Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:08:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô Viết  (Đọc 100764 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #170 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:54:25 pm »


PHẦN KẾT


Cuối năm 1986, do sự kiện I-ran - Ni-ca-ra-goa1, chính phủ Ri-gân phải đối mặt với một sự rắc rối về chính trị, Uỷ ban An ninh quốc gia lập tức rơi vào tình trạng hỗn loạn; đồng thời Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Uy-li-am Cô-xây lâm bệnh nặng, đầu năm 1987 ông qua đời! Tiếp theo Bộ trưởng Quốc phòng, Cai-xpa Uyn-pak từ chức. Thế là nhóm người rất thành thạo về mặt kĩ xảo để triển khai một thế công về chiến lược với Liên Xô đã “danh tồn thực vong”! Số người còn lại, hoặc một số người khác có ý định kiên trì ở lại, ít lâu sau họ cũng tự cảm thấy lo cho mình còn chưa xong. Đối mặt với cơn bão táp của sự kiện I-ran - Ni-ca-ra-goa ai nấy đều như tượng đất qua sông - ngay bản thân mình cũng khó bảo toàn! Tuy nhiên, một bộ phận then chốt của chiến lược này vẫn tồn tại.

Cho đến năm 1989, trước kì Tổng tuyển cử, nước Mỹ tiếp tục ủng hộ Công đoàn Đoàn kết Ba Lan về mặt tài chính và hậu cần. Những sự viện trợ này là một cống hiến quan trọng về mặt sinh tồn và phát triển đối với Công đoàn Đoàn kết. Dù rằng sau tháng 5 năm 1988, Liên Xô bắt đầu rút quân ở Ap-ga-ni-xtan, nước Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ về mặt quân sự và tình báo cho du kích Mu-xlim. Sau khi Liên Xô giải thể năm 1991, nước Mỹ cũng vẫn tiếp tục hạn chế xuất khẩu kĩ thuật sang tập đoàn Liên Xô. Cho đến tận nay, giá năng lượng tương đối thấp và thu nhập ngoại tệ mạnh giảm bớt vẫn là một vấn đề gây lúng túng cho Mat-xcơ-va. Vào giữa thập kỷ 80, dự toán quốc phòng của nước Mỹ trên thực tế đã ở vào một thời kì ổn định ở mức cao, mà về mặt xây dựng quốc phòng vẫn tiếp tục kế hoạch nghiên cứu vũ khí hiện đại đổi mới, trong đó bao gồm “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Chiến lược và những tham số về tài nguyên trong cuộc chạy đua với Liên Xô của một siêu cường được xây dựng từ thời kì đầu chấp chính của Chính phủ Ri-gân vẫn được tiếp tục và giữ một cách hoàn chỉnh tới khi Liên Xô tan rã.

Liên Xô không phải do mọi “tác động” của nước Mỹ mà tan rã, cũng không phải do thời gian có lợi đối với nước Mỹ mà tan rã. Phải chăng do Krem-li phải đối mặt với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và với sự xây dựng quốc phòng của Mỹ; phải chăng do sự vấp váp, trắc trở về chính trị ở Ba Lan và ở Ap-ga-ni-xtan; phải chăng do tổn thất hàng vài chục tỉ đôla Mỹ do xuất khẩu năng lượng; phải chăng do không có cách nào giành được kỹ thuật của phương Tây. Thật ra nếu không phải do hiệu ứng tích luỹ của tổng hợp các nhân tố trên thì chúng ta có lí do để tin rằng Liên Xô có thể vượt qua cái của ải khó qua này! Thể chế Cộng sản Liên Xô không phải là một thổ hữu cơ mà trong bất cứ một hoàn cảnh quốc tế nào cũng có thể huỷ diệt được. Chính sách của nước Mỹ có thể, mà cũng nhất định cải biến được tiến trình lịch sử của Liên Xô, nhưng có một điều đáng nực cười là, rất nhiều các nhà quan sát ở phương Tây trước kia cứ một mực cho là thể chế kinh tế của Liên Xô cũng tốt đẹp như thể chế kinh tế của nước Mỹ. Họ cho rằng chính sách đối kháng sẽ không có kết quả, ngược lại sẽ làm cho địa vị của Liên Xô tăng cường. Giờ đây, họ lại quay ngoắt 180o, họ cho rằng sự suy nhược và đổ bể của đế quốc Liên Xô, về một ý nghĩa nào đó mà nói thì đó là điều không tài nào tránh khỏi!

Ngay từ thời kì đầu của thời đại Ri-gân, sự cáo chung của Liên Xô đã bắt đầu rồi. Tuy khi ấy còn chưa có hiện tượng gì chứng tỏ sự cáo chung của Liên Xô đang đến gần; nhưng thời kì đó; Liên Xô, một cơ thể vốn mang bệnh nặng thì chịu làm sao nổi một áp lực rất lớn bị bức phải hao phí nhiều tài nguyên quý báu để chạy đua vũ trang với một kẻ địch hùng mạnh? Liên Xô không có năng lực từ ngoại giới để giành được một loại thuốc có thể cải tử hoàn sinh, hoặc ít nhất cũng có thể hoãn giảm một số triệu chứng, mà nó chỉ có thể mắt mở trừng trừng nhìn căn bệnh của mình phát tác.

Vào thời gian đó, không có một người nào trong Chính phủ nước Mỹ (ngoại trừ Rô-nan Ri-gân) nhìn thấy rõ toà lâu đài Liên Xô sụp đổ. Mục tiêu của nước Mỹ là làm yếu và làm hao tổn thể chế Liên Xô. Nhưng, chính sách mà nước Mỹ vạch ra để làm yếu Liên Xô, cuối cùng lại biến thành nhân tố đe doạ sự sinh tồn của Liên Xô.

Năm 1989, trong cuộc tổng tuyển cử, Công đoàn Đoàn kết Ba Lan đã giành được thắng lợi với ý nghĩa đặc biệt. Xê-ơn-cai Ta-la-xên-cơ, trợ lí chính sách ngoại giao của Xê-vac-nat-de (Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô thời kì 1985 - 1991) cho rằng, sự kiện quan trọng này đã khiến cho Mi-kha-in Goóc-ba-chôp tin rằng, thể chế Liên Xô sẽ sụp đổ. Nhưng nếu không có Chính phủ Ri-gân hoặc bí mật, hoặc công khai ủng hộ thì Công đoàn Đoàn kết sau 10 năm không thể một lần nữa lại phục hồi. Nếu Chính phủ Mỹ không ép các nước phương Tây thực thi việc trừng phạt Ba Lan; không bí mật ủng hộ Công đoàn Đoàn kết bí mật về mặt tài chính, hậu cần và tình báo; không lấy việc trừng phạt để bắt bí Chính phủ Ba Lan đàm phán về vấn đề hồi phục phái phản đối, thì hành động trấn áp của Chính phủ Ba Lan sẽ rất thành công!
_______________________________________
1. Sự kiện I-ran - Ni-ca-ra-goa: Pin-đơ Kơ-xtơ, một thành viên trong Uỷ ban An ninh quốc gia đã phê chuẩn việc đem một khoản tiền lớn, tiền mua vũ khí của I-ran ủng hộ lực lượng vũ trang chống Chính phủ Ni-ca-ra-goa. Việc này đã phạm vào một đạo luật do Quốc hội thông qua năm 1984, cấm nước Mỹ không được viện trợ trực tiếp, hoặc gián tiếp cho lực lượng chống chính phủ Ni-ca-ra-goa trên. Hành động phi pháp này của Uỷ ban An ninh quốc gia sau khi bị bại lộ năm 1986 đã gây ảnh hưởng rất xấu cho Ri-gân. Pin-đơ Kơ-xtơ bị cách chức và bị khởi tố!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #171 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2010, 09:55:28 pm »


Sự thất bại của Liên Xô tại Ap-ga-ni-xtan, ở mặt trận của phe Cộng sản đã phát sinh ra nhiều phản ứng. Điều này đã nói lên rằng, cái gọi “chủ nghĩa Brê-giơ-nhep1 (tức không được “vòng tay nhường” bất cứ một nước Xã hội chủ nghĩa nào cho phương Tây) trên thực thế là trống rỗng, vô nghĩa! Nhưng nếu nước Mỹ không áp dựng chính sách tấn công thì cục thế Liên Xô liệu có xuất hiện sự nghịch chuyển không, điều này thật đáng nghi ngờ! Quân du kích Mu-xlim đã dũng cảm đối mặt với một đối thủ mà lực lượng quân sự của họ vượt trội hẳn; hơn nữa sự thật đã chứng minh, đối thủ này là những người mặt sắt vô tình! Nếu không có sự viện trợ của Mỹ, khẳng định là quân du kích sẽ thất bại! Chuẩn tướng Mô-ha-met Ưu-xu-phu nói: “Trong quá trình đánh bại nước Nga, sự viện trợ của Cục Tình báo trung ương là tất yếu và quyết định.” Kế hoạch viện trợ bí mật của nước Mỹ, đầu tiên mang tính thí nghiệm do Chính phủ Ca-tơ khởi động từ năm 1980, sau đó kế hoạch này được phát triển suốt cả thập kỉ 80. Đương nhiên, chất lượng và mức độ hiện đại của vũ khí cũng được nâng cao, hơn nữa phái phản đối cũng được san sẻ những tin tình báo. Trước đây mục đích của du kích Mu-xlim là luôn tập kích vào quân đội Liên Xô; đến năm 1985, mục đích này biến thành sự tranh thủ giành thắng lợi, thậm chí còn đưa cả chiến tranh vào đất Liên Xô.

