Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 06:41:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 294097 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 05:53:36 pm »

   Hoàng hà nhớ , Hồng hà thương .
 Chỉ với 6 từ ghép lại nhưng đủ mọi ý nghĩa nếu có tầm hiểu biết rộng . Cái tên của cuốn sách đó hay lắm chị Hà ơi . 2 con sông là biểu tượng của 2 nước mà đều nhớ thương về một con người thì đó không phải là điều mà ai cũng làm được và ai cũng có .
 Đó là câu ví von so sánh chỉ dành cho những bậc Vĩ nhân .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 08:43:30 am »

 Cám ơn em nhiều Binhyen1960@,chàng CCB trai  Hà nội ,nhiều người Trung quốc và Việt nam đọc chuyện này xong đều đã khóc em ạ. Cụ Trần năm 90 tuổi đã  nhận được 50000 bức thư chia xẻ từ các miền của Trung quốc và các miền của Việt nam gửi đến,một niềm vui không chỉ cho cụ mà con cháu trong nhà đều rất tự hào.Mong em và các bạn trong trang ta theo dõi,xin cám ơn tất cả.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #12 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 09:34:40 am »

Mình mới nói chuyện điện thoại với chủ tịch xã Tân ninh(Cổ định)-Triệu sơn Thanh hóa và bí thư huyện ủy của huyện Triệu sơn Thanh hóa.Họ có thông báo cho mình về việc tổ chức một cuộc hội thảo tại huyện Triệu sơn Thanh hóa để làm rõ vai trò lịch sử của ông già trong thời gian đó,mình rất mừng và bắt đầu lo đến việc chuẩn bị,việc chuẩn bị lần này có rất nhiều người lo cùng mình,Đảng ủy xã ,UBND xã,Đảng ủy huyện,UBND huyện lại có sự ủng hộ hết sức của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thanh hóa.Tuấn -bí thư huyện ủy huyện Triệu sơn giọng rất nhiệt tình,sôi nổi làm lòng mình lâng lâng nhớ bố Sơn của mình.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 09:31:58 am »

Con gái lớn đi công tác để hai con lại cho bà ngoại trông giúp, mình mừng lắm nên ít lời trên trang mong các bạn thông cảm.Mình rất cám ơn sự quan tâm của các bạn .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #14 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2009, 03:57:09 pm »

Tận hôm nay các con mới chữa xong cho mình cái máy nó quay hôm 20-8 chào mừng ông ngoại được nhận huân chương Hồ Chi Minh,mình nghe kỹ lại có một số chi tiết mình thấy hôm đó mình chưa để ý nê chưa gõ lại cho các bạn biết.Hôm nay mình sẽ nghe từng đoạn và gõ từng  đoạn vậy.

    Những kỷ niệm của giáo sư sử học Đinh xuân Lâm:
   -Ngày đó tôi mới 22 tuổi dạy văn học tại trường Đào duy Từ,nên khi nghe tướng Sơn giảng về chuyện Kiều của Nguyễn Du tôi rất mê,nghe rất kỹ.Khi bọn tôi được  đọc bản dịch của giáo sư Đặng Thái Mai về vở kịch Lôi  Vũ chúng tôi đã thấy rất thích rồi nhưng trong một buổi được nghe tướng Sơn giảng về Lôi Vũ chúng tôi thấy hấp dẫn vô cùng.
    -Tôi rất vinh dự được dự  lễ đám cưới của tướng Nguyễn Sơn với bà Lê hằng Huân ở Thọ Xuân Thanh Hóa.Với thanh niên bọn tôi lúc đó tướng Nguyễn Sơn là một thần tượng.Ông là tướng,tôi chả có mấy kỷ niệm với ông về quân sự,vì tôi là giáo viên dạy văn nhưng thông qua những buổi được xem đoàn chèo,đoàn kịch của quân khu tập tôi mới hiểu rõ và biết yêu nghệ thuật tuồng chèo.Vở chèo đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi là vở "Súy Vân giả dại".
    _Tôi đã kể về buổi phát phần thưởng"không tiền khoáng hậu" và đăng trong sách về tướng Nguyễn Sơn.
Nhưng có một chi tiết tôi chưa kể là ngày hôm đó tướng Sơn đứng về phía học sinh mà phát biểu làm cả ban giám hiệu giật mình:"Tôi ngày xưa đi học có cần học gì lắm đâu,toàn trốn ra ngoài ăn cơm rồi vào vườn Bách Thảo vừa xỉa tăm vùa ngắm Hổ(ngày xưa thú được để ở vườn BT sau này khi có công viên Thủ Lệ mới chuyển thú đi),thế mà bây giờ thế này đây." Nhưng rồi tướng tổng kết :"Trò học thầy đã đành,nhưng thày cũng phải học trò mới giúp nhau tiến nhanh được"
    -Lúc đó nói thật cũng chưa hiểu lắm nhưng mấy chục năm trôi qua,bài học của tướng ngày đó càng ngày càng được thực tế làm sáng tỏ.

       Bổ xung hồi ức của trung tướng Đỗ Đức trong buổi hôm ấy:
    _Anh nguyễn Sơn trông bên ngoài đúng là râu hùm hàm én,mặt vuông,rất dữ dằn,nhưng ai sống với anh thì mới thấy anh yêu lính vô cùng,anh yêu đồng đội đồng chí  thương anh em  ,là con người sống rất tình cảm.Theo tôi,anh là học trò giỏi nhất của Bác Hồ về đường lối chiến tranh nhân dân.Khôi phục chèo tuồng,khôi phục các trường học,chuyển đại bản doanh của liên khu bộ từ Nghệ an về Thanh hóa.Đưa hẳn một đại đội Thiếu sinh quân về đóng tại  thôn Mậu ở  làng Cổ định(nơi có bọn phản động đang khống chế nhân dân ở đó),dần dần làm cho dân hiểu và đi kháng chiến.
    -Khi tổ chức Đại Hội Tập,chúng tôi chỉ hiểu là anh cho luyện quân thôi.tổ chức phát triển từ : Chuối...Chuồng...đến Tĩnh gia...vòng ra bờ biển...về Nông Cống.ĐHT đi đến đâu,giúp địa phương đấy xây dựng lực lượng kháng chiến .Mỗi nơi đi khỏi,lại cử lại một cán bộ của QK để giúp đỡ địa phương.
Đến khi tổng kết bọn tôi mới hiểu ra rằng mục đích của ĐHT là:
    1-Giáo dục dân :tích cực kháng chiến,dũng cảm đánh Pháp.
    2-Răn đe thực dân Pháp:Kháng chiến mạnh như vậy đấy,hãy coi chừng.
    3-Rèn luyện cán bộ, rèn luyện bộ đội chịu đựng gian khổ trong chiến tranh.
Ngày đó trong quân khu đào tạo cán bộ,không chỉ cho liên khu 4 mà cho toàn quân.Nhiều sư đã về xin cán bộ tại đấy.

   -Năm  1956 khi anh Nguyễn Sơn mới về nước,chúng tôi đến thăm anh,anh tâm sự:Khi về đến Bằng tường
đã cảm thấy sức khỏe  đã kha khá nhưng  về đến Đồng Đăng Lạng sơn thì thấy người tỉnh hẳn.
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #15 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2009, 04:43:13 pm »

Con gái lớn đi công tác để hai con lại cho bà ngoại trông giúp, mình mừng lắm nên ít lời trên trang mong các bạn thông cảm.Mình rất cám ơn sự quan tâm của các bạn .
Chị ơi, em cũng bận qua chị à, chẳng có mấy luc rảnh để " dóc bầu " chị ạ
À, ngày xưa, hình như mùa mưa hồi năm 1980 em cũng làm lính thông tin đấy chị ạ. khi đó a vô tuyến 2W thiếu do bị hy sinh nên em được bổ xung. Một đêm thuộc mật danh chu Văn Mùi chị bảo có giỏi không. Em sư dụng loại máy PRC25 chị ạ
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2009, 05:34:06 pm »

Dongdoi78@ thân mến,mình theo dõi topic của bạn rất kỹ ,đọc nhiều lần nước mắt vòng quanh,rất cảm động,biết bạn bận nên không thúc dục đâu,bạn cứ bình tĩnh chăm ông già nhé,hôm nay mình cũng mới có bài được về ông già mình.Chúc bạn khỏe nhé,chúc ông già chóng khỏe,sống vui với con cháu.

Có một đêm mà thuộc được mật mã thì quá giỏi đấy.Mình là lính thông tin hữu tuyến bạn ạ.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2009, 09:26:15 am »

Mình tiếp tục bổ xung các bài phát biểu hôm lễ chào mừng nhé:

   _Anh Hồ anh Dũng cháu nội của cụ Hồ tùng Mậu cũng phát biểu :
Lứa tuổi của tôi thì chẳng thể có những  kỷ niệm như các bác vừa phát biểu, ông nội tôi cụ Hồ tùng Mậu,cũng mất sớm.Nhưng trong gia đình tôi vẫn thường kể cho nhau nghe  rằng ông tôi với bác Sơn quen nhau từ thời hoạt động ở Quảng Châu,vì vậy khi về cùng công tác ở Liên khu 4 thì khá hợp nhau,quí mến nhau.Ông tôi chẳng bao giờ đeo cravat nhưng trong quyển sách ảnh này(sách ảnh Tướng Nguyễn Sơn)khi đi dự đám cưới ông Sơn bà Huân thì ông nội tôi lại đeo cravat đứng gần cụ Lê Dư nhất.
 
   -Anh Vũ huyền Giao  là em ruột của anh Vũ tuyên Hoàng con trai hai bác Vũ ngọc Phan và Lê hằng Phương rất xúc động nhớ tới "cậu Sơn":
Chiều chiều quân khu bộ của cậu Sơn đều chơi bóng chuyền,tôi cũng nghịch lắm,thấy bóng là đá văng mạng,có lần còn đá vào cả phòng họp,cậu chỉ nhắc nhẹ nhàng,rồi cậu nhắc với bố mẹ tôi anh chị dạy thằng Giao cẩn thận không sau này thành tướng cướp đấy.
Bố mẹ tôi lúc đó  nuôi 8 chị em cúng tôi,rồi còn nuôi thêm anh Phan Vịnh và anh Phan  Diễn giúp bác Lê thị Xuyến ra Việt Bắc công tác  tổng cộng 10 đứa con,kiếm ăn rất vất vả.Cậu Sơn giúp bố mẹ tôi bằng cách cho tôi và anh Phan Diễn vào học tại trường Thiếu sinh quân khu 4 mặc dù  chúng tôi không phải là giao liên,và bố mẹ cũng  không phải Quân đội.
Cậu Sơn đi xe đạp rất tài tình,bọn trẻ như tôi rất bái phục .Cậu có cái xe đạp Stecling,thường xuyên không cầm ghi đông mà  đút hai tay vào túi quần,lái xe bằng mông.Mà đường ngoài cánh đồng trên bờ nông giang
chỉ rộng khoảng 30 phân,hai bên gờ cỏ,cậu vẫn đi xe đạp điêu luyện.Có lần tôi chăn trâu dưới cánh đồng thấy cậu cũng không dám gọi vì chẳng may làm cậu ngã xuống nông giang tận 6 -7 m thì nguy hiểm lắm,mà cậu cũng chăm chú nhìn đường chẳng để ý đến ai được.Có lần cậu Sơn vẫn dùng mông lái qua hai gò đất mà không sao,lại có lần cậu đi nhanh quá gặp barỉe chắn đường của dân quân không kịp  dừng ,cậu cũng không kịp bỏ tay ra mà vẫn dùng mông lượn ra ngoài vượt rào chắn không ngã.Anh dân quân quát:
Đi thế à? cứ làm như ông tướng ấy .May cậu vừa được phong tướng xong.Tôi để ý vì phục tính ngang tàng của cậu,sau này tôi cũng tập đi xe đạp theo kiểu của  cậu và  một lần bị ông lái xe buýt mắng ,một lần bị công an giao thông phạt.
Nước ta chiến tranh liên miên,năm nay tôi đã gần 80 tuổi,nhưng trong tâm trí tôi thấy tính lãng mạn của cuộc kháng chiến chống Pháp hơn nhiều sự lãng mạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ và sau này . Các anh cán bộ trung đoàn tiểu đoàn đều nói thạo tiếng Pháp ,toàn trí thức lãnh đạo quân đội.
Đám cưới của cậu Sơn và dì Huân lãng mạn lắm,đặc biệt là cậu Hoàng văn Chí lấy bà dì Lê hằng Phấn của tôi làm một đập thủy điện nhỏ rất đơn giản,chẳng sắt thép,rô to,sta to gì cả mà  chỉ có cái quạt gỗ,đặt dưới dòng chảy từ nông giang lớn chảy vào nông giang nhỏ thế là phát điện.Đám cưới đèn sáng rực cả một vùng,lúc đó thắp sáng chỉ có dầu lạc thôi.Cậu Hoàng văn Chí cũng giỏi lắm,chẳng được học hành gì mà nhà nước quân đội nhờ làm gì là làm được hết.Bác Hồ cũng cử bác sĩ Phạm ngọc Thạch mang bằng khen vào tặng cho cậu Chí.
Năm 1954 anh Vũ tuyên Hoàng và tôi được sang học tại Bắc kinh,vừa đến Bắc kinh thì đúng dịp ngày quốc
khánh 2-9,bọn tôi đến sứ quán Việt nam tại Bắc kinh.Đại sư Hoàng văn Hoan giới thiệu hôm nay có một vị khách đến dự là tướng Nguyễn Sơn,chúng tôi mừng quá.Sau đó hàng  chủ nhật cậu Sơn,dì Huân,các em Hà,Cương lúc đó còn rất bé thường đến chơi với chúng tôi ở thường Đại học Bắc kinh,lúc đó lưu học sinh Việt nam tại đây có  khoảng 100 người.
Năm 1956,tôi đến thăm cậu Sơn tại một ngôi nhà cổ của thành Bác kinh cổ,dì Huân không có nhà,Cậu Sơn ngồi trên ghế bành ,tay cầm tờ báo,mồm  ngậm thuốc lá trước mặt đủ các loại báo chí.Tôi ngồi bên cạnh cậu không biết cậu vừa mổ xong đến khi cậu rút cặp sốt trong người ra ,tôi giật mình :41  độ rưỡi. tôi sợ quá nhắc cậu phải chú ý,cậu Sơn hút thuốc rất nhiều,cậu rải thuốc ra các đĩa để khắp nơi ,bàn làm việc,cửa sổ đầu giường...tiện tay là lấy hút luôn không rút từ bao ra ,cho tới nay tôi chưa gặp ai hút thuốc như vậy .Lúc ra về cậu vẫn tiễn tôi ra cổng cách phòng cậu chừng 50 m.Vài  tuần sau đọc báo thấy báo tin cậu mất tại Hà nội.Thế là chúng tôi đã mất cậu.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2009, 02:39:04 pm »

Trong chiến đấu lính thông tin cũng vất vả lắm chị ạ .
 Lính máy vô tuyến thì luôn bám thủ trưởng quân sự , ông này ở đâu là bám theo không cách nhau quá 20m mà địch thì luôn tìm thằng lính thông tin để hạ trước , chỉ cần thấy phất phơ cái cần ăng ten của máy PRC25 thôi là nó nện cho không ngóc nổi đầu lên nữa . Ngày đó ta thiếu pin cho máy , pin zin của Mỹ cũng hết nên thay bằng pin con thỏ của Văn điển sản xuất nhưng kém lắm dùng nhanh hết pin và phải đeo rời bên ngoài máy thêm 1 cục nữa trên lưng .
 Lính máy hữu tuyến thì thường khi chốt chặn hay điểm dừng chân là khổ nhất , pháo bắn đứt dây phải chạy đi nối lại , ban ngày còn đỡ ban đêm Pốt nó cắt dây rồi ngồi đó phục lính hữu tuyến xuống nối dây là nó phệt , khi hành quân mỗi người một cuộn dây đủ 1000m thêm cái cục máy đeo bên sườn , gạo nước vẫn thế súng không có , sau này bên em hình như bỏ máy hữu tuyến không thấy trong đội hình hành quân tác chiến mà nếu có thì cũng không dùng đến vì di chuyển liên tục , các đơn vị đóng gần nhau nên chạy bộ cũng được bớt đi số anh em hữu tuyến trên D bổ xung sang bộ phận khác , khi nào ổn định lại về thông tin hữu tuyến lại .
 Đơn vị em lính thông tin bị thương hy sinh nhiều có trận toàn phải nói thẳng vì có ai nữa đâu mà mật mã , chửi nhau cãi nhau om cả trên máy , em có lần làm lính thông tin bất đắc dĩ , máy PRC25 trên lưng ngực đeo bao xe tay cầm súng túi ngực cắm cái tổ hợp bắn ầm ầm vận động như bộ binh , đang đánh nhau thế mà cái tổ hợp cứ nheo nhéo gọi . Chuyện thông tin trong chiến đấu đôi khi cũng vui lắm chị ạ .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2009, 04:42:09 pm »

Cám ơn Binhyen@ kể lại chuyện của anh em thông tin,theo chị thì chiến tranh lực lượng nào cũng có những nỗi vất vả do tính chất công việc.Nếu nhớ được thì kể nữa nhé,cám ơn em.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM