Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:38:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần IV)  (Đọc 48201 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #230 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2022, 10:02:41 am »

Tổng thống Nixon đã ra lệnh bắt đầu chiến dịch Linebacker 2 vào đêm 18-12-1972, đánh phá các mục tiêu ở các thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Ngày 18-12-1972 là ngày chiến dịch lớn thứ 3 và cũng là chiến dịch cuối cùng của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Sáng ngà 18-12-1972, tình hình trên không có vẻ rất yên tĩnh, nhưng đó là sự yên tĩnh thường thấy trước các trận bão lớn. Cả phía Mỹ và phía ta đều chuẩn bị sẵn sàng bước vào trận chiến khốc liệt nhất từ trước tới giờ. Tối 18-12-1972, gió mùa Đông Bắc tràn về gây mưa phùn và rét buốt, mây thấp giăng đầy trời, tầm nhìn rất kém. 18 giờ 15 phút, tốp máy bay F-111 đầu tiên xâm nhập bầu trời miền Bắc. 16 giờ 50 phút, các Sở chỉ huy toàn Quân chủng Phòng không-Không quân báo động chuyển cấp vào trạng thái cấp 1. 19 giờ 15 phút, còi ủ báo động ở Hà Nội được lắp trên nóc nhà hát lớn, tòa nhà ngân hàng, ga Hàng Cỏ đồng loạt rú lên kèm theo tiếng phát thanh viên hướng dẫn người dân vào hầm trú ẩn.
Trước khi các tốp B-52 bay từ đảo Gu-am và từ Thái Lan vào đánh phá Hà Nội, các máy bay F-111 và A-6 đã bay thấp đến ném bom đánh phá các sân bay của ta và các máy bay EB-66 và F-4 bay vào thả một "hành lang nhiễu" quanh khu vực Hà Nội. Các máy bay F-105 làm nhiệm vụ chế áp các trận địa tên lửa còn 14 chiếc F-4 thì làm nhiệm vụ tiêu diệt MiG, chờ ngay trên đỉnh các sân bay.
Đêm 18-12-1072, hai phi công Trần Cung và Phạm Tuân trực ban chiến đấu trên sân bay Hòa lạc và Đa Phúc (nay là Nội Bài).
18 giờ 28 phút, phi công Trần Cung nhận lệnh cất cánh từ sân bay Hòa Lạc bay về hướng Hòa Bình Suối Rút để đánh chặn tốp B-52 bay từ nam Mộc Châu lên Vạn Yên, nhưng khi tiếp cận mục tiêu đến cự li 12 km thì màn hình ra-đa trên máy bay của phi công Trần Cung bị nhiễu nặng, không bắt được mục tiêu nên Sở chỉ huy lệnh cho anh về hạ cánh trên sân bay Đa Phúc. Sân bay Đa Phúc trước đó đã bị các máy bay F-111 và A-6 đánh phá. Hệ thống đường băng, đường lăb...của sân bay bị đánh hỏng nặng. Các hệ thống đèn chiếu sáng cũng hỏng, chưa khắc phục kịp. Đài chỉ huy ngoài sân bay cũng bị đánh hỏng. Trần Cung nhận được lệnh về sân bay Kép hạ cánh , nhưng sân bay Kép cũng đã bị đánh nát. Anh lại nhận được lệnh bay về Gia Lâm nhưng khi ấy tình trạng sân bay Gia Lâm không khá gì hơn sân bay Kép nên anh lại được lệnh về hạ tại sân bay Đa Phúc. Trong tình trạng đường băng không còn nguyên vẹn, anh vẫn phải hạ quyết tâm lao xuống hạ cánh và sau khi tiếp đất, anh liền tắt máy và thả dù giảm tốc, nhưng máy bay vẫn lao chồm qua mấy hố bom cỡ nhỏ rồi sau đó mới chịu dừng trước một hố bom cỡ lớn. Anh chưa kịp ra khỏi buồng lái thì thấy hai vệt sáng vụt qua máy bay mình lao về phía trước. Thì ra đấy là hai quả tên lửa trên máy bay của Phạm Tuân khi Phạm Tuân hạ cánh nặng, đã lao ra khỏi bệ phóng "phi" về phía trước.
 Vào lúc 19 giờ 47 phút, phi công Phạm Tuân nhận lệnh chuyển cấp cất cánh từ sân bay Đa Phúc trong tình trạng quá nửa đường băng đã bị bom Mỹ đánh hỏng. Anh cố gắng cho máy bay tách đất và được dẫn về khu vực Sơn Tây rồi Hòa Bình. Khi phát hiện được những hàng đèn trên thân máy bay B-52, Phạm Tuân liền bật tăng lực, lấy độ cao và mở ra-đa trên máy bay. Lập tức, hệ thống đèn trên thân B-52 vụt tắt và bọn F-4 đi yểm trợ liền quây lấy anh, phóng tên tắt. Sở chỉ huy dẫn anh thoát li, cho về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc. Vào thời điểm bay về gần sân bay, một chiếc B-52 bị tên lửa Phòng không của ta bắn hạ rơi ngay gần Phủ Lỗ. Lợi dụng ánh sáng của B-52 đang bốc cháy cộng với đèn pha trên máy bay, Phạm Tuân lao xuống hạ cánh. Máy bay vừa tiếp đất thì hai quả tên lửa rơi khỏi bệ và máy bay thì thì rơi ngay vào hố bom rồi giật nảy lên lao tiếp. Càng máy bay bị gãy và máy bay lao hết bên trái đến bên phải bằng cánh nọ đến cánh kia. Cuối cùng nghe tiếng "Rầm" thì máy bay lao xuống một hố bom to quay 180 độ và nằm lật ngửa ra. Phạm Tuân tháo dây dù, lấy chân đạp vào phần nắp buồng lái đã vỡ cho rộng thêm và chui ra. Khi ấy anh Trần Cung cũng vừa tới nơi và hai anh dắt nhau dò dẫm trên đường băng rồi được người đón về Sở chỉ huy rút kinh nghiệm
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #231 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2022, 02:31:31 pm »

4 giờ 43 phút sáng ngày 19-12-1972, Vũ Đình Rạng nhận lệnh xuất kích chiến đấu từ sân bay Gia Lâm, được dẫn về phía Chương Mỹ rồi tăng lực kéo cao lên độ cao 8.000 mét bay ra phía Tân Lạc. Khi cách mục tiêu 8km, anh phát hiện thấy 4 đốm lửa phía trước, đoán là lửa của động cơ B-52, liền bật ra-đa trên máy bay lên để kiểm tra thì lập tức không thấy các đốm lửa kia nữa và màn hình ra-đa bị nhiễu trắng xóa, không thấy gì. Khi nghe Sở chỉ huy thông báo cảnh giới, Vũ Đình Rạng phát hiện 2 quả tên lửa vụt qua sát máy bay mình. Máy bay rung mạnh, bụi tung mù mịt trong buồng lái. Vũ Đình Rạng cho máy bay hạ thấp độ cao nhưng khi ép cần lái vòng sang trái thì thấy bình thường còn khi ép sang phải thì thấy rất nặng. Biết là máy bay đã bị ảnh hưởng của những quả tên lửa kia rồi nhưng anh vẫn theo lệnh từ Sở chỉ huy lấy độ cao. Theo thông báo, anh phát hiện được biên đội 2 chiếc F-4 đang bật tăng lực bay từ phía bên phải anh sang phía bên trái. Anh nhanh chóng bám theo, đến cự li chừng 2.500 mét thì phóng tên lửa và thoát li. Ngang Suối Rút, anh thấy máy bay mình bay không ổn định nhưng cố điều khiển về sân bay Gia Lâm để hạ cánh. Lợi dụng ánh sáng của những chiếc máy bay IL-18 và Mi-4 đang cháy vì trúng bom của Mỹ, anh cố lao xuống hạ cánh, tiếp đất với tốc độ lớn. Tuy đã tắt máy, thả dù giảm tốc và "mắm môi mắm lợi" phanh hêt cỡ nhưng máy bay vẫn lao ào ào qua các hố bom cỡ nhỏ, qua các hào các rãnh rồi chúc đầu xuống một hố bom lớn trên đường băng.
Vậy là ngay trong những ngày đầu của chiến dịch Linebacker 2, Không quân ta đã xuất kích liên tục nhưng không gặp được địch lại hứng chịu tổn thất: 3 máy bay bị hỏng khi về hạ cánh vì trên đường băng đầy rẫy những hố bom không kịp sửa gấp. May mắn là các phi công không hề hấn gì nhưng qua đó đã đủ thấy sự ácn liệt và những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua đối với lực lượng Không quân non trẻ và mỏng manh của ta.
Cũng trong sáng ngày 19-12-1972, 4 biên đội MiG-21 (trong đó có biên đội của tôi) đã xuất kích đánh chặn các tốp ném bom chiến thuật của Mỹ nhưng do các máy bay tiêm kích Mỹ chống trả quyết liệt nên các trận không chiến không có kết quả. Đến buổi chiều, biên đội của Nguyễn Đức Soát, Nguyễn Thanh Quý xuất kích, tuy không bắn rơi địch nhưng đã buộc máy bay Mỹ phải trút bom ngoài mục tiêu. Đồng thời phi công Nguyễn Đức Chiến được máy bay Mi-4 đưa lên sân bay Phú Thọ (sân bay cũ của Pháp) để trực ban chiến đấu. Nền đất của sân bay còn nún ướt và máy bay Mi-6 cẩu MiG-21 lên lại bị đứt dây, máy bay bị rơi hỏng nên phi công Nguyễn Đức Chiến lại phải quay về sân bay Đa Phúc.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #232 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2022, 09:55:04 am »

Đêm 20-12-1972, Vũ Xuân Thiều cất cánh lúc 19 giờ 27 phút trên đường lăn của sân bay Đa Phúc và Vũ Đình Rạng cất cánh sau Vũ Xuân Thiều 5 phút từ sân bay Gia Lâm. Cả hai được dẫn đi đánh chặn bọn B-52 đang bay vào từ hướng Tây Bắc. Cả hai đều phát hiện được mục tiêu nhưng khi còn cách B-52 khoảng 7-8km thì bị chúng phát hiện. Chúng tắt đèn trên máy bay và gây nhiễu rất nặng. Các phi công không phát hiện được mục tiêu nữa nên đành phải quay về hạ cánh.
Đêm 21-12-1972, Nguyễn Đức Chiến xuất kích từ đường băng đất  của sân bay Đa Phúc với 2 quả tên lửa bổ trợ lúc 3 giờ 09 phút. Máy bay vừa tách đất thì bị bọn F-4 xông đến bắn tên lửa. Anh cơ động tránh rồi được dẫn về phía Tam Đảo - Ba Vì để đánh chặn bọn B-52 bay từ phía Tây sang. Cũng giống như các chuyến của anh Thiều và Rạng, anh không thể tiếp cận được B-52 nên phải quay về. Thời tiết khi ấy rất xấu, không thể hạ cánh được . Anh xuyên mấy lần không thấy đường băng và dầu liệu đã cạn kiệt nên phải bay ra vùng Sơn Tây nhảy dù, bỏ máy bay. Phi công Bùi Doãn Độ xuất kích sau Nguyễn Đức Chiến 13 phút và được dẫn về phía Tây, phát hiện được bọn B-52, liền bật tăng lực kéo lên nhưng máy bay bị "treo" (vì tốc độ nhỏ, kéo lên với góc quá lớn nên máy bay bị hụt đà). Hơn nữa, khi ấy sự chênh lệch độ cao giữa anh và B-52 còn quá lớn  và vào tời điểm ấy, bọn B-52 tắt hết đèn nên không phát hiện được chúng nữa, đành phải quay về.
Trưa ngày 22-12-1972, biên đội Nguyễn Đức Soát-Nguyễn Thanh Quý xuất kích từng chiếc một trên đường lăn của sân bay Đa Phúc đi đánh bọn cường kích trên vùng trời Thái Nguyên rồi lại được dẫn về đánh tốp ở Việt Trì, hai anh bất ngờ phát hiện được tốp 8 chiếc F-4 từ phía sân bay Kép đang tiếp cận biên đội. Biên đội liền vòng lại giao chiến và trong trận không chiến không cân sức này, Nguyễn Thanh Quý đã bị bắn rơi, nhảy dù an toàn xuống vùng Sơn Dương-Tuyên Quang.
Ngày 23-12-1972, phi công Trần Sang cất cánh từ sân bay Kép bay về hướng Phú Lương làm nhiệm vụ nghi binh lúc 13 giờ 34 phút và biên đội Nguyễn Văn Nghĩa-Lê Văn Kiền xuất kích lên làm nhiệm vụ đánh chính đã phát hiện địch ở phía Nam Hòa Bình. Biên đội lao vào công kích và trong trận chiến này, phi công Nguyễn Văn Nghĩa đã bắn rơi 1 F-4 trên vùng trời Hòa Bình. Đây là chiếc máy bay thứ 5 bị Nguyễn Văn Nghĩa bắn hạ và là chiếc F-4 đầu tiên bị bắn rơi trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không".
Đêm 23-12-1972, phi công Bùi Doãn Độ xuất kích lúc 4 giờ 44 phút và Nguyễn KHánh Duy xuất kích lúc 5 giờ 11 phút. Cả hai đều được dẫn về phía Tuyên Quang để đánh chặn bọn B-52 bay từ hướng Tây vào nhưng vì nhiễu quá dày đặc không thể phát hiện được B-52 nên đành phải quay về. Phi công Lưu Văn Hinh xuất kích lúc 18 giờ 58 phút từ đường lăn của sân bay Đa Phúc và tình trạng cũng giống như hai phi công Độ và Duy phải quay về hạ cánh.
Ngày 25-12-1972, Bộ tư lệnh Quân chủng triệu tập Hội nghị rút kinh nghiệm chiến đấu đợt 1 để thống nhất một số biện pháp chuẩn bị cho đợt 2. Cho đến lúc này, một số phi công của ta đã sẵn sàng "làm quả tên lửa thứ ba" quyết hy sinh thân mình để tiêu diệt địch. Tất cả những chuyến xuất kích trong những ngày đêm này đều là những chuyến bay cảm tử. Đã có những chuyến xuất kích đi đến khi về do thời tiết xấu không thể hạ cánh được, phi công phải rời bỏ máy bay, nhảy dù sau đó về đơn vị lại tiếp tục đi trực ban chiến đấu tiếp. Các sân bay ở miền Bắc khi ấy đều bị địch đánh phá dữ dội. Trong ngày đêm không biết chúng đánh phá đến bao nhiêu lần và đánh phá không theo một quy luật nào cả, cốt không cho máy bay MiG cất cánh được. Ta không có đủ thời gian sửa gấp sân bay., Và để đánh được bọn B-52 thì các máy bay MiG phải cơ động ra các sân bay dã ciến ở vòng ngoài.
Phải nói rằng, lực lượng kỹ thuật đã có sáng kiến mà trên thế giới này chưa ai làm nổi: đó là cẩu máy bay MiG đio những nơi sơ tán và đưa đến những nơi cần cất cánh chiến đấu. Hồi ấy, các sân bay dã chiến chỉ là những đoạn đường đất được lu nèn cho chắc chắn một chút là MiG được cẩu đến đưa vào vị trí trực chiến và thế là có thể xuất kích chiến đấu bất kể lúc nào. Bọn Mỹ kinh hãi vì luôn thấy MiG xuất hiện như xuất quỷ nhập thần trong khi các sân bay đã bị đánh nát bươm. Nhiều năm sau khi gặp lại các cựu phi công Mỹ từng tham chiến khi ấy, họ vẫn không sao hiểu nổi và có lẽ chẳng bao giờ hiểu nổi cách đánh của dân tộc Việt Nam.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #233 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2022, 08:45:52 am »

Đêm 26-12-1972, máy bay B-52 đã rải thảm xuống khu phố Khâm Thiên, một khu dân cư đông đúc nhất Hà Nội thời bấy giờ, gây ra tội ác trời không dung đất không tha, nhưng đã bị quân và dân ta trừng trị thích đáng: 16 máy bay Mỹ bị rơi trong đó có 8 chiếc máy bay B-52, nhiều giặc lái Mỹ bị bắt làm tù binh.
Ngày 27-12-1972, biên đội 2 chiếc MiG-21 của Đỗ Văn Lanh-Dương Bá Kháng xuất kích lúc 13 giờ 34 phút, được dẫn dắt gặp địch và trong trận không chiến này, phi công Dương Bá Kháng đã bắn rơi 1 F-4.
Đến giờ chiều, biên đội của Trần Sang-Bùi Thanh Liêm xuất kích từ sân bay Đa Phúc làm nhiệm vụ nghi binh để Trần Việt xuất kích từ sân bay Miếu Môn làm nhiệm vụ đánh chính. Trần Việt xuất kích lúc 14 giờ 10 phút được dẫn dắt gặp địch và lao vào công kích. Trong trận không chiến này, Trần Việt đã bắn hạ 1 F-4. Đây là chiến công thứ 3 của Trần Việt.
Đêm 27-12-1972, Phạm Tuân xuất kích chiến đấu lúc 22 giờ 22 phút từ sân bay Yên Bái, xuyên lên trên mây và được Sở chỉ huy ở Mộc Châu dẫn dắt. Anh đã phát hiện được B-52 theo đèn hàng hành của chúng và tiến hành ngắm bắn theo máy ngắm quang học. Vào thời điểm 22 giờ 32 phút, Phạm Tuân đã lập chiến công lớn, đúng vào thời điểm quan trọng của mặt trận trên không: anh đã hạ gục "pháo đài bay bất khả xâm phạm" B-52 và về hạ cánh ở sân bay Yên Bái. "Món nợ" của Không quân đã được trả !.
Cũng trong đêm 27-12-1972, Nguyễn Khánh Duy xuất kích chiến đấu từ đường ngang của sân bay Kép, được dẫn dắt tiếp cận B-52 nhưng vì bọn F-4 đi yểm hộ quây chặt lấy anh, bắn tên lửa nên Sở chỉ huy cho anh thoát ly khỏi khu vực chiến đấu và về hạ cánh trên sân bay Đa Phúc.
Ngày 28-12-1972, biên đội của Lê Văn Kiền-Hoàng Tam Hùng  xuất kích lúc 11 giờ 17 phút, chờ trên đỉnh sân bay sau đó được dẫn đánh tốp ở phioas Nam Hà Nội. Biên đội đã phát hiện được địch và trận không chiến không cân sức đã xảy ra. Phi công Hoàng Tam Hùng là phi công trẻ mới xuất kích chiến đấu lần đầu tiên nhưng đã thể hiêbnj được bản lĩnh, ý chí chiến đấu và lòng dũng cảm ngoan cường, bắn rơi 2 chiếc máy bay Mỹ trong trận không chiến này để trở thành một trong số hiếm hoi phi công bắn rơi 2 chiếc trong một trận không chiến. Anh đã anh diũng hy sinh khi tuổi đời mới gần 24. Đêm hôm ấy, phio công Vũ Xuân Thiều xuất kích từ sân bay Cẩm Thủy vào lúc 21 giờ 41 phút. Lúc 21 giờ 58 phút, Vũ Xuân Thiều báo cáo phát hiện được B-52 xin phép công kích. Sở chỉ huy cho pếp và nhắc nhở : "Kiên quyết tiêu diệt!". Vũ Xuân Thiều đã lao vào tấn công với quyết tâm phải diệt bằng được B-52. Anh đã bắn rất gần và lao thẳng vào bọn B-52, anh dũng hy sinh giữa trời đêm mông lung. Xác B-52 và MiG-21 đều rơi xuống vùng đồi của Cò Nòi, Sơn La. Vũ Xuân Thiều đã làm nên điều phi thường trong trận chiến đấu quá ngắn ngủi giữa trời đêm. Phi công Đinh Tôn xuất kích từ sân bay Đa Phúc sau Vũ Xuân Thiều 9 phút. Anh được dẫn dắt vào tốp B-52 và đã phát hiện được ánh đèn hàng hành của chúng nhưng vì góc vào quá lớn nên lại mất ngay. Khi được dẫn vòng lại thì bọn B-52 đã tắt đèn và bọn F-4 quây lấy anh, bắn tên lửa. Sở chỉ huy cho anh thoát ly khỏi trận chiến.
Đêm 29-12-1972, phi công Nguyễn KHánh Duy xuất kích từ sân bay Đa Phúc lúc 22 giờ bay về hướng Yên Bái-Tuyên Quang nhưng do cường độ nhiễu quá lớn không bắt được mục tiêu và khi ấy anh cũng đã bay vào khu vực hỏa lực của tên lửa Phòng không nên Sở chỉ huy cho anh thoát ky về hạ cánh. Lúc 23 giờ 28 phút, phi công Bùi Doãn Độ xuất kích từ đường ngang của sân bay Kép được dẫn tiếp địch. Anh phát hiện thấy ánh lửa phụt ra từ đuôi máy bay địch liền bám theo và ngắm bắn, phóng liền 2 quả tên lửa, diệt 1 F-4 và về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc. Đây là chiếc F-4 đầu tiên  bị MiG-21 bắn hạ vào ban đêm và cũng là chiếc máy bay cuối cùng bị bắn hạ trong chiến tranh bằng chính MiG-21 của Không quân nhân dân Việt Nam.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #234 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2022, 08:59:17 am »

Ngày 29-12-1972 trở thành ngày không chiến cuối cùng  của năm 1972 cũng là trận cuối cùng của MiG-21 trong chiến dịch Linebacker 2 và trong cả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc Việt Nam. Ngày hôm sau: 30-12-1972, chính quyền Nixon buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp phái đoàn Việt Nam tại Paris để đàm phán về Hiệp định hòa bình.
 Trong 12 ngày đêm của chiến dịch, quân và dân ta đá bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 B-52. Riêng Không quân đã bắn rơi 8 máy bay, trong đó có 2 B-52, 5 F-4 và 1 RA-5C. Tuy bắn hạ số lượng ít nhưng đã có những trận buộc địch phải dãn đội hình tạo điều kiện cho tên lửa Phòng không lập công và nhiều trận bắt địch phải trút bom ngoài mục tiêu. Bộ đội Không quân đã đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc "đánh cho Mỹ cút" và tiếp tục chuẩn bị tích cực để tham gia vào "Chién dịch Hồ Chí Minh lịch sử" đánh cho ngụy nhào, giải phong miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối!.
Hai mươi năm sau Chiến dịch Linebacker-2" Mỹ lại tiến hành "Chiến dịch bão táp sa mạc". Lần này đội hình B-52 vẫn được sử dụng rầm rộ nhưng không có chiếc B-52 nào bị bắn hạ cả. B-52 chỉ rơi ở Việt Nam. Và mọi loại vũ khi chỉ ở trong tay người Việt Nam mới phát huy hết tính năng của nó, nhờ vào khối óc và trí tuệ, ý chí của người Việt Nam. Hơn 60 nước trên thế giới sử dụng MiG-21 nhưing chỉ ở Việt Nam, MiG-21 mới trở thành "huyền thoại của bầu trời". Đấy là niềm tự hào của dân tộc ta, của tất cả các thế hệ con dân đất Việt! Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào ấy!.
Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #235 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2022, 07:55:30 am »

Lâu lắm mới vào trang của chú Huy, mất 2 năm Covid rồi chiến tranh ở Ukraine. Vừa rồi cháu qua Canada có lên Ottawa chơi thì cậu bạn kể cùng thành phố này có anh Việt (khoảng ngoài 70) trước học PCTK ở Nga nhưng hình như sức khoẻ có vấn đề nên không tốt nghiệp. Nhờ cậu bạn hẹn gặp mà đúng dịp Noel gia đình đi nghỉ nên không gặp được. Trên FB thấy HN kỷ niệm 50 năm chiến thắng ĐBP trên không khá hoành tráng có cả hình ảnh chú Huy. Chúc chú và gia đình mạnh khoẻ có nhiều bài trên trang nhà.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #236 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 09:53:53 am »

Cám ơn Hải Anh nhiều nhiều!.
 Chào tất cả các đồng đội nhân ngày đầu năm mới - năm Quý Mão!. Tết vừa rồi với tôi là một cái Tết vui vẻ, đầm ấm. Tuy vật chất không có gì ghê gớm nhưng tình cảm thì thật chan hòa nhất là những ngày ở quê. Hy vọng với tất cả các đồng đội cũng đều như vậy.
Đầu năm Xuân mới, xin chúc tất cả các đồng đội cùng gia đình luôn dồi dào sức khỏe, luôn gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và bình an!
Hẹn thường xuyên gặp nhau trên trang nhà!.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #237 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2023, 04:14:09 pm »

Thật sự là lâu quá rồi, nay tôi mới lại trở lại trang nhà. Vừa qua, thật tình cờ và may mắn, tôi được gặp lại các anh Trần Phú 341, Thanh Hiếu (binhyen 1961) trên đỉnh núi Tam Đảo, cùng các anh nhà thơ, nhà văn, họa sỹ...ở "Trại sáng tác văn học". Vui quá! Những cuộc hội ngộ bất ngờ ấy luôn đem lại những cảm xúc thật khó tả. Tôi và Thanh Hiếu được mời cơm trưa rồi chia tay. Chúc các anh ở lại sáng tác được nhiều tác phẩm hay và luôn vui vẻ, hạnh phúc. Nhất là nhà thơ Tú Đào sẽ tìm được hạnh phúc mới!
Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #238 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2024, 12:36:16 pm »

Cảm ơn bác Phicongtiemkich 👍
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM