã sáng mắt ra mà cùng một lúc muốn cải tổ cơ cấu xã hội và lực lượng binh bị. Đến tháng mười, ông Leon Blum, Thủ Tướng chính phủ, mời tôi đến thăm ông. Cuộc hội kiến diễn ra đúng ngày quốc trưởng Bỉ tuyên bố chấm dứt sự liên minh với Pháp và Anh. Nhà vua viện lẽ rằng nếu bị Đức tấn công thì sự liên minh ấy không bảo vệ được nước Bỉ, Nhà vua tuyên bố : « Với khả năng của lực lượng cơ giới tân kỳ, dẫu sao chúng tôi cũng bị cô lập » Léon Blum nhiệt thành cho tôi biết rằng ông rất chú trọng đến ý kiến của tôi. Tôi trả lời : « Tuy nhiên, ông đã bài bác». Ông trả lời: « Người ta đổi nhỡn quan khi người ta trở thành Thủ Tướng chính phủ ». Trước tiên, chúng tôi nói đến việc gì sẽ xảy đến nếu Hitler đưa quân sang chiếm Vienne, Prague hay Varsovie ; chúng ta phải đề phòng trước trường họp ấy. Tôi nói : «giản dị lắm. Tùy từng trường hợp, chúng ta sẽ gọi nhập ngũ số quân nhân dự bị hay chúng ta động viên số trừ bị. Như vậy chúng ta sẽ đứng ngó qua khe tường chiến lũy mà khoanh tay nhìn địch nô lệ hoá Âu Châu». Leon Blum kêu lên : « Sao ? ông muốn chúng ta gửi một đạo quán viễn chinh sang Áo, Bô Hêm, Ba Lan chăng? » Tôi trả lời : «không ! Nhưng nếu quân Đức tiến theo dọc sông Danube hay đảo Elbe thì sao chúng ta lại không đưa quân đến miền Rhin ? Nếu họ tiến vào Vistule thì tại sao chúng ta không tiến vào Ruhr ? vả chăng chí một việc chúng ta có thể  trả đũa như vậy cũng có thể ngăn cản sự xâm lăng. Nhưng hệ thống hiện thời không cho phép chúng ta nhúc nhích. Nếu có một đạo quân thiết giáp thì tự nhiên chúng ta sẽ muốn làm một cái gì. Phải chăng một chính phủ đỡ phải lo âu khi cảm thấy mình đã có chiều hướng hành động từ trước ? » Thủ Tướng sẵn lòng tin như vậy nhưng ông tuyên bố : « Hẳn là tình hình quả ư tồi tệ khi các bạn hữu Đông Âu và Trung Âu bị xâm lăng nhất thời. Nhưng chung cục Hitler chẳng làm được trò trống gì nếu chưa hạ được chúng ta. Làm cách nào để hạ chúng ta : Hẳn là ông công nhận rằng hệ thống của chúng ta tuy không thích hợp để tấn công nhưng tuyệt hảo để phòng thủ. »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:22:48 am

        Tôi chứng minh rằng không phải như vậy. Sau khi nhắc lại lời tuyên bố sáng nay của vua Leopold III, tôi nói rằng vì chúng ta không có một đạo quân cơ giới cho nên chúng ta kém người Đức, và vì kém người Đức cho nên chúng ta mất đồng minh Bỉ. Thủ Tướng không chối cãi điều ấy tuy ông nghĩ rằng thái độ nước Bí không phải chỉ có những nguyên nhân chiến lược, ông nói : « Dầu sao thì mặt trận phòng thủ và chiến lũy kiên cố của ta cũng bảo vệ được lãnh thổ », tôi trả lời : « không có cái gì là chắc chắn cả. Từ năm 1918 đã không có phòng tuyến nào bất khả xâm phạm. Từ ngày ấy đến bây giờ chiến xa và phi cơ đã tiến bộ bao nhiêu ! Ngày mai, với sự tập trung hỏa lực của một số binh khí vào một khu vực người ta có thể bẻ gãy bất cứ thành trì phòng thủ nào. Khi đã mở ra một lỗ hổng, quân Đức có thể đưa những đoàn thiết giáp vận tốc cao đi rất xa vào hậu cứ của chúng ta nhờ có phi cơ yểm trợ. Nếu chúng ta cũng có chiến xa và phi cơ tương đương với họ thì có thể sửa chữa được lỗi lầm. Nếu không thì tất cả đều sụp đổ».

        Thủ Tướng tuyên bố rằng chính phủ với sự chuẩn y của Quốc Hội đã quyết định đài thọ quốc phòng những ngân khoản lớn ngoài ngân khoản thường, một phần quan trọng sẽ dùng vào chiến xa và phi cơ. Tôi lưu ý ông đến sự kiện trong số phi cơ dự đóng hầu hết chỉ dùng để chống đỡ chứ không phải để tấn công. Còn như chiến xa thì có đến 9 phần 10 loại Renault và Hotchkiss kiểu 1935, đối với loại ấy thì mới thật, nhưng chậm chạp, nặng nề, đại bác nhỏ và ngắn, chỉ dùng để yểm trợ bộ binh chứ không thể dùng để thiết lập một toàn bộ đơn vị lớn có tính cách tự trị. Vả chăng, người ta cũng không nghĩ đến những đơn vị đó. Như vậy, Sự tổ chức của chúng ta vẫn còn nguyên vẹn tổ chức  cũ. Tôi nói : «Chúng ta sẽ chi tiêu những ngân khoản để đóng những loại binh khí tương đương với ngân khoản dành cho một đạo quân cơ giới mà chung quy chúng ta vẫn không có quân cơ giới». Thủ Tướng trả lời : «Việc sử dụng ngân khoản dành cho bộ Chiến Tranh là việc của ông Dalađier và tướng Gamelin » Tôi nói « Hẳn là thế, nhưng ông cho phép tôi nghĩ rằng việc quốc phòng là việc của chính phủ.»

        Trong khi hội đàm, chuông diện thoại kêu có đến mười lần làm cho Le on Blum phải đãng trí vì những việc nghị trường và hành chánh vặt vụn. Tôi có ý muốn cáo từ, chuông điện thoại lại gọi, ông ra vẻ uể oải và nói : « Ông thấy đấy, Thủ Tướng chính phủ dễ gì mà theo kế hoạch của ông khi không thể theo dõi một ý kiến trong 6 phút ! »

        Chẳng bao lâu tôi biết rằng Thủ Tướng có xúc động vì cuộc hội đàm với tôi nhưng không lay động cột trụ của ngôi đền cổ kính, người ta vẫn áp dụng nguyên vẹn kế hoạch đã dự trù trước kia. Như vậy khó mà còn hy vọng quân bình lực lượng mới của Đức cho kịp thời. Vả chăng tôi tin chắc rằng tính tình của Hitler, chủ thuyết của ông ta, tuổi tác của ông ta và phương pháp vận động quần chúng Đức của ông ta, không cho phép ông ta chờ đợi nữa. Bây giờ tình hình biến chuyển mau lẹ quá, cấp chỉ huy của nước Pháp có muốn cũng chậm trễ quả rồi không thể làm gì được nữa.

        Ngày mùng 1 tháng năm 1937, một sư đoàn Nhật-nhĩ-man toàn bộ diễn hành qua Bá Linh, trên không có hàng trăm phi cơ hộ tống, cảm tưởng của quan khách, nhất là của ông Francois Poncet, đại sứ Pháp, và các tùy viên quân sự của chúng ta thật là mãnh liệt, một lực lượng như vậy thì không gì ngăn cản nổi nếu không có một lực lượng tương đương. Nhưng phúc trình của họ không làm cho chính phủ Ba Lê thay đổi những biện pháp đã áp dụng. Ngày 11 tháng ba 1938, Hitler thực hiện cuộc tiến binh, ông ta tung một sư đoàn cơ giới sang Vienne, chỉ thấy bóng sư đoàn ấy là dân chúng đồng loạt phục tòng, ngay tối hôm ấy ông ta tiến vào thủ đô trong đắc thắng. Tại Pháp, người ta không kể đến sự biểu dương lực lượng phũ phàng ấy, người ta cố gắng trấn an quần chúng bằng cách khôi hài, người ta mô tả một vài chiến xa Đức chết máy trong cuộc tiến quân gượng ép. Người ta cũng không sáng mắt hơn khi rút tỉa bài học của trận nội chiến I Pha Nho, xe tăng Ý và phi cơ tấn kích Đức tuy chỉ có một số ít nhưng cũng đóng vai trò chính trong bất cứ chiến trường nào.

        Đến tháng chín, Đức Quốc Trưởng, với sự đồng lõa của Luân Đòn và Ba Lê, mần thịt Tiệp Khắc. Ba ngày trước vụ Munich, ông ta nói trước Viện Thể Thao Bá Linh, ông ta đánh dấu chấm vào chữ i giữa tiếng cười và tiếng hoan hô đầy phấn khích. Ông ta nói : «Bây giờ tôi có thể công khai nói thật những điều quốc dân đã biết từ trước. Chúng ta đã thực hiện được một loại vũ trang mà thế giới chưa từng nom thấy ! » Ngày 15 tháng ba 1939 ông ta ép buộc Tổng Thống Hacha phải từ chức và tiến quân vào Prague cùng ngày hôm ấy. Qua các màn liên tiếp của một vở bi kịch, nước Pháp đóng vai trò một nạn nhân đang chờ đợi lượt minh bị tấn công.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:28:24 am

        Đối với tôi, tôi không ngạc nhiên khi chứng kiến  những biến cố ấy, nhưng không khỏi đau đớn. Năm 1937 sau khi đã tham dự cuộc nghiên cứu tại Trung Tâm Đại Học Quân Sự, tôi nhiệm chức chỉ huy Chi Đoàn 507 chiến Xa ở Metz. Với trách vụ của một Đại Tá và sống xa cách Ba Lê, tôi không có sự dễ dàng và không tiếp xúc được với mọi ngươi để bênh vực lập trường của tôi trong cuộc tranh luận lớn. Mặt khác, ông Paul Reynaud đã vào nội các Daladier từ mùa xuân 1938 ngồi ghế bộ trưởng Tư Pháp, rồi Tài Chánh. Từ đây nhiệm vụ bộ trưởng ràng buộc ông với chính phủ, ngoài ra việc quân bình kinh tế và tiền tệ cấp bách làm ông không còn thì giờ nghĩ đến việc khác. Chính quyền khăng khăng duy trì một hệ thống binh bi bất động trong khi bộ máy quân sự lưu động của người Đức tỏa ra khắp Âu Châu, chế độ mù quáng theo đuổi một chính sách phi lý trong khi quân Đức sẵn sàng chồm đến thôn tính chúng ta, những kẻ chầu rìa ngu muội hoan hô sự thoái bộ ở Munich, những sự kiện đó thực ra chỉ là hậu quả của một thái độ quốc gia thoái bộ sâu xa. Đứng trước tình trạng ấy tôi đành thúc thủ không làm gì được. Tuy nhiên, vào năm 1938, tôi biết rằng con giỏng tố đã khỏi sự, tôi cho xuất bản cuốn France et son armée. Tôi chứng minh rằng từ bao thế kỷ nay linh hồn và vận mệnh nước Pháp luôn luôn phản ảnh trong quân đội; đấy là lời cảnh cáo tối hậu của tôi đứng ở một địa vị khiêm tốn gửi cho tổ quốc trước ngày xảy ra đại họa.

        Đến tháng chín 1939, chính phủ Pháp theo gương nội các Anh nhận lời tham gia chiến cuộc đã khởi sự ở Ba Lan, tôi biết rằng người ta đánh trận với ảo tưởng không cần hao tồn nhiều sức lực mặc dầu thế giới đang sống trong tình trạng chiến tranh. Khi ấy tôi chỉ huy chiến xa của quân đoàn V ở Alsace, tôi không lấy làm lạ mà thấy lực lượng của chúng ta lâm vào tình trạng bất động trong khi Ba Lan thất thủ chỉ nội trong 2 tuần lễ đuối sức tiến quân vũ bão của các Sư Đoàn Nhật Nhĩ Man và các Phi đoàn Đức. Hẳn là vì có sự can thiệp của người Nga cho nên Ba Lan bị đè bẹp một cách mau chóng. Nhưng xét thái độ của Staline bất thần đi với Hitler, người ta hiểu rằng ông ta biết trước người Pháp sẽ án binh bất động, Đức sẽ được rảnh tay, như vậy chẳng thà đồng lòng với Đức để chia miếng mồi còn hơn làm mồi cho Đức. Trong khi địch dùng gần hết lực lượng của họ trong lưu vực sông Vistule thì chúng ta chỉ biểu diễn một vài trò vặt chứ không làm gì để đưa quân qua sông Rhin. Chúng ta cũng không làm gì để gạt nước Ý ra ngoài chiến cuộc bằng cách cho Ý chọn lựa hai điều, một là để quân Pháp chiếm đóng hai là cam kết đứng trung lập. Chúng ta cũng không làm gì để thực hiện ngay sự giao liên với nước Bỉ bằng cách đưa quân qua Liège và Kênh Albert.

        Hầu như cấp chỉ huy muốn cho rằng thái độ chờ đợi ấy là một chiến lược chiến dĩ bất chiến. Trên đài phát thanh, nhà cầm quyền, trước tiên là Thủ Tướng, trên báo chí, nhiều người tai mắt, cố gắng bênh vực ưu thế của sự bất động ; họ nói : nhờ thế bất động chúng ta giữ được toàn vẹn lãnh thổ mà không có tổn thất, ông Brisson, chủ nhiệm báo Firago hỏi ý kiến tôi nhân cuộc viếng thăm tôi ở Wangenbourg, ông thấy tôi phàn nàn lực lượng của chúng ta thụ động bèn kêu lên ; « Ông không thấy chúng ta đã bắt đầu thắng trận Marne một cách chiến dĩ bất chiến đó sao ? » Đến tháng giêng tôi qua Ba Lê, trong một bữa cơm tối tại nhà Paul Reynauđ đường Risoli, tôi gặp Leon Blum. ông này hỏi tôi : ông tiên đoán thế nào ? Tôi trả lời : « Vấn đề là cần phải biết đến mùa xuân quân Đức sẽ đánh phía Tây để chiếm Ba Lê hay phía Đông để tiến vào Mạc Tư Khoa ». Léon Bium kinh ngạc : «ông tưởng thế à ? Quân Đức mà dám đánh phía Đông ? Nhưng tại sao họ lại muốn bỏ xác trong nội địa nước Nga sâu thẳm ? Đánh phía Tây à ? Nhưng họ làm gì được chiến lũy Maginot ? » Thủ Tướng Lebrun đến thăm Quân Đoàn V, tôi đưa ông quan sát chiến xa. Ông ngọt ngào bảo tôi : «Tôi biết ý kiến của ông. Nhưng nếu địch đem áp dụng thì hình như đã muộn quá rồi ».

        Thực ra chỉ có chúng ta muộn màng quá mà thôi. Tuy nhiên, ngày 26 tháng Giêng, tôi cố gắng một lần chót. Tôi gửi cho 80 nhân vật chính trong chính phủ trong quân đội và chính giới một bức thư thuyết phục mọi người rằng địch sẽ tấn công bằng lực lượng cơ giới, bộ binh và không quân rất mạnh ; bất cứ lúc nào họ cũng có thể vượt qua phòng tuyến của chúng ta ; nếu không có phương tiện tương đương để đối phó chúng ta sẽ bị tiêu diệt ; chúng ta phải cấu tạo cần thiết, cần phải quy tụ ngay thành một đạo quân cơ giới trừ bị những đơn vị sẵn có hay đang thành lập, như thế cũng tạm được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:28:44 am

        Tôi kết luận : «với bất cứ giá nào, dân tộc Pháp cũng không có ảo tưởng rằng án binh bất động như hiện thời là phù hợp với tính chất của cuộc chiến tranh đang xảy ra. Sự thật thì trái lại. Máy móc đem lại cho phương tiện công phá kim thời sức mạnh, tốc lực và tầm hoạt động, khác thường khiến cho cuộc xung đột chẳng sớm thì muộn sẽ có những nét đặc biệt như linh hoạt, bất ngờ, ồ ạt, truy lùng, tầm sâu rộng và nhanh chóng vượt xa những cảnh lượng ghê sợ nhất đã diễn ra trong quá khứ... chúng ta không nên lầm lẫn ! Cuộc chiến tranh đã khởi sự có thể là cuộc chiến tranh rộng lớn nhất, phức tạp nhất, tàn khốc nhất, hơn tất cả những trận chiến trước đây đã tàn phá trái đất này. Cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội, tinh thần, do chiến tranh gây ra sẽ sâu rộng và xảy ra ở khắp mọi nơi ; không thể tránh được sự đảo lộn hoàn toàn đời sống của các dân tộc và cơ cấu chính phủ của các quốc gia. Nhịp điệu huyền bí của sự vật đem lại cho cuộc cách mạng ấy một công cụ quân sự — đạo quân của máy móc — có tầm mức tương xứng với kích thước khổng lồ của cuộc cách mạng. Đã đến lúc tối hậu để nước Pháp rút ra những kết luận thích đáng ».

        Bức thư không làm ai động tâm. Tuy nhiên, những ý kiến tung ra, những chứng cớ trưng ra, rốt cuộc, cũng tạo được một chút ảnh hưởng. Đến cuối năm 1939, đã có 2 sư đoàn cơ giới nhẹ và người ta đang thành lập sư đoàn thứ ba. Tuy nhiên, đây chỉ là những đơn vị thám sát rất có ích cho việc chỉ dẫn một đoàn thiết giáp, nhưng vì không có đoàn thiết giáp cho nên hiệu năng của những đơn vị ấy chẳng là bao. Ngày mùng 2 tháng chạp 1938, Thượng Hội Đồng Chiến Tranh, dưới sự thúc đẩy của tướng Billotte đã quyết định thành lập 2 sư đoàn thiết giáp. Một thành lập vào đầu năm 1940. Sư đoàn kia sẽ hoàn thành vào tháng ba. Những sư đoàn ấy được trang bị bằng chiến xa 30 tấn loại B, những mẫu thứ nhất đã có từ 10 năm nay, bây giờ người ta mới chịu đóng 300 chiếc. Nhưng mỗi sư đoàn, mặc dầu phẩm chất của binh khí tốt đến đâu, cũng vẫn chưa đạt được sức mạnh của tôi đề nghị. Mỗi sư đoàn có 120 chiến xa, tôi muốn có 600 chiếc. Mỗi sư đoàn có một đại đội bộ binh di chuyển bằng cam nhông, theo tôi thì phải dùng 7 chiếc xe di chuyển được trên bất cứ thế đất nào. Mỗi sư đoán có 2 giàn đại pháo, tôi đề nghị 7 giàn, súng bắn đi phương vị nào cũng được... Sư đoàn không có toán quân thám sát, theo tôi thì cần phải có. Sau hết, tôi quan niệm đơn vị cơ giới chỉ sử dụng dưới hình thức một khối tự trị, được tổ chức và chỉ huy theo ý nghĩa ấy. Trái lại, người ta chỉ đặt vấn đề hội nhập các sư đoàn thiết giáp vào các quân khu thuộc loại tổ chức cũ, nói khác đi là hội nhập vào một tổ chức tổng quát.

        Ý muốn kìm hãm sự đổi thay xuất hiện trên bình diện quân sự vì thiếu thiện chí, bây giờ cũng xuất hiện trên lãnh vực chánh trị. Trần chiến tranh kỳ cục này trước tiên đà gây ra một thứ yên lành cầu an cho giới chỉ huy, bây giờ người ta đã bắt đầu lo ngại. Khi đã động viên hàng triệu người, khi đã đưa kỹ nghệ vào việc đúc súng ống, khi đã chi tiêu những khoản tiền khổng lồ, người ta phải làm đảo lộn đời sống quốc gia, hậu quả bắt đầu ảnh hưởng đến chính sách chính trị. Vả chăng, không có gì báo trước cuộc phong tỏa địch đã làm cho địch yếu dần. Tuy không ra tiếng yêu cầu một chính sách chiến tranh khác vì không có phương tiện, nhưng ai nấy đều trút sự bất mãn gay gắt vào chính sách hiện thời, vẫn như thói quen dùng, chế độ không thi hành được những biện pháp cứu quốc nhưng chỉ tìm cách dối mình và dối dư luận ; người ta gây ra một cuộc khủng hoảng nội các. Ngày 21 tháng ba Hạ Viện lật đổ nội các Daladier. Ngày 23, Paul Reynaud thành lập chính phủ. Thủ Tướng mới gọi tôi về Ba Lè, tôi thảo ra một bản tuyên ngôn minh bạch và vắn tắt, ông chấp nhận nguyên vẹn và đem ra đọc tại nghị trường. Ngoài hành lang đã bắt đầu thêu dệt đủ mọi mưu chước trong khi tôi đến Palais Bourbon dự một phiên họp trình diện. Phiên họp thật là tôi tệ. Sau khi Thủ Tướng đọc bản tuyên ngôn của chính phủ trước một nghị trường bi quan và thảm đạm, trong cuộc tranh luận người ta chỉ nghe tiếng những máy phát thanh của nhóm người nhận thấy mình bị bỏ rơi trong cuộc vận động chánh trị. Tình trạng tổ quốc lâm nguy, nhu cầu nỗ lực toàn dân, sự giúp sức của thế giới tự do, chỉ được nêu ra để tô điểm cho tham vọng và hiềm khích. Chỉ có Léon Blum dùng đến lời lẽ cao thượng tuy ông không được mời giữ ghế nào cả. Nhờ ông mà Paul Reynaud thắng cuộc tuy chỉ vừa đủ số phiếu. Nội Các được tính nhiệm chỉ bằng một lá phiếu đa số thuận. Sau này ông Herriot, Chủ Tịch Hạ Viện, bảo tôi : «Ấy thế mà tôi cũng không chắc là ông ta thắng».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:29:03 am

        Trước khi trở về Wangenbourg, tôi ở lại vài ngày gần Thủ Tướng ở Quai d‘ Orsay. Thời gian ấy cũng đủ cho tôi nhận thấy chế độ đã mất tinh thần đến mức nào. Trong các đảng phái, trong báo giới, trong các cơ quan hành chánh, trong các giới kinh doanh, các nghiệp đoàn, đã có những nhóm rất thế lực có ý muốn đình chỉ cuộc chiến tranh. Những người thông thạo tin tức nói ra miệng rằng đó là ý kiến của Thống Chế Pétain đại sứ ở Madrid, ở địa vị ấy ông đã biết qua nguồn tin I Pha Nho rằng người Đức sẵn sàng chấp nhận cuộc dàn xếp. Khắp nơi người ta nói rằng : «Nếu Reynaud đổ thì Laval sẽ lên cầm quyền với Pétain ở bên cạnh. Quả vậy, Thống Chế có đủ tư cách để buộc bộ chỉ huy quân sự phải chấp nhận cuộc đình chiến». Hàng ngàn truyền đơn in hình Thống Chế trên ba trang giấy với lời chú thích, trước tiên ông là tướng lãnh đã thắng cuộc Thế Chiến thứ nhất với tiêu đè : «Hôm qua, quân nhân xuất chúng...» rồi đến khi ông làm đại sứ : «Ngày nay, nhà ngoại giao đại tài !...», sau cùng ông xuất hiện như một nhân vật vĩ đại và chưa rõ rệt : «Ngày mai ?...»

        Cần phải nói, một vài giới muốn cho rằng kẻ thù là Staline chứ không phải Hitler. Họ bận tâm với phương pháp tấn công Nga, hoặc bằng cách giúp Phần Lan, hoặc oanh tạc Bakou, hoặc đồ bộ Stamboul, chứ họ không muốn tận diệt quân Đức. Nhiều người lớn tiếng ca ngợi Mussolini. Một vài người ở trong chính phủ hoạt động để thúc đẩy nước Pháp làm lành với Mussolini bằng cách nhường cho ông ta Djibouti, đất Tchad, cho ông ta dự cộng đồng chủ qnyền ở Tunisie. Về phía Cộng Sản thì họ làm om sòm để theo chính nghĩa quốc gia khi Bá Linh còn chống lại Mạc Tư Khoa, sau họ chửi bới cuộc chiến tranh «tư bản » từ khi Molotov cấu kết với Ribbentrop. Còn như đám bình dân mất hướng thì cảm thấy những người cầm đầu chính phủ không có hành động nào và không có ai có tư cách để chế ngự hoàn cảnh, họ bềnh bòng trong ngờ vực và bất chắc. đã rõ là chỉ một sự thất bại nghiêm trọng là đủ làm cho quốc dân bỡ ngỡ và kinh hoảng, tất cả sự nghiệp sẽ tiêu tan.

        Trong bầu không khí u ám ấy, Paul Reynaud cố gắng tạo uy tín. Việc này càng khó vì ông luôn luôn xung đột với Daladier : ông lên làm Thủ Tướng kế tiếp Daladier và Daladier vẫn ở lại chính phủ giữ bộ Quốc Phòng và Chiến Tranh. Tình trạng kỳ dị này . không thể thay đổi được vì đảng cấp tiến bắt buộc phải giữ lại chủ tịch của họ để họ đợi cơ hội nắm lấy chính quyền, nếu không họ sẽ lật đổ chính phủ. Mặt khác, Paul Reynaud muốn tăng thêm số phiếu quá ít ỏi của ông, ông cố gắng đánh tan thành kiến của những người ôn hòa đối với ông. Việc này rất tế nhị vì phần lớn phe hữu mong muốn hòa bình với Hitler và thỏa hiệp với Mussolini. Bởi thế cho nên phải mời Paul Baudouin vào làm phụ tá Quốc Vụ Khanh. Paul Baudouin là người rất hoạt động trong phe hữu, ông mới lập một Ủy Ban chiến tranh bèn cử Baudouin làm thư ký. Thực ra, Paul Reynauđ muốn giao cho tôi chức vụ ấy.

        Ủy Ban chiến tranh chỉ đạo cuộc chiến, để đạt mục tiêu ấy ủy ban sẽ hội họp các bộ trưởng quan trọng và các tư lệnh thủy lục không quân, như vậy ủy ban có thể đóng một vai trò then chốt. Thư Ký có nhiệm vụ sửa soạn cuộc tranh luận, tham dự các phiên họp, ghi nhận các quyết định và theo dõi sự thi hành. Nhiều việc có thể tùy thuộc cách thực thi nhiệm vụ của người thư ký. Nhưng nếu ông Paul Reynaud muốn dành chức vụ ấy cho tôi thì ông Daladier lại không chịu chấp thuận. Thủ Tướng gửi công hàm đến cho biết ý muốn của mình, Daladier trả lời thẳng : «Nếu de GauHe đến đây tôi sẽ bỏ phòng giấy này, xuống cầu thang và gọi điện thoại bảo Paul Reynaud đặt ông ta vào chõ tôi ».

        Ông Daladier không có ác cảm với cá nhân tôi. Trước đây ông đã chứng minh điều ấy khi ông lấy tư cách bộ trưởng tự tay ghi tên tôi vào danh sách thăng trật, âm mưu phe đảng đã tìm cách gạt tôi ra ngoài. Nhưng từ nhiều năm nay ông nhận trách nhiệm quốc phòng cho nên ông theo đúng hệ thống hiện hành, ông biết rằng thời cuộc biến chuyển nay mai sẽ chấm dứt tình trạng, ông đã ước lượng trước hậu quả, ông cho rằng dẫu sao thì thay đổi cũng muộn quá rồi, hơn bao giờ hết, ông bám riết lấy lập trường mà ông đã bênh vực. Nhưng đối với tôi thì tất nhiên tôi không thể nhiệm chức thư ký ủy Ban Chiến Tranh với sự chống đối của bộ trưởng Quốc Phòng, Tôi trở lại mặt trận.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:29:29 am

        Trước khi đi, tôi đến thăm tướng Gamelin, ông cho gọi tôi đến tư dinh của ông ở Vincennes. Ở đây cũng có một khung cảnh tương tự khung cảnh nhà tu, dưới trướng chỉ có ít sĩ quan, ông làm việc và suy tư, không để ý gì đến công việc thường vụ. ông để tướng Georges chỉ huy mặt trận Đông Bắc, nếu không có gì xảy ra thì mọi việc vẫn trôi chảy, nhưng nếu khởi sự giao tranh thì khó mà đứng vững được. Tướng Georges cư ngụ tại FertesousJouarre với một phần bộ tham mưu, trong khi nhiều phòng giấy khác làm việc ở Montry dưới quyền điều khiển của tướng Doumenc, tham mưu trưởng. Ngoài thực tế thì cơ quan chỉ huy tối cao bị chặt làm ha khúc. Trong cái động kín ở Vincennes, tướng Gamelin có vẻ một nhà bác học trong phòng thí nghiệm, phối hợp những phản ứng trước chiến thuật của ông.

        Trước hết, ông bảo tin cho tôi biết rằng ông muốn tăng số sư đoàn thiết giáp từ 2 lên 4 và cho tôi biết quyết định của ông trao cho tôi việc chỉ huy sư đoàn thứ 4, sư đoàn này sẽ được thành lập từ ngày 15 tháng năm. Theo cách nhìn tổng quát thì mặc dầu tôi bất mãn vì sự chậm trễ vô phương cứu vãn của chúng ta về phương diện lực lượng cơ giới, nhưng tôi cũng rất lấy làm tự hào được chỉ huy một sư đoàn với cấp bực đại tá. Tôi nói cho tướng Gamelin biết, ông chỉ trả lời tôi : «Tôi hiểu ông vui lòng. Còn như sự thắc mắc của ông, tôi thiết tưởng không có lý đo ».

        Bấy giờ vị tổng tư lệnh mới nói đến tình hình quân sự theo cách nhìn của ông. Ông đưa ra một bản đồ ghi các vị trí của địch và của ta, ông nói rằng vẫn chờ đợi cuộc tấn công sắp tới của địch. Theo dự tính của ông thì quân Đức sẽ đưa lực lượng chính vào Hòa Lan và Bỉ và nhắm vào đích Pas-de-Calais để cắt đứt liên lạc của ta với quân Anh. Nhiều dấu hiệu cho thấy địch muốn có cuộc hành quân yểm trợ hay với tính cách nghi binh về phía các xứ thuộc bán đảo Scandinavie. Chính ông, không những ông tỏ ra tin tưởng cách dụng binh và giá trị các lực lượng của ông, mà ông còn lấy làm thỏa mãn và có lẽ ông nóng lòng đợi cuộc thử thách xem sao. Nghe ông, tôi hiểu rằng miệt mài mãi một hệ thống quân sự và để hết tâm trí vào đó, rốt cuộc người ta sẽ hóa ra tin tưởng. Tôi cũng thấy rằng ông nơi theo gương thống chế Joffre ; vào giai đoạn đầu cuộc Đại Chiến thứ nhất, ông là người cộng tác trực tiếp của Joffre, rồi sau ông giúp ý kiến ; ông tin tưởng rằng ở cấp bậc ông điều cần là chấp nhận một kế hoạch nhất định nào đó rồi giữ vững ý định không để cho diễn biến thăng trăm làm lãng trí. Ông là người thông minh tuyệt vời, trí tuệ tinh vi, tự chủ cao độ, ông tin chắc rằng trong trận chiến ngày mai rốt cuộc ông sẽ thắng.

        Tôi từ giã vị tướng tài siêu việt, lòng tôn kính lẫn với cảm tưởng bực dọc, trong thâm cung của ông, ông sẵn sàng để bất thần gánh vác một trách nhiệm lớn lao, ông sẽ dốc toàn lực ra đối phó với bất cứ cái gì, theo một đề án mà tôi cho là dở quá ngán.

        Năm tuần lễ sau sấm sét bắt dầu giáng xuống. Ngày mùng 10 tháng năm, địch đã thôn tính Đan Mạch và gần trọn Na Uy, bèn khởi sự tấn công. Trong cuộc tấn công ấy lực lượng cơ giới và không quân đảm nhiệm hết, biển người cứ theo đà tấn công mà tiến tôi không cần đưa quân vào sâu. Hai cánh quân của Hoth và Kleist gồm 10 sư đoàn thiết giáp và 6 sư đoàn chiến xa tiến như vũ bão về hướng Tây. Bảy trong số 10 Sư Đoàn Nhật-nhỉ- man đó vượt qua vùng Ardennes, tiến tới Meuse chỉ trong 3 ngày. Ngày 14 họ đã qua sông Meuse ở Dinant, Givet, Monthermé, Sedan, có 1 đại đơn vị chiến xa tiếp sức và phi cơ yểm trợ, phi cơ xung kích luôn luôn đi theo, oanh tạc cơ Đức đánh phá hậu phương các đường hỏa xa, các trục lộ giao thông, làm tê liệt đường vận tải. Ngày 18 tháng năm, 7 sư đoàn Nhật Nhĩ Man đó tụ hợp lại xung quanh Saint Quentin, sẵn sàng để xông vào Ba Lê hay Dunkerque sau khi vượt qua phòng tuyến Maginot, bẻ gãy các công sự chiến đấu của ta, tiêu diệt một quân đoàn của ta. Trong thời gian ấy, 3 Sư Đoàn khác hoạt động ở Hòa Lan và Brabant ; ở đây quân đội đồng minh có các lực lượng Hòa Lan, Bỉ, Anh và hai quân đoàn Pháp. Quân Đức tung vào chiến trường này 800.000 quân gây cho chúng ta một sự bối rối khó mà trấn an được. Có thể nói rằng chỉ trong một tuần lễ số mệnh đã quyết định rồi. Trên triền dốc định mệnh đè nặng xuống nước Pháp vì một lỗi lầm trọng đại, cả quân đội, chính phủ, nước Pháp, bây giờ đang lăn tuột xuống theo một tốc độ kinh khủng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:29:52 am

        Tuy nhiên chúng ta vẫn có 3.000 chiến xa tối tân và 800 liên thanh tự động. Quân Đức đã xài hết rồi không còn gì nữa. Nhưng những binh khí ấy, như đã dự tính, đều phân phát đi các quân khu ở mặt trận. Vả chăng, người ta không chế tạo và vũ trang để thực hiện một cuộc tiến binh ồ ạt. Cả những đơn vị cơ giới lớn có tầm vóc để dự chiến cũng chỉ hoạt động lẻ tẻ. Ba đơn vị nhẹ tung ra Liège và Breda để thám sát đều phải quay về ngay và sau dàn ra để giữ một mặt trận. Sư Đoàn thiết giáp I giao cho một quân đoàn và chỉ đưa ra để phản kích ngày 10 tháng năm ở phía Tây Namur, cũng bị bao vây và tiêu diệt. Cũng ngày hôm ấy, Sư Đoàn II di chuyển bằng hỏa xa đến Hirson, đưa đến nơi thì dần dần bị tan rã trong tình trạng hỗn độn chung. Hỏm trước, ở phía Nam Sedan, Sư Đoàn III vừa mới thành lập, đã bị phân tán để xung vào các đại đội của một sư đoàn bộ binh; những mảnh vụn ấy bị sa lầy trong một trận phản kích bất thành. Nếu những đơn vị cơ giới ấy được tập hợp lại từ trước thì tuy có khuyết điểm cũng có thể giáng xuống địch những đòn chí tử. Nhưng đứng lẻ tẻ mỗi đơn vị một nơi, chỉ sáu ngày sau khi các sư đoàn thiết giáp Đức tràn vào, sư đoàn cơ giới của ta chỉ còn là những mảnh vụn. Về phần tôi, tôi chỉ tìm ra sự thật qua mẩu tin tức rời rạc, không có gì làm cho tôi nhận thấy mình đã lầm lỗi.

        Nhưng cuộc giao tranh dù có thảm bại cũng làm cho người lính bừng tỉnh. Trận đánh này cũng làm cho tôi bừng tỉnh. Ngày 11 tháng năm tôi nhận được lệnh chỉ huy Sư Đoàn 4 thiết giáp ; không làm gì có sư đoàn này, người ta đã góp nhặt những yếu tố từ những điểm rạt xa xôi giao cho tôi. Bấy giờ tôi đóng doanh trại ở Vésinet, ngày 15 tháng năm tôi được gọi về Tổng Hành Dinh để nhận đặc vụ.

        Tham mưu trưởng đã ra lệnh đó : «Tướng Doumenc cho tôi biết rằng bộ chỉ huy muốn lập một mặt trận phòng thủ tại quận Aisne và quận Ailette để chặn đường vào Ba Lê. Quân Đoàn VI của tướng Touchon gồm những đơn vị lấy bớt ở mặt trận Đông sẽ dùng để lập mặt trận ấy. Với sư đoàn của ông hoạt động một mình và ở tiền đồn vùng Laon, ông có lợi thời để thành lập. Tướng Georges, chỉ huy trưởng mặt trận Đông-Bắc để ông tự quyết định những phương tiện cần dùng. Vả chăng ông chỉ huy thuộc một mình tướng Georges và tùy thuộc trực tiếp ; thiếu tá Ghomel là sĩ quan liên lạc. »

        Tướng Georges tiếp tôi, ông bình tĩnh, thân hữu nhưng bực dọc ra mặt. Ông xác nhận những ý kiến  của tôi và nói thêm : « ông de Gaulle ! đã từ lâu nay ông có những quan niệm mà địch đã áp dụng, bây giờ là dịp đem ra thi hành ». Sau đấy các phòng làm việc gấp rút để đưa về Laon những yếu tố cần cho tôi sử dụng. Tôi nhận thấy bộ chỉ huy bị tràn ngập bởi biết bao vấn đề điều động và vận tải đặt ra trong những ngày ghê gớm kinh ngạc và đảo lộn, nhưng người ta cố gắng làm được đến nơi đến chốn. Tuy nhiên người ta cảm thấy hy vọng tiêu tan, lò xo đã gãy.

        Tôi tức tốc đến Laon, đặt hành dinh tại Bruyeres, phía đông nam thành phố và đi quan sát

        các nơi. Quân Pháp trong vùng này chỉ có một vài yếu tố rời rạc thuộc Sư Đoàn 3 Kỵ binh, một dúm người trấn giữ thành Laon và đội Pháo Binh thứ 4 tự trị, có nhiệm vụ sử dụng khí giới hóa học nếu cần, cũng là ngẫu nhiên mà người ta để quên loại khí giới này ở đây. Tôi xung dụng đội quân ấy, họ là những người gan dạ chỉ có súng mút cơ tông ; tôi dàn quân ra dọc theo kinh Sissonne, để giữ an ninh. Ngay tối hôm ấy, các đợi tuần tiễu địch đã thấm nhập tận nơi.

        Ngày 16, được một phần bộ tham mưu tới nơi, tôi đưa quân ra thảm sát và thâu lượm tin tức. Cảm tưởng của tôi là đại quân Đức đã từ vùng Ardennes tràn sang bằng ngả Rocroi và Mézières, bây giờ họ không tiến xuống phía Nam mà tiến về phía Tây để chiếm Saint-Quentin, sườn bên trái được bảo vệ bằng những đội quân trắc vệ đưa xuống phía nam hạt Sarre. Trên khắp các ngả đường từ phía Bắc đổ xuống đều tràn ngập những đoàn người tị nạn. Tôi cũng thấy nhiều quân nhân bị tước khí giới. Họ thuộc các bộ đội mấy ngày trước đây đã bị các Sư Đoàn Nhật Nhĩ Man đánh tan nát : trong khi thua chạy họ bị các bộ đội cơ giới của địch đuổi kịp, địch ra lệnh cho họ phải bỏ súng ống chạy về phái Nam để khỏi làm nghẽn đường đi. Địch nói cho họ biết ; «chúng tôi không có thời giờ bắt các anh làm tù binh ! »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:30:18 am

        Tôi nổi cơn tức giận khôn cùng khi thấy dân chúng rối loạn, quân lính tan vỡ, khi nghe địch đưa ra nhũng lời khinh mạn láo xược. À ! Thật là tồi tệ ! Cuộc chiến khởi sự một cách quá tồi tệ. Như vậy mình còn phải đánh nhiều. Trên thế giới này cỏn nhiều đất đứng. Nếu tôi còn sống tôi sẽ còn đảnh bất cứ ở đâu, bất cứ trong bao lâu, cho đến khi địch không còn mảnh giáp để rửa nhục cho tổ quốc. Những việc tôi có thể làm sau này tôi đã quyết định ngay từ ngày hôm ấy.

        Để bắt đầu tôi sẽ khởi thế công ngay từ sáng mai với những lực lượng đã nhận được, mặc dầu lực lượng ấy thế nào. Tiến về phía đông bắc độ 20 cây số, tôi rán sức tiến tới Serre, Montcornet ; các lộ giao thông về Saint - Quentin, Laon, Reims, đều đi qua đây. Như vậy, tôi cắt con đường thứ nhất địch có thể dùng để tiến về phía Tây, và ngăn cản hai đường khác địch có thể dùng để đánh thẳng vào mặt tiền Quân Đoàn VI. Bình minh ngày 17 tháng năm tôi nhận được 3 đội chiến xa : một, loại B (Đại Đội 46), thêm một liên đội loại Đ2 của bán Lữ Đoàn 6 ; hai loại khác thuộc loại Renault 35 (Đại Đội 2 và 24) của bán Lữ Đoàn 8. Trời vừa hửng sáng, tôi tung ra ngay chiến trường. Các đội chiến xa đè bẹp địch trên đường tràn lan và tiến vào Montcornet. Cho đến tối, họ đánh ở ven biển và ở phía trong thị trấn, phá vỡ nhiều ổ khảng cự và dùng đại bác ngăn chặn các đoàn xe Đức đang tìm cách đi qua. Nhưng lực lượng địch ở Serre rất mạnh. Dĩ nhiên, không có yểm trợ, chiến xa của ta không thể vượt qua được cửa ải này.

        Trong ngày hôm ấy, Đại Đội 4 khinh binh đến nơi. Vừa đến nơi tôi dùng ngay để nghiền nốt một đội tiền quân địch ở Chivres, họ nấp kín đợi quân ta đi qua rồi mới đổ ra đánh. Chỉ trong chốc lát đã dẹp xong. Nhưng từ mạn bắc thị trấn Serre pháo binh Đức bắn ra rát lắm. Pháo binh của ta chưa xếp đặt xong. Suốt buổi chiều phi cơ Stukas địch luôn luôn từ trên trời nhào xuống oanh kích chiến xa và cam nhông của ta. Chúng ta không có gì trả đũa. Sau hết, các bộ đội cơ giới Đức mỗi lúc thêm nhiều, đột kích hậu quân của chúng ta. Chúng tôi là những đứa con bị bỏ rơi cách xa Aisne 30 cây số, phải chấm dứt một tình trạng phiêu lưu như vậy.

        Đến đêm, tôi đặt Chi Đoàn 10 thiết giáp trinh sát ở sát nách địch, Chi Đoàn này mới đến nơi; tôi đưa chiến xa và khinh binh về Chivres. Trên chiến địa có hàng trăm quân Đức tử nạn và nhiều cam nhông địch bị đốt cháy. Chúng ta bắt được 130 tù binh. Chủng ta không tổn thất đến 200 người. Ở hậu phương, trên các ngả đường, không thấy có người chạy nạn nữa. Còn có một số người quay trở về. Bởi vì đã có tiếng đồn trong hàng ngũ không mấy vui vẻ của ta rằng quân ta đã tiến.

        Bây giờ thì không cần hoạt động ở Đông Bắc nữa mà phải hoạt động ở Bắc Laon vì những lực lượng địch quan trọng từ Marie tiến sang Tây, hướng về La Fère dọc theo sông Serre. Đồng thời quân trắc vệ Đức bắt đầu tỏa xuống phía nam và đe doạ Ailette. Sư Đoàn 4 thiết giáp suốt đêm 18 rạng ngày 19 tháng năm dàn quân ra các trục lộ bắc Laon. Đồng thời, tôi nhận được viện binh : Chi Đoàn 3 thiết giáp gồm 2 trung đoàn chiến xa Somua và Chi Đoàn 322 Pháo Binh có 2 đội đại pháo 75. Ngoài ra tướng Petiet, chỉ huy Sư Đoàn 3 khinh kỵ binh, đã hứa giúp yểm trợ Laon bắng đại bác.

        Hẳn là trong sổ 150 chiến xa của tôi bây giờ chỉ có 30 chiếc loại B và trang bị súng 75 ly, độ 40 chiếc loại D2 hay hiện Samua với đại bác nhỏ 47 ly, còn thì loại Renault 35 chỉ có đại bác nhỏ 37 ly, tằm ích dụng 600 thước. Hẳn là đối với loại Samua, mỗi xe chỉ có một xa trưởng chưa từng bắn súng đại bác bao giờ và một người tài xế chưa từng lái xe quá 4 giờ đồng hồ. Hẳn là sư đoàn chỉ có một đại đội bộ binh chở bằng xe buýt và như vậy rất dễ bị đánh trong lúc di chuyển. Hẳn là pháo binh gồm những bộ đội chở đến bằng nhiều đợt và nhiều sĩ quan ra mặt trận mới biết mặt binh lính của mình. Hẳn là đối với chúng tôi không làm gì có hệ thống VTĐ, tôi chỉ có thể ra lệnh bằng cách sai người đi mô tô đến liên lạc với cấp dưới, nhất là đến thăm họ. Hẳn là các đơn vị thiếu nhiều phương tiện chuyên chở, bảo trì, tiếp tế bình thường phải có. Nhưng một toàn bộ thành lập theo ngẫu hứng như vậy đã cho thấy một cảm tưởng hăng say chiến đấu. Nào đứng lên ! Còn nước còn tát.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:31:02 am

        Ngày 19, lên đường từ bình minh ! Các chiến xa trong sư đoàn nhắm vào những mục tiêu liên tiếp : Crésy, Mortiers và Pouilly. Họ phải tiến tới cầu và cắt đường địch không cho vào La Fèíe. Pháo binh đi theo họ. Bên phải, chi đoàn trinh sát và đại đội khinh binh bảo vệ họ trên sông Barantpn, một toán tầm thám khác tiến về Marie. Buổi sáng, mọi việc đều trôi chảy. Chúng tôi tiến vào Serre sau khi đánh đuổi những yếu lố thẩm nhập vào vùng này. Nhưng địch đứng vững ở vị trí phía Bắc con sông. Họ giữ vững các lộ và phá hủy các chiến xa lảng vảng tới gần. Đại pháo của họ nã đâu vào ấy. Chúng tôi đụng độ với những đon vị lớn của địch đang tràn vào Saint - Quentin. Muốn qua sông và đưa chiến xa lên chúng tôi cần phải có bộ binh và đại pháo mạnh hơn, nhưng chúng tôi không có. Trong những giờ phút khó khăn ấy tôi không khỏi nghĩ đến quân cơ giới vẫn mơ tưởng bấy nay. Nếu hôm ấy có quân cơ giới bất thần kéo đến Guise thì các Sư Đoàn Nhật Nhĩ Man sẽ bị chặn đứng ngay, hậu quân của họ sẽ rối loạn, Bắc quân của ta sẽ có thể liên lạc được với Trung quân và Đông quân.

        Nhưng ở phía Bắc Laon chúng ta chỉ có những phương tiện nghèo nàn. Bởi thế cho nên quân Đức tiến qua được vùng Serre. Hôm qua họ đã lấy được Montcornet sau khi chúng ta rút lui. Từ buổi trưa, họ lấy Marie. Với một số lớn thiết giáp, súng tự động, mọt chê chở bằng xe hơi, bộ binh chở bằng chiến xa, họ đánh cánh phải của ta ở Chambry. Bây giờ phi cơ Stukas xuất hiện ! Họ oanh kích chúng ta cho tới đêm, đáng sợ cho xe của ta không thể ra khỏi mặt đường và cho những cỗ trọng pháo để trần, vào lúc quá trưa, tướng Georges ra lệnh cho tôi không nên tiếp tục nữa. Quân Đoàn VI đã dàn trận xong, sư đoàn của tôi phải đưa ngay đi dùng vào việc khác. Tôi định cầm chân địch một ngày nữa bằng cách trong đêm ấy tập hợp lại xung quanh vùng Vorges để đánh vào sườn địch nếu họ từ Laon tiến tới Reims và Sois- sons ; ngày hôm sau mới trở lại Aisne.

        Cuộc chuyển quân rất có thứ tự tuy rằng ở đâu địch cũng tìm cách đụng độ với chúng ta. Trong đêm, không ngừng có những trận du kích lối vào các đồn trại. Ngày 20 tháng năm Sư Đoàn 4 thiết giáp tiến về Braine và Fismes giữa đất địch họ có mặt ở suốt dọc đường, lập nhiều điểm tựa và đánh chúng ta bằng nhiều xe thiết giáp. Nhờ có chiến xa tảo thanh đường đi và hai bên lề, chúng tôi về được Aisne không xảy ra việc gì quan trọng. Tuy nhiên, ở Festieux, Chi Đoàn 10 thiết giáp trinh sát, đi hậu tập với một đại đội chiến xa, đã phải khó nhọc mới đi thoát ; trên đồi Craonne, xe lửa của sư đoàn bị tấn công mãnh liệt, đã phải để lại tại chỗ nhiều cam nhông bốc cháy.

        Trong khi Sư Đoàn 4 thiết giáp hoạt động ở Laon, tại phía cực Bắc tình hỉnh biến chuyển nhanh chóng theo việc tiến quân của các Sư Đoàn Nhật- nhĩ-man. Bộ chỉ huy Đức quyết định thanh toán quân đội đồng minh ở phía Bắc trước khi đánh vào Trung Tâm và phía Đông ; Họ đưa lực lượng cơ giới vào Dunkerque. Các lực lượmg này khởi sự tiến quân từ Saint-Quentin, chia làm hai cánh ; tiến thẳng đến mục tiêu bằng ngả Cambrai và Douai, cánh kia tiến dọc bờ biển qua Etaples và Boulogne. Trong khi ấy thì hai sư đoàn Nhật-nhĩ-man chiếm Amiens và Abbeville và đặt ở phía Nam sông Somme nhiều đầu cầu để sau này sẽ dùng. Về phía Đồng Minh, tối ngày 20 tháng năm quân đội Hòa Lan biến mất, quân đội Bỉ lùi về phía Tây, quân đội Anh và Quân Đoàn I Pháp bị cắt đứt liên lạc với Pháp.

        Hẳn là bộ chỉ huy Pháp muốn lập lại liên lạc giữa hai khúc bằng cách đưa những quân đoàn phía Bắc tiến từ Arras tôi Amiens, mặt khác đưa tả quân của Trung Ương tiến từ Amiens đến Arras. Tướng Gamelin đã đưa ra kế hoạch ấy ngày 19. Ngày 20, tướng Gamelin lên đường sang Bỉ, tướng Weygand thay thế vẫn giữ nguyên quan điểm của ông. Trên lý thuyết thì kế hoạch này hữu lý. Nhưng muốn thực hiện thì bộ chỉ huy phải giữ được hy vọng và ý muốn chiến đấu. Nhưng cả một hệ thống chủ thuyết và tổ chức được các tướng lãnh của ta yêu chuộng đã sụp đổ, họ không còn nghị lực nữa. Một thứ tê liệt tinh thần bất thần làm cho họ ngờ vực bất cứ cái gì, nhất là họ ngờ vực chính mình. Từ đấy bắt đầu xuất hiện những mãnh lực ly tâm. Vua Bỉ chẳng bao lâu nghĩ đến việc đầu hàng ; Lord Gort nghĩ đến việc lên tầu về, tướng Weygand nghĩ đến cuộc đình chiến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:31:20 am

        Trong cơn nguy biến sự chỉ huy không còn, nhưng Sư Boàn 4 thiết giáp vẫn tiếp về phía Tây. Trước tiên vấn đề là đưa sư đoàn này vượt qua sông Somme để dẫn đầu cuộc tấn công dự định ở phía Bắc. Nhưng sau ý kiến ấy bị loại bỏ. Sau đấy người ta định dùng để hợp với những lực lượng khác, dồn quân Đức đã vượt qua sông Somme về Amiens. Nhưng rồi người ta bỏ ý định và chỉ lấy của Sư Đoàn 4 một đại đội chiến xa. Sau chót, đêm 26 rạng ngày 27 tháng năm, vị chỉ huy sư đoàn — được thăng tướng từ hôm trước — nhận được lệnh của tướng Robert Altmayer, tư lệnh Quân Đoàn X gồm các lực lượng đưa vội vã đến phía Nam Som- me ; sư đoàn được lệnh tiến ngay vào Abbeville công kích địch, vì địch đã lập một đầu cầu chắc ở phía nam tỉnh này.

        Lúc ấy sư đoàn đóng ở xung quanh Grand - Villiers. Lên đường ngày 22 tháng năm, qua các nơi Fismes, Soissons, Villers - Coíterets, Compiè- gne, Montdiđưer, Beauyais, họ tiến được 180 cây số trong 5 ngày. Người ta có thể nói rằng từ ngày thành lập ở Montcornet sư đoàn này không ngừng đánh và đi. Chiến xa mệt mỏi, phải đế lại đến 30 chiếc ở dọc đường. May mà nhiều lực lượng bổ túc quý giá đã theo kịp chúng tôi ở giữa đường ; một đại đội chiến xa B (Đại Đội 47), một đại đội loại D2 (Đại Đội 19) có chiến xa 20 tấn mà trước đấy ở Amiens tôi đã phải đưa đi nơi khác, Đại Bội 7 ; một đội trọng pháo 105 ; một đội phòng không, năm đội súng 47 chống chiến xa. Ngoại trừ Đại Đội D2, còn thì các đơn vị ấy đều được thành lập tùy ngẫu hứng. Nhưng ngay từ khi đến nơi họ cũng lây cái không khí hăng hái bao trùm sư đoàn. Sau hết, tôi được sử dụng Chi Đoàn 22 bộ binh thuộc địa và pháo binh của Sư Đoàn 2 kỵ binh, để thực hiện cuộc hành quân. Tất cả có 140 chiến xa trong tình trạng tốt và 6 đại đội bộ binh, có 6 đội trọng pháo yểm trợ, sẽ tấn công phía Nam của đầu cầu Đức.

        Tôi quyết định tấn công ngay tối hôm ấy. Vì phi cơ địch không ngừng đó xét chúng ta và chúng ta chỉ có cơ may đánh úp nếu đánh ngay lập tức, Thực ra quân Đức chờ đợi ta, họ chắc như bàn thạch. Từ một tuần lễ nay, họ đóng ở Huppy về phía Tây, Bray-les-Mareuil trên bờ sông Somme về phía Đông, các khu rừng Limeux và Bailleul ở giữa hai làng ấy. Ở phía sau họ đã tổ chức công sự chiến đấu ở các làng Bienfay, Villers, Huchennevil- lẹ, Mareuil. Sau hết, núi Cauhert cũng ở bờ sông Somme, bên ấy là địa điểm trấn giữ Abbeville và các cầu vào tỉnh, họ dùng làm căn cứ phòng thủ. Ba phòng tuyến liên tiếp ấy là ba mục tiêu mà tôi đã ấn định cho sư đoàn phải đoạt được.

        Cuộc tấn công bắt đầu hồi 18 giờ ; Bán Lữ Đoàn 6, chiến xa nặng với Đại Đọi 4 khinh binh, tiến vào Huppy, Bán Lữ Đoàn 8, chiến xa nhẹ với Đại Đội 22 thuộc địa tiến vào rừng Limeux vả Bailleul, Thiết Đoàn 3, chiến xa cỡ trung với Đại Đội 7 Rồng tiến vào Bray. Đại pháo yểm trợ lực lượng chính giữa. Đến đêm thì lấy được mục tiêu thứ nhất. Tàn quân Đức trong làngHuppy đầu hàng. Gần Limeux chúng tôi bắt được nhiều giàn súng chống chiến xa và tìm được nhiều xác xe tăng của lữ đoàn cơ giới Anh bị phá hủy mấy ngày trước đây.

        Trước khi bình minh ló dạng chúng tôi đã ra đi rồi. Cánh tả phải lấy được Moyenneville và Bienfay, cánh giữa lấy Huchenneville và Villers, cánh hữu lấy Mareuil. Mục tiêu chính là cắt hậu quân địch bằng hoạt động của chiến xa B đi xéo từ Tây sang Đông. Mục tiêu cuối cùng cho tất cả mọi người là chiếm núi Gaubert. Một ngày chiến đấu thật gian lao. Địch có thêm quân cố thủ giữ vững. Đại pháo của họ dàn ra trên bờ sông Somme bắn rát quá. Dàn pháo khác trên núi Caubert bắn xuống cũng làm chúng tôi tổn thất. Đến tối thì tiến chiếm được mục tiên. Chỉ có Caubert vẫn trong tay địch. Trên chiến địa xác chết cả hai bên nằm ngổn ngang. Chiến xa của ta tổn thất nặng. Chỉ còn độ 100 chiếc hoạt động được. Nhưng bầu không khí chiến thắng đã nổi lên trong hàng ngũ ba quân. Ai nấy đầu ngẩng cao. Người bị thương cũng mĩm cười. Đại pháo nồ rền. Trước mặt, chúng ta đã dàn thành mặt trận quy mô, quân Đúc phải lùi.

        Trong cuốn sách Abbeville kể lại chiến sự của sư đoàn Đlumm Đức giữ đầu cầu, thiếu tá Gehring đã viết mấy tuần lễ sau :

        « Ngày 28 tháng năm đã xảy ra chuyện gì cho toàn thể khu vực này ?

         Địch đã đánh ta bằng những lực lượng thiết giáp mạnh mẽ. Các đơn vị chống chiến xa của ta đã chiến đấu anh dũng. Nhưng hỏa lực kém hiệu năng nhiều vì thiết giáp của địch phẩm chất tốt lắm. Địch đã dùng chiến xa chọc thủng phòng tuyến từ Huppy đến Caumont lực lượng chống chiến xa của chúng ta bị tiêu hủy, bộ binh phải rút lui khỏi chiến địa...

         Trong khi tin túc dáng ngại đổ đến bộ tham mưu sư đoàn và pháo binh Pháp tấn công liên hồi. không có cách gì liên lạc với một bộ đội nào ngoài mặt trận, tướng chỉ huy sư đoàn phải thân hành tiến ra... Ông gặp đội quân bại trận, bèn tập hợp lại, xếp đặt có thứ tự và đưa về căn cứ phòng thủ cách phòng tuyến thứ nhất vài cây số...

        « Nhưng binh sĩ của chúng ta đã hoảng SỌ’ bóng vía chiếu xa địch... Tổn thất nặng nề... có thể nói rằng không có người nào không mất một người bạn thân... »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:31:43 am

        Nhưng quân Đức đã nhận được viện binh. Trong đêm 27 rạng 28 họ thay thế được hết các đơn vị tại mặt trận. Số xác chết và tù binh chứng minh điều ấy. Trong đêm 28 rạng ngày 29 lại thay thế chuyến nữa. Như vậy chúng tôi vẫn đương đầu với những toán quân còn nguyên vẹn vào ngày thứ ba cũng như ngày thứ hai, Bên chúng tôi thì không có gì thay đổi. Tuy nhiên, chỉ cần chẳng bao nhiêu viện binh cũng có thể đem lại toàn thắng. Mặc kệ ! Ngày 29 tháng năm, chúng ta sẽ chiến đấu một chuyến nữa trong tình trạng thiếu thốn hiện thời.

        Ngày hôm ấy chúng tôi tấn công Caubert. Lực lượng chính dồn vào sườn núi tuyết phía Tây. Các chiến xa cuối cùng loại B sẽ khởi hành từ Moyenneville và Bienfay, cả những chiến xa Sơmuas đưa từ phải sang trái cũng vậy. Theo sau là đại đội khinh binh chỉ còn một nửa, chi đoàn trinh sát hụt mất hai phần ba và một đại đội Rồng. Số chiến xa Renault và Chi Đoàn 22 thuộc địa sẽ khởi hành từ Yillers. Để giúp đỡ tôi, tướng Altmayer đã chỉ thị cho Sư đoàn 5 Khinh kỵ binh đóng theo dọc sông Somme ở hạ lưu đầu cầu, đưa cánh hữu đến tận Cambron. Nhưng sư đoàn này không thể tiến lên được. Ông đã xin không quân oanh kích các ngõ ra của tỉnh Abbeville, nhưng phi cơ đã đem đi nơi khác rồi.

        17 giờ, khai hỏa. Triền núi bị ta chiếm nhưng địch vẫn giữ được ngọn núi. Đến đêm, quân Đức có pháo binh hùng hậu trở lại đánh các làng Moyenneville và Bienfay nhưng không lấy được.

        Ngày 30 tháng năm Sư Đoàn 51 Tô Cách Lan đến thay thế Sư Đoàn 4 thiết giáp ; sư đoàn này mới sang Pháp đầy nhuệ khí. Sư Đoàn 4 tập hợp lại gần Beauyais. Cùng dự chiến với tôi có các đại tá : Suđre, Simon, Franẹois, chỉ huy chiến xa ; de Ham, chỉ huy chi đoàn trinh sát ; Bertrand, khinh binh ; Le Tacon, Thuộc địa, de Longuemare, Rồng; Chaudesolle và Anselme, pháo binh ; Chomel, bộ tham mưu. Chúng tôi không thể thanh toán được đầu cầu Abbeville, tuy địch đã tồn thất đến ba phần tư. Cứ như bây giờ thì địch không thể làm gì được, trừ khi chiếm lại đầu cầu. Ta tồn thất nặng nề nhưng không bằng dịch. Chủng ta bắt được 500 tù binh, thêm vào số bắt được ở Montcornet, và thu được một số lớn vũ khí và vật liệu.

        Than ôi ! Trên chiến trường Pháp, ta lấy được chỗ nào khác dải đất sâu 14 cây số này không ? Ta còn nhùng thắng lợi nào ngoài số phi cơ bắn rơi trên phòng tuyến của ta và số quân Đức bắt làm tù binh ? Chúng tôi chỉ có một sư đoàn quèn, yếu ớt và thiếu quân, ngẫu nhiên thành lập và chỉ hoạt động lẻ loi, mà đã làm nên công trạng như vậy, kết quả sẽ rực rỡ biết bao nếu có một đạo quân thiết giáp ưu tú? Vả chăng những yếu tố một đạo quân như vậy đã có hẳn hoi nhưng đã bị tản mác khắp nơi và trở thành vô dụng. Nếu chính phủ giữ được vai trò của mình, nếu chính phủ kịp thời hướng hệ thống quân đội về hoạt động tấn công chứ không ngưng đọng trong thế phòng thủ ; nếu cấp chỉ huy biết tạo lấy công cụ xung kích và tấn

        công đã bao lần đề nghị với chính phủ và bộ chỉ huy ; thì quân đội của chúng ta còn có cơ may cứu vãn tình thế và nước Pháp lấy lại được linh hồn của nước Pháp.

        Nhưng đến ngày 30 tháng năm thì chúng ta đã làm vào thế bại trận rồi. Cách đấy một hôm quốc vương Bỉ và quân đội Bỉ đã đầu hàng. Tại Dunkerque, quân đội Anh bắt đầu rút về. Tàn quân Pháp ở phía Bắc cùng tính chuyện rút lui, cuộc lui binh thật là tệ hại. Trước đấy ít lâu địch đưa xuống phía Nam đợt tấn công thứ hai, họ chỉ phải đối phó với một lực lượng đã tổn thất một phần ba và hơn bao giờ hết không có phương tiện chống lại lực lượng cơ giới của họ.

        Bấy giờ tôi đóng doanh trại ở Picardie, ngồi trong doanh trại tôi biết rằng không còn ảo tưởng gì nữa. Nhưng tôi vẫn giữ niềm hy vọng. Nếu rốt cuộc không thể cải thiện tình hình ở chánh quốc thì phải tạo lấy một vị thế ở ngoài. Ta còn có Đế Quốc, ta còn có thể trông mong Đế Quốc. Ta còn hạm đội, hạm đội có thể phòng vệ được Đế Quốc. Dân tộc ta còn đó, tuy chịu nạn xâm lăng nhưng chúng ta có thể khởi động cuộc kháng chiến, và đây sẽ là cơ hội ghê gớm để thực hiện sự thống nhất. Thế giới còn đó, người ta có thể cung cấp khí giới cho chúng ta và sau này có thể giúp chúng ta những lực lượng hùng hậu. Một câu hỏi nổi bật lên trên hết : Mai sau dù có thể nào, các cơ quan công quyền có giữ được cho chính phủ vẹn toàn không bị xúc phạm chăng ? có giữ được độc lập và cứu vãn được tương lai chàng ? Hay là họ sẽ đưa tất cả vào tình trạng kinh hoảng và sụp đổ ?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:32:02 am
     
        Về phương diện ấy, tôi đã thấy trước rằng nhiều điều sẽ tùy thuộc thải độ chỉ huy. Nếu người chỉ huy không chịu hạ cờ khi nào «Chưa dùng hết phương tiện mà bổn phận và danh dự bắt buộc người ta phải áp dụng» theo cách nói của quân kỷ, nói tóm lại, chung cục nếu người ta chấp nhận giải pháp Phi Châu, thì trong cơn nguy biến chính phủ vẫn có phù tiêu để bám víu. Trái lại, nếu cấp chỉ huy đưa chính quyền bấp bênh đến chỗ đầu hàng thì họ sẽ tạo ra lý do đế hạ nhục nước Pháp !

        Những ý nghĩ ấy làm tôi điên đầu khi tôi đến gặp tướng Weygand ngày mùng 1 tháng sáu, theo giấy triệu tập của ông. Vị tổng tư lệnh tiếp tôi tại dinh Montry, Như thường lệ, ông để lộ tài diễn ý sáng sủa và giọng nói giản dị, riêng của ông. Trước tiên, ông khen ngợi tôi về cuộc hành quân Abbeville mà ông đã gửi cho một biểu chương tán dương nhiệt liệt. Sau ông hỏi ý kiến tôi về việc sử dụng lối 1.200 chiến xa tân kỳ hiện có.

        Tôi cho vị nguyên soái biết rằng theo tôi thì những chiến xa ấy nên phân ra ngay làm hai đoàn : đoàn chính để ở Bắc Ba Lê, đoàn kia ở phía Nam Reims, phần còn lại của những sư đoàn CO' giới sẽ dùng làm nòng cốt. Để chỉ huy đoàn thú nhất, tôi đề nghị tướng Delestraint, thanh tra chiến xa. Phụ thuộc vào các đoàn chiến xa này sẽ có hai hay ba sư đoàn bộ binh có đủ phương tiện chuyên chở và đại pháo kép. Như vậy, sẽ có một phương tiện bất đắc dĩ để đánh vào sườn một đạo quân cơ giới Đức khi họ bẻ gãy phòng tuyến của ta mà tiến, dù sao thì chiều ngang cũng bị rời rạc và đạo quân bị kéo dài ra theo chiều sâu. Tướng Weygand ghi nhận đề nghị của tôi. Sau đấy ông nói đến chiến trường.

        Ông nói: «Đến mùng 6 tháng sáu tôi sẽ bị công kích ở Somme và Aisne. Tôi sẽ phải cầm cự với một số sư đoàn Đức hơn hai lần số của ta. Nghĩa là chúng ta không có triển vọng. Nếu tình hình không biến chuyển mau chóng quá, nếu tôi kịp thời tập hợp lại được các bộ đội Pháp thoát khỏi Dunkerque, nếu tôi có binh khí võ trang cho họ, nếu quân Anh trở lại chiến trường sau khi tái võ trang, nêu Không Lực Hoàng Gia nhận bay sâu vào lục địa dự chiến, thì như vậy chúng ta còn có CO' may». Ông lắc đầu và nói thêm : «Nếu không !...»

        Thế là tôi biết ý nghĩ của ông. Tôi từ giã tướng Weygand, tâm hồn nặng trĩu.

        Bất thần, một trách nhiệm tầy trời đè nặng xuống hai vai ông tuy ông không phải là người gánh vác được giang san. Ngày 20 tháng năm, khi ông lên nắm quyền chỉ huy tối cao thì bấy giờ đã quá trễ không thể thắng được trên chiến trường Pháp nữa rồi. Có thể nghĩ rằng tướng Weygand kinh ngạc mà nhận thấy như vậy. Vì chưa bao giờ ông nghĩ đến khả năng thật sự của lực lượng CO' giới ; hậu quả lớn lao và bất thần gây ra vì những trận đánh của địch làm cho ông kinh hoảng. Muốn đương đầu với thảm họa này, ông cần phải đổi mới cả con người ông ; ông cần phải một sớm một chiều dứt đoạn với những quan niệm và nhịp độ những phương pháp không phù hợp với sự việc ngày nay; ông cần phải bỏ ý niệm chiến thuật trong phạm vi chật hẹp chánh quốc; ông cần phải ném trả lại họ món khí giới giết người họ tung ra để giết mình ; ông phải dùng đến những ưu thế của ta như địa thế mông mênh, tài nguyên hùng hậu, tốc lực nhanh chóng, và phải cố gắng tìm đồng minh, sử dụng đất đai ở xa, sử dụng đường biển, ông không phải là người cáng đáng được rhững công việc ấy, vì tuổi tác, vì phong thái suy tư của ông, nhất là vì tính tình của ông.

        Quả vậy, theo bản chất ông, ông là một người phụ tá đắc lực. Với tư cách ấy ông đã giúp Thống Chế Foch một cách đắc lực. Năm 1920 ông đã gọi y cho Pilsưđski chấp nhận một kế hoạch cứu vãn được nước Ba Lan. Với tư cách Tổng Tham Mưu Trưởng ông đã dùng thông minh và can đảm để bênh vực quyền lợi sinh tử của quân đội trước mặt các bộ trưởng. Nhưng, nếu khả năng cần cho công việc tham mưu không hề mâu thuẫn với khả năng cần cho việc chỉ huy, thì hai loại khả năng ấy cũng không thể lẫn lộn với nhau được. Weygand không có thiên tư và cũng không được sửa soạn để tự mình đảm nhận lấy công việc, muốn cho sự nghiệp chỉ ghi có vết tích của mình, muốn một mình đối phó với vận mệnh ; đó là chí nhiệt tình khắc khổ và riêng biệt của người chỉ huy. Người ta có tâm trạng như vậy vì có khuynh hướng riêng hay vì điều kiện hoàn cảnh sống ; đối với Weygand thì suốt đời binh nghiệp của ông, ông chưa hề giữ một nhiệm vụ chỉ huy bao giờ. Ông chưa từng đứng đầu một chi đoàn, một lữ đoàn, một sư đoàn hay một quân đoàn nào. Lịch sử quân đội của chúng ta cho biết rằng người ta chọn lấy sự nguy hiểm nhất không phải vì người ta biết mình có khả năng mà vì người ta lấy cớ rằng « nó là một lá cờ »; đây là một lỗi lầm — thường xảy ra trên chính trường của chúng ta — mà người ta gọi là sự dễ dãi.

        Ít ra, khi thấy tướng Weygand không phải là người ngồi vào địa vị ấy thì người ta phải mời ông xuống, hoặc chính ông xin từ chúc, hoặc chính phủ tự ý quyết định thay thế ông. Nhưng người ta chẳng làm gì cả. Từ đấy vị đại nguyên soái của ta bị thời cuộc lôi cuốn đi và ông cũng không muốn làm chủ tình thế nữa, ông tìm lối thoát ở ngay trong tầm tay ông, đó là sự đầu hàng. Nhưng vì ông không muốn nhận lấy trách nhiệm, hoạt động của ông nhắm vào mục đích lôi cuốn chính phủ theo ông. Ông được Thống Chế Pétain trợ giúp, thống chế đòi hỏi giải pháp đầu hàng Vì những lý do khác. Chế độ không tin tưởng và không sức lực đã lựa chọn con đường thoái bộ. Như vậy nước Pháp không những phải trả nợ một cuộc đình chiến quân sự tai hại, mà còn phải trả nợ cuộc nô lệ hóa chánh phủ. Đứng trước những tai biến lớn, chỉ có sự hùng mạnh mới cứu vãn được tình thế, điều này rất đúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:55:06 am
     
SUY VONG

        Trong đêm mùng 5 rạng ngày mùng 6 tháng sáu, ông Paul Reynaud cải tổ chính phủ, đưa tôi vào làm thứ trưởng bộ Quốc Phòng. Tin này được Tướng Delestraint báo cho tôi biết vào buổi sáng, ông đã nghe được trên đài phát thanh. Một lát sau có công điện đưa đến xác nhận tin trên. Tôi từ giã sư đoàn, vội vàng trở về Ba Lê.

        Đến đường Saint - Dominique, tôi gặp Thủ Tướng. Cũng như thường lệ, ông là người tự chủ, nhanh nhẹn, sắc bén, sẵn sàng nghe và cũng quyết đoán mau mắn. Ông giải thích cho tôi nghe tại sao mấy ngày trước đây ông tưởng như phải đưa thống chế Pétain về nội các của ông, vì cả ông lẫn tôi đều không lạ gì Thống chế làm tấm bình phong để cho những người muốn đình chiến nấp đằng sau. Paul Reynaud nói : « Chẳng thà giữ được ông ở trong còn hơn ở ngoài ».

        Tôi trả lời : « Tôi vẫn lo ông đã đổi ý. Nhất là bây giờ tình hình biến chuyền rất nhanh mà tinh thần chủ bại có thể trùm lên trên hết. Giữa lực lượng của ta và của địch sự chênh lệch quả phũ phàng thậm chí, nếu không có phép lạ thì chúng ta không còn chút hy vọng nào thắng địch tại chánh quốc, mà cũng không thể phục hồi ở đây được nữa. Vả chăng bộ chỉ huy mất tinh thần vì kinh ngạc không thế hồi tĩnh được. Sau hết, ông biết rõ hơn ai hết rằng bầu không khí thoái bộ đã hao trùm chính phủ. Thống chế và những người thúc đẩy ông từ đây sẽ gặp vận may. Nhưng nếu chúng ta thua trận 1940, chúng ta vẫn có thể thắng trận khác. Tuy không khước từ ý định chiến đấu trên lãnh thổ Âu Châu trong bao lâu nếu còn cần thiết, nhưng chúng ta phải quyết định và sửa soạn tiếp tục cuộc chiến ở lãnh thổ Đế Quốc. Như vậy, cần phải có một chính sách thích hợp : chuyên chở phương tiện đến Bắc Phi, lựa chọn người có tài để chỉ huy các cuộc hành quân, giữ liên lạc mật thiết với người Anh, mặc dầu chúng ta có lý do để bất bình họ đến mức nào. Tôi đề nghị ông chỉ cho biện pháp để thực hiện».

        Ông Paul Reynauđ đồng ý và nói thêm : «Tôi yêu cầu ông sang Luân Đôn ngay. Trong những cuộc tiếp xúc với chính phủ Anh ngày 20 và 31 tháng năm, tôi đã để cho họ có cảm tưởng rằng chúng ta không loại bỏ một viễn tượng đình chiến. Nhưng bây giờ thì trái lại, ta phải thuyết phục người Anh để họ tin rằng chúng ta sẽ cầm cự, mặc dầu phải sang hải ngoại, mặc dầu chiến tranh xoay ra thế nào. Ông sẽ gặp ông Churchill và cho ông ta biết rằng, việc cái tổ nội các của tôi và sự hiện diện của ông bên cạnh tôi, là dấu hiệu chúng ta đã cả quyết».

        Ngoài cuộc vận động tổng quát ấy ra, tôi còn vận động ở Luân Đôn để Không lực Hoàng Gia — nhất là phi cơ khu trục — tiếp tục tham dự những cuộc hành quân ở Pháp. Sau hết, tôi còn phải yêu cầu người Anh xác định — như Thủ Tướng Pháp đã yêu cầu trước đây — thời hạn tái võ trang các đơn vị Anh thoát khỏi trận Dunkerque để đưa trở lại lục địa. Cần trả lời hai cầu hỏi trên đây gồm những yếu tố kỹ thuật do bộ tham mưu cung cấp, nhưng cũng tùy thuộc những quyết định của ông Winston Churchill với tư cách bộ trưởng Quốc Phòng.

        Trong khi các cơ quan liên lạc xếp đặt những cuộc tiếp xúc của tôi tại thủ đô Anh Quốc, thì ngày mùng 8 tháng sáu, tôi hội kiến với tướng Weygand tại dinh Montry. Tôi thấy ông bình tĩnh và tự chủ. Nhưng ngồi tiếp chuyện trong chốc lát tôi cũng đa hiền rằng ông đành chấp nhận bại trận và quyết định đình chiến. Sau đây, tôi ghi lại gần đúng từng chữ cuộc đối thoại đã in sâu vào tâm trí tôi.

        Ông nói :

        — Hẳn ông nhận thấy, tôi đã không lầm khi tôi nói với ông vài ngày trước đây rằng quân Đức sẽ tấn công vùng Somme ngày mùng 6 tháng sáu. Họ đánh thật. Lúc này họ đang vượt qua sông, tôi không thể ngăn cản được họ.

        — Vâng, thì họ vượt qua sông Somme, nhưng rồi sao nữa ?

        — Sao nữa à ? Họ sẽ chiếm Seine và Marne.

        — Dạ, Rồi sao nữa ? Thế là hết rồi còn gì mà sau với trước ? !

        — Sao ? Hết sao ? Thế còn hoàn vũ ? Thế còn Đế Quốc ?

        Tướng Weygand bật cười thất vọng.

        — Đế Quốc à ? Chuyện trẻ con ! Thế giới à ? Khi chúng ta bị đánh bại đây thì người Anh không đợi quá tám ngày đã điều đình với Đức quốc.

        Ông ta nhìn tận mắt tôi mà nói thêm : «À ! Nếu tôi biết chắc rằng quân Đức để cho tôi những lực lượng cần thiết để giữ trật tự...! »

        Cuộc tranh luận quả là vô bổ. Tôi ra về sau khi nói cho tướng Weygand biết rằng cách nhìn của ông trải ngược với ý muốn của chính phủ. Chính phủ không muốn bỏ cuộc chiến đấu mặc dầu chiến trường sẽ bất lợi. Ông không có ý kiến chống đối nào khác và tỏ ra rất nhã nhặn khi tôi từ biệt ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:49 pm

        Trước khi trở về Ba Lê, tôi ngồi nói chuyện với các sĩ quan thuộc các bộ tham mưu, sáng nay họ đến để nhận huấn thị về bản phúc trình của tướng Weygand mà tôi đã biết rồi. Họ xác nhận là có cảm tưởng rằng trên cấp chỉ huy tối cao người ta đã biết thua rồi, ai nấy làm nhiệm vụ của mình một cách mảy móc nhưng mong mỏi trước còn âm thầm, sau lớn tiếng, chấm dứt cuộc chiến tranh trên đất Pháp với bất cứ giá nào. Muốn hướng tâm trí và can đảm mọi người về việc tiếp tục chiến đấu tại lãnh thổ Đế-Ouốc, chính phủ cần phải can thiệp một cách quyết liệt.

        Khi trở về, tôi tuyên bố với Reynaud và khẩn khoản yêu cầu ông thu hồi quyền tổng tư lệnh của tướng Weygand vì Weygand từ bỏ cuộc chiến. Thủ tướng trả lời tôi :

        — Lúc này không thể được. Nhưng sau này chúng ta phải nghĩ đến. Ỏng nghĩ sao ?

        — Về việc phải làm ngay thì lúc này tôi chỉ thấy có việc bổ nhiệm Huntziger. Tuy ông ta không có đủ hết mọi điều kiện, nhưng ông ta có khả năng để lập một kế hoạch chiến lược toàn cầu. »

        Ông Panl Reynauđ chấp nhận ý kiến của tôi trên nguyên tắc nhưng không muốn đem thi hành ngay.

        Tuy nhiên, tôi đã quyết định đặt lại vấn đề trong một thời hạn ngắn, tôi để thời giờ khởi thảo kế hoạch chuyên chở sang Bắc Phi tất cả cái gì có thể chở đi được. Bộ chỉ huy Quân Đội, liên lạc với Hải quân và Không quân, đã sửa soạn đưa ra Địa Trung Hải tất cả cái gì không cần thiết cho cuộc chiến. Đặc biệt là hai lớp tân binh đang được huấn luyện trong các trại miền Tây và miền Nam, những người thuộc đơn vị thiết giáp vừa thoát khỏi cuộc chiến bại ở phía Bắc ; tất cả 500.000 người, đều là những người ưu tú. Sau đấy, đám tàn quân của ta chạy đến bờ biển hẳn là có thể chở đi được nhiều người. Dầu sao thì cũng cần phải đưa sang Phi châu phần còn lại của đoàn phi cơ oanh tạc có tầm hoạt động xa, có thể bay qua biển, những phi cơ khu trục còn lại, nhân viên căn cứ hàng không, các thủy thủ, nhất là toàn thể hạm đội của ta. Hải quân có nhiệm vụ chuyên chở ước lượng tới 500.000 tấn số tầu phụ thêm vào tầu bè Pháp đã có sẵn đế thực hiện cuộc chuyên chở sang Phi châu. Chúng ta phải nhờ nước Anh giúp đỡ.

        Ngày mùng 9 tháng sáu, một chiếc phi cơ đưa tôi sang Luân Đôn từ sáng sớm. Đi theo tôi có người quan hầu của tôi, Geoffray de Courcel, và ông Rolam de Margerie, trưởng phòng ngoại giao của Thủ Tướng. Hôm ấy là chủ nhật. Kinh đô nước Anh có vẻ yên tĩnh gần như lạnh lùng. Phố xá và công viên đông đảo người dạo chơi bình thản, các rạp chiếu bóng người nối đuôi nhau đợi lấy vé, xe hơi đầy đường, trước thềm câu lạc bộ và khách sạn người canh cửa kính cẩn và chu đáo, ở đây người ta sống trong một thế giới khác cảnh thời chiến. Hẳn là báo chí cũng để lộ tình hình chân thực, mặc dầu tin tức đã lọc kỹ và luồng dư luận lạc quan bán chánh thức đưa ra những chuyện vớ vẫn cũng như ở Ba Lê. Đành rằng bích chương, hầm núp phòng không, mặt nạ chống chơi độc, những thứ ấy nhắc nhở người ta nghĩ tới thảm họa lớn. Nhưng đã rõ là đám quần chúng đông đảo không đo lường được tầm quan trọng của những biến cổ ở nước Pháp vì mọi việc diễn biến quá nhanh. Dầu sao thì đối với người Anh, họ cho là biển Manche còn rộng chán, chưa đến nỗi phải lo.

        Ông Churchill tiếp tôi tại Downing Street. Đây là lần thứ nhất tôi tiếp xúc với ông. Cảm tưởng của tôi nhân cuộc tiếp xúc này càng làm cho tôi tin rằng nước Anh có một tay đô vật như ông thì chắc chắn không bao giờ nao núng được. Ông Churchill có vẻ người coi gánh giang san nhẹ như lông hồng, sự nghiệp của ông quả là cực kỳ khó khăn nếu cũng có tính cách cao đại. Ông là người quyết đoán vững vàng, văn hóa cao, biết rõ phần lớn nhân vật, địa lý và nhu cầu liên hệ đến những vấn đề phải giải quyết, sau hết ông say mê những vấn đề riêng của chiến tranh. Bên trên hết, với bản chất của ông như vậy, ông là người sinh ra để hành động, để mạo hiểm, để đóng vai trò của ông một cách quả quyết không cần gượng nhẹ nể nang gì cả. Tóm lại tôi thấy ông ngồi rất đúng chỗ của một người lãnh đạo. Đó là những cảm tưởng đầu tiên của tôi.

        Những cuộc tiếp xúc về sau cho tôi biết rằng tôi nhận định rất đúng, ngoài ra tôi còn biết thêm ông Churchill có tài hùng hiện riêng của ông và ông biết cách đem ra sử dụng. Đứng trước một cử tọa nào : đám đỏng, hội nghị, hội họp hay đối thoại duy nhất, có mặt trước diễn đàn, trong bàn tiệc hay ngồi sau bàn giấy của ông, ông cũng có thể nói thao thao bất tuyệt những câu độc đáo, văn vẻ, gợi cảm để diễn tả ý kiến, lý lẽ và tâm tình, ông tạo ra một bầu không khí hấp dẫn, mọi người nín hơi thở mà nghe ông và không thể tránh được ảnh hưởng thu hút của ông. Ông là chính khách lọc lõi, ông dùng thiên tư xuất quỷ nhập thần của ông để nhào nặn quần chúng Anh và cũng để cho người ngoại quốc phải giật mình. Ông có thể dùng hài hước để tô điểm ngôn ngữ và cử chỉ, ông có thể tươi cười hay giận dữ tùy từng lúc, nhưng người ta cảm thấy ông vẫn sáng suốt để làm chủ được mình trong bất cứ trò chơi nào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:08:10 pm

        Giữa hai nước Anh Pháp đã xảy ra nhiều rắc rối vì sự và chạm của hai khối dân tộc tính tình khác nhau, vì mâu thuẫn quyền lợi của hai nước, vì nước Anh đã lạm dụng tình thế làm thiệt hại lớn cho nước Pháp trong lúc thương đau, những sự kiện ấy đã ảnh hưởng đến thái độ của tôi đối với Thủ tướng Churchill, nhưng không ảnh hưởng gì đến sự phán đoán của tôi. Từ màn đầu đến màn chót tấn thảm kịch này ông Winston Churchill xuất hiện trước mắt tôi như một nhà kinh doanh cự phách và như một nghệ sĩ tài ba xây dựng một trang lịch sử vĩ đại.

        Ngày hôm ấy, tôi trình bày với Thủ tướng Anh sứ mạng của Thủ tướng Pháp trao cho tôi, chính phủ của chúng tôi quyết chí theo đuổi cuộc chiến mặc dầu phải thiên đó sang Đế Quốc, ông Churchill tỏ vẻ thỏa mãn hết sức khi biết ý chí của chúng ta. Nhưng liệu có mang lại kết quả gì không? Ông cho tôi hiểu rằng ông không tin tưởng. Dầu sao thì ông cũng không tin rằng có thể tái lập quân đội Pháp ở chánh quốc ; ông cho tôi thấy bằng cách từ chối dứt khoát không để cho phần lớn không quân của ông tham dự cuộc chiến.

        Từ khi quân đội Anh ở Dunkerque rút về, không lực Hoàng Gia chỉ tham dự chiến cuộc một cách bẩt thường, vả chăng, ngoài trừ phi đoàn khu trục còn đi theo chúng ta, các phi đoàn khác có căn cứ ở Anh quốc đều ở xa quá không thể hoạt động ở một mặt trận mỗi ngày một lùi xa về phía Nam. Tôi khẩn khoản yêu cầu ông di chuyến ít nhất một phần không quân Anh hợp tác với chúng ta đến các căn cứ phía Nam sông Loưe, nhưng ông Churchill chính thức trả lời không chấp thuận. Còn như lực lượng bộ binh thì ông hứa gửi sang Normandie một sư đoàn Gia Nã Đại mới sang và để lại Pháp sư đoàn 51 Tô Cách Lan và tàn quân của chi đoàn cơ giới còn chiến đấu với chúng ta. Nhưng ông tuyên bố rằng không thể cho biết đến bao giờ đoàn quân viễn chinh có thể trở lại chiến trường, đạo quân này vừa bị tồn thất nặng ở Bỉ cho nên phải đưa về.

        Như vậy, sự liên minh chiến cuộc giữa Luân Bòn và Ba Lê ngoài thực tế đã bị gián đoạn. Mới có một trận thua ở lục địa mà Anh Quốc đã tính chuyện quay về giữ nhà. Đây là sự thành công của một kế hoạch mà người đề xướng là Schlieffen ; sau cuộc đại chiến 1914 - 1918, Đức chiến bại đã ly gián được lực lượng Anh và lực lượng Pháp, đồng thời chia rẽ nước Anh và nước Pháp. Rất dễ mà tưởng tượng ra phe chủ bại của ta có thể rút ra những kết luận nào để khai thác.

        Ngoài cuộc hội kiến với ông Churchill, ngày hôm ấy tôi còn tiếp xúc với ông Eden, bộ trưởng Chiến Tranh, ông Alexander, tư lệnh Hải Quân, Sir Archibald Sinclau, bộ trưởng Không Quân, tướng Sir John Bill tham mưu trưởng hoàng quân. Ngoài ra tôi còn thảo luận với ông Corbin, đại sứ Pháp, ông Monnet, chủ tịch ủy Ban Pháp Anh phối hợp hoạt động mua bán quân nhu, các trưởng phái đoàn quân sự, hải quân và không quân của chúng ta. Đã rõ là ở Luân Đôn quần chúng vẫn giữ vẻ bình tĩnh nhưng những người am hiểu tình hình đã lo ngại thất trận và ngờ vực thái độ cương quyết của các CO' quan công quyền Pháp. Tối hôm ấy phi cơ đưa tôi về đáp xuống phi trường Bourget một cách khó khăn vì mới bị oanh tạc.

        Đêm mùng 9 rạng ngày mùng 10, ông Paul Reynaud gọi tôi đến tư thất của ông. Ông vừa nhận được những tin tức nghiêm trọng. Địch đã đến sông Seine ở hạ lưu Ba Lê. Mặt khác tất cả đều cho thấy rằng bất cứ giờ nào, lực lượng thiết giáp Đức cũng có thể tấn công lớn vùng Champagne. Như vậy thủ đô sẽ bị đe dọa trực tiếp các phía Tây, Đông và Bắc. Sau hết, ông Francois - Poncet ở Rome báo tin rằng bất cứ lúc nào ông cũng chờ đợi chính phủ Ý trao chiến thư cho ông. Đứng trước những tin tức nghiêm trọng ấy tôi chỉ biết đưa ra một ý kiến : chọn lựa sự cố gắng lớn nhất, di chuyển sang ngay Phi Châu, chấp nhận một cuộc chiến tranh liên minh và hậu quả của một sự liên minh như vậy.

        Qua những lúc tôi ngồi trong phòng Paul Reynaud đường Saint-Dominique, tôi chứng kiến nhiều sự việc để tin chắc rằng không còn cách nào hơn. Tình hình biến chuyển mau lẹ quá không thể ở đây mà giải quyết được. Cái gì dự tính cũng trở thành không thực. Người ta căn cứ vào tiền lệ trận chiến 14-18 bây giờ không thể áp dụng được nữa. Người ta làm như còn có một phòng tuyến, một bộ chỉ huy hoạt động, một dân tộc sẵn sàng hy sinh ; nhưng đó chỉ là mơ mộng và ký ức. Ngoài thực tế quốc gia liệt nhược và kinh hoảng, quân đội không tin tưởng và không hy vọng, guồng máy chánh quyền chạy hỗn loạn không thể nào sửa chữa được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:08:42 pm

        Không có cái gì làm cho tôi nhận thấy rõ ràng điều ấy hơn những cuộc viếng viếng thăm nghi thức của các nhận vật chính trong nền cộng hòa : trước hết là Tổng Thống Lebrun, tôi được giới thiệu đồng thời với các bộ trưởng mới ; sau đến các chủ tịch Thượng Hạ Viện, sau hết là nhân viên trong chính phủ. Người nào cũng tỏ vẻ bình tĩnh và nghiêm chỉnh. Nhưng đã rõ là họ chỉ ngồi đó cho có mặt giữa một khung cảnh dựng lên vì thói quen. Giữa cơn bão tố, các hội đồng nội các, các chỉ thị cho cấp dưới, các phúc trình cho cấp trên, các tuyên cáo, các hoạt động của quân nhân, công chức nhân viên ngoại giao, nghị sĩ, ký giả, đều cho cảm tưởng một chuỗi hình đèn kéo quân, hành động chẳng ăn nhằm vào đâu và chẳng đưa đến đâu. Đã đi theo con đường này và lâm vào tình trạng này thì không có lối thoát nào khác ngoài việc đầu hàng Cần phải thay đổi ngay nền tảng và khung cảnh hoạt động trừ khi chịu thúc thủ — đã có một số người chịu như vậy mà họ không phải là những người thường. Có thể thực hiện được sự cải thiện kiểu «trận Marne » trước đây, nhưng phải đưa quân về Địa Trung Hải.

        Ngày mùng 10 tháng sáu là ngày hấp hối. Chính phủ phải rời khỏi Ba Lê chiều hôm ấy. Cuộc lui binh mỗi ngày mỗi thêm mau hơn trước. Nước ý tuyên chiến. Trước mắt mọi người, sự sụp đổ đã hiển nhiêu rồi, nhưng trên cấp thượng đỉnh của chính phủ, tấn kịch bi thảm diễn ra như trong một giấc mơ. Có lúc người ta có cảm tưởng như còn thêm một trò hài hước mỉa mai tô điểm cho sự sụp đổ của nước Pháp lăn tuột từ trên đỉnh cao Lịch Sử xuống đáy sâu vực thẳm.

        Thí dụ sáng hôm ấy, đại sứ Ý, ông Guariglia, đến đường Saint-Dominique viếng thăm một cách kỳ dị. Ông ta được ông Baudouin kể lại lời nhà ngoại giao Ý sang đây : « Các ông sẽ thấy sự tuyên chiến này sau cùng sẽ làm sáng tỏ mối liên lạc giữa hai nước chúng ta! Nó tạo ra một tình thế mà chung cục sẽ có ảnh hưởng tốt lành...»

        Sau đó ít làu, tôi đến phòng Paul Reynaud thì thấy ông w. Bullitt cũng có mặt ở đây. Tôi tướng rằng đại sứ Hiệp Chúng Quốc đem lại cho Thủ tướng Pháp một sự khuyến khích của Hoa Thịnh Đốn. Nhưng không ! ông ta đến đây để từ biệt. Đại sứ ở lại Ba Lệ để, nếu có dịp, thì can thiệp giúp thủ đô nước Pháp. Nhưng mặc dầu ông Bullitt có mỹ ý đáng khen, trong những ngày cuối cùng ấy không làm gì còn đại sứ Mỹ bên cạnh chính phủ Pháp. Sự có mặt của ông D. Biddle đặc nhiệm liên lạc với các chính phủ lưu vong, mặc dầu ông là người nhã nhặn và có tài ngoại giao đến đâu, cũng không khỏi làm các nhân vật chính thức của ta có cảm tưởng rằng Hoa kỳ coi nước Pháp không còn đáng bao nhiêu.

        Trong khi ông Paul Reynaud sửa soạn gấp một bản tuyên ngôn trên đài phát thanh và ông đang hỏi ý kiến tôi thì Tướng Weygand đến thăm Thủ tướng. Người ta vừa báo tin xong, ông tiến thẳng vào văn phong Paul Reynaud. Ông này để lộ sự ngạc nhiên, vị tổng tư lệnh trả lời rằng ông được mời đến. Paul Reynaud nói : « Không phải tôi mời rồi! » Tôi cũng nói thêm : « Cũng không phải tôi nữa!» Tướng Weygand bèn nói tiếp : «Nếu thế thì có sự hiểu lầm. Nhưng sự hiếu lầm lại có ích lợi lắm vì tôi có tin quan trọng thông báo với các ông ». Ổng ngồi xuống trình bày tình hình theo cách nhìn của ông. Qua sự trình bày ấy người ta cũng thấy rõ kết luận của ông. Chúng ta phải xin đình chiến ngay tức khắc, ông đặt một tờ giấy lên bàn và tuyên bố : « Mọi việc đã đâu vào đấy, trách nhiệm của mỗi người phải được xác định rõ ràng. Bởi thế cho nên tôi thảo ra ý kiến của tôi và trao bức điện văn này cho ông».

        Thủ tướng Reynauđ tuy đang bận tâm về bài diễn văn sắp phải đọc trong một thời gian gấp nhưng cũng bàn luận với vị nguyên soái, ông này không chịu đổi ý. Cuộc chiến ở chánh quốc như vậy là thua rồi. Phải đầu hàng. Tôi đưa ý kiến : «Nhưng chúng ta cũng còn những triển vọng khác». Tướng Weygand ra vẻ chế nhạo :

        — Ông có gì để đề nghị không ?

        Tôi trả lời:

        — Chính phủ không đề nghị mà chỉ ra lệnh để thi hành thôi. Tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ ra lệnh.

        Sau cùng ông Paul Reynaud tìm được cách mời nguyên soái ra, mọi người chia tay trong bầu không khí nặng nề.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:09:14 pm

        Những giờ cuối cùng chính phủ có mặt tại thủ đô, mọi người nhộn nhịp thi hành biện pháp để thực hiện cuộc thiên di quan trọng như vậy. Thực ra người ta đã chuẩn bị nhiều theo một kế hoạch lui binh của nha Tổng thư ký bộ Quốc Phòng. Nhưng cũng còn nhiều sự bất ngờ. Mặt khác, sự có mặt nay mai của quân Đức ở Ba Lê này sẽ đặt ra những vấn đề ác hại. Từ ngày tôi nhiệm chức, tôi đã chủ trương phải phòng vệ thủ đô và yêu cầu Thủ Tướng, tổng trưởng Quốc Phòng và Chiến Tranh, bổ nhiệm một vị tổng trấn cương quyết. Tôi đề nghị tướng de Lattre, người vừa nổi bật khi cầm đầu một sư đoàn dự chiến xung quanh vùng Rethel. Nhưng chẳng bao lâu vị Tổng Tư Lệnh tuyên bố Ba Lê là thành phố bỏ ngỏ, hội đồng bộ trưởng tán thành ý kiến ấy. Nhưng bất thần phải tổ chức cuộc di cư lớn nhân sự và tài nguyên. Tôi làm công việc này từ sáng tới tối, trong khi chỗ nào cùng vang tiếng búa đinh đóng hòm xiểng, khắp nơi khách khứa đến thăm vào giờ chót, chuông điện thoại thất vọng réo lên từng hơi.

        Đến nửa đêm, ông Paul Reynaud và tôi cùng leo lên một chiếc xe. Cuộc hành trình chậm chạp trên con đường đông nghẹt người chạy giặc. Đến bình minh chúng tôi đến Orleans và bước vào Tòa Thị Chính gọi dây điện thoại liên lạc ngay với Đại Bản Doanh đóng ở Briare. Sau đó ít lâu tướng Weygand gọi điện thoại về xin nói chuyện với Thủ Tướng. Ông này cầm lấy máy và hết sức ngạc nhiên rằng người ta cho biết tin ông w. Churchill sẽ đến thăm vào buổi quá trưa. Tổng Tư Lệnh Quân Đội đã dùng liên lạc nhà binh yêu cầu Churchill đến ngay Briare. Tướng Weygand còn nói thêm :

        «Cần phải cho ông Churchill biết trực tiếp tình hình mặt trận một cách đích xác».

        Tôi hỏi Thủ Tướng:

        — Sao ? Ông có chấp nhận được rằng ông Tổng Tư Lệnh tự ý mời Thủ Tướng Anh sang đây không ?

        ông không nhận thấy tướng Weygand không còn hành động trong phạm vi một kế hoạch hành quân nữa mà ông theo đuổi một chỉnh sách chính trị chính sách này lại không phải chính sách của ông? Chính phủ còn có thể để ông ở chức vụ ấy lâu hơn được nữa chăng ?

        — Ông nói có lý ! Phải chấm dứt tình trạng này. Chúng ta đã nói đến tướng Huntziger là người có thể thay thế được Weygand. Chúng ta phải đến thăm ngay Huntziger mới được ! »

        Nhưng khi đã đem xe ra, Thủ Tướng Reynaud lại nói: « Suy đi nghĩ lại thì tốt hơn hết là để một mình ông đến nhà tướng Huntziger. Còn tôi, tôi sửa soạn cuộc hội đàm với Churchill và người Anh lát nữa đây. Ông sẽ trở lại kiếm tôi ở Briare. »

        Tôi đến Arcis-sur-Aube gặp tướng Huntziger tại bản doanh của ông, ông chỉ huy các quân đoàn trung ương. Giữa lúc ấy, trung ương bị chọc thủng ở mặt trận Champagne bởi đạo quân thiết giáp của Guđerian. Nhưng tôi phải ngạc nhiên rằng tướng Huntzigervan giữ thái độ can đảm. Ông cho tôi biết tình hình đen tối. Tôi cho ông biết việc nước một cách tổng quát. Để kết luận, tôi nói:

        — Chính phủ biết rằng cuộc chiến trên đất Pháp đã lâm vào thế thất trận rồi, nhưng chính phủ muốn tiếp tục chiến tranh và thiên đô sang Phi Châu, mang theo các phương tiện có thể mang theo được. Như vậy, cần phải thay đổi hoàn toàn chiến thuật và tổ chức. Vị tổng tư lệnh hiện thời không thể làm gì được. Ông có thể đảm nhận được công việc ấy chăng ?»

        — Được ! Huntziger chỉ trả lời gọn gàng có thế  thôi.

        — Nến vậy, ông sẽ nhận được chỉ thị của chính phủ.

        Khi trở về Briare, tôi ghé qna Romillv và Sens để tiếp xúc với các bộ chỉ huy của các đơn vị lớn. Khắp hơi đều có dấu hiệu mất trật tự và kinh hoảng. Khắp nơi đều có những toán quân chạy về phía Nam lẫn lộn với dân di cư. Đoàn xe nhỏ của tôi phải dừng lại gần Méry một giờ vì đường mắc nghẽn. Một đám sương mù kỳ lạ — nhiều người lầm lộn với một lớp hơi — làm cho đám quân lính thêm lo lắng, không khác nào một đàn cừu không có người chăn dắt.

        Đến Tổng Hành Dinh Briare, tôi tìm ngay ông Paul Reynauđ và cho ông biết Huntziger đã nhận lời. Nhưng tôi nhận thấy ngay rằng đối với Thủ Tướng Reynauđ, việc thay thế ngay tướng Weyganđ không còn đặt ra trong viễn tượng của ông nữa, ông trở lại y kiến theo đuổi cuộc chiến tranh với một vị nguyên soái muốn theo con đường hòa bình. Khi đi qua hành lang tôi đến chào thống chế Pétain mà tôi không gặp mặt từ năm 1938 đến nay. Ông bảo tôi : «ông được thăng tướng rồi ! Tôi không chúc mừng ông. Ngạch trật thì làm gì trong lúc bại trận ? » Tôi trả lời : «Thưa Thống Chế, chính thống chế cũng được lon sao trong thời kỳ lui binh năm 1914. Một vài ngày sau là trận Marne ». Pétain càu nhàu :

        «Không có liên lạc gì với tình hình ngày nay !» Về điểm này thì ông có lý. Thủ Tướng Anh đến. Mọi người vào phòng hội nghị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:09:50 pm

        Trong phiên họp này người ta công nhiên đem ra đối chiếu những quan niệm vả ý chí nổi bật trong giai đoạn mới của cuộc chiến. Tất cả cái gì đã dùng làm nền tảng để xử sự và hành động cho đến ngày nay đều thuộc về quá khứ. Sự liên hiệp Anh Pháp, sức mạnh của quân đội Pháp, uy quyền của chính phủ, sự trung tín trong việc chỉ huy, tất cả đều tan rã. Mỗi người đã xử sự không như một người tham dự một công cuộc làm ăn chung, nhưng xử sự như một người chỉ biết có mình và quyền lợi của riêng mình.

        Tưởng Weygandcho biết rằng mối bận tâm của ông là thanh toán chiến trường và cuộc chiến tranh này càng sớm càng hay. Ông dựa vào những chứng từ của các tướng Georges và Besson, ông đưa ra trước hội nghị một tình hình quân sự tuyệt vọng, Vị tổng tư lệnh trước đây đã làm tổng tham mưu trưởng từ 1930 đến 1935, ông trình bày những lý do thất bại của các quân đoàn dưới quyền ông, ông dùng lời lễ ôn tồn tuy gay gắt của một người than phiền nhưng không cho là mình chịu trách nhiệm. Sự kết luận của ông phải chấm dứt cuộc thử thách vì cả một hệ thống phòng vệ quân sự có thể sụp đổ bất thần, gây ra hỗn loạn và nội loạn.

        Đến lượt Thống Chế đưa ra thêm lý do để bi quan. Ông Churchill muốn giảm bớt không khí căng thẳng bèn nói giọng vui vẻ :

        — Thưa Thống Chế, ông có nhớ trận Amiens vào tháng ba năm 1918 không ?Mọi việc đều tồi tệ. Bấy giờ tôi đến thăm ông tại tổng hành dinh của ông. Ông chỉ cho tôi biết kế hoạch của ông. Vài ngày sau ông lập lại được phòng tuyến ».

        Thống chế trả lời gay gắt :

         — Phải, phòng tuyến được tái lập. Bấy giờ người Anh các ông bị uy hiếp. Tôi gởi 40 sư đoàn đến cứu ông. Ngày chúng tôi bị đánh tả tơi. 40 sư đoàn của các ông đâu ?

        Thủ Tướng Pháp nhắc lại rằng nước Pháp sẽ không rút lui khỏi cuộc chiến, ông thúc giục người Anh gửi sang giúp phần lớn số phi cơ của họ, ông cho biết rằng dẫu sao thì ông cũng vẫn cộng tác với Pétain và Weygand, ông hy vọng hai người này sẽ có ngày chấp nhận chính sách của ông. Ông Churchill ra vẻ cả quyết không để ai lay chuyển được ông, ông còn tỏ ra người linh lợi, nhưng đối với người Pháp ông vẫn giữ miếng, ông có thái độ dè dặt thân hữu ; có lẽ ông đã có viễn tượng ghê gớm và chói lợi — và có lẽ ông cỏn khoan khoái nữa —về cảnh tượng một nước Anh trở lại trơ trọi một mình trên hải đảo, chính ông sẽ hướng dẫn nước ông tôi con đường cứu quốc. Đối với tôi, tôi nghĩ đến mai sau, tôi cho rằng những chuyện dông dài ấy chỉ có tính cách vô bổ và ước lệ vì không nhắm vào đối tượng duy nhất có giá trị: tập hợp nước Pháp lại tại hải ngoại.

        Sau ba giờ tranh luận không đem lại kết quả gì người ta dùng cơm ngay tại bàn làm việc. Tôi ngồi bên cạnh Churchill. Ngồi nói chuyện với ông tôi càng thêm tin tưởng chí cương quyết của ông. Có lẽ chính ông cũng nghĩ rằng de Gaulle tuy trơ trụi không có gì nhưng cũng không kém cả quyết.

        Đô đốc Darlan không có mặt trong cuộc hội nghị bây giờ mới xuất hiện, ông đẩy tướng Vuil- lemin, tổng tham mưu trưởng Không Quân ra một bên để đến gần ông Paul Reynaud. Cử chỉ của ông làm cho người ta phải suy nghĩ lung lắm. Một cuộc hành quân hỗn hợp hạm đội và phi cơ oanh tạc đã được sửa soạn để tấn công Gênes. Theo kế hoạch thì sẽ thực hiện đêm nay. Nhưng Darlan đổi ý, ông muốn ra phản lệnh, nại cớ tướng Vuillemin sợ người Ý trả đũa đốt kho xăng ở Berre. Tuy nhiên, đó đốc đến xin sự chấp thuận của chính phủ. Paul Reynaud hỏi tôi : «Ông nghĩ sao ?» Tôi trả lời : « Trong tình trạng này, trái lại, tốt hơn hết là không nên nể nang gì hết. Phải thi hành cuộc hành quân đã dự định».

        Nhưng Darlan được chính phủ chấp thuận, phản lệnh được ban bố. Sau đó, Gênes cũng bị oanh tạc nhưng chỉ có một số nhỏ thủy quân tham dự và chậm trễ mất ba ngày. Việc này cho tôi hiểu rằng Darlan bây giờ cũng chỉ đánh ván bài riêng của mình

        Suốt ngày 12, tôi ở lâu đài Beauyais, nhà ông Le Prevost de Launay, tôi làm việc với tướng Colson thảo kế hoạch chuyên chở đến Bắc Phi. Thực ra, tôi đã chứng kiến những diễn biến ngày hôm qua, bây giờ tôi lại bị cô lập ở đây, tôi lo ngại rằng tinh thần thoái bộ lan rộng, kế hoạch này sẽ không bao giờ áp dụng. Tuy nhiên tôi quyết tâm đem hết tài trí mình ra thuyết phục chính phủ chấp nhận kế hoạch và bắt buộc bộ chỉ huy phải áp dụng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:17 pm

        Sau khi thảo xong phần chính, tôi đến Chissay gặp Paul Reynaud. Chậm quá rồi. Hội đồng nội các vừa họp ở Cangey, không có tôi tham dự ; Thủ Tướng ở phiên họp ra về hơi 11 giờ đêm, đi theo ông có ông Baudouin. Trong khi họ ngồi dùng bữa với những người trong nhóm của họ, tôi ngồi gần bàn và đặt vấn đề Bắc Phi. Nhưng mọi người chỉ muốn nói đến một vấn đề cũng liên lạc đến vấn đề ấy nhưng cấp hách hơn, Hội đồng tổng trưởng vừa gợi ra. Lần này chính phủ sẽ thiên di đi dâu ? Quân Đức đã vượt qua sông Seine, sắp tiến tới sông Loire. Hai giải pháp được đề nghị : Bordeaux hay Quimper ? Xung quanh đĩa ăn người ta thảo luận, nhưng vì mỏi mệt và bối rối cuộc bàn cãi gay gắt và hỗn loạn. Không đi đến một quyết định nào, Paul Reynauđ về nghỉ và hẹn gặp tôi sáng hôm sau.

        Dĩ nhiên, tôi lựa Quimper. Không phải là tôi có ảo tưởng sẽ cầm cự được Bretagne, nhưng tôi nghĩ rằng nếu chính phủ dời về đấy thì sớm muộn gì cũng chỉ có lối thoát ra đường biển. Quân Đức cần phải chiếm lẩy bán đảo này để đánh sang Anh, như vậy sẽ không làm gì có « khu vực » tự do tại Bretagne. Sau khi đã lên tầu rồi các bộ trưởng hẳn là sẽ sang Phi Châu, hoặc đi trực tiếp, hoặc dừng lại ở Anh quốc ít lâu. Dầu sao thì Quimper cũng là trạm dừng chân để tiến tới những quyết định mạnh mẽ. Bởi thế cho nên ngày tôi bước vào chính phủ, khi Reynaud nói đến kế hoạch « chỗ trú miền Bretayne » tôi tán thánh ngay. Trái lại, những người muốn đầu hàng như Pétain, Weygand, Baudouin phản đối vì mục tiêu chánh trị của họ chứ không phải về nghệ thuật dụng binh, mặc dầu họ tưởng mình biết nghệ thuật ấy.

        Sảng sớm ngày 13 tôi trở về Chissay. Sau một cuộc tranh luân rất lâu và tuy tôi đưa ra lý lẽ phản đối, Thủ Tướng Reynaud cũng quyết định di tản các cơ quan công quyền về Bordeaux, viện lý do ý kiến của các bộ trưởng từ ngày hôm trước. Tôi lại quyết tâm đòi hỏi một lệnh của Tổng Tư Lệnh ít ra để đề phòng và sửa soạn việc chuyên chở sang Phi Châu. Tôi biết rằng đó là ý muốn tối hậu của Paul Reynaud. Nhưng nhiều âm mưu và ảnh hưởng chống đối lại kế hoạch của chúng tôi, mỗi giờ trôi qua là tôi thấy tiêu tan hy vọng tối hậu ấy.

        Tuy nhiên, trưa hôm ấy Thủ Tướng gửi cho tướng Weygand một bức thư xác định những mục tiêu chính phủ chờ đợi ông thực hiện cho kỳ được «Giữ vững Massif Central và Bretagne càng lâu càng hay ». Sau đó, «Nếu chúng ta thất bại..., chúng ta sẽ thiên đô và tổ chức tại Đế Quốc, sử dụng sự tự do trên đường biển». Hẳn là, bức thư này bày tỏ một ý muốn có ảnh hưởng tốt lành. Nhưng tôi thì không phải một mệnh lệnh quyết liệt thích hợp với hoàn cảnh. Vả chăng, khi ký rồi, bức thư lại bị đem ra bàn cãi nơi hậu trường, đến hôm sau mới gửi đi.

        Cũng sáng ngày 13 ấy, ông Jeannèney, Chủ Tịch Thượng Viện và ông Herriot, Chủ Tịch Hạ Viện, đều đến Chissav. Người thứ nhất giữ thái độ cương quyết giữa lúc rối loạn, nhắc đến gương sáng của Clémenceau, ông đã là người cộng tác mật thiết và trực tiếp với chính phủ trong những giờ phút nghiêm trọng năm 1917 — 1918. Người thứ hai, hòa nhã và hoạt bát, diễn tả những xúc động của mình một cách rất hùng hồn. Cả hai người đều chấp thuận ý kiến của Thủ Tướng. Không đầu hàng, sẵn sàng sang Algérie với các cơ quan công quyền. Một lần nữa, tôi nhận thấy ông Paul Reynaud mặc dầu bị bao vây bởi âm mưu thoái bộ nhưng ông vẫn có thể làm chủ tình thế nếu ông không chịu nhượng bộ điều gì.

        Quá trưa hôm ấy tôi ở Beauyais, ông để Margerie Trưởng phòng ngoại giao của Thủ Tướng Reynaud, gọi điện thoại cho tôi :   « Một hội nghị sẽ nhóm họp trong chốc lát nữa tại Tòa Thị Chính Tours, giữa Thủ Tướng và ông w. Churchill mới sang đây cùng một số bộ trưởng. Tôi xin thông báo cho ông biết cũng như tôi vừa được báo cáo tức thời. Tuy rằng người ta không triệu tập ông nhưng tôi thiết nghĩ ông nên có mặt ở đấy. Ông Baudouin đang ra công vận động, tôi không có cảm tưởng tốt chút nào.» Ông để Margerie cho tôi biết như vậy.

        Tôi đánh xe đến Tours, cảm thấy rõ điều lo ngại trong cuộc hội họp bất thần này ; mấy giờ trước đây tôi ngồi mấy giờ với Thủ Tướng Reynaud, nhưng ông không cho tôi biết. Ngoài sân và trong các hành lang tòa thị chính đều đông nghẹt dân biểu, nghị sĩ, công chức, ký giả, họ nghe tin thì đổ nhào đến để cùng ca bản hợp xướng ồn ào của một màn bi kịch gần chấm dứt. Tôi bước vào phòng thấy ông Paul Reynaud ngồi với Baudouin và Margerie. Phiên họp tạm hoãn. Nhưng ông Churchill và các bộ trưởng của ông trở lại vừa đúng lúc. Margerie cho tôi biết rằng các bộ trưởng Anh bàn định với nhau trước, sẽ trả lời câu hỏi của người Pháp : « Mặc dầu có thỏa ước ngày 28 tháng ba 1940 không cho phép buông súng một mình, nước Anh có chấp nhận để nước Pháp hỏi địch cho biết điều kiện đình chiến với nước Pháp thế nào không ? »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:48 pm

        Ông Churchill ngồi xuống. Lord Halifax, Lor Beaverbrook, Sư Alexander Cadogan, đều ngồi xuống chỗ, cả tướng Spears đi theo phái đoàn của họ. Một phút yên lặng nhọc nhằn trôi qua. Thủ Tướng Anh ngỏ lời bằng tiếng Pháp, ông nói giọng đều đều và buồn bã, đầu lắc lư, điếu xì gà ở miệng ; ông bắt đầu bày tỏ sự thông cảm của ông, của chánh phủ ông, của dân tộc Anh, đối với vận mệnh của nước Pháp :

        « Chúng tôi biết rõ tình cảnh của nước Pháp. Chúng tôi hiểu các ông cảm thấy mình bị dồn vào đường cùng. Tình thân hữu của chúng tôi đối với các ông vẫn không suy suyển. Bất cử trong trường hợp nào, xin các ông tin chắc rằng nước Anh không rút khỏi cuộc chiến. Chúng tôi sẽ đánh đến cùng, bất cứ bằng cách gì, bất cứ ở đâu, mặc dù phải đánh một mình ».

        Đề cập đến viễn ảnh đình chiến giữa Pháp và Đức, tôi ngỡ ông phá cuộc đình chiến ấy, nhưng ngược lại ông ra vẻ cám cảnh và hiểu biết. Đến vẩn đề hạm đội thì ông rất đích xác và rất cay nghiệt. Chính phủ Anh hết sức lo ngại việc trao hạm đội Pháp cho người Đức, lúc này còn kịp để ông mà cả, ông bắt buộc chúng ta phải bảo đảm không để hạm đội lọt vào tay quân Đức nêu không thì ông từ khước luôn thỏa ước 25 tháng ba. Cuộc hội nghị thiểu não đã đưa đến quyết định ấy. Trước khi rời khỏi phòng hợp, ông Churchill còn khẩn khoản yêu cầu rằng nếu nước Pháp thôi chiến đấu thì trao lại cho nước Anh 400. phi công Đức bị bắt làm tù binh. Pháp hứa thỏa mãn ông.

        Thủ tướng Paul Iteynaud đưa người Anh sang phòng bên gặp các chủ tịch quốc hội và nhiều bọ trưởng. Sang đây thì giọng nói lại khác hẳn. Các ông Jeanneney Herriot, Louis Marin, chi nói đến việc tiếp tục cuộc chiến. Tôi đến gần Paul Reynaud hỏi ông một cách sốt sắng : « Có thể nào ông chấp nhận được nước Pháp xin đình chiến chăng? » Ông trả lời: « - Hẳn là không. Nhưng chúng ta phải dàn cảnh làm xúc động người Anh đặng đòi hỏi họ cộng tác rộng rãi hơn ». Dĩ nhiên, tôi không thể cho rằng câu trả lời thỏa đáng. Sau khi đã từ biệt mọi người giữa tiếng ồn ào trong sân tòa thị chính, tôi buồn rầu mà trở về Beauyais, trong khi Thủ Tướng Reynaud đánh điện tín cho Roosevelt yêu cầu ông can thiệp, nếu không thì sụp đổ hết không còn gì. Tối hôm ấy, ông Paul Reynaud tuyên bố trên đài phát thanh «Nếu cần một phép lạ đều cứu nước Pháp thì tôi tin có phép lạ».

        Tôi nhận thấy chẳng còn bao lâu nữa mọi việc sẽ ngã ngũ. Một địa điểm bị bao vây sẽ gần đến lúc đầu hàng khi vị thống đốc nói đến sự bao vây ; nước Pháp sẽ đình chiến. Nhưng sợ có mặt tôi trong nội các trở thành chuyện không thể có được nữa mặc dầu vai trò của tôi chỉ là phụ thuộc. Nhưng đêm ấy, giữa lúc tôi đệ đơn xin từ chức, ông Georges Mandel được chánh văn phòng của tôi cho biết tin bèn mời tôi đến thăm ông.

        André Diethelm đưa tôi vào gặp bộ trưởng Nội Vụ. Mandel nói giọng nghiêm nghị và cả quyết làm tôi phải xúc động, ông cũng đồng ý với tôi, tin tưởng rằng nền độc lập và danh dự của nước Pháp chỉ có thể cứu vãn được bằng cách tiếp tục chiến tranh. Nhưng vì nhu cầu quốc gia, ông yêu cầu tôi ở lại nhiệm vụ. Ông nói : «Biết đâu sau này chúng ta không vận động được cho chính phủ thuyên chuyển sang Alger ?» Ông thuật lại cho nghe, sau khi người Anh ra về, người ta trở nên cương quyết, tuy rằng Weygand đến đây làm rắc rối. Ổng báo tin rằng lúc này những yếu tố Đức đầu tiên đã vào Ba Lê. Nhắc đến tương lai, ông nói thêm : « Dầu sao thì bây giờ cũng mới là buổi đầu cuộc thế chiến. Ông sẽ còn những bổn phận lớn lao. Nhưng ông có ưu thế là ở giữa chúng tôi ông là một người còn nguyên vẹn. Ông phải nên nghĩ đến cái gì phải làm cho nước Pháp, lúc cần đến thì chức vụ hiện thời của ông có thể đem lại sự dễ dàng cho ông ». Tôi phải nói rằng lý lẽ của ông làm cho tôi tin là nên chờ đợi trước khi từ chức. Xét những sự kiện hình thức thì sau này tôi có lẽ làm được cái gì, có lẽ cũng cần phải dựa vào những điều đã thực hiện được trong lúc này.

        Ngày 14 tháng sáu : Chính phủ thiên cư ! Tôi đến từ biệt chủ nhà, Le Prevost để Launay. Họ không đi đàu cả, xung quanh họ là những người không phải nhập ngũ mà cũng không thể động viên được, họ ngồi nhà chờ đợi những trận đánh rút lui và đợi đón rước kẻ xâm lăng. Đến chiều tôi tôi Bordeaux sau một chuyển đi ảm đạm trên đường lộ tấp nập từng đoàn người lánh nạn, tôi hỏi thăm đến trụ sở quân khu, nơi đã đặt văn phòng của Thủ Tướng Reynaud. Ông Marquet, dân biểu thị trưởng có mặt ở đấy, kể cho tôi nghe nhiều điều buồn nản mà ông sắp trình bày với Thủ Tướng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:11:18 pm

        Khi Thủ Tướng Reynaud đến, tôi bảo ông : «Từ ba ngày nay tôi nhận thấy chúng ta tiến tới việc đầu hàng với một tốc độ nhanh kinh khủng. Tôi đã giúp ông sự cộng tác khiêm tốn của tôi, nhưng hợp tác là để theo đuổi cuộc chiến. Tôi không chấp nhận đình chiến. Nếu ông ở lại đây, ông sẽ bị tràn ngập vì tình hình bại trận. Phải sang Al- gérie càng SỚm càng hay. Ông đã quyết định chưa?» Paul Reynaud trả lời : «Rồi !» Tôi nói : «Trong trường hợp ấy thì tôi phải sang ngay Luân Đòn điều đình với người Anh để họ giúp việc chuyên chở. Ngày mai tôi sẽ đi. Tôi sẽ gặp ông ở đàu ?». Thủ Tướng trả lời: «Ông sẽ gặp tôi ở Alger».

        Chúng tôi đồng ý với nhau rằng tôi đi ngay đêm ấy, trước hết đến Bretagne để biết có thể chuyên chở được gì. Sau hết, Paul Reynaud bảo tôi mời Parian đến gặp ông sáng mai. Ông muốn nói chuyện với Darlan về hạm đội của Pháp.

        Darlan đã lên đường đi La Guèritouldé. Tối hôm ấy tôi kêu được ông đến đầu dây điên thoại và hẹn ngày gặp ông. Ông càu nhàu mà trả lời : «Đi Bordeaux ngày mai ? Tôi không biết Thủ Tướng muốn làm gì ở đấy. Nhưng tôi, tôi còn phải chỉ huy tôi không thế bỏ phí thời giờ ». Sau cùng ông cũng nghe theo. Nhưng nghe giọng ông nói người ta cũng biết trước mọi việc sẽ tồi tệ. Vài phút sau tôi có dịp ước lượng sự biến chuyển trong tâm trạng con người khi nói chuyện với Jean Ybarnegaray, bộ trưởng Chính Phủ, trước đây ông vẫn tỏ ra người tán thành việc tiếp tục chiến tranh, ông đến gặp tôi tại khách sạn «Splenđide», nơi tôi dùng com tối vội vàng với GeolTroy de Courcel. Ông nói : «Tôi là cựu chiến binh, không có gì quan trọng hơn nghe lời cấp trên : Pétain và Weygand !» Tôi trả lời ông : «Có lẽ một ngày kia ông sẽ thấy rằng đối với một bộ trưởng thì tiền đồ quốc gia quan trọng hơn vấn đề tình cảm». Thống Chế Pétain cũng ăn cơm trong một phòng, tôi yên lặng đến chào ông. Ông  bắt tay tôi không nói một lời. Sau này không bao giờ tôi gặp lại ông nữa.

        Ông bị dòng đời lôi cuốn theo một vận mệnh khắt khe ! Một người lỗi lạc như ông mà một đời binh nghiệp chỉ là một nỗ lực dồn nén dài. Ông là người hiên ngang không muốn dùng đến mưu chước, ông mạnh mẽ quá, không chịu đựng được sự tầm thường, ông có cao vọng quá, không thể chấp nhận thái độ của người mới giàu sang, ông nuôi dưỡng tham vọng thống trị trong sự có đơn đã từ lâu vì ông tin ở giá trị cá nhân của ông, vì ông đã trải qua nhiều điều ngang trái, vì ông khinh thường người khác. Vinh quang binh nghiệp ngày xưa đã vuốt ve ông trong niềm cay đắng, nhưng không làm cho ông thỏa chí bình sinh vì ông chỉ biết trọng vọng có binh nghiệp ngoài ra không biết đến cái gì khác. Ấy thế mà bất thần, lúc cuộc đời ông đã về quý đông, biến cố đã đem lại cơ hội cho ông khai triển thiên năng và tính kiêu ngạo vô bờ của ông ; nhưng đối với điều kiện là. Ông chấp nhận sự thảm bại làm môi trường để ông vùng vẫy, đoạt lấy quyền hành và danh vọng.

        Cần phải nói rằng, dẫu sao thì Thống Chế cũng chấp nhận sự bại trận. Người lính già đã khoác chiến bào từ sau trận chiến 1870 này chỉ trông thấy có một khía cạnh cuộc chiến tranh, ông cho đây là cuộc chiến mới giữa Pháp và Đức. Thua trận 1870, chúng ta đã thắng trận 1914-18, hẳn là có đồng minh bên cạnh, nhưng đồng minh chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bây giờ chúng ta thua trận thứ ba, Như vậy thì ác hại thật nhưng là chuyện bình thường. Sau trận Sedan và Ba Lê sụp đổ thì chỉ cần thanh toán cho xong, điều đình và nếu cần thì nghiền nát Cách Mạng như Thiers đã làm ngày trước. Theo cách suy luận của Thống Chế thì ông không biết gì đến tính cách quốc tế của cuộc chiến tranh, đến khả năng của lãnh thổ hải ngoại, hậu quả ý thức hệ của sự chiến thắng của Hitler. Theo thói quen của ông, ông không nghĩ đến những sự kiện ẩy.

        Nhưng dẫu sao thì tôi cũng biết chắc rằng vào dịp khắc hẳn thống chế Pétain không chịu chấp nhận sự thoái bộ. Tôi chắc rằng trong bất cứ trường hợp nào và nếu ông còn giữ nguyên cá tính của ông thì ông sẽ trở lại con đường tranh đấu nếu ông nhận thấy ông lầm lỗi, chúng ta vẫn có thể chiến thắng và nước Pháp sẽ được nhờ. Nhưng than ôi, dưới cái vỏ ngoài của ông, tháng năm đã làm mòn mỏi tính tình của ông. Tuổi già của ông làm cho những người khôn ngoan lợi dụng sự mệt mỏi oai hùng của ông để mưu đồ công việc của họ. Tuổi già là một cuộc đắm tầu. Chúng ta phải chịu đựng đủ mọi tai họa vì tuổi già của thống chế Pétain đồng nhất hóa với trận đắm tàu của nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:11:52 pm

        Tôi nghĩ đến điều ấy trong đêm đến miền Bretagne. Đồng thời tôi thêm quyết chí tiếp tục chiến đấu mặc dầu phải đương đầu với những cảnh ngộ nào. Đến Rennes sáng ngày 15 tháng sáu, tôi gặp tướng René Altmayer chỉ huy nhiều phần tử binh chủng hoạt động ở phía đông Mayenne, tướng Guitry, chỉ huy. chiến khu và quận trưởng Ille-et- Vilaine. cả 3 người đều hết sức cố gắng trong lãnh vực của mình. Tôi cố gắng tổ chức sự phối hợp nỗ lực của họ với phương tiện sẵn có để phòng thủ đất đai. Sau đấy, tôi đến Brest, vượt qua những đoàn xe Anh kéo đến đây để lên tầu về nước. Đến ty hàng hải, tôi cùng với đô đốc Traub và đề đốc de Laborde nghiên cứu khả năng và nhu cầu của hải quân để chuyên chở các bộ đội qua hải cảng Bretagne. Đến chiều, tôi lẻn chiếc khu trục hạm Milan đi Plymouth, cùng với một phái đoàn hóa học gia đi theo tướng Lemoine; ông Raoul Dautry, bộ trưởng Quân Nhu giao cho phải đoàn này đem « nước nặng » sang, gửi bên Anh Quốc. Khi rời khỏi hải cảng Brest, tầu Richelieu kéo cờ chào tôi, tầu này đã được trang bị để đi Dakar. Từ Plymouth, tôi đến Luân Đôn, sáng ngày 16 thì tới nơi.

        Vài phút sau, trong một phòng khách sạn « Hvde Park », tôi đang rửa mặt thì hai ông Corbin và Monnet lại thăm. Trước hết vị đại sứ bảo tin cho biết rạng sáng nay sẽ có những cuộc tiếp xúc của tôi với người Anh để thảo luận vấn đề chuyên chở. Ngoài ra, đã dự định một cuộc hội đàm của ông Churchill với thủ tướng Reynaud ở Concarneau sáng hôm sau, trừ khi nước Pháp xin đình chiến với Đức. Cuộc hội đàm này giải quyết việc chuyên chở, sau đấy, hai người nói sang chuyện khác. Họ nói:

        « Chúng tôi biết rằng ở Bordeaux, tinh thần thoái bộ lan tràn rất nhanh, vả chăng, trong khi ông đi đường sang đây thì chính phủ Pháp đã gửi điện tín sang xác nhận lời yêu cầu của ông. Paul Reynaud ngày 13, trong một cuộc hội đàm. Ông Paul Reynamđ yêu cầu ông W. Churchill để cho nước Pháp giải ước ký kết ngày 28 tháng ba với nước Anh, chúng ta chưa biết thư trả lời của nước Anh, người ta đợi thư trả lời ấy vào sáng hôm nay. Nhưng chúng ta cho rằng họ sẽ chấp nhận với điều kiện là có bảo đảm cho hạm dội. Như vậy, đã gần tới phút chót rồi. Nhất là Hội Đồng tổng trưởng sẽ họp ở Bordeaux ngày hôm nay, xét tình thế thì hội đồng này sẽ có quyết định chung cục ».

        Hai ông Corbin và Monnet còn nói thêm rằng : « Chúng tôi nhận thấy hầu như có một yếu tố mới xuất hiện trên thời cuộc và thay đổi ý hướng của mọi người, vì thế mà ông Paul Reynaud thêm cương quyết rút lui về Alger. Bởi thế cho nên chúng tôi đã sửa soạn với ông Robert Vansitlart, thư ký thường trực bộ Ngoại Giao Anh, một kế hoạch có vẻ hấp dẫn. Đày là một đề nghị liên minh Pháp-Anh của chính phủ Luân Đôn long trọng gửi cho chính phủ Bordeaux. Hai nước sẽ quyết định phối hợp các cơ quan công quyền, chung nhau về tài nguyên hay thiệt hại, tóm lại, thực hiện mối tương hệ hoàn toàn của vận mệnh hai quốc gia. Một cuộc vận động như thế và trong lúc này có thể làm cho các bộ trưởng của ta tỉnh ngộ hay ít ra bỏ ý định thoái bộ. Nhưng còn phải làm sao cho chính phủ Anh chấp thuận đề nghị của chúng ta. Chỉ có ông là người có thể  làm cho ông Churchill nghe lời. Trong chương trình viếng thăm đã dự định lát nữa ông dùng bữa ăn sáng với Churchill. Đây là cơ hội chót, nếu ông chấp thuận ý kiến này».

        Tôi đọc bản văn đưa lại cho tôi xem. Tôi nhận thấy ngay rằng cái gì có vẻ vĩ đại cũng không thể thực hiện được mau chóng. Thoáng nhìn cũng thấy ngay rằng không thể trao đổi vài điệp văn mà có thể  hợp nhất dù chỉ trên nguyên tắc Pháp với Anh, hai nước có những định chế, quyền lợi và Đế Quốc khác nhau như vậy. cả đến những điểm trong kế hoạch có thể giải quyết trên phương diện thực dụng, cũng cần có những cuộc điều đình phức tạp — Thí dụ việc chung nhau chịu thiệt hại. Nhưng xét đến những đề nghị của chính phủ Anh thì đây là một cách biểu lộ sự đoàn kết, có thể có một ý nghĩa thiết thực. Nhất là tôi cũng nghĩ như các ông Corbin và Monnet rang kế hoạch này có thể đem lại cho ông Paul Reynaud trong lúc ông qua cơn khủng hoảng cùng cực, một yếu tố thuận lợi cho ông để thuyết phục các bộ trưởng. Tôi nhận lời vận động với ông Churchill để ông chấp nhận quan điểm của chúng ta.

        Buổi sáng hôm ấy công việc túi bụi, Tôi bắt đầu giải quyết vụ tầu Paste, tầu này chở từ Hoa Kỳ sang một ngàn đại bác 75, một ngàn đại liên và nhiều đạn dược. Theo phúc trình của phái đoàn quân sự của chúng ta thì tầu này đang trên đường về đã nhận được lệnh của tôi ở Bordeaux gửi đi, bắt đổi hướng sang một hải cảng ở Anh quốc, Vì tình hình biến chuyến không thuận lợi cho ta nên không thể để cho số vũ khí lớn lao này rơi vào tay địch. Ngoài thực tế thì đại bác và đại liên chở trên tầu Pasteur được dùng để tái võ trang cho quân đội Anh, sau trận Dunkerque họ mất gần hết súng ống.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:12:28 pm

        Còn về phương diện chuyên chở thì tôi nhận thấy người Anh sốt sắng và thành tâm cung cấp thêm phương tiện cho chúng ta và hộ tống các đoàn tầu, việc thi hành sẽ do Hải Quân Anh thực hiện, liên lạc với phái đoàn Thủy quân của chúng ta dưới quyền chỉ huy của đô đốc Odendhal. Nhưng đã hiển nhiên là ở Luân Đôn người ta không tin rằng nước Pháp chính thức có thể quay trở lại chiến đấu quyết liệt. Những cuộc tiếp xúc của tôi cho tôi biết rằng người Anh sẽ căn cứ vào trường hợp chúng ta bỏ cuộc để tìm biện pháp trên mọi lãnh vực. Bên trên hết, người ta rất lo ngại hạm đội của chúng ta lọt vào tay quân Đức. Trong những giờ phút bi thảm ấy, mỗi người Pháp cảm thấy đè nặng xuống mình câu hỏi câm lặng hay thật sự của mọi người Anh : « Hạm đội của các ông sẽ ra sao ? »

        Thủ Tướng Anh cũng bận tâm với câu hỏi ấy khi tôi cùng các ông Corbin và Monnet đến dùng cơm sáng với ông tại «Carlton Club». Tôi nói : «Dù có thể nào, người Pháp cũng không tự ý mình nạp hạm đội cho quân Đức. Chính Pétain cũng không chấp nhận như vậy. Vả chăng, hạm đội là thái ấp của Darlan. Một vương hầu phong kiến không, chịu để cho mất thái ấp đâu. Nhưng muốn chắc rằng địch không đặt tay lên hạm đội của chúng tôi, thì chúng tôi phải tiếp tục chiến tranh. Tôi rất tiếc mà phải nói để ông biết rằng thái độ của các ông ở Thành Tours đã làm cho chúng tôi kinh ngạc lắm. Ông có vẻ coi thường sự liên minh của chúng ta. Thái độ thúc thủ của ông chỉ có lợi cho những người nghiêng về giải pháp đầu hàng. Những người này sẽ nói :« Đó, chúng tôi bị dồn vào thế đầu hàng. Chính người Anh cũng bằng lòng như vậy ». Không ! Trong lúc này các ông phải làm cái gì khác để khuyến khích chúng tôi trong cơn nguy biến này».

        Ồng Churchill có vẻ xúc động, ông bàn định với Thiếu tá Morton, chánh văn phòng của ông một lát. Tôi giả thuyết rằng ông dùng những biện pháp « tối hậu » để sửa đổi một quyết định đã ký rồi. Có lẽ đây là nguyên do một việc xảy ra nửa giờ sau đó ; tại Bordeaux, đại sứ Anh đến đòi lại tận tay ông Paul Reynaud một công hàm vừa trao cho ông theo đó chính phủ Anh chấp thuận trên nguyên tắc rằng nước Pháp có thể yêu cầu nước Đức cho biết điều kiện đình chiến, nếu có thể có.

        Tôi bàn với ông Churchill dự án liên minh hai dân tộc. Ông bảo tôi : «Lord Halifax đã trình bày với tôi Nhưng đây là một miếng to quá cỡ». Tôi trả lời; «Phải ! Vì thế mà muốn thực hiện thì cần phải có nhiều thời giờ. Nhưng người ta có thể biểu lộ ngay ý chí. Trong lúc này ông không nên chềnh mảng bất cứ điều gì có thể nâng đỡ nước Pháp và duy trì được liên minh của hai nước». Sau một vài câu tranh luận, Thủ Tướng Anh nghiêng về quan điểm của tôi ông triệu tập ngay nội các Anh và thân hành đến Downing Street chủ tọa phiên họp. Tôi cũng theo ông đến đây ; Trong khi các bộ trưởng Anh thảo luận trong phòng họp, tôi ngồi với đại sứ Pháp trong phòng giấy sát bên phòng họp. Trong thời gian ấy, tôi gọi dây nói cho Paul Reynauđ báo cho ông biết rằng tôi hy vọng đến chiều sẽ có thể gởi cho ông một thông tư quan trọng với sự đồng ý của chính phủ Anh. Ông trả lời tôi rằng sẽ hoãn hội đồng bộ trưởng đến 17 giờ nhưng không thể chờ lâu hơn được».

        Phiên họp nội các Anh kéo dài trong 2 giờ, trong thời gian ấy thỉnh thoảng có một vài bộ trưởng sang gặp tôi để biết đích xác về quan điểm của người Pháp. Bất thần họ đồng loạt kéo nhau vào, đi đầu là ông Churchill. Họ reo lên : «Chúng ta đã đồng ý với nhau !». Quả vậy, ngoại trừ chi tiết, còn thì bản văn họ đem vào cho tôi coi đúng như bản đề nghị của chúng ta. Tôi gọi điện thoại ngay cho Paul Reynauđ và đọc cho ông nghe tải liệu đó. Ông bảo tôi : «Quan trọng lắm ! Tôi sẽ dùng đến trong phiên họp tới đây». Tôi tóm tắt một vài lời khuyến khích ông. Ông Churchill cầm lấy máy : «Allo ! Revnaud ! De Gaulle nói có lý ! Đề nghị của chúng ta có thể có hậu quả lớn lao. Chúng ta phải cầm cự mới được!» Sau khi nghe Revnaud trả lời, ông nói: «Được rồi, ngày mai nhé ! Ở Concarneau».

        Tôi từ biệt Thủ Tướng Anh. Ông cho tôi mượn một chiếc phi cơ để trở về ngay Bordeaux. Chúng tôi đồng ý ta giữ phi cơ lại Bordeaux đề phòng trường, hợp xảy ra biến cố khi tôi cần trở lại Anh. Ông Churchill cũng phải ra xe hỏa để rồi lên một chiến hạm đến Concarneau. Hồi 21 giờ 30, tôi đáp xuống phi trường Bordeaux. Đại tá Humbert và Auburtin, chánh văn phòng của tôi, đến đón tôi tại phi trường. Họ cho tôi biết rằng Thủ Tướng Reynaud đã xin từ chức và Tổng Thống Lebrun mời thống chế Pétain lập nội các. Sự đầu hàng đã hiển nhiên rồi. Tôi phải quyết định ngay. Sáng hôm sau tôi sẽ ra đi liền.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:32:36 pm

        Tôi đến gặp Paul Reynaud. Ông không còn ảo tưởng gì về những việc sẽ xảy ra khi Thống Chế xuất hiện trong chính phủ, nhưng ông cũng được nhẹ người về cất được một gánh nặng không chịu nổi. Ông cho tôi cảm tưởng một người đã đạt tới mức cuối cùng của hy vọng. Chỉ những người chứng kiến tận mắt mới có thể ước lượng được người cầm quyền bính phải qua những cuộc thử thách thế nào trong những ngày ghê gớm ấy, Biết bao nhiêu ngày không nghỉ, đêm không ngủ, Thủ Tướng chính phủ cảm thấy đè nặng xuống hai vai mình trách nhiệm toàn diện về vận mệnh nước Pháp. Bởi vì, xưa nay bao giờ cũng vậy, người lãnh đạo chỉ có một mình mình đối diện với đại họa. Những diễn biến đánh dấu từng giai đoạn suy sụp của chúng ta đều đánh thẳng vào người ông : quân Đức chọc thủng Sedan, trận thua lớn ở Dunkerque, cuộc rút lui khỏi Ba Lê, sự suy sụp ở Bordeaux. Tuy nhiên, ông chỉ lên cầm quyền trước ngày xảy ra quốc nạn. Không có thời giờ chuẩn bị để đối phó ; ông đã đề nghị từ lâu một chính sách binh bị có thể tránh được những tai họa ấy. Ống đã dấn thân vào cơn bão tố với tâm hồn chắc chắn của người không lùi bước. Trong những ngày bi thảm ấy chưa lúc nào ông mất tự chủ. Chưa bao giờ người ta thấy ông giận dữ, bất bình hay phàn nàn. Thật là một cảnh đau lòng khi phải chứng kiến một người có tài lỗi lạc như ông phải bó tay thúc thủ để các biến cố nghiền nát.

        Thực ra, cả tính của ông Paul Beynaud phù hợp với điều kiện chỉ đạo cuộc chiến trong tình trạng trật tự nào đó và dựa trên những nền tảng cổ truyền đã đạt được. Nhưng tất cả đều được quét sạch rồi ! Ông thấy quanh mình ông chế độ sụp đổ, dân chúng bỏ chạy, đồng minh rút về, các tướng lãnh có uy tín nhất ngã lòng. Từ ngày chính phủ di tản khỏi thủ đô, việc điều hành công quyền chỉ còn là một tình trạng hấp hối, một tình trạng tan rã công vụ, kỷ luật và tinh thần. Trong tình trạng ấy, ông Paul Reynaud đem thông minh, can đảm và uy tín của mình áp dụng vào chỗ trống không. Nỗ lực của ông không nhắm vào những biến cố vũ bão.

        Muốn trở lại nắm vững dây cương thì phải thoát ra ngoài cơn gió lốc, chạy sang Phi Châu và làm lại từ đầu. Ông Paul Reynaud đã trông thấy như vậy. Nhưng phải có những biện pháp cùng cực : thay đổi cấp chỉ huy tối cao, thải hồi Thống Chế và phân nửa các bộ trưởng, bẻ gãy một vài ảnh hưởng tai hại, chịu đựng sự chiếm đóng toàn thể chánh quốc ; tóm lại, ông bị đặt trước một tình trạng chưa hề xảy ra trong lịch sử, vượt hẳn khuôn khổ và phương vị thông thường.

        Ông Paul Reynaud cho rằng không nên nhận trách nhiệm về mình những quyết định vượt khỏi tầm mức bình thường và sự tính toán quá xa như vậy. Ông tìm các vận dụng tình thế để đạt tới đích. Do đó mà ông có ý xét lại các điều kiện của địch miễn là nước Anh chấp thuận. Hẳn là ông nghĩ rằng những người chủ trương đình chiến cũng không chấp nhận khi họ biết điều kiện của địch, bấy giờ tình hình sẽ đưa đến sự tập hợp mọi quan điểm để theo đuổi cuộc chiến tranh cứu quốc. Nhưng thảm họa xảy đến mạnh như vũ bão không thể vận dụng được tình thế. Theo đuổi cuộc chiến không chút nương tay hay đầu hàng ngay túc khắc, chỉ có hai đường lối cực đoan ấy thôi không có con đường trung dung nào khác Paul Reynaud đã không theo hẳn con đường thứ nhất ông phải nhường chỗ cho Pétain để theo hẳn con đường thứ hai.

        Cần phải nói rằng vào lúc quyết liệt này chế độ không nói gì đến vị nguyên thủ của Chính phủ cuối cùng nền Đệ Tam Cộng Hoà. Hẳn là nhiều người tại vị không thuận theo giải pháp đầu hàng. Nhưng nhà cầm quyền bàng hoàng trước thảm họa mà họ cảm thấy mình phải gánh trách nhiệm, không phản ứng gì cả. Nước Pháp bị đặt trước một vấn đề trọng đại chi phối hiện tại và tương lai như vậy mà Quốc Hội không họp, chính phủ không đủ sức đưa ra một giải pháp minh bạch, Tổng Thống Cộng Hòa không lên tiếng, mặc dầu chỉ ở hội đồng bộ tưởng, để nói lên quyền lợi tối cao của tổ quốc. Rốt cuộc, sự tan rã chính quyền là nguyên do sâu xa của thảm họa quốc gia. Dưới ánh sáng của tiếng sét, chế độ hiện ra trong tình trạng tàn tật thảm hại, không xứng đáng để bảo vệ danh dự và độc lập của nước Pháp.

        Đêm đã khuya, tôi đến khách sạn, nơi cư ngụ của ông Ronald Campbell, đại sứ Anh, và nói cho ông biết ý muốn sang Luân Đôn của tôi. Tướng Spears bàn góp với chúng tôi, tuyên bố rằng ông sẽ đi theo tôi. Tôi sai người đến báo tin cho ông PaulReynaud. Ông cấp cho tôi 100.000 quan lấy ở quỹ mật. Tôi yêu cầu ông Margerie gửi ngay cho vợ con tôi ở Carantec giấy thông hành cần thiết để chạy sang Anh ; cả nhà tôi đều đi thoát nhờ có chuyến tầu cuối cùng rời khỏi bến Brest. Ngày 17 tháng sáu và lúc 9 giờ sáng, tôi cùng với tướng Spears và trung úy Coureeldùng chiếc phi cơ hôm qua để trở về Anh. Cuộc khỏi hành không có gì là khó khăn nhưng cũng không có gì là thơ mộng.

        Chúng tôi bay qua La Rochelle và Rochefort. Trong các hải cảng này tầu đang bốc cháy vì bị phi cơ Đức oanh tạc. Chúng tôi bay qua Paimpont, mẹ tôi ở quận này và đang thời kỳ bệnh nặng. Khu rừng bốc khói đen vì cháy những kho đạn dược ở đây. Sau khi dừng lại một lúc ở Jersey, chúng tôi đến Luân Đòn vào buổi quá trưa. Trong khi tôi đi tìm nhà và Courcel gọi điện thoại cho tòa đại sử và các phải đoàn, tôi đã thấy họ hững hờ lảng tránh rồi ; bây giờ tôi chỉ còn một thần một mình trơ trụi trên đời, như một người đứng trước đại dương mà muốn bơi qua.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:07 pm

NƯƠC PHÁP TỰ DO

        Theo đuổi chiến tranh ? Hẳn rồi ! Nhưng với mục đích gì và trong giới hạn nào ? Nhiều người tán thành quan điểm này nhưng không muốn làm gì nhiều hơn việc để cho một dúm người Pháp giúp tay với người Anh còn giữ vững phòng tuyến: Chưa bao giờ tôi muốn theo đuổi chiến tranh bằng cách ấy. Đối với tôi, cái cần phải phục vụ và cứu vãn là dân tộc và chính phủ.

        Tôi nghĩ rằng trong trận Thế Chiến này, nước Pháp sẽ không còn gì là danh dự, thống nhất, độc lập, nếu nước Pháp đầu hàng và chịu thúc thủ trong tình trạng đầu hàng. Bởi vì, trong trường hợp ấy, cuộc chiến tranh kết liễu thế nào, quân đội ngoại quốc sẽ đẩy lui được kẻ xâm lăng ra khỏi lãnh thổ Pháp hay nước Pháp sẽ sống trong vòng nô lệ, nước Pháp cũng phải ghê tởm mình và làm cho dân tộc khác ghê tởm mình, nước Pháp sẽ đầu độc đời sống mình và linh hồn mình qua nhiều thế hệ. Ngay lúc này, người ta sẽ lấy gì làm chính nghĩa để đưa một số con dân vào một cuộc chiến không phải cuộc chiến của họ ? Đưa người sang phụ giúp lực lượng của một cường quốc khác thì có lợi gì không ? Không! Phải làm cách nào để đưa cả nước. Pháp trở lại cuộc chiến thì mới bõ công cố gắng.

        Muốn được như vậy thì phải để cho quân đội của ta xuất hiện trên chiến trường, các lãnh thổ của ta trở lại dự chiến, cả nước chia sẻ sự nỗ lực với các chiến sĩ, các cường quốc thừa nhận nước Pháp vẫn tiếp tục chiến đấu, chủ quyền của nước Pháp chuyển giao từ phía những người đầu hàng và chờ đợi sang phía những người chiến đấu, và một ngày kia, chiến thắng.

        Sự hiểu biết của tôi về người và việc không làm cho tôi có ảo tưởng gì về những khó khăn cần phải vượt qua. Chúng ta còn phải đương đầu với sức mạnh hùng hậu của địch, còn phải lâu ngày mới tiêu mòn được lực lượng của họ, vả chăng họ cũng sẽ được bộ máy chánh quyền Pháp giúp tay để chống lại nước Pháp phục hồi binh lực. Một cuộc chiến tranh lâu dài và kịch liệt sẽ có những khó khăn tinh thần và vật chất cho những người không có phương tiện và xuất hiện với tư thế kẻ nghèo khó. Kẻ bi quan và SỌ’ sệt sẽ chống đối chiến sĩ bằng đủ mọi cách bài xích, vu khống, đồ tội, để che lấp sự thụ động hèn nhát của họ. Người Pháp thích tranh giành, họ không khỏi tạo ra những tổ chức  «song song» nhưng thực ra cạnh tranh và kình chống nhau, ngoại bang sẽ dùng họ để lợi dụng họ theo thường lệ. Về phần những kẻ có mục đích phá hoại thì họ muốn thao túng phong trào kháng chiến quốc gia, đưa đến tình trạng hỗn loạn để làm bùng nổ cách mạng và áp đặt chính thể cộng hòa. Sau hết; các đại cường cũng có khuynh hường nhân tình trạng suy yếu của nước Pháp mà mưu tính quyền lợi của họ có hại cho nước Pháp.

        Còn như tôi, tôi có ngưỡng vọng leo một triền dốc như vậy, lúc dầu tôi không có gì cả. Bên cạnh tôi không có sức mạnh nào, một tổ chức nào. Tại Pháp, không ai biết tới, không ai hướng ứng lời kêu gọi. Tại ngoại quốc, không ai tín nhiệm và cũng không có cách nào biện minh lập trường của mình. Nhưng chính tình trạng trơ trụi ấy lại vạch ra con đường hành động của tôi. Chỉ có cách dốc lòng phụng sự chính nghĩa quốc gia là tôi tạo được uy tín. Chỉ có cách tỏ ra người cương quyết bênh vực quốc dân và chính phủ là tôi có thể quy tụ được những người Pháp nghe theo tôi hay nức lòng vì chính nghĩa để người ngoài kính trọng và vị nể. Trong những ngày thê thảm đã qua, những người tức giận vì thái độ cứng rắn của tôi, không muốn tin rằng tôi cố sức ngăn ngừa những áp lực chống đối tôi vì trong lúc này một sự mềm yếu nhỏ cũng đưa đến sự sụp đổ. Tóm lại, tuy địa vị của tôi khiêm tốn và cô đơn, nhưng chính vì thế mà tôi cần phải leo lên đỉnh cao và không bao giờ xuống nữa.

        Việc thứ nhất phải làm là thượng quốc kỳ. Có thể dùng được đài phát thanh. Từ chiều ngày 17 tháng sáu tôi đã trình bày ý kiến của tôi với ông Winston Churchill. Là một mảnh ván trời giạt sang bờ biển nước Anh tôi có thể làm gì được nếu không có sự giúp đỡ của ông ta ? ông bằng lòng ngay và để bắt đầu, ông cho phép lời sử dụng đài BBC. Chúng tôi đồng ý là tôi sẽ lên tiếng khi nào chính phủ Pétain xin đình chiến với Đức. Người ta được tin ông đã làm ngay từ tối hôm ấy. Hôm sau, vào lúc 18 giờ tôi đọc trước máy phóng âm, bản văn mà người ta đã biết. Từ khi tung những lời quyết liệt ấy đi, tôi cảm thấy tôi đã chấm dứt một cuộc đời, cuộc đời sống trong khung cảnh nước Pháp vững mạnh, quân đội không chia rẽ. Năm 49 tuổi tôi bước vào một cuộc phiêu lưu như một người bị số mệnh ném ra ngoài cuộc đời.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:23 pm

        Tuy nhiên, trên bước đi chập chững vào cuộc đời không tiền khoáng hậu này, tôi còn có bồn phận phải xét lại xem có một quyền hành nào có tư cách hơn tôi để đảm nhiệm được việc đưa nước Pháp và Đế Quốc trở lại cuộc chiến. Khi mà cuộc đình chiến chưa thực thi thì người ta còn có thể tưởng tượng— dù trái với sự thực rất xa - rằng chính phủ Bordeaux rồi sẽ lựa chọn việc tiếp tục cuộc chiến. Bởi thế cho nên, ngay từ khi mới đến Luân Đòn chiều ngày 17, tôi đã đánh điện về Bordeaux xin đảm nhiệm việc ở lại Anh quốc để điều đình viện trợ Hoa Kỳ, tù binh Đức và vận tải sang Phi Châu.

        Thư trả lời là một bức điện tín bách thúc tôi phải về Pháp ngay. Ngày 20 tháng sáu tôi viết thư cho tướng Weygand, ông đã ngồi vào chính phủ đầu hàng với chức vụ kỳ dị ; « bộ trưởng Quốc Phòng», tôi khẩn khoản yêu cầu ông đứng đầu phong trào kháng chiến và đoán chắc với ông rằng nếu ông nhận lời, tôi sẽ hoàn toàn phục tòng ông. Nhưng vài tuần lễ sau, bức thư được trao lại cho người gửi với lời phê phán có thể nói là hiểm độc. Ngày 30 tháng sáu, « tòa đại sứ Pháp » thông báo cho tôi biết lệnh phải tự mình làm tù binh tại nhà giam Saint - Michel ở Toulouse đợi Tòa Án Chiến Tranh nghị sử. Tòa án này trước còn phạt tôi 4 năm tù. Sau, theo lời yêu cầu của « bộ trưởng» muốn chọn thảm họa nhỏ nhoi nhất, họ khép tôi vào tội tử hình.

        Vả chăng, tôi đã tính trước thái độ của Bordeaux, tôi đã quay hướng về các nhà cầm quyền ở hải ngoại. Ngay từ ngày 19 tháng sáu, tôi đã gửi điện văn, cho tướng Noguès, tư lệnh quân đội đặt mình dưới quyền chỉ huy của ông, nến ông không chấp nhận cuộc đình chiến. Ngay tối hôm ẩy, nói trên đài phát thanh, tôi đã kêu gọi khẩn thiết: «Phi châu của Claurel, Bugeaud, Lyautey, Noguès, hãy từ khước điều kiện của địch ». Ngày 24 tháng sáu, tôi gửi điện văn đi lần nữa, kêu gọi Noguès và Cao ủy Trung Đông, tướng Catroux, Toàn Quyền Đông Dương. Tôi gọi y cho những nhà cầm quyền ấy thành lập ngay một cơ quan phòng vệ Đế Quốc, tôi có thể giữ nhiệm vụ liên lạc họ ngay với Luân Đôn. Ngày 27 tháng sáu, sau khi biết tin một bài diễn văn gây gổ của ông Peyrouton, thống sử Tunisie, tôi bách thúc ông phải gia nhập « Ủy Ban Phòng Vệ», đồng thời nhắc lại lời nói tướng Mittelhauser và ông Puaux. Cũng ngày hôm ấy, tình cờ tôi giữ chỗ cho tôi và các sĩ quan của tôi trên một chiếc tầu buôn Pháp sắp sửa khởi hành đi Maroc.

        Để trả lời tôi, tôi chỉ nhận được một bức điện tín của đô đốc de Carpentier, chỉ huy hạm đội Trung Đông, ông bảo tin cho tôi biết rằng ông Puaux và tướng Mittelhauser đã gửi điện văn cho tướng Noguès cũng theo ý kiến của tôi. Ngoài ra, một người con của tướng Catroux có mặt ở Luân Đòn, đem lại cho tôi coi một bức thư của Catroux nhắn con đến bày tỏ với tội sự biểu đồng tình của ông. Nhưng, đồng thời, người Anh cũng gửi sang Bắc Phi ông Duff Cooper, nhân viên Nội Các, và tướng Gort, để điều đình với tướng Noguès nhận sự tiếp sức của quân đội Anh, nhưng phái đoàn của họ phải trở về Luân Đôn, không được tướng Noguès tiếp đón. Sau hết, tướng Dillon, trưởng đoàn liên lạc quân sự Anh ở Bắc Phi, bị trục xuất khỏi Alger.

        Nhưng, việc làm thứ nhất, của Noguès là đưa cao lá quốc kỳ. Người ta biết rằng khi biết rõ điều kiện của Đức, ngày 25 tháng sáu ông gửi điện tín về Bordeaux cho biết rằng ông sẵn sàng tiếp tục chiến đấu. Ông dùng danh từ tôi đã đưa ra trên đài phát thanh 6 ngày trước đây, để nhắc đến « sự kinh hoảng của Bordeaux» làm cho chính phủ « không xét định một cách khách quan khả năng chống cự của Bắc Phi». Ông yêu cầu Weygand « xét lại mệnh lệnh thi hành cuộc đình chiến» và kháng nghị rằng nếu giữ nguyên mệnh lệnh ấy, « thì ông chỉ có thể đó mặt tía tai mà thi hành ». Đã rõ là nếu Noguès chọn con đường kháng chiến thì toàn thể Đế Quốc sẽ theo gương ông. Nhưng chẳng bao lâu, chính ông và các thống sứ, toàn quyền, tổng tư lệnh, đều nghe theo lệnh đốc thúc của Pétain và Weygand, chấp nhận đinh chiến. Chỉ có tướng Catroux, toàn quyền Đông Dương và tướng Legentilhomme, chỉ huy bộ đội Somalis, không chấp nhận đình chiến, cả hai người đều bị thay thế, mà những người dưới quyền họ không làm gì để nâng đỡ họ.

        Vả chăng, sự suy sụp của phần lớn các người cầm quyền ở lãnh địa hải ngoại, cũng phù hợp với sự sụp đổ chánh trị toàn diện ở chánh quốc. Báo chí từ Bordeaux và Vichy gửi sang đều chấp nhận quyết định của chính phủ Retain, cả các đảng phái, đoàn thể, tổ chức. Quốc Hội nhỏm họp ngày 9 và 10 tháng bảy, trao trọn quyền cho thống chế Pétain gần như không tranh luận gì cả. Thực ra, 80 dân biểu có mặt đã can đảm bỏ phiếu chống lại sự thoái bộ. Mặt khác, những dân biểu lên tầu Massilia Sang Bắc Phi đã tỏ ý cho mọi người biết rằng đối với họ Đế Quốc không thể ngừng cuộc chiến. Tuy nhiên, không có một người nào trong các giới chính thức cầm quyền lên tiếng bác bỏ cuộc đình chiến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:16:39 pm

        Vả chăng, tuy Pháp sụp đổ đã làm cho hoàn cầu kinh ngạc, tuy quần chúng trên hoàn cầu nhìn ngọn đuốc sáng tắt phụt trong lo ngại, tuy thơ của Charles Morgan hay bài báo của Francois Mauriac đã làm cho biết bao người cảm động rơi lệ, nhưng các chính phủ đồng minh, chẳng bao lâu, cũng coi như việc đã rồi. Các chính phủ lâm chiến với phe trục đều gọi đại sứ của họ về nước, hoặc họ tự ý gọi về như trường hợp Sir Ronald Campell hay tướng Vanier, hoặc người Đức bắt buộc họ phải về nước. Nhưng tại Luân Đòn vẫn còn một lãnh sự ở trong dinh tự tòa Đại Sứ Pháp, giữ liên lạc với chánh quốc ; trong khi ấy thì ông Dupuis, tổng lãnh sự Gia Nà Đại vẫn ở lại bên cạnh Thống Chế. Liên Hiệp Nam Phi cũng để lại đại diện. Nhất là, tại Vichy, còn một ngoại giao đoàn quan trọng, quy tụ xung quanh Đức ông Valerio Valeri, khâm mạng của Giáo Hoàng, xung quanh ông Bogomolov, đại sứ Liên Sô, sau này xung quanh đô đốc Leahy, đại sứ Hiệp Chủng Quốc. Tình trạng ấy đã làm nguội dần vê hăng hái của những nhân vật mà trước đây đã có hành động hưởng về phong trào Pháp chiến đấu.

        Như vậy, tại Pháp cũng như tại các quốc gia khác, SỌ’ hãi, quyền lợi và thất vọng đã phối hợp ảnh hướng với nhau để đưa nước Pháp đến sư thoái bộ toàn diện. Nhiều người tâm huyết còn trung thành với quá khứ, nhiều sự tính toán còn muốn lợi dụng những mảnh vụn hiện tại để sót lại nhưng trên đời này không có một người nào hành động như vẫn tin tưởng độc lập, danh dự và hùng mạnh của tổ quốc. Đã như vậy thì những người chấp nhận như một việc đã rồi sẽ đè hạ, ô nhục và hèn nhát đến đâu. Trước sự trống rỗng hãi hùng của cảnh thoải bộ toàn diện, sứ mạng của tôi, bất thần hiện ra xán lạn nhưng cũng ghê SỌ’. Trong lúc lịch sử qua cuộc thử thách gay go nhất, tôi phải nhận lấy trách nhiệm cứu quốc.

        Nhưng không làm gì có nước Pháp nếu không có kiếm cung. Trước hết phải tạo lập lấy một lực lượng chiến đấu. Tôi đem hết tâm trí ra tổ chức lực lượng ấy. Một vài đơn vị quân sự còn ở lại nước Anh. Trước hết là những đơn vị của Sư Đoàn Khinh Binh xứ Alpes, họ đã chiến đấu anh dũng tại Na Uy dưới sự chỉ huy của tướng Béthouart, sau trở về Bretagne giữa tháng sáu và cùng xuống tàu sang Anh với quân đội Anh. Phần khác là những chiến thuyền — tất cả gần 100.000 tấn — trú ẩn ở Cherbourg, Brest, Lorient, ngoài các thủy thủ ra còn nhiều người phụ dịch khác, tổng cộng đến 10.000 thủy binh. Ngoài ra, cũng còn nhiều ngàn thương binh ở Bỉ được đưa về điều trị ở Anh quốc. Các phái đoàn quân sự Pháp đã tổ chức việc chỉ huy và quản trị những lực lượng ấy,đặt dưới quyền của Vichy đợi ngày hồi hương.

        Nguyên một việc tiếp xúc với những yếu tố đa tạp và rời rạc ấy đối với tôi đã cực kỳ khó khăn. Trước hết tôi chỉ có một số ít sĩ quan, tất cả đều ở cấp dưới, họ có nhiều thiện chí, nhưng không có đủ uy tín để vượt qua hệ thống cấp bậc. Điều họ có thể làm được và họ đã làm là tuyên truyền để lấy lòng các cấp cao hơn và những người tiếp xúc với họ. Kết quả yếu kém. Tám ngày sau lời kêu gọi ngày 18 tháng sáu của tôi, số người tình nguyện đến họp tại rạp Olympia của người Anh cho mượn chỉ có độ vài trăm người.

        Cằn phải nói rằng nhà cầm quyền Anh không thuận ý cho chúng tôi hoạt động. Đành rằng họ đã phát ra truyền đơn báo cho quân nhân Pháp biết rằng có thể lựa chọn một trong ba trường hợp : Hồi hương, theo tướng de Gaulle hay nhập các đơn vị lực lượmg Hoàng Gia. Hẳn là Churchill có ra chỉ thị ; Spears, người liên lạc Pháp Tự Do với các cơ quan công quyền Anh, đã nhiều lần can thiệp ; có khi họ làm cho người Pháp ở đây bớt nọa tính và chống đối. Hẳn là báo chí và đài phát thanh, nhiều đoàn thể, nhiều tư nhân nhiệt liệt ủng hộ và tuyên truyền cho chúng tôi. Nhưng bộ chỉ huy Anh đang chờ đợi Đức tấn công không biết ngày nào, họ còn SỌ' bị xàm lăng là khác, họ dồn nỗ lực vào việc chuẩn bị ứng chiến của họ chứ không để ý đến một loại công việc mà họ cho là thứ yếu. Vả chăng, theo tiện dụng và thói quen nghề nghiệp, họ nghiêng về sự tôn trọng lớp trật tự đã hình thành, nghĩa là chính phủ Vichy và các phái đoàn của Vichy. Sau hết, họ cũng không thể tin được những người đồng minh với họ trước đây, nhưng bây giờ nhục nhã vì đau khỏ, bất mãn với mình và với người, oán trách người này và người khác. Những người như vậy sẽ làm gì nếu địch kéo ùa sang đây ? Tốt hơn hết là nên đưa họ về Pháp càng sớm càng hay ? Và nói cho cùng thì một vài đại đội không có cấp chỉ huy và không có bộ tham mưu của tướng de Gaulle phỏng có làm được việc gì ?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:01 pm

        Ngày 29 tháng sáu, tôi đến Tren tham - Park, nơi đóng quân của sư đoàn nhẹ Sơn Cước. Tướng chỉ huy Sư Đoàn cũng muốn trở về Pháp, tuy rằng có ý định sau sẽ trở lại mặt trận — vả chăng sau này ông trở lại chiến đấu anh dũng. Nhưng ông đã xếp đặt để tôi có thể gặp từng bộ đội tập hợp ở một nơi. Bởi thế cho nên tôi có thể quy tụ được phần lớn hai đại đội của Bán Lữ Đoàn 13 Đội Lê Dương, chỉ huy trưởng là trung tá Magrin-Verne- ret, hiệu Monclar, và viên phụ tá của ông, đại úy Koenig, hai trăm khinh binh miền Alpes, hai phần ba một đội chiến xa, nhiều sĩ quan tham mưu và dịch vụ, trong số đó có thiếu tá Conchard, các đại tá Dewavrin và Tissier. Tôi đã làm được việc ấy tuy rằng sau khi ra khỏi trại, các đại tá Anh Chair và Williams‘của Cục Chiến Tranh gửi đến, đã hội họp mọi người lại nói thẳng cho họ biết : «Anh em có tự do để theo tướng de Gaulle. Nhưng chúng tôi cần lấy tư tình mà cho anh em biết : nếu anh em quyết định con đường ấy thì anh em sẽ bị coi như chống lại chính phủ của anh em đó... ».

        Ngày hôm sau, tôi muốn đến thăm các trại Aintree và Haydock, nơi tập trung nhiều ngàn thủy binh Pháp. Mới đến nơi, vị đề đốc Anh ở Liverpool cho tôi biết ông không muốn để tôi thăm quân lính của ông vì có thể phương hại đến trật tự trong hàng ngũ. Tôi đành trở về không. Vài ngày sau tôi được may mắn hơn khi đến Harrow-Park. Dẫu sao thì trong hàng ngũ của thủy thủ Pháp cũng có một phong trào đầu quân. Một vài sĩ quan quyết định theo tôi ngay và tận tâm phục vụ tổ quốc như các Hải Quân Thiếu Tá D‘ Argenlieu, Wietzel, Moulec, Jourđen. Thủy thủ và sĩ quan của ba chiếc tàu nhỏ : Tiềm thủy đĩnh Rubis (chỉ huy trưởng Cabanier), vẫn hoạt động ở bờ biền Na Uy, Tiềm thủy đĩnh Narưal (chỉ huy trưởng Drogou), nghe lời kêu gọi của tôi bèn rời khỏi Sfax và đến Malte, Sau này bị đánh chìm khi hoạt động ở Địa Trung Hải ; tầu kéo lưới President Honduce (chỉ huy trưởng Deschatres) Việc hồi chánh của phó đề đốc Muselier cho phép tôi thành lập một trung tâm và một nền móng kỹ thuật cho tổ chức hải quân sau này. Cá nhân ông và xích mích nghề nghiệp đã làm cho nhiều người trong Hải quân chống đối ông, nhưng ông là người thông minh và thảo vát có thể giúp ích nhiều cho tôi trong giai đoạn phiêu lưu này. Trong khi ấy, vài chục phi công tôi gặp ở trại Saint - Atham đã quy tụ xung quanh các đại úy de Rancourt, Astier de Villatte, Bécourt -  Foch đợi sự chỉ huy của thiếu tá Pijeaud.

        Nhiều người tình nguyện lẻ tẻ đến nước Anh mỗi ngày mỗi đông. Thường thường họ từ Pháp sang, đáp những chuyến tầu cuối cùng chạy hàng ngày, hay những tầu nhỏ hơn mà họ bắt gặp, hay đi qua I Pha Nho và đã thoát tay sở cảnh sát xứ này. Cảnh sát bắt giam những người bắt được ở trại Miranda. Nhiều phi công lấy được phi cơ của Vichy đã trốn thoát khỏi Bắc Phi và đáp xuống Gibraltar. Nhiều thương thuyền ngẫu nhiên ra khỏi các hải cảng Pháp hay nhân tầu của họ chạy thoát được — thí dụ chiếc Capo Olmo, thuyền trưởng Vuillemain — đều đến xin tham dự cuộc chiến. Những người Pháp sống ở ngoại quốc cũng xin đầu quân. Nhân việc tiếp đón tại White City 2000 thương binh trận Dunkerque, nằm dưỡng bệnh trong các bệnh viện Anh, tôi triệu tập 200 người đầu quân. Một đại đội thuộc địa thuộc Quân Đoàn Trung Đông và đóng ở Chypre, đã tự ý về tập kết với vị chỉ huy trưởng Lorotte. Trong những ngày cuối tháng sáu, một đội tầu đánh cá đến Cornouailles chở theo tất cả trai tráng ở đảo Sein. Ngày lại ngày, nhiều thanh niên hăng hái trở lại hàng ngũ của chúng tôi làm cho chúng tôi thêm quyết chí, nhiều người đã phải qua nhiều bước gian nan mạo hiểm mới về được đến nơi. Các sĩ quan của tôi và phái đoàn Spears đã dùng hết tài khôn khéo và vận động để lo việc chuyên chở họ,

        Bất thình lình, một biến cố tệ hại làm đình trệ phong trào tập kết ấy. Ngày mùng 4 tháng bảy, đài phát thanh và háo chỉ báo tin hạm đội Anh ở Địa Trung Hải hôm qua đã đánh hạm đội Pháp đậu ở Mers-el-Kébir.

        Đồng thời chúng tôi cũng biết tin người Anh đã đánh úp những tầu chiến Pháp đậu trong các hải cảng Anh, bắt giam bộ tham mưu và thủy thủ— có giao tranh, đẫm máu. Sau hết, ngày mùng 10 có tin phi cơ Anh đã bắn phá thiết giáp hạm Richelieu bỏ neo tại bến Dakar. Các thông cáo chánh thức và truyền đơn ở Luân Đòn có ý trình bày những vụ uy hiếp ấy như những chiến công hải lực của họ đã rõ là sự lo SỌ' nguy hiểm, vết tích những cuộc tranh giành ưu thế trên mặt biển ngày trước, những sự oán hờn từ lúc khởi sự cuộc chiến và sau khi đình chiến, đều là những nguyên nhân sâu xa làm cho chính phủ và Hải Quân Anh bùng ra những vụ xung đột ấy ; đây cũng là lối thoát cho những bản năng dồn nén của một dân tộc ; cũng vì những bản năng dồn nén ấy mà có khi họ có sức mạnh để phá đổ mọi thành trì ngăn cản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:22 pm

        Nhưng không thể cho rằng hạm đội Pháp đã tự mình có những hành động căm thù đối với người Anh. Từ ngày tôi đến Luân Đôn tôi không ngừng nhắc lại điều ấy với chính phủ Anh và Hải Quân Anh. Vả chăng, tôi chắc rằng Darlan tuy không kể gì đến những lý do quyền lợi quốc gia nhưng cũng không khi nào trao Hải Quân Pháp cho người Đức vì ông cho là tài sản của riêng ông vậy. Xét cho cùng, Darlan và thuộc hạ của ông không chịu đóng vai trò cứu quốc tạo ra bởi biến cố trong khi họ giữ được hạm đội nguyên vẹn, ấy chỉ vì họ không chắc rằng sẽ bảo vệ được hạm đội ấy. Ông Alexander, tư lệnh Hải quân, Lord Lloyd, bộ trưởng Thuộc Địa, đô đốc Sư Dudley Pound, đến Bordeaux ngày 18 tháng sáu, đã được Darlan lấy danh dự mà hứa rằng không khi nào trao hạm đội của ông cho địch, Pétain và Bauđouin cũng long trọng cam kết như vậy. Sau hết, trái với tin đồn của các hãng thông tấn Anh và Mỹ tung ra, các điều khoản đình chiến không nói gì đến việc quân Đức được quyền sử dụng trực tiếp hạm đội Pháp.

        Nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng đáng trước hành động đầu hàng của nhà cầm quyền Bordeaux và viễn tượng họ có thể hèn yếu sau này, người Anh có thể lo ngại một ngày kia địch sẽ chiếm được hạm đội của chúng ta. Trong trường hợp ấy nước Anh sẽ bị đe dọa trầm trọng. Mặc dầu chúng tôi đau đớ11 và tức giận vì thảm kịch Mers - et -  Kébir, vì hành động của người Anh mà họ lấy làm vinh dự, tôi cũng nghĩ rằng phải đặt tiền đồ của nước Pháp lên trên hết, không được đếm xỉa đến số phận của hạm đội; bổn phận của chúng tôi là phải tiếp tục cuộc chiến.

        Ngay mùng 8 tháng bảy tôi giải thích công khai quan điểm của tôi trên đài phát thanh. Chính phủ Anh theo bản phúc trình của ông Duff Cooper, bộ trướng Thông Tin, đã tỏ ra khéo léo cao kỳ khi để tôi sử dụng đài BBc mặc dầu lời tuyên bố của không làm vừa lòng người Anh chút nào.

        Nhưng đó là một nhát búa ghê gớm giáng xuống niềm hy vọng của chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuyển mộ binh sĩ của chúng ta. Nhiều người, quân nhân hay dân sự sắp sửa đi theo chúng ta đã quay gót về. Ngoài ra, thái độ của các nhà cầm quyền ở Đế Quốc Pháp và của những đơn vị hải quân và bộ binh, trước thuận lợi cho chúng ta tuy còn ngập ngừng, sau đấy đổi ra ác cảm. Tất nhiên, Vichy không bỏ lỡ cơ hội họ đã khai thác triệt để tình trạng ấy. Hậu quả thật là tai hại đối với việc hồi chánh những lãnh thổ Phi Châu.

        Tuy nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục công việc. Ngày 13 tháng bảy, tôi mạo hiểm tung tin : « Hỡi người Pháp! Các bạn nên biết rằng các bạn còn có một đạo quân chiến đấu ». Ngày 14 tháng bảy, tại Whitehall tôi duyệt những toán quân đầu tiên giữa một đám đông vô cùng xúc động, sau đấy tôi dẫn đầu họ đến đặt vòng hoa tam tài trước tượng thống chế Foch. Ngày 21 tháng bảy tôi xin được phép cho nhiều phi công của chúng ta dự trận oanh tạc miền Ruhr và công bố rằng những người Pháp Tự Do đã trở lại chiến đấu. Trong thời gian ấy, theo ý kiến của d’Argenlieu, tất cả các đơn vị đều dùng Thập Tự Lorraine làm phù hiệu. Ngày 24 tháng tám, Vua George VI đến thăm đạo quân nhỏ bé của chúng tôi Xem như vậy thì người ta có thể cho rằng « khúc kiếm » đã tôi già rồi. Nhưng than ôi! khúc ấy ngắn quả !

        Hết tháng bảy tổng số quân chưa được 7.000 người. Đấy là tất cả quân số mộ được ở bên Anh những yếu tố quân sự không theo chúng tôi bây giờ đã lên tầu về nước. Chúng tôi phải khó nhọc mới thâu hồi được khí giới và quân cụ để tại chỗ, người Anh và các đồng minh khác cũng tìm cách chiếm đoạt số vũ khí ấy. Còn như tầu bè thì chúng tôi chỉ võ trang được một vài chiếc, chúng tôi tất đau lòng mà thấy tàu bè của ta thượng cờ ngoại quốc. Dầu sao thì dần dần chúng ta cũng thành lập được những sư đoàn thứ nhất, với những phương tiện rời rạc, nhưng toàn là những người cương quyết.

        Những người này thuộc loại người dũng mãnh, những chiến sĩ của mặt trận kháng chiến Pháp sau này ở bất cứ nơi nào đều thuộc về loại người này. Họ đều ưa mạo hiểm và phiêu lưu và say mê như nghệ thuật, họ khinh bỉ những người ươn hèn và lãnh đạm, gặp những lúc không có cơ hội để mạo hiềm họ trở nên buồn bực và hay gây sự với nhau, đến lúc hoạt động họ hăng say đoán kết với nhau, trong cơn quốc nạn và đụng chạm với các đồng minh sống đầy đủ hơn, họ có ý thức cao độ về danh dự tổ quốc, điều đáng kể hơn hết là họ tin tưởng tuyệt đối sức mạnh và mưu chước của đoàn thể họ ; đó là những nét tâm lý của nhóm người ưu tú không đáng kể vào đâu trong lúc này, nhưng dần dần lớn mạnh và thu hút được toàn thể quốc gia và Đế Quốc Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:17:41 pm

        Trong khi chúng tôi cố đào luyện lấy ít nhiều lực lượng thì lại đặt ra vấn đề liên lạc với chính phủ Anh Quốc, vả chăng nước Anh sẵn sàng điều chỉnh mới liên lạc ấy, không phải vì sở thích minh bạch pháp lý mà vì ý muốn bắt những người Pháp chiến đấu khả ương ngạnh tuy dễ thương này phải theo kỷ luật quốc gia khi sống trên lãnh thổ của Anh Hoàng.

        Ngay từ lúc đầu, tôi đã thảo luận với ông Churchill về ý muốn của tôi triệu tập một «Ủy Hội Quốc Gia» nếu có thể được để chỉ đạo nỗ lực chiến tranh. Để giúp đỡ chúng tôi, ngày 23 tháng sáu, chính phủ Anh đã công bố hai bản tuyên cáo. Bản thứ nhất không thừa nhận nền độc lập của chính phủ Bordeaux. Bản thứ hai ghi nhận sự thành lập một Ủy Hội Quốc Gia Phán và có ý thừa nhận Ủy Hội ấy để thảo luận mọi vấn đề liên hệ đến việc tiếp tục cuộc chiến. Ngày 23 tháng sáu, chính phủ Anh tung ra một thông cáo ghi nhận ý muốn kháng chiến của nhiều cơ quan công quyền tối cao tại Đế Quốc Pháp và đề nghị giúp đỡ những cơ quan ấy. Sau đấy, không thấy ai hưởng ứng, nội các Anh lại trở lại với một mình tướng de Gaulle và ngày 28 tháng sáu, quyết định thừa nhận công khai ông ta là « lãnh tụ của người Pháp Tự Do».

        Với tư cách ấy, tôi thảo luận với Thủ Tướng Anh và bộ Ngoại Giao các vấn đề cần thiết. Khởi điểm là một bức giác thư của tôi gửi đến ông Churchill và ông Halifax ngày 26 tháng sáu. Kết quả là thỏa ước ngày 7 tháng tám 1940 ra đời. Nhiều điều khoản được tôi bênh vực triệt để làm cho cuộc tranh luận của hai phái đoàn rất gay go : Ông Strang, phái đoàn đồng minh, giáo sư René Gassin, phải đoàn của chúng ta.

        Một mặt tôi đặt giả thuyết tình hình chiến tranh có thể đưa đến nước Anh đến chỗ chấp nhận cuộc dàn hòa, mặt khác tôi nghĩ đến trường hợp người Anh có thể dòm ngó phần lãnh địa hải ngoại nào đó của chúng ta, tôi đòi hỏi cho bằng được nước Anh cam kết lập lại biên giới chánh quốc và Đế Quốc Pháp. Người Anh chấp nhận sẽ « tái lập hoàn toàn nền độc lập và sự hùng mạnh của nước Pháp» nhưng không cam kết gì về sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.

        Tuy rằng tôi tin chắc các cuộc hành quân chung trên mặt đất, trên mặt biển và không trung phải do các cấp lãnh đạo người Anh đảm nhận việc chỉ huy vì người Anh có tỷ lệ quân số cao hơn, nhưng tôi đòi hỏi cho lực lượng Pháp có quyền « tư lệnh tối cao » của mình, và chỉ nhận « chỉ thị tổng quát của Tư lệnh tối cao Anh ». Như vậy là chúng tôi bảo vệ được tính chất quốc gia của quân đội. Tôi còn nói rõ rằng trong bất cứ trường hợp nào quân tình nguyện cũng « không quay súng bắn lại nước Pháp », điều này không tránh được sự phản đối của người Anh. Điều khoản này không có nghĩa là họ không đánh lại người Pháp. Trái lại, cần phải đánh lại Vichy, mà Vichy chỉ là người Pháp chứ không phải nước Pháp. Điều khoản này nhắm vào sự kiện quân đồng minh, có quân ta đi theo, khi phải đụng độ với lực lượng của nước Pháp chính thức, cũng không dùng để chống lại nước Pháp chân thực, không phá hoại tài nguyên và quyền lợi của nước Pháp chân thực.

        Theo thỏa ước thì ngân khoản dành cho lực lượng Pháp Tự Do lúc đầu tạm vay chính phủ Anh vì chúng ta không có một nguồn tài nguyên nào, nhưng tôi nhất quyết ghi rõ rằng đây chỉ là tiền ứng trước và một ngày kia chúng ta sẽ hoàn lại sau khi khấu trừ những khoản thanh toán bằng dịch vụ mà chúng ta cung cấp cho họ. Sự thanh toán toàn số sẽ thực hiện dần ngay trong lúc còn chiến tranh để sau này ngân khoản chiến tranh của chúng ta không để cho nước Anh phải gánh chịu bất cứ trong phạm vi nào.

        Sau hết, mặc dầu quân Anh thu hút một số trọng tải hải thuyền khổng lồ để chuyên chở lực lượng của họ, chúng ta cũng điều đình được để họ lập một « liên lạc thường xuyên » giữa các cơ quan của họ và của chúng ta, để quy định «việc sử dụng thương thuyền Pháp và thủy thủ Pháp ».

        Churchill và tôi cùng ký bản tài liệu này tại Chequers.

        Thỏa ước ngày mùng 7 tháng tám có tầm quan trọng lớn đối với Pháp Tự Do, không những vì ngay lúc này chúng ta không phải lúng túng với vấn đề tài chánh, mà nhà cầm quyền Anh có căn bản chánh thức để giao thiệp với chúng ta, họ sẽ dành cho chúng ta nhiều sự dễ dàng. Nhất là thế giới nhìn thấy đã bắt đầu tái lặp sự liên minh Pháp Anh mặc dầu tình thế không thuận lợi. Chẳng bao lâu hậu quả tốt lành đã lan tràn đến một vài lãnh thổ Đế Quốc và một số người Pháp sống ở ngoại quốc. Nhiều nước khác nhận thấy nước Anh đi bước đầu đến việc thừa nhận Pháp Tự Do, cũng đi theo con đường ấy. Trước hết là trường hợp những chính phủ lưu vong tại Anh quốc ; hẳn là lực lượng của những quốc gia ấy chẳng có là bao nhưng họ vẫn có đại diện và ảnh hưởng quốc tế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:18:12 pm

        Bởi vì, mỗi quốc gia Âu Châu bị quân của Hitler xàm lăng, chính phủ của họ đều thiên di độc lập và chủ quyền sang các mảnh đất tự do, sau này, những quốc gia khác bị Đức và Ý chiếm cứ lãnh thổ cũng hành động như vậy. Không có một chính phủ  nào chấp nhận sự đô hộ của kẻ xâm lăng, ngoại trừ cái gọi là chính phủ Pháp, ấy thế mà nước Pháp có một Đế Quốc to rộng bảo vệ bằng những lực lượng lớn mạnh và một trong những hạm đội hùng mạnh nhất thế giới !

        Từ ngày xảy ra cuộc thảm bại tháng sáu, Anh Quốc là nơi trú chân của quốc vương và bộ trưởng các nước Na Uy, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo, rồi đến lượt Tổng Thống Cộng Hòa và các bộ trướng Ba Lan, chậm hơn vài ngày, đến lượt Nội Các Bỉ. Người Tiệp Khắc tìm cách tổ chức nội bộ. Quốc vương Albanie tiếp xúc với một vài nơi Nước Anh có sáng kiến tiếp đón các chính phủ lưu vong ấy trong tinh thần độ lượng nhưng cũng có tính toán. Mặc dầu họ bị tước đoạt nhiều nhưng họ vẫn còn chút ít. Nhiều người mang theo vàng và ngoại tệ. Người Hòa Lan còn có Indonesia và một hạm đội đáng kể, người Bỉ còn có xứ Congo, người Ba Lan có một đạo quân nhỏ, người Na Uy có nhiều thương thuyền, người Tiệp Khắc, đúng hơn, Thủ Tướng  Benès, có một hệ thống thông tin ở Trung và Đông Âu và họ có liên lạc tốt đẹp với người Mỹ. Ngoài ra, người Anh cũng muốn gây uy tín cho một nước Anh xuất hiện như thành trì cuối cùng của cựu thế giới đang lúc nguy vong.

        Đối với những người bạn lưu vong đó, Pháp Tự Do mình trần thân trụi là đổi tượng của một cuộc thí nghiệm rất hay. Nhưng nước Pháp được những người lo lắng và khốn đốn hơn cả để ý đến nhiều, như người Ba Lan và người Tiệp Khắc. Trước mắt họ, chúng ta là những người trung thành với nền nếp cổ truyền Pháp, bởi thế chúng ta tượng trưng cho hy vọng và chúng ta là một trung tâm hấp dẫn các dân tộc khác. Nhất là Sikorski và Beuès, tuy họ khổ tâm vì những âm mưu tranh giành và những chuyện khích bác nhau, nhưng họ cũng thiết lập những liên lạc thường xuyên và chặt chẽ với tôi. Sống trong vực thẳm này có lẽ chưa bao giờ tôi cảm thấy rõ rệt hơn lúc này rằng nước Pháp có thiên chức đối với hoàn cầu như thế nào.

        Trong khi chúng tôi cố gắng lập cho Pháp Tự Do những quan hệ quốc tế, tôi cũng thành lập một bước đầu tổ chức chánh quyền và hành chánh. Trong tình trạng trơ trụi không ai biết đến, chúng tôi không thể mệnh danh tổ chức đơn SO’ của chúng tôi là « chính phủ ». Vả chăng, tuy tôi tin rằng Vichy sẽ đi từ bước suy sụp này đến bước suy sụp khác cho đến lúc tan rã hoàn toàn, tuy tôi tuyên bố tính cách bất hợp pháp của một chế độ nô lệ dịch, nhưng tôi còn muốn có cơ hội để các cơ quan công quyền thời chiến chịu chấp nhận sự cải tổ. Bởi thế cho nên tôi cố giữ mình không làm cái gì quá đáng, dù chỉ trên danh từ, có thể gây khó khăn cho sự cải tổ chính phủ, nếu có. Đối với những người cầm quyền tại Đế Quốc, tôi chỉ gợi ý cho họ đoàn kết với nhau để phòng thủ. Khi tôi nhận thấy họ bất lực tôi mới quyết định «Ủy Hội Quốc Gia». Nhưng cũng còn phải có các nhân vật đủ uy tín để giúp đỡ tôi. Trong mấy ngày đầu, một vài người lạc quan nghĩ rằng có thể tìm ra dễ dàng. Người ta báo tin từng giờ một có chính trị gia nọ, vị tướng lãnh kia, hay nhà hàn lâm nào đó qua Lisbonne hay Liverpool. Nhưng chẳng bao lâu lại có tin cải chính. Ngay tại Luân Đòn này, trừ một vài người, còn thì những người Pháp tiếng tăm làm việc ở đây hay đi qua đây cũng không theo Pháp Tự Do. Nhiều người xin về nước. Một số người khác ở lại nhưng theo chế độ Vichy. Còn như những người chống lại sự đầu hàng thì kẻ xin sang trú ngụ tại Anh hay Mỹ tổ chức lại công cuộc làm ăn, người xin vào làm việc cho chính phủ Anh hay Mỹ, rất hiếm « người có khả năng » chịu nhập hàng ngũ chúng tôi.

        Ông Corbin, đại sứ Pháp, nói với tôi :

        « Ông có lý lắm ! Tôi đã để gần hết một đời chức nghiệp phục vụ công cuộc liên minh Anh- Pháp, khi nghe lời kêu gọi của ông, ngay ngày hôm sau tôi có thái độ dứt khoát, tôi xin từ chức. Nhưng tôi là một công chức già. Từ 40 năm nay tôi sống và hoạt động trong một khuôn khổ đều đặn. Tôi không chịu đựng nổi sự bất đồng ý kiến, sự ly khai! »

        Ông Jean Monnet viết cho tôi như sau :

        « Ông đã lầm lỗi khi ông thành lập một tổ chức  mà người Pháp cò thể hiểu là dựa vào thế lực của người Anh... Tôi hoàn toàn tán thành ý định của ông muốn ngăn cản nước Pháp bỏ dở cuộc chiến... Nhưng nỗ lực phục hồi nước Pháp không thể xuất phát từ Luân Bòn... »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:18:43 pm

        Ông René Mayer thì nói:

        « Tôi phải về Pháp để chịu chung số mệnh với những người đồng tôn giáo sắp sửa bị hành hạ ».

        Ồng Bret khẳng định :

        «Tôi khen ngợi ông. Còn như tôi, sống ở chánh quốc hay ở Đế quốc, tôi cũng cố gắng hết mình góp phần vào việc phục hồi nước Pháp. » Các ông André Maurois, Henry Bonnet, de Kerillis, đều tuyên bố với tôi rằng :

        « Chúng tôi sang Mỹ. Vả chăng ở bên Mỹ chúng tôi có thể làm được cái gì có ích cho ông hơn cả ». Ông Roland Margerie báo tin cho tôi biết :

        « Tôi được bổ nhiệm làm tổng lãnh sự ở Thượng Hải, tôi đi qua Luân Đôn, không phải để theo ông mà để sang Trung Hoa. Tôi sẽ phục Vụ quyền lợi nước Pháp ở bên ấy cũng như ông phục vụ ở đây ».

        Trái lại, ông Pierre Cot, bốí rối vì các biến cố, cầu khẩn tôi dùng ông vào bất cứ việc gì, « quét cầu thang cũng được ». Nhưng ông ta tọc mạch quá không thể dùng được.

        Tóm lại, mặc dầu vì lý do nào, các nhân vật Pháp không hợp tác với chúng tôi, điều đó không đem lại uy tín cho chúng tôi. Bởi thế cho nên phải đình hoãn việc thành lập ủy Hội. Càng ít nhân sĩ tham dự thì lại càng ít nhân sĩ khác muốn tham dự.

        Tuy nhiên, một vài người đến hợp tác với chúng tôi ngay khi đó và đem hết tài trí, hăng say ra giữ cho con thuyền đứng vững được trước sóng gió mà ra khơi. Giáo sư Cassin là người giúp chúng tôi sự cộng tác quý giá của ông, ông đi từ số không tạo ra những tài liệu để xây dựng cơ cấu nội bộ và ngoại giao của chúng tôi, Antoine có nhiệm vụ điều khiển những công việc hành chánh đầu tiên, một loại công việc rất khó khăn trong thời kỳ phải ứng biến để thỏa man mọi nhu cầu. Lapie, Escarra, Hackin giữ liên lạc với các cơ quan của bộ Ngoại Giao Anh và của các chính phủ lưu vong — Hackin và VỌ' ông đã bỏ mạng trong một chuyến công tác. Họ cũng tiếp xúc với những người Pháp sống ở ngoại quốc theo lời kêu gọi của tôi hướng ứng với Pháp Tự Do. Pleven và Denis phụ trách tài chánh nghèo nàn của chúng tôi và sửa soạn điều kiện sống cho những nhóm trở về tập kết, Schuman đưa tiếng nói của Pháp Tự Do lên đài phát thanh, Massip phụ trách bảo chí và cung cấp tin tức cho các hãng thông tấn. Bingen quy định với các đồng minh của chúng ta việc sử dụng thương thuyền và thủy thủ Pháp.

        Về phương viện thuần túy quân sự, d‘Arge- lieu phụ giúp Muselier, Koenig phụ tá Magrin- Verneret, Rancourt phụ tá Pijeauđ, tổ chức các đơn vị hải, lục, không quân đầu tiên, Morin tổ chức việc vũ trang. Tissier, Dewavrin, Hettier de Boislambert thành lập bộ tham mưu của tôi. Geoffroy để Courcel giữ nhiệm vụ chánh văn phòng, sĩ quan hộ vệ, thông ngôn, và thường thường làm cố vấn rất đắc lực. Đó là nhân vật cộng tác với tôi, sự tuyên truyền đối lập tố cáo là bè lũ phản loạn, đánh giặc mướn và giang hồ phiêu lưu. Nhưng họ biết mình theo đuổi một chính nghĩa cao cả cho nên họ siết chặt hàng ngũ xung quanh mình tôi, dù gặp may mắn hay hoạn nạn.

        Tướng Spears lập sự liên lạc giữa chúng ta với các cơ quan chính phủ Anh, sự giúp đỡ của các cơ quan này rất cần thiết. Ông có tài kiên trì và khéo léo, sự giúp đỡ của ông trong những buổi đầu khó khăn ấy quả là có một tầm quan trọng chính yếu. Tuy nhiên, ông cũng không tìm được sự dễ dãi nào về phía người Anh. Tinh thần bảo thủ của người Anh tôn trọng giai cấp, họ không tín nhiệm một người vừa là nghị sĩ, sĩ quan, doanh nghiệp gia, nhà ngoại giao, văn sĩ; ông ta kiêm nhiều loại quá không biết xếp vào loại nào. Nhưng ông ta muốn đánh đổ những thành kiến cổ lỗ, ông ta biết sử dụng trí thông minh, biết làm cho người đời kính nể tài ngôn luận của ông, sau hết ông ta biết dùng tài hấp dẫn riêng của cá nhân mình nếu có cơ hội. Ngoài ra, ông am hiểu nước Pháp như một người ngoại quốc có thể hiểu được, và đối với nước Pháp ông có một thứ tình yêu khắc khoải và thống trị.

        Trong khi nhiều người khác coi việc làm của tôi là một trò phiêu lưu rắc rối, Spears nhận thấy ngay tính chất và tầm quan trọng. Ông đã nhiệt thành với sứ mạng bắc cầu thông cảm giữa Pháp Tự Do và cấp trên của ông. Nhưng nếu ông muốn phục vụ bao nhiêu thì ông lại càng ghen ghét bấy nhiêu, ông chấp nhận rằng Pháp Tự Do và xếp của ông phải đứng độc lập đối với những cái khác, nhưng khi sự độc lập ấy ngăn cản đường tiến tới của ông thì ông chịu không nổi. Bởi thế cho nên lúc ban đầu ông đã làm nhiều để giúp đỡ chúng ta, nhưng một ngày kia ông quay lưng vào chúng ta và bắt đầu chống lại chúng ta. Trong khi ông chống lại như vậy, không biết ông có tiếc công đã dẫn dắt chúng ta và buồn rầu vì phải bỏ rơi chúng ta chăng ?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:19:04 pm

        Nhưng nhóm Pháp Tự Do từ khi ra đời chưa từng biết có địch thủ mà sự thành công của mình đã làm xuất hiện. Chúng tôi chỉ vật lộn với sự nghèo nàn xưa nay vẫn là số phận của kẻ yếu ớt, chúng tôi làm việc ở Saint-Stephens House, trên bờ sông Tamise trong một căn phòng lỏng chỏng mấy cái bàn ghế. Đến sau chính phủ Anh cho mượn một căn nhà tại Carlton Gardens, tiện nghi hơn để lập trụ sở chính. Chính ở nơi đây mà từ ngày này sang ngày khác tràn đến từng đợt sóng thất vọng. Nhưng cũng ở đây đã có những đợt sóng khích lệ đưa bồng chúng tôi lên cao.

        Từ Pháp đưa sang tới tấp những bằng chứng khích lệ. Những người giản dị chất phác gửi thư và điện tín cho chúng tôi bằng đường lối quanh co tài tình, hay có khi người kiểm soát để cho đi lọt. Thí dụ một bức hình chụp ngày 14 tháng sáu công trường Etoile, khi quân Đức vào tôi nơi, bức hình cho thấy một đám người cả đàn ông lẫn đàn bà chết lăn trong đau khổ trước đài chiến sĩ vô danh, bức hình gửi đi ngày 19 tháng sáu với những chữ chú thích : «De Gaulle! Chúng tôi đã nghe tiếng nói của ông. Bây giờ chúng tôi đang chờ đợi ông ! » Thí dụ bức hình chụp một ngôi mộ phủ kín hoa của người đi đường đã rải lên trên ; ngôi mộ ấy là mộ mẹ tôi, chết ở Paimpoint, ngày 10 tháng bảy, kính dường Thượng Đế sự đau đớn của mình để cầu nguyện cho tiền đồ tổ quốc và sứ mạng của con mình.

        Như vậy, chúng tôi có thể ước lượng được thái độ cương quyết không chấp nhận đầu hàng của chúng tôi đã có vang âm sâu xa đến các tầng lớp dân chúng như thế nào. Đồng thời, chúng tôi cũng có bằng chứng trên khắp lãnh thổ quốc gia người ta nghe đài phát thanh Luân Đôn, do đó chúng tôi đã có trong tay một phương tiện chiến đấu mạnh mẽ. Vả chăng, người Pháp sống ở ngoại quốc cũng có tâm trạng như đồng bào trong nước. Nhiều người đến tiếp xúc với tôi và tập hợp lại để giúp đỡ Pháp Tự Do. Malglaive và Guéritte ở Luân Đôn, Houdry và Jacques để Sieyès ở Hoa Kỳ, Soustelle ở Mễ Tây Cơ, nam tước để Benoist ở Le Caưe, Godard ở Téhéran, Guérin ở A Căn Đình, Rendu ở Ba Tây, Pưauđ ở Chí Lợi, Gé- rauđ Jouye ở Constantinople, Victor ở Delhi, Leya y ở Calcutta, Barbé ở Đông Kinh, V. V... họ là những người đi bước đầu. Chẳng bao lâu tôi biết chắc rằng tuy có áp lực của nhà cầm quyền Vichy, tuy có luận điệu tuyên truyền vu khống, tuy có một số đông người mềm yếu chẳng muốn làm gì cả, nhưng dân chúng hướng về Pháp Tự Do như nguồn tự hào và hy vọng cuối cùng. Từ đấy không lúc nào tôi ngừng nghĩ đến tiếng gọi tối hậu của tổ quốc, khi dấn thân vào công việc và chịu đựng thử thách.

        Tại ngay nước Anh này người ta cũng thông cảm và ải mộ những người Pháp Tự Do. Trước hết là Anh Hoàng, sau đến mọi người trong hoàng tộc. Mặt khác, các Bộ trưởng và các cơ quan công quyền đều tỏ thiện cảm với chúng tôi nếu có cơ hội. Nhưng người ta không thể tưởng tượ'ng được lòng tử tế rộng lượng của quần chúng Anh đối với chúng tôi về đủ mọi phương diện, có đủ mọi tổ chức giúp đỡ những người tình nguyện gia nhập phong trào. Không thế đếm xuể những người đem đến giúp đỡ chúng ta nhân lực, thời giờ và tiền bạc. Mỗi lần tôi xuất hiện trước công chúng là được chứng kiến những dấu hiệu biểu lộ sự khích lệ. Khi báo chí Luân Đỏn loan tin Vichy lên án tử hình tôi và tịch thu tài sản, nhiều người hảo tâm giấu tên đến Carlton Gardens tặng tôi đồ trang sức của họ, hàng chục bà góa phụ mang đến tặng chiếc nhẫn cưới để đem vàng giúp tướng de Gaulle thực hiện đại nghĩa.

        Cần phải nói rằng có một bầu không khí khích động bao trùm nước Anh. Người ta chờ đợi quân Đức tấn công bất cứ lúc nào, trước viễn tượng ấy mọi người đều tìm một tấm gương kiên quyết để tự rèn tâm trí. Thật là một cảnh tượng đáng khen khi thấy mỗi người Anh xử sự như mỗi người đều có trách nhiệm riêng về sự hưng vong của tổ quốc. Ý thức trách nhiệm chung càng đáng cảm kích vì thực ra mọi việc đều tùy thuộc vào lực lượng không quân.

        Quả vậy, nếu địch làm chủ được không phận thì nước Anh sẽ lâm nguy ! Nếu hạm đội bị oanh tạc nặng thì các đoàn tàu Đức vẫn có thể vượt qua Bắc Hải. Lực lượng bộ binh chưa được 12 sư đoàn và đã tổn thất nặng trong trận đánh ở Pháp, lại không đủ võ trang, sẽ không thể nào chống lại được cuộc đổ bộ của địch. Khi đã đổ bộ rồi thì các đơn vị lớn của Đức sẽ chiếm trọn lãnh thổ dễ dàng mặc dầu có sự khảng cự địa phương của quân tự vệ. Hẳn là Anh hoàng và chính phủ sẽ lánh sang Gia Nã Đại. Nhưng những người thạo tin đã nói đến những nhân vật chánh trị, giáo hội, nhà văn, giới kinh doanh, sẽ đứng ra thỏa hiệp với người Đức để tổ chức việc cai trị dưới quyền lãnh đạo của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:19:42 pm

        Nhưng đó chỉ là những chuyện dự đoán không liên hệ gì đến khối người bình dân, Người Anh, kể về số đông đã sửa soạn để kháng chiến đến cùng. Người nào cũng tham dự những tổ chức phòng thủ. Hầm núp, việc cấp phát vũ khí, dụng cụ, vật liệu, công việc cơ xưởng và đồng áng, dịch vụ, canh gác, hạn chế thực phẩm, mọi việc đều hoàn hảo, mọi người làm việc tận lực trong kỷ luật. Chỉ thiếu có phương tiện, vì nước này đã từ lâu lơ là việc canh phòng. Nhưng tất cả đều được trôi chảy, hầu như người Anh muốn tận tâm phục vụ để bổ túc những khuyết điểm của họ. Vả chăng, họ không thiếu tinh thần hài hước. Một bức hí họa trên báo vẽ một đạo quân Đức hùng mạnh với đủ xe tăng, đại bác, chi đoàn, tướng lãnh, đứng dừng lại trước một cái cổng hàng rào bằng gỗ. Một tấm biển gỗ ghi rằng muốn đi qua phải trả giá một đồng tiền Anh. Vì quân Đức không chịu trả đồng tiền vào cửa bắt buộc ấy cho nên người canh cổng, một ông già bé nhỏ, nhã nhặn, nhưng cương quyết, không chịu mở cồng mặc dầu đoàn quân địch tức giận nhao nhao phản đối.

        Tuy nhiên Không Lực, Hoàng Gia đã được báo động cho nên đã sẵn sàng. Trong dân chúng, nhiều người không chịu nổi sự căng thẳng chờ đợi một thảm họa, họ lớn tiếng mong mỏi địch muốn đánh thì đánh ngay đi. Chính ông Churchill là người thứ nhất sốt ruột vì chờ đợi. Tôi còn trông thấy mãi trong tâm trí, hình ảnh ông ở Chequers, vào một ngày tháng tám, ông nắm hai tay đưa lên trời mà la lên : « Như vậy họ không kéo sang đây hay sao ? » Tôi hỏi ông : « ông mong mỏi họ sang tàn phá cả thành phố của ông thế à ?» ông trả lời : « ông có hiểu không ? Việc oanh tạc Oxford, Coventry, Canterbury sẽ gây công phẫn tại Hoa Kỳ làm cho họ tham dự vào cuộc chiến ! »

        Tôi tỏ vẻ nghi ngờ, hai tháng trước đây nước Pháp bại trận không làm cho Hoa Kỳ bỏ thái độ trung lập. Thủ Tướng Anh cả quyết: « Vì nước Pháp ngã quỵ ! Sớm muộn gì người Mỹ cũng can thiệp miễn là chúng tôi không khuất phục địch. Bởi vậy cho nên chúng tôi chỉ nghĩ đến phi cơ khu trục ». Ông còn nói thêm : « Chúng tôi có lý do để từ chối đem ra sử dụng vào lúc cuộc chiến ở Pháp đã tàn. Nếu các phi cơ khu trục của chúng tôi bị hư hao hết thì tất cả đều sụp đổ cho các ông cũng như tôi ». Tôi lại nói : « Nhưng trái lại, sự can thiệp của phi cơ khu trục Anh có thể hồi sinh sự liên minh và khuyến khích người Pháp theo đuổi cuộc chiến ở Địa Trung Hải. Người Anh sẽ đỡ bị đe dọa và người Mỹ muốn can thiệp vào Âu Châu hay Phi Châu hơn ».

        Ông Churchill và tôi sau cùng đồng ý với nhau về một câu kết luận nhàm chán rút ra từ những biến cố đảo lộn Tây Phương : Rốt cuộc, nước Anh là một hòn đảo ; nước Pháp là mũi đất của lục địa ; nước Mỹ là một giới khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:54:36 pm

PHI CHÂU

        Đến tháng tám, phong trào Pháp Tự Do đã có một vài phương tiện, một nền móng tổ chức, ít nhiều người biết đến sự hiện hữu. Tôi phải dùng ngay những kết quả đầu tiên ấy.

        Nếu về nhiều phương diện tôi còn băn khoăn chưa biết mai sau thế nào, thì đối với những công việc phải làm ngay tôi không có gì là do dự cả. Hitler đã thắng keo đầu ở Âu Châu. Nhưng giai đoạn thứ hai sẽ bắt đầu, và chuyến này thì trên bình diện toàn cầu. Một ngày kia sẽ có cơ hội quyết định ở chỗ nào có thể quyết định được nghĩa là ở cựu lục địa. Trong khi chờ đợi chúng ta phải theo đuổi cuộc chiến tại Phi Châu. Vài tuần lễ trước đây tôi đã cố gắng lôi kéo chính phủ và quân đội vào con đường chiến đấu, tất nhiên, bây giờ tôi phải đi theo vì tôi đại diện cho tất cả cái gì là của chính phủ và quân đội ở lại chiến trường.

        Trong những vùng đất đai rộng lớn ở Phi Châu, nước Pháp có thể tái lập một quân đội và một chủ quyền trong khi chờ đợi những đồng minh mới tham gia chiến cuộc bên cạnh các đồng minh cũ và lộn ngược cán cân lực lượng. Bấy giờ, Phi Châu ở gần các bán đảo : Ý, Ban Căng, I Pha Nho, sẽ là một căn cứ Pháp rất tốt để khởi sự cuộc tiến về Âu Châu, vả chăng nếu cuộc giải phóng quốc gia thực hiện được nhờ lực lượng Đế Quốc thì giữa chánh quốc và các lãnh thổ hải ngoại sẽ có những mối liên lạc cộng đồng. Trái lại, nếu cuộc chiến tranh chấm dứt mà Đế Quốc không làm gì để cứu vãn tổ quốc — mẹ thì hẳn là không còn gì sự nghiệp nước Pháp ở Phi Châu nữa.

        Vả chăng cũng phải đề phòng trường họp ngoài Đức đưa cuộc chiến qua Địa Trung Hải, hoặc để che sườn phía Nam của Âu Châu, hoặc để chiếm lấy thuộc địa, hoặc để giúp đỡ đồng minh Ý của họ, — có thể là I Pha Nho nữa —  mở rộng đất đai thuộc địa. Người ta đã bắt đầu giao tranh rồi là khác. Phe Trục muốn tiến tới kênh Suez. Nếu chúng ta khoanh tay thụ động ở Phi Châu, thì chẳng sớm thì muộn địch sẽ chiếm lấy một vài lãnh địa của chúng la, còn như đồng minh thì họ cũng cần chiếm đoạt những phần lãnh thổ nào đó cần cho chiến lược của họ.

        Tham dự vào mặt trận Phi Châu với lực lượng và đất đai của nước Pháp là để cho một phần của nước Pháp trở lại cuộc chiến. Như thế là trực tiếp hảo vệ lành địa chống kẻ thù. Như thế còn là ngăn ngừa nước Anh, và một ngày kia nước Mỹ nữa, chiếm lấy những xứ ấy vì nhu cầu chiến tranh cũng có và vì tham vọng thủ lợi cùng có. Sau hết, hành động như vậy là đưa nhóm Pháp Tự Do ra khỏi tình trạng cô lập và làm cho chúng ta có lãnh thổ, có chủ quyền.

        Nhưng đến Phi Châu bằng ngả nào ? Nói chung thì cả Algérie, Tunisie lẫn Maroc, ngay lúc này tôi không chờ đợi được gì. Thực ra lúc đầu cũng có nhiều điện tin gửi về xin gia nhập của các hội đồng tỉnh thị, các đoàn thể, các đoàn thể sĩ quan, cựu chiến hĩnh. Nhưng chẳng bao lâu không ai nói đến nữa khi chính phủ có những biện pháp trừng phạt và kiểm duyệt, khi xảy ra vụ Mers-el- Kébir bóp nghẹt ý thức kháng chiến từ trứng nước. Vả chăng, tại đây người la đã hèn nhát đến nỗi cảm thấy nhẹ mình khi biết rằng cuộc đình chiến đặt Bắc Phi ở ngoài tình trạng chiếm đóng. Quyền hành của nước Pháp được duy trì dưới hình thức quân sự và trọn vẹn khiến cho thực dân Pháp yên lòng nhưng người Hồi giáo không vui. Sau hết, nhiêu khía cạnh của cái Vichy gọi là « cách mạng quốc gia » trả lời đúng khuynh hướng của nhiều người : kêu gọi các nhân sĩ, để cao vai trò của hành chánh, trình diện các cựu chiến binh, bài Do Thái. Tóm lại, tuy không ngừng tưởng tượng ra Bắc Phi một ngày kia có thể làm được gì, nhưng người ta vẫn có thái độ chờ đợi. Không thể nghĩ rằng sẽ có một phong trào kháng chiến xuất phát tự bên trong. Còn như việc gợi ý cho các nhà cầm quyền phát động phong trào từ bên ngoài thì tất nhiên tôi không thể nghĩ đến rồi.

        Phi Châu đen thì lại có những khả năng khác. Vào những ngày đầu thành lập Pháp Tự Do, những cuộc biểu tình ở Dakar. Saint-Louis, Ouagadougou, Abidjan, Kanakry, Lome, Douala, Brazzaville, Ta- nanarive, những bức điện văn gửi đến cho tôi đều tỏ ra rằng những lãnh thổ mới nầy người ta còn có tinh thần hoạt động, việc tiếp tục cuộc chiến tự nhiên phải đặt ra cho mọi người. Hẳn là bầu máu nóng của Phi Châu đã nguội bớt vì thái độ nhẫn nhục của Noguès, cảm tưởng bất lợi gây ra vì vụ Oran, hoạt động của Boisson, toàn quyền Trung Phi, sau Cao Uỷ Dakar, ông này đã làm cho sự hăng say của dân chúng tan vào trong một thái độ mập mờ. Tuy nhiên, ngọn lửa vẫn âm ỉ chảy ngầm trong phần lớn các thuộc địa của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:10:59 am

        Chúng ta có viễn tượng tương lai nhất trong toàn thể các lành thổ Trung Phi. Đặc biệt ở Cameroun, phong trào chống đối đình chiến lan rộng đến đủ các giới. Dân chúng Pháp cũng như bản xứ ở các xứ hoạt động và sống động này bất bình vì sự đầu hàng. Vả chăng, người ta không lạ gì sự thắng trận của Hitler sẽ tái lập nền đô hộ của nước Đức như hồi Đệ Nhất Thế Chiến. Giữa sự xúc động của toàn thể dân chúng, người ta truyền tay nhau đọc những bản truyền đơn của thực dân Đức trước đây, họ đã lui về ở hòn đảo I Pha Nho Fernandơ-Po, giờ họ báo trước sẽ trở tại các đồn trại và các đồn điền. Một ủy ban hành động đã được thành lập xung quanh ông Mauclère, giám đốc Còng Chánh, và đã xin gia nhập Pháp Tự Do. Hẳn là toàn quyền Brunot lo ngại thời cục không dám quyết định.

        Nhưng người ta có thể nghĩ rằng nếu có sự can thiệp mạnh mẽ ở ngoài thì tất nhiên phải có giải pháp.

        Tại vùng Tchad, điều kiện hầu như còn thuận tiện hơn nữa. Toàn quyền Felix Eboué đã phản ứng ngay và đứng về phe kháng chiến. Người thông minh và quả cảm ấy, người Phi Châu hăng máu Pháp ấy, triết gia nhân bản học ấy, ghè tởm rùng rnình khi thấy nước Pháp đầu hàng và chủ nghĩa nazi thắng thế. Nghe tiếng gọi đầu tiên của tôi, Eboué đã đồng ý với ông Laurentie, tổng thư kỷ của mình, quyết định theo kháng chiến trên nguyên tắc. Các yếu tố Pháp trong dân chúng đều nghiêng về phía ấy. Tóm lại, đối với nhiều người, lẽ phải và can đảm đều thúc đẫy họ theo khuynh hướng kháng chiến. Quản nhân tại các đồn trại giáp ranh Libye thuộc ý đều giữ được tinh thần chiến đấu và mong đợi được de Gaulle tiếp viện. Công chức và thươnggia Pháp cũng như các lãnh tụ người Phi Châu, không khỏi thắc mắc khi nghĩ đến tình hình kinh tế vùng Tchad nếu cửa ngõ thông thương. Thường ngày là xứ Nigeria thuộc Anh bất thần đóng cửa biên giới, ông Eboué đã cho tôi biết tình hình ấy và ngày 10 tháng bảy tôi đã gửi điện tín cho ông. Để trả lời, ông gửi cho tôi một bản phúc trình chi tiết báo tin sẽ công khai tập kết, ông trình bày điều kiện phòng thủ và đời sống trên lãnh thổ, sau hết hỏi ý kiến tôi có thể để ông nhận lấy trách nhiệm mà mang phù hiệu Thập Tự Lo Ren.

        Tại Congo, tình hình có vẻ tối tăm. Toàn quyền Boisson đã ở Brazzaville cho đến giữa tháng bảy. Sau đấy ông sang Dakar nhưng vẫn xem xét công việc ở toàn thể Trung Phi. Người kế tiếp ông là tướng Husson, người quân nhân giá trị, nhưng có một ý thức sai lạc về kỷ luật. Tuy rằng Husson buồn nản vì cuộc chiến bại nhưng chắc chắn là không thoát khỏi tay Vichy. Tại Oubangui, có nhiều yếu tố nghiêng theo phe kháng chiến nhưng họ cũng còn chờ đợi thái độ của Congo. Trái lại, xứ Gabon, một thuộc địa già, bảo thủ và theo cổ lệ, vẫn tách rời khỏi các lãnh thổ khác ở vùng này, vẫn giữ một thái độ bí hiểm.

        Xem xét tình tình Bắc Phi thuộc Pháp, tôi quyết định thử thực hiện sự tập kết của toàn thể Trung Phi trong một thời gian ngắn. Tôi ước tính sẽ không phải dùng đến binh lực, ngoại trừ xứ Gabon. Nếu công việc đầu tiên này thành công thì sau đấy tôi sẽ hoạt động ở Tây Phi. Nhưng Tây Phi đòi hỏi cố gắng lâu ngày và dùng đến những phương tiện quan trọng.

        Để bắt đầu, phải chiếm một loạt Fort-Lamy, Douala và Brazzaville. Công việc phải thực hiện ngay một lúc không được ngắt quàng. Vì Vichy có tầu bè, phi cơ, bộ đội ở Dakar, nếu cần còn có thể dùng lực lượng ở Maroc, hay hạm đội ở Toulon, họ có đủ phương tiện để can thiệp nhanh chóng. Đô đốc Platon do Pétain và Darlanphải đến thanh tra xứ Gabon và Cameroon vào tháng bảy, đã tạo ảnh hưởng một vài yếu tố quân sự và dân sự ở đây theo Vichy. Như vậy, tôi phải hành động gấp. Tôi trình bày kế hoạch của tội với Lord Lloyd, bộ trưởng Thuộc Địa Anh, ông hiếu ngay tầm quan trọng, nhất là những vấn đề liên hệ đến sự an ninh của các thuộc địa Anh như Nigeria, Gold-

        Coast, Sierra-Leone, Gamble, ông ra chỉ thị cho các thống đốc đúng như ý muốn của tôi, và cho tôi mượn một chiếc phi cơ chở từ Luân Đòn đến Lagos phải đoàn của tôi.

        Phái đoàn gồm có Pleven, Parant, Hettier de Boislambert. Họ đến điều đình với thống đốc Eboué điều kiện tập kết của vùng Tchad và hiệp lực với Mauclère và ủy ban của ông ta, thực hiện cuộc « đảo chánh » ở Douala, vào lúc khởi hành tôi gửi thêm một người thứ tư, sau này người ấy tỏ ra làm việc rất đắc lực. Đó là đại úy de Hau- teclocque. Ông ta nói ở Pháp sang qua ngả I Pha Nho, đầu còn miếng băng vết thương tại mặt trận Champagne, người cũng hơi mỏi mệt. Ông ta ra mắt tôi, trông thấy ông ta tôi hiểu ngay ông ta là người thể nào, bèn gửi ngay sang Phi Châu. Nơi hoạt động của ông ta sẽ là đường xích đạo. Ông ta chỉ có đủ thời giờ để trang bị rồi bay đi với những người khác dưới cái tên thiếu tá Leclerc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:11:24 am

        Nhưng để thượng cờ Croix để Lorraine lên hồ Tchad và Cameroun thì cũng phải tập kết ba thuộc địa Bas-Cougo, Oubangui và Gabon, muốn như vậy thì phải chiếm lấy Brazzaville kinh đô của Trung Phi, trụ sở và biểu tượng của uy quyền. Tôi ủy thác cho đại tá de Larminat làm công việc ấy. Bấy giờ người sĩ quan thông minh và hăng hái ấy có mặt ở Le Caưe. Vào cuối tháng sáu, ông là tham mưu trưởng quân đội Trung Đông, ông đã cố gắng thuyết phục tướng Mittelhauser tiếp tục chiến đấu nhưng không thành công, ông bèn tự ý tổ chức cuộc hành binh sang Palestine với những phần tử không chấp nhận đình chiến. Nhưng Mittelhauser bắt buộc mọi người phải kéo về,"nhờ có tướng Wavell tư lệnh quân đội Anh ở Trung Đòng, ông lo ngại cuộc hành binh ấy làm phiền cho ông nhiều hơn là có lợi. Chỉ có một vài phần tử không chịu về và chạy sang khu vực của người Anh. Đến lượt Larminat cũng chạy thoát, ông chạy sang Djibouti phụ giúp tướng Legentilhomme tiếp tục cuộc chiến ở Somalis, sau ông trở về Ai Cập.

        Ở Ai Cập ông nhận được lệnh của tôi đến Leopoldville. Ông nhận được sự giúp đỡ kín đáo nhưng chu đáo của toàn quyền Ryckmans, cảm tình của dư luận, sau hết, sự giúp đỡ tích cực của những người Pháp lập nghiệp ở đây, và quy tụ xung quanh bác sĩ Staub. Theo chỉ thị của tôi, Larminat phải sửa soạn cuộc tập kết từ bờ bèn này sang bờ sông Congo bên kia, hướng về Brazzaville và phối hợp hoạt động với toàn thể Trung Phi.

        Khi tất cả đã xong, Larminat, Pleven, Leclerc, Boislanibert và thiếu tá d‘ Ovarno ở Tchad đến, sẽ họp nhau lại ở Lagos. Sir Bernard Bourdillori, toàn quyền Nigeria, sẽ giúp tay người Pháp tự do trong dịp này cũng như những dịp khác, chúng ta cần đến sự giúp sức tích cực và thông minh của họ. Chúng tôi đồng ý rằng Tchad sẽ tập kết đầu tiên. Ngày hôm sau đến lượt Douala. Hôm sau nữa, Brazzaville.

        Ngày 26 tháng tám, tại Fort - Lamy toàn quyền Eboué và đại tá Marchand, chỉ huy các bộ đội ở đây, long trọng tuyên bố rằng hồ Tchad sẽ theo tướng de Gaulle, Pleven đã đến đây từ hôm trước để giúp đỡ việc tập kết này. Chính tôi loan tin này trên đài phát thanh Luân Đôn và tuyên dương công trạng của xứ Tchad.

        Ngày 27, Leclerc và Boislambert thành công tốt đẹp việc đảo chánh ở Cameroon. Tuy nhiên, họ chỉ ra đi với những phương tiện khiêm tốn. Trước hết tôi hy vọng kiếm cho họ một đội quân để dễ hành sự. Chúng tôi khám phá ra tại một trại ở bên Anh, một ngàn pháo binh da đen gửi từ Côte d‘ Ivoire sang dự trận đánh Pháp nhưng đến nơi chậm trễ quá, giờ phải dừng lại bên Anh để đợi hồi hương. Tôi đã đồng ý với người Anh để cho họ đến Acơa và giao cho thiếu tá Parant chỉ huy. Người ta có thể cho rằng việc hồi hương những người da đen này sẽ không làm cho Vichy lo ngại. Ngoài thực tế thì họ đã được đưa đến Gold - Coast. Nhưng người Anh thấy toán lính hùng dũng quá, họ sáp nhập ngay vào quân đội họ. Leclerc và Boisla nbert chỉ mộ được một dúm quân nhân và một số thực dân tị nạn ở Douala. Vả chăng, giữa lúc rời khỏi Victoria, họ nhận được lệnh của tướng Giffard, chỉ huy trưởng quân đội Anh, cấm ngặt không cho mộ binh vì người Anh bất thần nhận thấy hậu quả không hay cho họ. Nhưng tôi đã gửi điện tín cho Leclerc biết cứ tự ý hành động ; họ không kể đến lệnh của Giffard, họ thỏa thuận với người Anh ở Victoria, đưa quân lính đến Douala bằng thuyền độc mộc.

        Toán người nhỏ bé này đến nơi vào giữa ban đêm. Một số người « phe de Gaulle » theo lời chỉ dẫn của bác sĩ Mauze, chạy ra đón rước. Leclerc trở thành đại tá và thống đốc như có phép lạ, bèn nghiễm nhiên tiến vào dinh Thống Đốc. Ngày hôm sau ông mang theo 2 đại đội của đồn binh Douala, dùng xe lửa đến Yaounde gặp nhà cầm quyền. Việc chuyển giao được thực hiện không xảy ra sự đụng chạm nào.

        Tại Brazzaville, mọi việc cũng xong xuôi. Ngày 28 tháng tám, đến giờ đã định, thiếu tá Delange đến Phủ Thống Đốc với đại đội của ông mời toàn quyền Husson trao lại quyền hành, ông này không kháng cự, tuy có vài lời phản đối. Đồn trại, công chức, thực dân, người bản xứ đều chấp nhận việc đã rồi này một cách vui sướng vì đại tướng quân y Sicé, quản đốc quân lương Souques, đại tá pháo binh Series và trung tá không quân Carretier đã sửa soạn dư luận từ trước. Tướng Larminat đi qua Congo đã nhân danh tôi nhiệm chức cao ủy Trung Phi thuộc Pháp, kiêm lãnh toàn quyền quân sự và dân sự. Chiếc tầu đưa ông sang, sau trở về với tướng Husson về Leopoldville,

        Còn xứ Oubangui thì toàn quyền de Saint-Mart chỉ đợi có lúc ấy, ông đánh điện tín cho biết xin gia nhập phong trào ngay sau khi ông biết tin tức ở Brazzaville. Tuy nhiên, viên chỉ huy trưởng và một vài phần tử quân sự rút về đồn trại và đe dọa bắn vào thành phố. Nhưng Larminat tới ngay Bangui dàn xếp đưa những người ấy về với chính nghĩa. Chỉ có một số ít sĩ quan được đưa sang Tây Phi theo lời yêu cầu của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:11:50 am

        Như vậy, phần lớn khối Trung Phi - Cameroun đã theo Pháp Tư Do không đổ một giọt máu. Chỉ có xứ Gabon còn tách riêng khỏi toàn khối. Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa, thuộc địa ấy cũng về tập kết. Ngày 29 tháng tám, tại Libreville, toàn quyền Masson đã đánh điện tín cho tôi xin gia nhập vì Larminat đã cho biết có sự thay đổi chính quyền. Đồng thời, ông tuyên bố công khai sự tập kết và ra huấn thị cho vị chỉ huy trưởng bộ đội.

        Nhưng ở Dakar nhà cầm quyền Vichy đã phân ứng nhanh chóng. Theo chỉ thị của họ, tư lệnh hải quân ở Libreville chống lại thống đốc và báo tin có hạm đội sắp đến nơi ; ở Libreville ông ta cũng có một chiếc thông báo hạm, một tiềm thủy đĩnh và nhiều tầu nhỏ. Ông Masson bèn đổi thải độ, ông tuyên bố rằng việc tập kết xứ Gabon chỉ là một sự hiểu làm. Một chiếc thủy phi cơ của Hải Quân chuyên chở trên đường Libreville và Dakar trục xuất những nhân sĩ thân de Gaulle sang Tây Phi và chở nhân viên trung thành với Vichy đến Gabon. Tình thế bị đảo ngược. Một dải đất thù nghịch rất khó loại trừ vì có đường ra biển, tai hại cho toàn bộ lãnh thổ Trung Phi. Vichy muốn lợi dụng tình thế ấy bèn gửi đến Libreville vị tướng Không quân Têtu làm toàn quyền Trung Phi với đặc vụ đặt quyền hành của ông lên khắp lãnh thổ. Đồng thời nhiều oanh tạc cơ Glenn-Martin vừa hạ cánh xuống sân bay, tướng Têtu dùng làm tiền quân để tiễu trừ.

        Nói chung thì kết quả cũng thuận lợi. Tôi kết luận rằng giai đoạn hai của chương trình tập kết Phi Châu Đen có thể thành công được.

        Thực ra giai đoạn mới này khó khăn hơn. Tại Tây Phi quyền hành được tập trung mạnh mẽ và có liên lạc chặt chẽ với Bắc Phi. Phương tiện quân sự ở đây hùng hậu. Khu Dakar có những giàn súng tối tân, có nhiều phi đội yểm trợ, có căn cứ  hải quân cho nhiều tiềm thủy đĩnh và thiết giáp hạm Richelieu. Bộ chỉ huy chỉ 111ơ tưởng đến việc trả thù từ khi thủy lôi Anh đã làm hư hại chiếc tầu, như vậy Dakar quả có một lực lượng phòng thủ đáng kiêng nể thật. Sau hết, toàn quyền Boisson là một người cương nghị, ông có nhiều tham vọng hơn sáng suốt, ông đã chọn con đường phục vụ Vichy. Ông đã tỏ thải độ ấy ngay từ khi đến Dakar vào giữa tháng bảy, ông bắt giam ông Louyeau thống đốc Haute-Volta, ông này tuyên bố tập kết Pháp Tự Do.

        Với phương tiện hiện hữu tôi không thể nghĩ đến việc giải quyết trực tiếp thành trì Dakar. Mặt khác, điều chính yếu là tránh mọi sự đụng chạm, Than ôi ! Tôi không tránh được ảo tưởng giải phóng đất nước mà không đổ màu người Pháp. Nhưng thực ra lúc này trên lãnh thổ này, một trận đánh lớn giữa người Pháp, mặc dầu kết quả thế nào cũng giảm bớt nhiều cơ may của chúng tôi. Người đọc sẽ không hiểu sự diễn biến của vụ Dakar nếu không biết sự tin tưởng sâu sa của tôi,

        Như vậy kế hoạch ban đầu của tôi loại bỏ sự tấn công trực tiếp. Đường lối của tôi là đổ bộ ở một nơi cách xa Dakar với một đội quân cương quyết để tiến dần đến mục tiêu bằng cách tập kết dần những phần tử và những lãnh thổ chiếm được. Như vậy, có thể hy vọng rằng lực lượng Pháp Tự Do bành trướng dần sẽ tiến đến Dakar trên đất liền. Tôi định đổ bộ lên Konakry. Từ đấy có thể tiến vào kinh đô Tây Phi bằng đường hỏa xa hay đường lộ. Nhưng, nếu muốn ngăn cản hạm đội Dakar tiêu diệt quân của chúng tôi thì cần phải được bảo vệ về phía mặt biển. Bởi thế tôi cần yêu cầu sự giúp đỡ của hạm đội Anh.

        Tôi đã trình bày kế hoạch này với ông Churchill vào những ngày cuối tháng bảy. Ngay lúc ấy ông không trả lời dứt khoát, như sau đó ít lâu ông mời tôi đến thăm ông. Ngày mùng 6 tháng tám, tôi gặp ông tại phòng lớn Downing Street; theo thường lệ phòng này vẫn dùng làm văn phòng Thủ Tướng và phòng họp của Hoàng Gia. Ong đã dặt nhiều tấm địa đồ lên cái bàn lớn và di lại quanh bàn nói thao thao bất tuyệt.

        Ông nói: « Chúng ta phải cùng nhau làm chủ được Dakar. Việc ấy tối quan trọng cho ông. Vì nếu chúng ta thành công thì đây sẽ là những phương tiện lớn lao của người Pháp để trở lại cuộc chiến. Việc ấy cũng rất quan trọng cho chúng tôi. Vì nếu có thể dùng được Dakar làm căn cứ thì chúng tôi sẽ có nhiều dễ dàng trong trận chiến gay go ở Đại Tây Dương. Bởi vậy cho nên sau khi đã hội đàm với Hải Quân Anh và các tham mưu trưởng tôi có thể cho ông biết rằng chúng tôi sẵn sàng tham dự cuộc hành quân. Chúng tôi dự tính tung vào trận này một hạm đội hùng hậu. Nhưng chúng tôi không thể để hạm đội ấy lâu ngày ở bờ biển Phi Châu. Chúng tôi cần phải hành động mau chỏng để sau đó đưa ngay hạm dội về phòng vệ nước Anh và các cuộc hành quân ở Địa Trung Hải. Bởi thế cho nên chúng tôi không thể chấp nhận kế hoạch của ông đổ bộ lên Konakry và tiến quân chậm chạp qua rừng rậm, chúng tôi sẽ phải giữ hạm đội ở gần đấy mấy tháng. Tôi sẽ đề nghị với ông một kế hoạch khác ».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:12:19 am

        Sau đấy, ông Churchill trổ hết tài hùng biện ra phác họa bức tranh sau đây :

        «Một buổi sáng kia, Dakar tỉnh giấc trong sự buồn rầu và bất trắc. Dưới ánh mặt trời, dân chúng trông thấy tầu hè kẻo đến đầy mặt biển. Một hạm đội lớn ! Một trăm tầu chiến và chở súng ống ! Đoàn tàu tiến lại gần, dùng máy truyền thanh gửi lời chào thân hữu cho thành phố, hải quân, các đồn trại. Một vài chiếc tầu kẻo cờ tam tài. Những chiếc khác kéo cờ Anh, Hòa Lan, Ba Lan, Bỉ. Một chiếc tầu nhỏ hiền lành, kẻo cờ trắng của phải đoàn du thuyết tiến vào bờ, chở theo sử giả của tướng de Gaulle . Các sử giả đến hội kiến với vị thống đốc. Vấn đề là nói cho ông ta hiểu rằng nếu ông ta để cho tướng de Gaulle đổ bộ thì hạm đội đồng minh sẽ rút lui, chỉ còn việc điều đình điều kiện hợp tác giữa hai người. Trái lại, nếu ông ta nhất định kháng cự thì ông ta sẽ đại bại ».

        Và ông Churchrll, tin chắc kế hoạch của mình, mô tả và phóng tác khung cảnh cuộc sống ngày mai theo ý muốn và trí tưởng tượng của ông : Trong lúc thống đốc và đại diện của ông thảo luận vời nhau thì phi cơ Pháp Tự Do và Anh quốc bay luôn trên nền trời hòa bình, ném xuông truyền đơn thận thiện. Quân nhân và dân sự, trong số đó có các nhân viên tuyên truyền của ông tranh luận sôi nổi về lợi ích của sự thỏa hiệp và nguy hại của một cuộc xung đột lớn với những người dẫu sao cũng là đồng minh của nước Pháp. Vị thống đốc hiểu rằng nếu ông ta cưỡng lại thì đất sẽ sụt xuống dưới chân đứng, ông sẽ thấy họ theo đuổi cuộc hội đàm cho đến lúc có kết quả mỹ mãn. Có lẽ trong lúc ấy, họ muốn cứu vãn danh dự, họ cho nổ một vài tiếng súng. Nhưng không đến nỗi đi quá trớn. Đến tối, họ sẽ cùng ông cụng ly chào mừng sự thắng lợi cuối cùng ».

        Phân tích kế hoạch của ông Churchill, một kế hoạch được ông dùng tài ngôn luận tô điểm những nét hấp dẫn, tôi suy nghĩ kỹ thì biết rằng ông dựa vào những dữ kiện chắc chắn. Vì người Anh không thể đưa những lực lương hồi quân quan trọng đến vùng xích đạo lâu ngày, tôi không thể dùng đường lối hành quân trực tiếp để làm chủ Dakar. Cuộc hành quân ấy, trừ phi có tính cách đại quy mô, cần phải dung hòa hai phương pháp thuyết phục và hăm dọa. Mặt khác, tôi cho rằng hải quân Anh rất có thể một sớm một chiều thanh toán vấn đề Dakar, có hay không có quân Pháp Tự Do tham dự, nơi đây cố một căn cứ lớn ở Đại Tây Dương và có chiếc thiết giáp hạm Richelieu làm cho họ vừa ham muốn vừa lo ngại.

        Tôi kết luận rằng, nếu chúng ta có mặt ở đấy, thì có nhiều cơ may để cuộc hành quân có sắc thái một cuộc tập kết với Pháp Tự Do mặc dầu người Anh không nỡ vuốt mặt mà phải làm vậy. Trái lại, nếu chúng ta không đồng ý với họ thì sớm muộn gì họ cũng tự ý làm lấy để ăn cả. Trong trường hợp sau này, Dakar sẽ chống cự kịch liệt bằng công sự chiến đấu và đại pháo của tầu Richelieu, trong khi các oanh tạc cơ Glenn - Martin, các khu trục cơ Curtiss, các tiềm thủy đĩnh, rất nguy hiểm cho tầu bè không có phươmg tiện phòng thủ, sẽ tàn phá hết đội thuyền chuyên chở. Đến lúc Dakar bị tan nát rồi có chịu đầu hàng người Anh thì rốt cuộc, cuộc hành quân cũng tai hại cho chủ quyền của người Pháp.

        Sau một thời hạn ngắn, tôi trở lại cho ông Churchill biết rằng tôi chấp thuận ý kiến của ông. Tôi thảo luận kế hoạch hành binh với đô đốc John Cunningham chỉ huy hạm đội Anh quốc ; nhân dịp này tôi được biết ông là một người rất khó chịu nhưng là một tay thủy thủ lành nghề và tận tâm. Đồng thời, tôi chuẩn bị những phương tiện nghèo nàn của chúng ta để tham gia cuộc hành quân. Chúng ta có ba chiếc tiểu hạm : Savorgnan de Brazza, Commandant Duboc, Commandant Dominé, hai chiếc ngư thuyền võ trang : Vaillant và Vikinq. Chúng ta còn gửi qua hai tầu buôn Hòa Lan Pemdand và Westerland, một đại đội lê dương, một liên đội lính mới mộ, một liên đội thủy quân lục chiến, nhân viên đủ cho một liên đội chiến xa, một giàn đại pháo, sau hết là các nhân viên dịch vụ : tất cả hai ngàn người. Ngoài ra còn phi công cho hai phi đội. Sau hết là bốn tầu chuyên chở Pháp: Anadyr, Casamance, Fort-Lamy, Nevada để chở vật liệu nặng : chiến xa, đại bác, phi cơ Lysanderf Hurricance và Blenheim còn đóng, hòm, xe vận tải đủ loại, và vật liệu tiếp tế.

        Còn như người Anh thì hạm đội của họ không phải là có đủ tàu bè như ông Churchill đã nói trước đây. Hạm đội chỉ có hai thiết giáp hạm kiểu cũ : Barham và Resolution, bốn tuần dương hạm, hàng không mẫu hạm Ark Roya, một vài chiếc khu trục hạm và một chiếc tàu dầu. Ngoài ra còn ba tầu vận tải chở hai đại đội thủy binh dưới quyền chỉ huy của lữ đoàn trưởng Irwin, cùng những phương tiện cần thiết để đồ bộ. Nhưng không thấy nói đến lữ đoàn Ba Lao trước đã dự định tham dự cuộc hành quản này. Hầu như các bộ chỉ huy không mấy tin tưởng tầm quan trọng và kết quả cuộc hành quân cho nên đã tìm cách cắt bớt phần nào lực lượng trù định trước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:12:41 am

        Một vài ngày trước khi khỏi hành đã xảy ra một cuộc tranh luận gắt gao với người Anh về khối lượng vàng để ở Bamako ; nếu thành công thì tôi sẽ đem số vàng ấy đi đâu. Đây là số quý kim của Pháp Quốc Ngân Hàng giữ cho mình và cho các ngân hàng Nhà Nước Bỉ và Ba Lan. Vào lúc quân Đức tiến vào Pháp, Pháp Quốc Ngàn Hàng đã di chuyển một phần trữ kim và ký thác sang Senegal, phần khác sang Federal Bank Mỹ Quốc, sẽ còn lại chở sang Martinique, Vùng Bamako vẫn bị các cơ quan tình báo của các nước giao chiến dòm ngó qua hàng rào phong tỏa, biên giới và các đồn canh.

        Người Bỉ và người Ba Lan muốn lấy lại phần của họ, tôi đã cam kết trả, lại họ với ông Spaak và ông Zauski. Nhưng người Anh, tuy không đòi hỏi gì hết vì họ không có quyền sở hữu, nhưng họ nhưng họ cũng muốn sử dụng số vàng ấy để thanh toán việc mua bán với người Mỹ, họ nại cớ chi tiêu để trang bị quân đồng minh. Trong thời kỳ ấy, Hoa Kỳ chỉ bán tiền ngay chứ không cho chịu. Mặc dân Spears nhấn mạnh đến chuyện ấy và đe đọa bỏ cuộc, tôi cũng nhất định khước từ tham vọng của người Anh. Sau cùng họ cũng thỏa thuận theo sự đề nghị tiên khởi của tôi là vàng Bamako chỉ được, dùng để chi tiêu hàng hỏa do người Anh mua ở Mỹ cho quân Pháp Chiến Đấu.

        Trước khi lên đường, tin tức tập kết của vùng Tchad, xứ Cameroun, xứ Congo và xứ Oubangui đưa về kịp thời để tăng thêm hy vọng cho chúng tôi. Mặc dầu không chiếm nổi Dakar, ít nhất chúng tôi cũng hy vọng rằng có quân viện, chúng tôi sẽ tổ chức ở Trung Tâm Phi Châu một căn cứ để hoạt động và xác định chủ quyền của nước Pháp dự chiến.

        Các bộ đội gởi đi từ Liverpool ngày 31 tháng tám. Chính chúng tôi cũng ra đi với một phần các đơn vị Pháp và một bộ tham mưu hạn chế, trên chiếc tầu Wester land treo cờ Pháp bên cạnh cờ Hòa Lan, thuyền trưởng Plagaay, các sĩ quan và thủy thủ, đều tỏ ra những gương mẫu thân hữu và tận tâm. Spears đi theo tôi, thay mặt Churchill, với tư cách sĩ quan liên lạc, nhà ngoại giao và thông tín viên. Tại Anh Quốc tôi để cho Muselier trông coi những lực lượng đang thành lập của chúng ta, Antoine điều khiến việc, quản lý và Dewavrin giữ việc liên lạc và thông tin trực tiếp.

        Ngoài ra, tướng Catroux từ Đông Dương sắp về tới nơi, tôi để lại bức thư trao cho ông khi ông về đến nơi, thư này trình bày toàn bộ các kế hoạch của tôi và ý định của tôi muốn ủy thác cho ông công việc gì. Tôi tính rằng, trong khi tôi vắng mặt không đến nỗi lâu ngày quá, các đồng chí của tôi cũng tích lũy được đủ khôn ngoan để tránh tranh chấp nội bộ, mưu toan lung đoạn từ bên ngoài, sự nghiệp mong manh của chúng tôi đến nỗi bị lung lay. Nhưng đứng trên cầu tầu rời khỏi hải cảng cùng với dúm quân nhỏ bé và vài chiếc tàu tý hon, tôi cảm thấy trách vụ lớn lao đè nặng xuống hai vai. Ngoài khơi, trong đêm dày, một con tầu ngoại quốc, không đại pháo, không đèn đóm, đang vượt sóng trùng dương mang theo cả vận mệnh của nước Pháp.

        Trạm nghỉ thứ nhất là Freetown. Theo kế hoạch, chúng tôi phải tập hợp lại ở đây và thâu góp những tin tức cuối cùng. Ngày 17 tháng chín mới đến nơi vì các tầu chở hàng chỉ có tốc lực thấp, vì phải đi một đường vòng vo qua Đại Tây Dương để tránh phi cơ và tầu ngầm Đức; khi đi đường chúng tôi nhận được điện tín từ Luân Đôn cho biết tình hình lực lượng của Vichy, một tin tửc mới khiến cho chúng tôi phải đặt lại các vấn đề. Ngày 11 tháng chín, ba tuần dương hạm lớn: Leygues, Gloưe, Montcalm và ba tuần dương hạm nhẹ : Audacicnx,Fantasqui, ra khỏi Toulon, qua eo biển Gibraltar mà hạm đội Anh không ngăn cản được. Những hạm đội đó sẽ tới Casablanca và vào Dakar. Khi vừa bỏ neo ở Freetown, một tin mới rất quan trọng làm cho chúng tôi càhg thêm lo ngại. Hạm đội ở Dakar vừa có thêm tuần dương hạm Prưnauget, vừa nhổ neo và mở hết tốc lực đi về phía nam. Một khu trục hạm Anh đi theo để canh chừng, vẫn chưa để mất tích.

        Tôi biết chắc rằng lực lượng hải quân quan trọng này sẽ đến Trung Phi, bến Libreville sẽ mở rộng cửa đón họ và họ sẽ vào Pointe-Noire và Douala dễ dàng . Nếu việc động trời ấy không đảo ngược được tình thế ở Congo và Cameroun thì ít ra mấy chiếc tầu ấy cũng có thể chuyên chở lực lượng từ Dakar, Konakry hay Abidjan sang để đàn áp Congo và Cameroun. Giả thuyết này được thực tại xác định ngay vì chiếc tàu chở hàng Poitiers từ Dakar sang Libreville và được người Anh cho phép, đã bị thuyền trưởng đánh đắm. Đã rõ là Vichy thực hiện một kế hoạch lớn để lấy lại đất đai đã theo Pháp Chiến Đấu ; việc giữ 7 chiếc tuần dương hạm đến vùng xích đạo chỉ có thể thực hiện với sự đồng ý của người Đức nếu không phải là theo lệnh của người Đức. Đô đốc Cunningham đồng ý với tôi rằng phải ngăn cản ngay hạm đội của Vichy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:13:12 am

        Chúng tôi đồng ý rằng sẽ khuyên cáo người của Vichy chỉ được đến Casablance thôi chứ không được đến Dakar, nếu không, hạm đội Anh sẽ tạo ra tình trạng thù nghịch. Chúng tôi nghĩ rằng chỉ cần đe dọa thôi, những tầu ấy cũng phải lảng xa. Vi tầu Anh, tuy tốc lực kém không theo kịp tầu của Vichy, nhưng đông gấp đôi, sẽ chiếm ưu thế khi tầu Vichy vào đậu trong các bến Trung Phi không có giàn đại pháo phòng thủ. Nhưng vậy kẻ xâm lăng dành phải bỏ cuộc hay chấp nhận cuộc đụng độ trong nhũng điều kiện bất lợi cho họ. Vị chỉ huy đoàn tầu ít khi chịu để dồn vào thế lưỡng nan như vậy.

        Ngoài thực tế, các tuần dương hạm Anh liên lạc với đô đốc Bourragué, trưởng đoàn tầu Vichy, bắt buộc ông này phải quay đi chỗ khác khi ông này kinh ngạc mà nhận thấy có một hạm đội Anh - Pháp ở quanh vùng. Nhưng đoàn tầu Vichy hất chấp ai đuổi theo, vẫn vào được Dakar. Chỉ có hai chiếc Gloưc và Priniauguet vì hư máy; hải quân trung tá Thierry d’Argenlieu của chúng ta liên lạc trực tiếp với họ, đã yêu cầu được họ đến Casablanca, họ chấp nhận nhưng từ chối không chịu đến sửa chữa ở Freetown.

        Nhờ vậy, Phi Châu Pháp Tự Do tránh được một nguy cơ lớn. Chỉ việc ấy cũng chúng minh rằng chúng tôi thực hiện cuộc hành quân này trăm phần hợp lý. Mặt khác, thái độ của đoàn tàu Toulon đi đến vùng xích đạo như không biết chúng tôi đã có mặt ở đấy, sau lại từ bỏ công tác khi biết chúng tôi đã có mặt ở dẩy, như vậy chúng tôi phải ngờ rằng Vicky không biết có đoàn tầu của chúng tôi đi đâu. Nhưng sau khi đã khen tặng nhau rằng phá vỡ được kế hoạch của địch, chúng tôi công phải công nhận rằng kế hoạch của chúng tôi cũng bị xúc phạm nặng. Quả vậy, nhà cầm quyền Dakar đã để ý canh chừng, họ lại nhận thêm được một số tầu quan trọng. Nhân viên tình báo lại cho biết rằng người ta đã thay thế pháo đội thuộc địa yếu kém bằng những khẩu đại bác lớn để giữ mặt trận ngoài biển. Tóm lại, hy vọng chiếm Darka của chúng tôi trở nên rất mong manh.

        Tại Luân Đôn, ông Churchill và bộ tư lệnh Hải Quản Anh cho rằng tốt hơn hết là không nên thi thố gì nữa. Ông đã gửi điện tín cho tôi ngày 16 tháng chín, nói rằng hạm đội của ông chỉ hộ tống tầu bè của chúng tôi đến Douala thôi, sau đó sẽ rời di nơi khác. Tôi cần phải nói rằng sự thoái hộ ấy chỉ là một giải pháp tồi tệ. Quả vậy, nếu chúng ta để cho Dakar giữ nguyên được tình trạng như lúc này, thì Vichy chỉ việc chờ cho các tầu Anh trở về phương Bắc là trở lại uy hiếp Trung Phi. Đường biển mở rộng thênh thang, các tuần dương hạm của Bourraguet sẽ lại thẳng đường tiến tới đường xích đạo. Như vậy các chiến sĩ Thập Tự Lo Ren, kể cả tướng de Gaulle, chẳng sớm thì muộn sể bị kẹt trong những vùng xa xỏi, nếu không ngã quỵ thì cũng làm vào một cuộc chiến vô hồ với những người Pháp khác trong rừng hoang hay rừng rậm. Trong điều kiện ấy thì không còn hy vọng đánh Đức hay đánh Ý nữa, Tôi chắc rằng đây là mưu sâu của địch mà những bù nhìn Vichy đã làm tay sai cho họ dù ý thức được hay không ý thức được âm mưu ấy. Sự thể đã như vậy, chúng tôi đành phải tiến vào Dakar với bất cứ giá nào.

        Vả chăng, tôi nhận thấy những cuộc tập kết đã đạt được ở Phi Châu đều đem lại cho tôi chút hy vọng âm thầm, những tin túc mới nhận được từ Luân Đôn chứng thực sự nhận xét của tôi rất đúng. Ngày mùng 2 tháng chín, những thuộc địa Pháp ở Úc Châu dưới quyền các ông Ahne, Lagarde, Martin, đều theo Pháp Tự Do.

        Ngày mùng 9 tháng chín, thống, đốc, Bonvin tuyên bố rằng các lãnh địa Pháp ở Ấn Độ đều đứng về hàng ngũ chúng ta. Ngày 14 tháng chín, tại Saint-Pierre và Miquelon, Đại Hội Đồng Cựu Chiến Binh gửi thư cho tôi xin chính thức gia nhập, sau đó chính phủ Anh yêu cầu chính phủ Gia Nã Đại nâng đỡ họ. Ngày 20 tháng chín, toàn quyền Sautot đến Noumea sau khi tập kết Nouyelles-Hébrides ngày 18. Tại Noumia «Ủy Ban de Gaulle» do ông Michel Verges cầm đầu đã làm chủ được tình thế nhờ sự hưởng ứng nhiệt liệt của dân chúng, nhờ vậy và Sautot có thể lên cầm quyền. Sau hết, tôi đã thấy đoàn tầu của Bourraguet quay trở về khi nhận được lời khuyên cảo thứ nhất. Ai có thể khẳng định rằng chúng ta không thấy tuy có lệnh nghiêm ngặt nhưng dân chúng đã theo chúng tôi rồi? Dầu sao mình cũng phải làm thử.

        Đô đốc Cunningham cũng phản ứng như tôi. Chủng tôi đánh điện tín về Luân Đổn khẩn khoản yêu cầu cho phép thử cuộc hành quân. Sau này ông Churchill cho tôi biết rằng lời khẩn khoản ấy làm cho ông vừa kinh ngạc vừa khoan khoái, ông bằng lòng ngay và cuộc hành quân được quyết định.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:13:31 am

        Tuy nhiên, trước khi đi, tôi bị Cunningham yêu cầu đặt mình dưới quyền chỉ huy của ông, cả số quân nhỏ nho của tôi, để bù lại, ông để tôi sang ở chiếc soái hạm Barham của ông. Dĩ nhiên, tôi từ chối cả lời yêu cầu lẫn lời mời. Tối hôm ấy có lời qua tiếng lại trên chiếc Westerland, nơi hội đàm. Đến đêm, đô đốc viết cho tôi bức thư rất thân hữu và bỏ ý định trước. Chủng tôi nhổ neo ngày 21 tháng chín. Đến bình minh ngày 23, chúng tôi đến trước mặt Dakar giữa lớp sương mù dầy đặc.

        Sương mù sẽ làm cho cuộc hành quân rất khó khăn. Theo Churchill thì đoàn chiến hạm cửa chúng tôi không có ảnh hưởng tinh thần đến đồn trại binh sĩ và dân chúng vì họ trông ra ngoài khơi không thấy gì. Nhưng không thể đình hoãn được. Kế hoạch dự liệu đành phải đem ra thi hành. Đến 6 giờ, tôi dùng VTĐ gửi điện văn cho hải quân, bộ đội và dân cư báo tin sự có mặt của chúng tới và bày tỏ sự thân hữu của chúng tôi. Ngay sau đấy, từ cầu tầu Royal hai chiếc phi cư « đom đóm » loại du lịch Pháp, không võ trang, cất cánh và đậu xuống bãi đậu của chiếc chở đến ba sĩ quan : Gaillet, Scamaroni, Souffet, ba người đưa tin thân hữu. Tồi được tin ngay hai phi cơ đom đóm hạ cánh xuống không có gì là khó khăn, trên bãi đậu đã vang lên tiếng «Hoàn hảo !».

        Bất thần có tiếng súng phòng không nổi lên khắp nơi. Đại bác của tầu Richelieu và các giàn pháo ở khắp nơi bắn vào các phi cơ Pháp tự do và Anh đang bay trên thành phố để tung xuống những truyền đơn thân hữu. Tuy nhiên, loạt sủng nghe ghê rợn thật nhưng có vẻ ngập ngừng. Bởi vậy, tôi cho lệnh hai chiếc tầu nhỏ du thuyết tiến vào hải cảng trong khi các tầu nhỏ Pháp Tự Do và hai chiếc Wester land, Pennland, tiến vào cửa khẩu.

        Mới đầu không có phản ứng gì. Hải quân Trung tá d‘ Argenlieu, đại đội trưởng Gotscho, hai đại úy Bccourt-Focli và Perrin, thiếu úy Porgès đều bỏ neo và lên bộ xin vào gặp thiếu tá chỉ huy hải cảng, ông này ra tiếp D‘ Argenlieu cho biết có bức thư của tướng de Gaulle gửi cho vị toàn quyền và phải trao tận tay. Nhưng ông ta không giấu vẻ bối rối, ông ta tuyên bố có lệnh bắt giam thuyết khách. Đồng thời ông ta tỏ ý muốn gọi lính cận vệ. Thấy vậy bọn d’Argenlieu trở về tầu của mình. Tầu quay mũi ra, từng loạt liên thanh bắn theo. D’Argenlieu và Perrin bị thương nặng phải đưa về tầu Westerlaml.

        Giàn pháo Dakar bắt đầu bắn vào đoàn tầu Anh và Pháp Tự Do từng đợt nhát gừng trong nhiều giờ nhưng không có tiếng trả lời. Chiếc được tầu kéo quay mũi trong bến để sử dụng đại bác dễ dàng hơn, bây giờ đã bắt đầu nhả đạn. Đến 11 giờ, đó dốc Cunningham dùng VTĐ gửi bức điện tín : « tôi không bắn các ông. Tại sao các ông bắn tôi?» Trả lời: « Rút ra-cách đây 20 dặm ! » Bây giờ đến lượt người Anh nổ vài tiếng súng. Nhưng thời giờ vẫn trôi qua, hai bên chưa ai thực sự muốn đánh mạnh. Cho đến giữa trưa không có chiếc phi cơ nào của Vichy cất cánh lên không trung.

        Căn cứ vào những dấu hiệu ấy, tôi không có cảm tưởng là Dakar cương quyết kháng cự. Có lẽ hải quân các đồn trại và vị toàn quyền đang đợi một diễn biến nào đó để vin lấy làm cơ hội hòa giải ? Đến trưa đô đốc Cunningham gửi cho tôi một điện tín cho tôi biết ông cũng có cảm tưởng như vậy. Hẳn là không thể nghĩ đến việc đưa đoàn tầu vào bến. Nhưng tại sao lại không đồ bộ các bộ đội Pháp Tự Do lên nơi nào gần hải cảng để tìm cách tiến lại gần bằng đường bộ ? Chúng tôi đã nghĩ đến trường hợp này từ trước. Hải cảng nhỏ Rufisque ở ngoài tầm súng của phần lớn công sự chiến đấu có thể dùng được miễn là cuộc đổ bộ không gặp sức kháng cự mạnh, Nhưng chỉ có tầu nhỏ vào được Rufisque còn tầu lớn không vào được vì nông quá. Như vậy, phải dùng xà lan để đổ độ, không mang theo được súng lớn, và phải thực an toàn mới đồ bộ được. Tuy nhiên Cunningham đã hứa sẽ phòng vệ mặt biển, tôi bèn kéo đến Rufisque.

        Vào lúc 15 giờ, sương mù vẫn dày đặc, chúng tôi thực hiện cuộc đồ bộ. Chiếc Commandant Duboc chờ một toán thủy quân lục chiến tiến Vào hải cảng và đưa lên bộ vài người thủy thủ để cột tầu. Trên bờ đã có một đám đỏng người bản xứ chạy đến để tiếp đón toán thủy thủ trong khi bộ đội của Vichy dàn trận quanh vùng khai hỏa vào chiếc tiểu hạm của chứng tôi, làm bị thương và tử thương vài người. Trước đây ít lâu hai oanh tạc cơ Glenn-Martin đã bay thấp trên đoàn tầu của chúng tôi để cho chúng tôi biết rằng họ vẫn để ý canh chừng, nên liệu cái thần hồn. Sau chót, đô đốc Cunningham cho biết rằng các tuần dương hạm Georges Leygues và Montcalm ở cảng Dakar chỉ cách chúng ta có một dặm trong sương mù, còn các tàu Anh mắc ở chỗ khác không thể bảo vệ được chúng tôi. Thôi thì là đành phải bỏ ngang. Không những vì không thể đồ bộ được mà còn nguy hiếm là khác, chỉ cần một vài loạt đại bác của tuần dương hạm Vichy bắn ra là đưa cả đoàn quân Pháp Tự Do xuống đáy biển. Tôi quyết định trở ra khơi, lúc về được trôi chảy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:13:49 am

        Suốt đêm thao thức. Sáng hôm sau hạm đội Anh nhận được của ông Churchill một điện tín cho phép hoạt động mạnh, họ bèn hạ tối hậu thư cho Dakar. Nhà cầm quyền ở đây nhất định không nhượng bộ. Suốt ngày hôm ây người Anh và giàn pháo trên mặt đất và trên tầu đậu tại bến cùng nhau trao đổi từng loạt súng qua sương mù dầy đặc. Đến chiều cũng chưa thấy có kết quả rõ rệt.

        Đến tối, chiếc Barham tới gần chiếc và đô đốc Cunningham yêu cầu tôi sang bàn tính. Trên chiếc chiến hạm Anh bầu không khí căng thẳng và buồn tẻ. Hẳn là người ta than phiền vì không thành công. Nhưng cảm tưởng nối bật là sự kinh ngạc. Người Anh họ thực tế, họ không hiểu tại sao nhà cầm quyền, hải quân và bộ đội ở Dakar lại kiên quyết đánh lại đồng bào và đồng minh trong khi nước Pháp nằm bẹp dưới gót giầy xâm lăng. Còn như tôi, tôi đã không còn ngạc nhiên gì nữa. Những việc mới xay ra lại một lần nữa tố giác manh tâm của Vicliy lạm dụng can đảm và tinh thần kỷ luật của những .người dưới quyền họ để chống lại quyền lợi của tổ quốc.

        Đô đốc Cunningham cho biết tình hình. Ông nói: « Cứ thái độ của Dakar và hạm đội yểm trợ họ thì tôi cho rằng oanh tạc chưa chắc đã giải quyết được tình trạng » Tướng Irwin chỉ huy các đơn vị đổ bộ nói thêm : « sẵn sàng đưa bộ đội lên mặt đất để xung kích các chiến lũy, nhưng cần phải hiểu rằng như thế sẽ nguy hiểm cho mỗi chiếc tầu và mỗi người lính ». Cả hai người đều hỏi tôi, nếu chấm dứt cuộc hành quân này thì «phong trào» Pháp Tự Do sẽ ra sao.

        Tôi nói : «Cho đến bây giờ chúng ta chưa tận lực đánh Dakar. Cuộc vận động hòa giải đã thất bại. Việc oanh tạc không đem lại kết quả gì. Sau hết, cuộc đổ bộ bằng sức mạnh và việc xung kích các chiến lũy sẽ đưa đến một trận đảnh quy mô mà theo ý tôi thì tôi muốn tránh, vả chăng chính ông cũng cho biết rằng kết quả không chắc chắn. Như vậy lúc này nên bãi bỏ việc chiếm cứ Dakar. Tôi đề nghị đô đốc Cunningham nên ngừng việc ném bom như tướng de Gaulle đã yêu cầu. Nhưng việc phong tỏa vẫn tiếp tục để ngăn cản sự hoạt động của các tầu ở Dakar. Sau này chúng ta sẽ thử một chuyến nữa bằng cách tiến theo đường bộ sau khi đổ bộ lên những điểm không có hay kém phòng thủ như Saint - Louis chẳng hạn. Dẫu sao thì Pháp Tự Do cũng cứ tiếp tục ».

        Đô đốc Cunningham và tướng Irwin nghe theo lời tôi về những việc phải làm ngay tức khắc. Trong đêm tối, tôi rời khỏi tầu Barham lên chiếc xà lúp bềnh bồng trên ngọn sóng, bộ chỉ huy và đoàn thủy thủ bồng súng chào trong sự buồn rầu.

        Nhưng có hai sự kiện làm cho đô đốc Cunningham bỏ quyết định hồi tối. Trước bết là một bức điện tín của ông Churchill yêu cầu tiếp tục cuộc hành quân. Ông ngạc nhiên và tức giận là khác, tại sao lại bỏ cuộc trong khi các giới chánh trị ở Luân Đôn và nhất là ở Hoa Thinh Đốn bắt đầu thắc mắc vì đài phát thanh Vichy và Bá Linh làm rùm beng. Mặt khác, sương mù đã tan, có thể thực hiện cuộc oanh tạc. Lần này họ không cần hỏi ý kiến tôi, cuộc giao tranh khởi diễn từ bình minh, đại bác Anh và bên kia nổ rền. Nhưng đến chiều, thiết giáp hạm Resolution trúng mìn của tiềm thủy đĩnh gần chìm, phải cho tầu khác kéo. Nhiều tầu Anh khác bị tổn hại nặng. Bốn phi cơ của Ark Royal bị bắn rơi. Phía bên kia tầu Richelieu và nhiều chiến hạm khác bị thiệt hại nặng. Diệt ngư lôi hạm Audacieux, tiềm thủy đĩnh Persée và Ajax bị đánh chìm, đoàn thủy thủ chiếc sau được một tuần dương hạm Anh cứu vớt. Nhưng các pháo đài trên hải cảng vẫn bắn xuống. Đô Đốc Cunningham quyết định bỏ cuộc. Tôi đành phải nghe theo. Chúng tôi chạy thẳng về Freetwon.

        Những ngày kế theo đó thật là tàn ác cho tôi. Tôi có cảm tưởng một người nhà bị động đất dữ dội, mái ngói trên nóc trút xuống đầu.

        Ở Luân Đôn, cơn giận nổi lên như bão. Tại Hoa Thịnh Đốn lời châm biếm chua cay giáng vào đầu tôi như mưa bão. Đối với báo chí Mỹ và nhiều tờ báo Anh thì sự thất bại nảy phải đổ hết lên đầu de Gaulle. « Chính ông ta đã bảy ra trò phiêu lưu phi lý này, ông ta đã đánh lừa người Anh bằng những tin tức thất thiệt về Dakar, làm như Đông Ký Xuất nhào vào Dakar trong khi Dakar đã đưa viện binh tới giữ vững như bàn thạch, vả chăng, những tuần dương hạm Toulon chỉ kéo đến vì Pháp Tự Do vụng về bất cần làm báo động Vichy... cần nói một lần cho cả mọi lần để mọi người thấy rõ rằng không thể tin được những người không giữ nổi một sự bí mật». Chẳng bao lâu, ông Churchill cũng bị chỉ trích nặng nề, người ta chê trách ông đã để cho mình bị lôi kéo đi quả dễ dàng. Spears, mặt sa sầm, mang đến những điện văn của thông tín viên tiên đoán de Gaulle  thất vọng, bị các đồng chí bỏ rơi, bị người Anh gạt ra ngoài, sẽ bỏ cuộc ; chính phủ Anh sẽ cùng với Catroux, Muselier tuyên một người Pháp giúp việc trong một phạm vi nhỏ hẹp hơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:14:17 am

        Các sự tuyên truyền của Vichy thì họ lên giọng đắc thắng không kiêng nể gì ai Những bản thông csdo của Dakar trình bày như một trận hải chiến thắng lợi lớn. Nhiều điện tín chúc mừng gửi cho toàn quyền Boisson và các chiến sĩ anh dũng ở Dakar, các báo chính thức của hai khu vực đều đăng tải và phê bình, các làn sóng phát thanh gọi là « làn sóng Pháp » cũng nói nhiều đến những tin ấy. Còn tôi, trong căn phòng nhỏ lạc lõng giữa một hải cảng nóng như thiêu như đốt, tôi được dịp hiểu rõ rằng thế nào là phản ứng của sự sợ hãi, địch phải trả thù vì tôi đã làm cho họ sợ hãi, đồng minh bất thần khiếp nhược vì thất bại.

        Tuy nhiên, tôi nhận thấy ngay rằng người Pháp tự do thảm bại nhưng không thối chí. Khi đã bỏ neo tôi đến thăm các đơn vị viễn chinh, không ai muốn bỏ về. Trái lại, tất cả đều thêm cương quyết trước thải độ thù nghịch của Vichy. Một chiếc phi cơ từ Dakar đến bay lượn trên đoàn tàu bỏ neo, trên tầu bắn lên như mưa, một tuần lễ trước đây người ta không hung hăng như vậy. Chẳng bao lâu những điện tín nồng nhiệt của Laminat và Leclerc gửi đến cho tôi biết rằng mọi người vẫn một lòng cương quyết trung thành. Tại Luân Đôn, không có gì nao núng, tuy rằng khắp nơi gửi đến lời trách móc chua chát. Sự tin tưởng của những người kết nghĩa với tôi đem lại cho tôi một nguồn an ủi lớn. Như vậy tỏ ra rằng Pháp Tự Do được đặt trên nền móng chắc chắn. Nào! Chúng ta tiếp tục mọi việc ! Spears đã nguôi nguôi, trong một cuộc nỏi chuyện với tôi, ông trích dẫn Victor Hugo: « Ngày hỏm sau, Aymeri chiếm được thành».

        Cần phải nói rằng tại Luân Đỏn dư luận ác cảm bùng lên như bão, nhưng chính phủ Anh rất kín tiếng. Churchill tuy bị người ta làm rầy rà nhưng không chối bỏ tôi và tôi cũng không hề chối bỏ ông. Ngày 25 tháng chín, ông tường trình việc ấy trước Hạ Viện hết sức khách quan và tuyên bố rằng : « những việc đã qua chỉ làm cho chính phủ Hoàng Gia thêm tin cẩn tướng de Gaulle ». Hẳn là lúc ấy Thủ Tướng Anh biết rõ tại sao hạm đội Toulon có thể  đi qua được eo biển Gibraltar, tuy ông không nói ra, chính ông nói cho tôi biết khi tôi trở về Anh quốc hai tháng sau.

        Một điện tín gửi đi từ Tanger do một sĩ quan Pháp tình báo bí mật tập kết với Pháp Tự Do, đó là đại úy Luizet, ông báo cho Luân Đòn và Gibraltar biết việc khởi hành của đoàn tầu Vichy. Bức điện tín đã đến nơi, nhưng có trận oanh tạc của không quân Đức hàng mấy giờ tại Whitehall, nhân viên phải ở dưới hầm nủp, sau đó công việc của bộ tham mưu bị chậm trễ. Việc phiên dịch mật ngữ chậm qua, Hải Quân không kịp báo động hạm đội Gibraltar. Tồi tệ hơn ! Tùy viên hải quân của Vichy ở Madrid đã ngây thơ báo tin ấy cho tùy viên quân sự Anh ; đô dốc chỉ huy Gibraltar được hai nguồn tin khác nhau báo động, ông không làm gì để ngăn cản đoàn tàu nguy hiểm đó.

        Tuy nhiên, thái độ công khai của Thủ Tướng Anh đối với phe de Gaulle đã làm giảm bớt tình trạng sôi động tại nghị trường và trên báo chí. Dẫu sao thì vụ Dakar cũng để lại trong tâm trí người Anh một vết thương không lành và trong trí óc người Mỹ cảm tưởng không hay rằng nếu một ngày kia phải đổ bộ lên đất đai của Vichy thì không nên để cho Pháp Tư Do và người Anh tham dự.

        Dầu sao, ngay lúc này đồng minh Anh của chúng ta cũng nhất quyết không thử lại một lần nữa. Đô đốc Cunningham tuyên đố dứt khoát rằng phải bỏ hẳn việc ấy không trở lại bất cứ dưới hình thức nào. Chính ông cũng không biết làm gì hơn đưa tôi về tôi Cameroun. Đoàn tầu thẳng tiến về Douala. Ngày mùng 8 tháng mười giữa lúc các tầu Pháp vào cửa biển Wouri, đoàn tầu Anh chào từ biệt và quay ra khơi.

        Tuy nhiên dân chúng trong tỉnh vui mừng nhiệt liệt khi tầu Commandant Duboc chở tôi vào hải cảng Douala, Leclerc đợi tôi ở đấy. Sau khi duyệt binh, tôi đến dinh thống đốc trong khi các đơn vị từ Anh quốc, sang đặt chân lên bờ. Công chức, thực dân Pháp, nhân sĩ bản xứ bày tỏ lòng ái quốc nồng nhiệt. Nhưng ho không quên nghĩ đến công việc riêng của họ, điều chính yếu là xuất cảng sản phẩm trong nước và nhập cảng nhu dụng phẩm không kiếm được ở đây. Nhưng, vượt lên trên những bận tâm và ý kiến dị biệt, sự đoàn kết người Pháp Tự Do tự nhiên bộc lộ ở Luân Đôn cùng như ở Phi Châu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:14:39 am

        Những người đứng về hàng ngũ Croix để Lorraine đều có một bản chất như nhau, sau này tính chất đồng nhất ấy trở thành yếu tố cố định của mọi sự nghiệp cứu quốc. Bất cứ ở đâu, bất cứ việc gì, người ta cũng có thể tiên đoán được «cánh de Gaulle » sẽ nghĩ thế nào và hành động thế nào. Thí dụ : mối xúc động phấn khởi mà tôi vừa thấy đấy, sau này có cơ hội nào tiếp xúc với dân chúng tôi cũng thấy bộc lộ sự phấn khởi ấy. Tôi cần phải nói rằng lâu dần tôi bị lệ thuộc vào thái độ phấn khởi của quần chúng. Đối với các đồng chí tôi tượng trưng cho chánh nghĩa, đối với quần chúng Pháp tôi tượng trưng cho hy vọng, đối với ngoại quốc tôi tương trưng cho nước Pháp quật cường giữa cơn thử thách ; sự kiện đó chi phối phong độ của tôi và tôi chấp nhận nó là một cá tính không thể thay đổi được. Nó trở nên một trụ cột nâng đỡ nội tâm nhưng đồng thời cũng là một thứ gông cùm quá nặng.

        Lúc này cần phải nuôi sống Trung Phi thuộc Pháp và huy động nhân lực và tài nguyên để tham dự cuộc chiến Phi Châu. Ý kiến của tôi là thiết lập trong rừng sâu hồ Tchad và xứ Libye một mặt trận vùng sa mạc đợi ngày tình thế biến chuyển, quân đội Pháp có thể chiếm lấy Fezzan và bước chân vào Địa Trung Hải. Nhưng vì sa mạc hoang vu, giao thông và tiếp tế khó khăn, tôi chỉ có thể cung cấp được những quân số ít ỏi và chuyên về một loại hành quân. Bởi thế cho nên đồng thời tôi muốn gửi sang Trung Đông một đạo quân viễn chinh bên cạnh người Anh. Mục tiêu xa xôi đối với cả mọi người là Bắc Phi thuộc Pháp. Tuy nhiên, trước tiên phải thanh toán xứ Gabon, phần đất nội địa thù nghịch với chúng tôi. Ngày 12 tháng mười tôi ra lệnh cần thiết cho Douala.

        Trong khi đang sửa soạn cuộc hành quân khó nhọc ấy tôi rời khỏi Cameroun để viếng thăm các lãnh thổ khác. Trước hết tôi đến hồ Tchad sau khi lưu lại một thời gian ngắn ở Yaounde. Sự nghiệp của Pháp Chiến Đấu kể cả lãnh tụ lẫn đồng chí thiếu điều sụp đổ trong chuyến đi này. Chiếc phi cơ Potez 540 đưa chúng tôi về Fort - Larny bị hư máy, thật là may mắn phi thường mà phi công đậu xuống được giữa đồng lầy không bị hư hao nhiều.

        Ở Tchad tôi thấy bầu không khí sôi động. Ai nấy có cảm tưởng rằng ngón tay Lịch sử vừa đặt xuống mảnh đất đáng khen và đau khổ này. Ở đây muốn làm cái gì cũng phải mạnh tay liều lĩnh vì người ta phải đương đầu với đủ mọi khó khăn lớn : xa xôi, hẻo lánh, khí hậu, thiếu đủ mọi phương tiện. Nhưng bù lại, đã vượng lên bầu không khí hào kiệt từ đó xuất hiện những sự nghiệp lớn lao.

        Eboué tiếp tôi ở Fort - Lamy. Tồi nhận thấy ông bày tỏ cho tôi biết lòng trung tín không sờn của ông. Đồng thời tôi cũng nhận thấy ông có tài thao lược để tham gia những sự nghiệp lớn lao. Ông  đưa ra những ý kiến thích đáng và không bao giờ phản đối về phươ'ng diện cố gắng và mạo hiểm. Tuy nhiên, công việc của ông là phải thực hiện những trục lộ giao thông để vùng Tchad có thể  nhận được vật liệu và lương thực từ Brazzaville, Duala, Lagos rồi chuyên chở đến biên giới Libye thuộc Ý để quân Pháp Chiến Đấu có thể chiến đấu hữu hiệu, Tất cả 6.000 cây số đường mòn qua lãnh thổ, ông phải tạo lấy phương tiện mà đắp đường hay sửa chửa. Ngoài ra, còn phải mở mang kinh tế trong nước để nuôi binh lính và công nhân còn phải xuất cảng để có tiền chi phí mọi việc. Công việc khó khăn vì sẽ có một số lớn thực dân và công chức phải nhập ngũ.

        Tôi cùng với đại tá Marchand, chỉ huy bộ đội ở Tchad, bay đến Faya và các đồn ngoài sa mạc. Tôi được biết các bộ đội đều cương quyết chiến đấu nhưng thiếu thốn đủ mọi phương tiện, về đơn vị lưu động, ở đây chỉ có các đơn vị lạc đà và một vài đội xe hơi. Bởi thế cho nên khi tuyên bố với sĩ quan rằng tôi trông cậy ở họ để một ngày chiếm Fezzan và tiến đến Địa Trung Hải, họ kinh ngạc hiện ra nét mặt. Họ cho rằng việc oanh tạc của phi cơ Đúc và Ý còn dễ xảy ra hơn là cuộc tấn công đại quy mô mà tôi vừa phác họa. Không có ai tỏ vẻ ngập ngừng khi nói đến tiếp tục chiến đấu vì ở đấu người ta cũng bị thu hút bởi hình Thập Tự Lo Ren.

        Tuy nhiên, trên lãnh thổ Niger và ốc đảo Sahara, bạn hữu họ cũng sống như họ, cũng ở tận thâm sơn cùng cốc xứ Libye, nhưng không có cấp trên dìu dắt, những người bạn không may ấy sẽ chĩa súng bắn chết ngay người nào nói đến chuyện đánh kẻ thù của nước Pháp ! Trong số những thử thách tinh thần mà lỗi lầm của Vichy đã bắt tôi phải gánh chịu, thật không còn gì đau khổ hơn phải chứng kiến những cảnh trải ngược phũ phàng như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:36:59 am

        Nhưng khi trở về Fort - Lamy, đã có tin mừng đưa lại cho tôi khá nhiều phấn khích. Đây là tin của tướng Catroux. Khi ông trở về tới Luân Đôn, tôi đã đi Phi Châu, những người tài đặt điều đã tưởng tượng ra người Anh muốn dùng vị tướng quân đoàn đã có những sự nghiệp lớn này trong khi những người thủ cựu thì khích bác đã tự hỏi ông tướng ấy có chịu thuộc quyền một tướng lữ đoàn chăng ? Catroux đã đến thăm Thủ Tướng Anh nhiều lần và nhiều người đã phỏng đoán trong những cuộc hội đàm ấy Thủ Tướng Anh đã gọi ý cho ông nên chiếm lấy chỗ của tôi, không phải để ông thử điều khiển xem sao, mà để Thủ Tướng Anh dùng mánh lới «chia để trị». Một vài ngày trước khi đến Dakar, Churchill đã bất thần báo tin cho tôi biết ông gửi Catroux đến Le Caire để hoạt động ở Trung Đông, nơi người ta vẫn đợi xảy đến dịp may mắn thuận lợi. Tôi đã phản ứng rõ rệt ngay việc ấy, tôi cho rằng không phải là một ý kiến dở, nhưng sáng kiến phải đợi tôi chấp thuận. Churchill đã giải thích một cách trôi chảy, ông nại cớ cấp bách.

        Bày giờ Catroux từ Le Caưe đến Fort – Lamy. Trong bữa ăn tôi nâng ly chúc mừng vị tướng lãnh cao cấp, xưa nay tôi vẫn có lòng ngưỡng mộ. Ông trả lời một cách rất cao thượng và rất giản dị rằng ông nhận quyền chỉ huy của tôi. Eboué và những người có mặt đều xúc động, đối với Catroux thì de Gaulle  đã vượt ra ngoài cấp bậc quân nhân để đảm nhiệm một trách vụ không thể đồng hóa với cấp bậc quân đội. Không ai có thể không biết đến giá trị của tấm gương sáng như vậy. Khi đã ấn định nhiệm vụ của ông, tôi từ biệt tướng Catroux ở gần chiếc phi cơ đưa ông về Le Caire, tôi cảm thấy cá nhân ông đã lớn mạnh thêm nhiều khi ông ra về.

        Tôi đến Brazzaville ngày 24 tháng mười. Ở đây cái nhìn tổng quát cũng cho thấy là đáng tin tưởng như ở Douala và Fort - Lamy. Nhưng người ta chỉ nhìn thấy dần dần.

        Đối với « thủ đô » thì như thế là bình thường. Hành chánh, bộ tham mưu, dịch vụ, kinh doanh, tôn giáo, mọi giới đều ước lượng những khó khăn cần phải vượt qua để các vùng xích đạo nghèo nàn nhất Đế Quốc có thể sống được khi mất liên lạc với chánh quốc và góp phần nỗ lực chiến tranh. Thực ra rất dễ bán cho Anh và Mỹ một vài sản phẩm như dầu, cao su, gỗ, bông, cà phê, da. Nhưng vì không có cơ xưởng, không có khoáng sản, ngoại trừ một ít vàng, tổng số xuất cảng không thể quân bình được số hàng hóa mua ở nước ngoài.

        Để giúp việc Larminat về lãnh vực này, tôi bổ nhiệm Pleven làm tổng thư ký. Ông này, khi đã làm cho guồng máy chạy rồi, sẽ sang Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn điều đình các vấn đề giao dịch tài chánh. Khả năng của ông, nhờ có uy tín của Larminat nâng đỡ, quả là rất hữu hiệu. Các giới công chức, trồng tỉa, doanh thương, vận tải, nhận thấy cần phải hoạt động nhiều và cũng đáng công hoạt động, họ khỏi sự giai đoạn sinh hoạt phồn thịnh đã thay đổi sâu xa đời sống Trung Phi ngay từ những năm chiến tranh. Đến cuối tháng mười tôi viếng thăm Oubangui, được thống đốc Saint-Mart tiếp đón, rồi thăm Pointe - Noire, thống đốc-là Daguin, tôi đã có dịp khích lệ mọi nỗ lực cần thiết.

        Sau hết, ngày 27 tháng mười, tôi đến Leopold nhà cầm quyền, quân đội, dân chúng và những người Pháp sống ở Congo Bỉ đã dành cho tôi một sự tiếp đón nồng hậu. Toàn quyền Ryckmans cũng sống cô lập với tổ quốc, nhưng mong mỏi nước Bỉ tham dự cuộc chiến và thân hữu vời Pháp Tự Do. Vả chăng nhóm Pháp Tự Do đã che chở cho Congo Bỉ khỏi bị tiêm nhiễm tinh thần đầu hàng từ phía Bắc tràn xuống. Ryckmans phải giữ liên lạc mật thiết với láng giềng Pháp ở bờ bên kia sông Congo. Những bạn đồng liêu người Anh của ông cũng vậy : Bourdillon ở Nigeria và Huddleston ở Soudan. Trước đây vẫn có âm mưu và tranh giành làm mấy nước lân bang kình chống nhau, nhưng bây giờ từ Lagos đến Douala, Brazzaville, Leopoldville, Khartoum, các thống đốc đoàn kết với nhau, có lợi cho nỗ lực chiến tranh và trật tự Phi Châu.

        Tuy nhiên, tất cả đều sẵn sàng để thanh toán vấn đề Gabon. Trước khi tôi đến Douala, Larminat đã xếp đặt những việc đầu tiên. Dưới quyền chí huy của thiếu tá Parant, một vài yếu tổ rút ra từ lực lượng Congo, đã tiến tới Lambaréné, bờ sông Ggooué. Nhưng họ bị cản lại bởi các lực lượng của Vichy. Đồng thời, một toán nhỏ, gửi từ Cameroun sang, chỉ huy trưởng là đại úy Dio, đang bao vây đồn Mitzic. Tại Lambaréné và Mitzic, hai phe de Gaulle và Vichy trao đổi vài viên đạn và nhiều lời cãi vã. Thỉnh thoảng, một chiếc Glenn- Martin từ Libreville sang địa phận của chúng ta, thả xuống vài trải bom và nhiều truyền đơn. Một chiếc « Bloch 200 » từ Brazzaville, ngày hôm sau, sẽ bay sang trả đũa. Nhưng cuộc giao tranh kẻo dài và đau đớn ấy không đem lại giải pháp nào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2019, 11:28:32 pm

        Từ ngày tôi đến, tôi đã quyết định chiếm Libreville và đã có kế hoạch hành động. Khốn thay, không ai ngờ Libreville có thể chống lại mãnh liệt các lực lượng của chúng ta. Tướng Têtu, đóng ở Libreville, có bốn đại đội, pháo binh, bốn oanh tạc cơ tối tân, tiểu hạm Bougainville và tiềm thủy đĩnh Poncelet. Ông ta đã huy động một số thực dân. Mặt khác ông ta cũng nhận được lệnh phải chống cự. Muốn ngăn cản viện binh, tôi phải yêu cầu ông Churchill cảnh cáo Vichy rằng, nếu cần thì hạm đội Anh sẽ can thiệp. Sau khi tôi gửi điện tín đi, đô đốc Cunningham đến thăm tôi ở Douala. Chúng tôi đồng ý với nhau rằng tầu của ông không tham dự trực tiếp vào cuộc tấn công Libreville, nhưng ông sẽ đậu ở ngoài khơi để ngăn cản Dakar gửi thêm tuần dương hạm đến nếu họ có ý ấy. Về phía chúng tôi, chúng tôi bất dắc dĩ mà phải hành động ; tôi tuyên bố trước sự ưng thuận của mọi người, trong dịp hành quân đau khổ này sẽ không có tuyên dương công trạng.

        Ngày 27 tháng mười, chúng ta chiếm đồn Mitzic. Ngày mùng 5 tháng một đồn Lambaréné buông súng. Ngay sau đó một đoàn tàu đã khởi hành từ Douala đưa quân đến Libreville. Leclerc chỉ huy toàn khối, Koenig cầm đầu bộ binh : một đại đội Lê Dương, một đại đội thuộc địa hỗn hợp; người Senegal và thực dân ở Cameroun. Đổ bộ ở mũi Mondali đêm mùng 8 tháng một, ngày mùng 9 xảy ra nhiều cuộc giao tranh dữ dội ở xung quanh thành phố. Cũng ngày hôm ấy dưới quyền chỉ huy của thiếu tá để Marmier, nhiều phi cơ « Lysanđer» đem từ Anh sang, mới ráp vội vàng ở Douala, đã bay và thả xuống ít nhiều trái bom. Bấy giờ d‘Ar- genlieu, đưa tầu Savorgnan de Brazza vào cảng, theo sau là chiếc Commandant Dominé. Mặc dầu đưa tin tức tỏ tình thân hữu nhiều lần, tầu Bougainville của phía bên kia đậu ơ bến vẫn bắn ra không ngót. Tầu Brazza bắn lại làm họ phải ngậm miệng. Trong khi ấy thì đội Lê Dương bẻ gay sức kháng cự ở phi cảng của những đơn vị Vichy. D'Argenlieu gửi đến tướng Tètu mật điện tín bách thúc phải ngừng tiếng súng. Họ đầu hàng. Koenig chiếm Libreville. Trước đây tôi đã bổ nhiệm Parant làm thống đốc Gabon, bây giờ ông đến nhậm chức. Dầu sao, cũng có đến 20 người tử thương.

        Hôm qua, chiếc tiêm thủy đĩnh Poncelet ra khỏi cảng Port Gentil và phóng một thủy lôi vào một tuần dương hạm của Cunningham. Chiếc tiềm thủy đĩnh bị mìn, phải nổi lên mặt nước, đoàn thủy thủ được người Anh cứu,chỉ huy trưởng là trung tá hải quân Saussine phá hủy chiếc tầu và chết theo.

        Bấy giờ còn việc chiếm Port-Gentil. Mọi việc hoàn tất ngày 12 tháng một, sau nhiều cuộc hòa đàm, không có kháng cự. Nạn nhân duy nhất của cuộc hành quân chót này là thống đốc Masson, tháng tám mới rồi ông đã tập kết Gabon, nhưng sau lại đổi ý. Ông lo sợ hậu quả cho nên khi Libreville thất thủ ông lên tầu Brazza chạy sang Port-Gentil, cùng với đại tá Crochu, tham mưu trưởng của Têtu, để yêu cầu đồn binh ngưng cuộc huynh đệ tương tàn. Nhờ vậy mà tránh được thảm họa. Nhưng ông Masson mệt trí sau những cuộc thử thách ấy đã tự vẫn trong ca bin chuyến tầu đưa ông về.

        Tôi đến Libreville ngày 15, đến Port-Gentil ngày 16 tháng một. Chân tướng nổi bật trong dân chúng là được yên lành khi thoát khỏi tình trạng phi lý. Đến nhà thương đòi thăm thương binh của cả hai bên đặt nằm bên cạnh nhau. Sau đó, người ta trình diện các sĩ quan của các đơn vị Vichy. Một vài yếu tố theo Pháp Tự Do. Phần lớn đã nhận được lệnh của cấp trên và đã tuyên thệ trung thành với Thống Chế, nhưng họ muốn chịu giam cầm hơn là trung thành. Họ chờ đợi Bắc Phi trở lại cuộc chiến để ra mặt trận như nhiều người khác. Tướrng Têtu được trao cho các Cha dòng Thánh Trí và sau này đưa sang bệnh viện Brazzaville. Năm 1943 ông cũng trở lại Alger.

        Đài phát thanh Dakar, Vichy và Ba Lê tung ra một loạt bài thóa mạ, trước đây họ đã loan những tin thẳng trận quả đáng. Tôi bị vu cáo là đã oanh tạc, đốt phả và cướp bóc Libreville, bắn chết nhân sĩ, bắt đầu từ giám mục Tardy. Người của Vichy bịa ra những tin dối trá ấy để che đậy việc làm ám muội nào đây. Trong vụ Dakar, họ đã bắt giam ba phi công Pháp Tự Do thả xuống Ouakam không có khí giới, rồi đến Boislambert, Bissagnet và Kaouza, bác sĩ Brunei. Những người này được tôi mật gửi đến để du thuyết ôn hòa. Chỉ một người thoát thân được chạy sang Gambie của người Anh đó là Brunel. Lời tố cáo của Dakar làm cho tôi nghĩ rằng có lẽ họ sửa soạn dư luận để trả thù bằng cách hành hạ các tù binh. Tôi đã kín đáo đề nghị với Boissou trao đổi số tù binh ấy lấy tướng Têtu và các sĩ quan của ông, đài phát thanh Dakar công bố ngay đề nghị của tôi kèm theo lời thóa mạ và khiêu khích. Tôi bèn báo cho viên cao ủy của Vichy biết rằng tôi còn giam giữ nhiều người của họ, họ phải đối xử tử tế với tù binh Pháp Tự Do. Họ bèn xuống giọng ngay lập lức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 11:02:41 pm

        Vả chăng, nhiều dấu hiệu cho thấy rằng thời cuộc diễn biến làm cho các nhà cầm quyền của Vichy rất bối rối. Thứ yên ồn thấp hèn sau ngày đình chiến tan rã rất chóng. Trái với tin tức họ loan truyền trước đây để biện hộ cho việc đình chiến, địch không làm gì được nước Anh. Mặt khác, nhiều thuộc địa về tập kết với de Gaulle, vụ Dakar, sau hết vụ Gabon, chứng tỏ rằng Pháp Tự Do biết dùng đài phát thanh, chứ họ không phải một « nhóm người đánh giặc mướn xúm quanh một máy vi âm ». Bất thần người ta bắt đầu nhận thấy nước Pháp chỉ có thể trỏng cậy ở người Pháp, còn như người Đức thì đã phải đếm xỉa đến những khó khăn mỗi ngày mỗi lớn gây ra bởi phong trào kháng chiến. Ở tận thâm sơn cùng cốc Phi Châu tôi cảm thấy những dao động mà tình trạng ấy tạo ra cho những người của Vichy.

        Sau vụ Dakar, họ bắt đầu phản ứng bằng vũ lực. Phi cơ từ Maroc sang oanh tạc Gibraltar. Nhưng ngay san đó người ta trở lại hòa dịu. Điện tín của các ông Churchill và Eden cho tôi biết tin tức về cuộc hòa đàm ngày mùng 1 tháng mười ở Madrid giữa đại sứ Pháp, ông de la Baume, và đại sứ Anh, Sir Samuel Hoare. Vấn đề là quân Anh để cho các tầu từ Phi Châu sang được phép đến nước Pháp, nhà cầm quyền Pháp bảo đảm là sẽ không để lọt vào tay quân Đức. Ngoài ra, ông de la Baume còn tuyên bố rằng « nếu địch chiếm những hàng hóa ấy thì chính phủ sẽ thiên đò sang Bắc Phi và nước Pháp trở lại cuộc chiến bên cạnh đồng minh Anh.»

        Tôi ghi nhận tình trạng hoang mang nhận thấy qua lời tuyên bố trên đây và nói cho người Anh biết để đề phòng. Khó mà biết được lý do tại sao những người đã chịu phép phục tùng địch và lên án chiến sĩ tiếp tục chiến đấu lại có thể bất thần chống cự mãnh liệt như thế chỉ vì kẻ xâm lăng lấy thêm thực phẩm nhiều hơn số họ lấy hàng ngày. Quả như vậy, mặc dầu chính phủ Luân Đôn khuyến khích Vichy nên có thiện ý, mặc dầu Anh Hoàng và Tổng Thống Hoa Kỳ gửi thư riêng cho Thống Chế, mặc dù ngưới Anh đã tiếp xúc với tướng Weygand bây giờ ở Alger, với Noguès ở Maroc, nhưng vì có áp lực của người Đức cho nên không ai còn ảo tưởng gì nữa. Ngày 2 tháng mười, Pétain gặp gỡ Hitler tại Montoưe. Sự cộng tác giữa Vichy và địch được chính thức công bố. Sau hết, vào những ngày đầu tháng một, Vichy chấm dứt những cuộc điều đình với Madrid.

        Kể từ đây, những lý do hiển nhiên bắt buộc tôi phải khước từ tính cách họp pháp của các nhà đương quyền Vichy; tôi phải tự coi mình như người quản lý quyền lợi của nước Pháp, nhất là hành xử quyền hạn tại các vùng giải phóng với tư cách một chính phủ. Quyền hành tạm thời đó tôi mệnh danh là nền Cộng Hòa, tôi tuyên bố chủ quyền của nhân dân, tôi sẽ nhận sự trao quyền ấy và chịu trách nhiệm trước nhân dân, tôi long trọng tuyên bố cam kết trả lời trước nhân dân khi đã phục hồi được tự do. Ngày 27 tháng mười, trên lãnh thổ ở Brazzaville, tôi xác định lập trường quốc gia và quốc tế ấy bằng một bản tuyên ngôn hai đạo dụ và một văn kiện tổ chức thành phần, toàn bộ sẽ có giá trị một hiến chương. Tôi thiết nghĩ chưa bao giờ tôi để thiếu sót nhiệm vụ ấy cho đến ngày trao trả quyền hành cho các đại diện quốc gia, năm năm về sau. Mặt khác, tôi lập ra Hội Đồng phòng vệ Đế Quốc để góp ý kiến cho tôi, có các ông: Catroux, Muselier, Cassin, Larminat, Sicé, Sautot, d'Argenlieu. Sau hết, tôi gửi một văn thư ngày mùng 5 tháng một cho chính phủ Anh xác định thải độ của Pháp Tự Do và yêu cầu các đồng minh nên có lập trường dứt khoát với chính phủ Vichy và các đại lý chấp chỉnh của họ như Weygand và Noguès, nhiều người lạc quan vẫn cho rằng sẽ có một ngày kia họ trở lại hoạt động chống địch.

        Nói tóm lại, cuộc vận động ở Phi Châu tuy chưa đạt được hết mục tiêu dự định, nhưng ít ra cũng đặt được những căn cứ vững chắc cho nỗ lực chiến tranh từ Sahara đến Congo và từ Đại Tây Dương đến lưu vực sông Nil. Eboué được bổ nhiệm toàn quyền Trung Phi thuộc Pháp, sang ở Brazzaville, Marchanđ chỉ huy trưởng các bộ đội. Lapie từ Luân Đôn sang, nhiệm chức thống đốc Tchad, Cournarie nhiệm chức thống đốc Cameroun thay thế Leclerc. Leclerc muốn ở lại hoàn thành công tác đã khởi sự ở Douala, nhưng tôi cũng phải yêu cầu ông đến Tchad chỉ huy những cuộc hành quân ở Sahara, chính nhờ những cuộc hành quân ấy mà ông biết đến vinh quang qua lao khổ gian nan. Sau hết, Larminat, được hồ nhiệm cao ủy Tchad, thống lãnh quyền dân sự và quân sự.

        Trước khi đi Luân Đòn, tôi cùng ông phác họa chương trình hoạt động trong những tháng tới. Một mặt là đánh những trận đầu tiên bằng quân cơ giới và không quân ở Mourzouk và Koufra. Mặt khác, là đưa sang Erythrée một lữ đoàn hỗn hợp và một đội phi cơ oanh tạc để dự các trận đánh quân Ý. Trận đánh quân Ý sẽ mở màn cuộc tham dự của quân Pháp vào mặt trận Trung Đông. Nhưng cần phải tuyền mộ, huấn luyện, võ trang những yếu tố để tăng cường các đạo quân tiền phong ở Sahara cũng như ở lưu vực sông Nil. Không ai có thể tưởng tượng được chúng tôi đã cố gắng đến mức nào tại Trung Phi mênh mông, khí hậu nóng bức, để tuyên mộ, huấn luyện, võ trang và chuyên chở những lực lượng sau này được tung ra mật trận và đưa đi những nơi cách xa hàng ngàn dặm. Người ta cũng không thể ước lượng được mọi người sẽ phải cố gắng đến mức phi thường.

        Ngày 17 tháng một, tôi rời khỏi Phi Châu thuộc Pháp Tự Do để về Anh quốc, qua Lagos, Freetown, Bathurst và Gibraltar. Dưới trời mưa thu, phi cơ bay là là mặt biển, tôi nhớ lại những đường lối quanh co mà qua cuộc chiến tranh kỳ dị này, quân Pháp Chiến Đấu đã phải dùng đến để đánh quân Đức và quân Ý. Tôi ước lượng những trở ngại giữa đường mà chính người Pháp lại dựng lên để ngăn cản chúng tôi, than ôi! đó lại là những trở ngại to tát nhất. Nhưng đồng thời tôi cũng thêm phấn chấn khi nghĩ rằng chính nghĩa quốc gia đã làm say mê những người yêu chuộng tự do và muốn phục vụ tổ quốc.

        Tôi cũng thấy lòng mình phơi phới bay theo tiếng gọi phương xa như những người bước vào một cuộc phiêu lưu có kích thước toàn cầu. Mặc dầu thực tại phũ phàng nhưng có lẽ tôi cũng làm chủ được tình hình, vì tôi có thể, theo câu nói của Chateaubriand, « dẫn dắt người Pháp bằng mơ mộng ».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:24:59 pm

LUÂN ĐÔN

        Tại Luân Đôn, vảo lúc đầu mùa đông năm ấy, sương mù phủ kín tâm hồn, người Anh lo lắng và buồn rầu. Hẳn là họ tự hào rằng mới thắng một trận công kích và giảm bớt được áp lực xâm lăng của địch. Nhưng, trong khi họ dọn dẹp các nơi tàn phả, nhiều mối lo khác lại đè nặng xuống đầu họ và các đồng minh nghèo khổ của họ.

        Các trận đánh dưới nước của tiềm thủy đĩnh tăng cường đến cao độ. Dân chúng Anh lo ngại mà thấy tầu ngầm và phi cơ Đức phá hoại tàu bè của họ, vận mệnh của chiến cuộc và cho đến khẩu phần thực phẩm của họ cũng tùy thuộc những tầu bè ấy. Nội các và các cơ quan chính phủ chỉ bàn đến vấn đề hàng hải. Số trọng tải của thương thuyền trở thành một ám ảnh, một áp lực cưỡng chế vượt lên trên hết. Hàng ngày, đời sống và vinh dự của nước Anh được diễn ra trên mặt biển.

        Tại Trung Đỏng, bắt đầu có những cuộc hành quân kịch liệt. Từ khi Vichy thất thế, Địa Trung Hải trở thành nơi cấm địa đối với những đoàn tầu chậm chạp của người Anh. Quân đôi và quân nhu của Luân Đôn gửi sang Ai Cập phải đi vòng qua Cấp ở Nam Phi Châu, đường xa đến nửa trái đất. Hàng hóa từ Ấn Độ, Úc Châu, Tân Tây Lan gửi về Anh cũng phải qua những chặng đường dài dằng dặc. Mặt khác, nước Anh cần nhập cảng một khối lớn nguyên liệu, vũ khí và tiếp tế — 60 triệu tấn năm 1941 — cần cho kỹ nghệ, quân đội và dân chúng, những hàng hóa ấy phải mua từ những nơi xa như Mỹ Châu, Phi Châu, Ả Châu, cần phải có một số trọng tải khổng lồ, đưa vòng vo qua rất nhiều nơi xa xôi và cần nhiều đoàn tầu hộ tống, mới đưa được hàng hóa đến các hải cảng Mersey và Clyde.

        Sự lo ngại của người Anh càng nặng nề khi họ nhận thấy không có một viễn tượng tốt lành ở góc trời nào. Trái với sự ước mong của nhiều người Anh, việc oanh tạc các thành phố của họ và những thắng lợi của Không lực Hoàng Gia không làm được cho người Mỹ lâm chiến. Hẳn là ở Hoa Kỳ dư luận căm phẫn Hitler và Mussolini. Hẳn là Tổng Thống Roosevelt sau khi tái đắc cử ngày mùng 6 tháng một, đã tăng gia hoạt động ngoại giao và tuyên ngôn dân chúng để lôi kéo nước Mỹ can thiệp vào cuộc chiến. Nhưng thái độ chính thức của Hoa Thịnh Đốn vẫn là trung lập, vả chăng luật pháp Mỹ cũng bắt buộc họ phải có lập trường ấy. Bởi thế cho nên trong mùa đông u ám này người Anh vẫn phải chi tiền mua hàng của Mỹ bằng vàng và ngoại tệ. Quốc hội và báo chí Mỹ chỉ trích cả những sự can thiệp gián tiếp mà Tổng Thống Roosevelt dùng tài khéo léo điệu xảo của ông để giúp đỡ nước Anh. Tóm lại, theo nhịp gia tăng nhu cầu và chi tiêu như vậy, chẳng còn bao lâu người Anh sẽ kiệt quệ không nhập cảng được đủ vật liệu cần thiết để theo đuổi chiến tranh.

        Về phía Nga Sô Viết, sự gắn bó của họ với nước Đức vẫn chưa có kẽ nứt rạn. Trái lại, sau hai cuộc du hành của Molotov sang Bá Linh, một thỏa ước giao thương Đức-Nga được ký kết vào tháng giêng, sẽ tăng cường việc tiếp tế nước Đức. Mặt khác, vào tháng mười năm 1940, nước Nhật đã ký vào minh ước tam cường, tuyên bố liên minh với Bá Linh và La Mã. Đồng thời, hầu như Đức đã thực hiện được mộng bá chủ Âu Châu, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Slovaquie, gia nhập Trục vào tháng một, Franco hội kiến Hitler ở Saint- Sébastien và Mussolini ở Bordighera. Sau hết, Vichy không giữ nổi bề ngoài độc lập theo hiệp ước đình chiến, phải tích cực hợp tác với kẻ xâm lăng.

        Bên ngoài thì chân trời tối sầm, bên trong thì dân chúng Anh phải gánh vác những khoản quốc phí nặng nề. Hai mươi triệu người nam nữ được huy động để đưa vào quân đội, xưởng máy, đồng áng, cơ quan hành chánh, phỏng không thụ động. Sự tiêu thụ phải giới hạn nghiêm ngặt cho đủ mọi người, tòa án phạt rất nặng việc buôn bán chợ đen. Mặt khác, hoạt động không quân của địch tuy không nhắm vào những kết quả quyết định nhưng vẫn đánh phá hải cảng, kỹ nghệ, đường sắt, bất thình lình họ trút bom xuống Coventry, trung tâm Luân Đôn, Portsmouth, Southampton, Liverpool, Glasgow, Swansea, Hull v.v. Họ làm cho dân chúng phải thức nhiều đêm liền trong tình trạng báo động làm cho nhân viên mệt nhọc, họ bắt buộc một số lớn người nghèo phải bỏ nhà cửa đến ngủ tại các hầm núp, tại các trạm xe điện như ở Luân Đôn. Cuối năm 1940 ấy, người Anh bị phong tỏa trong hòn đảo của họ, cảm thấy như sống dưới hầm núi tối đen.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:25:48 pm

        Người Anh đang trải qua những cuộc thử thách như vậy, sự giao thiệp với họ không có gì là dễ dàng. Họ đang tập trung nỗ lực vào những vấn đề  của họ, công việc riêng của chúng ta đối với họ chỉ có tính cách quầy rầy không phải lúc. Ngoài ra, họ càng có ý muốn sáp nhập luôn chúng ta vào với họ cho rảnh chuyện đừng làm rắc rối thêm cho họ. Quả vậy về phương diện hành chánh cũng như chánh trị còn giản tiện hơn việc coi Pháp Tự Do cũng như những yếu tố hội nhập với lực lượng của người Anh chứ không phải coi như bọn đồng minh tham vọng và yêu sách nọ kia. Vả chăng trong thời kỳ cuộc chiến đã ổn định này, nhu dụng phẩm khan hiếm, các giới chỉ huy ở Luân Đôn ít nghiêng về sự cái cách hay giải quyết dứt khoát vấn đề gì. Đối với những vấn đề cấp bách nhưng nan giải, các bộ tham mưu và các bộ trong chánh phủ đều theo chính sách đế lòng dòng và chống bảng nhau về quyền hạn, trong khi chính phủ bị Quốc Hội và báo chí chỉ trích, khó mà dung hòa mọi ý kiến để đưa ra quyết định. Một hôm ông Churchill bảo tôi: « Ông có biết thế nào là một sự liên hiệp không ? Đó ! Nội các Anh là một mẫu liên hiệp đó ».

        Tuy nhiên, đối với Pháp Tự Do thì cái gì cũng cần gấp. Sau những thực hiện ngẫu hứng mùa hạ và mùa thu, trước khi thực hiện những công việc mới vào mùa xuân, chúng tôi cần được người Anh giúp đỡ những phương tiện cần thiết trong khi vẫn giữ được tỉnh cách độc lập hành động đối với họ. Do tình trạng đó mà xảy ra nhiều sự xích mích.

        Nhất là tổ chức của chúng ta có tính cách lưu động và phức tạp làm cho người Anh phần nào thận trọng, vả chăng tính cách ấy cũng làm cho tổ chức dễ bị ngoại nhân chi phối. Pháp Tự Do tuyển dụng một cách hấp tấp và lẻ tẻ từng người một, tất nhiên khó lòng thực hiện được sự quân bình nội bộ. Tại Luân Đôn, mỗi loại: quân đội, hải quân, không quân, tài chánh, ngoại giao, hành chánh thuộc địa, thông tin, liên lạc với nước Pháp đều được thành lập và hoạt động với thành tâm thiện chí đáng khen. Nhưng thiếu kinh nghiệm tổ chức nhất trí, mạch lạc. Ngoài ra nhiều người có đầu óc phiêu lưu hay không chịu uốn mình vào quy luật và thể thức một cơ quan công quyền, làm cho guồng máy trục trặc. Như khi tôi ở Phi Châu, André Labarthe đã rời khỏi cơ quan hành chánh và đô đốc Muselier đã gặp nhiều khó khăn với các cơ quan khác. Tại « Carlton Gardens » đã xảy ra nhiều xích mích cá nhân và nhiều bi hài kịch hành chánh làm cho những người tình nguyện của chúng ta bực mình và các đồng minh của chúng ta lo ngại.

        Từ khi tôi về, vào cuối tháng một, tôi cố gắng lập lại trật tự cho người và việc. Nhưng vừa bắt đầu cuộc tổ chức lại ấy thì gặp ngay khó khăn gây nên bởi một lỗi lầm tai hại của chính phủ Anh, chính phủ Anh cũng bị cơ quan tình báo báo cáo lầm lạc.

        Con sốt chiến tranh ám ảnh nước Anh làm nảy sinh rất nhiều cơ quan thông tin và an ninh. «Tình báo» đối với người Anh vừa là một cái thú say mê vừa là một cơ quan nhà nước, tất nhiên họ phải để tai mắt theo dõi hành vi của Pháp Tự Do. Họ dùng những người có thiên tài thật nhưng họ cũng dùng những người có thiên tài giả. Căn cứ vào lời xúi giục của một vài nhân viên không đáng dùng. Nội Các Anh bất thình lính gây cho Pháp Tự Do một vết thương chỉ thiếu điều làm độc.

        Chiều ngày mùng 1 tháng giêng, tôi đang ở nhà với vợ con tại Shropshưe, ông Eden cho mời tôi lại ngay bộ Ngoại Giao, ông mới thay thế Lord Halifax được bổ nhiệm đại sứ Mỹ. Sáng hôm sau tôi trực tiếp đến gặp ông. Khi ngồi tiếp tôi, Eden để lộ nhiều dấu hiệu tức giận ; ông nói : « Đã có chuyện tệ hại. Chúng tôi vừa thâu lượm được bằng chứng đô đốc Muselier liên lạc bí mặt với Vichy ; ông ta định thông báo cho Darlan biết kế hoạch hành binh ở Dakar giữa lúc đang sửa soạn, ông ta định giao cho Darlan chiếc tầu Surcouf. Thủ Tướng được báo tin đã ra lệnh bắt giam đô đốc. Nội Các đã chấp thuận để ông hành động. Muselier bị tống giam rồi. Chúng tôi không giấu giếm việc khốn nạn này sẽ làm xúc động người Anh và cả người Pháp nữa thế nào. Nhưng chúng tôi không thể không hành động ngay ».

Ông Eden đưa ra những tài liệu dùng làm bằng chứng để buộc tội. Đây là những điệp văn đánh máy trên giấy có tiêu đề và có dấu đóng của Tòa Lãnh Sự Pháp ở Luân Đôn — Tòa này vẫn có một công chức của Vichy — điệp văn có chữ ký của tướng Rozoy trước đây là Trưởng phái đoàn Không Quân và mới hồi hương. Những điệp văn ấy tường trình những tin tức do đó đốc Muselier cung cấp cho Rozoy. Ông này đưa những tin tức ấy cho một phái bộ Nam-Mỹ ở Luân Đôn, từ đấy sẽ gửi về Vichy. Nhưng, dọc dường, nhiều nhân viên «Tình Báo » Anh đã ngăn chận được tài liệu đó. Ông Eden còn nói thêm : « Sau khi điều tra kỹ càng, nhà cầm quyền Anh phải tin rằng đây là những tài liệu xác thực ».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:27:27 pm

        Mới đầu tôi cũng choáng váng, nhưng sau tôi có cảm tưởng ngay là «cà-phê đặc quá », đây chỉ có thể là một sự lầm lẫn trọng đại, hậu quả của một âm mưu phá hoại. Tôi tuyên bố thẳng với ông Eden như vậy và nói rằng tôi sẽ điều tra xem là chuyện gì, trong khi chờ đợi tôi hết sức dè dặt đối với tin động trời ấy.

        Tuy nhiên, trước tiên, tôi không nghĩ rằng có cuộc âm mưu dưới sự che chở của một cơ quan Anh, tôi cho rằng đây là tác phẩm của Vichy. Phải chăng chính những người trung thành với Vichy đã để lại nước Anh trái bom nổ chậm này ? Sau 48 giờ tra hỏi và suy nghĩ tôi đến kiếm vị bộ trương Anh và tuyên bố : « Các tài liệu rất đáng ngờ vực về nội dung cũng như về nguồn gốc. Dẫu sao thì đây cũng không phải là bằng chứng. Không có cái gì biện hộ cho việc bắt bở một phó đề đốc Pháp, xúc phạm đến danh dự của chúng tôi. Ông này cũng chưa được phép nói gì để tự vệ. Chính tôi cũng không được gặp mặt ông ta. Những sự kiện này không thể chấp nhận được. Lúc này ít nhất đô đốc Muselier cũng phải được trả lại tự do và đối xử xứng đáng cho đến khi mọi việc đều sáng tỏ. »

        Ông Eden giật mình, nhưng không chịu nghe lời tôi, lấy cớ mọi điều tra của các cơ quan tình báo Anh rất đúng đắn. Tôi gửi một bức thư, rồi một giác thư khẳng định lời kháng nghị của tôi. Tôi đến thăm đó đốc Sư Dudley Pound, Tư lệnh hải quân, và nhắc đến hội quốc tế ái hữu của các đề đốc, yêu cầu ông can thiệp, rửa nhục cho một người đồng liêu của ông. Sau những cuộc vận động của ông, thái độ của nhà cầm quyền Anh có vẻ nao núng. Bởi thế cho nên tôi được phép đến thăm Muselier ở Scotland Yard không phải trong xà lim mà trong một phòng giấy không canh gác và không người chứng kiến, để tỏ cho mọi người biết và cho ông biết rằng tôi không tin lời buộc tội ông. Sau đấy, nhiều dấu hiệu cho thấy có hai người mới tuyển dụng vào «cơ quan an ninh » trong lúc tôi ở Phi Châu, dưới bộ đồng phục Pháp nhưng theo lời yêu cầu của người Anh ; hai người này đã nhúng tay vào vụ Museller ; tôi kêu họ lại, thấy họ sợ hãi, tôi biết ngay rằng đây là « một chuyện do thám ».

        Ngày mùng 8 tháng giêng, tôi cho mời tướng Spears đến khẳng định rằng tôi biết chắc vụ này. Tôi tuyên bố với ông rằng tôi để cho chính phủ Anh 24 giờ để trả tự do cho đô đốc và đền bù thiệt hại, nếu không mọi sự liên lạc giữa Pháp Tự Do và Anh quốc sẽ cắt đứt không cần biết hậu quả về sau. Ngay ngày hôm ấy Spears mặt buồn thiu trở lại cho tôi biết rằng họ đã biết lỗi lầm, các « tài liệu » đều là ngụy tạo, thủ phạm đã thú nhận, Muselier sẽ được trả tự do. Ngày hôm sau, ông chưởng lý đến thăm tôi, cho biết tin rằng đã có cuộc truy lùng những người chủ mưu, nhất là một số sĩ quan Anh, ông yêu cầu tôi gửi một người Pháp Tự Do sang theo dõi cuộc điều tra và việc xử án. Chiều hôm ấy, ở Downing Street, các ông Churchill và Eđen hẳn là khó chịu lắm nhưng buộc lòng phải bày tỏ lời co lỗi của chính phủ Anh hứa sửa lại lỗi lầm xúc phạm Muselier. Sự thay đổi thái độ của người Anh và của đô đốc thật là hoàn toàn tôi cho là quá đáng, sau này độc giả sẽ thấy.

        Tôi không giấu giếm rằng câu chuyện rắc rối này làm nổi bật tình trạng liên lạc giữa chúng ta và các đồng minh rất đỗi bấp bênh, điều đó không khỏi ảnh hưởng đến quan niệm của tôi về một chính sách phải thi hành với chính phủ Anh. Nhưng ngay lúc này hậu quả của vụ này không đến nỗi tệ hại lắm. Vì người Anh, hẳn là muốn sửa chữa lỗi lầm, đã tỏ ra sẵn sàng hơn để cùng chúng ta giải quyết những vấn đề còn bỏ lửng.

        Ngày 15 tháng giêng, tôi ký với ông Eden một thỏa ước về tài phán đối với người Pháp Tự Do sống trên lãnh thổ Anh quốc, nhất là quyền hạn Tòa án của chúng ta, các tòa này xử nghĩ theo đúng pháp chế quân sự quốc gia. Mặt khác, chúng tôi đã có thể điều đình với Ngân Khố Anh một thỏa hiệp tài chánh, kinh tế và tiền tệ. Các ông Cassin, Pleven và Denis bênh vực quyền lợi của chúng ta trong những cuộc điều đình ấy, ngày 19 tháng ba thì có kết quả.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:27:47 pm

        Các vấn đề cần phải giải quyết đều có tầm mức lớn khiến cho chúng tôi không thể dùng những biện pháp tạm thời. Làm cách nào để nuôi sống toàn bộ những lãnh thổ tập kết ở Phi Châu và Úc Châu, trong khi chúng tôi không có ngân hàng, tiền tệ, vận tải, truyền tin, đại diện thương mại ở ngoại quốc ? Làm cách nào để nuôi quân lính của lực lượng Pháp Tự Do ở khắp mọi nơi trên hoàn cầu? Làm cách nào để chiết tinh vật liệu và dịch vụ của đồng minh cung cấp cho chúng ta hay của chúng ta cung cấp cho đồng minh ? Theo các điều khoản trong thỏa ước thì mọi khoản thanh toán sẽ thực hiện ở Luân Đôn giữa chính phủ Anh và Tướng de Gaulle , chứ không phải do các nhả cầm quyền địa phương Pháp theo ngẫu hửng của hoàn cảnh. Hối suất sẽ là 176 quan một Anh kim, nghĩa là hối suất áp dụng'trước ngày Vichy ký kết đình chiến,

        Cũng theo chính sách ấy, sau này chúng tôi lập ra « quỹ trung ương của Pháp Tự Do ». Quỹ ấy sẽ đài thọ tất cả các loại chi tiêu : lương bổng, mua bán v.v... và nhận tất cả các loại tiền thu : khoản đóng góp của các lãnh thổ hải ngoại, ứng trước của Ngàn Khố Anh, tiền quyên tặng của người Pháp ở ngoại quốc v.v... Mặt khác, quỹ đó trở thành nhà băng phát hành giấy bạc duy nhất của Pháp Tự Do. Như vậy, trong khi cuộc tập kết sau lưng tướng de Gaulle kết hợp mọi yếu tố về phương diện tinh thần thì nền hành chánh khắp nơi cũng được tập trung triệt để. Trong nội bộ của chúng tôi không có những lãnh địa đứng độc lập về phương diện ngân sách và kinh tế, hay về phương diện chánh trị và quân sự, đồng thời nước Anh không dùng phương tiện tài chánh để xin vào nội bộ bởi thế cho nên chúng tôi thực hiện được sự thống nhất của một toàn bộ tổ chức trước đây đã theo tình thế mà thành lập dần và tản mác trên khắp thế giới.

        Tuy rằng chúng tôi củng cổ nền tảng hải ngoại nhưng chúng tôi nghĩ nhiều đến Chính Quốc. Biết làm gì ? Làm thế nào ? Với cái gì ? Chúng ta không có một phương tiện nào để hoạt động ở nước Pháp và chúng tôi không biết lấy gì làm đầu mối để hoạt động, nhưng chúng tôi vẫn không ngừng bị ám ảnh bởi những kế hoạch lớn lao và ước mong cả nước sẽ nhất loạt hưởng ứng với chúng tôi. Chúng tôi nghĩ đến một tổ chức có khả năng lấy tin của địch để cung cấp cho đồng minh hành quân, có khả năng thúc đẩy mọi người kháng chiến trên đủ các lãnh vực, võ trang các lực lượng để lúc cần sẽ tấn công hậu cần của địch trong trận chiến giải phóng, sau hết, sửa soạn cuộc tập hợp quốc gia để phục hồi nếp sinh hoạt quốc gia sau ngày chiến thắng. Chúng tôi còn muốn rằng người Pháp đóng góp đủ mọi mặt vào nỗ lực chung để phục vụ quyền lợi của nước Pháp chứ không phải để đồng minh chia rẽ chúng tôi thành từng nhóm phục vụ quyền lợi trực tiếp của họ.

        Nhưng mảnh đất hoạt động bí mật này đối với chúng tôi hoàn toàn mới mẻ. Không có gì được sửa soạn trên đất Pháp đối phó với tình trạng của nước Pháp hiện thời. Chúng tôi biết rằng cơ quan tình báo Pháp vẫn hoạt động ở Vichy. Chúng tôi cũng không lạ rằng bộ tham mưu cố gắng cất giấu những kho vật liệu nào đó không để cho ủy ban đình chiến đặt tay vào. Chúng tôi cũng ngỡ rằng nhiều yếu tố quân sự muốn chuẩn bị để đối phố với trường hợp trở lại cuộc chiến với Đức. Nhưng những nỗ lực ấy đều thực hiện ở ngoài tổ chức của chúng tôi đế phục vụ một chế độ mà lý do tồn tại là không dùng đến. Vả chăng các cấp chỉ huy không tìm cách và không chấp nhận lập liên lạc với Pháp Tự Do. Tóm lại, không có một sự kiện nào để chúng tôi có thể móc nối mà hành động tại chánh quốc, cần phải làm xuất hiện tự hư không cả một guồng mảy để hoạt động trên chiến trường chính yếu này.

        Hẳn là xung quanh tôi không thiếu những người xin tình nguyện hoạt động bỉ mật. Hầu như có sự xếp đặt sẵn của thiên nhiên, năm 1940 đã có một phần thế hệ người lớn có ý hướng hoạt động bí mật theo thiên năng. Giữa hai cuộc chiến tranh thế hệ thanh niên đã tỏ ra thích những chuyện phòng nhì, mật thám, họ còn thích âm mưu và đánh phá địch là khác. Sách báo, sân khấu và màn ảnh đều nói nhiều đến những cuộc phiêu lưu của người hùng ít nhiều tưởng tượng, tuyên truyền những chiến công phục vụ tổ quốc. Tâm lý quốc dân như vậy sẽ làm cho việc tuyền dụng những người để thi hành đặc vụ dễ dàng hơn. Nhưng cũng dễ có tinh thần lăng mạn, khinh xuất, có khi gian trá nữa, gây trở ngại cho phong trào. Không có lãnh vực nào người ta tuyển dụng nhiều người như thế, nhưng chỉ nhận những người đứng đắn và can trường.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:28:14 pm

        Thật là may mắn, chúng tôi đã gặp được người tốt. Người cầm đầu là Dewarin, hiệu là Passy. Passy chưa được sửa soạn để đảm nhiệm đặc vụ chưa từng có trong lịch sử này. Nhưng theo tôi thì như thế lợi hơn. Vả chăng vừa được bổ nhiệm, ông đã có một thứ say mê lạnh lùng công việc của ông, chính sự say mê ấy đã nâng đỡ ông trên con đường tối tăm lẫn lộn cả điều hay nhất lẫn điều dơ nhất. Hoạt động kháng chiến ở Pháp là một tấm thảm kịch diễn ra hàng ngày, nhưng họ lèo lái được con thuyền chống lại những đợt sóng lo lắng, mưu mô và thất vọng ; Passy thực hiện đươc công trình ấy với sự giúp đỡ của Manuel, sau có Vallon, Wybot, Pierre Rloch, v.v... Ông đã tránh được sự ghê tởm và sự khoe khoang, những con quỷ thường ảm ảnh các loại hoạt động ấy. Bởi thế cho nên, mặc dầu « Trung ương thong tin và hành động » phải rút kinh nghiệm để cái tổ lần hồi, tôi vẫn giữ Passy ở lại giữa mọi con gió bão.

        Điều cấp bách hơn cả là thiết lập tại lãnh thổ quốc gia một nền móng tổ chức tối thiểu. Về phía người Anh thì họ chỉ muốn chúng ta đưa về những nhân viên rời rạc do thám địch đế lấy những tin tức liên quan đến một công tác nhất định nào đó. Nhưng chúng ta muốn làm cái gì hơn thế. Vì hoạch động ở Pháp sẽ thực hiện ở giữa một khối dân có rất nhiều người thiện chí, chúng tôi muốn thành lập những hệ thống tình báo chặt chẽ. Những hệ thống ấy liên lạc với nhau hằng những yếu tố chọn lọc, liên lạc với chúng ta bằng những phương tiện tập trung, sẽ đạt được thảnh quả tối đa. D’Estienne d’Orves, Duclos đổ bộ lên bờ biến Manche ; Fourcault đi qua I Pha Nho, Robert, Monnier từ Tunis đến Malte và gửi trả lại Bắc Phi, là những người thực hiện những cuộc thí nghiệm đầu tiên. Sau đấy ít lâu, đến lượt Rémy bước vào nghề mật vụ và ông đã tỏ ra người có thần khí.

        Bây giờ mới bùng lên cuộc tranh đấu trên một mặt trận mà trước đây người ta chưa biết đến. Tháng này qua tháng khác hay đúng hơn, từ trăng này tới trăng khác, vì nhiều cuộc hành quân này tùy thuộc mặt trăng đêm, trung tâm thông tin và hành động BCRA bắt đầu hoạt động: tuyển mộ chiến sĩ cho cuộc chiến tranh bí mật; ra lệnh cho các phái đoàn đặc vụ ; đọc bá cáo ; chuyên chở bằng tàu kéo lưới, tầu ngầm, tàu bay; đưa người qua Bồ Đào Nha và I Pha Nho ; thả lính nhảy dù ; tiếp xúc với những người thiện chí ở Pháp ; thanh tra và liên lạc ; truyền tin bằng máy bay VTĐ, thư từ, mật hiệu ; làm việc với các cơ quan đồng minh để họ thông báo cho biết những sự yêu cầu của bộ tham mưu, để họ cung cấp vật liệu và tùy trường hợp, làm cho mọi việc được dễ dàng hơn hay rắc rối hơn; Sau đó, sự hoạt động được mở rộng và bao trùm nhiều đoàn thể võ trang trên lãnh thổ, nhiều phong trào kháng chiến hoạt động đủ loại. Nhưng trong những ngày đông u ám ấy, chúng tôi chưa đạt được tầm rộng lớn như vậy !

        Trong khi chờ đợi, cần phải thỏa hiệp cuộc sống chung với người Anh để cho trung tâm BCRA có thể làm việc mà vẫn giữ được tính cách quốc gia. Đây quả là một thách đố gay go. Hẳn là người Anh hiểu rõ họ có lợi nhiều nếu họ có những tin tức của cơ quan tình háo Pháp — và mới đầu thì họ cũng chỉ để ý đến khía cạnh ấy thôi. Nhưng các cơ quan của người Anh chỉ muốn những sự hợp tác trực tiếp. Bởi thế cho nên đã có sự cạnh tranh rảo riết : chúng ta khuyến dụ người Pháp có bổn phận tinh thần và pháp lý không được gia nhập một cơ quan ngoại quốc ; người Anh huy động phương tiện của họ để tuyển dụng nhân viên và hệ thống làm việc của họ.

        Khi một người Pháp đến nước Anh, trừ khi họ là người đã có tên tuổi, còn thì họ được sở tình hảo mời đến văn phòng « Trường Ái Quốc » để gia nhập các cơ quan tình báo. Chúng tôi phải dùng áp lực và cầu khẩn, họ mới để cho người ấy trở về với chúng tôi. Nhưng nếu người ấy nghe theo người Anh thì người ấy sẽ bị cò lập với chúng tôi và chúng tôi không bao giờ thừa nhận họ nữa. Ngay tại nước Pháp, người Anh cũng lợi dụng sự mập mờ ấy để tuyển dụng người giúp việc cho họ. Họ đưa nhiều khẩu hiệu : « de Gaulle với nước Anh thì cũng là một !» Còn như phương tiện vật chất, chúng ta phải hoàn toàn tùy thuộc các đồng minh, có khi chúng ta phải mà cả ráo riết mỏi được chu cấp phương tiện. Làm như vậy tất nhiên có nhiều va chạm. Hẳn là người Anh luôn luôn làm dữ đến mức giới hạn cuối cùng có thể chịu đựng được nhưng không bao giờ họ vượt quá giới hạn đó. Đến lúc cần, họ sẽ nhượng bộ, ít ra một phần nào, nếu chúng ta bách thúc họ. Bây giờ sẽ mở ra một giai đoạn hợp tác hữu ích, cho đến ngày lại nổi lên giỏ bão mới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:28:59 pm

        Nhưng sự cố gắng của chúng ta chỉ có kết quả phần nào nếu dư luận của người Pháp cũng ủng hộ chúng tôi. Ngày 18 tháng sáu tôi nói trên đài truyền thanh lần thứ nhất trong đời tôi, nghĩ đến những thính giả ngồi nghe tôi, tôi không thể không chóng mặt, tôi khám phá ra sự tuyên truyền trên làn sóng có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chiến đấu của chúng ta.

        Người Anh cũng đáng khen ở điểm nhận thấy ngay có thể sử dụng rất tuyệt diệu một đài phát thanh tự do để tuyên truyền đến những khối dân tộc bị cô lập với thế giới bên ngoài. Họ bắt đầu tổ chức  ngay cuộc tuyên truyền của họ trên đất Pháp. Về vấn đề này cũng như các vấn đề khác, họ thành thực giúp cho de Gaulle và phe Pháp Tự Do ngày được tiếng vang trong quốc nội, nhưng họ cũng muốn nắm lấy vai trò chủ động để thủ lợi. Đối với chúng tôi thì chúng tôi chỉ muốn có tiếng nói để có phương tiện tiến hành công việc của chúng tôi. Riêng tôi, tất nhiên tôi không chấp nhận ai có quyền kiểm soát tối cao hay đưa ý kiến ngoại bang vào điều tôi muốn nói với nước Pháp.

        Quan điểm tuy khác nhau nhưng ngoài thực tế đã có sự thỏa hiệp theo đó Pháp Tự Do được sử dụng làn sóng mỗi ngày hai lần năm phút. Ngoài ra, còn có nhóm « người Pháp nói với người Pháp » những ký giả làm cho bài BBC dưới quyền chỉ huy của ông Jacques Duchesne. Nhiều người Pháp Tự Do như Jean Marin và Jean Oberlé đã tham dự nhóm ấy với sự ưng thuận của tôi. Vả chăng, chúng tôi đã đồng ý với nhau sẽ giữ liên lạc chặt chẽ rất lâu. Tôi cần phải nói rằng tài năng và hiệu lực của toán người ấy làm cho chúng tôi trọng vọng và hết sức giúp đỡ họ. Chúng tôi cũng giúp đỡ tập san France Libre, phát hành do sáng kiến của hai ông Labarthe và Raymond Aron. Chúng tôi cũng giúp đỡ « Cơ quan ngôn luận Pháp độc lập » và nhật báo France,một tờ do ông Maillaiul, hiệu Bourdan, tờ kia do ông Comert, điều khiến với sự giúp đỡ trực tiếp của bộ Thông Tin Anh, nhưng không dính dáng gì đến chúng tôi.

        Mọi việc đều diễn biến như vậy, thỉnh thoảng có ít nhiều va chạm, khi mà quyền lợi và chỉnh sách của Anh quốc và của Pháp Tự Do còn đi song song với nhau. Sau này mới xảy ra những sự khủng hoảng, những nhóm dân vận « người Pháp nói với người Pháp », « Cơ quan ngôn luận Pháp độc lập», nhật báo France, đều đứng ở ngoài không tham dự cuộc tranh chấp. Đã đành là có đài phát thanh Brazzayille, chúng tôi vẫn có thể công bố điều gì xét ra có ích. Ngay từ đầu, đài phát thanh Phi Châu khiêm tốn của chúng tôi đã hoạt động mạnh và tôi cũng dùng đến nhiều lần. Nhưng chúng tôi muốn mở rộng và tăng sức mạnh. Vật liệu cần thiết được mua từ bên Mỹ. Không những cần phải chờ đợi lâu và trả giá đắt, mà còn phải phá nhiều âm mưu bắt bí ở Mỹ. Sau hết, đến mùa xuân năm 1943, đài nhỏ kháng chiến anh dũng ở Congo được thay thế bằng đài lớn Pháp Chiến Đấu.

        Người ta sẽ hiểu tại sao chúng tôi chú trọng đến những buổi phát thanh ngắn ngủn ở Luân Đôn của chúng tôi. Mỗi ngày, người nhân danh tôi lên tiếng trên làn sóng bước vào phòng vi âm với ý thức  rõ rệt về trách nhiệm của mình. Người ta biết rằng thường thường Maurice Schumann lãnh trách nhiệm ấy. Người ta cũng biết rằng ông thực hiện với tài nghệ cao cường. Cách tám ngày tôi lại lên đài với cảm tưởng mãnh liệt rằng mình làm một thứ nghi thức tôn giáo trước mặt hàng triệu thính giả đang nghe tôi trong sự lo âu. Những bài diễn văn của tôi dùng những yếu tố giản dị như : chiến sự, chiến tranh tiếp diễn đã chứng minh lỗi lầm của kẻ đầu hàng ; lòng kiêu hãnh quốc gia, khi phải tiếp xúc với kẻ thù, tâm hồn người ta đã xúc động sâu xa ; sau hết là hy vọng chiến thắng và phục hồi sự hùng cường cho «bà mệnh phụ Pháp»,


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:29:41 pm

        Tuy nhiên, kết quả có tốt đẹp, nhưng chúng tôi cũng nhận thấy trong cả hai khu vực, dư luận quần chúng vẫn là thứ dư luận thụ động. Hẳn là khắp nơi người ta nghe đài phát thanh Luân Đôn một cách thích thú, nhiều khi hâm mộ là khác. Cuộc hội đàm ở Montoưe được xét đoán nghiêm khắc. Cuộc biểu tình của sinh viên ở Ba Lê đi theo hai cái sào dài (deux gaulcs), ngày 11 tháng một dưới Khải Hoàn Môn, lính Đức phải dùng súng và liên thanh để giải tán, việc ấy làm cho mọi người cảm động và ấm lòng. Ông Layal bị loại ra khỏi chính phủ trong một thời gian, điều đó có vẻ như một ý muốn chính thức quật khởi. Ngày mùng 1 tháng giêng, phần đông dân chúng, nhất là trong vùng bị chiếm đóng, đã theo lời kêu gọi của tôi ở nhà một giờ : « giờ hy vọng », phố xá và thị tứ đều vắng tanh người qua lại. Nhưng không có dấu hiệu gì cho thay rằng đã có một số lớn người Pháp quyết chí hành động. Địch ở chỗ nào trên lãnh thổ của chúng ta cũng không gặp sự nguy hiểm nào. Rất ít người không chấp nhận quyền hành của Vichy. Thống chế cũng là người được quần chúng yêu mến lắm. Một cuốn phim quay cuộc viếng thăm của ông tại các tỉnh ở miền Trung và miền Nam nước Pháp đem lại cho chúng tôi biết bằng chứng hiển nhiên. Thực ra phần lớn dân chúng Pháp muốn tin rằng Pétain chỉ trá hàng đợi ngày trở lại cầm súng. Dư luận chung là Pétain và tôi đã bí mật thỏa thuận với nhau. Rốt cuộc, sự tuyên truyền xưa nay vẫn thế, chỉ có giá trị nhỏ nhoi. Tất cả đều tùy thuộc các diễn biến thời cuộc.

        Ngay lúc này, điều đáng bận tâm hơn cả là chiến trường Phi Châu. Pháp Tự Do đã bắt đầu có mặt ở chiến trường ấy. Từ ngày 14 tháng bảy, tôi đã tiếp xúc trực tiếp với tướng Wayell, tư lệnh quân Anh tại « Middle - East » để yêu cầu ông tập hợp những yếu tố Pháp trong khu vực hành quân của ông, gửi sang Djibouti tiếp viện cho tướng Legentilhomme. Khi biết rằng Somalis thuộc Pháp theo phe đình chiến, tôi đã được tướng Wayell đồng ý để cho đại đội khinh binh hải quân về tập kết ở Chypre hồi tháng sáu, phụ thêm số quân Pháp ở Ai Cập, sẽ tham dự cuộc tấn công thứ nhất của người Anh ở Tơbrouk và Derna miền Cyrénạique. Tại Pháp và ở nước ngoài, nhiều người ái quốc rùng mình khi biết rằng ngày 11 tháng chạp, đại đội anh dũng của thiếu tá Folliot đã tỏ ra rất xuất sắc trong trận đánh Sidi - Bar- rani. Nhưng vấn đề lớn là bày giờ làm cách nào để đưa một sư đoàn — nhẹ thôi — từ Trung Phi sang Hồng Hải và để cho tham dự cuộc hành quân.

        Về phía người Anh thì họ muốn dồn nỗ lực vào Erythrée và Ethiopie mùa xuân này để thanh toán đạo quân của Công Tước d ‘ Aoste trước khi thực hiện cái gì khác trên bờ Địa Trung Hải. Mặc dầu xa cách, tôi cũng quyết định gửi một toán quân Pháp đầu tiên sang dự chiến. Ngày 11 và 18 tháng Chạp tôi đã gửi cho Larminat và Catroux mọi huấn thị cần thiết. Tôi huy động một bán lữ đoàn Lê Dương, một đại đội người Senegal ở hồ Tchad, một liên đội thủy quân lục chiến, một liên đội chiến xa, một giàn hỏa pháo, nhiều yếu tố dịch vụ, tất cả được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Monclar. Đã có những toán quân khác chiến đấu bên cạnh người Anh như một trung đoàn lính Spahis đưa từ Syrie về tháng sáu 1910, một số phi công từ Tunis sang với đại úy Dodelier, một số khác từ Rayak sang với các đại úy Cornez và để Maismont. Với sự ưng thuận của tướng Wayell tôi đã trả binh phí cho đội quân Lê Dương gửi sang Port - Soudan, chiến xa và pháo binh sẽ đi theo sau cùng bằng đường biển. Còn như đại đội ở hồ Tchad thì được chở đi Kartouin, bằng xe cam nhông nhỏ bản xứ đi qua các đường mòn. Vả chăng, cần phải làm sao đưa được họ đến nơi không xảy ra tai nạn dễ họ bớt tin những người đoán già đoán non đi không có ngày về ; từ ngày 20 tháng hai, đội binh ấy lâm trận ở gần Kub - Kub dưới quyền chi huy của thiếu tá Garbay và đã có thắng lợi. Sau đấy, còn thêm 4 đại đội lính Senegal bổ xung tốp đi tiền phong, tất cả cũng trở thành một đơn vị mặt trận đáng kể. Mặt khác, một toán phi công oanh tạc Pháp, có phi cơ « Blenheim » đưa từ Anh sang, sẽ được gửi đi Khartum. Sau hết, những chiến hạm nhỏ Sayorgnan để   Brazza và Commandant Duboc đã can đảm lên đường sang Hồng Hải.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:30:23 pm

        Phần đóng góp của nước Pháp vào trận đánh Abyssinie sẽ quan trọng nhiều nếu Somalis thuộc Pháp với 10.000 binh sĩ đầy đủ võ trang và cửa bể Djibouti, nơi chấm dứt đường hỏa xa Addis-Abéba, trở lại là nước tham chiến ! Trong khi tôi làm áp lực để đưa quân vào Ethiopie, tôi muốn thử tập kết xứ thuộc địa Pháp này. Ở Djibouti, sau khi bày tỏ thiện chí khước từ đình chiến, người ta đã chấp nhân mệnh lệnh của Vichy. Nhưng có lẽ nếu tại đây có một trận giao tranh với địch và có người Pháp tham dự thì thái độ sẽ thay đổi chăng ? Trong trường hợp ấy thì phải đổ bộ Pháp Tự Do lên Djibouti để tiếp viện cho các đồn trại. Bấy giờ một lực lượng Pháp quan trọng thật sự sẽ tham gia cuộc tấn công bên cạnh lực lượng Anh. Trái lại, nếu Somalis không chịu tập kết thì chỉ có quân viễn chinh Pháp Tự Do chiến đấu bên cạnh quân Anh.

        Luân Đôn đã đồng ý với chúng ta về chương trình ấy. Tôi ủy thác cho tướng Legentilhomme thử khuyến dụ các bộ đội cũ của ông ở Djibouti trở lại cuộc chiến và hướng dẫn những bộ đội từ Trung Phi gửi sang Hồng Hải. Ông khởi hành ngay đến Khartum. Tôi báo cho tướng Catroux và tướng Waye 11 biết những điều kiện hoạt động của tướng Legentilhomme và lực lượng dưới quyền ông. Đồng thời, tôi yêu cầu ông Churchill thỏa hiệp với sáng kiến của người Pháp, mới đầu ông ta có vẻ không mặn mà cho lắm.

        Trong khi chúng tôi muốn củng cố lực lượng Anh ở Trung Đỏng thì chúng tôi cũng muốn mở một mặt trận riêng của người Pháp ở Tchad và Libye. Nói đúng ra thì chỉ còn với những phương tiện eo hẹp mà phải hoạt động trên những khoảng đất mông mênh, nhưng ở đấy chúng tôi hoàn toàn tự chủ, và đó là điều chính yếu tôi muốn có.

        Từ khi trở về hồ Tchad, tướng Leclerc đã được Cao ủy Larminat cung cấp đủ mọi phương tiện có thể có được, ông đã hăng hải tổ chức những cuộc hành quân đầu tiên trong sa mạc. Đến tháng giêng ông cùng với trung tá d‘Ornano đưa quân trinh sát đến tận Mourzouk của người Y ; Ornano bị giết trong trận đánh này ; một toán quân Anh từ sông Nil sang cũng theo quân của chúng ta. Cuối tháng giêng, Leclerc cầm đầu một toán quân, có phi cơ của ta yểm trợ, tiến tới ốc đảo Koufra cách căn cứ  tới 1.000 cây số. Trong nhiều tuần lễ đôn quân và tấn kích, ông đánh thẳng vào các đồn trại của người Ý đẩy lui những bộ đội lưu động, và ngày mùng 1 tháng ba bắt địch phải đầu hàng.

        Giữa lúc ấy quân Anh đang tiến nhanh ở Libye làm cho chúng tôi có những viễn tượng rộng lớn hơn. Bởi thế cho nên ngày 17 tháng hai, tôi chỉ thị cho tướng Larminat sửa soạn cuộc đánh chiếm Fezzan. Tình hình biến chuyển sau này ở Libye không cho phép chúng tôi thi hành. Nhưng Leclerc và bộ đội lính Sahara của ông vẫn không ngừng nhắm vào mục tiêu chính yếu đó. Tôi đã nghĩ đến số phận củaKoufra và Fezzan, đến khả năng của người Pháp so với khả năng của người Anh. Chúng tôi sẽ ở lại Koufra, tuy rằng trước đây ốc đảo này vẫu thuộc về xứ Soudan Anh-Ai. Khi nào chúng tôi chiếm được Fezzan, và miễn là người Anh thừa nhận chúng tôi có quyền đó, chúng tôi sẽ rời khỏi Koufra.

        Tuy nhiên, người Anh và người Pháp Tự Do muốn làm gì thì làm, địch vẫn là người chủ động chiến lược. Chiều hướng chiến cuộc vẫn tùy thuộc ý muốn của họ. Phải chăng vì không thể xâm lăng được nước Anh, bây giờ họ sẽ tràn xuống bắc Phi bằng 2 ngả Suez và Gibraltar ? Hay là họ muốn thanh toán nhau với Nga Sô? Dầu sao thì cũng có dấu hiệu cho thấy họ sắp sửa thực hiện chuyện nọ hay chuyện kia. Trong trường hợp nào thì những biện pháp của chúng tôi đưa ra, theo tôi, cũng cho phép chúng tôi sử dụng lực lượng của chúng tôi một cách hữu ích. Tuy rằng chúng tôi còn yếu ớt nhưng tôi cũng quyết định rằng đứng trước mỗi vấn đề đặt ra cho đồng minh về các trận tấn công địch sau này, tôi sẽ nhân danh nước Pháp mà nói chuyện và nói chuyện đàng hoàng.

        Đến tháng một 1940, quân Ý tiến đánh Hy Lạp. Ngày mùng 1 tháng ba 1941, Đức quốc bách thúc Bảo Gia Lợi phải theo Trục. Vào những ngày đầu tháng tư, quân Đức kéo vào Hy Lạp và Nam Tư. Đặt tay lên vùng Ba Nhĩ Cán, địch có thể đưa quân vào Trung Đông hay ngăn cản người Anh lập đầu cầu sau nước Đức nếu nước Đức đánh sang Nga. Từ ngày nước Ý khởi sự tấn công Hy Lạp, tôi đã gửi điện tín cho tướng Metaxas, Thủ tưởng Hy Lạp, để mọi người công khai biết rõ sự trung thành và hoài vọng của nước Pháp. Thư trả lời của Metaxas tỏ ra ông ta hiểu lắm. Tuy nhiên, tôi không thể làm cho người Anh chịu chở một toán quân Pháp mà tôi chỉ muốn gửi sang cho có tính cách biểu tượng. Cần phải nói rằng Wayell đang bận tâm với trận Libye và Erythrée, cũng không gửi đơn vị nào của ông ta sang Hy Lạp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:31:09 pm

        Đầu tháng hai, chúng tôi biết tin một phái đoàn Đức do Von Hintig và Boser cầm đầu đã tới Syrie. Phái đoàn ấy sẽ tạo ra một luồng dư luận xôn xao, và dư luận đó sẽ sửa soạn việc đưa quân TRỤC vào cái xứ Á Rập, hoặc làm lạc hướng người Nga khi Đức bất thần đánh Kiev và Odessa.

        Đồng thời, sự đe dọa của người Nhật dần dần hiện rõ ở Trung Đòng. Hẳn là người ta khó mà biết được người Nhật có ý định nhất quyết nhảy vào vòng chiến hay đây chỉ là cách cầm chân càng nhiều càng hay lực lượng Anh và công việc sửa soạn của người Mỹ, trong khi đó thì Đức và Ý được rảnh tay để phóng binh lực về phía Mạc Tư Khoa hay vượt Địa Trung Hải. Nhưng dẫu sao thì người Nhật cũng muốn đoạt ngay lấy quyền kiếm soát Đông Dương, vả chăng nếu họ lâm chiến theo Trục thì Nouyelle Calédonie, các quần đảo của chúng ta ở Thái Bình Dương, các lãnh địa Pháp ở Ấn Độ, và cả Madagascar nữa, cũng sẽ bị đe dọa.

        Tại Đông Dương, sự can thiệp của người Nhật đã bắt đầu từ ngày Pháp thua trận ở Âu Châu. Đến tháng sáu 1940, tướng Catroux, toàn quyền Đông Dương buộc lòng phải thỏa mãn những đòi hỏi đầu tiên của người Nhật. Trước khi quyết định, ông đã thăm dò ý kiến người Mỹ và người Anh, ông đã đi đến kết luận là không thế chờ đợi gì sự cứu trợ ở ngoài. Sau đó, Vichy đã gửi Decoux sang thay thế Catroux. Đối với tôi, tôi không thể dấy lên tại Đông Dương một phong trào để nắm lấy xứ này, tôi cũng không thể lợi dụng phong trào ấy để ngăn cản người Nhật, và cũng không thể thúc đầy được đồng minh chống lại sự can thiệp của họ, như vậy, cho đến khi có điều kiện khác, tôi buộc lòng phải bỏ lửng vấn đề. Hẳn độc giả cũng đoán được tôi vui sướng thế nào khi tôi gửi điện tín từ Douala cho ông Cazaux, Tổng Thanh Tra Thuộc Địa, và cho ông Giám Đốc Tài Chánh ở Saigon, để trả lời một bản phúc trình cho biết cảm tình của phần lớn dân chúng Đông Dương đối với Pháp Tự Do nhưng không thể làm theo ý muốn. Tôi chỉ là người lái một con thuyền nhỏ bé trên biển khơi chiến trường, xứ Đông Dương đối với tôi chẳng khác nào một chiếc tàu lớn đang gặp nạn, tôi chỉ có thể đến cứu khi nào hội đủ phương tiện. Trông thấy Dỏng Dương trời xa dần trong sương mù, tôi tự nguyện sẽ có ngày đưa nó trở về.

        Vào đầu năm 1941, người Nhật xúi bay nước Xiêm La chiếm hai bên bờ sông Cửu Long, lấn đất cả ở Cao Miên và ở Lào. Đồng thời Nhật đòi hỏi gắt gao, trước hết họ đặt tay lên nền kinh tế Đông Dương, sau đấy là chiếm đóng quân sự những nơi hiểm yếu. Tôi biết tin tức về tình hình biến chuyển nghiêm trọng qua các cơ quan thông tin Anh và Hòa Lan ở Luân Đôn, và các đại diện Pháp Tự Do ở các ngã tư thế giới quan trọng. Schompré, Baron và Langlade ở Tân Gia Ba, Garreau- Dombasle ở Hoa Thịnh Đốn, Egal ở Thượng Hải, Vignes ở Đông Kinh, Brénac ở Sydney, André Guibaut, Béchamp ở Trùng Khánh, Victor ở Tân Đề Li. Tôi nhận thấy chính sách của các nơi ấy lúc này rất phức tạp và rất lúng túng ; nhưng trong bất cứ trường hợp nào, không ai chịu giúp đỡ Đông Dương chống lại quân Nhật. Tất nhiên Pháp Tự Do không có phương tiện, về phía người Anh, tuy họ biết rằng giông tố sẽ tràn tới Tân Gia Ba nay mai nhưng họ chí muốn nấn ná cho qua ngày, đại diện của họ ở Vọng Các chỉ muốn giữ liên lạc thân hữu với Thái Lan không cần biết đến chuyện ven bờ sông Cửu Long. Còn như người Mỹ thì họ chưa sẵn sàng cả về tinh thần lẫn vật chất để đương đầu với một cuộc tranh chấp, họ cho rằng tốt hơn hết là không nên can thiệp.

        Trong những điều kiện ấy, tất cả cái gì chúng tôi có thể làm được và chúng tôi đã làm là tung ra tin Pháp Tự Do không thừa nhận bất cứ sự thoái bộ nào của chính phủ Vichy đối với Đông Dương. Chúng tôi cũng còn làm cho các bạn chúng tôi ở đấy không theo chính sách và chủ thuyết Vichy và không làm gì cản trở những phong trào nội địa chống Nhật và Thái Lan. Chúng tôi cũng còn muốn phối hợp hoạt động ở Thái Bình Dương với hoạt động của những cường quốc khác bị đe dọa, và cố gắng vô vọng nhờ Anh, Mỹ, Hòa Lan đứng ra làm trung gian hòa giải việc Đông Dương. Sau hết, chúng tôi tổ chức việc phòng thủ Nouyelle Calédonie và Tahiti chung với Úc Châu và Tân Tây Lan.

        Về vấn đề sau cùng này, tôi đã hội đàm với ông Manzics, Thủ Tướng Úc, nhân dịp ông qua Luân Đôn vào tháng ba, tôi đã cùng với vị chính khách am hiểu tình hình ấy thỏa thuận những điểm chính yếu. Sau đó, thống đốc Sautot điều đình và nhân danh tôi ký kết một thỏa hiệp đích xác với người Úc, mọi điều khoản đều được trù liệu để không có việc xen lấn vào chủ quyền của nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:32:06 pm

        Chẳng bao lâu, tôi biết được tin Thái Lan tiến đánh sông Cửu Long, sau nhiều cuộc thất bại trên lục địa cũng như dưới mặt biển, họ cũng chiếm được các vùng đất thèm muốn nhớ áp lực Nhật ở Saigon và Vichy. Sau này, chính Nhật Bản đặt quyền kiêm soát lên lãnh thổ Đông Dương. Không có sự chống đối hay kêu ca gì của các cường quốc liên hệ ở Thái Bình Dương. Từ lúc ấy, đã rõ là Nhật tham dự cuộc thế chiến chỉ còn là một vấn đề ngày giờ.

        Từ ngày người ta thấy rõ lý do cần phải hoạt động chung, sự liên lạc Pháp Anh trở nên mật thiết hơn. Vả chăng ngày tháng trôi qua đã làm cho người ta quen biết nhau. Tôi có bổn phận phải nói rằng nếu tôi được cấp chỉ huy người Anh yêu mến thì tôi cũng yêu mến họ như vậy. Trước hết, Anh hoàng, hoàng hậu, mọi người trong hoàng tộc, đều bày tỏ tình yêu mến đó nếu có cơ hội. Trong số các bộ trưởng, tôi chỉ giao thiệp nhiều với ông Churchill, việc công cũng như việc tư. Nhưng vào thời ấy tôi cũng tiếp xúc nhiều, hoặc để thương lượng công việc, hoặc họp mặt thân hữu, với các ông : ông Eden, Sir John Anderson, ông Amery, Sir Edward Grigg, ông Alexander, Sir Archibald Sinclaư, Lord Lloyd, Lord Granborne, Lord Hankey, Sir Stafford Cripps. Các ông Attlee, Duff Cooper, Dalton, Bevin, Morrison, Bevan, Butt- ler, Brendan-Bràcken. Trong số những nhân vật dân sự hay quân sự, thường thường có các ông : Sir Robert Vansittart, Sir Alexander Cadogon, ông Strang, ông Mortin, các tướng Sir John Dill và Ismay đô đốc Sir Dudlev Pound, Thống chế không quân Por- tal. Nhưngtất cả mọi người, mặc dầu họ là nhà cầm quyền, chỉ huy cao cấp, công chức cao cấp hay nhân vật quốc hội, ký giả, nhà lý tài v.v... ai nấy đều tỏ vẻ bênh vực và trung thành với quyền lợi Anh quốc khiến cho người ngoài phải để ý và phải kính nể.

        Tất nhiên, không phải là họ không có tinh thần phê phán, họ còn có tinh thần bay bướm là khác. Biết bao lần, tôi được thưởng thức tinh thần hài hước của họ, mặc dầu họ làm việc quá sức nhưng họ vẫn tỉnh táo để phán đoán người và việc giữa tấn thảm kịch đang lôi cuốn mình đi như biển khơi cuốn theo đá sỏi ! Nhưng người nào cũng tận tâm với công vụ, có một thứ cộng đồng ý hướng ràng buộc người nọ với người kia. Toàn bộ nhân viên chỉ huy ấy cho tôi một cảm tưởng đoàn kết mà tôi thèm muốn và thường thường lấy làm khen ngợi.

        Nhưng sự đoàn kết của họ cũng gây nhiều trở ngại cho tôi. Bởi vì, khi bộ máy chánh quyền Anh đã quay đều để áp đặt một biện pháp nào đó thì kẻ chống lại sẽ gặp phải những thử thách ghê gớm. Phải qua kinh nghiệm rồi mới hiểu chứ không ai tưởng tượng được người Anh có thể tập trung nỗ lực đến mức nào, dùng những mánh khóe tinh vi đến đâu, họ có thể trưng ra đủ bộ mặt tươi tỉnh, quyến rũ, bách thúc hay đe dọa để đòi hỏi cho được sự thỏa mãn.

        Trước hết là những cách nói bóng gió đến điểm này hay điểm khác, nhưng họ nhấn mạnh đến những nét phù hợp với nhau làm cho chúng ta phải chú ý ; như vậy họ gọi cho chúng ta ý thức về vấn đề và họ chuẩn bị chúng ta một cách có phương pháp để đợi lúc khai thác. Bất thần, giữa một cuộc hội đàm tổ chức dưới hình thức rất chính đáng, nhân vật có thầm quyền đưa lời yêu cầu hay bách thúc của nhà cầm quyền Anh. Nếu chúng ta không chịu đi theo con đường họ đề nghị —mà thường thường thì chúng ta hay làm thế— họ sẽ dùng đến « áp lực » của họ. Mà họ đã dùng thì xung quanh mình họ các cấp từ cao xuống thấp đều nhất loạt hành động ăn khớp với nhau. Cỏ những cuộc hội đàm chính thức hay bán chính thức, nhân viên các cấp từ cao đến thấp thuộc đủ mọi ngành, tùy từng dịp, bày tỏ tình thân hữu, quyền lợi, sự sợ hãi. có hoạt động của báo chí, tránh nói đến đối tượng tranh chấp, nhưng tạo ra cho chúng ta một bầu không khí chê trách buồn xo liên hệ đến những vấn đề của chúng ta. có thái độ của những kẻ đối với chúng tôi có tình thân giao, nhưng họ theo bản năng của họ, tự nhiên họ bênh vực lập trường của chánh phủ họ để thuyết phục chúng tôi. Chỗ nào cũng nổi lên cùng một lúc oán trách và than phiền lẫn với hứa hẹn và tức giận.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:43:31 pm
       
        Khuynh hướng tự nhiên của người Pháp dễ nghe theo người ngoại quốc và dễ chia rẽ với nhau đã giúp nhiều cho người Anh thực hiện được áp lực của họ như đã nói trên đây. Đối với chúng ta, trong số những người đã có kinh nghiệm giao dịch với nước ngoài thường thường họ coi sự nhượng bộ là một thói quen, nếu không là một nguyên tắc. Đối với nhiều người, vì đã sống lâu dưới một chế độ không ổn định, họ mặc nhiên chấp nhận rằng nước Pháp không bao giờ nói : « Không ! » Bởi thế cho nên trong những thời kỳ tôi đương đầu với sự bắt buộc của người Anh, tôi thấy xung quanh tôi mọi người tỏ vẻ ngạc nhiên, bất mãn và lo ngại. Tôi nghe thấy bàn tán ngoài hành lang và tôi đọc rõ trong khóe mắt mọi người câu hỏi sau đây : «Không biết ông ta muốn đi tôi đâu ? » Làm như không chấp thuận là một điều không thể nào quan niệm được. Còn như những người Pháp di cư không theo chúng tôi, họ chống đối chúng tôi một cách gần như tự động : phần lớn họ có xu hương chính trị quái gở rằng nước Pháp mà muốn tự xác định thì chỉ có lầm lẫn mà thôi ; tất cả đều bài xích de Gaulle , họ cho thái độ cương quyết của de Gaulle là độc tài, thái độ ấy đối vó i họ đáng ngờ vực chứ không như thái độ thoái bộ mà họ cho là thái độ phải có của một nền Cộng Hòa !

        Khi tất cả những ảnh hưởng đa tạp ấy đà có đủ thì giờ tác động lẫn nhau thật sâu rộng, bất thần nổi lên sự yên lặng. Người Anh đã tạo ra xung quanh chúng ta một thứ trống rỗng. Không có hội đàm, thư từ, viếng thăm hay tiệc tùng gì nữa. Các vấn đề đều bỏ lửng. Chuông điện thoại cũng không reo nữa. Những người Anh mà chúng tôi còn gặp gỡ một cách tình cờ đều dăm chiêu kín đáo. Chúng tôi bị bỏ quên, hầu như đối với chúng tôi, trang sử liên minh, có thể là trang sách đời sống đã lật qua rồi. Một luồng khí giá băng bao phủ chúng tôi ở giữa một nước Anh cương quyết và tập trung hết nỗ lực vào mục tiêu họ muốn đạt được.

        Bấy giờ là lúc xảy ra trận đánh tối hậu. Bất thần họ tổ chức một phiên họp Anh - Pháp rất trọng thể. Họ huy đông đủ mọi phương tiện ; họ trưng ra đủ mọi lý lẽ ; họ nêu ra đủ cớ để trách cứ chúng ta ; họ đồng thanh ca hát đủ mọi luận điệu. Tuy rằng đối với những người Anh trách nhiệm thì đóng kịch hơn kém khác nhau xa, nhưng mỗi người đóng vai trò của mình như một nghệ sĩ có hạng. Những màn bi đát và giật gân kẻo dài hàng giờ. Họ từ biệt chúng tôi giữa những lời thách thức chỉ vì chúng tôi không nhượng bộ.

        Sau đó ít lâu là một màn chung cục. Nhiều nguồn tin Anh đưa ra những dấu hiệu hòa hoãn. Nhiều người trung gian đến cho biết rằng đã có sự hiểu lầm. Nhiều nhân vật quan trọng hỏi tin tức của tôi. Một vài cột báo có giọng hòa dịu, nhân nhượng. Bấy giờ là lúc người Anh đưa ra một sự dàn xếp để giải quyết vấn đề đang tranh chấp, ý kiến của họ không khác bao nhiêu những điều chúng ta đã đề nghị với họ trước đây. Điều kiện đã có thể chấp nhận được, công việc được giải quyết nhanh chóng, ít ra là bề ngoài, Trong một cuộc hội họp thân thiện nào đó, tình thế ấy chấm dứt, nhưng ít ra phe của chúng ta cũng nhân sự hòa dịu thâu lượm được ít nhiều lợi lộc rồi. Rồi sự liên lạc lại được tái lập như trước ; chỗ ách yếu của vấn đề vẫn còn nguyên, chưa nhất quyết một đường nào. Bởi vì, đối với nước Anh thì chưa bao giờ người ta nghe lời ai bao giờ. Vào đầu tháng ba 1941 tôi không còn nghi ngờ gì nữa rằng đến giai đoạn chiến tranh này, ở Trung Đông và ở Phi Châu, chúng tôi sẽ phải qua những cuộc thử thách lớn với địch, với thái độ cố chấp của Vichy và với các đồng minh của chúng ta. Tôi phải có những quyết định cần thiết ngay tại chỗ. Tôi sẽ thực hiện xem sao.

        Tôi đến nghỉ cuối tuần ở Chequers với Thủ Tướng Anh trước khi ông đi xa, ông có lời từ hiệt tôi, đồng thời báo cho biết hai tin sốt dẻo. Ngày mùng 9 tháng ba,ông Churchill đến thăm tôi từ sáng sớm, ông nhảy cỡn vui vẻ mà bảo tôi rằng Quốc Hội Mỹ đã bỏ thăm thuận luật thuê vay, bàn cái từ nhiều tuẫn lễ nay. Chúng ta đáng cho là tin mừng không những vì các nước lâm chiến chắc chắn sẽ nhận được vật liệu cần thiết cho cuộc chiến, mà nước Mỹ còn trở thành « xưởng đóng tầu của các nước dân chủ », theo câu nói của Roosevelt, nước Mỹ tiến thêm một bước vào cuộc chiến. Hẳn là ông Churchill muốn lợi dụng sự vui mừng của tôi, cho nên ông nỏi ngay đến tin thử hai : « Tôi biết rằng ông có chuyện bất hình với Spears, trưởng phái đoàn của chúng tôi. Nhưng tôi yêu cầu ông nên chịu đựng ông ấy nữa và cùng ông ấy sang Trung Đông. Đày là một việc riêng của tôi nhờ cậy ông đó. » Tôi không thể từ chối được, chúng tôi từ biệt nhau.

        Ngày 14 tháng ba, khi bay trở về đường xích đạo, lần này tôi có cảm tưởng là Pháp Tự Do đã có một cơ cấu khả quan. Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc, mặc dầu nhân viên tản mác khắp nơi, nhưng cũng trở thành một toàn bộ hữu hiệu và nhất trí, vả chăng ngày 20 tháng chạp 1940 đã được chính phủ Anh thừa nhận. Nền hành chảnh trung ương của chúng tôi được củng cố ; đầu não là những người có khả năng như Cassin, Pleven, Palewski, Antoine, Tissier, Dejean, Alphand, Dermery, Boris, Antier, v.v. Mặt khác, về plurơng diện quân sự, cũng có nhiều sĩ quan lỗi lạc như các đại tá Petit, Angenot, Dassonville, Brosset, từ Nam Mỹ sang; Bureau từ Cameroun về ; Đại tá không quân Valin từ Ba Tây về. Ở Trung Đông, tướng Catroux, ở Phi Châu, tường Larminat, đều nắm vững mọi việc. Dưới sự thúc đẩy của Garreau-Dombasle ở Hoa Kỳ, Ledouxở Mỹ, Soustelle ở Trung Mỹ, d‘Argenlieu và Martin - Prevel ở Gia Nã Đại, các phải đoàn của chúng ta đã có mặt ở khắp nơi trên Tân Lục Địa. Các ủy ban của chúng ta ở ngoại quốc không ngừng phát triển, mặc dầu các đại diện Vichy làm áp lực tại chỗ, các nhân sĩ Pháp phần nhiều có ác cảm, và đồng bào của chúng ta thường gây chuyện xích mích với nhau. Tôi đặt ra Giải Phóng Huân Chương ở Brazzayille ngày 16 tháng một 1941 và ở Luân Đôn ngày 29 tháng Giêng 1941, đó là một yếu tố khích lệ có tầm quan trọng lớn đối với mọi người trong hàng ngũ Pháp Tự Do. Bây giờ chúng tôi đã cảm thấy qua biên khơi, nước Pháp quay mặt lại với chúng tôi.

        Pháp Tự Do đã tiến bộ, đã có phương tiện, đã có tổ chức chắc chắn, tôi nhận thấy sự kiện ấy qua cuộc, hành trình của tôi, khi tôi gặp các thống đốc ở các trạm dừng chân Gibraltar. Bathurst, Freetown, Lagos. Trước kia tôi thấy họ rất thân hữu, bây giờ tôi thấy họ ra vẻ trọng vọng lắm. Đi qua khối Trung Phi thuộc Pháp, tôi không thấy ở đâu tỏ ra lo lắng hay bất trắc. Bây giờ mọi người đều tin tưởng và hy vọng, đều quay mắt nhìn ra ngoài, ngưỡng vọng của mọi người là được thấy lực lượng của chúng ta lớn mạnh từ những căn cứ xa xôi, tập hợp thêm nhiều người khác để kháng cự địch và tiến lại gần nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:05:57 pm

TRUNG ĐÔNG

        Tôi bay đến xử Trung Đỏng phức tạp với những ý kiến rất giản dị. Tôi biết rằng người ta đang chơi ván bài chính yếu giữa những màn phụ diễn chẳng chịt. Như vậy thì mình phải nắm lấy lá bài chính đó. Tôi biết rằng đối với đồng minh thì then chốt của mọi vấn đề là kinh Suez, mất con kinh ấy tức là dâng cho Trục vùng Tiểu Ả và Ai Cập, nhưng giữ được thì đồng minh có cơ đánh sang Đông và Tây, sang Tunissie, Ý và miền Nam nước Pháp. Nói như vậy nghĩa là tất cả đều đòi hỏi chúng ta phải có mặt ở các trận giao tranh nhằm vào kinh đào Suez. Tôi biết rằng từ Tripoli đến Bagdad, qua Le Caire, Jerusalem, Damas, từ Alexandrie đến Naươbi, qua Djeddah, Khartoum, Djibouti, tham vọng chánh trị, chúng tộc, tôn giáo đều nồi dậy dưới sự kích thích của chiến tranh ; các vị trí của nước Pháp ở đây đều bị dòm ngó và uy hiếp ; trong bất cứ giả thuyết nào, nước Pháp cũng không có hy vọng giữ được vị trí nào nếu nước Pháp chịu thúc thủ thụ động trong khi tất cả đều sôi động. Như vậy bổn phận của nước Pháp là phải làm cái gì cũng như ở nơi khác trong khi những người của Vichy không chịu làm gì cả.

        Về phương tiện của nước Pháp có ở đây thì trước hết là những phương tiện mà tôi đã có : các đội quân chiến đấu, các đội quân trừ bị đang huấn luyện; lãnh địa Tchad cho phép chúng tôi hoạt động ở Libve bằng phía Nam, ngoài ra còn cho phép đồng minh đem máy bay bằng không lộ từ Đại Tây Dương đến sông Nil một cách trực tiếp, không cần phải chở bằng tầu thủy qua mũi Hảo Vọng. Ngoài ra, chúng ta sẽ có những ưu điểm mà Vichy đang bỏ mất : sự có mặt của nước Pháp ở các nước Trung Đông, nơi có quân Pháp và có dầu hỏa đưa tới nơi ; thuộc địa Djibouti ; hạm đội Alexandrie. Nếu vì chiến thuật hay vì nhu cầu, tôi có thể tạm để yếu tố nào đó ở ngoài chiến cuộc nếu tôi biết rằng Vichy không đáng trách lắm vì họ bị quan thầy ngăn cản, họ phải có thái độ chờ đợi, thì những sự kiện đó cũng không làm cho tôi bỏ ý định cương quyết, chiếm lấy những vị trí ấy. Giữa lúc rời khỏi Luân Đôn, tôi đã hỏi ý kiến nhân viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc để biết nên làm gì nếu quân Đức đe dọa trực tiếp mà Anh và Thổ quyết định chiếm đóng Syrie và Liban. Tóm lại, tôi đến Trung Đòng quyết tâm không lùi bước, một mặt để mở rộng môi trường hoạt động của chúng ta, mặt khác để cứu vãn cái gì còn lại của nước Pháp,

        Trước tiên, tôi đáp phi cơ xuống Khartoum, căn cứ của chiến trường Erythrée và Soudan. Chỉ huy trưởng là tướng Platt, người lanh lẹ và linh hoạt, ông vừa chiếm được trên núi Keren, phòng tuyến chính của người Ý. Lữ đoàn của đại tá Monclar và phi đội của thiến tá Astier để Villatte cũng tham dự trận đánh này một cách đắc lực. Còn như các bộ đội ở Djibouti thì tướng Legentilhomme đã tìm cách liên lạc nhưng chưa có kết quả ; thống đốc Noailhetas dùng hết mọi phương tiện, kể cả án tử hình, để đàn áp những phong trào tập kết,

        Như vậy, không thể trông mong gì Djibouti tự nguyện gia nhập Pháp Tự Do để trở lại cuộc chiến. Vả chăng tôi cũng không muốn dùng vũ khí đế đặt chân lên đây. Còn phương pháp phong tỏa, phương pháp này hẳn là làm chơ người ta hiểu biết hơn vì việc tiếp tế nhu yếu phàm tủy thuộc đường biển : Aden, Arabie, Madagascar. Nhưng chưa bao giờ chúng ta nhờ được người Anh thực hiện công việc ấy.

        Hẳn là giới quân sự Anh trên nguyên tắc cũng thuận dễ cho Djibouti lựa con đường tập kết, họ có thêm quân tiếp viện của Djibouti. Nhưng những cơ quan khác của người Anh không tỏ vẻ mặn mà lắm. Hẳn là họ nghĩ rằng : « Từ 60 năm nay Anh, Pháp, Ý vẫn chống báng và tranh giành nhau, mà nay Ý thua trận, Pháp thụ động và bất lực, thì thật là cơ hội bằng vàng để người Anh làm bá chủ cả vùng : Abyssinie, Erythrée, Somalie, Soudan ! Chẳng lẽ khước từ miếng to ấy để nhận thêm một vài đại đội của Djibouti trong khi người Anh coi như thắng trận này rồi. Tâm trạng ấy khá phổ biến trong các giới người Anh. Theo tôi thì sự kiện ấy giải thích được tại sao Vichy tiếp tế được cho thuộc địa ấy trong hai năm và giữ được chủ quyền ở đấy.

        Sự khiếm khuyết ẩy làm cho những bộ đội Pháp chiến đấu ở Erythrẻe thêm giả trị. Tôi sẽ đến thăm những bộ đội ấy vào ngày 29 và 30 tháng ba. Một phi cơ Pháp chở tôi đi từ phi trường Agordat, tôi đến một vùng ở phía Nam Keren, ở đấy lữ đoàn của chúng ta, hiệp lực với một chi đoàn Ấn Độ giữ địa vị cảnh hữu của quân đồng minh. Các bộ đội của ta đã có thành tích vẻ vang. Sau trận Kub-Kub, họ đã dự phần quan trọng vào cuộc chiến thắng ở Keren, họ đã nghiền nát và tràn qua sườn phải của quân Ý. Chuẩn tưởng Gé- nin, người hùng của trận chiến đến chào tôi. Ông đã đưa quân từ Alger băng qua Phi Châu, và mới đến nơi đã giao tranh liền. Tôi hỏi ông ; « BBaay giờ ông đã trông thấy đấy, ông nghĩ sao ? » — « Than ôi ! Nếu tất cả mọi người ở phía bên kia đều tròng thấy được, thì đã không nên chuyện ! »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:06:35 pm

        Hôm sau ngày tôi đến thăm, tướng Platt mở cuộc hành quân, vị chỉ huy trưởng lữ đoàn Pháp đưa quân của mình đến Massaouah, thủ đô và kho tàng của xử Erythrẻe. Quân ta chiếm Montecullo và Fort Umberto ngày mùng 7 tháng tư, đội quân tràn vào Massaouah, lẫn lộn với một đám người Ý chạy trốn, tiến đến hải cảng chiếm bộ tham mưu hải quân ; đại tả Monclar được cái hân hạnh chấp nhận cuộc đầu hàng của hải quân địch ở Hồng Hải. Tổng cộng, quân Pháp đã bắt được hơn 4.000 tù binh và nhận cho 10.000 quân địch đầu hàng ở Massaouah.

        Từ đây tàn quân Ý dồn về Abytssinie chỉ có thể đánh những trận rời rạc. Nhưng điều đảng tiếc là Somalie thuộc Pháp đứng ngoài cuộc lảm cho nước Pháp không thể đóng được vai trò quyết định bằng cách tiến dọc đường hỏa xa từ Djibouti tới Addis-Abẻba. Tôi chỉ có thể lãnh lấy hậu quả tồi tệ. Bây giờ phải đưa các bộ đội Pháp Tự Do đi nơi khác, kễ cả những lực lượng mới nhập ngũ. Palewski sẽ ở lại đây làm đại lý chỉnh trị và quân sự, giữ lại một đại đội và vài chiếc phi cơ,

        Tôi đáp xuống Le Caire ngày mùng 1 tháng Tư, bước vào trung tâm chiến cuộc với một trái tim không vững chắc. Tình trạng người Anh và các đồng minh của họ ở đây quả là bất ổn không những vì các biến cố quân sự mà còn vì họ đứng trên một dải đất bị khuynh đảo vì các đợt sóng chính trị ; dân chúng chỉ đứng xem Tây Phương đánh lộn nhau để vỗ tay chơi và sẵn sàng giày xéo lên xác kẻ bại trận mà thủ lợi.

        Những điều kiện ấy làm cho việc chỉ đạo chiến tranh ở Trung Đông cực kỳ phức tạp. Tướng Wayell, tư lệnh quân đội Anh là người tài trí và can đảm, ông hoạt động ở giữa những yếu tố ngẫu nhĩ, nhiều yếu tố chỉ có liên lạc giản tiếp với chiến lược. Vả chăng, chiến lược ấy cũng không phải là cái gì để phác họa. Vào đầu tháng tư, tướng Wayell thực hiện cuộc giao tranh trên ba mặt trận, trục lộ giao thông dài dòng và vất vả vô cùng.

        Tại Libye, sau hai trận chiến thắng đưa người Anh đến ngưỡng cửa Tripolitáine, họ cũng đành phải thụt lùi. Cyrénaique sắp thất thủ, ngoại trừ Tobrouk. Bộ chỉ huy có giá trị thật, quân lính can đảm thật, nhưng họ chưa có kinh nghiệm đánh ngoài sa mạc, lưu động và mau chóng trên những khoảng đất trống rộng mênh mông, còn phải kể đến mỏi mệt, khát nước và sốt rét kinh niên dưới trời nắng, cát nóng, ruồi muỗi nhiều vô kể. Rommel đã thay đổi số mệnh vào lúc chính phủ Luân Đôn bắt buộc Wayell phải bớt quân số của mình để gửi những đơn vị quan trọng sang Hy Lạp. Mặt trận Hy Lạp cũng không có gì là khả quan. Đành là những trận thắng ở Erythrẻe và Abyssinie cũng đem lại được chút an ủi. Nhưng trong các nước Ả Rập có nhiều dấu hiệu báo động. Về vấn đề Syrie, người Đức đang điều đình rảo riết với Vichy. Tại Palestine đã có sự chống đối âm thầm giữa người Á Rập và người Do Thái, bởi thế cho nên cần phải hết sức thận trọng.

        Thêm vào những khó khăn tích lũy xung quanh mình tướng Wayell như vậy, còn có những ảnh hưởng giao thoa từ nhiều lãnh vực tràn tới. Có những bức điện tín từ Luân Đôn gửi sang. Vì ông Churchill là người nóng nảy nhưng lại hiểu rõ mọi việc, ông không ngừng yêu cầu giải thích và ra chỉ thị. Không kể những cuộc viếng thăm của ông E- đen, trước là tổng trưởng Chiến Tranh, và từ năm 1941, Quốc Vụ Khanh phụ trách Ngoại Giao, còn có những cuộc vận động của đại sứ Sir Miles Lam- pson; với giá trị của ông này và vì sức mạnh của hoàn cảnh, ông này đóng vai trò một phái đoàn phối hợp thường xuyên. Quân đội ở Trung Đông gồm một phần lớn những đơn vị của các nước tự trị : Úc, Tân Tây Lan, Nam Phi, các chính phủ ẩy canh chừng gẳt gao việc sử dụng các lực lượng của họ ; cả các đơn vị Ấn Độ cũng chỉ được sử dụng cách nào không có vẻ lạm dụng. Tóm lại, tướng Wayell chỉ huy quân đội qua tất cả những chướng ngại chính trị như vậy.

        Tôi cần phải nói rằng ông chịu đựng được, hết một cách bình tĩnh cao thượng. Thậm chí, ông gửi tổng hành dinh ở lại Le Claire để bị bao vây tứ phía. Ở trung tâm một thảnh phố tấp nập trong bụi bặm, ông ngồi trong một phòng giấy nhỏ nóng như thiêu như đốt, đợi những cuộc can thiệp bên ngoài vào lãnh vực quân sự của ông. Tôi đến gặp ông trong khung cảnh ấy, với ý clú cương quyết cho nước Pháp những vấn đề liên hệ đến nước Anh, trước tiên là vị tư lệnh quân đội của họ.

        Tôi đã cùng tướng Catroux phác họa những kế hoạch sắp thực hiện của chúng ta. Đối với chúng tôi, điều then chốt là cái gì sẽ xảy đến ở Syrie và Liban. Sớm muộn gì chúng ta cũng phải sang hai nước ấy. Ngày nào chúng ta đặt chân lên đây rồi thì nước Pháp sẽ có cơ may góp phần quan trọng vào 11ỗ lực chung. Nếu không thì cơ may đó mất hẳn, kéo theo sự suy sụp của vị thế nước Pháp. Bởi vì, trong trường hợp Trục thắng thì họ sẽ làm bá chủ ở đây cũng như ở chỗ khác. Trái lại, nếu người Anh thắng thì người Anh sẽ chiếm chỗ của chúng ta. Vậy thì uy quyền của Pháp Tự Do phải lan rộng đến Damas và Beyrouth, khi nào tình hình biến chuyển cho phép chúng ta đặt uy quyền ấy ở đây.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:07:31 pm

        Nhưng khi tôi có mặt Le Caire thì cơ hội chưa đến, Chỉ có thể hy vọng rằng nhà cầm quyền và quân đội ở Trung Đông tự mình giải tỏa tình trạng ma trêu quỷ ám đó mà thôi. Vào cuối tháng sáu 1940, có một phong trào đưa từng đội quân sang Palestine, đến nay phong trào ấy đã đổi ra thái độ chờ đợi. Vả chăng, sau ngày đình chiến, Vichy đã giải ngũ nhiều sĩ quan và binh lính để đưa về Pháp. Ngoài ra, trong số những quân nhân và công chức còn ở lại chức vụ. Vichy đã hồi hương, có khi bắt giam những người theo de Gaulle . Tóm lại, phong trào mà Catroux hy vọng sẽ dấy lên khi ông đến Le Caire đã không xảy ra, các hãng thông tin của chúng ta ở Beyrouth và Damas không cho chúng ta biết tin gì để nghĩ rằng phong trào ấy sắp xảy đến.

        Cũng vẫn tinh thần thoái bộ ấy đã làm cho hạm đội Pháp ở Alexanđrie bất động. Từ khi đô đốc Godfroy ký kết với Andrew Cunningham thỏa ước trung lập hóa hạm đội Pháp, những chiến hạm sau đấy vẫn bỏ neo ở vững tầu ; thiết giáp hạm Lorraine ; tuần dương hạm : ne,Stiffren,Tourville ; khu trục hạm : Fortune ; tiềm thủy đĩnh Protée. Thỉnh thoảng có một vài nhân viên bộ tham mưu và thủy thủ trở về với chúng tôi. Nhưng những người khác nghe lời Vichy, đã dùng thời giờ quỷ báu thời chiến này để chửng tỏ cho nhau biết rằng cách phục vụ nước Pháp bị chiếm đóng hữu hiệu nhất là đừng chiến đấu gì cả. Một ngày tháng tư, tôi đi qua bến Alexanđrie để xuống tầu thăm đô đốc Cunningham tôi thấy tim mình thắt lại khí nhìn những tàu chiến đẹp dễ của Pháp nằm ngủ gật và vô dụng ở giữa những chiến hạm Anh đang tấp nập sửa soạn chiến đấu.

        Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận được rằng tình hình chiến sự ở Địa Trung Hải không ảnh hưởng gì đến tâm trạng những người chỉ huy ở Phi Châu và Trung Đông ; bởi thế cho nên tôi tìm cách thử tiếp xúc với họ. Vảo tháng một, tướng Catroux gửi đến Weygand một bức thư tỏ tình thân hữu lân bang. Mặc dầu ảo tưởng rất mong manh nhưng tôi cũng chấp thuận. Chính tôi cũng lên tiếng gọi trên đài phát thanh, ngày 28 tháng chạp 1940 tôi tuyên bố : « Các tướng lãnh Pháp mặc dầu có lỗi gì, nếu đã quyết chỉ rút lưỡi kiếm ra khỏi bao, sẽ là bạn của chúng tôi, chúng tôi không phải là những người độc đoản hay tham vọng. Nếu Phi Châu thuộc Pháp đứng lên để tham chiến, chúng tôi sẽ đem mảnh Đế Quốc nhỏ này sát nhập với Phi Châu làm một. »

        Đến tháng giêng, tôi hỏi ý kiến các nhân viên trong Hội Đồng Phòng Vệ để biết nên có thái độ nào nếu Vichy trở lại cuộc chiến, tôi thấy mọi người cũng nghĩ như tôi, cũng sẵn sàng chấp nhận thống nhất. Ngày 24 tháng Hai, tôi lại gửi thư cho tường Weygand trình bày ý kiến trên dây, mặc dầu ông đã lên án tôi và ông đã có thải độ khiếm nhã đối với bức thư thứ nhất của tôi. Tôi bách thúc Weygand phải nắm lấy cơ hội cuối cùng đế trở lại cuộc chiến. Tôi đề nghị đoàn kết với ông và nói cho ông hiểu rằng nếu ông chấp thuận thì tôi sẽ kính trọng ông và tận tâm với ông. Mặt khác, tướng Catroux không bỏ lỡ cơ hội nào để tỏ tình thân thiện với đô đốc Godfray. Sau hết, đến tháng một, Catroux gửi thư cho các nhân vật ở Trung Đông để tìm cách liên lạc ; ông đã gửi cho ông Puaux, Cao Ủy Trung Đông, tướng Fougère, tổng tư lệnh quân đội, tướng Arlabosse, phụ tá.

        Nhưng, tất cả những cuộc vận động ấy đều không đem lại kết quả gì. Tướng Wevgand khi thì trả lời rằng « Phải đem de Gaulle ra mà xử bắn », khi thì ông nói : « Hai phần ba nước Pháp bị địch chiếm đóng, còn một phần ba thuộc về Hải Lực, điều này còn tồi tệ hơn vì Darlan vẫn luôn luôn cho dò xét ông, ông không thể làm gì được, dù có muốn làm gì cũng phải bó tay ». Còn như đô đốc Godfroy thì ông nhã nhặn tiếp đón thư từ của tướng Catroux, nhưng ông không trả lời. Sau cùng, Arlabosse từ Beyrouth gửi cho Catroux một thư trả lời lịch sự nhưng ướp lạnh. Vả chăng từ cuối tháng chạp, sau tai nạn phi cơ ở Chiappe, đại sứ Puaux. được Dentz thay thế, ông này là sĩ quan bảo thủ và sẵn sàng áp dụng nguyên văn các chỉ thị của Darlan. Sau đó ít lâu, đến lượt Fougere bị thay thế, Verdilhac lên cầm quyền chỉ huy quân sự.

        Trong những điều kiện ấy, chúng tôi chỉ có thể  nghĩ đến việc đặt chân lên Syrie khi nào địch đặt chân lên đấy. Trong khi chờ đợi, chỉ còn cách giao các bộ đội của Legentilhomme cho Wayell để ông này đưa sang Libyc. Tôi đã thỏa thuận điều ấy với vị tư lệnh Anh.

        Đồng thời, tôi dàn xếp với thống chế không quân Longmore, việc tổ chức và sử dụng phi đội nhỏ bé của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:07:59 pm

        Tôi cần phải nói rằng quân lính của chúng ta đến đây đã gây được một ấn tượng tốt. Tại xứ Trung Đông sôi động này uy danh của nước Pháp đã vang dội hàng mấy thể kỷ nay, bởi thế cho nên quân lính của ta sẵn có tư thế để trở nên những tay thiện chiến, vả chăng người Ai cập tiếp đón niềm nở, có lẽ người Ai còn muốn ân cần với người Pháp, để làm nổi bật sự lạnh nhạt của họ đối với người Anh. Chính tôi cũng được biết sự thích thú ngồi tiếp hoàng thân Mohamed - Ali, anh em họ và thế tự của nhà vua, tôi cũng tiếp xúc với Sikry Pacha, Thủ Tướng và nhiều bộ trưởng trong chính phủ. Còn như những người Pháp ở Ai Cập : bác học gia, sư phạm gia, chuyên viên khảo cổ học, các nhà truyền giáo, doanh gia, thương gia, kỹ sư và nhân viên quản trị Kinh Suez ; phần nhiều họ nhiệt thành giúp đỡ các bộ đội của chúng ta. Từ ngày 18 tháng sáu, họ đã thành lập một tổ chức đáng coi là một trong những rường cột của Pháp Tự Do. Tuy nhiên, có một số đồng bào của ta vẫn xa lánh phong trào. Thỉnh thoảng tôi dạo gót đi chơi tối, trong vườn bách thú Le Caire, đi qua tòa lãnh sự Pháp trông sang vườn bách thú, tôi thấy bóng dáng đăm chiêu những người không theo de Gaulle xuất hiện dưới cửa sổ,tuy nhiên họ vẫn dõi mắt nhìn theo tôi.

        Hai tuần lễ sống ở Soudan, Ai Cập và Palestine đã đem lại ánh sáng cho một vài việc. Nhưng việc chính yếu vẫn chưa được sáng tỏ, lúc này tôi không thể làm gì được. Tôi đành trở về Brazzayille. Dẫu sao thì cũng cần phải phát triển tổ chức khối Trung Phi. Nếu mất Trung Đông thì Trung Phi sẽ là hậu cứ của đồng minh ; nếu không thì chúng ta sẽ dùng làm căn cứ để xuất phát một cuộc tấn công sau này.

        Trong cuộc kinh lý này tôi trở lại thăm Douala, Yaounde, Moroua, Libreville, Port - Gentil, Fort Lamy, Moussoro, Faya, Fada, Abéché, Fort Acham- bault, Bangui, Pointe - Noire. Thiếu thốn thì nhiều nhưng không thiếu trật tự, thiện chí. Các thống đốc : Cournarie ở Cameroun, Lapie ở Tchad, Saint Mart ở Oubangui, Fortune ở Moyen-Congo, Valentin - Smith ở Gabon — ông mới đến thay Parant tử nạn phi cơ. Họ chỉ huy và cai trị trong hoàn cảnh mọi người đều vững tin, người Pháp vẫn tạo được bầu không khí ấy khi họ thỏa thuận với nhau để lập đại nghĩa. Trong lãnh vực quân sự, tôi dành ưu tiên cho việc thành lập gấp rút đạo quân sa mạc của Leclerc. Tôi đưa từ Anh sang cho ông số sĩ quan còn lại của chúng ta và các vật liệu cần thiết mà người Anh chịu cung cấp cho chúng ta. Nhưng từ cuối tháng tư, tôi yên chí rằng sẽ có ngày chúng ta phải hoạt động ở Trung Đông.

        Thật vậy, người Đức đã đặt chân xuống Địa Trung Hải. Ngày 24 tháng tư họ đập tan lực lượng khảng cự của Anh-Hy, quân Nam Tư cũng vừa thua trận. Hẳn là người Anh sẽ tìm cách bấu víu lấy đảo Crete. Nhưng liệu họ có đứng vững được không ? Hầu như chắc chắn rằng địch sẽ từ bờ biển Hy Lạp đưa quân sang Syrie, ít ra là một tiểu phi đội. Sự hiện diện của những phi đội ẩy tại các xứ A Rập sẽ gieo kinh hãi cho dân chúng và sửa soạn cho quân Đức đến. Mặt khác, các phi trường ở Damas, Rayak, Beyrouth, cách Suez và Port- Said chỉ có 500 cây số, sẽ dùng làm căn cứ cho phi cơ Đức đến oanh tạc kênh đào và các ngả đường vào kênh đào.

        Về phương diện ấy thì Darlan không thể từ chối sự bắt buộc của Hitler. Nhưng trong giả thuyết binh sĩ Pháp ở Trung Đông trông thấy phi cơ Luftwaffe (Đức) đậu xuống căn cứ của họ, tôi vuốt ve hy vọng rằng nhiều người sẽ không chịu khoanh tay đứng nhìn và sẽ không chịu buông súng. Trong trường hợp ấy thì mình phải sẵn sàng để đưa tay ra đón tiếp họ. Bởi vậy cho nên tôi đã quyết định đường lối để hành động. Phải đưa thẳng từ Damas sang sư đoàn của Legentilhomme khi nào quân Đức xuất hiện làm cho dân chúng xúc động, thuận lợi cho chúng ta đưa quân vào cứu. Trong giả thuyết ấy, Catroux sẽ tiếp xúc với các nơi, nếu cần thì tiếp xúc cả với Dentz, để lập một mặt trận chung của người Pháp để chống xâm lăng ở Syrie.

        Nhưng những kế hoạch ấy không được người Auh tán thành. Tướng Wayell đang bận bịu với ba mặt trận hiện thời nhất định không muốn mở một mặt trận thứ tư. Ông không cho rằng tình thế đã đến nỗi tồi tệ, ông tin tưởng những bản phúc trình của tổng lãnh sự Anh tại Beyrouth, ông chắc chắn rằng Dentz sẽ đủ sức chống lại quân Đức nếu họ kéo đến. Đồng thời, chính phủ Luân Đôn cũng tìm cách vuốt ve Vichy. Bởi thế cho nên đến tháng hai, Hải Quân Anh đã cho phép tầu Providence chở những người theo de Gaulle từ Beyrouth về Marseille giao cho Vichy, mặc dầu có lời cảnh cáo của tôi. Bởi thế cho nên đến cuối tháng tư, một hiệp ước thương mại đã được kỹ kết với Dentz để bảo đảm việc tiếp tế Trung Đông. Bởi thế cho nên ở Aden vẫn tiếp tục những cuộc điều đình của thống đốc Noailhetas để tiếp tế Djibouti.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:08:31 pm

        Tin tức từ Pháp đưa sang làm cho tôi nghĩ rằng ảnh hưởng Mỹ hẳn là đóng một vai trò nào đó trong chính sách hòa dịu của người Anh. Về phía Vichy thì người ta cho tôi biết rằng Pétain và Darlan đã tìm cách lẩy lòng đô đốc Leahy, đại sứ Mỹ ở Vichy, giữa lúc họ đã bí mật chấp nhận những yêu sách của Hitler. Rồi đến lượt Roosevelt bị ảnh hưởng của những bức điện tin của Leahy, cũng thúc đẩy người Anh phải hòa hoãn. Tôi càng nhận thấy cần phải chuẩn bị hành động ở Trung Đông thì đồng minh của chúng ta lại càng tỏ ra chểnh mảng. Ngày mùng 9 tháng năm, Spears từ Le Caire báo cho tôi biết : « Hiện thời không trù liệu cuộc hành quân nào cho Pháp Tự Do, đối với tôi thì sang Ai Cập lúc này bất lợi, tốt hơn hết là nên quay trở lại Luân Đôn ».

        Tôi tin chắc rằng sự chậm trễ nào chúng ta cũng phải trả giá đắt, bởi thế cho nên tôi nhận thấy cần phải làm cho người Anh xúc động một chút. Ngày mùng 10 tháng năm, tôi gởi điện tín về tòa đại sử Anh ở Le Cairevà bộ tư lệnh để phản đối những « quyết định đơn phương về việc tiếp tế Trung Đông và Djibouti», mặt khác, để phản đối « sự chậm trễ trong việc tập trung quân của Legentilhomme ở Syrie, trong khi mỗi ngày càng thấy rõ dấu hiệu Đức muốn đưa quân vào đây ». Trong những điều kiện như thế tôi không còn muốn đến Le Caire nữa mà từ đây tôi sẽ tập trung mọi nỗ lực của Pháp Tự Do vào miền hồ Tchad. Rồi tôi cho Luân Đôn biết rằng tôi sẽ gọi tướng Catroux ở Le Caire về vì sự có mặt của ông ở đấy trở nên vô ích. Sau hết ông Parr, Tổng lãnh sự Anh ở Brazzayille, đem lại cho tôi bức thư của ông Eđen giải thích chính sách hòa hoãn với Vichy ; tôi trả lời ông, lên án gắt gao chính sách ấy vì tôi biết tin Darlan đã hội đàm với Hitler ở Berchtesgađen, hai người đã kỷ thỏa ước với nhau, sau hết phi cơ Đức đã hạ cánh xuống Damas và Alep.

        Địch cũng đang đánh ván bài lớn của họ, Theo kế hoạch của địch, Thủ Tướng Irak, Rachid Ali Kilani tạo ra tình trạng thù nghịch vào những ngày đầu tháng năm. Người Anh bị bao vây trong các phi trường. Ngày 12 tháng năm, phi cơ Đức đến Syrie và từ đấy bay sang Bagdad. Hôm trước, nhà cầm quyền Vichy đã gửi đến Tel-Kotchek gần biên giới Irak, vật liệu chiến tranh mà ủy ban đình chiến Ý trước đây đã để cho họ kiểm soát. Tất nhiên số vũ khí đó để cho Rachid Ali. Người Anh cật vấn Dentz, ông này chỉ trả lời mơ hồ nhưng không chối cãi những sự việc đã xảy ra. Ông còn nói thêm rằng nếu nhận được lệnh của Vichy cho

        phép quân Đức đổ bộ thì ông cũng phải tuân theo, nói như vậy nghĩa là lệnh đã ra rồi. Quả vậy, người ta biết rằng những bãi biển mà địch dùng để lên mặt đất liền đã được chỉ định từ trước.

        Luân Đôn cho rằng trong những điều kiện ấy thì tốt hơn hết là nên chấp nhận cách nhìn của tôi. Họ đổi ý một cách bất thần và đổi ý hoàn toàn. Ngày 14 tháng năm, ông Eden một đằng, ông Spears ở Ai Cập đằng khác, mời tôi sang ngay, họ nói thẳng ra không cần thớ lợ gì cả. Sau hết, một bức thư của ông Churchill yêu cầu tôi đến Le Caire và đừng rút Catroux về vì phải thực hiện cuộc hành quân nay mai. Tôi rất thỏa mãn vì thái độ của Thủ Tướng Anh, tôi trả lời ông với cảm tình nồng hậu và lần này tôi dùng tiếng Anh. Tuy nhiên, thái độ của đồng minh chúng ta trong việc này khiến cho tôi phải rút ra những kết luận cần thiết. Còn như tướng Wayell thì chính phủ ông ra lệnh cho ông phải hành quân sang Syrie như tôi đã tiên liệu trước đây. Khi tôi đến Le Caire ngày 25 tháng năm, tôi thấy ông có thái độ người buộc lòng phải làm việc ấy. Hẳn là lúc này mất đảo Crete và mặt trận Hy Lạp, công việc của tướng tư lệnh được nhẹ nhàng hơn trước nhiều.

        Tuy nhiên, ngay tại Syrie, mọi việc cũng không được như chúng tôi mong muốn, có lúc Catroux đã tưởng rằng có thể thực hiện kế hoạch của chúng ta và tiến quân vào Damas với lực lượng Pháp Tự Do cũng đủ. Nhưng chẳng bao lâu chúng tôi nhận thấy việc Vichy âm mưu với địch không làm cho quân đội Trung Đông phản ứng nhiều. Trái lại quân đội Trung Đông dàn ra biên giới để chống cự lại Pháp Tự Do và đồng minh, trong khi ấy thì ở phía sau quân Đức có thể di chuyên tự do. Dentz có hơn 30.000 người đầy đủ trọng pháo, phi cơ, thiết giáp, không kể các bộ đội Syrie và Liban ; kế hoạch tiên khởi của chúng tôi dự định tiến vào Damas với 6.000 khinh binh, 8 đại bác và 10 chiến xa, có 2 tá phi cơ yểm trợ, chúng tôi hy vọng rằng sẽ được quân đội tại chỗ ủng hộ và theo luôn ; đến nay kế hoạch ấy không thể áp dụng nguyên vẹn được nữa. Phải có sự phụ lực của người Anh, sẽ có một trận đánh quy mô.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:08:58 pm

        Ít nhất, chúng tôi cũng muốn rằng trận đánh ấy không đến nỗi ác liệt và kẻo dài quá. Đây là một vấn đề phương tiện. Các bạn ở Beyrouth và Damas bảo chúng tôi : « Nếu đồng minh vào Syrie thật đông và từ khắp nơi thì bấy giờ chỉ có một cuộc chiến tranh danh dự. Trái lại, nếu các bộ đội Trung Đông chỉ thấy có những lực lượng ít ỏi, trang bị sơ sài thì điều đó tai hại cho lòng tự ái của họ, những cuộc giao tranh sẽ ác liệt về vấn đề này, tôi với Catroux đã nhiều lần hội đàm với Wayell. Chúng tôi hối thúc ông đưa quân vào Trung Đông, không những bằng phía Nam, theo ngả Palestine, mà còn bằng phía Đông, theo ngả Irak, ở đây người Anh đang tìm cách khống chế Rachid Ali. Chúng tôi yêu cầu vị tư lệnh tung ra bốn sư đoàn, trong số đó có một sư đoàn thiết giáp và cho Không Lực Hoàng Gia hoạt động trên không phận Syrie. Chúng tôi yêu cầu ông cung cấp cho Legentilhomme những phương tiện còn thiếu : xe chuyên chở và yểm trợ pháo binh.

        Hẳn là tướng Wayell không thiếu thông minh chiến lược. Vả chăng ông cũng muốn thỏa mãn chúng ta. Nhưng vì ông mắc bận với chiến trường Libye và có lẽ vì những bức điện văn bách thúc của ông Churchill mà ông thấy ảnh hưởng của chúng ta, cho nên ông phản đối chúng ta bằng một thứ thuận ý thụ động, ông chỉ dành cho mặt trận Syrie một số lực lượng tối thiểu cần thiết, không thể nào làm cho ông đổi ý được, ông chỉ đưa ra mặt trận, dưới quyền chỉ huy của tướng Wilson, một sư đoàn Úc Châu và một lữ đoàn kỵ binh đi đường ven biển Tyr-Saida, một lữ đoàn khinh binh tiến theo đường Kuneitra và Merdjayoun, một lữ đoàn Ấn Độ giao cho Legentilhomme, tiến vào Damns bằng ngả Deraa. Sau này Wayell cho thêm hai đại đội Úc Châu. Sau hết, một chi đội Ấn Độ đánh từ Irak sang. Tất cả lực lượng ấy được 60 phi cơ yểm trợ ; nhiều loại tầu chiến tiến dọc theo ven bờ biển để phụ lực với các cuộc hành quân trên mặt đất. Tổng cộng, quân đồng minh đưa vào chiến trường ít lực lượng, không tương đương với số lực lượng địch ở đây. Tuy nhiên, cũng đành phải hoạt động trên những căn bản yếu kém ấy để giải quyết cho xong việc Trung Đông. Đã có quyết định tối hậu, màn bi kịch bắt đầu.

        Ngày 26 tháng năm tôi đến Kistina thanh sát các bộ đội Pháp Tự Do, bây giờ đã tập trung vào một nơi, nhưng sự trang bị vẫn thiếu thốn. Legentilhomme đưa tôi đi thăm 7 đại đội, một liên đội chiến xa, một giàn hỏa pháo, các đơn vị dịch vụ. Vào dịp này tôi trao tặng những huy chương Giải Phóng đầu tiên trong các trận đánh Libye và Erythrée. Tiếp xúc với sĩ quan và binh lính, tôi nhận thấy họ cũng có tâm trạng như tôi: buồn rầu và ghê tởm vì phải đánh lại người Pháp; công phẫn vì Vichy đã dùng kỷ luật để làm lạc hướng các bộ đội ; tin chắc rằng phải tiến tới, phải chiếm lấy Trung Đông để mọi người quay súng lại đánh địch. Ngày 21 tháng năm, đại tá Collet, một sĩ. quan có tài và can đảm phi thường, vượt biên giới, mang một phần lực lượng của ông về theo chúng tôi. Ngày mùng 8 tháng sáu, Pháp Tự Do và quân đội Anh tiến quân dưới cờ đồng minh, Wayell và Catroux đồng ký lệnh cho quân sĩ chỉ dùng đến võ khí khi nào bị công kích. Một đài phát thanh đặt ở Palestine từ mấy tuần nay, các đại úy Schmittlein, Coulit và Repiton dùng lời thân hữu khuyến dụ đồng bào không nên coi Pháp Tự Do là cừu địch. Nhưng con đường đã vạch rồi, chúng ta phải đi. Trên một bản tuyên ngôn đọc trước công chúng, tôi nói rõ lập trường của tôi không để chút nghi ngờ nào nữa.

        Vả chăng, tôi phải quyết tâm thực hiện mau chóng và đến nơi đến chốn, vì đã có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng Vichy và có lẽ Trục muốn tấn công Phi Châu của Pháp Tự Do. Theo tin tức tình báo của chúng tôi thì, trong những cuộc hội đàm Berchtesgađen ngày 11 và 12 tháng năm, Hitler đã bắt buộc Darlan phải trao cho quân Đức các phi trường và hải cảng ở Syrie, phải để thủy lục không quân Đức sử dụng Tunis, Sfax và Gabès, phải chiểm lại lãnh thổ Trung Phi bằng lực lượng của Vichy. Thông tín viên của chúng ta còn nói thêm rằng Weygand từ chối không chịu để cho Đức vào Tunisie, không chịu tấn công các lãnh thổ Pháp Tự Do, nại cớ không bảo được cấp dưới nghe theo. Nhưng nếu Hitler đã quyết chí thực hiện kế hoạch thì lời phản kháng của Weygand chẳng có bao nhiêu sức nặng vì cùng kỳ lý Weygand cũng chỉ có thể, theo lời Thống Chế, xin từ chức mà thôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:09:29 pm

        Bởi thế cho nên chúng tôi phải sẵn sàng để trả đũa một cuộc tấn công. Phi cơ Đức đến Syrie gây xúc động mạnh trong một vài giới ở Côte d‘Ivoưe, Dahomey. Togo, Niger : Larminat lợi dụng tình trạng ấy, sẵn sàng để tiến quân vào những nơi ấy nếu có cơ hội thứ nhất. Chính tôi cũng chỉ thị cho ông biết đường lối phải theo. Mặt khác, tôi hỏi chính phủ Anh sẽ làm gì trong trường hợp Vichy muốn tấn công Tchad chẳng hạn, có hay không có quân Đức phụ lực ; chính phủ Anh, qua bức thư của ông Eden, cho tôi biết rằng sẽ giúp tôi chống cự bằng đủ mọi phương tiện có thể sử dụng được. Sau hết, chúng tối đã làm cho người Mỹ để ý trực tiếp đến sự an ninh của Phi Châu thuộc Pháp Tự Do. Ngày mùng 5 tháng sáu, tôi trao cho bộ trưởng Mỹ qua Le Caire một giác thư nói rõ rằng Phi Châu sẽ có ngày phải dùng làm căn cứ khởi binh của người Mỹ để giải phóng Âu Châu, tôi đề nghị Hoa Thạnh Đốn đưa ngay lực lượng không quân đến Cameroun, Tchad và Congo. Bốn ngày sau, lãnh sự Hoa kỳ ở Leopold ville đến thăm tướng Larminat và thay mặt chính phủ hỏi ý kiến ông về tình hình Trung Phi thuộc Pháp ; nếu cao ủy Larminat cho rằng có sự đe dọa thì cứ cho biết Cần sự viện trợ trực tiếp nào, nhất là về phương diện vũ khí. Mặc dầu có chuẩn bị để phòng thủ thành lũy Trung Phi, mặc dầu thấy Trục và đồng minh của họ đang nỗ lực lớn ở Phi Châu, nhưng tôi vẫn nóng lòng muốn cho Trung Đông thoát vòng đe dọa của quân Đức và Vichy.

        Trong khi người Anh và Pháp Tự Do sẵn sàng để hoạt động chung trên bình diện quân sự, thì phía sau đã hiện rõ cuộc cạnh tranh chính trị. Xung quanh các bộ tham mưu Anh, tòa đại sứ Anh ở Le Caire, tòa Cao Ủy Anh ở Jerusalem, qua các thông cáo của Bộ Ngoại Giao Anh gửi cho đại diện của chúng ta : Cassin, Pleven, Dejean, qua các nhật trình, nhất là tờ Palesiine Post, chúng ta đã có thể thấy sự hoạt động tới tấp của các nhân viên chuyên trách, họ đem áp dụng tại Syrie những chương trình hành động đã được sửa soạn từ lâu. Các biến cố đã đem lại cho người Anh thế thượng phong chánh trị, quân sự và kinh tế, tất nhiên họ không quên khai thác để thủ lợi.

        Nhất là khi đã vào Damas và Beyrouth chúng ta cũng không thể giữ được tình trạng như trước khi xảy ra những biến cố này. Những đảo lộn gây ra vì cuộc bại trận 1940, cuộc đầu hàng của Vichy, cuộc vận động của địch, tất cả những biến cố ấy khiến cho Pháp Tự Do phải có lập trường mới đối với Trung Đông để trả lời vào tình trạng sự vật biến chuyển mạnh mẽ. vả chăng, chúng tôi cũng thấy rõ rằng sau khi chấm dứt chiến tranh chúng ta không giữ quyền ủy trị ở đây nữa. Chúng ta có muốn giữ quyền ấy, dân chúng A Rập và nhu cầu quốc tế cũng không cho phép. Để thay thế cho chế độ ủy trị, trên pháp lý cũng như ngoài thực tế, chỉ có thể trao trả độc lập cho các xứ ấy, sự hiện diện lịch sử và quyền lợi của nước Pháp sẽ được bảo đảm. Vả chăng những thỏa hiệp ký ở Ba Lê năm 1936 với Syrie và Liban đều hướng về mục tiêu ấy. Những thỏa hiệp ấy tuy chưa được phê chuẩn nhưng lấy lương tri và hoàn cảnh mà xét thì chúng ta cũng thấy đó là những hành động khôn ngoan.

        Bởi thế cho nên chúng tôi đã quyết định rằng khi đặt chân lên đất Syrie và Liban, Pháp Tự Do sẽ tuyên bố là quyết tâm chấm dứt chế độ ủy trị và ký những thỏa ước với các quốc gia đã lấy lại được chủ quyền. Khi nào còn chiến tranh ở Trung Đông, tất nhiên chúng ta giữ quyền tối cao của một nước thừa ủy trị, đồng thời, chúng ta chu toàn nhiệm vụ của nước ấy. Sau hết, lãnh thổ Syrie và Liban nằm trong vùng hành quân ở Trung Đông, người Anh hơn trội hẳn chúng ta về phương tiện, bởi vậy, chúng ta chấp nhận bộ chỉ huy Anh điều động toàn thể chiến lược để chống kẻ thù chung.

        Nhưng chúng tôi nhận thấy người Anh còn muốn đòi hỏi nhiều hơn thể. Ván bài của họ nhằm đặt quyền lãnh đạo của người Anh lên toàn cõi Trung Dông, tại Luân Đôn họ có những cơ quan đầu não chắc chắn, tại chỗ, họ có những toán người thiếu hẳn lương tâm nhưng không thiếu phương tiện, bộ Ngoại Giao có khi phải buồn rầu với toán người ấy nhưng vẫn dung túng, Thủ Tướng Anh có những hứa hẹn mơ hồ và những xúc động có tính toán để che đậy ý muốn kín đáo của ông. Như vậy, chính sách của người Anh nhằm cố gắng khi thì âm thầm khi thì mạnh bạo để thay thế người Pháp ở Damasvà Beyrouth.

        Chính sách của họ là dùng cách bới bèo ra bọ, họ đưa ra luận điệu nhờ có họ tiếp tay mà Pháp chịu trao trả Syrie và Liban những quyền hành nào đó. họ khuyến khích các chính phủ địa phương đưa ra những đòi hỏi gắt gao, sau hết họ đứng sau lưng người bản xứ khi người bản xứ khiêu khích người Pháp. Đồng thời họ dùng người Pháp làm cái mộc đỡ đạn cho họ, họ vận động dư luận địa phương và quốc tế chống đối người Pháp để che lấp sự phẫn nộ của dân chúng phản đối họ xen lấn vào nội bộ của các xứ A Rập khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:10:18 pm

        Quyết định hành động chung để tiến vào Syrie vừa được ký kết, người Anh đã để lộ ẩn ý của họ. Catroux đang sửa soạn một bản tuyên ngôn công bố nền độc lập của Syrie thì Sir Miles Lampson yêu cầu tuyên ngôn nhân danh cả nước Anh lẫn Pháp Tự Do. Tất nhiên, tôi phản đối. Bấy giờ vị đại sứ mới cố năn nỉ để bản văn nói đến sự bảo đảm mà người Anh có thể mang lại cho sự hứa hẹn của chúng tôi. Tôi từ chối, lấy lệ rằng lời nói của nước Pháp không cần phải có sự bảo đảm của nước ngoài. Ngày mùng 6 tháng sáu, ông Churchill gửi điện tín cho tôi trước khi lên đường, tỏ lời chúc mừng thân hữu, ông còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự bảo đảm kỳ dị ấy. Tôi trả lời câu chúc tụng của ông, chứ không trả lời ý muốn của ông. Rất dễ nhận thấy người Anh muốn tạo ra cảm tưởng rằng, người Syrie và Liban mà đạt được độc lập là nhờ có nước Anh, và sau đấy họ sẽ đứng làm trọng tài để phân xử chúng ta và Trung Đông. Sau cùng, bản tuyên ngôn của tướng Catroux được làm theo ý muốn của chúng tôi. Nhưng sau đó, chính phủ Luân Đôn công bố một bản khác riêng rẽ và nhân danh nước Anh.

        Đó là những kỷ niệm ác độc mà cuộc hành quân ấy đã gợi lại cho tôi. Tôi lại thấy mình đi lại giữa tổng hành dinh của tôi ở Jerusalem và nơi các bộ đội của chúng ta tiến vào Damas, hay đến thăm thương binh tại trạm cứu thương Anh- Pháp của bà Spears và bác sĩ Fruchaud. Dần dần tôi biết tin nhiều chiến sĩ ưu tú của ta đã phải ở lại giữa đường: thí dụ : tướng Legentilhomme bị thương nặng, đại tá Génin và hải quân thiếu tá Dẻtroyat bị giết, các thiếu tá de Chivignẻ, de Bois- soudy, de Villoutreys đều bị trọng thương, phía bên kia cũng nhiều người ngã gục dưới hỏa lực của chúug ta, nhiều trận đánh đẫm máu xảy ra tại Litani ngày mùng 9 và mùng 10 tháng sáu, Kiswa ngày 12,Kuneitra và Ezrna ngày 15 và 16, người Pháp cả hai phe và người Anh xác chết lẫn lộn ; tôi phải bồn chồn mà mến trọng và thương xót những người chỉ vì tự ái mà chống đối chúng tôi. Trong khi địch chiếm đóng Ba Lê; tấn công Phi Châu và xâm nhập Trung Đông, anh em nhà đem can đảm ra đương đầu với một cuộc tranh chấp huynh đệ tương tàn do Hitler thủ xướng, điều ấy đối với tôi quả là một sự phi phạm ghê gớm.

        Nhưng tới càng nghẹn ngào vì đau khổ, tôi càng thêm quyết chỉ làm cho xong việc này. Vả chăng, binh sĩ Pháp Tự Do cũng nghĩ như tôi, không có một người nào chịu bỏ cuộc. Các đồng bào của chúng ta sống ở Ai Cập cũng nghĩ như vậy trong một buổi họp kỷ niệm ngày 18 tháng sáu tại Le Caire, mọi người đồng thanh hoan hô bài diễn văn của tôi.

        Ngày hôm ấy người ta tưởng rằng Dentz có thể  chấm dứt một cuộc chiến tranh tồi tệ. vả chăng ông ta cũng không còn hy vọng gì. Quả vậy, Vichy gửi Benoist-Méchin sang Ankara xin viện binh cho Trung Đông đã gặp sự từ chối. Mặt khác Rachid Ali thua ở Irak và phải chạy sang nước Đức ngày 31 tháng năm, như vậy đồng mình sẽ có cửa vào Syrie bằng bãi sa mạc và sông Euphrate. Do đó, người Đức không muốn gấp rút đưa thêm lực lượng sang các xứ A Rập, Trái lại, những phi cơ của địch ở đây đều đưa trở về Hy Lạp. Số viện binh duy nhất mang sang Trung Đông từ ngày khởi chiến là hai tiểu phi dội Pháp đưa từ Bắc Phi sang qua ngả Athènes, phi đội này được quân Đức tiếp đón và tiếp tế. Bất thần có tin từ Hoa Thịnh Đốn cho biết rằng ông Conty, giám đốc chính trị tại phủ Cao ủy Trung Đông, ngày 18 tháng sáu, đã yêu cần tổng lãnh sự Mỹ ở Beyrouth liên lạc với người Anh để biết gấp điều kiện chấm dứt tình trạng thù nghịch với họ và Pháp Tự Do.

        Từ ngày 13 tháng sáu, tôi đã cẩn thận cho ông Churchill biết trước những căn bản nào theo tôi có thể kỷ kết cuộc đình chiến tương lai. Trong cuộc hội họp ngày 19 tháng sáu, tại nhà Sir Miles Lampson có sự tham dự của Wayell và Catroux, tôi cũng nhắc lại ý kiến ấy trong một bản văn định rõ điều kiện có thể chấp thuận được cho cả hai phe lâm chiến. Tôi viết : « Cuộc điều đình phải dựa trên những căn bản : đối xử với quân nhân và công chức trong điều kiện danh dự, Anh quốc bảo đảm chủ quyền và quyền lợi của nước Pháp ở Trung Đông ; Pháp Tự Do đại diện cho nước Pháp tại Trung Đông.» Tôi nói rõ rằng « tất cả quân nhân, công chức và gia đình họ đều được phép ở lại Trung Đông nếu họ muốn ở lại, nếu không họ sẽ được hồi hương sau ». Nhưng tôi nói thêm rằng « mọi biện pháp phải được đồng minh thi hành để sự lựa chọn được hoàn toàn tự do. » Sau hết, để trả lời những tin đồn đại do Vichy tung ra, tôi tuyên bố rằng « chưa bao giờ tôi đưa ra tòa những bạn đồng ngũ đã nghe lệnh trên mà đánh lại tôi, hiện thời tôi không hề có ý làm như vậy ». Chính những điềm cốt yếu đó đã được người Anh chấp thuận ngay tại chỗ, họ gửi điện văn ngay về Luân Đôn để đánh sang Hoa Thịnh Đốn và từ Hoa Thịnh Đốn gửi đến Beyrouth.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:10:37 pm

        Bởi thế cho nên ngày hôm sau tôi có một cảm tưởng khó chịu khi tôi nhận được bản văn chính thức của chính phủ Anh không đúng với những sự kiện tôi đề nghị. Họ cũng không nói đến Pháp Tự Do, họ làm như đề nghị với Dentz trao Syrie cho nước Anh ! Ngoài ra, họ cũng không nói đến những điều tôi đã dự liệu để khỏi bắt buộc quân nhân và công chức Trung Đông phải hồi hương một loạt ; tôi thì tôi muốn giữ lại càng nhiều càng hay. Tôi gửi cho ông Eden một kháng thư và báo trước cho ông biết rằng tôi chỉ kể đến những điều kiện đã thỏa thuận ngày 19 tháng 6, và không biết đến những điều kiện nào khác. Sự dè dặt ấy có tầm quan trọng của nó, sau này người ta sẽ thấy.

        Vì những lý do nào Vichy đợi đến hơn 3 tuần lễ mới quyết định dứt khoát điều đình khi chỉnh họ có ý muốn điều đình trước ? Tại sao lại tiếp tục những cuộc giao tranh không thể thay đổi được gì, ngoại trừ tổng số tổn thất? Tôi chỉ tìm ra lời giải thích khi người Đức mở cuộc tấn công vào nước Nga. Ngày 22 tháng sáu, sau ngày lãnh sự Hoa Kỳ Ở Beyrouth trao thư trả lời của Anh quốc cho vị cao ủy Pháp, Hitler tung quân sang Nga tiến về Mạc Tư Khoa, ông ta thấy có lợi hiển nhiên khi càng cầm chân được nhiều lực lượng địch ở Phi Châu và Syrie càng hay. Rommel lãnh trách nhiệm ấy ở một phía, phía kia là phần của những lực lượng Pháp Vichy ở Trung Đông.

        Tuy nhiên, ngày 21 tháng sáu, sau một trận giao tranh kịch liệt ở Kiswa, các bộ đội của chúng ta tiến vào Damas. Catroux vội vàng tới nơi. Ngày 23 tôi cũng đến nơi. Đêm hôm ấy, phi cơ Đức đến oanh tạc thành phố, giết hại hàng trăm người trong khu phố công giáo, bằng cách ấy họ chứng tỏ sự cộng tác với Vichy. Nhưng chúng tôi vừa vào đến nơi thì có nhiều tin đáng lo ngại về thái độ của người Anh gửi đến từ Hauran, Djebel, Druze, Palmyre, Djezưeh. Không nên để mất thời giờ, cần phải chứng tỏ ngay rằng sự tan rã của Vichy không phải là dấu hiệu nước Pháp thụt lùi, cần phải xác định quyền hành của chúng ta.

        Ngày 24 tháng sáu, tôi hồ nhiệm tướng Catroux làm tổng đại lý toàn quyền ở Trung Đông và ấn định mục tiêu đặc vụ của ông : « Tái lập một tình trạng nội bộ và kinh tế càng gần với tình trạng bình thường càng hay trong khi chiến tranh còn tiếp diễn ; điều đình với các đại diện có uy tín của dân chúng những thỏa ước tái lập nền độc lập và chủ quyền của các quốc gia Trung Đông và thiết lập sự đồng minh của các quốc gia ấy với nước Pháp ; giữ việc quốc phòng chống quân thù ; hợp tác với đồng minh trong cuộc hành quân ở Trung Đông,» Trong khi chờ đợi sự áp dụng những hiệp ước sau này, tướng Catroux đảm lãnh « toàn thể quyền hành và trách nhiệm của một Cao Ủy Pháp ở Trung Đông». Còn như việc điều đình thì phải thực hiện với những «chánh phủ được tấn phong bởi các quốc hội thực sự đại diện cho toàn thể dân tộc và hội họp ngay khi nào có thể được ; khởi điểm cho việc điều đình là các thỏa ước 1936 ». Như vậy, « quyền ủy trị trao cho nước Pháp ở Trung Đông sẽ được đưa đến chỗ hoàn tất và sự nghiệp của nước Pháp vẫn tiếp tục ».

        Thời kỳ tôi ở Damas tôi tiếp xúc vời đủ mặt nhân sĩ, các giới tôn giáo và hành chánh, một số người rất đông đảo. Qua thói quen thận trọng ở Đông Phương, người ta có thể nhận thấy dân chúng đã thừa nhận chúng ta đại diện cho quyền hành của nước Pháp ; người Đức đã thất bại trong kế hoạch tiến chiếm Syrie, điều đó có lợi cho chúng ta; sau hết, mọi người chờ đợi chúng ta tái lập guồng máy công quyền và thành lập chính phủ mới. Tướng Catroux với sự hiểu biết sâu xa người và vật xứ này sẽ thực hiện trật tự tiếp tế, y tế xã hội, nhưng ông sẽ đành nhiều thời giờ để bồ nhiệm các bộ trưởng.

        Vả chăng, thảm kịch đã đến ngày kết thúc. Ngày 26 tháng sáu, tướng Legentilhomme tuy bị thương nặng nhưng vẫn cầm quyền chỉ huy, ông chiếm Nebeek, và ngày 30, đầy lui một cuộc phân công tối hậu. Một đơn vị Ấn Độ từ Irak vượt sông Euphrate ngày mùng 3 tháng bảy, qua cầu Deư-ez-Zor, tiến về Alep và Homs. về phía ven biển ngày mùng 9, người Anh tiến tới Damour và về phía Đông, tiến tới Zezzin. Ngày mùng 10 tháng bảy, Dentz đưa hết tầu chiến và phi cơ sang Thổ Nhĩ Kỳ để chịu giam cầm ở bên ấy. Sau ông ta xin ngưng chiến và được đồng minh chấp thuận. Hai bên thỏa thuận đưa đặc sứ toàn quyền đến họp ở Saint-Jean-d‘Acre ba ngày sau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:11:34 pm

        Nhiều dấn hiệu cho tôi biết rằng kết quả đạt được trong cuộc hội đàm này sẽ không phù hợp với quyền lợi của nước Pháp. Hẳn là ngày 28 tháng sáu tôi đã cảnh cảo ông Churchill rằng « thái độ của nước Anh đối với chúng tôi về vấn đề  Trung Đông sẽ có tầm quan trọng cực lớn đối với cuộc đồng minh Anh-Pháp.» Hẳn là tôi đã yêu cầu được cho tướng Catroux có mặt tại cuộc thương nghị. Hẳn là các đại lý của chúng ta ở Luân Đôn đã nhận được chỉ thị minh bạch về cách thiết lập quyền hành của chúng ta ở Trung Đông để họ sử dụng làm tài liệu vận động ngoại giao. Nhưng tình hình không thuận lợi cho chúng ta, điều kiện đinh chiến của ông Eden với tướng Dentz, bầu không khí của các cơ quan quân sự và hành chảnh Anh, tướng Wayell vừa được chỉ định lảm phó vương bên Ấn Độ, ông vừa rời khỏi Le Caire, người kế vị ông là Auchinleck chưa tới nơi, như vậy cửa vẫn mở rộng cho những người «thân Ả Rập ». Sau cùng, hiệp ước đình chiến cũng được ký kết giữa Wilson và Verđilhac. Tôi không có cách nào giới hạn sự thiệt hại khác cách bay lên mây cao và từ đó đưa ra một thỏa ước không ràng buộc gì cả và lúc nào thuận tiện thì sẽ xẻ bỏ.

        Đám mây ấy là Brazzayille. Tôi ở yên Brazzayille trong khi tại Saint-Jean-d‘Acre người ta đang thiết lập bản thỏa ước mà nội dung cũng như hình thức vượt hẳn cả cái gì tôi cho là tồi tệ nhất.

        Quả vậy, bản văn của thỏa ước có nghĩa là chuyên giao một cách đơn thuần vá giản dị hai nước Syrie và Liban cho người Anh. Không có một chữ nói đến quyền của nước Pháp hiện tại cũng như tương lai. Không nói gì đến các quốc gia Trung Đông. Vichy nhượng hộ hết cho nước ngoài để đổi lấy một điều duy nhất là hồi hương toàn thể quân đội, tối đa công chức và công dân Pháp. Như vậy, tướng de Gaulle sẽ khó mà tăng cường lực lượng và giữ được địa vị của nước Pháp ở Trung Đông.

        Khi ký bản án đầu hàng ấy, Vichy tỏ ra trung thành vởỉ xu hướng suy vong của mình. Nhưng người Anh thì như mở cờ trong bụng. Họ làm ra vẻ không biết đến đồng minh Pháp Tự Do của họ ngay trên văn tự, tuy rằng Pháp Tự Do đã có sáng kiến và cộng tác với họ để đạt mục tiêu chiến lược, họ lợi dụng cái bề ngoài bỏ liều của Vichy để áp đặt bộ máy chỉ huy quân sự của họ vào quyền hành vừa được Dentz trao cho ở Beyrouth và Damas. Ngoài ra họ cũng đồng ý để các bộ đội rời khỏi Trung Đông càng sớm càng hay. Theo thỏa ước thì các bộ đội sẽ được tập trung lại để đưa xuống tầu của Darlan gửi sang. Hơn thế, người Pháp Tự Do bị cấm ngặt không được tiến xúc với bộ đội và tìm cách dụ hàng, Vật liệu quân nhu để lại sẽ giao cho người Anh. Sau hết, những bộ đội đặc biệt, nghĩa là người Syrie và Liban vẫn trung thành với nước Pháp, thậm chí Vichy không dám dùng họ để đánh chúng ta trong những trận mới đây, những lực lượng ấy phải trao nguyên vẹn cho người Anh.

        Trước khi biết rõ chi tiết, tôi căn cứ vào những lời chỉ dẫn đã gọt gạnh bớt đi như thế do đài phát thanh Luân Đôn loan đi, tôi tuyên bố rằng tôi không thừa nhận thỏa ước Saint-Jean d‘ Acre. Sau đó, tôi đi Le Caire, trên mỗi trạm dừng chân trên đường về tôi nói cho các thống đốc và các nhà quân sự Anh biết rằng việc này rất nghiêm trọng. Tôi đã nói như vậy với tướng Sir Arthur Huddleston thống đốc Soudan ở Khartoum, với thống đốc Kampala, với một nhân vật ở Ouadi-Halfa, bởi vậy cho nên tôi đến đâu là có điện tín báo động trước. Ngày 21 tháng bảy, tôi tiếp xúc với ông Olivier Lyttelton, bộ trưởng chính phủ Anh vừa được phái sang Le Caire để cứu xét toàn bộ các vấn đề của nước Anh ở Trung Đông.

        Lyttelton là người dễ thương, điềm đạm, linh lợi và cỏi mở, ông không muốn khỏi sự đặc vụ của ông bằng một biến cố lớn. Ông tiếp tôi với thái độ lúng túng. Tôi có gắng tránh những phút gắt gỏng, tôi lạnh lùng tuyên bố với ông :

        — Nhờ cuộc hành binh chung mới rồi, chúng ta đã chiếm được lợi thế chiến lược đáng kề. Như vậy là chúng ta thanh toán được ở Trung Đỏng một chướng ngại mà tình trạng lệ thuộc của Vichy vào phe Trục đã tạo ra cho chúng ta ở mặt trận Trung Đông. Nhưng tôi cần phải nói rằng thỏa ước của ông mới ký với Dentz không thể nào chấp nhận được. Tại Svrie và Liban, quyền hành không thể chuyển giao từ tay người Pháp sang tay người Anh. Chỉ có Pháp Tự Do là người duy nhất có tư cách đảm lãnh quyền hành ấy cho nước Pháp. Mặt khác, tôi cần tập kết càng nhiều càng hay những bộ đội vừa chống cự chúng tôi. Việc hồi hương cấp tốc toàn khối binh sĩ, việc tập trung họ lại và cô lập họ ở một nơi như vậy làm cho tôi không có cách gì thu phục được họ. Tóm lại, người Pháp Tự Do không thể chấp nhận tình trạng bị cô lập đối với một nguồn nhân lực khả dĩ tăng cường lực lượng chiến đấu, nhất là Pháp Tự Do không chấp nhận rằng nỗ lực chung Anh Pháp đưa đến kết quả là để các ông áp dặt quyền thống trị lên Damas và Beyrouth.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:39:29 pm

        Ông Lyttelton trả lời :

        — Chúng tôi không có ý ấy. Nước Anh không theo đuổi mục đích nào khác mục đích thắng trận này ở Syrie và Liban. Muốn theo đuổi mục đích ấy thì nội bộ phải được ổn định. Bởi thế cho nên các quốc gia ở Trung Đông cần được độc lập và nước Anh đã bảo đảm cho họ nền độc lập ấy. Mặt khác, khi mà còn chiến tranh thì bộ chỉ huy quân sự có quyền tối cao về trật tự công cộng. Như vậy thì, cùng kỳ lý, quyền quyết định tại chỗ là quyền của quân đội. Còn như điều kiện kỹ thuật do các tướng Wilson và Verdilhac quyết định để hồi hương các đơn vị Pháp thì cũng chiều theo nhu cau cho mọi việc được thực hiện trong vòng trật tự. Sau hết, tôi không hiếu tại sao các ông lại không tín nhiệm chúng tôi. Dẫu sao thì chúng ta cũng chung một đại nghĩa.

        — Phải, chúng ta cùng chung một đại nghĩa. Nhưng lập trường của chúng ta có thể không còn gì là chung nhau nữa. Tại Trung Đỏng, nước Pháp là nước thừa ủy trị chứ không phải nước Anh. Ông đã nói đến nền độc lập của các quốc gia. Nhưng chỉ có chúng tôi có đủ tư cách để trả lại nền độc lập ấy cho họ, vì những lý do và trong những điều kiện chỉ có chúng tôi xét định và chịu trách nhiệm. Hẳn là các ông có thể đứng ngoài mà tán đồng chúng tôi, nhưng các ông không có quyền xen lấn vào bên trong. Còn như trật tự công cộng ở Syrie và Liban thì đó là việc của chúng tôi chứ không phải của các ông.

        —Tuy nhiên, theo thỏa hiệp ngày mùng 7 tháng tám 1940 đã ký kết giữa chúng ta thì chính ông đã thừa nhận quyền của bộ chỉ huy Anh.

        — Bộ chỉ huy ấy thực sự có quyền chỉ đạo Lực Lượng Pháp Tự Do, nhưng chỉ trên phương diện chiến thuật và để chống kẻ thù chung. Chưa bao giờ tôi nghe nói rằng quyền ấy được nới rộng ra bình diện chủ quyền, chính trị, hành chánh, trong những lãnh thổ mà nước Pháp có trách nhiệm bảo vệ. Khi nào chúng tôi đồ bộ lên lãnh thổ Pháp, liệu ông có lấy cớ quyền chỉ huy quân đội để đòi thống trị nước Pháp chăng ? Mặt khác, tôi cần nhắc lại rằng tôi muốn tiếp xúc với những yếu tố trước kia đã vâng lệnh Vichy. Điều này cũng có lợi cho các ông. Thật là phi lý, nếu để hồi hương những bộ đội đang hăng hái để ra trận, sau này thế nào chúng ta cũng lại thấy họ ở Phi Châu hay ở nơi nào đó. Sau hết, vật liệu của Pháp và việc chỉ huy những bộ đội đặc biệt người Syrie và Liban phải trao cho Pháp Tự Do.

        — Ông đã cho tôi biết quan điếm của ông. Các vấn đề thuộc phạm vi liên lạc giữa chúng ta ở Sỵrie và Liban, chúng ta có thể đem ra bàn được. Còn như thỏa ước đình chiến thì đã ký rồi. Chúng ta phải thi hành.

        — Thỏa ước ấy không ràng buộc Pháp Tự Do. Tôi không phê chuẩn.

        — Thế thì ông tính làm gì ?

        — Để chấm dứt tình trạng hồ đồ mà bộ chỉ huy quân sự Anh muốn tạo ra ở Syrie và Liban, tôi hân hạnh báo cho ông biết rằng Lực Lượng Pháp Tự Do không tùy thuộc bộ chỉ huy ấy nữa kể từ ngày 24 tháng bảy, nghĩa là trong ba ngày nữa. Ngoài ra, tôi đã chí thị cho tướng Catroux nắm lấy ngay quyền hành trên khắp lãnh thổ Svrie và Liban, dẹp tan mọi sự chống cự bất cứ dưới hình thức nào. Tôi ra lệnh cho Lực Lượng Pháp Tự Do tiếp xúc với các yếu tố Pháp khác và tiếp thâu vật liệu quân nhu của họ.

        Sau hết, việc tổ chức quân đội Syrie và Liban mà chúng tôi đã khởi sự, sẽ được tiếp tục mạnh mẽ.

        Tôi trao cho ông Lyttelton một điệp văn được sửa soạn từ trước và minh định những điều nói trên đây. Lúc ra ve tôi còn bảo ông :

        — Hẳn ông biết chính tôi và các đồng chí của tôi đã làm gì để siết chặt sự đồng minh của chúng ta. Như vậy ông có thể ước lượng được sự tiếc nuối của chúng tôi nếu vạn nhất sự đồng minh ấy bị tan rã. Nhưng chúng tôi và những người trong nước chúng tôi đặt hy vọng vào chúng tôi, chúng tôi không thể chấp nhận rằng sự đồng minh ấy có hại cho nước Pháp. Nếu chẳng may trường hợp ấy xảy ra thì chẳng thà chúng tôi hủy bỏ những cam kết đối với nước Anh. Vả chăng, dầu sao thi chúng tôi cũng theo đuổi cuộc chiến tranh chống kẻ thù với những phương tiện của chúng tôi. Tôi có ý muốn đi Beyrouth trong ba ngày nữa. Từ nay đến hỏm ấy, tôi sẵn sàng điều đình nếu các ông nhận thấy nên có cuộc điều đình.»

        Khi từ biệt tôi, Lyttelton giữ bề ngoài cứng cựa nhưng thực ra ông xúc động và lo lắng. Chính tôi cung xúc động. Buổi quá trưa hôm ấy tôi xác nhận bằng công thư rằng Lực Lượng Pháp Tự Do chấm dứt việc tùy thuộc quyền chỉ huy của người Anh vào giữa trưa ngày 24, nhưng tôi sẵn sàng điều đình với họ điều kiện mới để hợp tác binh bị. Sau hết tôi đánh điện tín cho Churchill : « Chủng tôi coi nội dung thỏa ước Saint-Jean d‘ Acre như trải với quyền lợi quân sự và chính trị của Pháp Tự Do, nghĩa là của nước Pháp, còn về hình thức thì thật là tai hại cho danh dự của chúng tôi... Tôi mong rằng tự ông cũng cảm thấy thái độ của người Anh đối với một vấn đề sinh tử cho chúng ta, sẽ tạo ra rất nhiều sự khó khăn và sẽ có hậu quả tai hại cho công cuộc tôi đang thực hiện.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 10:55:42 pm
   
        Bây giờ đến lượt người Anh lên tiếng. Họ ưng chịu một vài nhượng bộ. Tối hôm ấy, ông Lyttelton đến gặp tôi và nói thứ ngôn ngữ sau đây :

        — Tôi công nhận rằng bề ngoài có những sự việc khiến cho ông nghĩ rằng chúng tôi muốn chiếm chỗ của Pháp ở Trung Đông. Tôi đoan với ông rằng ông đã nghĩ làm. Để đảnh tan sự hiểu lầm ấy tôi sẵn sàng viết cho ông một văn thư bảo đảm rằng chúng tôi hoàn toàn không chú trọng gì đến lãnh vực chính trị và hành chánh.

        — Việc khẳng định trên nguyên tắc như vậy hay lắm. Nhưng còn thỏa ước Saint-Jean d‘Acre vi phạm nguyên tắc một cách ngao ngán, ngoài ra thỏa ước ấy còn tạo ra những xung đột giữa người của ông đảm lãnh việc thi hành và người của chúng tôi không chấp nhận. Cũng còn vấn đề các ông muốn nới rộng quyền kiểm soát quân đội Anh đến các lãnh vực khác ở Trung Đông, điều đó không thể dung hòa được với địa vị của chúng tôi ở đây.

        « — Cỏ lẽ ông có gì đề nghị với chúng tới về hai vấn đề ấy?

        « — Vấn để thứ nhất, chúng tôi không có lối thoát nào khác việc thỏa hiệp ngay tức khắc giữa chúng ta về việc « thi hành » hiệp ước đình chiến, khuyết điểm trong bản văn sẽ được sửa chữa khi đem ra áp dụng. Còn như vấn đề thứ hai, thì điều cân gấp là ông cần giới hạn việc chỉ huy trên lãnh thổ Syrie và Liban vào phạm vi hành quân chống kẻ thù chung.

        « - Ông cho phép tôi suy nghĩ ».

        Bầu không khí sáng sủa hơn. Sau nhiều cuộc bàn luận, trước tiên, chúng tôi đi đến một thỏa hiệp « suy diễn » hiệp ước Saint' Jean-đ‘Acre vào ngày 24 tháng bảy, tướng Larminat và đại tá Valin đã điều đình thỏa hiệp ấy. Người Anh tuyên bố sẵn sàng để chúng ta tiếp xúc với bộ đội Trung Đỏng đế tìm người trở về tập kết, họ thừa nhận rằng vật liệu sẽ giao hoàn Lực Lượng Pháp Tự Do và họ không thu dùng binh sĩ người Syrie và Liban. Ngoài ra, chúng tôi đồng ý với nhau rằng «nếu Vichy vi phạm nhiều hiệp ước đình chiến, lực lượng Anh và Lực Lượng Pháp Tự Do sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để tập kết các bộ đội của Vichy về với Pháp Tự Do.» Vì đã xảy ra nhiều « cuộc vi phạm nặng nề », người ta có thể tin rằng rốt cuộc sẽ xét lại toàn thể vấn đề bộ đội Pháp ở Trung Đông — Chính ông Lyttelton cũng cho tôi biết như vậy.

        Tôi không nghi ngờ thiện chí của vị bộ trưởng Anh. Nhưng tướng Wilson và nhóm người thân A Rập của ông sẽ làm gì mặc dầu đã có sự ký kết ? Để bắt buộc họ phải tôn trọng, tôi gửi điện tín cho ông Churchill hối thúc ông : « đừng để cho Vichy sử dụng trở lại được cả một quân đoàn các đơn vị đã thành lập xong xuôi.» Tôi còn nói thêm rằng : « Tôi cần phải nhắc lại, ý thức tối sơ về sự an ninh cũng cho ta thấy nên đình chỉ việc hồi hương đạo quân của Dents và để cho Pháp Tự Do hoạt động đưa những phần tử lạc hướng vì tuyên truyền địch, trở về chính nghĩa.

        Ngày hôm sau, ngày 25, ông Oliver Lyttelton bộ trưởng chính phủ trong chính phủ Anh, nhân danh nước ông, viết cho tôi như sau :

        « Chúng tôi thừa nhận quyền lợi lịch sử của nước Pháp ở Trung Dông. Anh Quốc không có quyền lợi gì ở Syrie và Liban ngoài quyền lợi thẳng cuộc chiến tranh này. Chúng tôi không có ý dẫm chân lên địa vị của người Pháp bằng bất cứ cách nào. Pháp Tự Do và Anh Quốc, hai bên đều hứa hẹn trả lại độc lập cho Syrie và Liban. Chúng tôi sẵn lòng chấp nhận rằng, khi đã qua giai đoạn này và không trở lại lần nữa, nước Pháp phải có một địa vị ưu tiên và hơn trội các quốc gia Âu Châu khác ở Trung Đông... ông đã nhận được những lời bảo đảm mới đây của Thủ Tướng Anh về việc này. Tôi rất vui mừng xác định với ông những sự kiện ấy.»

        Cũng trong bức thư ẩy, ông Lyttelton tuyến bố rằng ông chấp nhận bản văn một thỏa hiệp của tôi trao cho ông, liên hệ đến sự hợp tác giữa giới cầm quyền quận sự Anh và Pháp ở Trung Đông. Theo thỏa hiệp ấy thì người Anh không can thiệp vào các lãnh vực chánh trị và hành chánh ở Trung Đòng, để bù lại, chúng tôi chấp nhận để họ đảm lãnh việc chi huy chiến lược trong những điều kiện ấn định rõ ràng.

        Ngay ngày hôm ấy, tôi đi Damas và Beyrouth.

        Lãnh tụ Pháp Tự Do long trọng bước vào thủ đô Syrie; Người ta có thể thấy sự vui mừng tràn ngập một đô thị lớn mà trước đây lúc nào cũng tỏ ra lãnh đạm với nhà cầm quyền Pháp. Một vài ngày sau, trong khuôn viên trường Đại Học, tôi ngỏ lời với các nhân sĩ trong nước quy tụ xung quanh chính phủ Syrie tôi xác định mục tiêu của nước Pháp ở Trung Đòng, tất nhiên tôi được mọi người nghe theo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 10:57:36 pm

        Tôi đến Beyrouth ngày 27 tháng bảy. Các bộ đội Pháp và Liban lập hàng rào danh dự trong khi quần chúng đứng dọc đường lộ, vỗ tay khen ngợi. Từ công trường Canons vang dậy tiếng reo hò, tôi tới dinh Thủ Tướng Liban, ông Alfred Mac- cache, long trọng trao đổi với tôi những lời lẽ hết sức lạc quan. Sau đây tôi đến Đại Điện, nơi hội họp của các nhân vật Pháp. Phần lớn những người này đã hợp tác, nhiều khi tin tưởng hệ thống Vichy. Nhưng khi đã tiếp xúc với họ, lại một lần nữa tôi nhận thấy rằng những việc đã rồi có thể đè nặng xuống thái độ và sức tin tưởng của con người đến mức nào. Công chức, nhân sĩ, tu sĩ, mọi người đều cam kết trung thành với tôi và hứa tận tâm phục vụ xứ sở và chánh quyền mới. Tôi cần phải nói rằng họ đã giữ đúng lời hứa, ngoại trừ một vài ngoại lệ. Gần hết những người Pháp ở Liban và Syrie không ngừng đoàn kết xung quanh Pháp Tự Do, mặc dầu họ phải qua những hoàn cảnh cực kỷ khó khăn, vì Pháp Tự Do chiến đấu cho cuộc giải phóng quốc gia, đồng thời đảm lãnh tại đây quyền hành và bổn phận của nước Pháp.

        Quyền hành và bổn phận ấy cần phải thực hiện cấp bách. Tôi vừa đến Beyrouth thì ngạc nhiên mà nhận thấy rằng tướng Wilson và những nhân viên chính trị mặc binh phục của ông không đếm xỉa gì đến thỏa hiệp của tôi ký với Lyttelton. Việc thi hành hiệp ước cũng như thái độ của người Anh ở Syrie và Liban, tất cả đều xảy ra như không ai phải bận tâm gì đến chúng tôi.

        Dentz đã thỏa hiệp với người Anh, tập trung quân đội trong vùng Tripoli, ông ta vẫn tiếp tục công việc chỉ huy. Các đơn vị, các sĩ quan chỉ huy vũ khí, cờ xí, tất cả đều đống doanh trại bên cạnh nhau : Vichy ban tặng cho họ rất nhiều huy chương và tuyên dương công trạng ; họ chỉ đọc những bản tin gửi đến theo hệ thống quân giai và tất cả đều yên tri đợi ngày hồi hương gần kề. Vả chăng, tàu bè sang đón đã báo tin sẵn sàng ở Marseille ; Dar- lan không để mất ngày nào lo cho họ về và quân Đức không làm gì để ngăn cản họ trở về. Trong khi chờ đợi, ủy ban đình chiến và đồn bóp cảnh sát Anh bắt buộc phải tôn trọng triệt để những mệnh lệnh của Dentz; binh sĩ bị nghiêm cấm không được liên lạc với Pháp Tự Do, quân Pháp Tự Do cũng không được phép đến gần họ, Trong điều kiện ấy thật ít khi có người hồi chánh, Đáng lẽ dùng hành động thẳng thắn để đặt mọi người trước lương tâm của mình, quyết định chọn lựa trong tự do và sáng suốt, người ta chỉ nghĩ đến một việc hồi hương tập thể một đạo quân bị giam hãm trong bầu không khí, thù hận và ô nhục làm cho con người chỉ muốn từ bỏ ngay nơi đã hy sinh vô bổ, đã cố gắng chua chát.

        Sự cam kết của người Anh đối với chúng tôi về việc suy diễn hiệp ước đình chiến chỉ còn là văn kiện chết, những vấn đề khác cũng không hơn, họ cam kết không nhúng tay vào việc chính trị ở Syrie và giới hạn quyền chỉ huy quân sự, nhưng họ không tôn trọng. Ở Damas và Beyrouth sự xen lấn còn giữ bề ngoài kín đáo, nhưng trái lại, những nơi dân chúng hoang mang đều là mồi ngon cho tham vọng của nước Anh và những cán bộ trung kiên của họ.

        Tại Djezưeh, thiếu tả Reyniers, đại lý của tướng Catroux, bị các lực lượng Anh tình nghi, ông bị cản trở không lập lại được những đại đội người Assyrie-Chaldẻe và những trung đoàn người Syrie vừa bị giải tán. Tại Palmyr, trong bãi sa mạc, ông Glubb, hiệu là « Glubb-Pacha ». chỉ huy lực lượng Transjordanie, cố gắng tuyển mộ các bộ lạc Bẻdouin cho vị thủ hiến Abdullah. Trong vùng Hauran, nhân viên Anh ép buộc các tù trưởng phải thừa nhận quyền hành của thủ hiến Abdullah và trả thuế má cho thủ hiến. Từ Alep cũng như từ Alamites gửi về những bản phúc trình dáng lo ngại.

        Nhưng người Anh để lộ ý muốn công khai của họ nhất là ở Djebel Druze. Tuy nhiên, ở đây không có trận giao tranh nào, Catroux và Wilson đều đồng ý rằng các bộ đội đồng minh chưa tiến vào nếu chưa có quyết định chung. Chúng tôi rất đỗi kinh ngạc khi biết rằng một lữ đoàn Anh đã tiến vào đây, họ tự quyền xáp nhập những trung đoàn Druze ; một vài tù trưởng được ông Bass, người mà dân bản xử gọi bà tướng Bass, đền bù thiệt hại tuyên bố không chấp nhận chủ quyền người Pháp; tại Soueida « tòa Nhà Pháp », dinh đại lý của chúng ta, bị người Anh dùng sức mạnh lấy làm trụ sở bộ chỉ huy của họ, họ đã hạ cờ tam sắc và thượng cờ của họ trước mặt bộ đội và dân chúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 10:58:08 pm

        Cần phải hành động ngay. Tướng Catroux đồng ý với tôi, ngày 29 tháng bảy ra lệnh cho đại tá Monclar đưa một đội quân hùng hậu đến ngay Soueida, chiếm lại « tòa Nhà Pháp » và tập hợp các trung đoàn Druze. Wilson biết tin ấy gửi cho tôi bức thư đe dọa bắt buộc phải ngưng chỉ ngay cuộc tiến quân. Tôi trả lời rằng :« Đội quân đã đến nơi rồi... Chính ông ta có thể điều đình với Catroux vấn đề đóng quân Anh và Pháp ở Djebel- Druze.,. tôi rất tiếc rằng ông ta đã có những luận điệu đe dọa... nhưng vì tôi sẵn hợp tác quân sự một cách thẳng thắn, cho nên tôi mong sẽ không xảy ra điều gì xúc phạm đến chủ quyền của nước Pháp ở Syrie và Liban và danh dự của quân đội Pháp.

        Trong khi ấy thì Monclar đã đến Soueida ; chỉ huy trưởng lữ đoàn Anh tuyên hố : « Nếu phải đánh nhau thì chúng tôi sẽ đánh ». Monclar chấp nhận cuộc thách thức. Nhưng sự việc không đi xa hơn. Ngày 31 tháng bảy, Monclar chiếm lại « Tòa nhà Pháp », long trọng thượng cờ tam sắc, cho các bộ đội vào đóng đồn trại trong tỉnh và tái lập trung đoàn Druzes đặt dưới quyền chỉ huy của người Pháp. Sau đó ít lâu, các đơn vị Anh rời khỏi vùng.

        Nhưng dẹp êm được một chuyện thỉ lại có nhiều chuyện khác bùng nổ ở khắp nơi. Vả chăng Wilson báo tin rằng ông ta lập cái gọi là « thiết quân luật » và nắm lấy toàn thể quyền hành. Chủng tôi cảnh cảo ông ta rằng trong trường hợp ấy chúng sẽ dùng quyền hành của chúng tôi đế chống lại quyền hành của ông ta và mọi việc sẽ đi đến chỗ đồ vỡ. Lyttelton tuy biết rõ tình hình nhưng không muốn can thiệp. Ông ta nghe ngóng biết rằng Catroux sắp đến Beyrouth và Damas để thương thuyết những hiệp ước tương lai, ông ta bèn viết thư trực tiếp cho Catroux yêu cầu đế Spears có mặt trong những cuộc điều đình ấy, làm như xưa nay ai cũng làm vậy. Họ vẫn cố ý xen vào công việc của chúng ta mỗi ngày nhiều hơn, bây giờ đã tới mức cùng mà chúng ta có thể chịu đựng được rồi. Ngày mùng 1 tháng tám, tôi đánh điện tín cho Cassin, bao ông đến thăm Eden và nhắn giùm tôi rằng « sự xen lấn của người Anh gây ra những rắc rối cực kỷ nghiêm trọng ; cái lợi đáng ngờ vực mà chỉnh sách của họ ở Trung Đông cho phép họ thụ hưởng sẽ không có giá trị gì so với hậu quả trọng đại của sự chia rễ giữa Pháp Tự Do vả Anh quốc.»

        Hẳn là Luân Đôn không muốn có sự bất hòa. Ngày mùng 7 tháng tám, ông Lyttelton đến thăm tôi tại Beyrouth và ở choi với tôi một ngày. Đây là cơ hội mở một cuộc hòa đàm dứt khách ở Trung Đông để người Anh làm được cái gì nếu họ muốn làm. Ổng thẳng thắn nhìn nhận rằng quân nhân Anh không thi hành những hiệp ước ngày 24 và 25 tháng bảy. Ông khẳng định : « Đây chỉ lả sự chậm trễ, hậu quả của sự khuyết điểm thông tin và có lẽ của sự thiếu hiểu biết, tôi rất lấy làm tiếc và tôi nhất định chấm dứt tình trạng này.» Ông ra vẻ kinh ngạc và bất bình về những vụ rắc rối do nhân viên người Anh gây ra và được tướng Catroux tường trình. Ông tuyên bố rằng Vichy vi phạm hiệp ước đình chiến : thí dụ 52 sĩ quan Anh bị bắt trong những trận giao tranh mới đây, đáng lẽ phải trao trả ngay nhưng Vichy đã không trao trả và cũng không ai biết họ bị giam giữ ở đâu ; bởi thế cho nên Dentz sẽ được thuyên chuyển sang Palestine và từ sau chúng ta sẽ có đủ dễ dàng để thực hiện việc hồi chánh. Tôi không giấu giếm rằng chúng ta rất buồn phiền vì cách hợp tác của người Anh. Tôi nói cho ông biết ; « Nếu tiếp tục làm việc với nhau trong điều kiện này thì chẳng thà ai đi con đường của người ấy. » Đến lượt ông than phiền vì chúng ta gây trở ngại cho chính phủ Anh, tôi trả lời ông rằng, theo di ngôn của Foch trước đây thì sự chỉ huy đồng minh mà thiếu vô tư thì không thể nào hữu hiệu được, chính ông, ông có thể rất thành thật mà nói tôi hay viết cho tôi điều gì đó nhưng đáng tiếc rằng đó lại không phải là trường hợp của những người Anh khác. Còn như việc Wilson nại cớ nhu cầu phòng vệ Trung Đông để chiếm đoạt quyền hành ở Djezưeh, Palmyre. Djebel Druze, thì như vậy chỉ là hạ sách. Bây giờ địch đã xa Diebel Druze, Palmyre, Djezưeh. Nếu cần phải đề phòng sự đe dọa khác của địch xuống Syrie và Liban thì nên thiết lập một kế hoạch phòng thủ chung chứ không nên nghĩ đến một chỉnh sách xen lấn vào lãnh vực của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 10:58:24 pm

        Ông Lyttelton đang kiếm cách cáo lui giữa một điệu hòa âm nào đó, ông bèn nắm ngay lấy « kế hoạch phòng thủ » để gọi chuyện, ông đề nghị đưa tướng Wilson vào, nhưng tới không muốn ông này có mặt trong buổi họp. Tôi từ chối, nhưng chấp nhận để Wilson gặp đỡ Catroux ở ngoài thành Beyrouth tham gia việc khởi thảo kế hoạch. Họ gặp nhau ngày hôm sau. Không đạt được cái gì ngoài thực tế, đây là chứng cớ rằng đối với vấn đề Trung Đông người Anh họ bận tâm đến cái gì khác chứ không phải cuộc tấn công của quân Đức. Tuy nhiên, bộ trưởng chánh phủ Anh muốn tỏ thiện chí, lúc ra về ông trao cho tôi một bức thư nhắc lại sự cam kết rằng người Anh không có mưu toan chính trị gì cả. Ngoài ra, ông Lyttelton còn xác định bằng lời nói rằng tôi sẽ được thỏa mãn về mặt thực tiễn sau cuộc hội đàm này.

        Đã trải qua nhiều sóng gió mà Pháp Tự Do không hề nao núng, tôi cho rằng đã đến lúc qua được sự khó khăn. Nhưng tôi đã từng trải, tôi biết chắc rằng chẳng sớm thì muộn lại xảy đến những khủng hoảng khác. Nhưng được ngày nào hay ngày ấy. Để kết luận một cuộc thử thách đã tạm thời qua khỏi, tôi gửi cho phái đoàn của Luân Đôn những bức thư tóm lược mọi biến cố và lên giọng đạo đức mà tuyên bố « Sự cao cả và sức mạnh của chúng tôi là ở điểm chúng tôi cương quyết bênh vực quyền lợi của nước Pháp. Chủng tôi cần sự nhất quyết cho đến tận sông Rhin, kể cả con sông ấy. »

        Nhưng dẫu sao thì từ đấy trở đi sự việc cũng xuất hiện với bộ mặt khác. Larminat đã có thể cùng các phụ tá của ông đến những đơn vị chưa lên tàu hồi hương và đưa lời kêu gọi binh sĩ vào phút chót. Catroux có thì giờ đến thăm một vài công chức mà ông muốn dùng. Chính tôi, tôi cũng tiếp kiến với nhiều người. Sau cùng, chúng tôi tập kết được 127 sĩ quan, 6.000 hạ sĩ và binh nhì, nghĩa là 1 phần 5 quân số ở Trung Đông. Ngoài ra chúng tôi cũng tải lập được một lực lượng người Syrie và tổng cộng 290 sĩ quan và 14.000 binh lính. Nhưng chúng tôi đã không thu dùng được 25.000 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, bộ binh và không quân Pháp ; nếu chúng tôi có đủ thời giờ và phương tiện đế giảng giải cho họ biết thì phần lớn đã theo chúng tôi. Bởi vì những người Pháp được địch cho phép hồi hương, nhưng phải giải ngũ không được trở lại binh nghiệp, những người ấy đều ngờ vực và lo buồn. Còn như tôi, tôi thấy tim thắt lại khi trông thấy tầu vận tải của Vichy gửi sang đậu dài ngoài bến; sau đấy tầu tiến ra khơi, mang đi một phần hy vọng của tổ quốc.

        Ít ra những phần còn lại cũng sử dụng một cách hữu ích. Tướng Catroux cố gắng thực hiện công việc đó. Ông là người có ý thức về sự cao cả của nước Pháp, ông thích có uy quyền, ông khéo chăn dắt loài người, nhất là người Phương Đông mà ông hiếu rõ tâm tình và khát vọng ; ông tin chắc ở giá trị của mình cũng như ông tận tâm với một công cuộc lớn lao và với người điều khiến công cuộc ấy ; ông sẽ là người danh dự và tài ba lỗi lạc để chơi ván bài của nước Pháp ở Trung Đông, có khi tôi nghĩ rằng tính ông thích làm cho người ta cảm phục ông, Xu hướng dung hòa của ông không phải lúc nào cũng trả lời vào yêu cầu của loại đấu kiếm mà ông đang đảm nhiệm đây, đặc biệt là ông chậm hiếu ý nghĩa sâu xa những độc kế của người Anh, nhưng không bao giờ tôi quên công lao và những đức tính quý báu của ông. Trong tình trạng khó khăn đặc biệt lúc ban đầu tạo ra vì điều kiện sinh hoạt tồi tệ, phương tiện thiếu thốn, trở ngại nổi lên khắp nơi, tướng Catroux đã phục vụ nước Pháp trong tình trạng cực kỳ khó khăn ấy.

        Để bắt đầu, phải tổ chức lại từ trên xuống dưới. Sự đại diện của nước Pháp ; ở đây gần như không còn gì sau khi hơi hương phần lớn những công chực có khả năng, những sĩ quan tình báo. Catroux dùng làm thư ký riêng ông Paul Lepissiẻ trước là bộ trưởng Pháp ở Vọng Các! Các tướng Collet và Pierre Bart được phái đến bên cạnh các chính phủ Syrie và Liban. Đồng thời, ông gởi các ông Dayid và Fauquenot đến Alep, để Montjou đến Tripoli, Dumarẹay đến Saida, thống đốc Schoeffer, sau tướng Monclar đến Alaouites, các đại tá : Brosset đến Djezưeh, des Essars đến Homs, Oliva - Roget đến Djebel Druze ; những người ấy sẽ đến các vùng trọng nhiệm để thể hiện sự có mặt của nước Pháp và gây ảnh hưởng của nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 10:58:48 pm

        Tôi cần phải nói rằng dân chúng nhiệt liệt tán thưởng việc làm của chúng ta. Họ trông thấy trong người Pháp Tự Do cái gì là can đảm, khác thường, hào hiệp, trả lời vào con người lý tưởng của nước Pháp đối với họ. Ngoài ra, họ cảm thấy rằng sự có mặt của chúng ta sẽ đẩy xa được nạn xâm lăng của quân Đức, bảo đảm được nền kinh tế cho ngày mai và hạn chế sự hà hiếp của các lãnh chúa phong kiến. Sau hết, chúng tôi loan báo sẽ trả lại nền độc lập cho họ, điều ấy đã làm cho họ xúc động vô cùng. Dân chúng đã niềm nở đón chào tôi khi tôi đến Damas và Beyrouth vài ngày sau họ nhắc lại cử chỉ thân hữu ấy khi tôi đến Alep, Lattaquiẻ, Tripoli, và nhiều thành phố khác ở vùng nầy, nơi nào cũng là một chứng nhân lịch sử với vẻ thơ mộng bi hùng.

        Cảm tình của quần chúng rõ ràng thuận lợi cho chúng ta nhưng về phương diện chảnh trị không có gì là minh bạch. Về phương diện này, điều cấp bách hơn cả là thành lập tại mỗi quốc gia một chính phủ có khả năng đảm nhiệm được những trách vụ mới của chúng tôi sẽ trao trả họ, nhất là về phương diện tài chảnh, kinh tế, trật tự công cộng. Chúng tôi quyết định chỉ giữ lại cho nước thừa ủy trị trách nhiệm quốc phòng, ngoại giao và « quyền lợi chung » của hai quốc gia : tiền tệ, thương chánh, tiếp tế, đó là những lãnh vực không thể chuyển giao ngay được cũng như không thể tách rời Syrie và Liban. Sau này khi nào tình hình chiến tranh biến chuyển và cho phép, người ta sẽ tổ chức bầu cử để tuyển lựa toàn thể các đại diện quốc gia. Trong khi chờ đợi tình hình biến chuyển một cách tốt đẹp như vậy, chính phủ hiện hữu đã nắm sẵn trong tay những quyền hành rộng rãi hơn trước, điều đó không khỏi làm sôi sục sự ham muốn của các đoàn thể, sự tranh giành của cá nhân.

        Đối với Syrie thì về phương diện này tình hình phức tạp lạ lùng. Vào tháng bảy 1939, Ba Lê đã không chuẩn y thỏa ước 1936, vị Cao ủy Pháp phải hạ bệ Tổng Thống Hachem Bey el Atassi và giải tán Quốc Hội. Chúng ta có sẵn một nội các ở Damas đặt dưới quyền Khaled Bev Azem, một nhân vật được nể vì và được việc lắm, nội các này chỉ xử lý thường vụ chứ không có tư cách một chính phủ quốc gia. Trước tiên tôi hy vọng rằng có thể tái lập tình trạng hiện hữu trước đây tại Syrie. Tôi đã cùng tướng Catroux hội đàm với nhiều nhân vật và thấy họ đồng ý với tôi trên nguyên tắc : đó là Tổng Thống Hachem Bey và vị Thủ Tướng chính phủ cuối cùng của ông, ông Djemil MarđamBey, ông Fares El Koury, Chủ Tịch Quốc Hội mới giải tán. Tuy rằng cả ba người đều là những chính trị gia nhiều kinh nghiệm, những nhà ái quốc, những người muốn cứu vãn tình thân hữu với người Pháp, nhưng hầu như họ không nhìn thấu tầm sâu rộng của vấn đề; đây là cơ may lịch sử để họ đưa nước Syrie lên con đường độc lập trong sự thỏa hiệp với nước Pháp và vượt lên trên mọi thành kiến, mọi thù hận. Tôi nhận thấy họ bận tâm quá nhiều đến hình thức pháp lý và dễ xức động vì tự ái quốc gia. Tuy nhiên, tôi yêu cầu tướng Catroux theo đuổi cuộc đàm phán và hướng về một giải pháp khác nếu họ quá dè dặt không cho đạt được một kết quả nào.

        Tại Liban, chúng ta có thể tiến mau hơn tuy chưa đạt được giải pháp lý tưởng. Tổng Thống Cộng Hòa, Emile Eddé, người bạn vững chắc của nước Pháp và chinh khách có tài, ông đã tự ý xin từ chức ba tháng trước khi có cuộc hành binh vào Beyrouth. Không có ai thay thế ông. Mặt khác, nhiệm kỳ của Quốc Hội chấm dứt đã từ lâu. Xét về phương diện nguyên tắc và Hiến Pháp thì không còn gì dùng làm điểm tựa. Nhưng vẫn có sự tranh chấp ác liệt giữa các phe phái chính trị, Emile Eđdé đang cạnh tranh rảo riết với một nhân vật đối lập là ông Bechara El Koúry. Ông này thông thạo các vấn đề của Liban, đã quy tụ xung quanh ông nhiều tín đồ và quyền lợi. Ông Koury cho tôi biết : « Eddẻ đã ngồi ghế ấy một thời gian rồi, bây giở đến lượt tôi làm Tổng Thống ! » Sau hết, còn có Riad Solh, lãnh tụ Hồi Giảo chính thống, trưng cờ kéo biển quốc gia Á Rập tại các đền miếu làm cho hai lãnh tụ đối lập giật mình, nhưng hai người vẫn không thỏa hiệp được với nhau.

        Trong những điều kiện ấy, chúng tôi cho rằng tốt hơn hết là nên dành ngồi tối cao cho người trước đây đã đứng đầu chính phủ, ông Alfred Naccache, người không nổi tiếng bằng ba người kia nhưng có khả năng, được nhiều người yêu mến vả chăng trong thời kỳ chuyến tiếp này, để ông đứng đầu chính phủ cũng không gây ra những sự chống đối mãnh liệt. Tuy nhiên, nói như vậy chỉ đúng một phần thôi. Vì thực ra, Emile Eddé chấp nhận sự lựa chọn của chúng tôi lúc này, RiadSolh không gây rắc rối gì cho người cầm quyền, nhưng Bechara E1 Koury tung ra một loạt âm mưu và ma giáo để công kích Naccache.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 10:59:33 pm
 
        Trong khi chờ đợi sự bầu cử tự do, tình hình chính trị ở Beyrouth và Damas như vậy, tự nó không có gì đáng lo ngại. Trật tự công cộng không đến nỗi bị đe dọa, công việc hành chánh vẫn chạy đều. Dư luận chấp nhận không cần giải thích rằng bầu cử chậm trễ vì áp lực mạnh mẽ của chiến tranh. Tóm lại, thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ ủy trị sang chế độ độc lập có thể và phải trôi chảy êm thắm nếu sự can thiệp của người Anh không cố tình cơ hội và manh mối để gây rối.

        Trong khi ở Le Caire ông Lyttelton lo giải quyết những vấn đề tiếp tế Trung Đông, trong khi tướng Wilson tự xóa bỏ vai trò của mình bằng cách thiết quân luật và can thiệp trực tiếp, thì Spears nghiễm nhiên hiện diện ở Beyrouth với tư cách trưởng liên lạc Anh, sau, đến tháng giêng ông trờ thành đại diện toàn quyền Anh bên cạnh chính phủ Syrie và Liban. Ông có những phương tiện hùng hậu : quân đội Anh, hoạt động đa diện của nhân viên tình bảo, làm chủ tình hình kinh tế của hai nước sống về sự thông thương, sự hỗ trợ của một nền ngoại giao bậc nhất hoàn cầu trên khắp các thủ đô thế giới, ông có phương tiện tuyên truyền dồi dào, ông có sự giúp đỡ của các quốc gia A Rập láng giềng như : Irak và Transjordanie với các hoàng thân thân cận với Hussein; Palestine với một vị Cao ủy Anh luôn luôn giả bộ hoảng hot vì sự « đàn ảp » ngươi Syrie và Liban có hậu quả tai hại đến người A Rập trên lãnh thổ của ông ta ; sau hết là nước Ai Cập, nơi có tình trạng ổn định của các bộ trưởng đương quyền cũng như người muốn dòm ngó ghế bộ trưởng, cả hai loại phải có cơ may thực sự làm bộ trưởng nếu có lời ưng thuận của người Anh.

        Xứ Trung Đỏng có hoàn cảnh dễ làm ăn, đầy âm mưu, đày tham vọng, để người Anh thực hiện kế hoạch của họ như vậy, cho nên họ chỉ muốn sử dụng lá bài đã có trong tay. Muốn làm cho Luân Đôn  có thái độ ôn hòa hơn chỉ có cách dọa đoạn giao vội họ và làm cho họ cần phải nương tay đừng làm người Pháp uất ức. Nhưng nếu dùng kế sách ấy thì chúng ta cũng phải giới hạn cách đỡ’ đòn và trả đũa của chúng ta. Sự chia rẽ với nước Anh sẽ có hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và vật chất cho chúng ta, bởi thế cho nên chúng ta cũng phải biết điều, vả chăng, Pháp Tự Do dần dần bành trướng, phải chăng chúng ta đã mất sức tập trung cương nghị để lần này được cuộc bằng cách đánh xả láng ? Sau hết, chúng ta cần gì phải tố giác với dân chúng Pháp mưu mô của đồng minh chúng ta, khi chúng ta còn ở dưới vực thẳm, và điều cần thiết hơn cả là làm cho mọi người tin tưởng và hy vọng để khích lệ quốc dân chiến đấu chống xâm lăng ?

        Mặc dầu trải qua nhiều gian nan, chúng ta cũng tái lập được chủ quyền ở Syrie và Liban. Sự kiện ấy tăng thêm nhiều sức mạnh cho phe tự do. Từ đây, hậu cứ của đồng minh ở Trung Đông đã được vững vàng. Đối với người Đức thì họ không còn cách nào đặt chân lên các nước Ả Rập trừ khi hực hiện một cuộc viễn chinh rộng lớn và nguy hiểm. Hitler đã tính làm cho Thổ Nhĩ Kỳ phải núng thế và chịu nghiêng về phía Trục để làm cầu nổi Âu Châu với Á Châu cho họ, nhưng bây giờ Thổ không còn bị đe dọa nữa, Thổ sẽ vững mạnh. Sau hết, Pháp Tự Do đã có phương tiện để đưa ra phóng tuyến nhiều lực lượng hơn.

        Về phương diện này, chúng tôi quyết định dùng quân đội Syrie và Liban để bảo vệ lãnh thổ Trung Dông, bờ biển sẽ giao cho hải quân gồm lực lượng phòng vệ thường trú và một lữ đoàn Pháp trừ bị, tất cả đều đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Humblot. Đồng thời chúng ta thành lập bộ đội viễn chinh gồm hai lữ đoàn hỗn hợp và một đại đội thiết giáp đẫy đủ dịch vụ cần thiết. Tướng Larminat được tướng quân y Sicé thay thế chức vụ Cao ủy Brazzayille, bây giờ ông được chỉ định để chỉ huy toàn bộ lưu động ấy, giới hạn về quân số nhưng có hỏa lực rất mạnh nhờ vật liệu mới thâu hồi được ở Trung Đông. Khi đi qua Le Caire, tôi gặp tướng Auchinleck, tân tư lệnh, tôi bèn bảo ông : «Khi nào lực lượng của chúng tôi sẽ giao cho ông với điều kiện là để chiến đấu ». Ông trả lời: « —Rommel sẽ làm đủ mọi việc cần thiết để tôi có cơ hội tiếp ông ta. »

        Trong khi ở Địa Trung Hải, chiến tranh tập trung lại ở biên thùy Ai Cặp và Libye, trong những điều kiện thuận lợi nhất cho chúng ta và các đồng minh của chúng ta, thì tại biển Baltique và Hắc Hải nó trải rộng trên những khoảng đất rộng lớn ở Âu Châu. Cuộc tấn công của Đức ở bên Nga tiến nhanh như vũ bão, Nhưng, mặc dầu vào lúc đầu quân của Hitler thắng lợi, nhưng dần dần sức chống cự của người Nga mỗi ngày thêm mạnh hơn. Trên bình diện chính trị cũng như trên bình diện chiến thuật, đó là những diễn biến có tầm quan trọng khó mà ước lượng được.

        Nhìn vào tình hình đó, người Mỹ trông thấy có cơ tung ra những hành động quyết định. Hẳn là có thể nghĩ đến trường hợp Nhật Bản gây rối ở Thái Bình Dương làm cho Mỹ chậm trễ việc can thiệp và giảm bớt tầm mức can thiệp. Những việc Mỹ đánh sang Âu Chầu và Phi Châu này có thể coi như chắc chắn rồi vì lực lượng chính của Đức đã bị lôi cuốn vào một cuộc phiêu lưu xa xôi đưa họ vào sâu trong nội địa nước Nga ; về phần người Anh thì nhờ có sự giúp sức của Pháp Tự Do, họ đã có thể chiếm những vị trí chắc chắn ở Trung Đông ; sau hết, chiến trường có thể khích lệ hy vọng và ý thức tranh đấu của những dân tộc bị áp bức.

        Điều tôi phải làm bây giờ là, trong phạm vi khả năng của tôi, vận động với Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa, phát triển mạnh mẽ phong trào kháng chiến Pháp, cố gắng bành trướng các lực lượng của ta ra khắp thế giới. Như vậy, tôi cần phải trở về Luân Đôn, trung tâm truyền thông quốc tế và kinh đô của chiến tranh. Tôi về đến nơi ngày mùng một tháng chín, sau những kinh nghiệm mới đây, tôi cảm thấy trước rằng sự nghiệp của tôi sẽ còn gặp nhiều thử thách cho đến ngày cuối cùng, nhưng tôi tin chắc rằng chung cuộc tôi sẽ chiến thắng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:00:59 pm

ĐỒNG MINH

        Trước mắt thế giới, đến mùa thu năm thứ hai ra đời, Pháp Tự Do không còn là một nhóm người kỳ dị để mọi người đón chào với vẻ chế diễn, thương hại hay cảm động ứa lệ. Bây giờ ở đâu người ta cũng tiếp xúc với thực tại chính trị, chiến tranh và lãnh thổ của Pháp Tự Dọ. Từ những nền móng đó chúng tôi phải tiến vào bình diện ngoại giao, tạo lấy một chỗ đứng giữa các đồng minh, xuất hiện như một nước Pháp tham chiến và có chủ quyền, bắt mọi người phải tôn trọng quyền của mình và cho mình dự phần chiến thắng. Về phương diện ấy thì tôi sẵn sàng chấp nhận những giai đoạn chuyển tiếp. Nhưng tôi không muốn và cũng không thể hy sinh cái gì là cốt yếu. Ngoài ra, tôi còn muốn đạt được sở nguyện và chiếm được địa vị, trước khi có cuộc đụng độ quyết định thanh toán chiến tranh. Như vậy chúng tôi không thể để uổng phí thời giờ, nhất là đối với các đại cường: Hoa Thịnh Đốn, Mạc Tư Khoa và Luân Đôn. Đối với việc lớn thì người Mỹ chỉ có những cảm tưởng thô sơ và một chính sách rắc rối. Đó là thải độ của họ đối với nước Pháp vào năm 1941. Trong khi sự nghiệp cứu quốc của de Gaulle  khởi động những phản ứng mến phục dưới bề sâu dư luận quần chúng Mỹ thì trên mặt dư luận bán chính thức cố gắng giữ thái độ lạnh lùng coi thường. Còn như các nhân vật chính thức thì họ vẫn giữ nguyên sự liên lạc với Vichy, họ cho rằng làm như vậy là tranh thủ với người Đức ảnh hưởng của Mỹ ở nước Pháp, là ngăn cản, không để hạm đội Pháp lọt vào tay quân Đức, là giữ liên lạc với Wevgand, Noguès, Boisson, đợi một ngày kia mấy ông tướng này mở cửa đón họ và Phi Châu. Nhưng kỳ dị thay, chính sách của Hoa Kỳ có đại diện bên cạnh Pétain, vẫn đứng xa Pháp Tự Do, nại cớ rằng không thể biết trước dân tộc Pháp sẽ lựa chọn chính phủ nào khi được giải phóng. Xét cho cùng thì điều mà các nhà đương quyền Mỹ cho rằng đã đạt được là nước Pháp đã thất thế không còn một địa vị đáng kế nữa. Bởi thế cho nên họ thỏa thuận với chính phủ Vichy. Tuy nhiên, nếu vì nhu cầu chiến tranh họ cần phải hợp tác với những nhóm người Pháp có quyền ở một thỏa hiệp nào đó trên thế giới, thì họ chỉ dùng những biện pháp thỏa hiệp nhất thời và có tính cách địa phương.

        Những điều kiện ấy làm cho chúng tôi khó thỏa thuận với Hoa Thịnh Đốn. Vả chăng, cá nhân Tổng Thống Roosevelt còn đè nặng xuống vấn đề làm cho không có cạnh khía nào thuận lợi với chúng ta cả. Tuy rằng Franklin Roosevelt và tôi chưa có dịp tiếp xúc với nhau, nhưng đã có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng ông có thái độ dè dặt đối với tôi. Nhưng tôi cũng làm mọi việc có thể làm được để ngăn cản Hoa Kỳ và Pháp đi vào những con đường dị biệt vì Hoa Kỳ sắp sửa bước vào cuộc chiến còn Pháp thì chưa bao giờ chịu khoanh tay bỏ cuộc.

        Còn như hình thức của những mối liên lạc ấy thì lúc bấy giờ tôi không để ý đến cho lắm, mặc dầu các nhà chính trị, ngoại giao và quảng cảo đặt thành vấn đề bàn cãi sôi nổi. Luật gia Hoa Thịnh Đốn dùng nhiều bộ áo để mặc cho nguyên tắc thừa nhận, nhưng tôi ít chú trọng đến những hình thức ẩy mà chỉ chú trọng đến thực tại và nội dung mối liên lạc. Tuy nhiên đứng trước những nguồn tài nguyên khổng lồ của người Mỹ, và tham vọng làm luật và nói luật trên thế giới của Roosevelt, tôi cảm thấy quả là vấn đề độc lập của chúng ta quả đang bị nhiều thử thách. Tóm lại, nếu tôi muốn thỏa thuận với Hoa Thịnh Đốn thì phải dựa vào những căn bản thực dụng và phải đứng vững đừng ngã quy.

        Trong thời kỳ phôi thai những tháng mới ra đời của Pháp Tự Do, Garreau-Dortjbasle và Jacques de Sièyes đã là những phát ngôn nhân đắc lực của tôi. Bây giờ đã đến giai đoạn điều đình. Tôi ủy nhiệm cho Pleven tìm cách tiến lại gần. Ông ta biết nước Mỹ. Ông ta là người khéo léo, ông ta không lạ gì công việc của chúng ta. Từ tháng năm 1941, khi còn ở Brazzayille, tôi đã định rõ đặc vụ ấy như sau: « Thiết lập liên lạc thường xuyên và trực tiếp với bộ Liên Bang chính phủ Mỹ, thiết lập liên lạc kinh tế của Phi Châu và Úc Châu thuộc Pháp Tự Do với Mỹ quốc và tổ chức việc mua bán trực tiếp vật liệu cần thiết cho chiến tranh ; thiết lập tại Hoa kỳ bộ máy thông tin và tuyên truyền của chúng ta ; thiết lập các ủy ban, các tổ chức  thu hút những người Mỹ có thiện cảm.» Pleven ra đi vào đầu tháng sáu, ông không đến nỗi trở về tay không. Quả vậy, chúng ta tặng ngay người Mỹ quyền đặt căn cứ không quân ở Cameroum, ở Tchad và Congo, trong khi Phi Châu được chỉ định để dùng làm căn cứ cho họ tiến vào Âu Châu ngày nào họ định dụng binh. Ngoài ra, trước sự đe dọa của người Nhật, những hòn đảo ở Thái Binh Dương phất phới cờ Thập Tự Lo Ren sẽ có tầm quan trọng nào đó đối với họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:01:54 pm

        Ngoài thực tế thì chính phủ Mỹ đã xin phép chúng tôi cho quyền xử dụng một vài căn cứ không quân ở Phi Châu, ở Nouyelles-Hébrides và Nouvelle-Calédonie. Họ chưa nhập chiến cuộc, họ chi xin xử dụng cho hãng « Pan American Airways » của họ nhưng ai cũng rõ là họ nhắm vào những mục tiêu quan trọng hơn.

        Hiệp Chúng Quốc càng tiến đến gần ngày lâm chiến, Hoa Thịnh Đốn càng chú trọng đến những vị trí của chúng ta. Đến tháng tám, một phái đoàn liên lạc do đại tá Cunningham được gửi đến Tehad. Đến tháng chín, ông Cordell Hubl chính thức tuyên bố rằng chính phủ Mỹ và Pháp Tự Do có những quyền bố lợi chung. Ông còn nói thêm : «Mọi liên lạc trong khuôn khổ ấy đều tốt đẹp về đủ mọi phương diện. Ngày mùng 1 tháng mười, Pleven được thứ trưởng Summer Welles chính thứ tiếp đón tại chính phủ Mỹ. Ngày 11 tháng một, tổng thống Roosevelt gửi thư cho ông Settinius, nới rộng cho Pháp Tự Do hưởng chế độ « thuê vay » và « sự phòng thủ những lãnh thổ tập kết với Pháp Tự Do là sự kiện sinh tử của việc phòng thủ Hoa Kỳ ». Vào cuối tháng ấy Weygand được gọi từ Alger về, mang theo ảo tưởng rằng Hoa Thịnh Đốn chưa biết kiếm người khác để thay ông. Đồng thời, Pleven trở về Luân Đôn để dự Ủy hội quốc gia mới thành lập, Adrien Tixier trở thành trưởng phái đoàn với sự đồng ý của Chính phủ Mỹ. Sau hết, tại Luân Đôn, đã có những liên lạc thường xuyên giữa chúng ta và ông Drexel Biddle, đại sứ Mỹ bên cạnh các chính phủ lưu vong lại Anh quốc.

        Trong khi thiết lập những liên lạc chính thức đầu tiên, người ta cũng nhận thấy có sự thay đổi trong luận điệu của đài phát thanh và báo chí; cho đến bây giờ họ chỉ có thải độ ác cảm đối với chúng ta hoặc họ giữ yên lặng. Mặt khác, trong số những người Pháp di cư, có những người tai mắt, họ tỏ ý muốn liên lạc với những người phất cờ chỉnh nghĩa. Giáo sư Focillon lập một Viện Khảo Cứu ở Nữu Ước, quy tụ những nhân vật thượng đỉnh của khoa học, sử học, triết học, đã đồng ý với các bạn đồng liêu viết thư xin tướng de Gaulle thừa nhân Viện này bằng một sắc luật.

        Ngày mùng 7 tháng Chạp, quân Nhật đánh Pearl Harbor làm cho nước Mỹ nhẫy vào vòng chiến. Người ta có thể cho rằng chính sách Mỹ sẽ đối xử với Pháp Tự Do như một đồng minh cũng đứng về hàng ngũ họ để chống kẻ thù. Nhưng Mỹ đã không làm vậy. Trước khi Hoa Thịnh Đốn quyết định thừa nhận, chúng ta còn phải chịu đựng nhiều thăng trầm tai hại. Ngày 13 tháng chạp, chính phủ Mỹ tịch thu tầu Normandie và 13 chiếc tầu Pháp khác đậu trong bến của họ mà không điều đình với chúng ta và cho chúng ta biết dùng làm gì. Một vài tuần lễ sau tầu Normandie bốc lửa cháy trong những điều kiện thê thảm. Trong tháng chạp, Minh ước các Quốc Gia Liên Hiệp được kỷ kết giữa 27 chính phủ, không có chúng tôi tham dự. Điểm kỳ dị, nếu không phải là vần đục, trong thái độ của nước Mỹ đối với chúng ta chẳng bao lâu được bộc lộ nhân một việc nhỏ nhưng phản ứng chính thức của Họa Thịnh Đốn đã làm nồi bật tầm quan trọng. Có lẽ, về phía tôi, tự tôi đã khiêu khích để làm cho sự vật rung động đến gốc rễ như người liệng hòn đá xuống ao. Đây là việc tập kết các đảo Saint - Pierre và Miquelon. Chủng tôi đã nghĩ đến từ đầu. Gần Terre- Neuye có một quần đảo Pháp, dân chúng muốn theo chúng tôi, mà lại phải phụ thuộc vào Vichy thì đó quả là một điều chướng tai nghịch nhĩ. Người Anh muốn cho các đảo này tập kết vì họ vẫn muốn trên con đường qua lại của những đoàn tàu lớn, không nên để cho tiềm thủy đĩnh Đức lảng vảng ở đây lợi dụng được những đài VTĐ ở Saint - Pierre. Nhưng họ cho rằng cần phải có sự ưng thuận của Hoa Thịnh Đốn. Còn như tôi, tôi cho rằng sự ưng thận ấy không những đáng mong đợi mà còn cần thiết nữa, vì không phải chỉ có việc nội bộ của nước Pháp mà thôi. Tôi còn quyết chiếm lấy quần đảo ấy khi tôi thấy đô đốc Robert, người của Vichy, cao ủy Antilles, Guyanne và Saint - Pierre, đã điều đình với người Mỹ, họ có thể đi đến việc trung lập hỏa các lãnh thổ Pháp ấy dưới sự bảo đảm của Hoa Thịnh Đốn. Đến tháng chạp, tôi biết rằng đô đốc Horne đã được Roosevelt gửi đến Fort-France để điều đình với Robert điều kiện trung lập hóa các lãnh địa của chúng ta ở Châu Mỹ, kể cả tầu bè đậu ở đấy, tôi bèn dụng cơ hội thứ nhất thuận tiêu để hành động.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:02:20 pm

        Cơ hội đến với chúng tôi nhờ có đô đốc Muse lier. Ông sắp sang Gia Nã Đại để thanh sát tiềm thủy đĩnh Snrcouf đận ở Halifax và các tầu duyên phòng Pháp hộ tống các đoàn tầu, tôi đã đồng ý với ông là ông sẽ thực hiện công tác này. Ngày 12 tháng chạp, ông tập hợp các tàu duyên phòng Mimosa, Aconit, Alyssc xung quanh tiềm thủy đĩnh Surcouf và sẵn sảng để đến Saint-Pierre và Miquelon. Ông cho rằng nên hỏi ý với người Mỹ và người Gia Nã Đại. Như vậy là bí mật bị phanh phui. Tôi thấy cần phải nói cho người Anh biết để tránh tiếng giấu giếm. Hoa Thịnh Đôn trả lời Muselier : « không ! », ông này thoái từ ngay không chịu đến quần đảo nữa. Chính phủ Luân Đôn cho tôi biết rằng người Anh không cản trở nhưng vì người Mỹ phản đối cho nên họ yêu cầu hoãn việc này lại. Trong những điều kiện ấy, trừ khi có việc gì mới xảy ra, chúng tôi đành chịu thúc thủ.

        Nhưng việc gì mới đó lại xảy ra. Một vài giờ sau khi trả lời chúng tôi, bộ Ngoại Giao Anh cho chúng tôi biết rằng chính phủ Gia Nã Đại đã đồng ý với Hoa kỳ, quyết định đồ bộ lên Saint Pierre một số người cần thiết để giữ đài T.V.Đ. Chúng tôi phản kháng ngay với Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn. Tôi không thể lưỡng lự khi có nước ngoài can thiệp vào lãnh thổ Pháp. Tôi ra lệnh cho đô đốc Muselier phải đến ngay Saint Pierre và Miquelon. Ông tới nơi trước lễ Noel, giữa sự vui mừng của dân chúng và không cần một tiếng súng nào. Một cuộc biểu quyết toàn dân đem lại cho Pháp Tự Do đa sổ tuyệt đối. Thanh niên ra đầu quân. Những người đứng tuổi lập ra một đạo quân đặc biệt để trấn giữ hải đảo. Sayary được bổ nhiệm thay thế thống đốc cũ.

        Người ta có thể nghĩ rằng cuộc hành quân nhỏ thực hiện rất gọn gàng ấy không làm cho chính phủ Mỹ xúc động bao nhiêu. Nhiều nhất là một cử chỉ bực tức trong các văn phòng bộ Liên Bang Hoa Kỳ. Nhưng thực ra đã nổi lên một cơn bão tố thực sự. Ông Cordell Hull châm ngòi vào thùng thuốc súng bằng cách ra thông cáo báo tin chấm dứt ngày nghỉ lễ Nỏ En để trở về ngay Hoa Thịnh Đốn. « Cuộc hành quân của các tầu gọi là Pháp Tự Do để chiếm đảo Saint - Pierre và Miquelon, không hề cho Hiệp Chúng Quốc biết trước và không hề có sự thỏa thuận của Hiệp Chủng Quốc». Ông chấm dứt bản thông cáo bằng cách tuyên bố rằng chính phủ ông đã « hỏi chính phủ Gia Nã Đại để biết chính phủ này dùng biện pháp gì để tái lập tình trạng nguyên thủy của quần đảo này ».

        Tại Hoa Kỳ, báo chí và dư luận quần chúng sỏi nổi trong ba tuần lễ liền, quá sức tưởng tượng của mọi người. Sở dĩ như vậy vì việc này là cơ hội để dân chúng Mỹ bày tỏ ý kiến đối với chính sách của nhà nước lựa chọn chế độ Pétain và cảm tình của nhiều người nghiêng về phe de Gaulle. Đối với chúng tôi, chúng tôi đã đạt được mục đích bây giờ chúng tôi chỉ còn việc làm cho Hoa Thịnh Đốn biết người biết của hơn. Churchill đang ở Quebec hội đàm với Roosevelt, tôi đánh điện tín cho Thủ Tướng Anh báo cho biết thái độ của chính phủ Mỹ đã ảnh hưởng khốc hại đến dư luận Pháp. Churchill trả lời tôi ông sẽ làm hết mọi việc có thể làm được để thu xếp cho ổn thỏa, ông nói đến những hậu quả có thể xảy ra và ông sẽ rán ngăn cản. Đồng thời, ông Tixier trao cho ông Cordell Hull điệp văn hòa dịu của tôi, trong khi Roussy để Sales dùng cảm tình của báo chí Mỹ dành riêng cho tôi để vận động dư luận Mỹ, chúng tôi cũng vận động với ông M. W. Bullitt vị đại sứ Mỹ cuối cùng bên cạnh chế độ cộng hòa Pháp, ông này bây giờ đang ở Le Caire.

        Chính phủ Hoa Thịnh Đốn bị người trong nước chỉ trích gắt gao, Anh và Gia Nã Đại cũng phản đối một cách yên lặng, rốt cuộc đành phải chấp nhận là một việc đã rồi. Tuy nhiên, trước khi chấp nhận họ cũng thử dùng cách thị uy, họ dùng chính phủ Anh làm trung gian. Nhưng chẳng may chính nước trung gian đó cũng không tin lắm. Ông Eden đến thăm tôi hai lần ngày 14 tháng giêng và nhấn mạnh đến giải pháp trung lập hóa quân đảo, nền hành chánh sẽ đứng độc lập đối với Uy Hội Quốc Gia, các công chức đồng minh sẽ kiềm soát các đảo này. Tôi bác bỏ biện pháp ấy. Ông Eden báo tin rằng Hoa Kỳ muốn gửi đến Saint Pierre một tuần dương hạm và hai khu trục hạm. Ông hỏi tôi : « Trong trường hợp ấy ông sẽ làm gì ?» Tôi trả lời : « Tàu đồng minh sẽ dừng lại ở hải phận lãnh thổ Pháp và đô đốc Mỹ sẽ đến nhà Muselier dùng bữa, Muselier sẽ vui lòng được tiếp đón ông ta ». « — Nếu chiếc tuần dương hạm vào quá giới hạn thì sao ? » « — Ngườicủa chúng tôi sẽ theo thường lệ bách thúc họ quay đi ». « — Nếu họ không nghe ? » « — Thế thì thật là bất hạnh, vì chúng tôi phải khai hỏa». Ông Eden giơ hai tay lên trời. Tôi mỉm cười và kết luận : « Tôi biết ông sửng sốt là phải lắm, nhưng tôi tin tưởng ở chế độ dân chủ. »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:02:42 pm

        Thế là chỉ còn việc lật qua trang sử. Ngày 19 tháng giêng, ông Cordell Hull tiếp ông Tixier và ôn tồn trình bày tường tận lý do làm cho ông theo chính sách hiện thời. Sau đó ít lâu, ông ghi nhận những câu trả lời của tôi. Ngày 22, ông Churchill trở về Anh mời tôi đến chơi. Tôi đến thăm ông cùng với Pleven. Thủ Tướng Anh cũng có ông Eden ở bên cạnh, ông nhân danh Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn  và Ottawa đề nghị một cách dàn xếp theo đó Saint-Pierre và Miquelon sẽ giữ nguyên tình trạng mà chúng tôi đã tạo ra tại đó. Để bù lại, chúng tôi phải để cho ba chính phủ công bố một thông cảo cứu vãn lá mặt cho bộ Liên Bang Mỹ. « Sau đó, không ai nói đến vấn đề ấy nữa. » Chúng tôi chấp nhận sự dàn xếp. Nhưng rút cục chẳng có một thông cáo nào cả. Chúng ta giữ được Sain-Pierre và Miquelon còn về phần đồng minh thì họ không để ý đến nữa.

        Vả chăng, mặc dầu Hoa Thịnh Đốn có lập trường pháp lý và tình cảm thế nào đối với chúng tôi, nước Mỹ đã tham gia chiến cuộc thì họ buộc lòng phải hợp tác với Pháp Tự Do. Điều ấy rất đúng, ngay từ bây giờ quân Nhật tiến như vũ bão ở Thái Bình Dương, các thuộc địa của chúng ta có thể trở thành những điếm then chốt của chiến lược đồng minh : Nouvelle-Calétlonie, các đảo như : Marquises, Touamotou, Société, Tahiti. Một sổ hải đảo đã được sử dụng làm trạm thủy phi thuyền. Ngoài ra, kền ở Calédonie rất cằn cho việc đúc súng. Người Mỹ chẳng bao lâu nữa sẽ nhận thấy mối lợi lớn khi thỏa hiệp với chúng tôi. Cái nhìn ngược lại cũng đúng, vì nếu xảy ra chuyện gì thì chúng tôi cũng không đủ sức để phòng thủ các đảo ấy. Bởi vậy cho nên chúng tôi đã quyết định từ trước sẽ thỏa mãn sự đòi hỏi của người Mỹ về các thuộc địa của chúng ta ở Thái Binh Dương với điều kiện duy nhất là họ tôn trọng chủ quyền của người Pháp và quyền hành của chúng tôi ở những nơi đó.

        Nhưng quyền hành đó cũng phải được thực thi nghiêm chỉnh ở những nơi ấy. Điều này không phải là dễ, vì các đảo ở rải rác tại những nơi cực kỳ xa xôi, vì phương diện thiếu thốn, vì dân chúng tuy đã tập kết để tỏ lòng yên mến nước Pháp, những họ dễ bị dao động, dễ bị xách động bởi những người trong xứ hay ngoại bang mưu đồ tư lợi. Ngoài ra,trong số những yếu tố được động viên, nhiều người đã theo lệnh của tôi rời khỏi Đại Dương Châu theo Pháp Tự Do sang chiến đấu tại Phi Châu. Một đại đội Thái Bình Dương và nhiều yếu tố khác dưới quyền chỉ huy của trung tá Broche đã được gửi sang Trung Đông. Sự đóng góp của Đại Dương Châu vào những trận đánh giải phóng nước Pháp có một ý nghĩa cao cả. Nhưng sự phòng thủ trực tiếp đất đai thật là khó khăn. Sau hết, tình trạng chiến tranh gầy rối loạn trong đời sống kinh tế của những thuộc địa xa xôi ấy. Tóm lại, Cần có một quyền trung ương mạnh và tập trung tại Đại Dương Châu.

        Từ mùa xuân 1941, tôi đã cho rằng nên gửi vị toàn quyền Brunot sang thanh sát vùng ấy, Brunot chưa nhận chức vụ gì từ ngày Leclerc trở về Cameroun. Nhưng Brunot đã và chạm mạnh với công chức, những người này đổ lỗi cho ông muốn đem bạn hữu lại chiếm địa vị của họ. Những tấn bi hài kịch như vậy đã xảy ra tại Papeete. Thống đốc, tổng thư ký, lãnh sự Anh bị bắt giam theo lệnh của Brunot tại Noumea, thống đốc Sautot bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với Brunot. Như vậy cần phải có những biện pháp đặc biệt. Đến tháng bảy 1941, tôi bồ nhiệm hải quân đại tá— sau là đô đốc Thierry d‘Argenlieu làm Cao Ủy Thải Bình Dương với toàn quyền dân sự và quân sự để thi hành đặc vụ « Tái lập hoàn toàn quyền hành của Pháp Tự Do, không chấp nhận những biện pháp lưng chừng, khai thác mọi tài nguyên để phục vụ chiến tranh, bảo đảm sự phòng thủ các lãnh thổ Pháp trong sự cộng tác với đồng minh, chống lại những hiềm họa có thể xảy ra và có lẽ sắp xảy ra. »

        Tôi rất tin tướng d'Argenlieu. Tâm hồn ông cao cả, tính ông cương trực, như vậy, về phương diện tinh thần ông sẽ ngự trị được mọi âm mưu tranh chấp. Khả năng chỉ đạo của ông sẽ cho phép ông sử dụng những phương tiện của chúng ta một cách hợp tình hợp lý. Khả năng ngoại giao sẽ có dịp đem ra áp dụng. Theo bản tính của ông, có thể  nói, theo thiên khiếu của ông, ông quan niệm hành động của Pháp Tự Do như một loại thánh chiến, ông nghĩ rất đúng rằng có thể thực hiện cuộc thảnh chiến một cách rất khéo léo. Chiếc tuần dương hạm nhẹ Triomphant và tiêu hạm Chevreuil được đặt dưới quyền sử dụng của vị Cao Uy tại Thái Bình Dương. Ông bắt đầu lập lại trật tự ở Tahiti. Orselli được bổ nhiệm làm thống đốc, còn Brunot và các « nạn nhân » của ông ta sẽ về Luân Đôn giải thích. Mặt khác, vi tinh hình Viễn Đông ngày càng thêm nghiêm trọng, d‘Argenlieu nhận thêm nhiệm vụ phối hợp hành động của các đại diện Pháp Tự Do ở Úc Châu, Tân Gia Ba, Manila, Batayia. Đồng thời, Escarra, người đã nổi tiếng ở Trung Hoa là một luật gia quốc tế, sẽ đến Trùng Khánh để hội đàm với thống chế Tưởng Giới Thạch và sửa soạn việc thiết lập bang giao chỉnh thức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:50:58 pm

        Bất thình lình, vào đầu tháng chạp, Thái Bình Dương nổi sóng. Sau khi quân Nhật đánh úp Pearl Harbor, họ đổ bộ lên Mã Lai thuộc Anh, Nam Dương Quần Đảo, Phi Luật Tân, chiếm đảo Guam, Wake, Hong Kong. Vào đầu tháng giêng họ phong tỏa một quân đoàn Anh ở Tân Gia Ba, đạo quân này phải đầu hàng. Đồng thời họ tiến chiếm Manila. Mac Arthur bị bao vây tại bản đảo Bataan. Những điều tôi biết về Mac Arthur làm cho tôi rất mến trọng ông. Một hôm tôi gặp John Winant, đại sứ Hoa Kỳ ở Luân Đôn, một nhà ngoại giao rất thông minh và đức độ, tôi nói với ông điều này : « Nhân danh một quân nhân và một đồng minh, tôi cần phải nói cho ông biết rằng để mất Mac Arthur sẽ là một sự bất hạnh cho chúng ta. Trong hàng ngũ của chúng ta rất ít tướng lãnh lỗi lạc. Ông ấy là một người lỗi lạc. Không nên để mất ông ta. Thực ra bây giờ ông ta lâm nguy rồi, trừ khi chính phủ Mỹ ra lệnh cho ông ta phải rời khỏi Bataan bằng một mưu chước thoát thân với tầu nhỏ và thủy phi cơ. Tôi thiết nghĩ cần phải ra lệnh ấy yêu cầu ông nói lại Tổng thống Roosevelt biết, đây là ý  kiến của tướng de Gaulle. Tôi không biết rõ người ta có kể đến ý kiến của tôi khi quyết định về việc này không. Dẫu sao thì tôi cũng rất vui lỏng khi biết rằng sau đó ít lâu tướng Mac Arthur đến được Melbourne.

        Từ cuối tháng chạp, Nouyelle Caléđonie bị đe dọa nhất là đảo này nằm sát nách Úc Châu, mục tiêu chính yếu của dịch. Vả chăng, ngày 22 tháng chạp, Vichy, đoán trước Nhật sẽ chiếm các đảo của chúng ta ở Đại Dương Châu, và cũng muốn lấy lại quyền hành ở đây, bèn bổ nhiệm đô đốc Decoux làm Cao ủy Thải Bình Dương, nhờ sự che chở của kẻ xâm lăng. Deeoux không quên dùng đài phát thanh Saigon xúi giục dân chúng Xouyelle-Caléđonie nổi loạn chống Pháp Tự do. Cũng trong thời gian ấy, d‘ Argenlieu phải đối phó với nhiều khó khăn và lo lắng, ông gửi về cho tôi những bản phúc trình đầy nghị lực nhưng không có ảo tưởng. Còn như tôi, tôi cho ông biết rằng tôi tin chắc ít ra ông cũng cứu vãn được danh dự ; tôi đưa sang Noumea ít nhiều viện binh có sẵn : sĩ quan, đại bác hải quân, tuần dương hạm phụ Cap del Palmes sau hết là tiềm thủy đĩnh Surcouf. Khả năng và tầm hoạt động rộng lớn của tầu này sẽ hợp với công dụng ở Thái Bình Dương. Nhưng đêm hòm 19 tháng hai, gần cửa Panama, chiếc tầu ngầm lớn nhất hoàn cầu ấy đã va phải một chiếc tầu chở hàng và làm mồ chôn thiếu tá Blaison cùng 130 thủy thủ.

        Nhưng dưới áp lực của hoàn cảnh, người ta bắt đầu tổ chức sự hợp tác của các đồng minh. Ngày 15 tháng giêng, chánh phủ Mỹ gửi cho phái đoàn của chúng ta ở Hoa Thịnh Đốn một giác thư minh định sự cam kết của Hoa Kỳ « tôn trọng chủ quyền của nước Pháp trên các hải đảo Thái Bình Dương; những căn cứ và công sự của họ thiết lập trên các hải đảo ấy sẽ thuộc quyền sở hữu của nước Pháp; nước Pháp sẽ được hưởng quyền tương đương trên lãnh thổ Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ còn dùng các căn cứ ấy sau thời chiến. » Ngày 23 tháng giêng, ông Cordell Hull đánh điện tín cho tôi biết rằng « các tham mưu trưởng Anh và Mỹ công nhận tầm quan trọng của đảo Nouyelle Call- donie và tìm mọi biện phảp đề phòng thủ đảo ấy, phù hợp với những điều kiện dự định trong giác thư ngày 15 tháng giêng. » Quốc vụ khanh ân cần bày tỏ « hy vọng rằng sự giúp đỡ mỹ mãn và sự cộng tác tốt đẹp trong quá khứ của vị cao ủy Pháp sẽ được tiếp tục trong tương lai. »

        Tiếp theo sau là những biện pháp thực dụng. Ngày 25 tháng hai, tôi đã có thể báo tin cho d‘Argenlieu biết rằng tướng Patch được bổ nhiệm tư lệnh lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, ông đã nhận lệnh của chính phủ ông đến Noumea để thỏa thuận với d‘ Argenlieu « trực tiếp và trong tinh thần thân hữu nhất », hầu tổ chức việc chỉ huy.

        Ngày mùng 6 tháng ba, Uỷ Hội Quốc Gia Pháp được mời gửi đại diện đến « Uỷ Ban Chiến Tranh Thái Bình Dương » họp tại Luân Đôn để trao đổi tin tửc và ý kiến, có các đại diện của Anh quốc, Tân Tày Lan, Úc Châu và Hoa Kỳ tham dự. Ngày mùng 7 tháng ba, chính phủ Mỹ yêu cầu chúng tôi và được chúng tôi cho phép thiết lập căn cứ trên quần đảo Touamotou và quân đảo Sociẻté. Sau hết, ngày mùng 9 tháng ba, tướng Patch đến Noumea, đem theo những lực lượng quan trọng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:10:34 pm

        Như vậy các lãnh địa Pháp ở Thải Bình Dương từ đây có nhiều may mắn tránh được xâm lăng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện được sự cộng tác tại chỗ với đồng minh như hằng mong ước, chúng ta còn phải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Hẳn là, lúc đầu vẫn có sự giao hảo giữa Patch và d‘ Argenlieu. Nhưng chẳng được bao lâu sự có mặt của lực lượng quân sự, dô la và dịch vụ Mỹ giữa một dân tộc sống trong tình trạng nóng sốt sau hồi bị phong tỏa, đã làm gia tăng nguyên do rối loạn. Một phần dân quân có tham vọng địa phương không tuân lệnh cao ủy và tìm sự che chở của tướng Patch, ông này đã lầm lẫn mà dung túng cho họ. Mặt khác, thống đốc Sautot không chịu phục tòng d‘Argenlieu, ông ta tìm cách thân thuộc với dân chúng dễ lợi dụng quần chúng vào mục tiêu nào đó. Sau khi đã nản lòng chờ đợi ít lâu, tôi triệu hồi Sautot để bồ nhiệm ông đi nơi khác, vả chăng việc này cũng là để trả ơn công lao của ông ; mới đầu ông cũng nghe lời, nhưng sau ông viện lý « lệnh trên đã làm cho dân chúng vô cùng công phẫn » ông « hoãn cuộc khởi hành đến một ngày vô hạn định. »

        Nhưng dầu sao Saútot cũng được mời xuống tầu một cách cương quyết nhưng dưới hình thức đứng đắn. Tôi gửi Montchamp từ Tchad sang thay thế ông và gửi đại tả Conchard từ Luân Đôn sang để chỉ huy quân đội. Nhưng sau đó đã có những cuộc biểu tình bạo động ở Noumea và ngoài rừng rậm ; người Mỹ công khai khuyến khích những hành động gây rối loạn ấy. Tôi cảm thấy trước sẽ có những phong trào này khác cho nên đã có lời cảnh giác Hoa Thịnh Đốn ; mặt khác, tôi cảnh cáo Patch rằng «chúng tôi không thể chấp nhận để ông ta xen lấn vào việc của nước Pháp. Nhưng, đồng thời tôi yêu cầu d'Argenlieu « cố gắng gây mối giao hảo cá nhân với tướng Patch và nếu có thể thì cố gắng lấy lại cảm tình của dân chúng đế bớt sự rối loạn.» Sau ba ngày lộn xộn người ta trở lại với lương tri và d‘ Argenlieu nắm được then chốt chỉ huy. Điều đó rất quan trọng vì ngày mùng 6 tháng năm ở Corregidor, ngày mùng 10 ở Mindanao, những lực lượng Mỹ cuối cùng ở Phi luật Tân đã đầu hàng, trong khi tại biển Corail Đông Bắc Úc Châu có cuộc giao tranh giữa hạm đội Nhật Bản và hạm đội Hoa Kỳ, tất cả đều tùy thuộc cuộc hải chiến này. Bất cứ lúc nào Noumea cũng có thể  bị tấn công.

        Đứng trước nguy cơ hiển nhiên ấy dân chúng chán ghét những vụ rối loạn mới đây, trở lại siết chặt hàng ngũ xung quanh nhà cầm quyền Pháp. Những thủ lãnh các vụ biến loạn được gửi sang Syrie. Về phía Patch, ông ta cũng đến thăm d‘Argenlieu đế xin lỗi vì đã nhúng tay vào vụ «hiểu lầm». Tôi gửi điện văn cho tướng Mỹ bày tỏ cho ông biết sự tín cẩn của tôi và của Pháp chiến đấu miễn là ông thân thiện với vị cao ủy của nước Pháp. Sau đó Mỹ và Pháp cùng nhau quyết chí cầm súng ra trận. Vả chăng họ cũng không cần phải khó nhọc gì cả. Vì giữa lúc ấy quân Nhật thua trận biển Corail, phải từ bỏ mộng tấn công Úc Châu và Nouyelte-Calédonie.

        Như vậy, chiến tranh thúc đẩy Hoa Kỳ duy trì những liên lạc ngày càng mật thiết hơn với chúng ta. Cần phải nói rằng dân chúng Hoa Kỳ sẵn lòng giao hiếu với chúng ta. Người Mỹ theo bản năng của họ hướng về lý tưởng cho nên khi bước vào cuộc thánh chiến này, họ quyết tâm thực hiện nỗ lực lớn lao và huy hoàng để trang bị và động viên, trong một bầu không khí như vậy tất nhiên các chiến sĩ Pháp Tự Do dễ lấy được cảm tình của họ. Tất nhiên phải có hậu quả đến chính sách chính trị. Tháng hai năm 1942 chúng tôi đã có thể bổ túc phái đoàn Hoa Thịnh Đốn bằng một phái đoàn quân sự giao cho đại tá Chevigné. Ngày mùng 1 tháng ba, trong một bản tuyên cáo công khai, nước Mỹ thừa nhận « các hải đảo Pháp ở Thái Binh Dương đều thực sự dưới quyền kiểm soát của Uỷ Hội Quốc Gia Pháp, chính phủ Hoa Kỳ sẽ điều đình và tiếp tục điều đình với người cầm quyền kiểm soát ấy. Đối với Trung Phi, bộ Liên Bang Hoa Kỳ tuyên bố trong một thông cáo ngày mùng 4 tháng tư rằng họ thừa nhận quyền hành của Pháp Tự Do, trong khi ấy họ sẽ hồ nhiệm một tổng lãnh sự Hoa Kỳ đến Brazzayille. Họ yêu cầu chúng ta cho phép sử dụng phi trường Pointe- Noire làm căn cứ cho oanh tạc cơ hạng nặng,chúng ta nhận lời với điều kiện họ cung cấp ngay cho chúng ta 8 phi cơ « Lockheed » cần thiết cho việc giao thông của chúng ta. Sau một cuộc điều đình khít khao, chúng ta nhận được phi cơ, nhờ vậy đại tá có thể  thiết lập một đường bay Pháp từ Brazzayille đến Damas, phi cơ Mỹ cũng có thể dùng Brazzayille làm trạm nghỉ. Giữa người Mỹ và chúng ta, bầu không khí đã thêm sáng sủa và chúng ta không ngừng củng cố địa vị của nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:11:16 pm

        Trong khi chúng ta giảm bớt lần hồi sự cách biệt ngoại giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Pháp Tự Do thì sự liên lạc liên minh giữa chúng ta và Mạc Tư Khoa được thành lập ngay một lúc. Cần phải nói rằng vì có cuộc tấn công của Hitler làm cho Nga Sô lâm nguy chơ nên mọi thủ lục đều được giản dị hóa. Vả chăng người Sô Viết cũng nhận thấy chính sách phi lý của họ khi họ chỉ điều đình với nước Đức vào những năm 1917 và 1939, họ đã quay lưng vào nước Pháp và nước Anh. Người ta nhận thấy các yếu nhân điện Cẩm Linh trong lúc rối loạn cực điểm vì cuộc tấn công của Hitler, đã thay đổi ngay thái độ không cần đắn đo gì cả. Đài phát thanh Mạc Tư Khoa không ngừng mạt sát «đế quốc Anh » và « tụi de Gaulle đánh giặc mướn » chờ đến lúc chiến xa Đức vượt biên giới Nga Sô, chỉ một giờ sau người ta đã nghe thấy họ ca ngợi Churchill và de Gaulle.

        Trong trường hợp nào, nước Nga bị lôi vào vòng chiến cũng là một biến cố quan trọng mở ra cho nước Pháp bị tàn phá nhiều hy vọng lớn lao. Nếu Đức không thanh toán được lực lượng Nga Sô một cách mau chỏng thì lâu ngày quân Nga sẽ làm cho lực lượng Đức hao tổn ghê gớm. Hẳn là tôi không lạ gì một cuộc chiến thắng trong đó người Sô Viết đóng góp phần lớn sẽ gây ra nhiều tai họa lớn lao khác cho thế giới sau này. Tuy chúng ta chiến đấu bên cạnh họ nhưng chúng ta vẫn phải để ý đến vấn đề  ấy. Nhưng tôi nghĩ rằng trước khi làm triết lý chúng ta cần sống cái đã, nghĩa là chúng ta cần chiến thắng. Nước Nga là cơ hội để chúng ta chiến thắng. Vả chăng, sự hiện diện của Nga Sô trong hàng ngũ đồng minh đem lại cho Pháp Chiến Đấu một yếu tố quân bình đối với người Anh Mỹ ; tôi muốn dùng yếu tố ấy.

        Tôi đến Damas sau khi các bộ đội của chúng ta đã tiến vào đây, ngày 23 tháng sáu 1941 tôi được tin người Nga và người Đức bắt đầu thù nghịch nhau. Tôi đã quyết định ngay mình phải làm gì. Từ ngày 24, tôi gửi cho phái đoàn Luân Đôn chỉ thị sau đây : « Hiện thời chúng ta không bàn đến tật xấu và tội ác của chế độ Nga Sô, chúng ta cần phải tuyên bố như Churchill rằng chúng ta hợp tác thẳng thắn với người Nga vì họ chiến đấu chống quân Đức... Không phải quân Nga tàn phá nước Pháp, chiếm Ba Lé, Reims, Bordeaux, Strasbourg... Phi cơ, chiến xa, lính Đức mà người Nga đã tiêu hủy và sẽ tiêu hủy sẽ không còn đấy để ngăn trở chúng ta giải phỏng nước Pháp, » Tôi đã chỉ thị cho các phái đoàn của chúng ta dùng luận điệu ấy để tuyên truyền. Đồng thời tôi yêu cầu họ thay mặt tôi nói với ông Maisky, đại sứ Sô Viết ở Luân Đôn : « Dân tộc Pháp sát cánh với dân tộc Nga chống lại quân Đức. Như vậy, chúng tôi mong rằng sẽ tổ chức liên lạc quân sự với Mac Tư Khoa. »

        Gassin và Dejean đến thăm ông Maisky và ông này ra vẻ mặn mà ngay. Còn như hậu quả thực dụng thì sự gián đoạn bang giao giữa Vichy và Mạc Tư Khoa dưới áp lực của Hitler sẽ làm cho mọi việc được dễ dàng. Bởi thế cho nên từ Beyrouth, ngày mùng 2 tháng tám, tôi yêu cầu Cassin và Dejean hỏi ông Maisky cho biết « nước Nga có sẵn sàng thiết lập liên lạc trực tiếp với chúng ta không... có ý định tuyên bố ý muốn phục hồi nền độc lập và sự hùng mạnh của nước Pháp, nếu có thể  được thì thêm chữ vẹn toàn quốc gia. »

        Những cuộc hội đàm đưa đến việc trao đổi thư tín của ông Maisky với tôi vào ngày 26 tháng chín. Đại sứ Liên Bang Sô Viết nhân danh chính phủ ông tuyên bố rằng chính phủ ông «thừa nhận tôi là lãnh tụ Pháp Tự Do... chính phủ ông sẵn sàng liên lạc với Hội Đồng Phòng Thủ Đế Quốc Pháp để giải quyết mọi vốn để hợp tác với các lãnh thổ hải ngoại dưới quyền lãnh đạo của tôi... chính phủ ông sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ người Pháp Tự Do trong cuộc trạnh đấu chung... chính phủ ông quyết định phục hồi đầy đủ và toàn vẹn nền độc lập và sự hùng mạnh của nước Pháp... » Tuy nhiên Nga Sô không nói gì đến sự vẹn toàn quốc gia —  cũng như nước Anh không nói đến trong thỏa ước ngày mùng 7 tháng tám 1940.

        Sau đó ít lâu, chính phủ Sô Viết gửi ông Bogomolov làm đại diện bên cạnh Uỷ Hội Quốc Gia. Ông Bogomolov từ Vichy sang, ông đã làm đại sứ bên cạnh Pétain từ một năm nay. Ỏng không hề lúng túng, ông thích ứng được ngay với điều kiện mới trong công việc của ông. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi nghe ông nói một lời ác cảm đối với những người vừa mới làm việc với ông trước đây : Thống Chế và các bộ trưởng của Thống Chế. Trong một cuộc hội đàm ông còn kể lại cho tôi nghe câu chuyện sau đây : « Tại Vichy, tôi có thời giờ rảnh rang để giấu tên tuổi, một nông dân tay kẻo cày bảo tôi : « Người Pháp bị thua trận thì đáng buồn thật. Nhưng ông xem thửa ruộng này ! Tôi còn được cầy ruộng là nhờ người ta đã khéo thu xếp với quân Đức để lại ruộng cho tôi. Rồi ông xem người ta sẽ thụ xếp nữa để người Đức đi khỏi nước Pháp.» Tôi giả thiết rằng ông dùng cách nói bóng gió này để tỏ ra ông am hiểu tình hình nước Pháp, và đồng thời giải thích thái độ của Nga Sô.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:11:33 pm

        Từ ngày ấy tôi thường gặp ông Bogomolov. Tuy ông buộc lòng phải có một thái độ phù hợp với vai trò đại diện ngoại giao nhưng nếu tình thế cho phép ông vẫn có sức bày tỏ qua cử chỉ và hành động rằng ông cũng sống như một người bình thường. Khi ông đưa ra hay nhận lãnh một bản thông điệp chính thức, ông trưng ra thái độ cứng rắn, dè dặt, nhất phiến, nhưng vào những dịp khác ông tỏ ra người có văn hóa cao, nhã nhặn và thiệp liệp. Ông biết dùng hài hước để phán đoán người và vật, có khi ông còn biết mỉm cười Tôi cần phải nói rằng tuy kỷ luật thép Nga Sô bắt buộc cán bộ của họ phải đeo một bộ giáp sắt không kẽ hở nhưng dưới bộ giáp sắt đó họ vẫn sống như một người thường.

        Về phía chúng tôi, chúng tôi đã gửi tướng Petit sang Mạc Tư Khoa giữ liên lạc quân sự. Người Sô Viết có ngay thái độ niềm nở trọng vọng: hội nghị tham mưu, viếng thăm mặt trận. Staline đích thân tiếp đón. Vả chăng, sau cùng thì tự hỏi phải chăng sự niềm nở đón tiếp tướng Petit chỉ là mảnh lới nhà nghề. Trong trường hợp nào thì phúc trình các nơi gửi về cũng cho tôi cảm tưởng rằng quân đội Nga Sô trước tiên bị quân Đức đánh tan rã nhưng dần dần đã phục hồi, toàn thế dân tộc vùng lên chống cự ; trong lúc quốc gia nguy biến. Staline tự phong mình làm Thống Chế, ông không rời bỏ bộ đồng phục nữa, ông không muốn xuất hiện như một người được chế độ ủy nhiệm đứng ra cầm quyền mà như một lãnh tụ của Nga tự ngàn xưa.

        Địa đồ ghi bãi chiến trường mênh mông khắp thế giới được treo trên tường các văn phòng của chúng ta. Cỏ thể trông thấy nỗ lực quân sự vĩ đại của người Đức. Ba quân đoàn : Von Loeb, Von Bock, Von Rùmđstedt đã tiến vào trung tâm nội địa nước Nga chỉ trong ba tháng, họ bắt được hàng trăm ngàn tù binh và đoạt được rất nhiều chiếm lợi phẩm. Nhưng đến tháng chạp, ở xung quanh Mạc Tư Khoa, Joukov phản công mãnh liệt, nhớ có mùa đông đến sớm và lạnh lẽo hơn mọi khi, ông chặn đứng được địch rồi đến lượt địch phải rút lui. Leningrad không thất thủ. Sebastopol vẫn đứng vững. Đã rõ là Hitler chưa bắt được bộ tư lệnh Đức tuân theo triệt đế chiến lược của mình, chỉ có chiến lược" ấy có tầm quan trọng quyết định, đó là việc tập trung tất cả các lực lượng cơ giới tiến theo một hướng duy nhất vào thẳng thủ đô Nga để đánh trúng trái tim của địch. Mặc dầu có những chiến thắng vẻ vang trong các cuộc hành binh ở Ba Lan, Pháp, Ba Nhĩ Cán. Đức Quốc Trưởng lần này cũng phải trở lại nền nếp cổ phong, phân chia phương tiện xung kích đồng đều cho ba vị thống chế, tỏa rộng một mặt trận, chứ không phóng ra một mũi dùi cực mạnh. Người Nga đã qua sự kinh ngạc lúc ban đầu, họ lợi dụng được địa thế rộng mông mênh để bắt quân Đức phải trả giá đắt.

        Trong khi chờ đợi, chúng tôi cố gắng góp phần trực tiếp vào mặt trận phương Đông, mặc dầu sự đóng góp rất khiêm tốn. Các tầu buôn của chúng ta tham dự vào các đoàn tầu đồng minh vượt qua Bắc Băng Dương trong những điều kiện cực kỳ nguy hiểm, chuyên chở vật liệu đến Mourmansk. Trước tiên người Anh không chịu cho hai sư đoàn nhẹ của Larminat thành lập ở Trung Đông tham dự vào mặt trận Libye, đến tháng hai tôi ra lệnh cho tướng Catroux sửa soạn gửi một sư đoàn sang Iran và miền Caucase, điều đó làm cho người Nga khoan khoái nhưng làm cho ngưòi Anh phải suy nghĩ. Sau đó, các bộ đội của Larminat được đưa ra mặt trận đương cự với quân của Rommel, tôi gửi sang Nga Sò đại đội khinh binh « Normandie », sau gửi thêm cho đoàn «Normandie- Niemen», chi đoàn này chiến đấu rất anh dũng,đó là đơn vị Tày Phương duy nhất chiếu đấu trên mặt trận Đòng Phương. Ngược lại, chúng tôi đã chứng kiến ở Luân Đôn một toán 15 sĩ quan và 200 quân nhân thoát khỏi trại giam Đức và trốn sang Nga nhưng bị giam giữ ở đấy. Đại úy Billotte cầm đầu toán người này. Sau khi khởi sự chiến cuộc Đức - Nga họ được trả tự do và trở về Luân Đôn bằng ngã Spitzberg trèn một đoàn tầu từ Arkhangelsk trở về.

        Ngày 20 tháng giêng 1942 tôi nói chuyện trên đài phát thanh, tôi chào mừng sự phục hồi quân sự của Nga Sô và xác nhận sự liên minh với Nga Sô trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đến tháng hai, Roger Garreau công sử toàn quyền tại Vọng Các đã theo Pháp Tự Do được gửi đến Mạc Tư Khoa làm đại lý Ủy Hội Quốc Gia Pháp. Trong ba năm, ông đại diện nước Pháp tại Nga Sô, ông phục vụ một cách thông minh và đắc lực, ông tiếp xúc với đủ mọi nơi có thể tiếp được và cho chúng ta biết đủ mọi tin tức cần thiết. Ngay từ ngày đến nhiệm chức, ông đã tiếp xúc với các ông Molotov, Vichynsky, Ủy viên và phó ủy Ngoại Giao, ông cũng tiếp xúc cả với ông Lozovsky, thứ trưởng, cả ba người đều cho biết ý muốn của chính phủ họ thiết lập với Pháp Tự Do những liên lạc càng chặt chẽ càng hay.   


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:12:05 pm

        Đến tháng năm ông Molotov sang Luân Đôn. Ngày 21 tôi mở cuộc hội đàm sâu rộng. Tháp tùng ông có ông Bogomolov, còn tôi có ông Dejean. Ngày hôm ấy cũng như về sau này tôi thấy ông Molotov là một người hầu như cả thể chất lẫn tinh thần được cấu tạo để đảm đương vai trò của ông. Ăn nói nghiêm chỉnh, cử chỉ cao nhã, ân cần nhưng đứng đắn đúng mức, ông biết quan sát nội tâm ông để trình bày ý nghĩ của ông rất từ tốn và ông cũng biết chú ý nghe người khác nói. Nhưng không bao giờ ông SO’ sẩy mà nói ra điều gì kín đảo bao giờ. Không có cách nào làm cho ông xúc động, bật cười hay tức giận. Đề cập đến vấn đề này người ta cũng có cảm tướng như ông biết hết hồ sơ, ông ghi nhận không thiếu sót những yếu tố mới do cuộc thảo luận đem lại, ông diễn đạt ý tưởng đúng với lập trường chính thức của ông, nhưng không bao giờ ông vượt ra ngoài phạm vi những điều đã được quyết định ở nơi khác. Trước đây, ông đã kỷ kết với Ribbentrop thỏa ước Đức - Nga một cách chắc chắn, không khác nào thái độ của ông lúc này để điều đình với Tây Phương. Ông Molotov chỉ muốn là một bánh xe thật trơn tru của một guồng máy cay nghiệt, tôi nhận thấy đây là sự thành công trọn vẹn của một hệ thống độc tài. Tôi nghiêng mình chào nét vẻ cao siêu đó. Nhưng mặc dầu người ta có giấu giếm tôi cái gì về sự thật thâm sâu của chế độ, tôi cũng cảm thấy một sự buồn rầu man mác.

        Trong một cuộc hội đàm ở Luân Đôn, bộ trưởng Ngoại Giao Liên Sô đồng ý với tôi về điều gì phải thực hiện ngay, về phần chính phủ của ông cũng như về phần úy Hội Quốc Gia Pháp. Pháp Tự Do sẽ thúc đẩy đồng minh Mỹ và Anh mở ngay một mặt trận thứ hai ở Âu Châu. Mặt khác Pháp Tự Do cũng dùng ảnh hưởng bang giao và quần chúng của mình để giúp Nga Sô thoát khỏi tình trạng cô lập của họ từ lâu nay. Về phía Nga Sô, họ sẽ ủng hộ chúng ta ở Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn để tái lập nền thống nhất quốc gia và Đế Quốc bằng sự nghiệp chiến chinh. Khái niệm thống nhất ấy sẽ áp dụng cho việc hành chánh tại các lãnh thổ — thí dụ Madagascar —, cho các công tác được gọi là có tính cách song song nhưng thực ra có tính cách ly tâm mà người Anh dung túng ngoài ý muốn của chúng ta, sau hết, cho các phong trào kháng chiến tại Pháp mà Mạc Tư Khoa thừa nhận rằng không có chính phủ ngoại bang nào, kể cả Sô Viết, có quyền tách rời khỏi quyền chỉ đạo của tướng de Gaulle. Còn như tương lai thì chúng tôi đồng ý rằng Pháp và Nga sẽ thỏa hiệp với nhau đế xây dựng hòa bình, ông Molotov nói : « Chính phủ của tôi là đồng minh của các chính phủ Luân Đôn  và Hoa Thịnh Đốn. Điều cốt yếu là chúng tôi cộng tác mật thiết với họ để theo đuổi chiến tranh. Nhưng Nga Sô muốn có sự đồng minh độc lập với nước Pháp ».

        Đã có nhiều nỗ lực của Pháp Tự Do để tăng gia mối liên lạc với Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa, nhưng trung tâm của nước Pháp vẫn phải hoạt động ở Luân Đôn và công việc của nước Pháp hầu như bị sức mạnh của hoàn cảnh làm cho bị cột liền vào với công việc của người Anh. Như vậy chúng ta buộc lòng phải giữ liên lạc chạt chẽ với họ hơn bao giờ hết. Nhưng chúng ta càng lớn mạnh thì sự xen lẫn của họ càng khó chịu cho chúng ta. Tuy nhiên Nga và Mỹ tham giạ chiến cuộc, sự liên lạc với hai nước khổng lồ ấy đặt ra cho người Anh nhiều hệ lụy nặng nề, tình trạng ấy có thể làm cho họ xích gần lại với chúng ta dễ đoàn kết thẳng thắn với chúng ta, theo đuổi một chính sách gần gụi với chúng ta đối với các vấn đề Âu Châu, Trung Đông, Phi Châu, Thái Bình Dương. Chúng ta sẵn sàng thực hiện sự thay đổi ấy và có khi chúng ta có cảm tưởng rằng một vài nhân vật chỉ đạo của nước Anh cũng có ý kiến như chúng ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:12:30 pm

        Thỉ dụ ông Anthony Eden, vị bộ trưởng Anh này, tuy có phong độ một người Anh và một bộ trưởng, nhưng cũng tỏ ra người khoáng đạt và nhạy cảm ở đất liền Âu Châu hơn là người ở hải đảo, ông có tâm hồn một người bình thường hơn là tác phong của một nhân viên chính phủ. Ông là đứa con cưng của nền nếp cổ truyền Anh : Eton, Oxford, Đảng bảo thủ, Hạ Viện, Bộ Ngoại Giao ; trên chính nghiệp của ông ông đã từng ấy đoạn đường, nhưng tâm hồn ông còn biết mở ra đón những ngọn gió thần hứng và cái cách. Nhà ngoại giao hoàn toàn tận tâm với quyền lợi của xử sở này không coi thường quyền lợi của người khác và còn để tâm đến vấn đề đạo đức quốc tế giữa một thời đại mà người ta chỉ dùng những sự tàn bạo vô liêm Sỉ. Tôi thường có việc phải giao thiệp với ông Eđen. Nhiều vấn đề phái thảo luận quả là rất khó chịu. Trong phần lớn những cuộc thảo luận ấy không những tôi khen ngợi trí thông minh tuyệt vời của ông, sự hiểu biết công việc của ông, cách cục phong nhã của ông, mà tôi còn khen ngợi tài nghệ tạo ra một bầu không khí thân hữu thuận lợi cho Sự thỏa hiệp nếu có thể thỏa hiệp được và tránh được sự thương tồn cho hai bên nếu không thể thỏa hiệp được. Bên trên hết, tôi tin chắc rằng đối với nước Pháp, ông Anthony Eden rất có thiện, cảm. Phần lớn kiến thức văn hóa của ông, ông hấp thụ của nước Pháp. Nước Pháp xuất hiện tư tưởng chính trị của ông như sự kiện cần thiết cho sự quân bình của một thế giới lung lạc bởi nhiều yếu tố dã man. Sau hết, con người nhân từ bác ái này không thể không rung động trước sự thống khổ của một dân tộc lớn. Tuy nhiên, thành tâm thiện chí của Eden không thể làm cho sự liên minh trở thành một đóa hoa hồng không gai. Tôi biết rằng trên bước đường cố gắng của ông ông thường gặp phải thái độ gồ ghề và đa nghi của chúng ta. Nhưng phần lớn sự khó khăn là ở phía người Anh : thái độ ngờ vực của bộ Ngoại Giao, tham giọng của thực dân, thành kiến của quân nhân, âm mưu của tình bảo. Mặt khác, giới chánh khách ở Luân Đôn nói chung có cảm tình với Pháp Tư Do, nhưng bị ảnh hưởng của những người không hẳn là có cảm tình ấy. Một vài giới bảo thủ cau mặt khi nghe những người Pháp đeo thập tự Lo Ren này nói đến cách mạng. Nhiều yếu tố đảng lao động tự hỏi rằng de Gaulle và các đồng chí của ông ta liệu có theo phát xít không ? Tôi còn thấy ông Attlee nhẹ nhàng bước vào phòng tôi yêu cầu tôi cho biết những bảo đảm để một người dân chủ như ông được yên lòng, khi đã nghe tôi nói rồi, ông mới mỉm cười mà rút lui.

        Xét cho cùng thì mọi việc đều tùy thuộc vị Thủ Tướng, ông này không thể chấp nhận được sự độc lập của Pháp Tự Do. Ngoài ra, mỗi lần chúng tôi phải đụng độ với ông vì bênh vực quyền lợi của hai khối dân tộc, ông lại cho rằng sự và chạm ấy là việc riêng của cá nhân ông. Tình thân hữu của ông đối với tôi càng nhiều bao nhiêu thì ông lại càng tê tái và buồn rầu bấy nhiêu. Tâm hồn ông đã như vậy, lại thêm mánh lới chiến thuật chánh trị của ông nữa, cho nên ông thường nổi những cơn tức giận lôi đình khiến cho tình thâm giao bị thương tồn.

        Vả chăng còn nhiều lý do khác làm cho vị chính khách lỗi lạc này hay gắt gỏng. Trong thời kỳ ấy người Anh đã có những nỗ lực đáng khen và đáng phục, nhất là trong các trận đánh của tiềm thủy đĩnh, nhưng họ cũng chịu đựng những tổn thất nặng nề, tuy rằng địch không có phương tiện vật chất hùng hậu hơn họ. Ngày mùng 10 tháng chạp 1941 ngoài khơi Mã Lai Á thiết giáp hạm Princes of wales và tuần dương hạm lớn Repulse đã bị phi cơ Nhật đánh chìm trước khi cho nổ một tiếng đại bác. Ngày 15 tháng hai 1942, 7300 quân Anh ở Tân Gia Ba đầu hàng sau một thời gian ngắn chống cự với Nhật. Đến tháng sáu, mặc dầu có những phương tiện hùng hậu của người Anh xúc tích ở Trung Đông, tướng Đức Rommel cũng đánh tan phòng tuyến của Quân Đoàn Vlll và đẩy lui về tận Alexandrie trong khi ấy thì 33.000 quân vội vàng đầu hàng quân Đức, điều đó khó mà giải thích vì đạo quân này trước đầy đã giữ vững được Tobrouk. Ông Churchill là người sáng suốt hơn ai hết để ước lượng hậu quả của sự thảm bại đến tình hình chiến sự, ông cũng đau khổ vì sự thảm bại ấy như một người Anh và một người chiến sĩ.

        Cần phải nói thêm rằng trong các giới chỉ đạo một số người không quên âm thầm đồ lỗi cho ông đã gây ra tổn thất của quân đội Anh. Tuy rằng toàn thể nước Anh coi Churchill là tai mắt của mình nhưng báo chí, nghị trường, các ủy ban, các hội đoàn, không thiếu những người chỉ trích ông gay gắt. Do đó mà ông Churchill, trong những ngày tháng đầu năm 1942 không sẵn sàng hòa dịu và hỉ hả nhất là đối với tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:13:18 pm

        Sau hết có lẽ Thủ Tướng Anh đã quyết chí không làm gì quan trọng mà không có sự đồng ý của Roosevelt. Hơn bất cứ một người Anh nào, ông thấy vướng víu vì cung cách của Hoa Thịnh Đốn, ông khó chịu vì tình trạng lệ thuộc vào Hoa Kỳ khi phải nhận viện trợ của họ, ông cay đắng vì giọng kẻ cả của Tổng Thống Mỹ đối với ông, nhưng ông đã quyết chí một lần cho cả mọi lần nghiêng mình trước nhu cầu cấp thiết duy trì sự đồng minh của Hoa Kỳ. Bởi thế cho nên ông không muốn có một thái độ đối với Pháp Tự Do mâu thuẫn hẳn thái độ của tòa Bạch Ốc. Roosevelt có thái độ ngờ vực đối với de Gaulle, Churchill sẽ tỏ ra dè dặt.

        Khi tôi đến Luân Đôn vảo tháng chín 1941, Churchill đang thời kỳ buồn bực lớn. Ông khó nuốt trời những biến cố xảy ra ở Syrie và Liban giữa chúng tôi và Anh Quốc. Ngày mùng 2 tháng chín ông viết thư cho tôi biết rằng vì thái độ của tôi lúc này ông có gặp tôi cũng vô ích. Trước Hạ Viện ông tuyên bố những điều đáng lo ngại vào ngày mùng 9 tháng chín. Hẳn là ông thừa nhận rằng «trong cường quốc Âu Châu,địa vị của nước Pháp ở Trung Đông có ưu thế hơn cả». Nhưng ông vội thêm rằng «không có vấn đề nước Pháp duy trì ở Syrie địa vị của họ có trước ngày chiến tranh... Trong thời chiến cũng không thể nói đến việc để cho Pháp Tự Do thừa hưởng quyền lợi của Vichy.» Cũng như thường lệ, sự bất bình của ông Churchill kèm theo một tình trạng căng thẳng trong mối liên lạc Pháp Anh. Trong mấy ngày liền chính phủ Luân Đôn làm như không có việc gì điều đình với chúng ta và họ đóng cửa không tiếp chúng ta khiến cho tôi ngưng việc tham dự vào chương trình phát thanh của đài Luân Đôn. Tuy nhiên việc đời vẫn có nhịp thăng trầm của nó, sau chuyến giận dỗi ấy, chúng tôi lại tiếp nối liên lạc với nhau. Ngày 15 tháng chín, tôi hội đàm với ông Churchill, tuy lúc khởi sự rất khó khăn nhưng lúc chấm dứt lại có kết quả. Để kết luận, ông cam đoan với tôi rằng chính sách Trung Đông của chính phủ ông vẫn giữ đúng như đã quy định trong thỏa ước Le Caire giữa Anh và Pháp.

        Để biết rõ thêm các cạnh khía, tôi trở lại thăm ông Eden nhiều lần vào tháng mười và tháng một. Chúng tôi đi đến một sự dàn xếp về các điều chính cốt. Nước Anh thừa nhận rằng nước Pháp vẫn còn quyền ủy trị ở Trung Đông và tướng de Gaulle  thi hành quyền ấy cho đến khi có những hiệp ước khác phê chuẩn theo pháp chế Cộng Hòa Pháp, nghĩa là ngoài thực tế, khi nào chấm dứt tình trạng chiến tranh. Nước Anh chấp nhận rằng Pháp Tự Do tuyên bố nền độc lập của Syrie và Liban sẽ không làm thay đổi gì tình trạng pháp lý. Ngoài ra chúng tôi còn đồng ý rằng các thỏa ước Lyttelton de Gaulle sẽ dùng làm hiến chương để quy định mọi liên lạc Anh - Pháp ở Trung Đông.

        Ngày 27 tháng chín, tướng Catroux xác định độc lập và chủ quyền của nước Cộng Hòa Syrie dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Cheik Tagedđine, ngày 26 tháng một, độc lập và chủ quyền của nước Cộng Hòa Liban dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Alfred Naccache ; nước Anh dị nghị nhiều về quyết định của Catroux nhưng rồi cũng ưng chịu và thừa nhận hai nước cộng hòa cùng hai vị Tổng Thống nói trên. Mặt khác, tôi thông báo những quyết định ở Syrie và Liban cho hội Quốc Liên ngày 28 tháng một, cho chánh phủ Hoa Kỳ, chính phủ Thổ và các đồng minh khác ngày 29 tháng một. Văn kiện nói rõ rằng «những điều khoản ấy không làm thay đổi tình trạng pháp lý xuất phát từ văn kiện trao quyền ủy trị, tình trạng pháp lý ấy sẽ tồn tại cho đến ngày ký kết những văn kiện quốc tế mới ». Chính phủ Anh không kháng nghị gì khi nhận được những văn kiện ấy, vả chăng chính họ cũng gợi ý cho chúng tôi.

        Như vậy, người ta có thể cho rằng vấn đề đã được giải quyết ít ra cho đến ngày có hòa bình. Tuy rằng tôi là người thận trọng tôi cũng viết thư cho tổng phải đoàn của chúng ta ở Trung Đông rằng theo ý tôi thì « đứng trước những khó khăn tại các xứ A Rập, nước Anh cũng như chúng ta muốn chấm dứt tình trạng tranh giành quá khứ và bắt đầu cuộc đoàn kết của hai đại cường Hồi Giáo ». Tôi ra chỉ thị cho phải đoàn : « tránh việc gia tăng khó khăn cho đồng minh của chúng ta và tìm mọi dễ dàng cho họ trong tinh thần hợp tác chân thành, nhưng phải bảo vệ sự toàn vẹn của địa vị và chủ quyền Pháp.» Khốn thay, nói như vậy là chắc bằng ở cái gì không có thực. Thực ra chính sách của người Anh tuy không khước từ chủ quyền trên lý thuyết nhưng vẫn không tôn trọng chủ quyền ấy ngoài thực tế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:13:49 pm

        Nhiều việc ngẫu nhiên xảy ra tại Trung Đông đã làm cho sự xung đột giữa người Anh và người Pháp vẫn còn. Người Anh đã tuyển một đội kỵ binh người bản xứ, điều này bất hợp pháp. Họ tự ý tuyên bố tình trạng phong tỏa Djezưch để chiếm lấy quyền hành, ở đây tình hình xáo trộn vì ảnh hưởng cuộc nổi loạn ở Irak; tất nhiên chúng ta ngăn cản họ. Họ lạm quyền xen lấn vảo hoạt động của Cục Lúa Mì do chúng tôi thành lập ở Trung Đông, họ bắt buộc phải được dự phần quản trị với mục đích bảo vệ nền hành chánh địa phương. Tướng Wilson đe dọa sẽ trục xuất một vài công chức Pháp làm khó dễ cho ông, nhưng đe dọa cũng vô ích. Spears có những luận điệu khiếm nhã và đe dọa, ông ta còn can thiệp vào việc giao thiệp của phải đoàn trung ương Pháp với các chính phủ Damas và Beyrouth.

        Tướng Catroux bơi thuyền giữa một nơi đầy đá ngầm. Tuy ông không thích mưu mô và ông nhượng bộ người Anh nhiều hơn sự mong muốn của tôi, nhưng mỗi lúc ông lại bị đặt trước những vụ xâm lấn mới. Do đó mà Trung Đông lâm vào tình trạng dao động thường xuyên trong khi tại Luân Đôn diễn ra những cuộc điều đình cay cú.

        Đến tháng năm 1942, người Anh làm áp lực để đòi phải có bầu cử ngay ở Syrie và Liban. Ủy Hội Quốc Gia của chúng ta không hề chống đối một cuộc trưng cầu dân ý để lựa những chánh phủ đại diện toàn diện quốc dân. Những chánh phủ do chúng tôi thành lập chỉ là những cơ quan lâm thời. Đặc biệt là ở Damas ; riêng tôi, tôi rất lấy làm tiếc rằng Tổng Thống Hachem Bey không chịu trở lại cầm quyền. Nhưng chúng tôi chủ trương phải chờ ngày hết chiến tranh mới tổ chức cuộc bầu cử nghĩa là phải đợi khi nào hai quốc gia trở lại đời sống bình thường, chúng tôi nhẹ bớt trách nhiệm thừa ủy trị và phòng thủ, người Anh không còn có mặt ở đây để gây áp lực. Tuy nhiên, tướng Catroux bị ông Casey, bộ trưởng chính phủ Anh ở Le Gaưe, làm áp lực, ông hứa sẽ có bầu cử nay mai, báo chí công bố ngay tin ấy. Tôi đành phải chấp nhận sự thỏa thuận ấy nhưng chỉ thị cho ông đình hoãn ngày bầu cử. Nhưng cũng dễ nhặn thấy đây là nguồn gốc phát sinh nhiều cuộc và chạm giữa người Anh và người Pháp.

        Tại nơi khác không phải là không có. Đồng minh của chúng ta đi nước đôi ở Djibouti. Họ để cho lực lượng ít ỏi của chúng ta, một đại đội của Bouillon, tiếp tục phong tỏa trên đường bộ, trong khi họ đã giải tỏa đường biển. Thuộc địa này đã có thể nhận đồ tiếp tế từ Madagascar bằng tiềm thủy đĩnh, bằng tiểu hạm d‘ Iberville, để yên chí chờ đợi trời giải phóng giùm. Nhưng trong thời kỳ ấy người Anh điều đình với Négus một hiệp ước chấp nhận quyền giám hộ của họ trên lãnh thổ Ethiopie. Hành động của họ tại Addis- Abéba giải thích tại sao họ không làm gì ở Djibouti. Bởi vì, nếu họ giúp Pháp Tự Do tập kết được Somalie và nắm giữ hải cảng, hỏa xa và một lực lượng quan trọng, thì Pháp Tự Do có thể bảo vệ an ninh và mở đường thông thương cho Abyssinie. Trái lại, nếu Vichy chiếm đóng ở đấy thì người Anh sẽ độc quyền nắm giữ số mệnh của nhà vua và đất đai của nhà vua.

        Bởi thế cho nên Gaston Palewski không thuyết phục được họ phong tỏa thuộc địa ấy. Ông cũng không thuyết phục được người Anh và người Abyssinie ký thỏa ước tay ba chứ không phải tay đôi. Tuy nhiên, hoạt động của ông và các phụ tá của ông cũng có ích lợi là sửa soạn đường đất cho việc tập kết sau này. Palewski lập liên lạc với những yếu tố Pháp ở Djibouti và người bản xứ, tuyên truyền bằng truyền đơn và đài phát thanh, lập liên lạc với tướng Platt : hậu quả là đến ngày tình thế chín mùi, việc tập kết Somalie chỉ còn là một vấn đề hình thức. Mặt khác, ông lập lại đại diện của nước Pháp ở Addis - Abéđa.. Chúng ta lấy lại quyền lợi về hỏa xa ; các hoạt động tôn giáo và dân sự đình chỉ trong thời kỳ chiếm đóng của người Ý nay lại tiếp tục ; như vậy sứ quán Pháp lại mở cửa hoạt động. Tuy tôi phàn nàn sự chậm trễ nhưng tôi biết rằng trái cây đang chín trên bờ biển Hồng Hải.

        Nhưng bất thần người Anh lại can thiệp vào một nơi khác trên Đế Quốc của chúng ta khiến cho tôi lo ngại và tức bực đến cùng cực. Ngày mùng 5 tháng năm 1942 vào lúc 3 giờ sáng, một cú điện thoại của một hãng thông tin cho tôi biết rằng một hạm đội Anh vừa đổ bộ lên Diego — Suarez, Các đồng minh của chúng ta dùng vũ lực chiếm một thuộc địa Pháp mà không hỏi ý kiến chúng ta !


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:14:35 pm

        Từ ngày xảy ra vụ Pearl Harhor, tôi vẫn cố gắng vận động nhiều cách đế bàn với chính phủ Luân Đôn về việc tập kết Madagascar : ngày mùng 10 tháng chạp, hội thảo với tướng Brooke, tham mưu trưởng ; ngày 16, thư gửi cho ông Churchill ; ngày 11 tháng hai kế hoạch hành binh gửi cho Thủ Tướng, tướng Brooke và Cao Uy Nam Phi, ngày 19 tháng hai thư thứ hai cho ông Churchill, sau hết, ngày mùng 9 tháng tư, điệp văn gấp cho ông Eđen. Trong các tài liệu ấy tôi đề nghị để đổ bộ một sư đoàn Pháp Tự Do lên Majunga và tiến nhanh về Tananarive, nếu cầu thì nhờ không quân Anh yểm trợ, trong khi đó đồng minh của chúng ta dùng nghi binh phong tỏa Diégo bằng đường biển. Mặt khác, tôi đòi hỏi cho Uỷ Hội Quốc Gia quyền hành chánh trên đảo này.

        Trong khoảng thời gian ấy, Nam Phi có vẻ như chú trọng đặc biệt đến việc này, tôi bèn hỏi ý kiến chính phủ Pretoria. Từ cuối năm 1941, tôi đã gửi đại tá Pechkoff làm đại diện Pháp Tự Do. Pechkoff được tướng Smuts yêu mến, tôi hy vọng rằng nếu Nam Phi muốn can thiệp vào vụ này thì ông sẽ không giấu giếm đại diện của tôi. Sau hết, đến tháng ba, Cao ủy Sicẻ ở Brazzayille đến thăm Nam Phi. Trong những cuộc hội đàm với Smuts và các bộ trưởng của ông, Sicẻ có cảm tưởng rằng Nam Phi không tự mình can thiệp vào Madagascar. Như vậy nỗ lực của tôi phải hướng về Luân Đôn, tôi yên trí rằng không thể nương tay một chút nào.

        Quả vậy, người Nhật nhảy vào vòng chiến làm cho Madagascar bị đe dọa. Cần đề phòng trường hợp quân Đức ép buộc Vichy phải để cho phi cơ và tầu ngầm Nhật sử dụng căn cứ Madagascar và làm tê liệt hải lộ đồng minh ngoài khơi Nam Phi.

        Chúng tôi biết khá nhiều tin tức về tâm trạng dân chúng trên đảo nhờ những người tình nguyện theo chúng tôi thỉnh thoảng trốn thoát khỏi đảo hay nhờ những thủy thủ tầu bè ghé bến đảo ấy. Trước tiên người ta không tán thành cuộc đình chiến 1940. Toàn quyền de Coppet có thể theo Pháp Chiến Đấu không khó khăn gì nếu ông ta cứ hành động theo lời tuyên bố trước. Nhưng ông ta không cương quyết. Vichy gửi ngay Cayla đến thay thế; Cayla được tướng không quân Jeannaud phụ tá, đã cố sức ru ngủ phe kháng chiến trước khi nhường chỗ cho toàn quyền Annet. Nếu Pétain ra lệnh cho phép quân Nhật đố bộ lên hải đảo hẳn là lệnh sẽ được thi hành. Nếu ông ra lệnh chống lại cuộc đổ bộ của đồng minh thì người ta cũng nghe ông. Nhưng vì chính sách của quân Anh vẫn có những ngẫu hứng theo truyền thống của họ cho nên Pháp Tự Do phải có mặt ở cuộc hành quân này.

        Xem như vậy thì đủ hiểu hành động và cung cách của người Anh đã làm cho tôi phải lo ngại đến mức nào. Nhất là ngày đánh DiegơSuarez, Hoa Thịnh Đốn công bố một thông cáo tuyên bố rằng « Hoa Kỳ và Anh quốc đồng ý quy hoàn Madagascar cho nước Pháp khi nào sự chiếm đóng đảo này không cần thiết cho cuộc hợp tác giữa các quốc gia đồng minh,» Nhưng trong khi chờ đợi Madagascar sẽ bị cắt ra khỏi lãnh thổ Pháp hay sao ? Madagascar sẽ sáp nhập vào cường quốc nào nếu không phải vào Anh - Mỹ ? Ở đây sự đỏng góp của Pháp vào cuộc chiến sẽ như thế nào ? Trong tương lai sẽ còn lại cái gi là chủ quyền của nước Pháp ?

        Chúng tôi phải đánh ván bài thật quyết liệt. Tôi cố ý để 6 ngày trôi qua rồi mới tiếp xúc với ông Eden theo lời mời của ông. Trong cuộc hội đàm ngày 11 tháng năm với ông, ông tỏ vẻ hơi lúng túng. Ông bảo tôi : « Tôi bảo đảm với ông rằng chúng tôi không có tham vọng đất đai ở Madagascar. Chúng tôi muốn người Pháp vẫn tiếp tục cầm quyền ». Tôi vội hỏi : « Nhà cầm quyền nào ? » Nghe lời ông Eden tôi hiểu rằng người Anh định thương lượng với toàn quyền Annet để giữ nguyên tình trạng ở Madagascar, mọi việc vẫn như trước ; được như vậy đồng minh sẽ đóng ở Diégo-Suarez và canh phòng phần còn lại của hải đảo!

        Tôi tuyên bố với ông Eden rằng chúng tôi phản đối kế hoạch ấy. « Một là kế hoạch thành công, kết quả sẽ là sự trung lập hóa một lãnh thổ Pháp dưới sự bảo đảm của đổng minh, điều mà chúng tôi không chấp thuận bao giờ. Hai là không đi đến đâu, trong vài tuần lễ nữa một mình các ông sẽ phải thực hiện một cuộc hành quân có tính cách một cuộc chinh phạt, vả chăng giả thuyết thứ hai này rất dễ trở thành sự thực vì người Đức biết cách ép buộc Vichy phải đánh lại các ông,» Ông Eden cững phải công nhận : « Quả là chúng tôi bước vào một cuộc phiêu lưu có thể gây ra nhiều rắc rối lắm. Nhưng tôi có thể cam đoan với ông, chính phủ tôi ước mong rằng rốt cuộc ông sẽ nắm giữ chủ quyền trên đảo Madagascar. Chúng tôi sẵn sàng tuyên bố công khai ». Họ quyết định để chính phủ  Luân Đôn công bố một thông cáo có ý nghía đó ; bản thông cáo được đưa ra ngày 14 tháng năm : « Về vấn đề Madagascar, ý muốn của chính phủ  Anh hoàng là Uỷ Hội Quốc Gia Pháp với tư cách đại diện cho Pháp Chiến Đấu và đã hợp tác với các Quốc Gia Liên Hiệp, sẽ đỏng vai trò dành cho họ trong nền hành chánh của lãnh thổ được giải phóng.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:15:19 pm

        Trong lời tuyên bố ấy có sự can kết quan trọng của người Anh. Ngày hôm sau, khi nói đến đài phát thanh tôi ghi nhận sự kiện ấy. Để bù lại tôi tỏ lòng tin tưởng đồng minh trong bài diễn văn của tôi. Nhưng tôi công khai bác bỏ mọi biện pháp tạm thời về Madagascar, tôi cho rằng ý muốn của nước Pháp là giữ toàn vẹn lãnh thổ không để cho ai chia cắt và trung lập hóa. Tôi còn nói thêm : « Nước Pháp muốn rằng Pháp Chiến Đấu sẽ nhân danh nước Pháp để chỉ đạo và tổ chức nỗ lực chiến tranh dưới đủ mọi hình thức và trên đủ mọi lãnh vực, để dại diện cho quyền lợi của nước Pháp đối với đồng minh và chống lại kẻ thù, để bảo vệ chủ quyền Pháp trên các lãnh thổ đã được giải phóng hay sẽ được giải phóng ». Cũng ngày hỏm ấy, tôi ra chỉ thị cho bộ đội Trung Phi chuẩn bị một lữ đoàn hỗn họp để gửi sang Madagascar.

        Nhưng lời hứa của chính phủ Anh cũng như lời khẳng định của tôi về vai trò tương lai của Ủy Hội Quốc Gia đều đặt trên giả thuyết vấn đề đã giải quyết xong, ngoài thực tế thì chưa giải quyết gì cả. Vichy còn làm chủ hầu hết hòn đảo. Chẳng bao lâu tôi được tin rằng người Anh chỉ cốt lấy được Diégo thôi, san họ điều đình với toàn quyền Annet. Đồng thời, sở tình báo Đông Phi gửi sang một toán nhân viên dưới quyền chỉ huy của ông Lush. Những biện pháp ấy trái ngược với V muốn của Pháp Tự Do. Chúng chỉ làm trì trệ việc tham chiến của Madagascar, củng cố quyền hành của Annet và kéo dài tình trạng chia cắt Đế Quốc Pháp. Ngoài ra tôi còn e ngại rằng toán nhân viên chánh trị của người Anh có thể tạo ra nhũng ảnh hưởng tai hại nào đó như chúng tôi đã từng chứng kiến ở Trung Đông, Djibouti, Abyssini chúng tôi đã có ngay một dấu hiệu của ảnh hướng đó. Tôi muốn gửi Pechkoff sang Diégo Suarez để thăm dò tin tức nhưng ông này bị cản trở không đi được.

        Như vậy, vào đầu tháng sáu 1942, những đám mây nặng nề đã bao phủ lên mối liên lạc Anh Pháp. Người Anh tăng gia những hành động bất thân thiện và khiêu khích ở Syrié, Somalie, Madagascar, họ còn có thêm nhiều biện pháp khiến cho chúng tôi phải căm giận họ. Tại Gold - Coast, một phái đoàn Anh, trưởng đoàn là ông Frank, bí mật tiếp xúc với dân chúng ở đất Pháp vùng Niger. Đồng thời tướng Giffard tư lệnh Tây Phi cảnh cáo các phái đoàn Pháp Tự Do Bathurst và Freetown phải rời khỏi nơi này. Tôi cũng có ý định đến Libye thanh sát các bộ đội của chúng ta, chính phủ Anh khẩn khoản yêu cầu tôi hoãn cuộc khởi hành như thế có nghĩa là họ không cấp cho tôi phương tiện. Tại Luân Đôn, nhà cầm quyền, các cơ quan công quyền các bộ tư lệnh Anh, đều giữ thái độ bí mật, có thể là ngờ vực.

        Hẳn là người Anh - Mỹ đang soạn thảo một kế hoạch hành binh rộng lớn trên chiến trường Tây Phương. Tướng Marshall, tham mưu trưởng quân đội Mỹ, đô đốc King, tư lệnh Hải Quân Đại Tây Dương, đều có mặt ở Luân Đôn vào tháng năm nhưng họ lánh mặt không muốn gặp tôi. Tuy nhiên, đồng minh dự định làm cái gì thì nước Pháp cũng là nước thứ nhất liên hệ đến công việc của họ vì lãnh thổ, vì dân chúng vì lực lượng của nước Pháp. Nhưng có lẽ họ muốn gạt những yếu tố hoạt động là Pháp Tự Do ra ngoài, họ muốn dùng một vài mảnh rời đất đai và tài nguyên, có lẽ họ muốn lợi dụng sự tản mác ấy để chiếm đoạt lấy một vài mảnh vụn lãnh thổ của nước Pháp. Đã đến lúc phải phản ứng. Phải cho đồng minh hiểu rằng Pháp Tự Do có mặt ở trong hàng ngũ của họ là để đại diện cho nước Pháp chứ không phải để che chở những lạm dụng và xen lấn thiệt hại cho dân tộc Pháp, ủy Hội Quốc Gia, sau một cuộc tranh luận sôi nổi rất sâu rộng, đã đồng thanh chấp nhận quan điểm ấy.

        Ngày mùng 6 tháng sáu, tôi yêu cầu ông Charles Peake, nhà ngoại giao lỗi lạc của bộ Ngoại Giao Anh, thông báo cho ông Churchill và ông Eden biết lập trường của chúng ta : «Nếu vì các đồng minh mà nước Pháp mất cái gì của mình ở Madagascar, Syrie hay ở nơi nào khác, thì nước Pháp không còn lý do gì để hợp tác trực tiếp với Anh hay Mỹ. Chúng tôi phải chấm dứt. Ngoài thực tế, chúng tôi sẽ tập trung lại những nơi đã tập kết rồi hay sẽ tập kết để theo đuổi cuộc chiến tranh chống quân thù trong phạm vi sức lực của mình và chỉ biết có quyền lợi của mình ». Cùng ngày hôm ấy, tôi gửi điện tín cho Ebouẻ vàEeclerc, cho Catroux và Larminat thòng báo cho biết quyết định của tôi để họ kịp chuẩn bị. Tôi cũng yêu cầu họ báo tin cho các đại diện đồng minh ở gần họ biết quyết định của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:16:08 pm

        Chẳng bao lâu đã thấy ngay hậu quả. Ngày mùng 10 tháng sáu, ông Churchill mời tôi đến thăm ông. Chúng tôi ngồi với nhau một giờ, chuyện liên miên. Sau khi ca ngợi bộ đội Pháp chiến đấu anh dùng ở Bin - Hakeim, Thủ Tướng đề cập đến vấn đề Madagascar, ông công nhận rằng Pháp Tự Do mích lòng là phải vì cuộc hành quân đã thực hiện trong những điều kiện như vậy, « nhưng chúng tôi không có ý đồ gì trong vấn đề Madagascar. Còn như chúng tôi sẽ làm gì ở đấy thì chúng tôi cùng không biết nữa ! Hải đảo rộng mênh mông. Chúng tôi muốn có một sự thỏa hiệp nào đó để khỏi lạc lõng giữa hòn đảo này ». Tôi trả lời ông : « Điều chúng tôi muốn là Madagascar theo Pháp Tự Do và trở lại cuộc chiến. Chúng tôi đã sẵn sàng từ hôm nay để đưa quân vào, đúng như đã đề nghị với ông hôm qua ». Thủ Tướng nói : « Các ông không phải là đồng minh duy nhất của chúng tôi ». Nói như vậy ông có ý cho tôi hiếu rằng Hoa Thịnh Đốn không muốn cho chúng tôi tham dự. Điều này quả là tôi không ngờ.

        Tôi lưu ý ông Churchill đến điểm nguy hại cho cuộc liên minh nếu xảy ra điều gì không hay cho Đế Quốc Pháp và có lẽ ngày mai sẽ xảy ra cho nước Pháp, ông phản đối và cãi rằng ông chỉ có thiện chí. Rồi bất thần ông giãy nảy lên : « Tôi là người bạn của nước Pháp ! Tôi vẫn muốn cho nước Pháp hùng mạnh và có một quân đội hùng mạnh, cần phải như vậy để bảo vệ hòa hình trật tự và an ninh của Âu Châu. Chưa bao giờ tôi có đường lối chính trị nào khác ! » Tôi trả lời : « — Đúng như vậy ! Ông còn đáng khen ngợi vì sau khi có hiệp ước đình chiến Vichy, ông còn muốn đánh lá bài của nước Pháp. Lá bài đó là de Gaulle, xin ông đừng để mất bây giờ ! Điều đó lại càng phi lý khi chính sách của ông thành công, Pháp Tự Do trở thành linh hồn và khuôn khổ cho cuộc kháng chiến Pháp.»

        Chúng tôi nói đến Roosevelt và thái độ của ông đối với tôi. Ông Churchill nói : «không nên hấp tấp ! Chính tôi đây, có lúc tôi uốn mình có lúc tôi vươn lên» Tôi trả lời :«ông có thể làm được như vậy vì ông ngự trị trên một chính phủ vững vàng, một quốc gia đoàn kết, một Đế Quốc thống nhất, một quân đội hùng mạnh. Nhưng tôi! Tôi không có phương tiện gì cả. Ấy thế mà xin ông biết cho tôi phải gánh vác quyền lợi và vận mệnh của nước Pháp. Gánh giang san nặng quá và tôi nghèo nàn quả không thể uốn mình được.» Ông Churchill kết luận bằng cách bảy tỏ cảm tình và thân hữu : « Chúng ta còn phải vượt qua nhiều trở ngại. Nhưng một ngày kia chúng ta sẽ trở về nước Pháp, có lẽ sang năm không chừng. Dẫu sao thì chúng ta cũng sát cánh với nhau!» Ông đưa tôi xuống tận hè phố và nhắc lại:«Tôi không bỏ rơi ông đâu. Ông có thể tin tôi.»

        Ba ngày sau đến lượt ông Eden trở lại cam kết với tôi rằng nước Anh không có tham vọng gì trên Đế Quốc Pháp nói chung và Madagascar nói riêng. Ông bảo tin cho tôi biết rằng « chuẩn tướng» Lush đã được triệu hồi, Pechkoff sẽ có thể khởi hành được: «Ông hãy tin tôi, chúng tôi ước mong rằng sẽ cùng với ông tay nắm tay để chuẩn bị mặt trận phía Tây »

        Như vậy, mọi việc còn tạm thời bỏ lửng. Tuy nhiên người ta đã để ý đến lời cảnh cáo của chúng tôi. Như vậy, những hành vi độc đoán của người Anh đối với Đế Quốc của chúng ta từ đây có lẽ sẽ không thể vượt qua một giới hạn nào đó. Cỏ nhiều may mắn để việc Syrie bớt găng. Somalie đành phải chấp nhận sự tập kết, và một ngày kia Thập Tự Lo Ren bay phất phới trên đảo Madagascar. Ngoài ra, tôi cảm thấy rõ hơn bao giờ hết rằng xét cho cùng thì nước Anh không hủy bỏ cuộc đồng minh với chúng ta.

        Tấn kịch ngoại giao đã được Pháp Tự Do trình diễn với hàng trăm màn sôi động để giành lại địa vị của nước Pháp, những khán giả chú trọng nhiều nhất đến vở kịch ấy là các chính phủ lưu vong tại Anh Quốc. Vào năm 1941 con số khản giả ấy tăng thêm vì có thêm quốc vương và các bộ trưởng Hy Lạp, quốc vương và các bộ trưởng Nam Tư. Đối với các chính phủ lưu vong ấy, điều gì xảy ra cho nước Pháp cũng là mối bận tâm chính yếu của họ. Họ bị nhóm người trong nước tiếm quyền của họ ngược đãi và phản bội, bởi vậy họ ác cảm với Vichy vì thái độ của Vichy được những người cộng tác với địch nêu ra làm gương mẫu để biện hộ cho mình. Mặt khác, tuy rằng các cường quốc không xúc phạm chủ quyền của họ nhưng họ không tránh khỏi được cảnh kẻ yếu bị đặt vào vòng ảnh hưởng của kẻ mạnh. Sau hết, họ tin rằng sự phục hồi của nước Pháp là điều kiện cần thiết cho thế quân bình Âu Châu và tương lai của họ. Bởi thế cho nên họ lấy làm vui mừng kín đáo mà theo dõi Pháp Tự Do hành động để phục hồi nền độc lập của mình. Chúng tôi vẫn được họ tiếp đón niềm nở.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:38:54 pm

        Chủng tôi cũng không quên giữ vững tình thân giao với các chính phủ ấy, tuy họ không có lãnh thổ nhưng họ có đại diện chính thức và ảnh hưởng đáng kể ở khắp các nơi trên thế giới tự do. Dejean và các bạn đồng sự của ông trong Ủy Hội Quốc Gia giữ liên lạc với các bộ trưởng vả các công chức của họ. Các bộ tham mưu của ta, các cơ quan của ta cũng có phận sự giữ mối liên lạc ấy. Chính tôi cũng đến thăm các quốc trưởng và giới chỉ huy của họ.

        Những cuộc tiếp xúc và hội đàm ấy rất hữu ích vì chúng tôi giao thiệp với những người tài trí. Nhưng dưới bề ngoài lễ độ ấy chúng tôi nhận thấy thảm kịch nội tâm của họ gây nên vì bại trận và lưu vong. Hẳn là các chính phủ ấy vẫn nắm giữ bộ máy chánh quyền và cố gắng giữ thái độ bình tĩnh. Nhưng họ sống trong lo âu và buồn rầu, tấn kịch bi thảm cháy âm âm thầm dưới đáy sâu tâm hồn.

        Thực ra, từ khi Nga Sô và Hoa Kỳ lâm chiến nhà cầm quyền các nước Tây Phương tin chắc rằng nước của họ sẽ được giải phóng. Nhưng rồi tình trạng của họ sẽ ra saơ ? Đó là mối bận tâm ám ảnh người Hòa Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo, Na Uy. Bà hoàng Wilhelmine, vị Thủ Tướng của bà, giáo sư Geerbrandy, vị bộ trưởng Ngoại Giao, ông Van Keffens, ông hoàng Bernhardt nước Hòa Lan, đều thất vọng mà chứng kiến sự tan rã của Đế Quốc Hòa Lan, tuy đã có những cố gắng của đô đốc Helfrich và cuộc kháng chiến ngoài bưng biền của tướng Ter Porten. Các ông Pierlot, Gutt, Spaak, họp thành một nhóm người tượng trưng cho tài trí, hăng hái và khôn ngoan để phục vụ nước Bỉ ; họ đều buồn rầu khi nhắc đến vấn đề hoàng gia. Còn như bà đại công tước Charlotte và chồng bà, ông hoàng Felix de Bourbon - Parme, ông Bech, bộ trưởng của họ, họ không ngừng ước lượng hậu quả vật chất và tinh thần mà chính thể Nazi có thể gây ra cho Lục Xâm Bảo. Sau hết, quốc vương Na Uy Haakon VII, một mẫu người tin tưởng và cương quyết, và ông Trygve - Lie, người không ngừng hoạt động trong đủ mọi lãnh vực, đều buồn rầu vì mất cả một đội thương thuyền Người Na Uy không ngừng nhắc lại : « Đây là cả dấn vốn quốc gia của chúng ta bị chìm đắm ».

        Tình trạng các nước Hy Lạp, Nam Tư, Tiệp Khắc và Ba Lan lại càng bi đát hơn. Nước Nga lâm chiến có thể bảo đảm cho họ rằng Đức sẽ thua, nhưng họ sẽ gặp phải những đe dọa khác. Quốc trưởng và các bộ trưởng của họ đều nói thẳng ra điều ấy. Quốc vương Georges II nước Hy Lạp và ông Tsouđeros, Thủ Tướng chính phủ, cho tôi biết rằng cuộc xâm lăng đã xô đầy dân tộc Hy Lạp vào cảnh nghèo đói khủng khiếp, dẫu sao họ cũng cố gắng chống lại quân thù, nhưng họ e ngại đảng cộng sản đã lợi dụng tình trạng đói khát để đầu độc dân chúng và chiến sĩ. Đồng thời, tôi nhận thấy quốc vương trẻ tuổi Nam Tư, vua Pierre II, nội các Nam Tư dưới quyền lãnh đạo liên tiếp của tướng Simovitch, ông Yayanovitch và ông Trifunovitch, đều xúc động vì những biến cố chia cắt đất nước họ : vùng Croatic tuyên bố lập thành quốc gia riêng, công tước Spolète lên ngôi vua ; nước Ý sáp nhập Ljubljana và vùng Dalmatie ; tướng Tito canh tranh rồi chống đối tướng Mikhailovitch tuy rằng ông này vẫn chống xâm lăng ở bên Serbie.

        Hẳn là Tổng Thống Benès và các bộ trưởng của ông, Shramek, Masaryk, Ripka, tướng Ingr, đều có thái độ bề ngoài tin tưởng ở người Sô Viết. Qua sự trung gian của ông Bogomolov, họ giữ mối giao hảo bề ngoài với điện Cầm Linh. Đại diện của họ ở Mạc Tư Khoa, ông Fierlinger, có vẻ được trọng đãi lắm. Một đội quân Tiệp Khắc,tuyển lựa trong số tù binh Tiệp bị người Nga bắt làm tù binh, đã được thành lập và đặt dưới quyền chỉ huy Nga Sô. Người ta nhận thấy nếu Benès muốn trở về Prague và tái lập chính phủ Tiệp thì trước hết ông ta phải nhờ đến Nga Sô mặc dầu ông ta thù ghét cay độc chế độ Sô Viết.

        Ngồi nối chuyện với Benès người ta được nghe ông diễn giảng những bài học chính trị và lịch sử có giá trị cao, người nghe không chán mà thầy giảng cũng không mệt. Tôi còn được nghe ông nhắc đến vận mệnh của chính phủ Tiệp mà ông lãnh đạo gần 20 năm nay. Ông nói:«Chính phủ ấy không thể đứng vững được nếu không có sự nâng đỡ trực tiếp của Mạc Tư Khoa, vì Tiệp Khắc cần phải lấy lại vùng Suđètes, dân là người Đức, vùng Slơvaquie mà người Hung không muốn để mất, vùng Teschen mà người Ba Lan vẫn dòm ngó. Nước Pháp thì tương lai còn mù mịt, chúng tôi không thể trông cậy gì thiện chí của Pháp. » Ông kết luận : « Trong tương lai chúng tôi có thể tránh tình trạng bấp bênh của sự liên minh duy nhất với điện Cẩm Linh nhưng với điều kiện là nước Pháp lấy lại địa vị và vai trò trước kia của mình ở Âu Châu. Trong khi chờ đợi, tôi biết lựa chọn cách nào ? » Ông Benès lý luận như vậy, không thể không đế lộ sự bối rối trong thâm sâu tâm hồn của ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:26:20 pm
 
        Người Ba Lan thì không nghi ngờ gì cả. Trước mắt họ, người Nga là địch thủ mặc dầu họ phải đi với Nga để chống lại kẻ thù chung. Đối với Tổng Thống Rackievicz, Tướng Sikorski, Thủ Tướng chính phủ và tổng tư lệnh quân đội, các bộ trưởng Zaleski, Raczynski, tướng Kukiel, thì sau khi Đức bại trận tất nhiên quân Nga phải kéo sang ồ ạt. Còn như việc ngăn chặn tham vọng của Mạc Tư Khoa sau khi đã đánh bại Bá Linh thì ý kiến của người Ba Lan chia làm 2 khuynh hướng. Khi thì họ nghiêng về một chủ thuyết thảm bại để tìm những ảo tưởng say sưa trong sự thất vọng như Chopin tìm mơ mộng trong đau khổ. Khi thì họ vuốt ve hy vọng một giải pháp mở rộng đất đai của Ba Lan về phía Tây, họ sẽ nhượng cho Nga Sô một phần đất Galicic và Lithuanie, để đổi lại, Nga Sô sẽ không thống trị Varsovie và ép buộc Ba Lan phải chấp nhận chính phủ cộng sản. Nhưng khi họ tính đến thỏa hiệp thì họ trở nên nóng nảy, thái quả, họ làm cho đồng minh bản tín bản nghi. Sô Viết bất bình.

        Tuy rằng sự dung hòa khó khăn nhưng tướng Sikorski cũng cố gắng thực hiện. Ông là người cương nghị, một mình ông gánh vác hết trách nhiệm về vận mạng xứ sở ông. Trước kia ông đã chống lại chính sách của thống chế Pilsuđski, từ ngày bại trận ông nắm được hết quyền hành một chính phủ lưu vong có thể có được.

        Từ khi quân đội Đức tiến vào Nga Sô, Sikorski không ngần ngại lập liên lạc ngoại giao với Nga Sô mặc dầu người Ba Lan chồng chất căm thù người Nga. Thảng bảy 1941 ông ký với Nga Sô một thỏa hiệp tuyên bố vô hiệu lực chia cắt nước Ba- Lan năm 1939 bởi Nga Sô và Đức. Đến tháng chạp chính ông thân hành sang Mạc Tư Khoa để điều đình việc phóng thích tù binh và đưa họ về miền Cauase, từ đấy họ sẽ theo tướng Anders trở về Địa Trung Hải. Sikorski đã hội đàm rất lâu với Staline. Lúc trở về, ông kể lại cuộc hội đàm, ông mô tả cho tôi nghe vị lãnh chúa điện Cẩm Linh vô cùng bối rối nhưng không hề kém sáng suốt, cay nghiệt và quỷ quyệt, ông nói : « Staline tỏ ra thuận ý với nguyên tắc thỏa hiệp. Nhưng thỏa hiệp về hai bên đem ra làm hậu thuẫn, nói như vậy nghĩa là tùy thuộc chúng tôi có tìm được sự nâng đỡ của Tây Phương hay không. Đến lúc ấy ai là người giúp đỡ Ba Lan? một là có nước Pháp hai là không có ai cả.»

        Như vậy, điệu hát lo âu của các chính phủ lưu vong vẫn âm thầm họa theo nhịp tiến triển của Pháp Tự Do. Mọi người đều theo người Anh thừa nhận Ủy Hội Quốc Gia một cách dè dặt. Nhưng mọi người đều coi tướng de Gaulle là người Pháp có đủ tư cách để thay mặt nước Pháp. Thí dụ họ ký với tôi một thông cáo chung về việc tội phạm chiến tranh ngày 12 tháng giêng 1942 nhân một hội nghị các Thủ tướng chính phủ. Tóm lại, sự liên lạc của chúng tôi với chính phủ lưu vong đã đem lại cho chúng tôi ít nhiều uy tín để giúp chúng tôi trên đường ngoại giao và tạo cho chúng tôi những luồng dư luận thuận lợi không thể ước lượng trước được.

        Trong tấn kịch bi thảm trên thế giới này, những nhân vật vĩ đại kéo dân chúng Anh-Mỹ theo dư luận của họ, nhưng ngược lại dư luận quần chúng cũng hướng dẫn các chính phủ mặc dầu có sự kiểm duyệt thời chiến. Bởi thế cho nên chúng tôi cố gắng làm sao cho dư luận quần chúng ủng hộ chúng tôi. Chính tôi cũng cố gắng bằng cách khai thác cảm tình và sự hiếu kỳ của quần chúng đối với công cuộc cứu quốc của chúng tôi. Tôi thường tiếp xúc với quần chúng Anh và Mỹ. Theo phương cách cổ điển, tôi chọn lựa trong sổ những hội đoàn mời tôi đến nói chuyện những thính giả nào hợp với đề tài và hợp với lúc đưa vấn đề ấy ra trình bày. Tôi đến dự một bữa tiệc với tư cách khách mời danh dự, sau bữa ăn tôi nhận thấy nhiều người kéo đến ngồi chật ních cả căn phòng, đó là những nhân viên thòng tin nhà nghề hay những người tai mắt đến để nghe tôi nói chuyện. Theo thói tục của người Anh, tôi được mời làm chủ tọa phiên họp, bấy giờ tôi muốn nói gì thì cứ việc nói.

        Đáng tiếc vì tôi nói tiếng Anh không được rành cho nên thường thường tôi chỉ dùng tiếng Pháp. Nhưng sau đó Soustelle đóng vai trò giúp tôi. Bài diễn văn của tôi được dịch ra từ trước khi tôi bắt đầu nói thì người ta đã phát cho các thính giả. Báo chí và đài phát thanh Anh Mỹ sẽ công bố những đoạn chính yếu. Còn như tính cách khách quan thì tôi cho rằng chỉ tương đối trên các báo Mỹ vì họ thổi phồng một vài câu suy diễn rộng của tôi. Tất nhiên, những câu nói đó đi quá trớn. Người Anh thì không làm sai lệch bản văn, nhưng họ chỉ trích không tiếc lời. Cần phải nói thêm rằng báo Nam Mỹ vẫn có cảm tình với nước Pháp, với « phong trào de Gaulle », họ trích dẫn lời tuyên bố của tôi rất đứng đắn, có lẽ họ có ý muốn quân bình thải độ của Hoa Kỳ. Tóm lại ngoại trừ một vài cơn khủng hoảng người ta nại cớ «nhu cầu quân sự» để bịt miệng tôi còn thì tôi vẫn thấy các nước dân chủ đồng minh kính trọng tự do ngôn luận.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:31:36 pm
 
        Trước khi đến Trung Đông vào mùa xuân 1941 tôi đã đứng nói trước một cử tọa Anh nhất là tại những «buổi tiệc trà văn nghệ»và nhỏm Anh Pháp ở Nghị Trường. Sau khi trở về Luân Đôn vảo tháng chín và cho đến tháng sáu năm sau, tôi đã xuất hiện tại các nơi sau đây : «cơ quan báo chí quốc tế», xưởng đúc xe tăng «English Electric» ở Stafford Hội Phi Châu Hoàng Gia Hiệp hội Báo chí ngoại quốc, Hội người Pháp tại trường Đại Học Oxford, Hiệp Hội Anh văn, Hội bảo vệ công cộng hội đồng thị xã và các nhân sĩ Eđimbourg, một buổi họp tại Nghị trường hội họp các dân biểu Hạ Viện. Đến tháng năm 1942 lần thử nhứt tôi tổ chức một cuộc họp báo. Ngày 14 tháng 7 năm 1941 tôi ở Brazzayille, đài National Broadcasting Corporation Hoa Kỳ đã dùng hết các làn sóng đế tiếp vận một bản hiệu triệu của tôi gửi dân tộc Hoa Kỳ. Ngày mùng 8 tháng bảy 1942 hãng Columbia phổ biến tại Mỹ nhất là tại Central Park Nữu Ước một bài diễn văn bằng tiếng Anh của « người bạn và đồng minh, tướng de Gaulle. » Ngày 14 tháng bảy, ngày khánh tiết Pháp, tôi cũng có lời chào mừng dân tộc Mỹ. Thêm vào những ngày lễ chính ấy, còn có những dịp khác, tôi phải nói trước công chúng không kịp sửa soạn nhưng cũng gây được tiếng vang. Đỏ là những buổi tiếp đón dành cho tôi tại các tỉnh Birmingham, Leeds, Liverpool, Glasgow, Hull, Oxford, trường Đại Học Edimbourg, Hải Quân Portsmouth, Hải xưởng Brigham và Cowan, xưởng Talbot, nhà máy Harmelin, tòa báo The Times, sau hết là những câu lạc bộ rất yêu mến và có cảm tình với chúng tôi.

        Luận điệu của tôi dùng thay đổi tùy từng trường hợp nhưng tôi vẫn đem những ý tưởng và cảm tình ấy ra trình bày với thính giả nước ngoài. Đối với sự bại trận trước đây của nước Pháp tôi giải thích là tại hai hệ thống binh bị lỗi thời mà các nước dân chủ đều áp dụng khi mới khởi sự chiến tranh ; nước tôi là nạn nhân vì không được bảo vệ bằng mặt biển và phải một mình đứng hàng tiền đạo chống địch. Tôi xác định rằng dân tộc Pháp tuy sống dưới sự áp bức nhưng vẫn sống sâu xa và mãnh liệt và rồi sẽ có nỗ lực đổi mới. Tôi đưa ra bằng chứng là phong trào kháng chiến mạnh ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Nhưng tôi chứng minh rằng nước Pháp cũng bị đau khổ và nhục nhã thì nước Pháp càng cảm kích vì sự cảm thông của các bạn đồng minh ; sự tuyên truyền của Hitler trưng ra trước mắt dân tộc Pháp viễn tượng phục hồi và tái thiết nếu Pháp đứng về phe độc tài ; trong trường hợp ấy, Vichy chỉ lẫm lỗi nếu các nước dân chủ tôn trọng quyền lợi  của nước Pháp.

        Ngày mùng 1 tháng tư 1942 tôi đọc một bài diễn văn đánh dấu chấm vào chữ i, bài diễn văn này gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Tôi tuyên bố : « Người ta không nên cho rằng phép lạ Pháp Chiến Đấu này không phải là cái gì cứ đưa ra trình diện là xong việc... Tất cả đều dựa trên điểm này : Pháp Chiến Đấu quyết chí đi với đồng minh với điều kiện minh bạch là đồng minh phải đi với mình... » Nhắm thẳng vào việc Hoa Kỳ tiếp tục duy trì liên lạc với Vichy và những cuộc mà cả thậm thụt với tay sai của Vichy, tôi nói thêm : « Đối với các nước dân chủ, giao thiệp với những người đã phá hoại tự do Pháp và muốn thành lập một chế độ khuôn theo phát xít, là đưa vào chính trị những nguyên tắc của anh chàng Gribouille nhảy xuống biển để cho khỏi ướt áo. . . » Tôi còn nói thêm, tìm cách làm cho tiếng sấm vang lên : « Điều quan trọng là người ta không biết đến một điều trọng yếu chi phối toàn thể vấn đề nước Pháp, đó là cuộc cách mạng. Đây là một cuộc cách mạng, cuộc cách mạng lởn nhất lịch sử mà nước Pháp muốn thực hiện sau khi bị giới thượng lưu và những người được ưu đãi phản bội». Tôi kêu lên : « Không thể tha thứ được cái gọi là quan niệm thực tế, hết hội nghị Munich này qua hội nghị Munich khác, đã đưa tự do đến bên bờ vực thẳm, quan niệm ấy còn tiếp tục đánh lừa những người hăng hái và hy sinh...».

        Lập trường đã quyết định. Pháp Tự Do đã được mọi người biết đến nhờ cảm tình của công chúng và nhờ sự ưng thuận của các chính phủ, không những chúng tôi là người nối nghiệp kiếm cung của nước Pháp mà chúng tôi còn là người quản lý quyền lợi của nước Pháp và nhất quyết bảo vệ quyền lợi đó. Kết quả ấy chúng tôi đạt được. Bởi vì vào đầu mùa hạ năm 1942, mọi điều kiện đã có đủ để chiến tranh chuyển sang giai đoạn chung quyết. Nga Sô vẫn đứng vững, bây giờ chuyền sang thế công. Nước Anh, tuy gửi sang Trung Đông nhiều viện binh, nhưng còn để lại trên lãnh thổ quốc nội những lực lượng hùng hậu. Hoa Kỳ đã sẵn sàng để đưa sang Âu Châu những đơn vị mới nguyên của họ và kho vật liệu khổng lồ của họ. Sau hết, tuy nước Pháp bị giày xéo và tàn phá tại chánh quốc, tuy phần lớn lãnh địa hải ngoại Pháp chỉ có thái độ thụ động, nhưng bây giờ nước Pháp đã có thể đưa những lực lượng quân sự quan trọng, Đế Quốc và phong trào kháng chiến và tham dự cuộc giao tranh cuối cùng. Người ta đã đưa cao ngọn cờ ngoài bãi chiến trưởng, đến mùa xuân 1942, tôi dùng danh xưng « Pháp Chiến Đấu » để thay thế cho tèn cũ « Pháp Tự Do » và thông báo cho các đồng minh biết.

        Vận mệnh của nước Pháp sẽ được định đoạt trong cuộc đụng độ lớn mai này. Lãnh thổ Pháp -  Bắc Phi hay Chánh Quốc — sẽ trở thành nơi chiến địa. Tùy nước Pháp có đương cự với kẻ thù hay không; nước Pháp sẽ có phần của mình trong lúc chiến thắng. Nhưng địa vị của nước Pháp, trên thế giới, nền thống nhất quốc gia, sự toàn vẹn Đế Quốc, sẽ tùy thuộc thái độ của đồng minh. Tôi không thế không nghi ngờ một số người, không phải là những người thường, âm mưu để cho đến giai đoạn quyết liệt ấy các cơ cấu của nước Pháp chênh vênh và lệ thuộc nước ngoài càng nhiều càng hay, Pháp Chiến Đấu sẽ bị chìm ngập vào tình trạng chung ấy hay bị đẩy xa ra đứng ngoài thời cuộc. Nhưng địa vị của nước Pháp trên thế giới đã khá vững mạnh rồi, người ta không thể phá đồ chúng tôi từ bên ngoài.

        Với điều kiện là Pháp Chiến Đấu đứng vững và được sự nâng đỡ của quốc gia khi nào quốc gia lần hồi xuất hiện ngoài thực tế. Trong khi điều khiển cuộc giao tranh, tôi không nghĩ điều gì khác những điều ấy. Trong cuộc thử thách ngày mai, Pháp Chiến Đấu có đủ hăng hái, tài trí và sức mạnh để không bị tan vỡ từ bên trong không ? Dân tộc Pháp, liệt nhược, mê muội, xâu xé, liệu có muốn nghe tôi và theo tôi chăng ? Tôi có thể tập hợp được nước Pháp chăng ?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:33:57 pm
         
PHÁP CHIẾN ĐẤU

        Từ mùa hạ 1941 đến mùa hạ 1942, Pháp Chiến Đấu mở rộng một trận ngoại giao, Pháp Chiến Đấu cũng không ngừng lớn mạnh. Đoạn này trình bày riêng rẽ sự phát triển của hai loại nỗ lực, nhưng thực ra hai loại nỗ lực đã được thực hiện đồng thời và phối hợp với nhau. Từ khi tầm hoạt động mở rộng thêm, chúng tôi phải đặt ra một tổ chức  đầu não tương xứng. De Gaulle không đủ sức để điều khiển hết. Số lượng và kích thước các vấn đề  đòi hỏi rằng trước khi quyết định, người ta cần phải đem đối chiếu nhiều quan điểm và nhiều giải pháp. Các biện pháp thi hành cần được tản quyền. Sau hết, quốc gia nào cũng chọn hình thức hiệp nghị để thực thi chánh quyền, chúng tôi cũng phải theo hình thức ấy để được các nước bạn thừa nhận. Ngày 24 tháng chín 1941, tôi ký đạo dụ thành lập Ủy Hội Quốc Gia.

        Thực ra, tôi đã nghĩ đến điều này ngay từ lúc ban đầu. Nhưng trong thời gian một năm trời, tôi phải sống 8 tháng ở Phi Châu và Trung Đông, nhất là thiếu những người « đại diện » cho nên tôi phải đình hoãn. Trái lại, khi trở về Luân Đôn sau vụ Syrie, tôi có thể trù liệu trước một giai đoạn tổ chức lâu dài. Vả chăng, phần lớn những người theo tôi trước đây chưa được thành thạo thì bây giờ đã có đủ tư cách lắm. Như vậy tôi có thể đem lại cho Ủy Hội những thành phần đầy đủ khả năng. Đối với Pháp Chiến Đấu thì Ủy Hội Quốc Gia sẽ là cơ quan đầu não thành lập xung quanh mình tôi. Các « ủy viên » sẽ tranh luận tập thể đủ mọi vấn đề của chúng tôi. Mỗi người sẽ điều khiển một «bộ» để chỉ đạo hoạt động của Ủy Hội. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm liên đới về các quyết định của Ủy Hội. Tóm lại, Ủy Hội sẽ là chính phủ, vì có quyền hạn và cơ cấu của một chính phủ. Tuy nhiên, Ủy Hội không có danh xưng chánh phủ vì tôi để dành danh xưng ấy đến một ngày còn xa lắc, người ta có thể thành lập một chính quyền có kích thước của nước Pháp thống nhất. Cũng trong viễn ảnh ấy, đạo dụ của tôi dự định sự thành lập sau này một Hội Đồng Tư Vấn « với nhiệm vụ cung cấp cho Ủy Hội ý nguyện của quốc gia càng rộng rãi càng hay ». Tuy nhiên, cũng còn phải qua nhiều thời gian trước khi Hội đồng Tư vấn ra đời.

        Tất nhiên phải có phản ứng quyết định của tôi gây ra những vụ trích tại những nhóm người Pháp nhỏ, họ cho rằng làm chính trị là phải nhân cơ hội này làm rùm beng ở Anh Quốc cũng như ở Hoa Kỳ. Những người ấy bằng lòng cho de Gaulle hoạt động như một người chiến binh cung cấp một số quân nào đó cho đồng minh nhưng họ không thể chấp nhận được lãnh tụ Pháp Tự Do nhận lấy trách nhiệm của một chánh phủ. Họ không theo tôi, họ bác bỏ quyền hành của tôi và thích để cho người ngoài nắm lấy quyền ấy để quyết định tương lai nước Pháp: Roosevelt, Churchill, Staline.

        Tôi công nhận rằng có sự màu thuẫn từ căn cơ giữa quan niệm của họ và quan niệm của tôi. Đối với tôi, trong tấn thảm kịch quốc gia này, chính trị phải là hành động phục vụ một ý tưởng mạnh mẽ và giản dị. Nhưng đối với họ vẫn theo đuổi những ảo tưởng xưa nay, họ không chấp nhận chánh trị là cái gì khác một cuộc nhào lộn những thải độ và mưu chước trong một màn múa may của những tay nhà nghề, chỉ để sản xuất bài báo và diễn văn, chỉ để biểu diễn tài hùng biện và phân phối ghế ngồi. Tuy rằng biến cố đã quét sạch chế độ ấy, tuy rằng chế độ ấy đã làm cho nước Pháp phải thảm bại cơ hồ không thể phục hồi, tuy rằng những kẻ u mê ấy lúc này không còn phương tiệp quen thuộc để xách động quần chúng như ; nghị trường, hội nghị, nội các, tòa soạn, nhưng họ lại tìm cách đưa trò chơi của họ sang Nữu Ước hay Luân Đôn, họ tìm cách lôi cuốn những nhà cầm quyền, những dân biểu những ký giả Anh-Mỹ vào trò múa rối của họ vì ở nhà không còn ai nghe họ nữa. Nguyên do những vụ rắc rối do đồng minh gây ra cho Pháp Tự Do, những trận đả kích trên báo chỉ hay đài phát thanh thường thường vẫn có ảnh hưởng của một vài người Pháp di cư. Những người ấy không thiếu điều công kích loại phát kiến chỉnh trị của Pháp Chiến Đấu như Ủy Hội Quốc Gia, và họ làm đủ mọi cách để ngăn cản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:38:31 pm

        Đô đốc Muselier sẽ là công cụ của họ, Đô đốc là một người có hai cả tính. Với tư cách một thủy thủ thì ông là người tài trí lỗi lạc, cũng nhớ tài trí của ông mà chúng ta có một tổ chức hải quận bé nhỏ, nhưng thỉnh thoảng ông cũng để cho mối lo xô đẩy ông vào những âm mưu này khác. Khi ông biết tôi có ý định thành lập Ủy Hội ông viết thư cho tôi, tự cho ông là quán quân của tinh thần thỏa hiệp với đồng minh và quán quân của tinh thần dân chủ ; theo ông thì chính sách của tôi sẽ làm cho nền dân chủ lâm nguy. Muốn cứu vãn hai giá trị đó ông đề nghị tôi lui về địa vị một nhân vật cố vấn danh dự để nhường quyền hành thực tế cho ông. Còn như phương tiện của ông dùng để ép buộc tôi nhượng bộ ông thì ông cũng không có sảng kiến nào khác sự đe dọa tách rời hải quân của ông ra để « hoạt động độc lập và theo đuổi cuộc chiến ».

        Phản ứng của tôi minh bạch và nhanh chóng. Đô đốc phục tòng ngay và đổ lỗi cho sự hiểu lầm. Vì lý do tình cảm và vì muốn làm đẹp ý ông, tôi làm như nghe lời thuyết phục của ông, ghi nhận sự cam kết của ông và bổ dụng ông làm ủy viên Hải Quân và Hải Thương trong Ủy Hội Quốc Gia.

        Trong ủy Hội này, ông Pleven phụ trách Kinh Tế, Tài Chánh, Thuộc Địa, Cassin : Tư Pháp và Giáo Dục; Dejean : Ngoại Giao ; Legentilhomme, Chiến Tranh ; Valin : Không Quân ; Diethelm ; Hoạt động Chánh Quốc, Lao Động, Thông Tin. Catroux và d ‘ Argenlieu vắng mặt vì công vụ, trở thành ủy viên không giữ bộ nào. Tôi để ông Pleven phối hợp công việc hành chánh của các bộ dân sự như « quy chế, lương bổng, bổ dụng nhân viên, sử dụng công ốc, v.v... Đã nhiều lần tôi thử mở rộng Ủy Hội và mời tham dự một vài nhân vật Pháp cư ngụ bên Mỹ. Tôi mời các ông Maritain và Alexis Léger. Họ trả lời mõi người mỗi khác, nhưng đều từ chối.

        Ủy Hội đang trơn tru guồng máy thì Muselier lại gây ra một Cơn khủng hoảng nữa. Sau cuộc hành binh sang Saint - Pierre, ông được mọi người đồng thanh tán thưởng, nhưng ngày mùng 3 tháng ba, ông tuyên bố trước phiên họp Ủy Hội rằng công việc của Pháp Tự Do không trôi chảy chút nào, ông xin từ chức ủy viên quốc gia và viết thư xin có lời xác nhận của tôi. Tôi chấp thuận cho ông từ chức, đặt ông vào tình trạng trừ bị và để Auboyneau thay thế ông. Ông này được triệu hồi từ Thái Bình Dương. Nhưng Muselier tuyên bố rằng ông từ chức Ủy Hội Quốc Gia, nhưng ông vẫn giữ quyền tư lệnh lực lượng Hải Quân, làm như Hải Quân là một lãnh vực của riêng ông. Điều đó không thể chấp nhận được và việc này coi như đã giải quyết từ trước rồi, nhưng bất thần có sự can thiệp của chính phủ Anh.

        Người ta đã sửa soạn sự can thiệp này từ lâu, chủ mưu là một số người di cư đang làm náo động và một vài yếu tố trong Hạ Viện và Hải Quân Anh, Họ tìm được người nâng đỡ họ, đó là ông Alexander, nhân vật số một của bộ hải Quân. Họ trình bày với Alexander rằng Muselier, với tư cách một bộ trưởng mà ra đi thì hải quân của Pháp Tự Do sẽ tan rã làm cho Hải Quàn Hoàng Gia Anh sẽ thiệt mất một lực lượng phụ trợ đáng kể. Họ còn kể lể rằng de Gaulle và ủy Hội Quốc Gia của ông nghiêng về phát xít, cần phải giữ cho lực lượng hải quân Pháp không bị ảnh hưởng chính trị của Uy Hội Quốc Gia. Nội các Anh, vì lý do quân bình nội bộ, và cũng có thể vì muốn làm suy yếu de Gaulle để dễ bề sai bảo, đã chấp nhận giả thuyết của Alexander. Họ định bắt buộc tở phải giữ Muselier ở lại chức vụ tư lệnh Hải Lực Pháp Tự Do.

        Ngày mùng 5 và mùng 6 tháng ba, ông Eden có ông Alexander bèn cạnh, thông báo cho tôi lời hăm dọa ấy. Đối với tôi thì lúc ấy mọi việc đã vỡ lẽ rồi. Quyết định của Ủy Hội Quốc gia can được thi hành nguyên vẹn và nước Anh phải từ bỏ ý đồ xen lấn vào việc riêng của nước Pháp. Ngày mùng 8 tháng ba, tôi viết thư cho ông Eden biết rằng tôi và ủy Hội Quốc Gia đã quyết định thu hồi quyền tư lệnh Hải Quân của Muselier, và chúng tôi không chấp nhận sự xen lấn của chính phủ Anh vào lành vực này. Tôi còn nói thêm :« Người Pháp Tự Do cho rằng, để thực hiện những công việc của họ bèn cạnh Đồng Minh Anh, họ cần phải được đối xử và đãi ngộ với tư cách một đồng minh, sự giúp đỡ của người Anh không thể ban phát cho họ trong những điều kiện không dung hòa được với lý do tồn tại của họ... Nếu không có đủ điều kiện để hoạt động thì tướng de Gaulle  và Ủy Hội Quốc Gia sẽ chấm dứt một công cuộc không thể nào thực hiện được. Điều chính yếu là trung thành với mục đích đã đề ra để phục vụ nước Pháp trong tương lai cũng như hiện tại. Mục đích ấy là phục hồi nước Pháp và tái lập sự thống nhất quốc gia để chiến đấu bên cạnh đồng minh, nhưng không hy sinh độc lập, chủ quyền và định chế của nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:40:01 pm

        Lúc này tôi chưa nhận được thư trả lời. Hẳn là trước khi đi xa hơn, người Anh chờ xem sẽ xảy ra việc gì trong nội bộ Hải Quân của chúng ta. Không hề có một hành động chia rẽ trên một chiếc tầu, trong một nhóm thủy thủ hay trong một cơ quan nào. Trái lại, mọi yếu tố của lực lượng hải quân Pháp Tự Do đều siết chặt hàng ngũ chung quanh tướng de Gaulle, mức hăng say của họ tương đương với những khó khăn cản trở đường tiến tới của họ. Chỉ có một số sĩ quan quy tụ xung quanh đô đốc, tổ chức tại trụ sở bộ tham mưu một buổi họp mặt phản đối, tôi cũng đến dự buổi họp ấy để giảng giải cho họ nghe. Tôi định đưa Muselier đến cư ngụ một tháng ở một nơi cách biệt hẳn không để ông liên lạc với Hải Quân. Tôi yêu cầu chính phủ Anh thi hành biện pháp ấy đúng theo thỏa ước tài phản ngày 15 tháng giêng 1941, vì biện pháp này được thi hành trên lãnh thổ Anh quốc. Vì người Anh không cho tôi những bảo đảm cần thiết, tôi bỏ về nhà quê ở, sẵn sàng chấp nhận hết, tôi trao lại cho Pleven, Diethelm và Coulet một bản chúc thư bí mật giao phó cho họ trách nhiệm giải thích với đồng bào lý do khiến cho tôi phải bỏ dở mọi việc, nếu tôi không thể tự giải thích với đồng bào. Đồng thời, tôi bảo tin cho đồng mình biết tôi rất tiếc không thể tiếp tục liên lạc với họ nếu họ không chịu áp dụng những thỏa ước đã kỷ với tôi.

        Ngày 23 tháng ba ông Peake đến thăm tôi. Ông trao cho tôi một điệp vặn bảo tin rằng chính phủ ông sẽ không đòi hỏi phải gửi Muselier lại làm tư lệnh Hải Quân và sẽ canh chừng ông ta một tháng không cho tiếp xúc với một yếu tố nào trong lực lượng Hải Quân Pháp. Tuy nhiên, chính phủ Anh yêu cầu tôi lấy nhân từ mà đối xử với ông, bổ nhiệm ông vào một chức vụ hợp với khả năng của ông. Trong khi ấy, Auboyneau từ Thái Bình Dương về nhậm chức Hải Quân. Đến tháng năm, tôi muốn để cho đố đốc Muselier một cơ may khác, tôi mời ông lại thăm tôi để thảo luận điêu kiện một đặc vụ thanh tra muốn giao phó cho ông. Ông không đến. Một vài ngày sau, vị thượng tướng đã có công nhiều với Hải Quân, cho tôi biết rằng ông chấm dứt sự cộng tác với Pháp Tự Do. Tôi rất tiếc cho ông,

        Sau vụ rắc rối tai hại ấy, không còn gì cản trở sự hoạt động đều hòa của « Ủy Ban Luân Đôn » ; sự tuyên truyền đổi lập — không phải chỉ có địch và Vichy — lúc thì cho chúng tôi là một nhóm chính khách cay cú, lúc thì cho là một bè lũ phiêu lưu phát xít, một nhóm người cuồng tín nghiêng về cộng sản ; những lời bàn tán dông dài của bọ không có gì đáng quan tâm so với tiền đồ của quốc gia. Ủy Hội Quốc Gia mỗi tuần hội họp ít ra một cách khá trịnh trọng, trong một phòng lớn của « Carlton Garden » gọi là phòng đồng hồ ». Theo đúng chương trình nghị sự,người ta nghe phúc trình của mỗi ủy viên về công việc của mỗi bộ hay về những vấn đề có thể nêu ra trong phiên họp. Người ta đọc các tài liệu và các bản tin, người ta tranh luận và kết luận bằng những quyết định thảo ra trong phiên họp hay dưới hình thức một biên bản để sau này gửi cho các cơ quan quân sự và dân sự. Chúng tôi không quyết định một vấn đề quan trọng nào nếu không đem ra tranh luận tại Ủy Hội.

        Ủy Hội Quốc Gia với tư cách một cơ quan tập thể hay ý kiến của từng hội viên vẫn đem lại cho tôi một sự giúp đỡ quý giá và chân thành. Hẳn là, riêng cá nhân tôi, tôi phải hiểu biết cái gì đáng làm cái gì không. Nhưng tôi cũng bứt được gánh nặng vì có bên mình những cố vấn và phụ tá tài giới. Hẳn là các bộ trưởng có thể thiếu uy tín và không được lòng dân vì phương diện nào đó vì trước đây chưa từng tiếp xúc với công chúng. Nhưng rồi hỌ thâu đạt được những yếu tố ấy. Vả chăng người nào cũng có kinh nghiệm và cá tính của mình. Họ tạo thành một toàn bộ để mở ra cho Pháp Chiến Đấu những ngõ ngách ảnh hưởng, nếu không có họ thì chúng tôi bị khép kín những cửa ngõ ấy. Tôi có thể gặp ở những người cộng sự ấy những ý kiến tương dị chứ không đến nỗi đối lập có thể là những ý kiến mâu thuẫn với ýtưởng và hành động của tôi. Gặp những trường hợp khó khăn, tôi thường nghiêng về những giải pháp cứng rắn, cỏn nhiều nhân viên ủy Hội thiên về sự dung hòa. Nhưng nghĩ cho cùng thì như thế lại hay. Chung cục, họ đem lại ánh sáng cho tôi, nhưng không ai phản đối sự quyết định của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:41:11 pm

        Ý kiến có thể bất đồng, nhưng trách nhiệm về phần tôi và trách nhiệm ấy tôi gánh chịu toàn vẹn chứ không chia xẻ với ai. Trong cuộc tranh đấu cho cuộc giải phóng này, rốt cục, bao giờ cũng vẫn cái thằng tôi lãnh đủ. Tại Pháp, những người hướng về de Gaulle mỗi ngày mỗi nhiều và họ bắt đầu quay về hành động kháng chiến tích cực. Họ hướng ứng lời kêu gọi của tôi nhưng mỗi người hưởng ứng một cách khác. Nhưng về phương diện tình cảm, có một điểm hồi tụ chung cho cả mọi người, tôi cho rằng điều ấy rất cần, nhất là nó đáng làm cho chúng ta phải cảm kích. Tôi nhận thấy người Pháp có tính chia rẽ và phân tán khi bị áp bức, bởi vậy họ nổi loạn cũng theo nhiều cách khác biệt nhau vô cùng ; điều quan tâm của tôi là làm sao thống nhất được cuộc kháng chiến với những tâm hồn như vậy. Sự thống nhất ấy là điều kiện để cho công cuộc khảng chiến có hiệu lực về phương diện binh bị, có giá trị quốc gia và có sức nặng đối với hoàn cầu.

        Từ mùa hạ 1941, dần dần chúng tôi biết hết những gì xảy ra trong Chánh Quốc. Ngoài những điều có thể luận ra khi đọc vài dòng bài báo, khi nghe một bài phát thanh của hai miền, chúng tôi còn có cả một hệ thống thông tin như phúc trình của các ban tình báo, phúc trình của một vài người tại chỗ đã đặt những mối truyền tin, tường thuật của những người từ Pháp sang, chỉ dẫn của những cơ quan ngoại giao, tuyên ngôn của những người di cư qua Madrid, Lisbònne, Tanger, New York, thư gửi cho người Pháp Tự Do, gia đình và bạn hữu của họ dùng nhiều cách để gửi đến tay họ. Do đó mà trong tâm trí tôi có 1 tấm bảng phác họa tình hình luôn luôn cập nhật hóa. Nhiều lần, ngồi nói chuyện với đồng bào vừa rời khỏi nước Pháp nhưng họ sống bưng bít trong phạm vi nghề nghiệp hay trong một thị trấn nhỏ, tôi nhận thấy tôi cũng biết tường tận như bất kỳ ai về những chuyện xảy ra trên bất Pháp, ấy là nhờ nỗ lực thâu lượm truyền thông và tổng họp tin tức.

        Điều tôi rút ra được từ nguồn tin ấy là chế độ Vichy suy yếu. Những ảo tưởng cuối cùng của chế độ đã tan biến. Trước hết, sự thắng trận của quân Đức mà người ta để cao để biện hộ cho sự đầu hàng của nước Pháp, hy vọng thắng trận ấy trở thành vô lý khi mà Nga Sô nhảy vào vòng chiến. Hoa Kỳ cũng làm theo, Anh và Pháp Tự Do đứng vững. Giải pháp chấp nhận nô lệ để bỏ mặc sụp đổ căn nhà mà cứu vãn lấy bàn ghế quả là vô bổ, vì không đưa về được 1.500.00 tù binh, người Đức vẫn thôn tính hai tỉnh Alsau và Lorraine ngoài thực tế, họ vẫn cắt miền Bắc Pháp khỏi miền Nam về phương diện hành chánh, họ bắt đỏng góp một số lớn tiền bạc, nguyên liệu, nông phẫm và kỹ nghệ phẩm làm cho nền kinh tế kiệt quệ, sau hết họ bắt mỗi ngày một thêm nhiều người Pháp làm việc cho họ. Người ta không thể đánh lừa được ai khi người ta khẳng định phòng vệ Đế Quốc chống lại bất cứ sự dòm ngó nào, vì người ta ép buộc quân đội và Hải Lực đánh lại đồng minh và de Gaulle ở Dakar, Gabon, Svrie, Madagascar, trong khi Đức và Ý đã ký hiệp ước đình chiến lại còn ngang nhiên hoạt động ở Alger, Tunis, Casablanca, Beyrouth, trong khi phi cơ Đức đậu xuông Alep và Damas, quân Nhật chiếm đóng Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Kể từ đây, trước mắt mọi người, chỉ có Pháp Tự Do đại diện cho hy vọng tái chinh phục những lãnh thổ hải ngoại; Pháp Chiến Đấu đã lần hồi chiếm được Trung Phi, các hải đảo ở Đại Dương Châu, Pondichẻry, Trung Đỏng, Saint- Pierre, Madagascar, Somalie ; bóng dáng biên ngang của Pháp Tự Do đã dần dần xuất hiện ở Bắc Phi, Tây Phi, quần đảo Antilles, Đông Dương.

        Còn như cuộc « cách mạng quốc gia » của Vichy đưa ra để khỏa lấp tội đầu hàng, thì người ta có cảm tưởng như Vichy làm phí phạm những sự cái cách tự nó có giá trị chân xác, nhưng vì đem hội nhập vào với thất bại và nô lệ cho nên mất cả giá trị và tín nhiệm. Ngưỡng vọng cách mạng tinh thần, nâng cao uy tín của Vichy, cả đến nỗ lực chân thành tổ chức kinh tế và xã hội, rút cục chỉ đưa đến những cuộc diễn hành, thần thánh hóa Thống Chế, đến sự bành trướng hội nọ đoàn kia, và dưới sâu là những vụ đàn áp đê hèn, là sự thống trị của cảnh sát công an, là ưu đãi thiểu số và nạn chợ đen.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:42:05 pm

        Như vậy, ngay từ bên trong chế độ, người ta đã thấy xuất hiện những dấu hiệu hỗn loạn. Từ cuối năm 1940 cho đến mùa hạ 1942, đã xảy ra liên tiếp những diễn biến chính tri sau đây : bãi nhiệm Layal ; nhóm Déat, Deloncle, Luchaưe, Marquet, Suarez v.v... thành lập tại Ba Lê phong trào « tập hợp quốc dân », họ nhờ sự giúp đỡ trực tiếp của người Đức, thóa mạ các nhà cầm quyền và ồn ào tán dương sự hợp tác với người Đức ; trách vụ của Darlan luôn luôn thay đổi ; nhân viên Nội Các xin từ chức : Ybarnegaray, Bauđouin, Alibert, Flandin, Peyrouton, Chevalier, Achard v.v... họ tuyên bố rằng không thể nào lam việc được; vụ án Riom bất thần đình chỉ một cách kỳ dị ; tướng Weygand bị bắt buộc phải về hưu ; Colette mưu hại Layal được chỉ định đứng ra lập chính phủ. Chính Thống Chế cũng công khai nói ra sự tuyệt vọng của mình. Trong những buổi phát thanh tháng tám 1941, ông nói : « Tại nhiều nơi trên lãnh thổ Pháp tôi đã thấy nổi lên cơn gió độc. Dân chúng hoang mang. Tâm hồn người ta ngờ vực. Quyền hành của chính phủ không được người ta tuân hành triệt để. Mệnh lệnh không được thi hành nghiêm chỉnh. Dân tộc Pháp đang qua một cơn khủng hoảng thực sự ». Đến tháng sáu năm sau, đệ nhị chu niên lễ đình chiến, Thống Chế nói trên làn sóng : «Tôi không giấu giếm rằng lời kêu gọi của tôi chỉ có tiếng vang yếu ớt ».

        Sự nghiệp và vẻ hào nhoáng của Vichy bắt đầu suy tàn thì rải rác khắp nơi trên lãnh thổ chánh quốc, bắt đầu xuất hiện những tổ kháng chiến. Dĩ nhiên, đây là những hoạt động đủ loại, thường thường không được phân định rõ, nhưng đều biểu lộ ý chí cứu quốc. Chỗ này người ta in và phát một vài truyền đơn. Chỗ khác ngướ1 ta dò xét địch để cung cấp tin tức cho một vài hệ thống tình báo. Một số người quả quyết thành lập những nhóm hoạt động theo đuổi mục tiêu rốt khác nhau : tập kích, phá hoại, tiếp nhận và phân phối súng đạn thả dù hay chuyên chở đến, đưa đón nhân viên, di chuyến từ vùng này sang vùng khác, vượt biên giới, v.v... Một số người lập ra những yếu tố đầu tiên của một phong trào, hội viên ràng buộc với nhau chỉ theo lời giao ước hay chỉ vì cùng một chí hướng. Tóm lại, dưới bề ngài thụ động, sinh hoạt yếu ớt tùy theo hoàn cảnh trong chánh quốc, phong trào kháng chiến đã bước vào cuộc sống mãnh liệt và bí mật. Trong nước, bây giờ các chiến sĩ nghĩ cách đánh địch qua màng lưới cảnh sát và những kẻ điếm chỉ.

        Đến tháng tám 1941, bắt đầu có những vụ phục kích lẻ tẻ giết hại các quân nhân Đức. Một đại úy từ trên xe điện xuống, một sĩ quan ở Bordeaux, hai quân nhân ở đường Championnet Ba Lê là những người bị giết đầu tiên. Tiếp theo sau là những vụ ám sát khác. Địch dùng biện pháp đàn áp, họ bắt hàng trăm con tin xử bắn, bỏ tù hàng ngàn người khác rồi đem lưu đầy, họ trừng phạt và nô lệ hóa những nơi có người của họ bị hại. Chúng tôi cảm thấy một thứ tự hào u buồn khi biết tin những hành động quật cường của tư nhân chống xâm lăng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, những người Pháp chết vì sự báo thù của địch làm cho chúng tôi đau khổ nhưng không thất vọng vì như thế cũng tương đương với sự hy sinh của quân nhân trên bãi chiến trường. Nhưng vì lý do sơ yếu của chiến thuật, chúng tôi cho rằng cuộc chiến đẩu cần được hướng dẫn, vả chăng, chưa đến lúc hoạt động công khai trên lãnh thổ chánh quốc. Việc khủng bố địch, việc đột kích ở một vài địa điềm chọn lựa trước, sau hết cuộc nổi dậy của toàn thể quốc gia vào một ngày nào đấy chỉ có hiệu lực mạnh mẽ với điều kiện là tổ chức  thành một hoạt động toàn bộ và phối hợp với quân đội giải phóng. Nhưng năm 1941 phong trào kháng chiến mỏi được phác họa thô sơ, vả chăng chúng tôi biết rằng còn phải vài năm nữa các đồng minh chúng ta mới chuẩn bị xong cuộc đổ bộ.

        Bởi thể cho nên ngày 23 tháng mười tôi tuyên bố trên đài phát thanh :« Người Đức bị người Pháp giết là một sự kiện hết sức bình thường và có lý do đích đảng. Nếu người Đức không muốn chết dưới bàn tay chúng ta thì họ cứ việc kéo về nước, họ là xong .... Khi họ đã không thôn tính được hoàn cầu thì chắc chắn mọi người của họ sẽ trở thảnh một xác chết hay một tù binh... Nhưng chiến tranh cần phải có chiến thuật. Chiến tranh phải do những người có trách nhiệm điều khiển... Hiện thời, tại các nơi bị chiếm đóng, khẩu lệnh của tôi là không được công khai giết người Đức. Lý do duy nhất là lúc này địch có phương tiện quả dễ dàng để trả đũa bằng cách giết hại những chiến sĩ không được võ trang của chúng ta. Trái lại, khi nào chúng ta có phương tiện để chuyển sang thế công, chúng tôi sẽ đưa ra các chỉ thị cần thiết. »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:42:45 pm

        Tuy rằng phải giới hạn sự tổn thất trong những trường hợp tổn thất quá quan trọng mà kết quả quá khiêm tốn nhưng chúng ta cũng phải lợi dụng lòng công phẫn gây ra vì những cuộc đàn áp của người Đức để nuôi dưỡng nghị lực và đoàn kết quốc gia. Ngày 25 tháng mười, địch vừa thủ tiêu 50 con tin ở Nantes và 50 ở Bordeaux, tôi vội nói trên đài phát thanh : « Đem xử bắn những đồng bào vô tội của chúng ta địch tưởng rằng sẽ là cho nước Pháp phải khiếp sợ, nhưng nước Pháp sẽ tỏ cho họ biết rằng nước Pháp không sợ họ... Tôi yêu cầu tất cả công dân Pháp nam cũng như nữ đình chỉ mọi hoạt động và đứng yên một chỗ từ 4 giờ đến 4 giờ 5, ngày 31 tháng mười... cử chí « đứng nghiêm » vĩ đại đó, cuộc đình công toàn quốc đó, sẽ cho địch thấy họ đang bị đe dọa trước sức mạnh của tình huynh đệ Pháp. Trước ngày đã định tôi nhắc lại lời kêu gọi một lần nữa. Ngoài thực tế, việc đình công ấy diễn ra tại nhiều nơi, nhất là tại các xưởng mảy, một cách rất cảm kích. Nhân việc này tôi quyết tâm lợi dụng sự đối kháng của quốc dân, không nên để cho sự đối kháng trở thành biến loạn, nhưng trái lại, phải làm sao cho nó trở thành một phản ứng có tổ chức , điều cốt yếu là đừng làm mất động lực chính yếu là sáng kiến và sự ngăn cách, không có sự ngán cách ấy thì ý thức kháng cự có thể biến mất hoàn toàn ngay một lúc.

        Dầu sao thì những yếu tố then chốt, tức là những phong trào kháng cự đã có rồi và đã cương quyết hành động, nhưng chỉ còn thiếu mặt cấp chỉ huy quân sự. Chủng ta có thể tuyển lựa những người chỉ huy ấy trong sổ các đơn vị còn sót lại của quân đội, nhưng Vichy đã tìm cách cản đường chúng ta. Tuy nhiên, những hành động kháng chiến đầu tiên đã xuất phát từ giới quân nhân. Các sĩ quan thuộc bộ tham mưu trung ương hay ở các nơi khác đã gửi lại được nhiều vật liệu không giao cho các ủy ban đình chiến. Cơ quan tình báo vẫn hoạt động trong bóng tối, họ áp dụng những biện pháp phản thám báo và thỉnh thoảng gửi tin tức cho người Anh. Các biện pháp động viên đã được chuẩn bị nhờ hoạt động của các tướng Frère, Delestreint, Verneau, Bloch-Dassault, Durr- mever, và cách dùng các câu lạc bộ của quân nhân. Tướng Cochet khai mào cuộc tuyên truyền tích cực chống lại tinh thần đầu hàng. Trong số những huấn luyện viên Công Trường Thanh Niên, nhiều người là cựu quân nhân, họ tập luyện cho mình và cho người khác cầm súng để ra trận. Phần còn lại của những đơn vị đã thành lập : sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính, tất cả đều không giấu giếm ý chí và hy vọng trở lại chiến trường.

        Vả chăng quần chúng tán thành quan điểm ấy. Một cuốn phim từ Pháp mới gửi sang và được tôi cho đem chiếu ở Luân Đôn, đã cho biết một bằng chứng rất ý nghĩa. Người ta thấy Pétain, nhân một chuyến viếng thăm Marseille, xuất hiện trước bao lơn tòa thị sảnh trước bộ đội và quần chúng đang xúc động vì lòng ái quốc. Đám quần chúng hăng say gợi ý cho ông, bỗng dưng ông la lớn : « Đồng bào chớ quên rằng tất cả đều ở trong tình trạng động binh ! » Lời nói ẩy làm mọi người, cả quân nhân lẫn dân sự, đều xúc động mạnh mẽ, kẻ cười vang, người ứa nước mắt.

        Xem như vậy thì đã rõ, mặc dầu đã có nhiều người bị bắt và bị chết, thường thường là những người ưu tú, quân đội tự nhiên vẫn sẵn lòng gánh lấy trách nhiệm kháng chiến. Nhưng « chính phủ » không muốn bao dung một phong trào kháng chiến như vậy. Vichy trước tiên đã áp dụng sự trung lập giả tạo, sau đó đã hợp tác với địch, bởi vậy chính phủ không để cho quốc dân phát triển những tiềm năng trả lời vào khuynh hướng của mình. Về phương diện tinh thần, dán chúng bị dồn vào một ngõ cụt, chỉ có thể thoát ra bằng cách dứt đoạn với kỷ luật quốc gia. Nhiều yếu tố quân sự đã vượt qua hàng rào, đó là những người gia nhập hệ thống tình báo, những người sắp gia nhập đạo quân bí mật, sau hết là những người sau này thành lập « Tổ chức kháng chiến của quân đội », nhưng thực ra lúc ban đầu các phong trào ấy đều phải tự mình thành lập lấy theo sáng kiến riêng. Trong khu vực tự do đã có những hoạt động tuyên truyền và huấn luyện lực lượng bán quân sự, đứng đầu là phong trào « Chiến Đấu » với đại úy Fresnay, phong trào « Giải Phóng », vai chính là Astier de la Vigerie, phong trào « Du Kích đầu não là Jean - Pierre Lévy. Đồng thời, một số ít nhân viên các nghiệp đoàn cũng tuyên truyền cho một khuynh hướng kháng chiến, đó là « Tổng Công Đoàn » và « Liên Đoàn Công Giáo Pháp ». Một vài đoàn thể bắt nguồn từ các đảng xã hội, dân chủ bình dân, liên minh Cộng Hòa, cũng hoạt động theo chiều hướng ấy. Và không có mặt quân Đức trong vùng này cho nên người ta hướng sự chống đối vào Vichy, người ta gây khó khăn cho cảnh sát và tòa án. Vả chăng các lãnh tụ đều nghĩ đến việc cướp chính quyền khi chuẩn bị các lực lượng để chống lại kẻ thù, họ coi những lực lượng ấy không những là công cụ chiến tranh, mà còn là phương tiện để thay đổi chế độ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:43:48 pm

        Hẳn là cạnh khía chánh trị của những phong trào miền Nam đã đem lại tinh thần sống động và linh động của khuynh hưởng kháng địch, đã thu hút những yếu tố có ảnh hưởng vào hàng ngũ của mình, đã làm cho việc tuyên truyền thêm khởi sắc hấp dẫn, phản ảnh được thời cuộc, khiến cho công chúng phải chú ý. Nhưng, mặt khác, họ cũng gây khó khăn cho các ủy ban chỉ đạo trung ương. Cần phải nói rằng số đông gia nhập và tán trợ không hề nghĩ đến chương trình kháng chiến phải áp dụng sau này, điều kiện để sau này nắm chảnh quyền, việc tuyển lựa những người sẽ lên cầm quyền. Nói chung thì người ta chỉ mới kịp nghĩ đến việc chiến đấu, hay ít ra, sửa soạn cho cuộc chiến đấu; nhưng còn phải làm sao cho có súng ống, có chỗ chôn giấu, còn phải nghiên cứu và thực hiện những cuộc tập kích chứ ! Muốn thực hiện những điều đó thì cần phải có một tổ chức tại chỗ gồm những người hiểu biết, tìm ra phương tiện và giữ kín bỉ mật hành động. Tóm lại, trong nội bộ các phong trào, tuy rằng tinh thần người ta cùng hướng về một mục tiêu cứu quốc nhưng hoạt động của người ta phân tán ra từng nhóm riêng rẽ, mỗi nhóm có người cầm đầu riêng của mình, nhóm nọ còn tranh giành với nhóm kia những số vũ khí và tiền bạc ít ỏi.

        Trong khu vực bị chiếm đóng không có sự cạnh tranh ấy vì mọi người đứng trước nguy hiếm trực tiếp, nhưng vẫn cỏn tình trạng phân tán nhân lực và phương tiện. Ở đây người ta đụng độ trực tiếp với những lực lượng hùng hậu của địch. Người ta phải đối phó với Mật Vụ Đức. Không có phương tiện chuyên vận, thông tín và lập trụ sở, vì phải qua nhiều chặng kiểm soát gắt gao. Trong những điều kiện ấy sự hoạt động bị phân tán đến cùng cực. Nhưng trái lại, sự có mặt của địch lại khích động người ta chống cự và âm mưu sát hại địch. Bởi thế cho nên trong khu vực này phong tráo có màu sắc chiến tranh và âm mưu. « Tổ chức Dân Sự và Quân Sự » của đại tá Tony, « Người của Giải Phóng », lãnh tụ là Ripoeh, « Người của Kháng Chiến », lãnh tụ Lecompte-Boinet, « Giải Phóng Bắc » lãnh tụ Cavaillès, « Tiếng nói Miền Bắc » của Houcke trong vùng hầm mỏ miền Flajndre những phong trào ấy dẹp bỏ mọi khuynh hướng chính trị, họ chỉ chú trọng đến việc chiến đấu, họ tập hợp một số đông những toán nhỏ hoạt động bí mật và riêng rẽ.

        Cuối năm 1941, đến lượt cộng sản mở màn những hoạt động của họ vẫn có thái độ dung hòa với địch, trái lại họ công kích tư bản Anh-Mỹ và gia nô của Anh-Mỹ là phe de Gaulle. Nhưng họ thay đổi thái độ khi Hitler đưa quân sang xâm lăng tìôiký chiển tranh Nga Sô và họ lập được sào huyệt của họ, họ cũng tổ chức xong những đường dây hoạt động chìm. Vả chăng về phương diện này họ rất có khả năng với hệ thống chỉ huy ẩn danh và những cán hộ trung kiên của họ. Như vậy, họ sẽ tham dự vào mặt trận quốc gia Kháng Chiến, một cách can đảm và khéo léo ; hẳn là trong số những người có tâm hồn giản dị, nhiều người cũng xúc động vì tiếng gọi tổ quốc, nhưng cộng sản không quên rằng với tư cách chiến sĩ cách mạng, mục tiêu của họ là lợi dụng thảm kịch của nước Pháp để áp đặt chế độ độc tài. Bởi thế cho nên họ luôn luôn cố gắng giữ lấy tự do hành động của họ. Nhưng họ cũng định lợi dụng khuynh hướng của những chiến sĩ chỉ biết có cuộc chiến, họ cố thủ lũng đoạn các phong trào kháng chiến để nếu có thể  thì dùng làm công cụ phục vụ tham vọng của họ.

        Chính vì thế mà họ thành lập tại khu vực chiếm đóng «Mặt Trận Quốc Gia», một nhóm có bộ mặt thuần túy ái quốc, và « Du kích và chiến sĩ du kích », một lực lượng có bề ngoài chỉ chống đối quân Đức. Nhờ thế họ thu hút được nhiều yếu tố không cộng sản, và họ dùng những yếu tố này để che đậy âm mưu của họ. Nhờ thế, họ đưa những người của họ vào các cơ quan đầu não của tất cả các phong trào khác. Bởi thể cho nên chẳng bao lâu họ đến đề nghị hợp tác với tôi, trong khi họ không ngừng âm thầm tố giác « huyền thoại de Gaulle ».

        Nhưng tôi thì tôi muốn để họ phục vụ. Để đánh địch, không có lực lượng nào là không nên dùng, tôi cho rằng lực lượng của họ sẽ có sức nặng lớn trong loại chiến tranh xảy diễn trên lãnh thổ bị chiếm đóng. Nhưng chỉ có thể chấp nhận cho họ hoạt động như một phần của một toàn bộ, và nên nói thẳng ra rằng họ phải ở dưới quyền điều khiển của de Gaulle.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:44:23 pm

        Tôi tin chắc ở ý thức quốc gia và lòng tín nhiệm của quốc dân, tôi đã quyết định cho họ một chỗ đứng trong nền kháng chiến Pháp, và một ngày kia cho họ tham dự việc chỉ huy. Nhưng tôi cung quyết tâm không để cho họ được đằng chân lân đằng đầu và qua mặt tôi. Trong tấn kịch bi thảm quyết định vận mệnh của quốc gia này, những người Pháp thiên cộng ấy cũng phải chịu bất công và hậu quả lỗi lầm, họ sẽ có cơ hội lịch sử để trở về với sự thống nhất quốc gia, mặc dầu chỉ trong thời kỳ chiến đấu chống địch. Cơ hội ấy tôi muốn làm cách nào để không bỏ lỡ. Một lần nữa, những người bỏ mình cho tổ quốc bất cứ ở đâu và bất cứ bằng cách nào, cũng có thể hô to trước khi nhắm mắt : « Nước Pháp muôn năm ! » Cuộc đời luôn luôn tiến tới, chủ thuyết nào, ý tưởng hệ nào, cuộc khởi nghĩa nào cung chỉ có một thời thôi. Cộng sản rồi cũng qua đi như những biến cố lịch sử khác. Nhưng nước sẽ còn. Tôi chắc chắn rằng, đến chung cục, điều đáng kể là nước Pháp chỉ còn lả một khối dân tộc đoàn kết khi nào được giải phóng, ngày giải phỏng chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủn trên dòng Lịch sử nhưng đó chỉ là một khoảng khắc quyết định.

        Đến tháng mười 1941, tôi được tin Jean Moulin có mặt ở Lisbonne, ông mới ở Pháp sang và đang tìm cách đến Luân Đôn. Tôi biết ông này lắm. Đặc biệt là tôi biết rằng ông đã làm quận trưởng Eure - et - Loư khi người Đức đưa quân vào Chartres, ông đã tỏ ra một gương mẫu cương quyết và danh dự, thậm chí địch giam giữ và ngược đãi ông chán rồi cũng phải trả tự do cho ông, xin lỗi và cúi chào ông ; Vichy đã cho người khác thay thế ông và không cho ông tham gia việc nước. Tôi biết rang ông muốn phục vụ xử sở. Tôi bèn yêu cầu các cơ quan người Anh đưa con người lỗi lạc ấy sang Anh Quốc. Phải hai tháng sau người ta mới thỏa mãn tôi. Sở tình báo Anh cũng muốn dùng Jean Moulin. Nhưng ông yêu cầu được đưa đến với tôi. Nhở một bức thư hối thúc gửi cho ông Eđen, người Anh chịu trao trả Jean Moulin cho tôi. Sau này tôi cũng gặp nhiều khó khăn mới gửi được ông trở lại đất Pháp.

        Trong tháng chạp, tôi có dịp ngồi nói chuyện với ông rất lâu. Trước khi đến Luân Đôn ông đã tiếp xúc rất nhiều với từng phong trào kháng chiến, mặt khác, ông cũng thăm dò nhiều giới chính trị, kinh tế và hành chánh, ông biết rõ môi trường hoạt động mà tôi muốn giao phó cho ông. Ông đưa ra những đề nghị minh bạch và những yêu cầu đích xác.

        Ông còn trẻ tuổi nhưng đã rút được khá kinh nghiệm, ông cũng là người được tôi luyện già giặn như những đồng chí ưu tú của tôi. Tâm hồn ông tràn đầy tình say mê tổ quốc, ông tin chắc rằng « chủ thuyết de Gaulle » không những chỉ là một công cụ để chiến đấu mà còn là động lực của sự đổi mới, ông cho rằng chính phủ phải đồng hóa với Pháp Tự Do, ông hoài bão những sự nghiệp lớn. Nhưng ông cũng là người biết suy xét, ông nhận định người và vật đúng với giá trị chân thực, ông biết thận trọng đi từng bước vững vàng lên một con đường đầy cạm bẫy của địch và đầy trở ngại của bạn. Ông là người tin tưởng và biết tính toán, ông không nghi ngờ gì hết và cái gì ông cũng không tin, ông vừa là một giáo đồ vừa là một tỳ khưu, sau 18 tháng hoạt động ông đã lập được một sự nghiệp rường cột. Phong trào Kháng Chiến tại Chánh Quốc mới được phác họa như một biểu tượng thống nhất, chính ông đã thực hiện được sự thống nhất ngoài thực tại. Nhưng đến sau ông bị phản bội và bị bắt cầm tù, ông đã bị một địch thủ không biết đến danh dự hành hạ tra tấn phải bỏ mình cho nước Pháp, cũng như các chiến sĩ anh dũng khác ; dưới mặt trời hay trong bóng tối, các chiến sĩ ấy hy sinh một buổi tối trống rỗng để sống đầy đủ sáng hôm sau.

        Trước hết, chúng tôi đồng ý với nhau ta hãy tác động đến các phong trào ở miền Nam để thúc đầy họ thành lập một cơ quan đầu não chung liên lạc trực tiếp Ủy Hội Quốc Gia ; cơ quan đầu não đó sẽ đặt dưới quyền chủ tọa của ông để củng cố sự thống nhất, đưa ra chỉ thị và giải quyết những tranh chấp nội bộ. Xong việc ấy, ông sẽ đến miền Bắc và cố gắng thành lập cho toàn thể lãnh thổ một hội đồng chỉ đạo tất cả các phong trào kháng chiến và phụ thuộc trực tiếp Pháp Chiến Đấu. Nhưng khi đã có đầu não trung ương cho tất cả mọi nhỏm tham dự vào công cuộc giải phóng quốc gia như vậy, thì hai vấn đề được đặt ra : vấn đề đảng phải chính trị và vấn đề lực lượng quân sự quốc nội.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 09:44:57 pm

        Hội đồng tôi nói trên đây sẽ có tính cách đại diện hơn là chỉ huy, bởi thế cho nên tôi không muốn loại bỏ các đảng phải, vả chăng, cũng không thể tránh khỏi được sự có mặt của đảng phái. Theo tôi thì tai họa không phải tại có mặt họ mà chỉ tại định chế suy đồi cho nên họ có dịp lấn át để đoạt lấy các công quyền. Bởi thế cho nên tôi có ý dành cho họ thế đứng, nhưng bây giờ không để cho họ cầm đầu được kháng chiến. Thực ra kháng chiến không hề có tinh thần như họ, không có hành động như họ, vì trước đây, đến lúc quốc gia hữu sự, tất cả các đảng phái đều thất bại không một ai làm được cái gì để cứu nước. Nhưng, hôm qua người ta ngã quy vì quốc nạn, hôm nay người ta bắt đầu tỉnh ngộ. Một vài yếu tố vừa theo phong trào kháng chiến, vừa tập hợp lại trong khuôn khổ những đảng phái ngày trước.

        Họ không có khách hàng để phỉnh nịnh, không có âm mưu để vận động ngược xuôi, không có «ghế» để mà cả, họ tưởng rằng và họ cho cảm tưởng rằng họ trở về nguồn gốc những cảm hửng cao thượng của hoạt động chính trị: công bình, xã hội, nền nếp cổ truyền, ý thức thế phàm,ý thức tôn giảo. Họ thanh lọc tổ chức nội bộ, hầu như họ chỉ muốn huy động một khuynh hướng nào đó của dư luận để góp phần trực tiếp vào công cuộc khảng chiến. Vả chăng dư luận cũng muốn như chấp nhận khả năng làm việc của những nhóm ấy, nhất là khi họ đã từ bỏ những thải độ lầm lỗi của họ trước đây. Sau hết, đồng minh cũng chú ý đến thái độ của lãnh tụ đảng phải. Đó là những sự kiện mà tôi không thể không biết đến khi muốn thực hiện nền thống nhất nước Pháp. Bởi thế cho nên tôi chỉ thị cho Jean Moulin, đến lúc cần thì sẽ đưa đại diện các đảng phải vào Hội Đồng bên cạnh các phong trào kháng chiến.

        Sự thống nhất mà tôi muốn có trong lãnh vực chính trị ở nước Pháp, tôi cũng muốn thực hiệp trong lãnh vực quân sự. Vì phương diện này, sự khó khăn đầu tiên cũng do các phong trào tạo ra khi họ tuyển dụng những đơn vị chiến đấu, họ lại có ý muốn giữ riêng cho họ. Vả chăng, những nhóm người chiến đấu ấy chỉ có từng toán nhỏ năm bảy người, ngoại trừ ở những nơi rừng rú rất kín đáo rậm rạp. Nhưng phong trào Kháng Chiến ở bưng biền đều như vậy, họ là những người bất phục tòng phải luôn luôn hoạt động ở miền nông thôn. Hình thức chiến tranh duy nhất có thể áp dụng được là du kích có thể có hiện lực lớn nếu những hoạt động lẻ tẻ của họ được coi là thành phần của một guồng máy lớn có sự chỉ đạo trung ương. Để cho những phần tử tự trị ấy hoạt động theo sáng kiến riêng của họ thì vấn đề đặt ra là làm sao liên lạc được các phần tử ấy với nhau bằng một bộ sườn mềm dẻo nhưng hữu hiệu đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. Do đó mà có thể ấn định cho họ những mục tiêu để họ tùy hoàn cảnh mà thực hiện, nhất là khi có cuộc đồ bộ của đồng minh ; những kế hoạch ấy đều được lập ra với sự đồng ý của bộ chỉ huy đồng minh. Tôi ủy nhiệm cho Moulin thúc đẩy các phong trào cố gắng đạt được sư nhất trí cho các yếu tố quân sự của họ. Nhưng tôi phải đợi mấy tháng sau mới có thể thống nhất được sự chỉ huy đạo quân bí mật và giao cho tướng Delestraint.

        Jean Moulin được thả dù xuống miền Nam vào đêm hôm mùng 1 tháng giêng, ông mang theo lệnh của tôi bổ nhiệm ông đại diện tôi tại khu vực không bị chiếm đóng của chánh quốc để thống nhất hành động của các phần tử kháng chiến. Như vậy sẽ không ai bắt bẻ ông về nguyên tắc nhiệm quyền. Nhưng ông có nhiệm vụ thi hành quyền ấy, còn tôi thì có nhiệm vụ nâng đỡ ông. Bởi thế cho nên chúng tôi đã đồng ý để ông đứng làm trung tâm tại Pháp cho mọi công việc truyền tin và liên lạc trước hết với khu vực Nam và sau này với khu vực Bắc khi nào có thể được, ông sẽ kiểm soát hết các phương tiện truyền tin, các phái đoàn đặc nhiệm ; các việc thuyên chuyên nhân viên, vận chuyển vật liệu, thư từ, gửi từ Pháp sang Anh và từ Anh sang Pháp ; sau hết, ông tiếp nhận và phân phối ngân khoản dành cho các cơ quan hoạt động ở Chánh Quốc. Moulin bước chân vào lãnh vực thi hành khi đã nhận được những quyền hạn rộng lớn trên đây.

        Được sự thúc đẩy của ông, và nhờ những áp lực từ nguồn cội, các lãnh tụ phong trào miền Nam chẳng bao lâu thành lập được một thứ hội đồng dưới quyền chủ tọa của vị đại lý ủy Hội Quốc Gia. Đến tháng ba, họ công bố một bản thông cáo chung dưới nhan đề Một chiến một lãnh tụ ; bản thông cáo xác định lập trường thống nhất hành động dưới quyền chỉ đạo của tướng de Gaulle. Các hoạt động kháng chiến đã bắt đầu có trật tự. Về phương diện bán quân sự, người ta sửa soạn sự thống hợp làm một lực lượng duy nhất. Đồng thời, Jean Moulin, với sự giúp đỡ của chúng tôi, cần thiết lập cho phái đoàn của ông những cơ quan quản trị có tính cách tập trung.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 10:14:52 pm
     
        Bởi vậy cho nên ngành « Hành quân không lực và Hải lực » nhận trực tiếp chỉ thị của đại tá Dewayrin về việc chuyến vận bằng phi cơ và hải thuyền. Mỗi tháng, vào những đêm có trăng, các phi cơ Lysander hay oanh tạc cơ hạ cánh xuống những bãi đậu riêng, đây là những phi cơ chuyên trách những công tác đặc biệt ấy, điều khiển bởi các phi công như Lauren và Livry-Level. Mỗi chuyến bay như thế họ mạo hiểm đời sống của họ để chuyên chở vũ khí và nhân lực đến bảo vệ an toàn cho tất cả và cho mọi người. Thường thường họ thả dù xuống những điểm định trước rồi quân kháng chiến địa phương sẽ tiếp nhận, chôn giấu và phân phối sau. Việc truyền tin bằng VTĐ được Julite khởi sự tổ chức  đơn sơ, sau này đã hoạt động dưởi sự kiểm soát của viên đại lý ; đã có liên lạc với Luân Đôn, mỗi tháng chuyển vận hàng trăm điện tín ; địch đã dùng máy dò xét theo dõi luôn luôn cho nên đài VTĐ phải làm việc lưu động và lo việc thay thế dụng cụ bị phá hoại. Moulin cũng thành lập « Phòng Thông Tin và Báo Chí », Trưởng phòng là Georges Bidault, để cho biết yếu tố tinh thần của dân chúng, nhất là trong các giới tư tưởng, tình hình xã hội, chính trị. « Ủy Ban Nghiên Cứu Trung Ương » đặt dưới quyền chỉ huy của vị đại lý sẽ lập ra những kế hoạch cho hoạt động tương lai, ủy ban này có các nhân viên Bastid, Lacoste, để Menthon, Parodi, Teitgen, Courtin, Dẹbré. Bloch- Lainé điều khiển những công việc tài chánh của phái đoàn và thu nhận ngân khoản từ Luân Đôn gửi sang. Như vậy, Moulin nắm chắc những cơ quan đầu não, đã cho thấy ảnh hưởng của chính phủ ta tại chánh quốc. Ngay từ những tháng đầu 1942, những người từ Pháp sang đã cho chúng tôi biết ảnh hưởng ấy.

        Thí dụ : Bémv. Ông từ Ba Lê sang vào một đêm tháng hai, đem lại cho chúng ta nhiều tài liệu, ông còn mang tặng nhà tôi một chậu hoa mua ở đường Royale. Hệ thống « Confrerie Notre- Dame» của ông đang hoạt động mạnh. Thí dụ, không có chiếc tầu thủy nào của Đức đến hay rời khỏi các biến cố sau đây mà không có điện tín bảo tin cho chúng tôi biết : Brest, Lorient, Nante, Rochefort, La Rochelle, Bordeaux. Không có một công sự chiến đấu nào của địch xây trên bờ biển Manche hay Đại Tây Dương, nhất là những căn cứ tiềm thủy đĩnh, mà chúng tôi không biết vị trí và họa đồ. Ngoài ra, Rémv còn tiếp xúc với các hệ thống khốc hoặc với những phong trào ở các vùng bị chiếm đóng, hoặc với các tổ chức của cộng sản. Phe cộng có giao thiệp với ông trước ngày ông sang đây đã nhắc ông cho tôi biết họ sẵn sàng chấp nhận quyền chỉ đạo của tôi và sẵn sàng gửi một Ủy viên của họ sang Luân Đôn.

        Đến tháng ba, một trong những lãnh tụ mặt trận « giải phóng — Bắc » là ông Pineau, đến làm việc với chúng tôi trong ba tháng và giải quyết được nhiều vấn đề, ông là người được tín nhiệm của các nghiệp đoàn. Đến tháng tư, ông Emmanuel d‘ Astier sang Luân Đôn, ông mang theo nhiều kế hoạch và cũng nhiều mưu mẹo ; tôi cho rằng trước khi trở về Pháp ông nên sang Mỹ cho họ biết trực tiếp nhiều chi tiết xác thực về phong trào kháng chiến. Sau đó, Brossollette sang tới nơi, ông có rất nhiều ý kiến, ông vươn lên những bình diện cao của tư tưởng chánh trị, ông ước lượng chiều sâu vực thẳm của nước Pháp và ông chỉ còn đặt hy vọng vào phong trào de Gaulle để thực hiện sự nghiệp cứu quốc, ông đưa tư tưởng của để Gaulle lên hàng một chủ thuyết. Sau này ông giúp nhiều ý kiến  cho chúng tôi để hoạt động trong nội địa nước Pháp. Rồi một ngày kia, trong khi thi hành một đặc vụ, ông sa lưới địch, ông tìm cái chết để khỏi sa xuống chỗ hèn yếu. Roques cũng sang đây, mang theo một số thư tín của nhiều dân biểu. Sau ông bị bắt và thủ tiêu. Paul Simon được gửi sang từ khu vực chiếm đóng, ông lập liên lạc cho « Tổ chức dân sự và quân sự » Simon đem trí khôn nồng nhiệt và sự cương quyết lạnh lùng của ông ra phục vụ và ông đã lập được những công trạng đáng chú ý. Sau hết, còn nhiều người khác như Philip, Charles Vallin, Vienot, Daniel Mayer và nhiều người khác nữa muốn đến Luân Đôn.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:03:25 pm

        Họ phần nhiều là những người trẻ tuổi, bầu máu nóng sôi sục, họ đều có tham vọng và ham chiến đấu ; những cuộc hội đàm với họ cho tôi biết rằng tâm hồn dân tộc Pháp đã nao núng nhiều vì chế độ xã hội trong những ngày xảy ra trận thảm bại. Cuộc kháng chiến không phải chỉ là một trận vùng dậy của kẻ bị dồn đến đường cùng, nó còn gọi lên hy vọng đổi mới. Nếu sau ngày chiến thắng khối kháng chiến này không tan rã thì người ta có thể hy vọng rằng họ sẽ khơi nguồn một cuộc thay đổi sâu xa trong cơ cấu xã hội và một nỗ lực quốc gia rộng lớn. Được tiếp xúc với các lãnh tụ đã hưởng ứng lời kêu gọi của tôi mà đến thăm tôi, tôi nghĩ rằng, có lẽ những người nào sống sót sẽ cộng tác với tôi để tạo lập một cấp chỉ huy hầu thực hiện một sự nghiệp nhân đạo và có cả tính của người Pháp. Nhưng sự nghiệp đó chỉ có thể thực hiện được nếu khi nào quốc nạn đã qua, họ còn chấp nhận kỷ luật tinh thần và hoài bão đã từng ôm ấp ; chính vì hoài hão đó mà họ sát cánh với nhau và không có hoài bão đó thì không có cái gì ra cái gì hết trọi.

        Trong trường hợp nào, bây giờ cũng đã đến lúc tôi đồng ý với toàn thể kháng chiến và nhân danh kháng chiến mà tuyên bố mục tiêu chúng tôi đang theo đuổi. Mục đích ấy, là giải phóng, giải phóng theo nghĩa trọn vẹn và đầy đủ nhất của danh từ, nghĩa là giải phóng con người và tổ quốc.

        Tôi trình bày ý tưởng ấy dưới hình thức một bản tuyên ngôn được Ủy Hội Quốc Gia chấp thuận sau khi lấy ý kiến của các phong trào và các phái đoàn. Tôi tuyên bố rằng chúng tôi quyết chí diệt địch để đem lại cho nước Pháp tự do, danh dự và an ninh; chúng tôi quyết chí đem lại cho mỗi công dân nam cũng như nữ, những giá trị tối yếu của đời sống đó, bằng cách thay đổi hẳn chế độ xã hội tồi tệ đã tước đoạt của nhiều người. Như vậy, tôi lên án chế độ tinh thần, xã hội, chính trị, kinh tế, đã thoái bộ trong thảm bại, đồng thời, tôi cũng lên án «chế độ thoát thai từ một cuộc đầu hàng đắc tội». Và tôi khẳng định: « Trong khi dân tộc Pháp đoàn kết để chiến thắng thì nhóm giải phóng tập hợp lại để thực hiện cách mạng ». Bản tuyên ngôn được công bố ngày 23 tháng sáu 1942, trên khắp các báo bí mật ở hai khu vực, trên đài phát thanh Brazzay ville, Beyrouth, Luân Đôn.

        Trong thời kỳ ấy, điều kiện hoạt động ở Chánh Quốc bắt buộc tôi phải giữ trụ sở Ủy Hội Quốc Gia ở Luân Đôn. Tuy nhiên, nhiều khi tôi đã nghĩ đến việc thiên di sang lãnh thổ Pháp, sang Brazzay ville chẳng hạn. Xưa nay vẫn vậy, mỗi lần xảy ra khủng hoảng trong mối liên lạc của chúng tôi với nước Anh, tôi lại nghĩ đến điều đó. Nhưng tôi phải tự tìm lấy câu giải đáp : «Tại thâm sơn cùng cốc Phi Châu, làm sao có thể liên lạc với tổ quốc làm cho quốc dân nghe tiếng nói của tôi, điều khiển kháng chiến ? Trái lại, ở nước Anh, tôi có thể  tìm được đủ phương tiện liên lạc và thông tin. Mặt khác, nỗ lực ngoại giao bốn cạnh các chính phủ đồng minh đòi hỏi những liên hệ giao tế, một bầu không khí quốc tế, chỉ có kinh đô nước Anh mới có được, còn Congo thì thiếu hẳn. Sau hết, tôi cần giữ liên lạc với các lực lượng của chúng ta và các lực lượng này chỉ có thể lập căn cứ trên các đảo Anh Quốc ».

        Sau khi ở Trung Đông về, tôi quyết định đặt trụ sở ở Luân Đôn. Tôi ở đây trong 10 tháng.

        Tôi có thể thấy lại cuộc sống của tôi trong thời kỳ ấy. Có thể nói là sống đầy đủ. Nói một cách giản dị, tôi ở khách sạn Connaught. Ngoài ra tôi còn thuê một căn nhà ở thôn quê để về sống những ngày cuối tuần với vợ con, trước ở Ellesmere trong miền Shropshưe, sau ở Berkhaamsted gần Luân Đôn. Sau đấy chúng tôi dọn đến quận Hampstead ở Luân Đôn. Thằng Philippe, con tôi, sau khi tốt nghiệp Trường Thủy Quân, đã theo đuổi cuộc chiến ngoài Đại Tây Dương trên tầu Roselys, sau, trong biển Manche, trên trinh sát phóng ngư lôi hạm 96. Con Elisabeth nội trú Dames để Sion, đang sửa soạn để vào trường Oxford. Xung quanh chúng tôi, dân chúng Anh có một thái độ thiện cảm kín đáo. Khi tôi xuất hiện trước công chúng người ta làm ồn ào bao nhiêu thì họ trở lại dè dặt bấy nhiêu khi họ thấy tôi cùng vợ con đi qua một phố, vòng quanh một vườn hoa hay bước vào một rạp chiếu bỏng. Bởi vậy cho nên tôi có dịp để phối kiểm cho biết dân tộc Anh kính trọng tự do của người khác, điều đó rất có ích cho tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:03:59 pm

        Thường thường tôi sống trọn ngày ở « Carlton Gardens ». Tại đây, Francois Coulet và Billottecho tôi biết các bản phúc trình, thư tín và điện tín ; Coulet trở thành chánh văn phòng của tôi từ ngày Courcel sang Libye cầm đầu một trung đoàn liên thanh, Billotte trở thành tham mưu trưởng của tôi, thay thế Petit giờ sang Mạc Tư Khoa và Ortoli ra làm thuyền trưởng tầu Triomphant. Tại Carlton Gardens Soustelle cho biết tin tức hàng ngày, Passv - Dewayrin tường thuật những báo cáo từ Pháp gửi sang, Schuman nhận chỉ thị của tôi để thực hiện chương trình phát thanh. Cũng tại nơi đó, tôi giải quyết các công việc với các ủy viên Ủy Hội Quốc Gia và các chánh sự vụ, tôi tiếp đón các quan khách và những người được tôi mời đến thăm, tôi ban hành mệnh lệnh và chí thị, ký các sắc lệnh. Thường thường, vào bữa ăn sáng hay bữa tối, tôi họp mặt với các nhân vật đồng minh và những người Pháp mà tôi muốn tiếp xúc. Còn như công việc lớn lao đối với tôi là viết những bài diễn văn, thì tôi làm ở nhà tôi, buổi tối hay ngày chúa nhật. Dẫu sao, tôi cũng không muốn gây trục trặc cho guồng máy công quyền vì dùng thời giờ không thích hợp. Trên nguyên tắc, tại « Carlton Gardens» người ta không làm việc ban đêm, ngoại trừ phòng Mật Hiệu.

        Vả chăng, tôi cũng cần đi thăm nhiều nơi. Không kể những cuộc hội đàm với các tổng trưởng Anh, những hội nghị tham mưu, những buổi lễ mà các chính phủ Anh hay đồng minh mời tôi tham dự, tôi cũng tìm cơ hội đến những trung tâm sinh hoạt các ngành của người Pháp ở Luân Đôn. « Học viện Pháp » đã theo chúng tôi ngay từ buổi đầu, theo lời tuyên bố của giáo sư Saiưat, viện này đã đem lại cho đồng bào ta những phương tiện giáo dục quý giá và một trung tâm văn hóa tích cực hoạt động. Hội « Đồng Minh Pháp » tiếp tục công cuộc truyền bá với sự cố gắng của ông Thémoin và có Salmon. Cho đến ngày bị trúng bom, Học Viện Pháp vẫn cung cấp cho chúng tôi những tài liệu quan trọng tàng trữ trong thư viện. Những hội và đoàn thể sau đây đã đem lại cho các chiến sĩ của chúng ta sự giúp đỡ thông minh và hào hiệp : « Bạn của những người Pháp tình nguyện », hội này của các ông Lord Tyrell, Lord để la Warr, Lord Ivor Churchill; « ủy Ban Phối Hợp Pháp Chiến Đấu » bên Tô Cách Lan, chủ tịch Lord Inverclyde. Phòng Thương Mại Pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc mậu dịch của Anh Quốc với các lãnh thổ tập kết. « Trung Tâm Tiếp Đón Pháp Tự Do » thu nhận những người Pháp sang. Bệnh viện Pháp chăm sóc nhiều thương binh. Khi gia nhập những cơ quan ấy tôi nhắm vào mục đích thắt chặt tình đoàn kết quốc gia tại Anh Quốc cũng như tôi cố gắng thực hiện ở những nơi khác.

        « Hội Đoàn Người Pháp tại Anh Quốc » đã tích cực giúp đỡ chúng tôi. Nhờ có hội đoàn này mà chúng tôi tổ chức được những buổi hội họp lớn quy tụ nhiều nhân vật dân sự và quản sự, nhân đó tôi gặp mặt quần chúng Pháp ; trong những buổi hội họp ấy người ta có cơ hội bày tỏ và khích lệ tin tưởng, đưa tiếng nói về Chánh Quốc qua làn sóng phát thanh nhắc lại những bài diễn văn và thuật lại hoạt động của buổi họp mặt. Từ ngày mùng 1 tháng ba 1941, trước hàng ngàn thính giả ở Kingsway Hall, tôi đã xác định sứ mạng của chúng tôi và hy vọng, của chúng tôi. Ngày 15 tháng một, trước một số đông người hội họp trên tầu Albert Hall, tôi long trọng công bố ba điểm trong chính sách của chúng tôi. Tôi nói :

        « Điều thứ nhất là lâm chiến, nghĩa là đem lại cho lực lượng quân sự Pháp sức bành trướng lớn nhất và hỏa lực mạnh nhất có thể đạt được... Nhưng sự nỗ lực ấy, chúng tôi chỉ thực hiện theo tiếng gọi của nước Pháp và để phục vụ nước Pháp ». Tôi lên án cả chế độ tiền chiến tranh lẫn chế độ Vichy : « Chúng tôi cho rằng cần phải có một lớp sóng ngầm dưới sâu tổ quốc nổi lên quét sạch những thảm họa liên miên và một kiến trúc xây dựng trên sự đầu hàng. Bởi thế cho nên điều thứ hai trong chính sách của chúng tôi là nói lên tiếng nói của quốc dân khi mà các diễn biến cho phép tự do bộc lộ điều mình muốn và điều mình không muốn ». Sau hết, trong điều 3, tôi phác họa nền tảng của những định chế nước Pháp đổi mới : « Những nền tảng ấy đã được minh định trong ba khẩu hiệu của Pháp Tự Do. Chúng tôi nói : « Danh dự và tổ quốc », chúng tôi hiểu rằng quốc gia chỉ có thể phục hồi trong sự chiến thắng và tồn tại trong sự tôn sùng nét kiêu hùng. Chúng tôi nói đến « giải phóng » vì sự cố gắng của chúng tôi không thể chấm dứt trước khi địch bại trận, sự cố gắng ấy phải đem lại điều kiện để sống còn và làm việc trong danh dự và an toàn ».

        Cử tọa xúc động, nổi lên từng đợt sóng vỗ tay reo hò, biểu lộ sự tin tưởng của họ, vang dội ra ngoài khuôn viên chiếc tầu Albert Hall.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:04:46 pm

        Ít khi có những cuộc hội họp ấy. Tôi thường hay tiếp xúc với những người tình nguyện gia nhập Pháp Tự Do khi đi thanh tra quân sự. Lực lượng lục hải không quân của chúng ta tuy ít ỏi và phân tán khắp nơi và tuy chỉ mới có từng mảnh vụn, nhưng cũng tạo thành một toàn bộ nhất trí mỗi ngày mỗi thêm vững mạnh. Sơ đồ tổ chức của tôi ấn định cho các ủy viên Hải Lục Không Quân vẫn được thi hành như dự định. Tôi có thể phối kiểm điều ấy khi đi thăm các đơn vị đặt căn cứ ở nước Anh. Mọi người được thấy tận mặt người mà họ gọi « người anh cả Charles », con người ấy đã chứng kiến những cặp mắt, những cử chỉ, những niềm hăng say của đồng chí, y biết rằng sự yêu mến của các đồng chí không thể phai nhòa.

        Trên đất Anh này chỉ có những trung tâm huấn luyện đạo quân bé nhỏ của chúng tôi để gửi Sang Phi Châu và Trung Đông. Nhưng những trung tâm ấy huấn luyện rất nhiều cấp chỉ huy. Tại trại Camberley, đại tá Renouard giới thiệu với tôi đại đội kỵ binh, chi đội pháo binh, trung đoàn thiết giáp, chi đội công binh, đơn vị truyền tin, từ đó, sau tháng sau xuất hiện các sĩ quan và chuyên viên. Tôi đến thăm kho đại pháo ; dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Boutet, người ta sửa chữa những vật liệu Pháp trước đây chở từ Na Uy về Anh hoặc chở từ Pháp sang khi quân Đức xâm lăng lãnh thổ. Binh khí, đạn được, xe cộ được gửi đi để thành lập những đơn vị mới, cùng với vật liệu của người Anh cung cấp theo thỏa ước ngày mùng 7 tháng tám 1940, hay của người Mỹ cung cấp theo chế độ « Thuê Vay ». Đây là phận việc chính yếu mà Nha Quân Nhu có nhiệm vụ điều đình và tìm biện pháp thực hiện. Người chỉ huy là đại tá Morin, ông đã thực hiện được nhiều trước khi tử nạn trên một chuyến phi cơ đặc vụ ở xa. Người thay thệ là thiếu tá Hưsch. Tại Luân Đôn, thỉnh thoảng tôi cũng đến chào Hội Phụ Nữ thiện chí Pháp dưới quyền chỉ huy của cô Terré và bà Mathieu, những người xứng đáng với chức vụ chỉ đạo, y tá và thư kỷ. Thỉnh thoảng tôi đến thăm Malvern, Ribbers- ford, nơi có đặt trụ sở của « Thiếu sinh Pháp Tự Do ». Tôi đã thành lập trường này vào năm 1940, dành cho sinh viên và học sinh chạy sang Anh, chẳng bao lâu chúng tôi đã đào tạo được một số chuẩn úy. Thiếu tá Bauđouin điều khiển trường thiếu sinh. Năm khóa huấn luyện, tổng cộng 211 trưởng toán hay đội trưởng ; trong số ấy 52 người tử trận. Không có gì làm cho người lãnh tụ Pháp Tự Do ấm lòng bằng những cuộc tiếp xúc với thế hệ thanh niên này, tinh hoa hy vọng thêm vào vinh quang lu mờ của nước Pháp.

        Trong khi các đơn vị bộ binh đóng ở nước Anh huấn luyện những yếu tố để đưa ra các mặt trận thì các hải cảng Anh cũng là căn cứ xuất phát phần lớn lực lượng hải quân của chúng ta để tham dự các cuộc chiến tranh giao thông trên Đại Tây Dương, biển Manclie, Biển Bắc, Bắc Băng Dương. Muốn thực hiện cuộc chiến tranh ấy, tất cả đều bắt buộc chúng tôi phải lợi dụng các căn cứ của đồng minh. Quả vậy, chúng tôi còn không có phương tiện sửa chữa, bảo trì, tiếp tế tầu hè của chúng tôi ở nơi nào khác, huống hồ khả năng tối tân hóa hạm đội : phòng không, ra đa V.V., sự tiến triển của chiến tranh đòi hỏi những cái tiến ấy. Sau hết, trên một phòng tuyến hải chiến rộng lớn mà nước Anh là trung tâm, cần phải có sự thống nhất lực lượng về phương diện kỹ thuật và chiến thuật.

        Bởi thế cho nên, tuy rằng tầu bè được chúng ta trang bị và võ trang vẫn thuộc quyền sở hữu của chúng ta, tàu bè của chúng ta chỉ mang cờ tam sắc, bộ tham mưu và thủy thủ chỉ theo quân kỷ Pháp, chỉ nghe mệnh lệnh của cấp chỉ huy Pháp, tóm lại hải quân của chúng ta vẫn có tính cách quốc gia, nhưng chúng ta chấp nhận hải quân Pháp là một bộ phận của toàn bộ hải chiến dưới quyền chỉ huy của người Anh, ngoại trừ trường hợp chúng tôi có việc phải trực tiếp dùng đến trong một thời hạn nào đó. Vả chăng nước Anh có một hệ thống khả năng, kỷ luật và hành động để giữ vững giá trị hải quân của họ. Về phía người Anh thì họ hiểu rõ cái lợi của sự hợp tác, họ giúp đỡ hải quân Pháp rất nhiều về phương diện vật chất. Hải xưởng và các cơ quan của họ có nhiều sáng kiến để sửa chữa và trang bị tầu bè của chúng ta mặc dầu khác loại và khác vũ khí. Hải quân Anh cung cấp gấp rút vật liệu mới cho chúng ta. Họ cung cấp cho chúng ta những tầu bè mới đóng : duyên phòng, trinh sát, sau này, chiến hạm nhẹ, khu trục hạm. Hạm đội nhỏ của chúng ta giữ được vai trò của mình và bảo vệ được danh dự của nước Pháp trên các hải lộ là nhờ sự giúp đỡ của đồng minh cũng như tài năng của thủy thủ Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:05:29 pm

        Tôi nhận thấy điều ấy mỗi lần tôi đến thăm một vài đơn vị của chúng ta ở Greenock, Portsmouth Cowes, Darmouth. Vì tính chất cuộc chiến, vì quân số giới hạn của chúng ta chỉ võ trang những chiếc tầu nhỏ. Nhưng người ta đã cố gắng đến mức cùng có thể cố gắng được trên những chiến hạm của Pháp Tự Do.

        Tất nhiên, những chiếc tàu từ Pháp sang là những chiếc được chúng tôi võ trang đầu tiên. Vào mùa xuân năm 1942, chúng tôi có giữ được 3 chiếc trong số 5 chiếc tiềm thủy đĩnh đầu tiên, đó là : Rubos, Minerve, Tunon, những tầu ấy hoạt động ở Đan Mạch, Na Uy, Pháp, đánh đắm tầu địch, đặt mìn, đồ bộ biệt kích. Chiếc Narvabị đắm ở gần Malte và vào tháng chạp 1940; Surcouf bị đắm tháng hai 1942. Khu trục hạm Triomphant và Léopard phóng thủy lôi hạm Melpomène và Bouclier, đã hộ tống các đoàn tầu trên đại dương và trong biển Manclie trong nhiều tháng. Đến sau, chiếc Triomphant được gửi sang Thái Bình Dương, chiếc Léopard đến Nam Phi, sau bị đắm ở Tobrouk. Chiếc Melpomene được gửi sang Bắc Hải. Trong số năm chiếc chiến hạm nhỏ, ba chiếc hoạt động ở Phi Châu : Sayorgnan de Brazza, Commandant Duboc, Commandant Dominé- Chiếc Moqueuse hộ tống các tầu chở hàng ở biên Ai Nhĩ Lan. Chiếc Chevreuil tuần tiễu ngoài khơi Noumea, ngày 27 tháng năm 1942 đưa các đảo Wallis và Futunu về tập kết với Pháp Tự Do. Hai chiếc tầu gỡ mìn Congre và Lucienne Jeanne đề phòng cửa vào các bến của nước Anh. Mười chiếc khu trục tiềm thủy đĩnh dự phần vào vệ những tầu đồng minh từ Cornouaille đến Pas-để-Calais. Sáu chiếc kéo lưới, tuần tiễu mới hạ thủy : chiếc này bị đắm tại Plymouth vào tháng một 1940. Viktng, đắm tại ngoài khơi Tripolitaine tháng tư 1942; Vaillant. President Honderce Reine des Flots vẫn tung hoành trên mặt biển ; Léonille, dùng vào việc hải thương. Chiếc tuần dương phụ Cap des Palmes đi lại giữa Sydney và Noumea. Bốn chiếc căn cứ Ouraqan, Anciens. Arras, Diligente, bổ túc các đơn vị hải quân Greenock; tầu Bir-Hakeim ở Portsmouth dùng vào việc huấn luyện thủy thủ. Thiết giáp hạm già Courbet dùng làm một trung tâm tân binh, một khu cơ xưởng, một kho chứa đạn và đồ tiếp tế, tầu này bỏ neo ở Portsmouth và dùng dàn pháo trên tàu đề phòng thủ bến tầu.

        Nhiều chiến hạm khác của người Anh cung cấp được sáp nhập vào hạm đội của chúng ta. Trước hết là những hải phòng hạm đóng từ những ngày đầu cuộc chiến đế bảo vệ các đoàn tầu từ Anh sang Ích Lan, Đất Mới và Gia Nã Đại. Chúng ta nhận được chín chiếc : bị chìm tháng ba 1942, Mimosa bị chìm ba tháng sau với hải quân trung tá Bươt; Aconit, Lobelca, Roselys, Renoncule, Commandant d’Estienne d’Orves. Commandant Drogou, Commandant Détroqat. Chúng ta còn nhận được 8 chiếc phóng thủy lôi của Tiểu Đội 28, những chiếc tầu này chạy qua biển Manche hết tốc lực để tấn công các tầu hàng Đức đi dọc bờ biển Pháp, có tầu chiến hộ tống. Còn 8 chiếc « Thủy Cơ » của Tiểu Đội 20, đi theo các khu trục hạm kiểu Pháp của ta ở biển Manche. Vả chăng, chúng ta cũng sửa soạn võ trang những chiến hạm mới đóng. Trong số những chiến hạm cỡ trung của Anh mới hạ thủy, nhiều chiếc mới dùng ít lâu đã dem tặng chúng ta. Đó là bốn chiếc :Découverte, La Aventure, La Surprise, La Croix de Lorraine. Chúng ta cũng giữ trước những tầu đóng gần xong: La Combattante, các tiềm thủy đĩnh Curie và Doris. Chúng tôi còn muốn có thêm nữa đế gia tăng số tầu địch bị đánh chìm, phi cơ địch bị bắn hạ. Nhưng chúng tôi phải giới hạn hoạt động và khối lượng hải thuyền vì thiếu nhân viên chứ không phải vì thiếu tầu.

        Đến tháng sáu 1942 đã có 700 thủy thủ Pháp Tự Do tử nạn, hiến mình cho nước Pháp. Lực lượng hải quân của chúng tôi có 3600 thủy thủ. Sau đó còn thêm đại đội thủy quân lục chiến do Amyot d‘Inville chỉ huy từ khi Détroyat tử nạn trên trường danh dự. Thêm vào đó còn có những chiếc thủy phi cơ riêng rẽ, không thể thành lập một đơn vị cho nên đã phục vụ cho không quân. Sau hết có những toán «biệt kích» huấn luyện ở Anh Quốc dưới quyền chỉ huy của trung úy hải quân Kieffer. Đến tháng năm, tôi điều đình với đô đốc Lord Mounlbatten, người phụ trách những cuộc hành quân phối hợp, để tìm điều kiện hoạt động cho toàn người quả quyết chiến đấu này. Chẳng bao lâu, họ tham dự vào những vụ đánh phá ở bờ biển Pháp.

        Phân nửa những quân số ấy được tuyển mộ trong số những yếu tố hải quân có mặt ở bên Anh từ năm 1940. Một số khác đã theo chúng tôi sau khi chống lại chúng tôi ở Gabon và Trung Đông. Đây cũng là trường hợp thủy thủ chiếc tiềm thủy đĩnh A jax bi đánh chìm trước cửa biển Dakar, tiềm thủy đĩnh Ponceịet chìm trước Port Gentil, tầu ville bị an trí tai bến Libreville. Thỉnh thoảng, một vài người về hồi chánh từ Chánh Quốc, Bắc Phi Alexanđrie, Antilles, Viễn Đông. Hải quân thâu nhận tất cả những thanh niên Pháp ở Anh, Mỹ, Trung Đông, Ai Cập, Saint-Pierre. Sau hết, các tầu buôn đã cung cấp cho lực lượng hải quân phần lớn nhân viên của họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:06:04 pm

        Cũng một cảm tưởng tương tự lẫn với chút tự hào khi tôi tiếp xúc với các phi công của chúng ta tại các căn cứ Anh. Trông thấy khả năng của họ và nghĩ đến sự nghiệp mà họ có thể xây dựng nêu để họ chiến đấu từ những căn cứ ở Bắc Phi, Trung Đông hay Anh quốc, tôi có cảm tưởng rằng đã bỏ qua mất một dịp may lớn lao của nước nhà. Nhưng cảm tưởng đó càng khiến cho tôi thêm nỗ lực để những người theo tôi có thể đem tài trí ra phục vụ nước Pháp. Tất nhiên, tôi chấp nhận rằng những người lái phi cơ của nước Anh thì phải thuộc về hệ thống không lực của người Anh, nhưng tôi vẫn muốn các chiến sĩ trên không là một yếu tố quốc gia.

        Điều đó không phải là dễ. Mới đầu, các đồng minh của chúng ta không hề bận tâm đến một lực lượng không quân Pháp. Họ theo cách nhìn thực tiễn và cấp bách, cho một vài phi công của chúng ta nhập vào các đơn vị của họ. Nhưng họ chỉ thâu nhận những người tình nguyện của chúng ta vào Không Lực Hoàng Gia của họ thôi. Tôi không thể bằng lòng như vậy được. Bởi thế cho nên trong một năm trời số mệnh không quân của chúng ta vẫn chưa được giải quyết. Một số, họp lại thành phi đội Pháp bất đắc dĩ, đã có thể tham dự các trận đánh ở Erythrée và Libye. Một số khác, tạm theo người Anh, dự các trận đánh bên Anh. Nhưng một số lớn không có vật liệu, tổ chức và huấn luyện, đều ngậm hờn ngồi không ở các căn cứ Anh hay Ai Cập.

        Tuy nhiên, rồi sau vấn đề cũng được giải quyết. Đến mùa xuân 1941, tôi đã có thể giải quyết những vấn đề nguyên tắc với Sir Archibald Sinclair, bộ trưởng Không Quân Anh. Ông là người hiểu biết và rộng lượng, ông thừa nhận rằng sự hiện hữu của một nền không quân Pháp không phải là không có ích lợi gì. Theo sự yêu cầu của tôi, ông chấp nhận rằng chúng tôi sẽ thành lập những đơn vị theo kiêu mẫu những phi đội của Anh. Người Anh sẽ cho mượn nhân viên dưới mặt đất mà chúng tôi chưa có, họ sẽ huấn luyện sinh viên đầu quân trong các trường của họ. Số phi công của chúng ta có dư sẽ phục vụ trong các đơn vị Anh, nhưng sẽ ở trong tình trạng sĩ quan Pháp biệt phái, theo quân kỷ Pháp và mặc đồng phục Pháp. Từ Le Caire, ngày mùng 8 tháng sáu 1941, tôi viết thư cho Sir Archibald để xác định những thỏa hiệp đã được đại tá Valin ký kết theo nguyên tắc trên đây. Từ đây, Valin được sự nâng đỡ luôn luôn của các Thống chế không quân : Portal ơ Luân Đôn, Long more, rồi sau Tedder ở Trung Đông.

        Cuối năm 1941, chúng tôi đã thành lập tại Anh Quốc phi đội khu trục «Ile de France» đặt dưới quyền chỉ huy của Scitivaux ; sau ông bị nạn ở Pháp và được Dupérier thay thế. Sau ngày hành quân ở Syrie, phi đội khu trục « Alsace » được thành lập tại Ai Cập để chiến đấu ở Libye dưới quyền chỉ huy của Pouliguen, sau chuyển về Anh Quốc và để cho Mouchotte điều khiển, ông này bị địch hạ vào năm sau. Phi đội oanh tạc « Lorraine » ra đời ở Trung Đỏng và đặt dưới quyền chỉ huy của Pijeaud. Ông này bị hạ tại phòng tuyến địch, một vài tuần lễ sau đã thoát thân về mặt trận nhà, nhưng đã bỏ mình sau đó. Người thay thế là Corniglion-Molinier. Phi đội hỗn hộp « Bretagne » được thành lập ở Tchad, với Saint-Péreuse để yểm trợ những cuộc hành quân ở Sahara, vào mùa xuân 1942, chúng tôi đã tập hợp ở hai nơi, Luân Đôn và Ilayak, những yếu tố sau này đưa sang Nga Sô để thành lập phi đội — rồi sau phi đoàn — « Normandie » người chí huy là Tulasme, rồi sau là Littoff. Khi cả hai tử nạn thì Pouyade lên. thay thế. Sau hết, một vài phi công của ta được tôi phải sang làm việc cho Không Lực Hoàng Gia. Đó là Morlaix, Fayolle, Guedj, họ chỉ huy những phi đoàn. Hai người sau tử nạn trong một chuyến bay. Trên trời, danh vọng phải trả bằng giá đắt. Không quân Pháp Tự Do tổng cộng đã mất một số người tử nạn lớn gấp đôi số người đang thi hành phi vụ.

        Tính cách toàn cầu của cuộc chiến tranh này khiến cho tôi phải gửi các lực lượng Pháp ra khắp các mặt trận, nhưng tôi vẫn cố gắng tập trung lực lượng chỉnh yếu vào mặt trận liên hệ trực tiếp đến nước Pháp, đó là mặt trận Bắc Phi. Sau khi chúng ta đã đánh tan quân đội Ý ở Ethiopia ngăn chặn quân Đức tiến vào Syrie, ngăn chặn từ trứng nước ý đồ Vichy muốn nhúng tay vào Phi Châu của Pháp Tự Do, bây giờ chúng ta phải hành động ở Libye.

        Vào tháng một 1941, người Anh đã quay trở lại thế công them một lần nữa. Nếu họ tiến được tới biên giới Tunisie thì điều cốt yếu là chúng ta cũng phải có mặt ở đấy với họ vì chúng ta trước đây đã cùng họ chống địch. Trái lại, nếu địch đẫy lui được người Anh thì chúng ta phải làm tất cả để ngăn cản lại không cho họ tràn đến Ai Cập. Dẫu sao thì bây giờ cũng là lúc tung hết lực lượng ra chiến trường, nhưng phải biết đóng vai trò của mình để thâu đạt những thành quả có cả tính của người Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:06:43 pm

        Chủng tôi có hai phương thế hành động : một là đưa đội quân Sahara của Leclerc từ hồ Tchad tới Fezzan, hai là theo người Anh, đưa những lực lượng lưu động của Larminat ở Trung Đông sang Libye. Tôi định thực hiện cả hai cuộc hành quân đó, nhưng làm cách nào để xương máu binh sĩ của chúng ta có ích lợi trực tiếp cho nước Pháp.

        Việc tiến chiếm Fezzan và việc đưa quân vào Tripoli đều là những cuộc hành quân phải mạo hiểm một lần cho xong. Nếu thất bại thì còn lâu mới có thể thực hiện lần nữa, vì lập được một lực lượng như bộ đội Tchad người ta đã gặp những khó khăn trọng đại về việc tổ chức trang bị và tiếp tế. Chỉ khi nào người Anh lấy lại được Cyrẻnaique và tiến vào Tripolitaine thì bộ đội Tchad của chúng tôi mới dốc toàn lực ra hành động. Nếu không thì chúng tôi chỉ khủng bố người Ý bằng những trận đột kích chớp nhoáng vào sâu trong lãnh thổ của họ.

        Mặt khắc tôi muốn rằng «mặt trận Tchad» giữ được cá tính của một mặt trận Pháp — nếu có thể  gọi một toàn bộ những hoạt động đứt quãng như vậy là một mặt trận. Hẳn là mở cuộc hành binh của những lực lượng Sahara này chúng tôi phải phối hợp với cuộc tiến quân của Quân Đoàn VIII Anh Quốc. Đây là một việc liên lạc với Le Caire. Nhưng ngoài sự liên lạc ấy ra, những công việc chỉ đạo khác chỉ tùy thuộc có tôi, cho đến ngày lập được sự giao liên với quân đồng minh ở bờ biển Địa Trung Hải, bấy giờ chúng tôi đặt mình dưới sự chỉ huy của đồng minh thì cũng hợp lý. Tôi càng đòi hỏi cho được sự tự trị ấy vì vụ tiến chiếm Fezzan sẽ đem lại cho chúng tôi một bảo đảm để sau này giải quyết số phận nước Libye.

        Vào những tháng một và chạp, quân Anh đã chiến đấu can đảm và cam go. họ tiến vào được Cyrénaique. Chúng tôi đã tính trước sẽ có ngày họ tiến ồ ạt vào Tripolitaine, cho nên Leclerc cùng với tướng Serres, tư lệnh quân Pháp tại Phi Châu Tự Do, đã chuẩn bị đưa quân vào Fezzan. Đối với tôi, tôi chỉ lạc quan một cách dè dặt. Tôi biết rằng Rommel đã thoát được gọng kềm của quân Anh, Weygand đã được gọi từ Bắc Phi về, việc áp dụng thỏa ước Hitler- Darlan bây giờ cho phép địch nhận tiếp tế từ Tunisiẹ, bởi thế cho nên tôi không hy vọng nhiều đồng minh sẽ tiến nhanh được về Tripoli. Trái lại, địch phản công là cái chắc. Bởi vậy, tuy tôi để cho người ta sửa soạn cuộc tấn công nhưng chính tôi dành lấy quyền ra chỉ thị lúc tung quân ra mặt trận. Mặt khác, phái đoàn liên lạc của Leclerc gửi sang Le Caire đã chấp nhân sự phụ thuộc vào quyền chỉ huy của người Anh, nhưng tôi xác định với tướng Ismay rằng không có sự lệ thuộc ấy và sửa chữa lại cho đúng với tinh thần của bộ đội Tchad.

        Ngoài thực tế thì các đồng minh của chúng ta không tiến vào Tripolitaine. Những tháng đầu năm 1942 là một thời kỳ án binh cho cả hai phe lâm chiến. Như vậy, đối với bộ đội Tchad thì chỉ nên tung ra những trận đột kích rồi rút lui. Leclerc muốn hành động lắm. Tôi cho phép ông khởi sự ngày mùng 4 tháng hai. Trong tháng ba, ông mở những cuộc hành quân tuần tiễu trong vùng Fezzan, có phi cơ yễm trợ, ông phá hủy nhiều đồn trại của địch và bắt được nhiều tù binh, tịch thu được nhiều vũ khí. Sau cuộc tấn công lại trở về căn cứ, tồn thất rất nhẹ. Để mở rộng môi trường và tăng gia phương tiện hoạt động của vị tướng có tài thao lược này, tôi để ông toàn quyền chỉ huy các lực lượng của Phi Châu thuộc Pháp Tự Do. Lại một lần nữa, tôi phải trấn an ông vì ông vẫn quá khiêm tốn mà tìm cách từ chối, ông và các bộ đội của ông chắc chắn rằng sẽ chiếm được các ốc đảo khi nào tình hình Libye biến chuyển một cách thuận lợi. Tuy nhiên, ông còn phải đợi 10 tháng dưới trời nhiệt đới giữa những vùng cát sỏi trước khi nắm được thế thắng và tiến vào biến Địa Trung Hải để rửa sạch các bụi sa mạc.

        Trong khi chúng tôi phải đình hoãn cuộc hành quân quyết định ở hồ Tchad thì ở Cyrẻnaique có cơ hội chờ đợi lâu để thực hiện một cuộc hành binh ngoạn mục. Tuy nhiên, chúng tôi đã phải vượt qua nhiều trở ngại trước khi được đồng minh ưng thuận cho chúng tôi đưa những đơn vị lớn vào chiến địa này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:07:02 pm

        Quả vậy, hai sư đoàn nhẹ và chi đoàn thiết giáp của Larminat thành lập ở Syrie không được, bộ chi huy Anh dự định cho tham dự cuộc tấn công cuối tháng mười. Nhưng hai đơn vị lớn ấy đều thiện chiến và được trang bị đầy đủ vũ khí, Mỗi đơn vị đều được cơ giới hóa, gồm 5 đại đội khinh binh, một chi đoàn pháo binh, một liên đội chống chiến xa, một liên đội phòng không,  một đại đội trinh sát, một liên đội và một trường công binh, một liên đội truyền tin, một liên đội vận tải, một liên đội tổng hành dinh, các dịch vụ. Các đơn vị ấy có đủ loại khí giới, và như thể đều là những sư đoàn có khả năng đóng một vai trò chiến thuật đặc biệt. Mặc dầu chỉ là sư đoàn «nhẹ», nhưng tôi muốn đặt cho một cái tên xứng đáng. Larminat sử dụng những vũ khí của Dentz để lại hay lấy được trong các kho chứa do các ủy ban đình chiến Ý canh giữ, ông trang bị các bộ đội những vũ khí rất tốt mà những chiến sĩ hăng hái và khéo léo của ta biết dùng hơn ai hết. Ngoài pháo binh của sư đoàn mỗi đại đội của ta còn có riêng 6 đại bác 75. Họ còn có nhiều súng cối và vũ khí tự động. Đến lúc lên đường tấn công thì phải bỏ bớt vũ khí nặng. Nhưng bây giờ còn là lúc giữ vững vị trí cho nên ta có hỏa lực mạnh khác thường.

        Ngày 20 tháng chín, tôi đã chấp thuận thành phần của hai sư đoàn nhẹ, ngày mùng 7 tháng mười tôi gởi cho ông Churchill một công hàm trình bày nguyện vọng và phương tiện của chúng tôi. Đồng thời, tôi gửi thư cho tướng Auchinleck, tư lệnh quân đội Trung Đông, để nhắc lại ý muốn sang chiến đấu bèn Libyẹ. Tôi xác định với ông Churchill và tướng Auchinleck rằng tôi sẵn sàng đặt dưới quyền điều động của bộ chỉ huy Anh toàn thể các bộ đội của tướng Larminat, mặt khác, tuy rằng tướng Leclerc hoạt động một cách tự trị, nhưng ông cũng có thể đưa quân vào Fezzan đúng ngày đã định. Ngày mùng 9 tháng mười, tôi đến thăm ông. Margesson, bộ trưởng Chiến Tranh Anh, và yêu cầu ông can thiệp. Sau hết, ngày 30 tháng mười, tôi cho tướng Catroux biết những điều kiện để chúng ta cho những đơn vị lớn tham dự chiến trường Libye.

        Mãi đến ngày 27 tháng một tôi mới nhận được thư trả lời của người Anh, tướng Ismay, tham mưu trưởng Phòng Chiến Tranh của ông Churchill. Bức thư có ý nghĩa chối từ triệt để một cách vừa nhã nhặn vừa cương quyết. Để giải thích sự từ chối ấy, họ viện cớ : «các đơn vị Pháp đỏng rải rác khắp các nơi trên lãnh thổ Syrie», «không được huấn luyện để hoạt động theo tiêu chuẩn sư đoàn hay lữ đoàn» , sau hết «thiếu trang bị». Tuy nhiên, họ hy vọng trong tương lai sẽ xét lại vấn đề.

        Đã hiển nhiên là bộ tư lệnh Anh tính chinh phạt Libye và đánh bại được Rommel không cần đến người Pháp. Hẳn là họ có tại chỗ những lực lượng bộ binh và không quân hùng hậu và họ tin rằng đô đốc Andrew Cunningham có thể làm hơn một phép lạ và ngăn cản đường giao thông của địch từ Ý Đại Lợi đến Tripolitaine.

        Độc giả có thể tưởng tượng được thư trả lời của người Anh làm tôi thất vọng đến mức nào. Tôi không thế chấp nhận rằng quân đội của chúng ta án binh bất động không biết đến bao giờ trong khi vận mệnh thế giới đang được định đoạt tại các chiến trường. Tôi không đợi đến lúc ấy, tôi muốn cầu may đổi hướng hành động. Tôi cho mời ông Bogomolov đến và yêu cầu thông báo cho chính phủ ông biết rằng Ủy Hội Quốc Gia Pháp ước mong để lực lượng Pháp trực tiếp tham dự những cuộc hành quân đồng minh ở mặt trận phía Đông trong trường hợp Pháp không được dự các trận đánh Bắc Phi. Dĩ nhiên, tôi không giữ bí mật cuộc vận động này ở Luân Đôn. Nhưng trước khi Mạc Tư Khoa trả lời, người Anh đã thay đổi ý kiến. Ngày mùng 7 tháng chạp, ông Churchill gửi cho tôi một bức thư rất thân thiết nói rằng « ông mới được tin tưởng Auchinleck đang mong đợi đưa một lữ đoàn Pháp Tự Do vào các cuộc hành quân ở Cyrẻnaique ». Ông còn nói thêm : « Tôi biết rằng ý kiến ấy phù hợp  với ý muốn của ông. Tôi cũng biết rằng binh sĩ của ông đang nóng lòng muốn thanh toán với quân Đức ».

        Tôi trả lời ông Churchill rằng tôi tán đồng kế hoạch ấy và tôi gửi cho Cotnoux những chỉ thị cần thiết. Thực ra, người Anh, ngoài việc không muốn để cho lực lương Pháp di chuyển sang Nga, họ cũng bắt đầu nhận thấy lợi ích quân sự nếu để cho chúng tôi tham dự vảo các trận đánh Cyrénaique. Họ nhận thấy địch chỉ rút lui rất chạm chạp, các bộ đội của họ bị tổn thất nặng, cần phải tổ chức lại tại chỗ một bộ chỉ huy, vì bộ chỉ huy hiện thời không thích hợp với những cuộc hành quân cơ giới. Trước đay họ không muốn thúc đẩy cuộc tấn công vào Tripolitaine, bây giờ họ đang chờ đợi Rommel phóng ra cuộc tấn công ấy. Trong viễn tượng ấy, họ ước mong chúng tôi tiếp tay với họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:07:24 pm

        Tại Le Caire, Catroux thảo luận với Auchinleck việc đưa Sư Đoàn I nhẹ vào Libye, Koenig, thảo luận về chi tiết, đã đòi hỏi được đồng minh cung cấp thêm vũ khí chống chiến xa, súng phòng không và phương tiện chuyên chở. Đến tháng giêng, sư đoàn này có một vài trận đánh với quân của Rommel, một số yếu tố bị bao vây ở Solium và Bardia đã đầu hàng quân ta. Khi trông thấy những toán tù binh Đức mà chúng ta đã bắt được, các bộ đội của chúng ta rùng mình như bị điện giật. Họ bước chân lẹ làng tiến về miền Tây. Vào tháng hai, quân Anh đóng các lực lượng chính ở trung tâm xứ Cyrénaique, vùng .« Gazala » gồm nhiều khu vực kháng cự, quân ta đóng ở Bư-Hakeim, về phía Nam. Đóng ở đấy chúng ta tổ chức lại hàng ngũ và đánh những trận nhỏ và tuần tiễu trong dải đất hẻo lánh ngăn cách ta với khối quân lớn địch.

        Sư Đoàn I nhẹ có cơ may để xuất đầu lộ diện, nhưng Sư Đoàn 2 vẫn hầm hiu nằm lỳ tại Trung Đông. Tôi muốn cho sư đoàn này cũng được tham dự các cuộc hành quân. Ngày mùng 10 tháng chạp, ông Bogomolov đến gặp tôi để nói chuyện ấy ; kế hoạch gửi quân Pháp sang Nga được chính phủ ông hoan nghênh nồng nhiệt ; chính phủ ông sẵn sàng cung cấp tại chỗ tất cả các vật liệu cần thiết. Bởi vậy tôi đang trù tính gửi sang mặt trận Đông không những phi đoàn « Normandie » mà cả Sư Đoàn 2 nhẹ nữa. Sư Đoàn này sẽ khỏi hành từ Syriè đến Bagdad và đi qua Ba Tư bằng cam nhông đến Tabriz sẽ được chuyên chở hằng hỏa xa đến miền Caucase. Những đoàn xe chở vật liệu của đồng minh cung cấp cho Nga Sô vẫn đi theo con đường này từ những bến tầu xứ Iran. Ngày 29 tháng chạp, tôi viết thư cho tướng Ismay, cho biết ý định của tôi, đồng thời, tôi gửi các chỉ thị cho tướng Catronx Sư Đoàn II sẽ khởi hành ngày 15 tháng ba sang Caucase nếu cho đến ngày ấy không dùng vào mặt trận Libye.

        Bộ chỉ huy Anh tìm hết cách chống lại việc gửi đơn vị ấy sang Nga Sô. Nhưng tại Mạc Tư Khoa người Sô Viết hết sức hoan hỉ. Molotov nói chuyện với Garreau, tướng Panfilov nói chuyện với Petit, hối thúc chúng tôi trả lời dứt khoát ; về phía Anh, ông Eden cũng lên tiếng để bênh vực quan điểm của giới quân sự Anh. Về phần tôi, tôi chỉ kể đến quan điểm của riêng tôi, rốt cục, đến cuối tháng hai, bộ chỉ huy đồng minh phải theo quan điểm của tôi. Tướng Ismay cho tôi biết điều ấy. Auchinleck yêu cầu Catroux để ông sử dụng Sư Đoàn II nhẹ. Sư Đoàn  này rời khỏi Syrie, tiến tới Lybie vào những ngày đầu tháng ba.

        Từ đây Larminat có đủ các bộ đội để hoạt động : Koenig tại phòng tuyến ở Bir-Hakeim với Sư Đoàn I ; Cazaud đứng trừ bị với Sư Đoàn  II. Chi đoàn thiết giáp của đại tá Rémy ở hậu cứ nhận được súng ống mới. Một liên đội dù được tôi gởi từ Anh sang, bây giờ đang tập dượt ở Ismailia, sẵn sàng để thực hiện những cuộc đột kích giao phó cho họ. Tổng sổ 12.000 quân, nghĩa là một phần năm số quân đồng minh tung ra trong một cuộc hành binh. Phi đoàn « Alsace » và phi đoàn oanh tạc «Lorraine » vẫn chiến đấu trên trời Cyrénaique từ tháng mười. Nhiều chiến hạm nhỏ và tầu kéo lưới của chúng ta hộ tống các đoàn tầu dọc bờ biền. Nhờ vậy một lực lượng Pháp quan trọng đã được kịp thời tung ra chiến trường chính. Ông Trời các chiến trường đã công bình để cho người Pháp Tự Do tham dự một trận đánh lớn hầu giành lấy vinh dự lớn. Ngày 27 tháng năm Rommel khỏi sự cuộc tấn công. Bir- Hakeim bị công kích.

        Trong những việc lớn đòi hỏi sự mạo hiểm toàn diện, thường có lúc kẻ lãnh đạo cảm thấy trước vận mệnh được định đoạt. Thời cơ hầu như dẫn đến lúc hàng ngàn yếu tố bất thần tụ lại để nở bung ra trong một khoảnh khắc quyết định. Nếu là vận hội may mắn thì mọi việc đều trôi chảy. Nếu vận rủi lảm cho kẽ lãnh đạo phải đảo điên thì tất cả sẽ sụp đổ. Trong khi tấn kịch bi thảm Bir - Hakeim đang diễn ra trong một dải đất hình đa giác rộng 16 cây số vuông, nơi đóng quân của tướng Koenig, thì tôi ở Luân Đôn đọc các điện văn, nghe các bài bình luận, nhìn các khóe mắt khi hớn hở khi sa sầm, tôi có thể ước lượng được hậu quả quan trọng của những việc xảy ra ở Libye. 5.500 chiến sĩ tình nguyện từ Pháp Phi Châu, Trung Đông, Thái Bình Dương, mang theo băn khoăn và hy vọng sang vùng chiến địa qua bao nhiêu gian nan vất vả ; nếu vạn nhất họ thất bại thì sự nghiệp của chúng ta sẽ lâm nguy Ngược lại, lúc này, tại chiến địa này, họ lập được ít nhiều công trạng sáng rỡ thì tương lai sẽ thuộc về ta !


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:07:43 pm

        Những trận đánh đầu tiên không đến nỗi dở. Tôi biết rằng ngày 27 tháng năm, khi lực lượng của địch chuyển xuống phía Nam Bir-Hakeim để xoay lại vị trí của dồng minh, thì sư đoàn Cơ giới của Ý «Ariete đã tung 100 chiến xa ra đánh quân Pháp, 40 chiếc đã bị đánh hư nằm ngổn ngang trên bãi chiến trường. Ngày 28 và 29 các chi đội của chúng ta tỏa ra các phía còn phá hủy thêm 15 chiến xa nữa và bắt được 200 tù binh. Ngày 30, tướng Rommel không thể thanh toán được đạo quân Cơ giới Anh trong mấy trận đầu, bèn quyết định rút về để sửa soạn cuộc tấn công khác. Hai ngày sau, một đạo quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Trung Tả Broche, tiến vào Rotonda Signali, 50 cây số về phía Tây và chiếm được vị trí ấy. Ngày mùng 1 tháng sáu Larminat đi thanh sát các bộ đội. Bản báo cáo của ông đầy vẻ lạc quan. Trên thế giới đã có một luồng dư luận. Một số người có linh cảm rằng việc này có thể vượt quá phạm vi một chiến thuật. Những cuộc tranh luận với chút dè dặt, những bài phát thanh với ngôn từ kín đáo, báo chí với thái độ thận trọng, đã bắt đầu khen ngợi các bộ đội Pháp và tướng tá của họ.

        Ngày hôm sau tướng Rommel lại giành lấy thế chủ động. Lần nầy ông ta đưa quân vào trung tâm vị trí của tướng Ritchie, ông này được Auchinleck giao cho việc chỉ huy chiến trường. Quân Đức đánh tan một lữ đoàn của Anh ở Got-el-Skarah, họ vượt qua một bãi mìn lớn của đồng minh dùng để che chở địa phận từ Gazala đến Bir-Hakeim, họ đưa một sư đoàn Phi Châu của họ công kích chúng ta để mở rộng lỗ hổng phòng tuyến mới tạo được. Lần thứ nhất từ năm 1940 quân Pháp và quân Đức đụng độ với nhau trên một chiến trường rộng rãi. Trước tiên còn là những trận chạm sủng nhỏ, chúng ta bắt được 150 tù binh. Nhưng chẳng bao lâu mặt trận mở lớn thành một bãi chiến trường. Địch phái hai du khách đến thuyết phục nên đầu hàng, tướng Koenig tuyên bố rằng ông không đến đây để đầu hàng.

        Những ngày hôm sau địch siết chặt thêm gọng kìm. Đại pháo cỡ lớn, kể cả súng 155,và 220 dồn hỏa lực vào các vị trí của chúng ta mỗi lúc mỗi thêm mạnh hơn. Hàng ngày, ba, bốn hay năm lần phi cơ Stukas và Junder đến dội bom từng đoàn 100 chiếc. Tiếp tế chỉ được đưa đến từng số ít. Tại Bir - Hakeim, các kho đạn được, lương thực và nước uống đều cạn dần. Dưới mặt trời nóng như thiêu, giữa những cơn gió lọc cát bụi, kẻ giữ thành sống trong tình trạng báo động thường xuyên bên cạnh thương binh, họ phải chôn những người chết ngay ở sát nách, Ngày mùng 3 tháng sáu, tướng Rommel đưa ra mảnh giấy viết tay hối thúc đầu hảng buông súng «nếu không sẽ bị tiêu diệt như lữ đoàn của người Anh ở Got-el- Skarab ». Ngày mùng 5 tháng sáu, một sĩ quan của họ lại đưa ra lời bách thúc tối hậu. Chúng ta chỉ trả lời bằng đại pháo. Nhưng đồng thời tại nhiều nước, công chúng đã để ý đến trận đánh. Người Pháp ở Bir - Hakeim càng ngày càng được báo chí nói đến. Dư luận sẵn sàng để phán đoán. Vấn để là cần biết vinh quang còn yêu mến binh sĩ của chúng ta nữa hay không.

        Ngày mùng 7 tháng sáu, sự bao vây Bir - Hakeim đã tròn vẹn. Sư Đoàn 90 và sư đoàn Ý « Trieste » với 20 giàn đại pháo và hàng trăm chiến xa đã sẵn sàng để xung kích. Bộ chỉ huy dồng minh ra lệnh cho tướng Koenig chiều ngày mùng 1 tháng sáu : « Giữ vững thêm 6 ngày nữa ! » Sáu ngày đã trôi qua. Tướng Ritchie yêu cầu : «Ở lại thêm 48 giờ nữa» ! Cần phải nói rằng Quân Đoàn VIII đã tồn thất và dao động nhiều không thể gửi viện binh hay thay thế được. Còn như Rommel thì ông ta muốn sang Ai Cập, thừa lúc người Anh rối loạn hàng ngũ, ông ta khó chịu về sự kháng cự kéo dài ở hậu quân của họ và cản trở sự lưu thông của họ. Bir-Hakeim trở thành mối ưu tư chỉnh và mục tiêu chính của ông ta. Đã nhiều lần ông ta đến thăm chiến trường và ông ta còn đến nữa đề đốc thúc việc phong tỏa.

        Ngày mùng 8 xảy ra những trận đánh lớn. Bộ binh địch nhiều lần dùng pháo binh và chiến xa định liều lĩnh lấy vị trí nào đó nhưng không lẩy nổi. Ban ngày cuộc phòng thủ thật là cam go. Ban đêm cũng vậy, người ta sửa chữa những vị trí bị đảo lộn. Ngày mùng 9 họ lại xung kích. Đại pháo địch tăng cường thêm súng nặng hơn, súng 75 của đại tá Laurent - Champrosay chống không nổi. Người của chúng ta chỉ được chưa đến 2 lít nước trong 24 giò, dưới trời nóng bức này thật là quá thiếu thốn. Nhưng còn phải cầm cự nữa, vì giữa lúc sự lộn xộn lan rộng trong hàng ngũ quân đội Anh, cuộc chổng cự của tướng Koenig có một tầm quan trọng chính yếu. Người ta đưa ra trên báo những hàng tít : « Sự chống cự anh dũng của người Pháp » ! — « Những chiến công ngoạn mục » ! — « Người Đức bị đánh trước vị trí Bir-Hakeim ! » Đây là những hàng tít giật gân trên báo Luân Đôn Nữu Ước, Montreal, Le Caire, Rio Buenos-Aires, trên các loa truyền tin. Chúng tôi đã đến gần mục đích bằng cách để cho các bộ đội Pháp Tự Do với số quân nhỏ bé đóng một vai trò lớn trong một thời cơ lớn. Đối với hoàn cầu thì súng thần công Bir-Hakeim báo trước bước đầu của sự phục hồi nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:08:14 pm

        Nhưng mối bận tâm ám ảnh tôi là số mệnh của binh sĩ thủ thành. Tôi biết rằng chẳng bao lâu nữa họ không chống đỡ nổi những cuộc xung kích với phương tiện hùng hậu. Tôi chắc chắn rằng dẫu sao thì sư đoàn cũng không đầu hàng; địch không được hưởng sự thích thủ xem một đoàn tù binh Pháp dài diễn hành qua trước mặt Rommel, nếu các bộ đội của chúng ta cố thủ thì muốn thanh toán tất phải diệt lần hồi từng đại đội một. Nhưng vấn đề của chúng tôi là cứu sống họ chứ không phải khoanh tay đứng nhìn họ bị giết hại một cách anh dũng. Tôi rất cần hàng trăm sĩ quan và hạ sĩ quan, hàng ngàn binh nhì thiện chiến này cho những cuộc hành quân về sau. Họ đã được danh vọng, bây giờ phải thực hiện được một loại danh vọng khác bằng cách vạch ra được lối thoát giữa quân địch bao vây và bãi mìn để trở về với các lực lượng đồng minh.

        Tuy rằng tôi không can thiệp trực tiếp vào việc điều động mặt trận, nhưng ngày 8 và 9 tháng sáu tôi cũng cho bộ chỉ huy Anh biết gấp rằng cần phải cho Koenig lệnh rút lui kịp thời. Ngày mùng 10 tháng sáu tôi nhắc lại lời yêu cầu ấy tới ông Churchill khi đề cập với ông vấn đề Madagascar; Dầu sao thì cũng đã đến màn kết liễu, tôi gửi điện tín cho chỉ huy trưởng Sư Đoàn I nhẹ : « Tướng Koenig ! tôi gửi lời khen ngợi ông và xin ông thông báo cho binh sĩ các Gấp dưới quyền ông biết rằng tất cả nước Pháp đều hướng về ông, ông là niềm kiên hãnh của nước Pháp ! » Ngay tối hôm ấy, tướng Sir Alan Brooke, tham mưu trưởng của người Anh, báo tin cho tôi biết rằng từ bình minh địch không ngừng công hãm Bir- Hakeim, nhưng Ritchie đã ra chỉ thị cho Koenig đến một vị trí mới nếu có thể được. Cuộc lui binh được định vào đêm nay.

        Sáng hôm sau, 11 tháng sáu, lời bình luận trên đài phát thanh và báo chí khen ngợi quá đảng và trở nên bị thảm quá đỗi. Vì không biết rằng quân Pháp đang tìm cách thoát ra ngoài, mọi người đều yên chí rằng họ sẽ bị thủ tiêu bất cứ lúc nào. Nhưng tối hôm ấy Brooke cho người lại báo tin : « Tướng Koenig và phần lớn bộ đội của ông đã đến được El Gobi ngoài tầm công kích của địch ». Tôi cám ơn người đưa thư, tiễn họ ra về và đóng cửa lại. Tôi chỉ có một mình. Trời ! Tim tôi rung động, tôi nấc lên vì kiêu ngạo, tôi chảy nước mắt vì vui sướng !

        Trước vụ Bir-Hakeim Sư Đoàn I nhẹ có độ 5.500 người, sau 14 ngày cầm cự, Koenig đưa về được 4.000 người khỏe mạnh. Một số thương binh cũng có thể đưa về hậu phương được với các đơn vị. Chúng ta bỏ lại chiến trường 1.109 sĩ quan và binh lính chết, bị thương hay mất tích. Trong số tử nạn có ba sĩ quan cao cấp : trung tá Broche, các thiếu tá Sayey và Bricogne. Trong số thương binh bỏ lại : Puchois và Babonneau. Vật liệu bỏ lại đã cần thận tiêu hủy hết. Nhưng chúng tôi đã làm cho địch tồn thất gấp ba lần chúng tôi.

        Ngày l2 tháng sáu, người Đức loan báo rằng hôm trước họ đã xung kích Bir - Hakeim. Sau đó Bá Linh công bố một, thông cáo : « Người Pháp da trắng và da màu bị bắt làm tù binh ở Bir - Hakeim không thuộc về một đạo quân chính quy nào, sẽ phải chịu đối xử theo luật chiến tranh và sẽ đem ra xử bắn ».. Một giờ sau, tôi công bố trên đài BBC bằng đủ thử tiếng : « Nếu quân đội Đức tự làm ô nhục mình đến độ giết chết người Pháp bị bắt làm tù binh khi họ chiến đấu cho tổ quốc họ, thì tướng de Gaulle rất tiếc mà nói cho biết rằng ông ta sẽ đối xử đúng như vậy với người Đức bị bộ đội của ông ta bắt làm tù binh ». Chưa hết ngày hôm ấy đài Bá Linh vội vàng tuyên bố :‘« Không thể có sự hiểu lầm nào về những quân nhân Pháp bị bắt trong những trận đánh Bir-Hakeim. Binh sĩ của tướng de Gaulle cũng được đối xử như binh sĩ khác » và họ xử sự đúng như lời tuyên bố.

        Trong khi Sư Đoàn I nhẹ tập hợp lại ở Sidi- Barrani và tướng Catronx cố gắng bổ xung quân số thì phi đoàn Alsace vẫn tiếp tục tham gia những phi vụ khu trục tăng cường với người Anh và phi đoàn Lorraine tăng cường những trận oanh tạc các trục lộ giao thông với Không lực Hoàng Gia. Đồng thời các lính dù của ta thực hiện nhiều trận đột kích ngoạn mục. Trong đêm 12 rạng ngày 13 tháng sáu, họ phá hủy được 12 phi cơ địch trên phi trường ở Libye ; đại úy Bergé nhảy dù xuống đảo Crete với vài người bạn đã đốt cháy được 21 chiếc oanh tạc cơ, 15 cam nhông và một kho xăng trước khi bị bắt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:43:51 pm

        Nhưng Quân Đoàn VIII bất thần mỏi mệt tinh thần đã bỏ miền Cyrẻnaique đi nơi khác, để lại một số vật liệu khổng lồ. Tưởng Auchinleck hy vọng ít ra cũng giữ được Tobrouk, một căn cứ chắc chắn và được tiếp tế bằng đường biển. Nhưng ngày 24 tháng sáu, cả đồn trại 33.000 người đã đâu hàng quân địch. Phải khó nhọc lắm người Anh mới lập lại được căn cứ ở gần El Alamein. Một khu của vị trí mới này giao cho tưởng Cazaud và Sư Đoàn II nhẹ của ông, như vậy là chúng ta đã có mặt ở phòng tuyến. Trong số quân trừ bị có đại đội Thiết giáp của đại tá Rémy, được trang bị một cách hấp tấp. Tình hình nghiêm trọng. Toàn thể Trung Đông rùng mình lo sợ, chờ đợi quân Đức và quân Ý kéo vào Le Caire và Alexandrie.

        Sự suy nhược tinh thần của đồng minh chỉ nhất thời thôi. Sẽ có ngày họ lấy lại được tinh thần khi họ làm chủ được mặt biển, họ có thêm viện binh, họ hơn trội về không quân, sau hết, họ trông cậy được tài năng của tướng Montgomery. Vả chăng, Rommel hết tiếp tế cũng không tiến thêm bước nào. Tuy nhiên, toàn thể cảc diễn tiến cũng, làm nổi bặt tầm quan trọng những hành động của chúng tôi. Tướng Auchinleck công nhận điều ấy một cách cao thượng. Ngày 12 tháng sáu, ông ký một thông cáo khen ngợi Sư Đoàn I nhẹ : « Các Quốc Gia Liên Hiệp đều khen ngợi và biết ơn những bộ đội Pháp và vị tướng can đảm của họ ».

        Sáu ngày sau, ở Luân Đôn, 10.000 Pháp, quân nhân và dân sự, hội họp làm lễ kỷ niệm đệ nhị chu niên ngày tung ra tiếng gọi 18 tháng sáu. Bốn tầng lầu Albert Hall đều chật ních người đến mức độ biện pháp an ninh cho phép. Một lá cờ Thập Tự Lo Ren lớn căng sau diễn đàn và được mọi người chú ý. Quốc thiều Marseillaise và   bài Hành khúc Lo Ren trỗi lên, vang âm dội lại trong các trái tim. Tôi ngồi cùng với nhân viên trong Ủy Hội Quốc Gia và những người tình nguyện vừa mới ở Pháp sang, mọi người đều nói lên lòng tin tưởng của đám người hân hoan. Ngày hôm ấy tôi vừa hy vọng vừa vui mừng. Tôi ngỏ lời với mọi người,, lúc này lời nói toi rất cần. Hành động lá thể hiện lòng hàng say, nhưng cần phải có lời nói để khích lệ lòng hăng say ấy.

        Tôi trích dẫn lời nói của Chamfort : « Kẻ biết lẽ phải sẽ tồn tại, kẻ say mê sẽ hết thời ». Tôi nhắc lại hai năm sinh hoạt của Pháp Tự Do. « Chúng ta đã có nhiều cái lỗi thời vì chúng ta say mê. Nhưng chúng ta cũng tồn tại vì chúng ta biết lẽ phải!... » Chúng ta đã nói ngay ngày đầu tiên : « Nước Pháp chưa từng ra khỏi cuộc chiến tranh, chánh quyền thành lập sau cuộc đầu hàng không phải là chánh quyền hợp pháp, chúng ta vẫn tiếp tục liên minh với các nước bạn, chúng ta chúng thật sự liên minh ấy bằng những trận giao tranh... Hẳn là chúng ta phải tin tưởng rằng nước Anh sẽ đứng vững, nước Nga và nước Mỹ sẽ buộc lòng phải tham chiến, dân tộc Pháp không chấp nhận sự thua trận. Thực vậy ! Chúng ta đã không lầm... » Sau đấy, tôi gửi lời chào các chiến sĩ của chúng ta trên khắp thế giới và các phong trào kháng chiến của chúng ta ở nước Pháp. Tôi cũng gửi lời chào Đế Quốc, Đế Quốc trung thành, khởi điểm sự phục hồi của nước Pháp. Hẳn là, sau cuộc chiến tranh này cơ cấu Đế Quốc phải thay đổi. Nhưng nước Pháp đồng thanh bảo vệ nền thống nhất và sự vẹn toàn lãnh thổ của Đế Quốc Pháp. « Sự dối trả của Vichy đã lạm dụng lòng can đảm của quân sĩ Pháp để chống lại người Pháp Chiến Đấu và đồng minh, sự kiện đó là một bằng chứng không thể chối cãi được của chí cương quyết người Pháp, tuy là sự chứng quyết sai lạc... » Tôi cho rằng, mặc dầu trải qua nhiều thăng trầm, nước Pháp vẫn nổi lên từ đại dương. « Còn như Bir - Hakeim thì một tia vinh quang mới phục hồi đã vuốt ve vừng trán đẫm máu của binh sĩ ; thế giới đã thừa nhận nước Pháp... »

        Mọi người dự buổi họp trả lời bằng tiếng hoàn hô vang dậy và cùng cất giọng nồng nhiệt hát bài quốc ca. Ngoài xa tại chảnh quốc người ta cũng nghe thấy chúng tôi, những người ngồi trong phòng cửa kín then cài đang theo dõi trên làn sóng buổi họp kỷ niệm cảm động này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2019, 11:06:08 pm
     
        Tiếng hoan hô đã chầm dứt, buổi họp bế mạc. Mỗi người trở về công việc hàng ngày. Còn lại một mình tôi, đứng đối điện với tôi. Trong cuộc đối diện ấy người ta không thể tạo ra thải độ nào khác thái độ tự nhiên của chúng ta, chúng ta cũng không thể có ảo tưởng nào cả. Tính sổ quá khứ, kết quả tích cực nhưng ác độc. « Kể từng người một và kể từng miếng một » thì Pháp Chiến Đấu đã trở nên một khối vững mạnh và mạch lạc. Nhưng chúng ta đã phải trá giá kết quả ấy bằng biết bao tổn thất, u buồn, đau khổ ! Sang giai đoạn mới, chúng tôi đã có những phương tiện đáng kể : 70.000 ngưòi cầm vũ khí, cấp chỉ huy tài trí, nhiều lãnh thổ nỗ lực chiến tranh, kháng chiến quốc nội mỗi ngày mời lớn mạnh, chính phủ được quốc dân nghe theo ; uy tín, nếu không được hoàn cầu thừa nhận, thì cũng được hoàn cầu biết đến. Hẳn là sau này sự việc diễn biến sẽ còn tăng cường sức mạnh của chúng ta, nhưng tôi không hề bỏ quên những trở ngại giữa đường : uy thế của địch, ác cảm của đồng minh ; trong số người Pháp, thái độ thù nghịch của chánh quyền và của giới ưu đãi, âm mưu của một số người, nọa tính của phần đông, sau hết là nguy cơ của sự phá hoại chung. Còn tôi, một người đáng thương hại như tôi, liệu tôi có đủ sáng suốt, cương quyết, khéo léo, để làm chủ được tình thế mà chịu đựng được mọi cuộc thử thách ? Vả chăng, dù tôi có thành công tập hợp dân tộc lại và đưa đến cuộc chiến thắng, biết rằng sau này tương lai của dân tộc sẽ ra sao ! Trong khi ấy thì biết bao tàn phá sẽ thêm vào những tàn phá hiện nay, biết bao chia rẽ sẽ thêm vào những phía rẽ đã có ? Khi tai nạn đã qua, đèn đóm đã tắt ngúm, những đợt bùn lầy nào sẽ dội xuống nước Pháp.

        Không còn nghi ngờ'gì nữa! Tôi đã cúi nhìn Vực thẳm của nước Pháp, tôi là con của nước Pháp đứng ra kêu gợi, đem lại đuốc sáng và con đường cứu quốc Nhiều người đã theo tôi. Chắc chắn là sẽ còn nhiều người khác ! Bây giờ tôi nghe nước Pháp trả lời tôi. Nước Pháp trỗi dậy từ dưới vực thẳm và leo lên triền dốc. Hỡi đất mẹ ! Chúng con là con của đất mẹ như mẹ thấy đấy, chúng con sẽ cứu đất mẹ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:49:41 pm
         
TÀI LIỆU

        Những tài liệu công bố trong cuốn sách này được trích ra từ tập điện tín, thư từ, điệp văn, báo cáo v.v... của tôi thảo ra hay nhận được với tư cách lãnh tụ Pháp Tự Do và Chủ Tịch ủy Hội Quốc Gia Pháp (1940 - 1941 - 1942).

        Những bản văn trích ra đây, tôi cho là quan trọng và ý nghĩa hơn cả. Toàn tập đã được tôi nạp vào Tàng Thư Viện Quốc Gia.

        Để độc giả có một ý niệm về manh mối và công dụng của những văn kiện ấy, tôi sao lại cả bản văn đã công bố của một vài sắc lệnh, dụ, hiệp ước quốc tế mà tôi đã ký kết trong khoảng thời gian ấy. Tôi cũng sao lục nhiều tuyên cáo công khai liên hệ đến một trường hợp xác định lập trường trên nguyên tắc hay một sự cam kết có tính cách tổng quát.

        PHÁP TỰ DO

        Lời hiện triệu của tướng de Gaulle gửi người Pháp

        Ngày 18 tháng sáu 1940

        Các tướng lãnh từ nhiều năm nay vẫn đứng đầu quân đội Pháp đã thành lập một chính phủ.

        Chính phủ ấy viện cớ quân đội của ta bại trận đã điều đình với địch ngưng cuộc giao tranh.

        Hẳn là chúng ta đã bị và đang bị tràn ngập bởi lực lượng cơ giới, bộ binh và không quân của địch.

        Nhiều hơn gấp bội lần quân số của họ là chiến xa, phi cơ và chiến thuật của người Đức làm cho chúng ta phải thoái lui. Chiến xa, phi cơ và chiến thuật của người Đức làm cho các cấp chỉ huy của chúng ta bất ngờ và bối rối khiến họ lâm vào tình trạng mà ngày nay vẫn không thể vượt qua được.

        Nhưng họ đã nói lời cuối cùng hay chưa ? Chúng ta không còn hy vọng gì nữa hay sao ? Cuộc bại trận này có nghĩa là chung quyết không ? Không !

        Đồng bào hãy tin tôi, tôi nói chuyện với đồng bào như một người hiểu biết vấn đề, tôi xin thưa rằng nước Pháp chưa mất gì cả. Vẫn những phương tiện địch đã dùng để đánh bại ta, sẽ có ngày ta dùng trở lại để chiến thắng địch.

        Bỏi vì nước Pháp không chiến đấu một mình ! Nước Pháp không chiến đấu một mình, nước Pháp có một Đế Quốc rộng lớn đứng sau lưng mình. Nước Pháp có thể đoàn kết làm một với nước Anh bá chủ các đường biên để tiếp tục cuộc chiến. Nước Pháp cũng như nước Anh có thể sử dụng vô giới hạn nền kỹ nghệ khổng lồ của Hoa Kỳ.

        Trận chiến tranh này không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của nước ta. Trận chiến tranh này không thể chấm dứt bằng chiến trường ở nước Pháp. Trận chiến tranh này là một trận thế chiến. Mọi lỗi lầm, mọi chậm trễ, mọi đau khổ đều không ngăn cản được trên thế giới còn có đủ phương tiện để một ngày kia nghiền nát các lực lượng địch. Ngày nay chúng ta bị thua vì lực lượng cơ giới sấm sét, nhưng ngày mai chúng ta có thể chiến thắng nhớ một lực lượng cơ giới mạnh hơn. Đó là vận mệnh của thế giới.

        Tôi, tướng de Gaulle, hiện ở Luân Đôn, tôi mời những sĩ quan và binh lính Pháp ở đất Anh hay mới sang nước Anh, có vũ khí hay không vu khí, tôi mời các kỹ sư và thợ chuyên môn kỹ nghệ đúc súng ở đất Anh hay mới sang nước Anh, tôi mời những người ấy đến tiếp xúc với tôi.

        Dù có xảy ra những biến cố nào, ngọn lửa thiêng kháng chiến Pháp cũng không thế tắt được và sẽ không bao giờ tắt.

        Ngày mai cũng như hôm nay, tôi sẽ nói trên đài phát thanh Luân Đôn. .

        Điện tín của bộ trưởng Chiến Tranh ở Bordeaux  gửi tùy viên quân sự Pháp ở Luân Đôn

        Bordeaux, 19 tháng sáu 1940

        Nay thông báo cho tướng de Gaulle biết rằng ông được trả về Tướng Tư Lệnh Quân Đội và ông phải về Pháp ngay.

        Điện tín của tướng de Gaulte gửi các đoàn thể Pháp ở ngoại quốc

        Yêu cầu quý vị chỉ định một đại diện để liên lạc trực tiếp với tôi. Gửi điện tín cho biết tên và chức nghiệp của đại diện. Thân hữu.

        Điện tín của tưởng de Gaulle gửi tướng Nogucs Tư lệnh chiến trường Bắc Phi ở Alger

        Luân Đôn, ngày 9 tháng sáu 1940

        Hiện tôi ở Luận Đôn, trực tiếp tiếp xúc một cách bán chính thức với chính phủ Anh. Chấp nhận sự chỉ huy của ông hoặc đế chiến đấu dưới quyền lãnh đạo của ông, hoặc để thực hiện mọi công tảc có ích dụng cho ông,


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 10:44:47 pm

        Lời hiệu triệu của tưởng de Gaulle trên đài phát thanh Luân Đôn

        Ngày 19 tháng sáu 1910

        Lúc này, tất cả các người Pháp đều biết rằng những hình thức chỉnh quyền thông thường đã không còn.

         Trước sự hoang mang của tâm hồn người Pháp, trước sự tan rã một chính phủ nô lệ địch, trước tinh trạng ngưng đọng không thể thi hành được các định chế, tôi, tướng de Gaulle, quân nhân và lãnh tụ Pháp, tôi bình tâm lên tiếng nói, nhân danh nước Pháp.

        Nhân danh nước Pháp, tôi cương quyết tuyên bố những lời sau dây :

        Mọi người Pháp còn mang súng ông đều có bổn phận tuyệt đối tiếp tục cuộc kháng chiến.

        Buông súng, rời bỏ một vị trí quân sự, chịu để cho địch kiểm soát bất cứ mảnh đất nào của nước Pháp, cũng là trọng tội đối với tổ quốc.

        Vào giờ này, trước hết, tôi nói cho Bắc Phi thuộc Pháp, Bắc Phi còn toàn vẹn lãnh thổ.

        Cuộc đình chiến với người Ý chỉ là một cạm bẫy thô thiền.

        Trên đất Phi Châu của Clauzel, của Bugeauđ, của Lyautey, của Noguès, những người có danh dự đều có bổn phận từ chối việc thi hành những điều kiện của địch.

        Không thể tha thử được thái độ khiếp nhược ở Bordeaux vượt qua biển mà tràn đến Bắc Phi.

        Mỗi người lính Pháp, mặc dầu cảc bạn ở đâu, các bạn cũng phải đứng vững !

        Thư của tướng de Gaulle gửi tướng Weggand1

        Luân Đôn, ngày 20 tháng sáu 1940

        Thưa Đại Tướng,

        Tôi đã nhận được lệnh của Đai Tưởng triệu hồi tôi về Pháp. Bởi thế cho nên tôi đang thăm dò phương tiện để hồi hương, vì thực ra tôi không có quyết định nào khác quyết định phục vụ xứ sở với tư cách chiến sĩ.

        Như vậy, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đến trình diện ông nội trong 24 giờ nếu trong thời gian ấy chưa ký thỏa ước đầu hàng.

        Trong trường hợp ký rồi, tôi sẽ theo bất cứ phong trào kháng chiến Pháp nào, tổ chức ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt là ở Luân Đôn còn có những yếu tố quân sự quyết tâm chiến đấu mặc dầu tình hình chánh quốc biến chuyển cách nào, chắc chắn sẽ cỏn nhiều người nữa, chạy sang đây chiến đấu.

        Tôi nhận thấy cần phải nói một cách giản dị để ông biết rằng, tôi mong mỏi nước Pháp và ông có thể tránh được cơn nguy biến, lui về Pháp hải ngoại để tiếp tục cuộc chiến tranh. Lúc này không thể nào có đình chiến trong danh dự.

        Tôi xin nói thêm rằng liên lạc cá nhân của tôi với chính phủ Anh—nhất là ông Churchill— có thể giúp ích cho ông hay nhân vật cao cấp Pháp nào muốn cầm đầu phong trào kháng chiến liên tục Pháp.

        Thưa Đại Tưởng, xin Đại Tướng, chấp nhận nơi đây lòng tôn kính và tận tâm của tôi.

        Tuyên cáo trên làn sóng phát thanh đài BritishBrodcastinq Corporation

        Ngày 23 tháng sáu 1940

        Tuyên cáo thứ nhất :

        « Chính phủ Anh xét rằng các điều khoản hiệp ước đình chiến mới ký đã vi phạm những thỏa ước đã long trọng ký kết giữa các chính phủ đồng minh, và đặt chính phủ Bordeaux vào tình trạng hoàn toàn lệ thuộc kẻ thù, hiệp ước đình chiến ấy khiến cho chính phủ Bordeaux không có đủ tự do và quyền hành để đại diện những công dân tự do Pháp.

        Bởi vậy, chính phủ Anh không thể coi chính phủ Bordeaux là chính phủ của một nước độc lập ».

        Tuyên cáo thứ hai :

        « Chính phủ Anh đã ghi nhận dự án thành lập một Ủy Hội Quốc Gia Lâm Thời Pháp, đại diện toàn diện cho những người Pháp độc lập quyết chí theo đuổi cuộc chiến để làm đầy đủ bổn phận quốc tế mà nước Pháp đã cam kết. «Chính phủ Anh tuyên bố sẽ thừa nhận một Ủy Hội Pháp có tính chất như trên và sẽ điều đình với Ủy Hội ấy mọi vấn đề liên hệ đến việc tiếp tục cuộc chiến, chừng nào Ủy Hội còn tiếp tục đại diện nhũng người Pháp quyết chí chiến đấu chống lại kẻ thù chung».

------------------
        1. Bức thư này tôi nhờ tướng Lelong, tùy viên quân sư ở Luân Đôn. gửi về cho tướng Weygand, Vichy gửi trả lại tướng de Gaulle vào tháng chín 1946 với một phiếu nhỏ đánh máy như sau :

        «Nếu đại tá hồi hưu de Gaulle muốn tiếp xúc với tướng Weygand thì ông ta phải theo đúng thể thức»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 10:48:08 pm

        Thư của ông Jean Monnet gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Luân Đôn, 23 tháng sáu 1940

        Kính thưa Thiếu Tướng,

        Sau khi tiếp kiến ông, tôi đã hội đàm với Sir Alexander Cadogan và tôi đã nhắc lại ý kiến của tôi về thiếu tướng Spears :

        Tôi cho là một lỗi lầm lớn khi thành lập ở nước Anh một tổ chức có thể bị người Pháp cho là ngụy quyền tạo ra nhờ sự che chở của ngoại bang. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông rằng phải ngăn cản nước Pháp bỏ cuộc chiến tranh và tôi tin tưởng rằng chính phủ Bordeaux đáng ra phải đưa sang Bắc Phi vị Nguyên Thủ Quốc Gia, các chủ tịch Thượng Hạ Viện và một số nhân viên chính phủ, đồng ý với tướng Noguès, làm cho Bắc Phi trở thành một chiến lũy của công cuộc kháng chiến Pháp.

        Tôi vẫn tin rằng cho đến ngày hôm nay quyết định kháng địch của tướng Noguès sẽ cho phép tập kết tất cả những người ở Pháp muốn tiếp tục cuộc chiến và trung thành với những cam kết của nước Pháp long trọng ký với đồng minh. Nến công cuộc kháng chiến có thể tổ chức ở đất Bắc Phi, nghĩa là trên lãnh thổ Pháp, dưới sự chỉ đạo của những người được trao quyền trong điều kiện hợp thức, nói khác đi, nhận quyền của một chính phủ được tấn phong lúc chưa bị địch kiểm soát, thì tôi chắc rằng công cuộc khảng chiến ấy sẽ có tiếng vang rộng lớn tại Pháp và các đoàn thể người Pháp ở ngoại quốc,

        Nhưng lúc này không phải tự Luân Đôn mà xuất phát nỗ lực phục hồi nước Pháp. Dưới mắt người Pháp thì một tổ chức như thế sẽ xuất hiện như một phong trào do người Anh che chở và tạo ra để phục vụ quyền lợi của họ ; bởi lẽ ấy, phong trào bị kết án và bị dồn vào chỗ thất bại, gây thêm nhiều khó khăn cho những cố gắng cứu quốc sau này.

        Như tôi đã trình bày với ông trên đây, tôi cũng trình bày với Sir Alexander Cadogan ; tôi vừa nhắc lại với Sir Robert Vansittart và vị đại sứ Pháp. Cũng như ông, tôi có một mục đích : thức tỉnh nghị lực của nước Pháp và thuyết phục nước Pháp không nên thúc thủ chịu thua như vậy. Tôi muốn được ông biết tường tận tư tưởng của tôi.

        Xin gửi lên ông tâm tình trọng vọng đặc biệt của tôi.

        Tái bút.— Tất nhiên, sự thành lập một Ủy Ban giúp đỡ những người Pháp muốn tiếp tục chiến đấu với nước Anh lúc này có ích lợi vô cùng. Như tôi đã nói với ông, tôi sẵn sàng tiếp xúc với ông và ông Spears để thảo luận những vấn để này bất cứ lúc nào.

        Điện văn của tướng de Gaulle gửi tướng Noguès, Tư lệnh chiến trường Phi

        Luân Đôn, 24 tháng sáu 19l0

        Xin thông bảo để ông biết hiện chúng tôi đang thành lập một Ủy Hội Quốc Gia Pháp để liên kết mọi yếu tố kháng chiến Pháp với nhau và với đồng minh. Yêu cầu ông gia nhập Ủy Hội này. Tất cả mọi người ở đây đều coi ông là lãnh tụ tối cao của kháng chiến Pháp. Kính gửi ông lòng tôn kính và niềm hy vọng của chúng tôi.

Thay mặt ủy Hội Quốc Gia Pháp đang thành lập         
Tướng de Gaulle                         

        Điện văn của tướng de Gaulle gửi   

        — Tướng Mittelhauser, Tư lệnh Chiến Trường Đông  Địa Trung Hải ;

        — Ông G.Puax, Cao ủy Pháp tại Syrie và Liban :

        — Tướng Caươux. Toàn quyền Đông Dương.


        Luân Đôn, ngày 24 tháng sáu 1940

        Hoàn toàn liên minh với các ông trong ý chí cương quyết tiếp tục chiến tranh.

        Chúng tôi thành lập một Ủy Hội Quốc Gia Pháp để liên lạc các yếu tố kháng chiến Pháp.

        Yêu cầu quý ông gia nhập thành phần ủy Hội này.

        Kính gửi ông lòng tôn kính và niềm hy vọng

Thay mặt ủy Hội Quốc Gia Pháp :       
Tướng de Gaulle                 

        Thông cáo của Chính phủ Anh

        Ngày 25 tháng sáu 1940

        « Việc ký kết hiệp ước của chính phủ Pháp đã chấm dứt công cuộc kháng địch có tổ chức của những lực lượng Pháp ở chánh quốc.

         Tại Syrie, tướng Mittelbauser, Tư lệnh quân đội Pháp, đã tuyên bố ý chí chiến đấu của lực lượng Pháp. Tại Đông Dương, vị Toàn Quyền đã tuyên bố không chịu hạ cờ. Tại Tunis, vị Thống Sứ cương quyết theo đuổi chiến tranh. Nhà cầm quyền quân sự và dân sự ở Maroc, Sénégal, Cameroun, Djibouti, đều cho biết sẽ chân thành giúp đỡ đồng minh.

        Chính phủ Anh sẵn sàng kỷ kết những thỏa ước tài chánh để giúp đỡ Đế Quốc Pháp theo đuổi vai trò của mình. Đúng như Thủ Tướng Anh đã nói, mục đích của Anh quốc là thâu hồi toàn thể lãnh địa và lãnh thổ Pháp. »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 10:51:55 pm

        Giác thư của tướng de Gaulle gửi thiếu tá Morion và Sir R. .Vansitlarlde đệ trình các ông Churchill và Halipax

        Luân Đôn. 26 tháng sáu 1940

        I. Không cần đợi lúc thành lập được một Ủy Hội Quốc Gia chính thức, ngay bây giờ tôi có thể  thành lập một ủy Ban Pháp với mục đích :

        a) Quy tụ tại lãnh thổ Anh mọi yếu tố Pháp kháng chiến hiện có mặt ở đây hay sẽ có mặt ở đây ;

        b) Phục vụ những đoàn thể kháng chiến Pháp thành lận ở Đế Quốc và có lẽ ở Chánh Quốc để liên lạc họ với nhau, liên lạc họ với đồng minh, cung cấp vật liệu cho họ, v.v...

        II.— Ủy Ban Pháp có thể tổ chúc :

        a) Một lực lượng quân sự Pháp thuộc các ngành thủy, lục và không quân, gồm những người tình nguyện, lúc này còn ít ỏi, nhưng chắc chắn sẽ tăng gia nhiều.

        Lực lượng ấy sẽ tách rời khỏi những yếu tố quân sự Pháp không tình nguyện, và sẽ được tập trung ngay ở gần Luân Đôn.

        b) Một yếu tố (kỹ sư và thợ chuyên môn) để phục vụ các xưởng chế tạo vật dụng chiến tranh. Tổ chức này có thể làm việc ngay trong các xưởng kỹ nghệ Anh theo điều kiện ấn định sau.

        c) Một tổ chức nghiên cứu và mua bán vật dụng chiến tranh, có thể điều đình trực tiếp với các cơ quan quân dụng Anh và nền kỹ nghệ Mỹ.

        d) Một tổ chức vận tải và tiếp tế.

        e) Một tổ chức thông tin và tuyên truyền.

        III. — Muốn thực hiện chương trình này tôi cần được sự đồng ý của chính phủ Anh về các điểm sau đày :

        a) Tất cả mọi hoạt động của người Pháp trên lãnh thổ Anh, nhất là việc cung cấp các dịch vụ quân sự, kỹ nghệ, khoa học, kinh tế, cho các tổ chức của người Anh, đều không thể điều đình trực tiếp giữa các cơ quan Anh với đương sự, mà phải qua sự trung gian của ủy Ban Pháp và với sự chấp thuận của Ủy Ban ấy.

        b) Chính phủ Anh cung cấp cho Ủy Ban Pháp những khoản tín dụng cần thiết để hoạt động và thanh toán lương bổng và thù lao quân sự và dân sự cho những người làm việc với Ủy Ban.

        c) Ủy Ban Pháp sẽ trực tiếp tiếp xúc với nhà cầm quyền Anh để giải quyết các vấn đề vẫn được giải quyết bởi các phái đoàn quân sự Pháp hay các phái đoàn nghiên cứu và phối hợp.

        d) Ủy Ban Pháp sẽ liên lạc trực tiếp với các cơ quan thuộc các bộ trong chính phủ Anh.

        e) Những điều khoản trên đây có thể có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng sáu. Chính phủ Anh sẽ công bố một văn kiện thỏa hiệp trên nguyên tắc.

        IV. — Một thỏa ước chính xác và quy định đủ chi tiết sau này sẽ được soạn thảo giữa ủy Ban và các cơ quan thuộc các bộ trong chính phủ Anh.

        Điện văn của tướng de Gaulle

        — Tướng Mittelhauser, Tư Lệnh chiến trường Đông Địa Trung Hải ;

        — Ông. G. Puaux, Cao Ủy Pháp tại Syrie và Liban ;

        — Ông Peyrouton, Thống sứ Tunisie


        Luân Đôn, 27 tháng sáu 1940

        Tôi xin gợi ý các ông nên nhận làm hội viên Hội Đồng Phòng Vệ Pháp Hải ngoại, Hội đồng này có mục đích tổ chức và liên lạc mọi yếu tố kháng chiến của Pháp trong Đế Quốc và ở bên Anh.

        Tôi có phương tiện để gửi đến lãnh thổ của quý ông vật liệu Mỹ đã chuyển xuống tầu và trên đường về rồi, hay những vật liệu khác tùy ông yêu cầu.

        Đứng trước sự kiện Chính phủ Bordeaux mất hẳn tư cách độc lập, bổn phận của chúng ta là phải bảo vệ danh dự và sự toàn vẹn của Đế Quốc Pháp và của nước Pháp.

        Tòn kính và tận tâm.

        Thông cáo của chính phủ Anh

        Ngày 28 tháng sáu 1940

        « Chính phủ Anh thừa nhận tướng de Gaulle là lãnh tụ các người Pháp Tự Do bất cứ ở đâu về tập kết với ông để chiến đấu cho chính nghĩa của đồng minh. »

        Thư của ông de Caslellane, xử lý thường vụ Pháp ở Luân Đôn, gửi tướng de Gaulle

        Luân Đôn, ngày 30 tháng sáu 1940

        Thưa Thiếu Tướng :

        Tôi hân hạnh gửi kèm theo đây một thông cáo của chính phủ Pháp ủy thác tôi trao lại cho ông.

        Xin ông báo cho biết đã nhận được thông cáo này.

        Kính chào Thiếu Tướng,

        Bản đính kèm (Bản sao)

        Theo án lệnh ngày 27 tháng này, của thẩm phán Dự Thẩm bên cạnh Tòa Án Quân Sự thường trực Khu 17, Tướng Lữ Đoàn tạm thời de Gaulle (Charles, André, Joseph, Marie) đã bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Khu 17 về tội bất tuân thượng lệnh đối với địch và tội xác động quân nhân xúi giục họ không phục tòng thượng cấp. Mặt khác, trát bắt giam đương sự cũng được ban hành cùng ngày.

        Chánh án đã ký một án lệnh ngày 28 tháng sáu bắt buộc đương sự phải đến tự nạp mình tại Nhà giam Saint - Michel ở Toulouse trước thời hạn 5 ngày kể từ ngày 29 tháng sáu 1940, nếu không tòa sẽ xử vắng mặt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 10:54:03 pm

        Phúc thư của tướng de Gaulle  gửi xử lý thường vụ Luân Đôn

        Luân Đôn, mùng 3 tháng bảy 1940

        Thưa ông,

        Kính hoàn bản tài liệu của ông mới gửi cho tôi. Tôi trân trọng yêu cầu ông nói cho những người đã ủy thác ông gửi bản thông cáo ấy đối với tôi không có giá trị gì hết.

        Tràn trọng kính chào ông.

        Diễn văn đọc trên đài phát thanh Luân Đôn của tướng de Gaulle.

        Ngày mùng 8 tháng bảy 1940.

        Trong việc thanh toán nhất thời lực lượng Pháp sau ngày đầu hàng, một giai đoạn cực kỳ tàn ác đã xảy ra ngày mùng 3 tháng bảy. Hẳn là quý vị cũng biết tôi muốn nói đến vụ nổ súng ở Oran.

        Tôi sẽ nói minh bạch không úp mở, vì trong một thảm kịch liên hệ đến đời sống của một dân tộc , những người tâm huyết phải có can đảm nhìn thẳng vào sự thật và nói ra một cách thẳng thắn.

        Trước hết tôi xin nói rằng không có người Pháp nào không đau đớn và giận dữ khi biết tin hạm đội Pháp đã bị đồng minh đánh chìm. Sự đau đớn ấy, sự giận dữ ấy, tự thâm tâm chúng ta. Không có lý do gì để tìm cách che giấu, và tôi, tôi cũng nói ra một cách công khai. Bởi vậy cho nên tôi ngỏ lời với người Anh. tôi yêu cầu họ tránh cho chúng ta và cả cho họ việc trình bày bi kịch ô nhục này như một thắng lợi hải quân. Luận điệu ấy sẽ bất công và không phải chỗ.

        Thực ra, những chiếc tầu ở Oran đã hư hỏng nhiều không thể tham chiến được nữa. Người ta đã phải để yên đấy không thể xử dụng được nữa; thuyền trưởng và thủy thủ quằn quại trong đau khổ tinh thần từ 15 ngày nay. Họ đã để cho tầu Anh bắn trước ; ai cưng biết ở độ xa ấy thì những phát đạn ấy đã quyết định số mệnh của một đoàn tàu. Sự phá hủy đoàn chiến hạm ấy không phải là kết quả của một cuộc hải chiến anh dũng. Đó là những điều mà một quân nhân Pháp đã tuyên bố với đồng minh Anh, ông này nói ra một cách minh bạch, nhất là khi ông này có cảm tình với người Anh về phương diện hải quân.

        Sau hết, tôi xin nói với người Pháp, tôi yêu cầu họ chỉ nên xét mọi việc một phương diện duy nhất đáng kể đến là phương diện chiến thắng và giải phóng. Nhân danh một lời cam kết ô nhục, chính phủ Bordeaux đã bằng lòng giao hạm đội của chúng ta cho địch. Trên nguyên tắc và tùy theo nhu cầu, chắc chắn là sẽ có ngày địch dùng để đánh nước Anh hay Đế Quốc của chúng ta. Như vậy, tôi có thể nói thẳng ra rằng tốt hơn hết là nên phá hủy đi !

        Tôi còn muốn cho tầu Dunkerque của chúng ta chiếc tàu Dunkerque đẹp đẽ, mạnh mẽ của chúng ta đắm chìm trước cửa Mers-El-Kébir để chúng ta khỏi trông thấy nó bị quân Đức đưa đến đánh phá các bến tầu Anh hay Alger, Casablanca, Dakar.

        Chính phủ Bordeaux đã gây ra trận bắn nhau giữa anh em nhà, rồi lại tìm cách trút sự tức giận của người Pháp xuống đầu người Anh ; đây quả là sở trường của chính phủ Bordeaux sở trường của kẻ nô lệ.

        Khai thác biến cố này để gây xích mích giữa dân tộc Pháp và dân tộc Anh, địch quả đã làm đúng vai trò của họ, vai trò của kẻ chinh phạt.

        Tấn kịch bi thảm này tự nó bỉ ổi và tệ hại, những người sáng suốt của hai dân tộc Anh và Pháp nên ngăn cản đừng để gây ảnh hưởng chống đối tinh thần giữa hai dân tộc, đó là vai trò hợp với họ, vai trò ái quốc.

        Người Anh biết suy nghĩ không thể không hiểu rằng đối với họ không làm gì có thắng lợi nếu linh hồn nước Pháp nghiêng về phía địch.

        Người Pháp đáng mặt người Pháp không thể không biết rằng sự bại trận của người Anh sẽ đưa họ vào con đường nô lệ vĩnh viễn.

        Mai sau dù có thể nào, mặc dầu một dân tộc tạm thời chịu ách xâm lăng, hai dân tộc chúng ta, hai đại dân tộc chúng ta vẫn sát cánh với nhau. Chúng ta sẽ cùng quỵ ngã hay chúng ta sẽ cùng thắng trận.

        Còn như những người Pháp được tự do hành động trong danh dự và quyền lợi nước Pháp, tôi xin đỡ lời họ mà tuyên bố một lần cho cả mọi lần rằng họ đã lựa lấy một quyết định khó khăn.

        Họ đã quyết định một lần cho cả mọi lần, quyết định chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 10:55:18 pm

        Thư của tướng de Gaulle gửi ông Winston Churchill.

        Luân Đôn. ngày mùng 3 tháng tám 1940

        Kính thưa Thủ Tướng,

        Giữa lúc nhu cầu chiến tranh nghiêm trọng bắt buộc chính phủ Anh quyết định phong tỏa lãnh thổ Chánh quốc Pháp và Bắc Phi, ông sẽ không lấy làm lạ nếu lãnh tụ của những người Pháp tình nguyện tiếp tục chiến đấu bên cạnh nước Anh, nhận thấy cần phải trình bày với ông một vài ý nghĩa như sau ;

        Chính phủ Anh lúc này lãnh phần trách nhiệm chính về cuộc chiến tranh, ngoài thực tế chính phủ Anh là người duy nhất có quyền thẩm định những phạm lệ có thể thi hành cho thể thức phong tỏa. Tuy nhiên, tôi cần phải lưu ý ông đến sự kiện sau đây : trong trận thế chiến trước có thể tổ chức sự tiếp tế giới hạn những dân tộc Bỉ và Bắc Pháp, nhờ sự giúp đỡ của những tổ chức bác ái Mỹ, và không làm suy giảm hiệu lực những biện pháp chống Đức.

        Những biện pháp kiểm soát của Ủy ban Hoover đem áp dụng với sự đồng ý của đồng minh đã cho phép đem lại nhu yếu phẩm cho dân chúng sự phản đối những nhu yếu phẩm đó không hề giúp tay cho địch nhưng đã giúp dân chúng bảo tồn sức khỏe, do đó mà có sức mạnh vật chất và tinh thần để chống lại áp lực của địch.

        Hiện thời, phân nửa dân tộc Pháp sống trong khu vực không bị chiếm đỏng nhưng tài nguyên và khả năng sản xuất không đủ để nuôi sống khối dân, cần phải trông cậy vào sự hợp tác của người Mỹ để tổ chức việc phân phối thực phẩm cách nào không thể lọt vào tay địch được,

        Như chính ông đã nói với tôi trong nhiều cơ hội khác, nước Pháp chỉ tạm thời đứng ngoài vòng chiến. Đẳng sau những chính phủ hợp tan bất nhất, còn có linh hồn nước Pháp, còn có dư luận của một dân tộc có đủ sáng suốt để hiểu rằng vì quyền lợi tối cao, nước Anh phải thi hành những biện pháp có hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của họ, nhưng họ càng biết rõ giá trị của một cử chỉ thân hữu tránh cho đàn bà con trẻ những thiếu thốn cơ cực.

        Nếu ông cho là việc đáng làm thì tôi sẵn sàng kêu gọi lòng từ thiện của người Mỹ, có sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ, tôi có thể thành lập một ủy ban thảo luận với giới thẩm quyền của chính phủ Anh đế tìm biện pháp ngăn ngừa không để đồ viện trợ Mỹ lọt vào tay địch. Hơn thế, chính ông có thể đưa ra ý kiến này để cho dân tộc Pháp thấy rõ nước Anh vẫn để tâm đến thống khổ và tương lai của họ.

        Trân trọng kính chào Thủ Tướng.

        Thư của ông Winston Churchill gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, ngày mùng 7 tháng tám 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Ông đã cho tôi biết ý kiến của ông về việc tổ chức , sử dụng và điều kiện hoạt động của lực lượng tình nguyện Pháp đang thành lập và đặt dưới quyền chỉ huy của ông; với quyền chỉ huy ấy Chính phủ của Anh Hoàng đã thừa nhận ông là lãnh tụ của mọi người Pháp Tự Do bất cứ ở nơi nào về tập kết với ông để chiến đấu cho chính nghĩa của đồng minh. Bây giờ tôi kính chuyển đến ông một giác thư nếu ông chấp thuận thì giác thư sẽ coi như một thỏa hiệp giữa chúng ta về việc tổ chức, sử dụng và điều kiện hoạt động của các lực lượng dưới quyền ông.

        Nhân cơ hội này, tôi xin tuyên bố rằng Chính Phủ của Anh Hoàng đã quyết định, khi quân đội đồng minh thắng trận, sẽ phục hồi toàn vẹn nền độc lập và sự hùng cường của nước Pháp.

        Thành thật kính chào ông.

        Phúc thư của tướng de Gaulle gửi ông Winston Churchill

        Luân Đôn mùng 7 tháng tám 1940

        Kính thưa Thủ Tướng,

        Ông đã có nhã ý gửi cho tôi một giác thư liên hệ đến việc tổ chức, sử dụng và điều kiện hoạt động của lực lượng tình nguyện Pháp đang thành lập và do tôi chỉ huy.

        Với tư cách lãnh tụ các người Pháp Tự Do bất cứ ở đâu cũng về tập kết với tôi để chiến dấu cho chính nghĩa của đồng minh, đã được Chính Phủ của Anh Hoàng thừa nhận, tôi xin trả lời để ông biết rằng tôi chấp thuận giác thư ấy. Giác thư sẽ được coi như một thỏa ước ký kết giữa chúng ta liên hệ đến những vấn đề ấy.

        Tôi rất vui sướng khi được biết nhân dịp này Chính phủ Anh xác nhận rằng sẽ phục hồi toàn vẹn nền độc lập và sự hùng cường của nước Pháp khi nào quân đội đồng minh chiến thắng. Về phần tôi, tôi xin xác nhận rằng lực lượng Pháp đang thành lập sẽ tham dự các cuộc hành quân chống kẻ thù chung ( Đức, Ý hay cường quốc nào thù nghịch với đồng minh), kể cả việc phòng thủ lãnh thổ Pháp, các lãnh thổ đặt dưới quyền ủy trị của nước Pháp, việc phòng thủ lãnh thổ Anh, các đường giao thông và các lãnh thổ đặt dưới quyền ủy trị của người Anh,

        Tràn trọng kính chào Thủ Tướng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 10:58:56 pm

        Điều khoản thỏa ước ngày 7 tháng tám 1940

        I

        1) Tướng de Gaulle thành lập một lực lượng Pháp gồm những người tình nguyện. Lực lượng ấy gồm có các đơn vị thủy quân, lục quân và không quân và các yếu tố kỹ thuật và khoa học, sẽ được tổ chức và sử dụng để chống kẻ thù chung.

        2) Lực lượng ấy không bao giờ mang vũ khí đảnh lại nước Pháp,

        II

        1) Trong phạm vi có thể thực hiện được, lực lượng ấy sẽ giữ tính chất một lực lượng Pháp về phương diện nhân sự, nhất là những điểm liên hệ đến kỷ luật, ngôn ngữ, thăng thưởng và nhiệm sở.

        2) Trong phạm vi nhu cầu trang bị, lực lượng ấy sẽ được quyền ưu tiên sở hữu và sử dụng các vật liệu như vũ khí, phi cơ, xe cộ, đạn được, máy móc và lương thực, đã do lực lượng Pháp bất cứ ở đâu mang đến hay sẽ mang đến lãnh thổ đặt dưới quyền chính phủ của Anh Hoàng hay đến những nơi thuộc ảnh hưởng của bộ Chỉ Huy Tối Cao Anh. Trong trường hợp quyền chỉ huy một lực lượng Pháp đã được tướng de Gaulle thỏa thuận trao lại cho bộ Chỉ Huy Tối Cao Anh, thì tướng de Gaulle không thể ra lệnh chuyền giao, trao đổi hay tái phấn phối các đồ trang bị, tiền của và vật liệu sở hữu của lực lượng Pháp ấy, nếu không hỏi ý kiến và được sự ưng thuận của bộ Chỉ Huy Tối Cao Anh.

        3) Chính phủ của Anh Hoàng sẽ cung cấp cho lực lượng Pháp — Khi nào có thể thực hiện được số vật liệu bổ túc cần để trang bị các đơn vị của mình cho tương đương với các đơn vị Anh đồng loại.

        4) Các tầu bè của hạm đội Pháp sẽ được sung dụng như sau :

        a) Lực lượng Pháp sẽ võ trang và sử dụng tất cả các tầu bè mà lực lượng ấy có thể cung cấp thủy thủ.

        b) Việc sung dụng các tầu bè có võ trang và được lực lượng Pháp đem ra sử dụng chiếu theo đoạn (a) sẽ quy định bởi một thỏa ước giữa tướng de Gaulle và bộ Tư Lệnh Hải Quân Anh, thỏa ước này thỉnh thoảng sẽ được xét lại.

        c) Những tầu bè khởng được lực lượng Pháp sung dụng chiếu theo đoạn (b), sẽ đặt vào tình trạng dự bị để bộ Tư Lệnh Hải Quân Anh trang bị và sử dụng.

        d) Trong số những tầu bè ghi ở đoạn (c), có những chiếc đưỢC bộ Tư Lệnh Hải Quân Anh trực tiếp sử dụng, có những chiếc khác được các hải lực đồng minh khác sử dụng.

        e) Đoàn thủy thủ các tầu bè đặt dưới quyền kiểm soát của người Anh sẽ có một thành phần sĩ quan và thủy thủ Pháp khi nào thực hiện được sự phổi hợp ấy.

        f)   Tất cả các tầu bè của hạm đội Pháp vẫn thuộc quyền sở hữu Pháp.

        5)   Việc sử dụng những thương thuyền Pháp và thủy thủ của các thương thuyền ấy vào việc hành quân của quân lực de Gaulle, sẽ do sự dàn xếp của tướng de Gaulle với các bộ sở quan trong chính phủ Anh. Sẽ thiết lập sự liên lạc thường xuyên giữa bộ Hải Thương và tướng de Gaulle để quy định việc sử dụng phần còn lại những thương thuyền và các thủy thủ.

        6)Tướng de Gaulle, tư lệnh tối cao lực lượng Pháp, tuyên bố qua những điều kiện trên đây rằng ông chấp nhận việc chỉ đạo tổng quát của bộ chỉ huy Anh, trong trường hợp cần thiết ông sẽ đồng ý với bộ chỉ huy tối cao Anh trao lại quyền chỉ huy trực tiếp một phần lực lượng nào đó cho một hay nhiều sĩ quan Anh ở cấp bậc phù hợp với nhiệm vụ, nhưng sự trao quyền này không phương hại đến những sự kiện nói trong đoạn cuối điều thứ I.

        III

        Quy chế binh sĩ tình nguyện Pháp sẽ được thành lập theo thể thức sau đây :

        1) Binh sĩ tình nguyện sẽ đầu quân suốt trong thời gian chiến tranh để chiến đấu chống kẻ thù chung.

        2) Họ sẽ được hưởng một số lương bổng theo căn bản ấn định riêng biệt do sự thoả thuận giữa tướng de Gaulle và các bộ sở quan, thời gian áp dụng hối suất để tỉnh lương bồng sẽ được ấn định do sự thoả thuận giữa tướng de Gaulle và chính phủ của Anh Hoàng.

        3) Binh sĩ tình nguyện và gia đình sẽ được hưởng tiền quả tuất và những khoản cấp dưỡng khác trong trường hợp tàn phế hay tử nạn của những người tình nguyện, căn bản các khoản cấp dưỡng ấy sẽ đươc ấn định bởi thỏa ước giữa tưởng de Gaulle  và các bộ sở quan.

        4) Tướng de Gaulle có quyền tạo lập một cơ quan dân sự gồm các nha sở hành chánh cần thiết cho việc tổ chức lực lượng quân sự. Nhân số và lương bổng nhân viên sẽ được ẩn định sau khi hỏi ý kiến Ngân Khố Anh.

        5) Tướng de Gaulle cũng có quyền tuyền dụng nhân viên kỹ thuật và khoa học phục vụ chiến tranh. Nhân số, lương bổng và việc sử dụng nhân viên ấy sẽ được ấn định sau khi hỏi ý kiến các bộ sở quan trọng chính phủ của Anh Hoàng.

        6) Chính phủ của Anh Hoảng sẽ cố gắng, khi ký kết đình chiến, giúp đỡ các binh sĩ tình nguyện Pháp phục hồi các quyền công dân kể cả quốc tịch mà họ có thể bị truất hữu vì họ tham dự cuộc chiến chống kẻ thù chung. Chính phủ của Anh Hoàng sẵn sàng cung cấp cho những người tình nguyện ấy những dễ dàng đặc biệt để nhập quốc tịch Anh và dùng mọi quyền hành cần thiết dễ thực hiện việc ấy.

        IV

        1) Mọi khoản chi tiêu để thành lập và bảo trì lực lượng Pháp theo bản thỏa ước này sẽ tạm thời được các bộ sở quan trọng Chính Phủ của Anh Hoàng đài thọ, Các bộ sở quan có quyền dùng mọi biện pháp xem xét và kiểm chứng cần thiết.

        2) Những khoản tiền chi phí vào việc ấy được coi là tiền ứng trước và tính riêng. Những vấn đề  liên hệ đến việc thanh toán cuối cùng những khoản ứng trước áy và những khoản tiền chi theo một thoả ước chung, sẽ được bàn lại sau này.

        Bản thoả ước này có hiệu lực kể từ mùng 1 tháng bảy 1940


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:00:18 pm

        Mật thư của ông Winston Churchill gửi tướng de Gaull liên hệ đến thoả ước ngàg 7 tháng tám 1940

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, mùng 7 tháng tám 1940

        Thân gửi ông de Gaulle,

        Trong những bức thư trao đổi với ông và sẽ được công bố, tôi thiết tưởng cần phải xác định rõ danh từ « phục hồi toàn vẹn nền độc lập và sự hùng cường của nước Pháp » không ám chỉ các biên giới lãnh thổ một cách chặt chẽ. Chúng tôi không thể bảo đảm những biên giới ấy cho một quốc gia nào chiến đấu bên cạnh chúng tôi; nhưng, dĩ nhiên, chúng tôi cũng cố gắng làm được đến đâu hay đến đấy

        Điều nói đến các bộ đội của ông không « dùng vũ khí chống lại nước Pháp » phải hiểu là ám chỉ nước Pháp Tự Do lựa chọn đường đi của mình không chịu áp lực trực tiếp hay gián tiếp của nước Đức. Như vậy, một chiến thư của chính phủ Vichy khai chiến với nước Anh không được coi là chiến thư của nước Pháp ; có thể có nhiều trường hợp khác tương tự.

        Nếu có thể, xin ông cho biết sự đồng ý của ông về các điểm trên đây.

        Kính chào thân hữu.

        Mật thư của tướng de Gaulle trả lời ông Winton Churchill

        Luân Đôn, mùng 7 tháng tám 1940

        Kỉnh thưa Thủ Tướng,

        Quý thư ngày mùng 7 tháng tám 1940 cho tôi biết rằng trong những bức thư trao đổi giữa chúng ta cần được công bố, chính phủ Anh suy diễn danh từ « phục hồi toàn vẹn nền độc lập và sự hùng cường của nước Pháp » là không áp dụng chặt chẽ cho các biên giới lãnh thổ. Ông cũng cho biết rằng: « chúng tỏi không thể bảo đảm những biên giới ấy cho một quốc gia nào chiến đấu bên cạnh chúng tỏi ; nhưng, dĩ nhiên, chúng tôi cũng cố gắng làm được càng nhiều càng hay. »

        Mặt khác, ông cho biết ý kiến rằng các bộ đội của chúng tôi không «mang vũ khí chống lại nước Pháp », câu ấy phải hiểu là ám chỉ « nước Pháp Tự Do lựa chọn đường đi của mình không chịu áp bức trực tiếp hay gián tiếp của nước Đức ».

        Thưa Thủ Tướng, tôi xin ghi nhận cách suy diễn những danh từ dùng trên đây của chính phủ Anh.

        Tòi mong rằng hoàn cảnh biến chuyển sẽ có ngày cho phép chính phủ Anh xét những vấn đề ấy một cách ít dè dặt hơn.

        Trân trọng kính chào Thủ Tướng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:01:38 pm

        PHI CHÂU

        Điện văn của tướng de Gaulle gửi ông Felix Ebouẻ, Thống Đốc Tchad

        Luân Đôn, 16 tháng bảy 1940

        Tôi được báo cáo cho biết thái độ của ông và tôi hoàn toàn tán thành ông. Bổn phận của chúng ta là giữ vững từng vị trí của Đế Quốc Pháp chống lại quân Đức và Ý. Xin ông cho biết tình hình ở đấy trong phạm vi ông xét ra cần phải cho biết để tôi trù liệu mọi biện pháp có thể thi hành để giúp đỡ ông. Xin ông giữ liên lạc luôn luôn với tôi.

        Thân hữu.

        Điện văn của Henri Sautot Thông Sứ, Ủy Viên Pháp tại Nouyelles-Hébrides, gửi tưởng de Gaulle ở Luân Đôn

       
Port-Vila, 22 tháng bảy 1940

        Nhân danh quần chúng Pháp ở Nouyelles-Hebrides, tôi chuyền đạt lên Ngài bức thông điệp sau đây :

        « Xét rằng chính phủ hiện thời ở Chính Quốc không có một chánh quyền tự do độc lập nào, bởi vậy chính phủ ấy không thể phục hồi Tồ Quốc và dùng những lực lượng còn nguyên vẹn ở Đế Quốc Pháp vào mục tiêu ấy , mặt khác, xét rằng hy vọng cứu quốc duy nhất là sự chiến thắng của đồng minh Anh quốc của chúng ta ; xét rằng chính phủ của Anh Hoàng đã kêu gọi sự hợp tác của tất cả các thuộc địa Pháp để theo đuổi cuộc chiến đến cùng; chính phủ ấy đã hứa giúp đỡ chúng ta về phương diện chính trị, kinh tế, tài chánh; chính phủ ấy đã thừa nhận Ngài là lãnh tụ hợp pháp của những người Pháp Tự Do; xét rằng Ngài đã nhiều lần biểu lộ ý chí chiến đấu bên cạnh nước Anh để cứu quốc và tôn trọng lời đã hứa ; dân tộc Pháp ở Nou- velles-Hẻbrides tin cẩn và kính cẩn tự đặt mình dưới quyền chỉ huy của Ngài và sẵn lòng nghe lời kêu gọi của Ngài gửi về những lớp thanh tráng niên có đủ khả năng chiến đấu.

        « Quần chúng Pháp ở Nouyelles - Hebrides từ bốn mươi năm nay đã làm việc với người Anh. đã hiếu biết, phẩm bình và yêu mến người Anh ; chúng tôi yêu cầu Ngài chấp nhận lời tuyên ngôn long trọng này như lời cam kết quyết tâm cùng Ngài chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.

        « Cộng đồng chủ quyền Pháp và người lãnh đạo, Thống Sứ ủy viên Pháp, hoàn toàn chấp nhận lời tuyên ngôn trên đây và lấy làm hân hạnh đứng dưới bóng cờ của Ngài.Cameroun, về tập kết với tướng de Gaulle để chống lại việc thi hành hiệp ước đình chiến, tiếp tục cuộc chiến tranh chống quân Đức và quân Ý.

        1)   Tiếp xúc càng nhiều càng hay với các nhân vật Pháp ở các thuộc địa ấy, mặc dầu họ có được chính thức trao quyền hay không.

        2)   Thiết lập vả duy trì sự liên lạc với giới cầm quyền Anh ở Gamble, Sierra-Leone, Gold-Coast, Nigeria và, nếu gặp trường hợp, với các nhà cầm quyền ngoại quốc khác.

        3)   Cho tướng de Gaulle biết toàn diện tình hình các thuộc địa Pháp ở Tây Phi và Đông Phi, và những điều kiện tốt đẹp nhất để hành động tại các thuộc địa ấy.

        I.    — Trong công việc thừa hành đặc vụ chung này, thiếu tá Leclerc sẽ đại diện cho tướng de Gaulle bên cạnh Đại Tướng Tư Lệnh quân đội Anh Nam Đại Tây Dương và Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân Anh Nam Đại Tây Dương.

        Thiếu tá Leclerc sẽ có trụ sở chính ở Accra. Ông Pleven và đại úy Boislambert sẽ là thành phần lưu động của phái đoàn để tới những địa điểm thích hợp hơn cả mở cuộc tiếp xúc.

        II.   —Tin tức do phái đoàn gửi về cho tướng de Gaulle bằng điện tín sẽ chuyển đến cho ông qua sự trung gian của nhà cầm quyền Anh.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi cho phái đoàn, trên nguyên tắc, sẽ nhờ sự trung gian của Thống Đốc Gold-Coast hay tướng chỉ huy quân đội Anh Nam Đại Tày Dương hay đồng thời nhờ cả hai nơi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:04:58 pm

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi đại tá de Larminat, ở Leopoldville

        Luân Đôn, ngày 16 tháng tám 1940

        Như ông đẵ biết, tình hình Tây Phi và Đông Phi có thể cái thiện được. Quyết định của tôi là khai thác triệt để những khả năng ấy. Tôi trông cậy nhiều ở ông để thực hiện công việc này.

        Trước hết, phải hành động cùng một lúc ở Brazzayille, Douala và Fort-Lamy.

        Tôi đã yêu cầu ông trước hết đến Leopoldville để tiếp xúc với những yếu tố thuận tiện ở Brazzaville. Quan niệm của tôi là những yếu tố có thiện cảm với chúng ta phải đe bẹp những yếu tổ ác cảm hay rụt rè, nếu cần thì phải dùng những phương tiện quyết liệt,

        Về tình hình vả hành động ở Douala và Fort- Lamy, phải đoàn của tôi hiện thời ở Lagos có đủ tài liệu cần thiết cho ông.

        Những hành động này có tầm quan trọng lớn. Nếu thành công, chúng ta sẽ có khả năng hành động quyết liệt ở nơi khác ; tôi đang chuẩn bị những hành động ấy ở đây và sẽ đến tận nơi để điều khiển.

        Trong lúc này, tôi coi ông cũng như tôi thứ hai để điều khiên công việc ở Brazzayille, Douala, Fort-Lamy.

        Tôi tin tưởng tài sáng kiến và quyết đoán của ông.

        Chúng ta đã đồng ý rằng tôi đặt dưới quyền chỉ huy của ông tất cả các yếu tố quân sự Pháp tự do hiện có mặt ở Nigeria và Gold-Coast.

        Thiếu tả Leclerc và thiếu tá Parant sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của ông.

        Dĩ nhiên, những yếu tố ấy không nên gửi sang Đông Phi.

        Thân hữu,

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi ông Henri Sautot  Thống sứ ủy viên Pháp taijNouvelles Hebrides

        23 tháng tám 1940

        Tôi được biết toàn thể nhân dân và có lẽ cả các đồn trại ở Nouyelle - Calédonie đầy thiện chí và rất sẵn sàng tập kết với tôi một cách công khai. Nhưng chính viên thống đốc còn do dự. Mặt khác, tầu Dumont d‘Urville được Vichy gỏi đến Noumea để làm áp lực bắt dân chúng theo Vichy. Tôi yêu cầu ông đến Noumea thay thế thống đốc để thực hiệu cuộc tập kết, dựa vào dân chúng thuộc địa, họ cũng muốn tập kết lắm.

        Một chiến hạm Anh sẽ đưa ông đến nơi và sẽ hộ tống ông. Chiến hạm đó nay mai sẽ chuẩn bị xong, với sự đồng ý của tôi.

        Điều tối quan trọng là phải đưa được xứ Nouyelle Calédonie về tập kết như ông đã thực hiện được một cách cao minh ở Nouyelles Hebrides

        Thân hữu,

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi Leclerc và Boislambert Lagos

        26 tháng tám 1940

        Tôi được biết có một vài sự bất đồng ý kiến giữa bộ chỉ huy Anh và các ông. Đành rằng bộ chỉ huy Anh có quyền chỉ đạo tất cả các yếu tố quân sự Pháp trên lãnh thổ Anh, nhưng mọi người đều đồng ý rằng ông chịu trách nhiệm về cuộc hành quân trên lãnh thổ Pháp. Bộ chỉ huy Anh chỉ can thiệp để giúp cho mọi việc thừa hành được dễ dàng mà thôi. Tôi chú trọng đặc biệt đến cuộc hành quân này, cuộc hành quân phải được thực hiện nếu có hy vọng thành công, tôi tin rằng có hy vọng đó.

        Hết lòng tin cẩn ông.

        Tuyên dương công trạng Tchad được huy chương Đế Quốc

        27 tháng tám 1940

        Hôm nay, ngày 27 tháng tám 1940, ngày thứ 360 của cuộc thế chiến, tôi tuyên dương công trạng lãnh thổ Tchad và tưởng thưởng huy chương Đế Quốc, vì những lý do sau đây :

        «Dưới sự hướng dẫn của cấp trên, thống dốc Eboué và đại tả Marchand chỉ huy quân đội, xứ Tchad đã chứng tỏ mình xứng đáng là một vùng đất của những người Pháp anh dũng.

        Mặc dầu tình hình quân sự và kinh tế cực kỳ nguy hiếm, lãnh thổ Tchad đã không chịu theo lệnh đầu hàng nhục nhã và quyết định tiếp tục chiến tranh cho đến thắng lợi. Với quyết định đảng khen ấy lãnh thổ Tchad đã nêu cao con đường bổn phận và báo hiệu sự phục hồi của toàn thể Đế Quốc Pháp.

        Tướng de Gaulle »

        Điện tín của đại tá Leclerc và đại Boislambert gửi de Gaull

        Douala, 28 tháng tám 1940.

        Vì chúng tôi không có được một phần nhỏ những lực lượng của Parant và vì có nhiều hy vọng thành công cho nên chúng tôi đã cho tiến quân vào Douala với một lực lượng chỉ có 20 người Pháp. Chúng tôi đã đổ bộ vào ban đêm với 3 chiếc ghe bản xứ. Chúng tôi đã kêu gọi những phần tử có cảm tình và ra lệnh tấn công gấp một cách mãnh liệt. Kết quả là toàn thể các lực lượng đều về tập kết, ngoại trừ một vài yếu tố bị trung lập hóa hay bắt giam.

        Vì nhu cầu chỉ huy, đại tá Leclerc đã nhân danh ông nhận chức Tổng úy. Vì tính chất đặc biệt của cuộc hành quân này, dựa vào thuyết phục và uy quyền, chúng tôi phải tự nhận lấy những địa vị cao hơn để mọi việc thành công, tất nhiên chỉ có tính cách tạm thời. Xin ông thứ lỗi, vì chỉ có kết quả là đáng kể. Trật tự đã được tái lập. Các biện pháp phòng thủ đã được thi hành nhất là để chống lại những cuộc tấn công từ miền biển tới. Các lực lượng quân sự đều trở về tập kết. Một vài sĩ quan bất phục tòng đã bị bắt giam đợi ngày trục xuất. Chúng tôi đã yêu cầu Pleven tới nơi ngay tức khắc. Chúng tôi đề nghị gửi ngay tới đây những lực lượng hải quân tự do, không quân và pháo đội. Chúng tôi rất vui mừng háo cáo sự thành công của chúng tôi, sự tận tâm của chúng tôi và ý chí sắt đá tiếp tục những hành động cương quyết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:06:07 pm

        Điện tín của đại tá de Larminal gửi tướng de Gaulle

        Brazzayille, ngày 28 tháng tám 1940

        Tôi đã đến Brazzayille ngày hôm nay, hồi 11 giờ, và tôi nắm trọn quyền hành. Không có phản ứng.

        Điện tín của ông Masson, Thống dốc Gabon gửi tướng deGaull

        Libreville, 29 tháng tám 1940

        Sau cuộc hội nghị, có mặt Chỉ Huy Trưởng quân sự, Chưởng Lý, Chủ Tịch Phòng Thương Mại và Chủ Tịch Cựu Chiến Binh, lẵnh thổ Gabon vui mừng tập kết với Pháp Tự Do và cộng tác với Pháp Tự Do về đủ mọi phương diện.

        Thư của tướng de Gaulle gửi tướng Catroux

        Ngày 29 tháng tám 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Ông không thể tưởng tượng được sự vui mừng của tôi khi tôi được tin ông sẽ trở về nay mai. Biết bao nhiêu việc phải làm để cứu nước Pháp ra khỏi vực thẳm ; một người và một lãnh tụ như ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc phục hồi ấy. Đã từ lâu, như ông biết, tôi vẫn kính mến ông và có tình thân hữu chân thành và tôn kính đối với ông. Thái độ của ông đối với vấn đề Đông Dương đã làm tôi thêm trọng vọng. Bây giờ đã đến lúc phải kiến thiết !

        Chẳng bao lâu ông sẽ biết rõ những gì đã xảy ra ở đây và ở nơi khác. Đối với tôi, tôi đã ở trong chính phủ vào những ngày cuối cùng các trận chiến, tôi đã chứng kiến tài khéo léo sâu xa của địch để chi phối các giới thân cận với cặp chỉ huy và chi phối cả tinh thần cấp chỉ huy của nước Pháp. Chưa có phút nào tôi ngờ rẳng sự sụp đổ của Paul Beynaud, người bạn của chúng ta và việc lên cầm quyền của vị Thống Chế già, lại có nghĩa là nước Pháp sẽ đầu hàng. Tôi không chấp nhận sự đầu hàng đó cho nên tôi đã sang Luân Đôn để tổ chức lại một nước Pháp chiến đấu.. Tôi đã kêu gọi người Pháp thành lập những viên đá đầu tiên của lực lượng quân sự, thủy quân và không quân và của những cơ quan hành chánh : Ngoại vụ, thuộc địa, tài chánh, thông tin vân vân... Chúng tôi đã tiếp xức với nhiều nơi trên thế giới. Không thiếu gì, tiềm năng ở nước Pháp và ở Đế Quốc. Các thuộc địa Nouyelles-Hébrides, Tchad, Cameroun, Haute- Côte d ‘ Ivoưe, đã trở về tập kết. Khi ông nhận được bức thư này, tôi đã đi Dakar với bộ đội, tầu bè, phi cơ và... sự giúp đỡ của người Anh.

        Nếu cuộc hành quân này thành công thì vấn đề  then chốt là Bắc Phi sẽ đặt ra ngay sau đó. Nhất là sự để dọa của quân Đức, Ý và I Pha Nho, theo tôi, là mối họa hiển nhiên rồi. Tôi nhận thấy những người tại chức ở Bắc Phi và đã chịu khuất phục điều kiện đình chiến, đều mất tư cách rồi, không thể nào trở là những « người của chiến tranh » được nữa. Khi nói ra điều này, tôi nhắm vào tướng Noguès, ngay từ ngày đầu ông ta đã dùng nhiều thủ đoạn để củng cố địa vị. Khi chúng tôi đã nắm được Bắc Phi thì phải có người nào đó để cầm đầu xử ấy. Người ấy sẽ là ông, nếu ông nhận lời.

        Ông cũng biết rằng chính phủ Anh, sau khi đã thừa nhận tôi là « Lãnh tụ người Pháp Tự Do », đã tiên tương chấp nhận điều đình mọi vấn đề phòng thủ và kinh tế Đế Quốc của chúng ta với một « Hội Đồng phòng vệ Pháp Hải Ngoại », nếu tôi thành lập một hội đồng như vậy. Đó là ý kiến của chúng tôi. Tôi yêu cầu ông chấp nhận địa vị « Bắc Phi » trong Hội Đồng này. Trong khi chờ đợi, ông ở đây sẽ thuận tiện hơn cả để chuẩn bị mọi việc. Khi thời cơ đã đến, nghĩa là, ngoài thực tế, khi chúng ta đã đặt chân lên Maroc và Algẻrie, có lẽ ông sẽ nhân cơ hội thuận tiện đến nhiệm chức cai trị và chỉ huy quân đội toàn bộ : Maroc, Algérie, Tunisie chăng ?

        Đỏ đốc Muselier và Antoine (tên hiệu là Fontaine) được tôi giao phó tạm quyền chỉ huy Thủy lục Không quân ở bên Anh và điều khiển các cơ quan dân sự trong khi tôi vắng mặt, sẽ trình bày với ông tình hình quân lực và hành chánh của chúng ta. Lúc này, điều quan trọng nhất là việc tái võ trang một số chiến hạm của chúng ta.

        Khi ông tiếp xúc với đô đốc Muselier ông sẽ có một ý niệm về ông ta. Đã có nhiều người chỉ trích ông ta. Ông ta có tính xấu nhưng cũng có tính tốt- Xét cho cùng thì ông ta cũng là người ngay thật. Dĩ nhiên, tôi cũng muốn Darlan trở về với hạm đội của ông ta, Nhưng Darlan không trở về...

        Nói một cách tổng quát, tôi tin tưởng ở sự chiến thắng cuối cùng. Người Anh đã chuẩn bị ráo riết cho ngày đó ; thật là may mắn cho họ và cho cả chúng ta, ông Winston Churchill là « người của chiến tranh ». Ván bài này chỉ đánh giữa Hitler và Churchill.

        Trong khi chờ đợi được hân hạnh tiếp kiến ông, tôi xin kính gửi ông lời chào mến trọng. 


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:31:48 pm

        Điện tín của Thống Đốc tạm quyền Tahiti gửi tướng de Gaulle

        Tahiti, mùng 2 tháng chín 1940

        Hôm nay, ngày mùng 2 tháng chín 1940, là ngày kỷ niệm cuộc bộc phát tình trạng thù nghịch ; toàn thể dân tộc lãnh địa Pháp ở Úc Châu đều vui mừng quyết định siết chặt hàng ngũ bên cạnh ông để cùng đồng minh Anh tiếp tục cuộc chiến tranh của người Pháp Tự Do chống lại chủ nghĩa Hitler Đức và Phát xít Ý. Vị thống đốc đã không chịu nghe theo ý dân, bởi vậy, ba nhân viên Hội Đồng tư nhân và vị đốc lý Papeete đã thành lập ngay một cơ quan cai trị tạm thời trong khi chờ đợi việc bổ nhiệm một vị thống đốc mới. Vị đại diện nước Anh, các trưởng cơ quan hành chánh và quân đội đều theo chúng tôi — ngoại trừ chỉ huy trưởng hải quân, và ông này đã được trung úy hải quân thay thế.

Trong Ủy Ban cai trị lâm thời:       
Ahne, Lagarde, Martin.           

        Điện tín của Toàn Quyền Noiwelle Zeslande gửi Cục Lãnh Địa Tự Trị

        (Bản dịch)

        Mùng 3 tháng chín 1940

        Thủ tướng đã nhận được điện tín sau đây của Papeete :

        « Kết quả cuộc toàn dân biểu quyết ở Tahiti— Mooréa và Touamotou như sau ;

        Theo de Gaulle :   5.564 phiếu.
        Theo Pétain :      18 phiếu.

        «Thống Đốc Úc Châu Pháp đã bị truất phế. Việc cai trị trao cho một văn phòng gồm 3 nhân viên của Hội Đồng tư nhân trong khi chờ đợi tướng de Gàulle bổ nhiệm một vị thống đốc.»

        Tuyên ngôn của Louis Bonvỉu  Thống Đốc Lãnh Địa Pháp ở Ấn Bộ

        Mùng 9 Tháng chín 1940

        « Thống Đốc và các lãnh địa ở Ấn Độ đứng về hàng ngũ tướng de Gaulle »

        Điện tín của tổng lãnh sự Anh ở Tanev gửi Đô Đốc Gibaliar và bộ Tư Lệnh Hải Quản Anh ở Luân Bôn

        Tanger, mùng 6 tháng chín 1940.

        Tin của đại úy Luizet (cơ quan tình báo Pháp, bí mật tập kết Pháp Tự Do) :

        « Hạm đội Địa Trung Hải có thể tìm cách vượt qua eo biển Gibraltar, đi về hướng Tây, không biết nơi đến. Việc vượt biển này có thể xảy ra trong 72 giờ sắp tới ».

        Điện tín của Cựu Chiến Binh Saint-Pierre và Miquelon gửi tướng de Gaulle qua Terre-Neuye.

        Saint-Pierre, 14 tháng chín 1940

        Cựu chiến binh Saint-Pierre và Miquelon, nhóm họp phiên đại hội đồng ngày 14 tháng chín 1940, xét định tình hình hiện thời và các diễn biến sau đây :

        1) Sự bất lực của chính phủ Vichy hoàn toàn dưới sự thống trị của người Đức, điều ô nhục và nguy hiểm nếu theo mệnh lệnh của chính phủ ấy ;

        2) Không khước từ tự do của mình và đem đặt vào tay Hitle trước khi làm đủ mọi cách để bảo vệ tự do ấy dù phải trả tới giá nào ; tình thế đặc biệt của thuộc địa xa cách hẳn Chánh Quốc hiện bị Đức đô hộ và không cho phép trông cậy vào sự che chở hữu hiệu của láng giềng Gia Nã Đại và Mỹ ;

        3) Tin tưởng rằng sự chiến thắng của nước Anh cũng chiến đấu với tướng de Gaulle và các đồng chí sẽ trả lại tự do cho tổ quốc.

        Kính gửi Đế Quốc Anh và tướng de Gaulle kiến nghị sau đây :

        « Cựu chiến binh Saint-Pierre tin tưởng rằng tướng de Gaulle và quân đội của ông cùng với quân đội Anh chiến đấu cho tự do của nước Pháp và của thế giới sẽ đem lại chiến thắng cuối cùng, kính gửi ông và quân đội của ông lời khen tặng sâu sắc và sự biết ơn chân thành, mong mỏi quân đội của ông sẽ sớm giải phóng lãnh thổ Pháp.

        « Nước Pháp muôn năm ! Đế Quốc Anh muôn năm ! de Gaulle muôn năm ! »

        Bản tuyên ngôn của Ủy Ban ở Noumea

        16 tháng chín 1940

        Hỡi người Calédonie !

        Đã nhiều lần chúng ta khẩn khoản yêu cầu thực hiện sự trưng cầu dân ý vì chúng ta biết rõ tinh thần ái quốc của dân chúng. Chúng ta chỉ nhận được lời khước từ quyết liệt của thống đốc. Giờ đã điểm để chúng ta biểu lộ ý muốn của chúng ta và chứng tỏ rằng chúng ta có khả năng làm được cái gì để nắm vững vận mệnh tổ quốc. Mỗi ngày qua đi, chúng ta lại tiến gần tôi một giải pháp trái với ý muốn của người Calédonie. Thời giờ đang gấp rút. Các bạn hãy sửa soạn ngay càng đông càng hay, ngày thứ năm 19 tháng 9 này, hồi 6 giờ sáng, ở Noumea. Chúng tôi tin tưởng rằng các bạn có đủ ý chí và can đảm để chịu đựng mọi sự hy sinh cần thiết hầu bảo vệ quyền lợi và tự do. Ngày ấy sẽ là một ngày lịch sử của đất nước này. Chúng tôi sẽ đến thăm ông nay mai càng sớm càng hay. Chúng ta đang sống những giờ phút nghiêm trọng. Các bạn hãy vùng lên ! Nước Pháp muôn năm ! Calédonie muôn năm !

        Verges, Prinet, Mouleđoux, Rabot.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:41:28 pm

        Thư của tướng de Gaulle gửi ông Boisson, Toàn quyền Tây Phi thuộc Pháp1.

        Trèn tàu biển trước hải căng Dakar, ngày 18 tháng chín 1940

        Kính thưa Toàn Quyền.

        Trước phong trào phục hồi nước Pháp rộng lớn đang lôi cuốn đế quốc của chúng ta, ông sẽ đóng một vai trò quan trọng. Giờ của ông đã đến.

        Tôi yêu cầu ông cộng tác với tôi để tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng Tổ Quốc.

        Hiện tôi đã đến gần đây với một lực lượng lục hải không quân hùng hậu. Lực lượng ấy tiến vào Dakar để tăng cường đồn trại, đề phòng mọi cuộc tấn công của địch và lo việc tiếp tế cho lãnh địa...

        Tôi dự định cho đổ bộ lực lượng ấy bất cứ lúc nào đồng thời mang đến sự tiếp tế cho lãnh địa, mong rằng sẽ không có sự chống đối. Nếu vạn bất đắc dĩ mà có cuộc chống đối ấy thì tôi chắc chắn rằng ông sẽ làm mọi cách để không xẩy ra những sự và chạm thê thảm.

        Những cuộc đụng độ ấy sẽ càng thê thảm hơn nếu có sự can thiệp của lực lượng đồng minh đi theo tôi ; họ có nhiệm vụ dùng đủ mọi phương tiện để ngăn cản địch đặt tay lên căn cứ Dakar.

        Tôi chờ đợi thư trả lời của ông trong sự tin tưởng. Trân trọng kính chào ông Toàn Quyền.

        Điện tín của Lord Lloyd, bộ trưởng Lãnh Địa của chính phủ Anh, gửi Cao Ủy Anh ở Gia Nã Đại

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, 19 tháng chín 1640

        Theo tài liệu trong điện văn của chính quyền vùng Terre-Neuye ngày 14 tháng chín về hiện tình các đảo Saint-Píerre và Miquelon, chúng tôi cho rằng nên để cho tướng de Gaulle tìm biện pháp nắm quyền cai trị Saint-Pierre và Miquelon như đã làm ở Trung Phi thuộc Pháp và ở Tahti.

        Chính phủ Gia Nã Đại, trong điện văn ngày 12 tháng bảy gửi thống đốc Terre-Neuye, đã cho biết ý định không muốn can thiệp vào nội bộ các hải đảo ấy ; Gia Nã Đại đã cho chính phủ Hoa Kỳ biết ý kiến của mình và Thống đốc Terre-Neuye cũng cho biết ý kiến tương tự. Nhưng phong trào ủng hộ de Gaulle có thể có tính cách một phong trào địa phương, không cần sự giúp đỡ ở bên ngoài. Nếu việc này thành công, tất nhiên, chúng ta sẽ lập liên lạc thân hữu với nên cai trị mới và chúng ta cam kết cung cấp cho Saint-Pierre và Miquelon sự viện trợ kinh tế và hải quân vẫn dành cho các thuộc địa Pháp đã tuyên bố theo de Gaulle. Chúng ta ước mong rằng chính phủ Gia Nã Đại cũng sẵn sàng để viện trợ cho họ với điều kiện tương tự điều kiện của chúng ta.

        Như vậy, tôi yêu cầu ông thông báo cho chính phủ Gia Nã Đại biết rằng chúng ta không phản đối cuộc hành quân của de Gaulle ; cuộc hành quân ấy cũng đòi hỏi một thời gian nào đó để đem lại kết quả. Mặt khác, chúng ta có ý định báo cáo việc này cho chính phủ Hoa Kỳ biết một cách kín đáo.

        Điện văn của tưởng de Gaulle gửi thuyền trưởng tuần dương hạm Gloire và thuyền trưởng tuần dương hạm Primaugel2.

        20 tháng chín 1940

        Tôi được báo cáo cho biết thái độ và tình trạng của ông, tôi tán thành thái độ ấy.

        Tôi yêu cầu ông nhận lời đến Freetown để sửa chữa tầu bè của ông. Tôi xin lấy danh dự hứa với ông rằng tôi và đồng minh đồng ý để ông và các thủy thủ của ông được tự do ở Freetown cho đến ngày sửa chữa xong, tùy y muốn của ông, ông có thể  trở về Casablanca.

        Điện tín của Henri Sautot, Thống đốc Nouyelle-Caliédonie gửi tướng để Gaulle

        Noumea, 24 tháng chín 1910

        Tiếp theo điện tín ngày 20 tháng chín của tôi. Ngày 23 tháng chín chúng tôi đã trung lập hóa hoàn toàn các yếu tố quân sự phản động không theo Pháp Tự Do, họ đã bị giam trên chiếc tầu buôn đậu lại bến. Chúng tôi đã thành công tuy chỉ có 700 người tình nguyện ở trong nước. Đã làm chủ các đồn trại và giàn hỏa pháo bờ biển do chiến sĩ trung thành chiếm giữ. Yêu cầu bổ nhiệm ngay đại úy Broche chỉ huy tối cao các lực lượng nội địa. Chỉ còn tình trạng tầu d'Urville vẫn mập mờ. Các chiến sĩ Pháp Tự Do đều tỏ ra can đảm và dũng mãnh trong thời gian bốn ngày lịch sử thay đổi vận mệnh một khối dân tộc không đổ một giọt máu. Ngày nay, đảo Caléđonie làm lễ kỷ niệm năm thứ 87 chu niên chủ quyền Pháp trong vòng trật tự và vui mừng. Thành phố Noumea tràn ngập cờ tam sắc ghi thêm hình thập tự Lo Ren.

-----------------
        1. Bức thư này khòngđến nơi. Người ta hiểu tại sao.

        2. Hai chiếc tuần dương hạm này cũng như các chiến hạm khác, vừa quay mũi đi nơi khác theo lời yêu cầu của đô đốc Cunningham.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:54:51 pm

        Điện tín của ủng Winston Churchill gửi tướng de Gaulle,

        Luân Đôn, mùng 3 tháng mười 1940

        I.— Ngày mùng 1 tháng mười, đại sứ Pháp ở Madrid đã trao cho đại sứ Anh quốc một thông diệp do ông Baudouin chuyền đạt để gửi lên chính phủ của Anh Hoàng.

        II.— Bản thông điệp có mục đích chứng minh rằng nếu nước Anh không muốn dâng nạp toàn thể chính phủ Pháp cho người Đức thì nước Anh phải cho phép các thuộc địa Pháp đưa đồ tiếp tế vào khu vực không bị chiếm đóng của nước Pháp. Trong trường hợp nước Anh cho phép tiếp tế, chính phủ Pháp sẽ điều đình việc kiểm soát cách nào để bảo đảm rằng đồ tiếp tế ấy hay phần lương thực tương đương với số lượng tiếp tế ấy không bị lọt vào tay quân Đức. Trong trường hợp quân Đức tìm cách chiếm đoạt thì chính phủ Pháp sẽ di chuyển sang Maroc và nước Pháp trở lại hợp tác với nước Anh để chống quân Đức.

        III.— Khi xuất trình bức thông điệp này, đại sứ Pháp đã tuyên bố rằng mục đích chính của ông là trừ bỏ từ trứng nước những khuynh hướng bài Anh đã tái xuất hiện ở Pháp và đem lại cho nước Pháp và nước Anh cơ may để cùng tiến bước trên đường đưa đến thẳng lợi cuối cùng.

        Đại sứ của Anh Hoàng đã trả lời đại sứ Pháp rằng mục đích duy nhất của mình là chiến thắng,

        Ông không có ý định đưa lời kháng nghị về nhũng việc vừa xảy ra. Bởi thế cho nên ông không muốn tranh luận về việc tấn công Gibraltar hay việc nổ súng vào nhóm thuyết khách mang cờ trắng ở Dakar đã làm dư luận Anh quốc vô cùng phẫn nộ.

        IV.— Đại sứ Anh lúc này đã nhận được chỉ thị để trả lời đại sứ Pháp như sau và yêu cầu chuyền đạt tới tay ông Baudouin :

        1) Chính phủ của Anh Hoàng sẵn sàng để thảo luận với chính phủ Pháp ở Vichy, vì muốn tránh mọi sự hiểu lầm và và chạm. Khi ông Baudouin gửi bức thông điệp thứ nhất qua tay đại sứ Pháp ở Madrid, đề nghị giữ nguyên trạng các thuộc địa Pháp, chính phủ Anh đã trả lời ngay, yêu cầu xác định minh bạch quan điểm của ông Baudouin. Chúng tôi không nhận được câu trả lời nào, và sau đấy các chiến lũy Pháp ở Dakar đã bắn vào tầu chiến của người Anh, trong khi họ được mời đến điều đình, các phi cơ Pháp đã oanh tạc Gibraltar không hề báo trước. Mặc dầu có những hành động thù nghịch ấy chính phủ Anh cũng vẫn sẵn sàng để mở những cuộc điều đình với chính phủ Pháp. Nhưng trước tiên, cần phải minh xác hai điểm sau đây :

        a)Trong trường hợp quân lực Pháp tấn công trở lại các tàu Anh hay lãnh thổ Anh như cảng Gibraltar, chính phủ Anh sẽ trả đũa ngay, dùng lực lượng của mình để tấn công những hải cảng và lãnh thổ Pháp.

        h) Chính phủ Anh xin nhắc lại một lần cho cả mọi lần rằng không thể rút lại sự nâng đỡ phong trào chiến đấu của tướng de Gaulle và sẽ viện trợ đầy đủ mọi mặt đế ông này giữ được uy tín trên các thuộc địa Pháp theo ông và chiến đấu cho chính nghĩa.

        2) Dựa vào những điều kiện trên đây, chính phủ Anh sẽ thảo luận về ba vấn đề sau đây :

        a) Để thỏa mãn chính phủ Anh Hoàng, làm cách nào để phần Đế quốc Pháp hiện thời hay sau này chưa đặt dưới sự kiểm soát của tướng de Gaulle , không rơi vào vào vùng ảnh hưởng Đức hay Ý ? (Về vấn đề này, ông có thể nhắc lại cho đại sứ Pháp biết lời cam kết nhiều lần công bố của chúng ta rằng khi hết chiến tranh chúng ta muốn cho nước Pháp phục hồi nền độc lập và sự hùng cường của mình. Dĩ nhiên, sự cam kết đó cũng có giá trị đối với những lãnh thổ có thể tự mình xin tập kết với tướng de Gaulle).

        b) Nếu chính phủ Pháp có thể đưa ra những sự cam kết có giá trị đối với những điếm trên đây thì chính phủ Pháp liên hệ đến sự trao đổi thương mại giữa các thuộc địa Pháp và chính quốc Pháp, khu vực không bị chiếm đóng.

        c) Làm cách nào để thương thuyền Pháp không thể rơi vào tay Đức hay Ý trong bất cứ trường hợp nào.

        3) Cần phải nói rõ rằng chính phủ Anh gán một tầm quan trọng lớn cho việc phong tỏa địch. Chính phủ không thể hòa dịu nếu không biết chắc rằng chính phủ Pháp có thể và có ý muốn hành động độc lập để giải quyết vấn đề lãnh thổ hải ngoại không phải nghe theo mệnh lệnh của người Đức hay người Ý ; ngoài ra chính phủ Pháp cũng cần phải có thái độ hợp tác trong việc giao dịch với chính phủ Anh, điều mà Pháp chưa cho thấy hiện nay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 09:58:32 pm
       
       Điện tín của tướng de Gaulle gửi Thủ tướng Anh

        Lagos, mùng 3 tháng mười 1940,

        I. — Tướng de Gaulle đã chú trọng đặc biệt lần thử nhất đến sự kiện sau đây : trong một bản thông cáo chính thức, chính phủ Vichy đã nói đến những trường hợp nào nước Pháp chính thức có thể  trở lại tiếp tục cuộc chiến tranh bên cạnh nước Anh.

        II.— Chính sách của Vichy đã tạo ra những việc đã rồi, sự vận động trên đây phải coi là dấu hiệu của sự hỗn loạn chính trị gần tới mức tuyệt vọng, chứ không thể cho là nhà cầm quyền thẳng thắn thú nhận lỗi lầm trọng đại đối với quốc gia và quốc tế.

        III.— Trong trường hợp nào cũng cần phải nhấn mạnh điểm sau đây :

        Mặc dầu chính phủ Vichy có ngày thiên chuyền toàn phần hay một phần sang Bắc Phi và tuyên bố rằng trở lại cuộc chiến, chính phủ ấy cũng không có đủ uy tín và hiệu năng để điều khiên chiến tranh. Sau khi đã hoàn toàn chịu ách thống trị của địch và tước khí giới của Đế Quốc, chính phủ ấy không còn uy tín dễ dẫn dắt và thu hút những người họ kêu gọi cầm sủng ra trận.
IV.— Chính phủ Anh có thể thỏa thuận với chính phủ Vichy những điều khoản liên hệ đến việc trao đổi kinh tế giữa khu vực không bị chiếm đóng của chánh quốc với Đế Quốc Pháp, nhưng sự thỏa thuận ấy sẽ cải thiện ít ra trong một thời gian ảnh hưởng của Vichy đến các thuộc địa ; hiện thời ảnh hưởng ấy đang tan rã. Như vậy thì tốt hơn hết là nên đề nghị với Vichy một giải pháp tiếp tế trực tiếp của các hội từ thiện Hoa Kỳ, với điều kiện kiểm soát chặt chẽ. Trong trường hợp ấy, và phù hợp với một đề nghị trước đây của tướng de Gaulle, nhưng sự thỏa thuận về việc tiếp tế nên cho là thực hiện theo lời yêu cầu của tướng de Gaulle .

        V.— Tướng de Gaulle lấy làm hài lòng mà ghi nhận rằng chính phủ Anh đã thông báo cho chính phủ Vichy biết :

        a) Quyết định nâng đỡ phong trào de Gaulle tại các thuộc địa muốn tập kết và chấp nhận quyền hành của ông ;

        b) Ý định chính thức giúp nước Pháp phục hồi độc lập và hùng cường khi hết chiến tranh, nhất là đối với những thuộc địa ấy.

       Điện tín của tướng de Gaulle gửi ông Winston

        Douala, 12 tháng mười 1910

        Sau khi nghiên cứu sâu rộng tình hình địa phương, tôi quyết định thanh toán vấn đề Libreville càng sớm càng hay. Nhiều tin tức nhận được cho biết rằng tình trạng Libreville rất nghiêm trọng về phương diện thực phẩm và các đồ tiếp tế khác. Điều quan trọng sinh tử là không để lọt vào Libreville hay Port - Gentil một sự tiếp tế hay viện trợ bất cứ  loại nào. Mặt khác, kể đến điều kiện thời hạn cần có để ráp phi cơ và bố trí lực lượng, tôi có ý định phóng ra cuộc hành binh trong một tuẫn lễ nữa.

        Trong lúc này và để đề phòng biến cố về sau tôi cho rằng điều tối yếu là ngăn cản mọi cuộc tấn công đường biển của Vichy vào Trung Phi, Dahomey, Côte clTvoưe và Guinẻe, để tránh mọi sự hiều lầm vời Vichy, tôi đề nghị chính phủ Anh cảnh cáo ngay chính phủ Vichy rằng, vì lý do an ninh tuyệt đối nước Anh không thế cho phép chiến hạm của Vichy lai vãng đến Nam Dakar nếu không có bảo tin trước. Đã có lời cảnh cáo ấy mà tầu nào còn lai vãng đến đây thì sẽ bị coi là tầu địch.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:00:52 pm
   
       Điện tin của Bộ Ngoại Giao Anh gửi tướng để Gaulle

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, 22 tháng mười 1940

        PHẦN THỨ NHẮT

        Sau đây là tóm lươc thư trả lời của chính phủ Vichy sau khi nhận được thông cáo của chúng ta :

        1) Chính phủ Pháp đã chấp thuận đề nghị Anh về vấn đề... (Mật ngữ không đọc được). Vì vấn đề gợi ra trong điệp văn của nước Anh, chính phủ Pháp có lập trường như sau :

        a) Nước Pháp chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là nước xâm lăng. Như vậy chính phủ Pháp không hiểu sao lại có sự đe dọa của nước Anh phải đề phòng  Pháp xâm lăng. Chính phủ Pháp cực lực chống lại bất cử cuộc tấn công nào khác của người Anh hay sự yểm trợ lực lượng binh bị nào tấn công tầu bè hay lãnh thổ Pháp.

        b) Chính phủ Pháp chấp thuận rằng những cuộc hòa đàm sắp tới sẽ diễn ra trong phạm vi ấn định bởi cuộc thảo luận ngày 27 tháng chín ở Madrid giữa hai vị đại sứ.

        c) Chính phủ Pháp không chấp nhận cho tướng de Gaulle có quyền hành gì hoặc quyền bào chữa cho hành động của ông. Chính phủ Anh thừa nhận một quyền hành nào khác hay yểm trợ mưu toan cắt xén lãnh thổ Pháp dưới quyền Vichy, chỉ làm cho mất những căn bản để thực hiện nỗ lực hòa giải hai dân tộc. Nếu chính phủ của Anh Hoàng đồng ý với chính phủ Pháp theo đuổi chinh sách hòa hoãn thì chính sách của họ phải phù hợp với danh dự, phẩm cách và quyền lợi của nước Pháp.

        2) Trước khi nhận được điệp văn cuối cùng của chính phủ Anh, chánh phủ Pháp đã công khai tuyên bố nhiều lần ý định cương quyết bảo vệ sự kiểm soát Đế Quốc và hạm đội của nước Pháp.

        Chính phủ Pháp muốn cho những quyền hạn dành cho mình theo bản thỏa hiệp đình chiến phải được tôn trọng.

        3) Chính phủ Pháp thành thực muốn có một sự thỏa hiệp về việc giao thương giữa nước Pháp và các thuộc địa của nước Pháp.

        4) Chính phủ Pháp không thể hiện được cách suy diễn của người Anh khi người Anh tìm hiểu thải độ của chính phủ Pháp. Chính phủ Pháp có lý do để cho mình đã bị xúc phạm. Chính phủ Pháp đang mong rằng sẽ gặt hái được kết quả do chính sách kiên nhẫn của mình mang lại, chính phủ Pháp rất lấy làm tiếc rằng mới phải bỏ chỉnh sách kiên nhẫn chưa bao lâu.

        PHẦN THỨ HAI

        Đại sứ của Anh Hoàng ở Madrid đã nhận được chỉ thị để chuyên đạt tới đồng sự Pháp những nhận xét tóm tắt sau đây :

        1) Tuy rằng không được thỏa mãn với lời lẽ phúc thư, chính phủ của Anh Hoàng cũng sẵn sàng tiếp tục cuộc hội đàm theo đường hướng ấn định bởi bản thông cáo mới đây.

        2) Chính phủ của Anh Hoàng nhắc lại với Chính phủ Pháp ý định thực hiện sự phục hồi toàn vẹn độc lạp và hùng cường của nước Pháp. Chúng tôi khước từ bất cứ đề nghị hòa bình nào cho phép Đức và Ý thủ lợi trên lành thổ Pháp. Bởi lẽ đó và bởi lẽ nhu cầu quân sự của chúng tôi, chúng tôi phải làm tất cả để ngăn cản Đức Quốc và hạm đội Pháp rơi vào tay kẻ thù. Chính phủ Pháp không thể tự mình phòng thủ các lãnh thổ Pháp hải ngoại, chúng tôi phải tiếp tục nâng đỡ phong trào thành lập để phòng thủ các lãnh thổ ấy chống lại Đức và ý và để hợp tác với nước Anh.

        3) Ngoại trừ những nhượng bộ có thể chấp thuận khi hội đàm, còn thì chính phủ Anh buộc lòng phải duy trì sự phong tỏa vì đây là một nỗ lực chính yêu của chính cuộc. .

        4) Chính phủ của Anh Hoàng rất vui lòng vì chính phủ Pháp đã quyết tâm bảo tồn sự kiềm soát Để Quốc và hạm đội Pháp. Chính phủ ấy hiếu rằng như thế có nghĩa là Đế Quốc và hạm đội Pháp không rơi vào tay địch hay vào vùng ảnh hưởng của địch. Nếu chính phủ Pháp có thể thuyết, chúng tôi... » (không nhận được phần còn lại)

        PHẦN THỨ BA

        Thư phúc đáp của chính phủ Vichy làm cho chúng tôi buồn bực tuy không làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Hầu như chính phủ ấy không muốn tuyệt giao, như vậy chúng tôi chỉ cố gắng rút tỉa những điểm hữu ích trong tình trạng này. Chúng tôi cho rằng tốt hơn hết là nên tiếp tục trao đổi quan điểm với Vichy với hy vọng họ nhận thấy rằng thỏa hiệp với chúng tôi vẫn có lợi, nhưng họ cũng không thể chối cãi được rằng họ sợ gót giầy của người Đức, họ làm gì cũng không thể cho rang họ có tự do. Như vậy chúng tôi không thể trông đợi họ cam kết trên giấy tờ vì người Đức sẽ không cho phép họ làm như vậy, vả chăng, cho tới ngày nay họ cho chúng tôi biết rất ít bằng chứng để tin tưởng ở một lời nói cam kết. Nhưng họ ở vào một địa vị mà trong lúc hội đàm chúng tôi không thế chờ đợi họ dùng đến những phương kế khác. Sự bảo đảm duy nhất mà chúng tôi có thể có được là nếu họ không giữ lời cam kết thì chúng tôi coi mọi thỏa ước như không có và chúng tôi sẽ khước từ mọi thỏa ước như không có và chúng, tôi sẽ khước từ mọi lợi ích có thể cho họ hướng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:02:19 pm
 
        Điện tín của tướng de Gaulle gửi đại tá Leclerc và đại tá de Marmier, ở Douala

        Brazzayille, 27 tháng mười 1940

        Khởi sự một cuộc không kích mạnh mẽ xuống Libreville là điều tối cần và tối khẩn. Trước hết, cần phải phá hủy những phi cơ của Vichy đậu trên mặt đất, sau nữa, cần phải làm cho họ không thể sử dụng được sân bay, sau hết, thanh toán vấn đề tầu bè của Vichy.

        Nhiều đặc vụ trinh sát và oanh tạc sẽ được thực hiện ở Mit— ic.

        Hoạt động không quân này có tỉnh cách trọng yếu để ngăn cản trước mọi hành động để dọa Douala sau này của Vichy.

        Bản luyên ngôn của tường de Gaulle đọc trên đài Brazzayille

        Ngày 27 tháng mười 1940

        Nước Pháp đang trải qua cơn khủng hoảng ghê gớm nhất lịch sử của mình. Biên giới, đế quốc, độc lập và đến cả tâm hồn của mình cũng bị đe dọa tiêu hủy.

        Giới chỉ huy, trong một cơn khiếp nhược không thể tha thứ được, đã chấp nhận cúi mình theo luật của địch chiếm đóng. Nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy dân tộc và Đế Quốc chúng ta không chấp nhận sự nô lệ ghê tởm. Hàng triệu người Pháp và theo Pháp đã quyết tâm tiếp tục chiến đấu cho đến ngày giải phóng. Hàng triệu và hàng triệu người khác chỉ đợi người xứng đáng ra lãnh đạo họ để bước ra chiến trường.

        Nhưng bây giờ không làm gì còn có chính phủ Pháp thực sự. Quả vậy, cơ quan thành lập ở Vichy và cho rằng mình là một chính phủ, thực ra bất hợp hiến và lệ thuộc kẻ xâm lăng. Trong tình trạng nô lệ như thế, cơ quan ấy chỉ có thể là một công cụ của địch dùng để phá hoại danh dự và quyền lợi của nước Pháp. Bởi thế cho nên cần phải có một chính quyền khác chỉ đạo nước Pháp trong nỗ lực chiến tranh. Tình hình biến chuyển đã bắt buộc tôi nhận lấy trách nhiệm thiêng liêng ấy. Tôi sẽ không lùi bước trước mọi gian lao.

        Tôi nhân danh nước Pháp mà thi hành quyền hạn của tôi chỉ để bảo vệ nước Pháp và tôi long trọng cam kết điều trần trước các đại diện của quốc gia khi nào có đủ tự do để tuyển lựa những đại diện ấy.

        Để giúp tôi thi hành nhiệm vụ, từ ngày hôm nay tôi thành lập một Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc. Hội đồng ấy gồm những người đã cầm quyền trên lãnh thổ Pháp hay tượng trưng cho những giá trị đạo đức và tinh thần cao cả nhất của quốc gia, họ sẽ đại diện cho quốc gia và Đế Quốc đang chiến đấu để giành lấy quyền sống.

        Tôi kêu gọi mọi người nam cũng như nữ trên lãnh thổ Pháp về tập kết với tôi, hãy cùng nhau lên đường chinh chiến, nghĩa là hy sinh và ra mặt trận. Chúng ta đoàn kết chặt chẽ với các đồng minh của chúng ta, họ đã tuyên bố ý định góp phần phục hồi độc lập và hùng cường của nước Pháp, chúng ta sẽ chống lại địch và tay sai của địch để bảo vệ phần gia tài của tổ quốc chúng ta còn giữ được, chúng ta sẽ đánh địch bất cứ ở đâu, chúng ta sẽ huy động tất cả tài nguyên quân sự, kinh tế, tinh thần, chúng ta sẽ bảo vệ trật tự công cộng và công lý xã hội.

        Sự nghiệp lớn lao đó, chúng ta sẽ thực hiện cho nước Pháp trong ý thức phục vụ hết mình và trong niềm tin tưởng chiến thắng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:06:34 pm

        Dụ số 1

        Nhân danh dân tộc và Đế Quốc Pháp, chúng tôi, tướng de Gaulle, lãnh tụ Pháp Tự Do, ban hành dụ sau đây :

        Điều thứ 1. — Trong suốt thời gian chưa thể thành lập được một chính phủ Pháp và một cơ quan đại diện dân tộc Pháp một cách hợp thức và độc lập đối với kẻ thù, các cơ quan công quyền trong tất cả các phần đất Đế Quốc được giải phóng khỏi sự kiểm soát của địch, sẽ hành xử quyền hạn trên căn bản lập pháp Pháp trước ngày 23 tháng sáu 1940 và trong những điều kiện sau đây :

         Điều thứ2.— Nay đã thành lập một Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc có nhiệm vụ duy trì sự trung thành với nước Pháp, bảo vệ an ninh bên ngoài và bên trong, chỉ huy hoạt động kinh tế và nâng đỡ sự đoàn kết tinh thần của các dân tộc và các lãnh thổ Đế Quốc.

        Hội đồng ấy chỉ đạo toàn thể cuộc chiến tranh trên mọi lãnh vực để giải phóng tổ quốc và điều đình với các cường quốc những vấn đề liên hệ đến việc phòng thủ những lãnh địa Pháp và đến quyền lợi  Pháp.

        Điều thứ 3.— Lãnh tụ Pháp Tự Do có quyền quyết định sau khi hỏi ý kiến Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc, nếu cần.

        Những quyết định có tính cách tổng quát sẽ có hình thức đạo dụ ban hành trên Công Báo của Đế Quốc, và tạm thời trên Công Báo của Trung Phi thuộc Pháp. Những đạo dụ ấy, theo nội dung, sẽ có giá trị một đạo luật hay một sắc lệnh kể từ ngày ban hành.

        Điều thứ 4.— Hội Đồng Phòng Vệ sẽ thành lập những cơ quan có quyền tài phán bình thường vẫn dành cho Hội Nghị Tham Chính, tòa Phá Án và Tối Cao Pháp Viện.

        Điều thứ 5.— Quyền quản trị thường dành cho các bộ trưởng sẽ do các chánh sự vụ đảm nhiệm, chánh sự vụ sẽ do lãnh tụ Pháp Tự Do chỉ định.

        Điều thứ 6.— Trụ sở Hội Đồng Phòng Vệ sẽ đặt ở nơi nào thuận tiện để điều hành chiến cuộc trong điều kiện tốt đẹp nhất.

        Điều thứ 7.— Các điều khoản trái với dụ này đều bị bãi bỏ.

        Điều thứ 8.— Dụ này sẽ đăng vào Công Báo Đế Quốc và tạm thời, vào Công Báo của Trung Phi thuộc Pháp,

        Làm tại Brazzayille, ngày 27 tháng mười 1940 c. de Gaulle.

        Dụ số 2

        Nhân danh Dân Tộc và Đế Quốc Pháp, Chúng tôi, Tướng de Gaulle, Lãnh Tụ Pháp Tự Do ban hành dụ sau đây :

        Điều thứ 1.— Chiếu dụ số 1 ngày 27 tháng mười 1940, quỹ vị có tên sau đây được chỉ định làm hội viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc ; tướng Catroux, phó đó đốc Muselier, tướng Larminat thống đốc Ebouẻ, thống đốc Sautot, tướng Quân y Sicẻ, giáo sư Cassin, linh mục d‘Argenlieu, đại tá Leclerc.

        Điều thứ 2.— Dụ này sẽ đăng vào Công Báo của Đế Quốc và tạm thời vào Công Báo của Trung Phi thuộc Pháp.

        Làm tại Brazzayille ngày
 27 tháng mười 1940 c, de Gaulle


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:07:55 pm

        Thông cáo của Quốc Vụ Khanh đặc trách ngoại giao gửi tướng để Gaulle

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, 28 tháng mười 1910

        I.— Sau đây là bản tóm lược những biện pháp đã được chấp thuận trong của hòa đàm Pháp - Đức :

        II.— Ngày 20 tháng mười, khi đã hiển nhiên là người Đức đang tìm cách điều đình với Layal, chúng tôi đã ủy thác cho đại sứ của Anh Hoàng ở Madrid chuyển giao cho đại sứ Pháp một thông điệp của Thủ tướng Anh, mục đích thông báo cho Vichy biết :

        a) Chúng tôi sẵn sàng làm việc với Vichy để chống lại kẻ thù chung ; b) Không cái gì ngăn cản được chúng tôi trên đường chiến đấu để đoạt lấy chiên thẳng ; c) Chúng tôi không hiểu tại sao không có một tướng lãnh Pháp nào chạy sang Bắc Phi với tư cách người ly khai để cộng tác với chúng tôi ở Bắc Phi. Trong khi gửi bức thông điệp này, Sir Samuel Hoare đã gọi ý cho chúng tôi rằng nên gửi riêng cho Weygand và Noguès một bức thư nói xa xôi đến việc cộng tác với chúng tôi. Đại sứ Pháp đã ghi nhận ý kiến ấy.

        III.— Ngày 24 tháng mười, đại sứ Pháp đã cho Sir Samuel Hoare biết rằng Layal và Darlan nghiêng về hiện pháp thỏa hiệp với người tìức, còn Pétain và Wevgand thì chống lại. Ông nghĩ rang bức thòng điệp của Thủ Tướng sẽ có ảnh hưởng mạnh đến Vichy và gọi Ý rằng bức thòng diệp ấy có thể thêm ảnh hưởng nhờ một lời kêu gọi riêng của Quốc vương Anh gửi Pétain.

        IV.— Thông diệp của Anh Hoàng được gửi đi vào buổi chiều ngày 25 tháng mười. Sau khi bày tỏ tình thân hữu, nhắc lại ý chí cương quyết chiến đấu cho đến thắng lợi, và phục hồi độc lập, lự do và hùng cường của nước Pháp, bức thông điệp ấy nói đến tin đồn đại chính phủ Đức muốn Pháp phải chấp nhận những điều kiện vượt quá xa những điều khoản của hòa ước đình chiến. Đức thông điệp nhắc lại sự cương quyết của Pétain từ chối những điều kiện phương hại đến danh dự cửa nước Pháp, bức thông điệp bày tỏ sự tin tưởng rằng Thống chế Pétain sẽ bác bỏ những đề nghị xúc phạm danh dự của nước Pháp và tạo khó khăn cho nước Anh. Hành động như vậy, Pétain sẽ được hậu thuẫn của những người trong nước Pháp cũng như ở ngoài, tin tưởng ở danh dự quân nhân của thống chế và đặt hy vọng cứu quốc vào sự chiến thắng của người Anh.

        V.— Thủ Tướng Anh đã gợi ý cho tổng thống Roosevelt gửi một thông điệp tương tự cho Pétain. Ngày 25 tháng mười Tổng Thống đã trao cho đại sứ Pháp ở Hoa Thịnh Đốn một thông điệp của riêng Tổng Thống để chuyển đạt ngay cho chính phủ Vichy, bức thông điệp cảnh cáo Vichy bằng lời lẽ cương nghị mọi ý đồ thỏa hiệp cho phép Đức dùng hạm đội Pháp để đánh lại nước Anh.

        VI.— Theo nguồn tin chắc chắn, chúng ta nghe nói rằng điều kiện hòa bình của Đức lúc đầu gắt gao quả thậm chí chính phủ Vichy đã bác bỏ. Sau đó, chúng tôi được tin rằng Hitler đã đưa ra những điều kiện ôn hòa hơn khi ông ta tiếp xúc với Pétain. Những điều kiện ấy như sau :

        — Miền Alsace - Lorraine và một vài vùng ở Maroc sẽ trao cho nước Đức (một phần Maroc để cho I Pha Nho) ;

         — Tunis sẽ thuộc cộng đồng chủ quyền Pháp, Ý ;

        —  Nice, Corse và những lãnh địa hải ngoại khác vẫn thuộc chủ quyền nước Pháp.

        —  Những căn cứ Hải Quân và « giàn pháo phòng không ở thuộc địa » sẽ thuộc về Trụe ;

        —  Hitler, Mussolini, Pétain và Franco sẽ đề nghị  với nước Anh một thỏa hiệp hòa bình, điều kiện dễ dãi, bao gồm sự khước từ Hòa Lan và Bỉ. Đề nghị này được đưa ra trước ngày mùng 5 tháng một để tạo ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng Thống ở Hoa Kỳ.

        Bản báo cáo sau cùng này không được xác nhận, tình hình đã thay đổi sâu xa nhân việc Ý đưa quân sang Hy Lạp.

        Cho đến đây, chúng tôi không được tin tức gì về thái độ của Pétain, ngoại trừ tin tức trong bản thông cáo của Vichy.

        VII.— Chúng tôi sẽ làm đủ mọi cách, qua ngả Tan— er, để cho Weygand biết sự diễn tiến của mọi việc nhưng chúng tôi không biết thư tín của chúng tôi có đến tay ông hay không. Thái độ của ông, cũng như thái độ của Noguès, dĩ nhiên, sẽ có tầm quan trọng lớn. Chúng tôi sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với ông trong khi tình hình đang tiến triển.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:09:46 pm

        Thông cáo của Quốc Vụ Khanh đặc trách Ngoại giao gửi tướng de Gaulle

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, 31 tháng mười 1940

        I.— Chúng tôi vẫn không biết trong những cuộc điều đình với Hitler, chính phủ Vichy đã nhượng bộ những khoản nào, nhưng chúng tôi đã nhận được một nguồn tin đáng tin cậy theo đó những tin đồn đại nói trong đoạn VI, điện tín ngày 28 tháng mười, đều là tin thất thiệt (người ta đã nói một cách quá đáng về tin này). Tình hình vẫn còn mờ mịt nhưng có ít nhiều may mắn rằng lúc này chính phủ Vichy chưa có quyết định dứt khoát nào ; ít ra chưa có gì rõ rệt về tầm quan trọng của những nhượng bộ cho người Đức.

        II.— Muốn ngăn cản mọi hành vi có thể làm cho dư luận nghiêng về phía chống đối chúng ta, nhát là những việc liên hệ đến hạm đội, căn cứ hải quân và không quân, chúng tôi tránh mọi việc công khai lên án chính phủ Vichy giả thiết rằng sự phản bội của họ chỉ ít ỏi không đáng kể, cho đến khi những tin đồn đại tren đây được kiểm chứng cẩn thận. Trong trường hợp ấy thì dĩ nhiên chúng tôi không cần dè dặt gì nữa.

        III.— Vì hoàn cảnh và vì chúng tôi không có thì giờ hỏi ý kiến ông, chúng tôi buộc lòng phải dùng những biện pháp ngăn cản tổ chức của ông tố cáo Vichy trên đài phát thanh hay báo chí ; nếu sự phản bội trở thành hiên nhiên thì sự tố cáo ấy có lý do vững chắc. Chúng tôi cho rằng các ông không thể biết đầy đủ tin tức về mọi khía cạnh của tình hình bằng chính phủ của Anh Hoàng. Chúng tôi mong rằng ông sẽ tán thành sự can thiệp của chúng tôi để tránh sự bất đồng ý không thể chấp nhận được trong chính sách tổng quát thông tin báo chỉ và tuyên truyền của chính phủ Anh và Lực Lượng Pháp Tự Do.

        IV.— Sau khi khởi thảo bản văn trên đây, chúng tôi được tin rằng chinh phủ Vichy đã gửi điện tín cho các xứ ở Bắc Phi tuyên bố rằng những tin đồn đại về dự tính hòa với Pháp Đức đều vô căn cứ, nhất là tin đồn nhượng lại lãnh thổ, hay nhượng lại căn cứ chiến lược, hay cắt xén bớt lãnh thổ chánh quốc và Đế Quốc. Nhưng bản cải chính không nói đến sự từ bỏ hạm đội Pháp và không quân Pháp.

        V.— Một bản cải chính tương tự cũng được đăng tải trên mặt báo Dếpêche Marocaine kèm theo bức thông điệp sau đây của tướng Weygand và tướng Noguès : « Tướng Weygand báo tin để dân chúng Phi Châu thuộc Pháp khỏi bị lầm lẫn vì những tin đồn thất thiệt và mâu thuẫn của ngoại quốc liên quan đến thái độ và mệnh lệnh của chính phủ Pháp. Ông yêu cầu các thống đốc và thống sứ thông báo cho dân chúng biết ngay việc này. Chính phủ do Thống chế Pétain điều khiển không hề chấp nhận và sẽ không chấp nhận cái gì trái với danh dự và quyền lợi của nước Pháp và của những dân tộc đã tin cẩn nước Pháp ».

        Chúng tôi đang tìm cách làm cho chính phủ Vichy phải thú nhận điều kiện thực sự của họ để thỏa hiệp với người Đức.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi đại tá Leclec, Douala.

        Brazzayille, 31 tháng mười 1940

        Trong tình trạng hiện thời, tôi quyết định thanh toán cho xong, trước hết là miền Lambarẻné.

        Nếu việc Lambaréné được giải quyết thuận lợi, và nếu Vichy không tăng cường lực lượng ở Libreville, thì tôi sằn sàng thực hiện cuộc hành quân với hải lục không lực vào Libreville không cần sự can thiệp của người Anh.

        Tôi yêu cầu ông chuẩn bị cuộc hành quân ấy và cho phép ông sử dụng toàn thế phi cơ và tầu chiến dự trữ cùng những phương tiện lục quân đã ấn định.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:15:53 pm

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi ông w. Churchill Luân Đôn

        Brazzayille, mùng 2 tháng mười 1940

        I.— Tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp hiếu rõ lý do khiến cho chính phủ Anh nương tay đối với chính phủ Vichy nếu chưa có bằng chứng rằng Vichy đã có những nhượng bộ mới cho Đức và Ý, tai hại cho tình hình quân sự của Đế Quốc Anh.

        II.— Nói một cách tổng quát, tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp hiểu rõ rằng cũng vì lý do ấy, chính phủ Anh vẫn hy vọng chính phủ Vichy có những hành vi hối cái để cải thiện điều kiện cho Đế Quốc Anh theo đuổi cuộc chiến mà chỉ trông cậy vào sức của riêng mình.

        III.— Tuy nhiên, tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp, nhân danh người Pháp Tự Do, những người duy nhất cầm súng bảo vệ danh dự và quyền lợi của nước Pháp, tưởng rằng cần phải lưu ý chánh phủ Anh đến sự kiện sau đây : chính sách và thái độ của họ nương theo lý lẽ đặc thù của người Pháp, khác hẳn chính sách và thái độ hiện lại của chính phủ Anh,

        Sự hiện hữu của chính phủ Vichy trong điều kiện hiện thời đối với người Pháp Tự Do là một vi phạm danh dự và quyền lợi nước Pháp không thể nào biện minh được. Nguyên tắc hiện thời của Vichy điều đình với kẻ thù của nước Pháp là một cách gia tăng tội ác đối với Tổ Quốc bằng cách điều đình và áp dụng những hiệp ước đình chiến. Sau hết, việc chấp nhận sự cộng tác với địch như Vichy đã tuyên bố, mặc dù dưới hình thức áp dụng nào, cũng là một sự hạ mình ô nhục không thể tha thứ được, không thể nương tay đối với kẻ đắc tội được.

        Người Pháp Tự Do cho rằng mọi chính sách dung hòa với Vichy ngoài thực tế đều tai hại. Rốt cuộc, một chính sách như vậy không thể đem lại những kết quả thuận lợi thực sự vì Vichy phải lệ thuộc người Đức và người Ý. Chính sách ấy sẽ có lợi cho Vichy, trước là tại Đế Quốc, sau nữa là trong dư luận của người Pháp. Hiện nay dư luận ấy càng ngày càng chê trách Vichy tăng gia những vụ bắt bớ, giam cầm, xử phạt, v.v...

        IV. — Tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc không hề phản đối việc chính phủ Anh khuyến khích một vài nhà cầm quyền Pháp tuy vẫn theo lệnh Vichy nhưng có thể một ngày kia sẽ bác bỏ lệnh đó, như các tướng Noguès và Weyganđ. Nếu những người ấy công khai tỏ ý muốn cầm súng chống lại địch thì cử chỉ của họ hẳn là sẽ ảnh hưởng tốt đẹp và mạnh mẽ đến Đế Quốc nhất là Phi Châu. Tuy nhiên, tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc không hy vọng nhiều họ có thái độ nhất là có hành động khác hẳn trước để tự thú nhận lỗi lầm của mình. Dẫu sao, sự thay đổi thái độ ấy nếu có xảy ra và nếu họ yêu cầu chính phủ Anh nâng đỡ, thì tướng de Gaulle  và Hội Đồng cho rằng không có sự thỏa hiệp nào nếu không có sự tham dự và sự ưng thuận của tướng de Gaulle và Hội Đồng, mặc dầu họ có đưa ra lý do cá nhân nào để phản đối chúng tôi.

        Quả vậy, không kể những lời cam kết giữa chính phủ Anh và tướng de Gaulle, ngoài thực tế, Hội Đồng Phòng Vệ Đê Quốc thật sự có chủ quyền trên một phần lớn Đế Quốc, có lực lượng quân sự đáng kể; đối với dư luận Pháp và dư luận quốc tế, Hội Đồng ấy tượng trưng cho đầu não kháng chiến Pháp. Mọi thỏa ước về chiến cuộc ký kết giữa chính phủ Anh và bất cứ nhà cầm quyền Pháp nào khác không có sự tham gia trực tiếp của tướng de Gaulle và Hội Đồng, chỉ có thể gây ra chia rễ trầm trọng trong khi Đế Quốc Anh theo đuổi mục đích đoàn kết mọi người Pháp để theo đuổi cuộc chiến với mình, vả chăng, tướng de Gaulle và Hội Đồng, trong những dịp hội họp ấy sẽ không tỏ thải độ giận dỗi hay yêu sách, mà chỉ kể đến nhu cầu quốc gia nâng cao ý chí tranh đấu và tái lập quân sự Pháp.

        V.— Tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng vệ Đế Quốc Pháp chắc chắn rằng chính phủ Anh sẽ đồng ý về các điểm trên đây. Họ muốn có một sự bảo đảm như vậy.

        Điện tín của để Ganlle gửi đại tá Leclerc, Douala.

        Brazzayille, mùng 4 tháng một1 1940

        Đồng ý cuộc hành quân dự định sẽ thực hiện ngày mùng 6 tháng một.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi trung tá Parant, Lambarénẻ

        Brazzayille mùng 6 tháng một 1940

        Nhiệt liệt chúc mừng trung tá Parant, thống đốc Gabon. Gửi lời chúc mừng tất cả những người dưới quyền ông, nhất là thiếu tá Dio. Xin ông nói cho binh sĩ của ông biết rằng họ đã làm việc đắc lực. Họ chiến thắng ở Sindara, Mit— ic, N‘Djole, Lambaréné là để phục vụ nước Pháp. Bây giờ phải hoàn tất những thành quả đã đạt được.

-------------------
        1. Một loạt các mốc thời gian ghi là "tháng một 1940" - là mốc thời gian không đúng (Đức chưa xâm lược Pháp). Biết là sai nhưng tôi vẫn giữ nguyên theo bản sách giấy - Giangtvx


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:18:03 pm

        Thông cáo của Quốc Vụ Khanh đặc trách Ngoại giao gửi tướng de Gaulle

        (Bản Dịch)

        Luân Đôn, mùng 7 tháng một 1940

        I.— Ngày mùng 1 tháng một, đại sứ Pháp đã trao cho đại sứ Anh Hoàng một thông điệp khẩn của Vichy cho biết rằng thống chế Pétain trong hai ngày nữa sẽ trả lời thư của Anh Hoàng, của Tổng Thống Hoa Kỳ và của Thủ Tướng; có sự chậm trễ phúc đáp vì sự vắng mặt của bộ trưởng Ngoại Giao. Thư trả lời Anh Hoàng và Thủ Tướng chưa về tới Luân Đôn, tuy rằng Tổng Thống Roosevelt đã nhận được phúc thư để ngày mùng 1 tháng một, với những điếm sau đây :

        Chính phủ Pháp :

        1) không trả lời một vài điểm trong thông điệp của Tổng Thống vì sợ gây ra nhiều thắc mắc về thái độ của chính phủ Hoa Kỳ ;

        2) giữ tư cách hoàn toàn tự do hành động ;

        3) đã cam kết rằng không trao hạm đội Pháp cho ai;

        4) Yêu cầu Hoa Kỳ nhớ lại rằng những trận công kích quân Anh xảy ra vì người Anh đã có những trận tấn kích bất ngờ trước khi có thái độ thù nghịch với nước Pháp và dùng hạm đội, phi cơ, yểm trợ những người nổi loạn.

        5) Mặc dầu đã xảy ra những việc đáng tiếc ấy, chính phủ Pháp cũng không hành động tấn công người Anh nếu không bị khiêu khích.

        Bản thông điệp của Pétain gửi Roosevelt kết luận rằng chính phủ Pháp sẽ thi hành mọi biện pháp để quyền lợi của nước Pháp được tôn trọng, chính phủ Pháp tha thiết muốn duy trì tình thân hữu cổ truyền với Hoa Kỳ và mong rằng sẽ tránh được những hiểu lầm và lỗi lầm suy diễn khiến cho Tổng Thống phải gửi bức thông điệp kia.

        II.— Ngày mùng 4 tháng một, đại sứ Anh đã tiếp xúc lại với đại sứ Pháp và trao cho ông này một bức giác thư nhấn mạnh đến sự kiện Chính phủ Anh đòi hỏi biết đích xác lập trường của chính phủ Vichy và những điều khoản thỏa ước Vichy vừa ký với người Đức.

        Đại sứ Pháp buồn nản lắm. Ông ta cho rằng Layal có ý định ký thỏa ước ngày 11 tháng một đã sử dụng hạm đội Pháp và một vài đơn vị quân sự đế lấy lại thuộc địa Pháp đã tập kết với tướng de Gaulle , với sự thỏa thuận của chính phủ Đức.

        III.— Đồng thời, chúng tôi gửi một thông điệp cho Vichy qua sự trung gian của Sir Samuel Hoare, thông báo cho biết việc sau đây : chúng tôi được biết rằng hai chiến hạm Rihelieu và Jean-Bart sẽ di chuyển từ Dakar và Casablanca đến những hải cảng Pháp để sửa chữa; vì chúng tôi không muốn có sự đụng độ giữa các hải quân Anh và Pháp cho nên chúng tôi mong rằng chính phủ Vichy sẽ không có quyết định ấy.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi đại tá Leclerc, Libreville

        Brazzayille, mùng 10 tháng một l940

        Tôi có lời khen tặng ông và các bộ đội dưới quyền ông về cuộc hành quân thành công rực rỡ đế giải phóng Libreville.

        Tôi đã dùng V.T.Đ yêu cầu Port Gentil gửi ngay phái đoàn thương thuyết đến gặp đoàn quân Pháp Tự Do đang xuống miền Ogooué. Yêu cầu ông cho phi cơ bay trên không phận Port Gentil, thả truyền đơn báo tin sự đầu hàng của tướng Têtu ở Libreville và yêu cầu mọi người nên phục tòng buông súng. Yêu cầu ông gửi thêm một lực lượng hải quân, lực lượng ấy phải giữ liên lạc V.T.Đ. với tôi.

        Thông điệp cua Thiếu tá Luizet gửi tướng de Gaulle

        Tanger, 14 tháng một l940,

        Cuộc giải phỏng Gabon đã tạo ảnh hưởng tốt lắm, bạn hữu của chúng ta đều chứa chan hy vọng, địch và những kẻ cộng tác với địch đều căm giận, như vậy đủ tỏ ra hành động của chúng ta hữu hiệu lắm.

        Nhưng điều cần thiết là tướng de Gaulle nên biết rõ những sự kiện sau đây :

        Sự phản bội của Layal và bạn hữu của ông ta đã gây ra những phán ứng trong lành. Tướng Weygand cũng hiểu rằng chỉ có sự thắng trận của người Anh là cứu vãn được nước Pháp. Chỉ tại ông ta lớn tuổi và thiếu nghị lực cho nên không dám tự mình quyết chỉ hành động.

        Bá tước Paris cũng có lập trường như vậy. Ông ta chỉ đợi dịp hành động và trút bỏ mặt nạ Vichy mà ông vẫn đeo cho có hình thức mà thôi. Maurras đã ngờ vực ông và đứng về phía nước Đức, bây giờ đã chống đối ông ra mặt.

        Bá tước Paris đã nghiên cứu một cuộc tấn công từ Bắc Phi với sự yếm trợ của quân Anh. Ông  muốn lúc hữu sự sẽ liên lạc với Weygand nếu có thể được, ông đã đưa ra đề nghị hợp tác.

        Thư trả lời của Wevgand đã đến tay ông ngày 13 tháng một. Trên nguyên tắc Weygand đã thỏa thuận. Với một vài sự dè dặt, tướng Weygand ưng thuận theo bá tước Paris vì ông công phẫn Vichy hèn nhát, dần dần để Tanger lọt vào tay nước I Pha Nho, và còn muốn nhường thêm ít đất của Maroc.

        Người ta có thể mong đợi, khi nào biết chắc chi tiết viện trợ của Anh Mỹ, Bá tước Paris sẽ dựa vào Weygand tuyên bố trở lại cuộc chiến và dùng Bắc Phi làm căn cứ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:19:18 pm

        Tuyên ngôn cơ bản bổ túc bản Tuyên ngôn ngày 27 tháng mười 1940

        Nhân danh dân tộc và Đế Quốc Pháp.

        Chiếu đạo luật ngày 15 tháng hai 1872 liên quan đến vai trò của các Tổng Hội Đồng trong những trường hợp bất thường ;

        Chiếu các hiến luật ngày 25 tháng giêng 1875, 16 tháng bảy 1875, 2 tháng tám 1875 và 14 tháng tám 1884 ;

        Chiếu tình trạng chiến tranh giữa hai nước Pháp và Đức kể từ ngày mùng 3 tháng chín 1939, và giữa hai nước Pháp, Ý, kể từ ngày 10 tháng sáu 1940 ;

        Chiếu sự kiện chúng tôi cầm quyền và sự thành lập Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp theo dự ngày 27 tháng mười 1940, trong các vùng lãnh thổ tự do của Đế Quốc Pháp ;

        Xét rằng việc cầm quyền ấy và sự thành lập Hội Đồng ấy có mục đích và đối tượng giải phóng toàn thể nước Pháp ; bởi vậy cho nên chúng tôi cần phải công bố để mọi người Pháp và các cường quốc ngoại bang biết trong điều kiện thực tế và pháp lý nào chúng tôi đã chiếm giữ và hành xử quyền bính của nước Pháp ;

        Chúng tôi, tướng de Gaulle, lãnh tụ Người Pháp Tự Do,

        Xét rằng toàn thể lãnh thổ chánh quốc Pháp bị đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của địch, do đó, cơ quan gọi là «Chính phủ Vichy», tuy cho rằng mình thay thế chính phủ Cộng Hòa, nhưng không có đủ tự do cần cho việc hành xử toàn vẹn chủ quyền ;

        Xét rằng cơ quan ấy giả cách xét lại hiến luật để biện minh cho sự cấu tạo và sự hiện hữu của mình, nhưng thực ra đây chỉ là vi phạm trắng trợn và liên tiếp Hiến pháp của nước Pháp;

        Xét rằng việc xét lại Hiến pháp tự nó vẫn có ích dụng của nó, nhưng đề xướng và thực hiện việc xét lại Hiến pháp giữa lúc hỗn loạn và khiếp nhược của Quốc Hội và dư luận cũng đủ làm cho việc xét lại ấy mất tính chất tự do, nhất trí và bình tĩnh ; Thiếu những tính chất ấy, một việc làm chính yếu của chính phủ và quốc gia như thế không thể có giá trị lập hiến chân thực ;

        Xét rằng vị Tổng Thống Cộng Hòa đã bị truất hết quyền hành mà không chịu từ chức ;

        Xét rằng, chiếu các điều khoản Hiến pháp 1875, một quyết nghị xét lại phải là kết quả đầu phiếu của Hạ Viện và Thượng Viện ; Hai viện họp riêng, sau đó đề nghị xét lại mới được đưa ra khoáng đại hội nghị, và hội nghị này phải họp ở Versailles ;

        Xét rằng, những điều kiện giản dị này được các luật gia danh tiếng của nền Cộng Hòa nhất là Gambetta và Jules Ferry, coi là sự bảo đảm cần thiết cho sự thuận ý sáng suốt của hai viện và ngăn ngừa những cuộc xét lại vội vàng hay có dụng ý gian dối ; những điều kiện ấy đã không được tôn trọng hay bị vi phạm ;

        Xét rằng thực ra, cả hai viện và Quốc Hội không được quyền tự do thảo luận ; một vài nguyên tắc nền tảng đã bị đại diện của cái gọi là chính phủ ấy không biết đến và coi thường như « vấn đề thủ tục » :

        Xét rằng một số nhân vật Quốc Hội bị cản trở không được tham dự, chuyến tàu chở họ về đã bị bắt giữ lại ở xa theo lệnh chính phủ hay với sự đồng ý của chính phủ ; trong cuộc thảo luận công khai đã có áp lực của những đệ tam nhân vô thẩm quyền ; trái với luật lệ không có tờ biên bản phiên họp nào được công bố ;

        Xét rằng, khi nhóm họp cái gọi là Quốc Hội ở Vichy chứ không phải ở Versailles, người làm luật không hiểu rằng người ta có thể lợi dụng tình trạng chiến tranh, bất thần triệu tập một nghị viện chạy tán loạn mỗi người một hơi về họp tại một thị trấn tổng, như vậy người ta có thể cưỡng ép nghị viện vi phạm những luật lệ nền tảng của nền Cộng Hòa ;

        Xét rằng, nếu quả thực Quốc Hội Vichy có nhóm họp để xét lại Hiến pháp, thì Quốc Hội cũng phải thảo luận từng điều khoản và bỏ phiếu chấp thuận bản văn chung quyết, bản văn ấy ban hành sẽ là một trong những hiến luật quốc gia ; nhưng Quốc Hội ấy đã không thực hiện mục tiêu chính của mình, đã thoái từ một thầm quyền của riêng mình, và chỉ lấy một quyết định bất hợp hiến cũng như ngu xuẩn, giao cho một đệ tam nhân dùng quyền khống chế để tự mình khởi thảo và áp dụng hiến pháp mới;

        Xét rằng đạo luật 1884 quy định rằng « hình thức cộng hòa của chính phủ không được xét lại» ;

        Xét rằng, cái gọi là chính phủ Vichy tuy đã có lời hứa long trọng với quốc gia khi tự nhận là « Chính phủ Cộng Hòa » và chiếm lấy toàn thể quyền hành, nhưng hành động như vậy họ đã thủ tiêu Hiến pháp Cộng hòa cả về hình thức lẫn nội dung ;


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:32:39 pm

        Xét rằng họ đã khước từ cả danh từ « Cộng hòa » khi ban hành những đạo luật ngụy danh là hiến định, họ đã đế cho vị quốc trưởng cái gọi là « quốc gia Pháp » những quyền hành rộng lớn như quyền hành của một vị vua chuyên chế ; vị quốc trưởng ấy sẽ hưởng quyền ấy trọn đời người hay truyền cho người khác tùy ý muốn, hay truyền tử nhược tôn mãi về sau ;

        Xét rằng, sau hết họ không ngần ngại bóp nghẹt quyền tự quyết của dân tộc, một quyền truyền thống và thiêng liêng của nước Pháp bằng cách cho phép Quốc Trưởng dùng chữ ký của một mình mình để ký kết và phê chuẩn mọi hiệp ước, kể cả những hiệp ước hòa bình hay chuyên nhượng lãnh thổ xúc phạm đến sự toàn vẹn, nền độc lập và lẽ sống của nước Pháp, thuộc địa Pháp và những nước dưới quyền bảo hộ và ủy trị Pháp.

        Xét rằng thực ra quyền khống chế ban cho cái gọi là chính phủ ấy có quy định rằng hiến pháp mới sẽ được « phê chuẩn bởi Quốc Gia và áp dụng bởi Quốc Hội mà quốc gia sẽ thành lập, » nhưng điều khoản này vô hiệu, vi Quốc Trưởng có quyền tùy nghi ấn định thành phần quốc hội mai sau và thể thức phê chuẩn ;

        Xét rằng, ông ta có thể trì hoãn sự phê chuẩn đến một thời hạn xa vời và có thể vô hạn định ;

        Xét rằng, nếu không có một nghị trường tự do và hoạt động điều hòa, nước Pháp còn có thể biểu lộ dân ý qua tiếng nói của các Đại Hội Đồng ;

        theo đạo luật ngày 15 tháng hai 1872 và tính cách bất họp pháp của cơ quan Vichy, Đại Hội Đòng có thể đảm nhiệm việc cai trị quốc gia, nhưng Vichy đã ra sắc lệnh ngày 20 tháng tám 1940 ngăn cấm Đại Hội Đồng nhóm họp, còn ra đạp luật ngày 12 tháng mười 1940, thay thế Đại Hội Đồng bằng những ủy ban do quyền trung ương chỉ định ;

        Xét rằng, mặc dầu Vichy đã vi phạm phép nước nhưng Hiến pháp vẫn có hiệu lực pháp lý ; trong trường hợp ấy, người Pháp nào, nhất là người Pháp Tự Do, cũng không có bổn phận gì đối với ngụy quyền Vichy, vì ngụy quyền này chỉ là con đẻ một trò hề Quốc Hội, không tôn trọng Nhân Quyền, quyền công dân, quyền dân tộc tự quyết ; tất cả đều chứng tỏ rằng ngụy quyền nảy lệ thuộc ý muốn của địch ;

        Xét rằng việc phòng thủ lãnh thổ hải ngoại cũng như việc giải phóng chánh quốc đòi hỏi rằng lực lượng của nước Pháp tản mác khắp nơi trên thế giới cần được đặt ngay dưới một quyền trung ương lâm thời;

        Xét rằng sự thành lập quyền trung ương làm thời ấy hiện thời không thể thực hiện đúng điều kiện luật định, vì lý do bất khả kháng ;

        Xét rằng người làm Hiến pháp không thể đề phòng  trường hợp người Pháp phải thiết lập một chính quyền ở ngoài lãnh thổ Pháp ; vả chăng, cung không thế nghĩ đến việc bầu cử để trao quyền ấy vì thiết lập một hệ thống bầu cử giữa lúc chiến tranh và ở những nơi cách biệt xa xôi sẽ đặt ra những vấn đề nan giải, những sự chậm trễ không thể chấp nhận được ;

        Xét rằng, lúc này chỉ cần để cho những người Pháp Tự Do biểu lộ ý chỉ, không bị ép buộc, không có sự mập mờ; với điều kiện minh bạch là chính quyền tạm thời phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước đại diện Toàn Quốc, khi nào các đại diện ấy có tự do để thực thi quyền của quốc dân ủy thác cho mình ;

        Chúng tôi, tướng de Gaulle,

        Lãnh tụ người Pháp Tự Do,

        Sau khi hỏi ý kiến của Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc :

        Nhận định rằng, tại khắp địa điểm trên thế giới, hàng triệu người Pháp, người theo Pháp, các lãnh thổ Pháp, cả nhân hay tập thế, đã kêu gọi chúng tôi đứng lên dẫn dắt họ theo đuổi cuộc chiến ;

        Chúng tôi tuyên bố rằng tiếng nói của những người Pháp ấy là tiếng nói duy nhất không bị tập đoàn Vichy, tay sai của địch, bóp nghẹt ; tiếng nói ấy chính là tiếng nói của Tổ Quốc ; chúng tôi có bổn phận thiêng liêng hoàn thành sử mạng đã trao cho chúng tôi ;

        Chúng tôi tuyên bố hoàn thành sứ mạng ấy trong sự tôn trọng những định chế của nước Pháp và chúng tôi sẽ giải thích trước các đại diện của quốc gia Pháp khi nào có thể tuyển lựa được các đại diện ấy một cách tự do và bình thường. Bản tuyên ngôn cơ bản này sẽ ban hành và công bố ở bất cứ nơi nào cần phải công bố.

        Brazzayille, ngày 16 tháng một 1940  C. de Gaulle.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:19:20 pm

        LUẴN ĐÔN

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng Wavell Tư lệnh quân đội Trung Đông

        Luân Đôn, 14 tháng bảy 1940

        Đã nhận điện tín ngày 12 tháng bảy của ông và xin chân thành cám ơn ông. Hoàn toàn đồng ý với ông về các điểm sau đây:

        1) Quy tụ thành từng đơn vị tất cả các yếu tố Pháp có mặt trong khu vực hành quân của ông ;

        2) Dùng các yếu tố ấy để tăng cường việc phòng thủ Djibouti dưới quyền chỉ huy của tướng Legentilhomme.

        3) Đặc biệt, dùng vào mục tiêu ấy đại đội Pháp ở Chypre, đại đội ấy đã tự đặt mình dưới quyền chỉ huy của tôi. Ngày hôm nay tôi đã gửi điện tin cho thống đốc Chypre nhờ chuyển giao cho bộ đội biết tin được đặt dưới quyền thống lĩnh của ông. Trân trọng nhờ ông trao cho tướng Legentilhomme bức điện tín sau đây của tôi gửi choLegentilhomme qua sự chuyển giao của ông.

        Thư của tướng de Gaulle gửi tướng Wawell,Tư lệnh quân đội Trung Đông

        Luân Đôn, 28 tháng tám 1940

        Thưa Đại Tướng,

        Nhơn dịp đại tá Masan đến liên lạc với ông, tôi xin bảo tin để ông biết tôi rất vui mừng được tiếp kiến ông.

        Từ đấy, như ông đã biết Tchad và Cameroun đều về tập kết với chúng tôi. Tôi cho rằng ông cũng đồng ý với tôi về tâm quan trọng của việc tập kết ấy, nhất là về phương diện quân sự.

        Đại tá Marchand, chỉ huy trưởng bộ đội FortLamy, là một sĩ quan ưu tú. Tôi nghĩ rằng chúng ta rất có lợi nếu ông có thể tiếp xúc với vị sĩ quan ấy, khuyến khích ông ta và cho ông ta biết rằng ông ta sẽ được phục vụ ở mặt trận miền Đông cũng như đã phục vụ ở mặt trân miền Tây. Nếu ông cho ông ta biết những tin tức về người Ý ở Libye thì những tin tức ấy cũng giúp ích ông ta nhiều lắm.

        Về đại đội Pháp ở Ai Cập, tôi rất mong đợi đơn vị đầu tiên sẽ được đưa ra mặt trận chống quân Ý và sớm nhận được tin tức đã lâm chiến.

        Kính chúc Đại Tướng may mắn và vinh quang và trân trọng kính chào Đại Tướng.

        Công hàm của ông Cazanx Tổng Thanh Tra Thuộc Địa, Giám Đốc Tài chính Đông Dương, gửi tướng de Ganlle,

        Hải Phòng Ngày 16 tháng chín 1940

        I.— Đa Số dân chúng Đông Dương vẫn trung thành với hiệp ước đồng minh Anh Pháp. Dân chúng chú ý theo dõi nỗ lực của ông, nhưng ở đây thực hiện được việc tập kết vì có thể xảy ra những cuộc đàn áp tức thời, mọi chia rẽ trong dân chúng Pháp lúc này đều làm suy yếu nỗ lực phòng thủ thuộc địa này.

        II.— Vì những lý do chánh trị, kinh tế và địa dư, trong hoàn cảnh hiện thời chúng tôi không thể ủng hộ ông một cách thẳng thắn và tích cực mà không phương hại đến quyền lợi của thuộc địa và của dân chúng. Sự tập kết ấy có thể thực hiện được khi nào tình hình Âu Châu cho phép hợp tác sức mạnh với nước Anh.

        III.— Chính phủ Anh phải giúp đỡ chúng ta mua được phi cơ và vũ khí của Hoa Kỳ, phí khoản sẽ được thanh toán ngay. Đông Dương là một tiền đồn của lãnh địa Âu Châu ở Viễn Đông, sự toàn vẹn của Đông Dương sẽ bảo đảm trên thực tế cho các thuộc địa Hòa Lan, Ấn Độ và Mẵ Lai. Chính phủ Anh và tướng de Gaulle nên tin tưởng hoàn toàn lòng trung thành của những lãnh địa hải ngoại, đặc biệt là Đông Dương. Nếu có thể được thì chúng tôi sẽ hoàn toàn cộng tác với ông để chiến đấu cho Luật Pháp và Tự Do thắng thế.

        Phúc thư của tường de Galle gửi ông Cazanx, Tổng Thanh Tra Thuộc Địa, Giám đốc Tài Chánh Đông Dương

        Douala, mùng 8 tháng mười 1940

        I.— Tôi xin gửi lời cảm ơn ông về bức công hàm bày tỏ sự trung thành với chúng tôi, đặc biệt là đoạn I và II. Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn của quý ông và hiện thời lực lượng Phảp Tự Do không thể giúp đỡ quỷ ông một cách hữu hiệu. Trong khi chờ đợi ngày có thể thực hiện được ước vọng ấy, chúng tôi chắc chắn rằng các ông vẫn hành động để phục vụ quyền lợi của người Pháp ở Viễn Đông và các ông sẽ tích cực hợp tác với chúng tôi khi nào có thể nắm vững sự chiến thắng. Hẳn là ngay từ lúc này ông có thể cho chúng tôi biết rằng những nhu cầu phải thỏa mẩn cấp bách khi nào tình thế cho phép chúng ta hành động. Dẫu sao, chúng tôi cũng vui sướng mà nhận được tin tức của các ông và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng các ông cố gắng duy trì và phát triển tinh thần kháng chiến của các bạn hữu chúng ta.

        II.— Tướng Catroux, sau khi về tập kết, đã cho tôi biết tình bình trong những tuần lễ sau ngày đình chiến. Kỉnh gửi ông lòng tin tưởng và thân hữu của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2019, 11:34:55 pm

        Điện tín của Sir James Crosby, bộ trưởng Anh ở Thái Lan gửi Bộ Ngoại Giao, Luân Đôn, và thông qua tướng de Gaulle

        (Bản dịch)

        Vọng Các, 11 tháng mười 1910

        I.— Bộ trưởng Pháp, hôm qua đã viếng thăm Thủ Tướng Anh và ông này đã bí mật tuyên bố những lời đảng ngại như sau :

        II.— Đức và Nhật bách thúc Thái Lan phải dùng binh lực mà chiếm đoạt lãnh thổ Đông Dương của nước Pháp. Nếu việc ấy xảy ra thì Đức và Nhật sẽ can thiệp cách nào có lợi cho Thái Lan với tư cách trọng tài. Chính phủ Đức đã cam kết sẽ can thiệp ngay với Vichy nội trong 48 giờ sau những tiếng súng thứ nhất và bắt buộc chính phủ Pháp phải phân phối lại đất đai căn cứ  vào các sắc dân và phải cho Thái Lan hưởng tất cả mọi điều đòi hỏi của Thái Lan, kề cả Cao Mên và Lào.

        III.— Thủ Tướng đã tuyên bố rằng những đề nghị ấy rất rắc rối, bởi vì, nếu chấp nhận thi có nghĩa là phải tiến gần lại với Trục bằng cách hy sinh Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn. Ông không muốn hướng chính sách của ông về chiều ấy vì ông thích giữ sự trung lập và cảm tình của Anh, Mỹ. Tuy nhiên, khí hào hùng của qnân đội có thể bắt buộc phải dùng đến sức mạnh nếu chính phủ Vicby không tìm cách xoa dịu Thái Lan bằng cách định lại biên giới sông Cửu Long, nhường lại cho Thái Lan hai vùng đất hữu ngạn con sông ấy. Thủ Tướng đã yêu cầu triệu tập ngay một hội nghị Pháp, Thái Lan để xem xét vấn đề lạch sông Cửu Long và các hòn đảo trên sông ấy. Bộ trưởng Pháp cho rằng hội nghị này sẽ làm xong công việc vào cuối tháng một, nghĩa là chúng ta còn được rảnh rang trong 6 tuần lễ nữa. Đến lúc ấy tình hình sẽ trở nên khẩn trương, và nếu Vichy không chịu nghe lời thì chính phủ Thái Lan không có cách nào khác dùng đến võ lực. Nếu việc ấy xảy ra thì lời hứa của Đức và Nhật sẽ trở thành sự thật và Thủ Tướng rất lo ngại hậu quả.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi chủ lịch Melaxas,Thủ Tướng Hy Lạp

        Brazzayille ngày 2 tháng một 1940

        Nhân danh tất cả mọi người Pháp, những người đang chiến đấu cũng như những người tạm thời sống dưới ách nô lệ của địch, tôi kính gửi Ngài, chính phủ và nhân dân Hy Lạp, lời khen tặng và sự tin tưởng của chúng tôi.

        Một lần nữa, dân tộc Hy Lạp đứng lên bảo vệ nền độc lập của minh và nêu gương anh dũng cổ truyền cho thế giới soi chung.

        Chủng ta sẽ cùng với các đồng minh của chúng ta chiến thắng kẻ thù chung.

        Thư trả lời của chủ tịch Metaxas gửi tướng de Gaulle.

        Athẻnes, mùng 4 tháng một 1940

        Cám ơn nồng nhiệt điện văn chúc mừng của ông. Toàn thể nước Hy Lạp tin chắc rằng những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử, trái tim mọi người Pháp đều rung động, mong cho chúng tôi thành công trên đường bảo vệ chính nghĩa. Đại dân tộc Pháp đã theo gương cao thượng của tồ tiên chúng tôi và đã can đảm nâng đỡ chúng tôi trong các cuộc chiến tranh giành lấy độc lập, dân tộc ấy không thể không sát cánh với chúng tôi một lần nữa.

        Điện tin của tướng de Gaulle gửi Jacques de Sieyès,Nữu Ước.

        Brazzayille, mùng 4 tháng một 1940

        Chính phủ Vichy đã thiết lập trên các lãnh thổ Phi Châu dưới quyền kiêm soát của họ một hệ thống máy phát thanh rất mạnh để phá các làn sóng của đài Phi Châu Pháp Tự Do. Để đối phó, chúng tôi có ý định tăng cường sức mạnh của đài Brazzaville bằng máy Hoa Kỳ trị giá 150 000 Mỹ kim. Chúng tôi không có số tiền ấy; chúng tôi nghĩ rằng có lẽ France For Ever sẽ đài thọ được để dùng vào mục tiêu ấy. Xin cho biết ngay có thể được không vì chúng tôi đã sẵn sàng để gởi mua tại một nhà sản xuất Mỹ.

        Dụ thiết lập Huy Chương Giải Phóng

        Nhân danh Nhân Dân và Đế Quốc Pháp,

        Chúng tôi, tướng de Gaulle, lãnh tụ người Pháp Tự Do,

        Chiếu dụ số 1 ngày 27 tháng mười 1940 tổ chức công quyền trong thời chiến và thành lập một Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc ;

        Chiếu dụ số 5 ngày 12 tháng một 1940, minh định điều kiện ký quyết định của Lãnh Tụ người Pháp Tự Do.

        ban hành dụ sau đây :

        Điều thứ nhất.— Nay thiết lập một loại huy chương gọi là « Huy Chương Giải Phóng », người được thưởng huy chương sẽ gọi là «Bạn Giải Phóng».

        Huy chương này sẽ dùng để tưởng thưởng những đoàn thể quân sự hay dân sự có công với việc giải phóng nước Pháp và Đế Quốc Pháp.

        Điều thứ hai.— Phù hiệu duy nhất của Huy Chương này là Thập Tự Giải Phóng.

        Điều thứ ba.— Lãnh tụ người Pháp Tự Do có quyền tuyển lựa người được tưởng thướng Huy Chương Giải Phỏng.

        Điều thứ tư.— Thể thức thi hành Dụ này sẽ được ban hành hằng sắc lệnh.

        Điều thứ năm.— Dụ này sẽ đăng vảo Công Báo của Pháp Tự Do và tạm thời vào Công Báo của Trung Phi thuộc Pháp.

        Làm tại Libreville ngày 16 tháng một 1940 C. de Gaulle


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2019, 12:13:06 am

        Công hàm của tướng John Dill Tham mưu trưởng quân Anh gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

(Bản dịch)

        Luân Đôn, 26 tháng một 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Tôi đã nhận được điện tín của tướng Wayell theo đó ông có ý muốn gửi một đạo quân Pháp Ai Cập sang Hy Lạp.

        Có lẽ, giữa lúc ông cho biết ý nguyện ấy, ông chưa biết rằng không có một đơn vị chiến đẩu Anh nào được gửi sang Hy Lạp ngoại trừ súng phòng không để phòng thủ phi trường, từ Trung Đông cũng chưa có đơn vị nào được chuẩn bị để gửi đi.

        Tướug Wayell đã cho tôi biết rằng chỉ có một đại đội Pháp được chuẩn bị trong lúc này và đại đội ấy cũng là một số quân trừ bị rất cần trong trường hợp cần có những lực lượng để gửi sang Syrie.

        Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tướng Wayell và tôi ước mong rằng khi đã biết những dữ kiện nói trên đây, ông còn giữ ý định gửi quân Pháp sang Hy Lạp.

        Tồi rất vui sướng nhân cơ hội này gửi ông lời khen tặng các cuộc hành binh Pháp ở Tây Phi đã thành công lớn.

        Kinh chào thân hữu.

         Công hàm của tướng de Gaulle gửi tướng Sir John Dill, Tham mưu trưởng quân đội Anh1

        Luân Đôn, 27 tháng một 1940

        Kính thưa Đại Tưởng,

        Tôi đã nhận được thư của ông ngày 26 tháng một về việc gửi quân Pháp ở Ai Cập sang Hy Lạp. Mặc dầu ông cho biết những lý do quan trọng về mặt quân sự khiến ông không chấp thuận việc gửi quân ấy, nhưng theo thiển ý thì sự quan trọng ấy cũng không lớn lao lắm so với tầm quan trọng về phương diện chính trị và tinh thần tạo được nhờ sự hiện diện của bộ đội Pháp ở Hy Lạp.

        Hiện thời Pháp Tự Do chưa có phương tiện gửi không quân sang đấy, tôi khẩn khoản yêu cầu ông trích ra một đại đội trong số quân Pháp ở Trung Đông và gửi ngay sang cho bộ Tổng Tư Lệnh tại lãnh thổ Hy Lạp.

        Thành thực kỉnh chào ông.

        Công hàm của tường Ismay, tham mưu trưởng Phòng Chiến Tranh của bộ trưởng Quốc Phòng Anh gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

(Bản dịch )

        Luân Đôn, mùng 3 tháng chạp 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Tôi rất vui mừng bảo tin ông biết rằng Thủ tướng và các tham mưu trướng đều đồng ý với ông về kế hoạch của ông đã thảo luận với các tham mưu trưởng tuần lễ trước.

        Chúng tôi đề nghị cuộc hành quân ấy lấy tên là « Marie » ; các tham mưu trưởng nhấn mạnh đến điều quan trọng là tránh nói đến địa điểm hành quân và chỉ dùng ám hiệu.

        Phần thử nhất của cuộc hành quân trước hết là một vấn đề chuyên chở bộ bội, trang bị và tiếp tế, từ Trung Phi đến Trung Đông. Chúng tôi hiếu rằng ông đang thi hành biện pháp để khởi sự cuộc đôn quân ấy vào một ngày gần đây. Nhưng nếu ông gặp khó khăn hay có những điểm phải bàn bạc với các tham mưu trưởng Anh, thì vấn đề có thể  được giải quyết để dàng. Giai đoạn thứ hai, xa hơn, sẽ là cuộc hành quân chính thức.

        Các tham mưu trưởng sẽ vui lòng được cùng ông nghiên cứu kế hoạch của ông khi nào thảo xong, nhất là về vai trò của người Anh trong khi và sau khi hành quân.

        Kính chào thân hữu.

-----------------
        1. Tiếp theo bức thư này, tướng Sir John Dill tuyên bố miệng với tướng de Gaulle rằng Hải Quân Anh không nhận chuyên chở bộ đội sang Hy Lạp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:50:26 pm

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng để Larminat,Cao ủy Pháp ở Brazzayille.

        Luân Đôn, 11 tháng chạp 1940

        Phong trào của chúng, ta mỗi lúc mỗi ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước Pháp và nhu cầu tổng quát chiến tranh bắt buộc chúng ta phải tăng cường mau chóng áp lực quân sự chống lại địch.

        Tôi đã quyết định tăng cường lực lượng Trung Đỏng của chúng ta và gửi sang dấy :

        — Đội quân Lê Dương,

        — Một liên đội thủy quân lục chiến,

        — Một đại đội lính Senegal,

        — Một chi đội chiến xa,

        — Một toán pháo binh 75,

        — Một đại đội vô tuyến truyền tin,

        — Một chi đội chuyên chở,

        — Những yếu tố dịch vụ,

        Những yếu tố trên đây được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Magrin - Verneret.

        Những cuộc điều đình với chính phủ Anh về việc chuyên chở bộ đội và vật liệu vừa đưa đến sự thỏa hiệp. Nhưng ngay từ bây giờ, tôi yêu cầu ông thi hành mọi biện pháp để toàn thể các yếu tố ấy sẵn sàng lên tầu trong một thời hạn tối đa là 20 ngày kể từ hôm nay.

        Những lời chỉ dẫn ấy cũng áp dụng cho đại đội lỉnh Senegal mà tôi yêu cầu ông hoàn thành việc tổ chức gấp rút. Đại đội ấy ít ra phải gồm 4, hay nếu có thể được, 6 chi dội.

        Tôi hiểu rõ rằng việc gửi những bộ đội ấy đi sẽ gây khó khăn việc phòng thủ Trung Phi thuộc Pháp. Tôi cũng biết những khó khăn trong việc thành lập một bộ đội lính Senegal để ra trận trong một thời hạn ngắn như vậy. Nhưng vì những lý do hành quân khẩn thiết, cho nên tôi chỉ có thể gán cho những lý do kể trên một tầm quan trọng thứ yếu.

        Tướng Legentilhomme sẽ đến Brazzayille nay mai và sẽ cho ông biết nhiều chi tiết không thể nói ra trong bức điện tin này.

        Công hàm của tướng Wawell, Trung Đông gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

       
(Bản dịch)

        Le Caire, 14 tháp chạp 1940

        Kính thưa Đại Tướng,

        Cám ơn ông về bức thư ngày 16 tháng một gửi từ Brazzayille. Tôi thành thực cảm ơn ông đã gửi cho một đại đội quân Lê Dương, để tôi có thể sử dụng đắc lực ở Soudan khi nào gửi đến nơi.

        Tôi rất vui mừng được tiếp xúc với tướng Catroux ở đây và đã tiếp xúc chặt chẽ với ông. Hiện thời không có thay đổi lớn trong tình hình Syrie nhưng tôi nhận thấy có một phong trào ủng hộ Pháp Tự Do mỗi ngày mỗi lớn mạnh, ít ra trong số sĩ quan cấp dưới. Tôi mong rằng những diễn biến gần đây sẽ tăng gia khuynh hướng ấy.

        Một phần Đại Đội I Khinh Binh Hải Chiến đã được đưa ra tiền tuyến trong những cuộc hành quân ngoài sa mạc phía Tây, nhưng tôi chưa nhận được tin chi tiết cuộc hành quân này. Phân đội Kỵ binh ở Soudan vừa lập được công trạng đánh tan một đội tuần tiễu địch và giết chết một số người Ý.

        Tiếc rằng ông trở về Luân Đôn gấp cho nên tôi không được cái vui sướng tiếp kiến ông ở Le Caire, nhưng tôi mong rằng sau này ông sẽ có dịp trở lại đây.

        Tôi gửi lời cầu chúc ông thành công trên sự nghiệp giải phóng nước Pháp và phục vụ chính nghĩa chung. Xin ông tin rằng chúng tôi sẽ hết lòng cộng tác với ông.

        Kính chào thân hữu.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng de Layminat, Cao Ủy Pháp,Brazzayille

        Luân Đôn, 18 tháng chạp 1940

        Như tôi đã gửi điện tín cho ông ngày 11 tháng chạp việc gửi Lữ Đoàn Đông Phương sang Trung Đông là một việc khẩn cấp. Tôi xin nhắc lại rằng lữ đoàn ấy phải gồm đội quân Lê Dương và Thủy quân lục chiến, một đại đội pháo binh 6 chi đội, một chi đội chiến xa, một toán pháo binh, một chi đội chuyên chở, một phân đội truyền tin, các dịch vụ. Như ông đã biết, những biện pháp cần thiết đã được người Anh thi hành, đồng ý với tôi, để lo việc chuyên chở và hộ tống những yếu tố ấy.

        Ông làm ơn cho tôi biết tin tức của đại đội Tchad tiến theo đường bộ về Khartoum. Tôi chấp thuận quyết định của ông về phương diện này. Đại đội ấy sẽ là đại đội bộ binh thuộc thành phần lữ đoàn. Nhưng cũng cần gửi thêm hai chi đội bộ binh đưa ở bờ biển về bể đủ số một đại đội gồm 6 chi đội. Hai chi đội đưa ở bờ biển về sẽ giao liên với đại đội ở điểm đến.

        Cũng cần lấy thêm từ bờ biển về số vũ khí bổ túc  cần cho đại đội. Tôi mong rằng ông sẽ thực hiện mọi công việc này, và cho tôi biết kết quả cùng ngày tháng khỏi hành của những yếu tố trong lữ đoán. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ông về chính sách tuyên truyền nhưng không can thiệp vào những thuộc địa của Vichy.

        Theo những tin tức tôi nhận được thì ảnh hưởng của chúng ta tại Pháp tăng gia rất nhanh. Tôi cũng quan niệm như ông rằng điểm trọng yếu bây giờ là dồn lực lượng vào cuộc chiến chống quân Ý. Về vấn đề này xin ông cho tôi biết kế hoạch và sự chuẩn bị của ông ở biên giới Tchad - Libye.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 11:10:56 pm
     
        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng Catroux, Le Caire

        Luân Đôn, 18 tháng chạp 1940

        Như chúng ta đã giao ước với nhau trong cuộc hội đàm ở Fort-Lamy, nỗ lực chính phủ của chúng ta về phương diện quân sự lúc này phải thực hiện ở Trung Đông, chống quân Ý.

        Lữ Đoàn 1 Trung Đông của chúng ta gồm đại đội Lê Dương 6 chi đội, phân đội Thủy quân lục chiến, một chi đội chiến xa Hotchkiss kiểu 1939, một toán đại pháo 75, một phân đội truyền tin, những yếu tố dịch vụ, kể cá cứu thương, tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Magrin-Verneret, hiện là Monclar, sẽ lên đường sang Trung Đông. Khởi hành ngay tháng này. Phần lớn bằng đường biển. Đại đội lính Senegal từ Tchad, sẽ đi đường bộ tới Khartoum. Lữ đoàn này, như ông đã biết, sẽ hoạt động ở Soudan. Theo sự đồng ý của tướng Wayell.

        Mặt khác, Sautot hiện đang tổ chức một chi đoàn Thái Bình Dương hỗn hợp người Âu và người bản xứ. Tôi sẽ gửi chi đoàn ấy đến Ai Cập theo lời yêu cầu của ông. Một đại đội thứ nhất 700 người đã thành lập xong ở Noumea, tôi đang điều đình ở đây để lo phương tiện chuyên chở trong một ngày gần đây.

        Tôi đang thu thập số vũ khí Pháp còn lại ở bên Anh và sẽ gửi ngay sang cho ông. Tôi dự tính có thể võ trang được chi đoàn Thái Bình Dương và Đại Đội 2 Ai Cập của ông bắt đầu thành lập. Như vậy, thiết tưởng không cần phải chờ đợi gì để tiến hành ngay việc tuyên mộ, Cùng một lúc với việc gửi khí giới đạn được, tôi cũng gửi thêm sĩ quan cho ông để được túc số. Sau hết, tôi rất mong muốn các phi công ở Trung Đông trở lại là không quân Pháp, mặc dầu lúc này họ hoạt động trong các phi đội Anh.

        Tất nhiên, những yếu tổ ấy sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của ông khi nào họ đến Trung Đông, việc sử dụng sẽ do ông và tướng Wayell thỏa thuận với nhau để quyết định, trừ khi đã có quyết định trước ở Luân Đôn giữa chính phủ Anh và tôi.

        Tôi đang chờ đợi đại tá Petit mà có lẽ ông cũng quen biết, ông ta sẽ làm tham mưu trưởng của tôi.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi de Larminat, Brazzaville

        Luân Đôn, 23 tháng chạp 1940

        Tôi có những tin rất chắc chắn về thái độ của Vichy đối Phi Châu thuộc Pháp Tự Do, tin tức này nhận được trực tiếp ở Vichy, một mặt do bộ ngoại giao Anh, mặt khác do các đại lý của tôi gởi đến Vichy và Vichy đã để cho họ trở về.

        Những tin tức ấy cho phép kết luận rằng, lúc này Vichy chấp nhận chúng ta có chủ quyền ở Trung Phi như một việc đã rồi và không có ý định tấn công ít ra trước tháng hai, còn việc tuyên truyền chống đối thì vẫn có. Ngoài ra, nỗ lực đánh quân Ý của chúng ta được quần chúng tán thưởng, cả người ở Vichy. Như vậy, sự gia tăng nỗ lực ấy là hoạt động hữu hiệu nhất của chúng ta trong lúc này, xét về phương diện quốc gia cũng như về phương diện quốc tế.

        Xin ông thông báo những tin tức trên đây cho Ebouẻ, Sicé, d’Argenlieu, Leclerc, nhân viên trong Hội Đồng.

        Về phương diện ấy, tôi dự tính rằng Lữ Đoàn Trung Đông mà tôi đã cho ông biết thành phần bằng những điện tín trước đây, sẽ quy hoàn Soudan vào đầu tháng hai, kể cả nhân sự lẫn vật liệu gửi đi từ Douala và Pointe-Noire, và kể cả đại đội lính Sẻnẻgal ở vùng Tchad đưa đến bằng đường bộ. Nhưng ngay từ bây gìờ cần phải chuẩn bị đợt hai lực lượng gởi sang Trung Đông. Đợt hai này sẽ gồm hai đại đội lính Senegal và một toán pháo binh. Tôi yêu cầu ông thúc đẩy mạnh việc tổ chức đợt hai này để có thể hoạt động được kể từ cuối tháng giêng. Xin ông liên lạc với tướng Catroux để biết những điềm nói trên đây.

        Xin nói thêm để ông biết qua rằng chi đoàn Thái Bình Dương cũng sẽ đưa sang Trung Đông và những yếu tố đầu tiên sẽ lên tầu nay mai ở bến Noumea. Sau hết, một đại đội mới đã được tuyển mộ ở Ai Cập.

        Tóm lại, tôi mong rằng chúng ta có thể giàn ra Trung Động 9 đại đội vào đầu mùa xuân, trong số đó có 5 đại đội người Âu với ít pháo binh và một chi đội chiến xa. Những lực lượng đó sẽ hoạt động riêng không liên hợp với các bộ đội ở Tchad, các bộ đội này sẽ tiến đến Koufra và Mourzouk vởi sự yểm trợ của phi cơ và các bộ đội đặc công. Xin ông cho Leclerc biết tin chúng tôi rất tin tưởng cuộc hành quân trên đây.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:05:22 pm

        Công hàm của ông Winston Churchill gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

       
(Bản dịch)

        Luân Đôn ngày 24 tháng chạp 1940

        Kính gửi tướng de Gaulle,

        Lord Halifax đã lưu ý tôi đến hai tài liệu của ông gửi cho ngày mùng 10 tháng chạp. Trước hết là một bản tuyên ngôn làm tại Brazzayille ngày 27 tháng mười 1910, dùng làm nền tảng cho hai sắc lệnh cùng ngày, do ông ban hành với tư cách Lãnh tụ người Pháp Tự Do, thiết lập Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc và chỉ định nhân viên Hội Đồng ấy. Mặt khác là một bản tuyên ngôn cơ bản ngày 16 tháng một, bổ túc cho bản tuyên ngôn chính.

        Xin ông nhở lại, ngày mùng 4 tháng tám 1940, tôi đã tuyên bố với ông rằng Chính phủ của Anh Hoàng sẽ vui lòng điều đình với ông, vì Lãnh Tụ người Pháp Tự Do được chúng tôi thừa nhận, và Hội Đồng Phòng Vệ thành lập bởi sắc lệnh ngày 27 tháng mười 1940. Những cuộc điều đình ấy sẽ đề cập đến mọi vấn đề hợp tác của nước Anh với các lãnh thổ Pháp Tự Do và lực lượng của Anh Hoàng cùng tiếp tục cuộc chiến tranh chống kẻ thù chung, và để giải quyết quyền lợi kinh tế và chính trị của những lãnh thổ ấy.

        Khi gửi ông bản thông cáo này, tôi muốn minh xác rằng Chính phủ Anh không bày tỏ một ý kiến nào liên hệ đến cạnh khía hiến định và pháp lý của bản tuyên ngôn và bản tuyên ngôn cơ bản.

        Trấn trọng kinh chào ông.

        Điện tín của tướng de Larminat Cao ủy Pháp ở Brazzaville gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Brazzayille, 25 tháng chạp 1940

        Chương trình hoạt động ở Nam Libye như sau :

        1) Đột kích và du kích ở phía Nam Fezzan, do nhóm quân du mục Tibesti thực hiện ngay bây giờ.

        2) Trinh sát tấn kích của quân cơ giới hỗn hợp Pháp - Anh vào vùng Ouahou - el - Kébir, phía Nam Mourzouk. Cuộc hành quân này sẽ mở khi nào quân đội Anh đến nơi, sau khi phải ngừng lại vì cuộc công kích Bardia mở rộng.

        3) Đồng thời hay sau đó, tùy khả năng, mở cuộc trinh sát tấn kích cơ giới vào vùng El Aouen ; chưa định ngày giờ.

        4) Nếu sự tiếp xúc thuận lợi, sẽ mở một cuộc hành quân cơ giới quan trọng của lính « lạc đà » và vùng Roufra ; thời gian chuẩn bị khá đầy đủ .

        5) Việc không tạc vùng Kouf ra dự định đã bị chậm trễ vì cần phải đem đến những căn cứ gần đấy xăng và bom, và cần phải huy động một phần cam nhông ở Tchad để chuyên chở đại đội « bộ hành ».

        6) Sẽ cho ông biết tin dần dần mức độ chuẩn bị và thi hành những cuộc hành quân thực hiện chung với người Anh này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:08:09 pm

        Thư của đại tá Leclerc, chỉ huy bộ Tchad, gửi tướng de Galle, Luân Đôn

        Fort - Lamy, 31 tháng chạp 1910

        Kính thưa Đại Tướng,

        Xin cho phép tôi gửi thư chúc Tết theo lệ thường. Đây là một cơ hội để tôi viết thư cho ômg, nhưng than ôi ! không biết bao giờ thư đến nơi. Năm nay rất dễ tỏ bày nguyện vọng... vì chúng ta đã mất hết không còn gì.

        Một lần nữa, tôi xin tái xác định rằng tôi vẫn đứng sau lưng ông để thực hiện cuộc chiến tranh vĩ đại này. Tôi biết rằng tôi đã có kẻ ganh ghét, tôi đã làm cho nhiều người áy náy... Điều đó rất thường khi người ta muốn chống lại hủ tục và mọa tính, nguyên tắc nền tảng của việc chỉ huy dân sự và quân sự Pháp. Nhưng tôi không để ý bao nhiêu đến những sự kiện ấy.

        Xin tóm tắt những diễn biến từng tháng một và tình trạng miền Tchad : người ta đã trình bày với tôi lãnh thổ này đang bị trực tiếp đe dọa nguy hiểm. Nhưng sự thật khác hẳn lại : Chuyến đến Libreville đã làm rối loạn phe Vichy, họ yên chí rằng Niger và Dahomey sẽ bị tấn công kế theo sau, do đó mà có hai loại biện pháp :

        1) Thiết lập tại biên giới một bệ thống phòng thủ đông gấp hai lần quân của chúng ta, và có tinh thần chống cự mãnh liệt ;

        2) Tuyên truyền rộng rãi để « chặn đứng tội ác ». Nhắm vào mục tiêu ấy, nên gửi đến Zinder những người ở hồ Tchad... Gửi đến luôn luôn thư từ và điện tín nói đến tình thương mến và sự đe dọa, tin tức vui, nhất là buồn, của gia đình, lời hứa sẽ có những sự tố giác động trời. Kế sách này có vẻ bắt chước người Đức thật, nhưng có thể  làm nao núng những người yếu bóng vía. Tôi đã ủy thác cho Dio, láng giềng trực tiếp của họ, thi hành mọi biện pháp : nói chuyện với họ, viết thư, hẹn nơi gặp gỡ họ, dùng cách hoãn binh, kéo dài thời gian. Tôi còn trao cho họ coi những bản văn quan trọng, thí dụ một nhật lệnh nói đến đại đội « bộ hành » ở hồ Tchad đã lên đường.

        Nếu Niger định tấn công, điều này có thể xảy ra lắm, tôi sẽ kêu gọi đại đội Bouillon ở Maroua.

        Xin nói đến những vùng xa xôi. Tôi đã quyết dùng đủ mọi cách để đổi phó với người Ý, như ông đã chỉ thị :

        1) Tôi đã ra lệnh cho nhóm du mục Tibesti đột kích Tedjẻrẻ từ mùng 3 đến mùng 10 (đã lập một đoàn lạc đà từ ngày mùng 3).
 
        2) Một nhóm 10 người sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp ở Ornano tham dự trận đánh Bagnold từ mùng 7 đến 20.   

        3) Tôi đã quyết định đến cuối tháng giêng sẽ thực hiện một cuộc đột kích mạnh mẽ vào vùng Koufra. Để thực hiện mục tiêu ấy, Parazols cố gắng tạo lập một phân đội kiểu Bagnold.

        Trong hai ngày nữa đàn lạc đà sẽ cho biết đích xác khả năng của chúng như thế nào. Không quân sẽ tham dự trước, trong, và sau cuộc hành quân. Rồi sẽ bắt được liên lạc với người Anh.

        Tôi đang trong thời kỳ còn phải vượt qua nhiều trở lực : người ta nói đến những sự nguy hiếm của cuộc hành quân này để làm cho bộ máy sai lệch giữa lúc bắt đầu chạy... Đây lại vẫn những mánh lới quen dùng của người Pháp, họ không biết rằng chỉ có tinh thần đồng đội mới cho phép người ta thực hiện được cái gì. Đã có lúc tôi muốn buông trôi hết, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi chỉ cầu nguyện như ông tôi đã dậy tôi ngày trước : « Lạy Chúa, xin Chúa giải thoát cho tôi khỏi tay các bạn hữu của tôi, còn kẻ thù của tôi thì cứ mặc tôi đối phó ». Dĩ nhiên, chuyện này không ám chỉ tướng de Larminat vì ông có cái nhìn rất sáng suốt.

        Cảm tướng về bộ đội vùng Tachađ : Sĩ quan người Âu tăng gia nhiều, nhất là ở bắc bộ, nhưng chưa có ai có kinh nghiệm cuộc chiến này hay cuộc chiến trước. Đại đội « bộ hành » đà làm cho họ xuống tinh thần nhiều rồi.

        Giá trị của những bộ đội bản xứ kém, kém quá. Chỉ vì Buhrer phạm lỗi lầm, tưởng rằng có thể huấn luyện hộ binh mau như làm đồ hộp. Thiếu hẳn nhân viên cấp chỉ huy. Tôi hy vọng rằng có thể  đạt được con số 1 Trung sĩ bản xứ và 2 hạ sĩ cho 30 người, nhưng thực ra một toán lính da đen chỉ có giá trị thực sự nếu trung bình để 1 người Âu cầm đầu 10 người bản xứ. Nếu tôi hành quân ở Koufra thì tôi phải tuyển lựa người như đã tuyển lựa trong trận đánh Libreville.

        De Marmier đã đi rồi... Mặc dầu có khuyết điểm, nhưng không bao giờ tôi quên sự giúp đỡ toàn diện của ông ta trong vụ Libreville. Không có ông ta thì phi cơ hãy còn đóng hòm giữ ở kho Douala.

        Xin ông đừng buồn lòng nếu trong ba hay bốn tuần lễ nữa chưa thấy phi cơ của chúng ta oanh tạc quân Ý ; tôi cố gắng để khỏi sự một cách oanh liệt, đánh mạnh ngay từ lúc đầu. Vấn đề lớn là đường xa và lấy nước cho xe hơi và lạc đà.

        Ông nên chắc chắn rằng chúng tôi không chịu lùi bước trước một khó khăn nào, từ tiền tuyến hay hậu cần.

        Xin kính gửi ông sự tận tâm hoàn toàn, sự tin tưởng tôn kính và sự biết ơn lớn lao ông cho phép tôi còn là người Pháp.

        1-1-41. — Hỏm nay trở về Ounianga, tôi nhận được một điện tín của tướng Larminat cho tôi biết rằng ông rất tin cẩn tôi. Tôi cám ơn ông đã dành cho tôi sự tin cần ấy. Nếu ông trông thấy chúng tôi bị mắc kẹt ở một nơi vì cơn bão cát trong ba ngày thì hẳn ông tin chắc rằng chúng tôi đã làm tất cả cái gì có thể làm được để giải thoát. Chúng tôi đã thực hiện được cuộc thám sát bằng phi cơ trên không phận Koufra. Đã phát hiện được bảy chiếc phi cơ đậu dưới bãi. Chiến lũy Tadj có vẻ kiên cố và ở vị trí tốt.

        Như vậy, tôi không tính lấy chiến lũy ấy, nhưng chỉ gây thiệt hại tối đa cho căn cứ không quân và những tổ chức khác ở ngoài chiến lũy. Với số quân 200 người khả dụng, tôi phải dùng 70 cỗ xe vì nơi đột kích ở xa và xe cam nhông ăn tốn xăng quá không thích hợp với loại công việc này. Mặc dầu khó khăn đủ loại, nhưng chúng tôi cũng mạnh tiến và chúng tôi sẽ thành công. Chúng tôi sẽ nghĩ đến ông, thưa Đại Tướng...

        Một lần nữa, xin gửi lên ông lòng tin tưởng tôn kinh của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:16:24 pm

        Công hàm của tướng de Gaulle gửi ông A. Eden, Quốc Vụ Khanh đặc trách Ngoại Giao

        Luân Đôn, mùng 4 tháng giêng 1940

        Kinh thưa ông Bộ Trưởng,

        Trong lúc này, không có lý do gì để buộc tội đô đốc Muselier, ngoại trừ « tài liệu » của Vichy, nghĩa là dáng ngờ vực đối với Pháp Tự Do vì là tài liệu của địch thủ.

        Mặt khác, tôi cho rằng rất có thể Vichy đã âm mưu đưa ra những « tài liệu » ấy để cột Pháp Tự Dơ vào một lỗi lẫm trọng đại không thể sửa chữa được và gây sự bất hòa giữa Pháp Tự Do và người Anh.

        Tôi buộc lòng phải chính thức tuyên bố một lần nữa rằng cách thức điều hành công việc trong vụ này có nhiều khuyết điểm. Tôi cho rằng đây chỉ là những khẳng định không có kiểm chứng, của những người quyết tâm làm hại Pháp Tự Do và phá hoại sự liên minh với nước Anh ; những tài liệu như thế không đủ để bắt giam một phó đề đốc Pháp chỉ huy hạm đội Pháp cùng tham dự chiến cuộc với hạm đội Anh. Ngoài ra, trong trường hợp nào, tôi cùng cho rằng đáng ra chính phủ Anh không nên bắt giam như thế khi chưa cho tôi biết tin.

        Sau hết, tôi không thể chấp nhận điều kiện vật chất và tinh thần đã thực hiện sự bắt giữ và giam cầm ấy.

        Bởi vậy tôi yêu cầu Chính phủ Anh cấp bách tìm những biện pháp cần thiết để đó đốc Muselier được đối xử một cách xứng đáng với danh dự và để tôi được thông báo cho biết những lý do kéo dài thời gian giam cầm.

        Trân trọng kính chào ông Bộ Trưởng.

        Nhận xét về các tài liệu dùng làm bằng chứng để bắt giam phó đô đốc Muselỉer.

        Trao cho tướng Spears ngày mùng 7 tháng giêng 1941

        1) Nói chung, những tài liệu có vẻ như do một nhân viên của Vichy (tướng Rozoy) soạn thảo và kỹ tên, để bôi nhọ một trong những nhân vật chỉ huy quân sự của Pháp Tự Do, chỉ đáng ngờ vực và không thể tin được.

        2) Những tài liệu này xuất phát từ tay một nhà ngoại giao ngoại quốc trao cho một nhân viên an ninh một cách giản dị quá, sau khi tướng Rozoy rời khỏi nước Anh, việc ấy kỳ dị quá. Giữa một bầu không khí đầy âm mưu chính trị, việc này càng làm cho thấy rõ có sự xếp đặt.

        3) Ngoại trừ có âm mưu xếp đặt sẵn, còn thì khó mà tin đượe rằng một sĩ quan cao cấp gửi về cho chính phủ mình những tin tức quan trọng tối mật như vậy, lại có thể bất cẩn đến nỗi viết vào giấy công văn chính thức có tiêu để tổng Lãnh Sự Pháp và có đóng dấu của cơ quan hành chánh ; bản tài liệu không có chút thận trọng nào, không dùng những danh từ ước định, không dùng chữ viết tắt, mà còn ghi hết tên những người đã cung cấp tin tức, còn ghi cả tên và địa chỉ người nhận trong các bản văn (Thư để ngày 17 tháng chín).

        4) Cả 4 bản tài liệu hợp lại với nhau thành một toàn bộ gần như chỉ nhắm vào đó đốc Muselier. Điều ấy chỉ có thể làm cho người đọc có thêm cảm tưởng rằng đây chỉ là một âm mưu, nhất là người ta ám chỉ những vụ dễ làm cho nhà cầm quyền Anh và tướng de Gaulle bị xúc động — như vụ Dakar, Surcouf, việc tiếp đón tướng Catroux ở Luân Đôn,

        Bức công hàm ngày mùng 5 tháng tám

        5) Nhiều điếm làm cho người đọc nghĩ rằng bản tài liệu không viết ra ngày ghi trong tài liệu mà chỉ viết ra sau ngày ấy. Người ta đã cột đô đốc Muselier vào với những việc như sau : «Bộ Hải Quân Anh đã hoàn thành một kế hoạch hành quân lớn vào lãnh địa Pháp ở Phi Châu. Đại đội trưởng Parant và bộ tham mưu của ông đã lên đường ... Thuộc địa duy nhất định tiến chiếm là Senegal. Một cuộc đổ bộ sẽ được thực hiện ở Dakar... Đô đốc Muselier bài bác cuộc hành quân điên rồ này».

        Ngày mùng 4 tháng tám. Tuy đã dự định cuộc viễn chinh Dakar trên nguyên tắc, nhưng kế hoạch hành quân vẫn chưa thảo xong. Mặt khác, đại tá Parant và nhiều sĩ quan có rời khỏi nước Anh vào tháng bảy nhưng không phải đến Senegal. Họ đi qua Accra để đến Cameroun, tướng de Gaulle đã tính lôi kéo xứ này về tập kết (đã về tập kết thực sự ngày 27 tháng tám)

        Những điểm trên đây, đô đốc Muselier đều biết rõ vào ngày mùng 5 tháng tám, những điều người ta đổ lỗi cho ông mâu thuẫn hiển nhiên với sự thực.

        Sau hết, khó mà tin được rằng đô đốc Muselier dùng danh từ «điên rồ» để ám chỉ cuộc hành quân ấy khi ông biết rõ điều kiện vào ngày mùng 5 tháng tám.

        Bức công hàm ngày 11 tháng tám

        6) Theo bức thư này thì 2000 Anh Kim đã được trao cho đô đốc Muselier và còn chuyển thêm cho ông nhiều nữa, để ông tìm cách cản trở việc tuyển mộ thủy thủ cho Lực Lượng Pháp Tự Do.

        Mọi người Anh và Pháp đen nhận thấy điều này hết sức vô lý khi họ biết rõ đô đốc Muselier đã cố gắng hoạt động như thế nào để vượt bao nỗi khó khăn mà tuyển mộ các đoàn thủy thủ ngày nay phục vụ trên các tầu bè dưới quyền chỉ huy của ông. ( đính theo một biểu đồ tuyển dụng Thủy Binh Pháp Tự Do)

        Công hàm ngày 17 tháng 9

        7) «Catroux đã có mặt ở đây từ buổi sáng hôm nay. Hẳn là gây được cảm tưởng tốt đẹp đối với quần chúng Anh. Người ta nghĩ rằng ông sẽ thay thế tướng de Gaulle vì ông này mỗi ngày mỗi xuống thấp,

        Ngày tướng Catroux đến Luân Đôn, thật tướng Bozoy khó mà biết được chắc chắn cảm tưởng của người Anh đối với ông ta thế nào.

        Mặt khác, nếu sau vụ Dakar, dĩ nhiên uy tín của de Gaulle ở Luân Đôn xuống thật, nhưng trước vụ Dakar 4 ngày, giữa lúc mọi người đang hy vọng chứa chan thì bảo rằng de Ganlle «mỗi ngày một xuống thấp» quả là không đúng chút nào.

        Công hàm ngày 26 tháng chín

        8) Nên để ý rằng tài liệu nói đến tầu Surconf và cách trao tiềm thủy đĩnh ấy cho Vichy, nói một cách bóng gió để làm cho các nhà cầm quyền Anh ngờ vực và công phẫn đối với người Pháp Tự Do,

        Cũng nên biết rằng chính đô đốc Muselier đã chỉ định hải quân trung tá Ortoli chỉ huy tầu Surcouf và chưa bao giờ nói đến vấn đề thay thế ông cả.

        Trái với điều nói trong bức công hàm của tướng Rozoy, Hải Lực Pháp Tự Do ít nhất cũng có một sĩ quan cao cấp có thể chỉ huy được tầu ấy là hải quân đại tá Cabanier.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:21:34 pm

        Sự vụ lệnh của tướng de Gaulle gửi tướng Legentilhomme

        Luân Đôn, 17 tháng giêng 1941

        Chiếu thỏa ước ký kết giữa chính phủ Anh và tướng de Gaulle, tướng chỉ huy sư đoàn Legentilhomme dẫn các bộ đội và vật liệu đến Port-Soudan, được ủy nhiệm để thực hiện cuộc hành quân «Marie» trong trường hợp có quyết định thực hiện. Ông sẽ thảo luận trực tiếp với nhà cầm quyền Anh ở Trung Đông đế quy định chi tiết thừa hành.

        Tướng Legentilhomme sẽ được đặt quyền trực, tiếp của tướng Sir Archibald Wayell , KCB , CMG MC , Tư Lệnh Lực Lượng Đồng Minh ở Trung Đông.

        Công hàm của tướng de Gaulle gửi René Cassin, Luân Đôn ; đô đốc Muselier, Luân Đôn, tướng Catroux, Le Caire; tướng Larminat, Brazzayille; toàn quyền Eboué, Brazzayille; tướng quân y Sieé, Brazzayile ; đại tá Leclerc, Fort- Lamy ; đại tá hải quân d'Araenlieu, Ottawa nhân viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc.

        Luân Đôn, 18 tháng giêng 1911

        Tôi giả thiết rằng quý vị đã biết tin về lập trường của tôi trong các bài diễn văn mới đây trên đài phát thanh, trong bài diễn văn đọc trước đức Hồng Y Hinsley về thái độ của Pháp Tự Do đối với đồng minh và Chỉnh phủ Vichy. Tôi mong rằng quỷ vị sẽ cho biết ý kiến về ba sự việc có thể xảy đến như sau ;

        1) Trong hiện tình, nghĩa là Vichy chấp nhận sống dưới chế độ đình chiến và hợp tác với địch, ông có cho rằng, đối với chúng ta, chúng ta cần phải khước từ mọi liên lạc với Vichy không ?

        2) Nếu Vichy thôi chấp nhận chế độ đình chiến và hợp tác và định tránh ra ngoài vòng kiểm soát của địch, không phải để trở lại cuộc chiến mà để giữ thái độ trung lập trong trường hợp ấy ông có cho rằng chúng ta nên tiếp tục không thừa nhận quyền hành của họ miễn là thiết lập với họ một vài loại liên lạc nhắm vào tương lai ?

        3) Giả thiết rằng Chính phủ Vichy quyết định thiên đô sang Bắc Phi và trở lại cuộc chiến thì chúng ta phải đòi hỏi những điều kiện đối nội và đối ngoại thế nào để phối hợp với họ ?

        Điện tín của tướng de Larminat, Cao ủy Brazzayille, gởi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

        Fort Lamy, 20 tháng giêng 1941.

        Trong một cuộc tuần tiễu của quân Anh -  Pháp, đồn Mourjouk của Ý đã bị công kích hôm 11 tháng này. Trong khi hỏa lực phong tỏa cả đồn lính tại chỗ thì sân bay bị tấn công và nhiều tù binh bị bắt. Tất cả đồ trang bị, kho chứa phi cơ và ba chiếc phi cư bị phá hủy. Người Ý thiệt hại 30 người chết và bị thương. Hôm sau đồn Traghen bị chiếm Gatroum bị công kích ngày 13. Phân đội trở Về không gặp trở ngại nào. Đồng minh thiệt hại hai tử trận và một bị thương.

        Công hàm của tướng de Gaulle gửi Sir Alexander Cadogan, Thứ trưởng Ngoại Giao

        Luân Đôn, 21 tháng giêng 1941

        Kinh thưa Thứ Trưởng,

        Ông đã có nhã ý gửi cho tôi một bản giác thư trình bày quan điểm của chính phủ Anh về tình hình Đông Dương.

        Về phía tôi, tôi tưởng nên gửi đến quý ông một giác thư của chúng tôi để xác định lập trường của Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp đối với tình hình ấy.

        Tôi cũng gửi tới ông bản văn một thông cáo của Hội Đồng Phỏng Vệ Đế Quốc Pháp, bản văn đã được sửa chữa, thế theo những đề nghị của ông về việc này.

        Trân trọng kính chào Thứ Trưởng.

        Giác thư

        20 tháng giêng 1941

        1) Đứng trước cuộc xâm lăng Đông Dương của lực lượng võ trang Nhật và Thái Lan, Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp nhận định rằng hiện thời không có đủ phương tiện vật chất cần thiết đề phòng  thủ Đông Dương từ bên ngoài. Nhưng tình trạng ấy có thể thay đổi trong tương lai. Trong trường hợp nào thì Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp cũng cho rằng mình phải bảo vệ quyền của nước Pháp bất cứ ở nơi nào quyền ấy bị đe dọa.

        2) Một phong trào quốc nội đòi hỏi thay thế nhà cầm quyền của Vichy bởi những người do Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp chỉ định, sẽ làm cho nước Nhật tăng cường ngay biện pháp xâm lăng ; lúc này Đông Dương không thể tự lực đối phó với cuộc xâm lăng ấy. Bởi thế cho nên Hội Đồng không muốn đề nghị xách động một phong trào như vậy. Hội Đồng đã ghi nhận rằng nhà cầm quyền của Vichy ở Đông Dương hình như muốn hứa rằng không làm gì để phá rối trật tự tại các lãnh thổ Pháp ở Thái Bình Dương, vả chăng họ cũng không đủ khả năng để làm như vậy dù có ý định chăng nữa.

        3) Ngoài vấn đề thích ứng với hoàn cảnh ấy, chúng tôi nghĩ rằng dù sao thì quyền lợi của nước Pháp ở Viễn Đông cũng liên đới với quyền lợi của các cường quốc khác. Đặc biệt là sự bành trướng của Nhật và Thái Lan ở Đông Dương — nhất là tình trạng ấy sẽ tồn tại sau này — không thể không ảnh hưởng đến địa vị ngày nay của Đế Quốc Anh, Hoa Kỳ và Hòa Lan tại miền Á Châu này.

        4) Nếu chỉ có một cường quốc đứng ra làm trọng tài thì việc hòa giải có thể không thành vì sự thiếu thiện chí của nhà cầm quyền Đông Dương hay của Nhật và Thái Lan ; nhưng nếu cả ba đại cường đứng làm trọng tài, ít ra để chấm dứt tình trạng thù nghịch, thì hẳn là sẽ có hy vọng đem lại kết quả. Tình hình quân sự của người Nhật, nhất là tại Quảng Tây và tình trạng giao thông xa xôi giữa Nhật và Đông Dương sẽ là điều kiện giới hạn những đòi hỏi của Nhật, dĩ nhiên là của Thái Lan nữa, nếu ngay lúc này đưa ra một đề nghị trọng tài tập thể. Trải lại, nếu khả năng kháng cự của Đỏng Dương sút kém thì Nhật và Thái Lan sẽ trở lại cố chấp không nhượng bộ.

        5) Trong trường hợp nào và nếu nhà cầm quyền ở Đồng Dương còn có ý muốn chống lại sự xen lấn của Nhật Bản và Thái Lan, thì Hội Đồng không chống lại một vài dễ dãi giúp nhà cầm quyền giữ trật tự trong nước và bênh vực quyền lợi nước Pháp. Điều này liên hệ đến việc lập lại liên lạc kinh tế với đồng minh và việc cho phép Đông Dương tăng cường vũ khí.

        Về phương diện này thì việc di chuyển phi cơ « Bẻarn » sang Đông Dương tuy khó khăn nhưng theo tôi thì cũng được, miễn là nhà cầm quyền Đông Dương cam kết không để ai dùng những phi cơ chống lại lực lượng Pháp chống lại Đồng minh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:25:58 pm

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng Catroux, Le Caire

        Luân Đôn, 21 tháng giêng 1941

        Đồng ý với chỉnh phủ và bộ chỉ huy chiến tranh Anh Quốc, tôi đã ký một dự án hợp tác của lực lượng quân sự Pháp trong những cuộc hành quân ở Abyssinie.

        Kế hoạch này khỏi sự bằng việc chiếm lẩy thuộc địa Djibouti bằng lực lượng Pháp Tự Do vào cuối tháng ba, nếu tin tức trên lấy được trong những tuần lễ tới về tình hình Djibouti cho biết rằng việc tiến chiếm không đến nỗi khó khăn lắm.

        Tướng Legentilhomme có nhiệm vụ thực hiện cuộc hành quân, ông sẽ rời khỏi nước Anh ngày 27 tháng giêng bằng phi cơ, đi qua Brazzayille rồi đến ngay Le Caire để đến thăm ông và tường trình mọi việc. Tôi dự định ông có thể đến nơi vào ngày 12 tháng hai.

        Vì sự hợp tác quân sự của chúng ta là một phần của toàn bộ kế hoạch hành quân do tướng Wayell chỉ đạo, cho nên tướng Legentilhomme sẽ đươc đặt dưới quyền tư lệnh của tướng Wayell.

        Dĩ nhiên, tướng Legentilhomme và các bộ đội của ông ta sẽ thống thuộc ông về các phương diện khác, nhất là các phương diện kỷ luật, thăng thưởng v.v... Tướng Legentilhomme sẽ phải phúc trình lên ông tất cả mọi việc.

        Mặt khác, ông cũng có nhiệm vụ cất đặt công việc hành chánh xứ Somalie thuộc Pháp nếu chúng ta thực hiện được việc tập kết xứ ấy. Mọi vấn đề chánh trị khác có thể đặt ra, nhất là các vấn đề của Abyssinie, cũng sẽ thuộc thầm quyền của ông.

        Vả chăng, tôi cũng mong rằng sẽ được hội kiến với ông ở Le Caire trước khi mở cuộc hành quân. Từ đây cho đến ngày ấy tôi yêu cầu ông chơ biết tất cả tin tức và ý kiến cần thiết, tất nhiên phải kể đến những điểm cần phải giữ bí mật, tùy ông ước lượng tầm quan trọng của sự bí mật ấy.

        Điện tín của Garreau - Dombasle đại úy Pháp Tự Do tại Hoa Kỳ, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn,

        Nữu Ước, 21 tháng giêng 1941

        Giáo sư May đã tiếp xúc với các giới trong chính phủ để mở cuộc điều tra. Kết quả cho biết rằng chính phủ Hoa kỳ rất bối rối vì những biến cố mới xảy ra ở Đông Dương, nhưng lúc này Hoa Kỳ muốn tránh mọi cuộc đụng độ với Nhật bất với cứ giờ nào. Hoa Kỳ cho rằng Đông Dương ngoài thực tế là một quốc gia tự trị, họ giữ liên lạc chặt chẽ và trực tiếp với đại sứ Haye và đô đốc Decoux, như vậy là chúng ta đã hoàn toàn ở ngoài vòng rồi. Trong một cuộc tiếp xúc với phái viên của Thái Lan, Bộ Trưởng Hull hình như đã có áp lực nào đó để ngăn chặn cuộc xung đột hiện thời. Ý kiến riêng của tôi là lúc này không có chút hy vọng nào để áp lực có thể đem lại kết quả. Uy tín cả nhân của nhà độc tài Luang - Pibul sẽ bị xúc phạm. Một sự nhượng bộ hay thất bại quân sự nào cũng nguy hại cho phe đảng của ông và có lợi cho phe đối lập. Ngoài ra, người Nhật là những người giật dây cuộc tranh chấp Đông Dương, họ không chịu chấm dứt chỉ vì có lời yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ. Hầu như Hoa Kỳ cho rằng cuộc xâm lăng Đỏng Dương không thể tránh được, mà cũng chẳng cần phải phản đối làm gì cho mệt ; họ chỉ ra tay khi nào các giới thông thạo việc Nhật Bản cho rằng người Nhật quyết định bành trướng xuống phương Nam.

        Điện tín của tướng Catroux, tổng đại lý ở Le Caire, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn.

        Le Caire, 24 tháng giêng 1941

        Trong cuộc tấn công Tobrouck, một phân đội Pháp Tự Do đã tham dự cuộc hành quân, phân đội này gồm hai chi đội cơ giới, chỉ huy trưởng thiếu tá Folliot. Sau khi chiếm được một công sự chiến đấu, ngay từ tối hôm đầu tiên, họ đã tiến sâu vào phòng tuyến địch đến 6 cây số. Chính đài V.T.Đ Ý đã loan báo tin ấy. Cuộc tiến binh rất ngoạn mục của kỵ binh Phi Châu này vẫn tiếp tục.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi Thống đốc Nouvelle Calédonie Noumea

        Luân Đôn, 28 tháng giêng 1941

        I.— Vì tình hình tổng quát, nhất là về phía người Nhật, ông cần phải đảm lãnh trách nhiệm phòng thủ Nouyelle Calẻdonie và Tahiti và hoàn bị sự phòng thủ ấy.

        II.— Như vậy, tất cả các bộ đội hiện có ở Nouyelle Calẻdonie và Tahiti và các bộ đội ông tuyển mộ được đều dùng để phòng vệ Nouyelle -  Calédonie và Tahiti cho đến khi có lệnh mới của tôi, ngoại trừ 300 người của Nouyelle-Calẻdonie và 300 người của Tahiti gửi sang Trung Đông khi nào có đủ điều kiện để ra trận nghĩa là được xung vào quân ngũ võ trang, trang bị và huấn luyện.

        III.— Việc chuẩn bị và chuyên chở lính tình nguyện từ Nouyelle-Calédonie sang Trung Đông sẽ thực hiện với sự giúp sức của chính phủ Úc, việc phòng thủ Nouyelle-Calẻdonie cũng có thể nhờ sự yểm trợ của chính phủ Úc, bởi thể cho nên tôi đã yêu cầu chính phủ Úc gởi sĩ quan liên lạc sang tiếp xúc với ông để xếp đặt mọi vấn đề thực tiễn liên hệ đến việc yểm trợ quân sự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:29:17 pm

        Sắc lệnh quy định việc tổ chức Huy Chương Giải Phóng.

        Tướng de Gaulle,

        Lãnh tụ người Pháp Tự Do, quyết định ;

        Điều thứ 1.— Thi hành dụ số 7 ngày 16 tháng 1 năm 1940 thiết lập Huy Chương Giải Phóng.

        Hội đồng này đặt dưới quyền chủ tọa của lãnh tụ người Pháp Tự Do, sẽ gồm có 5 hội viên, trong số đó một người sẽ giữ nhiệm vụ Chưởng Quản.

        Quý vị có tên sau đây được chỉ định làm Bạn Giải Phóng và Hội Viên.

        Đại tá hải quân Thierry d‘ Argenlieu ;
        Toàn Quyền Ebouẻ ;
        Trung Úy đ‘ Ollonde ;
        Sĩ quan vô Tuyến Điện Viên Hải Thương Popieul;
        Thượng sĩ Không Quân Bouquillard ;
        Đại tá hải quân Thierry d‘ Argenlieu được chỉ định làm Chưởng Quản.

        Điều thứ 2.— Hội Đồng Huy Chương Giải Phóng sẽ nhóm hợp ba tháng một lần nếu có thì giờ nhóm họp ngoài các cuộc hành quân, và nhóm phiên bất thường khi nào có giấy triệu tập của Lãnh Tụ người Pháp Tự Do,

        Sổ sách sẽ giao cho một viên thư ký, kiêm việc chưởng ấn.

        Hội Đồng thảo luận và cho ý kiến về tất cả mọi đề nghị chuyển lên lãnh tụ người Pháp Tự Do ; vị này có thể hỏi ý kiến riêng một hay nhiều hội viên, hội viên trả lời bằng thư.

        Điều thứ 3.— Phù hiệu của Huy Chương Giải Phóng có hình đồng tiền khắc mũi kiếm và thập tự Lo Ren.

        Mặt trái thích chữ :

        Patriam Servando Victoriam Tulit.
        Dải băng có vân đen và xanh tượng trưng cho tang tóc và hy vọng của Tổ Quốc.

        Điều thứ 4.— Huy chương Giải Phóng sẽ được Lãnh Tụ người Pháp Tự Do ban cấp sau khi lấy ý kiến của Hội Đồng. Lãnh Tụ người Pháp Tự Do đưa đề nghị hay chiếu đề nghị của các Cao Ủy, Thống Đốc và toàn quyền thuộc địa, của các đại diện Pháp Tự Do ở Ngoại Quốc, của các nhân viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc hay các nhân vật khác được hỏi ý kiến về việc đề nghị này.

        Điều thứ 5.— Huy chương Giải Phóng sẽ do Lãnh Tụ người Pháp Tự Do long trọng trao tặng người được ân thưởng hay do người nào được ông ủy nhiệm trao tặng.

        Người ngoại quốc có công với Pháp Tự Do có thể được trao tặng Huy Chương Giải Phóng và được coi là nhân viên của tổ chức này.

        Điều thứ 6.— Kỷ luật sẽ được Hội Đồng bảo vệ ; Hội Đồng "Có thể đưa ra lời khiển trách và đề nghị  khai trừ ; sự khai trừ sẽ do Lãnh Tụ người Pháp Tự Do quyết định.

        Sự khai trừ sẽ được quyết định khi nào có những hành vi trái với danh dự của những người được ân thưởng huy chương, không liên hệ gì đến hình phạt kỷ luật hay pháp định. Hành vi xúc phạm danh dự có thể xảy ra sau khi ân thưởng Huy Chương hay trước khi ân thưởng nhưng sau khi ân thưởng mới được phát giác.

        Điều thứ 7.— Nghị định quy định thể thức áp dụng sắc lệnh này sẽ được ban hành sau ; sắc lệnh này sẽ được đăng vào Báo Pháp Tự Do.

        Làm tại Luân Đôn ngày 29 tháng giêng 1941
C. de Gaulle       

        Công hàm của tướng de Gaulle gửi tướng Wavell Tư Lệnh quân đội Anh tại Trung Đông

        Luân Đôn, 30 tháng giêng 1941

        Kinh thưa Đại Tướng,

        Lại một lần nữa, tướng Legentilhomme sẽ đến trình diện ông nay mai. Như tôi đã nói rõ trong sự vụ lệnh của ông ta, tôi đặt ông ta dưới quyền sử dụng của ông, vì tôi hiểu rõ rằng việc chỉ huy quân sự trong những cuộc hành quân cần được thống nhất. Xin nói thêm rằng tướng Legentilhomme rất vui sướng và tự hào vì được làm dưới quyền ông. Tôi đã thông báo cho tướng Catroux biết việc này.

        Như tôi đã trình bày, ý muốn của tôi là các bộ đội đưa từ Trung Phi sang và do tướng Legentilhomme chỉ huy sẽ được dùng ở cùng một chiến địa. Tất cả gồm có 6 đại đội, một chi đội chiến xa, một giàn đại pháo và một toán pháo binh.

        Nếu cuộc hành quân « Marie » có thể thực hiện được và nếu thành công thì con số ấy sẽ tăng thêm để các bộ đội có thể cùng nhau tham dự cuộc chiến sau trận đánh này. Trái lại, nếu không thì xin ông cho tôi tập hợp tất cả các bộ đội từ Trung Phi sang để cùng dự chiến ở một nơi. Ông hiểu hơn ai hết rằng, không kể những lợi ích khác, việc tập trung các lực lượng Pháp vào một nơi như vậy sẽ có ảnh hưởng chính trị và tinh thần to rộng hơn.

        Trân trọng kính chào Đại Tướng và khen ngợi những chiến công oanh liệt của Đại Tướng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:34:49 pm
         
       Bảng ghi những câu trả của hội viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc về thái độ đối phó với Vichy. Người ghi chú :René Cassin.

        Luân Đôn, tháng hai 1941

        I.— Tóm tắt những câu trả lời vấn đề thứ nhất : thái độ

        1)Tướng Catroux :

        Theo sự hiểu biết nội bộ Vichy của chúng ta, bổn phận của chúng ta là không nên đã kích Thống Chế Pétain mà chỉ nên gây ảnh hưởng đến ông qua một vài nhận vật, thí dụ : tướng Leclerc).

        2) Đô đốc Muselier ;

        Pháp Tự Do phải cố gắng lập liên lạc với một vài nhân vật trong chính phủ Vichy. Phải liên lạc với thống đốc thuộc địa, nhất là Bắc Phi. Nên    bắt liên lạc riêng từng người một, trực tiếp hay trung gian    thuộc viên của họ, để có những người trung gian sẵn sàng giúp tay cho mình. Hành động như vậy không có nghĩa là thừa nhận Vichy.

        3) Tướng de Larminat :

        Chỉ nên có những liên lạc tùy cơ hội và giới hạn trong một   phạm vi nào đó. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng không thừa nhận tính cách hợp pháp của một chỉnh quyền Pháp không tiếp tục cuộc chiến.

        4) Toàn quyền Eboué :

        Chúng ta phải tiếp tục bác bỏ mọi sự liên lạc với Vichy và tỏ cho người Pháp biết rằng quyền hành của Vichy không được thừa nhận là hợp pháp.

        5) Giáo sư Cassin:

        Trên nguyên tắc, khước từ mọi sự liên lạc với Vichy đế tránh việc hạ thấp giá trị tinh thần của chúng ta đối với dân tộc Pháp, và tránh âm mưu phá hoại nội bộ của chúng ta. Tiếp xúc kín dáo và gián tiếp. Lúc này, phải nhấn mạnh sự thiếu tự do, quyền hành và tính cách bất hợp pháp của Vichy. Lúc này không nên công kích Pétain. Công kích mạnh thêm, nếu Vichy ngồi lâu ở địa vị ấy đe dọa khả năng phòng thủ Đế Quốc.

        6) Đại tá hải quân d’Argenlieu :

        Phải tiếp tục khước từ mọi liên lạc chính thức với Vichy ; nhấn mạnh đến sự kiện chính phủ ấy chấp nhận đình chiến nên mất hết uy quyền và phái chịu trách nhiệm về hậu quả của cuộc đình chiến ấy ; không nến công khai nói đến cá nhân Thống Chế.

        7) Đại tá Leclerc :

        Đồng ý kiến với toàn quyền Eboué.

        Kết quả toàn bộ :

        Nhiều hội viên trong Hội Đồng tản thành việc lập liên lạc không chính thức với một vài nhân vật trong chính phủ Vichy, với một vài đại lãnh tụ hay thống đốc và những thuộc viên của các vị ấy. Nhưng điều nổi bật là sự thận trọng : tiếp xúc, liên lạc không chính thức. Mọi người đều đỏng thanh không thừa nhận chính quyền Vichy, nhưng không đả kích cả nhân Pétain.

        II. — Tóm lược những câu trả lời vấn đề hai :giả thuyết di chuyển chinh phủ Vichy sang Phi Cháu nhưng vẫn giữ thái độ lập.

        1) Tướng Cairoux :

        Cần phải tăng thêm những cuộc tiếp xúc, nhưng không thừa nhận chính phủ ấy là hợp pháp chừng nào chưa trở lại cầm súng ra trận. Pháp Tự Do không thể ngưng cuộc chiến. Chúng ta trung thành với ý chí chiến đấu bên cạnh người Anh là để đổi lấy những cam kết của ông Churchill.

        2) Đô đốc Muselier :

        Cố gắng tiếp xúc với chính phủ ấy nhưng không thừa nhận quyền hành của chinh phủ ấy vì sự trung lập lại còn hèn nhát hơn và không thể đứng ngoài vòng ảnh hưởng của địch để có thể tha thứ được.

        3) Tướng de Larminat :

        Nếu có thể được thì nói rộng thêm liên lạc nhưng không thay đổi thái độ đối với một chính quyền bất hợp pháp không chịu tiếp tục chiến tranh.

        4) Toàn quyền Ẻbouẻ :

        Cũng trả lời như trên.

        5) Tướng quân y Sicé :

        Không thừa nhận một chính phủ cố thủ giữ thải độ trung lập mặc dầu ở ngoài vòng kiểm soát của địch. Duy trì một vài liên lạc hạn hẹp có ích dụng đại quát trong tương lai.

        6) Giáo sư Cassin :

        Nối lại liên lạc không chính thức, không ngưng hoạt động quân sự Pháp Tự Do, không thừa nhận quyền hành trên pháp lý hay trên thực tại của chính phủ Vichy, không tỏ thái độ yếu kém của Pháp Tự Do. Không chịu làm công cụ cho một cuộc mà cả vô đạo khi Vichy ra điều kiện rằng muốn cho họ trở lại chống Đức thì phải thừa nhận quyền hành hợp pháp của họ, hành vi quá khứ của họ và độc quyền chi đạo của họ.

        7) Đại tả hải quân d‘Argenlieu :

        Thái độ không thay đổi. Tiếp tục hay nới rộng những liên lạc chánh thức.

        8 ) Đại tá Leclerc :

        Cũng trả lời như toàn quyền Eboué.

        Kết quả tổng quát:

        Toàn thể mọi người đồng ý lập liên lạc không chính thức hay nới rộng những liên lạc ấy, nhưng không chấp nhận quyền hành của một chính phủ đứng trung lập.

        III — Tóm lược những câu trả lời vấn đề ba : Giả thuyết chính phủ Vichy di chuyển Phi Cháu để trở lại cuộc chiến.

        1) Tướng Catroux :

        Cần phải tuyên bố sẵn sàng thừa nhận, trả lại lãnh thổ, nhận chiến đấu trong hàng ngũ quân đội của chính phủ ấy, với điều kiện duy nhất là phục hồi quyền lợi và chức vị của chúng ta ; nhưng chúng ta không cam kết tán thành những hành động chính trị đối nội và đối ngoại của họ khi chấm dứt chiến tranh. Trong trường hợp họ không chấp nhận những điều kiện ấy, chúng ta sẽ liên minh và hợp tác với chính phủ ấy nhưng vẫn giữ các thuộc địa của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:44:36 pm

        2) Đô đốc Muselier :

        Phải đoàn kết với nhau, không kể đến điều kiện quốc ngoại nào khác tình trạng chiến tranh hiện thời. Trên bình diện quốc nội, sự sáp nhập các lãnh thổ Pháp làm một sẽ không thực hiện ngay. Về phương diện chính sách đối nội, vấn đề chính thể không thể đặt ra ngay cho chính phủ đang theo đuổi cuộc chiến, trừ khi trả lại quyền công dân cho người Pháp Tự Do. Lãnh tụ người Pháp Tự Do phải chiếm một địa vị quan trọng trong chánh phủ. Ngay từ bây giờ phải sửa soạn việc giúp đỡ của người Anh cho những người trở lại cuộc chiến.

        3) Tướng de Larminat:

        Chúng ta phải đoàn kết với một chính phủ xác định ý muốn theo đuổi cuộc chiến trong sự liên minh với người Anh và bảo đảm được những biện pháp đã do Pháp Tự Do quyết định. Nền tảng cho sự thống nhất ấy là việc thừa nhận quyền tự trị phần nào cho Pháp Tự Do hiện thời. Lãnh tụ người Pháp Tự Do phải tham gia chính phủ với tư cách cá nhân và chiếm địa vị hàng đầu.

        4) Toàn quyền Ebouẻ :

        Theo chính phủ ấy với điều kiện : về đối ngoại, liên minh với nước Anh và tiếp tục cuộc chiến tranh toàn diện : về đối nội, tướng de Gaulle sẽ làm quốc trưởng. Xóa hỏ những biện pháp trừng trị Pháp Tự Do. Trừ bỏ những người đã tự ý hành động chống lại quyền lợi của nước Pháp. Trừng phạt những người đã cấu kết với địch. Xét lại những quyền lợi mà Vichy đã ban cho một số công chức và quân nhân.

        5) Tướng quân y Sicẻ :

        Đối ngoại: chiến tranh toàn diện bên cạnh đồng minh, không có hòa bình riêng rẽ ; tái lập trật tự Đông Duong ; hợp tác bình đẳng với đồng minh. Đối nội : tống giam kẻ phản quốc và hợp tác với địch. Tướng de Gaulle phải đứng đầu chính phủ.

        6) Giáo sư Cassin :

        Cần phải có sự chỉ đạo duy nhất cho cuộc chiến. Trước hết, sự hợp nhất phải bảo đảm được điều kiện tiên quyết : Tướng de Gaulle giữ một chức vụ tối yếu và sử dụng ê kíp của ông. Về phương diện đối ngoại : trở lại toàn thể cuộc chiến bèn cạnh đồng minh ; phê chuẩn tất cả các thỏa ước của Pháp Tự Do đã ký kết với đồng minh, về phương diện đối nội : giữ nguyên những biện pháp của Pháp Tự Do ban hành và thủ tiêu những biện pháp chống lại Pháp Tự Do.

        Chính phủ phải đại diện cho toàn thể các lực lượng quốc gia chiến đấu cho cuộc giải phỏng. Cũng như tướng de Gaulle đã làm, chính phủ phải trả lời trước quốc dân về những việc đã làm và để cho quốc gia tự định đoạt số mệnh của mình. Chính phủ phải khai trừ những người đã thân hữu với địch và thâu hồi những biện pháp bất công và độc tài chống lại những người gốc quốc gia.

        Nếu không thể thống nhất được thì phải trở lại công thức « đồng minh » với phần nào tính cách tự trị.

        7) Đại tá hải quân đ‘Argenlieu :

        Phải có bảo đảm thành thực trở lại cuộc chiến bên cạnh đồng minh, khước từ mọi thoái bộ (đình chiến hay hòa bình riêng rẽ). Sự hợp tác lúc ban đầu phải thận trọng. Hình thức liên minh sẽ cứu vãn được sự hiện hữu của Pháp Tự Do với tư cách tự trị và phong trào kháng chiến của một sổ người ưu tú đề xướng.

        8 ) Đại tá Leclerc :

        Điều kiện nội bộ : Tướng de Gaulle phải có địa vị then chốt trong chính phủ ấy. Loại trừ những người trách nhiệm cuộc bại trận vì chính sách của họ hồi tiền chiến hay vì họ đã theo chính sách hợp tác với địch sau ngày đình chiến. Giải tán hết các đảng phái chính trị. Hứa giữ lại một vài biện pháp ích lợi của thống chế Pétain, đặc biệt là những biện pháp tăng sức mạnh cho quyền trung ương và bênh vực gia đình

        Điều kiện đối ngoại : trở lại đồng minh với người Anh ; xác nhận mục tiêu của cuộc chiến đối với nước Đức, phải giữ nước Đức trong tỉnh trạng không thể trở thành một đại cường bằng cách thay đổi tình trạng lãnh thổ của họ và thi hành những hiện pháp kiểm soát cần thiết.

        Kết quả tổng quát :

        Mọi người đồng ý phong trào « Pháp Tự Dơ» hợp lực với một chính phủ chiến tranh ; nếu chính phủ này trở lại với các nước đồng minh, phê chuẩn những thỏa ước do Pháp Tự Do ký kết, v.v. ; Lãnh tụ Pháp Tự Do phải giữ một vai trò quan trọng trong chính phủ này.

        Cũng có sự đồng ý rằng không để phong trào « Pháp Tự Do» bị nhận chìm và mất sức linh hoạt trong tương lai.

        Ý kiến dị biệt về phương pháp hay nhất để đạt mục tiêu ấy. Một số người chủ trương giải pháp đồng minh cho Pháp Tự Do hưởng phần nào tự trị. Một số người khác nghĩ rằng phải đặt ngay nguyên tắc hợp nhất theo đó Pháp Tự Do đem cả tính và tinh thần quật cường của mình để thống nhất quốc gia trong ý chí chiến thắng địch. Sự đồng minh ấy xuất hiện như một giải pháp thứ yếu, chỉ dùng đến khi nào nỗ lực hợp nhất thất bại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:52:05 pm

        Điện tín của Lãnh sự Anh ở Damas gửi Bộ Ngoại Giao và thông báo cho tướng de Gaulle

       
(Bản dịch của phái đoàn liên lạc Anh)

        Damas, mùng 1 tháng hai 1941

        I.— Von Hintig và Roser đều đến Damas, ngày 28 tháng giêng, sau đó hai người đều đi Alep, ghé Homs, có lẽ Palmyre và Deir-Ez-Zor, ngày 30 tháng giêng.

        II.— Lý do bề ngoài của cuộc viếng thăm là điều đình thương mại, nhưng có phần chắc là họ còn có mục đích :

        — Cho Bá Linh biết tình hình tổng quát tại chỗ và tinh trạng liên lạc Anh - Pháp ;

        — Tiếp xúc với những người bản xử ;

        — Khởi sự cuộc tuyên truyền chống người Anh.

        II. — Họ đã tiếp xúc với Choukri Kouatli, Nakil) Azmeh Ađib và những người Trung Đông khác. Những người này nhiệt thành theo loạn quân Palestine. Họ cũng viếng thăm những người Syrie khác có vợ người Đức, và một số người thân Đức ai cũng biết, đặc biệt là Sadi Ivailani. Họ đã ngủ đêm trong biệt thự thôn quê và tiếp kiến nhiều người lạ mặt. Họ đã đi lại nhiều lần gặp nhân viên ủy ban giải giới Ý, trong số đó cựu lãnh sự Ý.

        IV. — Nhà cầm quyền Pháp đã theo sát họ.

        Cuộc viếng thăm này đã làm cho người Syrie xúc động. Uy tín cúa người Đức đang lên.

        Trích phúc trình mật của Nha Giám Đốc đình chiến sự vụ của Vichy, được lộ với tướng De Gaulle

        Phúc trình ngày 15 tháng giêng 1941

        « Ủy ban Đức — Ý đình chiến cho phép tăng cường nhân số và vật liệu, sự tăng cường đã được thực hiện hay đang thực hiện, nhất là nhân số và vật liệu đưa sang Tây Phi thuộc Pháp.

        Trái lại ủy ban Đức vẫn từ chối không chịu gia tăng nhân số và vật liệu để phòng thủ Đông Dương. Đang có sự can thiệp để người Đức bớt quyết liệt như vậy. »

        Phúc trình ngày 15 tháng hai 1941

        « Ủy ban đình chiến Đức đã cho biết quyết định dứt khoát ngăn cấm tăng cường nhân số và vật liệu ở Đông Dương lấy từ Chánh quốc hay từ Madagascar.

        Ủy ban đình chiến Đức từ chối mọi phương tiện phòng thủ tại Đông Dương. Sự từ chối ấy được áp dụng đặc biệt cho kế hoạch di chuyển sang Đông Dương những phi cơ đóng bên Mỹ và chở trên Tầu Béarn bị giữ lại ở Martinique ».

        Điệp văn của tướng de Gaulle gửi các Tham Mưu trưởng Anh

        Luân Đôn ngày mùng 5 tháng hai 1941

        Tướng de Gaulle gán một tầm quan trọng lớn nhất cho cuộc hành quân « Marie ». Vì muốn thực hiện cuộc hành quân ấy, và sau nữa, để khai thác. Ông  đã để cho tướng Wayell sử dụng các bộ đội dưới quyền tướng Legentilhomme.

        Còn như việc muốn biết rằng theo tin tức cuối cùng có nên thực hiện hay không nên thực hiện cuộc hành quân « Marie », thì phải để cho tướng Legentlhomme quyết định, vì ông là người chịu trách nhiệm về việc thi hành. Tướng Legentilhomme sẽ đến Le Caire trong tám ngày nữa.

        Căn cứ vào sự xét định của tướng Legentilhomme tướng de Gaulle và tướng Wayell sẽ tự dành lấy quyền quyết định, vì tướng de Gaulle chịu trách nhiệm về hậu quả của cuộc hành quân Marie đến nước Pháp, còn tướng Wayell thì chịu trách nhiệm chiến lược toàn thể các cuộc hành quân ở Trung Đông. Tướng de Gaulle sẽ đến Le Caire vào đầu tháng ba.

        Nếu cuộc hành quân Marie không thể thực hiện được hay không nên thực hiện theo sự nhận xét của tướng Wayell và tướng de Gaulle, thì tướng de Gaulle thuận ý để cho các bộ đội Pháp ở Trung Phi được tướng Wayell dùng vào một khu khác khu hành quân Marie ở Trung Đông. Trong trường hợp ấy, các bộ đội Pháp phải được tập trung lại và đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Legentilhomme.

        Điện tín của Garrea — Dombasle đại lý Pháp Tự Do ở Hoa Kỳ gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Nữu Ước, mùng 6 tháng hai 1941

        Toàn thể Đông Dương đầu hàng, việc ấy làm cho Hoa Thịnh Đốn hiểu hẳn rằng quân Đức sẽ nhờ người Nhật mà có những căn cứ ở eo biển Malacca để xâm lăng Tân Gia Ba, cũng như họ có căn cứ Pháp ở biển Manche để uy hiếp nước Anh. Các giới chánh quyền Mỹ đều rất lo ngại tình hình Đông Dương. Hầu như họ chưa có thái độ nhất định nào. Hoa Kỳ sẽ hành động hợp lý nếu họ dùng áp lực ngoại giao mạnh đến Nhật Bản và Thái Lan, nhấn mạnh ý cương quyết không muốn để cho phi cơ và chiến hạm Nhật sử dụng căn cứ Thái Lan hay Đông Dương... Điều này hình như là biện pháp cuối cùng để ngăn cản hay trì hoãn lực lượng Nhật chiếm toàn thể Đông Dương.

        Công hàm của Sir Alexander Cadogon Thứ trưởng Ngoại Giao, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

       
(Bản dịch)

   Luân Đôn, ngày mùng 7 tháng hai 1941

        Kính thưa Đại Tướng,

        Nhiệt liệt cảm ơn ông gởi cho tôi bức thư ngày 20 tháng giêng, ông đã có nhã ý đính kèm một bản giác thư về lập trường của Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp đối với tình hình Đông Dương.

        Tôi rất cám ơn ông đã gửi cho tôi những tài liệu quý giá về quan điểm của ông. Từ ngày thảo ra bản giác thư đến nay, tình hình đã thay đổi nhiều và chúng ta phải theo sát kết quả sự trọng tài của nước Nhật. Tuy nhiên, chúng tôi không bình luận bản thông cáo về tình hình Đông Dương mà Hội Đồng Phòng Vệ muốn công bố và đã gửi cho tôi một bản sao.

        Trần trọng kính chào Đại Tướng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:56:48 pm

        Điệp văn của tướng de Gaulle gửi ông Winston Churchill

        Luân Đôn, mùng 8 tháng hai 1941

        Lực lượng Pháp cần để thực hiện cuộc hành quân « Marie » như sau :

        1 đại đội Lê Dương,
        1 đội Thủy quân lục chiến,
        1 đại đội lính Sénégal,
        1 chi đội chiến xa,
        1 toán pháo binh,

        Các bộ đội da đen phải đi bằng đường biển từ Douala và Pointe - Noire đến Port - Soudan.

        Những điểm trên dây đã được tướng de Gaulle đồng ý với các tham mưu trưởng Anh trong phiên họp cuối tháng một 1940.

        Vào giờ này chỉ có đại đội Lê Dương đã lên đường trên tầu Neurala.

        Phần còn lại sẽ xuống tầu Empưe Trooper hiện đậu ở bến Gibraltar, tất nhiên chậm trễ nhiều, vì tầu Empưe Trooper không được sẵn sàng để làm việc chuyên chở ấy. Bức điện tín kèm theo đây của Đô đốc Bắc Đại Tây Dương gửi Đô đốc Nam Đại Tây Dương, cho biết rằng tầu Empưe Trooper sẽ đến Lagos sớm nhất là ngày mùng 3 tháng ba.

        Vì sự chậm trễ chuyên chở đó mà cuộc hành quân «Marie» với 3 đại đội, dự định vào tháng một, không thể thực hiện được trước cuối tháng tư.

        Vì sự chậm trễ ấy, cuộc quân không có ích lợi thực tế như đã dự tính nếu thực hiện vào tháng hai.

        Điện tín của tướng de Larminal Cao ủy Brazzayille gửi tướng de Gaulle, Luân Bôn

        Brazzayille, 12 tháng hai 1941

        Tôi mới ở Ounianga về, không được gặp Leclerc, nhưng cũng để lại chỉ thị cho ông ta. Cuộc hành quân ở Coujra như sau : kế hoạch tấn công công mãnh liệt đầu tiên đã phải bỏ vì các đội quân tuần tiễu tiền phong đã bị đánh bại hai ngày trước, phi cơ và chiến xa địch đã phản ứng mạnh, phá hủy 4 xe của quân tuần tiễu Clayton ngày 31 tháng giêng, Clayton bị bắt làm tù binh. Leclerc ra lệnh oanh tạc ngày mùng 2 và mùng 3 tháng hai, kết quả đã được thông báo bằng điện tín ngày mùng 10 tháng này. Leclerc đánh Ivoufra đêm mùng 7 với một chi đội nhẹ cơ giới, đánh phá sân bay, đồn canh và bắt nhiều tù binh, tài liệu, tin tức. Ông lui về Sarra.. . Tôi để lại chỉ thị cho ông canh chừng Koufra và sẵn sàng đợi cơ hội tiến chiếm vị trí này. Phi cơ Blenheim có lẽ đã oanh tạc đồn binh Koufra ngày mùng 10 tháng hai. Tất nhiên, chúng ta đã cam kết với bộ chỉ Anh sẽ để cho họ kiểm soát Koufra vì vị trí này ở khu vực ảnh hưởng của vùng Soudan Anh-Ai.

        Công hàm của de Gaulle gửi ông Winston

        Luân Đôn, 13 tháng hai 1941

        Kỉnh thưa Thủ Tướng,

        Theo lời yêu cầu của ông, tôi gửi kèm theo đây bản sao của một vài bức thư và điện tín về đặc vụ của tướng Legentilhomme.

        Mong rằng ông cũng kết luận như tôi : tướng Catroux được báo cáo đầy đủ tin tức. Còn như mọi việc liên hệ đến tướng Wayell và Sir Miles Lampson thì tất nhiên đây không phải việc của tôi. Nhưng tôi đã thông báo tin ấy cho bộ tư lệnh hoàng gia biết.

        Đây chỉ là một trận bão nhỏ trong một ly nước. Rồi sẽ yên ngay. Dĩ nhiên, tôi gửi tướng Legentilhomme lại ở Trung Đông để chỉ huy các bộ đội Pháp ở Soudan và Abvssinie. Tôi mong rằng ông ta sẽ chơi cho người Ý một vài miếng đau và đem lại chút ít vinh dự cho nước Pháp.

        Thân trọng kính chào Thủ Tướng.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng Calronx, tổng đại lý ở Le Caire

        Luân Đôn, 13 tháng hai 1941

        Đã đến lúc minh định ý kiến của tôi về cuộc hành quân ở Abyssinie trong giai đoạn thứ hai, liên lạc với đồng minh Anh của chúng ta.

        Nhưng ông đã biết, tôi đã đồng ý với chính phủ và bộ tổng tham mưu Anh rằng cuộc hành quân này nên khởi sự từ lãnh thổ Pháp ở Somalie. Theo kế hoạch này thì tất nhiên chúng ta phải chiếm lấy Djibouti trước tiên, đây là cuộc hành quân «Marie», nếu có thể thực hiện được không cần đánh đồn binh thuộc địa của chúng ta.

        Cuộc hành quân Marie chỉ nên thực hiện sau khi đã chuẩn bị đầy đủ : đội quân Lê Dương gần tới Port-Soudan — đội thủy quân lục chiến, đại đội linh Senegal, chi đội chiến xa và pháo binh, những đội quân này vì chậm trễ chuyên chở, chỉ có thể đến Port-Soudan vào giữa tháng tư.

        Như vậy, trong tháng tư, nếu tin tức nhận được từ Djibouti và tình hình quân sự tổng quát cho phép thực hiện cuộc hành quân «Marie» không chạm súng giữa người Pháp với nhau, thì cuộc hành quân ấy phải thực hiện cho kỳ được, sau đấy các bộ đội Pháp sẽ khởi hành từ lãnh thổ Pháp dễ tham dự các cuộc tấn công của đồng minh.

        Tướng Legentilhomme có đủ tư cách để tiếp xúc buổi đầu với thuộc cấp cũ của ông ở Djibouti và lấy tin tức. Ỏng cũng có đủ điền kiện đế chỉ huy cho cuộc hành quân sang Abyssinie. Bỏi thế cho nên tôi giao phó cho ông chỉ huy tất cả các bộ đội từ Trung Phi gửi sang cũng như những bộ đội thâu hồi được ở Djibouti. Tôi xin nói thêm rằng tướng Legentilhomme không muốn dừng lại ở tình trạng Djibouti lúc ông khởi hành. Tôi tán thành quyết định của ông và chúc cho ông gặp nhiều may mắn.

        Nhưng, mặc dầu cuộc hành quân «Marie» có thực hiện được hay không, chúng ta cũng phải trù liệu ngay phương tiện để tham dự trận đánh Ery- thrée của đồng minh, kỵ binh Phi Châu của chúng ta đã tham dự những trận ấy rồi.

        Các bộ đội của chúng ta dự trận ấy sẽ được đặt dưới quyền chí huy của tướng Legentilhonnne. Tôi đã đề nghị với tướng Wayell để cho họ cũng chiến đấu trên một địa điểm và tôi nghĩ rằng tướng Wayell cũng đồng ý.

        Như tôi đã báo tin trước, tướng Legentilhomme và bộ đội của ông ta chỉ thuộc quyền tựớng Wayell về phương diện quân sự. Về các phương diện khác tướng Legentilhomme sẽ thuộc quyền ông. Tôi tin chắc rằng với uy tín cao của riêng cá nhân ông, với tư cách Cao ủy của Pháp Tự Do và tổng đại lý của tôi, ông sẽ sử dụng được đến mức tối đa nỗ lực của quân đội để phục vụ Tổ quốc.

        Tôi dự định có thể đến thăm Trung Đông vào giữa tháng ba. Xin ông thông báo cho tướng Legentilhomme biết bản văn bức điện tín này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 10:48:13 am

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi ông Garreau - Dombasle, đại lý Pháp Tự Do tại Hoa Kỳ

        Luân Đôn, 13 tháng hai 1941

        Như đã nói trong điện văn trước, chính sách Mỹ ở Viễn Đông trọng mấy năm gần đầy, luôn luôn thúc đẩy Anh và Pháp cứng rắn với Nhật Bản, nhưng Mỹ không muốn cùng Anh, Pháp gánh chịu hậu quả của một chính sách cứng rắn như vậy.

        Việc gì xảy ra ở Đông Dương lúc này chỉ là một trong những hậu quả của chính sách ấy.

        Còn như Pháp Tự Do chúng ta, tất nhiên không bao giờ chúng ta chấp nhận một sự thay đổi nào ở Đông Dương dưới sự đe dọa của người Nhật. Nhưng lúc này chính sách của chúng ta phải phản ảnh ý muốn không để cho Nouyelle- Calédonie và Tahiti lâm nguy hơn.

        Chúng ta cộng tác chặt chẽ với người Anh, chúng ta cố gắng giới hạn sự xuất cảng quặng sắt sang Nhật và đình chỉ việc bản kền, vì kền đã được bán trở lại cho Nhật sau ngày đình chiến.

        Sự cố gắng ấy đã làm cho Nhật phản đối và còn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho việc phòng thủ Nouyelle-Calẻdonie và Tahiti.

        Tôi cho rằng lúc này ở Luân Đôn chúng ta phải tiếp xúc chính phủ Anh, các đại diện Úc và Hòa Lan nếu cần, để hoạch định chính sách của chúng ta ở Thái Bình Dương một cách thích hợp hơn cả.

        Điện tín của tưởng de Gaulle gửi tướng de Larminat, Cao ủy Brazzayille

        Luân Đôn, 17 tháng hai 1941

        Người Anh đã tiến quân vào Tripoli, chúng ta phải đề phòng trường hợp sức kháng cự của người Ý sụp đổ ở Libve. Như vậy chúng ta sẽ có cơ hội chiếm lấy Fezzan và từ đấy tới Ghàt và có thể là Ghadamès.

        Như vậy tôi yêu cầu ông sửa soạn ngay phương tiện cần thiết cho cuộc hành quân ấy. Việc tiến chiếm Fezzan và các ốc đảo Libye của quân Pháp có một tầm quan trọng mà ông không thể nào không nhận thấy được.

        Mặt khác, tôi yêu cầu ông cho tôi biết đến ngày nào đại đội Archambault và đại đội Cameroun có thể khởi hành sang Trung Đổng.

        Tôi xác nhận sẽ gửi sang Trung Phi 80 hạ sĩ trẻ tuổi mới huấn luyện ở đây từ bảy tháng nay, sau này sẽ gửi sang 80 chuẩn úy trẻ tuổi. Tất cả đều là người ưu tú. Tại Guyane có 180 người da trắng tình nguyện, trong số có ít nhiều hạ sĩ lành nghề, đã lên đường để gặp ông ở Freetown.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi tướng de Lanninat, Cao úy Brazzayille

        Luân Đôn, 19 tháng hai 1941.

        Tôi rất thắc mắc về câu chót trong bức điện văn ngày 12 tháng hai của ông. Theo tài liệu của chúng tôi ở đây thì nước Anh, nhân danh xứ Soudan Anh- Ai, đã hoàn toàn từ bỏ mọi quyền lợi trên lãnh thổ Tây và Bắc một đường ranh giới xác định như sau, vào lúc trao đổi thư từ với nước ý năm 1984...

        Nếu quả thực trước 1934 Koufra nằm trong khu vực ảnh hưởng Anh, thì bây giờ vùng ấy chỉ còn là một mảnh đất của nước Ý ; trong trường hợp  chúng ta đưa quân vào chiếm Koufra thì chúng ta phải quyết tâm đòi hỏi cho được quyền lợi của nước Pháp ngày nào đặt lại vấn đề chia cắt lãnh thổ Ý ở Libye. Xin ông cho biết ông căn cứ vào bản văn nào để đưa ra quan điểm của ông về Koufra nằm trong khu vực ảnh hưởng Anh.

        Thông cáo của Pháp Tự Do

        Luân Đôn, 22 tháng hai 1941

        Nhân danh người Pháp Tự Do,

        Tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế

        Quốc Pháp có lời thông cáo sau đây :

        1) Sự thất bại nhất thời của nước Pháp không phải là lý do để các cường quốc xúc phạm bất cứ bằng cách nào đến sự toàn vẹn của lãnh thổ Đế Quốc hay quyền lợi của nước Pháp ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

        2) Mọi sự nhượng bộ của Vichy hay đại diện của Vichy đều bị Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp coi là vô giá trị.

        3) Lời tuyên bố quyết định trên đây được áp dụng cho trường hợp đặc biệt ở Đông Dương.

        Hội Đồng Phóng Vệ Đế Quốc Pháp không phải là không biết đến sự lợi ích của những thỏa hiệp dung hòa quyền lợi của Đông Pháp với quyền lợi của các cường quốc khác, nhưng Pháp Tự Do không chấp nhận việc dùng võ lực hay đe dọa để chia cắt hay xâm phạm quy chế lãnh thổ và chính trị của Đông Dương có trước ngày 23 tháng sáu, tức là ngày hiệp ước « đình chiến » có hiệu lực ; sự vi phạm nào cũng không được coi là có lý do và có tính cách chung quyết.

        Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp tuyên bố tán thành ngay từ trước thái độ của Đông Dương nếu Đông Dương chống đối những vụ xen lấn như thế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:04:45 pm

        Điện tín của đại tá Monclar, chỉ huy lữ đoàn Erythrẻe, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Mùng 1 tháng ba 1941

        Đại đội 3 lính Senegal (Tchad) đã tấn công những vị trí tiền đồn ngày 20 và Kub - Kub ngày 23 tháng hai trong khi một bộ đội cơ giới Anh hành quân bao vây. Cuộc hành quân thành công lắm, tuy rằng vị trí này rất dễ phòng thủ. Chúng ta đã bắt được 430 tù binh và tịch thu 4 đại bác. Đại đội 3 lính Lê Dương bây giờ đang tập trung vào vùng Port - Soudan.

        Điện tín — thông gửi các ủy ban Pháp Tự Do ở ngoại quốc

        Luân Đôn, mùng 2 tháng ba 1941

        Càng ngày càng thêm nhiều dấu hiệu cho thấy tinh thần hợp nhất và đoàn kết mãnh liệt thúc đẩy những người Pháp sống ở ngoại quốc và còn được tự do kết hợp với nhau và gia nhập lực lượng Pháp Tự Do. Trong tháng hai, số quyên tặng bằng hiện vật của các ủy ban ngoại quốc gửi về cho tướng de Gaulle  lên tới hơn 2 triệu quan. Tất cả có 42 ủy ban Pháp Tự Do ở ngoại quốc, một trong nhũng ủy ban quan trọng nhất là ủy ban Buenos - Aires, 110.000 phiếu. Sự tham gia vào phong trào thuộc địa Pháp ở ngoại quốc kéo theo một số tư nhân càng ngày càng nhiều tham gia ủy ban Pháp Tự Do, trong số ấy có các đại diện Pháp ở ngoại quốc và sĩ quan Pháp của các phái đoàn quân sự. Trong số những người mới nhập ủy ban, xin kể : ông Ledoux, xử lý thường vụ Pháp ở Montevideo, sau trở thành đại diện Pháp Tự Do Nam Mỹ ; ông Lepissié, cựu bộ trưởng ở Vọng Các ; ông Bonneau cựu xử lý thường vụ ở Aiganistan ; tướng Petit, trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Paraguay, vừa được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của tướng de Gaulle, trung tá Brosset, trong phái đoàn quân sự ở Colombie, trung tá Dassonville, phái đoàn quân sự ở Pẻron ; đại tá Angenot, phái đoàn quân sự Pháp ở Paraguay. Ngày hôm nay, 3000 người Pháp hội hợp tại Hội người Pháp ở Anh Quốc, đã hoan hô một bài diễn văn của tướng de Gaulle và lập bản kiến nghị sau đây :« Người Pháp ở Anh Quốc, với 3.000 người hiện diện ngày mùng 1 tháng ba 1941, sau khi nghe bài diễn văn của tưởng de Gaulle, đồng thanh bày tỏ lời khen ngợi và lòng biết ơn, và tin tưởng ông, trong cuộc chiến tranh giải phóng Tổ Quốc, trong sự cố gắng thúc đẩy người Pháp theo đuổi cuộc chiên bên cạnh nước Anh và các đồng minh. Hội người Pháp yêu cầu gởi đến các lực lượng Pháp Tự Do, các bộ đội chiến đấu trên bốn mặt trận Phi Châu, các lực lượng đang chuẩn bị chiến đấu, các thủy thủ chiến hạm và thương thuyền Hải quân Pháp, các phi công không quân Pháp, lời chào huynh đệ và sự khen ngợi nồng nhiệt.

        Điện tín của tướng de Larmỉnat Cao Ủy Brazzayille gởi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Brazzayille mồng 2 tháng ba 1941

        Xin báo tin ông biết Koufa đã đầu hàng ngày mồng 1 tháng ba, hồi 9 giờ sáng. Đây là đồn thứ
nhất chiếm được của quân đội Pháp bước đầu để đến chiến thắng. Nước Pháp muôn năm.

        Điện tín Gửi từ Brazzayille, mồng 5 tháng ba 1941

        Hôm nay tướng de Larminat đã công bố bản thông cáo chính thức sau đây:

        «Các bộ đội của chúng ta đã tiến chiếm Koufra. Chúng ta đã bắt 350 tù binh, trong số đó có 11 sĩ quan, 4 đại bác và 40 súng tự động. Các bộ đội của chúng ta đã chiếm toàn thể ốc đảo và thiết lập nền cai trị.

        Điện tín của tướng de Gaulle, gửi Henri Sautot, Thống đốc Novell — Caledonia, ở Noumea

        Luân Đôn, mồng 7 tháng ba 1941

        Hôm nay tôi đã hội đàm với Thủ tướng Úc và đã thảo luận với Thủ tưởng các điểm sau đây :

        Thứ nhất : Chuyên chở những người tình nguyện. Thủ tướng cố gắng đảm nhận việc chuyên chở đến Port-Soudan, đến đấy họ sẽ lãnh vũ khí để nhập ngũ.

        Thứ hai :Thủ tướng đồng ý mở những cuộc mật nghị quân sự về việc phòng thủ thuộc địa. Thủ tướng đồng ý rằng, với nhiệm vụ bênh vực quyền lợi của chúng ta ở Thái Bình Dương, ông có thể thảo luận với chính phủ Úc để giải quyết những vấn đề liên quan đến Tân Tây Lan, như vậy ông chỉ cần dùng một ngả thông vận để tiếp xúc với bên ngoài.

        Tân Tây Lan cũng quan tâm đến vấn đề phòng thủ Tahiti và họ ở vào một vị trí địa lý thuận tiện hơn để hợp lực phòng thủ, tôi yêu cầu ông chính thức đề nghị với chính phủ Úc, qua đại diện của họ ở Noumea, đế mở những cuộc hội đàm tam phương nhằm mục đích đưa những đề nghị với chính phủ Úc và với tôi.

        Thứ ba :Thủ Tướng hiếu rõ tầm quan trọng chính trị sau đây : tránh tất cả những điều có thể gây cảm tướng rằng Anh và Úc có thể kiểm soát các thuộc địa Pháp ở Thái Bình Dương.

        Tôi đã cảm động sâu xa khi được ông Menjies bày tỏ cảm tình với Pháp Tự Do và quyền lợi của nước Pháp, ông cho tôi biết rằng Nouyelle Cálédonie và Hebrides có thể tin tưởng ở sự nâng đỡ kinh tế rộng rãi nhất của Úc Châu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:11:19 pm

        Điện tín của tướng de Gaulle Gửi tướng de Larminat,Cao ủy Brazzaville

        Mồng 10 tháng ba 1941

        Tôi không bàn đến tương lai Koufra sẽ về ai nên tôi vẫn tin rằng không nên hứa hẹn gì về Koufra ngay từ bây giờ trong khi chúng ta chưa biết thái độ của người Anh nếu một ngày kia chúng ta đặt vấn đề Fezzan. Những thỏa ước thuộc loại này thuộc phạm vi những vấn đề tổng quát cần phải hỏi ý kiến của tôi.

        Điện tín của Sir Pobert Craigie đại sứ Anh ở Tokyo, gửi bộ Ngoại Giao Anh và thông báo cho tướng de Gauỉle,

       
(Bản dịch)

        Tokyo, 19 tháng ba 1941

        Sau đây là những điểm chính trong bản thông cáo Pháp - Thái - Nhật tối hôm 11 tháng ba.

        ... Kế hoạch hòa giải của người Nhật đưa ra ngày 24 tháng hai đã được các chính phủ Pháp và Thái chấp thuận...

        1) Nước Pháp nhượng lại cho Thái Lan quận Pak Lay nói ở điều thứ 2 Hiệp Ước 13 tháng 1940 ký kết giữa Pháp và Thái Lan, miền Bắc biên giới giữa tỉnh Battambang và tỉnh Pursat, hữu ngạn sông Cửu Long giới hạn bởi một đường kẻ kể từ biên giới Cực Nam giữa hai tỉnh Siemréap và Battambang đụng Biến Hồ, cho đến vĩ tuyến 13,5 độ, rồi về phía đông, chạy dọc theo vĩ tuyến ấy đến sông Cửu Long.

        2) Những vùng nhượng lại trên đây đều trở nên những khu vực phi quân sự. Người Pháp và dân Đông Pháp sẽ được đối xử bình đẳng tuyệt đối trong các vùng ấy về các phương diện nhập cảnh, cư trú và sinh hoạt.

        3) Chỉnh phủ Thái Lan tôn trọng lăng tẩm của hoàng gia Luang Prabang, trong khu vục tam giác trước mặt Luang Prabang, và cung cấp mọi dễ dãi cần thiết để tu bổ và thờ cúng.

        4) Biên giới sông Cửu Long sẽ ấn định theo nguyên tắc con đường trung tuyến lạch sông tính theo chiều sâu của lòng sông, nhưng các cù lao Không và Khone sẽ thuộc chủ quyền của Thái lan và cả hai nước Pháp - Thái sẽ tham dự nền cai trị, những cơ sở của - Pháp đã có trên đảo vẫn thuộc quyền sở hữu của người Pháp.

        Khi ký kết những điều kiện này, thư từ đã được trao đổi giữa Nhật và Pháp, giữa Nhật và Thái, minh xác rằng Nhật sẽ bảo đảm tính cách chung quyết của việc giải quyết cuộc tranh chấp.

        Thư của đại tá Leclerc gửi tướng de Gaulle

        Fort Lamy, 13 tháng ba 1941

        Kính thưa Đại Tướng,

        Ở Koufra trở về, tôi vội vàng viết thư này cảm ơn ông đã gửi điện tín cho biết tôi được ân thưởng Huy chương Giải Phóng. Phần thưởng nhiều quá đối với tôi không cần thiết lắm vì tôi xin khẳng định với ông tôi đã được ân thưởng công lao khó nhọc khi trông cờ tam sắc phất phới trên cột cờ lớn đồn Tadj, trước mặt đội quân viễn chinh bé nhỏ vô cùng cảm động. Sau đây là biên bản cuộc hành quân và phúc trình về kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc hành quân đó.

        ... Trong cuộc viễn chinh này mọi việc đều làm cho người ta phải say mê ; trước hết là cuộc bơi lội qua sa mạc Sahara, xe chạy theo kim địa bàn như tầu thủy. Sau là đường sả xa xôi làm cho mất liên lạc với hậu cần, như vậy là chúng tôi không được phép thua trận. Chúng tôi đụng độ với một chi đội địch hơn trội về vũ khí nhưng không biết cách vận chuyển cho nên thảm bại. Sau hết là việc dùng 6 toán binh bao vây một nơi có tổ chức phòng thủ vững chắc, điều này đặt ra nhiều vấn đề chiến thuật... và tinh thần.

        ... Bây giờ xin nói đến tương lai. Nếu người Anh tiếp tục tấn công Tripolitaine, thì tôi sẽ hành động ở Fezzan mặc dầu phương tiện mệt mỏi và thiếu thốn. Vì họ ngưng lại cho nên tôi không thể can thiệp một mình với những phương tiện hiện thời ; người Ý rất mạnh và vũ khí hùng hậu ở Fezzan có thể mang lực lượng trừ bị đến nơi trong một thời gian ngắn.

        Trái lại, tôi đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tiến quân ngày mai, tất nhiên phải giữ bí mật tối đa. Mong rằng tôi sẽ được cấp thêm hạ sĩ quan người Âu ; tôi đã gửi đơn xin tướng de Larminat. Nếu không thể thoả mãn được thì cũng đành chịu. Trái lại, việc chu cấp xe hơi là điều kiện không có không được ; tướng de Larminat đã nhận đơn xin của tôi rồi. Chúng tôi sẽ bắt tay vào việc để thành lập một chi đội cơ giới thiện chiến.

        Hẳn ông cũng đoán ra rằng những điều đó không làm suy sụp tinh thần của Tchad. Kinh nghiệm lại một lần nữa chứng minh rằng chiến thắng sẽ về tay những người biết cầm cự... Vichy không biết làm như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:14:17 pm

        Điện tín của tướng Henri Sautot, thống đốc Nouyelle Calédonie, gửi tướng de Gaulle, Luân Đôn

        Noumea, 23 tháng ba 1941

        Những cuộc hội đàm với phái đoàn Úc đã hắt đầu và tiếp tục trong bầu không khí thân thiện và tin tướng lẫn nhau. Sau khi nhóm họp thành ủy ban, phái đoàn đã đề cập đến các cơ quan quân sự của thuộc địa và việc cái tiến những cơ quan ấy. Phái đoàn đề nghị với chính phủ Úc :

        1) Thiết lập tại Noumea một căn cứ thủy phi thuyền quân sự. Thủy phi thuyền và nhân viên phi hành sẽ do Không Lực Hoàng Gia Úc cung cấp. Người Pháp sẽ có trách nhiệm các căn cứ trên mặt đất.

        2) Thiết lập trên đồi Oupleđge Toro một giàn hai cỗ đại bác 6 tấc. Hai thiết trí quan trọng này có thể khởi công ngay.

        Phái đoàn cũng xét đến việc cung cấp súng lúc này chúng ta thiếu thốn rất nhiều, có thêm súng thì có thể mộ thêm quân ; phái đoàn cũng xét đến việc cung cấp xe cam nhông quân sự, đèn rọi, vật liệu, V.T.Đ., trang bị quân trang, vật liệu để xây cất những công sự chiến đấu.

        Trưởng phái đoàn và ông Ballard cam đoan với chúng tôi rằng chính phủ Úc sẽ cung cấp những vũ khí ấy mà lúc này không phải bận tâm đến việc trả bằng ngoại tệ.

        Phúc trình gửi sau bằng bưu chính.

        Điện tín của Henri Sautot Thống Đốc Nouyelle-Calédonie gửi tướng de Gaulle

        Noumea, 16 tháng năm 1941

        Phòng Chiến Tranh Úc đã nghiên cứu đề nghị của hội nghị quân sự Pháp Úc họp ở Noumea với sự hiện diện của ông Ballard, đại diện Chính phủ Úc ở Noumea và đại úy Dubois, mà tôi đã gửi sang Canberra để thay mặt tôi.

        ... Phòng Chiến Tranh đã quyết định :

        1) Thành lập tại Nouyelle-Calédonie một căn cứ  không quân gồm một căn cứ thủy phi thuyền ở cây số 55 dường thuộc địa ; một số nhân viên phi hành của Không Lực Hoàng Gia Úc 40 người cần thiết để thiết lập và duy trì căn cứ ấy ; sổ nhân viên và trang bị được đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ Úc và chỉ có chính phủ này chịu trách nhiệm về những hoạt động của căn cứ.

        2) Úc gửi sang một số huấn luyện viên đế dạy cho nhân viên địa phương sử dựng khí giới và trang bị kỹ thuật của chính phủ Úc. Những huấn luyện viên ấy sẽ rút về khi nào huấn luyện xong.

        3) Gửi người Úc sang để thiết trí một giàn súng phòng thủ bờ biển và huấn luyện nhân viên địa phương. Khi huấn luyện xong, chi đội này sẽ trở về Úc.

        4) Chính phủ Úc viện trợ tài chính cho Lực Lượng Pháp Tư Do Thái Bình Dương gồm có : Vật liệu chiến tranh nói sau đây và vật liệu dùng để xây dựng căn cứ không quân và giàn súng phòng ven bờ biển Nouyelle-Calédonie, chi viện lương bổng nhân công và mua vật liệu tại chỗ.

        Xin ông chấp thuận ngay khoản viện trợ quan trọng này của chính phủ Úc.

        Xin nói rõ rằng công việc tiên khởi để thiết trí căn cứ thủy phi thuyền Noumea và phi trường ở cây số 55 đã khởi sự rồi.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi Henri Sautot, thống đốc Nouyelle-Calédonie

        Le Caire, mùng 2 tháng sáu 1941

        Đồng ý về dự án thỏa ước quân sự giữa chính phủ  Úc với Nouyelle-Calédonie, nhưng phải có những điều kiện sau đây : Việc sử dụng phi cơ và thủy phi thuyền Úc trên căn cứ Nouyelle- Calédonie phải là quyền của bộ tổng chỉ huy quân sự Pháp, vì đây là việc phòng thủ đảo này. Chúng ta phải giới hạn sổ sĩ quan và nhân viên Úc khác dùng để liên lạc. Những nhân viên này không được can thiệp vào việc tổ chức các lực lượng chúng ta vào việc sử dụng các lực lượng ẩy, vào việc phân phối vũ khí trao cho chúng ta. Những nhân viên ấy phải sáp nhập trực tiếp vào bộ chỉ huy Pháp, không kể những người thuộc quyền họ. Ngược lại, chúng ta cũng phải có một sĩ quan liên lạc ở bên Úc.

        Thống đốc Sautot trước hết phải ký kết nhân danh tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp chứ không phải nhân danh Nouvelle-Calédonie.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:18:53 pm
       
HỒI KÝ CHIẾN TRANH

TẬP 2
    
1942 - 1944

THỐNG NHẤT


LỜI TỰA CỦA NGƯỜI DỊCH

        Nửa đầu thế kỷ XX, nền dân chủ cổ điển đã qua cả hai giai đoạn cực thịnh và cực suy. Sau hỏi chiến tranh thứ nhất nền dân chủ tự do đã biết những ngày hưng thịnh, nhưng chỉ có bề ngoài, bên trong chứa dựng nhiêu mâu thuẫn cho nên chẳng được bao lầu chế độ phải thoái trào.

        Sự đắc thắng của Đồng Minh năm 1918 được coi như sự đắc thắng của nền dần chủ. Hòa ước Versailles, hội Quốc Liên, đều xây dựng trong tinh thần dân chủ. Cao trào dần chủ tự do đã từ phạm vi quốc gia lan rộng đến phạm vi quốc tế, nhưng bên cạnh vẫn có sự đe dọa của Đệ Nhị Quốc Tế triệt để chống lại. Cuộc cách mạng Nga 1917 mới đầu được thế giới chú trọng vì hy vọng sẽ tìm lối thoát cho nhân loại, nhưng nền dân chủ nhân dân tiến lần đến chế độ độc tài cho nên đã phản lại dân chủ làm cho thế giới thất vọng.

        Mười năm sau ngày ký hiệp định đình chiến, năm 1929, không những Nga Sô buông bức màn sắt xuống thi hành một chính thể độc tài khắt khe hơn bao giờ hết, mà các chính thể dân chủ tự do ở Trung Au và Đông Âu cũng bắt đầu suy sụp. Nước Ý phát xít với Mussolini ngự trị, nước Đức Na Di dưới gót giầy Hitler, đều bành trướng rất mau, chỉ 6 năm sau đã trở thành mối đe dọa cho thể giới, đáng sợ hơn Cộng Sản Nga Sô; cộng sản quốc tế lâm nguy phải tìm đồng minh ở các nước Anh, Mỹ. Tình trạng khẩn trương ở Âu Châu bấy giờ cần một sự giải quyết cấp bách ; giải pháp hợp thời nhưng miễn cưỡng là trận Đại chiến thứ hai với cả hai tính chất: tranh chấp quốc gia và va chạm lý tưởng.

        Như vậy, trận đại chiến thứ hai là một trận thư hùng giữa ba khối: độc tài hữu (Đức, Ý) độc tài tả (Nga Sô) và dân chủ tự do (Anh, Mỹ diễn lại trên), một bình diện rộng lớn khắp hoàn vũ thể tam quốc ngày xưa. Các quốc gia khác đều phải ngả theo một trong ba khối ấy: Nhật theo Trục, Pháp, các quốc gia nhược tiểu Âu Chau và Trung Hoa theo dân chủ Tự Do. Cán cần lực lượng nghiêng về phe tự do vì độc tài tả (Nga Sô) đi với dân chủ tự do làm mất thế chân vạc chổng đỡ hoàn cầu.

        Tổng tài tả Sít Ta lin trả lời đích đáng sự thách thức của Hitler bằng trận Stalingrad, thanh thế lẫy lừng hơn bao giờ hết, còn hai vị tổng tài hữu đều đem thần đền tội trong buổi hoàng hôn đẫm máu của hai chế độ chánh trị phiêu lưu.

        Sân khấu thế giới đã loại bỏ hẳn độc tài hữu, còn lại độc tài tả trở thành đối lập với Thế giới tự do, phải chăng người ta đang chờ đợi một lực lượng thứ ba lập lại thế chần vạc chống đỡ hoàn cầu ?

        Trong bối cảnh hoàn cầu ấy và trong tình trạng bại trận 1940, de Gaulle tìm thế đứng cho mình trong cuộc chiến và cho nước Pháp sau cuộc chiến.

        Vậy de Gaulle là ai ? Ông ta đã làm gì để cứu vãn nước Pháp sau trận thảm bại 1940 ? Và ông viết Hồi Ký Chiến Tranh để làm gì ?

        « Trong đời tôi, tôi đã tự tạo lấy một ý niệm về nước Pháp bắt nguồn từ tình cảm cũng như lý trí». Đây là câu mở đầu những trang tự thuật mà nhà phê bình văn học P. de Boisdeffre đã công nhận giá trị đặc sắc. Ông đã mang theo ý niệm ấy khi chạy sang Anh, gia tài chỉ vỏn vẹn có 100.000 quan của người bạn Paul Reynaud tặng ông, với ngưỡng vọng uống cạn nước dại dương.

        Ông viết nhật ký để thanh minh với dân tộc Pháp việc làm của ông, nhưng có lẽ để tranh ghế Tổng Thống nước Pháp vì, như ông đã nói, ông phải lập lại trật tự nước Pháp mới thì sự nghiệp của ông mới hoàn thành, giai đoạn giải phóng mới là giai đoạn đầu. Nhưng xuyên qua thiên hồi ký, người dọc có thể thâu lượm được ít nhiều bí ẩn về cuộc đại chiến này như thầm vọng cao đại của Roosevelt, sự tranh giành đế quốc giữa Anh và Pháp Tự Do, chiến lược của đồng minh chống lại chiến lược của Hitler và chiến lược của de Gaulle giành lấy thể đứng giữa địch thủ và địch thủ đồng minh, những mưu chước chính trị dọc say mê như một pho truyện tam quốc. Tóm lại, người đọc có thể lý hội được những bài học lịch sử sống động về chính trị, ngoại giao, dân vận, dụng binh. Để đối phó với một hoàn cảnh phức tạp và gay go trên bình diện cao trọng nhất của hoạt động trên đời này, de Gaulle quả là một người gang thép, thêm vào tài thao lược, còn có mưu chước thâm độc của một chính khách nhà nghề. Cả một thế giới bí ẩn của cái gọi là chính trị ngoại giao mà chúng ta chỉ có thể nghĩ đến với một thứ tôn kính trọng vọng nếu chỉ biết có bề ngoài, de Gaulle đã cố ý hay vô tình đem phổ biến. Nhưng cũng may mà những bài học sống động này sẽ bổ túc cho mớ kiến thức từ chương mà người ta thầu lượm được trong sách vở; thực tại đem đối chiếu với từ chương sẽ cho một ý niệm sâu xa hơn về chính trị và ngoại giao.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:20:02 pm

        Quảng đại quần chúng cũng có một ý niệm rõ ràng hơn về bộ mặt chiến tranh hiện thời, một cuộc chiến tranh toàn diện theo ý nghĩa đầy đủ nhất, huy động toàn lực quân sự, sản xuất, kỹ nghệ, tinh thần, tầm lý và băn năng thâm sâu nhất của con người và tập thể. Về quân sự, con bài tủ của de Gaulle là đạo quân cơ giới với khả năng chuyền vận vũ bão và sức công phá mãnh liệt, mà theo ông, chính ông là tác giả, nhưng lại được địch thủ Hitler của ông xử dụng để đánh bại nước Pháp. Những bài học dân vận của Lénine đã được hai môn đệ siêng năng là Mussolini và Hitler học lỏm và đem áp dụng có kết quá trong hoàn cảnh đặc biệt của hai xứ ấy. De Gaulle có ngưỡng vọng đề ra một đường lối dân vận chống lại, đồng thời lợi dụng, áp lực của cả hai lực lượng quần chúng độc tài tả hữu. Ông đã có bí quyết lợi dụng cộng sản để chống lại quốc xã, để dùng vào sự nghiệp giải phóng, và sau cùng giới hạn vị thể của họ vào phạm vi một đảng chính trị không mạnh hơn hồi tiền chiến. Đây là một sáng kiến có nhãn hiệu de Gaulle. Phải đọc những bài diễn văn hiệu triệu quần chúng của ông, những kế hoạch vận động quần chúng của ông, mới thấy sự am hiểu sâu xa tầm lý của quần chúng, phản ứng và khuynh hướng thâm sâu của quần chúng. Chính ông cũng nói rằng việc gì thì có thể giao cho phụ tá nhưng chính ông phải nghiền ngẫm trong những đêm thanh vắng, cái gì cần nói và cách nói với quần chúng để thấu dạt những kết quả mong muốn.

        Nhà phê bình văn học Pháp P. để Boisdeffre đã viết: «Các lãnh tụ tiếng tầm nhất của nước Pháp đã nhờ hoạt động văn nghệ mà đạt được phần lớn uy tín của họ — ngày trước có Léon Blum và E. Herriot, ngày nay có tướng de Gaulle và A. Malraux». Ông còn viết : « Văn chương đã trở thành quyền thứ tư, ngang hàng với báo chí». Có lẽ de Gaulle đã dùng quyền thứ tư này sau ngày thất bại chính trường dề lấy lại uy tín — hình như tác phẩm của ông được dân chúng Pháp tiếp đón niềm nở; có lẽ uy tín quân sự đã ảnh hưởng phần nào đến thành công văn nghệ. Nhưng với một sự dè dặt nào đó và trong một phạm vi hạn hẹp nào đó chúng ta có thể chấp nhận tác phẩm của ông như một văn phẩm.

        Sự dè dặt ấy tất nhiên phải có đối với một tác phẩm viết ra để đề cao phe nhóm của mình và để biện hộ cho việc làm của mình —  việc làm của một phe nhóm giành lấy phần ưu thắng trong cuộc tranh chấp chánh trị và kể công với quốc dân.

        Sự dè dặt ấy cũng cần phải có khi người ta nhận định trên bình diện thuần túy văn nghệ. Một văn thể nặng nề và lủng củng, khúc mắc, rườm rà, có phải là xuất ngôn của một nhà văn muốn lấy được cảm tình của người đọc chăng ?

        Lợi khí của một nhà văn là ngôn ngữ văn nghệ của họ. Cách nói của họ quan trọng hơn điều họ nói. Quả vậy, cách nói của họ đã làm cho chúng ta có thể chấp nhận những điều mà chúng ta không tin tưởng cho lắm. Đờ Gôn đã nắm vững một sự thật về sức mạnh cơ giới của đạo quân tân kỳ, nhưng ông không chinh phục được lòng người. Ồng đã phải cậy nhờ cây bút của André Pươnneau, chủ nhiệm báo Epoque. Như vậy, Đờ Gôn không có căn cơ của một nhà văn tuy ông muốn làm một nhà văn. Nhưng nếu chúng ta quan niệm văn nghệ trên một bình diện rộng rãi hơn, trên bình diện biến thành ngôn ngữ đại chúng những gì xuất phát tự thâm tâm và phát lộ thành tư tưởng và hành động quân sự, chính trị, ngoại giao, dân vận, nếu xét như vậy thì chúng ta sẽ thấy ông có khả năng diễn tả ý tưởng của ông dưới một hình thức phổ cập không phải giới chuyên môn cũng có thể hiểu được. Những vấn đề chính trị, ngoại giao, quân sự rất khúc mắc vì xảy ra trên bình diện quốc tế, đã xuất hiện dưới mắt người đọc một cách sáng sủa, giản dị và dễ lý hội lạ lùng. Quả là khả năng xuất ngôn của ông đã giúp ông dạt được kết quả ấy.

        Hơn thế, những trang tự thuật mà Boisdeffre cho là tuyệt bút, những bài diễn văn phảng phất xúc động chân thành của người ái quốc, có thể làm ta nghĩ đến bài Bình Ngô Đại Cáo, những bức giác thư trần tình với mục đích thuyết phục đồng minh, trong đó cái nhìn thông minh phối hợp với nhiệt tâm của một chính khách, những bản văn đó quả đã chinh phục được người đọc một cách khó nhọc.

        Ngôn ngừ của một «écrivant» tuy không phải là ngôn ngữ của một «écrivain», nhưng nhiều khi cũng đạt được mục tiêu văn nghệ ở bên lề văn nghệ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:21:45 pm

KHÚC QUANH LỊCH SỬ

        Đến mùa xuân năm thứ ba chiến cuộc, vận mệnh thế giới được định đoạt. Mọi việc đã an bài. Cán cân lực lượng đảo lộn. Tại Hoa Kỳ, một số tài nguyên khổng lồ được hoán chuyền thành phương tiện chiến tranh. Nước Nga củng cổ được lực lượng vật chất và tinh thần, người ta sẽ thấy họ biếu dương lực lượng ấy trong trận Stalingrad. Người Anh tái chiếm được Ai Cập. Nhóm Pháp chiến đấu bành trướng thế lực trong nước cũng như ngoài nước. Sức kháng cự của các dân tộc bị đàn áp như Ba-Lan, Nam Tư, Hy Lạp đạt được giá trị chiến lược. Trong khi ấy sự cố gắng của nước Đức đã lên tới mức tối đa rồi không tiến thêm được bước nào nữa, người Ý mất tinh thần, người Hung, người Lỗ, người Bảo Gia Lợi, người Phần Lan không còn ảo tưởng tối hậu của họ nữa ; Y Pha Nho và Thổ Nhĩ Kỳ củng cổ được thế trung lập ; về phía Thái Bình Dương cuộc tiến quân của Nhật đã bị chặn đứng, thế thủ của Trung Hoa đã vững vàng ; tình thế đã thuận lợi cho đồng minh chuyển từ thế thủ sang thế công. Tây Phương đang chuẩn bị một cuộc tấn công đại quy mô.

        Tôi nhận thấy cuộc chuẩn bị ấy đi đến mức hoàn thiện. Tôi cảm thấy mình thế cô ở giữa các đồng minh thế lực,
mình nghèo khó bên cạnh các đồng minh giàu có; tôi chứa chan hy vọng nhưng cũng khắc khoải lo âu, vì dầu sao thì nước Pháp cũng ở một vị trí trung tâm của chiến cuộc. Mục tiêu của nước Pháp không phải chỉ là đánh đuổi quân thù ra khỏi cõi bờ, nước Pháp còn phải đứng vững trong tương lai với tư cách một quốc gia, một chính phủ. Một nước Phảp liệt nhược đến cùng sẽ mất tin tưởng nơi mình và không giữ được nền độc lập.

        Nước Pháp sẽ đi từ chỗ «yên lặng biển khơi» đến tình trạng suy sụp hoàn toàn, từ tình trạng nô lệ quân thù đến tình trạng lệ thuộc đồng minh. Trải lại, nước Pháp sẽ không mất gì cả nếu thống nhất được đất nước để giữ vững vị thế của mình. Lần này cũng vậy, nước Pháp có thể cứu vãn được tương lai với điều kiện là tập hợp được mọi lực lượng quốc gia đặt dưới một quyền lãnh đạo duy nhất và tham chiến bên cạnh đồng minh cho đến khi chiến tranh kết thúc.

        Ai là người cầm quyền bính ? Tất nhiên không phải chế độ Vichy. Trước mắt quốc dân và thế giới, chế độ này đại diện cho sự chấp nhận thảm bại. Mặc dù họ có thể viện dẫn lý do nào đế bào chữa cho lỗi lầm, lỗi lầm cũng trọng đại quá, con quỷ thất vọng sẽ bắt buộc họ kiên nhẫn bảo vệ lập trường. Hẳn là sẽ có một nhân vật nào đó của chế độ ấy đứng ra nhận lãnh một vai trò phụ thuộc trong khi lên tiếng phủ nhận chế độ. Nhưng thái độ hối hận muộn màng của họ không cho ai thấy cái gì khác sự tính toán của một chính sách tùy thời. Hẳn là một tướng lãnh tài ba hướng dẫn quân đội chiến đấu anh dũng sẽ thu hút những chính khách nhà nghề chỉ đợi có giờ phút ấy. Nhưng một sáng kiến như thế không thay đổi được cái gì của một dân tộc đã hỉnh thành những khuynh hướng chỉnh trị để đối phó với thời cuộc. Cũng không có chút hy vọng nào để cho quần chúng Pháp trong cơn nguy biến hướng tin tưởng và hy vọng về một hệ thống chính trị đã bi quét sạch trong trận thảm bại trước đây. Về điểm này những người đại diện cho hệ thống ấy có uy tín hơn cả đều biết rõ hơn ai. Một vài người nghiêng về chế độ Vichy; nhiều người theo de Gaulle; một số người còn dè dặt; không ai muốn quay về tựa mạn thuyền xưa.

        Nhưng đảng cộng sản tỏ ra mình có mặt hơn bất cứ lúc nào. Từ ngày Hitler xâm lăng nước Nga, họ lên mặt kẻ giữ vai trò quán quân trên chiến trường. Họ gia nhập phong trào kháng chiến và chịu đựng những tổn thất nặng nề; họ lợi dụng tình trạng suy sụp quổc gia và tình trạng cùng khổ của dân chúng để kết hợp cách mạng xã hội và giải phóng quốc gia thành một phong trào tranh đấu duy nhắt; họ có tham vọng tự trao cho mình vinh quang cứu quốc. Họ có một tổ chức chặt chẽ, họ không cần bận tâm với những vấn đề  nhân đạo hay giá trị đời sống, họ không phải đối phó với sự khác biệt chánh kiến, họ có tài lung lạc kẻ khác và nói bất cứ thứ ngôn ngữ nào, họ muốn xuất hiện như những phần tử có khả năng lập lại một nền trật tự nào đó khi nước nhà lâm vào tình trạng hỗn loạn. Phải chăng, họ đã đề nghị với nước Pháp bị đồng minh khinh rẻ sự giúp đỡ tích cực của Nga Sô, một nước hùng cường nhất Âu Châu ? Xem như thế thì đủ biết cộng sản chỉ đợi Vichy sụp đổ để có dịp thiết lập tại đây chế độ độc tài của họ. Phải ! Nhưng sự tính toán của họ chỉ uổng công khi mà nước Pháp đã thành lập chính phủ lưu vong ở hải ngoại, khi mà trong tâm hồn người Pháp, chỗ cao trọng nhất đã dành cho một chánh thế quốc gia, khi mà vị nguyên thủ đã bất thần có mặt ở Ba Lê giữa hào quang chiến thắng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:22:02 pm

        Đó, trách vụ của tôi là như vậy ! Đoàn kết nước Pháp trong lúc chiến tranh; tránh cho nước Pháp sự phá hoại; dẫn dắt quốc dân theo vận mệnh do quốc dân tự đinh đoạt. Hôm qua, chỉ cần một dúm người hoạt động ngoài mặt trận cũng đủ cho nước Pháp giữ được vị trí của mình trước sự biến chuyền của thời cuộc. Ngày mai, tẩt cả sẽ tùy thuộc vấn

        để thiết lập được chính quyền trung ương để cả nước nghe theo và hoan nghênh. Đối với tôi, trong giai đoạn quyết liệt này, không còn là lúc tung một vài đơn vị ra chiến trường, tiến chiếm một vài dải đất rời rạc ở khắp nơi và ca ngợi trước quốc dân khúc tình ca của nước Pháp kiêu hùng. Nhiệm vụ của tôi là phải tập hợp toàn thể quốc dân lại, phải chấp nhận tất cả các quan niệm dị đồng để thực hiện sự tập hợp ấy. Không có sự thỏa thuận của các đồng minh, trong tinh trạng chia rễ trầm trọng và trước một kẻ thù hung dữ, tôi phải thống nhất một nước Pháp bị xâu xé bởi biết bao thế lực kình chống nhau.

        Xem như thế thì đủ biết tôi có ý định cấp bách vẻn màn bí mật bao phủ kế hoạch của người Mỹ và người Anh trong lúc khỏi diễn màn phụ của cuộc chiến này. Ngoài thực tế thì nước Mỹ dành lấy quyền quyết định vì kể từ đây nỗ lực chính yếu trong cuộc chiến về phần họ gánh vác. Tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống và các bộ trưởng, các vị chỉ huy, đều cảm thấy mình trở thành những người lãnh đạo khối liên minh. Thái độ và cử chỉ của họ biểu lộ điều ấy khá rõ ràng. Bên nước Anh, người ta đã thấy những đạo tiền quân của thủy lục không quân Mỹ tiến đến các căn cứ và các doanh trại của người Anh. Phố xá, cửa tiệm, rạp chớp bóng, hàng quán ở Luân Đôn đông nghẹt lính Mỹ vui tính và chẳng cần giữ ý tứ gì cả. Tướng Eisenhower, tưởng Clark, đô đốc Stark, tướng Spaatz, chỉ huy lục, hải, không quân Hoa Kỳ tại Âu Châu, trưng ra guồng máy tối tân của bộ tham mưu giữa tổ chức cổ truyền của Tổng cục chiến tranh, Bộ tư lệnh Hải quân và Không lực Hoàng Gia bên Anh quốc. Người Anh tuy có tiếng là biết tự chủ đến cao độ nhưng không giấu giếm nỗi ưu tư khi thấy mình không còn là chủ nhân nhà mình và không còn giữ vai trò chính yếu trong chiến cuộc mà từ hai năm nay họ đảm nhiệm rất đắc lực đáng khen.

        Tôi không khỏi lo âu khi trông thấy họ phải theo đuôi những người mới đến. Hẳn là người ta có thể nhận thấy qua dư luận và trong giới chỉ huy, nhiêu yếu tổ không thích ứng được với sự lệ thuộc ấy. Rõ hơn cả là trường hợp bộ Ngoại Giao Anh. Những đòi hỏi của sự «thuê nhượng» ẩy đè nặng xuống ý muốn tự chủ của họ. Chỉnh ông Churchill, vì tình cảm hay vì chiến thuật, cũng quyết định chỉ làm một «thuộc viên của Roosevelt ». Vì nước Pháp không thể đóng vai trò cổ truyền dẫn đầu Cựu đại lục cho nên sự lu mờ của nước Anh không khỏi báo hiệu những khó khăn sau này khi dàn xếp mọi việc ở Âu Châu, nước Anh tuy ở vị trí một hải đảo nhưng liên hệ mật thiết với Cựu đại lục.

        Lúc này người Mỹ chưa nhất quyết theo chiến lược nào. Tống Thống Roosevelt và các cố vấn của ông còn đang bù đầu với hai quan niệm khác hẳn nhau. Có khi Hoa Thịnh Đốn chịu ảnh hưởng của quốc dân hiếu động và bồng bột, phấn khích vì nỗ lực võ trang và tổ chức tốt đẹp, đã dự định một cuộc đổ bộ chớp nhoáng. Vả chăng, người Nga đang đau khổ vì chết chóc và hăng say báo thù dưới gọng kềm công hãm của quân Đức, cũng đang cả tiếng đòi hỏi mở một « mặt trận thử hai». Sự yêu cầu khẩn khoản của họ làm cho người Anh lo ngại, người Anh vẫn âm thầm lo ngại Mạc Tư Khoa có thể phản phúc đồng minh. Kế sách của các tướng lãnh Mỹ tuy được giữ bí mật lắm, nhưng chúng tôi cũng biết rằng họ đang chuẩn bị mở cuộc tấn công để vào cuối năm ít ra cũng lập được một đầu cầu tại đất Pháp.

        Nhưng, tuy có vuốt ve một giấc mộng tảo bạo, người Mỹ cũng chịu nghe lời thận trọng. Họ cũng trù định một kế hoạch đổ bộ tại Bắc Phi, mặc dù phải đình hoãn những cuộc đụng độ lớn lao tại Âu Châu. Giữa lúc đưa quân sang bờ bên kia Đại Tây Dương, cấp lãnh đạo của Hoa Kỳ quả là đã lo ngại nhiều. Đây là lần thứ nhất trong lich sử người Mỹ đứng ra chỉ huy những cuộc hành quân lớn. Trong kỳ thế chiến thứ nhất họ chỉ tung nhiều quân ra bãi chiến trường vào những trận cuối cùng. Và cũng chỉ với tư cách một lực lượng phụ, nghĩa là chiến đấu dưới quyền chỉ huy của người khác. Tuy rằng thủy quân của họ đã mạnh nhất hoàn cầu và có thể thu dùng dễ dàng tất cả tầu chiến và phi cơ của nước khác đặt dưới quyền chỉ huy của họ, nhưng bộ binh và không binh mới phôi thai, họ còn mất một thời gian nữa để thích ứng với kích thước khổng lồ của việc tổ chức. Bởi thế cho nên tuy rằng tướng Marshall đã huấn luyện hàng loạt rất nhiều sư đoàn, nhưng tại Ngũ giác đài người ta còn thắc mắc tự hỏi rằng những đơn vị tổ chức vội vàng, những sĩ quan huấn luyện đơn sơ, những bộ tham mưu chân ướt chân ráo như vậy liệu có làm nên cơm cháo gì, khi đương đầu với quân Đức quốc xã. Trước ngày nhập cuộc chiến, người ta nghiêng về giải pháp thực hiện kế hoạch từng giai đoạn và có sự chuyến tiếp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:22:33 pm

        Vả chăng về phía người Anh người ta không muốn tiến hành mọi việc một cách gấp rút. Họ đã từ bỏ quyền «làm lãnh tụ », họ cho rằng một cuộc chiến thắng không hẳn là sự chiến thẳng của họ không nên làm tốn kém cho họ quá nhiều. Trì hoãn những trận chiến lớn, người ta sẽ có thời giờ tăng cường quân lực Hoa Kỳ và tránh tổn thất cho quân lực nước Anh. Vả chăng Luân Đôn đã chứng kiến sự tiến triền mạnh mẽ của vũ khí Hoa Kỳ, người ta tính toán rằng binh lực của đồng minh đã hơn trội, đến năm 1943 sẽ hùng mạnh hơn nhiều, và đến năm 1944 thì sức mạnh sẽ vô song. Hơn thế nữa, cần gì phải mạo hiềm một cách hấp tấp để có thể chuốc lấy một trận Dunkerque thứ hai, trong khi mỗi ngày qua quân địch thêm hao mòn tại mặt trận Nga Sô ? Nhất là khi những trận dội bom của Không lực Hoàng Gia và của pháo đài bay Hoa Kỳ đã bắt đầu gây tổn hại nặng nề cho nền kỹ nghệ Đức Quốc, trong khi ấy Không lực Đức ít khi hoạt động bên đất Anh. Sau hết, việc xử dụng tàu chở hàng và tàu hộ tổng Hoa Kỳ đã giải quyết xong vấn đề chuyên chở. Nên nói thêm rằng chiến lược của Luân Đôn được quan niệm là cái đuôi của chính sách chánh trị, người Anh chỉ chú trọng đến Địa Trung Hải, họ bảo vệ những vi trí đã chiếm được ở Ai Cập, ở các nước Á Rập, ở Chypre, Malte, Gibraltar, họ dự tính chiếm thêm ở Libve, Syrie, Hi Lạp, Nam Tư. Như vậy, người Anh hướng những cuộc tấn công vào các vi trí ấy.

        Tùy theo Hoa Thịnh Đổn nghiêng về cuộc đổ bộ trên đất Pháp hay về sự tiến chiếm Maroc, Algẻrie, Tunisie, thái độ của họ đối với nhóm Pháp chiến đấu sẽ khác nhau. Trong trường hợp thứ nhất họ sẽ vần ngay lực lượng kháng chiến Pháp tham dự vào cuộc chiến. Tuy họ làm như ngờ vực, nhưng họ biết rõ rằng tướng de Gaulle có thể góp sức chiến đấu đáng kề. Như vậy sẽ phải dành cho ông ta một chỗ đứng. Nhưng trong giả thuyết thứ hai người Mỹ sẽ trở lại chiến lược theo đuổi từ năm 1940 : chiếm đóng Bắc Phi, nhờ sự trợ giúp của các nhà cầm quyền địa phương và gạt tướng de Gaulle ra ngoài. Sau này chúng ta sẽ thấy đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta lần lượt áp dụng cả hai kế sách.

        Đến cuối tháng năm 1942 họ nghiêng về giải pháp làm thân với chúng ta. Ngày 21, ông John Winant, đại sứ Hoa Kỳ ở Luân Đôn, hỏi ý kiến tôi cho có hình thức thôi. Họ muốn biết ý kiến của tôi về một cuộc tấn công từ ngoài biển Manche vào đất Pháp, về vai trò trực tiếp của chúng tôi trong cuộc tấn công ấy, về mối liên lạc giữa ủy ban toàn quốc Pháp và các chính phủ đồng minh. Ngày mùng một tháng sáu ông đại sử lại xin tiếp xúc lần thứ hai. Lần này có mặt ông Eden : người Anh muốn tham dự vào các cuộc đàm phán. Ngày 29 tháng sáu Eden một mình tiếp xúc với tôi bàn việc thừa nhận nước Pháp, với tư cách một người trung gian thành thực, ông ta thông bảo cho tôi biết công thức của chính phủ Hoa Thạnh Đốn. Ngày hôm sau tôi tiếp kiến đại sử Winant một lần nữa, có sự hiện diện của ông Pleven. Trong khi ấy, Churchill sang Hoa Thinh Đốn bàn về chiến lược; ông ta thúc giục Tổng Thống Mỹ chấp nhận thái độ thỏa hiệp với tôi cho có hình thức bề ngoài.

        Mọi việc đi đến kết quả là ngày mùng 9 tháng bảy, Hoa Kỳ gởi cho tôi một bức giác thư sau khi tôi chấp thuận các điều khoản thỏa hiệp. Phần mở đầu có ghi: «Tướng de Gaulle đã xem qua và rất vui lòng». Bức giác thư tuyên bố rằng : « Chính phủ Hoa Kỳ và ủy ban toàn quốc Pháp đã hợp tác chặt chẽ trong một vài khu vực... Muổn cho cuộc hợp tác thêm hữu hiệu, đô đốc Stark được chỉ định làm đại diện chính phủ Hoa Kỳ để thảo luận với ủy ban toàn quốc Pháp về mọi vấn đề liên hệ đến việc tiếp tục cuộc chiến...; chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận sự đóng góp công lao của tướng de Gaulle và sự cố gắng của ủy ban toàn quốc Pháp nhằm mục đích bảo toàn nét sống động tinh thần cỗ truyền của nước Pháp, và của các định chế Pháp...; mục tiêu chung sẽ đạt được dễ dàng hơn nếu Hoa Kỳ trợ giúp quân sự và mọi phương diện có thể trợ giúp được cho ủy ban toàn quốc Pháp, biểu tượng cho cuộc kháng chiến Pháp chống lại các nước trong khối Trục ».

        Bốn ngày sau, bọ công bổ một bản tuyên ngôn nới rộng nguyên tắc thiết lập bang giao với chúng ta. Người Anh chấp nhận rằng từ đây « phong trào Pháp tự do sẽ được chánh thức thừa nhận với danh xưng Pháp chiến đấu». Ngày 13 tháng bảy chánh phủ Anh công nhận rằng Pháp chiến đấu gồm những phần tử Pháp ở bất cứ nơi nào và những lãnh thố Pháp đoàn tụ với nhau để hợp tác với các Quốc Gia Liên Hiệp trong cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù chung... ủy ban toàn quốc Pháp đại diện cho quyền lợi của người Pháp và lãnh thổ Pháp tại Anh Cát Lợi». Nếu chấp nhận ý nghĩa những danh từ dùng trong bản tuyên ngôn thì ít ra người ta cũng phải hiểu rằng người Anh có phận sự không làm gì ngăn cản tôi xử dụng quyền hành tại các phần đất Pháp và các thuộc địa Pháp trở lại tham gia cuộc chiến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:22:47 pm

        Nhiều cử chỉ và nhiều cuộc vận động khác của đồng minh cho biết rằng y hướng của họ đã thuận lợi cho chúng ta.

        Ngày 14 tháng bảy, tôi dự cuộc duyệt binh Pháp tại Luân Đôn, tôi nhận thấy có sự hiện diện của tướng Eisenhower và đô đốc Stark. Cũng ngày hôm ấy, ông Eden nỏi trên đài truyền thanh, chúc mừng dân tộc Pháp nhân ngày khánh tiết và tuyên bố rằng : «Tôi ngỏ lời với quý quốc như nói với nước đồng minh chứ không phải nói với nước bạn.. Nhờ sự quyết định của tướng de Gaulle, nước Pháp chưa bao giờ vắng mặt trên chiến trường.... Nước Anh đã chứng kiến sự lớn mạnh của phong trào khảng chiến Pháp với niềm hy vọng và sự ngọi khen... Trước mắt chúng tôi. sự phục hồi nước Pháp lớn mạnh và độc lập không những chỉ là một điều hứa hẹn, mà còn là một sự cần thiết, vì không có sự phục hồi ấy, hy vọng tái thiết Âu Châu sẽ trở nên viễn vông ». Ngày 23 tháng bảy, tướng Marshall và đô đốc King lại có mặt ở Luân Đôn, lần này họ muốn tiếp xúc với tôi. Tôi đã tiếp họ cùng với Arnold, Eisenhower và stark. Trong cuộc hội đàm này, tôi trình bày cho các tướng tả Mỹ biết lập 1 rường của chúng ta đối với việc mở một mặt trận thứ hai, đối với sự tham gia của nước Pháp vào cuộc chiến, ở bên ngoài cũng như ở bên trong, sau hết đổi với những điều kiện mà đồng minh phải chấp thuận để sự hợp tác có hiệu quả.

        Dĩ nhiên, tôi tản thành một cuộc tấn công trực tiểp vào Âu Châu từ căn cứ Anh quốc. Không có cuộc hành quân nào khác có thể đưa tới sự quyết định, vả chăng, đổi với nước Pbáp thì giải pháp thỏa đảng hơn cả là giải pháp rút ngắn cuộc xâm lăng và thực hiện gấp rút sự đoàn kết quổc gia, nghĩa là chánh quổc sẽ trở thành chiến địa. Hẳn là Vichy sẽ tiếp tục thần phục nước Đức. Nhưng sẽ mẩt hết chút uy tín còn lại. Hẳn là kẻ xâm lăng sẽ chiếm đóng khu vực tự do. Nhưng nếu như vậy thì sẽ dẹp tan được tình trạng mập mờ; đạo quân ở Phi Châu và có lẽ cả hải quân cũng trở lại tham chiến, trong khi tại nước Pháp, nhiều người sẽ chạy sang hàng ngũ khảng chiến. Như vậy, có thể quy tụ mọi phe nhóm Pháp đặt dưới sự chỉ huy của một chính quyền duy nhẩt,  ngăn cản sự phá hoại ở trong nước và thiết lập sự đại diện của nước Pháp có bề thế ở nước ngoài.

        Những điểm then chốt là quân đồng minh không bị đầy lui trở lại ngoài biển. Trong những cuộc trao đổi quan điểm với Churchill, Eden, Winant, Marshall... v.v..., tôi đã dự tính con số lực lượng, theo tôi, cần thiết cho một cuộc đổ bộ : «Theo tin tức tình bảo của chúng tôi thì quân Đức để ở Pháp một số sư đoàn là 25, 26 hay 27 tùy từng lúc. Họ có thể  đưa từ bên Đức sang độ 15 sư đoàn nữa. Như vậy, lúc đầu đồng minh phải đương đầu với 40 sư đoàn. Nếu kể đến sự thiếu kinh nghiệm của phần lớn các đơn vị Anh và sự lợi thế của địch đã có thời giờ tổ chức chiến trường, thì ít nhất đồng minh cũng phải có 50 sư đoàn, và 6 hay 7 thiết giáp hạm ngay từ đầu. Ngoài ra, còn phải hơn trội rất xa về không quân. Nếu thực hiện cuộc tấn công vào mùa thu năm tới thì quân Đức mắc kẹt sâu trong nội địa nước Nga sẽ khó mà đưa quân về. Vả chăng, hoạt động phối hợp của không lực với quân kháng chiến Pháp nhắm vào sự tiếp vận của địch, theo «kế hoạch xanh » của Pháp chiến đấu, sẽ gây nhiều khó khăn nghiêm trọng cho việc binh vận của địch ở đất Pháp».

        Tôi giải thích cho đồng minh biết rằng, chúng ta, nhóm Pháp tư do, chúng ta có thể cung cấp cho tiền quân đồng minh một sư đoàn đưa từ Cận đông sang, một lữ đoàn hỗn hợp lấy ở Trung Phi, một số quân tập kích và lính dù, 4 đội phi cơ, toàn thể số tàu chiến và tàu chờ hàng của chúng ta. Từ đầu tháng bảy, tôi đã ra chỉ thị cho tàu bè của chúng ta sẵn sàng để đảm nhiệm việc chuyên chở lúc cần. Ngoài ra tôi còn dự tính khi đã lập được đầu cầu tại Pháp thì có thể huy động tài nguyên và nhân lực vùng giải phóng để bổ xung quân số. Có thể rằng 8 sư đoàn và 15 đội phi cơ thành lập ở Bắc Phi và Tây Phi, cùng với một số chiến hạm lúc này bị giam giữ ở Toulon, Alexandrie, Bizerte, Casablanca, Dakar,

        Fort de France, sẽ xử dụng được sau vài tuần sửa chữa, chúng ta có thể tham dự cuộc đổ bộ thứ hai ở bờ biển Địa trung hải nước Pháp và nước Ý. Sau hết, khi đồng minh đã tiến quân trên đất Pháp, chúng ta có thể thành lập một lực lượng Pháp bậc ba với những yếu tố của đạo quân bỉ mật làm nòng cốt. Ngày 21 tháng bảy tôi gửi cho ông Churchill và tướng Marshall, thông tri sang Mạc Tư Khoa, một công hàm để cập đến sự tham gia quân sự của nước Pháp trong các giai đoạn liên tiếp của cuộc chiến, tôi cũng nói rõ số lượng vũ khí và trang bị yêu cầu đồng minh cung cấp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:23:03 pm

        Nhưng chẳng bao lâu có tin người Anh không muốn mạo hiểm cuộc đổ bộ lên đất Pháp trong năm ẩy. Như vậy là họ nhắm mục tiêu Bắc Phi và không cho chúng tôi tham dự. Nhiều sự việc đích xác chứng minh rằng người Mỹ không muốn để người Pháp tự do gánh vác công việc ở Maroc, Algẻrie và Tunisie. Cho đến mùa xuân năm 1941 chúng tôi còn có cơ quan tình báo ở đó, sau này chúng tôi bị cắt đứt liên lạc trực tiếp với các xứ ấy. Không bao giờ người của chúng tôi phái đi có thể đến nơi một cách trót lọt. Chưa bao giờ thư tín đến được tay chúng tôi. Đây là thư tín của đại tá Breuillac ở Tunisie, Luizet ở Algẻrie, đại tá Lelong và Funck Brentano ở Maroc. Rõ ràng là về việc này đã có chỉ thị từ Hoa Thịnh Đốn. Nhưng chúng tôi đã xử dụng một đường thông tin ngoắt nghéo khác, nhờ thế chúng tôi biết Hoa Kỳ đang nỗ lực tại chỗ và ở Vichy để tìm sự cộng tác.

        Chúng tôi biết rằng ông Robert Murphy, tổng lãnh sự Mỹ ở Alger đưa ra chương trình hoạt động «đặc biệt» để các đại sứ, lãnh sự và nhân viên mật vu Mỹ thi hành tại đất Pháp. Ông Murphy là một người khôn khéo và cả quyết, rất quen mặt từ lâu nay trong xã hội thượng lưu. Hình như ông ta cho rằng nước Pháp là những người cùng ông ta ăn chơi ở đây; ông ta thiết lập tại Bắc Phi một tổ chức âm mưu giúp đỡ cuộc đổ bộ. Ông ta còn dự định khuyến khích tại Vichy một cuộc cách mạng xa lông. Vi thế mà ông ta nâng đỡ tướng La Laurentie để ông nầy lúc trở về Ba Lê cầm đầu phong trào giải phóng, làm áp lực Thống chế Pétain và đứng ra lập chánh phủ. Người ta hỏi La Laurentie : «Thế còn de Gaulle?», ông ta trả lời: «Chúng tôi sẽ ân xá cho ông». Mặt khác, Murphy đã thúc đẩy một vài sĩ quan thân cận với tướng Weygand, bắt buộc ông này phải ra tuyên cáo và chiếm lấy địa vị của Layal. Đến phút chót, La Laurentie không thu phục được ai, còn Weygand thì từ chối không chống lại Pétain. Murphy lại tiếp xúc với tướng Giraud, ông này vừa thoát ngục, đang nóng lòng tiếp tục cuộc chiến đấu; hình như Giraud có thể xúi giục quân đội Phi Châu nổi loạn nếu ông có mặt trước binh sĩ.

        Riêng tôi, tôi đang tìm cách móc nối với tướng Giraud. Từ tháng năm 1942, nhân một cuộc hợp báo, tôi đã nhắc đến ông ta với lời lẽ hết sức trọng vọng. Sang tháng sáu và tháng bảy, nhiều đại diện của tôi đã gặp ông nhiều lần và cho ông biết chúng tôi muốn hợp tác với ông. Ông là một vị tướng tài giỏi, tôi rất ngưỡng mộ, năm 1940 ông không giành được chức vụ chỉ huy quân đoàn thứ VII. Đến sau, bất thần ông được chỉ định chỉ huy quân đoàn thử IX bấy giờ đang bại trận, ông bị bao vây và bị cầm tù trước khi làm được việc gì. Nhưng người ta có thể nghĩ rằng nếu đặt ông vào một khung cảnh khác hẳn, ông sẽ hoạt động để chổng lại bước không may. Dịp may đã đến khi ông vượt ngục tù của người Đức. Theo tôi, nếu ông trở lại với quân kháng chiến thì đó là một diễn biến quan trọng.

        Tôi nghĩ rằng Bắc Phi trở lại cuộc chiến là điều chính yếu, Giraud có thể đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hướng của Bắc Phi, tôi sẵn sàng giúp ông ta với phương tiện của tôi, miễn là ông ta tỏ rõ thải độ với Vichy và thế giới. Sau đấy, ông ta sẽ có đủ tư cách để chỉ huy quân đội Pháp thống nhất trong trận chiến tranh giải phóng. Đó là những viễn ảnh và sự tiên liệu của tôi. Tôi hy vọng ông sẽ trả lời tôi bằng cách này hay cách khác và ông sẽ bí mật tỏ lòng trọng vọng những người nêu cao lá quốc kỳ trước mặt quân địch từ hai năm nay. Nhưng tôi không nhận được tin tức gì. Đề nghị của tôi chỉ được Giraud trả lời bằng sự yên lặng, ông tỏ vẻ mặn mà với những chủ trương phe nhóm và dè dặt đối với tôi, chẳng bao lâu tôi hiểu rõ tâm trạng của ông.

        Đổi với ông, vấn đề chỉ có tính cách quân sự. Chỉ cần có một lực lượng Pháp xuất hiện trên chiến trường là mọi vấn đề đều trở thành thứ yếu. Ông cho rằng phương diện tinh thần và chính trị của thảm kịch nước Pháp chỉ là thứ yếu. Ông nghĩ rằng chỉ cần nắm được quyền chỉ huy lực lượng binh bị quan trọng nhất là có thể nắm được chính quyền. Ông tin rằng cấp bậc và uy tin của ông cũng đủ cho ông khuất phục và thu hút mọi người tại ngũ và sẽ nhập ngũ, và khiến cho bộ tư lệnh đồng minh nhã nhặn mời ông hợp tác. Khi ông đã đứng đầu một đạo quân và do đó nắm vững quyền bính nước Pháp, ông sẽ đối xử với Thống chế như một bậc lão thành khả kính, nếu cần, có thể giải ngũ và cho hưởng tước lộc đại công thần trí sĩ. Còn như tướng de Gaulle, thì không thể làm gì hơn là tự đặt mình dưới quyền chỉ huy của cấp trên. Như vậy sự thống nhất quốc gia sẽ thành tựu vì sẽ xáp nhập với vấn đề đẳng cấp quân sự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:39:16 pm

        Cách nhìn sự vật của tướng Giraud không khỏi làm tôi áy náy. Không những cách nhìn của ông chỉ là một quan niệm đơn giản hóa hai lãnh vực quân sự và chính trị, không những ông không cho rằng uy tín tự nhiên ông tự trao cho ông chỉ là một ảo tưởng mà ông còn làm cho tôi lo ngại rằng đó chính là nguồn gốc chia rẽ quốc gia để người ngoài có cơ hội chi phổi nội bộ. Bởi vì đa số kháng chiến hẳn là không chấp nhận một chánh quyền căn cứ vào sự nghiệp binh bị lẫy lừng. Ngoài ra, Pétain sẽ lên án ông, và đồng minh nắm được nhược điểm của một chính phủ không có nền mỏng vững chắc sẽ tìm cách lạm dụng quyền hành của họ, tai hại cho nước Pháp.

        Đành rằng tướng Giraud biết mình có thể giúp đồng minh chiếm được lợi thế chính yếu. Theo phúc trình từ Luân Đôn gởi về, tôi biết rằng ông đã tự ý thảo ra một chương trình. Theo ông thì đầu cầu đã có sẵn, đó là khu vực gọi là khu vực tự do của đất Pháp. Chỉ cần người Anh đến đây đúng ngày hẹn; chính ông sẽ lãnh nhiệm vụ hỗ trợ cuộc đổ bộ với đạo quân đình chiến đặt dưới quyền chỉ huy của ông, cộng thêm những đơn vị kháng chiến. Nhưng theo y tôi thì kế hoạch ẩy không có hy vọng thành công. May lắm, một vài đơn vị lẻ tẻ có thể trái lệnh Thống chế Pétain để theo Giraud, nhưng trong tình trạng thiếu vũ khí trầm trọng hẳn là họ không chổng lại nổi sự tấn công vũ bão của quân Đức quốc xã và những trận mưa bom của không quân. Thêm vào đó, còn có sự kiện đồng minh không chấp thuận một kể hoạch có thể đưa họ vào cuộc mạo hiềm tối đa. Sự thành công của một cuộc đổ bộ và những trận tấn công liên tiếp tùy thuộc việc xử dụng một lực lượng không quân và hải quân khổng lồ, như vậy, phải cần xử dụng nhiều lãnh thổ và quân cảng ở gần bãi chiến trường. Nếu đồng minh đặt chân vào miền Nam nước Pháp mà không có điềm tựa chắc chắn ở Bắc Phi thì họ chỉ có những căn cứ như Gibraltar và Malte rất eo hẹp, thiếu trang bị và dễ bị tấn công. Sau hết, theo giả thuyết của ông thì hạm đội đóng ở Toulon sẽ có thái độ nào ? Lúc này hạm đội ẩy chỉ nghe lệnh của Pétain và Darlan. Vạn nhất họ vâng lệnh Vichy chống lại đồng minh thì mọi việc còn bấp bênh hơn.

        Đến cuối tháng bảy, tôi cảm thấy có cái gì sắp xảy đến. Tuy rằng người ta giữ thật kín đảo kế hoạch hành động nhưng tôi cũng gần biết chắc rằng trong năm ấy người Mỹ chỉ cố gắng đặt tay vào Bắc Phi, người Anh sẵn lòng chấp thuận, họ sẽ dùng Giraud vào công việc ấy, họ sẽ gạt bỏ tôi ra ngoài. Như vậy, lúc khởi sự việc giải phỏng nước Pháp, tuy có nhiều điều may mắn về một vài phương diện, nhưng đối với người Pháp chúng tôi, đã xuất hiện nhiều sự khó khăn nội bộ tạo ra nhiều trở ngại cho việc thống nhất quốc gia.

        Trong những điều kiện ấy, tôi nghĩ rằng chỉ nên đánh ván bài của nước Pháp vì người khác cũng chỉ đánh ván bài của họ mà thôi. Tôi cho rằng trước hết phải củng cố hàng ngũ của người Pháp chiến đấu để lực lượng này có ưu thế chiếm được sự hâu thuẫn của toàn dân sau khi trải qua bao nhiêu giai đoạn chiến đấu. Nỗ lực tập trung lực lượng này đòi hỏi tôi phải có thái độ cứng rắn và quyết liệt, tôi cương quyết giữ vững thái độ ấy. Để đạt mục đích, trong màn phụ cuộc chiến này, tôi quyết định viếng thăm các lãnh thổ Cận đông và Phi Châu Pháp tự do, cả những bộ đội của chúng ta ở Trung Đông và vùng Tchad. Phe đồng minh ra mặt phản đối vào hồi tháng năm, từ đấy họ kiếm cách ngăn cản tôi, nại cớ rằng sắp mở mặt trận thứ hai. Lần này họ không cản trở nữa, nhân đó tôi luận ra rằng họ sửa soạn một cuộc hành quân mà không muốn cho tôi tham dự. Mặt khác, nếu tôi thắt chặt mối liên lạc nội bộ trong những mảnh đất hải ngoại còn lại và trong những đơn vị quân đội dưới quyền chỉ huy của chúng tôi, là tôi muốn tranh thủ thời gian để thống nhất mặt trận kháng chiến ở Pháp. André Philip mới sang đến nơi, tôi bổ dụng ông làm tổng ủy nội vụ ngày 27 tháng bảy với nhiệm vụ nâng đỡ Jean Moulin trong sứ mạng của ông này, bằng mọi phương tiện sẵn có như chiến cụ, nhân sự, tuyên truyền. Đồng thời, tôi bổ nhiệm Jacques Soustelle làm tống ủy thông tin Tôi mời đến Luân Đôn Frenay, d’Astier, Jean Pierre Lẻvy, lãnh tụ các nhóm Combat, Liberation, Franc-Tireur để mời họ chấp nhận một đường lối hoạt động chung, với mục đích hợp nhất gấp rút những phần tử bán quân sự, tôi lựa chọn tướng Delestraint và giao phó cho việc chỉ huy đạo quân bí mật ngày mai. Sau hết, để tổ chức  của chúng tôi thêm bề thế, tôi mời đến hợp tác với tôi những người tài năng như Viẻnot, Massigli, tướng d’Astier de la Vigerie, tướng Cochet, v.v... Passv lãnh nhiệm vụ liên lạc và tổ chức việc đưa đón từ Pháp sang Anh cách nào để khi xong việc ở Trung Đông và Phi Châu trở về tôi có thể ấn định nhiệm vụ giao phó cho mỗi người.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2019, 11:50:21 pm

        Tôi ra đi ngày mùng 5 tháng tám sau khi tiếp xúc với Churchill và Eden, trong cuộc hội đàm, họ có vẻ hơi lúng túng, lời lẽ của họ xác định mối nghi ngờ của tôi rằng họ sẽ đặt tay vào những hành vi trái với thỏa ước ràng buộc Anh với Pháp từ năm 1940. Trong chuyến hay đến Le Caire, có mặt ông Averell Harriman được Roosevelt bổ nhiệm làm đại sứ ở Mạc Tư Khoa. Đối với tôi, nhà ngoại giao này, thường ngày cởi mở và hoạt bát, lúc này hình như giữ mồm giữ miệng để giữ kín một sự bí mật nặng nề. Khi đi qua Gibraltar tôi được chứng kiến những công việc xây cất lớn ở đây và tôi nhận thấy vị thống đốc ở đây. Tướng Mac Farlane, có thái độ khó hiểu, vào những dịp khác ông rất vui vẻ. Những dấu hiệu ấy cho tôi biết chắc rằng sẽ có việc gì xảy ra tại Địa Trung Hải mà chúng tôi không được tham dự. Ngày mùng 7 tháng tám tôi đến Le Caire.

        Bầu không khí ở đây cũng nặng nề như trời nóng bức. Sự thảm bại của quân đoàn VIII ở đây vẫn còn đè nặng xuống tâm trí con người. Tuy rằng Rommel đã dừng bước tiến quân từ sáu tuần lễ nay và án binh ở EL — Alamein, nhưng từ căn cứ này ông ta có thể trong hai giờ đồng hồ đưa xe thiết giáp đến Alexandrie. Bên Anh quốc, chính phủ, các sứ quán, tổng hành dinh đều lo ngại thái độ bí hiểm của vua Farouk và của nhiều nhân vật Ai Cập, hầu như họ sẵn sàng thích ứng với phe Trục nếu phe này chiến thắng. Nahas-Pacha trước đây thù nghịch với người Anh, nhưng hai bên đã giải hòa vì cùng có lợi, ông ta được nhà vua trao cho sứ mạng cầm đầu chính phủ, theo sự đề nghị ân cần của Sir Miles Lampson, đại sứ Anh tại le Caire. Ông này đến hoàng cung yềt kiến vua với một đoàn xe tăng hộ tống, Năm trước Nahas-Pacha đã nói với tôi : « Hai chúng ta cùng có một nét chung. Trong nước, chúng ta đều có đa số quần chúng, nhưng không có quyền bính». Bây giờ thì Farouk cầm quyền. Nhưng còn đâu là đa số nếu quân Ý — Đức diễn hành qua thủ đô ?

        Còn như quân đội Anh thì tôi nhận thấy tướng Auchinleck bình tĩnh, giàn dị và thẳng thắn như ngày trước, tướng Marshall Tedder ra vẽ đầy tự chủ và nắm vững nghệ thuật của mình. Nhưng bên dưới họ, nhiều người có thái độ chua chát và lo âu, họ đang chờ đợi sự thuyên chuyên lớn trong giới chỉ huy cao cấp, họ bực tức vì có lời chỉ trích của chính phủ và của báo chí Luân Đôn, sự lên ruột vì cử chỉ và ngôn ngữ khiếm nhã của người Ai Cập. Thí dụ người Ai Cập giả bộ hoan hô riêng quân Pháp tự do trong các phố xá hay trong các rạp chớp bóng ; khi tôi đến Le Caire, họ nhắc đi nhắc lại rằng de Gaulle sang nắm quyền chỉ đạo ở Trung Đồng. Hẵn là bù lại, họ thấy đổ đến Ai Cập nhiều bộ đội tốt đẹp, nhiều hạm đội hùng dũng, quân trang quân cụ dồi dào ; chính phủ Luân Đôn gửi sang thật nhiều, không so kè gì hết để chuẩn bị cuộc phản công ngày mai.

        Người Anh hình như vừa hy vọng vừa lo buồn, nhưng binh sĩ của chúng ta vui vẻ tràn bờ. Bir-Hakeim đã để cao họ trước mặt họ. Tôi sẽ ra mắt bọ. Ngày mùng 8 và ngày 11 tháng tám, Larminat giới thiệu tôi với mọi người. Nhân dịp duyệt binh sư đoàn Đệ Nhẩt khinh binh, tôi gắn huy chương giải phóng cho tướng Koenig và một vài người khác, trong số có đại tá Amilakvari. Tôi cũng thanh sát sư đoàn khinh binh thứ hai dưới quyền chỉ huy của Cazaud, và thiết đoàn của Rémy, đơn vị nào cũng được trang bị đầy đủ và muốn ra mặt trận. Tôi cũng đến thăm phi công và lính dù. Tất cả đều được tôi luyện qua nhiều thử thách và tôi tin chắc rằng không bao giờ họ phản phúc tôi. Tôi rất tin tưởng và lấy làm hãnh diện khi đứng xem diễn hành dưới ánh nắng chói chang tháng tám nào bộ đội, nào súng ống, nào chiến xa, nào binh chúng; có đủ các sắc dân trong hàng ngũ binh sĩ, sĩ quan là những người hy sinh tất cả cho vinh quang và chiến thắng. Giữa chúng tôi có một sự cảm thông, một sự đồng tâm tương ứng làm cho một đợt sóng vui vẻ tràn ngập cả người chúng tôi và làm co giãn lớp cát mềm dưới gót chân. Nhưng khi hàng cuối đoàn binh sĩ đã đi xa rồi, cơn mơ mộng choáng váng của tôi cũng biến mất. Bây giờ tôi chợt nghĩ đến những binh sĩ, những thủy thủ, những phi công Pháp được lệnh chống lại phe de Gaulle và đồng minh một cách phi lý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2019, 11:27:49 pm
     
        Đến tòa đại lý của chúng tôi ở Le Caire, tôi tiếp xúc với một sổ kiều dân Pháp quan trọng ở Ai Cập. Nam tước de Benoist đại diện cho nước Pháp ở đây. Nhờ ông và những người cộng sự của ông như nam tươdc de Vaux, Renẻ Filliol và Georges Gorse, quyền lợi văn hóa, tôn giáo và kinh tế của nước Pháp ở đây được bảo vệ hữu hiệu trong khi chờ đợi chính phủ Ai Cập thừa nhận ủy ban toàn quốc Pháp. Báo chí và đài phát thanh Ai Cập nhận được của tòa đại lý của chúng ta những điều chỉ dẫn cần thiết. Phần lớn người Pháp ở đây đều quy tụ xung quanh vị đại lý về phương diện tinh thần, ông Benoist, với sự tiếp xủc mạnh mẽ của chúng tôi ở Luân Đôn, đã có công giữ cho kinh đào Suez bảo toàn được phương pháp làm việc của người Pháp, tuy rằng bộ tư lệnh Hải quân Anh rất muốn giành lấy quyền kiềm soát. Ngoài thực tế thì người Pháp lãnh trách nhiệm điều khiển hoạt động của kinh đào suốt thời gian chiến tranh; họ đóng góp một phần quan trọng và xứng đáng vào nỗ lực của đồng minh ; bởi vì việc tiếp vận cho hạm đội và bộ binh ở Trung Đông, việc tiếp vận cho các đơn vị ở Syrie, Liban, Palestine, Transjordan!e, đều đi qua Port — Said, các đoàn xe và các cửa sông rạch đều bị Đức dội bom không ngởt. Bởi vậy cho nên tôi đến Ismaĩlia chào hỏi nhân viên điều khiển kinh đào Suez và thăm viếng căn phòng nhỏ ngày xưa Lesseps chỉ huy công việc đào kinh vĩ đại này, con kinh giờ đóng một vai trò sinh tử trong cuộc chiến.

        Đồng thời với việc đến tận nơi khuyến dụ những người Pháp tự do giữ vững tinh thần trong cuộc chiến, tôi còn thảo luận với người Anh về các vấn đề gây ra chia rẽ hai bên. Ông Churchill có mặt ở Le Caire. Chúng tôi dùng cơm với nhau ngày mùng 7 tháng tám. Ông nói : «tôi đến đây để tổ chức  lại việc chỉ huy. Đồng thời, tôi sẽ xem sự tranh chẩp của chúng ta về vấn đề Syrie đi đến đâu rồi. Sau tôi sẽ đi Mạc Tư Khoa. Nói thế để ông biết chuyến đi này của tôi có tầm quan trọng lớn mà cũng làm cho tôi lo nghĩ không ỉt». Tôi trả lời ông: «Ngoài thực tế thì đây cũng là ba vấn đề  quan trọng. Vấn đề thứ nhứt chỉ liên quan đến ông. Vấn đề thứ hai là vấn đề của tôi. Vấn đề thứ ba liên hệ đến Staline. Hẳn là ông sang báo tin cho Staline biết rằng mặt trận thứ hai chưa thể mở được trong năm nay. Tôi biết mối lo của ông về hai vấn đề sau. Nhưng ông sẽ vượt qua một cách dễ dàng vì lương tâm ông không có gì để trách móc ông cả». Churchill càu nhàu mà rằng: «ông nên biết rằng lương tâm của tôi là một cô gái ngoan, bao giờ tôi cũng thỏa thuận với cổ ».

        Quả vậy, tôi nhận thấy nước Anh vẫn tiếp tục xâm lấn Syrie một cách trắng trợn. Ngày 8 tháng tám tôi hội kiến với ông Casey, ông là người Úc, nhưng giữ chức quốc vụ khanh trong chính phủ Luân Đôn và phối hợp mọi công việc về Trung Đông. Ông nói đến cuộc bầu cử mà ông cho rằng cần phải thực hiện gấp rút tại các xứ Trung Đông. Tôi cho rằng mình có bòn phận nói cho người đối thoại dễ thương này biết ngay quan điểm của Pháp : « ủy ban toàn quốc Pháp đã quyết định năm nay sẽ không có bầu cử ở Syrie và Liban, vì không thể bắt dân đi bầu trong khi tướng Rommel đã đến cửa thành Alexandrie. Người ta có bầu cử ở Ai Cập, Irak, Transjordanie không ? ».

        Đến lượt tôi tấn công, tôi nói cho ông Quốc Vụ Khanh biết mối ưu tư của chúng ta trước chính sách của người Anh tuy họ đã ký thỏa ước với chúng ta. Đến lượt ông được nghe tôi nói đến câu kết luận trước đây tôi đã thường nói :

        « Hẳn là trên mảnh đất nầy bây giờ các ông mạnh hơn chúng tôi nhiều lắm. Vì chúng tôi suy yếu, vì đã xảy ra nhiều trận khủng hoảng từ Madagascar đến Bắc Phi và một ngày kia, có thể đến chánh quốc, vì chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn, các ông có thể ép buộc chúng tôi phải bỏ Trung Đông. Nhưng các ông chỉ có thể đạt được mục đích bằng cách xúi giục người Ả Rập bài ngoại và lạm dụng quyền lực đối với đồng minh của các ông. Kết quả sẽ là địa vị của các ông ở Trung Đông mỗi ngày mỗi thêm bấp bênh, và dân tộc Pháp sẽ không quên oán hận các ông ». Ông Casey phật ý, ông bào chữa cho sự thành tâm thiện chí của ông trong khi nói bóng gió đến «trách nhiệm tối cao của nước Anh trong khu vực này». Tuy nhiên, ngày hôm ấy, cũng như lần thứ hai hội kiến với ông vào ngày 11 tháng tám, ông không hề nói đến bầu cử nữa.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2019, 10:47:21 pm

        Thổng chế Smuts, thủ tướng Nam Phi, cũng có mặt ở Le Caire. Tôi hội đàm với ông ta rất lâu. Nhân vật nầy cao quý và rất dễ thương, nhưng có một nét vẽ gì kỳ dị, ông là người hùng của nền độc lập Transvaal, sau trở thành quốc trưởng một lãnh địa tự trị của Hoàng gia Anh. Người thực dân mặc áo đại tướng Anh ấy là người tài ba cho nên am hiểu mọi vấn đề của cuộc chiến tranh này. Tuy rằng thủ đô Pretoria nước ông xa xôi, tuy rằng trong nước người da trắng và da đen sống bên cạnh nhau mà không đoàn kết với nhau, gây nhiều khó khăn chúng tộc, tuy rằng chính ông cũng phải chống lại một lực lượng đối lập mạnh mẽ, nhưng ông có ảnh hưởng thực sự đến nhà cầm quyền ở Luân Đôn.

        Ông có ưu thế ẩy không những vi trước mắt người Anh ông tượng trưng cho sự thành công trên đường chinh phục hoàn cầu, nhưng còn vì ông là bạn của Churchill, ngày xưa nhân một trận chiến, ông đã bị Churchill bắt giam vài tháng, nhưng ông đã nắm lấy cơ hội ấy để dụ hoặc Churchill suốt đời.

        Thủ tướng Nam Phi bày tỏ lòng kính mến nhóm Pháp chiến đấu. Ông nói : «Nếu ông không đứng vững được ở Trung Phi thì tôi cũng khó lòng giữ được Nam Phi. Tại Bazzayille, đa số đã chấp nhận sự đầu hàng, Congo Bỉ rồi cung thất thủ, bấy giờ trong nước chúng tôi những phần tử chống chiến đấu bên cạnh người Anh sẽ thắng thế và sẽ thi hành chính sách hợp tác với Khối Trục. Như vậy người Đức sẽ làm bả chủ từ Alger cho tới mũi Hảo Vọng. Mặc dù ông chỉ hoạt động ở Tchad và ở Congo, ông cũng gây được ảnh hướng tốt cho chúng tôi. Điềm chính yếu cho chúng tôi là quyền hành của các ông lan rộng đến các lãnh địa Pháp ở Hải ngoại. Tôi mong rằng sẽ gần đến ngày quyền hành ấy được thừa nhận ở nước Pháp». Tôi cám ơn thống chế Smuts vì lời khen tặng của ông nhưng nói cho ông biết rằng các nước đồng minh khác hình như không đồng quan điếm. Tôi đưa ra bằng chứng: trước hết hành vi của người Anh ở Syrie và Liban, sau đến những vụ rắc rối ở Madagascar, sau cùng là mưu đồ của người Anh ở Bắc Phi, họ cố gắng thiết lập một chánh quyền không phải chính quyền của tôi.

        Smuts công nhận rằng việc này sẽ làm mích lòng người Pháp tự do. Nhưng ông xác định rằng « những biện pháp tồi tệ như thế chỉ có thể là biện pháp ngẫu nhĩ mà thôi. Người Mỹ lúc đầu bao giờ cũng lầm lẫn. Khi đã biết mình lầm họ sẽ rút lấy kinh nghiệm. Còn như người Anh thì trong lúc điều hành công việc họ bị chi phối bởi hai quan niệm khác nhau : 1/ một quan niệm dựa vào vết cũ đường mòn của các nhân viên bàn giấy, các ủy ban, của bộ tham mưu ; 2/ một cách nhìn xa rộng, đó là cách nhìn của một chính trị gia thỉnh thoảng xuất hiện trên chính trường. Chính sách này dựa vào hậu thuẫn của nhân dân. Ngày nay chính trị gia ẩy là Churchill. Những người chống đối ông là những người tán thành quan điềm thứ nhứt. Nhưng ông hãy tin tôi, quan điểm thứ hai có lợi cho ông cuối cùng sẽ được đem ra áp dụng. Xưa nay bao giờ người ta cũng phải buộc lòng chấp nhận quan điểm thứ hai ».

        Đề cập đến những vấn đề thực tiễn phải giải quyết ở Madagascar, Smuts cho tôi biết rằng người Anh còn theo đuổi ảo tưởng dàn xếp với vị thống đốc theo chính phủ Vichy. Khi đã hết ảo tưởng ấy họ sẽ tiếp tục những cuộc hành quân đã bị đình chỉ sau khi lấy được Diégo — Suarrez. Họ sẽ thành lập trên đảo này một bộ máy cai trị đặt dưới quyền kiềm soát trực tiếp của họ, và sau hết họ sẽ trả lại cho Ủy ban toàn quốc Pháp. Đây là giải pháp mà Smuts đã đưa ra ngay từ những ngày đầu. Ông có ý để cho tôi hiểu rằng trong ván bài của người Anh, họ để dành một con ách, là đến lúc nào cần họ sẽ cho thượng cờ Croix để Lorraine lên đảo Madagascar. Luân Đôn sẽ có dip đền bù những tổn hại mà chính sách của đồng minh đã gây ra cho nhóm Pháp chiến đấu. Để kết luận, thống chế Smuts hứa với tôi rằng Nam Phi không tiếp tay cho ai mưu đồ hất cẳng nước Pháp ở Madagascar, trái lại Nam Phi sẽ cố gắng thúc đẩy Luân Đôn để yên cho de Gaulle thiết lập quyền hành trên đảo ấy. Tôi cần phải nói rằng hành vi của Pretoria phù hợp với lời hứa của thống chế Smuts.

        Ngày 12 tháng tám tôi đi Beyrouth. Tôi muốn ở lại Syrie và Liban một tháng, thân hành thu xếp mọi việc, tiếp xúc chặt chẽ với các chính phủ và các giới cầm quyền, lẩy cảm tình của các dân tộc, làm cho ưu thế của nước Pháp in hình vào sự nghiệp xây dựng và tâm khảm con người, về phương diện ấy thi sự tiếp đón của dân chúng là một cách chứng minh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Giêng, 2019, 10:48:25 pm

        Khi tôi bước chân xuống Beyrouth, đi bên cạnh ông Alfred Naccache, Tổng thống nước cộng hòa Liban, dân chúng đô xô lại đông đảo lạ thường. Quang cảnh cũng không khác khi tôi đến Bekaa, miền nam nước Liban, nhất là đến Saida và miền sơn cước, họ kéo nhau lũ lượt đến xung quanh vị tổng trưởng khi vị nầy đến Bekerbé viếng thăm tôi. Cùng đi với tưởng Catroux, tôi đi khắp miền Hauran, bây giờ yên tỉnh và trung thành với nước Pháp. Sau, tôi đến Djebel — Druze, miền núi lửa. Đến Soueĩda, sau khi duyệt kỵ binh, tôi tiếp đón các nhân sĩ thân hào, đến Sérail tôi tiếp xúc với một đám đông hăng hải và vui nhộn, đại diện đủ hết các tổng. Giữa những tràng pháo tay mạnh như vũ bão, các diễn giả xác nhận tình khăng khít của một dân tộc thỉnh thoảng đối xử với người Pháp kém thân thiện.

        Bên cạnh tôi có Ông E1 — Tageddine, Tổng thống nước cộng hòa Syrie, tôi tiến vào thành Damas, dân chúng để lộ niềm phấn khích tưng bừng ít khi thấy. Qua các buổi tiếp tân chính thức của vị nguyên thủ quốc gia và của chính phủ, qua những cuộc viếng thăm của các đoàn thể tôn giáo, đại diện mọi ngành hoạt động, tôi nhận thấy từ năm trước tới nay nền cộng hòa son trẻ được củng cổ vững vàng tại thủ đô cao quý của xứ này. Sau đó tôi đến Palmyre và được các bộ lạc Bẻdouins tỏ lòng kính mến. Rồi bước chân vào mảnh đất cố kính nhưng mới mẻ của sông Euphrate. Ở Deư — ez — Zor cũng như ở nơi khác, tình hình chính trị, hành chánh, kinh tế, không thể so sánh được với tình hình sau những trận đánh khốc liệt năm 1941. Alep là một đô thị lớn ở phía Bắc, từ mấy thế kỷ nay pha trộn nhiều luồng sóng chúng tộc, tôn giáo, thương mại tràn qua miền Tiểu Á. Ở đây dân chúng biểu lộ sự trọng vọng nước Pháp. Đến xứ sở của người Alaouites, người ta cũng bày tỏ tình hữu nghị cổ truyền với nước Pháp. Nhưng chỉ khi đến các tỉnh Homs và Hama, cuộc tiếp rước mới ra vẻ nồng nhiệt và ngoạn mục hơn cả, chính cựu Tổng thống Hachem — Bey — el — Atassi đã nêu gương thân thiện với người Pháp. Hai tỉnh nầy vẫn được coi là hai nơi mà người Hồi Hồi và người Ba Tư xưa nay không ngừng kình chống nhau. Trên đường về, Tripoli và Batroun đem lại bằng chửng cảm động của dân chúng tin tưởng người Pháp.

        Tuy nhiên, dưới những đợt sóng hoan hô của dân chúng, nước Pháp nhìn thấy nhiệm vụ nặng nề của mình. Không có vấn đề nước Pháp mang gánh nặng bảo vệ những đất đai không phải của mình, các hiệp ước cũng không cho nước Pháp chiếm lấy những vùng ấy. Mặc khác, người ta thấy rõ giới thượng lưu ở Syrie và Liban tuy rằng chia rẽ nhưng đồng ý với nhau xây dựng nền độc lập cho xử sở. Nước Pháp xưa nay vẫn cam kết giúp đỡ họ thực hiện nền độc lập ẩy và chính tôi cũng đã long trọng hứa hẹn với họ. Lòng người đã hướng mạnh mẽ về niềm hy vọng đó, nước Pháp chống đối lại thì quả là phi lý. Hơn là phải cứu vãn quyền lợi : kinh tế, văn hóa, ngoại giao của nước Pháp đã có từ lâu đời ở Trung Đông, nhưng điều đó không phải là không dung hòa được với nền độc lập của Trung Đông.

        Nhưng không nên 'bất thần tiêu hủy nguyên tắc chủ quyền của chúng ta ở Damas và Beyrouth. Chúng ta trao lại quyền ấy cho Trung Đông thì người Anh sẽ đoạt ngay lấy, nại lý do nhu cầu chiến lược, vả chăng, tôi cho rằng không có quyền thủ tiêu sự ủy nhiệm. Nước Pháp được ủy nhiệm và đã nhận trách nhiệm quốc tế, nước Pháp chỉ có thể giải nhiệm khi có sự chấp thuận của những nước ủy nhiệm, nhưng lúc này tình hình không cho phép giải quyết vấn đề ấy. Bởi thế chơ nên chúng tôi đã trao cho chính phủ Damas và Beyrouth những quyền hành có thể trao được trong tình trạng chiến tranh hiện thời, chúng tôi đã quyết định thiết lập nền tảng công quyền bằng đường lối bầu cử khi đã đẩy lui được quân của tướng Rommel, chúng tôi đã cam kết làm thủ tục quốc tế để hữu hiệu hóa nền tảng pháp lý của nền độc lập Trung Đông khi nào tình hình cho phép, nhưng lúc này tôi không muốn khước từ quyền tối cao của nước Pháp ở Syrie và Liban. Thời hạn đình hoãn ấy có làm bận tâm những chính khách nhà nghề đến đâu chúng tôi cũng chắc chắn rằng sẽ thực hiện được êm thắm những giai đoạn chuyền tiếp nếu nước Anh không làm gì để gây trở ngại cho chúng tôi.

        Nhưng nước Anh đã gây ra nhiều khó khăn thật sự. Tống thổng Naccache đã bị Spears tấn công tơi bời, Spears ngang nhiên xúi giục đối thủ chống lại Naccache và dọa nạt Naccache vì vị bộ trưởng nào đó không được lòng người Anh hay vì Tống thống không chịu thực hiện ngay những cuộc bầu cử ở Liban. Người Anh chỉ muốn làm áp lực để đình chỉ mọi việc thông thương với bên ngoài, Catroux buộc lòng phải đưa họ vào tổng cục lúa mì France - Syrie - Liban. Họ lợi dụng cơ hội để cản trở sự hoạt động của tổng cục và gây ra sự chống đối của nhà cầm quyền ở Damas. Họ không kề đến quyền tuyền trạch của chúng ta, họ tự quyền thiết lập và sở hữu đường hỏa xa từ Haifa đến Tripoli. Gần Tripoli, trạm cuối cùng của ống dẫn dầu Irak - Petroleum, người Pháp điều khiến một nhà máy lọc dầu để cung cấp ẻt xăng cho Trung Đông bằng cách trích ra một phần cung cấp cho nước Pháp. Người Anh tìm đủ mọi cách để đóng cửa nhà máy làm cho nước Pháp và các xứ Trung Đông phải lệ thuộc người Anh về nhiên liệu. Sau hết, họ nói đến thỏa ước tài chánh mà tôi đã ký với họ ngày 19-3-1941 theo đó ngân khố của họ cung cấp cho chúng ta dưới hình thức ứng trước một phần công quỹ của chúng ta ; họ đòi kiểm soát việc xử dụng công quỹ, phần đài thọ sự chi tiêu ở Syrie và Liban. Do đó, họ muốn kiểm soát cả công quỹ của chánh phủ Damas và Beyrouth. Trong mọi lãnh vực, ngày nào cũng vậy, đồng minh của chúng ta đưa một đạo binh những người đồng phục đến can thiệp vào nội bộ của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2019, 11:09:55 pm

        Tôi quyết định chống lại tình trạng nghẹt thở ẩy, nếu chúng tôi ngã quỵ thì sự lạm quyền cũng được đưa ra ánh sáng. Sau khi đã kiểm điểm tình hình tại chỗ, tôi bắt đầu mở chiến dịch bằng cách gửi cho ông Churchill một bức thư phản kháng chính thức ngày 14 tháng tám.

        Tôi cho ông biết rằng «Từ ngày tôi đến các xứ Trung Đông ủy trị Pháp, tôi rất lấy làm tiếc mà nhận thấy những thỏa hiệp ký kết giữa chính phủ Anh và ủy ban Pháp về hai nước Syrie và Liban, bị vi phạm nặng nề... Những sự can thiệp thường có của các đại diện chính phủ Anh... không thích hợp với chính sách vô tư của nước Anh ở Syrie và Liban, với sự tôn trọng địa vị của nước Pháp, với chế độ ủy trị... Ngoài ra, những sự can thiệp ấy và những phản ứng gây ra, sẽ khiến cho dân chúng Trung Đông nghĩ rằng có sự chia rẽ trầm trọng giữa Anh quốc và Pháp chiến đấu, hai nước đồng minh... Như vậy, tôi buộc lòng phải lên tiếng yêu cầu quý vị cho thi hành ở những xứ ấy những điều khoản đã thỏa hiệp giữa đôi bên.»

        Thủ tướng Anh nhận được thông điệp của tôi khi ông ta ở Mạc Tư Khoa. Ngày 23 tháng tám, ông trả lời tôi từ Le Caire, trạm dừng chân trên đường về Luân Đôn : «Chúng tôi không tìm cách tiêu hủy địa vị của nước Pháp ở Trung Đông... Chúng tôi thừa nhận hoàn toàn nguyên tắc nhà cầm quyền Pháp có quyền quyết đinh về phương diện chính trị... Chúng tôi chấp nhận hoàn toàn rằng về phương diện kỹ thuật, quyền ủy trị không thể chấm dứt trong lúc này...»

        Nhưng sau khi tái xác định sự tôn trọng thỏa hiệp, ông Churchill, vẫn như thường lệ, đưa ra những quan điểm đơn phương của Anh quốc để vi phạm thỏa hiệp : « Syrie và Liban là một phần của chiến địa, nơi sẽ xảy ra những cuộc hành quân chính yếu, mỗi biến cố trong khu vực này ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quyền lợi quân sự của chúng tôi... Chủng tôi phải cố gắng làm sao cho bản tuyên cảo của tướng Catroux bảo đảm nền độc lập của các nước Trung Đông đem lại kết quả thực sự... Trong bài diễn văn ngày mùng 9 tháng chín 1941 tại Hạ viện Anh, tôi đã minh xác rằng địa vị của nhóm Pháp tự do ở Syrie không thế nào là 1 địa vị mà trước đây chính phủ Vichy được hưởng...». Ông Churchill cố ý kết luận một cách nhàm chán và trấn an :

        «Tôi hiều rõ tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ giữa các đại diện của chúng ta ở Trung Đông... Mục tiêu tới hậu của chúng ta là đánh bại địch...»

        Về phía người Anh, tôi chờ đợi họ thay đổi chính sách chứ không phải đưa ra sự từ chối trá hình. Nhưng tôi nhứt quyết làm cho chính sách mập mờ của họ không thể duy trì được nữa. vả chăng, nghĩ đến hậu quả sau nầy tôi cho rằng tốt hơn hết là có thái độ dứt khoát chứ không nên nhận một sự dàn xếp nào cả. Lại một lần nữa tôi gọi điện thoại cho ông Churchill: «Tôi không thể chấp nhận quan điểm của ông theo đó sự can thiệp của đại diện chính phủ Anh vào nội bộ Trung Đông có thể dung hòa với sự cam kết của nước Anh tôn trọng địa vị của nước Pháp và quyền ủy trị của người Pháp... Ngoài ra, các đại diện của quý quốc hoạt động ở đây sẽ tạo áp lực và dao động, gây nên một tình trạng cạnh tranh Anh - Pháp bất lợi cho nỗ lực chiến tranh của khối Quốc gia liên hiệp... Tôi khẩn khoản yêu cầu ông xét lại vấn đề cấp bách và chính yếu này».

        Khi hạ bút viết những lời đanh thép như trên, tôi không chú trọng đến hiện tại vì lúc này không có phương tiện hậu thuẫn cho cuộc tranh chấp, tôi chỉ hướng về tương lai ; có lẽ ngày mai nước Pháp sẽ có sức lực để đương đầu trong cuộc tranh chấp, miễn là những người đương quyền ngày nay cương quyết giữ vững lập trường, vả chăng những sự lạm dụng khác đã xảy ra ở Madagascar cùng một lúc, ngày mai có thể xảy ra ở Bắc Phi và một ngày kia sẽ xảy ra tại Ba Lê. Chúng ta chỉ có thể chổng cự với cái gì sắp xảy đến nếu chúng ta kháng cự ngay những lạm dụng xảy ra lúc này. Vả chăng, đã mất thì cho mất luôn, không có lý do gì để chúng ta cắn răng yên lặng cho người ta bóc lột. Như vậy tôi cho rằng cần phải thông báo cho Mỹ và Nga biết chuyện này. Nếu hai chính phủ ấy hay tin mà không làm gì cả thì ít nhất cuộc tranh chấp cũng gây một tiếng vang quốc tế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2019, 10:44:09 am
   
        Ngày 16 tháng tám, tôi tiếp đón vị tổng lãnh sự Hoa Kỳ, ông Gwynn đến thăm dò tin tức và cũng thắc mắc gọi là thôi. Tôi không làm gì để ông ta yên lòng. Ngày 24 tháng tám, tôi mời ông ta lại trao cho một bức thông điệp gởi chánh phủ Hoa Kỳ. Tài liệu trình bày mọi tình tiết của cuộc tranh chấp và hậu quả có thể xảy ra. Ngày hôm sau ông Gwynn trở lại thông tri cho biết một bức điện tín của ông Cordell Hull gửi cho ông John Winant, đại sứ Mỹ tại Luân Đôn, ủy nhiệm ông này đặt rõ vấn đề với người Anh. Đó là điều tôi mong muốn. Vị tổng trưởng căn dặn ông đại sử : « Chúng ta ý thức được rõ ràng tính cách nghiêm trọng của tình hình... Vị tổng trưởng Anh ở Beyrouth (Spears) hình như đã gán cho sứ mạng của mình một ý nghĩa rộng lớn hơn sứ mạng bình thường của một đại diện ngoại giao ở nước ngoài... Yêu cầu ông xét lại việc này với ông Eden... Chính phủ chúng ta không thể bỏ qua một cuộc tranh biện phương hại đến nỗ lực chiến tranh chung».

        Mặt khác, ông Cordell Hull ủy nhiệm cho ông Gwynn «cám ơn tướng de Gaulle đã cho ông biết tường tận vấn đề này». Nhưng, đến cuối bức điện văn cung cần phải có một chút nọc độc, ông ta bèn nhắn ông Gwynn «thẳng thắn nói rõ cho đại tướng biết, nhân danh một nước tham gia vào cuộc chiến đấu chung, Hoa Kỳ chú trọng một cách nghiêm chỉnh đến sự tôn trọng những lời cam kết với Syrie và Liban.. »

        Trong khi ấy thì Dejean ở Luân Đôn đã trình bày cuộc tranh chấp Trung Đỏng với ông Bogomolov và thông báo cho phải đoàn của chúng ta ở Mạc Tư Khoa. Ngày 11 tháng chín, đại sứ Nga đến cho Dejean biết rằng «chính phủ ông sẽ sẵn sàng giúp đỡ chúng ta bằng phương tiện của họ ».

        Tôi không thế có thái độ hòa hoãn vì những quyết định của người Anh về vấn đề Bắc Phi lúc này tôi đã biết một cách chắc chắn. Hẳn là đồng minh không cho tôi hay biết gì về kế hoạch của họ. Trái lại, những người có nhiệm vụ chuẩn bị cuộc đổ bộ đều giữ yên lặng tuyệt đối. Nhưng trò đi đêm của họ xét ra thực vô bổ. Từ Mỹ, từ Anh, từ Pháp, đưa lại tới tấp rất nhiều tin tức. Khắp thế giới đã đồn ầm. Tại Trung Đông, những cái gì trông thấy được cho biết rằng đây là một trận tấn công ở Phi Châu. Tại Le Caire, ông Churchill đã bổ nhiệm tướng Alexander làm tống tư lệnh và đặt Montgomery lên cầm đầu quân đoàn thứ VIII. Nhiều quân tiếp viện vẫn đổ đến nước Anh, nhất là các đơn vị thiết giáp. Tedder, tư lệnh không quân nhận được thêm nhiều phi cơ. Tất cả đều báo tin những trận đánh quan trọng nhưng không nhắm vào Âu Châu.

        Ngày 27 tháng tám, tôi đã sẵn sàng đế loan báo cho phái đoàn của chúng ta ở Luân Đôn : « Bây giờ Hoa Kỳ đã quyết định đố bộ lên Bắc Phi thuộc Pháp... Cuộc hành quân sẽ xảy ra đồng thời với một cuộc tấn công của người Anh vào Ai Cập. Người Mỹ đã tìm được sự trợ giúp tại chỗ, họ lợi dụng thiện chí của quân lính chúng ta và họ để cho mọi người lầm tưởng rằng họ hành động với sự đồng ý của chúng tôi... Trong trường hợp ấy hẳn là thống chế Pétain sẽ ra lệnh phản công ở Bắc Phi, chống lại đồng minh... Quân Đức sẽ tìm được cớ để can thiệp... » Tôi còn thêm rằng : « Mới đầu người Mỹ còn tưởng rằng họ có thể mở một mặt trận thứ hai ở Pháp trong năm nay. Bởi thế cho nên họ cần có chúng ta, họ lựa đường lối xác định trong giác thư ngày mùng 9 tháng bảy. Bây giờ thì kế hoạch của họ đổi khác rồi... »

        Như vậy là mọi việc đã rõ ràng. Chiến lược của đồng minh đã được xác định. Còn như thái độ chính trị của họ thì họ đặt nền tảng trên sự ích kỷ thiêng liêng của họ. Bởi thế cho nên tôi khó lòng tin được những công thức ý thức hệ của họ trưng ra để che giấu sự ích kỷ ấy. Làm sao có thể tin được Hoa Thịnh Đ6n khi họ trưng ra một thái độ thận trọng, khi họ cô lập tướng De Gaulle, nại cớ để cho người Pháp có đủ tự do tuyền lựa chính phủ của mình, đồng thời họ duy trì liên lạc chính thức với chế độ độc tài Vichy và sẵn sàng điều đình với bất kỳ ai mở đường cho quân Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi ? Làm sao có thể tin được lời tuyên bố  của Luân Đôn, họ nêu lên quyền hưởng nền độc lập của người Ả Rập để biện hộ cho việc can thiệp vào lãnh thổ của Pháp ở Trung Đông, trong khi ấy thì họ bỏ tù Gandhi và Nebru ở Ấn Độ, họ thủ tiêu những đảng viên của Rachid Ali ở Irak và ra lệnh cho vua Farouk lựa người của họ vào trong chính phủ Ai Cập ? Thôi đi ngày nay cũng như ngày xưa, chỉ nên biết có quyền lợi của nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:28:13 pm

        Giữa lúc ấy, ông Casey cảm thấp mình phải lên tiếng. Nhưng mặc dầu ông có thiện chí lắm, ông cũng chỉ biết hành động một cách không thu xếp được gì cả. Ngày 29 tháng tám, ông đề nghị với tôi một cuộc « thảo luận thẳng thắn » để tái lập liên lạc thân hữu hơn, có lợi cho cả hai nước ; ông viết rằng: « Tôi có cảm tưởng như sự liên lạc ở Syrie và Liban đã đạt tới điểm căng thẳng đáng lo ngại ». Khổn thay, vị quốc vụ khanh nước Anh cho rằng cần phải thêm câu này : « Tôi mời ông đến gặp tôi ở Le Caire... không có cuộc gặp gỡ ấy tôi buộc lòng phải trình bày với Thủ Tướng tình hình đúng như sự quan sát của tôi». Lời lẽ trong thư buộc lòng tôi phải trả lời : « Tôi sẵn sàng tranh luận với ông ta về việc nghiêm trọng này, nhưng ở Beyrouth, vì sau hai lượt viếng thăm ông ta ở Le Caire, tôi không thể nào thỏa hiệp với ông ta được... »

        Đến đây thì ông Churchill lại đứng ra dàn xếp. Ngày 31 tháng tám, ông điện thoại cho tôi từ Luân Đôn : « ông cũng cho rằng tình hình nghiêm trọng..., theo ông thì điều chính yếu là phải thảo luận với tôi càng sớm càng hay... ; ông yêu cầu tôi trở về Luân Đôn gấp và cho ông biết ngày nào có thể  gặp tôi được. » Tôi chỉ có thể « cảm ơn Thủ Tướng Anh đã có nhã ý mời tôi... », «tôi sẽ lên đường khi nào có thể được, nhưng hiện giờ, tình thế không cho phép tôi rời khỏi Trung Đông...», «dẫu sao thì ngày nay tôi cũng vẫn sẵn sàng để thảo luận với Ô Caseỵ ở Beyrouth ». Sau cùng, ngày 7 tháng chín, sự căng thẳng đã lên tới cực điếm, tôi ủy nhiệm đại sứ Helleu mới ở Téhéran về trao cho ông Casey một bức giác thư nói rõ điều than phiền của chúng tôi.

        Trong khi khởi động những cuộc tranh luận như vậy, tôi cũng cố gắng chỉnh đốn công việc nội bộ. cần phải thúc đẩy cho hai chính phủ địa phương cương quyết đóng vai trò của mình, nhất là trong các lãnh vực tài chánh và tiếp vận có nhiều khuyết điểm. Ngoài ra, cũng cần cho họ biết ý định của chúng ta về vấn đề bầu cử. Các ông Naccache và Tageddine đến thăm tôi, người thứ nhất vào ngày 2, người thứ hai vào ngày 4 tháng chín... Tôi tiếp đãi họ thật trọng thể. Cả hai người đều xác định thiện chí. Ngoài thực tế, chủ quyền của nước Pháp vững mạnh, họ có hậu thuẫn để hoạt động hữu hiệu hơn, họ không ngần ngại thi hành những biện pháp quân bình ngân sách, điều hành túc mễ cục, giới hạn sự đầu cơ. Tôi đồng ý với họ và với tướng Catroux, xác nhận quyết định của ủy Ban Toàn Quốc, đến mùa hạ sang năm mới tổ chức bầu cử. Như vậy là sẽ có bầu cử, ngoại trừ trường hợp có sự biến chuyền bất lợi cho điều kiện chiến lược.

        Suốt trong thời kỳ ở Beyrouth, tôi đã tiếp xúc với nhiều người ; theo tục lệ Trung Đông, phán đoán và giải quyết một vấn đề mà không hỏi ý kiến và sửa soạn dư luận thì sẽ tỏ ra người vụng về và thiếu nhã nhặn. Tại biệt thự Cây Thông, nơi trú ngụ của tôi, tôi tiếp đón rất nhiều người; người này hay người khác đều bày tỏ ý muốn trông thấy trong nước mình chính phủ thanh toán được nhiệm vụ của kẻ đương quyền; nhưng mỗi người tự coi mình như sử đồ của một chánh kiến riêng tư nào đó, thành thử từ thuở bình minh lịch sử đến giờ, chưa bao giờ Nhà Nước chu toàn được sứ mệnh; mọi người đều làm cho tôi tin tưởng rằng Syrie và Liban thâu hồi được nền độc lập sẽ có lợi nhiều chứ không mất gì cả nếu chấp nhận sự có mặt của nước Pháp.

        Nước Pháp có mặt sẽ mang lại cho hai xứ này những lợi ích không thể chổi cãi được và không từng bị chối cãi. Mặc dầu nói đến cơ quan công quyền, công việc xây cất lớn, giáo dục, y tế ; nói đến sự tham dự của người Pháp làm cố vẩn vào các ngành hành chánh, giáo dục, tư pháp, công chánh, nói đến việc tạo lập những mối liên lạc nghề nghiệp, học vấn, gia đình với người Syrie và người Liban ; những mối liên lạc đó cũng sẽ thắt chặt người Pháp với người Syrie và Liban và dung hòa được quyền lợi thiết thực với tình cảm sâu xa. Những người đến thăm tôi, dù họ làm việc trong văn phòng, ngoài công trường, trong các trường học, các bệnh viện, họ đều nghĩ rằng phải giữ lấy tình liên lạc đó mặc dầu sự liên lạc chính trị giữa Paris, Damas và Beyrouth biến chuyền theo chiều hướng nào.

        Tất nhiên, tôi cũng cố gắng thúc đầy cho sự tổ chức quân sự đạt được mức phát triền tối đa. Phần nhiều đơn vị của Pháp bấy giờ đều đóng ở Ai Cập. Chúng tôi chỉ để lại đây một vài bộ đội. Quân số Pháp ở đây giảm xuống tới mức tối thiểu, điều đó cũng chứng tỏ rằng chủ quyền của người Pháp đặt trên những nền tảng khác hẳn sức mạnh vũ khí. Như vậy, những lực lượng đặc biệt, nghĩa là quân đội Syrie và Liban, có nhiệm vụ bảo vệ trực tiếp việc quốc phòng. Sự an ninh của hai nước có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Quả vậy, vào cuối hạ 1942, quân Đức Quốc Xã tiến vào tận trung tâm xứ Caucase, trong khi liên quân Ý — Đức đe dọa đồng bằng sông Nil. Địch thắng được một trong hai mặt trận ấy là vùng Tiểu Á trở nên vùng đất bỏ ngỏ. Bởi vậy cho nên chúng tôi không ngừng cố gắng tăng cường lực lượng bản xứ của Trung Đông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2019, 11:40:04 pm

        Như vậy là đã thành hình những bước đầu tổ chức quân sự ; Syrie cung cấp 9 đại đội bộ binh, 1 chi đoàn kỵ binh, 3 đại đội kỵ binh cơ giới một phần ; Liban cung cấp 3 đại đội khinh binh : hai nước xử dụng chung 2 đội pháo binh, 1 đội xe tăng, các đơn vị công binh, vận tải và truyền tin. Trường vũ bị Homs hàng năm huấn luyện một khóa sĩ quan trẻ trung và mạnh mẽ. Hẳn là có một số sĩ quan Pháp tham dự vào những bộ đội đặc biệt, nhưng trong hàng ngũ quân nhân bản xứ xuất hiện những sĩ quan tài giỏi, hoặc người Liban, như các đại tá Chehab và Naufal, hoặc người Syrie, như các đại tá Znaim và Chichakli. Chiến cụ lấy lại ở Dentz cho phép chúng tôi trang bị và võ trang quân đội một cách khả quan, binh xưởng ở Bevrouth có máy móc tốt để bảo trì quân cụ.

        Tôi rất hân hạnh được đi thanh sát những đơn vị Pháp, Syrie, Liban ở Trung Đông dưới quyền chỉ huy của tướng Humblot thống lĩnh bộ binh, đại úy Kolb-Bernard, thủy binh, trung tá Gence, không binh. Con số 25 000 người ấy bảo vệ hai quốc gia khỏi sự dòm ngó của địch, cảnh sát địa phương đủ để giữ trật tự vùng này. Đây là một vùng đất từ ngàn xưa vẫn có những khối dân không thỏa thuận được với nhau, vùng đất rộng bằng một phần ba nước Pháp và có 2500 cây số biên giới, gần những miền Irak, Transjordanie, Palestine luôn luôn xảy ra nhiều cuộc xung đột. Tình trạng Trung Đông dưới quyền ủy trị của nước Pháp được yên tĩnh trong thời kỳ chiến tranh này và có những toán quân bảo vệ chắc chắn như vậy, sẽ giúp một phần không nhỏ cho chiến lược của đồng minh. Quân đồng minh đang chiến đấu ở Ai Cập, Libye, Ethiopie không phải lo ngại gì về hậu cần của họ. Tình hình Trung Đông còn giúp người Thổ cương quyết không để cho quân Đức mượn đường tiến quân, còn ngăn cản các dân tộc Ả Rập khích động vì thời cuộc, không cho họ có những hành vi thù nghịch.

        Chuyến công du của tôi tuy bận rộn nhưng mọi vấn đề đều bị gác lại. Tôi đã thay đổi được bầu không khí và ngăn cản được sự suy xụp để có thì giờ làm cái gì tốt đẹp hơn. Làm sao mà có thể được nhiều hơn khi tôi không tăng cường nhân sự và tài chánh ? Một chính sách chỉ có giá trị khi nào có phương tiện để thực hiện, ở Trung Đông hẳn là sẽ rõ rệt hơn ở nơi khác, tương quan lực lượng sẽ giải quyết mọi vấn đề chứ không phải lý lẽ này khác.

        Một nhân vật có hạng từ Mỹ sang đã chứng thực điều đó. Đó là ông Wendell Wilkie. Đảng cộng hòa đã đưa ông ra làm ứng viên đổi lập tranh cử với Roosevelt vào tháng 11 năm 1940. Bây giờ Tổng Thống muốn chứng minh rằng chiến tranh làm cho có sự đoàn kết thiêng liêng tại Mỹ, ông mời đổi thủ tranh cử của ông cộng tác với ông và đi khắp thế giới thâu thập tin tức về những người tham dự cuộc chiến. Wendell Wilkie ghé tbăm Trung Đông trên đường sang Nga và sang Trung Hoa thăm Staline và Tưởng Giới Thạch. Ông đến ngày mùng 10 tháng chín, ở lại 24 giờ, ông sẽ là thượng khách của tôi.

        Theo lời yêu cầu của ông, tôi cho ông biết lý do làm cho sự có mặt của người Pháp ở Trung Đông rất cần thiết. Tuy Wendell Wilkie mới đến đây làn đầu nhưng ông ta có vẻ hiểu rõ tình thế. Trở về Hoa Thịnh Đốn, ông cũng theo dư luận của người Mỹ hiểu biết một cách sơ sài, ông làm ra vẻ tin chắc rằng những vụ xích mích ở Beyrouth chỉ là một giai đoạn cạnh tranh giữa hai loại thực dân cùng đáng ghét cả. Về cả nhân tôi ông ta không ngần ngại theo luận điệu khôi hài đầy ác ý của những người có quan niệm bảo thủ. ở Beyrouth, chúng tôi hội đàm trong phòng giấy của ông cao ủy bày biện bàn ghế theo kiều thời Đế Chính của nước Pháp, ông ta bèn trình bày tôi như người bắt chước điệu bộ của Nã Phá Luân. Tôi mặc đồ vải trắng, màu đồng phục mùa hè của sĩ quan Pháp, ông ta cho rằng tôi có ý phô trương cung cách học mót của vua Louis XIV. Một người trong phái đoàn của chúng tôi nói đến « sứ mạng của tướng de Gaulle », ông Wilkie gợi ngay ý rằng tôi tự coi mình là Jeanne d’Arc. Về phương diện này thì đối thủ của Roosevelt cũng tài nghệ ngang Roosevelt vậy.

        Nhưng, cùng với ngày tôi tiếp xúc với phải viên của Tống Thống Mỹ, một biến cố mới liên hệ đến nước Pháp cũng xuất hiện trên màn ảnh thời sự. Lúc bình minh ngày mùng 10 tháng chín, người Anh trở lại uy hiếp Madagascar. Họ đã nhận thấy sau năm tháng điều đình, viên toàn quyền Annet không đem lại được cho họ sự bảo đảm chắc chắn nào, lúc nào Vichy cũng có thể để cho quân Nhật dùng đảo này làm căn cứ, chính phủ Layal đã ra lệnh cho người Pháp ở đây không chống cự lại nếu quân Nhật đặt chân lên đây. Đồng minh của chúng ta bèn quyết định chiếm lấy hòn đảo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 09:41:37 pm

        Lại một lần nữa, họ hành động không có sự tham gia của lực lượng Pháp Tự Do. Nhưng được cái không đến nỗi như vụ tiến chiếm Diégo - Suarez, họ làm phúc báo cho chúng tôi biết trước khi xong đâu vào đấy. Ngày mùng 7 tháng chín, ông Eden tỏ thái độ bất mãn của chính phủ ông trước thái độ của tôi đối với Trung Đông, ông có thâm ý cho tôi biết trước rằng chúng tôi phải thông cảm cho ông về vụ Madagascar. Ngày mùng 9 tháng chín, ông mời hai ủy viên của chúng tôi lại giải thích rằng: «Ngày mai quân Anh sẽ đổ bộ lên Majunga, chính phủ Anh đã có ý định thừa nhận chủ quyền của Ủy Ban Toàn Quốc Pháp trên đảo Madagascar khi nào hoàn tất chiến sự, ông sẵn sàng thảo luận với tôi đế đi đến một thỏa hiệp khi nào tình thế cho phép». Ngày mùng 10 tháng chín Luân Đôn cho biết rằng quân lực Anh đã tiến vào Majunga, «một cơ quan hành chánh thân hữu, vui lòng cộng tác hết lòng với các Quốc Gia Liên Hiệp và góp sức vào việc giải phóng nước Pháp, sẽ được thành lập trên đảo Madagascar. » Ngày 11, ông Strang tuyên bố  với Maurice Dejean « Theo quan điểm của chính phủ Anh thì Ủy Ban Toàn Quốc Pháp phải là «cơ quan hành chánh thân hữu » ghi trong bản thông cáo. Việc ấy thực hiện được hay không là tùy theo sự quyết định của các ông. Còn như chúng tôi, thì chúng tôi tin rằng chúng ta có thể đi đến sự thỏa hiệp.»

        Tôi quyết định đi Luân Đôn. Chắc chắn là bầu không khí ở đây sẽ chẳng có gì hấp dẫn. Chắc chắn là vì một vài phương diện chúng ta có lợi nếu chúng ta trú ngự trên mảnh đất thuộc chủ quyền Pháp khi bùng nổ cuộc tấn công Mỹ vào Bắc Phi. Chắc chắn vụ Madagascar không thể dàn xếp xong mà không có đau khổ, mà không dây dưa trong một thời gian nào đó. Nhưng quyền lợi không nhỏ, bởi thế tôi không thể do dự được. Tôi bèn gửi cho Ô. Eden một thông điệp thiện chỉ nói rằng : «tôi đã đọc phúc trình của các ông Pleven và Dejean, tôi đã quyết định nhận lời mời của ông và của Thủ Tướng Anh.» Ông trả lời tôi : «Tôi rất vui sướng được thảo luận với ông về sự liên lạc của chúng ta với Trung Đông, và về cơ quan hành chánh dân sự ở Madagascar, chiểu theo những điều thỏa thuận trong cuộc hội đàm của tôi ngày mùng 9 tháng chỉn với các ông Pleven và Dejean.»

        Trước khi sang Anh, tôi sẽ đến Phi Châu thuộc Pháp tự do và ở lại đấy 10 ngày. Ở đấy, cũng như ở Trung Đông, tôi có ý định xiết chặt hàng ngũ Pháp Chiến Đấu trước khi biến cố mai sau có thể gây xáo trộn, và ấn định nhiệm vụ của lực lượng binh bị trong công cuộc chiến đắu sắp tới. Lần thứ nhất tôi có thể đi từ Syrie đến Congo không phải nhờ phi cơ Anh. Dưới sự chỉ đạo của đại tá Marmier và có đại tá Yachet phụ tả, nhiều đường bay Pháp đã hoạt động trở lại, từ Alep và Deir-ez-Zor đến Damas và Beyrouth, từ Damas đến Brazzayille, từ Fort-Lamy,Bangui,Brazzayille,Pointe- Noire đến Douala. Những đường bay này xử dụng phi cơ dân sự thâu hồi ở Trung Đông, nhất là 8 chiếc « Lockheed » của Hoa kỶ cung cấp đối lấy quyền xử dụng căn cứ Pointe-Noire. Nhân viên hãng Air-France nằm bẹp ở A căn Đình và Ba Tây từ lâu, nay đã trở về hàng ngũ chúng tôi. Ngày 13 tháng chín tôi đi từ Damas đến Fort-Lamy, bay một mạch 3000 cây sổ không trạm nghỉ. Chuyến bay ấy cho mọi người biết rằng có thể đi từ vùng Taurus Tiểu Á sang Đại Tây Dương, không cần đặt chân xuống vùng nào khác đất đai của nước Pháp tự do.

        Tướng Leclerc đợi tôi ở Fort-Lamy. Ông đang theo rõi tình hình, đợi lúc mở lại cuộc tấn công ở Libye ; ông đã chỉnh đốn lực lượng quân sự ngoài sa mạc này. Lại một lần nữa tôi sẽ chứng kiến những đội quân cơ giới, những hạm đội có chiến xa, có xe vận tải, trang bị vũ khí và chiến cụ để đi xa. Đây là những đoàn thủy thủ đang say mê những cuộc phiêu lưu xa xôi, dưới quyền chỉ huy của Ingold, Delange, Dio, Massu, họ sẵn sàng ra đi không hẹn ngày về, họ rời khỏi các cảng Faya, Zouar, Fada để chiến đẩu ngoài đai dương cát đá. Tôi đến thăm một đội quân cơ giới sắp rời khỏi hồ Tchad để tiến chiếm Zinder. Đến Douala, Libreville, Pointe- Noire, Bangui, Brazzayille, tôi tiếp xúc với nhiều đơn vị của hai lữ đoàn sắp khởi hành, một đến Tananarive, một đến Cotonou, Abidjan hay Dakar tùy trường hợp. Đại tá Carretier xử dựng đến mức tối đa số phi cơ của chúng tôi để lại dưới đường xích đạo. Hải quân trung tả Charrier với bốn chiếc tầu nhỏ, vài chiếc phi cơ và một vài đồn canh gác, canh giữ bờ biển Cameroun, Gabon và Bas - Congo. Pháo binh, tiếp vụ và cứu thương thực hiện được những công tác phi thường để cung cấp đủ dịch vụ cần thiết tuy ở nơi xa xôi và nóng bức. Người nào người nấy nóng lòng chờ đợi những trận chiến sắp xảy ra từ Đại Tây Dương đến sông Nil. Địch cũng tỏ ra đang chờ đợi những trận đánh ấy khi họ oanh tạc Fort-Lamy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 09:44:38 pm

        Ngày 22 tháng chín tôi ấn định nhiệm vụ của tướng Leclerc dưới hình thức một « chỉ thị riêng và bí mật ». Ỏng sẽ tiến chiếm ốc đảo Fezzan, tổ chức nền cai trị nhân danh nước Pháp, từ đấy sẽ tiến đến Tripoli, khi đã thanh toán Ghât và Ghadamès. Cuộc hành quân sẽ khởi sự khi quân đoàn thứ VIII của người Anh lấy lại được Cyrénaĩque và tiến vào Tripolitaine. Leclerc chỉ đặt dưới quyền tướng Alexander và tướng Montgomery khi nào hai bên thực hiện được liên lạc của hai đạo quân. Bấy giờ Leclerc sẽ tham dự vào chiến cuộc Tunisie dưới quyền chỉ huy chiến lược của người Anh. Mặt khác, trong trường hợp người của Vichy chống lại cuộc đổ bộ hay dựa vào lực lượng Đức để đánh lại đồng minh, thì chúng ta phải chiếm lại những đất đai Pháp ở tầm tay chúng ta. Vả chăng, những đoàn quân đặc vụ của chúng ta : Ponton hoạt động ở Gold - Coast, Adam ở Nigeria, sẽ giữ nhiệm vụ tình báo và nội ứng ở Côte - d’Ivoưe, Haute - Volta, Togo, Dahomey, Niger. Như vậy chỉ thị của tôi xác định nhiệm vụ của Leclerc là đến lúc cần sẽ đưa quân đến Tây Phi bắt đầu từ Niger. Sau hết, ông sẽ chuẩn bị những đơn vị gửi sang Madagascar để thành lập một hạt nhân sau này tập hợp lại lực lượng quân sự Pháp. Chủng tôi phải thực hiện nhiều việc cùng một lúc. Nhưng chúng tôi không nghi ngờ gì cả. Người Pháp Tự Do ở Phi Châu hợp thành một khối vững chắc không có cuộc thử thách nào làm tan rã được.

        Còn như người bản xử thì lòng trung thành của họ không đến nỗi mong manh. Họ sẽ theo tướng de Gaulle, mặc dù họ là vua chúa hay tù trưởng, như vua Ouadai, Kanem, Fort- Lamy, tộc trưởng Orahola ở Fort-Archambault, ở Maho quốc vương Ahmed trước kia bị người Ý đánh đuổi khỏi vùng Fezzan, lãnh tụ Mamadou M’ Baiki ở Bangui, hà hoàng Batékés ở Congo, vua xứ Vilis ở Pointe - Noire, ông hoàng Félix ở Gabon, lãnh tụ Paraiso ở Douala, vua xứ Abrons vừa rời khỏi Côte d’Ivoire. Còn những người thuộc giới trí thức trong các ngành hành chánh, quân sự, thương mại, giáo dục, những người thuộc giai cấp bình dân như nông dân, quân nhân, thợ thuyền, bồi bếp, họ chấp nhận chính nghĩa của quân Pháp Chiến Đẩu và chấp nhận phần lớn sự hy sinh của họ với lòng tin tưởng mãnh liệt. Nhưng đồng thời, người Phi Châu cũng rung cảm vì tia hy vọng giải phóng nhân loại. Tấn thảm kịch rung chuyển thế giới ; cuộc chiến đấu có vẻ kỳ diệu mà phe de Gaulle đã thực hiện trên lục địa của họ, những nỗ lực chiến tranh làm thay đổi cuộc sống, khiến cho hàng triệu người da đen công lưng sống nghèo khổ từ ngàn xưa, đều ngẩng đầu lên chờ đợi sự thay đối vận mệnh mình, mặc dầu họ sống trong túp lều tranh, trong doanh trại, trong rừng rậm, trong bãi sa mạc hay ở ven sông.

        Vị toàn quyền Eboué cố gắng hưởng dẫn làn sóng nổi lên từ dưới sâu. Ông là người tin tưởng tinh thần nhân đạo, ông cho rằng khuynh hướng mới ở Phi Châu rất tốt đẹp vì đưa dân tộc Phi Châu lên mức sống cao hơn hiện nay, nhưng ông là một nhà cai trị lão thành, ông cho rằng khuynh hướng ấy có lợi cho chủ quyền của người Pháp. Ông không lùi bước trước sự thay đổi vật chất, tinh thần về chánh trị đang thấu nhập một đại lục khó mà thấu nhập được. Nhưng cuộc cách mạng ấy ông muốn cho có nhãn hiệu Phi Châu và sự thay đổi trong đời sống, phong tục, luật pháp không tiêu hủy những thói phép cổ truyền, trái lại, phải tôn trọng định chế và phong tục tập quán Phi Châu. Theo ông thì hướng tiến như vậy sẽ thuận lợi cho sự tiến hóa Phi Châu, cho ảnh hưởng Pháp, cho sự cộng tác của các chủng tộc. Chính ông cũng hướng chính sách cai trị của ông vào con đường ấy. Bởi vậy ông đã đề ra một đường lối chỉ đạo liên hệ đến lãnh thổ, đến hoạt động của các đoàn thể, đến điều kiện làm việc của dân bản xứ, đến tư pháp, công an, chế độ vay mượn. Tôi đã ngỏ lời khen ngợi ông ở Brazzayille. Cách nhìn của ông phù hợp với cách nhìn của tôi. Trong lãnh vực ấy cũng như trong các lãnh vực khác, tinh thần thống nhất của nước Pháp Chiến Đấu được xây dựng vững vàng.

        25 tháng chín ! Tôi đến Luân Đôn. Tất cả đều thay đổi cùng một lúc. Những đoàn quân hăng hái, những đám người phấn khích ngày hôm qua còn biểu lộ lòng trung thành và sự tận tâm để khích lệ tôi, nay đã xa rồi. Bây giờ tôi chỉ còn là một người cầm quyền mất hết liên lạc, mất hết những bằng chứng trung thành tận tâm có thể xoa dịu nỗi cô đơn của người lưu vong. Ở đây chỉ có những công việc nan giải, những cuộc điều đình gay cấn, những sự lựa chọn khó khăn giữa các biến cố và các nhân vật đương quyền. Tôi còn phải gánh vác giang san trong hoàn cảnh trú ngụ tại một nước tuy là bạn thật nhưng xa lạ biết bao. Ở đây mọi người đều theo đuối một mục đích và nói một thứ ngôn ngữ không phải ngôn ngữ của chúng ta, ở đây tất cả đều cho thấy rằng việc gì cũng lớn lao vượt xa tầm mức những phương tiện nghèo nàn của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 09:46:59 pm

        Việc tiếp tục những cuộc đàm phán với chính phủ Anh chỉ có thể gay go. Ngày 29 tháng chín tôi cùng đi với ông Pleven đến một dinh thự ở Downing Street, số 10, để gặp Churchill và Eden. Tôi đã biết trước các tổng trưởng Anh sẽ bộc lộ sự bực bội của họ về vấn đề Trung Đông. Chúng tôi cũng sẵn sàng cho biết thái độ bất mãn của chúng tôi. Sau đấy người ta có thể giả thiết rằng cuộc đàm phản sẽ quay về phương diện thực tiễn. Có lẽ ít ra người ta cũng phác họa một cuộc dàn xếp về vấn đề Madagascar. Nhưng lần này có vị Thủ Tướng, cuộc thảo luận sẽ gay go thêm. Tất nhiên, Ô. Churchill bắt đầu cảm tạ tôi vì đã chấp thuận lời mời của ông đến Luân Đôn hội kiến. Tôi nhận lời khen tặng ấy với một luận điệu khôi hài cũng ngang với kẻ trình diễn trò khôi hài này. Rồi vị thủ tướng Anh cùng tôi đem ra đối chiếu những quan điểm của mỗi người về vấn đề Trung Đông. Ông đi đến chỗ kết luận rằng Chỉnh phủ Anh đòi hỏi phải có cuộc bầu cử ở Syrie và Liban nội trong năm nay, tôi bèn trả lời rằng không làm gì có cuộc bầu cử ấy. Sau cuộc trao đổi những lời công kích cay độc ông xác định rằng không thể có sự thỏa hiệp với tôi trên phương diện hợp tác Pháp - Anh ở Trung Đông, ông nói : «Chúng tôi ghi nhận sự kiện này ». Tôi không phản đối gì cả.

        Sau đấy ông đề cập đến vấn đề Madagascar. Nhưng chỉ để tuyên bố : « Sự thể đã như vậy ở Damas và Beyrouth, chúng tôi không cần vội vàng tính chuyện hợp tác mới với ông ở Tananarive... Tôi không thấy tại sao tự chúng tôi phải thiết lập ở đây một cơ quan chỉ huy của nhóm de Gaulle ».

        Lời tuyên bố ấy làm tôi bất mãn. Nó vừa ngụ ý rằng nước Anh không chịu cam kết gì cả, vừa cho biết ý định của họ muốn mà cả cái gì đây, phí tổn sẽ về phần chúng tôi gánh chịu. Ông Pleven cũng không giấu giếm cảm tưởng của ông về việc này. Ông Churchill bèn lên giọng chua chát và hăng say. Tôi nói cho ông biết rằng sự thành lập một cơ quan hành chánh dưới quyền kiểm soát của người Anh là vi phạm chủ quyền của nước Pháp, ông ta nổi giận mà kêu lên : « Ông nói rằng ông là nước Pháp ! Ông không phải nước Pháp ! Tôi không thừa nhận ông là nước Pháp! » Rồi ông vẫn tiếp tục công kích tôi kịch liệt: « Nước Pháp à ? Nước Pháp ở đâu ? Tôi công nhận rằng tướng de Gaulle và những người theo ông ta là một phần quan trọng và đáng kính của dân tộc Pháp. Nhưng ngoài họ ra còn một chủ quyền nữa cũng có giá trị của nó. » Tôi cắt lời ông : « Nếu trước mắt ông, tôi không đại diện cho nước Pháp thì ông lấy quyền gì mà thảo luận với tôi về quyền lợi của nước Pháp trên hoàn cầu ?» ông Churchill ngồi yên lặng.

        Ông Eden bèn can thiệp để lái cuộc tranh luận sang vấn đề  Trung Đông. Ông nhắc lại những lý do khiến cho nước Anh cho rằng họ có quyền xen vào công việc của chúng ta. Rồi đến lượt ông nổi nóng, ông chua chát mà than phiền thải độ của tôi. Ông Churchill lại trả giá cao hơn, ông kêu lên rằng « tôi có thái độ bài Anh vì tôi chỉ bận tâm tạo uy tín cho tôi và muốn nâng cao địa vị cá nhân của tôi đối với người Pháp ». Họ trách cứ tôi như vậy khiến cho tôi hiểu rằng họ muốn nại cớ để đẩy người Pháp Chiến Đấu ra ngoài Bắc Phi thuộc Pháp. Tôi nói thẳng cho họ biết không quanh co gì cả. Cuộc đàm phán đến lúc này không còn được việc gì nữa. Ai cũng công nhận như vậy rồi chia tay.

        Trong những tuần lễ kế tiếp bầu không khí căng thẳng đến cực độ, bầu không khí hiểm ác bao quanh chúng tôi. Người Anh trở nên khắt khe đến nỗi họ đình hoãn trong 11 ngày việc chuyển điện tín của Ủy Ban Toàn Quốc Pháp gửi cho nhà cầm quyền Pháp ở Phi Châu, Trung Đông và Thái Bình Dương. Bộ Ngoại Giao Anh làm áp lực nhắm vào ông Dejean và trưng ra trước mắt ông hình ảnh thây ma của sự cắt đứt liên lạc — hình ảnh hải hùng cực điểm đối với nhà ngoại giao. Áp lực ấy đủ làm ông mất tinh thần để ông phải tỉnh việc nhượng bộ cái gì hầu lập lại mối liên lạc thân hữu. Nhượng bộ ư? Tôi không muốn nhượng bộ gì cả ! Dejean xin từ chức, ông từ chức trong danh dự, một vài tuần lễ sau ông trở thành đại diện của chúng tôi bên cạnh những chính phủ lưu vong ở Anh. Ông Pleven trao lại bộ Tài Chánh cho Diethelm và tạm thời giữ bộ Ngoại Giao trong khi chờ đợi Massigli được tôi mời từ Pháp sang.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 09:49:35 pm

        Nhưng, cũng như thường lệ cơn bão dịu ngay. Đài phát tin Luân Đôn lại chịu chuyển điện tín của chúng tôi gửi đi. Ngày 23 tháng mười, ông Churchill gửi ông Morton, đồng lý văn phòng của ông đến khen tặng tôi về chiến công của chiếc tiềm thủy đĩnh Pháp Junon mới đánh đắm hai chiến hạm địch gần bờ biển Na Uy, ông bày tỏ lời cảm ơn của chính phủ Anh về sự đóng góp quan trọng và đẫm máu của quân đội chúng ta hôm trước đã tham dự cuộc tấn công El-Alamein của đồng minh, sau hết ông bày tỏ cảm tình nồng hậu của chính ông, thủ tướng Churchill, chưa bao giờ phai lợt đổi với tôi. Ngày 30 tháng mười, thống chế Smuts tới Luân Đôn, ông đến thăm tôi và xác nhận rằng người Anh đã quyết định thừa nhận chủ quyền của Pháp Chiến Đấu tại Tananarive, ông còn nói thêm rằng chẳng sớm thì muộn họ sẽ thừa nhận cả chủ quyền ấy tại Bắc Phi. Một vài ngày trước đây, bộ Ngoại Giao quả thực đã quyết định mở những cuộc thương nghị để thỏa hiệp về vấn đề Madagascar.

        Trước hết, họ đề nghị với chúng ta, khi nào cơ quan hành chánh của chúng ta thiết lập xong, quân đội Anh sẽ thực hiện quyền kiểm soảt, ngoài ra, người Anh còn có quyền sử dụng tất cả các căn cứ, đường giao thông và hệ thống truyền tin hiện có trên hòn đảo này. Chúng tôi từ chối những tham vọng ẩy. Theo tôi thì nhà cầm quyền Pháp ở Madagascar phải có chủ quyền trong lãnh vực chánh trị và hành chánh. Còn như việc quốc phòng, chúng tôi đề nghị rằng, trong trường hợp hành quân chống lại kẻ thù chung, sự chỉ huy chiến lược sẽ trao cho một sĩ quan Anh nếu quân Anh tại chỗ có nhiều phương tiện hơn chúng tôi. Nếu tương quan lực lượng khác đi thì người Pháp sẽ nắm quyền chỉ huy. Mặt khác, nhà cầm quyền Pháp sẽ tùy theo nhu cầu cho đồng minh mượn công thự và công vụ. Trước đây tôi đã cử tướng Legentilhomme làm cao ủy Ấn Độ Dương với quyền hành dân sự và quân sự rộng rãi. Đồng thời, Pierre để Saint - Mart, thống đốc Oubangui được lựa chọn làm toàn quyền Madagascar, cả hai người sẽ lên đường lãnh nhiệm sở khi nào kết thúc cuộc hành quân trên đảo này và cuộc điều đình với người Anh cho phép họ cầm quyền thực sự.

        Chẳng bao lâu chính phủ Anh tuyên bố thỏa thuận với chúng ta về các điểm chính yếu. Cần phải nói rằng ở đảo Madagascar này, khi Vichy tan rã dần, người Anh sẽ nhận thấy người Pháp cũng như người bản xứ gần như hoàn toàn theo tướng de Gaulle. Luân Đôn đình hoãn việc trao quyền ấy nhưng vẫn có ý muốn rõ rệt trao lại quyền ấy để chúng ta được yên lòng, khi nào quân đồng minh đổ bộ ở Alger và Casablanca gây dao động trong sự liên lạc với chúng ta. Bởi thế cho nên ngày mùng 6 tháng một, sau ngày ký kết hưu chiến ở Madagascar, ông Eden ngọt như đường đề nghị với tôi một bản thông cáo chung của chính phủ Anh và Ủy Ban Toàn Quốc Pháp loan báo tướng Legentilhomme sắp lên đường nhậm chức. Tôi kết luận rằng tại Bắc Phi mọi việc rồi cũng thành tựu.

        Nhiều người khác cũng nghĩ như vậy, họ muốn cho chúng ta thấy dấu hiệu thân thiện với chúng ta. Ngày mùng 6 tháng tám tôi bay đến Trung Đông, Tổng Thống Benès long trọng tuyên bố với Maurice Dejean rằng ông « coi ủy Ban Toàn Quốc Pháp dưới quyền lãnh đạo của tướng de Gaulle là chính phủ đích thực của nước Pháp. » ông yêu cầu ông ủy viên Ngoại Giao thay mặt ông hỏi tôi xem đã đến lúc nhân danh nước Pháp mà khước từ hòa ước Munich và tình trạng qua phân nước Tiệp Khắc theo 52 bản hòa ước ấy ? Tôi trả lời tán thành. Đến lúc trở về tôi đến thăm Benès và chúng tôi thỏa hiệp với nhau một cách dễ dàng. Kết quả là ngày 29 tháng chín chúng tôi trao đổi văn thư với Đức - Ông Shramek thủ tướng Tiệp Khắc. Tôi tuyên bố : « ủy Ban toàn Quốc Pháp bác bỏ hòa ước Munich, tuyên bố không có và vô giá trị... Ủy Ban cam kết làm tất cả mọi việc trong phạm vi quyền hành của mình để nước cộng hòa Tiệp Khắc giữ nguyên biên giới trước 1938 và có đủ bảo đảm an ninh, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. » Theo phúc thư của Đức - Ông Shramek thì chánh phủ Tiệp Khắc cam kết làm mọi cố gắng để nước Pháp thâu hồi lực lượng, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ chánh quốc và hải ngoại» Ngày hôm sau, tôi lên tiếng trên đài phát thanh, công bố những lời hứa hẹn hỗ tương ấy và nhấn mạnh tầm quan trọng về phương diện tinh thần và chánh trị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 09:53:27 pm

        Từ Mạc Tư Khoa cũng đưa lại nhiều dấu hiệu khích lệ chúng tôi. Chính phủ Sô viết biết rõ người Anh muốn làm gì ở Bắc Phi. Theo phúc trình của Litvinov từ Hoa Thịnh Đốn gửi về, họ biết rõ thái độ của Hoa KỲ, Roosevelt muốn trở thành trọng tài phân xử việc tranh chấp giữa các phe nhóm Pháp, họ rất lo ngại khuynh hướng bá chủ của Hoa Kỳ. Ông Bogomolov muốn cho tôi hiểu rằng về phần chánh phủ của ông thì Nga Sô đã tham gia vào cuộc chiến một mất một còn với kẻ xâm lăng, lúc này không thể can thiệp một cách trực tiếp, nhưng Nga Sô không tán thành chính sách của người Anh, nếu người Anh đi quá giới hạn thì Nga Sô sẽ chống lại. Ngày 28 tháng chín Mạc Tư Khoa đưa ra một thông cáo phổ biến rộng rãi, công bố rằng Liên Xô thừa nhận Pháp Chiến Đấu là «toàn thể những công dân và những lãnh thổ Pháp dùng hết mọi phương tiện thuộc quyền mình và bất cứ ở đâu để thực, hiện cuộc giải phỏng nước Pháp ». Họ thừa nhận ủy Ban Toàn Quốc Pháp là «cơ quan chỉ huy của Pháp Chiến Đấu, ủy Ban ấy là cơ quan duy nhất có thẩm quyền để tổ chức sự tham gia chiến cuộc của công dân và lãnh thổ Pháp » Như vậy, trước mắt người Nga, giữa Vichy và Pháp Chiến Đấu không làm gì có lực lượng thứ ba và quyền thử ba.

        Cần phải nói rằng vai trò của nước Mỹ mới nổi bật trên lịch sử thế giới, họ tưởng rằng họ có thể điều khiển được dân tộc Pháp ; còn như các quốc gia Âu Châu đã có kinh nghiệm hàng thế kỷ nay, họ đều không hề có ảo tưởng ấy. Nước Pháp đã tự mình chọn lựa vận mệnh của mình. Tin tức đưa lại hàng ngày chửng tỏ rằng mặt trận kháng chiến không ngừng lớn mạnh, nói thế tức là nói rằng những người tham gia mặt trận ấy đã hướng về nhóm de Gaulle, bất cứ chánh phủ nào thành lập ở ngoài nhóm của ông sẽ bị quần chúng loại bỏ ngay lúc giải phóng nước Pháp.

        Vả chăng thái độ của kẻ chiếm đóng và kẻ cộng tác với họ tại chánh quốc cũng làm cho tình hình biến chuyền theo chiều hướng ấy. Ngày 22 tháng sáu, ông Layal tuyên bố trước sự công phẫn của mọi người : « Tôi cầu chúc cho nước Đức thắng trận. » Đến tháng bảy, mỗi đội « lê dương » gồm các thanh niên Pháp mặc đồng phục Đức và đặt dưới quyền chỉ huy của người Đức được gửi sang Nga. Đến tháng tám, Thống Chế ban hành đạo luật chấm dứt « hoạt động » của hai viện Quốc Hội, thực ra hai viện này chỉ làm ra vẻ có mặt mà thôi. Do đấy, dân biểu và nghị sĩ nguyền rủa chế độ chính họ đã thành lập. Các ông Jeanneney Chủ tịch thượng viện và Herriot, chủ tịch hạ viện, gửi cho Thống Chế một văn thư phản đối công khai. Ông Herriot gửi trả huy chương Bắc Đẩu bội tinh để bày tỏ sự phản đổi việc gắn huy chương cho những người « tình nguyện » đầu quân sang Nga, sau đấy ít lâu ông bị bắt. Còn các ông Paul Reynaud, Daladier, Blum, Mandel, tướng Gamelin v.v. vẫn bị cầm tù ; chánh phủ Vichy đã ra lệnh tống giam ngay hôm sau cuộc đảo chánh, không định rõ tội và cũng không xét xử. Suốt mùa hè, cuộc đàn áp người Do Thái càng ngày càng thêm ác liệt do bàn tay của một ban « cảnh sát » đặc biệt hợp lực với quân xâm lăng. Đến tháng chín, Đức quốc đòi hỏi một số nhân công mỗi ngày mỗi nhiều hơn, số người tình nguyện không đủ, người ta bèn thi hành việc cưỡng bách lao công. Tổng sổ chi phí cho việc chiếm đóng lên tới 200 tỷ vào đầu tháng ấy, nghĩa là gấp đôi con sổ tháng chín năm trước. Sau hết sự đàn áp của người Đức ngày càng thêm tàn bạo. Cũng trong bốn tuần lễ ấy, một ngàn người bị xử bắn, 116 người tại núi Valérien ; hơu 6000 người bị cầm tù hay đưa đi trại tập trung.

        Khi tôi ở Trung Đông trở về Phi Châu, tôi thấy biết bao nhiêu nhân chứng và bằng chứng đợi tôi ở Luân Đôn, những chứng cớ này không chối cãi được. Frenay, lãnh tụ mặt trận Combat và d’Astier, lãnh tụ mặt trận Giải Phóng, tường trình với tôi hoạt động tại khu vực không bị chiếm đóng. Phúc trình của họ làm nỗi bật sự hăng hái của các tố chức và áp lực thúc đầy họ đi đến việc thống nhất, nhưng cũng cho thấy khuynh hướng cá nhân của các lãnh tụ do đó mà có sự tương tranh. Tuy nhiên, khi đã biết những khó khăn mà đồng minh gây ra cho chúng ta và biết rõ những gì sắp xảy ra ở Algérie và Maroc, ắt là họ sẽ hiểu rằng cần phải có sự đoàn kết ở Chánh quổc.

        Tôi ra chỉ thị để thành lập gấp rút Hội đòng quốc gia kháng chiến quy tụ các đại diện của mọi tổ chức, nghiệp đoàn và đảng phái xung quanh ông Jean Moulin. Tôi cũng bách thúc họ gửi những đơn vị tác chiến sang lực lượng quân sự bí mật sắp thành hình. Những đơn vị này sẽ tùy thuộc một vị đại lý duy nhất ở mỗi vùng : một đại lý quân sự do tôi chỉ định. Trong vùng bị chiếm đỏng, tôi ủy nhiệm ông Rémy mang chỉ thị của tôi xuống cho các phong trào : « Tố Chức Dân Sự và Quân Sự », « Những người của giải phóng », « Những người của Kháng Chiến », « Giải Phỏng Bắc », « Tiếng nói miền Bắc », cả cho tổ chức « Du Kích và Đảng viên », tổ chức này bị cộng sản đe dọa cho nên xin sáp nhập vào lực lượng của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 09:56:34 pm

        Tất nhiên, chúng tôi không quên thông báo cho Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn biết tin tức nhận được ở Pháp. Frénay và d’Astier đến tiếp xúc với các bộ trưởng và các cơ quan công quyền Anh, với các nhà ngoại giao và các sở thông tin Mỹ. André Philip đi Hoa Thịnh Đốn, đem theo đủ bằng chứng và tài liệu, ông được ủy nhiệm trao cho Roosevelt một bức thư của tướng de Gaulle trình bày thực trạng của nước Pháp. Mendès-France ra khỏi được Chánh quốc bèn sang Hoa Kỳ lãnh sứ mạng thông tin để làm tỏ rạng lập trường của nước Pháp. Felix Gouin, sang đây từ tháng tám theo lời ủy nhiệm của đảng xã hội, thông báo cho đảng lao động Anh biết rằng tại Pháp, cảnh tả bây giờ theo đảng Croix để Lorraine (de Gaulle ). Sau đó ít lâu, Brossolette ở vùng chiếm đóng trả về, đem theo Charles Vallin, một trong những hy vọng của cảnh tả cũ và liên minh « Croix de feu ». Vallin, trước đây tin tưởng chế độ Vichy, bây giờ đã biết mình lầm lẫn và chối bỏ chế độ ấy. Ông là một người yêu nước hăng say, một tín đồ của phong tục cổ truyền, ông sang theo tôi với tất cả tâm hồn của ông. Ông công bố lý do cho mọi người biết và nhận cầm đầu một liên đội ra mặt trận. Tướng d’Astier de La Vigerie, tướng Cochet, các trưởng phi đoàn, lần lượt sang tập kết. Phe cộng sản cũng không đứng ngoài; họ sửa soạn gửi sang đây ông Fernand Grenier. Trong khi ấy ở Mạc Tư Khoa, André Marty đến thăm viên đại biểu của chúng tôi nhiều lần để cho biết rằng ông ta sẵn sàng về với chúng tôi. Sau hết những người thuộc các thành phần khác nhau như Mandel, Jouhaux, Léon Blum, (bị giam ở Vichy), Jeanneney, Louis Marin, Jacquinot, Dautry, Louis Gillet, v.v. đều gửi thư sang xin gia nhập phong trào Pháp Tự Do.

        Xem như vậy thì đủ biết sự đoàn kết trong hàng ngũ kháng chiến mỗi ngày thêm vững mạnh, mặc dầu sự hoạt động tại Pháp gặp nhiều khó khăn trọng đại vì nguy hiếm và tổn thất, vì các lãnh tụ tranh chấp với nhau, vì có một vài nhóm hoạt động riêng rẽ và bị ngoại nhân lợi dụng. Tôi đã gây được tinh thần nhất chí và thống nhất được sự chỉ huy để tránh được mầm rối loạn, lúc cần tôi sẽ có một công cụ hữu hiệu để chống lại quân thù, đối với đồng minh, tôi có một điểm tựa then chốt để theo đuổi chánh sách độc lập và thống nhất.

        Đã đến những ngày đầu tháng một 1942. Bất cứ lúc nào, nước Mỹ cũng có thể khởi sự cuộc thánh chiến ở Tây Phương và đưa tầu bè, bộ đội, phi cơ vào Phi Châu. Từ ngày 18 tháng mười, người Anh, với sự giúp sức của lực lượng Pháp đã khởi công lùa quân Đức và quân Ý ra khỏi Libye, họ sẽ liên lạc với nhau ở Tunisie và hội nhập vào lực lượng Hoa Kỳ, không chừng, vào lực lượng Pháp. Phía đẳng kia, bên sông Volga và trong vùng Caucase, địch đã mỏi mệt vì sức mạnh quân Nga.

        Nước Pháp còn gặp sự may ! Đối với những đứa con của đất nước đang quằn quại trong đau khổ, bây giờ cái gì cũng rõ ràng và giản dị, mặc dù trong nước ma xui quỷ ám gây ra chia rẽ trầm trọng và bên ngoài có hung thần thúc đẩy ngoại bang lợi dụng sự tranh chấp nội bộ. Tôi không khỏi lo ngại khi chờ đợi tấm màn vén lên, thảm kịch bước sang giai đoạn khác. Nhưng tôi tin chắc nơi người của tôi. Tôi cho rằng họ cũng tin tôi. Tôi biết rằng nước Pháp trông về đâu. Nào ! Hãy đánh ba tiếng trống!


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:00:12 pm

BI KỊCH

        Suốt ngày mùng 7 tháng một, các đài phát thanh Mỹ và Anh nhắc đi nhắc lại : «Robert đến ! Robert đến !» Nghe tiếng nói ấy, tôi chắc rằng chữ Robert — tên họ của Murphy — là mật ngữ để báo tin cho người Pháp ở Phi Châu biết quân Mỹ kéo sang, người Pháp sẽ phụ lực. Nghĩa là cuộc đổ bộ bắt đầu. Sáng hôm sau tôi nhận được tin.

        Đến trưa, Churchill mời tôi đến Dowing Street. Eden cũng ở đây. Trong cuộc hội đàm, Thủ Tướng tỏ tình thân hữu nhưng không giấu giếm vẻ lúng túng, ông nói rằng tuy thủy quân và không quân Anh đóng vai trò chính trong cuộc tấn công nhưng lục quân Anh chỉ hoạt động hỗ trợ. Hẳn là lúc này nước Anh nhường cho Hoa Kỳ lãnh trách nhiệm hoàn toàn, quyền chỉ huy về tay Eisenhower. Người Mỹ muốn gạt hẳn người Pháp tự do ra ngoài. Churchill nói : « Chúng tôi bắt buộc phải hành động như vậy. Ông hãy tin rằng chúng tôi không gạt bỏ những gì đã thỏa hiệp với ông. Chúng tôi đã hứa hẹn nâng đỡ các ông từ năm 1940. Mặc dầu đã xảy ra nhiều chuyện chẳng hay nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục giữ lời hứa. vả chăng, dần dần cuộc chiến sẽ mở rộng, người Anh chúng tôi phải nhận lấy vai trò. Bấy giờ chúng tôi sẽ có lời nói lại. Chủng tôi sẽ nói để ủng hộ các ông.» Rồi ô. Churchill cảm động mà nói tiếp : «Các ông đã sát cánh với tôi trong những giờ phút bi thảm của chiến cuộc. Chúng tôi sẽ không bỏ các ông khi chân trời đã lóe sảng.»

        Các bộ trưởng Anh giải thích cho tôi nghe ràng người Mỹ đang đổ bộ ở nhiều nơi trên lãnh thổ Maroc, Oran và Alger. Cuộc hành quân không phải là không có đau khổ, nhất là ở Casablanca, nơi người Pháp chổng cự mãnh liệt. Tướng Giraud lên một chiếc tầu đậu ngoài khơi Côte d’Azur, một chiếc tiềm thủy đĩnh Anh đã đưa ông tới Gibraltar. Người Mỹ đợi ông đến chỉ huy các đơn vị Pháp ở Bắc Phi và lật ngược tình thế. Nhưng người ta đã thấy khó lòng mà thành công được. Ông Churchill còn nói : « ông có biết hiện giờ tướng Darlan ở Alger không ? »

        Người ta chất vấn tôi, tôi trả lời đầy đủ chi tiết như sau : « Việc quân Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi, nơi mà quân Anh và người Pháp Tự Do chúng tôi chiến đấu từ hai năm nay, việc ấy tự nó đã là một ý kiến tốt đẹp. Trong việc này tôi trông thấy cơ hội để người Pháp tái lập được quân đội và có lẽ một hạm đội để chiến đấu giải phóng xứ sở. Tướng Giraud là một quân nhân thượng thặng. Tôi vẫn khen ngợi những cố gắng thử thời vận của ông. Đáng tiếc rằng đồng minh đã làm cho ông không thể đồng ý với tôi được, nếu không tôi đã có thể góp sức với ông chứ không phải chỉ khen ngợi suông. Nhưng chẳng sớm thì muộn chúng tôi sẽ thỏa thuận với nhau nhất là nếu đồng minh đừng nhúng tay vào nhiều. Còn như cuộc hành quân hiện thời, tôi không lấy làm lạ rằng nó rất cam go. Ở Algérie và Maroc có nhiều quân nhân năm trước đã chiến đấu ở Syrie mà các ông đã không giữ lại để họ ra đi mặc dầu có lời cảnh cảo của tôi. Mặc khác, tại Bắc Phi, người Mỹ muốn dùng Vichy để chống lại de Gaulle. Chưa bao giờ tôi ngừng tin tưởng rằng sẽ đến lúc họ phải trả cái giá ấy. Ngoài thực tế thì bây giờ họ phải trả đó, mà chúng tôi cũng phải trả nữa. Tuy nhiên, chính nghĩa. Còn in sâu trong tâm hồn người chiến sĩ, tôi cho rằng trận đánh này sẽ không lâu. Nhưng chóng thì chóng, quân Đức cũng sẽ thúc quân của họ tới bây giờ. »

        Tôi cho hai ông Churchill và Eden biết sự ngạc nhiên của tôi khi nhận thấy sách lược của đồng minh sao không nhắm ngay vào Bizerte ngay từ đầu. Tất nhiên quân Đức và quân Ý phải đi qua đấy mới đến được Tunisie. Người Mỹ đã không muốn mạo hiểm đổ bộ lên đấy một cách trực tiếp, nhưng nếu họ hỏi qua ý kiến tôi thì ta có thể đổ bộ sư đoàn của Koenig. Các bộ trưởng Anh chấp nhận quan điếm của tôi nhưng họ nhắc đi nhắc lại rằng cuộc hành quân này do người Mỹ chịu trách nhiệm. Tôi bảo họ: «Tôi không hiểu tại sao các ông lại khoán trắng cho người ta một việc có tầm quan trọng hàng đầu đối với Âu Châu.»

        Ông Churchill hỏi tôi sau đây tôi có ý kiến gì về mối liên hệ giữa Pháp Chiến Đấu và nhà cầm quyền Bắc Phi. Tôi trả lời rằng đối với tôi thì chỉ cần thống nhất các lực lượng. Điều ấy giả thiết rằng sự liên lạc có thể thực hiện rất mau lẹ. Điều ấy cũng giả thiết rẳng tại Alger, chế độ Vichy và những nhân vật chính của chế độ ấy phải gạt ngay ra khỏi chính trường, và toàn thể lực lượng kháng chiến đều không chấp nhận cho họ ở lại. Thí dụ, nếu Darlan nắm trọn quyền hành ở Bắc Phi thì không thể nào có sự thỏa hiệp được. Sau cùng tôi nói rằng : «Dầu sao chăng nữa, không có gì cần thiết hơn là lúc này phải chấm dứt cuộc giao tranh. Còn về sau sẽ hay.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:03:02 pm

        Đến tối, trong bản hiệu triệu trên đài phát thanh gửi cho «các sĩ quan, quân nhân, thủy thủ, phi công, công chức, thực dân Pháp ở Bắc Phi», tôi kêu gọi họ : « Anh em hãy đứng lên ! Hãy tiếp tay với đồng minh ! Hãy hợp tác với họ không chút dè dặt 1 Không nên để ý đến tên người, đến công thức ! Đã đến lúc lo đại sự rồi đây. Đã đến lúc cần lương tri và can đảm... Hỡi người Pháp ở Bắc Phi, tôi mong rằng nhờ các anh em ở đây mà chúng ta lấy lại được vị thế ở suốt ven bờ Địa Trung Hải, cuộc chiến tranh này đồng minh sẽ thắng nhờ có người Pháp ! »

        Thực ra, tin tức gửi về « Carlton Gardens » cho biết người Mỹ tiếp tục đụng độ với sức kháng cự mạnh mẽ của Địch. Đành rằng họ đã sử dụng được lực lượng nội ứng, đành rằng tướng Mast chỉ huy sư đoàn Alger, tướng Monsabert, chỉ huy những đơn vị ở Blida, cũng như các tá Jousse, Baril, Chrẻtien, hải quân trung tá Barjot v.v. đã có thể giúp họ sự dễ dàng trong một vài giờ, trong khi ở Casablanca tướng Bẻthouart cố gắng giúp đồng minh một cách vô vọng. Đành rằng những đơn vị của de Gaulle hoạt động dưới quyền chỉ huy của Paufilet, Vanhecke, Achiary, Esquerre, Aboulker, Calvet, Pillafort, Dreyfus (hai người sau tử trận) đã chiếm được một vài công thự ở Alger trong một thời gian, và cầm giữ tướng Darlan ở biệt thự Oliviers trọn một đêm. Đành rằng một số nhân sĩ như các ông Rigault, Lemaigre-Dubreuil, để Saint-Hardouin, đã điều đình với người Mỹ và đã giữ vai trò liên lạc và thông tin. Đành rằng bản tuyên ngôn của tướng Giraud — không nói gì đến quân Pháp Chiến Đấu đã được phổ biến rộng rãi bằng đài phát thanh và truyền đơn Mỹ, trong khi các sĩ quan tận tâm và những lực lượng kháng chiến đủ loại tổ chức cho ông một hành dinh ở Dar-Mahidine. Nhưng nói chung thỉ chương trình của Leahy, Murphy và Clark tổ chức cuộc đô bộ ăn chắc của đồng minh và những điện văn của Roosevelt gửi cho Pétain, Noguès, Estéva, đều không đạt được kết quả mong muốn.

        Ngày mùng 9 tháng một tình hình không có gì là tốt đẹp. Nhà cầm quyền Vichy ở đâu cũng giữ được lợi thế. Thống chế đã ra lệnh nghiêm ngặt phải đánh đuổi «kẻ công kích». Tại Gibraltar, Tướng Giraud nhận thấy đồng minh không chịu chấp nhận quyền chỉ huy của mình, ông chưa chịu sang Bắc Phi, vả chăng bản tuyên ngôn của ông không có ảnh hưởng gì ở đây. Tại Alger, tướng Darlan tuy mới xuống lệnh «ngưng bắn» cho đồn của ông, nhưng vẫn để cho các nơi khác thực hiện « chương trình phòng thủ » và tiếp tục hướng về Pétain và Layal. Tại Oran, người ta đánh nhau kịch liệt. Nhưng cuộc giao tranh dữ dội nhất xảy ra ở Maroc. Tại Casablanca, Port - Lyautey, Fedala, có nhiều cuộc giao tranh ác liệt. Sau hết, đô đốc Platon cập bến Tunis, ông là người của Vichy phái đến để ra lệnh cho đô đốc Estẻva, khâm sử, và đô đốc Derrien, hải quân khu trưởng cảng Bizerte, phải để cho quân Đức đi qua. Quân Đức đã nhảy dù xuống bãi E1 Alaouina mà không phải chịu đựng một phát súng nào.

        Tối hôm ấy có cuộc tranh luận rất lâu giữa các đồng minh ở Luân Đôn. Người ta tự hỏi xem cuộc hành quân này có đưa đến những trận giao tranh kẻo dài giữa các bộ đội Pháp và bộ đội của Eisenhower, có đưa đến tình trạng lực lượng địch tràn sang khắp vùng, thêm vào đó còn có quân Y Pha Nho, dù sao chăng nữa cũng phải theo họ.

        Nhưng tại Phi Châu người ta cũng biết nghe theo lương tri. Tướng Juin chỉ huy cho đến khi Darlan sang tới nơi, từ đẩy ông xuống làm chỉ huy phó. Ông biết rằng giao tranh với đồng minh thì thật là phi lý, hậu quả tai hại là làm cho quân Đức và quân Ý tràn xuống Phi Châu. Ông biết rằng đó là ý kiến của những người cấp dưới, ông bách thúc tướng Darlan ra lệnh «ngưng bắn» toàn diện, đến mùng 10 tháng một thì ông này cùng phải nghe theo. Bấy giờ Juin mới tiếp xúc với Giraud, lúc này Giraud đã đến Dar-Mahidine. Ông tiếp đón Giraud ở biệt thự Olivier và sẵn sàng nhường chỗ cho Giraud. Ông ra lệnh cho tướng Barré, chỉ huy trưởng ở Tunisie, thu quân về Medjez-el-Bab và sửa soạn quay súng trở lại nhả đạn vào quân Đức. Ngày 11 tháng một, trên khắp các mặt trận, quân Pháp và quân Đồng minh chấm dứt cuộc giao tranh.

        Hai bên đều phải trả giá đắt. Phía Pháp có 3.000 người chết hoặc bị thương. Còn chiến hạm thì tổn thất như sau : Tuần dương hạm Prímauguet, khu trục hạm Abrams, Epervier, Milan, 7 phóng thủy lôi, 10 tiềm thủy đĩnh, nhiều chiến hạm cỡ nhỏ như thông báo hạm, tuần tiễu hạm, tầu hộ tống, và nhiều tầu chở hàng khác. Ngoài ra còn có chiếc thiết giáp hạm Jean.Bart bị hư hại nặng, hai tiềm thủy đĩnh trở về Toulon để sau bị đánh chìm. Sau cùng, trong số 168 phi cơ để ở Maroc và Algérie, 135 chiếc bị phá hủy tại phi trường hay ngoài mặt trận. Về phía đồng minh có hơn 3000 người chết, bi thương hay mất tích. Thủy quân Anh thiệt hại 2 chiếc khu trục hạm Broke và Malcolm, hai chiếc tầu hộ tống Walney và Hartland cùng nhiều tầu chuyên chở khác. Thủy quân Mỹ mất chiếc thiết giáp hạm Massachusetts, 2 chiếc tuần dương hạm Wichita và Brooklyn, hai chiếc khu trục hạm Murphy và Ludlow bị tốn hại nặng nề ; độ một trăm tầu cỡ nhỏ dùng để đổ bộ, bị đánh chìm ở ngoài biển hay trên bãi cát; 70 phi cơ bị bắn rớt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:05:53 pm

        Trong khi đình chỉ những trận giao tranh phi lý ấy, tôi tìm cách liên lạc vời Bắc Phi thuộc Pháp. Từ buổi trưa ngày mùng 9 tháng một, tôi đã cho mời đô đốc Stark đến. Ông đến nơi, hai mắt rưng rưng hạt lệ, xúc động vô cùng, ông nói rằng có nghe lời kêu gọi của tôi trên đài phát thanh hôm trước, nhưng cũng kinh ngạc vì có giao tranh giữa quân Mỹ và quân Pháp, điều mà ông không thể tin là có được. Ông nói : « Chính Eisenhower cũng kinh ngạc và buồn rầu. » Tôi nói :« Tôi muốn gửi một phái đoàn sang Alger. Tôi đã thông báo cho Hoa Kỳ thi hành mọi biện pháp để phái đoàn có thể sang tới nơi. » Stark đã hứa sẽ giúp tôi việc ấy. Ngày hôm sau tôi viết thư cho Churchill, yêu cầu ông can thiệp với Roosevelt và chỉ định cho Pleven, Billotte, d’Astier và Frẻnay khởi hành khi nhận được lệnh.

        Ngày 11 tháng một có một phiên hợp quan trọng của những người «Pháp ở Anh», phiên họp này được dự định từ lâu. Chưa bao giờ trụ sở Albert-Hall lại quy tụ nhiều người như vậy. Hẳn là mọi người đều nghĩ đến Bắc Phi.

        Nghe biết chuyện ấy tôi cảm thấy rằng dưới làn sóng phấn khởi, người ta vẫn nửa buồn nửa vui. Người ta ước mong thống nhất thật, nhưng người ta không khỏi lo sợ tướng de Gaulle và nhóm Pháp Chiến Đấu có mưu đồ đen tối. Một đại tướng hồi hưu tản cư sang Anh đứng trên lầu cao gào thét bảo tôi phải theo tướng Giraud ; ngay lúc ấy ông ta bị những người điên tiết kéo xuông đẩy ra ngoài đường cho công chúng la ó.

        Trong bài diễn văn của tôi, tôi xác định mục đích của chúng ta giữa các biến cố đang xảy ra hay báo trước sắp xảy đến. Tôi dùng lời lẽ ôn hòa, để ngỏ cửa cho những người thiện chí, nhưng cũng minh bạch để nói cho mọi người biết rằng tôi nói sao thì sẽ làm như vậy. Tôi bắt đầu nghiêng mình đón chào giai đoạn mới của cuộc chiến ; sau bao nhiêu đợt rút lui, bây giờ đã đến lúc cán cân lực lượng nghiêng về phía tự do. Cũng như mọi khi, tôi nhận định rằng nước Pháp là trung tâm của tấn thảm kịch. Rồi lên tiếng gọi thống nhất, tôi tuyên bố: «Nước Phảp ! Nước Pháp là một dân tộc, một lãnh thổ, một luật pháp ! » Tôi muốn chửng tỏ rằng dân tộc ta ly tán vì thảm họa, nay sẽ tập hợp lại trong phong trào kháng chiến, phong trào toàn quốc ấy, phong trào hướng dẫn và quy tụ quốc dân ấy, chính là nhóm Pháp Chiến Đấu chứ không phải cái gì khác.

        Tôi nói:

        « Xi măng Thống nhất nước Pháp chính là máu của người Pháp ; người Pháp chưa bao giờ kể đến cuộc đình chiến, đến những người sau trận Rethondes, dẫu sao, cũng chết cho nước Pháp. Trung tâm quy tụ mọi người xây dựng lại nền thống nhất của nước Pháp chính là chúng tôi, chính là nhóm Pháp đang chiến đấu. Chúng tôi không chấp nhận một quốc gia bị cầm tù, ngay từ đầu, chúng tôi chủ trương tranh đấu và ánh sáng, bởi thế cho nên hàng ngày quốc dân biểu quyết cho nhóm Pháp Chiến Đấu... Bởi thế cho nên chúng tôi muốn tập hợp toàn thể quốc dân và toàn thể lãnh thổ... Bởi thế cho nên chúng tôi không chấp nhận kẻ nào chia rẽ tổ quốc trong nỗ lực chiến tranh bằng cách hoạt động song song, nghĩa là riêng rẽ. Ý muốn của toàn dân, âm thầm nhưng mãnh liệt sẽ phán xét họ... Bởi thế cho nên ủy Ban Toàn Quốc Pháp nhân danh nước Pháp kêu gọi toàn dân hợp lực để cứu nguy tổ quốc đang rên xiết dưới gót sắt quân thù và chế độ Vichy, để xây dựng lại nền tự do toàn vẹn của nước Pháp, để bắt buộc mọi người phải tôn trọng pháp luật của nền Cộng Hòa.» Để kết luận, tôi hô to : «Một mặt trận duy nhất phục vụ một tổ quốc duy nhất! »

        Những người có mặt ở đây hiểu rõ rằng, trong ván bài khó đánh này, tôi sẵn sàng hợp lực với bất cứ ai tỏ ra người xứng đáng, nhưng tôi nhất định không từ bỏ chút gì khi tôi đã lãnh sứ mạng ủy thác. Tiếng hoan hô vang dậy cho tôi biết rằng hội nghị đã tán đồng ý kiến của tôi. Nhưng sau đấy tôi nhận thấy các nước đồng minh lại có ý kiến khác hẳn. Giới chỉ huy của họ và phát ngôn nhân của họ chỉ lắc đầu thở dài và chê trách thái độ ương ngạnh của chúng ta.

        Họ trở nên người bớt khó tính. Chắc là người Mỹ rất ngạc nhiên và bất mãn vì sự thất bại của tướng Giraud. Nhưng vì Eisenhower không có cách nào khác cách thỏa hiệp với tướng Darlan để khỏi bận tâm với sức kháng cự của Vichy, cho nên người Mỹ sẽ nói chuyện với Darlan.

        Ngày mùng 10 tháng một, nhận được báo cáo của đô đốc về lệnh ngưng bắn, tướng Clark lên giọng kẻ chiến thẳng thu phục kẻ chiến bại, tuyên bố rằng, trong điều kiện ấy thì « toàn thể những người cầm quyền dân sự và quân sự đều được ở lại giữ chức vụ trước. » Ngày 13 tháng một, Noguès, Chatel, Bergeret đều theo Darlan. Họ đã đồng ý với nhau để đô đốc làm cao ủy tại Bắc Phi. Boisson vội vàng cúi đầu thần phục. Giraud, bị cô lập về phía Vichy cũng như về phía de Gaulle, đã mau mắn hơn Boisson, nhờ thế ông ta được ủy nhiệm tổng tư lệnh quân đội. Ngày 15, Darlan loan báo những tin tức trên đây và tuyên bố rằng ông đã « nhân danh Thống Chế mà ban hành những biện pháp ấy. »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:08:24 pm

        Vì nguồn tin không chắc chắn cho nên cần phải có hình thức pháp lý phủ ngoài. Người ta tuyên bố rằng Noguès đã nhận được giấy ủy quyền của Thống chế trong lúc Darlan bị tạm giữ và đã đưa đến cho đô đốc, và như vậy là đô đốc được phục chức. Nhưng chẳng bao lâu luận điệu ấy không xuôi tai, người ít thận trọng nhất cũng không tin. Quả vậy, Pétain lâm vào tình trạng khó xử, theo tin tức tôi nhận được thì một đằng Weygand và Auphan thúc giục ông chấp thuận việc « ngưng bắn » ở Bắc Phi, đằng kia Layal yêu cầu ông lên án việc « ngưng bắn » ; rút cục Pétain nghe lời Layal. Pétain nói trên đài phát thanh và trên mặt báo chí, tỏ vẻ phẫn nộ đến cao độ về sự «phản bội» của các đại lý chấp chính, ông tuyên bố rằng «Darlan đã không làm tròn sứ mạng». Ông công bổ bức thư của tướng Giraud gửi cho ông ngày mùng 4 tháng năm theo đó tướng Giraud lấy danh dự mà thề rằng sẽ không làm gì để chống lại đường lối chánh trị của thống chế cũng như của Layal. Pétain còn cho biết rằng chính ông sẽ đảm nhiệm việc chỉ huy quân đội Pháp, ông nhắc lại lệnh đánh quân Anh và để ngỏ cửa cho quân đội Trục đi qua. Ngày mùng một tháng chạp, đô đốc Platon, tổng trưởng phủ thống chế Pétain và được ủy nhiệm «phối hợp hải lục không quân », dùng đài phát thanh tuyên bố rằng : «Trải qua bao nhiêu cuộc thử thách, bây giờ Thống Chế và chính phủ của ông sẽ tái lập quân đội quốc gia tại nước Pháp... Nước Pháp sẽ tái chinh phục Phi Châu. Bấy giờ đồng bào sẽ thấy quân phản quốc tẩu thoát ra nước ngoài trên những toa tầu của ngoại quốc. »

        Như vậy, phải tìm ra một mánh lới để « chính thức hóa» quyền hành của Darlan. Người ta trưng ra một bức điện văn của một nhân viên phụ thuộc ; bức điện văn này không bao giờ được công bổ, người ta chỉ nhắc đến nó để các nhóm phù thủy có thể gợi ý rằng chính Pétain đã kín đáo chấp thuận. Sau hết, lý do tối thượng của những người được Vichy gọi là «những lời thề giả dối», chính là sự kiện sau đây : Vì miền nam bị chiếm đóng cho nên Thống chế bị người Đức bao vây, không thể ra lệnh hữu hiệu, do đó quyền hành thuộc về những người đã được Thống chế trao quyền khi còn được tự do hành động.

        Chỉ có thế, không cần nhiều hơn, cũng đủ cho Tống Thống Roosevelt không cần đếm xỉa đến những nguyên tắc dân chủ và pháp lý mà từ hai năm nay ông vận đưa ra để chống lại de Gaulle, ông được rảnh tay để điều đình với Darlan. Theo lệnh của Roosevelt, tướng Clark thừa nhận viên cao ủy và ngồi thảo luận với ông ta những thỏa hiệp ngày 22 tháng một, theo đó tướng Darlan cầm quyền và chỉ huy, miễn là ông ta thỏa mãn những đòi hỏi của người Anh thắng trận. Hẳn là, Tổng Thống ra một tuyên ngôn xác nhận rằng những thỏa hiệp chánh trị ký kết giữa Eisenhower và Darlan chỉ là «một kế sách tạm thời.» Nhưng ngày 23, Roosevelt tiếp André Philip và Tixier, ông tỏ vẻ bực tức vì hai người này kháng nghị và kêu lên: «Tất nhiên, tôi điều đình với Darlan vì Darlan cho tôi Alger ! Ngày mai tôi sẽ điều đình với Layal nếu Layal chơ tôi Paris !» Tuy nhiên ông nói thêm : «Tôi rất muốn tiếp xúc với tướng de Gaulle để bàn với ông ta những chuyện ấy và tôi yêu cầu các ông thông báo cho ông ta biết tôi mong mỏi ông ta đến thăm Hoa Thịnh Đốn.» Sau hết, ngày mùng 7 tháng chạp, Darlan được sự thỏa thuận của đồng minh, tự ra lệnh cho mình làm Quổc Trưởng Bắc Phi thuộc Pháp và chỉ huy thủy lực không quân với sự trự giúp của một « hội đồng khâm sai» gồm có Noguès, Giraud, Chatel, Boisson và Bergeret.

        Trong khi những người đương cuộc trở lại chỗ cũ ở Alger, Casablanca, Dakar, tại Pháp cũng có phản ứng của kẻ thù. Lực lượng Đức tràn xuống khu vực « tự do ». Vichy ngăn cấm không cho chống lại. « Quân đội đình chiến » phải buông súng trong khi chờ đợi giải ngũ. Tưởng De Lattre với một chút ảo tưởng nào đó, cố gắng phòng thủ một cách anh dũng và chiếm một vị trí trong vùng Montagne Noire với lực lượng ở Montpellier. Chẳng bao lâu ông bị cầm tù và bị mọi người ruồng bỏ. Chính vì thế mà ông tiếp xúc với nhóm Pháp Chiến Đấu, nhóm này giúp ông vượt ngục đưa ông về Luân Đôn và ông dứt khoát theo tôi. Tướng Weygand tìm cách trốn ở Guéret, bị quân Gestapo bắt giữ và đưa sang Đức. Như vậy là Vichy không hề bắn một phát súng vào quân Địch mà nền độc lập giả tưởng và giả dối của chế độ ấy chẩm dứt — nền độc lập mà chế độ ấy dùng làm bình phong để biện minh cho sự đầu hàng và đánh lừa biết bao người Pháp. Thứ chủ quyền bề ngoài ấy tan rã, chỉ còn lại hạm đội Toulon Nhưng cũng chẳng được bao lâu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 12:37:03 am

        Một phần của hạm đội ấy lúc nào cũng sẵn sàng để chiến đấu, đặt dưới quyền chỉ huy của đô đốc Laborde ; phần khác đã giải giới, tùy thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của đô đốc Marquis, hải quân khu trưởng ; phần này vẫn theo Pétain và từ chối không chịu đến Phi Châu mặc dầu tướng Darlan đã hối thúc nhiều lần ; quân Đức đã kéo đến quân cảng chỉ cách có một tầm súng. Hòa ước « trung lập » của Vichy ký với địch ngăn cấm các thủy thủ của chúng ta vùng dậy một trận tối hậu. Đó là giai đoạn đi đến sự tan rã. Đối với tôi thì tôi càng tin tưởng như vậy, khi trước đây tôi bí mật viết thư cho đô đốc Laborde nói cho ông biết con đường vinh dự và bổn phận nên theo, tôi biết rằng ông đã hạ lời mạt sát tôi và đe dọa sứ giả của tôi, đại tá Fourcault; tuy nhiên ông không quên giữ lại bức thư. Từ ngày 26 tháng một, quân Đức tràn xuống Toulon và chiếm đoạt hạm đội của chúng ta.

        Họ đã cẩn thận chiếm trước những núi cao trông xuống hải xưởng, để sẵn oanh tạc cơ gần hải cảng và đặt mìn bao vây cửa biển, bởi vậy họ có đủ phương tiện uy hiếp hạm đội Pháp. Trong tinh trạng ấy, Thống Chế và các tổng trưởng, vị hải quân khu trưởng, vị tổng chỉ huy hạm đội, bị tê liệt vì cô lập, không thế làm gì khác hơn đảnh chìm các tầu chiến. Ba thiết giáp hạm : Dunkerque, Strasbourg, Provence, 8 tuần dương hạm: Colbert, Dupieix, Foch, Algérie, Jean-để-vienne, la Galissionnière, Marseillaise, Mogador, 17 khu trục hạm, 16 phóng thủy lôi, 16 tiềm thủy đĩnh, 7 thông báo hạm, 3 tuần tiễu hạm, độ 60 chiếc tầu vận tải, chở dầu, vớt mìn, tầu kẻo, như vậy là một cách tự vẫn thảm hại và vô bỗ nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra. Còn lại 1 khu trục hạm, 1 phỏng thủy lôi, 5 tàu chở dầu, chưa kịp phá hủy, đều lọt vào tay quân Đức. Chỉ có 5 tiềm thủy đĩnh nhờ sáng kiến của người chỉ huy can đảm, đã theo phe «ly khai » và tìm cách ra khỏi bến : « Casablanca, thuyền trưởng Lherminier, Gloricux, thuyền trưởng Meynier, Marsouin, thuyền trưởng Mine, ba chiếc này về được tới Alger ; còn chiếc Iris, thuyền trưởng Degẻ, thiếu nhiên liệu, phải trú ẩn tại một hải cảng Y Pha Nho. Chiếc Vénus, thuyền trưởng Crescent bị đánh chìm ngay trong vũng tầu. Tôi chỉ biết đau khổ và tức giận mà thấy tiêu hủy một trong những cơ may chính yếu của nước Pháp, tôi chỉ biết đón chào trên làn sóng phát thanh một vài cử chỉ can đảm trong cơn tai biến và nhận lời chia buồn trên điện thoại của Thủ Tướng Anh ; ông bày tỏ lời chia buồn một cách cao nhã nhưng trong thâm tâm ông thỏa mãn vô cùng.

        Tuy nhiên, tình hình không thể không tăng cường sự đoàn kết người Pháp ở khắp nơi xung quanh tướng de Gaulle, ông cũng ở một thế thuận lợi để thu hút những người khác. Vichy đã bỏ liều mọi người trong lúc nguy biến. Chính quốc bị chiếm đóng toàn vẹn, tình trạng ấy đủ cho thấy nhỏm kháng chiến là lực lượng kháng chiến duy nhất. Mặt khác, triều đại Darlan ngự trị Bắc Phi dựa vào thế lực Hoa KỲ làm cho mọi người công phẫn. Về phương diện ấy tôi được sự tán đồng của mọi người, chưa bao giờ có sự đồng thanh như vậy đối với các vấn đề khác. Hẳn là mọi người cảm thấy mình bị tước đoạt và tủi hờn khi trông thấy đồng minh của mình thỏa hiệp với những người chống đối mình — và đây là trường hợp của chúng tôi. Nhưng trong sự chê trách của họ còn có ý kình chống và ngưỡng vọng lý tưởng. Thí dụ, chúng tôi nổi lòng căm phẫn mà nghe đài phát thanh Mỹ tiếp vận qua đài BBC, lè rè nhắc lại khẩu hiệu của Pháp Tự do : «Danh dự và Tổ Quốc» để loan báo lời nói, hành động và cử chỉ của đô đốc Darlan. Sau hết, chúng tôi nhận thấy quốc dân qua những trận thử thách ấy, lên án cả chế độ chiến bại lẫn chế độ hợp tác ; chúng tôi chắc chắn rằng nếu de Gaulle rút lui hay thất thế thì ý thức hệ cộng sản sẽ thu hút đảm quần chúng chán chường ấy. Ủy Ban Toàn Quốc tin tưởng như vậy. Các chiến hữu của chúng ta ở nơi nào cũng tin tưởng không kém. Bởi lẽ ấy cũng như những lẽ khác, tôi chắc chắn rằng tôi dựa vào một khối không kẻ hở khi tôi cho Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn biết rằng họ không có chút hy vọng nào để dàn hòa Pháp Chiến Đấu với vị « Cao ủy » Bắc Phi.

        Từ ngày 12 tháng một tôi đã yêu cầu đô đốc stark thông báo lập trường của tôi cho chính phủ ông biết. Tại Hoa Thịnh Đổn, Philip và Tixier cũng nhắc lại nguyên văn lời nói của tôi cho ông Summer Welles nghe ngày 13, ông Cordell Hull ngày 14 ; Ngày 20, đại tá de Chevignẻ nhắc lại cho ông Mac Cloy. Ngày 23 Philip và Tixier lớn tiếng xác định với Roosevelt. Ngày 16 tháng một tôi đến thăm Churchill và Eden, họ mời tôi đến hội đàm khi nhận được bản tuyên cáo của Darlan loan báo ông nhiệm quyền nhân danh Thống chế và với sự đồng ý của đồng minh. Phải nói rằng tin ấy gây ra một sự bất bình sâu xa trong nhiều giới bên Anh và cả trong tòa nội các Anh, tại Luân Đôn có luồng dư luận cho rằng đây là một vụ xịt căng đan. Ngày hôm ấy bầu không khí căng thẳng hơn bao giờ, Thủ Tướng Anh tuy không phản đối Roosevelt nhưng bày tỏ một vài sự dè dặt đối với chính sách của Tổng Thống Mỹ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:49:02 pm

        Ông tuyên bố thẳng với tôi rằng ông hiểu tôi và thông cảm với tôi nhưng điều cần hơn hết là đánh đuổi quân Đức và quân Ý ra khỏi Phi Châu. Ông cam đoan với tôi rằng những biện pháp của Eisenhower về vấn đề Alger hoàn toàn có tính cách tạm thời và ông đưa cho tôi đọc những bức điện văn chính tay ông trao đổi với Roosevelt về vấn đề ấy. Ông xác định : « Chỉ thi hành với điều kiện đây là một mưu chước được nước Anh tán đồng.»

        Tôi trả lời các tổng trưởng Anh : «Tôi ghi nhận lập trường của nước Anh. Lập trường của chúng tôi thì khác. Các ông nêu ra lý do chiến lược, nhưng mâu thuẫn với phương diện tinh thần của cuộc chiến này cũng là một lỗi lầm chiến lược. Chúng ta không còn sống ở thế kỷ XVIII, vua Frederic đút lót tiền bạc cho những người trong triều đình Vienne để thôn tính Silẻsie, chúng ta cũng không sống ở thời đại Phục Hưng Ý, người ta dùng cảnh binh ở Milan hay kiếm khách ở Florence, vả chăng người ta cũng không để cho họ cầm đầu các dân tộc được giải phóng. Ngày nay chúng ta đảnh trận với linh hồn, máu huyết và đau khổ của các dân tộc ». Tôi đưa cho Churchill và Eden coi những bức điện tín nhận được từ Pháp gửi sang, biểu lộ sự kinh hoảng của dư luận quần chúng. Tôi nói : « Quý ông thử nghĩ đến hậu quả có thể xảy đến. Nếu một ngày kia nước Pháp nhận thấy vì nước Anh mà sự giải phóng của họ có nghĩa là Darlan lên cầm quyền, thì các ông có thể chiến thắng về phương diện binh bị nhưng các ông sẽ thất bại về phương diện tinh thần, rốt cuộc chỉ có một kẻ chiến thắng là Staline».

        Sau đấy người ta nói đến một bản thông cảo của ủy Ban Toàn Quốc Pháp tuyên bố họ không dây dưa gì đến mưu đồ của đồng minh ở Alger. Muốn đạt được sự phổ biến rộng rãi, chúng tôi cần sử dụng đài phát thanh BBC. Tôi yêu cầu Thủ Tướng Anh đừng tìm cách cản trở mặc dầu đài phát thanh Luân Đôn phải lệ thuộc người Mỹ về các vấn đề Bắc Phi. Ông Churchill trả lời: «Đòng ý ! vả chăng tôi sẽ gửi điện văn cho Roosevelt báo cho ông ta biết rẳng tướng de Gaulle cần có phương tiện đế công bố lập trường của mình ».

        Lủc sắp cáo từ, Eden cảm động đến rưng rưng hạt lệ, ông nói riêng với tôi rằng riêng ông, ông rất bổi rối về việc này. Tôi trả lời rằng tôi không lấy làm kinh ngạc vì dứng trên phương diện « con người đổi xử với con người thì chúng ta phải công nhận rằng việc này không sạch sẽ ». Thải độ của Eden xác nhận cảm tưởng của tôi, hẳn là chính ông và một phần nội các Anh không sẵn lòng theo chính sách của người Mỹ như Churchill.

        Sau bữa ăn sảng ở Downing Street mà bà Churchill dùng hết tài khéo léo để tạo bầu không khí vui vẻ giữa các bà xao xuyến và các ông lo âu, vị Thủ Tướng và tôi trở lại cuộc đàm phán. Churchill nói : « Đối với ông, thời cơ khó khăn thật, nhưng vị thế rất tốt đẹp. Ngay từ lúc này Giraud đã bị thanh toán trên sân khấu chánh trị. Sẽ đến lúc Darlan không thể làm gì được nữa. Ông sẽ là người độc nhất có đủ uy tín. » Ông còn nói thêm : « Không nên đương đầu thẳng với người Mỹ. Nên kiên nhẫn ! Rồi sẽ phải cần đến ông, họ không còn cách nào khác để lựa chọn ». Tôi nói : « Có lẽ ! Nhưng trong lúc chờ đợi, đĩa hát đã đổ vỡ tan tành ! Còn như ông, quả thật là tôi không hiểu ông. Ông đánh trận ngay từ lúc đầu. Người ta có thể nỏi rằng chính ông là cuộc chiến này. Quân của ông đang tiến ở Libve. Sẽ không có quân Mỹ ở Phi Châu nếu ông không bận giao tranh với Rommel. Vào giờ này chưa có người lính Mỹ nào đụng độ với một người lính của Hitler, còn như quân lỉnh của ông, họ đã chiến đấu ở khắp nơi từ ba năm nay. Vả chăng, trong vụ Phi Châu, chính Âu Châu mới là cái đích của chiến cuộc, mà nước Anh thuộc về Âu Châu. Ấy thế mà ông để cho người Mỹ điều khiển chiến cuộc. Nhưng chính người Anh phải giữ vai trò ấy, ít ra về phương diện tinh thần, ông hãy làm đi ! Dư luận Âu Châu sẽ theo ông. »

        Lời lẽ ẩy xúc động Churchill. Tôi thấy người ông lắc lư trên ghế. Chúng tôi ra về sau khi đồng ý với nhau rằng không nên để cho cuộc khủng hoảng lúc này làm thương tồn sự đoàn kết Anh Pháp, sự đoàn kết ấy hơn bao giờ hết sẽ phù hợp với trật tự thiên nhiên của sự vật khi mà người Mỹ tìm cách can thiệp vào việc của cựu lục địa.

        Như tôi đã yêu cầu, tôi hôm ấy đài phát thanh Luân Đôn loan báo rằng «tướng de Gaulle và Ủy Ban Toàn Quốc không tham dự phần nào và không chịu một trách nhiệm nào trong các cuộc điều đình ở Alger », « nếu những cuộc điều đình ẩy đưa đến giải pháp duy trì chế độ Vichy tại Bắc Phi, tất nhiên Pháp Chiến Đấu không chấp nhận giải pháp ấy. » Bản thông cáo của chúng tôi kết luận : « Sự đoàn kết mọi lãnh thổ hải ngoại trong cuộc chiến tranh giải phóng chỉ có thể thực hiện được trong những điều kiện phù hợp với nguyện vọng và danh dự của dân tộc Pháp. »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:31:55 pm

        Nhưng mỹ ý của người Anh không chống lại áp lực Mỹ được lâu. Ba ngày sau nội cách Anh từ chổi không cho chúng tôi sử dụng đài BBC để phổ biến một bản tuyên ngôn của các tổ chức khảng chiến Pháp hỗ trợ lập trường của chúng tôi. Đây là một văn thư gởi từ Pháp sang nhắn nhủ các chảnh phủ đồng minh, có chữ ký của đại diện ba phong trào miền nam : « Combat », « Liberation », « Franc-Tưeur », và của « Lực lượng thợ thuyền Pháp » quy tụ Tổng Công Đoàn và các nghiệp đoàn công giảo của bốn đảng chánh trị: ủy ban dân vận của đảng Xã Hội, Liên Đoàn cộng hòa, Dân chủ bình dân, Cấp tiến. Bản văn này tuyên bố : «Tướng de Gaulle là lãnh tụ khảng chiến hiển nhiên, hơn bao giờ hết, ông quy tụ sau lưng ông toàn thể quốc dân... Trong bất cứ trường hợp nào chúng tôi không chấp nhận rằng việc hồi chánh của những thủ phạm quân sự và chánh trị phản quốc lại có thể bào chữa cho tội lỗi của họ... Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu đồng minh trao vận mệnh Bắc Phì thuộc Pháp giải phóng cho tướng de Gaulle càng sớm càng hay. » Nhân viên giám sát từ Hoa Thịnh Đốn sang đã dùng quyền phủ quyết ngăn cản sự công bố bản tài liệu ấy.

        Ngày 21 tháng mười một chính tôi cũng gặp sự chống đối của họ. Trong một bản hiệu triệu gửi quốc dân Pháp đã ghi âm tại đài BBC, tôi đặt câu hỏi: «Danh dự của phong trào giải phóng quốc gia có bị tổn thương không ?» Dĩ nhiên, tôi trả lời : «Không !» Trước giờ phổ biến bản hiệu triệu ông Charles Peake đến bảo tôi : « Chiếu theo điều khoản thực thi những thỏa hiệp của các nước đồng minh và vì lý do quân sự, đài phát thanh Luân Đôn không thể loan báo những tin tức liên quan đến Bắc Phi nếu không có sự thỏa thuận của chính phủ Hoa Kỳ, về bản hiệu triệu của tôi đã có lời thỉnh cầu sự thỏa thuận ẩy nhưng chính phủ Anh xin lỗi vì phải đợi một thời gian mới có trả lời.» Như vậy, chỉ có đài phát thanh của Pháp Chiến Đấu ở Brazzayille, Douala và Beyrouth phổ biến bản thông điệp của tôi và của phe khảng chiến vì các đài này không có sự can thiệp của ngoại bang.

        Ngày 24 tháng một, trong một cuộc hội đàm, ông Churchill, vẻ hơi lúng túng, cho rằng cần phải thanh minh với tôi về việc đài BBC phổ biến chậm trễ bài diễn văn của tôi. Ông nói : « Vì những vấn đề ấy liên hệ tới tính mạng lính Mỹ và Anh, tôi cho rằng cần phải gửi điện văn cho Tổng Thống Roosevelt để yêu cầu ông chấp thuận. Ông vẫn chưa chấp thuận». Tôi trả lời: «Tôi biết rằng tại lãnh thổ Anh, đài phát thanh không phải của tôi.» Nhưng thái độ của ông Churchill cho thấy rằng nó cũng không phải của ông nốt.

        Như vậy, giữa những trận xao động ấy, tôi cố gắng không để ai lay chuyển được tôi. Vả chăng, tôi hành động theo lý trí cũng như tính tình. Vì hệ thống xây dựng ở Alger có vẻ giả tạo quá, khó lòng mà cầm cự được trước các biến cố mạnh như vũ bảo, mặc dầu có sự nâng đỡ ở bên ngoài. Hiến nhiên là những người chỉ huy bị hỏng cẳng không thích ứng được với những khuynh hướng của dư luận. Họ đứng đối lập với de Gaulle, họ bị Pétain nguyền rủa, họ gây xúc động cho những người có thải độ chờ đợi, họ không được một luồng sóng nào nâng đỡ; không có một ý tưởng thần bí nào chổng đỡ những người lãnh đạo, người ta thấy rõ là thái độ của họ chỉ là thái độ lợi dụng. Tại sao lại trao quyền cho những người làm chánh trị quả đầu, không tương lai và không hy vọng? Người ta càng ít tin tưởng hơn khi quyền hành của họ được thiết lập ở Alger thì ở nơi khác thời gian đã sửa soạn để nhóm của chúng tôi lớn mạnh. Ngay sau cuộc đổ bộ của quân Mỹ lên Maroc và Algẻrie, quyền hành của nhóm Pháp Chiến Đấu lan rộng khắp toàn thể lãnh địa Pháp trong Ấn Độ Dương.

        Trong số các thuộc địa ấy, đảo Réunion trở lại theo chúng tôi trước tiên. Đảo Bourbon chưa được kể đến trong kế hoạch của đồng minh vì ở miền hẻo lánh các biển phía Nam, xa cách đường đi của các đoàn tầu vượt Mũi Hảo Vọng, nghèo nàn tài nguyên, dân cư gồm nhiều sắc tộc nhưng nhiệt thành theo Pháp. Nhưng vẫn có thể bị Nhật và Đức đe dọa, nhất là từ khi họ không đặt chân được lên đảo Madagascar. Mặt khác, chúng tôi không lạ rằng đa số người ở đảo Réunion cầu chúc cho nước mình tham dự cuộc chiến. Đã từ lâu, tôi tìm cơ hội sáp nhập đảo này vào mặt trận của Pháp Chiến Đấu. Nhưng người Anh làm trì trệ cuộc can thiệp của tôi để tránh sự dòm ngó của Vichy và địch, trong khi họ sửa soạn đánh Madagascar và trong khi người Mỹ sẵn sàng để tiến quân ở Phi Châu. Bây giờ thì họ không còn lý do gì để chống đối tôi cả. Bởi vậy, ngày 11 tháng một, tôi quyết định thực hiện cuộc tập kết đảo Réunion.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:34:28 pm

        Từ nhiều tháng nay, chiếc khu trục hạm Léopard dưởi sự chỉ huy của hải quân trung tả Richard-Evenou, tham dự những cuộc hộ tổng và tuần tiễu ngoài khơi Nam Phi với ý định ấy. Tôi ra lệnh cho ông đến đảo Réunion thực hiện những việc cần thiết, tầu chở theo vị trưởng hành chánh Capogorry, được bổ nhiệm từ trước làm thống đốc. Ngày 28 tháng một tầu tởi Saint-Denis. Trông thẩy cờ Croix để Lorraine, dân chúng đỗ xô đến bến tầu đón rước thủy thủ trong khi nhiều công chức và quân nhân tỏ thiện cảm. Chỉ có giàn súng ở mũi Galets có hành động thù nghịch. Chiến hạm Léopard trả lời bằng một loạt súng đại bác và đánh ngã quỵ một chi đội. Sau có sự dàn xếp của viên trưởng ty công chánh Decugis và một nhóm người địa phương hăng hái, cuộc chạm súng bất ngờ được dẹp yên ngay. Chẳng may, Decugis bị giết ngay tại chỗ cùng với một vài người đứng quan sát. Viên thống đốc Aubert rút về nhà riêng trên núi, thuyền trưởng Richard- Evenou đến tận nơi tiếp xúc với ông. Với mục đích làm «dịu tình hình », người ta thỏa thuận với nhau chấm dứt mọi sự kháng cự và viên thống đốc Capogorry sẽ nhận trách nhiệm về hòn đảo này. Trong niềm phấn khởi rộn rã nhất của dân chúng, viên đại diện của tướng de Gaulle nhậm chức thống đốc.

        Một tháng sau, ở Madagascar cũng vậy. Thực ra, từ ngày viên toàn quyền Annet đầu hàng người Anh, vận mệnh của hòn đảo lớn này đã được định đoạt trên lý thuyết. Nhưng ngoài thực tế, mọi việc còn bỏ lửng. Đành rằng ngày 11 tháng một, theo lời đề nghị khẩu khoản của Ô. Eden, tôi đã đồng ý công bố một bản thông cáo chung loan báo « Ủy Hội Toàn Quốc Pháp và chính phủ Anh đang thảo luận về vấn đề Madagascar» và «Ủy Hội Toàn Quốc Pháp đã chỉ định tướng Legentilhomme làm Cao ủy». Nhưng tôi không chịu thâu hồi hòn đảo này nếu không được tự do hành động. Như vậy, người Anh phải ưng thuận rút lui trong lãnh vực chánh trị và hành chánh.

        Nhưng cuộc điều đình kéo dài, không đem lại kết quả vì có sự cản trở của thực dân Anh. Trước đây họ đã muốn lôi kéo nhà cai trị của Vichy về làm việc dưới quyên chỉ đạo của họ, qua tay cấp chỉ huy quân sự ở đây, đến sau họ thử cầm quyền trực tiếp và ủy nhiệm cho Lord Rennel đôn đốc công việc với sự phụ giúp của các công chức Pháp thiện chí. Bây giờ Lord Rennel thoái bộ và chấp nhận rằng cần phải nhượng quyền cho Pháp Chiến Đấu. Nhưng ít ra họ cũng muốn giữ lại quyền kiểm soát. Chủng tôi không thể chấp nhận điều kiện ấy. Sau cùng, một bản thỏa hiệp cứu vãn tình thế một cách hợp lý được ký kết ngày 14 tháng chạp giữa ông Eden và tôi. Đến tối, tôi nói trên đài phát thanh loan báo tin mừng này ; tôi tuyên bố rằng nhờ sự thỏa hiệp ấy « thuộc địa lớn và đẹp nhất của chúng ta sẽ có thể thực hiện nỗ lực quân sự và kinh tế quan trọng trong cuộc chiến tranh này », tôi nhấn mạnh đến lòng trung thực hoàn toàn của đồng minh Anh cố cựu và tốt bụng. »

        Thỏa hiệp nói rõ rằng những điều khoản ký kết « nhằm mục đích tái lập chủ quyền Pháp ở Madagascar và các đảo phụ thuộc « Comores, Crozet, Kerguelen, Saint-Paul, Amsterdam)... viên cao ủy đảm nhiệm mọi quyền hành trước đây vẫn trao cho vị toàn quyền, theo pháp luật Pháp, ông giữ cả quyền chỉ huy lực lượng quân sự Pháp... Việc phòng thủ Madagascar, các đảo phụ thuộc, và đảo Reunion, sẽ thực hiện chung. » Vị Cao ủy sẽ tổ chức lại lực lượng Pháp, càng sởm càng hay. Trong khi chờ đợi có đủ phương tiện cần thiết, một quân nhân Anh cấp tướng sẽ đảm nhiệm việc phòng thủ. Quyền chỉ huy ở DiegơSuarez sẽ trao cho một sĩ quan hải quân Anh.

        Ký xong bản quy ước, tướng Legentilhomme đi Tananarive, Phi Châu Pháp tự do sẽ gửi theo ông một chi đội võ trang đầy đủ. Legentilbomme có hai người phụ tá là vị toàn quyền ở Saint-Mart và đại tá Bureau chỉ huy quân đội ; ông sẽ tổ chức  hành chánh, kinh tế và giao thương với nước ngoài, tải lập lực lượng quân sự. Đồng thời, ông gây lại ý thức về trật tự xã hội cho mọi người. Nhờ thế mà vài tuần sau, phân nửa sĩ quan, hai phần ba hạ sĩ quan, toàn thể binh lính các đơn vị vừa đánh lại đồng minh theo lệnh của Vichy, đều trở lại quân ngũ dưới quyền chỉ đạo của nhóm Pháp Chiến Đấu. Phần còn lại đã chuyển sang Anh, họ sẽ trở lại Bắc Phi khi nào thực hiện được sự thống nhất.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:56:59 pm

        Khi gửi tướng Legentilhomme sang Tananarive, tôi rất hài lòng vì đã chỉ thị cho ông đi qua Djibouti. Đúng như sự dự đoán, nhóm Pháp Chiến Đău đã lấy lại Djibouti ngày 28 tháng chạp. Đây là hậu quả của những biến cố ở Madagascar, vì từ ngày khởi sự cuộc can thiệp của người Anh, nhà cầm quyền Côte des Somalis không thể thực hiện việc tiếp tế từ Madagascar. Nhưng đây cũng còn là kết quả những cố gắng của phái đoàn đặc vụ hoạt động ở Đông Phi từ hai năm nay. Lần lượt Palewski, rồi Chancel, đã sửa soạn việc tập hợp này bằng cách duy trì mọi liên lạc với các thuộc địa, tuyên truyền cho chúng ta và giải thích lập trường của chúng ta với vị chủ tể ở Addis-Abẻba và với vị chỉ huy quân đội Anh ở Nairobi. Mặt khác, đại tá Appert và chi đội của ông đóng quân ở kế cận các doanh trại, ông kêu gọi binh sĩ theo chúng ta, ông nêu gương một vị chỉ huy và một đội binh giá trị, nhờ thế ông đã sửa soạn trước cho việc tập kết. Dẫu sao thì chúng ta cũng cần đưa lực lượng của chúng ta vào thuộc địa, mọi việc mới có thể thành tựu được.

        Quả vậy, tướng Dupont, Thống đốc Djibouti thay thế Noailhetas, không có ý đinh hướng về phía Pháp Chiến Đẩu tuy rằng trong thâm tâm ông muốn như vậy, và tôi cũng đã viết thư khuyên ông nên làm ngay. Thấy vậy, một phần cách doanh trại với trung tá Raynal đã vượt biên giới và hội nhập với chi đội của đại tá Appert vào đầu tháng một. Nhiều người khác nhắn tin cho biết họ cũng sẵn sàng tập kết. Bởi vậy chính phủ Hoa Thinh Đốn quyết định gởi vị lãnh sự ở Aden sang đây để ngăn cản thuộc địa này không cho theo de Gaulle. Nhưng vị lãnh sự không tìm được giải pháp nào phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ, nghĩa là trục xuất cả Vichy lẫn de Gaulle. Ngược lại sự can thiệp của ông ta gây phẫn nộ cho phe de Gaulle và thúc đẩy họ phải hành động. Ngày 26 tháng chạp, bộ đội Pháp Chiến Đấu dưới quyền chỉ huy của Appert và Raynal, đồng ý với người Anh, tiến vào Sonialie thuộc Pháp, họ dùng hỏa xa đưa quân đến ven đô không tốn một viên đạn. Thế là vấn đề được giải quyết. Ngày 28, tướng Dupont ký với Chancel, vị đại lý của tôi, và tướng Fowkes, đại diện lực lượng Anh, một thỏa ước bàn giao thuộc địa này cho ủy Hội Toàn Quổc Pháp. Chancel lên cầm quyền. Ngày 30 tháng chạp Bayardelle đến nhiệm chức thống đốc Djibouti.

        Việc thâu hồi Somalie có một tầm quan trọng lớn. Nhân việc ấy tất cả các lãnh địa Pháp ở Ấn Độ Dương đều trở lại nhập chiến cuộc, đem lại cho Tây Phương những vị trí chiến lược bảo vệ Phi Châu và Trung Đông trong trường hợp tái xuất hiện sự đe dọa của Nhật Bản. Thành phố Djibouti trở lại đỏng vai trò một hải cảng tiếp vận ngay cửa vào Hồng Hải và hải khẩu cho miền Abyssinie. Ngoài ra Pháp Chiến Đấu còn nhận được ở đây một số viện binh 300 sĩ quan, 8000 binh lính và quân nhu của điểm tựa, số viện binh quý giá này sẽ xung vào bộ đội của chúng ta gửi sang Libye và các bộ đội tái lập ở Madagascar. Sau hết, trên lãnh vực chỉnh tri, suốt trong mấy tuần lễ ấy hệ thống Alger đã gây ra một tình trạng hỗn loạn, Ủy Hội Toàn Quốc tái lập được sự thống nhất tại những vùng đất xa xôi và bị dòm ngó.

        Nhưng việc quan trọng hơn hết là kể từ đây tại Phi Châu có hai cánh quân Pháp cùng chiến đấu với một kẻ thù chung; vì có kẻ thù ấy mà người ta cần phải hiệp nhất lực lượng. Không có luận điệu xuyên tạc nào ngăn cản được binh sĩ trong vùng «xương sống» Tunisie tin tưởng rằng lúc này họ cũng làm đúng như họ đã làm ở Libye và Fezzan. vẫn cái «chính phủ» hôm qua lên án những người này, hôm nay lại nguyền rủa những người khác, nại cớ họ «làm cho dân chúng thêm khốn khố ». Tại Pháp, tinh thần kháng chiến thắt chặt những người không ngừng chiến đấu, nay sẽ thắt chặt những người ở Tunisie đang quay súng cùng trở lại bắn địch, vẫn một dân tộc trước đây hoài vọng de Gaulle và binh đội nước nhà, nay đặt hy vọng vào tất cả binh lính Pháp cùng tham gia một cuộc chiến. Như vậy tôi chắc chắn rằng ý muốn hợp nhất mỗi ngày mỗi lan rộng từ Rabat đến Gabès. Tuy tôi chưa nắm chắc được quân đội Bắc Phi Pháp, nhưng tôi vẫn chú trọng theo dõi hoạt động của họ cũng như người khác.

        Sau một vài ngày lộn xộn, địch đã lợi dụng để đặt chân lên vùng Rẻgence; quân đội Tunisie dưới quyền chỉ huy của Barré, được tập hợp lại, một phần ở Béjà và Medjez-el-Bab, một phần ở Tebessa, để án ngữ đường đi qua Algérie. Rồi sau, Sư đoàn ở Constantine dưới quyền chỉ huy của tướng Welwert cũng đến Tebessa hợp với những đơn vị của Barré thành một quân khu giao cho tướng Koettz, trong khi ấy thì ở phía nam tướng Delay đun người Sahara ra ứng chiến. Ngày 16 tháng một, tưởng Juin xuống cầm quyền chỉ huy đội quân vừa nổ sủng vào người Đức hôm 19 ở Medjez-el-Bab, ngày 22 quân ta tái chiếm Gafsa và Sbeitla. Đến cuối tháng một từ bắc tới nam Tunisie đã có một phòng tuyến yếu ớt và gián đoạn, nhưng người chỉ huy cương quyết, họ là những lực lượng bảo vệ đầu tiên để tổ chức mặt trận của đồng minh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 10:58:18 pm

        Đến tháng chạp thì lực lượng của hai phe đồng minh và Trục đều gia tăng. Quân Đức và Ý dưới quyền chỉ huy của tướng Nehring nhận được người và vũ khí chở qua eo biển Sicile hay đưa từ Tripolitaine sang bằng ngả Gabès. Đạo quân thứ nhất của người Anh dưới quyền chỉ huy của tướng Andersen đưa quân tiền phong ra vùng ven biển phía tây Tunis và Bizerte. Tướng Giraud bổ xung lực lượng của tướng Juin với một sư đoàn Alger, đứng đầu là tướng Deligne, một sư đoàn Maroc, cầm đầu là tướng Mathenet. Người Mỹ đem lại một sư đoàn Thiết giáp hỗ trợ quân Anh, lính dù và xe tăng hỗ trợ quân Pháp.

        Nỏi tóm lại hai tháng sau ngày đổ bộ, tướng Eisenhower mới đưa ra mặt trận được một số ít đơn vị Anh, có sự chậm trễ vì ông sợ quân I Pha Nho tấn công Maroc, vì ông không muốn vội vã tung những bộ đội còn non nớt ra mặt trận, vì ông gặp khó khăn tổ chức không quân, tiếp tế, thông tin trong một xứ rộng lớn như Bắc Phi thuộc Pháp ; trong khi ấy ngoài khơi tiềm thủy đĩnh và phi cơ địch không ngừng đánh phá các đoàn tiếp vận. Quả vậy, trong những tháng đầu 1943, số tổn thất tính theo trọng tải là con số cao nhất. Suốt trong thời gian khủng hoảng ấy vận mệnh chiến cuộc tùy thuộc phần chính yếu vào nỗ lực của quân đội Pháp. Vai trò của quân đội Pháp càng đáng khen vì vũ khí của họ thô sơ, không có phi cơ, thiết giáp, trọng pháo, sủng phòng không, súng chống chiến xa, xe vận tải, những chiến cụ ấy đều giao lại cho ủy ban đình chiến hay bị tiêu hủy trong trận chiến chống lại quân Mỹ. Chỉ còn lại một vài thứ để tại đơn vị hay cất giấu trong nội địa.

        Giữa lúc ấy Biserte bị bỏ trống. Đô đốc Derrien, theo lệnh Vichy đã để cho quân Đức tự do tiến vào trong cảng. Ngày mùng 7 tháng chạp Nehring ra lệnh cho ông tướng bị thịt này phải đầu hàng, giải giới doanh trại và nộp hết tầu bè, hải cảng, hải xưởng, các chiến lũy ; lệnh được thi hành răm rắp. Một điếm tựa trọng yếu đã lọt vào tay địch, ngoài ra họ còn đặt tay lên một chiếc khu trục hạm, 3 phóng thủy lôi, 2 tầu nhỏ, 9 tiềm thủy đĩnh còn nguyên vẹn, đậu tại bến hay còn để trong hãng đóng tầu. Giai đoạn thảm bại này là giai đoạn chót của một loạt những thảm bại khác. Kể từ đây, ngoại trừ «đốt Phi Châu» vẫn theo địch đánh lại đồng minh, Vichy không còn sử dụng được vũ khí của chúng ta ở Phi Châu. Một số ít vũ khí còn lại đều ở trong tay những người biết dùng để phục vụ nước Pháp, một số ở Tunisie, một số khác ở Libye.

        Quả vậy, nhờ sự hỗ trợ của Đoàn Larminat mà người Anh phát động cuộc tấn công Rommel. Trong cuộc tấn công cắt đường một cách nhẹm lẹ ngày 23 tháng mười của tướng Montgomery ở gần El-Alamein, đệ nhất sư đoàn khinh binh của Koenig giữ phía nam trên triền núi dốc Himeimat. Phải đối phó với quân địch trú phòng chắc chắn, trên một địa bàn khó khăn và một mặt trận rộng lớn, đệ nhất sư đoàn bị tổn thất nặng, nhất là cánh quân của Amilakvari, ông này chết tại trận. Một vài ngày sau, đệ nhị sư đoàn khinh binh của đại tá Alessandri và đội thiết giáp của các đại tá Rẻmy và Iversauson tham dự một cách mau mắn vào cuộc truy kích của đạo quân thứ VIII. Trước đấy, tôi đã chấp thuận việc sử dụng các lực lượng của chúng ta. Nhưng trong khi ấy cuộc đổ bộ của quân Anh lên Maroc và Tunisie cùng với việc mở mặt trận Tunisie làm cho tôi nghĩ rằng không nên để cho đội quân của Larminat suy yếu ngay từ bây giờ. Tốt hơn hết là nên để ông tham dự vào các trận hành quân về sau với đầy đủ phương tiện của ông, đó là cuộc hành quân liên lạc các lực lượng đồng minh từ đông sang tây, phối hợp bộ đội Croix để Lorraine với các bộ đội Bắc Phi tại đất Pháp và tiêu diệt địch trên bờ « biển nhà ».

        Bởi thế cho nên tôi xác đinh quyết nghị của bộ chỉ huy Anh rút khỏi mặt trận số quân Pháp Tự do, đưa về trừ bị ở Tobrouk kể từ mùng 10 tháng một. Được ít lâu, tôi chấp thuận đề nghị của Larminat thành lập một sư đoàn phòng tuyến gồm các phương tiện của hai sư đoàn khinh binh. Chẳng bao lâu chúng tôi đã có thể tăng cường quân số lên tới 3 lữ đoàn : Brosset, Alessandri, Lelong, trang bị đầy đủ trọng pháo nhờ có một số vũ khí chiếm lại được ở Djibouti. Như vậy, chúng tôi đã thành lập được sư đoàn thứ nhất của quân Pháp Tự Do. Larminat và các bộ đội của ông nén bớt lòng sốt sắng, đợi lúc trở lại phòng tuyến, nhưng lần này với sự cả quyết; họ sẽ đóng một vai trò trong trận đánh lớn ở Phi Châu kéo dài từ hai năm nay, và chưa bao giờ chúng ta ngừng tham dự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:01:36 pm

        Trong thời gian ấy chúng ta có dịp chiếm lại Fezzan và đưa ra mặt trận Địa Trung Hải một bộ đội Pháp lấy ở hồ Tchad và đưa qua bãi Sahara. Kế hoạch ấy được tôi phác họa ngay từ ngày Eboué và Marchand về hồi chánh ở Fort- Lamy ; Leclerc chuẩn bị sự thi hành từ năm 1940 qua một loạt những công việc phi thường : thành lập những bộ đội ngoài sa mạc, thực hiện sự tiếp tế, tiến chiếm Koufra, trinh sát vào tận trung tâm những vị trí của người Ý. Đã đến lúc đánh xả láng được ăn cả ngã về không. Ngày 14 tháng một tôi xác nhận chỉ thị ngày 22 tháng chín trước, tôi ra lệnh cho tướng Leclerc xoay ra thế công, « mục tiêu thứ nhất là cho quân Pháp tiến chiếm Fezzan, tùy hoàn cảnh sẽ tiến đến Tripoli hay Gabès để tiếp hợp với mặt trận đồng minh ở Tripolitaine.» Tôi còn nói thêm : «Trong cuộc hành quân này ông chỉ tùy thuộc có tôi. Nhưng ông phải hành động ăn khớp với tướng Alexander, chỉ huy trưởng lực lượng Anh tại Trung Đông, cách nào để lúc ông đến Fezzan ông có thể nhờ sự yểm trợ không quân... Tôi tính để ông khởi sự chậm nhất là khi nào đồng minh tiến vào vịnh Syrte ». Thật ra trong lúc quân Anh đổ bộ lên Algẻrie và Maroc, tôi đã nghĩ đến việc tung quân vào nắm Libye đúng lúc họ tiến vào Niger, tôi cũng ra lệnh cho một bộ đội chuẩn bị để thực hiện việc tung quân ẩy và tiến thẳng đến tận Zinder. Nhưng cuộc giao tranh giữa quân Pháp và quân đồng minh đã chấm dứt, bởi vậy tôi gạt bỏ cuộc hành quân phụ thuộc này. Chỉ thi hành cuộc hành quân chính mà thôi.

        Cuộc hành quân chính cũng phải chuẩn bị một cách khó khăn : đưa quân từ căn cứ hồ Tchad đến nơi, đi một quãng đường dài 1.000 cây số đế đến sát những đồn kiên cố của địch, tiếp tế nhiên liệu, quân nhu, quân cụ dự trữ; cần có sự chuẩn bị ấy mới có thể thực hiện cuộc hành quân. Đến cuối tháng một cuộc tấn công của tướng Montgomẻry diễn tiến tốt đẹp, mặt trận của đồng minh ở Tunisie đã thành hình tôi bèn ra lệnh cho Leclerc thực hiện cuộc hành quân vào ngày 28 và nói rõ : « Ông có thể tiến quân từ ngày mùng 2 tháng chạp theo sáng kiến của ông và theo lời dẫn dụ của tướng Alexander ». Tuy Leclerc và các sĩ tốt của ông hối hả lên đường nhưng mãi đến ngày 12 tháng chạp mới khởi binh vì đệ bát quân đoàn đã ngừng tiến khi đến El-Agheila.

        Trong thời gian ấy chúng tôi phải ngăn cản ý đồ của người Anh muốn nới rộng quyền kiềm soát sang vùng Fezzan khi chúng tôi chiếm được vùng ấy. Ngày 28 tháng một tướng Alexander viết thư cho Leclerc bảo tin đã gửi sĩ quan Anh đến để đảm nhiệm việc cai trị những vùng chiếm được, viên chỉ huy trưởng Anh nói rõ rằng : « Các sĩ quan ấy được phái đến để đi theo các lực lượng dưới quyền ông. Họ sẽ nhận trách nhiệm những đất đai do các ông chiếm đóng cho đến khi thực hiện được sự thống nhất toàn thể xứ Tripolitaine dưới quyền chỉ huy quân sự của người Anh. » Mặt khác tướng Alexander cảnh cáo Leclerc rằng «Chính sách kinh tế của Luân Đôn, về phương diện tiền tệ, ngăn cấm việc dùng đồng quan ở vùng Fezzan. » Ngày mùng một tháng chạp, Ô. Charles Pike không mấy ảo tưởng, đem lại cho tôi một bức thư của Ô. Eden cũng cho biết vấn đề ấy ; ông Pike tuy là người tài ba nhưng thường phải nhận những công việc vô vị. Tôi dùng lời lẽ hết sức nhã nhặn trả lời không thể chấp nhận được đề nghị  ấy và gửi điện văn cho tướng Leclerc : « Vùng Fezzan phải là phần của nước Pháp trong cuộc chiến ở Bắc Phi. Đây là sự liên lạc địa lý giữa Nam Tunisie và hồ Tchad. Ông phải khước từ vô điều kiện mọi sự can thiệp của người Anh trong vùng này bất cứ dưới hình thức nào, chánh trị, hành chảnh, tiền tệ v.v...»

        Ngày 22 tháng chạp việc đôn quân đã xong, cuộc tấn công bắt đầu. Trong hai tuần lễ giao tranh ảc liệt, quân của Ingold và Delange tiến về Oum-el-Araneb và Gatroum và được Phi đội Anh «Bretagne » yểm trợ, họ chiếm được các vị trí của địch sau khi đã thanh toán những đơn vị lưu động của địch. Dưởi quyền hai vị này các sĩ quan Dio, Massu, Geoffroy, Sarazac, d’Abzac V.V.. thu lượm được nhiều chiến lợi phẩm và lập được nhiều công trạng. Ngày 12 tháng giêng họ chiếm được Sebha và mở đường sang Tripoli. Ngày 13 đồn Mourzouk thất thủ, lọt vào tay quân ta. Chúng ta bắt được một ngàn tù binh, trong số có độ 40 sĩ quan, 20 đại bác, nhiều xe thiết giáp và hàng trăm súng cối, liên thanh, súng tự động. Trong khi quân của Leclerc sửa soạn tiến lên phía bắc, đại tá Delange nhiệm quyền chỉ huy quân sự vùng Fezzan.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:04:28 pm

        Như vậy, chúng ta đã dùng táo bạo và hành động có phương pháp để hái được quả ngon vùng sa mạc. Ngày 13 tháng giêng 1943 tôi loan báo sự chiến thắng cho người trong xứ biết tin. Trên đài phát thanh tôi tuyên bố : «Có lẽ nỗ lực của binh sĩ thiện chiến đã an ủi được phần nào sự nghèo nàn của nước Pháp... Phải! Những trận thử thách lâu dài và cam go của cuộc chuẩn bị chu đáo dưới trời nắng nhiệt đới, những chuyến đi cực nhọc trong sa mạc đá và cát, những chuyến bay khó nhọc, những trận công đồn đẫm máu, những cuộc thao diễn và những trận mưa bom của địch ; trong cuộc thử thách ấy những người trong sạch và dũng mãnh đã gánh vác hết mọi cực nhọc, từ vị tướng trẻ trung và anh dũng đến người binh nhì khiêm tốn, đều mang nhiệt tâm hiến dâng cho sự đau khổ và niềm vinh dự của nước Pháp ».

        Trên phương diện quân sự tuy có viễn tượng sáng sủa, nhưng trong lãnh vực chánh trị viễn tượng đen tối hơn bao giờ. «Carlton Gardens» cho chúng tôi biết rõ sự kiện ấy. Trong số những quân nhân, công chức, ký giả đi lại giữa Anh quốc và Phi Châu, nhiều người cho rằng họ có bổn phận đưa thư tín và tin tức cho chúng tôi. Ngoài ra, một vài người trong nhóm de Gaulle ở Algẻrie và Maroc lợi dụng tình hình rối loạn, trở về được với chúng tôi.

        Nhờ vậy chúng tôi biết rẳng việc giữ tướng Darlan ở lại làm cho người ta chỉ trích cay nghiệt. Người Vichy nhận thấy địa vị của mình lung lay vì Thổng chế bị chính thức bài xích. Phe de Gaulle chống lại «biện pháp tạm thời». Những nhân sĩ đã điều đình với Murphy không đưa được Giraud lên cầm quyền đều mất hết hy vọng. Trong số những người ấy có nhiều công chức và quân nhân bị trừng phạt nặng nề. Vì thế mà tướng Belouart, đại tá Magnan, kiểm soát viên Gromand bị bắt giam tại Maroc theo lệnh của Noguès và suýt bị xử bắn. Eisenhower phải mất nhiều công phu mởi đưa được họ về Gibraltar. Từ Algẻrie, tướng Mast và đại tá Baril bị bắt buộc phải trở về Trung Đông. Mặt khác, trong các giới thủy lục không quân người ta công phẫn vì thấy tướng Darlan trở mặt mà được ưu đãi trong khi ông ta để mất biết bao tầu bè, phi cơ và làm thiệt mạng biết bao binh sĩ. Sau hết, người ta đã chứng kiến hạm đội Toulon phá hủy tàu chiến chứ không chịu nghe lời ông ta, người ta nghĩ rằng ông ta còn chỉ huy mọi việc thì ông ta còn gây ra nhiều tai họa.

        Tình trang ẩy khiến cho tôi càng phải gấp rút tiếp xúc với Alger. Biệt đoàn quân sự phải đến Phi Châu với sự chấp thuận của Roosevelt và Churchill không bao giờ đặt chân lên được đất này ; Hoa thịnh Đốn và Luân Đôn nại ra cả ngàn lỷ do để cầm giữ họ. Đầu tháng chạp, tôi viết thư cho tướng Eisenhower yêu cầu ông ta thân chinh tiếp xúc với tướng d'Astier de la Vigerie tại Alger, ông này do tôi phải đến liên lạc với các lãnh tụ Pháp. Trong dịp ấy cũng như sau này trong nhiều dip khác, tôi nhận thấy ông xử sự ra người hiểu biết, trái lại, chính sách của nước ông không hề có sự hiếu biết ấy. Ông nhận lời tôi. Hẳn là Eisenhower đã xúc động vì gặp sức kháng cự mạnh khi đổ bộ lên đây, ông cũng lạc hướng vì chứng kiến nhiều âm mưu của người Pháp và lo ngại vì thấy lòng người rối loạn, bởi thế ông sợ sự bối rối có thể gây mầm tạo loạn và cản trở việc lưu thông trong khi đang giao tranh ở Tunisie. Tôi có ý định tìm một mảnh đất thỏa hiệp với những người xứng đáng tại Bắc Phi, ý kiến ẩy có vẻ phù hợp với quyền lợi chung của đồng minh.

        Tướng d’Astier đến Alger hôm 20 tháng chạp. Những điều ông trông thấy và nghe thấy khiến cho ông có cảm tưởng là một cuộc khủng hoảng trầm trọng, bộ máy công an của chánh quyền cố gắng chế ngự được đến đâu hay đến đấy, nhưng chảo dầu vẫn sôi sùng sục dưới vung đậy.

        Ông nhận thấy tướng Giraud bất mãn vì không bách thúc được quân đội theo ông lúc đồng minh đồ bộ, ông cay đắng vì người Mỹ khước lời yêu cầu của ông không để ông chỉ huy lực lượng đồng minh, ông thấy nhục nhã vì chức vụ của ông tùy thuộc quyền bổ nhiệm của tướng Darlan. Sự bất bình của ông làm cho chúng tôi có thể thuyết phục được ông. Tôi phái người đến mời ông lập liên lạc với Pháp Chiến Đấu, nhất là việc phối hợp các cuộc hành quân và tuyển dụng binh lính. Giraud tỏ vẻ sẵn lòng hợp tác.

        Bá tước de Paris từ Maroc sang bày tỏ cho tướng d’Astier biết tình trạng này đối với ông rất nghiêm trọng và phương hại đến quyền lợi của nước Pháp. Theo ông thì không có điều gì cấp thiết hơn việc loại bỏ đô đốc Darlan, sau đấy sẽ tập hợp mọi người Pháp thiện chí. Về phần ông, ông sẽ quy tự những người trung thành với ông ở Alger để hỗ trợ công cuộc thống nhất và sẵn lòng đứng ra điều giải nếu có lời yêu cầu. Vả chăng bá tước de Paris tỏ ra hết sức vô tư không màng đến quyền lợi của riêng ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:06:38 pm

        Ô. Lemaigre - Dubreuil không giấu giếm mà than phiền rằng ông và bạn hữu của ông không nắm được những địa vị chỉ huy then chốt, mặc dầu ông có khả năng về chánh trị và đã có công trạng với người Mỹ. Theo ông thì tướng Giraud đáng làm quốc trưởng ; dưới sự lãnh đạo của Giraud ông sẵn lòng nhiệm chức thủ tướng trong chính phủ thống nhất và trao cho tướng de Gaulle bộ Quốc Phòng.

        Mặt khác, tuớng d’Astier biểt rẳng các chính khách ở đây bấy nay nhẫn nhục và câm lặng, nay cơn sóng bão đã làm cho họ thức tỉnh. Ngày 24 tháng chạp, các ông Saurin, Froger, Deyron, chủ tịch các Hội Đồng Trung ương ở Oran, Alger, Constantine, sau thêm ông Serda, một dân biểu Algérie, đều gửi thư cho Darlan: « ông tư đặt mình dưới quyền chính phủ Vichy mà ông biết rằng không có tự do để đảm đương nhiệm vụ, ông nhiệm chức đại lý của chính phủ ấy tại Bắc Phi, ông không có đủ điều kiện để thụ lãnh quyền bính của một chánh phủ hợp pháp và độc lập. »

        Sau hết, về phía người Mỹ, vị đại diện của tôi ghi nhận rằng : Eisenhower và bộ chỉ huy của ông tuy cộng tác với đô đốc Darlan nhưng xác nhận chế độ cao ủy chỉ có tính cách chuyển tiếp, họ nhấn mạnh ý muốn liên lạc trực tiếp với tướng de Gaulle.

        Còn như những người của chế độ Vichy đã theo khảng chiến vì nhiều lý do, một vài người đã mạnh tay trợ giúp việc can thiệp của đồng minh và vì thế bị đàn áp hơn bao giờ ; tưởng d’Astier nhận thấy họ đang sôi sục một cách kín đáo. Người anh của ông là Henri giữ một địa vị quan trọng trong tòa cao ủy, giáo sư Capitant, chủ tịch phong trào « Combat» tại Bắc Phi, và nhiều người thạo tin khác, mô tả cho ông nghe những cuộc âm mưu đang làm xao động những người kháng chiến, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra những cuộc đụng độ đẫm máu.

        Tướng d’Astier rất xúc động vì tình hình bất ổn ấy, vả chăng có Ô. Murphy hối thúc, tướng d’Astier phải nhận lời thảo luận với Darlan. Ông tính gặp Darlan trong vòng kín đáo. Nhưng ông gặp Darlan giữa một phiên hợp, có mặt tướng Giraud và Bergeret. Những người dự phiên hợp đều có bộ mặt sa sầm, căng thẳng, xảo quyệt và mưu toan. Darlan chán ngán ra mặt, nhưng hẳn là ông muốn nâng cao tinh thần các tay em, ông tưởng cần phải lấy oai trước mặt đại diện của tôi. Ông tuyên bố rằng ông đã nắm chắc mọi việc, nhất định là phải thực hiện sự đoàn kết người Pháp ; vả chăng, để cho mọi việc được dễ dàng, ông bằng lòng xả miễn cho những người từ ngày đình chiến đã cộng tác với đồng minh và rêu rao ông có ý muốn về hưu sau khi chiến tranh chấm dứt; nhưng trong khi chờ đợi ông là người duy nhất đáng mặt một trung tâm điểm để kết tập mọi người. Vẻ tự chủ giả tạo của ông tương phản dữ dội với thực trạng của hoàn cảnh, với tính nóng nảy của ông, với bầu không khí xung quanh, khó mà lầm lẫn được.

        D’Astier nói cho ông biết và không quên nhắc đến dư luận ở Pháp vì d’Astier, mới ở Pháp sang. Giraud bèn nỗi giận và trách ông đến Alger để khởi động mầm rối loạn. D’Astier hỏi lại: «Tôi đợi ông trả lời đề nghị của tướng de Gaulle, xin ông cho biết có phải ông có ý định tổ chức sự phối hợp hoạt động của quân đội dưới quyền ông với lực lượng của Pháp Chiến Đấu ? » Giraud cho biết ông sẵn sàng giải quyết vấn đề, nhưng Darlan cắt ngang : « Không ! Thưa đại tướng. Đây là vấn đề của tôi. » Sau đấy là một sự yên lặng kéo dài D’Astier chấm dứt màn kịch gay go và nói lớn với đô đốc Darlan rằng sự hiện điện của đô đốc là trở lực chính yếu cho sự thống nhất, tốt hơn hết là đô đốc nên rút lui càng sớm càng hay. Sau cuộc hội đàm ấy người Mỹ cho d’Astier biết rằng Darlan bắt buộc ông phải ra đi, hộ cũng đồng ý với Darlan. D’Astier trở về Luân Đôn ngày 24 tháng chạp. Trong chuyến công du Alger này d’Astier biết chắc rằng Darlan đang đứng trên chỗ đất lún chẳng bao lâu sẽ phải rút lui.

        Chiều hôm ấy tôi dự cây Noel của thủy binh ra về thì nhận được tin đô đốc Darlan đã từ trần. Kẻ giết ông là Fernand Bonnier de la Chapelle, người này hành động như một công cụ ở trong tay những tâm hồn giận dữ và sôi động, nhưng đẳng sau họ còn có bàn tay của những người quyết định thanh toán một « mưu trước tạm thời » khi đã xong việc. Người thanh niên trẻ dại như con nít này bị xúc động vì chứng kiến những cảnh ô nhục, y cho rằng hành động của mình sẽ giúp ích cho tổ quốc đang bị chia rễ và loại bỏ một trở ngại trên đường hòa giải dân tộc Pháp. Mặt khác, cho đến lúc thi hành cuộc ám sát, anh ta không ngừng nói rằng rồi đây sẽ có sự can thiệp từ bên ngoài thuận lợi cho anh ta, sự can thiệp từ trên cao sẽ có đủ thế lực để ép buộc nhà cầm quyền trên thực tế ở Bắc Phi chấp nhận nguyện vọng của anh ta. Hẳn là không ai có quyền giết người bên ngoài chiến trường. Vả chăng Darlan hành động với tư cách một người cầm quyền và một chỉ huy trưởng, chỉ có nền công lý quốc gia có quyền phán xử ông chứ không phải một nhóm nào hay một cá nhân nào. Nhưng liệu chúng ta có thể bỏ qua những tâm tình cao đẹp đã làm cho người hăng hái phẫn nộ như vậy chăng ? Cuộc điều tra chỉ làm trong một vài giờ một cách kì dị và tàn bạo ; tòa án quân sự được triệu tập ngay tức khắc và họp ngay đêm ẩy để xử kín, bản án được quyết nghị một cách hấp tấp và thiếu sót, Ferdinand bị hành hình kín đáo ngay tức khắc, có lệnh cho pháp quan không được tiết lộ tên tuổi phạm nhân ; những sự kiện ấy cho hiểu rằng người ta muốn giấu giếm nguyên nhân của việc kết án; người ta đã liều lĩnh bất chấp hoàn cảnh nghiêm trọng; hoàn cảnh ấy đã không biện minh được gì, trái lại còn tố cáo sự liều lĩnh của những người trách nhiệm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:12:12 pm

        Tuy nhiên, sự thủ tiêu Darlan một cách bi thảm không khỏi làm cho nhiều người chê trách ; nhưng sự loại bỏ ông ra khỏi chính trường hầu như phù hợp với tính cách hữu lý của mọi biến cố. Trong giờ phút nghiêm trọng, chỉ có những người chỉ huy điều khiển nỗi biến cố mới có thể đứng vững được. Thời cơ đã như vậy, Darlan không thể thêm bớt gì vào những sự việc đang hình thành. Ai cũng biết — mà đô đốc Darlan là người biết trước tiên — rằng đối với ông, trang sử đã lật qua.

        Ông đã bỏ lỡ cơ hội. Quả vậy, vào năm 1940 thủy quân có thể lãnh vai trò thứ nhất trong nước, từ bao nhiêu thế kỷ nay lục quân vẫn nắm vận mạng quốc gia và đấy thủy quân xuống hàng thứ yếu. Giữa lúc sụp đổ lực lượng quân sự trong Chánh quốc, thủy quân vẫn may mắn giữ được nguyên vẹn. Vào lúc ấy, trùng dương, đường xa và tốc lực trở thành những yếu tố chính yếu về quân sự, thủy quân trả lời đúng những tiêu chuẩn ấy. Thủy quân còn nắm được lãnh địa Pháp hải ngoại, mà các lãnh địa vẫn còn nguyên vẹn. Đồng minh núng thế trên mặt biển hẳn là chấp nhận ngay sự hợp tác không cần mà cả. Phối hợp lực lượng của mình với lực lượng đồng minh, thủy quân có thể phong tỏa và quấy phá địch, phòng vệ và chỉ huy cả Phi Châu, chuyên chở phương tiện cần thiết cho quân đội giải phóng và một ngày kia đưa họ về bờ biển của chúng ta. Nhưng muốn gánh vác nổi trọng trách ấy, người cầm đầu thủy quân, ngoài sở thích mạo hiểm ra, còn phải là người ái quốc, chỉ muốn phục vụ có nước Pháp, mặc dầu thủy quân lâm vào tình trạng khó khăn thế nào. Điều đó không phải là sở trường của Darlan.

        Ngưỡng vọng và cố gắng của ông, ông đem hết ra phục vụ thủy quân, nhưng ông chỉ biết có thủy quân mà thôi. Gần như tất cả mọi hoạt động thủy quân đều thực hiện trong hoàn cảnh quốc gia suy nhược, chính phủ không ổn định ; ông chỉ để hết tâm trí vào tổ chức lớn lao này, đến vẻ thích thú, đến vẻ quyến rũ của nó, đến kỹ thuật của nỏ. Với nhiệt tâm và tài khéo léo của ông, trong thời bình ông đã vận động các cơ quan công quyền thực hiện cho ông một hạm đội trang bị tốt đẹp, nhưng ông chỉ coi như một tài sản riêng, tự nó hiện hữu cho nó và bởi nó.

        Khi nước Pháp thất thủ, điều tối yếu cho Darlan là bảo vệ cho hạm đội không bị hư hao. Khi hòa ước đình chiến được ký kết, ông chỉ cần tin tưởng rằng hạm đội đứng ngoài cuộc là ông yên trí. Khi cuộc chiến lan rộng khắp hoàn cầu khiển cho thủy quân có thêm cơ hội để đảm đương vai trò cứu nguy, mục đích của ông không phải là tham chiến mà là bảo toàn lực lượng. Ông muốn nắm lấy chính phủ Vichy cũng chỉ nhân danh hạm đội của ông. Ông ra lệnh đánh phe de Gaulle và đồng minh cũng là để cho thủy quân của ông có môi trường hoạt động và có lý do tồn tại, mặc dầu ông phải lệ thuộc quân địch. Chỉ vì ông muốn chống đỡ cái ông tưởng là một cuộc tranh chấp hải quân mà ông hợp tác với Đức xâm lăng chống lại đồng minh. Sau hết trong quyết định chấm dứt cuộc chiến với quân Anh trên bờ biển Phi Châu theo kế hoạch của ông, mối bận tâm chính yếu của ông phải chăng là ý muốn muộn màng chiến thắng kẻ xâm lăng hay hy vọng lấy lại những khúc rời rạc của hạm đội bằng cách bỏ phe này theo phe khác? Cho đến lúc ở Toulon, Fort-de-France, Casablanca và Alexandrie, thủy thủ không nghe lời ông nữa, đến lúc ở Casablanca, Oran, Bizerte, tầu bè chỉ còn là những mảnh ván trôi giạt, ông mới biết rằng nước Pháp sắp thắng trận, nhưng khốn thay, ông đã làm tổ quốc nguy vong.

        Nước Pháp không có một hạm đội lớn thì không còn là nước Pháp nữa. Nhưng hạm đội ấy phải là hạm đội của ông, Nhà cầm quyền chỉ có việc, thành lập, dẫn dụ và sử dụng như một công cụ có ích dụng cho quốc gia. Than ôi ! Đó là điều bất lực của một chế độ sơn phết hào nhoáng nhưng chỉ trôi nổi vật vờ không điều động và hưởng dẫn được sức mạnh mẫn hoạt của quốc gia. Trước mắt tôi thì cuộc mưu sát ở Alger làm cho mọi người thấy rõ nguyên do chính yếu của mọi cuộc thử thách. Cũng như nhiều tai họa tầy trời khác giáng xuống đầu người dân Pháp, lỗi lầm của đô đốc Darlan, vận mệnh đáng buồn của hải quân nước nhà, vết thương sâu xa trong tâm hồn thủy thủ, tất cả đều là hệ quả của sự bất lực quá lâu nơi nhà cầm quyền.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:15:27 pm

HÀI KỊCH

        Đối với nền thống nhất của nước Pháp thì cái chết của Darlan đem lại nhiều hậu quả lớn. Tôi cần phải khai thác việc này. Ngày 25 tháng chạp tôi gửi điện văn cho tướng Giraud nói rằng «vụ ám sát ở Aiger là một dấu hiệu và một lời cảnh cáo ; hơn bao giờ hết, lúc này cần phải thành lập một chủ quyền quốc gia.» Sau tôi lại viết: «Thưa đại tướng tôi đề nghị đại tướng tiếp xúc với tôi tại đất Pháp hoặc ở Algẻrie, hoặc ở Tchad. Chúng ta sẽ nghiên cứu những phương tiện để tập hợp dưới một quyền trung ương tạm thời, tất cả các lực lượng Pháp ở trong nước và ngoài nước, và tất cả các lãnh địa Pháp có thể tranh đấu cho cuộc giải phóng và cứu nguy nước Pháp ».

        Tôi vội vã gửi bức thông điệp đi để nhấn mạnh rằng không thể chờ đợi khi cơ hội thỏa hiệp đã đến. Tôi gửi cho tướng Giraud vì tôi cho rằng ông ta sẽ kế vị Darlan. Quả vậy, bây giờ người Mỹ được rảnh tay để đặt tại Alger người mà họ đã lựa chọn từ đầu nhưng vì vướng víu Darlan cho nên chưa thể đưa lên cầm quyền. Còn hình thức bề ngoài thì chỉ cần đến « Hội Đồng Khâm sai», nghĩa là Noguès, Boisson, Châtel và Bergeret hẳn là Eisenhower và Murphy sử dụng những người này. Ngày 26 tháng chạp tướng Gưaud lên nắm trọn quyền bính, chức vụ của ông có danh xưng kỳ dị «Tổng chỉ huy dân sự và quân sự». Nếu ông chấp nhận đề nghị của tôi, nếu cả hai chúng tôi chung sức gạt được kẻ hoạt đầu và người ngoại quốc, nếu chúng tôi kêu gọi được những người có thiện chí chống lại kẻ thù đoàn kết lại theo gương chúng tôi, thì chẳng bao lâu sẽ đặt được nền móng một chính phủ thời chiến có uy tín. Do đó có thể tránh được nhiều tháng xáo trộn. Nhưng còn có một số người Pháp căm thù và tham vọng đã chiếm được địa vị nào đó, còn có âm mưu của đồng minh muốn cho Bắc Phi phải lệ thuộc họ và không cho nước Pháp có thế mạnh của một nước có chủ quyền trước khi chấm dứt chiến tranh, tình trạng ấy làm cho lương tri quốc gia chưa đạt được kết quả.

        Ngày 29 tháng chạp, tướng Giraud trả lời bức thông điệp và tìm cách diên trì đề nghị của tôi. Sau khi cho biết ông đồng ý về sự cần thiết đoàn kết người Pháp, ông cho biết ý ông muốn tạm hoãn việc thi hành, tôi đưa ra những lý do để thực hiện gấp rút, ông dùng những lý do ấy để diên trì. Ông nói: « Việc ám sát Darlan mới đây đã gây xúc động sâu xa trong các giới quân sự và dân sự Bắc Phi, bầu không khí hiện tại không thuận lợi cho cuộc tiếp xúc của chúng ta». Tuy nhiên, ông cũng nhắc đến tình hình quân sự, đến việc tổ chức sự liên lạc hỗ tương ; ông lặp lại đề nghị của tôi trước đây đã được tướng d’Aslier trình bày cho ông biết, ông thay đổi chút ít và cho là của ông rồi thêm rằng : « Tôi thiết nghĩ, trong phạm vi phần việc của ông, ông nên gửi sang đây một đại diện cao cấp để thực hiện sự hợp tác của các lực lượng Pháp trong chiến cuộc chống kẻ thù chung».

        Tất nhiên, tôi không thể chấp nhận thái độ lưng chừng ấy. Nhận được phúc thư của tướng Giraud tôi gửi điện văn cho ông ngay hôm mùng một tháng giêng. Trong bản văn thứ hai này tôi lấy làm vui mừng mà nói rằng : « đã thực hiện được cuộc trao đổi ý kiến đầu tiên ». Nhưng tôi xác định rằng « không thể nào diên trì sự thống nhất toàn thể Đế quốc Pháp và các lực lượng Pháp liên lạc với lực lượng kháng chiến. » Tôi viết: «Tôi tin tưởng rằng một quyền trung ương lâm thời duy nhất đặt trên căn bản đoàn kết quốc gia trong thời chiến là cơ quan duy nhất có thực lực để chỉ đạo việc huy động mọi nỗ lực của người Pháp, việc bảo vệ chủ quyền của nước Pháp và việc đại diện nước Pháp ở nước ngoài.» Tôi nhắc lại đề nghị tiếp xúc với Giraud và nói thêm : « Tôi không phải là không am tường tình hình phức tạp ở Alger. Nhưng chúng ta vẫn có thể gặp nhau mà không có gì trở ngại ở Fort-Lamy, hoặc Brazzayille, hoặc Beyrouth, tùy ông chọn lựa. Tôi đợi thư trả lời của ông trong sự tin tưởng.»

        Tay đặt bút viết lời "kêu gọi thống nhất, nhưng lòng tôi không khỏi nghi ngại kết quả của những bức điện văn. Không thể trông đợi gì ở những tài liệu mật đã bị củ soát kỹ lưỡng dưới sự kiểm soát của người Anh, những tài liệu ấy không đủ để giúp người ta tạo một luồng giỏ mạnh quét sạch mọi cuộc tranh luận vô bổ và mọi âm mưu chống đối. Bởi thế cho nên tôi muốn dựa vào dư luận Pháp, hy vọng rằng chung cục áp lực của dư luận sẽ có sức mạnh bất khả kháng. Ngày mùng 2 tháng Giêng tôi làm một bản tuyên ngôn đưa vấn đề  ra trước dư luận quần chúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:16:08 pm

        Hôm trước đã xảy ra một việc quan trọng ở Alger khiến cho lý lễ của tôi càng thêm vững chắc. Giraud đã hạ lệnh bắt giam hàng chục người, nhiều người thuộc thành phần cảnh sát và hành chánh, họ đã giúp người Mỹ thực hiện cuộc đỗ bộ. Các ký giả ngoại quốc đến phỏng vấn, vị « Tổng chỉ huy dân sự và quân sự » giải thích là đề phòng ngừa những âm mưu ám sát khác, nhất là âm mưu ám sát « ông Bobert Murphy », theo lời nói của ông. Hình như có một số người đã mất ảo tưởng về nhà ngoại giao Mỹ, trước kia họ đã giúp việc cho ông bây giờ họ nhất định muốn thanh toán ông. Như vậy, lời nói của tôi quả đã không ngoa khi tôi nói đển «tình trạng hỗn loạn tại Bắc Phi thuộc Pháp » trong bản tuyên ngôn của tôi. Tôi nêu ra lý do chính yếu là Pháp Chiến Đấu bị loại ra khỏi Bắc Phi. Hậu quả sẽ là « Cuộc hành quân gặp nhiều sự khó khăn làm cho nước Pháp mất một lá bài chung quyết là nền thống nhất Đế quốc Pháp, điều ấy sẽ reo rắc kinh hoảng cho dân tộc Pháp đã bối rối vì nghèo khổ... » Tôi đưa ra thuốc chữa : « Thiết lập quyền trung ương lâm thời và rộng rãi đặt trên nền tảng thống nhất quốc gia, tìm hứng trong tinh thần chiến cuộc và tinh thần giải phóng, pháp luật là pháp luật cộng hòa. » Nhưng tôi cũng long trọng nhắc lại đề nghị tiếp xúc với Giraud và sự tin tưởng của tôi : « tình hình nước Pháp và tình hình chung của chiến cuộc không tha thứ được sự chậm trễ».

        Bản tuyên ngôn ấy và lời bình luận kế theo làm xúc động mạnh mẽ Chính phủ Hoa Thịnh Đốn. Họ phải khó chịu vì người ta nên ra sự cách biệt giữa chủ thuyết và chính sách của họ. Từ khi người ta biết rằng tôi đề nghị thỏa hiệp với Giraud và ông này trì hoãn sự chấp thuận, người ta hiểu rằng thải độ của ông này phản ảnh trực tiếp quan điểm của Murphy. Nếu quả vậy thì sao khỏi nghĩ đến kết luận rằng người Mỹ để cao sự thống nhất nhưng lại chủ tâm cản trở sự thống nhất ?

        Thực ra tống thống Roosevelt đã tìm cách chổng chế bằng những bản tuyên cáo ngược lại, có ý cho chúng tôi hiểu rằng vấn đề nước Pháp thuộc lãnh vực định đoạt của ông, bàn tay ông sẽ nắm trọn những phần tử chia rễ, công quyền thoát thai từ tình trạng hỗn loạn này cũng phải qua sự trọng tài của ông mới có thể thành tựu. Bởi thế cho nên ông mới nhắm trước cả hai người, Pétain và de Gaulle, rồi đưa Giraud ra sân khẩu khi cần phải phòng bị sự tuyệt giao với Pétain, sau tìm lối thoát cho Darlan khi thấy Darlan thoát khỏi ngực tù ở Koenigstein, sau cùng đưa Giraud trở về khi biết Darlan bị ảm sát. Lúc này Tổng Thống Mỹ muốn để Pháp Chiến Đấu và hệ thống Alger sống riêng rẽ cho đến khi ông ép buộc cả hai bèn phải theo giải pháp do ông lựa chọn, giải pháp ấy dĩ nhiên không phải là sự thành lập một chánh phủ Pháp thật sự.

        Tẩt nhiên ý định của Roosevelt không lọt được qua mắt tôi. Tôi không lấy làm lạ rằng bản tuyên ngôn của tôi không làm cho Hoa Thịnh Đốn hài lòng. Ngày mùng 4 tháng giêng, thử trưởng Sumner Welles tiếp xúc với đại lý của chúng tôi là ông Tixier và nói cho biết rằng chánh phủ ông không tán thành việc lôi kéo Giraud và làm quảng cáo cho Giraud, vì tôi đã đặt vấn đề chính trị lên trên hết. Tixier hỏi ông có điều gì đáng ngại, ông nại cớ những bỏ buộc của tình hình quân sự, làm như đề nghị thỏa hiệp của tướng de Gaulle đe dọa đường giao thông ở Bắc Phi của Eisenhower !

        Tôi mặc nhiên có bằng chứng rằng Tổng Thống quyết định can thiệp tại chỗ khi Darlan từ trần, người Mỹ yêu cầu tôi tạm hoãn cuộc viếng thăm Hoa Thịnh Đốn sắp tới. Tuy nhiên, chính Roosevelt cho mời tôi đến sau khi bộ đội của ông ta đổ bộ lên Phi Châu. Có vẻ như tất cả đều được sửa soạn cho cuộc viếng thăm ấy. Tôi sẽ ra đi ngày 27 tháng chạp, đến Accra bằng phi cơ để lên một chiếc tuần dương hạm Mỹ tới Nữu Ưởc. Đô đốc Stark đã rời khỏi Luân Đôn ngày 20 tháng chạp để sửa soạn đường lối. Tưởng Catroux từ Beyrouth đến để tháp tùng tôi, đã đi Accra ngày 24. Nhưng chính hôm ấy Darlan bị ám sát, đồng thời đã có dấu hiệu cho thấy Tống Thống Mỹ lại can thiệp một lần nữa. Tôi nhận thấy ngay có khúc quanh, vì ngày 26, Ô. Churchill hỏi tôi rằng trong tình trạng này tôi có cần phải tạm hoãn chuyến đi hay không ; tất nhiên, ông hành động theo lời yêu cầu của Roosevelt. Ngày hôm sau, chính phủ Hoa kỳ trao cho tôi một bức thư cũng có ý nghĩa ấy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:17:34 pm

        Do đó tôi biết được lý do khiến cho Giraud yêu cầu tôi chờ đợi một thời gian. Bức thư trả lời bức thông điệp thứ hai của tôi tới nơi ngày mùng 6 tháng giêng, tôi xem qua là đủ biết tôi đoán không sai. Ông cho tôi biết đã thỏa thuận trên nguyên tắc về một cuộc tiếp xúc ở Alger, nhưng lần này không đả động gì đến bầu không khí bất lợi gây nên vì cái chết của Darlan. Nhưng ông nại cớ « những cam kết về trước » để cho biết rằng không thể định ngày nào trước cuối tháng giêng. Bởi thế, tôi khuyến cáo ông, lần này hơi sẵng : « tôi rất tiếc rằng những cam kết ngày trước bắt buộc ông phải đề nghị tạm hoãn đến hết tháng giêng, cuộc hội đàm tôi đã đề nghị với ông vào ngày 25 tháng chạp. Tôi phải nói thẳng thắn với ông rằng Ủy Hội Toàn Quốc và chính tôi có ý kiến khác hẳn về tính cách khấn cấp của việc thực hiện nền thống nhất Đế quốc Pháp và việc hợp nhất nỗ lực với nỗ lực kháng chiến.»

        Nhưng trong khi chờ đợi một cử chỉ của Roosevelt thì lại thấy Ô. Churchill bất thần lên tiếng. Ngày 17 tháng giêng Ô. Eden trao cho tôi một bức điện văn của Thủ Tướng Anh gửi từ Maroc về. Ô. Churchill yêu cầu tôi đến đấy gặp ông. «Tôi đã sửa soạn để ông thảo luận với tướng Giraud ở đây trong điều kiện kín đảo hoàn toàn và với sự bảo trợ thỏa đáng hơn cả ».

        Phản ứng của tôi không thuận lợi cho họ. Hẳn là ông Eden đã có ý cho tôi hiểu rằng Roosevelt cũng ở Maroc ; các lãnh tụ của đồng minh hội nghị ở đây để quyết đinh kế hoạch chung. Nhưng tại sao ông Churchill không nói cho tôi biết ? Tại sao ông chỉ mời tôi lại để gặp gỡ Giraud chứ không nói đến những đối tượng khác ? Tại sao ông lại nhân danh ông mà mời tôi ? Nếu đến Anfa để có mặt ở hội nghị với tư cách một con «ngựa tơ» của người Anh trong khi người Mỹ cũng dắt ngựa của họ đến, thì đó thật là một tấn hài kịch khiếm nhã, nguy hiểm là khác. Tôi trả lời không chấp nhận lời mời của Churchill. Bức thư cũng gửi đi với một thông điệp cho tướng Giraud : «Xin ông ghi nhớ tôi vẫn sẵn sàng để gặp gỡ ông tại đất Pháp, với tư cách người Pháp, ở nơi nào và khi nào tùy ông quyết định ».

        Hai ngày sau ông Churchill lại trao cho tôi một bức điện văn mới. Ông căm giận vì tôi từ chối, nhất là trước mặt người Mỹ, ông nói khẩn khoản với tôi rằng sẽ xét lại vấn đề . Nếu không, dư luận sẽ tỏ ra nghiêm khắc với tôi và chính ông cũng không thể làm gì để giúp Pháp Chiến Đầu đối vời Hoa Kỳ nếu tôi vẫn đứng đầu « phong trào ». Nhưng lần này ông tuyên bố rằng ông « được phép nói cho tôi biết chính Tổng Thống Hoa Kỳ gửi giấy mời tôi dự hội nghị, đồng thời ông cũng gửi giấy mời của ông... trước hết, người ta sẽ thảo luận các vấn đề liên hệ đến Bắc Phi... Tổng Thống Hoa Kỳ và chính ông đều vui sướng nếu tôi tham dự cuộc thảo luận về các vấn đề ấy ».

        Tôi không cần vạch rõ bức điện văn có ý nghĩa đe dọa nào, sau nhiều lần kinh nghiệm tôi không bị xúc động bao nhiêu, tôi cho rằng «tình hình chiến tranh và thực trạng của nước Pháp lúc này không cho phép tôi khước từ cuộc gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Anh ». Tôi dùng luận điệu ẩy để thảo phúc thư nhận lời mời, nhưng không quên nhấn mạnh rằng những vấn đề đem ra thảo luận «là hậu quả của một việc làm không có Pháp Chiến Đấu tham dự, việc ấy đưa đến một tình trạng hầu như không mấy khả quan cho đồng minh và không khả quan chút nào cho nước Pháp ».

        Trước khi gửi thư trả lời, tôi long trọng mời họp ủy Hội Toàn Quốc, sau khi xem xét cặn kẽ vấn đề ủy hội tán thành việc đi Anfa của tôi, dù chỉ là để gặp riêng tổng thống Roosevelt. Tôi có ý kéo dài cuộc thảo luận một thời gian. Sau đấy tôi không vội vàng lên đường. Những người tháp tùng gồm có Catroux, d’Argenlieu, Palewski giờ là chánh văn phòng của tôi, Hettier de Boislambert mới ở Pháp sang sau khi vượt ngục Gannat — Vichy đã giam ông tại đây vì ông dính dáng đến vụ Dakar. Sau hết, điều kiện khí tượng còn làm trì trệ thêm cuộc khởi hành của tôi. Đến hôm 22 tháng giêng chúng tôi mới đến bãi Fẻdala.

        Những người đến đón tiếp chúng tôi trong vòng bi mật là : ông Wilbur, tướng Mỹ, ngày xưa tôi đã quen biết ông ở Trường Cao đẳng quân sự, ông chào tôi thay mặt tổng thống Roosevelt; ông Codrington với lời khen tặng của Ô. Churchill; đại tá Linarès do tướng Giraud phái đến để mời chúng tôi đi dùng cơm sáng. Không có đoàn quân nào bồng súng chào khách. Nhưng lính canh Mỹ giàn thành một vòng đai lớn xung quanh chúng tôi. Nhiều xe Mỹ đến xếp hàng gần phi cơ. Tôi lên chiếc xe thứ nhất. Wilbur, trước khi làm y như vậy, nhúng một chiếc khăn xuông vũng nước ngầu bìm rồi lau cửa kính. Những cách thận trọng này có mục đích giấu giếm sự có mặt của tướng de Gaulle và các đồng chí ở Maroc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:19:51 pm

        Ở Attfa, đòng minh đã tịch thu một loạt vin la và đuổi chủ nhân đi ở nơi khác. Ngoài ra, người ta còn đuổi hết dân chúng ở một vùng rộng ở xung quanh. Một hệ thống dây kẽm gai vây kín nơi hội họp. Nhiều đồn lỉnh Mỹ canh gác trong và ngoài không cho một người nào ra vào. Bếp nước và việc dọn dẹp nhà cửa của từng người cũng do lính Mỹ làm hết. Tóm lại, đây là một cách giam lỏng. Nếu người Anh tự buộc mình như vậy thì tôi không nói làm gì. Nhưng đằng này họ đem thi hành với tôi giữa một nơi thuộc chủ quyền của người Pháp, điều đó tôi cho là một hành vi xúc phạm.

        Bởi thế cho nên những lời đầu tiên tôi nói với tướng Giraud thiếu hẳn tính cách ôn hòa « Sao ? tôi đã đề nghị chúng ta họp mặt với nhau đến bốn lần mà bây giờ chúng ta phải gặp nhau giữa những người ngoại quốc ở một nơi bao bọc dây kẽm gai như thế này à ? Ông không cảm thấy đây là một vết nhục cho tổ quốc à ? » Giraud sượng mặt trả lời rằng ông không thể làm khác được. Nói đúng ra, tôi không lấy làm lạ vì biết rõ ông ta giao thiệp với người Mỹ trong những điều kiện thế nào.

        Dẫu sao thì bữa cơm cũng thân mật. Chủng tôi kể lại những kỷ niệm chung và theo lời yêu cầu của tôi, ông kể lại chuyện vượt ngục Koenigstein phi thường của ông. Nhưng khi đã ăn cơm xong tưởng Giraud nói sang chuyện khác. Ông nhắc đi nhắc lại rằng : « Ông chỉ nghĩ đến cuộc chiến,... Ông không muốn dính dáng đến chính tri;... Ông không bao giờ nghe người khác nói đến một lý thuyết hay một chương trình;... Ông  không đọc một tờ báo, không nghe đài phát thanh... » Dù là ông tin tưởng, dù là ông đã cam kết với người ta, ông cũng tỏ ra ông bị lệ thuộc các « đại lý chấp chính » như Noguès, « tôi cần cho Maroc » ; Boisson, « người biết bảo vệ thuộc địa chống mọi cuộc tấn công của ngoại bang, cả của nước Đức »; Peyrouton, người mới thay thế Chatel toàn quyền Algẻrie và có nắm tay sắt; Bergeret, một chiến lược gia lỗi lạc ». Ông không giấu giếm rằng, ngoài ý muốn — có lẽ cương quyết — chống quân Đức, ông không có gì để phản đối chế độ Vichy. Sau hết, ông cho là khó hiểu, nếu không đáng chê trách, thái độ ấu trĩ, bình dân và cách mạng của người kháng chiến trong nước. Sau cuộc hội đàm đầu tiên ấy, chúng tôi để Giraud nghỉ tại villa của ông và trở về villa của chúng tôi.

        Trời đã xế chiều, tôi ở lỳ nhà với thái độ dè dặt có tính toán, ông MacMillan đến thăm chúng tôi, ông là quốc vụ khanh Anh, chính phủ ông phải đến Alger để phối hợp công việc miền tây Địa Trung Hải. Ô. MacMillan cho tôi biết rằng ông sẽ liên lạc với Murphy để cố gắng tìm một công thức thống nhất mà cả tôi lẫn Giraud đều có thể chấp nhận được, Roosevelt và Churchill sẽ đưa ra công thức ấy. Tôi nói cho ông biết rằng sự thỏa thuận giữa Giraud và de Gaulle chỉ có thể thực hiện giữa những người Pháp với nhau chứ không thế bằng cách nào khác. Tuy nhiên, vì có lời mời khẩn khoản của quốc vụ khanh Anh, tôi cũng đến thăm Churchill.

        Giáp mặt Thủ Tướng Anh, tôi mạnh mẽ tuyên bố rằng tôi sẽ không đến đây nếu biết trước mình đến đất Pháp mà bị bao vây bởi lưỡi lê Mỹ. Ông kêu lên : «Đây là xử bị chiếm đóng!» Khi chúng tôi đã dịu giọng, chúng tôi đề cập đến mọi việc then chốt. Thủ Tướng giải thích với tôi rằng ông đã thỏa thuận với tổng thống Mỹ về một dự án giải quyết vấn đề Đế quốc Pháp. Các tướng Giraud và de Gaulle sẽ là đồng chủ tịch một ủy ban lãnh đạo, hai vị chủ tịch và các thành phần khác đều có quyền ngang nhau về đủ mọi phương diện. Nhưng Giraud sẽ nắm quyền chỉ huy tối cao quân đội vì Hoa Kỳ cung cấp quân trang cho quân đội Pháp thổng nhất và Hoa Kỳ chỉ muốn giải quyết vấn đề với Giraud. Ô. Churchill nói : «Hẳn là bạn tôi, tướng Georges, có thể vào ủy ban cho đủ số người, với tư cách đệ tam chủ tịch». Còn như Noguès, Boisson, Peyrouton, Bergeret, họ sẽ ở lại chức vụ và được đưa vào ủy ban. «Bây giờ người Mỹ đã dùng họ và muốn mọi người tin cẩn họ».

        Tôi trả lời Churchill rằng giải pháp này có thể thích hợp với cấp bậc thượng sĩ của người Mỹ và hay lắm, nhưng tôi không thể tưởng tượng được tại sao ông lại cho là đáng quan tâm. Còn như tôi, tôi buộc lòng phải nghĩ đến cái gì còn là chủ quyền của nước Pháp. Đối với Roosevelt và ông, tôi có lòng kính mến cao trọng, hẳn ông biết rõ điều ấy, nhưng tôi không thể chấp nhận các ông có tư cách để định đoạt quyền hành của Đế quốc Pháp. Đồng minh đã thiết lập một hệ thống quyền hành ở Alger không có mặt tôi và chống lại tôi. Họ không được thỏa mãn cho lắm, bây giờ họ dự tính nhận chìm Pháp Chiến Đấu vào trong hệ thống ấy. Nhưng Pháp Chiến Đấu không chấp nhận. Nếu phải tan rã thi chúng tôi giải tán trong danh dự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:36:13 pm

        Ô. Churchill không tỏ ra người biết đến phương diện tinh thần của vấn đề. Ông nói : « ông thử coi chính phủ của chúng tôi. Ngày trước, khi tôi lập chính phủ, tôi được chỉ định để tranh đấu lâu dài với tinh thần Munich, tôi mời hết thảy những người tai mắt của khuynh hướng Munich vào trong chính phủ. Rồi sao ? Họ đi đến cùng, thậm chí ngày nay không còn có thể phân biệt họ với người khác nữa. » Tôi trả lời : « ông nói vậy quả là ông quên hẳn những việc đã xảy ra tại Pháp. Còn như tôi, tôi không phải là một chỉnh trị gia cố gắng lập một chính phủ và lấy đa số ở quốc hội.» Nhưng Thủ Tướng yêu cầu tôi suy nghĩ về dự án đề nghị với tôi. « Tối nay ông sẽ thảo luận với Tổng Thống Hoa Kỳ và ông sẽ nhận thấy về vấn đề này chúng tôi liên đới với nhau. » Ỏng tiễn chân tôi qua khu vườn ra tận cổng vào, có vệ binh Anh bồng súng chào, ông nói : « Ông thử đế ý xem, ở đây, chỗ nào có đồn binh Mỹ thì chúng tôi cũng thỏa thuận với họ đặt đồn lính Anh ngay bên cạnh. »

        Vài ngày sau, Ô. Roosevelt phái người đến điều đình để tôi hội đàm với ông. Mãi đến chiều tối tôi mới đến. Chúng tôi hội đàm với nhau, cùng ngồi trên một chiếc ghế dài trong căn phòng lớn một biệt thự dùng làm tư dinh của ông. Tuy rằng ông làm ra bộ ngồi một mình với tôi, nhưng tôi nhận thấy có bóng người trong một hành lang trên cao và màn che động đậy ở các góc nhà. Sau này tôi biết rằng có Ô. Harry Hopkins và một vài người thư ký ngồi nghe nhưng không ra mặt và vài người cảnh binh cầm súng bảo vệ cho Tông Thống. Vì có những bỏng người ẩn hiện ấy mà cuộc hội đàm thứ nhất của tôi với tổng thống Roosevelt diễn ra trong một bầu không khí kỳ dị. Tối hôm ấy cũng như sau này mỗi lần tôi gặp ông, ông tỏ ra để hết tâm thần vào tôi, ông dùng phong độ và duyên dáng của ông để thuyết phục tôi chứ không dùng lý lẽ, nhưng ông vẫn bám riết lấy ý kiến của ông.

        Franklin Roosevelt bị ám ảnh bởi những tham vọng cực kỳ cao đại. Ông có những cao vọng ấy vì ông là người thông minh, kiến thức rộng và táo bạo. Ông là nguyên thủ một quốc gia hùng mạnh cho nên ông có phương tiện. Chiến tranh đem đến cơ hội cho ông. Dân chúng một nước lớn do ông cầm đầu lâu nay có khuynh hướng biệt lập không tham dự những công cuộc xa xôi và ngờ vực Âu Châu luôn luôn bị sâu xé vì xung đột và cách mạng, đến nay tâm hồn người Mỹ cảm thấy mình có một sứ mạng nào đó và hướng về những ý đồ rộng lớn. Hoa Kỳ choáng mắt vì tài nguyên dồi dào của mình, họ cảm thấy sức hoạt động hăng hái của họ vượt khỏi tầm mức quốc gia cho nên họ muốn giúp đỡ những dân tộc trong hoàn vũ nghèo khổ hay sống nô lệ, đến lượt họ nghiêng về khuynh hướng can thiệp vào công việc của nước ngoài để có dịp thỏa mãn bản năng thống trị của họ. Chính Roosevelt có khuynh hướng rõ rệt hơn cả. Bởi vậy cho nên ông làm hết tất cả để nước ông tham dự vào cuộc tranh chấp thế giới. Lúc này tiếng gọi bí mật của cái chết đang thúc đẩy ông đi theo sổ mệnh của ông.

        Nhưng khi nước Mỹ tham gia cuộc chiến, ông Roosevelt lại muốn rằng hòa bình phải là hòa bình Mỹ, chính ông phải tổ chức nền hòa bình ấy, các quốc gia bị tàn phá phải để ông phân xử, riêng nước Pháp được ông là cứu tinh và phải nhận ông làm trọng tài. Bởi vậy cho nên nước Pháp vùng dậy giữa lúc cuộc chiến sôi động, nhưng không phải dưới hình thức một sức kháng cự rời rạc và dễ bị chi phối, mà nhân danh một quốc gia độc lập và có chủ quyền, điều đó không khỏi cản trở những dự tính thầm kín của ông. Xét về phương diện chính trị thì ông không muốn nghiêng về phía tôi.

        Ông càng không muốn như vậy khi ở trong nước ông bị dư luận quần chúng đả kích tơi bời. Cũng nhờ dư luận quần chúng mà ông lên nắm chánh quyền. Nhưng quần chúng cũng có thể truất quyền ông. Trong thời kỳ chiến tranh Roosevelt cũng phải chấp nhận hai cuộc bầu cử. Ngoài ra, báo chí, đài phát thanh, các nhóm tranh chấp nhau quyền lợi còn luôn luôn quẩy rầy Tổng Thống của họ. Vị Tổng Thống ấy chỉ cố gắng dùng phong độ riêng của mình đế chinh phục lòng người, nhưng trong thâm tâm ông, ông cũng phải gia sức chống lại một cố tật đau đớn, ông rất dễ xúc động vì lời chê trách và châm chọc của phe phái ông. Chính sách của ông đối với tướng de Gaulle khơi động nhiều cuộc tranh luận tại nước Mỹ. Nên nói thêm rằng ông cũng như một cô đào nổi danh, ông rất buồn rầu vì thấy người khác cũng đóng một vai trò. Tóm lại, dưới bề ngoài lịch sự của một nhà quý tộc cổ La Mã, ông đối với cả nhân tôi không có gì là nhân hậu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:38:29 pm

        Tối hôm ẩy chúng tôi cố gắng làm mặt hòa nhã, nhưng mặc nhiên đồng ý với nhau không có thái độ dứt khoát về vấn đề nước Pháp. Ông cũng phác họa một chương trình như của Churchill nhưng bằng những nét chấm chấm và nhẹ nhàng trong khi Churchill dùng những nét đậm, ông có ý cho tôi hiểu rằng cần phải có giải pháp ấy vì chính ông đã quyết định như vậy. Còn tôi, tôi trình bày một cách tế nhị cho ông biết rằng ý muốn của quốc dân đã lựa chọn rồi, chẳng sớm thì muộn chủ quyền tại Đế quốc và tại Chánh quốc Pháp sẽ do nước Pháp định đoạt. Tuy nhiên, chúng tôi cẩn thận, không muốn chạm trán nhau, chúng tôi hiểu rằng va chạm không đưa tới đâu, chúng tôi biết rằng hai bên đều có lợi để nhẹ tay với nhau đặng còn có lối thoát sau này.

        Ngày hôm sau, tôi tiếp tướng Giraud. Chỉ có hai người với nhau, tha hò trò chuyện. Tôi hỏi: « Ỏng đề nghị gì?» Ông đưa ra chương trình của ông, xét cho cùng vẫn là chương trình của Roosevelt và Churchill. Đứng đầu có ba người: Thứ nhất, Giraud, thứ nhì de Gaulle, thứ ba tướng Georges, người Anh sẽ sang Pháp triệu ông này. Để cho có vẻ tương xứng, người ta chỉ định tôi làm đại tướng chỉ huy một đạo quân ! Nhưng Giraud tự dành lấy toàn quyền chỉ huy quân sự. Ông sẽ là tổng chỉ huy quân đội Pháp, gồm cả lực lượng Pháp Tự do, những phần tử võ trang của lực lượng kháng chiến, và với tư cách ấy, ông chỉ tùy thuộc có tướng Eisenhower. Mấy ông « đại lý chấp chính » vẫn ở lại chức vụ trước. Chỉ có Bergeret là có thể bị gạt ra. Một « Hội đồng khâm sai » gồm có Noguès, Boisson và Peyrouton, sau nầy sẽ thêm Catroux và có lẽ Eboué cùng một vài « tổng thư ký », sẽ phối hợp mọi công việc hành chánh trong lãnh thổ Đế quổc, nhưng không hoạt động chánh trị.

        Ý kiến của Giraud không thể nào chấp nhận được. Tôi bảo ông : « Công thức giả tưởng của ông nhắm vào mục đích nắm lấy quyền hành ngoài thực tại dưới sư che chở của Roosevelt, ông đặt cạnh ông một số đông đảo những người chạy cờ hiệu. Tóm lại, đây là một vị tổng tài để rộng đường thao túng cho ngoại bang. Nhưng Bonaparte ngày xưa khi làm Đệ Nhất Tổng Tài trong thời kỳ chiến tranh và độc lập, đã được sự chấp thuận có thể nói là của toàn thể quốc dân. Ông sẽ thực hiện cuộc biểu quyết toàn dân nào ? Nếu có cuộc biểu quyết ấy, liệu quốc dân có thuận theo ông không ? Vả chăng, đối với nước Pháp, Bonaparte xuất hiện như một lãnh tụ đã có nhiều chiến công oanh liệt và chinh phục được nhiều đất đai. Tôi hết lòng mong cho ông cũng làm được như thế. Nhưng trong lúc này, chiến công của ông đâu ? Tôi cần nói thêm rằng Nã Phá Luân còn là người lỗi lạc về luật pháp và hành chánh. Liệu ông có tài ba như vậy không ? Vả lại, ông không lạ gì tại đất Pháp dư luận đã lên án chế độ Vichy, ông có cơ hội nhiệm quyền là nhờ thế lực của Darlan, rồi đến Noguès, Boisson, Chatel, Bergeret. Ông nhân danh chính phủ Vichy mà lên cầm quyền. Mọi người đều biết rõ bức thư của ông gửi cho Pétain cam kết rằng ông sẽ không làm gì chống lại chính sách của Thống Chế. Trong những điều kiện ấy, liệu ông có hội được số phiếu chấp thuận tối thiểu của dân chúng Pháp không ? Nếu không có sự ưng thuận ẩy, một chính phủ chỉ là một tổ chức giả tạo nếu không gây mầm mống cách mạng ? Sau hết, quyền hành của ông chỉ có tính cách giả tạo, ông sẽ ở trong tình trạng lệ thuộc người Anh, ông sẽ làm cách nào để cứu vãn chủ quyền của nước Pháp ? »

        Lại một lần nữa tướng Giraud tuyên bố rằng « đấy chỉ là chính trị, ông không muốn dính dáng đến chính trị ; đối với ông chỉ có vấn đề tái lập quân đội Pháp ; ông hoàn toàn tin cẩn đồng minh Hoa Kỳ». Ông nói : «Tôi vừa điều đình với tổng thống Roosevelt một thỏa hiệp theo đó Hoa Kỳ cam kết võ trang hết các sư đoàn mà tôi có thể thành lập được. Tôi tính trong sáu tháng nữa sẽ có 12 sư đoàn. Còn như ông, trong thời gian ẩy ông có được phân nửa không ? Mà ai cho ông vũ khí ? »


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:40:47 pm

        Tôi trả lời : «Không phải vấn đề ganh đua tăng quân số giữa chúng ta. Những bộ đội lúc này đóng ở Bắc Phi đều thuộc về nước Pháp, chứ không thuộc quyền sở hữu của ông. Rồi ông sẽ nhận thấy ngay nếu chúng ta không thỏa hiệp với nhau. Vấn đề là thống nhất nước Pháp ở Đế quốc cũng như ở Chánh quốc, bởi vậy chỉ có sự thành lập một chính quyền trung ương trả lời vào nhu cầu của tình thế. Sau đấy, người ta sẽ thống nhất và sử dụng được các lực lượng, không có gì là khó khăn. Các biến cổ đã tạo thành cái thế lực lượng Pháp Chiến Đấu tượng trưng cho sự kháng chiến chống xâm lăng, sự bảo toàn nền Cộng Hòa và sự cái cách quốc gia. Tự nhiên toàn dân hướng về Pháp Chiến Đấu trong lúc tan rã ảo tưởng Vichy, vả chăng nhiều người trọng vọng ông về khả năng của một tướng lãnh. Chính tôi cũng coi ông là một phần vốn liếng của nước Pháp, nếu để mất, tôi sẽ hối tiếc vô cùng. Như vậy giải pháp hợp với lương tri sẽ như sau : de Gaulle sẽ thành lập tại Alger một chính phủ chiến tranh, lúc cần sẽ trở thành chính phủ của nền Cộng Hòa. Giraud sẽ đảm nhiệm vai trò chỉ huy quân đội giải phóng. Cùng lắm, nếu cần phải có sự chuyến tiếp thì chúng ta cùng thành lập chính quyền trung ương. Nhưng trước tiên chính quyền này phải lên án Vichy, tuyên bố cuộc đình chiến vô giá trị và không có, chính quyền này sẽ sáp nhập vào nền Cộng Hòa và trước mắt thế giới sẽ đồng nhất hóa với nền độc lập của nước Pháp. »

        Tướng Giraud vẫn giữ nguyên cách nhìn của mình. Tuy thấy ông ương ngạnh hơn là nghe theo, tôi vẫn có hy vọng có ngày sức mạnh của hoàn cảnh sẽ làm ông thay đổi ý kiến. Trong khi chờ đợi, những vấn đề liên hệ đến quyền lợi quốc gia bắt buộc phải thương nghị để tìm giải pháp cho mọi vấn đề. Đây là trường hợp các vấn đề dụng binh, tài chánh, mậu dịch, tiền tệ, vận mệnh Tunisie, Đông Dương, sự kết tập đảo Antilles, xứ Guyane, hạm đội Alexandrie. Bởi vậy chúng tôi thỏa thuận sẽ giữ liên lạc hỗ tương với nhau. Tôi nói cho Giraud biết tôi có ý định gởi đến Bắc Phi một phải đoàn do tướng Catroux cầm đầu, điều này được ông chấp thuận ngay. Sau đấy Giraud và phái đoàn của ông cùng tôi dùng bữa. Catroux, d’Argenlieu, Palewski, Boislambert, cũng như Linarès, Beauứẻ, Poniatowski qua những cuộc tiếp xủc riêng của họ đều không lấy làm lạ nhưng không phải là không buồn rầu rằng không đạt được sự thỏa hiệp. Bữa cơm buồn tẻ.

        Sau đấy, Ô. Bobert Murphy đến thăm tôi. Hầu như ông biết chắc mọi việc sẽ đâu vào đấy theo kế hoạch mà chính ông là tác giả. Tôi cho ông biết sự nghi ngờ của tôi và hỏi ông phản ứng cách nào khi dư luận nổi lên ở Maroc và Algẻrie vì dân chúng biết cuộc hội đàm ở Anfa không đem lại thỏa hiệp, ông trả lời rằng nhiều người sẽ thỏa mãn và như trút được gánh nặng. Ông còn nói thêm : « Bắc Phi không có được đến 10 phần 100 người theo de Gaulle. » ông xác nhân với tôi rằng Tổng Thống Roosevelt và Ô. Churchill vừa điều đình một thỏa hiệp với tướng Giraud dự định trước việc đưa vũ khí và quân nhu đến Bắc Phi — điều này tôi tán thành không chút dè dặt — nhưng mặt khác, thỏa hiệp thừa nhận Giraud làm « tổng chỉ huy quân sự và dân sự », cho đến nay cả Hoa Kỳ lẫn Anh quốc đều chưa công bố việc thừa nhận ấy.

        Bản thỏa hiệp xác nhận rằng : « Để bảo vệ quyền lợi nước Pháp và cứu vãn quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Pháp, tổng thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Anh thừa nhận vị tổng chỉ huy Pháp, tổng hành dinh ở Alger, có quyền và có bổn phận quản trị quyền lợi nước Pháp về binh bị, kinh tế về tài chánh, quyền chỉ huy này hội nhập hay sẽ hội nhập với phong trào giải phóng bây giờ đã thành lập ở Bắc Phi và ở Tây Phi thuộc Pháp. Tống thống Mỹ và Thủ Tướng Anh cam kết giúp đỡ tướng Giraud trong nhiệm vụ ấy bằng mọi phương tiện thuộc thẩm quyền của mình. » Như vậy, nước Mỹ và nước Anh tự cho mình quyền phán xét quyền lợi của dân tộc Pháp, họ sẽ cùng nhau thảo luận với riêng tướng Giraud, ông này lấy cớ không làm chính trị, đã chấp nhận quyền hành của họ. Tôi biết rằng ông Churchill hôm qua ngồi nói chuyện với tướng Giraud, đã máy tay viết xuống bàn : đồng bảng Bắc Phi ăn 250 quan Pháp. Theo những thỏa hiệp của chúng tôi với Luân Đôn thì đồng bảng ấy chỉ ăn có 176 quan. Tôi cũng biết rằng tống thống Roosevelt đã tiếp Hồi vương Maroc và đưa ra một thứ ngôn ngữ không thích hợp với nền bảo hộ Pháp, nhưng Giraud không có gì nói lại. Tối hôm ấy ông Harold MacMillan đến cho tôi nghe một khúc ca đáng lo ngại cho tương lai Pháp Chiến Đẩu. Sau hết tướng Wilbur loan báo rằng cuộc hội nghi sẽ chấm dút trong vòng 24 giờ và trao cho tôi một sổ thư từ của sĩ quan Pháp ở Casablanca. Tôi yêu cầu ông nói lại cho cấp trên của ông biết rằng giữa lúc cuộc chiến xảy ra ở Bắc Phi, quân đội Pháp và lực lượng Pháp tự do đều tham dự rất nhiều, tôi lấy làm lạ rằng các nhà cầm quyền quân sự đến hội nghị ở Anfa lại không cho tôi biết điều gì về kế hoạch quân sự và các cuộc hành binh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:42:56 pm

        Ngày hôm sau, vào lúc sáng sớm, MacMillan và Murphy gửi cho tôi một thông cảo do Roosevelt và Churchill duyệt y từ ban đêm, hai ông yêu cầu tôi và Giraud chấp nhận làm ý kiến của chúng tôi và cho công bố chung. Đối với Giraud thì ông ta đã chấp thuận rồi. Theo bản văn của người Anh này thì tôi và Giraud tuyên bố « thỏa hiệp với những nguyên tắc của các Quốc Gia Liên Hiệp và báo tin dự định cùng thành lập một ủy ban cai trị Đế Quốc Pháp trong thời chiến. Đành là công thức mơ hồ quá không thể bắt buộc chúng tôi cam kết gì cả. Nhưng hậu quả tai hại về ba phương diện, thứ nhất, công thức này là của đồng minh đưa ra; thử hai công thức ngụ ý rằng tôi phải từ bỏ ý định đòi hỏi cái gì hơn một cơ quan hành chánh ở Đế Quốc Pháp ; thứ ba, công thức làm cho người ta tưởng rằng đã có sự thỏa hiệp tuy rằng thực ra chưa có thỏa hiệp. Sau khi hỏi ý kiến của bốn đồng chí — tất cả đều không chấp nhận —, tôi trả lời rằng việc nới rộng quyền hành của quốc gia Pháp không thể là hậu quả của sự can thiệp từ bên ngoài, mặc dầu nước bạn thân hữu và quyền hành cao trọng đến đâu. Tuy nhiên, tôi nhận lời tái hội đàm với Tổng Thống và Thủ Tướng trước khi đình chỉ cuộc điều đình vào buổi chiều.

        Cuộc tiếp xúc với ông Churchill rất gay go. Đây là cuộc tranh luận khó khăn nhất trong thời kỳ chiến tranh này. Trong một giai đoạn tranh luận sôi nổi nhất, Thủ Tướng trách cứ tôi rất chua chát, tôi không thấy gì khác hơn là ông thú nhận sự bối rối của ông. Ông cảnh cáo tôi rằng khi trở về Luân Đôn ông sẽ công khai tổ cáo tôi ngăn cản sự thỏa hiệp, ông sẽ vận động dư luận trong nước ông và trong nước Pháp chống lại tôi. Tôi chỉ trả lời ông rằng chỉ vì tình thân hữu với ông và tình khăng khít với đồng minh Anh mà tôi phàn nàn cho thái độ của ông. Vì muốn thỏa mãn người Mỹ với bất cứ giá nào, ông nghe theo một phương sách bất khả chấp thuận cho nước Pháp, đáng lo ngại cho Âu Châu và đáng tiếc cho nước Anh.

        Sau đấy tôi đến gặp Roosevelt. Tại đây người ta tiếp đãi khéo léo hơn, nghĩa là thân mến và buồn rầu. Tổng Thống cho biết ông buồn rầu mà nhận thấy sự thỏa hiệp giữa người Pháp với nhau không có gì là chắc chắn, chính ông cũng không thuyết phục được tôi chấp nhận bản văn của một thông cảo. Ông nói: «Có công có việc với người đời thì phải làm sao cho họ thấy cái gì có kịch tính, việc ông gặp gỡ Giraud trong một hội nghị có tôi và cả ông Churchill tham dự, tin tức ẩy nếu có kèm theo một bản thông cáo chung của các lãnh tụ Pháp, dù chỉ có thỏa hiệp trên lý thuyết, cũng có kịch tính để tạo ảnh hướng mong muốn ». Tôi trả lời « Xin ông cứ để tôi làm. Rồi sẽ có thông cảo, mặc dầu không phải thông cảo của ông ».

        Đến đây, tôi giới thiệu với Tổng Thống những cộng sự viên của tôi. Ông cũng giới thiệu cộng sự viên của ông. Sau đấy ông Churchill bước vào phòng khách, cùng đi với ông có tướng Giraud và những người tháp tùng ông, rồi đến một đoàn Sĩ quan và công chức đồng minh. Trong khi mọi người đến ngồi quanh Tổng Thống, ông Churchill lớn tiếng nhắc lại lời chỉ trích và đe dọa tôi, với ý định rõ rệt là nâng đỡ lòng tự ái của Roosevelt trong lúc thất vọng. Roosevelt làm ra mặt không để ý nhưng tôi nhận thấy ông lấy giọng nhã nhặn nhất đưa ra lời yêu cầu tối hậu. «ít ra ông cũng vui lòng chụp chung với chúng tôi một bức ảnh kỷ niệm, ông đứng bên cạnh tôi, Thủ Tướng Anh và tướng Giraud ? » Tôi trả lời: «Vâng, tôi rất vui lòng, vì tôi rất trọng vọng người quân nhân lỗi lạc ấy ». Tổng Thống lại nói : « Ông có vui lòng bắt tay tưởng Giraud trước mặt chúng tôi và trước ống kính ?» Tôi trả lời : «I shall do that for you ». Thế là Ô. Roosevelt hoan hỉ ra ngoài vườn đã bày sẵn bổn chiếc ghế, xung quanh chĩa ra nhiều ống kính mảy quay phim và xúm xít một số vô kể phóng viên tay cầm sẵn bút giấy. Bốn diễn viên mĩm cười và lấy những điệu bộ ước định. Mọi việc đều tốt đẹp ! Nước Mỹ sẽ thỏa mãn khi xem qua hình ảnh thấy vấn đề Pháp đã được thiên thần xuống giải quyết qua bàn tay của Tổng Thống.

        Trước khi rời khỏi Anfa tôi thảo một bản thông cáo đưa ra để nghị với Giraud, dĩ nhiên không cho đồng minh hay biết: « Chúng tôi đã gặp nhau, chúng tôi đã nói chuyện với nhau...» Chúng tôi xác định lòng tin tưởng nước Pháp sẽ thắng trận để đem lại sự ưu thắng của «tự do nhân loại». Chúng tôi loan báo sẽ giữ sự liên lạc thường xuyên. Giraud ký vào bản thông cảo. Trước tôi dùng chữ «nguyên tắc dân chủ », nhưng theo lời yêu cầu của ông tôi đổi ra «tự do nhân loại».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:44:30 pm

        Trong những tuần lễ kế tiếp chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tôi định đến Lybie khi từ giã Anfa để thăm các bộ đội của chúng ta đang chiến đấu ở đây, nhưng đồng minh phản đối. Họ nại lý do kỹ thuật và chỉ để chúng tôi rời khỏi Anfa bằng một phương tiện duy nhất là một chiếc phi cơ Anh được lệnh phải bay về Luân Đôn. Chúng tôi về đến nơi ngày mùng 6 tháng giêng. Trong một phiên hợp báo ngày mùng 9 tháng hai tôi trình bày cho công chúng biết sự thật về những cuộc tiếp xúc ở Anfa, khác hẳn tin loan truyền của các hãng thông tấn Anh. Tôi không chút nể nang nhấn mạnh thâm ý của các nhân vật Mỹ chính thức và không chỉnh thức đã chỉ trích Pháp chiến Đấu « làm chánh trị » để tìm cách ngăn cản nước Pháp không cho có một đường lối chính trị nào. Sau đẩy, tôi tỏ ý muốn trở lại thăm Trung Đông ; hôm mùng 3 tháng ba, chính phủ Anh nói thẳng cho tôi biết rằng họ không cung cấp phương tiện chuyên chở.

        Ác ý của Hoa Thịnh Đốn đồng lòng với Luân Đôn chẳng bao lâu vang dội khắp mặt báo chí và đài phát thanh. Ngoại trừ một vài tờ báo giữ thái độ cao thượng, còn thì báo chí và các bài bình luận ở Hoa Kỳ, và cả ở Anh, đều tin chắc rằng việc thống nhất nước Pháp phải do tướng Giraud thực hiện. Hầu hết mọi tiếng nói trên báo chí và trên đài phát thanh đều hướng vào tôi những lời chỉ trích cay nghiệt, có người nói : « kiêu ngạo tồi tệ » hay « tham vọng bất thành ». Nhưng phần nhiều họ cho rằng tôi có tham vọng độc tài, nhóm của tôi bị lung lạc bởi những người phát xít và chùm chăn đã thúc đẩy tôi thiết lập tại Pháp một quyền cá nhân tuyệt đối sau ngày giải phóng; trái lại, tướng Giraud là thành trì của nền dân chủ vì ông chỉ là một quân nhân không tham vọng, không ngưỡng vọng làm chánh trị; dân tộc Pháp có thể tin tưởng Roosevelt và Churchill để ngăn cản tôi thực hiện chỉnh sách nô lệ.
Tất nhiên, những phần tử Pháp sang đày lánh nạn và không theo tôi, sẽ bị chi phối bởi ngoại bang và theo ngay giả thuyết ấy hay nghĩ đến giả thuyết ấy. Báo Pour la Victoire tại Mỹ, báo France, báo Agence francaise indépendante, tập san La France Libre và cả đài BBC tại Anh, công khai bênh vực Giraud. Trái lại, những cơ quan ngôn luận theo de Gaulle đều lên tiếng ca tụng quyết định của tôi, như tờ La voix để la France của Henry Torres ở Nữu Ước, tờ La Marseillaise ở Luân Đôn của Francois Quillici, tuyên ngôn của các ông Maurice Schumann trên đài phát thanh Anh, đài Pháp Chiến Đấu tại Brazzayille.

        Cần phải nói rằng, tuy đồng minh gây cho chúng ta biết bao phiền muộn, nhưng tại Phi Châu thuộc Pháp mỗi ngày mỗi thêm bằng chứng thuận lợi cho chúng tôi. Một số người đông đảo gia nhập phong trào « Combat» quy tụ các đồng chí của de Gaulle. René Capitant vừa đến Luân Đôn. Những phần tử của tướng Leclerc gần Ghadamès đến tiếp xúc với các đơn vị ở Sahara, được tiếp đón nồng hậu và nhận được nhiều đơn xin gia nhập. Tại Niger, Dahomey, Togo, Guinée, Côte d’Ivoire, Haute Volta, người của chúng tôi phái đi được tiếp đón niềm nở. Nhưng giới thủy thủ cho thay rõ rệt hơn cả sự lựa chọn của người bình dân. Một phần lớn những thủy thủ các tàu buôn và tầu chiến ở Maroc, ở Algérie, ở Tây Phi đi qua các hải cảng Mỹ và Anh, bèn lợi dụng cơ hội để ghi tên xin tuyển nhập Pháp Chiến Đấu. Chiếc Richelieu đi từ Dakar về Nữu Ước để sửa chữa, có tới 300 thủy thủ bỏ tàu ấy để sang làm các tầu của đội thương thuyền Pháp tự do. Chiếc khu trục hạm Fantasque, tầu tiếp vận Wyoming, tầu chuyên chở Lot, chạy sang Mỹ, cũng có những số người đông đảo chuyển đổi như thế. Trong hải cảng Tô cách Lan Greenock, thủy thủ các tầu vận tải như: Eridan, Ville d'Oran, Champollion, Croix, Meonia, Jamaique, đều theo tướng de Gaulle và bắt buộc tầu phải treo cờ Croix để Lorraine.

        Vụ thủy thủ đổi hàng ngũ này làm cho Hoa Thinh Đốn lên ruột. Nhất là còn có nhiều dấu hiệu cho thấy trước rằng ở Tunisie, khi nào quân đội Đức và Ý ngăn cách quân của Giraud, Leclerc và Larminat giảm bớt, thì sẽ có một luồng dư luận mạnh mẽ lôi kéo nhiều phần tử quân sự ở Bắc Phi về với lực lượng Pháp tự do. Bởi vậy cho nên người Mỹ lo ngại lúc chấm dứt cuộc chiến ở Phi Châu sẽ có một cây nước lớn cuốn hết mọi người về phía de Gaulle, họ ra công lôi kéo chúng tôi về phe với họ.

        Họ thử dùng biện pháp mạnh. Tại Hoa Kỳ, một sổ thủy thủ bỏ tầu để theo Pháp Chiến Đấu đã bị bắt bỏ tù. Phủ Quốc vụ Khanh Hoa Kỳ và bộ Hải Quân Anh có những hành vi đe dọa đại lý Tixier và đô đốc Gayral, trưởng đoàn đặc vụ hải quân của chúng ta. Tại Anh quốc, người Anh chỉ tỏ thái độ buồn bực, trong khi người Mỹ đe dọa những đoàn thủy thủ từ Phi Châu sang nhận lịnh của tôi. Một hôm, chiếc tầu Jamaique bỏ neo ở hải cảng Greenock, bị một đội lỉnh thủy Mỹ kéo đến chiếm đoạt. Tại «Carlton Gardens», đô đốc Stark, buồn rầu vì phải chống lại một phong trào mà ông thông cảm và cho là hợp lý, nhưng phải thi hành lệnh trên, ông không ngớt gửi lời than phiền với Auboyneau ủy viên Thủy Quân, và với Diethelm, trách nhiệm về thương thuyền ; cũng có khi ông than phiền cả với tôi. Báo chí và đài phát thanh Hoa Kỳ công bổ những bản tuyên cảo của những nhân vật chính thức hay không chính thức nói rằng tướng de Gaulle phả hoại nỗ lực chiến tranh bằng cách cấm đoán các hải thuyền Pháp thi hành nhiệm vụ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:46:17 pm

        Thực ra, quả thực tôi có ra lệnh thâu nhận những người tình nguyện vì tôi nghĩ rằng sự lựa chọn của họ đáng được khuyến khích trong khi tổ chức Alger hoạt động không có chúng tôi, vì tôi cho rằng thâu nhận họ vào làm ở những nơi họ mong muốn thì có lợi, chứ không nên đầy họ vào những nơi mà họ đã âm thầm chống đối ; sau hết tôi cho rằng việc này sẽ làm sáng tỏ dư luận thế giới. Đồng thời tôi cũng yêu cầu Alger, qua sự trung gian của đô đốc Fénard, trưởng biệt đoàn thủy quân của nhà cầm quyền Alger tại Mỹ, phải thay thế những thủy thủ trên tầu chiến muốn xin sang phục vụ nơi khác. Không có gì khó khăn trong vấn đề nhân sự ở Bắc Phi từ khi có rất nhiều tầu bè bị đánh chìm trong cuộc chiến chống lại đồng minh. Còn như thương thuyền thì tôi ra lệnh cho họ thượng cờ Croix để Lorraine khi trở về căn cứ ở Algẻrie hay Maroc, miễn là sự gia nhập phong trào của họ được chấp nhận. Ngày 11 tháng ba, khi tiếp ông Stark, tôi thông báo cho ông biết những biện pháp trên đây, những biện pháp đã được thi hành thực sự.

        Vả chăng, người Mỹ vừa đem cả mật lẫn giấm ra nhử chúng ta. Ngày 22 tháng hai, Sumner Wells lại viết thư cho Tixier báo cho biết rằng Roosevelt lại muốn tiếp xúc với tôi một lần nữa ở Hoa Thịnh Đốn. Lại một lần nữa, tôi trả lời sẵn sàng để khởi hành. Lại một lần nữa, việc mời mọc không có gì là đích xác. Hẳn là dự tính này vừa xuất hiện đã biến mất, trong chính sách của tòa Bạch Ốc nó đóng vai trò tiêu khiển và tuyệt diệu mà người ta vẫn gán cho con rắn biển.

        Nhưng sự ồn ào của người ngoại quốc không làm cho chúng tôi bỏ ý định kêu gọi lòng ái quốc của dân chúng Pháp. Về điểm này, từ ngày kẻ thù chiếm trọn lãnh thổ và nô lệ hóa hoàn toàn chế độ Vichy, lòng người không ai còn nghi ngờ gì nữa.

        Ngày 17 tháng một, ông Layal từ tổng hành dinh của Quốc Trưởng Đức trở về ép Pétain trao cho ông quyền ban hành luật và sắc luật không cần chữ ký của Pétain, để khỏi bị vướng víu trong khi hành động. Vào mùa đông, việc đàn áp người Do Thái càng gia tăng mặc dầu có sự phản đổi của các giám mục — đức ông Saliège ở Toulouse, đức hòng y Gerlier ở Lyon — của mục sư Boegner, chủ tịch Liên Đoàn Tân Giáo ở Pháp. Ngày 30 tháng giêng 1943 đoàn dân quân được thành lập, tổng thư ký là Darmand, người đã làm cho công an Đức, ông dùng hết tài mẫn hoạt để lùng bắt những người ái quốc. Ngày 16 tháng hai, được thành lập một Cơ quan cưỡng bách lao công đem lại cho « chính phủ » phương tiện cung cấp nhân lực vô giới hạn cho kẻ thù. Ngày 29 tháng tư, Hitler tiếp kiến Layal một lần nữa, giải quyết với ông này những biện pháp phụ để thi hành sự hợp tác. Một phần dân chúng vì thất thế hay vì thương tình, còn có thải độ khoan dung với Thống Chế, nhưng tất cả những người Pháp biết lẽ phải — trừ một vài người điên khùng — đều lên án những người nhân danh Thống Chế mà thi hành một chỉnh sách tàn bạo. Bây giờ kháng chiến tượng trưng cho ý thức chỉ đạo quốc gia, khảng chiến với Pháp Chiến Đấu chỉ là một.

        Bởi vậy, từ Chánh Quốc sang Luân Đốn, người đi lại quần quật. Những phòng giấy ở «Carlton Gai'dens», căn nhà ở Duke Street, nơi làm việc của cơ quan BRCA, các căn nhà kín đáo trong thành phổ hay ngoại ô, đầy nghẹt những người. Máy bay, tầu thủy, thuyền bè chở họ từ Pháp sang hay đưa họ trở về Pháp. Trong bốn tháng đầu năm 1943, nha «Điều động thủy không vận» chuyên chở đi về hàng trăm phái viên và đại lý, trong khi cuộc khủng hoảng ở Phi Châu lên đến cao độ. Trụ sở trung ương của chúng ta tiếp đón nhiều nhân vật, như : René Massigli, người được tôi bổ nhiệm làm ủy viên Ngoại Giao ngày mùng 5 tháng hai, tướng Beynet, người cầm đầu phái đoàn quân sự sang Hoa Thịnh Đốn; tướng Layalade, sau được chỉ định làm tổng tư lệnh quân đội ở Trung Đông ; tướng Vautrin, người được gửi sang Libye làm tham mưu trưởng đoàn quân của Larminat, sau này bị giết tại trận ; Jules Moch, người được xung vào hải vận với tư cách chỉ huy quân sự ; Fernand Grenier, do Rémy giởi thiệu theo lời yêu cầu của cộng đảng, được đặt dưới quyền kiềm soát của Soustelle ; ông phô trương thái độ theo de Gaulle  triệt để; Pierre Viénot, con người lý tưởng, thông minh và nhạy cảm, tôi định để ông làm đại sứ ở Anh khi nào Ủy Ban Toàn Quốc rời sang Alger, nhưng ông đã từ trần trong khi còn tại chức ; André Maroselli, người giữ việc tổ chức cứu trợ tù binh, tổ chức này mỗi tháng gửi đi được hơn một triệu gói đồ ; Georges Buisson và Marcel Poimboeuf, người của Tổng Công Đoàn và Liên Đoàn Công Giáo, hai người này hiệp lực với Albert Guigui, người sang trước ông, và Henri llauck, người đồng trí của tôi từ những ngày đầu, họ rất đắc lực trong nhiệm vụ đại diện nghiệp đoàn. Các dân biểu tên tuổi như Gouin, Queuille, Farjon, Hymans, rồi sau, Jacquinot, Auriol, Le Troquer, Louis Marin ; ngay khi sang đến nơi, họ tuyên bố với các hãng thông tin, trên đài phát thanh, với các chính khách, nhà ngoại giao, ký giả của đồng minh, những điều đã xác định trong điện văn của các ông Jeanneney, Herriot, Blum, Mandel, Paul-Boncour, v.v. : sau khi giải phóng, không thể nghĩ đến một chính phủ nào khác chính phủ của tướng de Gaulle.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:48:49 pm

        Ngay tại Pháp, quân Kháng Chiến càng đau khổ và càng hoạt động mạnh, họ càng xiết chặt hàng ngũ thống nhất. Ngoài ra, địch chiếm khu vực gọi là «khu vực tự do » làm cho không còn sự khác biệt, và thúc đẩy người ta đi đến sự tập trung. Đến cuối năm 1942 tôi đã tiếp xúc được với các lãnh tụ của nhiều phong trào. Tôi còn gặp nhiều người khác bất thần xuất hiện từ sương mù sốt sắng, âm mưu và lo sợ, họ đã chôn dấu võ khí, máy in, thùng thơ, bây giờ họ trở lại hoạt động. Trong thời gian ấy đã có những nhân vật sau đây sang với chúng tôi : Cayaillès, triết gia, với bản chất ẩy ông phải là người thận trọng, nhưng sự đàn áp tàn bạo đã làm ông căm giận và trở nên liều lĩnh, ông chịu đau khổ cho nước Pháp và chịu cực hình cho đến lúc phải bỏ mạng ; Daniel Mayer, người hoạt động có phương pháp cho chủ nghĩa xã hội; Jean-Pierre Lévy, người khiêm nhường và cả quyết; Saillant, chủ tịch nghiệp đoàn rất có khả năng do Léon Jouhaux gửi sang. Nhiều người khác sang thăm một lần nữa như Pineau, Sermoy-Simon. Trong khi ấy các đại lý của chúng tôi cũng đi khắp nơi. Kémy, người có tài cỗ vũ và tổ chức, thực hiện những công tảc bí mật như một cuộc thao diễn thể thao lớn nhưng có tính toán, môi trường hoạt động chính của ông là Paris và miền Tây ; Bingen lập nhiều công trạng ở miền Nam ; Manuel thanh sát tại chỗ các hệ thống liên lạc và truyền tin của chúng ta. Đến tháng giêng Brossolette trở về nước Pháp, một tháng sau, đến lượt Passy-Dewayrin. Theo lời mời của chúng tôi, một sĩ quan Anh trẻ tuổi, ông Yeo Thomas đi theo trưởng khối BRCA để cung cấp tin tức trực tiếp cho Luân Đôn. Passy và Brossolette hiệp lực với nhau tiếp xúc với các tổ chức, khuyến du các tố chức miền Bắc phối hợp hoạt động mật thiết với nhau theo gương những tổ chức ở miền Nam, sửa soạn việc thiết lập một hội đồng chỉ đạo chung và một hệ thống quân sự duy nhất để thống nhất các tổ chức ấy.

        Đến tháng hai, Jean Moulin, đại lý của tôi ở Chính Quốc, và tướng Delestraint chỉ huy đạo quân bí mật, đều sang đến nơi. Jean Moulin đầy tin tưởng và uy tín, biết rõ rằng đời sống của mình đã đếm từng ngày, nhưng ông nhất quyết hoạt động cho công cuộc thổng nhất trước khi thở hơi cuối cùng. Tôi chỉ dẫn công việc cho người thử hai, ông này được trao một sứ mệnh mà nghề nghiệp của ông không sửa soạn trước cho ông, nhưng ông đảm nhiệm với lòng cương quyết của người quân nhân không lùi bước trước mọi khó khăn khi thi hành nhiệm vụ.

        Moulin đã chuẩn bị mọi đường lối hoạt động, tôi ra chỉ thị cho ông thành lập ngay Hội đồng quốc gia kháng chiến quy tụ đại diện các phong trào ở hai khu vực tự do và chiếm đóng, các đảng phái chính trị và hai trung ương nghiệp đoàn, ông được lệnh tổ chức Hội Đồng, ấn định nhiệm vụ của Hội Đồng và sự liên lạc của Hội Đồng với Ủy Hội Toàn Quốc. Jean Moulin cũng giữ vai trò điều khiển tổ chức mới. Tôi bổ nhiệm ông làm hội viên ủy Hội Toàn Quốc Pháp và trao cho ông huy chương Giải Phóng, chưa bao giờ có buổi lễ gây được sự cảm kích như buổi lễ trao tặng này tại tư dinh của tôi ở Hampstead. Trong thời gian làm việc ở đây, ông Delestraint đã cộng tác đắc lực với đồng minh, nhất là các tướng Brooke và Ismay, đô đốc Stark, họ coi ông là bạn đồng nghiệp ngang hàng với họ. Như vậy, hoạt động của đạo binh bí mật, khi có cuộc đổ bộ lên nước Pháp, sẽ mật thiết với kế hoạch chỉ huy. Tôi ra chỉ thị cho Delestraink, ấn định rõ phần việc của ông. Đó là nhiệm vụ của một tổng thanh tra trước khi khởi sự cuộc tấn công lớn. Nếu cần, đó cũng là nhiệm vụ của một vị tổng chỉ huy quân đội khi cần phải phối hợp các cuộc hành quân nội địa với các cuộc hành quân ở bên ngoài. Nhưng, vài tháng sau khi trở về Pháp, con người danh dự ấy bị địch bắt giam, sau đưa đi đày và xử bắn một cách hèn nhát tại một trại giam tồi tệ ; ông đã hy sinh tính mạng mình cho tổ quốc, sự hy sinh ấy ông đã chấp nhận từ trước. Ngày 24 tháng ba Moulin và Delestraint ra đi không hẹn ngày về.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:52:13 pm

        Những dấu hiệu cho thấy sự tiến triền của nền thống nhất nước Pháp sẽ hỗ trợ việc thống nhất Đế quốc Pháp, ủy Hội Toàn Quốc nghĩ ngay đến việc điều đình với Alger. Tám ngày sau khi tôi ở Anfa về, tướng Catroux được phái sang Bắc Phi. Ông tiếp xúc với nhiều người, sau khi nói cho mọi người hiểu rằng mục đích của chúng ta là thỏa hiệp. Con số những người bất khả hợp tác và phải loại trừ có thể đếm được trên đầu ngón tay, ông tạm thời trở về Beyrouth, trong khi Marchal, Charbonnières, Pechkoff, Pélabon, v.v. thiếp lập một phái bộ liên lạc ở Alger. Sau đấy ít lâu tướng Giraud phải tướng Bouscat đến tiếp xúc với tôi tại Luân Đôn. Bắt đầu có những cuộc trao đổi ý kiến. Ngày 23 tháng hai, ủy Hội Toàn Quốc thảo xong một bức giác thư gởi ông Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự ở Alger nói rõ điều kiện cần thiết của việc thống nhất là phải coi hòa ước đình chiến 1940 như không có và vô giá trị ; về phương diện chánh trị và tinh thần không thể giao những chức vụ chỉ huy cho một số người ở đây ; lập lại nền pháp lý cộng hòa của Bắc Phi ; khi tổ chức của Giraud đã chấp nhận những nguyên tắc ấy, sẽ thành lập một quyền trung ương có đủ thẩm quyền một chính phủ đế nước Pháp có một cơ quan duy nhẩt chịu trách nhiệm và đặt đại diện tại nước ngoài trong thời chiến ; ngoài ra còn thiết lập một hội đồng tư vấn kháng chiến để cho biết càng nhiều càng hay dư luận của một quốc gia đau khổ tham dự chiến cuộc. Như vậy vị thế của chúng ta sẽ được xác định một lần nữa. Bản giác thư được trao cho Giraud ngày 26 tháng hai và công bố ngày 12 tháng ba.

        Kể từ đây, hệ thống Alger không thể có thái độ khác một cách công khai. Không kể đến những gì xảy ra tại Pháp, mọi việc ở Phi Châu đều tiến triển thuận lợi cho chúng ta theo một nhịp gấp. Trong giới bình dân bây giờ nổi bật cảm tưởng đơn giản rằng phe de Gaulle thắng vì phe Vichy đã thất bại. Đối với những người có chức vụ trong chánh phủ thì mỗi ngày họ mỗi thêm thắc mắc vì quyền hành của vị « Tổng chỉ huy dân sự và quân sự » có tính cách giả tạo và ông ở trong tình trạng lệ thuộc người Mỹ. Vả chăng sự kiểm soát chánh trị mỗi ngày thêm lỏng lẻo vì áp lực của các phái đoàn Anh, các phái đoàn này cũng bị báo chí và các nghị sĩ trong nước họ dòm ngó. Nhiều người bây giờ mới sáng mắt ra. Tin tức từ Pháp đưa sang, lời bàn tán của những người chạy sang Bắc Phi vì quân Đức chiếm hết khu tự do hay vì muốn tham dự cuộc chiến, trận đánh ác liệt ở Tunisie, tất cả những biến chuyển ấy đánh tan luận điệu chống de Gaulle  mà các nhà cầm quyền tung ra bấy lâu nay.

        Một vài người thân cận với tướng Giraud có khiếu về chính trị đã tính cách nắm lấy phong trào. Ô. Jean Monnet là người đề xướng cuộc vận động ấy. Vào tháng hai ông rời Hoa Thịnh Đốn đi Alger để cộng tác với tướng Giraud, ông là người có khả năng về kinh tế và hành chánh và ông có nhiều liên lạc với các giới Hoa Kỳ. Bản giác thư của của Ủy Hội Toàn Quốc khiến cho ông nghĩ rằng cần phải gấp rút tô điểm bộ mặt cho vị «Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự». về điểm này thì Ô. Monnet thỏa hiệp mau chóng với Ô. Murphy khéo léo và Ô. Mac-Millan, con người rất tế nhị. Như vậy trong tháng ba đã có nhiều cố gắng của Giraud để thể hiện dân chủ.

        Ngày mùng 4, Alger han hành một quy chế mới cho «Đoàn Chiến Sĩ». Ngày mùng 5 Giraud tuyên bố trên đài phát thanh: «Nước Pháp không có thành kiến sắc tộc». Ngày mùng 8 ông cho tịch thâu một số báo Journal officiel để PAfrique du Nord, vì báo này, cũng như mấy số trước, đã đăng những sắc lệnh của thống chế Pétain nhận được bằng đài VTĐ. Ngày 14, trong một cuộc hội họp những người quê ở Alsace và Lorraine, Giraud cho đọc một bài diễn văn lên án chế độ Vichy và ca ngợi nền cộng hòa. Ngày 15, ông viết thư cho tướng Catroux : «Hôm qua tôi đã trình bày những nguyên tắc chỉ đạo hành vi của tôi. Như vậy thiết tưởng giữa hai chúng ta không còn gì là mập mờ... Tôi sẵn sàng tiếp đón tướng de Gaulle để đem lại cho sự đoàn kết một hình tướng cụ thể. Xin ông thông báo quan điểm của tôi với tướng de Gaulle Ngày 28 tháng ba ông ký một loạt chỉ dụ hủy bỏ pháp chế Vichy trên nhiều lãnh vực.

        Hai ông Churchill và Cordel Hull có vẻ không biết đúng lúc bản giác thư của Ủy Hội Toàn Quốc Pháp. Sau ngày Giraud ra chỉ dự được một hôm, họ vội vàng tuyên bố chánh phủ Anh và Mỹ hoàn toàn tán thành những nguyên tắc xác định bởi Giraud. Ngày 19, tướng Noguès, ngày 21, toàn quyền Boisson, cho biết sự đồng ý hoàn toàn về «hành động và bài diễn văn nêu cao chính thể cộng hòa của ông Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự». Rồi đến lượt tướng Bergeret, Ô. Rigault, Ô. Lemaigre-Dubreuil xin từ chức. Theo đà tiến triền của mọi việc, dần dần báo chí và các nhà bình luận Anh Mỹ đồng thanh ca tụng, họ hối thúc Pháp Chiến Đẩu tập hợp với tướng Giraud, theo họ thì phe de Gaulle không còn lý do khả thủ để phản đối Giraud.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:53:55 pm

        Vè phần chúng tôi, chúng tôi khai thác bài diễn văn hôm 14 tháng ba của tướng Giraud và bức điện văn của ông gửi cho tướng Catroux để trao lại cho tôi, ủy Hội Toàn Quốc công bố rằng « Bản tuyên ngôn ở Alger, về nhiều phương diện đánh dấu sự tiến bộ quan trọng tới gần chủ thuyết của Pháp Chiến Đấu như đã tôn trọng từ tháng sáu 1940 và được tái xác định trong bản giác thư ngày 23 tháng hai. » Chính tôi cũng báo cho tướng Giraud biết, tôi rất vui lòng mà nhận được thông cáo của ông và tôi dự định sang Bắc Phi một ngày gần đây. » Tôi loan báo tin tức ấy trên đài phát thạnh, tôi nhắc đến sự thống nhất quốc gia với luận điệu và ngôn ngữ khiến cho người nghe hiểu rằng việc thống nhất không thay đổi người dẫn đầu, và người dẫn đầu cũng không thay đổi nguyên tắc chỉ đạo. Tôi gửi điện tín cho tướng Eisenhower báo tin rằng tôi rất vui sướng được tiếp kiến ông khi tôi đến Alger, ông trả lời rất hoan hỉ chờ đợi tôi. Tôi yêu cầu chính phủ Anh giành sẵn cho tôi một chiếc phi cơ khi dùng đến. Nhưng đồng thời tôi cũng mạnh dạn tuyên bố chỉ hành động trong phạm vi lập trường đã công bố của tôi, trước khi lên đường, tôi còn đợi ủy Hội Toàn Quốc nhận được của Alger thư trả lời thỏa mãn bản giác thư ngày 23 tháng hai. Đây là lúc người ta cố gắng một lần cuối cùng để áp đảo chúng tôi.

        Chính ông MacMillan nổ súng. Ngày 17 tháng ba, tại Alger ông cho mời Guy de Charbonnières đến trong khi tướng Catroux vắng mặt. Ông nói: «Bây giờ vị Tổng chỉ huy dân sự và quân sự đã công khai chấp nhận những nguyên tắc của Pháp Chiến Đấu đề xướng, không còn gì ngăn cản việc thống nhất dưới quyền chỉ đạo của tướng Giraud. » Charbonnières tỏ vẻ dè dặt, quốc vụ khanh Anh bèn nỗi giận đùng đùng: «Nếu tướng de Gaulle khước từ bàn tay tiếp đón ngày hôm nay thì nước Mỹ và nước Anh sẽ bỏ rơi hẳn ông ta, sau này không còn ai đếm xỉa đến nữa». Tuy rằng về sau ông dịu giọng và hòa nhã hơn, nhưng cuộc vận động của ông cũng có thể coi là một đợt xung kích.

        Đức ông Spellman, tổng giám mục Nữu ước phóng ra cuộc xung kích thứ hai. Ông từ Alger tới, xin vào thăm tôi với sứ mạng rõ rệt của Tổng Thống Hoa Kỳ. Ngày 23 tháng ba tôi tiếp kiến vị tổng giám mục — sứ thần. Vị chủ giáo có tín ngưỡng siêu tuyệt này để cập đến các vấn đề thế phàm với bận tâm phục vụ Thượng Đế. Nhưng đức tin cao cả nhất cũng không ngăn cản được việc đời là việc đời. Bởi thế cho nên vị tổng giám mục Nữu Ước lẩy đức độ mà khuyên bảo tôi.

        Theo ông thì «Tự do, bình đẳng và phúc đức» là châm ngôn hướng dẫn mọi hành động của tôi. «Tự do » nghĩa là tôi không được đặt điều kiện cho việc đoàn kết Pháp Chiến Đấu với tướng Giraud ; «bình đẳng» nghĩa là tôi phải chấp nhận công thức tam đầu chế đưa ra ở Anfa ; «phức đức» nghĩa là phải miễn xá cho những người chiếm được địa vị ở Alger, Rabat và Dakar. Ông nói : « ông thử nghĩ xem, thật là một điều bất hạnh cho ông nếu người ta không để ông hưởng lợi của một công thức mà ông đã không để cho người khác hưởng. Ông muốn tự giam mình ở Anh quốc và đứng ngoài cuộc khi nước Pháp được giải phóng không có ông tham dự?»

        Tôi trả lời tổng giám mục rằng trong trường hợp ấy sẽ không có sự giải phóng nước Pháp vì cuộc chiến thắng đối với nước tôi chỉ là thay thế quyền hành của người Đức bằng thử quyền hành do người Anh lựa chọn và bắt buộc chúng tôi phải chấp nhận. Người ta có thể biết trước một cách chắc chắn rằng dân tộc Pháp sẽ theo một nhóm giải phóng thứ ba mà các đồng minh tây phương không mãn nguyện cho lắm. Tốt hơn hết là nên để cho ý muốn của toàn dân định đoạt. Để kết luận, tôi nói cho tổng giám mục biết rằng ý muốn ấy đang thành hình mặc dầu có nhiều trở ngại. Tôi kể ra cho ông nghe một vài thí dụ như phong trào trí thức ở Bắc Phi, thái độ của thủy thủ, nhất là những tin tức nhận được ở Pháp. Nói chung thì Đức Ông Spellman không tỏ vẻ bất mãn cho lắm. Tôi cần phải nói rằng sau này tôi có bẳng chứng là trong cuộc hội đàm này tôi đã lấy được cảm tình của Đức Ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:56:34 pm

        Sau đấy, ông Churchill phơi bầy gan ruột của ông. Ngày mùng 2 tháng tư, tôi cùng Massigli đến thăm ông, vì Thủ Tướng, có ông Alexander Cadogan phụ tá, cho tôi biết rằng tôi đến Alger sẽ gây nhiều hậu quả trầm trọng nếu trước tiên không thỏa hiệp với Giraud. Đối với Churchill thì thỏa hiệp có nghĩa là tôi phải chấp nhận những điều kiện đã đưa ra ở Anfa. Không có sự thỏa hiệp trên căn bản ẩy, thì theo ông, sự có mặt của tôi ở Bắc Phi sẽ đem lại những hậu quả tai hại cho trật tự công cộng và tình hình quân sự. Ông cho biết chiếc phi cơ tôi yêu cầu đã sẵn sàng. Nhưng tại sao không đợi lúc thuận tiện hơn, ông Eden ở bên Mỹ có thời giờ trở về và tướng Catroux mới ở Alger được một tuần lễ, có đủ thời giờ để gây ảnh hưởng ? Muốn cho Ô. Churchill lột bỏ mặt nạ, lúc ra về tôi công bố rằng tôi vẫn định bay sang Alger, không nhận những điều kiện của ông. Bấy giờ Thủ Tướng mới cho tôi biết rằng tướng Eisenhower yêu cầu tôi hoãn chuyến đi này. Nhưng sau đấy tôi cho dò hỏi thì biết rằng tướng Eisenhower không hề yêu cầu như vậy, điều đó làm cho Churchill phải công khai thừa nhận rằng chính ông ta vận động với tôi và chính ông ta ngăn cản chuyến đi của tôi.

        Ngày mùng 6 tháng tư tôi tiếp ông Eden và Ô. Winant mới ở Hoa Thịnh Đốn về. Cả hai người hẳn là đã đồng ý với nhau để mô tả sự phẫn nộ của của dân chúng Mỹ khi biết thái độ cố chấp của tôi và những điều bất lợi tôi đã gây ra cho nước Pháp. Họ trưng ra những lợi lộc mà đồng minh sẽ giành cho nước Pháp nếu tôi chịu để Pháp Chiến Đẩu lệ thuộc tướng Giraud. Tôi trả lời: «Tôi sẵn lòng nghe theo nếu Giraud đứng đầu Bắc Phi từ ngày 18 tháng sáu 1940 và theo đuổi cuộc chiến, không chịu theo lời khuyến dụ của Pétain và Weygand. Nhưng ngày nay mọi việc đã an bài, dân tộc Phảp đã quyết định rồi».

        Một mặt tôi phải chống lại áp lực của đồng minh, mặt khác tôi phải chống lại áp lực của nhiều người cộng sự. Thực vậy, một số người lo lắng thái độ nhất quyết của Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn, họ bị ảnh hướng của những cuộc vận động ngấm ngầm, họ ước mong có sự hợp nhất với bất cứ giá nào ; nhưng rồi họ cũng phải nhẫn nhục. Trong Ủy Hội Toàn Quốc nhiều thành viên không giấu giếm điều ấy. Chính tướng Catroux ở Alger bị chôn chân giữa những người đã chiếm được địa vị và những nhóm người của Murphy và MacMillan, cũng gửi nhiều điện văn sang đề nghị với tôi nhường cho tướng Giraud ưu thế chánh trị và quân sự. Tuy không phải là không biết đến ý kiến của mọi người, nhưng tôi không nghe lời khuyên bảo. Bởi vì sau hàng cây tượng trưng cho những khó khăn lúc này, còn có khu rừng, nghĩa là dân tộc Pháp.

        Tương lai tổ quốc tùy thuộc cuộc tranh chấp này. Ủy Hội Toàn Quốc đồng thanh công nhận sự kiện ấy vào ngày mùng 10 tháng tư, khi người ta nhận được thư của Giraud trả lời bản giác thư ngày 23 tháng hai. Catroux mang thư trả lời từ Alger. Hẳn là tài liệu ấy có giọng huyênh hoang chấp thuận những nguyên tắc hợp tình hợp lý. Nhưng ngoài thực tế, việc thi hành có tác dụng ngăn cản nước Pháp thành lập một chính phủ cho đến khi chẩm dứt chiến tranh và trao cho vị Tống Chỉ Huy, nghĩa là đồng minh, những quyền hành không giới hạn.

        Lại một lần nữa họ đề nghị với chúng ta chỉ đặt ở Alger một « Hội Đồng lãnh thổ Hải Ngoại», có Giraud, de Gaulle, các công sứ và toàn quyền tại chức, các « ủy viên » đảm nhiệm những chức vụ đặc biệt nào đó. Hội đồng này tự ngăn cấm mình tạo lấy khả năng chánh trị. Hội đồng chỉ có nhiệm vụ phối hợp hành chánh chứ không có quyền lãnh đạo quốc gia. Còn như tưởng Giraud, vị tổng chỉ huy, thì ông phải phụ thuộc quyền chỉ huy của đồng minh và không thuộc quyền một nhà đương cuộc Pháp nào. Hơn thế, trong tình trạng bao vây và cho đến lúc giải phóng, ông nắm trọn quyền bảo vệ trật tự và bộ dụng công chức trên toàn thể lãnh thổ Chánh quốc. Như vậy, vì không có một quyền trung ương Pháp thực sự, mọi việc chính yếu đều trao cho một người chỉ huy quân sự thuộc quyền một vị tướng ngoại quốc. Bộ máy kỳ dị đó sẽ tồn tại chừng nào còn chiến tranh. Sau đó người ta không hỏi ý kiến quốc dân mà người ta định áp dụng một đạo luật từ năm 1872 gọi là luật Tréveneuc quy định trường hợp không có quốc hội, các hội đồng toàn quốc sẽ kiêm nhiệm hành chánh và lập chính phủ. Nói tóm lại, theo Giraud thì mọi việc đều xảy ra như nước Pháp không còn hiện hữu như một Chính Phủ, ít ra cho đến ngày chiến thắng. Đây chính là thuyết của Roosevelt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 09:58:32 pm

        Tài liệu này đem lại hậu quả là toàn thể ủy Hội của chúng ta ở Luân Đôn đều thấy rõ đâu là đường lối quốc gia phải theo. Ngày 15 tháng tư, trong một phiên hợp để duyệt lại bản văn một bức thư nhờ tướng Catroux đem đến Alger, mọi người đều có chung một quyết đinh. Bức thư giản dị và cương quyết, ủy Hội thông báo cho tướng Giraud biết tính cách hợp lý của những nguyên tắc đã tuyên bố và nhắc lại những điều kiện thi hành cần thiết: thành lập một chánh quyền thiết thực trên toàn thể lãnh thố tự do hay sẽ được giải phóng, nhất là Chánh quốc, chỉ huy mọi lực lượng Pháp không trừ một lực lượng nào ; đặt dưới chánh quyền ấy tất cả các sĩ quan cao cấp, công sứ và thống đốc, trước hết là vị tổng chỉ huy ; loại bỏ những người có trách nhiệm cá nhân về việc đầu hàng và cộng tác với địch. Chúng tôi nhắc lại rằng muốn thành lập các cơ quan chính phủ thì phải để cho chủ tịch và các nhân viên Ủy Hội Toàn Quốc qua lại Bắc Phi không bắt buộc phải có điều kiện gì. Mặt khác, để chặn đứng những tin đồn trên báo chí về sự bất đồng ý kiến giữa chúng tôi, toàn thể các nhân viên trong Ủy Hội đều long trọng tuyên bố rằng họ sát cánh với tướng de Gaulle hơn bao giờ.

        Pháp Chiến Đấu không thể lay chuyển được ; hệ thống Alger cố dụng tâm bắt chúng tôi phải lệ thuộc họ, bây giờ đã đến lúc chấm dứt những hành vi ấy. Ngay tại Phi Châu tình hình cũng không cho phép chờ đợi nữa. Ngưỡng vọng của mọi người bây giờ được ghi thành chữ viết trên các bờ tường, trong các đường phố ; người ta hô to khẩu hiệu : «Yêu cầu de Gaulle đến đây ! ». Ngày 14 tháng ba, Giraud loan báo chiều hướng hoạt động mới, khi ra khỏi phòng hợp, dân chúng tè tựu tại chỗ chào đón ông bằng những tiếng hoan hô : « De Gaulle muôn năm ! » Không còn ai nghi ngờ thái độ mới của các nhà đương cuộc ở đây : Người ta thay đổi pháp chế Vichy, giải tán đội quân lê dương mộ cho người Đức, người ta ân giảm cho chánh trị phạm, nhiều nhân vật quan trọng phải từ chức ; đó là những điếm thắng lợi của Ủy Hội Toàn Quốc. Đoàn kỳ Croix de Lorraine xuất hiện ở khắp nơi. Phong trào « Combat» lên cao. Ngày 19 tháng tư, các hội đồng trung ương ở Alger, Oran, Constantine ngỏ lời chào mừng tôi khi khai mạc phiên hợp. Ngày 26, Ô. Peyrouton đến thăm tướng Catroux, tuyên bố rằng khi nào tôi đến nơi và để cho sự thống nhất được dễ dàng, ông sẽ từ chức toàn quyền Algerie và trở lại phục vụ với tư cách quân nhân. Ngày mùng một tháng năm, các đoàn diễn hành ngày lễ Lao Động nhịp bước đi bằng khấu hiệu : «Chúng tôi cần đến de Gaulle !» Hôm trước, Churchill đã thỏa thuận với tôi. Sau khi đọc những bản phúc trình mới nhất của MacMillan, ông công nhận rằng theo ý ông thì tôi đã thắng keo thứ nhất.

        Trong khi tôi ở xa, các bộ đội Phi Châu và lực lượng Pháp tự do trên đất Tunisie đồng tâm hiệp lực cùng dự một trận giao tranh, cùng hướng vào mục tiêu; làm sao cắt nghĩa được sự kiện ấy? Cuộc giao tranh ác liệt. Vào cuối tháng hai, Rommel trở lại mặt trận. Cuộc tiến quân của ông ta chậm lại vì đung độ với hậu quân của tướng Montgomery đang đắc thắng, ông ta được phòng tuyến kiên cố Mareth bảo vệ bèn tiến thẳng từ Sfax đến Tebessa để mở đường vào Algẻrie. Đạo quân Mỹ và sư đoàn Pháp Welvert phải khó nhọc mới ngăn chặn được họ — sau đấy ít lâu vị tướng chỉ huy Pháp bị chết trận. Đồng thời tướng Đức von Arnim, người kế vị Nehring, một mặt công kích mặt biển bắc vùng Tabarca do tướng Monsabert và quân Maroc phòng vệ, mặt khác tiến về Medjez-el-Bab do quân Anh phòng vệ. Người ta có thể lo ngại thất trận. Nhưng toàn thể các vị trí của đồng minh đều đứng vững phần lớn nhờ các lực lượng Pháp nỗ lực chiến đấu ; quân Pháp thiếu vũ khí và trang bị nhưng tướng Juin có tài chắp nối những mảnh vụn thành một công cụ chiến đấu hữu hiệu. Vào giữa tháng ba, Đệ Bát quân đoàn được tung ra phòng tuyến với các đơn vị của Pháp Chiến Đấu, nhờ thế tình hình chiến trường được quyết định.

        Tướng Montgomery với Leclerc cầm cánh hữu và Larminat dẫn một phần quân trừ bị, tiến lại gần phòng tuyến Mareth rồi bọc quanh để tiến tới Gabès. Nhờ cuộc hành binh ấy mà Potton có thể chiếm lại Gafsa. Các đòn khác cũng được chiếm lại : Sfax hôm 11 tháng tư, Sousse và Kaươuan hôm 12. Bây giờ khởi diễn cuộc tấn công toàn diện của đồng minh. Ngày mùng 7 tháng năm Bradley và Magnan tấn công Bizerte, Anderson tiến vào Tunis, Koeltz lấy được Pont-du-Fahs. Ngày 11 tháng năm sư đoàn của Larminat tiến chiếm Takrouna. Ngày hôm sau tướng Von Arnim bị vây hãm ở mũi Bon, đàu hàng với 250.000 người.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:00:13 pm

        Dần dần quân lính của ta ở Tchad và Trung Đông liên lạc được với các bạn can trường ở Tunisie, Algẻrie, và Maroc và với dân chúng, mọi người đều hoan hỉ chào đón họ. Ngày 26 tháng ba, Larminat gửi điện tín báo tin các trung tâm Nam-Tunisie, Medenine, Djerba, Zarris, v.v... đều tăng cường những cuộc vận động đế sáp nhập vào với quân Pháp Chiến Đấu. Ngày mùng 6 tháng tư, Leclerc nhắn tin cho biết người Gabès trông thấy ông và bộ đội của ông, đều reo hò vui vẻ. Ngày 14 tháng tư báo chí Mỹ loan tin khi quân Anh và Pháp Tự Do tiến vào Sfax, dân chúng reo hò : « De Gaulle muôn năm ! » Tờ New York Herald Tribune, dưởi hàng tít : Sức mạnh của chúng ta ở đâu ?, viết rằng: « Dân chúng vui mừng không bút nào tả xiết khi một lá cờ tam tài lấm bụi phe phẩy trên chiếc cam nhông báo trước quân Pháp Chiến Đấu tiến vào thành... Các ký giả tường thuật quang cảnh này đều sửng sờ vì kinh ngạc... Đứng trước lòng nhiệt thành của các đảng phải ở Pháp hưởng ứng lời kêu gọi của de Gaulle, đứng trước đám quần chúng tặng hoa, ứa nước mắt và reo hò khi Tunisie được giải phóng; chúng ta còn phải tốn công tìm xem sức mạnh và vinh dự của chính nghĩa mà chúng ta bênh vực ở đâu nữa không ? »

        Ngày 30 tháng tư, đại tá Vanecke, trước làm ủy viên thanh niên, hiện nay chỉ huy đoàn khinh binh thứ 7 Phi Châu, đem cả chi đoàn ra hồi chánh. Ngày 3 tháng năm, đoàn kỵ binh thứ 4, ngoại trừ một vài sĩ quan, đến gặp tưởng Leclerc xin hồi chánh. Ngay khi cuộc giao tranh kết thúc nhiều quân nhân thuộc các đơn vị Phi Châu đã rời bỏ hàng ngũ với hy vọng được nhận vào hàng ngũ quân đội Croix để Lorraine. Ngày 20 tháng năm, dân chúng Tunis hoan hô sự chiến thắng của quân đồng minh cũng không quên nghĩ đến bộ đội Pháp tự do.

        Như vậy, chung cục, sự phán xét của dân chúng đã chấm dứt những lời bàn tán quẩn quanh. Ngày 27 tháng tư tướng Giraud viết thư cho tôi khước từ ý muốn nắm ưu thế của ông. Tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên quan niệm về một « Hội Đồng » không có thực quyền quy tụ ông, tôi, các công sử và thống đốc. Mặt khác, ông e ngại phản ứng của dân chúng cho nên đề nghị cuộc hội kiến thứ nhất sẽ diễn ra ở một nơi xa, Biskra hay Marrakech. Ngày mùng 6 tháng năm, tôi trả lời ông và xác định một lần nữa ý định nhất quyết của ủy Hội Toàn Quốc về tỉnh chất, thành phần, chức vụ của các cơ quan chính phủ sẽ thành lập, chúng tôi khước từ đề nghị thảo luận tại một ốc đảo xa xôi và bắt buộc phải nhóm hợp ở Alger. Trong một bài diễn văn đọc trước công chúng cách đây hai ngày, tôi đã tuyên bố một cách nghiêm khắc rằng phải chấm dứt tình trạng này.

        Đêm hôm 15 tháng năm, Philip và Soustelle, vẻ đắc thắng hiện trên mặt, mang lại cho tôi một bức điện tín vừa mới nhận được ở Ba Lè, Jean Moulin báo tin Hội Động quốc gia kháng chiến đã thành lập, ông nhân danh Hội Đồng gửi cho tôi bức điện văn sau đây :

        « Toàn thể các phong trào, các đảng phái kháng chiến, trong khu vực nam và khu vực bắc tái xác định với Ủy Hội Toàn Quốc và tướng de Gaulle trước khi khởi hành sang Algérie, ý chí cương quyết giữ vững toàn thể những nguyên tắc đề xướng và không bỏ sót một phẫn nhỏ.

        Toàn thể các phong trào và đảng phái long trọng tuyên bố một cuộc gặp gỡ dự định phải thực hiện ở Phủ Toàn Quyền Algérie một cách công khai và giữa người Pháp với nhau.

        Toàn thể các phong trào và đảng phái còn xác định rằng các vấn đề chính trị không thể gạt ra ngoài cuộc đàm phán ; dân tộc Pháp không bao giờ chấp nhận tướng de Gaulle thuộc quyền tướng Giraud, nhưng đòi hỏi sự thành lập ngay tại Alger một chính phủ lâm thời dưới quyền lãnh đạo của tướng de Gaulle, tưởng de Gaulle kiêm nhiệm cả quyền chỉ huy quân đội; tướng de Gaulle sẽ là lãnh tụ duy nhất của phong trào kháng chiến Pháp mặc dầu cuộc điều đình đem lại kết quả nào. »

        Ngày 27 tháng năm, Hội Đồng quốc Gia hợp phiên khoáng đại tại 48 đường du Four, mở khóa nhóm đầu tiên dưới quyền chủ tọa của Jean Moulin ; hội đồng xác định đã gởi thông báo cho tôi.

        Như vậy là tại khắp các lãnh thổ, tnrớc tiên trên đất Pháp đau khổ, hạt giống đã mọc mầm đúng lúc trên mảnh đất sửa soạn cần thận. Bức điện tín Ba Lê gửi sang Alger và công bố trên các đài phát thanh Mỹ, Anh, Pháp tự do đã tạo ra hệ quả quyết định, không những vì những sự kiện được xác đinh, mà nhất là còn vì mang lại bằng chứng của phong trào kháng chiến Pháp thực hiện được sự thống nhất. Tiếng nói của nước Pháp bị dày xéo nhưng vẫn cả quyết vùng dậy, bất thần che lấp lời đồn đại của những âm mưu và mánh khóe đen tối. Ngay lúc ấy tôi có thêm sức mạnh, trong khi Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn chẳng vui tí nào ; nhưng họ còn đủ sảng suốt để ước lượng tầm quan trọng của biến cố. Ngày 17 tháng năm, tướng Giraud mời tôi « sang ngay Alger để cùng ông thành lập quyền trung ương Pháp ». Ngày 25 tháng năm tôi trả lời ông : «tôi dự định đến Alger cuối tuần này và rất vui mừng được cộng tác với ông để phục vụ nước Pháp ».

        Trước khi rời khỏi nước Anh, tôi viết thư cho vua George VI trình bày cho ngài biết tôi rất cảm ơn ngài, chính phủ của ngài và dân tộc của ngài, vì đã tiếp đón chúng tôi trong những ngày bi thảm 1940 và cho phép nước Pháp tự do và người lãnh đạo nước ấy trú ngụ cho đến ngày nay. Tôi muốn đến thăm Ô. Churchill, nhưng được biết ông mới xuất du «đến một nơi không biết rõ ». Như vậy, tôi chỉ đến biệt giã ông Eden. Cuộc tiếp xúc rất thân hữu. Vị bộ trưởng Anh hỏi tôi: «ông nghĩ sao về chúng tôi ?» Tôi trả lời: «Không có dân tộc nào đáng mến hơn dân tộc Anh. về chính sách chính trị của ông, không phải bao giờ tôi cũng nghĩ thế». Khi nhắc lại những công việc liên miên mà chính phủ Anh đã thảo luận với tôi, ông Eden nói vui vẻ : « ông có biết rằng ông đã gây ra cho chúng tôi khó khăn hơn tất cả các đồng minh của chúng tôi ở Âu Châu chăng?» Tôi cũng mỉm cười mà trả lời: «Tôi cũng nghĩ như vậy.» «Nước Pháp là một đại cường».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:03:44 pm

ALGER

        Trưa ngày so tháng năm một chiếc phi cơ của Pháp Chiến Đấu do Marmier làm phi đoàn trưởng đưa tôi đến phi trường Boufarik. Tháp tùng tôi có Massigli, Philip, Palewski, Billotte, Teyssot và Cbạrles-Roux. Tướng Giraud có mặt ở phi trường. Tướng Catroux cũng có mặt. Đại diện các phái đoàn Mỹ và Anh đứng sau những người Pháp. Toán quân lưu động bồng súng chào khách danh dự và tấu quốc thiều. Các xe đưa đón đều là xe Pháp. Những dấu hiệu này so với cuộc đón tiếp ở Anfa, cho tôi biết rằng tại Bắc Phi, nước Pháp Chiến Đấu và do đó, nước Pháp chỉnh thức, đã có nhiều dịp lấy điểm.

        Công chúng không biết tôi đến đây. Các sở kiểm duyệt ở Alger, Luân Đôn và Nữu Ước đều nghiêm cấm việc loan bảo tin này. Bởi thế cho nên đoàn xe đi qua nhiều nơi với tốc độ khá nhanh, không thấy công chúng ra đón. Chỉ có những người triệt để theo de Gaulle bất ngờ trông thấy thì vỗ tay hoan hô. Đến Bir-Kadeim, công chúng được tin bất ngờ vội đổ xô đến reo hò : « de Gaulle muôn năm ! » Nhưng nhà cầm quyền địa phương đã thi hành mọi biện pháp để chúng tôi kéo vào Alger không có sự hỗ trợ của quần chúng. Phi trường Boufarik xa xôi và hẻo lánh, người ta đã có ý lựa nơi này thay vì phi trường Maison-Blanche ; từ đấy chúng tôi về thẳng Dinh Mùa Hạ, không đi qua tỉnh.

        Bữa cơm trưa thịnh soạn đã sẵn sàng. Không ai bỏ được thói quen rẩt hay của người Pháp mặc dầu thực khách lo âu và đối xử với nhau như thế nào. Giraud và tôi ngồi trước mặt nhau. Tôi không ngạc nhiên mà nhận thấy người ngồi bên phải tôi là tướng Georges, ông ta nói cho tôi biết người Anh đã mời ông từ Pháp sang đây như thế nào. Bên trái tôi là ông Jean Monnet, ông bàn với tôi về các vấn đề kinh tế. Catroux và Massigli ngồi hai bên Giraud. André Philip, và Renẻ Mayer, Palewski và Couye để Murville, Linarès và Billote bàn bạc với nhau, cũng như ba mươi tân khách khác. Như vậy là những người Pháp khác biệt nhau nhưng cũng đồng thanh khí với nhau đã hợp mặt với nhau ; biến cố dồn dập đã xô đẩy mỗi người đến một bờ biển khác nhưng bây giờ họ lại thấy mặt nhau, cũng linh lợi và tự chủ như trước khi xảy ra thảm kịch ! Liếc mắt nhìn qua bàn tiệc người ta có cảm tưởng như trong ba năm nay chưa xảy ra việc gì. Tuy nhiên, ở đây chia làm hai phe.

        Rất dễ nhận thấy tương quan lực lượng giữa hai phe. Một bên có đủ cả, một bên không có gì. Ở đây, quân đội, công an, hành chánh, tài chánh, bảo chí, phát thanh, truyền tin, tất cả đều tùy thuộc vị « Tổng chỉ huy dân sự và quân sự ». Họ nhờ thế lực của đồng minh mà chiếm được địa vị, thế lực của đồng minh chỉ được huy động để tiếp tay cho họ. Đối với tôi thì trong xử này tôi không có quân đội, cảnh sát, công chức, tiền ký thác nhà băng, tôi cũng không có phương tiện riêng để lên tiếng nói của tôi. Nhưng thái độ, ngôn ngữ, vẻ nhìn của những người tôi mới gặp được hai giờ đồng hò đã cho tôi biết phe nào có ưu thế. Trong thâm tâm mỗi người, ai cũng biết cuộc tranh luận sẽ ngã ngũ ra sao,

        Khi tôi đến công trường Bưu Điện vào lúc 4 giờ chiều để đặt vòng hoa Croix de Lorraine lên mồ chiến sĩ trận vong thì công chúng kéo đến hoan hô nhiệt liệt. Tuy rằng việc đặt vòng hoa này không được dự liệu trước, không có tờ báo nào đăng tin và không có toán binh nào đưa rước, nhưng có hàng ngàn người ái quốc, bất thần được phong trào « Combat » cho biết, họ hấp tấp kéo đến chào mừng và hoan hô vang dậy. Sau khi nghiêng mình trước những người xứ Algérie đã bỏ mình cho nước Pháp, tôi lên tiếng hát bài La Marseillaise, mọi người đều hát theo. Sau đấy, giữa sự hân hoan tràn bờ, tôi trở về biệt thự Les Glycines dùng làm nơi cư ngự.

        Đã có nhiều thư tín từ khắp nơi gửi lại. Bức thư thứ nhất tối mở ra đọc là thư của tướng Yuillemin, nguyên tổng tham mưu trưởng không quân, từ biến cố 1940 ông rút về nằm nhà trong sầu muộn và hy vọng. Ông tướng tài ba này dùng lời lễ cao thượng nhất này yêu cầu tôi để ông chỉ huy một tiểu phi đội Pháp Chiến Đẩu với ngạch trật tương đương. Sau khi chứng kiến lời hoan hô của quần chúng, cử chỉ của Vuillemin làm sáng tỏ ý nghĩa thâm sâu của sự vật. Ở đây cũng như ở các lãnh vực khác, lòng ái quốc đã lựa chọn. Trong ván bài sắp tới, tôi đã nắm lá bài từ trong tay. Trong số những người Pháp ở Phi Châu, những người chống đối tôi chỉ là những người giữ một chức vụ nhà nước và một số nhân sĩ không tin tưởng. Ngoài ra, tôi cũng phải kể đến sự chống đối quyết liệt của đồng minh, và đồng minh sẽ nâng đỡ phe tranh chấp với tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:05:42 pm

        Cuộc tranh đẩu thật là gay go ! Ngay từ sảng hôm sau. Tôi gặp tướng Giraud tại trường trung học Fromentin, nơi chánh phủ tương lại nhóm hợp và thiết lập một vài cơ quan. Giraud có Monnet và Georges phụ tả, còn tôi có Catroux, Philip và Massigli. Chúng tôi đều đồng ý về thủ tục tiến hành công việc. Bảy người có mặt sẽ là thành viên một ủy ban, sau đó sẽ lựa thêm người cho đủ số các bộ. Nhưng tôi quyết tâm chiếm lấy ưu thế trước khi thỏa thuận được điều gì.

        Tôi nói : «Để chúng ta có thể hợp lại thành một nhỏm và làm việc cho ăn khớp với nhau, chúng ta cần phải giải quyết ngay một vài điểm chính yếu. Cho đến khi toàn quốc có thể bày tỏ ý muốn của mình, chính quyền phải đảm nhiệm mọi trách nhiệm quốc gia. Sự chỉ huy quân sự, dù trao cho một bộ trưởng hay chủ tịch, người ấy cũng phải do chính phủ bộ nhiệm và phụ thuộc chính phủ. Nếu trong lúc hành quân cần phải đặt một vị chỉ huy quân sự nào dưới quyền chỉ đạo chiến lược của một tướng ngoại quốc thì phải có lệnh của chính quyền Pháp. Về phần tôi, tôi không chấp thuận việc thay thể ủy Hội Toàn Quốc bằng một cơ quan khác nếu không xác định trước rằng quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan mới sẽ bao trùm trên hết mọi lãnh vực, nhất là lãnh vực quân sự đó. Mặt khác, để chửng tỏ rằng nước Pháp chưa bao giờ ngưng chiến đấu và nước Pháp hoàn toàn phủ nhận chế độ Vichy, chúng ta cần phải tước quyền của tướng Noguès, toàn quyền Boisson và toàn quyền Peyrouton ».

        Giraud nổi giận, ông không chấp thuận để việc chỉ huy quân sự phụ thuộc vào chính phủ. Còn như mấy ông « đại lý chấp chính», ông cương quyết tuyên bố rằng không bao giờ ông chịu hy sinh. Tôi vẫn giữ vững điều kiện của tôi. Người ta bèn tuyên bố phiên họp bế mạc để sau này trở lại thảo luận trên căn bản đã ghi vào giấy tờ. Trong cuộc tranh luận chỉ có Georges bênh vực Giraud ; Monnet tìm phương thức hòa giải ; Catroux, Philip và Massigli đều tán thành lập trường của tôi, nhưng mỗi người có một luận điệu khác. Sau cuộc thảo luận sơ khởi ấy, chưa thế thành lập được chánh phủ. Tôi có cảm tưởng mình là một người đi biển bị cơn giông tố lớn, nhưng nếu giữ vững tay lái thì chắc chắn rồi chân trời sẽ sáng sủa.

        Trong khi chờ đợi, cơn gió bão càng thêm sức mạnh. Một trận khủng hoảng nổi lên, tất cả đều có thể đổ vỡ nếu người ta không quyết định xong những điều cốt yếu. Ngày mùng một tháng sáu, tôi hội hợp tất cả các kỷ giả ở Alger tại biệt thự Glycines. Một đoàn người đang hăm hở săn tin! Đứng đầu là các kỷ giả của đồng minh, họ không giấu giếm sự thỏa mãn đặt tay vào một nguồn tin quan trọng có thể đưa ra những tít lớn và những bài giật gân. Ngồi khuất một chút là người Pháp, họ có cảm tình với tôi nhưng sợ kéo kiểm duyệt của giám đốc Thông Tin vâng lệnh «Tổng chỉ huy dân sự và quân sự». Trong một bản tuyên cáo ngắn tôi cho biết rằng tôi với các đồng chí đến Bắc Phi để thành lập một quyền hành của nước Pháp để điều khiển cuộc chiến. Sự thành lập đòi hỏi chủ quyền cho nước Pháp và sự thỏa hiệp với kháng chiến, những người tiêu biểu cho những mục đích khác phải loại ra ngoài. Cho đến nay chưa ai từng nói thứ ngôn ngữ ấy với giọng nói ấy ở đây, bây giờ khắp mọi nơi mọi người đều nhắc lại.

        Cũng tối hôm ấy, đại tá Jousse đem lại một bức thư của Peyrouton. Vị toàn quyền Algérie « nhận thấy sự đoàn kết người Pháp không chút ẩn ý là điều kiện duy nhất để đem lại chiến thắng và tái lập uy thế một cách dễ dàng », ông xin từ chức và yêu cầu tôi can thiệp với giới quân sự để thâu nhận ông vào trong quân đội. Trong bản văn không thấy có dấu hiệu cho biết ông cũng gửi một bức thư như thế cho tướng Giraud. Tôi trả lời Ô. Peyrouton rằng tôi chấp nhận việc từ chức của ông, « trong lúc tổ quốc trải qua cơn nguy biến, tôi chắc chắn rằng người Pháp cũng như tôi sẽ khen ngợi cử chỉ không vị lợi của ông. » Tôi thông báo ngay cho tướng Giraud biết bản sao bức thư của vị toàn quyền và thư trả lời của tôi, đồng thời tôi cũng đưa tin tức này cho các đại diện báo chí. Ngày hôm sau bản tin được đăng tải trên khắp báo chí hoàn cầu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:08:36 pm

        Ô. Peyrouton từ chức trong những điều kiện như thế gây ra một sự xúc động mạnh mẽ ngay lúc ấy. Sau đấy người ta biết rằng ông cũng gửi một bức thư như thế cho tướng Giraud, nhưng cũng không thay đổi được gì. Ông là một bộ trưởng của Vichy, trước ông làm đại sứ ở A căn Đình, ông nghe lời yêu cầu khẩn khoản của Roosevelt, nhậm chức toàn quyền Algẻrie. Việc ông trao quyền hành cho tôi và công khai chấp nhận điều kiện của tôi chứng tỏ rằng hệ thống Alger đã tự phủ nhận. Những người của hệ thống này và các cố vấn đồng minh  đều bối rối vô cùng. Nhất là cùng lúc ấy cả tỉnh đều sôi động, khắp nơi người ta thấy từng đoàn người tình nguyện thuê xe cam nhông đến xin gia nhập các bộ đội của Larminat và Leclerc. Trước đây mấy hôm Giraud đã đồng ý với Eisenhower xua đuổi các đơn vị Croix de Lorraine ra khỏi lãnh thổ Pháp. Các đơn vị này tập trung lại ở vùng Tripoli. Tuy thế họ cũng thu hút được hàng ngàn thanh niên Pháp. Giraud bối rối bèn trao cho đô đốc Muselier việc giữ gìn trật tự trong thành phổ và các miền phụ cận ; ông này là của người Anh đưa tới để điều khiển cảnh sát công an, ông ta muốn báo thù những thất bại quá khứ.

        Như vậy tôi không lẩy làm lạ rằng ngày mùng 2 tháng sáu, tôi nhận được một bức thư có chữ ký của vị «Tống chỉ huy dân sự và quân sự», nghe luận điệu cũng đủ hiểu xuất xứ. Với luận điệu quen thuộc của những người di cư không theo de Gaulle ở Luân Đôn, họ buộc tội tôi loại trừ những người đáng tin cậy, phá hoại tình thân giao với đồng minh để thiết lập chế độ độc tài của tôi và của những người đồng đảng với tôi. Khi bản tin ấy đưa đến thì người ta còn cho biết rằng các đồn binh đều cấm trại, các lực lượng võ trang được tập trung trong Dinh Mùa Hè, các cuộc hội họp và diễn hành tại Alger đều bị nghiêm cấm, quân đội và cảnh sát chiếm đóng các trục lộ giao thông và các phi trường lân cận. Trong khi ấy thì tại biệt thự Glycines chỉ có 10 kỵ binh Algérie của Larminat gửi đến canh gác. Tuy nhiên, tình hình sôi động ấy không ngăn cản các nhân sĩ sốt sắng đến thăm dò ý kiến của tôi. Đến đêm khuya, tôi báo cho Giraud biết bầu không khí « áp đảo » tạo ra để lấy lòng người ngoại quốc chỉ là một trò khả ố, chúng ta phải chấm dứt hay đi đến sự thỏa thuận, từ ngày mai phải tiếp xúc để cắt nghĩa với nhau. Ngày mùng 3 tháng sáu bảy nhân vật lại hội hợp với nhau.

        Lần này tướng Giraud bớt cố chấp và chịu nhượng bộ. Tôi mang lại bản văn một chỉ dụ và một bản tuyên ngôn thiết lập Ủy Ban mới. Cả hai dự án đều được chấp thuận toàn vẹn. Chúng tôi tuyên bố : « Tướng de Gaulle và tướng Giraud đồng thanh quyết nghị thành lập Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp. » cả hai người đều là đồng chủ tịch ; Catroux, Georges, Massigli, Monnel và Philip đều là thành viên thứ nhất; những người khác sẽ được chỉ định sau. Chúng tôi tuyên bố : « Ủy Hội đại diện cho quyền trung ương Pháp... Ủy Hội giữ nhiệm vụ chỉ huy nỗ lực chiến tranh của nước Pháp dưới mọi hình thức và ở khắp mọi nơi... Ủy Hội thi hành chủ quyền của nước Pháp... Ủy Hội có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tất cả các quyền lợi của nước Pháp trên thế giới... Ủy Hội có quyền hạn trên khắp các lãnh thô và các lực lượng quân sự thuộc quyền Ủy Hội Toàn Quốc Pháp và Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự. » Chúng tôi còn nói thêm : « Cho đến khi úy Hội có thể trao lại quyền hành cho chính phủ lâm thời của nền Cộng Hòa, Ủy Hội cam kết tái lập các quyền tự do Pháp, pháp luật Cộng Hòa, chế độ Cộng Hòa, và thủ tiêu hoàn toàn chế độ chuyên chế cùng quyền hành cá nhân thiết lập trong nước ».

        Đồng thời vấn đề các «đại lý chấp chính» cũng được giải quyết. Chúng tôi đã quyết định  rằng việc từ chức của Ô. Peyrouton kể như đã xong, tướng Catroux lên giữ chức toàn quyền Algẻrie, trong khi vẫn là nhân viên ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia ; tướng Noguès phải đi khỏi Maroc ; ông Boisson sẽ được triệu từ Dakar sang sau khi bộ Thuộc Địa có người nhiệm chức. Mặt khác, tướng Bergeret sẽ hồi hưu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:10:25 pm

        Mặc dầu còn nhiều khuyết điếm, cơ quan này theo ý tôi cũng là một nền mỏng đầu tiên có thể dùng được. Hẳn là còn phải chiu đựng sự chống đối âm thầm trong các bộ phận đầu não trong một thời gian. Hẳn là chúng tôi còn phải đề phòng  chính sách của đồng minh đưa người vào Ủy Ban sẽ gây ra nhiều sự đảo lộn độc hại trước khi viên Tổng Chỉ Huy ở Bắc Phi được đặt dưới quyền trung ương như đã quy định trong các bản văn. Nhưng Ủy Hội Giải Phóng Pháp trả lời đúng những nguyên tắc mà Pháp Chiến Đấu không ngừng đề cao. Còn như việc thi hành thì chính tôi phải thụ lãnh nhiệm vụ. Đem đối chiếu Ủy Hội và trách nhiệm của Ủy Hội, tôi tính rằng, dưới áp lực của dư luận, sự tiến triền nội tại của Ủy Hội sẽ xiết chặt hàng ngũ xung quanh mình tôi và giúp tôi loại bỏ những phần tử hoạt đầu và ly tán. Ngay bây giờ việc chắp nối đầu tiên tuy có nhiều bất lợi nhưng tôi cũng có thể đặt tay vào các yếu tố quân sự và hành chánh ở Bắc Phi trước đây vẫn ở ngoài tầm kiềm soát của tôi. Còn những người ở Pháp cũng như ở mọi nơi đã tín nhiệm tôi thì tôi chắc chắn rằng họ chỉ muốn theo tôi mà thôi. Khi bế mạc hội nghị tôi có cảm tưởng rằng đã bước được một bước dài trên đường thống nhất. Với cái giá phải trả đó, tôi hãy tạm gác những giai đoạn khó khăn và thực tình xiết vòng tay thân hữu với tướng Giraud.

        Tuy tôi khá thỏa mãn nhưng về phía đồng minh họ chỉ thỏa mãn một cách gượng gạo. Việc thiết lập một quyền trung ương Pháp tại Bắc Phi có quyền hành của một chính phủ, giành lấy chủ quyền của nước Pháp và loại bỏ các «đại lý chấp chính», việc ấy mâu thuẫn hiển nhiên với lập trường công nhiên của Roosevelt và các bộ trưởng của ông. Bởi vậy cho nên bản tuyên ngôn của Ủy Hội Giải Phóng Pháp loan báo sự thành lập của ủy hội ấy ngày mùng 3 tháng sáu vào buổi trưa, mãi đến chín giờ tối hôm ấy vẫn còn nằm ở ty kiểm duyệt Mỹ. Về phía tôi, tôi gấp rút thông tin cho các đại diện báo chí vì tôi biết rang chẳng sớm thì muộn, hàng rào ngăn cản cũng sụp đổ. Ngày hôm sau tôi nói trên đài phát thanh bây giờ đã có sự xâm nhập của cánh de Gaulle, tôi báo tin cho người Pháp ở trong nước biết rằng chính phủ của họ bây giờ hoạt động ở Alger trong khi chờ đợi trở về Ba Lê. Ngày mùng 6 tháng sáu có phiên họp của « Pháp Chiến Đấu », hàng ngàn người đến dự thính, trong phiên họp ấy tôi cùng Philip và Capitant có dịp công khai đưa ra những ngôn từ và luận điệu kể từ đây sẽ trở thành chỉnh thức. Chẳng cần phải nói rằng các phái đoàn Mỹ và Anh không hề sốt sắng phổ biến những bài diễn văn của chúng tôi trên thế giới.

        Vả chăng sự bất bình của đồng minh không phải chỉ giới hạn trong lãnh vực thông tin. Tôi đã đánh điện tín sang Luân Đôn gọi nhiều đồng chí của tôi sang đây để giữ một bộ trong chánh phủ, nhưng mười ngày sau không thấy một ai; người Anh nại đủ lý do để ngăn cản họ lên đường. Vả chăng ở ngay Alger này chính phủ Anh vì mối lợi của họ hay không, vẫn theo dõi sự tiến triển công việc của tôi với cặp mắt không có gì là nhân từ.

        Ngay khi đến phi trường Boufarik ngày 30 tháng năm tôi biết rằng Ô. Churchill, kế theo là Ô. Eden, cũng bí mật sang đây. Ông ở một biệt thự kín đáo, nhưng không quên nghe tướng Georges bí mật báo cáo cho biết sự tiến triển của cuộc tranh luận giữa chúng tôi. Khi đã thành lập Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp, vị Thủ Tướng Anh mới cho biết sự có mặt của ông vào ngày mùng 6 tháng sáu. Ông mời tướng Giraud, tôi và nhiều ủy viên đến dùng bữa cơm «thôn dã» với ông. Vì phải giữ lễ độ với ông, tôi không tiện từ chối. Tôi nói cho ông hiểu rằng sự có mặt của ông trong giờ phút này và trong những điều kiện này đối với chúng tôi có vẻ kỳ dị, ông cãi lại rằng ông không hề muốn nhúng tay vào việc của người Pháp. Nhưng ông nói thêm : «Tuy nhiên, tình hình quân sự bắt buộc chính phủ Hoàng Gia phải để ý tới những việc xảy ra trong khu vực giao thông chính yếu là vùng Bắc Phi này. Chúng tôi sẽ phải dùng đến biện pháp thích nghi nếu xảy ra một biến cổ tàn bạo, thí dụ các ông đột ngột nuốt chửng tướng Giraud. »

        Đó không phải là ý định của tôi. Tuy tôi nhất quyết xây dựng một chính phủ Pháp đúng với danh nghĩa một chính phủ, nhưng tôi muốn thực hiện từng giai đoạn, tôi chỉ tôn trọng quyền lợi quốc gia chứ không kể đến mối bận tâm của người ngoài. Tôi mong rằng tướng Giraud, tự ông sẽ đặt mình về phía quyền lợi của công chúng. Tuy đã quá muộn, nhưng tôi vẫn sẵn lòng để ông đóng vai trò thứ nhất trong lãnh vực quân sự, miễn là ông chịu hành động nội trong lãnh vực của ông và để nhà đương quyền Pháp bổ nhiệm ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:12:14 pm

        Nói đúng ra thì ông không còn tư cách của một vị tổng chỉ huy thực sự. Tôi phàn nàn cho ông hơn ai hết. Nhưng biết làm sao ? Chiến lược của đồng minh tại Tây Phương chỉ có hai phòng tuyến : phòng tuyến phía Bắc và phòng tuyến Địa Trung Hải. Than ôi! Chúng tôi không thể tổ chức được các lực lượng thủy lục không quân để một tướng Pháp thực sự chỉ huy toàn thể quân đội có phương tiện giữ một địa vị  trong các phòng tuyến ấy. Hẳn là nhân sự thi không thiếu. Chúng tôi có thể tùy ý tuyển mộ người trong số các dân tộc can đảm và trung thành với Đế Quốc. Nhưng số sĩ quan và chuyên viên của chúng tôi chỉ cho phép thành lập một số đơn vị có giới hạn. Ngoài ra chúng tôi còn không có phương tiện cung cấp vũ khí và trang bị. So sánh với phương tiện hùng hậu của các đồng minh Anh Mỹ dàn ra trong trận chiến Ý và Pháp thì lực lượng của chúng tôi tham dự không phải là lực lượng chính. Nói riêng bộ binh thì còn lâu lực lượng ấy cũng chưa vượt khỏi một vài sư đoàn, cùng lắm là một quân đoàn. Như vậy thì khó lòng mà có cơ may để Mỹ và Anh chấp nhận giao cho vị tướng Pháp quyền chỉ huy mặt trận chung ở phía bắc hay ở phía nam.

        Mọi việc sẽ khác hẳn nếu vào tháng sáu năm 1940, chính phủ Cộng Hòa, hợp pháp, có nền hành chánh trung ương, có nền ngoại giao, chịu thiên cư sang Algẻrie với 500.000 người tại ngũ, các đơn vị ở mặt trận có thể di chuyển sang đây, toàn thể thủy quân, toàn thể thương thuyền, toàn thể nhân viên không quân khu trục, toàn thể phi cơ oanh tạc. Số phi cơ oanh tạc này đã đưa sang Algérie, nhưng người ta lại đem về trao cho quân xâm lăng. Hồi ấy nước Pháp đã có sẵn vàng và ngân khoản để mua nhiều vật liệu của Mỹ trong khi chờ đợi « vay-thuê » của Mỹ. Nhờ tổng số những phương tiện ấy cộng với những phương tiện đã có ở Algérie, Maroc, Tunisie, Trung Đông, Bắc Phi, chúng ta có thể cấu tạo một lực lượng binh bị lớn lao, có biển rộng bảo vệ, có các hạm đội Pháp và Anh phòng vệ, nhất là 100 tiềm thủy đĩnh. Với những lực lượng ẩy, một năm trước đây, quân đồng minh đến bên cạnh những căn cứ của chúng ta ở Bắc Phi theo lời yêu cầu của chính chúng ta, tất nhiên phải thừa nhận quyền chỉ huy tối cao của một vị tướng hay một vi đô đốc Pháp.

        Nhưng đã xảy ra sự kinh hoảng ghê tởm, cuộc bỏ liều thảm hại, chúng ta không di chuyến được sang Đế Quốc những phương tiện còn dùng được, chúng ta đã giao nạp hay thải hồi phần lởn những lực lượng ấy, chúng ta đã trao cho địch các cơ quan công quyền và quyền chỉ huy quân sự, chúng ta đã ra lệnh tiếp đón đồng minh bằng súng thần công, chúng ta đã tiêu hủy cơ may ấy cung như nhiều cơ may khác. Chưa bao giờ tôi thấy đau khổ bằng những phút lâm vào cảnh ngộ đắng cay này.

        Tuy nhiên, kinh nghiệm và sức lực của tưởng Giraud không cho phép ông dẫn đầu các cuộc hành quân, nhưng cũng có thể giúp ông cáng đáng nhiều việc lớn. Ông đã bỏ tham vọng cầm đầu chính phủ, ông có thể nhận chức bộ trưởng Quân Lực, hay nếu ông không muốn đóng vai trò hành chánh ấy, ông có thể nhiệm chức tổng thanh tra quân đội đồng thời là cố vấn quân sự của Ủy Hội và đại điện Ủy Hội trước bộ tư lệnh đồng minh. Tôi cần phải nói rằng tôi không phản đối giải pháp thứ nhất nhưng tôi cho rằng giải pháp thứ hai thích hợp hơn. Đã nhiều lần tôi đề nghị để ông tự ý lựa chọn. Nhưng ông không hề quyết định chọn giải pháp nào cả. Ông còn có ảo tưởng này khác, ông còn bị một vài người thúc đẩy, ông còn chịu ảnh hưởng của đồng minh ; ông muốn giữ riêng toàn quyền chỉ huy quân đội, đồng thời, nhờ có quyền đồng ký các dụ và các sắc lệnh, ông có thể ngăn cản chánh quyền làm điều gì không được ông đồng ý.

        Như vậy người ta đành phải cô lập Giraud và dẫn ông vào những giới hạn quyền hành giành riêng cho ông nhưng ông không chấp nhận, mặt khác ông không có sự nâng đõ của bên ngoài làm ông lóa mắt, ông sẽ phải xin hồi hưu. Về phần tôi, tôi không thể không buồn rầu trước việc đáng buồn này, việc này phương hại đến một tướng lãnh tài năng xưa nay tôi vẫn trọng vọng và quý mến. Trên con đường đi đến nền thống nhất xử sở, tôi gặp biết bao vấn đề nhân sự, bốn phận một người mang gánh nặng quốc gia không cho phép tôi nghiêng về tình cảm mà có khi còn làm tốn thương người khác. Tôi có thể nói rằng trong bất cứ trường hợp nào tôi cũng khổ tâm vì phải áp dụng kỷ luật sắt để bênh vực quyền lợi quốc gia.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:13:10 pm

        Tuy nhiên, tôi chỉ áp dụng một phần nhẹ. Ngày mùng 5 tháng sáu, nhóm hợp Ủy Hội bảy nhân vật. Lần này thảo luận việc lựa chọn những thành viên mới và giao phó nhiệm vụ Georges được bổ nhiệm « ủy viên chính phủ » còn Catroux giữ nguyên địa vị trước. Massigli và Philip giữ bộ Ngoại Giao và bộ Nội vụ mà họ đã đảm nhiệm từ trước. Monnet lãnh bộ Quân Dụng và Tiếp Vụ. Theo lời giới thiệu của Giraud, những người sau đây được để cử vào Ủy Hội : Couye de Murville, bộ Tài Chánh, René Mayer bộ Giao Thông Công Chánh, Abadie các bộ Tư Phảp, Giáo Dục và Y Tế. Tôi giới thiệu các ông : Pleven, bộ Thuộc Địa, Diethelm, bộ Kinh Tế, Tixier bộ Lao Động, Bonnet, bộ Thông Tin. Mặt khác, Puaux được bổ nhiệm đại sứ Maroc, Helleu đại sứ Trung Đông, tướng Mast tiếp lục giữ chức vụ ở Tunisie.

        Việc bổ nhiệm ấy giúp tôi phương tiện để bổ nhiệm những chức vụ khác, ở Alger, Rabat, Tunis, cũng như đã có ở Beyrouth, Brazzayille, Douala, Tananarive, Noumẻa ; quyền hành sẽ trao cho những người cương quyết chiến đẩu và tôi có thể tin cẩn được. Mười lăm ngày sau, Cournarie từ Cameroun sang Dakar thay thể Boisson. Tại Fort de France, tất cả đều bảo hiệu cho biết đã có thể tái lập trật tự. Còn như chánh phủ thì gồm những người tài trí, phần lớn tôi đã được tín nhiệm, những người khác cũng muốn có sự tín nhiệm ấy trừ khi họ nghĩ khác. Khi đã chắc chắn được mọi người ủng hộ tôi, tôi mới tính đến những việc kế tiếp. Nhưng trước khi tung con súc sắc, tôi phải lắc thật kỹ.

        Ngày mùng 8 tháng sáu, Ủy Hội vẫn mới có bảy người hiện diện trong khi chờ đợi những người khác từ Luân Đôn sang, người ta thảo luận vấn đề then chốt là việc chỉ huy quân sự. Chúng tôi có ba kế hoạch. Kế hoạch thứ nhất của Georges trù định việc thống nhất các lực lượng Pháp đặt dưới quyền tướng Giraud ; Giraud làm tổng chỉ huy và kiêm nhiệm một bộ, ngoài ra ông còn là đồng chủ tịch, nhưng đứng độc lập đối với chính phủ Pháp về phương diện quân sự. Kế hoạch thứ hai là của Catroux nhằm trao cho de Gaulle quyền trực tiếp điều khiến bộ Quốc Phòng, còn Giraud thì giữ quyền chỉ huy quân đội. Kế hoạch thứ ba của tôi để ông tổng chỉ huy giữ nhiệm vụ huấn luyện các lực lượng Pháp và hợp tác với các tư lệnh đồng minh về các kế hoạch hành quân chung. Khi nào có thể được, ông sẽ cầm quân ra trận và do đó chấm dứt việc tham gia chánh phủ. Theo kế hoạch của tôi thì việc tổ chức và phân phổi các lực lượng sẽ do một Ủy Ban  quân sự đảm nhiệm, Ủy Ban này sẽ có de Gaulle, Giraud, các bộ trưởng liên hệ đến phần việc ấy và các tham mưu trưởng, nếu cần, sẽ đặt dưới sự trọng tài của chính phủ. Đa số trong hội đồng bác bỏ kế hoạch thứ nhất. Giraud, có Georges tán đồng, không chấp thuận cả hai kế hoạch sau. Phần nhiều hội viên chưa đi đến chỗ bắt buộc vị « Tổng Chỉ Huy » phải nghe lời hay từ chức, bởi vậy không thể đi đến một quyết định   nào.

        Nhưng nếu như vậy thì thành lập Ủy Hội để làm gì ? Tôi viết thư đặt vấn đề với các hội viên. Xét rằng « trong khoảng thời gian tám ngày chúng ta chưa giải quyết được vấn đề  quyền hạn của chính phủ và quyền chỉ huy quân đội, ai cũng thấy rõ giải pháp hữu lý và phù hợp với quyền lợi quốc gia » ; xét rằng « một vấn đề nhỏ, chỉ cần giải quyết trong vài giờ, đã làm cho chúng ta phải tranh luận liên miên và thiếu nhã nhặn », tôi xin minh xác rằng « không thể tham dự lâu hơn vào công việc của Ủy Hội trong điều kiện làm việc hiện thời. » Sau đấy, tôi ở lỳ biệt thự Glycines, buồn bực vô cùng. Tôi nói cho các bộ trưởng, công chức và tướng lãnh đến thăm tôi biết rằng tôi sửa soạn để đi Brazzayille.

        Cơn giận giỗi có tính toán của tôi làm cho mọi việc tiến triển một cách mau chóng. Tướng Giraud ngẫu nhiên triệu tập một phiên họp không có tôi tham dự, mọi người cho ông biết rằng trong những điều kiện này, không thể lấy một quyết định nào có giá trị. Mặt khác, một hệ thống lưỡng đầu như vậy sẽ có nhiều khiếm khuyết, nó sẽ làm cho những người biết chuyện và cho người ngoại quốc cười thối óc, các giới người Pháp ở đây đều tỏ vẻ lo ngại và bực tức. Tướng Bouscat, tổng tham mưu trưởng Không Quân cũng bày tỏ quan niệm ấy. Những lời bàn tán xôn xao nổi lên tại phủ toàn quyền, trường đại học, các tòa báo.

        Sau 6 ngày hỗn độn, tôi cho rằng tình thế đã chín mùi. Vả chăng những ủy viện bị Luân Đôn giữ lại Anh quốc đã tới Alger. Bây giờ chính phủ có thể mở những phiên họp đông đủ, tôi có thể chờ đợi sự trợ giúp của toàn thể hội đồng chứ không phải sự trợ giúp hạn hẹp của bảy nhân viên chánh phủ như trước. Tôi bèn có ý kiến triệu tập Ủy Hội « mười bốn nhân viên » để cố gắng giải quyết vấn đề vẫn bóp nghẹt chánh quyền. Buổi ọợp được triệu tập, nhưng trước mặt mọi người đồng viện, Giraud nhất quyết từ chối việc thảo luận vấn đề ấy, ông từ khước một thẩm quyền của Ủy Hội mà chính tay ông ký dụ ban hành. Như vậy, đến màn cuối vở hài kịch đau lòng, tàn tích Vichy và người ngoại quốc kéo dài sự nhục mạ nước Pháp từ bảy tháng nay, ông vẫn cố chấp đóng vai trò một vị Thủ Tướng không muốn có chính phủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:14:51 pm

        Đã hẳn là đồng minh không mong mỏi gì hơn. Họ thấy rõ tình trạng này sẽ đưa đến đâu cho nên họ cố gắng một lần nữa làm cho nước Pháp không có chính phủ. Nhưng chính sự can thiệp của họ lại làm lung lay địa vị của tướng Giraud.

        Ngày 16 tháng sáu, hai ông Murphy và MacMillan gửi cho Massigli một bức thư của tướng Eisenhower để trao lại cho Ủy Hội  Giải Phóng Quốc Gia Pháp ; bức thư mời de Gaulle và Giraud lại thảo luận với ông «về những vấn đề liên hệ đến việc chỉ huy và tổ chức những lực lượng võ trang Pháp». Cuộc hội đàm diễn ra ngày 19. Chúng tôi là ba người đối thoại, còn có thêm một nhân chứng câm lặng, đó là tướng Bedell Smith. Các ông Murphy và MacMillan và nhiều công chức quân nhân Hoa Kỳ và Anh ngòi gần quanh đấy, họ chú ý nghe và họ làm rất ồn ào.

        Tôi có ý định từ trước, tôi đến sau cùng và tôi nói trước tiên. Tôi nói với Eisenhower : «Tôi đến đây với tư cách là nguyên thủ Chính phủ Pháp. Vì theo thông lệ, trong lúc hành quân, các nguyên thủ quốc gia thân hành đến tổng hành dinh vị nguyên soái chỉ huy quân đội đã được trao quyền. Nếu ông định hỏi tôi một việc trong lãnh vực của ông thì tôi sẵn sàng thỏa mãn ông, miễn là phù hợp với quyền lợi quốc gia mà tôi có nhiệm vụ bảo vệ ».

        Vị tổng chỉ huy liên quân đồng minh cố gắng giữ thái độ ôn hòa bèn tuyên bố đại khải : « Như ông đã biết, tôi chuẩn bị một cuộc hành quân rất quan trọng tiến vào nước Ý và liên hệ trực tiếp đến việc giải phóng Âu Châu và nước Pháp. Để có an ninh cho hậu cứ của chúng tôi trong cuộc hành quân, tôi yêu cầu ông cho tôi một sự bảo đảm. Việc tố chức sự chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Phi hiện nay không thể có một sự thay đổi nào. Nhất là đối với tướng Giraud, ông này phải giữ nguyên chức vụ hiện thời và giữ trọn quyền chỉ huy các bộ đội, các đường giao thông, các hải cảng và phi trường, ông là người duy nhất thảo luận với tôi về các vấn đề quân sự ở Bắc Phi. Tuy rằng tôi không bận tâm đến tổ chức nội bộ của các ông, đấy là vấn đề của các ông, nhưng đối với chúng tôi, những điểm nói trên là điểm chính yếu. Tôi nhân danh các chính phủ Mỹ và Anh nói với ông điều này. Hai chính phủ Mỹ Anh cung cấp vũ khí cho quân đội Pháp, sự cung cấp ấy không thể tiếp tục được nếu những điều kiện tôi đề nghị không được thi hành đầy đủ.»

        Tôi trả lời:

        « Tôi ghi nhận ý kiến của ông. Ông đòi hỏi một sự bảo đảm mà tôi không thể chấp nhận được. Vì việc tố chức quyền chỉ huy Pháp thuộc thẩm quyền của chánh phủ Pháp chứ không thuộc thẩm quyền ông. Nhưng sau khi đã nghe ông trình bày, tôi xin hỏi ông một vài câu.

        « Các quốc gia lâm chiến — thí dụ nước Mỹ — đều trao cho các tướng lãnh quyền chỉ huy các bộ đội ở mặt trận và giao cho các bộ trưởng quyền tổ chức quân đội. Ông có tham vọng ngăn cản chính phủ Pháp làm như vậy chăng?» Tướng Eisenhower chỉ nhắc lại rằng sự đòi hỏi của ông nhằm mục đích giữ nguyên toàn thể quyền hạn của tướng Giraud.

        Tôi nói : « ông đã nói đến trách nhiệm tổng chỉ huy của ông đối với chính phủ Mỹ và chính phủ Anh. Vậy ông phải biết tôi có trách nhiệm của tôi đối với nước Pháp, nhân danh trách nhiệm ấy tôi không thế chấp nhận nước ngoài can thiệp vào việc hành xử công quyền của nước Pháp ?» Eisenhower ngồi yên lặng.

        Tôi nói tiếp : « ông là quân nhân hẳn ông biết rõ điều này : quyền hành của một vị tưởng có được tôn trọng không, khi quyền hành ấy dựa vào một ơn huệ của nước ngoài ?»

        Sau một lúc yên lặng nặng nề, vị tổng chỉ huy Mỹ nói : «Thưa đại tướng, tôi biết rõ rằng ông bận tâm đến những công việc dài hạn liên quan đến vận mệnh xứ sở ông. Xin ông hiểu cho rằng đối với tôi, tôi chỉ bận tâm với nhu cầu quân sự trực tiếp ».

        Tôi trả lời : «Tôi cũng có những bận tâm ấy. Chính phủ tôi phải thực hiện gấp rút sự phối hợp những lực lượng Pháp đủ loại ; lực lượng Pháp Chiến Đẩu, lực lượng Bắc Phi và lực lượng thành lập ở Chánh quốc, hệ thống hiện hữu đã để các lực lượng ấy hoạt động riêng rẽ. Chúng tôi còn phải võ trang quân đội, nhờ phương tiện của quý quốc viện trợ. Quý quốc viện trợ chúng tôi vì quyền lợi của việc đồng minh giữa chúng ta và cũng vì nước tôi đem lại cho quý quốc nhiều sự trợ giúp, về điểm này tôi cũng xin hỏi ông một câu :

        « Hẳn ông còn nhớ trong trận chiến tranh trước đây nước Pháp đã cung cấp vũ khí cho nhiều nước đồng minh, nước Pháp cũng đóng một vai trò tương tự vai trò của nước Mỹ ngày nay. Bấy giờ người Pháp chúng tôi cung cấp toàn thể vũ khí cho người Bỉ, người Nam Tư, nhiều phương tiện cho người Nga và người Lỗ, sau hết chúng tôi cung cấp phần lớn trang bị quý quốc. Phải ! Trong cuộc đệ nhẩt thế chiến người Mỹ các ông dùng trọng pháo của chúng tôi, các ông dùng chiến xa của chúng tôi, các ông lái máy bay của chúng tôi. Để bù lại, chúng tôi có bắt buộc Bỉ, Nam Tư, Nga, Lỗ và Hoa Kỳ phải chỉ định một vị chỉ huy nào hay thiết lập một hệ thống chính trị nhất định nào không ? » Lại một lần nữa sự yên lặng đè xuống nặng nề.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:16:19 pm

        Tướng Giraud chưa hề nói câu nào, bày giờ ông mới tuyên bố  : « Về phần tôi, tôi cũng có trách nhiệm, nhất là đổi với quân đội. Quân đội nhỏ bé. Chỉ có thể tồn tại trong khuôn khổ lực lượng của đồng minh. Điều này rất đúng với việc chỉ huy, việc tổ chức, cũng như việc hành quân.»

        Đến đây, tôi đứng dậy ra khỏi phòng và trở về nhà.

        Ngày hôm sau, theo lời yêu cầu của tôi, tổng hành dinh đồng minh trao cho tôi và Giraud một thông tư định rõ điều kiện của người Anh bắt buộc quân đội Pháp phải lệ thuộc họ. Tôi muốn giữ lại vết tích của việc này. Sau khi đã đưa lời thôi thúc buộc phải giữ nguyên quyền hạn của tướng Giraud, người ta kết thúc bằng câu này : «Tổng chỉ huy đồng minh nhấn mạnh những cam kết của các chính phủ Mỹ và Anh bảo đảm sự tôn trọng chủ quyền Pháp trên lãnh thổ Pháp ở Bắc Phi và Tây Phi»

        Lối hành văn này có vẻ trào phúng khi kết thúc một thứ trát thôi thúc mâu thuẫn với ý nghĩa sự cam kết; tuy là lời của vị tổng chỉ huy đồng minh, nhưng tôi nhận thấy đây là thủ đoạn quen dùng của Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn. Người ta đề cao pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật. Nhưng tôi biết rằng phương thức làm việc này không phải sáng kiến của Eisenhower và cũng không hợp với bản tính của ông, tuy nó trả lời đúng chính sách chính trị của chính phủ Mỹ và Anh đối với nước Pháp.

        Ông là một quân nhân. Theo bản tính và nghề nghiệp của ông, ông chỉ biết hành động cách nào cho thẳng thắn và đơn giản. Ông chỉ biết theo thể lệ thông dụng huy động những phương tiện nhất định và đặc biệt, ông quan niệm chiến tranh là như vậy, nhiệm vụ của ông là như vậy. Eisenhower dấn thân vào cuộc thử thách với kinh nghiệm 35 năm kỹ thuật và triết lý mà ông không hè có ý tiến lên cao hơn. Bây giờ bỗng dưng ông giữ một vai trò phức tạp dị thường. Ông từ khung cảnh hạn hẹp quân đội Mỹ trở thành vị tổng chỉ huy một liên minh quân sự khổng lồ. Ông phải điều động binh lực của nhiều dân tộc trong những trận chiến ảnh hưởng đến vận mệnh nước ông ; qua những hệ thống tổ chức đã có kinh nghiệm của các đơn vị đặt dưới quyền ông, ông mới thấy xuất hiện tự ái và tham vọng quốc gia.

        Thật là một cơ may cho đồng minh mà Dwight Eisenhower tự mình khám phá ra sự thận trọng cần thiết để giải quyết những vấn đề gai góc này và mở mắt nhìn ra những chân trời to rộng mà Lịch sử mở ra cho sự nghiệp binh bị của ông. Ông biết tỏ ra người khôn khéo và mềm dẻo. Nhưng nếu ông dùng đến khéo léo thì ông lại không thể táo bạo được. Ông phải đổ lên bờ biển Phi Châu một đạo quân đưa từ bờ đại dương này sang bờ kia ; ông phải đặt chân lên nước Ý đối diện với một kẻ thù còn giữ nguyên được lực lượng ; ông phải đưa qua họng d’Avranches đạo quân máy móc của Patton và tiến tới Metz. Nhưng ông làm chủ được tình thế phần lớn nhờ phương pháp và kiên trì. Ông lựa chọn những kế hoạch vừa phải và cương quyết thực hiện đến nơi đến chốn trong sự tôn trọng chiến pháp ; ông đã điều khiển được bộ máy chiến tranh phức tạp và hăng say của thế giới tự do và đưa tới chiến thắng.

        Người ta không quên rằng với tư cách ẩy, ông được cái vinh dự đưa quân vào giải phỏng cho nước Pháp. Nhưng vì sự đòi hỏi của một khối dân tộc lớn cũng phải tương xứng với mối đại họa đã trải qua, người ta cũng nghĩ rằng vị Tổng Chỉ Huy có thể làm hơn để phục vụ xử sở chúng ta. Nếu ông tìm cách dung hòa chiến lược của ông với cảnh lục đục nội bộ của nước pháp, nếu ông uốn nắn người Pháp vào các mục tiêu của đại cường Anh Mỹ, nếu ông trang bị dồi dào các bộ đội của chúng ta kể cả các bộ đội hoạt động trong bóng tối, trong cách dụng binh của ông, nếu ông trao cho quân đội Pháp đang tái hồi một nhiệm vụ tiền đạo, nếu ông làm được những việc ấy thì chúng tôi sẽ phục hồi tiềm lực chiến tranh một cách mạnh mẽ hơn, tương lai sẽ vững chắc hơn.

        Trong sự liên lạc với ông, tôi thường có cảm tường rằng con người rộng lượng như ông nghiêng về những quan điềm ẩy. Nhưng chẳng bao lâu ông lại đổi ý một cách đáng tiếc. Quả là chính sách của Hoa Thinh Đốn chi phối thái độ của ông và bắt buộc ông phải dè dặt. Ồng phải nghe theo vì ông ở dưới quyền Roosevelt, vì ông bị ảnh hưởng của các cố vấn do Roosevelt gửi sang đây, vì ông còn bị những người tranh giành địa vị với ông dòm ngó ; ông chưa có được tính cả quyết của nhà võ tướng đã lập được nhiều công trạng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:17:27 pm

        Tuy nhiên, có khi ông bênh vực những lý lẽ nêu ra để chèn ép chúng tôi, tôi có thể khẳng định rằng ông làm mà không tin tưởng. Tôi nhận thấy ông chịu nghe lời can thiệp của tôi để sửa đổi chiến lược của ông mỗi khi tôi hành động để bênh vực quyền lợi quốc gia. Xét cho cùng thì vị tướng soái này cũng cảm thấy sự cảm thông bí hiểm từ hai thế kỷ này vẫn ràng buộc hai dân tộc Mỹ và Pháp trong những lúc bi thảm lớn của thể giới. Không phải vì ông mà nước Mỹ nghe tiếng gọi thống trị hơn tiếng gọi cứu cấp của chúng tôi.

        Dầu sao thì những cuộc vận động mà chính sách của Hoa Thịnh Đốn đã hoạch định cho Eisenhower ngày 19 tháng sáu cũng đem lại những kết quả trái ngược với sự mong muốn của Hoa Thinh Đốn. Ngày 21 Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp đã ghi nhận những điều bắt buộc của Anh - Mỹ, theo lời đề nghị của tôi, Ủy Hội bỏ qua không thi hành mà cũng không trả lời. Nhưng Ủy Hội bất bình vì bị khinh thường cho nên đã gửi giấy yêu cầu Giraud phải tự đặt mình dưới quyền kiềm soát của chính phủ Pháp hay xin từ chức và chấm dứt nhiệm vụ chỉ huy.

        Ngoài ra, nhân việc Giaud lấy cớ bí mật quân sự không muốn để cho một hội nghị 14 bộ trưởng xét định những vấn đề quân sự, Ủy Hội đã quyết định  theo lời đề nghị của tôi thành lập một « ủy Ban Quân Sự» gồm vị tổng chỉ huy và các tham mưu trưởng, tôi làm chủ tịch. Ủy Ban này được chính phủ ủy nhiệm quyền quyết định mọi biện pháp liên hệ đến việc tổ chức, tuyển mộ và phối hợp các lực lượng quân sự, cùng việc phân phối các lực lượng ấy ra khắp các mặt trận và các lãnh thổ Pháp. Còn như việc thi hành thì tạm thời có hai quyền chỉ huy quân sự : Giraud giữ trách nhiệm quân sự ở Bắc Phi, de Gaulle giữ trách nhiệm về các lực lượng khác, gồm cả lực lượng bí mật. Nhưng những quyết định  chính yếu vẫn giành cho Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia, họp khoáng đại hội nghị.

        Món đồ dùng đẽo gọt thô sơ này không làm cho tôi thỏa mãn chút nào. Tôi muốn người ta tiến xa hơn trên con đường của lương tri, thống nhất việc điều khiển chính phủ một lần cho cả mọi lần, xác đinh phân minh quyền hạn của tướng Giraud ; một hay nhiều bộ trưởng giữ việc đôn đốc quân đội và trực tiếp thi hành quyền quân sự ngoài khu vực hành quân ; chỉ có một tổ chức như vậy mới có thể hợp nhất quân lực Pháp ở Bắc Phi với quân lực Pháp Chiến Đấu. Tuy Ủy Hội đã trông thấy mục tiêu phải đạt được nhưng vẫn còn chưa cả quyết để tiến nhanh hơn. Vả chăng lúc ấy tướng Giraud loan báo rằng ông đã nhận được giấy mời của Roosevelt, sang Hoa Thịnh Đốn thảo luận vấn đề chuyển giao vũ khí. Ông khẩn khoản yêu cầu đợi lúc ông trở về sẽ bàn đến cơ cấu của Ủy Hội và vấn đề chỉ huy. Đa số bộ trưởng lựa chọn giải pháp chờ đợi. Đối với tôi, tôi chấp nhận những biện pháp chuyển tiếp nhưng nhất quyết trong một thời gian ngắn đặt các bộ phận trong chánh phủ vào đúng chỗ.

        Giraud ra đi hôm mùng 2 tháng bảy. Cuộc khởi hành này được quyết định giữa chính phủ Mỹ và Giraud, không hỏi ý kiến Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia. Ngoài mục đích thực tiễn võ trang quân đội của chúng ta, Hoa Kỳ còn lợi dụng cuộc viếng thăm này để xác định chỉnh sách của họ đối với nước Pháp và xác định rằng họ thảo luận việc binh bị với một tướng lãnh của chúng ta nhưng không thừa nhận chúng ta có một chính phủ ; họ còn muốn công khai hóa việc nâng đỡ tướng Giraud để đặt ở Bắc Phi; sau hết họ muốn «tạo ra» một Giraud theo quan niệm của người Mỹ. Ô. Churchill cho rằng về vấn đề này cần phải tiếp tay mạnh mẽ với tổng thổng  Roosevelt, ông bèn gửi cho các đại diện nước Anh ở ngoại quốc và các chủ nhiệm báo Anh một « giác thư » trình bày những lời than phiền của Thủ Tướng Anh về tướng de Gaulle . Dĩ nhiên, bức giác thư có khiếm nhã đến đâu cũng được báo chí Mỹ đăng tải.

        Tuy có cố gắng làm ầm ỹ nhưng kết quả không trả lời vào điều người ta mong muốn. Vì Tổng Thống và các bộ trưởng chỉ tiếp đãi Giraud với tư cách một nhân vật quân sự và ông này cũng không đòi hỏi gì hơn, cuộc viếng thăm của ông chỉ được dư luận Mỹ chú ý gọi là. Kỹ thuật võ trang một vài sư đoàn Pháp không làm cho công chúng say mê, họ không có cảm tưởng rằng vị tân khách dễ bảo được nhiều báo chí ca tụng này là người bênh vực nước Pháp. Còn như các giới am hiểu tình thế, họ cho thái độ phục tòng của Giraud là khó thương, họ cũng không ưa Tòa Bạch ốc khai thác sự hiện diện của Giraud đế khoa trương một chỉnh sách mà nhiều người không tán thành.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:18:50 pm

        Họ có thái độ ấy đối với lời tuyên bố của Giraud với báo chí Hoa Thịnh Đốn, họ biết rằng ông đã chịu đưa bản thảo cho chính phủ Hoa Kỳ xem trước và chịu sửa chữa bản văn trước khi mở cuộc họp báo. Họ cũng có thái độ ấy đối với lời tuyên bố của Roosevelt về cuộc viếng thăm này hôm mùng 10 tháng bảy, Tổng Thống nói : « Đây chỉ là cuộc viếng thăm của một quân nhân Pháp Chiến Đấu cho chính nghĩa của đồng minh vì trong lúc này nước Pháp đã không còn». Họ cũng có thái độ ấy trong bữa tiệc của tòa Bạch ốc khoản đãi, chỉ có các nhân vật quân sự đến dự, người ta cũng không mời đại sứ Pháp Henri Hoppenot, đại diện ủy nhiệm của Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia. Họ cũng có thái độ như vậy vào dịp khánh tiết ngày 14 tháng bảy, Giraud không nhận được điện văn chúc mừng của chính phủ tiếp đón ông; sáng hôm ẩy ông chỉ lên thăm chiếc tàu Richelieu, buổi quá trưa đến một khách sạn ở Nữu Ước dự buổi tiếp tân của kiều dân Pháp.

        Trên đường về, ông dừng chân ở Gia nã Đại, rồi ở Anh quốc, nhưng ông không thể làm thay đổi cảm tưởng của người Mỹ. Đối với ký giả ở Ottawa, Giraud tuyên bố rằng «mục đích duy nhất của ông là phục hồi quân lực Pháp, còn thì cái gì cũng không đáng kể». Đối với báo chí Anh, người ta đã chứng kiến nỗ lực của Pháp tự do để bênh vực chính nghĩa quốc gia từ ba năm nay, ông tuyên bố : « Không ai có quyền nhân danh nước Pháp mà lên tiếng ! » Nói tóm lại, tại các nước đồng minh, những người có trách nhiệm hay không trách nhiệm đã thấy mặt Giraud và nghe ông tuyên bố, đều có cảm tưởng rằng, tuy cá nhân và sự nghiệp của ông đáng kính trọng, nhưng ông không phải là người có đủ tư cách để lãnh đạo quốc gia trong thời chiến. Người ta đi đến kết luận ông chỉ có thể đóng một vai trò phụ thuộc trong công cuộc phục hồi nước Pháp.

        Trong khi ấy thì ở Alger, chính phủ thoát được tình trạng lưỡng đầu, cho nên đã có phần vững chắc, Ủy Hội phải đổi phó với rất nhiều vấn đề : sự hợp nhất Đế Quốc, nhu cầu vật chất và tinh thần của nỗ lực chiến tranh, sự giao thiệp với nước ngoài, sự liên lạc với kháng chiến chánh quốc, việc chuẩn bị mọi việc phải làm khi nước Pháp được giải phóng. Mỗi tuần lễ, chúng tôi hội họp hai phiên. Các vấn đề thảo luận thật là gai góc ; mỗi bộ trưởng đều trình bày, một mặt là những khó khăn nan giải, mặt khác là sự thiếu thốn phương tiện. Ít ra chúng tôi cũng cố gắng chuẩn bị kỹ càng các đề tài tranh nghị để đạt được cái gì thiết thực. Vả chăng việc trọng tài của tôi không đến nỗi khó khăn, vì tuy ý kiến khác nhau nhưng nội trong chính phủ không có sự di biệt sâu xa về một vấn đề nào. Cần phải nói rằng không có quốc hội, đảng phái và bầu cử, các nhân viên trong Ủy Hội không phải dùng đến mưu chước chính trị. Công việc đôn đốc của tôi khá dễ dàng.

        Nhất là về phương diện kỹ thuật, tôi có những phụ tá đắc lực. Từ ngày mồng 10 tháng sáu chúng tôi đã thành lập cho chánh phủ một ban « tống thư ký » đặt dưới quyền điều khiển của Louis Joxe, Raymond Offroy và Edgar Faure làm phụ tá. Joxe có nhiệm vụ liên lạc các bộ trưởng với nhau và với tôi, thành lập các hồ sơ để đưa ra thảo luận theo chương trình ngịi sự. Ông ghi nhận những quyết nghị, cho công bổ dụ và sắc lệnh, theo dõi việc thi hành. Ông là một mẫu người có lương tâm nghề nghiệp, kín đáo như một nấm mồ, trong ba năm trường ông dự hết các phiên họp của Hội Đồng với tư cách một chứng nhân câm lặng và cần mẫn. Ban « tổng thư ký » khánh thành ở Alger sau này trở thành công cụ làm việc tập thể của chính phủ.

        Đến tháng bảy, « Ủy Ban Tư Pháp » ra đời, đứng đầu là ông René Cassin ; với sự phụ tá của các ông Francois Marion, Lebahar, V.V., ông đóng vai trò thường trao cho Hội Đồng Tham Chính để cho ý kiến về hình thức các bản văn. Người ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của Ủy Ban này khi biết rằng Chỉnh Phủ ở Alger phải san định luật pháp cho thích hợp với tình trạng chiến tranh và chuẩn bị những biện pháp lập pháp, tư pháp và hành chánh để thi hành tại Pháp sau ngày giải phóng. Mặt khác, một « Ủy Ban Tố Tụng » do Pierre Tissier làm chủ tịch cũng được thành lập trong khi chưa có Hội Đồng Tham Chính, Ủy Ban này đưa ra những quyết nghị tạm thời để trừng phạt hay tịch thu gia sản những người đã lạm dụng quyền hành của chế độ Vichy khi điều khiển các cơ quan công quyền. Sau hết là « Ủy Ban Quân Sự », giao cho một viên thư ký : đại tá Billotte, Ủy Ban này làm việc dưới quyền điều khiển trực tiếp của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2019, 11:15:30 pm

        Suốt trong tháng bảy, các cơ quan công quyền và tư quyền, các bộ tham mưu và dư luận quần chúng đều nhận thấy những người điều khiển các bộ theo thông lệ phân quyền trong chính phủ, đều trở thành bộ trưởng có quyền hành và trách nhiệm tương đương với chức vụ ; cách làm việc tùy hửng của hệ thống Alger từ ngày chấm dứt chế độ Vichy ở Bắc Phi đã được thay thế bằng hoạt động của một cơ quan có thẩm quyền và có chỉ đạo ; bây giờ đã có một nền hành chánh trung ương thay thế cho liên hang giả hiệu : Algẻrie, Tunisie, Maroc, Tây Phi. Liên bang này được thành lập vì ý muốn cá nhân trong khi không có một công quyền có tính cách quốc gia ; nói tóm lại, công quyền có đầu não, có đường lối và hoạt động có trật tự. Ảnh hưởng tốt đẹp đến nỗi trong các giới chỉ huy mọi người đều chấp nhận thái độ hướng về tôi cũng như trường hợp quân chúng Pháp.

        Nỏi tóm lại, trong việc làm, trong tâm tưởng mọi người đã xuất hiện ý thức về Chánh Phủ, ý thức ấy càng nổi bật khi chính phủ không còn là một tổ chức ẩn danh. Khi mà Vichy không còn đem lại cho người ta ảo tưởng gì nữa, người ta tự động hứng cả hứng khởi, thuận tình hay tham vọng về de Gaulle. Tại Bắc Phi sự chuyển hướng ấy bị trì trệ vì cơ cấu chủng tộc và ý thức chỉnh trị của dân chúng, vì thái độ của nhà cầm quyền và áp lực của đồng minh. Nhưng sự tiến triền này không thể cưỡng lại được. Luồng sóng ngầm sâu ý chí và tâm tình dẫn dắt bởi ý thức cứu nguy dân tộc làm cho người thừa nhận chiều hướng ấy rất chính đáng ; xưa nay nước Pháp trong bước nguy vong vẫn nhận biết cái gì là chánh đáng mặc dầu các nhà đương cuộc đưa ra những công thức «hợp pháp». Đây là một đòi hỏi đơn sơ, tôi cảm thấy mình tượng trưng cho một công cụ để nêu lên và phục vụ sự đòi hỏi chính đáng của dân tộc. Dĩ nhiên, những ngày khánh tiết sẽ chứng minh điều ấy cho mọi người biết. Quần chúng hăng say tham dự cuộc lễ, các đoàn thể bày tỏ lòng tôn kính, các nghi lễ chánh thức tổ chức một cách ý nghĩa, tất cả đều nhắm vào tôi làm trung tâm đế biểu lộ mối thâm cảm của dân chúng. Sự quyết định của quốc gia mạnh mẽ hơn bất cứ một hình thức pháp lý nào, đã công nhiên ủy nhiệm cho tôi đại diện và lãnh đạo chính phủ.

        Ngày 26 tháng sáu tôi sang Tunisie. Tôi nhận thấy ở đây quyền Phụ Chính bị lung lay vì cuộc xâm lăng, Vichy đã ngả theo lực lượng Trục, nhiều phần tử quốc gia bản xứ đụng độ với người Đức và người Ý. Sự tồn hại vật chất rất quan trọng. Phản ứng chính trị cũng vậy. Trước khi tôi đến Alger, vị «Tổng chỉ huy dân sự và quân sự» đã truất ngôi vua Moncef ; trong thời kỳ chiếm đóng, thái độ của nhà vua ngang ngạnh vì có cam kết ràng buộc với nước Pháp. Nhiều nhân vật trong hai tổ chức « Destour » bị tống giam. Tại miền thôn quê người ta phải trừng phạt nhiều vụ cướp của giết người. Đây là những kẻ du thủ du thực hay những người cực đoan sát hại thực dân Pháp, địch dung túng họ hay có khi còn lợi dụng họ.

        Vị thống sứ Mast phải ra công lập lại an ninh trật tự. Ông  làm việc một cách thông minh, giới "hạn số người trừng phạt, cố gắng tiếp xúc với hai bên kình chống nhau để giải hòa và giảm bớt sự báo thù. Tôi cố gắng giúp ông. Tôi tiếp xúc với các nhà cầm quyền, các phái đoàn, các nhân sĩ Pháp và Tunisie, tôi nói cho họ biết tình thế này nên có sự khoan hồng. Người dân bản xứ có lỗi thật nhưng muốn phán xét họ thì phải nghĩ đến những trường hợp như Vichy gây ra vụ «Phalange africaine», (đốt ngón tay Phi Châu), họ lập ra một đội lính theo địch để đánh lại chúng ta. Tôi tuyên bố rằng lúc này không có gì cần thiết hơn thắt chặt sự đoàn kết Pháp — Tunisie, khởi sự bằng cách tái lập mọi sinh hoạt ở Tunisie. Cần phải nói rằng từ ngày ấy chưa bao giờ chính phũ tôi gặp phải trở ngại quan trọng ở Tunisie. Trải lại, khối dân tộc cao thượng này lại một lần nữa cộng tác với nước Pháp trong nỗ lực chiến tranh, tuyển mộ quân nhân giá trị xung vào các bộ đội Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2019, 12:22:39 am

        Tôi đến thăm vua Sidi-Lamine, người được nối ngôi sau khi truất ngôi vua Moncef. Nhà vua tiếp đón tôi ở Carthage, trong số các bộ trưởng có ông Baccouche. Mặc dầu dư luận xôn xao khi vua trước ra đi, vua mới cũng làm tròn nhiệm vụ một cách giản dị và trong danh dự. Tôi phải xúc động vì thấy nhà vua là người có tuổi, lịch lãm và cả quyết, tận tâm phục vụ xứ sở. Tôi cũng có thể tin rằng nhà vua cho tôi là người tiêu biểu cho một nước Pháp quả quyết và độ lượng, Tunisie vẫn hằng mong tưởng và cũng có khi trông thấy thật sự. Từ đấy tôi có lòng ái mộ và thân hữu với Sidi-Lamine, tình thân hữu ấy không bao giờ phai mờ.

        Chủ nhật 27 tháng sáu, tôi đến dự buổi diễn binh và vào lễ nhà thờ, giữa sự hoan hô của công chúng, sau đấy tôi trả về sân Gambetta. Tôi ngỏ lời với một sổ người Pháp và người Tunisie đông đảo, tôi nói đến nước Pháp và việc khảng địch cho đến cùng bằng mọi phương tiện có trong tay cho đến khi địch ngã gục, tôi nhân danh nước Pháp gởi lời chào các đồng minh và tỏ lòng hiểu biết trung thực với đồng minh miễn là đồng minh cũng đối xử với chúng tôi một cách tương xứng. Sau đấy tôi tuyên bố rằng tôi kêu gọi mọi người giúp sức cho đến khi hết chiến cuộc nhưng không hề có ngưỡng vọng gì về sau ; tôi vận động cho cuộc chiến thắng và cuộc giải phóng, kết quả sẽ là chiến thắng và giải phóng, sự nghiệp hoàn thành, de Gaulle sẽ không tranh giành một địa vị nào cả.

        Tôi nói: « Đối với nước Pháp, đối với người mẹ Pháp, chúng tôi chỉ có một điều để nói, không có cái gì quan trọng đối với tôi ngoại trừ việc phục vụ nước Pháp. Chúng tôi có nhiệm vụ giải phóng nước Pháp, diệt quân thù và trừng phạt những kẻ phản bội, chúng tôi sẽ lưu lại những người bạn của nước Pháp, chúng tôi sẽ tháo gỡ băng bịt. miệng và xích cùm chân để nước Pháp gióng lên tiếng nói của mình và tiến theo vận mệnh của minh. Chúng tôi không đòi hỏi gì ngoài việc nước Pháp mở vòng tay người mẹ đón tiếp chúng tôi ngày nào được giải phóng để chúng tôi rơi hạt lệ vì sung sướng, cho đến ngày hai tay buông xuôi, chúng tôi chỉ mong được an nghỉ dưới thánh địa tốt lành của nước Pháp. »

        Ngày 14 tháng bảy, quang cảnh Alger, thủ đô của Đế Quốc và Chánh Quốc Pháp Chiến Đấu, biểu lộ sự phục hưng chính phủ và sự phục hồi nền thống nhẩt. Cuộc duyệt binh theo thường lệ có tính cách một sự hồi sinh. Khi đứng chào đội binh diễn hành, tôi nhìn thấy ý muốn nồng nhiệt tham dự những trận đánh sắp tới như những ngọn lửa hừng hực tạt vào mặt tôi. Ngọn gió tin tưởng thổi qua quân đội và dân chúng chứng tỏ tâm hồn mọi người đã đồng tâm nhất chí với nhau ; thất vọng và đau khổ những ngày qua đã làm nao núng, nhưng ngày này mọi người đã trở lại với niềm hy vọng. Sau đấy, tôi nói chuyện với một số quần chúng đông đảo ở một hội trường, tôi cũng có cảm tưởng ấy.

        Tôi tuyên bố : «Như vậy là sau ba năm thử thách đau thương, dân tộc Pháp lại xuất hiện. Họ xuất hiện từng khối lớn, sát cánh với nhau và đầy hứng khởi, dưới lả quốc kỳ, như lần này họ xuất hiện trong sự đoàn kết. Sự đoàn kết được minh chứng tại thủ đô Đế quốc ngày nay, ngày mai tất cả các đô thị và làng mạc thoát ách nô lệ của quân xâm lăng sẽ đem lại những minh chứng mới». Căn cứ vào sự nhận xét này, tôi nhấn mạnh để các nước đồng minh nghe rõ rằng họ đã có những dự tính phi lý dùng lực lượng binh bị của nước Pháp mà không biết đến nước Pháp. Tôi nói : «Trên thế giới có một số người lầm tưởng rằng có thể kể đến tác dụng của quân đội mà không cần đếm xỉa đến ý chí và tình cảm của các tầng lớp dân chúng của chúng ta. Họ tưởng rằng binh lính, thủy thủ và phi công của chúng ta khác hẳn binh lính, thủy thủ và phi công của thế giới, người của chúng ta ra trận mà không cần biết lý do khiến cho họ đương đầu với cái chết. Tóm lại, những lý thuyết gia thực tế giả hiệu này tưởng rằng đối với người Pháp và chỉ có người Pháp thôi, nỗ lực chiến tranh của quốc gia có thể huy động được mà không cần đếm xỉa đến chính trị và đạo đức của quốc gia. Chúng tôi tuyên bố với các lý thuyết gia ấy rằng họ không biết đến thực tại. Công dân Pháp chiến đấu chống quân thù bất cứ ở đâu từ bốn năm nay hay từ tám tháng nay, chỉ chiến đấu vì nghe tiếng gọi của nước Pháp, để đạt những mục tiêu của nước Pháp và những đòi hỏi của nước Pháp. Bất cử hệ thống nào xây dựng trên những căn bản khác với những căn bản ấy đều phiêu lưu và bất lực. Nhưng nước Pháp đem cả đời sống, uy danh và tự do của mình ra chơi ván bài quan trọng này, không thể phiêu lưu và bất lực».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 11:06:55 pm

        Ngày mai nước Pháp thắng trận, quốc gia được giải phóng sẽ cần đến một mục tiêu để hăng say và cố gắng. Bởi vậy cho nên sau khi đã đề cao hoạt động và hy sinh của mặt trận kháng chiến, tôi nhắc đến ngọn lửa thiêng tái sinh đang phấn khích mọi người lên đường chinh chiến. «Nước Pháp không phải là một nàng công chúa ngủ trong rừng để cho một ông hoàng giải phóng đến đảnh thức dậy một cách ngon lành. Nước Pháp là một cô gái bị bắt cóc và tra tấn, dưới ngọn roi của địch và trong ngục thất, cô gái đã ước lượng sự đau khổ của mình và tội ác nhớp nhúa của kẻ hà hiếp.

        Nước Pháp đã lựa chọn từ trước một con đường mới! » Tôi nói rõ những mục tiêu mà quân giải phóng phải đạt được ở trong nước cũng như ở ngoài nước sau ngày chiến thắng. Tôi chấm dứt bằng lời khích lệ quốc dân kiêu hùng. « Hỡi người Pháp ! Từ một trăm năm mươi năm nay tổ quốc vẫn trường tồn trong lúc suy vong cũng như trong hồi thịnh trị. Cuộc thử thách ngày nay chưa đến lúc chấm dứt. Nhưng chúng ta đã thấy phác họa màn cuối của tấm thảm kịch ô nhục nhất trong lịch sử của chúng ta. Chúng ta hãy ngẩng đầu lên ! Chúng ta hãy xiết chặt vòng tay trong tình huynh đệ và cùng nhau tiến bước, hướng về vận hội mới trong đấu tranh và chiến thắng.»

        Đám quần chúng đông đảo nghe lời phủ dụ của tôi đều xúc động mạnh mẽ, sự kiện ấy đập tan những âm mưu của một số người đã chống đối từ lâu. Đã hiển nhiên là những hệ thống giả tạo thành lập ở Alger để đánh lừa quần chúng và chiều lòng người ngoài, đều sụp đổ vô phương cứu chữa, tuy còn nhiều thể thức phải kiện toàn, nhưng tôi biết rằng de Gaulle đã thắng cuộc. Trên khán đài, Ô. Murphy để lộ rõ vẻ xúc động và đến khen tặng tôi, Ông nói : « Sao mà nhiều người thế ! » Tôi trả lời : « Đây chỉ là 10 phần 100 số người theo de Gaulle ở Alger. »

        Đến lượt Maroc cững có một quang cảnh tương tự. Ngày mùng 6 tháng tám tôi đến Rabat. Đã từ lâu, những người để lộ ý muốn ủng hộ Pháp Tự Do bị trừng phạt nặng nề và bị nhục mạ, nhiều người khác âm thầm giữ yên lặng. Bây giờ dân chúng, nhà cầm quyền, nhân sĩ đều hoan hô tôi giữa ánh nắng chói chang. Đại sứ Puaux, nhiệm chức thống sứ, trình bày cho tôi biết tình hình. Phải làm ngay cái gì cho Maroc sống vì xứ này bị cắt đứt mọi liên lạc và đang có nạn đói kém. Còn về tương lai thì ông đã thấy phác họa những vấn đề đặt ra vì sự tiến triền về phương diện chính trị của xứ bảo hộ này. Tuy nhiên, ông biết chắc rằng Maroc sẽ giữ liên lạc thân thiết với nước Pháp và sẽ lãnh phần lớn nỗ lực của Đế quốc Pháp để giải phóng nước Pháp.

        Theo nghi lễ chánh thức, tôi tiếp xúc riêng với vua Mohamed-Ben-Youssef. Nhà vua còn trẻ tuổi, người cao ngạo và có ý kiến riêng của mình, ngài không giấu giếm ngưỡng vọng chỉ đạo quốc dân trên đường tiến hóa và một ngày kia, tiến tới độc lập. Thái độ nhà vua lúc bồng bột, lúc thận trọng, nhưng bao giờ cũng khôn ngoan, ngài sẵn sàng thỏa hiệp với người nào giúp ngài thực hiện ngưỡng vọng đó, nhưng ngài cũng có thể cương quyết chống lại người nào cản trở ngài. Nhưng ngài khen ngợi nước Pháp, tin tưởng nước Pháp sẽ phục hồi và không cho rằng Maroc không cần đến nước Pháp. Tuy ngài có nghe lời đề nghị của nước Đức trong thời kỳ Đức thắng trận, của Roosevelt tại hội nghị Aufa, nhưng ngài vẫn tỏ ra trung thành với chúng ta. Người ta phải công nhận rằng Noguès đã có ảnh hưởng mạnh đến thái độ của quốc vương.

        Tôi cho rằng cần phải chấp nhận quốc vương Mohamed- Ben-Youssef đúng như cá tính của ngài, nghĩa là một người nhất quyết muốn lởn mạnh ; tôi cũng cần để lộ cho ngài thấy rõ cá nhân tôi, nghĩa là vị nguyên thủ một nước Pháp có chủ quyền nhưng sẵn lòng giúp đỡ nhiều những người cộng tác với tôi. Sự thành công của quân Pháp Chiến Đấu tạo cho tôi nhiều uy tín, tôi dựa vào uy tín ấy để gây tình thân hữu riêng với nhà vua. Đồng thời, chúng tôi cũng cam kết hiệp lực để hành động chung ; chúng tôi không bao giờ vi phạm lời cam kết ấy nếu tôi còn là người nhân danh nước Pháp đế tiếp xúc với nhà vua.

        Ngày chủ nhật mùng 8 tháng tám, tôi đến Casablanca. Cờ xí và biếu ngữ che kín cả tường nhà. Sáu tháng trước đây tôi phải đến một cách bỉ mật, trú ngụ ở vùng ngoại ô, có dây kẽm gai và các đồn lính Mỹ vây kín. Ngày nay sự hiện diện của tôi tiêu biểu cho uy quyền của nước Pháp. Sau khi duyệt binh, tôi ngỏ lời với một số người đông đảo tụ hội tại công trường Lyautey. Tôi dùng giọng nói cả quyết và điềm đạm. Nước Pháp sẽ có mặt trong lúc chiến thắng nhờ sự thống nhất nước Pháp và Đế Quốc Pháp. Tôi lấy xứ Maroc làm thí dụ : Maroc nói lên nhiệt tâm, tin tưởng và hy vọng của mình bằng tiếng nói lớn của Casablanca ». Buổi chiều, tôi đến thăm Meknès. Ngày mùng 9 được giành cho cuộc viếng thăm Fez. Tôi đi khắp nơi thành phố Ả Rập này giữa tiếng kèn trổng vang lừng và giữa rừng cờ, biển ; đây là những cuộc biểu tình rất hy hữu đối với một thành phổ hung dữ như thành phố này. Sau hết, ngày mùng 10, trong vùng Ifrane, tôi được người Berbères và các tù trưởng của họ tiếp đãi thân mật.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2019, 09:27:24 pm

        Giữa lúc đánh tan được mọi sự nghi ngờ ở Tunisie, Algérie và Maroc, quần đảo Antilles thuộc Pháp cũng mạnh dạn trở về tập kết. Tự họ muốn tập kết chứ không phải vì đồng minh đã nhúng tay.

        Từ năm 1940, đô đốc Robert, cao ủy Antilles, vẫn đặt thuộc địa dưới quyền kiềm soát của Thống Chế Pétain. Ở đây còn hai chiếc tuần dương hạm Emile - Bertin và Jeanne d'Arc, hàng không mẫu hạm Béarn, các tuần dương hạm nhỏ Bartleur, Quercy, Estérel, các tầu chở dầu : Var và Mekong. Ở đây cũng còn một số quân sĩ quan trọng, đô đốc Robert áp dụng một chế độ nghiêm ngặt, nhận tiếp viện của Hoa Kỳ với điều kiện đứng trung lập. Nhưng tình thế biến chuyền, dân chúng và giới quân nhân biếu lộ ý muốn theo phe chiến đấu chống kẻ thù.

        Từ mùa xuân 1941, tôi đã gửi Jean Massip bí danh đại tá Perrel, đến Martinique và Guadeloupe với sứ mệnh gây ảnh hưởng của Pháp Tự Do và đưa những người tình nguyện trốn khỏi đảo về với lực lượng Pháp Chiến Đấu. Massip gặp nhiều trở ngại nhưng vẫn cố gắng làm mọi việc có thể làm được, ông hoạt động từ những lãnh địa Anh Sainte-Lucie, Dominique, Trinidad ; nhờ sự trợ giúp của những người Pháp như Joseph Salvatori và Adigard des Gautries, ông đã liên lạc được với những yếu tố kháng chiến ở Fort để France và Basse-Terre và đưa ra mặt trận hơn 2.000 người đầu quân. Vào đầu năm 1943, tất cả đều báo trước sẽ có một phong trào mạnh mẽ lôi cuốn lãnh thổ và lực lượng Pháp tại Mỹ Châu về phe giải phóng của de Gaulle.

        Đến tháng ba, xứ Guyane loại bỏ ảnh hưởng Vichy. Ý định này đã có từ lâu. Từ tháng mười 1940, đã có lần tôi thấy một toán 200 người đến Phi Châu tự do, toán người này ở bờ sông Maroni, người chỉ huy là Thiếu tá Chardon. Đến sau lại thành lập một « Ủy Ban Tập Kết», chủ tịch là Ô. Sophie, đô trưởng Cayenne. Ngày 16 tháng ba 1943, dân chúng tụ tập tại công trường Palmistes, lớn tiếng buộc thống đốc phải từ chức, diễn hành qua các phổ với biểu ngữ Croix de Lorraine và hoan hô de Gaulle. Trông thấy dân chúng làm rầm rộ, vị thống đốc phải rút lui. Sophie bèn gửi điện tín cho tôi, báo tin sự tập kết và yêu cầu gởi đến Cayenne một người khác cầm quyền thuộc địa này. Nhưng theo lời hối thúc của lãnh sự Hoa KỲ ông cũng gửi một điện văn như thế cho tướng Giraud. Lúc ấy Ủy Ban ở Luân Đôn và tổ chức Alger chưa hợp nhất với nhau. Người Mỹ nắm giữ quyền thông thương của Guyane với nước ngoài bèn thu xếp để thống đốc Rapenne của Giraud phái sang, tức tốc đến Cayenne nhậm chức, trong khi ấy thống đốc Bertaut của tôi phái đi chưa có phương tiện đến nơi. Sau đấy đồng minh lợi dụng địa vị của họ là những người bảo lãnh việc tiếp tế xứ Guyane, họ ép buộc dân chúng ở đây phải chấp nhận một vi thống đốc thực ra là người danh dự nhưng không trả lời vào sự yêu cầu của dân chúng. Tất nhiên, hai tháng sau, ủy hội Giải Phóng được thành lập ở Alger, chúng tôi có thể điều chỉnh một tình trạng có vẻ lừa phỉnh.

        Đến tháng 6, đảo Martinique cũng có những hành động quyết định. Từ nhiều tháng nay, đô đốc Robert đã nhận được nhiều kiến nghị yêu cầu để cho lãnh địa Pháp này được quyền làm phận sự đối với nước Pháp. Chỉnh tôi cũng có dịp gửi bác sĩ Le Dantec đến đây vào tháng tư 1943 đề nghị với đô đốc một lối thoát thỏa đáng, rồi đến tháng năm lại đề nghị với Giraud gửi cho ông một bức thư có chữ ký của Giraud và tôi mời ông về tham dự cuộc chiến với chúng tôi. Nhưng không nhận được thư trả lời của ông. Trái lại, ông tăng gia những hoạt động trừng phạt và đe dọa người kháng chiến.

        Nhưng « Ủy Ban Kháng Chiến » đã ra mắt công chúng giữa bạch nhật thanh thiên với lãnh tụ Victor Sévère, đô trưởng -  dân biểu Fort de France, các ông Emmanuel Rimbaud, Léontel Calvert, v.v. Ngày 28 tháng sáu, kỷ niệm ngày phổ biến lời hiệu triệu 1940, ủy ban này đến đặt vòng Croix de Lorraine trước đài chiến sĩ trận vong. Một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ngày 24 tháng sáu. Năm ngày sau, thiếu tả Tourtet và đại đội của ông xin gia nhập phong trào. Làn sóng sôi động lan tràn tới hải quân, đô đốc Robert đành phải nhượng bộ. Ngày 30 tháng sáu, ông công bố một bản tuyên ngôn cho biết ông đã « yêu cầu Chính Phủ Hoa Kỳ gửi sang một toàn quyền đại diện để ấn định thể thức thay đổi nhà cầm quyền Pháp, sau đấy ông xin từ chức. » Bản tuyên ngôn làm dịu bớt tình thế tuy rằng người ta không chấp nhận sự kiện cần phải có mặt người Mỹ mới giải quyết được vấn đề quốc gia. Hai ngày sau, một phái đoàn từ đảo Martinique được gửi sang Dominique báo tin cho Jean Massip biết thuộc địa này đã trở về tập kết và yêu cầu tướng de Gaulle gửi sang một đại diện có đầy đủ quyền hành.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2019, 10:35:37 pm

        Tại Guadeloupe, tình hình cũng biến chuyển một cách tương tự. Đã từ lâu, dân chúng hướng nguyện vọng và hy vọng về Pháp Tự Do. Các ông Valentino, chủ tịch ủy ban thừa hành của đại hội đồng, Méloư, Gẻrard và nhiều nhân sĩ khác, đã thành lập « Ủy Ban Kháng Chiến ». Valentino bị bắt giam tại Guyane, sau khi đảo này được giải phóng ông bí mật trở về Guadeloupe. Ngày mùng 2 tháng năm 1943, một cuộc mít tinh ủng hộ Pháp Chiến Đấu được tổ chức tại Basse- Terre, nhà cầm quyền cho xả súng bắn vào dân chúng, bắt buộc phải giải tán. Ngày mùng 4 tháng sáu, Valentino cùng các đồng chí định cướp chính quyền nhưng không đạt được mục đích, sau ông tiếp xúc được với Jean Massip. Đến cuối tháng ẩy, đô đốc Robert xin từ chức ở Martinique, việc này cũng giải quyết luôn vấn đề Guadeloupe.

        Ngày mùng 3 tháng bảy, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia nghe bảo cáo những biến chuyển này, ủy nhiệm đại sứ Henri Hoppenot ở Hoa Thịnh Đốn sang làm « đại lý đặc nhiệm tại Antilles ». Ông này đến Fort để France ngày 14 tháng bảy, theo ông có các sĩ quan cao cấp thủy lục không quân. Giữa một biển cờ Croix de Lorraine, giữa tiếng hoan hô « de Gaulle muôn năm !» mạnh như vũ bão, ông được Severe, ủy ban kháng chiến và dân chúng tiếp đón niềm nở. Hoppenot và phái đoàn của ông bắt tay ngay vào việc. Ông dùng tài khéo léo và tinh cương nghị để định rõ địa vị của từng người. Đô đốc Robert đến PortơRico để trở về Vichy. Thống đốc Ponton từ Trung Phi sang được bổ nhiệm thống đốc Martinique. Tổng thư kỹ Poưier, rồi sau đến thống đốc Bertaut, được ủy nhiệm sang Guadeloupe. Vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Pháp để ở Fort để France, giờ được đặt dưới quyền kiểm soát của Alger. Hạm đội được đưa sang Hoa Kỳ và sau khi sửa chữa sẽ trở về Bắc Phi. Các bộ đội được xung vào quân đội giải phóng Đặc Biệt là Đại Đội Antilles dưới quyền chỉ huy của trung tá Tourtet, đại đội này lập được nhiều công trạng trong trận đánh Royan, chỉ huy trưởng bị địch hạ sát.

        Cuộc tập kết của quần đảo Antilles hoàn thành một kế hoạch quốc gia lởn đã phát họa từ ngày xảy ra việc suy sụp chính phủ chót của đệ Tam Cộng Hòa ; Pháp Tự Do đã lựa chọn để thực hiện ngay từ sau ngày « đình chiến » và từ đấy vẫn theo đuổi với bất cứ giá nào, nhưng chánh phủ Vichy, có theo ý địch hay không, vẫn tìm cách phản đổi. Ngoại trừ Đông Dương còn trong tay người Nhật, tất cả các lãnh thổ của Đế Quốc bây giờ đều trở lại tham chiến để giải phóng nước Pháp.

        Còn như các lực lượng Pháp ở hải ngoại thì tất cả đều trở về tập kết. Hạm đội Alexandrie bị trung lập hóa từ 1940, đến tháng sáu 1943 có quyết định của hạm đội trưởng đặt dưới quyền chỉ huy của chánh phủ. Đến tháng tám, đô Đốc Godfroy đưa từ Hồng Hải, le Cap và Dakar vào các hải cảng Bắc Phi, thiết giáp hạm Lorraine, các tuần dương hạm Duguay- Trouin, Duquesne, Suffren, Tourville, các khu trực hạm Basque, Forbin, Fortune và chiếc tiềm thủy đĩnh Protée. Những chiến hạm đẹp đẽ này cũng như các chiến hạm từ Antilles gửi sang đều được đưa ra mặt trận. Một lực lượng tiếp viện quan trọng như thế, thêm vào, còn có các tầu trong các hải cảng Phi Châu, các tầu mang đoàn kỳ Croix de Lorraine. Đội chiến hạm này cho phép tái lập một lực lượng hải quân quan trọng của nước Pháp trên các mặt biển, con đường mang lại chiến thắng cho Âu Châu.

        Các biến chuyện diễn ra theo một nhịp điệu âm thầm làm cho sự phục hồi quân lực Pháp ăn khớp với sự suy xụp quân lực địch. Nước Ý, trở thành « người mẹ buồn rầu của một đế quốc chết », theo cách nói của Byron, và sắp sửa bị chiếm đóng, bèn đoạn tuyệt với Đức Quốc. Nhưng đối với Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp thì việc trở cờ của nước Ý làm cho Ủy Hội được củng cố với tư cách một chính phủ. Đồng thời, đồng minh cũng buộc lòng phải công nhận rằng không thế giải quyết vấn đề nước Ý mà không có Pháp tham dự. Vả chăng, họ phải đương đầu với cuộc giao tranh ác liệt trên bán đảo, rồi họ sẽ cần đến sự trợ giúp của bộ đội và hải quân Pháp. Họ sẽ giành phần lớn hơn cho chúng ta trong các lãnh vực ngoại giao và chiến trường. Đã cần đến nước Pháp thì dù muốn dù không họ cũng phải điều đình với nhà cầm quyền Pháp.

        Ngày mùng 10 tháng bảy, một đạo quân Anh và một đạo quân Mỹ dưới quyền tư lệnh của tướng Alexander, đổ bộ lên đảo Sicile. Người ta không mời chúng tôi tham dự vào cuộc hành quân. Lý do đưa ra là các đơn vị của chúng tôi chưa đủ võ trang. Quả vậy, chúng tôi mới nhận được một số ít quân trang của Mỹ. Thực ra Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn dự tính nước Ý sẽ xụp đổ cho nên không muốn cho chúng tôi tham dự vào trận chiến quyết định và hòa ước ký sau đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Hai, 2019, 11:23:48 pm

        Tại Sicile, đồng minh gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân Đức kéo đến bảo vệ hòn đảo. Nhưng sau 6 tuần lễ giao tranh ác liệt, lực lượng Anh - Mỹ đã thắng thế. Đồng thời, người ta được tin Đại Hội Đồng Phát Xít bất tín nhiệm Mussolini, vua Ý bắt giam nhà tổng tài này và chỉ định thống chế Badoglio làm Thủ Tướng. Hẳn là tân Thủ Tướng tuyên bố tiếp tục chiến đấu trong hàng ngũ Trục. Nhưng đã rõ là thái độ
ấy chỉ dùng để che đậy ý định trái ngược lại. Đức Quốc Trưởng là người biết rỏ hơn ai hết. Trong một bài diễn văn đọc trên đài phát thanh vào hôm sau, người ta nhận thấy dưới luận điệu đe dọa chắc nịch dấu hiệu lo lắng của một người bị đồng minh của mình phản phúc. Người ta cũng nhận thấy xuất lộ dấu vết tình cảm của con người ít khi thấy có ở nhà độc tài này. Hitler nghiêng mình trước người bạn ngã gục qua cá nhân Mussolini, ông nói ra với giọng nói của một người biết mình rồi cũng ngã gục nhưng nhất đinh đương đầu với thời vận cho đến cùng.

        Biến cố ở Rome xảy ra hôm 25 tháng bảy. Hôm 27 tôi xác định lập trường. Tôi nói trên đài phát thanh, tuyên bố rằng « Sự thất thế của Mussolini là dấu hiệu bại trận chắc chắn của phe Trục và bằng chứng thất bại của hệ thống Phát Xít, nó còn là bằng chửng công lý đã phục thù cho nước Pháp.» Tôi còn nói thêm : « Gương xấu Mussolini thêm vào sổ những người bị trừng phạt vì đã xúc phạm oai phong của nước Pháp ». Sau khi nhấn mạnh việc tăng cường nỗ lực để đoạt lấy chiến thắng, tôi nhận định : « Phát Xít Ý sụp đổ, việc ẩy sẽ đặt ra vấn đề thanh toán cuộc chiến. Đã hiển nhiên là nếu không kể đến nước Pháp thì việc thanh toán ấy không kiến hiệu và cũng không vững bền, mặc dầu nước Pháp lâm vào tình trạng khốn đốn.» Nhưng tôi cũng cho hiểu rang nếu chúng tôi có tham dự các cuộc dàn xếp chúng tôi cũng có ý muốn giải hòa chứ không có ý muốn báo thù «vì hai dân tộc ở kế cận nhau, thế liên lập của hai khối dân tộc la tanh lớn sẽ tồn tại, mặc dầu có sự tranh chấp hiện tại người ta cũng phải xét đến thế liên lập nền tảng của thế đứng và hy vọng ở Âu Châu. Sau cùng tôi xác định «Bổn phận và quyền lợi của Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia về vấn đề này, Ủy Hội có bốn phận và quyền lợi ấy vì đã được sự tín nhiệm nhiệt liệt của đại đa số người Pháp và Ủy Hội có tư cách một cơ quan bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc.» Nhưng chúng ta làm cách nào để nắm vững một chính sách như thế nếu chúng ta sa lầy trong tình trạng hỗn loạn nội bộ? Ngày 31 tháng bảy, Giraud ở ngoại quốc về, tôi thẳng thắn đặt vấn đề trước phiên họp Ủy Hội. Làn này chính phủ chấp thuận những quyết định đưa chúng tôi tới gần đích.

        Kể từ đây việc điều khiển ủy Hội và chủ tọa các phiên nhóm sẽ trao cho một mình tướng de Gaulle. Với tư cách đồng chủ tịch, Giraud còn có quyền ký các dụ và các sắc lệnh như tôi, nhưng đây chỉ là làm cho có hình thức, vì các bản văn đã được Hội Đồng nghị quyết dưới sự trọng tài của một mình tôi. về phương diện binh bị, sự hợp nhất các lực lượng đã được quyết định. Thượng Ủy Ban quân sự trở thành « Ủy Ban Quốc Phòng » dưới quyền chủ tọa của tôi. Theo một sắc lệnh ban hành, tưởng Giraud được bổ nhiệm Tổng chỉ huy quân đội Pháp, ông sẽ không tham gia chánh phủ ngày nào ông cầm quân ra trận ở một phòng tuyến nhất định. Tướng Legentilhomme từ Madagascar trở về giữ chức vụ phó ủy viên, và sau đó ít lâu, làm ủy viên Quốc Phòng. Tướng Leyer, đô đốc Lemonnier và tướng Bouscat trở thành các tham mưu trưởng lục, thủy và không quân, các phụ tá là tướng Koenig, đô đốc Auboyneau, tướng Valin. Còn như tướng Juin thì ông được trao sứ mạng chuẩn bị và sau này chỉ huy đạo quân đưa sang nước Ý.

        Đây là những quyết định chính yếu. Bây giờ chỉ còn việc thi hành. Rút tỉa kinh nghiêm quá khứ, tôi hy vọng sẽ thi hành được ; tôi hy vọng rằng tướng Giraud đã lãnh được chức vi cao nhất và quyền hành rộng nhất mà Ủy Hội có thể trao cho một tướng lãnh, sẽ không tìm cách đứng ra ngoài phạm vi kiểm soát của chính phủ ; ông sẽ hoạt động trong lãnh vực của ông, không tham dự vào việc điều hành chính phủ. Mới đầu người ta tin được như thể.

        Suốt trong tháng tám và những ngày đầu tháng chín Ủy Hội  Giải Phóng Quốc Gia liếp tục hoạt động như đã hoạt động trong tháng bảy và đóng vai trò một chính phủ. Ủy Hội  đã giải quyết những vấn đề liên hệ tới : việc động viên, tài chánh, tiếp tế, vận tải, gia cư, hải thương, kiến thiết hải cảng và phi cảng, y tế, v.v... ; những vấn đề này trở nên cực kỳ khó khăn vì mọi vật đều khan hiếm, thời bình các nơi này đều tùy thuộc sự nhập cảng từ nước ngoài, bây giờ không có nữa, những vật phẩm tốt đều phải nhường cho quân đội ; các nơi này còn phải cung cấp nhiều vật dụng cho quân đội ; dân số gia tăng quả mức vì có quân đội đồng minh và một số đông người tản cư từ Chánh Quốc sang.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:39:01 pm

        Đồng thời, Ủy Hội xác định lập trường đổi với phe kháng chiến và Vichy. Một Hội Đồng Tư Vấn được triệu tập vào tháng một, trong khi Ủy Hội đưa ra quyết định sau đây vào ngày mùng 3 tháng chỉn, không có một phiếu chống đối : «Khi nào tình thế cho phép, Ủy Hội sẽ thỉ hành công lý để xét xử thống chế Pétain và những người đã điều khiển hay tham gia chánh phủ giả tạo của ông, những người đã đầu hàng, đã vi phạm hiến pháp, đã cộng tác với địch, tuyển mộ  công nhân Pháp cho người Đức, ra lệnh cho lực lượng Pháp đánh lại đồng minh hay những người Pháp tiếp tục cuộc chiến ».

        Đối với nước ngoài, ảnh hưởng của Ủy Hội cũng được củng cố như vậy. Các phái đoàn ngoại giao, kinh tế và quân sự của Pháp Chiến Đấu ở Anh và Mỹ trước đây đứng riêng rẽ đối với các phái đoàn của tố chức Alger, bây giờ được hợp nhất với các phái đoàn của Alger. Viẻnot ở Luân Đôn và Hoppenot ở Hoa Thịnh Đốn bây giờ là những đại diện duy nhất của nước Pháp, các quân nhân và công chức ở hai nước ấy đều tùy thuộc hai đại diện duy nhất của nước Pháp. Đến tháng tám chúng tôi ủy nhiệm ông Jean Monnet, ủy viên Tiếp Tế sang điều đình với chính phủ Mỹ, Anh và Gia Nã Đại để tiến đến những thỏa hiệp song phương thuê -  nhượng các vật liệu, nhu dụng phẩm và dịch vụ do hai bên cung cấp cho nhau ; mặt khác, để chuẩn bị những việc phải làm sau ngày giải phóng hầu thỏa mãn nhu cầu tối yếu của nước Pháp. Trong khi ấy thì Couye de Murville, ủy viên Tài Chánh, giải quyết với vị «Tài Chánh Đại Thần» nước Anh bản thỏa hiệp tài chánh kéo dài từ tháng ba 1941 giữa Pháp Tự Do và Anh Quốc. Ngày mùng 7 tháng chín, chúng tôi gửi cho Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn một dự án thỏa hiệp xác định « những thể thức hợp tác ngày nào lực lượng đồng minh đổ bộ lên đất Pháp, đây là sự hợp tác giữa những lực lượng ấy với các nhà cầm quyền và dân chúng». Chúng tôi yêu cầu đem vấn đề này ra thảo luận giữa ba chánh phủ. Chúng tôi nghi ngờ rằng đồng minh vuốt ve ảo mộng dựa vào quyền chỉ huy quân đội của họ để nắm lấy quyền chỉ đạo nước ta khi đặt chân vào đây, còn chúng ta, dĩ nhiên chúng ta chống lại sự lạm quyền ẩy.

        Sau hết, chúng tôi biết chắc rằng nước Ý sẽ đầu hàng, đồng minh chỉ để chúng ta hưởng quyền lợi và danh dự chiến thắng ít chừng nào hay chừng nấy; chúng ta chánh thức cho họ biết rằng « Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp đòi hỏi được dự phần vào việc thương nghị đình chiến, vào những cuộc thảo luận và quyết định  của những cơ quan thi hành các điều kiện bắt buộc địch phải chấp nhận». Chúng tôi đã xác định lập trường của chúng tôi trong một thông điệp gửi cho các ông MacMillan và Murphy ngày mùng 2 tháng tám. Đức thông điệp ấy định rõ những điểm liên quan trực tiếp đến nước Pháp và theo chúng tôi cần phải đính kèm quy ước sau này.

        Trong lãnh vực quân sự, sự hợp tác giữa vị nguyên thủ chánh phủ và vị tổng chỉ huy quân sự lúc này xem ra có vẻ khả quan. Tướng Giraud khoan khoái vì được giữ một chức vụ mà ông mê thích và đặt các lực lượng Pháp tự do dưới quyền minh, đã bày tỏ sự trung thành, Ủy Ban Quốc Phòng quyết định những biện pháp hợp nhất mà không gặp phản ứng của ông. Leclerc và các bộ đội của ông sang đóng ở Maroc. Larminat đưa quân vào Tunisie. Nhiều chiến hạm và phi cơ ở Bắc Phi được đưa sang Anh Quốc để dùng các căn cứ Anh yếm trợ các đơn vị Croix de Lorraine. Đồng thời, Ủy Ban Quốc Phòng quyết định  kế hoạch tổ chức lại thủy lục không quân căn cứ vào số quân và sĩ quan tại ngũ và số vũ khí nhận được của Hoa Kỳ. Còn như việc sử dụng những lực lượng ấy trong phạm vi liên minh thì ý kiến của chúng tôi được xác định trong một giác thư có chữ ký của de Gaulle -Giraud gửi cho Roosevelt, Churchill và Staline ngày 18 tháng chín.

        Sau khi đã định rõ số đơn vị có thể thành lập được, chúng tôi đinh rõ rằng nếu các bộ đội của chúng ta không bị hao hụt vì dự chiến ở nước Ý, thì nỗ lực chính yếu của nước Pháp trên lục địa, mặt biền và trên không phải được dùng trực tiếp để giải phóng nước Pháp ; quân đội Pháp sẽ khởi hành từ Bắc Phi và tiến vào miền Nam Chánh Quốc. Tuy nhiên, cũng cần phải để cho một số bộ đội của chúng tôi dự phần vào cuộc đố bộ ở phía Bắc. Ít nhất cũng phải có một sư đoàn thiết giáp Pháp được đưa sang Anh quốc kịp thời để thực hiện cuộc giải phóng Ba Lê. Mặt khác, một chi đoàn nhảy dù, một đoàn tập kích, nhiều chiến thuyền và 5 hay 6 phi đội phải dự chiến ngay từ lúc khởi sự đỗ bộ. Sau hết, chúng tôi cho biết ý định, sau khi đã thắng trận ở Âu Châu, chúng tôi sẽ gửi sang Viễn Đông một đội quân viễn chinh và phần lớn các lực lượng hải quân của chúng tôi để đánh Nhật và giải phóng Đông Dương. Tất cả những kế hoạch ấy sẽ được thực hiện dần và từng điểm một.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:39:34 pm

        Trong tháng tám, tôi đi thanh sát các bộ đội ở Algérie, các chiến thuyền đậu trong các hải cảng ở Alger và ở Oran, cùng các căn cứ không quân. Trong dịp ẩy, đi đến đâu tôi cũng hợp mặt với các sĩ quan. Từ cuộc thảm bại 1940, sự bất lực của các nhà đương cuộc Vichy, sự phản ứng đối với kỷ luật, sự ngẫu nhiên của hoàn cảnh đã dồn những người biết danh dự và bổn phận vào những con đường khác hẳn đường họ vẫn đi. Nhưng trong thâm tâm họ, người nào cũng vẫn hy vọng trở lại chiến đẩu chống kẻ thù của nước Pháp. Dưới thái độ ý tứ và kính trọng, thực ra họ rất xúc động vì sự hiện diện của cái ông de Gaulle này ; một chính sách nào đó đã chỉ vẽ cho họ chê trách và có khi chống lại, nhưng tình yêu tổ quốc và chiều hướng thuận lý của biến cố giờ đây đã đưa ông lên nắm quyền tối cao, không một người nào nghĩ đến việc khước từ quyền hành ấy. Tôi thấy họ để hết ý tứ nghe tôi và hiểu tôi trong khi tôi nói với họ một cách chính đính, nhưng có thái độ chân thật cần cả cho họ lẫn cho tôi. Lời phủ dụ đã chấm dứt, cái bắt tay chào hỏi đã xong, tôi từ giã họ và bắt sang công chuyện khác, cương quyết hơn bao giờ để thúc đẩy quân đội Pháp giành lấy phần chiến thắng và mở đường cho tương lai dân tộc.

        Chính quyền Pháp được củng cố, đồng minh buộc lòng phải bỏ phần nào thái độ nghi kỵ và bất tín nhiệm trước đây vẫn đối xử với tôi. Ngày 26 tháng tám Hoa Ký, Anh và Nga Sô chính thức thừa nhận Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia. Cuba, Mễ tây Cơ, Na Uy, Hi Lạp, Ba Lan, Chỉ Lợi, Bỉ, cũng làm thủ tục để thừa nhận.

        Nói đúng ra ba cường quốc nói trên đều có những công thức thừa nhận khác nhau sâu xa. Hoa Thinh Đốn lựa một công thức hạn chế nhất: « Ủy Hội được thừa nhận là cơ quan quản trị những lãnh thố hải ngoai đã chấp nhận chủ quyền của Ủy Hội» Luân Đôn cũng dùng ngôn từ ẩy nhưng nói thêm: «Đối với nước Anh thì Ủy Hội là cơ quan có đủ tư cách để chỉ đao nỗ lực Pháp trong cuộc chiến tranh.» Mạc Tư Khoa tỏ ra rộng rãi hơn. Đổi với Nga Sô thì Ủy Hội đại diện cho « Quyền lợi Nhà Nước của nền Cộng Hòa Pháp». Ủy Hội là «Cơ quan chỉ đạo duy nhất và là đại diện duy nhất có thẩm quyền của mọi người Pháp ải quốc chiến đấu chống chủ nghĩa của Hitler». Các nước khác đều theo ngay gương ba «đại cường». Ngày mùng 3 tháng chín, tôi lên tiếng trên đài phát thanh nhân dip kỷ niệm đệ tử chu niên chiến cuộc và ghi nhận những việc thừa nhận ẩy, tôi đã có thể tuyên bố : « Hai mươi sáu quốc gia đã thừa nhận Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp, đây là một bằng chứng hùng hồn về sự đoàn kết của chúng ta đế tiến tới chiến thắng và hòa bình.»

        Tuy nhiên việc tố chức công quyền như đã quyết định ngày 31 tháng bảy chỉ có thể đứng vững nếu thực hiện được thật sự việc xếp đặt quyền chỉ huy quân đội dưới quyền chỉ đạo của chính phủ, không có sự mập mờ ở trong nước cũng như ở ngoài nước, việc xảy ra ở nước Ý cho chúng tôi thấy rõ rằng chúng tôi không đạt được ý muốn.

        Ngày mùng 3 tháng chỉn, Thủ Tướng Badoglio đầu hàng, một phái đoàn làm trung gian đã được gửi đi Syracuse; trước đây ông đã bí mật tiếp xúc với quân Anh Mỹ từ nhiều tuần lễ. Đồng thời, đồng minh chiếm đóng Calabre. Một đạo quân Mỹ dưới quyền chỉ huy của tướng Clark đã sẵn sàng để đỗ bộ vào vùng Naples đón vua Ý cùng chính phủ của nhà vua và các bộ đội trung thành với nhà vua tập trung ở Rome. Nhưng ngày 29 tháng tám, MacMillan và Murphy đã trao cho Massigli một giác thư nói đến sự đầu hàng của quân Ý và yêu cầu Ủy Hội Giải Phóng Pháp chấp nhận, nhân danh Ủy Hội cũng như nhân danh các nước Đồng Minh; tướng Eisenhower được thừa nhận đủ tư cách để ký với thống chế Badoglio một hiệp ước đình chiến bao gồm mọi nhu cầu của đồng minh , nhất là của nước Pháp. » Bức giác thư định rõ những nét lớn của các điều khoản và kết luận : «Chính phủ Anh và chính phủ Hoa kỳ sẽ làm mọi việc có thể làm được để Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp gửi một đại diện tới ký tên nếu Ủy Hội ấy muốn».

        Chúng tôi trả lời ngày mùng một tháng chỉn, tán đồng Eisenhower quyết định  cuộc đình chiến nhân danh chúng tôi cũng như nhân danh các nước đồng minh, chúng tôi yêu cầu gửi gấp bản văn dự án cho chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng gửi một đại diện của bộ chỉ huy Pháp đến nơi nào đế ký, bất cử lúc nào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:39:52 pm

        Như vậy là Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn có cơ hội đế tỏ ra họ bằng lòng hay không bằng lòng nhận nước Pháp làm nước hội viên toàn phần với họ trong việc quy định mọi biện pháp chấm dứt tình trạng thù nghịch. Cơ hội ẩy lại càng tỏ ra thuận tiện vì đây là vấn đề nước Ý; lực lượng Pháp không ngừng dự chiến cuộc; người ta biết rõ rằng không thể chiếm lại vùng này nếu không có sự tham chiến của quân đội chúng ta; nước Ý không có láng giềng nào khác ở Tây Phương ngoài nước Pháp và người ta không thể xác định tương lai lãnh thổ, chánh trị, kinh tế và thuộc địa của nước Ý mà không biết đến nước Pháp. Nhưng chúng tôi nhận thấy trong việc tối hệ trọng này, người Mỹ và người Anh quyết định   mà không đếm xỉa đến Ủy Hội của chúng tôi, chỉ vài ngày sau khi đã thừa nhận Ủy Hội.

        Quả vậy, ngày mùng 8 tháng chín vào buổi quá trưa, MacMillan và Murphy đến cho Massigỉi biết rằng sự đầu hàng của nước Ý là một việc đã rồi, tướng Eisenhower sẽ loan bảo trong nửa giờ nữa. Họ trao cho ủy viên Ngoại Giao Pháp — hình thức chiếu lệ — bản văn một bài tuyên ngôn trong đó vị Tổng Tư lệnh đồng minh công bố ngay lúc đó rằng đã «chấp thuận cho Chính phủ Ý đình chiến quân sự, điều kiện đình chiến sẽ được các chính phủ Anh, Mỹ và Nga ưng chuẩn.»

        Massigli nêu lên vấn đề không nói gì đến nước Pháp, trái với những điều Anh và Mỹ đã cho chúng tôi biết trên giấy tờ ngày 29 tháng tám. Hai người đối thoại của ông trả lời rằng lời tuyên bố của Eisenhower chỉ là một mưu chước làm gấp rút để tạo ảnh hưởng cho dân chúng và quân đội Ý trong khi đồng minh thực hiện một cuộc hành quân khó khăn mới trên bán đảo này. Massigli hỏi lại: « Có mưu chước gì hay không tôi không biết, nhưng theo lời ông nói thì đã ký một hòa ước đình chiến. Ký bao giờ vậy? Điều kiện thế nào?» MacMillan và Murphy chỉ nói rằng tướng Giraud, Chủ tịch Ủy Hội Pháp, đã được bộ Tông Tham Mưu thông báo và Giraud không có ý kiến gì. Đêm hôm ấy Massigli đến gặp lại MacMillan và cật vấn ông này, ông nói thật rằng Chính phủ Luân Đôn và Chỉnh phủ Hoa Thịnh Đốn đã điều đình với chính phủ Ý từ ngày 20 tháng tám. Nhưng ông nhắc lại rằng mọi việc đều được bảo cáo cho Giraud biết.

        Ngày mùng 9 tháng chín tôi triệu tập Ủy Hội Giải Phóng. Dĩ nhiên bản phúc trình của ủy viên Ngoại Giao làm mọi người xúc động và bất mãn về cung cách làm việc, có lẽ chủ ý của Anh Mỹ. Chúng tôi công bố một thông cáo bày tỏ sự thỏa mãn về nước Ý bại trận, chúng tôi nhắc lại công lao của quân kháng chiến Pháp, chúng tôi ghi nhận lời tuyên bố của tướng Eisenhower, nhưng chúng tôi nói rõ rằng « quyền lợi sinh tử của Chánh quốc và Đế quốc Pháp đòi hỏi nước Pháp phải tham dự vào mọi thỏa ước liên hệ đến nước Ý. »

        Trong phiên họp, tôi hỏi tướng Giraud vì lý do nào ông không cho chính phủ, nhất là vị nguyên thủ, biết những tin tức quan trọng đồng minh đã thông báo cho ông, nếu chúng tôi hay biết kịp thời chúng tôi đã có thể đòi hỏi cái gì liên hệ đến quyền lợi của nước Pháp. Giraud thanh minh rằng ông không nhận được tin tức gì về cuộc đình chiến. Tối hôm ấy Massigli thông báo lời cái chỉnh của Giraud cho MacMillan và Murphy. Hai ông khẳng định những lời tuyên bố hôm trước, nại cớ rằng có sự hiểu lầm có lẽ vì ở tổng hành dinh của Eisenhower không ai biết tiếng Pháp và ở tổng hành dinh của Giraud không ai biết tiếng Anh. Ngày hôm sau họ đến xin lỗi: «Sau cuộc điều tra, chúng tôi biết rằng sáng hôm nay tướng Eisenhower mới cho tướng Giraud biết những điều kiện đình chiến.»

        Không còn nghi ngờ gì nữa ! Các đồng minh đã đồng ý với nhau gạt chúng tôi ra ngoài được đến đâu hay đến đấy, khi quyết định mọi việc liên hệ đến nước Ý. Phải đề phòng ngày mai họ cũng hành động như vậy đế quyết định vận mệnh của Âu Châu không cần hỏi đến nước Pháp. Nhưng họ phải hiểu rằng nước Pháp không chấp nhận như vậy, sau này họ sẽ không nhờ cậy gì ở nước Pháp nếu ngày nay họ không biết đến chúng tôi. Ngày 12 tháng chín, nhân dịp chính thức viếng thăm Oran, tôi bèn đánh dấu chấm vào chữ i.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:40:12 pm

        Khi đứng nói trước một công chúng đông đảo, trên sân thượng Tòa Đô Chánh, tôi khẳng định . « Nước chúng ta muốn gia tăng nỗ lực để đánh bại kẻ thù mau chóng. Nước chúng ta muốn dự phần xứng đáng với địa vị của chúng ta vào việc giải quyết chiến tranh và tái thiết thế giới. » Về điểm này, tôi kêu gọi sự «đoàn kết những dân tộc thiện chí.» Tôi nói thêm: «Các dân tộc ấy đều ở trong một thế liên lập, dân tộc nào cũng có bổn phận phải kể đến quyền lợi sinh tử và danh dự của các dân tộc khác.» Nhắc đến dân tộc Pháp đang lúc đau khổ và các chiến sĩ Pháp ở Đế Quốc hay Chánh Quốc đã tham dự hay sẽ tham dự vào các trận chiến lớn, tôi tung lời cảnh cáo: « Quan niệm thực tế nhất là đừng làm cho họ phải thất vọng.» Hẳn là tôi công nhận có sự thất vọng ấy : «Vào năm thứ năm của cuộc chiến, nước Pháp không thể đưa ra nhiều sư đoàn, tầu chiến và máy bay mà người ta cho là có thể dùng để ước lượng sự đóng góp của các nước dự chiến cuộc. Nước Pháp đã gần như một mình gánh chịu thảm bại khi chống lại Hitler và Mussolini. Tình trạng ấy đã làm cho người ta có ý ruồng bỏ nước Pháp khiến cho ý chí theo đuổi chiến tranh của quốc gia bị lũng đoạn phần nào... Chúng tôi đã lao đao! Phải! Đúng! Nhưng, phải chăng chúng tôi đã đổ máu hai mươi năm trước đây để bảo vệ cho người khác cũng như bảo vệ cho chúng tôi?» Để kết luận, tôi tuyên bố : «Nước Pháp muốn vì quyền lợi chung mà lấy lại địa vị của mình trong việc thanh toán thảm kịch chiến tranh nay đã bắt đầu » Dân chúng trả lời bài diễn văn của tôi bằng một tiếng hoan hô vang dậy phản ảnh tất cả cái hùng hồn của thế giới.

        Dầu sao thì cuộc vận động của các ông MacMillan và Murphy cũng để lộ chân tướng của đồng minh muốn nại cớ hay sử dụng sự bất đồng ý kiến phi lý trong chính phủ của chúng ta như một sự cách diện để che dấu khuyết điểm của họ. Sau đấy lại xảy ra một hậu quả tai hại khác của chế độ lưỡng đầu nhân một vụ hành quân liên hệ đến quốc gia: sự giải phóng đảo Corse.

        Từ 1942, Pháp tự do đã gửi sang đảo này đại úy Scamaroni với sứ mạng sửa soạn cuộc hành binh. Scamaroni đã làm việc đắc lực, ông nắm đầu được hết các nhóm kháng chiến để không một đảng nào, một đoàn thể nào có cơ hội độc quyền thụ hưởng kết quả của sự cố gắng chung. Bởi thế cho nên « Mặt Trận Quốc Gia » với chủ tịch chính trị Giovoni và trưởng chỉ huy quân sự Vittori, cả hai đều là cộng sản, đã nhận sự kiểm soát của đại diện Pháp Tự Do, cũng như những người ái quốc quy tụ xung quanh Raimondi và Giaccobbi, những toán quân của cựu chính binh như quân của trung úy Alphonse de Peretti. Không may, vị đại lý can đảm của chúng ta đã bị người Ý bắt được khi họ đổ bộ lên đảo này sau ngày đồng minh đổ bộ lên Bắc Phi. Scamaroni bị tra tấn dã man, nhưng ông tự vẫn chết chứ không chịu tiết lộ bí mật.

        Vào thời kỳ ấy — tháng ba 1943 — trận Tunisie sắp đến lúc kết thúc. Tất cả đều cho thấy đảo Corse sẽ là nơi chiến địa khi có cuộc hành quân tiến vào nước Ý và miền Nam nước Pháp. Xứ này là một vùng hoạt động của quân du kích bưng biền, dân chúng nhiệt thành theo Pháp, sự hiện diện của quân xâm lăng đã khích động lòng ái quốc, ý muốn nổi loạn đã bí mật lan tràn. Hàng ngàn người được dân chúng tích cực ủng hộ đang nóng lòng chờ cơ hội để lâm chiến.

        Sau đến lượt tổ chức Alger cũng liên lạc với đảo Corse. Trước hết ông «Tổng chỉ huy dân sự và quân sự» gửi đến một vài nhân viên, sau gửi đến thiếu tả Colonna d’Istria từ tháng tư 1943. Tại đây, không có gì đáng cho người ta khen ngợi. Điều ít đáng khen ngợi hơn cả là khi đã thành lập xong Ủy Ban Alger của chúng ta, tướng Giraud không đả động gì đến hoạt động của ông tại Corse. Tại đây Colonna tự cho mình là đại diện cho toàn thể chính phủ, có lẽ ông ta thực tâm tin như vậy. Với tư cách ấy ông ta chỉ thảo luận với hai lãnh tụ cộng sản Giovoni và Vittori, hoặc vì ông ta không biết đến hậu quả của việc làm, hoặc vì ông ta muốn giản dị hóa vấn đề, hoặc vì ông ta đã nhận được lệnh trên, cần phải nói thêm rằng đảng cộng sản đã gửi dân biểu Pourtalet hạt Alpes-Maritimes sang tiếp xúc với Giraud; Pourtalet ở Nice đã có liên lạc từ lâu với Giovoni. Hẳn là Pourtalet không quên cho Giraud biết về tình hình Corse và gợi ý cho Giraud cách nào có lợi cho đảng cộng sản.

        Trong hai tháng bảy và tám, mật vụ của tướng Giraud hoạt động mạnh để võ trang kháng chiến Corse, điều này tôi cũng không hay biết, sở tình bảo Anh không có thói quen rộng rãi mà không có ẩn ý, họ cung cấp 10.000 súng tiều liên. Sổ vũ khí này được chuyên chở từ Alger hoặc bởi tiềm thủy đĩnh Casabianca, chiếc tầu đã thực hiện nhiều chuyến đi nguy hiểm, hoặc bởi phi cơ Anh thả dù xuống những nơi được Colonna định trước. Những vũ khí ấy được các lãnh tụ « Mặt Trận Quốc Gia» giao lại cho chiến sĩ, nhờ thế mà Giovoni và Vittori nắm được độc quyền chỉ huy. Các lãnh tụ cộng sản nắm được toàn thể phong trào kháng chiến mà trong đó đảng của họ chỉ là thiểu sổ. Mọi liên lạc giữa Alger và các nhóm theo de Gaulle ở đảo Corse bị cắt đứt, các nhóm này không biết làm gì khác hơn là chấp nhận tổ chức ở đảo, thậm chí người em họ của tôi là Henri Maillot nhận tham gia ủy ban chấp hành của « Mặt Trận Quốc Gia», cũng cho rằng mình đã làm theo ý muốn của anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:40:30 pm

        Ngày mùng 4 tháng chín, sau ngày Badoglio ký hòa ưởc đình chiến một ngày — nhưng đến mùng 8 mới cho tôi biết —  Giovoni đến Alger, đi nhờ tầu Casablanca. Tôi không biết ông ta đến đây. Ông ta đến bàn định với Giraud về một cuộc hành binh có thể thực hiện được nhân có hòa ước Syracuse, cuộc hành binh này nhằm trung lập hóa hay gỡ tội cho 80.000 người Ý chiếm đỏng đảo Corse. Giraud không cho tôi biết cuộc tiếp kiến Giovoni. Giovoni cũng không hề tiếp xúc với tôi. Ông ta ra về ngày mùng 6 tháng chín. Tối hôm mùng 9 người ta biết rằng quân khảng chiến sẽ chiếm được Ajaccio, chính đô trưởng Ajaccio tuyên bố quận này theo Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia, đồn binh Ý không hề chống đối. Bấy giờ tướng Giraud mới cho tôi biết lần thử nhất về việc làm của ông ở đảo Corse.

        Tôi trả lời bản phúc trình của ông : «Thưa Đại tưởng, giữa lúc tiếp được tin mừng, tôi lấy làm bất bình và không hài lòng về cách xử sự của ông đối với tôi và đối với chính phủ, ông đã không cho chúng tôi biết việc làm của ông. Tôi không chấp thuận việc ông để cho các lãnh tụ cộng sản chiếm độc quyền. Không thế chấp nhận được ông để cho mọi người lầm tưởng rằng ông đã nhân danh tôi mà hành động. Sau hết, trong cuộc tiếp xúc mới đây với Giovoni, ông đã cho phép mở cuộc hành quân đó, ông đã biết những điều kiện hành quân, tôi không hiểu tại sao sáng nay ông có thể nói với hội đồng bộ trưởng rằng ông không hay biết gì về ngày đình chiến gần kề của quân Ý. Theo các sự kiện đó tôi sẽ cho biết hậu quả của việc này sau khi đối phó xong với những khó khăn đã gây ra. Lúc này cần phải đối phó với tình hình quân sự. Phải đưa ngay quân sang cứu đảo Corse. Sau đấy chính phủ sẽ có biện pháp chấm dứt một lần chót nguồn gốc những ý kiến bất đồng giữa chúng ta». Ít nhất Giraud cũng đồng ý với tôi phải gửi ngay một số bộ đội sang Corse. Ông có nhiệm vụ phải thi hành. Về phương diện này tôi biết chắc ông sẽ thi hành đến nơi đến chốn.

        Ủy Hội Giải Phóng trong phiên họp hôm sau cũng có thái độ như thế đối với vị Tổng chỉ huy. Ủy Hội tín nhiệm ông để giải quyết vấn đề quân sự, nhưng Ủy Hội khiến trách ông tự ý hoạt động trong một lãnh vực không phải của riêng ông. Cũng trong phiên họp ấy Charles Luizet được bộ nhiệm quận trưởng Corse, ông sẽ ra đi ngay với một toán người giúp việc chắc chắn. Tướng Mollard đi theo với tư cách tổng trấn hải đảo.

        Cuộc hành binh ở Corse khá cực nhọc. Tuy nhiên, việc can thiệp của quân chính quy và tầu chiến chỉ là ngẫu nhĩ. Nói cho đúng ra, vị tổng chỉ huy đã yêu cầu tướng Juin thảo một kế hoạch toàn bộ từ nhiều tuần lễ nay. Theo tướng Juin thì trong trường hợp quân Ý đứng trung lập, quân ta phải đổ bộ ở cả hai bờ biển đông và tây để cắt đứt hai đường ven bờ biển của quân Đức. Ông dự định hai sư đoàn, trong số đó có một sư đoàn sơn cước, một đại đội lính Maroc, độ một trăm xe thiết giáp và ít nhiều quân tập kích. Như vậy người ta đã có thể tiêu diệt hay bắt sống quân Đức trong đảo hay ở Sardaigne kéo lên. Ngày mùng 9 tháng chín các đơn vị đã sẵn sàng và muốn hoạt động ngay. Nhưng sự chuyên chở cần nhiều tầu bè và cần sự yểm trợ trên mặt biền cũng như trên không. Các chiến hạm, thương thuyền và phi cơ chưa được huy động từ trước, người ta không thể thực hiện một chương trình rộng lớn như thế với phương tiện nhà sẵn có. Quay lại xin viện trợ của đồng minh thì họ từ chối vì lúc này họ đang tính chuyện đổ bộ lên Salerme.

        Nhưng mọi việc đã tiến triển đến độ cần phải hành động ngay tức khắc. Giraud quyết định  hành quân trong một phạm vi thâu hẹp, tôi cũng tán thành. Những bộ đội đưa được vào Corse trong ba tuần lễ có thể nhờ sự trợ giúp của quân kháng chiến để bảo vệ phần lớn hòn đảo chống lại những địa điểm công kích của quân Đức, chúng ta cũng có thể quẫy phá những toán quân Đức đang rút lui, gây cho họ những tổn thất quan trọng về nhân sự và vũ khí, trang bị. Tuy nhiên, mặc dầu hoạt động mạnh chúng ta cũng không ngăn cản được họ tẩu thoát ra đường biển. Nhưng ít nhất việc giải phóng đảo Corse có lực lượng Pháp tham dự cũng có tiếng vang trong các giới người Pháp và đồng minh.

        Đêm hôm 12 tháng chín, tầu Casabianca đưa đội quân tiền phong của chúng ta đến Ajaccio. Dần dần chúng tôi đến các «Đại Đội xung kích», Đệ Nhất Chi Đoàn pháo binh Maroc, Đệ Nhị Đại Đội bộ binh Maroc, một trung đoàn cơ giới thuộc Đệ Nhất Chi Đoàn kỵ binh, nhiều đơn vị pháo binh, công binh, dịch vụ, cùng vật liệu, đạn dược, xăng nhớt; tất cả đều được chuyên chở trên các tuần dương hạm : Jeanne d'Arc và Montcalm, khu trục hạm Fantasque và Terrible, phóng thủy lôi : Alcyon và Tempête, tiềm thủy đĩnh : Aréthuse và Casabianca. Một tiểu đội phi cơ khu trục tiến tới căn cứ Campo del Oro. Còn như người Đức thì mục đích của họ là rút lui lữ đoàn s.s. ở Corse và sư đoàn 90 đã lui về Sardaigne một cách vội vàng. Họ di động về phía Đông trên con đường BonifaciơBastia, có không quân hùng hậu yểm trợ và các cuộc hành binh thám sát quan trọng vào nội địa. Nhiều xà lan gắn mày đưa họ từ Bastia đến đảo Elbe và Livourne.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:40:47 pm

        Tướng Henry Martin cầm đầu các toán quân Pháp. Việc dụng binh của ông thật là tuyệt diệu; trước hết, ông lập một đầu cầu ở Ajaccio, sau ông đưa quân tập kích đến yểm trợ quân kháng chiến, quân kháng chiến giao phong kịch liệt với địch ở Bastia, Bonifacio, Quenza, Levie, Inzecca, v.v.., và giữ những vị trí «xương xống» của hòn đảo; sau ông cho tảo thanh PortơVecchio, Bonifacio, Fayone, Ghisonaccia; sau cùng ông đến Bastia, đẩy lui quân Đức trong miền rừng núi Saint- Florent và ở cap Corse, vả chăng tướng Martin đã thỏa thuận trước với tuớng Magli tư lệnh lực lượng Ý. Ông này, tuy ở trong một hoàn cảnh khó xử, nhưng cũng giúp đỡ chúng ta quân xa, lừa chuyên chở và yểm trợ trọng pháo cho quân ta ở nhiều điểm. Tướng Louchet đưa quân tiến lên phía Bắc; thiếu tá Gambiez chỉ huy quân xung phong; đại tá de Latour, bộ đội Bắc Phi; đại tá de Butler, pháo binh, de Lambilly, thiết giáp 5 họ đều chiến đấu rất hay. Tướng Giraud cũng thân hành sang tận đảo Corse sau những chuyến đổ bộ đầu tiên, ông đi thăm các mặt trận và truyền đạt ý chí quyết chiến của ông cho cả mọi người. Ngày 14 tháng mười quân ta tiến vào Bastia, nơi mà hậu quân địch đã rút về bằng đường biển và để lại một số lớn chiến cụ.

        Buổi tối cùng ngày tôi đến thăm ông để nhân danh chính phủ khen tặng ông về thắng lợi của cuộc hành binh, ông đã thảo kế hoạch và điều khiển cuộc hành quân. Ông đã nhận lấy trách nhiệm, như vậy lời khen tặng xứng đảng với công lao của ông. Tuy rằng chúng tôi chỉ huy động những phương tiện để hoạt động trong một phạm vi nhỏ hẹp, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn lớn, vì phải đưa quân đến một nơi xa lạ cách căn cứ 900 cây sổ và phối hợp thành một hành động nhất trí nhiều yếu tổ rút ra một cách đột ngột từ lục, thủy và không quân. Từ ngày 24 tháng chín, tôi đã nói trên đài phát thanh Alger : «Chánh quốc và Đế quốc kính chào các chiến sĩ ở Corse, vị Tổng chỉ huy quân đội Pháp vừa đến tận nơi cho chỉ thị để xúc tiến những cuộc hành quân sau này. Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia gửi lời chào thân mến và anh dũng của nước Pháp đến các chiến sĩ và các lãnh tụ của họ, đến những người trên đất Corse đã vùng lên để tự giải phóng, đến những binh sĩ hải lục không quân Pháp mới phục hồi đã tham gia cuộc chiến một cách anh dũng».

        Nhưng khi đã tán dương công trạng của tướng Giraud về phương diện binh bị, cũng cần phải nói đến lỗi lầm của ông đối với chính phủ, ông đã hành động một cách không ai có thể chấp nhận được. Tối hôm ấy, tôi nhắc đến vấn đề  sau khi đã khen tặng ông : Ông hỏi lại : «Ông nói đến chính trị hẳn ?» Tôi trả lời : «Phải. Vì chúng ta đang dự cuộc chiến tranh. Mà chiến tranh là một đường lối chính trị». Ông nghe lời tôi nói nhưng không để ý đến lời tôi nói.

        Xét cho cùng thì Giraud không thể chịu đựng được một sự lệ thuộc nào. Điều ông ra vẻ chấp nhận không bao giờ ông thực hiện một cách thực tâm. Vì bản tính của ông, vì thỏi quen của ông, và có lẽ còn vì một thủ thuật nào đó, ông tự giam mình trong lãnh vực quân sự, không chịu xét đến thực tại nhân sự và quốc gia, không biết đến những vấn đề thuộc quyền hạn của chính phủ. Tâm trạng của ông như vậy, đối với tôi, ông không thể bỏ qua quan niệm cấp bậc thời trước, tuy rằng ông cũng biết tính cách đặc biệt sứ mạng của tôi. Vả chăng, ông đã cho tôi thấy những bằng chửng dồi dào và cảm động về sự hiếu biết ấy khi tiếp xúc riêng với tôi hay trước mặt công chúng. Nhưng ông không rút ra được một cách thức hành động thực tiễn thích hợp. Cũng cần phải nói thêm rằng trước đây hoàn cảnh đã đưa ông lên một địa vị cao trọng nhất ở Bắc Phi, đã khiến cho ông được sự nâng đỡ của người Mỹ; một số người Pháp lại có thành kiến đối với tôi và thù ghét tôi; tất cả những sự kiện ấy không thể không ảnh hưởng đến ý tưởng và thái độ của ông.

        Phải chấm dứt tình trạng giả dối này. Tôi quyết định vận động để Giraud rời khỏi chính phủ nhưng vẫn để ông tiếp tục phục vụ quân đội. Vả chăng, các hội viên trong Ủy Hội  Giải Phóng Quốc Gia cũng hiểu rằng không thể trì hoãn được nữa. Hai hội viên mới do tôi giới thiệu vào chính phủ đã đẩy mạnh khuynh hướng thi hành những biện pháp quyết liệt. Praitcois để Menton, từ Pháp sang, được trao chức vụ ủy viên Tư Pháp. Pierre Mendès-France theo mệnh lệnh của tôi đã rời khỏi phi đội « Lorraine » để phụ trách Tài Chánh thay thế Couye de Murville; ông này theo đơn xin, sang lãnh chức đại diện cho nước Pháp tại ủy hội Ý Quốc Sự Vụ. Những việc xảy ra tại Corse trên phương diện chánh trị hầu như làm xúc động các bộ trưởng. André Philip sang thăm đảo Corse cho biết tình hình đã nhận thấy đảng cộng sản lợi dụng người kháng chiến để đặt người của họ vào các ghế thị trưởng và nắm hết các phương tiện thông tin. Các bộ trường không muốn tiền lệ này xảy ra lần nữa trong Chánh quốc ngày mai. Như vậy, cần phải thay đổi cơ cấu Chánh phủ để tránh những chuyện bất ngờ về sau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:41:09 pm

        Mối bận tâm của họ cũng là mối bận tâm của tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng cần phải nới tay đối với một quân nhân lão thành, trên đường binh nghiệp đã lập được nhiều công trạng lớn ; lúc này gia đình ông lọt vào tay địch đang bị ngược đãi một cách đê hèn.

        Còn như tình hình đảo Corse thì mọi việc sẽ thu xếp xong. Tôi đến nơi ngày mùng 8 tháng mười và hưởng ba ngày tuyệt thú. Cuộc viếng thăm của tôi đánh tan những việc mờ ám. Tại Ajaccio tôi nói chuyện với công chúng tại công trường tòa thị trưởng. Trong cuộc tiếp đón niềm nở của mọi người, những lời thứ nhất của tôi là nói lên «lòng hứng khởi toàn quốc đang trào lên trong lòng mọi người ngày hôm nay». Tôi cũng khen tặng những nhà ái quốc Corse chiến đấu trong hàng ngũ Phi Châu. Tôi trình bày sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Vichy. «Đâu là cuộc Cách Mạng Quốc Gia ở đảo này ? Tại sao trong nháy mắt, tại đây có một rừng cờ và biển thập tự Lo Ren anh dũng?... Chỉ cần một cơn gió giải phóng thứ nhất lướt qua đây là đủ cho phần đất này của nước Pháp nhất tề quay về với chính phủ của chiến tranh, của thống nhất và của cộng hòa».

        Nhận thấy tiếng nói của tôi vọng lên giữa «trung tâm biển của la tanh», tôi bèn nói đến nước Ý. Tôi nhấn mạnh : «Thật là phi lý, tham vọng của một nước láng giềng mới đây đã liên kết với người Đức tham tàn để nại cớ chúng ta suy yếu mưu toan chiếm lấy đảo Corse ». Nhưng tôi tuyên bố : «Một khi công lý đã sáng tỏ, nước Pháp sẽ không có thái độ căm thù đối với một quốc gia gần với chúng ta và không có lý do quan trọng nào chia rẽ chúng ta». Tôi kết luận : «Chiến thắng đã gần kề. Đây sẽ là chiến thắng của tự do. Tại sao người ta lại không muốn cho rằng đây cũng là sự chiến thắng của nước Pháp ? »

        Đến Ajaccio, tôi nhận thấy quận trưởng Luizet, tổng trấn Mollard, đốc lý Eugène Macchini đều giữ nhiệm vụ của họ. Đảo Corse vang lừng tiếng hoan hô nhưng không để mất danh dự. Tôi đến Sartène. Tôi đi thăm Bastia đổ nát; trước khi rút lui địch đã đốt phá những kho đạn được và quân nhu rộng lớn ; nghĩa địa là nơi buồn thảm nhất vì bom đạn gây ra nhiều hầm hố. Giữa những đám người thứ nhất trở về nhà, tướng Martin giới thiệu với tôi những bộ đội chiến thắng. Ở đâu cũng có những toán bán quân sự hãnh diện vì đã bảo vệ vinh dự của đảo Corse và chiến đấu cho nước Pháp. Mỗi làng tôi dừng lại thăm đều biếu lộ tình yêu mến của họ, còn những đội lính Ý đóng ở đây cũng không giấu giếm cảm tình của họ. Lúc đến và lúc đi, dân chúng ở đây theo tục lệ của họ đều ném gạo vào mặt tôi để tỏ tình mến khách, trong lúc ấy tôi vẫn nghe nổ ròn tiếng súng giải phóng.

        Bốn tuần lễ sau Ủy Hội Alger đã đạt được sự đổi mới thực sự. Dẫu sao thì đến đầu tháng một, trong khóa họp của Hội Đồng Tư Vấn, người ta cũng bắt buộc phải có sự cái tổ. Người ta thấy lục tục kéo đến các đại diện kháng chiến, họ đã trải qua nhiều gian lao mới lặn lội được tới đây. Họ mang đến Bắc Phi tâm trạng nhiệt thành của những người phái họ đến. Từ đấy, một luồng gió trong lành và hàng say thổi qua các buổi hội họp, các phòng giấy, các báo chí ở Alger. Các đại diện công bố những kiến nghị tín nhiệm de Gaulle. Họ nói thao thao bất tuyệt về những hoạt động bí mật, những anh hùng kháng chiến, những nhu cầu của họ. Trong lòng họ sôi sục những dự tính về tương lai tổ quốc. Tôi muốn làm cho chính phủ thoát khỏi tình trạng lưỡng đầu và muốn đưa một số người từ Pháp sang vào cộng tác với tôi.

        Vào tháng mười, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia chấp thuận một đạo dụ theo đó Ủy Hội chỉ có một chủ tịch. Chính Giraud cũng ký tên. Vả chăng ông thấy rõ viễn ảnh nước Pháp đưa quân sang Ý, ông nuôi hy vọng đồng minh sẽ mời ông sang làm tổng chỉ huy bên nước Ý. Ngày mùng 6 tháng một, với sự hiện diện và sự thỏa thuận minh bạch của tướng Giraud, ủy Hội «yêu cầu tướng de Gaulle thực hiện những sự cải tổ cần thiết trong cơ cấu Ủy Hội».

        Việc cái tổ được thực hiện ngày mùng 9 tháng một, một năm sau ngày Anh Mỹ đỗ bộ đẫm máu lên Algẻrie và Maroc, năm tháng sau khi tôi phiêu lưu sang Alger, ý chí quốc gia đã thắng mặc dầu bị đàn áp và bóp nghẹt. Đợt sóng chống đối  mặc dầu có còn đó cũng chỉ âm thầm trong bóng tối. Còn như đồng minh thì họ đành lòng chứng kiến nước Pháp trong thời chiến có một chính phủ Pháp. Từ đây, họ không còn nêu lên «nhu cầu quân sự» và «an ninh giao thông», chính sách của họ phải thích ứng với những biến chuyền không thể ngăn cản được. Tình hình này sẽ rất thuận lợi cho nỗ lực chung. Đối với tôi thì tôi cảm thấy mình đủ mạnh để yên chí rằng ngày mai chiến thắng của đồng minh cũng sẽ là chiến thắng của nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:41:56 pm

CHÁNH TRỊ

        Mùa đông đã đến. Tất cả đều báo trước rằng đây sẽ là mùa đông cuối cùng trước khi vũ khí quyết định ăn thua. Nhưng ngày mai, chánh quyền nào sẽ được thiết lập tại Pháp ? Chánh quyền đó sẽ làm gì ? Những vấn đề  trở thành cấp bách và làm sôi nổi lòng người. Đây không còn là một viễn ảnh xa xôi mà là một kỳ hạn đã gần kề. Bởi thế cho nên mọi tính toán đều bừng tỉnh và lộ ra ngoài ánh sáng. Trong một thời gian nữa, những cuộc tranh luận chánh trị có thể còn được hòa dịu vì máu và nước mắt, còn được bưng bít vì cấm đoán dư luận. Nhưng dầu sao thì người ta cũng đã bắt đầu tranh luận trong các giới có địa vị xã   hội và trong các cơ quan tối cao của chỉnh phủ, không những thể, một số đông đảo người Pháp và người ngoại quốc cũng thường đem ra bàn luận. Mọi người đều biết rằng nước Pháp sẽ tái xuất hiện trên sân khấu quốc tế. Mọi người đều tự hỏi nước Pháp sẽ ra sao ?

        Tôi đã nom thấy điều này khi tôi cải tổ Ủy Hội Giải Phỏng vào đầu tháng một 1943. Trong giai đoạn quyết định đã bắt đầu, cơ may của xứ sở là sự thống nhất quốc gia. Tôi quyết tâm làm cho chính phủ phải phản ảnh sự thống nhất ấy. Nước Pháp cổ truyền chia ra từng đảng chính trị lớn, nói rõ hơn, là những đoàn người có liên hê tinh thần với nhau ; mỗi đảng đều có đại diện, và đại diện là những người xứng đáng. Nhưng ngày nay nhóm kháng chiến là đoàn thể đảm đương nỗ lực chiến tranh và đem lại hy vọng phục hồi. Như vậy, cần phải để cho một số lãnh tụ chưa có chức vị gì có chỗ ngồi bên cạnh tôi. Sau hết, nhiều người tài trí phải được đưa vào Ủy Hội để hướng dẫn đường lối chỉ đạo và tăng thêm uy tín.

        Henri Queuille, ủy viên Chính Phủ và Mendès-France, ủy viên Tài Chánh, là dân biểu cấp tiến. Đảng xã hội có các ông: André Philip, ủy viên liên lạc Ủy Hội với Hội Đồng Tư Vấn, André Le Troquer, ủy viên Chiến Tranh và Không Quân - hai ông này đều là dân biểu, André Tixier, ủy viên Lao Động và An Ninh Xã Hội. Louis Jacquinot, ủy viên Hải Vận là một dân biểu ôn hòa. Francois de Menton, Chưởng Ấn, là nhân viên bộ tư lệnh đảng Dân Chủ — Công Giáo. Đó là các nhân viên thuộc thành phần chánh trị. René Pleven, ủy viên Thuộc Địa, Emmanuel d’Astier, ủy viên Nội Vụ, René Capitant, ủy viên Giáo Dục, Andrẻ Diethelm, ủy viên Tiếp Vận và Sản Xuất, Henri Frénay, ủy viên Tù Binh, Chính tri Phạm và Di Cư, là những phần tử kháng chiến đến nay chưa rõ khuynh hướng chính trị. Tưởng Catroux, ủy viên Chính Phủ đặc trách Hồi Giảo sự vụ, Henri Bonnet, ủy viên Thông Tin, René Massigli, ủy viên Ngoại Giao, René Mayer ủy viên Giao Thông và Hải Thương, Jean Monnet ủy viên đặc nhiệm Tiếp Tế và Quân Nhu tại Hoa Kỳ; những người này đều là người tài trí và có uy tín. Vì chưa có sự chấp thuận minh bạch của giới chức tôn giáo cho nên tôi chưa mời được Đức ông Hincky vào chính phủ.

        Như vậy, sự cải tổ không đảo lộn tổ chức cũ. Trong số 16 người của Ủy Hội Giải Phóng, chỉ thêm có 4 người mới. Tất nhiên có 4 người từ chức. Đây là các ông : Tướng Giraud, mọi người và cả ông nữa đều biết rằng chức vụ của ông không thể kiêm nhiệm với một địa vị trong chính phủ ; tướng Georges, ông này rút lui trong danh dự ; Bác sĩ Abadie, ông muốn trở lại công việc khảo cứu khoa học ; tướng Legentilhomrne, theo ý muốn của ông, tôi bổ nhiệm ông vào một chức vụ bên Anh Quốc.

        Còn phe cộng sản ? Họ đã tham dự cuộc khảng chiến, vả chúng tôi cũng có ý để lực lượng của họ xáp nhập vào với lực lượng quốc gia, ít ra trong thời kỳ chiến tranh, tôi bèn quyết định  đế cho họ hai ghế trong chính phủ. Từ cuối tháng tám, «đảng» đã nghe phong thanh được tin ấy, họ sẵn lòng đưa nhiều đảng viên vào chánh phủ. Nhưng đến lúc thi hành, tôi đã gặp nhiều trở ngại về phía những người được yêu cầu cho biết ý kiến xác thực. Khi thì phái đoàn của đảng đề nghị người khác, khi thì họ đòi xem lại từng chi tiết chương trình của tôi, khi thì họ đòi hỏi giữ những bộ nhất định ; sau cùng tôi chán ngán với những cuộc mà cả ấy tôi đình chỉ việc thương nghị.

        Thực ra phải đoàn của họ có hai khuynh hướng trái ngược nhau. Phe cứng rắn, đứng đầu là André Marty, không muốn cho đảng liên kết với ai; qua cuộc chiến đầu chổng kẻ thù, họ chuẩn bị trực tiếp cuộc cách mạng giải phóng để nắm chánh quyền. Phe những người chủ trương dùng chánh trị, họ muốn đưa người vào chánh phủ cộng tác với những người khác, cả với tôi nữa; người chủ trương chiến thuật này là Maurice Thorez, ông ta vẫn ở Mạc Tư Khoa nhưng cố vận động để trở về. Sau cùng, đến tháng ba 1944, đảng cộng sản quyết định để Fernand Grenier và Franẹois Billoux giữ những bộ giành cho họ : bộ Không Quân cho người trước, ủy viên Chỉnh Phủ cho người sau. Vào dịp ấy có sự xếp đặt lại nhiệm vụ trong chính phủ. Le Troquer được bổ nhiệm ủy viên đại lý các miền giải phóng. Diethelm thay thế ông giữ bộ Chiến Tranh, còn Giacobbi nhận bộ Kinh Tế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:42:12 pm

        Ủy Hội với các thành phần như vậy sẽ nỗ lực hoạch định và tổ chức kế hoạch dự chiến, nhưng cũng chuẩn bị mọi công việc sau ngày giải phóng như tiếp tế, cai trị và tái thiết. Đã từ lâu, có luồng gió từ ngoài biển thổi vào Chánh Quốc khuyến khích quốc dân nỗ lực và hy vọng. Bây giờ thì lời kêu gọi của tổ quốc thúc đẩy những người sống ở ngoài nước hành động để cứu nguy dân tộc. Bên ngoài cũng như bên trong mọi người hoạt động nhịp nhàng với nhau. Để đem lại nhiều kết quả, tôi cái tố Chính Phủ Alger cùng một lúc với phiên họp  Hội Đồng Tư Vấn vào những ngày đầu tháng một.

        Như đã định rõ trong đạo dụ ngày 17 tháng một, các đại diện từ Pháp sang có độ 50 người của các tổ chức kháng chiến, 20 người của các đảng chánh trị, những người này, theo nguyên tắc, được lựa chọn trong số dân biểu không bỏ phiếu ủy nhiệm toàn quyền cho thống chế Pétain vào tháng bảy 1940. Sự chỉ định trao cho một nhóm it người và được giữ kín. Tuy nhiên, mọi người đều đến đây với cảm tưởng là nhân danh khối đồng đảo những người chiến đấu trong bóng tối. Thêm vào hai loại đó còn có độ một tá người cộng sản, nhất là các dân biểu hạt Seine, bị bắt giam từ 1939 ở Alger và mới được tưởng Giraud trả lại tự do ; 20 đại diện số người khảng chiến ở Đế quốc ; 10 nhân viên tổng hội đồng Algẻrie. Mặc dầu các đại diện thuộc thành phần nào, họ cũng có những nét chung tiêu biểu cho tư cách của Hội Đồng Tư Vấn.

        Điều làm cho họ đồng ý với nhau và xích lại gần nhau là họ bận tâm lo liệu giúp đỡ các đồng chí khảng chiến về vũ khí, tiền bạc và tuyên truyền, dĩ nhiên họ cho là các đồng chí vẫn thiếu thổn về đủ mọi mặt. Ngoài ra, những đồng chí hăng say hoạt động chìm ấy chưa cho biết rõ họ theo ý thức hệ nào, họ chịu đựng đủ mọi hình thức phản bội, họ bị một sổ đông người không biết đến hay bài xích họ ; không những họ chổng đối Đức xâm lăng mà họ còn chống lại bộ máy tư pháp và công an ở Chánh Quốc của những người ngụy xưng là chính phủ Pháp. Sự liên đới nồng nhiệt của những người đã trải qua thống khổ, sự nghi ngờ và thù ghét tất cả cái gì của nhà cầm quyền, cái gì hợp lệ, cái gì chính thức, sau hết là ý muốn cương quyết quét sạch những cảnh ô nhục ấy, đó là tất cả cái gì ám ảnh họ và lúc này đoàn kết họ với nhau để biểu lộ sự đồng ý ẩy.

        Họ còn là những người cùng cảm mến Charles de Gaulle vì ông này đứng lên chống lại chế độ bảo thủ, vì người ta đã lên án tử hình ông, vì tiếng nói xa xôi của ông vọng về xứ sở đã khích lệ người ta bớt cẩn thận và thêm mạo hiểm, người ta nhớ những quả khứ kiêu hùng. Tuy nhiên phần lớn các đại diện không lý hội được việc làm của ông để tái lập nền thống nhất quốc gia, phục hồi chủ quyền và nâng cao uy tín của chính phủ. Không phải là họ không bận tâm đến tương lai tổ quốc. Trái lại, ý tưởng và chương trình của họ rất nhiều. Nhưng, nếu họ đưa ra nhiều công thức để xây dựng lại vũ trụ thì họ lại dè dặt không chịu chấp nhận một quyền chỉ đạo mà không có thì không thể thực hiện được cái gì. Họ mơ tưởng nước Pháp trở lại địa vị đứng đầu các quốc gia nhưng họ lo sợ những biện pháp mạnh để đạt được mục tiêu đó; họ thích vuốt ve ảo tưởng mà Roosevelt hay Churchill sốt sắng mang đến dâng cho họ. Họ không nghĩ rằng sẽ có người khác thay tôi khi nước nhà được giải phóng, họ cho rằng tôi có thể giữ nguyên địa vị lãnh đạo và họ trở thành những con cưng của quốc dân để thực hiện những sự cái cách mơ hồ và tuyệt diệu nào đó, nhưng họ không muốn trao cho tôi những quyền hành cần có để đảm đương mọi việc. Trong khi họ thành tâm hoan hô de Gaulle, họ đã thầm thì với nhau chống lại « quyền cá nhân ».

        Các đại diện đồng ý với nhau về phương diện tình cảm nhưng họ chia rẽ về phương diện tinh thần, họ phân chia thành nhiều khối khác nhau về tư tưởng và lý tưởng. Một số người chỉ là chiến sĩ, họ chỉ biết có chiến đấu. Một số người khác là thi sĩ của hành động, họ khoan khoái vì nét oai hùng và huynh đệ của công cuộc kháng chiến. Trải lại, những người cộng sản sát cảnh với nhau thành một khối đông đặc, họ có thái độ khắc nghiệt khi tiến hành công việc, họ đòi giá cao, họ chỉ chú trọng đến việc tuyên truyền. Sau hết là những «chỉnh khách», họ tin rằng chỉnh nghĩa của chúng tôi là chính nghĩa của nước Pháp và đem hết tâm trí ra phục vu, tuy nhiên họ không ngừng nghĩ đến sự nghiệp của riêng họ, họ vận động đủ mọi cách để đề cao mình theo tiêu chuẩn nghề nghiệp của họ, họ nhìn tương lai dưới cạnh khía những lá phiếu bầu, những chức vụ đảm nhiệm, những quyền hành nắm được vào một ngày nào đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:42:29 pm

        Trong số những người « cũ » thì họ hãnh diện vì đã làm đầy đủ bốn phận không chút thoái từ, nhưng họ biết rằng chế độ cũ đã làm mất lòng dân cho nên bây giờ họ bước đi rón rén, nói năng nhỏ nhẹ và không có tham vọng gì nữa. Nhưng trong thâm tâm họ, họ vẫn muốn trả về đường cũ lối xưa với một vài sự cái cách nào đó. Những người «mới» thì tỏ ra khắc nghiệt đối với hệ thống ngày trước. Họ muốn có nhiều sự thay đổi. Tuy có những sự dè dặt ấy nhưng họ đều nghiêng về một chế độ mới. Nói chung thì tôi thấy quanh mình tôi những đồng chí can đảm và có nhiều thiện chí, tôi mến trọng mọi người và thân thiết với nhiều người. Nhưng khi thăm dò tâm hồn họ, tôi vẫn phải tự hỏi rằng trong số những người nói đến cách mạng, phải chăng, nói đúng ra, chỉ có tôi là người cách mạng duy nhất.

        Phiên nhóm mở đầu Hội Đồng Tư Vấn khai mạc ngày mùng 3 tháng một 1943. Buổi lễ này cảm động vô cùng. Người dự lễ có cảm tường là mình đến đây nhân danh một khối người đau khổ đang tranh đấu cho chính nghĩa, họ còn có cảm tưởng mình đại diện cho lực lượng hùng hậu của nước Pháp. Sau khi đã gửi lời chào của Ủy Hội Giải Phỏng đến Hội Đồng, thành lập được mặc dầu « gặp nhiều trở ngại phi thường», tôi nói đến những lý do khiến tôi đã có ý định triệu tập hội đồng từ lâu, sau đấy tôi trình bày tại sao tôi yêu cầu sự trợ giúp của Hội đồng và trợ giúp bằng cách nào. Hội Đồng có tư cách để đương nổi vai trò vì Hội Đồng được thành lập nhân danh phong trào kháng chiến, cuộc kháng chiến này là « phản ứng chính yếu của người Pháp và nét thể hiện đơn sơ nhất của ý chí quốc gia».

        Mực đích của Hội Đồng là nâng đỡ chính phủ trong nỗ lực chiến tranh, nỗ lực này « đòi hỏi sự đoàn kết tinh thần cũng như đòi hỏi có các phương tiện vật chất». Hội Đồng sẽ nâng đỡ chính phủ trong vấn đề đối ngoại để nước Pháp trở lại đóng vai trò quốc tế của một nước hùng mạnh, có lợi cho cả mọi người. Hội Đồng giúp ý kiến để chánh phủ lựa chọn những biện pháp cần có khi nước nhà được giải phóng, vì khi chiến tranh chấm dứt nước nhà đã bị tàn phá không còn gì là nhu yếu phẩm dự trữ và nguyên liệu cần thiết; nước Pháp cần phải tái lập quyền hành của nền cộng hòa trong trật tự và danh dự, cần phải thiết lập nền công lý của chính phủ, nền công lý duy nhất có hiệu lực và có thể chấp nhận được; nước Pháp cần phải chấn chỉnh các cơ quan hành chánh, cần phải đưa về nước những thanh niên bị cầm tù và lưu đày. Sau hết Hội Đồng sẽ cùng chính phủ nghiên cứu những công cuộc cái cách lớn lao cần phải thi hành sau ngày chấm dứt chiến tranh. Đó là những điều mà Ủy Hội Giải Phóng trông đợi Hội Đồng đem ra thực hiện. Tôi xác định trước rằng «tôi tin tưởng sẽ có kết quả vì hai mươi thế kỷ lịch sử có thể chứng minh được sự vững tin ở nước Pháp bao giờ cũng hợp lý».

        Hội Đồng bầu ông Felix Gouin làm chủ tịch, sau đó chia ra từng khối : «Kháng chiến chánh quốc», trưởng khối là Ferriere, «Kháng chiến hải ngoại» trưởng khối Bissagnet, «Kháng chiến độc lập », trưởng khối Hauriou, «Dân biểu », trưởng khối Y. Auriol, «Cộng sản » trưởng khối Marty. Hội Đồng đã đưa những vấn đề tôi đề nghị ra thảo luận. Từ phiên họp thứ nhất cho đến ngày đồng minh đổ bộ, Hội Đồng đã nhóm hợp hơn 50 phiên, ngoài ra còn nhóm riêng các ủy ban để làm việc. Các bộ trưởng đều liên lạc với Hội Đồng. Philip giữ nhiệm vụ liên lạc Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia với Hội Đồng, d’Astier ủy viên Nội vụ, Menthon ủy viên Tư Pháp, Massigli ủy viên Ngoại Giao, Mendès-France ủy viên Tài chánh, là những người có tiếng nói ở Hội Đồng nhiều hơn cả.

        Còn về phần tôi thì tôi đến dự khoảng 20 phiên họp. Trong những phiên họp ấy tôi đưa ý kiến bằng những bản thuyết trình tống quát hay góp lời tranh luận. Tôi thường để ý nhiều đến những ý kiến và cảm tưởng xuất hiện từ các cuộc trao đổi ý kiến vì chủ ý của tôi là tìm hiểu những dư luận sâu xa. Bởi thế cho nên tôi cố gắng khuyến khích người ta đưa ra ý kiến dồi dào đế mọi người tự khám phá ra chính mình và phát biểu trung thực ý kiến của riêng mình. Ngoài thực tế thì Hội Đồng tỏ ra tin tưởng và làm việc có lương tâm khiến cho công chúng Pháp và thông tín viên ngoại quốc phải kính phục. Tuy nhiên, những vấn đề được mọi người tranh luận nhiều hơn hết, tất nhiên là những vấn đề làm cho họ bận tâm hơn cả ; đó là việc dùng lực lượng kháng chiến để thanh lọc và thiết lập những cơ quan công quyền sau ngày giải phỏng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:55:28 pm

        Có những cuộc tranh luận sôi nổi và lâu dài về các biện pháp truy tố các nhân vật Vichy, các biện pháp trừng phạt những công chức đã lạm dụng chỉ thị của cấp trên và đền bù cho những người đã bị đàn áp. Về điểm này các đại biểu đều yêu cầu Ủy Hội hành động cương quyết, mặc dầu phải sửa đổi luật pháp và thủ tục tổ tụng thường dùng. Một vấn đề làm mọi người xúc động không ít là vấn đề nhiều ủy viên quốc gia bị phê phán là nhu nhược. Tuy biết ràng vấn đề  công lý này trước hết là mối bận tâm hàng đầu của Hội Đồng Tư Vấn, nhưng tôi cũng vẫn giữ đúng đường lối hành động đã hoạch định cho mình: giới hạn sự trừng phạt trong phạm vi những người đã đóng một vai trò tích cực trong chính sách Vichy và những người trực tiếp a tòng với địch. Trên các lãnh địa hải ngoại chỉ có một số người rất ít thuộc về trường hợp ấy mà thôi. Nhưng những cuộc tranh luận ở Hội Đồng Tư vấn đã cho tôi biết tâm trạng các đại biếu thế nào, tôi biết trước sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở về Chánh Quốc muốn ngăn cản sự báo thù và chỉ để cho pháp luật quyết nghị tội trạng.

        Hội Đồng cẩn trọng và nhiệt thành đưa ra ý kiến về vấn đề  cứu trợ những người kháng chiến ở Pháp, vấn đề liên lạc với họ và việc khai thác ý kiến cùng hoạt động của họ để dùng vào việc tuyên truyền. Hẳn nhiên là những người hoạt động bí mật này không nơi nương dựa thiếu thổn đủ mọi đằng và bị đe dọa thường xuyên, phải có cảm tưởng rằng Luân Đôn và Alger không cố gắng giúp đỡ họ. Bởi vậy cho nên buổi đầu họ nặng lời khiển trách và khảng nghị cách làm việc của các cơ quan chính phủ. Nhưng sau khi đã kiểm điểm lại, họ mới biết số lượng công việc lớn lao đã giải quyết và trở ngại to tát đã gặp phải. Họ cũng phải xét đến hoạt động của các tố chức đồng minh tại đất Pháp, do đó mà xảy ra những điểm bất hòa hay không ăn khớp với nhau, khiến cho chỉnh quyền Pháp không thâu đạt được kết quả mà nỗ lực chiến tranh của người Pháp ở ngoài nước đã mang lại. Nhưng Hội Đồng cũng sợ đụng chạm đến Anh Mỹ như các «chính khách» bị ảm ảnh bởi cái «bản chất thứ hai» ấy, Hội Đồng không chịu đưa ra một kiến nghị quyết liệt như tôi hằng mong muốn.

        Hội Đồng tỏ ra thoải mái và sâu sắc hơn khi bàn đến việc tái lập nền Cộng Hòa ở nước Pháp. Dĩ nhiên, không ai tưởng tượng ra Thống Chế có thể làm cái gì khác hơn là biến mất tăm mất tích đi cho rảnh. Nhưng được cái mọi người đều cho rằng dân tộc Pháp phải được hỏi ý kiến và một quốc hội phải đảm nhiệm vấn đề lập hiến. Còn như quốc hội nào được trao trách nhiệm ấy thì các đại biểu không đồng ý với nhau.

        Các đại biểu cộng sản dùng một thứ ngôn ngữ thận trọng để người ta đoán ra họ dự định những cuộc bầu cử ngoài trời, tốt hơn hết là bằng cách vỗ tay, dưới sự kiểm soát của những tố chức và bộ đội giải phóng. Hẳn là họ dự định, với sự thông thạo của họ, họ có thể lợi dụng hệ thống ấy một cách có lợi lộc cho họ. Những dân biểu và nghị sĩ đã trai đá như các nghị sĩ Marcel Astier, Marc Rucart, Paul Giacobbi, gợi ý rằng nên họp lại Quốc Hội năm 1940. Quốc Hội này, nhân việc giải phỏng, tất nhiên sẽ bãi bỏ quyền hành đã trao cho Pétain, sẽ chấp nhận cho Albert Lebrun từ chức cho có hình thức, sẽ bầu một vị Tổng Thống mới và sẽ bỏ thăm tín nhiệm cho chính phủ của tôi. Song việc, Quốc Hội sẽ giải tán để nhường chỗ cho một Hạ viện và một Thượng viện bầu theo thể thức ngày xưa. Sau hết, nếu có sự thay đổi hiến pháp 1875 thì sẽ áp dụng những điều khoản dự liệu trong hiến pháp ấy. Đó là giả thuyết của những người muốn trở về những định chế Đệ Tam Cộng Hòa vô điều kiện.

        Số người này không nhiều. Theo đa sổ thì « chế độ cũ » đã bị loại bỏ rồi. Nhưng người ta nhận thấy khuyết điểm của nhiều đại biểu không phải là quá mị dân mà là thiếu mị dân. Quyền hành và trách nhiệm không được phân minh làm cho nước Pháp không có một chính phủ mạnh, không có một đường lối chính trị chắc chắn và liên tục, nước Pháp bồng bềnh bị lôi cuốn theo các biến cố ; trước mắt một sổ đông người thì tình trạng ấy phải được cải tổ. Đúng ra, người ta muốn cải tổ cách nào để đi sâu vào một tình trạng trong đó lập pháp chỉ hiện diện cho có mặt mà thôi.

        Để cho một viện nắm trọn qu}ền hành, có đủ tư cách để tấn phong và cung cấp bộ trưởng, bãi bỏ thượng viện để loại trừ một lực lượng thăng bằng quyền hạn, bãi bỏ vị nguyên thủ quốc gia hay ít ra trói chặt tay lại, còn gắt gao hơn hệ thống ngày trước ; đó là quan niệm của một số đông đại biểu. Người ta lớn tiếng mà mong mỏi một Quốc Hội « độc nhất và toàn quyền », một thứ Quốc Ước (1792), tuy không dùng đến máy chém, nhưng cũng không gặp trở ngại nào; người ta còn tính rằng sẽ có ngày phần lớn các chính khách của kháng chiến được nghiễm nhiên vào ngồi trễm trệ trong cái Quốc Hội đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Hai, 2019, 08:37:21 pm

        Khuynh hướng ấy không phải là khuynh hướng của tôi. Tôi nghĩ rằng sự kiện chính yếu cho việc phục hồi nước Pháp, trái lại, là một chế độ hoạt động và có trách nhiệm. Theo tôi thì phải có sự phân quyền thật sự để có một Chính phủ, một quốc hội và một quyền tư pháp. Phải làm sao cho vị nguyên thủ quốc gia có đủ tư cách để đảm nhiệm vai trò trọng tài quốc gia; thể thức bầu cử, chức chưởng và quyền hành phải trả lời vào tư cách của vị nguyên thủ như thế. Phải để cho quốc dân có thể trực tiếp tham dự vào những quyết định chính yếu liên hệ đến vận mệnh của họ bằng đường lối trưng cầu dân ý. Tôi lấy làm lo ngại mà nghĩ đến trạng thái tâm hồn của những người ngày mai gánh vác trách nhiệm chánh phủ mà lại muốn tái tạo một chế độ để cho các chính khách thao túng chứ không để phục vụ quốc gia. Phải chăng từ tình trạng hỗn độn và bất ốn định đã đưa nước Pháp đến bước nguy vong và nền Cộng Hòa đến chỗ thoái bộ, người ta chỉ rút ra được một bài học là đưa nước Pháp đến một tình trạng hỗn độn hơn và bất ổn định hơn?

        Nhưng bây giờ chưa phải là lúc mở một cuộc tranh luận công khai về vấn đề này. Tôi cứ để cho mọi người trình bày lý thuyết của họ và tôi lợi dụng sự thận trọng của một vài người như Dumesnil de Gramont, Vincent Auriol, René Cassin, Louis Vallon, v.v.; tôi đưa Hội Đồng Tư Vấn đến một kết luận dè dặt. Đã được chấp thuận những điều sau đây: trong thời giải phóng, Hội Đồng Tư Vấn di chuyển về Chảnh Quốc và mở rộng cho thích hợp với hoàn cảnh sẽ vẫn hoạt động bên cạnh chính phủ; khi nào lãnh thổ được giải phóng, tù binh và những người lưu đày đã trở về, bấy giờ nước Pháp sẽ lần lượt bầu các hội đồng tỉnh thị, các tổng hội đồng và quốc hội, nhưng thành phần và nhiệm vụ của quốc hội sẽ được quyết định  sau. Ngoài ra quyền bầu cử và ứng cử cũng giành cho cả phụ nữ. Đạo dụ ngày 21 tháng tư 1944 thực hiện cuộc cái cách rộng rãi này sẽ chấm dứt những cuộc tranh luận kéo dài từ 50 năm nay.

        Tuy rằng Hội Đồng Tư Vấn không có quyền nào khác quyền đưa ra ý kiến, trách nhiệm những việc làm hay không làm vẫn về phần tôi gánh hết cho đến ngày quốc dân có thể cho biết ý kiến; đồng minh không thể không đế ý đến những gì đem ra bàn bạc tại nghị trường hay trong hành lang. Nhân viên các phái đoàn của họ và ký giả của họ chăm chỉ lui tới các phiên họp và các hành lang hội trường. Các báo anh Mỹ dành rất nhiều chỗ để đăng tải những cuộc tranh luận ở Alger. Hẳn là họ tiếc rằng cái nghị trường hiện hữu cho có mặt đó không đủ tư cách để lật đổ chính phủ và nuôt chửng 2 ông chủ xiếc đang diễn trò. Ít nhất họ cũng ráng bắt chợt được sự bất đồng ý kiến nào đó.

        Tất cả những quan sát viên ấy đều có mặt khi Hội Đồng đề cập đến tình hình ngoại giao của nước Pháp. Với số phiếu của khối « kháng chiến »: Bissagnet, Cha Carrière, Mayoux..., của khối « chánh khách » : Auriol, Hauriou, Rucart..., của khối cộng: Bonte, Grenier, Mercier..., các đại biểu đều lớn tiếng chấp thuận trên nguyên tác lập trường của tôi đối với địch và đồng minh. Hội Đồng mạnh bạn cho biết rằng, đối với Hội Đồng thì de Gaulle đại diện cho nước Pháp trong thời chiến và chính phủ của ông là chính phủ của nền Cộng Hòa. Với tư cách ấy Ủy Hội Giải Phóng sẽ hợp tác với các Quốc Gia Liên Hiệp và các Quốc Gia Liên Hiệp phải thừa nhận Ủy Hội. Nhật lệnh thể hiện ý kiến của toàn thể Hội Đồng sẽ gây tiếng vang trên khắp các nguồn tin thế giới và mang lại cho chính sách của tôi một hậu thuẫn đáng kể. Về phần tôi, tôi không quên quảng cáo cho tin này vọng đi thật xa.

        Nhưng Hội Đồng chỉ làm được có thế. Người ta không thích đề cập một cách mạnh dạn đến những vấn đề nóng bỏng: Ý, Trung Đông, Phi Châu, những vấn đề lúc này đang làm bận rộn cho chính sách đối ngoại của Ủy Hội, người ta cũng không thích đề cập đến các vấn đề Đức, Đông Âu và Đông Dương, trong một tương lai gần những vấn đề này sẽ đặt ra cho nước Pháp và thế giới. Người ta cũng thận trọng, không chú ý đến ý đồ của đồng minh muốn đè nặng quan điểm chinh trị và hành chánh của họ xuống nước Pháp, họ lợi dụng vai trò chỉ huy quân sự của họ. Còn như vấn đề điều khiển chiến cuộc và phần quyền hành của chính phủ và bộ tham mưu Pháp trong cuộc chiến thì Hội Đồng Tư Vấn đã chăm chủ nghe tôi trình bày với thái độ ngưỡng mộ tôn giáo; tôi trình bày chương trình của tôi vẫn theo đuổi từ 1940, những khó khăn liên tiếp lối đã phải vượt qua. Hội Đồng chấp thuận nguyên tắc về địa vị của nước Pháp trong chiến lược thế giới và phần đóng góp của lực lượng Pháp. Nhưng Hội Đồng không quyết định đưa ra những yêu sách bắt buộc đồng minh phải nghe theo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:27:37 am

        Nói tóm lại, đối với những vấn đề lớn lao, Hội Đồng tự nhiên chỉ nói đến một cách tổng quát, trong nghị trường người ta dùng những ngôn từ rộng nghĩa để mọi người đều có thể chấp thuận. Người ta tán thưởng de Gaulle khi ông này giải thích những công việc đã làm hay khi ông gây xúc động bằng cách lựa ra một vấn đề tranh luận để rút ra một kết luận. Để bù lại, người ta tỏ vẻ lạnh lùng hay chỉ trích ủy viên nào đó trình bày một cách chuẩn xác những biện pháp đã áp dụng. Nhưng người ta không mạo hiểm đưa ra những ý kiến cụ thể hay những dự án nhất định.

        Hẳn là Hội Đồng có thái độ dè dặt như vậy vì hội đồng chỉ có tư cách tư vấn, hội đồng không cần lấy phiếu của quốc dân, thái độ và lá phiếu của hội đồng không thể khởi động một cuộc khủng hoảng nội các. Cũng còn phải kế đến ý muốn cho tôi được rảnh tay, ý muốn chiều lòng đồng minh, bận tâm đạt được toàn số phiếu thuận. Nhưng điều đáng chủ ý nhất là mọi việc diễn ra như một cách thú nhận sự bất lực. Hội đồng cảm thấy có khả năng để diễn đạt những khuynh hướng chứ không có khả năng giải quyết những vấn đề, Hội Đồng có thể lướt qua một chỉnh sách chính trị chứ không có khả năng đảm đương một chính sách chính trị. Mối ưu tư ẩy sau này lại xuất hiện, đảng buồn hơn và nặng nề gấp 10 lần trong những hội đồng đại nghị nắm giữ đủ mọi quyền hành nhưng bất lực không thực thi được quyền hành. Đối với tôi, tôi đã thấy qua các cuộc đàm phán của các khối, xuất hiện những ngưỡng vọng ngày mai, đồng thời tôi cũng nhận thấy sự bất lực của các đảng phái ; tôi đã biết được thế nào là thảm kịch hiến pháp của nước Pháp sau này. «Tranh luận là việc của nhiều người, hành động là việc của một người». Cũng bởi lẽ ấy mà người ta chỉ muốn tranh luận mà thôi.

        Trong khi chờ đợi thì, trên nguyên tắc, người ta vẫn căn cứ  vào sự thống nhất của chính phủ Alger, sự nhiệm ý của Hội Đồng Tư Vấn và sự lựa chọn của dư luận Pháp, để giải quyết các vấn đề chính trị trong thời kỳ giải phóng. Tuy mọi việc hầu như đã định trước đối với đa số người, nhưng vẫn có những mưu mô hiểm độc ở nước Pháp cũng như ở nước ngoài. Trong các giới khác biệt có khi chống đối, vẫn có thêm những người nhất định thù ghét tôi thành công, họ tìm cách ngăn cản, họ dùng đến những mưu chước xảo quyệt khi thấy sức mạnh của hoàn cảnh dần dần bắt buộc mọi người phải chấp nhận quan điểm của tôi. Tất cả những người ẩy, không trừ một người nào, đều tin chắc rằng Vichy phải sụp đổ. Nhưng không hề có người nào thử làm cái gì để thay thế chế độ ẩy và để cho de Gaulle không đắc thắng được như vậy.

        Nhưng thái độ của kẻ chiếm đóng đối với chế độ Vichy làm cho sự suy sụp càng chóng vánh. Người Đức hiểu rằng đã xảy ra những gi ở Bắc Phi, Thống Chế và chính phủ của Thống Chế không có đủ quyền hành để ngăn cản người Pháp quay lại chống họ. Họ đã thấy cái họa lớn của cuộc đổ bộ đồng minh, họ lo lắng một cuộc khởi nghĩa có thể bóp nghẹt hậu cứ của họ. Họ cần tài nguyên Pháp để bảo vệ nền kinh tế suy sụp vì chiến tranh của họ, bởi vậy họ cho rằng cái gọi là Chính phủ Pháp không mấy quan trọng và họ thắt chặt thêm gọng kìm áp bức. Do đó mà quyền tự trị nội bộ giả tạo của Vichy tan hết thành mây khỏi.

        Dầu sao thì Pétain cũng đã thực sự trao hết quyền hành cho Layal rồi, không thế đóng vai trò cái mộc đỡ tên như ông vẫn phô trương từ trước tới nay. Bây giờ ông lánh mặt đi, không can thiệp vào công việc của « chính phủ », vả chăng bây giờ chính phủ cũng chỉ có việc tìm biện pháp để ép buộc hay đàn áp. Đến tháng một, Pétain thấy mình hoàn toàn bị cấm đoán không được nói trên đài phát thanh nữa. Đến tháng chạp, Layal sang thăm quốc trưởng Đức về, cái tổ nội các để cộng tác toàn diện với kẻ xâm lăng, ông đưa vào chính phủ Brinon và Darmand trong khi chờ đợi Déat, rốt cuộc Thống Chế không hề phản đối. Người vẫn tự xưng là « Quốc Trưởng » chịu phép để bên mình một thầy cai Đức là O. Rentbe-Fink. Thậm chí, ngày 18 tháng chạp, ông hạ bút viết thư cho Hitler: « Kể từ đây, việc canh cải luật pháp của nước Pháp sẽ giao cho nhà cầm quyền Đức ». Sau này, Thống Chế vẫn tìm được cách xuất hiện trước công chúng tại Ba Lê, Rouen, Nancy, Saint-Étienne, Thống Chế làm cho người ta cảm cảnh ông già sa cơ lỡ vận mà thương xót và thông cảm. Thống Chế cũng không nói một tiếng nào để người ta thấy tiếng nức nở của nền tự chủ bị xâm phạm.

        Từ đây, chánh quyền Vichy rẻ mạt tuy còn giữ một vài hình thức bề ngoài, những người hợm bĩnh hay điên rồ vẫn tự cho mình là tổng trưởng, những tay quảng cáo thiện nghệ như Henriot và Herold Paquis vẫn lừa dối quần chúng trổ tài phỉnh gạt, biểu ngữ và cáo thị vẫn nhục mạ những người chiến đấu, nhưng toàn thể quốc dân bây giờ đã lên án chế độ và chỉ muốn chế độ sụp đổ khi người Đức cao chạy xa bay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2019, 10:20:21 pm

        Dĩ nhiên quần chúng Pháp không nghi ngờ gì chính phủ sẽ thành lập ở Ba Lê và sẵn sàng hoan hô nhiệt liệt. Nhưng những chánh khách đã đưa Pétain lên cầm quyền và lo sợ sự nghiệp của họ tiêu tan, đều không chịu khoanh tay nhìn viễn ảnh ấy. Từ cuối năm 1943, đã có nhiều mưu mô thực hiện một giải pháp giới hạn quyền hành của de Gaulle lúc cần và nếu có thể được thì loại bỏ ông ra ngoài. Thống Chế cũng bí mật dùng biện pháp để khi không thể cầm quyền được nữa, quyền hành sẽ trao lại cho một nhóm người có thái độ rất khác biệt nhau trước thời cuộc. Một « hiến luật» thiết lập thứ hội nghị chấp chánh trung lập đó, lúc cần, đã được trao cho những người chắc chắn. Sau đó ít lâu Thống Chế ban hành một « hiến luật» nữa mâu thuẫn với đạo luật trước và làm ra với mục đích đem công bổ; hiến luật này xác định rằng nếu Thống Chế mệnh chung trước khi ban hành hiến pháp ông đang khởi thảo thì quyền hành của « Quốc Hội» trao cho ông năm 1940 sẽ được trao lại cho quốc hội ấy. Tất nhiên người Đức phản đối không cho phổ biến tuy rằng bản di chúc Pétain ngoài thực tế vô giá trị đối với quảng đại quần chúng.

        Trong khi ấy những dân biếu nghi sĩ không theo tôi thực sự hay trên phương diện tinh thần, đều ra công vận động. Họ trưng ra quyền ủy nhiệm — làm như họ không phản bội quyền ủy nhiệm đó. Họ khẳng đinh rằng « Quốc Hội» tháng bảy 1940 vẫn hợp pháp, tuy rằng Quốc Hội đó đã công nhiên thoái bộ. Họ đòi hỏi triệu tập Quốc Hội để giải quyết vấn đề  chánh phủ một cách hợp pháp. Anatole de Monzie là người chủ xưởng kế hoạch ấy, ông thu thập được sự ưng thuận của mấy trăm người đồng viện, trong khi ấy Thống Chế lâm vào bước đường cùng, dân chúng bách thúc ông phải nghe theo. Nhưng Hitler bực mình vì tình hình sôi động ấy bèn sai Ribbentrop trao cho Pétain một bức thư hăm dọa cấm không cho thành lập một nghị viện có đủ tư cách, « trong khi chính phủ Đức có quyền duy nhất để lập lại trật tự ở Pháp». Các dân biểu nóng nảy đành ngậm miệng và chờ đợi sau này sẽ trở lại dự án.

        Về phía đồng minh thì họ không còn trông mong gì Giraud có thể giữ được thăng bằng đòn cân với tướng de Gaulle, họ bèn tính đến phương kế khác. Tin tức từ Pháp đưa sang cho biết rằng kế sách mới của họ là dùng cá nhân tổng thống Lebrun, ông này đã lui về Vizille từ khi quốc hội của Vichy tước hết chức quyền của ông, nhưng ông không phản đối. Những người ở Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn muốn lũng đoạn tương lai chính trị của nước Pháp bèn tự hỏi rằng có cách nào để đưa tổng thống Lebrun sang Bắc Phi ? ông chưa chính thức từ chức và thái độ của ông đối với địch không có gì đáng chê trách, tại sao ông không thế sang Alger với một chức vụ hợp pháp ? ông sẽ được ngay các cường quốc đồng minh thừa nhận là Tống Thống Cộng Hòa Pháp và ít ra người ta cũng hy vọng rằng ông sẽ được đa số công dân chấp nhận, như vậy de Gaulle và phe đảng của de Gaulle làm cách nào để khước từ ông ? Từ đấy, ông sẽ nắm quyền bổ nhiệm bộ trưởng, chủ tọa các hội đồng, ký luật và sắc luật. So với những phiền toái gây ra cho Tòa Bạch ốc và Chính phủ Hoàng Gia Anh vì việc dành dựt thế thượng phong cho Giraud từ đây quả là một sự thay đổi làm cho họ được nhẹ mình ! Người ta cho tôi biết rằng vào những ngày đầu tháng tám những người âm mưu của Mỹ và Anh nghĩ rằng phải nắm lấy cơ hội.

        Quả vậy, bây giờ là lúc Badoglio cuống quít tiếp xúc bỉ mật với người Anh để điều đình cho nước Ý đầu hàng. Người ta điều đình ở Lisbonne trong sự bí mật hoàn toàn. Kẻ chiến thắng đưa ra cho kẻ chiến bại những ý kiến bán chánh thức và yêu cầu phải chấp nhận. Vizille, nơi trú ngụ của Lebrun ở trong khu vực đất Ý bị chiếm đóng. Một buổi tối nọ một vài sĩ quan từ Rome đến viếng thăm tống thống. Họ nhấn mạnh tình hình nghiêm trọng của vùng này có thể làm phiền lụy đến ông, và họ nhân danh chính phủ Ý mời ông sang nước Ý cho được yên ổn và có chỗ ở tử tế. Đã có sẵn những toán người đưa đón và bảo đảm an ninh cho ông. Người ta biết rằng vào lúc có cuộc tiếp xúc ẩy bộ chỉ huy đồng minh thỏa hiệp với Badoglio chuẩn bị một cuộc hành quân đưa người Anh vào Naples khi đã công bố hiệp ước đình chiến Ý ; nếu có thể được, quân đồng minh sẽ tiến tới Rome để đón vua Victor-Emmanuel, các tổng trưởng và các yếu nhân khác. Ý định của những người «nắm đầu dây» là triệu được Lebrun sang Ý rồi thì muốn đưa ông ta đi đâu cũng được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2019, 07:47:54 am

        Theo lời người ta nói với tôi thì tổng thống cương quyết từ chối hoặc vì ông không thấy rõ mục đích chính thực, hoặc vì ông biết rõ nhưng ông không muốn tiếp tay cho ai. Ông trả lời người Ý : « Nước ông đang ở trong tình trạng chiến tranh với nước tôi. Đối với tôi, các ông là thù địch. Các ông có thể dùng bạo lực bắt tôi đi. Nhưng tôi không thực tình theo các ông.» Phái đoàn ra về. Nhưng sau đó ít lâu Hitler lo ngại và mệt nhoài vì « chuyện Pháp », bèn sai Mật Vụ Đức bắt giam tổng thống Lebrun. Ông bị đưa sang Đức và buộc lòng phải ở lại đấy một năm.

        Tôi cần phải nói rằng những mưu mô bày ra để cố tránh cái không thể tranh được đối với tôi chỉ là những bóng đen đèn kẻo quân. Thật tôi cũng khen cho họ thực hiện được những âm mưu linh động và dai dẳng như vậy giữa những thực tại phũ phàng đè nặng xuống thế giới. Nhưng thực ra tôi không mấy bận tâm. Điều làm cho tôi lo ngại hơn là vận mệnh của những người khảng chiến trong Chánh Quốc. Vào giai đoạn này bàn tay địch đánh thẳng xuống đầu họ làm rối loạn hàng ngũ và lạc hướng đi.

        Ngày mùng 9 tháng sáu, vài ngày sau khi tôi đến Alger, tướng Delestraint bị bắt ở Ba Lê. Vị chỉ huy đạo quân bí mật đã bị gạt ra ngoài vòng chiến, việc ấy có thể gây rổi loạn trong hàng ngũ lực lượng bán quân sự giữa lúc các lực lượng ấy bắt đầu được thống nhất. Bởi vậy cho nên Jean Moulin thấy cần phải hội họp các đại biểu phong trào ở Caluire vào ngày 21 tháng sáu để ấn định những biện pháp cần thiết. Cũng ngày ấy đại biểu của tôi cũng rơi vào tay địch nhân một cuộc hành binh của Mật Vụ Đức, điều kỳ dị là không biết tại sao họ biết rõ địa điểm, thời giờ và người có mặt. Vài tuần lễ sau Jean Moulin chết vì bị tra tấn tàn ác.

        Cái chết của Jean Moulin gây ra nhiều hậu quả trầm trọng, ông là một trong số những người đồng nhất hóa mình với nhiệm vụ của mình, không ai thay thế được ông, vắng mặt ông, sẽ xảy ra sự xảo trộn nghiêm trọng trong nhiều lãnh vực : liên lạc, vận tải, phân phối, thông tin v.v. có những hoạt động ấy thì tố chức kháng chiến còn mạch lạc và nhất trí. Nhưng điều quan trọng hơn là cái chết của Jean Moulin gây ra nhiều hậu quả chánh trị và nhiều khó khăn cho công cuộc thống nhất.

        Hẳn là tinh thần chiến sĩ không bị ảnh hưởng. Chiến sĩ không biết cơ quan nào điều khiển mình, những người hoạt động kháng chiến thường thường ẩn danh. Trong cuộc chiến đấu bí mật này, họ chỉ có mối tương hệ tinh thần với de Gaulle , trong đời sống bưng biền, họ chỉ biết có trưởng toán để đánh đột kích, phá hoại, chuyên chở súng ống, truyền tin, những công việc thực hiện trong phạm vi nhỏ hẹp. Nhưng trên bình diện các ủy ban, các ảnh hưởng, các ám hiệu, mọi việc đều không giản dị như thế. Những người làm chính trị tạm gác phần nào tham vọng của họ khi cuộc chiến đấu đang dữ dội, nhưng đến lúc hết chiến tranh, họ hễ thấy cơ hội đoạt lấy địa vị, họ sẽ không thoái từ. Cá nhân Moulin, đại diện của tôi và được tôi trực tiếp nâng đỡ, có thể đoàn kết họ với nhau và chế ngự họ. Bây giờ không còn ông, một vài người sẽ trở lại theo đuổi mục đích riêng tư.

        Trước hết là trường hợp những người cộng sản. Họ hoạt động nhiều nhất trong Hội đồng quốc gia kháng chiến, chủ tâm đạt được ưu thế trên thực tế, mặt khác họ muốn có bộ mặt một tổ chức tự lập, chỉ phụ thuộc chính quyền trên lý thuyết còn thì có đủ tư cách để hoạt động riêng rẽ và hoạt động cho mình. Như vậy họ có thể dùng Hội đồng quốc gia kháng chiến để che đậy hoạt động nào đó, kiểm soát dân chúng vùng nào đó, để thiết lập chương trình nào đó, và có lể, nắm lấy những quyền hành nào đó, họ sẽ lợi dụng sự xáo trộn trong thời kỳ giải phóng để dựa vào quyền hành đó mà chiếm được địa vị tốt đẹp ngày mai.

        Nếu tôi có thể gửi ngay người thay thế Jean Moulin, nếu người mới này có uy tín để cầm đầu các phần tử đại diện kháng chiến thì y sẽ đứng đầu phái đoàn của tôi và làm chủ tịch Hội Đồng quốc gia kháng chiến. Như vậy không thế xảy ra sự chống đối mà một vài người cố tình tạo ra. Nhưng hoàn cảnh không cho phép tôi tìm được ngay người xứng đáng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Ba, 2019, 10:32:30 pm

        Không phải là không có người, mặc dầu kháng chiến luôn luôn bị sát hại, trong sổ những người cầm đầu các phong trào, vẫn còn những người tài trí và can đảm. Nhưng mỗi người chỉ biết có nhỏm của mình, không khuất phục được những người khác, những người cầm đầu và toán của họ đều nặng óc địa phương. Vả chăng đã gần đến ngày nước Pháp thoát vòng áp bức, sự sinh hoạt trong nước, nền trật tự công cộng, quan niệm về đời sống sẽ tùy thuộc phần lớn cơ cấu hành chánh của nước Pháp. Tôi muốn tìm người đại diện trong nước để điều hành công việc của chúng tôi, để sửa soạn sự xác nhận và thay thế quyền hành, tôi phải tìm một người thuộc loại « công chức cao cấp » đã tham gia cuộc tranh đấu của chúng tôi, đã am hiểu tình hình rỗi ren và sôi động, nhưng không theo hẳn một khuynh hướng nào, ngoài ra còn có thể lập được một nền hành chánh lúc chính phủ cần đến. Còn mất nhiều tháng nữa mới có thể tuyển lựa và cất nhắc một người hội đủ các điều kiện như thế.

        Trong khi chờ đợi, Claude Bouchinet-Serreulles và Jacques Bingen, hai người từ Luân Đôn sang phụ tá Jean Moulin, sẽ tạm quyền đại diện. Người thứ nhất ở Ba Lê đã giữ được hết các liên lạc tuy trong thời kỳ ấy xảy ra nhiều cuộc lùng bắt nhiều người trong bộ tham mưu các phong trào kháng chiến. Người thứ hai ở khu nam chủ trọng đến việc tổ chức sự cứu trợ những người không theo Vichy mỗi ngày mỗi nhiều ở vùng Tây Nam, Massif Central và Alpes, sau ông bị địch bắt, ông tự vẫn chết. Đến tháng chín, tôi cử Emile Bollaert làm đại diện de Gaulle và đại lý Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia. Vào năm 1940, ông từ chối không chịu tuyên thệ với Thống Chế và xin hồi hưu. Với tài năng và đức độ của ông, ông có thể đảm lãnh được chức vụ tôi giao phó. Nhưng sau ngày bổ nhiệm ông được ít lâu, ông bị quân Đức bắt ở bờ biển miền Bretagne trong khi ông sửa soạn xuống tầu đi Alger nhận chỉ thị của chính phủ. Sau ông bị giam ở Buchemvald. Chẳng may Pierre Brossolette cũng bị bắt một dịp với Bollaert. Ông đã bỏ mạng vì nhảy qua cửa sổ trại giam của lính mật vụ tìm lối thoát. Người đồng chí can đảm này cung vừa được bộ nhiệm, vì là người tài trí, có thiện chí và có uy tín trong nhiều giới kháng chiến khác khuynh hướng; sau hết, ông cũng như Jean Moulin, ông không thuộc đảng chánh trị nào và ông không đợi gì khác hơn chủ thuyết của de Gaulle được nâng lên hàng một chủ thuyết xã hội, đạo đức và quốc gia. Vào tháng ba 1944, chức vụ chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia kháng chiến được trao cho ông Alexandre Parodi, hội viên Hội Đồng Chính Phủ và tổng giám đốc tại bộ Lao Động, ông cũng từ chổi không chịu phục vụ dưới chế độ Vichy, em ông, René, là một trong những người kháng chiến thứ nhất bỏ mình cho nước Pháp.

        Những trắc trở trong phái đoàn của tôi khiến cho phe cộng có dịp thuận lợi để thao túng Hội Đồng quốc gia kháng chiến. Họ đã làm được cho năm trong số 15 hội viên chịu lệ thuộc họ công khai hay kín đáo. Hội đồng tự quyền định đoạt việc bầu chủ tịch và dồn phiếu cho Georges Bidault. Ông này là người kháng chiến lừng danh, ông có tài và có sở thích làm chánh trị đến cao độ, trước ngày chiến tranh người ta đã biết ông là một ký giả lỗi lạc và có ảnh hưởng trong đảng dân chủ — thiên chúa giáo, ông có ngưỡng vọng làm cho nhóm người nhỏ nhoi này trở thành một đảng lớn để ông làm chủ tịch; bởi vậy ông sẵn lòng nhận ngay chức vụ tôi đề nghị  và gánh hết trách nhiệm mạo hiểm. Một trong những cuộc mạo hiềm không nhỏ là phải đựng độ với một nhóm có kỷ luật, có kinh nghiệm lâu đời về cách mạng và hơn người về việc sử dụng cách mà cả cũng như cách rủ rê bạn bè. Chẳng bao lâu tôi biết ngay cách lấp liếm của nhóm cộng sản này, những chông gai họ reo rắc trên đường đi của Bidault, những khó khăn họ gây ra cho chính tôi. Hội Đồng cho biết rằng những phiên họp khoáng đại chỉ là bất thường, hội đồng trao quyền cho một ủy ban 4 hội viên, 2 người là cộng sản, hội đồng thành lập một ủy ban gọi là ủy ban « hành động », phần đông là những người của đảng Cộng sản.

        Tôi phải bận tâm với những biến chuyển trong phong trào của chúng ta tại Pháp vào cuối năm 1943 và đầu năm 1944, vì lúc ấy ở Alger, tôi cảm thấy tiếng nói của tôi không được nhiều người chú ý như khi tôi còn ở Luân Đôn. Sự tiếp xúc cá nhân của tôi với quốc dân Pháp trên làn sóng phát thanh bị gián đoạn ít hay nhiều. Quả vậy, ở Pháp, đài Alger không quen thuộc với dân chúng bằng đài BBC. Hẳn là Henri Bonnet ủy viên Thông Tin, Jacques Lassaigne giám đổc đài phát thanh Pháp, Jean Amrouche, Henri Bẻnazet, Jean Castet, Georges Gorse, Jean Roưe, v.v... đã cố gắng làm cho những buổi phát thanh ở Alger, Tunis và Rabat hấp dẫn và khởi sắc. Mặt khác, đài lớn Brazzayille do Gẻraud Jouye điều khiển mỗi ngày mỗi thêm số thính giả trên toàn cầu. Dẫu sao thì tôi cũng cảm thấy tiếng nói của tôi đưa đến Pháp đã bị che lấp. Khi đã không thể lớn tiếng nói với quốc dân thì những liên lạc bí mật với nước Pháp cũng trở nên phiền phức hơn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2019, 11:50:11 am

        Những liên lạc bí mật ấy được tổ chức từ Luân Đôn. Các chỉ thị và các phái bộ đều gửi đi từ Luân Đôn bằng những phương tiện bố trí từ lâu. Các phúc trình, các phái viên, các khách viếng thăm, những người thoát ngục của địch đều đến Luân Đôn. Việc dùng phi cơ, trinh sát hạm, điện tín, thư từ, được tổ chức từ thủ đô nước Anh và đã trở thành một thỏi quen vẫn được các thông tín viên, các nhà chuyên chở, các nhà cung cấp thường sử dụng. Không có vấn đề bãi bỏ những hệ thống liên lạc ấy. Còn như việc thiết lập một hệ thống khác từ Bắc Phi thì chúng tôi chỉ có thể làm một cách sơ sài vì xa xôi và không có phương tiện chuyên môn. Thí dụ : một phi cơ một máy nhẹ cất cảnh từ một căn cứ Anh sau hai giờ bay có thể hạ xuống một bãi đậu tạm thời ở trung tâm nước Pháp và sau đó cất cánh trở về ngay. Nhưng cần phải một phi cơ hai máy, có sân bay dài để hạ cánh, sau đấy còn phải lấy xăng, sự liên lạc giữa Chánh Qu6c và Alger, Oran hay Ajaccio thật là bất tiện. Bởi vậy chúng tôi để ở nước Anh phần chính bộ máy giao thông của chúng tôi. Nhưng do đó mà phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần, gây nhiều chậm trễ và lầm lộn.

        Vả chăng, ngoài những cơ quan chuyên trách của Pháp Chiến Đấu, còn có một cơ quan khác : sở tình báo cũ của bộ tham mưu quân đội. sở tình báo này vẫn ở Vichy cho đến tháng một 1942 ; dưới sự chỉ huy của hai đại tá Ronin và Rivet, sở này đã không chịu phục tòng người Đức và di chuyển sang Bắc Phi khi địch chiếm trọn miền Nam. Giraud đã sử dụng làm công cụ để liên lạc với Chánh quốc. Chế độ lưỡng đầu của Ủy Hội Giải Phỏng còn tồn tại thì vẫn còn hai cơ quan thông tin, một của tôi và một của tướng Giraud, do đó mà có sự khích bác tai hại cho Ủy Hội. Từ khi tướng Giraud ra khỏi chính phủ để lãnh một nhiệm vụ thuần túy quân sự, thì hầu như không còn lý do gì ngăn cản sự hợp nhẩt hai cơ quan chuyên môn này.

        Nhưng phải mất nhiều tháng nữa mới thực hiện xong sự hợp nhất. Do sắc lệnh ngày 27 tháng một 1943 Ủy Hội Giải Phỏng quy định sự hợp nhất ấy đặt dưới quyền trực tiếp của de Gaulle, Jacques Soustelle làm tổng giám đốc. Việc tổ chức lại như thế không có mục đích loại trừ những sĩ quan của sở tình báo cũ. Trải lại, chúng tôi muốn trọng dụng khả năng của họ trong lãnh vực riêng của họ. Nhưng loại chiến tranh ngày nay đòi hỏi hệ thống của chúng ta phải là một toàn bộ nhất trí, vượt khỏi khuôn khổ và thể thức ngày xưa. Với các ngõ ngách phức tạp những màng lưới, những đội quân bưng biền, những nhỏm tập kích, những phong trào này khác, những truyền đơn và báo bí mật, những đặc vụ phá hoại và lũng đoạn hành chánh, hệ thống ấy phải bao trùm hết các hình thức kháng, chiến và thấu nhập hết các ngành hoạt động quốc gia. Khốn thay, Giraud khăng khăng chống lại những quyết định của chính phủ liên quan đến việc hợp nhất.

        Ông nại cớ nhiệm chức tổng chỉ huy để có toàn quyền sử dụng  một cơ quan đã có từ trước. Qua nhiều cuộc hội đàm tôi cố sức thuyết phục ông, sự hợp nhất rất cần thiết và ông vẫn có quyền trực tiếp sử dụng toàn bộ. Nhưng không có kết quả gì. Tướng Giraud vẫn dùng quyền của mình để bắt buộc các sĩ quan tình bảo từ chối sự lệ thuộc vào chính phủ.

        Ông hành động như vậy tất nhiên không phải vì lý do chiến lược. Bởi vì, với tư cách nào ông cũng không được quyền chỉ huy thực sự các cuộc hành quân, các đồng minh của chúng ta có nhiều phương tiện hơn vẫn chiếm lấy quyền ấy. Nhưng chính sách của họ là vẫn dùng Giraud. Tại Pháp, tại Phi Châu và trong số các nhân sĩ Pháp di cư sang Hoa Kỳ, người ta còn để cho ông có cơ may để hy vọng giành được quyền chỉ huy. Vả chăng, các phái đoàn và các bộ chỉ huy đồng minh vẫn ngấm ngầm giữ nguyên ý định của họ và không làm cho Giraud thất vọng, họ vẫn để cho Giraud vuốt ve hy vọng đóng vai trò chính. Bởi vậy cho nên mặc dầu có lời cảnh cáo của tôi, ông vẫn giữ liên lạc riêng với những phần tử nào đó ở Chảnh Quốc, ông nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để gửi nhân viên của riêng mình đi mà thôi, ông tạo ra sự hỗn loạn.

        Rồi đến lúc tức nước vỡ bờ. Tháng tư 1944, sau khi xảy ra một chuyện rắc rối nghiêm trọng hơn những vụ khác, tôi bách thúc Giraud phải chấm dứt hành động của ông. Ông vẫn tìm cách diên trì, chính phủ ra sắc lệnh cất chức tổng chỉ huy trên giấy tờ của ông và bổ ông làm tổng thanh tra, như vậy, không còn có gì là tối nghĩa nữa, vả chăng chức vụ này hợp với khả năng của ông để ông hoạt động có hiệu lực. Để xoa dịu vết thương, tôi viết cho ông một bức thư chính thức bày tỏ lòng biết ơn của chính phủ đối với công trạng của ông, ngoài ra tôi cũng gởi cho ông một bức thư riêng khuyến khích ông nêu gương hy sinh trong giờ phút bi thảm của tổ quốc. Đồng thời Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia quyết định tặng ông huy chương quân sự với lời tuyên dương công trạng cao đẹp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Ba, 2019, 01:24:16 am

        Tướng Giraud muốn xin về hưu. Ông không nhận chức vụ mới, từ chối huy chương và lui về ở vùng Mazagran. Ông nói : «Một là tôi làm tổng chỉ huy, hai là không làm gì cả». Việc từ chức của ông không gây xáo trộn gì trong quân đội hay trong dân chúng. Cần phải nỏi rằng, cũng vào lúc ấy những người thân Vichy đã theo ông bây giờ chê trách thái độ của ông trong vụ án Pucheu. Người ta chỉ trích ông khi ông ra làm chứng trước tòa án, ông không bào chữa cho bị can, bị can chỉ sang Bắc Phi với sự bảo đảm chính thức của vị «tổng chỉ huy dân sự và quân sự». Đối với tôi, tôi rất tiếc Giraud chấm dứt hoạt động trong khi chiến tranh còn lâu mới kết thúc, tôi phàn nàn cho tính cố chấp của ông. Nhưng khi cần bảo vệ trật tự của Nhà Nước thì không thể bận tâm với sự hối tiếc ấy.

        Nhất là nước Pháp đang quằn quại trong đau khổ. Chúng tôi  biết được tình hình ấy nhờ các nguồn tin tức đưa lại : Các tổ chức «lũng đoạn các cơ quan công quyền» gửi tin đi từ Ba Lè, các tin tức của những đại biểu trong Hội Đồng Tư Vấn hay những người vượt ngục đi qua núi Pyrenees, các bản phúc trình của đặc phái viên đi lại giữa Alger và Chánh Quốc : Guillain de Bénouyille, Bourgès - Maunoury, Franẹois Clozon, Louis Mangin, tướng Brisac, đại tá Zeller, Gaston Defferre, Emile Laffon, Francois Mitterand, Michel Caỉlliau, cháu tôi, v.v...

        Chưa bao giờ tình trạng sinh sống vật chất của người Pháp bi đát hơn lúc này. Việc tiếp tế lương thực là một thảm kịch hàng ngày cho hầu hết mọi người. Từ mùa xuân 1943 đến mùa xuân 1944, khấu phần chính thức không tới 1.000 ca lo ri. Thiếu phân bón, nhân công, nhiên liệu, phương tiện vận tải, sự sản xuất nông phẩm chưa được hai phần ba mức sản xuất ngày xưa. vả chăng quân chiếm đóng lấy mất phần lớn sổ thực phẩm thu mua được, thịt thì họ lấy phân nửa. Họ còn mua ngoài chợ đen làm bớt đi một số lớn phần còn lại để bán cho công chúng. Sổ thực phẩm cung cấp cho người Đức, họ trả bằng tiền của Ngân Khổ Pháp. Tống cộng tới 300 tỷ tính đến tháng tám 1943, hơn 400 tỷ tính đến tháng ba 1944. Một triệu năm trăm ngàn tù binh Pháp vẫn bị giam giữ trong các trại giam của địch. Đành rằng họ đã thả về 100 000 người và cho mọi người thấy tận mắt. Nhưng bù lại, đã có một triệu người dân sự của « sở Lao Động» tuyển mộ cho họ. Ngoài ra, một phần ba các xưởng máy của chúng ta phải làm việc cho họ, họ tiêu thu phân nửa số than đốt, 65 phần trăm số đầu tầu, 50 phần trăm số toa xe hỏa, 60 phần trăm số xe cam nhông của chúng ta; họ dùng các hãng thầu, các vật liệu, máy móc của chúng ta để xây dựng bức Tường Đại Tây Dương. Dinh dưỡng, may mặc, bếp núc, đèn lửa, di chuyển, trở thành những vấn đề trọng đại, nhiều khi nan giải cho người Pháp sống trong sự cơ hàn, nhiều người phải chết vì không chịu nổi kham khố.

        Thế mà bây giờ chiến tranh lại tàn phả và tiêu hủy một lần nữa Sau một thời kỳ tạm yên sau ngày «đình chiến» mà những người đầu hàng địch vẫn khoe khoang, bây giờ lại đến thời kỳ báo động đẫm máu. Tại Dieppe, rồi tại Saint- Nazaưe lực lượng Anh có các bộ đội Pháp phụ lực thực hiện những cuộc giao tranh giữa nơi có đông dân cư. Các trận oanh tạc xuống nơi đô thị mỗi ngày mỗi nhiều. Ba Lê, Nantes, Rouen, Lyon, Saint-Étienne và các vùng phụ cận bị tàn phá nặng nề; đây mới là màn đầu những trận oanh tạc sắp xảy diễn trong các cuộc hành quân lớn sau này. Trước ngày đố bộ, có tới 30.000 người chết vì bom đạn. Ở nhiều nơi khác, nhất là vùng Ain, Massif Central, Alpes, Limousin, Dordogne, quân du kích đánh những trận nhỏ chống lại địch, địch trả đũa bằng những cuộc xử bắn, đốt nhà, bắt làm con tin, phạt vạ. Họ có dân quân phụ giúp, tòa án quân pháp chỉ xử qua loa và lên án tử hình một số lớn người ái quốc.

        Vả chăng sự đàn áp trở thành một loại tấn công thực sự của địch. Họ thực hiện theo một phương pháp chuẩn xác và tàn bạo. Họ muốn «tảo thanh » hậu cứ trước khi xảy ra trận giao tranh mà họ đã cảm thấy trước. Bởi thế cho nên mật vụ và cảnh sát Đức dồn hết nỗ lực vào việc đánh phá các tổ chức và các phong trào kháng chiến của chúng ta, họ phối hợp lực lượng với lực lượng cảnh sát và dân quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Darnand «tổng thư kỷ phụ trách an ninh trật tự». Họ áp dựng mọi hình thức khủng bố, tra tấn và mua chuộc để bắt nạn nhân cung khai và tố giác những người khác. Thời kỳ kế cận ngày đổ bộ, họ thủ tiêu một số lớn lãnh tụ của chúng ta: Cayaillès, Marchal, Médéric, Péri, Politzer, Ripoche, Tonny, v.v., họ xử bắn 20.000 người kháng chiến và lưu đày 50.000 người khác. Trong suốt thời gian ấy cũng diễn ra những vụ tàn sát người Do Thái rất ghê tởm. Sau hết, đây là thời kỳ người Đức đòi giao cho họ những phạm nhân chinh trị của Vichy: Herriot, Reynaud, Daladier, Blum, Mandel, Gamelin, Franẹois-Poncet, đại tá La Roque, họ còn bắt những công chức cao cấp, những nhà doanh thương, những sĩ quan, đưa sang Đức làm con tin hay một ngày kia dùng để trao đổi tù binh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:16:41 am

        Nhưng họ không ngăn cản được phong trào kháng chiến càng ngày càng lớn mạnh. Kháng chiến diệt địch bằng những trận giao tranh, những vụ ám sát, bẻ đường ray xe hỏa làm chết nhiều quân Đức, họ thủ tiêu mỗi ngày mỗi nhiều kẻ phản bội và tố giác đồng chí; khẩu hiệu và truyền đơn kháng chiến được công bố và dán khắp nơi. Kháng chiến trở thành một phong trào nhân đạo và quốc gia, khơi động nguồn cảm hứng cho nghệ thuật và văn chương, phác họa ra những chủ thuyết. Bằng mọi sáng kiến tài tình, các báo bí mật cũng có giấy và máy in để ấn loát và phân phối đi khắp nơi. Franc- Tưeur, Combat, Resistance, Defense de la France, bốn tờ này mỗi ngày in ra 600.000 số. Các tạp chí : Les Lettres frangaises, Les Cahiers de la Liberation, Les Cahiers du Témoignage Chrétíen, l'Université libre, l'Art libre, v.v... bí mật qua được nhiều cửa ải. Les Editions de Mỉnuit xuất bản nhiều sách, trong sổ đó có cuốn Le Silence de la mer của Vercors, in ra rất nhiều. Nhờ có chính phủ Alger, nỗ lực của những người chiến đấu bằng tư tưởng và ngòi bút luôn luôn được loan truyền trên làn sóng phát thanh. Tôi nhân danh những người được tự do và những người bị bắt buộc phải ngậm miệng, gửi đến các chiến sĩ ấy lời khen tặng trọng thể nhân một cuộc họp lớn của hội «Alliance tranẹaise» ngày 30 tháng mười, buổi lễ này được trực tiếp truyền thanh hướng về Ba Lê.

        Tư tưởng Pháp như trăm hoa đua nở làm cho đường lối chính trị của chúng tôi thêm vững mạnh. Những âm mưu không ngừng, những tham vọng trá hình, những mưu đồ phá hoại của một sổ người, làm sao có thể thắng nỗi nguồn nước phun can đảm và đổi mới ? Có lẽ đây chỉ là một giai đoạn bừng tỉnh, biết đâu ngày mai người ta không trở lại tê liệt và bại nhược. Nhưng « ngày mai sẽ là một ngày khác ». Bao giờ còn chiến tranh, tôi vẫn còn có báo chí để tập hợp dân tộc Pháp về phương diện tinh thần.

        Nhất là khi bản năng tổ quốc lấy tôi làm trung tâm thống nhất, rõ rệt hơn bất cứ bao giờ. Những người làm chính trị đã hướng về tôi để tìm một sự bảo đảm cho tương lai gần. Những người hướng về tôi còn là giai cấp thượng lưu, nghĩa là những người đã có địa vị, tiền của, tiếng tăm. Trong loại này, một phần nhỏ đã theo tôi từ lâu, thường thường là những người không phải bận tâm với tiền bạc ; còn những người khác không được yên tâm thì mong đợi tôi tránh cho họ những đảo lộn ghê gớm, bây giờ họ cúi mình nghe theo một cách kính nể đợi sau này mới lên tiếng chỉ trích và bôi nhọ. Quần chúng không biết lợi dụng thảm kịch quốc gia chỉ mong đợi ngày trở về của tôi mang lại sự giải phóng. Còn như những người chiến đấu thì họ cho tôi là biểu tượng của những ước vọng đã làm cho họ chấp nhận sự hy sinh. Làm sao có thể nói hết được sự cảm động của tôi khi tôi ngồi nói chuyện với Sermoy-Simon một buổi tối; ông ta mang từ Pháp sang những bằng chứng tối hậu của những thanh niên bị kết án tử hình ; sau này Sermoy- Simon cũng bỏ mình trên đất Pháp, ông cho xem những bức hình, trên tường nhà giam họ khắc tên tôi trong đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường ; những bức thư cuối cùng viết về nhà, họ coi tôi là lãnh tụ của họ ; còn những người chứng kiến việc xử bắn, họ đã trông thấy trước khi thấy súng nổ, thanh niên còn hô to : «Nước Pháp muôn năm ! de Gaulle muôn năm !»

        Những người ấy vạch rõ con đường bổn phận của tôi trong lúc tôi đang cần sự khích lệ ấy. Vì tôi thấy mình suy nhược sau khi tâm trí trải qua nhiều thử thách. Vào đầu năm 1944, tôi lâm trọng bệnh. May nhờ sự chăm nom sáng suốt của các bác sĩ Lichtwitz và Laơoix, tôi qua được cơn nguy kịch, giữa lúc đã có tin đồn rằng có thể ông «tướng» chết rồi. Hẳn là trong hai năm nay Pháp Tự Do cũng trải qua nhiều dao động và thất vọng. Nhưng chúng tôi phải liều tất cả cho tất cả. Chúng tôi cảm thấy mình sống giữa một hầu không khí kiêu hùng, chúng tôi được nâng đỡ bởi ý chí chiến thắng với bất cứ giả nào. Giữa tôi và những người tự nguyên nhận sự chỉ huy của tôi có sự đồng tâm nhất chí sâu xa, đó là một sự an ủi lớn cho tôi. Bày giờ đã gần tới đích, nhưng tiến tới một lãnh vực quang đãng hơn tôi lại thấy bầu không khí kém trong sạch. Xung quanh tôi người ta đã nổi lên tranh giành quyền lợi, chống báng nhau vì địa vị, con người mỗi ngày mỗi trở lại với bản tỉnh của con người.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:17:02 am

        Ngồi trong phòng giấy biệt thự Glycines của tôi, tôi phải cố gắng điều hòa mọi tham vọng và ngưỡng vọng. Tôi phải đọc rất nhiều hồ sơ, tuy rằng những cộng sự viên trực tiếp Palewski, Billotte và Soustelle đã lọc kỹ chỉ lấy phần chính yếu. Tôi phải quyết định , dù rằng chỉ phải quyết định những vấn đề chính yếu. Tôi cũng phải tiếp khách, mặc dầu đã dùng một hệ thống giới hạn việc tiếp khách, tôi chỉ tiếp những ủy viên quốc gia, những sứ giả nước ngoài, những tướng chỉ huy cao cấp Pháp và đồng minh, một vài công chức cao cấp, những người đưa tin từ Pháp sang hay gửi sang Pháp, một vài thượng khách. Trên nguyên tắc, tôi chỉ gọi điện thoại vào những dịp đặc biệt hiếm hơi, không có ai gọi điện thoại thẳng cho tôi. Sự đổi chiếu các quan điểm và chọn lựa các biện pháp, tôi dành cho các hội đồng chính phủ. Theo bản tính và theo kinh nghiệm riêng tôi biết rằng khi cầm đầu mọi việc người ta chỉ có thời giờ và được rảnh rang để suy tính khi người ta giữ đúng cái thế đứng cao và đứng xa.

        Nhưng điều cần hơn cũng còn là tiếp xúc với người và vật lúc cần. Tôi cố gắng thực hiện điều này càng hoàn hảo càng hay bằng cách đến tận nơi tiếp xức với công chúng. Trong 15 tháng tôi ở Alger, ngoại trừ việc dự các phiên họp  và các buổi lễ ở thủ đô, tôi đã để ra 100 ngày đi viếng thăm khắp nơi. Tại Algérie, tới viếng thăm các tỉnh lỵ và các thôn quê, các doanh trại, các hạm đội và phi đội. Tại Maroc, bốn lần sang thăm. Tại Tunisie, ba lần. Tại Libye, một lần. Tại Bắc Phi, trong một cuộc viễn du rộng lởn, tôi đi khắp mọi nơi. Tôi đi qua Corse ba lần. Tôi cũng sang Ý ba lần, ở một thời gian gần các lực lượng đang hành quân. Khi nào đồng minh đồ bộ lên Normandie, tôi sẽ sang Anh và từ đó đến Bayeux trong lãnh thố Pháp. Sau đó ít lâu là cuộc khởi hành thử nhất sang Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Những chuyến công du này đem lại cho tôi một chút ấm lòng. Con người ta trong các mưu toan để thỏa mãn tham vọng thì khả ố thật, nhưng họ thật là dễ thương khi hoạt động cho nghĩa lớn !

        Theo sở thích của tôi và theo ước lệ phải giữ cho thích nghi, đời sống tư của tôi rất giản dị. Tôi cư ngụ ở biệt thự Oliviers và đưa cả vợ con sang đấy; con gái lớn của tôi là Anne luôn luôn đau yếu làm chúng tôi buồn rầu, con nhỏ Elisabeth ở Oxford về làm sở kiểm điểm báo chí ngoại quốc. Còn như thằng Philippe thì nó vẫn phục vụ hải quân chiến đấu ở biển Manche và Đại Tây Dương. Tại biệt thự Oliviers, tôi cố gắng ở nhà một mình để sửa soạn các bài diễn văn, một công việc đòi hỏi tôi phải nghĩ đến luôn luôn. Nhưng chúng tôi thường tiếp khách luôn. Nhiều khách khứa Pháp hay ngoại quốc rất vui mừng dùng bữa với chúng tôi; món ăn rất ít ỏi vì việc hạn chế thực phẩm phải thi hành cho hết mọi người, có khi chúng tôi đến một căn nhà nhỏ ở Kabylie sống trọn ngày chủ nhật.

        Thỉnh thoảng có tin tức của thân quyến chúng tôi. Em tôi là Xayier đã tìm được nơi trú ẩn ở Nyons, y cung cấp cho Alger nhiều tin tức hữu ích. Con gái y là Geneviève, lọt vào tay quân địch với những người chỉ huy mặt trận «Defense de la France», sau bị lưu đày sang Rayensbruck; con lớn dự chiến bên Ý. Chị tôi, bà Alfred Cailliau, bị mật vụ bắt giam một năm ở Fresnes, sau đưa sang Đức; còn chồng bà bị đưa vào trại tập trung Buchenwald, lúc ông đã 67 tuổi; một người con, tên Charles, sĩ quan khinh binh, đã bị chết trận hồi giao tranh ở Pháp; ba người khác đều vượt biển sang đây đầu quân. Ba người con của Jacques, người em khác của tôi, cũng đầu quân. Jacques bản thân bất toại được Cha Pierre cứu thoát khỏi tay cảnh sát Đức, người của Cha thay phiên nhau khiêng ông ra khỏi biên giới Thụy Sĩ. Người em khác của tôi là Pierre, vẫn bị canh chừng gắt gao. Năm 1943 y bị quân Đức bắt và lưu đầy sang trại tập trung Eisenberg. Vợ và năm con, thêm một đứa con gái của một chiến sĩ kháng chiến bị xử bắn, cùng nhau đi bộ qua núi Pyrénées sang I Pha Nho rồi từ đấy sang Maroc. Còn hai gia đình Vendroux, anh và em gái nhà tôi, cũng đều quyết tâm về với chính nghĩa. Tại Pháp và tại Phi Châu, anh em và thân quyến chúng tôi đều quên mình cho tổ quốc. Lúc nào gảnh nặng quốc gia đè xuống quá mạnh tôi lại nghĩ đến những nguồn an ủi, trong số có anh em và gia đình tôi.

        Hẳn là các bộ trưởng của tôi cũng chia sẻ gánh nặng ấy. Ngày trước tổ chức của chúng tôi chỉ có kích thước nhỏ hẹp, mọi việc đều tập trung trong tay tôi, ngày nay phải giải quyết những công việc có tầm mức rộng lớn thêm mãi ra, phải áp dụng thế thức phân quyền. Hẳn là trong số ủy viên quốc gia phải có sự cạnh tranh và khuynh hưởng ly tâm. Nhưng nói chung thì họ quy tụ xung quanh tôi làm một nhóm có kỷ luật. Tuy nhiên mỗi người có quyền hạn và trách nhiệm riêng của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:17:23 am

        Mỗi người cũng có cách làm việc riêng của mình. Henri Queuille chủ tọa hội đồng liên bộ đem ra xử dựng tất cả năng khiếu thận trọng và lương tri, cũng như kinh nghiệm thâu thập sau một thời gian làm tổng trưởng trong 12 chính phủ Đệ Tam Cộng Hòa. Benẻ Massigli, tài ba và tháo vát, am hiếu mọi phương pháp ngoại giao ; ông cố gắng tải lập hệ thống bang giao đã xuy sụp vì các biến cố. Pierre Mendès- France là người sáng suốt và cương quyết, ông giải quyết những vấn đề có bề ngoài nan giải đè nặng xuống nền tài chánh Alger. René Mayer cớ nhiều khả năng, ông đã sử dụng được tối đa để chấn chỉnh các ngành hỏa xa, hải cảng và kiều lộ Bắc Phi. Andrẻ Le Troquer cau có và rộng lượng, là người đắc lực nhất để tổ chức Quân Đội. Louis Jacquinot khéo tay hàn gắn những vết thương của nền hải thương. André Philip điên đầu với những đợt ý kiến dồi dào của mình và những khó khăn liên tiếp của Hội Đồng Tư Vấn. Jean Monnet, người giao thiệp rộng và có nhiều khả năng giải quyết các vấn đề, cố gắng thuyết phục người Mỹ để họ tổ chức kịp thời việc viện trợ cho chúng ta. Paul Giaccơbbi đem hết sáng kiến ra điều trị thảm kịch tiếp tế. Henri Bonnet đóng vai trò hòa giải giữa các nhóm tương tranh các phương tiện thông tin. Franẹois Menthon, bộ Tư Pháp, Emmanuel d’Astier, bộ Nội Vụ, René Capitant, bộ Giáo Dục, Henri Frénay, bộ Tù Binh, đều ganh đua tài canh tân để chuẩn bị công cuộc cải cách ngày mai ở nước Pháp. Fernand Grenier và Francois Billoux, người đường đột, kẻ khéo léo, đều có khả năng chăm chủ vào các nhiệm vụ không quân và ủy viên Chính Phủ, ngoài ra họ còn phải để ý đến đảng của họ vẫn ghé mắt trông vào Còn các bộ trưởng đã cộng tác với tôi trong thời kỳ Pháp Tự Do: Georges Cafroux, người đã quen xốc vác những công việc lớn, René Pleven, André Diethelm, Adrien Tixier, những người đã làm việc bốn năm trong những điều kiện eo hẹp. Mỗi người đều đem hết khả năng ra phục vụ, không lùi bước, không bối rối trước bất cứ vẩn đề mới lạ nào, họ giải quyết các vấn đề: dân tộc Hồi, Thuộc Địa, Sản Xuất, Lao Động.

        Các bộ trưởng ấy, dù thuộc thành phần nào, theo khuynh hướng nào, hay có cá tính khác nhau, cũng đều tự hào là cộng tác với de Gaulle và gánh chung trách nhiệm với de Gaulle  Họ càng đáng khen vì họ phải chắp nối từng cơ phận, từng mảnh nhỏ lại thành một bộ máy để điều hành công việc. Tuy có khuyết điểm nhưng nhân viên của họ cũng tận tâm với chức vụ, hẳn là các nhân viên cũng đưa ra biết bao nhiêu kế hoạch tái thiết quốc gia, làm phiền chúng tôi, nhưng tôi cũng biết cho họ là những người thông minh và nhiệt thành. Trong các văn phòng ở Alger cũng như trong các Hội Đồng và các phiên hội họp, người ta đưa ra đủ mọi chương trình tái thiết nước Pháp và thế giới, nhưng người ta vẫn làm tròn nhiệm vụ mà không đòi hỏi nhiều phương tiện đắt tiền. Các công chức đều là rường cột và gương mẫu hành chánh, như Hubert Guérin, Chauyel, Alphand, Paris, trong bộ ngoại giao; Chevreux, bộ Nội Vụ; Gregh, Guindey, Leroy-Beaulieu, bộ Tài Chánh; Laurentie, bộ Thuộc Địa; Anduze-Faris, bộ Vận Tải; Postel-Vinay, Tổng Ngân Khố; các tham mưu trường như Leyer, bộ Chiến Tranh, Lemonnier, bộ Thủy Quân, Bouscat, bộ Không Quân, vả chăng, mọi việc đều đến tôi giải quyết chung cục, tôi biết rõ chúng ta phải làm việc trong những điều kiện eo hẹp. Nếu chính trị cần có trớn mạnh nhấc bổng mình lên thì trớn mạnh ấy không phải cái gì khác nghệ thuật sử dụng những khả năng có thể sử dụng được.

        Bây giờ các phiên họp của chính phủ đều thực hiện tại Dinh Mùa Hạ. Mỗi tuần lễ họp hai phiên. Với sự giúp đỡ của Louis Joxe, tôi ấn định chương trình nghị sự. Ủy Hội nghe tường trình của các bộ trưởng liên hệ về mỗi vấn đề. Bắt đầu cuộc tranh luận. Mỗi người đưa ra ý kiến của mình. Nếu cần thì tôi mời họ cho ý kiến. Tôi trình bày ý kiến của tôi thường thường vào lúc đã xong cuộc tranh luận. Rồi tôi kết luận, tôi đưa ra quyết nghị của hội đồng, nếu cần thì chấm dứt mọi điểm tranh luận. Các quyết nghị sau đó sẽ được thông báo cho các bộ. Thường thường dưới hình thức dụ hay sắc lệnh. Trong trường hợp ấy đã có René Cassin và ủy ban pháp lý của ông soạn thảo các bản văn để đưa ra hội đồng bàn luận. Dụ và sắc lệnh sẽ công bố trên Công Báo Cộng Hòa Pháp, phát hành tại Alger theo hình thức cổ truyền.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:17:39 am

        Các đạo dụ ngày mùng 10 tháng giêng, ngày 14 tháng ba, ngày 21 tháng tư, ngày 19 tháng năm 1944 quy định việc tổ chức chánh quyền và việc thực thi quyền hành trong thời gian giải phóng, đều được ban hành theo thể thức trên đây. Chúng tôi đặt 18 « ủy viên Cộng Hòa địa phương» có quyền đặc biệt để hoạt động ở các nơi: Lille, Nancy, Strasbourg, Châlons, Laon, Dijon, Clermond-Ferrand, Lyon, Marseille, Montpellier, Limoges, Toulouse, Bordeaux, Poitiers, Rennes, Angers, Rouen, Orléans, và một quận trưởng hạt Seine ; những vị này có nhiệm vụ «tìm mọi biện pháp hữu hiệu để giữ an ninh cho quân đội Pháp và đồng minh, tổ chức nền hành chánh địa phương, tái lập công pháp Cộng Hòa và cung cấp nhu cầu cho dân chúng.» Mặt khác, trong mỗi bộ, một công chức cao cấp được bộ nhiệm trước làm tổng thư ký để điều hành công việc cho đến ngày bộ trưởng về đến nơi. Các xã đều lập lại hội đồng hàng xã 1939; Vichy đã thay thế bằng những nhân viên của chính phủ ông phải đến. Trong mỗi quận đều thành lập một « Ủy Ban Giải Phóng » để phân định vai trò cho kháng chiến địa phương, để đem lại cho họ một phương tiện phát biểu ý kiến, và có thể là đế tìm lối thoát cho những nhiệt tình sôi động không thể tránh được. Ủy ban này gồm những đại biểu địa phương của các phong trào và đảng phái có đại diện trong Ủy Hội Quốc Gia Kháng Chiến, họ sẽ đưa ý kiến của họ cho quận trưởng như hội đồng hàng quận trước kia trong khi chờ đợi bầu cử lại hội đồng. Sau hết, sẽ có một « ủy viên quốc gia phái nhiệm các vùng được giải phóng» thi hành ngay tại chỗ những biện pháp xét ra cần thiết.

        Vào tháng tư, André Le Troquer được bổ nhiệm vào chức vụ ấy. Còn các ủy viên Cộng Hòa quận và các quận trường giải phóng thì có Alexandre Parodi và Michel Debrẻ đề nghị để chính phủ lựa chọn, họ được chỉ định kín đáo, họ nhận được sắc lệnh từ trước và sẵn sàng để xuất hiện giữa khói lửa chiến tranh. Trong số những người ấy có Verdier và Fourcade bị địch giết chết, Bouhey và Cassou bị trọng thương ; chín quận trưởng chết cho nước Pháp. Nhưng dẫu sao thì cũng xuất lộ những nét cụ thể của một chánh quyền, toàn diện, trách nhiệm và độc lập trước mắt người Pháp, đồng minh và quân địch bại trận.

        Đồng thời, cũng phải xuất hiện nền công lý của chính thể. Đứng trước những đau khổ đã chịu đựng hẳn là phong trào kháng chiến sẽ xách động quần chúng trừng phạt kẻ phản quốc một cách thô bạo. Đàn ông và đàn bà bảo vệ đất nước đã bị xử bắn hàng chục ngàn; hàng trăm ngàn người bị đầy vào các trại giam phải sống cơ cực, ít người được trở về; hàng ngàn chiến sĩ các vùng và ngoài bưng biền, hàng toán người kháng địch đã bị địch giết ngay tại chỗ không kế đến pháp luật chiến tranh; biết bao nhiêu vụ sát nhân, đốt phá, cướp bóc, bạo hành đã xảy ra, biết bao cuộc tra tấn, phản bội, có sự trợ giúp trực tiếp của các « bộ trưởng», công chức, cảnh sát, dân quân và kẻ tố giác, đều là người Pháp; trong bao nhiêu năm, nhiều nhật báo, tập san, sách vở, diễn văn đã lăng nhục những người chiến đấu cho nước Pháp và khen tặng quân xâm lăng; trong « chính phủ », trong các cơ quan hành chánh, trong giới kinh doanh, kỹ nghệ, một số người đã ngang nhiên cộng tác với quân xâm lăng giữa lúc nhục nhã và suy vong của tổ quốc; sự rút lui của quân Đức hẳn là gây ra những vụ trả thù thô bạo và đẫm máu. Nhưng dẫu sao, không một cá nhân nào có quyền trừng phạt kẻ có tội. Đây là công việc của chính phủ. Nhưng chính phủ phải làm và phải làm ngay, nền công lý phải xét xử và phải nghị quyết, nếu không thì không ngăn nổi những hành động cường bạo của quần chúng.

        Bởi thế cho nên Ủy Hội Giải Phóng phải xuống dụ ngày 26 tháng sáu 1944, bổ túc bởi dụ ngày 26 tháng 8 quy định điều kiện trừng phạt các tội nặng nhẹ cộng tác với địch. Trong luật pháp của chúng ta có căn bản pháp lý về các tội trạng này, đó là sự thông đồng với địch. Nhưng lần này có hoàn cảnh đặc biệt, có trường hợp giảm khinh, vì có thái độ và mệnh lệnh của Vichy. Muốn kể đến tình hình chính trị chưa hề xảy ra trước đây, và khuyến cáo thẩm phán không nên áp dụng những hình phạt thường dùng cho những tội trạng không thường xảy ra, một hình phạt mới được ban hành : tội làm ô nhục tổ quốc. Kẻ phạm tội sẽ mất quyền chính tri, sẽ bị sa thải khỏi các cơ quan công quyền, tội nặng nhất là lưu đày. Như vậy pháp đình sẽ có nhiều thứ loại hình phạt nặng nhẹ để tùy nghi áp dụng khi đã xét định các loại trọng tội hay khinh tội.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:17:54 am

        Tòa án nào ? Tất nhiên quyền tài phán khinh trọng tội thông thường không thể áp dụng cho những vụ án này. Vì bản chất của quyền tài phán đó. Vì thành phần của pháp quan, nhiều quan tòa đã buộc lòng phải tuyên thệ với Thống Chế và quyết định  những án nghi phù hợp với lệnh của Vichy. Bởi vậy cho nên phải có sự cái tổ. Ủy Hội Giải Phỏng đã nghĩ đến điều ấy và đã quy định trước việc thành lập một « Pháp đình công lý» bên cạnh các tòa thượng thẩm. Chức Chảnh án và công tố viện phải dành cho các thẩm phán do bộ Tư Pháp lựa chọn. Bốn bồi thầm được tuyền lựa bằng cách gắp thăm, trong một danh sách của ông chánh án tòa thượng thẩm thành lập với sự phụ tá của hai đại diện kháng chiến do ủy viên Cộng Hòa chỉ định. Xét về mọi mặt thì cần phải để cho kháng chiến tham gia vào công việc chính thức của nền công lý. Còn những người trong « Chính phủ » hay trong các chức vụ chính, đã chịu trách nhiệm thực sự về sự đầu hàng hay sự cộng tác với địch, thì đã có tối cao pháp viện xét xử.

        Tuy nhiên, cũng có một người phải đem ra xét xử ở Alger. Đó là Pierre Pucheu. Ông này là bộ trưởng nội vụ trong « chánh phủ » Vichy, ông đã thi hành những biện pháp tàn bạo đối với người kháng chiến, trước con mắt người kháng chiến thì ông ta là tên đồ tể đàn áp. Vào năm 1942 ông rời khỏi ghế bộ trưởng để sang Y Pha Nho. Theo đơn xin của ông ta tướng Giraud bẩy giờ là «Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự» cho phép ông ta sang Maroc phục vụ quân đội miễn là ông ta giữ kín đáo. Nhưng vị cựu bộ trưởng có thái độ phô trương, Giraud phải an trí ông một nơi. Sau đấy, Ủy Hội Giải Phóng quyết định  thi hành công lý với những nhân viên trong «Chính phủ » Vichy, Pierre Pucheu bị tống giam. Lúc này vấn đề đặt ra là : vụ này có nên đem ra xử ngay không ?

        Các nhân viên trong chính phủ đều đồng thanh quyết định phải mở ngay phiên tòa. Xét về nguyên tắc thì không có lý do gì để đình hoãn. Nhất là cần phải sớm nêu gương cho quốc gia. Đây là lúc kháng chiến sẽ trở thành một yếu tố chính trong việc quốc phòng, trong trận chiến sắp khai diễn. Đây là lúc nội các Layal cấu kết với quân Đức cố gắng bẻ gãy công cuộc quốc phòng, Darnand tham dự nội các này với tư cách «phụ trách an ninh trật tự». Phải làm sao cho các chiến sĩ của chúng ta, các địch thủ của họ, thấy ngay bằng chứng thủ phạm phải đền tội. Tôi tuyên hố trước Hội Đồng Tư ván, trích dẫn lời Georges Clémenceau. « Chiến tranh ! Chỉ có chiến tranh ! có nền công lý là người ta thấy nước nhà được bảo vệ ».

        Ủy Hội Giải Phóng không thể thành lập Tối Cao Pháp Viện để xét xử Pucheu, phải truy tổ bị can trước «tòa án quân sự». Chánh án là O. Vérin, chánh nhất tòa thượng thẩm Alger. Các thẩm phán là cố vấn Fischer và các tướng Chadebec de Layalade, Cochet và Schmidt. Tướng Weiss ngồi ghế công tố viện. Bị can bào chữa khéo léo và cương quyết. Nhưng có hai sự kiện trong số có các sự kiện khác khiến cho tòa án quyết định áp dụng hình phạt nghiêm trọng nhất. Pucheu, khi làm bộ trưởng, đã gửi cho các quận trưởng những thông tư nghiêm ngặt bắt buộc phải cung cấp nhân công cho người Đức. Ngoài ra tất cả mọi việc đều làm cho người ta nghĩ rằng giữa lúc quân Đức sắp xử bắn một số người bị giam ở Châteaubriant vì mưu hại lính của họ, Pucheu đã đưa ra một danh sách những người y yêu cầu đem hành hình trước. Địch đã thỏa mãn ý muốn đê nhục của y. Sau này người ta tìm được bằng chửng cụ thể sau ngày giải phỏng.

        Trong cuộc thẩm vấn, tướng Giraud được mời đến làm chứng chỉ nói đến bị can một cách mơ hồ. Sau khi kết án, ông đến yêu cầu tôi hoãn thi hành. Tôi buộc lòng phải từ chối. Cho đến lúc cuối cùng Pucheu vẫn khẳng định rằng y chỉ có mục đích giữ trật tự công cộng. Trong lời cung khai cuối cùng trước các thẩm phán, khi nói đến de Gaulle, y nói lớn: « Đối với người ngày nay tượng trưng cho hy vọng tối hậu của nước Pháp, nếu mạng sống của tôi có thể được việc cho ông ta theo đuổi sứ mạng thì ông ta cứ cướp lấy mạng sống của tôi! Tôi sẵn lòng tặng ông ta. » Y chết một cách can đảm, tự miệng ra lệnh cho phân đội hành hình: « Bắn! »

        Tổ quốc đảo điên trước cơn sóng gió, những người phân chia thành hai phe muốn dẫn dắt quốc gia và chính phủ tới hai mục tiêu khác nhau bằng những đường lối khác nhau. Từ lúc ấy, trách nhiệm của phe này hay phe kia dưới trần gian này không thể đo lường bằng ý chí mà bằng hành động, vì những sự kiện sau liên hệ đến tiền đồ quốc gia. Mặc dầu họ nghĩ gì, mặc dầu họ muốn gì, người ta cũng phải căn cứ vào sự nghiệp của họ để xác định kẻ có công người có tội. — Nhưng sau này thì sao ? — Sau này thì sao ? Than ôi ! Xin Thượng Để phán xét tất cả các linh hồn ! Xin nước Pháp chôn cất hết các thể xác !


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:18:13 am

        Nhưng nước nhà phải sống còn. Ủy Hội Giải Phóng cố gắng  làm cách nào để nước Pháp có thể tồn tại khi đã bẻ gãy xiềng xích. Còn như tôi, tôi tin tưởng rằng những vấn đề  tài chánh, kinh tế, xã hội mênh mang như biển cả đặt ra ngay lúc này, người ta sẽ không làm được cái gì thiết thực nếu không soạn thảo và quyết định trước, tôi hướng về mực tiêu ấy phần lớn những cố gắng hiện thời của chính phủ. Chúng tôi phải đối phó với ba nguy cơ trọng đại : lạm phát, lương bổng và giá dịch vụ thấp quá mức chịu đựng, khan hiếm nhu yếu phẩm.

        Số tiền tệ lưu hành vào mùa xuân 1944 nhiều gấp ba số lưu hành vào năm 1940 vì phải đóng góp nhiều cho địch chiếm đóng, trong khi ấy thì số lượng hàng hóa hạ xuống chỉ còn phân nửa. Do đó mà giá cả ngoài thực tế leo thang kinh khủng, nạn chợ đen hoành hành, phần lớn dân chúng phải sống thiếu thốn cơ cực. Đồng thời, dưới áp lực của địch muốn khuyến khích công nhân sang Đức sinh nhai, lương thợ thuyền và công tư chức bị chặn đứng ở một mức rất thấp kém. Trải lại, một số con buôn, người chạy việc và trung gian kiếm được những số tiền lời khổng lồ. Đến ngày giải phóng, nếu kể thêm sự mất tinh thần của quần chúng thì nước Pháp sẽ lâm vào cảnh : suy sụp tiền tệ, bùng nổ những yêu sách cải tiến xã hội, đói kém.

        Đổi với chính phủ thì bỏ liều gặp sao hay vậy sẽ đưa dân tộc đến những đảo lộn không thể cứu vãn được, vì sức va chạm của cuộc giải phỏng sẽ làm bùng nổ sự lạm phát và làm sụp đổ mọi bức tường ngăn. Nhưng chặn đứng cùng một lúc tất cả vốn liếng, giấy bạc, lương bỗng và giá cả, sẽ làm nỗ tung nồi xúp de. Vì làm như vậy phải thi hành những biện pháp cưỡng ép mà một quốc gia mới thoát khỏi cảnh đàn áp khó lòng chịu nổi ; làm như vậy là tạo ra những dao động xã hội không thích hợp với nhu cầu khuyến khích sản xuất và hàn gắn vết thương ; làm như vậy sẽ là quét sạch thị trường trong khi các cơ quan công quyền không có cách nào tiếp tế lương thực cho nhân dân, vì số dự trữ đã hết, công kho không có ngoại tệ để trang trải những số hàng hóa lớn lao mua ở nước ngoài, mà đội thương thuyền của đồng minh còn bận chuyên chở vật liệu cung cấp cho nhu cầu chiến tranh. Giữa hai biện pháp cực đoan ấy Ủy Hội  Giải Phỏng chấp thuận một giải pháp trung dung, giải pháp này cũng không dễ hơn.

        Phát hành những loại giấy bạc khác, đánh thuế những nhà giàu, tịch thâu những lợi tức bất hợp pháp, quy định việc ký thác ngân hàng, chỉ để cho trương chủ lẩy ra những khoản tiền tương đương với khoản chi tiêu tức thời, nuôi dưỡng tinh thần lạc quan của quần chúng hy vọng cuộc chiến thắng sẽ cho phép vay được những sổ tiền lớn để thu hút số giấy bạc lưu hành; với những biện pháp ấy người ta có thể hạn chế số giấy bạc lưu hành. Xét lại giá cả trả cho người sản xuất, đồng thời trợ cấp những người sản xuất nhu yếu phẩm; như vậy có thể tăng gia sản xuất để cung cấp cho thị trường. Tăng lương bổng lên khá cao — vào khoảng 30 phần trăm —  sẽ tránh được khủng hoảng xã hội. Nhưng ngay từ lúc này phải nghĩ đến việc tăng thêm sự tiếp tế từ ngoài vào trong nước. Bởi thế cho nên chính phủ thành lập ngay từ mùa xuân 1944 tại các lãnh thô hải ngoại những kho hàng trị giá tới 10 tỷ quan vào thời ấy và hoàn thành tại Hoa thịnh Đốn một «chương trình sáu tháng» nhận viện trợ Mỹ kỳ đầu.

        Những biện pháp ấy đề phòng trước một tình trạng thê thảm có thể xảy ra. Nhưng khi đã được giải phỏng, quốc gia cũng còn phải chịu đựng lâu cảnh khan hiếm và hạn chế nhu yếu phẩm. Không có công thức đũa thần nào, không có xảo thuật kỹ thuật nào thay đổi điêu tàn thành xung túc. Sáng kiến hay tổ chức nào cũng đòi hỏi nhiều thời gian, trật tự, cần lao và hy sinh để xây dựng lại cái gì đã phá hủy và thay thế sự trang bị đổ nát hay lỗi thời. Ấy là còn phải có phần đóng góp của giai cấp cần lao, nếu không thì tất cả đều sụp đô trong xáo trộn và mỵ dân. Sự cái cách phải nhắm vào việc để cho quốc gia có quyền sở hữu những nguồn năng lực chỉnh : than, điện, hơi đốt, vả chăng chỉ có nhà nước có đủ phương tiện để khai thác đúng mức; kiểm soát tín dụng để sinh hoạt quốc gia khỏi lọt vào tay độc quyền tài phiệt; mở đường cho công nhân hợp tác với xí nghiệp bằng cách thành lập những ủy ban điều hòa quyền lợi công nhân với quyền lợi xí nghiệp; tránh cho con người mối lo ăn lo làm bằng một hệ thống quỹ an ninh xã hội đề phòng bệnh tật, thất nghiệp và già lão; sau hết khuyến khích sự sinh đẻ bẵng cách cho hưởng phụ cấp gia đình, dân số nước Pháp sẽ tăng và đưa nước Pháp lên con đường cường thịnh. Đó là những biện pháp cái cách mà tôi tuyên bố ngày 15 tháng ba 1944, chính phủ nhất quyết thi hành và sau này đã thực thi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:18:35 am

        Trong khu vực này của chỉnh sách cai tri, chúng tôi có thể  mong đợi luồng dư luận thuận lợi. Có sự phù hợp giữa khổ sở và tiến bộ, loài người bị cơ cực sẽ hàng hái bước lên đường tiến bộ. Nhiều người có cảm tưởng rằng thử thách chiến tranh phải đưa đến sự đổi mới sâu rộng trong vận mệnh con người. Nếu người ta không làm cái gì để hướng về con đường ấy thì quần chúng không khỏi nghiêng về chủ nghĩa độc tài cộng sản. Trái lại, nếu hành động ngay thì có thể cứu vãn được linh hồn nước Pháp. Vả chăng sự chống đối của những người giàu có cũng không rõ rệt vì giai cấp này đã bị lung lạc bởi lỗi lầm của Vichy, bóng ma cách mạng cũng làm cho họ nao núng. Còn như kháng chiến thì hoàn toàn tán thành sự đổi mới ; các chiến sĩ đã cùng nhau xông pha nguy hiếm đều nghiêng về tình huynh đệ giữa mọi người.

        Những lý do sâu xa thúc đẩy sự cái cách lởn lao tại Chánh Quốc cũng bắt buộc người ta cải thiện quy chế lãnh địa hải ngoai và tôn trọng nhân quyền ở các nơi ấy. Tôi tin tưởng điều ấy hơn bất kỳ ai vì tôi đã điều khiển chiến tranh với sự tham gia của Đế Quốc bằng nhân lực và tài nguyên, vả chăng, chẳng lẽ sau một cuộc tranh chấp lan rộng khắp thế giới, khát vọng tự do của loài người lại không làm nổi lên những lớp sóng ngầm sâu ? Cải gì đã xảy ra hay đâ báo hiệu trước tại Á Châu, Phi Châu và Úc Châu sẽ vang dội khắp thế giới. Tại các lãnh địa hải ngoại, tuy quốc nạn không làm phương hại lòng trung thành của dân chúng nhưng dân chúng đã chứng kiến những biến cố tai hại cho uy tín của chúng ta : cuộc thảm bại năm 1940, sự ô nhục của chính phủ Vichy dưới quyền kiểm soát của địch, sự hiện diện của người Mỹ với thái độ chủ nhân ông sau những trận giao tranh phi lý tháng một 1942. Hẳn là khắp châu Phi thuộc Pháp người bản xứ cũng xúc động vì gương anh dũng của Pháp Chiến Đấu trên đất nước của họ, họ cũng thành tâm tham dự nỗ lực phục hồi nước Pháp lúc ban đầu. Như vậy, chúng ta có thể làm lại tất cả. Nhưng với điều kiện không kìm hãm họ dừng lại ở trình độ chậm tiến ngày trước. Về phương diện này, nếu muốn làm việc cho có kết quả thì bắt đầu ngay từ bây giờ cũng không phải là quá sớm, bởi thế tôi muốn chính phủ phải hành động ngay không được chậm trễ.

        Vào tháng chạp 1943, tôi tản thành tướng Catroux, ủy viên đặc trách các vấn đề Hồi giảo, khi ông đề nghị với Ủy Hội Giải Phóng một chương trình cái cách quan trọng để thi hành ở Algérie. Cho đến ngày nay vẫn có hai cuộc bầu cử. Cuộc bầu thứ nhất giành cho những người Pháp, quốc tịch Pháp hay nhập quốc tịch Pháp, số hội viên được bầu vào các hội đồng thị xã hay tống hội đồng đông gấp bội số hội viện của quần chúng người Hồi. Chỉ có các hội viên Pháp có đại diện tại Quốc Hội Pháp. Chúng tôi ra quyết nghị cho hàng chục ngàn người Hồi, trong số những người «có khả năng», được dự cuộc bầu cử thứ nhất. Còn những người khác thì dự cuộc bầu cử thứ hai. Sau hết số người đắc cử trong cuộc bầu cử thứ hai đưa vào các hội đồng, kể cả Thượng Hạ viện Pháp, đều tăng lên cho ngang với số hội viên Pháp. Đây là một bước dài trên đường bình đẳng công dân và chánh trị cho người Algérie.

        Hẳn là sự cái cách này gây ra những lời chỉ trích nhẹ phía người thực dân cũng như phía người Hồi thuộc một vài giới. Nhưng nhiều người A Rập và Kabyles bày tỏ hy vọng và tri ân đối với nước Pháp, nước Pháp không đợi ngày thoát vòng quốc nạn, đã nâng cao đời sống của họ, đã hội nhập vận mệnh của họ với vận mệnh của nước Pháp. Đồng thời, trong các giới, người ta ngạc nhiên vì chính phủ đã ban hành mau chóng và cương quyết những biện pháp mà chế độ cũ đã bao lần vấp váp tuy được sơn phết nhiều lớp sơn hào nhoáng. Ngày 12 tháng chạp 1943, tôi cùng tướng Catroux và nhiều bộ trưởng sang Constantine. Tại công trường Brèche, giữa một quần chúng đông đảo, tôi công bố những quyết định của chính phủ. Trên khán đài, bác sĩ Bendjelloud ngồi ngay trước mặt tôi cùng với nhiều người Hồi; tôi trông thấy ông cảm động rớt nước mắt.

        Để xác định chính sách mới đưa đến sự thành lập Liên Hiệp Pháp, chúng tôi tạo ra cơ hội khác tiếp xúc với quân chúng: Hội nghị Phi Châu ở Brazzayille. Chính ông René Pleven, ủy viên quốc gia đặc trách Thuộc Địa đã đề nghị và tổ chức. Ông đã quy tụ quanh mình ông hai mươi vị toàn quyền và thống đốc, đứng đầu là Felix Ebouẻ. Ngoài ra còn có mặt Félix Gouin, chủ tịch, độ 10 hội viên Hội Đồng Tư Vấn và nhiều nhân vật có thẩm quyền không chính thức. Hội nghị này có mục đích tham hợp các ý kiến và kinh nghiệm « để xác định căn bản thực tế của một cộng đồng Pháp bao gồm các lãnh thổ Bắc Phi», để thay thế cho hệ thống cai trị trực tiếp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:19:01 am

        Tôi lấy thái độ trịnh trọng lên đường đi Brazzayille. Từ Maroc tôi sang Dakar và được nhà cầm quyền, quân đội, hạm đội, thực dân và dân chúng tiếp đón trong sự vui mừng phấn khởi. Ba năm trước đây người ta đã dùng súng thần công ngăn cản tôi đặt chân lên Senegal! Konakry, Abidjan, Lome, Cotonou, Douala, Libreville lần lượt tiếp đón tôi, trong sự vui mừng của họ người ta thấy bộc lộ niềm tin tưởng chiến thắng. Brazzayille tiếp đón tôi một cách thân mến cảm động, người ta lấy làm hãnh diện rằng trong những năm buồn thảm nhất nơi đây đã dùng làm chỗ ẫn náu của chủ quyền Pháp. Tôi đến trú ngụ tại «túp lều de Gaulle », một biệt thự mà xứ này tỏ lòng kính mến tôi đã xây cất để tôi dùng trên bờ con sông Congo tươi đẹp.

        Ngày 30 tháng giêng tôi khai mạc hội nghị. Sau bài diễn văn của Pleven, tôi trình bày lý do triệu tập hội nghị này. Tôi nỏi : « Chúng tôi không muốn phỏng đại lý do khẩn thiết bách thúc chúng tôi để cập đến toàn thể các vấn đề Phi Châu, chúng tôi nghĩ rằng những biến cố đảo lộn thế giới khiến cho chúng tôi không nên để chậm trễ». Sau khi đã chào mừng nỗ lực của nước Pháp tại Phi Châu, tôi ghi nhận rằng trước ngày chiến tranh, đã «cần có những nền tảng mới để thiết lập điều kiện mở mang xứ sở, dìu dắt nhân dân lên đường tiến bộ và thi hành chủ quyền của nước Pháp». Ngày nay những điều ấy khẩn thiết hơn, vì «chiến tranh cũng là chiến tranh ở Phi Châu một phần nào và liên hệ đến đời sống của con người, dưới mãnh lực vũ khí đè nặng xuống khắp nơi, mỗi dân tộc nhìn xa hơn cuộc sống hàng ngày và tự hỏi vận mệnh mình sẽ ra sao?» Tôi tuyên bố nước Pháp đã lựa chọn con đường của thời đại mới để dẫn dắt « 60 triệu người hòa mình với 42 triệu đứa con của nước Pháp» — Tại sao? «Trước hết vì nước Pháp là nước Pháp... Sau nữa, vì nước Pháp nương tựa vào lãnh địa hải ngoại và sự trung thành của lãnh địa để thực hiện công cuộc giải phóng... Sau hết, vì ngày nay nước Pháp thành tâm quyết chỉ thực hiện sự đổi mới».

        Hội trường bắt tay vào việc. Kết quả thâu lượm được là những đề nghị thuộc lãnh vực hành chánh, xã hội và văn hóa. Có mặt của các thống đốc hẳn là phải giải quyết xong các vấn đề hiến pháp đặt ra vì việc cải đổi Đế Quốc thành Liên Hiệp Pháp. Con đường đã vạch sẵn, chỉ cần theo đó mà hành động. Luồng gió tinh thần đã thổi qua, nếu lòng người muốn thì cuộc cái cách này sẽ trở thành một sự nghiệp quốc gia có tầm mức lớn khắp hoàn vũ. Trên thế giới, không ai lầm lẫn khi mọi cặp mắt đều nhìn về Brazzayille. Nước Pháp đã tự mình nghĩ đến việc này giữa lúc hồi sinh sức mạnh và tin tưởng để có thể đoạt lại những cái gì chưa ai dành dựt được. Tôi vòng tay thân thiết ôm lấy ông Eboué ; vì ông tận tâm với chức vụ cho nên kiệt sức, ông thất lộc ba tháng sau, không được trông thấy cảnh giải phóng. Sau khi rời khỏi thủ đô Trung Phi, tôi bay qua Bangui, Fỏt-Lamy, Zinder, Niamey, Gao, để trở về Alger. Trên nóc nhà tôi phất phới lá cờ mà không ai còn nghi ngờ là không chánh đáng.

        Nhưng cái gì đã đạt được trên thực tế cần phải ghi vào giấy tờ. Đã đến lúc chính phủ có một danh xưng hợp lý. Mặc dầu đã xảy ra biết bao nhiêu cuộc tương tàn, tôi vẫn để cho lòng người hy vọng cho tới cùng rằng một ngày kia lời tuyên cáo có thể đưa ra với sự chấp nhận của toàn dân để tập hợp lại chính phủ, trước khi biến cố xảy đến tự nó giải quyết vấn đề. Đối với một số người trước đây đã bỏ liều nước Pháp mà tưởng mình được quốc dân trao quyền, tôi đã ngậm miệng trong 4 năm để chờ một ngày có thể nói lên: «chúng ta đã lầm. Chúng ta trở về với danh dự, bổn phận và cuộc chiến. Chúng tôi xuất hiện với đủ tư cách mà hình thức pháp lý đã giành cho chúng tôi, những người theo tôi là những người chưa làm điều gì ô nhục cho tổ quốc, họ theo tôi vì kỷ luật và trung thành. Mặc dầu địch có thể bắt chúng ta phải trả giá đắt, chúng ta cũng ra lệnh đánh duỗi họ bằng đủ mọi phương tiện và bất cứ ở đâu. Xin để sau này chánh trị, công lý và Lịch sử phán quyết ! Để chúng tôi có thể nỗ lực tối hậu, xin các bạn giành cho chúng tôi một chỗ đứng bên các bạn, nhân danh nền thống nhất và tiền đồ của nước Pháp!»

        Nhưng lời kêu gọi của tôi không có tiếng vang «Trên đời này có nhiều người hối hận hơn là người thú nhận». Một ngày gần đây các bộ đội giải phóng sẽ đặt chân lên đất Pháp. Đối với nước Pháp cũng như đối với thế giới điều khẩn thiết là quyền hạn của chúng tôi như đã thực hiện trong lúc này cần được xác định là quyền hành mà quốc dân đã trao cho. Ngày mùng 7 tháng năm, tôi tuyên bố tại Tunis : « Đối với những người tưởng rằng khi được giải phóng, nước Pháp có thể trở lại thời kỳ phong kiến và phân chia làm nhiều chánh phủ, chúng tôi hẹn sẽ gặp họ một ngày mai, ở Marseille công trường Canebière, ở Lyon công trường Belle-cour,
ở Lille Đại công trường, ở Bordeaux công trường Quinconces, ở Strasbourg hội trường Broglie, ở Paris giữa khải Hoàn Môn và nhà thờ Notre-Dame!» Ngày 15 tháng năm, tôi tiếp nhận một kiến nghị của Hội Đồng Tư Vấn đồng thanh quyết nghị, đó là đề nghị của Albert Gazier, đề nghị này sẽ được ban bổ dưới hình thức đạo dụ ngày mùng 3 tháng sáu 1944. Giữa lúc tôi bay về nước Anh, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia trở thành Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:19:48 am

NGOẠI GIAO

        Dưới HÌNH THỨC NHỮNG ƯỚC LỆ, VIỆC NGOẠI giao chỉ biết có thực tại. Khi mà chúng ta trơ trụi không có gì cả thì chúng ta có thể làm cho mọi người cảm động, nhưng chúng ta ít khi đặt tay được vào công việc. Ngày nay nền thống nhất nước Pháp đã tái phục hồi, chúng ta có sức nặng và chúng ta được mọi người đếm xỉa đến chúng ta. Dần dần, nước Pháp xuất hiện trên trường quốc tế. Từ đây người Pháp không còn gì đáng nghi ngờ về tiền đồ tổ quốc, đồng minh cũng không chối cãi được rằng một ngày kia họ phải trả lại chỗ ngồi cho nước Pháp. Để chuẩn bị ngày ấy, chỉnh sách của họ chú trọng đến chúng ta hơn cả.

        Vả chăng sự góp phần công lao của chúng ta mỗi ngày mỗi thêm đắc lực. Không có bộ đội của chúng ta, trận Tunisie lúc ban đầu đã thất bại. Chẳng bao lâu, cuộc hành quân Pháp trong khu vực quyết định đã đem lại sự chiến thắng ở nước Ý. Còn như cuộc hành quân sắp tới ở nước Pháp thì các chánh phủ và các bộ tham mưu đều giành phần tham dự cho lực lượng trong nước của chúng ta, đạo quần đưa từ Đế Quốc sang và phần còn lại của hạm đội Pháp. Đồng minh sẽ nhận thấy giá trị chiến lược của những căn cứ Pháp ở Phi Châu và ở đảo Corse, của sự trợ giúp hữu hiệu nơi dân chúng ! Vả chăng sự hiện diện của chúng ta bên cạnh họ cũng là một ưu thế về phương diện tinh thần. Bởi thế cho nên nước Pháp, quyền lợi và cảm tình của nước Pháp, đã được kể đến nhiều trong cách thương nghị công việc của họ.

        Tuy người ta kể đến chúng ta nhưng Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Mạc Tư Khoa giới hạn sự liên lạc chính thức trong phạm vi tối cần thiết. Đối với Hoa Kỳ, họ lo ngại sự rắc rối ở Âu Châu và họ dự định giải quyết vấn đề hòa bình ở đây bằng cách dàn xếp trực tiếp với Nga Sô, việc chấp nhận nước Pháp vào số những nước chỉ huy cuộc chiến sẽ cản trở ý đồ của họ. Sự hiện diện của nước Pháp cũng thường được họ coi là không phải lúc tuy rằng Luân Đôn đã cẩn thận không làm khó dễ người Mỹ. Nhưng mọi việc sẽ thêm khó khăn bao nhiêu nếu nước Pháp điêu tàn ló mặt vào mà còn trưng ra nguyên tắc nọ kia! Ngoài ra nước Pháp còn cho mình là phát ngôn nhân của những nước trung và nhỏ. Lúc ấy thì làm sao thực hiện được giấc mộng của Tòa Bạch Ốc là cộng tác với người Nga với giá phải trả là hy sinh nền độc lập của những nước trên sông Vistule, Danube và vùng Balkans? Còn như Á Châu và bước tiến của Á Châu thì chương trình Mỹ muốn chấm dứt quyền bá chủ của những nước Âu Châu. Đối với Ấn Độ thì vấn đề đã được giải quyết trong tiềm thế. Tại Indonésia, không chắc Hòa Lan có thể cầm cự được hay không. Nhưng đối với Đông Dương thì biết làm sao nếu nước Pháp phục hồi lại kẹt vào giữa những siêu cường? Hoa Thịnh Đốn sẵn lòng công nhận chúng ta đã phục hồi và thỏa hiệp với chúng ta lúc cần, nhưng còn lâu họ vẫn coi nước Pháp như đất bưu canh, chính phủ de Gaulle như một chướng ngại vật, không nên cho hưởng cái gì cần cho một chính phủ.

        Nước Anh không áp dụng một chính sách quả giản lược như vậy. Nước Anh biết rằng ảnh hưởng của nước Pháp rồi sẽ như ngày trước, cần cho sự quân bình thế giới. Nước Anh chưa quyết định bỏ rơi chúng ta tuy Vicby thoái bộ và sự thoái bộ ấy đã tai hại cho họ. Bản năng của họ, chính sách của họ, muốn cho nước Pháp trở lại làm bạn đồng hành như ngày xưa, dễ hiểu và dễ nhờ cậy. Nhưng cần gì phải hấp tấp? Sự chiến thắng đã cầm chắc rồi, đã có sự thỏa thuận rằng lực lượng Pháp sẽ giúp đồng minh bằng đủ mọi phương tiện. Còn như những sự dàn xếp lần hồi thì có lễ tốt hơn hết là nước Pháp được tham dự miễn là với điều kiện nước Pháp đóng vai trò phụ, nước Pháp chịu nghe theo nước bài hiểm độc của người Mỹ mà nước Anh cũng phải tán thành. Nhưng tướng de Gaulle có chịu mềm dẻo như thế không? Không có gì là chắc chắn cả. Ngẫm cho cùng thì vẫn có lợi hơn nếu làm cho chủ quyền Pháp vẫn mơ hồ. Nhất là khi sự mơ hồ ấy có thể lợi dụng được để thanh toán tàn tích của ảnh hưởng Pháp ở Trung Đông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:20:08 am

        Nga Sô vẫn quan sát, tính toán và nghi ngờ. Hẳn là điện Cẩm Linh muốn để nước Pháp phục hồi, có khả năng cầm chân được nước Đức và đứng độc lập đối với Hoa Kỳ. Nhưng không có cái gì bắt buộc người ta phải vội vàng. Lúc này cần phải chiến thắng, cần phải đòi hỏi đồng minh bằng lòng lập một mặt trận thứ hai từ biển Manche đến biển Adria- tiquo, cần phải có lập trường chánh trị không khác hẳn lập trường Anh - Mỹ. Vả chăng, nếu nước Pháp của de Gaulle phải tham dự trực tiếp vào việc dàn xếp các vấn đề Âu Châu thì nước Pháp có chấp nhận việc xâm phạm nền độc lập của Ba Lan, Hung Gia Lợi, các quốc gia vùng Balkans chăng? Biết đâu lại không liên hệ cả đến Áo và Tiệp Khắc? Sau hết, nước Pháp sau này sẽ như thế nào ? Tình hình quốc nội sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại, nhất là đối với Nga Sô. Ai dám nói chắc rằng Pháp không thù nghịch Sô viết vì ảnh hưởng của những phần tử đã tạo ra chế độ Vicby ? Trái lại, có thể để cho cộng sản nắm được chánh quyền ở Ba Lê chăng? Trong trường hợp nào cũng không nên hứa hẹn nhiều cho chính phủ Alger. Nói tóm lại, Nga Sô cho chúng ta biết thái độ hiểu biết của họ nhưng trong thâm tâm họ vẫn muốn chờ đợi xem sao.

        Tóm lại, Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Mạc Tư Khoa tuy có những ẩn ý khác nhau nhưng đều đồng ý với nhau rằng sẽ dành chỗ cho chúng tôi nhưng không vội vàng trao cho ngay. Còn như de Gaulle, nếu ông ta là lãnh tụ hay biểu tượng của sự phục hồi nước Pháp thì các đồng minh cũng ghi nhận. Nhưng điều chính yếu là phải kìm hãm hoạt động của ông ta. Lúc này ông ta đã bắt đầu tập hợp được một dân tộc chia rẽ như dân lộc Pháp và thành lập được một chính quyền vững mạnh và nhất tri, việc ấy đối với các chuyên gia ngoại quốc quả là khác thường, động trời là khác. Người ta sẵn lòng mong muốn ông ta hô hào và thúc đẩy cho nước Pháp ra khỏi vực thẳm, nhưng nước Pháp không được leo lên tột đỉnh vinh quang. Như vậy, người ta chính thức trọng vọng de Gaulle, nhưng không sốt sắng với ông ta. Người ta khuyến khích những người nói năng, viết lách và mưu mô chống lại de Gaulle, nhưng chỉ làm một cách không chính thức. Sau này người ta sẽ làm tất cả đế thấy lại một nước Pháp lép vế chánh trị dễ bị chi phối từ bên ngoài như người ta vẫn quen lợi dụng.

        Tôi cần phải nói rằng tôi không lo ngại nhiều về tình hình ngoại giao không sáng sủa của chính phủ Alger. Đối với thực trạng ấy, tôi có cảm tưởng rằng những điều khó khăn nhất đã được giải quyết, nếu chúng ta kiên tâm thì những thể thức cần phải làm nốt tất nhiên phải hoàn tất. Ngoài ra chúng ta cũng không thể để cho số phận của chúng ta ngày nay và ngày mai tùy thuộc sự lựa chọn của người ngoài. Ngay từ bây giờ chúng ta đã có tư thế khá mạnh để nói lên tiếng nói của chúng ta bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Còn như tương lai của nước Pháp thì nó ở trong tay của chúng ta chứ không tùy thuộc sự cắt đặt của đồng minh. Khi Đức Quốc Xã đã ngã quỵ, các đại cường sẽ còn gặp nhiều khó khăn, không có gì ngăn cản nước Pháp đóng vai trò mình muốn, miễn là mình muốn. Tôi biết chắc chắn như vậy cho nên tôi phớt tỉnh trước những bộ mặt khó đăm đăm của các bạn đồng minh. Tôi không giấu giếm rằng tôi rất tiếc họ còn dè dặt trong sự cộng tảc với tôi để hoạt động chung, nhưng thái độ của tôi không bao giờ là thái độ của kẻ đi xin.

        Hẳn là tại Alger, ông Massigli đã phải khó chịu lạ lùng với địa vị mơ hồ của nước Pháp khi ông giao thiệp thường xuyên với phái đoàn ngoại giao ; tại Luân Đôn ông Viénot, một người suốt đời tận tụy với tình giao hảo Pháp Anh, cũng phải buồn rầu vì thái độ lưng chừng của người Anh ; tại Hoa Thịnh Đốn, ông Monnet không đạt được kết quả trong việc điều đình «viện trợ và phát triển» vì vấn đề liên lạc Pháp - Mỹ vẫn còn lòng dòng chưa dứt khoát; ông Hoppenot thì than phiền thái độ cố định của Hoa Kỳ ; tại Mạc Tư Khoa, ông Garreau nhận thấy các ủy viên nhân dân tuyên bố ủng hộ nước Pháp nhưng làm vào việc thì họ tỏ ra quá thận trọng và kém bình tĩnh. Tôi để cho họ bày tỏ thái độ khó chịu của họ nếu có cơ hội. Tôi cũng cảm thấy với thái độ thiếu nhẫn nại của các đại diện nước Pháp tại các nước đồng minh khác như : Dejean, đại lý bên cạnh các nước di cư sang Anh Quốc ; Baelen, đặc nhiệm ngoại giao với các chính phủ Hy Lạp và Nam Tư đặt tại Le Caire ; Coiffard ở Trùng Khánh ; Bonneau ở Ottawa; Pechkoff, rồi Grandin de l’Eprevier ở Pretoria; Clarac, rồi Monmayou ở Canberra; Garreau - Dombasle, Ledoux, Lancial, Arvengas, Raux, Casteran, Lechenet ở Châu Mỹ La Tinh ; Grousset ở La Hayane ; Milon de Peillon ở Port-au-Prince. Tôi ước lượng sự khó khăn của các đại lý Pháp tại các nước trung lập : Truelle ở Y Pha Nho, du Chayla ở Bồ Đào Nha ; de Saint-Hardouin ở Thỗ Nhĩ Kỳ ; de Benoist ở Ai Cập ; de Vaux Saint-Cyr ở Thụy Điền ; de Leusse ở Thụy Sĩ; de Laforcade ở Ái Nhí’ Lan. Tuy nhiên, tôi vẫn nhất định giữ thái độ một quốc trưởng sẵn sàng thỏa thuận với người khác nếu họ yêu cầu sự thỏa thuận ấy, nhưng tôi không cầu xin người ta cho tôi cái gì hôm nay khi tôi biết rằng ngày mai chắc chắn tôi sẽ được cái đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:31:29 am

        Đó, nước bài của tôi là như vậy. Người ta thấy nước bài ấy trong việc nước Ý, vì công cụ của tôi dùng chưa được chơn chu, đồng minh đã để chúng tôi đứng ngoài nhưng không khai trừ hẳn. Ngày 27 tháng chín 1943, các đại diện Anh và Hoa Kỳ đem đến cho Massigli bản văn đầy đủ của hòa ước đình chiến để lấy chữ ký của thống chế Badoglio ngay ngày hôm ấy. Các nhà ngoại giao Anh - Mỹ cho biết rằng họ trao cho bản văn ấy theo lời yêu cầu trước đây của chúng tôi — điều này đúng. Nhưng họ không biết trả lời sao khi vị bộ trưởng Pháp hỏi : «Tại sao không để Pháp tham dự ?» Một vài ngày sau, Badoglio tuyên chiến với Đức, có sự đồng ý chung của Anh, Mỹ, Nga mà không thấy nói gì đến chúng ta. Đồng thời, chúng tôi biết rằng sẽ mở hội nghị Mạc Tư Khoa để thảo luận vấn đề nước Ý giữa các ngoại trưởng Anh, Mỹ, Nga, nhưng người ta không mời chúng ta.

        Ông Cordell Hull đi qua Alger sang phó hội, tôi không kháng nghị một lời nào nhưng tôi cho biết rằng người ta đừng hòng không mất một sợi lông mà đoạt được cái gì của chúng tôi. Tôi nói : «Tôi chúc mừng ông tiếp xúc trực tiếp với người Nga để bênh vực quyền lợi của các ông. Về phần tôi, tôi cũng định một ngày kia sẽ sang Mạc Tư Khoa để bênh vực quyền lợi của nước Pháp.» Ông bộ trưởng hỏi thăm lập trường của chúng tôi về vấn đề Ý, tôi trả lời: « Chúng tôi sẽ xác định quan điếm của chúng tôi khi chúng tôi có thể biết được quan điểm của người khác».

        O. Cordell Hull bèn cho tôi biết rằng ở Mạc Tư Khoa hẳn là người ta sẽ thành lập một ủy ban liên minh đế quyết định các vấn đề nước Ý. Ông nói thêm : « có lễ ông sẽ tham dự ủy ban ấy». Tôi trả lời: «Để xem đã!» «Dẫu sao thì muốn quyết định  vận mệnh của nước Ý, trước hết cần phải chiếm lại đất đai còn ở trong tay người Đức, và như vậy thì cần đến lực lượng và căn cứ Pháp. Tôi biết rằng Eisenhower có ý đinh nhờ cậy chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng để hành động. Nhưng muốn như vậy thì tất nhiên chúng tôi phải có quyền quyết định tương lai của nước Y cùng với các ông và đồng tư cách với các ông. Chúng tôi chỉ có thể đưa quân của chúng tôi sang để theo đuổi mục đích của chúng tôi.» Ông Cordell Hull hiểu rằng ông đụng độ với một lập trường của người nhất định giữ vững. Hôm mùng 10 tháng mười tôi gặp ông Eden, tôi cũng cho biết như vậy. Còn như ông Bogomolov thì ông đã đi trước tôi, ông giải thích rằng ủy hội Địa Trung Hải là sáng kiến của Nga Sô và chính phủ ông bắt buộc phải mời chúng tôi tham dự.

        Ngoài thực tế thì ngày 16 tháng mười một Massigli tiếp các ông MacMillan, Murphy và Bogomolov. Các ông này cho Massigli biết rằng ba chính phủ có ý định thành lập một «Ủy Ban Tư Vấn về công việc liên hệ đến nước Ý ». Ủy ban ấy đại diện ngay tại chỗ cho toàn thể các đồng minh và đề nghị với các chính phủ những biện pháp chung để nhân danh các đồng minh ra chỉ thị cho bộ chỉ huy quân sự thi hành các biện pháp liên hệ đến chánh trị và hành chánh. Người ta mời chúng tôi tham dự. Ủy Hội Giải Phóng chấp nhận đề nghị  này. Ngày 29 tháng mười một tôi tiếp ông Vichynsky, ông cho tôi biết chính phủ ông muốn cộng tác mật thiết với tôi trong ủy ban nói trên. Ủy ban gồm có các ông MacMillan, Massigli, Murphy và Vichinsky bắt đầu làm việc. Được ít lâu Couye de Murville sang thay thế Massigli vì ông này bận công việc trong bộ của ông. Như vậy, chúng ta có thể biết trực tiếp tin tức của bán đảo nước Ý. Như vậy, chúng ta tham dự vào cuộc nghị quyết những biện pháp để trừng phạt nước Ý hay giúp nước Ý vượt qua cơn hoạn nạn. Nếu vậy, chúng ta có thể thi hành một chính sách nòng cốt đế quyết định  vận mệnh của nước Ý, của chúng ta và của Tây Phương.

        Chính sách ấy tôi đem trình bày với bá tước Sforza, ông ta đến thăm tôi tại văn phòng biệt thự Oliviers một buổi tối tháng mười, ông là một chính trị gia đã già, mới trở lại nước Ý sau 20 năm lưu đầy. Ông là người tích cực chống đối chế độ Phát Xít, trên cảnh điêu tàn gây nên bởi hệ thống Phát Xít, ông sẵn sàng điều khiển chính sách ngoại giao của nước Ý đau khổ. Tôi rất xúc động vì Sforza nói đến nhiệm vụ của ông một cách can đảm và cao thượng. Ông bảo tôi: «Tôi được hân hạnh ngồi trước mặt ông là bằng chứng tôi muốn làm tất cả để Pháp Ý có thể cộng tác với nhau, chúng ta đã phải trả giá đắt vì trước đây không thực hiện được, Âu Châu cũng cần đến sự hợp tác của chúng ta hơn bao giờ». Tôi nói cho bá tước Sforza biết rằng về điếm chính yếu này tôi cũng nghĩ như ông nhưng sau những biến cổ đã qua, không thể có sự giải hòa nếu nước Ý không chịu mất gì cả, mặc dầu chúng tôi muốn ráng sức nương tay cho họ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2019, 12:40:10 am

        Tôi muốn thanh toán những ưu đãi dành cho kiều dân Ý ở Tunisie ; quy hoàn nước Pháp hai tổng Tende và Brigue, hai tổng này là của Pháp nhưng đã phải sáp nhập vào nước Ý theo cuộc biểu quyết toàn dân năm 1860; sửa lại biên giới như sau : đèo Larche, núi Genèvre, núi Cenis, đèo Petit- Saint-Bernard, để xóa bỏ những vụ xâm lấn trên triền núi về phía nước Pháp ; trả lại cho miền Val d’Aoste quyền cố hữu của miền này, nghĩa là quyền của một khối dân có tinh thần Pháp ; đòi hỏi nước Ý phải bồi hoàn chiến tranh, nhất là chiến hạm và thương thuyền; đó là những quyền lợi giới hạn nhưng rõ rệt mà tôi quyết định  đòi hỏi cho nước Pháp.

        Mặt khác, Nam Tư đã theo phe đồng minh, tướng Mikhailovitch và Tito đã cung cấp nhiều bộ đội chiến đấu bên cạnh đồng minh, như thế nước Ý không thể giữ lại những lãnh địa họ có từ hồi trước chiến tranh trên bờ biển Ađriatique phía Đông. Nhưng chúng tôi giúp họ giữ lại Trieste. Sau khi đã cho bá tước Sforza biết quan điểm của tôi về biên giới nước Y, tôi nói thêm: « Còn như các thuộc địa của ông, người Anh đã muốn ở lại Cyrénaĩque, như vậy các ông sẽ mất thuộc địa ấy, chúng tôi cũng muốn có mặt ở Fezzan; nhưng chúng tôi muốn cho ông giữ lại Somalie, Erythẻe và Tripolitaine. Đổi với vùng Tripolitaine thì các ông phải tìm ra một công thức hợp tác với dân bản xứ, còn vùng Erythẻe, nếu ông muốn giữ lại quyền lợi của ông thì ông phải thừa nhận chủ quyền của Négus. Nhưng chúng tôi chấp nhận rằng ông là một cường quốc ở Phi Châu cũng hợp lý. Nếu ông đòi hỏi quyền lợi ấy thì chúng tôi cương quyết ủng hộ ông. »

        Đến tháng chạp, theo lời yêu cầu của tướng Eisenhower, Ủy Hội Giải Phóng đưa sang Ý những bộ đội thứ nhất của quân viễn chinh Pháp. Sau này đội quân viễn chinh sẽ được tăng cường để đồng minh đánh trận chung quyết chiếm thành Rome. Sự can thiệp quân sự của chúng ta càng nhiều tiếng nói của chúng ta càng lớn trên đường chánh trị. Cần phải thế mới được. Vì Anh - Mỹ thi hành một hệ thống phương sách giữ kín vua Vitor-Emmanuel và thống chế Badoglio, đã chặn đường hòa giải Pháp - Ý, họ tạo ra trên bản đảo này những nguyên nhân Cách mạng.

        Năm 1940 nhà vua đã để cho nhà cầm quyền tuyên chiến với nước Pháp giữa lúc Pháp ngã quỵ trên gót giầy xâm lăng Đức, họ đã quên rằng năm 1859 nước Pháp đã đổ máu để giải thoát nước Ý và cứu văn nền thống nhất của họ, họ đã quên rằng năm 1917 quân đội Pháp đã ngăn chặn được sự bại trận ở Caporetto. Họ đã chấp nhận Mussolini và chịu ảnh hưởng Mussolini cho đến lúc ông ta ngã quỵ trước sức mạnh biến cố. Badoglio đã lợi dụng Đức chiến thắng ký với các đại diện toàn quyền của Pétain và Weygand một hiệp ước «đình chiến» theo đó người Ý chiếm đóng một phần lãnh thổ Pháp và kiềm soát lực lượng Pháp ở Đế Quốc. Mặt khác, dựa vào chế độ Phát Xít, Thống Chế-Thủ Tướng nắm lấy quyền hành và danh vọng. Làm sao ông vua ấy và vị thủ tướng ấy có thể tổ chức cuộc hợp tác với nước ta và dẫn dắt nước Ý lên con đường mới? Đỏ là điều mà Ủy Hội Giải Phóng thông báo cho Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Mạc Tư Khoa; Ủy Hội tuyên bố rằng phải thanh toán ngôi vua và chính phủ.

        Đến tháng ba, tháng năm và tháng sáu, tôi sang Ý thanh sát các bộ đội của chúng ta, tôi có thể thấy nhiều dấu hiệu đáng lo ngại, nhất là ở Naples. Quang cảnh ở đây là quang cảnh nghèo đói cùng cực, sự tiếp xúc với kẻ chiếm đóng giàu mạnh đã làm cho dân chúng mất tinh thần, trông họ thật thảm thương. Tôi cũng là người công giáo, la tanh và Âu Châu như họ, tôi xúc động đau đớn vì cảnh khổ của khối dân tộc lớn ấy, lỗi lầm của nhà cầm quyền đã lung lạc họ, nhưng thế giới đã chịu ơn họ nhiều. Có lẽ quần chúng Ý theo bản năng cũng biết được tâm tình của tôi. Có lẽ trong cảnh tang thương họ nghĩ đến nước Pháp như một nước bạn cùng cảnh ngộ. Dầu sao thì tôi cũng ngạc nhiên mà thấy rằng khi tôi đi ra ngoài, nhiều đám người vui mừng xúm xít lại, tôi còn nghe thấy tiếng hoan hô. Đại diện của chúng ta là Couye de Murville, người rất quả quyết và hiểu rõ tinh hình; ông cho tôi biết tình hình chính trị ở nước Ý; nước này bị sâu xé bởi những trào lưu trái ngược nhau, người ta đã nhận thấy vận mệnh của họ ở trong tay hai phe cộng sản và công giáo. Trong cuộc công du ấy tôi phải từ chối không tiếp Umberto và Badoglio, tuy tôi rất tiếc. Tôi không chấp nhận được rằng ông thân sinh ra nhà vua vẫn giữ ngôi vua và Thống Chế vẫn đứng đầu chính phủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:31:19 pm

        Tuy rằng ở Tây Phương và Địa Trung Hải chúng tôi bắt đầu thâu lượm kết quả của những nỗ lực lâu dài, tại Trung Đông chúng tôi phải qua nhiều thảm bại. Người Anh sử dụng những chính khách trong nước gây rối loạn ở các nước Trung Đông; họ tổ chức một cuộc bài Pháp thật ngoạn mục để thủ lợi trong lúc thế lực của nước Pháp còn yếu kém.

        Lần này họ dùng Liban làm môi trường hoạt động Cuộc bầu cử đã tổ chức từ tháng bảy 1943. Sau một thời kỳ chứng kiến  biết bao biến cố tai hại cho uy tín của nước Pháp, tất nhiên quốc hội mới có lập trường quốc gia cực đoan. Người Anh đã ra công giúp cho cuộc bầu cử đạt được kết quả, bây giờ họ muốn thủ lợi. Spears ngồi bên cạnh Ô. Behara Khoury đắc cử Tống Thống Cộng Hòa và Chính Phủ của Ô. Riad Solh, ông ta đóng vai cừu địch của nước Pháp, ông ta xúi bẩy dân chúng đòi hỏi quá đáng và hứa mang lại sự giúp đỡ của người Anh nếu xảy ra bất cứ trường hợp đàn áp nào.

        Cằn phải nói rằng hoạt động của Spears ở Syrie và Lihan ăn khớp với một toàn bộ chỉnh sách của người Anh ở Trung Đông trong giai đoạn tổi hậu của chiến cuộc. Trận đánh ở Phi Châu đã kết thúc, đồng minh thắng trận, nhiều đơn vị Anh chưa dùng vào việc gì. Một phần được đưa sang dự trận bên Ý, một phần khác đóng ở hai bên bờ Hồng Hải. Bảy trăm ngàn lỉnh Anh chiếm đóng Ai Cập, Soudan, Cyrẻnaỉque, Palestine, Transjordanie, Irak và các nước ở Trung Đông. Mặt khác, Luân Đôn còn thành lập ở Le Caire một «trung tâm kinh tế » ; nhờ có tín dụng, độc quyền chuyên chở, tình trạng phong tỏa, người Anh nắm trọn nền ngoại thương của các xứ Ả Rập, nghĩa là ngoài thực tế, họ chi phổi đời sống dân chúng, dư luận nhân sĩ, thái độ của các chính phủ. Sau hết, ở đây họ có một số lớn chuyên gia, phương tiện tài chánh hùng hậu, thế mạnh ngoại giao, tổ chức tuyên truyền hoàn hảo ; đã có thế lực hùng hậu như vậy, họ lại tiễu trừ được hết mối đe dọa của địch ở Trung Đông, bởi vậy họ muốn xác định họ có chủ quyền duy nhất ở Trung Đông.

        Chúng tôi không có gì để quân bình một áp lực nặng nề như vậy. Tại Trung Đông lực lượng Pháp chỉ còn ba đại đội người Sẻnégal, vài khẩu đại bác, vài chiếc xe tăng, hai chiếc thống bảo hạm và độ 15 chiếc phi cơ. Hẳn là còn có thêm các bộ đội Syrie và Liban, 18 000 quân đặt dưới sự chỉ huy của chúng tôi. Nhưng thái độ của họ sẽ ra sao nếu các chính phủ Damas và Beyrouth có thái độ thù nghịch rõ rệt với chúng tôi ? Vả chăng chúng tôi đang lúc nghèo khổ cùng cực, chúng tôi không thể tặng cái gỉ cho ai. Chúng tôi cũng không đủ khả năng đế chổng lại làn sóng tin tức xuyên tạc mà các nguồn tin Anh gặp lúc thuận tiện vẫn phóng ra khắp thế giới. Bên trên hết, tôi đã thấy cuộc giải phóng nước Pháp xuất hiện ở chân trời, tôi không có lý gì để đẩy người Pháp, trước hết các bộ trưởng, vào một công cuộc nào khác ngoài việc giải phóng nước Pháp. Tóm lại, chúng tôi bận rộn và thiếu phương tiện để dập tắt tại chỗ những hành động xúc phạm vị thế của nước Pháp.

        Việc này xảy ra trong tháng mười một. Chỉnh phủ Beyrouth vì tình hình nội bộ, bị đặt trước những khó khăn nội các nghiêm trọng. Muốn che lấp tình trạng ấy, Ông Riad Solh, Thủ Tướng và ông Camille Chamoun, ngoại trưởng, đưa ra những yêu sách gắt gao đòi Pháp ủy trị phải thỏa mãn. Tổng đại lý Trung Đông của chúng tôi, đại sứ Jean Helleu, thấy tình trạng khủng hoảng, vội vã đến Alger tường trình với chính phủ. Ngày mùng 5 tháng mười một, ông tường trình với tôi, có sự hiện diện của hai ông Catroux và Massigli, sau đấy ông nhận chỉ thị của chúng tôi. Chúng tôi chỉ thị cho ông dùng đủ mọi phương tiện để ở những cuộc thương thuyết ở Beyrouth và Damas hầu chuyển giao cho các chính phủ địa phương một vài cơ quan điều hành kinh tế và công an còn ở trong tay nhà cầm quyền Pháp.

        Nhưng đồng thời chúng tôi cũng xác định nguyên tắc lập trường của chúng tôi về vấn đề ủy trị; quyền ủy trị do Hội Quốc Liên trao cho nước Pháp, chỉ có nhà cầm quyền Pháp có đủ tư cách để trao trả quyền ấy cho những cơ quan quốc tế hữu quyền sau này, bày giờ họ chỉ đương quyền tạm thời. Đó là lập trường của chúng tôi, luôn luôn được thông báo cho các đồng minh, nhất là nước Anh, và chưa bao giờ họ phản đối chúng tôi trên nguyên tắc. về phương diện pháp lý, nền độc lập của Syrie và Liban có giả trị quốc tế chính vì chúng tôi đã nhân danh quyền ủy trị mà trao lại cho hai nước ấy. Nhưng cũng vì lý do đó, chúng tôi phải giữ lại một vài trách nhiệm ở Trung Đông vi có tình trạng chiến tranh. Vi thảm kịch chiến tranh đang đè nặng xuống toàn cầu, chúng tôi thiết tưởng các chính phủ Damas và Beyrouth có thể chờ đợi ngày kết liễu chiến tranh để giải quyết những thể thức cuối cùng giải tỏa sự hạn chế chủ quyền của các nước ấy. Hẳn là họ cũng chờ đợi xem Luân Đôn có khuyến khích họ mạnh miệng yêu sách và dùng quân lực Anh ép buộc chúng tôi phải chấp nhận.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2019, 12:24:10 am

        Trong thời gian Helleu ở Alger, quốc hội Liban sửa đổi hiến pháp và hủy bỏ mọi điều khoản liên hệ đến quyền ủy trị làm như quyền ấy đã bị ủy bỏ. Khi vị đại sử của chúng tôi đi qua Le Caire để trở về nhiệm sở, ông đánh điện tín về Beyrouth báo tin ông mang theo chỉ thị của chính phủ ông để mở cuộc đàm phán và yêu cầu tạm hoãn việc ban bố hiến luật mới. Nhưng người Liban không đếm xỉa đến tin ấy. Ông Helleu trở về Beyrouth rất tức bực vì sự khiêu khích ấy bèn dùng quyền phủ quyết bác bỏ hiến pháp, giải tán quốc hội và bắt giam quốc trưởng Liban, Thủ Tướng và và nhiều bộ trưởng, bổ nhiệm ông Emile Eddé tạm quyền Tổng Thống Cộng Hòa. Những việc này xảy ra hôm 12 tháng mười một.

        Chúng tôi nhận thấy những biện pháp của vị đại lý và sự phẫn nộ của ông hoàn toàn hợp lý ; nhưng Ủy Hội Giải Phỏng tin chắc rằng những biện pháp ấy vượt quả tầm mức tình trạng có thể chịu đựng được. Vả chăng, chúng tôi không hủy bỏ nguyên tắc ủy trị, nhưng chúng tôi không muốn đặt lại vấn đề độc lập đã trao lại cho người Liban. Bởi thế cho nên ngày 13 tháng mười một vào buổi sáng, chúng tôi được tin những biến cố xảy ra hôm trước ở Beyrouth, chúng tôi quyết định gửi tướng Catroux sang với sứ mạng tái lập tình trạng hiến pháp bình thường, tuy không khiến trách Helleu. Như thế có nghĩa là Catroux sẽ thăm dò ý kiến trả lại tự do cho Khoury, Riad Solh và các bộ trưởng, trả lại quyền hành cho Thủ Tướng. Sau đó sẽ cái tổ chính phủ Liban, sau cùng sẽ tái lập nghị viện. Còn như vị đại lý thì sự hiện diện của ông ở Trung Đông không còn lý do tồn tại nữa khi Catroux đã nắm toàn quyền ở đây. Chúng tôi triệu hồi ông về Alger để «Tham khảo ý kiến» trong một thời hạn vài ngày sau đó.

        Để cho không ai hiểu lầm sứ mạng của Catroux, ngày 16 tháng mười một tôi có lời tuyên bố trấn an Hội Đồng Tư Vấn : «việc xảy ra ở Beyrouth không phương hại đến chính sách của nước Pháp ở Liban, đến những cam kết của chúng ta, đến ý chí cương quyết giữ đúng lời cam kết ấy. Ý muốn của chúng ta là lập một tình trạng hiến pháp bình thường tại Liban để chúng ta có thể dàn xếp mọi việc chung với chính phủ ấy trong sự tự do hoàn toàn. » Để kết luận, tôi nói: « Đám mây đen trôi qua không che lấp chân trời». Ngày hôm sau tướng Catroux đi qua Le Caire, đến thăm ông Casey, quốc vụ khanh Anh, và cho ông biết sẽ trả tự do ngay cho các ông Khoury và Riad Solh. Ngày 19 tháng mười một, ông đến Beyrouth hội đàm với ông Bechara Khoury, ghi nhận tình thân hữu trung thành của ông đối với nước Pháp và báo tin sẽ trả lại tự do cho ông và để ông làm Tống Thống Cộng Hòa Liban. Từ đây không ai còn có thể nghi ngờ thiện chí «Xích lại gần» của chúng tôi và ý muốn áp dụng một giải pháp dung hòa.

        Nhưng chính sách của người Anh không chịu chấp nhận sự dung hòa ấy. Tất cả đều xảy ra như Luân Đôn đổ thêm dầu vào lửa, họ làm cho mọi người lầm tưởng rằng nhờ sự can thiệp của họ mà chúng tôi mới chịu dàn xếp vụ Liban, có lẽ họ cũng muốn trả đũa de Gaulle vì mới cái tổ Ủy Hội Giải Phóng. Từ ngày 13 tháng mười một, ông Makins thay thế ông MacMillan vắng mặt, đã trao cho Massigli một văn kiện «giác thư» nhưng có lời lẽ hăm dọa, đòi hỏi triệu tập ngay một hội nghị Anh - Pháp - Liban đế dàn xếp vụ biến động và tuyên bố rằng chúng tôi, phải cất chức Helleu trước mắt chính phủ Anh. Nhưng ngày 19, người Anh nhất định tung ra sấm sẻt tuy biết rõ từ mấy ngày trước rằng chúng tôi đã chọn con đường thỏa hiệp. Hiển nhiên là họ làm việc này chỉ để thỏa mãn những người chầu rìa và tạo ra một cảm tưởng nhục mạ người Pháp.

        Ngày hôm ấy, ông Casey đến Beyrouth, đi theo ông có tướng Spears, ông trao cho tướng Catroux một tối hậu thư vô điều kiện. Nước Anh không đếm xỉa gì đến tư cách đồng minh, đến những cam kết đứng ngoài việc chính trị của các nước Trung Đông, đến những hiệp ước mà Ô. Olvier Lyttelton đã nhân danh chính phủ Anh ký với tôi, họ bách thúc đại diện nước Pháp phải chấp thuận hội nghi tay ba và trả lại tự do cho Tổng Thống và các bộ trưởng Liban trong 36 giờ. Nếu không, người Anh lẩy cớ giữ trật tự — không ai cầu đến họ — sẽ cho thi hành cái họ gọi là « quân luật», dùng quân lực chiếm chánh quyền và đưa các bộ đội dùng đủ mọi phương tiện cần thiết để giải thoát cho những người bị quân lính của chúng ta giam giữ.

        Tướng Catroux nói với các ông Casey và Spears: « Chúng ta trở lại thời Fachoda». Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt, thời Fachoda nước Pháp đi đến chỗ xung đột với nước Anh, nhưng lúc này không có gì đáng lo ngại, Ủy Hội Giải Phóng ra chỉ thị cho tướng Catroux từ chối hội nghị tay ba, từ chối việc trả tự do cho O. Khoury và các bộ trưởng như đã giao ước nếu nước Anh thực hiện việc cướp quyền Liban, từ chối việc tập trung công chức và bộ đội của chúng ta vào một hải cảng để đưa về Phi Châu. Bấy giờ tôi sẽ nhận trách nhiệm giải thích với nước Pháp và với thế giới lý do sự ra đi của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2019, 04:30:21 pm

        Sau cùng, Trung Đông biến chuyền đến tình trạng chấp nhận chung sống. Người Anh dịu bớt sự đe dọa; tướng Catroux điều đình ở Damas và Beyrouth trao trả các quốc gia những cơ quan « có lợi ích chung »; các chính phủ tiếp tục lung lay và treo cao giá vì những hành động gây rối của các phần tử muốn nhảy vào nắm lẩy quyền thế. Về phía người Ả Rập cũng vậy, các lãnh tụ» nổi lên chổng đối nước Pháp và đưa ra yêu sách của họ. Tại Le Caire đại sứ Anh ép buộc vua Farouk phải chấp nhận Nahas-Pacha làm Thủ Tướng; tại Bagdad, Noury Pacha Said chỉ trở lại cầm quyền nhờ thế lực của quân đội Anh; tại Amman cũng vậy, Abdullah, người có quỹ thanh toán chi tiêu ở Luân Đôn, lên cầm quyền, quân đội thì đặt dưới quyền của tướng Peake và đại tá Giubb, có tên gọi là « Peake-Pacha » và « Glubb-Pacha ».

        Đến tháng hai, tưởng Calroux trở về Alger, Ủy Hội Giải Phóng bộ nhiệm tướng Beynet làm tổng đại lý toàn quyền của nước Pháp ở Trung Đông. Helleu không trở lại đấy nữa, Casey cũng rời khỏi Le Caire; Chamoun rời khỏi Beyrouth. Spears ở lại để sửa soạn một cuộc khủng hoảng sau này. Đại diện mới của nước Pháp đối phó với tình hình một cách khéo léo và cương quyết. Nhưng đã rõ là một chính sách mạnh tay luôn luôn đổi mới cũng không thể dùng mãi được, nhất là khi chúng ta chỉ có những phương tiện nghèo nàn. Dư luận của người Pháp và ý tứ của thế giới bây giờ quay cả về những biến cố quân sự đang quyết định vận mệnh của Âu Châu.

        Về phương diện này thì chính trị đi trước sự việc xảy ra, ở đâu người ta cũng hướng về những sự kiện đến sau ngày chiến thắng. Trong hàng ngũ đồng minh, trước hết là trường hợp những nước trung và nhỏ. Tại Alger, chúng tôi chỉ nghe được tiếng vang của những vụ tranh luận về các nước ấy, vì quốc vương và các bộ trưởng của họ đều lưu vong sang Luân Đôn, việc vận động ngoại giao của họ tìm cách nhờ sự giúp đỡ của Hoa Thịnh Đốn, công việc tuyên truyền của họ chú trọng vào các nước nói tiếng Anh. Nhưng chúng tôi cũng biết rõ tình hình để hiểu thấu mối lo âu của họ. Vả chăng, không còn gì chứng tỏ rõ ràng và đáng buồn hơn rằng vì nước Pháp suy sụp và vì ba đại cường để nước Pháp đứng ngoài cuộc cho nên nền hòa binh ngày mai rất khó giải quyết một cách vững chắc.

        Nói đúng ra, người Bỉ và người Lục Xâm Bảo được sự bảo đảm chắc chắn ở Tây Phương vẫn yên chí rằng sau ngày giải phóng, không ai vi phạm độc lập và biên giới của họ. Những vấn đề liên hệ tới họ đem ra tranh luận chỉ có thể là các vấn đề kinh tế. Nước Pháp bị tàn phả và nước Anh cũng bị hư hại nặng, hai nước ấy chỉ có thể giúp họ sau một thời gian khá lâu. Ngay lúc này họ chỉ có thể trông cậy vào nước Mỹ. Bởi thế cho nên người ta thấy các ông Spaak, Gutt và Bech thường có mặt ở các hội nghị Atlantic City, Hot-Springs và Dumbarton Oaks, ở đây người ta lập những kế hoạch Hoa Kỳ tiếp tế, tải thiết và phát triển Âu Châu; trong khi ấy thì ông de Romrée, đại sứ Bỉ tại Ủy Hội  Giải Phóng Pháp để ý nhất đến các dự án thành lập một Liên Bang Tây Âu. Người Hòa Lan không phải bận tâm đến chánh trị đối với chánh quốc của họ, họ chỉ nghĩ nhiều đến tương lai thuộc địa ở Á-Úc. Ngay từ bây giờ họ đã chịu áp lực Mỹ, một ngày kia họ sẽ bị ép buộc phải từ bỏ chủ quyền ở Jaya, Sumatra, Bornéo. Lời lẽ của ông bộ trưởng toàn quyền Hòa Lan, 0. Van Wijh, cũng như phủc trình của Dejean gửi từ Luân Đôn về, đều cho biết rằng 0. Van Kleffens đau đớn mà dự tính trước đồng minh thắng trận ở Thái Bình Dương sẽ kéo theo sự thanh toán Đế Quốc Hòa Lan. Người Na Uy đã cảm thấy trước qua nước Thụy Điển trung lập và nước Phần Lan ở các thế thua trận, sức đè nén nặng nề của khối Nga Sô. Bởi thế cho nên 0. Trygve-Lie đã khởi thảo chương trình liên minh Đại Tày Dương và 0. để Hougen bộ trưởng Na Uy ở Alger đã đến thảo luận với chúng tôi về chương trình ấy. Nhưng kẻ bổi rối hơn cả là các chính phủ lưu vong ở Trung Âu và miền Balkans. Vì họ thấy người Nga kế tiếp người Đức có mặt trên lãnh thố của họ cho nên họ phải lo lắng cho ngày mai.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2019, 09:23:10 pm

        Hội nghị Tẻhẻran họp vào tháng chạp 1943 chỉ làm cho họ thêm bối rối. Hẳn là những người dự hội nghị : Roosevelt, Staline và Churchill đều dùng lời tuyên bố trấn an, xác định rằng đối tượng của sự tranh luận chỉ có tính cách chiến lược. Nhưng những tin tức lọt ra ngoài đều không làm yên lòng những chính phủ lưu vong. Họ không thể không nhìn thấy dưới những sự bí mật công khai, những diễm chính yếu đã đem ra bàn ở Téhéran. Ở đây Staline đã đóng vai trò một người ngồi nghe những người khác đọc phúc trình. Ông ta không cho hai nước kia biết kế hoạch của Nga, nhưng Anh Mỹ phải tường trình kế hoạch và ông ta bắt buộc hai nước phải sửa đổi theo ý muốn của ông ta. Roosevelt đã tán đồng ông ta bác bỏ ý kiến của Churchill mở một cuộc tấn công lởn của Tây Phương qua Ý, Nam Tư và Hy Lạp, vào thành Vienne, thành Prague và thành Budapest. Mặt khảc, người Mỹ cũng đồng ý với người Nga khước từ ý kiến của Anh, không muốn xem xẻt những vấn đề chính trị của Trung Âu, nhất là của Balan, nơi mà quân Nga sắp bước chân vào. Người ta cũng bắt chúng tôi đứng ngoài cuộc ; Churchill bay qua trời Phi Châu thuộc Pháp và Roosevelt đi qua ven biển để đến Le Caire và Tẻhẻran đều im hơi lặng tiếng không rẽ vào chơi.

        Nhân cuộc hội nghi này viễn tượng hãi hùng của các nước vùng Danube, Vistule và Balkans bắt đầu hiện rõ. Tại Hy Lạp, một phần lớn các phần tử kháng chiến bị cộng sản lung lạc và điều khiển, họ tập hợp lại thành một nhóm, nhóm EAM, vừa chổng kẻ xâm lăng, vừa mở một con đường cách mạng. Cơ quan binh bị của phong trào ấy là ELAS gồm các chiến sĩ bưng biền hoạt động miền núi Hy Lạp và tham dự các đơn vị quân đội hay hạm đội đóng ở Trung Đông. Thủ tướng Tsouderos và phần nhiều bộ trưởng đều cư ngụ ở Le Caire để dễ liên lạc với quân sĩ và quốc nội. Chẳng bao lâu vua Georges II cũng sang đấy, nhưng vừa sang đến nơi thì gặp cơn khủng hoảng trầm trọng. Đến tháng tư 1944, ông Tsouderos phải rút lui. Người thay thế là ông Venizelos cũng không giữ chức được bao lâu. Ông Papandreou phải khó nhọc mới lập được nội các. Đồng thời quân đội và chiến hạm bị tồn hại nặng. Muốn giảm bớt sự tồn hại ẩy phải có sự can thiệp đẫm máu của lực lượng Anh. Tuy rằng sau đấy các đại diện mọi khuynh hướng chánh trị hội họp ở Beyrouth đều tuyên bố đoàn kết quốc gia nhưng cuộc tranh chấp lại bùng nỗ. Tất cả đều báo trước rằng tại Hy Lạp khi quân Đức rút về sẽ có nội chiến.

        Ngoài thực tế, Hoa Kỳ đã cẩn thận không nhúng tay vào nội bộ Hy Lạp. Nhưng Nga Sô ra công dụ dỗ người Hy Lạp; còn người Anh thì muốn làm bá chủ ở Địa Trung Hải, họ không giấu giếm ý định nắm hết các vấn đề Hy Lạp. Bởi thế cho nên chính phủ Pháp không muốn can thiệp. Nhưng nếu ảnh hưởng và lực lượng Pháp phối hợp với lực lượng Anh như trong nhiều trường hợp quá khứ để tái lập trật tự ở đây thì vẫn phủ hợp với quyền lợi của Âu Châu hơn nhiều. Không ai tin tưởng điều ấy hơn ông Argyropoulo, đại diện Hy Lạp bên cạnh chúng tôi. Ông là nhà ái quốc lo ngại những đe dọa đè nặng xuống xứ sở, ông là chánh khách tin tưởng rằng một Âu Châu không có người Pháp tham dự việc giải quyết các vấn đề sẽ không giữ vững được bước tiến, ông than phiền rằng người ta đã dựng lên từ bên ngoài một bức tường ngăn chính phủ ông và chính phủ Cộng Hòa Pháp.

        Chính sách của đồng minh đối với vấn đề Nam Tư cũng thế. Quốc gia gồm các dân tộc Serbe-Croate-Slovène, trước hồi chiến tranh đã có nhiều vụ phân tranh sắc tộc, bây giờ tất cả đều bị đảo lộn từ gốc rễ. Người Ý đã thành lập một Chính phủ Croate và cắt xén vùng Dalmatie và tỉnh Ljubljana của người Slovene. Người ta đã chứng kiến đại tá Mikhailovitch anh dũng chỉ huy du kích chống lại quân Đức trong rừng núi Serbie, sau này Joseph Broz, tên hiệu Tito, chỉ huy cuộc chiến của ông dưới chiêu bài cộng sản. Kẻ chiếm đóng phản ứng bằng những vụ tàn sát và đốt phá tàn bạo khác thường, Mikhaĩlovitch và Tito trở thành địch thủ của họ. Tại Luân Đôn quốc vương Pierre II còn trẻ tuổi và chính phủ thiếu ổn định của ông gặp phải nhiều khó khăn nội bộ và đòi hỏi gắt gao của người Anh.

        Người Anh coi Nam Tư là một trong những môi trường để thi hành chính sách Địa Trung Hải của họ. Ngoài ra, ông Churchill còn coi là việc riêng của ông. Ông đang vuốt ve một cuộc hành quân lởn ở vùng Balkans và ông muốn dùng Nam Tư làm đầu cầu. Ngay từ đầu một phái đoàn quân sự Anh đã được gửi sang thương lượng với Mikhaĩlovitch, Luân Đôn cung cấp võ khí và làm cố vấn cho ông. Sau đó Thủ Tướng Anh phái con mình là Randolph đến tiếp xúc với Tito. Sau hết, chính phủ Anh thích Tito hơn ông kia, bèn gửi đồ trang bị sang cho các bộ đội của Tito. Còn như Mikhailovitch thì bỗng dưng thấy mình bị cắt viện trợ và bị Luân Đôn chỉ trích, đại diện ngoại giao Anh còn lên án ông trước Hạ Viện. Mặt khác, vào tháng sáu 1944 vua Pierre II bị O. Churchill bách thúc phải giải tán chính phủ của O. Pouritch vì Mikhaĩlovitch trong chính phủ ấy giữ bộ chiến tranh, Churchill hổi thúc nhà vua trao quyền cho O. Soubachitch; trước khi được trao quyền, Soubachitch đã tấn phong Tito rồi. Người ta hiểu rằng người Anh làm ăn như vậy vì đã được sự tản trợ của Mạc Tư Khoa, còn như O. Fotich đại sứ Nam Tư ở Hoa Thịnh Đốn, thì không vận động được Hoa Kỳ nâng đỡ nhà vua.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2019, 08:40:53 pm

        Ủy Hội Giải Phóng nhất định đứng ngoài những cuộc vận động ấy. Thỉnh thoảng tôi liên lạc được với tướng Mikhaĩlơvitch, vả chăng ông cũng tỏ ý nhiệt thành muốn tiếp xúc với tôi. Đã có thư từ đi lại nhiều lần. Đến tháng hai 1944, tôi tặng ông Huy chương chiến tranh và công khai báo tin ấy để nâng đỡ ông giữa lúc ông bị thất sủng. Nhưng các sĩ quan của tôi gửi cho ông từ Tunis hay từ Ý đều không sang được đến nơi. Còn như Tito thì chưa bao giờ chúng tôi gặp được các đại diện. Đổi với vua Pierre II và các bộ trưởng Nam Tư, tôi vẫn giữ liên lạc thân hữu từ khi tôi còn trú ngụ ở Anh. Maurice Dejean thay mặt chúng tôi bên cạnh họ và Jodjvanovitch đại diện họ ở Alger, nhờ thế chúng tôi có phương tiện trao đổi ý kiến và tin tức. Nhưng chưa có dịp nào chính phủ Nam Tư quay về chúng tôi để xin trợ giúp — có lẽ vì không được tự do hành động. Còn như nước Anh thì chưa bao giờ thấy cần phải hỏi ý kiến chúng tôi. Bởi thế cho nên tôi càng quyết tâm dành hết các phương tiện để trực tiếp giải phỏng nước Pháp không tham dự vào các cuộc hành quân ở miền Balkans. Tại sao chúng tôi lại góp phần quân sự vào một cuộc vận động chính trị mà người ta để chúng tôi đứng ngoài?

        Đổi với Tiệp Khắc thì tình hình như sau: Sự tiến quân của Sô viết và hoạt động của nhân viên tình báo Nga làm cho một vài chính phủ lưu vong như ngậm bồ hòn, nhưng Thủ Tướng Benès và nội các của ông hầu như không lo ngại gì cho nước Tiệp. Không phải là họ đã có cái gì chắc dạ. Nhưng họ nghĩ rằng đáng lẽ tránh né cái không thể tránh được thì tốt hơn hết là nên lợi dụng tình thế. Đại diện Tiệp Khắc là ông Cerny cho chúng tôi biết cách nhìn sự vật của người Tiệp. Vào tháng chạp 1943 Benès đến Mạc Tư Khoa và thỏa hiệp với Staline một « hiệp ước thân hữu, hợp tác và cứu trợ hỗ tương. » Khi trở về Luân Đôn, ông sang Alger ngày mùng 2 tháng giêng Chúng tôi tiếp đãi ông với đủ nghi lễ dành cho một quốc trưởng, mặc dầu trải qua nhiều sự thăng trầm, ông vẫn là người bạn của nước Pháp.

        Benès cho tôi biết nội dung cuộc đàm phán của ông với Mạc Tư Khoa. Ông mô tả Staline là người nói năng dè dặt nhưng ý chí cương quyết, vì mỗi vấn đề Âu Châu Staline đều có ý kiến kín đáo nhưng đã nhất quyết. Rồi ông trình bày chính sách của ông: «Xin ông trông vào địa đồ xem. Người Nga đã tiến vào vùng Karpates. Nhưng người Tây Phương chưa tới lúc đổ bộ lên nước Pháp. Như vậy thì chắc là hồng quân sẽ giải phỏng nước tôi khỏi tay người Đức. Bấy giờ, muốn thành lập nền hành chánh của tôi, tất nhiên chúng tôi phải thỏa thuận với Staline. Tôi vừa đạt được sự thỏa thuận ấy với điều kiện không phương hại đến nền độc lập của Tiệp Khắc. Vì theo sự thỏa thuận của tôi với Staline thì bộ chỉ huy Nga Sô không can thiệp vào vấn đề chính trị của chúng tôi.»

        Bàn đến các vấn đề tổng quát, Thủ Tướng cũng làm như những dịp khác, minh chứng rằng Tiệp Khắc chỉ có cơ may phục hồi nếu kết đồng minh với Nga Sô. Ông đưa ngón tay lên điị đồ mà kêu lên: « Đây là vùng Sudètes cần phải chiếm lại của người Đức. Đây là vùng Teschen vẫn bị người Ba Lan dòm ngó. Đây là vùng Slovaquie mà người Hung vẫn mơ tưởng, Đức Ông Tiszo đã thành lập một chính phủ tách biệt khỏi Tiệp Khắc. Ngày mai, Đông Đức, Ba Lan và Hung Gia Lợi sẽ về tay người Sô viết. Nếu phe này theo phe kia tranh giành lẫn nhau thì ắt là Tiệp Khắc sẽ bị phân chia làm nhiều mảnh. Hẳn ông nhận thấy, sự đồng minh với Nga là một điều tối cần cho chúng tôi.»

        Tôi nói đến phương sách tìm một thế quân bình bằng ảnh hưởng của Tây Phương, nhưng Benès tỏ ra bi quan, ông nói: «Roosevelt muốn thỏa hiệp với Staline, sau khi thắng trận ông sẽ đưa quân về ngay. Churchill không để ý đến chúng tôi. Đối với ông ta thì phòng tuyến bảo vệ nước Anh dừng lại ở sông Rhin và núi Alpes. Khi đã đạt được phòng tuyến ấy thì ông ta không bận tâm đến nơi nào khác ngoại trừ Địa Trung Hải. Đối với những gì liên hệ đến chúng tôi thì ông ta xếp hàng theo quan điểm của Roosevelt miễn là được hưởng một vài quyền lợi ở Trung Đông. Tôi biết rằng ở Téhéran người ta đã đồng ý với nhau là không nói gì đến Tiệp Khắc. Hẳn là tướng de Gaulle vẫn là tướng de Gaulle, người thợ xây dựng một nước Pháp hùng mạnh và cả quyết cần thiết cho sự quân bình. Nếu ông không xuất hiện sau khi nước Pháp suy sụp để xây dựng lại nước Pháp vì không còn tự do cho Âu Châu. Như vậy không ai nhiệt thành hơn tôi mong mỏi cho ông thành công. Nhưng chúng ta phải công nhận rằng Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn không sẵn lòng để ông thực hiện ý định. Ngày mai sẽ ra sao ? Tôi cũng nhớ đến việc Nghị viện Pháp sau cuộc chiến tranh trước đã thải hồi Clémenceau. Tôi đang làm việc với ông Mazaryk khi tin ấy đưa đến Prague, cả hai chúng tôi đều có chung một ý nghĩ: « Như vậy là nước Pháp thoái bộ!»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:31:47 am

        Những điều Benès đã nói về thái độ của Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn, về tham vọng của Nga Sô, đều rất đúng khi xảy ra vụ Ba Lan. Hồng quân càng tiến gần Varsovie thì Mạc Tư Khoa càng để lộ ý đồ thống trị Ba Lan và thay đổi biên giới của Ba Lan. Người ta nhận thấy Staline muốn một đằng chiếm lấy lãnh thổ Lithuanie, Bạch Nga, Đông Galicie, đằng khác nới rộng xứ Ba Lan đến tận vùng Oder và Neisse, cắt đất của nước Đức. Cũng rõ là điện Cam Linh muốn áp đặt tại miền Vistule một chế độ thân cận với họ và Anh -  Mỹ không dùng quyền phủ quyết bác bỏ.

        Chỉnh phủ Ba Lan lưu vong ở Luân Đôn phải đổi phó với những vấn đề đáng sợ mà không có phương tiện để chống lại quyết định của Mạc Tư Khoa ngoài thực tế, nhưng về phương diện tinh thần họ vẫn vững tin lòng ái quốc của người Ba Lan tôi luyện trong cảnh sống đàn áp từ bao nhiêu thế kỷ. Nói đúng ra, tưởng Sikorski Thủ Tướng chính phủ và tổng chỉ huy quân đội, trước hết đã tìm cách thỏa hiệp với Sô viết. Vào lúc quân Đức tiến đến cửa ngõ Mạc Tư Khoa, sự thỏa hiệp ấy hầu như có cơ đạt được. Nhiều quân sĩ bị bắt làm tù binh Nga từ năm 1939 đã được phép trở về Trung Đông với tướng chỉ huy của họ là tướng Anders, trong khi Staline dùng giọng ôn hòa để nói đến biên giới và nền bang giao mai sau. Bây giờ cục diện đã khác hẳn cũng như các vị trí trên bản đò chiến cuộc. Nhân đó người Ba Lan lại ác cảm và lo sợ người Nga. Đến mùa xuân năm 1943, người Nga lại chính thức buộc tội Ba Lan — tuy không có lý do rõ rệt — đã giết hại 10.000 sĩ quan tù binh của họ tại rừng Katyn ba năm về trước. Staline nổi giận cắt đứt mọi liên lạc ngoại giao. Đến tháng bảy, tưởng Sikorski sau khi thanh sát các bộ đội ở Anders trở về, đã chết ở Gibraltar vì một tai nạn phi cơ. Ông là một nhân vật quan trọng có uy tín lớn để chế ngự hành động bồng bột của đồng bào ông, có sự vị nể của quốc tế để được nước ngoài nương tay, ông là người không ai thay thế được. Từ sau ngày ông thất lộc, cuộc khủng hoảng Nga - Ba trở thành một cuộc xung đột ác liệt.

        Tuy nhiên, chánh phủ Ba Lan mới đã tuyên bố qua miệng ông Mikolajczyk rằng sau ngày giải phóng, công quyền ở Varsovie sẽ gồm những thành phần khả dĩ bảo đảm tình thân hữu lân bang với Mạc Tư Khoa. Còn như vấn đề biên giới thì ông không tiên tương bác bỏ một dự án nào, ông chỉ xác định là vấn đề chỉ có thể quyết định bằng một hòa ước. Ông ra lệnh cho các lực lượng kháng chiến trong lãnh thổ quốc gia hợp tác với quân đội Nga. Sau hết ông quay về Hoa Kỳ và Anh quốc để «giải quyết cuộc tranh chấp và tất cả các vấn đề còn dở dang.» Nhưng những đề nghị dung hòa ấy không có vang âm tại điện Cẩm Linh. Trái lại người Nga càng tiến quân thì họ càng đưa ra thêm nhiều yêu sách. Đến tháng giêng nhân dịp họ đưa quân vào Ba Lan, Nga Sô công bố một tuyên cáo theo đó đường ranh «Curzon» phải được chấp nhận làm biên giới và chính phủ lưu vong ở Luân Đôn phải được hoàn toàn đổi mới. Đồng thời, xuất hiện một đạo quân Ba Lan do người Nga thành lập, tướng chỉ huy là ông Berling khước từ quyền hạn của chính phủ hợp pháp, trong khi một « Ủy Ban Giải Phỏng Quốc Gia Ba Lan » được sửa soạn ở Mạc Tư Khoa, và do các ông Bécrut và Osuska — Morawski đưa vào Galicie theo gót chân các bộ đội Nga Sô.

        Đã hiền nhiên là nền độc lập Ba Lan chỉ được người Anh -  Mỹ giúp đỡ một phần không đáng kể. Từ tháng giêng 1944, ông Cordell Hull chỉ trả lời không dứt khoát đề nghị của O. Mikolajczyk yêu cầu Mỹ làm trung gian. Năm ẩy Roosevelt ra ứng cử Tổng thống, ông ta có thái độ lưng chừng đối với các cử tri nguồn gốc Ba Lan. Nhưng người ta có thể tiên đoán rằng sau khi đắc cử ông sẽ để rộng tay cho Staline. Người Anh thì không đủ kiên nhẫn như ông. Tuy nhiên, có lẽ họ muốn xếp hàng theo người Mỹ, rút cục họ sẽ nhượng bộ và chỉ dàn xếp bề ngoài cho có hình thức.

        Quả vậy, các ông Churchill và Eden tuy tuyên bố thuận ý để cho Ba Lan độc lập nhưng bách thúc ông Mikolajczyk đi Mặc Tư Khoa. Cuộc tiếp xúc thực hiện vào tháng tám giữa lúc quân đội Sô Viết tiến đến cửa thành Varsovie, đạo quân bí mật Ba Lan dưới quyền chí huy của tướng Komorowski tên hiệu là «Bor» mở cuộc tấn công quân Đức. Sau một trận thư hùng quân Ba Lan bị đè bẹp, họ trách cứ người Nga không làm gì để cứu giúp họ, người Nga còn không cho phi cơ Anh xử dụng những căn cứ của Nga để yểm trợ họ. Một vài ngày sau, ở Mạc Tư Khoa, các bộ trưởng Ba Lan chỉ nhận được của Staline và Molotov những câu trả lời đáng thất vọng, trong khi nhận được thông tư cho biết đã có thỏa hiệp giữa Liên Sô và « Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia Ba Lan» công nhận cho Ủy Ban này quyền hành chánh ở các nơi được giải phóng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Ba, 2019, 11:03:50 pm

        Chính phủ của chúng ta không thế làm gì được để ngăn cản hành vi nô lệ hóa Ba Lan. Ba Lan đã không liên hiệp thực sự với các đồng minh lớn trong lãnh vực ngoại giao và không tham dự vào việc soạn thảo những kế hoạch chiến lược chung với tư cách một nước bình đẳng thì làm sao Ba Lan có thể bắt buộc đồng minh thi hành những quyết định ngoại giao và quân sự có thể bảo toàn được nền độc lập của Ba Lan trong khi chấp nhận đường ranh giới theo ý muốn của người Nga? Đối với tôi thì có thể chấp nhận được ý kiến  của Staline cắt bớt đất Ba Lan ở phía đông nhưng bù lại cho Ba Lan đất cắt xén của nước Phổ và xứ Silẻsie, miễn là di chuyển dân cư ở các miền ấy cách nào cho có nhân đạo. Nhưng tôi cho rằng phải ngăn cản Nga Sô áp đặt chế độ độc tài ở Varsovie. Tôi nghĩ rằng Mỹ, Anh, Pháp có thể xác định chung thái độ trước thế giới và phối hợp hành động theo chiều hướng ẩy đối với Nga Sô và Ba Lan để cho các hạm đội của Tây Phương sau này được sử dụng các hải cảng biến Baltique và cho phép các tầu Nga đến các hải cảng ở Bắc Hải; như vậy người ta có thể làm cho nước Ba Lan cao thượng và can đảm có phương thế thâu hồi nền độc lập.

        Nhưng trước sự yêu sách của Nga Sô, nước Mỹ không hề lên tiếng. Nước Anh ráng tìm ra một công thức. Nước Pháp không có tiếng nói trong những cuộc thảo luận của các đại cường. Tôi có tiếp xúc với các ông: Morawski, vị đại sứ Ba Lan hoạt động và đứng đắn bên cạnh Ủy Hội Giải Phóng Pháp mà tôi đã hội kiến nhiều lần; tướng Sosnkowski, người kế vị Sikorski làm tổng chỉ huy mà tôi đã tiếp kiến ở Alger vào tháng chạp; tướng Anders mà tôi gặp ở núi Cassin vào tháng ba 1944; ông Rackiewicz, tổng thống Cộng Hòa Ba Lan, người tôi đã đến thăm khi qua Luân Đôn vào tháng sáu 1944; ông de Romer, bộ trưởng ngoại giao Ba Lan, người đã ở cạnh nhà tôi; đối với các nhân vật ấy tôi đã cho biết lập trường của chúng ta và đoán chắc với họ rằng sẽ đem ra áp dụng khi nào có đủ phương tiện.

        Tuy nhiên, chúng tôi cũng có dịp giúp đỡ chính phủ Ba Lan. Đây là việc gửi trả một số vàng quan trọng của Ngân Hàng Quốc Gia Ba Lan gửi Ngân Hàng Pháp Quốc vào tháng chín 1939, đến tháng sáu 1940 Ngân Hàng Pháp Quốc đã để ở Bamako. Đến tháng ba 1944, có sự thỉnh cầu khấn khoản của nội các Mikolajczyk, Ủy Hội Kháng chiến quyết định trao trả số vàng ấy cho người Ba Lan. Ông Bogomolov không ngừng vận động với chúng tôi để đình hoãn quyết định ấy. Sau cùng ông tiếp xúc với tôi và nói thẳng với tôi: « Chính phủ Nga Sô cực lực phản kháng việc trao lại vàng của Ba Lan cho chính phủ lưu vong ở Luân Đôn, vì chính phủ này ngày mai sẽ không phải là Chính phủ Ba Lan. » Tôi trả lời rằng ngày nay chính phủ ấy là chính phủ Ba Lan chính thức và được các đồng minh thừa nhận, kể cả nước Nga, cũng theo lệnh của đồng minh lực lượng Ba Lan lúc này đang chiến đấu ở nước Ý bên cạnh chúng tôi, sau hết tôi không thấy Liên Sô lấy tư cách gì can thiệp vào một việc chỉ liên hệ riêng đến Ba Lan và Pháp. Ông Bogomolov rút lui và không giấu giếm vẻ bất mãn

        Như vậy, mặc dầu Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Mạc Tư Khoa khuyên bảo không nên giao thiệp với chúng ta, các nước trung và nhỏ ở Âu Châu vẫn tìm cách tiếp xúc với chúng ta. Những nước khác ở xa chúng ta về phương diện địa lý vẫn có khuynh hướng gần gũi với chúng ta về phương diện tinh thần. Tướng Vanier, đại lý Gia Nã Đại đem lại cho chúng ta lời khuyến khích của nước ông, một tấm gương sáng trong nỗ lực chiến tranh, ông điều đình với tôi sự viện trợ kinh tế mà nước ông đã gửi cho tôi phần nào, phần khác sẽ gửi đến khi nào được giải phóng. Các đồng minh của chúng ta ở châu Mỹ La Tanh đã thông bảo cho biết qua các đặc sứ toàn quyền của họ, họ rất vui mừng mong chúng ta trở lại địa vị trước trên thế giới, họ có quyền lợi chung với chúng ta. Đây là trường hợp của ông Vasco da Cunha ở Ba Tây, ông Aramburu ở Pérou, ông Freila Larrea ở Equateur, ông Suarez Solar ở Cuba. Sau hết là ông để Sangroniz đại lý I Pha Nho, người nhã nhặn và khéo léo; nước I Pha Nho là nước trung lập duy nhất giữa các nước lâm chiến và hơi có địa vị khó xử vì tình trạng mập mờ; ông sốt sắng điều giải các vấn đề Maroc, sổ phận Tanger, nơi cư ngụ của những người Pháp vượt núi Pyrẻnẻes, sự giao thương giữa Phi Châu thuộc Pháp và bán đảo I Pha Nho. Chúng ta cần thiết lập với I Pha Nho những mối liên lạc cần thiết. Tóm lại, tôi hy vọng rằng trong một tương lai gần có thể tái lập liên lạc giữa Ba Lê và Madrid trong điều kiện tương xứng với hai dân tộc lớn lân cận nhau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Ba, 2019, 12:19:25 am

        Nhưng ở Alger thì tất nhiên hoạt động ngoại giao chú trọng vào sự liên lạc với các đại biểu của ba dồng minh lớn. Tuy tôi không cần can thiệp trực tiếp như trong thời kỳ chúng ta chưa chính thức có các bộ, nhưng tôi vẫn phải theo rõi mọi việc. Bởi thế cho nên tôi liên lạc thường xuyên với các đại diện Hoa Kỳ, Anh quốc và Nga Sô. Các chính phủ của họ cũng cần tự hỏi xem ai thực sự là nước Pháp; nhưng Mỹ, Anh, Nga cũng gửi đại sử sang Alger và các đại sứ cũng không giấu giếm họ mong đợi cùng chúng tôi trở về Ba Lê một ngày gần đây.

        Sau khi cái tổ Ủy Hội Giải Phóng và đặt dưới quyền chỉ đạo duy nhất của tôi, Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, có thái độ thích hợp hơn. Ông Robert Murphy được thuyên chuyển sang Ý Đại Lợi với chức vụ không rõ rệt đại diện của tống thống Roosevelt. Ông Edwin Wilson thay thế ông với chức vụ rổ rệt là đại diện chính phủ Mỹ bên cạnh Ủy Hội Giải Phỏng. Việc triệu hồi ông Murphy và cách cư xử của vị đại diện mới đem lại hòa khí cho sự liên lạc của chúng ta với tòa đại sứ Mỹ. Người trước không có mấy cảm tình với sự thành công của phe de Gaulle, nhưng người sau tỏ vẻ rất hài lòng Những cuộc hội kiến với ông Murphy thưa thớt và khó chịu bao nhiêu thì trái lại những cuộc viếng thăm của O. Wilson vui vẻ và dễ chịu bấy nhiêu. Nhà ngoại giao lỗi lạc này cũng là một người nhân hậu. Lòng trung thành với chính phủ không cho phép ông phản đối thái độ của Tòa Bạch ốc và bộ Liên Bang nhưng ông để lộ rõ rệt sự băn khoăn. Với tư cách cá nhân, nhiều lần ông làm cho hai bên Mỹ và Pháp hiểu nhau hay chấp nhận quan điểm của nhau, ông cũng đề phòng trước những xích mích có thể bùng nổ về phía người Mỹ hay về phía chúng ta.

        Về phía người Anh thì đại diện của họ là ông Duff Cooper cũng hành động như vậy. Cho đến tháng chạp 1943 ông MacMillan đại diện nước Anh tại Alger và kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác. Bây giờ ông đổi sang Ý Đại Lợi vì nhiệm sở bộ trưởng Chính Phủ của ông di chuyển sang bên ấy. Ông được Churchill chọn lựa để hợp tác với chính sách của người Mỹ ở Bắc Phi tuy có phần nào dè dặt, dần dần ông hiểu rằng còn phải làm cái gì hơn thế. Tâm hồn cao cả của ông, tri thông minh sáng suốt của ông, làm cho ông thông cảm với những người Pháp muốn cho nước Pháp không bị ngăn cản trên đường tiến thủ. Chính tôi, tôi cũng nhận thấy dần dần ông bỏ những thành kiến đổi với chúng tôi khi đã giao thiệp nhiều với chúng tôi. Để đáp lại thịnh tình của ông, tôi rất mến trọng ông. Khi ông ra đi, Luân Đôn kiếm người xứng đáng nhất để thay thế ông, đồng thời, bình thường hỏa sự đại diện của nước Anh. Ông Duff Cooper được bộ nhiệm đại sứ ở Alger trong khi chờ đợi bổ nhiệm sang Ba Lê. Đây là một trong những cử chỉ thân thiện nhất và hiểu biết nhất của Chính phủ Hoàng Gia Anh đối với nước Pháp.

        Duff Cooper là một người có nhân cách cao quý và có nhiều thiên năng Chính trị, lịch sử, văn chương, nghệ thuật, khoa học, không có cái gì không am tường và không chú ý. Nhưng trong lãnh vực nào ông cũng có thái độ ôn hòa, có lẽ khiêm tốn, để thưởng thức cái hay nhưng không say mê quá độ. Tuy nhiên điều tin tưởng của ông vững chắc và những nguyên tắc của ông không thể lay chuyển được; sự nghiệp của ông chứng tỏ điều ấy. Trong nước ông, vào thời kỳ các diễn biến đưa đến tình thế phải lựa chọn diễn biến nào tốt đẹp nhất, ông có thể là người dửng đầu trong sự lựa chọn đúng. Có lẽ ông bị ngăn trở bởi một đặc điểm thuộc bản chất của ông: ông là người thận trọng; còn một lý do hoàn cảnh không thuận lợi cho ông: sự có mặt của ông Churchill. Nhưng nếu ông không được làm Thủ Tướng ở Luân Đôn thì ông cũng sẽ là đại sứ ở Ba Lê. Ông là người nhân đạo, ông yêu nước Pháp; ông là nhà ngoại giao, ông dàn xếp mọi việc một cách bình tĩnh cao thượng; ông là người Anh, ông phò vua của ông không chút tà tâm. Ông đứng giữa Churchill và tôi, ông cố gắng xoa dịu những va chạm. Có khi ông đạt được mục đích. Trong những trường hợp ẩy nếu có người làm được cái gì thì người ấy hẳn là Duff Cooper.

        Về phía Nga, chúng tôi phải đối phó với O. Bogomolov, ông ta muốn biết hết và ông giữ mình không để cho ai biết ý nghĩ của ông, dầu phải bất thần trở nên cứng rắn để đưa ra những yêu sách quyết liệt của chính phủ ông. Trong một vài trường hợp, có ông Vichynsky sang duyệt lại các vấn đề, ông này tạm thời đặc nhiệm những vấn đề nước Ý nhưng thông thạo những lãnh vực rộng lớn hơn. Ông tỏ ra người kiến thức rộng, nhưng có điều làm người ta ngạc nhiên là ông cũng lấy làm thích thú và khoan khoải. Tuy nhiên, ông cũng cho thấy qua một cái chớp nhoáng, chỉ thị của đảng ràng buộc ông vào nhiệm vụ. Một hôm tôi nói với ông khá lớn để người khác cũng nghe tiếng: « Đây cũng là lỗi của chúng tôi, trước 1939 chúng tôi không bắt chước ông mà thẳng thắn kết đồng minh với Hitler. Nhưng các ông đã lầm lẫn thông đồng với Hitler để chúng tôi bị đè bẹp !» Ông Vichynsky tái mặt, ngồi ngay người lại. Ông khoa tay như muốn xua đuổi một sự đe dọa bí mật nào : « Không! Không ! Không bao giờ nên nói ra điều ấy !»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:19:14 pm

        Tóm lại nền bang giao của nước Pháp với các đồng minh triển khai ngoài thực tế tuy rằng còn có sự thận trọng trong cách dùng những công thức ngoại giao. Ngày mùng một tháng giêng 1944 là dịp diễn ra một quang cảnh chứng tỏ sự tiến triền ấy. Ngày hôm ấy ngoại giao đoàn đến hội họp đông đảo tại biệt thự Oliviers để chúc mừng năm mới tôi, như theo thường lệ, chúc mừng một quốc trưởng. Trong phòng đợi, còn xây ra một vụ bàn cãi sôi nổi giữa đại sứ Anh và đại sứ Nga để lựa người cao niên thay mặt đoàn đọc bài diễn văn chúc mừng thường lệ. Ông Duff Cooper được cái hân hạnh ấy. Cuộc viếng thăm long trọng này cũng như sự tranh dành thú vị ấy là dấu hiệu chúng tôi tiến bước.

        Nhưng dẫu sao ý đồ của các nhà lãnh đạo đồng minh đổi với nước Pháp vẫn làm cho các nhà ngoại giao luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng kinh niên. Roosevelt vẫn không nhận chúng tôi có tư cách chủ quyền của nước Pháp sau ngày giải phóng. Nước Anh vẫn phao tin rằng thái độ của Mỹ quả đáng nhưng họ vẫn nghe theo. Nếu đây chỉ là một vấn đề danh từ thì chúng tôi nói làm gì. Nhưng Hoa Kỳ không chịu thừa nhận chúng tôi đại diện cho chủ quyền quốc gia Pháp, thực ra là có ý định áp đặt tại Pháp quyền trọng tài của Mỹ. Tham vọng lấn áp nền độc lập của chúng tôi như vậy, tôi muốn làm cho họ không thể thực hiện được ngoài thực tế. Đến lúc ấy Roosevelt ắt phải thấy rõ. Tuy nhiên sự cố chấp của ông làm cho việc chỉ huy quân sự khó khăn, ông không biết trước được phải thương lượng với ai khi liên lạc với người Pháp. Mặt khác, cho đến phút cuối cùng giữa chúng tôi và các đồng minh còn xảy ra những và chạm và bất ngờ rất có thể tránh được.

        Ủy Hội Giải Phỏng đã gửi cho Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn một giác thư từ tháng chín 1943, xác định điều kiện điều hành sự hợp tác của hành chánh Pháp với lực lượng đồng minh trong cuộc hành quân ở đất Pháp. Đã có điều khoản quy định rằng trong khu vực hành quân, bộ chỉ huy quân sự có quyền sử dụng các đường vận tải, giao thông và cơ quan công quyền, họ liên lạc với nhà cầm quyền địa phương để xin cung cấp những phương tiện ẩy. Tại hậu cứ, chính phủ Pháp sẽ cho thi hành những biện pháp cần thiết theo lời yêu cầu của tướng Eisenhower. Để giữ liên lạc, chúng tôi đã quy định rằng một số sĩ quan «liên lạc hành chánh » Pháp sẽ đi theo mỗi đơn vị lớn ; bèn cạnh Eisenhower chúng tôi sẽ phái sang một sĩ quan cấp tướng có đủ quyền hành và nhân viên cần thiết ; trong khi chờ đợi chính phủ Pháp trở về lãnh thổ chánh quốc, một nhân viên chính phủ sẽ đến đấy trước để thừa ủy nhiệm thi hành những biện pháp cần thiết. Ngoài thực tế thì phải đoàn liên lạc hành chánh thành lập tháng chín 1943 dưới quyền điều khiển của Hetlier để Boislambert đã được huấn luyện và đưa sang nước Anh. Đến tháng ba 1944, tôi đã chỉ định tướng Koeniy và tướng Cochel để phụ tá các chỉ huy trưởng đồng minh tại mặt trận miền Bắc và miền Địa Trung Hải. Cũng vào dịp ấy, Andrẻ Le Troquer được chỉ đinh làm ủy viên đại lý vùng giải phóng. Những biện pháp ấy làm thỏa mãn các bộ chỉ huy đồng minh. Nhưng để thực thi, cần phải có sự chấp thuận của chính phủ Hoa Thinh Đốn và chính phủ Luân Đôn. Nhưng họ không trả lời bức giác thư của tôi.

        Tổng thống giữ bản tài liệu của tôi trên bàn ông hàng mấy tháng. Trong khoảng thời gian ấy tại Hoa Kỳ đã thành lập một «chính phủ quân sự đồng minh» (A.M.G.O T) đảm nhiệm hết việc hành chánh nước Pháp. Rất nhiều người đô xô về tham gia tổ chức ấy : lý thuyết gia, kỹ thuật gia, người kinh doanh, nhân viên tuyên truyền, còn một số người Pháp mới nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Monnet và Hoppenot đã vận động với Hoa Thịnh Đốn, chính phủ Anh đã có lời cảnh cảo Hoa Kỳ, tướng Eisenhower đã khẩn khoản yêu cầu chấp thuận, nhưng vẫn không có gì thay đổi. Nhưng dầu sao cũng phải đưa ra một bản văn nào đó chứ không lẽ yên lặng hoài, Roosevelt bèn quyết định vào tháng tư, xuống chỉ thị cho Eisenhower quyền tối cao giải quyết các vấn đề của nước Pháp. Với tư cách ấy, Eisenhower tự mình lựa chọn những người cầm quyền Pháp cộng tác với ông. Chẳng bao lâu, chúng tôi biết rằng Eisenhower khẩn khoản yêu cầu Tổng Thống miễn trừ cho trách nhiệm chính trị, còn nước Anh thì phản đối một thủ tục độc đoán như vậy. Nhưng Roosevelt sửa lại ngôn từ trong chỉ thị chút ít và vẫn giữ lại những điều cốt yếu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Ba, 2019, 04:56:45 pm
   
        Nói cho đúng, ý định của Tổng thống Mỹ cũng thuộc loại mơ mộng của chàng Alice tại nước kỳ ảo. Roosevelt đã thử thi hành tại Bắc Phi một kế hoạch chính trị tương tự kế hoạch dự định cho nước Pháp, nhưng ở Bắc Phi tình thế thuận tiện cho ý đồ của ông hơn, kết quả: kế hoạch của ông không để lại vết tích gì. Chính phủ của tôi thực thi quyền hành không gặp trở ngại nào ở Corse, Algérie, Maroc, Tunisie, và Bắc Phi. Hoa Thịnh Đốn trông cây vào một số người hoạt động để ngăn cản chúng tôi, nay những người ấy đã rút lui khỏi sân khấu chánh trị, không còn ai để ý đến thỏa hiệp Darlan - Clark, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia đã coi như không có và vô hiệu lực, còn tôi thì tôi đã tuyên bố trước Hội Đồng Tư Vấn và trước mắt người Pháp là không có thỏa hiệp ấy. Sự thất bại chánh trị ở Phi Châu chưa làm cho Roosevelt vỡ mộng, tôi rất tiếc cho ông và cho sự liên lạc của hai nước. Đồng minh không thế tiếp xúc với nước Pháp qua những người nào khác các bộ trưởng và công chức do tôi bổ dụng. Không có bộ đội Pháp nào khác những bộ đội do tôi chỉ huy. Tôi có thể không chút tự phụ mà thách đố tướng Eisenhower điều đình thỏa đáng với người nào khác người tôi chỉ định.

        Vả chăng ông cũng không nghĩ tới điều đó. Ngày 30 tháng Chạp, ông đến tuyên bố với tôi như vậy trước khi về Hoa Thinh Đốn rồi sang Luân Đôn để sửa soạn cuộc đổ bộ lên đất Pháp. Ông nói với tôi: «Tôi đã được chỉ thị để xử sự với ông theo một chiều hưởng bất lợi. Ngày nay tôi biết rằng cách nhận định tình hình như thể rất sai lầm. Để chuẩn bị cuộc chiến ngày mai, không những tôi cần các lực lượng của ông phụ giúp, mà tôi còn cần sự giúp đỡ của công chức Pháp và sự nâng đỡ tinh thần của dân tộc Pháp. Như vậy, tôi cần sự giúp đỡ của ông. Tôi đến yêu cầu ông cho sự giúp đỡ ấy. » Tôi trả lời « May quá ! Ông có tư cách của con người! Vì ông biết nói: «Tôi đã lầm. »

        Chúng tôi nói đến tình trạng mơ hồ trong sự liên lạc giữa nhà cầm quyền của tôi với sự chỉ huy quân sự khi hành quân ở đất Pháp. Eisenhower không giấu giếm rằng ông rất bận tâm với vấn đề ấy. Ông nói : «Nhưng ngoài nguyên tắc ra còn có thực tại. Tôi có thể bảo đảm với ông rằng mặc dầu người ta ép buộc tôi phải có thái độ bề ngoài nào, về phần tôi tôi cũng chỉ biết chánh quyền của ông là chánh quyền ở nước Pháp ngoài thực tế chứ không có chánh quyền nào khác». Tôi cho ông biết rằng có lẽ chúng tôi sẽ có dịp bày tỏ sự hợp tác của chúng tôi trong cách thức giải phóng Ba Lê. Tôi nói : «Người tiến chiếm thủ đô phải là các bộ đội Pháp. Để chuẩn bị cuộc hành quân ấy cần phải đưa một sư đoàn Pháp sang nước Anh cho kịp thời, đúng như lời yêu cầu của chúng tôi » Eisenhower bằng lòng.

        Gần đến tháng năm tháng sáu, thời kỳ thực hiện cuộc đổ bộ, người Anh có ý định đưa vấn đề chính trị ra khỏi chỗ bế tắc. Ông Churchill tự nhận làm người chạy việc điều hòa quan điểm của tổng thống Roosevelt với sự khước từ của tướng de Gaulle. Nhưng vì lực lượng quân sự có sức nặng hơn và khối lượng tuyên truyền thuộc về phía người Mỹ, cho nên sự cố gắng của Thủ tướng Anh chỉ chú trọng vào việc gây áp lực với tôi để bách thúc tôi phải thỏa mãn Roosevelt.

        Vào đầu tháng giêng, Ô. Duff Cooper tiếp xúc với tôi và nói: «Hẳn ông cũng biết Churchill đã ngọa bệnh ở Tunis sau khi ở Tẻhéran trở về đấy. Sau người ta đưa ông ta đến nghĩ ngơi ở Marrakeck. Ông ta rất mong mỏi được tiếp kiến ông. Nhưng tình trạng sức khỏe không cho ông ta đi xa. Ông có sẵn lòng đến thăm ông ta không ? » Tại đất Pháp, bình thường thì vị Thủ Tướng Anh phải đến thăm Tổng Thống chính phủ Pháp Nhưng vì cá nhân ông và hoàn cảnh, tôi nhận lời đến dùng cơm sáng với Ô. Churchill ngày 12 tháng giêng. Tôi thấy ông đang trong tình trạng nghỉ lại sức. Tôi hội đàm với ông rất lâu, đây là cuộc hội đàm thứ nhất sau 6 tháng không gặp mặt ông. Có mặt các ông Duff Cooper và Lord Beayerbrook ; còn có cả ông Gaston Palewski.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:19:24 pm

        Thủ tướng Anh ra vẻ huê dạng và ân cần cố gắng mô tả những lợi lộc giành cho tôi nếu tôi nghe theo quan điểm của Tống thống Mỹ. Nói chung thì tôi nên thừa nhận ưu thế của Roosevelt trong các vấn đề của nước Pháp, ông nại lý do Roosevelt đã đưa, ra một lập trường công khai, ông ta không thể bỏ được, ông ta cũng phải giữ những cam kết với một vài nhân vật Pháp bị lung lạc bởi chính phủ Vichy. Đề cập đến lãnh vực cụ thể, Ô. Churchill đề nghị với tôi ngưng ngay cuộc truy tố các ông Flandin, Peyrouton và Boisson. Ông nói : «Tôi đã nghiên cứu hồ sơ của Flandin. Những điều buộc tội họ không có gì là nặng cả. Sự kiện ông hiện diện ở Bắc Phi chứng tỏ rằng ông đã tuyệt giao với Vichy. Peyrouton đến Algérie để nhiệm chức toàn quyền là theo sự chỉ định của Tổng Thống Hoa Kỳ. Còn như Boisson thì Tổng Thống đã bảo đảm rằng ông ta sẽ ở lại chức vụ còn tôi thì tôi đã nhắn cho ông ta biết rằng: « Ông hãy ra trận đi, đừng dính dáng gì đến việc khác ! » Ô. Churchill còn cho rằng các tướng Giraud và Georges phải rời bỏ chính phủ thật là việc đáng tiếc. « Chính Roosevelt đã lựa chọn người thứ nhất, còn tôi lựa chọn người thứ hai». Nghe lời ông nói, người ta phải hiểu rằng đối với tổng thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Anh thì nước Pháp là lãnh vực mà sự lựa chọn của họ phải được chấp nhận, lý do chính yếu làm họ chống đối tướng de Gaulle là ông này không chịu nghe theo.

        Tôi hết sức tươi tỉnh trả lời Chuchill rằng ông và Roosevelt để ý đến công việc nội bộ của nước Pháp, theo tôi, là chứng cớ nước Pháp đã phục hồi. Bởi vậy tôi không muốn làm cho hai ông phải thất vọng nếu để ngày mai trong nước tôi xảy ra rối loạn cách mạng, điều không thể tránh được nếu nền công lý không được sáng tỏ. Tôi không muốn xảy ra điều gì tai hại cho các ông Flandin và Peyrouton. Đối với người thứ nhất tôi không phải là người không biết đến tài trí và sở vọng của ông ta. Còn đối với người thứ hai, tôi không quên sự đóng góp của ông ta cho nền thống nhất xứ sở bằng cách trao nhiệm sở của ông cho tôi khi tới Alger. Nhưng tôi cho rằng, vì quyền lợi quốc gia, hai ông nên ra tối cao pháp viện giải thích hành động của hai ông khi làm bộ trưởng Vichy. Trường hợp ông toàn quyền Boisson chỉ liên hệ đến các người trên của ông. Sự có mặt hay vắng mặt của các tướng Giraud và Georges trong chính phủ là công việc của tôi. Như vậy, tôi vẫn đi con đường của tôi, con đường độc lập vỉ tôi tin rằng đây là con đường tốt đẹp hơn cả, không những cho chính phủ và dân tộc Pháp, mà còn cho cả khối đồng minh trong đó cũng có tôi tham dự.

        Đề tạo bầu không khí nhẹ nhõm, tôi mời ông Churchill ngày hôm sau đến cùng tôi dự cuộc duyệt binh, ông nhận lời ngay. Buổi lễ được tổ chức giữa sự vui mừng của công chúng. Đối với quần chúng Marrakech cũng như đối với những người chỉ trông bức hình mà không biết mặt trái mề đay thì sự kiện Churchill và de Gaulle xuất biện bên cạnh nhau có ý nghĩa là chẳng bao lâu nữa quân đội đồng minh sẽ cùng nhau đi tới chiến thắng; đó là điều cốt yểu. Tôi nói cho Thủ Tướng  Anh biết, và chúng tôi cùng đồng ý rằng rốt cuộc, quần chúng vẫn có lý.

        Nhưng chính sách Anh - Mỹ vẫn có ý ám hại tôi, họ dùng những phương cách không phải bao giờ cùng phẩm chất như cuộc hội đàm của tôi với Churchill. Trong mùa thu ấy, một việc bỉ ổi chủ ý bôi nhọ tôi đã được xếp đặt do các tay sai của Anh, tất nhiên, hiệp lực với các cơ quan đồng loại của Hoa Kỳ. Họ khởi sự bằng một chiến dịch báo chí mở màn tại Hoa Kỳ, họ nhắm mục đích làm cho mọi người tin rằng nhóm Pháp Chiến Đấu cũ và lãnh tụ của nhóm ấy theo đuổi mục đích áp đặt chính sách chuyên chế ở nước Pháp, bây giờ đã áp dụng những hành động độc tài ấy. Họ công bổ bản Văn một lời tuyên thệ được coi như khuôn mẫu để người tình nguyện theo Pháp Tự Do sử dụng, đây là những lời tuyên thệ ngông cuồng hoàn toàn bịa đặt. Họ buộc tội các cơ quan của chúng tôi, trước hết là sở B.C.R.A., đã ngược đãi và tra tấn người của chúng tôi để bắt vào kỷ luật. Sau màn dáo đầu ấy, bất thần xảy ra «vụ Dufour».

        Dufour là tên một nhân viên tình báo Anh, y được tuyển dụng ở Pháp nhưng chúng tôi không hay biết. Y được người Anh đưa về Anh từ năm 1942, sau xin gia nhập Pháp Chiến

        Đấu. Y tự cho mình có đệ tứ đẳng và đệ ngũ đẳng Bắc Đầu Bội Tinh. Cấp chỉ huy của y khám phá ra y chẳng có đẳng nào hết trọi, trái lại y là nhân viên tình báo Anh. Y bị phạt tù vì ngụy tạo một tước vị mình không có; Dufour xin đăng một hạn nữa, chuyến này với tên thực và chỉ xin làm binh nhì. Nhưng một hôm y đền tội tại trại giam Camberley, y vượt ngục nhờ một toán nhân viên tình báo Anh và trở về với những người mướn y làm tình báo viên. Về phía người Pháp thì chúng tôi chỉ có thể coi y như một tên đào ngũ được ngoại quốc lạm dụng và che chở. Vì không thể đụng đến người y ở nước ngoài cho nên bộ chỉ huy Pháp ở bên Anh không để ý tới y từ hơn năm nay; đến tháng chín 1943 Pierre Viénot được mời đến bộ Ngoại Giao Anh, ông được thông bảo cho biết một tin kỳ dị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:19:50 pm

        Tiếng nỏi chính thức của chính phủ Anh cho biết :

        « Dufour đệ đơn lên tòa án Anh kiện một số sĩ quan Pháp và vị chỉ huy của họ, tức tướng de Gaulle, đã ngược đãi y. Pháp luật của chúng tôi áp dụng triệt đế nguyên tắc phân quyền, chính phủ Anh không thể ngăn cản chúng tôi truy tố những kẻ có tội. Vả chăng, trong nước tôi, tướng de Gaulle không được hưởng quyền bất khả xâm phạm ngoại giao. Có lẽ tướng de Gaulle có thể dập tắt việc này bằng cách dàn xếp với Dufour chăng? Nếu không thì de Gaulle cũng bị liên can vào vu kiện. Chúng tôi nhắc ông nên chủ ý nhiều đến việc này. Tất nhiên vụ án sẽ đem ra xử, như vậy sẽ được dịp cho báo chí Mỹ tung ra một chiến dịch công kích phương pháp và cách cục của Pháp Chiến Đấu.» Ngoài thực tế thì đã có nhiều cách nói bóng gió trên báo chí Mỹ vì họ chủ trương đả kích chúng tôi.

        Tôi không thể lầm lẫn về nguồn gốc và nguyên do của hành động bỉ ổi như vậy. Dĩ nhiên, Dufour, nhân viên tình báo Anh và đào binh Pháp, chỉ dám thưa kiện tại tòa án Anh vì các quan thầy của y bày vẽ. Chính phủ Luân Đôn không đếm xỉa đến thỏa hiệp ký với Pháp Tự Do theo đó quân nhân Pháp cư ngụ ở nước Anh chỉ do các tòa án quân sự Pháp xét xử, họ không cho tướng de Gaulle hưởng quyền bất khả xâm phạm ngoại giao trong khi họ cho người thư ký hạng bét của 50 đoàn ngoại giao nước ngoài hưởng quyền ấy, họ tìm cách bịt miệng tôi bằng viễn ảnh phỉ báng nhục nhã ; sở dĩ họ hành động như vậy là gỡ rối cho các nhà chỉ huy Anh - Mỹ đang làm vào tình trạng không chịu đựng nổi. Dư luận hối thúc họ phải có thái độ xứng đáng với một nước đồng minh để đối xử với tướng de Gaulle, chính phủ của ông và nước Pháp, Tòa Bạch ốc và Downing Street khoái trí mà tung ra câu trả lời: « Chúng tôi không thể làm được vì còn phải chờ cho vụ này được sáng tỏ ».

        Tôi quyết định  giải quyết việc này không nương tay một chút nào. Một vài sĩ quan làm việc tại Anh Quốc bị nao núng vì lời đe dọa của bộ Ngoại Giao Anh đã tự ý trao việc này cho các nhà luật, tôi ra lệnh cho họ phải rút đơn về. Tôi cấm các thuộc viên của tôi trả lời bất cứ câu hỏi nào và trát đòi nào của tòa án Anh. Tôi bảo Viénot nói cho bộ Ngoại Giao Anh biết rằng «tôi hiểu rõ mục đích của âm mưu này, âm mưu bôi nhọ tôi để biện minh cho lỗi lầm chính trị của đồng minh ; tôi cho việc này là một điều ô nhục, hậu quả của vụ « Bí mật Nữu Ước» hay bí mật Hoa Thịnh Đốn gì đó không đè xuống đầu tôi mà đè xuống đầu những người đã sáng chế ra vụ này.» Bốn tháng trôi qua, Luân Đôn không làm gì khác việc thỉnh thoảng đưa ra vài lời cảnh cáo mà chúng tôi không trả lời.

        Nhưng đến tháng ba cuộc âm mưu trở lại thảm xanh. Cần phải nói rằng đạo dụ quy định việc tái lập công quyền ở nước Pháp đã được ban hành ngày 21 tháng ba. Các báo trên thế giới đều VO’ lấy tin ấy để xác định rằng tướng de Gaulle  và ủy ban của ông tự cho mình là Chính Phủ Pháp — điều này đúng — và định đưa chính phủ ấy về Pháp, không có sự chuẩn nhận của đồng minh. Roosevelt bị nhà báo cật vấn, chỉ trả lời chua chát: « Không ai hiểu được dân tộc Pháp thực sự nghĩ thế nào, kể cả Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia Pháp. Như vậy đối với Hoa Kỳ vấn đề vẫn còn nguyên vẹn » Tuy nhiên, một tuần lễ sau ngày ban hành đạo dụ, người ta mở cuộc tấn công lần chót về vu Dufour. Ngày 28 tháng ba, ông Duff Cooper, bề ngoài không dám đả động đến một vấn đề  biết rằng liên hệ đến tôi, xin tiếp kiến với Massigli. Ông nhờ Massigli nói với tôi rằng tòa án Anh không thể đợi lâu nữa, Chính phủ Anh phải để tòa hành động, vụ này sẽ đưa ra phiên tòa nay mai.

        Nhưng chúng tôi đã có cách trả lời thích hợp. Vào đầu năm 1943, một người Pháp Tự Do, ông Stéphane Manier, người trình bày những chương trình Pháp tại đài phát thanh Anh ở Acơa, được chúng tôi triệu về Anh quốc. Vì lầm lẫn hay vì tính toán, sở tình báo Anh bắt giam ông trong phòng ốc «Patriotic School» để lấy cung, ông tự vẫn chết vì sợ hãi hay vì bị những con sốt rét rừng hành hạ. Con ông, phục vụ trong thủy quân Bắc Phi, viết thư cho tôi biết vụ này. Con ông yêu cầu đưa ánh sáng vào cái chết đáng ngờ vực của cha mình. Người thanh niên thủy thủ ấy có ý đệ đơn lên tòa án Pháp kiện các sĩ quan Tình Báo Anh có mặt tại đất Pháp và nhân viên chánh phủ Anh, kể cả Ô. Churchill. Tôi ủy nhiệm cho Ô. Massigli thông báo cho đại sứ Anh bức thư của nguyên cáo nói thêm : « Chính phủ Pháp không có cách nào ngăn cản tòa án Pháp thi hành nhiệm vụ,  điều đáng lo ngại là báo chí thế giới sẽ nắm lấy cơ hội này để tung ra một chiến dịch báo chí tố cáo những phương pháp và cách cục của sở tình báo Anh được chính phủ che chở». Tôi không biết tại sao tòa án Anh không đưa ra xử hay Luân Đôn làm cách nào để ngăn cản tòa án, mặc dầu có sự phân quyền. Vả chăng, đây không phải là trách nhiệm của tôi. Nhưng từ ngày ấy trở đi không bao giờ tôi nghe thấy nói đến «vụ Dufour » nữa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:20:16 pm

        Thau nước lạnh tiếp theo thau nước nóng dội xuông. Ngày 14 và 17 tháng tư, Ô. Duff Cooper đến thăm tôi và thông báo cho tôi biết một tin của Thủ Tướng Anh. Theo đại sứ thì Thủ Tướng rất khó chịu vì tình trạng liên lạc của tôi với tổng thống Roosevelt. Nhưng ông tin rằng nếu tôi chịu gặp Roosevelt với tư cách cá nhân thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Nhất là vấn đề thừa nhận Ủy Hội Giải Phóng chắc chắn sẽ được giải quyết. Ông Churchill sẵn sàng chuyến đạt lời yêu cầu của tôi tỏ ý muốn sang Hoa Thịnh Đốn, ông bảo đảm rằng sẽ có phúc đáp thuận lợi.

        Tôi tuyên bố với Duff Cooper rằng sự mời mọc ẩy chẳng ra mời mọc, cũng như những sự mời mọc khác chẳng phải mời mọc nốt, tôi không thấy gì là hấp dẫn. Nếu tổng thống Hoa Kỳ muốn tiếp đón nguyên thủ chính phủ Pháp thì ông cứ việc mời đến. Trong trường hợp ấy tôi sẽ lên đường ngay. Nhưng tại sao tôi lại cầu xin tổng thống chấp thuận cho tôi vào yết kiến, mặc dầu qua sự trung gian của Ô. Churchill ? Người ta sẽ bàn tán về cuộc vận động của tôi như thế nào trong khi Ô. Roosevelt công khai tuyên bố rằng chủ quyền của nước Pháp tùy ông định đoạt ? Đối với tôi, tôi không có gì để cầu xin tổng thống cả. Chính phủ Pháp không bận tâm với hình thức thừa nhận nữa. Điều cần thiết là được dân tộc Pháp thừa nhận. Chúng tôi đã đạt được kết quả ấy. Đồng minh có thể giúp chúng tôi xuất đầu lộ diện khi cần. Đồng minh đã không giúp chúng tôi. Bây giờ việc ấy không quan trọng nữa.

        Còn như sự liên lạc của nền hành chánh với việc chỉ huy quân sự, tôi cho đại sứ biết rằng không có gì khó khăn khi việc chỉ huy quân sự không làm gì để lấn át quyền hành của chúng tôi. Nếu không được như vậy thì nước Pháp còn là rối loạn. Nhưng sự rối loạn ấy sẽ tai hại cho cuộc hành quân và cho chính sách của đồng minh. Tôi kết luận rằng, hẳn là tôi sẽ đi Hoa Thịnh Đốn một ngày nào đấy, nhưng chỉ khi nào chấm dứt sự tranh chấp, khi nào quyền hành của chính phủ tôi được, thiết lập trên dải đất thứ nhất của chánh quốc được giải phóng không ai chối cãi, khi nào người Mỹ đưa ra bằng chứng họ không can thiệp vào nước Pháp bằng cái gì khác ngoài cuộc hành quân, khi nào họ chịu chấp nhận chỉ có một nước Pháp duy nhất bất khả phân. Trong khi chờ đợi tôi chỉ có thể mong mỏi ngày ấy sẽ không xa và sự chấp nhận ấy sẽ cho phép tôi sang thăm Hoa Kỳ trong điều kiện thỏa đáng. Dầu sao thì tôi cũng cảm ơn ông Churchill để tâm đến cuộc viếng thăm nước Mỹ của tôi và cám ơn ông trước về những gì ông muốn giúp tôi trong vấn đề này.

        Sau khi đã từ chối không chịu nắm lấy bàn tay đồng minh đưa ra trước, bây giờ tôi phải theo luật quả lắc đồng hồ đợi họ cho ra những biện pháp quấy rầy nào đây. Ngày 21 tháng tư chúng tôi được báo cáo cho biết rằng điện tín mật ngữ của chúng tôi trao đối với phái đoàn ngoại giao và quân sự của chúng tôi ở Luân Đôn sẽ không chuyển đi nữa. Họ lấy cở cần giữ bí mật cho những cuộc chuẩn bị đang thực hiện. Nhưng biện pháp ấy đổi với chúng tôi có ý nghĩa nhục mạ, vì Anh Mỹ đã đơn phương áp dụng với chúng tôi trong khi lực lượng của chúng tôi cũng như họ sắp đóng vai trò chỉnh trong cuộc hành quân sắp diễn ra trên đất nước chúng tôi. Ủy Hội giải phóng bèn ra lệnh cho đại sứ Viẻnot và đại lý quân sự Koenig đình chỉ mọi công việc nếu đồng minh còn muốn ghé mắt vào xem nhật lệnh của chúng tôi gửi đi và phúc trình của các phải đoàn gửi về cho chúng tôi. Lệnh đình chỉ mọi công việc làm cho Eisenhower và bộ tham mưu của ông ta bối rối, sự bang giao thêm căng thẳng. Tất nhiên, văn thư mật ngữ vẫn trao đổi được nhờ quân nhân và công chức Pháp đi lại từ Luân Đôn tới Alger.

        Cuộc khủng hoảng đã lên tới cực độ mà ngày đổ bộ đã gần kề, đồng minh không thể trì hoãn việc tìm ra một giải pháp. Tôi không lấy làm lạ rằng ngày 23 tháng năm ông Duff Cooper khẩn khoản xin vào hội kiến với tôi. Từ ngày chúng tôi không thể trao đổi tin tức bằng mật ngữ (trên lý thuyết) với Luân Đôn, tôi phải đình chỉ mọi cuộc tiếp xúc với đại sứ Anh, tuy tôi rất tiếc. Lần này tôi mở rộng cửa đón ông vì ông báo trước cho biết có thay đổi « chiều hướng mới». Ông cho biết rằng chính phủ Anh mời tôi sang Luân Đôn để giải quyết vấn đề thừa nhận nền hành chánh Pháp và hợp tác với nước Pháp trên phương diện hành chánh. Nhưng vị đại sứ còn tuyên bố rằng chính phủ ông mong muốn tôi có mặt ở nước Anh trong thời kỳ đổ bộ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:20:31 pm

        Tôi trả lời Duff Cooper rằng tôi rất cảm động vì nhã ý của chính phủ Anh. Quả vậy, tôi rất muốn có mặt ở căn cứ xuất phát lực lượng hành quân giữa lúc tung các lực lượng giải phóng vào đất Pháp, tôi dự định dùng nơi ấy để đặt chân lên những tấc đất Pháp đầu tiên được giải phóng. Tôi vui lòng nhận lời đến Luân Đôn. Còn như việc ký kết một thỏa hiệp có tầm quan trọng chánh trị thì tôi còn phải dè dặt nhiều. Tôi nhắc lại cho đại sứ biết rằng chúng tôi không để ý đến việc thừa nhận. Ngoài ra, tôi còn báo tin cho ông biết, Ủy Hội Giải Phỏng sẽ lấy tên là Chánh phủ Cộng Hòa, không cần biết dư luận của đồng minh. Còn như điều kiện hợp tác với việc chỉ huy quân sự thì chúng tôi đã xác định trong một bức giác thư, nhưng không nhận được trả lời. Bây giờ có lẽ Chính phủ Anh chịu nghe theo. Nhưng chính phủ Hoa Kỳ vị tất đã ưng thuận. Như vậy thì việc gì phải thỏa thuận với nước Anh những biện pháp không thể thi hành được vì Roosevelt không chấp thuận ? Hẳn là chúng tôi sẵn sàng điều đình những phương thức thực thi việc hợp tác, nhưng phải có đủ ba đồng minh chứ không phải chỉ có hai. Sau hết, tôi nói trước cho Duff Cooper biết rằng tôi chỉ đến Luân Đôn nếu chính phủ Anh bảo đảm cho tôi quyền thông tin bằng mật ngữ với chính phủ của tôi.

        Ngày 26 tháng năm, Ủy Hội Giải Phóng chấp nhận lập trường của tôi như đã trình bày với vị đại sứ Anh. Chúng tôi đồng ý rằng không có bộ trưởng nào tháp tùng tôi trong chuyến công du, như vậy để tỏ ra rằng tôi đi dự màn đầu cuộc đổ bộ và nếu có thể được thì đến thăm đồng bào trong vùng trận tuyến, chứ không phải đến đây để điều đinh. Sau đấy Ủy Hội ban hành một đạo dụ theo đó Ủy Hội lấy danh xưng « Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Pháp ». Ngày hôm sau tôi lại tiếp kiến ông Duff Cooper và xác định câu trả lời của tôi hôm trước. Ông xác định trên giấy tờ sẽ có sự bảo đảm cho người Pháp được quyền trao đối tin tức bằng mật ngữ.

        Bấy giờ mới đến lượt Roosevelt nhận thấy nên bắt đầu thay đổi thái độ. Nhưng ông muốn thay đổi một cách kín đáo, ông dùng một đường lối quanh co để ngỏ ý với tôi. Người được ủy thác công việc đó là đô đốc Fẻnard, trưởng phái đoàn thủy quân của chúng ta ở Hoa Kỳ, ông này vẫn giữ được liên lạc cá nhân thân hữu với Tòa Bạch ốc. Ông từ Hoa Kỳ tức tốc về Alger, đến thăm tôi hôm 27 tháng năm và tường trình như sau : «Tổng Thống chính thức nhờ tôi trao lại cho ông lời mời viếng thăm Hoa Thịnh Đốn. Vì đã có lập trường đối với ông như mọi người đều biết từ trước đến nay, tổng thống không muốn mất mặt cho nên không thể viết thư mời chính thức. Bởi thế ông phải hành động một cách bán chính thức. Nếu ông chấp thuận lời mời trong điều kiện trên đây, các đại sứ sẽ dùng những biện pháp bình thường để xếp đặt cuộc hành trình của ông mà không cần công bố Roosevelt hay ông có sáng kiến thực hiện cuộc hội kiến này». Mặc dầu cung cách của Tổng Thống Mỹ có kỳ cục đến đâu, tôi cũng không thể bỏ qua ý kiến của ông khi ông đã cho biết một cách rõ ràng, tôi cũng không thể bỏ qua những quyền lợi có thể mang lại cho nước Pháp nhân cuộc hội đàm ấy. Như vậy, tôi công nhận rằng đã đến lúc tôi sẽ sang Hoa Thịnh Đốn. Nhưng không nên đế lộ sự vui mừng. Tôi ủy thác cho đô đốc Fẻnard trả lời Tống Thống hẩy chờ đợi một thời gian, tôi ghi nhận lời mời của Roosevelt, tôi lưu ý ông rằng lúc này chưa có thể đưa ra một dự án nhất định nào vì tôi phải đi Luân Đôn, tôi kết luận rằng đồng ý sau này sẽ có cuộc hội kiến.

        Cuộc vận động của Tổng Thống làm cho tôi thấy vấn đề thêm sáng tỏ. Tôi thấy rằng giai đoạn lâu dài và khó khăn nhất trong cuộc tranh đấu với đồng minh cho nền độc lập Pháp sắp sửa đem lại kết quả theo như ý muốn. Hẳn là còn phải trải qua một cơn khủng hoảng tối hậu nữa. Nhưng chắc chắn là chúng tôi sẽ vượt qua được. Ngày mùng 2 tháng sáu, tôi nhận được văn thư của Ô. Churchill mời tôi sang ngay Anh quốc. Ông đã nhã nhặn gửi phi cơ riêng sang đón tôi. Ngày hôm sau tôi lên đường. Palewski, Béthouart, Billotte, Geoffroy để Courcel, Teyssot tháp tùng tôi. Sau hai trạm dừng chân ở Casablanca và Gibraltar, chúng tôi xuống một trường bay gần Luân Đôn, ngày mùng 4 tháng sáu, vào buổi sáng ; đến nơi là bị tràn ngập bởi bánh xe thời cuộc.

        Đến nơi, ông Churchill trao cho tôi một bức thư yêu cầu tôi đến gặp ông trên một chuyến xe lửa ở gần Portsmouth, ông đã ngồi sẵn trên tàu đợi tôi — âu cũng là một sáng kiến lập dị. Chúng tôi đến nơi với Pierre Viénot. Thủ Tướng chào đón chúng tôi. Gần ông có các bộ trưởng, nhất là Eden và Bevin, các tướng lãnh, đặc biệt là tướng Ismay. Cũng có mặt thống chế Smuts, ông này hơi ngượng ngập. Mấy tháng trước đây, ông đã tuyên bố trước một đám đông rằng nước Pháp không còn là một đại cường nữa, nên gia nhập cộng đồng Anh là phải, báo chi Anh Mỹ đã đăng tải rất nhiều về lời tuyên bố của ông. Đến bữa ăn sáng, ông Churchill bắt ngay vào chuyện.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:20:59 pm

        Trước hết, ông mô tả một cách say sưa cuộc hành binh to rộng phóng ra từ bờ biển nước Anh và ông khoan khoái rằng giai đoạn khởi đầu sẽ thực hiện bằng phương tiện phần lớn của người Anh. Ông nói: «Nhất là Thủy Quân Hoàng Gia sẽ đóng vai trò chính trong việc chuyên chở và bảo vệ.» Tôi thành thực khen tặng Thủ Tướng về nỗ lực của nước Anh đã đem lại kết quả ấy. Nước Anh đã anh dũng chịu đựng những cuộc thử thách cam go nhờ đó mà cứu vãn được Âu Châu, bây giờ Anh là căn cứ hành quân vào lục địa và Anh tung ra những lực lượng hùng hậu như vậy, điều này chứng tỏ hùng hồn sự thành công của một chính sách can đảm mà nước Anh theo đuổi từ những ngày đen tối nhất. Mặc dầu biến cố ngày mai còn gây nhiều thiệt hại cho nước Pháp, nhưng nước Pháp cũng được cái vinh dự có mặt bên cạnh đồng minh trong công cuộc giải phóng Âu Châu.

        Trong giờ phút này của lịch sử, một luồng gió mến trọng và thân hữu thổi qua hai khối dân tộc Anh và Pháp đang sát cánh nhau trên đường tranh đấu. Nhưng sau người ta cũng phải trở lại bàn tính công việc, Churchill bảo tôi : « Chủng ta hãy dàn xếp với nhau để hợp tác với nhau trên đất Pháp Sau này ông sẽ sang trình bày với Tống Thống Mỹ. Có thể rằng ông ta sẽ chấp thuận, bấy giờ chúng ta có thể đem ra thi hành. Dẫu sao thì ông cũng nói chuyện với ông ta. Như vậy ông ta sẽ mềm dẻo hơn và thừa nhận nền cai trị của ông dưới hình thức này hay hình thức khác». Tôi trả lời : «Tại sao ông có vẻ như cho rằng tôi phải nộp đơn xin Roosevelt chủ quyền cho nước Pháp tại đất Pháp. Chính phủ Pháp có mặt đây. Trong lãnh vực này tôi không có gì phải xin xỏ nước Mỹ hay nước Anh. Điều quan trọng cho tất cả các nước đồng minh là tổ chức sự liên lạc giữa hành chánh Pháp và chỉ huy quân sự. Chúng tôi đã đề nghị với các ông từ 9 tháng nay. Mai này quân đội sẽ đổ bộ, tôi hiểu tại sao ông cần phải giải quyết ngay vấn đề. Chính chúng tôi cũng đã sẵn sàng. Nhưng tôi không thấy có mặt một đại diện nào của nước Mỹ để thảo luận vấn đề này. Hẳn ông cũng biết, nếu không có họ thì chúng ta không thể đi đến một kết luận nào. Vả chăng, tôi cũng nhận thấy các chính phủ Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn đã xếp đặt mọi việc để khỏi cần có sự thỏa hiệp của chúng tôi. Thí dụ tôi vừa được báo cảo cho biết rằng mặc dầu chúng tôi đã cảnh cáo, các bộ đội và các phái đoàn công tác sắp đổ bộ lên Pháp đã mang theo một thứ tiền gọi là tiền Pháp làm ở ngoại quốc ; Chính phủ Cộng Hòa không thừa nhận thứ tiền ấy tuy rằng theo mệnh lệnh của bộ chỉ huy đồng minh nó có thời giá bắt buộc trên lãnh thố Pháp, có thể rằng ngày mai, tướng Eisenhower nhận chỉ thị của Tổng Thống Hoa Kỳ và được sự đồng ý của ông sẽ tuyên bố đặt nước Pháp dưới quyền lãnh đạo của ông. Như vậy thì làm sao tôi có thể thảo luận trên những căn bản ấy ?

        Ô. Churchill vội nói: « Còn ông! Sao ông lại muốn người Anh chúng tôi phải có lập trường khác biệt với lập trường của người Mỹ?» Rồi ông lên giọng tha thiết, để lấy mẽ với những người Anh ngồi nghe ông hơn là với tôi, ông nói : «Chúng tôi sẽ giải phỏng Âu Châu, tất nhiên có người Mỹ bên cạnh chúng tôi để thực hiện cuộc giải phóng ấy. Vì xin ông biết cho! Mỗi khi chúng tôi phải lựa chọn Âu Châu hay một chân trời to rộng hơn, bao giờ chúng tôi cũng lựa chọn chân trời to rộng. Mỗi khi phải lựa chọn ông hay Roosevelt, chúng tôi vẫn lựa chọn Roosevelt.» Sau khi ông đã dáo đầu như vậy, tôi thấy Ô. Eden lắc đầu, không ra vẻ tin tưởng cho lắm. Còn như Ô. Bevin, bộ trưởng Lao Động của đảng lao động Anh, thì ông đến gần tôi và nói to để mọi người nghe tiếng : «ông Thủ Tướng tôi nói với ông rằng trong trường hợp nào ông cũng đứng về quan điểm của Hoa Kỳ. Xin ông biết cho ông chỉ nhân danh cá nhân ông mà tuyên bố chứ không phải nhân danh nội các Anh.»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:21:18 pm

        Đến đây, Churchill và tôi cùng đến tổng hành dinh của tướng Eisenhower gần ngay đấy. Tổng hành dinh ở giữa một khu rừng, đặt trong một căn trại bằng ván, tường kín mít địa đồ; vị tư lệnh trình bày kế hoạch đổ bộ và tình trạng những công cuộc chuẩn bị, ông nói một cách sáng sủa và giữ được tự chủ. Các chiến hạm sẵn sàng để rời bến bất cứ lúc nào. Phi cơ có thể cất cánh ngay lúc nhận được mệnh lệnh. Các bộ đội đã xuống tầu được vài ngày. Một guồng máy khổng lồ được thành lập để trù liệu từng chi tiết nhỏ mọi việc khởi hành, vượt biển và lên bộ của 8 sư đoàn binh sĩ và quân dụng, đợt đầu cuộc đổ bộ. Sự yểm trợ của thủy quân và không quân rất chu đáo, không để xảy ra cái gì bất ngờ. Tôi nhận thấy trong công cuộc mạo hiểm rất phức tạp này người Anh - Mỹ đã tận dụng quan niệm họ gọi là « kế hoạch hóa». Nhưng vị tư lệnh còn phải quyết định  ngày giờ, về điếm này thì ông có vẻ rất băn khoăn. Tát cả đều được tính toán để thực hiện cuộc đổ bộ từ mùng 3 đến mùng 7 tháng sáu. Sau ngày ấy, điều kiện thủy triều và mặt trăng bắt buộc phải rời cuộc hành quân lại độ chừng một tháng. Lúc này trời xấu. Tình trạng ngoài biển làm cho các xà lan, cầu nổi và tầu nhỏ đi lại và cập bến rất khó khăn. Nhưng lệnh tiến binh hay đình hoãn cần phải ban ra chậm nhất là ngày mai. Eisenhower hỏi tôi: « Ông nghĩ thế nào. »

        Tôi trả lời vị tư lệnh, đây là một quyết định  hoàn toàn thuộc phần trách nhiệm của ông, ý kiến của tôi không ảnh hưởng gì cả, tôi tán thành trước quyết định của ông không chút dè dặt. Tôi nói thêm : «Tôi chỉ xin thưa rằng, vào địa vị ông tôi không hoãn cuộc đổ bộ. Điều kiện thời tiết có điểm bất lợi thật nhưng không đáng lo ngại bằng việc đình hoãn lại mấy tuần lễ làm cho binh sĩ phải căng thẳng tinh thần quá lâu, có thể làm bại lộ bỉ mật».

        Tôi sắp sửa ra về thì Eisenhower đưa cho coi một tài liệu đánh máy, điệu bộ ngượng ngập ra mặt : « Đây là bản tuyên cáo tôi sẽ đọc trước mặt các dân tộc Tây Âu, nhất là dân tộc Pháp ». Tôi đọc qua bản tuyên cáo và tuyên bố với Eisenhower rằng tôi không thỏa mãn. Ông trấn an tôi: «Đây chỉ là một bản dự thảo. Tôi sẵn lòng sửa chữa theo ý kiến của ông». Chúng tôi đồng ý với nhau là ngày mai tôi sẽ cho ông biết những sự sửa đổi cần thiết. Ô. Churchill đưa chúng tôi ra tận toa xe hỏa của ông, tôi gặp lại những người tháp tùng tôi. Tôi không giấu giếm ông mối băn khoăn của tôi. Vì bên dưới viễn tượng sáng sủa của chiến trường, lại một lần nữa tôi thấy tỏa rộng bóng đen của một mưu chước chính trị.

        Quả vậy, bản tuyên cáo của Hoa Thịnh Đốn thảo ra cho Eisenhower đối với tôi không thể chấp nhận được. Theo bản văn ấy thì vị tư lệnh, trước hết, nói với các dân tộc Na Uy, Hòa Lan, Bỉ và Lục Xâm Bảo với tư cách người quân nhân đảm lãnh một nhiệm vụ quân sự không liên hệ gì đến tiền đồ chánh trị của những nước ấy. Nhưng sau đấy ông đổi giọng để nói với dân tộc Pháp, ông khuyên bảo người Pháp «thi hành mệnh lệnh của ông ». Ông quyết định rằng «trong lãnh vực hành chánh tất cả mọi người đều tiếp tục ở lại giữ chức vụ, trừ khi có chỉ thị khác. » Khi nào nước Pháp được giải phóng « người Pháp sẽ tự mình chọn lựa đại diện và chính phủ ». Tóm lại, ông tự cho mình danh nghĩa một người nhận lấy trách nhiệm về nước Pháp, tuy rằng đối với nước Pháp ông chỉ là một tướng lãnh của đồng minh, chỉ được quyền chỉ huy quân sự chứ không có tư cách xen vào chính phủ Pháp, vả chăng ông cũng rất lúng túng không biết giở tay cách nào. Trong bản thanh minh của ông, tuyệt nhiên không có một lời nào của nhà cầm quyền Pháp, mặc dầu các nhà cầm quyền Pháp đã khuyến khích và dẫn đạo dân tộc Pháp trong cuộc chiến đấu từ nhiều năm nay và đã được cái vinh dự đặt phần lớn lực lượng Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Eisenhower. Sảng hôm mùng 5 tháng sáu tôi ngẫu nhiên cho người gửi đến tổng hành dinh một bản văn mà chúng tôi có thể chấp nhận được. Đúng như tôi đã nghĩ trước, người ta trả lời rằng đã chậm trễ quá, bản tuyên cáo đã in rồi thực ra người ta đã in xong cách đây 8 ngày) và sẽ thả xuống nước Pháp bất cứ lúc nào. Quả vậy, cuộc đổ bộ khởi sự vào đêm hôm sau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:21:34 pm

        Tại Luân Đôn, cũng như ngày trước, tôi đặt văn phòng tại Carlton Gardens và tôi ở Hotel Connaught. Tôi rất vui mừng và thông cảm với ông Charles Peake khi tôi gặp lại ông. Bộ Ngoại Giao Anh phái ông sang liên lạc với chúng tôi. Nhà ngoại giao này là người bạn thân của chúng tôi, chiều hôm mùng 5 ông đến trình bày với tôi chương trình phát thanh sáng hôm sau. Trước hết, các quốc trưởng Tây Âu ngỏ lời với quốc dân của họ . Quốc vương Na Uy, Nữ Hoàng Hòa Lan, Nữ Công Tước Lục Xâm Bảo, Thủ Tướng Bỉ. Sau, tướng Eisenhower đọc bản tuyên cáo. Sau cùng, tôi ngỏ lời với nước Pháp. Tôi trả lời Ô. Charles Peake rằng tôi sẽ không có lời tuyên bố trên đài phát thanh. Lên tiếng nói ngay sau bản tuyên ngôn của vị tư lệnh, tôi sẽ có vẻ như đứng ra bảo chứng cho lời nói của ông và đứng sau trong chuỗi bài phát thanh ấy, địa vị của tôi sẽ không xứng đáng. Nếu tôi cần đọc một bản hiệu triệu thì phải đọc vào giờ khác, ngoài giờ trình bày những bài diễn văn ẩy.

        Đến 2 giờ sáng, ông Pierre Viénot đến gặp tôi. Ông Churchill mời ông ta đến để bày tỏ cơn giận dữ đối với thái độ  của tôi. Sau đến lượt ông Peake. Tôi xác nhận rằng trong chuỗi bài diễn văn sáng hôm nay sẽ không có bài của tôi. Trái lại, tôi ước mong sẽ được sử dụng đài BBC vào buổi tối. Sau một vài sự va chạm trong hậu trường, đài phát thanh Luân Đôn được để tôi sử dụng theo điều kiện tôi yêu cầu. Tôi nói riêng một mình vào lúc 6 giờ tối, tôi vô cùng cảm động khi nói với người Pháp : « Trận đánh tối hậu đã mở đầu... Tất nhiên, đây là trận đánh của người Pháp và trận đánh của người Pháp !... Đổi với những đứa con của nước Pháp bất cứ ở đâu và bất cứ là ai, bổn phận giản dị và thiêng liêng là đánh đuổi quân thù bằng đủ mọi phương tiện có trong tay... Những chỉ thị của chính phủ Pháp và của những người chỉ huy được chính phủ trao quyền, phải được thi hành nghiêm ngặt... Sau đám mây nặng nề máu và nước mắt của chúng ta, đã ló rạng mặt trời kiêu hùng của chúng ta !»

        Trong mấy ngày tôi ở nước Anh, tin tức mặt trận rất khả quan. Cuộc đổ bộ thành công. Quân đồng minh đã lập được đầu cầu xung quanh vùng Bayeux. Các hải cảng nhân tạo đều thiết lập đúng như dự định. Còn như các lực lượng Pháp tham dự cuộc đổ bộ như : chiến thuyền, phi đội, biệt kích và nhảy dù, thì theo báo cáo của các tướng d’Argenlieu, Valin, Legentithomme, đều chiến đấu anh dũng. Sư đoàn của Leclerc giữ đúng trật tự tuy rất nóng nảy, đang đợi lúc tiến lên miền Normandie. Các dịch vụ của ta, nhất là ngành tiếp vụ dưới quyền chỉ huy của Mainguy từ những ngày còn là lực lượng Pháp Tự Do, hoạt động ráo riết để lo việc tiếp tế số quân Pháp lớn nhất ở nước Anh từ xưa đến giờ; chúng ta chuẩn bị việc cứu trợ những vùng được giải phóng. Sau hết, Koenig báo cáo tình hình hoạt động của các lực lượng ở trong nước, những lực lượng này hoạt động ở nhiều nơi, hoặc thi hành những đặc vụ giao phó, hoặc thực hiện những sáng kiến riêng của họ. Nhiều đơn vị lớn của Đức đã bám riết lấy hậu cử của mặt trận. Khắp nơi đều thi hành những vụ phá hoại đúng như dự định trong các kế hoạch. Lần thứ nhất, người Đức phóng hỏa tiễn V1 xuống Luân Đôn. Nhưng những trận oanh tạc ấy có tàn phá dữ dội cũng không xoay chiều được mặt trận.

        Chân trời chiến thuật có vẻ sáng sủa nhưng bầu trời ngoại giao chỉ bớt âm u rất chậm chạp, ông Eden cố gắng đánh tan đám mây đen. Hẳn là có sự chấp thuận của nội các Anh, ông nhận lấy trách nhiệm riêng giải quyết vấn đề hợp tác với nước Pháp trước đây vẫn giao cho ông Churchill. Eden lại dùng cơm và thảo luận với tôi, hôm mùng 8; trong bữa ăn ấy còn có các ông Duff Cooper và Viẻnot; ông cố gắng yêu cầu chính phủ Pháp sửa lại quyết định trước đây, gửi Massigli đến Luân Đôn và ký một thỏa hiệp Pháp -  Anh. « Nếu chúng ta thỏa thuận với nhau thì người Mỹ không thể giữ một lập trường riêng biệt. Khi ông đi Hoa Thịnh Đốn, tôi cũng sang đấy, Roosevelt phải thuận theo những điều kiện chúng ta đã ký kết với nhau.» Eden xác định lời yêu cầu của ông bằng một công hàm gửi cho Viénot. Nhưng chúng ta vẫn giữ vững lập trường. Tôi nhắc lại cho người Anh biết rằng tôi đến Luân Đôn không phải để điều đình thỏa ước. Ở Alger, chính phủ được hỏi ý kiến cũng đứng về lập trường của tôi. Massigli vẫn ở lỳ nhà. Viénot trả lời Eden rằng nếu nội các Anh muốn điều đình vấn đề nêu lên trong bức giác thư năm 1943 thì chính ông, với tư cách đại sứ, sẽ đứng ra tiếp nhận hay trao đối những thông tư cần thiết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:21:56 pm

        Đồng thời, tôi không quên nhấn mạnh trước công chúng tính cách phi lý của tình trạng ngày nay, quân đội đồng minh tiếp xúc với chánh quyền và công chức Pháp không có một hệ thống liên lạc có tổ chức nào, và chúng ta lớn tiếng từ chối thứ tiền của ngoại quốc mang vào nước ta. Ngày mùng 10 tháng sáu, trong một cuộc phỏng vẩn ngắn của một hãng thông tin, tôi nói rõ các chi tiết của những vấn đề ấy. Vả chăng, tôi đã quyết định rằng các sĩ quan liên lạc hành chánh, ngoại trừ một số thông tín viên, sẽ không đi theo các bộ tham mưu Mỹ và Anh, vi chúng tôi không muốn tiếp tay cho những người tiếm quyền, Tất nhiên, một số báo Mỹ vẫn ác cảm với tôi nổi lên công kích. Nhưng những báo khác và phần lớn báo chí Anh chê trách thái độ cố chấp của Roosevelt. Đây là lúc những người viết báo hay bình luận trên đài phát thanh vẫn đem hết tài nghệ ra nâng đỡ tôi, cùng lên tiếng : Tại Hoa kỳ Walter Lippmann, Edgar Mowrer, Dorothy, Thomson, Jeff Parsons, Eric Hawkins, Helen Kưkpatrick, Mac Wane, Charles Collingwood, Sonia Tamara, V.V.; tại Anh quốc : Harold Nicholson, Harold King, Bourdin, Glarner, Darcy Gillie, nhiều người khác nữa; họ cho biết rằng màn kịch khôi hài đã kéo dài quá ngán rồi.

        Đây cũng là ý kiến của các chính phủ lưu vong ở bên Anh. Ngày giải phóng đã gần kề, bây giờ người nào người nấy muốn rút tỉa bài học của cảnh sống nhờ. Mọi người đều lo ngại thái độ khiếm nhã của các đồng minh lớn tại các vùng được giải phóng và ý đồ xếp đặt tương lai của Âu Châu không có mặt các quốc gia liên hệ. Tôi đã tiếp xúc với quốc vương Na Uy, nữ hoàng Hòa Lan, nữ công tước Lục Xâm Bảo và các bộ trưởng của họ, tôi đã dùng cơm với các ông Pierlot, Spaak, Gutt và đồng nghiệp của họ trong chính phủ Bỉ, tôi đã đến thăm các tổng thống Benès và Rackiewicz, tôi thấy họ đều thỏa mãn về thái độ của nước Pháp chống lại sự lạm quyền của Anh-Mỹ. Từ mùng 8 đến 20 tháng sáu, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bỉ, Lục xâm Bảo, Nam tư, Na Uy đều chính thức thừa nhận Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp mặc dầu Mỹ và Anh vận động đủ mọi cách để ngăn cản. Chỉ có người Hòa Lan còn chưa nhất quyết, họ cho rằng chiều ý Hoa Thịnh Đốn  thì người Mỹ sẽ thông cảm với họ về vấn đề Indonésia. Thái độ đồng thanh chấp thuận một đường lối chính trị của các quốc gia Âu Châu không khỏi làm xúc động Mỹ và Anh. Nhưng chứng ngôn của phần đất Pháp bé nhỏ vừa được giải phóng mới là cơn gió cuối cùng quét sạch mây u ám.

        Ngày 13 tháng sáu tôi đến thăm đầu cầu của mặt trận. Tôi đã sẵn sàng để lên đường từ nhiều ngày trước. Nhưng các đồng minh không ra vẻ mặn mà chúc mừng tôi. Ngay hôm trước, tôi đến dùng bữa tại bộ Ngoại Giao với các bộ trưởng Anh, trừ Thủ Tướng, người ta mừng cho tôi sắp đặt chân lên đất Chánh quốc Pháp, bỗng có bức thư của Churchill gửi đến cho Eden đang lúc dùng bữa, bức thư ấy nhắc lại lời phản kháng tối hậu cuộc hành trình của tôi. Nhưng Eden hỏi ý kiến đồng nghiệp xung quanh bàn ăn, nhất là ông Clement Attlee, báo cho tôi biết rằng toàn thể nội các quyết định vẫn giữ nguyên những điều mà phía người Anh đã trù liệu. Bởi thế cho nên chiếc khu trực hạm La Combattante có thể đến bến Portsmouth đón tôi như đã định; tầu này do hải quân thiếu tá Patou làm thuyền trưởng và vừa cho biết tin đang hành quân. Tôi đem theo Viénot, d’Argenlieu, Béthouart, Palewski, Billotte, Coulet, Chevigné, Courcel, Boislambert, Teyssot. Sáng ngày 14 tháng sáu chúng tôi bỏ neo gần bờ biển Pháp và đặt chân lên bờ, chỗ ranh giới làng Courseulles, cùng với một chi đoàn Gia nã Đại cũng đố bộ vào lúc ấy.

        Tướng Montgomery, chỉ huy lực lượng đồng minh tại đầu cầu được báo tin trước một giờ, đã có nhã ý cho chúng tôi mượn xe cộ và người hướng dẫn. Thiếu tá Chandon, sĩ quan liên lạc Pháp cũng mang toán nhân viên của ông lại. Tôi gửi ngay Francois Goulet đi Bayeux và bộ nhiệm ông là ủy viên Cộng Hòa đặc nhiệm vùng Normandie giải phóng, còn đại tá Chevignẻ thì phụ trách các phân khu quân sự. Sau tôi trở về tổng hành dinh. Montgoméry tiếp tôi trong một toa xe kéo, ông làm việc trong ẩy, trước bức hỉnh tướng Rommel mà ông đã đánh cho đại bại ở El-Alamein nhưng ông càng thêm trọng vọng. Đổi với vị đại tướng Anh này thì sự thận trọng và nghiêm ngặt đi đôi với hăng say và hài hước. Các cuộc hành quân của ông diễn tiến đúng như dự liệu. Ở phía Nam ông đã đạt được mục tiêu. Bây giờ quân Mỹ cần chiếm lấy Cherbourg về phía tây, quân Anh cần chiếm lẩy Caen về phía đông; ông nói: điều quan trọng bây giờ là phải tiếp thêm quân và quân dụng. Nghe ông nói, tôi tin chắc rằng dưới quyền chỉ huy của ông thì mọi việc đều diễn tiến mạnh mẽ nhưng không vội vàng liều lĩnh. Sau khi đã bày tỏ lòng tin tưởng ở ông, tôi để ông làm việc và đến Bayeux lo công việc của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:22:13 pm

        Coulet đã nhận chức vụ. Bourdeau để Fontenay, ủy viên cộng hòa vùng Normandie chưa ra khỏi được Rouen và vẫn còn phải hoạt động kín. Trong khi chờ đợi, tôi cần phải chứng tỏ cho mọi người biết ngay tức thì bất cứ nơi nào địch đã rút lui, quyền hành đều đặt dưới sự lãnh đạo trung ương của chính phủ. Khi tôi đến đầu tỉnh tôi đã thấy Courlet có mặt ở đây với thị trưởng Dodeman và hội đồng hàng tỉnh.

        Chúng tôi đi bộ từ phố này sang phố khác. Trông thấy tướng de Gaulle dân chúng có một vẻ kinh hoàng, sau họ reo mừng hay ứa lệ. Họ kéo từ trong nhà ra theo tôi thành một đoàn, ai nấy xúc động vô cùng. Trẻ con bu quanh. Đàn bà mỉm cười và tấm tức khóc. Đàn ông đưa tay ra bắt tay tôi. Chúng tôi cùng kéo nhau đi, thân hữu như anh em và xao xuyến vì vui mừng, hãnh diện và hy vọng, tình tổ quốc dâng lên từ vực thẳm. Đến tòa phó thị trưởng, phó thị trưởng Rochat đợi tôi trong phòng khách để nhận lệnh trước khi bàn giao công việc cho Raymond Triboulet. Trong phòng này một giờ trước đây còn treo hình Thống Chế. Người nào giữ một chức vụ trong tỉnh cũng chạy lại chào hỏi tôi. Người thứ nhất ra tiếp kiến tôi là giám mục Picaud, giáo khu Bayeux và Lisieux. Dân chúng đang tụ hợp tại công trường Château, tôi bèn đến nơi nói chuyện với họ. Maurice Shuman giới thiệu trước với ngôn từ thường dùng: « Danh dự và tổ quốc! Đây, tướng de Gaulle! » Đây là lần thứ nhất sau bốn năm ghê sợ, đám quân chúng Pháp nghe một tướng Pháp đứng trước mặt họ nói rằng kẻ thù là kẻ thù, bốn phận của chúng ta là phải đánh đuổi họ, nước Pháp rồi sẽ thắng trận. Thực ra, phải chăng đây là cuộc « Cách mạng quốc gia»?

        Isigny bị tàn phá nặng nề, dưới đống gạch vụn người ta còn lôi ra xác chết, Isigny chào đón tôi trong cảnh hoang tàn. Tôi đứng trước đài chiến sĩ trận vong xửt mẻ vì mảnh bom ngỏ lời với dân chúng. Chúng tôi cùng một lòng nâng cao tin tưởng và hy vọng trên đống gạch vụn còn bốc khói. Nơi chót đến thăm là Grandcamp, xóm chài, cũng bị tàn phá ít nhiều. Giữa đường, tôi chào những bộ đội đồng minh ra mặt trận hay từ mặt trận trở về, tôi cũng gặp một vài đội quân lực lượng nội địa của chúng ta. Một vài bộ đội ấy đã giúp tay đắc lực cho cuộc đổ bộ. Đến đêm chúng tôi trở về Courseulles rồi ra biển trở về chiến hạm. Chúng tôi vừa ra khơi được vài giờ thì phi cơ và tầu phóng ngư lôi của Đức tiến đến đánh những chiếc tầu bỏ neo trong tối và được lệnh ở nguyên tại chỗ. Sáng ngày 15 tháng sáu tôi rời khỏi chiến hạm La Combattante lên Portsmuth. Hôm trước, giữa lúc chúng tôi về Pháp, tôi gắn huy chương chiến tranh cho chiến hạm này, sau đó ít lâu thì chiến hạm bị đánh chìm.

        Bằng chứng đã rõ ràng. Trong chánh quốc cũng như trong đế quốc, dân tộc Pháp đã bày tỏ ý chí lựa chọn ai làm người dẫn đạo mình. Chiều ngày 15 tháng sáu, ông Eden đến Carlton Garden tiếp xúc với tôi. Ông đã biết việc tôi đi Bayeux, các hãng thông tin đều có nói đến. Theo ông thì Roosevelt chỉ đợi tôi đến Hoa Thịnh Đốn để xét lại lập trường. Ông tiếc rằng chính phủ Pháp không chấp thuận đề nghị  của Luân Đôn, bây giờ ông muốn cùng Viénot khởi thảo một đề nghị khác, chính ông sẽ thông báo cho Hoa Thịnh Đốn, ông hy vọng sẽ được cả ba chính phủ Pháp Anh Mỹ đồng ký. Tôi xem ra đường lối này có thể chấp nhận được. Tôi nói cho Anthony Eden biết. Sau đấy, tôi viết thư cho Ô. Churchill để xoa ít thuốc chỉ thống lên vết thương ông đã tự gây ra cho ông. Ông trả lời tôi ngay, ông «rất tiếc rằng sự hợp tác Pháp - Anh không thể đặt trên những căn bản tốt đẹp hơn ; chính ông đã đem lại bằng chững rằng ông là người bạn thành thật của nước Pháp lúc vinh quang cũng như ngày hoạn nạn ». Ông cho rằng « Cuộc viếng thăm Luân Đôn của tôi có thể mang lại cơ may dàn xếp mọi việc. Bây giờ ông chỉ còn hy vọng rằng đây không phải là cơ may cuối cùng». Tuy nhiên, đến cuối bức thư ông chúc mừng tôi trong cuộc tiếp xúc tới đây với Tổng Thống Roosevelt, nước Pháp có thể thiết lập với Hoa Kỳ «những liên lạc thân hữu, một phần di sản của nước Pháp». Ông cam đoan với tôi rằng ông sẽ giúp tôi. Tối ngày 16 tôi bay về Alger, sáng hôm sau tới nơi.

        Về đây tôi được báo cáo đầy đủ chi tiết về các biến chuyển tốt đẹp bên nước Ý. Giữa lúc tôi đi Luân Đôn, cuộc tấn công của đồng minh trên bán đảo này đang thắng lớn. Đặc biệt, đội quân viễn chinh của chúng ta đã bẽ gãy phòng tuyến kiên cố của địch mở đường vào La Mã. Pháp, Mỹ, Anh tiến vào La Mã ngày mùng 5 tháng sáu. Thành công quân sự đưa lại hậu quả là vua Victor - Emmanuel truyền ngôi lại cho con, Badoglio xin từ chức, Bonomi thành lập chính phủ mới ở Salerme. Tôi muốn biết tại chỗ các bộ đội chiến thắng của ta xét định sự thay đổi ấy thế nào, tôi bèn lên đường sang Ý ngày 27 tháng sáu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:22:31 pm

        Khi tạt qua Naples, ông Couye de Murville giới thiệu với tôi ông Prunas, tổng thư ký bộ Ngoại Giao Ý. Vị công chức cao cấp này gửi tôi lời chào của chính phủ ông vẫn đóng đô ở Salerme. Tôi yêu cầu ông trình bày với Bonomi ý muốn của tôi lập liên lạc ngoại giao trực tiếp qua sự trung gian của Couye de Murville, Thủ Tướng Ý trả lời tôi bằng văn thư, ông vui lòng nhận lời. Sau đấy tôi đi thanh sát mặt trận và hội đàm với các tướng Juin, Wilson, Alexander và Clark. Sau cùng tôi đến La Mã và vào điện Farnese, việc này có ý nghĩa nước Pháp trở về một nơi thuộc quyền sở hữu của mình.

        Ngày 30 tháng sáu, tôi đến yết kiến Giáo Hoàng. Theo bản tỉnh thận trọng xưa nay, Tòa Thảnh vẫn hoàn toàn dè dặt đối với Pháp Chiến Đấu và chính phủ Alger. Đức ông Valerio Valeri năm 1940 đã giữ chức khâm mạng ở Ba Lê, sau vẫn giữ chức ấy ở Vichy, bên cạnh Thống Chế; ông Léon Bérard đại diện Thống Chế ở Vatican. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn dùng phương sách tạm thời để cho Tòa Thánh biết mục đích và cảm nghĩ của chúng tôi, vả chăng chúng tôi cũng được mọi người dành cho lòng ưu ái, nhất là ngài Hồng Y Tisserant. Chúng tôi biết rằng đức Giáo Hoàng vẫn mong cho Hitler và hệ thống độc tài của ông ta thua trận, bởi vậy chúng tôi muốn lập liên lạc với Tòa Thánh ngay khi nào có cơ hội thuận tiện. Ngày mùng 4 tháng sáu, trong khi cuộc chiến còn tiếp diễn ở La Mã, thiếu tá de Panafieu và trung úy Voizard đã trao cho đức ông Tisserant một phong thư của tưởng de Gaulle  gửi cho Giảo Hoàng Pie XII. Đức Giáo Hoàng trả lời tôi hôm 15. Hôm nay tôi đến yết kiến vì đức Giáo Hoàng đã nhận lời tiếp tôi.

        Ở Vatican, trước hết tôi tiếp xúc với Hồng y Maglione, bộ trưởng; tuy ông lâm bệnh nguy kịch nhưng ông cũng ráng sức ngồi dậy tiếp chuyện tôi. La Mã xưa nay trải qua bao nhiêu thế kỷ vẫn ngồi trên cao yên tịnh nhìn chăm chú làn sóng người và việc diễn biến dưới chân tường Tòa Thánh, ngày nay cũng vậy Giáo Hội có thái độ bình thản và thương hại chứng kiến những thăng trầm của cuộc chiến, Giáo Hội cũng biết rõ tình hình lắm. Đức ông Maglione tin tưởng phe đồng minh sẽ thắng và ngài chỉ bận tâm đến hậu quả sau này. Đối với nước Pháp thì ngài tính rằng Vichy sẽ sụp đổ và ngoài thực tế đã coi tôi là nguyên thủ quốc gia Pháp. Ngài mong rằng sự thay đổi chế độ sẽ không gây nhiêu xáo trộn trầm trọng, nhất là cho Giáo Hội ở Pháp. Tôi cho đức Hồng Y biết rằng Chính Phủ Cộng Hòa sẽ không để xảy ra xáo trộn, tuy rằng một vài giới tu sĩ Pháp đã có thái độ không thuận lợi cho sự tiến hành công việc của chúng tôi. Còn như tương lai Âu Châu sau ngày Đức bại trận và Nga Sô bành trướng thế lực, tôi quan niệm rằng điều kiện cho một thế quân bình mới là sự phục hồi của nước Pháp về nội bộ cũng như ngoại giao. Tôi yêu cầu Vatican dùng ảnh hưởng lớn rộng của mình để giúp đỡ nước Pháp.

        Đức Giáo Hoàng tiếp tôi. Ngài có lòng nhân hậu và nói năng giản dị, qua thái độ của Ngài tôi phải cảm động vì tư tưởng của Ngài để lộ tâm hồn nhạy cảm và uy quyền của một vị Giảo Hoàng. Pie XII phán xét mỗi việc theo một quan điểm vượt lên trên mọi người, lên trên sự nghiệp và tranh chấp của mọi người. Nhưng ngài biết rằng những cuộc tranh chấp ấy tai hại cho loài người thế nào và ngài cũng cùng đau khổ với mọi người. Ngài là người duy nhất trên đời được trách vụ siêu nhiên, trách vụ ấy đè nặng xuống tâm hồn, nhưng không có cái gì làm cho ngài nản chí vì ngài tin chắc ở mục đích và ngài vững bước trên đường đi. Ngài suy tưởng và ngài nhận được đủ tin tức để hiểu rõ thảm kịch đang đảo lộn thế giới. Tư tưởng sáng suốt của ngài chú trọng đến hậu quả : sự bùng nổ của hai ý thức hệ cộng sản và quốc gia trực diện đối chất với nhau trên một phần lớn hoàn cầu. Theo thần hứng của ngài ngài biết rằng chỉ có đức tin, hy vọng và bác ái thiên chúa giáo là vượt qua được bước khó khăn, tuy rằng những đức tính đó đã bị nhận chìm ở khắp nơi từ lâu. Đối với ngài thì tất cả sẽ tùy thuộc chính sách của Giáo Hội, tác dụng, ngôn ngữ và cách thi hành chính sách ấy. Bởi thế cho nên người truyền giáo cho là một lãnh vực dành riêng cho cả nhân mình để mình phô diễn thiên năng, uy tín, hấp dẫn và hùng biện mà Thượng Đế ban cho họ. Kính tín, thương xót, chính trị, hiểu theo nghĩa cao cả nhất của danh từ, đó là những gì tôi nhận thấy qua lòng tôn kính của tôi đổi với vị giáo chủ và chủ tể này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:25:43 pm

        Chúng tôi nói đến những dân tộc công giáo mà số mệnh vẫn bấp bênh. Đối với dân tộc Pháp thì ngài cho rằng trước hết dân tộc Pháp chỉ bị đe dọa bời chỉnh mình. Ngài nhận thấy mặc dầu phải qua nhiều cuộc thử thách, dân tộc Pháp sẽ có dịp đóng vai trò quan trọng trong một thế giới mà biết bao giá trị nhân văn đã bị lung lay, nhưng dân tộc Pháp cũng có hiểm họa đi vào con đường chia rẽ làm tê liệt thần khí của giống nòi. Lúc này sự lo âu chính yếu của ngài hướng về nước Đức vì nước này có nhiều khía cạnh đối với ngài rất thân yêu. Ngài nhắc lại «Tội nghiệp cho dân tộc này ! Rồi đây sẽ đau khổ biết bao ! » Ngài nghĩ rằng nước Ý sẽ trải qua một tình trạng hỗn độn khá lâu, nhưng không đến nỗi phải lo lắng quá đáng. Ngài nghĩ rằng sau khi phát xít và quân chủ sụp đổ, Giáo Hội sẽ có uy thế tinh thần lởn trong nước này và sẽ là sức mạnh duy nhất bảo vệ được trật tự và thống nhất; hình như ngài sẵn sàng chấp nhận viễn tượng này. Nghe ngài nói vậy, tôi nghĩ đến những điều mà mới đây các nhân chứng vừa cho tôi biết. Trận đánh mới đây vừa chấm dứt, một đám người hết sức đông đảo đồng loạt kéo đến công trường Saint-Pierre để hoan hô Giảo Hoàng, làm như ngài là ông vua vừa được giải thoát ở La Mã và là người để cho cả nước Ý trông cậy. Nhưng điều làm cho đức Giảo Hoàng băn khoăn hơn cả là hoạt động cộng sản ngày nay trên đất Ba Lan, ngày mai trong khắp Trung Âu. Khi nói chuyện với tôi ngài nói đến những gì đã xảy ra ở Galicie, kẻ khủng bổ đã nấp sau hồng quân bắt đầu đàn áp tín đồ và tu sĩ. Nhân việc ấy ngài cho rằng giáo dân sẽ phải qua những cuộc thử thách tàn bạo, chỉ có sự đoàn kết chặt chẽ giữa các nước Âu Châu chịu ảnh hưởng Gia Tô Giáo mới có thể ngăn chặn được hiểm họa, đó là những nước Đức, Pháp, Ý, Y Pha Nho, Bỉ, Bồ Đào Nha, tôi nhận thấy đây là kế hoạch lớn của giáo hoàng PIE XII. Ngài ban phước lành cho tôi, tôi ra về.

        Lúc đi cũng như lúc đến, một số lớn người La Mã tụ hội ở xung quanh Vatican để bày tỏ lòng cảm mến của họ đối với tôi. Sau khi đến thăm nhà thờ Saint-Louis-des-Franẹais và Villa Médicis, nơi có nhiều hy vọng phát huy nghệ thuật Pháp, tôi tiếp đón kiều dân Pháp ở đây. Từ năm 1940 sổ kiều dân này chỉ còn là các nhân vật trong giáo hội — tất nhiên! Mọi người đều có mặt Đức Hồng y Tisserant giới thiệu họ. Mặc dầu trước đây đã qua nhiều sóng gió, bây giờ chúng tôi đều thấy cơn gió hân hoan đưa bổng lên cao. Vinh quang chiến thắng đoàn tụ các tâm hồn trước đây đã ly tán vì thảm họa suy vong.

        Bây giờ thì bằng chứng thống nhất nước Pháp đã quá rõ ràng, không ai có thể chối cãi mặt trời thống nhất lồ lộ giữa ban ngày như vậy. Tống Thống Hoa Kỳ cũng đành phải chấp nhận, ông muốn có cơ hội bày tỏ sự thay đổi quan điểm của ông, ông nhắc lại hoài lời mời tôi sang chơi Hoa Thinh Đổn. Khi tôi ở Luân Đôn, đô đốc Fénard đã đến thăm tôi. Roosevelt nhờ ông thông báo cho tôi biết những ngày thuận tiện đế tiếp rước. Ngày mùng 10 tháng sáu, tướng Bedell Smith tham mưu trưởng của Eisenhower, đến thăm tôi tại « Carlton Gardens », ông đã thừa lệnh Eisenhower, hôm ấy có mặt tại đầu cầu Normandie, và tướng Marshall, cũng có mặt ở Luân Đôn. Bedell Smith   đã khẩn khoản yêu cầu tôi hội đàm với Tổng Thống vì sự chỉ huy quân đội cần biết gấp rút thể thức, và điều kiện hợp tác với các cơ quan hành chánh Pháp. Tại Alger, ông Seldon Chapin, tạm quyền đại sứ Wilson, cũng tỏ vẻ sốt sắng. Sau hết, tôi biết rằng cuộc tấn công của đồng minh trên đất Pháp sẽ thực hiện vào tháng tám. Nếu muốn đạt tới một sự thỏa hiệp thực tế thì không thể để mất thời giờ nữa.

        Sau khi chính phủ đã thảo luận kỹ càng, tôi quyết định đi Hoa Thịnh Đốn. Cũng như ngày tôi sang Luân Đôn, tôi muốn tỏ ra tôi không xin xỏ gì ai và không điều đình gì cả, tôi không mang theo một vị bộ trưởng nào. Cuộc hội đàm giữa tướng de Gaulle và tổng thống Roosevelt không có mục đích nào khác sự trao đổi quan điểm về các vấn đề thế giới liên hệ đến hai nước. Ngoài ra, sự có mặt của tôi ở Hoa Kỳ trong lúc chiến tranh bước vào giai đoạn quyết liệt, sẽ có ý nghĩa tỏ lòng kính trọng nước Mỹ đã có công với cuộc chiến và biếu lộ tình thân hữu luôn luôn sống động giữa hai dân tộc. Sau những cuộc hội đàm ở Tòa Bạch ốc, nếu Chính phủ Hoa Kỳ muốn thảo luận với Chính phủ Pháp về vấn đề liên lạc giữa quân đội đồng minh và các cơ quan hành chánh của chúng ta, thì nước Mỹ nên theo gương chính phủ Anh, dùng đường lối ngoại giao bình thường. Căn cứ vào những sự kiện ấy bộ Liên Bang Hoa kỳ và đại sứ Hoppenot của chúng ta thảo chương trình viếng thăm của tôi. Người ta đồng ý rằng ở Hoa Thịnh Đ6n tôi sẽ là quốc khách của Tổng Thống và Chỉnh phủ Hoa Kỳ, như vậy cũng đủ cái chính những bản thông tin hay bài báo muốn đưa ra luận điệu tôi sang Mỹ để cầu xin chứ không phải đế thăm viếng. Mặt khác, Gia Nã Đại cũng mời tôi viếng thăm, tôi sốt sắng chỉ thị cho đại lý của chúng ta ở Ottawa là Ô. Gabriel Bonneau thảo luận với chính phủ Markenzie King những chi tiết về cuộc công du sang Gia Nã Đại thân mến và can đảm.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Ba, 2019, 09:16:14 pm

        Tổng Thống Hoa Kỳ nhã nhặn gửi một chiếc phi cơ sang đón, tôi cùng Ô Chapin, người tháp tùng tôi, đến Hoa Thịnh Đốn ngày mùng 6 tháng bảy vào buổi chiều. Phái đoàn đi theo tôi có các ông Palewski, Ran- court, Paris, Baubé và Teyssot. Trước thềm tòa Bạch ốc, Franklin Roosevelt ra đón, tươi cười và niềm nở. Bên cạnh tổng thống là ông Cordell Hull. Sau bữa tiệc trà, Tổng Thống và tôi hội đàm rất lâu, chỉ có hai người ngồi với nhau ngoài ra không có ai hết. Ngày hôm sau và hôm sau nữa cũng vậy. Tôi trủ ngụ tại Blair House, một căn nhà cổ rất kỳ dị, chính phủ Hoa Kỳ vẫn theo thường lệ dành cho quốc khách. Một bữa tiệc long trọng nhưng thân mật tại tòa Bạch ốc, hai bữa tiệc tối do các bộ trướng Ngoại Giao và Quốc Phòng khoản đãi, một buổi tiếp tân tổ chức tại tòa đại sứ của chúng ta, đây là trụ sở tạm thời vì dinh thự cũ và sau này sẽ dùng còn đóng cửa; đây là những cơ hội để tôi tiếp xúc với các nhân vật chính trị và quân sự phụ tá Tổng Thống Roosevelt.

        Những nhân vật ấy là : Ô. Cordell Hull, người gánh vác một trách nhiệm nặng nề, ông là người rất tận tâm và cao thượng tuy rằng ông chỉ hiểu biết sơ sài về cái gì ở bên ngoài nước Mỹ và ông thường bị Roosevelt can thiệp vào lãnh vực của ông. Hai ông Patterson và Forrestal, nhân danh bộ trưởng, có thái độ những ông chủ đảm đương việc lớn ; người thứ nhất giữ bộ Chiến tranh và Không Quân, người thứ hai giữ bộ Thủy Quân, mấy bộ này sau ba năm chiến tranh đã có những kích thước khổng lồ và thu hút phần lớn tài nguyên, khả năng và tự ái của người Mỹ. Ông Morgenthau là người bạn thân của chính nghĩa mà chúng ta theo đuổi, ông làm chủ một ngân khố tuy vô tận nhưng ông cũng quản trị rất có quy củ. Tướng Marshall có tài tổ chức táo bạo nhưng rất dè dặt trong cuộc đối thoại, ông hoàn thành một chiến lược lớn có kích thước toàn cầu. Đô Đốc King là người hăng say và nhiều tưởng tượng, ông không giấu giếm sự kiêu hãnh đem lại cho hải quân Hoa Kỳ ngôi bả chủ hoàn cầu. Tướng Arnold làm việc có phương pháp, từ một khối phi cơ vẽ kiểu, dựng khuôn và thí nghiệm hấp tấp, từ một số nhân viên tuyển dụng, huấn luyện và bổ dụng, ông đã tạo ra ngành không quân lớn mạnh của Hoa Kỳ. Đô đốc Leahy kinh ngạc vì những biến cố đã thách đố quan niệm bảo thủ của ông, ông ngạc nhiên vì thấy tôi ở đây và ông quyết định   giữ lập trường của ông. Hai ông Connally và Sol Bloom, chủ tịch các ủy ban bộ Ngoại Giao, Thượng viện và Hạ viện, đều tỏ ra lo ngại vì được báo cáo đầy đủ tình hình. Bộ tham mưu ấy hợp thành một toàn bộ nhất trí, nhưng vì cả tinh mỗi người mỗi khác và cá nhân chói lọi của Roosevelt, họ chỉ đồng ý với nhau phần nào, tuy nhiên một sự thỏa thuận như vậy cũng đủ để cáng đáng việc lớn,

        Giữa những công việc tất bật ấy tôi cũng dành thời giờ đến nghiêng mình trước mồ chiến sĩ vô danh trong khu Arlington. Tôi đến thăm tướng Pershing, ông giữ được thái độ giản dị và bình thản khi chẩm dứt cuộc đời tại bệnh viện quân y. Để kính bái vong hồn George Washington, tôi đến hành hương trên núi Mount-Vernon. Tại Blair House tôi tiếp kiến nhiều nhân vật, trước hết là Ô. Henry Wallace, phó tống thống Hoa Kỳ ; ông là người mơ tưởng công bình xã hội, ông muốn rằng cuộc chiến tranh này phải đem lại chiến thắng cho người bình dân; người thứ hai được tôi tiếp kiến là ông Padilla, bộ trưởng Ngoại Giao Mễ Tây Cơ hiện có mặt ở Hoa Thịnh Đốn. Tại trụ sở các phái đoàn của chúng ta tôi tiếp xúc với nhân viên ngoại giao Pháp quy tụ xung quanh ông Henri Hoppenot ; rồi đến tướng Saint-Didier, đô đốc Fénard, đại tá Luguet và các sĩ quan Pháp ở đây. Trước khi rời khỏi Hoa Thịnh Đốn tôi mở một cuộc họp báo và nói chuyện với một số đông ký giả đến dự cuộc họp báo  này. Trong năm ngày ở thủ đô liên bang Hoa Kỳ, tôi nhận thấy lòng tin tưởng mãnh liệt của giới thượng lưu Hoa Kỳ, sự lạc quan dành cho những người có phương tiện để nhìn đời lạc quan.

        Tổng Thống Roosevelt thì hẳn là không nghi ngờ gì phương tiện ông có trong tay. Trong những cuộc hội đàm, ông giữ mồm miệng không nói đến cái gì nóng bỏng nhưng hé cho tôi thấy những mục tiêu chánh trị mà ông muốn đạt được nhờ cuộc chiến thắng. Đối với tôi thì quan niệm của ông vĩ đại quá, đáng lo ngại cho Âu Châu cũng như cho nước Pháp. Theo Tống Thống thì chính sách biệt lập của Hoa Kỳ là một lỗi lầm và ngày nay đã cáo chung rồi. Theo ông nghĩ thì một hội nghị tứ cường gồm Mỹ, Nga Sô, Trung Hoa, Anh, sẽ giải quyết các vấn đề thế giới. Một nghị trường Liên Hiệp Quốc sẽ đem lại hình thức dân chủ cho quyền hành của «tứ đại». Nhưng theo ông thì một tổ chức như thế cần phải kèm theo việc phân phối lực lượng Mỹ trên những căn cứ thiết lập khắp nơi trên thế giới, một vài căn cứ sẽ thiết lập trên đất Pháp, trừ khi nước Mỹ muốn bày cỗ sẵn cho ba cường quốc kia chiếm lấy gần hết hoàn cầu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:21:15 am

        Như vậy Roosevelt tính kéo Sô Viết vào một toàn bộ tổ chức của Mỹ trong đó có cái dành cho tham vọng Nga Sô, còn nước Mỹ thì rộng cẳng để tụ tập khách hàng của mình. Trông số «Tứ Đại», ông biết rằng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch cần sự giúp đỡ của ông, nước Anh phải uốn mình theo chính sách của ông nếu không sẽ mất hết các nước trong liên hiệp của họ. Còn như các nước trung và nhỏ thì ông sẽ tùy tiện giúp đỡ họ để sử dụng họ. Sau hết, quyền tự quyết của các dân tộc, sự giúp đỡ của Hoa Thịnh Đốn, sự hiện hữu của những căn cứ Mỹ, tất cả những sự kiện ẩy sẽ tạo ra những chủ quyền mới ở Phi Châu, Á Châu, Đại Dương Châu và làm cho nước Mỹ có thêm nhiều nước chịu ơn mình. Trong viễn ảnh như vậy, những vấn đề riêng của Âu Châu, nhất là vận mệnh của nước Đức, của các quốc gia ở miền Vistule, Danube, Balkans, tương lai của nước Ý, đối với ông chỉ là những vấn đề phụ thuộc. Hẳn là ông không chịu hy sinh quan niệm về những thực hiện đồ sộ của ông để tìm giải pháp thỏa đáng cho Âu Châu.

        Tôi ngồi nghe Roosevelt mô tả kế hoạch của ông. Ngưỡng vọng của ông phản chiếu đúng tâm trạng của loài người, lý tưởng mặc bộ áo ý muốn hùng cường. Vả chăng, Tổng Thống không trình bày sự việc như một giảo sư trình bày nguyên tắc hay một chính trị gia vuốt ve khát vọng và quyền lợi. Ông mô tả bằng những nét bút nhẹ nhàng, khó lòng mà phản đối quyết liệt người nghệ sĩ, người có tài dụ hoặc như ông. Tuy nhiên tôi trả lời ông rằng, theo ý tôi thì kế hoạch của ông có thể làm cho Tây Phương lâm nguy. Khi ông cho rằng Tây Âu là vấn đề thứ yếu, phải chăng ông làm suy yếu chính nghĩa mà ông muốn phục vụ ? Chính nghĩa của ông là phục vụ văn minh. Phải chăng để lôi kẻo được Nga Sô ông đã phải cắt đất của Ba Lan vùng Baltique, Danube, Balkans dâng cho họ, làm tai hại cho sự quân bình Âu Châu ? Làm sao ông có thể tin rằng nước Trung Hoa sau những trận thử thách để củng cố chủ nghĩa quốc gia của họ sẽ còn giữ được địa vị ngày nay ? Tôi là người thứ nhất nghĩ và nói rằng các cường quốc có thuộc địa phải hợp tác với các dân tộc bị trị và bỏ chế độ trực trị, điều ấy rất đúng, nhưng điều sau đây cũng đúng : sự giải phóng các dân tộc bị trị có thể tai hại cho các cường quốc ấy, có thể khơi động phong trào bài ngoại trong đám quần chúng vô tổ chức và gây ra sự tao loạn khắp thế giới.

        Tôi nói với Tổng Thống Roosevelt: «Cần phải phục hồi Tây Phương. Nếu Tây Phương lấy lại được địa vị ngày trước thì phần còn lại của thế giới dù muốn dù không cũng sẽ lấy họ làm gương mẫu. Nếu Tây Phương xuy sụp thì cuồng vọng dã man sẽ quét sạch tất cả. Tây Âu mặc dầu bị xâu xé cũng vẫn còn là dường cột của Tây Phương. Không có cái gì thay thế được giá trị, uy thế và ảnh hưởng của các dân tộc đã già dặn. Trước hết là trường hợp của dân tộc Pháp; trong số các cường quốc Âu Châu, nước Pháp là nước duy nhất đã và sẽ là đồng minh của Hoa Kỳ sau này. Tôi biết rằng các ông đang sửa soạn để giúp đỡ chúng tôi về phương diện vật chất, thật là quý hỏa cho chúng tôi. Nhưng điều cần thiết là nước Pháp phải phục hồi sức mạnh và tự tín, nghĩa là vai trò chánh trị của mình. Làm sao cho nước Pháp đảm đương được vai trò ấy nếu nước Pháp đứng ngoài những quyết định của thế giới, nếu nước Pháp không giữ được các lãnh địa ở Phi Châu và Á Châu ? Nói tóm lại, nếu sự thanh toán chiến tranh rốt cuộc làm cho nước Pháp có cái tâm lý của những người chiến bại?

        Những ý kiến trên đây thẩm vào được khối óc lớn của Roosevelt, vả chăng ông có lòng từ ái thật sự đổi với nước Pháp, hay ít ra ông có một ý niệm về lòng từ ải mà trước đây ông chưa hề có. Nhưng chính vì ông có ý niệm ấy mà trong thâm tâm ông, ông thất vọng và tức giận vì nước Pháp đã đầu hàng, vì nhiều người Pháp khác không phản ứng bao nhiêu trước cử chỉ nhục nhã ấy, nhất là những người ông quen biết. Ông nói thẳng với tôi. Còn như tương lai thì ông chắc chắn rằng chế độ của chúng ta sẽ được cải tổ. Ông đau đớn mà nói ra tâm tình của ông khi ông chứng kiến sự bất lực chính trị của chúng ta trước thời chiến, ông nói: « Chính tôi đây, Tổng Thống Hoa Kỳ, nhiều khi tôi không nhớ nỗi tên những người cầm đầu chính phủ Pháp xuất hiện từng thời kỳ ngắn ngủn. Lúc này ông có mặt ở đây, hẳn ông nhậu thấy nước tôi tiếp đãi ông ân cần. Nhưng sau tấn bi kịch này ông còn giữ được địa vị của ông chăng ?»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:21:42 am

        Rất dễ mà nhắc lại cho Roosevelt nhớ rằng nước Mỹ tự ý sống biệt lập ở Tân Lục Địa có ảnh hưởng đến sự thối chí của chúng tôi sau trận thế chiến thứ nhất và sự thảm bại của chúng tôi trong giai đoạn đầu cuộc chiến thử hai này, nhưng nhắc lại cũng vô ích. Tôi cũng thấy không ích gì khi nói đến thái độ của ông đối với tướng de Gaulle và Pháp Chiến Đấu ; thái độ ấy đã làm cho phần lớn người thượng lưu Pháp giữ thái độ chờ đợi, thái độ ấy còn làm cho dân tộc Pháp trở lại tinh trạng bất ổn định chính trị mà ông bài bác là phải lắm. Rút cực, lời lẽ của Tổng Thống Hoa Kỳ cho tôi hiểu rằng phàm công việc của các nước với nhau lý trí và cảm tình không có sức nặng bao nhiêu so với thực tại hùng mạnh; điều đáng kể là người ta có thể lấy được cái gì và giữ được cái gì; nước Pháp chỉ có thể trông vào sức lực của mình để phục hồi địa vị ngày trước. Tôi nói cho ông biết điều ấy. Ông mỉm cười và kết luận: « Chúng tôi sẽ làm cái gì có thể làm được. Nhưng hẳn nhiên là không ai có thể thay thế dân tộc Pháp để phục vụ nước Pháp.»

        Câu chuyện chấm dứt. Cuộc hội đàm diễn ra trong văn phòng cửa Roosevelt, gần bàn giấy của ông bày kín những đồ vật kỳ dị: vật kỷ niệm, phù hiệu, linh vật giữ làm khước. Khi tôi ra về, Tổng Thống tiễn chân tôi vài bước, ông ngồi trên ghế có bánh xe để cho người đẩy. Ngoài hành lang một cái cửa mở ra: «Hồ tắm của tôi đây. Tôi bơi lội ở đây.» Ông nói với tôi như vậy, như thách đố cả tàn tật của ông. Trước khi rời khỏi Hoa Thịnh Đốn tôi trao cho ông một chiếc tầu ngầm nhỏ để bày chơi, máy móc tinh vi, do thợ máy xưởng đóng tầu Bizerte chế tạo. Ông cảm ơn tôi bằng một câu ngọt ngào và gửi tặng tôi bức hình ghi mẩy chữ: « Tặng tướng de Gaulle, bạn tôi! »

        Tuy nhiên, tám ngày sau, một người vô danh gửi cho tôi bản phóng ảnh một bức thư của Roosevelt gửi cho quốc hội, ông Joseph Clark Baldwin. Tổng Thống nói xa xôi, không biết đến một cuộc mua bản mờ ám nào của người Mỹ liên hệ đến một công ty Pháp, tức « Compagnie générale transatlantique », họ báo động công ty này phải coi chừng đừng để tôi hay biết, vì nếu tôi biết chuyện thì tôi có thể thanh toán viên giám đốc công ty. Trong bức thư ấy Roosevelt còn đưa ra lời xét định cá nhân tôi và những cuộc hội đàm với tôi: « De Gaulle đã cùng tôi xem xét đại thể các vấn đề thời sự. Nhưng chúng tôi cũng bàn định sâu xa về tương lai nước Pháp, thuộc địa Pháp và hòa bình thế giới. v.v. Còn như các vấn đề tương lai thì hình như có thể «thương lượng » được với ông ta, khi nước Pháp được đãi ngộ trên căn bản bang giao quốc tế. Ông ta rất nhạy cảm đổi với danh dự của nước Pháp. Nhưng tôi cho rằng bản chất của ông ta là ích kỷ.» Sau này tôi không thể biết được, khi tôi thảo luận những vấn đề của nước Pháp, Roosevelt cho rằng tôi ích kỷ cho nước Pháp hay ích kỷ cho ông.

        Ngày mùng 10 tháng bảy, lướt nhanh qua Nữu Ước. Người ta không muốn đem lại cơ hội cho những cuộc biểu tình của dân chúng, chỉ còn cách ngày bầu cử tổng thống có ba tháng, những cuộc biểu tình ấy có thể được hiểu là chống đối chính sách của Tổng Thống kể từ trước đến nay bởi vậy cho nên người ta xếp đặt trước giới hạn những cuộc tiếp xúc của tôi với dân chúng. Nhất là bấy giờ Dewey thống đốc bang Nữu Ước ra ứng cử với tư cách đối lập của Roosevelt. Tuy nhiên, tỉnh trưởng Fiorello La Guardia rất thân hữu với tôi, tiếp đón tôi rất long trọng ở tòa thị sảnh quy tụ một sổ người đông đảo. Sau đấy, ông đưa tôi đi thăm khắp nơi. Tôi đến đặt vòng Croix de Lorraine dưới chân tượng La Fayette. Tôi đến «Rockfeller Center» thăm tòa tổng lãnh sự của chúng ta do ông Guẻrin de Beaumont điều khiển. Tôi đến trụ sở «France for ever», một hội ái hữu quy tụ nhiều người Pháp và Mỹ đã nâng đỡ chúng tôi trong cuộc chiến, ông Henry Torres bày tỏ cảm tình của mọi người với tôi. Kiều dân Pháp ở Nữu Ước, thêm một số người đại diện các nơi khác, hội họp ở Waldorf-Astoria. Tôi đến thăm họ. Trong sẽ những người Pháp có mặt tại đây, nhiều người vẫn giữ thái độ dè dặt đối với tướng de Gaulle cho tới ngày nay. Một vài người lên tiếng chỉ trích, có khi xỉ vả nữa. Nhưng cuộc đón tiếp cực kỳ nồng hậu tối hôm ấy không cho thấy một ý kiến bất đồng nào. Đây là bằng chứng rằng, trong cuộc tranh luận lớn lao về nước Pháp, hẳn là chúng tôi sẽ thắng cuộc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:22:43 am

        Tại Canada, người ta cũng hy vọng như thế, tất cả đều như sửa soạn để đem lại bằng chứng. Trước hết, khi tôi đến thăm tỉnh Quebec, tôi cảm thấy như bì chìm trong đợt sóng tự hào của người Pháp, rồi sau lại như bị chìm trong một niềm đau đớn khôn nguôi, cả hai đợt sóng như từ quá khứ xa xôi Lịch sử trào lên. Sau đấy chúng tôi đến Ottawa cùng với tổng đại sứ Vanier. Ông Mackenzie King, Thủ Tướng Gia Nã Đại, có mặt tại phi cảng. Tôi rất vui vẻ được tái ngộ với một nhân vật đứng đắn và hùng dũng trong vẻ giản dị, vị nguyên thủ quốc gia ngay từ lúc đầu đã đem hết uy quyền và kinh nghiệm ra phục vụ tự do. Gia Nã Đại đã theo gương ông ; cử chỉ ấy đáng khen khi dân tộc Gia gồm hai khối dân tộc sống chung với nhau nhưng không đồng hóa với nhau ; nhưng cuộc tranh chấp đã xa rồi, bây giờ không có quyền lợi nào trực tiếp xung đột nhau.

        Dưới sự khích lệ của chính phủ, bây giờ nước này đã nỗ lực thực hiện một lực lượng chiến đấu hùng hậu. Gia Nã Đại đưa ra mặt trận một quân số lớn lao có giá trị quân sự cao: những đơn vị lớn, những đoàn thủy thủ gia nhập Thủy Quân Hoàng Gia, những phi đội cung cấp cho Không Quân Hoàng Gia. Các xưởng vũ khí sản xuất một số quan trọng quân dụng của đồng minh, cả các xưởng máy và phòng thí nghiệm Gia Nã Đại cũng tham gia vào việc tìm tòi và thí nghiệm từ đó đã xuất hiện những trái bom nguyên tử thứ nhất. Theo nguồn tin bí mật thì người ta cho biết rằng những bác học gia Pháp như Pierre Auger, Jules Guẻron, Bertrand Goldschmidt đã được tôi cho phép tham dự vào các nhóm chuyên gia của đồng minh theo đuổi công việc cỏ vẻ thần bi này, họ đã đi gần tới đích. So sánh với những việc xảy ra trong cuộc đại chiến thứ nhất, thì lần này sự cố gắng của Gia Nã Đại cỏ tầm mức quan trọng quốc gia. Do đó mà chính phủ cũng như nhân dân đều có tinh thân thăng tiến, các bộ trưởng, nghị sĩ, dân biểu công chức và công dân đều vui vẻ thỏa mãn. Thủ tướng Mackenzie King đã trình bày với tôi những điểm trên đây và người hợp tác chính với ông, Ô. Louis Saint-Laurent, cũng nhắc lại như vậy, họ nhấn mạnh đến ý định của Gia Nã Đại là cổ gắng trong phạm vi của minh giúp đỡ việc tái thiết nước Pháp.

        Trong thời gian ở đây, tôi là tân khách của bá tước Athlone, toàn quyền Gia Nã Đại và phu nhân, công chúa Alice, cô của vua George VI. Họ tiếp đãi tôi nồng hậu làm tôi ghi nhớ mãi về sau ; họ mời nhiều nhân vật lại giới thiệu với tôi. Thời giờ ngắn ngủn không đủ để thực hiện những cuộc hội đàm, những cuộc tiếp tân cần thiết, để dự những buổi lễ long trọng tại đài chiến sĩ trận vong Ottawa, để thăm các phi công Pháp tập dượt ở vùng này, để tố chức một cuộc hợp báo, để đọc một bài diễn văn trả lời bài diễn văn của Ô. Saint-Laurent, bài diễn văn này sẽ đọc trước vị toàn quyền, các bộ trưởng, các công chức cao cấp và ngoại giao đoàn — phải chăng ít ra mình cũng phải có một bài diễn văn như vậy? Tôi nói đến những gì phải làm cho nền hòa bình ngày mai, đến sự hợp tác quốc tế, nhất là của Tây Phương, tôi nhấn mạnh đến phần đóng góp của người Pháp, rồi tôi kết luận: « Nước Pháp chắc chắn rằng các dân tộc hiểu biết nước Pháp sẽ đứng cạnh nước Pháp và đồng ý với nước Pháp. Nói thế nghĩa là nói rằng trước hết nước Pháp sẽ nhận được sự cộng tác của Gia Nã Đại.»

        Ngày 12 tháng bảy, tôi đến Montreal và được mọi người tỏ lòng vui mừng một cách cảm động. Sau cuộc tiếp đón ở tòa thị sảnh, tôi đến nghiêng mình trước hai đài chiến sĩ trận vọng Gia Nã Đại và Pháp, tôi đứng nói chuyện với một đám công chúng đông đảo tại hoa viên Dominion và các đại lộ kế cận. Thị trưởng là ông Adhẻmar Raynault, lớn tiếng nói với đồng bào của ông : «Đồng bào hãy tỏ cho tướng de Gaulle biết rằng Montréal là một tỉnh Pháp thứ hai trên thế giới !» Không ai có thể có một ý niệm về tiếng hoan hô vang như sấm động từ đáy con tim trào lên cửa miệng mọi người. Đến chiều, phi cơ chở chúng tôi về, và ngày 13 tháng bảy thì chúng tôi đã có mặt ở Alger.

        Và về đến nơi để thấy bản văn một bản tuyên ngôn của chính phủ Hoa Kỳ ngày hôm trước: « Hoa Kỳ thừa nhận Ủy Hội  Giải Phóng Quốc Gia Pháp có đủ tư cách để đảm nhiệm nền hành chánh nước Pháp». Ngay sau đó chính phủ Hoa Kỳ khởi sự điều đình với các ông Hoppenot và Alphand một thỏa ước cộng tác hành chánh trên các vùng được giải phỏng. Về phía người Anh thì Eden và Viẻnot đã đi đến một bản văn thỏa ưởc khả quan. Đến đầu tháng tám, Alger, Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn đã đồng ý với nhau trên những điều khoản chung. Những điều ký kết giống hệt đề nghị của chúng tôi đưa ra một năm trước đây. Trong các văn kiện người ta dùng danh xưng chánh thức để chỉ chính phủ lâm thời Cộng Hòa Pháp. Người ta không còn thái độ lưng chừng, người ta chấp nhận rằng chỉ có chính phủ này điều hành công quyền, gửi các cơ quan liên lạc đến tiếp xúc với các lực lượng đồng minh; chỉ có chính phủ này phát hành tiền tệ ở Pháp và cung cấp nhu cầu vật dụng cho quân đội Mỹ và Anh trên đất Pháp đổi lẩy Anh kim và Mỹ kim.

        Đến bây giờ các đồng minh trong mặt trận lớn ở nước Pháp mới đồng ý với nhau ! Tôi mừng cho quân đội đồng minh, sát cánh với quân đội của chúng ta và được lực lượng quốc nội của chúng ta giúp sức, sẽ từ Normandie tiến vào Ba Lê và từ phía nam tiến lên theo lưu vực sông Rhône! Từ Bắc Hải đến Địa Trung Hải, từ Đại Tây Dương đến sông Rhin, nước Pháp sẽ đánh đuổi được quân thù; từ 150 năm nay, không một cơn giông tố nào, kể cả trận bão này, có thể xúc phạm chủ quyền và tước bỏ cây súng cuối cùng của nước Pháp. Chúng ta trả lại cho nước Pháp độc lập, Đế quốc và kiếm cung.

(Hết tập 1)


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:25:02 am
     
TẬP 2

HỒI KÝ CHIẾN -TRƯỜNG
1942 - 1944



        Lưỡi kiếm của nước Pháp thật là ngắn ngủn, giữa lúc đồng minh cuộc xung phong vào Âu Châu ! Trong lúc nghiêm trọng này, chưa bao giờ nước ta chịu thúc thủ vì chỉ có những lực lượng tương đối giới hạn như vậy. Những người chiến đấu cho cuộc giải phóng đều buồn rầu khi họ nhớ lại lực lượng của chúng ta ngày trước. Nhưng bù lại, cũng chưa bao giờ có một quân đội thiện chiến hơn ngày nay. Sự phục hưng này càng thêm giá trị vì chúng tôi đã đi từ một vực thẳm.

        Từ mười bốn thế kỷ nay, sức mạnh quân sự vẫn là bản chất thứ hai của nước Pháp. Nước Pháp đã nhiều lần coi nhẹ việc phòng thủ, không trọng đãi quân nhân, đã thua trận, nhưng đối với tôi thì lúc nào cũng có thể đánh những trận lớn. Những thăng trầm của thời đại hiện kim không làm cho nước Pháp mất ưu thế ấy. Sau sự nghiệp anh hùng của Nã-Phá-Luân, sau cuộc thảm bại 1870, chúng ta vẫn giữ được khí phách và phương tiện của một dân tộc mạnh. Chúng ta là dân tộc dẫn đầu trong cuộc chiến thắng năm 1918, chúng ta đã dẫn đầu những dân tộc khác. Quân đội của chúng ta đứng đầu các quân đội thế giới, hạm đội của chúng ta là một trong những hạm đội hùng mạnh nhất, không quân của chúng ta đứng hàng đầu, tướng lãnh của chúng ta lỗi lạc hơn cả, đó cũng là một điều tự nhiên phải có để đối với một dân tộc như dân tộc ta.

        Bởi thế cho nên sự sụp đổ năm 1940 và sự thoái bộ theo kiểu đó, nhiều người cho là quá ư tồi tệ và không thể cứu vãn được. Bất thần người Pháp mất cả ý thức về khả năng của mình, thế giới không còn giữ quan niệm về chúng ta như đã biểu lộ qua những giòng lịch sử. Nước Pháp không còn cơ may để phục hồi danh dự đối với chính mình và đối với nước ngoài nếu nước Pháp không tăng cường binh bị. Nhưng không có cách nào giúp nước Pháp phục hồi thống nhứt và uy tín mạnh mẽ bằng cách tin tưởng ở khả năng chiến đấu của mình. Quả vậy, người ngoài phải ngạc nhiên rằng, tuy chánh quốc suy sụp và đế quốc mới phục hồi, nhưng nước Pháp đã thành lập được một đạo quân chiến đấu khá anh dũng. Sau vụ thảm bại ở Sedan, Dunkerque, vụ đầu hàng ở Rethondes và Turin, sự chấp nhận thua trận và nô lệ của chính phủ Vichy, quả là nước Pháp đã phục hồi, khi lực lượng Pháp góp phần quan trọng và đắc lực vào cuộc chiến thắng, giữa lúc quân thù chiếm trọn lãnh thổ Pháp, hai triệu người Pháp bị cầm tù và chính phủ hợp pháp vẫn trừng phạt chiến sĩ giải phóng.

        Tại Phi Châu, số người động viên được, có đủ để thành lập một đạo quân đưa ra mặt trận. Tuy nhiên, con số chỉ hạn hẹp. Tuy rằng có thể một lính người bản xứ ở Algérie, Maroc, Tunisie, Phi Châu đen, Madagascar, nhưng chỉ có thể huấn luyện được một số ít quân nhân tại ngũ và trừ bị làm sĩ quan và chuyên viên. Phần chính yếu, chỉ có người Pháp chính thống cung cấp được sĩ quan và chuyên viên cần thiết để thành lập những đơn vị kim thời. Số dân nguồn gốc Pháp chỉ có 1.200.000. Nếu gọi nhập ngũ tất cả các hạng tuổi, kể từ hạng 1918, thì có thể đạt được con số 116.000, con số này đã khá cao rồi, vì chính phủ, hoạt động kinh tế và trật tự công cộng đã thu hút một phần lớn những người có khả năng. Mặt khác, nhiều binh sĩ đã bị quân Đức giam cầm từ năm 1940. Đành là «Pháp tự do» cung cấp được 15.000 thanh niên Pháp, đảo Corse cung cấp được 13.000, 12.000 thanh niên vượt biên giới sang I Pha nho, 6.000 đàn bà và thiếu nữ phục vụ trong các cơ quan, đành là người được động viên sẵn sàng nhập ngũ, nhưng dầu sao, cũng vẫn không đủ tài nguyên để tuyển mộ và huấn luyện sĩ quan và chuyên viên.

        Cần phải biết thêm rằng người Mỹ cung cấp khí giới và trang bị cho chúng ta, họ đặt điều kiện chúng ta phải chấp nhận quy luật tổ chức của họ. Theo hệ thống tổ chức Mỹ, thì trong số quân hiện dịch, họ cấp một số người lớn cho các dịch vụ và 
dự bị một số đông người để bổ xung sự tổn thất. Theo ý họ, thì các đơn vị chiến đấu phải được hỗ trợ bằng những hậu cứ trang bị thật dồi dào. Họ chỉ bằng lòng cấp vũ khí cho các sư đoàn Pháp khi biết chắc rằng các cơ quan vận tống cho các sư đoàn gồm một số người đông đảo và có khả năng. Trái lại, các bộ đội Phi Châu của chúng ta đã quen sống đơn giản, tự cho là xa phí khi sử dụng một số người đông đảo phục vụ các doanh trại, kho, đoàn tiếp vận và cơ xưởng. Bởi thế cho nên đã xảy ra những sự xích mích có khi gay go giữa bộ tham mưu của chúng ta và đồng minh, mặt khác, người Pháp cũng đau lòng vì phải giải tản những chi đoàn hùng tràng của mình để xáp nhập vào làm các lực lượng phụ thuộc.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:25:25 am

        Tướng Giraud là người thứ nhứt không chịu đựng nổi tình trạng ấy. Tại hội nghị Anfa ông đã nghe Roosevelt hứa trang bị hết các bộ đội của chúng ta thành lập được, ông hy vọng rằng có thể trang bị được 14 sư đoàn Pháp, miễn là chỉ dự định một số ít quân SỐ bảo trì và thay thế. Ông ta phải buồn rầu và phẫn nộ khi thấy các thanh tra ngoại quốc đến hạch sách đòi phải có số quân hậu cứ đày đủ. Hậu quả là phải giảm bớt số sư đoàn thành lập trước khi nhận được vật liệu viện trợ. Vả chăng chúng ta còn phải để lại lãnh thổ Phi châu của chúng ta một lực lượng tối thiều làm lực lượng chủ quyền. Sau hết, chúng ta phải dự trữ sẵn hai lữ đoàn để đưa sang Đông Dương ngay khi có cơ hội. Những lực lượng ấy được trang bị bằng vũ khí nước Pháp không cần phải theo chỉ tiêu của người Mỹ. Nhưng cũng cần phải có một số sĩ quan chỉ huy, thành thử chúng ta phải giảm sổ quân đưa ra mặt trận.

        Đối với tôi, tôi cũng khó chịu vì người Mỹ đòi hỏi phải chấp nhận sơ đồ tổ chức của họ mới được vay mượn vật liệu, nhưng tôi đồng ý rằng trận chiến Âu Châu ngày mai bắt buộc phải có một tổ chức dịch vụ rộng lớn. Ngoài ra, trong việc giao vũ khí, tôi muốn chấm dứt ngay những trục trặc làm chậm trễ việc gửi quân ra ngoài mặt trận. Tôi trở thành người duy nhất cầm đầu chính phủ, tôi có quyền để giải quyết vấn đề này. Sau khi duyệt xét quân số hiện dịch, những dữ kiện tổ chức không thể tiết giảm được, những điều kiện cung cấp vũ khí và trang bị, tôi ký sắc lệnh ngày mùng 7 tháng giêng 1944 ấn định toàn thể lực lượng bộ binh dự cuộc chiến ở đất Pháp : 1 bộ tổng chỉ huy, 3 bộ chỉ huy quân đoàn, 6 sư đoàn pháo binh, 4 sư đoàn thiết giáp, các dịch vụ và quân thay thế cần thiết. Thêm vào đó còn một sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn thiết giáp đã dự định nhưng chưa tổ chức xong. Nhưng đã có 3 đại đội người Maroc, 2 đại đội nhảy dù và một số biệt kích sẽ sát nhập vào các đại đơn vị của chúng tôi. Người ta không thể có một ý niệm về sự cố gắng của bộ tham mưu quân đội dưới quyền chỉ huy của tướng Leyer. Tuy thiếu thốn và dao động nhưng ông cũng thực hiện được một công cụ binh bị gương mẫu khiến cho nước Pháp có thể giải quân sang Ý, đưa ra mặt trận chánh quốc, sau hết, đưa sang Đức và Áo.

        Thủy quân của chúng ta cũng không kém hăng hái. Người ta đã chỉ chú trọng đến kỹ thuật và coi kỹ thuật như đời sống và hoài vọng của thủy quân, khiến cho thủy quân không hồi tỉnh được sau cuộc thử thách mới đây, nhưng bây giờ thủy quân đã được tổ chức lại và dự một phần tích cực vào cuộc thủy chiến. Đô đốc Lemonnier được bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng vào tháng bảy 1943, tuy ông có bề ngoài khiêm tốn khéo léo, nhưng ông đã tỏ ra người tao cao trí cả trong việc tái tổ chức  thủy quân. Ngày 14 tháng 10-1943, kế hoạch võ trang của Lemonnier đề nghị được Ủy Ban Quốc phòng chấp thuận. Kế hoạch này trù tính đến mùa xuân năm tới, hạm đội của chúng ta có thể  cung cấp cho chiến trường: 2 thiết giáp hạm : Richelieu và Lorraine; 9 tuần dương hạm : Gloưe, Georges Leygues, Montcalm, Emile, Bertin, Jeanne d'Arc, Duguay Trouin, Duqucsne, Suffren, Tourville ; 4 tuần dương hạm : Fantasque, Malin, Terrible, Triumphant; 3 tuần dương hạm phụ : Caps des Palmes, Quercy, Barfleur ; 2 hàng không mẫu hạm: Béarn, Dixmude; 14 phỏng thủy lôi ; 18 tiềm thủy đỉnh ; 80 tàu nhỏ ; hộ tống, chở dầu, khu trục, trinh sát, vớt mìn.

        Kế hoạch này trù liệu sửa chửa và tối tân hóa khi giới của phần lớn số tàu đã bị xưởng thủy quân phá hủy phân nửa, số tàu ở Casablanca khả năng rất giới hạn, số tàu ở Dakar mới khởi đóng chưa thể dùng được nhưng các căn cứ ở Brooklyn và Bermudes của đồng minh nhận hoàn tất việc trang bị. Như vậy, chương trình đã được thực thi. Thèm vào số tàu trên đây còn có : hai phóng thủy lôi Tigre và Trombe trước đây bị người Ý tịch thâu và chúng ta đã thâu hồi : một trong những tiềm thủy đỉnh của họ: chiếc Bronzo, giờ lấy tên mới là Narval; 4 chiến hạm hạng nhì của người Anh để lại, 6 phóng thủy lôi hộ tống của người Mỹ viện trợ, chiếc thử nhất, tên Sénégalais do chính tay Roosevelt long trọng trao cho thủy quân của chúng ta. Mặt khác, 6 tiểu hạm đội thủy phi cơ được võ trang lại, nhờ thế không thủy lực Pháp lại cất cánh bay trên trời Đại Tây Dương. Sau hết, hai chi đoàn thiết giáp pháo binh, một đại đội trọng pháo, nhiều bộ đội tập kích sẽ theo thủy quân tham dự trận đánh lục địa, 22 ổ dại bác bờ biển và 7 căn cứ phòng không sẽ tham dự việc phòng thủ hải cảng Phi Châu và đảo Corse.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:25:54 am

        Ba mươi phi đội, đó là lực lượng không quân mà chúng ta sẽ thành lập và mùa xuân 1944 theo kế hoạch của tướng Bouscat đề nghị và được chấp thuận ngày 22 tháng mười 1943 bởi Ủy Ban Quốc Phòng; 7 phi đội trong số có 4 phi cơ khu trục và 3 phi cơ oanh tạc, đặt căn cứ tại Anh : 21 phi đội, trong số có 8 phi cơ khu trục, 4 oanh tạc cơ, 6 phi cơ không phòng bờ biển và lãnh thổ, 1 trinh sát, 2 vận tải hoạt động ở Địa Trung Hải, 2 phi đội khu trục hoạt động bên Nga. Ngoài thực tế thì sau cuộc chiến chống lại đồng minh, không còn có phi cơ Pháp ở Algérie, Maroc, Tunisie, trước đây đồng minh là địch, nhưng bây giờ họ nhận cung cấp rộng rãi cho Bắc Phi các phi cơ trong không đội của chúng ta. Người Anh và người Nga trang bị các không đội Bắc Phi. Bouscat chỉ huy không quân Pháp một cách có phương pháp và uy tín tuy rằng phải hấp tấp sử dụng những loại phi cơ mới, không quân phải bất thần xáp nhập toàn bộ không lực đồng minh, cần phải tập quen ngay thể thức và thủ tục; nhưng không quân Pháp hăng hái để chiến đấu hơn bao giờ.

        Tổng cộng, tôi thành lập được một chiến đấu đoàn gồm 230.000 người, một lực lượng chủ quyền gồm 150.000 người, một hạm đội 320 000 tấn với 50.000 thủy binh; 1.200.000 tấn tàu chồ hàng và thương thuyền lớn, hai phần ba trang bị Pháp, một không lực 500 phi cơ chiến đấu với nhân số 30.000 người. Một phần lớn lực lượng do đồng minh cung cấp dưới hình thức vay thuê, theo thỏa ước ký kết, chúng ta bù lại họ bằng cách cung cấp những dịch vụ : hải cảng, chuyên chở, giao thông, truyền thông, thiết trí, nhân công vv... về phương diện tinh thần, quân đội của chúng ta thấy lại được lẽ sống trong sự vui mừng khôn tả, họ trút bỏ được những ảm ảnh và trù yểm đã làm tê liệt và lầm lạc một số đông người. Bộ đội và thủy thủ của chúng ta hăng hái tiếp nhận vũ khí và quân dụng tối tân, vui mừng khi nhận được lệnh lên đường của các đơn vị ra ngoài mặt trận. Trong thời gian ấy, tôi đã đi thanh sát từng chi đoàn, từng chiến hạm, từng tiêu phi đội. Nhìn vào mắt người nào tôi cũng thấy ánh lên sự hãnh diện binh nghiệp. Giòng máu chinh phu của người Pháp vẫn sống động !

        Về phía những người chiến đấu ở bưng biền họ cũng chửng tỏ điều đó. Cho đến cuối năm 1944 họ chỉ có một quân số ít ỏi và hiếm hoi. Nhưng từ đấy trở đi họ đã thêm nhiều hy vọng, đồng thời số người muốn chiến đấu cũng gia tăng. Ngoài ra, việc cưỡng bách lao công, mỗi tháng tuyên mộ 500.000 thanh niên, phần nhiều là thợ thuyền, đưa sang Đức, việc giải tản «quân đội đình chiến», những biện pháp ấy đã xô đẩy nhiều người không chịu nghe theo phải chọn con đường chiến đấu bí mật. Chiến sĩ bưng biền họp lại từng nhỏm nhỏ hay lớn, mỗi ngày mỗi thêm nhiều, họ đánh những trận du kích, họ đóng một vai trò quan trọng tiêu mòn lực lượng dịch, và sau này, trong sự triển khai chiến trường trên đất Pháp.

        Điều kiện thành lập, sanh sống và chiến đấu của những đoàn quân tự động thành lập tất nhiên rất khác biệt nhau tùy môi trường hoạt động và vũ khí sử dụng. Trong dịp này người ta thấy những mô đất thiên nhiên ở Pháp trở lại quan trọng như thời xưa, khi người Celtes, Gaulois và Francs ở khắp nơi chiến đấu lẻ tẻ để bảo vệ nền độc lập và chống lại kẻ xâm lăng. Người Nhật Nhĩ Man, La-Mã và Sarrazins. Những miền Massif Central, Alpes, Pyrênẻes, Jura, Vosges, Ardennes, Bretagne nội địa, đều là những môi trường hoạt động tốt của các chiến sĩ bưng biền. Vả chăng, chính những nơi ấy các phi cơ đồng minh có địa điểm tốt hơn cả để thả dù xuống những nhân viên và « đặc phải viên». Những nơi xa bờ biển, đô thị lớn và trục lộ giao thông, quân địch ở thưa thớt, việc cảnh bị cũng sơ sài. Những ngọn núi già mưa nắng soi mòn và phủ kín rừng cây xử Auyergne, Limousin, cẻvennes, Lannemezan, những đồi cao phủ rừng và hiểm trở vùng Vosges, Juras, Langres, Morvan, những triền dốc vùng Ardennes Pháp và Bỉ. Những truông, rừng, hang hốc và hồ ao ở Ar-goat, đều là nơi trú ẩn của quân kháng chiến trong những ngày chờ đợi lâu dài, họ dùng làm căn cứ để phục kích, làm chỗ rút lui sau khi đụng độ. Nào ai còn có thể nói đến « nước Pháp ngọt»?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:26:13 am

        Người ta hợp lại từng toán vài chục đồng chí. Thường thường đây là số nhiều nhất có thể tập trung lại một điểm, vì nơi ẩn nấp hẹp và tiếp tế khó khăn. Phải dùng đến nhiều đường liêu lạc có khi từ nơi rất xa và giữ thật chu đáo mới thành công được. Khi đã nhập đoàn thể không nghĩ đến ngày về. Người ta nấp trong những hầm núp đào dưới đất, những hang, hố, nhiều khi trong một cái lều, các trại bỏ hoang. Người ta phải chịu đựng cơ cực, rét mướt, mưa gió, nhất là lo sợ. Chiến sĩ bưng biền phải luôn luôn trong tình trạng báo động, sẵn sàng để chuồn đi nơi khác, họ được báo trước nhờ một hê thống đồng minh hoạt động từ các thị trấn, các đồn bót, có thể là các phòng giấy cơ quan công quyền. Những hệ thống này cho họ biết cơ hội hành động và báo trước những sự nguy hiểm. Các nông trại và các làng lân cận tiếp tế lương thực cho những toán quân nhỏ bẻ ấy. Con nít, con gái, bô lão thỉ dùng làm liên lạc viên, đỡ lo bại lộ. Dân quân Pháp giúp đỡ những thanh niên can đảm ấy trong yên lặng và hung bạo. Địch báo thù bằng cách xử bắn dân chúng, những người họ nghi là đồng lòa, họ đưa bộ lão đi đày, họ đốt nhà từng xóm trọn.

        Phục kích một đoàn xe Đức đi qua đường gần đấy, bẻ đường ray một chuyển xe hỏa chở nhân viên hay vật liệu của địch, đánh úp một toán tuần tiễu hay một đồn canh gác lơ là, phá hủy xe để trong kho, ét xăng, khí giới, đạn được, quân du kích dùng những trận đánh nhỏ ấy cho đến ngày đồng minh đồ bộ mở ra cho họ một môi trường hoạt động rộng rãi hơn. Khi đã quyết định làm việc gì họ phải sửa soạn thật chu đáo và họ có ít người và ít khí giời, họ phải ra tay ngay vì phải đánh bất ngờ mới thành công. Làm xong phải thu thoát ngay vì địch sẽ đưa quân đến ngay chặn đường và lục soát quanh vùng. Khi đã thụt xuống dưới đất, đội quyn bưng biền tính sổ cuộc đánh úp giữa lúc còn nghẹt thở. Vẻ đắc thắng hiện rõ trên mặt khi họ thấy lính Đức ngã gục, xe bốc cháy, toa xe lửa lộn nhào, khi họ thấy một toán quân Đức thua chạy, khi họ cướp được súng của Đức thua chạy! Nhưng cũng nhiều khi địch tiến vào được mật khu ! Bấy giờ cuộc đụng độ thật là ác liệt. Nếu núng thế thì những người không thoát ra được sẽ bị giết chết ngay tại chỗ hay sau khi xét xử qua loa cho có hình thức rồi đua ra bắn bỏ trên bờ ruộng. Mặc dù họ chết đứng một cách ngay ngắn hay ngã gục vì vết thương, họ cũng hô to : « nước Pháp muôn năm ! », họ trừng mắt nhìn thẳng vào người Đức bồng súng bắn họ. Sau này, một tấm bia dựng lên tại chỗ sẽ nhắc nhở cho người đời biết rằng nơi đây là mồ chôn một chiến sĩ anh hùng. Hình Croix de Lorrain khắc trên đá sẽ cho biết tại sao họ chết và chết thế nào.

        Nhưng phần lớn đất đai trong nước không thuận lợi cho đời sống bưng biền. Những người không đầu hàng sẽ chia ra từng toán nhỏ hay sống mỗi người một nơi. Kháng chiến sẽ cung cấp cho họ giấy tờ giả mạo vì kháng chiến có nội ứng làm trong các bộ, các tòa hành chánh, các sở cảnh sát, họ sẽ nhập bọn với tiêu phu, thợ đá, sửa đường, họ ngủ trong những nông trại hẻo lánh hay trộn lẫn vào số dân cư đông đúc các thành phố lớn. Nhiều khi các xưởng kỹ nghệ, các công trường, các phòng giấy tìm cho họ chỗ ẩn núp để chờ đợi một chuyến tập kích, sau đó họ trốn biệt. Những phần tử du kích ở tản mác này chỉ thực hiện những công tác nhỗ. Nhưng bù lại họ thực hiện rất nhiều. Những người Đức đi một minh bị hạ, những trái lựu đạn nổ tung dưới gót kẻ chiếm đỏng, những gói chất nổ làm hư hại xe cộ. Trong vùng ven đô, miền bắc Lyon v.v..., sự phá hoại nhỏ xảy ra một cách thường xuyên. Thậm chí chúng ta phải tổ chức một cơ quan bảo vệ để cứu vãn một số thiết-trí cần thiết cho quân đội sau này.

        Tất nhiên, không thể nào biết đúng số những phấn tử này vì họ không có danh sách, không có sổ sách gì cả. Từ khi thành lập đạo binh bí mật vào đầu năm 1943, chúng tôi ước lượng tổng số độ 40.000 người, không kể 30.000 đàn ông và đàn bà tham dự 60 hệ thống bí mật của chúng ta. Một năm sau, ít nhất có 100.000 chiến sĩ bưng biền ở các vùng thôn dã. Ngay từ lúc khởi sự trận đánh ở Pháp, con số vượt quả 200.000. Ngoài thực tế thì số quân trong nước tùy thuộc trực tiếp số vũ khí cung cấp cho họ. Bất thần một nhóm nhận được đầy đủ vũ khí cần thiết thì số người tình nguyện kẻo đến đông đảo. Ngược lại, một trưởng toán không có vũ khí phải từ chối không nhận số người tham gia. Xem như vậy thì người ta thấy vấn đề cung cấp vũ khí cho quân kháng chiến là một trong những bận tâm hàng đầu của chính phủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:26:53 am

        Ngay tại nước Pháp cũng khó tìm ra vũ khí. Đành rằng một số đơn vị quân đội đã chôn giấu từ năm 1940, nhưng hầu hết các hầm chôn đều bị kẻ thù khám phá hay được Vichy trao cho họ, các chiến sĩ chỉ có một số ít khí giới Pháp. Chúng tôi  có thể đưa đến cho họ từ Bắc Phi, nhưng số vũ khí ở Bắc Phi cũng hiếm hoi, còn các căn cứ không quân của chúng ta thì ở xa nước Pháp. Còn như số vũ khí chiếm được của người Đức thì số lượng chỉ đáng kể từ khi có những cuộc đụng độ lớn vào mùa hạ 1944.

        Như vậy thì cũng lại đồng minh nắm hết phương tiện chiến đấu. Mặc dầu chúng tôi luôn luôn can thiệp mạnh mẽ họ cũng đợi biết rõ ngọn nguồn mới chịu gửi phi cơ đặc biệt sang Pháp thả xuống súng trường, tiểu liên, súng lục, lựu đạn, đại liên và súng cối. Vả chăng, mặc dầu hết sức cẩn thận, phân nửa vật liệu thả dù xuống vẫn rơi vào tay địch. Nhưng chẳng bao lâu mật vụ Mỹ và Anh ý thức được tầm quan trọng của kháng chiến Pháp, bộ chỉ huy đồng minh ước lượng được hiệu lực của hình thức chiến tranh này, một hình thức mới đối với bộ tham mưu chỉ biết có những trận đánh quy mô. Cho đến lúc cuối cùng, số vũ khí cung cấp cũng quả ít ỏi so với số họ đòi hỏi trong vô vọng. Tổng cộng, có đến hơn nửa triệu vũ khí cá nhân và 4.000 vũ khí tập thể gửi cho các lực lượng bí mật, các đồng minh cung cấp 4 phần trăm.

        Các bưng biền, các hệ thống bí mật, các phong trào nâng đỡ họ, các hoạt động tuyên truyền yểm trợ họ, đều cần ít nhiều phí. Chính phủ cố gắng gửi đến thứ tiền tệ tiêu xài được không đến nỗi bại lộ. Trước hết chúng tôi dùng hết khối lượng giấy bạc của ngân hàng Pháp ở Anh, Phi Châu và Antilles. Sau dùng đến những «phiếu giải phóng» do chính phủ phát hành ở Alger, được đại lý ở Ba-Lê bảo lãnh và đổi ra tiền tại các cơ quan tín dụng hay tư gia. Giữa lúc khủng hoảng lên cao độ, các lãnh tụ địa phương dùng đến biện pháp tịch thu tiền bạc để đối phó với các nhu cầu cần thiết, rút cục, trách nhiệm sẽ về phần chính phủ. Tổng cộng có đến hơn 10 tỷ quan đã được chính thức cấp phát cho kháng chiến, bây giờ số tiền ấy tường đương với 100 tỷ. Tuy rằng đã có nhiều sự lạm dựng, nhưng những sự chi tiêu cũng hợp lý đến ba phần tư, theo bản phúc trình của Thẩm Kế viện.

        Ai là trưởng toán những nhóm người ấy ? Hầu hết là những người tự xưng là thủ lãnh, mọi người thừa nhận họ vì ảnh hưởng và khả năng của họ. Phần nhiều họ xứng đáng với lòng tin cẩn tối thiểu của quần chúng. Một vài người ngoại lệ phạm vào những hành động bỉ ổi. Nếu người ta nghĩ đến điều kiện họ đứng ra tổ chức và cầm đầu những toán kháng chiến giữa lúc tướng sĩ từng loạt khước từ chế độ Vichy, thì ắt là người ta phải cho rằng những lãnh tụ ngẫu hứng và lẻ loi điều khiển một công việc ghê gớm, đều là những người tận tâm phục vụ tổ quốc. Vả chăng khi địch đã chiếm trọn vùng tự do, và giải tán quân đội đình chiến, khi người ta không còn cảm tình và người ta vứt bỏ những ràng buộc pháp lý với thống chế, thì nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan trong quân đội chánh quy cũng kéo ra bưng biền theo lời kêu gọi của phong trào O.R.A, lãnh tụ là tướng Revers.

        Nếu các lực lượng bí mật còn tự động hoạt động từng toán riêng rẽ theo ngẫu hứng thì không thể nói đến việc đặt họ vào kỷ luật, bắt họ chấp nhận một cấp bậc nào, cũng như không thể ra lệnh từ Alger hay Luân Đôn giao phó cho họ một công tác nhất định ở nơi nào. Nhưng để cho họ hoạt động tự do không có lệnh của trung ương chỉ huy thì họ cũng gây ra nhiều tai họa nghiêm trọng. Họ có thể hùa theo các «công ty lớn»1 gây tao loạn hay để cho cộng sản chi phối. Quả vậy, phe cộng sản đã nắm được những nhóm Francs - Tireurs và Partisans chiếm gần một phần ba bưng biền. Nếu de Gaulle không thu phục được hết các hội, đoàn và nhóm, thì những nhóm ấy sẽ trở thành một lực lượng tay sai cho kẻ muốn cướp chánh quyền chứ không phục vụ chánh quyền. Ngoài ra, những yếu tố khác không biết xáp nhập vào đâu sẽ bị nhóm ấy thu hút, vả chăng, bây giờ là thời kỳ cộng sản cố gắng đoạt lấy Hội Đồng quốc gia kháng chiến, đưa hội đồng đến các thế hành động như một chánh phủ quốc nội đối với Alger, họ chụp mũ « ủy ban hành động » cho tất cả các nhỏm bí mật trong đó họ giữ vai trò chủ lực.

------------------
        1. Có lẽ De Gaulle muốn nói đến mống đồng minh lớn muốn xâu xé nước Pháp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:27:13 am

        Bởi thế cho nên chúng tôi thành lập tại Pháp một hệ thống không có ý cưỡng ép sáng kiến và phối trí của các nhóm bưng biền, nhưng đặt họ dưới quyền chỉ huy Pháp và cho họ thấy cố sự chỉ huy ấy. Trong mỗi khu hành chánh và trong một vài quận, hành chánh đặt một « đại lý quân sự » do tôi chỉ định, ông này giữ liên lạc với các nhóm vũ trang trong vùng phối hợp hoạt động của họ và móc nối họ với trung ương bằng vô tuyến điện, trao chỉ thị cho họ và nhận đơn xin của họ, điều động những chuyến phi cơ thả khí giới xuống bưng biền. Chúng tôi cũng cử người đi thanh tra : Michel Brault thanh tra toàn quốc, Georges Rebattet khu nam, André Brozen - Fayerceau khu bắc. Sau khi định bắt giam tướng Delestraint chỉ huy phó của ông, tướng Desmazes, phụ tổ của ông, đại tá Gastaldo, đạo quân bí mật đã có vị tham mưu trưởng mới là đại tá Dejussieu, Ngoài ra tôi còn chí định một « đại úy quân sự toàn quốc», nghĩa là một sĩ quan tham mưu đại diện quyền chỉ huy của chính phủ đối với tất cả các lực lượng kháng chiến bưng biền, hệ thống mật, toán phá hoại; đại diện này cũng thay mặt chính phủ bên cạnh Hội đồng Quốc gia Kháng chiến. Louis, Mangin, đại tá Ely, Maurice Bourgès- Maunourv, Jacques Chaban-Delmas, ba người kế tiếp nhau giữ nhiệm vụ ấy một nhiệm vụ đòi hỏi mềm dẻo và cương quyết và họ đã tỏ ra xứng đáng với chức vụ.

        Dần dần, trong những khu vực thuận tiện, các lực lượng quốc nội mỗi ngày mỗi gia tăng, địch cho thấy nhiều dấu hiệu tan rã, chúng ta có thể thực hiện những hoạt động toàn bộ, bấy giờ sẽ xuất hiện những lãnh tụ, sĩ quan có huấn luyện hay không, nắm quyền chỉ huy toàn thể hay từng phần chiến si bưng biền trong khu vực. Chúng ta đã có thiếu tá Valetle d‘Ozia tại Hautc- Sayoie, đại tá Romans-Petit ở Ain, tướng Audlbert ở Bretagne, các đại tá Guillaudot ở Ile-et-Vilaine, Morice ở Morbíhan, Garcỉe, Guẻdin, Guingouin ở Auyernge và Limousin, Andrẻ Malraux ở Cor- rèze, Lot, Dordogne, Rayanel ở Haute-Garonne, Pommiès ò Pyrlnées, Adeline ở Gươnde, Grand- val ở Lorraine, Chevance-Bertẹn ở Provence, Rol và Marguerittes ở Ba-Lê, Chomel ở Tourraine, Bertrand ở Berri, v.v...

        Nhưng, ngay từ ngày đổ bộ, đã phải có cách làm cho các yếu tố tản mác ấy tham dự vào cuộc hành quân của đồng minh, bộ chỉ huy quân sự chỉ định cho họ những mục tiêu nhất định, đem lại phương tiện cho họ hoạt động đúng cách. Còn như những cuộc phá hoại để làm tê liệt hoạt động của địch thì chúng tôi đã liên lạc từ lâu với những chuyên viên có thẩm quyền trong mọi lãnh vực để phá hoại những kế hoạch toàn bộ. Đây là trường hợp các kế hoạch sau đây : «kế hoạch xanh» áp dụng cho các đường ray xe hỏa do các lãnh tụ «kháng chiến sắt» đề nghị ; «Kế hoạch tím» với sự đóng góp của bưu điện kháng chiến, thí dụ Debeau- marché, thực hiện sư truyền tin bằng điện tín và điện thoại, nhất là việc đặt dây cáp ngầm ; « Kế hoạch rùa », trưởng toán là Rondenay, trù định việc cắt đường lộ ở những điểm thích hợp, « Kế hoạch lam » trù định việc vô hiệu hóa những trung tâm điện lực. Nhưng mặt khác, cũng phải làm cách nào để đến lúc hữu sự, hoạt động địa phương của các nhóm bí mật trở thành nỗ lực của quốc gia và có đủ tỉnh cách vững chắc để trở thành một yếu tố chiến lược đồng minh. Sau hết, phải đưa các chiến sĩ từ trong bóng tối ra xáp nhập vào các lực lượng khác để trở thành một quân đội Pháp duy nhất.

        Bởi vậy cho nên tháng ba 1944, tôi thành lập « Lực lượng Pháp quốc nội» bao trùm toàn thể các toán bí mật, tùy theo tình thế thuận tiện các toán phải tự tổ chức thành đơn vị quân sự đúng luật : toán, liên đội, đại đội, chi đoàn. Các sĩ quan chí huy sẽ tạm thời mang cấp bậc tương đương với số quân dưới quyền. Hẳn là những biện pháp này sẽ gây ra tình trạng nhiều lon gắn trên mũ nồi và tay áo quả là quá đáng. Sau này các ủy ban tới định đẳng cấp sẽ xếp đặt lại. Nhưng tôi nghĩ rằng đặt các toán bí mật vào quy luật, chung cục sẽ phục vụ nên thống nhất quốc gia. Đến tháng tư tôi bổ nhiệm tướng Koenig chỉ huy trưởng lực lượng quốc nội và gởi ông sang Anh làm việc bên tướng Eisenhower. Đây là vị trí tốt hơn cả để điều động kháng chiến và liên kết với chiến thuật chung, ông có đủ phương tiện để liên lạc với kháng chiến, để cung cấp cho họ vũ khí và yểm trợ. Ngoài ra, Koenig còn đặt dưới quyền chỉ huy của mình những phần tử ngoại kiều hoạt động cho đồng minh trên lãnh thổ của chúng ta dưới những tên : « Alliance » « Buck-Master », « War Office»


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:27:39 am

        Nước Pháp sẽ sử dụng cách nào những lực lượng mới tổ chức lại ? Về phương diện này, chính phủ  lưỡng đầu đã cản trở nhiều quyết định trong một thời gian. Nhưng tinh trạng ấy chỉ xảy ra trong thời kỳ tương đối ồn định sau trận Tunisie và trước trận Ý Đại Lợi. Vả chăng lúc ấy Giraud cũng có những cái nhìn toàn bộ như tôi. Đên mùa thu 1943 người ta đã thấy viễn ảnh một cuộc tấn công vào đại lục. Đồng thời tôi là người duy nhất lên cầm quyền. Giữa lúc phải hành động tôi xin thú thật rằng tôi rất lúng túng vì chỉ có những quyền hạn hạn hẹp trong một liên minh quân sự mà lực lượng Pháp không phải là lực lượng chính yếu.

        Quan niệm của tôi về việc chỉ đạo cuộc chiến vẫn là quan niệm tôi đã có từ năm 1940. Quân đội của chúng ta tái lập ở Phi Châu sẽ trở về chánh quốc, hiệp lực với quân đội bí mật để giải phóng nước Pháp, sau đó sẽ tham dự vào việc tiến quân sang Đức và chiếm lấy những quyền lợi cần phải có để có mặt trong việc kết thúc chiến tranh. Như vậy lực lượng đồng minh sẽ tiến vào lãnh thổ Pháp bằng hai ngả: Một cuộc đổ bộ ở phía Bắc và một cuộc đồ bộ ở phía Nam, chúng ta sẽ tham dự nhiều vào cuộc đổ bộ phía Nam. Trong khi chờ đợi, Tây Phương nên tấn công nước Ý, vừa để tiêu mòn lực lượng Đức, vừa dễ giải tỏa các trục lộ giao thông đường biên, các bộ đội lục quân, thủy quản và không quân của chúng ta sẽ tham dự vào cuộc tấn công ấy.

        Nhưng chiến lược của đồng minh vẫn chưa nhất quyết con đường nào. Đến tháng chín 1943 họ đã đồng ý tiến vào nước Ý. Nhưng họ không đồng ý về những việc phải làm sau đó. Vì phía Hoa Kỳ thì họ cho rằng có thể đánh Âu Châu bằng ngả đường ngắn nhất nghĩa là đánh thẳng vào nước Pháp. Đặt chân lên Normandie rồi từ đấy tiến vào Ba Lê; đổ bộ lên Provence và theo lưu vực sông Rhône mà tiến lên ; họ định phối hợp hai mặt trận với nhau. Sau đó các đơn vị đồng minh Bắc và Nam sẽ nhập làm một chiếm đóng từ Thụy Sĩ đến Bắc Hải và sẽ vượt sông Rhin. Đối với người Mỹ thì chiến trường nước Ý chỉ là một thế trận vòng vo không nên làm sút giảm nỗ lực chính yếu.

        Người Anh, trước hết là Churchill, lại có cái nhìn khác. Dưới mắt họ thì kế hoạch Mỹ nhắm vào chỗ mạnh nhất của địch, một cách bắt bò mộng bằng hai sừng. Tốt hơn hết là nên đánh những chỗ mềm yếu, đánh vào bụng bò. Đáng lẽ chọn mục tiêu trực tiếp là nước Đức và vượt qua nước Pháp để đạt tới đích, người Anh muốn tiến quân vào vùng Danube, qua Ý và miền Balkans. Như vậy, nỗ lực lớn của đồng minh là tiến quân mạnh qua bán đảo Ý, đồ bộ lên Hy Lạp và Nam Tư, thúc đẩy người Thổ can thiệp, rồi chiếm lấy Áo, Bô Hêm, Hung.

        Tất nhiên chiến lược này phải hợp với chính sách của Luân Đôn, muốn đạt được ưu thế của người Anh ở Địa Trung Hải họ sợ nhất là quân Nga lai vẵng đến đây để thay thế quân Đức. Tại hội nghị Téhéran và Le Caire, trong những thông điệp của Thủ tướng Anh gửi cho Tổng Thống Mỹ, trong việc nghiên cứu của cơ quan Anh - Mỹ tên là «Combined Chiefs of Staff Committee» ở Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi biết rằng người Anh cố gắng vận động để kế hoạch ấy được chấp thuận.

        Nhưng dù dồng minh có cẩn thận không cho chúng tôi tham dự cuộc thảo luận, bây giờ chúng tôi cũng có những lực lượng khá quan trọng để làm cho người ta không thể bỏ qua những quyết định của chúng tôi. Tuy không đến nỗi thừa nhận quan điểm Churchill có những khía cạnh đáng quyến rũ, nhưng tôi không biểu đồng tình. Đứng về phương diện quân sự, cuộc hành quân từ Địa Trung Hải tiến vào Trung Âu có nhiều bất trắc. Cứ cho rằng đồng minh có thể đánh tan mau lẹ lực lượng địch ở nước Ý, người ta cũng còn phải vượt qua những bức tường đồ sộ dãy núi Alpes, vả chăng không có gì cho thấy sẽ đánh địch xong mau lẹ ở Ý. Nếu có thể đổ bộ lên vùng Dalmatie thì làm cách nào vượt qua những núi ở Nam Tư? Hẳn là có thể đặt chân lên Hy Lạp, nhưng tiến lên phía Bắc thì vấp phải những dãy núi hiểm trở miền Balkans ! Thế mà quân đội Mỹ — Anh chỉ được huấn luyện để hoạt động ở đồng bằng với sự yểm trợ quan trọng của cơ khí, và không phải chịu dựng nhiều thiếu thốn nhờ sự tiếp tế dễ dàng và đều đặn. Tôi thấy họ sẽ lâm vào tình trạng khó khăn nếu họ tiến vào bán đảo Balkans núi non hiềm trở, không có hải cảng thuận tiện dùng làm căn cứ, về phương diện giao thông thì chỉ có những trục lộ xấu và thưa thớt, hỏa xa ít và chậm chạp, trước mặt họ thì quân Đức thiện chiến, có tài lợi dụng địa thế hiểm trở vùng núi. Không ! Nhất định phải quay về nước Pháp mà tìm giải pháp ; đất Pháp thuận lợi cho những cuộc hành quân mau lẹ, gần kề các căn cứ không quân và thủy quân, quân kháng chiến hoạt động ở hậu cứ của địch sẽ là một quân bài chủ chốt của chiến lược đồng minh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:32:28 am

        Bởi thế cho nên nhân danh quyền lợi riêng của người Pháp, tôi cho rằng phải gạt bỏ kế hoạch của người Anh, xét về phương diện liên hệ đến chúng ta. Trong khi kẻ chiếm đóng kiềm tỏa nước Pháp trong cái thế nô lệ, có nên để cho Tây Phương đưa quân đội vào một chiều hướng phiêu lưu chăng ? Nước ta có được giải phóng một cách gián tiếp và xa xôi mà không cần quân sĩ của chúng ta và của dồng minh đoạt lấy chiến thắng chung quyết ngay tại lãnh thổ của chúng ta chăng ? Đại binh tối hậu của chúng ta sẽ đưa sang Prague, trong khi Ba Lê. Lyon, Strasbourg vẫn còn ở trong tay địch chăng ? Không đưa lực lượng thành lập ở Hải Ngoại vào chiến đấu ở chánh quốc, phải chăng chúng ta sẽ để mất cơ hội thắt chặt các mối dây thống nhất nước Pháp ? Sau hết, giữa tình trạng hỗn độn sau ngày Đức rút lui và Vichy sup đổ, chế độ nào sẽ xuất hiện nếu quân đội của chúng ta còn kẹt ở Áo và Hung không liên kết được với lực lượng nội quốc? Đối với người Anh và người Mỹ thì họ căn cứ vào chính sách của họ để chọn lựa chiến thuật. Nhưng đối với nước Pháp thì sự chọn lựa ấy mật thiết với vận mệnh của chúng ta.

        Bởi thế cho nên, ngay từ trước tôi đã nghiêng về quan điểm Mỹ trong phạm vi đổ bộ lên miền Bắc. Đến tháng chạp 1943 các đồng minh Anh -  Mỹ của chúng ta bị Nga Sô hối thúc bèn quyết định thi hành trước cuối xuân cuộc hành quân vĩ đại mà họ gọi là « Overlord ». Chúng ta chấp thuận kế hoạch ấy. Cuộc đồ bộ lên miền Nam nước Pháp tuy đã dự liệu trên nguyên tắc và đặt tên là«Auyil», nhưng vẫn chưa quyết định và còn đem ra bàn cãi. Ông Churchill không từ bỏ ý định đưa sang nước Ý và vùng Balkans tất cả lực lượng đồng minh ở Nam Âu Châu. Ông dành được cho tướng Maitland Wilson quyền tư lịnh Địa Trung Hải ; Alexander đã cầm đầu quân đội đồng minh bên Ý. Ông  cố gắng đòi hỏi cho tướng lãnh của ông càng nhiều càng hay các sư đoàn Mỹ và Pháp và chiến hạm đặc biệt dùng vào cuộc đổ bộ. Trừ khi chúng ta phản đối hữu hiệu, cuộc vận động của Churchill sẽ kéo theo sự áp dụng kế hoạch của Anh trên chiến trường miền Nam.

        Nhưng chúng ta can thiệp bằng cách nào? Chúng ta phải kể đến mục tiêu cứu quốc, chúng ta chỉ có thể cung cấp cho chiến trường những phương tiện eo hẹp trong giai đoạn này, như vậy chúng ta nên biết điều nghe theo quyết định của liên minh là hơn ; quốc trưởng Pháp nên tham dự các hội nghị trong đó Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Anh quyết nghị kế hoạch chiến tranh ; tổng tư lệnh Pháp — thí dụ đại diện bởi cá nhân tướng Giraud — là một trong những nhân viên bộ tham mưu của đồng minh thiết lập kế hoạch quân sự. Hành động như vậy chúng ta còn có cơ hội để làm cho người ta biết đến giá trị của quan điểm Pháp, chúng ta có thể ảnh hưởng đến quyết định của đồng minh, như vậy, chiến thuật của đồng minh sẽ trở thành hoàn toàn chiến thuật của chúng ta cũng như của hai nước Mỹ và Anh đã chấp nhận nó. Sự kiện một tướng lãnh Mỹ nhận lấy mặt trận phía Bắc, một tướng lãnh Anh mặt trận, phía Nam, hẳn là làm cho chúng ta nhớ tiếc quả khứ oai hùng nhưng không bao giờ Anh — Mỹ chịu đối xử với chúng ta như một đồng minh thật sự. Không bao giờ họ hỏi ý kiến chúng ta với tư cách một chính phủ tiếp xúc với một chính phủ để quyết định những biện pháp của họ. Vì lý do chính trị hay để tiện việc cho họ, họ quyết định sử dụng lực lượng Pháp vào những mục tiêu do họ định đoạt, nại cớ họ đã trang bị những lực lượng ấy, họ làm như lực lượng của chúng ta thuộc quyền sở hữu của họ.

        Triết lý đó không phải là triết lý của tôi. Tôi cho rằng sự giúp đỡ đồng minh của nước Pháp dưới mọi hình thức có giá trị nhiều hơn vật liệu cung cấp cho chúng ta. Vì đồng minh để chúng ta ngoài cuộc tranh luận của họ, tôi cho rằng tôi có đủ lý do chánh đáng để hoạt động cho quyền lợi riêng của chúng ta không kể đến quyên lợi của người khác. Việc ấy không gây ra va chạm nhưng chúng ta phải chịu đựng vì sau này chúng ta sẽ thấy cái gì nước Pháp thâu lượm được sẽ có lợi cho mọi người.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 05:01:18 am

        Đến tháng chạp, cơ hội đã đến để chúng ta cho mọi người biết rằng chúng ta vẫn giữ tự do của chúng ta. Đây là thời kỳ các bộ đội của chúng ta bắt đầu hoạt động ở bên Ý. Đã có ba sư đoàn Pháp ở bên ẩy. Nói đúng ra, Đệ Tứ Sư Đoàn Ma Rốc gửi sang lần chót, không được đồng minh niềm nở đón rước vào bán đảo. Họ chỉ muốn chúng ta tiếp viện vài chi đoàn cho lực lượng của tướng Juin. Tôi phải đích thân can thiệp để Đệ Tứ Sư Đoàn ấy được gửi đi toàn vẹn chứ không bị chia cắt ra làm nhiều mảnh. Tôi can thiệp có hiệu quả và người ta phải vui mừng với quyết định của tôi khi trông vào chiến trường, vả chăng giữa lúc ấy bộ tư lệnh đồng đổi ý kiến và yêu cầu tướng Giraud gửi sang Ý một đơn vị lớn thứ tư. Ủy Ban Quốc Phòng chấp thuận lời yêu cầu của đồng minh và lựa chọn Đệ Nhất Sư Đoàn «Pháp Tự Do». Nhưng bất thần chúng tôi nhận được lệnh Sư Đoàn  Thuộc Địa thứ 9 sẽ thay đổi Sư Đoàn Pháp Tự Do theo lệnh của Eisenhower. Tôi cho ông biết rằng Sư Đoàn thứ 9 không thể trao cho ông được và sẽ ở lại Bắc Phi. Eisenhower bèn nại ra hai lý do, trước hết đã có sự thỏa thuận với tướng Giraud (không có mặt chúng tôi), sau nữa, theo giao ước Anfa ký kết giữa tướng Giraud và Roosevelt thì những bộ đội Pháp được người Mỹ võ trang đều hoàn toàn đặt dưới quyền chỉ huy Mỹ. Những lý lẽ ấy chỉ làm cho tôi cương quyết giữ vững lập trường. Tôi giữ nguyên quyết định trước. Rồi tôi bảo cho các ông Edwin Wilson và Harold MacMillan biết rằng chúng tôi đề nghị ba chính phủ  thỏa hiệp với nhau những điều kiện để các lực lượng Pháp sẽ được đồng minh sử dụng đồng tư cách với lực lượng Anh — Mỹ.

        Sau đó đã xảy ra ít nhiều lộn xộn. Vì phần bộ tham mưu đồng minh, người ta kháng nghị rằng hành động của chúng ta làm xáo trộn cuộc hành quân, về phía các đại sứ, người ta tuyên bố rằng việc này không liên hệ đến các chánh phủ Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn, Tướng Eisenhower và Ủy Hội Giải Phỏng có thẩm quyền để giải quyết. Nhưng các bộ đội của chúng ta vẫn không ra khỏi Bắc Phi mà bên Ý thì đang cần gấp, bởi vậy mọi người cần phải cắt nghĩa với nhau. Ngày 27 tháng chạp, như chúng tôi đã đề nghị trước, một hội nghị được triệu tập dưới quyền chủ tọa của tôi, hội viên gồm có các ông Wilson, MacMillan và tướng Bedell Smith, ông nay thay mặt Eisenhower vắng mặt, René Massigli và tướng Giraud ngồi bên cạnh tôi.

        Tôi cho biết rằng sư đoàn I — Chứ không phải sư đoàn nào khác — đã được đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng Tư Lệnh đồng mình và sẽ sang hợp lực với những sư đoàn đã có mặt ở bên ấy khi nào đồng minh có lời yêu cầu hợp lệ. Dĩ nhiên, không có lực lượng Pháp nào được sử dụng ở bất cứ mặt trận nào nếu không có lệnh của Chính Phủ Pháp. Sau, tôi đưa ra ý kiến : việc rắc rối này khiến cho chính phủ Pháp phải xác định minh bạch điều kiện hợp tác giữa lực lượng Pháp và lực lượng đồng minh.

        Tôi nói:

        « Tất nhiên, chúng tôi sẵn lòng hợp tảc. Nhưng điều kiện hợp tác phải cho minh bạch. Cho đến nay chúng tôi không tham dự vào các kế hoạch của các ông. Để hành động cho có hiệu quả, chúng tôi đã sửa soạn một đề nghị thỏa hiệp để cái tiến tình trạng bất ồn, tổ chức sự hợp tác giữa ba chính phủ hầu chỉ đạo cuộc chiến và phối hợp ba việc chỉ huy chiến lược. Nếu thỏa ước được ký kết thì mọi việc đều xong. Nếu không thì chính phủ Pháp chỉ đặt những lực lượng của mình dưới quyền chỉ huy đồng minh theo điều kiện của chúng tôi đặt ra, chúng tôi tự giành lấy quyền đưa về một phần hay toàn phần lực lượng khi nào cần cho quyền lợi quốc gia. »

        Tôi nói thêm :

        « Hiện thời bộ tư lệnh đồng minh được sự phụ giúp của bộ binh, thủy binh và không binh Pháp trong trận đánh Ý, chúng tôi không biết quân Pháp sẽ bị đưa đi đâu và đến bao giờ. Thế mà đối với chúng tôi thì cuộc đổ bộ lên đất Pháp nay mai có tầm quan trọng chính yếu. Đã đến lúc chúng tôi phải nói cho các ông biết rằng chúng tôi không thể đưa thêm viện binh sang Ý hay để quân đội của chúng tôi ở đấy lâu hơn nữa, trừ khi Chính phủ Mỹ và Anh bảo đảm cho chúng tôi rằng sẽ mở cuộc hành quân « Anvil », các lực lượng Pháp ở Ý sẽ đưa vào mặt trận này cũng như các lực lượng Bắc Phi, một sư đoàn Pháp sẽ được đưa sang Anh kịp thời để tham dự cuộc hành quân «Overlord» và giải phỏng Ba-Lê. Đã có sự bảo đảm ấy, nhưng nếu không thi hành đúng thì chính phủ Pháp cũng vì đó mà thâu hồi các lực lượng».


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 05:01:43 am

        Ngày hôm sau Massigli gửi văn thư đến các Ông Wilson và MacMillan, cho biết đề nghị và điều kiện của chúng tôi. Ông nhận được thư trả lời báo tin chính phủ của hai ông đang nghiên cứu dự án thỏa ước, trong khi chờ đợi, họ bảo đảm thỏa mãn những đòi hỏi của chúng ta về cuộc hành quân sang Pháp. Bởi thế cho nên chúng ta tiếp tục trở quân Pháp sang nước Ý.

        Từ lúc ấy bộ tư lệnh đồng minh không quên thông báo cho chúng ta biết kế hoạch của họ, lấy ý kiến của chúng ta và xin tiếp viện quân Pháp theo đường lối hợp lệ. Tại Alger đã có sự thỏa đáng giữa các bộ tham mưu. Về phần tôi, tôi hội kiến nhiều lần với các tướng lãnh Mỹ và Anh : các tướng Eisenhower, Tedder, Bedell Smith, trước khi họ sang Anh để tổ chức và thực hiện cuộc hành binh « Overlord»; tướng Maitland Wilson, khi ông lên làm chỉ huy trưởng và nhiều dịp khác; đô đốc Sir Andrew Cunningham, đô đốc Hewitt phụ trách việc vận tải, hộ tống và đổ bộ trong kế hoạch «Anvil» ; tướng Doolittle chỉ huy không quân chiến lược trên mặt trận Địa Trung Hải; các tướng Devers, Gammel, Rooks; Slessor v.v... Khi tôi sang Ý, các tướng lãnh đều tin cần tôi và cho tôi biết ý kiến của họ, và hỏi han tôi về quan điểm quốc gia của người Pháp, đó là trường hợp các tưởng Alexander, chỉ huy quân đoàn thứ V của Mỹ gồm có đoàn quân viễn chinh của Pháp; tướng Leese chỉ huy quân đoàn thứ VIII của Anh, tướng Baker chỉ huy không quân.

        Hẳn là thái độ của các tựớng lãnh ấy trả lời vào mục tiêu ích dụng cấp thời. Nhưng cũng đáng khen. Quả vậy, khi họ tiếp xúc với de Gaulle, họ phải dẹp bỏ một thắc mắc rất dễ hiểu. De Gaulle quả là một quốc trưởng không hiến pháp, không cử tri; không thủ đô mà nói gì cũng nhân danh nước Pháp, một tướng lãnh chỉ có ít sao, nhưng các bộ trưởng, tướng tá, đô đốc, thống đốc, đại sứ trong nước nghe theo lệnh một cách nghiêm chỉnh ; một người Pháp đã bị chính phủ « hợp pháp» lên án, nhiều nhân sĩ nhục mạ, nhiều bộ đội chống báng, nhưng nhiều bộ đội khác cúi chào; tình trạng ấy không khỏi làm ngạc nhiên các quân nhân bảo thủ Anh - Mỹ. Tôi cần phải nói rằng họ đã bỏ qua những điều ấy và chỉ biết có nước Pháp trong tình trạng hiện thời. Nhưng tôi đã được họ dành cho lòng ưu ái sâu xa, họ là những người chân thành phục vụ tổ quốc họ và chính nghĩa của chúng ta, họ là những người thẳng thắn, những quân nhân tốt.

        Vả chăng, trong cuộc tiếp xúc với chúng ta, họ giao thiệp với một tổ chức nhất trí để phối hợp công việc dễ dàng. Chính phủ Pháp từ ngày bỏ được tình trạng lưỡng đầu, đã minh định sự phân quyền để quyết định và phúc đáp. Cơ cấu chỉ huy hết sức đơn giản và minh bạch. Tôi dựa vào luật tổ chức quốc gia trong thời chiến ; nhân danh quốc trưởng, tôi là tổng tư lệnh quân đội và nhân danh nguyên thủ trong chính phủ, tôi giữ trọng trách lãnh đạo việc quốc phòng. Do đó mà tôi lãnh nhiệm vụ sử dụng lực lượng binh bị và hợp tác chiến lược với đồng minh. Tôi ấn định một toàn bộ tổ chức theo đó các bộ trưởng chiến tranh, Thủy quân và Không quân thành lập, quản trị và tiếp vận các đơn vị quân đội và điều đình việc viện trợ khi giới với các cơ quan Anh - Mỹ. Sau hết; các tướng lãnh được tôi bổ nhiệm sẽ chỉ huy các lực lượng của chúng ta tại chiến địa trong khuôn khổ hệ thống quân sự của đồng minh. Như vậy quyền hạn của tôi tương đương với quyền hạn của Roosevelt, Churchill và Staline trong nước họ ; nhưng chỉ trong một tỷ lệ nhỏ nếu đem so sánh phương tiện khiêm tốn của chúng ta với phương tiện hùng hậu của họ.

        Để có người phụ lực, tôi thành lập bộ tham mưu Quốc Phòng, đứng đầu là tướng Béthouart; phụ tá có các ông Barjot; đại tá hải quân, và Rancourt, đại tá không quân. Béthouart thâu góp những yếu tố quyết định, chuyển đạt xuống cấp dưới và theo dõi sự thi hành. Ngoài ra ông còn giữ liên lạc với đồng minh trên bình diện cao nhất, giao thiệp với tổng tư lệnh Eisenhower, với Wilson và chỉ huy các đặc phái đoàn quân sự bộ binh, không binh và thủy binh. Sự tiếp xúc với tôi đã đặt ra nhiều vấn đề gai góc, ngoài ra còn những khó khăn trọng đại vì phải đối phó với vấn đề tự ái của các chính phủ, các bộ tham mưu đồng minh, các bộ trưởng, các công chức cao cấp Pháp ; với vấn đề tự ái của con người ; bởi thế cho nên chức vụ này rất khó khăn. Béthouart đã vượt qua tất cả những khó khăn ấy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:20:39 am

        Trong cuộc tranh thủ lấy một địa vị khả quan trong liên minh quân sự, chúng tôi phải kể nhiều đến phẩm chất của các tướng chỉ huy những đơn vị lớn của chúng ta. Họ đều là những người tài trí. Nhiệm vụ của các chỉ huy trưởng sư đoàn là nhận định đúng tình hình địch, địa thế, phương tiện, phối hợp các loại binh chúng ; các tướng có tên sau đây đã tỏ ra lỗi lạc, mỗi người trong lãnh vực của mình : các tướng Dody, de Monsabert, Sevez, Leclerc de Hauteclocque, du Vigier, de Vernejoul, Guillaume, Brosset, Magnan. Các tướng Poydenol và Chaillet có tài lỗi lạc huy động một lực lượng hỏa pháo đủ cỡ. Đứng đầu công binh là tướng Dromand ; ông đưa được quân đội của chúng ta vượt qua nhiều trở ngại, trở ngại cuối cùng là sông Rhin. Trên bình diện quân đoàn, phải có cái nhìn xa rộng, kết hợp những động tác khác nhau và liên tiếp nhau của các đơn vị lớn thành một nỗ lực duy nhất. Các tướng Henry Martin và de Larminat bắt đầu giữ nhiệm vụ ấy, đều tỏ ra có đầy đủ khả năng. Vả chăng tình hình diễn biến cũng nâng đỡ họ. phương tiện họ cũng không thiếu. Thật là một niềm vui lớn cho các tướng cảm thấy mình vươn lên tới chiến thắng.

        Trên mặt biển, địch còn có khả năng dàn ra một hải tuyến, như vậy cuộc hải chiến sẽ nhắm vào việc phân phối hải lục trên một vị trí rộng lớn để truy kích các tiềm thủy đĩnh, phá hủy những hạm đội đột kích, chống lại phi cơ oanh kích, hộ tống các đoàn tàu, bảo vệ các căn cứ. Thủy quân của chúng ta phải phân ra từng đơn vị nhỏ hoạt động trong hệ thống của đồng minh. Các đô đốc Pháp bèn cạnh đồng nghiệp Mỹ - Anh đã góp phần đắc lực vào cuộc hải chiến, một phòng tuyến luôn luôn gặp những bất ngờ như một ván bài không đủ quân để sử dụng. Những quân nhân sau đây đã đem lại uy danh cho hải quân Pháp : Toàn bộ cuộc chiến : Lemonnier ; các phân khu : d‘Argenlieu, Collinet, Nomy, Auboyneau, Rouarc’h, Sol, Barthe, Longaud, Missoffe, Battet.v.v...

        Còn như không quân của chúng ta, sức mạnh của hoàn cảnh bắt buộc chúng ta phân chia phi đội thành các đội khu trục, yểm trợ trực tiếp, oanh tạc, đó là cách điều hợp lực lượng không quân của Tây phương. Các tướng trên thượng đỉnh : Valin, Gẽrardot, Montrelay, Lechères,v.v... trong những nhiệm vụ thứ yếu, đều tỏ ra xứng đáng với một nền không quân đang hăng hái khôi phục địa vị của mình. Họ cầm đầu một lực lượng mới thành lập và còn phải tìm ra một chủ thuyết để hành động nhưng họ đã tỏ ra những người xuất chúng, biết tác động cả hai bình diện tinh thần và kỹ thuật để thâu hoạch thành quả tối đa về nhân lực và vật liệu.

        Trong thời gian được phục hồi ấy, những người đứng đầu là hai vị tướng đã lần lượt cầm quyền chỉ huy một quân đoàn duy nhất mà chúng ta có thể  tung ra chiến trường. Hai vị tướng Juin và de Lattre de Tassigny đều có những nét chung. Họ cùng một tuổi cùng được huấn luyện như nhau, cùng theo binh nghiệp và cùng tiến mau trên đường công danh ; hai người đều thoát được cạm bẫy danh vọng từ ngày thảm bại 1940 đến chế độ «đình chiến»; bây giờ họ mang hết tài trí ra phục vụ sự nghiệp lãnh đạo tối cao quân đội mà họ hằng mơ tưởng. Tuy nhiên, trong sự ganh đua họ đều tỏ ra rộng lượng để hiểu nhau. Nhưng họ khác biệt nhau biết bao.

        Juin là người biết tập trung tư tưởng, lúc nào cũng bình tâm và chỉ hoạt động trong phạm vi trách vụ của mình ; ông tạo được uy tín nhờ giá trị sâu sắc của sự nghiệp chứ ít khi ông có những sự nghiệp lẫy lừng ; ông lập những công trạng chắc chắn hơn là những công trạng có bề ngoài ngoạn mục ; ông tự vạch lấy con đường đi và có khi ông không chê xảo thuật nhưng ông không dùng đường lối quanh co. De Laltre là người hăng say, hiếu động, ông muốn nhìn xa và muốn thấy hết; ông biết đem lòng nhiệt thành của mình ra chinh phục những bộ óc thông minh và ông biết lấy tâm hồn khoáng đạt chinh phục sự cảm mến của mọi người; ông tiến tới đích bằng những bước nhảy bất thần và bất ngờ, tuy rằng nhiều khi có tính. toán.

        Tóm lại, mỗi người sử dụng tài nghệ của mình đến mức độ tuyệt diệu. Đối với Juin thì trong mỗi cuộc hành quân, ông vẽ ra trước những nét đậm của kế hoạch sắp thi hành, ông căn cứ vào những dữ kiện tình báo hay dùng trực giác để nhận định, bao giờ thực tế cũng xác định cách nhìn của ông rất đúng. Ông dùng một ý tưởng duy nhất làm cột trụ, duy nhất nhưng khá rõ rệt để soi sáng những cạnh khía khác, khá đúng để khỏi phải đổi ý trong khi thực thi, khá mạnh để rốt cục địch phải khuất phục. Những thành công của ông tuy phải trả giá đắt nhưng cũng không đến nỗi hao tốn, tuy đáng khen ngợi nhưng vẫn có vẻ tự nhiên phải như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:21:10 am

        Đối với de Lattre thì trong mỗi trường hợp ông đều tìm cơ hội thuận lợi. Trong khi chờ đợi ông tìm cách dọ dẫm và ông cũng điên đảo vì nóng nảy, bề ngoài thì sự nóng nảy ấy làm cho ông gây ra nhiêu dao động. Bất thần ông nhận ra sự việc có thể xoay ra chiều nào, ở đâu và lúc nào, ông dùng hết tài nguyên và sức lực để khơi động và khai thác ; ông có nhiều tài nghệ và nghị lực để thúc đẩy những người dưới quyền ông nỗ lực phi thường, nhưng ông biết khua chiêng gõ mõ để họ trông thấy thành công mà nức lòng phấn đấu.

        Larminat, Leclerc, Koenig đã hoạt động trong lúc đêm dày với những phương tiện eo hẹp, Juin và Lattre được may mắn gặp lúc bình minh, họ hành động trong những kích thước rộng lớn hơn nhưng, với phương tiện cũng còn eo hẹp ; họ phục hồi danh dự cho bộ chỉ huy quân sự trước mắt quốc dân, đồng minh và địch.

        Đội quân viễn chinh của chúng ta hoạt động ở nước Ý vào tháng chạp 1943. Người ta phải nhường chỗ cho chúng ta, như vậy đủ tỏ ra đây là một công tác khó khăn. Lúc ấy quân đồng minh dưới quyền chỉ huy của tướng Alexander, đang ở một vị trí giữa Naples và Rome, họ đụng độ với quân đoàn thứ 10 và thứ 14 của thống chế Kessclring Đức, phòng tuyến Đức chạy dài từ cửa sông Goriglỉano bờ biển Địa Trung Hải đến cửa sông Rapido bờ biển Ađriatique, đi qua núi Cassin. Quân Đức được đôn đốc khéo léo và nghiêm ngặt; họ chiếm một tư thế chắc chắn suốt dọc mặt trận, phía sau, họ tổ chức hai mặt trận khác : «Gustay» và «Hitler», binh sĩ của họ thiện chiến, súng ống của họ cố mộc đỡ đạn, trọng pháo được che kín, mìn được gài khắp nơi. Vào đầu mùa đông, khu vực hoạt động của người Pháp là sườn Nam núi Abruzzes kế cận vùng Acquafundata ; đây là một miền núi non hiểm trở phủ tuyết, thỉnh thoảng nhô lên những mũi đá sỏi, phía dưới triền dốc đất sét và bùn phủ sương mù hay lộng gió. Các bộ đội của chúng ta thuộc quân đoàn thứ V của Mỹ, đứng tiếp nối cánh tả quân Mỹ với quân đoàn thứ VIII của Anh.

        Mực tiêu của đồng minh là chiếm thành La-Mã. Muốn đạt tới đích, tướng Clark chỉ huy quân đoàn V muốn đưa quân xuống đồng bằng Liri để các sư đoàn thiết giáp của ông hoạt động hữu hiệu. Nhưng ông bị núi Cassin chắn ngang, ông muốn chọc thủng phòng tuyến địch ngay ở đây, nghĩa là đưa quân lên chiếm ngọn núi tuy rằng địch lợi thế vì có chỗ ấn núp kín đáo. Ông cậy mình có hỏa lực trọng pháo mạnh mẽ, nhất là có không lực hùng hậu, ông tưởng rằng dùng bom đạn có thể san bằng hết mọi chưởng ngại. Đạo quân viễn chinh Pháp có nhiệm vụ lèn một cái cọc vào phòng tuyến địch ở phỉa bắc một tu viện xây trên núi để giúp đồng minh tiến chiếm dễ dàng.

        Trong hạ tuần tháng chạp, Sư Đoàn II Maroc của chúng ta tiến rất khó khăn, đây là đơn vị lớn đầu tiên của chúng ta đưa vào mặt trận. Họ phải đi qua ngọn núi cao 2.400 thước trong mưa tuyết, giữa những lực lượng địch liều thục mạng ; sư đoàn này đặt dưới sự chỉ huy của Dody, họ chiếm được từng tấc đất các ngọn núi Castelnuovo, Pan- tano, Mainarđe. Ở phía Nam quân đồng minh tiến tới núi Cassin nhưng chưa chiếm nổi. Về phía Bắc, quân Anh án binh ở vị trí đã chiếm được. Đến tháng giêng, tướng Clark quyết định đưa ra một nỗ lực toàn bộ. Cuộc tấn công khởi diễn ở khắp mặt trận. Đồng thời, một quân đoàn đồng minh đổ bộ lên Anzio để gây rối cho địch. Nhiều trận đánh ác liệt kéo dài cho đến giữa tháng ba không đem lại kết quả nào.

        Đạo quân viễn chinh Pháp đã khó nhọc và chiến đấu có kết quả, đó không phải là một lỗi lầm. Vào đầu tháng giêng tướng Juin đã lên cầm quyền chỉ huy. Sư đoàn III Bắc Phi, tướng Monsabert, và một đại đội Maroc, tướng Guilaume, được đưa ra mặt trận bên cạnh Sư đoàn của Dody. Về sau tiếp viện thêm Sư đoàn IV Maroc, tướng Sevez. Ngoài ra, sư đoàn Ý của tướng Utile cũng được đặt vào khu vực của người Pháp. Cuộc tấn công khởi sự hôm 12 tháng giêng. Ba tuần lễ sau quân Pháp chiếm được một khu vực sâu 20 cây số, họ đoạt lấy vị trí thứ nhất của địch và chọc thủng vị trí thứ hai, bắt được 1200 tù binh. Những chiến công này đều thực hiện trên một chiến địa vô cùng hiểm trở, địch đã đưa ra một lực lượng bằng một phần ba lực lượng dùng để đối phó với Quân Đoàn thứ V. Trận quyết định là cuộc tiến chiếm vị trí Belvẻdère, trụ cột của phòng tuyến « Gustay». Vị trí này mất đi chiếm lại rất nhiều lần, chi đoàn 4 pháo binh Tunisie chiếm được là thực hiện một chiến công rực rỡ nhất, nhưng sự tổn thất cũng nặng nề. Chỉ huy trưởng, đại tá Roux cùng 9 trong số 24 đại úy đều tử trận. Nhưng về bên trái, núi Cassin vẫn nằm trong tay địch mặc dầu có những trận oanh tạc kinh khủng và những trận xung kích táo bạo của quân Mỹ, Ấn Độ, Tân Tây Lan. Về bên phải, Quân Đoàn VIII không tiến được bao nhiêu. Trong những điều kiện ấy tướng Join đành phải tạm hoãn cuộc tiến binh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:21:30 am

        Tuy nhiên trận đánh của tướng luin cũng cho cảm tưởng một cuộc chiến thắng. Địch không ngừng rút lui. Họ cảm thấy trước mặt họ là một đạo binh được chỉ huy một cách sảng suốt và vững vàng theo một kế hoạch đã thực hiện đúng từng điểm một. Sự hợp tác giữa các đơn vị lớn thuộc mọi binh chủng, sự liên lạc giữa các binh chúng rất chu đáo. Sau hết, chiến sĩ của chúng ta nhận thấy rằng các trận đánh núi quân đội cần phải nỗ lực tối đa và phải quen với trận đồ miền núi, họ đã tỏ ra rất xuất sắc so với quân đội đồng minh. Vả chăng quân đồng minh cũng lớn tiếng công nhận như vậy. Không còn bằng chứng nào cao nhã và hào hùng hơn lời khen tặng của vua George VI và các tướng: Eisenhower, Wilson, Alexander và Clark, khen tặng tướng Juin và các bộ đội của ông.

        Vào đầu tháng ba, khi tôi đi thanh sát các bộ đội ngoài mặt trận, tôi đi qua những pháo đài thiên nhiên chúng ta đã chiếm được, tôi cảm thấy một sự kiêu hãnh lớn và một sự tin tưởng vững chắc cũng như những người có mặt ở đây. Nhưng tôi nhận thấy một cách hiển nhiên rằng người ta chỉ có thể đòi hỏi chúng ta nỗ lực khác trong khuôn khổ một chiến thuật rộng lớn hơn. Tướng Juin là người đầu tiên tin tưởng như vậy. Ông đã nhiều lần bày tỏ với bộ chỉ huy đồng minh ý kiến của ông theo chiều hướng ấy. Sau đấy ít lâu ông đưa ra một quan niệm mới về chiến trường.

        Theo tưởng Juin thì muốn tiến chiếm Rome, quân đồng minh phải có nhũng hoạt động toàn bộ, trước hết là một nỗ lực chính, mọi nỗ lực khác đều phụ thuộc vào phần chính đó. Nỗ lực chính thực hiện trên địa điểm đưa đến mục tiêu, nghĩa là phía nam núi Abruzzes. Như vậy cần phải siết chặt mặt trận của Quân Đoàn V để có thể tăng cường hỏa lực từ Garigliano, trong khi ấy Quân Đoàn VIII sẽ tản rộng phòng tuyến ở phía nam, tấn công mặt trái, vào vùng Gassino và Liri. Bấy giờ là khu vực của tướng Clark sẽ giảm bớt hai khu : Phía bắc là núi Aurunci, phía Nam là đồng bằng nằm sát biên, Vị chỉ huy đạo quân Pháp sẽ đề nghị việc đảm nhận cuộc tấn công núi Aurunci, trong khi ấy quân đội Mỹ sẽ tiến theo đường phía trái ít núi non hiểm trở.

        Khi đến thăm mặt trận của chúng ta, tôi tiếp xúc với tướng Alexander tại tổng hành dinh Caserte. Vị tướng lãnh thượng thặng này có trí sáng suốt, có tự tin, ông tỏ ra người rất có tư cách để chỉ huy các lực lượng đồng minh. Một vai trò phức tạp, vì phải sử dụng song song một quân đội Mỹ, một quân đội Anh, một phần quân đoàn Pháp, một đạo quân Ba Lan, những đơn vị Ý, một sư đoàn Ba Tây ; ông còn phải điều khiển và điều hòa những cấp dưới đa nghi ; điều đình với nhiều hạm dội và phi đội ; chịu đựng những lời khuyến cáo hay yêu cầu giải thích của Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn ; Ông gánh vác hết mọi công việc ấy để thực hiện một trận đánh đại quy mô cách hai lần biển làm cho việc điều động phải chịu nhiều sự hạn chế. Tướng Alexander vẫn lặn ngụp giữa những khó khăn nhưng không ngừng sáng suốt, nhã nhặn và lạc quan, ông cho tôi biết những kế hoạch của ông. Tôi nghe ông nhưng không muốn can thiệp vào các kế hoạch hành trình của ông. Vì tôi cho rằng các chánh phủ phải để cho người chỉ huy quân sự hoàn toàn tự do suy tưởng và chịu trách nhiệm. Nhưng khi ông nghe nói rằng ông muốn đổi chiến lược theo quan điểm của tướng Juin thì tôi bày tỏ cho ông biết tôi tán thưởng ý kiến của ông.

        Tướng Clark, vì quyền lợi của mình, cũng muốn nghiêng về quan điểm của tưởng Juin. Tôi đến thăm ông trong một cỗ xe ông dùng làm nơi làm việc và cư trú. Gặp ông tôi có thiện cảm lắm. Không những vì ông nói điều ông muốn nói mà còn vì ông nói rõ giản dị và thẳng thắn trong khi chỉ huy quân sự. Thái độ của ông càng đáng khen ngợi vì trong số các tướng lãnh Mỹ, ông là người thứ nhất lãnh trách nhiệm một quân đoàn trên chiến trường Tây Phương, lòng tự ái của nước ông đang hướng về cuộc chiến thắng. Cũng như Alexander, tướng Clark rất trọng vọng tướng Juin, lời ca ngợi bộ đội Pháp chắc chắn không phải là lời khen ngoài cửa miệng. Đến lượt tướng Anders cũng phán đoán như vậy. Ông chỉ huy đạo quân Ba Lan trong một khu vực sát cánh với chúng ta, quân đội Ba Lan can đảm chiến đấu trong niềm hy vọng của họ. Tướng Ý Utile và sư đoàn của ông phụ giúp binh sĩ của chúng ta một phần đáng kể. Tại Alger, tướng Mascanheras, từ Ba Tây sang với sư đoàn của ông để tham chiến ở Ý, cũng tuyên bố rằng ông muốn lấy các tướng tá Pháp làm gương mẫu. Lời lẽ trên đây đã xoa dịu nhiều vết thương của chúng ta !


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:21:52 am

        Sau đấy it lâu, ông Wilson cho tôi biết rằng quyết định của tướng Alexander đã ký xong. Đến tháng năm cuộc tấn công sẽ tiếp diễn theo nguyên tắc của tướng Juiu đề xướng. Ngay sau đấy chúng tôi tăng cường đạo quân viễn chinh, chúng tôi gửi sang ý Sư Đoàn I « Pháp Tự Do », một đại đội Maroc thứ hai, nhiều đội pháo binh, nhiều đơn vị công binh, một chi đội thiết giáp. Mặt khác, những đạo quân trước đây là quân khu đều nhận được thêm quân bổ túc để trở thành một quân đoàn, Sư Đoàn II thiết giáp đã gửi sang Anh, các đơn vị lớn còn lại ở Bắc Phi chỉ có Sư Đoàn I và Sư Đoàn V thiết giáp và Sư Đoàn IX thuộc địa vừa chuẩn bị xong. Như vậy, chúng tôi đã đưa sang bán đảo Ý hơn phân nửa phương tiện của chúng ta. Như vậy cũng đã nhiều rồi ! Tướng Wilson cho tôi biết viễn tượng một nỗ lực rộng lớn hơn trên hai bờ biển Adriatique và ước mong có thể sử dụng không những các bộ dội Pháp tại chỗ, mà cả những bộ đội được dành riêng cho nỗ lực ấy; tôi trả lời rằng chính phủ Pháp giữ các bộ đội ấy tham dự cuộc hành quân « Anvil » không phải là nhắm vào mục tiêu tối hậu. Tôi nói với Wilson : « Trong khi chờ đợi, quân đoàn chúng tôi gồm 120.000 người ở Ý, nghĩa là hơn một phần tư lực lượng Pháp, sẽ tham gia cuộc tấn công nay mai một phần mà tôi mong rằng sẽ là phần quyết định cuộc chiến ấy,»

        Mọi việc đã xảy ra đúng như vậy. Trận đánh khởi sự đêm 11 rạng ngày 12 tháng năm. Đạo quân viễn chinh Pháp công kích những ngọn núi Aurunci. Hình như thế núi trùng diệp không cho phép tiến quân nhanh. Nhưng chính vì thế mà bộ chỉ huy Pháp lựa chọn làm nơi chiến địa. Quả vậy, địch có đủ lý do ngoại hiện để tưởng rằng họ không cần đề phòng các ngọn núi, nhưng cần nhất là phải phòng vệ phía Bắc, còn phía Nam thì chú trọng vào các triền núi thoai thoải có hai con đường lớn đi về Rome tức là đường số 6 và số 7. Như vậy họ phải kinh ngạc rằng chúng tôi dồn lực lượng vào công kích những khu vực khó đánh nhất. Nhưng ngoài cũng chính trong khu vực này mà tướng Juin nhắm vào chỗ không có địch. Quân Pháp vượt qua đỉnh núi cao nhất, không có đường đi, mà địch không ngờ quân ta tràn vào như nước; quân ta đánh tỏa ra những vị trí bên phải và bên trái của địch, và chọc thủng liên tiếp ba phòng tuyến trước khi địch có thì giờ củng cố lại. Quân Pháp cũng lợi dụng hết cơ may của một trận đánh úp tuy có nhiều mạo hiểm, chúng tôi định chiếm lấy triền núi Majo giữa ban đêm, không cần pháo kích trước, Majo là một vùng núi to rộng che chở cho tất cả hệ thống phòng thủ của địch.

        Hẳn là đạo quân viễn chinh gồm những bộ đội thiện chiến nhất, thích ứng hơn cả với chiến trường miền núi. Nhất là Sư Đoàn IV Maroc, sư đoàn này có thể vượt qua chỗ nào cũng được, tướng Juin biết rõ điều ấy hơn bất kỳ ai. Bởi vậy ông trao cho sư đoàn ấy, cho những người Maroc, đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Sevef ấy, đặc vụ tiến càng nhanh càng hay qua các ngọn núi cao, rồi bao vây vị trí Đức ở phía Nam, mục tiêu cuối cùng là núi Petrella gần Pico. ở ngay hậu cứ của địch* Chi đoàn thứ 8 Pháo Binh của Sư Đoàn II Maroc, chỉ huy trưởng là đại tá Molle, sẽ mở một lỗ nẻ bằng cách nhảy một bước chiếm trọn núi Majo. Đẳng kia, Sư Đoàn I « Pháp Tự Do » ở phía Bắc bao vây toàn thể các ngọn núi và giúp cho cánh trái Quân Đoàn VIII tiến vào Liri. Sau hết, công việc khó khăn nhất là chiếm những căn cứ phòng thủ của Địch ở sau dãy núi Aurunci, đây là nhiệm vụ của Sư Đoàn III Bắc Phi và Sư Đoàn II Maroc. Quân Pháp ở bên Ý cũng như một bộ máy sống động do con người vận chuyển các bánh xe, bộ máy ấy chỉ nhắm và một mục tiêu, như vậy quân Pháp đã thực hiện đúng những quyết định của người chỉ huy. Tôi đã nhận thấy điều ấy tại chỗ khi tôi sang Ý cùng với bộ trưởng chiến tranh, ông André Diethelm và các tướng de Lattre Bẻthouart, ngày 17 tháng năm. Sau bao nhiêu năm ô nhục và ly tán, thật là một cảnh lượng huy hoàng khi chứng kiến quân của Monsabert và Dody tiến đánh San Giorgio, quân của Sevef và Guillaume tiến đến vùng Pico, dàn pháo của Poydenot theo gần sát pháo binh bám chặt lấy triền núi, công binh của Dromard trước ngày xung kích đã bí mật cất được những cây cầu ở Garigliano sát nách địch, bây giờ đoàn binh ấy suốt ngày đêm và bất cứ giờ nào sửa chữa những con đường bị cắt đứt hay bị đặt mìn. Chi đoàn chuyên chở của chúng ta di chuyển rất có trật tự, các kho hàng và các cơ xưởng của chúng ta tiếp vận cho các đơn vị không hề vấp váp và chậm trễ. Trong các trạm cứu thương, tràn ngập thương binh Pháp và Đức, công việc y tế rất chu đáo, hai bà Catrouy và du Luart cùng các nữ y tá đều là người tận tâm và xứng đáng với nhiệm vụ. Mặc dầu vật liệu hư hao, người mệt nhọc, nhưng mỗi người bất cứ ở cấp bậc nào và bất cứ ở đâu, đều vui vẻ ân cần, đó là đức tính của người Pháp khi thấy cóng việc trôi chảy theo như ý muốn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:22:08 am

        Ngày 20 tháng năm, tất cả các vị trí Đức đều bị chọc thủng sâu tới 30 cây số bởi quân Pháp, quân Pháp đã tràn ngập Pico. Về phía trái, Quân Đoàn II của người Mỹ đã chiếm được Fondi và tiến về vùng đồng lầy Pontins. Về bên phải, quân Anh và quân Ba Lan đã chiếm được San Angelo và núi Cassin, nhưng họ phải hoạt động trong một khu vực có những tổ chức kiên cố của địch, họ bị chặn lại trước phòng tuyến Aquinơ - Pontecorvo. Trước khi đạo quân viễn chinh Pháp ca khúc khải hoàn và điểm số 5.000 tù binh, số trọng pháo và vật liệu của địch bỏ lại, họ còn phải dự một trận khác trên phòng tuyến Pontecorvo — Pico để giúp cánh tả của tướng Leese hầu quét sạch chiến địa trên đường về Rome. Ngày mùng 4 tháng sáu, các đơn vị thứ nhất của chúng ta tiến vào Rome. Ngày mùng 5, quân Mỹ, Anh, Pháp diễn hành qua thủ đô nước Ý.

        Với sự phê chuẩn của thống chế Kesselring, nhà văn Đức Rudolf Bohmler, một quân nhân ở mặt trân Ý ; đã chép chuyện Quân Đoàn X của Đức trong cuốn truyện Monte Cassino của ông. Ông mô tả chiến công rực rỡ của đạo quân viễn chinh Pháp trong trận đánh mùa đông, nhất là trận Belvẻdèrẹ, tác giả nhắc lại sự bối rối của bộ tổng chỉ huy Đức khi nhận thấy quân Pháp bỏ khu vực ấy không biết rời đi đâu. Hẳn là phải đề phòng đồng minh có gắng một lần nữa để tiến chiếm Rome. Tác giả viết: « Nhưng chỉ khi nào địch mở cuộc tấn công mời biết sự nguy hiểm chính xuất hiện ở nơi nào. Chúng ta biết được quân Pháp đóng ở chỗ nào là chúng ta biết được đích xác... Lúc này họ ở đâu ? Khi tướng Juin có mặt ở nơi nào là ở  nơi ấy tướng Alexander định làm cái gì chính yếu. Không ai biết rõ hơn thống chế Kesselring. Thống chế tuyên bố rằng: mối lo trọng yếu của tôi là không biết chắc chiều hướng công kích của đạo quân viễn chinh Pháp, thành phần và việc đôn quân của đạo quân viễn chinh ấy... Những quyết định chung quyết của tôi tùy thuộc những sự kiện ấy,» Rudolf Bohmler còn nói thêm : «Những lo ngại ấy đều có lý do chánh đáng. Bởi vì chính tướng Juin đã phá vỡ cánh hữu Quân Đoàn X của Đức và mở đuờng cho đồng minh kéo vào Rome. Chỉ trong vài tháng ra trận, đạo quân viễn chỉnh ấy đã phá vỡ cửa ải đưa vào Thành Phố vĩnh cửu.

        Giá trị quân sự, dũng khí quân nhân, công lao sĩ tốt, một nước không thể không có những cái đó nếu muốn đứng vững hay muốn phục hồi. Ở thời nào dân tộc ta cũng biết cung cấp tài nguyên vô hạn định cho nền binh bị. Nhưng cần có một linh hồn, một lý chí, một hành động có tầm mức quốc gia, nghĩa là một chính sách binh bị. Nếu nước Pháp giữa hai cuộc Thế chiến có một chính phủ đầy đủ khả năng, nếu nước Pháp được thịnh trị để đương đầu với tham vọng của Hitler, nếu quân đội Pháp được trang bị và chỉ huy để chống cự quân xâm lăng, thì vận mệnh chúng ta đã tiễn theo một con đường khác hẳn ! Ngay từ sau cuộc thất trận tháng năm 1940, chúng ta cũng còn có thể đóng được vai trò quan trọng với lãnh địa Phi Châu, hạm đội, nhũng đơn vị quân đội còn lại, nếu chế độ và những người đương quyền muốn giữ được vai trò ấy. Nhưng vì nước Pháp đã buông trôi hết, nước Pháp phải vươn lên từ đáy sâu vực thẳm cho nên chúng ta chỉ có thể trông cậy vào nỗ lực của các chiến sĩ. Sau những chiến công ở Keren, Bir Hakeim, Fezzan, Tunisie, bây giờ sự đắc thắng của các bộ đội của chúng ta bên nước Ý đem lại cơ may cho nước Pháp. Khi tôi đến Luân Đôn trước ngày đổ bộ, tôi nhận được báo cáo của các vị chỉ huy, tôi gửi điện văn cho họ : «Quân đội Pháp góp một phần lớn trong cuộc chiến thắng lớn ở Rome. Tất nhiên phải như vậy ! Quý vị đã kiến tạo được cái vinh dự đó. Tướng Juin, ông và các bộ đội của ông đều xứng đáng với tổ quốc ! »

        Trong khi Sư Đoàn II, Sư Đoàn IV và quân Maroc tập hợp lại gần Rome thì tướng Juin đưa một quân đoàn dưới quyền chỉ huy của tướng Larminat truy kích địch trong khu vực của ông. Quân đoàn ấy gồm những sư đoàn của Brosset và de Monsabert tăng cường thêm thiết giáp và pháo binh, tiễn theo hướng : hồ Bolsena, Radicofani, hành lang Orcia, Sicnne, Tại mỗi địa điểm đều có những trận giao tranh ác liệt, nhiêu lính thiện chiến và các sĩ quan sau đây đã tử trận : đại tá Launet-Champrosay, pháo binh, hải quân trung tá Amyot d‘Inville, Thủy quân lục chiến thuộc Sư Đoàn  «Pháp tự do ». Nhưng Larminat đã điều động và công kích trả thù quân hậu tập của Đức. Phải nói rằng không quân đồng minh ngự trị khắp không phận và đè bẹp địch. Không có bằng chứng thất bại nào của địch rõ rệt hơn những đống sắt vụn chồng chất suốt dọc đường đi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:22:53 am

        Trong thời gian ấy quân Pháp đã chiếm đảo Elbe, nhờ sự yểm trợ của tàu chiến đặc biệt do người Anh cung cấp và các phi đội khu trục và oanh tạc Mỹ. Cuộc hành quân này do tướng Giraud đề nghị sau ngày giải phóng đảo Corse Nhưng đồng minh bấy giờ chỉ chú trọng đến vụ Anzio, không chịu nghe theo. Bây giờ họ yêu cầu chúng ta chiếm lấy đảo Elbe. Tôi đồng ý. Dưới quyền chỉ huy của tướng Henry Martin, cuộc tấn công sẽ giao phó cho Sư Đoàn IX thuộc địa thực hiện với đại đội xung kích và quân biệt kích, những đơn vị này đều đóng ở Phi Châu đợi xung vào quân đoàn của de Lattre trong trận tấn công sắp tới ở miền Nam nước Pháp.

        Trong đêm 16 rạng 17 tháng sáu, tướng Martin cho đổ bộ từng toán nhỏ quân xung kích của thiếu tá Gamhiez chỉ trong chốc lát họ chiếm được 7 dàn trọng pháo trên bờ biển Đức. Sau đó Sư Đoàn Magnan tiến vào vịnh Campo. Ngày 18 tháng sáu, sau nhiều trận giao tranh ác liệt ở Marino di Campo, Porto Longone, Porto Ferrajo, các bộ đội của chúng ta chiếm trọn hòn đảo, phá tan đồn của tướng Gall, bắt được 2300 tù binh, 60 khẩu đại bác và nhiều vật liệu. Tướng de Lattre đến nơi thăm, ngay tối hôm ấy ông gửi từ « Nhà Nã Phá Luân » đi bức điện văn tường trình kết quả và nhấn mạnh rằng họ đã lập được công trạng đúng ngày tôi lên tiếng kêu gọi quốc dân năm 1940.

        Bấy giờ tôi tung ra lời kêu gọi để nhắm vào cuộc tấn công bờ biển Provence, đối với quốc gia đại sự tôi hằng mơ tưởng thì việc tiến chiếm đảo Elbe quả là điểm hay. Nhưng tất cả hãy còn tùy thuộc những quyết định chung cục của đồng minh. Chiến thắng lẫy lừng ở bên Ý đã làm họ xúc động, phải chăng đến phút chót họ từ bỏ một hành quân « Anvil » để thi hành một kế hoạch khai thác bán đảo này ? Trong chuyến thăm Ý cuối cùng sau khi ở Luân Đôn và Bayeux về, tôi thấy bộ chỉ huy có ý muốn tiếp tục hành binh với những phương tiện có tại chỗ và có thể nới rộng thêm nếu có thêm tiếp viện. Đối với họ thì điều ấy rất tự nhiên. Nhưng vì những lý do liên hệ đến trách nhiệm của tôi trên binh diện quốc gia, tôi không thể tán thành quan điểm ấy được,

        Trong khi ấy thì người Mỹ đã đặt chân lên Normandie một cách chật vật, họ bắt buộc phải có cuộc tiến quân lên miền Provence. Marshall và Eisenhower đều hối thúc phải thực hiện vào tháng tám. Về phần tôi, để thêm phần chắc chắn, tôi cho các tướng Wilson và Alexander biết rằng chính phủ  Pháp yêu cầu họ tập hợp kịp thờỉ các lực lượng dưới quyền họ để có thể đưa sang Pháp chậm nhất là tháng tám. Tôi chấp thuận để cho những đơn vị của chúng ta tung ra truy kích địch vẫn tiếp tục hành quân trong một thời gian nữa. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không kéo dài quá ngày 25 tháng bảy và không vượt khỏi lưu vực sông Arno. Tôi trực tiếp ra lệnh cho quân đoàn bên Ý và các lực lượng chuẩn bị sẵn sàng ở Phi Châu, quân lệnh nói rõ địa điểm phải đến nay mai. Còn như tướng Juin thì ông rất buồn rầu phải rời bộ chỉ huy, tôi cũng rất buồn rầu phải giải nhiệm ông và bổ ông làm tổng tham mưu trưởng Quốc phòng, chức vụ này rất quan trọng trong thời kỳ mở nhiều cuộc hành quân lớn, tổ chức lại một cách sâu rộng, không thể tránh được những và chạm với đồng minh trong lúc giải phỏng. Cho đến ngày tôi rời khỏi chánh quyền, tướng Juin sẽ ở bên tôi như một người phụ tá đắc lực hơn cả, một cố vấn quân sự chắc chắn.

        Sau cùng, cuộc đồ bộ lên miền Nam nước Phốp được định vào ngày 15 tháng tám. Như chúng ta đã dự định, tất cả các lực lượng Pháp trên bộ, dưới mặt biển và trên không, chưa dùng vào việc gì ở Địa Trung Hải, đều tham dự cuộc hành quân này. Trong khi chờ đợi, một vài đơn vị của chúng ta đã truy kích địch đến giới hạn cuối tùng ở bán đảo Ý. Tướng Larmiuat tiếp tục tiến quân với các Sư Đoàn Monsabert và Dody và một đại đội Maroc, ông chiếm lẩy Sienne ngày mùng 3 tháng bảy và hết sức cẩn thận để không làm đổ nát thành phố đẹp đẽ này. Ngày 22 tháng bảy, tướng Juin muốn đích thân thực hiện nốt những trận đánh cuối cùng bên Ý, ông cho quân chiếm Castelfiorentino trông ra Florence và lưu vực sông Arno, nơi địch đến nghỉ dưỡng sức trong nhiêu tháng. Sau đấy quân ta trao lại khu vực ấy cho đồng minh để xuống tầu trở sang Pháp.

        Việc chuyên chở thực hiện trên một vùng biển Tây Phương nắm vững ưu thế. Đành rằng từ tháng chín 1943, thỏa ước đình chiến Syracuse đã lấy mất của Trục tất cả hạm đội Ý đã bị hư hao vì vụ Andrew Cunningham. Vả chăng đến mùa xuân 1944 hai chiếc thiết giáp hạm cuối cùng Sharnhorst và Tirpitz của Đức đều bị quân Anh đánh chìm. Nhưng địch vẫn còn một số lớn tiềm thủy đĩnh, khu trục cơ, trinh sát hạm, những thứ này vẫn gây ra nhiêu tổn hại cho các đoàn xe chuyên chở. Như vậy, cần phải tảo thanh mặt biển trước khi mạo hiểm một cuộc đổ bộ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:23:10 am

        Bởi thế cho nên trên các mặt biển Đại Tây Dương, Bắc Hải, Arctique, các tầu Pháp như tuần dương hạm, phóng thủy lôi, tiềm thủy đĩnh, chiến hạm nhỏ, tầu hộ tống, khu trục cơ, trinh sát hạm, hộ tống hạm, đều hoạt động từ hải cảng nước Anh dưới quyền chỉ huy của đô đốc d‘Argenlieu, họ thuộc thành phần của một hệ thống tấn công và bảo vệ rộng rãi cho đồng minh tổ chức. Trong khuôn khổ cuộc hành quân «Overlord», các chiến hạm của chúng ta đặt căn cứ bên Anh, gồm 40 tầu chiến hạng nhỏ, độ 50 tàu buôn lớn nhỏ, đều được dùng vào việc oanh tạc, hộ tống và vận tải để đưa lực lượng của Eisenhower lên bộ. Thêm vào đó còn có một đoàn 2 chiếc tuần dương hạm : và Montcalm dưới quyền đô đốc Jaujard; ở Port- en-Bessin họ tham dự đắc lực vào cuộc oanh tạc bờ biển và yểm trợ các bộ đội đổ bộ. Chiếc thiết giáp hạm già Courbet từ bốn năm nay dùng làm cầu nổi trong bến Portsmouth, vào dịp ấy cũng được trang bị lại và đặt dưới quyền chỉ huy của Wietzel; dưới hỏa lực của địch, chiếc tàu ấy bị chìm gần bờ biển Pháp, giờ dùng làm đập cho bến nhân tạo d‘Arromanches. Sau hết, chiếc Commandomarine của trung úy hải quân Kieffer tiến vào bờ biển Ouistreham với những yếu tố đồng minh đầu tiên.

        Về phía nam Đại Tây Dương, hải quân Pháp trong khi chờ đợi cuộc hành quân «Anvil», đã giúp một phần lớn vào cuộc hành quân của Tây Phương. Bảy chiếc tuần dương hạm của chúng ta được phân làm hai đoàn, do các đô đốc Longaud và Barlhe chỉ huy, sau thêm hai tuần dương hạm của đô đốc Jaujard; những tầu này ngăn chặn cửa bể từ Dakar đến Natal và chống lại những tầu « phá phong tỏa » của quân Đức. Một trong những chiến hạm ấy, chiến Portland, bị tầu Goerges-Leyguescủa ta đánh chìm. Dọc bờ biển và ngoài khơi phía tây Phi Châu, lực lượng hải quân và không hải quân của đô đốc Collinet có nhiệm vụ chống lại tiềm thủy đĩnh, chiến hạm và phi cơ địch.

        Miền Địa Trung Hải một đoàn tuần dương hạm nhẹ Pháp, dưới quyền hải quân đại tá Salasau là Lancelot, cùng với thủy quân Anh và Mỹ, yểm trợ các đoàn quân ở Ý. Tháng chín năm 1943, hai chiếc Fantasquevà Terrib được dùng vào cuộc đổ bộ lên Salerme, Tháng giêng 1944 hai chiếc Fantasque và Malintham dự cuộc tấn công Anzio, oanh tạc các lực lượng Đức. Sau tiến vào biển Adriatique, đánh những đoàn tầu Đức ban đêm tiến dọc bờ biển Ý để tăng cường việc tiếp tế, trên đường họ bị đồng minh ngăn cản. Ngày mùng 1 tháng ba trong hải phận Pola, các tuần dương hạm nhẹ của chúng ta đánh chìm 5 tầu địch, trong số có 1 phóng thủy lôi. Ngày 19 tháng ba họ đánh chìm 5 chiến hạm địch ngoài khơi Morẻe. Đến tháng sáu lại đánh chìm 4 chiếc khác ở phía bắc biển Adriatique. Cũng trong thời gian ấy các đoàn tầu bạn ngoài khơi nước Anh và vùng Normandie bay đi đến Ý, Corse, Bắc Phi, đều có chiến hạm Pháp hộ tống. Chúng ta đã tồn thất chiếc phóng thủy lôi La Combaltante, chiếc tiềm thủy đình Protẻe, chiếc thông báo hạm Ardent, chiếc vớt mìn Marie-Mad, chiếc tầu dầu Nivôse, chiếc khu trục hạm số 5 và nhiều tàu khác.

        Sau hết ở Thái Bình Dương, chiếc thuyền trưởng là Merveilleux du Vigneaux, sẽ tham dự vào hải quân ngoài mặt trận. Chiếc chiến hạm này đã yểm trợ mạnh mẽ các hàng không mẫu hạm đồng minh. Tóm lại, ở khắp nơi, hải quân Pháp đã tận dụng được các phương tiện mới phục hồi.

        Ưu thế hải phận cho phép tấn công đại lục vì phối hợp với ưu thế không phận. Quân Pháp đã góp phần hữu hiệu vào cả hai lực lượng đó tuy không phải là lực lượng chính yếu. Mười bảy phi đội của chúng ta yểm trợ các cuộc hành quân bên Ý. Bảy phi đội yểm trợ các trận giao tranh ở đất Pháp, trong số ấy có hai phi đội tham dự các trận oanh tạc xa xôi tiêu hủy kỹ nghệ Đức. Hai phi đội khu trục tham dự mặt trận Nga giữa lúc quân Nga sắp thắng thế. Trên bờ biến Bắc Phi nhiều phi đội bảo vệ các căn cứ trên bộ và các đoàn tầu dưới biển. Kỷ lục của một Closlermann, một Maridor, một Marin La Meslẻe, sự hy sinh anh dũng của Saint Exupẻry, và nhiều chiến công oanh liệt khác, đều là những tia lửa phun ra từ bộ máy khủng khiếp của một « gánh xiếc lớn ».

        Trận chiến ở Pháp là một toàn bộ hoạt động tinh thần chiến đấu làm tăng tiến vai trò của quân đội chỉnh quy cũng là tinh thần chiến đấu đã tăng trưởng lực lượng quốc nội của chúng ta. Trước khi đổ bộ lực lượng quốc nội bây giờ đánh những trận quy mô chứ không còn là những trận phục kích nhỏ. Những bản phúc trình về các cuộc hành quân của bộ đội, hạm đội, phi đội bây giờ ngày nào cũng kèm theo những bản tường trình hoạt động bưng biền và hoạt động của hệ thống tập kích. Dĩ nhiên, hỏa lực lan tràn trước hết đến miền Massip central Limousin và Alpes.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:23:34 am

        Ngày mùng 10 tháng chín 1943, ở Dourch và trong vùng Aveyron, đã diễn ra một cuộc giao tranh quy mô có vẻ như đánh dấu một giai đoạn mới. Một liên đội Đức bị đẩy lui để lại chiến địa viên đại úy của họ và 10 người chết. Đành rằng ở La Borie quân bưng biền tuy chiến thắng nhưng sau bị thiệt hại nặng, trung úy Rơ quemaurel bị địch sát hại. Tuy nhiên, tại những nơi khác miền Aveyron và Cantal, chúng ta đã thắng lợi trong nhiều trận đánh khác. Miền Corrèje tăng thêm số chiến sĩ bưng biền, Tại Saint Ferreol, Terrasson, nhiều cuộc hành binh làm cho kẻ xâm lăng thiệt hại hàng trăm người, những cuộc hành binh này báo hiệu cuộc phản công toàn diện xảy ra cùng một lúc với cuộc đổ bộ. Trong vùng Puy- de-Dôme sau một vài cuộc tâp kích có kết quả, đại tá Garcie tụ tập 300 người tại vị trí Mouchet và ngày mùng 2 tháng sáu phát động một cuộc giao tranh khiến cho quân Đức thua xiểng liểng. Trong vùng Limousin, Qaercy, pẻrigord nhiều cuộc đụng độ càng ngày càng tăng làm cho địch tổn hại nặng.

        Miền Haute-Sayoie chứng kiến những cuộc giao tranh càng ngày càng mãnh liệt. Từ tháng sáu 1943 ở Dents de Lanfon, tháng sau Cluses, người Ý chiếm đóng những quận ấy đã bị tổn hại nặng nề. Người Đức kế tiếp họ cũng bị tấn công ở nhiều nơi suốt mùa đông năm ấy. Đến tháng hai, 500 người Pháp, thêm 60 người Y Pha Nho, chiếm được vị trí đồi Glières. Người chỉ huy là trung úy Morel, ông này bị hại, đại úy Anjot lên cầm quyền chỉ huy, nhưng sau cũng bỏ mình trên bãi chiến trường trong tháng ba, địch tung ra vài cuộc tấn công nhưng thất bại, địch bèn dùng đến phương pháp mạnh. Họ tung ra 3 đại đội, 2 giàn súng dùng ở miền núi, súng cối hạng nặng, có sự phụ lực ô nhục của các bộ đội dân quân và lưu động Pháp. Tổng cộng, có đến 7.000 người, có đội «Stukas» yểm trợ, mở cuộc xung kích đồi Glières. Sau 13 ngày giao tranh, người Đức chiếm được ngọn đồi, nhưng thiệt mất 600 người. Với giá đắt đó ấy họ cũng không tiêu diệt nổi quân kháng chiến, phe này tẩu thoát được đến hai phần ba.

        Quận Ain là nơi xảy ra những cuộc đụng độ thường xuyên. Lực lượng quốc nội có tổ chức và chỉ huy chu đáo đã làm chủ được tình thế. Họ đã chửng tỏ điều ấy khi họ chiếm đóng Oyonnax trọn ngày 11 tháng một, ngày kỷ niệm huy hoàng. Hôm ấy đại tá Romans-Petit mở cuộc duyệt binh diễn hành qua đài chiến sĩ trận vong và qua tỉnh, giữa sự xúc động của dân chúng Quân Đức muốn tiêu hủy bớt lực lượng bưng biền vùng Ain. Vào đầu năm 1944, họ mở những cuộc hành quân quan trọng làm cho họ thiệt hại hàng trăm quân số. Đến tháng tư, lạl có nỗ lực khác và họ lại thiệt hại nặng hơn. Đến tháng sáu, lực lượng của chúng ta phản công ở khắp nơi, bắt được 100 tù binh.

        Trong vùng Drôme, nơi đi qua của các trục lộ giao thông lớn Lyon - Marseille, Grenoble, Brinancon, quân bưng biền của đại tá Drouot chỉ chú trọng đến việc phá hoại đường ray hỏa xa. Vào tháng chạp, một chuyến tầu chở lính nghĩ phép Đức bị trúng mìn ở Porteỉ-les-Valence, các toa xe lửa lật đổ hay dừng lại đấy bị quân ta xả súng liên thanh bắn chết và bị thương 200 người. Vài ngày sau, tại Vercheny, một chuyến tầu chở binh sĩ bị trật bánh và đâm nhào xuống sông Drôme. Đến tháng ba, tại vùng Donzere, quân bưng biền ngăn chặn và xả súng bắn vào một đoàn xe quân sự làm chết và bị thương 300 người. Ít lâu sau, một toán người Pháp bị tấn công gần Séderon, đã chống cự đến lúc người cuối cùng ngã gục. Tuy nhiên, tất cả đã được sửa soạn để cắt đứt đường liên lạc hỏa xa của địch trong miền Drôme khi bắt đầu cuộc hành quân lớn.

        Những việc xảy ra trong vùng lsère cũng cho thấy trước sẽ có những hoạt động lớn của các lực lượng quốc nội vào lúc mở cuộc hành quân lớn. Những trận mở đầu đều khiến cho địch phải trả giá đắt. Như ở Grenoble, ngày 14 tháng 11, quân kháng chiến gây ra vụ nổ kho chứa đạn dược, ét xăng và xe cộ của quân Đức. Quân Đức bắt giam 300 con tin. Bách thục họ trao trả họ vẫn từ chối; để trừng phạt họ, quân ta đặt chất nổ trại Bonne, nơi đặt nhiều giàn đại phào của địch, vụ này làm thiệt mạng 220 người Đức và bị thương 550. Mặt khác, theo chỉ thị tướng Delrotraint và mệnh lệnh của đại tá Desconr, chỉ huy trưởng lực lượng vùng Isère, các chiến sĩ quyết tâm chiếm ngọn núi Vercors vị chỉ huy là thiếu tá Le Ray. Các toán trinh sát địch không còn lên được núi Vercors.

        Trong thời kỳ ấy, có lẽ đó là những hoạt động quan trọng nhất của quân khảng chiến ghi vào các bản phúc trình. Nhưng đồng thời cũng còn những hoạt động khác nhỏ hơn hay kín đáo hơn. Trong các điện văn trao đổi, địa điểm được ghi bằng những con số, mệnh lệnh và báo cáo đều dùng mật ngữ, chiến sĩ chỉ dùng những tên hiệu kỳ dị; qua những bức điện văn ấy người ta thấy cuộc chiến đấu ở trong nội địa đã trở nên hữu hiệu đến mức nào. Địch thú nhận điều ấy bằng những cuộc đàn áp tàn bạo. Trước khi đồng minh đặt chân lên đất đai của chúng ta, quân Đức đã thiệt hại hàng ngàn người. Họ bị bao vây bởi bầu không khí bất an làm binh lính mất tinh thần, người chỉ huy lạc hường. Nhất là khi các nhà cầm quyền địa phương tìm cách cản trở sự đàn áp hơn là giúp tay cho địch, hoặc vì họ tự nguyện đồng mưu với quân kháng chiến, hoặc vì họ sợ bị trừng phạt về tội «cộng tác» với địch.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:23:54 am

        Cần phải nói thêm rằng quân Đức, nếu không bị quân kháng chiến bắn hay ném lựu đạn thì cũng cảm thấy mình luôn luôn bị rình mò ngày đêm. Quân du kích của ta không để lọt qua mắt một cử chỉ nào của kẻ chiếm đỏng. Tướng Bedell Smith có thể viết về trung tâm B.R.C.A : «Trong tháng năm 700 phúc trình bằng điện tín và 3.000 phúc trình đầy đủ tài liệu được gửi từ Pháp sang Luân Đôn.» Ngoài thực tại thì từ ngày bắt đầu cuộc chiến người ta đã biết đích xác tất cả các địa điểm đóng quân, đặt căn cứ, kho chứa, sân bay, tổng hành dinh của quân Đức, người ta đã ghi hết quân số và vật liệu, chụp hình hết các chiến lũy, thăm dò hết các nơi đặt mìn. Sự trao đổi tin tức giữa bộ tham mưu của tướng Koenig và các hệ thống kháng chiến đã có một hệ thống liên lạc trực tiếp bằng Vô Tuyến Điện rất chu đáo. Nhờ một toàn bộ tin tức của kháng chiến Pháp, đồng minh có thể biết được hoạt động của dịch và đánh những đòn đích xác.

        Tin đổ bộ báo hiệu cho kháng chiến biết đã đến lúc thực hiện cuộc khởi nghĩa toàn diện. Tôi đã chỉ định cho họ biết trước bằng một thông tư ngày 16 tháng năm gửi cho các lực lượng chiến đấu quốc nội, thông tư ghi hết các mục tiêu phải đạt được dưới hình thức một kế hoạch lấy tên là «cá sấu». Nhưng bộ chỉ huy đồng minh tỏ vẻ nghi ngờ sức bành trướng của hoạt động du kích, Vả chăng, họ chuẩn bị một cuộc chiến tranh kéo dài. Bởi thế họ mong muốn kháng chiến không làm gì hấp tấp, ngoại trừ những hoạt động xung quanh đầu cầu. Bản tuyên cáo của Eisenhower trên đài phát thanh ngày mùng 6 tháng sáu yêu cầu những người ái quốc Pháp nên có thái độ dè dặt. Nhưng trái lại, cũng ngày hôm ấy, tôi lại hối thúc họ chiến đấu mạnh mẽ bằng tất cả mọi phương tiện có trong tay và theo mệnh lệnh của bộ chỉ huy Pháp. Khốn thay, sự cung cấp vũ khí tùy thuộc tổng hành dinh đồng minh và lúc đầu họ chỉ giao cho có giới hạn. «Bộ chỉ huy hỗn hợp» của kháng chiến chỉ chủ trọng đến những vụ đốt phá đường ray xe hỏa, đường giao thông, hệ thống truyền tin, vì những thiết trí ấy vẫn có tầm quan trọng chính yếu.

        Các mục tiêu phá hoại đường ray thì không quân và kháng chiến chia nhau công tác. Phi cơ đảm lãnh các miền xa xôi như Lyon, Dijon, le Doubs, miền Đông, miền Trung và Tây Nam, nội trong tháng sáu và bảy có đến 600 vụ trật đường ray. Ngoài ra chúng ta còn phá hoại khắp các nơi làm cho 1800 đầu tầu và 6.000 toa tầu phải để bất động ở một chỗ. Dây cáp ngầm bị địch độc quyền sử dụng, chúng ta đã phá hoại rất khéo léo để địch không dùng được những đường dây từ miền Normandie đến vùng Ba Lê đúng ngày mùng 6 tháng sáu và những ngày kế tiếp. Còn như dây điện thoại trên trời thì những đoạn bị cắt đứt không sao đếm xuể. Hẳn là chúng ta nhận thấy những đảo lộn trong ngành vận tải và truyền tin đã làm cho quân Đức vô cùng bối rối. Nhất là lúc ấy xảy ra tại nhiều quận những dao động trong hàng ngũ quân đội có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc hành quân. Rốt cuộc bộ chỉ huy tối cao đồng minh nhận thấy có lợi, tuy họ vẫn thận trọng nhưng cũng giúp quân kháng chiến một phần hữu hiệu.

        Về phần người Pháp ở Bretagne thì họ không muốn chờ đợi. Tướng Eisenhower muốn cho bán đảo này được tảo thanh hết quân Đức trước khi đưa quân của mình xuống hạt Seine. Miền Bretagne đầy rẫy chiến sĩ bưng biền nhất là bờ biển Còtes du Nord và Morbihan, vùng ấy rất thuận lợi cho họ hoạt động. Như vậy, đồng minh quyết định trao khí giới cho vùng Bretagne và gửi đến đấy chi đoàn dù thứ nhất đã sẵn sàng ở bên Anh, dưới quyền chỉ huy của đại tá Bourgoin. Trước ngày đổ bộ  và trong những ngày kế tiếp, lực lượng quốc nội của chúng ta thấy từ trên trời rớt xuống một số lớn súng ống và quân nhảy dù. Phong trào giải phóng bừng lên hoạt động. Ba chục ngàn người xông ra mặt trận, phần thì tổ chức thành đơn vị chính quy, phần thì hoạt động như quân Chouans dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Nhưng quân Đức đã tìm ra ở Saint-Marcel gần Malestroit, một trong những căn cứ tiếp nhận vũ khí từ Anh đưa sang, ngày 28 tháng sáu họ đem người đến triệt hạ. Vị trí này được phòng vệ bồi hai đại đội Morbihan của các thiếu tả Le Garrec và Caro, còn có lính nhảy dù của Bourgoin. Tướng hồi hưu de la Morlaye cũng đưa đến một liên đội của ông thành lập ở Guingamp. Sau vài giờ giao tranh địch làm chủ được tình thế, chiến trường đầy xác chết. Nhưng những người thủ thành đã trốn thoát hết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:24:21 am

        Tin tức trận đánh Saint-Marcel loan đi làm cả miền Bretagne vùng dậy. Quân Đức bị bao vây trong các trung tâm thị tứ và các hải cảng, và chăng họ chiến đấu thục mạng và không chịu rút lui. Nhưng các chiến sĩ miền Bretagne bao vây họ khắp nơi suốt ngày đêm. Trong số ấy, đại tá Bourgoin và quân sĩ của ông tác động như chất men khích lệ sự hăng say của mọi người. Chi đoàn dù thứ nhất thiệt hại 23 trong số 45 sĩ quan. Khi quân thiết giáp của Patton vượt qua họng Avranches tiến vào Bretagne những ngày đầu tháng tám, quân của chúng ta đã chiếm trọn vùng thôn quê, chôn cất 1500 xác chết Đức và bắt được 3000 tù binh. Để giảm bớt số quân đồn trú cho đồng minh, chiến sĩ bưng biền được dùng để dẫn đường cho xe tăng Mỹ và sử dụng đại pháo yểm trợ. Địch không còn tổ chức thành mặt trận ở nơi nào, ngoại trừ các hải cảng Saint-Malo; Brest, Lorient, những địa điểm được tổ chức từ trước.. Trong những trận đánh này địch thiệt hại nhiêu ngàn tử thương, gần 50.000 tù binh và rất nhiều vật liệu quân dụng. Bốn sư đoàn Đức bị tiêu hủy.

        Về phía đằng kia, những trận đánh ở Vercors cũng đem lại bằng chứng kháng chiến Pháp hoạt động rất hữu hiệu. Vào những ngày đầu tháng sáu, 3.000 người đã giữ vững các vị trí trong vùng núi. Địa thế chênh vênh rất thuận lợi cho việc phòng thủ bằng những toán người hoạt động riêng rẽ; đây là chiến thuật sở trường của quân bưng biền, nhất là của người xứ Alpes; chúng tôi đã hết sức vận động để bộ chỉ huy đồng minh giao vũ khí cho họ; đồng minh thả dù xuống cho họ 1500 súng tay. Một phái đoàn quân sự gồm sĩ quan Mỹ ; Anh và Pháp được gửi từ Anh sang núi Vereors để lập liên lạc giũa các đồn trại và tổng hành dinh. Nhiều huấn luyện viên và chuyên viên được gửi từ Alger sang để cộng tác với khối bưng biền. Với sự đồng ý của đồng minh, một sân bay được thiết trí trên núi để làm căn cứ tiếp vận bộ đội chánh quy, quân nhu, lương thực và di tản thương binh.

        Ngày 14 tháng bảy, địch chuyển sang thế tấn công. Trong mười ngày liền họ tung ra một lực lượng hùng hậu và cố gắng rất nhiều. Phi cơ của họ xả súng bắn xuống các đồn trại, bom liệng xuống một vài nơi thị tứ thưa thớt trong vùng. Ngày nào địch cũng cho máy bay khu trục kiểm soát không phận, không quân đồng minh không chịu hoạt động nữa, nại cớ xa xôi không có phi cơ khu trục để bảo vệ phi cơ vận tải và oanh tạc. Cả đẽn sân bay mà chúng ta hy vọng nhận quân tiếp viện cũng bị địch chiếm đóng và đưa đến nhiều đội quân thiện chiến. Nhưng dẫu sao quân đồn trú của ta vẫn bám lấy các điểm tựa và cố gắng đáng khen để đánh bại địch cho đến ngày 24 tháng bảy. Đến ngày ấy thì quân Đức chiếm trọn núi Vercors. Họ sử dung một số quân tương đương với một sư đoàn và tổn thất vài ngàn người. Trong cơn giận dữ họ giết chết cả thương binh và một số lớn dân quê. Tại Vassicux, dân cư trong buôn bị sát hại hoàn toàn. Khinh binh ở Vercors, phân nửa bỏ mình cho tổ quốc, còn phân nửa tẩu thoát kịp thời.

        Những cuộc giao tranh như vậy ở khắp nơi đã tạo ra một tiếng vang quan trọng. Dĩ nhiên, các đài phát thanh Alger, Luân Đôn và Nữu ƯỚC không quên đề cao chiến công của họ. Vào giữa tháng bảy, bốn mươi quận trong nước Pháp đều có biến động. Các quận ở Massif Central, Limousin Alpes, Haute-Garonne, Dordonge, Drôme, Jura, cũng như các quận miền Bretagne, đều là của quân bưng biền, mặc dầu họ là «đạo quân bí mật», «Du kích», «kháng chiến quân đội»,«Nhóm thẳng thừng». Dù muốn hay không các quận trưởng cũng phải liên lạc với kháng chiến, và các «quận trưởng giải phóng» dù là quận trưởng đương nhiệm hay không, cũng xuất hiện ra ngoài ánh sảng. Các hội đồng thị xã từ năm 1940 bị giải tán nay trở lại nhiệm vụ. Phù hiệu Croix de Lorraine xuất hiện trên ngực áo, trên mặt đường, trên cờ xí các công thự. Các đồn trại Đức bị bao vây, quấy phá, cô lập, sống trong sự lo lắng thường xuyên. Những người đi một mình đều bị giết hay bị bắt. Các bộ đội của họ không thể đi ra ngoài một bước mà không bị theo dõi. Họ phản ứng bằng cách hạ sát và đốt phá, như ở Oradour-sur-Glane, Tulle, Asq, Cerdon, v.v. . Nhưng mặt trận Normandie đối với họ càng ngày càng bất lợi, còn như trong phần lớn nước Pháp họ đã làm vào tình trạng tuyệt vọng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:26:54 am

        Đến cuối tháng bảy, lực lượng Pháp quốc nội cầm chân được 8 sư đoàn địch, không một sư đoàn nào có thể giúp sức các bộ đội của họ ngoài mặt trận. Các đơn vị sau đây đều bị cầm chân tại chỗ : Sư Đoàn I và Sư Đoàn V Dù ở Bretagne, Sư Đoàn 175 ở Anjou và Touraine, Sư Đoàn 116 thiết giáp vùng ven biển Ba Lê, Sư Đoàn «Os‘legion» trong miền Mass f Central, Sư Đoàn 181 ở Toulouse, Sư Đoàn 172 ở Bordeaux, các đơn vị tương đương với một sư đoàn rút ra từ quân đoàn vùng Proverce để bảo vệ lưu vực sông Rhône. Ngoài ra, ba sư đoàn thiết giáp của họ đưa gấp từ Normandie về nội trong 48 giờ, cũng bị tổn thất nặng nề. Sư Đoàn 17 thiết giáp của họ đụng độ với quân ta giữa Bordeaux và Poitiers phải chậm lại 10 ngày mới mở được lối đi. Sư Đoàn 2 thiết giáp s.s. vẫn gọi là «Das Reich» khởi hành từ Montauban ngày mùng 6 tháng sáu, không thể sử dụng được Hỏa xa, bị chặn đứng ở Tarn, Lot, Correze, Haute-Vienne; ngày 18 tháng sáu mới tới được Alenẹon, quân sĩ mệt mỏi và bị thiệt mất nhiều. Sư Đoàn 11 thiết giáp đi mất 8 ngày từ mặt trận Nga đến biên giới nước Pháp, họ phải mất 23 ngày để đi qua đất Pháp từ Strasbourg đến Caen. Những tồn thất gây cho các đoàn xe tiếp tế, các đường liên lạc, đã ảnh hưởng tai hại đến tinh thần và vật chất những đơn vị khác của quân Đức biết bao nhiêu ?

        Cũng vì những lý do ấy, người ta có thể tiên đoán rằng hậu cứ của địch ở mặt trận Địa Trung Hải sẽ không thể đứng vững khi quân Pháp và quân Mỹ đổ bộ lên vùng Provence. Trong những ngày đầu tháng tám, đại tá Henri Zeller, đại lý quân sự vùng Đông Nam, từ Pháp sang, đã cho tôi biết tinh trạng ấy. Ông khẳng định rằng, khi đã lấy được Toulon và Marseille, các bộ đội của ta có thể vượt qua dễ dàng những trở ngại trên lưu vực sông Rhone, vì vùng Alpes và Massif Central đã lọt vào tay lực lượng quốc nội của chúng ta. Zeller nhắc lại những sự kiện trên đây với các tướng Patch và de Laltre. Hai vị này căn cứ vào đó để sửa đổi nhịp độ tiến quân đã trù định trước đây. Sự việc diễn biến đã chứng minh rằng Zeller có lý. Bộ chỉ huy ước lượng phải mất hai tháng giao tranh mới lấy được Lyon, nhưng chúng ta đã chiếm được, 17 ngày sau khi đổ bộ.

        Phong trào nổi dậy chiến đấu của người Pháp ở chánh quốc và ở Phi Châu không khỏi vang dội đến Đông Dương. Tại Saigon và Hanoi người Pháp vẫn biết có thể xảy ra một vụ bạo hành của Nhật chiếm đóng, nhưng bây giờ không ai nghi ngờ cuộc chiến thắng chung cục của đồng minh. Người ta biết nước Đức đã bắt đầu suy sụp và người ta cũng biết Nhật Bản cũng thụt lùi. Không những cuộc tấn công của quân Nhật trên toàn thể các mặt trận đã bị chặn đứng từ mùa hạ 1943, mà bây giờ còn đến một đồng minh đóng vai trò chủ động : đô đốc Nimitz tiến dần dần từng hòn đảo một ở giữa Thái Bình Dương, tướng Mac Arthur tiến về phía Phi luật Tân, Lord Mountbatten trở lại Miến Điện nhờ sự phụ lực của Tưởng Giới Thạch.

        Bởi thế cho nên, một vài người đương quyền ở Đông Dương dần dần quay về với chính phủ Alger. Ô. Francois, chủ ngân hàng, từ Saigon về Alger cho chúng tôi biết như vậy, Ô. de Boisanger trưởng phòng chính trị phủ toàn quyền bí mật liên lạc với tướng Pechkoff, đại sứ của chúng ta ở Trùng Khánh ; tướng Mordant, tổng tư lệnh quân đội, đã liên lạc bí mật với đại tá Tutenges, trưởng ban tình báo của chúng ta đặt ở Vân Nam.

        Đối với tôi thì mục tiêu trực tiếp phải đạt được ở Viễn Đông là lực lượng của chúng ta phải tham dự vào các cuộc hành quân. Tôi cho rằng nước Pháp sẽ có thái độ bất xứng và vô bổ nếu chúng ta tiếp tục thụ động ve vãn mãi người Nhật, Tôi chắc chắn rằng trong một thế chiến lược mà Đông Dương giữ vị trí trung tâm, người Nhật thấy mình bị dồn nén và đè ép ở xung quanh sẽ buộc lòng phải loại bỏ những lực lượng có thể chống lại mình. Trong trường hợp thất trận trên các chiến trường xung quanh, làm sao họ có thể chịu đựng được sự hiện diện của 50.000 quân Pháp ở giữa các vị trí của họ, nhất là khi sự trung lập giả tạo của nước Pháp đã sụp đổ với chế độ Vichy ? Tất cả đều cho biết rằng phải đề phòng ngày quân Nhật muốn thanh toán quân đội và nền hành chánh Pháp. Giả thử chúng ta có chịu mất danh dự cho họ thêm nhiều bảo đảm khác, họ có thể để chúng ta giữ được một vài tàng tích đồn trại và một vài mảnh vụn quyền hành ; nhưng khó lòng tưởng tượng được các dân tộc trong liên bang và đồng minh chấp nhận sự phục hồi quyền lực Pháp trên các lãnh thổ mà chúng ta không tham dự chút nào vào cuộc chiến toàn cầu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:27:08 am

        Như vậy, phải chuẩn bị một lực lượng binh bị trong bán đảo đề phòng địch chiếm trọn các đồn trại của ta, quét sạch các đại diện của ta làm cho chúng ta mất mặt. Cũng phải gửi sang Viễn Đông một lực lượng để đưa vào Đông Dương nếu có cơ hội. Ngày 29 tháng hai 1944 tôi viết thư cho tướng Mordant yêu cầu ông giữ vững quan niệm của ông và xác định mục tiêu của chính phủ để ông và các bộ đội của ông cố gắng thực hiện trong tình trạng cực kỳ khó khăn ở đây. Sau đây ít lâu tôi chỉ định tướng Blaizot chí huy các lực lượng đưa sang Viễn Đông. Nhưng vì các lực lượng ấy chỉ có thể hoạt động từ Ấn Độ, Miến Điện hay Trung Hoa, việc gửi đi phải có sự chấp thuận của đồng minh. Hoa Thịnh Đốn, Luân Đôn và Trùng Khánh đều có thái độ  lừng chừng. Tuy nhiên chúng ta cũng được chính phủ Anh và tướng Mountbatten, tổng tư lệnh Ấn Độ dương, chấp thuận cho tướng Blaizot đem quân đến New Delhi để sửa soạn mọi việc, một toán quân tiền phong đi theo BJaizot. Đây là bước đầu để đi tới đích. Nhưng thực ra chúng tôi biết rằng vấn đề Đông Dương cũng như toàn thể tương lai nước Pháp chỉ có thể giải quyết ở Ba Lê.

        Ngày 15 tháng tám, nhũng đơn vị đầu tiên của Quân Đoàn 1 Pháp và Quàn khu IV Mỹ đổ bộ lên bờ biển Provence. Lúc đầu tướng Patch chỉ huy toàn bộ. Tướng de Latỉre cầm đầu lực lượng của chúng ta. Tôi đã chấp thuận kế hoạch hành quân của họ. Khi các bộ đội đã lên bộ, quân Mỹ sẽ tiến vào Greáoble, lấy đường « Nã Phả Luân» làm trục lộ, quân Pháp sẽ chiếm lấy Toulon và Marseille rồi tiến lên theo lưu vực sông Rhone. Tối hôm trước nhưng đơn vị Mỹ đầu tiên đã lên bộ tại một địa điểm giữa Cayalaưe và Le Trayas, nhờ sự yểm trợ mạnh mẽ của Thủy quân và Không quân. Các đơn vị dù cũng chiếm Carnoules, Luc, Muy, các đơn vị biệt kích Bắc Phi chiếm Rayol và Layandou từ ban đêm đúng như dự định ; ban ngày, ba sư đoàn Mỹ khởi sự cuộc đổ bộ. Ngày 16 các đơn vị sau đây bắt đầu tiến quân : Brosset, de Monsabert, du Vigier, đặt chân lên Rayol, Cayalaưe, Saint-Tropez, Sainte- Maxime, để đánh Toulon ; trong khi ấy thì quân Mỹ đã tiến tới Draguignan.

        Trong công việc của loài người, có khi nhờ một sự cố gắng lâu dài, bất thần người ta thấy những yếu tố rời rạc khác nhau hợp thành một trớn mạnh duy nhất. Ngày 18 tháng tám, tin tức các nơi đưa về cho biết tình hình chiến địa, cho biết phần đóng góp của người Pháp ở khắp nơi, chứng tỏ rằng hoạt động của chúng ta đều thực hiện trong một toàn bộ nhất trí.

        Tại Provence, de Lattre nhận thấy Quân Đoàn 9 của Đức đã dao động bèn lợi dụng ưu thế để tiến tới cùng. Theo lệnh của ông, đạo quân của Larminat và Monsabert đã lấy xong Toulon, một vài đơn vị của ta đã lên đường tiến tới Marseille. Sư Đoàn Magnan, các bộ đội Maroc của Guillaume, các quân vụ, đều đang ở trên tầu đưa về Pháp. Các Sư Đoàn  Dody, Sevez, de Vernejoul đều sẵn sàng để lên đường. Phi cơ của ta đã bắt đầu bay qua biển. Hạm đội của ta trang bị đủ đại bác, yểm trợ các bộ đội. Cũng ngày hôm ấy, mặt trận Đức ở Noimandie sụp đổ hoàn toàn. Sư Đoàn Leclerc dự chiến từ ngày 11 tháng tám tỏ ra có biệt tài hành quân. Đường về Ba Lê đã mở rộng. Trong thủ đô, cảnh sát và nghĩa quân sắp bắn vào kẻ xâm lăng. Khắp nơi tin tức đưa về cho biết Kháng Chiến đã xáp trận với địch. Như chúng ta mong muốn, chiến trường của đồng minh ở nước Pháp cũng là «chiến trường của nước Pháp». Người Pháp «chỉ đánh một trận để giải phóng một tổ quốc».

        Chính trị, ngoại giao, quân sự, tất cả đều hợp lực với nhau để xây dựng nền thống nhất. Lúc này phải tập hợp quốc dân khi thoát ra khỏi vực thẳm. Tôi rời Alger trở về Ba Lê.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:17:03 am
       
BA LÊ

        Ba Lê, từ hơn bốn năm nay, là mối hận của thế giới tự do. Bất thần, Ba Lê trở thành thỏi nam châm thu hút thế giới tự do. Khi mà dân tộc khổng lồ này còn có vẻ nằm ngủ, thúc thủ và khiếp đảm thì thiên hạ cỏn quen với sự vắng mặt nước Pháp. Nhưng phòng tuyến Đức vừa bị chọc thủng ở Normandie thì thủ đô Pháp bất thần trở lại một trung tâm chiến thuật và chánh trị. Kế hoạch của các nhà chỉ huy quân sự, mưu lược của các chính phủ, mưu chước của những người tham vọng, nhiệt tâm của quần chúng, tất cả đều hưởng về Thành Phố Ánh Sáng. Ba Lê sẽ trở lại với đời sống. Rồi sẽ có biết bao sự đổi thay.

        Trước hết, nếu người ta để cho chúng tôi làm việc thì Ba Lê sẽ giải quyết vấn đề chủ quyền của nước Pháp. Không còn ai nghi ngờ gì nữa, nếu de Gaulle  đến thủ đó mà không ai tạo ra những việc đã rồi để cản trở ông ta thì quần chúng sẽ hoan hô và tôn ông ta lên cầm quyền. Những kẻ ở ngoài nước hay ở trong nước, thuộc bất cứ phe phái nào đang nuôi hy vọng cản trở de Gaulle hay ít ra làm khó khăn cho ông ta, sẽ tìm cách lợi dụng cuộc giải phóng cho đến lúc cuối cùng để tạo ra một tình trạng khó xử cho ông ta và bó tay ông ta nếu có thể  được. Nhưng quốc dân đã lựa chọn, cảm tình của quốc dân đối với tôi sẽ quét sạch những mưu toan ấy.

        Pierre Layal cầm đầu một trong những âm mưu ấy. Cũng trong những ngày tháng tám người ta phúc trình cho biết sự thắng lợi lớn ở Normandie, cuộc đổ bộ ở Provence, những trận đánh của lực lượng quốc nội, những vụ khai mào cuộc biến loạn ở Ba Lê, tôi cũng được báo cáo cho biết âm mưu của người đã cộng tác với địch, ông vận động họp lại quốc nội 1940 ở Ba Lê, từ đó sẽ thành lập một chánh phủ « đoàn kết » ; người ta nhắc đến căn bản pháp lý và sửa soạn đón tiếp đồng minh và de Gaulle  vào thủ đô. Như vậy là sẽ dọn sạch cỏ dưới chân de Gaullé. Hẳn là người ta phải dành một chỗ cho ông ta trong hành pháp, nếu cần thì để ông ta đứng đầu. Nhưng sau khi đã truất ông ta về phương diện tinh thần và gạt bỏ sự nâng đỡ của quốc dân, người ta loại trừ ông ta bằng những phương tiện riêng của chế độ : trao cho ông ta những vinh dự vô bổ, bóp nghẹt các đảng phải, sau cùng chống lại ông ta một cách toàn diện bằng cách đổ lỗi cho ông ta bất lực không gánh vác được việc nước và muốn áp đặt chế độ độc tài. Còn như Layal thì đã có công đưa quốc hội trở về, các dân biểu sẽ nương tay cho ông mặc dù trên nguyên lắc phải lên án ông. Ông sẽ rút lui để chờ đợi lòng người quên lãng và hoàn cảnh đổi thay.

        Nhưng muốn thành tựu một kế hoạch như vậy cần phải được các phần tử đối lập phụ lực. Trước hết, sự tham dự của những nhân vật tiếng tăm trong quốc hội, đã ra mặt phản đối chính sách Pétain, đã được ngoại quốc biết tên tuổi, để cuộc vận động có bề ngoài một sự phục hưng chính thể cộng hòa. Ông Herriot có vẻ người được việc lắm. Chỉ cần thuyết phục ông là xong. Cũng cần phải nghĩ đến lúc đồng minh kéo vào Ba Lê, làm sao cho họ thừa nhận chánh quyền mới. Cũng còn phải làm sao cho người Đức bằng lòng, vì các bộ đội của Đức còn chiếm đóng thủ đô Sau hết, cũng còn phải vận động được sự chuẩn y của Thống Chế Pétain, nếu không thì quân Đức không cho phép đồng minh không thừa nhận, dân biểu không hội họp , trong khi Kháng Chiến đằng nào cũng nổi giận và không chấp nhận.

        Vào đầu tháng tám Layal tưởng rằng mình sẽ thâu thập được mọi sự giúp đỡ cần thiết. Ông Enfière là bạn của Herriot, ông được người Mỹ dùng để liên lạc với chủ tịch Hạ viện và ông cũng có liên lạc với Ô. Allen Dulles ở Berne ; Layal dùng Enfiere để biết chắc Hoa Thịnh Đốn tán thành kế hoạch của ông nhằm chụp mũ hay loại trừ de Gaulle. Layal quay về phía người Đức, ông cũng được người Đức chấp thuận. Quả vậy, Abe'z, Ribbentrop và nhiều người khác nữa cho rằng khi nước Pháp được giải phóng rồi tốt hơn hết là để lại ở Ba Lê một nền hành pháp mang vết tích của Vichy chứ không nên có một chính phủ không sợ hãi ai và không ai chê trách được, với sự đồng ý của quân chiếm đóng, Layal đến Maréville, nơi giam Herriot, ông thuyết phục Herriot theo ông về Ba Lê đặng triệu tập quốc hội 1940. Về phía Pétain, thì Layal nói rằng ông cũng sẵn sàng đến trình bày với Thống Chế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:17:38 am

        Tôi cần phải nói rằng mặc dầu bề ngoài Layal vận động được nhiều người tiếp tay, nhưng âm mưu tuyệt vọng của ông hầu như không có tương lai. Xét đến chung cục thì sự thành công của ông cần có tôi sẵn lòng tiếp tay cho ông. Nhưng không có cái gì, kể cả áp lực của đồng minh, có thể làm cho tôi chấp nhận quốc hội 1940 có đủ tư cách để đại diện cho nước Pháp. Vả chăng, nếu nghĩ đến những đảo lộn do Kháng Chiến gây ra ở khắp nơi và sắp làm bùng nổ ở Ba Lê thì tôi chắc chắn rằng cuộc âm mưu này sẽ bị bóp nghẹt ngay từ trứng nước. Ngày 14 tháng bảy, nhiều cuộc biểu tình quan trọng đã diễn ra tại vùng ven đô. Tại nhiều địa điểm người ta đã trưng cờ tam tài, hát bài la Marseillaise và diễu hành hô to khẩu hiệu « de Gaulle  muôn năm !» Tại nhà giam, ngày hôm ấy, các phạm nhân chánh trị đã rỉ tai nhau truyền khắp nhà giam mà không sợ đàn áp tàn nhẫn, họ kéo cờ khắp các cửa sổ, đánh đuổi cai ngục và hát vang khắp phố bản ca ái quốc. Ngày mùng 10 tháng tám, nhân viên hỏa xa ngưng làm việc. Ngày 15, sở cảnh sát đình công. Ngày 18, đến lượt sở bưu điện. Tôi vẫn chờ đợi sẽ đến lúc xảy ra cuộc giao tranh trong thành phố, như vậy, ảo tưởng của các nhân vật quốc hội sẽ tiêu tan,

        Nhưng đối lập với kế hoạch của Layal, còn có người nắm lấy một vài phần tử Kháng Chiến để dòm ngó chánh quyền, tôi thấy phe này có cơ may hơn Layal. Phe này muốn lợi dụng tình trạng bồng bột của dân chúng, có thể là tình trạng náo loạn trong lúc xung đột ở thủ dô, để nắm lấy các cơ quan chỉ huy then chốt trước khi tôi nắm vững được tình thế. Tất nhiên, đây là ý đồ của phe cộng sản. Nếu họ làm được cho mọi người tin rằng họ là chủ động việc nổi dậy của quần chúng và bọ nắm được thế mạnh ở Ba Lê thì ắt là họ thành lậ được một chánh phủ ngoài thực tế trong đó họ là những nhân vật cốt cán.

        Họ khai thác tình thế hỗn loạn; họ lôi kéo Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến trong đó đã có người trong phe của họ và còn có người ham muốn nắm chánh quyền; họ dùng đến cảm tình vì họ đã chịu hy sinh nhiều tay em, họ đã tỏ ra can đảm, họ sẽ được cảm tình của nhiều giới; họ khai thác sự khắc khoải lo âu của dân chúng trong tình trạng không có một sức mạnh công quyền nào; họ lợi dụng một tình trạng mù mờ, bề ngoài họ tỏ ra theo de Gaulle nhưng họ định xuất hiện giữa cơn dấy loạn như một thứ Công Xã ngày trước, đề cao nền Cộng Hòa, lập lại trật tự, ban hành công lý, họ cẩn thận chỉ hát bài la Marseillaise và chỉ treo cờ tam tài. Khi tôi đến, tôi sẽ thấy cái chính phủ « nhân dân » ấy cầm quyền, họ sẽ choàng lên đầu tôi vòng hoa chiến thắng, họ sẽ mời tôi ngồi vào chỗ để sẵn cho tôi rồi cứ thế mà giật dây. Những người đã bày sẵn nước bài chỉ còn việc bùng nổ từng hồi và xẹp đi từng lúc, len lỏi vào các cơ quan Nhà Nước dưới chiêu bài thanh trừng nội bộ, kiềm chế dư luận bằng chính sách thông tín và bộ máy dân quân thành thạo, đào thải lần hồi những người cộng tác với họ lúc ban đầu, cho đến một ngày kia họ thành lập được chế độ độc tài gọi là chánh quyền vô sản.

        Tôi cho rằng không thể tránh khỏi được những mưu toan chính trị ấy xen vào nỗ lực tranh đấu cứu quốc. Tôi đã biết từ lâu rằng theo quan niệm của một số người thì cuộc nổi Joạn ở thủ đô phải hướng về sự thành lập một chính quyền chi phối bởi Đệ Tam Quốc Tế Lao Động. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng điều chính yếu là khí giới của Pháp phải ra tay ở Ba Lê trước khí giới của đồng minh, quốc dân phải tham gia vào cuộc đánh bại xâm lăng, sự giải phóng thủ đô phải mang nhãn hiệu một cuộc chiến đấu quân sự và quốc gia. Bởi thể cho nên tôi chấp nhận cuộc mạo hiểm, tôi khuyến khích phong trào nổi dậy không loại bỏ một ảnh hưởng nào khích lệ cuộc nổi dậy ấy. Cần phải nói rằng tôi cảm thấy mình có khả năng để điều động phong trào cho tiến triển theo một chiều thuận lợi. Tôi đã chuẩn bị từ trước những biện pháp thích hợp tại chỗ, sẵn sàng đưa vào thành phố một đơn vị Pháp lớn, tôi cũng sẵn sàng để đích thân ra mắt công chúng và kết tinh xung quanh mình tôi tất cả lòng hân hoan của thành Ba Lê giải phóng.

        Chính phủ đã có những biện pháp để quyền chỉ huy những lực lượng chính quy ở Ba Lê thuộc về các lãnh tụ trung thành vời chính phủ. Từ tháng bảy, Charles Luizet, quận trưởng Corse được bổ nhiệm cảnh sát trưởng. Sau hai cuộc vận động thất bại, ông đã vào lọt được Ba Lê hôm 17 tháng tám vừa kịp lúc để nhận chức vụ khi chiếm được Quận Cảnh Sát. Mặt khác, tướng Hary phải kịp thời nắm được lực lượng cảnh Vệ Cộng Hòa — Vichy gọi là cảnh vệ Ba-Lê — lính cứu hỏa, cảnh sát lưu động và sở công an, những đơn vị ấy đều vui lòng tiếp đón một vị chỉ huy trưởng do de Gaulle chỉ định.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2019, 02:04:27 am

        Nhưng vì sức mạnh của tình thế, những phần tử nghĩa quân khác trong các phường khóm lâm vào tình trạng hỗn độn. Dĩ nhiên,họ theo các người chỉ huy của họ từ trước, phe cộng sản đã cố gắng lôi kẻo về phía họ, hoặc trực tiếp, hoặc dưới chiêu bài «Mặt Trận Quốc Gia». Còn như cấp chỉ huy thì họ gây áp lực với Ủy Hội Quốc Gia Kháng Chiến để bắt buộc phải chấp nhận người của «đảng». Ủy Hội phú thác vấn đề quân sự cho một ủy ban chấp hành gọi là «Comac», ủy ban này có ba nhân viên, trong số đó có Kriegel-Valrimont và Villon. Cũng theo đường lối ấy chức tham mưu trưởng lực lượng quốc nội đã trao cho Malleret-Joinville sau khi đại tá Dejussieu bị quân Đức bắt giam. Rol-Tanguỵ được chỉ định làm chỉ huy trưởng lực lượng Ile de France. Cứ theo những sự bổ nhiệm ấy thì người ta có thể giả thiết rằng việc chỉ huy các yếu tố chiến đấu đã về tay cộng sản.

        Nhưng đây chỉ là những chức vị chứ không phải những phần việc nhất định. Thực ra những người có chức vị ấy không nắm quyền chỉ huy theo nghĩa cấp bậc của danh từ. Họ không ra mệnh lệnh để thi hành theo thủ tục quân sự, họ chỉ đưa ra những bản tuyên cáo hay hành động với tư cách cá nhân giới hạn trong một vài điểm nào đó thôi. Nghĩa quân gồm hơn 25.000 người võ trang, chia ra từng nhóm tự trị, mỗi nhóm không hoạt động theo chỉ thị từ cấp trên đưa xuống nhưng theo tình hình tại chỗ, họ không rời khỏi khu vực của họ và họ đã lập đồn trú ở đấy. Vả chăng, đại tá Marguerittes, sĩ quan được thừa nhận, là chỉ huy trưởng lực lượng nội thành Ba-Lê và ven đô. Các tướng Revers và Bloch-Dassault là cố vấn cho các ủy ban «Comac» vào «MặtTrận Quốc Gia», Sau hết, Chabạn- Delmas đại úy quân sự của chính phủ, đã trở về Ba Lê hôm 16 tháng tám sau khi nhận chỉ thị của tướng Koẹnig ở Luân Đôn; ông nắm hết mọi quyền hành. Ông là người tinh khôn và khéo léo, chỉ ông có phương tiện thông tin với bên ngoài, ông kiểm soát mọi đề nghị và chế ngự những hành vi bồng bột của các hội đồng và ủy ban, mặc dầu phải đối phó với nhiều cuộc bàn cãi dài dòng và gay go. Đứng trên hết, tướng de Gaulle và chính phủ của ông có đại diện tại chỗ.

        Đây là nhiệm vụ của Alexandre Parodi. Ngày 14 tháng tám, tôi tăng cường quyền hạn của ông, tôi chỉ định ông làm bộ trưởng đại lý tại các vùng chưa được giải phóng. Vì ông nhân danh tôi mà phát biểu ý kiến cho nên lời nói của ông có sức nặng. Vì ông là người ngay thẳng, hoàn toàn vô tư, vì ông là người danh dự tuyệt đối, cho nên uy tín tinh thần của ông có thừa. Ngoài ra, ông đã già đời phục vụ chính phủ, kinh nghiệm già dặn ấy đem lại cho ông uy tín giữa trận cuồng phong. Vả chăng ông có chính sách của ông, phù hợp với bản tính của ông, ông sẵn lòng nhượng bộ về tiểu tiết nhưng giữ vững điểm chính yếu một cách mềm mỏng. Ông dành phần cho người ta kể đến đòi hỏi ý thức hệ và ngưỡng vọng cá nhân, nhưng ông cố gắng dàn xếp để sau này khi tôi đến Ba Lê tôi sẽ đứng trước một tình trạng không bị ràng buộc bởi điều gì tai hại. Cần phải nói rằng ông Georges Bidault, chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến đã thỏa thuận với Parođi để tránh điều đồi tệ bằng chiến thuật của ông, ông phối hợp sự táo bạo trong lời nói với sự thận trọng trong hành động. Còn như nền hành chánh thì không ai khước từ quyền hạn của viên đại lý được tôi chỉ định và của những người thừa lệnh tôi điều khiển các cơ quan. Chúng tôi không gặp khó khăn khi Parodi đến ngồi tại điện Matignon vào lúc thích hợp, khi các tổng thư ký đến nhậm chức tại các bộ, khi Luizet,cảnh sát trưởng thay thế Bussière Flouret, quận trưởng hạt Seiae, thay thế Bouffet. Cơ cấu công quyên do chính phủ Alger sắp xếp trước đã được đặt vào Ba Lê đúng như đã đặt tại các tỉnh lỵ.

        Ngày 18 tháng tám, buổi quá trưa, tôi bay từ Alger sang Pháp trên chiếc phi cơ vẫn dùng, phi công trưởng là Marmier. Tướng Juin và một phần các đồng chí của tôi dùng một chiếc « pháo đài bay » của Mỹ, họ cho chúng tôi mượn, lấy cớ phi đoàn của họ đã biết rõ đường lối và sân bay đáp xuống. Chặng thứ nhất; Casablanca. Tôi có ý định đi ngay đêm ấy để hôm sau đáp xuống Maupertuis gần Saint-Lô. Nhưng ở giữa đường, « pháo đài bay » bị trục trặc cần phải điều chỉnh lại. Mặt khác, các phái đoàn ngoại quốc đại lý do hành lang không phận và quy luật không lưu, yên cầu chúng tôi dừng lại Gibraltar trước khi bay theo bờ biển I Pha Nho và bờ biển Pháp. Do đó mà chậm mất một ngày.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2019, 02:07:32 am

        Ngày 19, tôi rời khỏi Casablanca. Một đám đông dân chúng đứng kín hai bên đường phố đưa đến phí trường. Các khuôn mặt đăm chiêu tỏ ra người ta đã đoán biết mục đích chuyến đi của tôi, tuy vẫn giữ kín. Không có hoan hò và reo hò, nhưng mọi người đều bỏ nón, giơ tay, mắt nhìn đăm chiêu. Cách chào nồng nhiệt và câm lặng ấy là một bằng chứng tin tưởng của quần chúng đông đảo vào giây phút quyết liệt. Tôi rất cảm động. Ông thống sứ ngồi cạnh tôi cũng vậy. Gabriel Puaux nói với tôi « Vận hội của ông đã đến ! »

        Đến Gibraltar, trong khi chúng tôi dùng cơm tại dinh thống đốc, vài sĩ quan đồng minh đến cho biết rằng « Pháo đài bay » không thể cất cánh được, chiếc « Lockheed » của tôi không có súng phòng thủ, bay trên trời Normandie thì thật là nguy hiểm nếu không có hộ tống, như vậy, tốt hơn hết là nên trì hoãn cuộc khởi hành. Tuy không nghi ngờ lòng thành thực của những người đưa ra ý kiến ấy nhưng tôi cho rằng không nên nghe theo. Dọc đường, tưởng Koenig cho tôi biết tình hình Ba Lê như ông biết qua điện văn của các ông Parodi, Chaban-Delmas, Luizet, và tin tức của những người phái đi lấy tin. Tôi biết rằng sở cảnh sát đình công đã ba ngày nay, vào lúc bình minh ngày 19 họ chiếm trụ sở và bắn vào quân Đức ; khắp nơi, nghĩa quân đều hành động như vậy ; các bộ đều về tay những bộ đội do đại lý chính phủ phái đến chiếm đóng; Kháng Chiến chiếm đóng tòa đốc lý trong thảnh phố và ngoại ô, có khi xảy ra đụng độ võ trang như ở Montreuil và sau này ở Neuilly; địch mắc bận thuyên chuyển các cơ quan đi nơi khác, đến đây chưa phản ứng mạnh, nhưng nhiều bộ đội của họ đã đi qua Ba Lê, bất cứ lúc nào họ cũng có thể dùng võ lực để đàn áp. Còn như tình hình chính trị, tôi hầu như Layal không làm nên trò trống gì, tại Vichy, người ta đang chờ đợi Thống Chế buộc lòng phải ra đi bất cứ ngày nào.

        Eisenhower đã nhận được lời khen tặng của tôi về sự tiến quân vũ bão của đồng minh, ông cho tôi biết tình hình. Quân Đoàn 111 của Patton dẫn đầu cuộc truy kích của các quân đoàn đồng minh Bradley, đã sửa soạn vượt sông Seine bằng hai cánh quân. Một, ở Bắc Ba Lê, tiến tới Mantes. Cánh kia ở phía Nam tiến về Melun. Sau Patton là tường Hodges, chỉ huy Quân Đoàn I Mỹ, tập hợp các lực lượng đã tảo thanh xong vùng Orne. Bên trái Bradley, các quân đoàn của tướng Montgomery đánh tan sức cầm cự dai dẳng của quân Đức, tiến chậm chạp đến Rouen. Nhưng phía bên phải vẫn để trống ; Eisenhower muốn nhân cơ hội đó đưa Patton xuống tận vùng Lorraine, tùy theo khả năng tiếp tế dầu xăng, tiến được càng xa càng hay. Cuối cùng, Quân Đoàn của de Lattre và Quân Đoàn của Patch từ phía Nam kéo lên sẽ liên lạc với toàn bộ. Kế hoạch của Tổng Tư Lệnh đối với tôi có vẻ rất hợp lý, ngoại trừ một điểm tôi rất thắc mắc: Không có ai tiến vào Ba Lê.

        Tôi bày tỏ sự kinh ngạc và lo ngại của tôi với tướng Eisenhower. Tôi nói: « Trên bình diện chiến lược tôi không hiểu rõ tại sao đã vượt qua sông Seine, đến Melun, qua Mantes, đến Rouen, nghĩa là đi khắp mọi nơi, các ông lại không ghé vào Ba Lê. Nhất là trung tâm giao thông rất cần cho các ông sau này. Tái lập ngay trung tâm ấy sẽ có lợi. Nếu là nơi khác chứ không phải thủ đô Pháp thì tôi không nói làm gì vì ông trách nhiệm cuộc hành binh. Nhưng số phận của Ba Lê liên hệ chính yếu đến chính phủ Pháp. Bởi thế cho nên tôi mạn phép can thiệp và yêu cầu ông gửi ngay các đơn vị đến nơi. Dĩ nhiên, Sư Đoàn II Pháp phải được chỉ định đầu tiên».

        Eisenhower không giấu giếm vẻ lúng túng. Tôi có cảm tưởng như thực ra ông cung có quan điêm như tôi, ông có ý đưa Leclerc về Ba Lê, nhưng vì những lý do không hẳn là chiến lược, ông chưa thể làm được. Nói đúng ra, ông giải thích rằng ông chưa có quyết định ấy vì sợ một trận đánh Ba Lê sẽ gây nhiều thiệt hại vật chất và nhân mạng. Tuy nhiên, ông không phản đối tôi khi tôi cho biết rằng nếu không xảy ra cái gì ở Ba Lê thì trì trệ cũng không sao, nhưng hiện đã xảy ra những vụ đụng độ giữa địch và những người ái quốc và còn có thể xảy ra đủ mọi sự đảo lộn. Ông tuyên bố rang «Kháng Chiến đã can thiệp sớm quá». Tôi hỏi :«Tại sao lại sớm quá ? Vì lúc ấy lực lượng của các ông đã tiến vào quận Seineo. Sau cùng ông cho tôi biết rằng, tuy chưa biết rõ ngày, nhưng ông sắp cho lịnh tiến vào Ba Lê, Sư Đoàn Leclerc sẽ được trao trách nhiệm ấy. Tôi ghi nhận lời hứa, nhưng tôi nói thêm rằng theo tôi thì việc này có tầm quan trọng quốc gia, tôi sẵn sàng để lo liệu lấy nếu bộ chỉ huy đồng minh quá chậm trễ, tôi sẽ tung vào Ba Lê Sư Đoàn II thiết giáp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:06:35 am

        Sự do dự của Eisenhower khiến cho tôi nghĩ rằng bộ chỉ huy quân sự bị cản trở vì âm mưu chính trị của Layal, được Roosevelt che chở ; phải tránh cho Ba Lê những đảo lộn gây ra vì âm mưu của Layal. Hẳn là Kháng Chiến muốn bóp nghẹt âm mưu ấy cho nên mới tung ra những cuộc tấn công. Nhưng cũng phải mất một thời gian Hoa Thịnh Đốn mới chịu chấp nhận kết quả của phe Kháng Chiến. Sự thắc mắc của tôi quả không sai Sự thực khi tôi biết rằng Sư Đoàn Leclerc trước đây phụ thuộc Quân Đoàn Patton, điều đó hợp lý ; sau này họ đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của tướng Gerow Mỹ và phụ thuộc vào Quân Đoàn của Hodges, làm như họ sợ Leclerc phóng về tháp Eiffel. Ngoài ra, tôi còn ghi nhận một việc sau đây : thỏa ước về sự liên lạc giữa quân đội đồng minh và hành chánh Pháp tuy đã được Alger, Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn bàn định xong từ nhiều tuần lễ, nhưng chưa được Koenig và Eisenhower ký kết vì Eisenhower còn đợi lệnh trên. Làm sao cắt nghĩa được sự chậm trễ ấy, nếu không phải là có một âm mưu quan trọng cản trở tòa Bạch ốc ? Đến lượt tướng Juin đến Tổng Hành Dinh, khi đã tiếp xúc với bộ tham mưu ông cũng có kết luận như tôi.

        - Giữa lúc quân đội đồng minh thành công mỹ mãn, các bộ đội Mỹ ngoài chiến trường, biểu dương khả năng chiếu đấu đáng khen ngợi, thái độ cố chấp của chính sách Hoa thịnh Đốn quả là đáng buồn. Nhưng chẳng bao lâu lại có tin mừng. Một đợt sóng phấn khởi và xúc động của quần chúng chào đón tôi khi tôi đến Cherbourg và dấn bước tới Rennes, đi qua Constances, Avranches, Eougères. Trên đống gạch vụn các thành phố và cảnh tàn phả vùng thôn quê dân chúng chạy ra chào đón tưng bừng, Tất cả cái gì còn lại là cửa sổ đều trưng cờ, biển. Những gác chuông còn lại vang lên cùng một nhịp. Phố xá chi chít vết bom đạn đều cắm hoa vui vẻ. Các thị trưởng đọc những bài diễn văn hùng dũng, chấm dứt bằng tiếng khóc nức nở. Bấy giờ tôi cũng ngỏ lời vài câu, không phải giọng thương xót mà không ai muốn, nhưng tràn đầy hy vọng và tự hào, sau cùng tôi cùng dân chúng hát bài la Marseillaise. Sự tương phản rõ rệt giữa những tâm hồn hăng hái và cảnh tàn phá tan hoang. Tiến lên ! Nước Pháp sẽ trường tồn vì nước Pháp đã chịu được đau khổ.

        Đến chiều, tôi lại thăm tòa hành chánh Rennes, cùng đi với André Le Troquer, bộ trưởng đại lý các vùng giải phóng, các tướng Juin, Koenig và Gaston Palewski. Các ông Victor Le Gorgeu, ủy viên Cộng Hòa miền Bretagne, Bernard Cornut- Gentille, quận trưởng Ille et Vilaine tướng Allard chỉ huy quân khu, giới thiệu tôi với các nhân viên. Như vậy, hoạt động hành chánh vẫn tiếp tục, không thể nào gián đoạn được. Các cổ tục cũng vậy. Tôi đến tòa thị sảnh, ông thị trưởng Yves Millon và hội đồng hàng tỉnh, các đại diện Kháng Chiến, các thân hào, mời tôi mở sổ vàng tây đò Bretagne ra móc nối sợi dây liên lạc thời gian. Sau đấy, tôi đứng dưới trời mưa giữa lúc hoàng hôn ngỏ lời với dân chúng hội họp trước tòa thị sảnh.

        Ngày hôm sau, ngày 21, tin tức từ Ba Lê đưa đến tới tấp. Đặc biệt là tôi biết đến cuộc âm mưu của Layal đã chấm dứt. Edouart Herriot nhận thấy cơn giông tố sắp xảy đến vì Kháng Chiến đã có lời cảnh cáo ông, ông cũng biết sự bối rối của các bộ trưởng Vichy, của các công chức cao cấp ở Ba Lê, của tòa đại sứ Đức, ông không nhận lời triệu tập «quốc hội ». Vả chăng, khi ông tiếp xúc với các dân biểu, nhất là với Anatole de Monzie, ông này đã cho ông biết rằng các dân biểu đều hoảng sợ vì những biến cố đã đe dọa sát sánh mình nhu vụ ám sát Georges Maudel, Jean Zay, Maurice Sarraut bởi chính công an của Darmanđ, vụ thủ tiêu Philippe Henriot bởi một nhóm kháng chiến, họ không nghĩ gì đến việc hội họp trong bầu không khí đe dọa ở Ba Lê. Về phần Thống Chế thì ông cũng cân nhắc chán, ông biết rằng con đường ấy không phải là lối thoát, ông đã có ý kiến khác nên không chịu đến thủ đô. Sau hết, Hitler tức giận vì một âm mưu báo trước sự thất bại của mình, bèn hạ lệnh phải chấm dứt ngay những hành động ấy và bắt Layal phải đưa « chính phủ » của ông về Nancy, bắt Pétain dù muốn dù không cũng phải theo chính phủ về Nancy. Còn như chủ tịch viện tư vấn thì phải đến Marẻville ngay. Ngày 18 tháng tư, Layal, Herriot và Abetz đến ăn cơm từ giã nhau tại điện Malignon. Ngày 20 tháng tám Thống Chế rời khỏi Vichy, ông bị quân Đức đưa đi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:06:54 am

        Như vậy, cuộc vận động của Layal chí còn là số không. Ông đã chống đỡ đến cùng một cuộc tranh chấp mà khôn khéo đến đâu cũng không tránh được hành vi đắc tội. Ông theo bản chất của ông và thói quen làm việc của chế độ, việc gì ông cũng muốn giải quyết ở dưới thẩp ; ông cho rằng dầu sao thì cũng cần phải nắm lấy chính quyền, dùng xảo thuật đến một mức nào đó sẽ nắm vững được thời cơ, không có diễn biển thời cuộc nào mà không thể xoay chiều được, không có người nào mà không sai khiến được. Trong cơn nguy biến, ông cũng đau lòng vì tổ quốc ngửa nghiêng nhưng ông cũng biết thừa cơ nắm lấy quyền hành và áp dụng trên một bình diện rộng lớn thì thành lập cơ quan này, hội đồng khác với bất cứ cái gì. Nhưng quốc trưởng Đức đắc thắng là người không chịu dàn xếp với ai. Dầu sao thì muốn cho con đường mở rộng trước mặt ông, ông cũng phải hành động theo chiều thảm bại của nước Pháp, ông chấp nhận điều kiện ấy. Ông cho rằng có thể lợi dụng được một tình trạng tồi tệ nhất, lợi dụng cho đến trở thành nô lệ, cộng tác với kẻ xâm lăng, đem thân mình làm tay sai cho những kẻ đàn áp dã man. Ông khước từ danh dự tổ quốc, độc lập quốc gia, khí khái quốc dân, để theo đuổi mục tiêu chính trị. Nhưng những yếu tố danh dự và độc lập đó lại xuất hiện, sống động và quyết liệt hơn bao giờ, khi địch yếu thế.

        Layal đã chơi ván bài của ông và đã thua, ông có can đảm gánh lấy hậu quả. Hẳn là trong chính phủ của ông, ông đã giở hết ngón xảo quyệt ra chống đỡ cái không thể chống đỡ được, ông đã vận dụng hết phương cách cố chấp, ông đã tìm hết cách phục vụ tổ quốc. Nhưng những mảnh lới đó xin để phần ông ! Hẳn là trong cơn quốc nạn, một số ít người Pháp đã chọn con đường bùn lầy nhưng họ không chối bỏ tổ quốc. Tình yêu tổ quốc của những đứa con «sa ngã». cửa ngõ đã hé mở cho sự tha thứ.

        Sự thanh toán Vichy trùng hợp với sự mở rộng chiến trường thủ đô. Đọc những bản báo cáo tình hình trong thời gian ngắn ngủn ở Rennes, tôi nhận thấy cần phải chấm dứt ngay cuộc khủng hoảng. Hẳn là bộ chỉ huy Đức, vì những lý do chưa biết rõ, hầu như không muốn thúc đẩy mọi việc tới cùng. Nhưng thái độ thụ động của họ có thể đột biến thành cuộc đàn áp tàn bạo. Vả chăng, chúng ta không thể tha thứ được địch chiếm giữ thành phố mặc dầu chỉ thêm một ngày, khi người ta có sẵn trong tay phương tiện để tiễu trừ họ. Sau hết, tôi không muốn để sự đảo lộn này làm cho thủ đô có nội loạn. Một bản phúc trình của Pierre Miné giám đốc tiếp tế Ba Lê, cho biết tình trạng thực phẩm ở Ba Lê thật là bi đát. Các đường giao thông của thủ đô đều bị cắt đứt từ nhiều tuần lễ nay, thủ đô đang lâm vào cảnh đói khát. Minẻ cho biết rằng ở nhiều nơi đã có những vụ cướp bóc các kho lương thực và các tiệm buôn, nếu không có cảnh sát giữ trật tự mãi ắt là sẽ xảy ra nhiều sự lạm dụng tệ hại. Tuy nhiên, hết ngày hôm ấy bộ chỉ huy đồng minh vẫn không cho lệnh Leclerc tiến quân.

        Ở Rennes tôi viết thư cho Eisenhower, thông báo cho ông biết những tin tức tôi nhận được ở Ba Lê, yêu cầu ông gấp rút cho lệnh quân Pháp và quân đồng minh tiến vào Ba Lê, tôi nhấn mạnh đến hậu quả tai hại cho tình hình quân sự nếu thủ đô lâm vào tình trạng hỗn loạn. Ngày 22 tháng tám, tướng Koenig trao cho Eisenhower bức thư của tôi kèm theo lời bình luận của ông, rồi ông trở về trụ sở ở Luân Đôn, ở đấy sự liên lạc với kháng chiến dễ dàng hơn trong một đồn lũy bay. Về phía tướng Juin, ông cũng tiếp xúc với tướng Patton, ông này đang hăng hải truy kích địch. Tôi cũng rời khỏi Rennes sau khi biết đích xác ủy viên Cộng Hòa đã trưng dụng xe cam nhông và tài xế lập những đoàn tiếp tế lên đường đi Ba Lê. Khi tôi đến Alencon, một thành phổ sôi động và tràn ngập cớ xí, tôi bắt đầu nói đến Layal.

        Khi tôi đến tòa thị chính và được ông Michel Debré, ủy viên Cộng Hòa, tiếp đón, tôi nhận được thư của tướng Leclerc. Ông cho biết vẫn chưa có gì chắc chắn về đặc vụ sắp thi hành, ông đã có sảng kiến đưa tới Ba Lê một đội tiền quân dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Guillebon. Tôi cho ông biết tôi chấp nhận điểm ấy và cũng cho ông biết rằng tướng Eisenhower đã hứa sẽ chọn Ba Lê làm hướng tiến quân của ông, tướng Koenig đã tiếp xúc với Eisenhower vì lý do ấy, tướng Juin cũng đang vận động với Eisenhower, tôi muốn gặp ông vào ngày mai để trao chỉ thị cho ông. Ngay sau đấy, tôi biết rằng giữa lúc tôi viết thư cho Leclerc thì tướng Gerow khiển trách ông đã đưa một chi đội đến Ba Lê và ra lệnh cho òag phải rút ngay thiếu tá Guillẹbon về.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:13:27 pm

        Sau hết, một vài giờ sau khi đọc bức thư của tôi, tướng Eisenhower ra lệnh cho Sư Đoàn II thiết giáp tiến vào Ba Lê. Cần phải nói rằng những tin tức đưa đến từng giờ phút đều thuận cho sư can thiệp của tôi, đó là những tin tức từ thủ đô đưa lại, nhất là tin của Cocteau và Bác Sĩ Monod gửi cho tướng Bradley. Mặt khác, tổng hành dinh cũng không lạ gì mưu toan của Layal đã thất bại. Trong khi Leclerc thức suốt đêm tổ chức cuộc hành quân, điện văn gửi đến tòa hành chánh Le Mans cho tôi biết rằng tại Ba Lê tình thế biến chuyển gấp rút.

        Tôi biết rằng sáng ngày 20, tòa đô sảnh bị chiếm đóng bởi một chi đội cảnh sát Ba Lê dưới quyền chỉ huy của Roland-Prẻ và Léo Hamon. Quận trưởng hạt Seine sẽ lên nhậm chức. Nhưng người ta cũng cho tôi biết rằng một mặt Parodi và Chaban Delmas, mặt khác đa số trong Hội Đồng Kháng Chiến, được nhân viên Anh Mỹ cho biết sẽ còn nhiều tuần lễ nữa các bộ đội đồng minh mới tiến vào Ba Lê ; nghĩa quân Pháp chỉ có ít vũ khí so với 20.000 người, 8o chiến xa, 60 đại bác, 60 phi cơ của đồn trại Đức ; Kháng Chiến muốn tránh việc phá hoại các cầu sông Seine và cứu các tù binh dân sự và quân sự, bởi thế họ cho rằng nên nghe theo ý kiến của M. Nordling, tổng lãnh sự Thụy Điển, nên nhờ sự trung gian của Nordling thỏa thuận hưu tranh với tướng Von Choltitz, chỉ huy trưởng lực lượng Đức ở Ba Lê và vòng ngoại ô,

        Tôi cần phâi nói rằng tin này gây ra cho tôi một ấn tượng buồn rầu. Nhất là trong lúc tôi biết tin ký kết cuộc hưu tranh, tình trạng hưu tranh ấy không phù hợp với tình hình quân sự và tướng Leclerc đã lên đường. Nhưng sáng ngày 23, giữa lúc tôi rời khỏi Le Mans, người ta cho biết đa số người chiến đấu không chấp nhận hưu tranh, chỉ có một phần thi hành đúng đắn ; tuy nhiên cuộc hưu tranh ấy cũng có cái lợi là lấy lại tự do cho hai ông Parodi và Roland-Prẻ, hai ông này bị quân Đức bắt giam khi có mặt ở đại lộ Saint-Germain. Ngoài ra người ta còn cho tôi biết rằng cuộc giao tranh tái diễn từ tối hôm 21, tòa đô chính, các bộ, vẫn ở trong tay chúng ta, khắp nơi dân chúng Ba Lê đều dựng hàng rào ngăn cản, tướng Đức Choltitz giữ vững các vị tri nhưng không thi hành việc đàn áp. Sở dĩ có sự nương tay ấy vì ông ta sợ ngày mai, vì ông ta muốn tránh việc tàn phá Ba Lê, hay ông ta đã thoả thuận với đồng minh, nhân viên của đồng mình đã xuất hiện ngay trong tổng hành dinh của ông ta từ khi Oberg và Mật vụ Gestapo rời khỏi thủ đô? Tôi không biết rõ, nhưng tôi sẵn lòng tin rằng dầu sao thì quân tiếp viện cũng đến nơi kịp thời.

        Suốt dọc đường cuộc hành trình của tôi ngày 23 tháng tám ấy, mọi người đều tin tưởng như vậy. Khi tôi đi qua giữa hai hàng rào cờ xí và người hoan hô : « De Gaulle muôn năm ! » tôi cảm thấy niềm vui cuồn cuộn như dòng sông lớn. Khi đi qua La Perié-Bernard, Nogent-le-Rotrou, Chartres và các thị trấn, các làng mạc, tôi phải dừng lại trước từng đoàn người đông đảo kéo đến chào mừng, tôi ủy lạo mọi người, nhân danh nước Pháp đã phục hồi. Vào buổi quá trưa, tôi vượt qua các đội quân của Sư Đoàn II thiết giáp và đến điện Hambouillet. Giữa đường, nhân được thư của Leclerc cho biết rằng ông đã ở trong thành phố. Tôi cho mời ông đến ngay.

        Kế hoạch tấn công của ông đã thảo xong. Phần lớn sư đoàn khởi hành từ Argentan đêm nay chưa tới nơi, nhưng các đơn vị tiên phong trên phòng tuyến Athis-Mons, Palaiseau, Toussus- le-Noble, Trappes, đã tiến sát địch, địch nấp kín nhưng tỏ ra quyết liệt. Cần phải chọc thủng vị trí của họ. Nỗ lực chính là đại đội của Billotte giữ vững trục lộ Orléans-Paris, đi qua Antony. Đại đội Langlade hoạt động trong vùng Toussus-le-Noble và Clamart, trong khi ấy thì một chi đội dưới quyền chỉ huy của Morel-Deville bảo vệ cho ông, hướng về Versailles, cỏn như chi đội Dio, tạm thời trừ bị, thì đi theo chi đội của Billotte. Cuộc tấn công sẽ khởi sự ngày hôm sau vào lúc bình minh. Tôi chấp thuận kể hoạch ấy và chỉ thị cho Leclerc đặt tổng hành dinh ở ga Montparnasse khi ông tiến vào Ba Lê. Tôi sẽ gặp ông ở đấy để ấn định những việc phải làm sau. Khi gặp ông, tôi nhìn vị tướng trẻ đã hăng say khói lửa, lại thêm hoàn cảnh thuận lợi khác thường để nâng cao giá trị của ông, tôi bảo ông : « Ông có nhiều may mắn ! » Tôi cũng nghĩ rằng, trên chiến trường, sự may mắn của các tưởng là vinh dự của chính phủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:13:50 pm

        Bác sĩ Fayreau rời Ba lê từ sáng sớm, đến quả trưa thì tới Rambouillet. Ông mang tới một bản phúc trình của Luizet. Theo cảnh sát trưởng thì Kháng Chiến đã làm chủ tình hình ngoài phố xá. Bây giờ quân Đức tập trung vào các điểm tựa của họ, thỉnh thoảng mạo hiểm một vài cuộc đột kích bằng xe thiết giáp. Tối hôm ấy đài Luân Đôn báo tin lực lượng quốc nội đã giải phóng Ba Lê. Ngày hôm sau vua Georges VI sẽ gửi cho tôi một bức điện văn chúc mừng, bức điện văn này sẽ được công bố. Hẳn là tin ấy và điện văn ấy đưa ra hơi sớm. Nhưng có lẽ người Anh có mục đích làm cho người Mỹ gạt bỏ ẩn ý của họ, người Anh không tán thành những hành động như vậy. Tôi nhận thấy sự tương phản giữa thái độ của người Anh và của người Mỹ, đài BBC bày tỏ sự thỏa mãn nồng nhiệt đối với biến cố Ba Lê, còn «tiếng nói nước Mỹ», thì tỏ vẻ dè dặt gần như chua chát, lần này thì tôi hiểu rằng Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn không hẳn là đồng ý với nhau về vấn đề nước Pháp.

        Tôi để bác sĩ Fayreau trở về Ba Lê, mang theo thư trả lời của tôi gửi tướng Luizet. Tôi xác định ý muốn trước hết đến «trung tâm» chứ không phải đến tòa đô sảnh, nơi đặt trụ sở của Hội Đồng Kháng Chiến và Ủy Ban giải phóng Ba Lê. Theo quan điểm của tôi thì «trung tâm» nghĩa là bộ Chiến Tranh, nơi tập trung chính phủ Pháp và bộ chỉ huy Pháp. Không phải là không muốn tiếp xúc ngay với các lãnh tụ Kháng Chiến Ba Lê. Nhưng tôi muốn cho mọi người thấy rằng chính phủ đã trở về nhà cũ của mình sau bao nhiêu thử thách không tiêu hủy nổi và nô lệ hóa được. Các yếu tố chính trị của Kháng Chiến đã phát hành ở Ba Lê từ hai ngày nay những tờ báo sau đây : Combat, Defense de la France,Franc-Tưeur, Frond Na nitẻ, Liberation, Le Populaưe; tôi đọc qua các báo đã cộng tác với tôi, tôi sung sướng mà nhận thấy họ diễn tả được tinh thần chiến đấu và ý chí của tôi không chấp nhận một bàn tay ngoại bang nào trao quyền cho tôi, ngoại trừ sự trao quyền trực tiếp của dân chúng.

        Tôi đã tuyên bố như vậy với Alexandre để Saint Phalle, người cộng tác với phái bộ của tôi và tôi biết có ảnh hướng trong giới kinh doanh. Ông đển đến thăm tôi, cùng đi với Jean Laurent giám đốc ngân hàng Đông Dương, Rolf Nordling, anh của vị tổng lãnh sự Thụy Điển và Poch-Pastor, Nam tước Áo, sĩ quan Đức, phụ tá Choltitz và nhân viên của đồng minh, cả bốn người đã rời khỏi Ba Lê từ đêm 22 tháng tám để yêu cầu bộ chỉ huy Mỹ cho quân chính quy can thiệp gấp rút. Khi Eisenhowercho biết tướng Leclerc đã lên đường, họ vội vã đến thăm tôi. Saint-Phalle gợi ý cho tôi nên triệu tập «Quốc Hội» khi tôi trở về Ba Lê để lấy phiếu tín nhiệm của quốc hội bảo đảm cho căn bản pháp lý của chính phủ. Tôi không chấp nhận ý kiến của họ. Tuy nhiên, thành phần và cuộc mạo hiểm của phái đoàn này cho tôi thấy một viễn tượng kỳ dị về thái độ của bộ chỉ huy địa phương Đức. Bốn « sứ giả » này đều có giấy thông hành, một do Parodi cấp, một do tướng Von Choltitz. Khi đi qua các đồn địch họ đều nghe tiếng binh linh chửi mắng ; « Phản bội ! »

        Tối hôm 25, phần lớn Sư Đoàn II thiết giáp đã đến sát Ba Lê sau nhiều cuộc va chạm gay go; Billotle và Dio chiếm Fresnes và Croix de Berny, Langlade chiếm cầu Sèvres. Một chi đội do Đại úy Dronue chỉ huy đã vào tới Tòa Đô sảnh. Ngày hôm sau sẽ dùng để phá vỡ những ổ chống cự cuối cùng của địch ở bên ngoài, rồi thanh toán những điểm tựa trong thành phố, sau hết sẽ bảo vệ khu vực đưa đến Bourget. Leclerc sẽ đốc thúc đại đội Billotle vào cửa Geritilly, Luxembourg, Toà Đô Sảnh, le Louyre, cho đến Hotel nơi đặt bộ chỉ huy của Von Cboltitz. Đại đội của Dio sẽ qua cửa Orleans và thanh toán những ổ khống cự ở Trường Vũ Bị, điện Bourbon bằng hai toán : toán của Noiret đi dọc các đại lộ bên ngoài đến cầu Auteuil, sau theo sông Seine tiến lên ; toán của Rouyillois đi qua Montparnasse và viện Phế Binh. Còn như công trường Etoile và Majestic thì dành cho đại đội của Langlade. Các đội quân sẽ gặp nhau ở quảng trường Concorde. Bên phải Leclere, quân Mỹ sẽ đưa một phần Sư Đoàn IV của họ đấn quảng trường Ý và ga Austerlitz.

        Ngày 25 tháng tám, các việc dự định đều chu đáo không có điểm nào thiếu sót. Chính tôi, tôi cũng xếp đặt trước việc gì phải làm trong thủ đô được giải phóng. Đó là việc tập hợp mọi người trong một cố gắng vượt thoát duy nhất và trình diện chỉnh phủ cùng uy quyền của chính phủ. Trong khi dạo bước trên sân điện Ranibouiỉỉet, tôi nhận được từng giờ tin tức về cuộc tiến quân của Sư Đoàn II thiết giáp, tôi nhớ lại nhũng biến cố bi thảm ngày trước, hồi ấy nếu có một quân đoàn cơ giới bảy đơn vị như nhau thì chúng ta đã tránh được biết bao thảm họa. Chúng ta không có những đơn vị ấy chỉ vì bất lực, nghĩa là chánh quyền không có hiệu năng, nghĩ vậy, tôi nhất quyết không để cho quyền hành của tôi suy yếu. Sứ mạng trao cho tôi thật là rõ ràng. Trên chuyến xe đưa vào Ba Lê tôi cảm thấy vừa xúc động vừa bình tĩnh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2019, 09:29:03 pm

        Biết bao nhiêu người trên dọc đường chờ đợi tôi đi qua ! Biết bao cờ xí tung bay trên cao và dưới thấp các mái nhà ! Từ Longjumeau, số người chờ đợi mỗi lúc mỗi đông. Đến Bourg-la-Reine thì người ta tụ lại thành một đám dầy đặc. Đến cửa thành Orléans, trong khi gần đấy vẫn còn tiếng súng, biển người trở nên ồn ào reo mừng. Hẳn là người ta đoán trước tôi sẽ đến Toà Thị sảnh. Nhưng tôi rẽ vào đại lộ Maine, gần như vắng tanh so với cửa thành, tôi đến ga Montparnasse vào lúc 4 giờ chiêu.

        Tướng Leclerc cũng vừa mới đến nơi ông cho biết cuộc đầu hàng của tướng Choliitz. Ông này đến điều đình một lần chót với Ô. Nordling rồi đích thân đến bộ chỉ huy của La Horie, tham mưu trưởng của Tướng Billolte. Billotteiđưa ông đến tục cảnh sát để ký với Leclerơ một thỏa ước theo đó các điểm tựa Đức trong thành phố Ba Lê phải ngưng hết việc kháng cự. Vả chăng nhiều điểm đã bị bách thúc phải đầu hàng trong ngày hôm ấy. Còn những điểm khác thì Choltilz xuống lệnh ngay lúc ẩy bắt buộc phải buông khí giới và tự nạp mình làm tù binh. Các sĩ quan tham mưu của
Choltilz đi theo sĩ quan Pháp đến trao lệnh cho các bộ đội Đức. Vừa lúc ấy tôi gặp con tôi, trung úy hải quân Chi Đoàn II thiết giáp, đang đi đến điện Bourbon cùng với một thiếu tá Đức để thừa nhận việc đầu hàng của đồn này. Như vậy cuộc giao tranh ở Ba Lê đã kết thúc hết sức mỹ mãn. Các bộ đội của chúng ta thắng trận hoàn toàn, thành phố không bị tàn phá, dân chúng không bị thiệt như mọi người vẫn lo sợ.

        Tôi khen ngợi tướng Leclerc. Trên đường vinh quang của ông, giai đoạn này thật là rực rỡ ! Tôi cũng khen ngợi Rol-Tanguy đứng bên cạnh ông. Đây quả là công trạng của lực lượng quốc nội trong mấy ngày trước đã xua đuổi địch khỏi các đường phố, làm cho các bộ đội của họ thiệt hại và mất tinh thần, phong tỏa các đơn vị của họ trong những địa điểm có chiến lũy phòng vệ. Ngoài ra, từ buổi sáng, các toán nghĩa quân tuy chí có vũ khí sơ sài cũng can đảm hỗ trợ quân chính quy tảo thanh các ổ khảng cự Đức. IIọ đã tự lực thanh toán được khối quân Đức đồn Ctignancourt. Tuy nhiên, đọc bản cáo trạng đầu hàng của địch, tôi không đồng ý với Leclerc về lời ghi của ông bên cạnh lời chỉ trích của Rol-Tangưy. Theo Bol thì bộ chỉ huy Đức phải đầu hàng Rol chứ không phải Leclerc. Tôi bảo ông ; «Trước hết, như thế không đúng. Mặt khác, trong việc này, ông là sĩ quan cao cấp hơn cả, như vậy thì chỉ có ông chịu trách nhiệm. Lời kêu ca của Rol không thể chấp nhận được.» Tôi đưa cho Levlerc đọc bản tuyên cáo sáng nay của Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến, tự cho mình là « quốc gia Pháp », không nhắc nhở gì đến chính phủ hay de Gaulle. Leclerc hiểu ngay. Tôi thành tâm ôm lấy người đồng chí cao thượng.

        Rời khỏi ga Montparnasse, tôi thẳng đường đi tới bộ Chiến Tranh, một toán tiền quân đã đi trước do đại tá Chevignẻ chỉ huy. Đoàn tùy tùng rất khiêm tốn. Bốn chiếc xe : xe tôi, xe Le Troquer, xe tướng Juin, một cỗ liên thanh tự động. Chúng tôi muốn đi qua đại lộ Invalides đến tận đường Saint-Dominique Nhưng đến đường Saint-Francois-Xayier thì có tiếng súng từ những căn nhà kế cận bắn ra, chúng tôi phải đổi hướng chọn các đường Vaneau, Bourgone. Đến 5 giờ thì tới nơi.

        Tôi có ngay cảm tưởng rằng không có gì thay đổi trong những nơi cổ kính này. Những biến cố trọng đại đã đảo lộn thế giới. Quân đội của chúng ta tan rã. Nước Pháp muốn sụp đổ. Nhưng tại bộ bộ Chiến Tranh, sự vật vẫn bất di bất dịch. Trong sân, một toán vệ binh Cộng Hòa bồng súng chào, cũng như ngày trước. Phòng ngoài, cầu thang, đồ trang trí vẫn y như trước, vẫn những nhân viên cũ vẫn làm việc ở đây. Tôi bước vào « văn phòng bộ trưởng», nơi mà tôi đã cùng ông Paul Rey- naud bỏ ra về đêm hôm, mùng 10 tháng sáu 1940. Không có một cái bàn, một bức thảm, một bức màn nào mang đi nơi khác. Trên bàn, máy điện thoại vẫn để nguyên chỗ trước, dưới đĩa quay sổ gọi vẫn còn ghi nhũng tên cũ. Lát nữa, người ta sẽ cho tôi biết những dinh thự khác, khuôn viên của nền Cộng Hòa, cũng y nguyên như vậy. Không thiếu cái gì, chỉ thiếu chính phủ. Tôi có trách nhiệm đặt chính phủ vào đây. Bởi vậy cho nên tôi đến đây trước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2019, 09:30:14 pm

        Luizet đến tường trình công việc. Sau đến lượt Parodi. Cả hai người đều hớn hở, lo lắng, mệt nhoài vì trọn tuần lễ làm việc không nghỉ ngơi, không ngủ. Đối với họ thì ngay lúc này, hai vấn đề  quan trọng hơn hết là trật tự công cộng và tiếp tế. Họ cho tôi biết sự tức giận của Hội Đồng Kháng Chiến và Ủy Ban Giải Phóng Ba Lê, họ tức giận vì tôi đến đây không rẽ vào thăm họ trước. Tôi nhắc lại cho bộ trưởng đại lý và cảnh sát trưởng biết lý do. Nhưng lát nữa tôi sẽ từ đây đến Tòa Thị Sảnh, sau khi đến thăm Tòa Đô Chính để chào anh em cảnh sát Ba Lê. Chúng tôi quyết định chương trình viếng thăm ấy. Xong việc, tôi ấn định chương trình ngày hôm sau, Parođi và Luizet đều hoan hỉ và vùi đầu vào công việc. Họ ra khỏi rồi, tôi nhận được một điện văn của tướng Koenig ông đã không thể tháp tùng tôi trong ngày quan trọng này. Vì sảng nay, tướng Eisenhower đã cho mời ông đến ký với ông ta một thỏa ước quy định sự liên lạc giữa hành chánh Pháp bộ chỉ huy đồng minh. Thế là mọi việc đều xong ! Thà chậm còn hơn không bao giờ ký.

        Bảy giờ tối, thanh sát ngành cảnh sát Ba Lê trong sân Tòa Đô Chính. Ngành cảnh sát vẫn hoạt động trong thời kỳ chiếm đóng, ngày nay nức lòng vui sướng và tự hào, trông thấy mặt họ, người ta biết rằng họ nêu gương chiến đấu là họ trả thù một sự ở nhục quá lâu. Họ cũng nhân cơ hội này nâng cao uy tín và sự thân hữu với nhân dân. Tôi bày tỏ cho họ biết những điều ấy. Trong hàng ngũ cảnh sát nổi lên những tiếng hoan hô. Sau đấy ; tôi cùng Parodi, Le Troquer, Juin, Luizet, rẽ đám người đông đảo reo hò hoan hô vang dậy, đi chân đến chốn Tòa Đô sảnh. Trước công thự này, một chi đội lực lượng quốc nội dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Le Percq, chào mừng nghiêm chỉnh.

        Dưới chân thang, Georges Bidault, André Toilet và Marcel Houret đứng đón de Gaulle. Trên các bậc thềm, các chiến sĩ rưng rưng nước mắt, bồng súng chào. Giữa tiếng sấm hoan hô, tôi tiến vào giữa phòng khách từng lầu nhất. Đây là nơi hội họp  các nhân viên Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến và Ủy Ban Giải Phỏng Ba Lê. Xung quanh, còn nhiều đồng chí khác. Nhiều người còn đeo trên tay phù hiệu «lực lượng nội địa» đúng kiểu mẫu ấn định bởi một sắc lệnh của chính phủ. Tất cả đều đeo phù hiệu Croix de Lorraine. Tôi liếc nhìn qua đảm người tràn đầy hứng khởi, mến trọng, hiếu kỳ, tôi cảm thấy ngay chúng tôi đã hiểu nhau ; giữa chúng tôi, những người cùng chiến đấu một mặt trận, có một mối thân hữu khác thường tuy rằng vẫn có những dị biệt nghiêm trọng, những tham vọng sôi nổi ; chỉ cần sự có mặt của mọi người bên cạnh tôi là ý thức thống nhất được đặt lên trên hết các quan điểm riêng tư. Tuy rằng sự mệt nhọc còn hiển hiện trên các khuôn mặt, tuy rằng gian nan và biến loạn còn khích động các tâm hồn, nhưng tôi không trỏng thấy một cử chỉ, không nghe thấy một lời nói nào không biêu lộ sự tôn trọng danh dự hoàn toàn. Một buổi hội họp thành công mỹ mãn, người ta đã mơ màng đến lúc thành công này từ lâu, người ta đã tốn bao công lao, buồn khổ và sinh mạng !

        Lòng người đã lên tiếng nói tâm tình. Bây giờ đến lượt chính trị. Chính trị cũng lên tiếng cao thượng. Georges Marrane, thay thế André Toilet, nhân danh hội đồng đô thành mới, lên tiếng chúc mừng tôi, lời lẽ tuyệt diệu. Rồi đến lượt Georges Bidault đọc một bài diễn văn lời lẽ kiêu hùng. Trong phần đáp từ tôi ứng khẩu bày tỏ « sự xúc động thiêng liêng nâng đỡ mọi người nam cũng như nữ trong giờ phút vượt lên trên đời sống nhỏ nhoi của chúng ta». Tôi nhấn mạnh rằng « Ba Lê đã đuợc quốc dân giải phóng với sự trợ giúp của quân đội và sự nâng đỡ của toàn thể nước Pháp». Tôi không quên nói đến «những bộ đội Pháp lúc này đang tiến lên theo lưu vực sông Rhone và những lực lượng đồng minh, cũng góp phần vào sự thành công này» Sau hết tôi kêu gọi quốc dân đầy đủ bổn phận đối với cuộc chiến tranh và thực hiện nền thống nhất để làm tròn bổn phận ấy.

        Tôi bước vào văn phòng quận trưởng hạt Seine. Marcel Flouret giới thiệu với tôi các công chức cao cấp của các cơ quan hành chánh. Tôi định ra về thì Georges Bỉdault vội bảo tôi : «Thưa đại tướng ! xung quanh đại tướng có đồng đủ Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến và Ủy Ban Giải Phỏng Ba Lê. Chúng tôi yêu cầu đại tướng long trọng tuyên bố nền Cộng Hòa trước mặt quốc, dân hội họp tại đây. » Tôi trả lời : « Nền Cộng Hòa chưa bao giờ ngưng tồn tại. Pháp Tự Do, Pháp Chiến Đấu, Ủy Hội  Giải Phóng Quốc Gia Pháp đã lần lượt đại diện cho nền Cộng Hòa. Chế độ Vichy xưa nay vẫn được coi là vô giá và không có mặt. Chính tôi là Tổng Thống chính phủ Cộng Hòa. Tại sao tôi lại phải tuyên bố ? » Tôi ra phía cửa sổ giơ tay chào đám đông tụ họp bên ngoài, trước quảng trường, tiếng hoan hô của họ đủ cho tối biết rằng họ không đòi hỏi cái gì khác. Sau đấy tôi trở về đường Saint Dominique.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2019, 11:55:32 am

        Đến tối, tướng Leclerc tổng kểt tình hình cuộc giao tranh trong thành phố Ba Lê. Lúc này các điểm tựa của Đức đều đầu hàng hết. Khối « Luxembourg » gồm điện Bourbon, Trường Khoáng Học, trường trung học Montaigne, khối công trường Cộng Hòa đóng đồn trong trại Prince Eugène và trung ương điện thoại đường Archives, là những khối ngưng bắn vào lúc chót. Trong ngay hôm ấy quân ta bắt được 14.800 tù binh. 3200 người Đức chết trận, không kể ít nhất một ngàn người khác bị nghĩa quân hạ sát trong những ngày trước. Sự tổn thất của Sư Đoàn II thiết giáp lên tới con số 28 sĩ quan và 600 binh nhì. Còn như lực lượng quốc nội, giáo sư Pasteur Valleroy-Radot, trách nhiệm việc quân y, ước lượng có 2.500 tử trận hay bị thương nội trong 6 ngày giao tranh. Ngoài ra, số người dân sự tử thương khoảng độ hơn một ngàn,

        Leclerc cho tôi biết rằng phía Bắc Ba Lê vẫn còn có áp lực của địch. Tại Saint-Denis và La Villette, nhiều đơn vị không chịu buông súng, họ nại cớ không thuộc quyền chỉ huy của tướng Choltitz. Một phần của Sư Đoàn 47 Đức vẫn tiếp tục chiếm Bourget và Montmorency, có lẽ để bảo vệ những bộ đội đang rút lui ở phía Bắc. Địch đưa những mũi dùi đến tận cửa vào thủ đô. Tướng Gerow, chỉ huy Quân Khu V Mỹ cho phép Sư Đoàn II thiết giáp lãnh đặc vụ tấn kích những vị trí của dịch.

        Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, tôi quyết định ngày hôm sau, đến khu Etoile-Notre-Dame nói với quốc dân và để Sư Đoàn II thiết giáp cũng dự buổi lễ. Hẳn là buổi lễ này sẽ có ít nhiều mạo hiểm. Nhưng cũng đáng để mình mạo hiểm. Vả chăng, rất có thể là quân hậu tập Đức bất thần trở thành tiền quân, sẽ tiến vào trung tâm Ba Lê để giải thoát cho cả đồn trại đang bị cầm tù. Chúng tôi đã cần thận đề phòng  trường hợp ấy.

        Tôi đồng ý với Leclerc rằng một đại đội chiến thuật dưới quyền chỉ huy của Roumiantzoff, ngay từ sáng sớm sẽ đến bảo vệ cùng Bourget và liên hợp với các lực lượng thành nội đang hoạt động du kích ở phía ấy. Phần còn lại của Sư Đoàn trong lúc diễn hành, sẽ chia làm ba đại đội khác giữ thế ứng chiến trong các khu Khải Hoàn Môn, Rond Point và Champs Elysées, và trước nhà thờ lớn, nếu cần, họ có thể tiến ngay đến điểm nào cần. Leclerc, đi sau tôi, sẽ liên lạc thường xuyên với các đơn vị. Vị bộ chỉ huy đồng minh cho rằng không cần phải liên lạc với tôi, tôi ủy nhiệm tướng Leclerc thông báo cho họ biết những biện pháp tôi vừa ban bố. Vả chăng đồng minh có đủ phương tiện để thay thế trong chốc lát một phần của Sư Đoàn  Pháp. Nếu đồng minh không đồng ý thì Leclerc sẽ trả lời cứ giữ nguyên cách sắp đặt đã nói, theo chỉ thị của de Gaulle.

        Sáng ngày thứ bảy 26 tháng tám không xảy ra chuyện gì khiến cho tôi phải đổi ý. Hẳn là người ta đã cho tôi biết rằng Gerow bách thúc Leclerc và các bộ đội của ông đứng ngoài cuộc biếu tình. Ông ta còn gửi một sĩ quan đến nói thẳng cho tôi biết. Tất nhiên, tôi bác bỏ, tuy biết rằng một thái độ như vậy giữa lúc này và ở nơi này không có chỉ thị của cấp trên, sẽ tỏ ra thiếu hiểu biết. Tôi cần phải nói rằng ngoài việc nhỏ nhặt và chẳng được lòng ai ấy, các đồng minh của chúng ta muốn xen vào công việc của chúng ta ở thủ đô. Quận trưởng hạt Seine, cảnh sát trưởng và tướng Koenig không nhận thấy có dấu hiệu xen lấn tướng Koenig nhiệm chức tổng trấn, tôi đã bổ nhiệm ngày 21 tháng tám. Không có bộ đội Mỹ nào dừng lại Ba Lê, những đơn vị hôm qua đi qua công trường Ý Đại Lợi và ga Lyon đều rút lui ngay. Ngoài các phóng viên và nhiếp ảnh viên ra, đồng minh không tham dự vào cuộc diễn binh sắp khai diễn. Hai bên đường chỉ có người Pháp, nam và nữ.

        Nhưng sẽ có nhiều. Từ tối hỏm trước đài phát thanh đã loan bảo tin ấy. Các ông Jean Guignebert, Pierre Crénesse và toán người của họ đã cố gắng sửa chữa và tung ra tiếng nói của nước Pháp. Buổi sáng hôm ẩy, người ta báo cáo cho tôi biết dân chúng trong thành phố Ba Lê và ngoại ô không có xe điện, xe buýt, xe cộ, đều lũ lượt kéo bộ đổ về dự hội. Ba giờ chiều, tôi đến Khải Hoàn Môn. Các ông Parodi và Le Troquer, nhân viên chính phủ, Bidault và Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến, Toilet và Ủy Ban Giải Phóng Ba Lê, các tướng Juin, Koenig, Leclerc, d'Argencieu, Valin, Bloch Dassault. Các quận trưởng Flouret và Luizet, đại lý quân sự Chaban Delmas, nhiều lãnh tụ chiến đấu và lực lượng quốc nội, đều đứng trước đài chiến sĩ trận vong. Tôi chào chi đoàn Tchad dàn thành trận thế trước Khải Hoàn Môn , sĩ quan và binh lính đứng trên xe nhìn chúng tôi đi qua như trông thấy một giấc mơ trở thành sự thực. Tôi đốt lại ngọn lửa thương. Từ ngày 14 tháng sáu 1940, người ta chỉ có thể làm được việc này trước mặt kẻ xâm lăng. Sau đấy tôi rời khỏi cửa tò vò và sân trước. Mọi người lui ra nhường lối đi. Trước mặt tôi là điện Elysẻes !


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2019, 11:42:22 pm

        Một biển người ! Đám đông tụ tập suốt hai bên đường hè. Có lẽ đến hai triệu người. Trên mái nhà cũng có người đứng đen nghịt. Các cửa sổ đều có người bịt kín, lẫn lộn với cờ xí. Từng tốp người bám chặt lấy cây thang, các cột cờ, các cây đèn. Đưa mắt rõi xa đến đâu cũng chỉ thấy một làn sống động dưới ánh mặt trời và dưới cờ tam sắc.

        Tôi đi bộ. Không phải ngày dự khán những toán quân binh khí sáng ngời, trống kèn vang dậy. Hôm nay là ngày trả lại quang cảnh vui sướng, thực trạng tự do cho dân chúng, vỉ mới hôm qua họ còn quằn quại vì bại trận, ly tán vì nô lệ. Vì mỗi người có mặt tại đây đều tự tâm họ chọn lựa de Gaulle như vị cứu tinh, như biểu tượng của hy vọng, họ cần phải thấy mặt de Gaulle trong tình thân mật và huynh đệ, sự hiện diện của de Gaulle sẽ làm cho nền thống nhất chói sáng. Hẳn là các bộ tham mưu phải tự hỏi nếu vạn nhất xe thiết giáp địch tràn về hay phi đội địch sà xuống oanh tạc và bắn phá giết hại đám quần chúng đang tụ tập ở đây thì ắt là sẽ xảy ra sự kinh hoàng thảm khốc. Nhưng chiều nay tôi tin ở vận may của nước Pháp. Hẳn là cơ quan giữ trật tự lo ngại không thể nào bảo vệ an toàn cho một đám người đông đảo như vậy khi có rối loạn vì kinh hoảng. Nhưng tôi cho rằng quần chúng sẽ biết giữ kỷ luật. Hẳn là ngoài các đồng chỉ có đủ tư cách để theo tôi thành một đoàn đông đảo, còn có những người không đáng cho có mặt ở đây. Nhưng chúng tôi không cần để ý đến họ. Sau hết, hẳn là tôi không có mẽ ngoài, sở thích, cử chỉ và điệu bộ mơn trớn vuốt ve quần chúng. Nhưng tôi biết chắc rằng quần chúng không thích như vậy.

        Như vậy, tôi chỉ biết giữ im lặng và cảm động đi giữa đám đông khấp khởi vui mừng, tiếng hoan hô nổi lên như cơn bão ; tôi cố gắng đặt cặp mắt lên từng đợt sóng người để tia mắt mọi người có thể  lọt trong mắt tôi, tôi giơ tay lên hạ tay xuống để trả lời những tiếng hoan hô ấy. Giữa lúc ấy xảy ra một trong những phép lạ của ý thức quốc gia, một trong những cử chỉ của nước Pháp, thỉnh thoảng, giữa giòng thời gian, vẫn tô điểm lịch sử những nét sáng chói. Giữa một cộng đồng như thế, chỉ có một tư tưởng, một trớn mạnh, một tiếng kêu, khác biệt và cá nhân đều biến mất. Hỡi người Pháp ! Tôi đến bên các bạn cửa Khải Hoàn Mòn, ở quảng trường Concorde, trước Tòa Đô sảnh, trước cửa Thánh Đường, đồng bào có biết không, muôn người đều như một ! Các em nhỏ xanh xao ! Cảc em vỗ tay mừng ; các bạn nữ lưu, các bạn đã chịu biết bao đau khổ, bây giờ các bạn mỉm cười hoan hô tôi; các bạn nam nhi, các bạn thấy lại lòng tự hào đã mờ nhạt từ lâu, các bạn lớn tiếng cảm ơn tôi ; còn các bạn cao niên, các bạn đã cảm kích đến rơi lệ ; hỡi các bạn, lúc này muôn người đều như một! Còn tôi, tôi đứng giữa sự hân hoan bùng nổ như vũ bão, tôi cảm thấy tôi có một sứ mạng vượt xa cá nhân tôi, tôi là một công vụ để phục vụ vận mệnh tổ quốc.

        Nhưng không làm gì có niềm vui trọn vẹn, cả cho những kẻ theo con đường đắc thắng. Nhiều mối lo xen lẫn vào niềm vui. Tôi biết rõ rằng toàn thể nước Pháp chỉ thiết tha có việc giải phóng. Lòng hăng hải của dân chúng ở Rennes và Marseille khi thấy nước Pháp hồi sinh, ngày nay lại chuyển về Ba Lê và mai này sẽ chuyển sang Lyon, Rouen. Lille, Dijon, Strasbourg, Bordeaux. Chỉ cần để ý quan sát và nghe ngóng cũng biết chắc rằng quốc gia quyết tâm đứng dậy. Nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn. Ta chỉ cần chiến thắng. Nhưng tổng sổ giá phải trả là bao nhiêu ? Còn những tàn phá nào thêm vào những tàn phá ngày nay ? Quân đội của chúng ta sẽ còn tổn thất bao nhiêu nhân mạng? Tù binh Pháp sẽ còn chịu những đau khổ tinh thần và vật chất nào ? Trong số những người bị lưu đầy, những người hăng hái chiến đấu nhất, những người đau khổ nhất, những người xứng đáng nhất nào sẽ trở về ? Sau hết, dân ta sẽ sống trong tình trạng nào, giữa một vũ trụ như thế nào ?

        Hẳn là xung quanh tôi đã có những bằng chứng khác thường về một nền thống nhất. Người ta có thể  tin rằng quốc gia sẽ vượt qua được sự chia rẽ cho đến phút cuối cùng cuộc phân tranh ; người Pháp thấy rõ họ cũng là người Pháp, họ sẽ đoàn kết với nhau để trở lại là dân tộc hùng mạnh; họ đã lựa chọn mục đích để theo đuổi, họ đã lựa chọn người để dìu dắt, họ sẽ tự cấu tạo những định chế chỉ đạo cuộc sống của họ. Nhưng tôi cũng không thể không biết đến ý đồ ương ngạnh của phe cộng sản, mối hận thù của nhiều nhân sĩ không muốn tha thứ cho tôi tuy họ lỗi lầm, ý muốn của các đảng phái bắt đầu ngứa ngáy tranh quyền cướp vị. Trong khi đi dẫn đầu đám người đông đảo ấy, tôi cảm thấy tham vọng cũng tháp tùng tôi như tận tâm. Làn sóng tin tưởng của quốc dân đang ào ạt dâng cao nhưng đá ngầm dưới sâu vẫn có thể nhô lên.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2019, 11:43:04 pm

        Mỗi bước chân tôi tiến vào trung tâm đài vinh dự nhất thế giới tôi cảm thấy hầu như vinh quang quá khứ hội nhập với vinh quang hiện tại. Dưới Khải Hoàn Môn, ngọn lửa thiêng reo mừng đón chào tôi. Trước đây 25 năm, đạo quân chiến thắng đã diễn hành qua đại lộ này, bây giờ đại lộ lại rộng ra trước mặt chúng tôi. Khi đi qua,tôi cúi chào tượng Clẻmenceau, ông như muốn từ trên bệ bước xuống với chúng tôi. Những cây hạt giẻ trên đại lộ Champs- Élysées, giấc mơ của con Ó cầm tù, đã chứng kiến sự nghiệp oanh liệt của bao thế hệ Pháp, bây giờ là những khán đài thiên nhiên của hàng ngàn khản giả vui mừng. Điện Túileries là nơi tập trung uy quyền của Nhà Nước dưới hai vị hoàng đế của hai đế chế ; Công trường Concorde và Carrousel là nơi đã chứng kiến bão tố và nhiệt tình của cách mạng, đã chứng kiến cuộc diễn hành những đoàn quân chiến thắng ; đường phố và cầu cống đều mang tên những trận chiến thắng ; phía bên kia sông Seine là Viện Phế Binh, mái vòm chói chang ánh sáng của Vua Mặt Trời, mộ của Turenne, của Na Phá Luân, của Foch ; Học Viện Pháp, nơi đã xuất hiện biết bao khối óc vĩ đại ; Tất cả các dinh thự này đã chứng kiến đám người tiến đi, cuồn cuộn như nước giòng sông chảy qua dưới mắt nhân từ của những chứng nhân lịch sử câm lặng. Rồi đến lượt những lâu đài dinh thự khác tham dự vào biến cố lịch sử này ; Điện Louyre, nơi các vị vua đã kế tiếp nhau xây dựng nước Pháp ; tướng Jeanne d‘Arc và tượng Henri IV, trang nghiêm trên bệ đá ; điện Saint Louis mà hôm qua chính là ngày kỷ niệm ; thánh đường Notre-Dame, lời cầu nguyện của thành Ba Lê ; đảo La Cité, cái nôi của Ba Lê. Lịch sử đã kết tinh trong những tảng đá, những công trường kia, tôi có cảm tưởng như chúng đang mỉm cười với tôi.

        Nhưng chúng cũng, cảnh cáo tôi. Ngày xưa Ba Lê có tên là Lutèce và Lutèce đã bị quân của Cẻsar khuất phục, rồi quân Hung Nô của Attilalại đe dọa Ba Lê, Ba Lê chỉ thoát nạn nhờ lời cầu nguyện của Geneviève ; ngày nay đảo Citẻ bền vững với thời gian để ghi lại tang thương lịch sử. Saint Louis đã phát động cuộc thánh chiến, đã bị ruồng bỏ và chết ngoài bãi cát Phi Châu. Khi về đến cửa thành Saint-Honorỏ, bà Jeanne d'Arc bị xua đuổi, ấy thế mà chính bà vừa cứu được thủ đô của nước Pháp. Gần với chúng ta hơn, Henri IV đã chết dưới tay kẻ thù cuồng tín. Cuộc nổi loạn của những năm 1588 và 1648, vụ ám sát Saint- Barthélemy,những cuộc tàn sát hồi nội chiến Fronde thời vua Louis XIV, thác người giận dữ ngày 10 tháng tám, đã làm vấy máu tường dinh Louyre. Tại công trường La Concorde đầu nhà vua và hoàng hậu Pháp đã lăn xuống đất. Điện Tuileties đã chứng kiến sự sụp đổ của nề0 quân chủ, sự đầy ải vua Charles X và vua Louis-Philippe, sự thất bại của Nữ Hoàng, sau cùng điện bị đốt ra tro cũng như Tòa Đô sảnh cũ. Điện Bourbon đã trải qua biết bao biến cố! Trong khoảng thời gian hai thế hệ, đường Champs-Elysees đã trải qua bốn lần xâm lăng, quân xâm lăng đã diễu hành dưới điệu trống kèn khả ố của họ. Chiều nay Ba Lê chói lọi huy hoàng nét oai hùng của nước Pháp, Ba Lê phải rút tỉa lấy kinh nghiệm những ngày đen tối đã qua.

        Vào lúc 4 giờ rưỡi, tôi vào nhà thờ Notre- Dame như đã dự định. Lát nữa, tôi rẽ lên xe ở đường Bivoli và dừng lại một phút trước thềm Toà Đô Sảnh, sau này đến thẳng công trường Parvis. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục sẽ không đợi tôi trước thềm thảnh đường, không phải vì ngài không muốn, nhưng vì nhà cầm quyền yêu cầu ngài như vậy. Bốn tháng trước đây, Đức ông Suhard nghĩ rằng nên long trọng đón rước thống chế Pétain khi thống chế đến Ba Lê đang thời bị chiếm đóng, tháng trước đây ngài lại hành lễ tang trọng thể cho Philippe Henriot, theo lời yêu cầu của Vichy. Bởi vậy, nhiều người kháng chiến nổi lòng công phẫn, phản đối việc vị Tổng Giám Mục đưa tướng de Gaulle vào thánh đường. Đối với tôi, tôi biết rằng Giáo Hội cbấp nhận một « lớp trật tự đã hình thành », tôi biết rằng đức Hồng Y có lòng thương xót và bác ái cao cả đến nỗi ngãi không còn chỗ nào trong tâm hồn để xét định việc thế phàm, tôi sẵn lòng bỏ qua hết. Nhưng vì tâm trạng căng thẳng của một số đông chiến sĩ sau ngày giao tranh và tôi cũng muốn tránh cho ngài những cử chỉ khiểm nhã của các chiến sĩ, cho nên tôi đồng ý yêu cầu ngài ở lại thánh đường. Những việc xảy ra sau đấy cho tôi biết rằng biện pháp trên đây có điều hay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2019, 06:47:45 am

        Giữa lúc tôi ở trên xe bước xuống, có một vài tiếng súng nổ. Rồi kế theo là từng loạt nổ liên tiếp. Người nào có khấu súng trong tay cũng thi nhau bắn. Người ta chỉ nhắm lên nóc nhà mà bắn bừa. Những người của lực lượng quốc nội chỗ nào cũng lên tiếng nói bằng súng đạn. Nhưng tôi cũng trông thấy những người lính già trong chi đội Sư Đoàn  II thiết giáp đứng gần cửa lớn bắn túa lên gác chuông nhà thờ Notre-Dame. Tôi biết rõ rằng đây là một thói quen đua nhau bắn khi quân lính xúc động vì một việc ngẫu nhiên hay có kẻ khiêu khích. Đối với tôi lúc này không có gì cần thiết bang cách bình tĩnh không để cho sự náo động làm mình nao núng. Tôi bước vào thánh đường. Vì không có điện cho nên không có tiếng phong cầm cử nhạc lễ. Trái lại, tiếng súng vang dội trong nhà thờ. Khi tôi tiến lên chính điện, mọi người dự lễ cất tiếng hoan hô. Tôi ngồi vào chỗ, đằng sau tôi là hai vị bộ trưởng ; Le Troquer và Parodi Các thày tu đều đứng trên bục gỗ. Đức ông Brot đến chào tôi, bày tỏ sự buồn phiền và lời kháng nghị của ngài Hồng Y. Tôi yêu cầu ông nói lại cho ngài biết lòng tôn kính của tôi về phương diện tôn giảo, ý muốn hòa giải trên bình diện quốc gia và ý muốn tiếp kiến ngài trong một ngày gần đây. Tiếng hát Kinh Thánh Mẫu vang lên. Có bao giờ người ta có giọng hát nồng nhiệt như vậy chăng ? Tuy nhiên, tiếng súng vẫn nổ. Nhiều người nấp trên cao vẫn bẳn. Nhưng không có viên đạn nào rít ngang tai tôi cả. Đạn bắn vào cốc cửa vòng cung làm bắn tóe vôi vữa, nhảy từ chỗ này qua chỗ khác rồi rớt xuống đất. Nhiều người bị thương, cảnh sát trưởng sai vài nhân viên lên lục soát mấy tầng cao nhất trong nhà thờ, họ tìm thấy mấy người có súng ống ; mấy người này nói rằng định bắn vào địch nhưng không biết rõ ai. Tuy rằng thái độ của tu sĩ, của các nhâu vật chính thức và của những người dự lễ, đều bình tĩnh đáng làm gương cho người khác, nhưng tôi cũng rút ngắn buổi lễ. Bây giờ tiếng sủng đã yên ở xung quanh thánh đường. Nhưng khi ra ngoài, người ta cho tôi biết rằng ở nhiều điểm khác xa hơn như Khải Hoàn Môn, Rond-Point, Tòa Đô sảnh, cũng có tiếng sủng nổ vào đúng giờ ấy. có nhiều người bị thuơng hầu hết vì xô đẩy giày xéo lên nhau.

        Ai đã bắn những phát súng dầu tiên ? Cuộc điều tra không cho biết gì đích xác. Giả thuyết lính Đức hay dân quân của Vichy là những người bắn lên mái nhà không thể chấp nhận được. Mặc đầu cố gắng lục soát nhưng không bắt được người nào. Vả chăng, làm sao có thể tưởng tượng được địch chỉ nhắm bắn các ống khói lò sưởi mà không bắn tôi khi tôi ngang nhiên ra trước công chúng ? Người ta có thể giả thuyết rằng chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp mà có những tiếng súng ở nhiều địa điểm cùng một lúc. Đối với tôi, tôi có cảm tưởng rằng đây là một việc có xếp đặt, một chủ trương chính trị nào đó muốn lợi dụng sự náo động của quần chúng để chứng minh rằng cần phải duy trì một chính phủ cách mạng và một lực lượng mạnh khác thường. Khi bắn chỉ thiên mấy phát súng vào giờ ấy, có lẽ họ không nghĩ đến hậu quả là có những loạt sủng khác tiếp theo ; người ta muốn tạo ra cảm tưởng vẫn có sự đe dọa trong bóng tối ; các tổ chức Kháng Chiến phải đề cao cảnh giác, ủy ban c<Comac» Ủy Ban Giải Phóng Ba Lê, các ủy ban phường khóm cần phải tự mình đảm nhiệm việc cảnh sát, công lý và tảo thanh để tránh cho dân chúng mọi âm mưu nguy hiểm.

        Nhưng tôi đâu dám chểnh mảng, tôi vẫn chủ trương phải có trật tự trước hết. Vả chăng, địch còn ở trên đất Pháp cũng đủ nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng chiến tranh không chấp nhận luật lệ nào khác. Đến nửa đêm, phi cơ địch đến oanh tạc thủ đô, phá hủy 500 căn nhà, đốt cháy kho rượu vang, giết chết hay làm bị thương một ngàn người. Ngày chủ nhật 27 tháng tám là một ngày tương đối bình yên cho dân chúng, tôi có thì giờ đến dự buổi lễ do Cha tuyên úy Bruckberger tổ chức cho mấy ngàn người thuộc lực lượng quốc nội, ngồi trong xe chạy qua các đường phố trong thủ đô, tôi có thể quan sát nét mặt mọi người và quang cảnh sự vật mà thường thường không ai nhận biết tôi ; nhưng ngày hôm ấy Sư Đoàn II thiết giáp vẫn giao tranh ác liệt từ sáng đến tối. Với số thiệt hại khá lớn, đại đội của Dio chiếm được phi trường Bourget, đại đội của Langlade chiếm được Stains, Pierrefitte, Montmagny.

        Cũng như ánh sáng một ngọn đèn pha bất thần soi sáng một tòa lâu đài, người Pháp đã tự tay mình giải phóng Ba Lê, quốc dân đã chứng tỏ sự tin tưởng ở de Gaulle, những sự kiện ấy đủ đánh tan những bóng mờ che lấp thực tại quốc gia. Mặc dầu là kết quả thâu lượm được hay sự ngẫu nhiên trùng hợp, người ta cũng nhận thấy một thứ rung chuyển làm cho mọi trở ngại còn lại trên dường đi đều sụp đổ hết. Ngày 28 tháng tám đem lại cho tôi một mớ tin tức khả quan.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2019, 06:47:12 am

        Trước hết, vùng ven đô phía bắc, sau khi các bộ đội của ta lấy được. Gonesse, quân Đức thua chạy liểng xiểng, thế là chấm dứt trận đánh Ba Lê. Mặt khác, tướng Jụin báo cáo tình hình Quân Đoàn I, xác nhận địch đầu hàng ở Loulon ngày 22, ở Marseille ngày 23; ông báo tin lực lượng của chúng ta tiến nhanh về Lyon hai bên bờ sông Rhône ; trong khi ấy thì quân Mỹ tiến theo lộ Napoléon đã được quân bưng biền khai thông trước, họ đã tới Grenoble. Mặt khác, báo cáo của các đại lý chính của chúng ta ở phía Nam sông Loire cho biết : Bẻnouyille ở Massif Central ; tướng Pfister ở Tây Nam, đều nói rằng quân Đức đang rút lui, một số muốn chạy qua Bourgogne để khỏi bị bao vây, một số khác tập trung vào những địa điểm kiên cố trên bờ biển Đại Tây Dương, họ đều bị lực lượng quốc nội của ta tấn công và tập kích các doanh trại. Bourgès-Maunoury, đại lý vùng Đông Nam cho biết rằng quân bưng biền của ta làm chủ tình hình núi Alpes, quận Ain, Drỏmẹ, Arđèche, Cantal, Puy-de-Dôme, như vậy là giúp cho các tướng Patch và de Lattre tiến quân mau chóng hơn. Về phía Đông và Bắc chúng ta tăng cường hoạt động, trong khi ấy thì ở Ardenne, Hainaut, Brabant, quân Kháng Chiến Bỉ cũng đánh những trận du kích ác liệt. Người ta có thể dự đoán rằng địch chỉ có thể tập hợp lại ngay sát biên giới Đức, vì họ bị đánh tan ở sông Seine, bị truy kích dọc sông Khône và bị bao vây khắp nơi trên lãnh thổ của ta. Như vậy, mặc dầu nước ta mang những vết thương trầm trọng, nước ta cũng có thể phục hồi trong một thời gian ngắn.

        Chúng ta sẽ phục hồi miễn là nước được trị, và muốn cho nước được trị thì không thể có một quyền bính khác song song với tôi. Thỏi sắt còn nóng, tôi phải rèn ngay. Sáng ngày 28 tháng tám tôi hội họp hai mươi lãnh tụ chính trong số các lãnh tụ dân quân ở Ba Lê, để biết mặt họ, khen tặng họ và báo tin cho họ biết sẽ hội nhập lực lượng quốc nội vào hàng ngũ quân chính quy. Sau đấy, tôi tiếp các tổng thư ký ; đã rõ là họ chỉ nhận chỉ thị của tôi và các bộ trưởng của tôi. Sau cùng tôi tiếp Hội Đồng Kháng Chiến Quốc Gia. Trong số các đồng chí ngồi trước mặt tôi, có hai khuynh hưởng khác nhau, thái độ của tôi đối với mỗi khuynh hưởng mỗi khác. Lòng tự hào của họ trước sự nghiệp đã xây dựng thì tôi tán đồng không chút dè đặt. Nhưng ẩn ý của một số người về chiều hướng của chính phủ thì tôi không thể nào chấp nhận được. Sự biểu dương ý chí của quần chúng ngày 26 tháng tám đã tỏ rõ ưu thế của tướng de Gaulle, thế mà còn có một số người theo đuổi ý định thành lập một quyền hành tự trị, nâng cao Hội Đồng lên hàng một cơ quan có quyền kiểm soát chính phủ và trao cho ủy ban « Comae » lực lượng binh bị của Kháng Chiến, rút từ lực lượng ấy ra một số dân quân gọi là « ái quốc dân » hoạt động cho « dân tộc » theo một chiều hướng nào đó. Ngoài ra Hội Đồng còn chấp thuận một« chương trình c. N. R. » đưa ra những biện pháp để áp dụng trên mọi lãnh vực, người ta định đem chương trình ấy ra múa may trước mắt hành pháp.

        Tôi chấp nhận để các người đối thoại của tôi nói đến phần đóng góp của họ trong chiến cuộc nhưng tôi nhất quyết không để một chút mơ hồ nào về ý định của tôi đối với họ. Từ khi Ba Lê thoát khỏi nanh vuốt quân thù, Hội Đồng Quốc Gia Khảng Chiến đi vào lịch sử giải phỏng vẻ vang nhưng không còn lý do để tồn tại như một tổ chức hành động. Toàn thể trách nhiệm ấy thuộc về chính phủ. Hẳn là tôi sẽ đưa vào chính phủ một vài nhân viên của Hội Đồng.

        Nhưng đến khi ấy thì các nhân viên Hội Đồng sẽ từ bỏ thái độ liên đới với nhau nếu thái độ ấy không trả lời về hoạt động của nội các. Trái lại, tôi tính hội nhập Hội Đồng vào Hội Đồng Tư Vấn sắp chuyển từ Alger về đây và sẽ được mở rộng. Còn như lực lượng quốc nội thì họ sẽ được xáp nhập vào quân đội Pháp. Bộ Trưởng Chiến Tranh sẽ trực tiếp lãnh trách nhiệm về quân số và vũ khí của họ theo đà xuất hiện từ trong bóng tối. Ủy ban «Comac» sẽ giải tán. Trật tự công cộng sẽ trao cho cảnh sát công an, và nếu cần thi có các đồn trại chính quy phụ lực. Dân quân sẽ không cần thiết nữa. Những phần tử còn lại sẽ bị giải tán. Tôi đọc cho họ nghe một nhật lệnh vừa ký quy định sự hội nhập lực lượng Kháng Chiến vào quân đội chính quy, và yêu cầu tướng Koenig, tổng trấn Ba Lè ban hành mọi biện pháp cần thiết.

        Sau khi nghe nhân viên Hội Đồng trình bày ý kiến nhượng bộ hay phản đối, tôi ghi nhận hết và chấm dứt cuộc tiếp kiến. Tôi rút ra kết luận, một vài người muốn duy trì một tình trạng mơ hồ bên ngoài hay những sự hiểu lầm để cầm giữ càng nhiều càng hay những yếu tố võ trang dưới sự kiểm soát của họ ; sau này sẽ còn phải hoàn tất nhiêu thể thức, phải giữ trật tự, và sẽ còn xảy ra nhiều va chạm ; nhưng chính phủ sẽ dùng uy quyền để xếp đặt ổn thỏa. Về cạnh khía này, tôi tin rằng con đường hành động sẽ được tự do.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 09:45:44 pm

        Về phía người Mỹ thì đã có sự tự do ấy. Tướng Eisenhower đến thăm tôi. Chúng tôi khen tặng lẫn nhau vì những biển cố ở Ba Lê đã kết thúc một cách khả quan. Tuy nhiên, tôi không giấu giếm sự bất bình của tôi trước thái độ của Gerow giữa lúc chúng tôi đặt chân lên thủ đô của chúng tôi, chúng tôi như sờ phải cái chảo nóng bỏng. Tôi cho vị Tổng Tư Lệnh biết rằng vì lý do tinh thần dân chúng, và nếu cần để giữ trật tự, tôi sẽ gửi lại Sư Đoàn  II thiếp giáp dưới quyền trực tiếp sử dụng của tôi trong vài ngày. Eiseahower bảo tin ông sẽ đặt tổng hành dinh ở Versailles. Tôi tán đồng vì ý kiến  của ông rất thích hợp, ông không nên ở Ba Lê nhưng nên ở gần Ba Lê. Vào lúc ông cáo lui, tôi bày tỏ với vị tướng soái lớn của đồng minh lòng cảm mến, sự tin tưởng và tri ân của chính phủ Pháp. Lát nữa, người Mỹ không hỏi ý kiến ai, sẽ công bổ một bản thông cáo theo đó bộ chỉ huy quân sự chiểu theo các thỏa ước đã ký kết, đã chuyên giao cho hành chánh Pháp những quyền hành mà họ đã nắm giữ tại nước Pháp. Tất nhiên, đồng minh chẳng chuyển giao gì cả vì chẳng nắm giữ và điều hành một thứ quyền nào cả. Nhưng tự ái của Tổng Thống Mỹ đòi hỏi phải như vậy, nhất là thời kỳ bầu cử tại Hoa Kỳ đã gần kề ; trong 6 tuần lễ nữa Franklin Roosevelt sẽ ra ứng cử.

        Đến tối, tối được báo cáo cho biết hành động cuối cùng của Thống Chế «quốc trưởng». Tướng Juin mang lại cho tôi một thông cáo của đô đốc Auphan, cựu bộ trưởng Vichy, ông này nhờ tướng Juin trao cho tôi. Đây là một bức thư và một văn kiện của đô đốc gửi cho tôi, nói đến đặc vụ do Thống Chế ủy thác, nội dung trong hai tài liệu mật. Tài liệu thứ nhất là một quyết nghị « hiến định » ngày 27 tháng chín 1943 ủy nhiệm cho một hội đồng bảy nhân viên lãnh nhiệm vụ Quốc trưởng » nếu Thống chế bị trở sự. Quyết định thứ hai để ngày 11 tháng tám 1944 trao quyền cho đô đốc Auphan « nếu cần thì tiếp xúc với tướng de Gaulle  để giải quyết vấn đề chính trị Pháp khi đất nước được giải phóng, tìm một giải pháp khả dĩ ngăn ngừa nội chiến và hòa giải tất cả những người Pháp thành tâm thiện chí. » Thống chế nói rõ trong trường hợp Auphan không thể hỏi ý kiến ông được thì ông « hoàn toàn tín nhiệm Auphan tự quyền hành động cách nào phù hợp với quyền lợi tổ quốc hơn cả.» Nhưng Thống Chế nói thêm :« miễn là cứu vãn được nguyên tắc hợp pháp mà tôi là người đại diện. »

        Đô đốc viết rằng ngày 20 tháng tám, ông biết tin quân Đức đã bắt Thống Chế đi, ông cố gắng thành lập « hội đồng ». Nhưng hai nhân viên chỉ định là Weygand và Bouthillier đều bị bắt giam bên Đức ; một người, Léon Noel, đại sứ Pháp, đã theo Kháng Chiến Pháp từ bốn năm nay, không chịu tham dự ; hai người nữa, Porchẻ, phó chủ tịch Hội Đồng Chính Phủ và Gidel viện trưởng Đại Học Ba Lê, không đến họp, Auphan chỉ còn một mình với Caous, chưởng lý tòa Phá Án, đành cho rằng « Hội Đồng » đã chết trong bào thai và từ đây chỉ có ông là « nhân vật chính được Thống Chế trao quyền hợp pháp » Ông yêu cầu tôi tiếp ông.

        Cuộc vận động này không làm cho tôi kinh ngạc. Tôi biết rằng từ đầu tháng tám Thống Chế bị ép buộc phải sang Đức cho nên ông đã tiếp xúc với các lãnh tụ Kháng Chiến. Henry Ingrand, ủy viên Cộng Hòa ở Clermond-Ferrand, cho tôi biết rằng ngày 14 tháng tám ông đã tiếp đại úy Oliol do Thống Chế phái đến. Thống Chế đề nghị đặt. minh dưới sự bảo vệ của Lực Lượng Quốc Nội Pháp, đồng thời ông rút lui khỏi chánh quyền. Ingrand trả lời rằng nếu Thống Chế thân hành đến với ông thì sẽ được Lực Lượng Quốc Nội bảo vệ an ninh. Nhưng Pétain không cho biết tin tức về sau, hẳn là ông bị quân Đức canh gác nghiêm ngặt trước khi đến Belfort và Sigmaringen. Đến bây giờ người được ông trao quyền đến điều đình với tôi một cách chánh thức.

        Kết cục bất ngờ ! Sự thú nhận rõ ràng ! Như vậy, trong lúc Vichy tan rã, Philippe Pétain quay về với de Gaulle. Đó là chung cục một loạt những hành vi thoái bộ, người ta đã lấy cớ «cứu vãn bàn ghế» trong căn nhà sụp đổ để chấp nhận sự nô lệ. Một tai họa khó mà lượng định được hậu quả để xui khiến một tướng soái già công trạng hiển hách như ông theo đuổi một đường lối chính trị tệ hại như vậy ! Khi đọc những bản văn của ông trao cho tôi, tôi cảm thấy mình phần thêm vững chắc tin tưởng, phần thêm buồn rầu vô hạn. Thưa ông Thống Chế ! Ngày xưa ông đã đem lại vinh quang cho nền binh bị của chúng ta, ông đã là người trên và tấm gương sáng của tôi, bây giờ người ta đem ông đi đâu ?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 09:46:48 pm

        Nhưng tôi có thể trả lời sao cho bức thông điệp này ? Tình cảm không thể mang ra so đọ với quốc gia đại sự. Thống Chế nhắc đến nội loạn. Nếu ông hiểu nội loạn là va chạm mạnh bạo của hai phần trong khối dân tộc Pháp thỉ giả thuyết của ông phải gạt bỏ ngay. Bởi vì những người đồng đảng với ông không một ai nổi lên chống lại quyền hành của tôi cả. Trên lãnh thổ giải phóng không có một quận, một thành phố, một làng xã, một công chức, một người lính hay một tư nhân nào ra mặt chống lại de Gaulle vì trung thành với Pétaín. Còn như một vài phần tử Kháng Chiến có thể đàn áp những người đã nối dáo cho địch để ngược đãi trước đây thì công quyền có nhiệm vụ ngăn cản qua biện pháp công lý. Về phương diện ấy thì không thể tưởng ra một sự dàn xếp nào cả.

        Bên trên hết, Pétain nên ra điều kiện để thỏa thuận với tôi, điều kiện ấy lại chính là yếu tố làm cho không thể thỏa thuận được. Ông tự cho mình là đại diện hợp pháp nhưng chính phủ Cộng Hòa tuyệt đối phủ nhận, không phải vì trước đây ông đã nhận đơn từ chức của một quốc hội hoảng hốt mà vì ông đã chấp nhận sự nô lệ của nước Pháp, ông đã chính thức cộng tác với kẻ xâm lăng, ông đã ra lệnh đánh lại quân sĩ Pháp và đồng minh giải phóng, trong khi ấy thì chưa có ngày nào ông cho phép bắn vào quân Đức. Ngoài ra, khi ông trao đặc nhiệm cho Auphan cũng như khi ông ngỏ lời từ biệt người Pháp, ông không có một câu nào lén án « cuộc đình chiến », ông cũng không hồ hào ; « bắt lấy kẻ thù ! » Không thể có một chính phủ Pháp hợp pháp nào đã từ bỏ nền độc lập, chúng ta, những người Pháp, chúng ta đã trải qua nhiều chiến bại, chúng ta đã mất nhiêu tỉnh, chúng ta đã phải trả nợ chiến tranh, nhưng không bao giờ chính phủ chấp nhận sự đô hộ của ngoại bang, cả đến vua Bourges, thời Trùng Hưng Vương Chinh 1814 và 1815, Chính phủ và hội nghị Versailles 1871, cũng đều không lệ thuộc vào ai. Nếu nước Pháp chấp nhận một chính quyền nô lệ thì nước Pháp tự xóa bỏ con đường tương lai.

        Tiếng gọi từ quá khứ lịch sử xa xôi, từ thâm tâm dân tộc đã thúc đẩy tôi bảo vệ kho tàng quốc gia vô thừa tự và nhiệm lãnh chủ quyền Pháp. Chính tôi mới là người đại diện hợp pháp. Tôi nhân danh chủ quyền hợp pháp ấy mà kêu gọi quốc dân lâm chiến và thống nhất, mà tôi bắt buộc mọi người phải tôn trọng trật tự, pháp luật và công lý, mà tôi bắt buộc nước ngoài phải tôn trọng quyền lợi của nước Pháp. Trong lãnh vực ấy, tôi không thể nào từ khước được, cũng không thể điều đình được. Không phải là tôi không biết ý hướng tối hậu gợi hứng cho Thống Chế thảo bức thư này, không phải là tôi nghi ngờ những điểm chính yếu liên hệ đến tương lai tinh thần của dân tộc , vì đến chung cục Pétain đã phải quay về với de Gaulle , nhưng lôi chỉ có thể trả lời ông bằng sự yên lặng.

        Vả chăng, đêm nay tình hình trở lại lắng dịu sau bao nhiêu cuộc hỗn loạn. Bây giờ là lúc nắm lấy cơ hội đã được cái diễn biến tạo thành và đồng nhất hòa mình với sự diễn tiến ngày mai. Ngày hôm nay sự thống nhất đã thắng thế. Hình thành từ Borazayille, nó đã trưởng thành ở Alger và được thừa nhận ở Ba Lê. Nước Pháp tưởng chừng như bị suy vong, thất vọng và xâu xé, bây giờ đã có cơ may bước đi vững vàng cho đến đầu đến đũa tấn thảm kịch ngày nay để đoạt lấy chiến thắng, đất đai, địa vị và danh dự. Người ta có thể tin rằng người Pháp hiện thời đã đoàn kết lại, người Pháp sẽ giữ vững sự đoàn kết ấy được lâu để các tầng lớp luôn luôn cố gắng giữ được tính cách nhất trí quốc gia, mục tiêu tức thời chưa đạt được thì sự nhất trí ấy phải vượt lên trên sự phân chia thành từng khối riêng rẽ để theo đuổi cùng một mục đích.

        Khi đã ước lượng gánh nặng giang san tôi phải tự lượng sức lực của mình. Vai trò của tôi là bắt buộc mọi yếu tố quăc gia phải phục vụ quyền lợi chung để cứu quốc, tôi có bổn phận đóng vai trò ấy khi nước nhà còn trong cơn khủng hoảng mặc dù phương tiện thiếu thốn : sau này, nếu quốc dân yêu cầu tôi ở lại, tôi sẽ cầm quyền cho đến ngày quốc gia có những định chế xứng đáng và hợp thời, rút ra từ những kinh nghiệm đau thương, tự tay tôi sẽ trao lại quyền hành cho người có trách nhiệm điều khiển quốc gia.

        Tôi biết rằng suốt dọc đường tôi đi, tôi sẽ phải đương đầu với đủ mọi đoàn thể, khuynh hưởng và âm mưu thù nghịch dần dần trỗi dậy khi quốc họa đã xa kẻ cố chấp hay nổi loạn, lười biếng hay tham vọng, thoái bộ hay thủ lợi, mới đầu bao giờ cũng hoạt động âm thầm, sau mới xuất đầu lộ diện, họ sẽ chống lại kế hoạch tập hợp mọi người Pháp trên đất Pháp để xây dựng một quốc gia công bình và hùng mạnh. Kể về tình thân giao với mọi người thì số mệnh của tôi là phải cô đơn. Nhưng khi phải xốc vác gánh nặng giang san thì sự ủng hộ của quốc dân đã đem lại cho tôi một sức mạnh vô song ! Lòng tin tưởng của toàn dân, sự thân hữu tối sơ ấy đã được mọi người chứng tỏ cho tôi biết như thế đủ cho tôi bền tâm vững chí.

        Dần dằn, tiếng gọi của tôi được mọi người nghe. Sự thống nhất thực hiện một cách chậm chạp và khó khăn. Lúc này quốc dân và người chỉ đạo giúp đỡ lẫn nhau mở đầu giai đoạn cứu quốc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 09:49:58 pm

TÀI LIỆU

        Những tài liệu sau dây rút ra từ tập điện văn; thông điệp, tuyên ngôn mà tôi đã thảo ra với tư cách Chủ Tịch Ủy Hội Quốc Gia Pháp, sau là ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp, sau hết là Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp (1942-1944)

        Tôi đã nạp bản toàn tập này cho Nha Lưu Trữ Công Văn quốc gia.


        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI ÔNG WINANT ĐẠI SỨ HOA KỲ TẠI LUÂN ĐÔN,

        Ngày 21 tháng 5 năm 1942

        Cuộc hội đàm bàn đến tình hình chính trị nuớc Đức theo cách suy diễn bài diễn văn mới đây của Goering. Đại sứ Winant và tướng De Gaulle đồng ý cho rằng luận điệu của Goering cho thấy tinh thần của dân chúng Đức đã xuống.

        Ô. Winant nói đến mặt trận Nga Sô và hỏi tướng de Gaulle, theo tướng thì sự tổn thất của quân Đức từ ngày khởi sự chiến tranh Đức Nga như thế nào.

        Tướng de Gaulle trình bày những lý do khiến cho ông tin rằng ít nhất có 1.300.000 người Đức bỏ mạng bên Nga. Trong trận chiến tranh 1914-1918 sự tổn thất của Đức lên tới con số 2 triệu người chết. Quân Đức có thể chết thêm 700.000 quân trước khi suy sụp tiềm lực quân đội.

        Đại sứ Hoa Kỳ yêu cầu tướng de Gaulle cho biẽt ý kiến về vấn đề mở một mặt trận thứ hai ở phía Tây.

        Tướng de Gaulle nói : «cần phải mở ngay mặt trận ẩy càng sớm càng hay».

        Ồ. Winant. — ông có thể cho biết lúc nào thuận tiện nhất để thực hiện cuộc hành quân ấy ?

        Tướng de Gaulle.— Khi quân Đức tiến sâu vào nội đia Nga. Những cuộc hành quân lúc này quan trọng đến đâu cũng chỉ có tính cách mở đầu. Hẳn là độ một tháng nữa sẽ có những trận đánh lớn, quân Đức chỉ tiến hẳn vào nước Nga sau tháng bảy. Như vậy thì kể từ tháng tám phải trù liệu một cuộc đổ bộ lên nước Pháp. Đấy là ngày gần nhất có thể dự định được.

        Ô. Winant.— Theo ông thì phải theo phương pháp nào ? Tướng de Gaulỉe.— Trước hết nên dàn ra trên đất liền một mặt trận thật rộng để cho nhiều đơn vị xáp trận với địch. Sức kháng cự của địch sẽ cho bộ chỉ huy đồng minh biết nơi nào thuận tiện hơn cả để đổ bộ những đơn vị lớn mà quân Đức cũng không biết đích xác. Sau hết cuộc đổ bộ chính thức sẽ thực hiện một cách nhanh chóng. Cuộc hành quân thứ hai này phải có sự yểm trợ không quân thật hùng hậu. Khu vực đổ bộ nên lựa chọn bờ biển từ mũi Gris-Nez đến miền Cotentip. Tuy nhiên, cần phải biết lúc này ông có đủ lực lượng khả dụng cho cuộc hành quân ấy không.

        Ô. Winant.— cần phải có bao nhiêu sư đoàn ?

        Tướug de Gaulle.— Hiện thời quân Đức có từ 25 đến 27 sư đoàn trên đất Pháp. Họ có thể đưa từ Đức sang độ 15 sư đoàn nữa. Như vậy, lúc đầu, quân đồng minh phải có độ 40 sư đoàn. Trong nhũng điều kiện như thế, cần phải có ít nhất 50 sư đoàn, trong số ấy 6 hay 7 sư đoàn phải là sư đoàn thiết giáp. Sự hơn trội về Không quân phải gấp bội. Ô. Winant.— ông có cho rằng người Đức có thể đưa từ mặt trận Nga về những lực lượng tiếp viện quan trọng không ?

        Tướng de Gaulle.— Nếu quân Đức đã tiến sâu nội địa Nga họ khó mà rút về hơn vài sư đoàn. Sau đấy lại còn phải chuyên chở đến mặt trận miền Tây. Lúc ấy là lúc không quân đóng vai trò chính yếu, tức là phá hủy các đường giao thông.

        Trên chiến trường Pháp, bộ tham mưu Pháp đã di chuyển từ Đông sang Tây độ 20 sư đoàn. Cuộc chuyên quân này cực kỳ khó khăn vì có không quân Đức. Thế mà đấy chỉ là một việc chuyên chở trên một khoảng đường ngắn. Trong trường hợp tôi dự liệu, bộ chỉ huy Đức phải thực hiện cuộc chuyên chở trên một khoảng đường rất xa, hỏa lực của không quân đồng minh lại mạnh gấp bội không quân Đức vào lúc khởi sự cuộc chiến, Ngoài ra, kháng chiến Pháp hoạt động theo mệnh lệnh của Pháp Tự Do, sẽ góp phần hữu hiệu vào việc phá hủy những đường hỏa xa.

        Ô. Winant— Có thể nào bộ chỉ huy Đức chỉ trông cậy vào sự chuyên chở bằng đường bộ.

        Tướng de Gaulle.— Tôi thấy điều này rất khó. Việc chuyên chở đi xa những đơn vị lớn hiện kim không thể thực hiện nếu không có đường hỏa xa. Vả chăng lúc này không chắc quân Đức có phương tiện chuyên chở bằng đường bộ cần thiết không. Sau hết, những đoàn quân sĩ và vật liệu di chuyển trên đường bộ sẽ là những mồi ngon cho không quân.

        Ô. Winant.— Dẫu sau cũng phải tính mở một trận Dunkerque mới. Ảnh hưởng đến tinh thần dân chúng Pháp sẽ như thế nào ?

        Tướng de Gaulle.— Dư luận sẽ không quả nghiêm khắc đối với thất bại của quân Mỹ hay quân Anh. Nhưng tất nhiên sự thất bại chỉ nhất thời, sau đó phải có ngay nỗ lực mới.

        Ô. Winant.— Thái độ thực tế của người Pháp sẽ ra sao trong trường hợp có cuộc đổ bộ ?

        Tướng de Gaulle.— Ngay từ lúc đổ bộ, một số lớn người Pháp sẽ tiếp ứng cho quân đội đồng minh và phụ lực với đồng minh. Nếu nước Pháp nhận thấy cuộc đổ bộ quan trọng, thế nào cũng có một cuộc tập hợp quốc gia. Do đó mà có thể thành lập được một chính phủ có khả năng tổ chức các đơn vị Pháp nhờ sự giúp sức của các Quốc Gia Liên Hiệp.

        Ô. Winant.— ông có cho rằng nội trong năm nay có thể chiến thắng không ?

        Tướng de Gaulle.— Điều này tùy thuộc những phương tiện mà các ông đem ra sử dụng. Tất nhiên, nỗ lực của các ông trong năm nay không phải là nỗ lực tối đa, phải một hai năm nữa mới cần đến nỗ lực tối đa. Nhưng ngay từ bây giờ tôi công nhận rằng Quốc Gia Liên Hiệp có đủ lực lượng để thành công trong cuộc đổ bộ, chiến tranh có thể chấm dứt vào cuối năm.

        Ô. Winant.— ông có cho rằng nếu thành lập một mặt trận thứ hai ở phía Tây và nếu chiến tranh chưa chấm dứt vào mùa Thu thì có cơ may tái thực hiệu những cuộc hành quân vào mùa xuân tới trong những điều kiện khả quan không ?

        Tướng de Gaulle.— Hẳn là có ! Nhưng nếu thành lập được mặt trận thứ hai vào mùa thu thì có lẽ quân Đức sẽ không theo đuổi chiến tranh nữa. Họ là những chiến lược gia lỗi lạc, những chiến lược gia giỏi nhất thế giới. Họ nhận thấy đã thua ván bài tất nhiên họ không theo đuổi chiến tranh và khai trừ Hitler bằng cách này hay cách khác. Một chính phủ thuộc loại Bruning sẽ được thành lập và người Đức sẽ cầu hòa.

        Nhưng dẫu sao cũng không nên để cho người Nga phải đánh trận một mình. Nếu họ chiến thắng một mình thì họ sẽ làm chủ Âu Châu, không những người Âu sẽ phải trả giá đắt mà người Mỹ cũng liên lụy. Nếu chỉ có người Nga thua trận thì trận chiến tranh hiện thời chấm dứt nhưng một trận chiến tranh khác sẽ khai diễn : Cuộc chiến giữa Đức và Mỹ, bấy giờ Mỹ sẽ không còn sự giúp đỡ của Nga, Pháp, Anh. Ông Winant tán thành quan điểm này.

        Tướng de Gaulle lại nói : «Cuộc chiến tranh này không phải chỉ có một cuộc chiến : để chổng lại Đức, có cuộc chiến của Nga, có cuộc chiến của Pháp, có cuộc chiến của Anh. Bây giờ thêm cuộc chiến của Hoa Kỳ. Tất cả sẽ tốt đẹp ngay, tất cả sẽ trôi chảy ngay từ ngày nay nếu chỉ có một cuộc chiến».

        Ông Winant cũng cho rằng sự thống nhất quan điểm của các nước đồng minh không được trọn vẹn.

        Vào lúc từ biệt, đại sứ Hoa khen ngợi ông Tixier. Theo ông thì Tixier là một người thành thực, ông còn nói thêm rằng ông Tixier nên cố gắng nữa, rồi ông sẽ thành công.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 09:52:20 pm
      
        ĐIỆN VĂN GỬI ADRIEN ĐẠI LÝ PIIÁP CHIẾN ĐẤU TẠI HOA THỊNH ĐỐN

        Luân Đôn, ngày mùng 3 tháng sáu 1942

        Ngày mùng 1 tháng sáu tôi đã hội đàm rất lâu với các ông Eden và Winant và đã thâu lượm được kết quả mỹ mãn.

        Ông Eden đã tổ chức cuộc họp mặt này. Chúng tôi đã thẳng thắn giải thích với nhau về lập trường của Pháp Chiến Đấu đối với đồng minh, nhất là đối với chính phủ Hiệp Chủng Quốc. Các yếu tố gây khó khăn giữa chúng ta và Hoa Thịnh Đốn đều được xét đến. Tôi chắc chắn rằng Winant đã nhận được chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn.

        Trong những vấn đề đàm phản, tôi rút ra ba kết luận :

        1) Cordell Hull và Summer Welles bắt đầu hiểu rằng thái độ của họ đối với chúng ta không thể chấp nhận được nữa, đối với dư luận quốc tế, nhất là dư luận nước Mỹ, cung như đối với dư luận các nước đồng minh khác...

        2) Chính phủ Anh hoàn toàn nhận thức rõ rằng sự tập hợp quốc dân Pháp đã được thực hiện và quốc dân hướng về chúng ta ; việc phục hồi nước Pháp trong lúc chiến tranh chỉ có chúng ta đảm đương nổi. Chinh phủ Hiệp Chủng Quốc cũng hiểu như vậy tuy không lấy làm hài lòng. Mặt khác, họ đã thất bại trong mọi âm mưu khuyến khích hay vận động những người Pháp ở Mỹ và ở một vài nơi trở về tập kết để chống đối chúng ta ; sự kiện ấy chứng tỏ cho họ biết chúng ta đoàn kết với nhau.

        3) Chính phủ Anh đã có quyết định, họ hành động để giải tỏa tình trạng căng thẳng.

        Ô. Winant đã nói đến sự ích lợi của một cuộc giải thích trực tiếp do tôi đích thân hội đàm với Cordell Hull. Ông nghĩ rằng có thể thực hiện cuộc giải thích vào dịp nào tôi viếng thăm Hoa Kỳ. Vì vấn đề ấy ông không nói đả động gì đến Tổng
Thống Roosevelt và không nói rõ tôi phải yêu cầu tổng thống hay tổng thống sẽ mời tôi. Bởi vậy cho nên tôi rất dè dặt đối với lời khuyến dụ của ông. Quả vậy, tôi tin rằng khi tình trạng bớt căng thẳng thì sang Hoa Kỳ rất có lợi, miễn là với điều kiện thỏa đáng và không phải tôi đưa ra ý kiến.

        Nói tóm lại chúng ta phải giữ vững lập trường của chúng ta. Chúng ta không có ngưỡng vọng là đại diện chính trị của dân tộc Pháp, nhưng chúng ta có ngưỡng vọng đại diện cho quyền lợi miên tục của nước Pháp. Chúng ta cũng có ngưỡng vọng tập hợp dân tộc Pháp để đứng về phía đồng minh trong cuộc chiến tranh này. Chúng ta yêu cầu đồng minh giúp đỡ chúng ta. Thân ái kính chào.


        ĐIỆN TÍN GỬI ADRIEN TIXIER HOA THỊNH ĐỐN

        Luân Đôn, ngày 10 tháng bảy 1942

        Thỏa ước ký với chính phủ Hiệp Chủng Quốc đối với tôi có vẻ khả quan về nhiều phương diện.

        1) Thỏa ước ấy tạo ra một căn bản tích cực cho sự liên lạc của chúng ta với Hoa Thịnh Đốn.

        2) Có một vài điều khẳng định hữu ích cho trường của quốc gia chúng ta.

        3) Thỏa ước cho phép tập trung những vấn đề liên hệ đến việc điều khiển chiến tranh vào tay Ủy Hội Quốc Gia Pháp.

        4) Thỏa ước cho phép khởi sự một cuộc tổ chức  quân đội chung với Hoa Kỳ, đặc biệt để tham dự chiến trường ở Pháp, nếu có.

        Tôi cho rằng phần còn lại, nghĩa là việc đại diện cho quyền lợi tổng quát và miên tục của nước Pháp bên cạnh đồng minh, tất nhiên phải được giải quyết; nhưng trong việc giải quyết chúng ta phải đi từ những kết quả đã đạt được để làm cho chính phủ và dư luận Hiệp Chủng Quốc quen với cách coi chúng ta ngang hàng mỗi khi bàn đến một trong những quyền lợi ấy...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 09:55:05 pm

        THƯ GỬI Ô ANTHONY QUỐC VỤ KHANH ĐẶC NHIỆM NGOẠI GIAO

        Thân gửi ông Eden,

        Tôi đã được hân hạnh bày tỏ với ngài, theo tôi thì sự cộng tác giữa các mật vụ Anh và Pháp không được hoàn toàn tốt đẹp. Các cơ quan của Pháp Chiến Đấu đều ở một vị thế rất dễ dàng trong nước Pháp và Đế Quốc Pháp để hoạt động và lấy tin tức. Nhưng khả năng ấy không thể phát triển được trong điều kiện hiện thời.

        Mục đích chính mà nước Pháp theo đuổi là khuyến khích dân chúng nước Pháp và Đế Quốc Pháp kháng cự địch và chống lại Vichy, tổ chức tại lãnh thổ quốc gia những lực lượng có thể góp phần tích cực vào nỗ lực của đồng minh trên lãnh thổ quốc gia sau hết, sửa soạn cuộc động viên quốc gia theo nhịp độ giải phóng.

        Về phương diện này thi chúng tôi có đủ yếu tổ cần thiết tại Pháp và tại Đế Quốc Pháp. Nhưng muốn tổ chức và điều khiển những yếu tố ấy, các cơ quan mật vụ của chúng tôi cần được hành động tự do và có đủ phương tiện.

        Tôi không thể không biết rằng các cơ quan mật vụ Anh thường giúp đỡ mật vụ của chúng tôi và sử dụng mật vụ của chúng tôi. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng sự trợ giúp của mật vụ Anh hiện thời không tương xứng với mục đích theo đuổi, ngoài ra còn tạo thêm rắc rối vì xen vào nội bộ của chúng tôi và làm chậm trễ mọi việc, bởi vậy công việc của chúng tôi không thể tiến hành được dễ dàng.

        Mặt khác, những phương tiện vật chất sử dụng quả là rất eo hẹp. Đặc biệt là những phương tiện giao thông trực tiếp giữa nước Pháp và Bắc Phi bằng phi cơ hay hải thuyền để các cơ quan mật vụ Pháp sử dụng rất hiếm hoi và phải lệ thuộc nhiều thể thức phiền phức. Theo tôi thì những điều kiện ẩy có thể cái thiện rất dễ dàng.

        Tôi xin nói thêm rằng, về phương diện ấy lực lượng Pháp Chiến Đấu hiện có ở Anh quốc một vài phương như tiện phi công, trinh sát hạm, tiềm thủy đĩnh v.v. Có thể đem ra sử dụng dễ dàng. Nhưng, tuy chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu, nhà cầm quyền Anh vẫn không chịu chấp thuận vì những lý do mà chúng tôi không hiểu rõ.

        Tôi nghĩ rằng nếu chính phủ Hoàng Gia cung cấp phương tiện rộng rãi hơn cho Pháp Chiến Đẩu để điều hành các cơ quan mật vụ thì trong tình trạng hiện thời nước Pháp sẽ góp phần vật chất và tinh thần vào nỗ lực chung của đồng minh một cách dễ dàng. Tôi mong rằng quan điểm của tôi sẽ được ngài chấp thuận.

        Thành thực kính chào ngài.

       
        CUỘC HỘI   ĐÀM VỚI ÔNG  W. CHURCHILL

        Ngày29 tháng 7 năm 1942

        Ô. Churchill nói: «Thế sao? Ông đi Phi Châu và Trung Đông ?

        - Tôi không đến nỗi tức mình vì phải đi Truug Đông ; tướng de Gaulle trả lời, ông Spears đang làm náo động ở bên ấy, gây khó khăn cho chúng tôi.

        - Spears có rất nhiều kẻ thù. Nhưng ông ta có một người bạn : đó là Thủ Tướng. Khi ông sang đấy ông thử đến thăm ông ta. Tôi gửi điện tín cho ông ta và dặn ông ta hãy nghe lời ông nói.

        Ô. Churchill lại nói thêm :

        - Người ta nói rằng nền độc lập của các nước Trung Đông không phải là một thực tại và dân chúng không được thỏa mãn!

        - Ít ra họ cũng được thỏa mãn ở Syrie và Liban không khác gì ở Irak, Palestine và Ai Cập.

        Sau đấy câu chuyện chuyển sang vấn đề Madagascar. Ông Churchill cho biết :

         - Chúng tôi không hành động cùng với ông vì chúng lởi không muốn trộn lẫn hai việc : sự dung hòa và sức mạnh. Làm như vậy chúng tôi đã không thành công ở Dakar.

        - Chúng ta có thể đặt chân lên Dakar nếu người Anh không để cho tuần dương hạm của Darlan vào Gibraltar.

        Ô. Churchill không chổi cãi điều ấy. Tướng de Gaullc nói tiếp :

        - Còn như vấn đề Madagascar, nếu các ông để cho chúng tôi đổ bộ lên Majunga trong khi các ông hành quân ở DiegơSuarez thì mọi việc đã xong từ lâu Chúng tôi đã tiến chiếm Tananarive và tất cả sẽ đâu vào đấy. Đáng lẽ hành động như vậy các ông đã để phí thời giờ thương nghị với đại diện Vichy.

        - Phải, ông thống đốc ấy dữ tợn lắm !

        - Ông ngạc nhiên à? Khi các ông điều đình với Vichy là các ông điều đình với Hitler. Mà Hitler thì độc ác.

        Sau đó chúng tôi bàn đến trường hợp lập một mặt trận thứ hai. Không thể ghi lại những điều bàn định.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 09:56:39 pm

        ĐIỆN TÍN GỬI FELIX EBOUE TOÀN QUYỀN TRUNG PHI THUỘC PHÁP

        Luân Đôn, ngày mùng một tháng tám 1942

        Theo đề nghị của ủy viên Thuộc Địa, tôi rất vui mừng ký ba dự án sắc luật của ông về chẽ độ lao động, quy chế cho người bản xứ tiến bộ và sự thành lập những làng xã bản xứ.

        Nhân dịp này tôi xin nói để ông biết tôi khen ngợi ông và tán đồng những nguyên tắc chính sách bản xứ áp dụng ở Trung Phi phản ảnh trong những sắc lệnh ông đã có sáng kiến khởi thảo.

        Nhờ ông và các công chức mọi cấp bậc phụ tá ông mà những người Pháp và những người được nước Pháp bảo trợ không phải chậm trễ trên đường tiến bộ và phát triển, và có một quy chỗ hợp thời, phù hợp với chính sách cổ truyền của nước Pháp.


        ĐIỆN TÍN GỞI CÁC ÔNG R. PELEVEN VÀ M. DEJEAN, NHÂN VIÊN ỦY HỘI QUỐC GIA PHÁP

        Le Caire, ngày mùng 9 tháng 8 - 1942

        Tôi đến Le Caire ngày mùng 7 tháng tám không xảy ra chuyện gì. Cùng đi với Ô. Harriman và cùng một nhóm người Nga trở về Mạc Tư Khoa. Tôi gặp Ô. Churchill ở đây, tôi đã dùng bữa với ông và tướng Sir Alan Brooke tại nhà Sir Miles Thompson. Tôi có cảm tưởng đây là những cuộc bàn cãi dông dài, những kế hoạch quân sự, những áp lực của người Nga đối với đồng minh Anh và Mỹ. Vì có áp lực ấy mà hai ông Churchill và Harriman dự định đi Mạc Tư Khoa. Tôi minh xác với họ cách nhìn của tôi về sự chỉ đạo cuộc chiến và sự cần thiết lập mặt trận thứ hai.

        Tôi đến thăm Sư Đoàn II Khinh binh Pháp, các toán trinh sát và các đoàn xe tăng của chúng ta. Đến thứ hai tôi sẽ thăm Sư Đoàn Koenig và các bộ đội Nhảy dù ; sau đến Thủy Quân, Kênh Suez và các «Đội quân Alsace». Thử ba tôi sẽ đi Beyrouth.

        Tướng Catroux đến đây ngày mùng 8 tháng tám, ông có vẻ bình tâm lắm. Đại lý của chúng ta có trật tự và hữu hiệu.

        Ngày mùng 8 tháng tám, hội đàm với Ô. Casey, theo lời yêu cầu của ông ta. Ông ta có vẻ đáng mến nhưng về tình hình thì ông ta chỉ biết hời hợt bề ngoài. Ông ta nói ngay đến chuyện bầu cử ở Syrie. Tôi trả lời rằng vấn đề bầu cử ở Syrie và Liban là việc riêng của nước Pháp nhiệm quyền ủy trị và các chính phủ Syrie, Liban. Tôi nói cho ông ta biết rằng sự giao hảo giữa Chính phủ Anh và Ủy Hội Quốc Gia đòi hỏi phải thi hành các thỏa hiệp về Syrie và Liban, phải thi hành những lời hứa của Chính phủ Anh ; Chính phủ Anh đã long trọng tuyên bố rằng không có quyền lợi chính trị nào ở Syrie và ở Liban...

        Vả chăng, tôi còn nói thêm : Kinh nghiệm và trách nhiệm chúng ta ở Trung Đông cho biết rằng không thể chấp nhận được hành vi xúi giục quần chúng đòi có bầu cử khi mà địch còn đóng ngay cửa thành Alexandrie. Để kết luận tôi tuyên bố Ủy Hội Quốc Gia Pháp đã quyết định không có bầu cử năm nay, các chính phủ Damas và Beyrouth đều đồng ý. Ông Casey không nói gì thêm.

        Tôi phàn nàn người Anh xen vào nội bộ Trung Đông, trái với các điều khoản thỏa ước Lyttelton - de Gaulle. Casey trả lời rằng chính phủ Anh không muốn phá hoại địa vị Pháp bằng bất cứ cách nào, nhưng chính phủ Anh cho rằng mình có một thứ trách nhiệm về Trung Đông trên bình diện cao hơn. Tôi trả lời rằng trách nhiệm của nước Pháp thừa ủy trị ở Trung Đông không thể chia xẻ với một đại cường nào khác. Tôi nói đến những việc liên hệ đến Spears và tuyên bố rằng hành vi của vị đại diện nước Anh làm phương hại trật tự Trung Đông và bang giao Pháp - Anh.

        Sau đấy chúng tôi cùng ngồi dùng cơm.

        Ngày mùng 7 tháng tám tôi gặp thống chế Smuts nhân dịp ông đi qua đây. Chúng tôi có cảm tình với nhau ngay. Ông công nhận và nhấn mạnh những lỗi lầm của đồng minh, nhất là của người Anh, nhưng tỏ vẻ lạc quân sau này. Ông nói rằng chúng ta đã cứu vãn địa vị tương lai của nước Pháp bằng cách không chấp nhận cuộc đình chiến chúng ta đã cứu vãn Phi Châu bằng cách ngăn cản tinh thần chủ bại ở phía bắc đường Xích đạo. Ông đã nói đến Pecbkoff, ông quý mến Pechkoff và ông khẳng định chính ông thúc đẩy Pechkoff tiến quân vào DiégơSuarez. Theo ông thì thái độ của người Anh trong vụ Madagascar chỉ do giới quân nhân phát động ; còn chánh phủ Luân Đôn và chánh phủ của ông tuyệt nhiên không có ý gây xáo trộn ở Madagascar, ông cũng nói đến những vấn đề chiến lược mà tôi không nhắc đến trong bức điện văn này.

        Ngày mùng 8 tháng tám tôi đến thăm tòa đại lý Pháp ở Le Caire, nhân viên tòa đại lý tỏ vẻ lo ngại trước tình hình ở đây nhưng đều có đầy thiện ý. Tóm lại thài độ của mọi người lớn hay nhỏ cho tôi cảm tưởng rằng địa vị chúng ta đã được củng cố nhiều và đang lớn mạnh từ ngày tôi đến thăm Trung Đông năm trước.

        Đây là lúc nên nhân cơ hội mà làm sảng tỏ cái gì cần phải sáng tỏ dối với đồng minh, để tăng cường và tập trung quyền hành ở khắp nơi, và để tham dự nhiều vào việc chỉ đạo cuộc chiến với đồng minh.

        Xin ông thông báo cho Ủy Hội Quốc Gia biết bức điện văn này... Kính chào thân hữu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 09:58:27 pm

        ĐIỆN VĂN GỞI ÔNG W. CHURCHILL Ở LUÂN ĐÔN

        Beyrouth, ngày 11 tháng 8 - 1942

        Từ buổi đầu tôi viếng thăm những nước Trung Đông ủy trị Pháp, tôi rất lấy làm tiếc rằng những thỏa ước ký kết giữa chính phủ Anh và ủy Hội Quốc Gia Pháp về hai nước Syrie và Liban đã không được tôn trọng ở đây.

        Những thỏa ước Lyttelton - de Gaulle tháng bảy 1941 và những thông điệp trao đổi giữa Ủy Hội Quốc Gia Pháp và bộ Ngoại Giao Anh tháng mười 1941 đều đặt trên căn bản nước Anh cam kết không theo đuổi một mục tiêu chính trị nào trong các nước Trung Đông và không giẫm chân lên vị trí của nước Pháp ở đây, nước Anh cũng thừa nhận rằng quyền ủy trị Pháp sẽ tồn tại cho đến khi có quyết định của Hội Quốc Liên, tổ chức duy nhất có tư cách để chấm dứt quyền ấy.

        Tôi buộc lòng phải thông báo để ông biết một số lớn những hoạt động chính trị của nước Anh ở Syrie và Liban hầu như không thích hợp với nhũng nguyên tắc ấy.

        Các đại diện của Chính phủ Anh đã can thiệp thường xuyên vào chính sách nội bộ và nền hành chánh của các nước Trung Đông, họ can thiệp cả vào sự giao thiệp của các nước ấy với nuớc thừa ủy trị ; sự can thiệp ấy không thích hợp với thái độ chính trị vô tư của nước Anh ở Syrie và Liban, với sự tôn trọng địa vị của nước Pháp và chế độ ủy trị.

        Ngoài ra tôi còn nghĩ rằng những vụ can thiệp ấy và phản ứng gây ra sẽ làm cho dân chúng Trung Đông Ả Rập nghĩ rằng có sự chia rẽ nghiêm trọng giữa hai đồng minh Pháp và Anh.

        Xét cho cùng thì tình trạng ấy chỉ có thể lợi cho địch.

        Tôi cần phải nói để ông biết sự xen lấn quyền hạn của nước Pháp và thẩm quyền của các chính phủ Trung Đông đã làm xúc động sâu xa tất cả mọi người Pháp cũng như các dân tộc Syrie và Liban. Nhất là khi chúng tôi đã huy động đủ mọi phương tiện nhiều khi tai hại cho điều kiện tinh thần của chúng tôi để đem lại dễ dàng cho việc chỉ huy quân sự Thủy lục Không quân Anh quốc, chúng tôi đã để bộ chỉ huy Anh sử dụng tất cả các lực lượng của chúng tôi trong trận đánh Libye và Ai Cập.

        Bởi vậy tôi buộc lỏng phải yêu cầu ông cho áp dụng lại những thỏa ước đã ký kết để bảo đảm cho cuộc hợp tác quân sự và để biếu lộ sự đoàn kết của hai nước Pháp và Anh tại các nước Trung Đông, ngoại trừ những lý do khác, sự hợp tác và đoàn kết ấy rất cần cho việc phối hợp các lực lượng của hai nước trong giai đoạn cam go của cuộc chiến mà chúng ta chung sức theo đuổi.


        ĐIỆN VĂN GỬI CÁC ÔNG R. PLEVEN VÀ M. DEJEAN Ở LUÂN ĐÔN

        Beyrouth, ngày 27 tháng 8 - 1942.

        Căn cứ vào nhiều dấu hiệu, tôi tin chắc rằng Hiệp Chúng Quốc bây giờ đã quyết định đổ bộ lên Bắc Phi thuộc Pháp.

        Cuộc hành quân sẽ thực hiện song song với cuộc tấn công rất gần đây của quân Anh vào Ai Cập.

        Mặt khác, người Anh đã sẵn sàng để khai thác mặt quân sự cuộc thành công của người Mỹ ở Casablanca, họ sẽ thâm nhập các thuộc địa của chúng ta ở Tây Phi.

        Người Mỹ cho rằng ít ra họ cũng lợi dụng được thái độ thụ động phần nào của nhà cầm quyền Vichy hiện có mặt ở đấy. Vả chăng họ tìm được cách lợi dụng sự thiện chí của nghĩa quân chúng ta, nhất là ở Maroc; họ làm cho nghĩa quân lầm tưởng rằng họ đã thỏa thuận với chúng ta để hành động ; họ ngăn chặn hết tin tức trao đổi giữa các cơ quan thông tin của chúng ta và các bạn hữu của chúng ta. Người Anh đã đồng lõa với họ tuy người Anh không có mấy ảo tưởng...

        Trong trường hợp ấy, hẳn là Thống Chế Pétain sẽ cho lệnh đánh lại đồng minh ở Phi Châu, nại cớ xâm lăng. Quân đội, hải quân và không quân tất nhiên sẽ vâng lệnh Thống Chế. Ngoài ra quân Đức có thể trưng ra chiêu bài giúp nước Pháp phòng vệ Đế Quốc để can thiệp vào Phi Châu.

        Vả chăng, Layal sẽ không tuyên chiến với đồng minh nhằm mục đích tố giác và lợi dụng ; ngoài ra ông ta cũng không muốn làm cho dân chúng Pháp phẫn nộ đến cùng, ông ta tính toán rằng sự nới tay của ông ta sẽ làm cho người Đức chịu nhượng bộ ông ta chút ít về vấn đề tù binh và vấn đề tiếp tế, ông ta cũng muốn có sự giúp đỡ để chống lại tham vọng của người Ý.

        Thái độ của Hoa Thịnh Đốn đối với chúng ta hiện nay, theo tôi thì không nên tìm lý do ở đâu xa.

        Trước hết, người Mỹ tưởng rằng có thể mở một mặt trận thứ hai ở Pháp trong năm nay,

        Bởi thế cho nên họ cần chúng ta, họ theo con đường đã vạch ra trong sổ tay của họ. Bây giờ họ đã đổi kế hoạch, đồng thời, họ trở lại dè dặt đối với Ủy Hội Quốc Gia...

        Xin ông thông báo bức thư nảy gửi cho Ủy Hội  Quốc Gia.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:02:48 pm

        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX Ở TOÀN QUYỀN EBOUÉ VÀ TURNG LECLEC Ở BRAZZAVILLE THỐNG ĐỐC COURNARIE Ở DOUALA

        Luân đôn, mùng 5 tháng 10 năm 1942

        Ngày 29 tháng 9 tôi đã cùng Pleven tiếp xúc rất lâu với các ông Churchill và Eden. Cuộc hội kiến quá ư tồi tệ. Các bộ trưởng Anh, nhất là ông Churchill, đều có giọng lạnh lùng và gắt gỏng khiến cho chúng ta phải có những câu trả lời cứng rắn.

        Còn như những vấn đề then chốt của Syrie và Madagascar thì trong cuộc hội đàm ấy hầu như chính phủ Anh không chịu thay đổi chính sách đối với Beyrouth và Damas, họ cũng chưa muốn thi hành lời hứa đối với Tananarive.

        Tuy nhiên, sau những trận nóng nảy mà hầu như họ cũng lấy lám lo ngại ấy, chính phủ Anh đã yêu cầu tiếp tục điều đình với chúng ta về hai vấn đề ấy theo đường lối ngoại giao bình thường. Chúng ta chấp nhận đề nghị ấy. Cuộc điều đình đã khởi sự. Nhưng tôi có cảm tưởng là người Anh chỉ muốn dùng kế hoãn binh. Người của Pháp Tự Do vào ngồi chễm chè ở Madagascar sẽ có thể gây ra một tiền lệ khó xử cho họ trong khi người Mỹ và người Anh muốn dòm ngó Bắc Phi và Tây Phi.

        Đồng thời, người Anh có thể tìm cách lái chúng ta từ bên trong, họ nêu ra những khó khăn đối với cá nhân tôi. Đây là lúc cần phải biểu dương ý chí cương quyết của mọi người Pháp Chiến Dấu và sự đoàn kết xung quanh Ủy Hội Quốc Gia.

        Tôi yêu cầu ông sắp đặt sự liên lạc của ông với nhà cầm quyền Anh cách nào để làm cho họ hiểu rằng :

        Thứ nhất : Sự đoàn kết của chúng ta toàn diện không có kẽ hở mặc dầu xảy ra biến cố.

        Thứ hai : Người Anh phải tuyệt đối thi hành sự cam kết của họ đối với Madagascar, nếu không thì chúng ta không thể nào hợp tác với họ được, mặc dầu tại chỗ.

        Thứ ba : Người của chúng ta bắt đằu xúc động cũng như dư luận công chúng ở Pháp như chúng ta biết. Sự xúc động ấy rất chính đáng.

        Thứ tư : Chúng ta chấp nhận và chúng ta đề nghị  tham khảo ý kiến giữa Ủy Hội Quốc Gia và chính phủ Anh để phối hợp hai chính sách Pháp -  Anh trong toàn coi Trung Đông. Nhưng chúng ta không chấp nhận để người ta xen vào việc thi hành quyền ủy trị của chúng ta ở Syrie và Liban.

        Mặt khác, tôi chú trọng đặc biệt đến các đài phát thanh của chúng ta ở Brazzayille, Douala và Beyrouth. Tôi yêu cầu ông hướng ngay hoạt động của các đài ấy vào mục tiêu sau đây :

        1) Không nói gì đến sự bất đồng ý kiến giữa chúng ta và người Anh, nhấn mạnh vào điểm chính họ đã loan tin rằng họ đồng ý với chúng ta để cho ủy Mội Quốc Gia điều hành việc hành chánh ở Madagascar...

        2) Theo pháp luật Pháp, không một công chức hay quân nhân Pháp nào có quyền phục tùng bất cứ một quyền hành ngoại bang nào. Cơ quan duy nhất có tư cách để điều hành và kiểm soát nền hành chánh hay lực lượng Pháp là Ủy Hội Quốc Gia Pháp.

        Xin ông phúc đáp cho biết đã nhận điện văn này. Kinh chào thân hữu.


        THƯ GỬI JEAN   

        Luân Đôn, 22 tháng mười 1942

        Thưa quý bạn,

        Berward và Charvet1 đồng thời có mặt ở Luân Đôn đã cho phép quy định sự hợp tác của hai phong trào Kháng chiến và điều kiện hoạt động dưới quyền chỉ đạo của Ủy Hội Quốc Gia.

        Tôi rất tiếc các ông không có mặt trong cuộc hội họp để minh định lập trường ấy. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng những điều khoản đã quy định sẽ đem lại dễ dàng cho việc thi hành nhiệm vụ giao phó.

        Ông được để cử giữ chức chủ tịch ủy ban phối hợp  gồm có ba đại diện các phong trào kháng chiến : « Combat», «Franc - tireur», « Liberation». Mặt khác, với tư cách đại diện Ủy Hội Quốc Gia tại khu vực không bị chiếm đóng ông tiếp tục thực hiệu các cuộc tiếp xúc chính trị mà ông cho là cần thiết. Ông có thể sử dụng một vài nhân viên của chúng tôi đặt dưới quyền chỉ huy của ông.

        Mọi tổ chức kháng chiến mặc dù thuộc khuynh hướng nào, ngoài ba phong trào lớn trong ủy ban phối hợp, đều được mời gia nhập một trong ba phong trào ấy và đưa những nhóm hoạt động của họ vào các đơn vị của đạo quân bí mật đang thành lập. Cần phải tránh việc thành lập quá nhiều tổ chức  nhỏ, tự làm cản trở hoạt động của nhau, tạo ra những mối cạnh tranh và những cảnh hỗn loạn.

        Tôi xin nhắc lại để ông biết tôi hoàn toàn tin nhiệm ông và thân ái gửi lời chào ông.

---------------
        1. Bernard là bí danh của Emmanuel d'Astier — Charvet là bí danh của Ilenri Erenay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:05:12 pm

        THƯ GỬI TƯỚNG DELESTRAINT Ở PHÁP

        Luân Đôn, 12 tháng mười 1942

        Thưa đại tướng,

        Nguời ta đã nói đến ông... Tôi biết chắc như vậy !   
        Không có cái gì được chúng tôi chú trọng nhiều hơn công việc chúng tôi ủy thác ông tổ chức và chỉ huy.
        Không một ai có tư cách hơn ông để đảm nhiệm công việc ấy, vào lúc này !
        Thân ái siết chặt vòng tay với ông.
        Chúng ta sẽ tái lập quân đội Pháp,


        THƯ GỬI TỔNG THỐNG D. ROOSEVELT, HOA THỊNH ĐỐN.

        Luân Đôn, 26 tháng mười 1912

        Kính thưa Tổng Thống,

        Tôi nhờ ông André Philip kính đạt lên tổng thống bức thư này. Andre Philip sẽ trình bày với Tổng thống tình hình nước Pháp khi ông ta rời khỏi xứ sở. Ông ta sẽ nói đến sự phát triển và sự liên kết của các nhóm Kháng Chiến Pháp, những nét đại cương về tinh thần dân chúng Pháp ; tôi tưởng nên nói thêm vài đều sau đây :

        Ông đã theo dõi sự biến chuyển tinh thần và nền chính trị của nước Pháp từ năm 1918. Hẳn ông biết nước Pháp đã gánh chịu sức tàn phá quan trọng nhất của cuộc chiến cho nên nước Pháp đã suy nhược. Nước Pháp cảm thấy sâu xa rằng tình trạng thấp kém tương đối như vậy đặt minh trước những hiểm họa lớn lao. Nước Pháp tin tưởng rằng cần phải hợp tác với đồng minh để bù lại sự thấp kém ấy và thực hiện sự quân bình lực lượng.

        Hẳn ông không lạ gì đã thiếu hẳn những điều kiện cần cho sự hợp tác ẩy. Chính vì nước Pháp không được vững tâm để tin cậy sự nâng đỡ thực sự hầu chống lại địch hôm qua cũng như ngày mai mà nước Pháp đã theo đuổi một chính sách bất nhất, một chiến lược tệ hại khiến cho chúng tôi thua trận. Những lỗi lầm nội bộ, những chia rẽ và lạm dựng kim hãm tác dụng của các định chế, đều là những nguyên nhân phụ so với sự kiện chính yếu trên đây.

        Như vậy nước Pháp phải xúc động sâu xa vì nhục nhã và số mệnh bất công. Bởi thế cho nên trước khi chiến tranh kết thúc nước Pháp phải trở lại cuộc chiến đấu và trong lúc chờ đợi nước Pháp không thể có cảm tưởng rằng mình đã thoái bộ hẳn. Nước Pháp phải có ý thức rằng mình là một trong những nước nỗ lực dành lấy sự chiến thắng. Điều này quan trọng cho cuộc chiến và tối yếu cho thời hậu chiến.

        Nếu nước Pháp được giải phóng nhờ sự chiến thắng của phe dân chủ mà nước Pháp cảm thấy mình là một nước bại trận thì điều đáng sợ là người Pháp đau khổ, nhục nhã và chia rẽ sẽ không hướng về các nước dân chủ mà sẽ mở cửa đón những ảnh hưởng khác, ông biết rõ những ảnh hưởng ấy là ảnh hưởng nào. Đây không phải là một hiếm họa tưởng tượng trong khi cơ cấu xã hội của nước tôi đã bị khuynh đảo ít nhiều vì đỏi khát và bóc lột. Tôi cần nói thêm rằng sự căm thù người Đức lúc này mãnh liệt vì người Đức là kẻ chiến thắng và có mặt ở đây, nhưng sự căm thù ấy giảm đi khi người Đức thua trận và rút lui. Chúng tôi đã chứng kiến điều ấy sau năm 1918. Trong trường hợp nào, nước Pháp chấp nhận ý thức hệ nào khác cũng làm bùng nổ cách mạng, như vậy, sự tái thiết Âu Châu và cả đến sự xây dựng hòa bình thế giới cũng thiên lệch một cách nguy hiểm. Như vậy sự chiến thắng phải hòa giải được nước Pháp với chính mình và với các đồng minh, điều ấy không thể thực hiện được nếu nước Pháp không tham dự vào cuộc chiến thắng ấy.

        Bởi thế cho nên, nếu nỗ lực của Pháp Chiến Đấu chỉ giới hạn trong việc tăng cường thêm vài đại đội cho lực lượng tự do hay tập hợp một phần Đế Quốc Pháp, thì nỗ lực ấy không có gì đáng kể so với vấn đề chính yếu : đưa toàn thể nước Pháp trở lại cuộc chiến.

        Ông sẽ hỏi tôi : «Tại sao ông tự trao cho ông mục tiêu ấy ? và ông căn cứ vào đâu mà tự cho mình tư cách ấy ?»

        Hẳn là giữa lúc có cuộc đình chiến Vichy tôi đang ở trong một tình trạng phi thường. Tôi là người của chính phủ hợp pháp cuối cùng và tự do của nền đệ tam Cộng Hòa, tôi đã mạnh dạn tuyên bố nước Pháp sẽ tiếp tực cuộc chiến. Chính phủ đoạt lấy quyền hành trong lúc quốc gia thất vọng và kinh hoảng đã hạ lệnh : « ngưng chiến ». Trong nước Pháp và ngoài nước Pháp, những đoàn thể được dân chúng bầu lên, những đại diện của chính phủ, những chủ tịch các Hội Đồng và Quốc Hội đều nhẫn nhục hay im hơi lặng tiếng. Nếu Tổng Thống Cộng Hòa, nếu Quốc Hội, đều kêu gọi quốc gia tiếp tục cuộc chiến thì tôi không phải nghĩ đến việc kêu gọi quốc dân hay nhân danh quốc gia mà nói. Các chánh khách, các tướng lãnh tai to mặt lớn đều có dịp tự do ăn nói và hành động, thí dụ ở Bắc Phi. Không có lúc nào họ tỏ ra tin tưởng và tín nhiệm rằng quyền hành trao cho họ đủ để theo đuổi cuộc chiến. Không ai chối cãi được rằng đây là sự phá sản của giới thượng lưu. Vả chăng, dân chúng Pháp, trong thâm tâm họ, đã quyết định thế nào rồi. Dẫu sao, tôi cũng là người duy nhất không tán thành thái độ của giới thượng lưu. Liệu tôi có im hơi lặng tiếng được chăng ?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:06:10 pm

        Bởi thế cho nên tôi phải hành động, tôi phải làm những chuyện cần thiết để nước Pháp không từ bỏ chiến đấu, để kêu gọi tất cả mọi người Pháp trong nước cũng như ngoài nước tiếp tục cuộc chiến. Như vậy có thể nói rằng các đồng chí của tôi và tôi đã tự coi mình như Chính Phủ Pháp chăng ? Không thể nào như thế được. Chúng tôi đã có thái độ và chúng tôi đã tuyên bố là chúng tôi chỉ giữ quyền hành tạm thời, chúng tôi nhận trách nhiệm trước những người đại diện quốc gia sau này, chúng tôi áp dụng luật pháp của Đệ Tam Cộng Hòa.

        Tôi không phải là một chính khách. Suốt đời tôi, tôi chỉ biết phục vụ ngành chuyên môn của tôi. Trước ngày chiến tranh tôi muốn các chính trị gia để ý đến quan điểm của tôi vì tôi muốn các chính khách thực hiện những mục tiêu quân sự cho xứ sở. Cũng vậy, khi có cuộc đình chiến Vichy, lời kêu gọi quốc dân của tôi cũng chỉ la một hình thức quân sự. Nhưng vì những người hưởng ứng lời kêu gọi của tôi càng ngày càng nhiều, nhiều vùng lãnh thổ đã quay về với Pháp Chiến Đấu, vì có chúng tôi hoạt động một cách có tổ chức, bấy giờ chúng tôi mới nhận thấy có trách nhiệm sâu rộng hơn. Chúng tôi nhận thấy dân chúng Pháp bỗng có một thứ tinh thần thần bí lấy chúng tôi làm trung tâm, tinh thần ấy dần dần thu bút tất cả các yếu tố kháng chiến. Vì sức mạnh của hoàn cảnh, chúng tôi đã trở thành một thực thể tinh thần của dân tộc Pháp. Thực tại ấy tạo ra cho chúng tôi những bổn phận, bổn phận đè nặng trên vai chúng tôi, chúng tôi cho rằng không thể trốn tránh mà không phạm tội đào ngũ, mà không phản bội tổ quốc, vì quốc dân đã đặt hy vọng vào chúng tôi.

        Người ta bảo chúng tôi rằng chúng tôi không phải mặt làm chính trị. Nếu người ta hiểu rằng nói thế là bảo chúng tôi đừng xác định lập trường trong cuộc tranh chấp đảng phái hồi trước, hay không được tự định đoạt định chế nước Pháp ngày mai, thì chúng tôi không cần nghe những lời khuyến dụ ấy, vì trên nguyên tắc chúng tôi không hề có ngưỡng vọng. Nhưng chúng tôi không lùi bước trước danh từ «chính trị», nếu cần phải tập hợp không những một vài bộ đội, mà toàn thể quốc gia trong thời chiến, nếu cần phải thương lượng với đồng minh về quyền lợi của nước Pháp và bảo vệ quyền lợi của nước Pháp khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Quả vậy, ai có thể dại diện cho những quyền lợi ấy nếu không phải là chúng tôi ? Hay là nước Pháp phải câm lặng trước những việc liên hệ đến nước Pháp ? Hay là quyền điều đình với các Quốc Gia Liên Hiệp phải dành cho những người của Vichy trong phạm vi và dưới hình thức phù hợp với ý kiến của Hitler ? Đây không phải là vấn đề chúng tôi không tín nhiệm đồng minh, nhưng chúng tôi chú trọng đến ba vấn đề sau đây để định hướng hành động của chúng tôi : chỉ có người Pháp phân định được quyền lợi của nưởc Pháp ; dân tộc Pháp tự nhiên tin tưởng rằng chúng tôi nói chuyện với đồng minh cho dân tộc Pháp và chúng tôi chiến đấu bên cạnh đồng minh cũng cho dân tộc Pháp ; trong lúc đau khổ dân tộc Pháp rất dễ bị xúc động vì việc xâm phạm Đế Quốc của họ, cử chỉ nào của một nước đồng minh có vẻ ngoài lạm dụng cũng sẽ bị địch hay Vichy khai thác để gây công phẫn nơi quần chúng một các nguy hiểm.

        Hoàn cảnh lịch sử khác thường đã xô đẩy chúng tôi phải gánh vác nhiệm vụ này, phải chăng vì thể mà chúng tôi muốn áp đặt quyền lợi cá nhân lên toàn quốc như một vài người đã bàn tán ở nước ngoài chăng ? Nếu chúng tôi có tham vọng thấp hèn như vậy, nếu chúng tôi muốn tiêu hủy nên tự do ngày mai của nước Pháp thì chúng tôi chỉ tỏ ra ngu xuẩn lạ lùng không hiểu tâm lý của dân tộc chúng tôi. Dân tộc Pháp, theo bản chất, chống lại quyền cá nhân mạnh mẽ hơn bất cứ dân tộc nào. Bất cứ lúc nào cũng không dễ gì áp đặt một quyền hành cá nhân như vậy.

        Ngày mai, sau kinh nghiệm ghê tởm quyền hành cá nhân của Pétain áp đặt nhờ thế lực Đức và sự đàn áp nội bộ, sau cuộc thống trị hà khắc của kẻ xâm lăng trong bao nhiêu năm, ai dám có ý đồ phi lý thiết lập và duy trì một quyền hành cá nhân tại nước Pháp ? Mặc dầu đã có công trạng hiển hách trong quá khứ, kẻ nào mơ mộng điều đó sẽ gặp sự chống đối của toàn thể quốc dân.

        Vả chăng, điền đáng khen là không có người Pháp nào cho rằng chúng tôi muốn tiến đến chế độ độc tài. Không phải chúng tôi chỉ muốn nói đến những người như Ô. Jouhaux, chủ tịch Tổng Công đoàn, Ô. Edouard Harriot, chủ đảng cấp Tiến, Ô Léon Blum, chủ tịch đảng Xã Hội ; các lãnh tụ "đảng cộng sản cũng theo chúng tôi và cho chúng tôi biết rằng có thể tin cậy họ chấp nhận khuynh hướng và mục tiêu của chúng tôi. Cả đến các địch thủ của chúng tôi, từ người của Vichy đến những người của Doriot và Déat, cũng chưa có lúc nào buộc tội chúng tôi tiến đến chế độ độc tài. Họ trách cứ chúng tôi đánh giặc thuê ; ăn tiền của các nước dân chủ. Họ chưa bao giờ trách cứ chúng tôi muốn thành lập tại nước Pháp một quyền hành cá nhân phản dân chủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:12:09 pm

        Thưa Tổng Thống, Tổng Thống cho phép tôi nỏi rằng trong cuộc chiến tranh rộng lớn này, cần phải có sự hợp tác và đoàn kết tất cả những người cùng chống lại những kẻ thù chung, sự khôn ngoan và sự công bình đòi hỏi cho Pháp Chiếu Đấu được giúp đỡ thực sự và hùng hậu. Đồng minh có thể đem lại cho chúng tôi sự nâng đỡ tinh thăn và vật chất, chúng tôi không đòi hỏi được thừa nhận là chính phủ Pháp, nhưng chúng tôi nghĩ rằng đồng minh cần phải giao thiệp với chúng tôi mỗi khi đề cập đến quyền lợi tổng quát của nước Pháp, đến sự tham gia cuộc chiến, đến việc cai trị các lãnh thổ Pháp; chiến tranh mở rộng, các lãnh thổ ấy sẽ dần dần trở lại cuộc chiến, tuy họ không thể quay trở về tập hợp ngay với chúng tôi.

        Tên tuổi và cá nhân ông có uy tín lớn lao tại Pháp, không ai chối cãi được. Nước Pháp hiểu rằng mình có thể trông cậy vào tình hữu nghị của ông. Nhưng trong cuộc đối thoại với nước Pháp, ai là người có thể ngồi tiếp chuyện ông ? Có phải nước Pháp ngày trước chăng? Những người đại diện xứng đáng của nước Pháp ngày trước đã cho tôi biết rằng họ cũng đồng tâm nhất trí với chúng tôi. Có phải nước Pháp của Vichy chăng ? Có lẽ ông nghĩ rằng các lãnh tụ của họ có thể một ngày kia trở lại cầm súng chiến đấu bên cạnh chúng ta chăng ? Than ôi ! Tôi không nghĩ rằng có thể như thế được. Nhưng trong khi chờ đợi điều có thể như thể được ấy thì lúc này chúng ta biết một điều chắc chắn là họ hợp tác với Hitler. Trong cuộc đối thoại với họ, ông sẽ thấy có mặt đệ tam nhân đó. Có phải nước Pháp của ngày mai chăng ? Làm sao biết được nước Pháp ngày mai ở đâu khi mà nước Pháp chưa có một quốc hội bầu cử tự do chỉ định người lãnh đạo quốc gia ? Trong khi chờ đợi, phải chăng nên để cho quốc gia Pháp có bằng chứng là chưa rời bỏ hàng ngũ quân đội đồng minh, quốc gia Pháp vẫn có mặt với đồng minh trên bình diện chính trị cũng như trên bình diện quân sự và lãnh thổ nhờ sự cố gắng của chúng tôi?

        Người ta bảo tôi rằng những người xung quanh ông lo ngại ông thừa nhận chúng tôi, ông sẽ làm cản trở một số người, nhất là những quân nhân hiện thời tùy thuộc chính phủ Vichy, trở về tham dự cuộc chiến. Nhưng nếu ông không biết đến những người Pháp đang chiến đấu, nếu ông làm cho họ thất vọng và cô lập, liệu ông thu hút được những người khác vào cuộc chiến chăng ? Mặt khác, nước Pháp sẽ lâm vào cảnh hiểm nguy thế nào nếu đồng minh tạo ra sự chia rẽ dân tộc lập ra nhiều nhóm người kình chống nhau, kẻ đứng trung lập với sự ưng thuận của đồng minh, người chiến đấu lẻ tẻ. Tuy rằng họ cùng phục vụ một tổ quốc ! Sau hết, hơn hai năm kinh nghiệm phũ phàng phải chăng đã chứng tỏ rằng phần tử nào rời bỏ Vichy cũng trở lại theo Pháp Kháng Chiến, nếu không thì chỉ tồn tại như một cá nhân không quan trọng ? Dân tộc Pháp trong hoàn cảnh ghê gớm này tự nhiên nhìn đời một cách hết sức đơn giản. Đối với họ, chỉ có sự lựa chọn chiến đẩu hay đầu hàng Đối với họ, chiếu đấu là nhóm Pháp Chiến đấu và bản năng của họ bắt buộc họ phải tập trung lại xung quanh những người mà họ coi là biểu tượng cho nỗ lực của họ. vả chăng, đó là lý do sâu xa bảo tồn và tăng gia sự đoàn kết của Pháp Chiến Đấu, mặc dầu gặp những khó khăn ghê gớm, họ đã sinh hoạt và chiến đấu trong hơn hai năm nay.

        Mặc dầu đã đầu hàng và đình chiến, nước Pháp vẫn giữ được thế hùng mạnh trên thế giới, không thể không đếm xỉa đến được. Vấn đề là tìm hiểu xem nước Pháp trở lại cuộc chiến thế nào trong hàng ngũ các Quốc Gia Liên Hiệp để cứu vãn tính nhạy cảm của con người và nền thống nhất của xử sở. Trong số những vấn đề của chiến tranh, vấn đề ấy là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Bởi vậy cho nến lời yêu cầu ông chấp nhận ý kiến về việc xét lại toàn thể và trực tiếp những liên lạc giữa Hiệp Chủng Quốc và Pháp Chiến Đấu. Mặc dầu cứu xét dưới hình thức nào, tôi cũng nghĩ rằng không có cách nào khác nhìn thẳng vào một vấn đề cần phải giải quyết vì có lợi cho chính nghĩa  thiêng liêng mà chúng tôi góp phần tranh đấu.Trân trọng kính chào Tổng Thống1

--------------------
        1. Bức thư này không được trả lời.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:20:01 pm
   
        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX TOÀN QUYỀN ẺBOUÉ ; TƯỚNG LECLERC; ĐÔ ĐỐC CÁC D'ARGENLIÊU; CÁC ĐẠI LÝ CỦA PHÁP CHIẾN ĐẤU TẠI CÁC CHÍNH PHỦ ĐỒNG MINH

        Luân Đôn, mùng 8 tháng một1 1942.

        1) Trong cuộc hội đàm với tướng de Gaulle hôm nay, ông Churchill đã lấy làm tiếc rằng không thể cho tôi biết những cuộc hành quân ở Bắc Phi mới đây. Lý do là những cuộc hành quân ấy do sáng kiến của người Mỹ và do các bộ đội Mỹ thực hiện, sự trợ lực của người Anh trong giai đoạn đầu chỉ giới hạn trong phạm vi hải lực và không lực. Về sau, mới có thêm nhiều lực lượng Anh hợp lực với quân Mỹ. Từ nhiều tháng trước, tổng thống Roosevelt thông báo cho Ô. Churchill biết kế hoạch chiến lược, đã cho biết rõ ý muốn không cho Pháp Chiến Đấu biết cuộc hành quân ấy, bởi vậy. Thủ Tướng Anh không thể làm gì hơn.

        2) Người Mỹ đã tính rằng chỉ cần đưa ra tên tướng Giraud là đủ kêu gọi các bộ đội ở Bắc Phi về hồi chánh và dẹp được sự kháng cự. Bây giờ còn sớm quá, không thể nói rằng họ tính toán có đúng không.

        3) Thủ tướng Anh nói tiếp rằng lúc này tướng Giraud chỉ đóng một vai trò thuần túy quân sự. Chính phủ Anh hy vọng rằng sẽ tránh được sự chia rẽ giữa những người Pháp muốn theo đuổi cuộc chiến bên cạnh đồng minh và sẽ không phải can thiệp vào những vấn đề của người Pháp với nhau, những vấn đề ấy sẽ do người Pháp điều giải. Nhưng chính phủ Anh đã có thái độ hết sức cương quyết về một điểm, là chỉ thừa nhận có tướng de Gaulle  và Ủy Hội Quốc Gia Pháp có quyền tổ chức và tập hợp những người Pháp muốn chiến đấu với các Quốc Gia Liên Hiệp. Như vậy, Chính phủ Anh muốn tiếp tục cuộc nâng đỡ Pháp Chiến Đấu, Thủ Tướng Anh đã ân cần bày tỏ với tôi và rất cảm mến tôi.

        4) Tướng de Gaulle đã trả lời Thủ Tướng Anh

        rằng ông vẫn theo đuổi mục đích đưa một số người Pháp và lãnh thổ Pháp càng nhiều càng hay trả lại cuộc chiến bên cạnh đồng minh ; Pháp Chiến Đấu chỉ ước mong thâu nhận tất cả những người muốn trở lại cuộc chiến, những vấn đề  tên và người không có mấy quan trọng, chỉ có quyền lại nước Pháp là đáng kể Đồng minh, không hề có tham vọng đất đai ở Bắc Phi, họ chỉ mong rằng người Pháp sẽ niềm tiếp đón họ đến giải phóng cho người Pháp.

        Tướng de Gaulle sẽ nói trên đài Luân Đôn theo chiều hướng trên đây vào tối hôm nay.

        2) Tin tức về các diễn biến ở Bắc Phi thâu nhận được ở Luân Đôn hãy còn lờ mờ nhưng hình như cũng cho biết rằng kết quả hành quân không được như ý muốn của người Mỹ. Tin tức cũng cho biết rằng phần nhiều chỉ có các lực lượng theo de Ganlle tại chỗ là hiệp lực với quân đồng minh đổ bộ.

        6) Chính phủ Anh và Ủy Hội Quốc Gia sẽ công bố ngay một thông cáo chung xác định rằng việc hành chánh ở Madagascar sẽ trao lại cho Pháp Chiến Đấu, tướng Legentilhommê được bổ nhiệm làm cao ủy cầm quyền dân sự và chỉ huy quân sự sự tại thuộc địa này.


        DIỄN VĂN ĐỌC TRÊN ĐÀI LUÂN ĐÔN NGÀY MÙNG 8 THÁNG 1 NĂM 1942

        Các nước đồng minh của nước Pháp quyết định đưa Bắc Phi thuộc Pháp vào cuộc chiến tranh giải phóng. Họ bắt đầu đổ bộ lên Bắc Phi những lực lượng quân sự khổng lồ. Vấn đề là làm cách nào để sử dựng Algérie, Maroc, Tunisie của chúng ta làm căn cứ khởi binh giải phóng nước Pháp. Các đồng minh Mỹ của chúng ta dẫn đầu cuộc hành quân ấy.

        Cuộc hành quân đã được lựa chọn đúng lúc. Quả vậy, sau một cuộc chiến thắng vũ bão, đồng minh Anh của chúng ta với sự hỗ trợ của bộ đội Pháp đã đánh đuổi quân Đức và quân Ý ra khỏi Ai Cập và tiến đến Cyrẻnaique. Mặt khác, đồng minh Nga của chúng ta đã bẻ gãy hẳn cuộc tấn công tối hậu trên sông Volga và trong miền Caucase. Sau hết dân tộc Pháp tập hợp xung quanh nhỏm kháng chiến chỉ đợi cơ hội để nhất tè đứng lên. Pháp Chiến Đấu đã đưa một phần Đế Quốc trở lại cuộc chiến tranh thiêng liêng này, Pháp Chiến Đấu cũng mong muốn phần còn lại cũng trở lại cuộc chiến như vậy. Phần còn lại Bắc Phi thuộc Pháp, nơi đã chứng kiến biết bao vinh quang ngày trước, nơi có mặt rất nhiều lực lượng của ta. Giới chỉ huy Pháp, quân nhân, thủy thủ, phi công, công chức, thực dân Pháp ở Bắc Phi, các bạn hãy đứng lên! Hãy tiếp tay cho đồng minh của chúng ta ! Hãy theo đồng minh không chút dè dặt ! Nước Pháp đang chiến đấu khẩn khoản yêu cầu  như vậy. Các bạn đừng kể đến tên nguời, đến công thức. Chỉ có một điều đáng kể là việc cứu quốc ! Những người đã có can đảm đứng lên, mặc dầu cố mặt địch, mặc dầu có những phần tử phản bội, đều được mọi người Pháp Chiến Đấu tán thưởng, hoan hô và tiếp đón. Hãy khinh bỉ tiếng kêu của kẻ phản bội muốn làm cho các bạn tin rằng đồng minh muốn chiếm đoạt Đế Quốc của chúng ta.

        Các bạn ! Giờ phút quyết liệt đã đến ! Giờ phút của lương tri và can đảm ! Khắp nơi, địch đã đảo điên và suy sụp. Hỡi người Pháp ở Bắc Phi! Ước mong rằng nhờ các bạn chúng ta sẽ trở lại phòng tuyến suốt dọc Địa Trung Hải, đồng minh sẽ thắng trận nhờ có nước Pháp !

--------------------
        1. Cũng giống như ở phần trước (tháng một năm 1941 => tháng mười một năm 1941) phần này dịch giả cũng nhầm lẫn. Theo logic tất cả các mốc thời gian trong điên văn ghi là tháng 1 năm 1942 đúng ra phải là tháng 11 năm 1942 tuy nhiên để tôn trong nguyên bản, tôi vẫn để là 1/1942 - Giangtvx.  


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:23:16 pm
   
        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI ĐÔ ĐỐC STARK, ĐẠI DIỆN HIỆP CHỦNG QUỐC TẠI ỦY HỘI QUỐC GIA Ở LUÂN ĐÔN NGÀY 12 THÁNG 1 NĂM 1942

        Tướng de Gaulle cảm ơn Đô đốc Stark nhân việc ông đã dùng ảnh huởng cá nhân của ông để giúp chúng ta đưa được một phái đoàn Pháp sang Alger. Phải đoàn ấy có sử mạng tiếp xúc với người Pháp tại chỗ trình bày tình hình đúng như cách nhận định của Ủy Hội Quốc Gia và phúc trình với tướng de Gaulle.

        Đại tướng yêu cầu đô đốc Stark giải thích một vài điểm quan trọng.

        Đứng về phương diện chiến lược, Đại tướng chấp thuận không dè dặt sáng kiến của đồng minh, nhất là của Hiệp Chủng Quốc, dùng Bắc Phi làm căn cứ xuất quân, nhưng ông cho rằng nếu chỉ đứng về phương diện quân sự thì không đủ, vì cuộc hành quân ấy ảnh hưởng sâu xa đến dư luận của người Pháp. Dư luận Pháp là yếu tố then chốt của chiến thuật đồng minh, tướng de Gaulle bận tâm đến vẫn đề ấy hơn bất cứ vấn đề nào khác. Theo những bản phúc trình mới gửi về, tướng de Gaulle có lý do để tin rằng những diễn biến hiện lại đã làm xôn xao dư luận rất nhiều.

        Đô đốc Stark đồng ý với quan điểm ấy và ước lượng đúng ảnh hưởng của cuộc hành quân ở Bắc Phi đến lãnh vực tinh thần và chính trị, khi mà cuộc hành quân ấy thực hiện theo thể thức hiện thời. Ông tuyên bố rằng ông rất lấy làm buồn bực.

        Tướng de Gaulle phân biệt hai giai đoạn liên tiếp trong các biện Pháp của đồng minh đối với Bắc Phi.

        Trong giai đoạn thứ nhất, bộ chỉ huy Mỹ đã đem theo một tướng lãnh Pháp và hình như đã ủy thác cho ông này nhiệm vu chỉ huy toàn thể bộ đội Pháp và điều khiển nền hành chánh tại các lãnh thổ Bắc Phi. Trong giai đoạn thứ hai, bộ chỉ huy Mỹ không nói đến tướng lãnh Pháp nữa và trở lại mưu tính với đô đốc Darlan.

        Tướng de Gaulle muốn có lời giải thích về lập trường của nhà cầm quyền Mỹ đối với đô đốc Darlan.

        Đô đốc Stark tuyên bố rằng ông không biết gì đích xác về vấn đề ấy. Theo ông thì trước tiên nhà cầm quyền Mỹ ước tính sẽ có thể lợi dụng được rất nhiêu sự hiện diện của tướng Giraud. Sau đấy, đô đốc Strak đã ngạc nhiên mà thấy báo chí đăng tin nhà cầm quyền Mỹ đang điều đình với đó đốc Darlan. Nhưng không chắc rằng họ có ý định thừa nhận quyền hành của Darlan lâu dài.

        Theo đô đốc Stark thì chỉ có một điều là chắc chắn. Tất cả những việc đã làm cho đến ngày nay đều chỉ có tính cách tạm thời, vấn đề hành chánh Bắc Phi vẫn còn bỏ ngỏ. Về phương diện ấy, đô đốc Stark lấy làm hoan hỷ rằng đã gửi sang Alger một phái đoàn của Ủy Hội Quốc Gia Pháp.

        Tướng de Gaulle cho đô đốc Stark biết cảm tưởng của ông về toàn thể việc này. Ông cho rằng giai đoạn Giraud không được khả quan cho lắm.

        Đáng tiếc rằng tướng Giraud không tiếp xúc với Ủy Hội Quốc Gia Pháp và chỉ đơn thương độc mã xuất trận.

        Dư luận Pháp không thể chấp nhận được tướng Giraud dựa vào thế lực bên ngoài để nắm quyền chỉ huy. Về vấn đề ấy tướng de Gaulle cho đô đốc Stark biết rằng Ủy Hội Quốc Gia Pháp chỉ nhận quyền hành của người Pháp trao cho mình chứ không dựa vào quyền hành của nước ngoài.

        Tóm lại, tướng de Gaulle cho rằng tướng Giraud đại diện cho một lực lượng lớn mà ông đã làm hủy hoại và phí phạm.

        Còn như giai đoạn Darlan thì tướng de Gaulle mong rằng đô đốc Stark sẽ làm sáng tỏ vấn đề khi nào ông có đủ tin tức.

        Đô đốc Stark đồng ý với Đại tướng rằng nhìn toàn diện thì tình hình cực kỳ mờ mịt. Nói riêng về phương diện quân sự, tướng de Gaulle rất vui mừng khen tặng việc thực hiện cuộc hành quân.

        Trưởc khi chấm dứt cuộc hội đàm, đại tướng lại để đô đốc Stark biết rằng Phi Châu thuộc Pháp tự do có một biên giới chung với xứ Libye. Trên mặt trận ấy, lực lượng Pháp Tự Do đã đột kích vùng Fezzan và đã chiếm được ốc đảo Koufra. Lực lượng hồ Tchad sẵn sàng để thực hiện một cuộc hành quân mới vào vùng Fezzan khi nào cần. Họ chỉ cần đợi lệnh của bộ chỉ huy Pháp. Tướng de Gaulle thông báo cho đô đốc Stark biết để giúp ông xếp đặt mọi việc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:25:00 pm
       
        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX, TOÀN QUYỀN EBOUE, ĐÔ ĐỐC D'ARGENLIEU, CAO ỦY TẠI THÁI BÌNH DƯƠNG, CÁC ĐẠI LÝ CỦA PHÁP CHIẾN ĐẤU BÊN CẠNH CÁC CHÍNH PHỦ ĐỒNG MINH.

        Luân Đôn, 12 tháng một 1942

        Sự xúc động của thế giới nhân việc người Mỹ hành động ở Bắc Phi thuộc Pháp về những tin tức tung đi khắp nơi về vấn đề ấy, nhất là tung đi từ Hoa Thịnh Đốn, không ngăn trở chúng ta có một cái nhìn sáng suốt. Theo sự hiểu biết của tôi thì các dữ kiện liên quan đến vấn đề ấy như sau :

        Để sửa soạn việc tiến quân, người Mỹ đã tổ chức  những cơ quan tình bảo tại chỗ và đặt Pháp Chiến Đấu ở ngoài cương vực hoạt động của họ. Người của de Gaulle đã tiếp tay cho người Mỹ vì tin tưởng rằng người Mỹ đã thỏa thuận với chúng ta. Một số nhà cầm quyền địa phương đã giao thiệp với người Mỹ trước khi có cuộc tấn công, họ tính rằng dẫu sao thì hành động như vậy cũng có lợi cho đồng minh.

        Muốn tạo ảnh hưởng trong quân đội và ngăn ngừa sự chống đối và cũng để nắm lấy các nhà cầm quyền Pháp, người Mỹ đã đem tướng Giraud ra trình diện. Đồng thời họ điều đình với tưởng Darlan ở Alger.

        Ngoài thực tế thì các bộ đội Phi Châu và thủy quân của ta ở khắp nơi đều chống lại người Mỹ. Tại Maroc sự chống đối ấy thật ác liệt. Anh hưởng của Giraud đã tỏ ra vô hiệu lực. Nhất là, một đằng ông ta đã tự làm hại bằng cách đã viết cho Thống Chế một bức thư trước đây, lấy danh dự mà thề rằng sẽ vâng lời Thống chế, đằng khác, ông ta không có lời thỏa thuận nào với chúng ta. Sau hết các đảng phải đều bất bình vì ông ta chỉ dựa vào thế lực Mỹ mà nắm lấy quyền hành.

        Bấy giờ là lúc Darlan ló mặt ra sân khấu. Ông ta bắt đầu bằng cách tự nạp mình làm tù binh Mỹ. Ông ta điều đình với người Mỹ cho Alger đầu hàng. Rồi ông ta vừa ra lệnh ngưng bắn vừa tuyên bố  rằng thừa lệnh Thống Chế để cầm quyền Bắc Phi, các trưởng cơ quan phải ở lại chức vụ và các bộ đội phải giữ thái độ trung lập. Người Mỹ muốn dàn xếp cho xong và hy vọng rằng một ngày kia tướng Darlan sẽ tích cực theo họ, bây giờ họ cho rằng giải pháp Giraud cũng khả quan, vả chăng hạm đội Địa Trung Hải vẫn còn ở Toulon mà quân Đức thì đóng sát nách. Như vậy người Mỹ cho rằng tốt hơn hết là không nên coi thường Darlan, họ tin rằng có thể ngăn cản hạm đội đi với quân Đức.

        Tất cả đều diễn biến như một thứ chế độ Vichy mới đang được tái lập ở Bắc Phi và Hiệp Chủng Quốc đứng làm cai thầu.

        Dĩ nhiên, mối ưu tư nổi bật của tôi là đừng làm cho uy tín của chúng ta suy giảm hay hoen ố ví vụ này. Vả chăng chúng ta được chính phủ Anh nâng đỡ một cách kín đáo, thái độ của người Mỹ đã làm cho họ lo ngại và làm mất lòng họ. Còn như người Nga thì tất nhiên họ tức giận vì hành động của Hoa Thịnh Đốn. Mặt khác, các nhóm Kháng Chiến Pháp đều cho tôi biết rằng dân tộc Pháp không chấp nhận âm mưu chính trị lợi dụng Giraud hay Darlan làm cho những người ái quốc mất hướng, tức giận và bị ném vào tay Cộng sản.

        Tôi tin chắc rằng khi luồng nước bùn nhơ này đã trôi qua thi chúng ta sẽ xuất hiện như tổ chức Pháp duy nhất trong sạch và hữu hiệu.

        Tôi yêu cầu các ông hướng sự tuyên truyền, nhất là đài phát thanh và nếu cần thì cả lời tuyên bố của các ông, về những mục tiêu nói trên đây với sự kín đảo cần phải có.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:48:49 am

        ĐIỆN VĂN GỞI TƯỚNG LECLERC Ở BRAZZAVILLE

        Luân Đôn, mùng 4 tháng một 1942

        Đúng với chỉ thị riêng và kín của tôi ngày 22 tháng chín 1942, cuộc tấn công Nam Libye của ông nhắm vào mục tiêu thứ nhất là cho quân Pháp chiếm lấy Fezzan nếu cần thì đánh cả xuống Tripoli hay Gabès, liên kết với quân đồng minh hoạt động ở Tripolitaine.

        Về cuộc tấn công này, ông chỉ nhận mệnh lệnh của tôi. Nhưng ông phải thỏa hiệp với tường Alexander, Tổng Tư Lệnh mặt trận Trung Đông, cách nào để khi vào được Fezzan ông có thể yểm trợ Không quân dồi dào hơn.

        Tôi dự định mở cuộc tấn công vào Fezzan chậm nhất là lúc các đồng minh của ta đã tiến lới vịnh Syrie. Tôi đã yêu cầu tham mưu trướng quân đội Hoàng Gia thông bào cho tướng Alexander những điều cần thiết để phối hợp hoạt động của Quân Đoàn VIII và, nếu cần, với lực lượng của tướng Eisenhower.


        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI ÔNG CHURCHILL  NGÀY 16 THÁNG MỘT 1942

        Cuộc hội đàm khởi sự vào 12 giờ 30.

        Có sự hiện diện của Ô. Eden.

        Ông Churchill có vẻ tươi tỉnh tuy rằng khá bận rộn, ông Eden có vẻ bối rối.

        Thủ tưởng Anh nói với Đại tướng rằng ông thông cảm với những thắc mắc của Đại tướng. Nhưng ông thanh minh rằng bây giờ đang thời kỳ chiến tranh, điều đáng kể trên hết là đánh đuổi kẻ thù ra khỏi Tunisie. Quân đội đồng minh ở Bắc Phi sẽ thi hành những biện pháp thực tiễn nhắm vào mục tiêu ấy và cũng để nhận sự giúp đỡ của các bộ đội Pháp. Ô. Churchill còn nói thêm : « còn như lập trường của chính phủ Anh thỉ trước sau như một, những cam kết đã ký với ông vẫn có giá trị. Những biện pháp của tướng Eisenhower hoàn toàn có tính cách tạm thời và không phương hại gì đến tương lai.» Ông Churchill trưng ra bằng chứng bức điện văn ông vừa gửi cho Roosevelt và đọc cho Đại tướng nghe. Đại ý như sau :

        «1.Tôi đã nhận được phúc đáp cua ông và rút ra kết luận rằng những biện pháp của tưởng Eisenhower chỉ có tính cách thực dụng và tạm quyền.

        2.Tôi đồng ý để cho Eisenhower dùng những biện pháp thích hợp để giúp cho việc hành quân thành công, với điêu kiệu là tôn trọng những điều nói ở đoạn I.»

        Tưởng de Gaulle cho Thủ Tướng Anh biết rằng ông đã ghi nhận lập trường của người Anh, nhưng ông cũng cho biết lập trường của ông. Ông nói : « Chúng ta không còn sống ở thể kỷ XVIII, vua Frédéric đút lót tiền bạc cho quần thần trong triều Vienne để thôn tính Sílésie, chúng ta cũng không còn sống dưới thời đại Phục Hưng, bấy giờ người ta lợi dụng cảnh binh của thành Milan hay kiếm khách ở Florence, vả chăng, khi xong việc người ta cũng không dùng những người ấy để cầm đầu các dân tộc được giải phóng. Chúng ta đánh trận với xương máu và tâm hồn của dân tộc. Đây là những điện tín tôi nhận được từ Pháp gửi sang. Những bức điện tín ấy cho biết rằng nước Pháp đã lâm vào tình trạng kinh hoảng. Xin ông nghĩ đến hậu quả không thể đo lường được nếu nước Pháp đi đến kết luận rằng sự giải phóng, theo quan niệm của đồng minh, là đô đốc Darlan. Như vậy các ông có thể thắng trận trên bình diện quân sự, nhưng các ông sẽ thua trên bình diện tinh thần, kẻ chiến thắng duy nhất là Staline.»

        Ô. Churchill nhắc lại rằng những diễn biến hiện tại không cho phép dự đoán tương lai.

        Tướng de Gaulle trả lời rằng trong trường hợp nào, ông cũng nói rõ cho nước Pháp biết rằng ông không chấp nhận những mưu chước ấy. Bởi thế nên Ủy Hội Quốc Gia Pháp đã dự thảo một thông cáo, yêu cầu chính Phủ Anh cho phép sử dụng đài BBC để phổ biến tin tức.

        Ô. Churchill nói, ông hiểu rõ bận tâm của Đại tướng, ở địa vị của Đại tướng ông cũng muốn công bố lập trường của ông, nhưng ông sẽ bình tâm chờ đợi một thời gian. Dẫu sao thì tướng de Gaulle cũng có tự do để công bố bản thông cáo trên đài BBC khi nào ông muốn. Chính ông sẽ gửi điện tín cho Roosevelt để báo cho biết rằng trong tỉnh thế hiện tại ít nhất cũng phải để cho tướng de Gaulle phương tiện loan báo lập trường của mình.

        Tướng de Gaulle nói rằng về vấn đề phát thanh, phải chấm dứt một cuộc lường gạt tinh thần, nhằm mục đích đánh lộn sòng Darlan với nhóm Pháp Chiến Đấu bằng cách úp mở. Đài phát thanh Mỹ đã tung ra khẩu hiệu «Danh dự và Tổ quốc» trước khi loan lời kêu gọi của đô đốc Darlan, đài BBC chụp lấy thủ đoạn lường gạt ấy bằng cách phát thanh lại chương trình Mỹ. Tướng de Gaulle  quay lại phía Ô. Eden tuyên bố rằng ông không hiểu tại sao đài phát thanh Anh quốc lại có thể  đồng lõa trong việc dối trá này.

        Trước khi Đại tướng và Ô. Churchill đi dùng cơm, Ô. Eden không dự tiệc, mời Đại tướng ra chỗ khác nói riêng là ông rất buồn bực và lo ngại về chuyện này.

        Tướng de Gaulle trả lời : «Không có gì là sạch sẽ cả, tôi rất tiếc rằng ông đã nhúng tay vào để bị xấu lây».

        Trong bữa tiệc, thực khách đều tỏ vẻ xúc động và lo ngại, nhất là các bà, điều đó nói lên nhiều về cảm tưởng của mọi người. Bà Churchill cố gắng cũng không làm thay đổi được bầu không khí.

        Sau đó Ô. Churchill kéo tướng de Gaulle sang phòng làm việc của ông, hai người đối diện với nhau.

        Ô. Churchill tuyên bố với Đại tướng rằng vị thế của Đại tướng rất tốt đẹp, Darlan không có hy vọng ngày mai. Giraud đã bị thanh toán trên bình diện chính trị. «Ông là danh dự. Ông là con đường ngay chính, ông là người duy nhất, ông không nêu đụng độ thẳng với người Mỹ. Vô ích, ông không được lợi gì cả. Ông cử kiên trì đi, rồi họ sẽ tìm đến với ông, vì không còn cách nào khác».

        Rồi Ô. Churchill nổi nóng công kích Darlan. Ông  nói rằng ông không biết dùng danh từ nào để ám chỉ Darlan và bày tỏ sự ghê tởm của ông.

        Tuớng de Gaulle bày tỏ với Ô. Churchill sự ngạc nhiên rằng chính phủ Anh chịu hành động theo đuổi người Mỹ. «Thật tôi không hiểu ông chút nào. Ông đánh trận từ ngày đầu. Có thể nói rằng riêng cá nhân ông, ông là cuộc chiến tranh này. Quân đội của ông chiến thắng ở Libye. Thế mà bây giờ ông theo đuổi người Mỹ trong khi chưa có người lính Mỹ nào trông thấy quân Đức. Chính ông mới là người chỉ đạo tinh thần của cuộc chiến. Dư luận công chúng Âu Châu đều muốn làm hậu thuẫn cho ông.»

        Ô. Churchill cho biết rằng ông đã đi vào con đường này khi ông đọc vài diễn văn ở Guildhall hôm trước đây, ông ca ngợi tướng de Gaulle và những người ái quốc Pháp đã theo ông ta rất nhiều, đối với tướng Giraud thì ông cho tôi hiểu rằng tướng Giraud chỉ muốn trốn trách nhiệm.

        Tưởng de Gaulle trả lời rằng ông cảm ơn Thủ Tướng đã tế nhị phân biệt vàng thau, nhưng ông nghĩ rằng thời cơ đã đến để Thủ Tướng nhận lãnh ngay một lập trường tổng quát hơn và có tầm quan trọng lớn.

        Đại tướng còn nói thêm hiện thời người ta thấy người Mỹ đang rảo riết điều đình với những người của Vichy và phe này đã thay đổi mặt nạ cho hợp thời. Vichy tượng trưng cho rất nhiều sự kiện và tất cả những sự kiện ấy đều chống lại người Anh. Người Anh càng để cho Mỹ tự do hành động, người Anh càng làm bành trướng khắp nơi những lực lượng có thể một ngày kia quay lại chống báng họ.

        Ô. Churchill yêu cầu Đại tướng giữ liên lạc mật thiết với ông và đến chơi luôn, ngày nào cũng được nếu Đại tướng muốn.

        Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng tỏ vẻ lạc quan và chắc chắn rằng chính sách Anh đối với nước Pháp vẫn căn cứ vào việc duy trì sự liên lạc với Ủy Hội Quốc Gia. Ông bày tỏ lòng tin tưởng Pháp Chiến Đấu sẽ qua khỏi được thảm kịch ngày nay và Pháp Chiến Đấu sẽ mạnh hơn, cần thiết hơn bao giờ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:52:20 am
         
        DIỄN VĂN ĐỌC TRÊN ĐÀI LUÂN ĐÔN NGÀY 27 THÁNG MỘT 1942

        Hạm đội Toulou, hạm đội của nước Pháp bị đánh chìm.

        Giữa lúc địch sắp tịch thu tàu bè của chúng ta, tâm hồn thủy thủ và bộ chỉ huy đều nao núng. Trong chốc lát, cấp chỉ huy, sĩ quan, thủy binh đều thấy rách tan tấm màn che đậy mà sự dối trá đã phủ lên mắt họ từ năm 1910. Trong giây phút họ hiểu rằng họ bị dồn vào một tình trạng nhục nhã.

        Có lẽ vì không có lối thoát nào khác, tự tay họ đã phá hủy hạm đội Pháp để tránh cho tổ quốc cái nhục cực diễm trông thấy hạm đội của mình trở thành hạm đội địch.

        Nước Pháp đã nghe tiếng súng thần công ở Toulou, những tiếng nổ vang trời, những tiếng súng thất vọng, sự kháng chiến tối hậu. Mọi người đều rùng mình đau đớn, tiếc thương và giận dữ.

        Tai họa này thêm vào những tai họa khác làm cho họ quyết định đứng lên và tập hợp lại — phải, tập hợp lại — trong một ý chí sắt đá đoạt lấy chiến thắng để xóa bỏ hậu quả tàn khốc của sự chiến bại và thoái bộ.

        Chiến thắng ! Không có đường lối nào khác, Chưa bao giờ có đường lối nào khác !


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG LECLERC, BRAZZAVILLE

        Luân Đôn, 28 tháng một 1942.

        I. — Nay hạ lệnh tổng quát cho ông thi hành cuộc hành quân tiễn chiếm Fezzan. Ông có thể khởi binh từ mùng 2 tháng chạp, theo sáng kiến của ông và tham hợp với ý kiến của tướng Alexander.

        Ông này có liên lạc với Anderson, đã nhận chỉ thị của tổng tư lệnh đồng minh để báo cáo cho ông biết và cung cấp yểm trợ không quân cần thiết.

        II. — Trong số những yếu tố quyết định của ông, xin ông chú ý đến các sự kiện sau đây :

        1) Địch có thể tim cách tăng cường bộ đội ở Fezzan để bảo vệ bên sườn phía nam.

        2) Địch có thể yểm trợ mạnh mẽ các đồn trại ở Fezzan nếu Quân đoàn VIII của người Anh chưa có thể thực hiện những cuộc hành quân trên bộ và trên không một cách đại quy mô trong vùng E1 Agheila.

        III. — Tôi tin cậy ông và các bộ đội của ông.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG LECLERC, BRAZZAVILLE

        Luân Đôn, mùng 2 tháng chạp 1942

        Tôi nhận được điện tín của ông đề ngày 28 tháng một nói đến ý kiến của người Anh về vấn đề Fezzan. Hôm qua tôi gửi điện tín cho ông về vấn đề  ấy.

        Fezzan phải là phần đất của người Pháp trong trận chiến tranh Phi Châu. Vùng ấy là dây liên lạc địa dư giữa Nam Tunisie và hồ Tchad. Ông cần phải đẩy lui tất cả mọi sự can thiệp của người Anh vào vùng này bất cứ dưới hình thức nào, chính trị, hành chánh, tiền tệ.v,v. không cần cảnh cáo thương lượng gì cả.

        Đối với những yêu sách của người Anh về vùng Fezzan, ông sẽ tiếp tục trả lời như đã làm trước đây rằng những vấn đề ấy thuộc thẩm quyền của tướng de Gaulle và Ủy Hội Quốc Gia. Thân hữu.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROU TOÀN QUYỀN ẺBOUÉ, TƯỚNG LECLERC, ĐÔ ĐỐC ARGENLIEU, CÁC ĐẠI LÝ CỦA PHÁP CHIẾN ĐẤU BÊN CÁC CHÍNH PHỦ ĐỒNG MINH

        Luân Đôn, mùng 5 tháng chạp 1942

        Tôi xin nói để quý ông biết rõ ý kiến của tôi trước tình trạng cực kỳ khó khăn và nghiêm trọng cho mọi người Pháp tạo ra bởi âm mưu ghê tởm của đô đốc Darlan và người Mỹ. Trong những dịp hội họp công cộng và những cuộc đàm luận tư nhân quý ông có thể và phải đưa ra những ý kiến sau đây :

        1) Chúng ta vẫn muốn và muốn hơn bao giờ hết tập hợp Đế Quốc để cùng theo đuổi một nỗ lực chiến tranh. Chúng ta biết rõ rằng tình trạng chia rẽ và hỗn loạn ghê gớm tạo ra bởi chế độ Vichy ở Bắc Phi và Tây Phi trong hai năm rưỡi nay là những trở ngại lớn cho chúng la. Nhưng chúng ta có thể và phải vượt qua những trở ngại ấy.

        2)Điều kiện thứ nhất cần thiết là gạt ra ngoài một vài người tượng trưng cho sự đầu hàng, hợp tác với địch và tiếm quyền của nước Pháp. Trước hết tôi nói đến Darlan. Tôi cũng nói đến Boisson. Nếu chúng ta điều đình với họ chúng ta sẽ mất hết tín nhiệm ở Pháp, ở ngoại quốc và có thể đối với các đồng chí của chúng ta. Trái lại, chúng ta không cho rằng cần phải gạt bỏ những người như Giraud, Juin, Barrẻ,v.v. Những người này có thể lầm lẫn nhưng họ không phạm một tội nào. Chúng ta sẵn sàng thỏa thuận với họ.

        3) Nếu loại bỏ được Darìan và Boisson, chúng ta sẽ sẵn lòng tiếp xúc ngay với nhà cầm quyền ở Bắc Phi và Tây Phi. Để bắt đầu, chúng ta đề nghị tổ chức một hệ thống liên lạc với họ, cách nào để có thể phối hợp nỗ lực quân sự, kinh tế, tinh thần

        của chúng ta với nỗ lực của họ. Như vậy sẽ có hoạt động chung trên hai lãnh vực sau đây. Kháng cự địch ở bất cứ nơi nào có thể kháng cự được ; giữ vững chủ quyền Pháp trên khắp các lãnh thổ của ta chống lại bất cứ kẻ nào xâm phạm, có thể giữ được sự liên lạc bằng cách trao đổi những cuộc thăm viếng và những nhân viên liên lạc thường xuyên ở Luân Đôn, Alger, Beyrouth, Dakar, Brazzayille, Rabat, Fort-Lamy.

        4) Do sự phối hợp nỗ lực chiến tranh đó, tôi nghĩ rằng chẳng bao lâu chúng ta sẽ có thể tìm ra những mục đích chung về đủ mọi vấn đề. Tôi cũng nghĩ rằng tinh thần tranh đấu sẽ làm cho những người giữ thái độ lưng chừng hướng về chúng ta. Sau hết, tôi nghĩ rằng chẳng bao lâu mọi người sẽ nhận thấy cần phải thành lập một guồng máy chỉ đạo chung, để điều hành mọi việc liên hệ đến nỗ lực đế quốc, công cuộc kháng chiến ở Pháp và sự liên lạc với đồng minh. Tất nhiên, Cơ quan chỉ đạo ấy sẽ có quyền hành rộng rãi hơn Ủy Hội Quốc Gia của chúng ta hiện thời.

        5) Tôi rất sung sướng thâu nhận ý kiến của quý vị về các điểm ấy hay về các điểm khác do các ông cho biết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:37:53 pm
   
        DIỄN VĂN ĐỌC TRÊN ĐÀI PHÁT THANH LUÂN ĐÔN

        Ngày 14 tháng chạp 1942

        Thỏa ước tôi vừa ký với Ô. Eden tái lập chủ quyền của nước Pháp ở Madagascar và xóa bỏ những hậu quả tai hại của những biến cố tới đây. Do đó, xứ thuộc địa lớn và đẹp của chúng ta ở Phi Châu rồi đây sẽ có thể thực hiện nỗ lực quân sự và kinh tế quan trọng trong cuộc chiến tranh phục vụ nước Pháp.

        Ai cũng biết rằng sau tháng sáu 1940 xứ Madagascar và toàn thể Đế Quốc sẽ sẵn lòng theo đuổi chiến tranh sau ngày thất trận ở chánh quốc nếu không có chính sách tàn ác ngăn cấm Đế Quốc chống lại kẻ thù, nhưng trái lại, bắt buộc phải chống lại đồng minh.

        Tại Madagascar cũng như ở nơi khác, Pháp Chiến Đấu sẽ sửa chữa những lỗi lầm ấy, đồng thời tái lập luật pháp Cộng Hòa, xi măng của nền thống nhất Đế Quốc.

        Ủy Hội Quốc Gia và tôi hoàn toán tin tưởng uy tín lớn lao và kinh nghiệm già giặn của vị cao ủy Pháp, tướng Legentilhomme.

        Nhân dịp ký thỏa ước này, một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh đến lòng trung tín hoàn toàn của đồng minh Anh quốc, nước bạn có tình thân hữu cố cựu với chúng ta. Trong cuộc thử thách ngày nay, dân tộc Pháp lấy làm vui sướng khi nhận thấy chính phủ Anh, mặc dầu gió mưa vũ bão, vẫn tôn trọng chủ quyền Pháp trên Đế Quốc Pháp và giữ lời cam kết một cách thận trọng cao thượng. Đối với vấn đề Madagascar, thông cáo ngày 13 tháng năm của chính phủ Anh và tuyên cáo ngày 13 tháng bảy của Ủy Hội Quốc Gia Pháp về vấn đề hành chánh đảo Madagascar, đều được thi hành triệt để.

        Đây là bằng chứng mới về sự đồng minh Anh -  Pháp mà nước Pháp không thể không biết đến được.

 
        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRAUD Ở ALGER

        Luân Đôn, ngày 25 tháng chạp 1912

        Vụ ám sát ở Alger là một dấu hiệu và một lời cảnh cáo.

        Một dấu hiệu khích động tâm hồn người Pháp gây nên và tấn bi kịch Pháp.

        Một lời cảnh cáo về hậu quả đủ loại của tình trạng không có quyền hành quốc gia giữa lúc Lịch Sử nước Pháp trải qua cơn khủng hoảng trầm trọng nhất.

        Hơn bao giờ hết, lúc này cần phải thiết lập quyền hành quốc gia đó.

        Thưa Đại tướng, tôi đề nghị Đại tướng hội đàm với tôi ngay tại lãnh thổ Pháp, hoặc ở Algérie hoặc ở hồ Tchad, để nghiên cứu những phương tiện nào cho phép quy tụ dưới một quyền trung ương tạm thời tất cả lực lượng Pháp quốc nội và quốc ngoại, tất cả các lãnh thổ Pháp có thể tranh đấu cho sự giải phỏng và tiền đồ nước Pháp.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRAUD Ở ALGER

        Luân Đôn, mùng 1 tháng giêng 1943

        Tôi đã nhận được thư trả lời của ông và lấy làm vui mừng vì chúng ta đã có thể trao đổi quan điểm lẫn thứ nhất. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta không nên đình hoãn việc thống hợp toàn thể Đế Quốc Pháp và lực lượng Pháp có thể sử dụng được để lập liên lạc với Kháng Chiến Pháp. Tôi chắc chắn rằng ông cũng nghĩ như tôi, đó là điều khẩn thiết để thực hiện sự giải phóng nước nhà trong những điều kiện thích hợp với quyền lợi và danh dự tổ quốc. Tôi tin chắc rằng chỉ có một quyền trung ương tạm thời của nước Pháp trên căn bản thống nhất quốc gia là có thể chỉ đạo được nỗ lực chiến tranh, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn và đại diện đúng mức nước Pháp tại ngoại quốc. Nhất là tôi tin rằng chỉ có một chính quyền như thế mới có thể chấm dứt nhanh chóng những khó khăn hiện tại ở Bắc Phi và Tây Phi thuộc Pháp

        Như vậy, tôi phải nhắc lại đề nghị mời ông hội kiến ngay với tôi để nghiên cứu biện pháp thực hiện mục tiêu nói trên. Tôi không lạ gì tình hình phức tạp ở Alger. Nhưng chúng ta có thể gặp nhau ở Brazzayille hoặc ở Beyrouth, tùy ông lựa chọn.

        Tôi tin cẩn ông và chờ đợi thư trả lời của ông.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRAUD

        Luân Đôn, mùng 7 tháng giêng 1943

        Tôi tiếc rằng những sự cam kết của ông trước đây đã bắt buộc ông phải đình hoãn cuộc họp mặt với tôi ngày 25 tháng chạp đến cuối tháng giêng. Tôi xin nói thẳng với ông rằng Ủy Hội Quốc Gia Pháp và tôi đều có ý kiến khác về tính cách khẩn cấp về vấn đề thực hiện nền thống nhất Đế Quốc và sự phối hợp nỗ lực Đế Quốc với nỗ lực của phong trào kháng chiến quốc gia. Nên lo ngại rằng sự chậm trễ sẽ làm thất vọng quốc dân Pháp và tai hại cho nước nhà. Mặt khác, chúng ta không thể biết chắc được sau này lòng người còn thuận lợi cho quốc gia đại sự giữa lúc tình hình biến chuyển dồn dập như ngày nay. Đối với vấn đề  thành lập quân sự như ông đề nghị, tôi vẫn chú trọng đến nhiều tuy rằng tướng d‘Astier de la Vigerie do tôi phái sang Alger ngày 19 tháng chạp đã phải trở về ngay. Xin ông cho biết ông quan niệm sự liên lạc ấy trên những căn bản nào và trong những điều kiện nào. Sau hết, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên thông tin với nhau bằng những bản văn qua tay các cơ quan ngoại quốc. Tôi sẵn sàng gửi cho ông một bản mật hiệu để chúng ta có thể liên lạc bằng mật ngữ với nhau giữa Luân Đôn, Alger và Brazzayille.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2019, 03:46:38 am

        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRA UD ALGER

        Luân Đôn, 7 tháng giêng 1943.

        Xin ông ghi nhớ rằng tôi vẫn sẵn sàng để gặp ông tại đất Pháp, giữa người Pháp với nhau và khi nào ông cho là thuận tiện.

        Tôi gửi đến ông đại tá Billotte và thiếu tá Pélabon, đem theo một bản mật hiệu để chúng ta thiết lập sự liên lạc.

        ĐIỆN VĂN GỬI Ô. W.CHURCHILL Ở ANFA.

        Luận Đôn, 20 tháng giêng 1943.

        Qna bức công hàm thứ hai của ông, tôi biết rằng ông và tổng thống Roosevelt có mặt tại đấy là để thực hiện với tướng Giraud một vài thỏa hiệp về Bắc Phi thuộc Pháp, ông có nhã ý mời tôi tham dự các cuộc tranh luận và cho biết thêm rằng những điều khoản thỏa hiệp sẽ được ký kết không có tôi tham dự.

        Cho đến ngày nay, mọi công việc của đồng minh tại Bắc Phi thuộc Pháp đều được quyết định, sửa soạn, và thi hành không có sự tham dự chỉnh thức của Pháp Chiến Đấu và tôi cũng không hề được thông báo cho biết mọi diễn biến một cách trực tiếp và khách quan. Tuy nhiên, ông không lạ gì trong cuộc chiến tranh này tôi và Ủy Hội Quốc Gia Pháp có trách nhiệm thế này đổi với nước tôi và để phục vụ nước tôi.

        Những quyết định về Bắc Phi và Tây Phi không có Pháp Chiến Đấu tham dự, mặt khác, sự duy trì một chế độ quyền hành lệ thuộc Vichy ở những nơi ấy, đã tạo nên một tình trạng quốc nội hầu như không thoả mãn được đồng minh ; tôi có thể đoán chắc với ông rằng tình trạng ấy cũng không thoả mãn được nước Pháp,

        Đến nay, tổng thống Roosevelt và chính ông yêu cầu tôi bất thần đến dự những cuộc đàm phán về vấn dề ấy mà tôi không biết rõ chương trình và điều kiện thảo luận; ông yêu cầu tôi bất thần bàn luận những vấn đề liên quan về đủ mọi phương diện đến tương lai nước Pháp và đế quốc Pháp.

        Tuy nhiên, tôi hiểu rằng có những vấn đề hình thức quan trọng lắm, tình hình tổng quát của chiến tranh và tình trạng nhất thời của nước Pháp ngày nay không cho phép tôi khước từ cuộc tiếp xúc với tổng thống Hiệp Chủng Quốc và thủ tướng của Nữ Hoàng Anh. Bởi vậy cho nên tôi nhận lời đến dự phiên họp. Tướng Catroux và đô đốc d’Argenlieu sẽ tháp tùng tôi.

        ĐIỆN VĂN GỬI TOÀN QUYỀN EBOUE, TƯỚNG LECLERC, ĐÔ ĐỐC D‘ARGENLIEU, CÁC ĐẠI LÝ PIIÁP CHIẾN ĐẤU BÊN CẠNH CÁC CHÍNH PHỦ NGOẠI QUỐC.

        Luân Đôn, 28 tháng giêng 1913

        Sau đây là tóm tắt cảm tưởng của tôi về cuộc hội đàm Casablanca và kết quả khiếm tốn đã thâu đạt được.

        Cuộc tiếp xúc của tôi, của tướng Catroux và đô đốc d‘Argenlieu với phái đoàn Giraud đều được thực hiện một cách thân mật. Nhưng cuộc hội đàm đã cho thấy những khó khăn trọng đại trong việc thống nhất thực sự lúc này. Quả vậy, tướng Giraud không chịu thay đổi hệ thống áp dụng tại Bắc Phi, tức hệ thống của Vichy, ông đòi phải giữ tại chức Noguès, Boisson, Peyrouton, Bergeret. Vả chăng, ngoài thực tế, ông cũng không có quyền hành thực sự, ngoại trừ một phần nào quyền hành trong phạm vi các bộ đội của ông. Mặt khác, Giraud đề nghị  Pháp Chiến Đấu lệ thuộc ông, như vậy có nghĩa là chúng ta phải giải tán để xáp nhập vào một hệ thống địa phương ở Phi Châu không có gì là tốt đẹp. Ngoài ra, mọi việc của nước Pháp sẽ nằm gọn trong tay người Mỹ cũng như Giraud vậy.

        Tôi đề nghị Giraud gia nhập Pháp Chiến Đấu với chức vị chỉ huy tất cả về các lực lượng hành quân. Ông không chấp nhận giải pháp ấy. Xét cho cùng thì xung quanh ông có một nhóm người muốn để ông đóng một vai trò chính trị. Đồng thời ông cũng bị bao vây chẳng ít thời nhiều bởi những nhân vật đại phong kiến Vichy, những người này để cho ông chút danh vọng và dùng ông như cái mặt tiều danh dự để họ giữ được chức vị, quyền hành và thái độ chờ đợi.

        Không thể làm gì hơn được, chúng tôi chỉ đồng ý với Giraud giữ liên lạc với nhau về các phương diện quân sự, kinh tế v.v... Chúng tôi hy vọng rằng sẽ tiến lại gần nhau từng bước một, nhất là trong khi dư luận công chúng ở Bắc Phi thuộc Pháp mỗi ngày mỗi thêm thuận lợi cho chúng ta.

        Cuộc hội đàm của tôi với Roosevelt rất khả quan. Tôi có cảm tưởng rằng ông đã khám phá ra thế nào là Pháp Chiến Đấu. Điều này sẽ có hậu quả lớn lao về sau. Mặt khác, Roosevelt và Churchill cũng như chúng tôi, đều nhận thấy tướng Giraud, theo bản chất của ông, chỉ có tư cách đế chỉ huy quân sự mà thôi.

        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG GIRAUD, ALGER

        Luân Đôn, mùng 2 tháng hai 1913

        Tướng Catroux sắp rời Luân Đôn đi Beyrouth. Tôi định để ông ghẻ thăm Alger hai ba ngày trước khi đến nhiệm sở hiện thời bên Syrie. Như vây Catrouxcó thể tiếp xúc với ông và thảo luận với ông về việc Ủy Hội Quốc Gia Pháp muốn gửi một phái đoàn sang Bắc Phi, như chúng ta đã thỏa thuận vót nhau ở Casablanca.

        Theo quan niệm của tôi, tướng Catroux sẽ giữ trách nhiệm điều khiên phái đoàn này tại chỗ sau khi ông ta giải quyết xong một vài việc rất quan trọng ở Trung Đông. Chúng tôi rất cần nói để ông rõ, cuộc viếng thăm Alger của Catroux không nên để cho báo chí và đài phát thanh Bắc Phi và ngoại quốc suy diễn một cách quá sớm hay quá đáng. Như vậy, chúng tôi yêu cầu ông ngăn cản những lời bình luận xuất phát từ Bắc Phi về việc này, vì ngoại trừ những bài bình luận được chúng tôi đồng ý.

        Xin ông cho tôi biết ngay sự đồng ý của ông về các điểm nói trên đây.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Sáu, 2019, 12:20:14 pm

        HUẤN THỊ GỬI JEAN MOULIN

        (Thành lập Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến)

        Luân Đôn, ngày 21 tháng hai 1943

        1) Jean Moulin, đại lý của tướng de Gaulle tại khu vực không bị chiếm đóng, đã trở thành đại diện thường xuyên liên lạc duy nhất của tướng de Gaulle  và Ủy Hội Quốc Gia trên toàn thể lãnh thổ chánh quốc.

        2)  Trong phạm vi trách nhiệm của ông, ông có thể  tạm thời ủy nhiệm một vài quyền hạn của ông cho những người do ông chọn lựa và chịu trách nhiệm đối với ông.

        3) Phải thành lập ngay, trong một thời hạn ngắn, một Hội Đồng Kháng Chiến duy nhất cho toàn thể lãnh thổ chánh quốc do Jean Moulin làm chỏ tịch, đại diện cho tướng de Gaulle

        4) Hội Đồng Khảng Chiến đó đại diện cho các nhóm khảng chiến, các tổ chức chính trị kháng chiến và các nghiệp đoàn thợ thuyền khảng chiến. Sự tập hợp phải thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

        - Chống lại người Đức, các đồng minh của Đức và các đồng lõa của Đức, bằng đủ mọi phương tiện, nhất là vũ khí như súng tay ;

        - Chống lại mọi hình thức độc tài, nhẩt là độc tài Vichy, mặc dù xuất hiện với bộ mặt nào ;

        - Ủng hộ tự do ;

        - Theo de Gaulle trong cuộc chiến giải phỏng đất đai và đem lại tiếng nói cho dân tộc Pháp.

        5) Hội Đồng Kháng Chiến có nhiệm vụ quyết định những chỉ thị gửi cho các nhóm có đại diện trong hội dồng, theo huấn thị của tướng Gaulle và của Hội Đồng Quốc Gia...

        6) Để cho Hội Đồng Kháng Chiến có uy tín và hiệu lực cần thiết, các nhân viên phải được các nhóm họ đại diện trao quyền và tin tưởng ; họ phải có quyền nghị quyết ngay tại phiên họp, nhân danh những người họ đại diện.

        7) Hội Đồng Kháng Chiến là một yếu tố của một cơ quan đại diện quốc gia thu hẹp, cố vấn chính trị của tướng de Gaulle cho đến khi ông đến nước Pháp. Đến lúc ấy Hội Đồng Kháng Chiến sẽ mở rộng thêm và thâu nhận những đại diện bổ túc

        8) Hội Đồng Kháng Chiến, nếu thấy cần, có thể  bầu ra một ủy ban thường trực, ủy ban này sẽ đặt dưới quyền chủ tọa của một đại diện tướng de Gaulle  và Ủy Hội Quốc Gia hay của một phụ tá do ủy ban lựa chọn, số nhân viên ủy ban là năm người.

        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX Ở BEYROUTH

        Luân Đôn, mùng 10 tháng ba 1943.

        Cuộc công du Tripolitaine và Phi Châu tự do của tôi hiện thời bị đình hoãn vì nhiều lý do, lý do chính là sự phản đối của chính phủ Anh. Có lẽ họ lo ngại rằng sự có mặt của tôi Tripoli hay ở Tchad sẽ gây ra những vụ biểu tình ở Bắc Phi thuộc Pháp hay những vụ lộn xộn làm khó khăn cho Giraud. Họ cũng lo ngại tôi có thể xuất hiện bất thần ở Alger, điều này thật là hão huyền. Mặt khác, một dự định công du khốc lại bắt đầu thành hình. Tóm lại, tôi phải hoãn cuộc viếng thăm các bộ đội và các lãnh thổ của chúng ta. Điều đó, hẳn ông cũng biết, không thể không làm tôi buồn rầu và bực tức. Nhưng tình hình chung bắt buộc tôi phải nán lòng chờ đợi.

        Giữa lúc ông nhân danh Ủy Hội Quốc Gia đến Bắc Phi thực hiện những cuộc điều đình then chốt, tôi cũng muốn bày tỏ với ông ý định sâu xa của tôi. Tôi cũng yêu cầu ông thông báo nguyên vẹn ý : định ấy cho tướng Giraud và những người ở đấy muốn hoạt động cho nền thống nhất một cách chân thành và cao minh.

        Tôi rất mong muốn có thể thực hiện sớm nền thống nhất Đế Quốc. Địa vị của nước Pháp đối với địch bắt buộc chúng ta phải có sự thống nhất ấy. Mặt khác, sự chia rẽ Đế Quốc thành hai khúc như hiện thời là một tai họa lớn cho vị thế và quyền

        lợi Pháp đối với đồng minh. Tuy nhiên, điều kiện tối yếu cho cuộc thống nhất, trước hết phải kể đến tinh thần quốc dân ở chánh quốc. Bởi thể cho nên chúng ta không thể hợp tác với Darlan và chấp nhận Vichy dưới bất cứ hình thức nào. Nước Pháp có một ý niệm nào đó về chúng ta và tin tưởng chúng ta đến mức nào đó, không những trong hiện tại mà mãi về sau này. Chúng ta không có quyền làm cho họ mất tin tưởng và hy vọng ấy. Ngoài ra một sự đoàn kết trên lý thuyết không có gì là chân thực sẽ vô cùng tai hại, vì nó gây ra xung đột nội bộ tổ chức và đưa đến sự tê liệt toàn bộ mau chỏng. Nói tóm lại, muốn đoàn kết thì cần phải có một nền tảng đoàn kết, bởi thế cho nên chúng ta đã trình bày sự kiện ấy trong bản chính cương của Ủy Hội Quốc Gia Pháp.

        Thật là một sự tủi nhục, giữa lúc chiến tranh và quốc nạn, chúng ta buộc lòng phải đặt điều kiện trên lãnh vực chính trị. Nhưng không có cách nào khác vì nguyên nhân chia rẽ ngày nay, không phải chỉ là sự bất đồng ý kiến về nhu cầu chiến đấu, nhưng còn là ý thức hệ Vichy, hệ quả của sự bất đồng ý kiến ấy. Tuy nhiên, chúng ta không muốn tìm cớ để chống báng ai, chúng ta chỉ chống báng những người nhất định không chịu chấp nhận toàn thể bổn phận thời chiến hay những người thực sự biểu trưng cho sự đầu hàng và sự cộng tác với địch, chúng ta nhất định không chịu ra mặt ở Bắc Phi nếu chúng ta không xuất hiện với tư cách của chúng ta hiện thời. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta tin rằng chúng ta có lý ngay từ lúc ban đầu. Chúng ta biết chúng ta được sự tán thành nồng nhiệt của gần hết quần chúng Pháp và của số đông dân chúng Bắc Phi và Tây Phi. Ngoài ra, cho đến khi thực hiện thực sự được nền thống nhất, chúng ta muốn giữ nguyên tính chất của chúng ta, chúng ta vẫn là những nhóm tổ chức thành Pháp Chiến Đấu như ngày nay.

        Tôi hiểu rõ ông cần phải vận động tại chỗ. Trên nguyên tắc, tôi không xen vào công việc vận động của ông. Tôi cho rằng, đồng thời cũng cần phải có thái độ sau đây : Không để cho thấy tôi cũng can dự vào việc này, bằng nhân sự hay tài vật. Hẳn là ông đồng ý với tôi về điểm này. Xin ông tin rằng tôi hoàn toàn tin cần và thân hữu với ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:20:57 pm

        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG EISENHOWER, ANGER

        Luân Đôn, mùng 6 tháng tư 1943

        Giữa lúc khởi sự một cuộc giao tranh lớn lao và ác liệt, dưới quyền chỉ huy tối cao của ông, tôi xin nói để ông biết, dân tộc Pháp gửi lời chúc mừng ông và các đạo quân đồng minh anh dũng dưới quyền ông. Lời cầu chúc của người Pháp cũng bắt nguồn từ nhiệt tâm của họ hướng về sự thống nhất đất nước, họ muốn thực hiện mau chóng nền thống nhất ấy để có thể tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến tranh chung. Ngay từ bây giờ, xin ông tin chắc rằng nước Pháp rất vui lòng và tự hào vì lực lượng của mình tham dự bên cạnh đồng minh Anh Mỹ, từ Bắc chí Nam cuộc hành quân giải phóng toàn thể Đế Quốc Pháp ở Phi Châu khỏi ách xâm lăng của quân thù.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG CATROUX, ALGER

        Luân Đôn. mùng 2 tháng năm 1943

        Tôi đã nhận thư của ông để ngày 27 tháng tư và những tài liệu của Giraud do Offroy mang về.

        Tôi cũng nghĩ như ông rằng sự tranh luận trên giấy tờ trao đổi với nhau quả là vô bồ. Bây giờ tất cả đều là vấn đề thành tâm. Nhưng tôi chưa có cái gì chắc chắn về sự thành tâm của Giraud hay những quan thầy của ông ta. Đề nghị của ông ta hội kiến với tôi ngoài biển Biskra hay trong một ngôi nhà ở phi trường Mỹ tỉnh Marrakech, theo tôi là dấu hiệu những người đối thoại với chúng ta không chịu chơi nước bài thẳng thắn.

        Quả vậy, nếu tôi mềm yếu mà nghe theo họ thì không biết tình trạng chúng ta ra sao ? Chúng ta bị cô lập, không có phương tiện xê dịch riêng, không có phương tiện thông tin, trong khi ấy thì những người đối lập với chúng ta có đủ lợi thế. Họ có thể tùy tiện giữ chúng ta ở đấy, lấy cớ phải tranh luận lâu dài, trong khi ấy báo chí và đài phát thanh

        Anh Mỹ nhận được những tin tức xuyên tạc, sẽ tường thuật cuộc tranh luận này theo quan niệm của họ. Nếu tranh chấp mãi không đi đến đâu, chúng ta chịu chấp nhận những sự dàn xếp của họ đưa ra thì chúng ta sẽ bị sút kém và bất lực. Xin ông đừng quên rằng việc này là cuộc tranh chấp giữa chúng ta với chính phủ Hiệp Chủng Quốc, chứ không phái với Giraud vì Giraud chẳng là gì cả.

        Vả chăng, người ta tưởng tôi muốn định đoạt tương lai tổ quốc và đẻ ra một chính phủ mà không tiếp xúc và thỉnh ý Ủy Hội Quốc Gia và những người cần phải hỏi ý kiến, mặc dầu chỉ để lựa chọn họ. Chỉ có thể làm như vậy ở Alger. Chúng ta không phải là những người phong kiến trao đổi lãnh địa của nhau trong một bữa ăn. Chúng ta là những người Pháp muốn thực hiện nền thống nhất Đế Quốc. Tôi có những trách nhiệm cá nhân với nước Pháp mà tôi ước lượng được tầm rộng lớn.

        Sau hết, phải chăng chúng ta đã quên rằng ngày 15 tháng ba, tướng Giraud giả bộ công khai mời tôi đến Alger chăng ? Tại sao ông ta đổi ý ? Có thể cho rằng ông ta sợ dư luận ? Nhưng tại sao phải sợ nếu ông thành thật không có ẩn ý ?

        Ủy Hội Quốc Gia đã thảo luận về vấn đề này ngày 27 tháng tư, khi nhận được điện tín của ông ngày 27. Ủy Hội cũng đồng ý rằng chúng ta phải đích thân đến Alger. Còn như tôi, tôi không đi nơi nào khác. Tôi nói thêm rằng tôi đã cho Bouscat biết, ông này đến thăm tôi ngày mùng 1 tháng năm để biết phản ứng của tôi. Mặt khác, theo lời yêu cầu của Churchill, tôi đã đến hội kiến với ông ngày 30 tháng tư và cũng cho ông biết như thế.

        Tôi yêu cầu ông cho Giraud biết quyết định của tôi, tôi đã nhất quyết rồi. Nếu Giraud thực lòng muốn thống nhất thì ống ta không có lý do nào xác đáng để ngăn cản tôi đến thẳng Alger.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 04:49:16 pm

        THÔNG ĐIỆP GỬI ỦY HỘI QUỐC GIA KHÁNG CHIẾN NHÂN NGÀY THÀNH LẬP ỦY HỘI

        Luân Đôn, mùng 10 tháng năm 1943

        Trong cuộc chiến tranh này, giữa lúc tổ quốc chơi ván bài quyết định số mệnh mình, sự thành lập Hội Đồng Kháng Chiến là một sự kiện then chốt, đây là cơ quan chính yếu của nước Pháp trên đường chiến đấu.

        Đã từ lâu, khối người tranh đấu trên lãnh thổ quốc gia và những đứa con tổ quốc chiến đấu ở ngoài đều thống nhất mục tiêu và ý chí, kể từ đây sự thống nhất ấy được thể hiện trong việc thống nhất hành động.

        Đó là điều phải nói đến trước tiên. Muốn cho giải phóng và chiến thắng là sự nghiệp của người Pháp, điều cần thiết tuyệt đối là quốc gia phải tập hợp lại trong một nỗ lực của riêng người Pháp. Quyền lợi tức thời của chúng ta, sự cường thịnh ngày mai, và có lẽ nền độc lập của chúng ta, đều tùy thuộc điều kiện ấy. Mọi hình thức ly tán, mỗi hành động đơn độc, mọi bè đảng riêng tư trong bất cứ lãnh vực nào của cuộc chiến tranh toàn diện, đều phương hại cho sức mạnh kháng địch của nước Pháp và gây khó khăn cho sự đoàn kết quốc gia.

        Bởi vậy cho nên điểm chính yếu là công cuộc kháng chiến trên lãnh thổ quốc gia phải là một toàn bộ nhất trí, có tổ chức và có tập trung. Việc ấy đã được thực hiện nhờ sự thành lập Hội Đồng Kháng Chiến, Hội Đồng này là một thành phần của Pháp Chiến Đấu, thống họp tổng sổ các lực lượng đủ loại chiến đấu ở trong nước để chống địch và những kẻ hợp tác với địch.

        Nhưng nước nhà lâm vào tình trạng đảo lộn chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức, gây nên nhiều bại trận, phản bội, và tiếm quyền; tình trạng đảo lộn tệ hại đó không thể chấm dứt nếu chỉ có lực lượng đồng minh đè bẹp quân Đức — Ý. Sự đảo lộn ấy có những nguyên do sâu xa, và sẽ có hậu quả to tốt. Cuộc chiến tranh ngày nay là một cuộc cách mạng vĩ đại đối với mọi quốc gia, nhưng trước hết là đối với nước Pháp.

        Như vậy, điều cần hơn hết và ngay tức khắc là quốc gia phải làm cách nào dễ thực hiện sự giải phóng trong trật tự và độc lập ; chúng ta phải tổ chức quốc gia từ trước để quốc gia được lãnh đạo và cai trị ngay theo ý muốn của toàn dân trong khi chờ đợi toàn dản có thể biểu quyết bằng cách bầu cử bình thường.

        Về phương diện ấy Hội Đồng Kháng Chiến phải đem lại ngay từ bây giờ cho Ủy Hội Quốc Gia những yếu tố để quyết định biện pháp cần dùng tùy từng giai đoạn giải phóng. Mặt khác, vào lúc giải phỏng, Hội Đồng phải xuất hiện như một nhóm đại diện đầu tiên cho ý chí và ngưỡng vọng của những người trong nước đã tham gia vào cuộc chiến. Như vậy, Hội Đồng có thể cung cấp cho Ủy Hội Quốc Gia sự nâng đỡ, sự trợ giúp và phần lớn công cụ cần thiết để thi hành nhiệm vụ ở trong nước và đòi hỏi các cường quốc phải biết đến quyền hành và quyền lợi của nước Pháp.

        Sau hết, chúng ta cần biết rằng chúng ta có thể  thoát ra khỏi cảnh hỗn loạn bằng một cuộc cái cảch có khả năng trả lại cho tổ quốc sự cường thịnh và phương tiện đóng vai trò đàn anh thích hợp với thiên tài của dân tộc ; đồng thời, bảo đảm cho những đứa con của tổ quốc an ninh, tự do, danh dự trong việc làm và trong đời sống. Hội Đồng Kháng Chiến lặn sâu xuống lò lửa nung đúc nước Pháp mới trong đau khổ và chiến đấu. Hội đồng phải thâu thập mọi dữ kiện và khuyến khích mọi hành động dìu dắt quốc dân và hưởng dẫn giới chỉ huy lựa chọn con đường tương lai.

        Đỏ là nhiệm vụ to rộng và rất nguy hiểm của Hội Đồng Kháng Chiến. Tầm quan trọng thật lớn lao. Mặc dù khó khăn, Hội Đồng sẽ hoàn thành nhiệm vụ nếu chỉ nhắm vào mục đích phục vụ nước Pháp và luôn luôn nghĩ đến tình huynh đệ quốc gia, vì chỉ có tình huynh đệ ẩy giúp cho dân tộc cầm cự được với cơn quốc nạn này và có khả năng tái thiết và đổi mới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 04:51:05 pm

        HUẤN THỊ GỬI TƯỚNG DELESTRAINT CIIỈ HUY ĐẠO QUÂN QUỐC NỘI

        Luân Đôn, 21 tháng năm 1943

        Huấn thị này có mục đích quy định quyền hạn của tướng chỉ huy trưởng quân đội quốc nội.

        I — Thời kỳ hiện tại trước ngày đồng minh đổ bộ.

        II— Trong lúc hành quân giải phóng.

              Thời kỳ hiện tại

        Trong thời kỳ hiện tại tướng chỉ huy trưởng quân đội quốc nội chuẩn bị cho quân đội đóng vai trò của mình trong cuộc hành quân giải phóng lãnh thổ.

        1) Hành động tức thời :

        Nguyên tắc hành động tức thời được chấp nhận.

        Những hành động ấy gần như bao giờ cũng khởi đầu những tổ chức địa phương của các phong trào ; người thực hiện những hành động ấy là một số ít chiến hữu quy tụ chung quanh những những toán biệt động quán và những tổ nghề nghiệp.

        Tướng chỉ huy quân đội quốc nội chỉ can thiệp vào lãnh vực này bằng những chỉ thị lập ra với sự thỏa thuận của ủy ban phối hợp các phong trào ; trong khuôn khổ huấn lệnh của tướng de Gaulle , chỉ thị sẽ xác định :

        - Những loại lớn của các mục tiêu muốn công kích.

        - Những khu vực hoạt động tức thời ; nỗ lực chính sẽ hướng vào các khu vực đó.

        - Những điều kiện kỹ thuật phải thực hiện trong lúc sửa soạn.

        2) Chuẩn bị quân đội quốc để thực hiện những cuộc hành quân giải phóng.

        Trong giai đoạn hiện thời, quân đội quốc nội chưa đạt được cơ cấu toàn thiện, tướng chỉ huy quân đội quốc nội có quyền hạn của một tướng Thanh Tra được chỉ định để chỉ huy quân đội ấy khi đồng minh đổ bộ ; mọi đơn vị trong quân đội quốc nội đều thuộc phạm vi quyền hạn ấy.

        Với chức vụ .ẩy và chiếu theo huấn lệnh quân sự của tướng de Gaulle :

        - Tướng chỉ huy trưởng quân đội quốc nội sẽ chuẩn bị kế hoạch sử dụng quân đội quốc nội tùy theo khả năng tuyển mộ tại chỗ và khả năng hoạt động;

        - Ông thảo kế hoạch võ trang và động viên cách nào cho phù hợp với kế hoạch sử dụng ;

        - Ông phối kiểm sự xếp đặt hệ thống tổ chức sự chỉ huy, hệ thống này do Ủy Ban phối hơp xếp đặt ; ông chỉ định các chỉ huy trưởng vùng và các chỉ huy trưởng tiểu khu...;

        - Ông thực hiện những cuộc thanh sát để kiêm soát sự chuẩn bị ấy ;

        - Ông báo cáo cho Ủy Ban phối hợp biết những nhận xét của ông, Ủy Ban sẽ giúp đỡ ông phương tiện cần thiết để liên lạc với các tổ chức ;

        - Ông trù liệu những biện pháp cần thiết để động binh đúng ngày dự định trong khu vực nào quân Đức chênh mảng để chúng ta có thể động binh.

          Trong thời gian đổ bộ của đồng minh và sau cùng

        Vào lúc thực hiện cuộc đổ bộ, tướng chỉ huy trưởng quân đội quốc nội sẽ nhận đủ đặc quyền và quyền hạn của tướng chỉ huy quân đoàn.

        Ông có thực quyền chỉ huy tất cả các nhóm hợp thành quân đội quốc nội về tất cả các toán biệt động quân.

        Ông có trách nhiệm phối hợp hành động dấy loạn của các tồ nghề nghiệp với hoạt động quân sự.

        Ủy Ban phối hợp gửi một nhân viên trong ủy ban đến phụ tá ông ; viên phụ tá sẽ nhận lệnh của ông và ông cũng cho viên phụ tá biết những huấn lệnh ông nhận được của cấp trên.

Ký tên de Gaulle.       


        TIIƯ GỬI TƯỚNG GIRAUND Ở ANGER

        Luân Đôn. 25 tháng tám 1943

        Thưa Đại tướng thân hữu,

        Tôi rất vui mừng tiếp nhận thư ngày 17 tháng năm của ông vả rất cảm ơn ông.

        Ủy Hội Quốc Gia cũng như ông, nhận thấy cần phải chấm dứt những cuộc tranh luận tiên khởi và thành lập ngay tại Alger một cơ quan nhiệm quyền trung ương chung cho cả hai khối, ông và tôi sẽ kế tiếp nhau giữ ghế chủ tịch.

        Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ông về trách nhiệm các cơ quan ẩy sẽ là trách nhiệm tập thể ; thời gian hoạt động sẽ chấm dứt ngày nào có thể thực hiện sự đại diện tạm thời của quốc gia và thành lập một chính phủ, theo tinh thần đạo luật ngày 15 tháng hai 1872.

        Còn như thành phần của cơ quan nhiệm quyền trung ương chung ở Alger và những vấn đề khác cần phải hoàn tất, thì sẽ thảo luận ở Alger giữa ông và tôi, cùng với hai nhân vật do ông đề nghị và hai nhân vật khác do Ủy Hội Quốc Gia đề nghị.

        Tôi dự định đến Alger vào cuối tuần này và tổi rất vui mừng sắp được cộng tác trực tiếp với ông để phục vụ nước Pháp.

        Xin Đại tướng tin rằng tôi thành thực mến trọng và tận tâm với Đại tướng.


        ĐIỆN VĂN GỬI CÁC NHÂN VIÊN ỦY HỘI QUỐC GIA, LUÂN ĐÔN

        Alger, 31 tháng năm 1913

        Sảng nay khởi sự cuộc tranh luận thứ nhất. Một bên là tướng Giraud với Monnet và tướng Georges. Bên kia là tôi, Catroux, Massigli, Philip.

        Lập trường của tôi như sau : Chúng tôi muốn thực hiện nền thống nhất và thành lập ngay một Ủy Hội Quốc Gia chung với điều kiện là Noguès, Roisson, Peyrouton, Bergeret... phải từ chức ngay.

        Giraud và Georges cương quyết bác bỏ. Monnet tìm cách nói quanh co.

        Cảm tướng : dư luận tốt, nhưng Gỉraud và phái đoàn của ông ta xấu. Giraud báo tin cho tôi biết tướng Eisenhower mời ông sang Hoa Kỳ. Eisenhower hạ lệnh cho các bộ đội Pháp tự do phải rời khỏi Tunisie.

        Thân hữu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 04:52:32 pm

        ĐIỆN VĂN GỬI NHÂN VIÊN ỦY HỘI QUỐC GIA, LUÂN ĐÔN ALGER,

        Ngày mùng 1 tháng sáu Ì943

        Sau đây là một vài điều chỉ dẫn về việc điều đình cuộc thống nhất.

        ... Ở đây, cảm tưởng chung là nhà cầm quyền bóp nghẹt dư luận công chúng một cách có tổ chức. Báo chí và đài phát thanh đều bị bịt miệng. Cấm hội họp. Không được phép đi lại trong nước. Chỗ nào cũng có những cuộc âm mưu. Đại lý chấp chính, tướng lãnh, đô đốc, người nào cũng có khách hàng của người nấy hội họp kín mít với nhau không có liên lạc với người ngoài. Không thấy nhóm nào có thực quyền. Đây chỉ là những cái mặt tiền dựng lên, không ai tin cả...

        Sáng hôm qua họp sơ bộ. Có mặt tại hội nghị các ông : de Gaulle, Giraud, Catroux, Georges, Massigli, Philip, Monnet. Tôi đặt vấn đề mời về hưu. Tướng Giraud phản đối quyết liệt. Hậu quả :

        Không thành lập được ủy hội. Chiều hôm ấy tôi lại gặp riêng tướng Giraud. Không được việc gì. Thái độ thù nghịch từ căn bản của ông đã rõ rệt không còn nghi ngờ gì nữa.

        Dao động nghiêm trọng trong quân đội. Có hàng ngàn người trở về hồi chánh. Nhiều binh sĩ chạy qua đồng ruộng để theo Larminat. Nhiều đơn vị được thành lập và đánh điện tín về xin đặt dưới quyền chỉ đặc của tôi.

        Tin tức cung cấp cho báo chí và chỉ thị hướng dẫn dài phát thanh phải tập trung một vài nhân vật tượng trưng đã làm cản trở việc thống nhất.
       

        TUYÊN NGÔN NGÀY MÙNG 3 THÁNG SÁU 1943

        Các tướng de Gaulle và Giraud đồng chủ tịch, tướng Catroux, tướng Georges, các ông Massigli, Monnet và Philip hội viên, đã thành lập Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp ; sau này Ủy Hội sẽ mời thêm các hội viên khác.

        Ủy Hội Quốc Gia này đại diện cho quyền trung ương của nước Pháp.

        Với tư cách ấy, Ủy Hội chỉ đạo nỗ lực Pháp trong cuộc chiến tranh dưới đủ mọi hình thức và ở khắp mọi nơi.

        Ủy Hội thi hành chủ quyền Pháp trên khắp các lãnh thổ không thuộc quyền cai trị của địch. Ủy Hội  quản trị và bảo vệ tất cả các quyền lợi của nước Pháp trên thế giới, Ủy Hội nhiệm quyền chỉ đạo các đất dai và lực lượng quân sự hải lục không quân trước đây thuộc quyền Ủy Hội Quốc Gia Pháp hay vị Tổng Chỉ Huy dân sự và quân sự. Các biện pháp cần thiết để thực hiện sự xáp nhập hay nền hành chánh tùy thuộc hay cơ quan ấy sẽ do Ủy Hội  ban bố ngay không để chậm trễ.

        Chiếu theo các văn thư trao đổi giữa các tưởng de Gaulle và Giraud, Ủy Hội sẽ trao lại quyền hành cho một chính phủ lâm thời thành lập sau ngày giải phóng toàn thể lãnh thổ, theo luật pháp Cộng Hòa.

        Ủy Hội giải phóng quốc gia hợp tác chặt chẽ với toàn thể các nước đồng minh để theo đuổi cuộc chiến tranh chung nhằm mục đích giải phóng toàn thể lãnh thổ Pháp và lãnh thổ đồng minh cho đến thắng lợi hoàn toàn, đánh bại các cường quốc thù địch.

        Ủy Hội long trọng cam kết tái lập các định chế tự do của nước Pháp, các luật pháp Cộng Hòa và chế độ Cộng Hòa ; tiêu hủy hoàn toàn chế độ độc tài và quyền cả nhân ngày nay. Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia phục vụ dân tộc Pháp ; dân tộc Pháp đòi hỏi thống nhất các lực lượng quốc gia để ngày nay thực hiện nỗ lực chiến tranh Kháng Chiến và chịu đựng mọi thử thách, để ngày mai thực hiện cuộc cái cách cần thiết.

        Ủy Hội kêu gọi người Pháp theo về với Ủy Hội  để nước Pháp có thể chiến đấu và chiến thắng, hầu phục hồi tự do, cường thịnh và địa vị cồ truyền bên các đại cường đồng minh.


        ĐIỆN VĂN GỞI NHÂN VIÊN ỦY HỘI QUỐC GIA, LUÂN ĐÔN ALGER,

        Mùng 4 tháng sáu 1943

        Ủy Hội chính phủ vừa thành lập tất nhiên chỉ làm thỏa mãn chúng ta trong phạm vi nhỏ. Nhưng tôi thành tâm tin rằng chúng ta không có quyền từ chối cuộc phối hợp sơ sài ấy. Mọi người đều cho rằng đây chỉ là một giai đoạn.

        Ủy Hội sẽ mở rộng trong những điều kiện khả dĩ đem lại một bộ mặt mới. Công việc của chúng ta là thay đổi những người cầm quyền và tạo ra một tinh thần mới. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 04:53:33 pm

        ĐIỆN VĂN GỬI RENÉ CASSIN VÀ JACQUES, SOUSTELLE, LUÂN ĐÔN.

        Eisenhower mời tôi lại thăm ông sáng nay cùng với Giraud. Ông tuyên bố đại khái rằng với tư cách tổng chỉ huy và vì lý do đang có cuộc hành quân, ông khẩn khoản yêu cầu đừng thay đổi gì trong hệ thống quân sự hiện tại ở Bắc Phi.

        Ông xác định rằng tướng Giraud phải giữ nguyên chức tổng chỉ huy có đủ quyền hành cá nhân và tuyệt đối như trước để thực hiện các cuộc hành quân cũng như để tổ chức và quản trị các lực lượng.

        Ngoài ra, ông còn bắt bí chúng ta về việc võ trang quân đội.

        Tôi buộc lòng phải dưa vấn đề đến lãnh vực quyền độc lập của nước Pháp.
Tôi tuyên bố với Eisenhower rằng sẽ đưa vấn đề  ra trước Ủy Hội, nhưng về phần tôi, tôi không chấp nhận tham dự một chính phủ bị ngoại bang can thiệp một cách trắng trợn như vậy, trái ngược với nguyên tắc thống nhất lực lượng quốc nội và quốc ngoại của nước Pháp và tai hại cho quyền lực của quân đội.

        Yêu cầu các ông nhân danh tôi thông báo tin này cho các thống dốc, các chỉ huy trưởng bộ đội bên Anh quốc và ở nơi khác, các đại diện của chúng ta ở nước ngoài, để họ biết rõ lý do xảy ra sự khủng hoảng.


        TRÍCH BÀI DIÊN VĂN ĐỌC TẠI ALGER NGÀY 14 THÁNG BẢY 1943

        Như vậy. là, sau ba năm trải qua bao thử thách không bút nào tả xiết, dân tộc Pháp lại xuất hiện trên thế giới. Dân tộc Pháp xuất hiện đồng loạt, tập hợp lại, và đồng hân hoan dưới bóng cờ tổ quốc. Nhưng lần này xuất biện trong sự đoàn kết. Sự đoàn kết ấy ngày nay được biểu lộ một cách hùng hồn tại thủ đô Đế Quốc, ngày mai sẽ được biểu lộ như vậy tại các thành phố, các làng xóm của chúng ta khi nào những vùng ấy thoát ách thống trị của kẻ thù và tôi tớ của họ.

        Phải, dân tộc chúng ta đoàn kết với nhau. Trước hết, đoàn kết để theo đuổi chiến tranh. Hẳn là chúng ta đã quỵ ngã vì chúng ta bị áp đảo bởi cơ khí của địch, vì chúng ta không kịp chuẩn bị để đối phó với trận xung kích mạnh bạo trong khi chúng ta gần như bị có lập trên một lãnh thổ không có biên giới thiên nhiên : vì những kẻ muốn lợi dụng sự bại trận để phản bội chúng ta, họ nuôi dưỡng sự thất vọng của chúng ta để bóp nghẹt danh dự và tự do của chúng ta.

        Nhưng đã đến nỗi nào ! Chúng la vẫn có thể góp mặt với đời và đối phó với tất cả, chúng ta vẫn có một chủ quyền Pháp trong lúc chiến tranh, chúng ta vẫn có những người Pháp trên khắp các chiến trường, những lãnh thổ tham gia chiến cuộc, những tiếng nói của người Pháp để tự do diễn đạt ý chí của dân tộc. Để góp mặt với đời và đối phó với tất cả, chúng ta vẫn có một tổ chức Pháp Chiến Đấu. Và, khi nào thời cơ đem ngọn lửa chiến trường đến lãnh thổ Bắc Phi của chúng ta, chúng ta vẫn có một quân đội Pháp để tung tiền phong cho đồng minh tiễn vào Tunisie, chúng ta vẫn có lực lượng Pháp để theo đuổi cuộc chiến từ Syrie đến ven hồ Tchad, hạm đội Pháp để dự cuộc chiến tranh giao thông trên khắp các đại dương, phi đội Pháp để oanh kích địch trên khắp các nền trời. Đế góp mặt với tất cả và đối phó với tất cả, ngày nay chúng ta vẫn có một Đế Quốc tái thống nhất, tài nguyên vả năng lượng của Đế Quốc sẽ dùng để phục vụ tổ quốc. Đồng minh chỉ cần cung cấp vũ khí cho chúng ta, cũng như từ 1914 đển 1918, chúng ta chỉ cung cấp lực lượng của chúng ta trong tình huynh đệ và vô điều kiện cho các đạo quân anh dũng Mỹ, Nga, Bỉ, Nam Tư, Hy Lạp, Lỗ, Ba Lan, Tiệp Khắc, chúng ta cam đoan rằng phần đóng góp của chúng ta trong cuộc thử thách chung cho các dân tộc sẽ gia tăng không ngừng. Thực ra, khi người ta tổng kê nỗ lực và thiệt hại của chúng ta từ mùng 3 tháng chín 1939 đến ngày kết liễu cuộc chiến tranh này và người ta đem đối chiểu với tình trạng thê thảm mà chúng ta vừa trải qua, người ta sẽ ước lượng tầm rộng lớn của sự phản bội làm tiêu tan biết bao trớn mạnh và hy sinh ; nhưng đồng thời người ta cũng nhận thấy nước Pháp đã nổi bật trong nỗ lực đáng khen để cung cấp những lực lượng ấy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 04:53:51 pm

        Phải, dân tộc chúng ta đã đoàn kết để chiến đấu. Nhưng chúng ta cũng đoàn kết để chuẩn bị trước cuộc cái cách quốc gia sau này. Những người nông nổi lầm tưởng rằng sau bao nhiêu máu đồ, lệ rơi, sỉ nhục, chúng ta cứ thể trở về chế độ ươn hèn đã thoái bộ và đầu hàng, chấp nhận hệ thống đàn áp và tố giác đồng bào, những người ấy, tôi xin nói cho họ biết, họ nên gạt bỏ những ảo tưởng của họ đi cho tôi nhờ. Nước Pháp không phải nàng công chúa ngủ thiếp đi đợi thần giải phóng đến đánh thức dậy một cách êm đềm. Nước Pháp là một cô gái bị bắt và bị tra tấn, dưới ngọn roi kẻ thù và trong ngục thất, cô gái đã ước lượng nguyên do thảm họa và tội ác của kẻ bạo ngược. Nước Pháp được giải phóng sẽ không chịu trở lại con đường vực thẳm và không chịu ở lại con đường nô lệ. Nước Pháp đã chọn lựa từ trước một con đường mới.

        Nước Pháp quyết chí sống tự do, không chấp nhận chủ quyền nào khác chủ quyền tự mình trao cho nhà cầm quyến, một chủ quyền trực tiếp không có gì làm trở ngại ; tóm lại, nước Pháp quyết chí sống trong ánh sáng huy hoàng của nền dân chủ thuần túy, nước Pháp cũng muốn rằng ý kiến của mình đưa ra sẽ được những người hữu trách thi hành triệt để nghiêm chỉnh. Nước Pháp muốn rằng những nhà cầm quyền phải thực sự cầm quyền, công chức không tìm cách trốn tránh nhiệm vụ, quân nhân chỉ biết có việc quốc phòng, thầm phán thực hiện đứng đắn nền công lý, nên ngoại giao, không lo ngại điều gì hơn là không bệnh vực nổi quyền lợi quốc gia. Nền Đệ Tứ Cộng Hòa Pháp mong muốn người ta phục vụ mình chứ không lợi dụng mình. Nhưng nền Cộng Hòa ấy cũng thủ tiêu tất cả các phe đảng chỉ biết có quyền lợi riêng tư và giành lấy ưu đãi ; chúng ta đã thấy quá rõ rằng nạn bè phái đã làm cho quốc gia lâm nguy, đã để cho ngoại bang lũng đoạn quốc gia, đã chống lại sự phát triển xã hội, đã làm cho đạo đức suy đổi.

        Phải, sau khi hệ thống cũ đã sụp đổ, kẻ bất xứng đã rút lui, sau khi biết bao người đã đau khổ giận dữ và ghê tởm, quốc gia muốn cho những đứa con của mình từ đây sẽ được sống trong danh dự và làm việc trong một xã hội an ninh. Quốc gia không muốn tiêu hủy sáng kiến và lợi tức chính đáng, những yếu tố then chốt nâng đỡ sinh hoạt xã hội, nhưng quốc gia muốn rằng ba yếu tố chính của nên thịnh vượng chung là tài nguyên thiên nhiên, cần lao và kỹ thuật, không lọt vào tay một thiểu số chỉ biết thủ lợi. Quốc gia biết làm cách nào để mọi nguồn lợi kinh tể trong nước và tại Đế Quốc được khai thác để phục vụ nền thịnh vượng chung chứ không phải tùy sở thích của tư nhân. Nếu còn những ngục Bastille thì tôi yêu cầu hãy tự mình mở cửa cho sớm ! Bởi vì, khi dân chúng đã nổi lên phá ngục Bastille thì bao giờ Bastille cũng có lỗi. Nhưng người Pháp muốn giải quyết trong vòng trật tự và không muốn chấm dứt chiến tranh để lâm vào vấn đề nội chiến.

        Đoàn kết trong cuộc chiến, đoàn kết trong việc đổi mới quốc gia, dân tộc Pháp sẽ còn đoàn kết trong ý chí phục hồi địa vị và sự hùng mạnh của mình trên thế giới. Phải ! Chúng ta hiểu quá rằng, trước mắt kẻ thù, và có lẽ quan niệm của đồng minh, dân tộc ta sẽ phải trả giá đắt lỗi lẫm ngày trước, liệt nhược hôm qua và phản bội ngày nay. Ủy Hội Quốc Gia Giải Phỏng là người cuối cùng không cầu biết đến điều ấy, vì Ủy Hội lãnh lấy trách nhiệm về danh dự và quyền lợi của nước Pháp, Ủy Hội phải gánh chịu lỗi lầm của người khác. Nhưng chúng ta biết Lịch sử của chúng ta, chúng ta ước lượng thực tại ngày nay và chúng ta tin chắc ở tương lai.

        Chúng ta không có nguỡng vọng làm tiên tri, chúng ta chỉ cần trông vào địa đồ, chỉ cần nghĩ đến các thành phố và các làng mạc của chúng ta, chúng ta chỉ cần nhớ đến kho tàng thông minh và nghị lực của giống nòi, chúng ta chỉ cần nghe tiếng dập của mọi trái tim ngày nay, chúng ta cũng có thể lớn tiếng khẳng định rằng : người ta không thế lầm lẫn dù trong một thời gian ngắn, khi người ta muốn tin tưởng ở nước Pháp, chung cục, người ta không bao giờ phải hối tiếc vì đã giúp đỡ và yêu mến nước Pháp.

        Hỡi người Pháp ! Đã một ngàn năm trăm năm nay chúng ta là nước Pháp, đã một ngàn trăm năm nay, tổ quốc vẫn sống mãnh liệt trong đau khổ cũng như trong vinh quang. Cuộc thử thách chưa chấm dứt, nhưng ngoài xa đã có hình bóng màn cuối cùng của tấm thảm kịch Lịch sử này. Chủng ta hãy ngửng đầu lên, chúng ta hãy siết cánh với nhau trong tình huynh đệ, cùng nhau tiến bước trong tranh đấu và chiến thắng về vận hội mới !


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:00:00 pm

        THƠ GỬI TƯỚNG GIRAUD

        Alger, ngày 23 tháng tám 1943

        Thân gửi Đại Tướng,

        Những đơn vị lớn mà tôi đến thanh sát hôm kia và hỏm qua là một lực lượng binh bị hùng mạnh, việc tổ chức những đơn vị ấy làm vẻ vang cho ông và những người chỉ huy đã thực hiện việc tổ chức ấy.

        Chẳng bao lâu địch sẽ hiểu rõ giá trị của những đơn vị ấy ; thành quả đạt được nhờ lòng hăng say của quân đội và sĩ quan, nhờ sự huấn luyện và cũng nhờ dụng cụ tốt đẹp của đồng minh Mỹ cung cấp cho chúng ta.

        Ông sắp đưa những bộ đội ấy ra chiến trường, quân đội Pháp sẽ thấy lại người bạn cố cựu : sự vinh quang.

        Xin Đại tướng tin tưởng lòng tận tâm của tôi đổi với đại tướng.


        TUYÊN NGÔN TẠI ALGER NGÀY 9 THÁNG 1943

        Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp đã ghi nhận lời tuyên bố ngày mùng 8 tháng chín của tướng Eisenhower báo tin đã ký kết đình chiến quân sự với chính phủ của thống chế Badoglio. Ủy Hội cũng ghi nhận rằng theo bản tuyên bố ấy, điều kiện đình chiến đã được sự chấp thuận của các chính phủ Anh, Hoa Kỳ và Liên Sô.

        Ủy Hội rất vui lòng mà thấy chính phủ Ý hiện thời đầu hàng ; quân đội và Kháng Chiến Pháp đã góp phần vinh dự vào cuộc đầu hàng Ý nhờ cố gắng và hy sinh không ngừng từ mừng 10 tháng sáu 1940 bên cạnh các bộ đội anh dũng của đồng minh. Nước Pháp sẽ theo đuổi và tăng gia những cố gắng và hy sinh ấy cho đến ngày chiến thắng hoàn toàn các cường quốc phe Trục.

        Ủy Hội đã có cơ hội bày tỏ lập trường của mình về các điều khoản đình chiến với ba chính phủ  Luân Đôn, Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa. Ủy Hội đã quyết định nhắc lại và xác định với các chính phủ ấy và các chính phủ khác dự chiến ở nước Ý, những điều kiện thiết yếu để cứu vãn quyền lợi sinh tử của Chánh Quốc và Đế Quốc ; vì những quyền lợi ấy mà nước Pháp đòi hỏi việc tham dự vào các hiệp ước ký kết với nước Ý.


        ĐIỆN VĂN GỬI RENÉ MASSIGLI ĐẶC ỦY TẠI TUNIS

        Alger, 14 tháng chín 1943.

        Sáng nay tôi đã bảo cho Ủy Hội-biết bức thông điệp của Thủ Tướng Anh gửi cho tôi qua tay Ô. Makins, bức thông điệp nói đến trường hợp chấp nhận chúng ta tham dự Ủy Ban Địa Trung Hải. Ủy Hội  cũng được thông báo cho biết bức điện tín của ông gửi cho tôi sau khi hội đàm với Ô. MacMillan cũng về vấn đề ấy. Tôi tưởng cần phải nói để ông biết rằng tuy Ủy Hội nhận thấy có lẽ Ủy Ban Địa Trung Hải sẽ mở ra những viễn tượng nào đó cho chúng ta, nhưng Ủy Hội vẫn cương quyết bày tỏ cho đồng minh biết sự bất bình của chúng ta đối với các điều kiện đình chiến ở Ý và đối với hình thức bản tuyên ngôn của Eisenhower.

        Như vậy cần phải tức tốc gửi bản thông điệp Pháp về cuộc đình chiến ý cho các chính phủ Luân Đôn, Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa .,


        ĐẠO DỤ NGÀY 17 THÁNG chín 1943

        Danh sách các nhân viên Hội Đồng Tư vấn (Từ tháng một 1943 đến tháng tám 1944)

        1) Đại diện kháng chiến chánh quốc :

        Panl Anxionnaz   René Perrière
        Marcel Astier   Max Francke
        Raymond Aubrac   Henri Frenay
        Hyacinthe Azais   (sau Emile Vallierthay thế)
Jean Bordier   Edoiiart Froment
        Albert Bosnian   Noel Gandelin
        Albert Bouzanquet   Albert Gazier
        Georges Buisson   Arthur Giovoni
        Pierre Claudius   Fernand Grenier
        Ambroise Croizat   (sau   có Joanny Berlioz thay thế)
        Michel Dumesnil de
        Grammont   . André Hauriou
        Pierre Fayet   Jean   Jacques
        Just Evrard   Charles Lauhrent
        André Le Troquer   Marcel Poimboeuf
        (sau Georges Mistral thay   the) Robert Pfigent
        Henri Maillot   Henri   Pourlalet
        Jacques Mathieu-Freville Pierre Ribière Pierre Maurrier   Marc   Rucart
        Jean-Jacques Mailloux   Louis Vallon
        Jacques Mẻdéric   Paul Viard.
        André Merrier

        2) Đại diên kháng c ngoài chánh quốc :

        Henrid‘Astier dela Vigerie Jean Debiesse Paul Aubrange   Roger   Gervoliuo
        Ernest Bissagnet   Joseph Girot
        Felix Boillot   Albert   Guérin
        Guyde Boissoudy   Pierre Guillery,
        Jean Bourgoin   Renẻ Malbrant
        René Capitant   Pierre Parent
        (sau có Paul Tubert thay thế) Francis Perril
        Cha Anselrae Carrière   Henri Seignon
René Cassin   Bà Marthe Simard
        Joseph Costa

        3) Nhân viên Thượng Viện và Hạ

        Paul Antier
        Vincent Auriol   Louis Jacquinot
        Francois Bilỉoux   Pierre - Olivier Lapie
        (sau có Etienne Fajon thay thế) André Marty Florimond Bonte   Jules Moch
        Pierre Cot   Jean Pierre - Bloch
        Paul Giacobbi   Henri Queuille
        Félix Gouin   Joseph Serda

        4) Đại diên các Tổng Hội Đông :

        Moharaed Bendjelloul   Ély Manel Fall

        Pascal Muselli Anguste Rencurel Paul Valentino Michael để Villèle Deiva Zivarattinam Đại lý bề túc   :

Alyérie   Tunisic   Maroc

Lakhdarí   Casablanca   Brun
Lombardi   Tahar Ben   Ammar Debi
Raoux      de Paretti
Tamzali      
Veger      
Tổng thư ký : Ô Katz - Blamont


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:01:17 pm
 
        THƯ GỬI CÁC NHÂN VIÊN ỦY HỘI GIẢI PHÓNG QUỐC GIA

        Ngày 25 tháng chín 1913

        Điều kiện chuẩn bị và thi hành những cuộc hành quân đủ loại để giải phỏng đảo Corse đều được quyết định không có sự tham dự của Ủy Hội  Giải Phỏng Quốc Gia ; sự kiện ấy lại một lần nữa chứng tỏ rằng Ủy Hội theo cách tạo lập và điều hành ngày nay không thể thật sự đóng vai trò một cơ quan của chính phủ.

        Theo tôi thì sự bất lực ấy có hai nguyên do kết hợp với nhau. Nguyên do thứ nhất là không có một sự chỉ đạo có tổ chức và được mọi người thừa nhận, do đó mà Ủy Hội không thể xác định được chính sách đối với các vấn đề then chốt; nếu có thể xác định được đổi với một vấn đề nào đó thì cũng không thể kiểm soát thực sự sự thi hành. Về phương diện này thì vụ Corse là một vụ điển hình.

        Lý do thử hai là sự chỉ huy quân sự đứng độc lập đối với cơ quan của chính phủ. Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với định chế ngàn xưa và luật lệ hiện hành của chúng ta, hậu quả là có hai chính sách chống đối nhau đồng hiện hữu. Nhiều hậu quả tai hại xảy ra đã chứng thực điều đó, Ủy Hội đều biết rõ cả.

        Tôi đã nhiều lần lưu ý Ủy Hội đến những khuyết điểm căn bản ấy. Nhưng chúng ta không có can đảm đi tới nguồn gốc sự vật trong các quyết định của chúng ta, chúng ta không giải quyết được gì cả, chúng ta chỉ bằng lòng với những công thức và những biện pháp tạm bợ thay thế cho sự cái tổ cần thiết.

        Hẳn là điều kiện thành lập Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia về áp lực ngoại bang đã đè nặng xuống Ủy Hội khiển cho tổ chức tồi tệ, sự bàn cãi quẫn quanh không lối thoát. Nhưng thời kỳ dò dẫm đã qua lâu rồi. Vận mệnh tổ chức lâm nguy, chúng ta không thể kéo dài thời kỳ dò dẫm ấy trong khi tổ quốc đặt hết tin tưởng vào Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia để chỉ đạo nỗ lực chiến tranh và chuẩn bị công việc phải làm dần sau ngày giải phóng. Chúng ta phải nhận lấy trách nhiệm và chúng ta phải biết rõ trách nhiệm. Còn như tôi, tôi không thể cáng đáng trách nhiệm của tôi trong diễu kiện như vậy.

        Giải pháp cần có hầu như là giải pháp sau đây :

        1) Ủy Hội bầu ra một chủ tịch nhiệm chức trong một thời gian nhất định, có quyền hạn thực sự và rõ ràng để chỉ đạo công việc của Ủy Hội và kiểm soát mọi ngành hoạt động, tất nhiên gồm cả hoạt động quân sự. Trong chế độ đồng chủ tịch việc chỉ đạo có thể chấp nhận được như một giải pháp tạm thời, nhưng làm cản trở việc hành xử công quyền, duy trì sự chia rễ, tạo ra, cho Ủy Hội một bộ mặt kỳ dị ; tất nhiên, trên thế giới không có chính phủ nào áp dựng một chế độ đồng chủ tịch như vậy.

        2) Về phương diện quân sự phải có sự phân quyền : chính quyền của chính phủ (tức các ủy viên) và quyền hạn chỉ huy.

        Trên dây là lý do để soạn thảo dự án đạo dụ và dự án sắc lệnh đính kèm, các dự án ấy đều đưa ra chương trình nghị sự của Ủy Hội Giải Phỏng Quốc Gia.


        QUYẾT ĐỊNH NGÀY MÙNG 6 THÁNG MỘT 1943 ALGER

        Trong phiên họp ngày mùng 6 tháng một 1943, Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia, với sự đồng thanh quyết nghị của hội viên, đã yêu cầu Chủ Tịch Ủy Hội , tướng de Gaulle, thực hiện những sự cái tổ thành phần Ủy Hội, mà chủ tịch cho rằng là cần thiết để :

        1) Hội Đồng Tư Vấn cử đại diện của các tổ chức kháng chiến ở Pháp vào hợp tác với chính phủ ;

        2) Bảo đảm sự thống nhất và sự nhất trí của Ủy Hội trong điều kiện tốt đẹp tối đa ;

        3) Phân quyền triệt để giữa quyền hạn của chính phủ và hoạt động của bộ chỉ huy quân sự ; sự chỉ huy quân sự phải thuộc quyền hạn của chính phủ.

        Ký tên : de Gaulle H. Giraud, Tixier, Massigỉi, Momet, Plcven, Abadie, Diethelm, Bonnet, Couye để Murville, để Menthon, Mayer,


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:03:21 pm
   
        SẮC LỆNH NGÀY MÙNG 9 THÁNG MỘT ẤN ĐỊNH THÀNH PHẦN CỦA ỦY HỘI GIẢI PHÓNG QUỐC GIA PHÁP

        Điều thứ nhất.— Thành phần của Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp được ấn định như sau :

        Chủ tịch
        Tướng de Gaulle

        Hội Viên

        Các ông :

        Emmanuel d‘Astier la Vigerie, ủy viên Nội Vụ ;
        Henri Bonnet, ủy viên Thông Tin ;
        Renẻ Capitant, ủy viên Giáo Dục ;
        Tướng Cotroux, ủy viên Chính Phủ phụ trách Hồi giáo sự vụ ;
        André Diethelm, ủy viên Tiếp Tế và Sản Xuất;
        Henri Frẻnay, ủy viên Tù Binh, Lưu đầy và Lảnh Nạn ;
        Louis Tacquinot, ủy viên Hải Quân ;
        André Le Troquer, ủy viên Chiến Tranh và Không Quân ;
        René Massigli, ủy viên Ngoại Giao ;
        René Mayer, ủy viên Giao Thông Vận tải ;
        Pierre Mendès-Eranee, ủy viên Tài Chánh ;
        Francois de Menthon, ủy viên Tư Pháp ;
        Jean Monnet, ủy viên Đặc Vu ;
        André Philip, ủy viên phụ trách liên lạc với

        Hội Đồng Tư Vấn ;

        René Pleven, ủy viên Thuộc Địa ;
        Henri Queuille, ủy viên Chỉnh Phủ phụ trách liên bộ sự vụ ;
        Adrien Tixier, ủy viên Lao Động và Dự Phòng xã hội.

        Điều thứ 2, 3...

ký tên : de Gaulle       


        THƯ GỬI TƯỚNG CATROUX

        Alger, ngày 13 tháng một 1943

        Thưa Đại Tướng,

        Vào lúc ông sửa soạn đi Beyrouth, tôi xin thông báo để ông biết bản phúc trinh tôi vừa nhận được của Ô. Helleu.

        Tôi cũng gửi cho ông một bức thư của Baelen báo cáo cho ông biết tình trạng tinh thần của người Pháp ở Trung Đông trước ngày xảy ra việc này.

        Tôi thiết tưởng khi đi qua Le Caire ông không nên tin những luận điệu báo động mà Casey và nhiều người khác không khỏi tung ra. Tôi cũng nghĩ rằng khi ông đến Beyrouth cũng không nên công khai nói ra những điều có ý nghĩ chê trách Belleu. Bởi vì, xét cho cùng thì nước Pháp phải liên đới trách nhiệm về hành động của ông ta, mặc dầu ông ta đã hành động một cách quá hấp tấp. Sau hết, tôi nghĩ rằng ông cần phải tuyệt đối từ chối mọi đề nghị điều tra của một Ủy ban hỗn hợp Anh Pháp vì như vậy là chấp nhân sự cộng đồng chủ quyền.

        Mục đích là tái áp dụng hiến pháp và thành lập một chính phủ mà chúng ta có thể chấp nhận được. Nếu người Anh cố tình làm cho chúng ta không thể thực hiện được việc ấy — tôi không tin như vậy khi chúng ta tỏ thái độ cương quyết — thì chúng ta cần phải ra đi.

        Xin Đại Tướng tin tưởng nơi lòng tận tâm của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:04:44 pm

        HỘI ĐÀM VỚI Ô. VICHYNSKY TẠI ALGER

        Ngày 23 tháng một

        I. — Ô. Vichynsky cho tôi biết rằng ông sẽ đại diện chính phủ ông dự Hội Nghị Địa Trung Hải. Hội nghị này lấy tên là «Hội Đồng Tư Vấn về các vấn đề nước Ý».

        Ô. Vichynsky nói: «Điều quan trọng là Hội Đồng này phải sang nước Ý ngay, càng sớm càng hay. Hội Đồng phải đạt được hai mục đích. Mục tiêu tức thời là áp dụng các điều khoản đình chiến. Nhưng xét một cách tổng quát thì Hội Đồng phải chuẩn bị sự thành lập tại nước Ý một chế độ dân chủ có thể đưa nước Ý vào cuộc chiến tranh chống lại nước Đức và dẫn dắt dân tộc ấy vào con đường hiếu hòa. Như vậy, cần phải nghiên cứu những tư trào chánh trị chia rẽ dân tộc Ý và từ đó cấu tạo một chính phủ Ý đáng danh là chính phủ.

        Tướng de Gaulle trả lời bằng cách xác định của chúng ta đối với nước Ý.

        Mặc dầu nước Pháp đang gặp khó khăn và tai họa nhưng theo ông thì không có sự căm thù nền tảng nào giữa hai dân tộc. Tuy nhiên tại nước Ý từ lâu nay vẫn có một khuynh hướng chống Pháp, nguyên nhân của nhiều sự bất đồng ý kiến nghiêm trọng. Khuynh hướng ấy ngày xưa đã lấn át mọi khuynh hưởng khác dưới thời Crispi, sau này giảm bớt vì có sự đe dọa của người Đức. Nhưng sau lại tăng gia từ sau cuộc Thế Chiến Thứ Nhất và trước khi có phong trào phát xít. Đến thời Mussolini khuynh hướng ấy nổi bật, Mussolini coi sự thù hằn nước Pháp là cây cầu nhún để đưa dân tộc vào một chính sách hiếu chiến và xâm lược. Sau hết, chiến tranh đã bùng nổ giữa hai nước Pháp, Ý trong hoàn cảnh mà mọi người đều biết. Nhưng dẫu sao, sự đối nghịch ấy cũng ít có nguyên nhân căm thù sâu xa mà chỉ tại chính sách tồi tệ của nước Ý đã đưa họ đến đại họa.

        Nhìn về tương lai, tướng de Gaulle cho rằng không cần phải làm tan nát nước Ý. Trái lại, cần phải trừng phạt và tái thiết, như vậy là chuẩn bị cho nền móng cho một cuộc giao hảo sau này. Bởi thế cho nên chúng ta cần phải thấy một chính phủ dân chủ thành lập tại nước Ý. Nhưng chính phủ của thống chế Badoglio không phải là chính phủ của nước Ý. Chúng ta có thể tạm chấp nhận trong phạm vi nhu cầu nhất thời, nhưng theo ý tôi thì chính phủ ấy không thể tồn tại được.

        Ô. Vichynsky cho biết sự đồng ý của ông.

        II. — Tướng de Gaulle giải thích lập trường hiện thời của Ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia. Lập trường ấy vẫn gặp khó khăn. Đối với người Pháp thì họ không khước từ địa vị của Ủy Hội. Sự khó khăn chỉ xuất hiện vì có sự can thiệp của một vài cường quốc ngoại bang. Tại đâu mà có sự bất đồng ý kiến ? Ủy Hội quan niệm rằng muốn thiết lập chánh quyền quốc gia thì quyền ấy phải được độc lập. Nhưng một vài cường quốc. không chấp nhận điều ấy. Tại Bắc Phi chúng tôi sống chung đụng với các lực lượng ngoại quốc, tình trạng ấy hẳn là gây ra thêm nhiều khó khăn cho nền độc lập quốc gia. Nhưng Ủy Hội vẫn cho rằng cần phải độc lập mới hành xử được chánh quyền quốc gia. Do đó mà xuất hiện những lời chỉ trích Ủy Hội. Những lời chỉ trích ấy nhằm mục đích biện hộ cho sự can thiệp của ngoại bang mà chúng tôi không thể chấp nhận được.

        Ô. Vichynsky bày tỏ hy vọng nước Nga sẽ không thuộc về số những cường quốc mà tướng de Gaulle  muốn ám chỉ. Quả vậy, nước Nga đã thừa nhận Ủy Hội, phải chăng điều đó đã minh thị nước Nga muốn tòn trọng sự độc lập của Ủy Hội ?

        Tướng de Gaulle tán thành và nói thêm : «Hẳn là chúng tôi không sống chung đụng với nước Nga làm cho xảy ra những sự và chạm và những , vụ can thiệp.»

        III. - Tướng de Gaulle đề cập đến vấn đề giao thiệp của Hoa Kỳ với Liên Bang Nga Sô. Vào dịp ông Cordell Hull ghé thăm Alger, de Gaulle đã cho ông này biết rằng không có cường quốc nào mong mỏi hơn chúng tôi Liên Sô thiết lập những liên lạc thân hữu với Hiệp Chúng Quốc. Quả vậy, nước Pháp vừa là một cường quốc Âu Châu, vừa là một cường quốc trên thế giới. Với tư cách cường quốc Âu Châu, nước Pháp cần phải giao hiếu với nước Nga. Trong phạm vi nước Pháp là một cường quốc trên thế giới, nước Pháp cần phải có những liên lạc thân hữu với Hiệp Chủng Quốc. Như vậy chúng tôi không thể chịu đựng được tình trạng căm thù của hai nước ấy.

        Ô. Vichynsky tuyên bố rằng lập trường của nước Pháp như vậy làm thỏa mãn Liên Sô rất nhiều. Mối liên lạc giữa Hiệp Chủng Quốc và Liên Sô phải được cải thiện và người ta còn phải làm nhiều trong chiều hướng ấy. Ông nói thêm rằng không thể giải quyết một vấn đề nào của Âu Châu nếu không có nước Pháp. Chính thống chế Staline cũng đã tuyên bố như vậy. Ô. Bogomolov lên tiếng và nhấn mạnh tầm quan trọng của lời tuyên bố riêng do thống chế Staline phát biểu.

        Ô. Vichynsky nói thêm rằng chỉnh nước Nga đã đưa ra ý kiến mời nước Pháp tham dự Hội Nghị Địa Trung Hải.

        III. — Đối với nước Đức, Ô. Vichynsky tuyên bố rằng phải giảm bớt sức mạnh của nước Đức để nước này không thể chuẩn bị một cuộc xâm lăng khác. Ông nói; « Đó là chính sách của chúng tôi. »

        Tướng de Gaulle trả lời rằng mối bận tâm ở trên hết của nước Pháp là làm cách nào để nước Đức không thể xâm lăng mình một lần nữa. Ông mong rằng người Mỹ sẽ "không làm khó khăn khi nước Pháp dùng những biện pháp hướng về mục tiêu ấy.

        Ô. Vichynsky cho biết rằng ông cũng ước mong như vậy.

        IV. — Tướng de Gaulle yêu cầu Ô. Vichynsky cho biết ý kiến của ông về vấn đề Liban. Ô. Vichynsky trả lời rằng ông rất để tâm đến vấn đề ấy.

        Tướng de Gaulle giải thích rằng vấn đề Liban tự nó không có gì là quan trọng lắm. Nỏ chỉ trở nên quan trọng vì có sự cạnh tranh Anh và Pháp tại Trung Đông làm cho mọi việc đều xáo trộn hết.

        Liban và Syrie đều phải độc lập cũng như các nước Ả Rập khác. Nhưng nước Anh vì lập trường của họ đối với Trung Đông đã trút lên đầu chúng tôi sự thù ghét của người Ả Rập đối với họ. Ô. Helleu không xung đột với xứ Liban mà thực ra ông xung đột với nước Anh.

        Ô. Vichynsky trả lời: « Nhiều người nghĩ như vậy và tôi không lấy làm ngạc nhiên. Nhưng tại sạo lại đến nỗi Ô. Helleu không hỏi ý kiến chính phủ ông trước khi hành động ? »

        Tướng de Gaulle giải thích rằng âm mưu của người Anh đã xô đầy vị dại diện của nước Pháp và cái thế phải hành động tức thời, ông lưu ý Vichynsky đến những nguồn tin thất thiệt mà người Anh loan truyền một cách có hệ thống về vấn đề Liban.

        VI. — Ô. Vichynsky cho biết rằng ông mới hội đàm với Ô. Massigli về vấn đề chỉ định một đại diện Pháp dự Hội Nghị Tư Vấn bàn việc nước Ý. Ông bày tỏ ý muốn Liên Sô và nước Pháp đi với nhau trong Hội Nghị này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:05:21 pm

        TRÍCH BÀI DIỄN VẪN CỦA GAULLE ĐỌC TẠI CONSTANTINE, CÔNG TRƯỜNG BRECHE NGÀY

        ...Cuộc chiến tranh này định đoạt vận mệnh của nhân loại, mỗi quốc gia có bổn phận tạo cho nước mình một nếp sống quân bình hơn, những quốc gia như nước chúng ta còn có những bổn phận to rộng hơn vì từ thời kỳ có những cuộc phát minh lớn chúng ta đã hợp tác với những dân tộc khác và những chúng tộc khác. Nước Pháp phải tôn trọng những sự cam kết ấy. Trong bốn năm gần đây nước Pháp sống trong những điều kiện thể thảm nhưng nước Pháp đã biểu lộ sự đoàn kết sâu xa, bởi vậy các lãnh địa trong cộng đồng đế quốc Pháp đều tin tưởng ở nước Pháp. Tin tưởng ở nước Pháp nghĩa là tin tưởng thánh kinh của tình huynh đệ, của may mắn đồng đều, của trật tự nghiêm minh để bảo đảm tự do cho mọi người.

        Ý muốn đổi mới khích lệ dân tộc khi thấy thảm kịch chấm dứt và tương lai mở rộng, Bắc Phi là cơ hội để nước Pháp làm tròn nhiệm vụ giúp nước này phát triển toàn diện khả năng của mình. Thời cơ đã làm cho Bắc phi trở thành nơi bắt đầu nảy nở lực lượng phục hồi và hy vọng vĩnh tồn của nước Pháp. Nơi đây đã tái xuất hiện nền tự do của nước Pháp. Nơi đây đã dùng làm trụ sở của chánh phủ chiến tranh. Nơi đây đã thành lập Hội Đồng Tư Vấn đem lại cho chính phủ những ý kiến giá trị. Nơi đây đã thành lập những đơn vị đầu tiên của quân đội ngày mai. Nơi đây đã hiện diện đại diện của nhiều cường quốc, điều ấy chứng tỏ rằng nước Pháp biết cách tìm người xứng đáng để hòa hợp nhịp đập trái tim, ngoài một vài công thức tạm thời. Nơi đây, toàn thể các sắc tộc đã bày tỏ lòng trung thành với nước Pháp, giữa lúc nước Pháp qua cơn quốc nạn, lòng trung thành có tâm quan trọng quyết định, không những nước Pháp cảm động sâu xa mà nước Pháp còn biết mình phải hàm ơn các sắc tộc ấy.

        Phải! nước Pháp hàm ơn dân tộc Hồi Bắc Phi. Chiểu theo các hiệp ước ký với các quốc vương Hồi, nước Pháp đã làm nhiều để phát triển Maroc và Tunisie, nước Pháp sẽ tiếp tục công cuộc phát triển ấy và đưa thêm nhiêu người trong giai cấp thượng lưu của hai nước ấy vào hợp tác với nước Pháp. Trong ba quận của Algérie thuộc Pháp, công việc phát triển đòi hỏi những thể thức khác nhau.

        Không còn dịp nào tốt đẹp hơn để tôi loan báo rằng chính phủ, sau khi xem xét kỹ lưỡng những gì nên thực hiện và những gì có thể thực hiện ngay lúc này, đã có những quyết định quan trọng đối với Algẻrie Trước hết, Ủy Hội Giải Phóng đã quyết định cho hàng chục ngàn người Pháp gốc Hồi hưởng toàn quyền công dân, việc hành xử quyền ấy không bị cản trở hay giới hạn vì những quan niệm về chúng tộc hay lý do nào khác. Đồng thời, tỷ lệ người Pháp gốc Hồi trong các bội đồng giải quyết các vấn đề địa phương sẽ được gia tăng. Do đó, một số lớn những chức vụ hành chánh sẽ được trao cho những người có khả năng. Nhưng chính phủ cũng còn quyết định ban hành một số biện pháp nhằm tăng tiến tuyệt đối hay tương dối điều kiện sống của quần chúng Algérie, chính phủ sẽ công bố những biện pháp trong một ngày gần đây. Không ai có thể chối cãi được rằng đây là một cuộc đòi hỏi nhiều thời giờ ; tình trạng chiến tranh và tình hình chánh quốc hiện nay không cho phép làm cho dân thêm phức tạp đến cùng cực. Mặt khác, không ai có thể chổi cãi chính phủ đã thi hành nhiêu biện pháp hướng về mục tiêu ấy. Sau hết, không ai có thể chối cãi rằng nếu không có thực dân làm việc tận lực để khai thác những nguồn lợi thiên nhiên thì nước này không có gì là khả quan. Những kế hoạch toàn bộ mở mang Algérie sẽ thực thi nay mai với những phương tiện có sẵn, sự nghiệp ấy chứng tỏ cho mọi người biết rằng nước Pháp mới đã hiểu rõ bổn phận của mình đối với xứ này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:05:48 pm

        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI Ô. MORA SỨ BA LAN Ở ALGER,   

        Ngày 20  tháng chạp 1943

        Ô. Morawaki, ngay từ đầu cuộc hội kiến, đã nói với tướng de Gaulle rằng ông đến thăm Đại Tướng vì nước Pháp là nước bạn và nước đồng minh cố cựu của Ba Lan, ông muốn cho nước Pháp biết tình hình ngoại giao của nước ông.

        Nhiều tin thất thiệt đã được đăng tải trên báo chỉ thể giới về vấn đề ấy, Ô. Morawski căn cứ vào một vài bài báo ở Alger.

        Người Nga nói rằng Ba Lan không muốn thỏa hiệp với nước Nga trong tương lai, nhất là Ba Lan không muốn gia nhập một liên bang hay một liên minh với Tiệp Khắc và Nga Sô. Ông Morawski khẳng định rằng Ba Lan mong mỏi một cuộc liên minh như vậy.

        Ông nhắc lại rằng năm 1941, khi Sikorski và Benès để xướng một chính sảch liên bang các nước Đông Âu gồm Ba Lan, Tiệp Khắc, và nếu có thể, thì thêm những nước khác như Hung Gia Lợi chẳng hạn, một vài nhà bình luận đã nói đến việc trở lại công thức «đường dây bảo vệ sức khỏe». Cách suy diễn ấy không đúng. Ba Lan muốn giải quyết dễ dàng hơn, trong khuôn khổ một liên bang, một vài vấn đề đặt ra cho các nước Đông Âu, thí dụ vấn đề Teschen. Nhưng chính phủ Ba Lan không thấy tại sao một liên bang như vậy lại không thể hợp tác với Nga Sô. Ông Morawski nói thêm rằng liên bang ấy cũng có lợi cho chính sách của các cường quốc Tây Âu, các nước này sẽ có mọi dễ dàng để điều đình với một số quốc gia nhứt trí.

        Vị đại sứ Ba Lan mô tả cho tướng de Gaulle biết tình hình khó khăn của chính phủ ông. Ông chưa biết rõ Ô. Eden có thể nói gì với chính phủ Ba Lan khi ở Téhẻran về và cũng không biết chính phủ Ba Lan sẽ phản ứng, thế nào. Tuy nhiên, ông nhắc lại một lẫn nữa rằng Ba Lan không loại bỏ một thoả ước với Nga Sô, trái lại, Ba Lan mong muốn có thoả ước ấy, vì thoả ước Nga - Tiệp vừa ký kết dự định trả lại cho Tiệp Khắc biên giới 1938 và bảo đảm hỗ tương sự bất can thiệp vào nội bộ những nước ký kết.

        Ông cũng bác bỏ lời chỉ trích chính phủ Ba Lan theo đó chính phủ ông không thực sự đại diện cho dư luận Ba Lan. Thực ra chính phủ Ba Lan hiện thời đại diện cho bốn đảng chỉnh trị lớn nhất ở Ba Lan, tất cả đều thuộc phe ta. Ông nói: «chúng tôi biết rằng chúng tôi thoả hiệp với nước chúng tôi. »

        Để kết luận, đại sứ Ba Lan nói với tướng de Gaulle  rằng cuộc vận động của ông nhằm hai mục đích : biết cảm tưởng của nước Pháp về tương lai những vấn đề liên hệ đến nước Ba Lan, gợi ý với tướng de Gaulle để de Gaulle phát biểu ý kiến về Ba Lan một ngày nào đó.

        Tưởng de Gaulle nói cho đại sứ biết rằng nước Pháp mong muốn Ba Lan lởn mạnh. Nước Pháp mong muốn như vậy không những vì cảm tình mà còn vì nhu cầu, Dĩ nhiên, chưa chắc rằng dư luận Pháp đứng về lập trường để cho Ba Lan có biên giới phía đông mở rộng thêm ít hay nhiều. Nhưng quần chúng Pháp vẫn chấp nhận nguyên tắc phục hồi một nước Ba Lan mạnh mẽ.

        Tinh hình ngoại giao của chúng ta hiện thời không cho phép chính thức can thiệp vào vấn đề này. Lúc này chúng ta cũng không có ảnh hưởng tỉnh thần.

        Tuy nhiên tướng de Gaulle khẳng định với ông Morawski rằng, theo ý kiến của ông thì bây giờ là lúc không thuận tiện nhất để đặt vấn đề biên giới Ba Lan với nước Nga và các nước láng giềng khác. Vì nhiều lý do ; trước hết, Ba Lan còn suy yếu ; trái lại, người Nga trong lúc đắc thắng ít có ý muốn nhượng bộ ; người Anh và người Mỹ có lẽ muốn giúp Ba Lan — điều này không chắc lắm — nhưng lúc này họ không muốn can thiệp sợ mích lòng Nga Sô ; còn như nước Pháp, có lẽ sau nước Pháp sẽ giúp đỡ các nước Đông Âu, nhưng hiện thời Pháp không có quyền hành gì hết.

        Trái lại, sau này Chính Phủ Ba Lan có thể chứng tỏ ngay tại nước Ba Lan rằng mình được dư luận quần chúng trong nước nâng đỡ. Mặt khác, sau khi chiến thắng, người Nga sẽ gặp phải những khó khăn ghê gớm trong vấn đề  tái thiết, có lẽ họ còn gặp nhiêu khó khăn với đồng minh. Có lẽ họ sẽ không đòi hỏi gắt gao đố với Ba Lan. Sau hết, có lẽ nước Pháp sẽ phục hồi được phần nào uy thế của mình.

        Đại sứ Ba Lan cũng đứng về phía quan niệm của tôi. Bây giờ không phải lúc nước ông nêu lên vấn đề biên giới và ông cho rằng về điểm này ông đồng ý với chính phủ ông.

        Tướng de Gaulle trở lại lời yêu cầu của ông Morawski, tuyên bố ông có thể phát biểu ý kiến ủng hộ Ba Lan vào dịp bộ đội Ba Lan tham dự phòng tuyến ; quân Ba Lan sẽ trở lại chiến đấu bên cạnh quân đội Pháp trên chiến trường Ý, cũng như đã chiến đấu trên chiến trường Pháp vào năm 1910.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:07:10 pm

        HỘI NGHỊ NGÀY 27 THÁNG CHẠP 1943, DƯỚI CHỦ TỌA CỦA TƯỚNG DE GAULLE VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BỘ ĐỘI PHÁP TRONG KHUÔN KHỔ HÀNH QUÂN ĐỒNG MINH.
 
        Hiện diện :

        Đại diện Pháp :   tướng de Gaulle, Ô. Renẻ Massigli, Tướng Giraud, Tướng Dewinck

        Đại diện đồng minh : Ô. Edwin Wilson, đại sứ Hoa Kỳ, Ô. Harold Mac Millnn, bộ trưởng chính phủ Anh, Tham mưu thưởng w. Bedell Smith (tham mưu trưởng Eisenhower), Tham mưu trưởng Everett s. Hughes, Tham mưu trưởng John F. M. Whiteley.

        Tướng de Gaulie khai mạc hội nghị, ông nhắc lại rằng hội nghị này có mục đích ký kết một thỏa ước quy định điều kiện tham gia cuộc hành quân đồng minh của các lực lượng Pháp. Có nhiều ý kiến bất đồng cần phải giải quyết.

        Một dự án thỏa hiệp được các đại diện Pháp đề nghị . Tướng de Gaulle yêu cầu các đại diện đồng minh cho biết quan điểm về dự án ấy.

        Ô. Wilson nói rằng dự án Pháp đã được đồng minh nghiên cứu, họ đồng ý vì nhiều điểm, một vài điểm khảc cần phải có sự chuẩn y của chính phủ họ, như vậy cần phải chờ đợi một thời gian.
   
Nhưng một vấn đề phải dặt ra ngay lúc này, đó là vấn đề dùng lực lượng Pháp trên mặt trận Địa Trung Hải.

        Ô. Wilson hỏi tướng B. Smith vấn đề đặt ra như thế nào.

        Tưởng B. Smith cho biết bộ chỉ huy liên đồng minh không có gì phản đối trên nguyên tắc dự án thoả ước toàn bộ của người Pháp. Nhưng đỏ là vấn đề thuộc phạm vi điều đình giữa các chính phủ. Trong khi thực hiện cuộc điều đình tướng Eisenhower yêu cầu nên thỏa thuận ngay về vấn đề Địa Trung Hải. Một cuộc hành quân lớn tại miền nam nước Pháp đã được dự định ; để thực hiện cuộc hành quân ấy, bộ chỉ huy đồng minh cần huy động tất cả các sư đoàn Pháp, kể cả các sư đoàn đã và sẽ đưa sang Ý. Thời giờ gấp rút vì những cuộc hành quân ở Pháp trên hai mặt trận Nam và Tây Bắc liên hệ với nhau.

        Bởi thế cho nên bộ chỉ huy đưa ý kiến cho các đại sứ Hoa Kỳ và Anh Quốc yêu cầu ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp cam đoan với các chính phủ đồng minh có thể cung cấp những sư đoàn ấy để thiết lập kế hoạch hành quân.

        Nếu không, bộ chỉ huy liên đồng minh buộc lòng phải chuẩn bị từ ngay bây giờ việc chuyên chở những sư đoàn bổ túc từ Hoa Kỳ sang, điều ấy quá ư phiền phức.

        Tóm lại, để quyết định kế hoạch hành quân, bộ chỉ huy đồng minh cần biết rõ có thể nhận được lực lượng nào của Pháp.

        Tướng de Gaulle cho biết ý kiến rằng bộ chỉ huy đặt vấn đề rất đúng cách và đây là lần thứ nhất người ta đặt như vậy. Chính phủ Pháp tự dành cho mình quyền đặt hay không đặt các lực lượng của mình dưới quyền sử dụng của bộ chỉ huy đồng minh, như vậy, chính phủ Pháp cần biết rõ lực lượng Pháp sẽ được sử dụng vào cuộc hành quân nào.

        Ô. Wilson nhấn mạnh sự yêu cầu của đồng minh dường như phù hợp với điều kiện của tướng de Gaulle đưa ra trong các cuộc hội đàm mới đây với cấp bậc đại sứ, như sau :

        1) Bảo đảm rằng toàn thể lực lượng Pháp sẽ được dùng ở Pháp, nhất là ở miền nam ;

        2) Bộ chỉ huy liên đồng minh sẽ thảo luận với bộ chỉ huy Pháp trước khi sử dụng các bộ đội Pháp ;

        3) Trong trường hợp bất đồng ý kiến giữa các bộ chỉ huy, sẽ mở cuộc hội ỷ giữa các chính phủ đồng minh và ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp.

        Tướng de Gaulle tuyên bố rằng đấy là những điều kiện thiết yếu. Ông nói :

        «Đối với chúng tôi điểm chính yếu là các bộ đội Pháp phải tiến quân vào nước Pháp. Chúng tôi có ý định đưa phần lớn quân đội vào phía Nam, một phần nhỏ khác sẽ đưa vào phía Bắc».

        Tướng B. Smith đề cập đến một vấn đề tổ chức ông nói rằng vị tổng tư lệnh hiểu rõ mối bận tâm của chính phủ Pháp muốn thấy các bộ đội Pháp tham dự cuộc hành quân ở phía Nam nước Pháp được đặt dưới quyền chỉ huy Pháp. Đó cũng là mối bận tâm của người Mỹ trong cuộc Đại Chiến Thứ Nhất. Để thỏa mãn điều kiện ấy, tướng Eisenhower trước đây đã để một đạo quân viễn chinh Pháp tham dự vào trận chiến bên Ý, bây giờ ông để một quân đoàn Pháp dự trận Provence.

        Tưóng de Gaulle vui lòng ghi nhận ý kiến ấy rất phù hợp với quan điểm của chính phủ Pháp.

        Tướng Giraud cũng ghi nhận và xác định rằng điểm cốt yếu là các bộ đội Pháp hành quân ở phía Nam nước Pháp cần phải đặt dưới quyền chỉ huy Pháp. Điều này không ngăn cản việc đặt những lực lượng Pháp gửi từ Anh Quốc sang Pháp dưới quyền chỉ huy của các lực lượng đồng minh.

        Tướng B. Smith nói rằng bộ chỉ huy «Combined Chiefs of Staff» gạt bỏ việc chuyên chở một sư đoàn thiết giáp Pháp đến mặt trận Tây Bắc. Lý do là thiếu phương tiện chuyên chở. Như vậy, toàn thể các sư đoàn Pháp sẽ được sử dụng ở mặt trận miền Nam.

        Tướng de Gaulle cho biết ngay rằng giải pháp ấy không làm cho ông thỏa mãn. Sự tham dự của một phần các bộ đội Pháp vào cuộc hành quân ở phía Bắc nước Pháp là một trong những vấn đề mà quan điểm chiến thuật của đồng minh mâu thuẫn với tính cách hợp lý của kế hoạch quốc gia Pháp. Nếu các bộ đội đồng minh tiến vào Ba Lê không có quân Pháp thì hậu quả sẽ nghiêm trọng về đủ mọi phương diện.

        Tướng de Gaulle nhắc lại bức giác thư của ông gửi cho đồng minh cách đây ba tháng để lưu ý đồng minh tới khía cạnh ấy của vấn đề nhưng ông chưa nhận được thư trả lời.

        Tướng R. Smith xác định rằng tướng Eisenhower vẫn mong rằng có thể lưu ý bộ chỉ huy «Combined Chiefs of Staff» đến điểm ấy. Theo ý kiến của tướng Eisenhower thì phải có một lực lượng Pháp — một sư đoàn, nếu có thể được —  tham dự vào cuộc hành quân ở phía Tây Bắc. Nhưng rất có thể là không phải một sư đoàn thiết giáp.

        Tướng de Gaulle hỏi ý kiến Ô. MacMillan, ông này trả lời rằng cách đây ba thảng, khi bản giác thư Pháp được trao cho đồng minh phải sẵn sàng để trả lời nước Pháp.

        Tướng de Gaulle tuyên bổ : « Nếu chính phủ Pháp được các chính phủ đồng minh bảo đảm rằng: một mặt, một quân đoàn Pháp gồm phần lớn các sư đoàn của chúng tôi tham dự cuộc hành quân trên mặt trân phía Nam nước Pháp, mặt khác ít nhất một sư đoàn thiết giáp Pháp từ căn cứ Anh tham dự vào cuộc hành quân ở Tây Bắc, thì chúng tôi sẽ đồng ý với các ông. Nếu không thì chúng tỏi không thể thỏa hiệp và cũng không thể cung cấp các bộ đội. »

        Tướng B. Smith nhắc lại rằng quyết định dứt khoát của tướng Eisenhower là giữa lúc ông lãnh việc chỉ huy mặt trận Tây Bắc, một lực lượng Pháp nếu có thể thì một sư đoàn, sẽ tham dự cuộc hành quân.

        Tướng de Gaulle hỏi tướng B. Smith, bộ chỉ huy đồng minh có ỷ kiến thế nào về các cuộc hành quân ở phía bắc và phía nam nước Pháp.

        Tướng B. Smith trình bày kế hoạch hành quân tổng quát, ông nhấn mạnh đến sự kiện bộ chỉ huy đồng minh rất chú trọng sự tham dự của lực lượng Pháp và những lý do khiến cho đồng minh quyết định rằng sự tham dự chính yếu là mặt trận phía Nam hợp với ý muốn của tưởng de Gaulle. Ông nhấn mạnh đến ý muốn của bộ tham mưu liên đồng minh là bộ chỉ huy Pháp tự thiết lập việc tiếp tế và bảo tồn khá chu đáo đã chứng tỏ Pháp đã có một quân đội tự trị.

        Dẫu sao thì ông cũng yêu cầu có một quyết định nhanh chóng về những vấn đề đặt ra để có thể chung quyết các kế hoạch hành binh, nhất là việc sử dụng những lực lượng Pháp.

        Tướng B. Smith nói : «Tướng Eisenhower rất tiếc rằng không được hội đàm với tướng de Gaulle về vấn đề này cách đây mấy tuần lễ. Chính ông cũng tự trách không yêu cầu một cuộc hội kiến vói tướng de Gaulle. »

        Tướng de Gaulle nghĩ rằng phần nhiều khó khăn chỉ xuất hiện vì người ta không giải thích với nhau. Chính vì thế mà ông triệu tập cuộc hội nghị này.

        Để kết luận, tướng de Gaulle và ông Maosigli nói rằng ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia sẽ viết thư cho các ông MacMillan và Wilson để ghi nhận và yêu cầu xác định những lời cam kết trong cuộc hội nghị này. Nếu có thư trả lời của các ông Wilson và MacMillan về các bảo đảm cần thiết thì tất nhiên việc sử dụng lực lưọng Pháp trong các cuộc hành quân trên đất Pháp sẽ được bảo đảm với bộ chỉ huy đồng minh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:07:57 pm

        CUỘC HỘI ĐÀM VỚI TƯỚNG EISENHOWER TẠI BIỆT THỰ GLYCINES NGÀY 30 THÁNG CHẠP 1943

        Tướng de Gaulle.— Thưa Đại Tướng tôi rất vui mừng được tiếp kiến Đại Tướng.

        Tướng Eisenhower.— Thưa Đại Tướng, trước khi tôi nghĩ rằng còn ở lại Bắc Phi một thời gian nữa, tôi sẽ có thời giờ đến thăm ông lúc nào cũng được. Nhưng tôi được lệnh phải về ngay Hoa Kỳ, tôi sợ lúc trở về sẽ khó mà lại thăm ông được —  có thể rằng tôi chỉ ghé qua đây một vài giờ — bởi thế, tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là ngày hôm nay nên đến thăm ông một cách bất ngờ.

        Tướng de Gaulle. — Tôi xin nói với ông biết người Pháp chúng tôi lấy làm thoả mãn khi được tin ông lên nhiệm quyền chỉ huy vừa giao phó cho ông. Những cuộc hành quân ở nước Pháp dưới quyền thống lĩnh của ông sẽ có một tầm quan trọng sinh tử đối với nước tôi.

        Đối với lực lượng Pháp thì mối bận tâm thường xuyên của tôi là làm sao cho sẵn sàng kịp thời. Ngoài thực tế chúng tôi có thể đưa ra mặt trận vào ngày mùng 1 tháng tư :

        5 hay 6 sư đoàn bộ binh,
        3 sư đoàn thiết giáp.
        và 3 bộ tham mưu quân khu.

        Chính phủ tôi và tôi đồng ý rằng sẽ cung cấp thực lực đó mặc dù có vẻ khiêm tốn lắm.

        Tướng Eisenhower. — Vì Đại Tướng nói đến tổ chức, tôi xin Đại Tướng cho phép tôi nói ra điều tôi suy nghĩ và tôi suy nghĩ thế nào.

        Hôm kia tôi đã tiếp kiến tướng de Lattre. Ông cho tôi biết công việc sẽ làm của ông. Tỏi không nhớ chi tiết và không biết rõ sự nghiệp của ông trước đây. Nhưng nghe ông trình bày các dự án tôi tin cậy ông lắm. Ông tỏ ra người đã hiểu biết cách tổ chức phức tạp dịch vụ và hậu cử của các đơn vị.

        Tướng de Gaulle.— Tướng de Lattre được chỉ định để đảm nhiệm việc này và tổ chức các sư đoàn và các dịch vụ, tôi thiết nghĩ ông ta đầy đủ tư cách.

        Tướng Eisenhower. — Như vậy tôi có thể mang theo về Mỹ một cảm tưởng tin cẩn. Còn việc tổ chức các sư đoàn Pháp, tôi thiết nghĩ không nên choáng mắt vì có nhiều sư đoàn. Tôi thiết tưởng có một sư đoàn tổ chức hoàn hảo còn hơn có nhiều sư đoàn thiếu tổ chức.

        Tướng de Gaulle. — Tỏi đồng ý với ông về điểm này, nếu ông nhớ rõ thì đây chính là điều tôi đã nói với ông cũng trong phòng giấy này vào những ngày đầu tháng sáu.

        Tướng Eisenhower. — Đúng như vậy.

        Tướng de Gaulle, — Tướng de Lattre sẽ đôn đốc việc tổ chức. Công việc này cần phải thận trọng và có cái nhìn sâu sắc.

        Tướng Eisenhower. — Ông có thể cho tôi biết quân số bộ binh của ông ở Anh quốc hiện thời không?

        Tướng de Gaulle.— Có thể nói rằng không có gì. Lực lượng bộ binh chỉ có 2.000 người.

        Tướng Eisenhower.— Nhưng tôi cũng phải dùng các bộ đội Pháp để thực hiện cuộc hành quân ở mặt trận Bắc. Tôi nghĩ rằng không thề lấy bớt những đơn vị lớn ở mặt trận Địa Trung Hải vì đây là khu vực chính của hoạt động quân sự Pháp. Vả chăng, vấn đề chuyên chở họ sang Anh Quốc thật là khó khăn ! Nhất là chở một sư đoàn thiết giáp.

        Tướng de Gaulle.— Phải, nhưng ít nhất chúng tôi cũng cần phải có một sư đoàn ở Anh Quốc. Những sư đoàn bộ binh của chúng tôi gồm nhiều người bản xứ, chắc là người Anh phản đối sự có mặt của họ trên đất nước Anh. Trái lại, các sư đoàn thiết giáp của chúng tôi chỉ có những binh sĩ người Pháp.

        Tướng Eisenhower.— có lẽ có một giải pháp. Tôi không biết có thể kiếm được cái gì ở bên Anh. Nhưng may ra tôi có một số vật liệu trừ bị. Trong trường hợp ấy thì chỉ cần đưa người từ đây sang. Vấn đề được giản dị hóa khá nhiều.

        Tướng de Gaulle,— ông sẽ nghiên cứu vấn đề tại chỗ. Nhưng tôi xin nhắc lại : «Không nên đến Ba Lê mà không có bộ đội Pháp».

        Tướng Eisenhower.— ông hãy yên chí rằng tôi không nghĩ đến việc vào Ba Lê mà không có bộ đội của ông.

        Bây giờ tôi xin phép tướng de Gaulle cho phép tôi đứng trên bình diện cá nhân tôi mà giải thích với ông ta.

        Người ta cho rằng tôi là người sống sượng, có lẽ khi ông đến Alger ông đã căn cứ vào dư luận ấy để đối xử với tôi. Lúc ấy tôi có cảm tưởng là ông phán xét tôi không kể đến những vấn đề đặt ra cho tôi khi tôi chịu trách nhiệm với chính phủ tôi thực hiện sứ mạng này. Tôi chỉ có một mục đích : đưa cuộc chiến đến thắng lợi. Lúc ấy hầu như ông không muốn hợp tác hoàn toàn với tôi. Tôi hiểu rõ rằng chính ông và ủy Hội Giải Phóng Quốc Gia Pháp, với tư cách một chính phủ, có những vấn đề khó khăn của các ông. Nhưng trách nhiệm của Tổng tư lệnh lực lượng đồng minh trong việc chỉ đạo chiến tranh đối với tôi phải ở trên hết.

        Tòi công nhận rằng tôi đã có điều bất công đối với ông và tôi muốn nói để ông biết.

        Tướng de Gaulle.— You are a man.

        Tất cả những chuyện ẩy đều không đáng kể. Chúng ta chỉ cần xem xét mọi việc kể từ lúc chúng xuất hiện trước mắt chúng ta như thế nào. Chính phủ Pháp và quân đội Pháp và chính tôi đều lấy làm thỏa mãn khi hay tin ông được giao phó việc chỉ huy cuộc hành quân quyết định. Chúng tôi sẽ làm hết tất cả để giúp đỡ ông. Khi xuất hiện một khó khăn nào xin ông tiếp xúc với tôi và tin tưởng ở tôi. Thỉ dụ, tôi đã đề phòng trước, và chắc ông cũng vậy, chúng ta sẽ phải tiếp xúc với nhau khi đặt ra vẩn đề Ba Lê.

        Tướng Eisenhower. — Quả vậy, chúng ta sẽ phải san bằng những va chạm rồi sẽ xảy ra.

        Tôi nghĩ rằng về Hoa Kỳ tôi không thể không nói đến vấn đề liên lạc chung giữa chúng ta. Ủy Hội Quốc Gia Pháp có trách nhiệm trước dư luận Pháp thì chúng tôi cũng cần kê đến dư luận công chúng tại Hoa Kỳ. Điều ấy rất quan trọng. Chính dư luận quân chúng làm cho chúng ta thắng trận.

        Nếu tôi có cơ hội, tôi sẵn sàng tuyên bố rằng tôi tin tưởng khi đã tiếp xúc với ông, tôi nhận đã xử bất công với ông và về phần ông ông sẵn sàng giúp đỡ tôi hoàn thành sự mạng của tôi. Về cuộc hành quân ở Pháp sắp tới, tôi cần sự giúp đỡ của ông, sự phụ lực của công chức nước ông và sự nâng đỡ của dư luận Pháp. Tôi chưa biết rõ chính phủ tôi sẽ ấn định lập trường lý thuyết nào để tôi liên lạc với ông. Nhưng ngoài những nguyên tắc ra, còn có sự việc cự thể. Tôi xin nói để ông biết rằng ngoài thực tế tôi không biết có quyền hành nào khác quyền hành của ông.

        Tướng de Gaulle.— Nếu chúng ta đã gặp một vài khó khăn trong sự liên lạc của chúng ta thì đó không phải lỗi tại ông mà cũng không phải lỗi tại tôi. Việc ấy tùy thuộc những điều kiện ngoài chúng ta, những điều kiện xuất hiện từ tình trạng quả ư phức tạp của hai nước chúng ta, nước nọ đối với nước kia, kể từ ngày nước Pháp không còn giữ được vị thế một cường quốc. Nhưng tất cả đều chỉ có tính cách nhất thời. Khi chúng ta đã thắng trận, sẽ không còn vết tích gì nữa, ngoại trừ đối với sử gia.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:09:03 pm

        SẮC LỆNH NGÀY MÙNG7 THÁNG GIÊNG 1944 VỀ VIỆC TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BỘ BINH VIÊN CHINH

        Điều thứ nhứt.— Lực lượng viễn chinh mà việc tổ chức phải hoàn tất trước ngày mùng 1 tháng bảy 1944, gồm có :

        — Một bộ chỉ huy quân đội « A »,

        — Một bộ chỉ huy quân đoàn « B »,

        — Ba bộ chỉ huy quân khu,

        — Sáu sư đoàn bộ binh, trong số có một sư đoàn sơn cước,

        — Bốn sư đoàn thiết giáp,

        — Những lực lượng bổ xung cho các binh chúng và các dịch vụ.

        — Điều thứ hai — Ngoài những lực lượng đã đưa ra mặt trận đến ngày mùng 1 tháng giêng 1944, một đợt thứ nhất gồm :

        — Hai sư đoàn bộ binh,

        — Hai sư đoàn thiết giáp,

        — Một bộ chỉ huy quân khu, sẽ được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến trong một thời hạn ngắn.

        Đợt thứ hai gồm lực lượng bổ túc cho chương trình xác định trong điều thứ nhất trên đây, ngoại trừ một sư đoàn thiết giáp và một vài đơn vị bổ xung, sẽ được hoàn thành vào ngày 1 tháng tư 1944.

        Toàn bộ chương trình sẽ hoàn tất vào ngày mùng 1 tháng bảy 1944.

        Điều thứ ba.— Uỷ viên Chiến Tranh và Không Quân lãnh trách nhiệm thi hành sắc lệnh này, sắc lệnh này không đăng lên Công Báo Cộng Hòa Pháp.

Ký tên : de Gaulle.       


        DANH SÁCH CỦA ỦY VIÊN CỘNG HÒA TIIỨ NHẤT ẤN ĐỊNH NGÀY MÙNG 10 THÁNG GIÊNG 1944

        Lyon                  Yves Farge
        Lille                  Pranẹois Closon
        Marseil'e                 Raymond Aubrac
        Rennes                  Victor Le Gorgeu
        Rouen                  Henri Rourdeau de Fontenay
        Dijon                 Jean Bouhey, sau ngày bị thương được Jean Cassou thay thế, sau lại được      .                                     Pierre Bertaux thay thế
        Montpellier    Jacques Bounin
        Poitiers                    Jean Scbuhlcr
        Laon                 Pierre Pene
        Bordeaux                 Gaston Cbsin
        Limoges                 André Fourcade, sau bị địch hạ sát Pierre Boursicot thay thế
        Clermont-Ferrant    Henry Ingrand
        Strasbourg    Charles Blondel
        Nancy                  Paul Chailley-Bert
        Orléans    André Mars
        Châlons - sur - Marne       Marcel Grégoire.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:09:27 pm

        DIỄN VĂN BẾ MẠC HỘI NGHỊ BRAZZAVILLE NGÀY 30 THÁNG GIÊNG 1944

        Nếu muốn phán xét việc làm thời nay theo thói quen cổ thời thì người ta có thể ngạc nhiên rằng Chính phủ Pháp đã quyết định họp Hội nghị Phi Châu này.

        Hẳn là tính thận trọng ngày trước sẽ khuyên nhủ chúng ta hãy «Chờ đợi ! » Chiến tranh chưa chấm dứt. Chúng ta cũng không biết ngày mai hòa bình sẽ như thế nào. Phải chăng, nước Pháp còn có những bận tâm trực tiếp hơn là tương lai của lãnh thổ hải ngoại ?

        Nhưng chính phủ đã nhận thấy thực ra ít có lý do chính thức để thối lui, và cũng không có sự khinh xuất nào tai hại hơn thái độ thận trọng như vậy. Quả vậy, tình trạng ngày nay tuy ác hại và phức tạp nhưng chúng ta không nên khoanh tay chờ đợi, trái lại, chúng ta phải có tinh thần cáng đáng việc. Điều này đúng trên đủ mọi phương diện, nhất là trong phạm vi thảo luận của Hội Nghị Brazzayille. Chúng tôi không muốn phóng đại tầm quan trọng của những lý do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu toàn bộ vấn đề Phi Châu thuộc Pháp, chúng tôi cho rằng những biến cố trọng đại làm đảo lộn thế giới không cho phép chúng tôi trì hoãn ; nước Pháp thời chiến không hề xao lãng bổn phận và quyền hành của mình mặc dầu phải qua cuộc thử thách ghê gớm gây ra bởi sự kiện địch tạm chiếm đỏng lãnh thổ Chánh quốc ; sau hết, bây giờ đã hoàn thành việc tập kết tất cả các lãnh địa của chúng ta ở Phi Châu, chúng ta có cơ hội tốt đẹp để triệu tập hội nghị này theo sáng kiến và dưới sự chỉ đạo của ô ủy viên Thuộc Địa, hội nghị sẽ hội họp những người có trọng trách nhân danh nước Pháp lãnh đạo các lãnh địa Phi Châu để cùng nhau làm việc, trao đổi ý kiến và kinh nghiệm. Chúng ta có thể thực hiện cuộc hội họp này ở nơi nào khác nếu không họp ở Brazzayille, vì thành phố này đã là nơi trú ẩn của danh dự và độc lập trong những năm thảm họa, và sẽ là tấm gương xứng đáng của nỗ lực Pháp ?

        Từ nửa thế kỷ nay, nước Pháp theo một truyền thống già dặn hàng mấy trăm năm vẫn nhận lấy thiên chức khai hóa các dân tộc khác dưới sự khuyến khích của các chính phủ Cộng Hòa và những người lãnh đạo như : Gallieni, Brazza, Dodds, Joffre, Binger, Marchand, Gentil, Foureau, Lamy, Borgnis - Desbordes, Archinard, Lyautey, Gouraud, Mangin, Largeau ; nước Pháp đã đến nơi, bình định và lập nền thông thương với thế giới cho một phần lớn Châu Phi Đen ; những xứ này đất đai mênh mông, khí hậu nóng bức, núi non hiểm trở ; dân cư nghèo khổ và gồm rất nhiều sắc tộc, vẫn sống trong cánh đau khổ và cô lập từ thuở bình minh của Lịch sử.

        Những gì chúng ta đã làm để phát triển tài nguyên đem lại hạnh phúc cho mọi người tùy theo trình độ tiến hóa của họ, người ta chỉ cần để tâm suy nghĩ và đi thăm các nơi là đủ thấy rõ. Nhưng, cũng như hòn đá ném xuống triền dốc, mỗi lúc mỗi lăn nhanh hơn, sự nghiệp chúng ta đã xây dựng ở đây bắt buộc chúng ta luôn luôn phải thực hiện những công tác rộng lớn hơn. Giữa lúc bắt đầu bùng nổ cuộc thế chiến này, chúng ta đã biết rằng điều kiện mở mang Phi Châu cần phải đặt trên nền tảng mới để đưa dân chúng lên đường tiến bộ và để hành xử chủ quyền của nước Pháp.

        Xưa nay vẫn thế, chiến tranh tự nó vẫn thúc đầy nhịp tiến hỏa gấp rút. Trước hết, cho đến ngày nay, cuộc chiến phần nào là cuộc chiến của Phi Châu, do đó mà qua các cuộc hành quân, người ta đã nhận thấy tầm quan trọng tuyệt đối và tương đối của tài nguyên, đường giao thông và quân lính mộ ở Phi Châu. Nhưng điều quan trọng hơn là cuộc chiến tranh này quyết định vận mạng của loài người; sức mạnh vũ khí đè nặng xuống khắp nơi, người người đều ngẩng mặt lên, nhìn xa hơn cuộc sống hàng ngày và thắc mắc về số phận ngày mai.

        Nếu có một cường quốc đế quốc nào trải qua các biến cố biết lý hội bài học biến cố để quyết tâm và cao thượng bước lên con đường của thời đại mới, dẫn dắt 60 triệu người cũng chung vận mệnh với 42 triệu đứa con tổ quốc, thì cường quốc ấy phải là nước Pháp.

        Trước hết chỉ vì nước Pháp là nước Pháp, nghĩa là một quốc gia có thần khí bất diệt, có sảng kiến để đưa mọi người tiến lên từng nấc một, hầu đạt được đỉnh cao danh dự và huynh đệ, và một ngày kia có thể hợp chung làm một. Sau nữa, vì nước Pháp bị dồn vào thế cùng sau cuộc bại trận nhất thời, nước Pháp sẽ nương nhờ các lãnh thổ hải ngoại, mà các dân tộc ở rải rác khắp năm Châu chưa có phút nào phai mờ lòng trung thành với nước Pháp ; nước Pháp sẽ dùng những lãnh địa ấy làm căn cứ khởi binh giải phóng chính quốc, bởi thế cho nên giữa chánh quốc và các thuộc địa, mối liên lạc trở nên bền chặt mãi về sau. Sau hết, vì nước Pháp biết rút tỉa kinh nghiêm của tấn kịch bi thảm này, ngày nay nước Pháp có ý chí cương quyết và thực dụng bước vào con đường đời mời, để tìm lối thoát cho chính mình và cho những người tùy thuộc mình.

        Như vây, có thể nói rằng nước Pháp muốn theo đuổi công cuộc kiến thiết hải ngoại bằng cách dựng lên những bức tường ngăn cách các dân tộc ấy với thế giới, trước hết là xứ Phi Châu chăng ? Hẳn là không ? Muốn chứng minh điều này, chỉ cần nhắc đến rằng trong trận chiến này, Trung Phi và Cameroun thuộc Pháp không ngừng hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng : Congo Bỉ, Nigeria Anh, Soudan Anb-Ai; ngoài ra, vào giờ này toàn thể Đế Quốc Pháp, ngoại trừ Đông Dương đã góp phần quan trọng vào nỗ lực chung của đồng minh, bằng vị trí chiến thuật, trục lộ giao thông, căn cứ không quân, quân số và sản xuất tài nguyên. Chúng tôi tin rằng trong đời sống thế giới ngày mai, chẽ độ tự túc không ai mong muốn mà cũng không thể có được. Chúng tôi tin rằng về phương diện phát triển tài nguyên và các đường giao thông lớn, lục địa Phi Châu sẽ góp một phần quan trọng vào toàn bộ. Nhưng tại Phi Châu thuộc Pháp cũng như tại các lãnh thổ mà dân cư sống dưới quốc kỳ của chúng ta, không thể có sự tiến bộ nào nếu những người sống ở quê hương mình không được hưởng thụ tinh thần và vật chất của sự tiến bộ ấy, nếu họ không tiến lần hồi đến trình độ đầy đủ khả năng để diều khiền công việc của mình. Nước Pháp có bồn phận dẫn dắt họ lên tới trình độ ấy.

        Mọi hành động cùa chúng ta đều hướng về mục tiêu ấy. Chúng ta không muốn giấu giếm rằng chúng ta còn phải qua những giai đoạn lâu dài. Quý vị đã đặt chân lên đất Phi Châu từ lâu, hẳn là quý vị không thể không thấu triệt điều gì có thể thực hiện được, nghĩa là có tính cách thực dụng. Tóm lại, đày là vấn đề của nước Pháp, và chỉ có nước Pháp thực hiện được những sự cải cách cơ cấu của đế quốc, đúng lúc và trong phạm vi chủ quyền của mình. Nhưng trong khi chờ đợi, người ta cần phải sống, và sống là mở đầu tương lai.

        Trong hội nghị này quý vị sẽ nghiên cứu để báo cáo với chính phủ, những điều kiện tinh thần, xã hội, chính trị, kinh tế,v.v. mà quý vị cho rằng có thể áp dụng dần trong mỗi xứ để dẫn dắt họ lên đường phát triên và tiến bộ, nhờ thế họ có thể hội nhập vào cộng đồng Pháp và giữ được cá tính, quyền lợi, ngưỡng vọng và tương lai của họ.

        Thưa quỷ vị, Hội Nghị Phi Châu tại Brazzaville đã khai mạc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:10:29 pm

        THƯ GỬI ÔNG MASSIGLI, ỦY VIÊN NGOẠI GIAO ALGER

        Alger, 24 tháng hai 1944.

        ... Tình hình tiến triển, nhất là lập trường công khai của Liên Sô tháng trước đây muốn chia cắt nước Đức, làm cho tôi nghĩ rằng chính phủ ta phải xác định ngay từ bây giờ chiều hướng tổng quát đối với việc giải quyết vấn đề nước Đức. Ủy Hội cần được ông báo cáo cho biết trong một thời hạn càng ngắn càng hay, những yếu tố then chốt của vấn đề, nhất là những sự kiện liên hệ đến vận mệnh xứ Rhẻnanie, nếu Đức quốc sụp đổ đặt ra vấn đề ấy.

        Tôi nghĩ rằng trong bản tường trình những điều khoản đình chiến với nước Đức nên phụ đính một văn kiện xác định :

        1) Những điều kiện chiến lược và kinh tế đặt ra cho Pháp, Bỉ, Hòa Lan và Anh Quốc nếu có sự qua phân Rhénanie và Đức ;

        2) Những diều kiện theo đó miền Rhẻnanie có thể tồn tại được nếu bị tách rời khỏi Đức Quốc và liên kết với Tây Âu về phương diện chiến lược và kinh tế.

        Dĩ nhiên, danh từ Rhẻnanie không những nên hiểu là tả ngạn sông Rhin mà còn gồm cả những đất đai hữu ngạn, những vùng bổ túc chiến lược và kinh tế.

        Nghiên cứu ảnh hưởng của một tình trạng có thể xảy ra như vậy đến các nước Tây Âu, điều cần phải chú trọng là sự xáp nhập vùng Rhẻnanie vào khối Tây Âu về phương diện chiến lược và kinh tể, sự xáp nhập ấy mật thiết với việc thực hiện một liên minh chiến lược và kinh tế giữa nước Pháp, Bỉ, Lục Xâm Bảo và Hòa Lan, Anh Quốc cũng có thế gia nhập liên minh ấy...


        TRÍCH LỜI PHÁT BIỂU TAI HỘI ĐỒNG TƯ VẤN NGÀY 27 THÁNG BA 1944

        Trong cuộc tranh luận này, đã nhiều lần người ta nói đến lập trường của Hội Đồng và chính phủ về sự tổ chức công quyền tại Pháp sau ngày giải phóng ; lập trường ấy có thể có tầm quan trọng đối với ngoại quốc.

        Về vấn đề ấy chính phủ yêu cần quý ông chỉ tuyệt đối tôn trọng những gì là ý muốn toàn dân, vả chăng chinh phủ cũng tin chắc sẽ được sự đồng ý của riêng các ông. Chấm hết.

        Nước Pháp đã đem lại tư do cho thế giới, nước Pháp vẫn đứng hàng đầu về phương diện ấy, nước Pháp không cần phải hỏi ý kiến ở bên ngoài biên giới để quyết định cách tái lập tự do trong nước mình. Còn như chính phủ lâm thời của nền Cộng Hòa, thì từ tháng sáu năm 1940, chính phủ không ngừng đứng vững trên mảnh đất dân chủ đồng thời cũng là mảnh đất của chiến tranh, chính phủ không cần đến lời dạy khôn nào khác ý kiến của dân tộc Pháp mà chính phủ là cơ quan duy nhất có tư cách để dẫn đạo.


        SẲC LỆNH NGÀY MÙNG 4 THÁNG TƯ 1944 BỔ NHIỆM CÁC ỦY VIÊN ỦY HỘI GIẢI PHÓNG QUỐC GIA PHÁP

        Điều thứ nhất,— Ông Francois Bỉlloux, dân biểu được bổ nhiệm ủy viên Chính Phủ.

        Điều 2,— ông André Diethelm trước nhiệm chức ủy viên Tiếp Tế và Sản Xuất, nay được bổ nhiệm ủy viên Chiến Tranh.

        Điều 3.— Ông Fernand Grenier, dân biểu, được bổ nhiệm ủy viên Không Quân.

        Điều 4.— Ô. Paul Giacobbi, nghị sĩ, được bổ nhiệm ủy viên Tiếp Tế và Sản Xuất, thay thế ông Diethelm.

        Đieu 5.— Ô. André Le Troquer, dân biểu, trước nhiệm chức Chiến Tranh và Không Quân, nay được bổ nhiệm ủy viên Quản Trị các lãnh thổ chánh quốc được giải phóng.

        Điều 6.— Sắc lệnh nảy sẽ đăng vào Công Báo của chính phủ Cộng Hòa Pháp.

ký tên : c. de Gaulle.       


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:11:06 pm

        HỘI ĐÀM VỚI ÔNG BOGOMOLOV, NGÀY 26 THẢNG 4 1944

        I.— Ngay từ lúc đầu cuộc hội đàm, ông Bogo- molov cho biết cảm tưởng của ông về nước Ý. Theo ông thì công việc bên ấy không đến nỗi tồi tệ. Badoglio có chiều củng cố được địa vị. Vấn đề quân chủ rắn chắc lại. vả chăng chính phủ Liên Sô không chống đối chế độ quân chủ. Dưới mắt Liên Sô thì điều quan trọng là sự đoàn kết các lực lượng chống phát xít để theo đuổi cuộc chiến tranh chống Trục.

        Ô. Bogomolov hỏi tướng de Gaulle « thế còn ông ? »

        Tướng de Gaulle trả lời :

        « — Đối với chúng tôi thì tình thế lại khác. Chúng tôi đã bị nước Ý tấn công trực tiếp. Người Ý từ lâu nay vẫn có yêu sách cuồng loạn đòi thôn tính một phần Đế Quốc và lãnh thổ chánh quốc của nước Pháp. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng đi đến một thỏa hiệp với nước Ý. Nhưng trong khi chờ đợi chúng tôi không có lý do gì để điều đình với chính phủ Badoglio, chúng tôi cũng chưa biết ông ta đại diện cho cái gì ở bán đảo này.

        « Ngoài thực tế thì nhiều vẩn đề đã được các biến cố giải quyết. Yêu sách của người Ý đối với đảo Corse, các miền Nice, Sayoie, Tunisie, Djibouti chỉ là những trò khôi hài. Vấn đề Đế Quốc Ý đã được giải quyết rồi. »

        II — Ô. Bogomolov bỏ đề tài việc Ý, ông cũng đổi giọng khi nói đến một vài bản văn công bố trên báo chí ở Bắc Phi.

        Tờ Echo d‘Alger mới đây đã đăng tải bản đồ những cuộc hành quân đang thực hiện, trên bản đồ ấy đã ghi biên giới Ba Lan từ năm 1939, việc ấy làm cho người ta tưởng rằng ranh giới ấy là ranh giới của nước Nga. Nhưng vấn đề biên giới nước Nga đã được quy định trong hiến pháp và không thể giải quyết bằng cách nào khác.

        Ông Bogomolov nói : «Tôi được chính phủ tôi ủy thác việc kháng nghị tờ báo đăng tải bức bản đồ ấy mâu thuẫn với hiến pháp của Liên Sô.»

        Tướng de Gaulle xác định rằng chính phủ không nhận trách nhiệm về những bản đồ có thể đăng tải trên tờ Echo d'Alger. Nhưng vì Ô. Bogomolov đã nói đến vấn đề biên giỏi như vậy, ông cần biết rõ rằng biên giới Ba Lan - Nga sỏ năm 1939 là biên giới duy nhất mà chúng tôi được biết ngày nay một cách chính thức. Chính Phủ Liên Sô chưa bao giờ thông báo chúng tôi biết một sự xếp đặt quốc tế nào về sự thay đồi biên giới. Chúng ta cũng không biết rõ vấn đề đã được giải quyết cho chính phủ Liên Sô và chính phủ Liên Sô đã có ý định đích xác về vấn đề ấy như thế nào.

        Nếu chúng ta đưa ra một bản đồ với đường biên giới khác biên giới 1939 thì ngày hôm sau đại sứ Ba Lan sẽ đến kháng nghị. Chúng ta là đồng minh của Ba Lan cũng như chúng ta là đồng minh của Liên Sô.

        Tướng de Gaulle nói : « Tôi đã nhiều lần ngỏ ý cho ông biết rằng chúng tôi ước mong có sự dàn xếp giữa Liên Sô và Ba Lan. Chúng tôi không muốn và chúng tôi cũng không có khả năng can thiệp vào việc này, nhưng chúng tôi rất mong muốn có sự thỏa hiệp.»

        Ô. Bogomolov bèn nói rằng Liên Sô coi như vấn đề đã giải quyết xong, vả chăng Liên Sô không đòi hỏi một sự bảo đảm nào, vì Liên Sô không cần ai bảo đảm biên giới của mình. Liên Sô có lực lượng quân đội đang chiến thắng để giải phóng lãnh thổ.

        Tướng de Gaulle nhấn mạnh rằng rất vui mừng khi thấy lực lượng hồng quân chiến thắng vẻ vang để giải phóng lãnh thổ Sô Viết.

        Bấy giờ Ô. Bogomolov mới phàn nàn rằng chúng ta không thông cảm với chính phủ Liên Sô sau khi chính phủ ấy đã xử sự với chúng ta một cách tốt đẹp. Liên Sô đã dùng một công thức thừa nhận Ủy Hội Giải Phóng rộng rãi hơn công thức của các cường quốc khác.

        III.—Tướng de Gaulle công nhận giá trị của công thức thừa nhận ủy Hội Giải Phóng. Tuy nhiên, ông nói để đại sứ Liên Sô biết: cũng như sự bảo đảm biên giới Liên Sô, tùy thuộc sức mạnh của quân đội Liên Sô, như Ô. Bogomolov đã nói, sự thừa nhận chính phủ Pháp tùy thuộc ý chí của dân tộc Pháp trước hết. Về vấn đề ấy, công thức ngoại giao chỉ là việc thứ yếu.

        Vả chăng, công thức thừa nhận là một chuyện, việc thực thi sự thừa nhận ấy mới là quan trọng hơn đối với chúng tôi,

        Tướng de Gaulle nhắc lại rằng Liên Bang Sô Viết đã thừa nhận Uỷ Hội Quốc Gia Kháng Chiến Pháp là cơ quan «đảm nhiệm quyền lợi quốc gia của nước Cộng Hòa Pbảp». Hiện thời đang có những cuộc điều đình, có Liên Bang Sô Viết tham dự, những cuộc điều đình ấy quyết định nền hòa bình tương lai của Âu Châu đang hoạt động ở Luân Đôn. Dường như ông Stettinius đã hội đàm với đại sứ Liên Sô ở Luân Đôn. Chúng tôi nghe nói đã có một cuộc hội họp ở Téhéran. Nhưng chính phủ Liên Sô cũng như chính phủ Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn chưa bao giờ cho chúng tôi biết mục đích cùng sự tiến triển của những cuộc điều đình ấy, «Quyền lợi quốc gia của nước Cộng Hòa Pháp» phải chăng không liên hệ gì đến việc quyết định nền hòa bình Âu Châu, nhất là vận mệnh tương lai của nước Đức ?

        Ô. Bogomolov nại cớ không biết rõ nội dung cuộc hội đàm của Ô. Stettinius và phạm vi thảo luận của Hội Nghị Âu Châu, sau đấy ông từ biệt tướng de Gaulle.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:12:10 pm
         
        HUẤN THỊ VỀ VIỆC HÀNH QUÂN CỦA CÁC LỰC LƯỢNG QUỐC NỘI (KẾ HOẠCH CÁ SẤU)

        Alger, 16 tháng năm 1944

        I— Mục đích

        Nhiều kế hoạch đã ấn định những hành động phá hoại để thi hành trên toàn thể lãnh thổ quốc gia trong lúc hành quân trên đất Pháp.

        Nhưng, ngoại trừ những cuộc phá hoại ấy, các lực lượng quốc nội phải liên lạc với lực lượng đồng minh để trực tiếp dự chiến, ngay từ khi đồng minh bắt đầu đổ bộ ; các hoạt động hướng vào việc giải phóng trọn vẹn từ khu vực trên lãnh thổ .

        II — Khu vực hoạt động chính.

        1) Tây Nam và Trung ương (hình tứ giác: La Rochelle — Clermont Ferrant — Foix — Bayonne)

        Đụng độ và nếu có thể thì tiêu diệt lực lượng địch chiếm đóng khu vực ấy bất cứ ở chỗ nào ; các lực lượng quốc nội nhắm vào những mục tiêu sau đây :

        a) để giúp các lực lượng đồng minh đồ bộ lên bờ biển Địa Trung Hải, mở trục lộ Alès — Clermont Ferrant để giúp quân đồng minh tràn xuống lưu vực sông Rhone bằng phía Tây.

        Mở trục lộ Carcassonne — Toulouse để cho quân đồng minh tràn xuống bằng phía Tây núi Massif Central ;

        b) giải phỏng những căn cứ không vận và những hải khẩu để đồng minh có thể tấn công từ những khu vực ấy tiến về Đông Bắc ;

        c) cắt đường ray xe hỏa, theo một đường kẻ ; Limoges — Clermont Ferrant — Le Puy — Albi — Foix ; mục đích là cô lập khu Tây Nam, hoặc yểm trợ cuộc đổ bộ ở Languedoc hay Roussillon,

        2) Đông - Nam (Jura — Sayoie — Dauphiné — Provence)

        Trong khu vực này, các mục tiêu là :

        a) Hộ vệ lực lượng đồng minh đồ bộ lên

        Provence, khai mở trục lộ ; Sisteron — Grenoble —  Bellegarde, hướng về Besancon để quân đồng minh có thể tràn xuống miền đông qua lưu vực sông Rhône ;

        b) công hãm các đường hoả xa trong lưu vực sông Rhône ;

        c) cắt đường giao thông từ Pháp sang Ý ;

        d) sau cùng, mở đường đi qua vùng Alpes cho lực lượng đồng minh từ Ý sang ;

        3) Bretagne

        Mục tiêu : mở các hải khẩu cho lực lượng đồng minh (Saint Malo — Brest — Lorient)

        4) Vùng Ba Lê

        Vì những lý do hiển nhiên, sự can thiệp vũ trang của lực lượng Kháng Chiến vào vùng Ba Lê chỉ có thể thi hành trong trường hợp địch mất tinh thần rõ ràng, hay trong trường hợp địch rút lui hấp tấp trước làn sóng tiến quân của đồng minh,

        Nếu có sự can thiệp thì mục tiêu sẽ chiếm đóng là bảo vệ những địa điểm xung yếu và dễ đánh như cầu cống, trung tâm, công sở các bộ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:12:58 pm

        ĐIỆN VĂN GỬI PIERRE VIÉNOT, ĐẠI LÝ TẠI LUÂN ĐÔN

        Alger 25 tháng năm 1944.

        Hôm qua tôi đã nhận được điện tín của ông nói đến thông cáo của Ô. Eden về việc công du Luân Đôn của tôi. Ngày 23 tôi đã nhận lời tiếp Ô. Duff Copper, theo lời yêu cầu khẩn khoản của ông ta ; tôi đã cấm cửa ông ta từ ngày bị cắt liên lạc truyền tin với ông. Đại sứ Anh đã cho tôi biết những điều tương tự lời Ô. Eden đã nói với ông. Tôi đã xác nhận những nguyên tắc về cuộc công du Luân Đôn của tôi, vì không có lý gì mà chúng ta không dự những cuộc hội đàm trước ngày mở mặt trận quyết liệt, vả chăng chúng ta đã có ở Luân Đôn mọi dễ dàng trao đổi mật thư đi các ngả : người ta đã chính thức bảo đảm với tôi như vậy. Tuy nhiên, đại sứ Anh không thể cho tôi biết đích xác ngày khởi hành,.. Còn như nội dung cuộc hội đàm sau này, tôi đã nói với ông Duff Cooper như sau :

        Chúng ta không hề xin xỏ một điều gì. Công thức thừa nhận Chỉnh phủ Pháp của Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn với chúng ta không mấy quan trọng. Thời kỳ những công thức êm tai có thể giúp ích gì chúng ta đã qua rồi. Chúng ta không đòi hỏi gì về phương diện ấy cả. Điều rất yếu cho chúng ta là được dân tộc Pháp thừa nhận, sự thừa nhận này đã thành tựu rồi.

        Lúc nào xét ra cần, chúng ta sẽ thoả mãn nguyện vọng của toàn thể Hội Đồng Tư vấn và ủy Hội Quõc Gia Kháng Chiến là thay đổi danh xưng. Đó là một việc chỉ liên hệ đến chúng ta và chúng ta chỉ đếm xỉa đến nguyện vọng và quyền lợi của dàn tộc Pháp. Nếu Tổng Thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill còn dè đặt chưa thừa nhận chúng ta như một chính phủ thì chúng ta cho rằng đó là việc riêng của họ và chúng ta cũng không đòi hỏi gì cả. Thực tại của nước Pháp không vì thế mà thay đổi. Có lẽ thực tại ấy còn xuất hiện mạnh mẽ hơn vì thái độ của hai đại cường ở phía Tây.

        Việc trao quyền và hành xử quyền hành chánh tại các lãnh thổ chánh quốc được giải phóng cũng không thành vấn đề nữa. Chúng ta là nền hành chảnh Pháp. Những chỉ thị mơ hồ cho Eisenhower về vấn đề này, những sự can thiệp trực tiếp của ông ta ngoài phạm vi chiến trường, những khó khăn gây ra cho việc thông tin của chúng ta với nước Pháp, đều có thể cản trở hoạt động của chính phủ. Nhưng tình trạng ấy còn cản trở việc chỉ huy quân sự của đồng minh nhiều hơn. Tuy nhiên, không thể nào có cơ may cho một cơ quan hành chánh khác cơ quan của chúng ta xuất hiện tại nước Pháp khi được giải phóng hay không đặt dưới quyền của chúng ta. về phương diện này chúng ta cũng không đòi hỏi gì cả. Một là chúng ta hai là hỗn loạn. Nếu đồng minh phía Tây hỗn loạn ở Pháp thì chung cục họ phải chịu trách nhiệm và họ sẽ là kẻ thua trận.

        Trên thực tế thì trong cuộc chiến đấu trên lãnh thổ Pháp sự chỉ huy quân sự cần sự góp sức của nền hành chánh Pháp. Chỉnh đồng minh yêu cầu chúng ta góp sức với họ. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận. Chúng ta đã trù liệu mọi biện pháp cần thiết từ lâu và cũng đề nghị với họ sự phụ lực ấy từ lâu. Nhưng điều chắc chắn là chúng ta không chấp nhận việc xét lại và việc xen lấn vào quyền hành của chúng ta. Đặc biệt là Hoa Thịnh Đốn muốn để cho bộ chỉ huy ngoại bang in tiền để tiêu dùng ở nước Pháp, chúng ta không chấp nhận sự lạm quyền ấy. Chẳng thà không có một thỏa ước nào chứ chúng ta nhất định không nghe theo Hoa Thịnh Đốn. Mặt khác, tôi đã nói cho ông Duff Copper biết rằng chúng ta chỉ ký kết khi nào có sự thỏa thuận trực tiếp và đồng thời với cả hai nước Anh - Mỹ, chúng ta cũng không chịu ký kết nếu thỏa ưởc còn phải gửi về đợi ỏ Roosevelt chuẩn y.

        Có thể rằng lời mời của chính phủ Anh phần nào cũng bắt nguồn từ quan niệm của chính phủ Auh thực tình muốn xích lại gần với chúng ta như ông đã biết. Nhưng tôi dè dặt hơn ông về điểm ấy. Kinh nghiệm thường cho biết rằng người Anh đưa ra thiện chí bề ngoài một cách bất thần, nhưng kết quả hay có khi đối tượng của họ là lợi dụng chúng ta để thủ lợi hay tìm sự dễ dàng cho mưu chước của Roosevelt, ông này muốn lấy lòng dư luận quần chúng nhưng thực tâm không muốn giúp đỡ chúng ta. Tôi xin nói để ông biết Ô. Duff Copper đã cho tôi biết rằng Tổng Thống Hoa Kỳ có thể sang Luôn Đòn. Vả chăng sự dè đặt của tôi đã được thực tại chứng minh là đúng : Trong bài diễn văn của Thủ Tướng Anh đọc trước Hạ Viện, có nhiều điểm báo trước điểm chẳng lành, nhất là điểm nói đến tướng Eisenhower kiểm soát hoạt động của chính phủ Pháp.

        Kính chào thân hữu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2019, 05:14:01 pm

        THƯ GỬI ĐỨC GIÁO HOÀNG PIE XII

        Alger, 29 thảng năm 1944

        Kỉnh thưa đức Thánh Cha,

        Nhân danh người đứng đầu chính phủ lâm thời Cộng Hòa Pháp, tôi kính gửi Giáo Hoàng lòng tôn kính của dân tộc chúng tôi và sự yêu mến tín sùng Tòa Thánh.

        Nước Pháp đã qua những cuộc thử thách từ nhiều năm nay, nhưng sự đau khổ của những đứa con đất nước được xoa dịu phân nào khi có bằng chứng tình yêu của Thánh Cha. Chúng tôi đã thấy hé lộ ngày kết thúc cuộc chiến tranh.

        Nhưng sự đau khổ sẽ kéo dài sau cuộc chiến nếu những đảo lộn tinh thần, kinh tế và xã hội tiếp theo cuộc chiến làm cho chúng tôi không tránh được đảo lộn và không được sinh hoạt trong nền hòa bình giữa các dân lộc và mọi tầng lớp xã hội. Trong các tầng lớp xã hội, chúng tôi theo giáo lý đã hấp thụ được mà luận ra rằng những người yếu kém và thiệt thòi cần được săn sóc hơn hết.

        Trong lúc này, những cuộc hành quân của các bộ đội chúng tôi sẽ được thực hiện trong sự tôn trọng triệt để những kỷ niệm thân yêu nhất của

        lòng tín ngưỡng Ki Tô giảo cũng như gia tài tôn giáo; tinh thần và đạo đức đại diện cho sự tín ngưỡng ấy. Chủng tôi hy vọng rằng những cuộc hành quân ấy, với sự cho phép của Thượng Đế, sẽ đem lại chiến thắng trong một thời gian ngắn.

        Cỏ lẽ nhờ thiên mệnh, thời cơ đã cho phép chúng tôi đoàn kết mọi người trong ý chí chiến đẩu và phục hồi nước Pháp, chúng tôi tập hợp được những Đế Quốc Pháp mà tất cả những người ở chánh quốc dốc lòng bảo vệ nền thống nhất và chủ quyền Pháp, chống xâm lăng. Lúc này không còn có chinh phủ Pháp trên lãnh thổ chánh quốc. Nhưng chúng tôi có sức mạnh nhờ sự trợ giúp vật chất của đồng minh và sự trợ giúp tinh thần của các dân tộc, chúng tôi nhìn hiện tại một cách bình tĩnh và nhìn tương lai với nhiều tin tưởng.

        Khi nào được giải phóng, quyền lợi tinh thần của dân tộc Pháp sẽ lấy lại được ưu thế mà sự áp chế của kẻ xâm lăng đã làm suy bại. Chúng tôi quyết tâm cứu vãn quyền lợi tinh thần ấy và chúng tôi mong mỏi sẽ thành công khi được ơn huệ đặc biệt của Thánh Cha sẵn lòng dành cho nước Pháp.

        Xin Thánh Cha ban ơn cho hoài bão của chúng tôi và cho lòng tin của dân tộc Pháp mà tôi kính cẩn đặt dưới chân Ngài.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG ALEXANDER TƯ LỆNH LỰC LƯỢNG ĐỒNG MINH TẠI NƯỚC Ý

        Luân Đôn, mùng 5 tháng sáu 1944

        Nhân danh tôi và nhân danh quân đội Pháp, tôi gửi đến Đại Tướng lời khen tặng nhiệt liệt và nồng hậu về thắng lợi lớn lao ở Rome. Xin Đại Tướng gửi lời khen tặng này cho các Tướng Clark và Leese.


        ĐIỆN VĂN GỬI TƯỚNG JUIN, ROME

        Luân Đôn, mùng 5 tháng sáu 1944

        Quân đội Pháp góp một phần lớn vào cuộc chiến thắng lớn ở Rome. Cần phải như vậy ! Ông đã thực hiện được ! Tướng Juin ! Ông và các bộ đội dưới quyền chỉ huy của ông là những người xứng đáng với tổ quốc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:04:30 am

        ĐIỆN VĂN GỬI Ô. HENRI QUEUILLE VÀ RENÊ MASSIGLL, NHÂN VIÊN C.F.L.N. ALGER

        Luân Đôn, mùng chín tháng sáu 1944

        Tối hôm qua, tại nhà tôi, tôi đã hội đàm rất lâu với Ô. Anthony Eden, có mặt các ông Duff Copper và Viẻnot. Ô. Eden mới dự một phiên họp Nội Các Anh để quyết định với chúng ta một cuộc điều đình về công việc hành chánh của nước Pháp. Ô. Eden tuyên bố rằng ông sẽ gửi công văn cho chúng ta về vấn đề này.

        Ý kiến của ông như sau : nếu Anh và Pháp thành đạt được một dự án thỏa hiệp thì tôi sẽ sang Hoa Thịnh Đốn lấy sự phê chuẩn của tổng thống Roosevelt. Chính ông Eden có thể cũng có mặt ở đấy để đưa ý kiến của nước Anh trong cuộc Hội đàm Hoa Thịnh Đốn.

        Trong cuộc hội đàm với Ô. Eden, tôi nhấn mạnh đến lời tuyên bố của Eisenhower với dân tộc Pháp trên nguyên tắc ông muốn đưa A.M.G.O.T vào Pháp, tôi cũng nhẩn mạnh đến sự phát hành loại giấy bạc hiện thời đang dùng ở nước Pháp, những việc ấy tạo ra một tình trạng khỏ khăn, có thể cản trở mọi phương thế thỏa hiệp để nền hành chánh Pháp cộng tác với quân đội đồng minh. Tôi còn nói thêm rằng Luân Đôn và Hoa Thạnh Đốn vẫn cố chấp không để nước Pháp tham dự những hiệp ước quốc tế có tầm quan trọng sinh tử với nước Pháp như hiệp ước đinh chiến Ý, sau này có thể là hiệp ước đình chiến Đức; hành động ấy sẽ tiến đến lúc làm cho không thể thành tựu được một hệ thống quốc tế đặt nền tảng trên nền tảng trên sự hợp tảc Pháp-Anh-Mỹ.

        Ông Eden cãi lại rằng chính phủ ông có ý muốn thành đạt một sự thỏa hiệp với nước Pháp và nước Mỹ. Về vấn đề hành chánh của các lãnh thổ được giải phóng và vấn đề hợp tác Pháp - Anh chặt chẽ hơn trong tương lai, ông giấu giếm những khó khăn về phía người Mỹ, không những đổi với việc của nước Pháp, mà còn đối với nhiều việc khác, nhất là vấn đề Viễn Đông. Tôi cần phải nói rằng một chính trị gia có cái nhìn tinh tường như ông không thể có một lập trường không thuận lợi cho chúng ta vì tình trạng dư luận ở Anh Quốc. Chỉ có ông Churchill tạm thời có sức mạnh để không cần để ý đến dư luận.

        Thư của Eden gửi Viẻnot đã trao cho ông này vào buổi sáng hôm nay. Bản văn sẽ gửi đến ông bẵng một điện văn riêng. Hẳn là chính phủ Pháp đã định trước rằng nếu ngày mùng 3 tháng sáu không có đại diện toàn quyền Mỹ ở Luân Đôn thì cuộc công du của tôi chỉ có tính cách quân sự và tượng trưng, không có chuyện chính phủ đến đây để điều đình một dự án không có người Mỹ tham dự, Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta từ chối việc bàn định với người Anh vì lần này chính họ chính thức đề nghị với chúng ta.

        Như vậy thì, cho đến khi có quyết định mới của chính phủ, đại sứ của chúng ta ở Luân Đôn sẽ tiếp xúc với bộ Ngoại Giao Anh trên căn bản giác thư tháng chín của chúng ta để nếu có thể được thì lập một dự án chung với người Anh.

        Chính phủ chúng ta sẽ nghiên cứu dự án ấy . sau. Nếu nhận thấy thỏa đáng thì chúng ta sẽ xem xét những vấn đề cần điều đình với Hoa Thịnh Đốn. Dĩ nhiên, nếu Hoa Kỳ quyết định gửi sang Luân Đôn một nhân viên chính phủ để dự các phiên thảo luận như Ô. Eden làm ra vẻ mong đợi, thì chúng ta sẽ báo cáo ngay cho Alger biết. Nhưng dẫu sao, cho đến ngày chính phủ mà cuộc thảo luận mới có tôi tham dự, tôi cho rằng cuộc công du của tôi cần phải giữ đúng tinh chất đã xác định và không có một nhân viên chính phủ nào đến đây điều đình. Viénot sẽ trả lời chính phủ Anh theo chiều hướng này.

        Tinh hình chiến trường tiến triển chậm chạp nhưng theo chiều hướng tốt. Tôi tính đi Normandie trong một tương lai rất gần và sẽ trở lại Alger vào tuần lễ sau. Đô Đốc Fenard mới đến đây, mang theo một thông điệp mới của chính phủ Roosevelt cũng có ý nghĩa như thông điệp trước, nhưng xác định qua loa ngày khởi hành có thể có... Tóm lại tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn hiện tại một cách thuận lợi cho chúng ta, miễn là chúng ta đoàn kết và cứng rắn. Xin ông Queuille thông báo bức điện văn này cho chính phủ biết.


        THƯ GỬI Ô. CHURCHILL, LUÂN ĐÔN

        Luân Bôn, 16 tháng sáu 1944

        Kính thưa Thủ Tướng,

        Khi rời khỏi lãnh thổ Anh Quốc và được Thủ Tướng tiếp đón giữa lúc có những diễn biến quyết định giai đoạn chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, tôi trân trọng bày tỏ sự cảm ơn chân thành của tôi về sự tiếp đón mà chính phủ Hoàng Gia Anh đã dành cho tôi.

        Sau một năm qua, kể từ lần cư ngụ cuối cùng cùa tôi trên nước Anh cao thượng và anh dũng, tôi đã có dịp nhận thấy và cảm thấy lòng can đảm và sự hùng mạnh của quý quốc đã đạt tới mức cao tuyệt, tình thân hữu của quý quốc đối với nước Pháp lại thêm vững mạnh hơn bao giờ. Để đáp lại, tôi có thế đoán chắc với ông lòng tin cần sâu xa và sự thân mến không phai mờ của nước Pháp đối với Anh Quốc.

        Trong cuộc viếng thăm của tôi tôi cũng có dịp uớc lượng sự cố gắng tốt đẹp của Hải Lục Không quân Anh quốc trên chiến trường Pháp mà đồng minh và nước Pháp chắc chắn sẽ thực hiện được thắng lợi chung. Trong cuộc chiến tranh có một không hai này, nước ông đã là chiến lũy cuối cùng và bất khả xâm phạm của Âu Châu và ngày nay trở thành một trong những nước chính giải phóng Âu Châu, chính ông là người chưa ngừng và không bao giờ ngừng chỉ đạo và khích lệ sự nỗ lực vĩ đại ấy, tôi xin phép ông cho tôi khen tặng ông đây là một danh dự bất diệt.

        Trân trọng kính gửi Thủ Tướng sự trọng vọng cao cả và sự tận tâm chân thành của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:06:01 am

        ĐIỆN VĂN GỬI HENRI HOPPENOT, ĐẠI LÝ Ở HOA THINH ĐÔN

        Alger, mùng 4 tháng sáu 1944

        Sau khi suy nghĩ chu đáo và trước khi lời dứt khoát tổng thống Roosevelt về cuộc thăm viếng Hoa thịnh Đốn và ngày khởi hành, tôi trình bày dưởi đây ý kiến của tôi về cuộc hành trình ấy để ông có tài liệu sử dụng và để ông cho biết ý kiến của ông. Mặt khác tôi thiết nghĩ ông cần dùng một hình thức thích hợp để ủy viên Chính Phủ rộng đường suy diễn cách nào cho sự việc được quyết định đủng ngày ; tôi nghĩ rằng sự thân trọng ấy sẽ có ích lợi cho chúng ta.

        1) Tỏi đã được hân hạnh để ông Fenard, người mang thư trả lời trên nguyên tắc của tôi, trình bày với tổng thống Mỹ rằng tôi rất vui mừng đến Hoa Thịnh Đốn để thảo luận các vấn đề liên hệ đến nước Pháp và Hiệp Chúng Quốc. Dẫu sao thì tôi cũng coi cuộc công du này là để tỏ lòng kính trọng của nước Pháp thời chiến đối với Tổng Thống, dân tộc Mỹ và quân đội Mỹ, vì nỗ lực và hy sinh lớn lao đã góp phần hùng hậu vào công cuộc giải phóng Âu Châu và Á Châu.

        2) Kể đến tình hình liên lạc chính thức hiện thời giữa nước Pháp và nước Mỹ, kể đến bầu không khí khá âm u và nặng nề lúc này còn bao trùm hai nước Pháp, Mỹ, tôi cho rằng điểm chính yếu là phải sửa soạn chu đáo cuộc hành trình này, tất cả mọi việc chính yếu sẽ thực hiện trong thời gian lưu trú của tôi cần phải ấn định trước với sự thỏa thuận của đôi bên. Tôi yêu cầu ông hỏi han và thông báo cho tôi biết gấp một cách đích xác toàn thể những gì đã được người Mỹ dự định, nhất là cuộc tiếp xúc hay những cuộc tiếp xúc của tôi đối với Tổng Thống Mỹ.

        3) Dĩ nhiên, tôi biết Tồng Thống Mỹ muốn thảo luận với tôi về những vấn đề gì. Còn như tôi, tôi không tiên tương bác bỏ những cuộc đàm phán và tôi không coi thường giá trị công lao hiện thời và sau cùng của Hiệp Chúng Quốc trong công cuộc giải phóng và tái thiết nước Pháp, trong việc tổ chức thế giới ngày mai, nhưng tôi không yêu cầu hay đòi hỏi cái gì đặc thù. Nhất là việc thừa nhận chính thức chính phủ lâm thời, đây là một vấn đề tôi ít quan tâm và tôi cũng không đem ra thảo luận. Phương diện thực dụng của sự liên lạc Pháp - Mỹ đối với tôi quan trọng và khẩn thiết hơn.

        4) Thời gian từ mùng 6 đến 14 tháng bảy đối với tôi không phải là thời gian tốt đẹp ; một đằng vì những lý do cấp bách về phương diện chánh quyền và chỉ huy quân sự ; đằng khác vì lý do tôi phải có mặt ở Alger đúng ngày khánh tiết. Để tỏ lòng kính nể Tổng Thổng Mỹ đã đề nghị những ngày viếng thăm ấy, tôi cũng có thể sang Hoa Thịnh Đốn, đến nơi ngày mùng 6 và ở lại bến ngày mùng 9, ba ngày trọn. Nhưng trước khi trả lời dứt khoát tôi cần biết đích xác chương trình những ngày lưu trú.


        ĐIỆN VĂN GỬI RENÉ MASSIGLI, ALGER

        Rome, 30 tháng sáu 1944

        1) Ý kiến của tôi hẳn là đến Hoa Thịnh Đốn với ý nghĩa một cuộc tiếp xúc riêng với tổng thống Roosevelt, một chuyến đi để bày tỏ lòng tôn kính của nước Pháp đối với dân tộc Mỹ và quân đội Mỹ, sau hết là để biết tình hình tổng quát.

        Tôi đã hoàn toàn quyết định không đề nghị và chấp nhận một cuộc điều đình nào về bất cứ vấn đề gì.

        Tháp tùng tôi có các ông: tướng Béthouart, Ô. Palewski, một nhà ngoại giao như Ô. Paris, đại tá de Rancourt, các ông Teyssot và Baubé.

        2) Tôi muốn tới Hoa Thịnh Đốn ngày mùng 6 tháng bảy vào buổi tối, tôi chấp nhận chương trình ngày 6, 7 và 8 ở Hoa Thịnh Đốn do Hoppenot và bộ Liên Bang Mỹ thảo ra, ngày mùng 9 sẽ đến Nữu Ước.

        Tuy nhiên, ở Nữu Ước, tôi sẽ tiếp đón rất nhiều Pháp Kiều, ngoại trừ một số người chống đối thực sự và công khai. Hoppenot phải tổ chức việc này một cách rất rộng rãi, tôi nhấn mạnh chữ rộng rãi, nhưng tôi vẫn đặc biệt đến «France for ever».

        3) Tôi muốn đến Canada, sau khi đến Nữu Ước. Nhờ ông điều đình ngay với tướng Vanier và báo cho Bonneau biết.

        4) Tòi cần trở về Alger chậm nhất là sáng ngày 11 tháng bảy.


        ĐIỆN VĂN GỬI HENRI QUEUILLE VÀ RẺNÉ MASSIGLI, ALGER

        Hoa Thịnh Đốn, mồng 9 tháng bảy 1944

        Cuộc hội đàm giữa Tôi với tổng thống Roosevelt đã chấm dứt hôm qua, hội đàm lâu, rất bổ ích, và rất thân hữu. Tôi nghĩ rằng các việc : hợp tác ở Pháp, Lend-Lease và tiền tệ bây giờ có thể giải quyết mau chóng bằng đường lối ngoại giao sau khi tôi trở về Alger. Còn như những vấn đề tương lai then chốt, tôi cho rằng người ta không tìm các giải quyết mà không có nước Pháp tham dự. Tuy nhiên, theo những quan điểm nêu ra thì chúng ta phải nghĩ đến những cuộc tranh luận gay go sau này về một điểm, nhất là các căn cứ. Ngày mai tôi sẽ đi Nữu Ước, ngày kia đi Gia Nã Đại.

         Thân ái.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:06:37 am

        TUYÊN NGÔN TẠI CUỘC HỌP BÁO NGÀY MỒNG 10 THÁNG BẢY 1944 TẠI HOA THỊNH ĐỐN

        Trưởc khi rời khỏi Hoa Thịnh Đốn, tôi xin tóm tắt cảm tưởng của tôi về cuộc viếng thăm kinh đô liên bang Hiệp Chủng Quốc, tôi sẽ mang theo cảm tưởng tốt đẹp nhất có thể có được. Tôi có những cuộc hội đàm đáng tin cậy nhất và rộng rãi nhất với tổng thống Roosevelt. Mặt khác, tôi đã có dịp tiếp xúc với nhiều bộ trưởng và phụ tá bộ trưởng, nhất là õng Cordell Hull, các thứ trưởng và phụ tá bộ trướng, nhiều nhân vật quan trọng Thượng Viện, nhất là nghị sĩ Connally và đại diện Sol Blom, tướng Marshall, đô đốc King, tướng Arnold, một số lớn công chức, nhiều nhân vật quan trọng Bộ Tổng Tham Mưu và nhiều yếu nhân khác. Như vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt được mục đích chính mà tổng thống Roosevelt và tôi đã ấn định cho cuộc hành trình này, nghĩa là những cuộc trao đồi ý kiến thẳng thắn và khách quan về những vấn đề nghiêm trọng liên hệ chung đến Hiệp Chủng Quốc và Pháp Quốc trong thời kỳ chiến tranh và sau thời kỳ chiến tranh. Từ đây, tôi chắc chắn rằng việc giải quyết tất cả các vấn đề chung đặt ra và sẽ đặt ra cho chính phủ Mỹ và chính phủ Pháp khi quân đồng minh thắng lợi, và sau này, khi tổ chức lại thế giới, sẽ dễ dàng hơn, vì bây giờ chúng tôi đã hiểu nhau hơn.

        Chúng ta phải bắt buộc Đức và Nhật đầu hàng hoàn toàn, rồi sẽ xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó sự đoàn két quốc tế không còn là một danh từ trống rỗng mà là một sự tổ chức cụ thể có lợi cho tất cả mọi dân tộc và tôn trọng chủ quyền của mọi dân tộc. Vai trò của Hiệp Chủng Quốc trong nỗ lực chiến tranh và trong sự nghiệp hòa bình quả là rộng lớn và đòi hỏi dân tộc Mỹ những trách nhiệm trọng đại. Tổng Thống Roosevelt đã nói với tôi tất cả những điều ấy với tầm nhận định sâu rộng của ông, với sự hiểu biết các vấn đề và một quan niệm lý tưởng khiến cho tôi phải quan tâm đặc biệt, về phần tôi, tôi trình bày với ông tình hình nước Pháp, nước Pháp dần dần qua được tai nạn nhất thời, nước Pháp quyết tâm giữ vững địa vị của mình, cộng tác với đồng minh đế tham dự trước hết vào cuộc chiến, sau cùng vào đời sống hoàn vũ trong thời bình.

        Cỏ một yếu tố truyền thống lâu đời ích lợi lớn lao cho những việc còn phải chung sức thực hiện sau này. Yếu tố đó là tinh thân hữu Pháp - Mỹ. Ở đây tôi nhận thấy tình thân hữu ấy vẫn còn sống động và được biêu lộ qua cả ngàn bằng chứng cảm động. Về phần người Pháp, xin quý vị tin rằng không còn gì quý giá hơn tình thân hữu ấy. Tôi tin rằng khi cùng tôi nói đến hiện tại và tương lai, tổng thống Roosevelt và tôi, chúng tôi cùng một tâm trạng với người thanh niên Mỹ hiên ngang với người lính Pháp kiêu hùng, họ cùng sát cánh với nhau trong cuộc chiến tranh ác liệt để bênh vực chính nghĩa cao đẹp.


        TUYÊN NGÔN KHI ĐẾN CHERBOURY NGÀY 20 TIIÁNG TÁM 1944

        Nỗi thống khổ của chúng ta là cuộc thử thách lớn lao nhất lịch sử của chúng ta. Nhưng chúng ta biết chúng ta dang thoát khỏi vực thẳm nào và chúng ta đang vươn lên đỉnh cao nào.

        Kỉnh thưa Đại Tướng,

        Tin tức nhận được từ Ba Lê ngày hôm nay làm cho tôi nghĩ rằng, lực lượng cảnh sát và lực lượng quân sự Đức gần như không còn ở Ba Lê, tình trạng thiểu thực phẩm nghiêm trọng ở đây khiến cho chúng ta phải đề phòng những đảo lộn tệ hại tất nhiên phải xảy ra trong một ngày gần đây.

        Tôi thiết nghĩ cần phải đưa lực lượng Pháp và đồng minh vào chiếm đóng ngay Ba Lê, mặc dầu có thể xảy ra một vài cuộc đụng độ và ít nhiều tồn hại trong thành phố.

        Nếu bây giờ Ba Lê lâm vào tinh trạng vô trật tự thì sau này sẽ khó mà làm chủ được tinh hình mà không xảy ra những tai biến nghiêm trọng, tỉnh trạng ấy cũng có thể gây ra khó khăn cho những cuộc hành quân sau này.

        Tôi phải tướng Koenig, người được bổ nhiệm tổng trấn Ba Lê và chỉ huy quân sự vùng Ba Lê, đến nghiên cứu với ông vấn đề chiếm đóng thành phố này trong trường hợp ông quyết định thực hiện ngay theo lời yêu cầu của tôi.

        Thân ái kính chào ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:08:37 am

        ĐIỆN VĂN GỬI CIIÍNH PHỦ Ở ALGER

        Rennes, 22 tháng tám 1944, 22 giờ

        Sau khi thanh sát Cherbourg, Coutances và Ayranches ngày hôm qua, hôm nay tôi đến Rennes.

        Nền hành chánh tỉnh thị đã được tái lập khắp các lãnh thổ được giải phóng ấy và hoạt động bình thường, mặc dầu các nơi ấy đều bị tàn phá và sự giao thông rất khó khăn.

        Tinh thần của dân chúng rất cao.
        Vấn đề trọng đại tức thời là vấn đề Ba Lê.
        Quân Đức chỉ để lại một vài yếu tố quân sự.
        Cảnh Sát Pháp đã biến mất.
        Vichy bất lực.
        Một vài yếu tố dân chúng đã bắt đầu ăn cướp kho tiếp tế và cửa tiệm.
        Hôm qua tôi trình bày tình trạng ấy với tướng Eisenhower.
        Hôm nay tôi lại viết thư cho ông, bách thúc ông phải có một quyết định.

        Để biết rõ ngay điều kiện thiết lập công quyền ở Ba Lê ngay khi đồng minh tiến vào đây và để cùng giới quân sự đồng minh tổ chức việc tiếp tế thủ đô càng sớm càng hay, tôi đã chỉ định tướng Koenig làm tổng trấn Ba Lê, đúng như tôi đã hỏi ý trước chính phủ.

        Tôi yêu cầu ông Diethelm thiết lập và công bố ngay sắc lệnh cần thiết...

        Mặt khác, nhân viên tiếp tế của ta, thuộc thành phần Phái Đoàn hành chánh hiện có mặt tại Pháp cần phải đặt dưới quyền tướng Koenig trong phạm vi chuẩn bị cuộc tiếp tế Ba Lê. Bởi vậy cho nên tôi đã đặt họ dưới quyền ấy rồi.

        Điều ấy rất cần vì tình trạng không rõ rệt ở đây không cho phép họ điều đình có hiệu quả với các cơ quan quân sự đồng minh có thẩm quyền.

        Khi trở về Ba Lê, xin chính phủ đến gặp tôi ngay.

        Thân hữu.


        ĐIỆP VĂN GỬI TƯỚNG LECLERC

        Layal, 22 tháng tám 1944. 22 giờ

        Kinh gửi tướng Leclerc :

        Tôi đã gặp Trévoux và đọc thư của ông.
        Tôi tán thành ý kiến của ông. Cần phải có ít nhất một yếu tố tiếp với Ba Lê gấp rút,
        Tòi đã gặp Eisenhower hôm 20.
        Ông ta hứa rằng sẽ để ông tiến về hướng Ba Lê.
        Tướng Koeig lúc này ở bên tướng Eisenhower cũng như tướng Juin. Hai người đều hay tin này.
        Tối hôm nay tôi ngủ ở Mans và cố gắng gặp ông ngày mai.


        ĐIỆN VĂN GỬI CHÍNH PHỦ, ALGER

        Chartres, 23 tháng tám 1944, 13 giờ

        Điện văn này gửi đi từ Chartres, nơi tôi vừa mới đến.

        Sau đấy là tình hình mọi nơi và những biện pháp cần phải thi hành ngay tức thời.

        1) Về phương diện chiến lược, các cuộc hành quân không có mạch lạc. Trong khi các sư đoàn thiết giáp Mỹ vượt qua sông Seine ở Bắc và Nam Ba Lê thì phần lớn lực lượng đồng minh đã phí nhiều thời giờ ờ vùng Falaise - Argentan, tàn quân Đức ở Normandie đã tan rã mà đồng minh không đánh trận quyết định để thanh toán một lần chót.

        Bởi vậy cho nên có tình trạng bất đồng ý kiến giữa các quân đội đồng minh. Sự bất đồng ý kiến ấy không thuận lợi cho việc chỉ huy và việc giải quyết vấn đề Ba Lê.

        Tại Paris, tình trạng căng thẳng lắm. Người Đức vẫn chiếm những địa điểm lợi thế cho họ. Các lực lượng Pháp quốc nội dần dần chiếm những địa điểm khác trong thủ đô. Việc tiếp tẽ dân chúng bị tê tiệt. Các công sở đều đình công.

        3) Trong khi chờ đợi toàn thể cơ quan chính phủ chuyển về Ba Lê, cần phải thành lập ngay một phái đoàn ở gần tôi để giải quyết những vấn đề gấp rút.

        Phái đoàn ấy gồm có : ủy viên Nội Vụ, ủy viên Tiếp Tế và Sản Xuất, ủy viên Xã Hội. Yêu cầu các ông d‘Astier, Giacobbi và Tixier đến gặp tôi ngay tức khắc và đem theo một số công chức để làm những công việc gấp.

        4) Sự khỏ khăn ác độc ngày nay và ngày mai nữa là không có than đốt làm các trung tâm phải ngừng trệ. Điều này sẽ tạo ra một tình trạng thể thảm ở Ba Lê. Cần phải báo tin ngay cho các chính phủ Hoa Thịnh Đốn và Luân Dôn.

        5) Bản thỏa ước với đồng minh vẫn chưa ký kết. Tôi không hiểu rõ lý do của sự chậm trễ ấy

        6) Sự vui mừng của dân chúng khắp nơi thật là khác thường. Nhưng mọi vấn đề vẫn còn đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : De Gaulle
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 11:02:22 am

        ĐIỆP VĂN GỬI TƯỚNG LECLERC, RAMBOUILLET

        Chartres, 23 tháng tám 1945, 14 giờ 55

        Gửi tướng Leclerc :
        Tôi tiểp kiến đại úy Janney và đã xem phúc trình của ông.
        Tôi muốn gặp ông ngày hôm nay.
        Tôi tính đến Rambouillet chiều nay và sẽ gặp ông.

        Thân ái.


        THƯ GỬI CHARLES LUIZET CẢNH SÁT TRƯỞNG BA LÊ

        Rambouillet, 23 tháng tám 1944, 20 giờ

        Kính gửi ông cảnh sát trướng thân hữu,
        Tôi tiếp kiến nhân viên của ông và nhận thư của ông ngày hôm nay.
        Ngày mai sẽ là ngày quyết định, theo chiều hướng chúng ta đã định trước.
        Khi đến nơi, tôi sẽ vào ngay «trung tâm». Chúng ta sẽ tổ chức ngay mọi việc sau đó với Quartus (Parodi) và ông. Tôi nghĩ rằng tướng Koenig sẽ gặp tôi, cả Ô. Le Troquer nữa.

        Việc tổ chức tiép tế đã khả quan, trừ than đốt, còn khan hiếm trong vài ngày nữa.

        Thân ái chào ông. Xin gửi lời chào Quartus và những người khác.


        ĐIỆN VĂN GỬI CHÍNH PHỦ, ALGER

        Rambouillet, 24 tháng tám 1944, 8 giờ

        Sư đoàn Leclerc tiến vào Ba Lê ngày hôm nay.
        Tôi dự tính sẽ có mặt ở đấy ngày hôm nay.
        Parodi đã nắm chắc quyền hành trong tay.
        Trái với tin đồn đại, thủ đô không bị tàn phả gì cả.
        Quân Đức còn chiếm một vài điếm, nhưng đã lâm vào tình trạng tuyệt vọng.
        Yêu cầu tất cá các nhân viên trong chính phủ đến gặp tôi tại Ba Lê ngay.
        Trường bay Mans vẫn còn tốt.

        Thân hữu.
       

        ĐIỆN VĂN GỦI ĐẠI TÁ DE CHEVIGNE

        Rambouillet, 25 tháng tám 13 giờ 45

        Kính gửi Đại tá de Chivigné.

        Tôi sẽ đi khỏi Rambouillet hồi 15 giờ.
        Nơi đến thử nhất: Ga Montparnasse, tôi định gặp ông ở đấy.
        Các nơi đi qua : Porte d‘Orlẻans,
        Đại lộ d ‘ Orléans,
        Đại lộ Maine,
        Đường Depart,
        Chợ ga Montparnasse.

        Xin ông báo cho tướng Leclerc biết.


        DIỄNVĂN ĐỌC TẠI TÒA ĐÔ SẢNH BA LÊ  NGÀY 25 THÁNG TÁM 1944

        Tại sao đồng bào lại muốn chúng ta che dấu mối xúc động làm anh chị em nghẹn ngào trong khi chúng ta đứng ở đây, trong thành phố Ba Lê vẫn đứng vững này để tự giải phỏngvà tự tay mình thực hiện cuộc giải phóng. Không ! Chúng ta không giấu giếm sự xúc động sâu xa và thiêng liêng. Đây là những giây phút vượt lêên trên cuộc sống tầm thường của chúng ta.

        Ba Lê ! Ba Lê đã bị người ta xúc phạm ! Ba Lê tan nát! Ba Lê bị ngược đãi! Nhưng Ba Lê được giải phóng ! Chính bàn tay mình đã giải phỏng Ba Lê. Chính dân chúng Ba Lê đã giải phóng Ba Lê với sự tiếp sức của quân đội Pháp, với sự trợ giúp và tham gia của toàn thể nước Pháp, nước Pháp chiến đấu, nước Pháp duy nhất, nước Pháp thực sự, nước Pháp vĩnh cửu.

        Các bạn! Kẻ thù chiếm giữ Ba Lê đã bị bàn tay chúng ta quét sạch, nước Pháp trở lại Ba Lê, trở lại nhà mình. Nước Pháp trở về, vết thương còn chảy máu, nhưng quyết tâm trở về. Bài học vĩ đại đã làm cho chúng ta sáng mắt, nhưng nước Pháp thấy rõ hơn bao giờ bổn phận và quyền của mình.

        Trước hết tôi xin nói đến bổn phận, trong lúc này mọi bổn phận rút lại là bổn phận thời chiến. Địch đã lảo đảo nhưng chưa ngã quỵ. Địch còn có mặt trên đất nước chúng ta. Nhờ sự gíup sức của các đồng minh thân mến và đáng khen phục chúng ta sẽ đánh đuổi địch ra khỏi đất nước, nhưng chúng ta không thể lấy làm thỏa mãn sau khi địch đã gây ra biết bao đổ vỡ. Chúng ta muốn tiến vào lãnh thổ của họ, đó là quyền của người chiến thắng. Chính vì thế mà tiền quân Pháp tiến vào Ba Lê với súng thần công. Chính vì thế mà đại quân của ta ở Ý đã đồ bộ lên miền Nam và tiến mau theo lưu vực sông Rhône. Chính vì thế mà các lực lượng quốc nội anh dũng và thân yêu của chúng ta sẽ được võ trang bằng khí giới tối tân. Chính vì ý chí phục thù đó, chính vì ý muốn đem lại công bình đó và chúng ta tiếp tục chiến đấu cho đến cùng, đến ngày thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn. Bồn phận thời chiến đó, tất cả mọi người có mặt ở đây, tất cả mọi người trên đất Pháp nghe tiếng nói của chúng ta đều biết, bổn phận đó đòi hỏi sự thống nhất quốc gia.

        Trong tình trạng hiện thời, quốc gia không chấp nhận sự tan rã nền thống nhất ấy. Quốc gia biết rõ rằng muốn chiến thắng, muốn tái thiết, muốn hùng mạnh, quốc gia cần tập hợp tất cả mọi đứa con của tổ quốc. Quốc gia biết rõ rằng trai gái, tất cả trai gái — ngoại trừ một vài kẻ phản bội đáng thương tự nạp mình cho địch và đã biết hay rồi sẽ biết sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật — phải ! tất cả trai gái của nước Pháp, phải hướng về mục tiêu của nước Pháp, tay dắt tay trong tình huynh đệ.

        Nước Pháp muôn năm!

HẾT