Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 09:28:10 pm



Tiêu đề: Đại nguyên soái Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 09:28:10 pm
      
        - Tên sách : Đại nguyên soái Stalin
                         Người dịch : Nguyễn Sỹ Thành - Bình Minh

        - Tác giả : Vladimia Karpob

        - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

        - Năm xuất bản : 2004

        - Số hóa : Giangtvx


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2018, 08:22:57 am

LỜI NÓI ĐẦU

        Thế kỷ hai mươi chứng kiến sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nhân loại, đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, và sau đó là hơn 70 năm tồn tại với bao sự kiện bi tráng của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Cùng với Lênin, V.I. Stalin là nhân vật chính của các sự kiện bi tráng này. Ông tham gia vào hầu hết các sự kiện chính từ Cách mạng tháng Mười năm 1917, cuộc nội chiến và chống can thiệp của 14 nước đế quốc, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên một đất nước chiếm một phần sáu diện tích trái đất, chiến công vĩ đại tiêu diệt chủ nghĩa phát xít cứu loài người khỏi thảm họa. Trong lĩnh vực lý luận đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác, sự tổng kết tuyệt vời về chủ nghĩa Lênin và một loạt các nghiên cứu có tính quy luật của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

        Trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có nhiều sách báo ở Nga và phương Tây viết về Stalin. Các tác phẩm chia thành hai loại: Một số xuất bản khi Stalin còn sống thì ca ngợi ông hết lời; một số khác (sau khi Stalin đã mất) thì theo một trào lưu cơ hội về chính trị lại bôi đen thậm tệ lịch sử về ông.

        Bộ trưởng Ngoại giao thời Stalin - Molotốp. V. đã kể lại: "Bản thân Stalin ngay từ thời kỳ chiến tranh đã từng tiên đoán: Tôi biết rằng sau khi chết, người ta sẽ đổ rác lên nấm mồ của tôi, nhưng các cơn gió của lịch sử nhất định sẽ quét sạch các rác rưởi ấy...".

        Vào dịp kỷ niệm năm mươi năm ngày mất của Stalin I. V. ở Nga đã xuất bản một số lượng lớn sách, hồi ký, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của ông, trong đó có cuốn "Đại Nguyên soái Stalin".

        Cuốn "Đại Nguyên soái Stalin" tập trung các tư liệu để khắc họa nhân vật Stalin, như một vị Đại Nguyên soái - Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Xô Viết, trong cả thời kỳ nội chiến và đặc biệt là trong thời gian cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

        Ở Việt Nam, trong những năm qua đã dịch và xuất bản sách, hồi ký về một số nhà hoạt động chính trị, quân sự nước ngoài nổi tiếng như Napoleont, Churchill, V.Putin, Đặng Tiểu Bình, Tưởng Giới Thạch, Giucôp... Nhưng chưa có một tác phẩm nào hoàn chỉnh về Stalin I.V. người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô Viết trong gần 30 năm huy hoàng nhất của lịch sử Xô Viết.

        Stalin là một nhãn vật vĩ đại, có rất nhiều đánh giá khác nhau về ông, chúng tôi hiểu rằng cuốn sách "Đại Nguyên soái Stalin" mới là cách nhìn nhận của một tác giả Nga, tuy nhiên do được tiếp cận một khối lượng lớn tài liệu mà chỉ sau thời kỳ "cải tổ" mới được "giải mật" nên cuốn sách có nhiều tư liệu mới lần đầu tiên được công bố. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân mạnh dạn giới thiệu và chỉ coi là cung cấp thêm tư liệu để tham khảo.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN         

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/48358248_349392515790635_7265220636140634112_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=108f02b8e5bbc828765e28242eb19270&oe=5CA51864)
V.I. Lênin và I.V. Stalin

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/48425096_349393082457245_6433843704984764416_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=708506d7982b7766bdcf703d1e6f41cb&oe=5C97B621)
Stalin và Goorki


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2018, 10:33:49 am

Phần I

CÁC NHÀ CÁCH MẠNG

        “Không nên đánh giá về giai cấp, về một chính Đảng chỉ thông qua sự tự đánh giá của họ, thông qua các khẩu hiệu mà họ đưa ra trong giai đoạn này...

        Xét cho đến cùng tất cả các mâu thuẫn đều biểu hiện trong cuộc đấu tranh vì chính quyền".


L. TROTXKI       


        “Cuộc đấu tranh giữa các phần tử Trotxkit và chính quyền Xô Viết không phải là cuộc đấu tranh vì chính quyền, mà là cuộc đấu tranh của 2 cương lĩnh, trong đó cương lĩnh thứ nhất đáp ứng yêu cầu của cách mạng và được nhân dân ủng hộ, còn cương lĩnh thứ hai đi ngược lại quyền lợi của cách mạng và bị nhân dân phản đối".

I.V. STALIN       


VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ STALIN I.v.

        Không ai sinh ra trên đời này lại không có nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Tôi tự ngẫm rằng, sẽ là đáng tin cậy nếu chúng ta bắt đầu làm quen với Stalin bằng chính lập trường khách quan này.

        Hãy bắt đầu từ những sự kiện xa xưa, mà thiếu nó chúng ta sẽ không hiểu được nhân cách và tài năng của vị Đại Nguyên soái trong tương lai đã được hình thành như thế nào.

        Ioxiph Dgiugashvili (tên khai sinh của Stalin) sinh ngày 21 tháng 12 năm 18791 ở thành phố nhỏ mang tên Gori2 thuộc tỉnh Tiphli nước Grudia, trong gia đình thợ giầy, cha của Stalin là ông Vixarion Ivanovich Dgiugashvili và mẹ là bà Ekaterina Geogriépna. Lễ rửa tội, đặt tên cho Stalin được tổ chức tại nhà thờ dòng chính giáo của thành phố. Năm 1888, ông được gửi vào học tại trường dòng của thành phố Gori, sau khi tốt nghiệp, vào năm 1894 ông chuyển lên học tại trường dòng của thành phố Tiphlis - thành phố lớn thứ hai của Grudia. Do thành tích học xuất sắc ông được chuẩn bị để đào tạo thành cha cố. Tuy nhiên, do được tiếp xúc từ rất sớm với các sách vở, tài liệu cách mạng, ông đã bị lôi cuốn và tham gia tích cực vào các nhóm Macxít và nhanh chóng trở thành cốt cán của các nhóm này. Ngày 27 tháng 5 năm 1899 (tức là năm thứ năm ỏ trường dòng) ông đã bị đuổi khỏi trường vì tham gia hoạt động cách mạng.

        Sau sự kiện đó, ông làm việc tại Viện nghiên cứu Vật lý của thành phố Tiphlis - như một nhân viên thông kê và cũng từ đó, ông đã bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng chuyên nghiệp của mình. Ông là một nhà cách mạng dũng cảm, với tính cách sôi nổi của người vùng Capcadơ. Các sách vở cách mạng với ông lúc đó rất ít, ông trưởng thành chủ yếu qua các trải nghiệm thực tế. Có lẽ chính trong thực tế đã hình thành nên phẩm chất chiến sĩ kiên cường của ông.

        Nhưng thời kỳ hoạt động này không dài, ông hiểu rằng cần phải giáo dục, động viên quần chúng lao động đứng dậy để đấu tranh vì tương lai tươi đẹp của đất nước.

        Ngày 5 tháng 4 năm 1902, ông bị bắt lần đầu tiên và bị giam tại nhà tù Batum vì các bài phát biểu cách mạng của mình trước công nhân và vì các bài báo mà ông viết ở báo bí mật “Brđdola”. Mùa thu năm 1903, ông bị đày ba năm ở Sibêri, tại làng Utda mới, ở tỉnh Irơkutxcơ. Chính tại đây ông đã nhận được bức thư đầu tiên của Lênin. Ngày 5 tháng 1 năm 1904, ông vượt ngục và trở về vùng Capcadơ (đây là lần vượt ngục đầu tiên trong tám lần vượt ngục của ông (N.D). Tại Capcadơ, ông đã tổ chức rộng rãi mạng lưới xuất bản các ấn phẩm, sách báo bí mật, mà trong đó ông tuyên bố ủng hộ tư tưởng của Lênin trong cuộc đấu tranh với nhóm Mensêvich.

        Tháng 12 năm 1905, Stalin tham dự hội nghị Bônsêvich toàn Nga tại Tamerxiphoce (Phần Lan) với tư cách là đại biểu của các tổ chức Bônsêvich vùng Capcadơ. Tại đây, lần đầu tiên ông đã được hội kiến Lênin. Tháng 4 năm 1906, ông tham dự Đại hội IV Đảng dân chủ xã hội toàn Nga (tại Stốckhôm). Ông là thành viên tích cực tại Đại hội V ở London của Đảng ủng hộ Lênin chiến thắng phái Mensêvich.

        Khi trở về Capcadơ hoạt động, ông đã hồi tưởng lại như sau: “Ba năm hoạt động cùng công nhân tại các mỏ dầu đã tôi luyện cho tôi để trở thành một chiến sĩ, một trong những người lãnh đạo thực tiễn... tại thành phố Ba Cu, như vậy tôi đã trải qua lò rèn luyện cách mạng thứ hai của mình”.

        Ngày 25 tháng 3 năm 1908, ông lại bị bắt và bị đày đến tỉnh Vôlôgodxki. Ngày 24 tháng 6 năm 1909, Stalin lại thực hiện thành công cuộc vượt ngục và trở về Ba Cu để tiếp tục hoạt động.

        Ngày 23 tháng 3 năm 1910, ông lại bị bắt, bị tù giam sáu tháng và đày đi làng Xolvưchegord. Ngày 6 tháng 9 năm 1911, Stalin lại vượt ngục và bí mật trở về Peterburg, nhưng chỉ đến 22 tháng 9 ông lại bị bắt và bị dẫn về nơi đi đày.

        Theo sự ủy thác của Lênin, Xergo Ordgionhikitdez đã đến làng Vôlôgda, nơi Stalin đang bị đi đày và thông báo cho Stalin biết ông đã được bầu vắng mặt là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương của Đảng tại Hội nghị ở Paris.

        Tháng 2 năm 1912, Stalin lại thực hiện thành công lần vượt ngục tiếp theo. Ngày 5 tháng 5 năm 1912, theo chỉ thị của Lênin, Stalin đã cùng các đồng chí của mình cho ra mắt số đầu tiên của báo “Sự thật”. Ngày 22 tháng 4 năm 1912, Stalin lại bị bắt và bị đi đày ba năm tại vùng Narumxki - nhưng rất nhanh chóng, ngày 1 tháng 9 năm đó Stalin lại vượt ngục.

        Stalin trở về hoạt động bí mật ở Peterburg để lãnh đạo xuất bản báo “Sự thật”, đồng thời chuẩn bị cho chiến dịch bầu cử vào Viện Duma Quốc gia lần thứ tư3. Ông đã đưa ra khẩu hiệu kêu gọi giai cấp công nhân ủng hộ các đại biểu công nhân của mình. Lênin đánh giá cao khẩu hiệu này và yêu cầu nhanh chóng căng các khẩu hiệu ở những nơi dễ nhìn nhất với các chữ cái thật to! Chiến dịch bầu cử đã thành công, các đại biểu từ giai cấp công nhân đã được bầu vào Duma. Lênin đánh giá cao hoạt động của Stalin trong các thư từ trao đổi của mình. Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1912, Stalin đến thành phố Kracốp (Ba Lan) để dự Hội nghị Trung ương của Đảng.

        Trong thời gian ở nước ngoài, Stalin đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa Mark và vấn đề dân tộc”, về tác phẩm này, Lênin đã đánh giá cao và thông báo cho Gorki: “Trong chúng ta đã xuất hiện một anh chàng Grudin tuyệt vời, anh ta đã viết một bài báo lớn, tổng hợp nhiều tác giả và tư liệu quý...”.

        Ngày 23 tháng 2 năm 1913, Stalin lại bị bắt tại Peterburg. Để đề phòng ông lại bỏ trốn, chính quyền Sa hoàng đã đày ông đi thật xa, tận vùng Iurukhamxki, sát với Bắc Cực, ở làng Kureica. Stalin bị giam tại đây đến tận cách mạng tháng 2 năm 1917.

        Ngày 12 tháng 3 năm 1917, ông đã kịp có mặt tại Peterburg. Tại đây ông được cử vào phân ban Nga của Trung ương Đảng xã hội dân chủ Nga và Ban biên tập báo “Sự thật”. Ngày 12 tháng 4 năm 1917, Lênin vượt qua biên giới Phần Lan trở về Tổ quốc và chính tại ga xe hỏa đầu tiên ở Bêlôôxtrốp, Stalin đã có mặt để đón Lênin, cùng có mặt với Stalin lúc đó còn có Kamênhép, Kôlôntai, Raxkôlnhi.

        Ngày 4 tháng 4, Lênin đã công bố “Luận cương tháng tư” nổi tiếng - Đây chính là cương lĩnh hành động của Đảng, trong thời điểm lịch sử này Stalin luôn có mặt cạnh Lênin. Ngày 24 tháng 4 năm 1917, tại Hội nghị lần thứ 7 toàn Nga của Đảng, Stalin đã được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Trong Ban chấp hành Trung ương còn có Lênin, Dinôviep, Kamênhép, Xverlốp, Nôgin, Xmigla, Phêđôrốp. Ngày 4 tháng 6, sau khi Kêrenxki ra lệnh nổ súng vào đoàn diễu hành hòa bình, Đảng đã rút vào hoạt động bí mật và công tác bảo đảm an ninh cho Lênin đã được giao cho Stalin.

        Stalin thường xuyên gặp Lênin tại hồ Giadơlip để chuẩn bị cho Đại hội VI của Đảng. Tại Đại hội, do Lênin vắng mặt, Stalin đã đọc báo cáo quan trọng về tình hình chính trị và đường lối khởi nghĩa vũ trang của Đảng.

        Ngày 25 tháng 10, cuộc khởi nghĩa vũ trang đã diễn ra và Lênin đã đưa ra khẩu hiệu: “Tất cả chính quyền cho Xô Viết, đả đảo chính phủ lâm thời!".

        Cách mạng tháng Mười vĩ đại đã thành công, buổi tối ngày 26 tháng 10 tại Đại hội lần thứ 2 Xô Viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập chính phủ Xô Viết đầu tiên do Lênin đứng đầu. Stalin được bổ nhiệm là dân ủy phụ trách các vấn đề dân tộc.

        Trong những ngày tháng cách mạng sôi động đó, rất nhiều đảng viên Đảng Cộng sản đã gia nhập quân đội và các khả năng về quân sự của Stalin cũng có điều kiện để bộc lộ và phát triển.

        Tại hội nghị Trung ương ngày 16 tháng 10 theo đề nghị của Lênin đã thành lập “Trung ương quân sự Cách mạng” với năm thành viên là Xverlôp, Urixki, Đjiedinxki, Burnốp và Stalin.

        Nói chung, lúc đó có hai trung tâm lãnh đạo quân sự là: Ủy ban quân sự Cách mạng ở Peterburg và Trung ương quân sự cách mạng có quy mô toàn Nga. Lênin đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa toàn Nga, còn ở Peterburg thì Trotxki là chủ tịch Xô Viết Pêtrograt.

        Sau cách mạng, trong một bài báo kỷ niệm Cách mạng tháng Mười năm 1918, Stalin đã viết về Trotxki: “Tất cả công tác tổ chức thực tế khởi nghĩa ỏ Pêtrograt là dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chủ tịch Xô Viết Pêtrograt, đồng chí Trotxki, có thế khẳng định rằng, sự biến chuyển của các đơn vị quân đội sang phía các Xô Viết và khả năng tổ chức công việc của Ủy ban  quân sự Cách mạng gắn bó trước hết và chủ yếu với hoạt động của đồng chí Trotxki. Các đồng chí Antơnốpva Pốtvôixki là các trợ thủ chủ yếu của đồng chí Trotxki”.

        Như vậy, trong cả hai sự kiện lớn nhất của đầu thế kỷ 20 là chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga, Stalin đã trải qua không phải là ở các vị trí thứ yếu - như một số kẻ chống Stalin cố tình bóp méo sự thật - mà ngược lại ông đã tham gia trên mặt trận hàng đầu, trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo cách mạng Bônsêvich.

        Ông là một trong những người gần gũi với Lênin, ủy viên Ban chấp hành Trung ương, ủy viên Trung ương quân sự Cách mạng. Tuy nhiên vai trò của ông trong giai đoạn này, như chúng ta thấy mới ở mức khiêm tốn. Tạm thời, ở Stalin mới lóe lên những tia lửa đầu tiên do Lênin gây dựng lên.

        Đó là sự thật về sự khởi đầu tiểu sử của Ioxiph Dgugashvili. Tôi không có ý định hạ thấp hay đề cao mà chỉ đưa ra các cứ liệu, không hơn, không kém.

--------------------
        1. Có tài liệu cho rằng Stalin sinh ngày 6-12-1878 (theo cuốn sách "Stalin" của Edvard Rađginxki).

        2. Thành phố nhỏ Gori thành lập khoảng thế kỷ thứ 7, như một pháo đài trên núi trong chiến tranh chống lại quân Ba Tư. Vào năm 1873 có 6.000 dân, trong đó 3.425 là người Acmeni, 2.250 là Grudin, 325 là người Nga N.D.

        3. Theo nhiều tài liệu, thì chính vào thời kỳ lãnh đạo báo "Sự thật", ông đã lấy bí danh hoạt động cách mạng và viết báo là Stalia - Tiếng Nga có nghĩa là: Gang thép.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2018, 11:00:46 am

CUỘC NỘI CHIẾN - CÁC TRẬN ĐÁNH Ở THÀNH PHỐ SARITXƯN

        Người ta thường hỏi, không hiểu các năng khiếu quân sự của Stalin phát triển từ lúc nào và ở đâu? Ông đã tích lũy các kinh nghiệm chiến đấu từ đâu?

        Sự kiện quân sự có tầm chiến lược đầu tiên mà ông tham gia với tư cách là một người chỉ huy diễn ra vào năm 1918 tại Saritxưn. Tuy nhiên, lúc đó ông tham gia trận chiến với tư cách là một chính ủy Hồng quân được tăng cường.

        Chúng ta hãy nhớ lại, lúc đó Pêtrograt bị bao vây từ mọi phía và bị cắt đứt với nguồn cung cấp bánh mỳ và thực phẩm. Nạn đói bắt đầu đe dọa không chỉ với người dân mà cả với thành quả của cách mạng, cần phải có hành động ngay lập tức để bảo đảm cung cấp lương thực. Một trong những hành động đầu tiên là quyết định của Trung ương cử Stalin làm chính ủy tăng cường cho vùng Saritxưn, để từ đó có thể chuyên chở bánh mỳ từ vùng Volga và Bắc Capcadơ, về Pêtrograt tránh vòng vây của quân Đênikin, lúc đó đang chiếm đóng vựa lúa mỳ ở Ukrain và sông Đông.

        Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ này, đích thân Lênin - Chủ tịch Xô Viết các dân ủy đã viết giấy giới thiệu như sau: Thành viên Xô Viết các dân ủy, đồng chí Ioxiph Vixarionovich Stalin được bổ nhiệm là ủy viên dân ủy lãnh đạo chung các hoạt động ở vùng Nam nước Nga với các quyền đặc biệt. Các ủy ban địa phương, các phòng tham mưu và chỉ huy các đơn vị, các trưởng ga đường sắt, các tổ chức thu gom hàng hóa, các hạm đội chở hàng đường sông, biển, các tổ chức bưu điện... có trách nhiệm chấp hành mệnh lệnh của đồng chí Stalin...

        Có một tình tiết mà mọi người còn ít biết đến, đó là vào năm 1917, khi Stalin trở về từ nơi bị đi đày có ở lại trong một gia đình quen biết, đó là gia đình ông Aliluep. Từ năm 1915, sau một lần vượt ngục Stalin đã lưu trú tại nhà này. Sau cách mạng tháng hai, ông lại trú ở đây một thòi gian. Việc Stalin trú ở gia đình này nhiều lần có lý do của nó, đó là ông Aliluep có một cô con gái tên là Nadenca, lúc đó vừa 17 tuổi. Được giáo dục trong gia đình cách mạng, Nadenca rất trong trắng, ngây thơ và luôn nhìn các chiến sĩ cách mạng trú tại nhà cha mình như những nhân vật tiểu thuyết. Nadenca khâm phục và mơ ước được giống như vậy. Đột nhiên trong nhà mình xuất hiện một trong những nhân vật huyền thoại ấy, người đã nhiêu lần vượt ngục và đã có một lần trốn tại nhà mình. Nadenca hiểu điều đó và không khỏi nhìn trộm chàng trai tóc đen Dguglashvili với con mắt thán phục và trái tim đập rộn ràng. Tất cả những tín hiệu ấy không lọt qua con mắt của nhà cách mạng đã 38 tuổi. Sau đó, mặc dù khoảng cách lớn về tuổi tác giữa hai người, Stalin đã đưa Nadenca đi theo trong chuyến công tác đến Saritxưh.

        Stalin đến Saritxưn ngày 6 tháng 6 năm 1918, ông sống trong toa xe lửa được các chiến sĩ cận vệ đỏ canh gác. Với cương vị đại diện đặc biệt, Stalin đã yêu cầu các cán bộ Đảng, chính quyền và quân đội ở địa phương báo cáo tình hình.

        Tư lệnh quân khu Bắc - Capcadơ là vị trung tướng từ thời Sa hoàng. Ông Xnhexarép rất biết cách điều hành các đơn vị quân đội. Trước chiến tranh ông đã tốt nghiệp học viện Bộ Tổng tham mưu, sau cách mạng Xnhexarép quyết định chuyển sang phục vụ cách mạng. Lênin đánh giá cao những người như vậy, ông yêu cầu trên các mặt trận phải biết sử dụng các sĩ quan chuyên gia quân sự này, và để đề phòng trong số đó có thể có kẻ phản bội, Lênin đã bổ nhiệm các chính ủy Hồng quân (có lẽ đó là xuất xứ có chức vụ Chính ủy trong các đơn vị quân đội ở Liên Xô).

        Stalin có cách đánh giá khác về các quân nhân của chế độ cũ, chính kiến của ông có điểm khác của Lênin. Khi thấy tình trạng không tuân lệnh của một số vị chỉ huy, Stalin đã gửi điện cho Lênin, yêu cầu trao quyền về cả lĩnh vực quân sự cho mình, vì phát hiện thấy nhiều điều bất ổn. Ban chấp hành Trung ương lúc đầu không đồng ý với đề nghị này và yêu cầu Stalin làm đúng nhiệm vụ của mình.

        Stalin đã chuyển được một số đoàn tàu chở bánh mỳ tiếp tế cho thành Pêtrograt đang bị đói. Nhưng vào cuối tháng bảy, quân Bạch vệ chuyển sang phản công. Tướng Bạch vệ Kraxnốp hy vọng chiếm lại Saritxưn và liên kết với binh đoàn khởi nghĩa Tiệp Khắc cũng như các quân khu Bạch vệ ở Uran, ở Orenburg để cắt đứt đường tiếp tế về cho Moxcơva và Pêtrograt. Việc thất thủ Saritxưn là một thảm họa và việc cắt đứt đường tiếp tế cũng đồng nghĩa với việc nhiệm vụ tiếp tế của Stalin cho Moxcơva và Pêtrograt là không được hoàn thành, bột mỳ sẽ bị lưu lại ở phía nam, và Stalin đã huy động mọi lực lượng để tìm cách hoàn thành nhiệm vụ mà Lênin giao phó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:54:02 am

        Ngày 11 tháng 7 năm 1918, Stalin điện cho Lênin: “Tình hình rất phức tạp vì rằng Bộ tham mưu quân khu Bắc - Capcadơ không đảm đương được nhiệm vụ chống quân phản cách mạng. Sự việc không dừng ở chỗ về mặt tâm trạng các chuyên gia quân sự không có tinh thần quyết chiến, mà còn là vì họ như những nhân viên tham mưu “cổ cồn”, làm kế hoạch trên giấy và không có khả năng điều hành các chiến dịch trên thực tế. Tôi cảm thấy như mình là người ngoài cuộc... Tôi sẽ điều chỉnh toàn bộ tình hình và sẽ nắm lấy toàn bộ trách nhiệm trước các cơ quan lãnh đạo tối cao”.

        Tình hình đã trở nên cực kỳ căng thẳng, không chỉ trên mặt trận mà cả ở hậu phương. Tại Pêtrograt xảy ra cuộc nổi loạn của học viên sĩ quan Bạch vệ, Lênin bị ám sát trọng thương.

        Vai trò Stalin trong cuộc đấu tranh với bọn phản cách mạng đặc biệt nổi bật sau sự kiện đại tá Nôxôvitch, tham mưu trưởng quân đoàn bỏ chạy sang hàng ngũ Bạch vệ.

        Mùa thu năm 1918, các đơn vị quân Bạch vệ đã tiến sát đến Saritxưn và một số nơi đã vượt qua sông Volga. Tình hình khẩn cấp nhất là vào tháng 1 năm 1919 khi tướng Bạch vệ Kracnốp đưa các đơn vị Bạch quân tiếp viện phá vỡ phòng tuyến của Hồng quân ở sát Saritxưn. Tại mặt trận phương Nam, trong tay của Stalin lúc đó không hê có đội dự bị để cản phá các trọng điểm bị đột phá.

        Trong tình hình khẩn cấp ấy, Stalin đã bộc lộ ý chí kiên cường và khả năng tìm ra lối thoát. Chính là tại thời điểm này, đã bộc lộ khả năng tư duy ở tầm chiến dịch - chiến lược của Stalin. Các chiến binh có mặt lúc đó đã kể lại rằng chính là sự bình tĩnh của Stalin với hình tượng chiếc tẩu luôn tỏa khói khi suy nghĩ, giọng nói tự tin, vững chắc đã làm yên lòng mọi người. Stalin hiểu rằng, một khi ông đã tập trung toàn bộ quyền hành vào tay mình thì mọi trách nhiệm về thắng bại của trận đánh cũng đặt lên vai ông, nhưng phải làm gì đây, khi mà thậm chí không hề có đội dự bị trong tay?

        Stalin đã giả định: các đơn vị của tướng Bạch vệ Kraxnôp chắc đang chuẩn bị ăn mừng chiến thắng, điều này thường làm giảm sút sự cảnh giác, không ít các ví dụ trong lịch sử đã chứng minh sự ăn mừng chiến thắng quá sớm thường mang đến thất bại trong các trận đánh.

        - Tình hình trong các đơn vị của Kraxnốp thế nào? Stalin buông ra một câu hỏi mà không hướng cụ thể vào ai cả. Một đại diện của Bộ tham mưu mặt trận báo cáo:

        - Ở đó họ đang chuẩn bị tiến vào Saritxưn, các lực lượng chính đang tập trung ở hướng Dubốpxki, ở phía trước là đơn vị tiền trạm với nhiệm vụ đột phá vào tuyến phòng ngự của các đơn vị Hồng quân.

        Stalin gõ mạnh tẩu thuốc vào cạnh bàn.

        - Rất tốt! Cứ để đơn vị tiên phong của chúng tiến sâu vào.

        - Nhưng điều đó có nghĩa là mở thông đường cho cả các đơn vị chủ lực của địch...

        - Anh suy nghĩ rất đúng - Stalin nói. Ông cảm thấy rất tự tin vì đã tìm được phương thức thoát ra khỏi tình huống hiểm nghèo. Stalin thậm chí đã mỉm cười và nói: Lực lượng của chúng không phải là tiến vào thành phố mà là đang tiến đến chỗ bị tiêu diệt.

        - Nhưng ai sẽ làm được điều đó...?

        - Tư lệnh trưởng pháo binh! Đồng chí Kulic, ở khu vực Dubốpxki đồng chí còn bao nhiêu khẩu pháo?

        - Chỗ chúng tôi không còn gì cả... - Kulic tỏ ra lo lắng.

        - Thế trên toàn mặt trận thì còn bao nhiêu? - Stalin lập tức hỏi tiếp.

        - Có lẽ khoảng 100.

        - Tất cả các họng pháo, không chậm một phút ngay lập tức tập trung hoả lực vào khu vực Dubốpxki. Hãy cử những người tin cậy nhất và trong đêm nay phải tập trung tất cả các khẩu đội và đạn pháo đến khu vực Dubốpxki. Còn Sư đoàn cận vệ của Đumenko sẽ tập kết tại đây để tiêu diệt tàn quân sau hoả lực của pháo binh - Stalin ra lệnh.

        Trong vòng một đêm, toàn bộ lực lượng pháo binh đã được tập trung tại khu vực Dubốpxki. Sự tính toán của Stalin đã tỏ ra là đúng đắn, các đơn vị Bạch vệ của tướng Kracnốp theo đội hình hàng dọc tiến theo đơn vị tiền trạm.

        cả một hàng dài các đơn vị với trang bị nặng nề đang tiến dọc theo đường đến Saritxưn.

        Các loạt đạn pháo tập trung, bất ngờ đã ập xuống các đơn vị của tướng Kracnôp. Các quả đạn nổ ngay giữa đội hình tiêu diệt phần lớn lực lượng Bạch quân, số bỏ chạy đã bị sư đoàn Dumenko đón đánh. Các đơn vị của tướng Kracnốp đã bị tiêu diệt ngay tại cửa ngõ Saritxưn. Chiến thắng này đã củng cố vị thế của Stalin. Thành phố được bảo vệ, Bạch quân rút chạy, chính là dưới sự chỉ huy của Stalin.

        Tổng kết lại chiến thắng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự của Stalin có thể thấy bộc lộ tư chất thông minh, nghị lực, tính quyết đoán, đặc biệt là trong các tình huống phức tạp.

        Đó chính là các phẩm chất của vị tướng quân sự. Trong các trận chiến đấu này, Stalin đã thu được các kinh nghiệm đầu tiên trong việc tổ chức và tiến hành các chiến dịch lớn.

        Chiến thắng của Hồng quân dưới sự lãnh đạo của Stalin ở Saritxưn có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng1.

-------------------
        1. Chúng ta nhớ rằng: Trận chiến khởi đầu sự nghiệp của Napoleont cũng là trận đấu pháo ỏ thành Tulong từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1793 - N.D.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:38:50 am
        
Ở MẶT TRẬN PHÍA TÂY - TIÊU DIỆT ĐÊNIKIN

        Tháng 5 năm 1919, các đơn vị Iudenhish chuyển sang tấn công và uy hiếp trực tiếp Pêtrograt. Ban chấp hành Trung ương và Xô Viết quốc phòng đã cử Stalin đến mặt trận này. Sự bổ nhiệm này không phải là ngẫu nhiên, mà là xuất phát từ sự đánh giá khả năng và các hành động kiên quyết của ông khi ở mặt trận phía nam. Lênin đã cảnh báo: "Tình hình các đơn vị Bạch quân tấn công vào Pêtrograt buộc chúng ta phải suy nghĩ đến khả năng có thể có nội gián ngay ở hậu phương, thậm chí là ngay trong các đơn vị ỏ mặt trận... Yêu cầu phải tập trung mọi tinh lực để phá vỡ hoạt động này”. Và Lênin đã không nhầm, ngày 13 tháng 6 năm 1919 đã nổ ra cuộc nổi dậy phản cách mạng tại các mặt trận Gorki đỏ và Xeraia Losad. Stalin lại một lần nữa bộc lộ phẩm chất dũng cảm và kiên quyết, chỉ trong ba ngày, cuộc nổi dậy đã bị dập tắt. Các đội lính lê dương của Anh đã không dám động binh khi biết cuộc nổi dậy này đã bị dập tắt.

        Ngày 5 tháng 7 năm 1919, Stalin được bổ nhiệm là thành viên Hội đồng quân sự cách mạng mặt trận phía tây, ông đã ngay lập tức có mặt tại Bộ tham mưu của mặt trận đóng tại Xmôlenxkơ. Chỉ trong một thời gian ngắn đã xuất hiện bất đồng giữa Stalin và tướng Ôkulốp. Stalin thậm chí đã không che giấu điều này và yêu cầu Trung ương rút Ôkulốp về. Nhưng Lênin không đồng ý. Tuy nhiên Stalin kiên trì ý kiến của mình và tiếp tục đề nghị Lênin triệu hồi về Moxcơva tất cả những người cản trở công việc của ông ở mặt trận. Cuối cùng thì Ôkulốp đã bị rút về. Kết quả là mặt trận đã đứng vững, Bạch quân đã phải tháo lui.

        Ngày 27 tháng 9 năm 1919 Stalin đã được bổ nhiệm là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng mặt trận phía nam, nơi trực tiếp đối mặt với các đơn vị của Đênikin, tại đây Stalin đã trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn.

        Tư lệnh mặt trận phía nam - tướng Egôrốp và Stalin không đồng ý với ý đồ của Trotxki và Kamênhép tung lực lượng vào sâu hậu phương của Đênikin, mà đưa ra phương án mới: tập trung tấn công vào phía Vôrônhegia đến Kharkốp, Donbast, Rôtxtốp, nơi quần chúng nhân dân mà đa số là giai cấp công nhân trong các hầm mỏ rất trông đợi và ủng hộ Hồng quân.

        Ngày 9 tháng 10, lúc 3 giờ đêm Egôrốp nhận được lệnh của Kamênhép đồng ý với phương án mới của Stalin và Egôrốp, tập trung quân đánh dọc theo đường sắt Kurxki theo hướng Donbassa, kết quả là các đơn vị của Đênikin đã bị tiêu diệt. Có thể nói Stalin đã đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch tiêu diệt quân của Đênikin. Ông đã thu được các kinh nghiệm mới trong tiến hành các chiến dịch có quy mô tập đoàn quân ở toàn mặt trận trong điều kiện khốc liệt nhất của chiến tranh.

CHIẾN TRANH NGA - BA LAN NĂM 1920

        Đênikin đã bị tiêu diệt, các đơn vị tàn quân của Đênikin rút chạy về phía Krưm nơi đóng quân của Vrangrelia. Ngày 4 tháng 4 năm 1920, sau khi Đênikin rút lui khỏi chiến trường, Vrangrelia trở thành tư lệnh quân Bạch vệ, tại Bộ tham mưu của ông ta có mặt các cố vấn Anh, Pháp, Mỹ, Nhật.

        Mùa hè năm 1920, các đơn vị quân Ba Lan bị thua trận tại Ucraina và Bêlôrutxia đã rút về phía tây. Ngày 20 tháng 6, Kamênhép và Trotxki đã ra mệnh lệnh cho mặt trận phía tây do Tukhachepxki làm tư lệnh và mặt trận Tây - Nam, nơi Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng tấn công vào Varxava. Mặt trận Tây - Nam đã chuyển sang phản công, giải phóng Kiép và tiến đến Lvốp. Còn mặt trận phía tây của Tukhachepxki đã tiến đến Varxava, nhưng sau đó thì thảm họa đã xảy ra. Sau này, nhiều học giả chống Stalin, gán cho ông là nguyên nhân của thất bại này -  Chúng ta hãy đọc một đoạn trong hồi ký của Trotxki: "... Trong khi các đơn vị của Tukhachepxki tiến đến Varxava, thì mặt trận Tây-Nam, trong đó có Stalin đã tiến vể phía Lemberg... Stalin muốn bằng mọi giá phải tiến vào Lvốp, trong khi Tukhachepxki tiến vào Varxava. Khi tình hình ở Varxava đã rõ ràng, Bộ tổng tư lệnh ra lệnh cho Egôrốp thay đổi hướng tiến công để đánh vào cạnh sườn đội hình quân Ba Lan ở ngoại vi Varxava và bảo vệ cánh trái của Tukhachepxki. Nhưng Bộ chỉ huy mặt trận Tây - Nam do Stalin chỉ huy vẫn tiếp tục tiến về phía tây... Chỉ sau khi đã lặp lại mệnh lệnh nhiều lần Bộ chỉ huy mặt trận Tây - Nam mới thay đổi hướng. Lúc đó thì đã muộn...”.

        Vậy ai đã đúng? Để làm rõ sự thật, chúng tôi đã cất công dựng lại toàn bộ hiện trường và tiến trình các sự kiện. Ba Lan lúc đó là bàn đạp cuối cùng để các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. Nhóm Ba Lan theo chủ nghĩa Sovanh đã được các nước đế quốc hứa sẽ cắt đất của Liên Xô cho với ý đồ thiết lập “Đại Ba Lan từ biển thông ra biển”. Được sự ủng hộ của các nước đế quốc, Ba Lan đã thành lập quân đội với 738 ngàn người. Kế hoạch tấn công nước Nga của quân Ba Lan được viên tướng Pháp Phoosa chỉ huy. Ngày 25 tháng 4 các toán quân Ba Lan đã bắt đầu tấn công, ngày 26 tháng 4 chúng chiếm được Gifomir, ngày 6 tháng 5 chiếm Kiép và vượt sang tả ngạn sông Dnhép.

        Ngày 24 tháng 4, Hồng quân chuyển sang phản công, giải phóng Ucraina và Bêlôrutxia rồi tiến vào lãnh thổ Ba Lan. Tuy nhiên, lực lượng lúc đó đã bị tiêu hao lớn và giai cấp vô sản Ba Lan không những không ủng hộ Hồng quân mà còn vũ trang để chống lại “quân xâm lược Nga”, chiến dịch Varxava đã thất bại do các tính toán sai lầm của Trotxki, Kamênhép và Tukhachepxki.

        Ngàv 2 tháng 8 năm 1920 Bộ chính trị đã quyết định thống nhất toàn bộ các đơn vị trên mặt trận Ba Lan vào mặt trận phía tây của Tukhachepxki, đồng thời thành lập riêng mặt trận phía nam do Stalin đứng đầu. Bộ tư lệnh Ba Lan được các nước đế quốc ủng hộ về vũ khí và kỹ thuật đã tổng động viên để phản công lại Hồng quân. Mặt trận của Tukhachepxki bị tan vỡ.

        Một trong các nguyên nhân thất bại của mặt trận, theo Trotxki, là do Egôrốp và Stalin không chấp hành mệnh lệnh về việc chuyến quân đoàn kỵ binh số 12 để tấn công vào cạnh sườn quân Ba Lan. Nhưng trên thực tế điều này là phi lý vì lúc đó quân đoàn 12 đang ở cách đó 300km, làm sao mà tới kịp được.

        Trong lúc đó, các đơn vị của Vrangelia tiến ra khỏi Krưm và chuẩn bị chiếm Donbassa để hợp binh với các đơn vị Cadắc đang đóng ở sông Đông và Cuban. Stalin rất chú ý đến mặt trận Krưm, ông rất nhiều lần có mặt trên các điểm của mặt trận chống Vrangelia, kể cả các mặt trận đang diễn ra các trận chiến đấu ác liệt nhất. Ngoài ra, Stalin hết sức ủng hộ việc giữ Egôrốp là tư lệnh mặt trận Tây - Nam, bất chấp ý định của Trotxki muốn thay Egôrốp. Ngày 17 tháng 8, Stalin trở về Moxcơva và đề nghị cho ông thôi đảm nhiệm các trọng trách vể quân sự. Tuy nhiên, Lênin không đồng ý và tại Hội nghị lần thứ chín của Trung ương, mặc dù Lênin tán thành các ý kiến của ủy ban quân sự Trung ương và Trotxki nhưng lại đánh giá rất cao uy tín, nghị lực và sự kiên định của Stalin trên mặt trận Ba Lan. Lênin đánh giá cao Stalin về khả năng làm việc và tính nhất quán về tư tưởng, đồng thời rất quan tâm đến cả cuộc sống riêng của Stalin.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:46:55 pm

STALIN - NGƯỜI KẾ TỤC LÊNIN

        Ngày 30 tháng 12 năm 1922, mặc dù đang bị bác sĩ cấm làm việc nhưng Lênin vẫn đọc cho thư ký đánh máy tác phẩm: “Về vấn đề các dân tộc hay là về quyền tự trị”. Những tư tưởng của Lênin sau này sẽ được đọc tại Đại hội 12 của Đảng diễn ra vào mùa xuân 1923. Sau này, các tác phẩm của Lênin được tập hợp trong tuyển tập của Lênin dưới tên gọi: “Các lá thư gửi Đại hội”. Do trong các tài liệu này Lênin đã đưa ra các đánh giá về các cộng sự gần gũi của mình và đưa ra các ý tưởng về việc ai sẽ có thể là người kế tục của mình, vì vậy các tài liệu này còn có tên gọi: “Di chúc”.

        Lênin đặc biệt tập trung đánh giá sâu về Stalin như là một nhân cách lớn, khi mà vấn đề tìm người kế tục vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước được đặt ra. Hậu quả của vụ ám sát nhằm vào Lênin và bệnh tình đã buộc Lênin phải sớm suy nghĩ về người kế tục sự nghiệp của mình.

        Tại sao khi suy nghĩ tìm gương mặt ứng cử viên cho chức Tổng Bí thư, Lênin đã dừng lại ở Stalin? Trước hết cần nhớ là cho đến năm 1922 những gương mặt gần gũi nhất của Lênin trong Bộ chính trị bao gồm: Trotxki, Dônôviép, Kamênhép, Stalin. Tất cả họ đã bộc lộ cao nhất nghị lực và khả năng ngay từ những ngày đầu của chính quyền Xô Viết, trong những năm tháng của nội chiến và thời gian sau nội chiến. Trong số các ủy viên Bộ chính trị, người đầu tiên có thể tính đến như người kế tục số một chính là Trotxki. Lúc đó, Trotxki đang là Chủ tịch Ủy ban quân sự cách mạng của nước Cộng hòa, chăm lo các vấn đề về quân sự trong toàn bộ quy mô của cuộc nội chiến. Trong Đảng, ông ta đã từng được mệnh danh là “Napoleont đỏ” còn ở trong quân đội ông ta có rất nhiều tướng lĩnh là những người do ông ta tiến cử.

        Nhưng Lênin cũng biết rõ lịch sử trước cách mạng của Trotxki như một phần tử Mensêvich trung dung, dao động giữa phái Bônsêvich và kẻ thù của họ, vì vậy Trotxki sẽ có một lập trường rất dễ dao động. Khi đánh giá về Trotxki, Lênin đã từng viết: "... ông ta, có lẽ là một trong những gương mặt có khả năng nhất trong Bộ chính trị hiện tại, nhưng đồng thời lại quá dư thừa tính tự tin cá nhân và đặc biệt dễ bị sa vào kiểu hành chính đơn thuần trong công việc .

        Hơn thế, Trotxki bộc lộ rất rõ ý đồ chiếm đoạt vị trí lãnh đạo trong chính quyền. Chính vì vậy, mặc dù đánh giá cao tính tích cực và năng lực của Trotxki... Lênin vẫn không thể đề cử Trotxki như một ứng cử viên kế tục sự nghiệp của mình. Hơn nữa quan hệ cá nhân giữa Lênin và Trotxki cũng chưa bao giờ là gần gũi như những người đồng chí. Điều này càng được chứng minh khi Lênin mất thì Trotxki đang nghỉ ở Xukhumi (Grudin), và mặc dù biết rằng lễ an táng Lênin sẽ tiến hành ngày 27 tháng 1, tức là năm ngày sau khi mất, hoàn toàn đủ thời gian để trở về chịu tang Lênin, nhưng Trotxki đã không về để vĩnh biệt lãnh tụ của mình.

        Trotxki cũng không có được mối quan hệ đồng chí với Stalin. Hai nhân vật lớn này thường xuyên đối lập với nhau về quan điểm và không bao giờ can dự vào công việc của nhau.

        Khi mặt trận phía đông xuất hiện tình trạng khẩn nguy vì bị mất thành phố Perun, chính Stalin và Djedinxki đã được phái đến để lập lại trật tự, trong khi Trotxki vẫn ngồi ở Moxcơva. Khi tình hình ở mặt trận phía nam rất nguy cấp, lại là Stalin được phái đi để giải quyết tình hình chứ không phải là Trotxki.

        Trên tất cả các phương diện có thể thấy rằng Stalin và Trotxki rất khác nhau. Cuộc đối đầu âm ỉ giữa hai nhân vật này thường xuyên diễn ra nhưng do Lênin thường xuyên điều chỉnh kiềm chế, nên chưa dẫn đến các xung đột lớn. Lênin từng viết: "Theo tôi, yếu tố chủ yếu để đảm bảo tính ổn định là mối quan hệ. của các ủy viên Trung ương chủ chốt như Stalin và Trotxki - mối quan hệ giữa hai người này, theo tôi chiếm đến quá nửa nguy cơ phân liệt, nó chỉ có thể tránh được, theo tôi, bằng cách tăng số lượng ủy viên Trung ương từ 50 lên 100 đồng chí...”.

        Dinôviép là một người rất gần gũi với Lênin trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lênin cũng đã thừa nhận điều đó. Nhưng khi Dinôviép cùng Kamênhép tiết lộ cho giai cấp tư sản Nga biết kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Mười năm 1917 thì Lênin đã tuyên bố không coi họ là những người đồng chí tin cậy.

        Dinôviép cũng giống như Trotxki đã bộc lộ ý đồ nhăm nhe vị trí lãnh tụ của Đảng. Trước chiến tranh, ông ta thường tự cho mình là ngang hàng với Lênin, còn đến năm 1919, khi đã được bầu là Chủ tịch Ban chấp hành quốc tế cộng sản thì ông ta đã nhiều lần muốn tỏ ra mình là lãnh tụ của giai cấp công nhân quốc tế. Thậm chí là nhân danh Quốc tế cộng sản để cố chứng minh tính độc lập và đối lập của mình với Đảng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Hai, 2018, 09:05:58 am

        Đối với Kamênhép thì Lênin đã cho rằng, mặc dù là người có tài về công tác tổ chức nhưng không thể đưa lên các chức vụ cao trong Đảng. Trong các thời điểm quan trọng, nhân vật này có thể dao động, sự kiện ông ta tiết lộ bí mật trong Cách mạng tháng Mười không phải là ngẫu nhiên. Sau cách mạng, Kamênhép tiếp tục phạm sai lầm, vì vậy Lênin không thể tin cậy để tiếp tục giao nhiệm vụ cho ông ta.

        Như vậy, trong số các ủy viên Bộ chính trị gần gũi Lênin, không còn ai khác ngoài Stalin là có thể đủ tin cậy để giao phó trọng trách là lãnh tụ của Đảng, sau Lênin. Cũng có một số ủy viên Trung ương trẻ tuổi và có năng lực khác nhưng Lênin chưa chú ý đến số này mà có ý để rèn luyện tiếp cho tương lai. Trong tác phẩm “bức thư gửi Đại hội” ông viết:

        “Trong số các đồng chí trẻ tuổi, tôi muốn nhắc đến Bukharin và Piatacốp - Theo tôi đây là lực lượng trẻ tuổi có tiềm năng - Bukharin là nhà lý luận lớn của Đảng, ông ta là người được yêu quý trong Đảng. Nhưng các lý luận của ông

        ta còn lâu mới được coi là Macxít với đầy đủ ý nghĩa của nó. (Ông ta chưa được học và theo tôi ông ta không bao giờ hiểu được phép biện chứng) còn Piatacốp là người rất có khả năng, nhưng lại rất thiên về tính hành chính, sự vụ...

        Tất nhiên với cả hai đồng chí này tôi chỉ nhận xét cho hiện tại, các đồng chí này cần được bổ sung kiến thức và thay đổi tính phiến diện của mình”.

        Tất cả những nhược điểm này là do số lượng quá ít của Ban chấp hành Trung ương. Sau này Lênin đã chỉ ra nhược điểm này và đề nghị tăng số ủy viên Trung ương từ 50 lên 100 đồng chí. Nhưng đó là sau này, vào năm 1922, khi trên thực tế Lênin đã không còn đủ điều kiện để chú ý đến tất cả các vấn đề lựa chọn và phân bổ cán bộ.

        Lênin đặc biệt tập trung tinh lực để sự lựa chọn của mình bảo đảm được tính kế thừa trong công việc và sự trung thành với hệ tư tưởng Cộng sản, ngăn chặn trào lưu biến chất và xét lại về tư tưởng và học thuyết. Mà nguy cơ trực tiếp của trào lưu này chính là Trotxki và tiếp theo là Kamênhép, Dinôviép và Bukharin.

        Stalin luôn biểu lộ sự trung thành của mình với các quan điểm và hệ tư tưởng của Lênin, rất kiên định trong thực hiện và nếu có phạm sai lầm thì kịp thời sửa chữa, không che giấu, lảng tránh. Do vậy có thể tin tưởng rằng Stalin sẽ kiên định đi theo con đường mà Lênin đã chỉ ra.

        Trong con người Stalin, một mặt Lênin nhìn thấy sự kiên định lập trường, mặt khác là nhân vật không lùi bước trước cả Trotxki, Dinoviép hay Kamênhép. Lênin đánh giá Stalin là nhà cách mạng kiên định và hành động nhất, con người dũng cảm và quyết đoán. Stalin có tư duy tốt, trí nhớ tuyệt vời, ý chí sắt đá và khả năng tổ chức tốt...

        Tuy nhiên, Trotxki, vào tháng 10 năm 1940 đã viết một bài báo đăng trên tạp chí “Life” của Mỹ, trong đó gán cho Stalin ý đồ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc sống của lãnh tụ, hàm ý một âm mưu đầu độc. Trên thực tế, Stalin không những làm mọi việc để chữa trị cho Lênin mà sau khi Lênin mất đã bằng mọi cách để bảo toàn thi hài Lênin, khi ý kiến trong Bộ chính trị còn đang khác nhau, Stalin đã kiên quyết yêu cầu tẩm liệm để giữ thi hài Lênin. Trong khi đó, Trotxki viện dẫn các thông lệ của nhà thờ để phản đối ý định tẩm liệm thi hài Lênin. Bukharin cũng tỏ ra phụ họa theo Trotxki với lý lẽ cho rằng việc tẩm liệm gìn giữ thi hài Lênin là đi ngược lại quan điểm duy vật của bản thân Lênin, kể cả Kamênhép cũng phát biểu chống lại ý định tẩm liệm Lênin. Vì các ý kiến còn khác nhau nên Bộ chính trị không quyết định được vấn đề này mà phải để lại chờ Đại hội. Ngày 26 tháng 1 năm 1924, tại Đại hội toàn Nga các Xô Viết lần thứ hai, Stalin nhân danh Đảng đã đọc bảy lời thề trung thành với chủ nghĩa Lênin, Stalin đã kết thúc bài phát biểu như sau:

        “Các đồng chí đã thấy trong những ngày này, dòng người hàng chục ngàn quần chúng lao động đã đến viếng thi hài đồng chí Lênin. Chỉ mấy ngày nữa, các đồng chí sẽ tiếp tục thấy dòng người đại diện hàng triệu quần chúng lao động sẽ đến đưa tiễn Lênin. Các đồng chí có thể không nghi ngờ rằng, sau đó sẽ là đại diện của hàng chục, trăm triệu quần chúng từ mọi miền của trái đất sẽ tỏ lòng thương tiếc Lênin như vị lãnh tụ không chỉ của giai cấp vô sản Nga mà của cả giai cấp vô sản ở châu Âu, không chỉ ở các nước thuộc địa phương Đông, mà còn là toàn thể quần chúng lao động trên toàn thế giới...”.

        Đại hội đã thông qua kiến nghị của Stalin - đổi tên thành phố Pêtrograt thành Lêningrad và dựng lăng Lênin để lưu giữ cho các thế hệ mai sau ở trên Quảng trưởng Đỏ ở Moxcơva, trong đó sẽ lưu giữ thi hài Lênin, đồng thời dựng ở thủ đô các nước Cộng hòa các bức tượng của Lênin.

        Vẫn còn chưa rõ lý do cụ thể việc trước khi mất không lâu, Lênin đã công bố tác phẩm: “Bổ sung vào các bức thư gửi Đại hội ngày 24 tháng 9 năm 1922”, trong đó có thay đổi trong đánh giá về Stalin và đề nghị giải phóng Stalin khỏi chức vụ Tổng Bí thư và tìm một người khác để bổ nhiệm. Lênin viết:

        “Stalin tỏ ra quá thô cứng và khiếm khuyết này nếu có thể chấp nhận được trong môi trường và quan hệ giữa các đảng viên cộng sản thường với nhau thì nó lại không chấp nhận được nếu ông ta đứng ở cương vị Tổng Bí thư. Vì vậy, tôi đề nghị các đồng chí hãy suy nghĩ cách thức để thuyên chuyển Stalin khỏi cương vị này và tìm bổ nhiệm một người khác vào vị trí của ông ta, người này trong tất cả các mối quan hệ phải có khác biệt so với Stalin, chỉ ở một điểm duy nhất - đó là phải nhẫn nại, phải linh hoạt, phải trong sáng và quan tâm nhiều hơn đến các đồng chí xung quanh, ít đỏng đảnh hơn và...”.

        Trong khi đề nghị thuyên chuyển Stalin, Lênin không đưa ra được một ứng cử viên nào khác và khi toàn văn tác phẩm “các bức thư gửi Đại hội” được gửi đến các đại biểu dự Đại hội 13 của Đảng vào tháng 5 năm 1924 thì đề nghị về việc thuyên chuyển Stalin đã không được thông qua.

        Bức thư được thảo luận ở các tổ mà không phải thảo luận ở phiên toàn thể. Các đại biểu đều hiểu rằng điều cơ bản là không để Trotxki, kẻ công khai chống lại đường lối của Lênin, khi Lênin còn sống nắm được quyền hành. Ai là người có đủ điểu kiện để ngăn cản được Trotxki. Đó phải là con người với ý chí thép, tính cách không khoan nhượng và lòng tin vô bờ vào chủ nghĩa Lênin. Vào thời điểm đó chỉ có duy nhất Stalin là hội đủ các điều kiện này. Trong Trung ương lúc đó không có gương mặt nào khác. Tất nhiên, di chúc của Lênin là thiêng liêng đối với các đảng viên của Đảng, nhưng các đại biểu dự Đại hội đã cân nhắc tình hình cụ thể trong nước và trong Đảng và đi đến quyết định giữ Stalin lại trên cương vị Tổng Bí thư.

        Lênin đã nhìn thấy trước, sau khi Lênin mất sẽ diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng ngay trong Đảng, giữa phái tả khuynh và phái hữu mục tiêu tấn công của các phần tử chống đối chính là lực lượng tiến bộ trong Đảng lúc đó đứng đầu là Stalin.

        Sau các Đại hội l2 và 14 của Đảng, trên Hội nghị Trung ương sau đại hội. Stalin đã hai lần chủ động đưa ra vấn đề xin rút khỏi chức vụ Tổng Bí thư, nhưng đa số ủy viên Trung ương đã không đồng ý và Stalin liên tục được bầu lại là Tổng Bí thư.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Hai, 2018, 12:00:52 pm

NHÂN VẬT ĐỐI LẬP CHÍNH - TROTXKI

        Tiếp theo, chúng ta cần biết thêm các tình tiết về Trotxki, nhân vật đối lập chính của Stalin trong cuộc đấu tranh giành quyển lực, vì vậy, tôi sẽ vắn tắt trình bày tiểu sử của Trotxki.

        Leiba Davidovish Bronstein (tên thật của Trotxki), sinh vào năm 1879 (cùng tuổi với Stalin) trong một gia đình chủ đất ở làng Yanốpca - tỉnh Khersonxki thuộc Ucraina. Sau khi kết thúc trung học ở Odessa và Nicolaeva. Là một thanh niên có tài năng bẩm sinh, với một trí nhớ tuyệt vời và khả năng diễn thuyết, Trotxki đã từng mơ ước trở thành nhà văn. Trotxki đọc nhiều sách về cách mạng, suy nghĩ về tự do và tham gia vào một số hoạt động cách mạng. Vào tháng 1 năm 1898, lúc mới 17 tuổi, Trotxki đã bị bắt giam. Xu hướng thích tự quảng cáo và ưa phiêu lưu đã bộc lộ ở Trotxki từ lúc còn trẻ. Trotxki cưới vợ trong nhà tù ở Butưrxki - vợ là Alexandra Xokôlốpxkaia. Trong vòng sáu năm gia đình Trotxki sinh hai con. Sau đó, Trotxki đã vượt ngục ra nước ngoài, bỏ lại vợ và hai con.

        Sau khi dời sang Pháp, Trotxki lại cưới vợ lần hai, lần này vợ Trotxki là con gái một triệu phú.

        Sau thất bại của cách mạng 1905, Trotxki bỏ chạy ra nước ngoài, với mục đích tuyên truyền cho cá nhân mình, đã tổ chức các buổi nói chuyện ở khắp châu Âu để tập hợp lực lượng. Trong các bài phát biểu và bài viết của mình, Trotxki thường xuyên phát biểu quan điểm đi ngược lại quan điểm của Lênin và Đảng Bônsêvich.

        Sau khi cùng Bukharin trở về từ Bắc Mỹ, Trotxki đã thành lập Đảng của mình tại Pêtrograt và nhanh chóng trở thành chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng tại Pêtrograt. Phải thừa nhận ràng, trong những ngày đầu của Nhà nước Xô Viết non trẻ, Trotxki đã có những đóng góp nhất định. Ông ta tỏ ra đặc biệt có tài về diễn thuyết. Đã có những truyền thuyết về tài lôi cuốn trong diễn thuyết của Trotxki, thậm chí có nhiều người từng là kẻ thù của Trotxki, vậy mà chỉ sau khi nghe ông ta diễn thuyết sẵn sàng đi theo ông ta, thậm chí sẵn sàng nhảy vào lửa theo lệnh của ông ta.

        Mùa hè năm 1918, các sĩ quan và binh lính quân đoàn Tiệp Khắc đã nổi loạn trên đường đi qua Xibêri và chiếm giữ một số thành phố quan trọng. Trên đường đi về phía tây họ đã chiếm một loạt thành phố ở Uran, miền trung Volga, chiếm thành phố Xamara và Xưdzan. Tất cả sự việc này dường như là được sự ủng hộ của Trotxki. Ngày 6 tháng 7 năm 1918, sĩ quan Bạch vệ Bliumkin đã tiến hành vụ ám sát đại sứ Đức tại Nga. Sự kiện vụ ám sát này chính là sự khởi đầu vụ nổi loạn của các học viên sĩ quan phái tả. Chúng đã nổi dậy bắt giữ Chủ tịch ủy ban khẩn cấp Trêka Đjedinxki và tập trung lực lượng để chiếm giữ nhà hát lớn, nơi diễn ra đại hội Xô Viết toàn Nga. Tuy nhiên, Lênin đã ra tay trước và ra lệnh bắt khẩn cấp các học viên sĩ quan nổi loạn.

        Kế hoạch của bọn nổi loạn đã vạch ra như sau: Ngày 28 tháng 8 năm 1918, trong thời gian phiên họp bất thường của Trung ương Bônsêvich tại nhà hát lớn, các sĩ quan bảo vệ đã bị mua chuộc bằng hai triệu rúp Nga sẽ mở cửa cho bọn nổi loạn, và theo một hiệu lệnh sẽ chĩa súng khống chế các đại biểu. Sau đó một toán đầu sỏ do Reili dẫn đầu sẽ lao lên sân khấu, bắt giữ các vị lãnh đạo Đảng và bắn chết Lênin ngay tại chỗ, đồng thời 60 ngàn sĩ quan và các học viên sĩ quan Bạch vệ của Iudennhich sẽ tràn vào thành Peterbug.

        Kế hoạch này đã được chuẩn bị rất kỹ, có rút kinh nghiệm từ lần bạo loạn bất thành dạo tháng sáu. Riêng Reili đã chuẩn bị cả giấy thông hành đặc biệt, có thể vào bất cứ cổng nào ở Kremli. Nhưng cuộc nổi loạn đã không thành, Dgiejinxki đã được giải thoát một cách khôn khéo và quay trở lại bắt gọn số tham gia nổi loạn. Các nhân viên tình báo Anh Loccart và Reili rất hận Trotxki về vụ thất bại này.

        Trong những năm tháng nguy ngập của chính quyền Xô Viết non trẻ, Lênin đã đưa ra lối thoát là cần ký hiệp ước Hòa bình với Đức. Vấn đề hòa bình đã được thảo luận nhiêu lần trong Trung ương. Lập trường của Lênin đã được Dinôviép, Stalin, Xôcônnhicốp ủng hộ triệt để. Phe đối lập chống lại lập trường của Lênin gồm có Trotxki, Bukharin, Yrixki. Trong khi nhấn mạnh nhu cầu cần thiết ký hiệp ước, Stalin đã nói rằng: Phong trào cách mạng không dịch chuyển vê phía tây, chưa có một yếu tố nào cụ thể mà chỉ là ở dạng tiềm năng, mà đã là tiềm năng thì chúng ta chưa thể tính đến được.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:53 am

        Đoàn đại biểu Xô Viết do Trotxki dẫn đầu đã có mặt tại pháo đài Brest, nơi Bộ tư lệnh Đức do tướng Hốphman đứng đầu đang đóng quân. Trotxki đã nhận được chỉ thị của Lênin và Trung ương là phải ký được Hiệp ước Hòa bình. Tuy nhiên, ông ta không những không ký Hiệp ước Hòa bình mà còn kêu gọi vô sản châu Âu đứng lên chống lại người Đức và chống lại các chính quyền tư sản - Trotxki cho rằng việc ký Hiệp ước Hòa bình là phản bội cách mạng thế giới. Ông ta đưa ra khẩu hiệu: Không hòa bình, không chiến tranh! Thậm chí ông ta còn tuyên bố về giải trừ quân bị mở đường cho quân Đức tràn sâu vào nước Nga, từ biển Ban Tích đến biển Đen. Trước tình hình đó, Lênin đã đích thân đến pháo đài Brest-Litopxk để dẫn đầu đoàn đại biểu Nga và buộc phải ký một hiệp ước ở thế bất lợi, theo đó Nga phải nhường cho Đức phần đất của Ba Lan, Ucraina, Phần Lan, Capcadơ, nơi có nhiều trữ lượng vàng, dầu mỏ, than đá, lúa mỳ và nhiều tài nguyên giàu có khác. Sau sự kiện này, tại sao Lênin và Trung ương không làm rõ trách nhiệm của Trotxki?
        Chúng ta đều biết rằng, lúc đó xung quanh Trotxki có một lực lượng khá lớn ủng hộ ông ta, đó là các “đồng chí” có quan hệ gần gũi và luôn đứng ra gây sức ép để bảo vệ ông ta. Tuy nhiên, cuối cùng Trotxki vẫn bị cách khỏi chức vụ Bộ trưởng dân ủy về ngoại giao. Ông ta đã công khai nhận khuyết điểm và hứa với Lênin một sự hợp tác vô điều kiện. Sau đó, có vẻ như là Lênin muốn tạo điều kiện cho Trotxki sửa chữa khuyết điểm của mình, đã bổ nhiệm ông ta là Bộ trưởng dân uy về quân sự, Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng. Thậm chí trong lĩnh vực quân sự, Trotxki cũng đạt được một số danh tiếng, có nhà báo nước ngoài đã gọi ông ta là “Napoleont đỏ”. Nhưng thực ra, Trotxki chỉ là một vị tướng văn phòng, thường xuyên ngồi trong toa xe bọc thép với đội cận vệ áo da đông đảo, Trotxki về cơ bản không hiểu gì về chiến lược, chiến thuật trong quân sự. Ông ta đã có nhiều đánh giá sai lầm trong các chiến dịch chống Đênikin và Cônchác.

        Trước tình hình đó, Trung ương đã cử Stalin và Egôrốp đến mặt trận miển Nam và rút Trotxki về Moxcơva.

        Năm 1920, Trotxki và Tukhachepxki đã chịu thất bại ở mặt trận chống quân Ba Lan. Trong khi đúng ra phải tập trung xây dựng lực lượng dự bị thì Trotxki suốt ngày ngồi họp và lớn tiếng nói về khẩu hiệu “Hồng quân Liên Xô bằng lưỡi lê sẽ mang lại thắng lợi cho cách mạng ở châu Âu”.

        Bản thân, Trotxki cũng đã thừa nhận những thất bại của mình và những ý kiến bất đồng với Lênin. Trotxki nói “Trong các nghiên cứu lịch sử hiện đại rất hay gặp các ý kiến cho rằng ở Brest Litopxk, Trotxki không thực hiện theo chỉ thị của Lênin, ở mặt trận phía nam, Trotxki chống lại mệnh lệnh của Lênin, ở mặt trận phía đông, Trotxki hành động bất chấp ý kiến của Lênin, v.v... và, v.v... Trước hết cần phải khẳng định rằng, Lênin không thể ra mệnh lệnh cho tôi được (Trotxki). Các mối quan hệ trong Đảng không cho phép nhận xét như vậy. Cả hai chúng tôi đều là ủy viên Trung ương. Nếu giữa tôi và Lênin có những bất đồng ở vấn đề này hay vấn đề khác, mà những bất đồng này diễn ra không chỉ một lần, thì vấn đề sẽ được đưa ra Bộ chính trị để Bộ chính trị đưa ra phán quyết. Vì vậy, theo lôgic của nó không hề tồn tại cái gọi là “tôi vi phạm chỉ lệnh của Lênin”. Chưa có ai nói rằng tôi vi phạm nghị quyết của Trung ương”.

        Đoạn hồi ký này của Trotxki đã minh họa rõ nét về tính coi thường, đánh đồng vị trí của mình với Lênin, ngoài ra còn khẳng định rằng ông ta không phủ nhận các vấn đề đang tồn tại do ông ta gây ra.

        Một trong những cộng sự gần gũi nhất của Trotxki, là Vasetic một đại tá của Nga hoàng cũ. Sau này ủy ban Trêka đã khẳng định Vasetic tham gia vào các hoạt động chống lại Hồng quân và đã bị cách chức Tổng tham mưu trưởng.

        Trên thực tế, Trotxki là nhân vật thứ hai trong Đảng, sau Lênin. Nhưng thậm chí với vị trí cao như vậy vẫn chưa làm thỏa mãn ông ta. Ông ta đến nước Nga không phải chỉ dừng ở vị trí thứ hai, khi mà chỉ còn một bước nữa là với đến vị trí đứng đầu một quốc gia. Trotxki biết rằng, trên con đường tiến đến vị trí thứ nhất còn hai người nữa phải vượt qua, đó là Lênin và Nga hoàng Nicolai II. Lênin thì dã được sự thừa nhận của toàn nước Nga và quốc tế như một lãnh tụ của Đảng, của cách mạng và là người đứng đầu chính phủ. Lênin có uy tín rất lớn trong Đảng và chiếm được tình yêu của nhân dân. Nếu Trotxki đối đầu trực tiếp với Lênin thì sẽ có rất ít cơ hội để giành thắng lợi, vì vậy Trotxki đã quyết định phương án hành động theo hướng “thủ tiêu Lênin”, Trotxki quyết định hành động một cách rất cẩn trọng để không làm ảnh hưởng đến uy tín của mình như một “lãnh tụ tương lai”. Vì vậy, Trotxki không ra tay trực tiếp mà sử dụng một số tay chân để thực hiện âm mưu này. Lực lượng được lựa chọn là các học viên sĩ quan Bạch vệ (Exerốp) và tổ chức này đã giao nhiệm vụ ám sát Lênin cho một thành viên tên là Phanni Caplan.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:39:34 am

        Vụ ám sát chỉ đạt một nửa mục tiêu, Lênin bị thương nhưng không chết. Tuy nhiên, vết thương đã làm Lênin bị gián đoạn trong công việc lãnh đạo các công việc của Đảng và đất nước, đó là cơ hội để Trotxki khuếch trương thêm ý đồ tiếm quyền của mình.

        Lúc đó, Stalin chưa được coi là “đối thủ” có trọng lượng, chức vụ Tổng Bí thư của Stalin chủ yếu là vị trí đứng đầu văn phòng của Đảng. Đa số các ủy viên Bộ chính trị lúc đó là đồng minh của Trotxki, vì vậy Trotxki cho rằng việc gạt bỏ Stalin không có gì là khó, có điều là không nên thực hiện khi Lênin còn sống, vì chính Lênin là người tiến cử và rất ủng hộ Stalin.

        Nhân vật thứ hai có thể ngáng trỏ con đường tiến đến vị trí đứng đầu nước Nga của Trotxki chính là Nga hoàng, lúc đó đang ở Ekaterinburg. Trong cuộc nội chiến, các đơn vị Bạch vệ đã lập ra chính quyền Cộng hòa trẻ tuổi ở các nơi. Trong trường hợp phe Bạch vệ giành thắng lợi, chắc chắn sẽ thiết lập lại nền quân chủ và Nicolai II sẽ là biểu tượng, vị vua hợp pháp của nền quân chủ này. Như vậy có nghĩa là đối với Trotxki phải “tiêu diệt Nga hoàng Nicolai”. Trotxki đã ra lệnh thực hiện ý định này (việc Trotxki ra lệnh ám sát Lênin và tiêu diệt cả gia đình Nicolai II đã được làm rõ và chứng minh tại phiên tòa vào năm 1935-1938), ý đồ của Trotxki đã được các “đệ tử” thân tín của ông ta thực hiện. Mệnh lệnh tiêu diệt gia đình Sa hoàng do Yanos Xôlômôn Môpsêvich (Xvêrlốp) ký và những người thực hiện là: Yancen Vaixbart, Yacốp Môpsêvich Yurốpxki (người trực tiếp bắn Sa hoàng), Saia Yxacôvich và một số người khác.

        Ngày 12 tháng 6 năm 1918, Xô Viết Ucraina do Vaixbart đứng đầu đã ra quyết nghị: xử tử hình gia đình Sa hoàng mà không chờ phán quyết của tòa án. Vào đêm ngày 16 sang ngày 17 tháng 6 năm 1918 gia đình Sa hoàng đã bị hành quyết. Ngày 18 tháng 6 năm 1918, Vaixbart báo cáo kết quả cho Xvêrlốp.

        Trotxki không quên công lao này của Vaixbart, vào tháng 3 năm 1919, Vaixbart đã được tiến cử để bầu vào Trung ương. Tháng 4 năm 1919, dưới sự bảo trợ của Trotxki, Bêlôbôrodốp (Vaixbart) và Xvêrlốp đã thực hiện vụ đàn áp dã man người Côdắc ở sông Đông. Năm 1921, Trotxki lại đẩy tiếp Bêlôbôrodốp lên vị trí Thứ trưởng Bộ Dân ủy nước Cộng hòa Ucraina và từ năm 1927 đã là Bộ trưởng.

        Các tài liệu lưu trữ và thực tế đã chứng minh rằng tội ác tiêu diệt gia đình Sa hoàng chính là do các phần tử Trotxki thực hiện (điều này rất quan trọng để bác bỏ ý kiến của một số tác giả đổ tội lỗi này cho chính quyền Xô Viết do Lênin đứng đầu - ND).

        Và như vậy, với sự kiện tiêu diệt gia đình Sa hoàng, Trotxki đã thực hiện thêm một bước dọn dẹp con đường tiến đến vị trí “lãnh tụ” của mình ở nước Nga.

        Tóm lại, trong tất cả các giai đoạn: từ trước cách mạng và sau khi chui vào Đảng Bônsêvich - Trotxki luôn là một phần tử cơ hội, tìm mọi cách để leo lên vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, hay nói chính xác hơn là chiếm trọn nước Nga. Trong toàn bộ hoạt động của mình, Trotxki đã thực hiện mệnh lệnh của các ông chủ tài chính theo đường lối Xionism - Lý luận của Trotxki về cách mạng thế giới trên thực tế tiến hành theo các ý tưởng của chủ nghĩa Xionism là tiến tới chiếm gọn nước Nga.

        Năm 1920, tại New York đã xuất bản cuốn sách “Ai đang điều hành nước Nga", trong đó đã liệt kê danh sách các nhà lãnh đạo “nước Nga cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân” vào năm 1920. Chúng ta hãy xem danh sách Bộ tham mưu quân sự của Trotxki.

        - Chính ủy quân đội và hạm đội: Trotxki Người Do Thái

        - Chủ tịch Bộ tham mưu cách mạng quân Người Do Thái đoàn phía Bắc: Phisman.

        - Chính ủy quân đoàn số 12: Meitrich. Người Do Thái

        - Chính ủy Bộ tham mưu quân đoàn 4: Người Do Thái Livenson. 

        - Chủ tịch Xô Viết mặt trận phía Tây: Người Do Thái Lodern.

        - Tư lệnh quân khu Moxcơva: Gubenman   Người Do Thái

        - Yaroxlopxki.  Người Do Thái

        - Chính ủy sư đoàn Xamara Gludman Người Do Thái

        - Chính ủy quân khu Viteb Đeib Người Do Thái

        - Tư lệnh sư đoàn Xamara: Bekman. Người Do Thái

        - Trợ lý của Trotxki Girsphld. Người Do Thái

        - Chính ủy Bộ chỉ huy tỉnh Moxcơva: Người Đức Steingardt.

        - Chính ủy trường Công an vũ trang: Người Latvi Glider.

        - Chính ủy sư đoàn 15 Ddenis. Người Do Thái

        - Chính ủy Xô Viết các quân đoàn: Người Do Thái Capcadơ Likhtiner.

        - Chính ủy đặc biệt mặt trận phía đông: Người Do Thái Bruno.

        - ủy viên Xô Viết quân khu Capcadơ: Người Do Thái Kodengols.

        - Tư lệnh quân đoàn đỏ tại Yaroxlab: Người Do Thái Gekker.

        - Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự Pêtrograt: Người Do Thái Seiger.

        - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân   Người Do Thái sự Pêtrograt: Neiger.

        - Chính ủy quân khu Pêtrograt: Gittis. Người Do Thái 

        - Tư lệnh mặt trận phía tây Vasêtis:   Người Latvi.

        - Chỉ huy trưởng ủy ban quân sự Colman:   Người Do Thái

        - Chính ủy quân khu Moxcơva: Metkad. Người Do Thái

        - Chỉ huy trưởng phòng thủ Krưm: Dak.   Người Do Thái

        - Tư lệnh mặt trận Kurxk: Xludin.   Người Do Thái

        - Chính ủy mặt trận Rumania: Xnhiro. Người Do Thái

        - Trưởng đoàn đàm phán với Đức: Người Do Thái Davidovich.

        Đây là toàn bộ danh sách của Bộ tham mưu quân sự do Trotxki lập ra, trong danh sách 43 ủy viên của Bộ tham mưu này thì người Latvi: 8; người Đức: 1; người Do Thái: 34 và không có một người Nga nào.

        Có lẽ không cần phải bình luận gì thêm về danh sách này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:32:17 am

LỜI CẢNH BÁO TRƯỚC

        Trước khi chuyển sang phân tích các sự kiện phức tạp diễn ra trong Đảng, trong nước Nga vào thời kỳ những năm 30 (thế kỷ 20) tôi buộc phải thừa nhận rằng tôi chưa từng là người theo chủ nghĩa bài Do Thái, cần phải xem xét, đánh giá các sự kiện, các hoạt động của các cá nhân mà không bị lệ thuộc vào xuất xứ dân tộc của từng người.

        Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lên án chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa Xionism, như là một hình thức của chủ nghĩa phân biệt và kỳ thị chủng tộc, đó chính là biến tướng của lý luận về sự thù hận giữa các dân tộc, cho rằng có dân tộc đứng cao hơn dân tộc khác và tìm cách để dân tộc mình thống trị các dân tộc khác trên thế giới.

        Có một vấn đề nữa cũng cần đề cập, đó là vấn đề thay đổi quốc tịch, họ, tên của các nhân vật nổi tiếng. Chúng ta đều biết các nghệ sĩ, nhà văn thường chọn cho mình một cái tên đẹp, có ấn tượng. Trong thời kỳ cách mạng, các chiến sĩ cách mạng cũng thường lấy bí danh để hoạt động, kiểu lấy tên theo các dòng họ của Do Thái thời kỳ trước Cách mạng tháng Mười là rất phổ biến và không gây phản ứng gì, ngược lại cộng đồng người Do Thái, do bị Sa hoàng chèn ép, lại được các cộng đồng khác thông cảm, các lãnh tụ của Đảng thời kỳ bí mật đều có bí danh riêng: Lênin (Ulianốp), Stalin (Dgiugasvili), Trotxki (Bronstein), Xverlốp (Gaukhman), Martốp (Selerbaum), Yaroxlapxki (Gubenman), Molotốp (Xkriabin)...

        Sau khi cách mạng thành công, đa số các nhà cách mạng đều không quay trở lại tên gốc của mình, mà vẫn ký tên theo bí danh hoạt động cách mạng. Chỉ riêng Lênin là bao giờ bên cạnh chữ ký Lênin để trong ngoặc cũng có họ gốc là Ulianốp.

        Tôi muốn nhắc lại, mặc dù rất kính trọng mọi người dân Do Thái, tôi buộc phải viết về chủ nghĩa Xionism, và không đặt dấu bằng giữa từng con người Do Thái với thành viên theo chủ nghĩa Xionism - Do Thái - đó là khái niệm về một dân tộc cũng như các dân tộc Nga, Tartarơ, Truka... còn Xionism - là khái niệm chính trị, vì vậy tôi muốn nhắc lại là khi phê phán chủ nghĩa Xionism không có nghĩa là ám chỉ mọi người Do Thái.

        Chủ nghla Xionism lan vào nước Nga từ trước Cách mạng tháng Mười, các nhánh của chủ nghĩa Xionism xâm nhập vào tất cả các phong trào và chính Đảng chính trị, trong đó có cả Đảng Bônsêvich Nga. Chính là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo trong. Đảng giữa Trotxki và Stalin cũng mang dấu ấn cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Xionism.

        Với cách tiếp cận này, ta có thể lên án Trotxki là đại diện của chủ nghĩa Xionism, khi ông ta từ Mỹ trở về Nga vào năm 1917, nơi ông ta nhận được mệnh lệnh và hỗ trợ tài chính của các ông chủ từ nước ngoài. Cuộc đấu tranh của Trotxki chống lại Lênin và sau đó chống lại Stalin đã đạt được một số bước tiến gần đến mục đích của các ông chủ -  khi Trotxki chiếm được vị trí thứ hai trong Đảng.

        Trong lịch sử nhà nước Xô Viết có các khoảnh khắc diễn ra rất nhiều biến cố đặc biệt. Nhưng thật kỳ lạ là có những giai đoạn như thể lại bị lãng quên, thậm chí bị cố gắng che giấu đi không chỉ đối với nhân dân mà kể cả đối với các đảng viên của Đảng.

        Trong thời kỳ cách mạng tháng hai và cách mạng tháng Mười đã từng tồn tại Đảng Cộng sản Do Thái (EKP). Nó hoạt động song song, độc lập với Đảng Bônsêvich, Mensêvich và các Đảng phái chính trị khác. Đảng Cộng sản Do Thái không liên kết với bất kỳ tổ chức chính trị nào. Hay nói một cách khác với cái vỏ là Đảng Cộng sản Do Thái, nhưng bên trong thực chất là tổ chức của các phần tử Xionism với mục tiêu: Lợi dụng sự hỗn loạn để tìm mọi cách chiếm đoạt nước Nga cho các ông chủ Xionism. Sau khi Đảng Cộng sản Bônsêvich giành thắng lợi, các ông chủ ở nước ngoài đã tìm ra một phương sách mới để đạt được mục tiêu, đó là tìm cách để các phần tử Xionism xâm nhập thẳng vào Đảng Bônsêvich, tức là sáp nhập toàn bộ Đảng Cộng sản Do Thái vào Đảng Bônsêvich Nga. Lênin đã sớm nhìn thấy nguy cơ mà các “đồng chí đảng viên Do Thái” theo chủ nghĩa Xionism có thể đem lại cho Đảng Bônsêvich và cương quyết chống lại âm mưu thẩm thấu của EKP vào Đảng Bônsêvich.

        Nhưng khi Lênin ốm nặng, Trotxki, Dinôviép, Kamênhép đã tìm mọi cách thực hiện ý đồ của mình. Họ tìm mọi cách thực hiện ý đồ này khi Lênin còn sống để hòng chứng minh rằng việc này đã được Lênin đồng ý. Nhưng thực ra Lênin do bị ốm nặng không hề biết việc này, kể cả Stalin với cương vị Tổng Bí thư cũng không hề biết.

        Tại Hội nghị Trung ương tháng 1 năm 1923 Kamênhép là chủ tọa phiên họp đã đột ngột tuyên bố: “Bộ chính trị cho rằng vấn đề đầu tiên của cuộc họp là nghe báo cáo về tình hình Đảng Cộng sản Do Thái. Các đảng viên của Đảng Cộng sản Do Thái sẽ được tiếp nhận là đảng viên Đảng Bônsêvich mà không cần bất kỳ một thủ tục hành chính nào”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:25:51 am

        Các ủy viên Trung ương im lặng. Stalin rất khó hiểu, vì Kamênhép tuyên bố thay mặt Bộ chính trị mà Stalin là ủy viên Bộ chính trị không hề biết việc này, phải chăng có cuộc họp Bộ chính trị diễn ra sau lưng Stalin?

        Stalin cũng hiểu rằng: phát biểu chống lại để nghị này có nghĩa là sẽ bị tập trung mọi mũi nhọn, sự căm thù của các phần tử muốn xâm nhập vào Đảng vào mình, nhưng im lặng thì có nghĩa là đồng ý.

        Stalin đề nghị được phát biểu, ông nói:

        - Tôi không phản đối tiếp nhận hàng nghìn đảng viên Đảng Cộng sản Do Thái vào Đảng Bônsêvich Nga. Nhưng việc tiếp nhận không thể làm trái quy định của điều lệ, tức là phải làm thủ tục tiếp nhận từng người một. Sẽ xuất hiện vấn đề - Theo điều lệ Đảng thì cần phải có sự giới thiệu của năm đồng chí đảng viên có ít nhất năm tuổi Đảng. Tôi phải nói điều này vì trong cương lĩnh của Đảng Cộng sản Do Thái đã viết: “Người Do Thái đó là Chúa trời của các dân tộc, sẽ lãnh đạo toàn bộ phong trào công nhân Do Thái toàn thế giới. Đảng Cộng sản Do Thái chỉ kết nạp người Do Thái”. Cần thiết yêu cầu tất cả những ai gia nhập Đảng Bônsêvich phải từ bỏ một cách công khai mục tiêu Xionism của cương lĩnh Đảng Cộng sản Do Thái.

        Trotxki tức giận, vụt đứng dậy và bằng giọng rin rít của mình nhằm vào Stalin:

        - Ở đây là trường hợp đặc biệt, những điều mà Stalin yêu cầu đã được thực hiện rồi. Tại Hội nghị toàn thể tháng 12 Trung ương EKP đã quyết định: Từ bỏ cương lĩnh Xionism của mình và kiến nghị chuyển toàn bộ Đảng vào Đảng Bônsêvich Nga. Theo tôi, không nên làm theo Stalin để bắt đầu hoạt động chung của chúng ta bằng sự nghi ngờ lẫn nhau, điểu này là không tốt.

        Sau Troxki đến lượt Dinôviép:

        “Vì rằng tại Hội nghị Trung ương EKP đã từ bỏ cương lĩnh của mình - ủy ban thường vụ đã xem xét đề nghị của EKP và đề nghị sáp nhập EKP vào Đảng Bônsêvich trên cơ sở cương lĩnh và điều lệ”.

        Ngay sau đó Dinôviép tuyên bố:

        - Quyết định của ủy ban thường vụ được thông qua và đây là Nghị quyết bắt buộc phải thực hiện đối với Đảng Cộng sản Bônsêvich, ý kiến của đồng chí Stalin là không có ý nghĩa gì.

        Stalin hiểu rằng, ông và các đồng chí của mình chỉ là thiểu số và nếu ông tiếp tục phản ứng, các phần tử Trotxki sẽ trả thù, thậm chí sẽ biểu quyết cách chức Tổng Bí thư của ông. Nhưng dù sao ông cũng nói:

        - Cần giao cho đồng chí Kubưsép (chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của Đảng) tiếp tục làm rõ các điều kiện để tiếp nhận các tổ chức Đảng của Đảng Do Thái.

        Kamênhép chủ trì hội nghị kết luận là nghị quyết được thông qua và đề nghị chuyển sang vấn đề khác. Đó là nội dung: Nghe đồng chí Stalin báo cáo về công tác hành chính của Bộ chính trị. (Kamênhép luôn nhấn mạnh Stalin chỉ là người lãnh đạo công tác hành chính văn phòng của Đảng).

        Ngày 9 tháng 3 năm 1923, trên báo “Sự thật” ở một góc rất nhỏ đã đăng nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Bônsêvich Nga do Kubưsép ký nói về sự sáp nhập EKP và các đảng viên của tổ chức này vào Đảng Cộng sản Nga.

        Lênin đã không biết về nghị quyết này, người ta cố gắng nhanh chóng quên sự kiện này. Thậm chí trong các tuyển tập văn kiện của Đảng cũng không hề nói gì về sự kiện này. Nhưng trên thực tế, ảnh hưởng tiêu cực của sự kiện này đối với Đảng là rất lớn. Hàng chục ngàn đảng viên Do Thái trung thành và tin cậy của Trotxki đã đứng vào hàng ngũ Đảng Bônsêvich để tranh giành chính quyền. Các phần tử này có mặt ở khắp nơi, từ các quận, huyện, làng xã, tỉnh cho đến nước Cộng hòa và cơ quan Trung ương của Đảng như các bộ, cơ quan Chính phủ, tòa án, quân đội và lực lượng an ninh.

        Như vậy các phần tử Trotxki có mặt ở khắp nơi, chúng thực hiện một đường lối nhất quán, đó là cô lập Stalin và các đồng chí của ông. Cảm giác là vào thời gian đó, số phận của Stalin đã được định đoạt, chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi ông sẽ bị cách khỏi chức vụ của mình. Nhưng (lại là nhưng) các sự kiện đã diễn ra theo cách khác, mà mặc dù, Stalin đã ở một vị thế rất mong manh so với Trotxki đã bất ngờ giành được uy thế lớn trong Đảng. Ông chứng tỏ là một nhà chiến lược có tầm nhìn xa và đầy đủ bản lĩnh, để không bị chìm vào các sự vụ cụ thể, và tìm được lối thoát trong những tình huống tưởng chừng rất khó khăn.

        Thật là khó hiểu, nhưng đó lại là thực tế lịch sử, đó là việc vị thế của Stalin càng được củng cố qua sự kiện cái chết của Lênin.

        Các tình huống đã diễn ra rất nhanh và có lợi cho Stalin. Trotxki không trở về từ Xukhumi để dự lễ tang Lênin (có lẽ vừa là tính ngạo mạn quá tự tin, nhưng có lẽ cũng là sự sắp đặt của số phận). Nếu Trotxki có mặt ở Moxcơva và dự lễ an táng Lênin thì ông ta hoàn toàn có điều kiện và lợi thế để nâng cao uy tín của mình. Đặc biệt, ông ta rất biết cách gây ấn tượng qua các bài phát biểu của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 09:01:25 am

        Việc Trotxki không trở về dự lễ an táng Lênin là một sai lầm chiến lược lớn nhất của Trotxki. Thứ nhất, sự vắng mặt của ông chứng tỏ sự coi thường của ông ta đối với Lênin (mà Lênin là lãnh tụ được yêu quý của toàn Đảng) như là một cách để đề cao mình. Thứ hai. không phải ông ta, mà là

        Stalin đã trở thành nhân vật chủ trì số một trong cả quá trình vĩnh biệt lãnh tụ của Đảng. Mặc dù trước đó. Trotxki được biết đến như là nhân vật số hai, đứng ngay sau Lênin.

        Lịch sử đã chứng kiến các sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với nước Nga cách mạng. Chỉ trong một ngày, bằng một bài phát biểu, Stalin đã chiếm được ưu thế so với Trotxki.

        Lênin mất ngày 21 tháng 1 năm 1924 lúc 18 giờ 50 phút tại Gorki. Ngày 26 tháng 1 tại Hội nghị lần thứ hai các Xô Viết toàn Nga, Stalin thay mặt Đảng Bônsêvich đã đọc bài vĩnh biệt mà sau này đã đi vào lịch sử với tên gọi là “các lời thề của Đảng”. Lời thề này đã được đăng trên báo “Sự thật” ngày 30 tháng 1 năm 1924 và trở thành văn kiện có tính cương lĩnh đối với Đảng, và cũng là lời hứa của cá nhân Stalin trong suốt cả cuộc đời cách mạng của mình. Cho đến trước bài phát biểu này, Stalin đã nổi tiếng trong Đảng như một trong những nhà lãnh đạo của Trung ương, nhưng trong quần chúng rộng rãi vẫn còn ít người biết đến hoạt động của ông. Sự công bố bài phát biểu của Stalin vào dịp tang lễ Lênin đã làm xúc động đến mọi tầng lớp nhân dân và các đảng viên của Đảng. Toàn quốc biết đến Stalin, biết đến các tư tưởng chính trị và quyết tâm của ông. Sự quảng bá và uy tín của Stalin tăng rất nhanh. Các cộng sự của Lênin nhìn thấy trong ông hình ảnh lãnh tụ của mình trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa Trotxki và chủ nghĩa cơ hội.

        Với nhãn quan chiến lược và sự tinh tế trong hành động. Stalin đã tận dụng tối đa lợi thế này cho sự nghiệp của Đảng và cho mình. Theo đề nghị của Stalin, tại phiên họp toàn thể Trung ương Đảng Bônsêvich đã thông qua tuyên bố gửi toàn Đảng và toàn thể quần chúng lao động, trong đó

        kêu gọi các công nhân đang lao động trực tiếp, các chiến sĩ kiên cường của Cách mạng vô sản - Hãy gia nhập Đảng Bônsêvich! Giai cấp vô sản! Hãy cử vào đội ngũ của Đảng các chiến sĩ tốt nhất, tiên phong nhất và dũng cảm nhất!

        Một số lượng lỏn các thanh niên đã gia nhập Đảng, các lực lượng này chưa bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Trotxki và chủ nghĩa cơ hội. Trong lịch sử Đảng đợt kết nạp Đảng rộng lớn này gọi là các “đảng viên Lênin”. Trong tổng số 730.000 đảng viên năm 1924 có 241.591 là đảng viên kết nạp đợt này.

        Theo tôi, đúng ra phải gọi đợt kết nạp này là đảng viên theo lời kêu gọi của Stalin vì chính Stalin là người đã đưa ra khẩu hiệu này. Chính lực lượng mới này là chỗ dựa tin cậy của Stalin trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội. Đây chính là đối trọng với lực lượng Mensêvich, đảng viên Do Thái trà trộn vào hàng ngũ của Đảng.

        Tại Đại hội 13 Đảng Bônsêvich Nga, từ 23 đến 31 tháng 5 trên cơ sở thắng lợi chiến lược của mình, Stalin cảm thấy tự tin và được các đồng chí tin cậy mới của mình trong các đoàn đại biểu ủng hộ mạnh mẽ trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch công tác của Đảng và đất nước. Tuy nhiên, nhóm đối lập vẫn tìm cách cô lập Stalin và cho lan truyền tin về việc Stalin đã che giấu “di huấn của Lênin”, trong đó có các nội dung phê phán Stalin.

        Các đại biểu của Đại hội đã đề nghị được tiếp xúc với tài liệu này. Để tạo điều kiện cho các đại biểu nắm được cụ thể lá thư của Lênin và có điều kiện thảo luận kỹ, đồng thời cũng để giữ bí mật về tài liệu này, đại hội đã quyết định thảo luận kín tại các đoàn đại biểu. Các đại biểu của Trotxki cũng ủng hộ quyết định này vì chúng biết rằng trong thư của Lênin có rất nhiều đoạn phê phán các phần tử Trotxki.

        Mặc dù Stalin đã đề nghị được rút lui, nhưng các đại biểu sau khi được nghe “di huấn” của Lênin, thảo luận và đánh giá rất tốt các hoạt động của Stalin trên cương vị Tổng Bí thư. Sau đó Đại hội đã yêu cầu Stalin ở lại trên cương vị Tổng Bí thư, chống lại khuynh hướng phân liệt trong Đảng. Stalin và các đồng chí của mình đã hoàn thành nhiệm vụ do Đại hội giao phó.

        Cuối năm 1925, về cơ bản kết thúc giai đoạn phục hồi kinh tế, hơn 400 xí nghiệp lớn trở lại hoạt động, xây dựng hàng chục nhà máy điện. Tổng sản phẩm quốc gia đã đạt 3/4 trình độ trước chiến tranh (1913).

        Thắng lợi đã rõ ràng, cuộc sống đòi hỏi củng cố và nhân lên các thắng lợi này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:41:30 pm

VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC

        Trong phần tiếp theo của cuốn sách này, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề có tính chiến lược. Trước hết để thống nhất nhận thức cần thiết phải định nghĩa thế nào là vấn đề chiến lược?

        Tôi đã từng được nghe các bài giảng về chiến lược ở Học viện Phrunde1 và Học viện Bộ tổng tham mưu. Trong khi sưu tầm tài liệu để viết quyển sách này, tôi đã đọc lại các tác phẩm bàn về những vấn đề chiến lược của Napoleont.B, Montke, Klaudevitch, Sliphena, cũng như tác phẩm của giáo sư hàng đầu của Nga về chiến lược, tướng pháo binh Medem N.v. Người chuyên giảng về chiến lược và lịch sử quân sự thế kỷ 19. Kể cả các tác phẩm của Xvechin A.A, nhà nghiên cứu lý luận về chiến lược nổi tiếng thời Xô Viết, người đã đọc bài giảng ở Học viện Bộ tổng tham mưu cả thời Sa hoàng và thời Xô Viết.

        Từ điển Bách khoa Xô Viết đã định nghĩa như sau: “Chiến lược quân sự, là lĩnh vực cao nhất của nghệ thuật quân sự. Nó bao gồm tất cả các vấn đề lý luận và thực tiễn chuẩn bị lực lượng vũ trang cho chiến tranh, vấn đề lập kê hoạch, tiến hành chiến tranh tuân theo các quy luật của chiến tranh, khởi thảo các phương thức chuẩn bị và tiến hành các chiến dịch mang tính chiến lược, xác định mục tiêu và nhiệm vụ cho các mặt trận - Hạm đội và các quân đoàn, phân bổ lực lượng cho các chiến trường và các hướng chiến lược. Chiến lược quân sự gắn bó chặt chẽ với nền chính trị quốc gia và xuất phát từ các yêu cầu của học thuyết quân sự... Chiến lược quân sự gắn bó với nền kinh tế và phụ thuộc vào trình độ nền kinh tế của một quốc gia, trình độ phát triển của nền sản xuất và sức mạnh tinh thần của nhân dân...”.

        Có thể nói rằng, tài năng của vị tướng biểu hiện thông qua khả năng “đọc” được mục tiêu chiến lược và chỉ ra được con đường đạt tới mục tiêu đó. Khả năng này bộc lộ nhãn quan chiến lược, chiều rộng và chiều sâu của tư duy chiến lược với tài năng thiên bẩm mà không phải ai cũng có được.

        Giáo sư Xvechina đã viết “Nghệ thuật làm lãnh tụ không thể học qua sách giáo khoa... Người thầy của chính trị và chiến lược chỉ có thể là bản thân cuộc sống, hoặc là các phản ánh của nó trong lịch sử”.

        Sau cái chết của Lênin, Stalin đã tạo lập được - theo cách gọi của Xvechina - một tầm nhìn lý tưởng, mà trên cơ sở đó có thể bộc lộ tính độc lập trong các vấn đề chiến lược to lớn trong lĩnh vực lý luận cũng như thực tiễn, vì rằng ông đã dẫn dắt đất nước và quân đội theo một cách chưa từng thấy trong lịch sử để xây dựng xã hội - xã hội chủ nghĩa mới. ở đây chúng ta không đề cập đến tất cả các lĩnh vực, mà chỉ nêu những gì xét cho cùng, đã đem đến cho Stalin danh hiệu cao quý: Đại Nguyên soái.

        Trong những năm tháng xây dựng hòa bình, Salin đã đưa ra rất nhiều ý tưởng chiến lược cả trong lý luận và thực tiễn. Chúng ta chỉ nêu hai vấn đề, đó là sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và tập thể hóa nông thôn - mà thiếu hai sự kiện này Liên bang Xô Viết không thể tồn tại được trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản, thậm chí đã bị tiêu diệt từ trước khi Hitle bị tiêu diệt. Hồng quân Liên Xô với các đơn vị bộ binh trang bị súng trường đã không thể chiến thắng được cuộc thập tự chinh của các nước đế quốc can thiệp.

        Chính là công nghiệp hóa trong kế hoạch năm năm, đã tạo điểu kiện xây dựng nền công nghiệp quốc phòng và vũ khí hiện đại. Đây là tính toán chiến lược của Stalin và biểu lộ tầm nhìn xa của ông.

        Trong báo cáo tại Đại hội 14, Stalin đã khẳng định đường lối công nghiệp hóa, tự sản xuất bằng sức mình mọi tài sản, trang bị. Stalin cho rằng sẽ xuất hiện các khó khăn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng chúng ta cần phải và sẽ khắc phục được chúng.

        Bài phát biểu của Stalin được đại hội hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ.

        Trong các bài phát biểu của Dinôviép và Kamênhép đã bộc lộ đường lối chống Đảng và cuối bài phát biểu của mình, Kamênhép đã bộc lộ ý đồ đòi thay đổi Ban lãnh đạo.

        Mặc dù bị các đại biểu phản đối nhưng Kamênhép tiếp tục bài diễn văn của mình và cho rằng Stalin không thể đảm đương được vai trò tập hợp các lực lượng trong Bộ tham mưu Bônsêvich. Trừ đoàn đại biểu Lêningrad là ủng hộ Kamênhép, còn toàn thể đại hội đã đứng dậy phản đối bài phát biểu của Kamênhép và hoan hô Stalin.

----------------
        1. Học viện đào tạo chỉ huy cấp chiến dịch của Hồng quân Liên Xô mang tên Phrunde. M.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:59:25 pm

        Không đạt được sự ủng hộ của đại hội, Dinôviép đứng đầu đoàn đại biểu Lêningrad cùng Kamênhép để nghị chuyển địa điểm làm việc của Đại hội về Lêningrad. Nhưng Đại hội đã phản đối đề nghị này. Đại hội đã lên án âm mưu chia rẽ của các phần tử quá khích. Phản ứng lại tinh thần của Đại hội, Dinôviép đã dẫn đầu đoàn đại biểu Lêningrad rời khỏi phòng họp (chúng ta nhớ lại B. Enxin đã bỏ ra khỏi phòng họp ở Đại hội 28 - Đảng Cộng sản Liên Xô-N.D). Trở về Lêningrad, Dinôviép đã ép Đảng bộ ở đây ra nghị quyết không thảo luận các văn kiện của Đại hội 14, thậm chí cấm lưu hành ở Lêningrad tờ báo “Sự thật”. Trong số báo ngày 25 tháng 12, báo "Sự thật” Lêningrad - cơ quan của Đảng bộ - đã đăng xã luận kêu gọi không chấp hành các nghị quyết của Đại hội.

        Trong quá trình bỏ phiếu kín bầu Ban chấp hành mới, có hơn 1/3 đã chổng lại Kamênhép, Trotxki, Dinôviép.

        Stalin lại được bầu vào chức Tổng Bí thư. Lần đầu tiên, ông đã được ngồi vào ghế Chủ tịch để điều khiển các phiên họp tối cao của Đảng (trước đó vị trí này là của Kamênhép).

        Stalin không để mất nhiều thời gian, chỉ hai tuần sau Đại hội 14, ngày 18 tháng 1 năm 1926 ông đã cử người đồng chí của mình là Kirốp X.M lãnh đạo Đảng bộ Lêningrad thay Dinôviép. Dinôviép và Kamênhép bị cách khỏi tất cả các chức vụ trong Đảng và Nhà nước. Chống lại các quyết định của Đảng Trotxki, Dinôviép và Kamênhép đã tuyên truyền trong các cuộc mít tinh để chống phá tổ chức Đảng, thành lập các nhóm bí mật và loan truyền tài liệu chống đối.

        Ngày 6 tháng 6 năm 1926, tại khu rừng ở ngoại ô Moxcơva, chúng đã tập hợp các phần tử chống đối, thậm chí kêu gọi đấu tranh chống lại ủy ban Trung ương của Đảng.

        Tại phiên họp toàn thể của Trung ương từ ngày 14 đến ngày 23 tháng 7, phe đối lập lại tuyên bố chống lại Stalin. Chúng lại nhắc lại vấn đề “di huấn” của Lênin, mà trong đó có các đoạn phê phán tính cách của Stalin để làm giảm uy tín của ông. Thậm chí, chúng tùy tiện công bố thư của Lênin mà xoá đi các đoạn về bản chất giai cấp của Trotxki và sự phản bội của Dinôviép và Kamênhép trong Cách mạng tháng Mười.

        Theo ủy quyền của Bộ chính trị, Stalin đã đọc tại phiên họp Trung ương toàn văn thư của Lênin gửi Đại hội.

        Cuộc tranh luận tại hội nghị diễn ra dài và quyết liệt, và cuối cùng phe đổì lập đã chịu thất bại. Dinôviép bị khai trừ ra khỏi Bộ chính trị.

        Hội nghị Trung ương tháng Mười đã quyết định đưa Dinôviép ra khỏi Quốc tế cộng sản. đưa Kamênhép và Trotxki ra khỏi Bộ chính trị. Lúc này trong Đảng lại nổi lên vấn đề về nguồn gốc Do Thái. Nhưng Stalin đã tuyên bố: “chúng ta đấu tranh vói Trotxki, Dinôviép và Kamênhép không phải là vì họ là người Do Thái, mà là vì họ là các phần tử chống đối...”. Mặc dù Stalin biết rất rõ nguy cơ của chủ nghĩa Xionism, nhưng ông không bao giò là người theo chủ nghĩa bài Do Thái, điều đó được chứng minh là trong nhiều năm ông đã tin cậy và giao phó trọng trách cho Kaganovich, Mekhơlic. Rất nhiều đồng chí của Stalin đã lấy vợ người Do Thái, ví dụ: vợ Molotốp - Giemchudina, vợ Vôlôsilốp- Gorman, vợ Kalinin - Lorberg, vợ Kirôp- Markux, vợ Kubưsép - Kozgan, vợ Xuxlốp - Xuddimirkaia, v.v...

        Một trong những đóng góp to lớn của Stalin với nhân dân Nga, đó chính là việc ông đã phát hiện và tiến hành đấu tranh kiên quyết với chủ nghĩa Xionism ẩn giấu dưới khẩu hiệu “Cách mạng Thế giới”.

        Thiên tài chiến lược của Stalin thể hiện chính là ở sự kiên trì và chờ đợi thời cơ. Ông chưa hành động quyết liệt khi chưa tập hợp đủ lực lượng, chiếm được lòng tin của nhân dân và Đảng.

        Tính kiên định và quyết đoán của Stalin trong việc kiên trì mục tiêu đã đề ra - Xây dựng chủ nghĩa xã hội - bộc lộ trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với cả kẻ thù công khai và giấu mặt. Chính Stalin đã cứu đất nước khỏi âm mưu và hiểm họa của chủ nghĩa Xionism, mà các thế lực của nó đã chui rất sâu vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhà nước, quân đội. Thậm chí, chiến công này của ông có thể sánh ngang chiến công chiến thắng phát xít Đức 1941 - 1945, cứu nước Nga khỏi họa phát xít (điểu này trước đây thường ít được nhắc tới).

        Các phần tử Xionism không cam chịu thất bại, đã liên tục tìm cách bôi nhọ, nói xấu xuyên tạc sự thật về Stalin, bởi vì chính Stalin là người đã ngăn chặn âm mưu thống trị thế giới và chiếm nước Nga của chúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:40:24 am

STALIN VỚI QUÂN ĐỘI

        Cùng với quá trình củng cố vị trí trong Đảng, Stalin dần dần nắm chắc tình hình quân đội, nơi trước kia do Trotxki nắm hoàn toàn. (Trotxki lúc đó là Chủ tịch ủy ban quân sự Cách mạng và hạm đội). Trong những năm nội chiến, Trotxki tạo ra uy thế rất lớn trong quân đội, hầu như tất cả các vị trí trọng yếu đểu là người của hắn. Stalin hiểu rằng, trong cuộc đấu tranh giữa mình với bè lũ Trotxki thì quân đội đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy tại Hội nghị Trung ương ông đã đề nghị bổ sung vào ủy ban quân sự Cách mạng một số ủy viên Trung ương. Trotxki cực lực phản đối ý định này và đã gửi cho Bộ chính trị một văn kiện gọi là “tuyên bố 46”, trong đó 46 nhà hoạt động quân sự và chính trị nổi tiếng đã ký tên ủng hộ Trotxki.

        Mặc dù bị phê phán tại các hội nghị Trung ương, nhưng Trotxki vẫn giữ các trọng trách về quân sự. Stalin đã quyết định tuyên chiến với bè lũ Trotxki. Bắt đầu bằng việc cách chức Antônôp - Opxencô, cộng sự thân tín của Trotxki, lúc đó đang đứng đầu tổng Bộ chính trị của Ủy ban quân sự Cách mạng.

        Nguyên soái Vôlôsilốp và Budienưi đã tiến cử Bubnốp vào cương vị này thay Antônốp. Đồng thời, Stalin đã bổ sung vào Hội đồng quân sự Cách mạng các đồng chí tin cậy của mình như: Vôlôsilốp, Budienưi, Bubnốp, v.v... ông đã bổ nhiệm Vôlôsilốp thay tư lệnh quân khu Moxcơva của một phần tử Trotxki.

        Tuy nhiên, đa số các chỉ huy và đặc biệt là các chính ủy các đơn vị chủ chốt lúc đó đều là người của Trotxki. Stalin đã suy nghĩ và tìm ra một cách để giải quyết vấn đề này, nhân việc một số tướng lĩnh, các anh hùng trong nội chiến như Dưbencô, Phencô, Vôxtrensốp, v.v... đề nghị nhanh chóng đưa quân đội trở lại chế độ “một thủ trưởng”, tức là giải tán toàn bộ các chính ủy. Họ giải thích rằng, chế độ chính ủy đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình, nay các chỉ huy Hồng quân đều là các cán bộ có kinh nghiệm, đa số là đảng viên, không cần phải có một cán bộ chính trị bên cạnh nữa.

        Do thời gian xuất hiện bức thư này trùng hợp với các suy nghĩ của Stalin, nên có thể đoán rằng nó được Stalin “bật đèn xanh” và sau đó Stalin đã yêu cầu Bubnốp - chủ nhiệm Tổng bộ chính trị, cho ý kiến về vấn đề này.

        Lúc đầu, không hiểu là theo gợi ý của Stalin, hay do chính kiến của cá nhân mà Bubnốp không đồng ý với đề nghị này, ông ta viện dẫn rằng, trước kia chính Trotxki đã nêu vấn đề này tại Chỉ thị số 511. Sau đó, chỉ thị này bị đánh giá là sai lầm và đã bị thu hồi. Tuy vậy, trên thực tế Bubnôp đã triển khai tích cực ý đồ chiến lược của Stalin. Đã tiến hành đợt tổng điều tra chất lượng cán bộ, cải tổ lại hệ thống  giáo dục chính trị, bỏ các nội dung ngợi ca Trotxki trong các bài giảng chính trị, v.v...

        Tháng 11 năm 1924 tại Hội nghị các cán bộ chỉ huy và chính trị của quân đội và hạm đội, các đại biểu đã phê phán chủ nghĩa Trotxki và đưa ra kiến nghị cách các chức vụ quan trọng của Trotxki. Tháng 1 năm 1925 theo đề nghị của các tổ chức Đảng Moxcơva, Minxk, Kiép, Ba Cu... Hội nghị Trung ương Đảng đã quyết định cách chức Chủ tịch ủy ban quân sự Cách mạng của Trotxki và bầu Phrunde vào chức vụ này, cấp phó của ông là Vôlôsilôp.

        Stalin đi thêm một nước cờ quan trọng nữa: rút Tổng bộ chính trị ra khỏi ủy ban quân sự Cách mạng và thành lập Tổng cục chính trị của Hồng quân Liên Xô với chức năng tương đương một ban của Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân Bubnốp được bầu là Bí thư Trung ương Đảng (truyền thống này giữ đến tận những năm 90 N.D). Toàn bộ tổ chức Đảng của quân đội đặt trực thuộc Trung ương và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư.

        Phải thừa nhận rằng thắng lợi của cuộc cải tổ do Stalin khởi xướng diễn ra trong điểu kiện rất khó khăn, khi mà các lợi thế đang thuộc về Trotxki và phe phái của ông ta. Chỉ có sự kiên định trong đường lối và tinh tế trong nghệ thuật lãnh đạo của Stalin và các đồng chí của ông mới đem lại được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử này. Kể từ thời điểm này cho đến hơi thở cuối cùng, Stalin đã trở thành vị Tổng chỉ huy của Hồng quân Liên Xô và trở thành vị Đại Nguyên soái duy nhất của quân đội Liên Xô hùng mạnh.

        Tuy nhiên, thật khách quan phải thừa nhận rằng, sau khi khắc phục tệ sùng bái Trotxki, đã lại xuất hiện khuynh hướng đề cao cá nhân Stalin mà mở đầu là bài báo của Vôlôsilốp: “Stalin và Hồng quân”, trong đó ca ngợi Stalin như người sáng lập ra Hồng quân. Sau đó là các bài viết ca ngợi Stalin của Mekhlit, Tổng biên tập báo “Sự thật”.

        Trong các buổi tiếp kiến các nhà văn và báo chí, Stalin nhiều lần phê phán sự ca ngợi thái quá này với bản thân mình. Tuy nhiên các biện pháp nghiêm khắc để ngăn chặn hẳn xu hướng này đã không được sử dụng, và đó chính là điều, mà sau này các kẻ thù của ông đã sử dụng để công kích lại chính ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2019, 11:33:00 pm

CÔNG CUỘC TẬP THỂ HÓA Ở LIÊN XÔ

        Ngày 2 tháng 12 năm 1927, Đại hội 15 đã được khai mạc tại Moxcơva. Trong báo cáo chính trị, Stalin đã chỉ rõ:

        “Chúng ta đã thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, đã xây dựng các cơ sở về than đá và luyện kim cho đất nước đã xây dựng các nhà máy sản xuất công cụ nông nghiệp ở Stalingrad, Uran, Dnhép, Roxtop... nhà máy ô tô ở Gorki, Moxcơva.... và tất cả các công trình này được xây dựng mà không cần vốn đầu tư nước ngoài”.

        Sau đó, Stalin đã phân tích tình trạng lạc hậu của nông nghiệp so với công nghiệp và đề nghị cần có biện pháp để thoát khỏi tình trạng này.

        “Lối thoát - Stalin tuyên bố - nằm ở sự nghiệp chuyến nền sản xuất nhỏ của nông dân sang sản xuất lớn, liên hợp trên cơ sở sử dụng đất đai toàn xã hội, trên cơ sở lao động tập thể với kỹ thuật tiên tiến”.

        Vấn đề là ở chỗ làm sao để các hộ kinh tế nông dân nhỏ dần dần chuyển sang một cách tự nguyện và có lòng tin, tập hợp họ lại trong các tổ chức kinh tế lớn trên cơ sở hợp tác canh tác trên tinh thần tập thể...

        Đại hội 15 đã ra nghị quyết về các biện pháp tổng thế để thực hiện tập thể hóa nền kinh tế nông thôn - cũng tại Đại hội này, đã thông qua nghị quyết về kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Như vậy, ngay trong thời kỳ triển khai cương lĩnh về công nghiệp hóa, chính là Stalin đã đưa ra một nhiệm vụ có tính chiến lược mới cho đất nước - Đó là công cuộc tập thế hóa nền kinh tế nông nghiệp.

        Trong báo cáo của Stalin có một phần nói về chủ nghĩa phân lập trong Đảng, chúng ta hãy đọc lại biên bản ở Đại hội 15:

        “Các đồng chí sẽ hỏi rằng: tại sao chúng ta lại khai trừ Trotxki và Dinôviép ra khỏi Đảng? Đó là bởi vì chúng ta không muốn trong Đáng tồn tại những kẻ phản bội. Vì rằng điều lệ Đảng chỉ có một và tất cả đảng viên phải bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”.

        Đã có nhiêu tài liệu viết về công cuộc tập thể hóa nền kinh tế nông thôn, kể cả các sai lầm trong khi triển khai như các vụ cưỡng bức, bắt bớ, tù đày, nhưng sẽ nảy sinh một câu hỏi: ai là người phạm các sai lầm này?

        Như chúng ta đều biết, Stalin là người hiểu rất rõ bánh mỳ có ý nghĩa thế nào đối với quân đội và nước cộng hòa trẻ tuổi trong giai đoạn nội chiến. Không phải chỉ có một lần xuất hiện câu hỏi - Liệu nước cộng hòa trẻ tuổi có tồn tại được hay không? Tập trung bánh mỳ ở các ông chủ riêng lẻ quả là công việc không dễ dàng gì. Tất cả việc thu thuế, tập trung lương thực rất dễ thúc đẩy nông dân đối lập với Đảng. Mà trong khẩu hiệu của Đảng thì phải xây dựng liên minh công-nông. Liệu có thể gọi là một liên minh không? Khi mà một người trong liên minh này từ thành phố về với súng trên tay để tập trung bánh mỳ từ tay nông dân ở nông thôn!

        Trong những năm “Cộng sản thời chiến” thì có thể hiểu được. Nhưng vào giai đoạn hòa bình thì phải tìm cách khác. Chính Stalin đã đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách căn bản đó là tiến hành tập thể hóa nông thôn, chính công cuộc tập thể hóa cho phép ứng dụng kỹ thuật, tổ chức lại lao động một cách hiệu quả và đặc biệt là khi có thiên tai sẽ phân phối lương thực cho các vùng có khó khăn, trong trường hợp có chiến tranh thì sẽ huy động được nguồn dự trữ chiến lược, lương thực thực phẩm cho quân đội. Đây quả là tầm nhìn xa của Stalin.

        Việc thực hiện tập thể hóa có khó khăn vì người nông dân đã trải qua hàng trăm năm lao động cá thể, không thích tập thể hóa, số nghèo thì có thể tập hợp được, còn trung nông và Kulắc thì rất phản đối, và lúc đó đã xuất hiện tư tưởng nóng vội, ép buộc, đi chệch tư tưởng chỉ đạo về tính tự nguyện của người nông dân.

        Các tài liệu công bố vừa qua có xu hướng đổ lỗi cho Stalin trong công cuộc tập thể hóa nông nghiệp. Tuy vậy, các tài liệu lưu trữ đã bác bỏ các dư luận này. Trong tất cả các bài phát biểu của mình, Stalin chưa bao giờ đưa ra ý kiến về các biện pháp cực đoan và cưỡng ép, ngược lại trong nhiều tài liệu, bài viết của mình Stalin đã chống lại xu hướng sai lầm này.

        Ví dụ, ngày 30 tháng 1 năm 1930, Stalin đã ký chỉ thị gửi các khu ủy, tỉnh ủy Đảng Bônsêvich và cảnh báo rằng: Chúng tôi nhận được nhiều tin tức từ các địa phương về việc có nhiều nơi đã bỏ qua công cuộc tập thể hóa, mà tập trung vào việc tiêu diệt các phần tử Kulắc. Trung ương muốn nói rõ rằng chính sách này là hoàn toàn sai lầm. Trung ương chỉ rõ rằng chính sách của Đảng không phải là tiêu diệt Kulắc một cách máy móc, mà là ở chỗ phát triển phong trào nông trang tập thể, còn việc tiêu diệt Kulắc chỉ là một phần và kết quả của công cuộc tập thể hóa. Trung ương yêu cầu việc tiêu diệt Kulắc không được tiến hành tách với công cuộc tập thể hóa, làm sao để trọng tâm công việc là xây dựng các nông trang tập thể dựa trên cơ sở phong trào của quần chúng bần cố nông và trung nông. Trung ương nhắc lại rằng chính sách tiếp cận này sẽ bảo đảm cho sự thắng lợi của đường lối của Đảng.

        Ngày 2 tháng 3 năm 1930, Stalin đã cho công bố một bài báo nổi tiếng với đầu đề: “Bệnh thành tích”, trong đó phê phán sâu sắc các khuyết điểm trong công cuộc tập thể hóa.

        Phe đối lập loan truyền luận điểm sai trái về công cuộc tập thể hóa. Họ tung tin là sẽ tập thể hóa tất cả, kể cả vợ chồng cũng sẽ trở thành của chung và được phân phối theo tem phiếu. Mọi người bất kể nam, nữ sẽ ngủ chung một giường...

        Stalin đã nhìn thấy hết âm mưu này, và tại Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1928 Người đã nói: - Nếu phái hữu nói: đừng động vào Kulắc, hãy để cho chúng tự do phát triển, còn phái tả lại nói ngược lại: không chỉ đánh bọn Kulắc mà phải đánh cả trung nông, thì rõ ràng đã có sự khác biệt.

        Bè lũ đối lập đã lợi dụng các khó khăn trong công cuộc tập thể hóa để dấy lên các hoạt động phản cách mạng. Lợi dụng sự bất mãn của Kulắc và một bộ phận trung nông, các phần tử Trotxki và Bukharin có ý đồ nhóm lên ngọn lửa nội chiến bằng con đường nổi loạn.

        Vụ án Rưcốp là một chứng minh cho âm mưu này của bè lũ Trotxki. Ngoài ra chúng còn kích động nông dân chống lại Đảng và Stalin.

        Chính là bè lũ Trotxki đã tiến hành chiến dịch diệt chủng đối với hàng chục ngàn nông dân Nga, Ucrain, Bêlôrutsia, Tartar... bằng cách đưa họ vào các trại tập trung và nhà tù - Chính điều đó làm cho ấn tượng về công cuộc tập thể hóa trong nhân dân là rất xấu, tất cả đều nằm trong âm mưu của phe đối lập.

        Như vậy, cả thành tựu, cả sai lầm của công cuộc tập thể hóa đều có nguyên nhân từ cả Stalin và Trotxki, nhưng về phía Stalin, các ý tưởng và hành động của Stalin là tích cực, có thiện ý và có thể giải thích được - Ngược lại, các hành động và ý đồ của Trotxki là xấu xa, là các đợt thanh trừng, là chống lại công cuộc tập thể hóa.

        Tất cả lỗi lầm này, họ đã phải thừa nhận trên các phiên tòa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 11:05:23 pm

“BẮN LÉN VÀO LƯNG STALIN”

        Ngày 7 tháng 11 năm 1932, kỷ niệm 15 năm ngày Cách mạng tháng Mười thành công, theo thông lệ trên Quảng trường Đỏ sẽ có duyệt binh và diễu binh.

        Stalin đứng trên lễ đài cùng các đồng chí của mình. Vợ Stalin, Nađegiơda Xergeepna đi ở hàng ngủ diễu hành trong đội hình của Học viện công nghiệp. Bà tỏ ra rất phấn khởi, vẫy tay chào chồng đang đứng trên lễ đài.

        Sau khi đi ngang qua lễ đài, bà đã xin phép quay trở lại lễ đài để đứng ở khu vực dành cho quan khách cùng các bà vợ của các đồng chí lãnh đạo khác. Tất cả đều vui vẻ phấn khởi.

        Buổi tối, một bữa tiệc đã được tổ chức tại điện Kremli, có chương trình văn nghệ chào mừng, Nađegiơda Xergeepna luôn đứng cạnh Stalin.

        Lúc đó không có ai, có thể đoán được là một sự kiện đau lòng sắp xảy ra.

        Sau bữa tiệc, Vôlôsilốp mời các đồng chí thân cận đến nhà mình. Stalin cùng vợ cũng tới đó. Và chính là tại đây đã xảy ra điểu bất hạnh. Đã có rất nhiều tin đồn khác nhau về sự kiện này kể cả các lời ác ý của những kẻ chống Stalin.

        Chúng ta đều biết là tại Học viện công nghiệp, nơi vợ Stalin học, có rất nhiều giáo sư là bạn tin cậy của Trotxki, vì vậy tại Học viện thường xuyên lan truyền tin nói xấu Stalin.

        Tháng 11 năm 1927, nhà ngoại giao Iôphê đã tự tử do bi quan về một căn bệnh hiểm nghèo, nhưng các phần tử Trotxki đã lợi dụng cái chết này để loan truyền tin nói xấu Stalin, họ tung tin Iôphê tự tử là để chống lại đường lối của Stalin.

        Tại đám tang, Trotxki, Kamênhép, Dinôviép thi nhau đổ lỗi cho Stalin về cái chết này. Vợ Stalin có mặt đã nghe các bài nói đó, thêm vào đó Bukharin, bạn gần gũi của Nađegiơda Xergeepna lại đổ thêm dầu vào lửa.

        Trong thời gian vợ Stalin học ở Học viện công nghiệp, có một nhân vật mà sau này là nhân vật chính chống lại Stalin đã tìm cách tiếp cận vợ Stalin. Đó chính là Khơrutxốp, lúc đó là bí thư chi bộ trong Học viện. Vợ Stalin đã dẫn Khơrutxốp về nhà. Với vẻ mặt “vui nhộn” và tỏ ra hiền lành Khơrutxốp đã làm Stalin nhớ đến ông ta. Sau khi vợ chết, Stalin cảm thấy có phần có lỗi nên đã chú ý đến Khơrutxốp như một trong những bạn của vợ và tiến cử ông ta lên các chức vụ cấp huyện và thành phố.

        (Chúng ta cần nhớ đến chi tiết này để phán quyết hành động của Khơrutxốp sau này tại Đại hội 20 - ND).

        Chỉ một tranh luận nhỏ trong bữa tiệc sau ngày kỷ niệm 15 năm Cách mạng tháng Mười - vợ Stalin đã bỏ ra khỏi phòng tiệc... Đi cùng vợ Stalin là Polina Xêmênốpva (vợ Molotốp) và là bạn thân nhất của Nađegida Xergeepna, đã từng có một thời gian sống cùng trong một căn hộ. Vợ Molotốp an ủi và đưa vợ Stalin về nhà. Nhưng rõ ràng là sự căng thẳng đã tích lũy đến giới hạn và Nađegiơda Xergeepna đã hoàn toàn suy sụp.

        Chúng ta hãy đọc hồi ký của Xvetlana - con gái Stalin về cái chết của mẹ:

        "... Korolina Vaxiliepna (người giúp việc) như mọi ngày chuẩn bị bữa sáng cho gia đình ở trong bếp, sau đó lên phòng đánh thức mẹ. Đột nhiên bà rất run sợ chạy trở lại phòng chúng tôi - không nói được lời nào... Mẹ nằm trên giường, xung quanh là máu. Trong tay đang cầm khẩu súng lục hiệu “Vanter”. Tiếng nổ chắc là quá bé, vì vậy mọi người không nghe được tiếng súng, thân thể mẹ đã lạnh... Sau đó, mọi người đã gọi cho bác sĩ, sĩ quan bảo vệ và các bạn gần gũi của mẹ. Lúc đó Stalin vẫn đang ngủ ở phòng làm việc. Khi Stalin bước vào phòng ăn, Molotốp và Vôlôsilốp đã nói: Thưa Stalin, Nadia không còn nữa”.

        Sau cái chết vì tự sát của vợ Stalin, các phần tử chống đối đã lợi dụng sự kiện này để bôi nhọ Stalin bằng cách loan truyền tin có vẻ như là Stalin đã bắn vợ mình vì biết Nađegiơda không cùng quan điểm chính trị. Tuy nhiên, qua các tài liệu lưu trữ, đặc biệt là hồi ký của con gái Xvetlana đã mô tả chính xác tình cảm của Stalin, sau khi vợ bị chết.

        Trong hồi ký của mình, Xvetlana đã kể về mẹ của mình, một nữ sinh 17 tuổi đã yêu tha thiết Stalin khi ông vừa xuất hiện, và là bạn chiến đấu của ông trong những năm tháng của cuộc nội chiến, nữ chiến sĩ cách mạng Bônsêvich, người vợ chung thủy, mẹ của hai đứa con, rất khiêm tốn, luôn đi học bằng tàu điện công cộng...

        Tất cả diễn ra bình thường như mọi gia đình hạnh phúc, trước khi bắt đầu có tác động từ bên ngoài. Chính là các “đệ tử” của Trotxki ở học viện đã từng ít một, hết ngày này sang ngày khác tạo ra sự nghi ngờ trong Nadia về chồng của mình, để tiến tới ngả theo các quan điểm của phái đối lập.

        Xvetlana đã gọi sự kiện đau buồn này là sự “bắn lén vào lưng Stalin”, nhưng ai là người đã bắn vào lưng Stalin? Đó chính là các phần tử Trotxki những kẻ đã thường xuyên tác động lên tâm lý và hành vi của những người xung quanh Stalin - và chính chúng đã bắn vào lưng Stalin bằng cách thúc đẩy để vợ Stalin tự vẫn và dùng nó làm vũ khí chính trị, chống lại Stalin. Dù chịu vết thương rất lớn, Stalin vẫn đứng vững.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:48:27 pm

VỤ ÁM SÁT KIRỐP

        Vụ ám sát này xảy ra ngày 1 tháng 12 năm 1934 tại Lêningrad. Đã tồn tại hai giả thiết: giả thiết thứ nhất- dường như Kirốp đã theo đuổi vợ của Draule và đã bị Draule vì ghen mà giết. Giả thiết thứ hai, là giả thiết mang tính chính trị - đó là có kẻ đã dựng lên giả thiết là Stalin đã ra lệnh giết Kirốp vì cho rằng ông ta là người cạnh tranh trực tiếp chiếc ghế Tổng Bí thư của mình. Kirốp là nhà tổ chức và diễn giả tuyệt vời, ông giành được uy tín lớn trong Đảng. Có vẻ như tại Đại hội 17, số phiếu bầu cho Kirốp bằng với số phiếu của Stalin, có tin là Kirốp sẽ là ứng cử viên thay Stalin. Vì vậy, Stalin đã tổ chức “thủ tiêu” Kirốp!

        Cả hai giả thiết này đều là hoang tưởng. Đó chính là âm mưu của phe Trotxki để che giấu thủ đoạn ám sát chính trị của chúng và tìm cách hạ thấp uy tín của Stalin.

        Nhưng chính là giả thiết hoang tưởng này sau này đã được Khơrutxốp lợi dụng tại Đại hội 20 để tìm cách hạ bệ Stalin.

        Đã tồn tại một giả thiết trung thực, giả thiết thứ ba, điều này rất đơn giản vì những kẻ tổ chức và tiến hành vụ ám sát này đã công khai thừa nhận tội lỗi trong một phiên tòa công khai. Chúng đã khai rằng quyết định về việc thủ tiêu Kirốp đã được ấn định tại căn phòng của Kamênhép khi có mặt cả Kamênhép, Dinôviép, Ebdokinốp... Trong cuộc họp này đã đưa ra vấn đề thúc đẩy việc ám sát Kirốp.

        Rất tiếc là sau này, các tài liệu thẩm vấn đã không được công bố và hàng loạt bài báo đã làm sai lệch sự thật bằng cách cố tình đổ lỗi cho Stalin.

        Về vụ ám sát Kirốp, có thể thấy là Dinôviép, Kamênhép và một số khác không thể tự mình tổ chức ám sát Kirốp, chúng đều biết Kirốp chỉ là cán bộ lãnh đạo thuộc thê đội hai, không có ý nghĩa lớn như các cán bộ ở Trung ương. Đáng ra, bọn giết thuê phải bắt đầu từ Stalin, bởi vì việc ám sát này không quá khó đối với chúng.

        Chúng ta hãy nghe Dinôviép khai: “Tôi thừa nhận rằng, Bacaép và Karép tham gia tổ chức vụ này là theo nhiệm vụ do “trung tâm” giao - đích thân tôi đã giao nhiệm vụ tổ chức ám sát Stalin ỏ Moxcơva và Kirốp ở Lêningrad”.

        Một nhân vật quan trọng khác là Kamênhép đã khai như sau: “Vâng, phải thừa nhận là trước cuộc họp kín, Dinôviép đã thông báo với tôi về các ý định của trung tâm nhóm Trotxki - Dinôviép về quá trình chuẩn bị ám sát Stalin và Kirốp. Nhân đó, ông ta tuyên bố rằng trong vấn đề này các nhân vật ở trung tâm như Xmirnốp, Marchcốp, v.v... đã tuyên bố là trong tay họ có mật lệnh của Trotxki và rằng, họ đòi hỏi phải thực hiện ngay các biện pháp để thực hiện ý đồ này. Tôi đã tham gia vào âm mưu này...”, (biên bản về hỏi cung Kamênhép ngày 23 và 24 tháng 7 năm 1936).

        Sau khi Kamênhép và Dinôviép bị bắt, Trotxki đang ỏ nước ngoài đã nôn nóng thúc đẩy việc thực hiện vụ ám sát Stalin. Trotxki liên tục gửi các chỉ thị, mật lệnh về tổ chức ám sát Stalin.

        “Hãy truyền lệnh cho mọi người biết rằng, hiện nay trước mắt chúng ta có các nhiệm vụ: Thứ nhất, đó là thủ tiêu Stalin và Vôlôsilốp, thứ hai, triển khai mọi công việc để thành lập các chi bộ trong quân đội, thứ ba trong trường hợp chiến tranh nổ ra thì tận dụng mọi cơ hội để chiếm quyền lãnh đạo”, (biên bản hỏi cung Đreiser- ngày 23 tháng 6 năm 1936).

        Trotxki âm mưu tổ chức ám sát không chỉ Stalin mà còn nhiều nhà lãnh đạo khác như: Kirốp, Vôlôsilốp, Kaganovich, Orgionhikigie, v.v... Trotxki tính toán rằng các vụ ám sát một loạt nhà lãnh đạo ở các thành phố lớn như Moxcơva, Kiép, Lêningrad sẽ tạo ra sự hoảng loạn trong nước.

        Chúng ta đều biết rằng Stalin kết bạn với Kirốp ngay từ những năm nội chiến, khi Kirốp tổ chức cung cấp lúa mỳ từ bắc Capcadơ cho Saritxưn, còn Stalin thì tiếp nhận số lúa mỳ này ở Saritxưn và tổ chức gửi về thành phô Pêtrograt.

        Trong những năm hòa bình, tình bạn giữa Stalin và Kirốp thân thiết như ruột thịt, mỗi khi Kirốp đi công tác từ Lêningrad lên Moxcơva thường không ở khách sạn mà ở tại căn hộ của Stalin. Vợ Stalin và con gái Xvetlana coi Kirốp thân thiết như ruột thịt. Trong các dịp nghỉ hè, Kirốp thường nghỉ cùng gia đình Stalin. Ngay vào mùa hè năm 1934 (năm mà Kirốp bị ám sát) họ cũng cùng nghỉ ở Xôchi, Kirốp và Stalin chỉ chia tay nhau ba tuần, trước ngày ông bị ám sát.

        Stalin rất đau buồn về cái chết của hai người thân liền trong hai năm, ông gầy đi trông thấy, thường ngồi một mình suy ngẫm. Có một lần, tại nhà nghỉ ở Cunsêvô sau một hồi im lặng ông đã nói:

        - Tôi hoàn toàn đơn độc!

        Như vậy, vụ ám sát Kirốp đã mở đầu một loạt các vụ bạo loạn ám sát mà Trotxki hy vọng sẽ tiến hành để cướp chính quyển. Như vậy, luận điệu, âm mưu gán nguyên nhân cái chết của Kirốp cho Stalin đã bị vạch trần.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:47:02 pm

VỤ BẠO LOẠN QUÂN SỰ

        Vào năm 1990 tôi có viết cuốn: “Các nguyên soái bị xử bắn”, trong đó có các đoạn viết về vụ Tukhachepxki1. Đoạn này được viết trên cơ sở các tài liệu có được thông qua báo chí xuất bản vào thời gian đó.

        Trong quá trình chuẩn bị viết cuốn sách này (cuốn Đại Nguyên soái - N.D), tôi đã tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân các vụ thanh trừng dạo đó, nhưng lần này dựa trên các tài liệu mới và đầy đủ mà sau thời kỳ cải tổ đã dược tự do nghiên cứu. Kết quả là các tài liệu đã chứng minh một đánh giá khác, không giống vói những gì mà tôi viết trước đó.

        Tôi đã sưu tầm và nghiên cứu một khối lượng lớn tư liệu, hồ sơ các vụ án của năm 1937. Tôi cố gắng phải tìm được bản gốc, tìm được các nhân chứng có quan hệ trực tiếp với các sự kiện và vụ xử án này.

        Một trong số các nhân chứng ít ỏi, mà xưa kia đã cộng tác một thời gian dài với các nhân vật làm phản rất hiểu rõ về họ từ nội chiến, đó chính là Molotốp vì vậy tôi đã nhiều lần hỏi ông ta về các nghi vấn của mình:

        “Các nguyên soái bị buộc tội là các vị chỉ huy quân sự nổi tiếng trong nội chiến với rất nhiều chiến công. Ông rất biết về họ, liệu ông có nghi ngờ không khi họ bị gán tội danh: tham gia hoạt động phản nghịch?”.

        Molotốp đã trả lời rất rõ ràng:

        “Đổi với các vị chỉ huy này, tôi không có một chút phân vân nào, tôi rất biết họ là người của Trotxki, do Trotxki đưa lên. Trotxki cất nhắc họ lên với ý đồ rất xa để phục vụ khi bản thân mình đã nắm được vị trí lãnh đạo cao nhất. Rất may là trước chiến tranh chúng ta đã phát hiện ra bản chất của họ, nếu không, trong thời gian chiến tranh, không ai biết điểu gì sẽ xảy ra, thậm chí tổn thất về người còn lớn hơn con số 20 triệu nhiều. Tôi luôn biết rằng Tukhachepxki là một nhân vật độc ác...

        Tôi đã rất cố gắng để tiếp xúc trực tiếp với các tài liệu lưu trữ của phiên toà và theo dõi vụ án gọi là “âm mưu bạo loạn Tukhachepxki”. Điểu này quả là không đơn giản, khắp mọi nơi, mọi người đều từ chối một cách rất lịch sự. Thậm chí chánh án tòa án tối cao liên bang Têlêbilốp V.I, người rất có thiện cảm với tôi (vì cả hai là đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô) nhưng rất nhiều lần phẩy tay và nói: Hãy để điều đó nằm yên trên giá sách. Tuy vậy, cuối cùng tôi vẫn đạt được mục đích của mình. Tôi vội vàng cất giữ các trang tài liệu một cách cẩn thận”.

        Biên bản phiên họp tòa đặc biệt của tòa án tối cao Liên Xô về vụ Tukhachepxki, Yakira, Uborevích, Kork, Êidêman, Phendman, Primacốp, Putnưi.

        Phiên tòa ngày 16 tháng 11 năm 1937 lúc 9 giờ sáng, tòa nghe đọc bản án về tội phản bội Tổ quốc, làm gián điệp và chuẩn bị tiến hành các vụ mưu sát... sau đó tòa đọc tên năm bị cáo.

        Phiên tòa được xử kín.

        Chủ tọa phiên tòa là: Chánh án tòa quân sự tối cao Liên Xô - Luật sư quân sự Ulrikh v.v, các thẩm phán khác gồm:

        Thứ trưởng bộ dân ủy quốc phòng Liên Xô, tư lệnh lực lượng không quân Alkxnhix. Y.A.I, Nguyên soái Liên Xô Budienưi X.M, Nguyên soái Liên Xô Bluikher V.K, Tổng tham mưu trưởng Sapôsnhikôp, Tư lệnh bộ đội Bêlôrutxia Belôp I.p, Tư lệnh quân khu Lêningrad Dưbenco P.E, Tư lệnh quân khu Bắc Capcadơ Kasirin N.D và Tư lệnh quân ky binh Cadắc Goriachép E.I...


        Có thể mọi người thấy lạ về thành phần chủ tọa phiên tòa vì đối với các bị can họ là các đồng chí đã cùng chiến đấu, rất biết nhau, thậm chí trong những năm chiến tranh họ rất thân nhau. Nhưng... phiên tòa đã diễn ra rất nghiêm khắc.

        “Các bạn chiến đấu” đã tiếp xúc với bản chính bức thư của Tukhachepxki, mà trong đó đã vạch ra kế hoạch bạo loạn với âm mưu lật đổ chế độ hiện hành.

        Như biên bản đã ghi rõ tất cả các tư liệu, chứng cứ trong quá trình xử không được thể hiện trong hồ sơ. Theo quy định của cơ quan phản gián thì chúng là bí mật.

        Tôi thử đặt ra giả thiết, rằng các bị can bị buộc tội là do một thế lực nào đó tự đặt ra, họ không hề là gián điệp cho người Đức cũng như người Nhật.

        Sau này các nhà “dân chủ” đã viết rất nhiều bài báo, tạp chí thậm chí đã đưa cả lên màn ảnh về cái gọi là sự “bức cung” ép buộc các bị cáo phải nhận lỗi, còn thực ra là họ vô tội. Tuy nhiên các tư liệu và sự thực đã phản bác lại các giả thiết này. Sau đây là toàn văn bản tự nhận tội do chính tay Tukhachepxki viết, nằm ngay ở trong đầu bộ “Hồ sơ” vụ án.

        Kính gửi ông Egiôp N.I.

        Bộ trường dân ủy Nội vụ.

        "Sau khi bị bắt ngày 22 tháng 5, tôi đã được đưa đến Moxcơva ngày 24 tháng 5, cuộc hỏi cung đầu tiên diễn ra ngày 25 tháng 5 và hôm nay ngày 25 tháng 5 tôi xin thừa nhận đã có âm mưu vụ bạo loạn quân sự chống lại chính quyền Xô Viết và rằng chính tôi là người lãnh đạo âm mưu này. Xin tuyên thệ rằng, tự bản thân mình nêu ra các chứng cứ liên quan đến vụ án, không che giấu một ai trong số những người tham gia, không che giấu một chứng cứ hay tài liệu nào.

        Ảm mưu này được bắt đầu vào năm 1932. Những người tham gia bao gồm: Phendman, Alaphudo, Primacôp, Putna và một số khác mà tôi sẽ bổ sung chi tiết sau".

Tukhachepxki                 
ngày 26 tháng 5 năm 1937.       

---------------------
        1. Lúc bị bắt Tukhachepxki là Nguyên soái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:53:39 pm

        Liệu ở đây có tình trạng dùng cực hình gì không? Tukhachepxki đã viết: Tôi bị thẩm vấn lần đầu tiên vào 25 tháng 5 và hôm nay vào ngày 25 tháng 5 tôi tuyên bố thừa nhận sự tồn tại âm mưu bạo loạn quân sự của bè lũ Trotxki và rằng tôi chính là người tham gia lãnh đạo vụ đó”.

        Tiếp theo chính Usacốp, người được giao thẩm vấn Tukhachepxki, đã kể lại: “Tôi không hề động đến cái móng tay của ông ta và thật ngạc nhiên là một nhân vật lẫy lừng như vậy (Anh hùng chiến tranh - Nguyên soái) lại ngay lập tức thừa nhận tất cả”. Chính Usacốp đã diễn giải rằng, ông ta đã bầy ra trước mặt Tukhachepxki tất cả chứng cứ, tài liệu. Sau khi chăm chú đọc toàn bộ Tukhachepxki hiểu rằng ông ta không thể chối bỏ được các tội lỗi của mình.

        Tại buổi thẩm vấn đầu tiên, ngày 25 tháng 5, Tukhachepxki đã đề nghị: Tôi đã được đối chất với Primacốp và Phendman và họ đã đều cho rằng tôi là người lãnh đạo nhóm bạo loạn chống lại chính quyển Xô Viết, tôi mong muốn cho được đối chất với một số người khác đã tham gia tổ chức âm mưu này, sau đó tôi hứa sẽ nói toàn bộ sự thật.

        Yêu cầu của Tukhachepxki đã được thực hiện và tất cả các nhân chứng đều khai báo giống nhau. Khi đó Tukhachepxki đã viết bức thư vừa nêu ở trên, trong đó có hứa là sẽ tự mình khai ra tất cả chứng cứ về âm mưu này.

        Trong thời kỳ cải tổ, một số học giả cố tình chứng minh rằng, hình như Tukhachepxki đã bị tra tấn và ép buộc để đưa ra chứng cứ giả. Tuy nhiên người ta phải suy nghĩ rằng: liệu đối với một vị nguyên soái từng trải, có ý chí và thể lực mạnh mẽ như vậy liệu có thể tra tấn để khuất phục được không?

        Một thành viên khác của nhóm bạo loạn này là Phendman đã khai ngày 16 tháng 5 năm 1937 rằng ông ta tham gia vào nhóm làm phản từ 1934, rằng nhóm này do chính Tukhachepxki lãnh đạo.

        Cần nhớ rằng Phendman là nhân vật cứng cổ nhất trong nhóm bạo loạn. Ngày 14 tháng 1 năm 1937 chính Phendman đã gửi cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Gamaznhik một lá thư mật: trong đó đưa ra khái niệm đánh số các đối tượng bị nghi vấn, viết tắt là O.Y (phần tử đặc biệt).

        Theo cách phân loại này của Phendman hàng chục ngàn cán bộ đã bị đưa ra khỏi quân đội, không phân biệt họ có phải là đảng viên, có kinh nghiệm trong công tác và đã từng tham gia nội chiến hay không.

        Trong số rất nhiều người bị sa thải, có sư đoàn trưởng Danhilo Xerdich người Sebi, người được Giucốp đánh giá rất cao. Trong thời kỳ nội chiến, anh ta là một sĩ quan dũng cảm, đã được tặng hai huân chương sao đỏ vậy mà đã bị sa thải và sau đó đã bị bắt. Với cách phân loại này kể cả Rocôxôpxki vốn có gốc Ba Lan cũng đã bị bắt.

        Làm trong sạch Đảng và quân đội là cần thiết và việc đó do chính Stalin tiến hành, điều này rất rõ ràng và không cần bào chữa. Nhưng có một thực tế là chính bè lũ Trotxki và phe đối lập đã lợi dụng chủ trương này của Đảng để tiến hành thanh trừng bằng các biện pháp cực đoan và các vụ đàn áp đẫm máu, điều đó không thể phủ nhận được.

        Tác giả L.Gordon trong cuốn “Cái gì đã xảy ra” xuất bản năm 1989 đã kể lại:

        “Ở giai đoạn đầu của công cuộc tập thể hóa, vào cuối năm 1929 đến nửa đầu năm 1930, số bị quy là Kulắc gồm 320.000 gia đình (nếu mỗi gia đình ít nhất ba người thì tổng số là hàng triệu). Trong giai đoạn hai của công cuộc tập thể hóa, từ mùa thu nằm 1930 đến mùa hè năm 1931, các cuộc đàn áp đã lên đến hàng trăm ngàn gia đình... Như vậy, chỉ từ năm 1929 đến 1931 đã quy thành phần Kulắc để xử lý là 600.000 gia đình. Có thể tổng kết lại là số lượng bị bắt, đi đày trong giai đoạn này là khoảng 4-5 triệu người”.

        Như mọi người đểu rõ chính Trotxki là người tổ chức, kích động các vụ thanh trừng này.

        Ở đây xuất hiện câu hỏi: vậy vai trò của Stalin trong các vụ thanh trừng hàng triệu người vào những năm 30 này là thế nào? Còn vụ án “bạo loạn quân sự” thì với những ai còn hoài nghi về sự thật, chắc là sau khi đọc các tài liệu đã được đưa ra ở phần trên đều đã rõ thực chất của vấn đề. Không hề có tra tấn, các cuộc thẩm vấn diễn ra rất “hoà bình”. Không hề có ép cung với Tukhachepxki, mà ngược lại, tòa đã làm rõ kế hoạch bạo loạn với đầy đủ chi tiết về thời gian, lực lượng, thậm chí là kế hoạch tiêu diệt ai đầu tiên.

        Xuất hiện một câu hỏi nữa là vào lúc nào thì Stalin biết rõ về tất cả sự thật này? Trong thời gian điều tra hay lúc diễn ra phiên tòa hoặc sớm hơn?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:43:05 pm

        Có thể phỏng đoán là, Stalin đã biết về các âm mưu này ngay sau phiên họp kín của các phần tử bạo loạn. Stalin thậm chí đã chần chừ khi kéo dài thời gian bắt Tukhachepxki từ ngày 22 tháng 5 mà đến ngày 25 tháng 5 mới giải đến Lubianca. Có lẽ Stalin đã mạo hiểm! Thậm chí đôi với thời điểm đó là rất mạo hiểm. Theo lời khai của một bị cáo khác thì ngay trước đó Tukhachepxki đã đập tay xuông bàn và hét lên với anh ta: tôi không thể chờ thêm được nữa. Anh muốn cái gì? Có phải là anh muốn tất cả chúng ta sẽ bị bắt như Piatacốp và Dinôviép và họ sẽ đẩy chúng ta dựa lưng vào tường.

        Stalin rất hiểu nguy cơ này, nhưng để bắt một vị nguyên soái cần phải đủ thủ tục. Đó là nghị quyết của Bộ chính trị và sự phê chuẩn của thẩm phán tối cao.

        Ngày nay dường như chúng ta chỉ nghe một giọng điệu đổ tội cho Stalin như một con người độc ác, thanh trừng hàng ngàn sĩ quan, làm suy yếu Hồng quân. Làm sao lại có việc đó, khi mà bản thân các bị cáo tham gia bạo loạn đã thừa nhận tội của mình, tha thiết xin tòa giảm án. Vậy mà ngày nay, những kẻ bào chữa cho tội phạm đã kêu la trên toàn thế giới, dường như chưa hề có vụ bạo loạn, tất cả là do tra tấn mà họ phải thú nhận.

        Dĩ nhiên, cái trò tra tấn, bắt bớ trái pháp luật hàng loạt đã diễn ra, nhưng tất cả các vụ này đều là do các cán bộ của Bộ nội vụ, tòa án và thẩm phán thuộc bè lũ Trotxki, phái đối lập, phái bạo loạn và tiếp theo đó là vai trò của Bêria gây ra.

        Có hai thời kỳ xảy ra các vụ thanh trừng: giai đoạn thứ nhất, cho đến giữa những năm 30 đó là giai đoạn do bè lũ Trotxki gây ra; giai đoạn thứ hai, là bắt đầu từ sau vụ ám sát Kirôp.

        Như sau này đã làm rõ, tại các cuộc thẩm vấn Tukhachepxki và bè lũ đã không hề có bất kỳ sự tra tấn, ép cung nào. Dường như, Stalin đã theo rất sát các vụ án đã trực tiếp gặp một số bị cáo, theo đề nghị của họ, như là các bạn chiến đấu cũ. Họ đã thừa nhận tội lỗi và sám hối về lỗi lầm của mình.

        Rất nhiều bài báo trong những năm gần đây đã đưa ra số liệu 40 ngàn cán bộ bị thanh trừng trong giai đoạn này. Hơn nữa, tất cả họ không chỉ bị thanh trừng mà là đều đã bị xử bắn. Thậm chí nhiều tác giả còn khẳng định rằng tiến trình các vụ thanh trừng diễn ra suốt thời gian hoạt dộng của Stalin. Tuy nhiên các tư liệu và chứng cớ đã bác bỏ luận điệu này. Trên thực tế các vụ thanh trừng hàng loạt những năm 30 chính là do Phendman, Gamarnhich và các đồng bọn của chúng trong âm mưu bạo loạn quân sự tiến hành.

        Vào năm 1938, chính Stalin phải kinh hãi vì các tội lỗi do bè lũ Trotxki gây ra. Lúc đó, tại hội nghị toàn thể Trung ương Bônsêvich đã thông qua nghị quyết đặc biệt về vụ 40 ngàn cán bộ bị thanh trừng này. Chúng ta hãy đọc lại nghị quyết này.

        Nghị quyết của Xô Viết các dân ủy và Trung ương Đảng Bônsêvich xác nhận rằng: “vào thời kỳ 1937-1938, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan của Bộ dân ủy nội vụ đã tiến hành một khối lượng công việc lớn để tiêu diệt kẻ thù, vạch trần các vụ gián điệp, các vụ khủng bố, tay sai của Trotxki, Bukharin, bọn sĩ quan Bạch vệ, bọn Kulắc, bọn Mcnsêvich, giai cấp tư sản, tạo thành nhóm chống đối nguy hiểm, dựa vào sự giúp đỡ của tình báo nước ngoài ở Liên Xô, tức là các tổ chức gián điệp của Nhật, Đức, Ba Lan, Anh và Pháp”.

        Các đợt thanh trừng để tiêu diệt bè lũ phản động do các cơ quan Bộ dân ủy nội vụ tiến hành giai đoạn 1937-1938 đã để xảy ra các sai lầm nghiêm trọng trong công tác điều tra và xét xử... Sau đó nghị quyết đã chỉ ra các hình thức vi phạm pháp luật và một trong các nguyên nhân của vụ khủng bố:

        "... Những thành phần phạm sai lầm thiếu trách nhiệm trong quá trình điều tra vụ án và vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Đó chính là kẻ thù của nhân dân. họ cố tình, có ý thức vi phạm luật pháp Xô Viết, cố tình bóp méo các hồ sơ, chứng cớ. Họ đã bắt các nạn nhân mà không có lý do, thậm chí bịa ra các hồ sơ để buộc tội những người vô tội. Đồng thời lại tìm mọi cách để cứu các đồng bọn đã tham gia kế hoạch phản quốc của mình,”.

        Với mục tiêu khắc phục các sai lầm đã nêu ở trên, Xô Viết các dân ủy và Trung ương Đảng quyết nghị:

        1. Nghiêm cấm các cơ quan của Bộ dân ủy nội vụ và tòa án Liên Xô tiến hành bất kỳ hành động bắt bớ hay giam cầm nào.

        2. Phù hợp với điều 127 Hiến pháp Liên Xô, các vụ bắt bớ chỉ được tiến hành theo phán quyết của tòa án hoặc thỏa thuận của thẩm phán.

        3. Giải tán các tòa tay ba đã được thành lập theo quyết định đặc biệt của Bộ nội vụ Liên Xô. Với tất cả hành vi vi phạm các quy định của pháp luật sẽ bị truy tố, hoặc đưa ra xem xét ở hội nghị bất thường của Bộ nội vụ Liên Xô...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:30:08 pm

        Bên cạnh hành động bắt người trái pháp luật của các nhân viên Bộ nội vụ, các thẩm phán thỏa thuận cho bắt bớ sai trái cũng sẽ bị quy trách nhiệm...

        Tại hội nghị Trung ương, Stalin đã phát biểu phê phán các hành động thanh trừng trái pháp luật:

        Trong quá trình tiến hành làm trong sạch lực lượng vũ trang khỏi các lực lượng gián điệp nước ngoài. Đồng chí Vôlôsilốp và các Thứ trưởng Bộ Quốc phòng rõ ràng đã làm sự việc đi quá xa.

        Tin tưởng vào tin tức của Egiốp nguyên là Bộ trưởng Nội vụ - họ đã sa thải 40 ngàn cán bộ quần đội có kinh nghiệm- dường như là vì sự dao động về chính trị của họ. Đa số trong số đó bị sa thải với một lý do rất mơ hồ là vì có quan hệ với kẻ thù của nhân dân, họ nêu ra rằng trong số các sĩ quan nêu ở trên đã có các thành phần gián điệp của cơ quan phản gián nước ngoài mà họ không có bằng chứng nào...

        Chúng ta có thể hiểu đồng chí Vôlôsilốp. Sự mất cảnh giác chính trị là rất nguy hiểm. Chúng ta đều biết, để thực hiện tấn công trên các mặt trận, cần tới hàng chục ngàn chiến sĩ, vậy mà chỉ dựa vào ba nhân vật “vớ vẩn” ở Bộ Tổng tham mưu cũng có thể một lúc sa thải một lúc hàng chục ngàn người như vậy ra khỏi quân đội - việc sa thải một lúc 40 ngàn cán bộ là việc làm cực kỳ có hại trong mọi khía cạnh, Trung ương đã nhắc nhở đồng chí Vôlôsilốp.

        Vào tháng 1 năm 1938 đã có 11.000 người bị sa thải trước kia được gọi quay trở lại quân đội và hạm đội. Vào năm 1937, 841 người đã bị khởi tố, trong số đó 121 người đã bị bắn. Năm 1938, theo số liệu có 52.372 người bị bắt. Trong quá trình xử ở tòa có tới 49.641 người được trả tự do. Với số lượng, người được trả tự do lớn như vậy nói lên rằng Bộ trưởng dân ủy nội vụ lúc đó Egiốp đã bắt rất nhiều người mà không có chứng cứ cụ thể nào. Những vụ bắt bớ này, Trung ương không hề biết mà Egiốp đã tự ý hành động. Vì những hành động sai lầm này mà ngày 10 tháng 4 năm 1939, Egiốp và cấp phó của ông ta đã bị bắt và ngày 4 tháng 4 năm 1940 theo phán quyết của Tòa án quân sự tốì cao đã bị xử bắn... Đối với đa số các trường hợp bị giam giữ trong các trại Gulac của Bộ nội vụ Liên Xô giai đoạn đó thì chúng thực sự là các tội phạm cần thiết phải giam giữ để cách ly với xã hội.

        Các nhóm gián điệp nước ngoài, bè lũ luôn tổ chức chống phá chúng ta đã bị chúng ta tiêu diệt. Thưa các đồng chí, việc thanh trừng bè lũ gián điệp và phản động trong hàng ngũ quân đội và trong đất nước - đó chính là công lao to lớn của Đảng Cộng sản trước nhân dân Xô Viết. Nếu không làm được việc đó thì chúng ta không thể hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị đất nước để chống lại bè lũ hiếu chiến đang lăm le xâm lược chúng ta, hòng phục hồi chủ nghĩa tư bản, biến người dân Xô Viết thành nô lệ của chủ nghĩa đê quốc. Âm mưu phá hoại sức mạnh kinh tế và quân sự của Liên Xô để chuẩn bị xâm lược Liên Xô...”.

        Trên đây là những lời mà Stalin đã nói trước khi xảy ra cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Không khó khăn gì khi thấy rằng các tác hại mà bè lũ Trotxki đã thực hiện nhằm phục vụ cho âm mưu của phát xít Hitle và quân phiệt Nhật.

        Sau đó, Stalin đã nói về kế hoạch của bè lũ Trotxki, mà thật kinh ngạc nó rất giống với kế hoạch mà hơn 40 năm sau đã diễn ra ở Liên Xô thời kỳ cải tổ, những năm 80-90 của thế kỷ 20. Thật là đáng khâm phục về nhãn quan chiến lược của Stalin.

        Có lẽ không cần nói thừa về tính quyết đoán của Stalin. Khi phát hiện ra âm mưu của kẻ thù ông đã lập tức áp dụng các biện pháp cần thiết, tiến hành thanh lọc các cơ quan Bộ nội vụ. Stalin vẫn nhớ về vụ hàng chục ngàn các phần tử Xionism từ Đảng Cộng sản Do Thái chuyển sang. Rất nhiều trong số họ đã giữ các chức vụ cao trong Bộ nội vụ, tòa án, viện kiểm sát và các tổ chức Đảng. Stalin thậm chí nhớ tên rất nhiều trong số họ và cả các âm mưu đen tôi của họ.

        Các bài báo viết về các vụ thanh trừng của giai đoạn này cố tình loan truyền về sự nghi ngờ tính pháp lý của các phiên tòa. Trong khi đó bản thân các tác giả chưa hề tiếp xúc trực tiếp với các nhân chứng và tài liệu các phiên tòa.

        Tất cả các tư liệu mà họ đã viết ra trong bầu không khí của giai đoạn cải tố đều nhằm mục đích muốn chứng minh họ là các nạn nhân bất hạnh của các đợt thanh trừng, sự thực hoàn toàn không phải như vậy. Điều này hoàn toàn có thể được chứng minh thông qua các nhân chứng của phiên tòa và hơn nữa còn hàng trăm nhà báo, các nhà ngoại giao đã từng có mặt tại các phiên tòa xét xử công khai ở gian đại sảnh trung tâm Moxcơva.

        Nhà văn phương Tây nổi tiếng Leon Pheikhtvanger trong cuốn sách “Moxcơva năm 1937” đã viết:

        “Khi đang ở châu Âu nghe những lời buộc tội đối với Dinôviép, tôi có cảm giác có cái gì đó không tin cậy. Tôi có cảm tưởng rằng, hình như lời thú tội của các bị cáo được đưa ra bởi một cách thức bí hiểm nào đó... Nhưng khi tôi tới Moxcơva vào giai đoạn hai của phiên tòa và trực tiếp nghe lời khai của Piatacốp, Radek và một số bị cáo khác thì các nghi vấn của lôi trước đó đã tan biến như muối hòa trong nước dưới ảnh hưởng của các ấn tượng mà tôi có được khi tôi trực tiếp nghe lời khai của các bị cáo...”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 10:17:53 pm

        Sau khi nghiên cứu kỹ các lời khai của bị cáo về Trotxki thấy rõ rằng Trotxki đã nhiều lần biểu lộ lòng hận thù và coi thường đối với Stalin. Tại sao Trotxki đã nhiều lần bộc lộ ý đồ này trong các bài phát biểu và trên báo chí, mà trên thực tế Trotxki chưa thực hiện được? Tại sao Trotxki là người luôn tự cho mình là lãnh tụ duy nhất thực quyền của cách mạng, nhưng lại không đủ lực lượng để thực hiện “ảo vọng” đó?

        Thực ra Trotxki chưa từng bao giờ là một người Nga yêu nước. Mục tiêu duy nhất của ông ta là bằng mọi giá để trở về nước Nga và bằng mọi giá để giành chính quyền.

        Nhà văn nước ngoài này còn viết rằng, Trotxki không chỉ kích động các phần tử bạo loạn trong nước để tiến hành các vụ khủng bố, kể cả kế hoạch ám sát Stalin và các cộng sự gần gũi của ông, mà trên thực tế Trotxki còn hợp tác với chủ nghĩa phát xít để xây dựng “đội quân thứ năm” nhằm làm suy yếu nước Nga trước chiến tranh...

        Nhà văn cũng bác bỏ các thông tin của báo chí nước ngoài, khi cho rằng các bị cáo đã bị ép buộc, thậm chí bị cho uống thuốc phiện để khai báo không chính xác. Liệu có phải là lời khai của họ đã bị móm cung?

        Pheikhtvanger cũng đã bác bỏ tin cho rằng các thẩm phán không cho các bị cáo được bảo vệ, hoặc đã bị tra tấn.

        Năm 1935, trước những thành công trong công cuộc phục hồi kinh tế của Liên Xô, các bị cáo đã thừa nhận thất bại của phe Trotxki. Với ý nghĩa này, rõ ràng đây là khúc khải hoàn của Stalin. Trong những lời phát biểu cuối cùng trước khi chết, các bị cáo đã thừa nhận sự sai lầm của mình và thừa nhận đường lối duy nhất đúng đắn là đường lối của Stalin.

        Hãy đọc một đoạn trong phát biểu lời cuối cùng của Bukharin, những lời này có lẽ là dành cho chính các nhân vật đang bào chữa cho ông ta vào thời cải tổ:

        “Tôi có thể khẳng định rằng Trotxki và các cộng sự của ông ta, cũng như một số đang làm việc ở quốc tế II đang tìm cách bảo vệ chúng tôi, đặc biệt là tôi, nhưng tôi đã từ chối sự bảo vệ này, vì tôi thấy rất rõ tội lỗi trước đất nước, trước Đảng, trước nhân dân, những tội lỗi của tôi là rất to lớn...”.

        Có thể dẫn ra lời tự thú của một số bị cáo khác, nhưng có lẽ tốt nhất hãy xem lời tự thú nhận của Trotxki, mặc dù ông ta không có mặt tại phiên tòa. (Đoạn trích từ cuốn sách của Trotxki: “Tội ác của Stalin”).

        “Cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng đã làm tiêu tan ảo tưởng của Dinôviép và Kamênhép về ý đồ cướp chính quyền. Họ đã rút ra kết luận mâu thuẫn với những điểu mà tôi đã khẳng định và bảo vệ. Kamênhép đã tuyên bố: nếu không thể cướp được chính quyền thì hãy cố gắng đạt được một điều, đó là tạo ra tình trạng rối loạn kiểu nước đôi - Dinôviép cũng đã rút ra kết luận kiểu này.

        Trong vòng mười năm sau đó tôi không thể tha thứ cho sự đầu hàng của Dinôviép và Kamênhép.

        Ngày 26 tháng 5 năm 1928 từ Alma - Ata (Trung Á) tôi đã viết cho các bạn của mình: chúng ta vẫn rất cần có Đảng, không thể chấp nhận tình trạng là mọi việc diễn ra mà không có chúng ta. Không được“gây nhiễu” với bản thân các đồng sự. Cần phải học cách chờ đợi, quan sát kỹ và không cho phép che đậy đường lối chính trị của mình bằng cách tự huyễn hoặc bởi các chứng cứ giả. Chúng ta chính là phải hành động như vậy.

        Sẽ không là quá cường điệu, khi nói rằng các động cơ nêu trên là động cơ chủ yếu trong hoạt động chính trị của tôi...”.

        Tội lỗi của các kẻ phản bội đã quá rõ ràng, đến mức câu hỏi điểu này có đáng tin hay không? Có lẽ không đáng để đặt ra nữa. Ở đây chỉ cần làm rõ hơn - Sẽ tin ai? Tin những người đưa ra những lời cáo buộc mà không hề có bằng chứng nào hay là tin những người đã tham gia trực tiếp vào các sự kiện?

        Có lẽ cũng không nên bỏ qua lời phát biểu của những người phạm tội, đã bị xử bắn. Trước khi rời khỏi thế giới này chắc họ sẽ nói với nhân dân về sự thật.

        Từ trong hồ sơ, biên bản các vụ án vào các năm 1937- 1938, ta thấy lập trường chính trị của phe hữu, từ các luận điệu về chiến lược, chiến thuật của họ đều có sự trùng hợp hoàn toàn với các quan điểm lập trường chính trị của các phần tử “cải cách” hiện nay ở nước Nga. Nhưng nếu như với các phần tử bạo loạn trước đó, tất cả mới dừng ở trên lý thuyết, trên âm mưu thì ngày nay các phần tử “cải cách”, “dân chủ” đã thực hiện chiến lược, chiến thuật này trên thực tế. Hay nói một cách khác họ chính là những người “kế thừa” của chủ nghĩa Trotxki, phái chống đối. phái bạo loạn ở Nga từ những năm 30.

        Do vậy có thể nói rằng chính họ đã “minh oan” cho tất cả “kẻ thù của nhân dân” đã bị xét xử từ những năm 1937- 1938. Chúng là những kẻ đồng quan điểm với nhau.

        Đối với Stalin và đối với luật pháp tồn tại ỏ Liên Xô lúc đó, thì bè lũ Trotxki hiển nhiên còn là các tội phạm hình sự, đó cũng là điểu mà bè lũ Trotxki không phủ nhận.

        Chính vì vậy, các đợt “thanh trừng” chính là phản ứng tự nhiên để chống lại các âm mưu tội phạm, các hoạt động thù địch của bè lũ Trotxki, bè lũ phản cách mạng và bạo loạn quân sự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:46:10 pm

VỀ CÁC ĐỢT THANH TRỪNG

        Sau đại hội 20, Khơrutxôp và các quan chức báo chí của ông ta tìm mọi cách để chứng minh rằng, Stalin tiến hành các đợt thanh trừng là để chứng minh cho lịch sử biết mình là nhân vật số hai, sau Lênin là lãnh tụ của Cách mạng tháng Mười, của cuộc nội chiến và sau cái chết của Lênin - là gương mặt lịch sử số một, người sáng lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Để đạt được mục đích này, dường như Stalin đã tiêu diệt một cách không thương tiếc các nhà cựu cách mạng, mà ông ta cho là không ủng hộ ý định của ông ta.

        Các nhà dân chủ thời cải tổ cố tình gán cho Stalin là nhân vật độc tài và không có tầm nhìn xa, phụ họa theo là cả dàn các phương tiện thông tin đại chúng, khắc họa Stalin như một nhà độc tài kiểu trại lính, độc ác, vô nguyên tắc.

        Tất cả các chiến dịch này chỉ mới là bề nổi, nhìn thấy được của tảng băng mà phần chủ yếu còn chìm dưới nước của nó chính là mưu đồ xâm lăng về chính trị lên nước Nga mà đa số dân chúng nước Nga chưa nhìn thấy.

        Các bậc thông thái đã nói rằng: “Nhận thức đạt được thông qua sự so sánh”. Vì vậy, có lẽ chúng ta cũng thử vận dụng lời khuyên của “các bậc thông thái” bằng cách nghiên cứu các tài liệu và chứng cứ mà chúng ta đã có.

        Phải thừa nhận một thực tế lịch sử là các cuộc thanh trừng xuất hiện trong tất cả các cuộc “cách mạng” và “khởi nghĩa” như là một hiện tượng có tính quy luật. Khi các lực lượng mới nắm chính quyền, họ sẽ tiêu diệt các lực lượng chống đối của chê độ cũ và các lực lượng thân cận. Ở Nga, quá trình làm trong sạch các thế lực cũ kéo dài trong nhiều năm. Trong số các phần tử chống đối phải thanh lọc có giai cấp tư sản, các sĩ quan của chế độ cũ, giai cấp địa chủ phong kiến, các giáo sĩ nhà thờ. Nhưng ở đây tôi phải nhắc lại là các nhà hoạt động chính trị và sau đó là các nhà lịch sử đã nhận thức dược hiện tượng tự nhiên này trong các cuộc cách mạng. Các ý kiến trái ngược, chỉ là ở quy mô của nó mà thôi.

        Các cuộc thanh trừng mà chúng ta đang nói tới là các cuộc thanh trừng đang diễn ra trong thời kỳ hòa bình và rất đặc thù với một cuộc cách mạng.

        Thực tế diễn ra rất rõ ràng: đối tượng thanh trừng không chỉ các đại diện của chế độ Sa hoàng cũ mà là cả các chiến sĩ cách mạng, những người trước đó đã cùng nhau lật đổ chế độ Sa hoàng và cùng nhau bảo vệ chế độ cộng hòa non trẻ trong nội chiến.

        Không phải là người ta ngay một lúc có thể hiểu ngay được như thế nào và tại sao lại diễn ra sự phân chia thành hai nhóm đối địch với nhau quyết liệt như vậy, thậm chí là tiêu diệt lẫn nhau. Có thể nói sự phân liệt diễn ra từ thời kỳ hoạt động bí mật. Trong Đảng lúc đó đã xuất hiện quan điểm khác nhau về cương lĩnh chính trị và đã chia thành hai nhóm: Bônsêvich và Mensêvich.

        Mỗi nhóm đều có lý lẽ của mình với sự lý giải chỉ có theo đường lối của phe mình thì cách mạng mới thắng lợi nhanh chóng.

        Nguyên nhân đích thực của sự phân liệt không chỉ nằm ỏ những cuộc tranh luận bất tận mà nằm ở điều cốt tử nhất của mọi cuộc cách mạng, mọi cuộc khởi nghĩa đó là “cuộc đấu tranh vì chính quyền”, giành quyền lực thực tế trong ban lãnh đạo. Bề ngoài thì điều đó được lý giải là vì quyển lợi của một nhóm nhưng thực tế là vì quyền lợi của các cá nhân. Tên gọi của căn bệnh này chính là căn bệnh thích làm lãnh tụ. Căn bệnh này thường được che giấu rất kỹ, không ai tự thừa nhận căn bệnh này, che giấu trước mọi người xung quanh, thậm chí là tự lừa dối chính mình Nếu chúng ta mổ xẻ đến cùng các cặp mâu thuẫn chính trị chúng ta sẽ thấy rõ căn bệnh ác tính này của chủ nghĩa “lãnh tụ”. Chúng ta đều biết rằng, cùng một hiện tượng người ta có thể lý giải rất khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm, quyền lợi, tình cảm với từng bên. Ví dụ các cuộc chiến đấu trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ hai đã được các cá nhân tham gia và các nhà lịch sử mô tả lại trong các hồi ký tùy thuộc vào việc họ đã chiến đấu cho phe nào. Cũng tương tự như vậy, đối với các sự kiện của thời kỳ thanh trừng các tác giả với các quan điểm chính trị khác nhau đã viết và lý giải rất khác nhau về cùng một hiện tượng.

        Vào những năm cuối thế kỷ 20 (sau khi Stalin đã mất) không có để tài nào được viết nhiều ở trong và ngoài nước như đề tài về các cuộc thanh trừng thời Stalin. Điểu này có phải là ngẫu nhiên không?

        Tôi đã được nghe Molotốp cộng sự gần gũi của Stalin nói về nguyên nhân khách quan của các cuộc thanh trừng.

        Vào khoảng mười năm cuối trước khi Molotốp mất, tôi thường xuyên đến nhà ông và nhiều lần đề cập đến đê tài nhạy cảm này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2019, 11:10:02 pm

        Một lần Molotốp đã kể chi tiết về các đợt thanh trừng này:

        - Anh cần phải biết rằng các cuộc thanh trừng, một mặt chính là hậu quả của các cuộc đấu tranh vì chính quyền, mặt khác đó chính là cuộc đấu tranh với các cơ quan gián điệp của kẻ thù, của bè lũ Trotxki. Ngay từ trước cách mạng trong Đảng đã chia thành hai phe Bônsêvich và Mensêvich. Sự phân liệt về hệ tư tưởng không chỉ dẫn đến các cuộc khẩu chiến để xác lập một cương lĩnh nào đó. Cuộc đấu tranh còn là để tranh giành vị trí lãnh đạo trong các cơ quan Trung ương của Đảng.

        Sau cách mạng, trong Đảng vẫn còn tồn tại hai trường phái, tiếp tục đấu tranh giành chính quyền nhưng trong điều kiện mới - ở đây tôi muốn nói đó là những người Lêninnít và bè lũ Trotxki. Stalin đã tiếp thu một di sản rất nặng nể: đó là sự hiện diện của một Trotxki rất có kinh nghiệm, rất tài năng với cả một bộ máy Đảng và nhà nước trong tay. Để đối đầu lại Stalin chỉ còn cách dựa vào các đồng chí đã ủng hộ mình.

        Vào đầu những năm 30, Stalin chưa tập trung được đầy đủ uy tín tương xứng với vị trí Tổng Bí thư của mình. Vì vậy, trong mọi cuộc họp và mọi bài phát biểu ông ta luôn nhấn mạnh là người kế tục các tư tưởng của Lênin. Chính uy tín của Lênin là chỗ dựa to lớn cho Stalin. Các chiến sĩ Lêninnít đã tập họp xung quanh Stalin trong cuộc đấu tranh với phe Trotxki.

        Trong điều kiện Trotxki có rất nhiều lợi thế, Stalin đã rất khó khăn trong cuộc đối đầu không cân sức này. Lúc đầu là các cuộc khẩu chiến, sau đó Stalin với nghị lực và tính quyết đoán đã tiến tới nắm lấy quyển lực thực tế. Sau khi lật đổ Trotxki, đã tiếp tục làm trong sạch các nhân vật của Trotxki, nhưng bè lũ này rất đông và không dễ gì buông vũ khí. Trotxki tiếp tục lãnh đạo phe đối lập từ bên kia biên giới. Trotxki đã đề ra nhiệm vụ: không chỉ thay đổi chế độ mà phải thủ tiêu bản thân Stalin, chúng đã ra tay trước bằng vụ ám sát Kirốp.

        Ngày nay có nhiều kẻ mù quáng cố tình gán cho Stalin là người có liên quan đến vụ ám sát Kirốp. Nhưng luận điệu đó là không đúng, trên thực tế Stalin rất thân thiện và đánh giá rất cao về Kirốp.

        Stalin đã tiêu diệt trước hết các nhóm phản bội ở các cơ quan trung ương, sau đó tiếp tục giải quyết ở các nước Cộng hòa và các tỉnh...”.

        Đó là đoạn giải thích của Molotốp. Tôi hỏi ông:

-           Không có lẽ trong ông không xuất hiện sự nghi ngờ vì rằng ông biết rất rõ về những người bị bắt từ trước cách mạng và trong nội chiến.
-   
-           Tất nhiên nghi ngờ thì có, có một lần tôi đã nói suy nghĩ của này với Stalin, ông ta trả lời tôi: “Anh hãy đến Lubianca và tự mình xác minh, có thể đi cùng với Vôlôsilốp”.
-   
        Lúc đó trong phòng có Vôlôsilốp. Chúng tôi, hai người đã lập tức đến Lubianca. Đầu tiên, chúng tôi đến gặp Egiốp, ông ta đã ra lệnh mang hồ sơ của Poxtưsép lên. Chúng tôi đọc thấy trong hồ sơ Poxtưsép đã tự thừa nhận lỗi lầm. Tôi nói với Egiốp: “Hãy cho tôi nói chuyện trực tiếp với Poxtưsép”. Lập tức ông ta được dẫn tới, trông anh ta xanh gầy, yếu đuối và cái nhìn rất sợ sệt. Tôi hỏi anh ta: “Những điều viết trong hồ sơ về tội lỗi của anh có đúng không?”. Anh ta trả lời: “Đúng”. Tôi lại hỏi: “Có nghĩa anh tự nhận mình có tội?”. Anh ta trả lời: “Nếu đã ký tức là thừa nhận, có gì để mà hỏi nữa”. Đó là sự thật, làm sao chúng tôi có thể nghi ngờ được khi phạm nhân tự thừa nhận như vậy.

        Stalin đã từng phát biểu tại hội nghị Trung ương về nguyên nhân của các đợt thanh trừng, về nguyên nhân thứ nhất, ông đã nói: “Trong đất nước tồn tại hai cương lĩnh đối lập với nhau một cách không khoan nhượng. Hai cương lĩnh, hai phe đối lập, phe thứ nhất là các tổ chức tay sai của nước ngoài, thù địch với nhân dân. Một phe khác, đó là quần chúng nhân dân đại diện tinh hoa của xã hội, hứa hẹn cuộc sống tự do và tươi đẹp”.

        Một nguyên nhân khác của các cuộc thanh lọc đã được Stalin mô tả: “Trong các đảng viên Đảng Cộng sản tồn tại một loại đảng viên, “lính gác”, họ cho mình là cao hơn tổ chức đảng, trở thành cực đoan trong các cuộc thanh trừng chống lại các đảng viên của Đảng.

        Loại đảng viên cực đoan này cho rằng chỉ cần một luồng dư luận nghi ngờ về một đảng viên nào đó thì lập tức bị cho rằng đó là phần tử nguy hiểm, cần phải xử lý ngay để chứng minh rằng mình là người có tính cảnh giác cách mạng cao.

        Trung ương đã yêu cầu các thành ủy, khu ủy, Trung ương của các nước Cộng hòa lập tức khai trừ ra khỏi Đảng các vị cán bộ không chấp hành chỉ thị của Trung ương... thiếu kiểm tra cẩn thận các tài liệu và biểu hiện tùy tiện trong việc xử lý các đảng viên của Đảng”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:51:05 pm

        Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy một phần của lỗi lầm trong các vụ thanh trừng mà người ta cố tình gán cho Stalin, là thuộc về các phần tử quá khích.

        Trong thời gian khi chiến tranh đã đến gần, các nhà lãnh đạo nhà nước không chỉ chuẩn bị mọi mặt cho quân đội mà còn làm trong sạch từ hậu phương, vạch trần bọn gián điệp, bọn dao động mà một khi chiến tranh nổ ra sẽ gây tác hại cho các hoạt động quân sự.

        Tôi muốn nhắc lại một ví dụ trong lịch sử.

        Khi các binh đoàn Nga đánh đuổi Napoleont ra khỏi nước Nga và tiến sát chân thành Paris, Napoleont đưa các đơn vị chủ lực của mình rút về phía nam gần Manđ và tính toán tấn công vào sườn của Liên quân đang bị sơ hở vì mải tập trung tấn công vào Paris.

        Đội quân Cadắc bắt được một toa xe chở đầy các hòm gửi từ Paris cho Napoleont. Các bức thư được gửi báo cáo Nga hoàng - Alexandra I. Trong một bức thư thông báo rằng tại Paris đang có một nhóm các nhân vật có thế lực công khai chống lại Napoleont và đó sẽ là một lực lượng nguy hiểm khi kẻ thù tiến dần tới thủ đô.

        Nga hoàng Alexandra I đã có thông tin trước, nay tiếp được lá thư này càng khẳng định được là có một lực lượng chống đối đang tồn tại trong lòng Paris sẵn sàng ủng hộ quân đồng minh, do đó đã quyết định đưa các đơn vị quân đồng minh tiến vào Paris mà bỏ qua trận quyết chiến với quân chủ lực của Napoleont. Một khi đã chiếm được Paris thì có nghĩa là chiến tranh sẽ kết thúc. Bản thân Napoleont đã thốt lên: “Nếu kẻ thù tiến vào Paris thì đó là sự kết thúc một đế chế!”.

        Lực lượng bảo hoàng đối lập (như phe Trotxki) chiếm các vị trí chủ chốt trong chính quyền, ví dụ Taleirant lúc đó là Thủ hiến tối cao - như vị trí Chủ tịch của Kamênhép. Lực lượng Bảo hoàng làm tan rã hệ thống phòng thủ của Napoleont, loan truyền tin là Nga hoàng đã hứa với người dân Pháp sẽ không tịch thu tài sản và không động đến một cá nhân nào. Taleirant đã tổ chức một cuộc đảo chính và báo cáo với Sa hoàng rằng Thượng viện đã hạ bệ Napoleont và lập ra chính phủ mới. Sau này, Nga hoàng và phe đồng minh đã đàm phán với chính phủ mới này về Hiệp ước Hòa bình. Ngay sau đó Thượng viện tôn vinh Lutdovich 18 vào ghế Hoàng đế. Như vậy, phe phản cách mạng đã ra tay trước, ví dụ lịch sử này khẳng định một điều: Nếu phe đối lập (đội quân thứ năm) không bị tiêu diệt đúng lúc thì nó có thể sẽ phát triển rất nhanh và đưa đến hậu quả khôn lường.

        Không nghi ngờ gì, là Stalin rất hiểu biết các bài học lịch sử và để chuẩn bị công cuộc phòng thủ đất nước đã tiến hành chiến lược thanh lọc các lực lượng thù địch. Ông đã thanh lọc cả lực lượng phản động - phe đối lập trong nước và cả lực lượng gián điệp từ ngoài xâm nhập vào.

        Vì vậy, không ngạc nhiên khi Leon Pheikhvanger, tuy không phải là nhà quân sự đã viết rất chính xác trong cuốn sách của mình:

        “Nguyên nhân chủ yếu đã buộc các nhà lãnh đạo Xô Viết phải tiến hành đợt thanh trừng này chính là nguy cơ trực tiếp của chiến tranh. Trước kia, các phần tử Trotxki ít nguy hiểm hơn, chúng có thể bị bắt, bị đi đày... Nhưng nay, ngay trực tiếp trước thời điểm chiến tranh thì các biện pháp “mềm yếu” này không thể tha thứ được. Tình trạng phân liệt, chống đối trong điều kiện hòa bình có thể là không nghiêm trọng lắm, thì trong chiến tranh sẽ là nguy cơ to lớn...”.

        Có một sự biện hộ rất thuyết phục từ một nhà văn nước ngoài, người chắc chắn không phải là bạn đúng nghĩa của Liên bang Xô Viết, về các đợt thanh trừng của Stalin. Ở đây, tôi muốn nói đến chính kiến của cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô, Johdeph Devils, trong bài báo của ông năm 1941 tại tò báo “Sundy Express”: “Sau khi Đức quốc xã tấn công vào Liên Xô có người đã hỏi: “Ông nghĩ thế nào về đội quân thứ năm ở nước Nga?”. Ông ta trả lời: “Ở nước Nga không có đội quân này, họ đã bị xử bắn hết rồi!”. Ong ta nói tiếp: “Một phần lớn thế giới đã có lúc cho rằng chiến dịch thanh trừng những năm 1935-1938 là tàn ác, xấu xa. Tuy nhiên, bây giờ đã trở nên rõ ràng chính chiến dịch đó là biểu hiện tầm nhìn chiến lược của Stalin và các cộng sự của ông”. Sau khi phân tích kỹ kế hoạch của Bukharin và Trotxki, Devils viết tiếp: “Có thể nói ngắn gọn là kế hoạch này chính là sự cấu kết toàn diện của họ với Đức quốc xã...”. Devils nhấn mạnh rằng: “Sự kháng cự của nhà nước Xô Viết - mà chúng ta đang được chứng kiến - sẽ là con số 0 nếu như Stalin và các đồng chí của ông không ra tay sớm tiêu diệt bè lũ phản bội”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:34:39 pm

        Qua phân tích của sự kiện, thấy rằng, cái gọi là các “đợt thanh trừng của Stalin” đã cho thấy một ý nghĩa khác. Stalin buộc lòng phải bảo vệ đất nước và Đảng khỏi các phần tử Trotxki và phái “bạo loạn quân sự”. Ông đã tiến hành cuộc đấu tranh này trên mặt trận lý luận từ trước đó rất lâu. Chỉ đến khi chiến tranh đã đến gõ cửa trực tiếp, khi bè lũ phản động đã đưa ra kế hoạch tiêu diệt các lãnh tụ Bônsêvich, lúc đó Stalin mới chuyển sang áp dụng các biện pháp mạnh, theo đòi hỏi của tình hình.

        Trong cuộc đấu tranh này, Stalin luôn ở thế phòng ngự, các chiến dịch thanh trừng là biện pháp bắt buộc để tiêu diệt phe đối lập - những kẻ đã ra tay trước khi tiến hành kế hoạch  khủng bố - ám sát các lãnh tụ của Đảng và lập ra các tổ chức chống lại đất nước.

        Các kết quả của chiến dịch làm trong sạch mà Stalin tiến hành không chỉ tiêu diệt chủ nghĩa Trotxki và các bè lũ chống nhân dân, chống chủ nghĩa xã hội - thắng lợi chủ yếu của Stalin, với tầm cỡ ý nghĩa lịch sử và thực tiễn, đó là sự tiêu diệt chủ nghĩa Xionism trên lãnh thổ Liên Xô. Cùng với chiến thắng chủ nghĩa Xionism, Stalin đã cứu nhân dân Xô Viết thoát khỏi ách nô lệ của một thế lực nguy hiểm không kém gì chủ nghĩa phát xít Đức, đó là ách nô lệ cho chủ nghĩa Xionism. Giả thiết rằng, nếu vào những năm 1920- 1930 bè lũ Trotxki giành được thắng thế trong “âm mưu chính trị” của chúng thì đất nước đã bị rơi vào vị thế nô lệ, có cái gì đó giống như tình cảnh đất nước ta vào đầu những năm 90.

        Nếu không có bè lũ Trotxki, bè lũ âm mưu bạo loạn, chông đối thì công cuộc xây dựng xã hội mới, không nghi ngờ gì, sẽ diễn ra thuận lợi hơn, lành mạnh hơn và hiệu quả hơn. Sẽ không diễn ra các đợt xét xử hàng loạt đã diễn ra theo âm mưu của Trotxki trong công cuộc tập thể hóa. Sẽ không diễn ra cuộc đàn áp giai cấp trung nông - Kulắc. Các đảng viên trẻ sẽ không bị lôi vào cuộc tranh luận triển miên nhằm bôi nhọ Stalin và các đồng chí của ông, sẽ không có các đợt bắt bớ hàng loạt...

        Các vụ bắt bớ, tù đày, giam giữ vào những năm 20 và đầu những năm 30. Đó chính là hậu quả hoạt động độc ác của phe chống đối, chính họ đã tạo ra làn sóng “tội lỗi” để rồi chúng lại đứng ra xét xử, vì chính chúng ngồi ở các cơ quan an ninh, nội vụ, tòa án, thẩm phán và các trại giam.

        Bạn đọc chắc sẽ rất thú vị nếu biết được bản thân Stalin suy nghĩ và đánh giá thế nào các âm mưu của phe bạo loạn và các phiên tòa xét xử vào các năm 1937-1938. Trong thư viện lưu trữ riêng của Stalin vẫn còn giữ được bản ghi bài phát biểu của ông trên Hội nghị mở rộng của Hội đồng quân sự. Các tài liệu lưu trữ này đã nằm trong thư viện hơn nửa thế kỷ và lần đầu tiên được công bố vào năm 1994 trên tạp chí “Ixtôchnhich” số 3. Vì rằng số báo này chưa đến được đông đảo bạn đọc, tôi sẽ tóm tắt rất ngắn gọn phần bản chất nhất để chứng minh rằng bè lũ phản loạn đã được xét xử theo đúng trình tự pháp luật chứ không phải bị áp đặt của một “nhà độc tài” nào đó như trong nhiều năm qua một số kẻ đã cố tình bóp méo sự thật.

        Trong bài phát biểu của mình, Stalin đã đưa ra nhiều chứng cứ về hành vi phản bội và tên tuổi của những kẻ phản bội. Để ngắn gọn, tôi chỉ trích các đoạn phân tích về các nguyên nhân đã dẫn bọn tội phạm đến con đường phản bội Tổ quốc.

        Stalin: Thưa các đồng chí! về vấn đề nhóm bạo loạn tiến hành hoạt động chống lại chính quyền Xô Viết thì bây giờ tôi chắc rằng không ai còn nghi ngờ gì. Khối lượng các chứng cứ khổng lồ và các lời thú tội của bản thân các kẻ phạm tội cũng như sự quan sát của các đồng chí đã từng làm việc tại các nơi xảy ra đã chứng tỏ không nghi ngờ gì về âm mưu bạo loạn quân sự chống lại chính quyển Xô Viết đã được phát xít Đức kích động và nuôi dưỡng.

        Người ta có thể mắng chúng là lũ lạc loài, lũ ngu ngốc hay là kẻ phản bội. Nhưng bản thân sự la mắng không giải quyết được vấn đề gì. Để hiểu một cách tường tận và giải quyết đến tận gốc rễ âm mưu này, thì cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng, nghiên cứu đến tận cùng, tìm ra các biện pháp để sau này những âm mưu tương tự sẽ không tái diễn ở nước ta. Chính là tôi muốn nói một số ý kiến về vấn đề này.

        Trước hết, chúng ta hãy chú ý đến các nhân vật đứng ở vai trò lãnh đạo nhóm bạo loạn quẩn sự này. Trotxki, Rưcốp, Bukharin đó là các nhà lãnh đạo chính trị. Tôi muốn bổ sung vào nhóm đó một nhân vật, đó là Ruđgiutac, kẻ đã đóng vai trò lãnh đạo và hành động rất khôn ngoan. Mọi người đã nhầm lẫn về các nhân vật này, trên thực tế chúng là gián điệp của Đức quốc xã như Carakhan, Enukiđgie. Tiếp đó là các tên tuổi: Iagôđa, Tukhachepxki (như các nhà quân sự), Iakir, Ubôrêvích, Krốc, Êiđeman, Gamarnhich, tất cả 13 người. Vậy họ là những người thế nào? Sẽ rất là thú vị tìm hiểu điều này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:49:37 pm

        Người ta nói rằng Tukhachepxki là kẻ điền chủ, có người lại nói ông ta là một cha cố. Cách tiếp cận này thưa các đồng chí không giải quyết được vấn đề gì cả. Khi người ta nói về các quan lại như kẻ thù của nhân dân là muốn để cập đến khái niệm các giai cấp, các tầng lớp khác nhau. Nhưng ở đây không hoàn toàn như vậy, không phải mọi người trong các tầng lớp trên đều không thể phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp công nhân. Chính Lênin cũng đã là thuộc tầng lớp công chức. Các đồng chí có biết điểu đó không?

        Chính Enghen cũng xuất thân từ gia đình một ông chủ nhà máy, không xuất thân từ giai cấp vô sản. Chính Enghen đã điều hành các nhà máy để có điều kiện nuôi dưỡng K.Mark. Chécnưxépxki là con một cha cố, ông là một con người tốt. Nhưng ngược lại Xerebriacốp xuất thân là công nhân, mà như các đồng chí đã thấy, ông ta tồi tệ đến thế nào? Lipsix là một công nhân, một công nhân ít học, vậy mà đã trở thành gián điệp. Vì vậy chủ nghĩa xuất thân không phải là đúng với mọi người, đó không phải là cách tiếp cận của chủ nghĩa Mark.

        Trong chúng ta vẫn còn một cách nhìn nhận sai lầm khác, nhiều người hay nói rằng: vào năm 1922 người này đã từng ủng hộ Trotxki. Cách này cũng không đúng, con người ta có thời kỳ còn non trẻ, đơn giản là chưa đủ bản lĩnh để nhận ra vấn đề, hãy còn non về chính trị. Ngay Đjedinxki cũng đã từng ủng hộ Trotxki, mà không chỉ ủng hộ bằng biểu quyết mà còn ủng hộ công khai khi Trotxki chống Lênin lúc Lênin còn sống. Các anh có biết điều đó không? Ông ta không phải là người chấp nhận sự thụ động. Đó là một nhân vật ủng hộ Trotxki tích cực và ông ta còn muốn dùng cả Tổng cục tình báo Chính trị (GPU) để ủng hộ Trotxki. Nhưng ông ta đã không thực hiện được điều đó. cả Anđréep vào năm 1921 cũng đã từng là phần tử Trotxki tích cực!

        Vậy cách tiếp cận thứ hai này đã loan truyền trong các đồng chí và trong Đảng nói chung cũng là không đúng. Tôi muốn nói là không phải bao giờ cũng đúng, nhưng chúng ta rất hay gặp.

        Như vậy có nghĩa là khi khắc họa bản chất của các nhân vật chính của vụ án này tôi cũng sẽ không đi theo các cách tiếp cận sai trái ấy. Chúng ta cần một cách tiếp cận thứ ba để vạch trần bản chất của các phần tử cầm đầu âm mưu bạo loạn này. Đó là phương pháp phân tích hoạt động của con người qua công việc thực tế và trải qua trong nhiều năm.

        Tôi đi thẳng vào vấn đề. Trong số 13 nhân vật nêu ở trên có mười là gián điệp. Trotxki là kẻ tổ chức cả nhóm, hắn tính toán là bằng mọi cách cung cấp thông tin cho bọn Đức, làm sao để người Đức và người Nhật nghĩ rằng Trotxki có tổ chức, có lực lượng. Chúng ta không có bằng chứng về việc Rưcốp trực tiếp đưa thông tin cho người Đức, nhưng chính ông ta đã cổ vũ cho người khác làm việc đó. Enukiđgie và Carakhan có quan hệ rất mật thiết với ông ta và chúng chính là gián điệp. Chúng ta biết rất rõ họ đã nhận tài liệu từ ai? Và trao tài liệu cho ai, đó chính là một nhân vật trong Đại sứ quán Đức.

        Chúng ta cũng không có bằng chứng về việc Bukharin và Gamarnhich trực tiếp cung cấp tài liệu cho người Đức, nhưng họ liên quan trực tiếp đến Enukiđgie và Carakhan, Ruđgintac, Ubôrevích. Iakir... Những kẻ thường xuyên trao đổi thông tin với bộ tham mưu của Đức.

        Những kẻ còn lại, như tôi đã nêu, Iagôđa cũng là gián điệp. Ở ủy ban an ninh có một thông lệ thế này: Những kẻ tham gia vào âm mưu phản bội được cho ra nghỉ ở nước ngoài và trong thời gian ở nước ngoài đã để bọn Đức quốc xã khai thác thông tin và khi trở về họ đã được thanh toán đầy đủ. Iagôđa đã nói với bọn này: Tôi biết rằng bọn Đức đã trả công cho các anh, cái đó thì tùy, nhưng chỉ biết rằng các anh là người của tôi và phải làm những gì mà tôi yêu cầu và hãy im lặng, nếu không tôi sẽ báo cho Trung ương biết các anh là gián điệp của Đức. Điểu này ông ta đã tự thú nhận và những thuộc hạ của ông ta cũng đã thừa nhận. Ông ta đã làm như vậy với Vôlôvích - gián điệp của Đức, với Pauker- Iagôđa, Tukhachepxki, các anh đã đọc lời khai chưa?

        Ông ta đã chuyển cho bộ tham mưu Đức quốc xã bản kế hoạch tác chiến bí mật của chúng ta. Điều này đã được đối chứng từ đại diện bộ tham mưu quốc xã. Đó chính là gián điệp. Còn Iakir, ông ta đã truyền thông tin cho bộ tham mưu Đức một cách hệ thống. Ông ta đã khai là có bệnh thận và sang đó để chữa bệnh. Còn những kẻ khác như

        Charakhan, Eiđeman đều là gián điệp của Đức. Tất cả họ, mười người là gián điệp và ba người là những kẻ tổ chức đứng đằng sau.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:57:07 pm

        Có thể có người đặt câu hỏi, tại sao lại như vậy, ngày hôm qua họ còn là đảng viên cộng sản, vậy mà nhanh chóng trở thành tay sai của quân Đức. Họ đã được trả công thế nào? Hôm nay chỉ là một yêu cầu về thông tin, nếu anh không nộp thông tin thì chúng tôi đã có hóa đơn trả tiền, và chúng tôi sẽ công bố. Vì quá sợ bị lộ họ đã cung cấp tiếp thông tin. Hôm sau, bọn Đức lại đòi hỏi thông tin nhiều hơn và trả tiền nhiều hơn. Sau đó sẽ là lúc bọn Đức yêu cầu gây bạo loạn.

        Hạt nhân của âm mưu này là 13 kẻ phản bội đã nêu ở trên, đã bán linh hồn cho Đức quốc xã và bị bọn chúng thúc đẩy phải tổ chức bạo loạn. Tôi cho rằng bọn người này đã trở thành con rối trong tay Đức quốc xã.

        Tukhachepxki là một nhân vật rất đặc biệt. Tôi đã từng hỏi ông ta: Làm thế nào mà trong ba tháng anh có thể xây dựng một sư đoàn đến bảy ngàn quân sư đoàn gì mà chỉ có bảy ngàn quân? Đó chỉ có thể là một sư đoàn không có pháo binh, hoặc là một sư đoàn có pháo binh mà lại không có các đơn vị yểm trợ. Nói chung, đó không phải là một sư đoàn đó là một mớ hỗn độn. Tôi có hỏi Tukhachepxki: Anh là một người tự cho là hiểu biết trong lĩnh vực quân sự, tại sao anh lại đưa quân số một sư đoàn có 7.000 người mà lại đòi hỏi phải có 60-90 khẩu cối và 20 khẩu pháo? Phải có được từng đó xe tăng, từng đó khẩu pháo? Từng đó khẩu đại liên? Ở đây chỉ có thể là một trong hai con đường: Hoặc là không có vũ khí hiện đại gì mà chỉ toàn súng trường, hoặc là phải trang bị toàn vũ khí hiện đại.

Lũ người này chỉ có thể gọi là tay sai của Đức quốc xã chúng âm mưu làm gián điệp cho Đức, âm mưu trao Lêningrad, Kiép cho Đức. Bọn ngu ngốc này tưởng rằng chúng ta mù tịt không biết gì. Chúng âm mưu bắt toàn bộ chính phủ ở Kremli, rất may là chúng ta đã biết tất cả.

        Và bây giờ tất cả các vị từng là cán bộ chính trị, các vị lãnh đạo đang ngồi và khóc trong nhà tù.

        Vấn để thứ hai - Tại sao các vị quan này lại dễ dàng bị mua chuộc như vậy? Trong số 300-400 vị, cũng đã từng có một số là người tốt.

        Nếu nói rằng họ là những người có tài năng thì tôi không dám chắc. Đã bao nhiêu lần họ công khai chống lại Lênin, chống lại Đảng và mỗi lần đều thất bại, rồi bấy giờ họ lại dấy lên âm mưu bạo loạn và lại bị phát giác. Họ cũng không phải là tài năng gì, từ năm 1921 đến 1937 luôn bị thất bại.

        Vậy tại sao họ lại dễ dàng bị mua chuộc như vậy? Đây là vấn để rất nghiêm trọng. Tôi cho rằng, bằng cách nào đó họ tỏ ra bất mãn. Trước kia họ đã từng là người của Trotxki, của Dinôviép và nay họ không được thăng tiến như ý muốn, trong khi họ cho rằng mình là người rất có khả năng.

        Bắt đầu từ các nhóm tư tưởng bất mãn, sau đó thì đi xa hơn. Họ lý luận thế này để lôi kéo người khác: Đấy, bây giờ ủy ban an ninh là của chúng tôi, điện Kremli trong tay chúng tôi, vì rằng Pêtecsơn là phe chúng tôi, quân khu Moxcơva cũng trong tay chúng tôi. Hãy gia nhập đội ngũ ngay, nếu không ngày mai chúng tôi cướp được chính quyền thì các anh không có sơ múi gì. Một số phần tử yếu đuối, thiếu kiên định đã tin theo họ.

        Vấn để thứ ba - Tại sao chúng ta quá do dự như vậy trong xử lý vấn để này? Các dấu hiệu thì đã có. Vào tháng hai, chúng ta đã họp hội nghị Trung ương. Có cái gì đó do dự, vấn đề ở đây là gì? Có thể là do chúng ta không có khả năng, hay là chúng ta đã làm ngơ? Có lẽ có cả hai nguyên nhân.

        Tất nhiên, quân đội luôn gắn liền với đảng, với đất nước, mà ở trong đảng như chúng ta đã biết người ta đã nghĩ nhiều về các thành tích đã đạt được: nào là kế hoạch luôn hoàn thành, đời sống mỗi ngày khá hơn, vị thế của đất nước trên trường quốc tế ngày càng cao, quân đội từ các đơn vị đến cấp chỉ huy tối cao đều rất ổn, lực lượng hùng mạnh, tất cả mọi thứ đều tiến về phía trước. Một số người bắt đầu thỏa mãn và nghĩ rằng: Còn gì là không tốt nữa, chả lẽ trong lúc mọi cái đểu tốt lại có kẻ định làm phản ư? Đó chính là sự mất cảnh giác chính trị.

        Thành tích là rất tốt và chúng ta phấn đấu để có nhiều thành tích. Nhưng bên cạnh đó, thành tích có cái bóng của nó. Đó là bệnh tự mãn - Đó chính là điều tôi muốn nói về tín hiệu cảnh báo. Tôi muốn nói là các tín hiệu cảnh báo từ cơ sở rất yếu. Giá như chúng ta cảnh báo sớm hơn như Lênin đã từng dạy rằng mỗi đảng viên cộng sản, mỗi một người ngoài đảng có trách nhiệm nói lên các yếu điểm, phải nhận xét và đưa ra ý kiến. Đáng lẽ ra từ Trung ương phải có một phương tiện để kiểm tra, đó là kiểm tra công việc mà kết quả của công việc cụ thể thì chỉ có cơ sở là nhìn thấy rõ nhất.

        Chúng ta còn có khuyết điểm là thiếu kiểm tra từ trên xuống. Chúng ta lập ra Bộ tổng tham mưu là để làm gì? Chính là để kiểm tra các tư lệnh quân khu. Tôi chưa hề nghe thấy về việc Bộ tổng tham mưu tiến hành kiểm tra con người cụ thể, rằng họ đã biết được điều gì đó không bình thường của Ubôrêvích (tư lệnh quân khu Bêlôrutxi - N.D) và vạch trần các âm mưu của ông ta. Điều đó là không chấp nhận được. Tất nhiên có một thực tế là người ta không dám động đến các tư lệnh quân khu. Điều này là không được. Bộ tổng tham mưu tồn tại là để từng ngày kiểm tra mọi việc, đưa ra các ý kiến, điều chỉnh các sai lầm. Tôi chưa nhìn thấy dấu hiệu chứng minh rằng Bộ tổng tham mưu đã đứng ở một tầm cao cần thiết để lựa chọn cán bộ. Không chú ý đầy đủ đến việc bổ nhiệm và phân bổ cán bộ chỉ huy các cấp. Chúng ta chưa chú ý khi bổ nhiệm Tổng cục cán bộ cũ, trong một thời gian dài đã có các nhân vật như Garcayưi, Xayixki, Phendman, Ephimốp ngồi ở vị trí này. Mà họ thì không hề có một chút thực tế nào. Đâu là điểm yếu của họ? Đó chắc là vì họ không có liên hệ với nhân dân. Họ tìm cách chỉ huy từ trên xuống, tìm cách tách rời nhân dân, tách ròi quân đội và dựa vào bè lủ Đức quốc xã, có người lo sợ rằng thay đổi một số lượng lớn cán bộ chỉ huy như vậy thì lấy đâu ra người. Xin nói rằng, trong quân đội chúng ta có rất nhiêu tài năng. Không nên sợ khi tiến cử các cán bộ trẻ từ dưới lên.

        Vì vậy, chúng ta cần tìm kiếm mở rộng đội ngũ cán bộ tốt... Đây là vấn đề không nhỏ. Trong số chúng ta có một số còn mơ hồ. Nếu trong thực tế, số cán bộ này tự giác khai báo thì nên tha thứ cho họ, cần giúp đỡ họ. Cũng như trước kia khi giặc cướp đã đầu hàng, nộp vũ khí thì chúng ta tha thứ cho họ, sự tha thứ là cần thiết. Tôi xin hứa như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:44:29 pm
   
Phần II

THANH GƯƠM ĐAMÔCLÉT
CỦA CHIẾN TRANH

       “Nếu tóm tắt lại các thành tựu của hoạt động đối ngoại từ năm 1931 đến 1941, thì cái được cơ bản là mặc dù chịu sự thúc đẩy của Anh và Mỹ, nhưng Liên bang Xô Viết đã tránh bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh với Đức. Nếu không, vào mùa hè năm 1939 chúng ta đã bị đơn độc lôi cuốn vào hai cuộc chiến tranh một lúc. Đó là chiến tranh chống Đức ở phía Tây và chống Nhật ở phía Đông... Sự ký kết hiệp ước không xâm lược lẫn nhau ký với Đức là bước đi đúng đắn về chính trị của chúng ta. Nó đã đem đến cho chúng ta một khoảng thời gian vô cùng quý giá để chuẩn bị tốt hơn cho công cuộc phòng thủ của đất nước...

        Tinh hình trở nên căng thẳng từng ngày và rất có thể chúng ta sẽ bị phát xít Đức tấn công bất ngờ


I. STALIN        

       (Trích phát biểu tại Hội nghị Bộ chính trị Đảng Bônsêvich Nga mở rộng cuối tháng 5 năm 1941)


SỰ XÍCH GẦN LẠI VỚI ĐỨC -  CUỘC ĐÀM PHÁN BÍ MẬT
(Tháng 8 và 9 năm 1939)

        Trong các cư dân của thành phố Danzig có một giáo sĩ tên là Ligi Nassi Burckhardt. Công việc của ông ta là duy trì các hoạt động nghi lễ của nhà thờ thành phố. Burckhardt thường xuyên sống ở Thụy Sĩ, về học vấn thì ông ta là một nhà lịch sử, còn theo thế giới quan thì ông ta là tín đồ của nền đế chế thứ ba. Sau này ông ta có viết hồi ký, trong đó có một đoạn như sau:

        Ngày 10 tháng 8 năm 1939 thủ lĩnh phát xít của thành phố là Phoxter đã gọi điện về nhà cho Burckhardt và nói:

        - Hitle muốn gặp ông vào bốn giờ chiều mai tại Obersalzberg.

        - Nhưng điều này là không thể được... Và làm sao tôi có thể đến kịp vào chiều mai?

        - Tất cả đã được tính trước rồi. Hitle sẽ gửi đến cho ông một máy bay riêng. Hôm nay vào lúc nửa đêm máy bay sẽ tới. Ông nhớ rằng chuyến đi này không được lộ cho ai biết...

        Burckhardt đã thông báo lời mời này cho Luân Đôn và Paris biết. Bộ trưởng ngoại giao Anh yêu cầu Burckhardt nói chuyện trực tiếp với Hitle để làm sao biết được kế hoạch chi tiết của Hitle vào giai đoạn tới.

        Burckhardt đã đến Obersalzbezg đúng giờ quy định, tại đó ông được đưa lên một chiếc ô tô đã được chờ sẵn để đưa đến dinh thự riêng của Hitle trên đồi.

        Ngay từ những câu đầu tiên, Hitle đã tập trung vào vấn đề  Ba Lan:

        - Ba Lan trực tiếp uy hiếp đến thành phố Danzig. Các báo chí Ba Lan tuyên bố cùng một giọng. Nếu xảy ra bất kỳ một sự khiêu khích nào, tôi sẽ không cần cảnh cáo mà ra lệnh tiêu diệt người Ba Lan ngay!

        - Nhưng điều đó có nghĩa là một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra - Burckhardt nói.

        - Cứ để xảy ra như vậy, nếu tôi là người điều hành chiến tranh thì tôi sẽ làm cho mọi việc diễn ra vào ngay ngày hôm nay, khi tôi mới 50 tuổi, chứ không phải chờ đến khi đã 60 tuổi. Về bản chất, Đức rất cần ngũ cốc và đồ gỗ. Để có được lúa mỳ và gỗ, nước Đức phải có thuộc địa, phải chiếm được phía đông. Tôi không đòi hỏi gì ở các nước phương Tây, kể cả bây giờ và trong tương lai, những gì mà tôi đã vẽ ra chỉ là giả tưởng. Tôi cần rảnh tay để chiếm phía đông.

        Cuối cùng Hitle nói toạc ra: những gì mà tôi đã nói ra đều là để chống lại nước Nga. Tôi rất cần đất đai của Ucraina, để không bao giờ quân đội bị lo lắng về lương thực.

        Ông ta nhắc đi, nhắc lại vấn đề này, dường như cố ý để Burckhardt nhớ kỹ hơn và sẽ truyền đạt cho đến địa chỉ mà Hitle cần truyền đến. Khi đưa tiễn Burckhardt ra cửa Hitle còn nói:

        - Tôi muốn sống trong hòa bình với Anh quốc. Tôi bảo đảm với chính phủ Anh về hòa bình và sẵn sàng ký với nước Anh hiệp ước tôn trọng lẫn nhau.

        - Ông ta thậm chí còn biểu lộ sẵn sàng gặp bất cứ ai trong chính phủ Anh để bàn vấn để này.

        Sau cuộc gặp với Hitle, Burckhardt lập tức bay tới Baden và bí mật thông báo tin này cho đại diện Bộ ngoại giao Anh và Pháp. Tuy nhiên, cả Burckhardt, cả các quan chức Anh và Pháp đều không biết rằng đây là âm mưu có tính toán trước của Hitle nhằm che giấu kế hoạch đánh Ba Lan, bó buộc các nước phương Tây không dám hành động bằng các lời hứa hẹn của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:45:38 pm

        Chính trong thời gian này, các phái bộ quân sự phương Tây đang có mặt ở Moxcơva và Hitle đã ngăn cản việc ký kết một hiệp ước giữa nước Nga Xô Viết và các nước phương Tây bằng miếng bánh với các lời hứa hẹn không bao giờ tấn công các nước phương Tây.

        Để các độc giả thấy rõ hơn âm mưu và sự tráo trở của Hitle, tôi sẽ đưa ra một vài số liệu và thời gian của sự kiện. Chúng ta đã biết là Hitle gặp Burckhardt vào ngày 11 tháng 8. Trong khi đó kế hoạch tấn công Ba Lan lúc đó đã được chuẩn bị xong và đều đã được phê duyệt, các quân đoàn đã chuyển sang trạng thái sẵn sàng. Ngày 5 tháng 8, tức là sáu ngày trước khi có cuộc gặp trên, Bộ trưởng An ninh Đức Henrich đã bí mật triệu Anphred Nauzokx đến tổng hành dinh của ông ta tại Berlin. Chúng ta đều biết đây là nhân vật đã tạo ra các chứng cứ giả về vụ Tukhachepxki và các tướng lĩnh Xô Viết khác. Henrich đã giao cho Nauzokx nhiệm vụ chuẩn bị và tiến hành chiến dịch để tạo cớ tấn công Ba Lan. Vụ giả danh gây hấn này đã trở thành nổi tiếng, rất nhiều tác giả đã viết về nó, vì vậy tôi chỉ cố gắng tóm tắt các sự kiện chính.

        Một nhóm trinh sát Đức đã mặc giả quân phục của Ba Lan và vờ tấn công vào một trạm radio phát sóng của Đức tại thành phố Krayixe, tại hiện trường giả vương vãi các tài liệu của Ba Lan và các xác chết mang quân phục Ba Lan bỏ lại.

        Bộ máy tuyên truyền của Đức quốc xã lập tức loan tin về vụ khiêu khích của Ba Lan và sáng sớm ngày 1 tháng 9 năm 1939, vào lúc 4 giờ 45 phút sáng các binh đoàn của Đức đã vượt qua biên giới Ba Lan trên suốt chiều dài biên giới. Ngày này trong lịch sử được xác định là ngày bắt đầu đại chiến thế giới lần thứ hai. Sau chiến tranh, Nauzokx (một trong các tội phạm chiến tranh tại Tòa án Nuremberg) đã viết trong hồi ký “con người đã mở đầu chiến tranh” trong đó hắn đã thừa nhận vụ khiêu khích giả này: "... cần phải tìm một người có thể tạo ra được cớ trực tiếp, hay nói cách khác là người bóp cò súng. Tôi chính là người đó...”.

        Cuộc gặp của Hitle với Burckhardt diễn ra ngày 11 tháng 8 thì ngày 12 tháng 8 bắt đầu hội nghị các phái bộ quân sự Nga và Anh, Pháp tại Moxcơva.

        Stalin rất quan ngại về các hành động xâm lược của Hitle ở châu Âu, ông đã có đủ tài liệu thông tin về việc Hitle đang chuẩn bị để tấn công Liên Xô. Vì vậy, ông cố gắng để thuyết phục các nước phương Tây ký kết hiệp ước cùng nỗ lực chống xâm lược. Tuy nhiên, rất nhiều nhà lãnh đạo Anh và Pháp vẫn tin tưởng vào lời hứa của Hitle là chỉ tấn công sang phía đông chống lại nhà nước Xô Viết, vì vậy họ cho rằng không có gì nguy hiểm cho Anh và Pháp. Việc đàm phán với Liên Xô chỉ tiến hành về hình thức, trên thực tế họ lại mong Đức nhanh chóng tấn công Liên Xô. Họ hiểu rằng Hitle không bao giờ muốn một hiệp ước như vậy được ký kết. Đã rõ là Anh và Pháp chỉ tìm cách kéo dài thời gian, chứ không muốn ký hiệp ước chung với nước Nga. Như chúng ta đã biết, mãi đến ngày 5 tháng 8 các đoàn đàm phán Anh và Pháp mới khởi hành bằng chuyến tàu chở hàng và được chỉ đạo bằng phương châm: đàm phán một cách chậm chạp, theo dõi các biến cố chính trị.

        Đoàn đại biểu nước Nga Xô Viết do Bộ trưởng Dân ủy quốc phòng, Nguyên soái Vôlôsilốp dẫn đầu. Các thành viên bao gồm: Tổng tham mưu trưởng Sapôxnhicốp, Bộ trưởng dân ủy hải quân, đô đốc Cudơnhetxốp, Tư lệnh không quân Loctionốp và Phó tổng tham mưu trưởng Xmôrôdinốp. Thành phần đoàn cho thấy quyết tâm của phía Liên Xô sẵn sàng đàm phán một cách nghiêm túc.

        Cuộc đàm phán bắt đầu ngày 12 tháng 8, nhưng đến 14 tháng 8 thì đã rõ là sẽ không dẫn tới một kết quả tích cực nào. Các sự kiện đã cho thấy là cả ba quốc gia đều chưa đánh giá hết ý đồ nguy hiểm của phát xít Đức. Lập trường của Anh và Pháp thì đã rõ, nhưng kể cả đoàn của Liên Xô cũng chưa nỗ lực tối đa, Vôlôsilốp chưa có đủ kinh nghiệm ngoại giao để tìm được giải pháp dung hòa mềm dẻo. Trong lúc đó, ở London, phía Anh đã triển khai một số bước để tìm cách đàm phán với phát xít Đức.

        Đánh giá đầy đủ tình hình và biết rằng cuộc đàm phán ở Moxcơva giữa các phái đoàn Anh - Pháp và Nga khó mà thành công, Hitle đã quyết định một bước đi táo bạo để tránh phải đối đầu với một liên minh lớn mạnh.

        Các kênh ngoại giao của Đức bắt đầu loan truyền khả năng xích lại gần Liên Xô của Đức. Do không tìm được cách tiếp cận với Anh và Pháp, Stalin đã quyết định không loại bỏ khả năng tiếp cận của Đức. Do kết quả các cuộc tiếp xúc của đại sứ Nga tại Berlin Axtakhốp và đại sứ Đức tại Nga với Molotốp, cả hai bên đã thỏa thuận được về chuyến đi của ngoại trưởng Đức Ritbenxtrốp đến Moxcơva.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:47:39 pm

        Sau các cuộc gặp cấp bộ trưởng và đại sứ, Hitle và Stalin đã trao đổi điện văn. Sau đây là bức điện của Hitle gửi ngày 20 tháng 8 năm 1939.

        Thưa ngài Stalin, Moxcơva.

        1.Tôi chân thành chào mừng việc ký hiệp ước buôn bán mới giữa Đức và Nga như bước đầu tiên trong việc tái xác lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Nga.

        2. Việc ký kết hiệp ước về không tấn công Liên Xô là chính sách lâu dài của Đức, vì thế, Đức sẽ điều chỉnh đường lối chính trị trong hàng thế kỷ đã đem lại lợi ích cho cả hai nước. Trong tình hình hiện nay, chính phủ Đức quyết định sẽ hành động phù hợp với những thay đổi đã diễn ra từ lâu giữa hai nước.

        3. Tôi nhận bản dự thảo về hiệp ước không xâm lược do Bộ trưởng ngoại giao của ngài Molotốp chuyển đến và cho rằng cần phải nhanh chóng làm rõ các vấn đề có liên quan.

        4. Tôi tin tưởng rằng, biên bản bổ sung mà phía Liên Xô yêu cầu sẽ nhanh chóng được hoàn tất, nếu như đại diện có thẩm quyền của phía Đức trực tiếp đến đàm phán tại Moxcơva, nếu không có biện pháp tích cực như vậy thì phía Đức thấy rất khó có thể hoàn tất bản thỏa thuận bổ sung trong một thời gian ngắn.

        5. Sự căng thẳng giữa Đức và Ba Lan đã vượt quá ngưởng cho phép. Hành vi của phía Ba Lan đối với cường quốc có thể gây ra khủng hoảng vào bất kỳ ngày nào. Đứng trước nguy cơ này, nước Đức thây rang trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ quyết tâm bảo vệ quyền lợi của mình bằng mọi phương tiện mà Đức có.

        6. Theo tôi, tôi mong muốn trong khuôn khổ ý định của hai quốc gia, chúng ta không nên để mất thời gian thêm nữa mà cần nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mới trong quan hệ của chúng ta. Vì vậy, tôi một lần nữa đề nghị phía Liên Xô đồng ý tiếp Bộ trưởng ngoại giao của chúng tôi vào ngày thứ ba 22 tháng 8, chậm nhất là ngày thứ tư 23 tháng 8. Bộ trưởng ngoại giao của chúng tôi sẽ có toàn quyền trong việc xây dựng và ký kết kể cả hiệp ước không tấn công lẫn nhau lẫn các biên bản khác. Trong khi tinh hình quốc tế đang diễn biến phức tạp, Bộ trưởng ngoại giao Đức không thể ở lại Moxcơva quá một hoặc hai ngày. Tôi sẽ rất hân hạnh nếu nhận được sớm thư trả lời của ngài

Adonphơ Hitle.       

        Hitle hiểu rất rõ rằng phía Anh và Pháp tìm cách kéo dài các cuộc đàm phán, thậm chí các đoàn đại biểu hoàn toàn không có đủ thẩm quyển ký kết bất cứ văn kiện nào. Không phải ngẫu nhiên mà phía Đức đề nghị Bộ trưởng ngoại giao Đức chỉ đến Moxcơva trong vòng 1 hoặc 2 ngày và ông ta có toàn quyền để ký kết các thỏa thuận giữa hai bên. Hitle đang rất vội.

        Cũng đúng vào ngày 21 tháng 8 năm 1939, Stalin đã điện trả lời cho Hitle:

        Gửi ngài Hitle, Thủ tướng Nhà nước Đức.

        Tôi cảm ơn vì bức thư của Ngài.

        Tôi hy vọng hiệp ước Nga-Đức về không xâm lược lẫn nhau sẽ trở thành bước ngoặt chính trị quan trọng trong việc cải thiện quan hệ chính trị giữa hai nước chúng ta.

        Nhân dân cả hai nước chúng ta rất cần quan hệ hòa bình giữa hai nước. Quyết định của nhà nước Đức về việc ký kết hiệp ước không tấn công lẫn nhau là nền tảng rất quan trọng để giải tỏa các căng thẳng chính trị và thiết lập nền hòa binh, hợp tác giữa hai quốc gia.

        Chính phủ Xô Viết trao toàn quyền cho tôi thông báo với Ngài rằng, chính phủ Xô Viết đồng ý để ngài Ritbenxtrốp (Bộ trưởng ngoại giao Đức-ND) đến Moxcơva vào ngày 23 tháng 8.

I. Stalin       

        Đó là sự mở đầu của một “trò chơi chính trị” rất riêng biệt giữa hai nhà độc tài.

        Thông thường trong những “trò chơi” này thì người ta thường nói và viết một đằng, nhưng trong thực tế lại hành động theo một cách khác. Xin nhắc lại một đoạn đối thoại của Hitle với Burckhardt 9 ngày trước khi gửi thư cho Stalin:

        “Tôi muốn sống trong hòa bình với Anh quốc. Tôi sẵn sàng bảo đảm với chính phủ Anh rằng... tôi sẽ tiến hành mọi biện pháp để chống lại nước Nga”. Chúng ta có điều kiện để nắm được ý đồ thâm hiểm của Đức không phải thông qua dư luận mà là chính từ Hitle. Một ngày sau khi nhận được thư của Stalin - tức ngày 22 tháng 8 năm 1939, Hitle đã gặp tất cả các đại tư lệnh các binh chủng quân đội Đức tại Obergian - bergd.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:49:26 pm

        Tại cuộc gặp này Hitle đã nói:

        "... Tướng Brauchits báo cáo tôi rằng cuộc chiến với Ba Lan sẽ kết thúc trong vòng vài tuần. Nếu như ông ta báo cáo rằng cần đến 1 hoặc 2 năm để làm việc đó thì tôi đã không ra lệnh tấn công ngay và hiệp ước sẽ không được ký với Nga mà là ký với Anh, chúng ta không thể tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài. Tôi đã biết Dulles và Chemberlain 1 từ dạo ở Munkhen, họ chỉ là một lũ hèn nhát. Nước Ba Lan sẽ bị chiếm đóng bởi người Đức và nói chung đối với nước Nga, chúng ta cũng sẽ làm như đã làm với Ba Lan, sau khi Stalin chết, vì ông ta là con người ốm yếu, chúng ta sẽ thanh toán nước Nga. Lúc đó mặt trời đế chế Đức sẽ chiếu rọi khắp thế giới.

        Tình hình của chúng ta hiện nay thuận lợi hơn bao giờ hết... Cuộc tấn công vào Ba Lan sẽ bắt đầu vào sáng sớm ngày chủ nhật. Tôi sẽ cho một số đại đội mặc binh phục Ba Lan và đột nhập vào vùng thượng Xilêdi - Thế giới có tin hay không đối với tôi không quan trọng, thế giới chỉ cần biết rằng chúng tôi đã chiến thắng.

        ... Việc thay đổi quan hệ với Nga tôi đã tiến hành từng bước, đầu tiên là các hiệp ước thương mại rồi chuyển sang các quan hệ chính trị... Bốn ngày trước đây tôi đã đi một bước quan trọng và ngày hôm qua phía Nga đã trả lời là họ sẵn sàng ký hiệp ước, đã thiết lập được kênh tiếp xúc trực tiếp với Stalin. Hai ngày nữa Ritbenxtrốp sẽ ký hiệp ước...”. Nhưng trên thực tế, các tuyên bố công khai được tiến hành theo một cách khác hẳn.

        Ngày 23 tháng 8 năm 1939, Ritbenxtrốp đến Moxcơva và lập tức có cuộc gặp ba tiếng đồng hồ với Stalin và Molotốp. Ngay chiều tối hôm đó là vòng đàm phán thứ hai, và tiếp đó là lễ ký hiệp ước nổi tiếng về “không tấn công lẫn nhau" giữa Đức và Liên Xô.

        Trong các cuộc gặp với Molotốp vào đầu những năm 80, tôi đã hỏi ông ta về quá trình đàm phán và ký kết hiệp ước này. Những tư liệu, lồi kể của Molotốp và bản ghi âm lời dịch của phiên dịch Đức đã cho thấy những gì đã được bàn trong buổi tối hôm đó tại điện Kremli.

        Khi nói về Nhật, Ritbenxtrốp nói:

        - Tình hữu nghị Đức - Nhật không nhằm mục đích chống lại Liên Xô, hơn thế chúng tôi còn đóng góp để tạo ra sự ổn định trong quan hệ giữa Liên Xô và Nhật. Nếu ngài Stalin quan tâm vấn đề này tôi xin bảo đảm là sẵn sàng hành động theo hướng đó và dùng ảnh hưởng của mình tác động tới chính phủ Nhật Bản.

        Stalin suy nghĩ một lát và nói:

        - Chính phủ Xô Viết mong muốn tăng cường quan hệ với Nhật. Tuy nhiên, phía Nhật lại thường xuyên khiêu khích. Nếu Nhật muốn chiến tranh, họ sẽ được nhận chiến tranh. Liên Xô không sợ chiến tranh và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng nếu Nhật muốn hòa bình - điều đó tốt hơn nhiêu, tôi cho vai trò của Đức trong việc này là có hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi muốn phía Nhật hiểu rằng đó là do Liên Xô chủ động để nghị.

        - Chúng tôi sẽ làm đúng như ông mong muốn -  Ritbenxtrốp nói - Tôi sẽ tiếp xúc ngay với đại sứ Nhật tại Berlin.

        Trả lời câu hỏi của Stalin về quan hệ Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, Ritbenxtrốp nói:

        - Chúng tôi có thông tin là phía Anh đã bỏ ra 5 triệu Sterling để tuyên truyền chống Đức ở Thổ Nhĩ Kỳ.

        Stalin cho rằng: Theo các thông tin của tôi, phía Anh đã bỏ ra số tiền lớn hơn 5 triệu bảng để mua chuộc các chính khách Thổ Nhĩ Kỳ và nói chung các hành động của chính phủ Anh rất khó hiểu.

        - Phía Anh luôn cố phá vỡ quan hệ giữa Đức và Nga -  Ritbenxtrốp nói - Nước Anh rất yếu và họ muốn các nước khác tôn vinh họ là cường quốc.

        - Quân Anh rất yếu - Stalin đồng ý - Hạm đội của Anh không giữ được truyền thống từ xưa.

        Ritbenxtrốp đồng ý và nói với Stalin:

        - Gần đây phía Anh lại đưa ra các hành động sai lầm như dạo 1914. Tôi đã đề nghị Hitle thông báo với người Anh là nếu quan hệ Đức - Ba Lan có vấn đề gì dẫn đến các hành động thù địch của Anh thì Đức sẽ ném bom London.

        Stalin nói:

        - Mặc dù có nhiều điểm yếu, nhưng nước Anh sẽ tiến hành chiến tranh rất mềm dẻo và khôn ngoan, nếu tính cả đồng minh thân cận là Pháp thì cần nhớ rằng Pháp đã bố trí quân đội rất cẩn thận.

        Ritbenxtrốp trả lời:

        - Quán Pháp ít hơn quân Đức. Các quân đoàn phía Tây của chúng tôi mạnh gấp năm lần so với chiến lũy Maginnô. Nếu phía Pháp định đánh nhau với Đức thì họ sẽ chịu thất bại...

----------------
        1. Có lẽ Hitle nhắc tới John Foster Dulles - Ngoại trưởng Mỹ. Dòng họ Dulles có truyền thống gia đình nổi tiếng ở Mỹ. Ông nội cũng tên là John Foster Dulles là Ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Benjamin Hayrison, bác của Dulles là Robert Lansing là Ngoại trưởng thời Tống thống Woodrow Wilson người đã chứng kiến lễ ký hiệp ước Hòa bình Versailles năm 1918. J.F. Dulles mất ngày 24 tháng 5 năm 1959.
        - Neville Chamberlain - Là thủ tướng Anh thời trước chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:51:27 pm

        Khi nói về các hành động chống lại quốc tế cộng sản, Ritbenxtrốp nói:

        - Các hoạt động chống quốc tế cộng sản không nhằm vào Liên Xô mà là nhằm vào nền dân chủ phương Tây.

        Stalin nói:

        - Các văn bản chống lại quốc tế cộng sản chủ yếu chỉ đủ hù dọa các tiểu thương ở London.

        Ritbenxtrốp nói:

        - ... Nhân dân Đức, đặc biệt là tầng lớp dân nghèo rất ủng hộ quan hệ với Liên Xô.

        - Tôi tin vào điều đó - Stalin nói.

        Ritbenxtrốp nói tiếp:

        - Nhân dân Đức muốn có hòa bình, nhưng một mặt lại rất tức giận hành động của Ba Lan đến mức sẵn sàng chiến tranh với Ba Lan.

        Stalin đột ngột đề nghị nâng cốc:

        - Tôi biết là dân tộc Đức rất kính trọng lãnh tụ của mình, vì vậy tôi để nghị nâng cốc vì sức khỏe của ông ta.

        Molotốp để nghị nâng cốc vì sức khỏe Stalin và vì quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

        Khi chia tay, Stalin nói với Ritbenxtrốp:

        - Chính phủ Liên Xô coi trọng một cách nghiêm túc với hiệp ước vừa ký. Tôi xin cam đoan là Liên Xô không bao giờ bội ước với đồng minh của mình.

        Ngày 31 tháng 8 tại phiên họp bất thường của Xô Viết tối cao Liên Xô, hiệp ước Nga - Đức về không tấn công lẫn nhau đã được phê chuẩn.

        Phát biểu tại phiên họp, Molotốp đã nói:

        - "... Đồng chí Stalin đã cảnh báo về âm mưu khiêu khích chiến tranh... vạch rõ ý đồ ầm ĩ của Anh - Pháp và giới truyền thông Mỹ về cái gọi là “kế hoạch tấn công Ucraina” của Nga. Đồng chí Stalin đã nói lúc đó. “Hình như sự ầm ĩ này có ý đồ của nó, đó là thúc đẩy Liên Xô gây chiến với Đức, đầu độc bầu không khí chính trị và kích động gây hấn với Đức”.

        Như chúng ta đã thấy, đồng chí Stalin đã điểm đúng huyệt, đã vạch trần âm mưu kích động sự chạm trán của Nga và Đức. Việc ký kết hiệp ước không tấn công lẫn nhau giữa Nga và Đức chứng minh tầm nhìn xa chiến lược của đồng chí Stalin thật là tuyệt vời.

        Như chúng ta đã rõ về sau này, hiệp ước về không tấn công lẫn nhau và tất cả chiến lược của Hitle chỉ là trò ngụy trang, che giấu công việc chuẩn bị chiến tranh của Hitle. Ngày nay, rất nhiều tác giả đã viết về hiệp ước này, họ đưa ra ý kiến dường như Stalin không hiểu gì về âm mưu của Đức, về điều này có lẽ độc giả chưa nên có kết luận gì vội.

        Để cung cấp thêm tư liệu cho độc giả, tôi nghĩ rằng, cần thiết phải nói về một số tài liệu mật có liên quan đến hiệp ước đã được ký. Các tài liệu này đã được đăng tải ở nước ngoài. Cả thế giới đểu biết các tài liệu này, đặc biệt là ở các nước cộng hòa vùng Ban Tích. Ở nước ta thì các tài liệu này chưa được công bố ở dạng bản gốc mà toàn là bản chụp.

        Tôi tự cảm thấy là cần phải nói lên toàn bộ sự thật về các tài liệu này.

        Tại Đại hội lần thứ nhất đại biểu nhân dân Liên Xô, tháng 6 năm 1989, đã thành lập ủy ban đánh giá về Hiệp ước Nga - Đức về không tấn công lẫn nhau ký năm 1939.

        M. Gorbachốp lúc đó đã nói:

        - Vấn đề này đã xảy ra từ lâu, các nhà lịch sử, các nhà chính trị, các cơ quan nghiên cứu đã thảo luận nghiên cứu nhiều. Và tôi cần nói rằng: Trong khi chúng ta đang nghiên cứu nó trên bình độ khoa học thì ở các cơ quan nào đó các tài liệu, thậm chí kể cả tài liệu mật đã được công bố khắp nơi, và cả báo chí Anh quốc cũng đăng tải. Nhưng mọi ý định tìm được bản gốc của tài liệu này đều thất bại - về chữ ký cũng có nghi ngờ vì sao Molotôp lại ký bằng ký tự tiếng Đức...

        Có lẽ Gorbachốp không biết rõ vấn đề. Trong bộ hồ sơ ta thấy Molotốp ký bằng tiếng Nga một cách bình thường. Có thể thấy sự giống nhau giữa các chữ ký này với các chữ ký trên các bản chụp mà Molotốp chuyển cho tôi. Tất nhiên, việc giả mạo chữ ký không phải là khó. Nhưng sẽ có một câu hỏi vì sao và để có lợi cho ai mà phải giả mạo chữ ký dưới một văn bản mà dường như là “không hề có”.

        Về vấn đề chữ ký của Molotốp bằng tiếng Đức thì đúng là đã có việc này. Các tài liệu về Hiệp ước được in bằng hai thứ tiếng. Molotốp ký bằng tiếng Nga vào bản tiếng Nga, và ký bằng tiếng Đức dưới văn bản tiêng Đức. Dường như là để chứng tỏ hiểu biết của mình về tiếng Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:53:49 pm

        Sau đây là nội dung biên bản đóng dấu Mật, coi như văn bản phụ lục của Hiệp ước:

        Trong khi ký văn bản về Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô mà các bên có thẩm quyền dưới đây đã thảo luận trong khuôn khố vấn đề biên giới và các quyền lợi có liên quan ở phía Đông châu Âu. Các cuộc đàm phán đã đi đến các kết quả dưới đây:

        1. Trong trường hợp tiến hành điều chính cơ cấu địa chính trị của các khu vực thuộc quốc gia vùng Ban Tích (Phần Lan, Extônia, Latvia, Litva) đường biên giới phía Bắc của Litva đồng thời là biên giới của Đức và Liên Xô. Trong trường hợp này các quyền lợi của Litva đối với vùng Vilenxki được cả hai bên thừa nhận.

        2. Trong trường hợp tái cơ cấu lại các vùng địa chính trị thuộc Ba Lan thì ranh giới quyền lợi của Đức và Liên Xô sẽ ở khoảng dọc theo lưu vực sông Nareva, Vixla và Xana.

        Vấn đề trong phạm vi quyền lợi của hai bên có mong muốn duy trì sự độc lập của nhà nước Ba Lan hay không và đâu là đường biên giới của quốc gia này sẽ được xác định trong quá trình phát triển của các sự kiện chính trị tiếp theo.

        Trong mọi trường hợp cả hai chính phủ sẽ giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ đồng thuận hữu nghị của các bên.

        3. Về khu vực Đông Nam của châu Âu, phía Liên Xô nhấn mạnh quyền lợi của Liên Xô ở khu vực Bexarabi. Phía Đức tuyên bố phía họ hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề chính trị của khu vực này.

        4. Biên bản này được hai bên bảo quản trong chế độ tuyệt mật!

Moxcơva 23 tháng 8 năm 1939       

        Trên đây chính là nội dung “thỏa thuận bí mật” mà chính phủ Liên Xô đã ký với Đức.

        Trong phiên họp Xô Viết tối cao, Molotốp đã nói Hiệp ước về không tấn công lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình của châu Âu, làm ấm lên quan hệ giữa hai cường quốc mạnh nhất châu Âu. Hiệp ước này không chỉ giúp chung ta đẩy lùi nguy cơ chiến tranh với Đức mà còn phục vụ mục đích vì sự nghiệp hòa bình của Thế giới...

        Trong bản tin của tờ “Sự thật” đã tập hợp lại các lời phát biểu và vào đêm rạng sáng ngày 1 tháng 9 năm 1939 tiếng bom của phát xít Đức đã nổ vang ở Ba Lan, các đơn vị bộ binh cơ giới của Đức tràn vào Ba Lan.

        Ngày 2 tháng 9 năm 1939 tờ “Sự thật” đã công bố tuyên bố của TACC:

        "Berlin, ngày 1 tháng 9. (TASS)

        Theo thông báo của Bộ Thông tin Đức, sáng sớm hôm nay quân đội Đức theo mệnh lệnh của Bộ chỉ huy tối cao đã vượt qua biên giới Đức - Ba Lan. Không quân Đức cũng đã ném bom các vị trí quân sự ở Ba Lan".

        Đây là thông báo về thảm họa của một quốc gia lân bang của Nga.

        Khi thông báo về việc quân Đức đã vào Ba Lan. Hitle cũng muốn quân đội Liên Xô nhanh chóng tấn công vào các vùng đất của Ba Lan gần biên giới Liên Xô.

        Ngày 14 tháng 9 năm 1939 đại sứ Đức tại Moxcơva điện khẩn cho Bộ Ngoại giao Đức:

        Khẩn! Tuyệt mật! Ngày 14 tháng 9 năm 1939 lúc 18 giờ 00 phút. Lúc 16 giờ hôm nay Molotốp triệu tôi đến và tuyên bố rằng Hồng quân đã ở trạng thái sẵn sàng sớm hơn dự định vì vậy các đơn vị Xô Viết có thể bắt đầu hành động sớm hơn tại phiên thảo luận cuối cùng. Tính đến các động thái chính trị của phía Xô Viết, phía Liên Xô nhất định không hành động trước thời điểm Varxaya - Trung tâm hành chính của Ba Lan thât thủ. Vì vậy Molotốp đề nghị làm sao để ông ta được thông báo chính xác khi nào thì có thể chiếm được Varxava. Tôi muốn lưu ý ngài về bài báo trên tờ “Sự thật” ngày hôm nay và số báo ngày mai của tờ Izvexchia sẽ bổ sung. Các bài báo này sẽ có nội dung về ý đồ chính trị của các đạo quân Xô Viết mà Molotốp đã nhắc đến.

Schulenburg       

        Ngày 17 tháng 9 Schulenburg lại điện về Đức:

        Thượng khẩn! Mật!

        Ngày 17 tháng 9 năm 1939.

        Với sự có mặt của Vôlôsilốp và Molotôp Stalin đã tiếp tôi  lúc hai giờ sáng và tuyên bố rằng, Hồng quân sẽ vượt qua biên giới vào lúc sáu giờ sáng trên toàn tuyến từ Pôlôxka đến Camênhs - Pôđônxka. Đế tránh các sự cố, Stalin đề nghị chúng ta rất chú ý để các máy bay Đức, từ hôm nay, không bay qua phía Đông của tuyến Bexlôxtốc- Brext- Litôpxk- Lemberg. Ngày hôm nay các máy bay cường kích Xô Viết sẽ bắt đầu ném bom khu vực phía đông Lemberg.

        Stalin đọc cho tôi nghe công hàm mà tôi hôm nay sẽ trao cho Đại sứ Ba Lan ở Moxcơva, bản chụp của nó sẽ được gửi tới các phái Bộ Ngoại giao và công bố báo chí... Stalin nói rằng vấn đề công bố nội dung Hiệp ước Đức - Nga sẽ không được xem xét trong vòng 2 hoặc 3 ngày tới...


Schulenburg       


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:56:34 pm

        Tôi thấy cần thiết phải nêu lại nội dung công hàm của chính phủ đã được gửi tới các phái Bộ Ngoại giao lúc đó.

        Ngày 17 tháng 9 năm 1939

        Thưa ngài Đại sứ!

        Cuộc chiến tranh Đức - Ban Lan phản ánh sự bất ổn bên trong của chính phủ Ba Lan chỉ trong vòng mười ngày phía Ba Lan đã thất thủ... Điều đó chứng tỏ là chính phủ Ba Lan không còn tồn tại, vì vậy Hiệp ước chung Nga - Ba Lan củng không còn hiệu lực. Sự hỗn loạn, không kiểm soát được ở Ba Lan sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các thế lực không lường trước uy hiếp đến Liên Xô. Vì vậy chính phủ Liên Xô cho rằng không thể không quan tâm đến tình hình này.

        Chính phủ Xô Viết cũng không thể không quan tâm đến việc các công dân Ucraina và Bêlôrutxia đang sinh sống trên lãnh thổ Ba Lan sẽ chịu số phận bất an và không được bảo vệ.

        Trong tình hình đó, chính phủ Xô Viết đã trao nhiệm vụ cho Bộ tổng chỉ huy Hồng quân để ra lệnh cho các đơn vị bảo vệ tài sản và tính mạng cư dân phía tây Ucraina và tây Bêlôrutxia.

        Đồng thời chính phủ Xô Viết sẽ có các hoạt động để cứu nhân dân Ba Lan ra khỏi các hành động quân sự mà chính phủ Ba Lan muốn đẩy họ vào và tạo điều kiện cho họ sống trong hòa bình.

        Hãy nhận ở tôi lời chào trân trọng

Bộ trưởng dân ủy Ngoại giao Liên Xô       
V. Molotôp                       
        Các tài liệu mà ngày nay mọi người đều rõ (các tài liệu của Bộ Ngoại giao Đức) đã chứng minh một điều khác. Sau đây là bức điện của Đại sứ Đức ở Moxcơva gửi về Berlin ngày 25 tháng 9 năm 1939:

        Tối mật! Khẩn!

        Lúc 20 giờ tối nay Stalin và Molotốp triệu tôi vào Kremli, Stalin tuyên bố, trong khi giải quyết các vấn đề ở Ba Lan cần tránh gây ra các trở ngại trong quan hệ Đức và Nga, ông ta đề nghị: Với các phần lãnh thổ ở phía đông tuyến Demarcaxi và toàn bộ khu vực Linbinxki và một phần Varxaya sẽ thuộc về Đức và Đức sẽ không đòi hỏi về lãnh thổ Litva.

        Stalin đề nghị nếu phía Đức đồng ý thì phía Nga sẽ quyết định vấn đề các quốc gia vùng Ban Tích phù hợp với biên bản ký kết ngày 23 tháng 8. Stalin nhấn mạnh đến Extônia, Latvia và Litva nhưng không đả động đến Phần Lan.

        Tôi đã trả lời Stalin rằng tôi sẽ báo cáo toàn bộ về cho chính phủ


Schulenberg       

        Ngày 27 tháng 9 Ritbentrốp lại bay đến Moxcơva và ngày 28 tháng 9 ông ta và Molotốp đã ký Hiệp ước mới về: “quan hệ hữu nghị và đường biên giới giữa Liên Xô và Đức”. Hiệp ước này khẳng định một cách chính thức phần lãnh thổ Ba Lan giữa Đức và Liên Xô, kèm theo nó là bản đồ có đường biên giới mới với chữ ký của Stalin và Ritbentrôp. Kèm theo Hiệp ước này là hai bản “phụ ước bí mật”.

        Sau này khi thành lập ủy ban điều tra về Hiệp ước này, M. Gorbachôp đã nói:

        “Hiện chưa tìm thấy bản gốc “phụ ước bí mật”, vì vậy tôi cho rằng cần phải có ủy ban để đánh giá về khía cạnh chính trị và luật pháp của Hiệp ước mà không cần các phụ ước mật, vì lịch sử cho rằng đã từng có mặc cả giữa hai cường quốc về một đường ranh giới nào đó... Tuy nhiên đó chỉ là suy đoán. Vì vậy cần phải làm rõ, phân tích các tài liệu... Đây không phải là vấn đề đơn giản, nhưng vì nó đã từng có, vì vậy theo tôi không nên lảng tránh nó. Chúng ta hãy tìm hiểu và nghiên cứu...

        Tôi xin dẫn ra nội dung phụ ước mật mà báo chí Mỹ đã đăng và chúng ta hãy cùng đánh giá sự kiện: “phụ ước mật” này:

   
    Các bên ký kết dưới đây về hiệp ước thân thiện và đường biên giới giữa Đức - Liên Xô thỏa thuận với nhau như sau:

        Cả hai bên sẽ không cho phép bất kỳ sự tuyên truyền nào về Ba Lan trên lãnh thổ của mình mà tác động đến lãnh thổ của nước khác. Họ sẽ ngay lập tức chấm dứt loại tuyên truyền này trên lãnh thổ của mình và sẽ thông báo cho nhau về các biện pháp tương ứng đối với vấn đề này.

        Đại diện toàn quyền phía chính phủ Liên Xô: V. Molotôp phía chính phủ Đức là Ritbentrốp.

Moxcơva, 28 tháng 9 năm 1939       

        Các tài liệu mà chúng ta đã có, chỉ mới là tài liệu từ phía Đức và Liên Xô, còn các tài liệu mà Anh có thì phải đên năm 2017 mới được giải mật, còn ở Mỹ thì không biết đến bao giờ.

        Lần đầu tiên vấn đề có hai bản “phụ ước mật” này được đưa ra trong quá trình của tcà án quốc tế Nurenberg, khi các bị cáo tìm cách chứng minh rằng phía Liên Xô đã ký kết các hiệp ước này cũng là đồng phạm của tội xâm lược.

        Trong quá trình hỏi cung thư ký Bộ Ngoại giao Đức, ông ta đã khai là từng có bản phụ ước này. Khi được hỏi về bản gốc thì ông ta nói rằng: “Tôi chỉ nhìn thấy bản copy, có thể là đã nhìn thấy ở đâu đó bản gốc...”.

        Trong thời gian nghỉ, vị công tố chính của Liên Xô là Rudencô đã phản đối các tranh luận về vấn đề “phụ ước bí mật” vì rằng trước khi phiên tòa bắt đầu, các quốc gia thắng trận đã thống nhất là không động đến các vấn đề loại này, vì có thể tạo cớ cho các tội phạm chiến tranh lợi dụng để che giấu tội lỗi của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:57:35 pm

        Toà đã thống nhất với đề nghị của Rudencô. Vì vậy, tòa không nghe về vấn đề này và trong biên bản cũng không đưa vào. Tuy nhiên trong lời nói cuốỉ cùng Ritbentrốp vẫn nhắc lại về “bản phụ ước” này.

        Đối với phía Đức, khi tình hình thất bại trong chiến tranh đã rõ ràng thì Ritbentrốp đã ra lệnh cho chụp tất cả tài liệu mật và ghi lại vào các bản (microfilm).

        Mùa xuân năm 1945, phía Đức ra lệnh huỷ toàn bộ tài liệu. Tuy nhiên các micrôfilm (khoảng 20 hộp với 9.725 trang tư liệu) được xếp vào các hòm sắt, lấy vải bọc lại và chôn ở trong vườn lâu đài Senberg. Ngày 12 tháng 5 năm 1945, Phold Lias đã kể cho một vị trung tá quân đội Anh là Robert Thompson biết về bí mật này. Vị trung tá này lại thông báo cho đồng nghiệp Mỹ, ngày 14 tháng 5 người ta đã đào hộp sắt lên và ngày 19 tháng 5 cái hộp này đã được chở về London và người Mỹ đã chụp lại các văn bản này.

        Nhưng bản gốc nằm ở phía Liên Xô thì đang ở đâu?

        Cách đây không lâu, người ta đã rõ là bản “phụ ước bí mật” được lưu trữ ở thư viện tư của Molotốp. Việc ký kết các bản phụ ước chỉ có các nhân chứng tham gia trực tiếp là biết, còn Bộ chính trị và Xô Viết tối cao không ai biết gì.

        Lần đầu tiên, nội dung của bản “phụ ước bí mật” đã được công bố ngày 23 tháng 5 năm 1946 trên báo “Sant - Louis Post Espress”, trên báo chí Liên Xô không hề nhắc đến sự tồn tại của “phụ ước bí mật” này. Năm 1989, Đại hội thứ nhất đại biểu nhân dân Liên Xô đã thành lập ủy ban điều tra về Hiệp ước Nga - Đức không tấn công lẫn nhau năm 1939 do Iacôplép làm chủ tịch, ủy ban này đã tiếp xúc với các tài liệu lưu trữ của Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, ủy ban an ninh quốc gia, các Ban của Đảng và học viện Mác - Lênin, v.v... Tuy nhiên không ở đâu có thể tìm thấy bản gốc của phụ ước mật này.

        Bây giờ tôi sẽ kể về một chứng cớ bổ sung, mà theo tôi là quan trọng để chứng minh về sự hiện diện của bản “phụ ước mật”.

        Khi xem xét tài liệu, tôi chợt nghĩ rằng các nhân vật chính của sự kiện như Stalin, Hitle, Molotốp, Ritbentrốp, Gơrinh... đã rời khỏi sân khấu chính trị và không ai còn có thể nói về sự thật xảy ra lúc đó nữa, đột nhiên tôi nảy ra ý nghĩ: Hãy còn một người đang sống, người đó luôn có mặt bên cạnh các nhân vật chính, đó là phiên dịch Pablốp- Vladimir Nhicôlayich.

        Vứt bỏ mọi việc, tôi lập tức lục tìm địa chỉ Pablốp qua sổ điện thoại tuy rằng tìm một người ở Moxcơva là rất khó.

        Tôi đã tìm được Pablổp, vợ ông ta đã cảnh báo rằng chồng bà không bao giờ trả lời phỏng vấn, thậm chí máy ghi âm bà cũng không cho bật. Lúc đó Valadimir Nhicôlayich xuất hiện ở phòng khách. Tuy rằng ông không giống như tôi vẫn thấy trên nhiều bức ảnh, lúc đó trông ông gầy gò, luôn cố ý đứng tránh một bên. Nhưng bây giờ trông ông “phát tướng” hơn. Ông ta đã ngoài tám mươi tuổi nhưng trí nhớ vẫn rất tuyệt vời.

        Ông nói rất ngắn gọn về bản thân:

        “Tôi chưa bao giờ có ý định trở thành phiên dịch, tốt nghiệp trường năng lượng, nghiên cứu để tài về tăng tính bền của cánh quạt Tuốcbin. Tôi rất say mê học ngoại ngữ và trời phú cho năng khiếu nên học rất nhanh cả tiếng Đức, tiếng Anh sau đó là tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1939 tôi được triệu tập đến cơ quan Trung ương, lúc đó tôi mới là đảng viên dự bị.'Sau khi kiểm tra tiếng Đức của tôi, họ đã đem tôi đến gặp đồng chí Molotốp lúc đó vừa được bổ nhiệm là Bộ trưởng Ngoại giao thay Litvilốp. Mọi việc như trong mơ, tôi hoàn toàn không muốn trở thành nhà ngoại giao mà chỉ muốn tiếp tục nghiên cứu khoa học, lúc đó tôi mới 24 tuổi. Tôi bộc bạch thẳng với Molotốp điều đó, nhưng ông nói: “Anh là đảng viên, anh phải làm việc ở đâu tổ chức cần”. Từ đó tôi trở thành cán bộ ngoại giao và có mặt trong các buổi gặp của Stalin với Ritbentrốp và buổi Molotốp gặp Hitle, làm phiên dịch trên tất cả các phiên họp từ Têhêran, Ianta cho đến Postdam.

        Năm 1974 tôi nghỉ hưu với hàm đại sứ đặc mệnh toàn quyền”.

        - Ông có thể nói cụ thể về lễ ký Hiệp ước không tấn công với Đức không?

        - Vâng, lúc đó tôi là phiên dịch cho Stalin.

        - Ngày nay, người ta viết rất nhiều về bản “phụ ước bí mật”. Thậm chí Iacôplép khi báo cáo Đại hội đã nói rằng không tìm thấy bản chính. Nếu ông đã có mặt tại lễ ký thì ông là nhân chứng duy nhất còn sống của sự kiện ngày 23 tháng 8 năm 1939, ông có thể nói thẳng và rõ ràng là liệu có bản phụ ước bí mật này không?

        - Vâng có, và tôi xin bổ sung một chi tiết mà ngày nay người ta rất khó tin. Sáng kiến về việc ký “phụ ước bí mật” không phải là do người Đức đưa ra mà chính là do phía chúng ta đưa ra trước!

        Điểu này thật bất ngờ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:58:03 pm

        Không có gì lạ, ngày nay người ta phê phán bản phụ ước này, nhưng trong tình hình quốc tế lúc đó, bản phụ ước đã từng được đánh giá là hành động thông minh của Stalin, biết rằng: Hitle rất nóng lòng ký hiệp ước với Nga, vì thời điểm tiến quân vào Ba Lan đã đến gần, Hitle rất cần sự yên ổn ở phía đông, sau khi thống nhất nội dung chính của hiệp ước, Stalin đột nhiên yêu cầu: “Chúng ta cần ký phụ ước cho bản hiệp ước này và chúng ta sẽ không bao giờ công bố “chúng”, Stalin hiểu rằng, vì rất cần sự yên ổn ở hậu phương, Hitle chắc sẽ phải nhượng bộ bất cứ yêu cầu nào của Liên Xô. Stalin yêu cầu các nước Cộng hòa Ban Tích và Phần Lan sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ngoài ra, Stalin tuyên bố về ý định của Liên Xô đối với việc lấy lại vùng Bexarabi và thống nhất các vùng phía tây của Ucraina và Tây Bêlôrutxia với các vùng lãnh thổ chính của các nước cộng hòa này.

        Ritbentrốp phát hoảng vì các đề nghị bất ngờ này và nói rằng ông ta không thể tự quyết định được, cần báo cáo Hitle. Stalin nói: Không nên kéo dài, đây là telephone của tôi, ông gọi cho Hitle ngay đi. Sau cuộc gọi, Hitle đã trao toàn quyền cho Ritbentrốp ký bản phụ ước. Hitle không thể không đồng ý, vì các đơn vị quân đội của Đức đã ở vị trí bước vào chiến đấu, lúc đó ông ta sẵn sàng đưa ra các lời hứa với tính toán sau này sẽ vi phạm hoặc không thực hiện chúng.

        Sau cú điện đàm với Hitle, bản “phụ ước bí mật” đã được ký tại văn phòng làm việc của Stalin. Vậy việc ký kết bản Hiệp ước này “Ai đã thắng ai”, Hitle lừa được Stalin và bảo đảm cho mình điều kiện để tấn công chiếm Ba Lan, tiêu diệt Pháp hay Stalin đã cao tay hơn khi đưa Hitle vào ý đồ chiến lược của mình? Trong trường hợp này Stalin đã tỏ ra có tầm nhìn xa hơn, chiến lược hơn.

        Bộ chính trị đánh giá rằng Stalin đã đúng khi biến Đức thành quốc gia hữu nghị, còn Anh và Pháp thì bị đẩy vào cuộc chiến tranh trực diện với Đức. Như vậy, chiến tranh đã bị Stalin đẩy lùi về phía tây, các nước đế quốc buộc phải tự mình giải quyết các vấn đề với nhau, còn Liên Xô thì vô can, đứng bên ngoài, có thêm thời gian chuẩn bị để chống trả cuộc xâm lược của Đức về sau này.

        Thậm chí, nhân vật chống Stalin cực đoan như Khơrutxốp, sau này tại Đại hội 20 đã nhắc lại những ngày đó như sau: Stalin coi việc ký Hiệp ước là một thành công. Ông ta đi lại trong phòng rất là hưng phấn và luôn miệng nói: Hitle đã bị lừa!

        Nhiều tác giả cố chứng minh rằng Stalin không có tầm nhìn xa, nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh ngược lại.

        Trong cuộc “đấu trí” trước chiến tranh giữa Hitle và Stalin, ít nhất cũng có thể tạm coi là “hoà”. Hitle thì đạt được ý định của mình, tránh được nguy cơ phải đối đầu với mặt trận thứ hai khi thực hiện kế hoạch của mình (đặc biệt là khi tấn công Ba Lan và Pháp) ở châu Âu. Còn Stalin thì đạt được mục đích bằng mọi cách đẩy lùi thời điểm bắt đầu chiến tranh với Đức dù chỉ ít nhất là hai năm, để chuẩn bị đất nước và quân đội đầy đủ hơn chống lại cuộc xâm lược và trên thực tế Stalin đã đạt được ý định của mình.

        Nếu chỉ tính đến các yếu tố trên thì tỷ số “hoà” là đúng. Nhưng mọi việc không phải chỉ là như vậy. Ngoài ý đồ tạm hòa hoãn chiến lược nêu trên, Stalin còn “ghi được điểm” vì thực hiện được ý đồ chiến lược quy mô rộng lớn hơn: đó là đẩy biên giới của mình về phía tây hàng trăm km, giải phóng được vùng tây Ucraina, tây Belôrutxi, Bexarabi. Stalin đã tước của Hitle vùng bàn đạp chiến lược rất thuận lợi, thống nhất các nước vùng Ban Tích vào Liên bang Xô Viết. Người ta có thể viết về sự kiện này thế nào cũng được, thậm chí có người gọi là “chiếm đóng”, là “xâm lược”. Nhưng dù sao, ngày nay nhìn lại thì thấy rằng Stalin đã tước của Hitle một bàn đạp chiến lược quan trọng, mà từ đó nếu chiến tranh xảy ra thì chỉ trong một tháng là các binh đoàn xâm lược có thể tiến thẳng tới sông Volga. Từ Riga tới Lêningrad, Moxcơva có thể nói là trong tầm tay. Trong khu vực Ban Tích có nhiều đường sá, sân bay và hải cảng tốt có thể là đầu cầu để đưa quân đội và hậu cần đến. Nếu như các binh đoàn tấn công theo kế hoạch “Bazbarosa” của Đức mà được triển khai ở khu vực Ban Tích thì các đơn vị quân Đức có rất nhiều điều kiện để tiến đánh Lêningrad và thủ đô Moxcơva, bởi vì từ phía đó chúng ta không đủ quân để bố trí phòng thủ (lực lượng chủ yếu bố trí ở phía nam và tây) chỉ sau một tuần là quân Đức có thể tiến sát Moxcơva, vượt qua sông Volga. Các đơn vị của chúng ta từ Viễn Đông không kịp quay về để cứu nguy cho lưu vực sông Volga là vì ở trung tâm chúng ta không đủ lực lượng để bố trí tuyến phòng thủ, và như vậy thì không ai có thể biết được, đòn đánh đầu tiên này của Đức sẽ kết thúc như thế nào?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 10:59:11 pm

        Nhờ tầm nhìn xa chiến lược này của Stalin, quân Đức đã mất bàn đạp chiến lược từ vùng Ban Tích và phải tiến đánh Moxcơva từ biên giới phía tây đi qua Lvôp, Minsk, Xmôlenxkơ, qua cả Kisinhôp, Kiép, Opel và chịu tổn thất dọc đường ít nhất một nửa quân số và trang bị.

        Nhờ tầm nhìn chiến lược của Stalin, mà Hitle đã không thực hiện được chiến lược “Tia chớp” thắng nhanh của mình vào năm 1941.

        Tất nhiên là hành động này của Stalin cũng có mặt trái của nó, dường như là nó vi phạm nguyên tắc “quốc tế vô sản”, khi tiến hành ký kết thỏa ước với kẻ thù. Nhưng xét cho đến cùng thì vì mục đích cứu nguy cho đất nước, cho nhân dân và xa hơn nữa đó là cơ sở để Hồng quân Liên Xô chiến thắng chủ nghĩa phát xít, cứu nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng.

        Chúng ta đều biết từ xa xưa rằng ngoại giao và chính trị là "trò chơi bẩn 'thỉu". Vậy thì tại sao Stalin cứ phải chơi sạch. Khi phải đối đầu với bè lũ Găngxơtơ chính trị?

Stalin đã bộc lộ tầm nhìn xa, tính kiên định, quyết tâm đánh giá tình hình rất nhanh để đưa ra điều kiện có lợi cho mình, khi biết được là Hitle rất muốn yên ổn ở hậu phương. Có thể trong một thoáng suy nghĩ, Stalin đã đề nghị về bản “phụ ước bí mật” khi thấy Ritbentrốp ngần ngừ, ông đã không để mất thời cơ, yêu cầu dùng luôn máy điện thoại của Bộ Ngoại giao và ngay trong phòng làm việc của mình “ép” Ritbentrốp phải gọi điện thoại ngay cho Hitle trước mặt mình và đạt bằng được sự đồng ý của ông ta để ký ngay bản “phụ ước bí mật”, mà như chúng ta đã thấy, đã đẩy Hitle ra khỏi bàn đạp chiến lược có lợi nhất của chúng để tấn công nước Nga (có lẽ để chắc chắn Stalin đã bắt Ritbentrốp ký thẳng vào bản đồ và Stalin trực tiếp đàm phán với Ritbentrôp chứ không để Molotôp một mình như các lần đàm phán khác).

        Mặc cho các phần tử căm ghét Stalin đã gán cho ông các tội lỗi trước chiến tranh, nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại: Stalin bằng tầm nhìn chiến lược và nghệ thuật đàm phán của mình đã chế ngự được Ritbentrốp và sau đó là Hitle, buộc chúng phải đi theo hướng để đạt được mục đích của mình.

        Nhãn quan chiến lược không nhất thiết chỉ thể hiện trong cuộc đấu tranh vũ trang, đôi khi điều đó mang lại lợi ích cho Tổ quốc bằng cách tạm thời tránh sử dụng vũ lực để dành cho thời điểm quyết định trong tương lai.

        Ví dụ điển hình của loại (hành động) này (và cũng là sự lý giải cho quyết định của Stalin) đó là quyết định của vị tướng huyền thoại Alexandra Nepxki lúc đó không đủ lực lượng trong tay để chống lại quân Mông cổ, do nước Nga đã bị suy yếu và phân tán.

        Tác giả Karadin đã viết trong cuốn: “Lịch sử quốc gia Nga” nói rằng Batưi khi nghe nói về Nepxki đã nói với ông ta: Thưa Bá tước vùng Novgorodxki! Không biết ngài có rõ không rằng Chúa trời đã ủng hộ ta để chinh phục biết bao dân tộc! Một mình ngài liệu có thoát được không? Nhưng nếu ngài muốn cai quản lãnh thổ của mình một cách yên ổn thì hãy ngay lập tức có mặt tại cung điện của ta để mà nhìn thấy sức mạnh và sự hùng vĩ của Mông cổ. Yêu mến Tổ quốc Nga hơn là lãnh thổ quận vương của riêng mình, vì vậy ông đã không quản nguy hiểm của cá nhân tiếp theo anh trai Andréep của mình, ông đã lên đường đến Mông cổ, nơi mà cha mình đã mất tích trên đường gặp Chinggis Khann.

        Nepxki đã gặp biết bao nguy hiểm trên đất nước của kẻ thù khi trải qua một cuộc hành trình khó khăn để gặp Chinggis Khann vĩ đại. Sự nhẫn nhục này không chỉ kéo dài trong có một năm. Nhưng nhãn quan chiến lược của ông đã cứu nước Nga, tạo điều kiện cho nước Nga có thời gian để tập trung lực lượng, vực dậy mọi sức mạnh để cuối cùng đánh thắng quân Mông cổ.

        Thử suy nghĩ xem tình hình vào thời điểm 1939 có giống tình huống của Nepxki vĩ đại không? Khi mà Stalin chưa có được sự chuẩn bị của quân đội, và buộc phải đề xuất sự hợp tác hòa bình với phía Đức?

        Có phải là thông minh không khi chấp nhận giải pháp này để đẩy lùi thời gian bắt đầu chiến tranh ít nhất là vài năm để sau đó giành chiến thắng cuối cùng?

        Không phải là ngẫu nhiên mà sau này, khi khích lệ chiến thắng của Hồng quân, Stalin đã nhắc lại hình ảnh của Alexandra Nepxki vĩ đại trong lời phát biểu của mình. (Lời phát biểu của Stalin nhân dịp kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng Mười - ngày 7 tháng 11 năm 1941 tại Quảng trường Đỏ khi Moxcơva đang bị quân Đức bao vây - N.D).

        Nói chung, cái gì nghe được thì đã nghe, cái gì cần thấy thì đã thấy, và nếu đối với kẻ cố tình nhắm mắt trước sự thật thì các phân tích lịch sử của họ sẽ chỉ là tiếng kêu trống rỗng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:21:09 pm

NHỮNG NGÀY HÒA BÌNH

        Trong giai đoạn đấu tranh với các phần tử chống đối, để nâng cao trình độ lý luận, Stalin đã mời giáo sư Triết học Sten - phó giám đốc học viện Mac - Enghen lên lớp cho mình. Giáo sư Sten đã đưa vào chương trình các tác phẩm của Heghen, Pheirbach, Cant, Phuter, Sellinga, Plekhanốp, v.v... Trong các bài học (hai buổi một tuần) giáo sư đã kiên trì giảng giải cho người học trò đặc biệt về trường phái triết học duy tâm của Heghen, về cái đồng nhất và dị biệt của tư duy và hiện thực. Tính trừu tượng của triết học “tra tấn” Stalin, nhưng ông kiên trì lắng nghe bài giảng khô khan của Sten. Đôi lúc ông cắt ngang bằng câu hỏi “Tất cả những cái này có ý nghĩa gì với cuộc đấu tranh giai cấp”, “Ai là người sẽ áp dung mớ hổ lớn này trong thực tiễn?”.

        Điều này đã lý giải: tại sao Stalin, một người ít hiểu biết về phép biện chứng lại có thể hành động một cách hiệu quả, hiện thực hóa các ý tưởng của mình và do vậy luôn giành thắng lợi trước các đối thủ chính trị của mình?

        Đầu tiên phải nói đến Trotxki mà sự uyên thâm trí thức của ông ta đã được mệnh danh là “tuyệt vời”, là “siêu phàm” trong rất nhiều lĩnh vực.

        Phải chăng Stalin, trong hoạt động của mình đã tuân theo phép biện chứng thực tế, mỗi một trường hợp cụ thể lại tìm ra các quy luật riêng và hành động đúng như triết học của K.Mark: chuyển từ giải thích thế giới sang sáng tạo ra thế giới.

        Một vị lãnh tụ với trăm nghìn công việc của đất nước mà vẫn ung dung ngồi học để có tầm nhìn xa hơn.

        Đa số các nhà tâm lý học - có ý thức hoặc vô thức - đã thừa nhận biểu hiện thống nhất của tư duy, đó là công việc của nhà khoa học, nhà triết học, hay nói chung là một nhà lý luận. Tuy nhiên, trong thực tế không phải chỉ có các nhà lý luận là biết suy nghĩ, trong bất kỳ lĩnh vực nào của công tác hành chính tổ chức, công tác lãnh đạo đều đòi hỏi hoạt động của tư duy, ở đây xuất hiện một khái niệm gọi là kiểu “tư duy thực tế”. Heghen đã nhìn thấy trong các bài giảng về triết học một hình thức bậc cao của trí tuệ. Trong mọi trường hợp tư duy lý luận được xem là hình thức thể hiện bậc cao của trí tuệ, còn tư duy thực tiễn, kể cả ở hình thức cao nhất của nó, đó chính là tư duy chính trị, tư duy của nhà hoạt động nhà nước, vị tướng với cách nhìn xa, dường như tư duy thực tiễn sơ đẳng hơn, đơn giản hơn...

        Tuy nhiên, kết luận này hoàn toàn là sai lầm. Do đặc điểm tính đa dạng và đôi khi là các mâu thuẫn nội tại của các bài toán trí tuệ cũng như tính quyết liệt trong các tình huống phải ra quyết định, đã làm cho các hoạt động của tư duy thực tế lại chiếm vị trí hàng đầu. Stalin có một trí nhớ tuyệt vời kết hợp với các phẩm chất của tri giác và tư duy. Trí nhớ, sự chú ý, tri giác thực tế, tất cả là biểu tượng của tư duy trí tuệ. Tư duy của Stalin luôn hướng về làm mọi việc rõ ràng, đơn giản và khả thi.

        Khả năng diễn giải những cái phức tạp bằng cách đơn giản dễ hiểu chính cũng là biểu hiện trình độ cao của tư duy. Stalin luôn hướng suy nghĩ và hành động của mình vào những tầng lớp bình dân: các công nhân và nông dân, viên chức và cán bộ Đảng ở cơ sở. Sau khi phân tích sự khác nhau trong cách diễn giải vấn đề của Stalin và Trotxki, một tác giả đã nói rằng: Trotxki cố gắng diễn giải một cách thông thái, còn Stalin thì trình bày một cách dễ hiểu. Vì vậy sau bài phát biểu của Trotxki thì người ta cảm thấy khó hiểu, không biết lãnh tụ định trình bày vấn đề cụ thể gì?

        Sau khi bè lũ Trotxki đã bị đập tan, các cuộc tranh luận triền miên đã chấm dứt, thì Stalin mới có đủ thời gian để sử dụng những phương pháp tư duy thực tiễn của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau các nỗ lực phi thường trong thực hiện công nghiệp hóa và tập thể hóa, lúc này công việc quan trọng hàng đầu là củng cố quốc phòng để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lăng. Tất cả đang trông chờ ở tư duy chiến lược và các quyết định của Stalin.

        Khi giải quyết các vấn đề quốc phòng, Stalin thường cố gắng đi sâu vào lĩnh vực của các chuyên gia.

        Stalin quan tâm đến mọi binh chủng của quân đội, nhưng ông dành tình cảm đặc biệt cho không quân. Thời đó các phi công chiến đấu được gọi là các “Đại bàng Stalin”.

        Trong một cuộc kiểm tra kỹ thuật máy bay I-5 ở một sân bay ngoại ô Moxcơva năm 1932, Stalin đã nói:

        - Máy bay thì tốt, nhưng chúng ta không cần các máy bay loại này. Làm sao để máy bay phải đạt tốc độ 300- 400km/h.

        Trong các năm 1933-1934 dưới sự lãnh đạo của N. Pôlicarpôb. Máy bay tiêm kích 1-16 đã đạt tốc độ 460 km/h.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2019, 11:36:30 pm

        Ngày 5 tháng 8 năm 1933, tổng công trình sư Iliushin đã được mời lên gặp Stalin. Trong cuộc gặp còn có mặt V.Vôlôsilốp, tổng cục trưởng công nghiệp Hàng không I. Baranốp, tư lệnh không quân Alknhíc, tổng công trình sư Tupôlép.

        Trong bữa cơm, Stalin đã đặt ra nhiều câu hỏi về không quân làm cho Iliushin rất ngỡ ngàng, không hiểu tại sao Stalin lại hiểu sâu như thế về công nghiệp máy bay, Stalin cho rằng nền công nghiệp máy bay của Liên Xô chưa sản xuất được loại động cơ tốt có bộ làm mát bằng dòng khí.

        Trong cuộc diễu binh của không quân ngày 2 tháng 5 năm 1935, Stalin đã dừng lâu bên chiếc 1-16 và hỏi phi công nổi tiếng Chcalốp:

        - Tại sao anh lại không sử dụng dù?

        - Tôi bay bằng kinh nghiệm, và máy bay là rất đắt, vì vậy tôi cố gắng giữ máy bay để hạ cánh ở sân bay.

        Stalin nói ngay:

        - Sinh mệnh của anh đối với chúng tôi còn quý hơn máy bay. Cần phải dùng dù khi cần thiết.

        Trong những năm trước chiến tranh, Stalin đã quan tâm đến đường hàng hải ở biển Bắc. Ông nói trong buổi họp Bộ chính trị:

        - Dọc theo biển Bắc Băng Dương là đường biên giới rất dài của chúng ta. Đây là biển của chúng ta, nơi mà không một ai và không bao giờ có thể ngăn cản tàu thuyền của chúng ta đi lại. Đây là vùng biển duy nhất nối liền với vùng Viễn Đông.

        Những người thuộc thế hệ cũ chắc đều nhớ giai thoại về đội thám hiểm “Cheliuskina”, đó là một con tàu đi thám hiểm ở biển Bắc và ngày 13 tháng 2 năm 1934 đã bị chìm ở giữa biển băng, nhưng toàn bộ 101 người trên tàu đã được chuyển an toàn xuống mặt băng, cả nước theo dõi diễn biến công cuộc tìm cứu 101 người này, các phi công Xô Viết giỏi nhất lúc đó đã được huy động để cứu tính mạng đội thám hiểm. Đến ngày 13 tháng 4 toàn bộ đội thám hiểm đã được các phi công Xô Viết cấp cứu trở về an toàn. Các phi công nổi tiếng như Liapidépxki, Lêvanépxki, Môlôkốp, Kamanhin, Đôrônhin... đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. (Đây là những người đầu tiên được phong tặng danh hiệu cao quý này).

        Tháng 6 năm 1936, phi công nổi tiếng Chcalốp đã gặp Stalin và đề nghị được thực hiện chuyến bay qua Bắc Cực. Stalin nói:

        - Tại sao cứ phải bay qua Bắc Cực? Đối với phi công không có gì là đáng sợ phải không?

        - Có mạo hiểm nhưng không đáng kể - Chcalốp trả lời - Thưa đồng chí Stalin, máy bay của chúng ta tốt, động cơ cũng tốt.

        Stalin mỉm cười, để nghị:

        - Trước khi bay qua Bắc Cực sang Mỹ, cần phải nghiên cứu kỹ mọi phương án, đất nước ta rất rộng lớn, hãy luyện tập kỹ theo hành trình Moxcơva - Pêtrôpáblốpxki - Kamchatca.

        Sau một giai đoạn luyện tập, Chcalốp nhiều lần đề nghị Stalin cho thực hiện chuyến bay qua Bắc Cực. Stalin yêu cầu xây dựng các trạm khí tượng ở khu vực Bắc Cực để phục vụ cho chuyến bay. Sau đó, ba phi công nổi tiếng: Chcalốp, Baichicốp và Bêliacốp đã thực hiện chuyến bay đến Mỹ qua Bắc Cực thành công.

        Thành tích của các phi công Xô Viết giữa những năm 30 được xây dựng trên cơ sở thuận lợi và đạt được bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, không quân Xô Viết đã bộc lộ sự lạc hậu của mình, kể cả máy bay ném bom cũng thua kém, điều đó làm Stalin rất lo.

        Trong hồi ký của mình, tổng công trình sư máy bay Iacôplép đã nhớ lại là trong rất nhiều phiên họp, Bộ chính trị dã quyết định khẩn trương thiết kế và đưa vào sản xuất hàng loạt các máy bay loại mới.

        Tháng 4 năm 1939, Iacôplép được gọi đến trụ sở Ban chấp hành Trung ương để yết kiến Stalin về vấn đề so sánh không quân của Nga với không quân Đức, Anh, Pháp. Iacôplép đã rất bất ngờ về kiến thức của Stalin trong lĩnh vực này, Stalin trao đổi với tổng công trình sư như một chuyên gia thực thụ. Ông đặc biệt quan tâm đến vũ khí của máy bay:

        - Tại sao trên máy bay tiêm kích của Anh loại “Speedfight” lại không trang bị pháo mà là súng liên thanh?

        - Họ không sản xuất được loại pháo lắp trên máy bay - Iacôplép trả lời.

        - Đúng - Stalin nói - Nhưng ngoài việc có pháo cần phải thiết kế động cơ cho phù hợp các loại pháo này. Anh đã biết động cơ của Klimốp chưa? Trên loại máy bay lắp động cơ này có thể lắp pháo của Spitanưi. Liệu anh có cho là có thể sản xuất máy bay với động cơ của Klimốp và pháo của Spitanưi không?

        Các cuộc gặp gỡ chuyên sâu như thế còn được tiến hành với các tổng công trình sư khác. Không lâu sau đó, tại phòng làm việc của Stalin đã có cuộc họp với các nhà sản xuất máy bay lão thành và các công trình sư trẻ tuổi, tham gia cuộc họp còn có các ủy viên Bộ chính trị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2019, 12:15:06 am
     
        Vào cuộc họp, Stalin hỏi Iacôplép về đề nghị của mình trước đó, Iacôplép trả lời là đã nghiên cứu và sẽ sớm cho ra đời một loại tiêm kích mới.

        - Loại vũ khí nào sẽ được lắp? - Stalin hỏi.

        - Pháo 20 ly và hai khẩu đại liên.

        Stalin tỏ ra hài lòng và thông báo rằng Chính phủ đã trao nhiệm vụ cho một số tổng công trình sư thiết kế máy bay tiêm kích và nhanh chóng đưa chúng vào sản xuất.

        - Máy bay cần làm mới và phải xuất xưởng vào năm 1940. Người Mỹ họ làm máy bay tiêm kích mới chỉ trong hai năm.

        Stalin đã yêu cầu dành mọi ưu tiên và giúp đỡ cho các văn phòng thiết kế máy bay, bản thân Stalin sẵn sàng can thiệp khi có bất kỳ vướng mắc nào. Stalin không chỉ thúc đẩy tiến độ nghiên cứu sản xuất máy bay cho Hồng quân mà còn cử các điệp viên để tìm kiếm các tình báo quân sự của không quân Đức.

        Tháng 10 năm 1939, có một đoàn đại biểu thương mại Nga do Trêvôxian dẫn đầu đi thăm Đức. Trong thành phần của đoàn có cả tổng công trình sư máy bay Iacôplép, với nhiệm vụ làm quen kỹ thuật và tìm mua một cách bí mật các thiết bị kỹ thuật không quân của Đức.

        Khi bàn về kinh phí cho phi vụ này, Stalin nói với Bộ trưởng Ngoại thương Micoian:

        - Hãy dành cho đoàn 1 triệu USD, nếu thiếu thì dành thêm 1 triệu nữa - Stalin bổ sung - Nếu gặp bất cứ khó khăn gì thì liên hệ trực tiếp với tôi theo địa chỉ “Moxơva- Ivanốp”.

        Sau khi tiếp xúc với các nhà sản xuất máy bay của Đức, Iacôplép và các thành viên không quân của đoàn đã đi đến kết luận là cần mua các máy bay tiêm kích: “Mexexmit-109” và “Kheikel -100” cũng như máy bay ném bom “Iunker-88” và “Donie-215”.

        Tuy nhiên, điều này hầu như sẽ không thể thực hiện được với các thủ tục hành chính, cùng một mớ các quy định của cơ quan xuất nhập khẩu. Nhơ lời dặn của Stalin, Iacôplép đã điện về theo địa chỉ “Moxeơva-Ivanốp”. Chỉ hai ngày sau, đã nhận được điện trả lời của Stalin giao toàn quyền cho đoàn quyết định số lượng và chủng loại cần mua. Như vậy, nhiệm vụ Nhà nước giao đã được hoàn thành.
     
        Ngay buổi chiểu đầu tiên sau khi trở về nước, Iacôplép đã đến gặp Stalin để báo cáo tình hình. Stalin đã quan tâm đến nhiều vấn đề như: liệu loại máy bay mà ta mua được có phải là đã lạc hậu không? Liệu phía Đức có lừa ta không? Ngành công nghiệp hàng không của họ được tổ chức thế nào? v.v...

        Vào tháng 10 năm 1940 Iacôplép lại được cử sang Đức lần thứ ba, trong thành phần phái đoàn của V.Molotốp. Trong khi V.Molotốp đàm phán về chính trị với Hitle, Goebbels thì Iacôplép đã hoàn thành nhiệm vụ của mình Ngay khi từ Đức về đến ga Bêlôrutxi, Iacôplép đã được triệu đến gặp Stalin. Câu hỏi của Stalin vẫn là: ngoài các loại mà Đức bán cho ta có loại gì mới hơn không?

        Iacôplép đã trả lời rất tự tin: đó là các loại hiện đại nhất của Đức. Sau này, trong chiến tranh đã chứng minh đúng là như vậy, ngoài các loại máy bay đã kể trên, chỉ có thêm một loại là Phocơ-Vul-190 mà tính năng cũng không có gì hiện đại hơn.

        Phía Đức đã bán cho Liên Xô các bí mật về vũ khí vì quá tự tin cho rằng nền công nghiệp của họ là vô địch, không ai có thể vượt qua được, dù có lấy được các bí mật quân sự, phía Liên Xô cũng không thể sản xuất được và sự chủ quan của Đức đã phải trả giá!

        Ngay trong buổi tôi đó, Stalin đã ra lệnh:

        - Hãy tổ chức cho các chuyên gia nghiên cứu máy bay của Đức và so sánh với vũ khí của ta để tìm cách bắn hạ chúng!

        Đúng một năm trước chiến tranh, các máy bay của Đức bao gồm năm chiếc tiêm kích “Mexexmit-109”, hai máy bay ném bom “Iunker-88”, hai máy bay ném bom “Donie-215” và loại tiêm kích mới nhất “Kheikel-100” đã được vận chuyển về đến Moxcơva. Cũng vào thời điểm đó ở Liên Xô đã thành lập các văn phòng thiết kế của Iacôplép, Micoian, PE-2 và Iliushin.

        Nhờ tầm nhìn xa chiến lược và sự quan tâm của Stalin, lợi thế về thời gian do đẩy lùi thời điểm bắt đầu chiến tranh đã tạo cho không quân Liên Xô một khoảng thời gian vô giá để chuẩn bị lực lượng. Trong các năm 1939-1940, Liên Xô đã sản xuất được hàng loạt máy bay chiến đấu mới.

        Cùng trong thời gian này, Stalin rất quan tâm đến lĩnh vực sản xuất xe tăng T-34 và sự phát triển của hạm đội Nga trong thời gian trước chiến tranh.

        Sự nghiệp củng cố sức mạnh quốc phòng của đất nước được các bạn chiến đấu của Stalin như V. Vôlôsilốp, Kirốp, Ogiedzonhikidgie, Dđanốp lãnh đạo. Nhưng phải nói rằng công lao to lớn và sự đóng góp chủ yếu vẫn là các nỗ lực phi thường của Stalin.

        Tại Đại hội 16 của Đảng, Stalin đã nói rằng Liên bang Xô Viết mong muốn hòa bình và chính phủ Liên Xô sẽ tiếp tục đường lối hòa bình bằng mọi biện pháp, nhưng những kẻ tìm cách chiếm đoạt đất đai của người khác cần phải biết rằng: “Người Nga không muốn một tấc đất nào của người khác, nhưng không nhường ai một tấc nào của mình”.

        Khi tôi đang học ở Học viện Phrupde thì câu này được các học viên nhìn thấy trên tường của tòa nhà chính ở cổng ra vào của Học viện, còn ngày nay, không hiểu sao câu nói bất hủ này đã biến mất.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 12:38:27 am
     
CHIẾN TRANH Ở CHÂU ÂU
(Cuộc xâm lược nước Pháp tháng 5 và 6 năm 1940, chiến tranh với Anh quốc)

        Sau khi đã chiếm Ba Lan, trước mắt Hitle xuất hiện câu hỏi: Tấn công Liên Xô hay là trước hết tiêu diệt Pháp và Anh? Nếu quân Đức tiến sang phía đông và giành được thắng lợi thì trước mắt quân Đức, hai nước Anh, Pháp sẽ trở nên rất nhỏ bé không đủ sức chống lại nước Đức. Vì vậy, các nhà chiến lược của Anh và Pháp sẽ không thể ngồi chờ điều đó xảy ra mà sẽ đồng thời mở ra mặt trận thứ hai ở phía tây. Đó là điều mà Hitle rất không muốn. Cái lôgic đơn giản ấy thúc đẩy Hitle phải tính toán theo hướng: trước mắt phải tiêu diệt quân Pháp và Anh, nhưng Pháp là một đối thủ có trọng lượng. Trong lịch sử quân Đức và Pháp đã chiến đấu với nhau rất nhiều lần, lúc thì quân Pháp thắng, lúc thì quân Đức thắng.

        Đến ngày 9 tháng 10 năm 1939 tại Tổng hành dinh quân Đức đã khởi thảo kế hoạch gọi là: “các ghi nhớ và chỉ dẫn cho các hành động quân sự ở phía tây”, kế hoạch tuyệt mật này đã được Hitle truyền đạt cho 3 vị tư lệnh binh chủng và Tổng tham mưu trưởng Bộ tổng tư lệnh tối cao. Trên cơ sở chỉ lệnh của Hitle, Bộ Tổng tham mưu quân Đức đã đưa ra kế hoạch tấn công nước Pháp với mật danh “Henbơ”.

        Ngày 10 tháng 5 năm 1940, các binh đoàn quân Đức đã vòng qua chiến lũy Maginnot của Pháp, tràn vào lãnh thổ của Hà Lan và Bỉ. Các sư đoàn lính dù đã đổ bộ đánh chiếm các sân bay, cầu đường và các vị trí chiến lược quan trọng. Ngày 14 tháng 5, Hà Lan thất thủ, các quân đoàn của Bỉ rút chạy về phòng tuyến sông Maax. Sau cuộc quyết chiến ở Dunkerxki, các đơn vị quân Anh và Pháp đã rút chạy.

        Ngày 5 tháng 6 năm 1940, quân Đức triển khai chiến dịch tấn công thứ hai dưới tên gọi “Ross”, với sự tham gia của 140 sư đoàn, chính phủ và quân đội Pháp bị mất tinh thần và ngày 14 tháng 6 theo lệnh của Veigant đã đầu hàng giao nộp Paris cho quân Đức. Ngày 17 tháng 6, chính phủ mới do Thống chế Pêtanh đứng đầu đã xin đầu hàng quân Đức. Để hạ nhục quân Pháp, Hitle đã ra lệnh tổ chức lễ ký Hiệp ước đầu hàng của Pháp tại chính toa tàu hỏa mà ngày 18 tháng 6 năm 1919 đã ký Hiệp ước Vecxay về hòa bình. Ngày 22 tháng 6 năm 1940 Hiệp ước đầu hàng này đã được ký.

        Như vậy, sau 44 ngày, từ 10 tháng 5 đến 22 tháng 6, quân Pháp và đồng minh của mình là Anh, Hà Lan và Bỉ đã bị tiêu diệt, mặc dù lực lượng của họ không hề thua kém lực lượng của Đức với sự có mặt 147 sư đoàn, trong đó có 23 sư đoàn tăng và thiết giáp, 3.100 xe tăng, 3.800 máy bay chiến đấu, 14.500 khẩu-pháo...

        Sau khi chiếm được Pháp, Hitle hy vọng là Anh quốc sẽ đầu hàng Đức. Nhưng nước Anh dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Churchill đã không đầu hàng mà tuyên bố chiến đấu đến cùng. Hitle đã cho lập kế hoạch để phong tỏa đường biển, đường không với nước Anh và thậm chí một chiến dịch đổ bộ đường không vào đảo quốc đã được phê chuẩn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng để đạt được mục đích này phía Đức phải chuẩn bị từ một đến hai năm, đó là điều mà Hitle không muốn, Hitle không muốn mất nhiều thời gian để chinh phục toàn bộ châu Âu.

        Giữa tháng 5 năm 1940, Hitle đã bị bất ngờ về chuyến bay của Rudolphor Hess - Phó chủ tịch thứ nhất Đảng quốc xã đến Anh quốc. R. Hess đã tự lái chiếc Mexexmit-110 cất cánh từ phía Nam Đức và nhắm hướng bay đến Daugayel Kaxl vùng đất Scotland của Huân tước Hamilton. Tuy nhiên, Hess đã tính toán sai về lượng dầu, vì vậy khi cách mục tiêu 14km, ông ta đã phải nhảy dù và bị quân địa phương bắt. Sau đó chính phủ Anh và chính phủ Đức cùng giữ thái độ “im lặng” về sự kiện này. Tuy nhiên, khi chính phủ Anh công bố trước về chuyến bay này thì phía Đức đã ra tuyên bố: “đảng viên của Đảng, R. Hess hình như đã có ý định thông qua chuyên bay của mình để đạt được sự đồng cảm giữa Đức và Anh1”.

        Hitle ra lệnh cách chức Phó chủ tịch Đảng của R. Hess và bắt tất cả người thân cận của ông ta. Sau đó, đã chỉ định Martin Bauman làm Phó chủ tịch thay R. Hess. Hitle ra lệnh dùng không quân để ném bom và giành quyền kiểm soát trên vùng trời của đảo quốc. Ngày 15 tháng 8 đợt công kích đầu tiên với sự tham gia của 801 máy bay ném bom và 1.144 máy bay tiêm kích đã bắt đầu. Tuy nhiên, không quân Đức đã chịu tổn thất nặng nề trong các chiến dịch này.

        Đến tháng 12 năm 1940 thì Hitle đã hiểu rằng việc đàm phán hòa bình là không thể đạt được, việc bao vây đường biển và oanh tạc đường không cũng không đạt được mục đích. Tuy nhiên, Hitle cũng hiểu rằng, vào lúc này ở châu Âu không có một quốc gia nào có thể liên kết với Anh để mở mặt trận chống lại Đức. Vì vậy, Hitle quyết định khỏi thảo kế hoạch tấn công Liên Xô với mật danh là: “Barbarossa”.

------------------
        1. R.Hess sinh năm 1896, vốn là phi công tiêm kích, từng ngồi tù cùng Hille vào những năm 20 (thế kỷ 20). Sau đó được Hitle tin cậy chỉ định là Phó chủ tịch Đảng quốc xã.

        Sự kiện mất tích của Phó chủ tịch Đảng Quổc xã R.Hess và nhiệm vụ của ông ta ở Anh quốc đến nay vẫn là một câu hỏi lớn của lịch sử - ND.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:08:22 pm

TIÊU DIỆT TROTXKI

        Việc tiêu diệt Trotxki được chiến sĩ tình báo nổi tiếng Payel Anatolêvich Xudốplatốp kể lại rất sinh động trong cuốn sách “Tình báo và điện Kremli”. Tôi sẽ sử dụng các tư liệu của cuốn sách này vì tin rằng không ai hiểu rõ chiến dịch này bằng chính người đã tổ chức nó. Thậm chí, để cho chắc chắn, tôi đã tự mình đến Mêhicô, đến tận biệt thự riêng của Trotxki để quan sát. Tôi đưa vào trong tập sách này một chương về sự tiêu diệt Trotxki hoàn toàn không phải để cho nó có thêm tình tiết hình sự ly kỳ mà chủ yếu là vì cái chết của Trotxki là kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh không khoan nhượng trong nhiều năm giữa Trotxki và Stalin.

        Trong các giai đoạn của cuộc đấu tranh, Stalin luôn là người chiến thắng, và trong chiến dịch phức tạp này ông là nhà tổ chức chính, vì vậy không cần phải che giấu về một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời hoạt động của ông. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, sự tiêu diệt Trotxki hoàn toàn không phải là sự trả thù cá nhân của Stalin, như một số tác giả cố tình mô tả. Sự cần thiết phải làm việc này hoàn toàn là xuất phát từ yêu cầu của tình hình chính trị, đặc biệt là khả năng diễn ra các hành động thù địch của Trotxki, một khi chiến tranh xảy ra.

        Sau khi chạy khỏi nước Nga, Trotxki sông một thời gian ở Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Pháp. Ông ta thành lập ra quốc tế IV và tiến hành hoạt động chia rẽ phong trào Cộng sản quốc tế, chỉ huy các hoạt động chống lại chính quyển Xô Viết và tổ chức ám sát Stalin cùng các bạn chiến đấu của ông. Năm 1937, Trotxki chuyển đến sống ở Mêhicô, trong một tòa biệt thự ở gần thủ đô và tiếp tục các hoạt động chống chính quyển Xô Viết.

        Ở châu Âu, con trai Trotxki, dưới cái tên là Lép Vedốp tiếp tục lãnh đạo hoạt động các các phần tử Trotxki. Hắn ta không chỉ tuyên truyền chống chính quyền Xô Viết mà còn tiếp xúc với tình báo Đức, với Giestapô.

        Vào đầu những năm 30, các phần tử Trotxki đã tổ chức rộng rãi các nhóm khủng bố và chuẩn bị kế hoạch ám sát các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, mà đối tượng hàng đầu là Stalin, Molotốp Kaganôvich và Vôlôsilốp.

        Quá trình điều tra đã chứng minh vụ ám sát Kirốp là do các phần tử Trotxki - Dinôviép ở Lêningrad thực hiện.

        Trước thực tế là các phần tử Trotxki gia tăng hoạt động khủng bố có tổ chức, Stalin đã đi đến quyết định phải đánh thẳng vào tổng hành dinh của Trotxki ở nước ngoài. Stalin đã trao cho Bêria nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu diệt Trotxki và tiến hành tuyển chọn các tình báo viên để thực hiện kế hoạch  này.

        Bêria đã báo cáo Stalin về kế hoạch đánh thẳng vào cơ sở của Trotxki ở nước ngoài và đề nghị Stalin bổ nhiệm Xudôplatốp làm trưởng nhóm. Sau khi nghe báo cáo, Stalin nói:

        - Trong các phần tử Trotxki, không có gương mặt nào đáng ngại ngoài bản thân Trotxki, vì vậy nếu tiêu diệt được Trotxki thì tức là loại trừ được hiểm họa.

        Tiếp theo Stalin đã ra lệnh:

        - Kê hoạch tiêu diệt Trotxki cần được thực hiện trong vòng một năm, trước khi cuộc chiến tranh có thể xảy ra. Qua bài học chiến tranh ở Tây Ban Nha cho thấy, nếu không tiêu diệt được Trotxki, thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn một khi chủ nghĩa để quốc tấn công Liên Xô.

        Sau đó, Stalin giao nhiệm vụ cho Xudôplatốp chỉ huy nhóm đặc nhiệm để tiêu diệt Trotxki, lúc đó đang sống bí mật ở Mêhicô. Xudôplatốp đã đề nghị đưa vào nhóm đặc nhiệm các chiến sĩ tình báo có kinh nghiệm ở Tây Ban Nha. Stalin đã trả lời: đây là trách nhiệm của Đảng, đồng chí hãy lựa chọn những người có năng lực và tin cậy nhất, và Đảng sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của đồng chí. Đồng chí hãy chỉ báo cáo riêng cho Bêria, ngoài ra không ai được biết về kế hoạch này.

        Để thực hiện kế hoạch, Xudôplatốp đã đề nghị thành lập hai nhóm: Nhóm thứ nhất gọi mật danh là “KON” do họa sĩ Mêhicô nổi tiếng Đayi Xiqueiros đứng đầu. (Ông ta đã từng tham gia chiến tranh Tây Ban Nha và trở về là một trong những người tổ chức Đảng Cộng sản Mêhicô), nhóm thứ hai có mật danh là “MAT” dưới sự lãnh đạo của Karidad Merkader.

        Bêria giao nhiệm vụ cho Xudôplatốp và Eitingon đến Paris để gặp các thành viên của hai nhóm, hai nhóm này hoạt động riêng biệt và không hể biết gì về hoạt động của nhau.

        Eitingon đến New York vào năm 1939 và làm việc trong một công ty xuất nhập khẩu ở Brooklyn, coi như là trung tâm liên lạc của chiến dịch. Công ty này là vỏ bọc cho hoạt động của Ramon Merkader theo hộ chiếu Canada với tên là Phrenk Djecshon. Sau đó nhóm Xiqueiros cũng đến Mêhicô và chuẩn bị kế hoạch tấn công vào biệt thự của Trotxki. Trong khi đó nhóm Ramon không hề biết về công việc của Xiqueiros, được giao nhiệm vụ tìm cách giành được cảm tình của Xilvia Ageloph. Ramon có ngoại hình rất giống ngôi sao điện ảnh Pháp Alant Delont, bị thu hút bởi hình tượng này, Xilvia đã đi theo Ramon đến New York.

        Ngày 24 tháng 5 năm 1940, nhóm Xiqueiros đột nhập vào dinh thự của Trotxki và nhằm vào phòng của Trotxki để xả súng. Tuy nhiên, do bắn qua cửa gỗ và Trotxki đã trốn dưới gầm bàn, vì vậy hắn đã sống sót sau vụ đột nhập này.

        Sau khi nghe báo cáo, Stalin không hề giận dữ vì thất bại này, mà yêu cầu tiếp tục thực hiện chiến dịch. Chúng ta hãy nghe Ramon Merkader kể về việc kết thúc chiến dịch tiêu diệt Trotxki vào ngày 20 tháng 8 năm 1940:

        “Theo kế hoạch thì trong lúc tôi đang ở biệt thự của Trotxki, thì Eitingon, Karidad và một nhóm năm người sẽ đột nhập vào biệt thự, nhóm này sẽ đấu súng với các vệ sĩ, lúc đó tôi có thể tiêu diệt Trotxki.

        Tôi không đồng ý với kế hoạch này, và đề nghị chỉ một mình tôi sẽ thực hiện kế hoạch. Như một người khách bình thường, tôi đã vào biệt thự của Trotxki. Sau câu chào hỏi, Trotxki ngồi vào sau bàn làm việc của mình và đọc bài báo của tôi về ông ta. Khi tôi chuẩn bị tấn công ông ta bang một chiếc búa nhỏ, thì Trotxki xoay tư thế đầu, làm hướng tấn công bị thay đối và giảm sức mạnh. Vì vậy, Trotxki không bị chết ngay mà kêu cứu rất to, làm tôi cũng bị bất ngờ nên không thể tiêu diệt Trotxki ngay được, mặc dù trong túi tôi có mang theo dao. Ngay lúc đó, vợ Trotxki chạy vào phòng cùng các vệ sĩ của mình và đánh túi bụi vào tôi. Trotxki chết vào ngày hôm sau ở bệnh viện.

        Một trong các vệ sĩ của Trotxki đã đánh tôi bằng báng súng, một thời gian sau yếu tố này đã được luật sư của tôi sử dụng để chứng minh rằng tôi không phải là kẻ khủng bố chuyên nghiệp, còn tôi thì một mực vin vào lý do về tình cảm của tôi với Xilvia, tức là từ động cơ cá nhân. Merkader bị bắt dưới cái tên theo hộ chiếu Canada Phrenk Djecshon và tên thật của anh ta chỉ bị phát giác sau sáu năm, khi một trong số các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha bỏ chạy sang phương Tây đã khai báo ra.

        Lúc đó, Ramon thừa nhận tên thật của mình, nhưng vẫn không thừa nhận giết Trotxki là theo lệnh của tình báo Liên Xô mà một mực khai nhận đó là do động cơ cá nhân. Ông ta bị giam 20 năm và đến ngày 20 tháng 8 năm 1960 ông được trả tự do và trở về Moxcơva. Tại đây ông đã được Chủ tịch ủy ban an ninh quốc gia Sêlêpin trao tặng huân chương Anh hùng Liên Xô.

        Merkader là một nhà cách mạng chuyên nghiệp và rất tự hào về vai trò của mình trong cuộc đấu tranh vì các lý tưởng cộng sản. Ông nói:

        - Nếu được sống lại vào những năm 40, tôi sẽ không ngần ngại mà làm lại những gì tôi đã làm.

        Vào giữa những năm 70 - Merkader rời Moxcơva sang Cu Ba nơi ông được mời làm cố vấn cho Phiden Castro (có lẽ việc này liên quan đến các hoạt động sau khi Chegeuvara bị sát hại ở Bôlivia).

        Ồng mất năm 1978, lọ tro của ông được bí mật mang về Moxcơva và an táng tại nghĩa trang Kunsevo, với cái tên: Ramon Ivanovits Lopexxa - Anh hùng Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:12:04 pm

MOXCƠVA - BERLIN. 1940

        Cuối năm 1940, sau khi đã chiếm gần trọn châu Âu, Hitle quay sang chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng. Đó là chiến tranh chống lại Liên Xô. Động tác chuẩn bị cuối cùng, nhưng rất quan trọng với Hitle, đó là Hiệp ước tay ba (phe trục) gồm Berlin-Roma-Tôkyô để hòng đặt Liên Xô dưới nguy cơ chiến tranh cả từ phía đông và phía tây.

        Hitle tập trung mọi thủ đoạn để che giấu đòn đánh chủ yếu của mình và làm lơ đãng sự chú ý của Liên Xô, Hitle bắt đầu “trò chơi” của mình bằng các hành động của Bộ trưởng Ngoại giao Ritbentrốp. Ngày 13 tháng 10 năm 1940, Ritbentrốp gửi cho Stalin một bức điện:

        “Thưa Ngài Stalin!

        Hơn một năm trước bằng quyết định của mình, Ngài và Hitle đã đặt nền móng cho một giai đoạn hoàn toàn mới trong quan hệ giữa Liên Xô và Đức. Tôi cho rằng với quyết định này chúng ta đã tìm được tiếng nói chung có lợi cho cả hai quốc gia, hắt đầu từ việc cả hai nước không đòi hỏi gì về lãnh thổ của nhau và kết thúc bằng việc khuếch trương phạm vi ảnh hưởng của chúng ta và tiến tới Hiệp ước giữa Đức và Liên Xô về hữu nghị và đường hiên giới...”


        Ritbentrôp tìm cách chứng minh là trục Berlin - Roma -  Tôkyô không nhằm mục đích chống lại Liên Xô. Sau đó ông ta đi vào ý chính của bức thư:

        "Để kết thúc, tôi muốn nói lại ý định của Hitle về sứ mạng lịch sử của bốn cường quốc là phải thống nhất được các mục đích chính trị lâu dài và khuếch trương phạm vi ảnh hưởng và quyền lợi trong phạm vi toàn thế giới...”

        Có thể nói thẳng ra là Hitle muốn Liên Xô tham gia vào phe trục và biến trục ba thành trục bốn: Berlin - Roma -  Tôkyô - Moxcơva. Tiếp theo, Ritbentrốp viết:

        “Chúng tôi sẽ rất vui mừng được đón Molotốp đến Berlin đểHitle có thể trực tiếp nói lên chính kiến của mình về quan hệ chiến lược trong giai đoạn mới. Tôi sẽ rất vinh hạnh nếu được đến Moxcơva để cùng Ngài (Molotôp) và Ngài Stalin tổng hợp lại các ý kiến đã trao đổi giữa hai bên, cũng như cùng các chính phủ Ý và Nhật mà cơ sở chính trị có thể đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta.

Ritbentrốp”.       

        Ngày 17 tháng 10 bức thư trên đã được chuyển đến Stalin, và ngày 22 tháng 10, Stalin đã có thư trả lời, trong đó Stalin đồng ý với việc cử Molotôp đến Berlin và đồng ý tiếp Ritbentrốp ở Moxcơva. Riêng về vấn để quan hệ với Ý và Nhật thì Stalin nói rất chiến lược rằng về nguyên tắc không phản đối ý tưởng này, nhưng cần được xem xét kỹ trong các cuộc gặp tới.

        Ngày 9 tháng 10 đoàn đại biểu của Liên Xô đã rời Moxcơva sang Berlin. Ngày 12 tháng 11, sau khi đến Berlin, Molotốp đã gặp Ritbentrốp và ngày hôm sau đã gặp Hitle.

        Tôi đã hỏi Molotốp về nội dung chính của các cuộc gặp này, Molotốp kể lại:

        - Vấn đề chủ yếu là ý định của Đức muốn lôi kéo Liên Xô vào phe trục. Hitle nói thẳng về ý đồ chia đất đai, Đức chiếm châu Âu, Nhật chiếm Viễn Đông, Y chiếm các quốc gia Trung Cận Đông và Liên Xô thì được phát triển về phía nam thoát ra vịnh Pepxich và biển Ấn Độ.

        Tôi hỏi lại Molotốp:

        - Vậy nếu lúc đó chúng ta đồng ý với đề nghị của Đức thì chắc là sẽ không có cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại?

        Molotôp trầm ngâm một lúc rồi nói:

        - Rõ ràng anh không phải là nhà chính trị và nhà ngoại giao, chả lẽ chúng ta là đất nước Xô Viết lại đi bắt tay với Đức bằng một âm mưu như vậy sao? Chúng ta sẽ nói thế nào với nhân dân các nước về chủ nghĩa Quốc tế vô sản? Không, chúng ta không đi đến thỏa hiệp này được, mặc dù Hitle hứa hẹn dành cho chúng ta rất nhiều quyền lợi.

        Lúc đó, tôi chưa hề biết gì về nội dung biên bản các buổi làm việc của Molotốp với Hitle về vấn đề Ba Lan và các lãnh thổ khác, vì vậy tôi không có gì để nói thêm với ông.

        Cuộc hội kiến đầu tiên của Molotôp với Hitle được tiến hành tại tòa nhà mới của chính phủ Đức. Buồng làm việc của Hitle rất rộng, trên tường treo đầy các bức thảm tranh cổ, sàn nhà được trải một lớp thảm rất dày. ở góc bên trái là bàn làm việc và bên cạnh là một quả địa cầu lớn tượng trưng cho tham vọng bá chủ thế giới của Hitle.

        Khi Molotốp cùng Pablốp bước vào, Hitle đã vội vàng rời bàn làm việc để đón. Trong gian phòng rộng lớn, trông Hitle bé nhỏ trong bộ quân phục không có cầu vai mà ông ta vẫn thường mặc. Trên ngực là một huân chương thập tự sắt, trên ống tay áo như thường lệ là dải băng màu đỏ với chữ thập, ngoặc đen trong vòng tròn trắng, như là biểu tượng lãnh tụ của Đảng Quốc xã1.

-----------------
        1. Đảng Quốc xã khi mới thành lập tháng 6 năm 1920 chỉ có 1.100 đảng viên, đến năm 1945, khi bị sụp đổ đã có tất cả 38 triệu đảng viên.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:15:34 pm

        Cùng lúc đó, Ritbentrốp, đại sứ Đức tại Moxcơva và phiên dịch của Hitle, Schmitt cũng bước vào phòng. Hitle mời tất cả ngồi trên divant xung quanh bàn, riêng Hitle ngồi đối diện Molotốp.

        V. Molotốp đã có hai cuộc hội kiến liên tiếp với Hitle. Trước hết hãy nói về cuộc gặp của Molotôp với Ritbentrôp vào ngày 13 tháng 11, lúc 21 giờ 40 phút.

        - Thưa các ngài, chúng ta sắp sửa chia tay nhau, tôi thấy còn một việc rất quan trọng, hy vọng các ngài sẽ miễn thứ... -  Ritbentrôp nói khi kết thúc buổi gặp.

        Ritbentrốp đề nghị tất cả dừng lại ở góc phòng và nói rằng, thế theo ý nguyện của Hitle đề nghị chúng ta nên tóm tắt lại một cách nguyên tắc kết quả cuộc đàm phán. Sau đó, ông ta rút trong túi áo ngực ra một tò giấy màu ghi xám được gấp tư, chậm rãi mở ra và nói:

        - Trong tờ giấy này ghi đầy đủ các kiến nghị của chính phủ Đức.

        Ritbentrốp đọc nội dung, đó là ý kiến của Đức về việc sáp nhập Liên Xô vào phe trục Berlin - Roma - Tôkyô và các nội dung bản phụ ước bí mật phân chia vùng ảnh hưởng.

        Tôi xin trích ra một đoạn để độc giả theo dõi:

        “Dự thảo hiên bản mật số 1.

        Nhân dịp ký thỏa thuận giữa các đại diện của Đức, Ý, Nhật và Liên hang Xô Viết, chúng tôi tuyên bố như sau:

        1. Phía Đức tuyên bố rằng, ngoại trừ các thay đổi về lãnh thổ diễn ra tại châu Ầu sau khi chiến tranh kết thúc, thi quyền lợi chủ yếu của Đức sẽ được tính đến là khu vực Trung Phi.

        2. Phía Ý tuyên bố rằng, ngoại trừ các thay đổi về lãnh thổ diễn ra ở châu Âu sau khi kết thúc chiến tranh, thì sự quan tâm chủ yếu về lãnh thổ của Ý sẽ là vùng Bắc và Đông Bắc châu Phi.

        3. Phía Nhật Bản tuyên bố rằng, sự quan tâm chủ yếu về lãnh thổ của Nhật là khu vực từ Đông Á cho đến phía Nam của đế chế Nhật.

        4. Phía Liên Xô tuyên bố rằng, sự quan tăm chủ yếu về lãnh thổ của Liên Xô là phía Nam của Liên Xô theo hướng biển Ấn Độ.

        Cả bốn cường quốc tuyên bố dành cho mình quyền điều chỉnh các vấn đề riêng rẽ không cơ bản; cả bốn cường quốc sẽ tôn trọng quyền lợi về lãnh thổ của nhau, không tạo ra các cớ đế ngăn cản lẫn nhau...”.


        Molotốp nghe xong bản dự thảo về thỏa thuận và biên bản mật đã nói rằng, lúc này không phải là lúc để thảo luận về chủ để này, và để nghị Ritbentrốp chuyển cho mình tờ giấy với nội dung trên. Ritbentrốp trả lời rằng, ông ta chỉ có một bản duy nhất, và không có ý định đưa ra các ý kiến này bằng văn bản, sau đó cất ngay tờ giấy vào túi.

        Thưa độc giả! Các bạn hãy thử đánh giá xem tôi vừa trích cho các bạn nghe nội dung tờ giấy mà Ritbentrốp đã đọc và sau đó vội vàng đút vào túi áo, thậm chí không hể đưa cho Molotốp xem!... Chả lẽ là chuyện đùa vì rằng những bí mật trong tồ giấy đó không hề đưa cho ai cả, vậy mà sau này nó được công bố rất rộng rãi ở nước ngoài và kể cả ở nước ta!

        Sau này khi tôi hỏi lại Molotốp về cuộc gặp gỡ lúc ấy, ông mỉm cười và nói:

        - Lúc đó tôi hỏi Ritbentrốp: “Nếu ngài nói rằng nước Anh đã bị tiêu diệt, thì tại sao chúng ta lại phải ngồi dưới hầm thế này? (Trước đó vì có báo động máy bay của Anh mà tất cả phải di chuyển xuống hầm của Ritbentrốp). Ritbentrốp im lặng không trả lời. Tôi tìm mọi cách buộc ông ta phải bàn các vấn để cụ thể mà không ba hoa, hoang tưởng về việc chia bản đồ châu Âu và châu Á”.

        Tôi hỏi thẳng Molotốp:

        - Chắc có lẽ sau đó ông đã ký các thỏa ước trên?

        - Sao cậu lại nói thế? Chả lẽ tôi là chiến sĩ quốc tế cộng sản lại có thể làm một việc chống lại các dân tộc khác hay sao?

        Sau này khi xem lại biên bản cuộc gặp gỡ người ta đã phê phán là tuy Molotốp không đồng ý đàm phán về âm mưu này, nhưng ông ta đã không thế hiện sự phản đối một cách kiên quyết với lập trường của một chiến sĩ quốc tế.

        Sau đây là hồi tưởng của Berezkôp (người cùng dự hội đàm với Molotôp):

        “Sau cuộc gặp, Hitle đưa tiễn Molotốp ra tận ngoài thềm lâu đài của dinh Thủ tướng. Trước khi chia tay Hitle nói:

        - Tôi cho rằng Stalin là một nhân cách vĩ đại trong lịch sử. Và cả tôi cũng đi vào lịch sử. Vì vậy, rất tự nhiên là hai nhân vật lịch sử vĩ đại như vậy cần gặp nhau trực tiếp. Đề nghị ngài chuyển đến Stalin lời chào của tôi và lời đề nghị về một cuộc gặp trong tương lai gần.

        Molotốp cảm ơn và hứa sẽ chuyển lời đến Stalin.

        Sau này, chúng ta đều biết rằng lời mời này chẳng qua là để đánh lạc hướng Stalin. Tuy vậy, Stalin kiên trì đường lối là bằng mọi cách cố gắng kéo dài thời điểm bắt đầu của chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:16:48 pm

        Vào lúc đó, Molotốp không hề biết là ngày 12 tháng 11 năm 1940, Hitle đã ra mật lệnh: “Các cuộc đàm phán chính trị với mục đích làm rõ lập trường của nước Nga đã bắt đầu. Dù các cuộc đàm phán này có kết quả như thế nào, cần phải tiếp tục các nỗ lực mà chúng ta nhắm đích đó là mặt trận phía Đông...”.

        Như vậy, mọi cuộc đàm phán với Molotốp mọi dự thảo Hiệp ước hay phụ ước bí mật về phân chia vùng ảnh hưởng, tất cả đểu là tạo dựng, là “đòn gió” để đánh lạc hướng, làm lơi lỏng tính cảnh giác của lãnh đạo nước Nga, đặc biệt là Stalin.

        Hàng trăm, hàng ngàn bài báo, quyển sách đã viết về việc dường như Stalin đã bị Hitle “đánh lừa”, rằng Stalin không có nhãn quan chiến lược, rằng nước Nga đã bị thiệt hại vì đánh giá sai về chiến lược của Stalin, v.v...

        Tôi muốn nhân mạnh rằng mọi lời buộc tội cho Stalin đều là trên giấy, theo suy tưởng của ai đó. Nhưng có một điều rất đơn giản mà không ai nói đến, hay là cố tình không nói đến, đó là việc tại sao chúng ta không đọc lại các bài phát biểu của chính Stalin trong các phiên họp cấp cao của Bộ chính trị (vì các tài liệu này còn lưu trữ đầy đủ) để xem có thực là Stalin đã bị Hitle lừa không?

        Tôi sẽ không bào chữa cho Stalin, nhưng hãy xem tự Stalin đã nói thế nào vào thời điểm lịch sử kỳ lạ đó. Chúng ta hãy quay lại phiên họp Bộ chính trị ngày 18 tháng 11 năm 1940 và lặng lẽ ngồi nghe xem mọi người và Stalin nói gì về kết quả các cuộc đàm phán ở Berlin.

        Chúng ta hãy theo dõi biên bản ghi tại phiên họp do Chaduép - thư ký biên bản của Bộ chính trị ghi chép lại.

        Sau khi mô tả về đoạn diễn thuyết của Hitle, Molotốp nói tiếp: “Tôi đã đề nghị hãy bàn về những vấn đề cụ thể như tại sao phía Đức đưa quân vào Rumania mà không hề tham khảo ý kiến của Liên Xô? Phía Liên Xô cũng muốn biết việc quân Đức tiến vào Phần Lan là nhằm mục đích gì? Các câu hỏi này đã tác động đến Hitle, trong một thoáng ông ta tỏ ra bối rối, tuy nhiên năng khiếu đóng kịch của Hitle đã giúp ông ta bình tĩnh trở lại và nói việc quân Đức tiến vào Rumania là để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện theo đề nghị của chính phủ Antonexcu. Tôi nói rằng, phía Liên Xô thấy ý định đưa quân vào Rumania và Phần Lan rõ ràng là có các mục đích khác. Các quân đoàn này tiếp tục đóng ở các vị trí chiến lược này nhằm mục đích gì? Chính phủ Đức cần trả lời rõ ràng.

        Hitle hứa là sẽ quan tâm vấn đề này, rồi lại để cập vấn đề phân chia thế giới, ông ta nhấn mạnh là Liên Xô có thể có quyển lợi ở các vùng lãnh thổ phía nam theo hướng biển Ấn Độ và thoát ra vịnh Pepxich, rồi có thể chiếm phía Tây của Iran (tức là Irắc).

        Tôi đã cắt lời Hitle - Molotốp nói tiếp - và nhắc lại là chính phủ Liên Xô chỉ quan tâm an ninh của các khu vực có chung biên giới với Liên Xô. Đúng lúc này, Hitle gật đầu ra hiệu cho Ritbentrốp để nhắc lại về nội dung bản dự thảo về việc sáp nhập Liên Xô với phe trục. Đối với chúng ta, rất rõ ràng là mọi mũi nhọn đều là nhằm chống lại Liên Xô, và với loại đề nghị như vậy phái đoàn Liên Xô đã phản đối kiên quyết”.

        - Như vậy là đúng - Stalin bực tức nói.

        Molotốp nói tiếp:

        - Khi rời Berlin, các thành viên phái đoàn đàm phán đều tin rằng: "mọi đề xuất của phía Đức đều là trò đánh lạc hướng. Phái đoàn Liên Xô đã làm mọi cách có thể để đạt mục tiêu, tuy nhiên tất cả đều thấy rằng ý đồ xâm lược của Đức chống lại Liên Xô là không tránh khỏi và trong một tương lai không xa”.

        Sau đó, Stalin đã phát biểu:

        “Trong những tháng vừa qua, đại diện của hai bên đã tiến hành đàm phán các vấn đề liên quan. Trong điều kiện khi phía Liên Xô kiên trì đấu tranh cho giải pháp hòa bình trong các quan hệ quốc tế, chúng ta đã sẵn sàng đàm phán các vấn đề mà phía Đức nêu ra. Chúng ta hiểu rất rõ ý đồ của Hitle, đối với chúng ta ngay từ trước khi đàm phán đã biết rằng Hitle không muốn tính đến các quyển lợi hợp pháp của Liên Xô. Lập trường của Hitle trong các cuộc đàm phán đã thể hiện rõ là mặc dù luôn miệng tuyên bố về tôn trọng quyền lợi của Liên Xô, nhưng trên thực tế chúng đang tiến hành công cuộc chuẩn bị để tấn công đất nước chúng ta. Mục đích của các cuộc gặp gỡ ở Berlin là để che giấu ý đồ thực tế của Hitle...

        Có một điều rất rõ là Hitle đã chơi trò hai mặt: "trong khi đang chuẩn bị chiến tranh chống lại Liên Xô, Hitle đồng thời cố gắng giành điểm về thời gian, cố gắng tạo cho phía Liên Xô một cảm giác là đang chuẩn bị để đàm phán về quan hệ hòa bình giữa hai nước...”.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:17:15 pm

        Tiếp theo, Stalin phân tích ý đồ của giới lãnh đạo Đức về lập trường của Anh và Pháp trong các cuộc đàm phán ở Moxcơva năm 1939.

        - ... Chính là trong giai đoạn đó, chúng ta đã đạt được mục đích đẩy lùi cuộc tấn công của Đức, và trong vấn để này việc ký kết Hiệp ước về không tấn công lẫn nhau đóng vai trò rất quan trọng... Nhưng tất nhiên, đây chỉ là một thời gian nghỉ ngơi tạm thời, nguy cơ trực tiếp của cuộc xâm lược chống lại Liên Xô chỉ mới hơi suy yếu đi chứ không phải là đã chấm dứt hoàn toàn, ở Đức, các thế lực hiếu chiến đang tích cực chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô.

        Người ta sẽ hỏi, trong điều kiện như vậy, Hitle liệu có thể nghĩ về kê' hoạch hợp tác hòa bình với Liên Xô? Liệu có thể xảy ra tình huống là Hitle sẽ từ bỏ kế hoạch tấn công Liên Xô mà ông ta đã hoạch định trong kế hoạch chiến lược đã chuẩn bị? Có thể nói là không! - Stalin khẳng định.

        Sau đó, Stalin đã khắc họa tính cách của Hitle.

        - Lịch sử chưa từng chứng kiến một nhân vật như kiểu Hitle - Stalin nói - Hitle rất không nhất quán trong hành động của mình. Chính kiến của ông ta luôn thay đổi và đôi khi là mâu thuẫn. Các phần tử Hitle tự gọi mình là các nhà dân tộc (Nadi) nhưng trên thực tế đó là một đảng của đế quốc, nhưng khôn ngoan và táo tợn hơn trong số các nước đế quốc.

        Hitle thường tự cho mình là người yêu hòa bình, nhưng nguyên tắc chủ yếu của ông ta là sự tráo trở. Hitle đã ký Hiệp ước Hòa bình với Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ và Hà Lan, nhưng không bao giờ tôn trọng tinh thần của các Hiệp ước này và sẵn sàng ngay khi điều kiện có thể là phá vỡ Hiệp ước để đạt mục đích làm bá chủ của mình. Hitle, đồng thời cũng có ý định như vậy với Hiệp ước ký với chúng ta. Nhưng phải nói rằng việc ký Hiệp ước “không tấn công lẫn nhau” với Đức đã đem lại cho chúng ta hơn một năm rưỡi quý giá để chuẩn bị cho công cuộc phòng thủ có ý nghĩa quyết định của chúng ta chống lại cuộc xâm lược của Đức. Chắc chắn rằng chúng ta không thể coi Hiệp ước Nga - Đức là cơ sở để tạo ra sự an ninh vững chắc cho chúng ta. Cái bảo đảm chắc chắn nhất cho nền hòa bình vững chắc chính là phải củng cố sức mạnh lực lượng vũ trang của chúng ta. Đồng thời, chúng ta sẽ tiếp tục nghĩa vụ đấu tranh cho hòa bình thế giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

        Bây giờ, Hitle đang tự huyễn hoặc mình với các chiến tích đã đạt được. Các binh đoàn của Hitle với các đợt tấn công chớp nhoáng đã chiếm được sáu nước châu Âu... Ở châu Âu hiện nay khó mà tìm được lực lượng khả dĩ có thể chống lại cuộc xâm lược của phát xít Đức. Hitle đang đặt ra nhiệm vụ là gây sức ép để buộc Anh quốc phải đầu hàng. Để đạt mục đích này, Hitle đang gia tăng ném bom các đảo vùng Ban Tích và chuẩn bị cho các chiến dịch đổ bộ. Nhưng đây không phải là mục tiêu chủ yếu của Hitle, cái chủ yếu đối với Hitle đó là cuộc xâm lược Liên Xô.

        Rất chậm rãi nhưng kiên quyết, Stalin nói tiếp:

        - Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều này và tăng cường công cuộc chuẩn bị để giáng trả cuộc xâm lược phát xít. Song song với công cuộc củng cố sức mạnh kinh tế và quốc phòng, Đảng phải giải thích rõ cho đông đảo quần chúng nhân dân về các nguy cơ đang đe dọa nền an ninh thế giới, thường xuyên vạch trần âm mưu xâm lược của Đức và tăng cường công cuộc phòng thủ của nhân dân Liên Xô để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vấn đề an ninh quốc gia lúc này đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Bây giờ, khi mà đường biên giới của chúng ta đã được đẩy xa về phía tây, cần thiết phải xây dựng một phòng tuyến mạnh chạy dọc theo đường biên giới với sự chuẩn bị chiến đấu cao của các tập đoàn quân đóng ở ngay vùng phụ cận chứ không phải là nằm sâu trong hậu phương.

        - Chúng ta cần nhanh chóng hoàn tất Hiệp ước giữa Liên Xô và Nhật về sự trung lập của Nhật. Phía Đức đã tìm được tiếng nói chung với Nhật trong các tham vọng chiến lược, phía Nhật đã thừa nhận quyền của Đức can thiệp vào công việc của các quốc gia. Cần phải bằng mọi cách để trung lập hóa Nhật, đồng thời cần tăng cường ủng hộ về kinh tế và quân sự cho nhân dân Trung Quốc. Chúng ta phải hành động để làm suy yếu phe liên minh của Đức, tìm cách lôi kéo về phía chúng ta các quốc gia đang bị lôi kéo và ảnh hưởng bởi sự phụ thuộc vào Đức phát xít.

        Tôi xin nhắc lại với độc giả và đề nghị hết sức chú ý đến thời điểm, khi Stalin phát biểu bài nói chuyện quan trọng này - đó là vào trung tuần tháng 11 năm 1940.

        Sau khi đọc bài phát biểu này, liệu chúng ta có cần chứng minh gì thêm về tính cảnh giác, về tư duy chiến lược rõ ràng và sự quan tâm vô bờ bến của Stalin đến công cuộc phòng thủ đất nước, đến quyền lợi của quốc gia và nhân dân?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:18:01 pm

CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ CHO CÁC TƯỚNG LĨNH

        Cuối tháng 12 năm 1940, Stalin chủ trì một hội nghị quân sự quan trọng, tham gia hội nghị này có các tư lệnh và tham mưu trưởng các quân khu và các quân đoàn, các ủy viên Hội đồng quân sự, giám đốc các học viện quân sự, các giáo sư, lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu. Ngoài ra, một số ủy viên Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương đã dự hội nghị.

        Báo cáo chính về công cuộc chuẩn bị quốc phòng của Hồng quân Liên Xô do Đại tướng K.A. Merescốp, Tổng tham mưu trưởng đọc. Ông ta đặc biệt nhấn mạnh các yếu điểm trong việc chuẩn bị đội ngũ chỉ huy cấp cao và các cán bộ tham mưu ở tất cả các cấp.

        Giucôp đọc một báo cáo quan trọng về: “Các đặc điểm của chiến dịch tấn công hiện đại”. Thượng tướng D. Paplôp trình bày một báo cáo rất hay về: “Sử dụng các binh đoàn cơ động trong chiến dịch tấn công hiện đại”.

        Tham mưu trưởng Không quân Liên Xô, Trung tướng Rưchagốp, người đã được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha đã đọc báo cáo về: “Lực lượng không quân trong chiến dịch tấn công hiện đại và cuộc chiến giành quyền kiểm soát trên không”. Trong phần phát biểu, các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến, kinh nghiệm bổ ích và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiện đại hóa quân đội, phát triển các binh đoàn xe tăng, thiết giáp và mô tô cơ giới, đồng thời cần tìm hiểu các kinh nghiệm chiến đấu của phương Tây. Cuộc hội nghị này được tổ chức theo sáng kiến của Stalin. Ngay sau hội nghị, Stalin đã cho triệu Timôsencô và phê bình về việc bài kết luận hội nghị đã không được ông thông qua trước. Timôsencô trả lời:

        - Tôi đã gửi cho đồng chí bản dự thảo và nghĩ rằng nếu đồng chí không có ý kiến gì tức là mọi thứ đều đúng. Chi tiết này cho thấy Stalin có ý định tham gia phiên bế mạc hội nghị, nhưng vì một lý do nào đó đã không đến được.

        Ngày hôm sau bắt đầu một cuộc tập trận lớn. Stalin hỏi Timôsencô:

        - Ai chỉ huy các bên tham gia tập trận?

        - Quân xanh do đại tướng Giucốp chỉ huy, quân đỏ do thượng tướng Paplốp chỉ huy - Timôsencô trả lời.

        - Tốt - Stalin nói - Nhưng khi kết thúc tập trận thì triệu tập các tướng lĩnh ở chỗ tôi, tại điện Kremli.

        Trong buổi giảng bình cuộc tập trận, sau các lời phát biểu của Timôsencô, Meretscốp, Paplốp, Giucốp đã phát biểu:

        - Để nâng cao trình độ cho các bộ chỉ huy và tham mưu, cần phải tiến hành các cuộc tập trận với quy mô lớn, với các trang thiết bị thông tin hiện đại. Giucốp tỏ ra không yên tâm khi nói rằng: ở Bêlôrutxi, tuyến phòng thủ được xây dựng quá gần biên giới, điều đó rất bất lợi về mặt chiến thuật, đặc biệt là ở khu vực Bêlôxtốc, kẻ thù có thể lợi dụng điểm yếu này để đánh vào pháo đài Brext và Xuvalki và tiến vào hậu phương của chúng ta. Ngoài ra, do các tuyến phòng thủ quá gần đường biên giới sẽ bị nằm dưới tầm hỏa lực của pháo binh địch. Tôi cho rằng tuyến phòng thủ cần phải xây dựng ở một vị trí sâu hơn.

        Stalin cho rằng: chiến thắng trong cuộc chiến sẽ thuộc về bên nào có nhiều xe tăng và các quân đoàn cơ giới hơn. Ngày hôm sau, Stalin cho gọi Giucốp vào điện Kremli, không vòng vo dài, Stalin nói luôn:

        - Bộ chính trị đã quyết định cho Meretscốp thôi giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng và bổ nhiệm anh giữ trọng trách này.

        Đối với Giucốp, điều này rất bất ngờ, không phải chỉ là vì ông không cho mình là sĩ quan tham mưu chuyên nghiệp, mà còn là vì một chức vụ cao như thế chưa bao giờ có trong ý nghĩ của ông. Sau một hồi do dự, Giucốp nói:

        - Tôi chưa bao giờ làm việc trong các Bộ tham mưu, luôn luôn chỉ làm việc ở đơn vị cơ sở, tôi không thể lãnh trọng trách là Tổng tham mưu trưởng.

        - Bộ chính trị đã quyết định bổ nhiệm đồng chí - Stalin nhắc lại.

        Giucốp hiểu rằng phản đối lại nghị quyết của Bộ chính trị, mà lại do chính Stalin truyền đạt là điều không thể chấp nhận được, vì vậy đã trả lời:

        - Vâng, nhưng nếu không trở thành Tổng tham mưu trưởng tốt thì đề nghị trả tôi về đơn vị cơ sở.

        Stalin mỉm cưới:

        - Thống nhất như vậy nhé, ngày mai Trung ương sẽ ra nghị quyết.

        Về mới quan tâm của Stalin đến từng người cán bộ một, tôi rất ngạc nhiên về kết luận của Nguyên soái Erêmencô trong hồi ký của mình xuất bản năm 1964: “Stalin rất xa cách với các đơn vị, ông không chú ý lắng nghe ý kiến của các tướng lĩnh. Điều này được minh chứng là vị Tổng chỉ huy của Bộ Tổng tư lệnh tối cao không có mặt ở Hội đồng quân sự, nơi thường xem xét và thảo luận các vấn đề chủ yếu của học thuyết quân sự”.

        Khi Stalin còn sống, Erêmencô rất được Stalin “cưng”, Bộ Tổng chỉ huy khi đó đã tha thứ cho Erêmencô rất nhiều sai sót và thất bại trong khi tiến hành các chiến dịch (nỗi nhục của Erêmencô là sự thất bại trong trận chiến tay đôi năm 1942 với Guderian). Ngay sau chiến tranh, trong các bài báo và sách của mình, Erêmencô đã ca ngợi hết lời Stalin là “vị tướng vĩ đại của mọi thời đại và mọi dân tộc”. Nhưng khi vừa xuất hiện vị Tổng Bí thư mới - Khơrutxốp, người rất căm ghét Stalin, thì Erêmencô đã lập tức đổi giọng như đã dẫn ở trên. Có lẽ đó là phép biện chứng - mọi thứ đều thay đổi, mọi thứ đều trôi qua? Không phải là vô cớ khi người ta thường nói: cùng với thời gian con người sẽ mất cả sức khỏe, cả vẻ đẹp, cả lòng tự trọng và chỉ có sự ngu ngốc là không bao giờ thay đổi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:18:42 pm

CÁC KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

        Ngay từ thời cổ đại, mỗi một chiến tướng hoặc người đứng đầu nhà nước khi suy nghĩ về khả năng xảy ra chiến tranh hay là khi khởi thảo kế hoạch để tấn công một kẻ thù nào đó đều phải tính toán trước khả năng, lực lượng của mình và cả lực lượng của kẻ thù. Ở thời cổ đại thì các tính toán này thường chỉ có trong đầu các tướng lĩnh. Cùng với thời gian, số lượng các binh đoàn tham gia chiến tranh và quy mô của chiến tranh mở rộng ra, đòi hỏi người chỉ huy tất cả các cấp phải nắm được kế hoạch tác chiến, lúc đó đã xuất hiện nhu cầu phải xây dựng kế hoạch bằng văn bản.

        Vào thế kỷ 19, khi tham gia các cuộc chiến tranh không chỉ là quân đội mà là cả một dân tộc, không chỉ là các lực lượng quân sự mà cả các sức mạnh kinh tế, thì cuộc chiến cũng đòi hỏi được xây dựng kế hoạch một cách chi tiết.

        Thê thì liệu vào thời điểm chiến tranh, chúng ta đã có kế hoạch này chưa? Chắc chắn là có. Tuy nhiên, như về sau này được làm rõ, các bộ phận của kế hoạch này chưa phù hợp với tình hình chính trị quốc tế lúc đó và đặc biệt là chưa tính được hết các phương thức tiến hành chiến tranh mà Hitle đã áp dụng trong cuộc chiến ở châu Âu.

        Không cần phải suy nghĩ sâu lắm, chúng ta cũng có thể hiểu tại sao lại dẫn đến tình trạng này - Nếu Tổng tham mưu trưởng lúc đó, Egôrốp, người lãnh đạo xây dựng kế hoạch  phòng thủ lại là “gián điệp nước ngoài”, và nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao khác như Nguyên soái Tukhachepxki - Thứ trưởng Bộ quốc phòng và gần như tất cả tư lệnh các quân khu cũng là “gián điệp nước ngoài” thì rất dễ hiểu là toàn bộ hoặc các phần chủ yếu của kế hoạch đã bị tiết lộ cho kẻ thù.

        Chúng ta đều biết là từ 1928 đến 1931 thì Sapôsnhicốp làm Tổng tham mưu trưởng, còn từ 1931 đến 1937 là Egôrốp. Sau khi Egôrốp bị bắt thì Sapôsnhiccíp lại làm Tổng Tham mưu trưởng cho đến năm 1940.

        Mặc dù phía Đức đã bộc lộ ý đồ chiến lược tiến hành cuộc chiến tranh thần tốc bằng các quân đoàn cơ giới được chuẩn bị cao, nhưng các nhà tham mưu của Liên Xô vẫn lập kế hoạch dựa theo kiểu tính toán và kinh nghiệm của thế chiến lần thứ nhất. Vì vậy, họ đã tính là để tập trung quân ở biên giới Liên Xô, phía Đức cần từ 10 đến 15 ngày, tập trung ở Rumania cần từ 15 đến 20 ngày, tập trung ở biên giới Phần Lan cần từ 20 đến 25 ngày. Đây là cách tính rất sai lầm.

        Ở khu vực biên giới với Liên Xô, quân Đức tập trung 233 sư đoàn, 10 ngàn 550 xe tăng, 13 ngàn 900 máy bay và 18 ngàn pháo mặt trận.

        Bộ Tổng tham mưu dự tính tập trung ở biên giới phía Tây 146 sư đoàn bộ binh, 8 sư đoàn cơ giới, 16 sư đoàn tăng và 10 sư đoàn kỵ binh.

        Kế hoạch phòng thủ do Tổng tham mưu trưởng Sapôsnhicốp và trung tướng Vatutin (Cục trưởng Cục tác chiến) khởi thảo. Sai lầm chủ yếu của bản kế hoạch này là ở chỗ nó chỉ có một phương án, mà đáng ra là phải đưa ra nhiều giả thiết, nhiều phương án. Tuy nhiên, lúc báo cáo kế hoạch cho Stalin thì lại là Tổng tham mưu trưởng mới, đại tướng Meretscốp thay cho Sapôsnhicốp đã chuyển sang làm Thứ trưởng Bộ quốc phòng, phụ trách công nghiệp vũ khí.

        Stalin lúc đó không đồng ý với chính kiến của Bộ Tổng tham mưu về hướng tấn công chủ yếu của Đức ở phía tây bắc. Stalin bằng kinh nghiệm thời nội chiến cho rằng hướng tấn công chính sẽ là phía nam, vì vậy mà mọi tính toán lại phải thay đổi cho phù hợp với giả thiết mới.

        Bộ trưởng phụ trách an ninh quốc gia Merculốp đã báo cáo Stalin là hướng tấn công chủ yếu sẽ qua Ucraina và sau đó tiến về phía đông.

        Ngày 6 tháng 5 năm 1941, tư lệnh hạm đội, đô đốc Kuznexốp đã báo cáo Stalin như sau: “Tuỳ viên quân sự đại sứ quán Nga tại Berlin, lấy tin từ một sĩ quan Đức cho biết quân Đức sẽ tấn công Liên Xô qua lãnh thổ Phần Lan, Ban Tích và Rumania vào ngày 14 tháng 5...".

        Vào những ngày cuối cùng, trước khi chiến tranh nổ ra, Stalin nhận được rất nhiều tin tình báo khác nhau về sự cảnh báo cho một cuộc chiến tranh đã cận kề. Nhưng Bêria, người đồng chí tin cậy nhất của Stalin ngày 21 tháng 6 năm 1941 (tức là một ngày trước khi chiến tranh xảy ra) đã báo cáo như sau: “Tôi vừa cảnh cáo đại sứ Nga ở Đức Decannodốp vì việc đưa tin nóng vội về cuộc tấn công Liên Xô của Hitle, anh ta thông báo rằng cuộc tấn công sẽ bắt đầu vào sáng mai. Ngoài ra, thiếu tướng Tupicốp, tùy viên quân sự ở Berlin cũng khẳng định là ba tập đoàn quân được tập trung để tấn công Moxcơva, Lêningrad và Kiép”. Cũng ngày 21 tháng 6, tùy viên quân sự ở Pháp, tướng Xuxlôparôp cũng thông báo là cuộc tấn công sẽ bắt đầu vào 22 tháng 6.

        Tại sao lúc đó Stalin không nhìn thấy nguy cơ thực tế đang đến gần? Vấn đề là ở chỗ, ngày nay chúng ta phán quyết các sự kiện lúc đó khi đã biết cái gì là đúng và cái gì là giả. Còn vào lúc mà nguy cơ bị tấn công đang trở nên rõ ràng thì các luồng thông tin rất mâu thuẫn với nhau liên tục được đưa ra.

        Cần phải nói rằng, không phải dễ dàng cho Stalin khi phải đánh giá tình hình trong mớ hỗn loạn các thông tin. Phải thấy rằng lúc đó ông lắng nghe mọi thông tin, đọc mọi tài liệu, nhưng trong sâu thẳm trái tim ông tin rằng ông không vi phạm thỏa ước với Hitle mà là ông đã lừa được Hitle.

        Phải nói rằng, Hitle đã đạt được một thành công nào đó trong ý đồ của mình về việc tung ra các luồng thông tin giả, luôn dùng các kênh thông tin phản gián để không tạo cho phía Liên Xô biết là phía Đức đang chuẩn bị tấn công vào Liên Xô, hoặc tạo ra luồng thông tin là đang tập trung quân ở phía nam của Liên Xô. Phía Đức đã tỏ rõ là có tính chuyên nghiệp rất cao trong việc tạo ra các luồng thông tin giả.

        Lúc đó Stalin tính toán rằng: Hitle không phải là một kẻ quá ngu để cùng một lúc can dự vào hai cuộc chiến tranh chống Anh và chống Liên Xô.

        Nhìn lại toàn bộ tình hình và đánh giá các tính toán của Stalin trong những tháng trước chiến tranh khi tình hình rất phức tạp và các luồng thông tin là rất mâu thuẫn có thể thấy là Stalin đã sai lầm về chiến thuật khi không xác định được chính xác thời điểm tấn công của quân Đức (mà Hitle thì thay đổi rất nhiều lần thời điểm này) nhưng tính toán chiến lược của ông thì hoàn toàn chính xác: thời điểm bắt đầu chiến tranh đã được đẩy lùi, quân đội đã được trang bị lại (tuy chưa phải là đầy đủ) nền công nghiệp đã được chuyển hướng, tư tưởng của nhân dân đã sẵn sàng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:19:45 pm
         
KẾ HOẠCH CỦA HITLE

        Trước hết phải nói rằng, nếu loại trừ các mục đích chính trị của cuộc chiến tranh xâm lược thì phải thừa nhận rằng Hitle là một nhà tổ chức có tài. Trong vòng sáu năm từ 1933 đến 1939, Hitle đã xây dựng được một quân đội hùng mạnh, một nền công nghiệp quốc phòng hiện đại và về cơ bản thâu tóm toàn bộ châu Âu.

        Về chiến lược, Hitle cũng tỏ ra rất mạnh.

        Vì rằng, trong suốt những năm chiến tranh (và cả những năm trước chiến tranh) Hitle là nhân vật đối trọng chủ yếu của Stalin, nên sẽ rất thú vị nếu ta thử quan sát vào “phía bên kia” để xem Hitle đã tính toán và làm những gì?

        Ngày 22 tháng 6 năm 1940, vào đúng ngày nước Pháp thất thủ. Tướng Ph.Halder nhận được chỉ thị của Hitle khởi thảo kế hoạch tấn công Liên Xô.

        Trước mặt tôi là một tập giấy đã ngả màu, cũ kỹ theo thời gian mà trong lịch sử đã có lúc là “tuyệt mật”! Còn những người đã soạn thảo ra tập tài liệu này đều đã yên nghỉ dưới mồ. Theo năm tháng, cái bí mật đã trở thành công khai với mọi người, và bây giờ nó đang nằm trên bàn của tôi.

        Hitle thường đặt cho các kế hoạch tác chiến của mình các mật danh như “Grun” là mật danh kế hoạch tấn công Tiệp Khắc, “Veixơ” là mật danh kế hoạch đánh Ba Lan, “Henbơ” là kế hoạch tấn công Pháp, “Barbarossa” là mật danh kế hoạch đánh Liên Xô... Đằng sau mỗi một mật danh là tên một điển tích nào đó của thời kỳ cổ đại, nhưng là một ký hiệu của công tác tham mưu hiện đại.

        Một trong những kế hoạch tấn công mà Hitle dành nhiều tâm trí nhất trong cuộc đời chính trị của mình chính là kế hoạch chống lại Liên Xô, lấy ký hiệu là “Barbarossa” lấy theo tên Hoàng đế Phridric I Barbaross.

        Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần kế hoạch “Barbarossa” và phải thừa nhận là mỗi lần đọc lại tôi đều phải thán phục. Nếu gạt ra một bên tính phi nghĩa của nó - phải thừa nhận tính chuyên nghiệp rất cao của những người đã khởi thảo ra kế hoạch này.

        Theo chỉ lệnh của Hitle, dưới sự chủ trì của Hander đã khởi thảo hai phương án độc lập, phương án một do văn phòng của tướng Jodl1 và tướng Warlimont chuẩn bị, phương án này được đặt tên là “Tiểu phẩm Lossberg” được hoàn chỉnh vào ngày 15 tháng 9 và nó khác phương án hai của tướng Mark ở chỗ đòn đánh chủ yếu sẽ tập trung ở phía bắc của mặt trận.

        Cuối cùng Hitle đã chọn phương án của tướng Jodl.

        Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Hitle đã tỏ ra là có tầm nhìn xa hơn các viên tướng được giao khởi thảo, khi quyết định chia chiến dịch ra hai giai đoạn: đầu tiên là tiêu diệt đối phương ở vùng Ban Tích để tạo nên hành lang chiến lược cho đợt tấn công Moxcơva. Y đồ này xét về mặt quân sự là rất lợi hại.

        Lúc đó Hitle đã bổ nhiệm thông chế Pauluýt làm Phó Tổng tham mưu trưởng với nhiệm vụ ghi chép một cách độc lập tất cả ý kiến của Hitle.

        Số phận thật là trớ trêu, vì chính Pauluýt là người hoàn chỉnh cuối cùng bản kế hoạch lại là vị tướng đầu tiên của Đức bị bắt, khi quân đoàn Sáu của ông ta bị tiêu diệt ở Stalingrad, còn bản thân Pauluýt bị bắt làm tù binh.

        Có một sự trùng hợp là vào cuối tháng 12 năm 1940, đầu tháng 1 năm 1941 tại Moxcơva diễn ra hội nghị lãnh đạo Đảng và các chỉ huy quân sự, đồng thời tiến hành diễn tập chiến dịch, và cũng vào khoảng thời gian ấy ở Berlin cũng diễn ra phiên họp các tướng lĩnh phát xít và khởi thảo ra kế hoạch  “Barbarossa” do chính Pauluýt chủ trì.

        Trong hồi ký của mình, Pauluýt đã nhớ lại:

        “... Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch là chiếm Moxcơva, để đạt mục tiêu này cần tiêu diệt các đơn vị Nga ở vùng Ban Tích, rồi sẽ chiếm Lêningrad và Kronstad, ở phía nam mục tiêu chính là Ucraina và Donbasa...”.

        Ngày 18 tháng 12 năm 1940, Hitle đặt bút ký phê duyệt toàn bộ kế hoạch “Barbarossa”.

-----------------
        1. Tướng Jold Alphred, chỉ huy trưởng cơ quan tác chiến của lực lượng vũ trang Đức, cơ quan triển khai các ý đồ chiến tranh của Hitle.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:20:37 pm

Ý ĐỒ CHIẾN LƯỢC CỦA STALIN

        Trong điều kiện rất phức tạp, Stalin kiên trì mục tiêu cố gắng đẩy lùi thời điểm bắt đầu chiến tranh và tăng cường chuẩn bị quân đội để chống lại cuộc xâm lược.

        Vào tháng 5 năm 1941, Stalin hiểu rằng: thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh là không thế đẩy lùi hơn được nữa. Ý đồ của ông về việc cố gắng không để bị lôi kéo vào các cuộc khiêu khích cũng không thực hiện được. Lúc này cần chuyển từ tư tưởng chiến lược trì hoãn thời điểm bắt đầu chiến tranh sang chiến lược mới phù hợp với tình hình mới.

        Ngày 5 tháng 5 năm 1941, Stalin lần đầu tiên thừa nhận công khai các ý tưởng của mình. Đó là bài phát biểu của ông tại lễ gặp các học viên sĩ quan tốt nghiệp các Học viện Quân sự. Suốt cả ngày hôm đó, Stalin không tiếp khách mà tập trung chuẩn bị cho bài phát biểu của mình.

        Tại sao Stalin quyết định công bố về thay đổi tư tưởng chiến lược vào thời điểm tháng năm? Vì rằng vào tháng ba, tháng tư đã xảy các sự kiện chứng tỏ rằng Hitle đã từ bỏ các nghĩa vụ thực hiện thỏa ước và chuyển sang công khai chuẩn bị tấn công sang phía đông.

        Ngày 25 tháng 3 năm 1941, Nam Tư gia nhập trục Đức -  Ý - Nhật, sự kiện này lập tức ảnh hưởng đến nước Anh. Đêm ngày 26 sáng 27 tháng 3 tại Nam Tư đã diễn ra cuộc đảo chính mà kết quả là phe thân Anh do Ximonovit đứng đầu đã lên nắm quyển. Ngày 6 tháng 4 năm 1941, Liên Xô đã ký hiệp ước Hữu nghị và không tấn công lẫn nhau với Nam Tư.

        Chỉ sau đó vài tiếng đồng hồ, Hitle đã trả lời hành động này của Stalin bằng cuộc tấn công vào hai nước Nam Tư và Hi Lạp. Hitle đánh giá vị trí của Nam Tư rất quan trọng, vì đó sẽ là mầm mống để tạo ra mặt trận thứ hai chống lại Đức. Vì vậy, Hitle ngay lập tức trừng phạt chính quyền mới thân Anh và chiếm luôn Nam Tư.

        Lúc này, mới quan hệ hợp tác đã chấm dứt, cả Hitle và Stalin đã đặt tay vào “cò súng”. Stalin ra lệnh tổng động viên một phần và điều thêm năm quân đoàn về biên giới phía Tây. Ngày 4 tháng 5 theo quyết nghị của Bộ chính trị, Stalin đã được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng dân ủy Liên Xô. Tuy Stalin vẫn là Bí thư thứ nhất, nhưng do lúc này ông phải tập trung phần lớn tinh lực vào các vấn đề quân sự, vì vậy để giúp ông trong công tác Đảng và công tác ở Ban bí thư, Trung ương đã điều Dđanôp từ Lêningrad về và bổ nhiệm là Bí thư Trung ương.

        18 giờ ngày 5 tháng 5, Stalin chuẩn bị bài phát biểu quan trọng. Tại điện Kremli có mặt các học viên sĩ quan, giáo viên của 16 học viện quân sự, chín khoa quân sự của các trường đại học, ngoài ra còn có mặt lãnh đạo Hồng quân và các ban của Đảng.

        Stalin bước vào gian lớn điện Kremli cùng các ủy viên Bộ chính trị, Nguyên soái Timôsencô đọc bài khai mạc, sau đó Trung tướng Xmirốp - Cục trưởng nhà trường và Kalinin đã phát biểu. Tiếp theo, Stalin tiến đến lễ đài và đọc bài phát biểu quan trọng của mình.

        Nội dung bài phát biểu này không được truyền qua radio và không được ghi âm. Vì vậy, sau này phải khôi phục lại theo trí nhớ của các thành viên có mặt tại buổi lễ. Tôi xin ghi lại bài phát biểu này, được khôi phục lại theo trí nhớ của những người có mặt:

        Sau khi chúc mừng các học viên, Stalin nói:

        - Các đồng chí đã rời khỏi đơn vị cách đây ba, bốn năm, bây giờ khi trở lại đã có nhiều thay đổi. Hồng quân ngày nay đã lớn mạnh hơn vài năm trước...

        Chúng ta đã xây dựng lại quân đội với trang bị vũ khí hiện đại. Cần phải lưu ý rằng, có nhiều đồng chí quá nhấn mạnh thắng lợi ở hồ Khaxan và Khankhingon, ở đó lực lượng đối địch là quân đội lạc hậu, không có các vũ khí hiện đại. Chúng ta đã tiêu diệt quân Nhật ở đó, nhưng các trận chiến đấu hiện đại đang chờ chúng ta ở phía tây.

        Trước kia, Hồng quân chúng ta có 120 sư đoàn, bây giờ là 300, bản thân quân số của các sư đoàn ít hơn nhưng cơ động hơn, trước kia mỗi sư đoàn có 18-20 ngàn quân, ngày nay là 15 ngàn. Một phần ba số sư đoàn là các sư bộ binh cơ giới, 2 phần 3 trong tổng số 100 sư đoàn là sư đoàn xe tăng còn 1 phần 3 là bộ binh cơ giới, vũ khí và trang thiết bị của xe tăng cũng khác trước rất nhiều. Có loại xe tăng để đột phá qua các phòng tuyến, có loại là để hộ tống bộ binh với hỏa lực mạnh.

        Sau đó, Stalin đã đánh giá về các binh chủng pháo binh, không quân, bộ binh cơ giới. Trong phần đầu bài phát biểu này, ngày nay người ta phát hiện thấy một số “con số” không được khớp với thực tế của Hồng quân lúc đó, ví dụ như lúc đó Hồng quân không hể có đủ 300 sư đoàn, hơn thế nữa cũng không có đủ một phần ba là bộ binh cơ giới hoặc hai phần ba là sư đoàn xe tăng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:52:23 pm

        Khi tuyên bố các con số này, rõ ràng là Stalin muốn thổi phồng thông tin về sức mạnh của Hồng quân để đánh lừa Hitle và hy vọng tiếp tục đẩy lùi thời điểm tấn công của Hitle. Nhưng đồng thời cũng qua các con số đó nói lên mục tiêu của Stalin muốn xây dựng cho quân đội một sức mạnh mới, mà vào năm 1939 ông đã tuyên bố là cần 2 đến 3 năm để hiện đại hóa về căn bản quân đội.

        Trong phần tiếp theo Stalin nói rằng, để vận hành các vũ khí trang bị mới cần phải có đội ngũ cán bộ đủ trình độ và nắm vững nghệ thuật quân sự hiện đại. Sau đó, khi nhận xét về hệ thống các Học viện quân sự, Stalin đã nói: Hệ thống các trường quân sự bị lạc hậu so với bước tiến của quân đội... Tôi có người quen (chắc Stalin muốn nói đến con trai là Jakob đang học ở Học viện Pháo binh) đang học ở Học viện Pháo binh, tôi đã nhìn thấy trong sách vở dành quá nhiều thời gian để nghiên cứu các loại pháo từ năm 1916.

        Sau đó, Stalin lại phê phán chương trình đào tạo phi công trên các máy bay lạc hậu (chắc ông có thông tin từ cậu con trai út Vaxili- đang học ở trường lái máy bay).

        Phần thứ hai của bài phát biểu, Stalin chuyển sang các vấn đề chính trị và quốc tế, vì rằng phần này là rất quan trọng để đánh giá các hành động của Stalin trước đó và trong tương lai trên các nguyên tắc và quan điểm chiến lược, nên tôi sẽ cố gắng nêu lại thật chi tiết.

        “... Khi các đồng chí trở về đơn vị, chắc người ta sẽ hỏi điều gì đang xảy ra trên thế giới? Các đồng chí đã học ở học viện, ở gần các cơ quan lãnh đạo, các đồng chí cần giải thích các câu hỏi, tại sao quân Anh, quân Pháp lại thua, tại sao quân Đức lại thắng! Liệu có phải rằng quân Đức là bất khả chiến thắng không? Ở các đơn vị các đồng chí không chỉ là chỉ huy mà còn phải trao đổi tâm tình với anh em, giải thích cho họ về các sự kiện diễn ra xung quanh. Các danh tướng của chúng ta đều có phẩm chất là rất gần gũi binh sĩ, cần phải học “phong thái của Xuvôrốp”.

        Cần phải giải thích thế nào về việc quân Đức tỏ ra rất mạnh. Lênin đã nói rằng các đội quân bại trận sẽ học tập tốt hơn... quân đội Đức thua trận năm 1918 đã biết học tập. Họ phân tích nguyên nhân thất bại và tìm ra cách tổ chức lại quân đội, vũ khí được hiện đại, các cán bộ chỉ huy được đào tạo.

        Năm 1870 quân Đức đã tiêu diệt quân Pháp. Tại sao? Là vì lúc đó họ chiến đấu trên một mặt trận. Quân Đức đã thất bại trong các năm 1916, 1917, tại sao? Là vì rằng họ đã chiến đấu trên hai mặt trận.

        Tại sao quân Pháp không học được điều gì từ kinh nghiệm năm 1914-1918? Lênin đã dạy: Đảng và Nhà nước sẽ diệt vong nếu che đậy những khiếm khuyết, bị mê hoặc bởi các thành công, lơ lửng trên không và quay cuồng về thành tích.

        Quân Pháp đã quá vui mừng về thắng lợi, các tư tưởng quân sự của Pháp dừng lại ở trình độ năm 1918, quân đội không được quan tâm, những người gia nhập quân đội là các tầng lớp dưới đáy của xã hội, tình hình tương tự cũng diễn ra ở Anh quốc.

        Quân đội cần phải được nhân dân quan tâm và tin yêu. Đó là sức mạnh tinh thần to lớn của quân đội... Để chuẩn bị cho công cuộc phòng thủ tốt không chỉ cần quân đội hiện đại mà còn cần chuẩn bị về mặt chính trị.

        Thế nào gọi là chuẩn bị về mặt chính trị? Chuẩn bị về chính trị cho một cuộc chiến tranh đó là phải có một số lượng đủ các đồng minh chính trị trong số các quốc gia trung lập. Nước Đức đã làm được điều đó, trong khi Anh và Pháp không làm được, đó chính là nguyên nhân chính trị và quân sự của thất bại.

        Tiếp theo đó, Stalin tập trung phân tích về quân đội Đức, kẻ thù đã đứng trên ngưỡng cửa của nước Nga:

        Liệu có đúng là quân đội Đức bất khả chiến bại hay không? Không. Trên thế giới này chưa từng có và sẽ không có một quân đội nào là bất khả chiến bại, chỉ có quân đội mạnh hơn hoặc yếu hơn. Nước Đức đã bắt đầu cuộc chiến ở giai đoạn đầu với khẩu hiệu giải phóng khỏi cái ách của hiệp ước Vecxay. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi, quân Đức bây giờ chiến đấu dưới một khẩu hiệu khác, đó là khẩu hiệu xâm chiếm, bành trướng và quân Đức sẽ không giành được thắng lợi dưới khẩu hiệu xâm lược này.

        Napôlêông I, khi tiến hành chiến tranh dưới khẩu hiệu giải phóng ách nô lệ đã được sự ủng hộ của số đông, có các đồng minh và giành được thắng lợi.

        Nhưng khi ông ta chuyển sang cuộc chiến tranh xâm lược thì ông ta gặp rất nhiều kẻ thù và đã thất bại.

        Do nước Đức tiến hành chiến tranh dưới khẩu hiệu xâm lược nên nó không thể chiến thắng. Từ góc độ kỹ thuật quân sự, quân Đức cũng không có gì khác biệt cả về xe tăng, không quân và pháo binh. Quân Đức đã biểu hiện tự mãn sau các thắng lợi lúc ban đầu, tư tưởng quân sự của Đức không tiến về trước, kỹ thuật quân sự cũng không hơn quân ta, thậm chí về không quân đã bị Mỹ vượt qua.

        Quân đội cần được hoàn thiện từng ngày một. Bất cứ một nhà chính trị nào tự cho mình thái độ tự mãn đều có thể đứng trước nguy cơ bị bất ngờ, như quân Pháp đã bị thua năm 1940.

        Một lần nữa chúc mừng các đồng chí và chúc thành công.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 11:12:27 pm
       
        Bài phát biểu của Stalin dài 40 phút.

        Sau đó, lúc 19 giờ mọi người dự tiệc tại điện Kremli. Mọi người nâng cốc chúc mừng quân đội và chúc sức khỏe Stalin. Lúc này đã xảy ra sự kiện mà từ đó dẫn đến phần phát biểu thứ ba rất quan trọng của Stalin.

        Số là tướng Xípcôp, giám đốc Học viện Pháo binh do lo lắng vì bị Stalin phê phán trong bài phát biểu đã tìm cách lấy lòng Satlin, ông đề nghị nâng cốc vì hòa bình, vì đường lối hòa bình của Stalin, vì lãnh tụ vĩ đại và người thầy Iôxíp Stalin!

        Stalin rất bực vì câu chúc mừng này, không phải vì cách chúc rất sống sượng của Xípccíp, mà vì những lời này đã đi chệch tư tưởng chỉ đạo và làm giảm tính quan trọng bài phát biểu trước đó của Stalin, Stalin nói:

        - Vị tướng này chả hiểu gì cả. Ông ta chả hiểu gì! Tôi buộc phải nói rõ thêm. Chính sách hòa bình đã bảo đảm cho nền hòa bình của đất nước chúng ta. Chính sách hòa bình là tốt. Trong lúc chúng ta đang tái cơ cấu lại hệ thống phòng thủ, trong lúc chúng ta chưa trang bị lại được hoàn chỉnh cho quân đội các vũ khí trang bị hiện đại. Lúc đó chúng ta tiến hành chính sách hòa bình.

        Còn bây giờ, khi quân đội chúng ta đã được tổ chức lại, vũ khí đã được trang bị mới, khi chúng ta đã mạnh lên, bây giờ chúng ta phải chuyển từ chiến lược phòng ngự sang chiến lược phản công. Chúng ta phải tổ chức phòng ngự bằng phương thức tấn công. Để chuyển từ phòng ngự sang đường lối tấn công, chúng ta cần phải tổ chức lại công tác đào tạo, công tác tuyên truyền trong tư tưởng tấn công. Hồng quân là một đội quân hiện đại, mà một đội quân hiện đại tức là đội quân biết tiến công.

        Bài phát biểu này của Stalin đăng trong tuyển tập: Nước Nga thế kỷ 20, năm 1941, in năm 1998, được viết lại theo lời kể của các nhân chứng dự buổi lễ này. Để khẳng định bản chất của bài phát biểu này tôi đã gặp một số nhân chứng, một trong số đó là đại tướng Liasencô, cựu tư lệnh quân khu Turketstan, nay đã nghỉ hưu ở Moxcơva.
       Tháng 6 năm 1998, tôi có gọi điện và đến thăm ông. Sau khi chào hỏi, tôi hỏi thẳng ông:

        - Thưa ông, ông đã có mặt trong số các học viên tốt nghiệp năm 1941 và được nghe bài phát biểu của Stalin, tôi nghe nói sau lần nâng cốc chúc mừng thứ ba, Stalin đã nói: “Nguy cơ chủ yếu là đến từ Đức. Chúng ta chỉ có thể cứu nguy đất nước bằng chiến thắng phát xít, vì vậy tôi để nghị cạn chén vì chiến lược tấn công, vì thắng lợi của chúng ta trong cuộc chiến tranh này...”.

        Liasencô mặc dù tuổi đã cao vẫn rất hào hứng:

        - Tôi không những chỉ khẳng định những lời này của Stalin mà còn kể cho anh biết, khi tôi về đơn vị kể cho các đoàn viên thanh niên tinh thần bài phát biểu của Stalin đã bị các vị chỉ huy đơn vị nghi vấn cho là nói sai đường lối... Sau này, khi sự kiện 22 tháng 6 năm 1941 đã diễn ra, lúc đó mọi người mới hiểu tại sao Stalin đã cảnh báo trước như vậy.

        Tính chiến đấu trong chiến lược của Stalin thể hiện sự chuyển tiếp từ tạm thời hòa hoãn để đẩy lùi thời điểm chiến tranh sang đường lối tích cực chủ động. Nghị quyết Hội nghị Trung ương trong hai ngày 8 và 9 tháng 5 và ngày 14 và 15 tháng 5 đã quán triệt tinh thần này. Nội dung bài phát biểu của Stalin không được công bố, nhưng tinh thần của nó đã được triển khai thực hiện với tất cả sức mạnh của bộ máy tuyên truyền, nhưng lại không gây ồn ào, không tạo ra cớ gây hấn cho Hitle...”.

        Có thể thẳng thắn nói rằng, ý đồ chiến lược chuyển sang tấn công của Stalin được công bố hơi muộn, cho đến thời điểm bắt đầu chiến tranh chỉ còn hơn một tháng để chuyển động cả một bộ máy quốc gia và thay đổi tâm thức của cả một dân tộc từ hòa bình sang chiến tranh là quá ngắn. Mặc dù có nghị quyết Trung ương và bộ máy tuyên truyền đã làm hết công suất, nhưng tâm lý hòa bình, sức ì với ý nghĩ “Anh không động đến ta thì ta không động đến anh” không dễ gì xóa ngay được.

        Chỉ sau mười ngày, Bộ Tổng tham mưu đã chuẩn bị xong “phương án tấn công” và nếu Stalin thực sự muốn tấn công thì ông ta phải đồng ý với bản kế hoạch này, nhưng vấn đề là ở chỗ theo học thuyết quân sự Xô Viết thì chúng ta không thể tấn công trước mà là: tấn công kẻ thù bằng đòn đánh trả ngay tại lãnh thổ của chúng.

        Ngày 14 tháng 5 năm 1941, TASS ra thông báo tiếp tục khẳng định tư tưởng này.

        Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức, Gơben là kẻ “cáo già” trong công tác tuyên truyền đã ghi lại hồi ký: Stalin và đồng sự của ông ta hoàn toàn là những người bất lực, thụ động như con chồn trước con rắn hổ mang.

        Những lời này của Gơben chứng tỏ hệ thống thông tin của Đức là rất tồi không hề biết về quá trình triển khai tư tưởng tấn công của Stalin.

        Tuyên bố ngày 14 tháng 5 năm 1941 của TASS cũng hoàn toàn chính xác, nói lên tầm nhìn xa của Stalin - khi tuyên bố với toàn thế giới về chính sách của mình và khi Hitle tấn công Liên Xô thì toàn thế giới biết ai là kẻ xâm lược. Tuyên bố này đã thúc đẩy để thành lập liên minh chống Hitle sau này và vạch trần luận điệu của Hitle đổ cho Liên Xô chuẩn bị tấn công Đức trước.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Giêng, 2019, 11:38:46 pm
             
(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/50663719_367913893938497_4064127866290307072_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQmcwTIOsfcy21B9g-76Yq8fAnJTaPCYah36iNlGhP4D38bXM7hQXeiJ_qyMnaS5PE0&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=0c4b953348f3de2871cc5de896a314bd&oe=5CC6BCAB)
Stalin hôn thanh kiếm Hoang gia, qua tặng của vua Anh Grorge VI nhân chiến thắng Stalingrad - ngày 29 tháng 11 năm 1943 tại Tèhêran. Bên phải là Molotốp và Beregưcốp.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/50860063_367914227271797_7804042799027847168_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_oc=AQlS4OFF6ZQfnPbtcnWKjGl4hUOJS-U8vy8OcfUknRlXLj-dHcnfOGyzyTWc7QzK3PY&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=bf84955a503969452ff934bf9211e8cd&oe=5CBADB18)
Stalin với chiếc tẩu nổi tiếng


(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/50714498_367914403938446_652782428527525888_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQmjBD1uPosfoQywdRvkWHSD8nFRErV6pXiCrG9fjCjfTF3Vo5zwL7sPasF4__cj4u0&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=6c29f2ca518393f756960353f7e00659&oe=5CBB4A10)
Ekatêrina - vợ đầu của Stalin - lúc sống...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/51016014_367914637271756_734371302319587328_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQkkOzu0AlXUpdtTYHdV_kxK0RgjvqkcHdOMEF9Q_-pyyxM2yUazwupBGa4J8UP580g&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=aede2714029420d0505bd985fdc99879&oe=5CFA790C)
... và khi qua đời (năm 1908)


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Giêng, 2019, 11:44:10 pm
         
(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/50675860_367914870605066_1865097309293903872_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_oc=AQmhQ7Y3lxwHkRV-dQetxyyzapsU4TPg-0SCVU1wKQi1zRSWvelUk1Wtf0NPjX6duM8&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=3f621676453c314049ad1cb212315dd2&oe=5CC1C29F)
Stalin cùng con trai Vaxili và con gái Xvetlana

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/50499678_367915007271719_3625923305246031872_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_oc=AQn2lJA8Bd9LuXGRDFTktfSVduIJfvmaCcEuW9dKznsvZDmY_K-7na9-M2ItIy325Jo&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d2e930efa982d18e3dddd31b85f3c411&oe=5CC3E41A)
Stalin giữa các đại biểu Đại hội 15 đảng Bônsêvich (Nga) với chiếc tẩu nổi tiếng của minh.


Phần III

CUỘC KHÁNG CHIẾN VĨ ĐẠI

       Sự nghiệp của chúng ta là chính nghĩa.
        Kẻ thù sẽ bị đánh tan
        Thắng lợi nhất định thuộc về chúng ta.

I. STALIN, V. MOLOTỐP        
(22 tháng 6 năm 1941)        

        Hởi các đồng chí, các công dân, các anh chị em!
        Các chiến sĩ của quân đội và hạm đội Tôi kêu gọi các bạn.

I. STALIN        
(Ngày 3 tháng 7 năm 1941)        


CUỘC CHIẾN TRANH ĐÃ BẮT ĐẨU NHƯ THẾ

        Chiều ngày 21 tháng 6 năm 1941, Timôsencô và Giucốp đến điện Kremli và báo cáo Stalin:

        - Có một người lính Đức đã chạy từ phía bên kia biên giới sang và khẳng định anh ta là bạn của Liên Xô và thông báo rằng các đơn vị quân Đức đã tiến vào vị trí sẵn sàng đế tấn công, cuộc tấn cộng sẽ bắt đầu sáng 22 tháng 6.

        Stalin hỏi:

        - Liệu có phải là phía Đức dàn xếp cho kẻ “đào tẩu” này để tạo cớ gây hấn không?

        Stalin bằng mọi cách đã cố đẩy lùi thời điểm chiến tranh. Trong nhiều tháng liền ông không cho áp dụng các “biện pháp cứng” ở khu vực biên giới phía tây để tránh tạo cớ cho phía Đức bắt đầu chiến tranh.

        Sự cẩn trọng của Stalin vào những ngày tháng ấy và nói chung các quyết định của Stalin là đúng đắn, mọi người đều tin tưởng vào sự tính toán của ông. Tuy nhiên, tình hình lúc này là rất khẩn trương, vì vậy, Timôsencô quyết định cố gắng thuyết phục Stalin và trả lời:

        - Thưa Stalin, không, chúng tôi cho rằng kẻ “đào tẩu” này nói sự thật.

        Stalin lập tức ra lệnh triệu tập Bộ chính trị, sau khi mọi người đã có mặt đầy đủ, Stalin thông báo lại ý kiến của Bộ trưởng quốc phòng và hỏi:

        - Chúng ta sẽ phải làm gì?

        Tất cả im lặng, Timôsencô nói:

        - Cần thiết phải ban hành mệnh lệnh về việc đưa tất cả các đơn vị khu vực biên giới vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

        - Hãy đọc đi - Stalin ra lệnh lấy văn bản mệnh lệnh đã được chuẩn bị sẵn.

        Timôsencô nhìn về phía Giucôp, ông lấy ra bản dự thảo mệnh lệnh đã để sẵn trong cặp. Sau khi nghe bản dự thảo, Stalin nói:

        - Bản mệnh lệnh này liệu ban hành có sớm không, có thể tiếp tục giải quyết bằng con đường hòa bình không?

        Stalin vẫn còn hoài nghi về tin tức tình báo vì trước đó cũng đã từng có nhiều tin tức loại như thế này.

        - Cần thiết phải có một mệnh lệnh ngắn gọn, trong đó chỉ thị rõ là cuộc tấn công có thể bắt đầu bằng các hành động khiêu khích của quân Đức (chúng ta nhớ lại Đức đã từng đóng giả quân Ba Lan để khiêu khích). Các đơn vị biên phòng không được để lôi cuốn vào vụ khiêu khích làm tình hình thêm phức tạp.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2019, 11:59:31 pm

        Giucốp và Vatutin rút vào phòng làm việc và nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Mệnh lệnh theo đúng chỉ đạo của Stalin và quay trở lại để đọc bản dự thảo này. Stalin sau khi nghe, cầm lấy tờ dự thảo, sửa một số chỗ và nói với Timôsencô:

        - Anh hãy ký đi.

        Sau đây là nội dung bản mệnh lệnh:

        Gửi Hội đồng quân sự các quăn khu: Lêningrad, Pribantich, quân khu phía Tây, quân khu Kiép, quân khu Odexa.

        Copy: Bộ trưởng dân ủy Hạm đội.

        1. Trong khoảng thời gian từ ngày 22 đến 23 tháng 6 năm 1941 có thể sẽ có tấn công bất ngờ của quân Đức trên các mặt trận Lêningrad, Pribantich, mặt trận phía Tây, mặt trận Kiép... Cuộc tấn công có thể bắt đầu từ hành động khiêu khích.

        2. Nhiệm vụ của các đơn vị là không để bị lôi kéo vào các vụ khiêu khích có thể làm trầm trọng tình hình. Đồng thời, các đơn vị thuộc quân khu Lêningrad, Pribantich, phía Tây, Kiép, Odexa phải ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao để sẵn sàng đánh trả đòn tấn công của quân Đức và đồng minh của chúng.

        3. Tôi ra lệnh:

        a) Ngay trong đêm 21, rạng ngày 22 tháng 6 năm 1941 bí mật chiếm lĩnh các vị trí hoả lực trên vùng biên giới.

        b) Trước rạng sáng 22 tháng 6 năm 1941, bố trí theo các sân bay dã chiến các đơn vị không quân, trong đó có cả không quân mặt trận và ngụy trang thật kỹ.

        c) Tất cả các đơn vị chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu - các đơn vị được phân tán và ngụy trang.

        d) Đưa các đơn vị phòng không vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị các biện pháp để ngụy trang, các thành phố và che giấu các mục tiêu quan trọng.

        e) Các biện pháp khác mà chưa có lệnh thì không được làm.


21 tháng 6 năm 1941       
TIMÔSENCÔ - GIUCỐP       

        Sau khi mệnh lệnh được ký, Vatutin lập tức quay trở về Bộ Tổng tham mưu để nhanh chóng triển khai mệnh lệnh đến các quân khu. Các ủy viên Bộ chính trị trở về vị trí còn Stalin về biệt thự ở ngoại ô.

        Timôsencô và Giucốp ngồi trong phòng làm việc và kiểm tra xem mệnh lệnh đã được truyền đến các quân khu chưa? Tại đó có nhanh chóng được triển khai tiếp không? Không biết liệu các đơn vị có kịp sẵn sàng với tình trạng khẩn trương ở biên giới không?

        Vào 3 giờ 07 phút, ngày 22 tháng 6 bắt đầu nhận được một loạt các cuộc điện khẩn - Đầu tiên, Tư lệnh hạm đội Biển Đen, đô đốc Okchiabixki thông báo:

        - Hệ thống cảnh báo của Hạm đội báo cáo về sự xuất hiện trên màn hình một số lượng lớn máy bay từ phía biển.

        Ngay lập tức là báo cáo của tướng Klimốpxki, tham mưu trưởng quân khu phía Tây:

        - Máy bay Đức ném bom các thành phố của Bêlôrutxi.

        Sau đó là tham mưu trưởng quân khu Kiép báo cáo máy bay Đức ném bom các thành phố của Ucraina.

        Lúc 3 giờ 40, tướng Cudơnexốp, tư lệnh quân khu Pribantich báo cáo: Máy bay Đức tấn công thành phố Caounac và các thành phố khác vùng Pribantich. Timôsencô sau khi nhận được một loạt tin khẩn báo đã quyết định điện thoại cho Stalin.

        Giucốp quay số điện thoại của Stalin, rất lâu không có ai nhấc máy. Giucốp kiên trì quay tiếp tục, nghe tiếng trả lời của tướng Vlaxic, tư lệnh cảnh vệ của Stalin.

        - Đề nghị khẩn cấp nối máy với Stalin - Giucốp đề nghị.

        Tướng Vlaxic im lặng một lúc, rồi nói với Giucốp là chưa bao giờ thấy ai đánh thức Stalin vào giờ sớm thế này.

        - Hãy ngay lập tức đánh thức Stalin, quân Đức đã ném bom các thành phố của chúng ta - Giucốp nói.

        Sau đó vài phút, Stalin đến bên máy, Giucốp báo cáo:

        - Đồng chí Stalin, không quân Đức đã ném bom các thành phố của chúng ta ở Ucraina, Bêlôrutxi và Pribantich. Để nghị đồng chí ra lệnh bắt đầu các hành động đánh trả.

        Stalin im lặng một lúc, Giucốp nghe thấy cả hơi thở của ông qua tổ hợp, Giucốp sợ là Stalin chưa nghe thấy lại hỏi tiếp:

        - Đồng chí có nghe thấy tôi nói không?

        Một lúc sau, Stalin hỏi:

        - Bộ trưởng quốc phòng ở đâu?

        - Bộ trưởng đang nói chuyện điện thoại với quân khu Kiép.

        - Hãy cùng Timôsencô đến ngay điện Kremli, ra lệnh triệu tập ngay các ủy viên Bộ chính trị - Stalin ra lệnh.

        Lúc 4 giờ 30 phút ngày 22 tháng 6 năm 1941, tất cả ủy viên Bộ chính trị có mặt tại phòng Stalin, Giucốp và Timôsencô chờ ở phòng tiếp khách, chỉ một lúc sau, họ được mời vào phòng họp. Stalin hướng về phía Molotốp nói:

        - Cần gọi điện cho sứ quán Đức.

        Molotốp lập tức bước về phía điện thoại và điện cho sứ quán Đức, sau một hồi trao đổi rất lâu, Molotốp thông báo:

        - Ngài đại sứ Schulenburg đề nghị được gặp ngay.

        - Hãy đi tiếp ông ta đi, sau đó quay lại đây ngay - Stalin ra lệnh.

        Molotốp tiếp đại sứ Đức tại phòng làm việc ở Kremli, nơi vài tiếng trước đó, lúc 21 giờ 30 phút tối hôm trước họ vừa gặp nhau tại đây.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 12:05:35 am

        Schulenburg cùng phiên dịch có mặt tại phòng, trông ông ta rất xúc động, tay run rẩy, ông ta nói:

        - Tôi rất lấy làm tiếc phải nói rằng, tối hôm qua khi gặp ngài tôi chưa hề biết gì. Tới hôm nay tôi vừa nhận được điện từ Berlin. Chính phủ Đức ủy nhiệm cho tôi thông báo với chính phủ Xô Viết như sau:

        “Do không thể dự đoán được các nguy cơ uy hiếp nước Đức từ biên giới phía Đông trong động thái tổng động viên và chuẩn bị chiến đấu cao của các lực lượng vũ trang của Hồng quân, chính phủ Đức cho rằng buộc phải triển khai các hành động quân sự ngay.

        Cùng thời gian này, tại Berlin thông điệp sẽ được chuyển chính thức theo đường ngoại giao”.

        Schulenburg bổ sung: tôi không thể mô tả được sự thất vọng của tôi về hành động đột ngột của chính phủ Đức, tôi đã làm hết sức mình vì hòa bình và hữu nghị với Liên Xô.

        - Công hàm này có ý gì? - Molotốp hỏi.

        Schulenburg trả lời:

        - Đó là sự bắt đầu chiến tranh!

        - Không có bất kỳ một sự tập trung quân đội nào ở vùng biên giới - Molotôp phản đối - Chỉ là những cuộc di chuyển bình thường hàng năm, còn nếu phía Đức cần làm rõ lý do các cuộc di chuyển thì có thể trao đổi. Thay mặt chính phủ Liên Xô tôi tuyên bố, đến những phút cuối cùng phía Đức không hể nêu vấn đề gì, phía Đức đã ngang nhiên tấn công Liên Xô bất chấp lập trường hòa bình của phía Liên Xô. Như vậy, nước Đức phát xít là kẻ đã tấn công trước. Mọi ý đồ của phía Đức tìm lý do, cái cố để biện minh cho hành động xâm lược Liên Xô đều là giả dối và khiêu khích.

        - Tôi không thể bổ sung gì vào công hàm mà tôi đang có - Schulenburg nói - Tôi chưa có sự hướng dẫn về việc sơ tán nhân viên sứ quán và các công dân Đức khác ra khỏi Liên Xô. Đề nghị ngài cho phép sơ tán các công dân Đức ra khỏi Liên Xô bằng đường Iran... Các nhân viên sứ quán Liên Xô và công dân Nga tại Đức cũng sẽ được đối xử tương tự để rời khỏi Đức.

        Sau khi hứa tạo điều kiện cho nhân viên sứ quán Đức rời khỏi Liên Xô trên cơ sở thái độ tương tự đối với công dân Nga, Molotốp hỏi Schulenburg:

        - Mục đích của Đức khi ký Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau là gì, mà phía Đức lại dễ dàng phá bỏ như vậy?

        - Tôi không thể nói thêm gì hơn, trong vòng sáu năm tôi đã làm mọi cách để tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Đức và Liên Xô. Nhưng tôi không thể chống lại số phận. Schulenburg trả lời. Molotốp nhanh chóng quay trở về phòng Stalin, vừa mở cửa phòng ông vừa nói:

        - Chính quyền Đức đã tuyên chiến với chúng ta!

        Các ủy viên Bộ chính trị im lặng, Giucốp là người đầu tiên phá tan sự im lặng này, ông nói:

        - Xin phép ra lệnh cho các đơn vị, bằng mọi nguồn lực tìm cách ngăn chặn bước tiến của quân Đức.

        Nguyên soái Timôsencô nhấn mạnh:

        - Không phải là ngăn chặn mà là tiêu diệt.

        Stalin đứng dậy và nói:

        - Hãy viết mệnh lệnh.

        Như chúng ta đã biết trong học thuyết quân sự của Liên Xô đã nói rõ: Nếu kẻ thù tấn công Liên Xô thì nó sẽ bị đánh đuổi và sẽ bị tiêu diệt ngay trên lãnh thổ của chúng. Một trong những tư tưởng quan trọng của học thuyết đã được Stalin nhấn mạnh: “Chúng ta không muốn một tấc đất nào của ai, nhưng cũng không nhường một tấc đất nào của chúng ta cho ai”.

        Vào lúc 7 giờ 15 phút sáng 22 tháng 6 năm 1941, Bộ trưởng quốc phòng đã ra mệnh lệnh số 2:

        1. Các đơn vị, bằng tất cả sức lực và trang bị của mình chống trả và tiêu diệt kẻ thù ở tất cả các khu vực mà chúng đã vượt qua biên giới Liên Xô. Cho đến khi có mệnh lệnh mới, các đơn vị không vượt qua biên giới.

        2. Các đơn vị không quân trinh sát và chiến đấu xác định vị trí tập kết không quăn địch và các cụm quân sự của địch, tiêu diệt không quân của địch trên các sân bay của chúng bằng mọi hỏa lực của không quản mặt trận và không quân ném bom chiến lược. Các đòn tấn công của không quân có thể vào sâu lòng địch đến 100-150km, tiến hành ném bom Keningxberg, Memel - chưa cho phép bay vào lãnh thô Phần Lan và Rumania.

        Khi ra mệnh lệnh này cả Stalin, cả Bộ quốc phòng đểu không biết cụ thể những gì đã diễn ra ở mặt trận. Vào thời điểm đó một số lượng lớn máy bay của không quân Xô Viết đã bị tiêu diệt ngay trên sân bay1, vì vậy không quân ta không thể ném bom Keningxberg hay Memel và cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ ở khu vực biên giới của mình.

------------------
        1. Các tài liệu công bố con số 1.000 máy bay Liên Xô bị tiêu diệt ngay trong ngày đẩu tiên của chiến tranh - N.D.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 12:13:49 am

        Các đơn vị đã không kịp thực hiện mệnh lệnh số 1 ngày 21 tháng 6 năm 1941, về việc chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu ở vùng biên giới, mệnh lệnh triển khai xuông đến các đơn vị quá chậm. Trước rạng sáng ngày 22 tháng 6 toàn bộ hệ thống  thông tin liên lạc của các quân khu vùng biên giới đã bị gây nhiễu, vì vậy các cơ quan tham mưu không thể nhanh chóng truyền đạt mệnh lệnh đến các đơn vị. Trước đó quân Đức đã cử các nhóm phá hoại vượt qua biên giới để triệt phá hệ thống thông tin, liên lạc của Hồng quân.

        Mãi đến 4-6 giờ sáng, các đơn vị mới tiến đến các vị trí tập kết ở biên giới, tức là lúc mà không quân Đức đã làm chủ bầu trời và tấn công vào các binh đoàn của Hồng quân đang di chuyển về phía biên giới.

        Còn mệnh lệnh số 2 của Bộ quốc phòng thì lại không thực tế, vì vậy cũng không được thực hiện đầy đủ. Như vậy, Bộ quốc phòng và bản thân Stalin đã không thể chỉ huy các hành động chiến đấu của các đơn vị trong vòng một ngày đầu tiên.

        Đến 6 giờ sáng 22 tháng 6, Bộ Tổng tham mưu vẫn chưa hình dung hết được toàn bộ tình hình ở khu vực biên giới. Lúc 9 giờ 30, Stalin gặp lại Timôsencô và Giucốp, ông đọc bản dự thảo về mệnh lệnh tổng động viên, sửa chữa một số chỗ, cắt gọn phạm vi tổng động viên, sau đó ông gọi Pôxkrêbưxép để hoàn chỉnh bản mệnh lệnh và nói rằng nó đã được thông qua Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao.

        Timôsencô để nghị với Stalin cho thành lập “Đại bản doanh”, Stalin chưa ký ngay mà đề nghị đưa ra thảo luận ở Bộ chính trị. Thành phần của Đại bản doanh được xác định ngày 23 tháng 6. Theo Nghị quyết của Trung ương và Hội đồng dân ủy thì thành phần bao gồm: Bộ trưởng quốc phòng Timôsencô là Chủ tịch (theo dự thảo từ hôm trước thì đích thân Stalin là chủ tịch); đại tướng Tổng tham mưu trưởng Giucốp, Stalin, Molotốp; nguyên soái Vôlôsilốp; nguyên soái Budienưi, Tư lệnh hạm đội, đô đốc Kudơnetxốp.

        Lúc 12 giờ trưa ngày 22 tháng 6, Molotốp phát biểu qua hệ thống radio quốc gia. Nhiều năm về sau, Molotốp đã kể lại sự kiện này:

        - “Trong cái ngày khủng khiếp và căng thẳng ấy, trong số các cú điện thoại gọi về có một ai đó đề nghị là cần có lời phát biểu chính thức của lãnh đạo trên radio, thông báo cho nhân dân biết về sự kiện đã xảy ra, kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến. Tất cả im lặng, chờ ý kiến của Stalin. Stalin đi lại quanh phòng rất lâu với chiếc tẩu nổi tiếng, sau đó phát biểu không đồng ý với đề xuất này. Ông cho rằng chưa đến lúc ông cần phát biểu ngay trong ngày đầu tiên, và đề nghị Molotôp phát biểu.

        Khi trao đổi với Molotốp về nội dung lời phát biểu, Stalin nói rằng chúng ta đã làm mọi cách để giữ quan hệ với Đức và bảo vệ hòa bình, ông nói tiếp:

        - Chúng ta đã không đủ thời gian, không kịp chuẩn bị đầy đủ để đẩy lùi kẻ thù.

        Sau một hồi im lặng, ông nói:

        - Chúng ta đã làm đúng Hiệp ước nhưng phía Đức đã vi phạm, chúng ta rất tôn trọng họ, vì vậy mà đã tính sai, nhưng họ lại là những kẻ nham hiểm, nhưng không sao, Hitle sẽ phải trả giá đắt về vấn đề này. Chúng ta sẽ chứng minh là Hitle đã tính sai, chúng sẽ bị tiêu diệt.

        Stalin cho rằng, chính R. Hess - Phó chủ tịch Đảng quốc xã đã bay đến Anh với mục đích bàn bạc âm mưu với Churchill để đạt thỏa thuận của Anh không mở mặt trận thứ hai tạo cho quân Đức rảnh tay đánh sang phía Đông. Nhưng không sao, chúng ta sẽ tìm được các đồng minh khác, sau đó Stalin nói:

        - Sẽ rất khó khăn với chúng ta, rất khó, nhưng cần phải đứng vững vì không có lối thoát nào khác.

        Stalin đã đưa vào bài phát biểu của Molotốp một câu mà sau này trở thành khẩu hiệu nổi tiếng trong cả cuộc chiến tranh Vệ quốc: “Sự nghiệp của chúng ta là chính nghĩa, kẻ thù nhất định bị tiêu diệt. Thắng lợi sẽ thuộc về chúng ta”.

        Khoảng giữa trưa ngày 22 tháng 6, Stalin gọi điện cho Giucốp:

        - Các tư lệnh mặt trận của chúng ta không đủ kinh nghiệm trong chỉ huy chiến đấu với các binh đoàn lớn và có lẽ trên một mức độ nào đó có bị phân tán. Bộ chính trị đã quyết định cử anh đến mặt trận Tây-Nam với tư cách là đại diện của Đại bản doanh. Anh cần phải bay ngay đến Kiép và từ đó cùng với Khơrutxốp đi đến chỉ huy sở của mặt trận ở Ternôpôn.

        Ngậy 22 tháng 6 năm 1941, một ngày đầy biến động và căng thẳng với Stalin - Vị Tổng chỉ huy - đã bắt đầu và kết thúc như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 12:19:44 am
         
        Có ý kiến cho rằng: Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Stalin đã không làm chủ được tình hình. Bộ chỉ huy Hồng quân không nắm chắc tình huống và chỉ huy kịp thời các mặt trận. Đòn tấn công đầu tiên của Hitle được tiến hành giống như đòn đánh chóp nhoáng đã tiến hành ở Tây Âu. Làm cho các chính phủ này không kịp tổ chức phòng thủ có hiệu quả, mặc dù lực lượng không phải là không có, ví dụ như nước Pháp.

        Hình như tình trạng tương tự lặp lại ở mặt trận Nga- Đức, cú sốc của ban lãnh đạo có lẽ do không có được nguồn thông tin đầy đủ để chỉ huy quân đội.

        Có lẽ, cảm giác lo âu đã ám ảnh khá lâu các vị ủy viên Bộ chính trị, đến nỗi rất nhiều năm sau nhiều người trong số họ trong hồi ký của mình đã gán nguyên nhân chịu "cú sốc" này cho Stalin.

        Tôi thấy cần giới thiệu các số liệu lịch sử để chứng minh sự vững vàng, sáng suốt của Stalin trong những ngày đó. Tuy nhiên, để khách quan tôi sẽ trình bày rất rõ: chỗ nào là sai lầm thì nói rõ là sai lầm, nhưng cái gì là đúng thì phải công nhận là đúng, không được phép bóp méo sự thật.

        Đặc biệt có nhiều sự suy diễn, là trong các hồi ký của Khơrutxôp, mặc dù trong những ngày đó ông ta chỉ là một quan chức cấp thấp và không hể có mặt ở Kremli bên cạnh Stalin. Khơrutxốp đã dẫn lời Bêria để đưa ra dư luận: “Stalin tỏ ra lo lắng và trong một số ngày đã rút khỏi cương vị lãnh đạo, ẩn mình ở biệt thự ở Cunsêvô”. Khơrutxốp đã nói thế này:

        - Bêria kể rằng, khi chiến tranh bắt đầu, các vị ủy viên Bộ chính trị tập trung ở phòng Stalin. Stalin trông hoàn toàn mệt mỏi về tinh thần, ông ta nói đại khái: “Chiến tranh đã bắt đầu, đó là thảm họa. Lênin để lại cho chúng ta một chính quyền Xô Viết, còn chúng ta lại xóa sổ nó”. Ông nói - theo lời kể của Bêria - “Tôi không tiếp tục lãnh đạo nữa!” và bước ra khỏi phòng, ngồi vào ô tô để về biệt thự.

        Chúng ta thử suy nghĩ xem, ai là người muốn bôi nhọ Stalin vào đúng thời điểm lịch sử ấy? Đó là hai vị ủy viên Bộ chính trị: Bêria (nếu đúng là ông ta có nói lại với Khơrutxôp các lời trên) và bản thân Khơrutxôp. Mặc dù cả hai đều luôn tự coi mình là chiến sĩ tư tưởng của Stalin, nhưng trong lòng thì lại căm ghét ông. Khơrutxcíp đã biểu hiện lòng thù hận này bằng bài phát biểu tại Đại hội 20 sau này, còn Bêria thì biểu hiện trong cuộc đấu tranh giành quyền lực (có thể là vì cả cuộc sống của Stalin) vào năm 1953. Đó chính là hai “cộng sự của Stalin” đã công kích ông.

        Nhưng rất may là thực tế lịch sử và các tài liệu chứng cứ đã phản bác lại luận điệu xuyên tạc của họ.

        Một trong những tài liệu mà ngày nay mọi người đểu đã rõ, nhưng để làm rõ bản chất của vấn đề tôi buộc phải dẫn lại ở đây. Chính là tôi muốn nói đến nhật ký của bộ phận bảo vệ điện Kremli - khu vực phòng chờ để gặp Stalin - đã ghi lại danh sách các khách vào gặp làm việc với Stalin vào những ngày đầu chiến tranh - những ngày mà theo lời Khơrutxốp “hình như Stalin đã hoảng sợ và rút lui về biệt thự”.

        Chúng ta hãy thử xem lại bản nhật ký này:

        Danh sách những người đến làm việc với Stalin do bộ phận trực ban ghi lại từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 6 năm 1941

 
TTNgày 21 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Molotốp18.2723.00
2Vôlôsilốp19.0523.00
3Bêria19.0523.00
4Vôzơnhexinxki19.0520.15
5Malencốp19.0522.20
5Kudơnetxốp19.0520.15
7Timôsencô19.0520.15
8Xaphôrốp19.0520.15
9Timôsencô20.5022.20
10Giucốp20.5022.20
11Budienưi20.5022.20
12Mekhơlic21.5522.20
13Bêria22.4023.00
Người cuối cùng ra lúc 23.00

TTNgày 22 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Molotốp5.4512.05
2Bêria5.459.20
3Timôsencô5.458.30
4Mekhơlic5.458.30
5Giucốp5.458.30
6Malencốp7.309.20
7Micoian7.551.30
8Kaganovich8.00-9.35
9Vôlôsilốp8.0010.15
10Vưxinxki7.3010.40
11Kudơnetxốp8.158.30
12Đimitrốp8.4010.40
13Maninxki V8.4010.40
14Kudơnetxốp9.4010.20
15Micoian9.5010.30
16Molotôp12.2516.45
17Vôlôsilốp11.4012.05
18Bêria11.3012.00
19Malencốp11.3012.00
20Vôlôsilốp12.3016.45
21Micoian12.3014.30
22Vưxinxki13.0515.25
23Sapôsnhicốp13.1516.00
24Timôsencô14.0016.00
25Giucốp14.0016.00
26Vatutin14.0016.00
27Kudơnetxốp15.2015.45
28Kulic15.3016.00
29Bêria16.2516.45
Người cuối cùng ra lúc 16.45


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 12:34:15 am

TTNgày 23 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Molotốp3.206.25
2Vôlôsilốp3.256.25
3Bêria3.256.25
4Timôsencô3.306.10
5Vatutin3.306.10
6Kudơnetxốp3.455.25
7Kaganovich4.305.20
8Digarep4.356.10
9Molotốp18.451.25
10Digarep18.2520.25
11Timôsencô18.5020.45
12Merơculốp19.1019.25
13Vôlôsilổp20.001.25
14Vôdơnhexinxki20.50 1.25
15Mekhơlic20.5522.40
16Kaganovich23.151.10
17Vatutin23.550.55
18Timôsencô23.550.55
19Kudơnetxốp23.550.50
20Bêria24.001.25
21Vlaxic0.500.55
Người cuối cùng ra lúc 0 giờ 55’

TTNgày 24 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Malưsep16.2017.00
2Vôdơnhexinxki16.2017.05
3Kudơnetxốp16.2017.05
4Kidacốp16.2017.05
5Danxơman16.2017.05
6Pôpốp16.2017.05
7Kudơnetxốp16.4517.05
8Bêria16.5020.25
9Molotốp17.0521.30
10Vôlôsilốp17.3021.20
11Timôsencô17.3020.55
12Vatutin17.3020.55
13Sakhurin20.0021.15
14Pêtrốp20.0021.15
15Digarep20.0021.15
16Gôlicốp20.0021.20
17Serơbacốp18.4520.55
18Kagabacốp19.0020.35
19Xuprun20.1520.35
20Dđarốp21.0521.30
Người cuối cùng ra lúc 21 giờ 30’

TTNgày 25 tháng 6  năm 1941Thời gian đếnThời gian
1Molotốip1.005.50
2Serơbacốp1.054.30
3Perexưpkin1.071.40
4Kaganovich1.102.30
5Bêria1.155.25
6Merơculốp1.351.40
7Timôsencô1.405.50
8Kudơnetxốp1.405.50
9Vatutin1.405.50
10Micoian2.105.30
11Molotốp19.401.15
12Vôlôsilôp19.401.15
13Malưsep20.0521.10
14Bêria20.1021.40
16Xôkôsốp20.1021.10
17Timôsencô20.2024.00
18Vatutin20.2021.10
19Vôdơnhexinxki20.2521.10
20Kudơnetxốp20.3021.40
21Phêdorenko  V21.1524.00
22Kaganovich21.4524.00
23Kudơnetxốp21.5024.00
24Vatutin22.1024.00
25Serơbacốp23.0023.50
26Mekhơlic20.1024.00
27Bêria00.251.15
28Vôdơnhexinxki00:251.00
29Vưxinxki00.351.00
Người cuối cùng ra lúc 1 giờ 00’


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 12:37:27 am
       
TTNgày 26 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Kaganovich12.1016.45
2Malencốp12.4016.10
3Budienưi12.4016.10
4Digarep12.4016.10
5Vôlôsilôp12.4016.30
6Molotốp12.5016.50
7Vatutin13.0016.10
8Pêtrốp13.1516.10
9Kôvalép14.0014.10
10Phêdorenko14.1015.30
11Kudơnetxốp14.5016.10
12Giucốp15.0016.10
13Bêria15.1016.20
14Iacôplép15.1516.00
15Timôsencô13.0016.10
16Vôlôsilốp17.4518.25
17Bêria17.4519.20
18Micoian17.5018.20
19Vưxinxki18.0018.10
20Molotốp19.0023.20
21Giucốp21.0022.00
22Vatutin21.0022.00
23Timôsencô21.0022.00
24Vôlôsilốp21.0022.10
25Bêria21.0022.30
26Kaganovich21.0522.45
27Serơbacốp22.0022.10
28Kudơnetxốp22.0022.20
Người cuối cùng ra lúc 22 giờ 20’

TTNgày 27 tháng 6 năm 1941Thời gian đến Thời gian ra
1Vôdơnhexinxki16.3016.40
2Molotốp17.3018.00
3Micoian17.4518.00
4Molotốp19.3519.45
5Micoian19.3519.45
6Molotốp21.2524.00
7Micoian21.252.35
8Bêria21.2523.00
9Malencốp21.3000.47
10Timôsencô21.3023.00
11Giucốp21.3023.00
12Vatutin21.3023.50
13Kudơnetxốp21.3023.30
14Digarep22.050.45
15Pêtrốp22.050.45
16Giarốp22.050.45
17Nhikitin22.050.45
18Ti tốp22.050.45
19Vôdơnhexinxki22.1523.40
20Sakhurin22.3023.10
21Đemenchiep22.3023.10
22Serơbacốp23.1524.00
23Sakhurin0.400.50
24Merơculốp1.001.30
25Kaganovich1.101.35
26Timôsencô1.302.35
27Gôlicốp1.302.35
28Bêria1.302.35
29Kudơnetxốp1.302.35
Người cuối cùng ra lúc 2 giờ 35’

TTNgày 28 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian
1Molotốp19.35
2Malencốp19.35
3Budienưi19.35
4Merơculốp19.45
5Bunganin20.15
6Digarep20.20
7Pêtrốp20.20
8Bunganin20.40
9Timôsencô21.30
10Giucốp21.30
11Gôlicốp21.30
12Kudơnetxốp21.3023.10
13Khabanốp22.0022.10
14Xtephanốpxki22.0022.10
15Xuprun22.0022.10
16Bêria22.4000.50
17Uxtinốp '22.5523.10
18Iacôplép22.5523.10
19Serơbacốp22.1023.30
20Micoian23.3000.50
21Merơculốp24.0000.15

Người cuối cùng ra lúc 00.15

        Về việc xây dựng hầm trú ẩn và nơi làm việc của Stalin ở Moxcơva đã được Sađơrin, phó ban 2 của Bộ nội vụ Liên Xô nhớ lại: “Lúc 9 giờ ngày 22 tháng 6, tôi được lệnh đến gặp Stalin. Lúc đó tại phòng Stalin có Bêria và Molotổp Stalin nói:

        - Cần tìm một vị trí, nơi có thể tránh bom và làm việc.

        Bêria trả lời:

        - Đây là đồng chí Sađơrin, người biết rất rõ Moxcơva, anh ta sẽ tìm được vị trí.

        Tôi cùng Xêkốp đi đến phố Kirốp, sau khi quan sát kỹ ga Metro này tôi đã yêu cầu dọn dẹp sạch ga Metro-Kirốp. Lúc 16 giờ, tôi gọi điện cho Bêria: - Thưa đồng chí Bêria, mọi thứ đã sẵn sàng, đồng chí có thể đến xem.

        Bêria rất thích vị trí này và ra lệnh:

        - Ở đây giữa hai cột này là phòng của Stalin (chúng ta nhớ là khi xuống ga Kirốp thì ở cuối có hai cột ở một phía và hai cột khác ở phía đối diện), đây là phòng Molotốp và đây là phòng của tôi. Phòng đợi có thể chứa đến 50 người. Đặt bàn ghế vào! Cho anh bốn ngày.

        - Thưa đồng chí Bêria, làm sao có thể xong trong bốn ngày được, ngày hôm nay đã sắp hết rồi, mà còn bao nhiêu việc phải làm.

        Sau đó bốn ngày, Bêria gọi điện cho Stalin và Stalin đã đến xem và rất hài lòng với vị trí này và ông đã xuống làm việc ở đây mỗi khi quân Đức ném bom thành phố.

        Sau đó, cuối năm 1941, người ta đã xây một hầm trú ẩn khác ở điện Kremli to hơn, và từ đó Stalin không làm việc ở ga Kirốp nữa.

        Tôi chép lại bản nhật ký của trực ban về danh sách những người đã vào làm việc với Stalin những ngày đầu chiến tranh và hồi ức của Sađơrin về việc chuẩn bị nơi làm việc cho Stalin không phải là ngẫu nhiên. Như chúng ta đã thấy, mệnh lệnh làm hầm tránh bom để làm việc được ban hành lúc 9 giờ ngày 22 tháng 6 năm 1941, cần bốn ngày để hoàn thiện. Trong những ngày này và sau đó Stalin tiếp tục làm việc ở Kremli, sau đó bốn hôm, Stalin mới đến xem phòng làm việc ở ga Kirốp. Như vậy, tại sao Khơrutxốp, Bêria và tác giả các bài báo lá cải có thể nói là Stalin bị suy sụp và rút lui khỏi cương vị lãnh đạo ở biệt thự Kunsêvô? Khi mà hàng ngày Stalin đều làm việc từ sáng sớm đến nửa đêm để điều hành toàn bộ đất nước chống lại xâm lăng.

        Tôi có cảm tưởng là sự vu khống, này cũng dơ bẩn như tất cả các trò bôi nhọ khác mà thôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 12:58:05 am

NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN

        Sau khi phát động cỗ máy chiến tranh khổng lồ, Hitle và Bộ chỉ huy của mình đã chuyển đến chỉ huy sở mới ở vùng Đông Phổ, gần thành phố Ractenburg. Chọn vị trí này Hitle tính toán tránh khỏi bán kính ném bom của quân Anh và tiến gần đến biên giới phía đông - Chỉ huy sở này được bắt đầu xây dựng từ năm 1940 trong một khu rừng rất rộng, chia thành nhiều ô. Có hành lang gài mìn, có hệ thống đường sắt riêng - ở khu vực trung tâm được canh phòng cẩn mật nhất, ngoài Hitle ra còn có vị trí làm việc của Gơring, Himmler, Keitel và Jodl. Hitle rất hài lòng với sở chỉ huy này và đặt cho nó tên là “Hang sói” (Volphsanxơ). Phải nói rằng, trong suốt thời gian chiến tranh, công tác phản gián của Đức đã làm bảo mật rất tốt, rất ít người biết rằng Hitle thường xuyên chỉ huy chiến tranh từ chỉ huy sở này. Mọi người vẫn tưởng rằng Hitle ở tổng hành dinh tại Berlin.

        Vào trưa ngày 22 tháng 6, Bộ tham mưu mặt trận Tây- Nam đã rõ hành động chiến tranh của Đức không phải là khiêu khích như Moxcơva đã dự báo, mà là cuộc tấn công xâm lược, là chiến tranh! Tại Moxcơva, Stalin và Bộ Tổng tham mưu không có đủ thông tin, họ đưa ra tên các đơn vị mà không biết điều gì đã xảy ra với các đơn vị đó. Như sau này nguyên soái Bagramian nhớ lại khi nhận được mệnh lệnh này Bộ chỉ huy mặt trận không tin vào mắt mình nữa. Nhưng dù sao mệnh lệnh vẫn là mệnh lệnh.

        Giucốp và Khơrutxốp đến Bộ tham mưu của mặt trận Tây-Nam. Khi Stalin ra lệnh điều Giucốp ra mặt trận, chắc các độc giả cũng thấy ngờ ngợ: Liệu có phải là đúng đắn không, khi quyết định điều Tổng tham mưu trưởng ra khỏi Đại bản doanh trong thời điểm quyết định như vậy? Sai lầm của quyết định này và một số quyết định khác là rõ ràng. Tuy nhiên, trong trường hợp này có thể lý giải được (mặc dù không thật thuyết phục lắm) quyết định của Stalin: vào lúc đó ông vẫn còn tin vào Hiệp ước ký với Đức, và cho rằng các hành động chiến tranh chỉ là khiêu khích ở biên giới do các tướng Đức ở đơn vị gây ra, như các sự kiện ở Khankhingôn và Giucốp được cử đến đó để giải quyết các vụ khiêu khích này.

        Sáng 25 tháng 6, Giucốp và Bộ tham mưu mặt trận đã tổ chức trận phản công đầu tiên. Ngày 27 tháng 6, các quân đoàn của mặt trận đã tấn công quân Đức rất ác liệt, khiên tư lệnh cụm quân phía nam của Đức, thống chế Rundstedt phải đưa quân đoàn dự bị vào cuộc để cứu binh đoàn tăng của tướng Kleist.

        Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đây là đợt phản công đầu tiên của Hồng quân, tuy cả hai bên đểu tổn thất nặng nhưng đợt phản công này nói lên vai trò và uy tín rất cao của Giucổp và nó có ý nghĩa về tinh thần rất lớn để ngăn chặn sự hoảng loạn do đòn tấn công bất ngờ của Hitle những ngày đầu gây ra và góp phần cản bước tiến đang rất nhanh của quân Đức.

        Ngay sau đó, Stalin đã nhận ra sai lầm của mình khi cử Giucốp ra tiên phương, sự điều hành chung các mặt trận không được thông suốt. Tình hình các mặt trận báo về rất bất lợi.

        Ngày 26 tháng 6, Stalin gọi điện đến chỉ huy sở mặt trận Tây-Nam ở Terơmôphôn và yêu cầu được nói chuyện với Giucốp:

        - Ở mặt trận phía tây tình hình rất xấu, quân địch đã tiến sát Minxcơ, không rõ điều gì đã xảy ra với Paplốp (tư lệnh phương diện quân Tây - N.D), không rõ Kulic đang ở đâu? Nguyên soái Sapôsnhicốp thì đang ốm. Anh có bay ngay về Moxcơva được không?

        - Tôi sẽ bàn bạc với đồng chí Kirpônốc và Purơkael về công việc tiếp theo, sau đó tôi sẽ ra sân bay ngay - Giucốp trả lời.

        Chiểu tối ngày 26 tháng 6, Giucốp đã trở về đến Moxcơva, và đến thẳng phòng làm việc của Stalin. Trong phòng lúc đó có Timôsencô và Vatutin, cả hai đều rất mệt mỏi do mất ngủ.

        Trước khi Giucốp đến, đã xảy ra một cuộc tranh luận rất gay gắt tại phòng Stalin, khi Giucốp đến, Stalin chỉ gật đầu chào và nói ngay:

        - Tôi không hiểu được các ý kiến sai lầm của Bộ trưởng quốc phòng và vị phó của anh, hãy cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Phải làm gì bây giờ?

        Stalin chỉ trên bản đồ chiến sự ở trên bàn, trong đó có tình trạng của mặt trận phía tây. Giucốp đề nghị có 40 phút để chuẩn bị trả lời - Stalin đồng ý.

        Giucốp, Timôsencô và Vatutin chuyển sang phòng bên cạnh để phân tích tình hình ở mặt trận phía Tây. Phía tây thành phố Minxcơ đã bị bao vây, trong đó có cả quân đoàn số 3 và số 10. Phần còn lại của quân đoàn 4 rút lui về trong rừng - các đơn vị còn lại rút lui về sông Bêrêdin.

        Sau nửa tiếng họ quay trở lại phòng Stalin và đề nghị phải ngay lập tức chiếm phòng tuyến phía tây Đvina - Polosk - Vitebxikơ - Orsa - Môgilép - Mondirơ và phải sử dụng các quân đoàn số 13, 19, 20, 21 và 22. Ngoài ra, phải nhanh chóng chuẩn bị phòng tuyến ở hậu cứ theo tuyến Xeligiarôvơ - Xmôlenxkơ - Roxơláp - Gormen bằng lực lượng của các quân đoàn 24 và 28 thuộc đội dự bị của Đại bản doanh.

        Tất cả các đề nghị này được Stalin thông qua và yêu cầu nhanh chóng triển khai đến các đơn vị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 01:05:04 am

        Ngày 29 tháng 6, nhận được thông tin quân ta rút khỏi Minxcơ. Timôsencô không đủ can đảm báo cáo Stalin là Minxcơ đã thất thủ, ông vẫn tin là tình hình sẽ được vãn hồi, nhưng Stalin đã nói:

        - Anh có trách nhiệm phải nắm vững mọi tình hình, đồng chí Timôsencô!

        Stalin không hài lòng về cách nắm tình hình và đề nghị sẽ đến thẳng Bộ Tổng tham mưu để xem bản đồ chiến sự.

        Tòa nhà Bộ Tổng tham mưu chỉ cách điện Kremli vài phút đi bộ, Stalin cùng các ủy viên Bộ chính trị đi qua vọng gác và lên thẳng tầng hai, nơi có văn phòng Bộ trưởng quốc phòng. Lúc đó, trong phòng có Timôsencô, Giucốp và Vatutin, một số sĩ quan Bộ Tổng tham mưu. Họ đang đứng quanh một bàn tròn rộng, trên đó là bản đồ chiến sự.

        Timôsencô báo cáo Stalin rằng: các sĩ quan Bộ quốc phòng và Bộ tham mưu đang nghiên cứu tình hình để ra các chỉ lệnh tiếp theo. Stalin nghe báo cáo, im lặng đi lại quanh bàn. Sau đó dừng lại rất lâu bên bản đồ mặt trận phía Tây.

        Timôsencô hiểu rất rõ Stalin, không chỉ kính trọng ông, mà còn sợ ông. Timôsencô hiểu rằng, Stalin đang rất không yên tâm, nếu không ông đã không xuất hiện ở đây, không có gì là tốt đang chờ mình. Vì vậy, ông báo cáo:

        - Thưa đồng chí Stalin, chúng tôi chưa kịp tổng hợp tình hình, có rất nhiều thông tin trái ngược nhau... vì vậy, tôi chưa thể báo cáo ngay được.

        Stalin cắt ngang:

        - Đơn giản là đồng chí không muốn nói với chúng tôi về sự thật. Bêlôrutxi đã mất và bây giờ đồng chí định đặt chúng tôi trước những thất bại mới hay sao? Cái gì xảy ra ở Ucraina? Cái gì diễn ra ở Pribantich? Các anh đang chỉ huy các mặt trận hay là chỉ ghi nhận các tổn thất?

        Giucốp đỡ lời cho Timôsencô:

        - Đề nghị cho chúng tôi được tiếp tục làm việc.

        Lúc đó, Bêria khó chịu nói:

        - Có lẽ chúng tôi cản trở các anh à?

        - Tình hình ở mặt trận rất cấp bách, đang chờ chỉ lệnh của chúng tôi - Giucốp nói - Cố gắng bình tĩnh và không hướng vào ai, nhưng sau đó ông nhìn thẳng vào mặt Bêria và nói - Có lẽ anh có thể ra được các mệnh lệnh chiến đấu?

        - Nếu được giao, tôi sẽ ra được các mệnh lệnh - Bêria trả lời.

        - Đó là khi Đảng giao cho anh, còn bây giờ Đảng đang giao cho chúng tôi - Giucốp thẳng thắn cắt ngang.

        Hướng về phía Stalin, vẫn với giọng rất bình tĩnh, Giucốp nói:

        - Hãy tha lỗi cho tôi vì sự thẳng thắn, thưa đồng chí Stalin. Chúng tôi sẽ thống nhất các đánh giá và sẽ sang điện Kremli để báo cáo đồng chí.

        Mọi người im lặng, chờ ý kiến của Stalin. Nhưng Timôsencô muốn đỡ lời Giucốp đã nói:

        - Thưa đồng chí Stalin, chúng tôi có trách nhiệm trước hết suy nghĩ làm sao để trợ giúp cho các mặt trận, sau đó sẽ thông báo lại với đồng chí...

        Ý định của Timôsencô muốn làm dịu tình hình đã tác động ngược trở lại. Stalin nói:

        - Thứ nhất, các anh đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi tách ra khỏi chúng tôi, còn thứ hai, cách để giúp đỡ các mặt trận bây giờ chúng ta sẽ cùng suy nghĩ. Sau đó, chắc là Stalin muốn cho các tướng lĩnh có thời gian tập trung suy nghĩ đã nói với các ủy viên Bộ chính trị: - Thôi đi, các đồng chí, chúng ta có lẽ xuất hiện ở đây không đúng lúc... Các ủy viên Bộ chính trị rời khỏi phòng, mà không có ai đưa tiễn.

        Ngày 30 tháng 6, Stalin ra lệnh triệu tướng Pablốp về Moxcơva. Cũng ngày hôm đó, Erêmencô được điều động và giao nhiệm vụ làm tư lệnh phương diện quân tây. Ngày hôm sau, Pablốp bay về Moxcơva và đến gặp Giucốp đầu tiên. Sau này, Giucốp đã nhớ lại là lúc đó ông không nhận ra Pablốp, chỉ có tám ngày chiến tranh mà trông Pablốp hốc hác và xanh xao hẳn. Pablốp cố gắng chứng minh sự thất bại của mặt trận không chỉ là do quân địch mạnh, mà còn là do sự chỉ đạo sai của Bộ Tổng tư lệnh. Tất nhiên, ông ta đã đúng, nhưng lúc đó số phận của ông đã được định đoạt. Mặc dù, Erêmencô đã được chỉ định là tư lệnh mặt trận phía tây, nhưng sau đó vài ngày Stalin đã thay đổi và bổ nhiệm Timôsencô vào cương vị này, và cử Mekhơlic làm ủy viên Hội đồng quân sự phương diện quân.

        Khi giao nhiệm vụ cho Mekhơlic, Stalin nói:

        - Hãy nắm tình hình ở mặt trận phía tây, họp Hội đồng quân sự lại và làm rõ xem ngoài Pablốp, còn ai có lỗi trong các thất bại nghiêm trọng vừa qua?

        Lòi yêu cầu của Stalin đã không được Mekhơlic thực hiện trọn vẹn, ông ta không hề nghiên cứu “xem xét”, “làm rõ” như Stalin yêu cầu mầ chỉ nhăm nhăm một mục tiêu: xem ngoài Pablốp, còn những ai phạm “lỗi nghiêm trọng nữa”. Khi vừa đến mặt trận, với “kinh nghiệm” từ những năm tham gia thanh trừng, Mekhơlic đã tìm mọi cách để buộc tội Pablốp và các cộng sự của ông, như tội “hèn nhát”, “nộp vũ khí cho địch”, “mất vai trò chỉ huy”, “tùy tiện trong hành động, chiến đấu”...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 10:51:21 am

        Tất cả ý kiến này được đưa vào Nghị quyết của “Hội đồng quốc phòng Liên Xô ngày 16 tháng 7 năm 1941” mà theo đó đã đưa ra Tòa án binh và kết án tử hình:

        1. Tư lệnh phương diện quân Tây - Đại tướng Pablốp.

        2. Tham mưu trưởng phương diện quân phía tây - Thiếu tướng Klimốpxki.

        3. Chỉ huy trương binh chủng thông tin liên lạc phương diện quân - Thiếu tướng Grigôriep.

        4. Tư lệnh quân đoàn 4 của phương diện quân phía tây- Thiếu tướng Kôrốpcốp

        5. Tư lệnh binh đoàn bộ binh 41 phương diện quân tây bắc - Thiếu tướng Koxubuxki.

        6. Tư lệnh sư đoàn bộ binh số 60 phương diện quân phía nam - Thiếu tướng Xelikhốp.

        7. Sư đoàn phó sư đoàn bộ binh số 60 phương diện quân phía nam - Chính ủy Kurochkin.

        Stalin đã ký nghị quyết, có lẽ ông cho rằng tình hình đòi hỏi phải giữ nghiêm kỷ luật. Nghị quyết này đã được công bố đến toàn bộ lực lượng vũ trang và các cơ sở công nghiệp quốc phòng.

        Tất nhiên, đã có nhiều người phê phán quyết định cực đoan này của Stalin, điều này trong tình trạng hòa bình chúng ta có thể dễ phê phán như vậy, nhưng cũng không nên quên rằng nó được quyết định trong tình huống vô cùng căng thẳng của những ngày đầu chiến tranh.

        Tuy nhiên, với tất cả lòng kính trọng với Stalin và thấu hiểu trách nhiệm của ông trước vận mệnh của đất nước và quân đội, chúng ta vẫn có thể thẳng thắn nói rằng: Không nhất thiết phải có một quyết định cứng rắn quá mức như vậy trong tình hình lúc đó. Trường hợp này rõ ràng Stalin đã quá tin các đánh giá của Mekhơlic nên đã “vung tay quá đà”.

        Chúng ta chỉ cần đưa ra một câu hỏi: Trong các vị trí của ngày đầu chiến tranh ở đâu mà chả bị thất bại như Pablốp. Lỗi này nếu kể ra có thể buộc cho rất nhiều vị chỉ huy khác.

        Sau này, tất cả các tướng lĩnh bị kết án lúc đó đã được phục hồi, tuy nhiên các lỗi lầm mà Mekhơlic gán cho họ vẫn ám ảnh mọi người rất lâu.

        Pablốp sinh năm 1897 - cùng đồng niên với nhiều vị nguyên soái (như Merexơkốp - sinh năm 1897, Vaxilepxki - sinh năm 1895, Malinốpxki-sinh năm 1898, Bagơmanhian- sinh năm 1897) những năm thế chiến thứ nhất còn là binh nhì, tình nguyện gia nhập Hồng quân, trải qua các cuộc chiến đấu thời kỳ nội chiến, năm 1922 tốt nghiệp trường sĩ quan Omxkơ, năm 1928, tốt nghiệp học viện chỉ huy mang tên Phrunde và năm 1931, tốt nghiệp khóa học viện của Học viện kỹ thuật. Pablốp đã trải qua 3 cuộc chiến tranh: chiến tranh Tây Ban Nha, Phần Lan và cuộc chiến ở hồ Khankhingon. Ông được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong cuộc chiến ở Tây Ban Nha.

        Sau khi ở Tây Ban Nha về, Pablốp được cử vào Hội đồng quân sự cách mạng, ông đóng góp rất nhiều đế chế tạo xe tăng T-34. Ông là một trong các nhà chỉ huy giỏi cả lý luận và thực tiễn. Vì vậy, ông đã được bổ nhiệm tư lệnh mặt trận ở hướng tấn công chính của Hitle - đó là tư lệnh quân khu đặc biệt Bêlôrutxi từ năm 1940. Ông được lãnh tụ Đảng Cộng sản Tây Ban Nha Ibarudi công nhận là 1 trong 7 danh tướng của Liên Xô.

        Nếu ông không gặp phải các sự kiện bi thảm trong tuần đầu của chiến tranh thì rõ ràng ông có thể trở thành một trong các vị tướng lĩnh quân sự lớn nhất của Liên Xô và chắc chắn sẽ được phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô.

        Những người đã nghe và nhớ toàn văn bài phát biểu của Stalin ngày 3 tháng 7 năm 1941 còn lại không nhiều, với thế hệ trẻ hơn thì nhiều người không biết về nó. Nhưng vào thời điểm đó, toàn dân Nga đã chờ đợi bài phát biểu này của Stalin. Đó là lời kêu gọi toàn dân tiến lên chống trả quân xâm lược, động viên mọi người, mọi lực lượng của đất nước để giành chiến thắng.

        Trong bài phát biểu của mình, Stalin khẳng định:

        - Chúng ta đã giành được gì khi ký với Đức Hiệp ước không tấn công lẫn nhau? Chúng ta đã bảo đảm được hơn một năm rưỡi để chuẩn bị lực lượng để chống lại cuộc xâm lược nếu quân Đức bội ước và tấn công trước lên đất nước chúng ta.

        Bọn phát xít Đức giành được cái gì và không giành được cái gì? Khi bội ước tấn công Liên Xô? Chúng đạt được một số lợi thế trong một khoảng thời gian ban đầu, nhưng về chính trị thì chúng đã thất bại, dựng lên một hình ảnh rất xấu của kẻ xâm lược trong con mắt của nhân loại. Chúng ta không nghi ngờ gì rằng, một vài lợi thế mà bọn phát xít Đức giành được lúc đầu chỉ là tạm thời, còn thắng lợi về chính trị của chúng ta là to lớn, cơ bản và lâu dài, trên cơ sở đó cần phát huy các thắng lợi của Hồng quân trong chiến tranh chống phát xít Đức.

        Sau đó, Stalin nói rằng cần phải loại trừ các nguy cơ đang uy hiếp nước Nga, hiểu sâu sắc sự nguy hiểm. Không được để trong hàng ngũ chúng ta tồn tại những phần tử nhát gan, hoảng loạn - chuyển toàn bộ đất nước sang tình trạng chiến tranh, giữ từng tấc đất của Tổ quốc. Trong trường hợp buộc phải rút lui thì phải tiêu huỷ tất cả, lập ra các đội chiến tranh du kích.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:41:24 pm

        Trong bài phát biểu của mình, Stalin nói nhiều đến việc củng cố sức mạnh tinh thần của quân đội và nhân dân.

        Ngày nay, chúng ta đã có đủ điều kiện để bình luận về bài phát biểu của Stalin. Tôi xin trích ra đây đoạn hồi ký của Giucốp, mà nhà văn K.Ximônốp đã ghi lại được trong dịp phỏng vấn trực tiếp nguyên soái về những ngày đầu chiến tranh. Đây là tài liệu vô giá - vì đó là lời kể trực tiếp của một nhân vật rất gần gũi với Stalin:

        - Cuối cùng thì chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào sự thật và không che giấu để nói lên những gì là sự thật, cần đánh giá đúng sức mạnh của quân Đức trong những ngày đầu của chiến tranh. Chúng ta đã rút lui hàng ngàn km trước một đối thủ quá mạnh về vũ khí, trang bị và được chuẩn bị rất kỹ. Cần thừa nhận rằng Bộ tham mưu của Đức đã làm việc tốt hơn Bộ tham mưu của chúng ta, các chỉ huy mặt trận của Đức cũng tỏ ra giỏi hơn và suy nghĩ sâu hơn các vị chỉ huy của chúng ta.

        Chúng ta thường che giấu khi viết về những khiếm khuyết của quân đội chúng ta vào giai đoạn đầu chiến tranh. Trên thực tế đúng là một số đơn vị của chúng ta không vững vàng, không chỉ rút lui mà còn bỏ chạy, rơi vào tình trạng hoảng loạn... Không có gì là bí mật khi nói rằng có một số đơn vị thì chống cự dũng cảm nhưng có một số thì lại bỏ chạy, có các loại đơn vị khác nhau, các loại chỉ huy khác nhau.

        Khi đưa ra nguyên nhân về sự “bất ngờ”, kể cả trong bài phát biểu của Stalin theo tôi là chưa đầy đủ. Thế nào là “bất ngờ”, khi chúng ta nói về các hành động trong một quy mô rộng lớn? Đây không đơn thuần là sự “bất ngờ” khi quân địch vượt qua biên giới. Điều nguy hiếm là ở chỗ chúng ta đã bất ngờ về tỉ lệ vượt trội gấp sáu đến tám lần của quân Đức ở các hướng tấn công chủ yếu.

        - Khi chúng ta nói về tình hình trước chiến tranh và lúc bắt đầu chiến tranh, chúng ta thường hay nói về lỗi lầm và trách nhiệm của Stalin. Từ một phía nào đó, có thể là đúng, nhưng từ góc độ khác chúng ta không nên đổ lỗi hết cho một mình Stalin. cần nói rằng các nhà lãnh đạo khác cũng chia sẻ trách nhiệm cùng Stalin, đặc biệt là những cộng sự gần gũi như: Molotốp Malencốp, Kaganovich (không nói về Bêria). Stalin là một nhân cách lớn, ông sẵn sàng thực hiện tất cả những gì là cần thiết, khi nào cần thiết và bằng cách thức cần thiết - chính lịch sử đòi hỏi phải xuất hiện các cá nhân như vậy.

        Phải nói rằng một phần trách nhiệm thuộc về Vôlôsilốp, mặc dù ông đã rút khỏi chức Bộ trưởng quốc phòng từ 1940, nhưng cho đến trước chiến tranh ông vẫn là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng Nhà nước. Một phần trách nhiệm thuộc về tất cả chúng ta, các cán bộ quân sự của đất nước, đồng thời cũng là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác. Được tham gia nhiều phiên tranh luận tại phòng Stalin, khi có mặt nhiều cộng sự gần gũi của Stalin, tôi đã tận mắt nhìn thấy nhiều phen tranh luận rất căng thẳng, đặc biệt là khi có Molotốp đôi khi Stalin không giữ được bình tĩnh, nhưng Molotốp vẫn giữ các quan điểm của mình.

        Tôi nói như vậy để phản bác luận điệu cho rằng những người xung quanh Stalin không bao giờ dám tranh luận về các vấn đề quốc gia. Tuy nhiên, phải nói rằng nhiều người vẫn giữ quan điểm từ trước chiến tranh, khi cho rằng nếu chúng ta không làm gì sai thì Hitle sẽ không tấn công chúng ta, cả Malencốp, cả Kaganovich đều ủng hộ quan điểm này của Stalin, và đặc biệt là Molotốp rất bảo vệ quan điểm này. Người duy nhất mà tôi chứng kiến dám nói một quan điểm khác hẳn đó là Gdanốp, ông thường xuyên khẳng định rằng Hitle không thể tin được.

        Stalin đã đánh giá không đúng khi cho rằng Hitle tập trung vào mặt trận phía tây, thì không thể đánh Liên Xô được, chỉ sau khi quân Đức chiếm nước Pháp thì dường như Stalin không kịp xoay chuyển tình hình.

        "... Phải nói rằng vào thời điểm lúc đó, tôi hoàn toàn tin tưởng vào Stalin, vào tầm nhìn chiến lược và khả năng chèo lái ra khỏi mọi tình huông của ông. Tuy đã có lúc rất khó khăn nhưng lòng tin rằng nhất định Stalin sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn đã mạnh hơn tất cả. Và bây giờ, khi nhìn lại thấy rằng lòng tin đó là đúng đắn”.

        Phải cảm ơn phẩm chất nghề nghiệp của nhà văn Ximônốp đã biết cách khêu gợi để Giucốp nói ra những suy nghĩ chân thành nhất, để lại cho lịch sử những khắc họa đúng đắn và đáng tin cậy về Stalin.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2019, 11:53:08 pm

CÁC TRẬN CHIẾN QUANH XMÔLENXKƠ

        Hành động chiến đấu của các đơn vị quân đội Xô Viết trong những ngày đầu chiến tranh không được thành công, nhiêu đơn vị bị rơi vào vòng vây.

        Ngày 28 tháng 6, sau sáu ngày chiến tranh, các đơn vị xe tăng - cơ giới của Đức đã tiến vào Minxcơ. Cụm tập đoàn quân “Trung tâm” của Đức ở phía Nam Bêlôrutxki đã kịp tiến sát Dnhép.

        Stalin ra lệnh khẩn cấp xây dựng tuyến phòng thủ thứ hai dọc theo sông Dvina Tây và sông Dnhép để ngăn chặn đường tiến của quân Đức đến Moxcơva. Để thực hiện ý đồ này, Stalin rút từ đội dự bị chiến lược các binh đoàn số 22, 19, 20, 16 và 21. Tuy nhiên, các binh đoàn này đã không kịp củng cố tuyến phòng ngự, quân Đức đã nhanh chóng tiến đến sông Dnhép.

        Ngày 10 và 11 tháng 7, các đơn vị của tướng Guderian đã vượt qua sông Dnhép, tiến tới Xmôlenxcơ và ngày 16 tháng 7 đã chiếm được một phần Xmôlenxcơ.

        Sự thất thủ của Xmôlenxcơ đối với Stalin là rất nặng nề. Ông không cho ủy ban thông tin quốc gia được thông báo tin này và buộc Timôsencô phải lấy lại Xmôlenxcơ bằng mọi giá. Nhưng mệnh lệnh này của Tổng tư lệnh đã không thực hiện được. Tư lệnh phương diện quân phía Tây, nguyên soái Timôsencô bị triệu về Moxcơva.

        Trong buổi họp Bộ chính trị, Stalin nói:

        - Bộ chính trị đã thảo luận về công việc của đồng chí Timôsencô trên cương vị Tư lệnh phương diện quân phía Tây, và cho rằng đồng chí đã không hoàn thành được nhiệm vụ ở khu vực Xmôlenxcơ. Chúng tôi đã đi đến quyết định là sẽ giao chức vụ Tư lệnh phương diện quân Tây cho đồng chí Giucốp - Sau một lúc im lặng, Stalin hỏi Timôsencô: Anh có ý kiến gì không?

        Timôsencô không trả lời.

        - Thưa đồng chí Stalin - Giucốp nói - Việc thường xuyên thay đổi chỉ huy các mặt trận sẽ ảnh hưởng xấu đến tiến trình các chiến dịch. Các vị chỉ huy chưa kịp nắm được tình hình đã phải tiến hành các trận chiến đấu rất căng thẳng. Nguyên soái Timôsencô mới chỉ huy mặt trận được đúng bốn tuần, trong trận chiến ở Xmôlenxcơ ông đã làm hết mọi cách có thể ở vị trí của ông và đã kìm chân được quân Đức trong khoảng một tháng. Tôi cho rằng, không ai có thể làm tốt hơn được. Các đơn vị tin tưởng vào Timôsencô và đó là quan trọng nhất, tôi cho rằng vào lúc này mà cách chức tư lệnh của ông ta là không chính đáng và cực kỳ nguy hiểm.

        Kalinin ủng hộ:

        - Có lẽ Giucốp nói đúng.

        Stalin nhấc chiếc tẩu nổi tiếng ra và hỏi các ủy viên Bộ chính trị:

        - Có lẽ chúng ta đồng ý với Giucốp?

        Molotốp nhấn mạnh:

        - Timôsencô có thể cứu vãn được tình hình.

        Stalin ra lệnh cho Timôsencô:

        - Hãy nhanh chóng trở lại mặt trận và cố gắng làm chủ tình hình.

        Khi ra ngoài hành lang, Timôsencô nói với Giucốp:

        - Anh vô ích thuyết phục Stalin. Tôi đã rất mệt trước các mệnh lệnh của ông ta.

        - Không sao, khi kết thúc chiến tranh, lúc đó chúng ta sẽ nghỉ ngơi, còn bây giờ phải nhanh chóng trở lại mặt trận.

        Từ ngày 8 đến ngày 21 tháng 8, quân Đức liên tục tấn công, tuy nhiên do chịu tổn thất nặng nể, quân Đức không áp sát Moxcơva được.

        Ngày 1 tháng 9, Stalin lại đưa các quân đoàn 30, 19, 16 và 20 của phương diện quân Tây chuyển sang tấn công. Tuy nhiên, cả lần này ý đồ này vẫn không thành công. Chỉ có quân đoàn 24 - đội dự bị của mặt trận đã tiêu diệt cụm các đơn vị của quân Đức ở khu vực Elnia.

        Trận chiến ở Xmôlenxcơ diễn ra trên mặt trận dài 650km và có chiều sâu 250km. Lần đầu tiên quân Đức buộc phải lui về phòng ngự. Điều này tạo điều kiện cho Bộ chỉ huy Xô Viết có điều kiện chuẩn bị phòng thủ ở Moxcơva. Ở Xmôlenxcơ, quân đội Nga biểu lộ lòng dũng cảm vô bờ và Stalin đã lần đầu tiên ban hành sắc lệnh trao tặng danh hiệu “chiến sĩ cận vệ” cho các cá nhân và đơn vị dũng cảm.

        Sư đoàn đầu tiên được nhận danh hiệu sư đoàn cận vệ là sư đoàn 100 do tướng Ruxianốp chỉ huy (quyết định số 308 ngày 18 tháng 9 năm 1941 của Stalin).

        Cần phải thừa nhận rằng trong những ngày tháng đầu chiến tranh đầy cam go, Stalin đã vững vàng chỉ huy các mặt trận, động viên và khích lệ được các đơn vị trong trận chiến chống trả sự xâm lược của kẻ thù ở Xmôlenxcơ và các trận chiến đấu ở hướng Moxcơva.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2019, 11:31:26 pm

NỖI ĐAU RIÊNG CỦA STALIN

        Ngày 20 tháng 7 năm 1941, đài phát thanh và báo chí của Hitle loan tin con trai cả của Stalin - Iacốp - đã bị bắt làm tù binh. Đây là một đòn tinh thần rất mạnh đối với Stalin - với cương vị là người cha và cương vị là tổng chỉ huy quân đội, một con người mà từng hành động đều được cả thế giới trông theo. Ông lo âu không chỉ là tình trạng làm tù binh và tính mạng của Iacốp, mà còn là việc Iacốp sẽ xử sự như thế nào khi ở trong tay kẻ thù.

        Về việc bị bắt và những thời gian bị giam giữ của Iacốp, có nhiêu tác giả đã viết và có rất nhiều giả thiết khác nhau.

        Tôi xin trích dẫn, sử dụng một số tư liệu, bài báo và cả biên bản cuộc hỏi cung Iacốp để cung cấp cho bạn đọc thông tin về việc Iacốp bị bắt và giam giữ ra sao.

        Sau đây là bản lược ghi biên bản hỏi cung lần đầu con trai Stalin do thiếu tá Golters và đại úy Roislle tiến hành tại Bộ tham mưu của tướng Kluge ngày 18 tháng 7 năm 1941.

        - Tên anh?

        - Iacốp.

        - Còn họ?

        - Đgiugashvili.

        - Anh là họ hàng với Chủ tịch Hội đồng dân ủy?

        - Tôi là con trai của ông ta.

        - Anh có nói được tiếng Đức không?

        - Tôi học cách đây mười năm, có nhớ đôi chút.

        - Quân hàm của anh và đơn vị?

        - Thượng úy. Phục vụ ở trung đoàn pháo số 14.

        - Anh đã bị bắt làm tù binh như thế nào?

        - Tôi cùng bộ phận còn lại của sư đoàn bị bao vây.

        - Anh tự nguyện hay bị bắt làm tù binh?

        - Không tự nguyện, tôi bị bắt.

        - Binh lính Đức đối xử với anh thế nào?

        - Họ lột ủng của tôi...

        - Tại sao trong quân đội lại có chính ủy? Họ có nhiệm vụ gi?

        - Nâng cao tinh thần chiến đấu, giáo dục chính trị.

        - Binh lính và sĩ quan đối với họ thế nào?

        - Như anh thấy, nếu người chính ủy làm việc một cách thông minh thì người ta sẽ quý anh ta. Nhưng khi anh ta lợi dụng quyển lực của mình để ép buộc binh sĩ thì người ta sẽ hành động một cách hình thức trong các cuộc họp còn trong tâm khảm thì không phục.

        - Anh có biết trường hợp nào mà binh lính chống lại các chính ủy không?

        - Đến nay tôi chưa hể biết trường hợp nào.

        - Bây giờ nói về Kulac.

        - Kulac à, đó là những người nông dân giàu có.

        - Có lẽ họ không hài lòng chế độ mới?

        - Tất nhiên, họ không hài lòng.

        - Tại sao họ không hài lòng?

        - Anh hãy nghe đây, chắc là anh không biết lịch sử của Đảng, lịch sử của nước Nga? Nói chung, Kulac là thành phần ủng hộ Sa hoàng và giai cấp tư sản.

        - Anh có nghĩ rằng Kulac bảo vệ tư hữu của mình trong xã hội Nga cũ, cũng như ở Đức còn chế độ tư hữu trong khi ở Nga không còn.

        - Vâng, nhưng anh quên mất rằng đó chỉ là một phần, còn con cái của họ được giáo dục trong một môi trường hoàn toàn khác.

        - Anh có cho rằng dưới chế độ hiện nay đời sống công nhân và nông dân tốt hơn trước kia không?

        - Tất nhiên, hãy tự hỏi họ có cái gì dưới thời Sa hoàng, họ sẽ tự trả lời các ông. Nước Nga đã xây dựng nền kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào ai.

        - Sau khi anh đã gặp và biết về người lính Đức, anh có tiếp tục cho rằng Hồng quân liệu có cơ hội nào không để chống lại quân Đức?

        - Tôi không có đủ dữ liệu để nói là có cơ sở nào không nhưng tôi cho rằng cuộc chiến vẫn còn tiếp tục.

        - Anh có biết hiện nay quân Đức đang ở đâu không? Anh có biết là chúng tôi đã vào Kiép, theo anh cái gì sẽ xảy ra khi chúng tôi tiến vào Moxcơva?

        - Theo tôi, các anh còn cách xa Moxcơva.

        - Chúng tôi đang ở gần Moxcơva, anh nghĩ thế nào nếu chúng tôi chiếm được Moxcơva?

        - Tôi xin trả lời thẳng thắn: Tôi không nghĩ là điều đó sẽ xảy ra.

        - Tại sao anh lại nói thế?

        - Cho phép tôi hỏi lại ông một câu, cái gì sẽ xảy ra nếu các ông bị bao vây?

        - Theo anh liệu có trường hợp này trong chiến tranh không?     
   
        - Theo tôi hoàn toàn có thể, bây giờ tôi không có đủ dữ liệu, nhưng theo tôi hoàn toàn có thể có trường hợp là các binh đoàn đi trước của các ông sẽ bị bao vây và tiêu diệt.

        - Anh có biết là hiện nay chính quyền đỏ chủ yếu là do người Do Thái nắm, theo anh có lúc nào ở Nga, người Nga chống lại người Do Thái không?

        - Tất cả trò này là vô nghĩa, họ không có một chút ảnh hưởng nào, ngược lại, tôi có thể nói là người Nga không ưa gì Do Thái.

        - Thế tại sao lại không ưa Do Thái?


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2019, 10:54:33 pm

        - Về người Do Thái, tôi có thể nói là họ không biết làm việc, người Do Thái và Digan là giống nhau. Họ không muốn làm việc chỉ muốn đi buôn - Người Do Thái ở chúng tôi không muốn làm công nhân hay nông dân, vì vậy họ không được kính trọng... Anh có biết là ở Liên Xô có nước Cộng hòa tự trị Do Thái không? Thủ đô là Birôbidgian. Nhưng ở đó không còn một người Do Thái nào, toàn bộ nước cộng hòa tự trị Do Thái là người Nga.

        - Anh có biết là vợ hai của cha anh là người Do Thái không?

        - Không phải, tất cả chỉ là tin đồn, vợ thứ nhất là người Grudin, vợ thứ hai là người Nga, còn lại chỉ là tin đồn.

        - Cha anh đã nói gì với anh lần gặp cuối cùng vào ngày 22 tháng 6.

        - Đi đi và hãy chiến đấu!

        - Anh có biết là chúng tôi đã tìm được một bức thư, trong đó người ta hẹn nhau là mùa thu này sẽ dạo chơi ở Berlin không?

        (Iacốp đọc bức thư của hai sĩ quan gửi cho nhau, trong đó có nói về chuyện mùa thu sẽ dạo chơi ở Berlin - ký tên: Victor. 11 tháng 6 năm 1941).

        - Theo anh, bức thư này nói gì?

        - Anh muốn suy luận rằng bức thư này ám chỉ rằng phía Liên Xô đã tuyên bố chiến tranh trước khi quân Đức tấn công? Đó là điều bịa đặt.

        - Liệu có cơ sở để kết luận như vậy không?

        - Không, thực tế là thực tế, rõ ràng các anh đã tấn công nước Nga trước - Không phải là Liên Xô mà là quân Đức đã tấn công trước. Tôi chưa bao giờ nghe nói về điều mà anh vừa suy luận.

        - Anh đã có vợ chưa?

        - Vâng, tôi đã có vợ.

        - Anh có con không?

        - Một con gái ba tuổi.

        - Anh có muốn chúng tôi thông báo cho vợ anh là anh đã bị bắt không?

        - Không cần.

        - Anh có cho là gia đình sẽ thất vọng và xấu hổ vì anh bị bắt làm tù binh?

        - Tôi thấy ngượng trước cha tôi là vì tôi vẫn còn sống.

        - Nhưng không chỉ ngượng trước cha anh mà là cả vợ anh nữa chứ?

        - Vâng, và cô ta không quên tôi, tôi rất kính trọng và yêu cô ta.

        - Liệu vợ anh có bỏ chạy khỏi Moxcơva cùng Chính phủ không? Liệu cha anh có mang cô ta theo không?

        - Có thể là có, có thể là không.

        Phía Đức yêu cầu Iacốp viết cho cha của anh một bức thư. Anh ta đã viết, bức thư này đã đến tay Stalin và bây giờ đang lưu trữ ở thư viện riêng của ông.

        “Ngày 9 tháng 7 năm 1941

        Cha yêu quý!

        Con đã bị bắt làm từ binh, sắp tới sẽ bị giam tại một trong các trại giam sĩ quan ở Đức, nói chung các quan hệ không có vấn đề gi.

        Chúc cha sức khỏe, cho con hỏi thăm mọi người.

Iasa       

        Sau đó, số phận của Iacốp diễn ra như sau:

        Iacốp cùng một số tù nhân bị giải về Berlin và giam trong một trại giam. Tại đây, lại diễn ra liên tục các cuộc hỏi cung, dụ dỗ nhưng Iacốp chỉ trả lời rất ngắn gọn hoặc là im lặng.

        Sau đây là hồi ức của đại úy Uginxki, người từng cùng bị giam một trại với Iacốp.

        ... Khi Iacốp bị giải về trại, trông anh rất yếu, như là sau một trận ốm nặng, mặt tái sạm. Anh mặc bộ quân phục lính Xô Viết và một áo khoác rộng quá khổ. Chê độ ăn uống rất thiếu thốn anh rất thèm thuốc lá.

        Mỗi tháng vài bận, anh lại bị tra hỏi rất kỹ. Sau đó, chỉ huy trại cho Iacốp được làm trong một xưởng mộc ở tầng một, nơi đó có sáu đến mười tù binh làm việc tại xưởng gỗ để đóng các loại tủ, bàn cờ, một vài loại đồ chơi...

        Iacốp tỏ ra là khéo tay, trong vòng một tháng rưỡi anh đã làm được một bàn cờ bằng xương để đổi lấy khoai tây cho một tay hạ sĩ quan Đức. Sau này bàn cờ đã được một vị thiếu tá Đức mua với giá 80 Mark. Vào cuối tháng 4 năm 1942, Iacốp lại bị chuyển đến nhà tù trung tâm của Sở Gestapô1. Tháng 2 năm 1943, theo lệnh trực tiếp của Himmler, Iacốp bị giải tới trại tập trung nổi tiếng tàn bạo là trại Giacơkhenkhauden. Tại đây Iacốp bị giam tại trại đặc biệt, xung quanh là tường cao và trên có dây điện cao thế, do lính ss tuần tra, canh gác.

        Sau khi kết thúc chiến tranh, một số sĩ quan Đức làm việc tại nhà giam này đã bị phía Mỹ bắt được. Theo đề nghị của phía Liên Xô, số tù binh này đã được trao đổi, dĩ nhiên phía Liên Xô quan tâm đến số phận của Iacốp Dgiugashvili.

        Sĩ quan ss2, trại trưởng Kaideln đã kể lại:

        - ... Tiến sĩ Shulse từ phòng 5 của ủy ban An ninh quốc gia Đức đã dẫn giải Iacốp đến trại. Có một số sĩ quan Giestapô thường xuyên đến từ Berlin đế kiểm tra tình hình.

------------------
        1. Gestapô là viết tắt của Geheime Staats polizei (cảnh sát mật quốc gia).

        2. Lính ss - là viết tắt từ tiếng Đức Schutz StaíĐln (vệ binh áo đen do Himmler thành lập).


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Giêng, 2019, 10:50:40 pm

        Mọi người đều biết Himmler rất quan tâm đến số phận của Iacốp, có lẽ ông ta đã tính trước sẽ sử dụng Iacốp là vật trao đổi khi buộc phải ký Hiệp ước song phương với Liên Xô, hoặc để đánh đổi tù binh Đức trong tay Liên Xô...

        Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh phòng Iacốp có giam một người cháu của Molotốp (sau này xác minh đây chỉ là kẻ mạo danh là cháu Molotốp). Còn ở trong một phòng khác là cháu của Churchill - Tom Churchill, con trai của

        Thủ tướng Pháp - đại úy Blium và một số tù binh dạng đặc biệt khác.

        Ngày 14 tháng 4 năm 1943, Iacốp Dgiugashvili đã tự vẫn. Có một giả thiết khác cho rằng Iacốp đã bị sát hại.

        Sau đây là lời khai của một lính SS-Kolrale Khaphig:

        - Ngày 14 tháng 4 năm 1943, khoảng 20 giờ, tôi nhận gác. Tất cả tù binh, trừ Iacốp đều đã ở trong trại, riêng Iacốp vẫn nằm ở ngoài sân và đập đầu xuống nên gạch, tôi thấy anh ta rất xúc động. Lúc 20 giờ, khi đội trưởng tuần tra và tôi tới đóng khóa cửa trại, thì Iacốp vẫn nằm ở ngoài sân. Tôi yêu cầu anh ta đứng lên và vào trại, nhưng anh ta nói: “không, anh hãy làm gì tôi cũng được, nhưng tôi không vào trại nữa”. Tôi đã báo cáo lại cho đội trưởng tình trạng này.

        Lúc đó đội trưởng đi tới trạm gác để định gọi điện thoại báo cáo trưởng trại, thì bất ngờ Iacốp lao thẳng vào rào kẽm gai và hô to: “Này anh lính gác, hãy bắn đi!”, tôi nói với anh ta: “Anh đang không bình tĩnh, hãy quay trở về trại đi và đi ngủ, ngày mai mọi thứ sẽ trở lại bình thường!”. Anh ta liền nói với tôi: “Này anh lính Đức - anh là thang hèn!”.

        Tôi định để cho anh ta suy nghĩ lại, và quay đi được khoảng 40m, lúc quay lại thì thấy anh ta với cả hai tay trèo lên lưới điện cao thế. Đến lúc này, tôi quyết định thực hiện theo điều lệnh, từ khoáng cách chỉ 6-7m tôi đã nổ súng vào đầu anh ta. Sau khi bị bắn, anh ta buông hai tay, ngã hẳn người về phía sau và gần như bị treo thân lên còn đầu thì chúc xuống.

        Vào khoảng tháng 4 năm 1943, thi thể Iacốp Dgiugashvili được liệm vào hòm và chở về Berlin tại tòa nhà của Sở An ninh quốc gia, còn từ đó về sau, không ai biết điều gì đã xảy ra với thi thể của Iacốp...

        Lời khai này có nhiều chi tiết không thật khốp... Có lẽ chính xác hơn là chúng đã bắn hạ Iacôp, bởi vì Iacôp đã giữ vững khí tiết, không bị chúng mua chuộc, không phát biểu trên radio, không ký vào các tò truyền đơn mà bọn Đức đã ép anh làm. Vì vậy, có lẽ Giestapô thấy là không cần anh ta nữa.

        Có một giả thiết khác mà theo tôi là khá tin cậy. Iacốp bị các sĩ quan Giestapô từ Berlin đến hỏi cung rất nhiều lần. Một sĩ quan Giestapô là Roisller đã tìm cách cắt dán, sửa chữa lời ghi các buổi hỏi cung Iacốp, theo hướng dường như là anh ta đã phản bội lại chế độ Stalin.

        Cuốn băng này đựợc phát qua radio ở chiến tuyến và các binh sĩ Xô Viết đã nghe thấy, trong lúc đó máy bay Đức thả truyền đơn từ trên tròi xuống kêu gọi binh sĩ Xô Viết theo gương con trai Stalin hãy đầu hàng quân Đức! Để củng cố thêm thông tin, bọn Đức đã chụp hình Iacốp đứng giữa các sĩ quan Đức, đang trao đổi, đang uống trà... và cho công bố trên các báo và tạp chí.

        Khi các tin tức này đến tai Stalin, ông đã căn cứ theo luật (điều 227 xem xét, giam giữ gia đình các tù binh cộng tác với quân Đức) giam giữ Iulia, vợ Iacôp, riêng cháu nội thì giữ lại ở chỗ con gái là Xvetlana. Stalin không muốn mọi người dị nghị là mình che giấu gia đình của con trai, người đã phản bội tuyên truyền chống Liên Xô trong lúc bị làm tù binh. Mặc dù lúc đó Stalin đang là Tổng tư lệnh nhưng ông không cho mình một đặc quyền nào, mà đứng trước pháp luật phải bình đẳng với mọi người.

        Vào năm 1943, khi đã làm rõ là phía Đức tạo ra chứng cứ giả về sự phản bội của Iacốp, chứng minh Iacốp không hể phản bội, Iulia đã được trả tự do và trở về với gia đình.

        Iacốp biết được tin tức về sự kiện này thông qua các tù binh mới bị bắt, họ kể cho Iacốp nghe về các tờ truyền đơn có chữ ký của Iacốp kêu gọi binh sĩ Xô Viết phản chiên, về các bức ảnh của Iacốp đang ngồi uống rượu hữu nghị với các sĩ quan Đức...

        Iacôp hành động trong tù rất dũng cảm, không hề tạo một cớ nào cho quân Đức lợi dụng. Anh đã thề không để bọn phát xít làm trò bẩn thỉu và không để chúng lợi dụng tên anh để mua bán trong tương lai. Có lẽ đó cũng là hành động để tạ tội trước cha.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2019, 11:14:51 pm

        Sau khi đã làm rõ mọi hành động dũng cảm và mọi chứng cứ thực tế về việc bị bắt và tinh thần dũng cảm của Iacốp trong nhà tù và trại tập trung, vào năm 1977 (tức là 25 năm sau khi Stalin mất) đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã ra nghị quyết truy tặng Huân chương Vệ quốc hạng nhất cho Iacốp Iôxiphovich Dgiugashvili.

        Rất tiếc là người cha vĩ đại, người đã chịu dấu ấn nặng nề của tấn bi kịch này đã không được chứng kiến sự minh oan của con trai mình khi đang còn sống.

        Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong cuộc sống: Con trai của “vị Tổng Bí thư” tương lai Nikita Khơrutxốp - Leonid Khơrutxốp cũng bị quân Đức bắt làm tù binh như Iacốp, nhưng muộn hơn một chút, vào khoảng năm 1943. Nhưng sự thật về hành động của Leonid Khơrutxốp trước và sau khi bị bắt thì trái ngược hẳn với tình trạng của Iacốp về cả tính chất, hành vi và quan điểm.

        Ta hãy đi tuần tự theo thời gian. Năm 2000, tuần báo “Verxia” số 23, 29 đã cho đăng tải bài báo với tên: “Kẻ phản bội hay là anh hùng?”, trong đó đã mô tả rõ ràng vị Tổng Bí thư Nikita Khơrutxốp, lúc đầu định cứu con trai mình, sau đó (khi đã trở thành Tổng Bí thư) đã tráo đổi các chứng cứ, xóa bỏ một số tài liệu lưu trữ. Có rất nhiều khuất tất trong hành vi giả dối của hai cha con nhà Khơrutxốp. Tuy nhiên, bài báo Leonid Khơrutxốp là “Kẻ phản bội hay là anh hùng?”. Để cung cấp tư liệu cho độc giả có thể trả lời câu hỏi này, tôi xin cung cấp lời kể của một số nhân chứng mà theo tôi là rất đúng đắn và đáng tin cậy.

        Từ 1 tháng 6 năm 1941 đến tháng 3 năm 1942, Leonid Khơrutxốp đang chữa bệnh ở Kubưxep - anh ta điều trị chân do một lần hạ cánh có trục trặc, có lẽ anh ta không vội vàng ra mặt trận, mặc dù đã có thể đi dạo chơi được bằng đôi chân lành lặn.

        Theo ghi nhớ của một phi công tên là Stepan Micoian:

        - ... Tôi đi giám định sức khỏe ở Kubưxep và làm quen với hai anh chàng thượng úy cũng đang điều trị ở đó, đó là Ruben Ibazuri (con trai nhà cách mạng Tây Ban Nha nổi tiếng Đôlôrex Ibazuri) và Leonid Khơrutxốp. Leonid là một người bạn dễ chịu. Chúng tôi gặp nhau hàng ngày trong vòng ba tháng. Rất tiếc là Leonid rất hay uống rượu. Lúc đó ở bệnh viện cũng có một vị là lãnh đạo của một nhà máy sản xuất rượu và họ đã mua từ nhà máy đó một số rượu đủ để uống trong một tuần ở bệnh viện. Có rất nhiều khách khứa đến, trong đó có cả các thiếu nữ. Leonid thường xuyên uống say và lăn ra ngủ. Lúc đó chúng tôi làm quen với hai vũ nữ đến từ nhà hát lớn, đó là Valia Pêtrova và Lida Oxtrôgradxkaia. Khi tôi đã rời khỏi Kubưxep, ở đó đã xảy ra một thảm kịch, mà sau này tôi được nghe lại qua lời kế của một người bạn của Leonid, sau đó lời kể này được khẳng định qua Valia Pêtrova. Theo lời kể của anh bạn này, có một lần trong nhóm xuất hiện một anh chàng Hải quân vừa trở về từ mặt trận. Khi đã ngà ngà say, không hiểu có một ai đó nói rằng Leonid có tài bắn súng “thiện xạ”. Trong khi tranh cãi, chàng lính thủy thách Leonid bắn một chai rượu đặt trên đầu anh ta. Leonid từ chổi rất nhiều lần, nhưng sau đó đã đồng ý và ngay lần đầu tiên đã bắn vào cổ chai. Chàng lính thủy không đồng ý, cho rằng phải bắn thẳng vào chai rượu. Leonid đã nổ súng và lần này viên đạn đã đi thẳng vào đầu chàng lính thủy. Leonid đã bị kết án tám năm tù và điều ra mặt trận (lúc đó, đây là một hình thức kỷ luật đối với phi công), mặc dù chưa chữa khỏi chân, Leonid đã ra mặt trận và chuyển sang lái loại máy bay tiêm kích JAK-7B...).

        Sau đó một thời gian, chỉ huy trưởng trung đoàn đã viết cho Nilita Khơrutxốp một bức thư rất buồn về cái chết của Leonid. “Để huấn luyện không chiến cho con trai của ông, trung đoàn đã cử thượng úy Damôrin, một chiến đấu viên giỏi, đã có thành tích bắn rơi 13 máy bay địch làm giáo viên. Trên nhiều chuyên bay tập, Leonid đã bộc lộ thành tích tốt, có tố chất và khả năng của một phi công tiêm kích. Mặc dù vậy, không hiểu sao lãnh đạo trung đoàn vẫn tiếp tục chương trình bay tập của Leonid mà không đưa anh ta vào chiến đấu.

        Sau một thời gian kiên trì đề nghị và bộc lộ khả năng tốt về kỹ thuật, con trai ông đã có cơ sở để cho phép tham gia chiến đấu trong đội hình biên đội 6-9 chiếc, dưới sự quan sát và yểm trợ của Damôrin. Trong trận chiến đấu, Damôrin không trực tiếp chiến đấu mà chỉ làm mỗi việc bảo vệ và quan sát học viên Leonid của mình...”.

        Tôi sẽ không lảng tránh sự thật, dựa trên tài liệu (sổ ghi chép các chuyến bay chiến đấu), xin kể về sự kiện xảy ra với Leonid: Ngày 11 tháng 3 năm 1943 là ngày có chuyến bay chiến đấu đầu tiên và cuối cùng của phi công Leonid Khơrutxốp. Từ sáng sớm, anh ta cất cánh trong biên đội các máy bay tiêm kích. Thực ra chuyến bay này chỉ thực hiện nhiệm vụ luyện tập.

        Sau chuyến bay thứ ba của ngày hôm đó, sau lúc nghỉ trưa thì “Leonid Khơrutxốp không trở về từ trận không chiến”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2019, 10:47:59 am

        Cả chỉ huy trung đoàn, cả các phi công không ai dám khẳng định là Leonid Khơrutxốp đã hy sinh, trong hồ sơ chỉ ghi một dòng “mất tích”. Việc này xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 1943. Từ ngày hôm đó, có rất nhiều tin đồn khác nhau, nhiều giả thiết khác nhau về sự “mất tích” này, kể cả việc tráo đổi, tẩy xóa hồ sơ, tài liệu trong tập hồ sơ của thượng uý Leonid Khơrutxốp. Tại sao? Và để làm gì? Theo tôi có lẽ người có thể trả lời tốt nhất và đầy đủ nhất cho câu hỏi này trong vụ việc bí mật này - đó là tướng An ninh KGB Uđilốp, người phục vụ 37 năm liền trong công tác phản gián. Hồi ký của ông liên quan đến vụ Leonid Khơrutxốp được đăng trên báo “Độc lập” ngày 17 tháng 2 năm 1998 và tạp chí “Verxia” tháng 8 năm 2000. Chúng ta hãy đọc một đoạn:

        “Leonid Khơrutxốp đã sa vào các vụ vi phạm pháp luật không chỉ một lần. Ngay từ trước chiến tranh, anh ta đã có quan hệ với các băng đảng xã hội đen ở Kiép. Các thành viên của băng đảng này đã bị bắt và bị kết án tử hình, riêng Leonid Khơrutxốp không hiểu bằng cách nào đã thoát không bị xử án. Sau sự cố ở Kubưxep, Khơrutxốp đã van lạy Stalin tha cho con trai của mình và kết quả là Leonid đã được tha thứ. Ngay trong lần xuất kích đầu tiên, Leonid Khơrutxốp đã thoát ly khỏi đội hình, bay về phía quân Đức và mất tích luôn. Tôi đã nghe một giả thiết từ một trong các cán bộ một ban của Trung ương Đảng và KGB về việc con trai Khơrutxốp hoặc là tự nguyện hoặc là bị bắt buộc hạ cánh và bị bắt làm tù binh của Đức. Có lẽ do oán giận chính quyền Xô Viết, hoặc là một nguyên nhân nào đó, Leonid đã phản bội, đầu hàng quân Đức. Theo mệnh lệnh của Stalin -  đội đặc nhiệm chuyên thi hành các án tử hình đặc biệt (Xmerơsơ) do thượng tướng Abakumốp chỉ huy (cùng một số cán bộ đã từng tham gia phi vụ tiêu diệt Trotxki) đã tiến hành chiến dịch truy bắt Leonid Khơrutxốp về để xử án. Trong thời gian chiến tranh, đội này do trung tướng Xudopláptốp chỉ huy. Không lâu trước khi mất, Xudopláptốp đã kể lại với tôi rằng: các chiến sĩ của ông có lẽ đã tham gia vào phi vụ bắt cóc Leonid Khơrutxốp, con trai của Khơrutxốp và áp giải về Moxcơva. Đội đặc nhiệm đã thu thập đủ hồ sơ tài liệu về sự phản bội của con trai Khơrutxốp. Tòa án quân sự Quân khu Moxcơva đã tuyên án hình phạt cao nhất đối với Leonid Khơrutxốp - đó là án tử hình.

        Có thể hình dung được là N. Khơrutxốp đã rơi vào trạng thái như thế nào. Nikita Khơrutxốp nhiều lần cầu xin Bêria, Xêrốp và đích thân Stalin để giảm án cho con trai. Sau khi biết nội dung kết án của Tòa án quân sự Moxcơva, Nikita Khơrutxốp đã đề nghị Bộ chính trị xét giảm án cho con trai - Thật là bất ngờ, Stalin đã đồng ý đưa vấn đề ra Bộ chính trị xem xét.

        Tại phiên họp Bộ chính trị, Abakumốp đã đưa ra các tài liệu, chứng cứ và quyết định của Tòa án quân sự. Người đầu tiên phát biểu là Bí thư thành ủy Moxcơva, Serơbacôp (lúc đó ông ta đồng thời là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Hồng quán và là ủy viên dự khuyết Bộ chính trị). Tất nhiên, lời phát biểu đầu tiên rất quan trọng, nó định hướng cho các phân tích tiếp theo. Serơbacốp dựa trên quan điểm về sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật. Ông nói, không nên tha thứ cho con cái của các quan chức, nếu họ thực hiện các hành vi phạm tội, trong khi đó lại rất nghiêm khắc với những đối tượng bình dân khác, lúc đó, nhân dân sẽ nói thế nào? Serơbacốp đề nghị giữ nguyên án có hiệu lực. Sau đó, Bêria phát biểu, ông ta lưu ý là Leonid Khơrutxốp đã hai lần được tha thứ. Malencốp, Kaganovich, Molotốp cũng thống nhất là giữ nguyên hiệu lực của bản án.

        Cuối cùng, Stalin phát biểu. Chúng ta đều biết con trai cả của ông - Iacốp - cũng đang bị giam giữ trong trại giam của Đức. Dĩ nhiên, với quyết định của mình về vụ việc của Leonid Khơrutxốp cũng đồng nghĩa với việc chính ông sẽ ký bản án tử hình với con trai mình (chúng ta đều biết lúc đó đang loan truyền tin đồn về các tờ truyền đơn do quân Đức gán ghép cho Iacốp). Tuy vậy, ta hãy nghe ông phát biểu: “Đồng chí Nikita Khơrutxốp cần phải cứng rắn lên và chấp nhận với ý kiến của các đồng chí khác. Nếu điều tương tự xảy ra với con trai tôi, thì tôi, với tình cảm ruột thịt và nỗi đau sâu đậm nhất của người cha, tôi sẽ chấp nhận bản án chính đáng này”. Người ta đã kể cho tôi nghe nội dung này, Stalin đã phát biểu một cách quả quyết và kết thúc hội nghị

        Bộ chính trị. Liệu có cần bình luận thêm gì không? Có lẽ chỉ cần nói thêm một điều về hậu quả sau này Stalin phải hứng chịu (mặc dù sau khi ông đã qua đời): Sau khi quyết định về vụ án của Khơrutxốp con. Khơrutxốp cha đã nói một câu vào khoảng trước Đại hội 20:

        - Tôi sẽ trả thù Stalin - dù ông ta đã chết - cho con trai tôi.

        Chính tướng Dokuchaép - một người rất tin cậy - vì lúc đó đang là Phó chỉ huy trưởng Tổng cục cảnh vệ của ủy ban an ninh KGB1 - đã nghe thấy câu đe dọa này của Khơrutxốp cha.

        Hai người cha, hai đứa con, hai số phận - và họ khác nhau biết bao từ chính trong nỗi đau của mình.

        Có lẽ chúng ta cũng không cần bình luận gì thêm về thái độ của Khơrutxốp đối với Stalin - người đã từng là lãnh tụ của ông ta - tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô.

---------------------
        1. KGB: Tháng 12-1917: Vtrka; 2-1922: GPU Tổng cục an ninh chính trị; Tháng 11-1923 OGPU; 8-1941: NKGB (Bộ dân ủy an ninh) 3-1946: MGB (Bộ An ninh quốc gia); 3-1953 MVĐ (Bộ Nội vụ); từ 3-1954 đổi thành KGB (Ủy ban an ninh quốc gia).


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:31:46 pm

MẶT TRẬN TÂY NAM

        Mặt trận Tây Nam không chỉ cứu nguy cho Moxcơva mà còn phá vỡ kế hoạch tấn công chớp nhoáng của Hitle.

        Các quân đoàn ở cánh phải của mặt trận đã phòng ngự vững chắc ở hướng Kiép, nhưng ở cánh trái thì các quân đoàn số 6 và số 12 ở khu vực Dapôrôgiơ và Dnheprôpêtropxki lại bị bao vây ở khu vực Umanhi.

        Stalin rất nặng nề khi biết tin về khu vực Umanhi với hàng trăm ngàn binh sĩ Xô Viết đang bị bao vây.

        Stalin đã gọi điện cho Kiprônôxơ (thượng tướng, tư lệnh phương diện quân Tây-Nam):

        - Hãy nhanh chóng cùng phương diện quân trung tâm và phương diện quân phía Nam, chuẩn bị xây dựng phòng tuyến Kherxôn - Kakhốp - Krêmenchúc - Kiép.

        - Mệnh lệnh của đồng chí sẽ được hoàn thành ngay - Kiprônôxơ trả lời. Chúng tôi sẽ làm mọi biện pháp để giữ vững Kiép - Tôi đề nghị được tăng viện quân và tăng vũ khí.

        - Chúng tôi đồng ý - Stalin trả lời - Đại bản doanh ủng hộ tất cả các kế hoạch tấn công, nhưng không được quên nhiệm vụ phòng ngự. về tăng viện thì sẽ có, nhưng hãy nhớ rằng không phải mọi thứ đều có sẵn, hãy xây dựng ở quân đoàn của mình các đơn vị dự bị. Hãy học tập kinh nghiệm ở Lêningrad.

        - Thưa đồng chí Stalin - mọi mệnh lệnh của đồng chí sẽ được thực hiện ngay.

        Stalin đã quyết định thành lập phương diện quân Brianxki và cho gọi thượng tướng Erêmencô về Moxcơva. Stalin rất yêu quý Erêmencô và quyết định giao phương diện quân Brianxki cho Erêmencô với nhiệm vụ phải tiêu diệt đội quân của thống chế Guderian.

        Erêmencô hứa với Stalin là sẽ nhanh chóng tiêu diệt Guderian, sau khi Erêmencô đã ra khỏi phòng, Stalin nói với mọi người:

        - Đấy, đó chính là mẫu người mà chúng ta cần trong điều kiện phức tạp hiện nay.

        Trong suốt những ngày sau đó, Stalin và Bộ Tổng tham mưu tập trung tinh lực để giải cứu nguy cơ đang đến từ phía bắc của mặt trận tây nam.

        Tuy nhiên, hành động chiến đấu của phương diện quân Brianxki, không được thuận lợi. Ngày 20 tháng 8, ở khu vực Unhechi các binh đoàn bộ binh số 45 và 13 bị bao vây, còn quân đoàn 13 thì bị tiêu hao rất nặng và rút về phía sông Xudôts.

        Sapôsnhicốp và Vaxilepxki một lần nữa thuyết phục Stalin quyết định rút ra khỏi Kiép, Stalin yên lặng lắng nghe và quyết định:

        - Để xóa bỏ lỗ thủng giữa mặt trận Trung tâm và mặt trận Brianxki cần điều đến đó quân đoàn 21 của phương diện quân trung tâm và quân đoàn 13 của phương diện quân Brianxki.

        Sau bốn ngày, tình hình tiếp tục xấu đi, Sapôsnhicốp và Vaxilepxki đề nghị:

        - Erêmencô rất khó phối hợp hành động với phương diện quân trung tâm, chúng tôi đề nghị sáp nhập hai phương diện quân lại.

        Cuối cùng thì Stalin đã đồng ý nhưng ông đề nghị phải gọi điện cho Erêmencô. Sau khi nghe Erêmencô báo cáo, Stalin nói:

        - Đấy, các anh đã nghe ý kiến của người từ mặt trận chưa, anh ta sẵn sàng tiêu diệt Guderian, vậy mà các anh đang chuẩn bị mệnh lệnh rút lui.

        Tối hôm đó, Stalin đã ký mệnh lệnh mà không cần xem lại. Tình hình ở Lêningrad, ở Kiép và gần Moxcơva rất căng thẳng.

        - Tình hình ở Lêningrad rất xấu - Stalin nói - Vôlôsilốp đã chỉ huy mặt trận không đạt yêu cầu, Erêmencô cũng không hơn gì, ngay ngày hôm nay hãy thảo mệnh lệnh và yêu cầu phương diện quân Brianxki phải chuyển sang tấn công ngay và phải tiêu diệt cụm quân Guderian.

        Phương diện quân Brianxki đã chuyển sang tấn công dưới sự yểm trợ của không quân, tuy nhiên vẫn không ngăn cản được bước tiến của Guderian.

        Chiểu tối ngày 2 tháng 9, Stalin gọi điện cho Vaxilepxki:

        - Anh hãy lấy sổ ra và ghi mệnh lệnh gửi tư lệnh phương diện quân Brianxki...

        “Đại bản doanh không hài lòng với tình hình của anh, -   Stalin đọc cho Vaxilepxki - Đại bản doanh yêu cầu các đơn vị bộ binh phải phối hợp với không quân, đẩy lùi quân địch ra khỏi khu vực Xtarôđuba. Nếu không làm được việc này thì mọi lời hứa hoàn thành nhiệm vụ của anh chỉ là những lời trống rỗng... Tôi chờ báo cáo của anh về thắng lợi tiêu diệt cụm tập đoàn quân Guderian...”.

        Đại bản doanh chưa kịp nghe báo cáo về thắng lợi của mặt trận thì đã được nghe báo cáo là tư lệnh Erêmencô đã bị thương nặng ở chân - Ông ta lập tức được đưa về một bệnh viện ở Moxcơva và sau đó là Kubưxep - May cho ông ta là vết thương đã cứu ông ta khỏi cơn giận của Stalin vì tình trạng tồi tệ của mặt trận.

        Ngày 7 tháng 4, tình hình tiếp tục căng thẳng ở mặt trận Tây Nam, tiếp tục có ý kiến đề nghị rút khỏi Kiép. Đây không phải là lần đầu tiên Sapôsnhicốp chứng kiến cơn giận của Stalin.

        - Không hiểu Bộ Tổng tham mưu đang làm gì? - Stalin giận dữ nói - Chúng tôi chờ các anh đua ra các sáng kiến để tiêu diệt quân thù, còn các anh thì một mực đề nghị rút lui, rút lui khỏi Kiép!


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2019, 11:41:11 pm

        Ngày 9 tháng 9, sau khi nghe Vôlôsilốp báo cáo xin bổ nhiệm một người khác trẻ hơn thay thế mình, Stalin đã nói:

        - Chúng ta sẽ giải phóng ông ta và cử Giucốp đến Lêningrad và chúng ta cũng cử Timôsencô thay thế Budienưi. Nếu đã không biết chiến đấu thì lùi sang một bên. Tôi cho phép quân đoàn 5 và quân đoàn 37 ở cánh phải rút ra đến Đexơnu, nhưng bàn đạp Kiép thì phải giữ đến cùng. Tôi không cho phép mè nheo mãi về chuyện Kiép, tôi sẽ trực tiếp nói chuyện với Kirpônôxơ.

        Sau khi các đơn vị của cụm tập đoàn quân phía nam của Đức tiến đến sáp nhập với tập đoàn quân của Guderian tạo nên một gọng kìm rất mạnh, Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nam đề nghị Đại bản doanh cho rút các đơn vị sang bờ Đông của sông Dnhép, để tránh bị bao vây hoàn toàn.

        Lúc 1 giờ 45 phút sáng 11 tháng 9, Stalin nói chuyện điện thoại với Kirpônôxơ:

        - Nếu anh tổ chức rút lui mà không chuẩn bị trước đầy đủ điều kiện thì sẽ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến thảm họa. Hãy kết thúc việc cứ đi tìm ranh giới để rút lui mà hãy tìm cách để phòng ngự... còn một điều nữa: không bỏ Kiép và không được phá hủy các cây cầu nếu chưa được Đại bản doanh cho phép.

        Stalin thể hiện quyết tâm rất lớn, không muốn để Kiép bị thất thủ, nhưng tình hình ở mặt trận không theo mong muốn chủ quan của Stalin, nó được phát triển theo xu hướng tất yếu của các trận chiến.

        3 giờ 25 phút sáng ngày 14 tháng 9, Tham mưu trưởng mặt trận, thiếu tướng Tupilốp đã gửi một bức điện cho Đại bản doanh, mô tả tình hình tồi tệ ở mặt trận và kết thúc bằng một câu: “Đã bắt đầu một thảm họa như anh đã biết -  có lẽ chỉ trong vài ba ngày nữa”.

        Đó là sự thật cay đắng, sang ngày hôm sau các quân đoàn 5, 21, 26, 37 và 38 đã bị bao vây ở khu vực Krementruc. Sang ngày 17 tháng 9, tình hình ở mặt trận Tây Nam trở nên rất nghiêm trọng. Đêm ngày 18 tháng 9, tham mưu trưởng Hồng quân truyền đạt mệnh lệnh: Đại bản doanh cho phép rút khỏi khu vực Kiép và chuyển quân đoàn 37 sang bờ trái của sông Dnhép, cố gắng bảo toàn lực lượng.

        Chadaép kể lại:

        -.... Một ngày sau khi Kiép bị thất thủ, tôi có tới gặp Pôcơrebưxép và biết rằng Stalin đang rất mất bình tĩnh sau khi biết tin xấu từ mặt trận Tây Nam.

        Vừa mới có một cuộc tranh luận rất gay gắt giữa Stalin và Khơrutxốp - Pôcơrebưxép nói - Stalin nói thẳng với Khơrutxốp rằng vì các hành động thiếu trách nhiệm của mình, ông ta sẽ bị đưa ra tòa án binh, nhưng tôi nghĩ rằng sự việc này chưa dừng ở đó - Pôcơrebưxép nói thêm.

        Sau đó, tôi bước vào phòng Stalin, thấy ông đang cúi trên bàn xem bản đồ chiến sự mặt trận Tây Nam.

        Sau khi cho nổ phá cầu qua sông Dnhép, một bộ phận lớn quân đoàn 37, mặc dù bị tổn thất nặng nề nhưng vẫn dũng cảm vượt vòng vây và trở về phía hậu phương. Sau này trong các tập hồi ký không thấy ai nhắc đến tên vị chỉ huy công cuộc phòng thủ anh hùng thành phố Kiép - Tư lệnh quân đoàn 37. Tại sao vậy? Có lẽ bởi vì đó chính là tướng Vlaxôp, người mà về sau này đã bỏ chạy sang phía Hitle, tôi phải nhắc lại chuyện này, vì đây là một hiện tượng rất mâu thuẫn và trong các chương sau chúng ta sẽ nói lại về nhân vật này.

        Vào khoảng 7 giờ 30 chiều - Kipronoxcơ, Barơmixtencô và Tupicốp đang thảo luận phương án phá vòng vây dự kiến vào lúc tròi tối. Vào lúc đó, phía Đức bắt đầu nã pháo cấp tập, một trái pháo đã rơi ngay cạnh Kipronoxcơ, ông bị thương vào đầu và ngực, hai phút sau thì ông mất.

        Sau khi kết thúc chiến tranh, ở vị trí mà ông hy sinh đã dựng một tấm bia với dòng chữ: “Tại đây, ngày 20 tháng 9 năm 1941, Tư lệnh phương diện quân Tây Nam - Thượng tướng Kipronoxcơ đã hy sinh”.

        Cần phải nói đến một trong những nguyên nhân đã dẫn đến thảm họa này, đó là hành động không thành công của Erêmencô. Mặc dù ông ta được tăng viện rất nhiều binh lực. Ông ta đã quên mất lời hứa “Sẽ tiêu diệt Guderian” và chính là các binh đoàn của Guderian đã tiến về phía nam và bao vây các đơn vị của quân đoàn Tây Nam mà phương diện quân Brianxki đã không ngăn chặn được.

        Bây giờ, nguyên soái Erêmencô cố gắng chứng minh với mọi người là ông ta đã hoàn thành nhiệm vụ mà chính Stalin đã giao: “Chúng tôi có thể nói rằng, các đơn vị của phương diện quân Brianxki đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Đại bản doanh giao phó, đó là không để cho cụm quân của Guderian chọc thủng vòng vây từ phía Brianxki đế tiến về Moxcơva”. Nhưng Guderian lúc đó đã không tiến về Moxcơva, mà tiến dọc theo sông Dnhép để liên kết với các đơn vị của tướng Kleist bao vây các đơn vị mặt trận Tây Nam. Sự bóp méo lịch sử trong hồi ký của Erêmencô ngày nay đã rõ ràng, vì rằng ông ta đã nói là bảo vệ Moxcơva khỏi một đòn tấn công, mà trên thực tế là không có ai tấn công vào hướng đó.

        Điều mà mọi người lo ngại đã xảy ra - các đơn vị của nhiều quân đoàn đã bị chia cắt.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:11:25 pm
        
STALIN VÀ GIUCỐP

        Lòng dũng cảm của các đơn vị thuộc phương diện quân Tây Nam có thể nói là đã cứu nguy cho đất nước, vì rằng Bộ chỉ huy quân Đức đã buộc phải quyết định lùi thời điểm tiến hành chiến dịch đánh vào Moxcơva, do lo ngại các đơn vị của phương diện quân Tây Nam.

        Các đơn vị của mặt trận đã kiên trì, vững vàng chiến đấu giữ từng phòng tuyến và tận dụng mọi khả năng nhỏ nhất để tổ chức phản công, giữ vững trận tuyến bên bờ phải sông Dnhép - tức là ở khá sâu trong lòng địch. Từ góc độ quân sự Bộ chỉ huy Đức đã tỏ ra đúng khi quyết định bao vây các đơn vị của mặt trận Tây Nam ngay từ bờ phải của sông Dnhép, đồng thời sẽ tránh được cho cụm quân “trung tâm” khỏi các nguy cơ bị tấn công từ phía Nam, để tạo điều kiện cho cụm quân này rảnh tay chuẩn bị tấn công Moxcơva.

Khi cuộc chiến tranh bước sang tháng thứ hai, Stalin hiểu rằng mục tiêu tấn công nhanh và chiếm nhanh Moxcơva của Hitle đã không đạt được. Khắp nơi, quân Đức gặp sự kháng cự dũng cảm của Hồng quân và chịu tổn thất rất lớn.

        Tuyến mặt trận theo chiểu sâu của lãnh thổ ngày càng mở rộng. Quân Đức đã bộc lộ là không đủ lực lượng đế trải ra trên tất cả các hướng chiến lược. Stalin ra lệnh tiếp tục chiến đấu để cản bước tiến của quân Đức về hướng Moxcơva. Tuy vậy, phải công nhận rằng Hitle hãy còn rất nhiều lực lượng, đặc biệt là các binh đoàn cơ giới và không quân có khả năng tiến hành các trận chiến quyết định.

        Dự kiến trước đòn đánh của quân Đức nhằm vào mặt trận Tây Nam - Bộ Tổng tham mưu đã tính rằng cần thiết phải giải cứu các đơn vị đang bị bao vây - rút họ ra khỏi khu vực sông Dnhép để tổ chức tuyến phòng thủ mới ở khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.

        Bản thân Giucốp cho rằng phải tranh thủ thời điểm đang suy yếu của các đơn vị quân Đức ở hướng Moxcơva (do một bộ phận sinh lực của chúng được điều sang phía Nam) để tấn công chúng ngay tại khu vực này.

        Ngày 29 tháng 7, Giucốp gọi điện thoại cho Stalin và đề nghị cho ông ta được gặp để báo cáo khẩn cấp, Stalin đồng ý.

        Cầm theo bản đồ chiến sự và các tài liệu cần thiết, Giucốp đến gặp Stalin. Trong phòng Stalin có cả Malencốp và Mekhơlic. Tại sao Stalin không muốn nói chuyện riêng rẽ VỚI Giucốp mà lại mời thêm một số vị không phải là các chuyên gia quân sự? Có lẽ Stalin đã rất thận trọng với nội dung buổi nói chuyện mà Giucốp tha thiết đề nghị. Stalin mặc dù có quyền lực rất lớn nhưng có lẽ ông quan tâm đến sự kiện lớn mà sau này sẽ để lại dấu ấn lịch sử.

        - Nào, báo cáo đi xem anh có vấn đề gì - Stalin nói.

        Giucốp trải bản đồ lên bàn và trình bày chi tiết tình hình mặt trận cùng các kết luận và kiến nghị của mình. Đặc biệt, ông phân tích kỹ khả năng và hướng hành động của quân Đức. Mekhơlic cắt ngang:

        - Tại sao anh biết là quân Đức sẽ hành động như vậy?

        - Tôi không biết kế hoạch mà theo đó quân Đức sẽ hành động - Giucốp trả lời - nhưng theo các phân tích tình hình thì chúng nhất định chỉ có thể hành động như vậy, mà không thể làm khác. Kiến nghị của tôi dựa trên sự phân tích tình trạng và khả năng của các đơn vị quân Đức, trước hết là các đơn vị xe tăng cơ giới, vốn là nòng cốt của chúng trong các chiến dịch.

        - Tiếp tục báo cáo đi - Stalin nhắc.

        - Trên hướng chiến lược Moxcơva, quân Đức trong những ngày tới có lẽ chưa tiến hành được các chiến dịch lớn, vì chúng đang bị tổn thất khá lớn ở khu vực này. Lúc này chúng không có các binh đoàn dự bị lớn để bao bọc sườn phải và trái của cụm quân “trung tâm”. Trên hướng Lêningrad, nếu không được tăng viện quân Đức sẽ không thể bắt đầu chiến dịch tấn công Lêningrad và liên kết với quân Phần Lan. Trên khu vực Ucraina, các trận chiến chủ yếu có khả năng sẽ xảy ra ở khu vực Đnhépropetrôpxơca, Kremechuc, nơi các đơn vị xe tăng cơ giới chủ yếu của cụm quân “Nam” đã tiến đến. Vị trí xung yếu nhất của tuyến phòng thủ của chúng ta là mặt trận “trung tâm” các quân đoàn của mặt trận này tụm lại ở hướng Unhechu - Gomel, nơi có rất ít sự bảo đảm về kỹ thuật. Quân Đức rất có thể lợi dụng tình hình này và tấn công vào hai bên sườn và hậu phương của các đơn vị thuộc phương diện quân Tây Nam đang phòng thủ ở khu vực Kiép.

        - Vậy anh đề nghị gì? - Stalin hỏi.

        - Đầu tiên cần phải củng cố mặt trận trung tâm, tăng cường ít nhất ba quân đoàn có tăng cường pháo binh, một quân đoàn từ phương diện quân Tây, một quân đoàn từ phương diện quân Tây Nam và một quân đoàn từ lực lượng dự bị chiến lược của Đại bản doanh, cần bố nhiệm một vị chỉ huy mới của phương diện quân có kinh nghiệm hơn, mạnh mẽ hơn. Kudơnetxôp tỏ ra là chưa được chuẩn bị đầy đủ, ông ta không thể chỉ huy được các quân đoàn lúc bắt đầu chiến tranh ở khu vực Pribantich. Tôi đề nghị cụ thể là thay bằng Vatutin, vị phó thứ nhất của tôi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:18:03 pm

        - Tôi cần giữ Vatutin ở đây - Stalin phản đối.

        - Anh đề nghị như thế là định làm suy yếu Moxcơva à?

        - Không, tôi không có ý ấy. Nhưng theo chúng tôi ở hướng này quân địch chưa có ý định tấn công ngay. Nhưng còn sau 12 hoặc 15 ngày, chúng tôi có thể điều động từ Viễn Đông về, không ít hơn tám sư đoàn được trang bị đầy đủ, trong đó có một sư đoàn xe tăng.

        - Thế còn vùng Viễn Đông sẽ dành cho quân Nhật? - Mekhơlic chen ngang.

        Giucốp không trả lời câu hỏi ngớ ngẩn này và tiếp tục: Phương diện quân Tây Nam cần thiết rút ra khỏi khu vực Dnhép. Tại khu vực giáp ranh hai mặt trận cần tập trung lực lượng dự bị không ít hơn 5 sư đoàn tăng cường.

        - Thế còn Kiép? - Stalin hỏi.

        - Đành phải rút khỏi Kiép - Sau một lúc im lặng, Giucốp trả lời. Ông rất hiểu toàn bộ sự căng thẳng của quyết định này đối với thành phố, đối với cả nước, nhưng vào thời điểm đó ông thấy rằng không còn khả năng nào khác để cứu các đơn vị rất cần thiết cho cuộc chiến tương lai - Còn trên hướng phía Tây cần nhanh chóng tổ chức các đợt phản công với mục đích xóa bỏ bàn đạp của địch ở Elnhixki...

        Stalin cắt lời Giucổp và rất giận dữ nói:

        - Làm sao có thể phản công ở đó! Đó là cái vớ vẩn gì? Kinh nghiệm cho thấy các đơn vị của chúng ta không thể tấn công và làm sao anh có thể cho phép bỏ Kiép cho quân thù?

        Sau này, có rất nhiều tin đồn về việc Giucốp đã bắt đầu phản đối ý kiến của Stalin vào đoạn cuối của chiến tranh, khi ông ta đã có vị trí, uy tín lớn trong giới quân sự. Có thể nhất trí là như vậy, nhưng tôi bổ sung thêm là vào giai đoạn cuối chiến tranh, Giucốp phát biểu ý kiến của mình một cách tự tin hơn. Nhưng thẳng thắn mà nói, Giucốp bảo vệ quan điểm của mình vẫn không phải là đến cùng. Nhưng liệu có phải vì ông sợ? Không phải, đó không phải là tính cách của Giucốp. Ông hiểu rằng việc phát biểu ý kiến một cách quyết liệt có thế đẩy Stalin đến tình trạng quá nóng nảy, và điều đó có thể có hại cho công việc, nhưng câu chuyện về việc Giucốp đấu tranh cho lợi ích chung không quản ngại nguy hiểm cho riêng mình có thể được chứng minh qua diễn biến sự việc, sau khi Stalin gửi cho Khơrutxốp một bức điện rất căng thẳng như sau:

        Kiép - gửi đồng chí Khơrutxốp

        Ngày 11 tháng 7 năm 1941

        Khi nhận được nguồn thông tin tin cậy về việc tất cả các anh từ Tư lệnh phương diện quân Tây Nam cho đến Uy viên hội đồng quăn sự tỏ ra hoảng loạn, và dự định rút các đơn vị sang bờ trái của sông Dnhép.

        Tôi cảnh cáo anh, rằng nếu các anh dù chỉ lùi một bước để rút các đơn vị sang bờ trái của sông Dnhép mà không bảo vệ khu vực bên bờ phải sông Dnhép đến khả năng cuối cùng thì tất cả các anh sẽ bị trừng phạt nặng nề nhất như những kẻ hèn nhát và phá hoại.

Chủ tịch Hội đồng phòng thủ quốc gia.       
I. Stalin                           

        Giucốp tất nhiên là rất hiểu bức điện này, vì bức điện đó được chuyển qua kênh Bộ Tổng tham mưu. Mặc dù biết rõ về bức điện này và biết nguy cơ sẽ bị “trừng phạt nghiêm khắc” nhưng Giucốp vẫn đề nghị: “Cần rút khỏi Kiép”. Chúng ta có thể hiểu tâm trạng xúc động của Giucốp khi quyết định nói lên điều đó. Nhưng ông vẫn quyết định: kiên trì và có lý lẽ để nói lên ý kiến của mình, vì rằng điều đó sẽ quyết định số phận của mặt trận và tiến trình tiếp theo của các chiến dịch phòng thủ.

        Tôi cho rằng, Giucốp nhìn thấy trước hậu quả của đề nghị  không lấy gì làm dễ chịu này với Stalin, tuy vậy ông vẫn tiếp tục đề nghị:

        - Nếu đồng chí Tổng Bí thư thấy rằng, với cương vị là Tổng tham mưu trưởng tôi chỉ có khả năng làm những chuyện “vớ vẩn”, thì tôi cho rằng mình không có việc gì để làm ở đây nữa. Tôi đề nghị giải phóng tôi khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng và điều ra mặt trận, ở đó, theo tôi sẽ có lợi cho Tổ quốc hơn.

        - Anh đừng nóng vội, chúng ta đã từng “không có Lênin mà vẫn vượt qua được”, không có anh chúng tôi cũng sẽ vượt qua được... Hãy quay về làm việc đi, chúng tôi sẽ trao đổi thêm và quyết định.

        Sau đó khoảng 40 phút, Giucốp lại được triệu tập đến phòng Stalin. Khi bước vào phòng, Giucốp nhìn thấy ngoài Malencốp và Mekhơlic có từ trước, còn có thêm Bêria1. Đó là dấu hiệu xấu. Sự xuất hiện của Bêria bao giờ cũng báo hiệu trước là không có gì tốt đẹp cả.

        Stalin nói giọng lạnh lùng, không nhìn thẳng vào mắt Giucốp:

        - Như vậy, chúng tôi đã thảo luận và quyết định giải phóng anh khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng và sẽ bổ nhiệm Sapôsnhicốp vào cương vị này. Thực ra sức khỏe của anh ta không thật tốt lắm, nhưng không sao, chúng tôi sẽ giúp anh ta.

        - Các anh định điều động tôi đi đâu?

        - Thế anh muốn đi đâu?

        - Tôi có thể hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào. Tôi có thể chỉ huy sư đoàn, binh đoàn, quân đoàn và phương diện quân.

        - Đừng vội, chúng ta vừa nói về chiến dịch phản công ở khu vực Elnhia, anh hãy nắm lấy việc này. Chúng tôi bổ nhiệm anh là Tư lệnh tập đoàn quân dự bị. Bao giờ thì anh lên đường được?

        - Sau một giờ.

        - Ngay sau đây, Sapôsnhicốp sẽ đến Bộ Tổng tham mưu, anh hãy bàn giao cho anh ta và lên đường đi, nhưng đừng quên rằng anh vẫn là thành viên Đại bản doanh.

        - Cho phép tôi đi.

        - Hãy ngồi xuông và cùng uống trà đã.

        Nhưng tâm trạng mọi người lúc đó không vui vẻ, không tự nhiên, vì vậy buổi uống trà không vui vẻ gì.

--------------------
        1. Lacvrenti Bêria, sinh năm 1899 tại Mingrelia thuộc Grudia, công sự gần gũi của Stalin. Năm 1932 là Bí thư thứ nhất vùng ngoại ô Capcadơ, tháng 11 năm 1938 trở thành giám đốc NKVD (tiền thân của KGB) thay Yezhov.N.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:21:01 pm

NGOẠI GIAO CHIẾN LƯỢC

        Vào cuối tháng 9 tháng 1941, tình hình các đơn vị tiếp tục xấu đi. Quân Đức đã hoàn thành việc chiếm Kiép, bắt đầu chiến dịch tiến đánh Moxcơva với 77 sư đoàn của cụm tập đoàn “trung tâm” và cụm tập đoàn xe tăng số 2 dưới sự chỉ huy của thống chế Guderian.

        Tập đoàn quân “Nam” chuyển sang tấn công ở hướng Khacốp và Xumxki. Quân đoàn 5 rút ra khỏi Krưm về phía Isunxki. Trong lúc tình hình chiến sự căng thẳng như vậy, Stalin vẫn tỏ ra ung dung, bình tĩnh để tiến hành các hoạt động ngoại giao. Chính là trong những ngày này tại Moxcơva đang diễn ra Hội nghị quốc tế giữa đại diện Liên Xô (do Stalin đứng đầu), Mỹ (Harriman) và Anh (Ngài huân tước Beayerbrook).

        Stalin khai mạc hội nghị, ông thông báo về tình hình trên mặt trận Nga-Đức, cuộc chiến đấu dũng cảm của quân đội Liên Xô, sau đó ông nói:

        - Phần lớn các khó khăn mà quân đội Liên Xô gặp phải là do các đơn vị xe tăng của Đức, trong khi bộ binh của Đức thì yếu hơn bộ binh Nga. Chúng tôi rất cần các vũ khí chống tăng, các khẩu đội pháo, các máy bay ném bom tầm trung -  Hướng về ngài huân tước Beayerbrook, Stalin nói - Đặc biệt, quân Anh có thể giúp đỡ chúng tôi rất nhanh vì các đơn vị quân Anh đã được trang bị tốt, nếu không mở được mặt trận thứ hai, thì có thể tham gia vào các trận chiến đấu ở Ucraina.

        Ngài huân tước Beayerbrook ngay lập tức đề nghị:

        - Các sư đoàn của Anh đang tập trung ở Iran, có thể tiến về phía Capcadơ.

        Stalin ngay lập tức hiểu về giấc mơ từ lâu của người Anh muốn chiếm vùng Bakin giàu tài nguyên dầu mỏ, vào thời kỳ sau Cách mạng tháng Mười họ đã từng cố gắng làm việc này. Stalin trả lời rất rõ ràng:

        - Ở vùng Capcadơ không có chiến tranh, các trận chiến đấu đang diễn ra ở vùng Ucraina.

        Beayerbrook dường như đồng ý:

        - Để phối hợp tốt hơn cần thiết trao đổi ý kiến giữa Bộ tham mưu của Nga và Anh.

        Harriman đề nghị cụ thể hơn:

        - Chúng tôi muốn biết tình trạng các sân bay ở khu vực Sibêria, chúng tôi có thể gửi máy bay qua vùng Alaska.

        - Các ngài sẽ nhận được thông tin ngay - Stalin nói.

        Ngày hôm sau các cuộc hội đàm tiếp tục. Tâm trạng của Stalin lúc đó rất lo lắng, suốt cả đêm hôm trước, ông cùng các tướng lĩnh bàn định về tình hình của các đơn vị ở mặt trận.

        Ông bắt đầu bài phát biểu của mình, có lẽ không làm các đồng minh phương Tây hài lòng lắm:

        - Quân đội Xô Viết đang tiến hành các trận đánh căng thẳng, chúng tôi lôi kéo lực lượng chủ yếu của quân Đức khỏi phía Tây. Sức nặng chủ yếu của chiến tranh đang đè lên vai chúng tôi, trong khi đó các ông lại đưa ra các chương trình giúp đỡ vũ khí và trang bị rất nhỏ giọt.

        Beayerbrook và Harriman thì cho rằng họ đã làm tất cả trong phạm vi có thể, các cuộc hội đàm đã ngừng lại. Ngay lập tức, Stalin đi đến Đại bản doanh, tình hình mặt trận đang trở nên rất gay cấn.

        Lúc sáu giờ chiểu, hội nghị lại tiếp tục làm việc. Lúc đó, ở Berlin các bản tin trên radio đã thông báo về cuộc hội nghị này và tuyên bố rằng: “Các nước tư bản phương Tây không bao giờ có thể thỏa thuận được với Đảng Bônsêvich”.

        Sau giờ nghỉ, Stalin thông báo tin này cho các nước đồng minh và nói:

        - Bây giờ chúng ta phải chứng minh là bộ máy tuyên truyền của Goebbels là nói láo!

        Dưới sức ép của Stalin, các phái đoàn Anh, Mỹ đã thay đổi lập trường và mở rộng danh mục, số lượng hàng viện trợ và vũ khí.

        Đặc biệt, ngài Beayerbrook, sau khi từ hội nghị trở về đã bị nhân cách và quyết tâm của Stalin chinh phục, ông đã gửi thư cho Harry Hopkin và đề nghị mở mặt trận thứ hai để giúp đỡ quân đội Xô Viết...

        Ông nói rằng: Chính là cuộc kháng chiến của quân đội Xô Viết đã tạo cho chúng ta khả năng mới - giải phóng cho Tây Âu khỏi nguy cơ tấn công của quân Đức, tạo nên tình huống “đột phá” ở các quốc gia bị chiếm đóng...

        Sau đây là thư của Thủ tướng Anh Churchill gửi Stalin:

        Tôi rất vui khi được ngài huân tước Beayerbrook báo cáo về thành công của Hội nghị ba bên ở Moxcơva. Chúng tôi dự định trong vòng mười ngày bảo đảm các đoàn tàu vận tải sẽ đến Nga. Các kiện hàng sắp tới sẽ đến Axkhangenxơkơ vào ngày 12 tháng 10 bao gồm: 20 xe tăng hạng nặng, 193 máy bay tiêm kích, sau đó sẽ là đợt mới với 140 xe tăng hạng nặng, 100 máy bay loại “Harrier”, 200 giàn đại liên, 200 vũ khí chống tăng, 50 pháo 42mm, đợt hàng sau sẽ có 200 máy bay tiêm kích, 120 xe tăng hạng nặng...

        Như vậy, tổng số xe tăng được gửi sẽ là 350, tức là khác 19 chiếc so với kế hoạch dự định. Toàn bộ số lượng này sẽ được giao trong tháng 11.

Trong khi tổ chức dây chuyền vận tải này, chúng tôi dự tính cảng Axkhagenxơkơ sẽ là nơi tiếp nhận chính.


Ngày 6 tháng 10 năm 1941       

        Còn tổng thống Mỹ Roosevelt thì đáp ứng yêu cầu của Stalin rất thuận lợi, ông hứa các viện trợ quân sự và vũ khí sẽ được phê chuẩn và vận chuyển nhanh nhất. Đồng thời, tạo điều kiện về thanh toán thuận tiện nhất cho các lô hàng viện trợ. Tiếp đó, Roosevelt nói: “Nhân dịp này cho phép tôi chuyển đến ngài sự biết ơn của chính phủ Mỹ về việc ngài và các đồng nghiệp tại hội nghị Moxcơva đã nhanh chóng thỏa thuận được cung cấp vũ khí và xin cam đoan với ngài là chúng tôi sẽ hoàn thành đến cùng mọi nghĩa vụ mà hội nghị này đã đề ra cho các bên”.

        Sau đó, trên phiên bế mạc ngày 6 tháng 11 năm 1941, Stalin đã đánh giá cao thành công của hội nghị Moxcơva. Chính là sự kiện này đánh dấu nỗ lực của Stalin khởi động sự hợp tác của phe đồng minh, mà sau này đóng vai trò rất to lớn trong chiến thắng phát xít Đức. Định hướng các nỗ lực của các nước tư bản, mà trước đó còn là kẻ thù của nước Nga Xô Viết, để hoàn thành các ý định quân sự của mình - Đó là minh chứng cho tài năng và các nỗ lực ngoại giao có tính chiến lược mà Stalin đã đạt được.

        Việc vận chuyển hàng viện trợ rất phức tạp vì quân Đức đã chiếm khu vực Bắc Âu, còn ở trên biển thì hạm đội tàu ngầm của Đức rất mạnh. Vì vậy, con đường đi qua Iran rất quan trọng. Quan hệ giữa Liên Xô và Iran lúc đó là rất hữu nghị.

        Ngày 25 tháng 8 năm 1941, chính phủ Iran đã gửi công hàm cho chính phủ Nga. Ngày 26 tháng 2 năm 1941, Liên Xô và Iran đã ký Hiệp ước chung, theo đó Iran được nhận lại một số lượng lớn tài sản mà trước kia thuộc về Sa hoàng Nga, trong đó bao gồm cả đường sắt, các cảng, hệ thống thông tin liên lạc...

        Điều sáu của Hiệp ước quy định rõ: “Nếu chính phủ vùng Pepxich (Ba Tư) sau khi được chính phủ Nga cảnh báo mà tự mình không đủ lực lượng để ngăn chặn nguy cơ từ phía quân xâm lược thì chính phủ Xô Viết có quyển đưa quân đội của mình vào lãnh thổ Ba Tư, với mục đích tự vệ sẽ có các hành động quân sự cần thiết. Khi nguy cơ đã bị loại bỏ chính quyển Xô Viết phải nhanh chóng đưa các đơn vị quân đội ra khỏi lãnh thổ Ba Tư”.

        Sau khi quân Đức tấn công Liên Xô, chúng đã gia tăng hoạt động gián điệp và kích động tâm lý chống Liên Xô ở Iran. Chính phủ Liên Xô đã ba lần cảnh báo chính phủ Iran về nguy cơ này. Tuy nhiên, đáng tiếc là chính phủ Iran đã không những không ngăn chặn mà còn khuyến khích các hoạt động gián điệp của Đức. Trong trường hợp này chính phủ Liên Xô buộc lòng phải hành động tuân theo điều sáu của Hiệp ước ký năm 1941.

        Quân đội Nga đã chiếm phía bắc Iran, còn quân Anh thì chiếm phía nam. Ngày 30 tháng 1 năm 1942, Hiệp ước giữa Liên Xô - Anh và Iran đã được ký kết, trong đó nêu rõ các đơn vị quân Nga và Anh sẽ ngay lập tức rút khỏi Iran sau khi phe Đồng minh chiến thắng phát xít Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:26:55 pm

TRẬN PHÒNG NGỰ LÊNINGRAD

        Ngày 9 tháng 9, Stalin cho gọi Giucốp về Moxcơva, cũng như mọi khi, lệnh triệu tập của Stalin rất vội, chứng tỏ tình huống rất khẩn trương và phức tạp.

        Khi Giucốp về đến Kremli, sĩ quan cận vệ hướng dẫn ông vào phòng của Stalin. Stalin nói:

        - Anh đã hành động không tồi ở khu vực Elnhia - Để làm dịu đi ấn tượng khó chịu từ trước khi Giucôp bị giải phóng khỏi chức Tổng tham mưu trưởng và điều đến Elnhia, Stalin nói: - Lúc đó anh đã đúng. Tôi hoàn toàn hiểu tâm trạng của anh lúc đó - Việc Stalin phải nói ra câu này là không bình thường.

        Stalin nhanh chóng chuyển sang ý khác:

        - Tình hình của chúng ta ở hướng Tây Nam rất xấu. Đồng chí Budienưi không làm chủ được tình hình, theo anh thì ai có thể thay thế được?

        Giucốp thoáng có ý nghĩ là Stalin muốn bổ nhiệm ông làm Tư lệnh phương diện quân Tây Nam, nhưng ông không nói về vấn đề đó và trả lời:

        - Tôi cho rằng thích hợp nhất với cương vị này là nguyên soái Timôsencô, ông ta hiểu biết chiến trường ở khu vực Ucraina. Bản thân ông ta lại là người Ucraina, tôi đề xuất bổ nhiệm Timôsencô.

        Stalin đi lại quanh phòng với chiếc tẩu trên tay và suy nghĩ, mọi người xung quanh không ai có ý kiến gì.

        - Có lẽ anh nói đúng. Thế theo anh ai sẽ thay thế Timôsencô để chỉ huy phương diện quân Tây?

        Giucốp làm như không hiểu ý đồ thực của Stalin, nói:

        - Theo tôi vị chỉ huy tốt cho phương diện quân Tây sẽ là Trung tướng Cônhép - Hiện đang là Tư lệnh quân đoàn 19.

        Stalhi không nói gì, bước tới điện thoại gọi cho Sapôsnhicốp và nói hãy gọi Timôsencô về Moxcơva và chuẩn bị quyết định bổ nhiệm Cônhép là Tư lệnh phương diện quân Tây.

        Sau khi quay trở lại bàn làm việc, Stalin hỏi Giucốp:

        - Anh định tiếp tục làm gì?

        Giucốp so hai vai và trả lời một cách tự nhiên:

        - Tôi sẽ quay trở về mặt trận.

        Stalin suy nghĩ một lúc và nói:

        - Tình hình khu vực Lêningrad cực kỳ căng thẳng, thậm chí có thế nói là thảm họa. Nếu Lêningrad bị mất thì không thể tưởng tượng được hậu quả tai hại của nó.

        Giucốp đã hiểu ý của Stalin muốn nói rằng người có thể hoàn thành nhiệm vụ ở Lêningrad chính là ông. Giucốp nói:

        - Vâng, nếu tình hình ở đó là phức tạp, tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ Tư lệnh mặt trận Lêningrad.

        Stalin chăm chú nhìn vào mặt Giucổp:

        - Thế nếu công việc không chạy thì sao? - Stalin hỏi

        Giucốp trả lời:

        - Tôi sẽ nắm tình hình, có lẽ chưa đến mức tuyệt vọng.

        - Khi nào thì anh có thể đi? - Stalin hỏi.

        - Tôi cho rằng phải đi ngay.

        - Theo tôi đi ngay thì không nên, trước hết phải tổ chức lực lượng hộ tống vì tình hình xung quanh Lêningrad rất phức tạp. Stalin bước tới máy điện thoại và hỏi tình hình khí tượng rồi nói với Giucốp:

        - Người ta thông báo khí tượng rất xấu, nhưng với anh thì điều đó lại là tốt, vì như vậy sẽ dễ hơn để vượt qua vòng vây của quân Đức.

        Stalin bước lại bên bàn, cầm bút ghi bức điện:

        Gửi Vôlôsilôp!

        Ủy ban quốc phòng quyết định bổ nhiệm Đại tướng Giucốp làm Tư lệnh mặt trận Lêningrad. Anh hãy giao lại cho Giucốp và trở về bằng chính máy bay đó.


        Stalin chuyển cho Giucốp bức điện này. Giucốp xin phép ra khỏi phòng.

        - Đừng vội, theo anh thì tiếp theo quân Đức sẽ hành động thế nào?

        Tiếp theo là buổi trao đổi của Tổng tư lệnh với một trong các vị tướng nổi tiếng nhất của quân đội, buổi trao đổi rất có ý nghĩa về thực tế và giáo dục.

        Ngày 10 tháng 9, Giucốp cùng trung tướng Xodin và thiếu tướng Phediuninxki bay đến Lêningrad đang bị bao vây. Trước khi cất cánh, Giucốp nói với các tướng lĩnh đi cùng mình:

        - Chúng ta sẽ bay vào Lêningrad qua các phòng tuyến mặt trận. Các đơn vị quân Đức đã tiến sát hồ Lađôga và bao vây toàn bộ thành phố. Các trận chiến đấu ác liệt đang diễn ra quanh thành phố. Stalin nói với tôi rằng: hoặc là giữ được thành phố, hoặc hy sinh cùng quân đội tại đó, không có con đường thứ 3! - Giucốp dừng lại nhìn một lượt các khuôn mặt sĩ quan xung quanh và nói - Ai đồng ý thì hãy vào máy bay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:30:13 pm

        Tất cả các tướng lĩnh có mặt đều là các sĩ quan dày dạn kinh nghiệm trận mạc, họ đã không ít lần đối mặt với cái chết, trong đó cả Phediuninxki là người đã từng sát cánh với Giucốp ở các trận chiến đấu tại Khakhingôn. Không ai nói gì nhiều, tất cả mọi người đểu bước về phía thang để lên máy bay.

        Vừa đến Lêningrad, không kịp cởi áo khoác, Giucốp lập tức đến phòng của nguyên soái Vôlôsilốp ở điện Ximônưi. Lúc đó trong phòng có mặt Vôlôsilốp, Dđanốp, Kudơnetxốp và các ủy viên khác của Hội đồng quân sự cách mạng.

        Giucốp ngồi vào chiếc ghế còn trống và lắng nghe các ủy viên Hội đồng quân sự đang thảo luận, ông đã vô cùng ngạc nhiên vì ông được giao nhiệm vụ giữ Lêningrad bằng mọi giá, vậy mà ở đây mọi người lại đang bàn về việc rút khỏi Lêningrad. Ông chuyển cho Vôlôsilốp bức thư của Stalin, nguyên soái đọc hết thư và không nói gì cả. Giucốp buộc phải tự thông báo với mọi người rằng mình được bổ nhiệm là Tư lệnh mặt trận - Ông nhanh chóng tuyên bố kết thúc phiên họp và dừng mọi thảo luận về việc rút khỏi thành phố để tập trung mọi nỗ lực giữ vững trận địa.

        Khi kết thúc ông nói:

        - Chúng ta sẽ bảo vệ Lêningrad đến người cuối cùng -  Giucốp bổ nhiệm Khơdin là tham mưu trưởng mặt trận và tướng Phediuninxki là tư lệnh quân đoàn 42 - nơi đang diễn ra các trận đánh ác liệt nhất trên cao điểm Pulkôpxki và Urixki.

        Giucốp liên tục yêu cầu các đơn vị không chỉ biết phòng ngự, mà khi có thời cơ là tổ chức tấn công. Stalin giao cho nguyên soái Kulic, tư lệnh quân đoàn 54 nhiệm vụ phá vỡ một số điểm của vòng vây xung quanh Lêningrad. Giucốp đã nói chuyện với Kulic để phối hợp tác chiến. Ngày 17 tháng 9, khi Giucốp đề nghị Kulic kế hoạch để hợp quân thì đó chính là lúc tình hình ở Lêningrad trở nên căng thẳng nhất. Thống chế Phon Leeb, để cứu vãn danh dự trước Hitle đã tập trung sáu sư đoàn tấn công vào một khu vực nhỏ hòng tiến vào thành phố. Đã đến đúng thời điểm mà như Giucốp đã cảnh báo các tướng lĩnh trước chuyến bay. “Hoặc là”... “hoặc là”...! Hơn 300 máy bay Đức oanh tạc thành phố, pháo binh thì tập trung hỏa lực bắn vào các khu dân cư. Sau đây là một đoạn mệnh lệnh chiến đấu của mặt trận trong giây phút hiểm nghèo nhất:

        “Hội đồng quân sự mặt trận kêu gọi các chỉ huy, cán bộ chính trị và các binh sĩ hãy phòng thủ chặt ở phòng tuyến được chỉ định, nếu không có lệnh bằng văn bản của Hội đổng quân sự mặt trận mà bỏ các vị trí thì sẽ bị xử bắn ngay lập tức".

        Nguyên tắc của Giucốp là phải tích cực phòng ngự. Ông tìm được cách làm suy yếu đòn tấn công của kẻ thù bằng cách tấn công vào các vị trí khác. Cách tấn công này của Giucốp buộc Leeb phải tính toán rút lực lượng từ cao điểm Punkốpxki để tăng viện cho các vị trí, nơi Giucốp sẽ tấn công.

        Ngày 19 tháng 9, Giucốp đã dùng lực lượng của quân đoàn 8 tấn công vào cạnh sườn các đơn vị phía trước của Leeb - Đòn tấn công này đã gây bất ngờ cho quân Đức. Trong lúc Ph. Leeb đang tập trung lực lượng để đánh đòn quyết định vào khu vực Punkốpxki thì buộc phải ra lệnh rút binh đoàn cơ giới từ hướng tấn công này để cứu nguy cho phía cạnh sườn của mình.

        Nhưng đó chính là mục tiêu của Giucốp.

        Stalin cũng hiểu ngay ý đồ này của Giucốp, ngày 20 tháng 9, ông đã gửi cho Kulic bức điện yêu cầu quân đoàn của Kulic nhanh chóng phá vỡ thế bao vây và liên kết với quân đội của mặt trận Lêningrad. Rất tiếc là Kulic không thực hiện được yêu cầu này, sau đó ông đã bị cách chức Tư lệnh quân đoàn 54.

        Quân Đức hoàn toàn bị bất ngờ và kế hoạch “Cơn bão” của Hitle có khả năng bị phá sản. Hitle rất bực tức và yêu cầu tập hợp lại lực lượng cho đợt tấn công mới. Leeb hiểu rằng nếu không chiếm được Lêningrad thì sinh mệnh chính trị của ông ta cũng sẽ bị Hitle kết liễu.

        Stalin đã dùng lực lượng không quân và lực lượng dự bị để hỗ trợ Giucốp. Với tư cách Tổng tư lệnh, không phải ngẫu nhiên mà Stalin chọn Giucốp là Tư lệnh mật trận Lêningrad, Stalin rất hiểu khả năng của các cấp dưới của mình. Chính sự lựa chọn và bố trí đúng cán bộ vào những thời điểm cần thiết, đã giúp giải quyết được các tình huống tưởng chừng là vô vọng.

        Cũng chính khả năng đánh giá và bố trí đúng cán bộ của Stalin đã tạo điều kiện cho nhiều tướng lĩnh phát huy được tài năng, trỏ thành các tướng lĩnh nổi tiếng như Rôcoxốpxki, Vatutin, Konhép, Qiucốp, Rưbacôp, Kudơnetxốp, v.v...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:33:12 pm

TRẬN CHIẾN BẢO VỆ MOXCƠVA

        Lúc 17 giờ 30 phút ngày 5 tháng 10 năm 1941, tướng Telêgin, ủy viên Hội đồng quân sự quân khu Moxcơva nhận được báo cáo của tư lệnh bảo vệ pháo đài Maloiaroxlápxki rằng xe tăng của quân Đức và bộ binh cơ giới đã chiếm được Iukhơnốp, vượt qua Maloiaroxlápxki và tiến dọc theo Pôdônxơcơ. Từ Maloiaroxlápxki đến Moxcơva chỉ khoảng lOOkm - Trong khi đường sá lại rất tốt, nên xe tăng đi chỉ mất hơn hai tiếng đồng hồ. Chắc rằng Bộ Tổng tham mưu đã báo cáo nguy cơ này với Tổng tư lệnh. Vì vậy, ngay sau đó, Têlêgin đã nhận được điện thoại của Bêria. Bằng giọng cục cằn và lạnh lùng, Bêria hỏi:

        - Anh lấy thông tin ở đâu mà cho rằng quân Đức đã ở Iukhơnốp, ai thông tin cho anh?

        Têlêgin báo cáo nguồn gốc thông tin của ông nhận được.

        - Hãy nghe đây, anh làm cái gì với trò vô bổ ấy vậy? Hình như anh toàn dựa vào thông tin của bọn hoảng loạn và phá hoại à...

        Têlêgin thuyết phục Bêria là các thông tin rất tin cậy vì chúng được các phi công trinh sát mặt trận chuyển đến.

        - Ai trực tiếp báo cáo anh tin này?

        - Tư lệnh không quân của quân khu - Đại tá Xbưtốp.

        Một lúc sau, đích thân Stalin gọi điện đến:

        - Têlêgin, có phải anh thông báo cho Sapôsnhicốp là xe tăng của quân Đức đã tiến vào Maloiaroxlápxki?

        - Vâng, tôi đã thông báo, thưa đồng chí Stalin.

        - Anh lấy các thông tin này từ đâu?

        - Tư lệnh binh đoàn Elixeeb đã báo cáo tôi.

        - Đây là tin vịt. Anh hãy ra lệnh tìm ngay kẻ đã loan tin này, cho bắt giữ và giao cho cơ quan an ninh, còn anh, lần sau phải kiểm tra thật kỹ thông tin trước khi báo cáo.

        Cũng vào lúc đó, chỉ huy trưởng Cục An ninh đặc biệt của Hồng quân Abacumốp đã gọi tư lệnh không quân quân khu Moxcơva đến phòng và hỏi:

        - Anh lấy thông tin từ đâu mà nói là xe tăng Đức đang tiến đến Iukhơnốp?

        - Đây là do không quân trinh sát báo cáo.

        - Thế thì đưa phim ra đây.

        - Các phi công tiêm kích đã bay rất thấp, họ không có máy chụp chuyên ngành nhưng họ nhìn thấy rõ dấu thập ngoặc trên xe tăng.

        - Các phi công của anh là những kẻ hèn nhát và hoảng loạn, cũng như vị tư lệnh của họ vậy. Anh cần phải làm rõ kẻ đã loan truyền tin này và kỷ luật thật nghiêm khắc.

        - Tôi không thể làm được điều này vì ở đây không có một lỗi lầm nào cả, các phi công chiến đấu đã kiểm tra kỹ thông tin thu được.

        - Anh có gì để chứng minh không?

        - Đề nghị anh hãy hỏi Tư lệnh quân đoàn tiêm kích phòng không - Đại tá Klimốp.

        Tuy nhiên, do trong sổ ghi chép các chuyến bay không ghi chép rõ các kết quả quan sát, vì vậy Xbưtốp đã bị cách chức và chờ Tòa án binh xét xử.

        Xbưtốp chỉ được giải cứu khi mọi người đều thấy rõ ràng xe tăng quân Đức đã vào đến Iukhơnốp, nhưng sau đó đơn vị xe tăng này không tiến về Moxcơva mà chuyển sang hướng Viadơma vào hậu phương của tập đoàn quân dự bị và phương diện quân Tây. Còn trên hướng chính tiến về Moxcơva là các đơn vị dự bị chiến lược của quân Đức.

        Cũng trong ngày hôm đó, Stalin gọi điện cho Giucốp:

        - Đồng chí Giucốp, đồng chí có thể ngay lập tức bay về Moxcơva không? Tình hình ở cánh trái của mặt trận dự bị và khu vực Iukhơnốp rất phức tạp, Đại bản doanh muốn trao đổi với đồng chí về vấn đề này.

        Giucốp trả lời:

        - Cho phép tôi bay về vào sáng ngày 6 tháng 10.

        - Tốt - Stalin đồng ý - Ngày mai chờ đồng chí ở Moxcơva.

        Tuy nhiên, do một số sự kiện xuất hiện ở quân đoàn 54, ngày 6 tháng 10, Giucốp chưa thể bay về được.

        Chiểu tối, Stalin lại gọi điện:

        - Tình hình ở chỗ anh thế nào? Có gì mới xuất hiện không?

        - Quân Đức đã giảm cường độ tấn công. Theo các số liệu thu được thì quân Đức đã bị tiêu hao rất lớn - Giucôp hỏi lại - Liệu tôi có phải bay về Moxcơva không?

        - Anh hãy giao lại cho tướng Khodin hoặc tướng Phediuninxki và bay về Đại bản doanh ngay.

        Stalin tiếp Giucốp tại phòng làm việc, không chào hỏi gì dài, Stalin chỉ ngay vào bản đồ vùng Viadơma.

        - Anh hãy nhìn đi, đây là thành quả của Bộ chỉ huy phương diện quân Tây, tình hình ở đây rất phức tạp. Tôi không thể nhận được báo cáo của phương diện quân Tây và mặt trận dự bị về hướng tấn công của quân Đức... Anh hãy đến ngay Bộ tham mưu của phương diện quân Tây, nghiên cứu thật kỹ tình hình và điện thoại về cho tôi vào bất cứ lúc nào.

        Stalin hỏi tiếp:

        - Theo anh thì quân Đức trong thời gian tới có tấn công lại Lêningrad không?

        - Theo tôi là không, vì quân Đức bị tiêu hao rất nặng không đủ lực lượng để tiến hành chiến dịch mới.

        - Theo anh thì quân Đức điều các đơn vị xe tăng - cơ giới đi đâu?

        - Rõ ràng là về hướng Moxcơva.

        Stalin nhìn lên bản đồ và nói:

        - Rõ ràng là chúng đã hành động ở hướng này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:37:22 pm

        Sau khi ở phòng Stalin ra, Giucốp đến Bộ Tổng tham mưu, tại đây Sapôsnhicôp đưa cho ông bức điện:

        “Gửi Tư lệnh phương diện quân dự bị!
               Tư lệnh phương diện quân Tây.

        Theo quyết định của Đại bản doanh, đồng chí Đại tướng Giucốp sẽ chỉ huy ở khu vực phương diện quân dự bị với cương vị đại diện của Đại bản doanh.

        Đại bản doanh yêu cầu báo cáo tỉnh hình cho đồng chí Giucôp. Mọi quyết định của đồng chí Giucốp trong thời gian tới là bắt buộc phải thực hiện.

Thừa lệnh Đại bản doanh.               
Tổng tham mưu trưởng - Sapôsnhicốp.       
6 tháng 10 năm 1941 - 19 giờ 30 phút"       

        Tình hình ở mặt trận Moxcơva rất ác liệt.

        Đối mặt với cụm tập đoàn “Trung tâm” của Đức là các đơn vị của 3 phương diện quân: phương diện quân Tây do tướng Kônhép chỉ huy, phương diện quân dự bị do nguyên soái Budienưi chỉ huy, phương diện quân Brianxki do tướng Erêmencô chỉ huy.

        Như vậy, quân Đức ở hướng này có ba quân đoàn bộ binh, ba binh đoàn xe tăng, 16 binh đoàn bộ binh, tám binh đoàn cơ giới. Tổng số 76 sư đoàn, trong đó có 18 sư xe tăng, tám sư cơ giới... Tổng quân số của cụm tập đoàn Trung tâm là khoảng hai triệu quân (trong khi ở thế kỷ 19, Napôlêon tấn công Moxcơva chỉ có 600 ngàn quân).

        Ba phương diện quân của chúng ta có 15 quân đoàn,,với 83 sư đoàn, trong đó chỉ có một sư đoàn xe tăng, hai sư đoàn cơ giới... Chúng ta có rất ít pháo và xe tăng. Xét riêng về số đơn vị thì quân ta có ưu thế hơn, nhưng xét về thực chất và số lượng trang bị kỹ thuật, cơ giới thì quân Đức vượt trội hơn hẳn. Lúc đầu quân Đức đã sử dụng có hiệu quả chiến thuật bao vây chia cắt để tiêu diệt từng bộ phận quân ta. Lúc 2 giờ 30 phút sáng ngày 8 tháng 10, Giucốp điện thoại cho Stalin để báo cáo tình hình mặt trận:

        - Mối nguy chính hiện nay là yếu điểm ở tuyến phòng ngự, gần Môgiaixki, vì vậy các đơn vị xe tăng, cơ giới địch có thể tiến rất nhanh về Moxcơva. cần ngay lập tức điều các đơn vị đến khu vực này từ bất cứ đâu có thể.

        - Thế anh định làm gì? - Stalin hỏi.

        - Tôi sẽ đến chỗ Budienưi ngay.

        - Được, anh đến đó ngay và điện thoại cho tôi.

        Khi gặp Budienưi, Giucốp hỏi:

        - Hiện nay Iukhơnốp đang ở trong tay ai?

        - Tôi không rõ - Budienưi trả lời - Tôi cho rằng quân Đức đã chiếm được Iukhơnôp.

        - Anh hãy nắm lại tình hình và báo cáo về Đại bản doanh. Hãy báo cáo Stalin về cuộc trao đổi này của chúng ta và nói rằng tôi đã tới vùng Iukhơnôp, sau đó tôi sẽ tới Kaluga, cần phải làm rõ tình hình ở đó.

        Khi Giucốp còn cách Iukhơnôp 10-12km thì bị các chiến sĩ ngăn lại và nói rằng quân Hitle đã vào Iukhơnôp.

        Giucốp ngay lập tức quay sang hướng Kaluga. Khi ông đến Bộ tham mưu phương diện quân dự bị chiến lược thì được thông báo là đã có quyết định bổ nhiệm ông làm Tư lệnh ở đây, nhưng đồng thời lại có chỉ thị của Tổng tư lệnh phải đến ngay phương diện quân Tây. Ông điện thoại hỏi Sapôsnhicốp xem phải thực hiện quyết định nào?

        - Anh được bổ nhiệm ở cương vị Tư lệnh phương diện quân Tây, nhưng đến trước ngày 10 tháng 10 hãy làm rõ mọi việc ở phương diện quân dự bị. Làm sao để quân Đức không vượt qua tuyến Môgiaixki - Mola - Iaroxlapxki.

        Sáng sớm ngày 10 tháng 10, Giucốp đã có mặt tại Bộ tham mưu phương diện quân Tây, tại đó ủy ban Kiểm tra của Hội đồng Quốic phòng bao gồm Molotốp, Vôlôsilốp, Vaxilepxki đang điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra thảm họa cho các đơn vị của mặt trận Tây.

        Bulganin nói với Giucốp:

        - Stalin vừa gọi điện và ra lệnh anh phải điện thoại ngay cho ông ta khi tới nơi.

        Qua điện thoại, Stalin nói:

        - Chúng tôi đã quyết định giải phóng Cônhép khỏi chức vụ Tư lệnh phương diện quân Tây, do các sai lầm của ông ta tại đó. Chúng tôi cũng đã quyết định bổ nhiệm anh làm Tư lệnh phương diện quân, anh có ý kiến gì không?

        - Không, thưa đồng chí Stalin, tôi không có ý kiến gì được khi mà Moxcơva đang trong tình trạng nguy kịch thế này.

        - Thê còn Cônhép thì sao?

        - Hãy để anh ta lại làm phó cho tôi, tôi sẽ giao cho anh ta lãnh đạo cụm đơn vị ở hướng Kalininxki.

        Stalin hỏi lại:

        - Tại sao anh lại bảo vệ Cônhép, anh ta là bạn anh à?

        - Tôi biết ánh ta rất rõ từ thời ở quân khu Bêlôrutxki.

        - Được, các đơn vị còn lại của phương diện quân dự bị sẽ thuộc quyển của anh, hãy nắm lấy và hành động đi.

        Giucốp truyền đạt lại tinh thần cuộc điện đàm với Stalin cho đoàn ủy ban kiểm tra của Hội đồng quốc phòng và đề nghị:

        - Nếu ủy ban không phản đối thì tôi đề nghị chấm dứt hoạt động của ủy ban tại đây vì chúng ta phải hành động ngay, thứ nhất chuyển Bộ tham mưu đến Alabiuô, thứ hai, đồng chí Cônhép phải tiến hành phối hợp hành động các đơn vị ở hướng Kalininxki, thứ ba, sau đây một tiếng ủy ban sẽ chuyển đến vị trí mới ở Môgiaixki”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:39:46 pm

        Ủy ban kiểm tra đồng ý với Giucốp và trở về Moxcơva. Chúng ta không khó khăn gì để so sánh với tình hình tương tự xảy ra tại phương diện quân Tây trước đây, khi mà Mekhơlic đã tối đó kiểm tra và đề nghị xử bắn Đại tướng Paplốp và một số tướng lĩnh, trong khi ở đây Giucốp đã cứu Cônhép và nhiều sĩ quan khác.

        Stalin tỏ ra rất nghiêm khắc với sai lầm và thất bại của Cônhép, Giucốp rất hiểu điều gì có thể xảy ra, vì vậy đã khôn khéo đưa Cônhép ra khỏi búa rìu của Stalin và giữ ông ta làm phó của mình (lúc đó, Giucổp không thể ngờ được là sau này Cônhép sẽ trả ơn cho ông bằng một cách rất mờ ám).

        Hai ngày sau khi Giucốp bắt đầu chỉ huy mặt trận, Molotốp điện thoại cho Giucốp với giọng phê phán, dường như Giucốp không nắm chắc tình hình chiến trận. Molotốp nói:

        - Hoặc là anh ngăn chặn ngay nguy cơ uy hiếp Moxcơva, hoặc là anh sẽ bị xử bắn.

        - Đừng dọa tôi - Giucốp trả lời - Tôi nắm mặt trận chưa đầy hai ngày, tôi vẫn chưa đủ thời gian để nắm chắc mọi tình hình.

        Molotổp cao giọng:

        - Sao lại thế được, anh không biết nắm tình hình trong hai ngày á?

        Giucốp trả lời:

        - Nếu anh có khả năng nắm tình hình nhanh hơn tôi thì hãy đến đây và nắm lấy cương vị chỉ huy đi! - Rồi ông dập máy.

        Khi các bạn đọc đến đoạn Giucốp đến phương diện quân phía Tây và phải mất rất nhiều thời gian để tìm Bộ tham mưu của nó, chắc các bạn cũng cảm thấy dường như có một khoảng trống nào đó, không thấy các binh đoàn của chúng ta đâu cả mà quân Đức lại không dễ dàng tiến được đến Moxcơva. Chúng ta vẫn nhớ lời Stalin nói với Giucốp: là ông ta không biết rõ được tình hình, không biết đơn vị nào bị bao vây, đơn vị nào đang chiến đấu. Chính lúc đó, trên các trận chiến đấu ác liệt là các đơn vị nhỏ của Hồng quân, các bộ phận còn lại của các sư đoàn, các binh đoàn. Họ chiến đấu dũng cảm, giữ từng trận địa để cản phá làn sóng tấn công mãnh liệt của quân Đức. Những chiến công đó, thậm chí chưa từng được viết ở đâu cả. Sau này các nhà văn, nhà báo chỉ gặp để nghe và viết về chiến công của những người còn sống - nhưng còn những người đã hy sinh, thậm chí chính họ mới là những người lập chiến công chính thì không được ai biết đến.

        Tình hình rất căng thẳng khi Stalin quyết định sáp nhập phương diện quân Tây và phương diện quân dự bị chiến lược.

        Liệu Stalin có thể làm gì hơn được khi mà đại đa số các đơn vị đang bị bao vây, còn lực lượng dự bị chiến lược thì không có. Nếu như lúc Stalin cử Giucốp đến Lêningrad và cho rằng tình hình ở đó là cực kỳ nguy hiểm thì tình hình ở Moxcơva lúc này còn căng thẳng và nguy hiểm hơn nhiều. Và lại lần này nữa, trong tình huống cực kỳ căng thẳng, Stalin lại có một quyết định đúng đắn, đó là việc bổ nhiệm Giucổp ở mặt trận phía Tây.

        Rất nhanh chóng đánh giá tình hình và hiểu rất rõ âm mưu của kẻ thù, Giucốp đi đến kết luận là quân Đức không đủ lực lượng triển khai trên toàn mặt trận, một bộ phận lớn các đơn vị đang phải làm nhiệm vụ bao vây các đơn vị của chúng ta. về phía Hồng quân cũng không nên tập trung phòng ngự quá dày đặc. Giucốp quyết định tổ chức phòng ngự dọc theo các đường quốc lộ, nơi các đơn vị cơ giới của Đức đang cố gắng tiến vào Moxcơva - Cụ thể là dọc tuyến Vôlôkôlamxki, Môgiaixki, Kaluxki. Khu vực này cần tập trung các đơn vị pháo, vũ khí chống tăng và tập trung hỏa lực của không quân. Hướng nguy hiểm nhất là Môgiaixki, gần với địa danh nổi tiếng Bôrôđinô, nơi năm 1812 Napôlêon đã vấp phải trận quyết chiến của quân đội Nga dưới sự chỉ huy của Cutudốp. Tại hướng này là trận địa của tập đoàn quân dự bị chiến lược.

        Trung tướng Rôcôxôpxki chỉ huy phòng thủ ở hướng Vôlôkôlamxki, nơi ông chỉ có bộ chỉ huy quân đoàn 16, còn các đơn vị của nó thì đang bị bao vây. Quân đoàn 33 của trung tướng Ephrêmôvưi tập trung ở hướng Narô -  Phơminxki, ở hướng Maloiaroxlápxki có quân đoàn 43 của Thiếu tướng Golubép.

        Ngày 10 tháng 10, khi Stalin bổ nhiệm Giucốp làm Tư lệnh phương diện quân, thì trên các trang báo: “Phelkisser Beobakhter” đã đáng tin: “Giờ khắc vĩ đại đã đến: chiến dịch phía Đông đã kết thúc”, “Sự kết thúc của Đảng Bônsêvich”... Hitle đã phát biểu trước nghị viện và tuyên bố: “Hôm nay tôi nói lên điều này, vì rằng hôm nay có thể tuyên bố kẻ thù đã bị tiêu diệt và không bao giờ có thể ngóc đầu lên được nữa!”.

        Hitle còn dự định sẽ chiếm Moxcơva và tổ chức duyệt binh đúng vào ngày 7 tháng 11. Trong những ngày này, Tổng tư lệnh Lục quân Đức, thông chế Brauchits đã đến mặt trận và yêu cầu điều các đơn vị xe tăng từ phía Bắc về để tấn công Moxcơva. Các đơn vị quân Đức đã chiếm được Kaluga hôm 12 tháng 10, ngày 15 tháng 10, Gepnher dẫn đầu tập đoàn xe tăng tiến về phía tuyến phòng thủ Moxcơva.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:44:47 pm

        Vào một trong những ngày căng thẳng nhất ấy, Stalin hỏi Giucốp:

        - Anh có tin là chúng ta sẽ giữ được Moxcơva không? Tôi hỏi anh điều này với một nỗi đau rất lớn trong lòng, anh hãy nói một cách chân thành, với tư cách một đảng viên.

        Giucốp suy nghĩ một lúc - Có lẽ những giây phút này đối với Stalin là rất dài. Giucốp hiểu rất rõ, ông phải gánh lấy trách nhiệm như thế nào trước câu trả lời “có” hay “không” của mình. Lúc đó, Giucốp tâm niệm rằng sẽ tìm mọi cách để bảo vệ thủ đô, vì vậy ông trả lời một cách tin tưởng:

        - Nhất định chúng ta sẽ giữ được Moxcơva. Nhưng chúng ta cần thêm ít nhất hai quân đoàn và ít ra là 200 xe tăng nữa.

        - Anh có quyết tâm như vậy là rất tốt. Anh hãy gọi điện cho Bộ Tổng tham mưu để thống nhất xem làm thế nào tập trung được hai quân đoàn dự bị, các đơn vị này sẽ có vào cuối tháng 11, nhưng còn 200 xe tăng thì chưa thể có ngay được.

        Ngày 15 tháng 10 năm 1941, lúc 9 giờ sáng, Stalin chủ trì họp Bộ chính trị, với sự có mặt của Bộ trưởng quốc phòng, Bí thư thứ nhất Đảng bộ Moxcơva, Tướng Arơtemiép, Tư lệnh quân khu Moxcơva. Stalin trông rất bình tĩnh và tập trung, ông thông báo:

        - Cho đến trước khi lực lượng dự bị của chúng ta từ Viễn Đông quay về thì quân Đức vẫn đang chiếm ưu thế. Mặt trận có thể bị chọc thủng vào bất cứ lúc nào. cần thiết phải chuẩn bị tình huống là quân Đức sẽ lọt vào Moxcơva.

        Tư lệnh bộ đội hậu cần của Hồng quân, tướng Khơrulép nhớ lại:   

        ... Sáng ngày 16 tháng 10, nguyên soái Sapôsnhicôp gọi điện thoại cho tôi và truyền đạt mệnh lệnh của Stalin cho tất cả các đơn vị hậu cần phải chuẩn bị sơ tán đến Kubưxép - để chuẩn bị sơ tán Đại bản doanh và Stalin, tôi được lệnh chuẩn bị một đoàn tàu...”.

        Nghị quyết của Hội đồng quốc phòng đã yêu cầu nhanh chóng bắt đầu sơ tán các cơ quan chính phủ, Xô Viết tối cao, các bộ, đoàn ngoại giao và các cơ quan khác, di chuyển các kho vật quý, tài liệu lưu trữ.

        Vào một đêm, dưới sự bảo đảm tuyệt mật đã di chuyển thi hài Lênin ra khỏi lăng và đưa lên một toa tàu bảo vệ đặc biệt để chở đến Kubưxép. Khi tại Moxcơva bắt đầu tiến hành sơ tán, thì dường như ở Moxcơva có tình trạng “hỗn loạn” như sau này có một số người đã gọi như vậy, tình trạng mất trật tự, phá phách các cửa hàng, kho tàng. Nhưng thực ra không phải là cướp phá mà là người ta ngầm hiểu là chia ra để sơ tán. Một số dân cư sơ tán đi bộ theo các quốc lộ về phía đông.

        Trong khi đó, riêng Bêria lại vội vàng lên kế hoạch để loại bỏ các tù nhân đặc biệt, trong đó có trợ lý Tổng tham mưu trưởng, hai lần Anh hùng Liên Xô Xmuxkêvich, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh không quân Xô Viết, Trung tướng, Anh hùng Liên Xô Rưchagốp và vợ ông ta, Thượng tướng, Anh hùng Liên Xô Stern... Theo lệnh của Bêria, 25 tù nhân đặc biệt - trong đó có các tướng lĩnh nêu ở trên đã bị xử bắn ngay sau khi được chuyển đến Kubưxép mà không có Toà án nào xét xử.

        Stalin không có ý định sơ tán khỏi Moxcơva. Sau đây là hồi ức của Charaép.

        - Vào giữa tháng 10, trước khi đi sơ tán, tôi có ghé vào chào tướng Vlaxich, tư lệnh cảnh vệ của Stalin.

        Vlaxich nói:

        - Không sao, cứ đi đi, sẽ sớm trở về thôi.

        - Vâng, tôi cũng tin như vậy.

        - Đồng chí Stalin cũng tin như vậy.

        - Thế có bao giờ các anh bàn đến chuyện là trong một tình huống khẩn cấp nào đó, đồng chí Stalin cũng đi sơ tán đến Kubưxép không?

        - Tôi biết đã từng có câu chuyện về chủ đề này giữa Stalin và Dđanốp, Stalin khảng khái nói rõ ràng là không thể bao giờ nói về chuyện này, Stalin sẽ ở lại Moxcơva, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một đoàn tàu.

        - Stalin có biết chuyện này không?

        - Bây giờ thì chưa biết, nhưng chắc là hôm nay hay ngày mai sẽ biết.

        Stalin không có ý định rời khỏi Moxcơva, nhưng mệnh lệnh về sơ tán thì do ông ký.

        Ngày 15 tháng 10 năm 1941

        Mệnh lệnh của Hội đổng quốc phòng Nhà nước

        “Về kế hoạch sơ tán của thành phố Moxcơva”

        Do tình hình không thuận lợi trên tuyến phòng thủ Môgiaixki, Hội đồng quốc phòng yêu cầu:

        1. Giao đồng chí Molotốp thông báo cho các phái Bộ ngoại giao để ngay ngày hôm nay tiến hành sơ tán đến thành phố Kubưxép (đồng chí Kaganôvich nhanh chóng đưa ra thành phần các bộ phận bảo đảm, đồng chí Bêria tổ chức công tác bảo vệ).

        2. Ngay trong ngày hôm nay tổ chức sơ tán Xô Viết tối cao, và cơ quan chính phủ do Molotốp đứng đầu.

        3. Nhanh chóng sơ tán cơ quan Bộ quốc phòng và Bộ Hải quân đến Kubưxép - còn Bộ Tổng tham mưu đến thành phô Arơdamax.

        4. Trong trường hợp quân địch xuất hiện ở cửa ngõ Moxcơva thì cho phép Bộ trưởng An ninh - đồng chí Bêria và đồng chí Serơbacôp quyết định việc phá huỷ các nhà máy mà không thể sơ tán được - Trong đó có cả thiết bị metro.


Chủ tịch Hội đồng quốc phòng       
I. V. Stalin"                 


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2019, 10:49:05 pm

        Ignatosvili một trong những cấp phó của tướng Vlaxich - Tư lệnh cảnh vệ của Stalin đã kể lại:

        - Khi tình hình ở Moxcơva đã trở nên rất căng thẳng, quân Đức đã chiếm được Kriucốp, còn các cơ quan chính phủ hầu như đã sơ tán hết ra khỏi Moxcơva, Micoian và Malencốp trong lúc đang ngồi trong phòng đã bảo tôi: “Đã đến lúc Stalin phải sơ tán về Kubưxép, anh hãy đến và nói với Stalin về điều này”.

        Tôi đến phòng Stalin, và để cho thân tình tôi nói chuyện với ông bằng tiếng Grudin:

        - Thưa Stalin, cần phải mang theo các đồ dùng gì đến Kubưxép?

        Stalin nhìn tôi một cách kỳ lạ, như đốt cháy các thứ trên người tôi.

        - Anh thật là một kẻ hèn nhát, làm sao mà anh có thể nói đến chuyện bỏ chạy, khi mà quân đội đang tử thủ bảo vệ Moxcơva! Anh đáng bị xử bắn về sự hèn nhát!

        Tôi bàng hoàng trở lại phòng Micoian và Malencốp, họ hỏi:

        - Sao? Ông ta quyết định thế nào?

        Tôi không có tâm trí nào để trả lời, Stalin đã nói thì không phải là đùa, tôi chộp lấy chai Cônhắc và ngửa cổ tu một hơi để lấy lại tinh thần.

        Micoian và Malencốp lại hỏi:

        - Cuối cùng thì ông ta quyết định thế nào?

        - Ông ta nói - sẽ xử bắn tôi vì những câu nói đó và nếu điều đó xảy ra thì chính các ông là người đẩy tôi tới giá treo cổ!

        Cũng may là sau đó không xảy ra chuyện này.

        Tháng 10 năm 1941, vào một trong những ngày căng thẳng nhất, Chính ủy không quân Stepanốp đã gọi điện cho Stalin. Do âm thanh rất to nên mọi người trong phòng làm việc của Stalin đã nghe được cuộc đàm thoại này. Stepanốp báo cáo là đang ở Perkhuscốp, phía Tây Moxcơva, nơi đóng Bộ tham mưu phương diện quân Tây.

        - Công việc ở đó thế nào? - Stalin hỏi.

        - Bộ chỉ huy không yên tâm, vì rằng Bộ tham mưu đóng quá gần tuyến trước, cần phải di chuyển về phía đông của Moxcơva - Có một khoảng im lặng rất dài. Sau đó, Stalin nói:

        - Đồng chí Stepanốp, hãy hỏi mọi người ở Bộ tham mưu xem họ có được trang bị xẻng quân dụng không?

        - Thưa đồng chí Stalin, bây giờ... đồng chí nói đến xẻng nào ạ?

        - Loại nào cũng được.

        - Bây giờ... xẻng thì có, thưa đồng chí.

        - Hãy truyền đạt lại cho mọi người để họ cầm lấy xẻng và tự đào lấy huyệt cho mình. Bộ tham mưu của đồng chí ở lại Perkhuscốp, còn tôi sẽ ở lại Moxcơva. Tạm biệt! - Ông nói những câu này một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và sau đó đặt máy.

        Ngày 18 tháng 10, quân Đức chiếm Maloiaroxlápxki và Môgiaixki.

        Ngày 19 tháng 10, Stalin triệu tập họp Hội đồng quốc phòng ở điện Kremli. Đầu tiên, Serơbacốp, Bí thư Thành ủy Moxcơva báo cáo về tình hình chiến sự, sau đó là báo cáo của Tư lệnh quân khu Moxcơva, tướng Arơtemiép về cuộc đấu tranh chống tình trạng náo loạn ở thủ đô và tình hình sơ tán.

        Sau đó, đến lượt Stalin, ông không bước về phía bục để phát biểu mà quay về phía mọi người đang ngồi trong hội trường. Một khoảng im lặng, mọi người nín thở chờ đợi bài phát biểu của Stalin, chờ đợi điều cốt yếu nhất, quan trọng nhất, nhưng Stalin nhìn vào từng người một mà hỏi:

        - Chúng ta sẽ giữ Moxcơva hay là rút lui?

        Sự im lặng càng căng thẳng hơn, không ai là không thế nói rằng có thế rút lui khỏi thành phố.

        - Tôi sẽ hỏi từng người một trong số các anh, xem trách nhiệm cá nhân từng người thế nào?

        Ông tiến về phía Bí thư Thành ủy, người ngồi ở hàng đầu:

        - Anh trả lời thế nào?

        - Không thể rút lui được!

        Người tiếp theo nói:

        - Chúng ta sẽ chiến đấu sau từng căn nhà.

        Stalin đi khắp phòng và hỏi từng người một, mọi người đều nói lên quyết tâm bảo vệ Moxcơva.

        Quay về phía Malencốp, Stalin nói:

        - Hãy viết nghị quyết của Hội đồng quốc phòng!

        Malencốp cầm lấy bút, viết rất chậm và không thật tự tin.

        Stalin bước tới, đọc qua vai Malencốp. Ông không kìm được nói:

        - Sao thế? Xé tờ giấy ấy đi và chuyển cho Serơbacốp. Ông ra lệnh - Hãy viết đi - Rồi ông đọc để Serơbacốp viết.

        Vì đây là văn bản do đích thân Stalin đọc cho Serơbacốp nên theo tôi tài liệu này cần được ghi lại để độc giả thấy được văn phong dứt khoát, rõ ràng và ngắn gọn của Stalin.

        Nghị quyết của Hội đồng quốc phòng.

        “Về việc từ 20 tháng 10 ban hành chế độ thiết quân luật ở thành phố Moxcơva và vùng ngoại ô”. Số 813 - ngày 19 tháng 10 năm 1941.

        Hội đồng tuyên bố việc phòng thủ trên các tuyến ở khoảng cách 100 - 120km phía Tây Moxcơva được giao cho Tư lệnh phương diện quân tây - Đại tướng Giucốp, còn Tư lệnh quân khu Moxcơva - Trung tướng Arơtemiép được giao nhiệm vụ bảo vệ phía trong Moxcơva.

        Để đảm bảo công tác hậu cần cho Moxcơva và các đơn vị bảo vệ Moxcơva cũng như nhằm chống hoạt động phá hoại, gián điệp của phát xít Đức, Hội đồng quốc phòng quyết nghị:

        1. Ban bố tình trạng thiết quân luật ở thành phố Moxcơva và các vùng lân cận từ 20 tháng 10 năm 1941.

        2. Nghiêm cấm mọi sự di chuyển của các cá nhân và phương tiện giao thông từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng, trừ khi có giấy phép đặc biệt của Tư lệnh cảnh vệ thành phố Moxcơva. Trong trường hợp có báo động phòng không thì phải di chuyển theo quy định của công tác phòng không.

        3. Việc bảo đảm an ninh nghiêm ngặt trong thành phố và vùng lân cận được giao cho Tư lệnh cảnh vệ thành phố Moxcơva - tướng Xinhilốp.

        4. Những kẻ vi phạm trật tự sẽ nhanh chóng bị chuyển cho Tòa án quân sự xét xử, còn những kẻ phá hoại, gián điệp, nội gián cho kẻ thù làm phương hại an ninh thi bị bắn ngay tại chỗ.

        Hội đồng quốc phòng kêu gọi nhân dân thủ đô tuân thủ trật tự, bình tĩnh và hỗ trợ các đơn vị Hồng quân đang bảo vệ Moxcơva.

Chủ tịch Hội đồng quốc phòng Nhà nước       
I.V.Stalin - Moxcơva, Kremli.               


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 12:39:26 am

        Ngày 28 tháng 10, Stalin cho gọi tướng Arơtemiép, Tư lệnh quân khu Moxcơva và Tư lệnh không quân - tướng Giugarép và đặt cho họ câu hỏi:

        - Còn mười ngày nữa là đến lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, chúng ta có tổ chức Lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ không?

        Hai vị tướng nhìn nhau lưỡng lự, Moxcơva đang trong tình trạng sơ tán, giấy tờ, đồ đạc còn ngổn ngang. Thậm chí không ai dám nghĩ đến điều đó.

        - Tôi hỏi lại một lần nữa, chúng ta có tổ chức duyệt binh không ?

        Arơtemiép trả lời không thật tự tin:

        - Tình hình không thuận lợi... và trong thành phố không có các đơn vị quân đội, xe tăng và pháo binh thì đang ở ngoài mặt trận... Liệu có nên không?

        - Nhưng Hội đồng quốc phòng cho rằng - Stalin nói hướng về các ủy viên Bộ chính trị đang ngồi trong phòng - Cần phải tổ chức duyệt binh, nó sẽ có ý nghĩa về tinh thần to lớn tác động không chỉ người dân Moxcơva mà là cả toàn quân, toàn quốc.

        Sau đó, các vị Tư lệnh đã nhận nhiệm vụ và việc chuẩn bị cho lễ duyệt binh đã bắt đầu trong chế độ “tuyệt mật”.

        Ba ngày trước ngày lễ, Stalin hỏi các vị lãnh đạo thành phố xem sẽ tổ chức lễ kỷ niệm ở đâu? Stalin giải thích lý do cần tổ chức lễ kỷ niệm và nói:

        - Các anh chuẩn bị thật nhanh, không còn thời gian để chuẩn bị báo cáo, nếu các anh không phản đối thì tôi sẽ đọc báo cáo.

        Ngày 6 tháng 11, lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười đã được tổ chức không phải ở nhà hát lớn mà ở tiền sảnh trong ga metro Maiacốpxkaia.

        Các đại biểu theo thang cuốn đi xuống ga metro, đại biểu chính phủ đến bằng tàu metro từ phía bên cạnh, thậm chí nhiêu người thấy không khí còn long trọng hơn cả buổi lễ trong những ngày hòa bình. Mọi người đểu hiểu ý nghĩa chính trị và tinh thần rất lớn của buổi lễ và lời phát biểu của Stalin được phát qua hệ thống radio ra toàn quốc.

        Đoạn đầu của bài phát biểu, Stalin điểm lại tình hình bốn tháng chiến tranh, ông lý giải tại sao chiến lược “đánh nhanh” của Hitle đã thành công ở phương Tây lại thất bại ở phía đông. Sau đó, ông rút ra nguyên nhân các thất bại tạm thời của Hồng quân và chỉ ra rằng quân Đức nhất định sẽ bị tiêu diệt.

        Stalin đọc diễn văn chậm rãi, rõ ràng có tính thuyết phục. Mọi người lắng nghe lời của lãnh tụ không chỉ cảm nhận nội dung mà cả sự tự tin, quyết tâm đem đến cho nhân dân lòng tin mãnh liệt rằng - mọi thứ sẽ theo đúng như đồng chí Stalin nói.

        Lễ duyệt binh ngày hôm sau trên Quảng trường Đỏ không những chỉ tập hợp mà còn cổ vũ nhân dân và quân đội trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, mà có thể nói là một đòn chí tử giáng vào âm mưu của phát xít Đức.

        Hai sự kiện trọng đại này đã minh chứng tầm nhìn và tính cách cao cả của Stalin như một nhà chính trị, một lãnh tụ có tầm cỡ, có đủ bản lĩnh, khả năng gắn kết toàn dân trong cuộc chiến đấu. Tôi có thể nói rằng hai sự kiện này còn chứng minh lòng dũng cảm của ông: nếu quân Đức mà biết được việc chuẩn bị buổi lễ này và có kế hoạch tấn công phá hoại thì hậu quả thật khôn lường.

        Đối với đồng bào cả nước, cuộc duyệt binh thật là bất ngờ, một sự kiện rất xúc động. Vì vậy, tôi sẽ nói ngắn gọn về những gì đã diễn ra trên Quảng trường Đỏ. Đây quả thật là một cuộc duyệt binh đặc biệt! Nó không chỉ là duyệt binh và diễu binh, mà nó còn là lời kêu gọi, sự cảnh báo với kẻ thù.

        Khi quân Đức đang ở cách Moxcơva không xa thì cuộc duyệt binh này quả thật là rất mạo hiểm. Quân Đức hoàn toàn có thể tập trung hỏa lực không quân và mặt đất để tấn công, thậm chí có thể tập trung binh lực rất lớn để tiến thẳng đến Quảng trường Đỏ. Trong thực tế đã có nhiều lần quân Đức chọc thủng tuyến phòng ngự của chúng ta và tiến rất sâu về phía trước.

        Nhưng lần này, quân Đức đã không chuẩn bị, tình báo của chúng không hề biết về kế hoạch tổ chức lễ duyệt binh. Khi cuộc duyệt binh đã bắt đầu. Hệ thống radio đã loan tin ra toàn thế giới, trong đó có cả Berlin và chỉ huy sở: “Hang sói”, nhưng vì quá bất ngờ nên quân Đức không biết phải làm gì, tất cả đểu sợ không dám báo cáo cho Hitle. Trong khi đó, bản thân Hitle rất tình cờ bật radio và nghe thấy bản nhạc duyệt binh và tiếng ủng lính nện trên mặt đường. Hitle lúc đầu tưởng là buổi diễu binh của quân Đức, nhưng khi nghe thấy mệnh lệnh duyệt binh bằng tiếng Nga thì Hitle hiểu ngay điều gì đã xảy ra. Hitle lập tức nhấc điện thoại và gọi thẳng cho Bộ tham mưu cụm tập đoàn quân “Trung tâm”.

        Khi nối được điện thoại, Hitle nói luôn:

        - Hitle đang bên máy đây, hãy nối ngay cho tôi tư lệnh phi đoàn ném bom gần nhất.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 09:34:31 pm

        Im lặng một lúc, sau đó có giọng thất thanh:

        - Đâu, Hitle đâu? Tôi không nghe thấy tiếng ông ta!

        - Tôi đây? Anh là ai?

        - Chỉ huy trưởng phi đoàn ném bom số 12, tướng...

        - Tướng tá cái gì, quân Nga tổ chức duyệt binh ngay trước mũi mà các anh không biết à? Ngủ à? Đồ lợn!

        - Nhưng thời tiết rất xấu, thưa Hitle, có tuyết và không bay được.

        - Các phi công giỏi có thể bay trong bất cứ thời tiết nào, tôi cho anh một tiếng để sửa lỗi lầm của mình. Hãy cất cánh ngay tất cả phi đoàn của anh và do chính anh chỉ huy. Tôi chờ báo cáo của anh khi trở về! Thế thôi - Và dập máy.

        Sau đó vài phút, đơn vị không quân Đức đã cất cánh, nhưng chúng không đến được Moxcơva, máy bay của vị tướng này và 25 chiếc khác đã bị bắn hạ trước khi đến được Moxcơva.

        Nhà văn Épgênhi Đakhaovich Vôrabiốp, người có mặt tại lễ duyệt binh đã kể lại:

        - Tôi lúc đó là phóng viên báo mặt trận phía Tây, tờ “Sự thật Hồng quân”. Tất cả phóng viên đứng trên cánh trái của lễ đài, nơi trước chiến tranh là chỗ đứng của đoàn ngoại giao„. Chúng tôi đứng rất gần, đến nỗi nghe thấy rõ khi Stalin bước ra lễ đài, ở đó gió to hơn. Ông hỏi:

        - Có lời chúc mừng sức khỏe không1?

        Sau đó một lúc, thời tiết có xấu đi, điều này bất lợi cho không quân địch (chắc chắn là lúc đó Stalin thường xuyên nắm thông tin về khí tượng để đề phòng không quân địch - N.D). Tuyết mỗi lúc một dày, Stalin cười mỉm và nói với các đồng chí đứng bên cạnh:

        - Đảng Bônsêvich thật là may, trời giúp chúng ta...

        Người nhận đội hình duyệt binh là nguyên soái Budienưi, chỉ huy trưởng đội duyệt binh là tướng Arơtemiép. Trái ngược với thông lệ, hôm nay người phát biểu không phải là người nhận đội hình duyệt binh mà chính Stalin đã phát biểu. Sau đây là một đoạn bài phát biểu nổi tiếng của ông, những lời đã khích lệ tinh thần toàn quân và các đơn vị duyệt binh từ Quảng trường Đỏ đã đi thẳng ra mặt trận:

        “Cuộc chiến tranh mà chúng ta đang tiến hành là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng. Hãy để hình tượng dũng cảm và vĩ đại của các danh tướng như Alexandre Nepxki, Đmitri Đônxki, Kudơma Minin, Đmitri Pôgiarxki, Alexandra Xuvôrốp, Mikhaiil Kutudốp cổ vũ các đồng chí trong cuộc chiến tranh này - Hãy để ngọn cò chiến thắng của Lênin tung bay...”.

        Tham gia duyệt binh là các học viên sĩ quan, các đơn vị của sư đoàn mang tên Dgiécginxki, tiếp sau là các đơn vị dân quân rất ít có các vũ khí hiện đại.

        Vào buổi sáng duyệt binh, giống như thời nội chiến, chính là lễ tiễn các đơn vị ra thẳng mặt trận, khác với các lễ duyệt binh trong thời bình, các vũ khí của các đơn vị đều lắp sẵn đạn để sẵn sàng ra thẳng chiến tuyến.

        Tiếp theo là khoảng 200 xe tăng, các đơn vị xe tăng có mặt ở Moxcơva là do đúng lúc đó các đơn vị này đang trên đường chuẩn bị ra mặt trận. Từ Quảng trường Đỏ, đội hình xe tăng rẽ trái tiến thẳng ra mặt trận qua quảng trường Dgiécginxki rồi tiến lên đại lộ Lêningrad, Vôlôkôlamxki và Môgiaixki.

        Trong thời gian này, từ cả hai phía đều diễn ra tình hình rất phức tạp.

        Thống chế Von Bock không thể tiếp tục tấn công theo kế hoạch  chiến dịch “Taiphun”, hắn quyết định xây dựng một chiến dịch mới với tên gọi là “Kana Moxcơva”. Bộ chỉ huy Đức quyết định bao vây Moxcơva làm hai vòng. Von Bock tập trung tại hướng Moxcơva 51 sư đoàn, trong đó có 13 sư đoàn xe tăng, bảy sư đoàn cơ giới, với 650 máy bay. Von Bock và tư lệnh lục quân Brauchits tính rằng lực lượng này thừa đủ khả năng để chọc thủng tuyến phòng ngự ở Moxcơva.

        Ngày 15 tháng 11 các đơn vị quân Đức chuẩn bị tiến quân.

        Trong lúc đó, Stalin cũng không để mất thời gian, tất cả các lực lượng có thể đểu được tập hợp lại thành các đơn vị phòng thủ. Stalin quyết định chủ động tấn công trước, ông gọi điện cho Giucốp:

        - Quân địch ở đó đang làm gì? - Stalin hỏi.

        - Chúng đã kết thúc việc tập trung quân và chắc trong thời gian ngắn sẽ tấn công.

        - Theo anh, đâu là hướng tấn công chính của chúng?

        - Quân đoàn xe tăng sẽ từ hướng Vôlôkôlamxki đánh vào giữa hai điểm Tula và Kasira.

        - Chúng tôi cùng Sapôsnhicốp dự tính cần chủ động đánh vào khu vực tập trung lực lượng địch - một đòn đánh vào khu vực Vôlôkôlamxki của quân đoàn 4 của Đức.

        - Làm sao chúng tôi đủ lực lượng, thưa đồng chí Tổng tư lệnh, chúng tôi chỉ có đủ lực lượng để phòng ngự.

        - Ở khu vực Vôlôkôlamxki hãy sử dụng các quân đoàn bên phải của Rôcoxốpxki, sư xe tăng của Đôvatora. ở khu vực Xerơpukhốp hãy sử dụng binh đoàn của Bêlốp và một bộ phận quân đoàn 49.

        - Tôi cho rằng, điều này không thể làm được. Chúng ta không thể ném quân ra tấn công mà không chắc là có thắng không, đó là các đơn vị dự bị cuối cùng của mặt trận.

        - Mặt trận của anh có tới sáu quân đoàn, chả lẽ thế vẫn chưa đủ?

        - Nhưng dải phòng ngự của mặt trận trải dài hơn 600km. Chúng tôi có rất ít quân dự bị.

        - Vấn đề phản công coi như đã quyết định - Hãy báo cáo kế hoạch vào chiều nay - Stalin cắt ngang.

        Ngày 16 tháng 11, các đơn vị phương diện quân Tây chuyển sang phản công theo lệnh của Stalin nhưng cũng sáng hôm đó quân Đức cũng bắt đầu chuyển sang tấn công.

------------------
        1. Theo phong tục của lễ duyệt binh, thì đội ngũ duyệt binh sẽ hô to 3 lần: chúc sức khỏe vị nguyên soái chỉ huy lễ duyệt binh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 09:37:16 pm

        Mặc dù sư đoàn của tướng Panphilốp phòng ngự rất kiên cường nhưng kẻ địch có trang bị tốt hơn vẫn tiến về trước. Chính vào ngày hôm đó, 28 chiến sĩ sư đoàn Panphilốp nổi tiếng đã lập một chiến công phi thường khi chống trả quyết liệt quân Đức và ngày 18 tháng 11 tướng Panphilốp đã hy sinh. Rôcoxốpxki gửi cho Sapôsnhicốp một bức điện đề nghị rút quân sang bò bên kia của sông Ixtri.

        Ngay lập tức, Bộ Tổng tham mưu đồng ý đề nghị này - nhưng khi Rôcoxốpxki chưa kịp di chuyển thì đã nhận được bức điện đầy tức giận của Giucốp: “Tôi là người chỉ huy các đơn vị của mặt trận! Tôi ra lệnh bãi bỏ lệnh rút quân ra khỏi đập sông Ixtri, tôi ra lệnh phòng thủ ngay tại trận địa và không được lùi một bước nào - Đại tướng Giucốp”.

        Bức điện này cho chúng ta thấy rõ tính cách của Giucốp: nhưng trong trường hợp này ông đã sai lầm. Các đơn vị không giữ nổi đập nước và bị quân Đức đẩy lùi sang bờ đông sông Ixtri. Nếu như Giucốp đồng ý với đề nghị của Rôcoxốpxki thì tổn thất sẽ ít hơn vì các đơn vị được di chuyển sớm sẽ chuẩn bị tuyến phòng thủ trên bờ sông bên kia.

        Ngày 29 tháng 11, quân Đức vượt kênh đào Moxcơva- Volga ở vị trí Iakhơrôm, đây là vị trí rất nguy hiểm, cần phải tập trung ngay mọi lực lượng để cứu nguy cho khu vực này.

        Chính là lực lượng dự bị do Stalin thành lập từ các mặt trận đã cứu nguy cho Moxcơva. Khi trao cho Giucốp nhiệm vụ phòng thủ Moxcơva, Stalin đã dành cho mặt trận tất cả lực lượng mà ông có lúc đó. Nhưng Stalin hiểu rằng từng đó vẫn chưa đủ, vì trận chiến ở Moxcơva có tính chất sống còn, vì vậy Stalin đã thành lập ở hậu phương lực lượng dự bị chiến lược với ba quân đoàn. Stalin đã tập trung ba quân đoàn này ở gần Moxcơva nhưng giữ nó cho trận quyết chiến cuối cùng, vào thời điểm gay cấn nhất.

        Khi quân Đức vượt kênh đào Moxcơva - Volga, chính là thời điểm gay cấn nhất. Stalin gọi cho Kudơnetxốp:

        - Kẻ thù đã vượt kênh đào và phá vỡ tuyến phòng thủ ở khu vực Yakhơroma tạo cho Moxcơva tình huống rất nguy hiểm. Hãy dùng tất cả lực lượng để phản công vào các đơn vị quân Đức này và bằng mọi cách đẩy chúng trở lại bờ bên kia của kênh đào. Tôi giao cho anh toàn quyển chỉ huy trận phản công này.

        Kudơnetxốp đã hoàn thành nhiệm vụ của Stalin giao, lúc 8 giờ sáng ngày 29 tháng 11 quân thù đã bị tiêu diệt và quay trở lại bờ bên kia kênh đào.

        Quân đoàn 20 được thành lập cuối tháng 11 - Tư lệnh của nó là tướng Vlacxốp (vâng, đúng lại là Vlacxốp). Ngày 2 tháng 12 tất cả các đơn vị của quân đoàn 20 phản công ở khu vực Poliama đỏ theo lệnh của Stalin - Tại đây các đơn vị của quân đoàn đã bắt được nhiều pháo hạng nặng của quân Đức đang chuẩn bị để bắn vào Moxcơva. Một đơn vị dự bị chiến lược nữa - Đó là quân đoàn Mười, do tướng Golikốp chỉ huy với 11 sư đoàn, chủ yếu là tập hợp từ khu vực Moxcơva.

        Thống chế Von Bock hiểu rằng chiến dịch tấn công của hắn đã bị bẻ gãy, hắn hiểu rằng đó là thảm họa. Đúng lúc đó có điện thoại của cục trưởng cục tác chiến Bộ tham mưu:

        - Hitle muốn biết bao giờ thì có thể tuyên bố chiếm được Moxcơva?

        Von Bock không nói tiếp với cục trưởng tác chiến và đề nghị được nói chuyện với Tư lệnh lục quân Brauchits. Sau đây là cuộc nói chuyện rất thú vị của chúng:

        Bock: - Tình hình rất nguy ngập, tôi đã ném tất cả lực lượng vào trận đánh để bao vây Moxcơva... Tôi tuyên bố là lực lượng cụm quân “trung tâm” đã cạn kiệt.

        Brauchits: - Hitle tin rằng quân Nga đang nằm bên bờ tan vỡ. Ông ta chờ báo cáo chính xác của anh: Khi nào thì sự tan vỡ này thành hiện thực!

        Bock: - Tư lệnh lục quân đã không đánh giá đúng tình hình.

        Brauchits: - Anh sẽ phải chịu trách nhiệm về kết cục này.

        Bock: - Bộ chỉ huy đã tính sai, hãy báo cáo Hitle là tập đoàn quân không đạt được mục tiêu, chúng tôi không có lực lượng.

        Brauchits: - Hitle muốn biết khi nào thì Moxcơva thất thủ!

        Lo ngại là Brauchits cố tình giả vờ không nghe thấy hoặc lo sự phải báo cáo Hitle nội dung này. Sau đó, Von Bock đã đánh một bức điện báo cáo Hitle nội dung như trên. Như vậy, chiến dịch “Taiphun” bão táp đã phá sản hoàn toàn.

        Stalin và Giucốp không cho kẻ thù được nghỉ để lấy lại sức bằng các trận phản công quyết liệt. Từ góc độ nghệ thuật quân sự, đây là các trận phản công tuyệt vời, vì rằng chúng ta không vượt trội về lực lượng. Ba quân đoàn mới do Stalin thành lập đã bổ sung lực lượng cho phương diện quân Tây, nhưng nói chung tương quan lực lượng của ta vẫn chưa vượt trội: quân Đức có lực lượng gấp 1,5 lần của ta, pháo binh gấp 1,4 lần, xe tăng gấp 1,6 lần.

        Nhưng dù sao các đơn vị Hồng quân vẫn tiến về phía trước, chính là các đơn vị trước đó đã phòng ngự dũng cảm -  Cuối cùng thì lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh này quân ta đã tiến về phía trước, điều mà toàn quân và tất cả nhân dân Xô Viết đã chờ đợi từ lâu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 09:40:39 pm

CÁC TRẬN PHẢN CÔNG

        Ngày 29 tháng 11 năm 1941, Giucổp điện thoại cho Tổng tư lệnh, báo cáo tình hình và đề nghị ra mệnh lệnh phản công. Stalin chăm chú lắng nghe và hỏi:

        - Thế anh có tin tưởng rằng kẻ thù đã rơi vào trạng thái khủng hoảng và không thể tái lập được một cụm quân lớn nào không?

        - Quân địch đang khủng hoảng, nhưng nếu chúng ta bây giờ không tiêu diệt ngay các đơn vị của chúng thì quân Đức có thể tập hợp lại lực lượng ở khu vực Moxcơva với các binh đoàn lớn từ phía Bắc và phía Nam, lúc đó tình hình sẽ rất phức tạp.

        Stalin nói rằng ông cần trao đổi thêm với Bộ Tổng tham mưu. Chiều tối 29 tháng 11, Stalin đã ra quyết định về các trận phản công.

        Sáng sớm 30 tháng 11, kế hoạch phản công đã được trình lên Đại bản doanh, Giucốp gửi kèm theo kế hoạch là một đoạn báo cáo ngắn: “Đề nghị khẩn cấp báo cáo đồng chí Stalin kế hoạch phản công của phương diện quân “Tây” và ra Mệnh lệnh để có thể nhanh chóng bắt đầu chiến dịch nếu không sẽ là muộn”. Stalin đã ký phê chuẩn lên bản đồ tác chiến của phương diện quân “Tây”.

        Từ các sự kiện trên cho thấy: sáng kiến về đòn phản công là do Giucốp đề xuất, nhưng quyết định cuối cùng là của Stalin. Vì vậy, sẽ là không chính xác khi nhiều tác giả cho rằng công lao chính chỉ có một mình Giucốp. Phải thừa nhận rằng ý tưởng về phản công vào một thời điểm nào đó, ở một chiến trường nào đó, về xây dựng lực lượng dự bị chiến lược và tung ra vào thời điểm cần thiết - Đó là ý tưởng của Tổng tư lệnh Stalin.

        Giucốp đã có ý tưởng và đề nghị với Đại bản doanh, đó chính là tính bất ngờ. Vào lúc quân Đức hoàn toàn không ngà rằng các đơn vị Xô Viết vừa phòng ngự rất khó khăn lại nhanh chóng chuyển sang phản công.

        Như vậy là từ 5 tháng 12, phương diện quân Kalinin do Cônhép chỉ huy, ngày 6 tháng 12 phương diện quân Tây Nam do Timôsencô chỉ huy và phương diện quân Tây do Giucốp chỉ huy đã tiến hành các đòn phản công ở phía bắc và phía nam Moxcơva. Trong vòng một tháng quân Đức đã bị đẩy lùi đến ranh giới Narô-Phơminxk-Maloiaroxlápxki- Xukhinhidin-Belép.

        Ngày 5 tháng 1 năm 1942, tại hội nghị của Bộ Tổng tư lệnh, Stalin đã nói:

        - Quân Đức bị hoảng loạn vì thất bại ở Moxcơva, đối với chúng mùa đông rất khắc nghiệt. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để chuyển sang phản công... Nhiệm vụ của chúng ta là không cho kẻ thù được nghỉ ngơi để tập hợp lực lượng, dồn đánh chúng, buộc chúng bị tiêu hao hết lực lượng dự bị cho đến trước mùa xuân.

        Sau đó, ông phân tích và giao nhiệm vụ cho từng mặt trận.

        Như vậy, là từ 5 tháng 1 năm 1942, bắt đầu chiến dịch phản công do chính Đại bản doanh hoạch định và tiến hành, hay nói đúng hơn là do chính Stalin đích thân chỉ huy. Bản thân Giucốp đã nói: “ý tưởng chuyển sang tổng phản công ở tất cả các mặt trận - rõ ràng không phải là của Bộ Tổng tham mưu, đó là ý tưởng của Stalin”.

        Tuy nhiên, mãi về sau này - khi tôi sưu tầm tài liệu cuốn sách này vào năm 1999 - tôi mới biết thêm một sự thật về ý đồ chiến lược rất xa của Stalin mà còn ít người biết đến.

        Stalin cảm nhận rằng, đợt tổng phản công của quân đội Xô Viết đã phần nào làm tan rã ý chí của Bộ chỉ huy Đức, do đó chúng hoàn toàn có thể chấp nhận đề nghị tạm đình chiến do chính Stalin đề ra. Tổng tư lệnh thậm chí không trao đổi việc này với các tướng lĩnh và ủy viên Bộ chính trị, vì vậy không ai trong số họ được biết về ý đồ chiến lược này.

        Tình huống lúc này được tạo ra gần giống với thời điểm năm 1918, khi Lênin buộc phải ký Hiệp ưỏc Hòa bình Brest để cứu nước Cộng hòa Xô Viết non trẻ. Stalin đã nhìn thấy quân Đức đang tiến sát Moxcơva, Hồng quân bị tổn thất lớn, lực lượng dự bị không có đủ, vũ khí hiện đại như xe tăng, pháo, máy bay không cung cấp kịp thời. Để đưa các nhà máy sản xuất vũ khí vào hoạt động cần phải có thời gian. Vì vậy thời gian đình chiến tạm thời là vô cùng cần thiết.

        Để đạt mục đích này, Stalin đã giao nhiệm vụ cho cơ quan phản gián tìm cách tiếp cận Bộ chỉ huy Đức. Để có thể tổ chức đàm phán bí mật được có một điều kiện rất thuận lợi, đó là từ năm 1938 giữa KGB và Gesstapo đã có một văn bản hợp tác, hỗ trợ nghiệp vụ do Bêria và Giám đốc Cục 4 (Gesstapo) của ủy ban an ninh quốc xã G. Muller ký.

        Cuộc gặp gỡ bí mật được tiến hành tại Munchen vào 20 tháng 2 năm 1942, Stalin đích thân viết bản “yêu cầu đối với Bộ chỉ huy Đức”, chúng được in làm hai bản, một bản giữ ở chỗ Stalin, một bản giao cho người dẫn đầu đoàn đàm phán, văn bản này là để nội bộ đoàn Xô Viết làm việc, không trao cho phía Đức.

        Sau đây là các đề nghị của Stalin tại văn bản nói trên:

        1. Từ ngày 5 tháng 5 năm 1942, lúc 6 giờ sáng sẽ bắt đầu ngừng bắn trên toàn mặt trận. Thời gian ngừng chiến là đến ngày 1 tháng 8 năm 1942 lúc 18 giờ.

        2. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 8 năm 1942 đến ngày 22 tháng 12 năm 1942 các đơn vị quân Đức phải rút về đường ranh giới được thể hiện trên bản đồ số 1. Kiến nghị tạm thời dừng đường ranh giới giữa Đức và Liên Xô theo chiều dài được thể hiện ở bản đồ số 1.

        3. Sau khi tái cơ cấu lại quân đội các đơn vị của Liên Xô vào cuối năm 1943, sẽ sẵn sàng bắt đầu các hành động quân sự cùng với lực lượng vũ trang của Đức để chống lại quân Anh và Mỹ.

        4. Liên Xô chuẩn bị xem xét các điều kiện để tuyên bố hòa bình giữa hai nước và cáo buộc việc phát động chiến tranh của cộng đồng Do Thái quốc tế trong khuôn khổ của Anh và Mỹ. Trong thời gian 1943 - 1944 sẽ tiến hành các hoạt động quân sự phối hợp để tái cơ cấu không gian quốc tế (sơ đồ số2).

        Ghi chú: Trường hợp quân Đức từ chối thực hiện các điểm 1 và 2 nêu trên thì các đơn vị quân Đức sẽ bị tiêu diệt và nhà nước Đức sẽ ngừng tồn tại trên bản đồ chính trị thế giới.

        Cảnh báo Bộ chỉ huy Đức về trách nhiệm của mình.


Tổng tư lệnh Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô I. Stalin       
Moxcơva, Kremli, ngày 19 thảng 2 năm 1942.         


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 09:43:51 pm

        Cái mà chúng ta nói chỉ là các yêu cầu do Stalin đưa ra được chứng thực ở chữ ký của ông, còn văn bản mà chúng ta nói ở đây chỉ là bản thảo được gạch các ý chính và không in trên giấy theo mẫu chính thức của Đảng và Nhà nước Liên Xô mà chỉ trên một tờ giấy viết bình thường.

        Hãy chú ý đến thời điểm. Đợt tổng tấn công đang diễn ra và Stalin nói với Hitle giọng của người ở thế mạnh, đe dọa tiêu diệt các đơn vị quân Đức.

        Tuy nhiên, quân Đức không cho rằng họ ở thế thua kém. Đại diện của phía Đức - sĩ quan SS Volpht không tỏ ra bối rối mà rất tự tin và cao giọng. Cuộc đàm phán bí mật kéo dài một tuần. Sau đó Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô đã báo cáo Stalin như sau:

        Gửi đồng chí Stalin (báo cáo)

        Ngày 27 tháng 2 năm 1942

        Trong quá trình đàm phán ở Mulchen từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 2 năm 1942 với đại diện của Bộ Tư lệnh Đức và tư lệnh Bộ tham mưu SS Volpht, phía Đức không đồng ý với các yêu cầu của ta.

        Phía Đức yêu cầu chúng ta giữ nguyên đường ranh giới như hiện có và chấm dứt các hoạt động quân sự.

        Chính phủ Liên Xô phải ngay lập tức chấm dứt quan hệ với người Do Thái. Trước hết phải di tản tất cả người Do Thái đến vừng Cực Bắc, cách ly họ và sau đó tiêu diệt hoàn toàn.

        Bộ chỉ huy Đức không loại trừ khả năng thành lập mặt trận thống nhất chống lại Anh và Mỹ.

        Sau khi hỏi ý kiến Berlin, Volpht tuyên bố, khi xem xét cơ cẩu lại thế giới, nếu lãnh đạo Liên Xô chấp nhận các đề nghị của Đức thi có thể phía Đức sẽ xóa bỏ đường ranh giới phía Đông có lợi cho Liên Xô.

        Bộ chí huy Đức đế biểu lộ sự thay đổi theo hướng đồng thuận có thể sẵn sàng thay màu đen trên quốc kỳ sang màu đỏ.

        Khi thảo luận về các vị trí theo sơ đồ thứ hai xuất hiện một số vấn đề khác biệt sau:

        1. Mỹ Latinh phải thuộc Đức.
        2. Trung Quốc phải trở thành thuộc địa và khu vực ảnh hưởng của Nhật.
        3. Thế giới Ảrập phải là vùng ảnh hưởng của Đức ở khu vực bắc châu Phi.

        Như vậy, lập trường của hai bên rất xa nhau. Đại diện phía Đức phủ nhận việc giải tán các đơn vị quân Đức. Theo ông ta chiến tranh với Nga sẽ kéo dài vài năm nữa và sẽ kết thúc bằng chiến thắng của Đức. Theo ông ta, quân Nga sẽ bị tiêu hao lực lượng và của cải và sẽ phải quay lại bàn đàm phán với thế bất lợi hơn vào hai hoặc ba năm nữa.


Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô.       
Merơculốp                           

        Chúng ta phải đánh giá hành động này của Stalin thế nào?

        Có thể có người nói hành động này là vi phạm nguyên tắc quốc tế vô sản, khi đàm phán thỏa hiệp với phát xít để chống lại các đồng minh. Tự bản thân ông gọi các yêu cầu này là “không được nghi lễ” cho lắm với các đồng minh. Nhưng có một điều rõ ràng là khi đưa ra các yêu cầu này, ông sẵn sàng nhận về mình bất kỳ sự đánh giá xấu nào, chỉ duy nhất là tâm niệm để cứu nguy cho đất nước và nhân dân. Stalin rất hiểu ý đồ của Hitle muốn tiêu diệt nước Nga, biến nước Nga thành thuộc địa của chúng.

        Stalin cũng không “bán đứng” người Do Thái, không thỏa hiệp với các yêu cầu của phía Đức, mặc dù phía Đức hứa hẹn rất nhiều quyền lợi. Ông không chấp nhận ý đồ của Hitle về việc tiêu diệt người Do Thái (để bác lại luận điệu một số người cho rằng Stalin là người theo chủ nghĩa bài Do Thái).

        Tôi cho rằng ý tưởng của Stalin về việc phối hợp với Đức để chống Anh và Mỹ chỉ là động tác giả chiến thuật để tranh thủ thời gian. Việc đưa ra thời điểm hợp tác từ “sau 1943-1944” rõ ràng là để cứu nguy cho thời điểm căng thẳng hiện tại. Sau hai hoặc ba năm nữa rất nhiều thứ sẽ thay đổi, và lúc đó sẽ giải thích cho các đồng minh hiểu. Nói chung, mưu mẹo của Stalin và lời “hứa giả” này có thể hiểu được, trong chính trị các ý đồ thế này là bình thường.

        Trong lúc đó, Stalin vẫn kiên trì yêu cầu bộ đội chuyển sang phản công, còn chúng ta cảm nhận sự kiện này như một ví dụ nữa về tư duy chiến lược của Stalin, mặc dù ý đồ này không đạt được nhưng rõ ràng mục tiêu của nó là để cứu nguy cho Tổ quốc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 09:47:54 pm
     
TƯỚNG VLAXỐP

        Trong những ngày diễn ra trận đánh bảo vệ Moxcơva đã bắt đầu câu chuyện về tướng Vlaxốp. Trong đợt chiến đấu này, ông ta không hể có đóng góp gì vì lúc đó ông ta đang bị ốm.

        Nhưng khi Vlaxốp bỏ chạy sang hàng ngũ quân Đức và tự nhận là kẻ “giải phóng nhân dân Nga” thì người ta nói nhiều về lai lịch của ông ta. Và bắt đầu có một số kẻ tô vẽ cho ông ta (trong đó có tác giả được cho là rất thiên tài), đã viết cả một cuốn sách về ông ta và đẩy ông ta lên thành người bảo vệ chính cho thành Moxcơva.

        Tôi đã nghe nói về Vlaxốp từ trước chiến tranh khi còn là học viên trường sĩ quan lục quân Tasơkent. Sau khi không thành công trong chiến tranh Phần Lan, Bộ trưởng quốc phòng mới nguyên soái Timôsencô ra mệnh lệnh đề ra phương châm cho các nhà trường chỉ "đào tạo cho học viên nhưng điều mà chiến tranh yêu cầu", phải bám sát tình hình thực tế.

        Việc học tập và rèn luyện của học viên rất căng thẳng. Trong điều kiện như vậy, sư đoàn bộ binh số 99 của Vlaxốp được tuyên dương là đơn vị xuất sắc nhất của Lục quân. Lúc đó, Vlaxổp được tặng thưởng Huân chương Lênin, Bộ trưởng Quốc phòng rất hài lòng với tính đòi hỏi nghiêm khắc của Vlaxốp. trong tập luyện đã tặng ông ta chiếc đồng hồ vàng “Sao đỏ”, nhiều bài báo đã biểu dương tính nghiêm khắc của Tư lệnh sư đoàn và trao lá cờ “đơn vị dẫn đầu” của Hồng quần Liên Xô cho sư đoàn của Vlaxốp. Lúc đó, người ta thấy rằng Vlaxốp là rất trong sạch cả về xuất thân và mẫu mực theo các tiêu chuẩn của Đảng. Lúc trẻ ông ta được đào tạo ở trường dòng. Sau đó vào trường đại học Tôn giáo và học ở đó hai năm (chúng ta nhớ rằng bản thân Stalin cũng đã từng là học sinh trưòng dòng). Các bản lý lịch đều xác nhận bản lĩnh chính trị và sự trung thành của ông ta.

        Ông ta tự viết lý lịch vào năm 1940 như sau:

        “Gia nhập Đảng năm 1930... Nhiều lần được bầu vào cấp ủy của nhà trường và trung đoàn. Đã từng là phóng viên báo nhà trường. Đã từng là thành viên tòa án quân sự quân khu”.

        Chúng ta hãy chú ý một chi tiết, ông ta đã là thành viên Tòa án quân sự vào đúng các năm thanh trừng 1937 - 1939. Tôi cũng không có tài liệu để biết là ông ta đã xử án ai, đã tuyên án tử hình ai vì tội chống chính quyển Xô Viết khi mà bản thân ông ta sau này chính là kẻ chống lại Đảng.

        Đây là đoạn kết trong lý lịch tự thuật của Vlaxốp: “Chưa từng bị kỷ luật Đảng, không tham gia các đảng phái chống đối, không dao động, kiên định đường lối chính trị của Đảng, chưa bao giờ bị ra tòa, chưa ra nước ngoài bao giờ”.

        Nói chung là bản lý lịch trong sạch của một đảng viên gương mẫu. Riêng mục chưa ra nước ngoài bao giờ thì Vlaxốp không khai thật. Ông ta đã ở Trung Quốc trong thời gian hơn một năm, từ tháng 9 năm 1938 đến tháng 12 năm 1939.

        Tôi xin dẫn ra một tài liệu.

        Mật!

        Trung tá Vlaxôp đã được kiểm tra qua Cục tình báo thuộc Bộ Nội vụ để cử ra nước ngoài công tác. Đã nhận được bản kiểm tra số 167 ngày 11 tháng 8 năm 1938, không có nhận xét gì đặc biệt.

        Tư lệnh ban 1 - Đại tá Rumianxép - Ngày 21 tháng 9 năm 1938.


        Vlaxốp đã thực hiện nhiệm vụ gì ở Trung Quốc xin để cho các tác giả khác bàn tới. Tuy nhiên có một tình tiết mà tôi không rõ, vì rằng Vlaxốp chỉ tham gia có một lần nhiệm vụ tình báo và tại sao anh ta không tiếp tục ở lại công tác tình báo? Đó là một câu hỏi.

        Tôi đã nhiều lần công tác ở lĩnh vực này, vì vậy tôi hiểu rất rõ rằng đã bước vào công tác tình báo thì công việc rất phức tạp, nhưng để ra khỏi lĩnh vực này còn khó hơn. Khi một sĩ quan đã được sử dụng vào công tác tình báo mà lại bị trả về đơn vị thì điều đó với anh ta không có gì là tốt cả.

        Sau khi trở về đơn vị, Vlaxốp đã được bổ nhiệm là Tư lệnh binh đoàn cơ giới số 4 và sau đó là Tư lệnh quân đoàn 37, đơn vị đã dũng cảm bảo vệ Kiép.

        Như vậy, Vlaxốp không có lý do gì để bất mãn với đường “quan lộ” của mình. Ngược lại, anh ta đã tiến nhanh đến chóng mặt: chỉ huy sư đoàn chưa đến một năm, chỉ huy binh đoàn chỉ trong một tháng, từ tháng 9 năm 1941 chỉ huy quân đoàn 37 cho đến ngày Kiép thất thủ. Sau đó, vào tháng 11 được chỉ định là Tư lệnh quân đoàn 20, tham gia bảo vệ Moxcơva trong thành phần phương diện quân “Tây”.

        Nhiều tác giả đã “bất chấp sự thật” khi viết trong các ấn phẩm của phương Tây và ở nước Nga về thời kỳ bộc lộ “tài năng quân sự” của Vlaxốp. Trong hồi ký của mình, tướng Xanđalcíp đã nhớ lại là Vlaxốp vừa được bổ nhiệm Tư lệnh quân đoàn nhưng trong giai đoạn đầu chiến dịch anh ta hoàn toàn không có mặt ở sở chỉ huy, mà thực ra là nằm trong bệnh viện, tướng Xanđalốp nhớ lại là khi ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng quân đoàn 20, ông có hỏi Sapôsnhicốp: Ai là Tư lệnh quân đoàn? Sapôsnhicôp đã nói: Tướng Vlaxốp cựu Tư lệnh quân đoàn 37 được bổ nhiệm làm Tư lệnh, nhưng ông ta đang ốm, trong thời gian tới anh hãy tự lo lấy... Thực tế, Vlaxốp đã vắng mặt suốt cả thời kỳ phòng thủ và cả thời kỳ tổng phản công ở Moxcơva. Hãy nghe Xandalôp kể lần đầu tiên trông thấy Vlaxốp:

        Đến ngày 19 tháng 12, khi tôi và Kulicốp, ủy viên Hội đồng quân sự đang ở một trạm thông tin thì Vlaxốp xuất hiện lần đầu tiên từ ô tô bước ra, đeo kính đen, áo khoác lông dựng cổ. Vlaxôp bước vào trạm thông tin và tại đây lần đầu tiên chúng tôi đã gặp nhau. Tôi đã báo cáo Vlaxốp về tình hình của quân đoàn và nói rõ là Nguyên soái Giucốp đã chỉ ra tính thụ động, chậm chạp trong hành động của quân đoàn. Sau đó một, hai ngày, ông ta chính thức chỉ huy quân đoàn.

        Từ các thông tin trên có thể thấy rõ là Vlaxốp không tham gia chiến trận giải phóng Vôlôkôlamxki, bởi vì lúc ấy Vlaxốp chưa có mặt và chưa chỉ huy quân đoàn.

        Có thể có người hỏi: Thế tại sao tướng Vlaxốp lại được thưởng Huân chương Cờ đỏ! Vì trận chiến ở Moxcơva? Đúng là như vậy, vì lúc đó tất cả các Tư lệnh quân đoàn đều được tặng thưởng Huân chương - trong đó có Vlaxốp. Nhưng riêng Giucôp thì lại không có tên và không được tặng thưởng. Vì rằng danh sách các tướng lĩnh được khen thưởng do Giucốp lập, ông không thể tự đưa tên mình vào danh sách. Nhưng bản thân Tổng tư lệnh Stalin cũng không được tặng thưởng huân chương nào sau chiến thắng vĩ đại này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 09:51:00 pm

NHỮNG NGƯỜI CỘNG TÁC DŨNG CẢM

        Trong những ngày tổng phản công, Stalin rất tin tưỏng vào khả năng làm việc của Giucốp, Sapôsnhicốp, Vaxilepxki, nhưng bên cạnh họ, Stalin cũng tìm kiếm các tài năng trẻ như Erêmencô. Tuy nhiên, với Erêmencô, Stalin đã đánh giá sai nhân vật này.

        Trong thời gian chiến tranh, Stalin đã phát hiện, bồi dưỡng và bổ nhiệm một số lượng lớn các tướng lĩnh có tài như Giucốp, Vaxilepxki, Cônhép, Rôcoxốpxki, Bagramian... Tất cả họ đều do đích thân Stalin bồi dưỡng, Stalin ủng hộ họ, tha thứ cho khuyết điểm của họ, thưởng huân chương cho họ khi lập chiến công nhưng thường xuyên giữ họ trong phạm vi kỷ luật. Trong số đó có Khơrulép. Sau đây là hồi tưởng của ông:

        “Sau khi Stalin đề nghị bổ nhiệm tôi làm tư lệnh hậu cần trang thiết bị cho Hồng quân.

        Tôi đã hỏi Stalin:

        - Liệu có cần đến tôi ở vị trí này không?

        Stalin hỏi lại:

        - Tại sao anh không muốn tiếp nhận đề nghị này?

        Tôi đã nói rằng: Vì rằng Mekhơlic đã đặt ra nhiệm vụ bằng cách nào cũng phải tiêu diệt tôi. Anh ta sẽ lợi dụng chuyện này để tiếp tục ý đồ của mình.

        Stalin cười và nói:

        - Không có loài ác thú nào mạnh hơn loài mèo.

        - Đối với tôi, Mekhơlic là loài vật đáng sợ - Tôi trả lời.

        Năm ngoái, khi các anh xem xét vấn đề của tôi trong Bộ chính trị, Mekhơlic tìm mọi cách thuyết phục mọi người rằng tôi đã tham gia vụ nổi loạn quân sự. Tôi đã nói rằng, tôi là con người trung thực và yêu cầu Mekhơlic và Egiốp hãy để cho tôi yên. Trước khi trở về đơn vị, Mekhơlic nói với tôi: Anh hãy đi mà cám ơn Vôlôsilốp, ông ta đã ngăn cản để tôi không kết tội anh, nhưng tôi cam đoan với anh là tôi sẽ làm mọi cách để đạt mục tiêu của mình.

        Stalin nói với tôi:

        - Được rồi, thế nếu tôi và anh cùng tiến hành đấu tranh chống lại Mekhơlic thì anh nghĩ thế nào? Có được không?

        Tôi trả lời thẳng thắn:

        - Theo lôgic của tự nhiên, mọi vật sẽ phải để đúng chỗ của nó. Nhưng anh nên biết rằng Mekhơlic là loại người rất giảo hoạt. Ông ta có thể thoát ra khỏi bất kỳ tình huống nào.

        - Thế liệu anh ta có tiêu diệt được tôi và anh không? - Stalin hỏi.

        - Ông thì anh ta không dám, nhưng tôi thì sẽ bị tiêu diệt.

        Tuy vậy, cuối cùng thì tôi vẫn được bổ nhiệm là Tư lệnh bộ đội hậu cần của Hồng quân”.

        Những thành công mà Khơrulép đạt được trong công tác bảo đảm hậu cần cho bộ đội đã chứng tỏ ông là một vị tướng có tài tổ chức.

        Chúng ta hãy nghe Khơrulép, một vị tướng trí thức nhận xét về phong thái làm việc của Stalin:

        “Đại bản doanh là cái gì? Đó chính là Stalin (không có một ai là thư ký của ông), Bộ Tổng tham mưu là gì? (Stalin thường gọi Tổng tham mưu trưởng hoặc người giúp việc của ông ta mang theo bản đồ đến phòng làm việc của mình) và tất cả Bộ Quốc phòng - Đó chính là Đại bản doanh.

        Stalin có thể cho gọi bất kỳ một Tư lệnh mặt trận nào và nói:

        - Chúng tôi muốn anh ban hành mệnh lệnh tiến hành một chiến dịch, để tiến hành anh cần những gì?

        Trong phòng làm việc của mình, Stalin chỉ có duy nhất một máy điện thoại, các thiết bị thông tin liên lạc khác vẫn đặt ở Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu. Không bao giờ thấy Stalin vội vàng đi tìm một phương tiện thông tin nào đó. Hàng ngày ông đến phòng làm việc ở Kremli vào lúc 4 giờ sáng và bắt đầu cho gọi các nhân vật mà ông muốn làm việc, nhưng không bao giờ ông gọi một ai đến quá sớm.

        Anh có thể tưởng tượng thế này: Stalin khai mạc hội nghị, nêu ra chương trình nghị sự và bắt đầu theo chương trình... Không! Stalin không bao giờ điều hành một cuộc họp như vậy, mà ông thường đặt ra câu hỏi, một số vấn đề xuất hiện ngay trong quá trình hội nghị. Ngay khi thấy vấn đề liên quan đến ai là ông cho gọi người đó tới. Khi liên quan đến hậu cần ông yêu cầu gọi Khơrulép, khi liên quan đến không quân, ông cho gọi Iacôplép... Và ông giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Ngoài ra, từng thành viên của Hội đồng quốc phòng đều được ông giao công việc cụ thể, ví dụ: Molotốp - lo về chuyện xe tăng; Malencốp - là máy bay; Micoian - cung cấp hậu cần...

        Trong một ngày ông phải ra hàng chục mệnh lệnh, không có chuyện Hội đồng quốc phòng họp vào thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Các cuộc họp diễn ra hàng ngày vào bất cứ lúc nào cần thiết. Có lần vào nửa đêm, Stalin gọi điện cho tôi và hỏi: "Tại sao anh không ngủ?”. Tôi nói: Thưa đồng chí, nếu đồng chí đã gọi điện cho tôi vào lúc muộn thế này thì tức là đồng chí cho rằng tôi không nên ngủ.

        Stalin ký các văn kiện thường là không đọc - ông hoàn toàn tin tưởng người trình ký, nhưng nếu có ai đó có ý cẩu thả hoặc cố ý chuẩn bị một văn kiện trái chỉ đạo của ông - thì coi như số phận của người đó đã được định đoạt. Tôi đã trình Stalin ký hàng ngàn văn bản và mỗi lần như vậy tôi phải kiểm tra từng chữ một.

        Mỗi khi anh có một việc gì đó thật khẩn cấp, không thể chờ được thì anh có thể đến phòng của Stalin vào bất cứ lúc nào mà không cần hẹn trước. Tôi đã có nhiều trường hợp như vậy và không lần nào Stalin đuổi tôi ra, vâng, Stalin chưa bao giờ đuổi ai ra khỏi phòng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 09:55:14 pm

CHIẾN CUỘC MÙA ĐÔNG NĂM 1942

        Ngày 22 tháng 6 năm 1941, thông chế Von Bock dẫn đầu cụm quân “Trung tâm” tấn công nước Nga với một lực lượng rất hùng hậu. Vậy mà chỉ đến ngày 3 tháng 12, ông ta đã cầu cứu Hitle xin tăng viện cho ông ta.

        Đến tháng 4 năm 1942, các trận chiến đấu tạm lắng xuống. Stalin hiểu rằng quân Nga chưa được chuẩn bị đầy đủ về lực lượng và trang bị để giành thắng lợi trong các trận phản công - Ông cho rằng cẩn phải tổ chức phòng ngự một cách chặt chẽ và tích cực. Đồng thời, ông yêu cầu phải có một số chiến dịch phản công ở Krưm, ở khu vực Kharcốp, ở khu vực Xmôlenxkơ... Kể cả ở khu vực Lêningrad và Đemianxki...

        Trong một phiên họp của Đại bản doanh - khoảng cuối tháng 3 năm 1942, có mặt Sapôsnhicốp, Timôsencô, Vôlôsilốp, Giucốp, Vaxilepxki và Khơrutxốp, các cuộc tranh luận rất sôi nổi. Sapôsnhicốp đưa ra vấn đề cần phải tổ chức phòng ngự một cách tích cực. Còn lực lượng dự bị chiến lược chưa đưa vào cuộc chiến vội mà tập trung ở khu vực trung tâm và Vôgiơnedơxki.

        - Liên quan đến chiến dịch tấn công ở hướng Tây-Nam thì Bộ Tổng tham mưu kiên quyết phản đối - Sapôsnhicốp quay lại vấn để chính - Vì rằng, trước hết chúng ta không đủ lực lượng dự bị, và đó là mạo hiểm.

        - Chúng ta không thể ngồi yên để phòng ngự và chờ đợi cho quân Đức tiến tới - Stalin cắt ngang - Chúng ta cần tiến hành một số đòn tấn công cảnh báo trên một diện rộng và làm suy giảm sự sẵn sàng của quân địch. Giucốp đề nghị mở rộng tấn công ở hướng Tây, còn các mặt trận khác thì phòng ngự, tôi cho rằng đó là ý định nửa vời.

        Lúc đó, Timôsencô đứng dậy và nói rất tự tin:

        - Các đơn vị của chúng ta trong tình trạng có thể tấn công quân Đức ở hướng tây nam, phá tan ý đồ tấn công chống lại phương diện quân Tây Nam và Nam, trong trường hợp ngược lại tình trạng sẽ lặp lại như thời kỳ đầu chiến tranh. Vì vậy, tôi ủng hộ ý kiến của Giucôp.

        Vôlôsilốp nhanh chóng ủng hộ Timôsencô, còn Giucốp và Sapôsnhicốp thì giữ ý kiến chỉ nên tấn công ở hướng mặt trận Tây.

        Stalin rất muốn giữ ý định tấn công ở hướng Kharcốp, nhưng lại không muốn quyết định một mình.

        - Thế đồng chí Vaxilepxki nói thế nào? - Stalin hỏi.

        - Ý kiến của tôi giống ý kiến của Bộ Tổng tham mưu mà nguyên soái Sapôsnhicốp đã nói. Tôi chỉ xin bổ sung một ý về tính mạo hiểm khi tấn công ở khu vực Barvenxki.

        - Nhưng theo trường phái của Sapôsnhicốp thì khó mà có thể nghe được cái gì khác - Stalin nói không được hài lòng, Bộ chỉ huy mặt trận có thực sự muốn tiến hành chiến dịch này không?

        - Chúng tôi rất muốn và tha thiết đề nghị - Timôsencô và Khơrutxốp đều nói.

        - Tốt. Chúng ta dừng lại ở đây. Sau một ngày nữa Bộ Tổng tham mưu sẽ chuẩn bị xong các đề xuất, các chiến dịch này sẽ được tiến hành bằng lực lượng của chính các phương diện quân.

        Ngày 30 tháng 4, Vaxilepxki trình lên Stalin bản “Kế hoạch hành động của các đơn vị ở hướng Tây-Nam tháng 4 -  tháng 5 năm 1942”, trong đó đề ra nhiệm vụ tiêu diệt cụm quân địch ở khu vực Kharcốp - còn các đơn vị của phương diện quân Tây - Nam phải phòng ngự vững chắc ở khu vực Barvenxki - Xlayianxkơ - Ialơiun.

        Có một lần vào buổi sáng, Vaxilepxki đang ngồi uống trà thì có chuông điện thoại.

        - Đồng chí Stalin tìm đồng chí - trợ lý của Stalin nói qua điện thoại với Vaxilepxki và đề nghị ông nói chuyện trực tiếp với Stalin.

        - Đồng chí Vaxilepxki, chúng tôi có một nhiệm vụ rất quan trọng muốn giao cho đồng chí, đồng chí có thể tới ngay được không?

        - Vâng! - Vaxilepxki trả lời và suy nghĩ không hiểu có việc gì đột xuất Stalin muốn giao cho ông.

        Đã nhiều lần trong các phiên họp của Hội đồng quốc phòng Stalin để cập đến việc đề cử Vaxilepxki vào vị trí lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu, vì Sapôsnhicốp rất ốm yếu và đã nhiều lần xin nghỉ.

        Trong một phiên họp có cả Timôsencô, Khơrutxốp và Bagranhian, khi Sapôsnhicốp lại nêu vấn đề này ra, Stalin nói với Vaxilepxki:

        - Đồng chí Khơrutxốp nói đúng, sức khỏe rất quan trọng trong công việc lãnh đạo. Sapôsnhicốp hiện nay ốm nặng, anh ta rất khó khăn vì vậy chúng ta cần tìm phương án thay thế. Bộ chính trị và Hội đồng quốc phòng để cử đồng chí vào vị trí Tổng thám mưu trưởng.

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi đã báo cáo đồng chí về vấn đề này và bây giờ xin phép đồng chí được không đi tiếp bước này. Với cương vị Phó Tổng tham mưu trưởng tôi đã nắm vững công việc và xin hứa mang hết sức mình ra để làm tốt mọi công việc hỗ trợ cho đồng chí Sapôsnhicốp.

        - Các đồng chí thấy không - Stalin hướng về mọi người -  Bộ Tổng tư lệnh thì tha thiết yêu cầu, còn đồng chí Vaxilepxki thì kiên quyết từ chối, chả lẽ đó là tính Đảng?

        - Tôi báo cáo đồng chí chính là với tinh thần đảng viên, tôi xin báo cáo đồng chí là chưa chuẩn bị sẵn sàng để thay thế Sapôsnhicổp.

        - Thế ai đã sẵn sàng? - Stalin bực tức hỏi - Anh để cử ai vào chức vụ này?

        - Ví dụ như Giucốp hoặc Meresơcốp.

        - Họ đều đã qua cương vị này, đã thể hiện được tốt nhưng họ có ích hơn ở trên các mặt trận. Thế còn các đồng chí khác thấy thế nào? - Ông lại hỏi các đồng chí khác trong phòng.

        - Tôi cho rằng nguyên soái Timôsencô sẽ là người đáp ứng được. Ông ta đã là Bộ trưởng quốc phòng và rất hiểu công việc của Bộ Tổng tham mưu.

        - Tôi không đồng ý - Timôsencô lập tức phản ứng - Tôi để cử tướng Golikốp vào vị trí này vì đây là một vị tướng xuất sắc, đồng thời là một cán bộ chính trị...

        Khơrutxôp lập tức ủng hộ đề cử này, nhưng Stalin không đồng ý mà tiếp tục đề cử Vaxilepxki. Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng, Stalin chuyển sang để tài chiến sự, tuy nhiên ông lưu ý là sẽ trở lại đề tài cán bộ này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 09:59:38 pm

        Ngày 24 tháng 4, Stalin điện cho Vaxilepxki:

        - Đồng chí Vaxilepxki, do Sapôsnhicốp bị ốm, đồng chí đã được giao đảm nhận trách nhiệm Tổng tham mưu trưởng.

        Trên một phiên họp của Hội đồng quân sự phương diện quân Tây - Nam, nguyên soái Timôsencô nói:

        - Do các kết quả của các đợt tấn công của quân ta, quyển chủ động đã về tay Hồng quân... sắp tới chúng ta sẽ được bổ sung nhiều lực lượng.

        Cả Khơrutxốp và Bagranhian đều rất phấn chấn về các kế hoạch tấn công. Ngày 12 tháng 5, sau các đợt nã pháo mở màn, các đơn vị đã chuyển sang phản công. Trong năm ngày đã tiến được 20-30km. Nhưng... lại là “nhưng”. Tình hình diễn ra là quân Đức cũng đang chuẩn bị tấn công với lực lượng tập trung rất lớn. Rõ ràng là Bộ tham mưu của ta không có được thông tin đầy đủ về vấn để này. Ngày 17 tháng 5, lúc 5 giờ 30 phút, sau đợt oanh tạc của pháo binh và không quân, quân Đức đã chuyển sang tấn công vào khu vực Barvenkopxki, chỉ sau một giờ quân Đức đã tiến sâu 10 km vào hậu phương quân đoàn 9. Lúc đó, Bộ chỉ huy tập đoàn quân Tây-Nam đã có hành động gì? Timôsencô và Khơrutxốp vẫn bảo thủ giữ quan điểm cũ của mình về đánh giá tình hình, cho rằng kẻ thù không đủ lực lượng và họ quyết định tiếp tục tấn công để chiếm lại Kharcốp.

        Vaxilepxki (lúc này đang là quyển Tổng tham mưu trưởng) yêu cầu ngay lập tức phải đình chỉ các đợt phản công và áp dụng ngay các biện pháp để chống lại kế hoạch bao vây Hồng quân của kẻ thù ở khu vực Kharcốp.

        Stalin không thích thay đổi các quyết định của mình, ông cho rằng các biện pháp mà Bộ Tư lệnh phương diện quân Tây-Nam tiến hành là đủ để đánh trả lại các đòn tấn công của quân Đức. Vì vậy, phương diện quân có thể tiếp tục tấn công...

        Thảm họa đối với mặt trận đã trở nên rõ ràng. Xe tăng của quân Đức đột phá vào hậu phương của các quân đoàn đang tiến về Kharcốp.

        Lúc đó, khoảng cách đến Kharcôp còn rất ngắn, vì vậy Timôsencô và Khơrutxốp tính toán rằng có thể cố gắng để chiếm được thành phố sau khi đã chiếm được thành phố thì các khó khăn sẽ vượt qua được - khi đã là kẻ chiến thắng thì không ai lên án cả!

        Giucốp lúc đó có mặt ở Đại bản doanh đã nhớ lại:

        “Tôi nhớ là lúc đó Tổng tư lệnh đã nói rõ với Timôsencô về nguy cơ do quân Đức mang lại ở vùng Kramatốpxka.

        Chiều ngày 18 tháng 5, Stalin lại có cuộc nói chuyện về chủ để này với ủy viên Hội đồng quân sự Khơrutxốp. Sau báo cáo của Khơrutxốp, Tổng tư lệnh đã bác bỏ quan điểm của Bộ tổng tham mưu...”.

        Timôsencô đã điều động binh đoàn kỵ binh số 2 và binh đoàn Capcadơ của tướng Pliepva ra để chống lại đòn phản công của quân Đức. Kỵ binh chống lại xe tăng! - Tình huống đúng là đã xảy ra như vậy. Các bạn hãy thử hình dung: kỵ binh trên mình ngựa phóng về phía các đơn vị xe tăng của kẻ thù. Trong lúc phía quân Đức có 11 sư đoàn, trong đó có hai sư xe tăng.

        Ngoài việc đưa kỵ binh ra đối chọi với xe tăng, còn có một sai lầm rất ngu ngốc nữa (xin lỗi vì tôi không tìm được từ nào khác), cũng trong thời điểm đó của ngày 17 tháng 5, khi xe tăng quân Đức đang lao về hậu phương của mặt trận, Bộ chỉ huy phương diện quân đã đưa binh đoàn xe tăng số 21 và 23 vào trận, nhưng hai binh đoàn này lại không được dùng để tấn công vào các đơn vị quân Đức đang uy hiếp các đơn vị của ta đang tấn công Kharcốp, mà lại đuổi theo các đơn vị đã tiến sâu vào cái bẫy đã giăng ở Kharcốp - theo một kế hoạch đã vạch ra từ trước. Như sau này Nguyên soái Moxcalencô-một người đã tham gia trận đánh này nhớ lại: “tự mình chui vào thòng lọng”. Tình hình này tiếp tục vào các ngày 17, 18, 19 tháng 5.

        Nguy cơ các đơn vị của ta bị bao vây đã trở thành hiện thực.

        Ngày 22 tháng 5, vòng vây đã được khép lại. Hầu như toàn bộ các đơn vị lớn của ta - ngoại trừ một số rất ít - đã bị tiêu diệt. Theo tài liệu của quân Đức có đến 240.000 quân Nga bị bắt làm tù binh. Sau này tất cả cán bộ tham gia trận này, trong hồi ký của mình đều khẳng định rằng họ đã kịp thời dừng các hành động tấn công của các đơn vị. Nhưng không một ai trong số họ nhắc lại các sai lầm ngay từ giai đoạn đầu khi lên kế hoạch tấn công mà không hề biết gì về thực lực của quân địch. Nói chung chiến dịch này đáng lẽ không nên tiến hành.

        Nhưng, như hay gặp tình huống trong trường hợp tương tự - người nọ đổ lỗi cho người kia và cuối cùng tất cả đều hùa vào đô lỗi cho Stalin.

        Khi bắt đầu thời kỳ phê phán “tệ sùng bái cá nhân Stalin” thì bắt đầu thay đổi các chính kiến và hệ giá trị khi đánh giá các sự kiện lịch sử dưới ảnh hưởng của trào lưu chính trị mới. Các tư tưởng nhất quán lúc ban đầu bị phân loại ra rất nhiều trường phái hỗn loạn, còn sau đó là làn sóng các ý tưởng “đánh giá lại” toàn bộ các giá trị. Tất cả chúng ta đều đã rõ các ví dụ về ý kiến của các nhà chính trị tên tuổi, các nhà khoa học, nhà văn và hầu như tất cả đểu thay đổi quan điểm và lòng tin của chính mình, tạo nên các mâu thuẫn, họ đã chuyển từ các chiến sĩ “Cộng sản gương mẫu” thành các “nhà dân chủ thời thượng”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:02:50 pm

        Ở phía bắc, khu vực Lêningrad và Đemianxki các trận đánh của quân ta không giành được kết quả như ý muốn. Ở khu vực Đemianxki, các đơn vị phương diện quân Tây-Bắc đã bao vây được quân địch nhưng không thể tiêu diệt được chúng.

        Còn ở hướng Lêningrad và Vonkhốpxki thì tình hình tệ hơn. Một trong các chiến dịch ở Liubanxki - quân đoàn tấn công số 2 đã rơi vào vòng vây của địch và phải tản ra ở trong rừng và đầm lầy. Trong điều kiện tan băng của mùa xuân, hầu như toàn bộ quân đoàn 2 đã bị hy sinh, còn Tư lệnh quân đoàn, trung tướng Vlaxốp thì đầu hàng quân Đức.

        Về bản thân Vlaxốp và hành động của ông ta thành lập “quân đội giải phóng Nga” và lãnh đạo “ủy ban quốc tế” về giải phóng nhân dân Nga đã có rất nhiều bài báo và các tập sách dày để cập đến.

        Do rất nhiều sách viết theo chiều hướng “chống Stalin” đã được xuất bản, tôi thấy rõ trách nhiệm giới thiệu với bạn đọc về các tài liệu và chứng cứ chân thật để các độc giả tự mình phân tích, đánh giá xem chỗ nào là sự thật, chỗ nào là xuyên tạc.

        Chúng ta hãy quay lại thời điểm, lúc Vlaxốp bị bắt làm tù binh.

        Cần phải thừa nhận là tướng Vlaxốp không có lỗi lớn trong việc quân đoàn 2 bị bao vây. Ông ta được bổ nhiệm thay cho tướng Klưcốp bị ôm vào giai đoạn cuối của chiến dịch, tức là ngày 16 tháng 4 năm 1942 khi mà quân đoàn đã bị rơi vào tình thế bị bao vây.

        Bị đói, thiếu vũ khí đạn dược, quân đoàn đã hy sinh trong tình thế tuyệt vọng, mọi nỗ lực cố thoát ra khỏi vòng vây đá không đạt được. Chỉ còn lại một khả năng duy nhất trong tình huống này - đó là tìm cách tập hợp các lực lượng nhỏ còn sót lại, nhưng tướng Vlaxốp đã quyết định chia ra làm hai bộ phận để rút lui.

        Tư lệnh phương diện quân Merexkổp đã ghi lại trong hồi ký về các biện pháp để tìm kiếm và cứu tướng Vlaxốp:

        ... Bộ tư lệnh quân đoàn 2 đã ra lệnh cho sư đoàn bộ binh số 327 hãy rút ra khỏi vị trí theo từng nhóm nhỏ. Mệnh lệnh này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần bộ đội và làm mất sự lãnh đạo của Bộ chỉ huy. Không có được sự chỉ huy thống nhất của Bộ chỉ huy và tham mưu các đơn vị nhỏ rút lui về phía sau mà không được bảo vệ từ hai bên cạnh sườn, một số nhóm gần như mất phương hướng.

        Nhưng lúc đó Bộ chỉ huy quân đoàn đang ở đâu? Số phận của nó như thế nào? Chúng tôi đã làm mọi cách để tìm kiếm Hội đồng quân sự và Bộ tham mưu của quân đoàn 2. Sáng sớm ngày 25 có các sĩ quan thoát ra khỏi vòng vây đã báo cáo lại rằng họ nhìn thấy tướng Vlaxốp ở khu vực đường cái Udơkôkôloinaia, họ lập tức dẫn đầu đội xe tăng tới đó, nhưng trong số 5 xe tăng, thì 4 chiếc bị trúng mìn hoặc là bị quân Đức bắn hạ. Chiếc xe tăng cuối cùng do đại úy Bôrôđa chỉ huy đã đến vị trí mà lẽ ra Bộ chỉ huy quân đoàn phải ở đó, nhưng ở đó khổng còn ai nữa. Biết rằng Bộ chỉ huy quân đoàn có đầy đủ máy thông tin, chúng tôi liên lạc và ra lệnh rút lui. Chúng tôi đã phái các đơn vị trinh sát đi tìm kiếm để cứu Bộ chỉ huy quân đoàn, nhưng họ đã không tìm thấy Vlaxốp.

        Tôi đã gọi điện cho Dđanốp để yêu cầu ông ta truyền đạt mệnh lệnh cho Tư lệnh du kích khu vực Oređedơxki về việc tìm kiếm tướng Vlaxốp và Bộ tư lệnh của ông. Các đội du kích đã chia thành ba nhóm đi tìm kiếm ở khắp nơi, nhưng không tìm được tung tích của Vlaxốp.

        Cuối cùng, sau một thời gian tìm kiếm các đội du kích đã báo cáo về là Vlaxôp đã đầu hàng quân Đức ở làng Piatnhixa”.

        Bây giờ chúng ta thử tiếp cận các tài liệu của quân Đức, đây là các tài liệu gốc, vì vậy không có gì để nghi ngờ.

        Tư lệnh sư đoàn không quân số 4 - Gautmand Unricht Gardt đã kể lại:

        ... Vlaxốp trong bộ quân phục không có ngù vai nấp trong một hầm trú ẩn ở gần làng Moxtki, phía nam Chuđôva. Lúc quân Đức tiến vào và ra lệnh giơ tay đầu hàng, Vlaxốp hô to “Đừng bắn! Tôi là tướng Vlaxốp-Tư lệnh quân đoàn 2”.

        Ngày 15 tháng 7 năm 1942, Vlaxốp bị hỏi cung ở Bộ Tư lệnh quân đoàn 18 của quân Đức. Sau đây là biên bản ghi chép lần hỏi cung đầu tiên Vlaxôp:

        “Ông ta giải thích rằng ông ta vào Đảng Bônsêvich năm 1930 với mục đích có khả năng tiến thân theo con đường công danh. Sau đó nói rõ về tính cách của tướng Meresơcốp, cơ cấu tổ chức của mặt trận Vônkhopxki, về các nguyên nhân thất bại, rồi ca ngợi pháo binh và không quân của Đức, đánh giá tổn thất của quân Nga - bị bắt làm tù binh đến 60 ngàn người.

        Theo lời khai của tướng Vlaxốp thì kế hoạch giải vây cho Lêningrad vẫn còn hiệu lực. Khả năng thực hiện kế hoạch phụ thuộc rất lớn vào viện binh. Với lực lượng có hai tập đoàn quân Vônkhopxki và Lêningrad không thể tấn công được nữa mà chỉ đủ sức để giữ mặt trận Vônkhopxki và mặt trận giữa Kirisi và hồ Lađôga...

        Ở khu vực trung tâm Giucốp có thể sẽ chuyển sang phản công lớn ở khu vực Moxcơva, ông ta đã có đủ lực lượng...

        Như chúng ta đã thấy, các thông tin mà Vlaxốp cung cấp cho phía Đức toàn là tin mật. Trong khi rất nhiều chiến sĩ và sĩ quan của ta rơi vào tay địch, bị tra tấn dã man vẫn không khai báo một chút thông tin bí mật quân sự nào, vậy mà Vlaxốp là một vị tướng có kinh nghiệm, được trọng dụng lại khai báo hết ngay trong lần hỏi cung đầu tiên, rõ ràng là đã có dụng ý từ trước đầu hàng hợp tác với địch.

        Tôi không muốn bình luận thêm về hành vi này của Vlaxốp, chỉ dẫn ra một đoạn trong hồ sơ cá nhân của ông ta:

        Tháng 2 năm 1939 lời thề danh dự sĩ quan.

        Trong đó có câu: “Tôi xin thể và long trọng hứa... sẽ giữ gìn mọi bí mật quân sự và bí mật Nhà nước...

        Nếu có một chút ý định vi phạm lời thề thiêng liêng này thì xin chịu hình thức xử lý nghiêm khắc nhất của pháp luật Xô Viết, như kẻ thù phản bội Tổ quốc và nhân dân”.

        Đó chính là các sự kiện bắt đầu của một hiện tượng mà sau này người ta gọi là vụ “Vlaxốp”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:05:11 pm

TRẬN CHIẾN Ở CAPCADƠ

        Stalin không bỏ qua tình hình ở sông Đông và Capcadơ. Tuy nhiên, ông không coi trọng ý nghĩa của khu vực này bằng ý định của Hitle đối với Moxcơva. Các trận chiến ở mặt trận Nam diễn ra vào mùa hè năm 1942 chỉ được Stalin coi như những trận chiến ở các khu vực khác, Stalin vẫn cho rằng Hitle sẽ tập trung hướng chính ở Moxcơva. Việc không coi trọng ý nghĩa chiến lược của vùng Capcadơ và mỏ dầu Bakin sau này đã phải trả giá.

        Vâng, đây lại là một cái cớ để người ta phê phán Stalin: tính toán sai, không coi trọng ý nghĩa chiến lược và không xác định đúng lực lượng của quân địch vào mùa hè năm 1942 - Đó không chỉ là sai lầm của Bộ Tổng tham mưu và còn là sai lầm của Stalin với cương vị là Tổng tư lệnh.

        Nhưng sai lầm ở đâu? Sai lầm cái gì? Sau này Stalin đã nhận ra sai lầm này của mình. Tâm lý của con người, ai cũng vậy không thích nói về sai lầm của mình và Stalin cũng không thích nhắc lại các trận chiến nặng nề ở Capcadơ và cũng không thích nhắc chuyện ai là đúng, ai là sai và ai là người cứu nguy cho tình huống nguy ngập này.

        Có lẽ tôi sẽ không dừng ở mức độ phân tích cảm tính mà xin dẫn ra các tài liệu lịch sử:

        Nguyên soái Grexơkô viết: “Khi đánh giá ý đồ chiến lược của Hitle mùa hè 1942, người ta đã tính rằng các sự kiện chính của mùa hè 1942 sẽ diễn ra xung quanh Moxcơva”.

        Tôi xin dẫn hồi ký của một người rất gần gũi với Stalin, đó là tướng Stêmencô. Ông viết:

        “Cần phải nói rằng Bộ chỉ huy chiến lược Xô Viết do Stalin đứng đầu đã tin tưởng rằng sớm hay muộn thì quân Đức sẽ lại tấn công Moxcơva. Sự đánh giá này của Bộ Tổng tư lệnh không chỉ dựa vào tình hình thực tế ở xung quanh Moxcơva, mà còn do đã nhận được nhiều tin tình báo về việc quân Đức không từ bỏ ý đồ chiếm thủ đô. Stalin đã đưa ra một số khả năng mà quân Đức có thể tiến hành, nhưng cho rằng trong mọi trường hợp thì mục tiêu cuối cùng của Đức vẫn là chiếm Moxcơva. Đa số thành viên Đại bản doanh, Bộ Tổng tham mưu và Tư lệnh các mặt trận đều đồng ý với nhận định này.

        Xuất phát từ đánh giá tình hình như vậy, mọi người đã đi đến kết luận là số phận chiến dịch hè 1942 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết cục chiến tranh và sẽ được quyết định ở khu vực Moxcơva. Như vậy, hướng Moxcơva sẽ là hướng chính, còn các hướng khác sẽ có vai trò thứ yếu.

        Như sau này đã biết, dự đoán này của Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu đã sai lầm.

        Một nửa số các đơn vị quân Nga đã tập trung ở quanh Moxcơva, còn ở khu vực Capcadơ chỉ có 5% binh lực, còn xe tăng thì chỉ có 3%.

        Tại sao Stalin lai giữ một lượng lớn quân số ở Moxcơva?

        Điều này có thể giải thích ngoài các tính toán chiến lược, còn có yếu tố tâm lý. Đại bản doanh vẫn còn bị chấn động vì các trận chiến trước đó, khi trong một thời gian ngắn các đơn vị quân Đức đã chiếm trọn phần châu Âu của nước Nga và tiến sát đến Moxcơva. Và tôi nghĩ rằng vào mùa xuân năm 1942, Stalin lo sợ không dám điều quân dự bị về phía nam là do suy nghĩ rằng quân Đức đang ở quá gần Moxcơva, còn các tin tức tình báo thì rất mâu thuẫn, đôi khi bị đánh giá là không tin cậy, là thông tin giả cố tạo ra để lôi kéo chủ lực quân của Nga về phía nam...

        Như vậy, vào mùa hè 1942, quân Đức đã kịp chuẩn bị lực lượng để tấn công vào khu vực Capcadơ. Sự tính toán chiến lược sai lầm của Bộ chỉ huy đã gây cho các đơn vị phòng ngự ở Capcadơ rất nhiều khó khăn và tổn thất.

        Hitle rất tin tưởng vào thắng lợi của chiến dịch, hắn đã di chuyển đến khu vực Vinhisa, gần với nơi diễn ra các trận chiến. Chỉ huy sở này được quân Đức xây dựng trước đó hàng tháng, tuy bề ngoài là xây khu an dưỡng cho sĩ quan. Hàng chục ngàn tù binh và một số nghệ nhân Đức đã xây dựng khu chỉ huy sở này, và sau khi xây xong họ đã bị lính SS tiêu diệt hết để giữ bí mật.

        Như đã nói ở trên, để bảo đảm thắng lợi nhiệm vụ chính là chiếm Capcadơ và bảo vệ cho hành lang bên trái của cụm quân “A” quân Đức đã tấn công vào khu vực sông Volga và thành phố Stalingrad. Ngày 12 tháng 6, quân phát xít đã tràn vào khu vực tỉnh Stalingrad. Quân Đức tiến rất thuận lợi, vì vậy ngày 21 tháng 6, Hitle đã ra mệnh lệnh số 44 như sau:

        “Chiến dịch diễn ra nhanh chóng và thuận lợi một cách bất ngờ... Hoàn toàn có thể tin tưởng là sẽ nhanh chóng chia cắt nước Nga với vùng Capcadơ và do đó chia cắt nguồn dự trữ dầu mỏ, đồng thời ngăn cản đường viện trợ vũ khí của Anh và Mỹ (chúng ta nhớ là nguồn viện trợ này đi qua vùng vịnh Batư - qua Capcadơ - ND). Đòn đánh này còn tạo ra tổn thất cho cả vùng công nghiệp Đônest và chính quyền Xô Viết sẽ chịu hậu quả rất lâu dài”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:53:45 pm

        Rất tự tin vào thắng lợi, Hitle đã rút cả quân đoàn xe tăng số 4 của “cụm quân B” điều cho “cụm quân A” để tấn công vào khu vực Grodnưi (Chexnia) và Ba Cu.

        Ngày 17 tháng 7, các đơn vị phòng ngự ở Stalingrad nhận được mệnh lệnh:

        “Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh trực tiếp cho các đồng chí chỉ huy nhanh chóng lập ra các đội chiến đấu mạnh và điều ra chiến tuyến khu vực sông Ximla gần Checxơnưxepxki, đặc biệt phải chiếm khu vực Simlianxkaia và cố gắng hội quân với phương diện quân Bắc - Capcađơ”.

        Ngay trong ngày hôm đó, đội tiền quân của sư đoàn 6 quân Đức ở khu vực sông Đông đã chạm trán với các đội tiền quần của quân đoàn 62 và 64 phương diện quân Stalingrad. Đây chính là thời điểm được tính là bắt đầu chiến dịch Stalingrad vĩ đại, còn trận chiến đầu tiên chính là trận chạm trán với các đơn vị đi trước của quân đoàn 6 của thống chế Pauluýt.

        Sáu ngày chiến đấu ác liệt của Hồng quân đã ngăn cản được kế hoạch triển khai quần của Pauluýt. Quân Đức hiểu rằng chúng đã chạm trán với các đơn vị mới và hy vọng tiến nhanh về Stalingrad đã bị ngăn cản. Hitle hiểu rằng kết quả của chiến dịch Stalingrad sẽ ảnh hưởng đến chiến cuộc của khu vực và kế hoạch của Hitle ở phía nam.

        Với tính toán như vậy, Hitle tiếp tục gửi đến mặt trận Stalingrad thêm nhiều đơn vị mới. Trong đó có quân đoàn xe tăng số 4. Hitle rất muốn chiếm được Stalingrad trước khi tiến quân về phía bắc Capcadơ. Nhưng tính toán này của Hitle đã không thực hiện được. Ngày 22 tháng 6, quân đoàn 6 của Đức tiến đến ranh giới phòng ngự của Stalingrad, cách thành phố chỉ có 12km.

        Hitle rất vội vã để thực hiện ý đồ của mình, hơn nữa lực lượng của Hitle đã chuẩn bị đủ để chế ngự được các lực lượng phòng ngự của Hồng quân. Hitle rất vội, ngày 25 tháng 7, đã phát động đợt tấn công mới với toàn bộ lực lượng có trong tay. Lúc đầu, các đơn vị quân Đức đã tiến về phía trước rất nhanh.

        Tuy nhiên, sự kiện Hitle ném quân đoàn xe tăng số 4 vào trận chiến ở Stalingrad là một sai lầm, như người ta nói là không đấm bằng “nắm đấm” mà lại xòe năm ngón tay - Quyết định này của Hitle là một sai lầm mang tính chiến lược. Nhưng đó là các đánh giá về sau này, khi mọi chuyện đã rõ ràng, còn lúc này Thống chế List dẫn một đơn vị tiếp tục tấn công về phía Capcadơ. Ngày 9 tháng 8 đã chiếm được Kraxơnôđa.

        Hitle rất vui mừng vì các thắng lợi của quân Đức ở phía nam, ông ta trông đợi các đồng minh của mình sẽ tham gia vào chiến trận - Đó là Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản - Thắng lợi với Hitle đã ở rất gần, khắp nước Đức đã treo cờ chữ thập ngoặc ăn mừng chiến thắng, radio vang lên các bản hành khúc mừng chiến thắng - các báo chí ở Berlin đã đăng tin về chiến thắng ở Capcadơ đã tới gần.

        Không khí ăn mừng chiến thắng này của Hitle đã vang đến Moxcơva, và các thông tin này làm cho Stalin rất tức giận... Stalin đã cử Bêria đến khu vực phía nam để nắm tình hình. Sau đây là hồi ký của nguyên soái Gresơkô:

        ... Công tác điều hành chỉ huy mặt trận và quân đoàn 46 trở nên rất khó khăn sau khi Bêria, với tư cách ủy viên Hội đồng quốc phòng Nhà nước đến Xukhumi ngày 23 tháng 8. Đáng lẽ ra phải có hành động giúp đỡ cụ thể cho Bộ chỉ huy mặt trận thì Bêria đã thay đổi một loạt cán bộ giữ trọng trách quan trọng của mặt trận và quân đoàn, trong đó có cả tư lệnh quân đoàn thiếu tướng Xerơgasơkốp.

        Trong quân số của cụm quân “A” có cả các chuyên gia quân sự lão luyện trong chiến trận ở khu vực rừng núi, trong đó có rất nhiều sĩ quan đã từng là người du lịch Đức ở khu vực Capcadơ vào những năm 30.

        Nói chung, kế hoạch chiến dịch “Edenveixơ” về cơ bản đã đạt được, hai phần ba lãnh thổ dự định đã chiếm được, hầu như toàn bộ vùng Bắc - Capcadơ, cánh đồng Maicốpxki, các thung lũng xuyên qua khu vực chính của Capcadơ đều đã bị quân Đức chiếm đóng.

        Trên đường tiến tối thành phố Ba Cu chỉ còn lại một chướng ngại vật đó là phòng tuyến của các đơn vị Hồng quân cuối cùng ở Capcadơ bên bờ sông Terek do thiếu tướng Petrốp chỉ huy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:30:07 pm

        Ngày 31 tháng 8, Hitle đích thân ra lệnh cho Thống chế List: “Nhiệm vụ chủ yếu của quân đoàn xe tăng số 1 là tiêu diệt quân địch ở vùng sông Terek... dùng tất cả lực lượng cơ động để tiến đến Grodnưi và áp sát vào khu vực dầu mỏ”.

        Tướng Petrốp sau khi củng cố tuyến phòng thủ bên bờ sông Terek đã đưa một bộ phận tấn công vào bên sườn của kẻ thù. Điều này đã phá kế hoạch vượt sông của quân Đức và như vậy mệnh lệnh của Hitle về việc tiêu diệt Hồng quân bên bờ sông Terek đã không thực hiện được.

        Kết cục bất ngờ này của chiến dịch làm Hitle rất tức giận. Ngày 10 tháng 9 năm 1942, Thống chế List bị cách chức tư lệnh cụm quân “A” và đó là sự thừa nhận chiến dịch “Edenveixơ” đã bị phá sản.

        Vói mong muốn cố đạt được mục đích, Hitle đã tự đứng ra nhận chỉ huy cụm quân “A”, chỉ có điều Hitle không chuyển đến vùng Stalino mà chỉ huy cụm quân từ chỉ huy sở của mình ở Vinhise. Sau một tháng cố gắng mà không đạt kết quả nào, Hitle đã bổ nhiệm Kleist làm tư lệnh cụm quân “A”. Thượng tướng Kleist hứa là sẽ nâng cốc chúc sức khỏe Hitle ở thành phố Ba Cu. Ông ta tập trung binh lực lớn với 300 xe tăng ở khu vực thung lũng “cánh cổng Elkhưtôpxki” trên đường đến Grodnưi. Chúng ta biết rằng Kleist là tướng có tài sử dụng xe tăng. Hơn nữa, để hỗ trợ đứa con cưng của mình, Hitle đã rút một sư đoàn môtô cơ giới tinh nhuệ nhất - Đó là sư đoàn SS “Viking” từ hướng Tuapxki để yểm trợ cho Kleist.

        Sau khi không quân và pháo binh nã pháo dọn đường với một hỏa lực mạnh chưa từng thấy, đội hình xe tăng dày đặc của quân Đức dàn hàng ngang tiến lên trong một thung lũng nhỏ bé. cảm giác như không ai, không có sức mạnh nào có thể ngăn cản bước tiến dũng mãnh này.

        Một điều không ngờ đã xảy ra, các đơn vị Hồng quân như từ dưới đất chui lên, với các vũ khí rất thô sơ, họ nấp ngay trong các hố bom do quân địch vừa cày lên. Liệu có phải sau này các nhà viết sử đã hư cấu lên chiến công này không? Tôi không có lý do gì để mô tả sai sự kiện này, tôi cũng không viết một bộ sử thi ca ngợi chiến công! Tôi chỉ kể về những gì diễn ra trên thực tế, về các trận chiến đấu quyết tử do các chiến sĩ dũng cảm tiến hành, đó là sự thật khắc nghiệt. Họ có lòng tin về tinh thần vững chắc, không lo sợ, không bị mất dũng khí chiến đấu.

        Suốt một ngày trời, quân Đức chỉ tiến về trước được vài cây số, nhưng không thể tiến đến Grodnưi và Ordgionhikide -  Đến chiểu tối khắp thung lũng là xác xe tăng và thi thế binh sĩ cả hai bên. Kleist không tin vào mắt mình nữa, ông ta chưa từng thấy ở đâu các trận chiến ác liệt như vậy và sự tổn thất to lớn như vậy. Nhưng lời hứa nâng cốc chúc sức khỏe Hitle ở thành phố Ba Cu thì phải thực hiện, không rút lại được. Không có cách nào khác, Kleist tiếp tục ép các sư đoàn của mình tiến về phía trước, với hy vọng các lực lượng của Hồng quân chắc không còn nhiều.

        Nhưng đến đầu tháng mười thì khả năng tấn công của cụm quân “A” đã cạn kiệt, lực lượng dự bị mới không có, các đơn vị khác thì đang bị giam chân ở Stalingrad. Chiến dịch chiếm Grodnưi và Ba Cu đã phá sản.

        Các sĩ quan và chiến sĩ Hồng quân dũng cảm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cho quân Đức tiến tới các mỏ dầu và xóa bỏ nguy cơ to lớn cho đất nước từ phía Nam.

        Các tài liệu đã chứng minh rằng vào mùa hè 1942, các đồng minh vẫn chưa tin tưởng rằng chúng ta sẽ đứng vững. Cũng đã rõ ràng là các đồng minh đã thực hiện chính sách hai mặt trong quan hệ đối với chúng ta. Tôi xin dẫn ra một đoạn rất ngắn để khẳng định:

        Hoa Kỳ và Anh quốc trong thời điểm căng thẳng này của chiến tranh đã suy tính về các mục tiêu có lợi cho mình. Tổng thống Roosevelt cử đại diện của mình là Wilky đến Moxcơva và tuyên bố công khai:

        - Có thể nhớ rằng nước Anh đã đến thành Cairo khi nó đã sụp đổ, còn ở nước Nga, người ta cũng có thể xuất hiện vào thời điểm nó sụp đổ.

        Roosevelt ám chỉ Cairo bị các đội quân của đế quốc La Mã chiếm được, còn ở nước Nga Xô Viết có thể là sự xuất hiện của quân Đức ở Ba Cu.

        Tháng 8 năm 1942, trong thời điểm các trận chiến ác liệt nhất đang diễn ra ở Capcadơ và Moxcơva thì thủ tướng Anh Churchill đã bay đến Moxcơva. Churchill ghi lại các ngày này trong hồi ký của mình:

        ... Tôi suy nghĩ rất nhiều về sứ mạng của mình trên đất nước Bônsêvich kỳ lạ, đất nước mà có lúc tôi đã tìm cách để bóp chết nó khi mới ra đời, đất nước mà cho đến trước khi xuất hiện Hitle, tôi cho rằng đó là kẻ thù truyền kiếp của nền văn minh tự do. Tôi cần phải nói với họ cái gì? Tướng Weivell - người rất có năng khiếu về văn chương đã tổng hợp tất cả trong các đoạn thơ khổ bốn mà dòng cuối của mỗi dòng bao giờ cũng là câu: Sẽ không có mặt trận thứ hai vào năm bốn hai (1942) - Điều này cũng tương tự như ném một tảng băng lên Bắc Cực”...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:28:44 pm

        Tại sao một chính khách như Churchill lại có thể để cập đến một chủ đề nghiêm túc như vậy như là một chuyện đùa? Trong khi với tư cách một vị tướng, ông ta phải rất hiểu tình hình căng thẳng ở nước Nga. Các đồng minh đã không thực hiện lời hứa, không thực hiện các điều đã cam kết trong các Hiệp ước.

        Chính là trong những ngày căng thẳng nhất - khi các trận chiến ác liệt đang diễn ra ở Capcadơ và bên sông Tereck thì trong cuộc hội đàm ở Moxcơva các đồng minh đã tuyên bố là mặt trận thứ hai không thế mở vào năm 1942. Nhưng ngày 30 tháng 9 năm 1942, trong những ngày chiến đấu căng thẳng nhất ở Capcadơ, Churchill đã viết cho Stalin một bức thư và trong đó dường như đề nghị được giúp đỡ nước Nga. Trên thực tế sự quan tâm của ông ta là ở chỗ khác và ông ta có một kế hoạch cho sau này. Sau đây là một đoạn thông tin về ý đồ tuyệt mật này:

        “Quân Đức đã bổ nhiệm một đô đốc để tiến hành chiến dịch ở vùng biển Capsơpien. Chúng đã chọn Makhachkal làm cảng hải quân chủ yếu. ở đó có khoảng 20 tàu chiến, trong đó có cả tàu ngầm, tàu tuần tiễu...”.

        Bằng cách này, Churchill muốn hù dọa Stalin và cho rằng cuộc chiến ở khu vực biển Casơpien sẽ kết thúc bằng thắng lợi của quân Đức. Churchill tiếp tục:

        “Tôi có cảm tưỏng rằng, kế hoạch mà chúng tôi đề xuất với ngài có ý nghĩa to lớn. Chúng tôi và Hoa Kỳ sẽ giúp lực lượng không quân của Ngài ở khu vực biển Casơpien và Capcadơ bằng 20 phi đội của Anh quốc và Hoa Kỳ”.

        Như vậy, người Anh lại làm sống lại một giấc mơ từ xa xưa về việc thò tay vào khu vực dầu mỏ ở biển Casơpien. Thậm chí, điều này không dừng ở "giấc mơ" mà quân Anh đã lập hẳn một kế hoạch với mật danh là “Velvet”, theo đó quân đoàn số 10 của Anh sẽ tiến vào vùng Capcadơ.

        Tôi xin dẫn ra đây một văn kiện để nói lên nghệ thuật quân sự của Stalin. Văn kiện này do chính Stalin đọc cho thư ký viết, nó chứng minh tính chính xác trong văn phong của Stalin.

        Ngày 4 tháng 1 năm 1943, Stalin gửi cho Tư lệnh tập đoàn quân Dacapcadơ - Đại tướng Tiulennhép:

        “Thứ nhất, quân địch rút lui khỏi Bắc - Capcadơ sẽ đốt các kho tàng và phá đường sá. Cụm phía Bắc của Maxlennhicốp sẽ chuyển sang làm lực lượng dự bị. Chúng ta sẽ không có lợi khi tấn công địch từ hướng Bắc - Capcadơ. Chúng ta sẽ có lợi hơn nếu kìm giữ chúng để ra đòn tấn công từ bên cạnh của cụm “Biển Đen” và bao vây chúng. Như vậy, trọng tâm chiến dịch ngoại Capcadơ sẽ chuyển sang khu vực của cụm “Biển Đen”, điều mà cả Maxơlenhicốp và Petrốp đều không biết.

        Thứ hai, hãy nhanh chóng điều chuyển binh đoàn bộ binh số 3 từ khu vực phía Bắc sang khu vực của cụm “Biển Đen”.

        Nhiệm vụ thứ nhất của cụm “Biển Đen” là tiến ra khu vực Tikhôresơki và quấy nhiễu không cho quân địch triển khai vũ khí kỹ thuật về hướng tây.

        Nhiệm vụ thứ hai, và chủ yếu của các anh là tách một phần lực lượng mạnh từ cụm “Biển Đen” để chiếm Botaixkơ và biển Adốp từ phía đông và như vậy bao vây cụm quân Bắc - Capcadơ của địch để tiêu diệt chúng. Cánh trái của Erêmencô sẽ trợ giúp các anh.

        Thứ ba, hãy ra lệnh cho Petrốp, để anh ta không chậm trễ một giờ hãy tấn công ngay mà không chờ lực lượng dự bị. Petrốp luôn luôn phòng ngự, vì vậy anh ta không có kinh nghiệm trong chiến đấu tấn công. Lưu ý anh ta, để anh ta báo cáo tình hình từng ngày, từng giờ.

        Thứ tư, hãy nhanh chóng tiến về khu vực cụm “Biển Đen” và bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ của mệnh lệnh này”.

        Như vậy, dưới sự chỉ huy của Stalin, Hồng quân đã phá tan chiến dịch nguy hiểm của quân Đức, giữ vững được vùng công nghiệp dầu mỏ ở Bakin, trong khi các mỏ dầu ở

        Sibêri, ở Trung Á chưa đi vào khai thác. Chiến thắng này đã bảo đảm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải, xe tăng, máy bay của Hồng quân.

        Trong các cuốn sách về lịch sử, chúng ta đã viết rất nhiều về các chiến thắng ở Moxcơva, Stalingrad, vòng cung Kurxkơ nhưng theo tôi, sẽ là không công bằng nếu không đưa vào danh sách các chiến công bất hủ này chiến thắng ở Capcadơ. Trong chiến thắng này, Stalin đóng vai trò rất quan trọng, cũng như trong tất cả các chiến dịch lớn khác. Hãy nhớ lại xem Khơrutxốp đã cố tình bóp méo lịch sử như thế nào, bằng những lời lẽ dối trá như thế nào khi phát biểu tại Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô: “Stalin lãnh đạo chiến tranh theo quả địa cầu đặt trong văn phòng của mình. Vâng, thưa các đồng chí, ông ta xoay quả địa cầu và chỉ các phòng tuyến mặt trận ở trên đó”.

        Phải là con người vô liêm sỉ thế nào, vô nguyên tắc như thế nào mới có thể phát ra những nhận xét vô lý như vậy cho các đại biểu dự đại hội, những người đại biểu cho toàn Đảng, toàn dân!


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2019, 11:27:12 pm

SỰ QUAN TÂM CỦA STALIN VỚI NỀN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

        Trong các trận chiến đấu ở khu vực Stalingrad, Stalin rất chú ý đến vai trò của các đơn vị xe tăng trong đội hình quân Đức khi các đơn vị này thường tiến lên phía trước dẫn dắt theo các đơn vị bộ binh. Nếu so sánh với chiến thuật của xe tăng Đức thì các đơn vị xe tăng của ta chưa phát huy hết khả năng của mình, trong khi các chỉ huy lại chưa biết rút ra các kinh nghiệm của chính kẻ địch. Sau nhiều lần suy nghĩ, Stalin đã đi đến quyết định - cần phải thay đổi về cơ bản chiến thuật của các đơn vị xe tăng mà đầu tiên là phải đào tạo lại các cán bộ chỉ huy và tổ chức lại các đơn vị xe tăng.

        Ngày 3 tháng 9 năm 1942, Tổng tư lệnh yêu cầu Phó tư lệnh bộ đội xe tăng, cơ giới, tướng Biriucốp phải tổ chức hai trại huấn luyện cho bộ đội xe tăng - một ở vùng Xaratốp, một ở vùng Koxterôvô và Nôginxca - các điều kiện tập luyện bảo đảm thật kỷ luật và chặt chẽ để học cách chiến đấu của chiến thuật xe tăng hiện đại.

        Vào tháng bảy, Stalin ra lệnh thành lập 40 binh đoàn xe tăng, mỗi binh đoàn có 45 xe tăng. Trong đó có hai chiếc xe tăng hạng nặng KB. Đến tháng 9 thành lập thêm 27 binh đoàn xe tăng để làm các đơn vị dự bị. Stalin biết rằng cho đến giữa năm, các nhà máy sẽ cho ra xưởng khoảng bốn ngàn xe tăng loại mới và hơn hai ngàn xe tăng loại cũ.

        Để minh chứng về sự quan tâm rất sâu sắc của Stalin với bộ đội xe tăng, chúng ta hãy nhớ lại buổi đàm đạo của Stalin với tướng Katucốp, một trong những vị chỉ huy xe tăng có kinh nghiệm nhất, dũng cảm nhất. Stalin mời Katucốp đến nhà nghỉ ở Kunsevô, không khí yên tĩnh ở đây sẽ giúp họ trò chuyện và phân tích sâu tình hình để rút ra các kết luận cần thiết về phương thức sử dụng xe tăng.

        Tướng Katucốp đã kể lại về buổi gặp Stalin trong hồi ký của mình:

        “Có thể là ngày nay nhiều độc giả không thể hiểu được cảm xúc của chúng tôi lúc đó. Nhưng vào những năm tháng ấy, đối với các chiến sĩ mặt trận như chúng tôi, tên tuổi Stalin gợi lên tình cảm rất kính trọng - tên tuổi của Người gắn liền với điều thiêng liêng nhất - Đó là Tổ quốc, niềm tin vào chiến thắng, lòng tin vào trí tuệ và sự vững vàng của Đảng, của nhân dân.

        Thư ký của Stalin dẫn tôi vào phòng đợi, tôi đang chuẩn bị để báo cáo Tổng tư lệnh theo nghi lễ quân sự, thì bất ngờ cửa bên được mở ra và tôi nghe thấy tiếng Stalin rất thân mật:

        - Xin chào đồng chí Katucốp, hãy vào phòng tôi.

        Tôi chỉ kịp nói:

        - Xin chào đồng chí Stalin - Lúc đó những điều tôi định báo cáo theo nghi lễ bay đi đâu mất.

        Tôi bước theo Stalin vào phòng của Người, sau khi bắt tay tôi, Tổng tư lệnh nói:

        - Đồng chí hãy ngồi đi và hút thuốc lá tự nhiên, đừng để ý đến tôi, vì tôi không thích ngồi.

        Sau đó, Người rút từ trong túi ra hộp thuốc “Gerơse- gobiva Phlor” rút ra hai điếu, bẻ chúng ra để lấy sợi thuốc và nhồi vào chiếc tẩu nổi tiếng của mình để hút.

        - Sao đồng chí không hút thuốc? - Stalin hỏi tôi trong khi vẫn bước chậm rãi quanh phòng.

        Có lẽ do hồi hộp, hoặc là do một lý do nào đó, nhưng tôi cảm thấy không muốn hút thuốc, trong khi đó, Stalin đang ung dung nhả khói trong phòng và nói:

        - Nếu đồng chí không thích hút thuốc thì hãy kể theo thứ tự xem tình hình ở chỗ đồng chí, các đơn vị xe tăng của chúng ta ở mặt trận thế nào? Các đơn vị bộ binh cơ giới và xe tăng của ta ra sao?

        Tôi đã trả lời sao cho ngắn gọn nhất về các trận chiến đấu cuối cùng ở mặt trận Brianxki, còn Stalin vừa bước quanh phòng vừa đặt câu hỏi:

        - Anh suy nghĩ thế nào, xe tăng của chúng ta có tốt không? Hãy nói thẳng đừng ngại gì cả.

        Tôi đã trả lời là xe tăng T-34 hoàn toàn đáp ứng yêu cầu và chúng tôi rất tin tưởng. Còn xe tăng loại nặng KB và xe quân sự T-60, T-70 thì không được ưa thích ở đơn vị.

        Stalin dừng lại một phút, nhíu lông mày và hỏi:

        - Vì lý do gì?

        - Thưa đồng chí Stalin, loại xe KB quá nặng, xoay chuyển khó khăn và không cơ động. Loại này vượt chướng ngại vật rất khó. Ngoài ra, loại xe tăng hạng nặng này sẽ phá hỏng cầu khi vượt sông. Còn vũ khí của loại KB này thì cũng là pháo 76mm như loại T-34.

        Tôi phê phán cả loại tăng hạng nhẹ T-60...

        Qua các câu hỏi của Stalin về các tính năng kỹ - chiến thuật của các loại xe tăng, tôi hiểu rằng Tổng tư lệnh muốn đào sâu đến cùng bản chất của sự vật, làm rõ cái gì là mạnh, là yếu của xe tăng cơ giới của ta vào năm 1942. Stalin muốn biết nguyên nhân các trận chiến không thành công của xe tăng ta trong các trận chiến mùa hè và mùa thu 1942... Ông hỏi tiếp:

        - Các chiến sĩ xe tăng có bắn pháo trong hành tiến không?

        Tôi trả lời là không bắn.

        - Tại sao? - Tổng tư lệnh hỏi và chăm chú nhìn tôi.

        - Độ chính xác của xạ kích khi hành tiến không cao, vì vậy sẽ lãng phí đạn. Các đặt hàng của chúng tôi không được đáp ứng đầy đủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2019, 12:25:27 am

        Stalin dừng lại, nhìn chăm chú vào tôi vào nói rất rõ ràng:

        - Đồng chí Katucốp, đồng chí hãy nói, trong khi tấn công có cần điểm xạ vào các khẩu đội pháo không? cần phải tấn công vào đâu là mục tiêu chính? Chắc là pháo của địch sẽ gây khó khăn cho chiến sĩ xe tăng khi tiến về trước. Cứ cho là quả đạn pháo của đồng chí không trúng vào pháo của địch, nhưng rơi ở gần đó. Trong tình huống tương tự lính xe tăng Đức sẽ bắn thế nào?

        - Tất nhiên là độ chính xác xạ kích của địch sẽ bị giảm.

        - Đó chính là điều cần thiết - Stalin nói - Hãy bắn trong hành tiến, chúng tôi sẽ cấp đạn pháo...

        Cứ như vậy, Stalin tìm hiểu kỹ - chiến thuật tác chiến của các đơn vị xe tăng qua kinh nghiệm của kẻ địch và của các đơn vị của ta.

        Tại sao đến tận trận chiến ở Stalingrad, Stalin mới quan tâm đặc biệt đến chiến thuật xe tăng của quân địch? Tại sao ông lại mời một trong những vị chỉ huy xe tăng kinh nghiệm nhất để đàm đạo! Tại sao ông lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề bắn pháo trong hành tiến của xe tăng?

        Chính là những câu hỏi này minh chứng cho tầm nhìn xa và khả năng tổ chức công việc trong mọi lĩnh vực của Stalin. Ý tưởng về các đòn phản công tự thân nó có một lôgic, đó là khả năng bao vây các đơn vị đi trước của quân Đức tạo thành một mũi nhọn ở khu vực Volga, để chia cắt các đơn vị này với Bộ chỉ huy của chúng. Nhưng dùng lực lượng nào để chia cắt? cần phải có các lực lượng dự bị cơ động, đó chính là điều mà Stalin quan tâm đến chiến thuật xe tăng của kẻ thù, đến khả năng xạ kích trong hành tiến.

        Chính là trong những tháng ác liệt nhất, Stalin đã thành lập hai quân đoàn xe tăng. Xe tăng lấy ở đâu ra? Stalin ngày cũng như đêm liên tục điện thoại cho giám đốc các nhà máy sản xuất xe tăng, pháo binh, máy bay với lời yêu cầu: Hãy sản xuất nhanh hơn, nhiều hơn! Trong khi bản thân các nhà máy vừa sơ tán đến nơi mới, rất khó khăn trong sản xuất. Nhưng Stalin đã ra lệnh: cần phải hoàn thành đơn hàng, mặt trận đang chờ.

        Stalin rất coi trọng việc xây dựng lực lượng dự bị, trong rất nhiều chiến dịch, ông đã tung lực lượng dự bị ra vào thời điểm quyết định nhất và điều đó đã đem đến thắng lợi trong nhiều chiến dịch tấn công và phòng ngự.

        Tuy nhiên, Stalin vẫn tiếp tục tìm kiếm khả năng đế tăng viện cho các mặt trận vào đúng thời điểm cần thiết nhất. Stalin đã nhiều lần dùng không quân ném bom tầm xa để hỗ trợ các mặt trận - Từ kết quả tổng kết hiệu quả sử dụng các máy bay này Stalin đã quyết định thành lập binh chủng không quân ném bom tầm xa, trực thuộc Đại bản doanh và để giải quyết các nhiệm vụ thuộc quy mô chiến dịch và chiến thuật”...

        Stalin thường xuyên đàm đạo với tướng không quân Gôlôvanốp và các phi công có kinh nghiệm mà ông rất yêu quý và kính trọng.

        Gôlôvanốp để xuất ý tưởng của mình, nhưng các kiến nghị này chưa ngang tầm với các ý tưởng chiến lược của Tổng tư lệnh. Tuy nhiên, vì không muốn phủ nhận ý tưởng sáng tạo của Gôlôvanốp, Stalin đề nghị rất nhẹ nhàng:

        - Nếu anh không phản đối, thì tôi đề nghị bổ sung một chút và mở rộng ý kiến của anh có được không?

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi không có gì phản đối, nhưng việc thực hiện chúng trong thực tế như thế nào thì cần phải suy nghĩ, mọi việc không thể quyết định ngay được.

        - Mọi vấn đề nghiêm túc không bao giờ có thể quyết định vội vàng - Stalin nói - Sẽ có nghị quyết riêng về việc thành lập không quân ném bom tầm xa, anh hãy tham gia vào việc chuẩn bị nghị quyết này.

        - Vậy đề nghị cho tôi được gặp người chủ trì biên soạn tài liệu này, tôi sẽ tham gia ý kiến của mình với anh ta.

        - Chúng ta sẽ nói chuyện ngay bây giờ với người chủ trì biên soạn.

        - Đồng chí muốn nói là giao việc đó cho tôi, thưa đồng chí Stalin? - Gôlôvanốp hỏi.

        - Đúng, chính là anh!

        ... Mặc dù tôi là một phi công - Gôlôvanốp nhớ lại - Trong nhiều năm, tôi đã từng là giám đốc cơ quan điều hành lớn nhất ở Viễn Đông của hàng không Nga... Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ là mình có thể được giao một công việc to lớn và đầy trách nhiệm như việc này. Hơn nữa, trong thời kỳ chiến tranh mà mình lại cảm thấy chưa tự tin.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 11:08:56 pm

        - Thưa đồng chí Stalin, cho phép tôi trình bày.
   
        - Anh sợ à? - Stalin như đọc được ý nghĩ của tôi.

        Tôi như nín thở, máu dồn lên mặt.

        - Tôi chưa bao giờ là kẻ hèn nhát, thưa đồng chí Stalin.

        - Điểu này thì chúng tôi biết từ lâu - Stalin rất chậm rãi nói - Nhưng cần phải biết kiểm chế. Chúng tôi cũng đã suy nghĩ về vấn đề này, anh chỉ cần suy nghĩ xem trong thực tế thực hiện như thế nào, không vội vàng, nhưng hãy trao đổi với những ai mà anh thấy cần, sau vài ba ngày nữa anh hãy báo cáo các ý tưởng của mình...

        Ngày 5 tháng 3 năm 1942, Hội đồng quốc phòng Nhà nước đã ra sắc lệnh thành lập binh chủng không quân ném bom tầm xa. Những vấn đề nguyên tắc quan trọng nhất không chỉ do Hội đồng quốc phòng và Bộ Tổng tư lệnh đề ra mà còn do đích thân Stalin quyết định.

        Không quân ném bom tầm xa vào thời điểm đó có 341 máy bay, trong đó chỉ có 171 máy bay có thể hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu, số còn lại đều bị hỏng hóc. Sô lượng các tổ bay là 367, trong đó có 209 tổ có thể bay đêm.

        Trên cơ sở ban đầu này, những năm sau đã hình thành một binh chủng độc lập. Đó là không quân hành động tầm xa với hàng ngàn máy bay, có Bộ tham mưu, có cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật, hậu cần và hệ thống sân bay riêng - Còn Gôlôvanốp đã trở thành vị Tư lệnh nổi tiếng của binh chủng này và đã được phong hàm Nguyên soái không quân (tương đương Đại tướng Lục quân - N.D.)

        Trong suốt thời gian chiến tranh, lực lượng không quân ném bom tầm xa do chính Stalin giao nhiệm vụ như lực lượng dự bị chiến lược, ông rất quan tâm và nắm chắc tình hình của không quân, sau đây là một ví dụ về sự quan tâm và nắm tình hình rất cụ thể của ông, dựa theo hồi ký của Gôlồvanốp:

        Có một lần Stalin cho gọi tôi lên và hỏi:

        - Anh có các số liệu về việc có rất nhiều máy bay đã xuất xưởng mà đang nằm ở các nhà máy vì không được bên quân sự tiếp nhận không? - Stalin hỏi.

        Tôi không trả lời được câu hỏi này và xin phép nắm tình hình để báo cáo. Tôi gọi điện cho Marcốp I.V - Kỹ sư trưởng của không quân ném bom tầm xa, ông ta trả lời tôi rằng không có máy bay nào còn tồn ở các nhà máy. Tôi vội vàng gọi điện báo cáo Stalin.

        - Anh có thể tới chỗ tôi không? - Stalin hỏi.

        - Vâng, thưa đồng chí Stalin.

        - Hãy đến ngay đi.

        Khi bước vào phòng Stalin tôi nhìn thấy một vị tướng không quân, một vị chỉ huy không quân nổi tiếng thời đó (tôi xin không nêu tên vị tướng này, ông ta đã mất) đang trả lời rất mạnh mẽ với Stalin. Tôi hiểu rằng họ đang tranh luận về một số lượng lớn máy bay đang đứng ở các sân bay của các nhà máy sản xuất.

        Các máy bay này dường như đã xuất xưởng nhưng không được bên quân sự tiếp nhận vì chưa thể chiến đấu được, tức là còn khiếm khuyết về kỹ thuật - Vị tướng này nói tiếp - Còn Sakhurin (Bộ trưởng Công nghiệp Hàng không) đã báo cáo sai với đồng chí, thưa Stalin.

        - Vậy sao, nếu đồng chí đã nhắc đến Sakhurin thì chúng ta mời ông ta tới - Stalin nói và ra lệnh cho thư ký mòi Bộ trưởng Công nghiệp Hàng không đến.

        Sau đó, Stalin hỏi lại tôi: xem tôi có biết chính xác là trên các nhà máy có còn máy bay nào không, tôi báo cáo là kỹ sư trưởng đã quả quyết với tôi là không còn.

        - Có thể đó là số liệu đã cũ - tôi bổ sung - nhưng chúng tôi theo dõi từng chiếc ra xưởng vì bộ đội không quân đang rất cần cho các đơn vị mới. Có lẽ có một hay hai chiếc gì đó đang đứng ở đâu đấy.

        - Chúng ta không nói về một vài chiếc - Stalin nhắc.

        Vài phút sau, Sakhurin xuất hiện.

        - Bây giờ chúng tôi đang nói về vấn để 700 chiếc máy bay mà đồng chí đã báo cáo - Stalin nói luôn - đang nằm ở các nhà máy không phải là vì không có phi công mà là vì chúng chưa sẵn sàng về kỹ thuật, vì vậy phía quân sự chưa tiếp nhận và hàng trăm phi công đang phải đợi hàng tháng tròi ở đó.

        - Điều này không đúng, thưa đồng chí Stalin - Sakhurin trả lời.

        - Đấy các đồng chí thấy không: một người thì nói có máy bay mà không có phi công, một người thì lại nói có phi công mà không có máy bay. cả hai anh có hiểu không, đó là 700 chiếc máy bay chứ không phải là bảy chiếc. Các anh có biết là mặt trận đang chờ từng ngày số máy bay này không? Đó là cả một quân đoàn không quân! Vậy tôi tin ai trong số các anh?

        Im lặng một lúc rất lâu. Tôi chăm chú theo dõi một cách tò mò: không có lẽ có tới 700 chiếc máy bay đang đứng chờ ở các nhà máy? Tôi chưa bao giờ nghe nói về số máy bay này. Tôi nhìn cả hai người và không hiểu ai đúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2019, 09:51:27 pm

        Sau cùng, vị tướng không quân nói:

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi xin báo cáo là số máy bay đang đứng ở các nhà máy là chưa được sẵn sàng về mặt kỹ thuật.

        - Thế còn anh nói sao? - Stalin quay sang phía Sakhurin.

        - Thưa đồng chí Stalin, điều này rất dễ dàng kiểm tra -  Sakhurin trả lời - Chúng ta có đường dây trực tiếp. Hãy giao nhiệm vụ để đồng chí nói chuyện trực tiếp với từng đồng chí giám đốc và họ sẽ báo cáo số lượng máy bay đã sẵn sàng. Chúng ta sẽ cộng lại để có tổng số.

        - Có lẽ là đúng. Vậy chúng ta sẽ làm - Stalin đồng ý.

        Vị tướng không quân chen vào:

        - Nhất thiết phải có chữ ký của các giám đốc nhà máy để họ ký vào bức điện và đồng thời phải có chữ ký của đại diện bên quân sự vào bức điện.

        - Điều này cũng đúng, đồng ý - Stalin nói.

        Stalin giao nhiệm vụ cho bộ phận điện đàm, vị tướng không quân yêu cầu mời thêm tướng Xeledơnhép N.P - ngưòi đặt hàng mua máy bay. Khi Xeledơnhép N.P đến, ông được giao nhiệm vụ tính xem có bao nhiêu máy bay đang đứng ở các nhà máy.

        Đường liên lạc được nối rất nhanh, chỉ sau một lúc các bức điện từ các nhà máy đã được đặt lên bàn - Xeledơnhép cũng nhanh chóng tính xong.

        - Có bao nhiêu chiếc máy bay ở các nhà máy? - Stalin hỏi.

        - 701 chiếc.

        - Thế còn anh tính bao nhiêu? - Stalin hướng về Xeledơnhép?

        - Tôi tính được 702 - Xeledơnhép trả lời.

        - Thế tại sao số máy bay ấy không được giao?

        - Vì rằng không có phi công - Xeledơnhép trả lời.

        Câu trả lời của ông ta cho thấy là vấn đề không có tổ bay từ lâu mọi người đã rõ.

        Tôi không phải là nhà văn, mà nếu có nhà văn ở đó, thậm chí cả nhà văn tài ba, cũng không thể nào mô tả được tâm trạng của mọi người sau câu trả lời của Xeledơnhép - Tôi không biết so sánh thế nào, thậm chí là mẩu chuyện hài nổi tiếng của Gôgôn “Ngài thanh tra đang tới” cũng không so sánh được với những gì diễn ra trong phòng của Stalin lúc đó. Tất cả mọi người trong phòng, kể cả Stalin đểu như chết đứng, bất động. Chỉ mình Xeledơnhép là bình thản nhìn tất cả chúng tôi không hiểu điêu gì xảy ra. Cứ im lặng một lúc lâu như vậy, kể cả Sakhurin là người đã báo cáo đúng sự thật cũng không dám tiếp tục câu chuyện.

        Cái gì sẽ xảy ra đây? Tôi nhìn Stalin, trông ông tái nhợt và nhìn vị tướng không quân không chớp, dường như đang suy nghĩ rất lung về những gì vừa xảy ra. Hình như ông không hiểu nổi tại sao một số lượng máy bay lớn như vậy mà vị tướng kia lại không biết.

        Cuối cùng thì Stalin đã bình tâm trở lại. Ông cảm ơn Sakhurin và Xeledơnhép và chia tay họ. Tôi định bước theo thì Stalin chặn lại, ông từ từ tiến về phía vị tướng không quân, từ từ giơ tay lên và chỉ ra cửa.

        - Ra khỏi đây ngay! - Ông nói mạnh mẽ và hạ tay xuống.

        Vị tướng nọ lập tức rời khỏi phòng. Ông im lặng đi lại trong phòng rất lâu.

        Sau đó ông phân trần với tôi về việc đã để tôi chứng kiến những gì vừa diễn ra. Liệu có phải ông cố ý muốn "dành" cho tôi một bài học? Có lẽ là đúng, ấn tượng này sẽ lưu lại trong trí nhớ của tôi suốt đời.

        - Đấy, chiến đấu và làm việc với một người như vậy đấy, anh ta thậm chí không biết cái gì xảy ra ngay trong lãnh địa của mình - Stalin nói như tiếp tục luồng suy nghĩ của mình...

        Rất nhiều người biết về cá tính nóng nảy, thậm chí là độc tài của Stalin. Có cảm tưởng như số phận của vị tướng kia sau sự kiện ấy đã an bài. Không phải là sự nóng giận mà là sự nuối tiếc bao trùm lên Stalin.

        Stalin có khả năng hiểu được lỗi lầm và khó khăn nảy sinh trong chiến tranh. Vâng, ông đã từng trừng phạt, cách chức nhưng bao giờ cũng có lý do chính đáng. Nếu phạm lỗi hãy nhận khuyết điểm. Nhưng, dù rằng rất giận, trong trường hợp này vị tướng không quân vẫn được tha thứ, ông ta vẫn trưởng thành, đã được nhận huân chương và sau này đã được phong quân hàm Nguyên soái trưởng không quân.

        Tuy nhiên, do Gôlôvanốp không nêu tên ông ta, cho nên tôi cũng xin phép không làm việc đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2019, 10:39:03 pm

        Tôi đã đọc cuốn sách rất quý được xuất bản năm 1994 “Các thư tín bí mật của chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” do Thượng tướng xe tăng N.I Biriucốp - Người trong suốt những năm chiến tranh giữ chức Phó tư lệnh Bộ đội xe tăng cơ giới của Hồng quân viết. Trong cuốn sách này dẫn ra gần như là ghi chép hàng ngày các chỉ thị, mệnh lệnh, chỉ dẫn của Stalin đối với binh chủng xe tăng thiết giáp. Không có điều kiện để liệt kê hết cuốn sách để chứng minh sự quan tâm và hiểu biết sâu sắc của Stalin về chiến thuật vũ khí trang bị và quá trình sản xuất xe tăng. Nhưng để độc giả có dù là chút ít ấn tượng về các chỉ lệnh của Stalin về đề tài này, tôi xin dẫn ra vài ba ví dụ trong cuốn sách của Biriucốp:

        Ngày 3 tháng 1 năm 1942

        Chỉ thị của đồng chí Stalin

        Cần phải chuyển sang các binh đoàn cơ giới. Trong binh đoàn xe tăng có hai lữ đoàn tăng đầy đủ. Các lữ đoàn xe tăng có loại “C” (loại thiếu) với 46 xe tăng và loại lữ đoàn đầy đủ và hai lữ đoàn bộ binh với 2.500-3.000 quản. Trong binh đoàn sẽ có 187 xe tăng. Điều cho sáu phương diện quân mỗi nơi một binh đoàn và cho các quăn đoàn mỗi nơi 2 lữ đoàn thiếu. Mỗi phương diện quân ít ra phải có 2 binh đoàn cơ giới. Các đơn vị này phải có trước tháng 2 năm 1942.

        Thành lập 12 binh đoàn, lấy các Bộ tham mưu của các sư cơ giới và rút gọn lại. Trang bị thêm pháo binh, pháo phòng không, cối 82mm và 120mm.

        Thiết lập Bộ tham mưu của các lữ đoàn đầy đủ và thiếu sao cho sau này không phải thay đổi.

        Nhanh chóng tăng cường binh đoàn cơ giới cho phương diện quân Nam. Lựa chọn cán bộ cho các binh đoàn xe tăng và báo cáo để đồng chí Stalin phê chuẩn.


        (Các ghi chép trong buổi làm việc ngày 3 tháng 1 năm 1942).

        Các ghi chép này cho thấy quá trình chuẩn bị cho các cuộc tấn công của Hồng quân mùa đông 1941-1942.

        Ngày 4 tháng 1 năm 1942

        Chỉ thị của đồng chí Stalin.

        1. Ở nhà máy Kirôp giữ mức độ sản xuất xe tăng hạng nặng KB vào khoảng năm, sáu chiếc mỗi ngày. Một tháng là 150 chiếc.

        2. Ngừng sản xuất loại T-60 từ 5 tháng 7 năm 1942.

        3. Sản xuất loại T-34 khoảng 1.800-2.000 chiếc.

        4. Trang bị xe tăng nhẹ của Mỹ thay thế loại T-70.

        5. Tổ chức sản xuất tăng T-34 ở nhà máy số 37, 364 và nhà máy Kirốp.

        6. Thành lập:

        Ở Stalingrad: sáu đại đội

        Ở Gorki: năm đại đội

        Ở Tagil: chín đại đội

        7. Tạm thời chưa trang bị xe tăng cho Meresơcôp.

        8. Cụm quân của Phedorencô được cấp chín đại đội với mười chiếc T-34.

        9. Trong các binh đoàn phải có lực lượng xe tăng dự bị.

        Ngày 14 tháng 5 năm 1943, 0 giờ 10 phút.

        Chỉ thị của đồng chí Stalin.

        1. Thành lập lại quân đoàn ba xe tăng trước ngày 5 tháng 6.

        2. Tăng số lượng xe tăng ờ năm phương diện quăn lên 6.000 chiếc.

        3. Bảo đảm 15 trạm tiếp xăng dầu và pháo tự hành riêng biệt ở 5 phương diện quân.

        4. Đề nghị Bộ quốc phòng biên chế bảo đảm mỗi quân đoàn có 2 trung đoàn xe tăng.

        5. Thành lập ba binh đoàn cơ giới, trong đó có 5 trung đoàn xe tăng.

        6. Đề xuất tặng danh hiệu “Cận vệ” cho binh đoàn xe tăng số 12 và 15.

         (Ghi chép buổi làm việc ngày 14 tháng 5 năm 1943).

        Chỉ sau đó bốn ngày, các đơn vị của năm phương diện quân đã sẵn sàng để giáng trả kẻ thù, bắt đầu trận chiến ở vòng cung Kurxcơ nổi tiếng.

        Toàn quốc chờ đợi đòn phản công của Hồng quân, từ người lính, người nông dân cho đến vị tướng, đến các vị lãnh đạo đất nước, Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu và bản thân Tổng tư lệnh tối cao tại điện Kremli.

        Khi ra lệnh trang bị đến 6.000 xe tăng ở các phương diện quân, chúng ta có thể đoán được quy mô, tính chất của chiến dịch. Sau một thời kỳ phòng ngự chiến lược - đã đến lúc chuyển sang giai đoạn phản công - có thể nói ngắn gọn, 6.000 chiếc xe tăng chính là để chuẩn bị cho tính toán chiến lược này.

        Bộ trưởng trang bị vũ khí D.Ph.Uxtinôp nhớ lại:

        Với một trí nhớ tuyệt vời, Stalin nhớ đến từng chi tiết tất cả các cuộc thảo luận và không bỏ qua bất kỳ sơ suất nào trong bản chất của các quyết định và đánh giá. Ỏng ta biết rất rõ các vị lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, cho đến từng vị giám đốc các nhà máy và tư lệnh các sư đoàn. Nhớ các số liệu quan trọng và tình trạng trên các khu vực.

        Ông có tư duy phân tích rất sáng sủa, biết lọc ra trong vô vàn các sự kiện, các số liệu, các yếu tố, cái cốt yếu nhất, bản chất nhất. Các ý tưởng và quyết định của Stalin được hình thành rất rõ ràng, lôgic, ông không thích thừa lời.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Hai, 2019, 11:27:35 pm

        ... Năm 1943, trong Hồng quân bắt đầu sử dụng quân hàm có cầu vai mới. Khơrulép có nhiệm vụ thiết kế mẫu quân phục sao cho trang trọng, dẹp, được kính trọng nhưng lại phải đơn giản, tiện lợi. Khi các mẫu đã chuẩn bị xong, mọi thứ được gửi đến điện Kremli, phòng của Stalin biến thành nơi trưng bày các mẫu quân phục. Stalin chăm chú quan sát các mẫu quân phục. Ông hỏi niên hạn sử dụng của một bộ quân phục là bao lâu? Nếu trang bị mới cho toàn quân là bao lâu? Ông hỏi các nhà thiết kế về bộ trang phục của quân đội Nga cũ. Sau khi xem cả mẫu mới và mẫu cũ, ông đã đề nghị nên tận dụng mẫu quân phục của quân đội Nga cũ vì nó đã được thử nghiệm.

        Như vậy, bộ quân phục đã được thông qua chính là lấy mẫu bộ đã có từ trước, và thực tế sau này đã chứng minh quyết định đó là đúng đắn.

        Phong thái làm việc của Stalin - đòi hỏi rất hài hòa và rất thực tế. Ông không chịu được thói ồn ào (khoa trương hình thức) nếu ông đã ra mệnh lệnh, đã nói, đã giao nhiệm vụ thì cần phải làm đúng thời hạn, không qua loa. Để đạt mục đích đã đặt ra, Stalin không bao giờ dừng lại trước bất cứ khó khăn nào. Tôi không nhớ có trường hợp nào mà ông lại quyết định một vấn đề nào đó vội vàng, ông sẵn sàng lắng nghe trực tiếp ý kiến của mọi người - đặc biệt là của các chuyên gia - Nhưng sau đó thì ông rất quyết đoán, ông thường nói “nếu anh đã tin tưởng vững chắc điều đó là đúng và biết cách bảo vệ chân lý của mình, thì đừng có tính toán ý kiến phản bác của ai khác, và hãy hành động như tư duy và lương tâm của anh mách bảo...".

        Xin hãy trả lời các câu hỏi như là anh đã nghĩ trong đầu. Đừng có do dự, đoán mò. Khi nói chuyện công việc với tôi thì đừng bao giờ như vậy. Sẽ không có ích lợi gì nếu như khi trao đổi công việc mà anh cứ đoán xem ý nghĩ của tôi thế nào. Anh là chuyên gia, chúng tôi cần nghe chính kiến của anh, làm sao để tôi học được điều gì đó từ anh chứ không phải là ngược lại.

        Tổng công trình sư máy bay Iacôplép A.x nhớ lại lời của Stalin:

        - ... Mỗi một người đều có khuyết điểm và mặt yếu, không có ai là thần thánh cả. Vì vậy, với từng khuyết điểm nhỏ nhất trong công tác cần biết tha thứ - Điểu quan trọng là cần biết giữ thăng bằng. Anh thử tự đánh giá xem, liệu anh có khuyết điểm không? - Ông đặt tay lên vai tôi... Và anh cũng có mặt yếu và tôi cũng có khuyết điểm, mặc dù người ta gọi tôi là “lãnh tụ, người thầy vĩ đại” - Stalin thường đùa như vậy.

        Mặc dù Stalin là một “thiên tài”, một “lãnh tụ vĩ đại”, nhưng một mình ông không thể làm được tất cả mọi thứ. Tự Stalin cũng rất hiểu điều đó, vì vậy mà ông phân công trách nhiệm cho mọi người rõ ràng và biết dựa vào họ để điều hành công việc. Ngày 4 tháng 2 năm 1942 ông phân công:

        “Đồng chí Molotốp V.M: Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Hội đồng quốc phòng về sản xuất xe tăng và các vấn đề liên quan.

        Đồng chí Malencôp G.M và Bêria L.P:

        a) Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của ủy ban an ninh quốc gia về sản xuất máy bay và xe cơ giới, chuẩn bị các vấn đề liên quan.

        b) Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết hội đồng an ninh về hoạt động của không quân.

        - Đồng chí Malencốp G.M: Kiểm tra thực hiện nghị quyết về Bộ tham mưu các đơn vị của Đại bản doanh.

        - Đồng chí Bêria L.P: Kiểm tra thực hiện nghị quyết về sản xuất trang bị, súng cối.

        - Đồng chí Vôdơnhexinxki N.A:

        a)  Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của hội đồng an ninh về sản xuất súng đạn.

        b) Kiểm tra thực hiện nghị quyết về kim loại đen và chuẩn bị các vấn đề liên quan.

        - Đồng chí Micoian A.I: Kiểm tra công việc trang bị cho bộ đội (xăng dầu, quân phục, lương thực...).

        Chịu sự kiểm tra của đồng chí Micoian là tất cả các đầu mối trang bị và giao thông dưới mọi hình thức.

        Sự phân công này được mọi người thực hiện đầy đủ dưới sự chỉ huy chung của Stalin.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:59:21 pm
       
BƯỚC NGOẶT CHIẾN LƯỢC TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG VÔLGA

        Đây quả thực là một trong những trận chiến vĩ đại nhất mà lịch sử quân sự đã được chứng kiến. Hãy tự đánh giá xem: trận bao vây ở Cannam do Anibal thực hiện đã trở thành một trận kinh điển về chiến tranh công thành, bao vây tiêu diệt kẻ địch. Trong trận này phía quân La Mã có 63 ngàn bộ binh và 6 ngàn kỵ binh, Còn Anibal có 40 ngàn bộ binh và 10 ngàn kỵ sĩ. Anibal lập thế trận theo hình móng ngựa, đánh mạnh vào hai bên sườn bộ binh quân La Mã và buộc chúng chui vào rọ đã chuẩn bị sẵn. Anibal kéo sập “Móng ngựa” bằng cách tung kỵ binh từ tuyến sau lên. Toàn bộ quân La Mã đã bị tiêu diệt. Chính là trận Stalingrad cũng đã được dàn thế trận như vậy.

        Vào đầu thế kỷ 19, Napoleont đã huy động 600 ngàn quân để hòng chiếm nước Nga. Còn ở trận Stalingrad, riêng phía Đức đã tham gia hơn một triệu quân, 675 xe tăng, hơn 10 ngàn vũ khí pháo, 1.216 máy bay. về phía Hồng quân cũng tham gia trên một triệu quân, 15.500 vũ khí pháo và cối, 1.463 xe tăng và 1.350 máy bay.

        Về mặt không gian, trận Stalingrad kéo dài trên trận tuyến hơn 500km. Hàng trăm tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm nhất, hàng ngàn chiến công được lập ở tất cả các cấp từ vị nguyên soái đến người binh nhì.

        Tuy vậy, đến những năm 60, một số tác giả đã “xoay chiều”, có nhiều tác giả đã thay đổi cách đánh giá của mình. Năm 1961, bộ sách sáu tập về lịch sử “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945”. Trong đó chiến dịch Stalingrad được dành 73 trang, trong đó không hể nhắc một chữ nào đến tên Stalin, thậm chí hoàn toàn đưa những tên tuổi khác vào lịch sử tổ chức trận chiến Stalingrad vĩ đại. Chúng ta hãy thử lật lại một số đoạn của các tác giả này:

        “Ngày 6 tháng 10, Tư lệnh phương diện quân Stalingrad -  Thượng tướng Erêmencô và ủy viên Hội đồng quân sự -  Trung tướng N.X Khơrutxốp gửi Bộ Tổng tư lệnh kiến nghị của mình về tổ chức và tiến hành trận tấn công”.

        Chúng ta hãy xem trong hồi ký của mình - Nguyên soái Erêmencô nhắc đến “sáng kiến” về kế hoạch trận Stalingrad như thế nào:

        “Vào tháng 9 năm 1942, tôi nói chuyện với Tổng tư lệnh:

        - Đồng chí Stalin, đã đến lúc cần chuẩn bị để tiến lên phía bắc hoặc xuống phía nam, các điều kiện đã chín muồi.

        - Tốt, đồng chí Erêmencô - Stalin trả lời - Chúng ta sẽ chuẩn bị để chuyển hướng.

        Sau đó, tôi đã nói lại câu chuyện này với Nikita Khơrutxốp (nên nhớ cuốn hồi ký này xuất bản năm 1961, tức là khi Khơrutxốp đã là Tổng Bí thư). Trong cuộc nói chuyện, chúng tôi đã bàn cụ thể về kế hoạch tấn công, về lực lượng dự bị... Sau đó, chúng tôi thảo thành kế hoạch và gửi cho Tổng tư lệnh, trên cơ sở đó đã xuất hiện văn kiện về ý tưởng tấn công phát xít Đức ở mặt trận Stalingrad".

        Nếu theo các đoạn trích dẫn này thì công lao khởi thảo kế hoạch tấn công ở mặt trận Stalingrad với tất cả ánh hào quang chiến thắng của nó đều thuộc về Erêmencô và Khơrutxốp?

        Vậy trong thực tế thì ý tưởng về chiến dịch Stalingrad hình thành thế nào? Ai là người khởi thảo và ai là người thực hiện?

        Hitle khi thực hiện ý đồ chiếm khu vực dầu mỏ, đã quyết định ném quân đoàn số 4 từ hướng Capcadơ sang mặt trận Stalingrad. Với ý đồ chia cắt nước Nga thành hai phần. Đứng trước âm mưu này, Hồng quân cần phải tập trung mọi lực lượng để bảo vệ Stalingrad.

        Ngày 27 tháng 8 năm 1942, Stalin cho gọi Giucốp về Moxcơva, trông ông không được khỏe, sau khi chào hỏi, ông nói:

        - Mọi việc ở phía nam không được tốt, rất có nguy cơ là quân Đức sẽ chiếm được Stalingrad và sẽ tiến đến gần mỏ dầu ở Bakin.

        Stalin hạ thấp giọng và tiếp:

        - Hội đồng quốc phòng đã quyết định bổ nhiệm đồng chí là Phó tổng tư lệnh và quyết định cử đồng chí đến khu vực Stalingrad. Hiện nay, ở đó đã có các đồng chí Vaxilepxki, Malencốp và Malưxép, khi nào thì đồng chí có thể đi được?

        Giucốp trả lời:

        - Tôi cần một ngày, thưa đồng chí Stalin. Tôi cần nghiên cứu kỹ tình hình ở Bộ Tổng tham mưu, ngày mai tôi sẽ tới Stalingrad.

        Stalin nói:

        - Rất tốt, anh có đói không? Đột nhiên Stalin hỏi - Chúng ta cùng ăn nhẹ một chút nhé.

        Họ đã ngồi uống nước trà và một vài món ăn nhẹ.

        Sau đó, Stalin thông báo tình hình ở mặt trận, và nói:

        Tôi đã điều hai quân đoàn dự bị số 24 và 66 để tấn công vào bên cạnh sườn của quân địch. Anh cần phải có các hành động để ngày 2 tháng 9 quân đoàn của tướng Mackalencô phải chuyển sang phản công và nhanh chóng đưa hai quân đoàn 24 và 66 vào trận, nếu không sẽ rất khó giữ Stalingrad”.

        Sau khi đến mặt trận, Giucốp đã cùng Vaxilepxki và Tư lệnh phương diện quân Trung tướng Gorđốp khởi thảo kế hoạch cụ thể để thực hiện mệnh lệnh mà Stalin đã trao là phải đưa quân đoàn cận vệ số một vào phản công - Giucốp đã điện thoại cho Stalin và xin phép lùi trận phản công đến ngày 6 tháng 9, Stalin đồng ý và yêu cầu Vaxilepxki nhanh chóng trở về Moxcơva.

        Ngày 3 tháng 9, Stalin điện cho Giucốp:

        “Tình hình ở Stalingrad rất xấu. Stalingrad có thể bị chiếm ngày hôm nay hoặc ngày mai, nếu cụm quân phía bắc không hỗ trợ kịp thời. Hãy yêu cầu tư lệnh các đơn vị phía tây và tây bắc Stalingrad nhanh chóng tấn công quân địch để cứu nguy cho Stalingrad. Không được phép chậm trễ, sự chậm trễ là tội lỗi. Hãy đưa tất cả không quân vào trận để hỗ trợ Stalingrad”.

        Giucốp tiếp tục đề nghị chuẩn bị để tấn công vào ngày 5 tháng 9. Cuối cùng Stalin đồng ý nhưng nhắc Giucốp: nếu quân địch đồng loạt chuyển sang tấn công thì phải nhanh chóng tấn công chúng trước.

        Sáng sớm ngày 5 tháng 9, trận tấn công được bắt đầu. Sau đợt tấn công “dọn đường” của pháo binh và không quân, cả ba quân đoàn đã chuyển sang tấn công, nhưng đợt tấn công này không đạt được kết quả như mong muốn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Hai, 2019, 08:42:38 pm

        Sau báo cáo của Giucốp, Stalin tiếp tục yêu cầu:

        - Hãy tiếp tục tấn công, nhiệm vụ chính của anh là lôi kéo lực lượng địch ra khỏi Stalingrad càng nhiều càng tốt.

        Tuy nhiên, trong các trận chiến đấu tiếp theo Hồng quân bị tổn thất rất nặng. Sau khi nghe Giucốp báo cáo, Stalin yêu cầu Giucốp bay trở về Moxcơva ngay. Rõ ràng là Stalin muốn bàn bạc về các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải tỏa tình hình nguy ngập ở Stalingrad. Khi Giucốp bước vào phòng, Stalin hỏi:

        - Phương diện quân Stalingrad phải làm gì để giải tỏa gọng kìm của kẻ địch và nối thông với phương diện quân Đông Nam?

        - Ít nhất phải có bổ sung một quân đoàn trang bị đầy đủ -  Giucốp trả lời - Trong đó, có cả binh đoàn xe tăng, không ít hơn 400 đơn vị pháo và tập trung hỏa lực của một quân đoàn không quân.

        Vaxilepxki ủng hộ ý kiến của Giucốp.

        Stalin yêu cầu Giucốp và Vaxilepxki trở về Bộ Tổng tham mưu và tính toán cụ thể về thời hạn và việc tập trung lực lượng.

        Ngày hôm sau, lúc 22 giờ Giucốp và Vaxilepxki lại đến phòng Stalin để báo cáo. Stalin hỏi:

        - Liệu có phải là tốt hơn không nếu tổ chức tấn công theo hướng từ bắc xuống nam và từ nam lên bắc dọc theo sông Đông?

        - Không, quân Đức có thể nhanh chóng rút từ Stalingrad về các sư đoàn môtô cơ giới và chặn đánh quân ta - Nếu ta tấn công ở phía Tây sông Đông thì quân địch sẽ bị vướng sông và không thể đưa lực lượng dự bị ra để đối đầu với lực lượng của ta được - Giucốp trả lời.

        Giucốp và Vaxilepxki giải thích rằng, chiến dịch được chia làm hai giai đoạn:

        Giai đoạn một, phá vỡ tuyến phòng ngự, bao vây lực lượng quân Đức ở Stalingrad và cách ly lực lượng này ra khỏi lực lượng bên ngoài; thứ hai, tiêu diệt lực lượng quân địch bị bao vây.

        - Cần tiếp tục suy nghĩ về lực lượng dự trữ - Tổng tư lệnh nói - Còn bây giờ nhiệm vụ chính là giữ vững Stalingrad, những gì chúng ta vừa bàn ở đây chỉ có ba người được biết, không một người nào khác được biết điều này...

        Như vậy, ý đồ về trận chiến vĩ đại trên sông Đông đã ra đời. Rõ ràng những ý kiến của Erêmencô về cái gọi là “ý tưởng tấn công” do ông ta và Khơrutxốp đưa ra hoàn toàn là không có thực.

        Để khẳng định rõ ràng sự thật ai là tác giả đích thực kế hoạch  tấn công ở Stalingrad, chúng ta hãy xem bản đồ chiến đấu còn lưu trữ trong kho lưu trữ Bộ Tổng tham mưu với tên gọi “Kế hoạch phản công ở khu vực Stalingrad”. Ở góc phía dưới là tên tác giả: G.K Giucốp và A.M Vaxilepxki. Ở phía trên bên trái là chữ bằng mực xanh “Phê duyệt” với chữ ký của Stalin.

        Sau khi dẫn ra đoạn hồi ký này, theo tôi không còn gì phải nghi ngờ về công lao của ba vị danh tướng trong việc khởi thảo và tiến hành chiến dịch tấn công này: Đó chính là Stalin, Giucốp và Vaxilepxki.

        Trong lúc chuẩn bị cho đợt phản công, Giucốp và Vaxilepxki đã trình bày với Tổng tư lệnh về khả năng Bộ tư lệnh quân Đức khi gặp nguy cơ bị bao vây ở Stalingrad sẽ có thể điều chuyển các đơn vị từ các khu vực khác về để cứu nguy cho cụm quân ở phía nam. Để ngăn chặn khả năng này cần phải nhanh chóng chuẩn bị để tấn công ở khu vực bắc Viadơma.

        Stalin hỏi sẽ cử ai để làm được công việc này? Giucốp trả lời:

        - Chiến dịch Stalingrad đã được tính toán kỹ mọi mặt -  Vaxilepxki có thể nắm công việc ở khu vực Stalingrad, còn tôi sẽ nắm công việc chuẩn bị tấn công ở phương diện quân Kalinin và phương diện quân Tây.

        Stalin đồng ý với ý kiến của Giucốp - Ông hiểu rằng sự xuất hiện của Giucôp ở phương diện quân “Tây” sẽ kéo theo sự chú ý của tình báo Đức. Từ kinh nghiệm quân Đức đã hiểu rằng: ở đâu có Giucôp, ở đó đang chuẩn bị tấn công. Điều này sẽ có lợi cho trận tấn công ở Stalingrad vì quân Đức sẽ không dám rút quân từ những nơi có mặt Giucốp để về cứu viện cho Stalingrad. Tuy nhiên, Stalin vẫn yêu cầu Giucốp:

        - Hãy bay đến Stalingrad, kiểm tra công tác chuẩn bị của Bộ chỉ huy và bộ đội ở đó trước sau đó hãy đến Rgiep.

        Trong những ngày chuẩn bị chiến dịch phản công, Stalin rất quan tâm thành lập hai quân đoàn xe tăng với ý đồ dùng lực lượng này để thực hiện khóa chặt vòng vây. Stalin gọi điện cho giám đốc các nhà máy hàng ngày để yêu cầu nhanh chóng cung cấp xe tăng cho các đơn vị.

        Chiến dịch Stalingrad kéo dài 200 ngày, trong thời gian đó đã tiêu diệt sáu quân đoàn bộ binh và bốn quân đoàn xe tăng của địch, hai quân đoàn của Rumania và một quân đoàn của Ý. Tổng số tổn thất của quân địch đến nửa triệu quân.

        Với kết cục của chiến dịch vĩ đại này đã bắt đầu một cục diện mới cho cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Quân ta đã chuyển sang nắm được quyền chủ động về chiến lược. Uy tín của Liên Xô được nâng cao. Chiến thắng này chứng minh nghệ thuật chỉ huy lỗi lạc của Bộ chỉ huy và lòng dũng cảm vô bờ của Hồng quân. Bộ máy chiến tranh của Đức bị rung chuyển, các đồng minh của Đức như Nhật, Ý, Rumania, Thổ Nhĩ Kỳ... bắt đầu dao động và tìm cách tách ra khỏi ảnh hưởng của Đức.

        Nhân dân và quân đội Xô Viết tự hào về thắng lợi chiến lược quan trọng này, trong đó Tổng tư lệnh Stalin đóng vai trò rất to lớn trong khởi thảo, xây dựng và thực hiện chiến dịch. Ông chỉ huy chiến dịch từng ngày và đặc biệt là công lao to lớn của ông trong việc xây dựng lực lượng dự bị chiến lược cho Hồng quân.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:13:59 am

CHIẾN DỊCH BAO VÂY

        Stalin hiểu rằng: cần phải tìm cách nhanh chóng tiêu diệt các đơn vị quân địch đang bị bao vây ở Stalingrad. Lúc đó kế hoạch bao vây tiêu diệt quân địch đã được khởi thảo. Ngày 19 tháng 12, sau khi thảo luận, Stalin đã ký phê duyệt kế hoạch này và chỉ định tướng Vôrônốp làm đại diện Đại bản doanh ỏ mặt trận. Do tính chất cần sử dụng pháo binh và không quân để giải quyết chiến dịch, nên Stalin đã bổ nhiệm một vị tướng pháo binh làm đại diện cho Đại bản doanh.

        Stalin giao nhiệm vụ cho chiến dịch trong vòng năm đến sáu ngày phải tiêu diệt các đơn vị quân địch đang bị bao vây. Năm đến sáu ngày là một thời hạn quá ngắn, nhưng Stalin đang vội, ông muốn nhanh chóng giành thắng lợi của chiến dịch. Trong một phiên họp, ông đề nghị:

        - Sự chỉ huy chiến dịch tiêu diệt quân địch cần được tập trung vào một người. Thời điểm này mà có hai vị chỉ huy mặt trận thì sẽ ảnh hưởng đến nhau. Theo các anh thì nên trao cho ai là chỉ huy trưởng?

        Có ai đó đề cử Rôcôxôpxki.

        Giucốp nói:

        - Erêmencô sẽ không hài lòng nếu quyền chỉ huy được tập trung vào tay Rôcôxốpxki.

        - Bây giờ không phải là lúc hài lòng hay không hài lòng -  Stalin trả lời - Anh hãy gọi điện cho Erêmencô và giải thích với anh ta về quyết định của Bộ Tổng tư lệnh.

        Mặc dù Erêmencô đã gọi điện cho Stalin, đề nghị cho ông ta tiếp tục giữ cương vị chỉ huy phương diện quân, nhưng Stalin đã quyết định giao cho Rôcôxốpxki làm tư lệnh cả ba phương diện quân ở khu vực Stalingrad.

        Ngày 10 tháng 1 năm 1943, 7 ngàn khẩu pháo đã khai hỏa vào các vị trí của quân địch trong vòng 55 phút. Sau đó trận tấn công đã bắt đầu. Sau năm 5 ngày tấn công, quân địch vẫn phòng thủ rất chặt. Đến ngày 16 tháng 1 năm 1943 thì vòng vây đã khép rất chặt. Rôcôxôpxki triệu tập phiên họp, có một số ý kiến đề nghị kế hoạch tấn công nên lùi lại hai - ba ngày để trang bị đủ vũ khí đạn dược. Nhưng Rôcôxốpxki đã ra lệnh:

        - Không dừng một phút nào! Phải tiếp tục tấn công với sự yểm trợ của pháo binh, xe tăng, không quân, cần nhanh chóng tiêu diệt kẻ thù.

        Ngày 18 tháng 1 năm 1943, trong lúc Vôrônốp đang ngủ sau một chuyến đi thị sát ở tiền duyên thì người ta đánh thức ông và thông báo, theo thông báo trên radio thì Hồng quân đã được quyết định có thêm danh hiệu “Nguyên soái pháo binh” và Vôrônốp là người đầu tiên được phong quân hàm này.

        Trong lúc đó, thì phía quân Đức, ngày 20 tháng 1 là ngày lễ kỷ niệm mười năm Hitle lên nắm quyền trong bộ máy ở Đức - tướng Pauluýt gửi điện cho:

        “Quân đoàn 6 xin gửi tới Ngài lời chúc mừng nhản dịp lễ kỷ niệm ngày Ngài lên nắm chính quyền. Trên bầu trời Stalingrad đang tung bay lá cờ chữ thập ngoặc. Hãy để cho cuộc chiến của chúng ta trở thành tấm gương cho thế hệ ngày nay và mai sau về việc chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng, kể cả trong tình huống vô vọng nhất. Lúc đó, nước Đức sẽ chiến thắng.

        Hitle muốn năm!


Pauluýt, Thượng tướng”       

        Hitle lập tức trả lời:

        “Gửi Thượng tướng Pauluýt!

        Toàn thể dân tộc Đức với sự xúc động dõi nhìn về thành phố  Stalingrad. Như các sự kiện khác trong lịch sử thế giới sự hy sinh này là không uổng phí... Chỉ đến bây giờ cả dân tộc Đức mới bắt đầu cảm nhận toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến này và rằng nó đã phải chịu đựng những tổn thất to lớn.

        Luôn hướng về anh và các chiến binh của anh.


Adolph Hitle"       

        Một ngày sau khi trao đổi những bức điện tuyệt vọng này, ngày 31 tháng 1 năm 1943, Hitle chợt nghĩ rằng tại sao lại không khích lệ một vị tướng sẵn sàng hy sinh như vậy? Và lập tức một bức điện nữa của Hitle được gửi đến Stalingrad - Hitle phong Phridrich Pauluýt lên cấp Thống chế. Một mặt, động tác này nhằm củng cố tinh thần chiến đấu cho vị tư lệnh quân đoàn 6, mặt khác trong tâm thức ông ta hy vọng rằng “Vị thống chế không bao giờ đầu hàng để bị bắt làm tù binh”.

        Nhưng ý nghĩ của Hitle không được thực hiện, đúng vào ngày nhận được lệnh phong hàm Thống chế, Pauluýt đã đầu hàng quân Nga.

        Khi nhận được tin báo về sự đầu hàng này, Hitle đã không giữ được bình tĩnh, ông ta đã nổi giận và kêu lên:

        - Làm sao mà hắn ta lại có thể đầu hàng bọn Bônsêvich? Thật là hèn nhát!... Đây là một tấm gương rất xấu cho binh lính, không thể đòi hỏi họ chiến đấu tiếp tục.

        Để che giấu binh lính và nhân dân Đức về sự đầu hàng của Pauluýt và 95 ngàn quân Đức, phía Đức đã thông báo trên radio và báo chí về sự thất bại như sau:

        “Trận chiến ở Stalingrad đã kết thúc. Quân đoàn 6 dưới sự chỉ huy gương mẫu của Thông chế Pauluýt đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng theo đúng lời thề quân sự và đã hy sinh anh dũng trước lực lượng vượt trội của kẻ thù. Dưới lá cờ chữ thập giương cao trên cao điểm đầy khói lửa của Stalingrad đã diễn ra trận quyết chiến cuối cùng. Các tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ đã kề vai chiến đấu đến viên đạn cuối cùng...”.

        Toàn nước Đức đã tuyên bố quốc tang, cờ Quốc xã đính băng đen rủ xuống với điệu nhạc tử sĩ...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:14:19 am

        Tôi xin trích ra một số đoạn trong biên bản hỏi cung Thống chế Pauluýt mà tôi thấy là rất thú vị trong hồi ký của Rôcôxốpxki:

        “Trong phòng có tôi cùng Vôrônốp và đồng chí phiên dịch. Khi cửa mở, đồng chí trực ban báo cáo là Pauluýt đã tới. Chúng tôi nhìn thấy một sĩ quan Đức cao, gầy và rất tể chỉnh trong bộ quân phục cấp tướng. Chúng tôi mời ông ta ngồi. Trên bàn lúc ấy có thuốc lá. Tôi mời ông ta hút thuốc và nước trà nóng - Đây thực ra không phải là buổi hỏi cung. Chúng tôi chủ yếu hỏi ông ta về tình hình tù binh Đức. Pauluýt đề nghị không hỏi các câu để buộc ông ta phải trả lời vi phạm lời thề người lính, chúng tôi đồng ý. Vôrônốp đề nghị:

        - Ông buộc phải ngay lập tức ra lệnh cho các đơn vị thuộc quyển ở cụm quân phía bắc phải ngừng chống cự quân Nga... Pauluýt từ chối với lý do vì ông ta đã là tù binh không thể tiếp tục ra lệnh được.

        - Đây là vấn đề nhân đạo - Vôrônốp nói - Chúng tôi có đủ lực lượng và khả năng để tiêu diệt các anh trong vòng một hoặc ngày, thậm chí là trong vài tiếng đồng hồ. Sự chống cự của các đơn vị quân Đức là vô vọng, nhưng sẽ làm hy sinh hàng chục ngàn sinh mệnh. Ông có trách nhiệm phải cứu lấy các sinh mệnh ấy.

        - Tôi có ký mệnh lệnh thì cũng không ai chấp hành vì họ biết tôi đã bị bắt và không còn là tư lệnh của họ nữa.

        - Không nên nói đến uy tín của anh mà là sinh mệnh hàng chục ngàn con người - Vôrônốp tiếp tục yêu cầu. Ồng sẽ phải chịu trách nhiệm trước dân tộc Đức và nước Đức trong tương lai.

        Pauluýt biết là không thể từ chối, nhưng thần kinh rất căng thẳng, cuộc hỏi cung lần đầu tiên với Pauluýt dừng ở đây”.

        Trong cuộc hỏi cung lần thứ hai, ngày 2 tháng 2, Rôcôxốpxki ra câu hỏi:

        - Tại sao ông, một người được chuẩn bị rất kỹ về lý luận và là một tướng lĩnh có kinh nghiệm lại có thể phạm một sai lầm nghiêm trọng như vậy khi đưa một lực lượng lớn quân đội vào vòng vây (chúng ta nhớ Pauluýt chính là người chuẩn bị và trình bày kế hoạch Barbarossa trước Bộ chỉ huy Đức trước chiến tranh - N.D).

        - Cuộc phản công tháng 11 của Hồng quân đã làm cho tôi rất bất ngờ - Pauluýt trả lời.

        - Sao? Chả lẽ anh đã dùng một lực lượng để chọc thủng tuyến phòng ngự tiến về phía sông Volga chỉ là để trải qua cả một mùa đông ở đó mà không biết gì về đợt phản công mùa đông của Hồng quân à? - Vôrônốp hỏi.

        - Không, theo kinh nghiệm của mùa đông thứ nhất thì tôi có thể đoán là Hồng quân sẽ tấn công, nhưng với một quy mô to lớn thế này thì tôi hoàn toàn không ngờ...

        - Theo anh thì kết cục của chiến dịch Stalingrad sẽ tác động ra sao đến toàn cục cuộc chiến tranh?

        Pauluýt trả lời rằng đã lâu không có được đầy đủ thông tin của toàn mặt trận nên không thể đánh giá được. Vôrônốp lập tức yêu cầu mang bản đồ chiến sự các mặt trận cho đến ngày 2 tháng 2 để cho Pauluýt xem. Pauluýt nhìn bản đồ và tỏ ra không tin.

        Sau một loạt các câu hỏi, Pauluýt thừa nhận chiến dịch Stalingrad của Hồng quân quả thật là một trận đánh kinh điển trong nghệ thuật quân sự.

        - Nhưng sự phòng ngự kiên cường trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ của chúng tôi cũng có thể được coi là một trận phòng ngự kinh điển - Pauluýt cố bổ sung thêm.

        Vôrônốp cho rằng cuộc hỏi cung không để lại ấn tượng tốt, rằng Pauluýt là con người thiếu tập trung, không có ý kiến độc lập. Tôi không đồng tình với nhận định này của Nguyên soái, theo tôi Pauluýt là người có cách suy nghĩ độc lập. Ông ta biết rất rõ là đến một lúc nào đó ông ta sẽ bị phán quyết về những gì mình nói ra, kể cả trước Hitle, nên nhớ là vào đầu năm 1943, Pauluýt cho rằng họ chưa phải là người thất bại trong cuộc chiến tranh. Mặc dù, họ đã thua trong trận Stalingrad nhưng toàn bộ quân Đức vẫn ở ngay trên bờ sông Volga, cách không xa Moxcơva. Có nghĩa là quân Đức có thể tập hợp lại lực lượng và đến lúc đó Pauluýt sẽ phải đứng trước sự nổi giận của Hitle.

        Như chúng ta đã biết về số phận của Pauluýt về sau này, lập trường chính trị của ông ta đã thay đổi, ông phản đối chủ nghĩa phát xít và trở thành thành viên phong trào chống phát xít “nước Đức tự do”. Ông vui mừng với thành tựu của nước Cộng hòa dân chủ Đức.

        Đây chính là một ví dụ về việc Stalin đã cải tạo một trong những nhân vật phát xít như thế nào và ngày 24 tháng 10 năm 1953 khi Pauluýt, một trong những tác giả chính của kế hoạch “Bararossa” trở về từ trại tù binh của Liên Xô đã viết thư cảm ơn chính phủ Liên Xô với câu kết như sau:

        “Trước khi tôi ròi Liên bang Xô Viết, tôi muốn nói với nhân dân Liên Xô rằng, khi tôi đến đất nước của họ như một kẻ thù mù quáng, thì nay khi rời đất nước này tôi sẽ là bạn của họ”.

        Pauluýt mất ngày 1 tháng 2 năm 1957 khi đã là công dân của nước Cộng hòa dân chủ Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:15:00 am

STALIN VÀ NHÀ THỜ NGA

        Stalin biết rằng ở tất cả các nhà thờ, khi giảng đạo bao giờ các Đức cha cũng cầu nguyện cho lòng yêu Tổ quốc, cho chiến thắng của Hồng quân. Đã từng là một học trò trong trường dòng, Stalin biết rất rõ ý nghĩa của nhà thờ và tôn giáo trong đòi sống tinh thần của đất nước. Ông đã quyết định động viên các giáo dân trong các hoạt động yêu nước để củng cố lòng kiên định vững vàng về mặt tinh thần của quân đội và nhân dân.

        Ngày 4 tháng 9 năm 1943, Stalin đã cho gọi G.G Karpob -  Chủ tịch ủy ban các vấn đề nhà thờ chính giáo Nga. Trong cuộc gặp này, Stalin đã hỏi ông rất nhiều câu hỏi về nhà thờ Nga, về tính cách, quan điểm và cuộc sống của các giáo chủ dòng Nga chính thống ở Moxcơva, Kiép, Lêningrad...

        Sau các câu hỏi đó, Stalin nói:

        - Cần thành lập một cơ quan đặc biệt, để làm công việc giữ liên hệ với lãnh đạo của hệ thống nhà thờ - Anh có ý tưởng gì không?

        Karpốp đã đề nghị thành lập một Ban trực thuộc Xô Viết tối cao chuyên theo dõi vấn để tôn giáo. Stalin cho rằng không nên thành lập ban này trực thuộc Xô Viết tối cao mà thành lập một Ban trực thuộc chính phủ với tên gọi là ủy ban về công tác nhà thờ Chính giáo Nga. ủy ban này có nhiệm vụ giữ quan hệ giữa chính phủ và hội đồng Giáo chủ. Sau đó, Stalin đã tranh thủ ý kiến của Malencốp và Bêria xem có nên tổ chức một cuộc gặp với các Đại giáo chủ Xecgei, Alexei và Nhicolai không? cả hai đều cho là nên gặp.

        Stalin chỉ thị:

        - Hãy gọi điện cho Đại giáo chủ Xecgei và thay mặt chính phủ thông báo rằng chính phủ có mong muốn tiếp Đức cha và các cha Alexei và Nhicolai để nghe các ý kiến, các kiến nghị. Chính phủ sẽ tiếp các cha hoặc là hôm nay hoặc là ngày mai.

        Đại giáo chủ Xecgei đã trả lời Stalin:

        - Các cha Alexei và Nhicolai cảm ơn sự quan tâm của chính phủ, chúng tôi muốn được tiếp kiến vào ngày hôm nay.

        Satlin không bao giờ lùi lại một việc gì nếu như có thể làm được ngay trong ngày hôm nay. Sau hai giờ các Đức cha đã có mặt ở điện Kremli, tại buồng làm việc của Stalin. Cùng tiếp các cha còn có Molotốp và Karpôp.

        Stalin chào mừng các Đức cha và nói:

        - Chính phủ biết về các hoạt động yêu nước của nhà thờ từ những ngày đầu chiến tranh. Chính phủ nhận được rất nhiều thư từ mặt trận và hậu phương tỏ rõ tình cảm tốt của nhà thờ với đất nước.

        Sau đó, Stalin đề nghị các Đức cha nói về các vấn đề còn đang bức xúc của nhà thờ và giáo hội.

        Đại giáo chủ Xecgei nói:

        - Vấn đề quan trọng nhất là vai trò lãnh đạo trung tâm của nhà thờ. Hội đồng Giáo chủ ở Liên Xô đã không còn từ năm 1935, chúng tôi mong muốn rằng chính phủ cho phép họp hội đồng Giáo chủ để bầu ra vị Đại giáo chủ và một hội đồng đứng đầu nhà thờ khoảng năm, sáu vị giáo chủ.

        Đồng ý với các ý kiến của Đức cha Xecgei, Stalin hỏi:

        - Để tổ chức họp hội đồng Giáo chủ cần chính phủ hỗ trợ những gì?

        Đại giáo chủ Xecgei đề nghị hội đồng Giáo chủ sẽ họp sau một tháng nữa. Stalin mỉm cười và hỏi Karpốp:

        - Liệu chúng ta có thể giúp để mọi việc diễn ra theo “nhịp điệu Bônsêvich” không?

        - Nếu chúng ta giúp họ phương tiện giao thông thì đại hội các giáo chủ sẽ có thể họp sau ba, bốn ngày nữa. Cuối cùng đại hội quyết định sẽ họp vào ngày 8 tháng 9.

        Đại giáo chủ Alexei đề nghị cho phép mở các lớp đào tạo tôn giáo cho nhà thờ - Stalin đồng ý và hỏi:

        - Tại sao lại chỉ mở các lớp học mà không thành lập các học viện tôn giáo hay trường dòng?

        Đại giáo chủ Xecgei lại nêu vấn đề về ấn phẩm của nhà thờ để đưa tin về hoạt động nhà thờ, các bài báo, các bài phát biểu...

        Stalin trả lời ngay:

        - Có thể xuất bản tạp chí.

        Tiếp theo cha Alexei nêu một vấn đề rất nhạy cảm - Đó là việc giải phóng các cha cố đang bị giam giữ ở các nhà tù, trại giam.

        Stalin nói:

        - Hãy lập danh sách và chúng tôi sẽ xem xét.

        Sau đó, các đức cha còn nêu một loạt các vấn đề như quyền về cư trú và di chuyển của giáo dân, vấn đề ngân khoản của nhà thờ, vấn đề sản xuất nến cho nhà thờ.

        Vối tất cả các đề nghị của các đức cha, Stalin đểu đồng ý giải quyết hoặc hứa sẽ giải quyết. Đồng thời, Stalin còn quan tâm đến điều kiện sống, sinh hoạt của các đức cha như phương tiện giao thông, thực phẩm, căn hộ...

        Stalin yêu cầu Molotốp cần thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dần biết về việc bầu Đại giáo chủ. Molotốp lập tức chuẩn bị nội dung để thông báo qua radio và báo chí về sự kiện này, nội dung được Stalin và ba Đức cha thông qua và đã phát đi như sau:

        “Ngày 4 tháng 9 năm nay, đồng chí Stalin đã tiếp và hội đàm với Đại giáo chủ Xecgei, Đại giáo chủ vùng Lêningrad - Alexei, Đại giáo chủ vùng Kiép - Nhicolai. Trong cuộc gặp, Đại giáo chủ Xecgei bày tỏ mong muốn tổ chức đại hội tôn giáo để bầu vị Đại giáo chủ vùng Moxcơva và toàn Nga và bầu một hội đồng Giáo chủ.
         
        Đồng chí Stalin rất chia sẻ, đồng cảm với đề nghị này và tuyên bố về phía chính phủ không có trở ngại gì.

        Trong quá trình đàm phán có mặt đồng chí Molotốp, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô”.

        Bản tuyên bố này đã được đăng trên báo “Tin tức” ngày 5 tháng 9 năm 1943. Đồng thời, được truyền qua hệ thống radio và bản tin TASS.

        Kết thúc buổi tiếp, Đại giáo chủ Xecgei biểu lộ lòng biết ơn với chính phủ và đồng chí Stalin. Molotốp đề nghị chụp ảnh chung nhưng Stalin nói rằng bây giờ đã là hai giờ sáng, để lần sau sẽ chụp. Buổi hội kiến của Stalin với các vị Đại giáo chủ có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nhà thờ Nga. Có lẽ không cần bình luận gì thêm về ý tưởng và hành động thiện chí này của Stalin. Đây cũng là một ví dụ để phản bác lại ý kiến của một số tác giả cố tình mô tả Stalin như một nhà độc tài, thiếu dân chủ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:15:52 am

PHÁ VỠ VÒNG VÂY Ở LÊNINGRAD

        Sau khi giành thắng lợi trong chiến dịch Stalingrad, Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định mở rộng tấn công ở hướng Donbass - Kharcốp. Ở cánh phía nam của mặt trận diễn ra các trận đánh rất ác liệt. Đồng thời, tiến hành một số trận phản công ở hai phương diện quân Kalininxki và phương diện quân Tây.

        Đã khởi thảo kế hoạch chiến dịch “Tia chớp” để phá vỡ vòng vây quân Đức ở Lêningrad. Ý đồ của chiến dịch là tạo nên một gọng kìm với đòn tấn công của hai mặt trận: phương diện quân Lêningrad do Đại tướng Gôvôrốp chỉ huy và phương diện quân Vônkhốpxki do Đại tướng Merexcốp chỉ huy với sự yểm trợ của hạm đội Ban Tích do Đô đốc Tribuxơ chỉ huy.

        Tuyến phòng ngự của quân Đức ở khu vực này được bố trí rất công phu với hệ thống chống tăng, hệ thống hỏa lực pháo binh và không quân dày đặc. Tổng chỉ huy quân Đức ở mặt trận này là Thống chế Kukhơler. Trưôc mắt Stalin là nhiệm vụ phá vỡ vòng vây quanh Lêningrad, đẩy các đơn vị của Kukhơler lùi xa thành phố để có thể cung cấp trang bị, vũ khí, lương thực cho thành phố.

        Thống chế Von Kukhơler sinh năm 1881, phục vụ trong quân đội Đức từ năm 1901, đã từng tham gia thế chiến thứ nhất, đã tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu của Đức, đã từng chỉ huy quân đoàn 3 của Đức trong cuộc chiến tấn công Ba Lan năm 1939. Năm 1940 cũng chính Kukhơler đã chỉ huy quân Đức vượt sông Đanuýp dồn đuổi quân Anh -  Pháp đến Dunker và chiếm nước Pháp.

        Chính Kukhơler đã chỉ huy quân đoàn 9 trong cụm quân “phía Bắc” tiến vào hướng Lêningrad từ đầu chiến tranh. Có điều, lần này chiến dịch chóp nhoáng “Tia chớp” của chúng đã không đạt được mục tiêu. Do thất bại chiến lược này Hitle đã cách chức Thống chế Leeb và phong quân hàm cho Von Kukhơler lên Thống chế, đồng thời bổ nhiệm làm tư lệnh cụm quân “Bắc” thay cho Thống chế Leeb.

        Dù rất được Hitle tin cậy, nhưng cụm quân của Von Kukhơler vẫn không chiếm được Lêningrad. Và thời điểm này, chính là lúc ông ta phải đối mặt với ý đồ của Stalin và Đại tướng Giucốp (Giucốp lúc này vẫn là Đại tướng).

        Stalin điện thoại cho Giucốp:

        - Ở Lêningrad đã có Vôlôsilốp là đại diện của Đại bản doanh, nhưng Hội đồng quốc phòng cho rằng cần cử thêm anh đến đó. Anh hãy xem xét mọi khía cạnh để chiến dịch ‘Tia chớp” của chúng ta sẽ tiến hành thắng lợi. Trước khi tới đó, hãy qua Moxcơva, chúng ta cần thỏa thuận một số vấn đề.

        Thống chế Von Kukhơler hiểu rằng, một khi Giucốp đã đến Lêningrad thì có nghĩa là tại đây sẽ có các trận chiến quyết liệt nhất, ông ta đã không nhầm, lúc 9 giờ 30 ngày 12 tháng 1 năm 1943 từ hai phía của hành lang Slixenburxki các đơn vị Hồng quân đã nã pháo và không quân ném bom suốt dọc hành lang rộng 15 km vào sâu trong trận tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, quân Đức chống cự rất quyết liệt, vì vậy hai phương diện quân phải tiến hành các trận đánh ác liệt trong vòng một tuần để có thể khép chặt vòng vây.

        Stalin đã thực hiện được ý đồ chiến lược của mình, thành phố Lêningrad đã được giải vây, sự kiện này không chỉ có ý nghĩa về quân sự mà còn có ý nghĩa chính trị rất lớn sau 900 ngày bị bao vây.

        Đúng vào ngày mà các đơn vị của hai phương diện quân hội sư - ngày 18 tháng 1 năm 1943 - Stalin rất vui và gọi điện cho Giucốp.

        - Đồng chí Giucốp! Xô Viết tối cao đã quyết định phong đồng chí quân hàm cao quý: Nguyên soái Liên Xô! Xin chúc mừng đồng chí - Rồi ông nói vào công việc ngay - Cần phải khôi phục ngay hệ thống đường sá để viện trợ cho thành phố.

        Stalin đã ra lệnh! Tất cả mọi người bắt tay vào khẩn trương xây dựng và chỉ sau hai tuần 34 km đường sắt đã đi vào hoạt động chở lương thực vào thành phố và chở thương binh ra. cần nhớ rằng trong 900 ngày bị bao vây 642.000 người đã hy sinh vì đói và rét, 21.000 người bị chết vì bom đạn của kẻ thù. Trong chiến dịch Lêningrad - Nôvgô - Rôtxki từ ngày 14 tháng 1 đến 1 tháng 3 năm 1944 toàn bộ cụm quân “Bắc” của Đức đã bị tiêu diệt. Thống chế Klukhler đã bị cách chức. Đây là một thất bại chiến lược của Hitle.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:16:48 am

TRẬN CHIẾN Ở VÔRÔNEGIƠ

        Các trận chiến bao vây tiêu diệt tàn quân của quân đoàn 6 của Pauluýt vẫn tiếp tục. Chiến dịch “Tia chớp” phá vỡ vòng vây ở Lêningrad đã kết thúc thắng lợi. Tuy nhiên, Stalin vẫn không quên suy nghĩ về các trận chiến ở phía Tây.

        Vaxilepxki đề nghị Stalin cho chuẩn bị chiến dịch ở dải hành lang của phương diện quân Vôrônegiơ. Stalin đã đồng ý và ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu khởi thảo kế hoạch, và ngày 14 tháng 1, Stalin đã phê chuẩn kế hoạch chiến dịch này.

        Ý đồ tác chiến của kế hoạch này về cơ bản khác trận chiến ở Stalingrad ở chỗ: quân ta sẽ dùng đòn tấn công của 2 cụm quân để khép chặt vòng vây. Quân đoàn 40 của Moxcalenkô tấn công từ phía Nam, nhóm quân phía Nam với quân đoàn xe tăng số 4 của Krapchencô tấn công lên phía Tây Bắc.

        Quân địch - gồm 7 sư đoàn của Trung tướng Dalmuta chống cự rất điên cuồng.

        Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch đã xuất hiện một tình tiết rất thú vị nói lên sự quan tâm và nghệ thuật ứng xử của Stalin đối với các ý kiến để xuất của các tướng lĩnh cấp dưới. Lúc đó, Bộ Tổng tham mưu đã xác định vai trò quan trọng hàng đầu của tuyến đường sắt Vôrônegiơ -  Milerôvơ, trong lúc đó tướng Moxcalencô - tư lệnh quân đoàn 40 cũng có ý tưởng tương tự. Sau đây là một đoạn hồi ký của Moxcalencô:

        - “Sau khi suy nghĩ rất lâu, tôi quyết định gọi điện thoại báo cáo Tổng tư lệnh về ý kiến của mình.

        - Tôi là “Vaxiliép” đây.

        Tôi hiểu rằng “Vaxiliép” là bí danh của Stalin và tôi cũng nhận ra giọng nói của Người rất chậm rãi, bình tĩnh và tự tin, sau khi chào hỏi, Stalin nói:

        - Tôi nghe, đồng chí Moxcalencô.

        Tôi tập trung báo cáo về sự cần thiết tăng cường hoạt động chiến đấu của quân đoàn 4 để tiêu diệt cụm quân địch và giải phóng tuyến đường sắt để tiếp tế cho mặt trận.

        Stalin nghe chăm chú, sau đó nói:

        - Tôi hiểu đề nghị của đồng chí, đồng chí hãy đợi, sau hai tiếng sẽ có trả lời.

        Đúng hai tiếng sau có điện thoại từ Moxcơva. Tôi nghe thấy giọng của Stalin:

        - “Vaxiliép” đang nói, tôi ủng hộ và phê duyệt đề nghị của đồng chí. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tổng tư lệnh quyết định tăng cường quân đoàn 49 với ba sư đoàn bộ binh, một sư đoàn pháo binh, một binh đoàn phòng không và ba binh đoàn xe tăng. Lực lượng như vậy có đủ cho đồng chí không?

        - Thưa đồng chí Tổng tư lệnh, lực lượng như vậy là đủ. Xin cám ơn đồng chí đã tăng cường lực lượng, sự tin tưởng của đồng chí nhất định được đền đáp.

        - Chúc đồng chí thành công - Stalin nói.

        Ở đây ta thấy Stalin rất tôn trọng ý tưởng sáng tạo của cấp dưới. Mặc dù lúc đó kế hoạch phản công của chiến dịch Vôrônegiơ đã được Bộ Tổng tư lệnh thông qua. Nhưng Stalin không muốn làm “cụt hứng” của Moxcalencô mà vẫn lắng nghe và kích thích tư duy sáng tạo chủ động của tướng lĩnh - Đó chính là phẩm chất của vị Tổng tư lệnh.

        Hai tiếng đồng hồ mà Stalin yêu cầu Moxcalencô chờ đợi là để khẳng định thêm một số chi tiết, đồng thời cũng là đủ để Moxcalencô tin tưởng vào đề nghị của mình đã được Tổng tư lệnh nghiên cứu. Ông quả thật là một nhà tâm lý trong ứng xử với cấp dưới. Ông hiểu rằng chính điều đó sẽ khích lệ cấp dưới tiếp tục tư duy sáng tạo và sẽ quyết tâm hoàn thành đến cùng ý tưởng của chính mình đưa ra.

        Đến ngày 11 tháng 1 công việc chuẩn bị đã xong.

        Quân đoàn của Moxcalencô chuyển sang tấn công rất quyết liệt. Vaxilepxki báo cáo Stalin vào cuối ngày:

        - Quân Đức đã bỏ chạy!

        - Bỏ chạy thì phải đánh tiếp - Stalin rất vui và nói tiếp với Vaxilepxki - quân Đức không có lực lượng dự bị, các đơn vị của Erêmencô và Rưbancô cần xiết chặt vòng vây.

        Ngày 13 tháng 1 quân đoàn 40 được tung vào trận đánh. Đến cuối ngày tuyến phòng ngự đã bị phá vỡ với chiều rộng hơn 50km - Mọi việc diễn ra đúng như dự kiến.

        Sau 15 ngày của chiến dịch - tuyến phòng ngự đã bị phá võ trên 250km chiểu rộng và 140km chiều sâu, tiêu diệt 15 sư đoàn quân Đức, bắt sống 86 ngàn tù binh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:17:04 am

        Sau khi nghe Vaxilepxki báo cáo, Stalin nói:

        - Cần bao nhiêu thời gian nữa để hoàn chỉnh mục tiêu chiến dịch?

        - Tôi cho rằng cần khoảng năm đến sáu ngày.

        - Anh có cần hỗ trợ gì nữa không?

        - Tôi sẽ đề nghị Vatutin cử quân đoàn của Kharitônốp tiến nhanh về phía Pôkrôpxki. Tiếp theo thì tôi đã gửi báo cáo về kế hoạch chiến dịch Vôrônegiơki.

        - Anh có thể báo cáo ngắn ý định chiến dịch này không?

        - Ý đồ của chiến dịch này được thực hiện bằng các đòn tấn công vào hai bên sườn quân đoàn 2 của quân Đức để bao vây và tiêu diệt lực lượng chủ yếu của chúng, giải phóng Vôrônegiơ, mở thông đường sắt Vôrônegiơ - Caxơtorơnia. Nói chung chiến dịch này tiến hành rất giống chiến dịch trước nhưng ở trung tâm sẽ có hai quân đoàn, tấn công trực tiếp vào Vôrônegiơ - Nếu chiến dịch phát triển thành công sẽ đánh thẳng vào trung tâm cụm quân dịch ở vùng Kurxcơ rồi đánh thẳng vào Kharcốp.

        - Liệu chúng ta có vội quá không, đồng chí Vaxilepxki? -  Khi chúng ta lập kế hoạch quá sớm và liệu có đủ lực lượng không?

        - Đủ, thưa đồng chí Stalin - Vaxilepxki trả lời.

        - Vấn đề là ở chỗ chúng ta vẫn còn một số lực lượng chưa sử dụng đến, chỉ yêu cầu Tổng tư lệnh tăng cường xe tăng, pháo binh và máy bay. Chiến dịch dự kiến bắt đầu ngày 23 tháng 1. Vì vậy, ngay từ bây giờ đề nghị đồng chí cho chuẩn bị trước với các cán bộ chỉ huy.

        - Tốt, tôi sẽ suy nghĩ thêm, ngày mai sẽ có câu trả lời, còn bây giờ, xin chúc mừng thắng lợi và chúc mừng đồng chí được phong hàm Đại tướng.

        Stalin biết cách đánh dấu thắng lợi và động viên tướng sĩ, trong một ngày ông ký hai sắc lệnh: phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô cho Đại tướng Giucốp và phong quân hàm Đại tướng cho Vaxilepxki.

        Ngày hôm sau, Stalin thông qua kế hoạch chiến dịch Vôrônegiơ, đồng thời Bộ Tổng tham mưu khởi thảo ngay kế hoạch chiến dịch Kharcốp với mật danh “Ngôi sao”.

        Ngày 26 tháng 1, Vaxilepxki báo cáo Stalin về thắng lợi của chiến dịch, Stalin rất vui và ra lệnh tiếp:

        - Hãy kết thúc đợt bao vây - và nhanh chóng chuẩn bị tấn công về phía vòng cung Kurxcơ. Theo đồng chí thì tình hình chiến trận ở phía Nam thế nào?

        - Chỉ thị của đồng chí sẽ được thực hiện - Nói chung tình hình chiến trận ở phía nam có lợi cho chúng ta. Tuyến phòng thủ của quân địch rất yếu, có cảm giác là chúng chuẩn bị rút về phía sông Dnhép.

        Stalin chăm chú lắng nghe và bổ sung:

        - Đồng chí Vatutin cũng có nhận định tương tự. Tôi đã giao cho Vatutin chiến dịch giải phóng vùng Donbassa. Bộ

        Tổng tư lệnh cũng cho rằng thời gian tới rất ít có khả năng quân Đức sẽ tổ chức tấn công ở khu vực mỏ than.

        - Tôi với cương vị là Tổng tham mưu trưởng không thể không có cân nhắc: quân địch tuy rất ít lực lượng dự bị nhưng có thể điều binh đoàn tăng số 2 từ phía Tây với các đơn vị ss rất tinh nhuệ.

        - Vì vậy, chúng ta cần triển khai sớm.

        - Cần khẩn trương, thưa đồng chí Stalin, nhưng chiểu sâu của chiến dịch “Ngôi sao” đã là 250km. Các đơn vị lại chịu tổn thất rất lớn.

        - Sao thế, anh chống lại kế hoạch tiếp tục tấn công à?

        - Không, thưa đồng chí! Nhưng Bộ Tổng tham mưu không thể không đưa ra dù là ít nhất một chút nghi ngờ.

        - Bộ Tổng tham mưu luôn luôn nghi ngờ! Anh vẫn bị ám ảnh theo kiểu làm việc của Sapôsnhicốp (Tổng tham mưu trưởng thời kỳ trước chiến tranh. ND) - Stalin đùa - Tốt thôi, sẽ có các biện pháp. Lực lượng dự bị sẽ do các phương diện quân tự chuẩn bị, sử dụng hiệu quả sự ủng hộ của toàn dân. Còn anh, với cương vị là Tổng tham mưu trưởng, anh cần phải biết “tin tưởng” nhiều hơn là “nghi ngờ”.

        Stalin không bao giờ nghi ngờ, ông kiên quyết và tự tin tiến hành các chiến dịch, cần phải nói rằng các điều kiện khách quan là đầy đủ. Đến thời điểm này tại các mặt trận ở Volga, sông Đông, ở Bắc Capcadơ, ở Lêningrad... Hồng quân đã tiêu diệt 102 sư đoàn quân Đức, bắt sống 200 ngàn tù binh. Hàng triệu km2 đất đai của Tổ quốc đã được giải phóng. Trong 2 tháng Hồng quân đã tiến về phía trước 400- 500km. Quân Đức bỏ chạy và chắc sẽ rút về bên kia sông Dnhép.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:18:50 am

TRẬN CHIẾN Ở VÒNG CUNG KURXCƠ

        Sau chiến thắng ở Stalingrad, thế chủ động chiến lược đã chuyển về phía Hồng quân Xô Viết. Toàn bộ cụm quân Đức ở phía Bắc Capcadơ nằm trong vòng vây của phương diện quân Vôrônegiơ và phương diện quân Tây-Nam của Vatutin. Stalin có ý định khuếch trương thắng lợi của hai phương diện quân này và yêu cầu các đơn vị của hai phương diện quân tiếp tục tác chiến và hỗ trợ cho các mặt trận khác.

        Tiếp tục chiến dịch tấn công, ngày 16 tháng 2 năm 1943 Hồng quân vượt qua Kharcốp từ phía bắc và đông. Cùng ngày 16 tháng 2 năm 1943 Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã ra sắc lệnh phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô cho Vaxilepxki. Stalin đánh giá rất cao công trạng Vaxilepxki trong chiến dịch Stalingrad và bây giờ lại đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch tấn công vào vùng Donbass và Dnhép.

        Bộ chỉ huy Hitle rất lo sợ một vòng vây mới, lớn hơn vòng vây ở Stalingrad sẽ được tạo ra, nếu để các đơn vị Hồng quân tiến về phía bờ biển Adốp và sông Dnhép. Hitle cấp tốc tập hợp tất cả lực lượng có thể để cung cấp cho “cụm quân Nam” của Thông chế Manstein1. Quân Đức tập trung một lực lượng lớn xe tăng và ngày 19 tháng 2 tấn công vào cạnh sườn các đơn vị Hồng quân.

        Đòn tấn công này của Manstein là rất bất ngờ và đã đẩy lùi các đơn vị Hồng quân về phía sau, thậm chí đe dọa chiếm lại Bengôrốt.

        Stalin điện thoại cho Giucốp để hỏi tình hình, Giucốp trả lời rằng các đơn vị phương diện quân Tây-Bắc có lẽ phải ngừng chiến dịch tấn công.

        Stalin đồng ý tạm dừng tấn công để các đơn vị chuẩn bị lực lượng. Ngoài ra, Tổng tư lệnh thông báo cho Giucốp ý định bổ nhiệm Xôcôlôpxki làm tư lệnh phương diện quân phía nam.

        - Tôi đề nghị bổ nhiệm Cônhép - Giucốp nói - Ông ta đã từng chỉ huy mặt trận Tây, hiểu rất rõ tình hình và các cán bộ. Còn Timôsencô thì nên cử làm đại diện Đại bản doanh ở phía nam.

        - Được - Stalin đồng ý - Tôi sẽ thông báo cho Cônhép, còn anh thì sáng mai hãy bay về Đại bản doanh, có một số việc chúng ta cần thảo luận, sau đó anh phải nhanh chóng bay tới Kharcốp.

        Tại Moxcơva diễn ra một cuộc họp quan trọng, tham gia có các Bộ trưởng, giám đốc các nhà máy lớn sản xuất máy bay, xe tăng, máy móc, các ủy viên Bộ chính trị và nhiều Tổng công trình sư.

        Sau khi phân tích tình hình mặt trận, Stalin ra lệnh cho các nhà máy phải gia tăng tốc độ sản xuất cung cấp tối đa cho các mặt trận vũ khí, trang bị để chuẩn bị cho các chiến dịch lớn hơn. Cũng như mọi khi, Stalin không chỉ quan tâm đến tình hình quân sự mà còn quán xuyến tình hình kinh tế, chuẩn bị lực lượng dự bị, sản xuất vũ khí, vấn đề ngoại giao và công tác Đảng.

        Cuộc hội nghị kết thúc lúc ba giờ sáng. Stalin tiến về phía Giucốp và hỏi:

        - Anh đã ăn chưa?

        - Chưa.

        - Thế thì hãy đến chỗ tôi, chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện về tình hình ở Kharcốp.

        Ngay lúc ấy, sĩ quan tác chiến của Bộ Tổng tham mưu mang bản đồ chiến sự đến và báo cáo tình hình căng thẳng ở khu vực mặt trận Vôrônegiơ do Thượng tướng Gôlicốp và Khơrutxôp chỉ huy - Các hành động kém hiệu quả của phương diện quân này đã làm ảnh hưởng đến các đơn vị của Vatutin.

        - Tại sao Bộ Tổng tham mưu không nhắc nhở?

        - Chúng tôi đã nhắc các mặt trận.

        - Bộ Tổng tham mưu phải can thiệp trực tiếp vào công tác chỉ huy của các mặt trận - Stalin nói. Sau một hồi suy nghĩ, hướng về phía Giucôp, Stalin nói tiếp - Dù sao thì sáng mai anh phải bay đến đó xem tình hình thế nào?

        Ngay lập tức, Tổng tư lệnh điện thoại cho mặt trận Vôrônegiơ, đầu dây đằng kia là Khơrutxốp.

        - Thế nào đồng chí Khơrutxốp, ở đó các đồng chí không chống cự nổi đòn tấn công của quần Đức làm ảnh hưởng cả đến các mặt trận bạn phải không?

        Sau khi chấn chỉnh Khơrutxốp, gác máy, Stalin nói với Giucốp:

        - Chúng ta phải kết thúc bữa ăn tối thôi - Mặc dù lúc đó đã là năm giờ sáng.

        Sau khi nắm tình hình, Giucốp đã điện thoại cho Stalin và báo cáo rằng tình hình ở mặt trận còn xấu hơn là lúc sĩ quan Bộ Tổng tham mưu báo cáo - Giucốp nói tiếp: Một số đơn vị quân Đức đã tràn vào Kharcốp và tiến về phía Bengôrốt mà không gặp sự kháng cự nào đáng kể. cần phải ngay lập tức ném vào đây các đơn vị dự bị chiến lược có thể có, nếu không quân Đức sẽ chiếm được Bengôrốt.

        Các đơn vị quân dự bị chiến lược của Stalin chưa kịp thực hiện mệnh lệnh của ông thì ngày 18 tháng 3, Bengôrốt đã bị quân Đức chiếm lại.

        Ngày 21 tháng 3, Stalin điều quân đoàn 21 từ phía Bắc Bengôrốt, còn Giucốp thì tổ chức phòng ngự chặt bằng toàn bộ lực lượng của mình - quân đoàn xe tăng số 1 được Stalin điều về khu vực nam của Oboianhi - Như vậy, lực lượng dự bị của Stalin đã chặn được bước tiến của quân địch và ổn định được thế quân bằng. Để tránh tình trạng bị động như vừa xảy ra, Stalin ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu tổ chức trinh sát kỹ quân địch ở khu vực trung tâm, ở khu vực mặt trận Vôrônegiơ và Tây - Nam. Khi tình hình ở khu vực mặt trận Kurxcơ đã tạm quân bằng, Stalin có thời gian để suy nghĩ sâu hơn về thế trận và nảy ra các ý đồ chiến lược mới về các chiến dịch tiếp theo.

-------------------
        1. Manstein, Erich Von - Thống chế lục quân Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:19:22 am

        Sau chiến tranh đã xuất hiện nhiều giả thiết xung quanh vấn đề: ai là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về chiến dịch ở vòng cung Kurxcơ? Ngày 11 tháng 4, Stalin thông qua kế hoạch tác chiến mùa hè năm 1943, sau đó đã xây dựng riêng kế hoạch cho chiến dịch vòng cung Kurxcơ.

        Theo chỉ thị của Stalin, Vaxilepxki, Antônốp và Giucôp đã dành cả ngày 12 tháng 4 để làm việc ở Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị tài liệu báo cáo Tổng tư lệnh. Buổi chiều cùng ngày, cả ba đã báo cáo cho Stalin công tác chuẩn bị chiến dịch.

        Ý đồ tác chiến của chiến dịch mà Stalin đã thông qua thể hiện ở hai bước: Bước một tổ chức phòng ngự chặt, tiêu hao lực lượng địch; bước hai chuyển sang tấn công quyết liệt và tiêu diệt quân địch ở khu vực vòng cung Kurxcơ. Stalin ra lệnh cho Vaxilepxki và Antônốp chuẩn bị các văn kiện và dự thảo mệnh lệnh cho các đơn vị. Công việc tổ chức cho chiến dịch kéo dài hàng tháng.

        Trận tuyến phòng ngự được tổ chức có chiểu sâu hơn 200km. Các vũ khí, xe tăng được ngụy trang che giấu trong các hầm trú ẩn, chiến hào. Các cuộc di chuyển quân nhằm đánh lừa quân địch diễn ra ở hai mặt trận: trung tâm và Vôrônegiơ. Toàn bộ lực lượng với sáu quân đoàn bộ binh, hai quân đoàn xe tăng, một quân đoàn không quân, 22 binh đoàn bộ binh độc lập, 76 sư đoàn hỏa tiễn Kachiusa...

        Tất cả đều sẵn sàng cho trận chiến.

        Tất cả chờ quân Đức bắt đầu tấn công trước... Nhưng chúng lại nằm im.

        Bộ chỉ huy suy nghĩ không hiểu có tình hình gì xảy ra? Liệu có sai lầm £Ì không? Quân ta đã tập trung một lực lượng rất lớn ở đây để chờ đợi. Liệu quân địch có tấn công vào nơi khác không? Có tấn công vào Moxcơva không?

        Bộ đội trinh sát lại kiểm tra các thông tin và kết quả khẳng định là không có sai lầm nào, quân Đức vẫn tập trung tại đây một lực lượng rất lớn để chuẩn bị tấn công. Tuy vậy, quân Đức vẫn án binh bất động.

        Stalin cử Vaxilepxki phối hợp hoạt động hai phương diện quân Vôrônegiơ và phương diện quân Nam, còn Giucốp được giao nhiệm vụ phối hợp ba phương diện quân: Trung tâm, Brianxki và Tây.

        Cuối cùng, trinh sát báo cáo là quân Đức sẽ chuyển sang tấn công vào ngày 10 đến 12 tháng 5 ở hướng Ôrôlốp - Kurxcơ và Bengôrốt - Ôbianxki. Các đơn vị được báo động chuẩn bị, nhưng vào phút cuối cùng quân địch đã không tấn công vào những ngày này.

        Lại chờ đợi! Lại xuất hiện thông tin là quân địch sẽ chuyển sang phản công không muộn hơn ngày 26 tháng 5. Tuy nhiên, cả lần này nữa trận tấn công của Đức vẫn chưa diễn ra. Stalin và các tư lệnh mặt trận đều rất căng thẳng. Tướng Vatutin đã đề nghị Tổng tư lệnh cho chuyển sang phương án tấn công trước. Nhưng Stalin chưa đồng ý. Ông trao đổi với Vaxilepxki để Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị sẵn kế hoạch chuyển sang tấn công. Nhưng cuối cùng ông vẫn nói thêm với Vaxilepxki: “Về vấn đề này tôi sẽ có chỉ đạo sau”.

        Ngày 2 tháng 7, các trinh sát báo cáo quân Đức sẽ tấn công không muộn hơn ngày 6 tháng 7 - cần phải nói rằng, cả trong các lần trước, trinh sát của ta đã không sai lầm. Họ đã thông tin đúng thời điểm dự định tấn công của quân Đức, nhưng bản thân quân Đức đến phút cuối đã lùi lại và thay đổi thời điểm tấn công.

        Ngày 4 tháng 7, lúc 16 giờ, quân Đức điều một lực lượng bốn tiểu đoàn đi trinh sát - Quân ta bắt được một số tù binh và biết rằng ngày hôm sau quân Đức sẽ bắt đầu tổng tấn công. Lúc này, Tư lệnh các phương diện quân đã tập trung binh lực, hỏa lực rất lớn để chờ quân địch chuyển sang phản công. Có thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra khi toàn bộ hỏa lực khổng lồ của Hồng quân tập trung vào một lực lượng bị bao vây rất lớn của quân địch.

        4 giờ 30 phút sáng hôm sau, cuối cùng thì quân Đức đã bắt đầu loạt pháo chuẩn bị để vào lúc 5 giờ 30 phút chuyển sang tấn công trên toàn mặt trận. Phía Hồng quân chỉ cần hai giờ đồng hồ để tung hỏa lực vào các lực lượng tấn công của quân Đức. Tuy nhiên, như về sau này được làm rõ, đợt tập trung hỏa lực phản công của ta đã tiến hành quá sớm, vì vậy hiệu quả không cao như mong muốn. Đáng ra, đợt hỏa lực này cần bắt đầu muộn hơn khoảng một tiếng rưỡi, khi quân Đức đã ra khỏi các chiến hào. Tuy vậy, quân Đức vẫn chịu tổn thất khá lớn.

        Đúng vào lúc này, tình hình đã bất ngờ xoay chuyển 180°. Một hỏa lực pháo binh và không quân rất mạnh của quân Đức bất ngờ bao trùm lên trận địa của Hồng quân. Đợt hỏa lực này kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, sau đó xe tăng của quân Đức xuất hiện. Trong đó có rất nhiều loại xe tăng mới như “mãnh hổ” và “con báo”. Quân Đức tiến về phía trước rất hùng hổ, y như những ngày đầu chiến tranh. Tuy nhiên, Hồng quân đã được chuẩn bị rất kỹ về tâm lý nên tuy hỏa lực của quân Đức rất mạnh nhưng đợt tấn công này của chúng dữ bị chặn đứng, bốn lần liên tiếp quân Đức phát động tấn công đều bị chặn đứng. Chỉ đến lần thứ năm, với sự yểm trợ mạnh của pháo binh và không quân, quân Đức mới tiến về phía trước được 3 đến 6 km.

        Stalin hạ lệnh cho tư lệnh quân đoàn không quân ném bom số 16 - Ruđencô, sử dụng toàn bộ số máy bay của quân đoàn để oanh kích trận địa quân Đức - Ruđencô đã cho cất cánh 150 máy bay ném bom với sự yểm trợ của 200 máy bay tiêm kích.

        Mặc dù bị tổn thất rất nặng, Tư lệnh cụm quân “Trung tâm” của Đức - Von Kluge tiếp tục đốc thúc các đơn vị tấn công về phía trước, nhưng vẫn không chiếm thêm được các trận địa mới. Sáng sớm ngày 7 tháng 7, Thống chế Von Kluge lại tổ chức đợt chuẩn bị hỏa lực pháo binh và không quân mỏi. Nhưng đến ngày 10 tháng 7, quân Đức không hề tiến thêm được một km nào. Các đơn vị Hồng quân phòng ngự vững chắc trên các mặt trận.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:19:46 am

        Ngày 9 tháng 7, khi trả lời điện thoại của Stalin, Giucốp báo cáo:

        - Tôi cho rằng, để không cho quân địch kịp củng cố các vị trí đã chiếm được và xây dựng thành các tuyến phòng ngự, cần phải nhanh chóng đưa tất cả lực lượng của phương diện quân Brianxki và phương diện quân “phía Tây” vào trận tấn công.

        Stalin trả lời đồng ý và nói:

        - Anh hãy đến ngay chỗ Pôpốp và đưa toàn bộ các đơn vị của phương diện quân Brianxki vào hành động.

        Ngày 12 tháng 7, hai phương diện quân “Tây” và Brianxki đồng loạt tấn công vào các trận địa nhô về phía trước của quân Đức.

        Thống chế Von Kluge hoảng sợ và hiểu rằng sẽ rất nguy hiểm nếu hậu phương bị uy hiếp. Vì vậy, Kluge lập tức rút một số đơn vị ở hướng chính về để che chắn cho hai cạnh sườn. Nhận được tin trinh sát báo cáo về việc điều quân này, Stalin lập tức ra lệnh tung các đơn vị của phương diện quân “Trung tâm” của Rôcôxốpxki vào trận tấn công ở hướng chính. Quân Đức không chịu được đòn tấn công này đã rút chạy.

        Lúc đó, Stalin điện thoại và ra lệnh cho Giucốp lập tức đến phương diện quân Vôrônegiơ để điều phối hoạt động tác chiến của các đơn vị phương diện quân Vôrônegiơ và phương diện quân “Thảo nguyên”, và yêu cầu Giucốp nắm tình hình ở hướng Prôkhôrốpxki nơi có trận đọ xe tăng lớn nhất.

        Vậy điều gì đã xảy ra ở đây?

        Trong lúc tấn công về phía trước được 8km trong 3 ngày đầu, Thống chế Manstein quyết định tập trung lực lượng để bao vây các đơn vị Hồng quân trong chiểu sâu chiến thuật, Manstein đã tập trung ở đây 700 xe tăng của cụm quân “Nam” và 300 xe tăng của cụm quân “Kampf’ - Tức là tổng số có đến 1.000 xe tăng - Trong lúc đó, Vaxilepxki và Vatutin cũng quyết định tập trung lực lượng để phản công nhằm ngăn chặn đòn tấn công của phía Đức - Và như vậy, hai cụm quân khổng lồ đã chạm trán nhau trong trận đối đầu ác liệt ở khu vực Prôkhôrốpxki vào ngày 12 tháng 7, Stalin trực tiếp chỉ huy các đơn vị Hồng quân trong trận chiến quyết định này. Chính tại thời điểm này, Stalin đã ra lệnh cho Giucốp đến khu vực diễn ra trận đấu xe tăng khốc liệt nhất ở vòng cung Kurxcơ.

        Tôi không thể tìm được từ nào để mô tả vẻ hào hùng và khốc liệt của “trận đấu tăng” ở khu vực Prôkhôrốpxki, với sự có mặt của gần 2.000 xe tăng trong một khoảng không gian không lớn, các cuộc đấu pháo, các xác xe tăng bốc cháy... Diễn ra trong suốt một ngày, sự khốc liệt của trận đấu tăng này thể hiện rõ trong số liệu: hơn 400 xe tăng của Hitle và cũng không ít hơn là số xe tăng của Hồng quân bị tiêu diệt nằm la liệt trên chiến trường.

        Trận chiến ác liệt ở Prôkhôrốpxki đã là thời điểm quyết định của chiến dịch.

        Như vậy, ở mặt trận phía Bắc của vòng cung Kurxcơ, đòn tấn công của ba phương diện quân “Tây”, Brianxki và “Trung tâm” đã tiêu diệt toàn bộ quân địch. Chiến dịch này đã được chuẩn bị rất kỹ và mang mật danh “Cutudôp”. Trong chiến dịch này, Stalin đã lại một lần nữa đánh bại đạo quân của Thống chế Von Kluge, kẻ mà trước đó đã từng thất bại ở Moxcơva, khi hắn là Tư lệnh quân đoàn 9 của Đức ở mặt trận đó.

        Ở cánh phía nam của vòng cung Kurxcơ, sau trận chiến ác liệt ở Prôkhôrốpxki, quân Đức đã buộc phải rút khỏi các trận địa mà trước đó chúng đã chiếm được.

        Sau khi quân Đức đã rút về vị trí tập kết, Giucốp cho rằng trước khi chuyển sang tiếp tục tấn công, cần để các đơn vị được nghỉ ngơi, tổ chức lại các cụm quân, nhưng Stalin không cho phép dừng lại, và yêu cầu Giucốp tiếp tục tấn công để tranh thủ thế áp đảo khi quân địch đang hoảng loạn. Giucốp và Vaxilepxki đã tìm mọi cách để thuyết phục Stalin rằng cần phải có thời gian chuẩn bị đầy đủ trước khi tiếp tục tấn công và cuối cùng Tổng tư lệnh đã đồng ý.

        Sau khi Stalin chết, có nhiều kẻ cho rằng Stalin không bao giờ nghe ý kiến của ai. Nhưng ví dụ vừa rồi đã chứng minh Stalin rất biết lắng nghe, nếu như báo cáo đó có lý lẽ đầy đủ, trong một số trường hợp, ông đã rút lại các quyết định hoặc ý kiến của mình.

        Giai đoạn hai của chiến dịch vòng cung Kurxcơ đã được Stalin phê chuẩn từ tháng năm. Giai đoạn một của chiến dịch đã được hoàn thành vào ngày 12 tháng 6 ở mặt trận “Trung tâm”, còn ở mặt trận Vôrônegiơ là ngày 21 tháng 6.

        Tình hình ở mặt trận phía bắc có thuận lợi hơn do các lực lượng chủ yếu của phương diện quân thảo nguyên vẫn được bảo toàn. Stalin đã quyết định đưa các đơn vị của 3 phương diện quân “Trung tâm”, Brianxki và “Tây” chuyển sang tấn công trước. Ngày 3 tháng 8, Stalin quyết định sử dụng các lực lượng của phương diện quân Vôrônegiơ và “Thảo nguyên” để tấn công - Ngày 5 tháng 8, các đơn vị của phương diện quân “Thảo nguyên” đã tiến vào Bengôrốt và tiếp tục tiến về hướng Kharcốp - Cũng trong ngày hôm đó, thành phố Orel được giải phóng. Trong phòng Stalin lúc đó có mặt Antônốp và Stêmencô, Stalin bước vào phòng rất vui vé hói:

        - Các anh có hay đọc lịch sử quân sự không? - Các vị tướng không hiểu Stalin định nói về cái gì - Stalin nói tiếp: - Nếu các anh đã đọc lịch sử thì các anh sẽ thấy từ thời cổ đại, người ta đã gióng chuông đế đón chào các vị tướng và quân đội chiến thắng trở về. Sẽ rất tốt, nếu chúng ta nghĩ ra một cách nào đó để chào mừng chiến thắng cho thật rôm rả, chứ không chỉ'có các bài diễn văn chúc mừng. Chúng ta hãy cùng suy nghĩ - Ông hướng về các thành viên Đại bản doanh đang ngồi quanh bàn - Hãy đánh dấu chiến thắng của các sĩ quan và quân đội bằng các loạt pháo hoa và hãy nghĩ ra hình tượng nào đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:20:43 am

        Như vậy là ý tưởng về bắn pháo hoa chào mừng chiến thắng đã ra đời, và chính là vào dịp giải phóng các thành phố Orel, Bengôrốt, tại Moxcơva lần đầu tiên đã tổ chức bắn pháo hoa. Nhưng lúc đó pháo hoa chưa được đẹp và rất nhiều khói cùng nhiều mảnh vỏ đạn. Vì vậy về sau đã quy định là chỉ bắn đạn không có thuốc súng và tạo ra nhiều loại pháo hoa với hình tượng đẹp trên bầu tròi.

        Như vậy trong một thời gian ngắn hai chiến dịch đã chiến thắng, đó là chiến dịch “Cutudốp” ở phía bắc và chiến dịch “Rumianxép” ở phía nam. Ngày 23 tháng 8, các binh đoàn của phương diện quân “Thảo nguyên” đã giải phóng thành phố Kharcốp. Các phương diện quân đồng loạt tiến về phía sông Dnhép, chuẩn bị cho các chiến dịch quyết định trong thời gian tới.

        Chiến thắng ở vòng cung Kurxcơ có ý nghĩa quốc tế rất lớn, nhiều đồng minh của Đức hiểu rằng, số phận của chiến tranh đã sớm được quyết định. Để đối phó với tình hình ở mặt trận phía đông, quân Đức buộc phải rút từ phía tây để bổ sung cho phía đông 14 sư đoàn, điều này tất nhiên đã góp phần rất quan trọng để thúc đẩy việc mở mặt trận thứ hai của phe Đồng minh.

        Ở đây tôi muốn giới thiệu với bạn đọc mệnh lệnh của Hitle gửi cho các chiến binh của Đức trước chiến dịch. Tôi cho rằng đọc mệnh lệnh này của Hitle độc giả sẽ thấy được Hitle đã tin tưởng thế nào vào chiến dịch này, và Hitle sẽ thất vọng thế nào trước chiến thắng oanh liệt của Hồng quân dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Stalin.

        “Gửi các tướng lĩnh!

        Tôi ra bản mệnh lệnh về trận tấn công đầu tiên của năm nay. Sứ mệnh của các anh và các chiến binh dưới quyền các anh là trong bất kỳ tình huống nào phải giành chiến thắng, ý nghĩa của trận tấn công đầu tiên này rất lớn. Sự bắt đầu của chiến dịch này không chỉ củng cố tinh thần cho nhân dân, ảnh hưởng đến tăm trạng của các nước, mà trước hết là đem đến cho người lính Đức niềm tin mới. Củng cố lòng tin của các đồng minh của chúng ta vào thắng lợi cuối cùng, còn các nước trung lập sẽ phải thận trọng và giữ gìn - Thất bại của quân Nga trong chiến dịch này sẽ tác động đến Bộ chỉ huy Xô Viết trong các sự kiện tiếp theo của cuộc chiến.

        Quân đội được thành lập là để tấn công, họ được trang bị các loại vũ khí, được sản xuất theo tinh thần Đức cao nhất. Chiến dịch này cũng sẽ được bảo đảm đầy đủ trang thiết bị và nhiên liệu. Không lực của chúng ta với tất cả sức mạnh của minh đã tiêu diệt không lực của kẻ địch, nó còn giúp sức tiêu diệt các cụm trận địa pháo phòng không của kẻ thù và yểm trợ không ngừng cho bộ binh của chúng ta.

        Vì vậy, tôi tha thiết yêu cầu các bạn, các tướng lĩnh của tôi trước khi bước vào trận đánh, mặc dù đã là năm thứ 4 của chiến tranh nhưng hơn bao giờ hết kết cục của cuộc chiến sẽ tùy thuộc vào các bạn, vào tài năng chỉ huy và khát vọng tiến lên về phía trước, vào sự kiên cường không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ sức mạnh nào của các bạn và cả vào hành động anh hùng cá nhân của các bạn.

        Tôi hiểu rằng các anh xứng đáng được đánh giá cao từ khi chuẩn bị chiến dịch, tôi xin cảm ơn các anh về điều đó. Nhưng các anh phải hiểu rằng chỉ có thành công trong chiến dịch đầu tiên và vĩ đại này của năm 1943 mới giải quyết được kết cục hơn bất kỳ trận chiến thông thường nào khác.

        Trong điều kiện như vậy, tôi không nghi ngờ gì, thưa các tướng lĩnh, là tôi có thể đặt sự tin cậy vào các anh.


Adopph Hitle".       

        "Mệnh lệnh này phải được huỷ sau khi thông báo ở các Bộ tham mưu sư đoàn".

        Tất cả kỳ vọng này của Hitle đã không được thực hiện, gần như một nửa số binh lính và sĩ quan được nghe huấn thị này của Hitle đã thiệt mạng hoặc bị thương hoặc bị bắt làm tù binh. Tinh thần của quân Đức sau chiến dịch này hoàn toàn bị sụp đổ - Còn Thống chế Kluge - tư lệnh cụm quân “Trung tâm” vì quá lo sợ đã tự vẫn vào năm 1944. Nên nhớ rằng, ông ta đã được Hitle tha thứ sau thất bại ở Moxcơva. Cũng tại vòng cung Kurxcơ, Stalin lại một lần nữa giành chiến thắng trước Thống chế Manstein.

        Chiến thắng tại vòng cung Kurxcơ một lần nữa chứng tỏ độ chín tài năng quân sự của Stalin trong tất cả các giai đoạn: từ lúc chuẩn bị chiến dịch giai đoạn phòng ngự, và sau đó là tập họp lực lượng và chuyển sang tấn công - Tất cả các quyết định đó được Stalin quyết định một cách tự tin, kiên quyết, chứng tỏ sự vượt trội của ông về nghệ thuật quân sự so với các tướng lĩnh của Đức quốc xã.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:30:02 am

TIẾN VỀ PHÍA SÔNG DNHÉP

        Ngay từ khi trận chiến vĩ đại ở vòng cung Kurxcơ đang diễn ra, và khi biết chiến thắng đã ở trong tầm tay, Stalin đã sớm chuẩn bị kế hoạch tiếp theo cho chiến cuộc mùa hè năm 1943.

        Stalin đã hai lần gọi Phó Tổng tham mưu trưởng Antônôp đến để thống nhất việc chuẩn bị kế hoạch cho các chiến dịch tiếp theo. Stalin hiểu rằng, sau thất bại ở vòng cung Kurxcơ, Hitle không còn đủ lực lượng dự bị và sẽ tạo cơ hội cho các mặt trận của Hồng quân trải dài từ biển Bantích đến biển Đen tiếp tục tấn công.

        Ý tưởng chiến lược của Stalin rất to lớn, tất cả các chiến dịch do ông khởi thảo đều đã được thực hiện. Chiến dịch Xmôlenxkaia giải phóng Bêlôrutsia; giải phóng Ukrain, Chernhigopxki, chiến dịch Brianxki, chiến dịch giải phóng Capcadơ, chiến dịch Xevatôponxki... Tất cả các chiến dịch này đã không cho quân địch nghỉ ngơi để tập hợp lực lượng.

        Stalin đã chỉ thị cho Antônốp và Bộ Tổng tham mưu:

        - Không được để mất thời cơ vì công việc chuẩn bị cho chiến dịch quá phức tạp - Điều này làm mất công sức và thời gian -  Cần tận dụng tối đa thuận lợi do tình hình chiến sự mang lại để nhanh chóng đẩy lùi quân địch về phía sông Dnhép.

        Ngày 25 tháng 8 năm 1943, Hội đồng quốc phòng đã họp, sau khi nghe báo cáo, Stalin đã chỉ thị về các vấn để chiến lược, chiến dịch và nêu ra một loạt các vấn đề rộng lớn liên quan khác - như vấn đề các mỏ than ở vùng Bakin, dầu mỏ ở Xibêri và Uran, vấn đề các xí nghiệp sản xuất vũ khí ở nơi sơ tán. Năm 1943, đã sản xuất 35 ngàn máy bay thế hệ mới, hơn 24 ngàn xe tăng. Stalin với hiểu biết rất sâu sắc đã ra các chỉ thị về công tác quản lý xí nghiệp, về công tác sáng tạo của các Tổng công trình sư, về chất lượng sản phẩm, về ứng dụng công nghệ mới... Ông tham gia vào hầu như tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất của đất nước.

        Sau khi đã giải quyết một loạt các vấn đề về sản xuất, ông quay lại nghe các báo cáo quân sự. Sau khi nghe Antônốp báo cáo, ông chỉ thị:

        - Bây giờ điều quan trọng nhất là phải tiến về phía sông Dnhép, phải nhanh chóng tiến công vì khi rút lui Hitle sẽ phá hỏng tất cả ở vùng Donbass. cần phải nhanh chóng đẩy lùi Hitle ra khỏi khu vực này.

        Để đạt mục tiêu chiến lược này Stalin đã dày công xây dựng một loạt các đơn vị dự bị chiến lược.

        Nhằm động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, Stalin đã ra mệnh lệnh “Ai là người chiếm được bàn đạp phía bên kia sông Dnhép sẽ được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô!”. Tất nhiên, sĩ quan, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, vượt qua lửa đạn để vượt sông Dnhép và rất nhiều người đã đạt được danh hiệu cao quý này. Lời hứa của Stalin đã được thực hiện, 2.500 sĩ quan chiến sĩ đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì thành tích vượt sông Dnhép.

        Stalin rất hiểu ý nghĩa chiến lược của việc vượt sông Dnhép, đã không để Hitle thực hiện được ý đồ phòng ngự ở đây. Cuộc tấn công vượt sông kiên quyết với 23 bàn đạp chiếm được ở bờ Tây trải dài trên 750km là rất có ý nghĩa. Lại một lần nữa mọi người kinh ngạc về quyết tâm và nghị lực của Stalin. Cùng với các tướng lĩnh và binh sĩ, ông đã thực hiện một chiến công bất hủ, có ý nghĩa chiến lược cực kỳ to lớn.

        Chiến thắng này đã tác động rất sâu sắc đến quyết tâm chiến lược của Hitle, Hitle đã đích thân đến tận mặt trận để đôn đốc binh sĩ cố giữ phòng tuyến chiến lược cuối cùng ở mặt trận phía đông.

        Sau khi chiếm được bàn đạp ở gần Kiép, Hồng quân bắt đầu chuẩn bị chiến dịch giải phóng thủ đô Kiép của Ucraina. Nhưng lần này, Manstein đón trước được ý định của Giucốp đã phản công rất quyết liệt. Trước tình hình đó, Giucốp đã báo cáo Tổng tư lệnh cho dời trọng tâm chiến dịch về phía Liucherxki - nhưng Stalin yêu cầu Giucốp tiếp tục tấn công giải phóng Kiép. Cả hai lần tấn công tiếp theo đểu không thành công.

        Giucôp lúc đó không hiểu tại sao Tổng tư lệnh lại “cứng” như vậy ở khu vực này. Nguyên soái lúc đó không biết rằng sắp có một cuộc hội nghị quan trọng giữa Stalin với Roosevelt và Churchill sẽ diễn ra ở Têhêran (Iran), Stalin muốn đến dự hội nghị với tư thế của người vừa giải phóng thành Kiép. Stalin tiếp tục thông qua một kế hoạch khác để giải phóng Kiép ở khu vực Bukrinxki. Ông rất muốn Kiép được giải phóng trước khi Hội nghị Têhêran khai mạc.

        Stalin và Giucốp đã triển khai một số hoạt động nghi binh, đánh lừa quân địch và tập trung ở hướng chính một lực lượng rất lớn, riêng hỏa tiễn Kachiusa là thứ mà bọn Đức sợ nhất đã tập trung tới 500 đơn vị - Stalin rất vội.

        Ngày 1 tháng 11, các quân đoàn 27 và 40 bắt đầu tấn công ở khu vực Bukrinxki. Manstein tưởng rằng đây là hướng tấn công chính đã lập tức điều các đơn vị dự bị về đây, trong đó có cả sư đoàn xe tăng của lính ss.

        Stalin chờ đợi chính điều này! Chỉ sau một ngày toàn bộ phương diện quân Ucraina 1 đã chuyển sang tấn công ở bàn đạp Liucherxki. Điều này là bất ngờ cho quân Đức, quân đoàn xe tăng số 3 của tướng Rưbenô, sáng ngày 5 tháng 11 đã vượt tuyến đường Kiép - Gitômir và vào lúc 4 giờ sáng ngày hôm sau quân đoàn xe tăng số 38 của Thượng tướng Moxcalencô đã tiến vào Kiép và giải phóng thành phố này.

        Nhận được thông tin và quan sát tình hình các đơn vị vượt sông, Stalin đã quyết định: những đơn vị nào đã chiếm được vị trí bàn đạp bên bờ Tây thì vừa tiến về phía trước vừa mở rộng phạm vi để liên kết với các vị trí bàn đạp bên cạnh, mà không nhất thiết phải vượt sông ở các vị trí khác.

        Để dễ nhớ tôi muốn nhắc lại từ ngày 20 tháng 10 các phương diện quân Vôrônegiơ, Thảo nguyên, Tây Nam và Nam đã được đôi tên là các phương diện quân Ucraina số 1, 2, 3 và 4.

        Như vậy, Cônhép lúc bắt đầu chiến dịch là tư lệnh phương diện quân Thảo nguyên thì khi kết thúc chiến dịch là tư lệnh phương diện quân Ucraina số 2. Sáng ngày 15 tháng 10, sau đợt pháo kích và oanh kích của không quân, bôn quân đoàn bộ binh và một quân đoàn xe tăng đã tấn công bất ngờ vào các đơn vị ở bên sườn các cánh quân ở tả ngạn sông Dnhép của quân Đức.

        Còn Manstein đã ném tất cả các đơn vị mà mình có vào trận đánh ở Kiép để chống trả lại các đợt tấn công của Cônhép - Các trận đánh diễn ra rất ác liệt.

        Trong chiến dịch với quy mô lớn này, Bộ Tổng tư lệnh đã tạo ra một thế chiến lược mới chỉ bằng một lực lượng ít hơn so với ý định vượt sông đồng loạt trên cả chiều dài mặt trận dọc theo sông Dnhép.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2019, 10:23:35 pm

HỘI NGHỊ TÊHÊRAN

        Đến đây, tôi muốn tạm thời tạo ra một khoảng lùi. Để thêm tin tưởng vào các phân tích của mình, tôi đã quyết định bay đến Têhêran (1995) nhằm thu thập thêm tài liệu và gặp gỡ các nhân chứng để viết chương này. Và ở đó tôi đã tìm được nhiều tư liệu quý về Hội nghị này.

        Tôi đã đến và quan sát ngôi nhà, nơi Stalin đã ở trong những ngày hội nghị. Một ngôi nhà nhỏ trên nền đất khuôn viên sứ quán Nga, hiện nay ngôi nhà này là nơi ở của Đại sứ Nga. Trong những ngày Hội nghị, ở tầng một là sĩ quan điều phối - tướng Stêmencô. Tướng Stêmencô giữ liên lạc thường xuyên với Phó Tổng tham mưu trưởng Antônốp. Còn Stalin thì rất nhiều lần sử dụng hệ thống điện đàm để nắm tình hình mặt trận, ông đặc biệt không yên tâm về tình hình ở Kiép.

        Được sự đồng ý của đại sứ, tôi đã quan sát kỹ toàn bộ ngôi nhà. Stalin lúc đó ở trên tầng hai, trên đó có một phòng làm việc, phòng ngủ, phòng tắm và phòng dành cho bảo vệ. Các đồ gỗ thời kỳ đó không còn giữ được.

        Sau đó, tôi đi vòng quanh tòa nhà chính của sứ quán, nơi diễn ra phiên họp và cả nơi tổng thống Mỹ Roosevelt chuyển đến từ sứ quán Mỹ vì lý do về an ninh.

        Khi bay đến Têhêran, Churchill đã ghi lại trong hồi ký của mình:

        ... Tôi không thật hài lòng về cuộc gặp sau khi máy bay của tôi đến Têhêran. Đại sứ Anh gặp tôi trên ô tô và chúng tôi đi về sứ quán. Trên chặng đường dài 3 dặm từ sân bay về sứ quán, cứ khoảng 50 yard lại có một đội tuần tra cưõi ngựa giống Ba Tư. Như thế thì bất kỳ kẻ ác ý nào cũng biết sẽ có một sự kiện quan trọng nào đó. Không hể có một động thái bảo vệ sẵn sàng nào nếu như có một vài kẻ được vũ trang liều chết lao vào đoàn xe.

        Cơ quan an ninh của Mỹ có vẻ làm việc tốt hơn. Đoàn xe của tổng thống Mỹ được một đoàn xe bọc thép hộ tống. Còn máy bay của tổng thống thì được hạ cánh ở một điểm không được biết trước. Và tổng thống rời sân bay không có sự bảo vệ ồn ào nào mà chạy về sứ quán Mỹ qua những đường phố ít người dự đoán được”.

        Sứ quán Nga và Anh nằm cạnh nhau trên một đường phố nhỏ. Tôi làm quen với Pêtrô Ivanôvish- ông lái xe rất điệu nghệ. Vào những năm 30 cha của ông đã di cư từ Liên Xô sang Iran. Vào năm 1943, Pêtrô Ivanôvish còn rất trẻ, lúc đó ông đã chạy theo xem lính nước ngoài canh gác các đại sứ quán.

        Lúc đó, có rất nhiều lính nước ngoài, họ tuần tra dọc theo tường sứ quán, họ canh gác đầu phố dẫn vào sứ quán Nga và Anh. Petrô Ivanôvich rất muốn được nhìn thấy các vị lãnh đạo đất nước, nhưng lính gác đã ngăn cản.

        Churchill đã ghi lại trong hồi ký:

        ... “Sứ quán Mỹ được lính Mỹ canh gác và cách chúng tôi khoảng nửa dặm, như vậy có nghĩa là trong suốt thời kỳ hội nghị hoặc tổng thống Mỹ, hoặc tôi và Stalin sẽ phải mỗi ngày hai đến ba lần đi đi lại lại trên quãng đường đến phòng họp ở Têhêran, còn Molotốp, người đến trước chúng tôi 24 giờ đã kể lại rằng tình báo Nga đã phát hiện ra một âm mưu định ám sát một hoặc cả ba nguyên thủ của ba cường quốc. Vì vậy, việc một trong ba chúng tôi thường xuyên phải di chuyển làm ông ta không yên tâm.

        - Nếu có gì không may xảy ra - Ồng ta nói - thì sẽ thật là không hay.

        Điều này quả thật là không thể phủ nhận. Tôi đã nhiêu lần đề nghị Molotốp thuyết phục tổng thống Mỹ rời vào ở trong tòa nhà sứ quán Nga, vì lúc đó tòa nhà này lớn gấp ba đến bốn lần các tòa nhà khác và nó tọa lạc trong một khuôn viên rộng, có rất nhiều binh lính và cảnh sát Nga canh gác. Chúng tôi đã thuyết phục Roosevelt đồng ý với ý định hợp lý này và ngày hôm sau ông ta đã cùng toàn bộ “bầu đoàn” của mình, bao gồm cả đầu bếp người Philipin di chuyển sang tòa nhà của sứ quán Nga. Như vậy, cả ba chúng tôi đã ở cùng trong một khu và có thể yên tâm hơn để đàm phán, thảo luận các vấn đề của cuộc thế chiến. Tôi ở rất thuận tiện trong sứ quán Anh và chỉ cần vài chục bước chân là đến tòa nhà sứ quán Nga, mà lúc đó có thể gọi là trung tâm của toàn thế giới”.

        Nhân viên sứ quán A. Mưdđricốp, người đã từng sông ở Tasken đã kể cho tôi chi tiết về âm mưu của tình báo Đức dự định đột nhập để ám sát ba vị nguyên thủ. (Chúng ta đã được xem bộ phim Têhêran - 43 của Liên Xô rất hay về vụ ám sát này - N.D). Anh đã chỉ cho tôi xem cánh cửa gần một đường hầm nơi theo kế hoạch tên sát thủ sẽ đột nhập vào sứ quán. Tình báo Đức đã chuẩn bị kế hoạch cho vụ ám sát này. Tên sát thủ sẽ được bố trí bò theo đường hầm để lọt vào chính giữa khuôn viên sứ quán và xuất hiện cách cầu thang nơi sẽ diễn ra lễ chụp ảnh ba vị nguyên thủ có khoảng 100 mét, nhiều năm về sau bức ảnh này nổi tiếng toàn thế giới. Tôi đã đứng ở chính vị trí cửa hầm, nơi mà theo kế hoạch tên sát thủ sẽ xuất hiện và trộm nghĩ rằng với một cự ly thế này thì chả cần một xạ thủ mà bất kỳ một người bắn súng không tồi nào cũng có thể bắn ba phát trúng đích, trong khi lực lượng bảo vệ chưa kịp biết đạn từ đâu bắn ra.

        Nhưng rất may là tình báo của chúng ta đã kịp thời phát hiện âm mưu của tình báo Đức, bố trí đón lõng trong đường hầm và bắt gọn toán ám sát.

        Tôi muốn nhắc lại một cách tự hào là chính các đồng nghiệp của tôi ở Cục tình báo quân sự, nơi tôi đã từng công tác nhiều năm đã cứu sống các vị nguyên thủ khỏi âm mưu ám sát này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2019, 07:50:32 am

        Nhicôlai Cudơnhexốp chính là người đầu tiên nắm được công tác chuẩn bị của chiến dịch ám sát này, ông là nhà tình báo nổi tiếng, Anh hùng Liên Xô - thời kỳ đó, ông làm việc dưới vỏ là một trung úy trong hàng ngũ Đức. Cudơnhexốp làm quen với nhiều sĩ quan Đức, một trong số đó là Von Ortel, kẻ rất thích chơi bời, đánh bài - Von Ortel nợ tiền Cudơnhexốp và có một lần nói với ông là sắp tới sẽ có khả năng trả nợ. Bằng cách nào? - Cudơnhexốp hỏi. - Buôn thảm - Ortel trả lời bí hiểm. Thảm nào? Đang chiến tranh thế này anh mua ở đâu? - Ortel thì thầm vào tai Cudơnhexốp - Đây là bí mật, tớ sẽ cùng một nhóm đặc biệt đến Têhêran, một nhóm các chuyên gia đặc biệt sẽ đến đó để... chỉ có điều tuyệt đốì không nói với ai... Sau đó, tớ sẽ mua thảm Ba Tư nổi tiếng và bán lại ở Berlin để trả nợ cho cậu.

        Liệu có thể tin được thông tin này không? Tuy nhiên, dù sao thì Cudơnhexốp đã thông báo kịp thời cho “Trung tâm”, còn tiếp theo thì các tình báo viên của chúng ta đã làm nốt một cách tuyệt vòi công việc của mình.

        Hội nghị Têhêran - 43 quyết định một vấn đề rất quan trọng mà phía Xô Viết đặc biệt quan tâm, đồ là vấn đề mở mặt trận thứ hai ở châu Âu - Đó là chiến dịch “Overlord” mà dự kiến bắt đầu không chậm hơn tháng 5 năm 1944.

        Churchill nêu ra rất nhiều nguyên nhân khách quan, hòng cố tình kéo dài thời điểm mở mặt trận thứ hai. Ông ta, thậm chí còn đề nghị mặt trận thứ hai không mở ra ở Pháp mà là ở bờ biển Trung Cận Đông - Như ông ta nói là nơi yếu nhất của quân Đức (chúng ta nhớ rằng từ đại chiến thế giới thứ hai cả Anh và Mỹ đã rất quan tâm đến vùng dầu mỏ chiến lược là vùng biển Trung Cận Đông).

        Nhưng Stalin kiên quyết yêu cầu mặt trận thứ hai phải tiến hành qua đường eo biển La-Mangrơ, ông nói:

        - Tôi cho rằng chiến dịch “Overlord” là một chiến dịch lớn. Nó sẽ có hiệu quả nếu có sự yểm trợ từ phía Nam nước Pháp, lôi kéo lực lượng Đức ở phía bắc. Sau đó khoảng hai, ba tháng sẽ bắt đầu chiến dịch ở phía bắc Pháp. Kê hoạch như thế sẽ bảo đảm thắng lợi cho chiến dịch, hơn nữa như vậy cả hai đội quân sẽ gặp nhau, khuếch trương thắng lợi. Từ kinh nghiệm của mình, chúng tôi thấy rằng thắng lợi sẽ đến nếu ta tấn công từ cả hai phía, còn chiến dịch mà tấn công từ một phía thì ít có hiệu quả, vì vậy, chúng ta cố gắng để tấn công từ hai phía để buộc chúng phải chia lực lượng. Trong trường hợp này, tôi cho rằng tốt hơn cả là thực hiện chiến dịch từ phía nam và bắc nước Pháp.

        Để củng cố và cụ thể hóa nghị quyết này, Stalin đề nghị ngay tại hội nghị bổ nhiệm ngay một vị chỉ huy cho chiến dịch. Sau này Churchill nhớ lại thời điểm ấy:

        - Tại sao Stalin đưa ra câu hỏi quan trọng nhất: Ai sẽ là vị Tổng chỉ huy chiến dịch “Overlord”? Tổng thống Mỹ trả lời rằng điều này vẫn chưa quyết định. Stalin nói thẳng rằng chiến dịch sẽ chỉ là con số không, nếu toàn bộ công việc chuẩn bị cho nó không nằm dưới sự chỉ huy của một người -  Roosevelt giải thích rằng điều này đã làm, vị tướng Anh -  Montgômery đã được chỉ định là Tổng tham mưu trưởng của liên quân Anh - Mỹ và ông ta trong một giai đoạn đã tham gia chuẩn bị kế hoạch.

        Tiếp theo, Churchill viết:

        ... “Tôi nói rằng vấn để về chỉ định vị Tổng chỉ huy sẽ nhanh chóng được thảo luận bởi cả ba vị nguyên thủ chứ không đưa ra phiên họp chung. Stalin nói rằng chính phủ Xô Viết không đòi hỏi tham gia quyết định bổ nhiệm mà chúng tôi chỉ cần được biết ai sẽ là Tổng chỉ huy. Việc bổ nhiệm này rất cần được tiến hành nhanh và làm sao để vị Tổng chỉ huy được bổ nhiệm không chỉ tham gia xây dựng kế hoạch mà còn trực tiếp chỉ huy thực hiện chiến dịch. Tôi cho rằng vấn để quyết định ai là Tổng chỉ huy chiến dịch “Overlord” là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải làm và tôi mong muốn nó được quyết định không chậm hơn trong hai tuần tới”.

        Tưởng tượng mình là người được tham gia sự kiện này ở gian chính sứ quán Nga, tôi đặc biệt muốn được tận hưởng trên thực tế không khí của thời khắc lịch sử, mà tôi đã được đọc trong nhiều hồi ký của nhiêu người đã dự buổi lễ này. Tất cả họ đều nhắc đến hai sự kiện đáng nhó đó là việc: Stalin hôn thanh kiếm quà tặng của Vua Anh Geozgieiv còn Vôlôsilốp thì làm rơi nó.

        Churchill ghi lại như sau:

        ... “Trước phiên họp thứ hai, được bắt đầu lúc 4 giờ, tôi thừa lệnh Đức vua Anh quốc trao tặng thanh kiếm danh dự đã được chuẩn bị theo lệnh của Người từ sau trận

        Stalingrad. Trong phòng lúc đó có mặt rất đông các binh lính và sĩ quan Xô Viết. Sau khi đã phát biểu một số câu tôi trao thanh kiếm này cho nguyên soái Stalin. Ông ta kính cẩn nâng thanh kiếm lên môi và hôn nó. Sau đó, ông chuyển lại cho nguyên soái Vôlôsilốp, ông này đã để thanh kiếm bị rơi. Sau đó, thanh kiếm được long trọng đưa ra khỏi gian họp với sự hộ tống của đội vệ binh”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Ba, 2019, 10:36:05 pm

        Hội nghị đã bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoài việc mở mặt trận thứ hai. Phía Liên Xô còn có trách nhiệm tuyên chiến với Nhật, sau khi tiêu diệt phát xít Đức, ngoài ra còn nhiều vấn đề hợp tác sau chiến tranh.

        Cũng tại Têhêran, Churchill đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 69 của mình (ông sinh ngày 30 tháng 11 năm 1874), tốt nhất chúng ta hãy đọc lại về sự kiện này trong hồi ký của Churchill:

        “Cho đến lúc này các phiên họp của chúng tôi đều diễn ra ở sứ quán Xô Viết. Nhưng hôm đó, tôi tuyên bố rằng bữa ăn tối thứ ba sẽ do tôi chiêu đãi tại sứ quán Anh. Không ai có thể từ chối, theo bảng chữ cái thì nước Anh đứng trước, vần chữ cái tên tôi cũng đứng trước (Churchill) hơn nữa, về tuổi thì tôi nhiều hơn Stalin và Roosevelt sáu tuổi. Tôi nói rằng ngày 30 tháng 11 là ngày sinh nhật tôi. Các lý lẽ này là rất thuyết phục và sứ quán Anh sẽ chuẩn bị một bữa ăn tối cho khoảng 40 người. Đây quả là một buổi tối đáng nhớ trong cuộc đời tôi, ngồi bên phải tôi là tổng thống Roosevelt, bên trái là vị chủ tịch của nước Nga. cả ba chúng tôi trên thực tế kiểm soát tất cả các hạm đội, khoảng ba phần tư lực lượng không quân trên thế giới và chỉ huy lực lượng vũ trang với tổng quân số đến 20 triệu người, đã tham gia vào những trận chiến ác liệt nhất trong lịch sử. Roosevelt tặng tôi một món quà rất đặc biệt, đó là một bình pha lê Ba Tư rất quý, tiếc là nó bị vỡ trên đường tôi trở về nước Anh, nhưng sau đó đã được phục hồi rất tốt và hiện nay tôi lưu trữ nó trong số các kỷ vật quý khác”.

        Vậy Stalin đã tặng Churchill cái gì trong lễ mừng sinh nhật ấy thì không thấy ông ta nói rõ nhưng có một tặng phẩm rất đặc biệt thế này. Có một lần trong lúc uống cà phê, Churchill nói rằng ông ta rất thích các bản tình ca Nga do nghệ sĩ Vadim Kodin thực hiện.

        Stalin đã nhớ chi tiết này và ra lệnh gọi nghệ sĩ Kodin đến Têhêran bằng một chuyến bay đặc biệt. Hãy tưởng tượng là ca sĩ đã lo sợ thế nào khi thấy vệ binh đến nhà và nói: - Hãy chuẩn bị đồ đạc! Và cũng thử tưởng tượng Churchill đã xúc động thế nào khi ca sĩ nổi tiếng Kodin xuất hiện với các bản tình ca rung động lòng người dành cho chính ông ta trong buổi lễ sinh nhật.

        Stalin biết cách tạo ra món quà bất ngờ và biết cách chứng tỏ rằng mình có thế làm được bất cứ việc gì. Hãy nghe tiếp lời Churchill:

        ... “Trong lúc ăn trưa đã có một câu chuyện rất thú vị của tôi với hai vị khách. Stalin tiếp tục hỏi ai sẽ là Tổng chỉ huy chiến dịch “Overlord”? Tôi nói rằng tổng thống vẫn chưa có quyết định cuối cùng”.

        Như các bạn đã thấy, Stalin áp đặt ý kiến của mình cả trong thời gian ngoài phiên họp và ông ta đã đạt được mục đích của mình Tên của vị Tổng tư lệnh sẽ là tướng Eisenhovver, còn thời điểm bắt đầu chiên dịch sẽ không chậm hơn tháng 5 năm 1944.

        Để kết thúc chương này, tôi xin kể một mẩu chuyện rất thú vị đã xảy ra trước khi khai mạc Hội nghị Têhêran. Stalin rời Moxcơva bằng tàu hỏa. Tại Stalingrad ông chuyển sang đi máy bay. Tư lệnh không quân A.A Nôvicốp và Tư lệnh không quân tầm xa A.E Golôvanốp đã đón đoàn. Trên sân bay có một dãy máy bay Su-47, Nôvicốp báo cáo:

        - Đã chuẩn bị hai máy bay để cất cánh, một chiếc do thượng tướng Golôvanôíp lái, một chiếc do đại tá Grachép lái. Sau nửa giờ sẽ có hai máy bay bay theo cùng nhóm tiêm kích yểm trợ gồm ba phi đội chín chiếc.

        Stalin không cầu kỳ nói:

        - Thượng tướng rất ít bay, tốt hơn chúng tôi bay với đại tá.

        Và ông yêu cầu ngồi cùng ông gồm: Vôlôsilốp, Molotốp, Bêria và Stêmencô.

        Trên thực tế Grachép không phải là một vị đại tá bình thường, ông là một trong những phi công giỏi nhất nước Nga, vì vậy mà đã được Bêria chọn là phi công riêng của mình, còn chiếc máy bay mà Stalin đã chọn cũng chính là máy bay riêng của Bêria.

        Tôi có mặt ở Têhêran vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng - Đại sứ Xecgei Mikhailovish Trechiacốp và tùy viên quân sự - Đại tá M.o Krixki và các nhân viên sứ quán đã tổ chức một sự kiện có ý nghĩa.

        Ở Iran, như mọi người đều biết đã từng có mặt các đơn vị của chúng ta để vận chuyển các vũ khí kỹ thuật từ các cảng ở biển Ấn Độ lên phía Bắc về lãnh thổ Liên Xô - Đã có các vụ tai nạn xảy ra và cả các vụ khủng bố và các chiên sĩ của chúng ta đã có một số hy sinh ở đây. Họ được an táng trong các nghĩa trang với tấm bia có ngôi sao đỏ và họ tên người đã mất. Trải qua năm tháng mưa gió và nắng đã làm mờ mất cả những dòng chữ trên các tấm bia. Các nhân viên sứ quán đã quyết định quyên góp bằng tiền của mình để dựng trong khuôn viên sứ quán một đài tưởng niệm và an táng hài cốt của 48 chiến sĩ hy sinh mà họ đã tìm kiếm được. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng đã tổ chức trọng thể lễ dựng bia, các đại sứ của các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước đồng minh cũ đã đặt vòng hoa.

        Vị đại sứ nói với tôi:

        - Ở Moxcơva có mộ một chiến sĩ vô danh, ở đây chúng tôi có 48...

        Trong phiên họp Đại bản doanh, Stalin không nói chi tiết về hoạt động của mình ở Têhêran, ông chỉ nói ngắn gọn.

        - Roosevelt trên Hội nghị Têhêran đã hứa nghiêm túc là sẽ mở các hoạt động ở Pháp vào năm 1944. Tôi cho rằng, ông ta sẽ giữ lời hứa, nhưng nếu ông ta không giữ lời hứa thì chúng ta vẫn đủ lực lượng của mình để đánh bại bọn phát xít Hitle.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2019, 11:53:10 am

BẢN QUỐC CA CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT

        Ngay trong khói lửa của chiến tranh, Stalin đã nghĩ đến việc đất nước vẫn chưa có một bản quốc ca. Trước đó, bản “Quốc tế ca” vẫn được coi là quốc ca một cách không chính thức. Bản này thường được cử hành trong các buổi lễ long trọng. Nhưng đúng ra “Quốc tế ca” là bài ca chính thức của phong trào Cộng sản Quốc tế. Trong điều kiện quốc tế Cộng sản đã ngừng hoạt động thì bài ca của giai cấp vô sản toàn thế giới chống lại giai cấp tư sản có vẻ là không còn phù hợp. Lúc này xuất hiện nhu cầu thay bản “Quốc tế ca” bằng một bài quốc ca chính thức mà trong đó không chỉ phản ánh tính Đảng mà còn là của một dân tộc, một quốc gia với nhiều dân tộc. Trong điều kiện chiến tranh một bản quốc ca như thế là rất cần thiết.

        Có lẽ Stalin đã suy nghĩ về điều này từ lâu. Lần đầu tiên nó được nhắc đến trong bài phát biểu của ông ngày 3 tháng 6 năm 1941 “Hõi các anh chị em! Các bạn”, những câu này không chỉ nói về Đảng mà thiên về nội dung quốc gia.

        Lòng yêu nước, tình yêu với Tổ quốc (hơn nữa khi Tổ quốc đang lâm nguy), sự hồi tưởng về các chiến công vĩ đại của các bậc tiền bối - Tất cả các giai điệu ấy có tác dụng nâng cao sức mạnh tinh thần của nhân dân, củng cố quân đội và quốc gia. Stalin rất hiểu điều này, vì vậy mặc dù rất bận công việc quốc gia ông vẫn dành thời gian để quan tâm đến bản “Quốc ca” - Bộ chính trị đã ủng hộ ý tưởng của Stalin và quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt do Vôlôsilốp đứng đầu, trong đó có rất nhiều nhà thơ, nhạc sĩ tên tuổi.

        Đã công bố đợt thi sáng tác nhạc và lời cho bản Quốc ca. Có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng tham gia gửi phần lời như Đôlmatốpxki, Demian, Bednưi, Bergolxi, Ximônốp, Tikhônốp, Ixacôpxki...

        Tất cả các áng thơ này đã được đọc và phổ nhạc để đưa ra một ủy ban xem xét. Các tác phẩm đểu được biểu diễn cho Stalin nghe, nhưng không rõ vì lý do gì ông chưa thấy thích một bản nào.

        Cuối cùng thì Stalin chú ý dến lời thơ của Mikhancốp và Elx Regixfana.

        - Chúng ta sẽ phổ nhạc bài thơ này - Stalin nói với Vôlôsilốp. Mặc dù nó chưa thật phù hợp nhưng tư tưởng yêu nước rất rõ.

        Mục tiêu chủ yếu của Stalin trong việc sáng tác Quốc ca là tính giáo dục, củng cố lòng yêu nước. Ông dường như tìm kiếm chủ đề các tư tưởng toàn dân, tư tưởng yêu nước.

        ... Lại một lần nữa số phận đem lại cho tôi sự may mắn, Xecgei Mikhalkốp đã giúp tôi như một người bạn cũ cùng công tác trong Hội nhà văn. Tôi đã đến nhà ông ta nhiều lần và ông ta đã tặng tôi bài quốc ca có đủ nhạc và lời với lời đề tặng và chữ ký. Lúc đó, Mikhalkốp đã kể lại cho tôi nghe việc ông ta cùng E1 Regixtan và Stalin đã tạo ra bản “Quốc ca” như thế nào.

        Bây giờ, khi chuẩn bị tài liệu để viết chương này tôi lại đến thăm Mikhalkôp và đề nghị ông ta kể lại về việc sáng tác “Quốc ca”.

        Người vợ sau của ông ta là Iulia chuẩn bị trà cho chúng tôi và Mikhalkốp đã kể:

        ... “Lúc 2 giờ sáng, telephone reo chuông. Tôi không hiểu có ai lại đùa vào lúc này. Đầu dây bên kia có tiếng: “Pokrebưxép nói chuyện với anh”. Lại là thế cơ chứ! Thư ký riêng cúa Stalin! Pokrebưxép nói: Stalin sẽ nói chuyện với anh. Lúc đó, tôi nghe thấy giọng Stalin:

        - Chào đồng chí Mikhalkốp - Và ông vào công việc ngay -  Chúng tôi đã nghe nhiều phương án về sáng tác “Quốc ca”, trong đó có phương án của anh. Nó có hơi ngắn, cần phải có đoạn điệp khúc nhắc đi nhắc lại và một đoạn láy, trong đó cố gắng phản ánh sức mạnh của Hồng quân nói lên công cuộc kháng chiến chống trả bọn xâm lược Đức.

        - Tất nhiên, thưa đồng chí Stalin, chúng tôi sẽ cố gắng cùng E1 Regixtan làm được điều đó.

        - Hãy cố gắng, và nhớ là đừng kéo dài, cố gắng hoàn chỉnh trong vài ngày.

        Cuộc nói chuyện này diễn ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1943. Kể từ ngày đó mọi công việc tiến hành rất nhanh. Tôi cùng Regixtan chuyển vào ở trong điện Kremli để cùng hoàn thiện phần lời. Vôlôsilôp đã báo cáo Stalin phương án mới và sau đó chuyển lại cho chúng tôi bản dự thảo có phần sửa chữa của Stalin. Ông thậm chí thay đổi từng từ, có bổ sung một số đoạn, có một số đoạn ông đưa ra nhiều phương án. Cuối cùng chúng tôi mang bản đã hoàn thiện đến phòng của Stalin. Stalin rất phấn chấn và nói:

        - Hãy nghe xem bản Quốc ca ra sao?...”.

        Thực tế, có thể nói chính Stalin là đồng tác giả của bản Quốc ca vì ở phương án cuối cùng có rất nhiều ý là của ông. Chúng tôi xin ông được giữ bản nháp để làm kỷ niệm và ông đã đồng ý.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Ba, 2019, 01:29:11 am
     
        Tại nhà hát lớn đã tổ chức một số buổi tổng duyệt để thông qua bản “Quốc ca” với nhiều cách thể hiện: đồng ca, với dàn nhạc, với dàn nhạc dây. Tất nhiên là Stalin luôn có mặt, ông ngồi nghe, cho ý kiến, ông lựa chọn nhạc của ba nhạc sĩ thiên tài - Sôtxtacôvich, Khachaturian và Alexandrốp.

        Trong một lần nghe thử khi dàn đồng ca và dàn nhạc trình bày để so sánh ba bản: “Cầu chúa, hãy bảo vệ Sa hoàng”, một bản nhạc của Anh và một bản nhạc của Mỹ, ông đã quyết định chọn phần nhạc của Alexandrốp và lời của Mikhalkốp và E1 Regixtan.

        Cuối cùng, buổi tổng duyệt đã được tổ chức ở Nhà hát lớn với sự có mặt của các ủy viên Bộ chính trị, các nhà lãnh đạo các Bộ, các khách quý ngồi ở lô của chính phủ. Bản Quốc ca được tất cả mọi người tán thưởng. Stalin rất hài lòng - Vì ông đã đạt được một công việc mà ông cho là cần thiết và quan trọng.

        Ồng phấn khởi nói:

        - Theo phong tục Nga thì cần phải “rửa” bài Quốc ca. Hãy mời các tác giả phần lời, nhạc sĩ và chỉ huy dàn nhạc.

        Ông nói tiếp với Molotốp:

        - Anh hãy là người chủ trì buổi gặp mặt.

        Bàn ăn được đặt trong phòng đối diện với lò sưởi. Stalin cho Mikhalkốp và Regixtan ngồi hai bên cạnh mình. Cốc đầu tiên, Stalin yêu cầu chúc mừng các tác giả và sự thành công của bản Quốc ca...

        Mikhalkốp kể lại rằng Stalin yêu cầu ông ta đọc thơ.

        - Tôi đã đọc bài thơ: “Lời gửi bác Xtepa” và nhiều bài thơ vui nữa. Stalin cười rất vui. Tôi đã rất vui vì thành công và mỗi lần đều cạn chén đầy - Đột nhiên Stalin nói nhỏ với tôi: “Anh cần gì phải cạn chén? Người ta sẽ nói không hay về anh”. Rồi ông hỏi: “Anh có phải là đảng viên không?”. Tôi trả lời “Tạm thời chưa”. Ông đùa “Không sao, khi trước, lúc tôi đang là nhà thơ cũng chưa phải là đảng viên”. (Stalin đã từng sáng tác rất nhiều bài thơ hay khi ông còn hoạt động bí mật, lúc trẻ ở Grudin - N.D).

        Stalin còn nói rất nhiều về nhà hát, về điện ảnh, về một đoạn rất dở trong phim về Cutudốp khi mô tả ông như một ông già ốm yếu trong khi trên thực tế ông là một dũng tướng. Chúng tôi đã nói về tình hình chiến sự, kể cả trong bàn tiệc cũng không thể quên được những tin tức về chiến tranh.

        Đến tận hai giờ sáng, Stalin đề nghị nâng cốc lần cuối, lần kết thúc.

        Ngày 1 tháng 1 năm 1944, lần đầu tiên Quốc ca Liên Xô đã được phát trên đài phát thanh toàn quốc. Từ hôm đó, hàng ngày chúng ta đểu thức dậy và đi ngủ trong tiếng nhạc hùng tráng và long trọng của bản Quốc ca.

        Các tác giả bản Quốc ca đã được tặng thưởng bằng hiện vật - Mikhalkốp kể:

        - Tôi đã phải hai lần tham gia chỉnh sửa lời “Quốc ca” cho phù hợp với tình hình chính trị của đất nước -  E1 Regixtan mất năm 1945. Phần lời mới của “Quốc ca” được tôi chỉnh sửa năm 1977, so với phần cũ thì nó bị gạt bớt đi những gì hồi tưởng đến Stalin và hoạt động của Người cho phù hợp với không khí “chống sùng bái cá nhân”. Nhưng vẫn đọng lại niềm tin của chúng ta vào thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Cũng thật là bất ngờ, khi bước sang thế kỷ 21, tôi lại phải một lần nữa tham gia sửa lời Quốc ca cho phù hợp thời đại mới... May là phần nhạc của Alexandrốp vẫn được giữ lại. Bao nhiêu là sự ồn ào xung quanh chuyện tạo ra bản Quốc ca mới ở các Đảng, các quốc gia, các tổ chức, nhưng anh Vôlôdia ạ, anh hiểu rất rõ và vì nó nằm ngoài mục đích cuốn sách của anh nên tôi không nói gì thêm nữa”.

        Nhìn thấy được sự cần thiết phải xây dựng bản Quốc ca, quan tâm chỉ đạo rất cặn kẽ khi xây dựng nội dung bản Quốc ca, một lần nữa chứng minh tầm nhìn xa và hiểu biết sâu sắc về cội nguồn văn hóa, về nền tảng và giá trị tinh thần, đạo đức của nhân dân của Stalin.

        Trong nhiều năm bản Quốc ca đã nâng cao, cổ vũ đoàn kết các tầng lớp nhân dân Xô Viết. Khi nghe thấy tiếng Quốc ca vang lên, từ trong đáy lòng mọi người dâng lên tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc vì một cường quốc vĩ đại, và trào lên lòng tự tin vào hạnh phúc tương lai của Tổ quốc.

        Bản Quốc ca củng cố tình yêu Tổ quốc, tình hữu nghị các dân tộc - Vì vậy, khi “những người ngoài hành tinh”, đưa ra ý định cần tạo ra một bản “Quốc ca mới”, chính là chúng có ý đồ phá tan Tổ quốc của chúng ta. Không biết có bao nhiêu kẻ cơ hội, bẩn thỉu đã đăng đàn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là trên ti vi để làm sao bôi nhọ, phê phán lời và nhạc của Quốc ca! Tuy nhiên, nhân dân từ thuở thiếu thời đã ăn sâu trong tâm khảm mình tầm vĩ đại của bản Quốc ca mà cùng với nó, cha ông họ đã sống, đã chiến thắng, họ không muốn xóa bỏ bản Quốc ca của mình. Dù chỉ thay đi vài câu trong phần lời nhưng khi nhạc hiệu Quốc ca cất lên thì từ trong sâu thẳm trái tim của nhân dân vẫn vang lên phần lời vốn có từ xa xưa, đó là giai điệu trầm hùng trong tình yêu đối với Tổ quốc mà họ luôn hồi tưởng trong ánh hào quang của chiến thắng vĩ đại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:36:04 am

Phần IV

CHIẾN THẮNG HOÀN TOÀN

        Sau hàng chục chiến dịch của Stalin trong năm 1944, quân Đức đã bị đẩy ra khỏi lãnh thổ của Liên Xô và cũng tạo điều kiện cho Bộ Tổng tư lệnh đặt ra nhiệm vụ cuối cùng: “Đánh đuổi chủ nghĩa phát xít đến tận hang ổ của chúng và cắm lá cờ chiến thắng trên nóc thành Berlin".


TRƯỚC CHIẾN DỊCH “BAGRACHION”

        Sau các chiến dịch vòng cung Kurxcơ (tháng 7 năm 1943) và một loạt các chiến dịch mùa đông năm 1943 và mùa xuân năm 1944. Tháng 4 năm 1944 đường ranh giới mặt trận được phân định như sau: ở phía nam, các binh đoàn Hồng quân đã vượt qua biên giới với Rumania và chuẩn bị tấn công vào thủ đô Bucaret. Các đơn vị bạn ở phía phải đã đẩy lùi quân Đức từ sông Dnhép và tiến về dãy núi Carpát và chia cắt quân Đức thành hai phần, ở phía bắc, giải phóng hoàn toàn thành phố Lêningrad. Quân ta đã tiến về phía hồ Chucốtca và Novôgievơ. Như vậy, ở hai cánh các đơn vị quân ta đã tiến xa về phía tây, để lại một dải hành lang ăn sâu về phía Moxcơva - được gọi là dải hành lang Bêlôrusia.

        Các đơn vị của Hitle ở khu vực này (gồm 60 sư đoàn của cụm quân “Trung tâm”) đang cố sức ngăn cản Hồng quân tiến về phía tây. Ngoài ra, tại khu vực này mạng đường sắt và đường bộ rất tốt vẫn nằm trong tay quân Đức, vì vậy quân Đức có thể nhanh chóng cơ động để tấn công vào hai cạnh sườn các đơn vị quân ta đang tấn công ở phía nam và bắc của dải hành lang này. Không quân địch có thể hoạt động mạnh, oanh tạc các trận địa Hồng quân ở phía Bắc và Nam, kể cả Moxcơva.

        Tất nhiên, các đơn vị quân Đức ở dải hành lang này cũng nằm trong nguy cơ bị Hồng quân bao vây. Tuy nhiên để khép chặt vòng vây rộng lớn như vậy đòi hỏi phải có một lực lượng khổng lồ. Trước hết, Hồng quân phải tiêu diệt cụm quân “Bắc” ở vùng Pribantích, còn ở Ucraina thì phải tiêu diệt cụm quân “Bắc Ucraina”, chỉ sau đó mới có thể khép chặt để bao vây cụm quân “Trung tâm” từ hai phía.

        Từ cuối tháng 4 năm 1944, Stalin đã thảo luận cùng Giucốp và Antônốp về kế hoạch cho chiến cuộc mùa hè. Giucốp lúc đó nói:

        - Cần phải đặc biệt chú ý đến cụm quân địch ở Bêlôrusia, mà nếu tiêu diệt được nó thì sẽ làm sụp đổ hệ thống phòng ngự trên toàn tuyến chiến lược phía tây.

        Stalin đồng ý và bổ sung:

        - Cần phải bắt đầu từ phía nam, từ phương diện quân Ucraina số 1 để có thể bao vây thật sâu cụm quân địch ở Bêlôrusia và ngăn cản các đơn vị dự bị chiến lược của địch từ hướng trung tâm.

        Antônốp ghi nhận:

        - Tốt nhất nên bắt đầu từ phía bắc, sau đó tiếp tục ở phía nam, vì trong trường hợp đó quân Đức sẽ không thể di chuyển giữa các mặt trận với nhau. Sau đó sẽ bắt đầu chuyển dịch đánh thẳng vào trung tâm để giải phóng Bêlôrusia.

        - Tôi sẽ hỏi thêm ý kiến của Vaxilepxki - Stalin nói - Hãy điện thoại cho các tư lệnh mặt trận để họ báo cáo về tình hình ở các mặt trận trong giai đoạn gần nhất. Còn anh, đồng chí Giucốp, hãy cùng Antônốp nghiên cứu kế hoạch cho chiến cuộc mùa hè. Khi nào xong, chúng ta sẽ cùng thảo luận tiếp.

        Giucốp cùng Vaxilepxki dựa trên kinh nghiệm cùng làm việc nhiều năm với nhau đã cùng khởi thảo kế hoạch cho chiến dịch “Bêlôrusia”. Công việc chuẩn bị được giữ tuyệt mật!

        Sau đây là hồi ký của tướng S.M Stêmencô:

        “... Nói chung các kế hoạch này chỉ có ít người được biết, đó là Phó Tổng tư lệnh Giucốp, Tổng tham mưu trưởng và vị phó của ông ta, cục trưởng cục tác chiến và một vị phó của ông ta. Tất cả ghi chép cùng các trao đổi trên điện thoại, điện báo đểu bị nghiêm cấm...

        Vào nửa sau của tháng tư đã chuẩn bị xong các phương án cho chiến cuộc mùa hè - Nó được thể hiện như một loạt các chiến dịch lớn nhất trong lịch sử chiến tranh trên một phạm vi không gian rộng lớn từ biển Bantích đến Carpát. Để tham gia các cỉiiến dịch này cùng một lúc có năm - sáu phương diện quân cùng tham gia”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2019, 12:43:00 am

        Stalin xem xét các kiến nghị của kế hoạch này và đặt tên cho chiến dịch giải phóng Bêlôrusia với mật danh là “Bagrachion”. Theo kế hoạch này thì bốn phương diện quân sẽ tấn công theo chiều sâu để tiêu diệt lực lượng chủ yếu của cụm quân “Trung tâm”, giải phóng Bêlôrusia và tạo điều kiện cho các đợt tấn công tiếp theo ở các tỉnh phía tây của Ucraina, Pribantích, ở vùng Đông Phổ và Ban Lan, ý đồ tác chiến được triển khai bằng cách đồng loạt tấn công vào hệ thống phòng thủ của quân địch ở sáu khu vực, chia cắt và tiêu diệt các đơn vị quân địch. Trong lúc đó các cụm quân chủ lực của phương diện quân Bêlôrusia số 1 và số 3 sẽ tấn công mạnh vào hai bên sườn quân địch ở khu vực Minxcơ, bao vây tiêu diệt toàn bộ quân địch.

        Đó là các ý tưởng tác chiến chính của chiến dịch “Bagrachiont”.

        Ngày 20 tháng 5, Stalin, Giucốp, Vaxilepxki và Antônốp xem xét lần cuối kế hoạch vừa chuẩn bị xong cho chiến cuộc mùa hè - Sau phiên họp này, Stalin ra lệnh triệu tập Tư lệnh các phương diện quân được chỉ định tham gia chiến dịch “Bagrachiont”. Trong cuộc họp này đã xảy ra một tình huống mà sau này các tướng lĩnh đã viết lại rất nhiều trong các hồi ký của mình.

        Trong khi thảo luận về kế hoạch tác chiến của phương diện quân Bêlôrusia 1, Rôcôxốpxki đề nghị tiến hành hai đòn đánh chủ yếu ở cánh phải của mặt trận. Có lẽ Stalin không hài lòng về đề nghị này hoặc cũng có thể ông muốn thể hiện quyền lực của mình trước mặt các vị nguyên soái, vì vậy, ông đột nhiên ra lệnh:

        - Đồng chí Rôcôxôpxki, hãy sang phòng bên cạnh và suy nghĩ lại về các đề nghị của mình.

        Những người có mặt rất bất ngờ, nhưng không ai biểu lộ ra ngoài mà tiếp tục thảo luận về kế hoạch tác chiến.

        Sau khi trở lại phòng họp, Rôcôxốpxki báo cáo:

        - Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ ở Bộ tham mưu phương diện quân, và tôi cho rằng cần phải tiến hành hai đòn đánh chính.

        Stalin bình tĩnh nói:

        - Hãy đi đi và tiếp tục suy nghĩ cho kỹ.

        Rôcôxốpxki lại đi ra khỏi phòng mà không hiểu vì sao Tổng tư lệnh lại hành động như vậy. Khi quay trở lại, ông kiên trì nhắc lại đề nghị trước đó của mình.

        - Sự kiên trì của Tư lệnh phương diện quân - Stalin nói - chứng minh là công tác tổ chức đã được chuẩn bị rất kỹ, đó chính là sự bảo đảm cho chiến thắng.

        Sự căng thẳng trước đó trên hội nghị đã được giải tỏa, Stalin lại một lần nữa chứng tỏ sự sâu sắc và quyền lực của mình.

        Về việc Stalin chứng tỏ khả năng giáo dục rất thông minh của mình đã được Giucốp nhớ lại:

        “Trong giới quân sự đã từng lưu truyền về phương án “hai đòn đánh chính” trên hướng Bêlôrusia bằng lực lượng của phương diện quân Bêlôrusia 1, mà Rôcôxốpxki đã kiên trì đề nghị Stalin. Thực ra phương án “hai đòn đánh chính” này đã được Stalin thông qua từ ngày 20 tháng 5 theo đề án của Bộ Tổng tham mưu, tức là từ trước khi Rôcôxốpxki có mặt ở Đại bản doanh”.

        Và bây giờ Tổng tư lệnh Stalin đầy kinh nghiệm, đôi khi muốn kiểm tra tính chính xác trong quyết định của mình, đồng thời thông qua cách làm của mình sẽ có tác dụng giáo dục với các tướng lĩnh.

        Trong hội nghị này, Stalin ra lệnh cho Giucốp nắm quyền điều phối các hành động tác chiến của phương diện quân Bêlôrusia 1 và 2, còn Vaxilepxki thì điều phối hành động tác chiến của phương diện quân Pribantích số 1 và Bêlôrusia số 3.

        Việc cơ cấu lại các cụm quân là rất phức tạp, để tiến hành chiến dịch “Bagrachiont” cần phải điều chuyển các đơn vị của năm quân đoàn bộ binh, hai quân đoàn xe tăng và 1 quân đoàn không quân vào khu vực tác chiến mới. Ngoài ra, Đại bản doanh còn bổ sung cho các mặt trận thêm bốn quân đoàn bộ binh, hai quân đoàn xe tăng, 52 sư đoàn bộ binh và kỵ binh. Sáu binh đoàn xe tăng, lập 33 sư không quân và 210 ngàn quân bổ sung.

        Chính Stalin là người đã đón trước, chuẩn bị toàn bộ lực lượng dự bị chiến lược này (hãy thử tưởng tượng một khối lượng công việc khổng lồ thế nào do chính Stalin tiến hành và tất cả các công việc này phải tiến hành một cách bí mật). Phải tiến hành một loạt hành động nghi binh, tạo cho quân địch tưởng là đòn tấn công sẽ bắt đầu từ phía nam.

        Trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch này đã diễn ra một sự kiện rất có ý nghĩa nâng cao tinh thần cho các đơn vị Hồng quân: Đó là cuối cùng thì quân đồng minh đã mở mặt trận thứ 2 bằng cuộc đổ bộ qua eo biển La-Mangsơ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:34:16 pm
       
MẶT TRẬN THỨ HAI

        Ngày 6 tháng 6 năm 1944 các binh đoàn của liên quân Anh-Mỹ đã đổ bộ lên đất Pháp. Sự kiện này xảy ra 17 ngày trước khi chiến dịch “Bagrachiont” bắt đầu.

        Tôi sẽ cố gắng thật khách quan để mô tả hành động của Đức và kể cả nói về hành động của các Đồng minh, về việc tại sao liên quân Anh - Mỹ lùi mãi thời hạn mở mặt trận thứ hai để Hồng quân của chúng ta phải đơn thương độc mã một mình đối mặt với quân đội Đức hùng mạnh trong những ngày tháng khó khăn nhất, như người ta thường nói: xin hãy để cho lương tâm của họ tự trả lời. Nhưng những người lính đã hy sinh vì chiến thắng chung thì chúng ta phải dành cho họ những lời tốt đẹp nhất. Đó là 122 ngàn binh lính và sĩ quan liên quân đã hy sinh trong chiến dịch “Overlord”, trong số đó 73 ngàn là người Mỹ, 49 ngàn là người Anh và Canada. Chiến dịch đổ bộ vào Normandy dưới sự chỉ huy của đại tướng Eisenhovver là một chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong lịch sử thế chiến thứ hai, trong chiến dịch này có 2 triệu 876 ngàn người tham gia với gần 7 ngàn tàu chiến, 11 ngàn máy bay chiến đấu. Toàn bộ lực lượng này vượt qua eo biển La - Mangsơ với chiều rộng từ 32 đến 180km. Qua các số liệu trên, độc giả có thể tưởng tượng ra quy mô to lớn của chiến dịch.

        Bộ chỉ huy Hitle đã biết về quá trình chuẩn bị đổ bộ và rằng nó sẽ diễn ra vào tháng 6 năm 1944. Tại Pháp, Bỉ, Hà Lan lúc đó có hai cụm quân của Đức, đó là cụm quân “B” và “G”, cả hai nằm trong cụm tập đoàn quân “Tây” do Đại tướng Rundstedt chỉ huy, vào đầu năm 1944 tại mặt trận này có 58 sư đoàn quân Đức, trong khi ở mặt trận với Hồng quân phía Đức có 239 sư đoàn. Dĩ nhiên, phần lớn lực lượng chính quân Đức đã tập trung để chống Hồng quân. Chỉ có điều bây giờ toàn bộ quân Đức khi đối mặt với chúng ta phải nghĩ rằng sau lưng họ, ở phía tây đang bắt đầu có một mặt trận mới.

        Theo nguyên tắc tiếp cận của mình, tôi cố gắng gặp được những người đã trực tiếp tham gia sự kiện này. Vì vậy, tôi đã nhiều lần bay sang Anh, cố gặp càng nhiều càng tốt các nhân chứng từ các đô đốc, tướng lĩnh đến sĩ quan và binh lính.

        Tôi đã đến Luân Đôn thăm Tổng hành dinh của Churchill, đó là hầm trú bom dưới các tòa nhà lớn ở ngay trung tâm, tại đây Churchill đã chủ trì hơn 100 phiên họp của Bộ chỉ huy.

        Vẫn còn giữ được vị trí làm việc của Churchill, đó là phòng số 65a, trong đó có một chiếc bàn lớn, trên bàn là một chiếc điện thoại kiểu cũ và đèn bàn có chụp màu xanh. Ở trong góc là một chiếc giường rộng. Trên giá là các tài liệu, bản đồ của thời kỳ chiến tranh, trong một ô kính là khẩu súng lục mà Churchill đã dùng từ thời thế chiến thứ nhất. Bên cạnh khẩu súng lục là một bồn vệ sinh Churchill đã dùng nó vì không muốn đi vào phòng vệ sinh buổi tối qua cả dãy hành lang dài. Tất cả đồng hồ ở Tổng hành dinh đểu dừng ở thời điểm 17 giờ ngày 8 tháng 5, thời điểm ký Hiệp ước đầu hàng của Đức trước Đồng minh.

        Trên bờ cảng Smut, tôi đã ghé vào Bộ Tổng tham mưu của Tổng tư lệnh lực lượng Đồng minh, tướng Eisenhower, trên tường là tấm bản đồ lớn có đánh dấu vị trí các tàu chiến trên biển.

        Tôi cũng vào tham quan Bộ tham mưu của tướng Montgomery, tôi lại nhớ kỷ niệm ngày tướng Montgomery đến thăm Học viện chỉ huy mang tên Phrunde - nơi tôi đang là học viên ở đó. Và lúc tốt nghiệp vào năm 1947, tôi đã bảo vệ luận án bằng tiếng Anh (Học viện chỉ huy quân sự mang tên Phrunde - N-D).

        Hôm đó, tôi đang ôn bài ở phòng học chiến thuật. Tướng Montgomery được nguyên soái Cônhép tháp tùng đến thăm Học viện và họ đã dừng lại ở phòng học chiến thuật ngay tại bàn học của tôi. Nguyên nhân? Là vì ngay cạnh đó có treo bức ảnh nguyên soái Cônhép.

        - Thưa ông Cônhép, đây là ảnh ông?

        Cônhép cười:

        - Trông có giống không?

        Tôi đứng dậy và chào các vị tướng.

        Montgomery đề nghị phiên dịch hỏi xem tôi học môn gì?

        Phó Giám đốc Học viện - Thượng tướng Bôgôliubốp nói với vị tướng Anh:

        - Ông hãy hỏi trực tiếp anh ta, anh ta biết tiếng Anh.

        - Thế à? Anh biết tiếng Anh à? Montgomery hỏi tôi.

        - Vâng, cũng biết.

        - Thế anh đang học môn gì?

        - Tôi đang chuẩn bị bài tập chiến thuật cho ngày mai.

        - Thế cái gì sẽ xảy ra ngày mai?

        - Ngày mai tôi'phải ra quyết định chiến đấu trong vai trung đoàn trưởng.

        - Thế anh mang quân hàm gì?

        - Đại úy.

        - Anh đã tham gia các trận chiến không? Tôi có trông thấy các huân chương chiến đấu trên ngực anh.

        Cônhép chen vào:

        - Anh ấy là Anh hùng Liên Xô, trên ngực anh ấy là tấm huân chương Sao vàng.

        Montgomery bắt tay tôi và hỏi:

        - Anh học tiếng Anh ở đâu?

        - Ở đây, trong Học viện (về việc tôi đã học ba năm ở trường sĩ quan tình báo, tôi không nhắc đến).

        - Anh nói tiếng Anh tốt lắm - Montgomery từ biệt và nói -  Chúc anh không chỉ là chỉ huy trung đoàn trên bài tập mà sẽ trở thành trung đoàn trưởng trên thực tế.

        Montgomery đã đoán đúng, sau khi tốt nghiệp Học viện tôi đã làm trung đoàn trưởng sáu năm từ năm 1957 đến năm 1962.

        Nhân kỷ niệm 40 năm chiến dịch “Overlord”, người ta đã xây dựng bảo tàng “D-day”, trong đó ngoài các kỷ vật thông thường có cả phòng chiếu phim tài liệu về chiến dịch, còn trên màn ảnh lớn quanh tường thường xuyên chiếu các trích đoạn của chiến dịch trên bộ và trên biển.

        Trước cửa Viện bảo tàng quân sự là một phiến đá mang từ Đức về vào tháng 11 năm 1958, trên đó ghi “Tại đây, ngày 4 tháng 5 năm 1945 đoàn đại biểu Bộ chỉ huy Đức đã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước mặt tướng Montgomery”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2019, 12:26:44 am

        Người Anh đã chuẩn bị trước để ghi lại chiến thắng của quân đội mình, thậm chí là trước cả khi liên quân chứng kiến lễ ký Hiệp ước đầu hàng của quân Đức vào ngày 9 tháng 5 năm 1945, khi có mặt cả Giucốp và đại diện Đồng minh. Trong học viện có cả nhà thờ, trong đó còn lưu cuốn sách dày có ghi tên 20 ngàn sĩ quan đã hy sinh trong thế chiến thứ hai, ghi rõ cả họ tên, cấp bậc, trận đánh và các huân chương.

        Tại một thành phố nhỏ bên bò sông Time có “Viện bảo tàng Hải quân”, trong đó có vô vàn kỷ vật tài liệu về hải quân từ thời xa xưa, khi các toán cướp biển đi trên các con tàu gỗ cho đến các chiến dịch đường biên của đại chiến thứ hai.

        Nhưng đáng quý nhất là các buổi gặp mặt với các nhân chứng sống đã tham gia chiến dịch: đó là Đô đốc Henrich, đó là tướng Moonton và Tappe...

        Các nước Đồng minh giải thích về nguyên nhân kéo dài thời gian mở mặt trận thứ hai là do một chiến dịch lớn như thế, đòi hỏi chuẩn bị rất lâu và cẩn thận. Lúc đó trên bờ biển nước Anh không có đủ các đơn vị, không đủ các tàu chiến.

        Cuôi cùng ngày 5 tháng 6 năm 1944, tướng Eisenhovver - Tổng tư lệnh quân Đồng minh đã ra lệnh bắt đầu chiến dịch. Ý định tác chiến của chiến dịch là đổ bộ lính thủy đánh bộ và lính dù xuống vùng ven biển tây bắc nước Pháp, chiếm lĩnh bàn đạp và mở rộng nó ra trong vòng 20 ngày ra l00 km chiểu rộng và 100 - 1l0 km chiều sâu.

        Để thực hiện nhiệm vụ này đã phải sử dụng 39 sư đoàn, 12 binh đoàn độc lập. Theo các số liệu của phía Anh có tới 3,5 triệu người tham gia chiến dịch (trong đó, có 1,5 triệu lính Mỹ) 4.126 tàu đổ bộ với sự yểm trợ của 1.213 tàu chiến, từ trên không có 11.500 máy bay tham gia. Trong vòng 16, 17 tiếng đồng hồ ngày đầu tiên đã đổ bộ 150.000 quân lên đất Pháp và hy sinh 11 ngàn người.

        Quân Đức đã đoán sai vị trí đổ bộ của quân Đồng minh. Vì vậy, lực lượng chủ yếu đã bị giữ ở nơi khác, còn nơi liên quân đổ bộ chỉ có ba sư đoàn quân Đức,

        Các bạn người Anh trực tiếp tham gia chiến dịch đã kể cho tôi nhiều điều và cho tôi xem nhiều bức ảnh.

        Một điều rất đáng tiếc là tất cả các chiến binh dũng cảm này không hề biết rằng trong những ngày khó khăn đó các đơn vị Xô Viết đã tấn công và lôi kéo quân Đức về phía mình để tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận thứ hai.

        - Chúng tôi không hề biết điều này - Baridge nói - Sau khi đổ bộ lên đất Pháp trong hai tuần chúng tôi hoàn toàn không có thông tin gì.

        Ngày 25 tháng 7, tức là sau 20 ngày, như dự kiến bàn đạp chiến lược đã được xây dựng. Chiến dịch đổ bộ lớn nhất của cuộc đại chiến đã thực hiện thành công.

        Trong các tờ báo và tạp chí của chúng ta trong và sau những năm chiến tranh thường cho rằng quân Đức hầu như không chống cự mà mở tung mặt trận cho quân Đồng minh. Việc quân Đức tập trung lực lượng chủ yếu ở mặt trận chống lại quân Nga là đúng, nhưng kể cả ở phía tây trong những tháng đầu tiên đã diễn ra các trận đánh khá ác liệt và rất nhiều binh lính cả hai bên đã chết.

        Tôi xin nêu thêm một vài thông tin để độc giả thấy tình hình rất căng thẳng đối với cả hai bên. Sau khi quân Đồng minh đổ bộ lên bờ biển nước Pháp, tướng Đức Kluge chỉ huy cụm quân “B” rơi vào tình huống rất nguy ngập. Chắc chúng ta vẫn nhớ vị tướng Đức này từ chiến dịch ở Moxcơva. Ông ta là đối thủ cũ của Stalin, lúc chỉ huy quân đoàn 4 tấn công vào Moxcơva - Sau khi rời khỏi mặt trận Moxcơva, Kluge đã tạo ra một thế trận cân bằng và phòng ngự rất vững ở ngoại ô chờ chống lại các đợt tấn công của Hồng quân.

        Tướng Kluge đã tỏ ra có tài khi tổ chức phòng thủ hơn là khi tổ chức tiến công. Vì vậy khi biết quân Đồng minh sẽ mở mặt trận thứ hai, thì Hitle đã quyết định điều tướng Kluge - chuyên gia về phòng ngự - về mặt trận này để tổ chức phòng ngự chống đổ bộ ở đất Pháp. Tuy vậy, ông ta đã không hoàn thành được nhiệm vụ Hitle giao, quân Đức không ngăn chặn được chiến dịch đổ bộ của quân Đồng minh. Trước khi tự kết liễu đời mình Kluge đã viết thư vĩnh biệt cho Hitle:

        “Thưa Phiure (Hitle)! Ngày hôm qua tướng Modent giao cho tôi quyết định của Ngài, cách chức tôi khỏi cương vị Tư lệnh các đơn vị phía tây của cụm quân “B”. Khi Ngài nhận được thư này thì tôi đã không còn trên thế giới này nữa. Tôi không thể nhận hết trách nhiệm về việc tạo ra tình huống bất lợi ở mặt trận phía tây khi đưa ra ý định chiến lược sai lầm nhưng tôi đã không có đủ điều kiện... Vì vậy, tôi tự tìm ra kết luận cho minh để đi vào nơi mà hàng ngàn bạn chiến đấu của tôi đã ra đi. Tôi không bao giờ sợ cái chết. Cuộc sống bây giờ không còn ý nghĩa gì với tôi, nếu tôi sẽ trở thành tù binh và tội phạm chiến tranh và bị đưa ra tòa...”.

        Kluge đã kết thúc bức thư như thế này:

        “Thưa Ngài, Ngài phải chấp nhận đưa ra quyết định kết thúc chiến tranh. Nhân dân Đức đã phải gánh chịu bi kịch ghê gớm, vì vậy đã đến lúc phải kết thúc nó!

        Có một cách để kết thúc chiến tranh mà lại tránh được khả năng để nền Cộng hòa của chúng ta rơi vào tay bọn Bônsêvich. Ngay bây giờ hãy tỏ ra là sáng suốt và chấm dứt cuộc chiến vô vọng, nếu như nó là cần thiết. Tôi xin chia tay với Ngài, thưa Phiure, như một con người, đã hoàn thành sứ mạng của mình đến giây phút cuối cùng, rất gần gũi Ngài, hơn là Ngài tưởng.


Thượng tướng Von Kluge"       

        Lòi khuyên của Kluge về tìm con đường để không làm Đế chế quốc xã rơi vào tay Nga thì đã muộn, vì trước đó, Hitle đã đi tìm con đường này. Kể từ sau khi bị ám sát và biết rằng, những kẻ ám sát muốn thủ tiêu Hitle để bắt tay với các nước phương Tây. Hitle đã cử Himmler tìm kênh liên lạc để bắt tay với người Mỹ và Anh.

        Báo chí Đức hù dọa các nước Đồng minh rằng châu Âu sẽ bị trở thành Đỏ, rằng nước Nga có ý định và đủ lực lượng để chiếm cả châu Âu - Đại sứ Đức ở Vaticant đã tiếp xúc với http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=post;topic=31432.120;num_replies=126cựu Đại sứ Mỹ ở Berlin Vincon và hù dọa ông ta khả năng nước Nga Xô Viết sẽ chiếm toàn châu Âu sau khi nền Cộng hòa thứ ba sụp đổ. Thậm chí, Hitle đã tuyên bố: “Nước Đức không thể chiến thắng nhưng có thể lựa chọn cho mình kẻ chiến thắng”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2019, 04:36:43 pm

CHIẾN DỊCH BAGRACHION

        Từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 29 tháng 8 năm 1944 với lực lượng của bốn phương diện quân, chiến dịch Bêlôrutsia đã được thực hiện. Ngoài việc giải quyết được các nhiệm vụ chiến lược, nó còn có tác dụng kiềm chế đại đa số chủ lực quân của Đức ở mặt trận phía đông, góp phần cho chiến dịch đổ bộ vào Noócmanđi thành công. Việc cùng một lúc mở hai chiến dịch ở hai mặt trận chứng minh rằng nếu quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai sớm thì chiến cuộc đã có thể rút ngắn hơn.

        Chiến dịch Bêlôrutsia là một trong những chiến dịch lớn nhất của đại chiến thứ hai - Các đơn vị của bốn phương diện quân đã tham gia với 166 sư đoàn, 12 binh đoàn xe tăng cơ giới. Tất cả có 1 triệu 400 ngàn người với 31.000 đơn vị pháo, 5.200 xe tăng, 5.000 máy bay.

        Chiến dịch này được coi là một mẫu mực về nghệ thuật quân sự chiến dịch, đẩy lùi quân Đức từ 500-600km, tiêu diệt 17 sư đoàn quân địch, còn 50 sư đoàn khác bị tiêu diệt đến một nửa quân số. Stalin đã ra lệnh chuyển sang tổng phản công từ biển Bantích đến Cappat và vượt qua biên giới suốt chiều dài hơn 400km. Tốc độ và nhịp điệu của chiến dịch diễn ra nhanh tới mức tận 50 năm sau (khi tôi viết những dòng này) trong lòng tôi vẫn trào lên những tình cảm rất kỳ lạ. Vào những ngày ấy, trong chúng tôi đã thấy rõ không khí của ngày chiến thắng. Để chứng minh sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa Stalin và các tư lệnh phương diện quân, tôi xin nêu ra một vài ví dụ:

        Rôcôxốpxki đã thực hiện rất thành công hai đòn đánh và tạo ra một thế vượt trội trên cả hai hướng. Rôcôxôpxki rất nhớ chỉ thị của Stalin - không nên kéo dài các trận đánh với các đơn vị địch, đã bị bao vây, điều đó sẽ ảnh hưởng đến bước tiến về phía trước và còn chịu tổn thất rất lớn. Vì vậy, Rôcôxốpxki đã tiến hành chiến dịch Bobruixki theo đúng chỉ thị của Stalin. Từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 6 các đơn vị của ông đã chọc thủng tuyến phòng ngự của địch, bao vây và tiêu diệt 40.000 quân địch - Với chiến thắng này, Moxcơva đã bắn pháo hoa ăn mừng và chính ông đã được phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô.

        Ở cánh bên phải, phương diện quân Bêlôrutsia số 3 cũng tấn công rất thuận lợi. Ngay từ khi chuẩn bị cho chiến dịch, Stalin đã dự trữ quân đoàn xe tăng số 5 cho lực lượng dự bị. Khi các mặt trận cần thiết là Stalin tung lực lượng này ra -  Ngày 26 tháng 6, Moxcơva bắn pháo hoa chào mừng các đơn vị giải phóng Vitebxcơ.

        Các Nguyên soái Giucốp và Vaxilepxki được Stalin giao nhiệm vụ điều phối hoạt động của các mặt trận. Hàng ngày họ đều có báo cáo gửi Stalin, còn Stalin thì hàng ngày cũng nắm vững tình hình, ra các chỉ lệnh và giữ vững liên lạc với các đại diện của mình ở mặt trận. Trên bàn của tôi lúc này có tập báo cáo của Giucốp gửi Stalin vào những ngày đó, tài liệu này do Bộ trưởng Quốc phòng - Nguyên soái Iadốp Đ.T1 tặng tôi, ông là bạn đã lâu của tôi. Kể cả khi đã trở thành Bộ trưởng Quốc phòng ông vẫn không quên các bạn cũ của mình. Khi tôi chuẩn bị tư liệu để viết về nguyên soái Giucốp, ông đã giúp tôi tiếp xúc với tài liệu lưu trữ, trong đó có tập báo cáo hàng ngày của Giucôp gửi cho Stalin.

        Stalin trực tiếp xem các báo cáo này và không bỏ qua một lỗi nào cho sự chậm trễ. Xin lấy một ví dụ về bức điện của Stalin gửi Vaxilepxki, người mà ông rất yêu quý:

        “Gửi nguyên soái Vaxilepxki!

        Bây giờ đã là 3 giờ 30 phút sáng ngày 17 tháng 8, còn anh vẫn chưa có ý định gửi cho Đại bản doanh báo cáo về chiến sự của ngày 16 tháng 8 và ý kiến đánh giá của anh... Tôi xin cảnh báo, nếu anh chỉ một lần nữa cho phép quên nghĩa vụ của mình trước Đại bản doanh thi anh sẽ bị cách khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng và sẽ bị đưa ra khỏi mặt trận.

I.Stalin"       

        Chiến dịch “Bagrachion” là một chiến dịch mẫu mực trong lịch sử nghệ thuật quân sự. Trong đó, thể hiện rất rõ tài năng của Tổng tư lệnh Stalin, nguyên soái Giucốp, phó tổng tư lệnh và các tướng lĩnh tài năng khác như Rôcôxốpxki, Bagramian, Dakharốp, hàng chục ngàn sĩ quan, binh lính khác.

-----------------
        1. Nguyên soái Iadốp Đ.T là Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng của Liên Xô, ông ta tham gia vụ chính biến tháng 9 năm 1991 tại Moxcơva.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2019, 09:26:49 pm

CUỘC CHIẾN TRANH KẾT THÚC MỘT CÁCH HÒA BÌNH Ở BUNGARI

        Ngày 23 tháng 8 năm 1944, không cần giải thích nhiều, Stalin ra lệnh cho Giucốp:

        - Anh phải bay ngay đến Bộ tư lệnh phương diện quân Ucraina 3 để chuẩn bị chiến tranh với Bungari. Các đơn vị của chúng ta đang tiến hành chiến dịch Kisinhốp và đang tiến rất sát biên giới. Chính phủ Bungari đã vi phạm quy chế trung lập do chúng ta đề nghị rất nhiều lần và trực tiếp ủng hộ quân đội phát xít Đức, vì vậy chúng ta phải tuyên chiến với Bungari... Khi đến mặt trận anh cần gặp Đimitrốp (lãnh tụ Quốc tế cộng sản - người Bungari, N.D), ông ta nắm rất chắc tình hình chung và những gì diễn ra trong lòng đất nước Bungari, cả tình hình quân đội và phong trào du kích.

        G. Đimitrốp nói với Giucôp:

        - Dù đồng chí được cử tới phương diện quân Ucraina 3 để chuẩn bị chiến tranh với Bungari, nhưng theo tôi có lẽ không cần tiến hành cuộc chiến tranh nào cả. Nhân dân Bungari đã từ lâu chờ đợi sự xuất hiện của Hồng quân đế lật đổ chính quyền bù nhìn và xây dựng chính quyển mới của Mặt trận giải phóng nhân dân. Nhân dân Bungari sẽ không chống trả Hồng, quân mà ngược lại sẽ chào đón Hồng quân theo truyền thống Slayơ hữu hảo bằng bánh mỳ và muối. Còn quân đội của chính quyền bù nhìn thì chắc chắn không dám chống lại Hồng quân hùng mạnh. Trong các cánh rừng và vùng núi các đơn vị du kích rất đông và sẽ ủng hộ Hồng quân.

        Giucốp cám ơn G. Đimitrốp về cuộc trao đổi rất có ý nghĩa, tuy nhiên Giucốp vẫn cùng Bộ tham mưu chuẩn bị kế hoạch tác chiến để phòng trường hợp các biện pháp hòa bình không đạt kết quả.

        Giucốp yêu cầu Bộ chỉ huy phương diện quân Ucraina 3 giới thiệu tình hình mặt trận. Nguyên soái Tolbukhin. Ph. báo cáo rằng phương diện quân có ba quân đoàn bộ binh và quân đoàn không quân số 17.

        Ngày 5 tháng 9 năm 1944, chính phủ Xô Viết chính thức tuyên chiến với Bungari. Ngày hôm sau, Stalin gọi điện từ Moxcơva và ra lệnh cho phương diện quân Ucraina 3 bắt đầu cuộc chiến.

        Ngày 8 tháng 9, ngày đã dự định sẽ bắt đầu cuộc chiến, nguyên soái Giucổp và Tư lệnh phương diện quân có mặt trên vọng quan sát. Các đơn vị đã được đặt trong trạng thái

        sẵn sàng chiến đấu. Nhưng lúc đó, tình hình mặt trận có điều gì đó diễn ra không bình thường theo linh cảm của Giucốp.

        Qua kính quan sát, ông không phát hiện thấy quân dội, mà là đám đông nhân dân đi sau một đoàn xe, còn các đơn vị quân đội thì không thấy đâu cả. Sau khi trao đổi với Tolbukhin, ông quyết định điều các đơn vị tiến lên mà không cần bắn pháo dọn đường. Lúc đó. Tư lệnh quân đoàn 57 báo cáo: chúng tôi tiến về phía trước mà không vấp phải sự kháng cự nào. Sau đó, chúng tôi đã gặp các đơn vị Bungari và họ cử hành nhạc chào mừng!

        Các đơn vị khác cũng báo cáo rằng các đơn vị quân đội Bungari trong đội ngũ chỉnh tề đã chào đón quân ta.

        Stalin lập tức ra lệnh: Ngừng ngay cuộc tiến công về phía trước của các đơn vị trên đất Bungari và vào lúc 21 giờ ngày 9 tháng 9 các đơn vị của chúng ta đã ngừng hẳn các hoạt động tác chiến và tỏa ra đóng ở vùng biên giới.

        Đây có lẽ là cuộc chiến không đô máu đầu tiên của cuộc Đại chiến - Stalin quyết định giải tán chính phủ ở Bungari -  Các đơn vị quân đội cũ được giữ lại tiếp nhận vào các lực lượng vũ trang của chính phủ nhân dân Bungari mới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2019, 08:44:48 pm

CUỘC CHIẾN Ở NAM TƯ

        Trước khi Hồng quân tiến vào Nam Tư, tại đây đã diễn ra các hành động quân sự giữa lực lượng thân Đức và các đơn vị quân đội nhân dân Nam Tư của Titô.

        Tại Bộ tham mưu của Titô có mặt N.v. Cônhép đại diện cho Liên Xô và tướng Ph. Marklyn đại diện cho chính phủ Anh. Các đơn vị của Titô là lực lượng chính chống lại quân Đức.

        Biết được tình trạng này, Hitle quyết định tiêu diệt các đơn vị của Titô bằng một chiến dịch đổ bộ đường không được chuẩn bị rất kỹ. Sau một đợt pháo hỏa lực dọn đường rất mạnh, các đơn vị lính dù đã đổ bộ xuống khu vực thành phố Drvar. Sau khi không tìm thấy Titô trong thành phố, các đơn vị dù của Đức tiến về phía các hầm trú ẩn trong núi nơi đóng quân của Titô cùng Bộ chỉ huy của mình:

        Chúng ta hãy đọc hồi ký của chính Titô:

        - "... Quân Đức sục sạo tìm tôi. Biết rằng thời kỳ đó các thợ may ở Drvar có may cho tôi một bộ quân phục nguyên soái, lính dù Đức chỉ nhăm nhăm tìm kiếm người mặc bộ quân phục đã bị lỗ chỗ vết bom làm rách này, nhưng chúng không tìm thấy. Tất cả dân chúng ở thành phố đều biết tôi đang ở đâu, nhưng nhân dân rất dũng cảm. Lính dù Đức đi đến tửng người đưa ảnh của tôi ra và hỏi: Titô, Titô ở đâu?, nhưng không ai chỉ cho chúng. Còn chúng tôi thì ở trên cao và nhìn thấy tất cả. Từ trong các nơi trú ẩn chỉ có thể đi ra qua một con đường mòn dọc theo bò suối....”.

        Khoảng 10 giờ, Titô quyết định rời khỏi nơi trú ẩn, theo một con đường ẩn dưới đập nước. Quân Đức phát hiện được và bắt đầu bắn đuổi theo, nhưng Titô cùng các chiến sĩ của mình đã kịp thoát vào trong núi.

        Quân Đức tổ chức truy tìm Titô. Hồi ký của Cônhép người có mặt lúc đó với tư cách trưởng đoàn quân sự Liên Xô cạnh Titô - đã kể lại:

        "... Trong vòng mười ngày, các đơn vị lính ss truy đuổi theo chúng tôi. Ban ngày chúng dò theo vết chân của chúng tôi để truy đuổi, ban đêm chúng tôi lại vượt rất xa. Bộ chỉ huy quân đội giải phóng nhân dân Nam Tư mất hoàn toàn liên lạc với các đơn vị của mình, kể cả liên lạc với Moxcơva, tạo nên một tình thế rất hiểm nghèo”.

        Ở Moxcơva, mọi người rất lo ngại vì mất liên lạc, Antônốp đã báo cáo Stalin: không có bất kỳ một tin tức nào từ Nam Tư.

        Stalin chỉ thị: Hãy nhanh chóng làm rõ tình hình và giúp đỡ Titô.

        Cuối cùng tướng Cônhép đã nối được liên lạc với Moxcơva và thông báo địa điểm nơi Titô đang trú ẩn. Stalin lập tức ra lệnh cử máy bay đến giải cứu cho Titô.

        Phi công Sôrnhicốp A.s tham gia chuyến bay này đã nhớ lại:

        “Thời tiết rất không thuận lợi. Dọc theo bờ biển và vùng núi Nam Tư đang có mưa chóp nhằng nhịt... Chúng tôi quyết định bay vòng để tránh các khu vực có mưa và tìm kiếm nơi hạ cánh, nhưng không thấy tín hiệu đâu cả. Chúng tôi bay vòng quanh và chỉ có một “khoảng trống” để có thể nhìn thấy phía dưới. Suốt 30 phút như vậy, chúng tôi không phát hiện thấy gì. Rất khó khăn để hạ cánh xuống một khu vực không rõ, rất xóc khi tiếp đất...”.

        Sau khoảng nửa tiếng Titô đã xuất hiện ở khu vực máy bay vừa hạ cánh cùng các ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư, các đại diện của phái đoàn quân sự các nước Đồng minh. Sôrnhicốp A.s báo cáo là máy bay đã sẵn sàng để cất cánh. Lúc đó, đã quyết định 20 người sẽ lên chuyến bay, trong số đó có Titô. I, E. Cardel, A.Rancôvích, I. Milutinôvich, N.v. Cônhép và một số thành viên Bộ chỉ huy quân đội giải phóng nhân dân Nam Tư. Máy bay cất cánh từ cánh đồng Cupzexki lúc 22 giờ và Sôrnhicốp đã đưa các “hành khách” của mình an toàn đến Bari sau lúc nửa đêm ngày 4 tháng 6.

        I. Titô ở lại Bari ba ngày. Tại đây vào ngày 5 tháng 6 ông đã gặp Ph. Marklyn và trưởng đoàn đại diện quân sự của quân đội Nam Tư trong Bộ tư lệnh Địa Trung Hải của liên quân Anh - Mỹ, họ đã đề nghị để I. Subasitch đến gặp Titô tại Vice. Nguyên soái Titô trả lời rằng ông không có gì chống lại I. Subasic và ông sẽ rất hài lòng để thảo luận với Subasic các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Đồng thời ông tuyên bố rằng chỉ ở lại Vice khi nào chưa đủ điều kiện để trở về Tổ quốc. Thủ tướng Anh Churchill và I. Subasic đã gửi thư riêng cho Titô bày tỏ muốn có cuộc gặp của Subasic với Titô. Tư lệnh liên quân Anh - Mỹ ở Địa Trung Hải đã mời Titô đến Cadaret (Italia) để bàn về các vấn đề quân sự.

        Tối ngày 6 sáng ngày 7 tháng 6, I.Titô đã lên chiến hạm “Blackmir” của Anh ở đảo Vice.

        Stalin đánh giá cao chiến công của các phi công đã giải cứu I.Titô ngày 20 tháng 6, đó là Sôrnhicôp A.s, Kalinkin B.T, Iakimốp P. Ya và tặng thưởng họ danh hiệu Anh hùng Liên Xô, về phía Nam Tư, nguyên soái Titô cũng trao tặng họ danh hiệu Anh hùng nhân dân Nam Tư.

        Ý đồ chiến lược của Stalin trong quan hệ với Nam Tư và các nước Đồng minh khác đã được bộc lộ trong cuộc hội đàm với M. Djilas1, lúc đó đang có mặt ở Moxcơva.

------------------
        1. Milovan Djilas - một trong những lãnh đạo Đảng Cộng sản Nam Tư.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2019, 12:34:48 am
   
        Trước hết, Stalin nói về mới nguy hiểm đang đe dọa Titô:

        - Ông ta và Bộ chỉ huy cần tìm một vị trí an toàn để chỉ huy cuộc kháng chiến rộng lớn của nhân dân.

        Sau đó, ông nói với Molotốp:

        - Hãy thỏa thuận với các nước Đồng minh sớm để chúng ta có thể thiết lập trên đất của họ căn cứ không quân của chúng ta để cung cấp vũ khí, lương thực cho quân đội Nam Tư.

        Sau đó, hướng về Djilas ông nói về mới quan hệ giữa lãnh đạo Nam Tư và các nước Đồng minh:

        - Ông đừng dọa người Anh về việc sẽ thành lập một quốc gia Cộng sản. Không nên tạo cho họ nỗi lo sợ. Churchill rất muốn giữ đường lối của mình và hãy để cho ông ta tin như vậy, còn anh hãy làm đúng việc của mình - Stalin khuyên: -  Anh có cần gắn ngôi sao đỏ trên mũ của mình như vậy không? Hình thức không quan trọng, cái quan trọng là kết quả thực tế, - có lẽ ngôi sao đỏ lúc này chưa cần!

        Djilas trả lời:

        - Chúng tôi không thể bỏ ngôi sao này, vì trong một thời gian rất dài chúng tôi đã chiến đấu dưới biểu tượng này.

        Stalin trấn an:

        - Đừng nghĩ rằng, một khi ta là Đồng minh của người Anh thì có thể quên đi bản chất con người thực của Churchill. Nhưng ở giai đoạn này thì anh không nên làm cho ông ta mất hy vọng, hãy để ông ta tin rằng sẽ đạt được cái gì đó ở các anh - Titô cần đồng ý gặp Subasic, thậm chí là cả Churchill. Hãy để cho họ nói ra là họ muốn cái gì, cần phải biết tạm thỏa hiệp với họ.

        Djilas rất bất ngờ, không hiểu tại sao kế hoạch Titô gặp Subasic chỉ mới có ý định dàn xếp mà Stalin đã biết và đã cho những lời khuyên về quan hệ của Nam Tư với các nước Đồng minh cụ thể như vậy.

        Khi chuyển sang phòng ăn, Stalin giữ ông lại bên bản đồ Liên bang Xô Viết đã tô màu đỏ cả và nói:

        - Họ không bao giờ chấp nhận một điều là cả một đất đai rộng lớn như thế này mà đều là màu đỏ cả, không bao giờ.

        Djilas để ý đến khu vực Stalingrad, nơi vẫn tô màu xanh và nói:

        - Nếu không có công nghiệp hóa thì không thể đứng vững được trong chiến tranh.

        - Chính đó là điều khác nhau giữa chúng tôi với Trotxki và Bukharin - Stalin nói.

        Trong lúc ăn tối, Stalin nhận được điện của Churchill, trong đó thông báo về kế hoạch đổ bộ quân Đồng minh lên đất Pháp - Stalin nhận xét có ý hài hước:

        - Họ bao giờ cũng gặp một trở ngại nào đó! - Và cả lần này nữa có thể cũng chỉ là hỏa mù. Có thể đột nhiên họ gặp một tốp lính Đức nào đó trên bờ biển, lúc đó lại không đổ bộ được! Lại là những lời hứa suông như mọi khi.

        Khi chia tay Djilas, Stalin đề nghị chuyển cho Titô một món quà, đó là thanh kiếm mạ vàng, ông nói:

        - Đây là món quà của Chủ tịch đoàn Xô Viết tối cao và cũng là của cá nhân tôi.

        Sau này, trên đảo Vice, Djilas đã báo cáo lại với Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư về kết quả làm việc với Stalin. Titô cho rằng các ý kiến của Stalin đã củng cố thêm lập trường của Titô trong đàm phán với Đồng minh để tạo được kết quả tốt nhất khi ông đang tạm thời ở trong tay họ.

        Ngày 15 và 16 tháng 6, Titô đã gặp Subasic và theo ý kiến của Stalin, Titô đã ký bản thỏa thuận về “hợp tác trong đấu tranh chống bọn chiếm đóng và khôi phục đất nước”. Nhưng Titô không hứa trước điều gì về chính phủ Nam Tư trong tương lai và tuyên bố rằng điều này sẽ do nhân dân Nam Tư dân chủ quyết định.

        Như nhà sử học D.J. Erman đã viết vào thời điểm mùa hè năm 1944 ảnh hưởng của Anh ở Nam Tư là rất đáng kể. Các sĩ quan Anh có mặt ở Nam Tư cũng khá đông. Để củng cố ảnh hưởng của mình, Churchill đã đề nghị trực tiếp gặp Titô. Sau khi Marklyn thông báo ý định này, Titô đã đồng ý.

        Cuộc gặp diễn ra ngày 12 và 13 tháng 8 ở Napôli. Titô đã cùng Marklin bay đến Napôli để hội đàm với Churchill tại biệt thự của ông ta. Sau một lúc trao đổi về tình hình quân sự, Churchill đi vào chủ đề chính:

        - Có lẽ, đại đa số nông dân Sécbi sẽ không muốn có chế độ Cộng sản ở Nam Tư?

        Titô trả lời:

        - Chúng tôi không có ý định áp đặt hệ thống này - Tôi đã tuyên bố về điều này nhiều lần.

        - Tôi muốn được nghe trực tiếp từ Ngài, liệu Ngài có thể khẳng định lại một cách công khai vấn đề này không?

        - Nếu tôi tuyên bố bây giờ ngay trong Bộ chỉ huy Anh, với sự có mặt của Ngài thì người ta có thể nghĩ là tôi bị ép phải ra tuyên bố này. Nhưng tôi sẵn sàng ra tuyên bố khi có điều kiện thích hợp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Ba, 2019, 11:07:00 pm

        Cũng ngày 12 tháng 3 năm 1944, Churchill gửi cho Titô bản ghi nhớ với điều kiện: “Thành lập nước Nam Tư thống nhất, trong đó có đại diện các dân tộc tham gia đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược và có sự đồng thuận giữa nhân dân Sécbi và quân đội giải phóng nhân dân Nam Tư. Tuyên bố với nhân dân không áp đặt chế độ Cộng sản và không dùng lực lượng quân sự để gây ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn dân chủ của nhân dân đối với chế độ tương lai của đất nước, đồng ý đón tiếp vua Pêtrô trên đất Nam Tư”. Trong trường hợp này, Churchill đã thông báo cho Titô biết sẽ tăng viện trợ quân sự cho quân giải phóng nhân dân Nam Tư.

        Cuộc hội kiến giữa Titô và Churchill đã kết thúc với sự thỏa thuận rằng Titô sẽ cùng Subasic đi đến Vice và tại đó sẽ cùng ra các tuyên bố chung. Liên quan đến cuộc hội kiến của Titô với vua Pêtrô hai thì “nó sẽ được quan tâm xem xét và tiến hành vào thời điểm thích hợp”.

        Cả I. Tittô và Subasic rời Napôli ngày 14 tháng 8 và đến đảo Vice. Tuân theo các thỏa thuận, cả hai đã công bố các văn kiện đã thỏa thuận tại Vice và London. Trong tuyên bố đã nói rõ: “Nước Nam Tư dân chủ về bản chất là mang tính toàn dân - tính dân tộc và tính dân chủ - có mục đích duy nhất là đấu tranh chống bè lũ xâm lược và xây dựng Liên bang Nam Tư dân chủ...”.

        Có vẻ như người Anh đã đạt được mục đích của mình do Titô chịu áp lực của Đồng minh phương Tây. Nhưng...

        Trước khi viết tiếp điều gì đã xảy ra sau đây sau chữ “nhưng” này, tôi xin được thoát ra khỏi “quá khứ” để đi trước về những năm 80 của thế kỷ 20.

        Vào những năm 80, với tư cách là một nhà văn và với cương vị là Tổng biên tập tạp chí “Thế giới mới”, thư ký thứ nhất Hội liên hiệp nhà văn Liên Xô, tôi còn tham gia vào nhiều hoạt động xã hội khác, trong đó có việc tôi được bầu là Chủ tịch Hội hữu nghị Liên Xô - Luxchxemburg và sau đó là Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Liên Xô - Anh. Tôi thường xuyên qua lại nước Anh và theo con đường tiếp xúc giữa các nghị viện và ủy ban đối ngoại của Quốc hội.

        Tôi không nhớ chính xác là đã quen và gặp Ph. Marklyn ở đâu. Ông ta đã đứng tuổi và đã rời khỏi công việc ngoại giao (tôi nghĩ có lẽ cả công việc tình báo). Tôi đã có nhiều buổi đàm đạo và kết bạn với Ph.Marklyn. Lúc này, chúng tôi đã là hai nhà ngoại giao có thâm niên, vì vậy, không cần để phòng gì và cũng chả có gì bí mật phải giấu. Marklyn và vợ đến thăm chúng tôi và tôi cùng vợ cũng đã đến thăm ông ta vào năm 1987 khi tôi được mời đến trường đại học Stragklight để nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự.

        Ph.Maklin có một tài sản khá lớn, gia đình ông sống trong một biệt thự cổ ba tầng. Trước chiến tranh, ông đã từng công tác ở Iran, Apganixtan, Ai Cập. Từ năm 1937 đến năm 1939 ông làm việc ở Sứ quán Anh tại Moxcơva. Ông nói tiếng Nga rất tốt.

        Sáng sớm hôm sau, khi đi dạo ngoài vườn tôi đã nhìn thấy một sân bóng đá rất đẹp, có các cậu bé đang chơi.

        - Sân bóng thật đẹp!

        - Đây là sân bóng của tôi, tôi cho phép các chú bé vào chơi.

        - Thế còn vườn và cánh đồng này cũng là của ông à?

        - Không, Vladimir ạ, không chỉ có vậy mà cả đến tận dãy núi xa kia đều là đất của tôi.

        Trong khi đàm đạo với ông, tôi đã được nghe kể lại:

        - Khi chúng tôi, đặc biệt là Churchill cho rằng Titô đã chịu ảnh hưởng của chúng tôi, ngày hôm sau khi tôi cùng Titô đến đảo Vice, thì đột nhiên phát hiện nguyên soái Titô đã biến đi đâu mất. Không ai biết là ông ta đi đâu.

        Khi kể về sự cố này, nhiều năm sau Marklyn vẫn thấy hồi hộp:

        - Anh có hiểu không, Vladimir? Tôi rất khó xử, chính tôi là người đã đưa ông ta tới, vậy mà đột nhiên ông ta biến mất! Chả lẽ bọn Đức đã bắt cóc ông ta? Các chuyên gia bắt cóc của Đức như Skorssene hoàn toàn có thể làm được điều này (Skorssene là người đã cứu Mutsôlini năm 1943 tại Ý - N.D). Tôi vô cùng lo lắng, Ti tô đã biến mất từ ngày 19 đến 28 tháng 9. Sau khi ông ta xuất hiện trở lại, tôi đã không thế gặp ông ta ngay được - Cuối cùng, khi gặp lại, tôi hỏi: “Anh đã biến đi đâu đấy?”. Ông ta trả lời: “Tôi đã rời khỏi đảo theo yêu cầu của công việc quốc gia”. Khi tôi nhắc lại các thỏa thuận, Titô nói một cách lạnh lùng: “Chúng tôi là một quốc gia độc lập, tôi là Tổng thống Chính phủ nhân dân Nam Tư, Tổng tư lệnh quân đội, tôi không có trách nhiệm phải báo cáo với ai cả”. Câu này làm bất ngờ cả phái bộ Anh và cả bản thân Churchill.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Ba, 2019, 12:22:30 am

        Ph. Marklyn đã ký tặng tôi cuốn hồi ký của ông, xuất bản năm 1950, tôi xin trích một đoạn đế kết thúc chương này:

        “Tôi không muốn giấu Titô về hậu quả ảnh hưởng của việc ông ta bí mật rời khỏi đảo Vice... Tôi nói với Titô, rằng Churchill rất thất vọng về việc ông ta đã bỏ đi khỏi đảo, rằng điều làm chúng tôi thất vọng nhất là ông đã bỏ đi mà không nói cho chúng tôi biết... Titô đã trả lời: Cách đây không lâu, Churchill đã rời đảo đi Kveberg để gặp Tổng thống Roosevelt, nhưng tôi không hề được biết về điều này. Tôi không hề thấy bực mình vì điều đó!”.

        Bây giờ, sau rất nhiều năm, Marklyn mỗi lần nhớ lại sự kiện đó đểu mỉm cười và nhớ lại điều gì đã xảy ra vào mùa thu năm 1944. Ông ta kể lại cho tôi về sự kiện đó.

        Vậy điều gì đã xảy ra? Vào thời điểm đó, Titô có đề nghị xin gặp Stalin để tham vấn một số vấn đề phức tạp trong lĩnh vực quân sự và chính trị. Stalin đã điều một chiếc máy bay đặc biệt đến đảo Vice đón Titô.

        Để biết được lúc đó Stalin và Titô đã nói những gì, tốt nhất chúng ta hãy nghe chính Ti tô:

        ... “Lần đó là lần đầu tiên tôi được gặp Stalin và đàm đạo với ông ta. Trước đó, tôi chỉ được nhìn thấy ông từ xa, tại Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản. Lần này, tôi được gặp Stalin nhiều lần ở điện Kremli. Stalin đã mời tôi đến ăn tối cùng ông hai lần. Câu đầu tiên mà chúng tôi đã trao đổi là vấn đề phối hợp tác chiến của quân đội hai nước. Tôi đề nghị ông ta viện trợ một sư đoàn xe tăng để giúp quân đội chúng tôi giải phóng Bengrade... Stalin đồng ý và nói: “Vanter” (ở Moxcơva họ gọi tôi với bí danh này), tôi cho anh không phải là một sư đoàn xe tăng mà hẳn một quân đoàn”.

        - Sau đó - Titô nói tiếp - Chúng tôi đã thỏa thuận về việc phối hợp tác chiến để giải phóng một phần của Nam Tư, chúng tôi đề nghị binh đoàn xe tăng sẽ giúp để giải phóng Bengrade và sau đó, sẽ rút khỏi Nam Tư ngay để củng cố cánh trái của mặt trận giải phóng Budapest. Sau đó, chúng tôi đã cùng ký thông cáo báo chí về các thỏa thuận trên”.

        Nói chung, cuộc gặp đầu tiên diễn ra rất ngoại giao. Nguyên nhân chính là do thái độ của tôi khi nói: “Nếu các anh không giúp được chúng tôi thì chí ít không nên can thiệp vào!”. Điều này đã được Đimitrốp khẳng định, ông ta nói: Vanter, “ông chủ” rất không hài lòng với thái độ của anh. Dường như Đimitrốp muốn tỏ ra là ông ta bảo vệ tôi trước Stalin.

        Trong thời gian cuộc gặp đầu tiên, bầu không khí rất căng thẳng, ví dụ có lúc Stalin nói: “Vanter, anh cần biết rằng giai cấp tư sản ở Serbi rất mạnh”. Tôi trả lời: “Đồng chí Stalin, tôi không đồng ý với đồng chí, tư sản ở Serbi rất yếu”. Stalin im lặng, cau mày, còn các nhân vật khác ngồi quanh bàn như Dđanốp, Malencốp, Bêria quan sát cuộc đối thoại một cách lo âu.

        Stalin hỏi tôi các thông tin về giai cấp tư sản ở Nam Tư, tôi trả lời: “Chúng là một lũ vô tích sự, phản bội và hợp tác với lính Đức”. Stalin lại hỏi về một vài nhân vật, tôi vẫn trả lời kiểu như vậy, Stalin nói: “Vanter, đúng ở Nam Tư toàn là bọn vô tích sự!”. Tôi trả lời: “Đúng, bất kỳ kẻ nào phản bội Tổ quốc đều là kẻ vô tích sự”. Stalin lại im lặng, suy nghĩ. Stalin nói với tôi rằng, cần đưa vua Pêtrô trở lại ngai vàng. Lúc đó, máu nóng dồn lên đầu tôi... Tại sao ông ta lại có thể khuyên tôi điều đó? Tôi cố nén giận, trả lời rằng điều đó là không thể, nhân dân không thể tha thứ về việc vua Pêtrô đã bỏ mặc nhân dân mà bỏ chạy...

        Stalin nói: “Không nhất thiết dựng ông ta lên ngôi mãi mãi mà chỉ một thời gian lại truất ông ta”. Stalin lại mời tôi về ăn tối ở nhà ông, tôi không quen uống rượu nhiều... tranh thủ có thời cơ tôi đã bỏ ra phố...”.

        Theo đoạn hồi ký này thì !ý do làm cho buổi gặp trở nên căng thẳng không chỉ là do Stalin, mà còn do bản thân Titô, theo cách diễn đạt trong hồi ký thì rõ ràng là ông ta không có thiện cảm tốt với Stalin.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2019, 11:22:01 pm

        Mặc dù quan hệ cá nhân với Titô rất lạnh lùng, nhưng Stalin vẫn giúp đỡ nhân dân Nam Tư rất to lớn - Khi các đơn vị Hồng quân tiến tới biên giới Bungari, Rumania và Nam Tư, đã xây dựng hẳn một tổng kho để cung cấp một số lượng rất lớn vũ khí, lương thực cho Titô. Trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 đã viện trợ một binh đoàn xe tăng với 65 xe tăng T-34 và 500 chiến sĩ xe tăng, - chuyển giao một số máy bay tiêm kích và ném bom cùng 500 phi công, thợ máy.

        Ngày 22 tháng 9 năm 1944, Liên Xô đã chuyển cho Bộ chỉ huy quân đội giải phóng Nam Tư sư đoàn không quân ném bom mặt trận số 10, sư đoàn không quân tiêm kích số 236. Để tăng cường khả năng thông tin liên lạc đã đào tạo 80 điện báo viên Nam Tư cùng với các trạm thông tin mới. Ngoài ra, còn viện trợ rất nhiều lương thực, thuốc men.

        Ngày 5 tháng 10 năm 1944, tư lệnh phương diện quân Ucraina số 3 - Tolbukhin báo cáo Stalin về kế hoạch chiến dịch Bengrad và được Stalin phê chuẩn. Ngày 22 tháng 10 năm 1944, thủ đô Nam Tư được giải phóng, các đơn vị Hồng quân đã tạo điều kiện để các đơn vị Nam Tư là những người đầu tiên vào giải phóng Bengrad. Titô đã gửi điện cám ơn Stalin.

        Churchill rất lo sợ hội chứng “Bônsêvich hóa vùng Ban Căng” theo cách dùng từ của ông ta, thì Hồng quân sau khi vào Bengrad, sau đó là Budapest sẽ tạo nên “những ảnh hưởng dáng lo ngại nhất về chính trị ở Trung và Nam châu Âu”.

        Churchill tìm mọi cách ngăn chặn quá trình di chuyển của chủ nghĩa cộng sản sang phía tây, cách tốt nhất là thông qua cuộc gặp ba nguyên thủ của ba cường quốc. Nhưng để tổ chức một cuộc gặp như thế đòi hỏi thời gian khá lâu, mà chờ đợi thì Churchill không muốn. Ỏng ta đã quyết định bay sang Moxcơva để hội đàm trực tiếp với Stalin về phân chia vùng ảnh hưởng. Để cẩn thận, Churchill đã thông báo cho tổng thống Roosevelt về chuyến đi của mình, về phần mình, Roosevelt lập tức thông báo cho Stalin rằng thủ tướng Anh không có tiếng nói thay mặt cho Hoa Kỳ, và “chúng ta sẽ hội đàm hai bên để giải quyết các vấn đề giữa chúng ta với nhau”.

        Stalin đã trả lời: “Tôi đã đề nghị ngài Churchill đến Moxcơva là theo những gì đã thỏa thuận với ngài tại Kverberrk, tuy nhiên, dường như đề nghị của tôi không được thực hiện. Tôi cũng không rõ ngài Churchill tới Moxcơva để bàn vấn đề gì? Đến tận bây giờ tôi vẫn không biết, không ai thông báo gì cho tôi cả. Tuy nhiên, tôi đã đồng ý gặp, tôi sẽ thông báo cho ngài kết quả sau khi gặp ngài Churchill”.

        Cuộc gặp đầu tiên của Churchill với Stalin được tổ chức ngày 9 tháng 10, vào lúc 22 giờ đêm. Ngay từ đầu, Churchill đã đề cập đến vấn đề Ban Căng và đưa ra kiến nghị về “phân chia phạm vi ảnh hưởng” ở Ban Căng, ông ta tuyên bố: “Chúng ta hãy thỏa thuận với nhau về công việc chung ở Ban Căng. Quân đội của ngài có mặt ở Rumania và Bungari. Chúng tôi cũng có quyển lợi và đại diện của mình ở đó, hãy thỏa thuận với nhau là không tranh chấp những cái nhỏ. Về tương quan giữa Nga và Anh quốc, liệu ông có đồng ý không, nếu ông sẽ có 90% ở Rumania, còn chúng tôi có 90% ở Hi Lạp. Riêng Nam Tư thì chúng ta chia đôi?”.

        Để minh họa, Churchill lấy ra một tờ giấy và viết:

        Rumania: Nga 90%; các nước khác 10%.
        Hi Lạp: Anh quốc (với sự đồng ý của Mỹ) 90%; Nga 10%.
        Nam Tư: 50% - 50%.
        Áo: 50% - 50%.
        Bungari: Nga 75%; - các nước khác 25%.

        Trong hồi ký của mình, Churchill viết:

        “Tôi chuyển tờ giấy này cho Stalin, lúc ông đang nghe phiên dịch truyền đạt lại ý kiến của tôi, có một lúc im lặng. Sau đó, Stalin rút bút màu xanh và đánh một dấu chữ V lớn rồi chuyển lại cho tôi. Thậm chí thời gian cần thiết để thỏa thuận vấn đề này còn nhanh hơn là thời gian cần thiết để viết nó ra.

        Sau một lúc im lặng rất lâu, tờ giấy vừa được đánh dấu nằm giữa bàn. Cuối cùng, tôi nói: “Liệu có gì không ổn không nếu chúng ta quyết định vấn đề hệ trọng như thế này với hàng triệu con người lại nhanh như vậy? Hãy đốt tờ giấy này đi” - “Không, anh hãy giữ lấy nó” - Stalin nói. Phiên dịch cho Stalin và Churchill hôm đó là V.M. Beregicốp đã diễn giải câu nói của Stalin như sau: “Tôi không biết, tại sao tôi lại phải tiêu hủy nó? Đây là tờ giấy của ngài, ngài đã đưa nó ra thì ngài có thể giữ nó lại”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Ba, 2019, 05:01:32 pm

        Như chúng ta đã thấy, Stalin không đề cập đến vấn đề phân chia ảnh hưởng theo đề nghị của Churchill, nét bút đánh dấu màu xanh của Stalin không có chữ ký, nó có thể được hiểu là “đã đọc”. Nhưng Churchill lại hiểu cách đánh dấu này là sự đồng ý của Stalin với cách phân chia 50-50. Tình huống lúc này giống như trước chiến tranh, Hitle đã từng đề nghị phân chia vùng ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, lúc ấy Stalin không đồng ý với cách chia này, nhưng sau đó lại đã ký Hiệp ước bí mật với Đức để sáp nhập các nước vùng Pribantích vào Liên Xô, phía tây Ucraina và tây Bêlôrutsia và một phần Ba Lan. Sau cuộc nói chuyện với Churchill, Stalin không hề có một lời hứa nào bằng miệng hay bằng văn bản với ông ta, nhưng trong văn kiện công bố ngày 20 tháng 10 năm 1944 về kết quả cuộc hội đàm chỉ có duy nhất một đoạn: “Quyền của nhân dân Nam Tư tự quyết định về cơ cấu nhà nước tương lai của mình sau chiến tranh, đây tất nhiên là sự thừa nhận vô điều kiện”. Điều này phù hợp với những gì mà trước đó Stalin đã thỏa thuận với Titô.

        Mặc dù Stalin đã ủng hộ toàn diện cho Titô, nhưng rõ ràng là ở Titô đã xuất hiện một khuynh hướng không hài lòng, điều này lại được một số phần tử thiếu thiện chí xung quanh Titô nhấn mạnh và kích động thêm. Ví dụ như Titô đã cường điệu để tạo ra các vụ rắc rối về một số hành động của binh lính Xô Viết. Ngày 29 tháng 10 năm 1944, Titô đã gửi thư cho Stalin và giải thích rằng: “Hành động không đẹp của một số binh lính, sĩ quan Xô Viết đã tạo nên phản ứng nóng nảy từ phía quân đội và nhân dân Nam Tư, vì rằng trước đó họ đã lý tưởng hóa Hồng quân... Tôi sợ rằng, một số phần tử thiếu hữu hảo sẽ có thể sử dụng việc này để chống lại Hồng quân và cả quân đội giải phóng nhân dân Nam Tư”. Chúng tôi nhấn mạnh rằng: “Việc giải quyết các vấn đề này rất quan trọng từ góc độ chính trị, vì chúng tôi cho rằng Bộ tham mưu Hồng quân không nên can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của Nam Tư”. Titô kết thúc bức thư bằng câu sau: “Tôi và các đồng chí của mình cho rằng nghĩa vụ trước hết của mình là phải làm mọi việc để không cho bất kỳ một thế lực nào có thể phá hoại tình yêu và lòng tin của nhân dân chúng tôi với Liên bang Xô Viết”.

        Ngày 31 tháng. 10 năm 1944, Stalin trả lời Titô:

        “Tôi rất hiểu những khó khăn của các đồng chí sau chiến tranh, các đồng chí cần biết rằng, chính phủ Xô Viết, mặc dù đã chịu những tổn thất và hy sinh to lớn sẽ làm mọi cách có thể và cả "cái không thể" để giúp đõ các đồng chí, nhưng tôi rất buồn vì rằng một số hành động cá biệt của một số binh lính sĩ quan Xô Viết đã được loan truyền trong các đơn vị Hồng quân, điều đó không thể phá vỡ quân đội, lực lượng đã giúp đỡ các đồng chí để đánh đuổi quân xâm lược Đức. Rất dễ hiểu là trong mọi gia đình đều có các vấn đề - nhưng sẽ là kỳ lạ nếu chỉ vì các vấn đề này mà lại phá vỡ tất cả các gia đình. Nếu như các chiến sĩ Xô Viết biết được rằng đồng chí Djilas và một số nào đó cho rằng các sĩ quan Anh có phẩm chất đạo đức cao hơn các sĩ quan Xô Viết thì họ sẽ thất vọng vì sự đổ vỡ không đáng có này”.

        Việc trao đổi các bức thư này rõ ràng gây ra cho Titô nhiều ý nghĩa không thú vị gì và ông ta đã không đến Moxcơva để cùng Subasic gặp Stalin như đã dự kiến trước đó. Stalin rất không hài lòng vì cách suy nghĩ và hành động này của Titô.

        Trong cuộc đời hoạt động của mình, Stalin đã giải quyết được rất nhiều việc lớn và phức tạp, nhưng vấn đề Nam Tư lúc kết thúc chiến tranh đã không giải quyết được trọn vẹn và điều đó sẽ còn để lại hậu quả về sau như chúng ta đã biết. Nhưng điều này chúng ta sẽ nói tiếp sau theo các trình tự thời gian của sự việc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2019, 11:28:52 pm

TẠI SAO STALIN THA CHO HITLE VÀO NĂM 1943 -1944?

        Trong tất cả các cuộc chiến tranh, các bên tham chiến dùng mọi biện pháp để tiêu diệt các nhà lãnh đạo quốc gia và quân đội của đối phương, với mục đích làm mất sự lãnh đạo của đất nước và quân đội, tạo ra sự hoang mang trong đất nước của kẻ thù.

        Những hành động như vậy bao giờ cũng rất bí mật, được thực hiện theo mệnh lệnh trực tiếp của nhân vật đứng đầu, còn người thực hiện thường là những nhân vật tình báo tin cậy nhất.

        Tình hình trong chiến tranh Nga - Đức cũng không phải là ngoại lệ. Stalin và Hitle theo dõi nhau rất sát. Không cần bình luận nhiều, chúng ta cũng thấy các hành động này là rất lôgic và đương nhiên trong chiến tranh, khi người ta sử dụng mọi biện pháp để giành chiến thắng.

        Kế hoạch ám sát Hitle đầu tiên được chuẩn bị từ năm 1942. Khi các trinh sát nắm được thông tin là giống như Napoleont năm 1812, Hitle sẽ đến Nga sau khi chiếm được Moxcơva. Lúc đó, quân Đức đã chuẩn bị duyệt binh trên Quảng trường Đỏ, thậm chí là đã chuẩn bị danh sách khách mời và phát vé cũng như giấy ra vào.

        Các đơn vị trinh sát đã chuẩn bị kỹ phương án ám sát bất ngờ Hitle, nhưng Hile đã không chiếm được Moxcơva. Năm 1942, còn một âm mưu nữa được chuẩn bị khi có thông tin về chuyến đi của Hitle đến Vinhixa vào năm 1942, khi đã có mặt ở Bộ tham mưu đơn vị này từ tháng 4 đến tháng 10.

        Nhiệm vụ ám sát Hitle được trao cho đội trưởng trinh sát giàu kinh nghiệm, lúc đó đang ở hậu phương quân Đức -  Đmitri Medvêdép. Nhưng âm mưu không thành công.

        Phương án ám sát Hitle tương đối có khả năng thực hiện là một phương án nhiều bước rất phức tạp theo kiểu bàn cờ, do hai sĩ quan tình báo giàu kinh nghiệm Xuđôplatôp và Ilin chuẩn bị và được Stalin thông qua.

        Về mối quan hệ của tôi với Xuđôplatốp, tôi đã kể ở các chương trên (Xuđôplatốp chính là người được Bêria đề nghị Stalin cử làm chỉ huy chiến dịch tiêu diệt Troxki vào năm 1940 - N.D). Nhưng với sĩ quan tình báo V. Ilin tôi còn thân thiết hơn. Trong hơn 20 năm, sau khi bị thải hồi khỏi KGB, ông ta đã làm việc ở Ban thư ký Hội nhà văn Moxcơva (từ năm 1956 đến năm 1977, cho đến khi về hưu). Sau khi đã nghỉ hưu ông vẫn giữ quan hệ thường xuyên với Hội nhà văn (ông mất năm 1990). Lúc đó tôi đang là thư ký Hội nhà văn Liên Xô (từ năm 1986 đến năm 1991) nhưng từ trước khi trở thành thư ký Hội nhà văn, khi tôi chuẩn bị chuyển từ Tasơken về Moxcơva vào năm 1970, tôi đã gặp Ilin thường xuyên. Vì rằng lúc đó ông đang làm việc ở Ban thư ký và lo việc giải quyết chỗ ở và nhiều thứ khác cho tôi theo một tình cảm của những người đồng đội cũ trong ngành tình báo. Sau đó, chúng tôi thường xuyên gặp gỡ và trao đổi về công việc của Hội.

        Như vậy, Victor Ilin là một trong các nhân vật đã tham gia khởi thảo kế hoạch ám sát Hitle. Kế hoạch được vạch ra như sau: Tìm cách tiếp cận Hitle thông qua các nhân vật gần gũi với Hitle - Mắt xích đầu tiên là con trai của nữ nghệ sĩ Nga nổi tiếng Bliumetan Tamarina Vxevôlôd - anh ta cũng là một diễn viên, tuy nhiên không nổi tiếng bằng mẹ của mình, nhưng cũng đủ là một diễn viên có tên tuổi.

        Dường như anh ta “bất mãn” vì không được đánh giá đúng tài năng của mình, vì vậy đã tìm cách chạy sang phía Đức, tìm cách cộng tác với chúng - phát biểu qua radio với các lời kêu gọi chống chính quyền Xô Viết. Vợ của anh ta là Inna Lasilina, còn anh trai của cô ta là Lep Lasilina lại có vợ là nữ diễn viên Apguxtơ Maklasepxkaia và con trai đầu của họ là Igor, anh ta phục vụ trong quân đội, vốn là vô địch quân khu Lêningrad về quyền anh.

        Ilin đã vạch ra một kế hoạch mạo hiểm là chuẩn bị để ném Igor vào lãnh thổ Đức dưới cái vỏ là cháu diễn viên nổi tiếng Vxevôlôd Bliumetan Tamarina. Sau đó Igor sẽ phải làm quen với một số nhân vật nữa để tìm cách tiếp cận Hitle.

        Trong vòng nửa năm, Ilin đã dày công chuẩn bị cho Igor để hoàn thành nhiệm vụ quá mạo hiểm này. Igor sẽ phải vượt qua chiến tuyến và thông báo cho phía bên kia biết về mới quan hệ họ hàng và nguyện vọng của bác mình muốn hợp tác với phía Đức. Tất nhiên là phía Đức sẽ không tin anh ta - sẽ kiểm tra qua hệ thống điệp viên - Thế nhưng, rõ ràng là trên thực tế Igor có người bác như thế và bà ta rất muốn được tự do.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Ba, 2019, 09:19:56 pm

        Mọi công việc kiểm tra khắt khe đã được tiến hành và Igor đã vượt qua xuất sắc, anh ta đã tiếp xúc với các phần tử Vlaxốp trong “ủy ban phương Đông” và giúp họ luyện tập quyền anh. Igor đạt được một số giải cao về quyền anh và trở thành niềm tự hào của dân Đức. Vô địch thế giới về quyền anh - Mark Shlelingr đã tặng ảnh cho Igor kèm theo chữ ký, đó đã là dấu hiệu sự tin tưởng và thừa nhận của nước Đức.

        Sau khi đã bước vào xã hội Đức, Igor bắt đầu đi tìm các “địa chỉ” do Ilin chỉ định để tìm cách tiếp cận Hitle theo kế hoạch đã vạch sẵn rất công phu. Đây là địa chỉ của một ngôi sao màn bạc nổi tiếng thế giới - Đó là Olga Chekhốpva -  người được cả Hitle, Gơring, Goebbels và nhiều quan chức chóp bu của “Đệ tam đế chế’ sủng ái. Olga di cư đến Đức từ năm 1921 và thành đạt rất nhanh ở đây, và bây giờ một người bà con đến tìm bà - Đó chính là Igor. Có rất nhiều giả thiết khác nhau xung quanh việc không hiểu Olga Chekhốpva có cộng tác với tình báo Nga hay không? Nhưng theo tôi, về vấn đề này có thể có hai giả thiết: - rằng địa chỉ của bà ta đã được cơ quan tình báo Nga giao cho Miklasebxki và rằng, bà ta đã không khai báo ra Igor mà ngược lại đã tìm mọi cách để giúp đỡ Igor.

        Rất tiếc, tôi buộc phải ngừng mô tả các trang “tiểu thuyết trinh thám” về kế hoạch ám sát Hitle, vì rằng phút cuối cùng chính Stalin đã ra lệnh dừng kế hoạch này lại. Việc xảy ra như sau: Igor thường xuyên báo cáo qua “hộp thư” về hoạt động của mình và quá trình tiếp cận “đối tượng”. Vào khoảng năm 1943, khi thấy Igor đã tiếp cận đến bước cuối cùng để có thể thực hiện được mục tiêu thì cơ quan tình báo quyết định báo cáo Stalin để thực hiện bước cuối cùng.

        Hôm đó, Stalin tiếp Bộ trưởng An ninh quốc gia - Merơculốp và Xuđôplatốp ở biệt thự tại Kunxevô. Sau khi nghe họ báo cáo, Stalin nói rất ngắn:

        - Điều này không nên làm!

        Xuđôplatốp kể lại với một sự bất ngờ rất lớn. Tại sao Stalin lại từ chối một việc do chính ông vạch ra? Tuy nhiên, Xuđôplatốp không có ý định hỏi Tổng tư lệnh nguyên nhân của một việc “nhạy cảm” như vậy.

        Công việc của Igor Miklasepxki để chuẩn bị cho “đòn quyết định” vẫn được tiếp tục. Vào năm 1944 các chiến sĩ tình báo lại một lần nữa chuẩn bị cho bước cuối cùng của chiến dịch, nhưng Stalin lại từ chối.

        - Không nên tiêu diệt Hitle.

        Lần này thì Merơculcíp đánh bạo hỏi:

        - Nhưng tại sao, thưa đồng chí?

        Stalin nói:

        - Chúng ta cần giữ Hitle lại để phục vụ việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức. Khi hắn ta còn sống, hắn ta sẽ không đàm phán riêng rẽ với các nước phương Tây. Đến lượt mình, đối với Anh và Mỹ không thể đặt vấn đề thỏa hiệp nếu Hitle vẫn đang lãnh đạo nước Đức. Ngược lại, nếu Hitle biến mất thì Gơring hoặc Papens có thể sẽ lên cầm quyền mà đối với các nhân vật này thì các nước phương Tây có thể đàm phán được. Như vậy thì chúng ta sẽ không có lợi, chúng ta đã tiến đến gần chiến thắng tiêu diệt hoàn toàn quân Đức. Đừng động đến Hitle lúc này1.

------------------
        1. Chúng ta nhớ lại sự kiện Tưởng Giới Thạch bị tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành bắt ở Tây An năm 1937, Mao Trạch Đông đã cử Chu Ân Lai đến đàm phán để thả Tưởng ra.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2019, 12:34:30 am

        Như vậy đó, với ý tưởng chiến lược, Stalin đã tạm “tha” cho Hitle. Igor đã trở về Tổ quốc qua con đường Pháp và được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ. Olga Chekhốpva, sau chiến tranh có trở về Tổ quốc và có viết cuốn hồi ký “Tôi không che giấu điều gì”. Bà sông rất lâu từ năm 1887 đến năm 1980.

        Nhưng số phận của hai nhà tổ chức chiến dịch mạo hiểm nhất này thì diễn ra hoàn toàn đáng buồn. Vào năm 1943, Victor Ilin không hiểu sao không được chỉ huy trưởng tổ chức Smersơ (tổ chức chuyên ám sát của tình báo quân sự) là Abacumốp tin cậy. Chính Abacumốp đã ra lệnh tống giam vị sĩ quan tình báo Ilin này vào nhà giam ở Lubianki trong bốn năm từ năm 1943 đến năm 1947 - sau đó, lại vào nhà giam thêm năm năm nữa. Đột nhiên vào năm 1951, Ilin lại được mời ra làm chứng cho âm mưu làm phản của Abacumốp! Ilin hoàn toàn không thể tin được điều này và từ chối nói bất cứ điều gì vì cho rằng có thể có âm mưu gài bẫy nào đó. Lúc ấy, Ilin đã được dẫn đến nhà tù và nhìn qua lỗ của một cánh cửa. Ilin hoàn toàn bất ngờ vì trong đó Abacumốp đang ngồi cô đơn một mình.

        Ilin bị xử và ngồi tù tất cả chín năm, sau khi được trả tự do, ông sống ở Riadan, làm công việc khuân vác. Năm 1956, người ta lại nhớ đến ông. Vì rằng từ năm 1933 ông đã từng công tác ở Moxcơva với chức vụ trưởng phòng ba của Cục An ninh chính trị của Bộ Nội vụ, tức là công việc giữ liên hệ với các tổ chức trí thức. Do tính chất công việc ông biết tất cả và rất nhiều, như vậy ông là ứng cử viên tốt nhất cho chức Bí thư của Hội nhà văn Moxcơva. Như vậy, sau nhiều năm “thất sủng” Ilin đã trở lại làm việc ở Hội nhà văn Moxcơva. Ông đã kể cho tôi nhiều chuyện rất thú vị.

        Trong cuộc sống cũng có nhiều sự trùng hợp kỳ lạ.

        Chính là vào thời gian khi Stalin đề ra nhiệm vụ tiêu diệt Hitle, rồi sau đó lại “tha” cho hắn vì ý đồ chiến lược lớn hơn thì Hitle cũng ra mệnh lệnh tìm cách tiêu diệt Stalin.

        Để thực hiện âm mưu này, quân Đức đã chọn một sĩ quan cũ của Hồng quân - đó là đại đội trưởng Detra Tavơrin. Đây là một kẻ có tiền án (đã từng phạm tội trộm cắp) trước khi được gọi vào quân đội, nhưng hắn đã đội một cái tên giả. Ở trên chiến trường, hắn đã bỏ chạy sang phía quân Đức. Tavơrin đã được tình báo Đức chọn để đào tạo cho mục đích ám sát Stalin, và Tavơrin đã đồng ý.

        Công việc chuẩn bị cho chiến dịch được đích thân tư lệnh đội tình báo đặc biệt Otto Krausơ chỉ huy. Nhân vật tình báo dày dạn kinh nghiệm nhất của Hitle là Xkorơsener (kẻ đã tổ chức vụ nguyên soái Tukhachepxki, vụ cứu thoát Musôlini...) đã nhiều lần trực tiếp huấn luyện cho Tavơrin.

        Vai diễn của Tavơrin được chuẩn bị thế này: Tavơrin sẽ là thiếu tá của đội “Smerơsơ”, anh hùng Liên Xô (các giấy tờ giả do tình báo Đức chuẩn bị) anh ta được nghỉ sau khi điều trị vết thương (các vết thương giả do các bác sĩ Đức tạo ra). Hắn ta được đưa về Moxcơva nhờ sự giúp đỡ của các điệp viên của Đức, một điệp viên làm việc ở Cục cán bộ, Bộ quốc phòng, một tên khác làm ở các đơn vị dự bị chiến lược - các tên này cùng một số điệp viên khác và “Hiệp hội các sĩ quan Nga” có nhiệm vụ tìm cách cho Tavơrin đột nhập vào một cuộc họp hay buổi lễ long trọng nào đó, nơi Stalin sẽ đến dự và ở đó Tavơrin sẽ ám sát Stalin bằng loại đạn tẩm độc cực mạnh. Phương án hai sẽ là chặn xe ô tô của Stalin trên phố và tiêu diệt bằng loại lựu đạn có sức công phá lớn.

        Ngày 5 tháng 9 năm 1944, “Petr. Tavrin” - với chứng minh thư là phó chỉ huy đội “Smersơ” của quân đoàn 39 và thiếu úy Lidia Silôpva được một chuyến bay đặc biệt đưa đến lãnh thổ vùng Xmôlenxki. Trong quá trình hạ cánh -  pháo phòng không của ta đã bắn bị thương máy bay, nên chúng phải hạ cánh bắt buộc. Tavrin và Silôpva đã cướp một chiếc môtô ba bánh và tẩu thoát vào rừng, nhưng người dân địa phương đã điện thoại báo cho công an và bắt gọn cặp gián điệp này.

        Khi bị bắt, công an tìm thấy bảy khẩu súng lục, lựu đạn và một số vũ khí. Tavơrin lập tức khai báo tất cả. Sau đó, đã có một kế hoạch giả vờ liên lạc với phía Đức với tên mật là “Sương mù”, nhờ vậy, đã phát hiện tiếp nhiều điệp viên khác được phái tới để giúp Tavơrin. “Trò chơi” này kéo dài đến ngày 9 tháng 4 năm 1945, phía Đức đến tận lúc đó vẫn hy vọng vào kế hoạch của Tavơrin mà không hề biết về việc hắn đã bị bắt.

        Như vậy là kết thúc chiến dịch ám sát Stalin của Hitle.

        Đến tận năm 1952, các tình báo viên của ta vẫn chờ xem có điệp viên nào của Đức tiếp tục liên lạc với Tavơrin không, nhưng không thấy có kẻ nào xuất hiện thêm. Sau đó, Tavơrin và Silôpva đã bị xử bắn. Mặc dù có tính đến sự khai báo thành khẩn của chúng giúp tình báo Nga phá vỡ một âm mưu to lớn, nhưng các điều luật không thành văn lạnh lùng của hoạt động phản gián không cho phép làm thế nào khác. Thậm chí Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã bác đơn xin ân xá: Tội ác của chúng quá lớn khi định ám sát chính Stalin.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2019, 05:05:04 am

KHỞI NGHĨA Ở VAXAVA

        Thông báo của ủy ban thông tin nhà nước:

        “.... Trong những ngày gần đây, báo chí nước ngoài xuất hiện một số thông tin, trích dẫn theo nguồn tin của báo chí, radio của chính phủ Ba Lan lưu vong về cuộc khởi nghĩa và các trận chiến ở Vaxaya. Báo chí và radio của chính phủ Ba Lan lưu vong ở Luân Đôn đưa ra thông tin dường như các chiến sĩ khởi nghĩa ở Vaxava đã liên lạc với Bộ chỉ huy Hồng quân nhưng không được họ giúp đỡ.

        “TASS được quyền tuyên bố”, rằng các luận điệu và thông tin của báo chí nước ngoài là kết quả của việc hoặc là vội vàng hoặc là xuất hiện ý định dựng tin vu cáo Bộ chỉ huy Xô Viết. Phân xã của TASS biết rằng từ phía kiều dân Ba Lan ở Luân Đôn không hề có một hành động nào có trách nhiệm với sự kiện ở Vaxava để kịp thời thông báo và phối hợp với Bộ chỉ huy Xô Viết cho các hành động tự vệ ở Vaxava. Trong trường hợp này trách nhiệm đối với sự kiện xảy ra ở Vaxava chính là thuộc về các nhóm kiều dân Ba Lan ở Luân Đôn...”.

        Stalin lập tức giao nhiệm vụ cho nguyên soái Giucốp làm rõ tình hình, báo cáo xem có thể làm gì để cứu viện cho các chiến sĩ khởi nghĩa ở Vaxava.

        Giucốp đã viết lại trong hồi ký: “Theo nhiệm vụ do Tổng tư lệnh giao, tôi đã cử hai sĩ quan dù để liên lạc và phối hợp hành động với Bur-Komarốpxki, nhưng ông ta không muốn tiếp nhận họ”.

        Tôi có điều kiện không chỉ sử dụng các tài liệu gốc còn lưu trữ, mà còn có điều kiện nghe lời kể của chính người đã được giao nhiệm vụ mà Giucốp vừa nhắc đến ở trên. Một trong hai sĩ quan đó chính là Ivan Kôlôxơ, lúc đó là đại úy, anh ta là bạn cũ và là đồng nghiệp của tôi ở đơn vị trinh sát. Bây giờ ông sống ở Moxcơva. Cách đây không lâu chúng tôi cùng một số đồng đội đã tổ chức bữa tiệc để “rửa” một danh hiệu, mặc dù đã quá muộn - Đó là danh hiệu Anh hùng Nga mà nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng, cuối cùng thì người ta đã trao cho ông.

        Ivan Kôlôxơ nhiêu lần kể cho tôi nghe về nhiệm vụ rất phức tạp và quan trọng mà ông được giao. Ông đã viết cuốn hồi ký: “Nhiệm vụ do Trung tâm giao”, bản thân Kôlôxơ là một tình báo viên có kinh nghiệm, trong suốt thời gian chiến tranh ông đã hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ do chính Tư lệnh phương diện quân Rôcôxốpxki giao cho.

        Tôi gọi điện cho Ivan Kôlôxơ:

        - Ivan, tôi muốn nghe anh kể về việc anh đã hoàn thành nhiệm vụ do Tư lệnh phương diện quân giao cho ở Vaxava thế nào?

        - Được thôi, Vôlôđia, cám ơn anh đã không quên tôi, tôi sẽ kể lại để thế hệ trẻ biết là chúng ta đã đạt được thắng lợi khó khăn như thế nào.

        Sau đây là đoạn hồi ký của Ivan Kôlôxơ:

        “Giai đoạn đầu của chiến dịch được bắt đầu ở khu vực Vitebca và Bobrixka và kết thúc ở tuyến Buga. Chiến thắng nhanh chóng của Hồng quân ở Bêlôrutsia đã tạo điều kiện cho Bộ tư lệnh tiến hành kế hoạch tiếp theo để vượt qua tuyến Buga và giải phóng Liublina. Đây chính là giai đoạn cuối của chiến cuộc mùa hè”.

        Tôi muốn nhắc lại với độc giả là giai đoạn đấu mà Kôlôxơ vừa nhắc tới chính là liên quan đến nhiệm vụ của tôi, lúc đó được tiến hành ở Vitebxca - nhiệm vụ của tôi đến đó thì kết thúc, còn nhiệm vụ của Kôlôxơ là ở giai đoạn tiếp theo, rất ngẫu nhiên là những gì diễn ra với Kôlôxơ rất giống đã diễn ra với tôi:

        Bản thân Kôlôxơ nhó lại:

        “Tại phòng của Tư lệnh có mặt Rôcôxốpxki và trung tướng Têlêgin, sau khi chào hỏi tôi, Rôcôxốpxki hỏi: “Anh có biết là đang có khởi nghĩa ở Vaxava không?”. Tôi trả lời là có, sau đó ông nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi:

        - Anh có sẵn sàng để hoàn thành nhiệm vụ phức tạp này không?

        - Tôi sẵn sàng!

        - Như thế này, chúng tôi đã gửi bằng máy bay các thuốc men, vũ khí, lương thực cho Vacxaya nhưng không hiểu các thứ này rơi vào tay ai. Anh sẽ được giao nhiệm vụ nhảy dù xuông một khu vực của Vacxava và làm rõ tình hình ở đó, rồi tìm cách liên lạc với Bộ chỉ huy quân khởi nghĩa. Sau đó, báo cáo bằng điện báo về cho chúng tôi xem tình hình ở đó thế nào, các đơn vị nào của quân Đức đang hoạt động ở Vacxava. Cùng bay với anh là một báo vụ viên, đó chính là bạn cũ của anh, Đmitri Xtencô.

        Tư lệnh mặt trận bắt chặt tay tôi và chúc:

        - Chúc anh may mắn quay trở về.

        Kôlôxơ cùng báo vụ viên trong đêm đã nhảy dù xuống từ độ cao rất thấp, do dù đã mở ở độ cao rất thấp, vì vậy tiếp đất rất nặng, anh đã bị ngất. Các chiến sĩ khởi nghĩa đã tìm được anh và sau đó anh đã cộng tác rất tốt với quân khởi nghĩa, thường xuyên báo cáo tình hình về cho Bộ chỉ huy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2019, 12:30:34 am

        Ivan Kôlôxơ kể tiếp:

        "... Rất khó khăn tôi mới có thể gặp được các vị đại diện từ Luân Đôn - Vị phó của tướng Bur-Komarốpxki tiếp tôi tại phòng của ông ta - Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện thì cửa mở và có hai vị mặc quân phục bước vào.

        - Chúng tôi nghe anh - Tướng Monter nói.

        Tôi đã tóm tắt ý kiến của phía Xô Viết về việc giải phóng Vacxava.

        - Cần phải chờ câu trả lời - Monter nói - Tôi có trách nhiệm phải nhắc ngài là phía Xô Viết có đôi chút ngộ nhận về mới quan hệ với một số phần tử “tự nhận” nào đó ở Liublina.

        - Tôi không hiểu ngài nói về các lực lượng nào, có rất nhiều sĩ quan của quân đội Kraepva có quan hệ tốt với các Xô Viết cũng như các nước Đồng minh khác với lòng tin cậy hoàn toàn. Chúng ta đang nói về sự phối hợp của quân khởi nghĩa với Hồng quân và quân đội Ba Lan để giải phóng Vacxava.

        Một nhân vật đeo kính đen giận dữ ngắt lời tôi (đây chính là ngài Bur-Kômarốpxki):

        - Không có quân đội Ba Lan nào cả, ngoài những ai đang chiến đấu ở đây.

        Tất cả mọi người im lặng. Cuối cùng tướng Monter nói:

        - Kết luận cuối cùng anh sẽ nhận được trong vài ngày tới.

        Nhưng cuối cùng thì “câu trả lời” là không, các phần tử thân Luân Đôn tiếp tục đường lối riêng của mình. Ngay sau đó họ đã chấp nhận điều kiện đầu hàng do quân Đức đưa ra - Tất cả quân khởi nghĩa đã tình nguyện hạ vũ khí - quân Hitle đã lùa họ vào trại giam ở Pruscốpve, còn Bur- Komarốpxki được cấp một máy bay để bay đi Thụy Sỹ, sau đó đi Luân Đôn”.

        Các chiến sĩ khởi nghĩa và du kích do Đảng Cộng sản lãnh đạo tiếp tục kháng chiến đến cùng và Ivan Kôlôxơ đã cùng chiến đấu với họ.

        Nguyên soái Giucốp đã nghiên cứu kỹ tình hình và ông đã viết lại về cảm nghĩ của mình lúc ấy:

        “Tôi không rõ lắm mục tiêu của chiến dịch tấn công này, Rôcôxốpxki đồng ý với đánh giá của tôi, nhưng Tổng tư lệnh thì yêu cầu quân đoàn 47 tiến đến Vixla và khu vực Modlin -  Vacxava rồi mở rộng bàn đạp đến sông Narep”.

        Sau một thời gian nắm chắc tình hình, Giucốp đã điện thoại cho Stalin:

        - Tôi đề nghị đồng chí cho phép ngừng tấn công ở khu vực của phương diện quân Bêlôrutsia 1, chúng hoàn toàn không có triển vọng gì. Đồng thời, đề nghị đồng chí ra mệnh lệnh để các đơn vị cánh phải của phương diện quân Bêlôrutsia 1 và cánh trái của phương diện quân Bêlôrutsia 2 chuyển sang phòng ngự, thậm chí có thể rút lui một chút.

        Tuy nhiên, Stalin nhìn nhận tình hình rộng hơn Giucốp. Vấn đề là ở chỗ, rất nhiều báo chí, radio của phương Tây và cả báo chí của ta đã đưa ra dư luận xung quanh thất bại của cuộc khởi nghĩa ở Vacxava và cáo buộc Hồng quân về tính thụ động, rằng Hồng quân không những không có lực lượng để cứu quân khởi nghĩa, mà còn tính toán là cuộc khởi nghĩa này lúc đầu do lực lượng thân Luân Đôn khởi xướng, không có ý định chủ động tấn công, vì vậy quân khởi nghĩa đã bị Hitle đàn áp. Như vậy là Bộ Tổng tư lệnh và bản thân Stalin bị buộc tội là phản bội. Stalin yêu cầu Giucốp tiếp tục tấn công và cứu viện cho quân khởi nghĩa. Khi Giucốp cố thuyết phục Stalin về việc dừng tấn công, Stalin rất tức giận và trước khi gác điện thoại đã yêu cầu Giucốp:

        - Anh hãy cùng Rôcôxốpxki bay về Đại bản doanh ngay, chúng ta sẽ thảo luận trực tiếp.

        Tại Moxcơva, ngoài Stalin còn có cả Antônốp, Molotốp, Bêria và Malencốp cùng tiếp Giucốp và Rôcôxốpxki. Stalin lạnh lùng nói:

        - Nào các anh báo cáo đi.

        Giucốp trải bản đồ ra và bắt đầu trình bày tình hình chiến sự và ý kiến của mình. Sau đây là đoạn hồi ký của Giucốp:

        "... Tôi thấy là Stalin đang bực dọc, lúc thì ông đi tới chỗ bản đồ, lúc thì quay lại, nhìn tôi rất chăm chú rồi lại nhìn vào bản đồ, rồi lại nhìn về phía Rôcôxốpxki. Thậm chí điện thoại cũng bị đẩy về một bên giống như mọi khi lúc ông đánh mất sự bình thản của mình và bắt đầu không hài lòng một cái gì đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2019, 06:20:08 am

        - Đồng chí Giucôp - Molotôp cắt ngang - Anh đề nghị ngừng tấn công khi mà kẻ địch đã bị đánh tơi bời và rơi vào tình trạng không thể chống cự nổi, liệu như vậy có phải là đúng đắn không?

        - Kẻ địch đã kịp lập tuyến phòng ngự và lập các đơn vị dự bị, chúng có thể chặn đánh các đơn vị của ta, còn chúng ta sẽ bị các tổn thất không đáng có.

        - Giucốp cho rằng, tất cả chúng ta ngồi đây như trôn trong “các đám mây” không hay biết gì tình hình ở mặt trận -  Bêria chen vào với giọng cười khẩy.

        - Anh có ủng hộ ý kiến của Giucốp không? - Stalin hỏi Rôcôxốpxki.

        - Vâng, tôi cho rằng nên để cho binh sĩ được nghỉ ngơi và chấn chỉnh lại đội hình sau chặng hành quân rất dài.

        - Tôi cho rằng kẻ địch cũng biết nghỉ ngơi tốt hơn các anh - Tổng tư lệnh nói - Vậy, nếu yểm trợ cho quân đoàn 47 bằng không quân, xe tăng và pháo binh thì liệu họ có tiến đến sông Visla giữa Modlin và Vacxava được không?

        - Rất khó đánh giá, thưa đồng chí Stalin - Rôcôxôpxki trả lời - Có thể kẻ địch cũng đã tăng cường ở hướng này.

        - Thê còn đồng chí Giucốp nghĩ thế nào?

        - Tôi cho rằng trận tấn công này không mang lại gì cho chúng ta ngoài sự thương vong, còn từ góc độ nghệ thuật chiến dịch, thì chúng ta không cần chiếm khu vực tây bắc Vacxava. Cần chiếm thành phố từ hướng tây nam, cùng lúc với việc tung hỏa lực chủ yếu vào hướng Lodg - Podơnan, mà lực lượng của chúng ta hiện nay không đủ để làm điều đó. Đồng thời, chúng ta đang phải chuẩn bị lực lượng cho hướng Berlin.

        Stalin rõ ràng là không hài lòng với cách lập luận của hai vị nguyên soái, ông cắt lời Giucốp:

        - Các anh hãy quay về và suy nghĩ tiếp đi, chúng ta sẽ thảo luận thêm.

        Giucốp và Rôcôxốpxki lui vào phòng bên cạnh và tiếp tục nghiên cứu trên bản đồ.

        Giucôp trách Rôcôxốpxki sao không phản đối mạnh ý kiến của Stalin vì rõ ràng là quân đoàn 47 không thể nào tấn công có hiệu quả được.

        - Thế anh không thấy là ông ta tức giận thế nào khi nghe anh trình bày à? - Rôcôxốpxki trả lời - Anh không cảm thấy Bêria đã kích động thêm vào à? Điều này, người anh em ạ! Có thể sẽ kết thúc rất xấu. Tôi đã biết là dây vào Bêria sẽ có kết cục thế nào.

        Sau 15-20 phút, Bêria, Molotốp và Malencốp bước vào:

        - Thế nào, các anh đã suy nghĩ kỹ chưa? - Malencốp hỏi.

        - Chúng tôi không nghĩ được cái gì mới hơn. Sẽ bảo vệ quan điểm của mình - Giucốp trả lời.

        - Đúng, chúng tôi ủng hộ anh - Malencốp nói.

        Chưa kịp trao đổi kỹ thì họ bị gọi quay lại phòng của Stalin. Tất cả đứng nghe Stalin nói:

        - Chúng tôi đã thảo luận và quyết định đồng ý chuyển quân ta sang phòng ngự - Stalin nói - Kế hoạch tiếp theo chúng ta sẽ bàn tiếp sau, các đồng chí có thể đi được.

        Stalin nói những câu này có vẻ rất miễn cưỡng và hầu như không nhìn về phía hai vị nguyên soái.

        Stalin rất không hài lòng khi có ý kiến trái với ông, nhưng trong trường hợp này chúng ta có thể hiểu được ông. Ông rất muốn xóa bỏ dư luận về việc Hồng quân không đến giải cứu cho Vacxava, mà Giucôp và Rôcôxôpxki thì lại không phải là các nhà chính trị, họ không muốn vì một mục đích chính trị không rõ ràng nào đó làm thương tổn lực lượng của mình mà không đem đến kết quả nào. Mục tiêu chính trị và mục tiêu quân sự trong trường hợp này rõ ràng là không trùng hợp.

        Thật là không dễ dàng khi phải đối mặt với Tổng Tư lệnh và ba vị ủy viên Bộ chính trị để bảo vệ ý kiến của mình về việc không nên hy sinh lực lượng một cách vô ích trên mặt trận. Trường hợp này là câu trả lời rõ nhất cho những kẻ “bôi nhọ” lịch sử hiện nay, khi đang tìm cách đổ lỗi cho Giucôp là tiến hành các chiến dịch mà không tính toán gì đến sự hy sinh và tổn thất của binh sĩ chỉ để giành chiến thắng - Giucôp đã không đơn giản chỉ tuân lệnh, ông không muốn để xảy ra những hy sinh không cần thiết trong các trận đánh này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2019, 02:11:25 am

        Quan hệ của Giucốp với Stalin lúc này rất giống quan hệ của họ vào năm 1941, mà kết quả là do Giucốp cố giữ quan điểm của mình, Stalin đã cách chức Tổng tham mưu trưởng của Giucốp. Thậm chí lúc ấy Stalin đã nói: “Chúng tôi có thể vượt qua mà không cần đến anh” và ông đã cách chức Tổng tham mưu trưởng của Giucốp.

        Bây giờ thời gian đã đổi thay, Stalin không phải là như lúc đó, và Giucốp cũng đã có nhiều thay đổi, ông đã đạt được nhiều uy tín trong đường binh nghiệp, và cả với Stalin. Stalin rất hiểu điều này, nhưng dầu sao sau cuộc nói chuyện đó, Stalin đã cách chức Giucốp.

        Trong các chương trước, có một vài đoạn chúng ta đã nói về việc xuất hiện sự không hài lòng của Stalin vì sự nổi tiếng lan rộng của Giucốp. Cùng với tiến trình tiến tới thắng lợi, Tổng tư lệnh đã thấy là cần phải lấy thêm uy tín thông qua việc can dự ngày càng nhiều hơn vào công việc quân sự.

        Để minh chứng ý kiến này, chúng ta thử nghe đoạn đối thoại của Stalin với Giucốp:

        - Anh thấy thế nào, nếu sự lãnh đạo các Tư lệnh phương diện quân được chuyển về tay Tổng tư lệnh? - Stalin hỏi.

        Hãy chú ý là Stalin không hề đưa ra nguyên nhân để giải thích về việc tập trung quyển lực vào tay mình, về lý mà nói, ông ta là Tổng tư lệnh tại sao lại phải can thiệp cụ thể vào công việc quân sự?

        Giucốp trả lời Stalin:

        - Vâng, số lượng các phương diện quân đã giảm, chiều rộng của các mặt trận cũng đã hẹp hơn, hoàn toàn có khả năng tập trung quyền điều hành về cho Đại bản doanh.

        Như vậy, vì tính chất công việc, Giucốp đã đưa ra các phân tích có lợi cho ý định của Stalin. Nếu Stalin tự nói ra các điều này, thì cảm xúc tốt của tôi về nhân cách của Tổng tư lệnh đã bị tổn thương rất nhiều. Nhưng chính những câu tiếp theo của Stalin đã củng cố cho ý nghĩ tốt của tôi về ông:

        - Anh nói điều này là tự nguyện đấy chứ?

        Có nghĩa là Stalin đã có chủ ý khi hỏi ý kiến Giucốp, không chỉ làm thay đổi trong sự lãnh đạo chiến lược mà còn có ý nghĩa về nhân cách: liệu Giucôp phản ứng thế nào khi Tổng tư lệnh cách quyền của ông trong chỉ huy các chiến dịch lớn, hay nói cách khác là “kéo mất tấm chăn” của mình?

        Giucốp trả lời rất bình thản:

        - Có gì mà phải miễn cưỡng, tôi nghĩ rằng chúng tôi và Vaxilepxki không thiếu việc để làm.

        Trong hồi ký của mình, Giucốp nhắc lại giai thoại này bằng câu “Tôi nói đùa” nhưng thử nghĩ xem, nội dung gì ẩn chứa bên trong “câu đùa” này? Giucốp là con người biết ứng đối, câu trả lời của ông có thể hiểu là: có gì đâu thưa ông, ông đừng lo, tôi không giận đâu! Như vậy, có thể hiểu là dù sao Stalin cũng đã đem đến cho ông sự miễn cưỡng. Vậy bản chất của nó là gì? Đó là ở chỗ Tổng tư lệnh đã tách ông ra khỏi các công việc lớn. Chính là câu của ông “Tôi nghĩ rằng chúng tôi không thiếu việc...” có thể được hiểu là khi Stalin quyết định điều này thì nguyên soái Giucốp và Vaxilepxki sẽ “không có việc để làm”, nhưng Giucốp hy vọng rằng sẽ thoát ra khỏi tình trạng “không có việc gì” để làm đó.

        Tuy cuộc đối thoại đã dừng ở đây, nhưng Stalin dường như cảm thấy là Giucốp có suy nghĩ khác, tuy nhiên ông không muốn tranh luận tiếp về việc này vì chính ông đã mời Giucốp đến. Ông nói:

        - Dù sao anh vẫn là phó của tôi.

        Và để tỏ ra kính trọng Giucốp, Tổng tư lệnh đã đưa ra một quyết định động đến "lòng tự trọng hiệp sĩ" của một vị nguyên soái:

        - Phương diện quân Bêlôrutsia 1 đang ở hướng Berlin và chúng tôi muốn điều anh tới đó.

        Điều này có nghĩa là: tôi sẽ nắm mọi công việc trong tay, còn anh, tôi sẽ dành cho anh cơ hội là kẻ chiến thắng giải phóng Berlin - Thủ đô của Đức. Đối với một chiến tướng như Giucốp thì công việc này quả là rất vinh quang, đáng làm...

        Quyết định này của Stalin đồng thời rất thỏa mãn trong con mắt của giới quân sự, liệu ai có thể xứng đáng hơn Giucốp để chỉ huy lực lượng giải phóng Berlin và chỉ có Stalin mới quyết định dành cho nguyên soái Giucốp vinh hạnh cao quý này.

        Tất cả đều cho rằng đây là quyết định sáng suốt của Stalin và trên thực tế, từ trong những suy nghĩ sâu kín nhất: ông đã đạt được điều mình mong muốn - sẽ kết thúc chiến tranh trong tư thế chỉ huy toàn bộ chiến dịch chiến thắng.

        Duy chỉ có Rôcôxốpxki là không vui, vì trước đó ông vẫn nghĩ mình sẽ được giao nhiệm vụ chiếm Berlin, vậy mà đột nhiên số phận đã tước mất của ông cơ hội này - ông buộc phải nhường cho Giucốp.

        Đã rất nhiều năm, Rôcôxốpxki và Giucốp là bạn bè rất tốt, nhưng “quả đắng” này đọng trong lòng Rôcôxốpxki rất lâu, và không chỉ đọng lại mà đôi khi nó đã bùng lên (về việc này chúng ta sẽ nói sau).


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2019, 02:12:46 am

HỘI NGHỊ KRƯM

        Tổng thống Roosevelt chính là người đầu tiên đề nghị cần có cuộc gặp nguyên thủ “tam cường”. Ngày 19 tháng 7 năm 1944, ông ta gọi điện cho Stalin: “Do tình hình phát triển rất nhanh và rất thuận lợi, tôi cho rằng trong thời gian rất gần cần có cuộc gặp giữa ông và ngài thủ tướng với tôi”.

        Ngày 20 tháng 7, Churchill cũng gửi điện cho Stalin về nội dung tương tự. Đến ngày 24 tháng 7, Churchill thông báo chi tiết về cuộc gặp:

        ... “Ngài chắc là đã nhận được điện của tổng thống Roosevelt với đề nghị về một cuộc gặp giữa ba chúng ta vào khoảng tuần lễ thứ hai của tháng 9 ở bắc Scotland. Tôi và chính phủ Hoàng gia sẽ rất hân hạnh nếu ngài có thể đến dự được. Tôi rất hiểu các khó khăn của ngài, vì chuyến đi của ngài sẽ phụ thuộc vào tình hình chiến trận, tuy nhiên mong ngài lưu ý rằng cuộc gặp ba nguyên thủ chúng ta sẽ có ý nghĩa rất lớn cho công việc chung của chúng ta, như đã từng có sau Hội nghị Têhêran.

        Tháng 9 ở phía bắc và tây Bắc Scotland thời tiết sẽ rất tốt. Tôi đang chuẩn bị mọi mặt cho ngài tổng thống, vì rằng tổng thống đã thông báo là sẽ có mặt. Xin hãy thông báo cho tôi ý kiến của ngài”.

        Stalin trả lời ngày 26 tháng 7 năm 1944:

        “Tôi rất hài lòng về bức thông điệp của ngài liên quan đến các hoạt động của tháng 8... về cuộc gặp giữa ba chúng ta mà ngài đã đề cập trong bức thư ngày 24 tháng 7 thì tôi cho là cần thiết. Nhưng vào lúc này, khi Hồng qủân đã triển khai chiến đấu trên mặt trận rộng lớn, tôi không thể rời khỏi nước Nga, thậm chí là một thời gian ngắn - Theo các cộng sự của tôi thì điều này là không thể được”.

        Sau đó là các điện văn qua lại giữa ba nguyên thủ về thời gian, địa điểm và các vấn đề cần thảo luận. Cuối cùng các bên thỏa thuận cuộc gặp sẽ diễn ra tại Yanta - Krưm vào ngày 3 tháng 2 năm 1945.

        Trước khi đến Krưm, đoàn đại biểu Mỹ và Anh đã có cuộc gặp riêng ở đảo Malta. Nhiệm vụ chủ yếu của hội nghị này là xác định kế hoạch chiến lược của liên quân Tây Âu -  Các đại biểu đã thông qua kế hoạch cho giai đoạn cuối của chiến tranh, theo đó hướng tiến công chính sẽ là ở phía bắc của mặt trận tây theo hướng Rura, còn hướng phụ sẽ là ở Phrankfurt trên sông Main - Các bên liên quân muốn sớm bắt đầu chiến dịch khi quân Nga chưa tiêu diệt hoàn toàn quân Đức.

        Một trong những nội dung không kém tầm quan trọng là các vấn đề chính trị - Các bộ trưởng ngoại giao Anh và Mỹ đã thống nhất với nhau các nội dung để đàm phán với phía Nga.

        Ngày 3 tháng 2 năm 1945, Ph. Roosevelt và Churchill cùng các đoàn đại biểu của mình đã đến Krưm. Họ được bố trí ở khu biệt thự gần Yanta, Roosevelt thì ở khu biệt thự Livaditxki, còn Churchill ở biệt thự Vôrônxốpxki. Đoàn Xô Viết thì ở biệt thự Uxupốbxki.

        Ngày 4 tháng 2 năm 1945, Roosevelt đã khai mạc phiên họp đầu tiên. Các phiên họp sau cũng diễn ra ở khu biệt thự của đoàn Mỹ, vì rằng tình trạng sức khỏe của tổng thống không được tốt.

        Tại phiên họp thứ nhất, các đoàn đã nghe về tình hình chiến sự ở các mặt trận. Ngày 5 tháng 2, các bên xem xét các vấn đề chính trị - Trong đó có vấn đề về số phận của nước Đức sau khi chiến tranh kết thúc - Trong thông cáo báo chí kết thúc hội nghị đã nói: “Các điều kiện này sẽ không được công bố chừng nào nước Đức chưa bị tiêu diệt hoàn toàn”.

        Trong các thỏa thuận bí mật, ba bên đã thỏa thuận về sự đầu hàng của nước Đức, và rằng không một ai trong ba siêu cường được ký hiệp ước riêng rẽ với Đức. Đã thỏa thuận về việc phân chia nước Đức theo các khu vực chiếm đóng, kể cả phân chia thành phố Berlin ra các khu vực.

        Vấn để “nóng nhất” mà Stalin và Churchill đã tranh luận nhiều là vấn đề bồi thường chiến tranh. Đây là vấn đề do Stalin nêu ra, theo đó, việc bồi hoàn chiến tranh không phải bằng tiền mà bằng tài sản tự nhiên (theo kinh nghiệm của đại chiến thứ nhất - khi đó yêu cầu phía Đức bồi hoàn bằng tiền nhưng nước Đức không lấy đâu ra tiền để trả). Nước Đức phải bồi hoàn chiến tranh bằng tài sản thực tế như nhà máy, công xưởng, tàu bè, xe tăng... cộng với lượng hàng hóa hoàn trả hàng năm. Thời hạn bồi thường là mười năm, trong đó việc khấu trừ từ thu nhập quốc dân được thực hiện trong hai năm sau khi chiến tranh kết thúc. Tính toán chính xác tổn thất mà quân Đức đã gây cho Liên Xô là rất khó nhưng khoảng chừng 2,6 ngàn tỷ Rúp. Phía Liên Xô hiểu rằng phía Đức không thể có được con số lớn như vậy, do vậy đã đồng ý tiếp nhận hàng năm các bồi hoàn vật chất không nhỏ hơn 10 tỷ USD, con số này hoàn toàn chưa tương xứng với các mất mát của phía Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:10:28 am

        Sau khi nghe phương án này, Churchill đã nói:

        - Tổn thất của Liên Xô rõ ràng là rất lớn, lớn hơn thiệt hại của các nước khác - Rồi ông ta liệt kê các tổn thất của nước Anh, sau đó lại nói - Thế còn nước Đức thì sao? Bóng ma nạn đói của 80 triệu dân Đức hiển hiện trước chúng ta! Liệu các nước đồng minh có trách nhiệm gì để cứu đói cho nước Đức không? Nếu muốn cưỡi ngựa thì phải nuôi nó bằng cỏ và ngũ cốc.

        Stalin nghiêm khắc nói:

        - Ngựa không được phép đá vào chúng ta.

        - Có thể cách ví von của tôi không đạt lắm, hãy lấy ví dụ thay cho con ngựa là chiếc ô tô mà chúng ta phải nạp xăng.

        Stalin nói ngay:

        - Không có gì là giống nhau ở đấy cả, người Đức không phải là các cỗ máy, họ là con người.

        Roosevelt ngả về hướng ủng hộ ý kiến của Stalin, phía đoàn Xô Viết còn đưa ra một lập luận rất thuyết phục:

        - Cần phải biết rằng, nước Đức sau chiến tranh sẽ không còn chi cho ngân sách kinh phí quốc phòng nữa, mà trước chiến tranh họ đã chi tới 6 tỷ USD cho một năm.

        Thậm chí, Churchill cũng phải thừa nhận:

        - Vâng, đúng. Đầy là một lập luận rất quan trọng.

        Stalin cố đạt được khoản bồi thường chiến tranh, trước hết dành cho quốc gia bị tổn thất nhiều hơn trong chiến tranh và yêu cầu ủy ban bồi thường chiến tranh phải đặt trụ sở ở Moxcơva.

        Churchill đã đùa rằng, ông đã bị thuyết phục về vấn đề bồi thường chiến tranh, nhưng sợ vấn đề này sẽ không được nghị viện Anh thông qua và thậm chí có thể cách chức ông ta.

        Stalin rất chân thành động viên Churchill:

        - Không ai lại cách chức kẻ chiến thắng.

        Trong quá trình tám ngày hội nghị, các bên đã bàn và quyết nghị các vấn đề quan trọng: về thành lập Hội quốc liên để bảo vệ hòa bình và an ninh, về thành lập nước Ba Lan tự do và độc lập (đã có một cuộc tranh luận kịch liệt về thành phần chính phủ. Stalin kiên quyết giữ chính kiến của mình, chỉ chấp nhận một chi tiết là bổ sung vào chính phủ một số người Ba Lan lưu vong ở Anh), v.v...

        Đoàn Liên Xô cũng đạt được thắng lợi trong vấn đề Nam Tư, khẳng định chính phủ do Titô đứng đầu. Đã quyết định thỏa thuận về trao trả tù binh cho các quốc gia theo quốc tịch của họ.

        Hội nghị cũng quyết định một số vấn đề về lãnh thổ. Stalin kiên quyết không nhượng bộ về khả năng sáp nhập Kenigxberg cùng vùng lãnh thổ Đông Phổ vào nước Nga (nay là tỉnh Kaliningrade) và cả nam Xakhalin cùng quần đảo Kurin (coi như lời tuyên chiến của Liên Xô với Nhật, mặc dù điều này đã được thỏa thuận trong các văn kiện của Hội nghị Têhêran).

        Các buổi chiều, giữa lúc nghỉ các phiên họp “bộ ba” lại ngồi ăn trưa hoặc ăn tối với nhau. Tôi nghĩ rằng - những gì họ nói với nhau trong các bữa ăn cũng sẽ rất thú vị không kém gì trên các phiên họp chính thức.

        Chúng ta hãy cùng đọc hồi ký của Churchill:

        . “Hôm đó, chúng tôi cùng ăn trưa với nhau ở biệt thự của Stalin. Trong bữa ăn đó tôi có nói:

        - Tôi không có ý quá thổi phồng hay là tô vẽ thêm khi nói rằng chúng tôi đánh giá cuộc đời của nguyên soái Stalin là tài sản vô giá cho các niềm tin và tình cảm của chúng ta. Tuy lịch sử đã từng có nhiều tướng lĩnh (nhân vật vĩ đại) nhưng chỉ có số ít trong họ, đồng thời là các nhà hoạt động Nhà nước và đa số trong số họ đã đối mặt với các khó khăn trong các cuộc chiến tranh và họ đã tạo nên các thành quả của chiến thắng. Tôi chân thành mong muốn sức khỏe của Nguyên soái sẽ được gìn giữ vì nhân dân Xô Viết và giúp đỡ tất cả chúng ta tiến gần đến thời đại ít hiểm họa hơn là những giờ phút mà chúng ta đã phải trải qua gần đây. Tôi sẽ vững vàng sải bước trong thế giới này với lòng dũng cảm và niềm tin to lớn khi biết rằng tôi đang có tình bạn hữu nghị và gần gũi với con người vĩ đại này, mà vinh quang của Người bao trùm không chỉ khắp nước Nga mà là cả thế giới rộng lớn này.

        Stalin trả lời tôi bằng giọng nhát gừng, ông nói:

        - Tôi đề nghị nâng cổc vì nhà lãnh đạo của vương quốc Anh, vì một trong những vị thủ tướng dũng cảm nhất của thế giới , người kết hợp được trong mình cả các kinh nghiệm hoạt động chính trị và tài lãnh đạo quân sự, vì con người mà trong thời khắc, khi cả châu Âu gần như bị chinh phục bởi Hitle, đã tuyên bố rằng nước Anh không bị khuất phục và sẽ chiến đấu một mình chống lại quân Đức. Thậm chí, nếu bây giờ các đồng minh có từ bỏ ông ta thì ông ta vẫn tuyên bố - sẽ tiếp tục chiến đấu. Xin nâng cốc vì sức khỏe của một con người mà trong 100 năm chỉ có thể xuất hiện một lần, người đã dũng cảm phất cao lá cờ của vương quốc Anh. Tôi vừa nói tất cả những gì tôi cảm thấy, cái gì chân thành nhất từ trong trái tim của mình và cái mà tôi rất tin tưởng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2019, 06:11:32 am

        Sau đó, Churchill đề cập đến một vấn đề rất nghiêm túc:

        - Tôi cần phải nói rằng, chưa bao giờ trong chiến tranh, kể cả những khi gay cấn nhất, mà tôi lại cảm thấy trách nhiệm của bản thân mình to lớn như trong những giờ phút trên hội nghị này - Bây giờ, với các lý lẽ mà nguyên soái vừa nêu, chúng ta hiểu rằng, chúng ta đã đạt đến đỉnh cao và trước mắt chúng ta là một không gian rộng mở. Trong quá khứ, các dân tộc đã là các đồng chí trong chiến tranh, năm -  mười năm sau chiến tranh họ sẽ chia về các ngả đường khác nhau... Tôi đặt niềm tin của mình vào tổng thống Hoa Kỳ và nguyên soái Stalin, vào những người mà chúng tôi tìm được chỗ dựa vững chắc cho hòa bình, họ chính là những người tiêu diệt kẻ thù, dẫn dắt chúng ta trong cuộc chiến chống lại nghèo, đói, hỗn loạn và ách cai trị. Tôi biểu lộ niêm tin đó và thay mặt nước Anh tuyên bố rằng chúng tôi sẽ làm mọi việc không tiếc sức mình - Nguyên soái đã nói về tương lai. Điểu đó là cơ bản nhất. Nếu không, thì sự đổ máu của chúng ta sẽ trở thành vô ích và đáng sợ. Tôi đề nghị nâng cốc vì một thế giới hòa bình ấm áp và tràn đầy ánh sáng mặt trời.

        Stalin trả lời - tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ông ta lại là một con người cởi mở như vậy:

        - Tôi phát biểu như một người đã già - Stalin nói - Tôi muốn đề nghị nâng cốc vì liên minh của chúng ta, vì một điều là liên minh này sẽ không đánh mất đặc tính ban đầu của nó, đó là tự do trình bày các quan điểm của mình. Trong lịch sử ngoại giao, tôi chưa từng thấy ở đâu có một liên minh chặt chẽ như liên minh ba cường quốc chúng ta, mà ở trong đó, các nước có thể trình bày một cách cởi mở các chính kiến của mình.

        Trong liên minh, các nước không nên lừa dối lẫn nhau, điều đó có phải là ngây thơ không? Các nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm có thể nói: tại sao tôi lại không lừa dối đồng minh của mình? Nhưng tôi, như một kẻ ngây thơ, tôi cho rằng tốt nhất không nên lừa dối đồng minh của mình, thậm chí nếu anh ta có là một "kẻ ngu ngốc". Có thể là liên minh của chúng ta vững vàng chính là vì chúng ta không lừa dối lẫn nhau, và cũng có thể là việc lừa dối lẫn nhau không phải là dễ dàng gì? Tôi đề nghị nâng cốc vì sự bền vững của liên minh của ba cường quốc. Vâng, nó sẽ rất mạnh và bền vững và chúng ta sẽ làm sao để cởi mở hơn nữa... - Ông lại nói tiếp: - Với nhóm các nhà lãnh đạo mà người ta đã thừa nhận trong thời gian chiến tranh có thể những cống hiến của họ sẽ nhanh chóng bị lãng quên sau chiến tranh - Khi chiến tranh đang diễn ra người ta kính trọng, yêu mến họ, thậm chí là cả phụ nữ. Sau chiến tranh, vai trò của họ sẽ giảm sút, còn phụ nữ thì quay lưng lại. Tôi xin nâng cốc vì các nhà lãnh đạo quân sự tài ba này.

        Trong những ngày này, lịch sử châu Âu đã có những biến đổi to lớn. Chúng ta đã có một liên minh giữa các siêu cường, mà thiếu nó không thể chiến thắng trong chiến tranh, nhưng một liên minh chống lại một kẻ thù chung - Điều này không có gì là rõ ràng. Điểu phức tạp hơn nhiều - Đó là thành lập một liên minh giữ gìn hòa bình và bảo toàn các thành quả của chiến thắng. Trong chiến tranh chúng ta đã cùng tranh đấu - Điều đó rất tốt, nhưng điều đó không phải là quá khó, mặt khác, cái mà chúng ta đã đạt được hôm nay và tạo nên cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm an ninh, củng cố hòa bình - Đó là một thành công lớn, một bước ngoặt quan trọng.

        Tôi đề nghị nâng cốc vì liên minh của chúng ta được ra đời trong khói lửa chiến tranh sẽ được bảo toàn sau chiên tranh1... Để chúng ta nhớ rằng ngoài các vấn đề của riêng mình, còn có các vấn đề chung, rằng trong những ngày hòa bình chúng ta cần bảo vệ sự thống nhất với một nhiệt tình và niềm tin như trong những ngày chiến tranh”.

        Đến lượt tôi chủ trì bữa trưa ngày 10 tháng 2, trước khi Stalin đến vài tiếng, có một trung đội lính Nga đã đến lâu đài Vôrônxốp, họ đóng các cửa sổ ở hai bên, kiểm tra an ninh rất kỹ trong phòng, kể cả dưới gầm bàn, vách tường, khi tất cả mọi thứ đã được kiểm tra kỹ, nguyên soái Stalin đã đến trong một trạng thái phấn khởi, sau đó một lúc thì Roosevelt cũng tới.

        Trong bữa tiệc, Churchill nói:

        - Tôi xin đề nghị nâng cốc vì sức khỏe hoàng đế nước Anh, tổng thống Mỹ và chủ tịch Liên Xô - Kalinin - ba vị nguyên thủ đáng kính của chúng ta!

----------------
        1. Tất cả những gì đã diễn ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng minh cho tầm nhìn xa của Stalin khi cảnh báo trước về nguy cơ tan vỡ liên minh sau chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:18:10 pm

        Lúc đó, tổng thống Roosevelt nói:

        - Lời đề nghị nâng cốc của ngài thủ tướng gợi cho tôi nhiều kỷ niệm - Vào năm 1933, vợ tôi có ghé thăm một trường học ở nước Mỹ. Trong một lớp học, cô ta nhìn thấy trên bản đồ thế giới có một khoảng trắng lớn. Cô ta có hỏi: chỗ trắng này là gì, thì được trả lời đó chính là một vị trí mà không được gọi tên ra - tức là Liên bang Xô Viết. Sự kiện này đã là một trong các nguyên nhân thúc đẩy tôi điện cho chủ tịch Kalinin với đề nghị gửi đoàn đại biểu đến Oasintơn để thảo luận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đó chính là sự khởi đầu lịch sử khi chúng tôi công nhận nước Nga.

        Đến lượt tôi phải nâng cốc chúc sức khỏe Stalin, tôi nói:

        - Tôi đã nâng cốc vì điều này nhiều lần - Lần này tôi sẽ uống với tình cảm sâu đậm hơn những buổi gặp trước - Điểu này không chỉ là vì ông ta đã trở thành người chiến thắng, mà còn là vì do các chiến thắng to lớn và vinh quang của Hồng quân đã làm cho ông trở nên rất phấn chấn sau một chặng đường gian khổ, tôi cho rằng, bây giờ dù có bất kỳ vấn đề gì khác biệt xảy ra thì ông ta luôn tìm thấy ở nước Anh những người bạn tốt - Tôi tin tưởng rằng tương lai tươi sáng và cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với nước Nga - Tôi sẽ làm tất cả để ủng hộ cho việc này và chắc rằng tổng thống cũng sẽ làm như vậy. Trong quá khứ, đã từng có lúc nguyên soái quan hệ với chúng ta không được tốt như bây giờ, và cả tôi cũng nhớ là có lúc tôi suy nghĩ không đúng về ông, nhưng mối nguy hiểm và mục tiêu chung đã xóa bỏ tất cả các thứ đó. Ngọn lửa chiến tranh đã thiêu cháy tất cả những hiểu lầm của quá khứ. Chúng tôi cảm nhận được rằng, chúng tôi đã có một người bạn mà chúng tôi có thể tin cậy và tin tưởng rằng ông cũng có những tình cảm như vậy với chúng tôi. Chúc ông sống lâu và nhìn thấy không chỉ nước Nga yêu quý của mình trong chiến thắng, mà cả cuộc sống hạnh phúc trong hòa bình.

        Tôi nêu với Stalin vấn đề rằng, sau chiến thắng ở Anh sẽ có bầu cử, Stalin nói: khi mọi người hiểu rằng họ cần một người lãnh đạo, vậy ai là người lãnh đạo tốt hơn là người đã giành chiến thắng? Tôi giải thích rằng ở Anh có hai đảng và tôi chỉ thuộc về một đảng.

        - Khi có một đảng, thì sẽ tốt hơn rất nhiều - Stalin nói với một niềm tin sâu sắc...

        Trong không khí như vậy, buổi tôi diễn ra rất thú vị, khi Stalin chuẩn bị ra về các nhân viên phái đoàn Anh tập trung ở sảnh lâu đài để tiễn ông, tôi đã ba lần hô: Ura -  Nguyên soái Stalin! Lời chúc ba lần vang lên rất ấm cúng.

        Trong thời gian ở Yanta đã xảy ra một sự kiện không lấy gì làm vui vẻ lắm. Roosevelt trong một bữa ăn sáng đã nói rằng: tôi và ông ta trong các bức điện mật thường gọi Stalin là “Chú Jo”. Tôi đề nghị tổng thống giải thích với Stalin về điều đó trong phiên họp. Đã có lúc không khí rất căng thẳng, Stalin không hài lòng. Byrnes - Ngoại trưởng Mỹ - đã cứu nguy bằng một cách ví von rất đạt: “Nói cho cùng - Ông ta nói - Các ngài cũng đã gọi chúng tôi là “Chú Sam”, vậy thì tại sao câu “Chú Jo” lại bị coi là không tốt? Sau câu giải thích này, khuôn mặt của nguyên soái Stalin dãn ra, ông đã hiểu câu đùa này. Ông ta đã hiểu là ở nước ngoài nhiều người gọi ông là “Chú Jo” và hiểu rằng câu gọi đó hàm nghĩa hữu nghị, thiện cảm.

        Ngày hôm sau là chủ nhật, ngày 11 tháng 2, là ngày cuối cùng của hội nghị. Tổng thống vội thu xếp về nước và muốn ghé qua Ai Cập để gặp các nguyên thủ các nước Trung Cận Đông. Sau khi ăn sáng, chúng tôi đã ký các văn kiện cuối cùng và bản ghi nhớ.

        Ngày 27 tháng 2, tôi đã đề nghị Quốc hội Anh thông qua kết quả của Hội nghị Yanta. Tại Quốc hội, tôi đã phát biểu:

        - Cảm giác của tôi trong hội nghị Krưm và sau các buổi hội đàm là nguyên soái Stalin và các nhà lãnh đạo Xô Viết rất mong muốn sống trong tình hữu nghị và bình đẳng với các nước phương Tây. Tôi thấy rằng họ sẽ giữ lời. Tôi chưa từng biết một chính phủ nào lại hoàn thành các nghĩa vụ của mình - kể cả khi phải chịu hy sinh bản thân như là chính phủ Liên Xô. Tôi cực lực phản đối việc đưa ra các luận điểm nghi ngờ thiện chí của Liên Xô - Trên thực tế, số phận loài người sẽ là rất đen tối nếu xuất hiện bất kỳ sự rạn nứt nào giữa các nước phương Tây dân chủ và Liên Xô.

        Nghị viện Anh đã ủng hộ về điều kiện, lập trường và các kết luận của Hội nghị Krưm.

        Stalin là một nhà chiến lược - nhà ngoại giao tài năng như vậy, và đó cũng là uy tín của ông trên trường thế giới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2019, 12:19:07 pm

CHIẾN DỊCH CUỐI CÙNG

        Sau khi nắm lấy quyền trực tiếp chỉ huy các mặt trận, Stalin dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu bản đồ chiến sự.

        Thế chiến lược của Hồng quân và sự phối hợp tác chiến với liên quân Anh - Mỹ đã cho phép chiếm các vị trí chiến lược để tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân Đức ở trung tâm của nó. Bây giờ đã đến lúc ra đòn quyết định để kết liễu chế độ phát xít. Quân đội chúng ta không chỉ vượt trội so với quân Đức về số lượng mà còn vượt trội cả về ưu thế kỹ thuật. Lực lượng lúc đó hoàn toàn đủ để đánh thẳng vào Berlin, nhưng như vậy thì cũng sẽ chịu tổn thất lớn. Quân Đức chắc chắn sẽ chống cự điên cuồng.

        Những ngày tháng cuối cùng của chiến tranh lại càng phải quý trọng tính mạng chiến sĩ, họ đã đi qua gần như cả một cuộc chiến tranh và họ xứng đáng là những người chiến thắng sống sót trở về. Vẫn biết rằng tổn thất là tất nhiên, nhưng cần phải biết giữ để nó là tối thiểu, và để làm được điều đó cần phải suy nghĩ tìm ra cách đánh thông minh, đánh lừa được quần Đức để tập trung binh lực vào đòn quyết định.

        Quân Đức rõ ràng là tập trung binh lực chính ở hướng Berlin, rất cần thiết phải phá vỡ tuyến phòng thủ này để tiến tới Berlin, nhưng phải làm thế nào?

        Có thể tung ra một tin tình báo giả là sẽ tấn công ở hướng khác, nhưng liệu Hitle có tin không? Cũng có thể không cần tung tin giả mà tung ra một đòn ở hướng phụ để lôi kéo quân dự bị của Hitle về hướng đó. Nhưng với những đòn không đủ mạnh thì Hitle sẽ không bị đánh lạc hướng, vì Bộ chỉ huy của Đức là các tướng lĩnh giàu kinh nghiệm, không dễ bị lừa.

        Hay là sẽ đe dọa quân Đức bằng một đòn trực diện, còn lực lượng chính thì tiến vào tiêu diệt quân Đức từ phía bắc, qua vùng Pribantich hoặc qua Budapest, Viên ở phía nam?

        Stalin đã trao đổi ý định của mình với Tổng tham mưu trưởng Antônốp và đề nghị Antônốp cùng các tướng lĩnh có kinh nghiệm của Bộ Tổng tham mưu suy nghĩ về phương án này. Sau khi đã nghiên cứu thảo luận trong Bộ Tổng tham mưu ý đồ chiến đấu dự định đã được phác thảo trên bản đồ.

        Trong quá trình chuẩn bị mọi người đã khẳng định rằng khu vực trung tâm của mặt trận Nga - Đức là có ý nghĩa quyết định, vì rằng đây sẽ là dường ngắn nhất để tiến vào trung tâm nước Đức. Nhưng cũng chính tại đây tập trung một lực lượng dày đặc các cụm quân của kẻ thù. Để tạo điều kiện tốt nhất cần kéo dãn các cụm quân Đức ở khu vực này, muốn làm được điều đó cần gia tăng áp lực ở hai cánh của mặt trận. Kể cả hướng Hung - Áo và hướng Đông Phổ.

        Chúng ta biết rằng khu vực Đông Phổ và Hungari là khu vực rất “nhạy cảm” với quân Đức. Chỉ cần gia tăng áp lực là quân Đức sẽ ném ngay vào đây các lực lượng dự bị và ở hướng chính, tất nhiên, sẽ bị suy yếu. Như vậy, ý tưởng chiến lược của Stalin đã được mô hình hóa trên bản đồ và có đầy đủ cơ sở lý luận trong phương án của Bộ Tổng tham mưu.

        Hồi ký của Stêmencô đã ghi lại rất rõ đóng góp trực tiếp của cá nhân Stalin trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện chiến dịch: “Việc chuẩn bị kế hoạch cho chiến dịch năm 1945 không tổ chức hội nghị các tư lệnh phương diện quân như các chiến dịch trước đây. Lần này, chỉ tập trung các ý kiến của các vị tư lệnh, tướng lĩnh ở trong Bộ Tổng tham mưu...

        Các bổ sung hầu như không có, mọi người thống nhất là hướng tấn công chính sẽ bắt đầu vào ngày 20 tháng 1 năm 1945, tuy nhiên kế hoạch này chưa được chính thức phê duyệt và mệnh lệnh chiến đấu cũng chưa ban hành.

        Tổng tư lệnh Stalin nắm toàn bộ việc phối hợp hành động của bốn phương diện quân”.

        Nguyên soái Cônhép nhớ lại:

        "... Đến cuối tháng 11 năm 1944, tôi được gọi về Moxcơva để chuẩn bị chiến dịch, tôi đã báo cáo kế hoạch cho Tổng tư lệnh.

        Tôi nhớ rất rõ, Stalin lúc đó quan sát rất kỹ bản đồ, đặc biệt ông lưu ý khu vực công nghiệp Xilêri, ở đây có một số lớn các nhà máy, hầm mỏ. Stalin rất nhấn mạnh ý nghĩa của khu vực này, ông chỉ trên bản đồ và nói:

        - Đó là khu vực “vàng” đấy!

        Cách nói của ông biểu lộ rõ một thái độ mà không cần bình luận gì thêm nữa. Với tư cách tư lệnh phương diện quân tôi hiểu rằng cần phải chiếm được khu vực này bằng một cách đặc biệt.

        Phải tìm mọi biện pháp để giữ gìn tiềm năng công nghiệp, hơn nữa sau chiến tranh khu vực này sẽ trả về cho Ba Lan. Vì vậy, các trận đánh cần vòng tránh về phía bắc và nam của khu vực công nghiệp này...”.

        Trong diễn văn kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Mười, Stalin đã tổng kết các trận đánh chính của cuộc chiến tranh, chính là trong bài diễn văn này, ông đã nêu tên mười trận đánh chính mà sau này các nhà lịch sử đã gọi là mười trận đánh của Stalin.

        Trong lúc các binh đoàn và phương diện quân đang chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng. Tại Moxcơva không khí chiến trận tạm thời yên ắng và Stalin đã quyết định, lần đầu tiên trong những năm chiến tranh, mời các bạn chiến đấu đến nhà để đón năm mới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2019, 09:33:03 pm

        Sau đây là hồi ký của Stêmencô:

        ... “Tại biệt thự của Stalin có mặt A. Nôvicốp, N. Vôrônốp, Ya. Phêdôrencô, A. Khrulép, X. Budienưi, A. Antônốp, X.Stêmencô, trước 12 giờ đêm, các ủy viên Bộ chính trị và một số Bộ trưởng cũng tới. Tại biệt thự có khoảng 25 người đàn ông và duy nhất chỉ có một phụ nữ, đó là phu nhân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ý - Panmiro Tôgliati.

        Stalin ngồi ở ghế bành của mình, trên bàn phía bên phải như thường lệ là bình nước trắng. Không có thủ tục hình thức nào, mọi người cầm theo đĩa và lấy đồ ăn. Khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ, Tổng tư lệnh Stalin phát biểu rất ngắn và đề nghị nâng cốc vì nhân dân Xô Viết, vì sự nghiệp tiêu diệt quân đội Hitle, vì thắng lợi đã tới gần. Ông nói: - Chúc mừng năm mới tất cả các đồng chí! Mọi người chúc mừng lẫn nhau và uống vì thắng lợi của năm 1945 đã đến. Stalin rất cởi mở, sau một số lần nâng cốc, ông lại rút tẩu ra hút, rồi nói chuyện với một ai đó, mọi người chia thành nhiều nhóm, vang lên tiếng cười vui vẻ. Nguyên soái Budienưi lôi ra một cây đàn Baian và bắt đầu chơi, ông chơi khá hay, chủ yếu là các bài dân ca Nga, các điệu Valxơ...

        Khi Budienưi đã mệt, Stalin mở máy hát. Mọi người mời nhau nhảy, nhưng lúc đó chỉ có một phụ nữ, lúc Stalin bật bài “Barưnhia” thì Budienưi nhảy điệu Pliaxơ, nện gót giày và gõ cựa giày trên nền nhà kiểu Nga, mọi người vỗ tay hưởng ứng.

        Những bài hát được hưởng ứng nhất là các bài về chiến tranh với dàn nhạc của Alexandrôp.

        Đến 3 giờ sáng mọi người mới ra về. Lần đầu tiên trong những năm chiến tranh, lễ đón năm mới diễn ra trong không khí rất giản dị, đầm ấm không hình thức. Mọi người đều cảm thấy là chiến tranh sắp kết thúc, nhưng cũng hiểu rằng, phía trước là các trận chiến rất ác liệt”.

        Tuy nhiên lễ đón năm mới của các nước đồng minh lại không được vui vẻ. Chính Hitle đã dành cho họ một bất ngờ lớn.

        Qua các kinh nghiệm ngoại giao và tình báo của mình, Hitle biết rằng các cuộc đàm phán riêng rẽ với các nước phương Tây đã không đạt được kết quả. Sau nhiều ngày suy ngẫm, Hitle đi đến một kết luận: thật là ngây thơ nếu tin tưởng vào thành công trong đàm phán khi bản thân mình đang ở thế yếu. Các cuộc đàm phán chỉ thành công khi trên chiến trường giành được ưu thế. Cần phải tấn công để giành được một số ưu thế. Hitle muốn dạy cho các đồng minh phương Tây một bài học để họ phải ngồi vào bàn đàm phán. Hitle đã gọi cho Thống chế Keiten, Jodl, tham mưu trưởng bộ binh Guderian và nói rõ ý định của mình: - Tôi đã quyết định sẽ phản công ở hướng Ardenơ, vượt sông Maoxơ và sau đó là Antverpen.

        Phải nói rằng, kế hoạch của Hitle rất có hiệu quả về chính trị và chiến lược. Hitle gọi tên là chiến dịch “Ngọn hải đăng trên sông Reine”. Ngày 10 tháng 11, Hitle đã ký mệnh lệnh tiến hành chiến dịch với mục tiêu chính trị là tạo bằng được bước ngoặt chiến lược ở mặt trận phía tây và có thể là cả cuộc chiến.

        Để tiến hành thắng lợi chiến dịch, Hitle đã đi nước cờ quyết định, đó là dùng biện pháp phá rối hậu phương của liên minh. Hitle đã cho gọi chuyên gia tình báo kinh nghiệm nhất của Đệ tam đế chế mà độc giả đã gặp nhiều lần trong cuốn sách này - Đó chính là sĩ quan ss Skorzeny và giao cho hắn ta nhiệm vụ thành lập một đội đặc nhiệm, nói tiếng Anh, mặc quân phục lính Mỹ và hoạt động phá hoại trong lòng hậu phương của đồng minh. Đồng thời, Hitle đã tập trung một lực lượng lớn ở hướng chính với số lượng quân số lớn gấp 2,5 lần và 1,5 lần về xe tăng so với quân Đồng minh.

        Ngày 16 tháng 12 năm 1944, đòn đánh chính này đã được tiến hành, đồng thời đội đặc nhiệm của ss Skorzeny thì phá hoại và gây hoảng loạn ở hậu phương quân Mỹ. Tối ngày 16 tháng 12 quân Mỹ đi ngủ mà không hề biết gì về ý định tấn công của quân Đức. Thậm chí, đúng vào ngày đó, Tư lệnh cụm quân 12 - tướng Breddi đã bỏ đơn vị về Paris để chúc mừng Eisenhovver được phong hàm đại tướng, còn Tư lệnh quân Anh, thống chế Montgomery thì ngay từ chiều ngày 15 tháng 12 vì cho rằng quân Đức không có khả năng tập trung binh lực đã xin Eisenhovver cho về nghỉ phép ở Anh.

        Không khó khăn gì để tưởng tượng sự vui sướng và hả hề của quân Đức. Báo chí, đài phát thanh Đức loan tin về chiến thắng, Hitle đặc biệt hoan hỉ và để đánh dấu thắng lợi đã quyết định ban hành một loại huân chương mới, đó là huân chương “Lá sồi vàng với chữ thập sắt”, người đầu tiên được thưởng huân chương này vào ngày 1 tháng 1 năm 1945 là phi công Rudels.

        Hitler không dừng ở đó, ông ta quyết định tiếp tục triển khai thắng lợi và Hitle tin tưởng rằng Đồng minh phương Tây sẽ phải hạ giọng trong đàm phán.

        Nhưng đột nhiên, ngày 8 tháng 1, Hitle gọi điện khẩn cấp cho Tư lệnh mặt trận Tây - Runstedt và ra lệnh nhanh chóng điều chuyển các đơn vị mà trước đó chuẩn bị tấn công vào phía tây nay quay lại và chuyển về hướng đông.

        Điểu gì đã xảy ra vậy? Để giải thích lý do chúng ta hãy quay lại phía đông, mặt trận Nga - Đức.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2019, 11:58:32 am

CHIẾN DỊCH VIXLA - OĐERXKAIA

        Theo kế hoạch của Stalin, trận tấn công bắt đầu vào ngày 20 tháng 1 năm 1945. Các đòn tấn công ở cánh phía Pribantich và phía nam dự kiến diễn ra sớm hơn một vài ngày để lôi kéo sự chú ý của các đơn vị dự bị của Hitle ở hướng Berlin.

        Nhưng tình hình đã có thay đổi sau lễ năm mới đối với các nước Đồng minh. Ngày 6 tháng 1 năm 1945, Stalin nhận được điện mật khẩn cấp của Churchill:

        “Ở hướng tây đang diễn ra các trận đánh rất ác liệt và trong bất kỳ thời điểm nào đều có thể cần đến các quyết định của Tổng tư lệnh. Chắc bằng kinh nghiệm của mình, Ngài đã biết về tình hình ở mặt trận khi phải bảo vệ một tuyến mặt trận rất rộng, sau khi tạm thời bị mất thế chủ động - Tướng Eisenhower rất muốn và cần được biết những nét chung nhất mà Ngài cho rằng cần phải hành động... Tôi sẽ rất biết ơn, nếu Ngài có thể thông báo là liệu chúng tôi có thể trông chò một trận tấn công lớn của Hồng quân trên mặt trận Vixla hoặc ở một khu vực nào đó trong khoảng tháng giêng và vào bất kỳ thời điểm nào mà Ngài cho là có thể. Tôi sẽ không cung cấp cho bất kỳ ai thông tin tuyệt mật này, ngoại trừ nguyên soái Brook và tướng Eisenhovver và tất nhiên là với yêu cầu bảo mật cao nhất. Tôi cho rằng đây là việc rất gấp”.

        Nếu lược bỏ đi các ý tứ “ngoại giao” thì có thể coi đây là lời “kêu cứu” khẩn cấp, kêu gọi một trận tấn công lớn của Nga vào quân Đức.

        Stalin ngay lập tức trả lời các Đồng minh và cũng trong dạng “tuyệt mật”:

        “Tôi nhận được bức điện của Ngài chiều ngày 7 tháng 1.

        Rất tiếc là nguyên soái trưởng Không quân, Ngài Tedder vẫn chưa tới Moxcơva. Rất quan trọng nếu chúng ta tận dụng được thế mạnh của pháo binh và không quân của chúng tôi. Chúng tôi đã sẵn sàng để tấn công, nhưng thời tiết không được thuận lợi. Tuy nhiên, Đại bản doanh đã quyết định tăng cường công tác chuẩn bị và mặc dù thời tiết có thể không thuận lợi nhưng sẽ triển khai tấn công trên diện rộng vào quân Đức vào nửa cuối tháng một. Ngài có thể không nghi ngờ gì vào việc chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể, để phối hợp với các đơn vị của các Đồng minh của chúng tôi”.

        Để thực hiện lời hứa này, Stalin đã quyết định đẩy sớm thời gian tấn công, lên một tuần, tức là vào ngày 12 tháng 1 năm 1945.

        Mọi công việc chuẩn bị chỉ có tám ngày, và thời tiết được dự báo là sẽ tốt lên. Chúng ta không phải là các Ngài Đồng minh đã cố tình kéo dài thời điểm mở mặt trận thứ hai ra hàng năm trời. Chúng ta lập tức triển khai công việc để cứu viện Đồng minh.

        Ngày 12 tháng 1 năm 1945, các đơn vị phương diện quân Ucraina 1 đã tấn công mạnh vào hướng Vixla - Odergki. Còn phương diện quân Ucraina 4 thì tấn công vào hướng Kracốp - Tây Carơpat. Ngày 13 tháng 1 năm 1945, các phương diện quân Bêlôrutsia 2 và 3 đã tấn công ở hướng Bắc.

        Như vậy là ý đồ của Stalin đã được thực hiện. Kết quả là quân địch đã buộc phải tập trung co cụm ở Đông Phổ 26 sư đoàn (trong đó có 7 sư đoàn xe tăng) và 55 sư đoàn gần thủ đô Hungari. Sau này được biết là Hitle đã cho rằng Hồng quân sẽ không tấn công về hướng Berlin mà là về hướng Hungari và Tiệp Khắc. Vì vậy mà Hitle đã điều đến khu vực này rất nhiều quân. Như vậy, Hitle đã buộc phải hành động theo “ý đồ” của Stalin và ở hướng chính chỉ còn 49 sư đoàn quân Đức.

        Ngày 14 tháng 1 năm 1945, phương diện quân Bêlôrutsia 1 đã triển khai toàn bộ hỏa lực mạnh của mình ở hướng Berlin. Phương diện quân của Giucốp đã tấn công rất quyết liệt và chỉ sau hai ngày đã đuổi kịp các đơn vị bạn ở cánh phải và trái.

        Các đơn vị của Giucốp tiến rất nhanh, đến mức Stalin phải yêu cầu kiềm chế tốc độ lại để chờ các đơn vị bạn. Nhưng Giucốp vẫn đề nghị tiếp tục tấn công, vì theo ông nếu để chậm lại thì sau này sẽ rất khó vượt qua phòng tuyến Mederixki. Các đơn vị của Giucốp đã chiếm được bàn đạp bên sông Odere. Sự xuất hiện quân Nga ở cự ly 70km cách Berlin là bất ngờ cho quân Đức. Vào thời điểm khi quân Nga tiến vào thành phố Kinhits thì trên các đường phố binh lính Đức vẫn bình thản dạo chơi, trong các nhà hàng vẫn đầy các sĩ quan Đức. Chuyến tàu từ Kinhits đi Berlin vẫn khởi hành bình thường.

        Các đơn vị tiên phong đã triển khai giữ các vị trí bàn đạp để chờ đại quân, rất nhiều binh sĩ đã hy sinh, nhiều người trong số họ đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

        Trong cuộc đối đầu giữa Stalin, Giucôp với các tướng lĩnh của Hitle, phần thắng đã thuộc về Stalin và Giucốp. Nhiệm vụ của Hồng quân đã hoàn thành, Bộ chỉ huy Đức phải điều quân sang phía đông.

        Lúc này đã xuất hiện một tình huống rất nguy hiểm, khi Hitle điều lực lượng dự bị theo kế hoạch do Tổng tham mưu trưởng quân Đức, tướng Guderianne khởi thảo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2019, 11:49:45 pm

        Các đơn vị của Giucốp tiến xa về phía trước đến hàng trăm km. Chúng ta hãy nhớ là Stalin đã cảnh báo Giucôp về điều này.

        Mặc dù vậy Giucốp cho rằng đã xuất hiện khả năng triển khai tấn công tiếp về hướng Berlin.

        Ngày 27 tháng 1 năm 1945, Stalin phê chuẩn đề nghị của Giucôp về trận tấn công vào Berlin từ vị trí sông Oderơ.

        Lúc này ở cụm quân “Vixla” quân Đức có 40 sư đoàn, nếu lực lượng này tấn công vào hậu phương của Giucốp thì thật là nguy hiểm. Trong những điều kiện như thế, Stalin đã bộc lộ tính quyết đoán, có đôi chút mạo hiểm, nhưng bước đi này đã được Stalin tính toán kỹ, Người vẫn thường nói: “Cần biết mạo hiểm, nhưng không nên liều lĩnh, mù quáng”.

        Stalin hiểu rằng: kết cục cuối cùng của chiến dịch sẽ phụ thuộc vào việc tiêu diệt quân Đức ở đông Pômerani, lúc đó sẽ cứu nguy được hậu phương của Giucốp. Stalin đã ra một quyết định không dễ dàng gì - Triển khai quân đoàn bộ binh vào hướng nguy hiểm nhất và trong một thời gian ngắn phải tiêu diệt cụm quân “Vixla” và sau đó, nhanh chóng quay sang hướng tiến về Berlin.

        Thật là không đơn giản khi thay đổi hướng tấn công của các đơn vị, nhưng cuối cùng các đơn vị của Giucốp và Rôcôxốpxki đã hoàn thành nhiệm vụ và tiêu diệt cụm quân “Vixla”, các trận chiến đã kéo dài hai tháng và kết thúc bằng thắng lợi của Hồng quân vào cuối tháng 3 năm 1945. Tư lệnh lực lượng quân Đức ở đây chính là tướng ss -  Himler.

        Mỗi một hình thức nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, sân khấu - đểu có cách riêng của mình để tạo nên các cảm hứng nghệ thuật: đó là sự thán phục về tài năng, thỏa mãn về nghệ thuật và cảm thụ các giá trị tư tưởng, văn hóa đối với những người thưởng thức.

        Thê còn nghệ thuật quân sự thì sao? Nếu đây đúng là nghệ thuật thì nó cũng phải có tác động về cảm xúc như vậy đối với mọi người, về mặt hình thức thì không hoàn toàn như vậy, liệu có thể cảm xúc gì về nghệ thuật khi các bên tham chiến chém giết lẫn nhau, nhưng tôi nhắc lại đây chỉ là ấn tượng ban đầu.

        Nghệ thuật quân sự có những khía cạnh lôi cuốn của nó, khác biệt so với các hình thức nghệ thuật khác. Chúng ta hãy lấy ngay ví dụ chiến dịch Vixla - Oderxki do Stalin và Giucốp tiến hành.

        Với các tướng lĩnh thì việc chỉ huy chiến trận cũng thể hiện cá tính, phong thái, bản sắc riêng trong hoạt động sáng tạo. Và nói chung, hghệ thuật quân sự cũng tạo nên những cảm xúc giống như ở các hình thức nghệ thuật khác - cũng có tác động tích cực và tiêu cực. Tất cả các yếu tố trên đều phải tính đến khi đánh giá về các vị tướng.

        Nhưng cũng có những cảm xúc mà chỉ có ở nghệ thuật quân sự mới tạo nên được! Đó chính là cảm xúc vào giờ phút chiến thắng, các tình cảm lẫn lộn khi thấy giờ khắc kết thúc chiến tranh đang đến gần, lòng tự hào về các chiến công, về các tướng lĩnh, cảm giác tự hào khi chiến thắng một kẻ thù đã gây ra bao nhiêu đau khổ, mất mát cho chúng ta. Và cuối cùng, cả các tình cảm cay đắng, đau khổ, cả tình cảm như sự “phục thù” trả thù cho những người đã khuất.

        Nghệ thuật quân sự, như chúng ta thấy, có tác động to lớn lên toàn thể nhân dân, làm nảy sinh lòng biết ơn, cảm xúc tự hào, lòng yêu nước, củng cố niềm tin vào chiến thắng của dân tộc trước kẻ xâm lược. Chúng ta hãy nhớ nhân dân đã đón chào, hoan hô Stalin và Giucốp như thế nào sau chiến thắng ở trận Moxcơva, trận Stalingrad, trận vòng cung Kurxcơ...

        Vâng, không phải chỉ một mình Stalin khởi thảo và triển khai các chiến dịch, các tướng lĩnh tài năng của chúng ta đã đóng góp rất nhiều công sức và trí tuệ để thực hiện các chiến dịch đó. Nhưng hầu như trong mọi chiến dịch, “cú hích” đầu tiên, tư tưởng chiến lược cũng như quyết tâm đã được chính Stalin thể hiện bằng các chỉ thị bằng miệng và các mệnh lệnh bằng văn bản của Người. Điều này không ai che giấu hay bóp méo được bằng bất kỳ hình thức tinh vi nào, dù rằng các phần tử chống đối Stalin đã tìm mọi cách để bôi nhọ hay lừa dối...

        Chúng ta hãy quay lại chiến dịch Vixla - Oderxki. Không phải chỉ có tôi, mà mỗi một chuyên gia quân sự nào đều thấy chiến dịch này là mẫu mực về ý đồ chiến dịch và tuyệt vời trong triển khai thực hiện.

        Trong chiến dịch này, Stalin trực tiếp chỉ huy một lúc năm phương diện quân! Chiến dịch diễn ra trên mặt trận rộng 500km, đẩy lùi quân Đức 500km, kéo dài 25 ngày, có 31 sư đoàn tham gia, tổng quân số 5 phương diện quân là 4,3 triệu người, tiêu diệt 60 sư đoàn quân Đức, giải phóng

        Ba Lan, quân ta đã tiến vào lãnh thổ Đức, tiến đến sông Oder và đến sát Berlin.

        Vào dịp kỷ niệm mười năm ngày chiến thắng (năm 1955), Cục lịch sử quân sự của Bộ Tổng tham mưu đã lấy ý kiến để đánh giá chiến dịch nào là tuyệt vời nhất trong suốt thời gian của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại? Các nhà lịch sử quân sự đã nghiên cứu các chiến dịch và kết luận chiến dịch Vixla - Oderxki là chiến dịch tuyệt vòi nhất về nghệ thuật chỉ huy.

        Chỉ có điều, lúc đó người ta đã không nói thẳng ra là chính Stalin là người đã chỉ huy trận chiến vĩ đại này - Vào thời điểm đó, Stalin đã mất và đã bắt đầu thời kỳ mà người ta bắt đầu quên và tìm cách bôi nhọ ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2019, 06:54:47 am

BÊN PHÍA QUÂN ĐỨC
(Giai đoạn chiến dịch Vixla - Oderxki)

        Tổng tham mưu trưởng quân Đức, tướng Guderianne ngay từ những ngày đầu đã hiểu rõ ý đồ tấn công của quân Nga. Về việc một chiến dịch tấn công thế nào đang được chuẩn bị thì ông ta đã hiểu khá rõ thông qua các công tác trinh sát và hỏi cung các tù binh Nga. Ông ta đã viết trong nhật ký rằng: Đến ngày 14 tháng 1 thì đã rõ kế hoạch của quân Nga...".

        Guderianne hiểu rằng hướng tấn công chính của quân Nga là ở Vacxava - Pôdơnan - Oder. Ông ta đã báo cáo và yêu cầu Hitle lúc đó đang ở mặt trận phía Tây hãy nhanh chóng trở về Berlin. Sau khi nghe Guderianne báo cáo Hitle đã ra lệnh chuyển sang phòng ngự trên tất cả các mặt trận tây và điều toàn bộ lực lượng dự bị có thể có từ mặt trận tây sang hướng đông nhưng Guderianne đã vô cùng bất ngờ khi Hitle điều quân đoàn 6 phía tây không phải là về hướng Berlin mà về hướng Hungari. Guderianne đã tìm mọi cách đế chứng minh sự không đúng đắn của quyết định này, nhưng Hitle không thay đổi quyết định của mình.

        Hitle nói:

        - Khu vực dầu mỏ ở Hungari và các nhà máy có ý nghĩa rất quan trọng... Nếu chúng ta không có dầu mỏ thì xe tăng không chạy được, máy bay không cất cánh được, anh cần phải đồng ý với lập luận này.

        Guderianne đề nghị Hitle thành lập một cụm tập đoàn quân mới ở khu vực giữa cụm quân “A” và cụm quân “Trung tâm” và điều Bộ tham mưu của tướng Baron Veikhxơ về hướng Ban Căng, nhưng Hitle đã không đồng ý và quyết định bổ nhiệm Thống chế SS - Himler là tư lệnh cụm tập đoàn quân này.

        Guderianne viết tiếp trong hồi ký về quyết định này:

        “Sai lầm này làm tôi rất hoảng sợ - tôi tìm mọi lý lẽ để cản Hitle, nhưng vô ích, vì Hitle khẳng định rằng Himler sẽ hoàn thành được nhiệm vụ. Có đội dự bị trong tay, ông ta sẽ nhanh chóng sử dụng nó, vì vậy ông ta sẽ bảo đảm tốt nhất cho mặt trận. Hitle chỉ thị Himler tự mình lựa chọn Bộ tham mưu. Đến ngày 27 tháng 1 thì các trận tấn công của quần Nga đã đạt đến một nhịp điệu rất lớn. Ngày tận thế đang đến gần”.

        Khi các đơn vị quân Nga tiến đến sông Oder, Guderianne đề nghị Hitle hãy từ bỏ ý định phòng thủ ở hướng Hungari và tập trung lực lượng từ vùng Pribantich để bắt đầu tấn công vào các đơn vị của Giucốp ở hai bên cạnh sườn với ý đồ chia cắt các lực lượng tiến về phía trước của Giucốp (chúng ta hãy nhớ chính Stalin đã lường trước việc này).

        Hitle không phản đối ý kiến này, nhưng không đồng ý dừng các hành động tác chiến ở Ban Căng mà điều các đơn vị ở Italia, Na Uy, Pribantich. Tướng Guderianne hiểu rằng đây là thời cơ cuối cùng nên đã cố gắng thuyết phục Hitler:

        - Ngài đừng cho rằng tôi cố tình thuyết phục Ngài từ bỏ Pribantich, chỉ đơn giản là tôi không thấy được khả năng nào có được lực lượng dự bị mà thiếu nó chúng ta không thể bảo vệ được Berlin. Tôi cố gắng chỉ là vì nước Đức.

        Hitle rất tức giận:

        - Sao anh lại có thể nói điều đó với tôi? Chả lẽ anh cho rằng tôi tiến hành chiến tranh không phải là vì nước Đức à? Cả cuộc đời tôi là cuộc đấu tranh vì nước Đức.

        Để làm giảm cơn tức giận của Hitle, Gơring đã nắm tay Guderianne và đưa sang phòng bên cạnh. Sau đó vài phút Hitle lại cho gọi Guderianne vào phòng. Không có cách nào khác, Guderianne đã lại đề nghị Hitle cho điều lực lượng về phòng thủ Berlin. Kịch bản tức giận của Hitle lại lặp lại.

        Tại phiên họp tiếp theo, Guderianne kiên quyết chứng minh với Hitle là cần phải tiến hành chiến dịch tấn công vào cạnh sườn của Giucốp. Cuộc nói chuyện diễn ra có mặt cả Himler, Tư lệnh quân đoàn xe tăng số 6 - tướng Deppa Đitrixt và Phó Tổng tham mưu trưởng - tướng Venka.

        Guderianne hiểu rằng thời gian đang trôi qua và sẽ đến lúc không ai nghe mình nữa, vì vậy đã nói:

        - Chúng ta không thể chờ đợi, khi chưa dùng hêt lít xăng và hòm đạn cuối cùng.

        Hitle nói chen vào:

        - Tôi cấm anh làm điều gì trái với cái mà tôi đang mong đợi.

        - Tôi không đem đến cho ngài điều gì trái ngược cả nhưng có điều chúng ta không có lý do gì để chờ đợi, khi mà chúng ta đang cạn dần mọi vật tư khí tài. Chúng ta còn có thể tấn công vào thời điểm thích hợp.

        - Tôi vừa nói với anh là tôi không thích nghe những lý lẽ của anh mà trái với điều tôi đang chờ đợi.

        - Tôi cũng vừa báo cáo ngài là tôi không biện minh gì với ngài cả. Đơn giản là tôi không muốn chờ đợi.

        - Tôi cấm anh thuyết phục tôi thêm nữa.

        - Tướng Venka cần nắm cương vị ở Bộ tham mưu của Himler, nếu không sẽ không có gì bảo đảm thành công trong các chiến dịch.

        - Himler có đủ khả năng.

        - Himler không có kinh nghiệm tác chiến, nếu không có tướng Venka thì không được.

        - Tôi cấm anh nói với tôi về việc Himler không có khả năng.

        Hitle rất tức giận, nắm chặt nắm đấm đứng ngay trước mặt tôi, ông ta hùng hổ đi từ góc phòng này sang góc khác, rồi lại dừng trước mặt tôi, ghé sát mặt tôi và nhìn trừng trừng với cặp mắt rực lửa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2019, 06:55:15 am

        Sau đó, Hitle lui vào góc lò sưởi một lúc, lát sau quay lại, Hitle nói với Himler:

        - Vậy Himler, tối nay tướng Venka sẽ đến Bộ tham mưu của anh và nắm quyển điều hành.

        Hitler ngồi xuông ghế, kéo Guderianne ngồi bên cạnh và nói:

        - Hãy báo cáo tiếp đi. Hôm nay, Bộ Tổng tham mưu đã thắng.

        Nhưng tướng Venka đã không đáp ứng được sự tin cậy của Guderianne, ngày 16 tháng 2 quân đoàn xe tăng số 3 đã tấn công vào cạnh sườn của Giucốp, ngày 17 tháng 2 Venka đến Bộ chỉ huy của Hitle để thông báo về thành công trong đợt tấn công. Nhưng do quá mệt mỏi vì cuộc chiến và chặng đường trở về, cùng việc báo cáo Hitle, khi Venka quay lại ô tô để trở về Stetin thì lái xe của ông ta đã xỉu đi vì quá mệt. Venka cho lái xe nghỉ và ông ta tự lái, nhưng sau đó vài phút, chính Venka đã quá mệt và ngủ gật, chiếc xe chở ông ta đã lao vào cầu và Venka bị thương nặng, phải vào bệnh viện. Guderianne buộc phải bổ nhiệm Krebsa vào chức vụ này.

        Do không nhận dược báo cáo đầy đủ, Guderianne đã đến tận Bộ tham mưu của cụm quân “Vixla”, ông đã hỏi tham mưu trưởng xem Himler đang ở đâu?

        - Ông ta bị ốm và đang ở trại điều dưỡng - Guderianne đã đến tận nơi và rất bất ngờ khi thấy Himler hoàn toàn không ốm gì đáng kể vậy mà bỏ quân đội để vào nhà điều dưỡng nằm - Guderianne đã nói thẳng với Himler là ông ta nắm quá nhiều chức vụ: Tư lệnh cảnh binh, Bộ trưởng Nội vụ quốc xã, Tư lệnh lực lượng dự bị, Tư lệnh cụm quân “Vixla”... Các chức vụ này đòi hỏi nhiều thời gian, cân não và sức khoẻ, có lẽ thất bại trên mặt trận đã làm Himler sợ. Guderianne nói thẳng:

        - Tôi cho rằng, ông nên từ bỏ chức vụ Tư lệnh cụm tập đoàn quân để làm các công việc khác.

        - Tôi không dám nói điều đó với Hitle.

        - Vậy để tôi nói với ông ta.

        Himler đồng ý. Ngay chiểu hôm đó, Guderianne thuyết phục Hitle thay Himler, Hitle đồng ý và thượng tướng Geiringsi đã được bổ nhiệm vào chức vụ này.

        Nhưng cuộc chiến tiếp theo cũng không thành công, Hitle phàn nàn về thất bại của tướng Bussd.

        Ngày 28 tháng 3, Guderianne đến báo cáo Hitle, có cả tướng Bussơ. Hitle yêu cầu báo cáo về tình hình chiến sự. Mới báo cáo được vài câu, Hitle đã ngắt lời và nói rằng: các anh lại đổ cho thiếu vũ khí, đạn dược.

        Guderianne lại cắt ngang:

        - Xin phép cắt lời ngài, hôm qua tôi đã báo cáo là tướng Bussơ không có lỗi trong thất bại này vì quân đoàn 9 đã tiêu hết cơ số đạn, họ đã chiến đấu dũng cảm, vì vậy tôi đề nghị không phê phán họ.

        Sau một lúc im lặng, Hitle nói:

        - Tôi đề nghị tất cả ra ngoài, trừ thượng tướng.

        Sau khi tất cả ra ngoài, Hitle nói:

        - Thượng tướng Guderianne, sức khỏe của anh nói lên rằng anh cần phải nghỉ phép sáu tuần.

        Guderianne bắt tay Hitle.

        - Tôi sẽ nghỉ phép - Nói xong Guderianne đi ra cửa.

        Tuy nhiên, khi Guderianne bước gần tới cửa thì Hitle gọi lại:

        - Xin hãy ở lại và báo cáo xong đã.

        Sau cuộc họp, trong phòng chỉ còn lại Guderianne, Keitent, Jodl và Burgdorph, Hitle nói:

        - Xin hãy nghĩ về việc phục hồi sức khỏe. Sau sáu tuần chắc là tình hình sẽ phức tạp hơn - Lúc đó tôi sẽ cần anh hơn, anh định nghỉ ở đâu?

        Keitent đề nghị:

        - Hãy đến Bad-Libensteint, ở đó rất tuyệt.

        - Ở đó quân Mỹ đã chiếm rồi, Guderianne tức giận.

        - Vậy hãy đến Garsơ - Keitent lại gợi ý.

        - Xin cám ơn nguyên soái, tôi sẽ tự lựa chọn vị trí mà quân Đồng minh chưa kịp chiếm trong 48 giờ tới.

        Bắt tay mọi người xong, Guderianne đã ròi phòng Hitle.

        Đến đây, binh nghiệp của một vi tướng giàu kinh nghiệm của quân Đức đã kết thúc. Sau đó, ông ta không hề tham gia vào chỉ huy quân đội nữa. Ngày 10 tháng 5, sau khi ký Hiệp ước đầu hàng, Guderianne đã đầu hàng quân Mỹ.

        Chiến dịch kết thúc chiến tranh - Chiến dịch Berlin đã đến gần.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2019, 06:57:49 am

TRƯỚC NGƯỠNG CỬA CỦA CHIẾN THẮNG

        Stalin được báo cáo rằng: lợi dụng việc quân Đức bị rút hết sang mặt trận phía đông chống lại quân Nga, các nước

        Đồng minh đã quyết định chiếm Berlin trước, bất chấp theo nghị quyết Hội nghị Yanta thì Berlin sẽ do quân Nga chiếm đóng.

        Hãy xem Churchill viết cho Roosevelt:

        ... “Quân Nga, không nghi ngờ gì sẽ chiếm Áo và tiến vào thành Viên. Nếu họ chiếm nốt Berlin, thì họ sẽ tạo được vị thế quá lớn và tạo nên ấn tượng là họ đóng vai trò rất lớn trong thắng lợi chung. Và điều đó chắc sẽ tạo cho chúng ta rất nhiều khó khăn trong tương lai. Vì vậy, tôi cho rằng, từ quan điểm lợi ích chính trị, chúng ta cần phải nhanh chóng tiến vào Đức, làm sao càng nhiều càng tốt về phía đông. Nếu như Berlin ở trong tầm tay thì chúng ta phải chiếm lấy nó. Đó là điều khôn khéo từ góc độ quân sự”.

        Stalin lập tức quyết định điều các đơn vị của hai phương diện quân Bêlôrutsia 1 (do Giucốp chỉ huy) và phương diện quân Ucraina 1 (do Cônhép chỉ huy) về hướng Berlin. Ông yêu cầu Bộ Tổng tham mưu xây dựng ngay kế hoạch chiến lược theo đúng ý tưởng của ông.

        Chúng ta ghi nhớ rằng, khi quyết định như vậy, Stalin đã lập tức cho gọi Giucốp.

        Trong hồi ký của mình, nguyên soái đã viết: “Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1944 Tổng tư lệnh Stalin đã giao cho tôi nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cho chiến dịch kết thúc chiến tranh, đặc biệt là chiến dịch Berlin”.

        Giucốp là Phó Tổng tư lệnh và lại do Stalin đích thân giao nhiệm vụ cùng Bộ Tổng tham mưu khởi thảo kế hoạch này.

        Ngày 7 tháng 3, Stalin lại một lần nữa cho gọi Giucốp. Họ gặp nhau tại biệt thự của Stalin. Tổng tư lệnh kể cho

        Giucốp nghe về Hội nghị Yanta - nhưng lý do chính mà ông cho gọi Giucôp lại là vấn đề khác:

        - Anh hãy đến ngay Bộ Tổng tham mưu và cùng Antônốp tính toán cho kế hoạch chiến dịch Berlin, để ngày mai, 13 giờ chúng ta sẽ gặp nhau ở đây.

        Chúng tôi một lần nữa xem lại các tính toán cơ bản của chiến dịch Berlin mà trong đó sẽ có ba phương diện quân tham gia.

        Sáng hôm sau, Tổng tư lệnh điện thoại cho Antônốp và hẹn gặp vào lúc 20 giờ. Sau khi nghe Antônổp báo cáo, Tổng tư lệnh thông qua mọi kiến nghị và chỉ thị cho các phương diện quân về công việc chuẩn bị cho chiến dịch quyết định ở Berlin. Trong cả tháng ba, Bộ Tổng tham mưu và các tư lệnh phương diện quân đã xây dựng các vấn đề cơ bản của kế hoạch để Tổng tư lệnh thông qua.

        Buổi tối hôm đó, Stalin cho gọi tôi đến phòng ông ở điện Kremli, lúc đó ông chỉ có một mình, cuộc họp Hội đồng quốc phòng vừa kết thúc.

        Lặng lẽ bắt tay; ông như tiếp tục câu chuyện:

        - Quân Đức ở mặt trận phía tây hoàn toàn bị phá vỡ, và rõ ràng là quân Đức không muốn làm gì để ngăn cản bước tiến của Đồng minh. Trong khi đó chúng tăng cường lực lượng ở các mặt trận chống lại chúng ta. Đây là bản đồ, anh hãy xem kỹ tình hình mặt trận và các vị trí cuối cùng của các đơn vị quân Đức.

        Rít một hơi. thuốc dài, Tổng tư lệnh nói tiếp:

        - Tôi cho rằng, tình hình sẽ là nghiêm trọng - Sau đó, ông hỏi tôi về việc đánh giá quân địch ở mặt trận trên bản đồ - Ông hỏi:

        - Bao giờ thì quân ta bắt đầu tấn công?

        Tôi báo cáo:

        - Phương diện quân Bêlôrutsia 1 có thể bắt đầu tấn công không muộn hơn hai tuần nữa. Còn phương diện quân Ucraina 1 có lẽ cũng sẽ tấn công vào cùng thời điểm này. Còn phương diện quân Bêlôrutsia 2 có lẽ không thể bắt đầu tấn công từ hướng Oder cùng với hai phương diện quân kia.

        - Làm sao được - Stalin nói - Phải bắt đầu chiến dịch mà không chờ phương diện quân Rôcôxốpxki, nếu anh ta chậm vài ngày cũng không sao.

        Ông gọi điện và yêu cầu Antônốp có mặt ngay. Sau 15 phút, Antônốp đã có mặt tại phòng của Tổng tư lệnh và báo cáo về tình hình ở mặt trận của phương diện quân Vaxilepxki và Bêlôrutsia 3.

        Ngày 1 tháng 4, Cônhép có mặt ở Đại bản doanh theo lệnh của Stalin (lúc đó kế hoạch chiến dịch đã khởi thảo xong), nhưng sau này ông ta lại viết rằng ông đã tham gia từ ngày đầu khởi thảo kế hoạch chiến dịch Berlin. Nếu như Cônhép không biết gì về cuộc nói chuyện của Giucốp với Stalin với cương vị là Phó Tổng tư lệnh để xây dựng kế hoạch chiến dịch Berlin, thì còn có thể hiểu được, nhưng không may cho ông, Hồi ký của ông ta ra đời năm 1972, trong khi Hồi ký của Giucốp xuất bản từ năm 1969. Và tất nhiên ông đã đọc về quá trình chuẩn bị kế hoạch chiến dịch Berlin!

        Vậy ta phải giải thích thái độ của Cônhép thế nào? Có thể lý giải vì ông ta không ưa bài báo của tờ “Sự thật” bôi nhọ Giucốp sau Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1957. Sự không hài lòng cá nhân của ông với Giucốp (người có thể nói đã nhiều lần cứu Cônhép không bị xử bắn) và tính toán cá nhân của ông đã bất chấp sự thật lịch sử, và điều đó không đem lại cho ông sự kính trọng. Nhưng tôi không vì thế mà hạ thấp các công trạng trong lĩnh vực quân sự của ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2019, 10:25:36 pm

        Chỉ đơn giản là qua ví dụ này, tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh rằng - Mọi đánh giá về Stalin sau khi ông qua đời và về Giucốp sau năm 1957 phụ thuộc rất nhiều vào lương tâm và sự khách quan của bản thân các tác giả.

        Stalin rất quan tâm theo dõi bước tiến của phương diện quân Ucraina 1, khi nó tiến nhanh hơn các phương diện quân bạn và nhanh chóng tiến về Berlin. Stalin quyết định kích thích lòng tự trọng của Giucốp và Cônhép, tạo cho họ ý tưởng thi đua với nhau trên đường tiến về Berlin.

        Cả hai bên đểu chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng. Quân Đức tập trung ở hướng Berlin tất cả lực lượng còn lại, trong đó gồm 48 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn xe tăng, 10 sư đoàn cơ giới và nhiều đơn vị độc lập khác. Các đơn vị này tập họp trong hai cụm quân: “Vixla” và cụm quân “Trung tâm” - với tổng số trên 1 triệu quân, 1.500 xe tăng, 3.300 máy bay. Chỉ huy trưởng phòng ngự Berlin được giao cho trung tướng Reiman. Còn người bạn gần gũi nhất của Hitle là Gơbbels được bổ nhiệm là người thống lĩnh về tư tưởng.

        Ngày 9 tháng 3 năm 1945, tướng Reiman ra mệnh lệnh về tổ chức phòng ngự thủ đô của Đế chế Đức. Gơbbels thậm chí đã cho thành lập các tiểu đoàn nữ binh... Hắn cho rằng tình hình với Berlin bây giờ rất giống tình hình của Hồng quân năm 1941, khi quân Đức tiến sát đến Moxcơva. Hắn quyết định sử dụng các kinh nghiệm phòng thủ và cho gọi một trong các nhân vật “phòng thủ Moxcơva” là tướng Vlaxốp đến. Sau một lúc thảo luận, Gơbbels hỏi và Vlaxốp đã đưa ra lời khuyên.

        Sau này, Gơbbels kể lại về cuộc nói chuyện với Vlaxốp cho Hitle nghe, Hitle nói:

        - Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là trong mọi tình huống phải đứng vững. Sự khủng hoảng trong nội bộ quân địch tuy có tăng hơn nhưng vấn đề là nó có đủ để giữ chân quân địch cho đến khi chúng ta vẫn đứng vững không?

        Trong thời kỳ chiến dịch Moxcơva, Hitle và cả Gơbbels đánh giá không cao các tướng lĩnh Xô Viết, cho rằng họ không có tài, rằng chiến tranh sẽ nhanh chóng kết thúc và các tướng lĩnh này sẽ nhanh chóng bị thua... Còn bây giờ, khi chuẩn bị phòng thủ Berlin, Gơbbels đã phải nghiên cứu các tài liệu về các tướng lĩnh Xô Viết và rút ra các kết luận như sau:

        “Bộ Tổng tham mưu có chuyển cho tôi hồ sơ lý lịch và chân dung các tướng lĩnh Xô Viết... Các nguyên soái và tướng lĩnh của họ đểu trẻ khoảng dưới 50 tuổi... Với kinh nghiệm hoạt động chính trị và cách mạng, niềm tin Bônsêvich và nhiệt tình cách mạng... Nói ngắn gọn, cần đi đến kết luận không thú vị gì là Bộ chỉ huy quân sự Xô Viêt được tập họp từ những nhân vật ưu tú hơn các tướng lĩnh của chúng ta”.

        Như vậy, Gơbbels đã có đánh giá khách quan về các tướng lĩnh Xô Viết. Thời kỳ bắt đầu chiến tranh ông ta chưa có đánh giá này. Còn bây giờ thì ông ta lại đánh giá rất cao, vì Hồng quân đã tiến đến sát chân tường Berlin.

        Gơbbels hiểu rằng, cần phải giữ vững tinh thần cho Hitle, vì vậy thường sử dụng hình tượng “Phridrich vĩ đại” - nhân vật lịch sử được yêu thích của Hitle, để trấn an Hitle Gơbbels đặc biệt nhắc nhở Hitle về những thời khắc gay cấn nhất trong cuộc đời của “Phridrich vĩ đại”, khi do các thất bại cay đắng đã dự định tự vẫn. Lúc đó, một cận thần đã nói với ông: “Ông hãy chờ thêm một thời gian, những ngày tháng thất bại sẽ lùi về sau. Mặt trời sẽ ló ra khỏi đám mây và chiếu sáng cuộc đời ông”. Và điều tiên đoán đó đã thành hiện thực - Nữ hoàng Elidabet của Nga bất ngờ qua đời và điều đó đã cứu Phridrich thoát khỏi kết cục thảm bại trong cuộc chiến tranh bảy năm. Khi kể cho Hitle nghe điển tích này, Gơbbels muốn nhấn mạnh niềm tin của mình vào một cái gì đó bất ngờ có thể sẽ xảy ra, bản thân Hitle mong muốn điều bất ngờ đó là việc các Đồng minh sẽ xâu xé nhau và điều đó sẽ cứu nước Đức.

        Cần phải nhắc lại một sự trùng hợp: chính là sau cuộc nói chuyện của Gơbbels và Hitle một vài ngày đã xảy ra một sự bất ngờ lịch sử. Hôm đó, Gơbbels đầy phấn khởi và rạng rỡ chạy vào phòng Hitle và hét lên:

        - Thưa Phurer! Xin chúc mừng ngài. Sự “kỳ diệu” đã xảy ra! Tổng thống Roosevelt đã qua đời!


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2019, 09:32:23 pm

        Không khí trong Bộ Tổng tham mưu Đức như ngày hội. Mọi người uống sampanh, chúc mừng Hitle vì chính ông ta đã tiên đoán rằng cái chết của Roosevelt sẽ là bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến. Hitle lập tức điện thoại cho các tư lệnh mặt trận và thông báo tin vui cho quân sĩ để cổ vũ tinh thần họ trong cuộc chiến.

        Niềm vui của Hitle không phải là không có cơ sở, vì việc Truman lên nắm chính quyền chắc chắn sẽ thay đổi quan điểm về kết thúc chiến tranh. Ở Đức đã từng lưu truyền câu nói của Truman từ tháng 6 năm 1941: “Nếu chúng ta thấy nước Đức chiến thắng thì chúng ta sẽ phải giúp nước Nga, còn nếu nước Nga sẽ chiến thắng thì chúng ta phải giúp nước Đức, và như vậy, hãy cứ để họ đánh nhau nhiều hơn nữa...”.

        Một ngày sau khi an táng Roosevelt, Truman đã triệu tập phiên họp với sự có mặt của các nhà quân sự, các nhà tư bản tài chính. Truman nói rằng cần thay đổi đường lối của Roosevelt và tìm một cách thỏa hiệp nào đó để cứu nước Đức. Ông ta đặc biệt đưa ra lý lẽ về việc nếu Liên Xô giành chiến thắng thì sẽ biến châu Âu thành một lục địa Cộng sản. Truman tuyên bố: “Người Nga sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh các vị trí, và khi đó, Mỹ sẽ phải nắm lấy vai trò lãnh đạo phong trào thế giới theo con đường của nó phải đi”. Tuy nhiên, các biện pháp tức thời để thực hiện đường lối mới này, Truman không kịp thực hiện, về điều này, nhà lịch sử Mỹ - Đ. Tolland đã viết: “Thậm chí, nếu Truman có ý định chống lại nước Nga một cách quyết liệt thì điều đó cũng là vô cùng khó khăn. Đại đa số người dân Mỹ ủng hộ đường lối của Roosevelt là hữu nghị với nước Nga”. Nước Mỹ đóng một vai trò nào đó trong cách họ giải quyết chiến tranh một cách không bình thường với Nhật. Theo thỏa thuận ở Hội nghị Yanta, Nga sẽ tuyên chiến với Nhật sau khi tiêu diệt phát xít Đức. Và để giữ không bị mất sức mạnh thực tế của Đồng minh Nga của mình, Truman đành phải giữ cái thái độ thù hằn này với Liên Xô trong lòng.

        Như vậy là thời khắc quyết định của cuộc chiến đã đến. Tối ngày 16 tháng 4, nguyên soái Giucốp đến trạm quan sát tiền phương của Tư lệnh quân đoàn cận vệ số 8, tướng Chuicốp, từ đó ông có thể chỉ huy các đơn vị. Trên đường ông ghé vào chỗ tư lệnh quân đoàn xe tăng số 1 - Tướng Katucốp và một lần nữa khẳng định tình trạng sẵn sàng cao của quân đoàn để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó ông ghé vào Bộ tư lệnh quân đoàn xe tăng cận vệ số 2 của tướng Boocđanôp và cả ở đây mọi thứ đểu sẵn sàng - Những phút cuối cùng, như hồi tưởng của Giucốp đã diễn ra rất yên tĩnh và hồi hộp. Mọi người đã cùng uống trà để giữ bình tĩnh nhưng trong lòng họ rất hồi hộp...

        Lúc 5 giờ sáng, khi mặt trời vừa ló lên, trong một khoảnh khắc các giàn hỏa lực đồng loạt phát hỏa: đợt hỏa lực pháo chuẩn bị đã bắt đầu, chỉ sau đó ít phút, sau các màn khói còn bốc lên, các phi đoàn không quân ào ạt bay tới - Chỉ trong vòng 30 phút trên các trận địa quân Đức đã phủ đầy các loạt đạn pháo hỏa lực (theo tính toán số đạn này phải chở trong 2.450 toa tàu). Tổng cộng đã bắn 1.236 ngàn loạt pháo. Có nghĩa là trung bình cứ một vị trí phòng thủ ở Berlin lại bị một trái đạn pháo.

        Giucốp khi quan sát đợt pháo chuẩn bị và không phát hiện một phản ứng nào từ phía quân Đức đã quyết định rút ngắn thời gian bắn pháo chuẩn bị đi 30 phút. Sau khi làn pháo chuyển sâu vào hậu phương quân Đức thì các đơn vị bộ binh và xe tăng bắt đầu tấn công - Đúng lúc này 140 bộ đèn chiếu đặt cách nhau 2m đồng loạt chiếu về phía quân Đức. Giucốp đã tính đến sự xuất hiện bất ngờ của biển ánh sáng này, không những khủng bố tinh thần quân địch mà còn chiếu sáng đường cho quân ta tiến lên. Quan trọng nhất là nó tác động mạnh lên tâm lý của quân địch, làm chúng không hiểu là đã xuất hiện một loại vũ khí mới khủng khiếp nào đó của quân Nga, khiến chúng vô cùng hoảng loạn. Giucốp quyết định sử dụng các đèn pha này chính là áp dụng kinh nghiệm của mình trong chiến dịch Khan-khin- gon. Lúc ấy chính xe tăng của quân Nhật đã tiến vào với các dàn đèn pha chiếu sáng rực và cả đèn chiếu từ trên tháp pháo. Lúc ấy, tính bất ngờ và không hiểu về loại vũ khí gì mới đã làm cho quân ta rất lúng túng. Hồng quân lúc đó đã hoảng loạn và rút chạy. Sau đó chính Giucốp đã cứu nguy tình thế bằng cách tung vào trận chiến các binh đoàn xe tăng. Nhưng ấn tượng về tâm lý do quân Nhật tạo ra lúc ấy đã được Giucốp nhớ lại và quyết định sử dụng trong chiến dịch này để chống lại chính Đồng minh của Nhật, điều đó đồng thời làm giảm tổn thất của quân ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:18:22 am

        Tuy nhiên, động tác sử dụng đèn pha này của Giucốp được các chuyên gia quân sự đánh giá khác nhau. Một số cho rằng chúng đã áp đảo tinh thần quân địch, một số khác lại cho rằng, với liều lượng ánh sáng như vậy chưa đủ để áp đảo tinh thần quân địch, vì rằng lúc đó, sau loạt pháo dọn đường, khói bụi mù mịt rất tối, vì vậy lượng ánh sáng này không xuyên qua được để gây hiệu quả tâm lý đối với quân địch. Bản thân Giucốp nhớ lại: “Hơn 100 tỷ KW chiếu sáng toàn bộ chiến trường, làm lóa mắt quân địch nhưng lại chiếu sáng các mục tiêu tấn công cho các đơn vị xe tăng và bộ binh của ta. Quang cảnh chiến trường lúc đó thật là hùng vĩ và có lẽ suốt cả cuộc đời mình, tôi chưa từng thấy một cảnh tượng nào tương tự”.

        Sau các loạt pháo dọn đường, bộ binh và xe tăng của ta chiếm các vị trí tuyến đầu của địch. Tuy nhiên, các đơn vị của chúng ta đã rất ngạc nhiên vì hầu như có rất ít xác của lính địch. Dưòng như quân địch đã biết trước thời điểm tấn công của quân ta nên đã lùi sâu về phía sau. Điều này là bất ngờ và bất lợi đối với Giucốp, vì như vậy các đơn vị tiến về phía trước sẽ vấp phải sức kháng cự lớn của quân địch.

        Giucốp linh cảm thấy ý định của mình có thể bị phá sản, không đạt được tốc độ tấn công về hướng Berlin. Tuy vậy, Giucốp biết rằng trong tay mình có đủ lực lượng để bẻ gãy bất kỳ sự kháng cự nào, ông đã điều hai quân đoàn xe tăng ngay từ ngày đầu của chiến dịch. Khi quyết định như vậy, Giucốp chấp nhận một sự mạo hiểm khi sẽ chịu trách nhiệm nếu như các đơn vị xe tăng bị tổn thất quá nhiều khi phải hoạt động trong điều kiện các trận địa phòng ngự của địch chưa bị trấn áp.

        Hơn thế nữa, ông đã quyết định đưa hai quân đoàn xe tăng vào trận mà chưa báo cáo Tổng tư lệnh, vì cho rằng nếu có báo cáo chắc Stalin sẽ không cho phép - Mà Giucốp lại không muốn tụt hậu so với các đơn vị của Cônhép.

        Vào lúc ba giờ chiều, Giucốp báo cáo Stalin:

        - Tuyến phòng ngự thứ nhất và thứ hai của quân Đức đã bị phá vỡ, các đơn vị của phương diện quân đã tiến về phía trước được 6km, nhưng vấp phải sự kháng cự quyết liệt ở khu vực cao điểm Deelopxki, nơi có lẽ là các trận địa phòng ngự chính của địch. Để tăng sức tấn công, tôi đã quyết định tung hai quân đoàn xe tăng vào trận, tôi cho rằng vào rạng sáng mai tuyến phòng ngự của địch sẽ bị chọc thủng.

        Sau khi nghe báo cáo, Stalin bình tĩnh nói:

        - Trận tuyến phòng ngự của địch ở hướng Cônhép có vẻ là yếu hơn. Ông ta đã vượt qua sông Neixe và đang tiến về phía trước mà hầu như không vấp phải sức kháng cự nào. Hãy dùng không quân yểm trợ cho các đơn vị xe tăng. Tối nay hãy gọi điện cho tôi.

        Dễ dàng hiểu rằng, lúc này Stalin đã rất khéo léo “kích” lòng tự trọng của Giucốp khi nói về bước tiến của Cônhép.

        Các trận chiến tiếp theo ở Deelopxki không đạt kết quả, hai quân đoàn xe tăng tung vào sớm, không theo kế hoạch vạch ra từ trước đã tạo nên tình huống phối hợp rất kém với các đơn vị bộ binh.

        Buổi tối, Giucốp báo cáo Stalin về tình hình chiến sự. Tuy cao điểm chưa chiếm được, nhưng Giucốp hứa sẽ chiếm được vào chiều hôm sau.

        Lần này thì Stalin không giữ được bình tĩnh:

        - Anh đã tung một cách vô ích quân đoàn xe tăng số 1 vào khu vực không theo kế hoạch của Đại bản doanh. Anh có tin là ngày mai chiếm được cao điểm Deelopxki không?

        Giucốp cố gắng trả lời một cách tự tin:

        - Ngày mai, ngày 17 tháng 4, lúc rạng sáng chúng tôi sẽ chiếm được phòng tuyến Deelopxki - Tôi cho rằng, quân địch càng ném nhiều quân vào hướng của tôi thì chúng ta càng nhanh chóng chiếm được Berlin. Vì rằng, quân địch sẽ dễ dàng bị tiêu diệt trên cánh đồng hơn là tiêu diệt chúng trong thành phố.

        - Chúng tôi sẽ ra lệnh cho Cônhép tung quân đoàn xe tăng của Rưbancô từ phía nam, còn Rôcôxốpxki thì tấn công vào Berlin từ phía bắc...

        Stalin không nói thêm gì với Giucốp, cũng không giao thêm nhiệm vụ gì, chỉ nói ngắn gọn: “Tạm biệt” rồi gác máy.

        Cônhép điện thoại cho Stalin và báo cáo về tình hình chiến sự. Stalin cắt ngang:

        - Hướng của Giucốp có khó khăn, đến bây giờ vẫn chưa mở được đột phá khẩu.

        Sau câu đó, Stalin yên lặng. Cônhép cũng yên lặng và chờ đợi xem Stalin sẽ nói gì tiếp. Đột nhiên, Stalin hỏi:

        - Liệu có thể đưa các đơn vị phía trước của Giucốp tiến qua cửa mở của anh được không?

        Cônhép nói ý kiến của mình:

        - Thưa đồng chí Stalin, điều này đòi hỏi rất nhiều thời gian và gây ra phức tạp. Chỗ chúng tôi mọi việc diễn ra rất thuận lợi, lực lượng cũng đầy đủ và chúng tôi đang chuyển 2 quân đoàn xe tăng về hướng Berlin - Cônhép nói rõ hướng tiến qua Soxxen, cách Berlin 25km về hướng nam.

        - Bản đồ của anh là tỷ lệ bao nhiêu? - Stalin hỏi.

        - Bản đồ 1/200.000, thưa đồng chí!

        Sau một lúc im lặng, Stalin nói:

        - Rất tốt, anh có biết là Bộ tham mưu của Đức đóng ở thành phố Soxxen không?

        - Vâng, tôi biết.

        - Rất tốt - Stalin nhắc lại - Tôi đồng ý. Hãy chuyển hướng các quân đoàn xe tăng về Berlin.

        Trong tình hình lúc đó, quyết định của Stalin là duy nhất đúng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:22:12 am

TẠI SÀO HUYỆT CỦA CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT

        Các bước tiến bị chậm của Hồng quân ngày 16, 17 tháng 4 làm Hitle rất vui. Hitle tuyên bố đã chặn đứng bước tiến của quân Nga và gửi điện cho các đơn vị quân Đức, trong đó nhấn mạnh chiến thắng của quân Đức trong những ngày đầu và cho rằng đó sẽ là bước chuyển biến quan trọng.

        Hitle tìm mọi cách để không chỉ gây mâu thuẫn cho các Đồng minh, mà còn để sẽ ký riêng rẽ với Anh và Mỹ các Hiệp định hòa bình. Ngày 18 tháng 4, Vonph trở về Bộ Tổng tham mưu để báo cáo kết quả đàm phán với Dulles - Hitle đánh giá cao Vonph và phong ngay quân hàm cao nhất của lực lượng ss cho ông ta. Vonph lại được giao nhiệm vụ tiếp tục đàm phán, tiếp xúc và làm sao nhanh chóng đạt được thỏa ước với Bộ tư lệnh Anh - Mỹ.

        Vonph đã gặp Dulles tại Ý, và tiếp tục đàm phán về hiệp định hòa bình riêng rẽ, kể cả thời kỳ hậu chiến. Mặc dù đã có chỉ thị của chính phủ về việc dừng đàm phán riêng rẽ với Đức vì Bộ chỉ huy Xô Viết đã biết việc này, nhưng Dulles vẫn tiếp tục tiếp xúc với Đức.

        Quân Đức trên thực tế đã dừng hành động tác chiến ở phía Tây. Churchill và Truman đã hối thúc Eisenhower và Montgomery để họ làm sao thật nhanh tiến về phía đông và chiếm càng nhiều hơn lãnh thổ Đức càng tốt. Đặc biệt vội vã là Churchill. Ông ta làm mọi cách để quân Đồng minh tiến vào Berlin trước quân Nga.

        Trong khi đó, mặt trận phía đông diễn ra rất ác liệt. Đặc biệt là ở cao điểm Deelopxki, cuối cùng thì Giucôp cũng vượt qua được tuyến phòng thủ này.

        Ngày 18 tháng 4, cao điểm Deelopxki đã bị chiếm. Quân Đức ném tất cả lực lượng dự bị vào đây để chiếm lại nhưng các đơn vị của ta có ưu thế về pháo binh và quân số đã bẻ gãy sức phòng thủ của địch.

        Ngày 19 tháng 4, tất cả các tuyến phòng ngự đã bị phá vỡ. Các đơn vị của Giucốp tiến vào Berlin từ hướng bắc, và đúng như Giucốp đã nói, các đơn vị chủ yếu của Đức đã bị tiêu diệt từ ngoài chiến trường.

        Tiếp theo, tôi sẽ mô tả các sự kiện diễn ra về phía quân Đức. Những sự kiện này đã nổi tiếng khắp thế giới và đã được nhiều sách vở, báo chí nhắc đến, nhưng đa số các sự kiện này thường được mô tả theo “các thông tin nóng”, nhiều điều còn chưa công bố, nhiều dư luận, giả thiết khác nhau. Tôi sẽ mô tả các sự kiện cuối cùng này trong Bộ chỉ huy Đức với các cứ liệu đã được làm rõ, bổ sung mà có thể nhiều người chưa biết.

        Ngày 20 tháng 4, Hitle tổ chức lễ sinh nhật. Trước kia, ngày này thường được tổ chức rất long trọng với nhiều nghi lễ và duyệt binh. Không chỉ Berlin mà ở tất cả các thành phố đều được trang hoàng cờ, biểu ngữ, còn radio thì oang oang nói về các chiến công của Hitle. Lần này thì Hitle nhận lời chúc mừng trong căn phòng chật chội ở ngầm dưới đất. Lúc đó, chỉ có mặt các chiến hữu thân cận nhất để chúc mừng Hitle. Trong đó có Gơring, Himller, Boocman, Gơbbels, Ribbentrốp và một vài sĩ quan thân cận.

        Lúc này sức khỏe của Hitle đã rất yếu: chân tay run lẩy bẩy. Hitle đứng với cặp mắt vô hồn nhận lời chúc mừng rất nhỏ của mọi người.

        Lãnh tụ tổ chức “Thanh niên Hitle” Akman chúc mừng Hitle và đề nghị Hitle lên khỏi hầm ngầm nơi có hai hàng thiếu niên 15-16 tuổi, trang bị vũ khí cầm tay đang đứng chờ chúc mừng Hitle. Đây chính là lần xuất hiện cuối cùng của Hitle trên mặt đất. Ông im lặng đi dọc theo hàng quân của thiếu niên, đặt tay lên vai một vài người để khích lệ. Các thiếu niên vẫn còn rất thán phục vinh quang và uy tín của Hitle, rất cảm động nhìn theo lãnh tụ của mình.

        Trong ngày sinh nhật của mình, Hitle còn nhận được món quà không mong muốn rất đau xót. Tướng Heinrich báo cáo rằng tuyến phòng ngự ở cao điểm Deelopxki đã hoàn toàn bị phá vỡ và các đơn vị Hồng quân đang tiến vào Berlin. Tổng tham mưu trưởng Krebxơ báo cáo rằng phương diện quân Bêlôrutsia 2 đã chuyển sang tấn công từ hướng đông - bắc. Tướng Jold thì báo cáo là xe tăng của Cônhép đã tiến vào khu vực Soxxen, nơi Bộ Tổng tham mưu Đức đang đóng - Jold còn không muốn làm Hitle tuyệt vọng khi không báo cáo rằng quân Đức bỏ chạy quá nhanh, vì vậy không kịp phá hủy các cơ sở của Bộ Tổng tham mưu.

        Sau phần chúc mừng là hội nghị lãnh đạo cấp cao. Đây là lần cuối cùng có mặt đủ các nhân vật chủ chốt như Gơring, Himller, Ribbentrốp và các lãnh tụ phát xít cấp cao khác - Một câu hỏi duy nhất được đặt ra là phải làm gì tiếp theo? Đa số đều hiểu rằng: số phận của Berlin đã được định đoạt, thủ đô không thể giữ được, cần phải thành lập Bộ chỉ huy ở đâu đó ngoài Berlin. Chỉ riêng Gơbbels là ngoan cố yêu cầu tử thủ Berlin đến cùng và cho rằng tiếp xúc với liên quân Anh - Mỹ sẽ là hy vọng cuối cùng. Sau khi tranh luận hồi lâu, Hitle quyết định chia Bộ chỉ huy thành ba phần: Hitle, Gơbbels và Boocman sẽ ở lại Berlin, cùng với họ là Bộ tham mưu và một phần Bộ Tổng tham mưu, lục quân. Bộ phận thứ hai sẽ được thành lập ở vùng Bayaria và Áo với tên gọi “pháo đài Anpơ”, tư lệnh sẽ là tướng Keixentring, ngoài nhiệm vụ chiến đấu nó còn được giao nhiệm vụ phối hợp với Vonph và bằng mọi cách đàm phán với liên quân Anh - Mỹ. Bộ phận thứ ba do đô đốc Denitx chỉ huy đóng ở phía bắc nước Đức.

        Sau lễ sinh nhật, mọi người vội vàng ra xe phân tán ra khỏi Berlin.

        Quà sinh nhật cuối cùng và rất có sức nặng nhân ngày sinh nhật Hitle chính là loạt pháo của Stalin.

        Đó chính là đợt oanh kích đầu tiên của pháo binh Nga vào khu vực thủ phủ hành chính của Đế chế quốc xã. Hitle điện thoại cho Tư lệnh không quân và yêu cầu sử dụng không quân tiêu diệt các trận địa pháo của quân Nga.

        Nhưng Tư lệnh Bộ tham mưu - tướng Koller, thậm chí không dám báo cáo Hitle rằng đây hoàn toàn không phải là pháo tầm xa mà chính là pháo đã kể sát chân thành Berlin.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:24:50 am

        CHIẾM THÀNH BERLIN

        Ngày 21 tháng 4, các đơn vị quân đội Xô Viết tiến vào Berlin từ hướng đông bắc, còn các đơn vị xe tăng thì tiến vào từ hướng tây, ở hướng nam, các đơn vị xe tăng tiến vào thành phố và vòng về phía tây. Như vậy, đã khóa chặt vòng vây khép kín phía tây Berlin. Các đơn vị tỏa vào các khu phố, các ngã tư, các góc phố và trận chiến diễn ra trên từng ngôi nhà, từng tầng hầm.

        Các vị chỉ huy không nhìn thấy các đơn vị của mình, các tuyến mặt trận như khái niệm thông thường không tồn tại.

        Nhưng dù là các trận đánh diễn ra ở bất kỳ đâu thì Stalin, Giucốp và Cônhép vẫn cảm nhận được tính chất ác liệt, biết rõ được ở đâu trận chiến đang tiến về phía trước, ở đâu đang gặp khó khăn. Các vị nguyên soái thông qua đường dây liên lạc và điện đài vẫn liên lạc được với các đơn vị đang tiến về phía trước. Họ vẫn nói chuyện với các vị chỉ huy cấp dưới, vẫn nghe thấy giọng nói kiên nghị, tự tin của Stalin. Dường như Stalin ở bên cạnh họ khắp mọi nơi, với người này thì ông động viên, với số khác thì ông đôn đốc, số thì ông quở mắng. Như người ta thường nói - mỗi người một vẻ, ai làm tốt thì được khen thưởng.

        Trong hầm ngầm của Hitle, Bộ tham mưu Đức tìm mọi cách để cứu vãn Berlin, điều các đơn vị ở gần về phòng ngự Berlin, tập trung các đơn vị còn lại để phá vỡ vòng vây. Sáng ngày 21 tháng 4, Tư lệnh cụm quân “Trung tâm” -  tướng Sernher được gọi về Bộ chỉ huy. Ông ta là vị tướng rất mẫn cán, nghiêm khắc, thậm chí binh sĩ Đức gọi ông ta là “cục thịt” vì tính độc đoán, lạnh lùng với cấp dưới.

        Hitler ra lệnh cho Sernher đưa quân về bảo vệ Berlin, thậm chí Hitle đã phong quân hàm nguyên soái cho Sernher và tập trung tất cả sĩ quan vào hầm để chúc mừng và gắn quân hàm cho Sernher.

        Tư lệnh cụm quân “Vixla” muốn bảo vệ hành lang bên phải cụm quân của Steine tấn công từ phía nam để chia cắt các đơn vị đang bao vây Berlin. Suốt cả ngày, Hitle chờ báo cáo về hành động đánh chiếm của Steine.

        Ngày hôm sau, Krebxơ và Jold buộc phải báo cáo cho Hitle biết là cụm quân của Steine đã bị tiêu diệt. Hitle rất bực tức và thất vọng thốt lên:

        - Dân tộc Đức không hiểu được mục tiêu của tôi! Họ không xứng đáng để hiểu biết và thực thi mục tiêu của tôi. Nếu như tôi bị buộc phải hy sinh thì dân tộc Đức sẽ hy sinh cùng tôi, vì rằng họ không xứng đáng với tôi1.

        Hitle cho gọi tư lệnh cảnh vệ Berlin, tướng Reiman đến và ra lệnh:

        - Hãy tập hợp tất cả lực lượng còn lại, và không được phép để quân địch tràn vào thành phố, hãy bảo vệ khu vực của Chính phủ.

        Để thực hiện lệnh của Hitle, 32 ngàn cảnh sát Berlin đã được tung vào trận, kể cả các tù binh bị giam giữ trong nhà tù cũng được thả ra để ra trận. Reiman tập hợp các lực lượng cuối cùng được khoảng 80 ngàn (ông ta phóng đại lên thành 300 ngàn) và tung ra để bảo vệ Berlin, Thống chế Keitent đề nghị Hitle một biện pháp nữa, đó là điều động các đơn vị phía tây về để bảo vệ Berlin. Keitent nói đây là điều không thể làm khác được. Mặt khác, nếu quân Anh - Mỹ mà tiến nhanh về hướng đông và gặp quân Nga thì bản thân họ sẽ chạm trán nhau.

        Jold ủng hộ ý kiến này của Keitent và thuyết phục Hitle để điều quân của Venk về phòng ngự Berlin - Hitle đã cử Keitent đi gặp tướng Venk và tuyên bố từ nay chỉ chống quân Nga mà không chống quân phương Tây.

        Gơbbels tuyên bố sẽ động viên toàn thể dân cư Berlin tham gia chiến đấu chống Nga. Gơbbels đã cho in hàng chục ngàn tờ rơi yêu cầu người dân chiến đấu bảo vệ chính ngôi nhà, căn hộ của mình. Tất cả thành viên tổ chức “Thanh niên Hitle”, không phân biệt lứa tuổi đã được động viên. Thậm chí trong các tờ rơi còn in rõ là nếu không tuân theo lệnh sẽ bị xử bắn ngay.

        Gơring cho rằng nếu Boocman nắm công việc đàm phán với các nước phương Tây thì ông ta có thể sẽ giành được một vị trí điều hành nước Đức sau chiến tranh, vì vậy đã quyết định hành động, vì rằng Gơring đã từng được công bố là người kế nhiệm Hitle nếu ông ta chết, vì vậy Gơring đã quyết định viết cho Hitle một bức thư vào ngày 23 tháng 4.

        “Thưa Hitle!

        Do ngài đã quyết định ở lại Berlin, liệu ngài có đồng ý không nếu tôi nắm lấy vai trò là người kế nhiệm của ngài theo điều luật ngày 29 tháng 6 năm 1941 - Với quyền tự do hành động cả trong và ngoài nước. Nếu tôi không nhận được trả lời của ngài trước 10 giờ tối thì tôi sẽ cho rằng ngài không đủ khả năng hành động vì lợi ích nước Đức. Như ngài đã biết tôi dành tình cảm của mình cho ngài, tôi không biết dùng từ gì để diễn tả tình cảm của mình, có lẽ Chúa sẽ bảo vệ che chở cho ngài...

        Goring"


--------------------
        1. Có nhiều tài liệu cho rằng Hitle không phải chính gốc người Đức. Hitle sinh ngày 20 tháng 4 năm 1889 tại quận Walayiertel - thuộc vùng Braunau (Áo) - địa điểm này nằm giữa sông Đanube, vùng Bararia và Bohemian của Czech. Vì vậy dòng họ Hitle có lẽ có nguồn gốc từ Czech, nhưng được phiên âm hơi khác đi và xuất hiện khoảng thế kỷ 15.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:25:57 am

        Boocman vốn dĩ ghét Gơring đã lợi dụng thời cơ này đề nghị Hitle xử tội phản bội của Gơring bằng xử bắn. Nhưng Hitle mặc dù rất tức giận đã không hành động và cấm

        Boocman có manh động gì - Đồng thời, Hitle ra lệnh cho Tư lệnh an ninh nhanh chóng bắt giam Gơring vì tội phản bội. Mệnh lệnh của Hitle đã được thực hiện, chức Tư lệnh không quân của Gơring ta được giao cho tướng Von Greima.

        Ngày 22 tháng 4, Hitle ban hành mệnh lệnh cuối cùng:

        “Hãy nhớ rằng: bất kỳ ai mà tuyên truyền hoặc thậm chí chỉ thông báo về sự thất bại, làm suy giảm khả năng chiến đấu đều là kẻ phản bội, và những kẻ này sẽ bị kết tội xử bắn hoặc là treo cổ! Điều luật này cũng có hiệu lực trong trường hợp nếu có hiện tượng phá hoại, phản bội nào kể cả từ nội bộ các tướng lĩnh, bộ trưởng tiến sĩ Gơbbels, ngay kể cả Hitle!

        Adolph Hitle"

        Hệ thống radio lặp đi lặp lại mệnh lệnh này và rằng Hitle đang ở trong thành phố Berlin, rằng Hitle ở đâu thì ở đó có chiến thắng!

        Ngày 21 tháng 4, Hitle chuyển sang một hầm trú ẩn mới, sâu hơn vừa được hoàn thành. Chiếc hầm này nằm cạnh hầm cũ và ở ngay dưới tòa nhà chính phủ và sâu hơn 40 bậc - ở cùng hầm với Hitle là gia đình Gơbbels.

        Chúng ta nhớ lại là Stalin đã ra lệnh cho Cônhép điều các quân đoàn xe tăng quay lại hướng Berlin. Việc điều hai quân đoàn xe tăng khổng lồ quay 90° trong một khoảng thời gian có vài tiếng đồng hồ thật không dễ gì, quân đoàn xe tăng số 3 do thượng tướng P. Rưbancô chỉ huy đã nhận được lệnh trong vòng một đêm ngày 18 tháng 4 vượt sông Spree và phát triển tiếp về hướng nam của Berlin và tối ngày 20 sang ngày 21 tháng 4 đã tiến vào thành phố. Còn quân đoàn xe tăng số 4 do thượng tướng Đ.Lêlinsencô chỉ huy nhận được lệnh chiếm Posđam ở phía tây nam của Berlin.

        Đã nhiều lần đến thăm Cộng hòa dân chủ Đức, tôi đã nhiều lần đến lại khu vực này, nơi xưa kia các đơn vị xe tăng của thượng tướng Rưbancô đã tiến qua để tiến vào Berlin. Mỗi lần quay lại thành phố nhỏ này tôi lại nhắm mắt và cố gắng tưởng tượng ra tiếng gầm rú của đoàn xe tăng trên cánh đồng ẩm ướt của tháng tư. Họ là những chiến sĩ xe tăng dũng cảm, có kinh nghiệm của cả cuộc chiến tranh và nhân dân đang chờ đợi ngày chiến thắng.

        Tôi cũng ghé qua thành phố Soxxen. Ngày 20 tháng 4, tại đây các chiến sĩ xe tăng của Rưbancô đã tiến vào đúng khu chỉ huy sở Bộ tham mưu Đức và có lẽ họ cũng không để ý đó là ngày sinh của Hitle. Quả là “món quà” sinh nhật có ý nghĩa cho Hitle. Chính tại đây, trước chiến tranh đã khởi thảo kế hoạch “Barbarosa” để đánh Liên Xô. Vâng, đó chính là sự kết thúc. Các đơn vị xe tăng Xô Viết đã cày nát khu vực nơi đã cho ra đời kế hoạch chiến tranh và lại đúng vào ngày sinh nhật Hitle!

        Không thể tưởng tượng được là tôi, một trung úy bình thường lại có thể dạo bước ngay cạnh các tòa nhà của Bộ tổng chỉ huy quân Đức! Thậm chí trong mơ cũng không tưởng tượng được là 50 năm sau, tôi lại có mặt ở đây.

        Stalin ra lệnh cho Giucốp và Cônhép không chậm hơn ngày 24 tháng 4 phải khép chặt hai vòng vây quanh vòng tròn cuối cùng ở Berlin.

        Các đơn vị của phương diện quân Bêlôrutsia 1 cắt đứt tất cả các con đường từ Berlin đi về phía tây và ngày 25 tháng 4 hợp quân với phương diện quân Ucraina 1 tại phía tây của Posdam. Như vậy, đã khép kín toàn bộ vòng vây quanh Berlin.

        Cũng trong ngày này, các đơn vị của phương diện quân Ucraina 1 đã gặp các đơn vị của quân Đồng minh trên dòng sông Elbơ.

        Ngày 27 tháng 4, Stalin đã ra mệnh lệnh về sự kiện này như sau:

        “Các đơn vị phương diện quân Ucraina 1 và các đơn vị quân Đồng minh Anh-Mỹ bằng các đòn tấn công từ hướng đông và tây đã chặt đứt tuyến phòng thủ của quân Đức và lúc 13 giờ 30 phút ngày 25 tháng 4 đã gặp nhau ở trung tâm nước Đức, tại khu vực thành phố Torgan. Như vậy, các đơn vị quân Đức ở phía bắc đã bị cắt đứt với quân Đức ở phía nam”.

        Ngày 28 tháng 4, Krebels đã truyền đi bức điện tuyệt vọng cuối cùng.

        “Tất cả các đơn vị đang chiến đấu ở khu vực giữa Elbơ và Oderơ hãy bằng tất cả phương tiện và làm sao có thể nhanh nhất tiến hành các trận đánh để cứu nguy cho thủ đô Berlin”.

        Nhưng không ai có thể làm được gì. Nền đế chế quốc xã đang sụp đổ và không ai, không gì có thể cứu được.

        Buổi chiều, Veidling báo cáo về tình trạng tuyệt vọng của Berlin và nói rằng, lối thoát duy nhất là tìm mọi cách mở cửa tử và ông ta trình bày kế hoạch của mình. Hitle im lặng rất lâu, cuối cùng ông ta nói rất nhỏ:

        - Thậm chí nếu mở “cửa tử” mà có thành công đi nữa, thì chúng ta cũng lại rơi vào một vòng vây khác. Lúc đó, tôi sẽ lộ hình ngoài tròi hoặc là ngồi co ro trong một ngôi nhà nông dân nào đó, hoặc trú dưới hầm của ai đó để chờ sự kết thúc. Không, tốt nhất là tôi ở lại đây trong văn phòng của đế chế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:28:55 am

        Sau đó, Hitle đã bộc lộ cơn tức giận cuối cùng của mình, ông hét to sùi bọt mép, rằng tất cả đã phản bội ông, rằng dân tộc Đức là đồ bỏ đi và phản bội, rằng tất cả sẽ bị tiêu diệt cùng với ông. Hitle đã quyết định ở lại Berlin và sau đó đã tự vẫn.

        Nhưng khi bước vào phòng của mình, Hitle còn phải hoàn thành một công việc quan trọng nữa, đó là thỏa mãn yêu cầu của Eva Braun. Cô ta nói với Hitle:

        - Em không muốn rời khỏi thế giới này mà vẫn chỉ là tình nhân của anh. Em muốn là vợ của anh và muốn được rời khỏi thế giới này cùng với anh như là một người vợ chính thức.

        Và như vậy, trong hầm, dưới làn đạn pháo gầm rú đã diễn ra một sự kiện bi tráng. Hitle tuyên bố sẽ làm lễ kết hôn với Eva Braun, rằng sẽ tổ chức lễ cưới và tiệc cưới ngay dưới hầm. Lập tức mọi người đi tìm cha cố để chủ trì lễ kết hôn. Nhưng tìm đâu ra cha cố trong khói lửa chiến tranh này? Cuối cùng, Gơbbels đã tìm được trong số thuộc quyền của mình - sĩ quan Vanter Vagnher, thanh tra về tôn giáo. Viên sĩ quan này đã vội vã đến hầm ngầm và làm sứ mệnh của vị cha cố để làm lễ thành hôn nhưng vẫn mặc quân phục, vì lúc đó không thể tìm ra bộ quần áo cha cố.

        Hitle và Eva ký vào hôn ước - Eva lúc đầu viết Eva B..., nhưng sau đó lại gạch đi và viết họ mới của mình - Eva Hitle. Sau đó là bữa tiệc tối, bao gồm vợ chồng Gơbbels, hai thư ký của Hitle và đôi vợ chồng mới cưới.

        Sau lễ cưới này, ngày 29 tháng 4, các đơn vị quân đội Xô Viết đã chiếm được nhà ga Angaltxri và tiến dọc theo đại lộ Vinhelm, tiến đến trung tâm chỉ huy của đế chế. Tư lệnh lực lượng bảo vệ hầm trú ẩn Monke thông báo, rằng đang phải chống trả quyết liệt với các đơn vị quân Nga ở cự ly chỉ có 500m cách hầm ngầm - Boocman, Krebxơ và các sĩ quan cao cấp khác đã uống rất nhiều trong bữa tiệc cưới. Còn Hitle, lúc này đang đọc cho thư ký bản di chúc của mình. Đã có hai bản di chúc. Bản thứ nhất là “di chúc chính trị”, còn bản kia là “di chúc cá nhân”. Các sĩ quan ss đã gửi một bản copy cho nguyên soái Sernher, bản kia cho Đô đốc Đenits.

        Lúc 12 giờ ngày 29 tháng 4, Hitle đã triệu tập đến phòng mình Boocman, Gơbbels, Burgxdoph và Krebxơ cùng các sĩ quan tùy tùng. Lúc đó họ đã mất liên lạc với bên ngoài và không hể biết điều gì diễn ra ở trên mặt đất. Hitle cố gắng truyền đạt mệnh lệnh, nhưng không làm sao truyền đạt đến các đơn vị được. Ngày 30 tháng 4, Krebs báo cáo với Hitle rằng, quân Nga đã chiếm được quảng trường Tirgatent và Posdam và đã tiến đến sát cửa ngõ Bộ chỉ huy đế chế. Hitle vẫn chưa quyết định được thời khắc tự kết liễu.

        Cuối cùng, khi hiểu rằng sẽ không có lối thoát nào và rằng sẽ bị quân Nga bắt sống, ông ta đã quyết định bước cuối cùng của cuộc đời. Đầu tiên, Hitle tẩm thuốc độc vào thức ăn để kết liễu chú chó yêu của mình tên là Blondy và con của nó. Thuốc độc ngâm rất nhanh và chú Blondy nhanh chóng ra đi. Đứng sau cánh cửa quan sát cảnh tượng này là Boocman, Gơbbels, Akxman, Giunsơ... Họ đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị 200 lít xăng để thiêu xác vợ chồng Hitle...

        Khoảng 4 giờ 30 phút chiểu ngày 30 tháng 4, họ đã mở cửa phòng Hitle và nhìn thấy cảnh tượng như sau: Hitle nằm trong một góc phòng, sau tay ghế divant, còn Eva Braun thì ngồi một góc khác với khuôn mặt trắng bệch, cả hai đều đã chết.

        Trên các trang báo lúc đó đã đăng tin là Hitle đã tự bắn vào mình. Đây chính là cố gắng cuối cùng muốn tạo ra hình ảnh tự vẫn kiểu hiệp sĩ của Hitle, nhưng thực ra, ông ta không tự bắn vào mình, cũng không ai khác giúp ông ta việc đó. Cạnh chân Hitle là ống thuốc độc - và không thấy một vỏ đạn nào.

        Sĩ quan cận vệ Linger và bác sĩ Stumpphege bọc xác Hitle vào trong một cái chăn quân dụng và cùng các sĩ quan bảo vệ khiêng xác Hitle qua cửa dự bị ra ngoài vườn ở cạnh hầm chỉ huy, sau đó xác của Eva cũng được khiêng ra trong lúc các làn đạn pháo của Hồng quân đang bắn vào các tòa nhà và khu phố xung quanh.

        Xin dẫn ra một đoạn hồi ký của chính lái xe riêng cho Hitle - Erich Kemki với tiêu đề “Tôi đã thiêu xác Hitle”. Mặc dù những dòng này cả thế giới đã biết, ở đây, theo tôi những dòng này thể hiện đoạn cuối của một số phận, một con người mà đã từng có lúc muốn làm bá chủ cả thế giới và cuối cùng đã kết thúc số phận của mình một cách thảm hại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:31:41 am

        ... “Tôi đã tưới xăng lên cả hai xác chết. Quần áo của họ ngấm xăng rất nhanh, đạn pháo vẫn cày đất xung quanh, cố trấn tĩnh, cảm giác sợ sệt, tôi cố gắng mở từng can xăng ra, đạn pháo quá ác liệt, đến mức chúng tôi không dám ló ra khỏi hầm. Lúc đó, đứng cạnh chúng tôi ở cửa hầm là tiến sĩ Gơbbels, tiến sĩ Stumpphegge, xung quanh như địa ngục.

        Làm thế nào để bật được lửa? Tôi đã quyết định không dùng cách sử dụng lựu đạn. Rất ngẫu nhiên tôi chú ý đến một đống vải nằm cạnh cửa hầm - Giumse kéo chúng ra và chụm vào tàn lửa của đạn pháo. Tôi mở nắp can xăng và tưới lên đống vải. Tiến sĩ Gơbbels kêu lên “diêm đây!”, và rút nó từ trong túi ra đưa cho tôi. Tôi bật quẹt diêm và ném vào đống vải, đám lửa bốc cao trùm lên hai cái xác. Chúng tôi căng mắt đứng nhìn thi thể hai người đang bốc cháy. Trong một giây, đám lửa bùng lên rất cao và bốc lên một luồng khói đen. Nó vẽ lên trên nền kinh thành đang bốc cháy một cảnh tượng thật đáng sợ”.

        Tôi cho rằng cần phải nói lên một số đặc điểm của trận chiến ở Berlin. Đây là trận quyết định của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nó kết thúc các mâu thuẫn quân sự - chính trị giữa Liên Xô và chủ nghĩa phát xít Đức.

        Chiến dịch Berhn - là chiến dịch đầu tiên mà ngay từ khi xây dựng đã tính đến cả lực lượng của Hồng quân và lực lượng của quân Đồng minh. Nhưng lại không có sự phối hợp tác chiến như lúc quân Đồng minh đổ bộ lên đất Pháp hay ở chiến dịch “Bagrachion”. Trong chiến dịch Berlin, nhiệm vụ của quân Đồng minh là cản phá không cho quân Nga chiếm được Berlin và họ đã chuyển từ Đồng minh thành lực lượng cạnh tranh, lực lượng đối lập.

        Khi quyết định đẩy nhanh tốc độ chiếm Berlin, Stalin đã đốc thúc các nguyên soái, nhưng như thực tế đã chỉ ra sau này điều đó tạo ra không chỉ các kết quả tích cực, mà còn có cả các kết quả tiêu cực.

        Giucốp đã tỏ ra vội vàng và kèm theo đó là các hy sinh, tổn thất không cần thiết. Vâng, và cả Cônhép cũng đốc thúc các đơn vị của mình mà không tính hết các tổn thất, làm sao chỉ để tiến nhanh trước Giucốp.

        Đó chính là một trong những đặc điểm của chiến dịch Berlin, khi nó không nâng cao uy tín của các vị thống soái chỉ huy - Stalin, Giucốp, Cônhép, bởi vì do tính tự trọng quá cao họ đã không tính hết giá của những hy sinh tổn thất.

        Nhưng sự thật không hoàn toàn như một số tác giả khi khẳng định rằng Giucốp không thương tiếc binh sĩ, thúc họ tiện lên để đuổi kịp Cônhép bằng bất kỳ giá nào. Không, Giucốp không bao giờ là con người ích kỷ như vậy! Tất nhiên, đã có một chút ghen tỵ, nhưng nguyên soái hiểu rất rõ, rằng không thể giải quyết bằng sự vội vã, bằng số lượng đơn thuần. Sự tính toán tỉnh táo, nắm rất sâu tình huống cụ thể, đó là cách mà Giucốp dùng để chỉ huy phương diện quân trong thi đua với các phương diện quân bạn.

        Khi phê phán Giucốp trong việc tung các quân đoàn xe tăng ra quá sớm trong chiến dịch Berlin không biết tại sao người ta lại quên mất việc đánh giá đúng đặc điểm phòng ngự của quân địch ở khu vực này. Phương diện quân của Giucốp phải đánh “vỗ mặt” vào chính diện tuyến phòng thủ, vì vậy, không có đủ không gian để cơ động, vì từ sông Oder đến Berlin có rất nhiều tuyến phòng ngự chiến thuật dày đặc của quân địch theo đúng nghĩa kinh điển của nó. Sau khi một tuyến phòng ngự bị phá vỡ thì lại có một tuyến mới và càng vào trong thì càng dày đặc.

        Giucốp với tài năng chỉ huy của mình hiểu rất rõ điều đó và ông đã quyết định tung quân đoàn xe tăng ra không theo quy luật bình thường để tiêu diệt chủ lực quân địch ngay ở tuyến phòng ngự đầu tiên. Ông quyết định tung toàn bộ lực lượng để bằng mọi cách tiêu diệt quân địch ngay từ bên ngoài khoảng trống của chiến trường! Khi đó sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với phải chiến đấu trong pháo đài Berlin. Nếu quân địch không bị tiêu diệt với số lượng lớn ở cao điểm Deelopxki mà tổ chức lại tuyến phòng ngự trên các đường phố của Berlin thì sự phòng ngự có thể kéo dài vài tháng, giống như đã từng xảy ra ở Stalingrad. Giucốp đã tiêu diệt phần lớn sinh lực của địch bằng các đòn đánh mạnh từ ngoài chiến trường và như vậy chỉ còn lại các tốp tàn quân lùi về phòng ngự trong thành phố Berlin. Trong hai tuần chỉ tiến được 60km dọc theo tuyến phòng thủ, trong khi chỉ vài ngày là giải quyết xong việc chiếm trung tâm của cỗ máy chiến tranh khổng lồ như Berlin! Rõ ràng đây là chiến thắng của tính toán chiến luợc và chiến dịch tuyệt vời.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:35:14 am

        Rất nhiều năm sau, người ta vẫn còn tranh luận về chủ đề này, một số phê phán rất nhiều khiếm khuyết của chiến dịch Berlin, một số khác thì chỉ nhấn mạnh mặt thành công. Rõ ràng là cả hai khuynh hướng đều chịu sức ép của một trào lưu chính trị nào đó mà quên mất là họ phải tuân theo tính trung thực của lịch sử khi bình luận về một sự kiện vĩ đại như chiến dịch Berlin. Việc đưa ra các chính kiến mang tính cá nhân sẽ đẩy vấn đề mà họ đang tranh luận từ tính khoa học của lịch sử biến thành công cụ tuyên truyền kiểu lá cải, nhỏ nhen mà như chúng ta đã biết là rất giả dối, bẩn thỉu và vô nguyên tắc.

        Rất tiếc là “làn sóng chính trị này” đã lôi kéo theo cả một số nhà khoa học có học vị hẳn hoi và đến bây giờ các cuốn sách của họ vẫn còn nằm trên các giá sách. Một số thì quá nhấn mạnh dường như sự tổn thất là rất lớn trong chiến dịch Berlin mà không tính đến các đặc điểm của chiến dịch.

        Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh, toàn bộ các phương diện quân tiến hành các trận đánh trong một thành phố rộng lớn, thông thường khi một điểm dân cư lớn nằm trên tuyến đường tiến quân thì các binh đoàn sẽ vòng tránh điểm này. Một chiến dịch mà toàn bộ mặt trận diễn ra trong một thành phố là chưa từng có.

        Chiến dịch Berlin là chiến dịch cuối cùng, quân Hitle quyết tử bảo vệ nó, không còn chỗ nào để lùi nữa! Đặc điểm này rõ ràng mô tả đầy đủ tính ác liệt của trận chiến. Chỉ có thể so sánh được với chiến dịch Moxcơva khi quân ta tử thủ bảo vệ thủ đô, hay chiến dịch Stalingrad.

        Không hiểu sao, một số tác giả hiểu và đánh giá đúng sự kiên cường phòng thủ của chúng ta ở Moxcơva và Stalingrad mà lại coi nhẹ tính quyết liệt của quân Đức trong chiến dịch Berlin, mà đây lại là yếu tố chủ yếu gây ra sự tổn thất khá lớn của chiến dịch.

        Tất nhiên, đã có những sai lầm và thiếu sót trong chỉ huy chiến dịch: sự trục trặc khi tấn công vào cao điểm Deelốpxki, việc chưa thống nhất trong đánh giá hiệu quả dùng đèn pha chiếu, tất nhiên ai cũng mong không có một sự hy sinh trong chiến dịch cuối cùng, vì chiến thắng đã đến gần. Rất đáng tiếc và khó giải thích về bất cứ sự hy sinh nào của các sĩ quan và binh lính, những người đã trải qua cả một cuộc chiến tranh đầy gian khổ.

        Tuy nhiên, tình cảm ủy mị chỉ có trong các tiểu thuyết, chiến tranh vẫn là chiến tranh, và không có sự hy sinh mất mát thì chiến tranh không thể giải quyết được.

        Ở đây, rõ ràng là chủ nghĩa anh hùng của các sĩ quan và binh lính Xô Viết, họ lao vào tấn công trong những ngày cuối, thậm chí là trong những giờ khắc cuối cùng của chiến tranh. Điều đó quả thật là không đơn giản!

        Đặc điểm cuối cùng, đó là chiến dịch này diễn ra trong một thời gian rất ngắn - Chiến dịch Moxcơva và Stalingrad diễn ra trong vài tháng, còn chiến dịch Berlin chỉ kéo dài có chín ngày. Ngày 21 tháng 4, các đơn vị tiến vào khu vực của thành phố, mà 21 giờ 50 phút ngày 30 tháng 4, trung sĩ Egôrốp và hạ sĩ Kantaria đã cắm lá cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức và Tư lệnh quân đoàn 3 - Tướng Kudơnhexốp đã báo cáo Giucốp:

        - Trên nóc nhà quốc hội Đức là lá cờ đỏ. Hoan hô! Thưa đồng chí nguyên soái.

        Và Giucốp trả lời rất phấn kích:

        - Đồng chí Kudơnhexốp yêu quý! Xin chúc mừng đồng chí và các chiến sĩ của đồng chí với chiến thắng vĩ đại! Chiến công lịch sử này của các đơn vị sẽ không bao giờ bị quên lãng và nhân dân Xô Viết mãi ghi nhớ!

        Tuy nhiên, đối với I. Cônhép và các đơn vị của ông thì đây chưa phải là chiến dịch cuối cùng. Vào thời điểm, khi các đơn vị tiến về phía tây nam Berlin để hội sư với các đơn vị của phương diện quân Bêlôrutsia 1 đang tấn công ở phía tây bắc Berlin thì I. Cônhép nhận được điện thoại từ Moxcơva, Stalin ở đầu dây:

        - Xin chào đồng chí Cônhép.

        - Xin chào đồng chí Stalin, chúc mừng đồng chí nhân ngày 1 tháng 5!

        - Tôi cũng chúc đồng chí, công việc của đồng chí thế nào, chắc là đang ăn mừng ở Berlin?

        - Công việc tốt, thưa đồng chí Stalin.

        - Rất tốt. Hãy chuyển lời chúc mừng đến các đơn vị của đồng chí.

        Stalin im lặng một lúc.

        - Hãy nghe đây đồng chí Cônhép, chắc đồng chí biết ở Praha đang chuẩn bị khởi nghĩa?

        - Không! Thưa đồng chí Stalin.

        - Cần phải giúp đỡ người anh em của chúng ta, tôi muốn chính đồng chí là người vào giải phóng thủ đô Tiệp Khắc, đồng chí có hiểu không?

        - Rỗ, thưa đồng chí Stalin, thế còn Malinôpxki...

        - Sao lại có Malinốpxki ở đây? - Stalin hỏi.

        - Tôi muốn nói là chúng tôi ở gần Praha hơn Malinốpxki, Cônhép nhấn mạnh trọng âm ở câu cuối dường như muốn hỏi rõ về đơn vị bạn, lúc đó đang đóng ở gần và cũng rất muốn tiến vào Tiệp Khắc.

        - Tôi chờ kế hoạch chiến dịch tiến vào giải phóng Praha của đồng chí.

        Kế hoạch được hoàn tất trong vòng vài tiếng đồng hồ và ngay hôm sau được gửi về Moxcơva.

        Stalin điện cho Cônhép lúc nửa đêm và nói kế hoạch đã được thông qua, có thể tiến hành ngay, nhưng lưu ý:

        - Không được ném bom thành phố, cần bảo vệ được thành phố cổ kính khỏi sự tàn phá!

        Ngày 1 tháng 5, dân Tiệp Khắc biểu tình chống quân chiếm đóng và ngày 5 tháng 5 khởi nghĩa đã nổ ra ở Praha. Chính quyền thân phát xít và tư lệnh cụm quân “trung tâm” - Tướng Sernher quyết định dìm khởi nghĩa trong biển máu. Từ ba hướng các đơn vị còn lại của quân Đức tiến vào Praha. Quân khởi nghĩa dùng radio phát lời kêu cứu đến Hồng quân - sự ứng cứu này cần phải rất gấp - Trong vòng hai ngày rưõi các chiến sĩ xe tăng của quân đoàn 3 và 4 đã tiến hành một cuộc hành quân cấp tốc từ Berlin đến Đresdent và ngay lập tức tiến qua núi Rudna, tiêu diệt các đơn vị quân Đức và tiến vào Praha từ hướng đông bắc và tây bắc cứu nguy một trận “tắm máu” đầy bi kịch cho thành phố Praha đang khởi nghĩa như thành phố Vacxava.

        Rạng sáng ngày 9 tháng 5, các đơn vị xe tăng và bộ binh Xô Viết đã tiến vào thành phố Praha - thủ đô của Tiệp Khắc.

        Các lâu đài cổ kính của Praha được bảo toàn - còn người dân thì được cứu thoát khỏi sự tàn sát của phát xít.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:37:35 am

SỰ ĐẦU HÀNG CỦA ĐỨC - CHIẾN THẮNG CỦA QUÂN ĐỘI XÔ VIẾT

        Các đơn vị quân đội Xô Viết đã tấn công rất quyết liệt quân Đức ở Berlin, buộc các tướng lĩnh Đức phải đề nghị đàm phán.

        Tín hiệu đầu tiên là lúc 3 giờ 50 phút sáng ngày 1 tháng 5, Tổng tham mưu trưởng quân Đức - Tướng Krebxơ đã đến chỉ huy sở quân đoàn 8. Krebxơ thông báo về vụ tự tử của Hitle và trao bức thư của Gơbbels cho Bộ chỉ huy Xô Viết.

        “Tuân theo di chúc của Hitle đã khuất, chúng tôi ủy quyền cho tướng Krebxơ như sau: chúng tôi xin thông báo đến lãnh tụ Xô Viết, rằng hôm nay vào lúc 15 giờ 50 phút, Hitle đã tự vẫn. Theo quy định của pháp luật về quyền hạn của Hitle, toàn bộ chính quyền theo di chúc được trao cho Denhits, tôi và Boocman. Tôi ủy quyền cho Boocman lập mối liên hệ với lãnh tụ Xô Viết. Mối liên lạc này là cần thiết và để đàm phán hòa bình giữa hai cường quốc mà đã chịu rất nhiều mất mát.

        Gơbbels”


        Cùng với thư của Gơbbels là bức di chúc của Hitle với danh sách chính phủ mới của Đức quốc xã. Bức di chúc được chính Hitle ký cùng chữ ký của những người làm chứng.

        Sự kiện này quả là chưa được lường trước. Mặc dù lúc đó đã rất muộn, Giucốp vẫn điện thoại cho Stalin. Sĩ quan trực nghe điện thoại và nói:

        - Đồng chí Stalin vừa mới đi nằm xong.

        - Xin đồng chí hãy đánh thức Stalin. Việc rất gấp không thể chờ đến sáng mai được.

        Stalin bước đến máy điện thoại, Giucốp báo cáo về việc Hitle đã tự tử và bức thư của Gơbbels với đề nghị ngừng bắn.

        Stalin trả lời:

        - Đồ đểu, đã chống cự đến cùng! Tiếc là không bắt sống được hắn ta. Xác Hitle ở đâu?

        - Theo tướng Krebxơ thông báo thì xác Hitle đã bị thiêu trên giàn lửa.

        Tổng tư lệnh nói:

        - Không có đàm phán gì cả, ngoài việc chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, không gặp Krebxơ cũng không gặp bất kỳ sĩ quan Hitle nào khác. Nếu không có gì đặc biệt nữa thì đừng gọi điện cho đến sáng mai, tôi muốn nghỉ một lúc.

        Hãy nhớ lại một chi tiết trùng lặp. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, khi quân Đức tấn công Liên Xô bất ngờ, lúc Stalin đang ngủ, chính là Giucốp đã yêu cầu sĩ quan trực đánh thức Stalin dậy, và bây giờ khi chiến tranh kết thúc, lại là Giucốp đánh thức Tổng tư lệnh dậy.

        Tướng Krebxơ rất xảo quyệt khi đề nghị ngừng bắn chứ không phải là đầu hàng vô điều kiện.

        Giucốp tuyên bố:

        - Nếu đến 10 giờ sáng mà Gơbbels và Boocman không đưa ra quyết định đồng ý đầu hàng vô điều kiện thì chúng tôi sẽ tổng tấn công mạnh mẽ và không một ai có thể chống cự được. Hãy suy nghĩ về các tổn thất lớn này.

        Krebxơ quay về xin ý kiến, đến 10 giờ vẫn không có trả lời, Giucốp ra lệnh cho pháo binh phát hỏa, tập trung vào khu vực tổng hành dinh Đức quốc xã. Vào lúc 18 giờ 30 phút các đơn vị tiến vào các dinh lũy cuối cùng của Bộ chỉ huy Đức.

        Lúc 6 giờ 30 phút ngày 2 tháng 5, tướng Veidling đầu hàng. Ông ta đã ra lệnh cho các đơn vị dừng chống cự.

        Không có nhiều người biết rằng, sau khi hai sĩ quan trinh sát Egôrốp và Kantaria cắm lá cờ trên nóc tòa nghị viện Đức, cuộc chiến vẫn tiếp tục hai ngày nữa.

        Đến trưa ngày 2 tháng 5 thì mọi sự phản kháng của quân Đức đã chấm dứt.

        Sự phối hợp tác chiến của các đơn vị phương diện quân Ucraina 1 và Bêlôrutsia 1 đã tiêu diệt các đơn vị quân Đức bị bao vây ở phía đông nam Berlin. Để ghi nhận công lao này, Tổng tư lệnh đã ra mệnh lệnh biểu dương Giucốp và Cônhép - hai vị nguyên soái lừng danh của Hồng quân.

        Ngày 2 tháng 5, Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh bắn pháo hoa chào mừng chiến thắng. Cùng một lúc 324 khẩu pháo bắn pháo hoa - đây là lần đầu tiên trong lịch sử cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại có một số lượng pháo lớn như vậy tham gia bắn pháo hoa. Chiến thắng quả là to lớn, đây chính là pháo hoa chào mừng chiến thắng chiếm Berlin.

        Trên các đường phố, bên các bức tường nằm la liệt quân Đức và dân di tản - từng là những kẻ mà mấy năm trước đã đứng trong các đoàn quân xâm lược phát xít, mắt đau đáu nhìn về phía đông, những kẻ đã giơ một tay chỉ về phía trước theo kiểu chào của Đức quốc xã, miệng thì hô to “Hailơ Hitle!”, lúc đó chúng đã mơ ước về miền đất phía đông, về các chiến lợi phẩm, còn bây giờ chúng nằm la liệt và không còn hy vọng gì có thể chạy trốn được...

        Họ cũng không biết chạy đi đâu! Không còn một cơ hội, một hy vọng nào.

        Ngày 7 tháng 5, Stalin gọi điện và thông báo cho Giucốp:

        - Hôm nay tại thành phố Reimxơ quân Đức đã ký Hiệp định đầu hàng vô điều kiện. Toàn bộ gánh nặng của chiến tranh đè lên vai quân đội Xô Viết, chứ không phải quân Đồng minh, vì vậy, lễ ký hiệp định đầu hàng phải ký trước mặt Tổng tư lệnh, tất cả các nước liên minh chống Đức, chứ không phải chỉ trước Bộ chỉ huy liên quân. Tôi cũng không đồng ý là thỏa thuận đầu hàng ký ở đâu đó ngoài Berlin, trung tâm của quân xâm lược Đức. Chúng tôi đã thỏa thuận với quân Đồng minh lậ lễ ký ở Reimxơ chỉ là biên bản tạm ghi nhớ về sự đầu hàng vô điều kiện. Ngày mai, đại diện quân Đức và đại diện Bộ Tổng tư lệnh các nước Đồng minh sẽ đến Berlin. Đồng chí được chỉ định là đại diện Bộ Tổng tư lệnh quân đội Xô Viết. Ngày mai, Vưxinxki sẽ đến gặp đồng chí. Sau lễ ký, anh ta sẽ ở lại Berlin với cương vị là phụ tá cho đồng chí về vấn đề chính trị.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:38:55 am

        Chiến tranh đã kết thúc, “chính trị” lại là thống soái. Vấn đề đầu hàng vô điều kiện của quân Đức trước đại diện tất cả các nước Đồng minh đã được quyết định từ Hội nghị Yanta.

        Sau đây là bức thư của Truman gửi Stalin ngày 26 tháng 4 năm 1945.

        “1. Đại diện Hoa Kỳ, Thụy Điển thông báo với tôi là Himmler tuyên bố thay mặt chính phủ do Hitle vắng mặt vì ốm, đề nghị chính phủ Thụy Điển với thông báo là các đơn vị quân Đức sẽ đầu hàng kể cả quân Na Uy, Đan Mạch và Hà Lan.

        2. Theo các thỏa thuận giữa chúng tôi với Anh và Nga. Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng, điều kiện tiên quyết cho việc đầu hàng là đầu hàng vô điều kiện trên tất cả các mặt trận trước Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh quốc...”.


        Và Truman đã xé bỏ sự thỏa thuận này để ký hiệp ước đầu hàng riêng rẽ ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại thành phố Reicmxơ.

        Stalin lập tức phản đối hành động vi phạm thỏa thuận này:

        7 tháng 5 năm 1945.

        Điện mật của Stalin gửi Tổng thống Truman.

        Tôi đã nhận được điện của ngài về sự đầu hàng của quân Đức ngày 7 tháng 5.

        Bộ chỉ huy Hồng quân không tin rằng mệnh lệnh đầu hàng sẽ được quân Đức ở mặt trận phía đông chấp hành. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, nếu hôm nay chính phủ Liên Xô tuyên bố về sự đầu hàng của Đức thì chúng tôi sẽ rơi vào tình huống không thuận lợi và có thể gây nên tâm trạng lẫn lộn trong xã hội Xô Viết, cần phải biết rằng, sự chống cự của quân Đức ở mặt trận phía đông chưa bị giảm bớt, mà căn cứ theo các thông tin có được thì một số lượng lớn các đơn vị quân Đức tuyên bố thẳng là sẽ tiếp tục chống cự và không tuân theo lệnh đầu hàng của Đenits.

        Vỉ vậy, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Xô Viết muốn rằng để tuyên bố đầu hàng của quản Đức có hiệu lực thì phải hoãn việc tuyên bố của các chính phủ về sự đầu hàng của quân Đức đến ngày 9 tháng 5 vào lúc 7 giờ chiều - giờ Moxcơva".

        Ngày 8 tháng 5, các đại diện của Bộ chỉ huy các nước thắng trận đã đến Berlin, phía Mỹ là tướng Karl Spaats, Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ, phía Anh là nguyên soái không quân V. Artur và Tư lệnh quân Pháp - tướng Jan de Delats de Tassinhi.

        Theo chức vị, rõ ràng là họ muốn hạ thấp cấp và ý nghĩa của lễ ký Hiệp ước đầu hàng này. Người ta đã trông đợi sự có mặt của các nhân vật số một trong các Bộ chỉ huy, đó là tướng Eisenhower, Montgomery. Chỉ có người Pháp lịch sự là cử đến vị Tổng tư lệnh của mình.

        Giucốp đã xử sự đúng lễ nghi, ông không ra sân bay đón các đại diện cấp thấp hơn, mà là vị phó của ông - Đại tướng Xôcôlốpxki đi đón. Phía Đức thì đơn giản hơn có thống chế Keitent, đô đốc hạm đội Von Phridebung và thượng tướng không quân Stumpph.

        Keitent ngồi trong một phòng riêng, rất lo lắng chờ được gọi vào gian chính vđể ký trước mặt toàn thế giới văn bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, mà có lẽ hàng thế kỷ sau sẽ nhắc đến như sự sỉ nhục của bộ máy chiến tranh Đức quốc xã.

        Giucốp, Vưxinxki, Telegin, Xôcôlốpxki và các đại diện Đồng minh ngồi trong sảnh chờ lệnh từ Moxcơva, Oasintơn, London...

        Cuối cùng từ Moxcơva đã có lệnh về quy trình thủ tục của lễ đầu hàng. Lúc 24 giờ mọi người bước vào gian chính. Mọi người ngồi vào bàn, sau lưng họ là cờ Nga, Mỹ, Anh và

        Pháp. Phía báo chí có mặt cả Ximônốp, Polevôi và các nhà báo nổi tiếng khác.

        Hãy nghe lại biên bản ghi phiên họp:

        Khi mọi người đã yên vị, Giucốp nói:

        “Thưa các quý vị!

        Ở đây, trong gian chính này, có mặt đại diện toàn quyền của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Xô Viết - Phó Tổng tư lệnh tối cao Hồng quăn - Nguyên soái Liên Xô Giucôp. Theo sự ủy thác toàn quyền của Bộ Tổng tư lệnh các đơn vị liên quân -  Phó Tổng tư lệnh các lực lượng liên quân - Nguyên soái không quân Tedder.

        Có mặt với danh nghĩa người làm chứng gồm:

        Thượng tướng quân đội Mỹ - Spaats.

        Từ phía quân đội Pháp là Tổng tư lệnh - Tướng Delats de Tassinhi.

        Về phía Đức để ký hiệp ước đầu hàng vô điều kiện là thống chế Keitent, đô đốc Von Phrideburg, thượng tướng Sfumpph. Họ sẽ có toàn quyền ký văn bản đầu hàng vô điều kiện.

        Tôi đề nghị bắt đầu tiến trình lễ ký và yêu cầu đại diện toàn quyền của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức bước vào để tiếp nhận các điều kiện đầu hàng vô điều kiện”.

        Giucốp dừng lại để phiên dịch làm việc. Sau đó, Giucốp yêu cầu đưa đại diện phía Đức bước vào gian chính, Keitent bước vào cố gắng giữ bình tĩnh, một bên tay vẫn giữ thanh đoản kiếm nguyên soái để chào cử tọa.

        Nhưng Giucôp lập tức yêu cầu đưa ông ta vào chỗ và nói ngắn gọn:

        - Ngồi, xuống! (Trong biên bản ghi rõ là không phải “mời ngồi” mà là “ngồi xuông”).

        - Ông có trong tay văn bản đầu hàng vô điều kiện của Đức chưa, ông đã đọc và có toàn quyển để ký nó không?

        Câu hỏi này được nguyên soái không quân Teder nói bằng tiếng Anh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 04:42:22 am

        Keitent lí nhí trả lời:

        - Vâng, đã nghiên cứu và sẵn sàng ký.

        Giucốp đứng dậy và tuyên bố:

        - Yêu cầu đại diện phía Đức bước lại gần bàn và ký văn bản về sự đầu hàng vô điều kiện của Đức.

        Keitent rón rén đứng dậy, ánh mắt rõ ràng là rất căm hòn. Nhưng khi gặp ánh mắt cương nghị của nguyên soái Giucốp, hắn buộc phải cúp xuông và rón rén đi đến bàn, trên khuôn mặt của hắn hiện lên từng đám đỏ - Hắn ngồi vào ghế, cầm lấy bút và run rẩy ký vào năm bản của Hiệp ước.

        Giucốp nói rõ ràng:

        - Đoàn Đức có thể ra khỏi phòng.

        Sau khi đoàn Đức đi ra, Giucốp nói:

        - Như vậy, thưa các ngài, cho phép tuyên bố kết thúc phiên họp. Xin chúc mừng nguyên soái không quân Tedder, thượng tướng quân Mỹ Spaats, Tổng tư lệnh quân đội Pháp - tướng Delats de Tassinhi - nhân dịp kết thúc thắng lợi chiến tranh với Đức.

        Rất ngắn gọn và rõ ràng! Nếu là một chính khách nào khác thì có lẽ bài phát biểu phải kéo dài vài tiếng đồng hồ.

        Toàn bộ lễ ký do Giucốp điều hành diễn ra trong 43 phút: bắt đầu lúc 24 giờ 00 và kết thúc lúc 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5 năm 1945.

        Theo Antipencô kể lại thì Vưxinxki đã chuẩn bị cho Giucốp một bài phát biểu khá dài để đọc lúc khai mạc và bế mạc, nhưng Giucốp đã để quên nó trong cặp ở phòng làm việc (không biết có phải cố ý không?), tôi cho rằng Giucốp đã quyết định rất thông minh. Ông không thích các bài diễn văn dài dòng.

        Vưxinxki đã báo cáo với Stalin về hành động “tự do” này của Giucốp, và ai biết được, có thể là từ lúc ấy trong đầu Stalin đã xuất hiện ý nghĩ về việc không sử dụng tiếp Giucốp hoặc đẩy ông sang thế đội hai (điều mà sau này vào năm 1946 đã thực hiện).

        Sau phần chính thức, tiệc chúc mừng được bắt đầu trong sảnh chính.

        Giucốp nâng cốc chúc mừng chiến thắng và đề nghị nâng cốc vì các chiến sĩ Xô Viết, các chiến sĩ của quân Đồng minh, vì sức khỏe mọi người. Bữa tiệc kéo dài đến 6 giờ sáng.

        Tôi cho rằng để kết thúc chương này cần cung cấp cho độc giả toàn văn bản Hiệp ước đầu hàng - như là văn kiện cuối cùng của chiến tranh.

        Hiệp ước về đầu hàng quân sư của các lực lượng vũ trang Đức.

        Ngày 8 tháng 5 năm 1945

        1. Chúng tôi, những người ký tên dưới đây thay mặt Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức đồng ý với các điều kiện đầu hàng vô điều kiện của tất cả lực lượng vũ trang trên bộ, trên biển và trên không, và tất cả các lực lượng mà vào thời điểm hiện tại đang nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng tư lệnh quân Đức - Xin đầu hàng Bộ Tổng chỉ huy Hồng quăn và đồng thời Bộ Tổng chỉ huy quân Đồng minh.

        2. Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức ngay lập tức han hành mệnh lệnh cho toàn thể các đơn vị bộ binh, hải quân và không quân cùng toàn thể lực lượng vũ trang ngừng ngay các hành động quân sự vào lúc 23 giờ 2 phút theo giờ của Trung châu Ầu ngày 8 tháng 5 năm 1945, tất cả ở lại vị trí của mình và giải giáp toàn bộ, bàn giao toàn bộ vũ khí và quân dụng cho Bộ chỉ huy tại chỗ hoặc các sĩ quan đại diện cho Bộ Tổng tư lệnh liên quân. Không được phá huỷ các phương tiện như tàu thuyền, máy bay, động cơ, xe cộ, vũ khí trang bị và tất cả các đồ quân dụng khác.

        3. Bộ chỉ huy quân đội Đức phải ngay lập tức cử ra các sĩ quan phù hợp và bảo đảm họ hoàn thành tất cả các mệnh lệnh của Bộ Tổng chỉ huy Hồng quân và Bộ Tổng chỉ huy liên quân.

        4. Văn bản này không ngăn cản việc được thay thế bởi một văn kiện tổng thể hơn về sự đầu hàng sẽ được thông qua bởi Liên hợp quốc hoặc thay mặt Liên hợp quốc đối với nước Đức và lực lượng vũ trang Đức nói chung.

        5. Trong trường hợp, nếu Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức hoặc bất kỳ một lực lượng nào dưới sự chỉ huy của Bộ chỉ huy Đức mà không thực hiện theo Hiệp ước này, thì Bộ Tổng chỉ huy quân đội Xô Viết củng như Bộ Tổng chi huy quân đội Đồng minh có thể áp dụng các biện pháp mạnh mẽ mà họ cho là cần thiết.

        6. Hiệp ước này được lập bằng tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Đức - Nhưng chỉ có tiếng Nga và tiếng Anh là ngôn ngữ pháp lý chính.

        Ký ngày 8 tháng 5 năm 1945 tại thành phố Berlin.

        Thay mặt Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức: Keitent, Phriđeburg, Stumpph.
        Với sự có mặt theo ủy quyền của Bộ Tổng tư lệnh Hồng quân Liên Xô - Nguyên soái G. Giucốp.
        Theo sự ủy quyền của Bộ chỉ huy viễn chinh liên quân - Nguyên soái trưởng không quăn Tedder.

        Đã đến lúc tại thủ đô Liên bang Xô Viết ban hành bản Mệnh lệnh cuối cùng của Bộ Tổng tư lệnh. Đó chính là bản Nhật lệnh mà chúng tôi, các chiến binh mặt trận đã chờ đợi suốt hơn bốn năm, trải qua bao trận chiến “ác liệt”, với máu, với các chiến công và cả thất bại.

        Vì vậy, tôi muốn viết ra đây toàn văn bản Nhật lệnh lịch sử này:

        Nhật lệnh của Tổng tư lệnh Hồng quân và Hạm đội.

        Ngày 8 tháng 5 năm 1945 tại Berlin, đại diện của Bộ chỉ huy quân đội Đức đã ký Hiệp ước về sự đầu hàng vô điều kiện của các lực lượng vũ trang Đức.

        Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống lại phát xít Đức xâm lược đã kết thúc thắng lợi. Quân Đức đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Các đồng chí chiến sĩ Hồng quân, các thủy thủ hạm đội, các đồng chí hạ sĩ quan, sĩ quan quân đội và hạm đội, các tướng lĩnh, nguyên soái và đô đốc - Xin chúc mừng tất cả các đồng chí với chiến thắng vẻ vang trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

        Trong ngày vui chiến thắng hoàn toàn trước quân Đức, hôm nay ngày 9 tháng 5 ngày chiến thắng - vào lúc 22 giờ thủ đô của Tổ quốc chúng ta - Moxcơva sẽ thay mặt cả nước bắn pháo hoa chào mừng chiến thắng của các đơn vị Hồng quân, các hạm đội, các binh đoàn hạm đội đã giành chiến thắng vẻ vang này - 30 loạt đạn pháo hoa từ hàng ngàn khẩu đội pháo.

        Vinh quang đời đời thuộc về các anh hùng, những người đã ngã xuống trong các trận chiến vì tự do và độc lập của đất nước chúng ta!

        Hồng quân và hạm đội bách chiến bách thắng muôn năm!

        Tổng tư lệnh - Nguyên soái Liên Xô - I.Stalin.
        Ngày 9 tháng 5 năm 1945.

        Cả đất nước vui mừng.

        Nhân dân các nước châu Âu, trong đó có cả nhân dân Đức cuối cùng đã được thở không khí tự do. Pháo hoa bắn lên chào mừng những người chiến thắng ở Moxcơva, vào giờ khắc khi các loạt pháo hoa đang bắn lên thì không chỉ ở Moxcơva mà ở tất cả mọi nơi người ta bắn lên trời bất kỳ loại vũ khí mà họ có trong tay, vừa bắn vừa hô vang “ura”. Đó là niềm vui chiến thắng chung của cả dân tộc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2019, 05:00:12 am

Phần V

CƯỜNG QUỐC VĨ ĐẠI

        "... Đó là quốc gia Bônsêvich khô khan, độc đoán mà có một lúc nào đó tôi đã cố tìm cách tiêu diệt từ khi nó mới ra đời và thậm chí đến tận lúc Hitle sụp đổ tôi vẫn cho rằng, đó là kẻ thù truyền kiếp của nền văn minh dân chủ...

        Hạnh phúc to lớn cho nước Nga, đó là trong những năm thử thách ác liệt nhất, nước Nga đã được lãnh đạo bởi một thiên tài, một vị tướng huyền thoại, đó là I. V. Stalin.

        Stalin tiếp nhận nước Nga từ nghèo đói, nhưng khi ra đi đế lại một cường quốc hạt nhân.


W. CHURCHILL”         


NHỮNG NGÀY HÒA BÌNH ĐẦU TIÊN
(Chiến dịch bí mật)

        Không thể tin được là chiến tranh đã kết thúc.

        Tâm trạng bên trong, sự lo âu, sợ sệt, sự căng thẳng sẵn sàng cho chiến đấu, trong một thời gian đã như các làn sóng điện liên tục tác động đến ý thức con người.

        Sau đó là niềm vui, niềm vui vô hạn, nhẹ nhàng, tươi sáng nhưng vẫn lẩn khuất một chút hoài nghi trong lòng: không biết có đúng thực là chiến tranh đã kết thúc không?

        Đó là những cảm xúc cá nhân, tôi không thể khẳng định rằng tất cả các chiến binh đều có cảm xúc giống nhau nhưng chắc chắn là có một cái gì đó giống như vậy.

        Trên quy mô lịch sử đã bắt đầu giai đoạn bão táp của thế kỷ  20, và thế kỷ bão táp này đã dồn lên vai của chúng ta, chỉ trong đầu thế kỷ 20, đã có hai cuộc đại chiến đẫm máu xảy ra.

        Thế hệ của chúng tôi hiểu rõ rằng: chiến tranh đã bắt đầu thế nào? Hậu quả bi thảm của nó như thế nào? Chúng tôi đã cảm nhận trên thực tế khái niệm: “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng hình thức khác (hình thức vũ trang)”1. Có nhà thông thái đã nói: “Lịch sử - đó là chính trị dùng để soi rọi vào quá khứ”. Lại là chính trị! Nhưng hai nền chính trị này chúng ta đã biết rõ. Thế thì khi chiến tranh kết thúc, cái gì sẽ bắt đầu? Chúng ta đã biết thông qua sách vở, phim ảnh, bảo tàng. Trước kia người ta đã kết thúc chiến tranh thế nào? Và họ bước vào hòa bình ra sao? Cướp bóc, trộm cắp, thù nghịch, say rượu, lục lọi nhà cửa của chính những người chiến thắng, tiếp theo đó là dần dần giải trừ vũ trang. Trong cả một thế kỷ người ta đã tàn phá, xâm chiếm, đốt phá các thành phố. Trong thời Trung cổ, dân chúng của nước bại trận bị biến thành nô lệ. Tôi xin lỗi vì ví dụ bất nhã này - Vào năm 147 trước Công nguyên, đế chế La Mã, sau ba năm vây hãm đã chiếm được thành Karphagen và không chỉ tàn phá đến cùng một thành phố đẹp nhất của thời kỳ đó, mà còn tàn phá đất đai để không thể trồng trọt được nữa. Dân chúng ở thành Karphagen thì bị biến thành nô lệ.

        Sau khi chiếm được Moxcơva, Napoleont đã đốt cháy những gì còn lại ở đây. Nhưng có một thực tế khác - các đơn vị quân Nga, sau khi đánh đuổi Napoleont vào Paris đã không động gì đến dân cư ở đây, đã tha thứ không trừng phạt những kẻ đã đàn áp, giết hại các đồng bào của mình, không tàn phá các tòa nhà ở Paris như trước kia quân Pháp đã làm trên đất chúng ta.

        Theo ý đồ của Hitle, nếu chiếm được Moxcơva thì quân Đức sẽ san bằng thành phố và quét sạch tất cả khỏi mặt đất, nơi trước kia là Moxcơva sẽ biến thành biển để không bao giờ mọc lại thủ đô của nhân dân Nga nữa - Không một người dân nào - dù là đàn ông, đàn bà hay trẻ con sẽ rời được Moxcơva mà sẽ bị tiêu diệt hết! Hitle rõ ràng muốn vượt qua cả các kẻ chiến thắng ở Karphagen!

        Nhưng khi quân Nga tiến vào Berlin, họ không hề phá hủy, không trả thù, quân đội của chúng ta đã thể hiện tinh thần nhân đạo và cao thượng. Điều đó quả là không dễ dàng gì.

        Người Đức lo sợ - chờ đợi một sự trả thù như bộ máy tuyên truyền của Hitle đã đe dọa. Nhưng quân đội Nga đã không tàn sát một ai, mà ngược lại đã quét dọn khu phố, dập tắt lửa. Trên một cuộc họp, Giucốp đã nói:

        - Rất nhiều người trên thế giới đang chò đợi để đoán xem quân Nga sẽ kiềm chế cơn giận dữ và căm thù như thế nào, khi quân Nga tiến vào Berlin, truy đuổi kẻ thù mà chính chúng là những kẻ đã gây ra các tội ác dã man trên đất nước Nga.

        Giucốp trả lời luôn:

        - Công bằng mà nói, khi chiến tranh đang diễn ra, tất cả chúng ta, trong đó có cả tôi đã kiên quyết chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Nhưng chúng ta biết kiềm chế, chúng ta có lý tưởng cao cả, chủ nghĩa quốc tế không cho phép chúng ta hành động mù quáng. Vai trò rất to lớn ở đây chính là công tác giáo dục chính trị, tấm lòng cao thượng của các dân tộc Xô Viết.

        Sự kiểm chế, đó mới chỉ là một nửa. Một khối lượng công việc rất lớn vẫn phải làm. Thành phố đầy rẫy xác chết, chỉ trong metro đã chất đầy xác phụ nữ, trẻ em bị giết theo lệnh Hitle. Cần phải cứu người dân bị mất nhà cửa, bị đói rét. Bốn triệu người dân trong thành phố không có điện, nước, không có lương thực, cần phải nuôi sống họ.

---------------------
        1. Định nghĩa về chiến tranh của Clauzevich - nhà lý luận về chiến tranh, tác giả cuốn sách nổi tiếng: "Bàn về chiến tranh".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 07:57:06 pm

        Stalin ra lệnh cho Hồng quân phải giúp đỡ dân cư Berlin. Các bếp quân dụng chuẩn bị đồ ăn ở các góc phố để phát chẩn cho người dân. Chỉ sau vài ngày thành phố đã được thu dọn sạch sẽ và đi vào trật tự, các bệnh viện, trường học, nhà hát được tu sửa.

        Stalin cho phép sử dụng mọi khả năng để khôi phục thành phố. ủy ban quân sự dưới sự chỉ huy của Giucốp đã cho thành lập đội cảnh vệ tuần tra thành phố. Tính đến vụ mùa xuân bắt đầu, Stalin ra lệnh giúp đỡ người dân Đức gieo hạt vụ Xuân - Hè, cung cấp cả máy kéo, xăng dầu, xi măng, làm mọi thứ để khôi phục nền kinh tế.

        Trong lúc đó, các phần tử lãnh đạo phát xít vãn nuôi hy vọng cứu bản thân mình và cứu cả chế độ phát xít. Như chúng ta đã biết, Hitle có hai bản di chúc, một bản cho cá nhân và một bản là “di chúc chính trị”. Thực hiện ý chí của Hitle, đô đốc Denitz đã thành lập một chính phủ riêng ở thành phố Phlenburg ở vùng chiếm đóng của quân Anh.

        Tôi cho rằng sẽ có ích cho bạn đọc nếu biết về việc tôi đã có buổi gặp với người đã tham gia nhóm các sĩ quan theo lệnh của Stalin để tham gia bắt chính phủ cuối cùng của chủ nghĩa phát xít Đức do Denitz đứng đầu. Đó là tướng Truxốp. N - Chiến dịch mà tôi kể ở đây không phải là một chiến dịch quân sự mà đó là hành động thiên về chính trị. Nhưng công việc này có tính chất quân sự và rất nguy hiểm.

        Bạn đọc và các cựu chiến binh chắc cũng đang lục tìm trong ký ức của mình về một chiến dịch nào đó mà tôi muốn kể lại.

        Đây là một cuộc hành quân không bình thường, mà lúc đó có rất ít người biết đến. Đích thân Stalin thông qua kế hoạch  chiến dịch với sự phê chuẩn tuyệt mật. Có lẽ vì vậy mà rất ít người biết về chiến dịch này - Trong các sách lịch sử, chiến dịch này chỉ được nhắc lại một cách chung chung.

        Tất nhiên tôi không mong mình là người đầu tiên “khám phá” ra sự việc này, nhưng phải nói rằng tác phẩm của tôi đã được tiến sĩ lịch sử nổi tiếng G. Rodanốp nhắc đến trong tác phẩm “Sự cáo chung của Đệ tam đế chế’, khi nhắc đến sự kiện tướng N. Truxốp kể cho nhà văn nổi tiếng V. Karpob về sự kiện này và nó được đăng trên báo Văn học ngày 18 tháng 3 năm 1982.

        Tôi sẽ kể theo thứ tự:

        Ngày 16 tháng 5, trên các trang báo đã công bố những công việc cuối cùng của Hồng quân để hoàn tất việc tiếp quản toàn bộ chính quyển và tù binh Đức trên mặt trận Nga - Đức.

        Nhưng ở khu vực quân Đồng minh chiếm đóng thì không như vậy. Như Stalin được báo cáo, mọi việc diễn ra không bình thường - thậm chí có nhiều yếu tố rất nguy hiểm.

        Trong khu vực của quân Anh, người ta đã không đưa quân Đức vào quản lý như tù binh, hơn một triệu binh lính, sĩ quan Đức, thậm chí còn tổ chức các lớp học quân sự. Ngoài ra, còn giữ lại một binh đoàn với bộ tham mưu và số quân đến 100 ngàn ở mỗi binh đoàn. Lính Đức mặc quân phục phát xít đi lại tự nhiên, thậm chí đeo cả huân chương, họ chào nhau theo kiểu Hitle, chỉ có một thay đổi là vì Hitle đã chết nên họ chào Hailơ Denitz!

        Trong di chúc Hitle đã xác định đô đốc Denitz là người kế nhiệm và có cả danh sách các bộ trưởng. Thực hiện di chúc của Hitle, Denitz tuyên bố chính phủ của ông ta là chính phủ thừa kế hợp pháp duy nhất. Denitz thậm chí tuyên bố đường lối chính trị duy nhất là hợp tác với các nước phương Tây để chống lại người Nga.

        Churchill và Montgomery đã tuyên bố các chỉ huy quân sự Đức đểu muốn trở thành Đồng minh của người Anh và thực hiện những gì mà chúng ta muốn, rằng chúng ta có thể đối xử với họ như những Đồng minh của Anh để chống lại người Nga.

        Tình báo của chúng ta đã nắm được tình hình, các thông tin này đã nằm trên bàn của Stalin. Tổng tư lệnh, như chúng ta đã biết là người rất quyết đoán, hơn nữa lại vừa sau một chiến thắng lớn như vậy, ông quyết định hành động nhanh và kiên quyết.

        Công việc chuẩn bị và tiến hành chiến dịch này như sau:

        Trong phòng của Stalin có Molotốp, Vôlôsilốp và Giucốp, Stalin nói:

        - Trong lúc này, khi chúng ta đã giải giáp tất cả binh sĩ, sĩ quan Đức và đưa họ vào trại tập trung thì quân Anh lại giữ các đơn vị quân Đức ở trạng thái chiến đấu cao và thiết lập sự hợp tác với chúng. Đến lúc này các bộ tham mưu quân Đức vẫn tự do hoạt động theo lệnh của Montgomery và giữ nguyên vũ khí trang bị chiến đấu. Tôi cho rằng, người Anh muốn giữ lại quân Đức để sử dụng sau này. Điều nay vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước giữa các nước Đồng minh về giải giáp quân Đức.

        Hướng về Molotốp, Stalin nói:

        - Cần giao cho phái đoàn của chúng ta chức năng kiểm soát, để kiên quyết yêu cầu Đồng minh bắt giữ tất cả thành viên chính phủ của Denitz, các sĩ quan, tướng lĩnh Đức.

        Molotôp nói;

        - Ngày mai phái đoàn Xô Viết sẽ đến Phlenburg.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 07:58:50 pm

        Lúc đó Stalin thông báo về việc thành lập các ủy ban kiểm soát của Đồng minh trên đất Đức, trong đó có cả đại diện bốn nước: phía Mỹ là tướng Eisenhovver, phía Anh là nguyên soái Montgomery, phía Pháp là tướng Delat de Tassinhi.

        - Chúng tôi đã quyết định - Stalin nói - Giao cho đồng chí Giucốp giữ chức vụ Tổng chỉ huy điều hành nước Đức của phía Liên Xô. Cần thành lập bộ máy hành chính quân sự, anh cần một người làm phó, anh thích chọn ai?

        Giucốp nêu tên Xôcôlốpxki, Stalin đã đồng ý. Stalin chỉ định chỉ huy trưởng đơn vị trinh sát phương diện quân Bêlôrutsia 1 - tướng Truxốp làm đại diện phía Liên Xô để bắt giữ chính phủ Denitz...

        Sau này, tướng Truxốp đã kể lại cho tôi nghe về các sự kiện của tháng 5 năm 1945:

        - Trước khi tự vẫn, Hitle đã để lại di chúc chính trị, trong đó chỉ định chính phủ mới và bộ chỉ huy mới của Đức do Denitz làm tổng thống, Gơbbels làm thủ tướng, Boocman làm chủ tịch Đảng, thống chế Sernher làm Tổng tư lệnh lục quân và một số bộ trưởng.

        Tôi hỏi:

        - Theo lý lẽ nào mà Hitle lại chọn Denitz làm người kế nhiệm chứ không phải là Gơring?

        Truxốp nói:

        - Gơring đã không đáp ứng lòng tin của Hitle vì đã đàm phán với người Mỹ sau lưng Hitle. Sự lựa chọn Denitz không phải là ngẫu nhiên vì ông ta không những là chiến hữu thân cận của Hitle, mà vì còn có quan hệ với giới tài chính, ông ta chính là họ hàng với nhà tỷ phú công nghiệp Edmund Siemen, và 18 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1945 Denitz đã nhận được điện của Boocman thông báo về “Di chúc” của Hitle.

        Truxốp kể tiếp:

        - Tôi đã đọc bức điện này, trong đó ghi: “Thay vì Gơring, Hitle đã chỉ định anh - Đô đốc làm người kế nhiệm. Từ thời điểm này anh có quyền làm mọi việc cần thiết phù hợp tình hình”.

        Denitz trả lời: “Hitler là niềm tin không bao giờ tắt của tôi. Tôi sẽ áp dụng mọi cách để chiến đấu, làm nhẹ tình hình ở Berlin. Nhưng nếu số phận đã giao cho tôi là người kế nhiệm của Hitle, làm người đứng đầu Đế chế thì tôi sẽ kết thúc cuộc chiến này như yêu cầu của nhân dân Đức anh hùng đòi hỏi”.

        Denitz chuyển đến thành phố Phlenburg và bắt đầu hành động tích cực để thành lập chính phủ. Churchill rất tin tưởng ở chính phủ này. Và tại sao lại là ở khu vực quân Anh? Truxốp giải thích:

        - Như anh đã biết, vào nửa cuối năm 1918 Denitz đã từng bị quân Anh bắt cùng đội thủy thủ tàu ngầm, mà đến tận cuối năm 1919 Denitz mới trở về Đức. Hơn nữa, trên phiên tòa Nuremberg, Denitz không bị kết trọng tội dựa theo các lý lẽ do phía Anh đưa ra. Phó thẩm phán người

        Anh đã không buộc án tử hình cho Denitz, hắn là người duy nhất trong số tội phạm chiến tranh ở tòa Nuremberg chỉ bị kết án mười năm tù, mặc dù hắn là một trong những phần tử phát xít nguy hiểm nhất, phạm nhiều tội ác với nhân loại. Cần nhắc lại là khi Denitz, cựu đô đốc quân đội phát xít chết, tờ “Thời đại” ở London đã dành nửa trang để viết về ông ta, thậm chí nêu ra công lao, tài năng, hiểu biết về quân sự của ông ta mà không hề nhắc gì đến tội ác trước nhân loại của ông ta trong đại chiến thứ hai.

        - Như vậy, Tổng tư lệnh chỉ định tôi làm đại diện Liên Xô để bắt giữ chính phủ Denitz - Truxốp quay lại chủ để chính - Tôi nhận lệnh chọn một nhóm 20-25 sĩ quan để ngày 17 tháng 5 thì có mặt ở thành phố Phlenburg và làm sao để hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian ngắn.

        Khi tới thành phố, chúng tôi cảm thấy như đến một nơi của bọn Đức thời chiến tranh: nhà cửa, phố xá, cách chào hỏi kiểu Hitle, và một số lượng rất lớn sĩ quan Đức trong trang phục bộ binh, sĩ quan ss. Rõ ràng là ở đây tồn tại hoàn toàn một chế độ phát xít, ở bến cảng có rất nhiều tàu chiến của Đức. Thậm chí còn treo cờ chữ thập.

        Bộ tham mưu của Đức do thượng tướng Jodl làm Tổng tham mưu trưởng vẫn hoạt động ở Phlenburg.

        Phái đoàn của Mỹ và Anh cũng có mặt ở thành phố. Trong cuộc gặp các trưởng đoàn, trưởng đoàn Anh dọa rằng nếu ngay lập tức giải giáp chính phủ của Denitz thì các trường Hải quân Đức có thể sẽ gây hấn, thậm chí còn nói rằng nếu để chính phủ của Denitz lại sẽ có lợi cho việc điều hành nước Đức, nên không cần giải tán.

        Để đảm bảo an toàn, cả nhóm chúng tôi đã quyết định đóng trên một con tàu và tôi đã bất ngờ khi biết rằng phái đoàn của Anh và Mỹ cũng cùng ở trên con tàu này. Có lẽ họ muốn quan sát mọi hành động của chúng tôi. Ngay sau đó, Truxốp đã trao nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm để bắt đầu hoạt động.

        Sau những nỗ lực và thái độ kiên quyết của phái đoàn Liên Xô, các bên đã thống nhất là việc bắt giữ chính phủ Denitz sẽ bắt đầu vào ngày 23 tháng 5.

        Sáng sớm ngày 23 tháng 5 chiến dịch bắt đầu. Lãnh đạo các nước Đồng minh cho triệu Denitz và tướng Jodl đến. Đại diện ba nước Đồng minh tuyên bố chính phủ Denitz phải giải tán, toàn bộ chính quyển và lực lượng vũ trang của nó bị giải tán. Sau đó, đô đốc Phrideburg và tư lệnh SS - Herrich Himmler đã tự vẫn. Chiến dịch đã diễn ra theo đúng kế hoạch. Việc bắt giữ chính phủ của Denitz đã đặt dấu chấm hết cho nền Đệ tam quốc xã, khi Denitz bị bắt, người ta tìm thấy trong cặp của ông ta bản chính “di chúc chính trị” của Hitle.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 08:05:35 pm
        
GẶP GỠ HOPKINS

        Tháng 5 năm 1945, Stalin đã có buổi gặp Harry Hopkins -  Đại diện đặc biệt của Tổng thống Mỹ.

        Theo đánh giá của Stalin, Hopkins là một nhân vật nổi tiếng. Ông có rất nhiều đóng góp củng cố mối quan hệ Mỹ và Liên Xô. Rất ngẫu nhiên, cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ diễn ra vào tháng 6 năm 1941, khi Hitle tuyên chiến với

        Liên Xô, lúc đó hầu như cả thế giới không nghi ngờ gì về chiến thắng của Hitle. Tổng thống Mỹ đã cử Hopkins đến Moxcơva để nắm thực chất tình hình, nhưng nhiệm vụ chính của ông ta có lẽ là đánh giá xem: Liên Xô còn cầm cự được bao lâu nữa? Sau khi gặp Stalin, Hopkins đã tin tưởng rằng cuối cùng thì người Nga sẽ chiến thắng, ông đã thuyết phục tổng thống về đánh giá này và đề nghị một chương trình viện trợ cho Liên Xô.

        Hopkins có tình cảm hữu nghị rất tốt với nước Nga, ảnh hưởng của ông ta với tổng thống tạo điều kiện rất quan trọng đế củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Stalin tỏ ý kính trọng Hopkins và có lẽ vì vậy mà Truman đã cử Hopkins đến gặp Stalin. Sau chiến thắng, quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi. Các nước phương Tây không muốn củng cố vị trí của Liên Xô ở châu Âu. Sau khi không đạt được ý đồ trong Hội nghị Sant Fransiscô, Truman đã cử Hopkins như “bạn cũ” của Stalin đến nước Nga. Hopkins lúc đó đã già và rất bệnh tật, cũng đã thôi làm việc, nhưng khi được giao nhiệm vụ thì lập tức lên đường.

        Trong thư viện của tôi có đầy đủ các bản ghi chép nội dung các buổi gặp của Hopkins với Stalin. Xin dẫn ra một số đoạn có liên quan đến chủ đề của chúng ta - Đến Đại Nguyên soái Stalin. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra ngày 26 tháng 5, lúc 8 giờ tối, cùng dự với Stalin có Molotốp, Pablốp (phiên dịch). Phía Mỹ có Hopkins và Harrymann (Đại sứ Mỹ ở Liên Xô), Bolenn-Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Mỹ.

        Stalin và Hopkins chào hỏi nhau rất chân thành, cả hai hồi tưởng lại những kỷ niệm ở nước Nga. Đặc biệt là lần gặp gỡ tháng 6 năm 1941. Hopkins thông báo rằng phía Mỹ đã chỉ định tướng Eisenhovver làm đại diện trong ủy ban kiểm soát tình hình ở Đức. Stalin lập tức quyết định bổ nhiệm Giucốp vào vị trí này.

        Trong cuộc hội đàm thứ hai, khi Hopkins nhắc đến chuyện phân chia hạm đội của Đức, Stalin lập tức nhắc:

        - Như chúng tôi đã biết có một số đơn vị quân Đức chống lại quân Nga đã đề nghị được đầu hàng quân đội phương Tây. Cả hạm đội cũng vậy, tất cả đều nằm trong khu vực của các anh, mà không có một chiến hạm nào được giao cho phía Nga. Tôi đã gửi điện cho Tổng thống và thủ tướng đề nghị ít nhất một phần ba hạm đội phải được giao cho Nga, chúng tôi có nhận được thông tin rằng có cơ sở để tin rằng phía Mỹ và Anh muốn từ chối đề nghị của phía Nga, tôi cần phải nói rằng, nếu các thông tin này là đúng, thì sẽ là rất nghiêm trọng.

        Hopkins hứa với Stalin:

        - Tôi đã nói về vấn đề này với đô đốc King và có thể nói là Hoa Kỳ không có ý định giữ lại một phần nào của hạm đội Đức - mà chỉ muốn nghiên cứu tính hiện đại của công nghệ kỹ thuật. Sau đó, chúng tôi ngay lập tức có thể đánh chìm tất cả số hạm đội định giao cho phía Hoa Kỳ. Tôi đồng ý là hạm đội Đức sẽ được chia cho các Đồng minh.

        Cuối buổi gặp thứ hai, họ nói về số phận của Ba Lan, nói các nước Đồng minh muốn biến Ba Lan thành khu đệm để ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản - bằng cách đưa chính phủ lưu vong Micôlaichich trở về Ba Lan. Sau đó, Hopkins đã nhắc lại một việc cũ.

        - Chúng tôi rất hy vọng là nguyên soái Stalin sẽ có thể nhanh chóng công bố quyết định bổ nhiệm nguyên soái

        Giucốp vào Úy ban kiểm tra trên đất Đức để cơ quan này nhanh chóng đi vào làm việc.

        Stalin tuyên bố:

        - Tôi sẵn sàng công bố vào ngày mai hoặc sau đó một ngày hoặc vào bất kỳ lúc nào các ông mong muốn.

        Cuộc gặp thứ ba bàn về một vấn đề rất quan trọng - Đó là vấn đề chiến tranh chống Nhật. Stalin hứa sẽ bắt đầu cuộc chiến vào tháng tám. cần phải nói đến tầm nhìn và uy tín quốc tế của Stalin, khi ông luôn đấu tranh bảo vệ quyển lợi của nước Nga - trong mọi vấn đề.

        Vào cuối buổi họp thứ ba, Hopkins lại nhắc Stalin về vấn đề chỉ định Giucôp. Tôi cảm thấy rất lạ, tại sao Hopkins lại rất quan tâm và luôn nhắc Stalin về vấn đề bổ nhiệm Giucốp, trong khi chiến tranh đã kết thúc. Lý do duy nhất có lẽ bởi vì Giucốp là một vị tướng nổi tiếng, một vị chỉ huy quân sự chứ không phải là một nhà chính trị, lại càng không phải một nhà ngoại giao. Giới chính trị và ngoại giao thường nghĩ một đường, nói một nẻo và hành động thì lại theo một cách thứ ba - Giucốp rõ ràng không phải là người như vậy.

        Stalin không tiện từ chối một điều đã hứa từ trước, vì vậy, ngày hôm sau các báo đã đăng thông báo bổ nhiệm nguyên soái Giucốp - Tư lệnh quân Nga ở Đức làm đại diện ủy ban kiểm tra ở Đức.

        Sau cuộc gặp này, Hopkins đề nghị xác định địa điểm tổ chức cuộc gặp các nguyên thủ lần sau sẽ là Berlin. Stalin ủng hộ ngay và như vậy địa điểm cuộc họp lịch sử đã được ấn định. Đó chính là Hội nghị Postdam lịch sử.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 08:48:35 pm
      
DUYỆT BINH CHIẾN THẮNG

        Stalin là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng. Tại một cuộc họp, sau khi nghe Antônốp báo cáo về việc chuẩn bị lực lượng cho khu vực Viễn Đông để chống lại quân Nhật, sau khi các vấn đề đã được thông qua, mọi người đang im lặng, chợt Stalin nói:

        - Có nên tổ chức lễ duyệt binh ở Moxcơva đánh dấu thắng lợi tiêu diệt chủ nghĩa phát xít không nhỉ? Và chào mừng chúng ta, các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính, những người anh hùng của cuộc chiến.

        Mọi người dự họp đều ủng hộ ý tưởng này của Stalin. Từ hôm đó, mọi người lao vào chuẩn bị cho lễ duyệt binh. Lúc đó xuất hiện câu hỏi : Ai sẽ nhận lễ duyệt binh và ai sẽ chỉ huy đội quân duyệt binh. Tuy không thảo luận nhưng ai cũng cho rằng người nhận duyệt binh phải là Tổng tư lệnh Stalin.

        Theo kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu, cứ mỗi một phương diện quân sẽ cử ra một trung đoàn hỗn hợp, và trong mỗi một trung đoàn hỗn hợp bao gồm cả lực lượng Hải quân và Không quân. Sẽ chọn các sĩ quan, chiến sĩ xứng đáng nhất thuộc các quân binh chủng khác nhau. Có cả bộ binh, pháo binh, lính tăng... Họ đã từng sát cánh chiến đấu, nay họ lại cùng trong đội ngũ duyệt binh. Ưu tiên đầu tiên là các anh hùng Liên Xô, các chiến binh được thưởng huân chương cận vệ và sau đó là các chiến binh được thưởng nhiều huân, huy chương.

        Lực lượng duyệt binh được trang bị bộ lễ phục mới và giày mới. Buổi tối họ được đưa đến các nhà hát, rạp xiếc, tổ chức các buổi giao lưu với công nhân ở nhà máy, sinh viên các trường đại học, các nhà khoa học, nhà văn...

        Ở Bộ Tổng tham mưu xuất hiện câu hỏi: Đơn vị nào sẽ tiến vào lễ đài trước? Đơn vị của phương diện quân Bêlôrutsia 1 - người đã chiếm Berlin? Nhưng phương diện quân Ucraina 1 cũng vào chiếm Berlin thì sao? Và nói chung, nếu nói giành chiến thắng thì phương diện quân nào cũng đã từng tham gia các chiến dịch giành chiến thắng từ ngày đầu của cuộc chiến tranh.

        Cuối cùng, để không ai bị thiệt thời, đã quyết định đội hình sẽ được sắp xếp theo thứ tự mà họ đã tham gia tác chiến trên chiến trường - Tức là ở bên phải ngoài cùng là Trung đoàn Karenxki, sau đó là Lêningrad, Pribantich... Như vậy là bình đẳng và không ai thắc mắc gì. Mỗi một trung đoàn chọn 1.000 người xếp theo hàng 20 - Họ sẽ giương cao 363 ngọn cờ chiến thắng của các đơn vị nổi tiếng nhất, phía trước là Bộ chỉ huy phương diện quân và đi đầu là vị Tư lệnh của họ.

        Sau các phương diện quân là quân khu Moxcơva, các Học viện và nhà trường, sau đó là các học viên sĩ quan trường thiếu sinh quân Xuvôrốp (Bộ binh) và Nakhimốp (Hải quân). Chúng tôi đã tập luyện theo đội hình này ở sân bay (nơi bây giờ là nhà ga hành khách), các buổi tập luyện diễn ra vào ban đêm, chúng tôi dậy lúc ba giờ - ăn sáng xong là tập. Khi người dân Moxcơva đi làm thì các buổi tập đã kết thúc.

        Tôi đã có một vinh dự và may mắn rất lớn - Lúc đó, tôi đang là học viên của trường Cao đẳng sĩ quan tình báo của Bộ Tổng tham mưu. Đây là một trường rất có danh tiếng. Trong trường này chỉ có các sĩ quan trinh sát nổi tiếng được nhân dân ngưỡng mộ với các chiến công thầm lặng tham gia học tập.

        Tôi đã có một vinh dự rất lớn, đó là được cử mang lá cờ của đội duyệt binh của trường sĩ quan tình báo. Đứng bên cạnh tôi là anh hùng Liên Xô nổi tiếng Grisin, bên kia là anh hùng Liên Xô - Thượng úy Vôronchúc. Lúc đó tôi là Đại úy. Tôi rất tự hào về điều này.

        Ngày 12 tháng 6, tại điện Kremli, Kalinin đã trao cho nguyên soái Giucốp huân chương Sao vàng thứ ba... vì thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Tổng tư lệnh giao trong cương vị tư lệnh chiến dịch Berlin.

        Sau lễ trao huân chương, Stalin cho gọi Giucốp đến biệt thự. Sau khi chúc mừng Giucốp về danh hiệu anh hùng lần thứ ba, Stalin hỏi:

        - Anh chưa quên cưỡi ngựa đấy chứ?

        - Chưa, thưa đồng chí.

        - Như vậy, anh sẽ là người nhận lễ duyệt binh, Rôcôxốpxki sẽ chỉ huy bộ đội duyệt binh.

        Giucốp trả lời:

        - Cám ơn Tổng tư lệnh vì danh dự này, nhưng sẽ là tốt hơn nếu Tổng tư lệnh đích thân nhận, đồng chí là Tổng tư lệnh, theo quy ước và trách nhiệm thì đồng chí là người nhận lễ duyệt binh.

        Stalin nói:

        - Tôi đã già rồi, anh trẻ hơn, anh hãy nhận đi.

        Khi chia tay, Stalin nói:

        - Tôi khuyên anh hãy cưỡi con ngựa trắng khi nhận lễ duyệt binh, Budienưi sẽ chỉ cho anh xem con ngựa này.

        Đó là sự chân thành? Lòng khiêm tốn? Hay là lòng kính trọng đổi với Giucốp? Tất cả có lẽ đúng như vậy, nếu như phía sau không xảy ra một sự kiện khác. Như mọi người đều dự đoán Stalin sẽ đích thân nhận lễ duyệt binh trên ngựa trắng như một chiến tướng vĩ đại. Điều này mãi về sau mới được con trai Stalin là Vaxili Stalin tiết lộ với bạn bè.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:02:39 pm

        Theo Vaxili kể thì sự việc là thế này: Stalin hiểu rằng ông ta không còn trẻ nữa và đã lâu không cưỡi ngựa kể từ thời nội chiến. Do vậy, ông đã quyết định luyện tập, để không có gì sơ suất xảy ra trước mặt ba quân trên Quảng trường Đỏ. Theo lệnh của ông vào buổi tối - người ta đã đem đến một con ngựa trắng đến khu Manegiơ (cạnh điện Kremli) để ông sẽ tập cưỡi ngựa chuẩn bị cho Lễ duyệt binh.

        Và cứ vào ban đêm, khi ở Kremli người ta đã đi ngủ. Stalin cùng sĩ quan cận vệ thân tín nhất - tướng Vlaxic đi đến quảng trường Manegiơ - những buổi tập này thường có mặt cả Vaxili (chính điều này về sau đã cho chúng ta biết về giai thoại này).

        Người ta chiếu sáng cả khu Manegiơ, cạnh đó là chú ngựa trắng, do một nài ngựa cầm cương. Stalin bước đến, vỗ tay vào yên ngựa, đặt chân vào bàn đạp. Vlaxic bước đến định giúp Stalin lên yên ngựa, nhưng Stalin nói: “không cần, tôi tự làm”. Sau đó ông nhún mạnh lên, chân phải vắt qua lưng ngựa và ngồi rất mạnh lên yên ngựa. Chú ngựa bất ngờ vì tác động lên ngựa rất mạnh đã vểnh tai và đạp hai chân. Stalin vội ghìm dây cương ép mạnh hai chân vào hông ngựa. Lúc ấy, chú ngựa lại hiểu động tác này theo cách của nó, lại bắt đầu đi ngang một cách giật cục, và vì vậy nó đã bị ngã - Nài ngựa, Vlaxic và Vaxili vội xông đến cố gắng không để Stalin ngã, nhưng Stalin vẫn bị văng ra khỏi yên ngựa và rơi vào vòng tay của họ.

        Khi đã đứng lên được, Stalin lắc vai một cách bực bội, hất tay mọi người ra và nói một cách tức giận “Lùi ra đi!”. Máu giận đã sôi lên, ông quyết định chinh phục chú ngựa này, ông ra lệnh đem ngựa lại và tiếp tục leo lên. Stalin tức giận cưỡi lên ngựa và đạp mạnh hai chân vào hai bên mình ngựa. Chú ngựa được huấn luyện tốt này không hiểu ý của người cưỡi nó. Nó lại tiếp tục đi ngang. Stalin tiếp tục “ra lệnh” cho chú ngựa, nó lồng lên gõ móng trên nền sân và chạy được nửa vòng. Stalin muốn ngồi cho thẳng, nhưng lại thúc mạnh vào hai bên hông ngựa, làm cho nó đau và nó tức giận chồm lên, hất Stalin ngã ra.

        Mọi người chạy đến giúp Stalin, nâng ông lên, lau chùi các vết bẩn. Stalin nắm chặt tay, cắn môi:

        - Không, cái này không phải dành cho tôi - Ông khoát tay và quay về phòng mình.

        Khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, còn lại một vấn đề vẫn bỏ ngỏ: Đó là việc quyết định ai sẽ nhận lễ duyệt binh và ai sẽ chỉ huy đội hình duyệt binh?

        Mọi người đều nhất trí đề nghị Stalin tiếp nhận lễ duyệt binh.

        Stalin đi vòng quanh phòng, theo thói quen của mình, lắng nghe ý kiến của mọi người, ông bước đến bên bàn và nói:

        - Người nhận lễ duyệt binh phải xuất hiện tại Quảng trường Đỏ trên mình ngựa, mà tôi thì đã già rồi, không thể cưỡi ngựa được.

        Mọi người đều phản đối:

        - Tại sao lại nhất thiết phải cưỡi ngựa, Tổng thống Mỹ cũng là Tổng tư lệnh mà ông ta lại đi trên ô tô để duyệt binh.

        Stalin cười:

        - Roosevelt - Đó là chuyện khác, ông ta bị tật ở chân, còn tôi thì nhờ trời vẫn khỏe mạnh. Truyền thống của chúng ta là thế này: phải tiến vào Quảng trường Đỏ trên mình ngựa. Tôi nhấn mạnh lại: Đó là truyền thống, trên mình ngựa trắng. Sau một lúc im lặng, ông nói tiếp: Chúng ta có hai vị nguyên soái kỵ binh, đó là Giucốp và Rôcôxốpxki, hãy đế một người làm chỉ huy, còn một người nhận lễ duyệt binh.

        Ngày 22 tháng 6 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh đã ra nhật lệnh: “Lễ mừng chiến thắng phát xít Đức trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được ấn định vào ngày 24 tháng 6 năm 1945 tại Moxcơva trên Quảng trường Đỏ bằng lễ duyệt binh của các đơn vị quân đội và hạm đội và quân khu Moxcơva - Đó là lễ duyệt binh chiến thắng. Tại lễ duyệt binh sẽ có sự tham dự của các trung đoàn thuộc các phương diện quân, các trung đoàn của Hội đồng quốc phòng, các trung đoàn thuộc hạm đội, các học viên quân sự, các trường sĩ quan và các đơn vị quân khu Moxcơva.

        Lễ duyệt binh sẽ được nguyên soái Liên Xô - Giucốp tiếp nhận - Chỉ huy trưởng đội duyệt binh là nguyên soái Liên Xô Rôcôxốpxki...”.

        Vào ngày tổ chức lễ duyệt binh, thời tiết không được tốt lắm, mưa bay lất phất, bầu trồi xám xịt. Nhưng tâm trạng mọi người rất vui - Quảng trường Đỏ tràn đầy cờ đỏ, còn các chiến sĩ tham gia duyệt binh thì chói lòa huân chương trên ngực, Giucốp cưõi trên mình ngựa trắng xuất hiện từ phía tháp Xpaxki nổi tiếng dưới tiếng chuông điện Kremli ngân vang 10 lần. Chính xác như mọi lần. Đến giữa hàng quân, nguyên soái gặp chỉ huy bộ đội duyệt binh, nguyên soái Rôcôxốpxki. Nguyên soái Rôcôxốpxki báo cáo:

        - Đồng chí nguyên soái, các đơn vị duyệt binh chào mừng chiến thắng đã sẵn sàng - Ngay sau đó, ông nhanh nhẹn trao cho Giucốp danh sách đội hình duyệt binh.

        Thật là hào hùng! Khi xem hình ảnh hai vị tướng kỵ binh đẹp đẽ trong binh phục. Họ ngồi thẳng trên yên ngựa, đầu ngẩng cao tự hào, ngực đeo đầy huân chương.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:04:55 pm

        Sau khi duyệt đội hình, Giucốp xuống ngựa bước lên lễ đài (thậm chí hơi thở rất nhẹ nhàng). Ông bắt tay chào Stalin và bắt đầu đọc nhật lệnh bằng một giọng ngân vang, rõ ràng. Tôi không nhớ rõ nội dung bài phát biểu của Giucốp. Kể cả khi tôi đọc lại nó trên báo, trong lòng vẫn không thấy đọng lại gì đặc biệt. Lúc ấy, tôi đã chờ đợi là trong một thời khắc lịch sử vĩ đại thế này thì phải nói cái gì đó thật đặc biệt. Rõ ràng là người ta đã viết cho nguyên soái một bài diễn văn quá thận trọng trong tình hình quốc tế phức tạp lúc đó, và có lẽ cả là để vừa ý Stalin. Thậm chí, có lẽ Bộ chính trị đã kiểm duyệt và sửa bài phát biểu này. Nói chung đó là một bài diễn văn về chiến tranh, về chiến thắng nhưng khi nghe nó người ta không thấy ngọn lửa rực sáng ở bên trong như đã có trong bài diễn văn của Stalin về nhân dân Nga trong bữa tiệc tối ngày 25 tháng 5 năm 1945.

        Trong việc này, Giucốp không có lỗi. Ông không tự viết bài diễn văn này - Rõ ràng đây không phải là văn của ông.

        Chỉ đến khi dự lễ duyệt binh, chúng tôi mới hiểu người ta đã cầm các thanh gỗ dài đi sau chúng tôi là để làm gì. Họ cầm gậy ném xuống đất rồi bỏ đi. Vâng, trên lễ duyệt binh, tiếp theo chúng tôi là các chiến sĩ cầm các lá cờ của các đơn vị của Hitle, họ cầm chúc xuống đất và ném chúng vào một đống giẻ cạnh lăng, việc này diễn ra trong tiếng trống dồn dập, như thời Trung cổ người ta gõ trống trước lễ hành hình hay treo cổ. Các lá cờ của các đơn vị quân Đức, kể cả lá cờ của riêng Hitle cũng được các chiến sĩ ném vào đấy như đống giẻ rách của lịch sử.

        Ngay sau đó là hồi kèn rộn rã, và đội hình duyệt binh của chúng tôi duyệt qua trước lễ đài. Trong lễ duyệt binh các binh chủng kỹ thuật đã xuất hiện - 12 cỗ pháo dàn hàng ngang, sau đó là pháo hạng nặng, mới hiểm họa của các loại xe tăng của Đức như “con báo”; “pheđinant”, sau đó là các giàn hỏa tiễn Kachiusa nổi tiếng.

        Màn trình diễn tiếp theo là đội hình xe tăng tốt nhất của đại chiến thứ hai - các xe tăng T-34, kết thúc duyệt binh là các đơn vị pháo tự hành.

        Do bị mưa, tuần hành của quần chúng nhân dân đã không thực hiện đửợc.

        Thời đại mới đã đến, nhiều nhà lịch sử chân chính đã viết về Stalin, nhưng cũng có những kẻ “bồi bút” muốn bôi nhọ ông. Nhưng lúc đó, trong lễ duyệt binh chiến thắng mọi người đểu kính trọng tuyệt đối vị Tổng tư lệnh của mình.

        Không hiểu Stalin lúc đó suy nghĩ gì khi đứng trên lễ đài dõi theo đội ngũ duyệt binh chiến thắng? Tất nhiên sẽ có sự vui sướng trong lòng - nhưng sẽ có nhiều điều khiến ông phải quan tâm. Ngay sau lễ duyệt binh, Stalin cho mời Budienưi đến phòng mình - Stalin hỏi:

        - Đồng chí có biết tại sao tôi cho gọi đồng chí không? Tôi cho rằng đồng chí không biết. Hôm nay tôi không muốn làm mất tâm trạng ngày lễ của đồng chí, nhưng tình hình không cho phép tôi kéo lùi việc giải quyết những vấn đề đã chín muồi, ở đây là nói đến vấn đề giải thể kỵ binh như một binh chủng của Hồng quân.

        Stalin chăm chú nhìn Budienưi và nói tiếp:

        - Vấn đề là sau chiến tranh nông nghiệp rất cần sức kéo. Đất nước bị tàn phá rất nặng nể. Khôi phục nền kinh tế chỉ có thể bằng cách giải ngũ một số binh sĩ đã lớn tuổi, tinh giản đội ngũ kỵ binh. Như vậy, trong thời gian tới nền kinh tế  có thể được nhận một phần tư số ngựa của kỵ binh. Còn tinh giản các đơn vị cơ giới sẽ có thể cung cấp cho nền kinh tế quốc dân hàng chục ngàn ô tô, máy móc.

        Budienưi hiểu rằng đã đến lúc phải chia tay vĩnh viễn với binh chủng kỵ binh - một khi Stalin đã quyết định thì không gì có thể thay đổi được. Stalin ra lệnh tập trung tất cả các đơn vị kỵ binh về khu vực Ucraina và Bêlôrutsia để tổ chức lại, còn số ngựa thì giao lại cho chính quyền địa phương.

        Budienưi không còn nghe thấy Stalin nói gì nữa, trong đầu ông chỉ có một ý nghĩ: như vậy sẽ không còn kỵ binh nữa! Trước kia, Tukhachepxki đã có lần đề nghị giải thể binh chủng kỵ binh, nhưng lúc đó chính Stalin đã ủng hộ Budienưi trong việc bảo vệ binh chủng kỵ binh - Stalin như đọc được ý nghĩ này trong đầu Budienưi, ông nói:

        - Chúng tôi đã nhiều năm bảo vệ kỵ binh. Năm 1934, Tukhachepxki đã đề nghị giải tán kỵ binh để thành lập các binh đoàn môtô cơ giới - về lý thuyết điều này là đúng, nhưng trên thực tế lúc đó không thực hiện được, vì nền công nghiệp của chúng ta lúc đó chưa đủ sức để sản xuất xe tăng và xe cơ giới. Nếu chúng ta giải tán kỵ binh thì bộ binh sẽ trở thành binh chủng duy nhất và rất đơn độc.

        - Làm sao chúng ta có thể thiếu kỵ binh - Budienưi xúc động hỏi - Đồng chí chính là người đã sáng lập ra kỵ binh cơ mà, thưa đồng chí Stalin?

        - Đừng quá xúc động, đồng chí Budienưi. Chúng tôi không để đồng chí nghỉ ngơi đâu - Stalin nói - Sẽ giao cho đồng chí các công việc quan trọng. Budienưi chia tay Stalin, chúng ta có thể hiểu được trong lòng ông đang suy nghĩ gì.

        Ngày 24 tháng 6 năm 1945 diễn ra bữa tiệc long trọng tại điện Kremli để chiêu đãi các đại biểu đã tham gia lễ duyệt binh, có khoảng 2.500 người dự.

        Gian khánh tiết Geogiơxki chưa bao giờ được trang hoàng đẹp như vậy. Ánh sáng chan hòa, các bộ ly thủy tinh sáng loáng...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:09:16 pm

        Molotốp phát biểu khai mạc:

        - Hôm nay chúng ta đón chào các đồng chí tham dự lễ duyệt binh, qua họ chúng ta chào mừng quân đội và hạm đội vinh quang của chúng ta, nhân dân Xô Viết chúng ta và tất cả những ai đã tạo nên chiến thắng trên mặt trận và hậu phương. Trước hết, chúng ta kính chào người đã lãnh đạo chúng ta giành chiến thắng, như một vị tướng vĩ đại và lãnh tụ của nhân dân Liên Xô, tôi đề nghị nâng cốc vì sức khỏe đồng chí Stalin.

        Tôi không ghi lại được hết những lời chúc mừng mà mọi người dành cho Stalin - Tuy nhiên, Stalin rất bình thản, vui vẻ.

        Stalin đề nghị nâng cốc, ông nói:

        - Các đồng chí đừng nghĩ rằng tôi sẽ nói một điều gì đó khác thường. Tôi chỉ muốn nói một điều rất giản dị, bình thường. Tôi muốn đề nghị nâng cốc vì sức khỏe của những người không có chức vụ cao, vì những người mà họ tự coi chỉ là những “đinh ốc” trong bộ máy quốc gia đồ sộ, nhưng thiếu họ thì tất cả chúng ta - cả các nguyên soái và các tư lệnh mặt trận, có thể nói, sẽ chẳng là gì cả. Tôi đề nghị nâng cốc vì những người bình thường, khiêm tốn, những “đinh ốc” đã giữ cho tình trạng tích cực và ổn định của bộ máy chính quyển của chúng ta. Họ rất đông, tên tuổi của họ không ai biết, vì họ có tới hàng chục triệu. Đó là những người khiêm nhường, không ai viết về họ, họ không có danh hiệu gì, cấp bậc thì thấp, nhưng họ chính là những trụ cột giữ cho chúng ta ở trên các đỉnh cao. Tôi sẽ uống vì họ, thưa các đồng chí.

        Mọi người vỗ tay rất lâu và vang dội sau lời phát biểu của Stalin.

        Trước đó một tháng - ngày 25 tháng 5 năm 1945, trong buổi tuyên dương công trạng các tư lệnh của Hồng quân Liên Xô, Stalin đã có bài phát biểu nổi tiếng, lưu truyền hàng thế kỷ trong tâm khảm của nhân dân Xô Viết. Không hiểu tại sao trong lòng mọi người vẫn cứ nghĩ rằng lời phát biểu này được Stalin phát biểu vào ngày lễ chiến thắng 24 tháng 6 năm 1945. Căn cứ vào tính quan trọng, tầm vĩ đại và quan trọng nhất là tính chân chính của nó, lời phát biểu này rất phù hợp với lễ mừng chiến thắng - Chúng ta hãy nhớ lại lời phát biểu này: “Thưa các đồng chí, hãy cho phép tôi đề nghị nâng cốc một lần nữa, lần cuối cùng.

        Tôi muốn nâng cốc vì sức khỏe nhân dân Xô Viết và trước hết là dân tộc Nga (vỗ tay vang hồi lâu). Tôi sẽ uổng trước hết vì sức khỏe dân tộc Nga, vì rằng đó là dân tộc xuất chúng nhất trong đại gia đình các dân tộc trong Liên bang Xô Viết của chúng ta.

        Tôi đề nghị nâng cốc vì sức khỏe dân tộc Nga, vì rằng, dân tộc Nga đã cống hiến trong cuộc chiến tranh này như lực lượng lãnh đạo được mọi người thừa nhận của Liên bang Xô Viết trong số các dân tộc của đất nước chúng ta.

        Tôi đề nghị nâng cốc vì sức khỏe dân tộc Nga không chỉ vì rằng đó là dân tộc lãnh đạo, mà còn là vì dân tộc này có trí tuệ sáng láng, tính cách mạnh mẽ và lòng nhẫn nại phi thường, chính phủ chúng ta đã có không ít sai lầm, chúng ta đã phải đối đầu với thời khắc tuyệt vọng của năm 1941 - 1942, khi quân đội của chúng ta phải rút lui, từ bỏ đất đai, làng mạc yêu quý và các thành phố của Ucraina, Bêlôrutsia, Mondayia, Lêningrad. Chúng ta đã rút lui vì rằng chúng ta không còn cách nào khác. Nếu là một dân tộc khác thì họ đã có thể chất vấn chính phủ: Các anh không làm trọn mong muốn của chúng tôi, hãy từ chức đi, chúng tôi sẽ lập nên một chúng phủ mới để họ có thể ký kết hiệp ước hòa bình với Đức, bảo đảm yên ổn cho chúng tôi. Nhưng dân tộc Nga đã không làm điều đó, vì rằng họ tin tưởng vào đường lối đúng đắn của chính phủ, họ sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo đảm tiêu diệt quân Đức. Chính là lòng tin mà dân tộc Nga dành cho chính phủ, là nguồn sức mạnh quyết định bảo đảm cho chiến thắng lịch sử trước kẻ thù của nhân loại - Trước chủ nghĩa phát xít.

        Xin cảm ơn dân tộc Nga vì sự tin cậy cao quý này!

        "Vì sức khỏe của dân tộc Nga!”.

        Mọi người dự lễ chiến thắng đã để ý đến một điều, vị Tổng tư lệnh của họ không có một tấm huân chương nào. Trên ngực ông duy nhất chỉ có một ngôi sao vàng anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa mà ông được nhận từ trước chiến tranh.

        Trong khi đó mọi người đều có rất nhiều huân chương, thậm chí một số có hai hoặc ba ngôi sao anh hùng, thế mà Stalin, người đóng góp cho chiến thắng với một công lao to lớn hơn bất kỳ ai có mặt trong buổi lễ lại không có một ngôi sao anh hùng nào! Sự vô lý này được rất nhiều người nhắc đến, sau đó họ yêu cầu Trung ương và Xô Viết tối cao với mong muốn có hình thức ghi nhận đặc biệt cho công lao của Stalin.

        Bộ chính trị đã xem xét vấn đề này. Stalin phản đối với lý do ông không xứng đáng với danh hiệu anh hùng, rằng điều này không phù hợp với tiêu chí của phần thưởng cao quý - Nhưng lần này, ý kiến của ông không được chấp nhận.

        Ngày 26 tháng 6 năm 1945, tức là hai ngày sau lễ mừng chiến thắng, Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao đã ban hành hai nghị quyết: một nghị quyết về việc phong I. Stalin danh hiệu Đại Nguyên soái và nghị quyết thứ hai là việc phong tặng danh hiệu Ngôi sao vàng Anh hùng Liên Xô cho Stalin. Đây là ngôi sao vàng đầu tiên và duy nhất mà ông được tặng. Đây chính là biểu hiện tính khiêm tốn của ông và cũng là “bài học” cảnh tỉnh cho những ai đeo lên ngực mình rất nhiều ngôi sao vàng như là vật kỷ niệm trong khi họ không xứng đáng và không có công trạng gì đặc biệt.

        Đây lại là một nghịch lý trong tính cách của ông. Dường như người ta hay nói về tính độc đoán, về “tệ sùng bái bản thân” của Stalin, nhưng Huân chương sao vàng thì ông không nhận! Cũng không tổ chức lễ đón nhận một cách ầm ĩ... Ngôi sao vàng Anh hùng của Stalin vẫn để trong một chiếc hộp màu đỏ ở Vụ khen thưởng của Xô Viết tối cao.

        Các họa sĩ và nhiếp ảnh gia “hư cấu” thêm một ngôi sao vàng trên các bức chân dung của ông, và người ta chỉ nhớ lại danh hiệu anh hùng này vào lễ an táng ông, khi ban lễ tang cần tìm để gắn vào bảng huân chương ít ỏi của ông theo đúng phong tục người ta vẫn làm khi an táng các nhà hoạt động Nhà nước có công lao.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:15:10 pm

HỘI NGHỊ POSTĐAM

        Ngay sau lễ mừng chiến thắng là bắt đầu chuẩn bị cho hội nghị các nguyên thủ các quốc gia chiến thắng. Có vẻ như không có gì khó khăn cả - cả thành phố Berlin và nước Đức nằm trong tay các nước thắng trận.

        Nhưng trên thực tế, không đơn giản như vậy. Để không phải nhắc đi nhắc lại, tôi xin dẫn một câu nói của Stalin với Giucốp khi ông đến Berlin, (tôi dẫn ra câu nói này vì trong hồi ký của Giucốp đoạn này đã bị kiểm duyệt bỏ đi).

        “Tôi cảm thấy, quân ta đã “làm việc” khá tốt ở Berlin. Khi đi vào Berlin tôi thấy chỉ còn vài chục ngôi nhà là nguyên vẹn. Ngoài ra, cần phải nói là không quân của Đồng minh cũng “làm việc” không kém gì chúng ta - trong những ngày cuối khi không gặp phản kháng gì của người Đức, họ đã dùng hàng trăm máy bay ném bom để oanh tạc rất kỹ nhiều thành phố nằm trong khu vực của quân Nga. Tôi chỉ nhắc lại một ví dụ ở thành phố Đreden, nơi mà trước cuộc tấn công của Hồng quân, không quân Anh-Mỹ đã dùng tới 1.400 máy bay ném bom oanh tạc cấp tập. Họ dùng đến 3 thế đội: thế đội 1, bay ban đêm dùng chủ yếu là bom cháy, thế đội 2, sau đó 3 tiếng dội bom số lượng lớn để không cho cứu hỏa và cứu thương làm việc, thế đội 3, sau đó tám tiếng - vào ban ngày, thì oanh tạc thẳng vào dân cư thành phố. Trong đó, ngoài máy bay ném bom hạng nặng thì máy bay tiêm kích dùng liên thanh bắn thẳng vào dân cư, kết quả là hơn 134.000 người bị chết! 35.470 ngôi nhà bị phá huỷ!

        Bây giờ người ta phải đặt đến 3 lần câu hỏi: Tại sao? Câu trả lời chỉ là một: để các thành phố không bị quân Nga làm chủ nguyên vẹn. Đối với Berlin và vùng ngoại ô cũng bị tàn phá tương tự. Việc tìm một địa điểm cho Hội nghị quả là rất khó khăn

        Xin bổ sung một chi tiết: tôi đã quan sát rất kỹ các ngôi nhà trong khuôn viên Sesiliengoph, nơi diễn ra Hội nghị, vào những năm sau đó khách du lịch thậm chí đã bẻ chiếc ghế bành mà Stalin đã ngồi ra từng mảnh để làm vật lưu niệm. Trung tướng Antipencô N.A, Phó tư lệnh Hậu cần của Guicốp sau rất nhiều ngày tìm kiếm đã đề nghị chọn lâu đài Sesilingoph làm nơi họp Hội nghị.

        Đến ngày 10 tháng 7, mọi công việc chuẩn bị cho Hội nghị đã xong. Trước khi đến Berlin, Stalin gọi điện cho Giucốp:

        - Anh đừng nghĩ ra cái gì ồn ào trong lễ đón tôi - Anh hãy đến nhà ga cùng khoảng hai hoặc ba người - công tác bảo vệ sẽ do Vlaxich lo, anh không phải làm gì cả.

        Ngày 15 tháng 7, Truman đến, ngay trong ngày Churchill cũng bay đến Đức. Ngày 16 tháng 7, Giucốp đón Stalin ở ga, đón Stalin còn có Vưxinxki, Antônốp, Cudơnetxốp, Têlêgin... Giucốp cũng như Eisenhovver và Montgomery không phải là thành viên phái đoàn Chính phủ, họ chỉ là cố vấn quân sự.

        Hội nghị kéo dài từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945.

        Ngày 25 tháng 7, do Churchill phải về nước để dự bầu cử, Hội nghị tạm dừng. Từ ngày 28 tháng 7, do Churchill không được bầu lại, Thủ tướng mới của Anh đã đến dự Hội nghị.

        Trước khi Churchill quay về Anh, ông đã tổ chức một buổi tiệc, trong đó có một lần ông đề nghị nâng cốc vì sức khỏe của Giucốp. Giucốp cũng muốn nâng cốc đáp lại, và tự nhiên theo thói quen, ông nói: Vì sức khỏe đồng chí Churchill! Churchill chữa rất khéo: “Là đồng chí trong chiến đấu”, nhưng Stalin thì nhớ sự kiện này và sau đó nhiều lần đã đùa là Giucốp là đã vội vàng chọn cho mình một “người đồng chí”.

        0 giờ 30 phút ngày 2 tháng 8, chủ tọa Truman tuyên bố bế mạc Hội nghị.

        Các nguyên thủ đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng: Bộ chỉ huy tối cao ở Đức sẽ do các tư lệnh quân Đồng minh ở Đức đảm nhiệm trên từng khu vực của mình. Tuyên bố giải giáp toàn bộ lực lượng vũ trang của Đức cũng như toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng; cải cách cơ cấu chính trị của Đức theo hướng dân chủ, giải tán Đảng quốc xã, Hội nghị cũng ra quyết định chuyển giao Kengisberg (Kaliningrad) và vùng phụ cận cho Liên Xô.

        Số phận của hạm đội Đức đã được quyết định theo đề nghị  củạ Stalin.

        Thú vị nhất có lẽ là sự kiện diễn ra ngày 25 tháng 7 khi tuyên bố tạm nghỉ do Churchill phải quay về nước. Churchill đề nghị Truman thông báo cho Stalin biết các thông tin về bom nguyên tử của Mỹ trước khi ông ta rời hội nghị. Churchill rất muốn biết phản ứng của Stalin trước thông tin này. Truman bước đến gần Stalin khi mọi người đã rời khỏi phòng, và khi đi ngang qua Stalin, Truman nói với phiên dịch Paplôp:

        - Ở nước Mỹ chúng tôi đã sản xuất được loại bom mới với sức công phá rất lớn.

        Stalin không có phản ứng gì khi nghe thông tin này. Ông không nói một câu nào. Sau này báo chí đã mô tả lại là lúc ấy, Churchill nhìn rất kỹ khuôn mặt Stalin, cố quan sát phản ứng của ông, nhưng vẻ mặt Stalin lạnh băng không có phản ứng gì.

        Khi ra đến ô tô, Churchill hỏi Truman:

        - Stalin có phản ứng gì không?

        - Ông ta không hỏi một câu nào.

        - Theo tôi, hình như ông ta không hiểu ông định nói gì.

        Tuy nhiên, Stalin hiểu rất rõ ý Truman muốn nói cái gì.

        Giucốp đã kể lại:

        “I. Stalin kể lại cho tôi và Molotốp về câu nói của Truman và Molotốp nói ngay:

        - Họ tự đề cao mình.

        Stalin cười:

        - Hãy để cho họ cao hứng. Ngay hôm nay cần nói chuyện với Kurchatốp (Tổng công trình sư tên lửa Nga) để tăng tốc độ công việc. Tôi hiểu là ông ta đang nói về bom nguyên tử”.

        Ngài thủ tướng sẽ rất bất ngờ, nếu ông ta biết được ý nghĩ thực của Stalin lúc đó, rõ ràng là Stalin đã lừa được đối thủ của mình - Stalin không những chỉ hiểu là câu chuyện đang nói về cái gì, mà ông ta có đầy đủ thông tin về các vụ thử bom hạt nhân của Mỹ do tình báo Nga lấy được.

        Đã từ lâu, Stalin quan tâm đến vấn đề chế tạo bom hạt nhân. Trước chuyến đi đến Berlin, ông đã đọc một báo cáo quan trọng về vấn đề này - Stalin đã yêu cầu nghe kỹ về các tài liệu của Kurchatốp - Tôi muốn giới thiệu với độc giả về tài liệu này để chứng minh tầm hiểu biết rộng của Stalin về mọi việc, thậm chí ông biết cả thời điểm người Mỹ tạo ra bom nguyên tử mà Truman định dọa ông.

        Sự xuất hiện của bom nguyên tử đã đưa đến một cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự, các học thuyết quân sự buộc phải thay đổi.

        Sau ngày 24 tháng 7, khi người ta vừa phát biểu hùng hồn về giữ vững ổn định ở châu Âu, ngay từ Postdam Tổng thống Mỹ đã ra mệnh lệnh: “Sau ngày 3 tháng 8, khi thời tiết cho phép thực hiện chuyến bay bằng mắt của máy bay ném bom, thì trung đoàn không quân số 509 thuộc quân đoàn không quân số 20 thực hiện phi vụ thả bom đặc biệt vào một trong các mục tiêu sau: Hirôsima, Kocura, Nigata, Nagasaki”.

        Ngày 6 tháng 8 năm 1945, thời tiết đã cho phép và vào lúc 8 giờ 15 phút 2 giây, Hirôsima đã bị xóa sạch khỏi trái đất!

        Ngày 9 tháng 8, lúc 11 giờ 8 phút, thời tiết cho phép và không quân Mỹ đã thực hiện phi vụ thứ hai xuống Nagasaki!

        Khả năng tàn phá lớn của loại vũ khí này đã kích động chủ nhân của nó. Chỉ sau 3 tháng, sau khi tại hội nghị Postdam người ta nâng cốc chúc mừng tình hữu nghị và vì nền hòa bình trên trái đất thì ở Oasintơn, người ta đã lên một kế hoạch để Mỹ và Anh sẽ dùng bom nguyên tử oanh tạc 20 thành phố của Liên Xô, bao gồm: Moxcơva, Lêningrad, Gorki, Kuibưxép, Xverloxkơ, Nôvôxibirxcơ, Omxkơ, Xaratốp, Kadan, Ba Cu, Tasken, Cheliabinxcơ, Tbilixi, Grodơnưi...

        Kỷ nguyên bom nguyên tử đầy bi kịch đối với loài người đã bắt đầu như vậy.

        Tôi cho rằng cần phải giới thiệu với độc giả về một sự kiện rất quan trọng liên quan đến sự chế tạo bom nguyên tử của chúng ta và vai trò của Stalin trong vấn đề này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:19:44 pm
        
STALIN THÁO NGÒI BOM NGUYÊN TỬ MỸ

        Câu chuyện của tôi kể về những sự kiện của thời kỳ đó được sưu tầm từ nhiều nguồn, trong đó có các tài liệu do Cục tình báo quốc gia cho phép sử dụng.

        Việc nghiên cứu nguyên tử và năng lượng nguyên tử bắt đầu ở nhiều nước. Tại Nga, ngay từ năm 1914 và 1921 đã bắt đầu nghiên cứu về vật lý nguyên tử. Từ năm 1933, ủy ban quốc gia về nguyên tử được thành lập do I. Kurchalốp đứng đầu.

        Ý tưởng về chế tạo bom hạt nhân xuất hiện trong thời gian đại chiến thứ hai ở Anh, Đức, Mỹ. Chính Mỹ là nước thúc đẩy việc chế tạo bom nguyên tử nhanh nhất. Để án này ở Mỹ núp dưới tên dự án “Manhattan”, Giám đốc dự án là Đại tá kỹ sư Lexli Grobxơ. Ông ta tốt nghiệp Học viện quân sự Vext Point và chính ông ta là người đã xây dựng Lầu Năm Góc.

        Tôi đã từng có mặt ở Lầu Năm Góc - Đây là một công trình kiến trúc tuyệt vời với kiến trúc 5 cạnh (Pentagon theo tiếng cổ Hy Lạp là hình 5 cạnh). Các tòa nhà có 5 tầng và tất cả có 5 tòa nhà - Đường đi lối lại, hành lang rất dễ nhầm lẫn. Người Mỹ đã có chuyện tiếu lâm là có một anh chàng trung sĩ mang công văn vào tòa năm góc, anh ta bị lạc hết tầng này sàng tầng khác và khi ra khỏi được thì đã mang quân hàm trung tá.

        Mùa thu 1942, người ta đã nói với Grobxơ:

        - Lãnh đạo các nhà khoa học sẽ khó hơn lãnh đạo các binh sĩ, chúng tôi sẽ phong quân hàm tướng cho anh để có uy tín trong lãnh đạo.

        Trong nhóm do Grobxơ lãnh đạo có các nhà khoa học nổi tiếng như: Robert Oppengeimer, Ninbor, Enrico Phermi... Trong một thời gian rất ngắn Grobxơ đã tạo nên trong thung lũng sông Tennesi thành phố Ok-Ridgiơ với 80 ngàn dân. Các thí nghiệm lý thuyết được tiến hành ở các trường đại học Hayard, Prinstona và Berkley.

        Mùa xuân năm 1943 các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm được tập hợp lại ở một khu vực cách ly với 150 ngàn người làm việc, chính phủ Mỹ không tiếc tiền để nghiên cứu, vì biết rằng nếu thành công họ sẽ làm bá chủ thế giới.

        Tôi phải nói nhiều về Grobxơ và các thành tựu của ông ta, vì rằng khi ông ta đã đạt được nhiều kết quả và cơ sở nghiên cứu của ông ta đã chạy hết công suất, thì lúc đó quân Đức đang bao vây Moxcơva, và để tìm ra một con người kiệt xuất biết bắt đầu từ con số không để có thể đuổi kịp được bộ máy của Grobxơ đang chạy hết công suất thì đó chỉ có thể là Kurchatốp đầy tài năng.

        Người Mỹ đã thiết lập nên một hệ thống rất phức tạp và đủ mạnh để ngăn cản rò rỉ thông tin và tình báo quân sự. Nhưng tình báo quân sự của chúng ta đã làm được nhiều điều thần kỳ.

        Thông tin đầu tiên mà Cục tình báo quốc gia nhận được từ London, là năm 1941: người Anh đã bắt đầu công việc chế tạo bom hạt nhân, có sức hủy diệt lớn. Tháng 12 năm 1941, cơ quan tình báo của Hồng quân từ London nhận được thêm báo cáo về lò luyện Uran.

        Tháng 1 năm 1942 lại một báo cáo mật nữa với 150 trang mô tả về quá trình làm việc của các nhà vật lý Anh. Ngày 7 tháng 5 năm 1942, Cục tình báo quyết định gửi báo cáo này cho lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện sĩ M. Ebđôkimốp để họ cho các nhận xét chuyên môn về lĩnh vực làm giàu Uran.

        Sau đó một tháng, ngày 10 tháng 6 năm 1942, Viện sĩ V. Phlôpin trả lời như sau:

        “Để trả lời câu hỏi ngày 7 tháng 5 năm 1942 của đồng chí, chúng tôi xin thông báo rằng Viện Hàn lâm không hề nhận được các số liệu về quá trình làm việc của các phòng thí nghiệm nước ngoài để sử dụng năng lượng được giải phóng trong quá trình phân hủy Uran. Vì rằng trong những năm gần đây trên các tạp chí chuyên ngành hầu như không công bố các tài liệu này. Điều này chứng tỏ rằng công việc này rất có ý nghĩa và được bảo mật chặt chẽ...”.

        Tuỳ viên quân sự Nga ở Anh và lãnh đạo nhóm tình báo ở London được giao nhiệm vụ theo dõi và thu thập thông tin về vấn đề Uran.

        Cuối tháng 10 năm 1940, Viện sĩ Kurchatốp được điều từ Kadan về Moxcơva cùng với Viện nghiên cứu hạt nhân Uran của Lêningrad. Ông được X. Kaphtanốp trao cho tập tài liệu do tình báo thu thập được từ Anh để phân tích.

        Tại Moxcơva, Kurchatốp được bố trí một căn hộ tại khách sạn Moxcơva để làm việc với các tài liệu tình báo gồm 3 tập tài liệu, tập thứ nhất gồm 138 trang do tình báo nhận được từ ngày 17 tháng 8 năm 1942, tập thứ hai gồm 139 trang, còn tập thứ ba có 11 trang.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:24:44 pm

        Viện sĩ Kurchatốp nghiên cứu rất kỹ tài liệu trong hơn một tuần, sau đó ông lập tức báo cáo Molotốp, trong đó ông đã đưa ra 6 kiến nghị rất táo bạo so với thời điểm lúc đó, sau đây là một số kiến nghị:

        “1. Trong lĩnh vực nghiên cứu Uran, khoa học Xô Viết bị lạc hậu khá nhiều so với khoa học Anh và Mỹ, hiện nay có rất ít cơ sở để tiến hành thí nghiệm.

        2. Ở Liên Xô vấn đề Uran vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, trong khi ở Anh và Mỹ đã được nghiên cứu từ trước chiến tranh...

        3. Do việc đạt được các kết quả về vấn đề này đòi hỏi vượt qua các khó khăn to lớn, hơn nữa do việc xuất hiện loại vũ khí hủy diệt này là không tránh khỏi, vì vậy cần triển khai ngay ở Liên Xô các nghiên cứu về vấn đề Uran và tập hợp các nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực này. Trong số các nhà khoa học đang nghiên cứu về Uran có A. Alikhanôp và nhóm của ông ta, giáo sư Kharitônốp, giáo sư Kikoina, giáo sư Alexandrôp A, giáo sư A, Salnhicốp...

        4. Để lãnh đạo một công việc rất lớn và phức tạp như vậy, đề nghị thành lập một Ban đặc biệt thuộc ủy ban quốc phòng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của đồng chí, trong đó có thể có cả Viện sĩ A. Iôphe, Viện sĩ Kapisa. p và Viện sĩ N. Xêmênốp”.

        Báo cáo của Kurchatốp gửi ngày 27 tháng 11 năm 1942.

        Đây là báo cáo đầu tiên liên quan đến công trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Molotốp sau khi đọc báo cáo lập tức đề chuyển đồng chí Stalin. Stalin ra lệnh tập hợp ngay các nhà khoa học hạt nhân. Lúc đó có nhiều người trong số họ đang chiến đấu ở mặt trận. Do vậy, đến gặp Stalin chỉ có các nhà khoa học già, trong số đó có A. Iôphe và V. Vernadxki.

        Stalin rất giận nói:

        - Đấy, thiếu úy kỹ sư Phlêrốp viết từ mặt trận về rằng cần phải nhanh chóng chế tạo bom nguyên tử, vậy mà các anh, các nhà khoa học đáng kính lại im lặng! Cần bao nhiêu thời gian và bao nhiêu tiền để chế tạo bom hạt nhân? Stalin ra câu hỏi cho các nhà khoa học.

        Viện sĩ A. Iôphe đánh bạo trả lời:

        - Giá trị của nó tương đương với cái giá của cả cuộc chiến tranh này, còn thời gian thì chúng ta bị chậm vài năm.

        Nhưng Stalin hiểu rằng, vấn đề không chỉ là có chế tạo được bom hạt nhân hay không? Mà là chiến thắng hay thất bại của cuộc chiến tranh, đó là số phận của một quốc gia. Stalin đã quả quyết. Ông nói với Bêria:

        - Anh hãy đích thân nắm lấy sự kiểm soát vấn đề này và chịu trách nhiệm về nó.

        Và như vậy, đã bắt đầu kỷ nguyên nghiên cứu hạt nhân của chúng ta - Và thời điểm đó là ba năm trước khi Truman và Churchill muốn đưa thông tin về bom hạt nhân để dọa Stalin tại Postdam.

        Các chiến sĩ tình báo của chúng ta đã làm việc rất tốt trong 3 năm. Họ thường xuyên gửi về Moxcơva các tài liệu tình báo về các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. ở trong điện Kremli có một căn phòng, và ở đó chỉ có một mình Kurchatốp được tiếp xúc với tài liệu mật.

        Vậy ai là người tìm được bí mật từ trường đại học Birmingham, ai là người tiếp xúc với các nhà vật lý Anh và Mỹ để nhận các tài liệu tình báo về vũ khí hạt nhân? Tên tuổi của Klauxa Phukxơ - nhà khoa học tài năng làm việc ở Mỹ dưới sự lãnh đạo của nhà vật lý tên tuổi Oppengeimer bây giờ đã trở thành nổi tiếng. Ông ta nổi tiếng còn bởi vì ông là một trong số các điệp viên quan trọng nhất của tình báo Xô Viết. Ngày nay chúng ta không biết chính xác, ai đã giới thiệu để Klauxa Phukxơ hợp tác với tình báo Nga.

        Con đường dẫn ông ta đến với vật lý hạt nhân rất phức tạp, nhưng ông ta có khả năng phi thường và điều đó làm ông ta trở thành một trong mười nhà vật lý nổi tiếng nhất thế giới. Ông bắt đầu con đường khoa học từ năm 1930, khi còn học ở trường đại học Lepzics - Ngay từ lúc đó ông đã trở thành đảng viên Xã hội, và sau đó là đảng viên Cộng sản Đức.

        Khi Hitle ra lệnh cấm các đảng cánh tả hoạt động thì Phukxơ bị bắt giam vào sở Gestapô - Tháng 9 năm 1933 ông đã bỏ trốn sang Anh và làm quen với Iuri Kuchinxki, giáo sư cũ của trường Đại học Berlin và có lẽ chính Kuchinxki đã giới thiệu Phukxơ làm quen với cán bộ tình báo Xô Viết, đó chính là tùy viên quân sự, đại tá X. Kremmer. K. Phukxơ đã bắt đầu cuộc đời hoạt động tình báo như vậy. Ông đã trao cho Kremmer khoảng 200 trang tài liệu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:55:17 pm

        Tháng 6 năm 1942, Kremmer rời London. Thay cho anh ta là một nữ điệp viên, một quý bà người Anh, mà trong hệ thống tình báo Nga có tên gọi là “Xônhia” - Năm 1932, “Xônhia” hoạt động trong nhóm của Rihard Dorgiơ. Tại Thượng Hải, Rihard Dorgiơ đã làm quen với nhà báo, nhà văn Mỹ này. “Xônhia” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tình báo ở Trung Quốc, Ba Lan, Thụy Sỹ và tháng 2 năm 1941, cô tới London.

        Một ngày chủ nhật, tháng 10 năm 1942, cô ta tới Birmingham và tìm gặp Phukxơ để thiết lập đường dây. Ngay lần gặp đầu tiên ông đã trao cho “Xônhia” 85 trang tài liệu. Lần gặp sau đó, Phukxơ thông báo ông và một số nhà khoa học khác sẽ chuyển sang Mỹ để hợp tác với các nhà khoa học Mỹ.

        D. John là một nhà tình báo nổi tiếng, ông đã có công lôi kéo được 20 điệp viên rất quý trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Rất nhiều trong số họ đã công tác hơn 30 năm với tình báo Xô Viết và không có ai bị lộ. Các tin tức tình báo của ông mang lại khoản lợi cho nước Nga hàng trăm triệu đô la Mỹ. Ông xứng đáng được gọi là “Viên kim cương của Stalin”.

        D. John chính là chiến sĩ tình báo Hồng quân Yan Trernhắc - ông đã từng học ở Paris và Berlin. Từ năm 1930 ông bắt đầu làm việc cho tình báo Nga. Ông hoạt động trong hầu khắp các nước châu Âu, mà chưa một lần bị lộ, thu được rất nhiều tin tức quý báu về hệ thống pháo binh, không quân, đã chuyển cho “Trung tâm” đến 12-500 trang tài liệu và 60 mẫu khí tài quân sự.

        Giữa năm 1942, ông nhận nhiệm vụ đến Anh và làm quen với các nhà khoa học vật lý. Chính là tại Anh, ông đã làm quen với nhà vật lý Allant Nann May. May là một nhà vật lý nổi tiếng - năm 1936 ông nhận học vị tiến sĩ vật lý - Tháng 4 năm 1942 ông được mời tham gia phòng thí nghiệm ở Cayenditz để nghiên cứu về Uran.

        D. John nhanh chóng tìm được “tiếng nói chung” với May và thuyết phục ông ta là cần phải giúp đỡ các nhà vật lý Xô Viết trong việc chế tạo bom hạt nhân. May đồng ý là phải giúp để các nhà vật lý Xô Viết đuổi kịp các nhà vật lý Đức. D. John đã nhận được rất nhiều tài liệu về các hướng nghiên cứu khác nhau đối với Uran của trường Đại học Cambridgiơ. D. John đã nhận được tất cả là 130 trang tài liệu. Sau đó, May cùng nhóm của mình được chuyển sang Montreal Canada và sau đó hai người không gặp lại nhau nữa... Tại Canada, một chiến sĩ tình báo Xô Viết khác là Thượng úy P. Angelốp đã nối lại liên lạc với May và tại đây May đã trao cho Angelốp các tài liệu nghiên cứu của nhà bác học Mỹ E. Pherme về phản ứng của Uran, mô hình hóa học và mẫu Uran 235. Với tổng khối lượng là 162mmgs, mẫu Uran này được trung tá p. Motinốp chuyển về Moxcơva.

        Tháng 6 năm 1945 “Alek” (biệt danh của May) đã chuyển cho Angelốp báo cáo về công việc chế tạo bom nguyên tử, trong đó thông báo là chính phủ Anh quyết định sẽ chế tạo bom nguyên tử riêng của mình mà không phụ thuộc vào Mỹ, nhưng phía Mỹ đã nắm tất cả bí mật về bom nguyên tử và không muốn chia sẻ cùng ai.

        Trong báo cáo này, A-May mô tả các nguyên lý phản ứng của bom hạt nhân, cách làm giàu Uran và mẫu Uran 235 đã được gửi cho “nguyên soái Liên Xô, đồng chí Bêria” vào ngày 11 tháng 6 năm 1945.

        Tại sao Cục tình báo quốc gia lại gửi tài liệu cho “nguyên soái Bêria”? Đây chính là theo lệnh của Stalin, ông đã ra lệnh mọi tài liệu của “để án số 1” đểu tập trung cho Bêria.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2019, 11:58:54 pm

        Ngày 10 tháng 4 năm 1945, một thành viên của nhóm tình báo ở Canada là trung úy Gudencô đã đào tẩu và mang theo các tài liệu bí mật của nhóm tình báo. Lẽ tất nhiên các tài liệu này đã rơi vào tay CIA và người Mỹ đã hiểu rằng các bí mật về bom nguyên tử của mình đã bị tình báo Xô Viết lấy được. Nhưng “Alek” là ai thì họ không biết được, Giám đổíc Cục tình báo Mỹ ra lệnh bằng mọi cách phải tìm xem kẻ có mật danh “Alok” là ai. Rất đáng tiếc là trong một cuộn băng lưu trữ mà kẻ phản bội đã nộp cho CIA có nói rằng “Alek” sẽ đến nước Anh. Đây là một mắt xích rất quan trọng và cơ quan phản gián Mỹ, Anh và Canada đã lần tìm ra “Alek” chính là tiến sĩ vật lý Alant Nann May. Tình báo viên ở Canada N. Dabôchin đã bị thủ tiêu - Điều này làm Stalin rất tức giận vì như vậy - xuất hiện nguy cơ không chỉ với các chiến sĩ tình báo - có thể cắt đứt dòng thông tin về bom nguyên tử - Mà đây còn là vấn đề sống còn của đất nước! Chính vì vậy, Stalin đã ra lệnh tập trung mọi tài liệu vào tay Bêria. Trung tâm lập tức ra lệnh cho Yan Trernhắc không được xuất hiện ở London. Nhưng Giám đốc Cục tình báo Mỹ E. Guver không biết điều này, ông ta nóng lòng đón lõng để bắt được tên “điệp viên nguyên tử” của Nga. Tình báo Anh và Mỹ theo sát May ở London 24/24 giờ để chờ bắt quả tang khi May trao tài liệu cho tình báo Nga, nhưng ở London không ai đến gặp ông ta cả.

        Tuy không bắt được quả tang, nhưng cơ quan tình báo Anh vẫn gọi May lên thẩm vấn, trong một lần thẩm vấn người ta đưa ra câu hỏi:

        - Người Nga đã trả cho anh bao nhiêu?

        Ông ta trả lời:

        Tôi không lấy tiền.

        Điểu này trên phiên tòa được lấy làm chứng cứ cho là sự thừa nhận hoạt động tình báo và May bị kết án 10 năm tù giam vì tội “tiết lộ bí mật cho người không rõ tung tích”. Bây giờ thì chúng ta biết rằng kẻ không rõ tung tích đó chính là Trernhắc và P. Angelốp.

        Cục tình báo quốc gia quyết định phải hoàn tất công việc thu thập tình báo về bom hạt nhân bằng mạng lưới tình báo cài sâu trong các nước phương Tây - Tại Mỹ, một trong số họ là “Akhil”, đây là bí danh của A. Adahxơ, con người có số phận huyền thoại - Ông tốt nghiệp trường Đại học Tôronto Canada, làm việc trong các nhà máy ô tô của Ford, đã phục vụ trong quân đội Mỹ. Năm 1920, ông trở về Nga, làm giám đốc nhà máy ô tô Moxcơva, đã làm việc trong ngành công nghiệp hàng không. Từ năm 1935 là cộng tác viên của cơ quan tình báo Hồng quân và lãnh đạo nhóm tình báo ở Mỹ.

        Tháng 2 năm 1945, ông chiêu nạp được một nhà khoa học Mỹ mà Cục tình báo quốc gia đặt biệt danh là “Kemp”, và “Akhill” đã nhận được rất nhiều tài liệu nghiên cứu có giá trị từ "Kemp". ở cuộc gặp tiếp theo Adanxơ nhận được đến 2.500 trang, tài liệu mật để chụp lại.

        Vậy các tài liệu mà tình báo Nga thu thập được có ý nghĩa như thế nào? Xin dẫn ra một đoạn báo cáo của Kurchatốp:

        “Gửi đồng chí M. Pervukhin.

        Phó Chủ tịch Hội đồng dân ủy Liên Xô.

        Các tài liệu thu thập được có ý nghĩa rất to lớn và vô giá đối với nền khoa học và quốc gia. Bây giờ chúng ta đã có định hướng quan trọng cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo, chúng tạo cho chúng ta cơ hội bỏ qua một số giai đoạn phải nghiên cứu về Uran...

        ... Các tài liệu thu thập được buộc chúng ta phải xem lại một số vấn đề và xác lập 3 hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học Xô Viết.

        Cần phải nói rằng, các tài liệu này tạo ra khả năng về kỹ thuật đế giải quyết các vấn đề trong một thời gian ngắn hơn rất nhiều so với tính toán trước đây của chúng ta.

        Bức thư này gửi đồng chí và người giúp việc của đồng chí và sẽ phải tiêu hủy ngay bản nháp.

I. Kurchatốp - ngày 7 tháng 3 năm 1943"       


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2019, 04:05:09 am

        Kurchatốp tập trung vào giải quyết vấn đề xây dựng lò phản ứng hạt nhân và ngày 25 tháng 12 năm 1946 lần đầu tiên ở Liên Xô và châu Âu lò phản ứng có điều khiển phân tích Uran đã được xây dựng. Trong một thời gian rất ngắn, dưới sự lãnh đạo của Kurchatốp (và tất nhiên với sự chỉ đạo và quan tâm đặc biệt của Stalin) các nhà khoa học Xô Viết đã làm được một công việc vĩ đại. Ngày 6 tháng 11 năm 1947 đã có thể tuyên bố bí mật về bom hạt nhân đối với Liên Xô không còn tồn tại nữa!

        Lao động sáng tạo của các nhà khoa học đã được Stalin đánh giá cao. Chỉ trong một thời gian rất ngắn Viện sĩ I. Kurchatôp và A. Xakharốp đã ba lần được tặng thưởng Huân chương Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa, bốn lần được tặng giải thưởng quốc gia, một giải thưởng Lênin cho A. Alexandrốp, ba phần thưởng và một giải thưởng Lênin cho Iu.Kharitônốp, hai lần Anh hùng lao động cho A. Vinôgrađốp, Anh hùng lao động cho G. Phlerốp...

        Các phần thưởng cao quý này hoàn toàn là xứng đáng, nếu chúng ta biết rằng nó đã cứu nguy cho Tổ quốc chúng ta thế nào, khi chúng ta biết kế hoạch của Mỹ dự định tấn công hạt nhân Liên Xô bằng 300 quả bom hạt nhân vào 70 thành phố của Liên Xô theo kế hoạch được đặt mật danh là “Dronshot”.

        Tất cả các danh hiệu và phần thưởng cao quý cho những người chế tạo ra bom hạt nhân là hoàn toàn xứng đáng, nhưng không hiểu tại sao tôi cứ nghĩ về việc không hể thấy ánh hào quang của các Huân chương sao vàng trên ngực các chiến sĩ tình báo Xô Viết dũng cảm. Chính Kurchatốp đã nói: công tác tình báo bảo đảm 50% thắng lợi cho công việc chế tạo bom nguyên tử.

        Nhà vật lý Klanxơ Phukxơ đã chuyển rất nhiều tài liệu cho Liên Xô một cách vô tư năm 1949 đã bị tòa án Anh “tặng” cho 14 năm tù giam.

        Các chiến sĩ tình báo đã hoạt động ở Mỹ để thu thập tình báo về hạt nhân như A. Iaxơcốp, p.v. Barcốpxki, A. Pheklixơtốp thì mãi đến tận năm 1996 mới nhận được danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga.

        Còn chiến sĩ tình báo “Được mệnh danh là viên kim cương của Stalin” Yan. Trernhắc thì đến năm 1994, khi ông đã nằm trên giường bệnh mới được gắn Huân chương Sao vàng, chỉ trước khi ông qua đời vài ngày.

        Tôi đã gặp ông ta trong những ngày cuối cùng ở bệnh viện và rất tiếc là ông đã ra đi và mang theo biết bao huyền thoại về các chiến công tình báo, vì rằng ông không viết hồi ký. Một trong các chỉ huy tình báo đã nói: cái mà Yan Trernhắc làm được còn phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều lần nhân vật tình báo Stinlirdg trong bộ phim tình báo nổi tiếng “17 khoảnh khắc mùa xuân”.

        Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hirôsima (giết hại 100.000 người, làm bị thương 135.000 người).

        Ngày 9 tháng 8, Mỹ lại ném bom hạt nhân xuống Nakasaki. Mỹ sẽ sử dụng ưu thế nguyên tử để đạt được các mục đích quân sự và chính trị của mình. Với “cây gậy nguyên tử” của mình, Mỹ sẽ là lực lượng rất nguy hiểm cho nước Nga. Cần phải bằng mọi cách với thời gian ngắn nhất nắm được vũ khí nguyên tử.

        Ngày 18 tháng 8, Stalin cho triệu tập tất cả các nhân vật liên quan đến công việc này. Sau đó, đã ra nghị quyết số 9887 của Hội đồng quốc phòng Liên Xô về thành lập “ủy ban đặc biệt trực thuộc Hội đồng quốc phòng”.

        Trong ủy ban này có các nhà khoa học nổi tiếng như: Alikhanốp, Vanhicốp, Iôphê, Kapisa, Kikoin, Kurchatốp, Kharitonốp... Stalin giao cho Bêria trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ mạng lưới tình báo về vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, mới quan hệ của Bêria với các nhà khoa học không được suôn sẻ cho lắm.

        Stalin đã viết thư cho Viện sĩ Kapisa như sau:

        "... Thực lòng mà nói, đồng chí Bêria là một nhạc trưởng, anh ta có gậy chỉ huy trong tay, điều này không tồi, nhưng cây vĩ cầm số 1 lại chính là các nhà khoa học. Điểm yếu chủ yếu của đồng chí Bêria là tay cầm gậy chỉ huy mà không cảm nhận được âm hưởng của toàn bộ dàn nhạc - Anh ta quá tự tin. Tôi đã nói với anh ta: “anh không hiểu biết về vật lý, hãy để các nhà khoa học quyết định... Quan hệ của anh ta với các nhà khoa học làm tôi không yên tâm. Làm sao để các đồng chí lãnh đạo hiểu rằng trong công việc này vai trò hàng đầu là các nhà khoa học” - Đây là bức thư Stalin trả lời nhà bác học, ông đưa cho Bêria xem bức thư này và yêu cầu Bêria hãy khắc phục các yếu điểm của mình.

        Bêria đến gặp Kapisa ở trường đại học, tặng ông ta một khẩu súng săn rất đẹp. Bề ngoài thì Bêria đồng ý với các kiến nghị của nhà bác học, nhưng cứ từng ngày một ông ta “thổi vào tai” Stalin để thuyết phục rằng Kapisa là người không đáng tin cậy, có thể sẽ phản bội... Cuối cùng thì Stalin đồng ý đưa Kapisa ra khỏi ủy ban, nhưng nói:

        - Tôi sẽ đưa ông ta ra khỏi ủy ban, nhưng anh không được động đến ông ta, không bắt bớ, hỏi cung.

        Nhà bác học Kapisa đã sống lâu hơn Bêria, ông mất năm 1984 và hai lần nhận danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa.

        Ngày 29 tháng 8 năm 1949, lúc 6 giờ sáng, trên trường bắn thử nghiệm Xemipalatinxki, Liên Xô đã cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của mình.

        Như vậy, thế độc quyền hạt nhân của Mỹ đã bị triệt tiêu. Việc chế tạo thành công bom nguyên tử và tên lửa có đầu đạn hạt nhân đã củng cố nền quốc phòng cho Liên Xô.

        Lại một lần nữa, Stalin đã đạt được mục tiêu của mình -  Ông đã cứu không chỉ đất nước Nga vĩ đại, mà là cả loài người khỏi “cây gậy hạt nhân” của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2019, 04:07:42 am
        
SAI LẦM CỦA STALIN TRONG VẤN ĐỀ NAM TƯ

        Ngày 7 tháng 3 năm 1945, theo nghị quyết của Hội nghị Yanta, I. Titô đã thành lập chính phủ lâm thời Nam Tư, và ngay sau đó được Liên Xô, Mỹ, Anh công nhận. 22 trên 28 vị trí chủ chốt thuộc về đại diện Mặt trận giải phóng Nam Tư và Titô trở thành Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và Bộ trưởng quốc phòng, I. Subasic làm Bộ trưởng ngoại giao.

        Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Liên Xô là quốc gia đầu tiên đã cử đại sứ đến Nam Tư. Titô rất có uy tín cả trong và ngoài nước, trong bộ quân phục nguyên soái, ông đã đi thăm rất nhiều quốc gia. Tuy tình hình quốc tế phức tạp. Stalin cho rằng cần phải thể hiện tính cảnh giác và cẩn thận trong việc tác động vào các hoạt động quốc tế chưa đi theo đúng quỹ đạo. Ngày 29 tháng 8, hai nước Bungari và Nam Tư đã công bố lễ ký văn kiện hợp tác, hữu nghị và tuyên bố là văn kiện có hiệu lực ngay. Khi biết tin này Stalin đã gửi điện cho Titô:

        "... Chính phủ Xô Viết cho rằng, cả hai chính phủ đã phạm sai lầm khi ký hiệp ước mà không tham khảo ý kiến trước của chính phủ Liên Xô - Chính phủ Liên Xô cho rằng, sự vội vàng này đã tạo cái cớ cho Anh và Mỹ để tăng cường can thiệp quân sự vào Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, chống lại Nam Tư và Bungari...”.

        Để thống nhất lại hoạt động đối ngoại, Molotốp đã gửi điện mời cả Titô và Dimitrôp đến Moxcơva không muộn hơn ngày 8 đến ngày 10 tháng 2.

        Titô đã không đến Moxcơva mà cử E. Karden và Djilas, phía Bungari có Dimitrốp và V. Kôlarôp. Trong cuộc gặp ở phòng Stalin, Dimitrốp cố gắng giải thích rằng văn kiện mà hai nước ký chỉ là bản ghi nhớ về việc cần phải có một Hiệp ước.

        Nhưng Stalin nói:

        - Anh hành động như một “Bí thư đoàn thanh niên”, anh muốn chứng minh rằng anh vẫn còn là Bí thư quốc tế cộng sản phải không? Các anh đặt chúng tôi trước những việc đã rồi.

        Karden ủng hộ Dimitrôp và nói:

        - Có thể việc ký Hiệp ước này là vội vàng, nhưng bản dự thảo đã được gửi cho chính phủ Liên Xô mà không có phản ứng gì... Theo tôi, tôi không thấy có gì khác biệt trong chính sách của Nam Tư và Liên Xô.

        Stalin nói:

        - Cái gì? Khác biệt là có đấy mà còn là sâu sắc, thế anh nói thế nào về Anbania? Các anh không hề tham khảo ý kiến chúng tôi về việc đưa quân vào Anbania.

        Sau cuộc gặp này đã công bố tuyên bố về “tham khảo ý kiến về các vấn đề quốc tế", Titô sau khi được nghe báo cáo tỏ ra không hài lòng.

        Sau này, vào năm 1974 khi Titô trả lời câu hỏi: quyết định nào đối với ông là khó hơn giữa quyết định chiến đấu chống Hitle và trong quan hệ với Stalin? - Titô đã thừa nhận: “Quyết định về đấu tranh chống Hitle không có gì là khó. Chúng tôi có trách nhiệm phải chiến đấu. Còn phải quyết định trong quan hệ với Stalin khó hơn nhiều vì rằng tôi là người Cộng sản có nguyên tắc, nên rất khó cho tôi. Nhưng lúc đó, tôi đã quyết định và đó là một bước ngoặt bắt đầu quá trình không tuân phục chế độ Stalin”.

        Đó chính là quyết định của Titô tại cuộc họp Bộ chính trị ngày 1 tháng 3 năm 1948, trên cuộc họp này Titô đã kết luận:

        - Nam Tư không có khác biệt gì với Liên Xô trong chính sách đối ngoại. Đây là vấn đề sự thống nhất của Đảng - sức mạnh của chúng ta là ở ý chí thống nhất và hoạt động thống nhất... Nam Tư khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của mình. Người Nga có cách nhìn khác về vai trò của họ, nhưng chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trên cơ sở hệ tư tưởng... chúng ta là đúng đắn. Sẽ là sai lầm nếu khi giữ vững nguyên tắc Cộng sản mà lại gây phương hại cho một khuynh hướng mới nào đó... Chúng ta không phải là con tốt trên bàn cờ... Chúng ta chỉ có thể trông đợi ở chính lực lượng của mình.

        Một trong những ủy viên Bộ chính trị - Bộ trưởng Bộ tài chính Nam Tư X. Juiovitch không nhất trí với kết luận này đã bí mật thông báo cho đại sứ Nga ở Nam Tư A. Layrenchép biết thông tin này. Tại Nam Tư xuất hiện khuynh hướng ly khai khỏi phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, các chuyên gia Liên Xô bị đối xử thiếu hữu nghị.

        Đúng như dự đoán, Stalin đã phản ứng rất vội, quyết định rút tất cả chuyên gia Liên Xô về nước - Đây đúng là một quyết định vội vàng.

        Hai bên trao đổi một số bức điện và tình hình càng nghiêm trọng hơn. Ngày 9 tháng 5, trên hội nghị toàn thể của Đảng Cộng sản Nam Tư, Titô và Karden đã ký một văn kiện:

        - Gửi đồng chí I. Stalin và V. Molotốp

        Sau khi nhận được bức thư của các đồng chí ngày 4 tháng 5 năm 1948 - bức thư này làm chúng tôi rất thất vọng, nó chứng tỏ rằng những lời giải thích của chúng tôi về các cáo buộc nhằm vào chúng tôi là không có kết quả, các thông tin đến với các đồng chí là sai lầm.

        Chúng tôi muốn xóa bỏ các vấn đề đó và bằng hành động chứng minh rằng các cáo buộc đó là sai lầm - rằng chúng tôi đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, rằng chúng tôi tin cậy vào Liên bang Xô Viết, mãi là học trò của Mark, Anghen, Lênin và Stalin. Chúng tôi sẽ chứng minh những gì trước kia chúng tôi đã làm, rằng chúng tôi sẽ đạt được điều đó như đã hứa với các đồng chí".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Sáu, 2019, 03:57:24 pm

        Cũng tại hội nghị này đã quyết định đưa X. Juiovitch và A. Khebrang ra khỏi Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương và ra khỏi đảng. Đồng thời, cách chức Bộ trưởng tài chính của Juiovitch và Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ của Khebrang.

        Như vậy, sự khác biệt đã phát triển thành “scandal chính trị”.

        Khi biết việc X. Juiovitch và A. Khebrang bị bắt, Stalin đã yêu cầu Molotốp chuyển cho I. Titô một bức điện: “Ban chấp hành Trung ương Đảng Bônsêvich Nga được biết rằng chính phủ Nam Tư đã tuyến bố X. ơuiovitch và A. Khebrang là kẻ phản bội đất nước. Chúng tôi hiểu điều này có nghĩa là Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư muốn tiêu diệt họ. Trung ương Đảng Cộng sản Nga Bônsêvich tuyên bố rằng, nếu Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư thực hiện hành vi này thì chúng tôi coi Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư là tội phạm giết người. Ban chấp hành Trung ương Đảng Bônsêvich Nga yêu cầu được có đại diện tham gia khi tiến hành điều tra vụ án đối với X. Juiovitch và A. Khebrang về cái gọi là cung cấp thông tin không chính xác cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga Bônsêvich - Chúng tôi chờ điện trả lời ngay”.

        Ngày 18 tháng 6, Trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư gửi cho Moxcơva bức thư trả lời sau:

        “Trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư không bao giờ có ý định thủ tiêu ai cả, trong đó bao gồm cả X. Juiovitch và A. Khebrang. Họ đang được chính quyền của chúng tôi theo dõi, Trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư cho rằng Trung ương Đảng Cộng sản Nga đã đưa ra vấn đề rất sai lầm và chúng tôi rất phẫn nộ phản đối ý đồ coi lãnh đạo Đảng của chúng tôi là “kẻ tội phạm, kẻ giết người”, vì vậy, Trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư cho rằng không chấp nhận sự có mặt của đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Nga trong vụ án X. Juiovitch và A. Khebrang”.

        Với mục đích “giáo dục” các đảng viên Cộng sản Nam Tư, Stalin đã quyết định triệu tập Hội nghị Quốc tế Cộng sản tại Bukharest vào tháng 6 năm 1948 với nội dung: “Về tình hình của Đảng Cộng sản Nam Tư”.

        Báo cáo của Dđanốp được đích thân Stalin thông qua, trong đó dùng rất nhiều đoạn căng thẳng như “phương pháp của họ là của chủ nghĩa Trốtxkism”, trong Đảng tồn tại chế độ khủng bố bẩn thỉu kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, “chúng tôi có các tài liệu chứng minh rằng Titô là gián điệp nước ngoài”...

        Trong văn kiện kết luận Hội nghị được các đại biểu thông qua (không có đại diện của Nam Tư) Nam Tư đã bị khai trừ ra khỏi phe xã hội chủ nghĩa - với các khuyên cáo khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Nam Tư các phần tử phản bội và tiến cử lực lượng mới, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin vào Đảng. Các Đảng Cộng sản các nước đều ủng hộ văn kiện này, Đảng Cộng sản Nam Tư hầu như bị cô lập. Chính là vào giai đoạn này xuất hiện một lời kích động của Khơrutxép cố tình gán cho Stalin một lời tuyên bố mà trên thực tế Stalin chưa hề bao giờ nói “Tôi chỉ cần lắc ngón tay út là Titô sẽ không tồn tại”.

        Ngày 21 tháng 7 năm 1948, tại thủ đô Bengrad đã khai mạc Đại hội 5 của Đảng Cộng sản Nam Tư - Titô đọc báo cáo dài tám tiếng đồng hồ! Trong đó, ông phân tích kỹ lịch sử quan hệ với Nga từ thời cổ xưa, khi nói về Đảng, Titô nói, ông ta giáo dục đảng viên và nhân dân tình yêu với Liên bang Xô Viết như một đất nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quốc gia nhỏ bé - nhưng ông gọi quyết định của Hội nghị Quốc tế là “xa lạ”, Titô kết thúc bài phát biểu của mình bằng lời chúc sức khỏe Stalin!

        Các đại biểu vỗ tay vang dội, hô to “Titô-Stalin”, “Stalin- Titô”.

        Nhưng trên thực tế tình hình diễn ra ngày càng tồi tệ hơn. Ở Nam Tư, người ta bắt những người có cảm tình với Liên Xô, còn ở Liên Xô thì theo dõi những người không đồng tình với quan điểm của Liên Xô về Nam Tư.

        Nói chung sự bất đồng này làm tổn hại cả hai bên. Như ở phương Đông người ta hay nói “tự vác đá ghè chân mình” và cả hai nhà hoạt động Nhà nước - Stalin và Titô đều để lại những dấu ấn không hay về tính cách của mình - đó là tính quá kiêu hãnh, không biết nhường nhịn và thậm chí là “đỏng đảnh”.

        Stalin với Nam Tư - đó là một trong những sai lầm lớn của Stalin. Không thể gọi đó là một cái gì khác, vì đó là sự thật.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:04:25 pm
     
VẤN ĐỂ CỦA GIUCỐP

        Nhiều người đã viết về các sai lầm của Stalin. Một số thì được giải thích là âm mưu về chính trị, đôi khi người ta gọi đó là sự “độc ác” trong đấu tranh với kẻ đối địch - đa số các lời buộc tội này đều đã được tính toán trước, nằm trong xu thế chung của các nhà “dân chủ” muốn bôi nhọ Stalin.

        Nhưng tất cả điều đó không có nghĩa là Stalin không có rất nhiều việc tốt, tô điểm cho tiểu sử của ông. Vì rằng tôi đã hứa là chỉ viết về sự thật, tôi buộc phải nhớ lại sự trừng phạt rất khó giải thích và rất khó khăn của Stalin đối với Giucốp, một việc đã khiến Stalin rất trăn trở trong những năm chiến tranh với bao tháng ngày nặng nề và vui sướng.

        Theo tôi nguyên nhân của sự trừng phạt này không phải thuộc về lĩnh vực chính trị, mà chỉ đơn thuần là lý do thuộc về con người, về tâm lý, cảm xúc và đã gây xúc động một số người.

        Stalin cũng như tất cả mọi người bình thường đều có những tật xấu của mình - một trong số đó chính là tính đa nghi bệnh tật, nó được hình thành trong cuộc đấu tranh nhiều năm với các lực lượng chống đối, với những kẻ phản bội và tráo trở chính ngay trong những người bạn cũ của mình. Chính là tính “đa nghi bệnh tật” này đã được các “đối thủ” của Giucốp tận dụng.

        Trong thời kỳ hòa bình, Cục tình báo quốc gia cần phải có các công việc lớn để làm. Từ Đức dội về thông tin là một số vị tướng đã lạm dụng quyền để chuyên chở “chiến lợi phẩm” cho cá nhân. Thủ trưởng Cục tình báo Abacumốp quyết định tự mình tìm ra sự thật. Ông đến Berlin, đã phát hiện ra một số vụ việc và đã bắt giam một số người.

        Giucốp đã viết về việc này như sau:

        “Khi tôi biết Abacumốp tiến hành bắt bớ các tướng lĩnh và sĩ quan, tôi đã ra lệnh triệu ồng ta đến ngay và ra hai câu hỏi: Tại sao khi đến Berlin không trình diện tôi với tư cách là Tổng tư lệnh tại Đức và tại sao chưa có ý kiến của tôi mà đã ra lệnh bắt các cấp dưới của tôi?
        
        Câu trả lòi là không thuyết phục. Tôi ra lệnh: phải thả ngay các tướng lĩnh, sĩ quan bị bắt. Còn bản thân Abacumốp thì quay về nước Nga ngay. Trường hợp không chấp hành sẽ bị “áp giải về”.


        Phải nói thẳng rằng, Giucốp hơn Abacumôp không chỉ về tầm vóc mà cả "tính không thận trọng". Các thủ trưởng đầy quyền lực của KGB chưa bao giờ gặp một thái độ “ngạo mạn” như vậy đối vói họ.

        Không khó gì tưởng tượng ra điểu xấu nhất sẽ được Abacumốp áp dụng để chống lại nguyên soái.

        Sau này - trên phiên tòa - Abacumốp sẽ cam đoan rằng mọi ý đồ chống Giucốp đểu là do Stalin đưa ra. Nhưng có thể nói rằng sự xua đuổi thẳng cánh của Giucốp ở Berlin sẽ là động lực để Abacumốp rắp tâm trả thù. Abacumốp không đủ quyền lực để trừng trị Giucốp, ông ta tìm mọi cách để kích động Stalin làm việc đó.

        Nhanh chóng xuất hiện thời cơ để trừng trị Giucốp, khi xuất hiện một vụ án chính trị lớn do Stalin yêu cầu tiến hành điều tra.

        Ngày 27 tháng 4 năm 1946, nguyên soái trưởng không quân - hai lần Anh hùng Liên Xô A. Nôvicôp bị bắt, trước đó một thời gian Bộ trưởng công nghiệp hàng không A. Sakhurin cũng đã bị bắt, ngoài ra còn có hai vị lãnh đạo không quân đó là tướng Repin, Xeledơnhép và một vài cán bộ cao cấp khác cũng bị bắt. Tại Tòa án quân sự tối cao Liên Xô, tôi đã tiếp xúc vối các tài liệu vụ án với tội danh “Nhóm sâu mọt lớn”, tòa đã kết tội: lãnh đạo Bộ công nghiệp hàng không dường như cho xuất xưởng các máy bay kém chất lượng và lãnh đạo Bộ chỉ huy không quân đã tiếp thu nó, đưa vào sử dụng và gây ra tai nạn làm nhiều phi công hy sinh.

        Tôi cố tìm gặp một trong số người bị buộc tội lúc đó còn sống, đó là trung tướng Xeledơnhép - lúc đó là Cục trưởng Cục cung ứng vũ khí của không quân. Năm 1992, ông đã 86 tuổi. Ông đã bị giam 5 năm. Tôi chỉ muốn tìm hiểu một điều: những lời buộc tội có phải là được dàn xếp trước không?

        - Chiến tranh là chiến tranh! Lúc đó chỉ có kết quả chiến đấu là thước đo. Lúc bấy giờ, tôi đã rất chú ý các lỗi kỹ thuật của nhà máy. Nhưng chính Tổng tư lệnh và Malencốp đã yêu cầu chúng tôi không được quá xoi mói việc nhỏ và không được kéo dài thời gian nhận máy bay. Tất nhiên trong thời gian chiến tranh cũng đã có các vụ tai nạn vì lý do kỹ thuật, nhưng lúc ấy, chúng cần được bỏ qua.

        Sau khi nói chuyện với Xeledơnhép, tôi hiểu rằng Abacumốp đã làm một việc “đặc biệt”. Điều này sau đó đã được chính Abacumốp thừa nhận, khi đến lượt ông ta cũng bị tống giam vào nhà tù Lubianki. Trong các hồ sơ khai báo ông ta đều đổ tội cho Stalin. Nhưng cho dù việc bắt các nhà lãnh đạo không quân có là lỗi của Stalin đi nữa thì việc kéo Giucốp vào vụ này rõ ràng là ý đồ trả thù của Abacumôp.

        Sau này, nguyên soái không quân Nôvicốp đã kể lại trên phiên tòa xử Abacumốp như sau:

        “Tôi bị Abacumốp hỏi cung không ít hơn 7 lần, cả ban ngày lẫn ban đêm, tôi là công cụ trong tay Abacumốp để tìm cách hãm hại các nhà hoạt động Nhà nước bằng cách tạo ra các chứng cứ giả... Vấn đề vụ án không quân chỉ là cái cớ”.

        Một bị cáo khác là Likhachép thì quát: anh là nguyên soái cái gì - chỉ là kẻ vô dụng, không bao giờ ra khỏi đây được, chúng tao sẽ bắn hết... Hãy khai ra nguyên soái Giucốp đã biển thủ như thế nào, hắn ta cũng một giuộc như mày...”.

        Về cái gọi là tài liệu - bức thư tố cáo nguyên soái Giucốp, Nôvicốp giải thích:

        - Bức thư tố cáo Giucốp do tôi viết ra à? - Đây hoàn toàn là vu khống... với tất cả trách nhiệm tôi tuyên bố tôi không viết bức thư tố cáo này, đó là bản in sẵn...

        Sự việc là thế này: người ta dẫn Likhachép đến chỗ tôi. Tôi không rõ lúc ấy tài liệu do ai cầm... Abacumốp nói: đây, anh đọc đi - và ký đi. Bức thư tố cáo này là bản in sẵn...”. Đó là sự thật về việc tạo ra bức thư tố cáo nhằm vào nguyên soái Giucốp.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:06:11 pm

        Cuối cùng sự việc vẫn được báo cáo Stalin vài bức thư tố cáo của Nôvicốp dài 9 trang, trong đó buộc tội nguyên soái Giucốp tiếm đoạt công lao cho mình trong việc chuẩn bị và thực hiện nhiều chiến dịch và rất không kính trọng Stalin như vị Tổng tư lệnh.

        Abacumốp rất hiểu Stalin sẽ đau đớn như thê nào khi đọc bức thư này. Khi đọc bức thư này Stalin hiểu rằng không thể tự mình quyết định số phận của vị nguyên soái nhiều công trạng, ông quyết định triệu tập Hội đồng quân sự tối cao.

        Ngày 1 tháng 6 năm 1946, Hội đồng quân sự tối cao đã họp, tất cả các nguyên soái Liên Xô và nguyên soái binh chủng đều có mặt.

        Stalin bước vào với vẻ mặt tư lự - Báo hiệu trước câu chuyện sẽ không vui vẻ gì - Trang phục của ông cũng chứng tỏ điều đó - Ông không mặc quân phục mà mặc áo khoác không có cầu vai.

        Stalin bước đến bàn của thư ký Hội đồng - Tướng Stêmencô, đặt cặp tài liệu xuống và nói:

        - Đồng chí Stêmencô, đồng chí hãy đọc các tài liệu này -  Tướng Stêmencô đọc to tài liệu.

        Khi nghe xong bức thư không khí ngột ngạt khó thở im lặng bao trùm cả gian phòng - Stalin yêu cầu mọi người phát biểu về những lời buộc tội Giucốp.

        Các ủy viên Bộ chính trị Malencốp và Molotốp phát biểu theo tinh thần buộc tội Giucốp.

        Sau đó, các nguyên soái Liên Xô: Cônhép, Vaxilépxki, Rôcôxốpxki cũng nói về một số khuyết điểm của Giucốp, nhưng họ đều khẳng định Giucốp không thể là kẻ phản bội. Đặc biệt, rõ ràng là bài phát biểu của nguyên soái binh chủng thiết giáp Rưbancô:

        - Thưa đồng chí Stalin, thưa các ủy viên Bộ chính trị! Tôi không tin nguyên soái Giucôp là người có âm mưu. Ông ta có thể có một số khuyết điểm như tất cả chúng ta, tất cả mọi người. Nhưng ông là người yêu Tổ quốc và điểu đó được chứng minh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

        Stalin lắng nghe tất cả các ý kiến. Ông bước đến bên Giucốp và nói:

        - Còn đồng chí, đồng chí Giucốp, đồng chí có thể nói gì?

        Nguyên soái khảng khái nói:

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi không có gì phải phân bua, tôi luôn luôn phục vụ trung thành Đảng và Tổ quốc. Không bao giờ tham gia vào bất kỳ một âm mưu nào. Tôi đề nghị phải làm rõ tình huống đã tạo ra chứng cớ của Nôvicôp. Tôi hiểu rất rõ con người này, tôi đã cùng làm việc với anh ta trong những năm chiến tranh khốc liệt, vì vậy, tôi cho rằng có ai đó đã bức ép anh ta.

        Stalin lắng nghe nhìn thẳng vào mắt Giucốp và nói:

        - Dù sao đồng chí Giucốp cũng phải dời Moxcơva một thời gian.

        Sau Hội nghị là Mệnh lệnh số 009 của Bộ các lực lượng vũ trang Liên Xô do Stalin ký ngày 9 tháng 6 năm 1946:

        “Hội đồng bộ trưởng Liên Xô thông qua đề nghị của Hội đồng quân sự tối cao ngày 1 tháng 6 về việc giải phóng nguyên soái Giucốp ra khỏi chức vụ Tổng tư lệnh lục quân và chức vụ Thứ trưởng Bộ lực lượng vũ trang Liên Xô.

        Nguyên nhân như sau:

        Cựu Tư lệnh không quân Nôvicôp, cách đây không lâu có gửi cho chính phủ bức thư tố cáo nguyên soái Giucôp, trong đó tiết lộ các tài liệu về hành vi không xứng đáng và có hại của nguyên soái Giucôp đối với chính phủ và Tổng tư lệnh.

        Hội đồng quân sự tối cao tại cuộc họp ngày 1 tháng 6 năm nay đã xem xét các chứng cớ do Nôvicôp đưa ra và khẳng định, nguyên soái Giucôp mặc dù được chính phủ và Tổng tư lệnh giao phó chức vụ cao, đã tự cho mình có quyền không hài lòng với các quyết định của chính phủ và truyền bá điều có hại này trong các sĩ quan dưới quyền. Nguyên soái Giucôp đã đánh mất tính khiêm tốn và tỏ ra kiêu ngạo, khi cho rằng cống hiến của ông ta chưa được đánh giá đúng, ông đã bộc lộ điều đó khi nói chuyện với cấp dưới, rằng ông đã chuẩn bị và tiến hành mọi chiến dịch chủ yếu của chiến tranh Vệ quốc, kể cả các chiến dịch mà ông ta không hề tham gia.

        Hơn thế nữa, nguyên soái Giucốp còn có ý tập hợp quanh mình một số các sĩ quan bất mãn, làm việc kém và bảo vệ họ chống lại chính phủ và Tổng tư lệnh...".


        Bản buộc tội còn dài hai trang rưỡi nữa và kết luận là điểu động bổ nhiệm ông làm Tư lệnh quân khu Ôdexa.

        Stalin không hài lòng sự ủng hộ Giucốp của một số bạn chiến đấu của ông, đặc biệt là nguyên soái xe tăng Rưbancô, nhưng trừng phạt thì ông không làm - Sau đó, Giucốp bị đưa ra khỏi Trung ương.

        Sau đó một năm, một ủy ban kiểm tra do Bộ trưởng quốc phòng Bulganin cầm đầu đột ngột đến kiểm tra quân khu của Giucốp. Đoàn kiểm tra không phát hiện được một sai lầm nào. Nhưng Bí thư khu ủy Kirichencô phàn nàn về tính tự quyết của nguyên soái không chỉ trong công việc quân sự mà cả việc chống tội phạm và dân cư - và nói chung ông đề nghị Trung ương đưa Giucốp đi đâu đó.

        Bulganin báo cáo Stalin kết quả kiểm tra và không quên kiến nghị của Kirichencô, thậm chí nói Giucốp không ra ga đón phái đoàn (tự ông ta quên là ông ta đến kiểm tra đột xuất không ai được báo trước), ông nói:

        - Đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ rất gần, liệu có gì không hay nếu xảy ra ở biên giới?

        Abacumốp còn “mách” với Stalin vê việc dường như vợ chồng Giucốp có những vali đầy đồ trang sức quý.

        Stalin lần này đã quyết định điểu Giucốp đi xa khỏi biên giới đến làm Tư lệnh quân khu cấp hai ở Ucraina với Bộ chỉ huy ở Xverơlôpxcơ.

        Sau đó vài năm - như người ta hay nói - lương tâm Stalin cắn rứt về quyết định này và Giucốp lại được bầu là đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô (tất nhiên là theo ý định của Stalin). Ngày 10 tháng 10 tại Đại hội thứ 19, Giucốp lại được bầu là Úy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

        Lộ trình mà Stalin đã xác định là sẽ bổ nhiệm Giucốp làm Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng cái chết của Stalin đã ngáng trở dự định này.

        Nhưng dù sao, ở một mức độ nào đó, Stalin đã thừa nhận sai lầm của mình với người bạn chiến đấu cũ và cũng đã làm một số việc để sửa chữa sai lầm này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:06:52 pm

HỒI SINH

        Một ủy ban đặc biệt Nhà nước đã được thành lập để xác định tổn thất của Liên Xô trong chiến tranh do quân xâm lược Đức gây ra.

        Xin dẫn ra một số đoạn trong báo cáo của ủy ban này: “Quân phát xít xâm lược đã tiêu hủy hoàn toàn hoặc một phần 6 triệu tòa nhà và giết hại 25 triệu người dân. Trong số các thành phố bị phá huỷ nhiều nhất có Stalingrad, Xevastôpôn, Leningrad, Kiép, Minxcơ, Odessa, Xmôlenxcơ, Kharơcốp và nhiều thành phố khác.

        Quân Đức xâm lược tiêu hủy 31.850 xí nghiệp nhà máy, phá huỷ hoặc lấy đi 239 ngàn máy phát điện, 175 ngàn tổ máy cơ khí. Phá hoại 65 ngàn km đường sắt, 4.100 ga tàu hỏa, 40 ngàn bệnh viện, 84 ngàn trường học, cơ sở nghiên cứu khoa học, 43 ngàn thư viện. Phá hủy 98 ngàn nông trường tập thể, 2.890 cỗ máy kéo, lấy đi 7 triệu ngựa, 28 triệu cừu và dê...

        Tất cả những tổn thất nêu trên cần phải khôi phục. Không có tiền! Không có vật liệu xây dựng, hàng triệu thợ xây dựng đã chết. Còn 5,4 triệu người đầy thương tích về thể chất và tinh thần trở về từ các trại giam của quân Đức. Họ cần được nuôi dưỡng, ăn mặc, chữa bệnh. Ngoài ra, còn hơn 700 ngàn người là tù binh của các nước Đồng minh được Hồng quân giải phóng cũng cần được giúp đỡ. Trong đó có 20 ngàn người Mỳ, 23 ngàn người Anh, 291 ngàn người Pháp...

        Một khối lượng công việc khổng lồ để khôi phục lại đất nước từ đống đổ nát đang chờ đợi. Lại một lần nữa, Stalin và Đảng lại biểu thị quyết tâm to lớn, thống nhất mọi lực lượng và hướng họ vào công cuộc lao động vĩ đại”.

        Tôi là một trong những người đã sống trong không khí lao động hứng khởi để khôi phục đất nước, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn không hết ngạc nhiên: không hiểu sao chúng ta lại làm được những công việc phi thường như vậy?

        Những năm tháng lao động đó, người dân chịu đói, gầy và nhận thực phẩm theo “chế độ tem phiếu”. Bây giờ có nhiều kẻ ra sức bôi bác “chế độ tem phiếu” nhưng họ cố tình quên rằng nếu không có “chế độ tem phiếu” đó, không có các nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội thì cái đói chắc đã tiêu diệt nhân dân, thậm chí số người chết có thể còn nhiều hơn cả những năm chiến tranh. Theo “chế độ tem phiếu” người dân không nhận được nhiều, nhưng mọi người đều có và mọi người đã sống sót nhờ chế độ này. Đó là một thực tế lịch sử nói lên tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

        Tất nhiên vẫn còn hiện tượng ăn chặn, biển thủ, tham ô, nhưng đó chỉ là cá biệt (và đã bị trừng trị). Còn nói chung đất nước và nhân dân đã tồn tại nhờ chế độ và kỷ luật của nhà nước trong phân phối.

        Trong bài phát biểu trước ngày bầu cử ngày 9 tháng 2 năm 1946, Stalin đã kêu gọi nhân dân lập chiến công trong lao động. Lời kêu gọi này giống như lời kêu gọi của ông ngày 3 tháng 7 năm 1941, khi kêu gọi nhân dân Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh vĩ đại chống quân Đức xâm lược.

        Stalin nói: “Chiến tranh không chỉ là hiện tượng đáng căm ghét, mà nó còn là trường học vĩ đại thử thách tất cả lực lượng của nhân dân... là cuộc kiểm tra chế độ Xô Viết của chúng ta, nhà nước của chúng ta, Đảng Cộng sản của chúng ta...”. Sau đó ông chứng minh nhân dân đã vượt qua cuộc kiểm tra và giành chiến thắng vĩ đại trước kẻ thù như thế nào.

        Stalin nói rất chậm rãi, tự tin, lời văn rất khúc chiết, có tính thuyết phục, khi nghe Người phát biểu trong lòng tôi như trào dâng một sức mạnh bên trong, cổ vũ tôi và tin tưởng chắc chắn rằng những gì ông nói nhất định sẽ thực hiện được. Ông nói:

        “Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm năm là khôi phục đất nước bị tàn phá, khôi phục lại trình độ nền kinh tế trước chiến tranh... Trong thời gian ngắn sắp tới sẽ bỏ “chế độ tem phiếu”, mở rộng sản xuất nhu yếu phẩm, nâng cao đời sống nhân dân lao động, giảm giá tất cả mặt hàng... Với kế hoạch dài hạn, Đảng dự định sẽ tổ chức một nền kinh tế hùng mạnh để vực dậy nền công nghiệp lớn gấp ba lần so vói trước chiến tranh.

        Ngày nay, khi đọc lại những lời này, tôi không thấy có chất lửa ở bên trong hay có gì đặc biệt như là lúc trực tiếp nghe Stalin phát biểu lúc đó. Có lẽ điều đó phụ thuộc không chỉ vào niềm tin và uy tín của lãnh tụ, mà còn là vì lúc đó chính chúng tôi đang chờ đợi những câu đó, tất cả mong muốn và chờ đợi một luồng năng lượng thống nhất và khích lệ như vậy. Và lúc ấy nhân dân tin vào lời của Stalin, tin vào chính mình.

        Sau đây tôi xin dẫn ra các dẫn chứng cụ thể nhưng rất kỳ lạ để chứng minh lòng tin của nhân dân vào Stalin. Sẽ rất thú vị, nếu chúng ta biết được người dân bình thường đang nghĩ gì trong điều kiện không có một sức ép nào từ bên ngoài.

        Một trong những ví dụ để chứng minh điểu này chính là những gì người dân bình thường đã ghi vào phiếu bầu cử, khi họ đi vào buồng riêng để làm nghĩa vụ công dân, mà không bị ai quan sát, nhòm ngó. Sau đây là ví dụ trong cuộc bầu cử Xô Viết tối cao tháng 2 năm 1946.

        Thông báo của Ban tổ chức Thành ủy Moxcơva về các ghi chép trong phiếu bầu cử Xô Viết tối cao.

        ... Có rất nhiều ghi chép kiểu thế này: ‘Tôi bỏ phiếu cho đồng chí Stalin, mong ông sống lâu vì hạnh phúc của nhân dân”, “Tôi bỏ phiếu cho Stalin yêu quý, cho tương lai tươi sáng và hạnh phúc nhân dân, “Vinh quang thuộc về Stalin”, ‘Tôi dành phiếu cho con người thánh thiện, cho Stalin vĩ đại”.

        Ở khu vực Ucrain nhiều người viết: “Người Cha Stalin, Người đã giải phóng Ucraina khỏi quân Đức sống mãi! Hãy để ánh mắt thông thái của Người chiếu sáng con đường của chúng ta! Hãy để trái tim nhân hậu và dịu dàng của Người mãi đập vì phồn vinh của đất nước!”.

        Tại khu vực bầu cử số 44 - Moxcơva có một ghi chép thế này: “Tôi đã đến nhiều nước và hiểu rất rõ thế nào là nền dân chủ tư sản, tôi bỏ phiếu cho tư tưởng Cộng sản, cho nhân dân Xô Viết, cho đạo đức Xô Viết, cho nền dân chú của chúng ta và cho Đảng Bônsêvich của Stalin...”.

        Các sĩ quan thì viết thế này: “Vì Người, thưa đồng chí Stalin, chúng tôi sẵn sàng bỏ phiếu cho đồng chí và sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình”.

        Tôi chỉ liệt kê một số dòng trong số rất nhiều dòng khác để nói lên một điều, đây là ý nghĩ chân thực của người dân xuất phát từ đáy lòng họ. Ngoài ra, cũng có nhiều ghi chép khác đề nghị nâng cao đời sống vật chất, để nghị giảm bớt bộ máy hành chính, đề nghị các cấp ủy Đảng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhà ở, đời sống của công nhân, yêu cầu cán bộ phải gần dân... Họ đòi hỏi các đại biểu phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa với nạn tham nhũng, trộm cắp, lưu manh... đề nghị được tự do buôn bán.

        Mặc dù nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngay sau ngày bầu cử đã quyết định hạ giá một số mặt hàng: bánh mỳ giảm 58%, mỳ ống giảm 55%, đường giảm 33%...

        Đến năm 1947, chế độ tem phiêu cho thực phẩm đã được bãi bỏ. Mặc dù năm đó nông nghiệp mất mùa vì hạn hán lớn nhất trong vòng 50 năm.

        Một công cuộc lao động khổng lồ đang diễn ra trên khắp đất nước để khôi phục các nhà máy, công xưởng, bệnh viện, trường học, nông trang...

        Nhưng... lại lần nữa trong khi đang khôi phục nền kinh tế thì lại xuất hiện những vấn đề làm chúng ta phải lặp lại từ “nhưng”. Một lần nữa, Stalin mặc dù lúc này bận rất nhiều công việc phục hồi đất nước đã yếu và già vẫn phải quan tâm đến vấn đề “Chiến lược quân sự” mà lần này là ở quy mô toàn cầu!


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:08:12 pm

MẶT TRẬN CÁNH TẢ

        Sau chiến tranh, Stalin đã dành nhiều công sức để củng cố vị thế địa chính trị của Liên Xô. Tại châu Âu, ông thành lập phe xã hội chủ nghĩa gồm: Nam Tư, Bungari, Ba Lan, Hungari, Rumania, Anbania...

        Ở phía đông, các nước cánh tả vẫn còn để trống. Tại Trung Quốc phong trào giải phóng dân tộc lên cao, do Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản lãnh đạo, một nhóm dân tộc khác do Tưởng Giới Thạch cầm đầu.

        Ở Triều Tiên, cũng có hai trào lưu, phía bắc do Đảng Cộng sản của Kim Nhật Thành lãnh đạo. Dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành, nhân dân Triều Tiên đấu tranh để giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Mỹ và bè lũ ngụy quân Nam Triều Tiên.

        Mỹ lúc này rất chú ý đến vai trò ở châu Âu. Stalin đã lợi dụng thời cơ này giúp đỡ các Đảng Cộng sản bạn ở Trung

        Quốc và Triều Tiên. Tháng 3 năm 1949 Stalin chỉ thị cho thư ký của mình:

        - Cần phải gần gũi với đồng chí Kim Nhật Thành, hãy mời đồng chí ấy đến Moxcơva để giải quyết các vấn đề quan trọng.

        Lập tức lãnh tụ Triều Tiên có mặt ở Moxcơva. Stalin tiếp ông ngay. Trong cuộc gặp này đã giải quyết rất nhiều vấn đề  quan trọng. Sau đây là một đoạn trao đổi của họ:

        - Có nhiều quân Mỹ ở Triều Tiên không? - Stalin hỏi

        - Khoảng 20 ngàn - Kim Nhật Thành trả lời.

        - Chính phủ bù nhìn Nam Hàn có quân đội riêng không?

        - Có, khoảng 60 ngàn quân - Kim Nhật Thành trả lời. Stalin cười hỏi:

        - Anh có sợ họ không?

        - Chúng tôi không sợ họ, nhưng chúng tôi không có vũ khí và kỹ thuật.

        Stalin hứa:

        - Chúng tôi sẽ giúp đỡ. Đặc biệt là máy bay để làm quân Mỹ không khống chế được bầu trời. Cần cử người của mình vào hàng ngũ địch để làm suy yếu chúng. Vì quân Nam Hàn cũng sẽ cử người của họ vào hàng ngũ các đồng chí.

        Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông tới Moxcơva. Ông đến dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày sinh Stalin. Tuy dịp này có nhiều vị lãnh đạo các nước đến Moxcơva, nhưng Stalin đặc biệt quan tâm đến Mao Trạch Đông. Điều này thể hiện qua việc Stalin bố trí Mao Trạch Đông ở ngay trong điện Kremli. Thông thường các vị khách quý chỉ ở khách sạn hoặc các biệt thự trên đồi Lênin.

        Sự quan tâm này không chỉ biểu hiện trong thái độ bề ngoài mà là sự tính toán của Stalin về địa chính trị cho tương lai lâu dài về sau. Tất nhiên, hai vị nguyên thủ của hai cường quốc vĩ đại nhất hành tinh này đàm đạo và thỏa thuận nhiều vấn đề.

        Ngoài các buổi gặp riêng, còn có các hội nghị chính thức với sự có mặt các ủy viên Bộ chính trị. Sau đây là một số đoạn trong hồi ký của N. Phêđôrencô phiên dịch cho Stalin trong các cuộc gặp (sau này là Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Liên Xô):

        Các buổi gặp gỡ của Stalin và Mao Trạch Đông thường diễn ra ở biệt thự Kunsevô vào các buổi tối. Stalin ngồi chính giữa một chiếc bàn dài, một phía là các ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Bônsêvich, còn Mao Trạch Đông ngồi cạnh Stalin, cạnh ông về một phía là các đồng chí Trung Quốc. Trên bàn có nước trắng, một vài chai rượu vang Grudin.

        Stalin thường trộn lẫn hai loại rượu vang trắng và đỏ vào ly của mình.

        “Có một lần - Phêđôrencô nhớ lại - Mao Trạch Đông ngồi cạnh tôi và hỏi nhỏ: tại sao Stalin lại trộn lẫn hai loại rượu mà các đồng chí khác lại không làm như vậy? Tôi trả lời là rất khó giải thích, tốt nhất đồng chí hãy hỏi Stalin. Nhưng Mao Trạch Đông không hỏi, vì cho rằng như vậy là không tiện. Stalin hỏi: Các đồng chí đang trao đổi gì đấy?

        - Đồng chí Mao Trạch Đông muốn biết tại sao đồng chí trộn lẫn hai loại rượu vang với nhau mà các đồng chí khác lại không làm như vậy?

        - Đây là một thói quen có từ lâu của tôi - Mỗi loại rượu vang của Grudin đều có hương vị riêng. Trộn lẫn hai loại lại tôi cảm thấy ngon hơn, nhưng quan trọng là tạo nên một sự pha màu như trộn lẫn sắc màu của hai loại hoa đồng nội”.

        Stalin và Mao Trạch Đông thảo luận chủ yếu về các vấn đề quân sự, chính trị, kinh tế và đó chính là cơ sở để sau đó ký Hiệp ước hữu nghị - liên kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Trung Quốc.

        Dẫn đầu đoàn Liên Xô là A. Micoian, dẫn đầu đoàn Trung Quốc là Chu Ân Lai. Vào tháng hai, khi chuẩn bị ký Hiệp ước, Mao Trạch Đông để nghị sau lễ ký nên có một bữa tiệc. Stalin nói đó là điều tất nhiên.

        - Nhưng đề nghị không tổ chức ở Kremli mà ở chỗ khác, như ở khách sạn Metropon chẳng hạn.

        - Thế tại sao lại không là ở điện Kremli?

        - Đồng chí thấy đấy, điện Kremli là chỗ chính phủ Liên Xô tiếp khách - Nó không phù hợp với chúng tôi lắm, với một nước có chủ quyền.

        - Vâng, nhưng tôi chưa bao giờ đến khách sạn hay sứ quán nước ngoài, chưa bao giờ...

        - Chả lẽ buổi lễ của chúng tôi lại không có đồng chí... Không, tôi không thể tin được, chúng tôi tha thiết mời đồng chí - Mao Trạch Đông tha thiết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:10:03 pm

        Có một lúc im lặng, Stalin không vội trả lời. Ông đang suy nghĩ. Mao Trạch Đông chờ đợi câu trả lời.

        - Được, đồng chí Mao Trạch Đông, tôi sẽ đến, nếu đồng chí tha thiết muốn - Stalin nói.

        Ngày 14 tháng 2, mọi người tập trung ở sảnh khách sạn Metrôpôn. Lực lượng bảo vệ đề nghị đồng chí phiên dịch chờ Stalin ở sảnh ra vào của khách sạn.

        Ngay sau đó, trên khuôn cửa khánh tiết, Stalin xuất hiện như đứng trước một khung ảnh. Ông liếc nhìn nhanh toàn cảnh, khi nhìn thấy phiên dịch, ông chậm rãi đi về phía gian treo áo khoác, người phục vụ bước lại và nói:

        - Xin phép, thưa đồng chí Stalin.

        Stalin nhìn ông ta, chào hỏi rất vui vẻ và nói nhẹ nhàng:

        - Cám ơn, nhưng có lẽ tôi tự làm được.

        Cởi áo khoác, ông tự treo lên móc, rồi nhìn vào gương, chải mái tóc bồng của mình và nói với đồng chí phiên dịch:

        - Ở đó thế nào? Tất cả có mặt chưa?

        - Vâng, đồng chí Mao Trạch Đông và các đồng chí Trung Quốc đã có từ lâu và chờ đồng chí.

        Cả gian vui vẻ chào đón Stalin. Có một khoảng khắc, Stalin dừng lại nhìn xung quanh, sau đó, ông tiến đến chỗ Mao Trạch Đông, họ chào hỏi, bắt tay nhau. Sau đó, Chu Ân Lai và đoàn Trung Quốc đến chào Stalin, phía một bên là Bêria, Malencốp, Khơrutxép, Vôlôsilốp, Micoian, Sverơnhie, Xuxơlốp, Bulganin...

        Mọi người nâng cốc và chờ đợi lời phát biểu của Stalin, những lời đánh dấu khoảnh khắc lịch sử. Stalin nâng cốc chúc sức khỏe Mao Trạch Đông, vì thành công của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

        Liên quan đến Triều Tiên, Mao Trạch Đông đồng ý có thể thống nhất bằng con đường quân sự. Stalin giữ lời hứa với Kim Nhật Thành. Quân đội Triều Tiên được viện trợ số lượng lớn vũ khí. Lực lượng phía bắc lớn mạnh, họ chiến đấu và chiếm thế chủ động trên mặt trận.

        Stalin hiểu rằng nếu mở rộng hoạt động quân sự thì quân Mỹ có thể đưa lực lượng vào, điểu đó sẽ làm phức tạp tình hình của bắc Triều Tiên và ảnh hưởng đến chiến lược phía Đông của Liên Xô.

        Nhưng tình hình đôi khi diễn biến không theo mong muốn. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, lúc sáng sớm đài phát thanh Bình Nhưỡng thông báo quân đội bù nhìn Nam Hàn đã đột ngột tiến vào lãnh thổ bắc Triều Tiên... sâu 1 đến 2km. Quân đội Triều Tiên phản ứng lại rất nhanh, họ chặn đứng quân Nam Hàn và nhanh chóng tiến vào thung lũng Suximxơki. Quân Mỹ dùng không quân oanh tạc và đưa các sư đoàn của mình từ Nhật Bản sang bán đảo Triều Tiên. Stalin cảnh báo công dân Liên Xô không tham dự vào chiến trận, nhưng Kim Nhật Thành muốn phát huy thành quả ngay đã đề nghị tướng Stưcốp cho quân Nga tham gia trực tiếp ngay. Stưcốp hứa và báo cáo về Moxcơva. Stalin trả lời ngay:

        "Đồng chí đã hành động không đúng, đồng chí đã hứa cung cấp chuyên gia cho Triều Tiên mà không hỏi gì chúng tôi. Đồng chí nên nhớ đồng chí là đại diện chính phủ Liên Xô chứ không phải Triều Tiên. Hãy để các chuyên gia mặc thường phục như các phóng viên báo “Sự thật” khi đến các Bộ tham mưu. Đồng chí phải chịu trách nhiệm để họ không bị bắt làm tù binh.

Phan Sỹ"       
        (Stalin ký như vậy).

        Quân Mỹ đưa nhiều binh đoàn đến Triều Tiên, tăng cường hạm đội và không quân. Với sự hỗ trợ của hỏa lực các đơn vị quân Mỹ đã tiến nhanh vào lãnh thổ bắc Triều Tiên và tiến đến sát biên giới của Triều Tiên với Trung Quốc và Liên Xô.

        Phải làm thế nào? Đưa quân đội Liên Xô vào Triều Tiên? Như vậy thì lại là chiến tranh.

        Stalin quyết định thuyết phục Trung Quốc đưa quân vào Triều Tiên. Nguyên tắc cơ bản đã thỏa thuận. Stalin với uy tín rất lớn của mình đã yêu cầu và Mao Trạch Đông không thể từ chối. Ngày 13 tháng 10, Stalin thông báo cho Bình Nhưỡng.

        Gửi đồng chí Stưcốp để chuyển đồng chí Kim Nhật Thành:

        "Tôi vừa nhận được điện của đồng chí Mao Trạch Đông. Trong đó, đồng chí ấy nói rằng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thảo luận và quyết định giúp đỡ về quân sự cho các đồng chí Triều Tiên.

Phan Sỹ"       

        Quân chí nguyện Trung Quốc và quân đội Triều Tiên đã phối hợp chiến đâu đẩy lùi quân Mỹ về vĩ tuyến 38, biên giới hai miền Bắc - Nam.

        Không quân Mỹ đã oanh tạc tàn phá hết mọi sự sống, phá hủy hầu như tất cả các thành phố của bắc Triều Tiên.

        Lúc đó, Stalin đã đi đến một quyết định rất quan trọng: xác lập trên đất Trung Quốc gần biên giới Triều Tiên một số sân bay để đưa các sư đoàn không quân của chúng ta tới. Các phi công Nga mặc quân phục Trung Quốc bay trên máy bay sơn quân hiệu của Trung Quốc. Stalin đặc biệt yêu cầu các máy bay của Liên Xô không được bay qua đường biên giới để tránh không để một phi công Nga nào rơi vào tay quân địch. Tuy nhiên, trong các trận không chiến ở bầu trời bắc Triều Tiên các phi công của chúng ta đã bắn hạ được hàng trăm máy bay Mỹ và cũng bị bắn rơi 319 chiếc, nhưng không một ai trong số phi công Nga bị rơi vào tay quân địch.

        Ngay từ khi Stalin còn sống đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai miền Triều Tiên và ngay sau khi ông mất một thời gian chiến tranh đã kết thúc.

        Như vậy, Trung Quốc và Triều Tiên đã củng cố vị thế quốc tế của mình và bước vào xây dựng đất nước hòa bình độc lập. Đây là các đất nước hữu nghị ở biên giới phía đông của Liên Xô.

        Lại một lần nữa, Stalin đạt được mục tiêu của mình. Củng cố các nước thuộc lực lượng cánh tả một cách vững chắc, và “có vẻ” là lâu dài.

        Nhưng đó chỉ là “có vẻ”. Khi Khơrutxốp lên nắm quyền đã xóa bỏ mọi nỗ lực của Stalin, gây mâu thuẫn cãi lộn với Trung Quốc, phản bội nhân dân Triều Tiên và không thực hiện những gì đã đạt được trong các Hiệp ước mà khi Stalin còn sống đã ký.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:11:37 pm
         
CHIẾN LƯỢC MỚI

        Mùa xuân năm 1946, cựu thủ tướng Anh đi thăm không chính thức Hoa Kỳ. Phát biểu tại trường Đại học Westminster, bang Missuri, Churchill đã đưa ra một chiến lược mới của chủ nghĩa tư bản. Nếu lược bỏ cái vẻ ngoại giao bề ngoài, thì bản chất lời phát biểu của Churchill là đề nghị “thành lập liên minh anh em những người nói tiếng Anh” - tức là phiên bản chính hiệu của liên minh quân sự Anglô-Sắcxông.

        Vậy liên minh quân sự Anh - Mỹ nhằm chống lại ai? Churchill mô tả rất chính xác rằng “vòng kim cô” sẽ quấn chặt lục địa châu Âu “Trong đường ranh giới này sẽ bao bọc tất cả các kinh thành của các quốc gia Trung Âu và Đông Âu cổ kính như Vacxava, Berlin, Praha, Viena, Budapest, Bengrade, Bukharest, Xôphia...”. Hơn nữa, ông ta còn mô tả một tương lai rất nguy hiểm: “Không ai là không biết rằng, Liên Xô và tổ chức quốc tế Cộng sản dự định trong một tương lai gần sẽ bành trướng đường biên giới của mình...”.

        Tổng thống Mỹ và chính phủ Anh trên thực tế đã nắm lấy đường lối chạy đua vũ trang như Churchill đã tuyên bố ở thành phố Fulton.

        Những tổn thất to lớn trong chiến tranh và tình trạng thiếu hụt các điều kiện kinh tế của Liên Xô, cộng với sự xuất hiện của bom nguyên tử đã kích thích Anh - Mỹ vội vàng tận dụng ưu thế để truyền bá tư tưởng tự do - quyền con người trên lãnh thổ các nước Đông Âu và Liên Xô.

        Các nhà lãnh đạo của chúng ta dựa trên lý luận Mác - Lênin cho rằng sự truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Cộng sản không phải bằng sức mạnh vũ khí mà đó là tất yếu lịch sử. Tư tưởng này được thể hiện trong Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tuy nhiên, kể cả về mặt lý thuyết và trên thực tế quá trình “tất yếu lịch sử” này được thúc đẩy bằng các tác động về lý luận và về kinh tế đến các Đảng và các nước khác.

        Như vậy, cả hai hệ thống: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đều đặt nhiệm vụ nắm quyền lãnh đạo thế giới. Nhưng hệ thống xã hội chủ nghĩa thì bằng cách hòa bình với khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”, còn phe tư bản do Mỹ đứng đầu, không có một hệ tư tưởng chính thống, thì quyết định tiêu diệt phe xã hội chủ nghĩa bằng vũ lực. Cả hai bên đều cố gắng tuyên truyền mạnh hơn phe kia.

        Bài phát biểu của Churchill gây chú ý rất lớn của báo chí và gây ra nhiều tranh cãi. Stalin đã chăm chú đọc hết bài nói của Churchill. Không hiểu lúc đó trong đầu ông xuất hiện ý nghĩ gì khi quan hệ với đồng minh cũ của mình trở nên căng thẳng. Do bài phát biểu của Churchill là rất nghiêm trọng, Stalin đã nhanh chóng có phản ứng. Như mọi người biết, Stalin rất ít khi trả lời phỏng vấn, nhưng lần này, chỉ sau một tuần, ông đã trả lời phỏng vấn. Một phóng viên của tờ “Sự thật” ngày 13 tháng 3 năm 1946 đã hỏi Stalin và đề nghị ông cho ý kiến về bài phát biểu của Churchill.

        Thế giới đang bước vào “kỷ nguyên hạt nhân” ở ngưỡng cửa của cuộc chiến thế giới thứ ba. Vào những năm này Stalin đã là một nhà chiến lược tài ba, một nhà ngoại giao và hoạt động Đảng, Nhà nước nổi tiếng. Ông nghiên cứu kỹ bài nói của Churchill và đưa ra đánh giá về tình hình quốc tế mới. Đây chính là “di chúc chiến lược” của Stalin cho cả một giai đoạn dài sau này. Lúc đó, ông chưa hề biết về cái chết của mình (cho đến lúc mất ông còn bảy năm nữa). Có lẽ ông chuẩn bị để thực hiện chiến lược mối của mình. Tôi có thể tin rằng - nếu ông còn sống thì lịch sử và số phận của đất nước chúng ta đã có thể đi theo hướng khác. Và tất nhiên sẽ không xảy ra quá trình mà ngày nay chúng ta đang trải qua và chứng kiến, cần phải nói rằng tất cả các bài phát biểu, diễn văn, bài báo và trả lời phỏng vấn đều do Stalin tự chuẩn bị, ông không bao giờ giao việc đó cho bất kỳ một trợ lý nào.

        Bài phỏng vấn được đăng ngày 14 tháng 3 năm 1946.

        Câu hỏi: Có thể cho rằng bài phát biểu của Churchill là phương hại đến nền hòa bình và an ninh?

        Trả lời: Tất nhiên là có. về bản chất ngài Churchill đang đứng trên lập trường gây chiến - và ông ta còn có đồng minh là Mỹ.

        Cần phải nói rằng, ngài Churchill và đồng minh của ông ta buộc chúng ta phải nhớ đến Hitle. Hitle bắt đầu phát động chiến tranh là từ học thuyết về phân biệt chủng tộc, khi cho rằng chỉ có dân tộc Đức là thượng đẳng. Ngài Churchill cũng bắt đầu truyền bá chiến tranh bằng học thuyết phân biệt chủng tộc, khi cho rằng chỉ có người nói tiếng Anh là các dân tộc hoàn thiện, có thể quyết định số phận của thế giới. Hitle đã sai lầm khi dùng lý luận phân biệt chủng tộc để cho rằng họ có thể thống trị các dân tộc khác. Và ngài Churchill cũng lập luận như vậy về các dân tộc nói tiếng Anh.

        Trên thực tế, ngài Churchill và bạn bè của ông ta ở Anh và Mỹ đã đưa ra một tối hậu thư cho các dân tộc không nói tiếng Anh rằng: Hãy thừa nhận sự thống trị của chúng tôi thì yên ổn còn nếu không thì sẽ là chiến tranh. Nhưng các dân tộc đã đổ máu trong năm năm ròng, họ chiến đấu giành độc lập và tự do cho mình không phải là để thay thế ách thống trị của Hitle bằng ách thống trị của Churchill. Vì vậy, lẽ tự nhiên là tất cả các dân tộc không nói tiếng Anh - mà họ là đa số trên thế giới sẽ không để bị trở thành nô lệ. Bi kịch của ngài Churchill là ở chỗ ông ta lại không hiểu chân lý đơn giản này. Không nghi ngờ gì rằng, lập luận của ngài Churchill là lập trường chiến tranh chống lại Liên Xô...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:12:57 pm

        Câu hỏi: Ngài đánh giá thế nào về một đoạn khác trong phát biểu của Churchill, khi ông ta nhằm vào các nước dân chủ Đông Âu và phê phán mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia này với Liên Xô?

        Trả lời: Đoạn văn này của ngài Churchill là mớ hổ lốn của sự vu khống với các yếu tố thô lỗ và thiếu tính toán.

        Ngài Churchill khẳng định rằng, các nước Đông Âu nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô, do Moxcơva kiểm soát...

        Không có gì là khó khăn để chỉ ra rằng ngài Churchill đã vu không một cách trắng trợn vô lý đến Moxcơva và các quốc gia láng giềng của Liên Xô.

        Thứ nhất, hoàn toàn không thể nói rằng Liên Xô kiểm soát hoàn toàn Viên và Berlin. Tại các nơi này có đủ đại diện của bốn quốc gia. Liên Xô chỉ kiểm soát một phần tư.

        Thứ hai, không nên quên một điều là quân Đức đã xâm lược Liên Xô thông qua lãnh thổ Phần Lan, Ba Lan, Rumania, Hungari, chúng có thể tiến qua các nước này vì tại đó là các chính phủ thù địch với Liên Xô - không có gì khó hiểu khi Liên Xô muốn bảo vệ an ninh cho mình, muốn thiết lập ở các nước này các chính phủ hữu hảo với Liên Xô. Mong muốn hòa bình ấy của Liên Xô chả lẽ lại gọi là “bành trướng”.

        Nước Ba Lan dân chủ không muốn làm “thanh kiếm” trong tay của nước ngoài. Chính điểu này đã thúc đẩy ngài Churchill thù địch với Ba Lan.

        Ngài Churchill mưu toan bóp méo sự thật khi nói về sự lớn mạnh ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Thực ra ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản không chỉ lớn lên ở Đông Âu mà là ở hầu như tất cả các nước châu Âu. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản không phải là ngẫu nhiên mà là một quy luật của lịch sử. Bởi vì rằng trong những năm chiến tranh ác liệt, dưới ách chủ nghĩa phát xít, chính các chiến sĩ cộng sản tỏ ra vững vàng, dũng cảm, quên mình vì tự do của các dân tộc... Tất nhiên, ngài Churchill không thích thú gì với sự phát triển các sự kiện. Nhưng ông ta củng đã từng không thích thú gì với nước Nga sau đại chiến thứ nhất, khi tổ chức cuộc can thiệp của 14 nước đế quốc chống nước Nga. Nhưng lịch sử vẫn tiến lên và cái "mặt nạ Đonkiôhôtê" của ông ta đã bị bóc trần hoàn toàn. Tôi không biết là Churchill có thể tổ chức cuộc thập tự chinh thứ hai sau đại chiến thứ hai hay không? Nhưng nếu ông ta tổ chức được, thì hàng triệu con người sẽ đứng lên để bảo vệ hòa bình và sẽ chiến đấu như 26 năm về trước”.

        Tất nhiên cả Stalin và hệ thống xã hội chủ nghĩa không dễ gì đầu hàng và liệu có lại bắt đầu... chiến tranh? về cuộc đại chiến thứ ba, ngày nay có nhiều người nói khác nhau, một số thì cho rằng nó đã diễn ra, số khác thì cho là nó đang diễn ra, một số khác nữa thì cho là nó sắp xảy ra. Tôi thì cho rằng cuộc đại chiến thứ ba đã bắt đầu vào thời điểm khi liên quân Anh - Mỹ đưa ra tuyên bố hiếu chiến trên! Trong đó đã đưa ra chiến lược mới (chiến thắng không cần chiến tranh) như nội dung chính của nó. Và một trong những giai đoạn của cuộc chiến tranh chính là những gì chúng ta đang phải trải qua trên đất nước chúng ta ngày nay.

        Tại Mỹ, người ta đã khởi thảo bản ghi nhớ ORK số 329 ngày 4 tháng 9 năm 1945, trong đó xác định: chọn khoảng 20 mục tiêu quan trọng để tấn công bom hạt nhân vào Liên Xô hoặc lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát. Mỹ đã cho chuẩn bị hàng loạt kế hoạch tấn công Liên Xô. Lo lắng từ bài học cay đắng năm 1941, Stalin đã dành nhiều quan tâm đến các tài liệu tình báo về ý đồ của bộ máy chiến tranh Mỹ. Stalin đã nhận được tin tức về kế hoạch tấn công Liên Xô mà trong đó:

        Giai đoạn một: tấn công bất ngờ bằng 300 quả bom nguyên tử xuống các thành phố lớn của Liên Xô và sau đó là tấn công 100 thành phố tiếp theo để tiêu diệt khoảng 85% nền công nghiệp Nga.

        Giai đoạn hai: tiến vào lãnh thổ Liên Xô bằng 250 sư đoàn với sự yểm trợ của 7.400 máy bay và 750 tàu chiến để đổ bộ quân.

        Giai đoạn ba: chiếm đóng lãnh thổ Liên Xô bằng lực lượng Mỹ và NATO.

        Giai đoạn bốn: chiếm đóng Liên Xô, chia Liên Xô ra thành bốn khu vực với sự đóng quân của Mỹ ở các thành phố quan trọng nhất.

        Stalin ra đi khi mà Liên Xô và Mỹ đang tiến hành cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có. Số lượng và chất lượng vũ khí nguyên tử và vũ khí để đưa tên lửa hạt nhân đến đích sẽ quyết định không chỉ kết cục cuộc chiến mà là cả sự tồn tại của một hệ thống chính trị.

        Stalin để lại cho đất nước và lực lượng vũ trang một vị thế và lực lượng cân bằng với Mỹ về dự trữ chiến lược và chất lượng của tiềm năng hạt nhân trong các đòn phủ đầu và đánh trả.

        Tất nhiên, thành công trong chế tạo bom hạt nhân và bom khinh khí, cùng vói việc chế tạo tên lửa vượt đại châu tuy kiềm chế kế hoạch của Mỹ, nhưng bản chất của họ không thay đổi. Họ vẫn đề ra chiến lược thay đổi chế độ ở Liên Xô. Và từ thời Alen Dallus đã bắt đầu cuộc “chiến tranh lạnh” chống lại Liên Xô.

        Trong các cuốn sách của mình, Dallus đã đưa ra chiến lược chống chiến tranh lạnh bằng nhiều kênh khác nhau như văn hóa phương Tây, lối sống thực dụng, tệ quan liêu tham nhũng... để làm tan rã Liên Xô. Tôi chỉ xin nhắc lại một đoạn của Dallus: Hãy làm sao để tạo ra làn sóng các kiều dân trở về Nga và làm sao để họ phụ thuộc vào chúng ta và họ có đủ cơ hội để leo cao vào chính quyền...

        Rất nhiều kẻ đã rời Liên Xô, đến Israel và các nước tư bản khác nay lại tìm cách ồ ạt quay trở lại nước Nga. Và họ có hai quốc tịch. Đó là sự “thủ thế” trong trường hợp phạm tội với nhân dân, họ sẽ được quốc tịch thứ hai che chở.

        Diễn biến các sự kiện kể từ sau khi Stalin mất chứng tỏ rằng - các nhà lãnh đạo mới của đất nước, các “nhà chiến lược trong áo choàng” không hiểu bản chất của kẻ thù truyền kiếp. Brêgiơnép và ê kíp của ông ta tiếp tục chạy đua vũ trang, phá vỡ nền kinh tế đất nước, làm suy yếu tài lực của Liên Xô. Chernhencô già nua không để lại một dấu ấn đặc biệt nào trong lịch sử - Iuri Andrôpốp rất hiểu và muốn tổ chức lại hệ thống phòng thủ quốc gia, nhưng lúc đó đất nước đã đầy các thế lực ảnh hưởng đen tối - và họ đã tìm cách ngăn cản các ý tưởng của Andrôpốp.

        Khơrutxep và đặc biệt là Goorbachốp núp dưới khẩu hiệu đấu tranh vì hòa bình đã giải trừ và làm suy yếu lực lượng vũ trang và mở toang các kênh cho sự xâm lăng chính trị và tư tưởng của Mỹ.

        Đó là sự kết thúc đáng buồn của một cường quốc vĩ đại, mà Stalin và các cộng sự của ông cùng nhân dân Xô Viết đã dày công xây đắp lên, vừa cách đây không lâu trong 70 năm tồn tại của Liên bang Xô Viết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:14:17 pm

CÁI CHẾT CUA STALIN

        Không biết phải đặt tên cho chương này là gì - Nếu gọi là “cái chết của Stalin” thì cái chết ấy phải có nguyên nhân gì, hoặc là do bị bệnh, do tuổi già hay do một nguyên nhân bên ngoài nào đó. Theo các tài liệu và lời kể của các nhân chứng mà tôi thu thập được thì sự kiện bi thảm này - Cái chết của Stalin không được giải thích một cách rõ ràng - Mặc dù những năm chiến tranh đã tiêu hao rất nhiều sức lực và thần kinh của Stalin. Theo năm tháng, sức khỏe và tuổi già ngày càng tác động mạnh hơn. Khả năng làm việc của ông bị giảm sút từ năm 1950. Theo ghi chép của thư ký thì năm 1947, Stalin có 136 ngày làm việc ở văn phòng tại điện Kremli; năm 1948 là 122 ngày; năm 1949 là 113 ngày; năm 1950 là 73 ngày; từ năm 1951 thì số ngày làm việc càng giảm. Năm 1951 những ngày làm việc của Stalin như sau: vào tháng một là mười ngày; tháng hai là sáu ngày; tháng ba là bảy ngày; tháng tư là tám ngày; tháng năm là năm ngày; tháng sáu là ba ngày... từ tháng mười năm 1951 đến ngày 11 tháng 2 năm 1952 là nghỉ phép gần nửa năm.

        Điểu này tất nhiên không có nghĩa là Stalin đã hoàn toàn rút khỏi vũ đài chính trị, đơn giản là ông ít đến văn phòng của mình hơn, nhưng tiếp tục điều hành từ biệt thự riêng ở Cunsevô và Xôtri.

        Từ năm 1950, Stalin dành nhiều thời gian để xây dựng cuốn sách giáo khoa về kinh tế chính trị, thường xuyên đàm đạo với các nhà khoa học, tiến hành các buổi thảo luận, đưa ra nhiều gợi ý cho các tác giả biên soạn sách giáo khoa kinh tế chính trị - như Selipốp, Lêônchiép, Iunđin...

        Selipốp là chủ biên bộ sách giáo khoa về kinh tế chính trị, trước khi đến làm việc ở Ban chấp hành Trung ương ông là nhà khoa học chuyên nghiệp, ông đã kể cho tôi nghe về việc biên soạn cuốn sách giáo khoa và sự hiểu biết sâu sắc của Stalin về các vấn đề kinh tế. Stalin đã hai lần đọc các tập bản thảo và ông ghi chép, sửa chữa rất nhiều chỗ. Trên cơ sở các nghiên cứu lâu năm, ông đã viết cuốn sách “Những vấn đề kinh tế của Liên bang Xô Viết”, xuất bản trước Đại hội 19.

        Nhiều cộng sự của ông cho rằng, Stalin chết không phải do bệnh tật mà đây là kết quả của một âm mưu được tính toán. Thậm chí người ta còn xác định đó là âm mưu của ai.

        Trước hết chúng ta hãy xem ai là người quan tâm nhiều đến cái chết của Stalin. Nhiều người trong số bạn gần gũi của Stalin cho rằng đó chính là Bêria, có một thực tế là tất cả các vị Bộ trưởng tiên nhiệm trên ghế Bộ trưởng Nội vụ (hoặc Bộ an ninh) đều đã bị xử bắn, chắc chắn là vì họ đã biết quá nhiều. Theo lôgic, Bêria hiểu rằng sẽ đến lượt mình. Trên thực tế, Bêria không chỉ biết quá nhiều mà còn tích lũy rất nhiều thông tin về các ủy viên Bộ chính trị và cả Stalin. Chỉ cần một câu nói của ông ta là nhiều người sẽ bị hành quyết.

        Stalin có lẽ đã nhìn thấy điều này, và ông quyết định “giải quyết” người đồng hương mà ông đã đem lên từ Grudin như một người giúp việc trung thành. Tuy nhiên, “giải quyết” Bêria mà không có lý do gì cũng không phải là dễ. Vì vậy, khi xuất hiện vụ án Mingrelốp (vụ án trừng phạt một loạt các bộ trưởng), Stalin đã quyết định tận dụng cơ hội này.

        Ông cho gọi Bộ trưởng an ninh Abacumốp đến để hỏi về tình hình vụ án. Sau khi nghe Abacumốp báo cáo, Stalin nói:

        - Hãy tìm ra kẻ phạm tội lớn hơn...

        Abacumốp là người nhanh hiểu, tuy nhiên ông ta phải suy nghĩ cách hành động như thế nào. Stalin có quyển lực rất lớn nhưng dù sao đã già yếu, ít tiếp xúc công việc, còn Bêria thì đầy quyền lực, trên thực tế ông ta là nhân vật số một trong Bộ chính trị, ông ta nắm mọi công việc. Và Abacumốp có lẽ đã nghiêng về phía Bêria. Các sự kiện sau này đã chứng minh rằng thái độ đó của Abacumốp đã giết chết cả ba - mỗi người một số phận - nhưng tất cả đều có một kết cục giống nhau, đó là cái chết.

        Tôi hiểu rằng, khẳng định như vậy là hơi “liều”, nhưng dựa trên các chứng cứ và các hành động của “trục ba người” này tôi cố gắng xâu chuỗi các sự kiện để chứng minh sự thật như thế này...

        Abacumốp tìm cách bắn tin cho Bêria biết về ý định của Stalin. Bêria hiểu rằng ông ta sẽ là tội phạm lớn nhất trong vụ án “Mingrelốp”. Cả Stalin, Bêria và Abacumốp bí mật thực hiện các biện pháp để cứu nguy cho chính mình và tiêu diệt kẻ thù.

        Cuối năm 1951, Stalin bắt đầu biết là Abacumốp chơi trò “hai mặt” và đã ra lệnh tống giam Abacumốp. Ngay sau đó là lệnh bắt thủ trưởng cơ quan điều tra đặc biệt của Bộ An ninh, thiếu tướng A. Lêônôp và ba vị phó của ông ta. Tất cả họ bị buộc tội là nhóm phản bội, chống lại Đảng và Nhà nước. Cái cớ chính là bức thư của Riumin gửi cho Stalin, trong đó cáo buộc Abacumốp là kẻ phản bội.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:14:38 pm

        Bản thân M. Riumin sau đó được bổ nhiệm chức Thứ trưởng Bộ An ninh (nhưng mười tháng sau ông ta cũng bị tống giam).

        Để đảm bảo an toàn, Stalin quyết định tại Đại hội 19 sẽ đổi mới thành phần Ban chấp hành và Bộ chính trị, loại bỏ bớt một số nhà lãnh đạo già nua mà ông không còn tin tưởng.

        Đại hội 19 của Đảng diễn ra từ ngày 5 đến 14 tháng 10 năm 1952, Malencốp là người đọc báo cáo chính trị. Bản báo cáo này đã tổng kết công tác 13 năm từ Đại hội 18, xác định kế hoạch năm năm lần thứ sáu và quyết định đổi tên Đảng Bônsêvich thành Đảng Cộng sản Liên Xô.

        Ngày 14 tháng 10, Stalin đọc bài phát biểu ngắn, tập trung phân tích tình hình quốc tế. Ông vẫn bộc lộ tư duy chiến lược rất rộng và tầm nhìn xa. Ông dường như đã nói trước tất cả những gì sẽ diễn ra sau đó một phần tư thế kỷ:

        Trước kia giai cấp tư sản tỏ ra là tự do, họ giữ được kiểu tự do dân chủ, kiểu tư sản và do vậy tạo được uy tín trong nhân dân. Bây giờ không còn dấu vết nào của nền dân chủ tự do nữa. Cũng không còn cái gọi là “tự do cá nhân”, quyền của cá nhân chỉ dành cho những kẻ nhà giàu, còn những người nghèo khổ thì vẫn chỉ là đối tượng bị bóc lột. Quyển bình đẳng con người bị biến thành độc quyền của thiểu số bóc lột. Ngọn cờ tự do - dân chủ của họ đã bị vứt bỏ. Tôi cho rằng chính chúng ta phải giương cao ngọn cờ này, vì chúng ta là đại diện cho các Đảng Cộng sản và Đảng dân chủ tập hợp chung quanh mình đại đa số nhân dân.

        Trước kia giai cấp tư sản cho rằng họ là dân tộc chủ chốt, họ giữ quyền hành và độc lập của dân tộc, họ tự cho là “cao hơn tất cả”, bây giờ giai cấp tư sản đã “bán” tự do và độc lập để lấy đô la. Họ đã vứt bỏ ngọn cờ độc lập dân tộc, không nghi ngờ gì là chính chúng ta sẽ phải giương cao ngọn cờ này - chính các đồng chí là đại diện cho chính Đảng Cộng sản và dân chủ. Hãy là người yêu nước, nếu các dồng chí muốn có thể trở thành lực lượng lãnh đạo của dân tộc...”.

        Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương với số lượng theo đề nghị của Stalin tăng gấp đôi là 925 ủy viên chính thức và 111 ủy viên dự khuyết.

        Tại hội nghị toàn thể Trung ương ngày 16 tháng 10 năm 1952, Stalin đã giải thích tại sao phải đổi mới thành phần Ban chấp hành và Bộ chính trị (rất tiếc là bài phát biểu quan trọng này của Stalin đã không được công bố, chắc là vì trong đó có nhiều câu không có lợi cho các úy viên Bộ chính trị, sau khi Stalin chết họ càng có lý do để không cho đăng bài phát biểu này).

        Vì rằng, trong rất nhiều năm nội dung bài phát biểu đã bị che giấu, nên tôi muốn đăng lại toàn văn bài phát biểu này theo ghi chép của L. Ephrêmôvưi và hồi tưởng của nhà văn Ximônốp.

        Theo Ephrêmôvưi nhớ lại, Stalin đã phát biểu suốt một tiếng rưỡi đồng hồ không cần giấy tờ chuẩn bị trước. Giọng ông rất nghiêm nghị và cố gắng nhìn thẳng vào các đồng chí của ông ngồi trong phòng. Ông nói:

        - Chúng ta đã tiến hành đại hội, đại hội đã thành công và rất nhiều người cho rằng đấy là đại hội của sự thống nhất cao. Nhưng thực ra không hề có sự thống nhất như vậy. Có một số không nhất trí với các Nghị quyết của chúng ta. Họ nói rằng, tại sao chúng ta lại mở rộng số lượng Ban chấp hành? Một điều rất rõ ràng là chúng ta cần đưa vào Ban chấp hành lực lượng mới. Nhiều người trong chúng ta đã già và chúng ta phải nghĩ đến việc sẽ trao cho ai lá cờ tư tưởng của chúng ta để tiếp tục tiến về phía trước? Để làm được việc đó, chúng ta cần bổ sung các đồng chí trẻ tuổi, trung thành, các "nhà hoạt động chính trị mới. Để đào tạo một nhà hoạt động chính trị, chúng ta cần 10 đến 15 năm. Đào tạo các nhà hoạt động chính trị kiên định về tư tưởng chỉ có thể tiến hành trong thực tế cuộc sống, trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng sai trái.

        Chính là điều đó đòi hỏi phải đưa vào Ban chấp hành Trung ương lực lượng trẻ, mới và qua đó Đảng của chúng ta sẽ lớn mạnh lên. Lại có người hỏi tại sao chúng ta bãi nhiệm các vị bộ trưởng, vốn là các nhà hoạt động Đảng và nhà nước nổi tiếng? Chúng ta đã bãi nhiệm Bộ trưởng Molotốp, Kaganovich, Vôlôsilốp và thay vào đó là các cán bộ trẻ. Trên cơ sở nào chúng ta quyết định như vậy? Chúng ta đều biết rằng công việc của các vị bộ trưởng là rất nặng nhọc, nó đòi hỏi không chỉ là kiến thức mà là cả sức lực. Vì vậy, chúng ta đã thay họ bằng các bộ trưởng trẻ hơn, nhiều sức lực và nghị lực hơn. Chúng ta cần ủng hộ họ trên cương vị của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:15:12 pm

        Còn các nhà hoạt động chính trị “nổi tiếng” tuy không còn là các bộ trưởng nhưng vẫn là các nhà hoạt động nhà nước, một số trong họ trở thành các phó chủ tịch Xô Viết tối cao, thậm chí bây giờ tôi cũng không nhớ là mình có bao nhiêu vị phó...

        Sau đó, Stalin đã chỉ ra các thiếu sót sai lầm của các vị bộ trưởng, về Bộ trưởng Ngoại giao Molotốp. Stalin đã nói rằng Molotốp là một đồng chí trung thành của Đảng, nhưng chúng ta không thể bỏ qua các sai lầm của đồng chí ấy. Stalin đã vạch ra khuyết điểm về việc cho phép đại sứ quán Anh in ấn truyền bá tư tưởng tư sản ở nước Nga. Ngoài ra, chính Molotốp là người đề nghị trao trả bán đảo Krưm xinh đẹp cho người Do Thái!

        ... Đồng chí ấy đưa ra đề nghị này để làm gì? Chúng ta đã có nước cộng hòa tự trị của người Do Thái. Hãy để cho họ phát triển nước cộng hòa này. Chả lẽ thế còn chưa đủ? Còn đồng chí Molotốp không thể trở thành vị “luật sư không công” cho các kiến nghị vô lý của người Do Thái khi đòi lại bán đảo Krưm của chúng ta. Đây là sai lầm chính trị thứ hai của đồng chí Molotốp. Ngoài ra, Molotốp còn để cho vợ tham dự quá nhiều vào công việc của Bộ chính trị. Bất cứ một việc gì vừa quyết định thì vợ đồng chí đã biết ngay.

        Ximônốp nhớ lại: ... “Tất cả đểu bất ngờ khi nghe Stalin nói một cách lạnh lùng, cứng rắn, tôi không tin ở tai mình nữa... Đang nói về Molotốp một cách không khoan nhượng. Cả gian họp nín thở”.

        Đánh giá về Micoian, Stalin nói:

        - Ông ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng về chính sách với nông dân và nông trang tập thể. Trong khi nông dân là liên minh vững chắc của chúng ta.

        Khi nghe đến những nhận xét này, Molotốp và Micoian tái mặt và gần như quỵ xuống trên bàn chủ tịch. Sau đó, khi Molotốp phát biểu, thừa nhận sai lầm và hứa sẽ mãi là học trò của Stalin, thì Stalin đã ngắt lời Molotốp và nói thẳng:

        “Không có ai là học trò của tôi cả. Tất cả chúng ta là học trò của Lênin vĩ đại”.

        Stalin đề nghị đổi tên Bộ chính trị thành Đoàn Chủ tịch với thành phần mở rộng - kể cả Ban bí thư là 36 người.

        Stalin đã tuyên bố: đề nghị Ban chấp hành Trung ương giải phóng mình khỏi chức vụ Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương và Chủ tịch Xô Viết tối cao!

        Nhưng các vị đại biểu đồng thanh đề nghị Stalin tiếp tục giữ cương vị Tổng Bí thư. Malencốp đứng trên bục nói:

        - Thưa các đồng chí, chúng ta đã đồng ý và một lòng đề nghị đồng chí Stalin, lãnh tụ và người thầy vĩ đại sẽ vẫn là Tổng Bí thư của Đảng.

        Stalin đã nói:

        - Trong hội nghị Trung ương chúng ta không nên ca ngợi nhau một cách hình thức mà cần phải xem xét vấn đề một cách thực tế, để giải quyết mọi việc không theo cảm tính, mà theo công việc. Tôi đề nghị rút khỏi các chức vụ vì tôi cảm thấy đã già, không đủ sức đảm đương công việc”.

        Nguyên soái Timôsencô đứng lên và đề nghị:

        - Thể theo nguyện vọng của nhân dân, chúng tôi nhất trí bầu đồng chí là Tổng Bí thư. Tất cả hội trường đứng dậy vỗ tay vang dội tán thưởng đề nghị của Timôsencô. Stalin đứng rất lâu và nhìn xuống phòng họp, sau đó Người khoát tay và lặng lẽ ngồi xuống.

        (Hồi ký của Ximônốp: Tuyên bố của Stalin về sự không thống nhất trong bộ máy lãnh đạo của Đảng đã được chứng minh ngay sau khi Stalin mất. Nhóm bè phái này đã bất chấp các nguyên tắc của Đảng Bônsêvich, lập tức thu nhỏ thành phần cơ quan lãnh đạo và tìm cách gạt các đảng viên trẻ đã được Đại hội 19 bầu vào Ban lãnh đạo của Trung ương).

        Nhưng Stalin không kịp khuếch trương các thắng lợi của mình trong Đại hội 19. Sau Đại hội 19 không lâu, Bêria bắt đầu tiến hành các hoạt động mờ ám. Đầu tiên, ngày 17 tháng 2 năm 1953 vị tướng trẻ đầy triển vọng Côxưkin, tư lệnh cảnh vệ điện Kremli, người chịu trách nhiệm trực tiếp về an ninh cho Stalin đã chết một cách bất ngờ và khó hiểu. Sau đó, một loạt các sĩ quan cảnh vệ và thư ký gần gũi với Stalin đã bị “biến mất” một cách khó hiểu và thay vào đó là người của Bêria.

        Tiếp theo, Bêria tính đến việc “loại bỏ” những người gần gũi nhất của Stalin, đó là Vlaxich và Poxcơrebưxép. Bêria thực hiện âm mưu này một cách khôn khéo, thông qua Bộ trưởng Tài chính Dverép, khi ông này báo động cho Stalin về việc chi tiêu lãng phí trong công việc bảo vệ. Stalin là người rất tiết kiệm và khiêm tôn trong chi tiêu, vì vậy ông rất khó chịu khi biết việc lãng phí này, mà lại rơi vào những người mà mình tin cậy. Ông lập tức ra lệnh lập uỷ ban để kiểm tra vấn đề này.

        Ủy ban kiểm tra bao gồm: Bêria, Malencốp, Dverép và một số người nữa. Đây là bước thứ hai của Bêria. Tất nhiên ủy ban sẽ chứng minh báo cáo của Dverép là đúng. Thậm chí còn phát hiện thêm một số vi phạm khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:28:40 pm

        Bước thứ ba của Bêria - Vì các kết luận này đã được công khai, Stalin buộc phải đồng ý để người ta bắt Vlaxich và sau đó là Pôxcơrêbưxép.

        Cuối cùng, bước thứ tư - theo lệnh của Bêria - Vlaxich và Pôxcơrêbưxép đã bị tống giam vào Lubanki, thậm chí còn buộc thêm cho Vlaxich tội làm gián điệp. Stalin đã không cứu được Vlaxich khi bị buộc tội nghiêm trọng như vậy. Sau khi gạt Poxcơrebưxép, người đã hơn 20 năm làm thư ký trung thành của Stalin, Bêria đã đưa Malin - người của mình vào vị trí này. Sau đó, Bêria lại lập ra một vụ án “bác sĩ” nhằm chứng minh lòng trung thành của mình với lãnh tụ khi xử lý các bác sĩ vói tội danh “có ý định đầu độc” các lãnh tụ, rồi sau đó thay họ bằng các bác sĩ thân cận của mình. Tuy nhiên, Stalin đã đoán ra âm mưu này của Bêria và đã dùng luôn vụ này để “giải quyết” chính Bêria.

        Ngày 13 tháng 1 năm 1953, trên các báo đã đăng tuyên bố của TASS - trong đó thông báo về việc các cơ quan an ninh đã phát hiện ra “Nhóm các bác sĩ có âm mưu đầu độc các nhà lãnh đạo của Liên Xô”, trong tuyên bố nói rõ nhóm các bác sĩ - kẻ đầu độc này hoạt động theo nhiệm vụ của cơ quan tình báo Mỹ và Anh. Tất cả nhóm đã bị bắt, trừ Vinôgradôp và Egôrôp - còn lại cả nhóm đều là người Do Thái. Tất cả họ là bác sĩ của bệnh viện trong điện Kremli, tức là những người trực tiếp điều trị cho các ủy viên Bộ chính trị, chính phủ và các tướng lĩnh cao cấp. Tuyên bố thông báo là các bác sĩ này đã thừa nhận họ đã đầu độc dần cho đến chết trong quá trình điều trị cho Bí thư Trung ương Đảng Dđanốp và Serơbacốp. Họ còn định đầu độc nguyên soái Vaxilepxki, Govôrốp và Cônhép, các tướng Stêmencô, đô đốc Lépchencô.

        Cũng ngay trong số báo “Sự thật” đó có bài báo “Những kẻ gián điệp và giết người dưới mặt nạ giáo sư - bác sĩ”, bài báo không ký tên, nhưng văn phong và các quan điểm làm người ta đoán là của Stalin và điều quan trọng là trong bài báo này Stalin đã chỉ ra ai là người có sai lầm trong việc để xảy ra nhóm chống lại nhân dân này, đó là:

        1. Một số cơ quan Xô Viết và các lãnh đạo của họ đã mất cảnh giác.

        2. Cơ quan an ninh quốc gia đã không phát hiện kịp thời tổ chức phản động, khủng bố của các bác sĩ.

        Bêria hiểu cái gì ẩn sau những dòng này, ông ta tác động đến các bạn của ông ta ở Bộ chính trị - đó là Khơrutxốp, Malencốp, Bulganin. Bộ ba này đã từ lâu sống và hành động theo ý của Bêria. Khơrutxôp thì coi như người nhà ở biệt thự của Bêria, ông ta thường ngủ đêm lại ở đó. Ở Bộ chính trị còn một số ủy viên khác ủng hộ Bêria, đó là Molotốp (ông ta bị lôi kéo sau khi vợ là Djemchudina bị bắt), Vôlôsilốp (vợ ông ta cũng bị bắt với tội danh là gián điệp), Kaganovich (kẻ đồng lõa thành lập nước cộng hòa Do Thái ở Krưm), Micoian, kẻ luôn ủng hộ phía mạnh hơn (có hai con bị bắt).

        “Vụ án bác sĩ” được các bên lợi dụng vào mục đích của mình. Từ năm 1951, sĩ quan điểu tra, trung tá M. Riumin đã viết cho Stalin một bản báo cáo, tố cáo Bộ trưởng An ninh Abacumốp đã đồng lõa với các bác sĩ từ năm 1948. Vị tướng bị bắt Vlaxich khẳng định là đã nhận bức thư này và đã chuyển cho Abacumốp. Và đây sẽ là đoạn cuối của cuộc đấu tranh phức tạp nhiều giai đoạn này. Xin dẫn ra lời kể của người chứng kiến và có thể là đồng phạm trong âm mưu ám hại Stalin.

        Đoạn hồi ký của trợ lý chỉ huy đội bảo vệ biệt thự của Stalin ở Cunsevô - Petre Lodgachép:

        "Từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3, tại biệt thự có Khruxơtalép, Lodgachép, Tucốp và Butuxôp tham gia trực ban.

        Stalin về đến biệt thự Cunsevô lúc 24 giờ, ngay sau đó Bêria. Malencốp, Khơrutxốp và Bulganin củng đến biệt thự. Chúng tôi đặt lên bàn một loại nước quả pha rượu vang.

         Lúc 5 giờ sáng, khách khứa ra về, đại tá Khruxơtalép khép cửa, và nói dường như Stalin có dặn “Tất cả đi ngủ đi, tôi không cần gì đâu, không cần các anh nữa", chúng tôi đã đi ngủ và thức dậy lúc 10 giờ sáng hôm sau.

        Khruxơtalép đã làm gì từ lúc 5 giờ đến 10 giờ sáng chúng tôi không hề biết.

        Lúc 10 giờ sáng, M. Xtarôxơtin đã thay ca trực, thường thì Stalin dậy lúc 10-11 giờ, tôi xem đồng hồ đã 12 giờ mà không có động tĩnh gì trong phòng.

        Các sĩ quan bảo vệ bắt đầu lo lắng và đoán già, đoán non: Tại sao Stalin vẫn chưa dậy, không hề gọi ai cả.

        Lúc 16 giờ, Xtarôxơtin nói: “Chúng ta phải làm gì bây giờ?”. Đến 6 giờ tôi bảo Starôxtin: “Anh là sĩ quan bảo vệ, anh vào thử xem”. Starôxtin trả lời: “Tôi sợ lắm. Anh mang tài liệu vào đi”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2019, 09:29:30 pm

        Lúc 18 giờ 30, trong phòng Stalin bật điện sáng, mọi người thở phào nhẹ nhõm, nhưng không thấy Stalin gọi ai cả. Lúc 22 giờ 30 phút, nhân có chuyên xe chở thư và công văn đến biệt thự, tôi đã mạnh dạn bước vào phòng, tôi ngó vào cả phòng lớn, nhà tắm nhưng không thấy Stalin đâu cả, khi bước qua phòng lớn ra hành lang tôi để ý thấy một cánh cửa phòng ăn nhỏ đang bị mở, trong đó le lói ánh đèn điện, tôi ngó vào phòng đó và vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến bức tranh thảm kịch, Stalin nằm trên thảm, cạnh một cái bàn, tôi lo sợ, phỏng đoán liệu có phải một vụ ám sát, đầu độc hay là cơn đột quỵ?

        Tôi vội bước lại và nói: “Điều gì xảy ra vậy, thưa đồng chí Stalin?”, chỉ nghe thấy tiếng rên nhỏ. Trên sàn nhà là chiếc đồng hồ bỏ túi của nhà máy đổng hồ số 1, tờ báo “Sự thật”. Trên bàn có một chai nước khoáng và một chiếc cốc. Tôi lập tức gọi điện cho Xtarôxơtin, Tucốp và Butucốp. Họ lập tức chạy lại và hỏi: “Đồng chí Stalin, chúng tôi đặt đồng chí lên đi văng nhé?”.

        Ông gật nhẹ đầu - cả bốn chúng tôi khiêng Stalin ra đi văng ở phòng lớn, rõ ràng là ông bị ngấm lạnh trong chiếc áo sơ mi lính mỏng, có lẽ ông đã nằm ở đó với tình trạng nửa tỉnh, nửa mê từ 19 giờ và đang chìm dần vào trạng thái mê man.

        Chúng tôi lập tức gọi điện cho Bộ trưởng an ninh quốc gia X. lgnachép, nhưng ông ta hướng dẫn chúng tôi phải gọi cho Bêria. Chúng tôi gọi cho Malencốp, ông ta lí nhí gì đó không rõ rồi bỏ máy. Sau đó một tiếng, Malencốp gọi điện lại cho Xtarôxơtin và nói: “Tôi không tìm thấy Bêria, các anh hãy tìm ông ta đi”. Sau đó một tiếng, chính Bêria gọi lại: “Không được nói gì và không được gọi điện cho ai về bệnh tình của Stalin - rồi lập tức dập máy.

        Tôi còn lại một mình bên người bệnh. Cảm giác bất lực vì không có ai giúp đỡ như chặn ngang họng làm tôi rớt nước mắt. Các bác sĩ mãi không thấy đến. Lúc ba giờ sáng mới có tiếng ô tô đến biệt thự. Trên xe bước xuống chỉ có Bêria và Malencốp mà chả có một bác sĩ nào.

        Bêria cúi đầu bước vào phòng, nơi Stalin đang được đặt nằm cạnh lò sưởi. Malencốp đi một đôi ủng mới, ông cởi bỏ ủng ở hành lang và bước vào phòng. Rời khỏi giường Stalin, Bêria quát mắng: “Này Lodơgachép, cái gì mà làm náo loạn lên thế, có thấy là đồng chí Stalin đang ngủ say không? Đừng đánh thức chúng tôi và đừng làm kình động Stalin”.

        Mặc dù tôi đã báo cáo là đồng chí Stalin bệnh nặng nhưng họ vẫn rời phòng, bỏ đi. Lập tức tôi hiểu rằng cả Bêria và Malencôp đều mong muốn cái chết của Stalin đến sớm. Tôi ở lại bên Stalin một mình, từng phút trôi qua chậm chạp như hàng giờ đồng hồ. Đến tận 6, 7 giờ sáng hôm sau vẫn chưa thấy xe cấp cứu đâu cả. Điều này quả thật là đáng sợ và khó hiểu: Điều gì đã xảy ra với các cộng sự của đồng chí Stalin?

        Lúc 7 giờ 30 phút, Khơrutxốp đến và nói: “Các bác sĩ sắp đến”.

        Lúc 9 giờ sáng ngày 2 tháng 3, các bác sĩ mới đến, trong số đó có Luxomxơki, Miaxơnhicốp, Tareép... Họ bắt đầu khám cho Stalin, tay họ run rẩy. Sau khi khám, họ nói rằng Stalin bị xuất huyết não, lúc đó mới bắt đầu cứu chữa, lắp đặt vòi để thở dưỡng khí”.


        Như vậy, Stalin bị bệnh đã phải nằm hơn nửa ngày mà không có bác sĩ nào đến cấp cứu cả.

        Ngày 4 tháng 3 năm 1953, Đại giáo chủ Moxcơva và toàn Nga Alexei đã gửi điện khi nghe tin Stalin bị bệnh.

        “Thông báo của chính phủ về cơn bệnh bất ngờ của Stalin đã làm tất cả mọi người dân Liên Xô lo lắng sâu sắc. Trách nhiệm của chúng ta, của tất cả giáo dân, trước hết phải cầu mong Chúa trời đem lại sức khỏe cho con người yêu quý của chúng ta - Tôi đề nghị tất cả các nhà thờ của các giáo khu hãy cầu chúc sức khỏe cho Ioxiph Stalin. Nhà thờ không bao giờ quên những công lao, đóng góp to lớn của chính phủ và bản thân Stalin đối với nhà thờ của chúng ta, chính điểu đó đã đem lại thuận lợi và vinh quang cho nhà thờ Chính giáo Nga - Hãy cầu nguyện chân thành nhất để giảm bớt gánh nặng của thử thách nặng nề của nhân dân khi phải chứng kiến cơn bệnh của con người yêu quý của chúng ta, lãnh tụ và người kiến tạo xuất sắc các quyền lợi của nhân dân”.

        Sau đây là hồi tưởng của Viện sĩ Viện khoa học Y học -  Giáo sư A.L. Miaxơnhicốp.

        Chúng tôi được gọi vào lúc chiều tối ngày 2 tháng 3 năm 1953, quan sát Stalin chúng tôi thấy Người thở rất nặng nhọc, lúc thì im lặng, lúc thì dội lên. Huyết áp đo được là 210/110, bạch cầu lên 17.000 - nhiệt độ cơ thể là 38°c. Khi nghe nhịp tim không phát hiện gì đặc biệt. Chẩn đoán: xuất huyết não bán cầu trái do bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Chúng tôi chia nhau trực bên giường bệnh, đôi lúc có một số ủy viên Bộ chính trị xuất hiện như Vôlôsilốp, Kaganovich, Bulganin, Micoian.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:09:52 am

        Sáng ngày thứ ba, theo yêu cầu của Malencốp, Hội đồng giám định phải báo cáo về kết quả chẩn đoán bệnh tình của Stalin. Chẩn đoán của chúng tôi là rất xấu - khó tránh khỏi tử vong. Malencốp làm chúng tôi hiểu là ông ta chờ đợi kết luận này...

        Cần khẳng định là khoảng ba năm cuối cho đến ngày lâm bệnh, Stalin chưa hề phải đến bác sĩ vì bệnh tật gì. Ông thường tránh các bác sĩ. Ở biệt thự của ông thậm chí không có cả tủ thuốc và các dụng cụ cấp cứu. Thậm chí nếu ở ông xuất hiện cơn co thắt, khó thở thì cũng không có gì mà cấp cứu. Ông đã bị cao huyết áp từ bao giờ? - Không ai biết (và ông cũng chưa bao giờ phải điều trị bệnh này).

        Stalin thở rất khó nhọc, có một thoáng ông như mở mắt nhìn ra xung quanh, lúc đó Vôlôsilốp cúi xuống bên ông và nói: “Đồng chí Stalin, chúng tôi, những người bạn trung thành của đồng chí đang ở đây, đồng chí thấy trong người thế nào?”, nhưng ánh mắt ông đã không còn cảm xúc gì. Tối hôm đó, nhiều lần ông kề bên cái chết.

        Sáng hôm sau, có ai đó đề nghị cần kiểm tra bằng máy điện tim và từ bệnh viện một cô y tá trẻ mang máy điện tim đến, đo cho Stalin và nói: “Đúng là bị nhồi máu cơ tim”.

        Tất cả náo động, trong “vụ án bác sĩ” các bác sĩ đã từng bị buộc tội cố ý không điện tim để phát hiện cơn nhồi máu cơ tim cho các lãnh tụ, vậy mà bây giờ... đến tận bây giờ trong các kết luận y khoa chưa hề thấy chẩn đoán hiện tượng nhồi máu cơ tim. Thế mà các triệu chứng này thì cả thế giới đều biết. Stalin đang ở trạng thái mê man, không thể tự mình phàn nàn về triệu chứng đau của cơn nhồi máu cơ tim.

        Sáng ngày mồng 5, đột nhiên Stalin bị nôn ra máu, mạch bị tụt, huyết áp bị mất. Triệu chứng này đã làm chúng tôi rất phân vân. Phải giải thích hiện tượng đó thế nào?

        Các thành viên hội đồng giám định tập trung ở phòng bên cạnh. Bulganin lúc đó đứng bên hỏi: “Giáo sư, tại sao ông ta lại nôn ra máu?”. Tôi trả lời: “Có lẽ đó là do xuất huyết ở thành dạ dày, do huyết áp cao và xơ vữa động mạch”. Cái chết đang rình rập Stalin từng giờ... và đến 21 giờ 50 phút ngày 5 tháng 3... thì ông tắt thở.

        Lúc 11 giờ ngày 6 tháng 3 tại khoa Sinh hóa của trường Đại học Y Moxcơva ở đường Xadovôi - Triumphan người ta đã giải phẫu thi thể Stalin. Trong số thành viên hội đồng giám định chỉ có tôi và Lukốpxki tham gia. Giáo sư A. N. Xtrunốp chủ trì giải phẫu với sự có mặt của N. Anitrơcốp - Chủ tịch Viện Hàn lâm Y học, giáo sư sinh hóa X. Marơđaxép có trách nhiệm tẩm liệm để ướp xác cho thi thể Stalin. Trong lúc giải phẫu thi thể chúng tôi rất hồi hộp, không hiểu tim của Stalin có việc gì không? Tại sao lại có hiện tượng nôn ra máu?

        Cuối cùng thì đã rõ, không hề có nhồi máu cơ tim (chỉ tìm thấy dấu hiệu xuất huyết). Nếu các bác sĩ không kết luận là nhồi máu cơ tim và đặt ra câu hỏi: tại sao lại nôn ra máu? Thì chúng tôi, những người bình thường, không phải là bác sĩ từ kinh nghiệm cuộc sống cũng có thể nói: nôn ra máu thường là do bị đầu độc.

        Nhưng kết luận hiển nhiên này do các bác sĩ sợ sự kiểm soát của Bêria đã không dám nói ra. Họ đã viết các kết luận theo ý chỉ đạo của Bêria.

        Chúng ta thử điểm lại các sự kiện bằng cách quay lại buổi tối hôm đó xem sao: Tại biệt thự có bốn người cùng ăn tối với Stalin, đó là Bêria, Khơrutxốp, Malencốp và Bulganin. Ai đã sắp xếp thành phần cuộc ăn tối này? Có lẽ là Bêria, vì lúc đó mọi việc đều do ông ta sắp đặt. Liệu có ai trong số đó đã trút vào cốc của Stalin một chất gì đó không? Hoàn toàn có thể. Người có nhiều khả năng làm việc này nhất chính là Bêria, vì rằng dưới quyền ông ta có riêng một phòng thí nghiệm đặc biệt, mà trong phòng thí nghiệm này người ta tinh chế các loại chất độc. Các loại thuốc độc này rất đặc biệt không để lại một dấu vết gì.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:10:17 am

        Có thể có một giả thiết khác: có thể chính Khruxơtalép đã cho thuốc độc vào nước khoáng, khi Stalin đi ra ngoài để tiễn khách. Hãy nhớ lại là Stalin nằm trên sàn thì bên cạnh có “chai nước khoáng”. Lại chính Khruxơtalép nói với mọi người là Stalin bảo mọi người hãy đi ngủ, câu này mọi người chưa bao giờ nghe Stalin nói! Có lẽ Khruxơtalép đã nghĩ ra câu đó của Stalin để yêu cầu tất cả đi ngủ. Để làm gì vậy? Không khó gì có thể đoán: chính Bêria giao cho Khruxơtalép nhiệm vụ đó. Cái chết của đại tá Khruxơtalép sau đó một thời gian càng khẳng định giả thiết này! Anh ta chết một cách bí hiểm, không rõ là do nguyên nhân gì, mà anh ta là vận động viên điền kinh, rất khỏe. Một kiểu “diệt khẩu” bịt đầu mối điển hình... Giả thiết là Bêria tự mình (hoặc chỉ thị cho một trong số sĩ quan bảo vệ) đầu độc Stalin được đưa ra không phải là ngẫu nhiên, có nhiều chứng cứ chứng tỏ điều này. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bêria. tại Bô Nội vụ có một phòng thí nghiệm vi trùng do G. Mairanốpxki làm giám đốc. Ông này, năm 1917 vào học ở khoa Y trường đại học Tiphli, tại đó ông ta gia nhập tổ chức Do Thái “Bund” do anh trai ông ta làm thủ lĩnh. Khi Đảng Cộng sản Do Thái sáp nhập vào Đảng Bônsêvich thì Mairanôpxki trở thành đảng viên Cộng sản. Phòng thí nghiệm của Mairanốpxki chế tạo ra các độc tố thí nghiệm trên con người để áp dụng cho các tử tù.

        Tại phiên tòa ngày 28 tháng 8 năm 1953. Mairanốpxki đã thừa nhận sử dụng thuốc để đầu độc trên 100 người đã bị kết án, trong đó hơn một nửa đã chết.

        Ngày 21 tháng 4 năm 1953, Mairanốpxki đã gửi thư cho Bêria nói rằng công việc đã làm xong, Stalin đã bị đầu độc! Bêria quyết định bịt đầu mối, chỉ một thời gian sau Mairanốpxki đã bị tống giam vào nhà tù Lubianki, không ai khác ngoài Bêria có thể làm được điều đó. Trong tù, Mairanốpxki hai lần viết thư cho Bêria bày tỏ lòng trung thành của mình, nhưng tất cả điều đó không cứu được ông ta. Mairanốpxki bị kết án mười năm tù.

        Sau này, tại phiên tòa đặc biệt xử kín Bêria, ngày 18 đến ngày 23 tháng 12 năm 1953, thẩm phán Mikhailốp đã hỏi Bêria:

        - Bị cáo Bêria, trong quá trình hỏi cung, anh đã thừa nhận những gì Mairanôpxki đã khai là anh đã giao nhiệm vụ cho Mairanốpxki sản xuất độc tố để sử dụng cho các tử tù, bây giờ anh có thừa nhận lời khai đó không?

        Bêria trả lời:

        - Vâng, tôi thừa nhận.

        Không hiểu sao lúc ấy không ai hỏi gì về sự dính líu của Bêria vào việc đầu độc Stalin, dù rằng giả thiết này rất có cơ sở. Và đó sẽ là bằng chứng không thể chối cãi, sự thừa nhận của Bêria trong vụ đầu độc Stalin!

        Chính Molotốp kể về vấn đề này. Tôi đã nhiều lần định hỏi ông nghi vấn về nguyên nhân cái chết của Stalin, nhưng rồi chưa dám hỏi, vì đây là câu hỏi rất “tế nhị”, nhưng sau này khi ông ta đã tin cậy tôi, có một lần tôi đánh bạo quay lại chủ đề này. Tôi hỏi ông:

        - Người ta nói, Stalin không phải là chết bình thường?

        Molotốp không trả lời ngay, ông suy nghĩ một lúc.

        - Đúng, sự nghi vấn này là có cơ sở.

        - Người ta đã nói thủ phạm chính là Bêria?

        Molotốp im lặng một lúc:

        - Cái này có thể, cũng có thể ông ta không tự làm, nhưng ra lệnh cho cấp dưới của mình.

        Tôi linh cảm thấy hình như Molotốp không nói hết ý. Nhưng không muốn ép ông ta nói thêm. Trong ông có lẽ đang có sự giằng xé 'nội tâm, có lẽ ông đã già và không nên để bụng mang đi một bí mật lớn như vậy. Sau đó ông chủ động kể:

        Ngày 1 tháng 5 năm 1953, trên lễ đài lăng Lênin đã diễn ra cuộc đối thoại. Bêria lúc đó đã gần đạt được ý định tiếm quyền của mình. Tất cả chúng tôi đều cho rằng ông ta là nhân vật có quyền lực nhất trong Bộ chính trị, mọi người đểu sợ ông ta. Ông ta có thể loại trừ bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào, nhưng ông ta hiểu là không thể làm như vậy, vì thế ông ta quyết định biến tất cả chúng tôi thành đồng phạm.

        Trên lễ đài, khi nói về ý định của Stalin tại Đại hội 19, Bêria nói với tôi nhưng cố tình để Khơrutxốp và Malencốp lúc đó đứng cạnh nghe thấy:

        - Tôi đã cứu tất cả các anh... Tôi đã giải quyết ông ta rất đúng lúc.

        Liệu có thể tin lời Molotốp rằng chính Bêria đã nói câu ấy?

        Tôi cho rằng có thể tin được. Molotốp là một nhân vật lớn, ông rất hiểu cái giá của những lời này. Đây không phải là cuộc nói chuyện đơn giản. Ông biết đang nói cái gì và nói với ai. Về việc Molotốp quyết định cởi mở bí mật để mọi người biết được sự thật còn minh chứng qua cuộc nói chuyện của ông với nhà văn Chuép và sau đó được đăng tải trên các báo. Từ khi Stalin còn sống đã diễn ra hoạt động tìm cách tiếm quyển do “nhóm ba người” chủ chốt: Bêria, Malencốp, Khơrutxốp tiến hành.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:11:00 am
     
        Biết rằng quỹ thời gian của lãnh tụ còn lại không nhiều, Bêria đã bàn bạc vói hai cộng sự của mình ở biệt thự riêng. Thực tế chứng minh rằng Bêria luôn nâng đỡ Malencốp và Khơrutxốp. Tận dụng điều kiện được gần gũi lãnh tụ, Bêria luôn ca ngợi lòng trung thành của Malencốp và Khơrutxốp. Ngược lại cả hai luôn ủng hộ và thực hiện mọi công việc do Bêria giao.

        Malencốp và Khơrutxốp không chỉ gắn bó với Bêria về âm mưu chính trị mà cả hai thường xuyên tụ tập ở biệt thự của Bêria, ăn, uống say đến mất cả ý thức và ngủ lại đó. Vào thời điểm quan trọng, bộ ba này đã bàn bạc phân định vai xem ai sẽ giữ chức gì. Chính Xukhanốp, thư ký riêng của Malencốp đã cho tôi xem tài liệu, trong đó họ dự định Khơrutxốp sẽ là Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, Malencốp là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, còn Bêria làm Phó Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Nội vụ cùng cơ quan an ninh KGB.

        Bêria rất coi thường hai cộng sự này, coi Khơrutxốp chỉ là con rối trong tay, coi Malencốp là rất dễ bảo. Bộ ba này đã quyết định tìm cách phủ quyết ý định của Stalin mở rộng Ban chấp hành và Đoàn chủ tịch. Thu hẹp Ban lãnh đạo và đưa Molotốp, Micoian quay lại chính trường.

        Để thực hiện ý định này khi Stalin còn sống, “bộ ba” đã quyết định tổ chức phiên họp liên tịch Trung ương Đảng, Hội đồng Bộ trưởng và Đoàn chủ tịch Xô Viết tôi cao. Tại điện Kremli, hội nghị đã nghe Bộ trưởng Y tế thông báo tình hình sức khỏe của Stalin, sau đó Malencốp nói:

        Tất cả chúng ta đểu biết, trách nhiệm lớn lao để lãnh đạo đất nước đang đặt lên vai tất cả chúng ta. Mọi người đều rõ, đất nước không được phép có một phút nào không có sự lãnh đạo, vì vậy, đã có phiên họp liên tịch này... Tôi được giao trách nhiệm báo cáo các đồng chí về các biện pháp củng cố các tổ chức Đảng và nhà nước. Bảo đảm sự lãnh đạo liên tục cho đất nước... Đòi hỏi sự cố kết của Đảng, không cho phép bất kỳ sự phân liệt hay hoảng sợ nào”.

        Không ai dám chống lại việc kiện toàn Ban lãnh đạo đất nước và “bộ ba” đã đạt được các vị trí như họ đã vạch ra một cách bí mật trước đó. Thay vì 25 thành viên, Đoàn chủ tịch chỉ còn lại những người của “bộ ba” - Malencốp, Bêria, Khơrutxốp, Bulganin và cả Molotốp, Micoian.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/64399253_436911187038767_7746187034045186048_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQmy5_7MNnWm5gPaKQVsy2L2n-uK0RxcQQd9ewzIgIOQ810mzQo9CCbcEfJreci2Oh4&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=0a7c67571e50fc70ad36998eba57bd53&oe=5D97010C)
Lễ an táng Stalin (năm 1953) từ trái sang : Molotốp, Kaganovish, Bulganin, Vôlôsilốp, Berta, Malencốp; hàng 2: Khơrutxốp, Micoian.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:12:52 am
        
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/64755405_436911443705408_3355840948331347968_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_oc=AQnBZJmIqH1f8mjz43vQ3ppFCFJ0y2MWhPCPLoogVgMbOFyL8Jw4-gi0gOD0kvkGEfU&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=57f1467cca37c10ddb09242e4de2da28&oe=5D936E98)
Tang lễ Stalin. Đông đảo nhản dân đổ ra đường thương tiếc đưa tiễn Stalin.

        Vôlôsilốp được chỉ định là Chủ tịch đoàn Xô Viết tối cao, Molotốp làm Bộ trưởng Ngoại giao, Bulganin - Bộ trưởng Quốc phòng, Micoian - Bộ trưởng Nội và Ngoại thương. Vì quá vội nên họ đã để lại 17 trong số 25 ghế Bộ trưởng còn để trống. Nhưng điều cốt yếu đã đạt được - chính quyền chuyển vào tay “bộ ba”. Chỉ 1 giờ 50 phút sau khi phiên họp bắt đầu thì nhận được tin Stalin đã chết!

        Sau đây là đoạn hồi tưởng của bác sĩ Chexơnôcốp:

        ... “Hôm thứ hai, lúc 12 giờ Xvetlana và Vaxili đến. Vaxili như đang say, kêu to: “Chúng nó giết Stalin rồi!”. Người ta không cho anh bước vào gian nơi cha anh đang nằm. Trong phòng lúc đó có các ủy viên Bộ chính trị, họ đang ngồi, đi lại và trao đổi rất nhỏ, chỉ có Bêria là đi lại vòng quanh nhà, nện gót giày rất to và chỉ huy lung tung. Stalin nằm trên giường, khuôn mặt ông tái xanh, cánh tay buông xuôi và nắm chặt. Xvetlana kéo ghê ngồi cạnh cha và khóc lặng lẽ.

        Chiểu ngày 5 tháng 3, lúc 20 giờ, hơi thở của Stalin bắt đầu khó khăn. Đột nhiên Stalin mở mắt, nhưng bất động không có biểu hiện gì của trí nhớ. Ông định nâng tay trái lên, nhưng lập tức bị rơi xuống. Chúng tôi vội làm động tác xoa bóp tim, nhưng không có tác dụng gì - mạch đã mất... Stalin qua đời lúc 21 giờ 50 phút ngày 5 tháng 3 năm 1953.

        Vôlôsilốp nấc lên. Malencốp cố giữ bình tĩnh. Chỉ có Bêria tiếp tục đi lại quanh nhà và lớn giọng chỉ huy: “Hãy tìm quần áo, huân chương, hãy chuẩn bị ô tô!”. Các thành viên chính phủ bước ra khỏi phòng, chỉ còn lại Xvetlana, cô ta đề nghị tôi ở lại cùng cô. Tôi giúp cô vuốt mắt cho Stalin.

        Bêria xếp đặt một số lính gác và lớn giọng giao nhiệm vụ: “Tôi giao cho các anh hộ tống thi thể Stalin. Hãy lấy đầu ra bảo đảm để không có gì xảy ra!”.

        Kết luận của Hội đồng y khoa

        Ngày 5 tháng 3, lúc 12 giờ trưa..,

        Tình trạng bệnh nhân xấu đi từ buổi sáng. Tình trạng thở đứt quãng tăng lên. Lúc 9 giờ, bệnh nhân xuất hiện ho ra máu... Lúc 11 giờ 30 phút, sau nhiều trận ho, lại xuất hiện tình trạng mất mạch.

        Kết quả điện tim lúc 11 giờ cho thấy tinh trạng mất bình thường của tuần hoàn máu... Nguyên nhản của hiện tượng ho ra máu Hội đồng cho rằng do có tổn thương ở dạ dày, hệ tiêu hóa.

        Lúc 21 giờ 50, đồng chí Stalin qua đời.

        Ký tên : Trechiacốp, Lucômxki, Tureeb, Kônôvalôp, Tkachép, Ivanốp, Miaxơnhicốp, Philômônốp, Gladunốp.


        Không có một chút nghi vấn nào, không có một sự kiểm tra lại nào. Các yếu tố đều khẳng định ngay. Bêria ra lệnh lập tức di chuyển thi hài Stalin vào phòng thí nghiệm của lăng để chuẩn bị tẩm liệm ướp xác.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:14:32 am

        Đội bảo vệ và người phục vụ thu thập các tài sản cá nhân của Stalin và ghi chép biên bản.

        Biên bản về tình trạng tài sản cá nhân của dồng chí Stalin:

        - Ngày 5 tháng 3 năm 1953, lúc 22 giờ 30 phút, chúng tôi gồm các cán bộ bảo vệ: Ôrlốp, Starostin, Tukốp, Butưcốp cùng ký tên vào bản kiểm kê tài sản của I. V. Stalin theo lệnh của đồng chí Bêria gồm:

        1. Một quyển sổ ghi chép bọc da màu xám.

        2. Một sổ ghi chép bọc trong bìa màu đỏ.

        3. Các ghi chép, đánh dấu cá nhân trên các tò giấy riêng lẻ (gồm 67 tờ).

        4. Một quyển vở học sinh dể ghi chép, bìa màu đỏ.

        5. Tẩu hút thuốc (có năm cái) với bốn hộp thuốc đã qua sử dụng.

        6. Hai áo quân phục màu trắng (trên cả hai đều có gắn Huân chương Anh hùng lao động).

        7. Hai áo quân phục màu ghi.

        8. Hai áo quân phục màu tối.

        9. Quần: mười cái.

        10. Trong hòm số hai có một số quần áo lót. Trong hòm số ba có sáu áo quân phục, 10 quần. Trong hòm số một có sổ sách ghi chép cá nhân.

        Trên đây là toàn bộ tư trang của đồng chí Stalin, biên bản lập lúc 0 giờ 45 phút ngày 6 tháng 3 năm 1953, các thành viên ký tên: Ôrlốp, Starostin, Tukốp, Butưcốp.


        Trong một quyển sách tại buồng ngủ, người ta thấy có một quyển sổ tiết kiệm trị giá 900 rúp. Căn phòng là của nhà nước - Biệt thự là của nhà nước, bây giờ nó đã được giao cho người khác sử dụng.

        Vâng, đó là tất cả tài sản của Đại Nguyên soái Stalin một trong những con người vĩ đại nhất của thế kỷ.

        Biên bản phiên họp thứ nhất của ủy ban tổ chức lễ tang dồng chí Stalin:

        1. Ủy ban quyết định việc tẩm liệm thi hài đồng chí Stalin tiến hành tại phòng thí nghiệm đặc biệt ở lăng V. I. Lênin.

        2. Chuyển thi hài đồng chí Stalin đến gian khánh tiết nhà Công đoàn với sự có mặt của úy ban.

        3. Thi hài đồng chí Stalin được mặc quân phục (không phải lễ phục) có gắn Huân chương Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa.

        4. Việc chuẩn bị quan tài giao cho đồng chí Krupin.

        5. Đồng chí Iaxơnốp chịu trách nhiệm chuẩn bị vòng hoa.

        6. Nhà điêu khắc Manhidera làm công việc lấy mẫu khuôn mặt để đúc tượng.

        7. Chuẩn bị thông báo về việc đặt thi hài Stalin ở nhà Công đoàn.

        8. Chuẩn bị phòng khánh tiết, nhà Công đoàn.

        9. Chuẩn bị đội danh dự.

        10. Cho phép các bác sĩ làm việc trong nhà Công đoàn.

        11. Giao đồng chí Bonsacốp tổ chức để quay phim.

        12. Giao nhà điêu khắc Pôxôkhin thiết kế dòng chữ Lênin - Stalin trên mặt phía trước của lăng.


        Tuy nhiên, khi mặc lễ phục cho Stalin, người ta không tìm thấy Huân chương Sao vàng Anh hùng Liên Xô của Stalin ở đâu cả. Sau đó đã phát hiện ra rằng nó vẫn nằm trong một chiếc hộp màu đỏ ở Vụ Khen thưởng của Xô Viết tối cao. Chúng ta đều nhớ, trong nhiều buổi trao danh hiệu cao quý Anh hùng Liên Xô, các tướng lĩnh Xô Viết đã nhiều lần nêu vấn đề: Tại sao rất nhiều tướng lĩnh dưới quyền Stalin đã được nhận danh hiệu Anh hùng, thậm chí có nhiều người đã ba, bốn lần nhận danh hiệu Anh hùng mà Stalin vĩ đại, Đại Nguyên soái, Tổng tư lệnh tối cao lại không được trao một danh hiệu nào? Lúc đó, Stalin đã nói rằng: Danh hiệu Anh hùng Liên Xô là trao cho các chiến công từ mặt trận, cho nên ông không thể nhận. Vì vậy, quyết định trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho Stalin được ký, nhưng ông chưa bao giờ tổ chức nhận Huân chương Sao vàng này. Chỉ sau khi ông mất, người ra mới gắn Huân chương này lên bảng huân chương rất ít ỏi của ông.

        Từ ngày 6 tháng 3 năm 1953, thi hài của Stalin được quàn tại phòng khánh tiết nhà Công đoàn ở Moxcơva, trong ba ngày, hàng trăm ngàn người dân Xô Viết đã đến nhà Công đoàn để viếng và đưa tiễn lãnh tụ của họ, người trong hơn nửa thế kỷ hoạt động đã làm được bao nhiêu việc to lớn cho đất nước và người dân Xô Viết.

        Dòng người vào viếng Stalin tràn đầy các đường phố Moxcơva. Đồng bào từ các tỉnh đổ về quá đông, đến nỗi chính phủ phải ra lệnh cấm các đoàn tàu hỏa, tàu điện không được vào các ga của thành phố. Từng đoàn người đi bộ vào Moxcơva chờ đợi, xếp hàng để được vĩnh biệt Stalin vĩ đại. Có lẽ trong lịch sử nước Nga chưa có nhân vật vĩ đại nào được nhân dân yêu quý và đau thương như vậy như khi vĩnh biệt Stalin.

        Ngày 9 tháng 3 năm 1953, lễ an táng Stalin đã được cử hành long trọng tại lăng Lênin. Thi hài của ông được đặt cạnh thi hài của Lênin trong lăng. Trong những ngày tang lễ, cha Alexei, Đại giáo chủ dòng Nga chính thống đã gửi điện chia buồn đến Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô; trong đó ca ngợi Stalin là người kiến tạo vĩ đại cho hạnh phúc của nhân dân Liên Xô. Hình ảnh vĩ đại của Người sống mãi trong trái tim nhân dân Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:15:35 am

NHỮNG CÔNG VIỆC LỊCH SỬ

        Hầu như tất cả các Đại hội Đảng đều được đánh giá là có “ý nghĩa lịch sử”, đấy là người ta muốn nhấn mạnh tầm vóc các vấn đề mà Đại hội đã thảo luận và thông qua.

        Trên thực tế, không phải đại hội nào cũng xứng đáng với tính từ ấy, nhưng quả thực Đại hội 20 đúng là có “ý nghĩa lịch sử”. Tại sao vậy? Vì rằng tại Đại hội này người ta đã đưa ra nghị quyết về “Tệ sùng bái cá nhân Stalin”.

        Vì rằng, đại hội này có ý nghĩa đặc biệt, nên tôi muốn phân tích sâu một chút. Tôi có phỏng vấn một số thanh niên về Đại hội 20 của Đảng. Một người khoảng 20-30 tuổi nói: “Tại Đại hội, Stalin đã bị cách chức!”. “Lạy Chúa, thưa anh bạn trẻ, lúc ấy Stalin đã chết rồi!” - “Thế à?” - Chàng thanh niên ngạc nhiên. Có một phụ nữ trẻ tầm tuổi ấy trả lời tôi: “Tại Đại hội, Stalin bị phê phán vì tội thanh trừng, bị coi như kẻ thù của nhân dân”. Câu này có vẻ sát sự thực hơn, nhưng ý nói rằng Stalin bị kết tội là “kẻ thù của nhân dân” thì thật là cay đắng, cười ra nước mắt.

        Khi xem lại các tài liệu Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô (từ 14 - 25 tháng 2 năm 1956) tôi đã đọc cả hai tập văn kiện dày 1.100 trang của Đại hội, tôi vô cùng kinh ngạc, thậm chí không tin vào mắt mình nữa, vì trong chương trình Đại hội không hê có nội dung nào về cái gọi là “tệ sùng bái cá nhân Stalin”. Thậm chí, đọc lại bài phát biểu của 126 đại biểu tại Đại hội thì không có bài phát biểu nào là không ca ngợi công lao của Stalin. Từ báo cáo chính trị của Khơrutxốp đến các báo cáo của Bulganin đều không hề nói đến khái niệm “tệ sùng bái cá nhân Stalin”. Vậy thì nghị quyết về “Tệ sùng bái cá nhân Stalin” ra đời thế nào? Tôi quyết định tìm hiểu làm rõ câu hỏi này.

        37 năm sau, tôi đã lục lại danh sách 1.356 đại biểu dự Đại hội, đặc biệt là trong danh sách Đoàn chủ tịch Đại hội có 17 người thì 16 người đã mất, chỉ còn lại một người, đó là Shepilốp Đ. T, lúc đó là Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô. Ông là Viện sĩ, tác giả nhiều cuốn sách khoa học, đặc biệt là sách về kinh tế chính trị, đồng thời ông còn mang quân hàm trung tướng. Sau này ông bị ghép vào “nhóm phản Đảng” cùng Malencốp, Molotốp, Kaganovich và bị thuyên chuyển về công tác tại thành phố Phrungie (nước Cộng hòa Kirgidi) với chức vụ Trưởng khoa kinh tế chính trị. Ông vẫn giữ lại được học vị khoa học và quân hàm cấp tướng. Sau khi Khơrutxốp bị hạ bệ, ông đã trở về Moxcơva và sống trong một căn hộ gần sân vận động Dinamô.

        Tôi đã tìm gặp nhân chứng duy nhất còn lại này của Đoàn chủ tịch Đại hội. Ông tiếp tôi tại nhà riêng rất thân mật, mặc dù đã 88 tuổi nhưng trông ông tráng kiện, đúng là một con người có nhân cách lớn. Ông nói: Tôi là chứng nhân rất nhiều sự kiện, thời Stalin tôi đã là Tổng biên tập báo “Sự thật”, rồi sau đó là Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa của Trung ương - Sau đó, đã bị cách chức. Tôi hỏi ông tại sao?

        Ông nói: Anh có nhớ vụ nhà khoa học Lưsencô không? Khi thấy tác hại của lý thuyết này tôi đã bàn với Iuri Dđanốp (con trai của A. Dđanốp) lúc đó là Trưởng ban Khoa giáo của Trung ương - Chúng tôi đã quyết định triệu tập hội nghị công tác tư tưởng các nhà khoa học. Khi Lưsencô biết điều này đã chạy đến báo cho Khơrutxốp, rồi Khơrutxốp lại đến báo cho Stalin, mà Stalin luôn coi trọng Khơrutxốp trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông lập tức triệu tập Bộ chính trị và hỏi: Ai cho phép tổ chức họp về công tác tư tưởng khi chưa được Trung ương cho phép? Stalin nhìn Iuri Dđanốp -  im lặng. Ông lại nhìn Xusơlốp - cũng im lặng. Lúc ấy tôi đứng dậy nói:

        - Tôi cho phép, thưa đồng chí Stalin!

        Stalin hỏi:

        - Anh có biết là Lưsencô có vai trò thế nào trong nông nghiệp không?

        - Thưa đồng chí Stalin, người ra đã báo cáo cho đồng chí chưa chính xác, Lưsencô thực ra không có đóng góp gì cho khoa học... Tôi có thể bị trừng phạt, nhưng đề nghị hãy làm rõ vấn đề này. Lưsencô đã biến các nhà khoa học lớn thành kẻ thù tư tưởng theo trường phái của học thuyết Moócgan.

        Stalin nhìn tôi không chớp, ông quả là bị bất ngờ trước vẻ bướng bỉnh của tôi. Bản thân tôi cũng rất lo lắng, vì ai cũng hiểu cơn giận của Stalin là thế nào. Tôi hồi hộp ngồi xuống, mọi người im lặng, còn Stalin đi lại trong phòng với chiếc tẩu nổi tiếng của mình, rồi ông nói:

        - Chưa có quyết định của Trung ương mà tổ chức hội nghị toàn quốc là không được. Tôi đề nghị thành lập Uỷ ban do đồng chí Malencốp lãnh đạo, có cả Khơrutxốp, Xusơlốp, Dđanốp - Ông im lặng, đi một vòng và bổ sung, có cả Selipốp nữa - cần làm rõ mọi việc ở Viện Hàn lâm Khoa học nông nghiệp.

        Nhưng ủy ban này không hể họp một lần nào, lúc đó đã diễn ra một quá trình thanh trừng các nhà khoa học. Đầu tiên là Vavilốp bị bắt, rồi Lưsencô trở thành Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học nông nghiệp, còn tôi thì bị cách chức. Trong lúc tôi đang thấp thỏm chờ lệnh bị bắt giam thì có một lần khi đang xem hát Opêra, tôi được nhắn ra nghe điện thoại thư ký của Stalin, ông yêu cầu tôi gọi điện về điện Kremli, khi nghe đúng giọng Stalin, tôi nói:

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi là Selipốp.

        - Anh đang ở đâu đấy? Và Stalin yêu cầu tôi đến ngay phòng làm việc của ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:15:51 am

        Stalin tiếp tôi rất chân tình, tôi và ông đàm đạo hơn hai giờ đồng hồ, Stalin hiểu rằng do chưa có khoa học kinh tế nên công việc sản xuất kinh doanh không được tốt. Ông nói:

        - Cần phải nhanh chóng viết cuốn sách giáo khoa về kinh tế chính trị, không phải là lý thuyết suông mà là những cái để ứng dụng trong thực tế. Tôi giao cho anh việc này. Anh hãy chọn lấy một số nhà khoa học để giúp việc.

        Rồi ông lập tức gợi ý một số điều cần thế hiện trong sách giáo khoa, ông bước đến tủ sách chọn một quyển và mở ngay ra trang cần tìm, rõ ràng là những vấn đề này đã được ông quan tâm nghiên cứu từ lâu.

        Sau đó hai hôm, trên hội nghị Bộ chính trị ông nhắc lại nhiệm vụ này và nói rõ sau một năm bản thảo sách giáo khoa kinh tế chính trị phải đặt lên bàn ông.

        Ông đã giao nhiệm vụ cho chúng tôi như vậy. Chúng tôi phân công nhau viết theo từng chương. Tôi đã kịp báo cáo ông bốn chương, ông tham gia ý kiến, biên soạn lại một số đoạn. Có thể người ta đã viết về các khuyết điểm sai lầm của ông, nhưng về lĩnh vực lý luận thì ông quả là rất tinh thông. Quyển sách giáo khoa được xuất bản sau khi Stalin đã mất vào năm 1954 với hàng triệu bản được phát hành...

        Sau khi nghe Selipốp kể, tôi hỏi ông một số câu:

        - Ông đã từng là Bộ trưởng Ngoại giao, ông đã tiến hành một chính sách thế nào khi người ta thường nói về hòa bình, về giải trừ quân bị, nhưng trong lòng thì hiểu rằng sự diệt vong của chúng là tất yếu và chúng ta nhất định sẽ chiến thắng.

        - Thực lòng là tôi rất tin tưởng và ngay cả bây giờ tôi cũng không phủ nhận là hệ thống xã hội chủ nghĩa có nhiều ưu việt hơn. Chúng ta đã mắc phải nhiều sai lầm, đó là điều không may. Nhưng cuộc sống đã chứng thực rằng nền kinh tế được tiến hành theo kế hoạch một cách khoa học vẫn đáng tin cậy hơn là cơ chế tự do của chủ nghĩa tư bản.

        Tôi giở lại bài phát biểu của ông tại Đại hội 20 và hỏi:

        - Ở đây ông đưa ra một ý rất hay, đó là bên cạnh sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản ông còn nói về khuyết tật của tình trạng hỗn loạn về kinh tế chính trị và tư tưởng của xã hội chúng ta hiện nay - Ông đã dẫn lời Allen Dallus trong cuốn “Chiến tranh và Hòa bình” có nói rằng, có cái gì đó không ổn diễn ra trong đất nước chúng ta... Dường như chúng ta không đủ lòng tin năng động và chân chính. Cái thiếu đó các nhà chính trị không thể lấp đầy được, cho dù họ có đủ khả năng hay không, các nhà ngoại giao cũng không làm được gì dù rằng trí tuệ của họ rất sắc sảo, các nhà khoa học cũng không làm được cho dù họ có đủ sức sáng tạo hay không. Các loại bom đạn cũng không giải quyết được dù chúng có sức tàn phá rất lớn.

        Selipốp cười nói:

        - Tất cả chỉ là trên bề mặt, chúng ta cũng không cần đào xới lên làm gì. Chủ nghĩa tư bản đã đến và mang theo cả tình trạng không có hệ tư tưởng chính thống. Các giá trị cũng không còn nữa, nhưng những cái mới thì chưa có. Các nhà cải cách, phiêu lưu đưa ra nhiều giải pháp. Nhưng cuối cùng họ vẫn đi luẩn quẩn. Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa với một số điều chỉnh, bổ sung, dù sao cũng sẽ chiếm ưu thế. Không có một lối thoát nào khác, đó là quy luật.

        Tôi đi vào cụ thể, hỏi ông về chương trình Đại hội 20 và cái gọi là “tệ sùng bái cá nhân” mà lúc đó không hề có trong chương trình đại hội. Có phải các đại biểu ngầm hiểu, và trong phát biểu của mình không ai nhắc đến tên Stalin.

        Selipốp cười nhẹ nhàng:

        - Không có gì là lạ cả. Anh đã biết cách chuẩn bị cho một đại hội. Các bài phát biểu đều được thông qua trước.

        - Vấn đề “tệ sùng bái cá nhần” có đúng là không hề có trong chương trình nghị sự?

        Selipốp suy nghĩ một lúc, rồi nói:

        - Tôi không muôn anh sẽ hiểu sai những gì mà tôi nói ra. Cũng không phải là tôi muốn nâng cao vai trò của mình. Tôi phải kể thêm với anh là trong hai ngày đại hội, tôi và Khơrutxốp đã vắng mặt. Vấn đề là thế này: rất nhiều lần Khơrutxôp nói với các thành viên Đoàn chủ tịch rằng cần có cách gì đó để phê phán chiến dịch thanh trừng của Stalin. Có một lần trong giờ nghỉ giải lao ông ta bước đến bên tôi và nói: “Tôi cho rằng, bây giờ là lúc thuận lợi nhất để nêu vấn đề Stalin ra. ở đây, tập trung tất cả tinh hoa của Đảng, tôi cho là không có một dịp nào thuận tiện hơn nữa”. Tôi ủng hộ để nghị của ông ta. Ông ta để nghị: “Anh hãy giúp tôi nhanh chóng soạn thảo báo cáo” và cả hai chúng tôi đã vào phòng làm việc của Khơrutxốp, trong hai ngày để chuẩn bị báo cáo. Ngày 25 tháng 2, sau khi mọi tài liệu đã in ấn xong, chúng tôi trở lại Đại hội - Khơrutxốp đã ra lệnh là phiên họp hôm sau là họp kín, không cho các phóng viên báo chí dự.

        - Ông ta, thậm chí không thông qua cả Đoàn chủ tịch về nghị quyết này à? - Tôi hỏi:

        - Không, không hề có nghị quyết của Đoàn chủ tịch.

        Khơrutxốp đọc báo cáo một cách lạnh lùng, không tạo ra ấn tượng gì rõ ràng, nhưng rất bất ngờ là các đại biểu đã thông qua báo cáo của ông ta với tiêu đề: “Vê tệ sùng bái cá nhân và hệ quả của nó”. Nghị quyết đã được thông qua với vẻn vẹn chín dòng mà không có một dòng nào nhắc đến tên Stalin, cả tên gọi và trong nội dung của nghị quyết. Đó là những gì diễn ra trên Đại hội 20 về cái gọi là: Tệ sùng bái cá nhân, mà trước đó không hề có trong chương trình nghị sự, nhưng nghị quyết này thực sự đã gây ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử của Đảng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:16:54 am

SÙNG BÁI CÁ NHÂN

        Sùng bái (hay ngưỡng mộ) một thần tượng nào đó có trong tất cả các thời đại, ở mọi đất nước và được coi là hiện tượng bình thường. Tất cả các hoàng đế La Mã cũng như các vị hoàng để khác đểu được người ta ca ngợi bằng mọi cách. Trong các câu chuyện cổ phương Đông, các vị vua chúa, minh chủ đều có trường ca để ca ngợi và thần thánh hóa họ như các tinh tú trên trời. Chính Khơrutxốp là người đã đưa ra cuộc tranh luận về đề tài “sùng bái cá nhân” tại Đại hội 20. Vậy khái niệm này có ý nghĩa gì?

        Chính Khơrutxốp, trong báo cáo của mình đã bộc lộ sự “phản bội” lại chính mình. Người ta đã đọc lại báo cáo của Khơrutxốp tại Đại hội 18 của Đảng năm 1939, mà trong đó chỉ trong 20 phút ông ta đã nhắc đến Stalin 32 lần với các tính từ ca ngợi mạnh mẽ nhất - Có lẽ không cần bình luận gì thêm. Ta thử phân tích khái niệm “sùng bái” dựa hoàn toàn vào những gì có thực đã diễn ra. Các yếu tố đó diễn ra hàng ngày khi việc đưa tin về Stalin ngày càng nhiều trên mặt báo và các diễn đàn. Bắt đầu từ những năm 1920, do một trong số các bạn chiến đấu cấp dưới tin cậy của Stalin, đó là Mekhơlic, mà sau này trở thành Tổng biên tập báo “Sự thật”. Lúc đầu, Mekhơlic đưa tên Stalin ra rất thận trọng, rồi ngày càng nói nhiều hơn về Stalin. Báo “Sự thật” là cơ quan Trung ương của Đảng. Rõ ràng khái niệm “sùng bái” bắt đầu từ báo chí, với tác dụng là công cụ của những người muốn ca ngợi “lãnh tụ”. Hay nói một cách khác trong khái niệm này chứa đựng tính “xu nịnh”. Tính “xu nịnh” này phát triển đến một quy mô nào đó biến thành một hiện tượng (hay một xu hướng) xã hội với tên gọi “tệ sùng bái”. Một trong những kẻ “vô địch” về tính “xu nịnh” này không phải ai khác chính là Bí thư thứ nhất Thành uỷ Moxcơva - Khơrutxốp. Nói chung “tệ sùng bái cá nhân” xuất hiện là do những kẻ hám danh và nịnh bợ.

        Bản thân Stalin quan niệm thế nào về vấn để “sùng bái”? Các tài liệu còn lưu trữ được đã nói lên rằng, về nguyên tắc ông cho rằng đây là hiện tượng có hại và không thể chấp nhận được. Sau đây là những dòng mà Stalin đã viết cho “nhà xuất bản Thiếu nhi” ngày 16 tháng 2 năm 1938 khi chuẩn bị xuất bản cuốn “Tuổi thơ ấu của Stalin”:

        “Tôi kiên quyết chống lại việc xuất bản cuốn “Các câu chuyện về thời thơ ấu của Stalin”. Cuốn sách này tưởng tượng ra rất nhiều chuyện không có thật, phóng đại nhiều chuyện không xứng đáng. Tác giả của nó đã phạm sai lầm khi đi tìm các câu chuyện một cách hoang tưởng và xu nịnh. Rất tiếc cho tác giả, nhưng đó là sự thật.

        Nhưng đó không phải là điểm chủ yếu. Cái chính yếu là ở chỗ, quyển sách này có khuynh hướng truyền bá vào ý thức của người Xô Viết sự sùng bái cá nhân đối với lãnh tụ, với các nhân vật hoang tưởng dường như họ không bao giờ sai lầm. Đây là điều nguy hiểm và có hại. Lý luận về cái gọi là “anh hùng” và “đám đông” không phải là của Đảng Bônsêvich mà là của phái “Bạch vệ”. Các nhà lý luận phái “Bạch vệ” thường nói rằng: “Các anh hùng làm ra nhân dân, biến họ từ một đám đông vô nghĩa thành nhân dân”, nhưng những người Bônsêvich thì nói: “Chính nhân dân tạo ra các anh hùng”. Cuốn sách này sẽ có hại cho công việc chung của xã hội Xô Viết. Tôi khuyên các bạn nên đốt cuốn sách này đi”.

        Có một lần, Stalin nhận được một bức thư viết về công việc của một nông trang viên và Stalin khi đề nghị đăng bức thư này đã yêu cầu Mekhơlic bỏ đi các từ nói về “Stalin” như “lãnh tụ của Đảng”, “lãnh đạo Đảng”... Ông viết: “Tôi cho rằng, những từ tâng bốc này không mang lại cái gì ngoài tác hại. Bức thư cần được đăng mà không có các đoạn tâng bốc nói trên”.

        Trong thư viện riêng của Stalin, người ta phát hiện nhiều bản thảo ca ngợi, sùng bái Stalin, nhưng trên tất cả các bản thảo này đểu thấy bút phê của Stalin: “Không đồng ý”; “Tôi kiên quyết phản đối”...

        Ví dụ, vào năm 1938, Bộ trưởng Nội vụ A. Egiốp đã đề nghị Ban chấp hành Trung ương và Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô với kiến nghị đổi tên thành phố Moxcơva thành Stalingrad... Ông viết: “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng tất cả loài người trên trái đất và tất cả loài người của thế hệ tương lai sẽ rất hài lòng và vui sướng tiếp nhận tin về việc đổi tên Moxcơva thành Stalingrad...”.

        Kalinin đã báo cáo chính thức với Xô Viết tối cao là Stalin kiên quyết phản đối đề nghị này.

        Đặc biệt là vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Stalin (1949), người ta đã có rất nhiều đề nghị để ca ngợi ông. Lúc đó đã thành lập ủy ban đặc biệt do Svernhich đứng đầu đế xem xét các kiến nghị này. Xin dẫn ra một số kiến nghị:

        - Dựng ở Moxcơva tượng chiến thắng nhân ngày sinh của Stalin.

        - Dựng tượng Stalin thật lớn tại trước tòa nhà Đại hội ở trên đồi Vôrôbốp.

        - Xác lập ngày sinh Stalin là ngày lễ toàn dân.

        - Lập ra loại huân chương Stalin.

        - Tặng Stalin danh hiệu “Anh hùng nhân dân” tức là danh hiệu cao hơn Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Lao động.

        - Dựng tượng Stalin ở tất cả các thành phố có các trận đánh mà Stalin đã tham gia trong chiến tranh Vệ quốc và nội chiến...

        Và còn nhiều đề nghị khác nữa, nhưng với tất cả các đề nghị  này, Stalin nói với Molotốp: “Hãy khiêm tốn hơn nữa”.

        Khi quyết định dựng tượng chiến thắng ở Berlin, người ta đã tổ chức cuộc thi để chọn mẫu tượng. Khi đã tập họp đủ các mẫu, Ban tổ chức mời Stalin đến xem để cho ý kiến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:17:57 am

        Stalin đi quanh phòng xem kỹ các mẫu tượng, đa số là tượng Tổng tư lệnh với ý nghĩa là biểu tượng của chiến thắng. Stalin nhìn vào mắt các nhà điêu khắc, trong ánh mắt của ông biểu lộ sự thất vọng. Ông chỉ tay vào các bức tượng và nói:

        - Các anh không chán với cùng một hình tượng ông già này à?

        Các nhà điêu khắc, thậm chí không kịp hiểu là ông nói gì, không dám cười, tất cả im lặng.

        Stalin chợt thấy mẫu tượng một người chiến sĩ Hồng quân bế một bé gái trên tay của nhà điêu khắc Vuchetrits, ông bước đến gần, quan sát và nói:

        - Đây chính là mẫu mà chúng ta cần - Im lặng một lúc ông nói tiếp - Nhưng khẩu tiểu liên thì hãy bỏ đi và đặt vào tay anh ta thanh kiếm ngắn. Và mọi người đã quyết định chọn mẫu tượng này. Cho đến bây giờ ở Berlin vẫn là bức tượng người chiến sĩ Hồng quân với thanh kiếm tự vệ của Stalin trong cánh tay mạnh mẽ, và một bé gái bế trên tay nép chặt vào ngực người lính, biểu tượng của sự dũng cảm cứu thoát các dân tộc châu Âu khỏi họa phát xít.

        Stêmencô kể một câu chuyện rất thú vị. Khi ông đến điện Kremli cùng A. Antônôp để báo cáo Stalin, lúc bước vào sảnh ông đã gặp thượng tướng P. Đrachép trong bộ quân phục may theo kiểu thời Kutudốp với cổ áo dựng cao, còn quần thì may rất hiện đại với đường viển rộng màu vàng.

        Trong phòng họp, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần A. Khơrulép đang báo cáo, khi kết thúc bản báo cáo, Khơrulép đề nghị được giới thiệu loại quân phục mới, Stalin đồng ý:

        Lúc đó, tướng Đrachép bước vào phòng, Stalin hỏi:

        - Các anh định mặc bộ quân phục này cho ai?

        - Thưa đồng chí Stalin, đây là bộ quân phục Đại Nguyên soái.

        - Cái gì?

        - Đây là bộ quân phục dành cho đồng chí, thưa Stalin.

        Sau khi yêu cầu Đrachép ra khỏi phòng, Stalin nghiêm khắc phê phán Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông kiên quyết phản đối việc đề cao bản thân và ông nói rằng ông bị bất ngờ về hành động này của Khơrulép.

        Trong dịp kỷ niệm sinh nhật Stalin, trên báo chí, sách vở tràn ngập các bài thơ, lời chúc mừng, các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Anna Akhơmatôva, Mikhail Ixacốpxki, Sôlôkhốp... cho đăng nhiều bài thơ, đoạn văn ca ngợi Stalin.

        Để tóm tắt tất cả những gì đã phân tích ở trên có thể nói một cách khách quan và chân thực rằng:

        - Vâng, cũng đã có việc: sùng bái “cá nhân”, nhưng hơn tất cả “cá nhân” Stalin quả là một "nhân cách" lớn1.

        Giai đoạn tiếp theo của “chủ đề Stalin” lại diễn ra tại Đại hội 22 của Đảng, khi đại biểu I. Spiridônôp của Đoàn đại biểu Đảng bộ Leningrad đề xuất việc đưa thi hài Stalin ra khỏi lăng Lênin. Đại hội đã thông qua đề nghị này. Rõ ràng đây là ý đồ từ trên cấp cao nhất, mà người khởi xướng chính là Khơrutxốp - Sau đấy là lời kể của Cựu tư lệnh Ban 9 của KGB, tướng N. Dakhairốp:

        “Tôi và tướng Vêdanhin được Khơrutxốp gọi lên. Ông ta nói: Hôm nay sẽ có quyết định về việc dời thi hài Stalin. Đã thành lập một ủy ban năm người do Svernhíc lãnh đạo và gồm: Mjavanadje - Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Grudin, Djavakhisvili - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Grudin, Sêlêpin - Giám đốc KGB, Đemichép - Bí thư thứ nhất Đảng bộ Moxcơva và Đưgai - Chủ tịch Xô Viết Moxcơva.

        Sau đó, chính Svernhíc triệu tập chúng tôi để chỉ đạo tổ chức một cách bí mật việc di chuyển thi hài Stalin. Tư lệnh trung đoàn đặc nhiệm Kônhép được giao nhiệm vụ chuẩn bị quan tài gỗ, chọn một số binh sĩ để đào huyệt và tám sĩ quan để khênh quan tài Stalin.

        Vào lúc cuối ngày, trên Quảng trường Đỏ vẫn còn rất đông người qua lại, một số tò mò đến gần lăng để xem mọi người đang làm gì.

        Lúc 18 giờ, cảnh sát chặn mọi ngả đường vào Quảng trường Đỏ với lý do để chuẩn bị cho lễ duyệt binh vào ngày 7 tháng 11. Khi trời bắt đầu tối, người ta dùng máy nổ chiếu sáng vị trí sẽ đào huyệt mới để chôn Stalin. Khoảng 21 giờ, các binh sĩ bắt đầu đào huyệt và lót khoảng mười tấm bê tông với kích thước 100cm X 75cm. Lúc ấy các sĩ quan bảo vệ lăng cùng các nhà khoa học bắt đầu đưa thi hài Stalin ra khỏi hòm kính ướp xác và chuyển sang quan tài. Các chiếc cúc vàng trên áo quân phục được đổi bằng các cúc áo thường. Ngôi sao vàng Anh hùng Lao động cũng bị tháo ra. Toàn bộ thi thể của Stalin được phủ bằng một tấm vải màu tối, chỉ để hở mặt và một nửa ngực. Quan tài được đặt ở phòng bên cạnh của lăng.

        Lúc 22 giờ, ủy ban “về di chuyển thi hài Stalin” do Svernhíc cầm đầu có mặt. Không một người ruột thịt nào của Stalin có mặt dự lễ. Có cảm tưởng là mọi người đều rất nặng nề, đặc biệt là Svernhíc (ông và Djavakhisvili đã khóc).

        Khi bắt đầu đóng nắp quan tài mới phát hiện là không có một cái búa nào để đóng đinh. Người ta phải tìm một lúc lâu. Sau đó, tám sĩ quan đã nâng quan tài Stalin ra khỏi lăng bằng cửa ngách. Trong lúc đó, trên Quảng trường Đỏ, đội ngũ duyệt binh với súng tiểu liên trên tay đang luyện tập chuẩn bị cho lễ duyệt binh.

        Lúc 22 giờ 15 phút, quan tài được hạ huyệt. Sau một phút mặc niệm, quan tài được từ từ hạ xuống huyệt, và người ta lấp đất lên nắp quan tài.

        Theo phong tục Nga, các sĩ quan ném đất xuống huyệt và đặt một tấm bảng ghi ngày sinh và ngày chết của Stalin, tấm bảng này đã nằm đó khá lâu cho đến khi người ra đặt tượng bán thân của Stalin lên trên phần mộ.

        Chắc đương thời, Stalin “đáng thương” không thể ngờ được rằng, suốt hơn nửa thế kỷ, tên tuổi của ông vang vọng khắp hành tinh, đã từng là “lãnh tụ của nhân dân”, vậy mà đến lúc chết đi cũng không được chôn cất một cách bình thường, mà chỉ có một tốp lính vội vàng đào bới vào lúc nửa đêm, che giấu cả nhân dân để chôn lãnh tụ tối cao của mình.

----------------
        1. Trong tiếng Nga. Từ nhân cách và từ cá nhân trong cụm từ sùng bái cá nhân là một.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:18:50 am

LỜI KẾT

        Để kết thúc cuốn sách này. Chúng ta thử khái quát lại toàn bộ cuộc đời hoạt động của Stalin. Ông là người như thế nào? Những người đương đại đánh giá về ông như thế nào? Tôi không muốn nhắc lại đánh giá của người dân Liên Xô đối Stalin, vì tất cả họ, từ người lính đến vị nguyên soái, từ người lao động bình thường đến vị Bộ trưởng - tất cả họ đểu đánh giá cao Stalin.

        Tôi sẽ đưa ra các suy nghĩ của người nước ngoài, các nhà văn, các chính khách, nhà quân sự nước ngoài, các ý kiến đánh giá của họ sẽ khách quan và chính xác.

        Chúng ta hãy bắt đầu từ Churchill, xem ông ta viết thế nào về Stalin:

        “Một hạnh phúc lớn lao cho đất nước Nga là trong những năm chiến tranh căng thẳng, đầy thử thách, nước Nga đã được dẫn dắt bởi vị tướng thiên tài, bất khả chiến bại I. V. Stalin.

        Ông là một nhân cách vĩ đại, được kính trọng trong thời đại đầy gian khó của chúng ta, thời đại mà ông đã trải qua cả cuộc đời mình.

        Stalin là một con người có nghị lực phi thường, một trí tuệ và sức mạnh không gì khuất phục được, nhưng rất kiên quyết, mạnh mẽ, không khoan nhượng kể cả trong công việc, trong bàn đàm phán. Thậm chí kế cả với tôi, một chính khách lão luyện, trưởng thành trong Nghị viện Anh cũng không thể cưỡng lại được. Trong các tác phẩm của ông vang lên sức mạnh kỳ lạ. Sức mạnh này trong Stalin quả là vĩ đại, gần như độc nhất vô nhị trong số các vĩ nhân của tất cả các dân tộc, các thời đại... Sức ảnh hưởng của ông ta đến mọi người rất kỳ lạ. Khi ông xuất hiện trong gian phòng họp của Hội nghị Yanta, tất cả chúng tôi như là đồng loạt đứng dậy và thật kỳ lạ là tất cả giơ tay lên vành mũ để chào ông.

        Stalin có một tư duy sắc sảo, lôgic và không bao giờ dao động. Ông thể hiện tài năng tuyệt vời biết tìm cách thoát ra khỏi các tình huống phức tạp nhất mà tưởng chừng không thể thoát ra được... Đây là con người biết cách dùng chính bàn tay kẻ thù của mình để tiêu diệt chính kẻ thù của mình, buộc chúng tôi - mà người ta gọi là tư bản - chiến đấu chông lại chính các nước tư bản...”.

        Handry Baxbuyt (nhà văn Pháp):

        “Lịch sử cuộc đời ông - đó là chuỗi các chiến thắng trước các tình huống khó khăn nhất. Bắt đầu từ năm 1917, khi ông bắt đầu các chiến công của mình - Đây là một con người gang thép. Ngay tên ông là Stalin đã gợi cho chúng ta tính cách không khuất phục nhưng lại mềm dẻo như thép đã tôi luyện. Sức mạnh của ông - đó chính là sức mạnh của tư duy không ai sánh kịp, sự hiểu biết rộng rãi, sự tập trung cao độ, sự sáng sủa rõ ràng, có trật tự, quyết đoán và kiên cường trong các quyết định của mình.

        Nếu Stalin tin tưởng quần chúng thì quần chúng tin cậy ở ông. Ở nước Nga hiện đại, có sự sùng bái đối với Stalin, nhưng ở đây là sự sùng bái có cơ sở, dựa trên niềm tin và nguồn gốc từ bên dưới. Hình tượng của Người luôn đứng cạnh C. Mark, Lênin trên các biểu ngữ. Đây chính là con người quan tâm đến tất cả mọi việc, đến tất cả mọi người. Người sáng tạo ra những giá trị trong hiện tại và cả những thứ sẽ đến trong tương lai... Con người có cái đầu bác học, khuôn mặt của một người công nhân, trong trang phục của một người lính giản dị.

        Stalin là trung tâm, là trái tim của tất cả mà ánh hào quang sẽ soi chiếu từ Moxcơva đến mọi miền trái đất...”.

        Hordet Hell (Thư ký nhà trắng Mỹ trong những năm chiến tranh):

        “Stalin là một nhân cách kỳ lạ. Ông có khả năng và trí tuệ phi thường, biết cách nắm được bản chất các sự việc. Ông là một trong các vĩ nhân cùng Roosevelt và Churchill chịu một gánh nặng trách nhiệm lớn lao trên vai, một nhân cách như thế suốt 500 năm qua chưa từng xuất hiện...”.

        Averell Harrimann (Đại sứ Mỹ ở Liên Xô):

        “Ông có kiến thức uyên bác và khả năng tuyệt vời để nắm vững bản chất sự việc. Tư duy sinh động, sự quan tâm tinh tế đến mọi người... Tôi phát hiện ra rằng ông biết cách truyền cảm hơn Roosevelt và có đầu óc thực tế hơn Churchill, và trong một chừng mực nào đó ông là một trong những nhà quân sự có nhiều chiến công nhất...”.

        Iu. K. Paaxikivi (Tổng thống Phần Lan):

        “Stalin là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử hiện đại. Ông đã để lại dấu ấn không chỉ trong lịch sử Liên Xô, mà còn cả lịch sử thế giới. Dưới sự dẫn dắt của ông, nước Nga già nua đã biến đổi, hồi sinh và trở thành một cường quốc thế giới, hùng mạnh hơn bao giờ hết trong lịch sử...”.

        Harry Hopkins (Đại diện đặc biệt của Tổng thống Mỹ):

        “Stalin là con người độc nhất vô nhị. Ông đón tiếp tôi, bắt tay một cách thân tình, mỉm cười thân thiện. Ở ông không bao giờ có một lời nói, hành động nào thừa. Stalin hiểu rất rõ ông cần cái gì, nước Nga cần cái gì. Trong thời gian hội đàm, ông trả lời rất nhanh và chính xác như là các câu trả lời đó đã được ông suy nghĩ từ nhiều năm trước...”.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 09:19:07 am

        Pablo Neruda (nhà thơ Chi Lê):

        "... Đây chính là tâm trạng của tôi: những bóng tối của thời kỳ “sùng bái cá nhân”. Cái mà bao lâu nay tôi không hề biết, nó cũng không thể xóa nhòa ấn tượng trong tôi về Stalin. Đây là hình tượng đã hình thành trong tôi từ lâu. Hình tượng của một người rất nghiêm khắc với bản thân, như một vị cha cố, con người như một vị thần hộ mệnh vĩ đại của cách mạng Nga. Trải qua tất cả, chiến tranh đã nâng cao con người tầm vóc không cao với bộ ria nổi tiếng, với tên tuổi của Người, Hồng quân đã bước vào trận xung phong chiếm lại các chiến lũy của Hitle vói quyết tâm sắt đá...”

        Còn rất nhiều ý kiến, hồi tưởng đánh giá nữa về Stalin. Tôi chỉ dẫn thêm lời một người Nga rất có uy tín, mà chắc là không ai cho rằng là không trung thực và khách quan.

        Alexei 1 (Đại giáo chủ Moxcơva và toàn Nga):

        “Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân, Iôxíp Stalin không còn nữa. Đã kết thúc một sức mạnh xã hội vĩ đại, trong sức mạnh đó nhân dân chúng ta đã cảm nhận được sức mạnh của chính mình. Một sức mạnh do chính Người lãnh đạo và rèn luyện trong rất nhiều năm. Không có một lĩnh vực nào mà tầm nhìn chiến lược của Người không quan tâm tới. Ông là con người thiên tài, ông là người biết cách khám phá mọi thứ mà người bình thường khác không nhìn thấy hoặc không thể đạt được...”.

        Để kết thúc cuốn sách, tôi xin dẫn lại lời Stalin đã nói với chúng ta từ hơn 50 năm trước.

        Stalin không chỉ là một nhà chiến lược vĩ đại, mà còn là nhà tiên tri vĩ đại. Năm 1939, tức là hơn nửa thế kỷ trước các sự kiện đau lòng đang diễn ra trên đất nước chúng ta hiện nay, ông đã tiên đoán (nhà nữ cách mạng A. M. Kollantai ghi lại):

        "... Rất nhiều công việc của Đảng, và nhân dân chúng ta sẽ bị bóp méo và bôi nhọ, trước hết ở nước ngoài, sau đó sẽ là ở trong nước.

        Chủ nghĩa Sôvanh, tham vọng bá quyền thế giới sẽ trả thù chúng ta vì các thành công và thành tựu của chúng ta. Chúng vẫn coi nước Nga là đất nước thù địch, là quả đắng của chúng và tên tuổi của tôi cũng sẽ bị vu cáo, bôi nhọ (xuyên tạc), người ta sẽ viết nhiều điều độc ác về tôi.

        Chủ nghĩa Sôvanh Quốc tế sẽ bằng mọi cách tiêu diệt Liên bang của chúng ta, để làm cho nước Nga không bao giờ có thể đứng dậy được nữa.

        Sức mạnh của Liên bang Xô Viết - đó là tình hữu nghị giữa các dân tộc. Âm mưu của kẻ thù sẽ hướng trước hết vào phá võ tình hữu nghị này, ly khai các vùng ra khỏi nước Nga. Ở đây phải thừa nhận là trong suốt chiều dài lịch sử chúng ta chưa làm được nhiều việc.

        Chủ nghĩa dân tộc sẽ ngóc đầu dậy với một sức mạnh đặc biệt, có những lúc chủ nghĩa dân tộc sẽ áp đảo chủ nghĩa Quốc tế và chủ nghĩa yêu nước, nhưng chỉ là trong một giai đoạn nào đó, sẽ xuất hiện rất nhiều lãnh tụ "kiểu Picmê", những kẻ phản bội ở ngay trong lòng dân tộc mình.

        Nói chung, sự phát triển trong tương lai sẽ là những con đường phức tạp hơn, và thậm chí là đẫm máu hơn, các bước ngoặt sẽ là mạnh mẽ hơn. Sự việc sẽ dẫn tới một kết cục là phương Đông sẽ thức dậy mạnh hơn. Sẽ xuất hiện các mâu thuẫn sâu sắc giữa phương Đông và phương Tây.

        Nhưng dù sao, dù các sự kiện đã phát triển thế nào thì thời gian vẫn trôi qua và những ánh hào quang của thế hệ mới sẽ nâng cao ngọn cờ vẻ vang của cha anh họ. Tương lai của chính mình sẽ được họ tạo dựng theo tấm gương của những người đi trước đó...”.

        Tái bút:

        Có một nhà thông thái Hy Lạp đã nói từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên:

        - Vox popule - Vox dei! Tiếng nói của nhân dân - Đó là tiếng nói của Chúa Trời.

        Mà nhân dân - đó chính là các bạn, các độc giả yêu quý - Ngay từ trang đầu cuốn sách này, tôi đã viết rằng mỗi người trong số các bạn sẽ đánh giá về hoạt động của Stalin phù hợp với những thông tin mà bạn có được qua truyền hình, báo chí, sách vở, v.v...

        Tức là sẽ đánh giá về Stalin dưới ảnh hưởng của các quan điểm, niềm tin chính trị, hệ tư tưởng và đạo đức của tác giả của các nguồn thông tin ấy.

        Còn bây giờ, tôi hy vọng rằng, chúng tôi cùng các bạn đã có cùng hiểu biết và sự đánh giá về cuộc đời và hoạt động của Stalin. Và vì vậy, chúng ta sẽ không chia tay mà sẽ cùng sống trong căn nhà chung, như những người đồng ý chí - các bạn thì làm các công việc của mình, còn tôi sẽ cố gắng xuất hiện trên các trang sách hoặc các giá sách của các bạn. Và có thể bất chợt một lúc nào đó bạn nhìn thấy gáy cuốn sách có tên “Đại Nguyên soái Stalin” bạn sẽ nghĩ “ông ta đúng là một con người thông minh và kiên định”. Vâng, sùng bái “cá nhân” đã từng có, nhưng “cá nhân Stalin” vẫn là một "nhân cách" lớn! Đáng tiếc làm sao đất mẹ Nga vĩ đại và đau khổ ngày nay lại không có được nhiều những nhân cách lớn như vậy.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Stalin
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 11:07:38 am
       
MỤC LỤC
        Lời nói đầu

        Phần I
        CÁC NHÀ CÁCH MẠNG


        Vài nét về tiểu sử Stalin I.v
        Cuộc nội chiến - Các trận đánh ở thành phố Saritxưn
        Ở mặt trận phía Tây - tiêu diệt Đênikin
        Chiến tranh Nga - Ba Lan năm 1920
        Stalin - Người kế tục Lênin
        Nhân vật đối lập chính - Trotxki
        Lời cảnh báo trước
        Vấn đề chiến lược
        Stalin với quân đội
        Công cuộc tập thế hóa ở Liên Xô
        "Bắn lén vào lưng Stalin"
        Vụ ám sát Kirốp
        Vụ bạo loạn quân sự
        Về các đợt thanh trừng

        Phần II
        THANH GƯƠM ĐAMÔCLÉC CỦA CHIẾN TRANH


        Sự xích gần lại với Đức - Cuộc đàm phán bí mật
        Những ngày hòa bình
        Chiến tranh ở châu Âu
        Tiêu diệt Trotxki
        Moxcơva - Berlin. 1940
        Công cuộc chuẩn bị cho các tướng lĩnh
        Các kế hoạch chiến lược
        Kế hoạch của Hitle
        Ý đồ chiến lược của Stalin

        Phần III
        CUỘC KHÁNG CHIẾN VĨ ĐẠI


        Cuộc chiến tranh đã bắt đầu như thế
        Những ngày đầu tiên
        Các trận chiến quanh Xmôlenxkơ
        Nỗi đau riêng của Stalin
        Mặt trận Tây Nam
        Stalin và Giucốp
        Ngoại giao chiến lược
        Trận phòng ngự Leningrad
        Trận chiến bảo vệ Moxcơva
        Các trận phản công
        Tưóng Vlaxốp
        Những người cộng tác dũng cảm Chiến cuộc mùa đông năm 1942 Trận chiến ở Capcadơ
        Sự quan tâm của Stalin với công nghiệp quốc phòng
        Bước ngoặt chiến lược trận chiến trên sông Volga
        Chiến dịch bao vây
        Stalin và nhà thờ Nga
        Phá vỡ vòng vây ở Leningrad
        Trận chiến ở Vôrônegiơ
        Trận chiến ở vòng cung Kurxcơ
        Tiến về phía sông Dnhép
        Hội nghị Têhêran
        Bản quốc ca của Liên bang Xô Viết

        Phần IV
        CHIẾN THẮNG HOÀN TOÀN


        Trưóc chiến dịch "Bagrachion"
        Mặt trận thứ hai
        Chiến dịch Bagrachion
        Cuộc chiến tranh kết thúc một cách hòa bình ở Bungari
        Cuộc chiến ở Nam Tư
        Tại sao Stalin tha cho Hitle vào năm 1943-1944?
        Khởi nghĩa ở Vaxava
        Hội nghị Krưm
        Chiến dịch cuối cùng
        Chiến dịch Vixla - Ođerxkaia
        Bên phía quân Đức
        Trước ngưỡng cửa của chiến thắng
        Tại sào huyệt của chủ nghĩa phát xít
        Chiếm thành Berlin
        Sự đầu hàng của Đức. - Chiến thắng của quân đội Xô Viết

        Phần V
        CƯỜNG QUỐC VĨ ĐẠI


        Những ngày hòa bình đầu tiên
        Gặp gỡ Hopkins
        Duyệt binh chiến thắng
        Hội nghị Postđam
        Stalin đã tháo ngòi bom nguyên tử Mỳ
        Sai lầm của Stalin trong vấn đề Nam Tư
        Vấn đề của Giucốp
        Hồi sinh
        Mặt trận cánh tả
        Chiến lược mới
        Cái chết của Stalin Những công việc lịch sử Sùng bái cá nhân
        Lời kết