Tác động lâu dài của những hành vi chủ động này đã làm cho Liên Xô bị tổn thất rất nhiều người, cuối cùng nó đã bức Liên Xô phải rút quân khỏi Ap-ga-ni-xtan.

Ngoài ra Chính phủ Mỹ đã triệt để lợi dụng những vết nứt về chính trị đối ngoại phản ánh vào nội bộ tập đoàn Liên Xô, làm cho nguy cơ về tài nguyên của Liên Xô bị trầm trọng thêm. Vấn đề xây dựng quốc phòng của Mỹ là một minh chứng, mục đích trực tiếp của nó là tăng cường sức uy hiếp, nhưng Chính phủ Mỹ còn có một mục đích sâu sắc hơn nữa, đúng như bản “Chỉ thị kế hoạch 5 năm của Bộ Quốc phòng” đã chỉ rõ, công cuộc xây dựng quốc phòng của họ không chỉ là nâng cao lực lượng quân sự tương đối giữa Mỹ với Liên Xô, mà Mỹ còn muốn làm cho Liên Xô phải suy thoái hoàn toàn về thực lực kinh tế. Đó là một hình thức của kinh tế chiến!

Công cuộc xây dựng quốc phòng không chỉ giản đơn là tăng dự toán, mà vấn đề quan trọng không kém là sử dụng tiền của như thế nào. Đối với Liên Xô mà nói, đột nhiên đưa hệ thống vũ khí tiên tiến, khoa học kĩ thuật cao (bao gồm “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”) vào cuộc chạy đua vũ trang, tức là đưa một loạt động lực nguy hiểm vào cuộc chạy đua đó! Krem-li thích chạy đua về số lượng, vì như vậy họ có thể trội hơn so với ưu thế kĩ thuật của Mỹ. Nhưng, khi đưa các tham số chất lượng vào cuộc chạy đua, thì rõ ràng Mat-xcơ-va ở vào thế yếu, mà họ sẽ có cảm giác là “lực bất tòng tâm”. Chính vì vậy, Goóc-ba-chôp mới thấy lo lắng đối với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và kế hoạch quốc phòng khoa học kĩ thuật cao của Mỹ.

Đồng thời, Chính phủ Mỹ còn không ngừng “đánh” vào túi tiền của Mat-xcơ-va. Đường ống khí đốt ở Xi-bê-ri chỉ hoàn thành có một nửa quy mô của nguyên kế hoạch, mà về tiến độ phải hoãn lại hai năm; điều này khiến cho Liên Xô tổn thất một khoản tiền lớn. Hơn nữa Mỹ còn không ngừng tìm cách làm giá năng lượng quốc tế thấp đi; tình hình đó khiến Liên Xô đã “chết trâu lại thêm mẻ rìu”! Đúng lúc họ rất cần ngoại tệ mạnh thì lại mất trắng ngay hàng chục tỉ đôla. Hơn nữa sự hạn chế xuất khẩu kĩ thuật của phương Tây tăng cường thêm một bước trong việc gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế của Liên Xô.

Nhưng, chúng ta có thể đặt vấn đề như sau, nếu công cuộc xây dựng quốc phòng nước Mỹ do Gim-mi Ca-tơ bắt đầu năm 1980, kết thúc năm 1983, hoặc nước Mỹ không có “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, hoặc Liên Xô có thể tiếp tục giành được kĩ thuật của phương Tây, hoặc khi giá năng lượng lên tương đối cao, đường ống khí đốt đem lại sự thu nhập một khoản lớn ngoại tệ mạnh; như vậy thì nguy cơ về năng lượng của Liên Xô sẽ dễ dàng đối phó hơn nhiều.

Làm cho Krem-li sa xuống vực sâu không phải do một sự kiện hoặc do một chính sách riêng lẻ nào. Sở dĩ chiến lược tổng thể của Chính phủ Ri-gân có được uy lực lớn đến như vậy là do tác dụng tổng hợp của các loại chính sách. Tất cả các sự việc trên đã dẫn đến một điều khá khôi hài là: các nhà lịch sử học đã cho Mi-kha-in Goóc-ba-chôp một niềm vinh dự tối cao: chính ông là người đã làm cho mọi người thấy được ánh bình minh của thời đại sau chiến tranh! Kẻ chiến bại đã có được niềm vinh dự cao hơn người chiến thắng nhiều, đó là một hiện tượng cực kì độc đáo trong quá trình phát triển của loài người!
________________________________________
1. Chủ nghĩa Brê-giơ-nhep: Thời kì 1967 - 1968 khi Tiệp Khắc dưới sự lãnh đạo của Đu-bê-ep (Dubeek) tiến hành cải cách, Brê-giơ-nhep đưa ra một luận điểm: “Khi các lợi ích chung cơ bản của các nước XHCN khác bị sự uy hiếp của một nước XHCN” thì Liên Xô có quyền can thiệp. Luận điểm này người phương Tây gọi là: “Chủ nghĩa Brê-giơ-nhep”.




Hết!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM