Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:46:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!  (Đọc 85796 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 10:49:17 pm »

Thưa các bác:

Rượu chè, một trong mấy thứ " tính tình tinh" nó quấy ta! Ấy... trong đời có mấy ai lại không dính dấp đến " rượu hay chè" nhưng ông bà ta đã từng nhắc nhở chúng ta nên " cẩn thận" ... Đây là bài viết mà Bí Bếp đã tản mạn từ dịp đầu Xuân Quí Mùi, đến với diễn đàn QSVN mong "tán gẫu" cùng các bác lại về "sự cố" rượu chè hén... và để mở đầu câu chuyện, Bí Bếp xin dùng "trà" thay vì "rượu" để gọi là...

Trà đã gắn liền cùng văn hoá "ăn uống" của dân Việt nói riêng, và các dân tộc gốc Á Châu nói chung, đã lâu lắm, lâu lắm rồi! Theo truyền thuyết của mí chú thím Ba (TQ) thì ông tổ của trà bên Tàu là vua Thần Nông (cũng là ông tổ của nghề thuốc Bắc và cũng là ông tổ của nghề nông và dựa theo một số truyền thuyến thì ông ni cũng là "tổ" của người mình!) Tuy nhiên có người cũng " théc méc" là "nhân vật" vua thần Nông có thật hay chỉ là một sáng tác của ai đó chăng.  Roll Eyes

Đại khái thì truyền thuyết về Trà được kể như sau: Vua Thần Nông, có tiếng là một trong những ông vua thuộc dạng "minh quân" và có tiếng là " thương dân, mến nước", nhất của người Hoa. Vua Thần Nông đã dạy dân TQ cách thức cày bừa, trị bệnh, và ngay cả một số cách thức "ăn chơi". Vua Thần Nông thường xuyên đi chu du khắp nơi theo dạng "thăm dân cho biết sự tình". Trong một chuyến "công du" ở miền Nam (mạn Lĩnh Nam, hồ Động Đình), vua TN và tùy tùng tạm nghỉ chân dưới một tàng cây nọ. Vua cho người đun nước sôi thì trong lúc có một ít lá khô rơi vào nồi nước. Trong lúc đang mỏi mệt, vua ta vẫn uống nước đấy chứ không chờ đám tùy tùng nấu nồi nước khác. Một lúc sau, nhà vua cảm thấy trong người lâng lâng và sảng khoái nên vua cho lấy giống, trồng lại và phổ biến trong dân gian nên dùng loại cây lá đấy mà làm thức uống, rất tốt cho "xức phẻ"!



Còn một thuyết khác thì trà đã du nhập vào Trung Hoa sau khi theo chân cùng một vị Tu Sỉ Phật Giáo từ Ấn Độ (Bồ Đề Lạt Ma) cũng ngót nghét khoảng 2,000 năm về trước. Trong suốt chín năm "thiền định", Bồ Đề Lạt Ma đã không ăn gì ngoài uống một ít nước và ngậm lá trà để giúp ngài "tịnh thần" chống buồn ngủ trong lúc "thiền". Chuyện ngậm trà hay uống "trà" trong lúc thiền của các tu sĩ Phật Giáo Trung Hoa hay Nhật Bản thì có khá nhiều "tình tiết" hơi giống nhau.

Nếu dựa theo truyền thuyết đầu tiên của mí chú thím Ba thì trà đã lưu truyền trong dân gian Trung Quốc cũng đã ngót nghét 5,000 năm rồi. Thực thế nếu ta dựa vào "sách vỡ" dạng "cổ thư" của họ thì " trà" đã được nhắc đến như là một trong những "vị thuốc" từ phương Nam từ thời hậu "Xuân Thu Chiến Quốc" (200-100 BC). Thế mãi cho đến thế kỷ thứ 8 của thời Đại Đường, ông Lữ Dự, một văn sĩ, hoạ sĩ, thi sĩ và một loạt "sĩ" của TQ mới viết một cuốn sách chuyên bàn trò ăn chơi của "trà" qua tựa đề " Kinh Trà" (Cha Ching]). Lữ Dự rất là tình tiết trong quan niệm trồng trà, hái trà, sấy trà, cất trà, uống trà, v.v. và cuốn "Kinh Trà" vẫn được xem là "mẫu mực" của cách thưởng thức "trà" của người Hoa từ trước đến nay.

Cho dù trà có thể đã có rất lâu đời nhưng dựa theo "sách vỡ" thì trà trở thành một trong những sản vật được trao đổi giữa các dân tộc trong vùng Á châu theo con đường "tơ lụa" trên dưới mười thế kỷ qua. Trà có nơi đã được đúc thành bánh và dùng thế cho "tiền" trong các vụ mua bán, đổi bác giữa các dân tộc, nhất là các sắc dân sống ở miệt tây bắc Trung Hoa.

Trà đã được du nhập và nước Nhật từ thế kỷ thứ 10 (cũng theo chân cùng các tu sỉ Phật Giáo) nhưng rất giới hạn cho đến thế kỷ thứ 15 trở về sau trà mới được phổ biến rộng rãi hơn trong nước Nhật. Từ từ, chúng ta sẽ "mạn đàm" về quan hệ "trà đạo" của người Nhật có quan hệ như thế nào với nghề "trà" của xứ ta hén.

Trà chiếu theo truyền thuyết dân gian của người Việt mình thì cũng đã kéo dài cả 3,000 năm nay. Trà là một giống cây (Camillia sinesis) mà đã mọc "hoang" từ Ấn Độ sang miền nam Trung Hoa, xuống đến mạn Đông Nam Á, nhất là ở các miền Cao Nguyên của Việt Nam, Campuchia, Mã Lai, v.v. Ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, v.v. người ta còn tìm thấy một số cây trà rất cổ vẫn còn sống (chiết tính có thể lên đến 3,000 năm tuổi). Sau 1,000 năm Bắc Thuộc, nước Việt Nam đã giành độc lập sau triều Đại Đường bị nhà Tống lật đổ (từ thế kỷ thứ 10). Dù sao nền văn hoá Việt Nam, ngay cả nghệ thuật " ăn uống" cũng bị ảnh hưởng không ít thì nhiều theo văn hóa Trung Hoa.

Ngược dòng lịch sử một tí thì triều Tống bên Trung Hoa đã thay thế nhà Đại Đường kể từ thế kỷ thứ 10 cho đến lúc họ bị quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hản tiến chiếm mà thiết lập nhà Nguyên gần cả 100 năm vào gần cuối thế kỷ thứ 13. Trong thời cực thịnh của triều Tống cũng là lúc nền văn hoá độc lập của Việt Nam cũng phát triễn khá mạnh (bắt đầu từ Lý Công Uẩn và kéo dài gần suốt cả chín đời vua của triều Lý trong khoảng thời gian nầy). Nước Nhật lúc đấy lại bị triều Tống "cô lập" nên một số tu sĩ Phật Giáo và danh thương người Nhật đã dùng Việt Nam làm ngả du nhập " văn hoá" cho xứ sở của họ. Nghệ thuật uống trà của Việt Nam (điển hình là trà xanh) và trà cụ đã được tiền nhân chúng ta cho xuất cảng sang Nhật trong giai đoạn nầy (từ triều nhà Lý sang đến nhà Trần). Hiện nay tại một bảo tàng viện của người Nhật ở Kyoto (cựu thủ đô của Nhật) vẫn còn lưu giữ và chưng bày một số trà cụ từ Việt Nam mà họ đã nhập vào nước Nhật trong triều đại nhà Lý mà người Nhật vẫn xem là những món đồ "quốc bảo".

Riêng trò chơi "trà" của người Việt chúng ta thì đã được phát triễn cực thịnh, trở thành một bộ môn chơi của giới quan quyền, thượng lưu trong triều nhà Nguyễn của thời cận đại. Điển hình nhất cho bộ môn trà trong thời Nguyễn là sự phát triển của trà ướp sen trong thời vua Tự Đức (cung nữ bơi thuyền ra hồ sen trong buổi chiều, cho trà sấy vào mỗi đoá sen để lấy hương sen qua đêm, rồi bơi thuyền ra lấy trà lại vào buổi sáng ngày hôm sau... cho vua và các quan lớn thưởng thức loại trà ướp sen nầy).

Phổ thông hơn thì trà đã gắn liền cùng đời sống thường ngày của người Việt chúng ta. Trà dùng không những được dùng làm một thức uống tiện dụng hàng ngày mà là một "sính lễ" không thể thiếu trong những dịp lễ trọng đại như " ma chay, cưới hỏi", và dùng để tiếp khách từ dạng "quốc khách" cho đến "thực khách" của hàng dân giả!

Cụ Tú Xương, một trong những thi sĩ có thể nói là "chịu chơi" nhất trong làng văn học Việt Nam cũng đã từng than thở sự yếu kém của mình trước hấp lực của "trà" như sau:

Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà


Cách thức uống trà phổ thông của người Việt thì thường không cầu kỳ như kiểu uống trà Trà tàu (kungfu trà) hay lề mề như trà Nhật (Trà Đạo)... Trà ta thường gói ghém ở dạng trà xanh mà nổi tiếng nhất là các dạng trà được trồng ở mạn Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Giang, v.v. và sau nầy được trồng ở các vùng của Trung Nguyên (Bảo Lộc, Đà Lạt, v.v.) Trà cũng được bày bán cho tầng lớp dân lao động ngày xưa ở dạng " chè tươi" và sang hơn thì các loại trà tẩm hương (nhài, cúc, sen, quế, v.v.). Sau nầy thì một số dân chơi lại khoái " mode" trà túi (trà Lipton) và phổ thông hiện giờ thì trò " trà sữa" của Đài Loan thì đã mọc như " nấm" ở các thành phố và cộng đồng Việt từ trong cho đến ngoài nước.

Riêng cách uống trà theo " bài bản" của dân "sành điệu" dạng " tao nhân mặc khách" ngày trước thì được gói ghém như sau:

Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh

Phần chính của trà ngon, phải là nước... nước thường là nước mưa được hứng ở giửa trời. Cận trọng hơn nữa, nước đun trà có người còn đi lấy từ các nguồn suối thiên nhiên, hay từ một số mạch giếng mà không bị ô nhiểm, rồi được mang về, che đập cẩn thận cho đến khi được "cất" trà.



Cách nấu nước cũng hết sức quan trọng. Than, thường được dùng để " đun" nước vì than không bốc mùi làm ô nhiểm " mùi trà" như các loại củi khô, dầu hôi, hay các loại dầu khác. Nhiệt độ cũng rất quan trọng (sôi sủi tăm, đầu nhang, đầu đủa, v.v.) thường là cách mà người trước phân định sức nóng của nước (ngày nay thì ta dùng điều nhiệt kế cho chắc ăn).

Sau đó mới đến loại trà mà ta chọn để " cất" . Trà ta, thì đã nói thường là các loại trà xanh (trà móc câu, trà Thái Nguyên, v.v.) thường được cất ở khoảng sôi sủi tăm (khoảng 80 độ C hay 165-170 độ F). Nếu trà tẩm hương (trà sen, trà nhài, trà cúc, v.v.) thì các cụ thường cất ở độ sôi đầu nhang (khoảng 200 - 205 độ F) như dạng ta " ninh" nước lèo cho nồi phở. [Wink] Các cụ tuyệt đối không dùng nước sôi để cất trà vì... nếu dùng nước sôi sẽ là " cháy" trà... và trà trở nên " chát ngắt" vì bị " cháy"!

Phần Bôi (chén) hay Bình trà ở đây thường là dạng chén cỡ hột mít (hay mắt trâu) mà các cụ đề nghị. Bình hay ấm thì có bình chuyên và bình tống. Trước khi pha trà thì các cụ thường dùng nước " sôi" để tráng sơ chén và bình để làm nóng (thật ra đấy là một hình thức tẩy vệ sinh) và rửa trà nước đầu (xong đổ đi)... để cho trà nỡ đều trong nước mà mang ra hương vị đầy đặn nhất của trà. Cho mỗi lần " độc ẩm" , " song ẩm" , " tứ ẩm" , hay " quần ẩm" thì các cụ đều có những loại bình đủ cỡ, đủ kích khác nhau. Như đã nói, nghề và kỹ thuật đồ gốm của người Việt thật ra đã khá phát triễn... từ lúc thủ đô nước ta đã được dời về Thăng Long (Hà Nội) ngày nay. Mới khoảng thời gian rất gần đây, Hà Nội mới khai quật được một số đồ gốm rất tinh xảo trong đời nhà Trần mà trình độ kỹ thuật không thua gì những tác phẩm đặc sắc của Trung Hoa!


Bộ trà Bí Bếp dùng ở nhà

Phần " ngũ quần anh" thì... " bạn trà" thường khó tìm hơn "bạn rượu". Nghệ thuật uống trà cũng đã được các cụ cho vào hàng chiếu trên của " tao nhân mặc khách" mà điển hình là thú nghe cô đầu hay hát ả đào mà chúng ta nghe đến sau nầy. Mèn, mí cụ ngày xưa nghe Hát Ả Đào dạng ca Trù mà được người đẹp có giọng ca thánh thót cỡ Mỹ Linh hay Ngọc Hạ pha trà, gọt lê, bóc kẹo gương, kẹo đậu phụng cho thưởng thức thì có khác gì thưởng thức trò Gheisa của xứ Phù Tang hén!


Ấm dùng để "song ẩm"
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2008, 03:43:47 am gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 10:50:47 pm »

Thú chơi trà của người mình dù sao cũng bị ảnh hưởng khá nhiều theo bài bản trà tàu của người Hoa, điển hình là cách chơi trà của Lữ Dự đã tình tiết trong cuốn "Kinh Trà" từ thế kỷ thứ 9 mà Bí Bếp đã nhắc sơ vào phần mở đầu của đề mục nầy.

Riêng về bộ môn trà tàu ở Trung Quốc thì đã bị "mất mát" khá nhiều, nhất là sau cuộc cách mạng văn hóa thập niên 60. Tuy nhiên, bộ môn Trà Tàu vẫn được phát triễn khá manh sau khi quân Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan. Môn trà tàu chỉ được "tái sinh" ở Trung Quốc sau khi chính quyền Bắc Kinh cho phép các doanh thương Đài Loan trở lại và phát triển kỹ nghệ trà tàu ở các địa phương. Bí Bếp có mần chuyện ơn nghĩa cùng một vài doanh thương Trà Tàu người Đài Loan nên mí chuyện " hậu trường" Bí Bếp cũng " học lóm" được một ít.

Trà Tàu... chỉ riêng về trà thì người Hoa phân chia ra làm bốn loại chính: bạch trà, lục trà, hồng trà, và hắc trà. Phổ thông hơn cả đa số thường chỉ dùng lục trà và hồng trà (green tea & olong tea). Phân loại trà cho đúng bài bản thì khó mà diễn đạt hết được... nào có khác gì nỗ lực phân định bao loại rượu hay phó mát (cheese) của xứ Phú Lãng Sa! Bí Bếp chỉ gói ghém sơ sài những gì mà Bí Bếp đã " học lóm" về nghề trà từ mấy người bạn Đài Loan.

Bạch trà như dạng trà bạch mao, nơi nào có trà là chúng ta có thể hái và sấy thành bạch trà được cả. Bạch trà nỗi tiếng nhất là loại trà được trồng ở tỉnh Phước Kiến của TQ. Bạch trà chỉ thu hoạch với một số lượng rất ít nên ít khi được bán ra nước ngoài. Bạch trà dạo nầy rất được giá vì theo một số bài bản nghiên cứu thì trong các loại trà, bạch trà tương đối chứa hàm lượng antioxidant cao nhất. Bạch trà thì hương vị rất nhẹ, nhẹ hơn trà xanh rất nhiều. Bạch trà giống như các loại rượu trắng của Tây, càng mới càng tốt... Nếu giữ qua năm thì... "phí của giời!"


Trà Bạch Mao

Trà xanh (lục trà) thì dĩ nhiên rất phổ thông trong các giới thưởng ngoạn trà từ Trung Quốc đến Đại Hàn, xuống Việt Nam và sang Nhật Bản (sen cha). Trà xanh của Trung Quốc nổi tiếng nhất là trà Long Tĩnh, Bỉ Lộ Xuân, Bạch Hầu, Mao Phong, v.v. Bác Camel có nhắc đến trà Long Tĩnh Hàng Châu... Bí Bếp xin mạo muội bàn thêm loại trà rất nổi tiếng và có giá nầy. Trà Long Tĩnh (Rồng Nằm Trong Giếng => Dragonwell) thì có sự tích như sau. Hàng Châu là một thành phố có tiếng là thơ mộng của Trung Quốc, nơi đã tạo bao nguồn cảm hứng cho thi hào Lý Bạch và bao người " sĩ" khác của TQ để sáng tác bao tác phẩm văn học và nghệ thuật để đời. Khí hậu ẩm ướt nhưng mát mẻ của Hàng Châu thì rất phù hạp cho bao loại trà. Trà ở Hàng Châu mà được trồng ở Tây Hồ thì được tiếng là " tuyệt phẩm". Có điều chúng ta nên ghi nhớ là nội ở Hàng Châu cũng đã có cả 36 cái hồ mang tên là Hồ Tây... thế thì cái Hồ Tây mà thi sĩ Lý Bạch đã tả trong thi văn là cái hồ nào thuộc 36 cái hồ tây tại Hàng Châu đấy.


Trà long tĩnh

Bí Bếp xin tạm trích đoạn một bài thơ mà Thi Sĩ Tế Hanh, người đã từng viếng Tây Hồ, Hàng Châu vào năm 1956 và cảm hứng vẻ đẹp Tây Hồ đã ghi lại như sau:

Trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm
Trời Hàng Châu bốn bề êm ái
Mùa thu đã đi qua còn gửi lại
Một ít vàng trong nắng trong cây
Một ít buồn trong gió trong mây
Một ít vui trên môi người thiếu nữ...
Anh đã đến những nơi lịch sử
Ðường Tô Ðông Pha làm phú
Ðường Bạch Cư Dị đề thơ...


Trà Long Tĩnh là loại trà xanh mà mỗi đầu trà có dáng giống như lá cờ hình tam giác mà mấy người nghệ sĩ cải lương Hồ Quảng hay gắn sau lưng trên bộ trang phục của họ. Tục truyền, vua Đế Càn Long, thời Mãn Thanh từng viếng Tây Hồ của Hàng Châu và có ghé thăm một vườn trà khá nỗi tiếng của địa phương vào một mùa hè nọ. Thoạt đầu vua Càn Long có thử trà Long Tĩnh thì ngài không có ấn tượng gì đặc sắc cho lắm... nhưng sau một lúc, vua Càn Long mới cảm thấy có hậu thanh ngọt ngấm hoài trong cổ nên ngài truyền lệnh lấy trà Long Tĩnh của Hồ Tây, Hàng Châu làm phẩm vật tiến cung hàng năm... Từ đó, trà Long Tĩnh của Tây Hồ ở Hàng Châu trở thành một thứ trà xanh rất thời thượng của dân uống trà. Người bạn trà của Bí Bếp "bật mí" rằng, đúng trà Long Tĩnh của Tây Hồ, Hàng Châu thì rất khó tìm... nhưng trà Long Tĩnh thuộc dạng hàng " nhãn" thì đầy rẫy... Người bạn nầy có nhập vào Mỹ một ít trà Long Tĩnh, Hàng Châu chính hiệu và bày bán ở khoảng $500USD/lb thì giới tiêu thụ rất ít nên anh ta không còn nhập số hàng trà Long Tĩnh nầy nữa... Đúng hiệu danh trà Long Tĩnh, như đà nói là rất hiếm vì cùng giống trà nhưng nếu trồng ở vùng đất khác thì hương vị trà sẽ không bằng. Trung bình mỗi lb trà Long Tĩnh có khoảng 25,000 đọt trà mà trà phải hái vào buổi sáng. Cách sấy trà Long Tĩnh cũng khác hơn các loại trà khác, người sấy trà không dùng bất kỳ một dụng cụ nào khác ngoài hai bàn tay của họ (nghe tả giống như cách luyện Thiết Sa Chưởng trong truyện kiếm hiệp). Trà Long Tĩnh thì được xếp tám hạng khác nhau. Trà Long Tĩnh ngoại hạng thì vẫn được dùng làm vật tiến cung cho các VIP ở Bắc Kinh. Có ai may ra thì chỉ thử được trà Long Tĩnh hạng 5-7 là cao vì trà LT thượng hạng thì rất khó tìm nếu ta không có sự quan hệ cùng các chủ vườn trà!

Ngoài Long Tĩnh trà, Bỉ Lộ Xuân cũng là một loại trà xanh dùng tiến cung cũng rất nỗi tiếng mà huyền thoại về trà còn có người đặt tên là "Trinh Nữ trà". Vì sao huyền thoại gọi là trinh nữ trà? Tục truyền thì trà Bỉ Lộ Xuân chỉ được hái do các trinh nữ mà họ phải giữ số trà hiếm hoi trong nách họ để lấy mùi "trinh nữ" trước khi họ mang về sấy... để tiến cung! Thực tế thì không có chuyện như thế, giống trà Bỉ Lộ Xuân chính hiệu thì được trồng ở một số trang trại trên dãy Động Đình San gần Động Đình Hồ (hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc --- nơi mà Sùng Lãm gặp Âu Cơ theo truyền thuyết của người Việt chúng ta). Dãy Động Đình San nầy thường có sương mù bao phủ quanh năm, khí hậu ôn hoà cũng rất phù hạp cho các loại cây trà và hoa trái khác. Các trang trại trên dãy Động Đình San còn trồng các loại cây ăn trái nỗi tiếng khác như đào, lê, mơ, táo, v.v. và vào mùa Xuân (mùa hái trà) thì hương của các loại hoa kể trên đồng quyện lấy cùng trà nên khi họ sấy trà Bỉ Lộ Xuân thì trà nầy cũng giữ được mùi hương rất đặc biệt đấy. Trà Bỉ Lộ Xuân thì càng phức tạp hơn trà Long Tĩnh nữa vì mỗi lb trà BLX bao gồm từ 35,000-40,000 đọt nên công hái, sấy, và giữ trà cho đến lúc ta tiêu thụ rất là nhiều công phu. Trà Bỉ Lộ Xuân tuy số lượng ít hơn nhưng vẫn thuộc vào một trong 10 loại trà quí nhất của Trung Quốc.

Cũng nằm trong dạng trà xanh, Hoàng San Mao Phong, cũng được liệt vào "hàng chiếu trên" của các loại trà. Trà Mao Phong trồng ở ngọn Hoàng San thuộc tỉnh Quế Anh (Anhui), TQ thì ít người biết đến hơn hai loại trà kể trên vì số lượng sản xuất hàng năm rất hạn chế. Truyền thuyết chuyện trà Mao Phong ở Hoàng San thì được kể như sau: Có một cặp nhân tình nọ làm cho một trang trại trà ở tỉnh Quế Anh gần ngọn Hoàng San. Họ yêu nhau thắm thiết nhưng vì nghèo nên họ chưa lấy nhau được. Cô gái thì có nhan sắc tuyệt vời và không may bị lọt vào mắt của lão điạ chủ độc ác. Lão ta cho người đến hỏi cô ta làm vợ kế nhưng bị nàng cự tuyệt. Sau đấy, lão ta cho lệnh bắt người tình của cô ta đem giết và vất xác trên núi Hoàng San. Được hung tin, cô gái nọ đi lên núi tìm được xác người yêu. Cô ta xúc động, khóc lóc thảm thương và những giọt nước mắt của nàng đã trở thành những giọt sương ấp ủ bụi trà mà xác người yêu của nàng đã nằm xuống. và từ đó, bụi trà Mao Phong trên đỉnh Hoàng San đã đi vào huyền thoại!

Cũng ở khu vực Động Đình Hồ, có một loại trà tiến cung có tên là trà bạch kim (silver needles) trồng trên đảo Quân San (yunsan) mà người Hoa liệt vào hạng trà xanh. Thực ra thì loại trà bạch kim nầy có nước màu vàng khi ta " cất" trà. Đảo Quân San là một đảo nhỏ ở giữa hồ Động Đình (nơi mà Lão Tử từng ẩn dật, tu tiên) cũng có trồng trà. Vì số lượng quá ít, nên thường dân ít có cơ hội thưởng thức loại trà bạch kim trên đảo Quân San nầy. Trà nầy thì búp lá đều nỡ lớn chứ không còn "búp xanh" như ba loại trà kể trên... tuy nhiên trà được hái và sấy trong vòng 24 giờ nên trà bạch kim (vì lông tơ màu trắng vẫn còn trên lá) không bị oxy hoá như các loại hồng trà.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2008, 12:42:17 am gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 10:52:32 pm »

Bàn về trà Tàu, phổ thông nhất là các loại hồng trà (thí dụ như trà Thiết Quan Âm, Đại Hồng Bào, Thiên Lý, Thiên Vũ, A Lý San, Cao San, Động Đình, Đông Phương Mỹ Nhân, Bảo Chung, v.v.) mà ta thường nghe đến. Hồng trà thì rất đa dạng... không thua gì các loại rượu vang đỏ của Tây!

Theo sách vỡ thì kỹ thuật ủ và sấy để làm hồng trà chỉ có từ thế kỷ thứ 18 đến nay. Hồng trà khởi nguồn từ vùng Quế An (Anxi), tỉnh Phước Kiến của Trung Quốc. Sau nầy, hồng trà theo chân quân Quốc Dân Đảng sang Đài Loan nên một số địa danh của đảo nầy cũng đã gắn liền cùng Hồng Trà.

Bạch trà và lục trà thì hoàn toàn không có sự " lên men" (oxy hoá) từ giai trình hái, ủ, và sấy như hồng trà. Hồng trà thường có tỉ lệ " lên men" từ giai trình " hái và ủ" ở khoảng 20 - 80% (thí dụ như trà Bảo Chung - Đông Phương Mỹ Nhân). Hồng Trà ở Trung Quốc thì thường có màu nước rất "hồng" trong khi hồng trà của Đài Loan thì được đặc chế ra nước gần màu "xanh" của lục trà hơn là hồng trà nguyên bản nội địa TQ. Hồng trà đặc chế thường phản phất mùi hương của hoa đào làm chuẩn... hậu vị phải thanh ngọt, đấy thường là đặc điểm của hồng trà từ Đài Loan. Kỹ thuật hái, ủ, cuộn, và sấy của hồng trà rất ư là phức tạp và luôn được bảo quản hết sức bí mật nên rất ít khi các nơi khác tái tạo được các bí mật gia truyền của các loại Hồng Trà TQ! Rõ là "nghề chơi cũng lém công phu" nên người Hoa rất hãnh diện về hồng trà chẵng khác gì mí bác Phú Lãng Sa tự hào về rượu vang của họ!

Riêng về huyền thoại Hồng Trà thì một số người trong chúng ta thường nghe truyện về "Trảm Mã Trà" hay " Hầu Trà" ... Thực tế thì đó vẫn chỉ là huyền thoại nên Bí Bếp xin không "thêu dệt" thêm vào " huyền thoại" của truyện nầy! Bí Bếp chỉ "tản mạn" vài điều về một số hồng trà nổi tiếng mà chúng ta có thể thưởng thức được.

Sự tích về trà Thiết Quan Âm nổi tiếng của miền Quế An tỉnh Phước Kiến thì được kể như sau: Tại một làng nọ ở miền núi huyện Quế An của tỉnh Phước Kiến có tên là Giang Nam, có một ngôi miếu thờ phật bà Quan Âm. Trong thời loạn lạc chiến tranh giữa quân Thanh và nhà Minh, dân tình khổ sở, dân miền nầy cũng không tránh được hiểm hoạ chiến chinh. Trong số dân làng của Giang Nam, có một người thanh niên nọ vẫn rất thành tâm trong việc giữ gìn hương quả cho đền thờ phật bà Quan Âm mà đã bị tàn phá vì chiến tranh. Một hôm chàng trai nọ đã thiếp đi sau khi làm xong việc hương quả và khấn nguyện. Chàng ta mơ thấy Phật Bà hiện về và bảo chàng rằng Phật Bà rất cảm kích lòng thành của chàng ta và bảo ra sau miếu mà lấy "báu vật" về chia sẻ cùng bà con trong làng. Chàng thanh niên tỉnh giấc và đi vào phía sau miếu tìm kiếm mà chẵng thấy gì ngoại trừ một cây trà con đang mọc. Chàng ta vẫn bứng mang về nhà mà trồng thử. Không ngờ sau nầy chàng hái, ủ, sấy và pha uống thì cảm thấy trà nọ có một hương vị rất tuyệt vời. Sau đó ta chàng cho chiết giống mà chia cùng những người còn sống trong làng để trồng và bán đi những nơi khác với tên Thiết Quan Âm. Từ đó trà Thiết Quan Âm của làng Giang Nam, huyện Quế An, tỉnh Phước Kiến bên Trung Quốc đã trở thành một loại trà nổi tiếng. Để tỏ lòng biết ơn cùng Phật Bà Quan Âm, họ đã trùng tu lại cái am nhỏ thành một đền thờ tráng lệ mà đến nay vẫn còn là nơi thờ phượng Phật Bà Quan Âm. Trà Thiết Quan Âm cũng đã theo chân số người Hoa gốc Phước Kiến và gốc Triều Châu sang xứ ta sau nầy. Tên trà Thiết Quan Âm vẫn là thể hồng trà phổ thông nhất từ trước đến nay!


Trà Thiết Quan Âm

Sau trà Thiết Quan Âm thì trà Đại Hồng Bào (cũng là một dạng hồng trà nổi tiếng của Phước Kiến) đã được tiến cung của Trung Quốc. Trà Đại Hồng Bào thì có sự tích như sau: Thời vua Khang Hy của triều Thanh, có một anh học trò rất nghèo vác lều chỏng đi thi ở Bắc Kinh. Khi chàng ta trèo qua núi Vũ Di thì bị đói lã người và nằm thiếp đi dưới một tàng cây. Rất may chàng ta được một vị sư đi ngang và hái lá cây đó pha nước cho uống, chàng tĩnh dậy và hồi sức tiếp tục lên đường dự thí ở Bắc Kinh. Sau đó, chàng ta được đỗ làm quan và vua cho về thăm gia đình. Khi chàng ta ghé lại chốn xưa, tìm thăm vị sư nọ để báo ân và chàng hỏi xin một ít "lá" mà sau nầy chàng ta biết là một loại trà ở địa phương đấy. Chàng có mang về Bắc Kinh một ít để dâng lên cho vua. Vua uống thử trong lúc đang lâm bệnh và hồi phục rất chóng. Vua cảm nghĩa và thưởng cho chàng ta một áo choàng đại bào màu đỏ... và truyền lệnh cho dân Phúc Kiến hàng năm dùng giống trà đặc biệt đấy để làm vật tiến cung. Sau nầy giống hồng trà nầy được gọi bằng tên Đại Hồng Bào và nổi tiếng từ đấy!

Bàn về Hồng Trà mà không nhắc đến các loại hồng trà từ Đài Loan sẽ là một thiếu sót lớn. Như Bí Bếp có nhắc, sau cuộc "cách mạng Văn Hóa" ở Trung Cộng thì những trò chơi dạng "tao nhân, mặc khách" như trò thưởng thức trà theo thể "trà Kungfu" ở Trung Quốc đã bị liệt vào hành động "phản cách mạng" hay "tiểu tư sản" cần phải phá bỏ... nên rất nhiều trà cụ, vườn trà, và nghệ nhân của nghề trà đã bị huỷ diệt, bắt đi lao động, và phần lớn đã trở nên "mai một" ngay cả ở các xứ trà của miền Nam, Trung Quốc. Trà đã được du nhập và trồng ở Đài Loan kể từ cuối thế kỷ thứ 19 nhưng chỉ được phổ thông và " kỹ nghệ hoá" sau khi quân Quốc Dân Đảng chuyển sang đấy sau năm 1949.

Hồng Trà của Đài Loan thì phổ thông nhất là một loại trà mang tên Động Đình (trà được trồng gần một ngọn núi mang tên "Tung Ting"). Sau nầy, trà đã được trồng tỉa rộng rãi ở các miền cao nguyên của Đài Loan... nổi tiếng hơn cả là các loại hồng trà mang tên Cao San, A Lý San, Thiên Vũ, Thiên Lữ, v.v. Chính quyền Đài Loan đã "kỹ nghệ hoá" và "quốc hữu hoá" mọi nỗ lực phát triễn, thu hoạch, và xuất cảng hầu hết các loại trà của Đài Loan. Công Ty Thiên Hương (Ten Ren), chính là một công ty quốc doanh của chính quyền Đài Bắc đã mở chi nhánh nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay công ty nầy đã có mặt ở đa số thành phố lớn tại Bắc Mỹ mà họ có bán rất nhiều trà từ Đài Loan. Có điều một số loại trà nổi tiếng của Đài Loan đã bị "doctored" (tẩm hương hoá học) nên dân sành điệu cũng bắt đầu né tránh như số rượu vang từ một số công ty rượu của Mỹ như đám Kendall Jackson, chẵng hạn.


Trà A Lý San

Công ty Thiên Hương cũng rất nổi tiếng với một số loại trà tẩm sâm (có mang mã số như 103, 403, 719, v.v.) mà một số người cũng rất thích vì các loại trà sâm nầy thường có " hậu trà" khá ngọt. Tuy nhiên, đối với một số người sành điệu dạng " khó tính" thì họ lại chê các thể trà tẩm sâm nầy

Kỹ nghệ trà của Đài Loan đã phát triễn rất nhanh nội trong vòng 20 năm qua. Các "lái buôn" trà Đài Loan cũng đã du nhập đồng thời hiện đại hóa kỹ thuật trồng, hái, ủ, sấy, bọc, và xuất nhập trà vào Trung Quốc ngay cả một vài vùng ở Việt Nam hiện nay. Các loại hồng trà Đài Loan thường được bán ở giá căn bản từ $50-70USD/lb cho đến khoảng $200-300USD/lb. Mới thoáng nghe thì người thường cho là đắc nhưng nếu so với dạng trà sửa (trà trân châu) hay cà phê Starbucks thì các loại trà thể Công Phu vẫn "nhẹ nhàng" hơn nhiều. Giá thành cho một cuộc "tứ ẩm" thì tốn nhiều lắm từ $3-5USD cho bốn người uống... và được ít nhất là hai tuần trà... còn dạng "uống liền" của trà sữa Trân Châu hay cafe Starbucks thì chỉ có "mình ên"! Cách uống trà Tàu có vẻ cầu kỳ, tốn công, tốn tiền, và tốn thì giờ nhưng thật ra nếu ta dùng phương tiện hiện đại thì dễ hơn các cụ ngày xưa nhiều (nước lọc, bình điện, nhiệt kế, đồng hồ, v.v.) Ngày xưa từ lúc quạt than, đun nước, pha trà, v.v. thì làm đúng cũng ngốn hết cả buổi... thời nay ta có thể "đi đường tắt" nhưng thành phẩm thì vẫn không thua các cụ tí nào!
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2008, 11:30:15 pm gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 10:54:00 pm »

Hắc trà: tên gọi của các loại trà đen, thường bị xem là dạng trà "bẹt" nhất của các loại trà Tàu... thường làm bằng sự tổng hợp từ các thể trà vụn còn thừa lại, ngoại trừ loại trà đen Puerh từ Vân Nam. Trà đen có màu đen vì lá trà đều bị oxy hoá 100% nên có màu thâm đen như mấy vỏ chuối lột phơi khô dưới nắng. Trà đen thường được đúc từng bánh và bán ra cho các sắc tộc ngoại biên " thưởng thức". Vì các loại trà đen không còn hương vị (ngoại trừ cái vị chát ngắt) nên người uống thường phải thêm sữa tươi, bơ (dạng cream), đường, hay ngay cả một số gia vị khác vào để dễ uống hơn...

Trà Puerh thường được sản xuất tại tỉnh Vân Nam, nơi mà họ không có trồng trà... nhưng họ lại " nhập" các loại trà từ vùng Puerh vào để họ "ủ" lâu năm xong họ mới sấy và " xuất" đi các miền khác để bán. Trà Puerh có thể được ủ cả hàng chục năm và theo truyền thuyết thì trà được " ủ" càng lâu thì càng tốt (tương tự như rượu vang của Tây)!
Không biết đối với họ thì thể trà ngon ngọt ra sao chứ Bí Bếp pha và uống thử thì trà nầy có mùi vị gần như là " đất sét" để lâu năm... Người Hoa còn bảo rằng uống loại trà nầy thì tốt cho bao tử, giúp tiêu hoá các loại thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao, v.v... Có một số loại trà Puerh được bày bán có giá không thua gì các loại hồng trà cao cấp.

Các loại trà tẩm hương ở Trung Quốc thì rất đa dạng... phổ thông và nỗi tiếng nhất là loại trà lài (nhài) mà họ thường bày bán khắp nơi. Có loại trà lài họ quấn lại từng viên mà họ đặt tên rất "kêu" là trà lài trân châu (Jasmine Pearl). Có thể trà lài họ bó lại từng bó nhỏ cỡ ngón tay cái... Còn các loại trà tẩm hương khác thì tuỳ theo loại hương từ các loại hoa như hoa quế, sen, cúc, phong lan, đào, v.v. mà họ có thể hái được ở địa phương đó. Sau nầy các loại trà tẩm hương thường bị " doctored" dạng họ dùng các loại hương hoá học để " tẩm" vào nên các loại trà tẩm hương thiên nhiên thì rất ít... Thời vàng thau lẫn lộn, ngay cả trà tẩm hương cũng thế... có biết mối lái, nơi bán trà uy tín thi khó lộn hàng... còn ra mua " trà chợ" thì rõ là " hồn ai nấy giữ"!


Trà lài trân châu
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2008, 12:43:52 am gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 10:55:48 pm »

Đối với những ai đã chơi "trà tàu" thì ấm đất Nghi Hưng hay các loại trà cụ căn bản sẽ là những thứ không thể thiếu được. Mặc dù bộ môn trà đã được phổ biến trong dân gian Trung Quốc từ cuối đời Đại Đường cũng đã ngót nghét cả 1,200 năm rồi nhưng kỹ thuật ấm đất Nghi Hưng thật sự chỉ thịnh thành kể từ thế kỷ thứ 18 mà thôi.


Bộ ấm Nghi Hưng của Bí Bếp sưu tập

Nghi Hưng là tên gọi của một thành phố chuyên nghề làm đồ gốm không riêng những bình tách trà mà còn nhiều sản phẩm chạm trổ, điêu khắc mỹ thuật bằng đất sét Nghi Hưng khác nữa. Nghi Hưng nằm sát bờ hồ mang tên Đại Phú chảy ra sông Trường Giang, khoảng 120 cây số về hướng Tây Bắc của Thượng Hải. Đất sét thì có khắp mọi nơi, nhưng loại đất sét đỏ của Nghi Hưng thì có những đặc điểm phù hạp để nắn và nung làm ấm trà và các loại trà cụ khác không cần phải tráng men... mà hương vị trà không những được " bảo quản" mà còn " ngon" hơn nữa là khác!


ấm Nghi Hưng

Truyền thuyết kể rằng, vào triều Minh (thế kỷ 15), ấm đất Nghi Hưng đã được khởi tác bởi một nho sĩ có tên là Vũ Kỳ Sinh và các nghệ nhân khác mới bắt đầu lấy mẫu mà sáng tạo thêm sau đó. Thực tế thì ấm đất Nghi Hưng chỉ nỗi tiếng kể từ đời Thanh (cuối thế kỷ thứ 17). Những tác phẩm và kiểu mẫu của nghệ nhân mang tên như Huỳnh Mẫn Chương khởi tác cho đến nghệ nhân Trần Minh Quang (1768-1822) đã trở thành "mẫu mực" cho bao nghệ nhân sau nầy.

Ấm đất Nghi Hưng sau nầy trở nên đa dạng, đa hình và được xuất cảng sang khắp nơi. Một số bình tách Nghi Hưng cũng đã được tráng men và chạm trổ tinh vi để "xuất cảng". Ấm đất Nghi Hưng mẫu mã căn bản thì không thay đổi cho mấy trong qui cách thưởng thức trà tàu theo thể công phu. Nếu pha hồng trà dạng trà quấn (cuốn), ấm thường dùng có hình nhủ hoa, không chạm trổ tình tiết chi cả. Dung tích tốt nhất thì pha được 4-6 chén hột mít. Còn pha các loại trà nguyên lá (không cuốn) ví dụ như trà Bảo Chung, Bạch Hầu, hay Đông Phương Mỹ Nhân, thì loại ấm hình oval cỡ nữa nắm tay phụ nữ thì hạp hơn cả. Những loại ấm bình mà có lắm rườm rà, tình tiết thì thường chỉ dùng làm " kiểng" chứ không thực dụng cho việc pha trà tàu.

Nghệ nhân ấm trà Nghi Hưng thường chỉ "đạt" tay nghề sau nhiều "giai trình" khổ luyện rất nhiều năm... mà kỹ năng và kỹ thuật ủ đất, nặng, và nung bình vẫn luôn là những bí truyền trong mỗi gia đình nghệ nhân của vùng Nghi Hưng. Như Bí Bếp đã kể sơ, sau cuộc cách mạng văn hoá ở Trung Quốc vào thời 1960-1970' s... kỹ nghệ ấm trà Nghi Hưng cũng đã bị mai một rất nhiều mà số nghệ nhân " đạt" tay nghề gần như chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết những ấm đất mà chúng ta thấy bày bán ở các chợ tại Trung Quốc, Hồng Kông, ngay cả San Francisco, Vancouver hiện nay là dạng " nhái" hay " mạo" giáng thể của ấm Nghi Hưng ngày trước!

Sau khoảng thời gian gần đây, người Hoa sống ở Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mã Lai lại bắt đầu sưu tập các loại bình tách Nghi Hưng và làm giá thành căn bản " tăng vọt" khủng khiếp. Có một số ấm Nghi Hưng mà tác tạo bởi một số nghệ nhân tên tuổi... thì được bán ở giá từ $5,000-10,000USD một bình cũng không phải là chuyện hiếm có. Bí Bếp cũng mê sưu tập ấm đất Nghi Hưng... nhưng khả năng có hạn và bị một vài biến cố ngoài dự kiến nên...

Bí Bếp đã từng lê la một số vùng hẻo lánh của mạn Tây Bắc xứ Cờ Hoa, truy theo dấu chân của dân "coolies" người Hoa thời trước mà họ đã xây đường sắt từ miệt Oregon/Washington sang miền Đông... nhưng hầu như Bí Bếp vẫn luôn là người đến sau số " lái buôn" và " thợ săn" ấm Nghi Hưng chuyên nghiệp. Bí Bếp về Việt Nam cũng có "săn" thử nhưng đối tác với đám danh thương người Hoa từ Đài Loan hay Singapore lắm tiền, nhiều bạc thì... Bí Bếp chỉ tìm được một ấm đất Triều Châu và một ấm sành Nghi Hưng nhỏ từ Việt Nam... còn phần còn lại đều là ấm "nhái" mẫu sau nầy. Bí Bếp có được một vài người bạn giới thiệu một số mẫu ấm do một nghệ nhân tên tuổi trong nước tạo nên... nhưng Bí Bếp nhận thấy rằng... tay nghề của vị " nghệ nhân" đấy vẫn còn ư là " rất khiêm tốn" nếu so với một số ấm đất Nghi Hưng của thời trước!


Hai em nầy mua từ Sài Gòn


Bộ nầy Bí Bếp dùng ở sở làm

Đã lỡ " tản mạn" chuyện trà mà lơ là " sự cố" trà đạo của xứ Phù Tang có lẽ là thiếu sót khó được ACE chấp nhận hén! Thâu, đã lỡ thì lỡ luôn... mời ACE thông cảm mà nghe nốt nghen..

Như Bí Bếp có nhắc sơ trong mấy mục về trà đã đăng ở trang trước, trà đã theo chân một số tu sĩ Phật giáo và du nhập vào nước Nhật kể từ đầu thế kỷ thứ Tám... nhưng mãi đến khoảng đời Lý/Trần của mình (khoảng thế kỷ thứ 11-13), trà xanh mới được dùng rộng rãi hơn trong giới tu sĩ và quan quyền của xứ Phù Tang theo bài bản của kinh trà Trung Quốc.

Đạo Phật được du nhập vào xứ Phù Tang dần dà cũng thay đổi theo phái Zen, khác với đạo Phật ở Trung Hoa hay Việt Nam... và cách uống trà cũng thế! Mãi cho đến hậu bán của thế kỷ thứ 16, một tu sĩ người Nhật mang tên Murata Shoukou mới soạn cách uống trà theo thể " Zen" mà ngày nay chúng ta thường biết đến là " Trà Đạo" của người Nhật!

Trước khi " nhập đề" Bí Bếp xin sơ lược một số trà phổ thông của xứ Phù Tang thời nay:

Ấy... như ACE thấy... chỉ trong vòng 50 năm về trước... trà vẫn là một thứ uống thuộc dạng " xa xỉ" của con cháu Thái Dương Thần Nữ... hiếm đến độ họ phải trộn bo bo, phơi rong biển để làm trà giả mà uống, nên chuyện mí món trà cụ của xứ ta đã được họ giữ làm " quốc bảo" nên cũng chẵng có gì là lạ cho lắm nhễ... Bí Bếp có quen với một o Nhật... gốc bản " Samarai" chính hiệu. O Nhật ni là cháu ngoại của vị Đại Sứ Nhật ở Triều Tiên ngày trước (tương đương với chức Đô Hộ Sứ). O người Nhật ni cũng đã được huấn luyện đầy đủ bài bản về "chado" và cả một lô "do" truyền thống của dân Nhật gốc Samurai... Nhưng sau khi người bạn kể trên thưởng thức được bộ môn trà Tàu cùng Bí Bếp thì...

Qui cách uống trà thể "chado" thì bài bản như sau:

Trước nhất là họ xây một cái " chòi" riêng sau một góc vườn, chỉ dùng để uống trà mà họ gọi là cái "sukiya". Theo bài bản thì diện tích bên trong chòi phải rộng đủ chừng hơn 4 tấm chiếu mà họ gọi là tấm tatami (mỗi tấm có chiều dài khoảng 1X2 m) mà đủ cho khoảng năm người ngồi. Lý tưởng thì chòi uống trà được ngăn làm ba phòng. Phòng đầu tiên (yoritsuki là nơi khách ngồi để chờ chủ sửa soạn trà, rửa ráy bình tách, v.v. từ phòng trong (mizuya) trước khi họ được mời vào ngồi (hay đúng hơn thì là được quì gối) trên tấm chiếu tatami để chào qua hỏi lại rồi mới "uống" trà xanh. Bài bản thì họ dạy như thế... nhưng thực tế thì bất kỳ nơi nào mà thanh tịnh và thoáng thì họ đều sửa soạn trà theo lễ nghi để " chào" nhau được cả!


Một trà thất của người Nhật

Theo ý dạy của thầy Shoukou thì uống trà không hẵn là uống trà mà chính là một giai trình "thiền" hay "tịnh" của đạo Phật Zen. Thưởng thức trà kiểu Nhật thì phải luôn tôn trọng ba giai trình như sau: (1) Tinh thần phải "tịnh" và "thoải mái" để thưởng thức trà; (2) Vai vế và sự tương kính giữa khách và chủ phải luôn giữ gìn; (3) Một khi bước vào sukiya để thưởng thức trà thì không có chuyện phân biệt giai cấp.

Bài bản pha trà của "chado" thì họ qui định từng động tác một cụ thể và chắc chắn nhưng phải dịu dàng mà họ gọi là temae (mèn nghe sao giống như là Tỉ Mỉ theo tiếng Việt của ta.) Sau khi người chủ sửa soạn song các cái, anh ta (hoặc o ta) mới mời khách vào ngồi trong phòng sukiya. Để mở màn cách pha trà, người chủ mới lau sạch hộp đựng trà và các thìa gỗ (hay tre) dùng để múc trà bột (matcha). Sau đó, họ mới ngâm bình, tách, và chổi tre khuấy trà vào nước nóng (gần giống như cách người Hoa tưới nước sôi lên bình tách để tẩy). Sau đó, họ mới đổ nước vào một chậu riêng và lau khô bình tách và chổi khuấy bằng một khăn sạch. Sau khi giai đoạn làm sạch bình tách thực hiện xong, người chủ mới bắt đầu pha trà bằng cách múc một ít trà bột cho vào tách (tách cỡ ly café bên Mỹ) xong mới cho vào khoảng 1/4 nước nóng rồi người chủ dùng chổi tre khuấy cho lên nổi bọt xong lại tiếp tục pha trà cho mỗi người khách.


Nghi thức trà đạo

Mỗi lần nâng tách, họ phải xoay tách xong mới mời nhau. Họ "ực" xong mới lời qua tiếng lại để khen thưởng với nhau. Uống trà kiểu Nhật như thế nầy thì thật là lề mề, hương vị thì "chát ngắt" nhưng điều chính là sự "thanh tịnh" của chữ " thiền" chứ không phải họ đi tìm hương thơm hay vị ngọt của trà như thể trà tàu. Đối với Bí Bếp, cách uống trà của người Nhật gần giống như người Công Giáo đi lễ nhà thờ... cũng phải qua bao giai trình, cầu nguyện, ca hát, đứng, quỳ, ngồi.... rồi mới được lên rước mình thánh Chúa... và sau đó là "chấm dứt"!

Mèn.... vẫn tản mạn chuyện trà... Bí Bếp lại cám ơn các bác đã cho khá nhiều lộc đầu năm, thật là bất ngờ, nếu có được số bài ni sớm thì Bí Bếp đã phải đỡ tốn công chuyển dịch và "théc méc" cho mớ vốn liếng "Hán ngữ" quá ư là nghèo nàn của bản thân... Bàn lại "sự cố" trà ta... thì nhà nghề trà của dân mình thì còn quá ư là "phôi thai" nếu so với kỹ nghệ trà của Đài Loan, Trung Quốc, hay đám trà "túi" dạng Lipton mà Ấn Độ hay Mã Lai đã phát triển...  Roll Eyes


Trà ở Suối Giang

Xứ mình cũng tiếng là xứ sản xuất trà... cũng như bao thứ nông, lâm, ngư sản khác... Cách thức sản xuất, lề lối quản trị, rồi bảo quản, sang tiêu thụ, xuất cảng, v.v. thì lèo tèo vẫn còn sau lưng thiên hạ hay nôm na giọng nẫu là... "ngừ ta" xa lắc, xa lơ... Nào phải vì dân ta thiếu khả năng " mần ăn" hay vốn liếng tư duy hạn chế... mà cũng chỉ vì Huh (I am taking the Fifth according to " phố rùm" policy!)


Trà cho du khách ở Sa Pa

Bí Bếp xin tóm lược chuyện "trà" như thế nầy... Thú uống trà, theo sách vỡ và truyền thống thì được ghi nhận là một tạp tục đã từng phổ thông mà được giới "tao nhân mặc khách" đã đưa vào hàng " chiếu trên" cùng một số bộ môn chơi có tính cách "văn hóa" khác nếu không bị liệt vào hàng "tiểu tư sản hoặc phong kiến"! Về khía cạnh kinh tế, nghề trà Việt Nam vẫn còn lắm " tiềm năng" để phát triễn về khía cạnh tiêu thụ lẫn tạo thêm " công ăn việc làm" cho dân chúng ở trong nước. Về khía cạnh văn hoá ẩm thực... trà không những là một "lễ vật" không thể thiếu cho một lô lễ hội quan trọng (cưới, hỏi, tang chế, cúng kiến, biếu xén, v.v.) mà còn là một trò chơi có tiếng "tao nhã" mà chúng ta không những nên bảo tồn mà hãy "vực dậy" cho "xôm tụ" sau nầy.... Trò chơi trà ngày nay, chúng ta có thể "giản dị" hóa khá dễ dàng (nước lọc, ấm điện, điều nhiệt kế, trà cụ các loại) vì khả năng " kinh tế" trung bình nếu so với bộ môn " tửu" thì vẫn rẻ hơn nhiều... Cách uống trà... tốt nhất thì nên dùng " hồng trà" vào buổi sáng hoặc ban ngày (cho nhẹ tì) và uống " trà xanh" vào buổi tối (cho dễ ngủ)! Còn cho dân " khoái" ăn những thứ béo, bổ... thì những thể trà càng đậm thì càng tốt cho cái bao tử...


Bình trà ta

Còn ai " théc méc" chi những " tiểu tiết" khác của " trà" thi Bí Bếp đành xin hẹn lại một lúc khác hén!

TB: Mong các bác thư giản... từ từ Bí Bếp sẽ dán hình bổ sung cho bài tản mạn về trà nầy tiếp...
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2008, 03:45:15 am gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 11:11:34 pm »

Em rất thích bài thơ này, nhưng rất tiếc là đến nay vẫn không biết được chính xác tác giả là ai:

Hàn dạ khách lai trà đương tửu
Trực lô thang phí hoả sơ hồng
Tầm thường nhất dạng song tiền nguyệt
Tài hữu mai hoa tiện bất đồng

Đêm lạnh trà ngon thay rượu quý
Lửa vừa mới bén nước đang sôi
Ánh trăng trước cửa càng đơn lẻ
Hay muốn thay hoa chuốc ngậm ngùi


====
Em rất thích uống trà. Nhưng uống 1 cách "phổ thông" thôi. So với cách uống cầu kỳ mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong "Vang Bóng Một Thời" thì tự nhận thấy là mình "trâu ăn mẫu đơn"  Grin Em có 1 thói quen là hay rót trà ra 1 cái cốc thuỷ tinh trong suốt rồi ... ngắm. Màu của nước trà nóng rất là đẹp.
Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 12:03:33 am »

Em rất thích bài thơ này, nhưng rất tiếc là đến nay vẫn không biết được chính xác tác giả là ai:

Hàn dạ khách lai trà đương tửu
Trực lô thang phí hoả sơ hồng
Tầm thường nhất dạng song tiền nguyệt
Tài hữu mai hoa tiện bất đồng

Đêm lạnh trà ngon thay rượu quý
Lửa vừa mới bén nước đang sôi
Ánh trăng trước cửa càng đơn lẻ
Hay muốn thay hoa chuốc ngậm ngùi


====
Em rất thích uống trà. Nhưng uống 1 cách "phổ thông" thôi. So với cách uống cầu kỳ mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong "Vang Bóng Một Thời" thì tự nhận thấy là mình "trâu ăn mẫu đơn"  Grin Em có 1 thói quen là hay rót trà ra 1 cái cốc thuỷ tinh trong suốt rồi ... ngắm. Màu của nước trà nóng rất là đẹp.

床前明月光,
疑是地上霜。
舉頭望明月,
低頭思故鄉。


Bài thơ về trà mà bác Ngân Hà đã đăng lại tác giả nào là ai khác hơn là ngài Lý Bạch mà các bác của hàng "tao nhân mặc khách" của Trung Hoa + xứ ta đã xếp vào hàng chiếu trên... của lớp "Đại Thi Hào" hén!  Smiley
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 12:23:42 am »

床前明月光,
疑是地上霜。
舉頭望明月,
低頭思故鄉。


Bài thơ về trà mà bác Ngân Hà đã đăng lại tác giả nào là ai khác hơn là ngài Lý Bạch mà các bác của hàng "tao nhân mặc khách" của Trung Hoa + xứ ta đã xếp vào hàng chiếu trên... của lớp "Đại Thi Hào" hén!  Smiley

Cảm ơn bác.

Em không thích thơ Đường lắm nên về Lý Bạch cũng chỉ thuộc mỗi bài "Tĩnh Dạ Tư" ở trên thôi. Không ngờ bài thơ mà em biết đến qua đoạn Ân Tố Tố mời trà Trương Thuý Sơn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký cũng là của thi tiên Lý Bạch

Cả hai bài thơ đều có ánh trăng, và đều là ánh trăng lạnh
Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 12:59:48 am »

Cảm ơn bác.

Em không thích thơ Đường lắm nên về Lý Bạch cũng chỉ thuộc mỗi bài "Tĩnh Dạ Tư" ở trên thôi. Không ngờ bài thơ mà em biết đến qua đoạn Ân Tố Tố mời trà Trương Thuý Sơn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký cũng là của thi tiên Lý Bạch

Cả hai bài thơ đều có ánh trăng, và đều là ánh trăng lạnh

Ánh trăng lạnh phản chiếu trên giòng nước, tách trà ấm được dâng từ bàn tay ngà, hương trà thoảng nhẹ trong gió, tiếng tì bà thổn thức giữa đêm trăng...; ôi quí  ngài "tao nhân mặc khách" (mờ có lúc mình gọi là thành phần tiểu tư sản) của thời xưa cũng "siêng chơi" hén....  Grin
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 08:22:31 am »

Em chỉ thích la cà thôi  Grin

Cũng là 1 trong những đệ tử của sư phụ lưu linh  Grin. Mong được sự thỉnh giáo của các sư huynh  Cheesy

Sau đây em xin được trình bầy bài viết của mình (chắc chỉ vẻn vẹn trên 1 mặt của khổ giấy A4 chứ mấy ) Grin


Khi uống với bạn bè, người ta cùng uống, cùng say để tỏ tình thật với nhau, uống cho sự giao ước, hứa hẹn được bền vững. Con quỷ tinh nghịch trong rượu sẽ đưa người uống rượu trở về những ngày vàng son. Họ trở nên dịu dàng, chan hoà, vui tươi.
Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu) tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)...

Người ta uống nếm; uống thưởng thức; uống lấy say. Uống kiểu chén thù chén tạc là uống hai người: chủ và khách. Bên chủ là bên "tạc" có nghĩa là chúc mừng. Bên khách là bên "thù" có nghĩa là uống đáp lại.

Người ta uống đứng, uống ngồi, vừa đi vừa uống... Người đàn ông lý tưởng một thời xưa kia phải là người tài hoa phải biết cầm (đàn hát); kỳ (đánh cờ); thi (làm thơ); hoạ (vẽ)... Nhưng lại phải biết cả tửu (uống rượu) mới là trọn vẹn. Tửu cũng chiếm một địa vị quan trọng.

Những người cầu kỳ hoặc tao nhân mặc khách khi uống rượu yêu cầu phải có một không khí phù hợp, người uống với mình phải "ngon", rượu phải ngon, thức nhắm phải ngon...

Người giàu có uống loại rượu đắt tiền hơn và có kẻ hầu người hạ làm các món nhắm. Người có chữ nghĩa, vừa uống rượu vừa làm thơ làm phú, đọc cho nhau nghe những áng văn hay. Có khi họ vừa uống vừa thưởng thức giọng hát ca trù của các đào nương. Họ đưa sáng tác của họ ra để các đào nương trình bày. Người nghèo thì uống "suông". Cũng có khi thức nhắm là quả sung, quả ớt, quả ổi hoặc quả nhót cũng xong. Gọi là rượu nhạt, rượu suông.

Trong những bữa rượu, người ta xếp những người ngang tuổi ngồi với nhau, những người có chức sắc ngồi với nhau hoặc bình dân ngồi với nhau. Nhưng khi uống rượu kiểu "chén chú chén anh" thì thật thoải mái, bình đẳng. Chẳng phải giữ kẽ gì tha hồ mà mồm nhai, tai nghe... Đó là cái thú dân dã và đặc biệt.

Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM