Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:38:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 129640 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 07:04:32 pm »

Cùng với các cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị trong thành phố, trên khắp địa bàn Khu Sài Gòn, phong trào dân quân du kích cũng phát triển một bước mới.

Các tổ chức dân quân được phát triển rộng rãi, kể cả trong nội thành Sài Gòn (dân quân nội ứng và tự vệ bí mật) và các quận ngoại thành. Cơ quan quận đội bộ, xã đội bộ được kiện toàn. Nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ dân quân được mở đã cung cấp nhiều cán bộ cho cơ sở quận, xã. Đến cuối năm 1949, số dân quân ở tỉnh Gia Định lên đến 80.789 người, tỉnh Chợ Lớn 22.128 người, thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn 7.388 người (trong đó 829 ở các xí nghiệp, 5894 ở các khu phố).

Ngoài nhiệm vụ đánh và phá hoại, hoạt động nổi bật nhất của dân quân là tiến hành tuyên truyền, xây dựng cơ sở, vận động đồng bào tham gia kháng chiến và địch ngụy vận. Tính đến cuối năm 1949, dân quân toàn Khu Sài Gòn đã tổ chức 390 lần tuyên truyền xung phong, diễn thuyết, 123 lần phát thanh, 779 cuộc mít tinh, 12 buổi kịch, 1 cuộc tuần hành thị oai, làm và đốt cháy 37 hình nộm, thả 15 con vật ra đường phố mang theo khẩu hiệu, in và rải được 149.406 cờ, truyền đơn, biểu ngữ, thông báo, hiệu triệu, chuyển vào nội thành 5000 tờ báo kháng chiến, 38583 tờ Thông Tin Dân Quân, 420 cuốn sách như Xã Chiến Đấu, Khuyên Dân Quân Canh Gác, Điều Lệ Hội Bảo Trợ Dân Quân… Riêng công tác địch ngụy vận, tỉnh Gia Định đã vận động giác ngộ được 244 lính địch, lấy 46 súng, 2009 viên đạn, 39 lựu đạn, diệt một bót. Tỉnh Chợ Lớn vận động được 43 lính địch (trong đó có 4 Lê dương), lấy 80 súng, 6468 viên đạn, nhổ 3 bót.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế kháng chiến, tự túc các nhu cầu tối thiểu về ăn mặc, chữa bệnh và chiến đấu, công tác tham gia sản xuất, tự túc lương thực, thực phẩm bắt đầu được chú trọng, phát triển thành phong trào. Riêng quận đội bộ Thủ Đức canh tác hơn 100 ha ruộng. Vụ mùa năm 1949 được mùa lớn, hầu hết các cơ quan kháng chiến ở xã quận đều tự túc được phần lớn lương thực. Gò Vấp có lương thực cung cấp nuôi 1 đại đội độc lập. Tính chung cả 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, lực lượng vũ trang vừa chiến đấu vừa sản xuất đã canh tác được 289 ha ruộng lúa, 48 ha hoa màu các loại, trồng 1280 cây chuối, nuôi 2836 con gà vịt, 33 con trâu bò, xây dựng được một lò đường, thu hoạch tổng cổng 9.188 giạ lúa, 36.899 lít gạo và 1.135.620 đồng. Trong nội thành, cơ quan Thành đội bộ tổ chức các xưởng dệt, máy may, thuộc da và làm dịch vụ hớt tóc, sửa xe để lấy tiền tự cung ứng một phần kinh phí.

Cùng thời gian này, tại các vùng căn cứ, vùng độc lập xung quanh Sài Gòn, ta thực hiện chính sách “bao vây kinh tế địch”, không tiêu thụ hàng xa xỉ phẩm mua từ nội thành và không bán các sản phẩm nông nghiệp về nội thành. Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ phát hành giấy bạc Việt Nam. Giấy bạc được tiêu dùng lưu thông rộng rãi trong các vùng căn cứ, vùng du kích tranh chấp. Đồng bào tại vùng bị tạm chiếm xung quanh thành phố và trong nội thành cũng bí mật tiêu tiền giấy Việt Nam vừa để ủng hộ kháng chiến vừa để lưu giữ những tờ giấy bạc có in hình Cụ Hồ làm kỉ niệm.

Để tự túc vũ khí, trực liếp phục vụ nhu cầu đánh địch, các dân quân xưởng, côn an xưởng, công binh xưởng các ban công tác, ban rờsạc (Recharge - nhồi lại đạn) quận, tổ võ khí xã được chú ý xây dựng và phân công trách nhiệm sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí phù hợp với khả năng. Tỉnh Gia Định có 1 dân quân xưởng với 45 công nhân, 3 ban rờ sạc ở 3 huyện Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè và 18 xã (trong tổng số 88 xã) có tổ võ khí. Trong năm 1949, đã sản xuất được 1208 lựu đạn gài, 3000 lựu đạn ném, 24 địa lôi, 260 súng thô sơ, nhồi 2442 viên đạn, sửa chữa 97 súng các loại. Thành Sài Gòn - Chợ Lớn có 1 dân quân xưởng và 73 công nhân, một số quận, hộ đều có ban rờ sạc và tổ võ khí. Trong tháng 9 năm 1949, đã sản xuất được 140 lựu đạn gài, 710 lựu đạn ném, 9 địa lôi, nhồi 1400 viên đạn.

Tự vệ Thành có Ban võ khí (thành lập từ năm 1947) phát triển thành Binh công xưởng của 10 ban công tác với 80 công nhân. Binh công xưởng có đủ các bộ phận chuyên môn như tổ rờ sạc, tổ hóa chất, tổ cơ khí… Đây là nơi sản xuất các loại vũ khí thích hợp với chiến đấu nội thành như lựu đạn nhỏ cầm lọt bàn tay, mìn đốt bằng hóa chất, mìn định hướng, định giờ… Tháng 12 năm 1949, Binh công xưởng sáp nhập về Ban Quân giới Nam Bộ.

Cùng với tổ chức dân quân các loại ở đường phố, xí nghiệp, ấp xã, du kích tập trung quận(1) và du kích không thoát li ở xã cũng phát triển cả về số lượng và chất lương. Hầu như ở xã nào cũng có ít nhất 1 tiểu đội du kích võ trang từ 2 tới 6 súng, với nhiều lựu đạn, địa lôi. Riêng ở Gia Định, bình quân mỗi xã có từ 2 đến 4 tiểu đội du kích không thoát li. Đặc biệt các xã dọc đường giao thông của địch, dọc các tuyến hanh lang vận tải của ta, lực lượng du kích có thêm các tổ chuyên môn đánh mìn, gài lựu đạn rất giỏi.

Tính đến cuối năm 1949, toàn Khu Sài Gòn có tổng cộng 3505 đội viên du kích xã, trong đó riêng tỉnh Gia Định có 214 tiểu đội nam, 20 tiểu đội nữ gồm 2031 đội viên. Thành Sài Gòn - Chợ Lớn có 36 đội viên thoát li bám ở bìa ô và ở xóm lao động, 36 đội viên không thoát li. Bên cạnh lực lượng không thoát li ở xã, các quận đều xây dựng du kích tập trung quận Thủ Đức có hai tiểu đội. Nhà Bè, Hóc Môn, Gò Vấp, Trung Quận mỗi nơi có 1 tiểu đội. Các tiểu đội du kích tập trung này làm nhiệm vụ cơ động phối hợp với bộ đội tỉnh và du kích, dân quân xã tác chiến diệt địch, trừ gian, địch vận, phá hoại, xây dựng làng xã chiến đấu.

Các tiểu đội du kích dựa bám vào địa phương, chủ động đánh địch bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả, góp phần chống giặc ruồng bố càn quét, bảo vệ mùa màng, bảo vệ căn cứ và giao thông vận tải của ta. Trong năm 1949, lực lượng du kích huyện xã của tỉnh Gia Định đã độc lập tác chiến 207 trận, phối hợp tác chiến 171 trận, đánh khuấy rối 288 trận, diệt 561 tên địch, làm bị thương 301 tên, bắt sống 18 tên, phá hủy 2 bót, 17 xe, 139 căn nhà của bọn Việt gian phản động, thu 66 súng, 38 lựu đạn, 266 viên đạn và nhiều loại tài sản khác. Du kích thành Sài Gòn - Chợ Lớn trong 6 tháng cuối năm 1949 độc lập tác chiến 2 trận, phối hợp tác chiến 6 trận, đánh khuấy rối 2 trận, địa lôi chiến 60 trận, diệt 23 tên địch, làm bị thương 44 tên, bắt sống 24 tên, thu 2 súng.

Du kích còn tổ chức phá hoại các đường giao thông, các cơ sở kinh tế của địch. Đặc biệt dọc con đường số 1 Sài Gòn - Biên Hòa, Sài Gòn - Tây Ninh - Campuchia, đường sắt Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Thủ Dầu Một - Lộc Ninh, Sài Gòn - Mĩ Tho, ta phá hỏng nhiều đoạn, có lúc làm tê liệt đường sắt hàng tháng. Hệ thống tháp canh bảo vệ giao thông bị bao vây, tập kích thường xuyên. Tính chung năm 1949, tỉnh Gia Định đã đào, đắp 8.130m2 đất trên đường giao thông, dựng 41 cản trên sông, cắm 54.708 chông chống nhảy dù, đào hố chống xe cơ giới, làm chướng ngại ghe tàu, xe lửa, cắt 43.003m dây điện thoại, phá 114 trụ dây thép, 49 cầu cống các loại, chặt và vạc vỏ 1076 ha cao su, đập bể, bẻ phá 83.360 chén đựng mủ, kiềng, máng ở các đồn điền cao su của tư bản Pháp. Du kích Thành Sài Gòn - Chợ Lớn phá hủy 622m vải, 905 lít dầu máy, 216kg cao su, 2600 mét dây thép, 17 động cơ máy nổ, 28 đầu đạn, 5 máy in, 2 máy tiện, 4 bộ nhíp xe ôtô, 2 chân vịt tàu và 856 đơn vị các loại dụng cụ máy móc khác. Tổng số ngày lãn công của các nhà máy, hãng sở lên đến 3.070 ngày.

Lực lượng dân quân và du kích còn phối hợp với công an thường xuyên canh phòng, kiểm soát, theo dõi và thi hành các bản án đối với bọn phản động, ác ôn đầu sỏ, góp phần giữ vững trật tự, an ninh ở địa phương. Khắp nơi, công an và du kích xây dựng các chốt điểm canh gác, kiểm soát, mật hộ viên, tổ chức ngũ gia liên bảo, tổ chức lực lượng trinh sát đường dài, mở các lớp huấn luyện “công an làng”. Các sách báo, tài liệu hướng dẫn canh gác, trừ gian diệt ác được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Nhiều vụ gián điệp, buôn lậu, trộm cướp… đã được công an làng phát hiện và xử lí. Tỉnh Gia Định phát hiện được 83 vụ gián điệp, 251 vụ buôn lậu. Du kích công an thành Sài Gòn diệt 76 tên, làm bị thương 24 tên, bắt 94 tên mật thám, lính kín và bọn tề ác Việt gian đủ loại.

Ngoài ra dân quân và du kích các huyện Hóc Môn, Gò Vấp còn tiếp tục xây dựng các làng xã chiến đấu (Hóc Môn 7 xã, Gò Vấp 2 xã). Tính chung tỉnh Gia Định trong năm 1948 đã đào được 70.463m3 địa đạo, rào 223.238 mét xung quanh các xóm ấp, đào vét 24.893m kinh rạch, đắp 6640m đường, làm 75 chiếc càu… xây tạo mới địa hình địa vật, nhằm đánh lạc hướng và chống địch ruồng bố càn quét, bảo vệ xóm ấp, bảo vệ căn cứ của ta.

Hoạt động của dân quân và du kích trong năm 1949 phản ánh sự lớn mạnh của phong trào du kích chiến tranh phản ánh sự phát triển đồng đều lực lượng vũ trang các thứ quân trên chiến trường Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, góp phần quan trọng vào việc làm chuyển đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch.

Từ năm 1948 đến mùa thu năm 1949 là quãng thời gian quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định tập trung xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, đẩy mạnh hoạt động tác chiến, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh và đấu tranh kinh tế với chúng; là quãng thời gian ta giành được thắng lợi quan trọng nhất trên mặt trận đấu tranh quân sự và đấu tranh kinh tế, chính trị. Thắng lợi ấy góp phần quan trọng hạn chế và từng bước đánh bại chiến lược bình định của thực dân Pháp ở Nam Bộ.


(1) Lúc này do chưa tổ chức bộ đội địa phương quân, nên tổ chức các đại đội du kích tập trung để hoạt động, tiền thân của các đại đội địa phương, đại đội độc lập, biệt động đội sau này.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 07:47:17 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:54:09 am »

III. PHÁT TRIỂN ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ,
CAO TRÀO CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MĨ CAN THIỆP


Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc kháng chiến ở Đông Dương cùng với những chuyển biến tích cực của phong trào cách mạng Trung Quốc buộc thực dân Pháp phải tìm cách cứu vãn tình thế bằng một kế hoạch chiến lược mới. Mùa hè 1949, tướng Revers, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp cầm đầu một phái đoàn thanh tra quân sự sang Đông Dương. Revers cùng Bộ tham mưu của y vạch ra một kế hoạch với nội dung chủ yếu tập trung mọi nỗ lực để giữ vững Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng vùng đồng bằng và trung du, bao vây căn cứ địa Việt Bắc, phong tỏa biên giới Việt Trung. Để thực hiện kế hoạch này, Revers chủ trương phát triển phạm mẽ quân ngụy, dùng quân ngụy làm nhiệm vụ chiếm đóng để rút quân Âu Phi tập trung lại thành lực lượng cơ động lớn chuẩn bị mở những cuộc tiến công quyết định, củng cố ngụy quyền, tích cực đánh ta về quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa.

Tháng 10 năm 1949, tướng Chanson đến Sài Gòn thay De Latour giữ chức Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở miền Nam. Chúng bắt đầu rút quân ra chiến trường miền Bắc, chỉ giữ lại miền Nam 28 tiểu đoàn quân chính quy. Để có đủ quân số chiếm đóng bình định, địch triển khai bắt lính ồ ạt, xây dựng ngụy quân. Theo kí kết với Pháp, chính phủ Bảo Đại được tổ chức quân đội riêng do sĩ quan ngụy chỉ huy, nhưng vẫn khống chế quân ngụy bằng cách đưa nhân viên kĩ thuật người Pháp vào làm cố vấn, đẻ ra cơ quan phối hợp hoạt động giữa quân đội Pháp và “quân đội các quốc gia liên kết” dưới quyền điều khiển của Pháp. Pháp] “sẻ” cho Bảo Đại một số quyền hạn như chuyển giao sở công an, sở lao động, trại giam… để tăng cường hiệu lực bộ máy ngụy quyền.

Khắp Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, địch triển khai chiến dịch tuyên truyền xây dựng “quân đội quốc gia độc lập trong Liên hiệp Pháp” và ra sức bắt lính. Bảy Viễn (ra đầu hàng Pháp được phong hàm đại tá trong lễ ra mắt của “quân đội Bình Xuyên” ngày 3 tháng 6 năm 1948) lập các ban mộ lính ở chợ Phạm Thế Hiển, Rạch Ông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận, chiêu tập được 1 tiểu đoàn gồm 500 người do Thái Hoàng Minh làm tiểu đoàn trưởng. “Quân đội Bình Xuyên” do Bảy Viễn làm thủ lĩnh quản lí khu vực Chợ Lớn, ra sức tác oai tác quái, chỉ điểm, bắt bớ các cơ sở và cán bộ cách mạng, tự do thu thuế, mở các sòng bạc, động mãi dâm như Kim Chung, Đại Thế Giới để ăn chơi và hốt bạc. Với sự chi viện tối đa về phương tiện chiến tranh của Pháp, Bảy Viễn mở các cuộc hành quân càn quét vào Rừng Sác, khai thông con đường 15 dài 120km từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, tổ chức bảo vệ các đoàn Công voa và độc quyền kinh doanh ngành giao thông vận tải trên tuyến đường này. Hành động của Bảy Viễn làm ô danh tên gọi bộ đội Bình Xuyên, những cán bộ chiến sĩ Bình Xuyên đang chiến đấu trong hàng ngũ Vệ quốc đoàn Nam Bộ, đồng thời gây thêm khó khăn cho kháng chiến ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Cùng với việc xây dựng ngụy quân, chính phủ Bảo Đại ra sức củng cố hệ thống ngụy quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở, phát triển các đảng phái phản động làm hậu thuẫn cho công cuộc bình định. Những tổ chức đảng phái như “Quốc gia liên hiệp”, “Liên minh dân chủ quốc gia”, Việt Nam quốc dân Đảng”, “Việt Nam độc lập dân chủ”, “Liên đoàn thanh niên bảo quốc”, Đại Việt”, rồi các tổ chức nghiệp đoàn công nhân do chúng lập ra như “Tổng liên đoàn lao động”, “Tổng liên đoàn lực lượng thợ thuyền”… lên tiếng ủng hộ chính phủ Bảo Đại, kêu gọi lực lượng kháng chiến trở về xây dựng “quốc gia độc lập”!

Công cuộc kháng chiến của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nói riêng, của cả Nam Bộ nói chung đứng trước tình hình mới.

Ngày 18 tháng 8 năm 1949, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “về xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân trong giai đoạn tích cực cầm cự, chuẩn bị tổng phản công”, trong đó chỉ thị: “Cuộc chiến tranh của ta đã sang giai đoạn cầm cự và chuẩn bị tổng phản công! Trong giai đoạn này, Đảng ta lấy du kích chiến làm chính, vận động chiến làm phụ. Nhưng vận động chiến phải nâng lên ngang với du kích chiến và trở nên chủ yếu!”(1)

Ngày 25 tháng 8 năm 1949, Xứ ủy họp hội nghị triển khai nhiệm vụ “tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công”. Kế đó tháng 9 năm 1949, Xứ ủy triệu tập hội nghị quân sự Nam Bộ. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy đọc một bảo báo cáo quan trọng nhận định tình hình quân sự trên toàn chiến trường và nêu lên 6 mặt công tác quan trọng trước mắt: chỉnh đốn lại bộ máy quân sự các cấp, xây dựng 3 thứ quân, tổ chức lại bộ máy quân giới quân nhu, gia tăng công tác chính trị, địch ngụy vận, tuyên truyền đẩy mạnh phong trào thi đua giết giặc lập công. Hội nghị đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng khu. Đối với khu Sài Gòn - Chợ Lớn, hội nghị nhấn mạnh đây là chiến trường trọng điểm trong nhiệm vụ chống chiến lược bình định toàn diện của địch. Nhiệm vụ chính trị của khu Sài Gòn - Chợ Lớn là: “Đẩy mạnh phong trào xây dựng cơ sở, tác chiến ngay trong vùng địch, phá các trục giao thông quan trọng từ Sài Gòn ra các tỉnh và vùng cao su, phá chính sách ngụy quyền ngụy quân”. Hội nghị cũng chỉ rõ cần phải tổ chức lại chiến trường, tăng cường thêm cán bộ cho khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 11 năm 1949, tại Long Trường (Thủ Đức), Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn họp hội nghị. Hội nghị đánh giá: mặc dù tình hình thành phố gặp nhiều khó khăn, nhưng phong trào đấu tranh của các tầng lớp quần chúng đang ngày càng phát triển mạnh, khí thế cách mạng của quần chúng lúc này đang lên cao. Trong lúc đó, cán bộ lãnh đạo phong trào các cấp còn thiếu. Hội nghị chủ trương đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, tranh thủy mọi khả năng công khai, lợi dụng các hình thức bình phong, biến tướng để tiếp tục phát triển phong trào. Hội nghị đã thảo luận các biện pháp cụ thể để thực hiện chủ trương trên, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường cán bộ cho Ban cán sự nội thành.

Ban cán sự nội thành được củng cố lại(2), do đồng chí Nguyễn Kiệm làm bí thư. Hội nghị cũng đã tiến hành bầu Thành ủy nhiệm kì mới, bổ sung thêm nhiều thành ủy viên trẻ(3).

Hội nghị Xứ ủy và hội nghị Thành ủy đã kịp thời chỉ ra những chuyển biến về chính sách bình định của địch, kịp thời quán triệt chỉ thị của Trung ương Đảng trong giai đoạn mới, đề ra nhiệm vụ sát thực với chiến trường, khắc phục tư tưởng coi nhẹ công tác chính trị nội thành, coi nhẹ vai trò dân quân du kích và mối quan hệ hợp lí giữa ba thứ quân.


(1) Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, NXB Sự Thật, Hà Nội 1986, t. 1, tr. 327.
(2) Gồm: Nguyễn Kiệm, Lê Tuấn, Đoàn Văn Bơ, Trần Minh Quyền, Nguyễn Thị Bình.
(3) Gồm: Phạm Thiều, Nguyễn Việt Hùng, Đặng Văn Bi, Phùng Lương, Phạm Văn Chức, Lê Tuấn, Hoàng Quốc Tân, Nguyễn Kiệm, Đoàn Văn Bơ, Nguyễn Văn Thụ, Phạm Văn Ba, Nguyễn Văn Công, Trần Minh Quyền…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:55:05 am »

*
*   *

Sau Hội nghị Xứ ủy (tháng 9 năm 1949), Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra chỉ thị tổ chức lại chiến trường, củng cố nhân sự cấp khu và tỉnh, giải thể phân khu Duyên Hải của Khu 7. Khu Sài Gòn được mở rộng về phía Tây Bắc, gồm thêm toàn tỉnh Tây Ninh (Khu 7 chỉ còn lại 3 tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bà Rịa). Đồng chí Trần Văn Trà về trực tiếp giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy khu Sài Gòn. Các tỉnh tiến hành củng cố lại nhân sự các cấp.

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Nam Bộ về thành lập các Liên trung đoàn, tiểu đoàn tập trung, đại đội độc lập, ở khu Sài Gòn, Trung đoàn 306 Phạm Hồng Thái và Trung đoàn 312 nhập lại thành Liên trung đoàn 306 - 312. Liên trung đoàn có 1 tiểu đoàn chủ lực và 6 đại đội độc lập hoạt động ở các huyện phía Bắc và Tây thành phố, tỉnh Gia Định. Trung đoàn 300 Dương Văn Dương có 1 tiểu đoàn chủ lực và 2 đại đội độc lập, 1 đại đội “đặc biệt”, 1 đại đội binh chủng chuyên môn hoạt động ở Nhà Bè, Cần Giuộc và khu vực phía Nam Thành phố. Trung đoàn 308 có 1 đại đội chủ lực và 2 đại đội độc lập hoạt động ở tỉnh Chợ Lớn, và khu vực phía Tây thành phố. Trung đoàn 311 có 1 đại đội chủ lực và 2 đại đội độc lập hoạt động ở Tây Ninh. Ngoài ra, khu còn thành lập một tiểu đoàn chủ lực cơ động lấy phiên hiệu 870.

Trong nội thành, ngày 19 tháng 12 năm 1949, các bna công tác cũng biên chế lại, lập tiểu đoàn Quyết tử 950 trực thuộc khu. Tiểu đoàn gồm 3 đại đội mang phiên hiệu 3018, 3019, 3020 Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm Nguyễn Xuân Thanh tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Lộc chính trị viên, Vũ Hải Sơn trưởng ban tham mưu, Trần Anh Linh trưởng ban chính trị.

Hệ thống dân quân và du kích vẫn giữ nguyên như cũ.

Việc bố trí lại chiến trường, tổ chức lại lực lượng nhằm tạo điều kiện để xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, đẩy mạnh hoạt động tác chiến đánh địch phù hợp với giai đoạn “tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công” trên chiến trường chung.

Bước sang đầu năm 1950, cuộc kháng chiến của ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ gặp nhiều khó khăn. Giặc Pháp tuy có điều lực lượng ra Bắc Bộ và Trung Bộ nhưng quân số không giảm do vẫn tiếp tục tăng cường viện binh từ Pháp sang Việt Nam và phát triển thêm ngụy quân tại chỗ. Riêng trong tháng 1 năm 1950, chúng đưa Sài Gòn 16.679 tên, trong đó 395 sĩ quan hải, lục, không quân, gần 370 tấn đạn dược và 174 tấn quân nhu. Lực lượng mới sang kết hợp với số ngụy quân mới tuyển mộ huấn luyện, tổ chức đánh lấn chiếm, đóng tháp canh đồn bót lấn sâu vào vùng du kích và vùng độc lập của ta, càn quét khủng bố liên tục vào các khu vực thuộc quận Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Trung Quận nhằm tạo ra một vành đai an toàn xung quanh thành phố.

Tại tỉnh Gia Định, trong tháng 1 năm 1950, địch đóng thêm 13 đồn bót tháp canh, đưa tổng số đồn bót tháp canh lên 285 chiếc. Tổng quân số gồm 14.242 tên (1.816 Pháp, Lê dương, 97 Marốc, 1.703 Việt gian, 1003 Miên gian, 2151 Cao Đài phản động, 171 Công giáo phản động, 6.401 bảo an). Chúng tổ chức 20 trận càn quét lớn, 436 lần hành quân phục kích, cướp bóc nhỏ, tập trung nhất ở các xã Thạnh Lộc, Bình Hưng Hòa, An Hội, Tân Thới Hiệp, Tân Chánh Hiệp (Gò Vấp), Tam Bình, An Phú, Đông Hòa, Khánh Hiệp (Thủ Đức), Tân Phú Trung, Hòa Phú, An Phú xã, Tân Thanh, Tây An, An Nhơn Tây, Tây An Hội, Bình Lí, Tân Mĩ, Tân Thạnh Đông (Hóc Môn), Bình Khánh, An Thới Đông (Nhà Bè). Quân và dân Gia Định đã đánh địch càn quét và phục kích đường giao thông, diệt 131 tên (có 76 Pháp), làm bị thương 60 tên, phá hủy 9 xe cơ giới các loại.

Tại tỉnh Chợ Lớn, cũng trong tháng 1 năm 1950, địch đóng thêm 13 tháp canh, đưa tổng số đồn bót lên 231 chiếc. Tổng số quân gồm 4856 tên (643 Pháp, Lê dương, 2384 Việt gian, 491 Marốc, 729 Miên gian, 609 Cao Đài phản động). Riêng ở Trung Huyện, địch đóng thêm 3 tháp canh cùng với lực lượng chiếm đóng ở Đức Hòa hòng làm chủ đường số 8, 9, 10, Giồng Lốt và dọc đường Bà Hom ở Chợ Đệm, ngăn chặn tuyến giao thông, vận tải tiếp tế của ta ở Khu 8 về Gia Định và lên miền Đông.

Tại thành Sài Gòn - Chợ Lớn, trong tháng 1 năm 1950, các lực lượng vũ trang nội thành đã tổ chức 42 trận tác chiến đánh địch và phá hoại kinh tế (riêng các trung đội của tiểu đoàn Quyết tử 950 tổ chức 30 trận), 7 lần vũ trang tuyên truyền, diệt thêm 35 tên, làm bị thương 46 tên, thiêu hủy 3 xe cơ giới, 6 tàu ghe, 600 vỏ xe hơi, thu 3 súng và nhiều đồ quân dụng, dân dụng khác. Đáng nêu là cuộc tấn công nhà hàng Royal, Bombay, Khánh Hội, rạp chiếu bóng Nam Quang, nhà tên quan ba Mon Bertnard ở số 286 đường Gènèral de Gaulle, cảng Sài Gòn, đường Mac Mahon, đường Hòa Hưng - Chí Hòa, các bót ở Phú lâm, Cây Gõ, cảng Tân Thuận, bùng binh Sài Gòn, nhà sĩ quan Pháp ở 145 đường Arras ngang chợ Thái Bình, ngã Bảy, cầu Mới, ngã tư Bình Hòa, nhà dây thép Sài Gòn và nhiều khu vực ở hộ 17 Chợ Lớn…

Ngày 21 tháng 1 năm 1950, Bộ Tư lệnh Khu Sài Gòn họp hội nghị quân sự chuẩn bị mở chiến dịch Dầu Tiếng - Bến Cát. Trước đó, ngày 29 và 30 tháng 12 năm 1949, Bộ Tư lệnh khu đã quyết định đề nghị mở một chiến dịch phối hợp lực lượng của hai liên trung đoàn 306 - 312 của Khu Sài Gòn và 301 - 310 của Khu 7 trên đường số 7 và đường 14. Đây là con đường vận tải tiếp tế cao su của địch chạy từ Bến Cát lên sở cao su Dầu Tiếng nằm giữa ranh giới căn cứ địa 2 tỉnh Gia Định và Thủ Dầu Một. Chiến dịch nhằm: “1/ Mở rộng khu giải phóng từ đường số 1 (Gia Định) qua tới đường số 13 và đường xe lửa Lộc Ninh - Thủ Dầu Một. 2/ Bảo đảm sự an toàn cho căn cứ An Thành và Hóc Môn là hai căn cứ chủ yếu của Khu Sài Gòn và nhiều cơ quan chính đảng huyện Bến Cát và tỉnh Gia Định. 3/ Chiếm được miền kinh tế phì nhiều từ Rạch Kiến lên tới Bến Súc để làm kho tiếp tế lương thực dồi dào sau này. 4/ Để làm bàn đạp đánh mạnh vào vườn cao su Dầu Tiếng, Hớn Quản và đường số 13 và đường xe lửa Lộc Ninh - Thủ Dầu Một. 5/ Ngưng trệ chương trình lấn chiếm hoàn toàn huyện Hóc Môn của địch”(1).


(1) Biên bản hội nghị ngày 29 tháng 12 năm 1949 dự trữ để mở chiến dịch Bến Cát - Dầu Tiếng. Hồ sơ 58 Phòng Nam Bộ, Kho lưu trữ Bộ Quốc phòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:55:33 am »

Đường số 7 và đường số 14 nối nhau chạy dài từ thị trấn Bến Cát lên thị trấn Dầu Tiếng (trụ sở đồn điền cao Dầu Tiếng thuộc công ty Michelin), có chiều dài tổng cộng 36km. Phía Đông là thị trấn Bến Cát, đường số 13 và đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh. Phía Bắc là đồn điền cao su Dầu Tiếng, các sở cao su tư nhân cùng những dải rừng rộng lớn có căn cứ của ta ở Long Nguyên, Thanh Thuyền, Kiến An. Phía Tây, Tây Nam và Nam có sông Sài Gòn chạy song song với đường 14, ruộng vườn và rừng chồi giáp với căn cứ của ta ở Phú Mĩ Hưng, An Nhơn Tây (Gia Định), Bời Lời, Lộc Thuận (Tây Ninh), An Thành, Phú An, An Điền (Thủ Dầu Một).

Ngoài hai vị trí quan trọng là Bến Cát (100 lính, 5 xe tăng thiết giáp, 12 ca nông) và Dầu Tiếng (640 lính, trong đó có 150 lính Lê dương, 12 xe tăng thiết giáp, 2 máy bay, 47 ca nông), dọc đường 7 và đường 14, địch đóng chốt 4 đồn (Rạch Bắp, Rạch Kiến, Bến Súc, Bà Thiện) và 16 tháp canh, với lực lượng 5 trung đội (ở 4 đồn) và 80 tên khác (ở 16 tháp canh), có trang bị hỏa lực mạnh. Mỗi tuần có 2 chuyến công voa, một chạy từ Dầu Tiếng xuống Bến Cát, Sài Gòn (buổi sáng) và một chạy ngược lại (buổi chiều), mỗi chuyến có từ 14 đến 16 xe gồm xe vận tải và xe thiết giáp hộ tống. Ngoài ra còn có các toán quân từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội tuần tiễu thường xuyên bảo đảm an ninh trên tuyến giao thông này.

Hội nghị xác định: mục đích của chiến dịch là mở rộng và nối liền hai căn cứ của ta từ Gia Định sang Thủ Dầu Một, cắt đứt đường vận tải và tiếp tế ở Dầu Tiếng, tiêu diệt và tiêu hao địch, bổ sung lực lượng ta. Mục tiêu của chiến dịch nhằm tiêu diệt các đoàn công voa và lực lượng tiếp vận của địch, tiêu diệt đồn Bến Súc, phá cầu, bao vây bức rút các đồn, tháp canh còn lại (Bến Cát, Suối Dứa, Cần Nôm, Ông Cộ, Xinô, Rạch Kiến, Xóm Bưng), phá đường sá, máy móc, tài sản trong sơ cao su của địch.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 1 tiểu đoàn chủ lực tăng cường của liên trung đoàn 306 - 312, 1 tiểu đoàn chủ lực và một đại đội độc lập liên trung đoàn 301 - 310, 1 đại đội độc lập của huyện Bến Cát, lực lượng dân quân du kích hai huyện Hóc Môn, Gò Vấp và lực lượng công đoàn cao su đồn điền Dầu Tiếng. Ban chỉ huy chiến dịch gồm Nguyễn Văn Thi (chỉ huy trưởng), Trần Đình Xu (chỉ huy phó), Lê Đức Anh (tham mưu trưởng). Sở chỉ huy đặt tại Thanh Tuyền (đầu chiến dịch) và An Thành (cuối chiến dịch). Ngày mở màn chiến dịch được ấn định: ngày 25 tháng 1 năm 1950).

Ngay sau hội nghị, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được tiến hành ráo riết. Liên trung đoàn 306 - 312 tuyển chọn huấn luyện bộ đội và thực hành điều nghiên địa bàn và tình hình địch. Phòng chính trị chuẩn bị phương án động viên bộ đội, tuyên truyền địch ngụy vận, động viên nhân dân ủng hộ và tham gia chiến dịch.

Đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và các cơ sở quân nhu của bộ đội tích cực chuẩn bị lương thực và thực phẩm. Hàng ngàn lít gạo, đậu phộng, mè, đường, muối được chuyển về khu vực tập kết bộ đội. Đến ngày 24 tháng 1 năm 1950, mọi chuẩn bị cho chiến dịch đã hoàn tất.

15 giờ 30 phút ngày 25 tháng 1, quân ta đồng loạt nổ súng tấn công đồn Bến Súc, đồn Rạch Bắp, nổ mìn đánh cầu Bến Cát và chặn đánh đoàn xe tuần tiễu của địch trên con đường 14 từ Bến Súc lên cầu Suối Dứa. Cuộc chiến đấu ngay từ đầu đã diễn ra hết sức quyết liệt. Trên đường 14, cuộc giao tranh kéo dài đến 6 giờ tối. Quân ta diệt được 9 tên địch, phá hủy 1 đại bác và 3 xe thiết giáp. 4 chiến sĩ trong đó có 1 tiểu đội trưởng của ta bị hi sinh, 24 người khác bị thương. Cầu Bến Cát chỉ bị sụt lở, nhưng không sập. Tại các đồn Bến Súc, Bến Cát, Rạch Bắp, quân địch cố thủ trong thành xăng đá dùng hỏa lực mạnh khống chế các mũi tiến công của ta. Quân ta chỉ bắn moócchiê rồi rút lui.

Sang ngày 26, địch dùng 4 xe thiết giáp và 8 xe cam nhông chở đầy lính từ Bến Cát theo đường số 7 hành quân lên Bến Súc và Dầu Tiếng nhằm đánh giải vây các tháp canh. Quân ta tổ chức phục kích chặn đánh địch trên đoạn đường số 7, diệt 41 tên, phá hỏng 3 xe cơ giới của địch. Đêm đến, bộ đội và du kích tiến công đồn Bến Cát, đồn Rạch Kiến, bao vây các tháp canh kế cận, phá cầu Suối Cát, cầu Xinô. Cuộc chiến đấu kéo dài sang ngày 27. Trưa ngày 27 tháng 1, địch huy động lực lượng lớn từ Thủ Dầu Một và Bến Cát lên chi viện cho các đồn bót, tháp canh ở dọc đường 7 và đường 14. Hệ thống phòng thủ của chúng được tăng cường. Yếu tố bất ngờ không còn nữa. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định kết thúc chiến dịch.

Chiến dịch Dầu Tiếng Bến Cát thực chất là đợt hoạt động quân sự trong 3 ngày từ 25 đến 27 tháng 1, trên toàn bộ chiến trường, bộ đội và du kích đã tiêu diệt 61 tên, làm bị thương 23 tên, phá hỏng 3 xe thiết giáp, 3 cầu, thu nhiều súng đạn (trong đó có 6 súng máy) và một số đồ dùng quân sự khác. Mặc dù không đạt được triệt để mục đích đề ra ban đầu, đợt hai hoạt động đã làm gián đoạn giao thông địch trong một thời gian dài (địch phải dùng máy bay tiếp tế cho sở Dầu Tiếng). Quân địch buộc phải bị động đối phó, giảm bớt hoạt động trên đường số 5 Hóc Môn và đoạn đường xe lửa Dĩ An - Lái Thiêu. Với ta, những bộc lộ khuyết nhược điểm về khả năng kĩ thuật chiến đấu, chiến thuật và trình độ thực hành chiến dịch trong đợt hoạt động đã để lại những kinh nghiệm thiết thực cho quá trình tiến hành “vận động chiến tiến tới” về sau. Nó là cuộc diễn tập quan trọng cho chiến dịch Bến Cát diễn ra sau đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:55:56 am »

*
*   *

Trên mặt trận chính trị, từ năm 1949 trở đi, nhân dân ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống âm mưu lập chính phủ bù nhìn toàn quốc của Pháp, chống chính phủ Bảo Đại và hành động xâu xé, tranh giành địa vị quyền lợi của các nhóm bù nhìn tay sai. Cùng với đợt hoạt động quân sự diễn ra ở ngoại thành, trong nội thành, cao trào đấu tranh chính trị của công nhân, sinh viên, học sinh, trí thức và các tầng lớp đồng bào đô thị diễn ra mạnh mẽ.

Trong tháng 11 năm 1949, đồng thời với cuộc bãi công bãi thị của công nhân và tiểu thương, học sinh nhiều trường công và tư, đặc biệt là 2 trường Marie Curie và Chasseloup Laubat tổ chức bãi khóa. Kỉ niệm ngày Nam Kì khởi nghĩa, ngày 23 tháng 11 năm 1949, hầu hết học sinh khắp Sài Gòn nghỉ học. Viên Nguyễn thành Duy, giám đốc Nha học chính Nam phần ra lệnh đóng cửa các trường học kể trên và bắt 12 học sinh vì “cuộc bãi khóa mang tính chất chính trị”. Học sinh tổ chức biểu tình kéo lên Nha học chính đòi nhà cầm quyền hủy bỏ lệnh đóng cửa trường và thả số học sinh bị bắt. yêu cầu không được giải quyết, học sinh lại kéo lên Dinh thủ hiến của Trần Văn Hữu đấu tranh.

Phối hợp với cuộc đấu tranh của học sinh, gần 5000 công nhân các hãng SIT, BGI, SEGI, Sidec, Míc, Mélia, Ba Son được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự Thành ủy nổi dậy đấu tranh. Công nhân kéo lên trụ sở thanh tra lao động của chính phủ bù nhìn đòi nhà cầm quyền can thiệp với chủ nhà máy đáp ứng các yêu cầu của công nhân.

Khắp các hộ trong thành phố, truyền đơn, khẩu hiệu chống Bảo Đại về làm quốc trưởng, tẩy chay chính phủ bù nhìn được bà con truyền tay nhau đọc và đem dán, rải ở nơi công cộng, các công sở, đồn bót địch. Nhân dân có sáng kiến thả chó, khỉ mang ảnh Bảo Đại và các khẩu hiệu chạy rông khắp thành phố.

Chính phủ bù nhìn vẫn ngoan cố không chịu chấp thuận yêu cầu của học sinh. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, hơn 2.000 học sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên biểu tình kéo đến Nha học chính. Khi đoàn biểu tình đi ngang qua tòa đô chính Sài Gòn liền bị cảnh sát chặn lại. Học sinh liền lấy đá ném lại cảnh sát và sau đó tập trung ở bãi cỏ rộng trước Dinh thủ hiến ra yêu sách đòi gặp mặt đối chất với Trần Văn Hữu. Nhân dân kéo đến tham gia cuộc biểu tình của học sinh ngày càng đông. Trước áp lực của học sinh, thủ hiến Nam phần Trần Văn Hữu hứa miệng là sẽ mở cửa trường và thả số học sinh bị bắt. Tuy vậy, Chasnon, ủy viên cộng hòa Pháp, không chịu nhượng bộ. Đoàn biểu tình không chịu giải tán, ở lại đòi giải quyết yêu sách. Ba giờ chiều, 500 cảnh sát và binh lính bất ngờ tấn công đoàn biểu tình, từ trong dinh bắn ra rồi xáp lại đánh đập học sinh bằng dùi cui và báng súng. Cuộc đàn áp diễn ra đẫm máu. Hơn 30 học sinh bị thương nặng, một số học sinh bị bắt.

Học sinh Trần Văn Ơn bị thương nặng, được đưa đến bệnh viện Chợ Rẫy và chết tại đây.

Hành động khủng bố dã man của địch và cái chết của trò Ơn gây xúc động mạnh mẽ trong nhân dân thành phố. Ban lễ tang trò Ơn được thành lập do kĩ sư Lưu Văn Lang làm trưởng ban. Hàng trăm học sinh đến bệnh viện Chợ Rẫy giữ xác trò Ơn không để địch cướp đi. Lễ truy điệu trò Ơn được tổ chức liên tiếp khắp nơi trong thành phố.

Ngày 12 tháng 1, toàn thành phố bãi công, bãi thị. Hơn nửa triệu người xuống đường tham gia đám tang Trần Văn Ơn. Từ 5 giờ sáng, các loại phương tiện giao thông từ các ngả chở không lấy tiền số người biểu tình về tập trung tại khu trường Pétrus Kí. Sau phút mặc niệm, đoàn người xếp thành đội ngũ kéo về bệnh viện Chợ Rẫy với băng khẩu hiệu viết bằng máu trên nền vải trắng:

Chết vì Tổ quốc, chết cũng như sống,
Sống kiếp Việt gian, ô nhục muôn đời.


Nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo, thầy tu, có cả người Pháp tiến bộ, tư sản Việt Nam yêu nước đã tham gia đám tang biểu tình. Hai bên đường, nhân dân đặt bàn bày nước, thuốc lá, trầu cau phục vụ mọi người. Những người không đi đưa tang đều đổ ra đứng hai bên đường nghiêm trang cúi đầu tiễn biệt trò Ơn về nơi an nghỉ cuối cùng.

Cuộc biểu tình đưa tang học sinh Trần Văn Ơn là cuộc biểu tình đông nhất, cuộc đấu tranh biểu dương lực lượng chính trị lớn nhất kể từ sau Cách mạng Tháng Tám và quốc khánh ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ngày 9 tháng 1 năm 1950 đi vào lịch sử dân tộc như biểu tượng về phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên đô thị, trở thành ngày học sinh, sinh viên toàn quốc.

Sau đám tang Trần Văn Ơn, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn vẫn diễn ra sôi động. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của học sinh người Hoa ở Chợ Lớn. Bọn đặc vụ Quốc dân đảng do tên La Uy cầm đầu ra lệnh giải tán các lớp trung học trường Phước Kiến. Dưới sự chỉ đạn của Ban Hoa vận Sài Gòn - Chợ Lớn, học sinh và phụ huynh tổ chức đấu tranh chống lệnh giải tán. Bọn phản động Quốc dân đảng cầu viện ngụy quyền, dùng lực lượng cảnh sát bắt đi 100 học sinh. Chúng dùng cực hình dã man tra tấn số học sinh bị bắt, trong đó có nữ sinh Trần Bội Cơ, 19 tuổi, người đứng đầu cuộc đấu tranh. Sau 1 tuần tra hỏi không có kết quả, chúng sát hại chị. Một lần nữa, cái chết của một nữ sinh đã làm chấn động dư luận trong đồng bào Hoa - Việt ở thành phố. Hội học sinh Hoa - Việt Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức trọng thể cuộc mít tinh truy điệu nữ sinh Trần Bội Cơ, lên án tội ác của bọn đế quốc Pháp, chính quyền bù nhìn tay sai và bọn Quốc dân đảng phản động.

Cùng thời gian này, nhân dân thành phố hưởng ứng rầm rộ phong trào cứu tế đồng bào Bầu Sen. Giặc Pháp và bọn tay sai tổ chức đốt trụi xóm Bàu Sen nhằm đày khu dân cư lao động có nhiều cơ sở cách mạng ra xa thành phố. Được sự cứu trợ kịp thời, ta đã xây dựng lại xóm Bàu Sen, phá tan âm mưu của địch.

Giữa những ngày khí thế đấu tranh của nhân dân đang diễn ra sôi sục khắp thành pố, thì ngày 6 tháng 3, phái đoàn viện trợ Mĩ do tướng Griffins đến Sài Gòn, mở đầu cho quá trình can thiệp trực tiếp của đế quốc Mĩ vào Đông Dương. Mười ngày sau, 1 tàu sân bay chở 71 máy bay chiến đấu tiến vào thả neo ngoài khơi Đà Nẵng. Ngày 17 tháng 3, hai tàu chiến của Mĩ Sticken và Anderson cập quân cảng Sài Gòn kế hoạch của Mĩ là tổ chức một cuộc thao diễn quy mô kết hợp hải, không quân Mĩ trên cảng Sài Gòn và dọc hải phận miền Nam Việt Nam, từ Đà Nẵng đến cửa biển Cần Giờ, nhằm phô trương lực lượng, trấn áp tinh thần đấu tranh của nhân dân ta, hà hơi tiếp sức cho thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:57:43 am »

Trước tình hình đó, Khu ủy Sài Gòn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở thành phố lên cao hơn, chống đế quốc Mĩ can thiệp. Tinh thần đấu tranh chống đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai của nhân dân thành phố giờ đây như lửa đổ thêm dầu. Cùng với hoạt động đấu tranh chính trị, quân và dân ta biểu thị thái độ chống Mĩ can thiệp bằng hàng loạt hành động quân sư. Ba ngày sau khi đến Sài Gòn, ngày 9 tháng 3, phái đoàn tướng Griffins ở tại khách sạn Continental bị tấn công bằng lựu đạn. Ngày 17 tháng 3, lính Mĩ từ hai tàu chiến lên bờ bị rượt đánh khắp đường Paul Blanchy, Bonard, Catinat, Pallerin. Đêm ngày 18 tháng 3, đơn vị súng cối trung đoàn 300 phối hợp với lực lượng dân quân Thành do Nguyễn Văn Bứa và Lê Tấn Ích chỉ huy mở đợt tấn công quân sự phủ đầu. 22 giờ đêm, trận địa súng cối 82 li của Trần Sơn Tiêu đặt tại Thủ Thiêm nã 20 phát đạn vào tàu chiến Mĩ. Cùng lúc, các lực lượng quyết tử, dân quân, công an xung phong đồng loạt tấn công nhiều vị trí địch trong thành phố.

Sáng ngày 19 tháng 3, 300.000 đồng bào Sài Gòn xuống đường tập trung về sân trường Tôn Thọ Tượng để dự mít tinh chống Mĩ can thiệp.

Bất chấp bọn cảnh sát, hiến binh Pháp kéo đến bao vây đàn áp, đồng bào vẫn bình tĩnh dự lễ mít tinh và sau đó tổ chức cuộc biểu tình diễu qua các đường phố chính ở trung tâm thành phố. Đoàn người đi qua chợ Bến Thành, rồi chia làm 3 cánh, một theo đường Bonarrd, một theo đường d’Espagne, một theo đường Lagrandière rồi hợp điểm ở đường Catinat tiến ra cảng Sài Gòn. Đồng bào giương cao cờ đỏ sao vàng, ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và hô vang các khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Pháp và bọn bù nhìn tay sai”, “Phản đối Mĩ viện trợ cho Pháp kéo dài chiến tranh ở Đông dương”, “Đế quốc Mĩ cút đi”… Đoàn biểu tình đi đến đâu, ảnh Bảo Đại, cờ Pháp, cờ Mĩ bị hạ xuống, xé nát đến đó. Một số tên mật thám, khiêu khích hòa trộn đám đông tìm cách giựt cờ của ta bị trừng trị ngay lập tức. Tên quan tư Pháp Périeux bị đánh chết ngay trước Dinh Xã Tây. Đến trưa, cuộc biểu tình kết thúc.

Hoảng sợ trước phản ứng của ta, đêm ngày 19 tháng 3, hai chiến hạm Mĩ lặng lẽ kéo neo bỏ chạy.

Cuộc biểu tình chống Mĩ ngày 19 tháng 3 giành được thắng lợi! Nó biểu thị tinh thần đấu tranh bất khuất, biểu thị sức mạnh to lớn của cuộc đấu tranh chính trị của đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào. Thắng lợi của cuộc biểu tình chẳng những có ý nghĩa cổ vũ tinh thần đấu tranh đang lên cao của nhân dân ta mà còn giáng một đòn phủ đầu mạnh mẽ vào ý đồ can thiệp vào Đông Dương của đế quốc Mi, và mưu toan cấu kết với đế quốc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương của thực dân Pháp. Như lời của luật sư Nguyễn Hữu Thọ: “đây là cuộc đụng độ đầu tiên giữa nhân dân ta và đế quốc Mĩ, và cũng là lần đầu tiên đế quốc Mĩ đầu sỏ bị một vố thất bại nhục nhã ngay khi nó bắt đầu thực hiện âm mưu can thiệp trực tiếp nhằm kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương”(1).

Ngày 19 tháng 3 năm 1950 trở thành ngày toàn quốc chống Mĩ.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn trong những tháng đầu năm 1950 gây tiếng vang lớn khắp trong và ngoài nước. Ngay sau ngày 19 tháng 3, Trung ương Đảng gửi điện cho các Liên khu ủy và Xứ ủy Nam Bộ:

Ngày 19 tháng 3 vừa rồi, ở Sài Gòn, xảy ra một cuộc biểu tình lớn của đồng bào và sinh viện, học sinh Việt Nam theo khẩu hiệu “Phản đối sự giúp đỡ của Mĩ cho Bảo Đại”, “Đánh đổ Bảo Đại”, “Hồ Chí Minh muôn năm”, kết quả 40 người bị thương và một số người bị bắn chết.

Để thống nhất phong trào đấu tranh của nhân dân miền tạm bị chiếm và miền tự do, như Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 đã quyết định, đồng thời phát triển phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ can thiệp vào Đông Dương, các địa phương cần tổ chức nhiều cuộc mít tinh hưởng ứng cuộc biểu tình ở Sài Gòn, tố cáo mưu mô của đế quốc Mĩ, phản đối sự đàn áp dã man của đế quốc Pháp và bọn bù nhìn đối với sinh viên học sinh biểu tình, gửi kiến nghị về cho Chính phủ ta và đăng báo địa phương. Nhân dịp này, nhắc lại vụ thảm án ngày 9 tháng 1 năm 1950 ở Sài Gòn và vạch rõ vai trò chó săn của bọn bù nhìn. Nơi nào có điều kiện nên dùng thêm hình thức vũ trang diệt đồn, phá tề,… để hướng ứng khẩu hiệu: “Tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược”, “Phản đối đế quốc Mĩ can thiệp vào Đông Dương”, “Đả đảo bọn bù nhìn”, “Tinh thần yêu nước của đồng bào Sài Gòn muôn năm”.

Ngoài ra, những nơi nào mà phái đoàn hay chiến hạm của Mĩ đến thì cần tổ chức những cuộc đấu tranh như biểu tình, mít tinh, bãi công, bãi khóa, truyền đơn, áp phích… để phản đối sự can thiệp của Mĩ vào Đông Dương”(2).

Khắp nơi, đặc biệt ở Hà Nội và các đô thị lớn, học sinh, sinh viên và nhân dân tổ chức lễ tang các học sinh đã hi sinh, tiến hành bãi khóa, mít tinh, biểu tình phản đối giặc Pháp và bọn tay sai, phản đối đế quốc Mĩ can thiệp. Nhiều tổ chức xã hội đoàn thể ở nước ngoài cũng lên tiếng biểu thị thái độ đồng tình, khâm phục phong trào học sinh Sài Gòn như sinh viên Trường đại học Sorbone - Paris, Chi hội Liên hiệp Việt Tân Đảo,…


(1) Xem: Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, t1, tr. 372.
(2)  Văn kiện quân sự của Đảng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, tập 2, tr. 426-427.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:58:52 am »

*
*   *

Trong suốt mùa xuân và mùa hè năm 1950, cùng với sự kiện đám tang Trần Văn Ơn và hai chiến hạm Mĩ bị đuổi khỏi Sài Gòn, bất chấp hành động ruồng bắt bắn giết của giặc Pháp và bè lũ tay sai, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định vẫn tiếp tục đẩy mạnh cao trào đấu tranh cả về chính trị và quân sự trên khắp địa bàn nội ngoại thành.

Đêm 21 rạng ngày 22 tháng 3, hàng loạt tháp canh trên quốc lộ 1 Sài Gòn - Biên Hòa, quốc lộ 15 Sài Gòn - Vũng Tàu bị lực lượng du kích địa phương tấn công. Lực lượng du kích này bị học viên lớp đào tạo đánh tháp canh do Khu 7 tổ chức bằng kĩ thuật đặc công dùng mìn FT. Trận đánh đã làm cho quân địch khiếp sợ, lúng túng đối phó và để lại bài học kinh nghiệm quan trọng để lực lượng vũ trang Khu 7 hoàn thiện phương pháp đánh tháp canh, mở đầu thời kì tiến công có hiệu quả chiến thuật tháp canh De Latour của địch.

Đêm 28 và 30 tháng 3, quân ta tập kích nhiều vị trí của địch ở Thủ Thiêm, sở Ba Son, quân cảng, Kho cầu Ông Lãnh bị đốt, lửa cháy suốt đêm sang nửa hôm sau mới bị dập tắt.

Các đơn vị của tiểu đoàn Quyết tử và thanh niên xung phong trừng trị một số thực dân khét tiếng và tay sai đắc lực của chúng, như De La Chevrotière, Bazin, bộ trưởng giáo dục ngụy quyền Vương Quang Nhường, thủ lĩnh Thanh niên bảo quốc đoàn Đỗ Văn Năng,…

De La Chavrotière là một tên cáo già khét tiếng quỷ quyệt, chủ bút tờ báo phản động bằng tiếng Pháp xuất bản ở Sài Gòn. Hằng ngày y đi xe riêng từ tòa soạn ở gần khách sạn Continental về nhà. Tổ công tác của ta do đồng chí Lê Văn Vinh phụ trách tổ chức đánh cắp chiếc xe jeep của sứ quán Mĩ, rồi lên xe, bám sát xe của y. Đến ngã tư, chiến sĩ của ta lái xe vượt lên ngang với xe của De La Chevrotière, dùng lựu đạn ném lọt vào trong xe. Lựu đạn nổ, xe chạy đâm vào trụ đèn. Tên thực dân bị đền tội tại chỗ. Tên cò Bazin trùm mật thám Đông Dương cũng bị giết vào thời gian này. Ngày 18 tháng 4 ngay tại góc đường Catinat và D’Espagne, tổ công an xung phong gồm các anh Vân, Dinh, dùng súng ngắn khống chế tên quan ba không quân Roger và bắn đuổi theo 5 phát súng vào lưng Bazin. Bazin bị chết tại nhà thường Đồn Đất. Cái chết của những tên đầu sỏ Pháp và ngụy làm cho bọn địch lo sợ, không dám nghênh ngang đi lại vào ban đêm ở những nơi đường vắng như trước.

Đi đôi với hoạt động quân sự, các cuộc đấu tranh chính trị trong nội thành vẫn tiếp tục. Đáng kể nhất là phong trào đấu tranh trên mặt trận báo chí, văn hóa, văn nghệ và đấu tranh của các chính trị phạm trong các nhà tù ở Sài Gòn.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Trí vận, giới văn nghệ sĩ Sài Gòn tập hợp trong các tổ chức Nghiệp đoàn kí giả chuyên nghiệp, Liên hiệp báo chí, Liên hiệp văn nhân, do các anh Trúc Chi, Thành Nguyên, Nam Quốc Cang, Dương Tử Giang, Mai Văn Bộ, Vũ Tùng… phụ trách, đã tích cực đấu tranh với địch, khéo léo tuyên truyền chủ trương của Thành ủy trong từng giai đoạn lịch sử. Từ đầu năm 1950, báo chí công khai Sài Gòn đã góp phần đưa cuộc đấu tranh chống Pháp, can thiệp Mĩ và chính phủ bù nhìn lên thành cao trào. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, báo Thế giới ra số đặc biệt đăng ảnh Trần Văn Ơn, tố cáo hành động dã man của thực dân Pháp. Ngày 19 tháng 5, tuần báo Thứ Năm đang hình Chủ tịch Hồ Chí Minh trên trang nhất và nhiều tiểu luận mạnh mẽ cổ vũ phong trào đấu tranh của các giới. Ngày 20 tháng 3, giới báo chí tiến hành cuộc đình công quy mô, phản ánh lệnh cấm tường thuật cuộc biểu tình ngày 19 tháng 3…

Nhân dân Sài Gòn thuộc lòng những câu thơ do Viên Hương sáng tác ca ngợi cuộc đấu tranh của thanh niên học sinh đăng trên báo Thế giới ra ngày 27 tháng 3 năm 1950:
Khi đoàn trẻ đi ngang qua hăng hái
Mắt nhìn ngang mà đầu cất cao lên
Mặt hiên ngang và chân nhẹ bước mau
Ai chẳng đứng lại nhìn đầy mến phục.,

và những truyện của Lí Văn Sâm, Bình Nguyên Lộc, Trúc Giang, Bảo Việt, Thanh Nhã; những tiểu luận và kí của Nguyễn Văn Hiếu, Mai Văn Bộ, Bùi Đức Tịnh, Dương Tử Giang, Trần Chi Lăng, Thành Nguyên, Phạm Huy Thông, Trần Văn Khê; những vở kịch có nội dung yêu nước cổ vũ tinh thần đấu tranh của gánh kịch Năm Châu, Con Tằm với các nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu, Trần Hữu Trang, Ba Vân, Phùng Há, Thanh Loan, Ngọc Sương, Tư Út…

Những tháng nửa đầu năm 1950 là thời điểm phát triển cao của báo chí, văn nghệ chiến đấu công khai trong thành phố. Cùng với những tác phẩm văn học, báo chí của những nhà văn, nhà báo kháng chiến gửi từ chiến khu về qua các báo Tiếng súng kháng địch, Cứu Quốc, Văn nghệ miền Nam, Lá Lúa, Phụ nữ, Thanh niên, Vệ quốc quân,… văn và báo công khai ở thành phố đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

“Trong khí thế sôi sục đấu tranh đòi hòa bình và độc lập của nhân dân Sài Gòn và Nam Bộ, giữa không khí kháng chiến sôi nổi của toàn dân, Đảng đã tập hợp được một đội ngũ văn báo hùng hậu chiến đấu dũng cảm theo các chủ trương của Đảng bất chấp mọi biện pháp khủng bố kềm kẹp của thực dân Pháp. Tùy theo thế đứng của mình, các nhà văn này đã xây dựng cho thành phố Sài Gòn nói riêng, cho Nam Bộ và cả nước nói chung một vườn hoa văn học kháng chiến phồn thịnh, một sự bùng nổ trong văn học chưa từng có trước đó, với những tác phẩm chiến đấu chính diện mang tính chính trị thời sự của các nhà văn cách mạng và những tác phẩm chiến đấu trắc diện của các nhà văn tiến bộ đánh át những tác phẩm lẻ tẻ của bọn bồi bút phản động, góp phần đắc lực vào cuộc kháng chiến chung. Với loạt thơ và truyện này, dòng văn học yêu nước từ sau Nguyễn Đình Chiểu đã được nâng cao thành một cao trào văn học kháng chiến mạnh mẽ chưa từng có trong văn học yêu nước ở nước ta”(1).

Từ tháng 6 năm 1950 trở đi, địch càng tăng cường khủng bố bắt bớ các cán bộ lãnh đạo, cơ sở cách mạng, các nhân sĩ trí thức tiến bộ, nhà báo nhà văn có tư tưởng kháng chiến. Ở các nhà tù khám lớn Sài Gòn, Chí Hòa, Hạnh Thông Tây, Thủ Đức… chật ních chính trị phạm. Ở trận địa này, cuộc đấu tranh chống địch vẫn tiếp diễn quyết liệt. Một số đảng viên cốt cán liên lạc được với tổ chức Đảng bên ngoài đã đứng ra thành lập các chi bộ Đảng trong nhà tù. Phối hợp với phong trào đấu tranh bên ngoài, anh em trong tù đoàn kết đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù, đòi cải thiện đời sống và tinh thần cho tù nhân chính trị. Chương trình hoạt động của anh chị em trong tù rất phong phú. Cán bộ lãnh đạo, trí thức viết sách lí luận, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, viết sách giáo khoa, bổ túc văn hóa. “Các lớp học chính trị”, “lớp học văn hóa” được tổ chức thường xuyên có khai giảng, bế giảng và đạt kết quả cao. Anh chị em còn làm báo Cố Gắng, báo Tin Tức, sáng tác văn nghệ, tổ chức liên hoan văn nghệ đều đặn (có đủ tiết mục đơn ca, hợp xướng, diễn kịch, ngâm thơ, ca vọng cổ. Nhiều sách báo được sao gửi ra ngoài làm tài liệu học tập tham khảo).

Các hoạt động trong nhà tù đã góp phần động viên anh chị em giữ vững khí tiết cách mạng, nâng cao trình độ về chính trị văn hóa, kinh nghiệm công tác thực tiễn, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của quân và dân thành phố. Đó là những nơi thử thách và bồi dưỡng quan trọng cho những cán bộ chiến sĩ bị địch bắt giam giữ trở về tiếp tục chiến đấu công tác ở địa bàn thành phố và khắp các chiến trường Nam Bộ sau này.

Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và các mặt đấu tranh khác trong thời gian cuối năm 1949 và nửa đầu năm 1950 trên toàn chiến trường đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta lên một bước phát triển mới. Đây cũng là giai đoạn cao trào chống thực dân Pháp xâm lược, chống đế quốc Mĩ can thiệp và bè lũ tay sai ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

*
*   *

Từ đầu năm 1947 đến mùa thu năm 1950 là quãng thời gian thực dân Pháp tập trung mọi nỗ lực để bình định Nam Bộ, hòng biến Nam Bộ, mà trung tâm là Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định thành hậu phương dự trữ chiến lược cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng ở ba nước Đông Dương. Từ đánh nhanh, thắng nhanh phải chuyển sang đánh kéo dài rồi cầu viện sự can thiệp của đế quốc Mĩ, thực dân Pháp đã áp dụng đủ các thủ đoạn sâu hiểm của một chiến lược bình định toàn diện trên địa bàn Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định cùng cả nước đã kiên cường bền bỉ tiếp tục tiến hanh cuộc kháng chiến trong điều kiện Sài Gòn ngày càng trở nên một đô thị hoàn toàn bị chiếm đóng và đã được “bình định ổn định” trở thành trung tâm đầu não chính trị kinh tế văn hóa quân sự của địch, từng bước phát triển cuộc tranh đấu liên tục ở mức độ khá toàn diện và mạnh mẽ, có lúc thành cao trào. Phát huy cao độ ý tức tự lực, tự cường, tích cực xây dựng lực lượng mọi mặt, xây dựng lực lượng vũ trang thích hợp, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến toàn diện cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa với phương châm và hình thức linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm chiến trường đô thị bị tạm chiếm, trong gần bốn năm qua, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã lập được nhiều thành tích, góp phần xứng đáng của cả nước đánh bại từng bước chiến lược bình định của địch.

Quãng đường gần bốn năm đã để lại nhiều bài học về xây dựng lực lượng chính trị trong các tầng lớp cư dân đô thị, về xây dựng các lực lượng vũ trang ở thành phố và vùng nông thôn ven đô, về việc phát động và duy trì phong trào đấu tranh toàn dân, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân ở vùng sau lưng địch.


(1) Hoài Anh - Thành Nguyên - Hồ Sĩ Hiệp, Văn học Nam Bộ từ đầu thế kỉ đến giữa thế kỉ XX (1900-1954) , NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr. 292.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 08:00:59 am »

Chương ba

ĐẤU TRANH GIẰNG CO QUYẾT LIỆT VỚI ĐỊCH,
TỪNG BƯỚC PHỤC HỘI LỰC LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, GÓP PHẦN KẾT THÚC THẮNG LỢI
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(Từ tháng 8 năm 1950 đến tháng 7 năm 1954)

I. ĐƯƠNG ĐẦU VỚI HÀNH ĐỘNG ĐÁNH PHÁ ÁC LIỆT CỦA ĐỊCH,
DUY TRÌ VÀ TỪNG BƯỚC KHÔI PHỤC PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN


Từ năm 1950, tình hình thế giới có những chuyển biến lớn tác động đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được củng cố và tăng cường. Phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới tiếp tục phát triển. Trong lúc đó, đế quốc Mĩ tìm mọi cách can thiệp sâu vào Đông Dương. Chúng bắt đầu tăng cường viện trợ cho Pháp ở Đông Dương nhằm duy trì cuộc chiến tranh xâm lược có lợi cho Mĩ(1).

Tại Việt Nam, sau thất bại của chiến dịch Biên Giới, quân xâm lược Pháp lâm vào thế bị động về chiến lược. Tuy vậy, với bản chất ngoan cố hiếu chiến, chúng ra sức tranh thủ viện trợ của Mĩ, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh. Ngày 6 tháng 2 năm 1950, chính phủ Pháp đưa De Lattre de Tassiginy sang giữ chức Tổng chỉ huy quân viễn chinh kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Được sự hà hơi tiếp sức của Mĩ, thực dân Pháp dồn mọi nỗ lực cho công cuộc bình định, đẩy cao cường độ chiến tranh xâm lược. Xung quanh Sài Gòn, chúng duy trì và mở rộng thực hiện công thức “cứ điểm nhỏ kết hợp với đội ứng chiến nhỏ”. Hàng loạt tháp canh, đồn bót nhỏ được xây dựng thêm, tạo thành một hệ thống cứ điểm dày đặc, vừa bảo vệ địa bàn, đường giao thông, hình thành thế bao vây chia cắt và ngăn chặn hoạt động của ta, vừa làm chỗ dựa cho bọn tề ngụy địa phương, làm nơi xuất phát các cuộc càn quét nhỏ, đánh phá, cướp bóc, bắt lính. Cùng với các đội biệt kích Commando là các đội ứng chiến nhỏ được thành lập làm nhiệm vụ ứng cứ đồn bót tháp canh khi bị tiến công, đồng thời tổ chức thường xuyên các cuộc hành quân gọn nhẹ, đột kích vào căn cứ đánh úp của cơ quan và phá hoại kho tàng, công xưởng của ta. Bên cạnh đó, chúng ráo riết thi hành những biện pháp về kinh tế, chính trị, nhằm củng cố phát triển hệ thống ngụy quyền đến từng cơ sở ấp xã, chia rẽ nhân dân, vơ vét sức người, sức của cung ứng cho cuộc chiến tranh.

Sau khi loại bọn Việt gian thân Mĩ ra khỏi chính phủ bù nhìn (Trần Văn Hữu thay Nguyễn Phan Long làm thủ tướng, Nguyễn Văn Tâm thay Trần Văn Đây phụ trách công an), địch củng cố lại bộ máy cảnh sát, tăng cường hoạt động mật thám ở nội thành. Chúng đẩy mạnh tấn công các địa phương mà ta có thể dùng làm vị trí chỉ huy ở ngoại thành, triển khai xây dựng kho tàng dự trữ quân sự (kho dầu Khánh Hội), vị trí căn cứ đóng quân (thành Cây Mai - Chợ Lớn, thành Chí Hòa, Petrus Kí), nâng cấp các xí nghiệp sửa chữa quân dụng chiến tranh, mở rộng đầu mối giao thông vận tải, đặc biệt là các sân bay và bến tàu - căn cứ thủy quân (bến tàu Khánh Hội mở rộng xuống Nhà Bè, sân bay Cát Lái v.v…). Để xây dựng Sài Gòn - Chợ Lớn thành trung tâm chính trị và căn cứ quân sự chỉ huy toàn Nam Bộ, địch bắt đầu cho mở rộng phạm vi quản lí của Sài Gòn - Chợ Lớn ra các vùng ven(2).

Bên cạnh việc xây dựng mở rộng các căn cứ quân sự, địch tích cực khai thác nhân tài vật lực tại chỗ để phục vụ cho cuộc chiến tranh. Về nhân lực, chúng kiểm tra dân số, bắt lính, sử dụng các công nhân chuyên môn và các sở quốc phòng phục vụ chiến tranh. Về vật lực, ngoài các xí nghiệp sản xuất và sửa chữa quân cụ, quân dụng như Arsenal, Sở Mộ, các công xưởng, địch vận dụng cả một số nhà máy tư nhân như Caric, Faci, Feel, Nguyễn Văn Dụng… Chúng huy động một số thầu khoán để thuê nhân công sửa chữa, cất nhà, xây doanh trại, tiếp liệu, tiếp tế. Về tài lực, chúng tăng cường thu thuế, phạt vạ (ngân sách địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1944 thu 12,7 triệu, năm 1950 tăng lên 100 triệu, năm 1951: 189,3 triệu), ra sức bóc lột, bần cùng hóa đời sống người lao động, tuyên truyền cuộc sống xa hoa, ăn chơi trụy lac đẩy dân xa rời cuộc kháng chiến, tiếp tục làm tay sai cho chúng.

Trong nội thành, địch bắt đầu thay chính sách mị dân bằng đàn áp khủng bố, phát xít hóa. Chúng tăng cường lực lượng cảnh sát công an và số lượng đông và hoạt động gắt gao (cuối năm 1950 đầu năm 1951, bội chi cho lực lượng công an địa phương 16 triệu đồng). Chúng bố trí các đội công an tuần phòng chặt chẽ, thành lập nhiều bót, nhánh ở trung tâm các xóm lao động để khống chế nhân dân và chống lại hoạt động quân sự của ta. trên các ngả đường chính vào thành phố, chúng đóng thêm đồn bót, tăng cường kiểm tra khám xét, tích cực càn quét để mở rộng hành lang hoạt động ra tới ngoại thành, tạo thành một vành đai an ninh bảo vệ khu trung tâm đầu não Sài Gòn.

Cuộc kháng chiến của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định từ đây bước vào thời kì ngày càng khó khăn, quyết liệt hơn.

Để thực hiện chủ trương của ta là tích cực cầm cự nhằm phá tan các âm mưu của địch, ráo riết hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị về mọi mặt để “tiến tới tổng phản công thắng lợi”(3), Hội nghị quân sự Xứ ủy Nam Bộ (họp tháng 4 năm 1950) đề ra nhiều biện pháp tổ chức thực hiện, trong đó có điểm quan trọng là tổ chức lại chiến trường và lực lượng, nâng cao chất lượng chính trị và trình độ quân sự cho các thứ quân, xây dựng nền kinh tế kháng chiến vững mạnh, nhằm tạo ra những điều kiện chuẩn bị cơ bản cho quá trình đưa công cuộc kháng chiến phát triển lên giai đoạn cao hơn.

Chấp hành nghị quyết trên đây, tháng 8 năm 1950, Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập gồm Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và một phần các huyện vùng ven thuộc tỉnh Gia Định như Thủ Đức, Gò Vấp, Trung Huyện, Nhà Bè… do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Đặc khu. Ban chỉ huy quân sự Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn được bổ nhiệm gồm các đồng chí Nguyễn Văn Thi (chỉ huy trưởng), Nguyễn Văn Linh (chính ủy), Đào Tấn Xuân (chỉ huy phó), Lương Đường Minh (Trần Hải Phụng, tham mưu trưởng), Nguyễn Tứ Phương (chủ nhiệm chính trị).

Sau khi thành lập Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Khu 7 được mở rộng do sáp nhập thêm các tỉnh còn lại của Khu Sài Gòn (Chợ Lớn, Gia Định, Tây Ninh). Đông chí Hoàng Dư Khương làm Bí thư Khu ủy. Bộ Tư lệnh gồm các đồng chí Trần Văn Trà (tư lệnh kiêm chính ủy), Tô Kí và Huỳnh Văn Nghệ (phó tư lệnh), Lê Đức Anh (tham mưu trưởng).

Lực lượng vũ trang trực thuộc Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn bao gồm toàn bộ hệ thống dân quân và du kích thuộc thành đội bộ, huyện đội bộ và dân quân tại chô, cùng với tiểu đoàn Quyết tử 950 và các đội biệt động đội 2763, 2768, 2/300 (Quyết tử Dương Văn Dương).

Ngoài một số đại đội chuyển thành các đại đội độc lập huyện trực thuộc các tỉnh Khu 7, phần lớn các trung đoàn, liên trung đoàn còn lại của Khu 7 được tập trung xây dựng thành trung đoàn chủ lực của Nam Bộ mang tên trung đoàn Đồng Nai. Đây là một trong ba trung đoàn chủ lực của Nam Bộ. trung đoàn do Trần Đình Xu giữ chức trung đoàn trưởng, Lê Xuân Lựu chính trị viên, đứng chân và hoạt động trên chiến trường Khu 7 - miền Đông Nam Bộ.

Ngày 21 tháng 8 năm 1950, tại căn cứ Tân Long (thuộc huyện Lái Thiêu - Thủ Dầu Một), Hội nghị cán bộ Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn được triệu tập. Hội nghị tiến hành kiểm điểm đánh giá công tác lãnh đạo ở thành phố trong một năm qua, đặc biệt công tác lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị trong nửa năm đầu 1950. Hội nghị đề ra chủ trương: thống nhất sự lãnh đạo của Đảng đối với các ngành quân, dân, chính, Đảng các cấp, giản chính cơ quan lãnh đạo và bộ máy tổ chức quần chúng, tích cực phát triển du kích chiến tranh, tạo cơ sở về quân sự để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị chuyển sang tổng phản công. Phương châm công tác là phối hợp việc lãnh đạo đấu tranh của quần chúng với việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng, coi trọng củng cố và phát triển tổ chức cơ sở khi vận động quần chúng đấu tranh, lấy đấu tranh giành quyền lợi thiết thực làm chính, tránh chạy theo lối đấu tranh hình thức rầm rộ, “không tiêu non lực lượng”, kết hợp chặt chẽ hoạt động bí mật, lợi dụng triệt để khả năng công khai hợp pháp để tuyên truyền, tập hợp và vận động quần chúng đấu tranh.

Hội nghị chính thức thành lập Khu ủy, bầu Ban chấp hành Đảng bộ Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, gồm 13 đồng chí(4) do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm bí thư, Trần Quốc Thảo, phó bí thư. Hội nghị cũng bầu ra Ban cán sự nội thành do Nguyễn Kiệm làm bí thư. Hội nghị bế mạc vào ngày 28 tháng 8 năm 1950.

Kế đó, Đặc khu ủy khôi phục lại Ban cán sự nội thành, chia Ban cán sự thành hai bộ phận. Ban cán sự nội thành I do Nguyễn Kiệm phụ trách. Ban cán sự nội thành II do Trần Quốc Thảo phụ trách.

Sự kiện thành lập Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, thành lập Đảng bộ thống nhất cũng như những thay đổi lớn về tổ chức chiến trường, tổ chức lực lượng đã tạo ra những nhân tố quan trọng, đưa quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định bước vào giai đoạn lịch sử mới, đương đầu với nhiều khó khăn hơn.


(1) Tháng 6 năm 1950, chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên của Mĩ cập bến Sài Gòn. Tính đến hết năm 1950, Mĩ viện trợ cho Pháp và bọn tay sai 150 triệu đô la về quân sự, 23 triệu đôla về kinh tế.
(2) Phía Tây Bắc: thêm một phần huyện Đức Hòa. Phía Tây và Tây Nam: sáp nhập thêm Gò Đen vào Chợ Lớn. Phía Nam và Đông Nam: mở rộng khu vực Thành Tuy Hạ (Long Thành). Phía Bắc: gồm Gò Vấp, mở rộng đến phía Nam Hóc Môn.
(3) Nghị quyết hội nghị Xứ ủy Nam Bộ, tài liệu bc/XƯ-04, Phòng Khoa học lịch sử quân sự Quân khu 7.
(4) Nguyễn Văn Linh, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Văn Thi, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thọ Chân, Đoàn Văn Bơ, Huỳnh Tấn Phát, Trần Minh Quyên, Đào Tấn Xuân, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Kiệm…
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 09:32:38 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 08:01:54 am »

*
*   *

Ngay sau khi thành lập, Đặc khu ủy chỉ đạo củng cố lại toàn bộ hệ thống cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ sở kháng chiến. Từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 2 năm 1951, Đặc khu tiến hành một đợt rà soát lại các cơ sở trong nội thành, tiến hành một số biện pháp nhằm ngăn ngừa sự phá hoại của địch thông qua nội gián. Các cấp, các ngành tập trung thực hiện công tác đột xuất, đối phó với các vụ nội gián đang đánh phá các cơ sở Đảng của ta từ cấp hộ đến cấp thành, như nhanh chóng cắt đứt liên lạc với các bộ phận bị tình nghi, tạm giải tán ban chấp hành thành hội của các đoàn thể, đưa cán bộ về bám sát cơ sở, chỉnh đốn lại các cấp ủy Đảng và các tổ chức cơ sở vùng. Riêng liên hiệp công đoàn không bị ảnh hưởng do các vụ nội gián vẫn giữ tổ chức như cũ nhưng chuyển hướng đấu tranh. Đối với các tổ chức chính trị công khai do địch lập ra (Mặt trận bình dân, Thanh niên bảo quốc đoàn), ta đưa người vào để tuyên truyền, vạch trần hoặc cô lập địch, lôi kéo quần chúng trong các tổ chức này đi theo phương hướng kháng chiến.

Để tuyên truyền sâu rộng chủ trương của cách mạng đối với các tổ chức quần chúng, tháng 12 năm 1950, Đặc khu thành lập Ban thông tin đặc biệt và phát hành tờ báo Cứu Quốc (ra số đầu tiên vào đầu tháng 1 năm 1951). Đặc khu cũng xây dựng một Đài phát thanh mang tên Đài tiếng nói Sài Gòn tự do do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát phụ trách. Đài đặt tại rừng Bàu Cá Trê (Chiến khu Đ), ban đầu phát mỗi tuần 3 buổi, về sau phát hằng ngày vào buổi chiều. Cùng với Đài tiếng nói Nam Bộ, Đài Tiếng nói Sài Gòn tự do đã tuyên truyền chủ trương chinh sách của Đảng và chính phủ kháng chiến, phản ánh tình hình ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và trong cả nước một cách kịp thời, nhanh nhạy. Thực dân Pháp liên tục cho máy bay ném bom và dùng các đội biệt kích lùng sục tìm diệt, nhưng Đài Tiếng nói Sài Gòn tự do vẫn tồn tại và phát sóng đều đặn.

Tháng 10 năm 1950, Khu 7 hoàn thành việc điều về Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn các đơn vị vũ trang, gồm tiểu đoàn Quyết tử 950, các biệt động đội và cơ quan thành đội bộ dân quân. Tiểu đoàn Quyết tử 950 được biên chế lại thành các đại đội Quyết tử độc lập: 3721, 3824, 3927. Trên cơ sở rút một số lực lượng từ các trung đoàn cũ ở xung quanh thành phố về, các đại đội biệt động được xây dựng với các phiên hiệu: 2/300, 2763, 2766.

Thành đội dân quân (cơ sở bị bể nhiều, lực lượng sút kém, khả năng chiến đấu yếu ớt) cũng được tiến hành củng cố lại các quận đội và hộ đội.

Sau khi trực tiếp quản lí lực lượng quân sự nêu trên, Đặc khu chủ trương mở một cuộc chiến đấu thống nhất nhằm biểu dương lực lượng đồng thời đánh giá lại khả năng chiến đấu của từng đơn vị và sự phối hợp hoạt động của phong trào toàn thành.

Ngay từ đầu tháng 11 năm 1950, phong trào đấu tranh dấy lên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân toàn Thành đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ. Công nhân hãng Caric bãi công đòi chủ hãng tăng lương 25%. Địch đưa người các xưởng khác đến làm việc. Ta vận động công nhân không làm. Cuối cùng, sau 25 ngày bãi công của công nhân, chúng buộc phải nhượng bộ và tăng lương 25% cho công nhân trong hãng. Công nhân các hãng, xưởng khác như Faci, Míc, Effel, Scama cũng hưởng ứng tích cực cuộc đấu tranh và thu được thắng lợi. Ngày 23 tháng 12 năm 1950, ta lại phát động một cuộc đấu tranh thống nhất toàn Thành chống bắt lính. Cuộc đấu tranh chỉ giành được thắng lợi ở một số nơi.

Phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị, các lực lượng biệt động, quyết tử liên tiếp đánh vào các cơ sở, kho tàng và vị trí quân sự của địch. Tháng 11 năm 1950, biệt động đội 2766 đột nhập đánh vào khu Thị Nghè. Tháng 12 năm 1950 lại phối hợp với lực lượng nội thành cải trang thành lính ngụy dùng xe jeep, lựu đạn, tiểu liên đánh một loạt các trại lính và bót cảnh sát dọc đường Albert, ném lựu đạn vào nhà hàng Imperial góc đường Catinat. Tháng 12 năm 1950, đơn vị 3721 đánh vào các nhà hàng Mê Kông, vũ trường đường D’Espagne và 1 khách sạn trên đường Galiéni, đơn vị 3927 đánh lựu đạn ở các mục tiêu trên đường Verdun, đơn vị 3824 tấn công bọn Pháp nhà hàng Imperial. Biệt động đội 2/300 đốt cháy chiếc tàu LCI và pháo kích vào bến tàu. Biệt động đội 2763 liên tục đánh lẻ tẻ ngoài bìa ô thành phố, xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất.

Đợt hoạt động nêu trên đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do lực lượng vũ trang chuyển về trực thuộc Đặc khu có số lượng tương đối đông (mỗi đơn vị cả chiến đấu viên, làm công tác bao đảm và cơ sở, khoảng 300 đến 400 người) nhưng phần lớn là thành phần dự bị, ngoại vi, cơ sở ủng hộ tài chính, các đơn vị lại là những biệt động đội của các nơi chuyển về, phần công phạm vi hoạt động còn thiếu chặt chẽ, cho nên các cuộc chiến đấu diễn ra còn mang đặc điểm riêng lẻ, phần nhiều dựa vào sự tích cực tự động cá nhân của cán bộ, đội viên.

Đầu năm 1951, các cuộc đấu tranh trong nội thành vẫn tiếp tục nổ ra. Ngày 9 tháng 1 năm 1951, đồng bào thành phố tổ chức lễ truy điệu học sinh Trần Văn Ơn. Các hãng xe hơi, thuốc lá Míc, trường Petrus Kí đều tổ chức lễ truy điệu trò Ơn ngày 9 tháng 1 năm 1951. Cùng ngày 12 tháng 1 năm 1951, một tổ quyết tử quân đơn vị 3927 do Lê Văn Vinh chỉ huy lấy một chiếc xe jeep đuổi theo xe tên chủ bút tờ báo phản động Pháp Le Dépêche và hạ sát tên này bằng lựu đạn.

Phong trào cách mạng ở thành phố đang được khôi phục từng bước về mọi mặt, tuy vậy, tình hình nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong khi thực hiện nghị quyết của cấp trên, nhiều nơi bộc lộ một số nhược điểm. Việc chẩn chỉnh tổ chức làm vội vàng, thiếu kế hoạch. Việc giải tán hệ thống các tổ chức đoàn thể quần chúng ở trường học đã tạo ra những khoảng trống lớn làm cho địch dễ dàng kiểm soát. Chủ trương đưa học sinh xuống vùng dân cư đã làm hao hụt số đông đoàn viên mà ta đã nắm được. Số đông đoàn viên học sinh mất liên lạc hoặc tự ý bỏ liên lạc với đoàn thể. Ta chưa đưa được người vào các tổ chức quần chúng công khai như hội tương tế ái hữu, các hội đồng hương, các nhóm đồng nghiệp, các hội đình chùa, hội ám công, hội lân… để vận động họ đoàn kết ủng hộ kháng chiến, và từ đó chọn lọc tổ chức đưa vào hội Cứu quốc của ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 08:04:03 am »

Tháng 12 năm 1951, Đặc khu ủy triệu tập hội nghị cán bộ toàn Đặc khu để kiểm điểm công tác lãnh đạo phong trào. Đánh giá tình hình nội thành, hội nghị nhận thấy từ khi thành lập Đặc khu đến nay, phong trào đấu tranh của đồng bào thành phố phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhận thấy rằng “Đáng lẽ phải nặng về bảo vệ cơ sở trong tình hình địch đánh phá nội bộ, nhưng ở nội thành, các đồng chí lãnh đạo vẫn mang tư tưởng chạy theo bộ đội chính quy, thích những cuộc đấu tranh thống nhất toàn thành có tính chất ồ ạt. Do đó lực lượng tiếp tục bộ lộ, nhiều cán bộ bị bắt, cơ sở bị vỡ, làm cho lực lượng ta ngày càng thiếu”(1). Hội nghị đã uốn nắn những quan niệm sai về tổng phản công, khẳng định lại tính chất hoạt động ở nội thành (khác với vùng giải phóng), đặt bộ máy kháng chiến hành chính dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy. Chủ trương của Hội nghị là tập trung củng cố và phát triển các tổ chức cứu quốc, động viên quần chúng tham gia phong trào bằng những hình thức biến tướng, phối hợp với các hình thức đấu tranh bí mật, công khai với bán công khai, tích cực xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang.

Trong khi hội nghị đang họp thì văn phòng Quận ủy quận 1 bị đánh phá. Cán bộ trong quận bị mất liên lạc với cấp trên. Tiếp đó, địch đánh phá ác liệt và kiểm soát gắt gao nhiều nơi trong nội thành. Chúng phát triển nhiều tổ chức cảnh sát, mật vụ, tăng cường hoạt động mật thám nhằm làm tê liệt lực lượng vũ trang và phong trào cách mạng nhân dân ở nội thành và các vùng ven. Nhiều bót cảnh sát mới được lập ở Đa Kao, Bàn Cờ, hộ 19, Thị Nghè, các nơi dân cư đông ở quận 3, quận 4… Chúng còn đưa bọn tay chân tích cực thâm nhập vào hàng ngũ tổ chức kháng chiến, phá hoại các cơ sở cách mạng, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động của cảnh sát và mật thám ra ngoài phạm vi nội thành. Để thực hiện ý đồ ngăn chặn cán bộ kháng chiến xâm nhập vào nội thành, và kiểm soát sâu rộng các tầng lớp nhân dân trong thành phố, chúng tiến hành phong tỏa các đường phố, đầu cầu bằng thủ đoạn chặn dọc đường, kiểm tra lưu động bất thường ở khắp mọi nơi, cho cảnh sát và mật thám nhìn mặt và lục xét, rình rập ở các quãng đường vắng để chộp bắt hoặc ám sát bất ngờ. Trong các xóm lao động ở ngoại ô, chúng đưa lính bao vây chặn các đường ra vào, rình rập đón lõng cán bộ của ta ở ngoài vào để bắt bớ. Bên cạnh đó, chúng dùng chính sách mua chuộc, dụ dỗ tạo nội phản, tra tấn tàn nhẫn những người bị bắt để phát hiện cơ sở và các đầu mối hoạt động của ta.

Sau hội nghị tháng 2 năm 1951, ta chưa kịp ổn định tình hình và triển khai thực hiện nghị quyết thì một số cơ sở lại bị đánh phá. Một tháng sau, nhiều cán bộ quan trọng bị bắt, trong đó có hai Đặc khu ủy viên. Các chủ trương mới của Đặc khu do đó chưa kịp thực hiện một cách đầy đủ, có nơi chưa thực hiện được vì thiếu cán bộ và năng lực hoạt động yếu. Để khắc phục nhược điểm trên, Đặc khu ủy chỉ đạo mở các đợt tập huấn, liên tiếp bồi dưỡng giáo dục, mở các lớp huấn luyện cho cán bộ nội thành (theo định kì hai tháng một lớp). Giữa năm 1951, lớp huấn luyện đầu tiên được khai giảng, mang tên “Lê Văn Sĩ”. Trong một thời gian không dài, ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ làm nòng cốt cho phong trào ở cơ sở. Dần dần, các cơ sở Đảng được gầy dựng trở lại. Một số nơi lập lại cấp ủy Đảng. Các đoàn thể quần chúng được khôi phục và có củng cố một bước so với trước. Tuy nhiên, tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên còn lại vẫn rất ít.

Để tiếp tục củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng củng cố cơ sở, Đặc khu ủy quyết định giải thể Ban chỉ huy tiểu đoàn Quyết tử 950, giản chính hết các cơ quan trực thuộc tiểu đoàn, chấn chỉnh các phương tiện chỉ huy (trinh sát, liên lạc), sắp xếp các đơn vị chiến đấu của tiểu đoàn thành các đại đội Quyết tử độc lập (3721, 3824, 3927) trực thuộc Ban chỉ huy quân sự Đặc khu. Hầu hết cán bộ trong ban chỉ huy lên nhận nhiệm vụ ở Ban chỉ huy quân sự Đặc khu. Tổ chức biên chế, địa bàn đứng chân, phạm vi hoạt động và nhiệm vụ cụ thể của từng đại đội Quyết tử độc lập được điều chỉnh lại phủ hợp với khả năng của tình hình cho phép. Lực lượng biệt động đội cũng được chấn chỉnh một bước về thành công và khu vực hoạt động, hầu có điều kiện phối hợp chặt chẽ hơn với tổ chức dân quân các hộ, quận nội thành. Biệt động đội 2763 phụ trách hướng Gò Vấp, sân bay Tân Sơn Nhất và Tân Bình, Phú Nhuận. Biệt động đội 2766 được phân công về đánh địch và xây dựng du kích tại quận 5(2). Biệt động đội 2/300 chia làm hai bộ phận: Bộ phận 1 thành lập độ Quyết tử Dương Văn Dương phụ trách khu bến tàu Khánh Hội, Tân Thuận, kho Nhà Bè; Bộ phận 2 về phụ trách địa bàn và xây dựng chiến tranh du kích quận 6.

Cùng với việc sắp xếp lại lực lượng, Đặc khu tập trung mở các lớp huấn luyện để nâng cao trình độ quản lí chỉ huy và thực hành chiến đấu cho cán bộ chiến sĩ các đơn vị. Trong một thời gian ngắn, Đặc khu đã đào tạo được một lớp cán bộ trinh sát, ba lớp quân chính tiểu đội và đội viên ở tiểu ban quân sự, một khóa trinh sát đặc công, một lớp quân chính tổ và đội viên.

Do phải tập trung củng cố sắp xếp lại lực lượng nên hoạt động chiến đấu quân sự bị giảm sút. Việc vận chuyển vũ khí vào thành phố gặp nhiều khó khăn. Các đơn vị phải liên tục di chuyển vị trí đứng chân do địch càn quét gắt gao các vùng bàn đạp. Hầu hết các tổ chức chiến đấu bên trong đều nằm im. Một số cán bộ chỉ huy có tư tưởng thụ động, chờ chủ trương hoạt động thống nhất toàn Thành, hoạt động đánh địch của một số đơn vị ở ven đô diễn ra lẻ tẻ, hông phối hợp được với nhau nên chỉ mang tính chất quấy rối, không có hiệu quả lớn (trừ một vài cuộc tấn công đột xuất khá táo bạo, như cuộc đột nhập vào nhà tên chưởng lí Pháp Béziot ở đường Verdun của đơn vị 3721 chiều ngày 15 tháng 3 năm 1951).

Trong lúc các lực lượng kháng chiến của Đặc khu nỗ lực củng cố, gìn giữ phong trào thì thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đánh phá ác liệt trong khắp các khu vực nội thành. Tháng 5 năm 1951, quận ủy quận 3 bị địch đánh phá nặng nề, sự hoạt động của quận ủy trở nên tê liệt. Tháng 6 năm 1951, quận 2 cũng bị đánh phá. Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1951, hai đồng chí trong Ban cán sự nội thành, ba bí thư quận, năm quận ủy viên và nhiều cán bộ cơ sở ở hội bị bắt. Từ tháng 5 năm 1951, Liên hiệp công đoàn thành phố - một đoàn thể đang hoạt động khá ổn định, cũng bắt đầu bị địch đánh phá. Nhiều cán bộ lãnh đạo và cán bộ xí nghiệp bị bắt. Tổ chức cơ sở đứt liên lạc. Tờ Cảm Tử, cơ quan tuyên truyền của Liên hiệp công đoàn bị đình bản. Đến tháng 9 năm 1951, Liên hiệp công đoàn chỉ còn liên lạc được với 6 xí nghiệp trong số hơn 20 xí nghiệp. Ban cán sự nội thành không còn đủ người để hoạt động. Các hộ ngoại thành cũng bị địch càn quét gắt gao, nhất là hộ 16.

Trước tình hình khó khăn nêu trên, không ít cán bộ, chiến sĩ, cơ sở cách mạng tại chỗ hoang mang dao động. Một số người xin tạm nghỉ công tác, nằm im hoặc thoái thác nhiệm vụ. Cá biệt có người bỏ ra đầu hàng giặc. Số cán bộ còn hoạt động hoặc buộc phải hạn chế xuất hiện đi lại, hoặc bị địch theo dõi gắt gao phải tránh xa khỏi địa bàn, chuyển vùng, ẩn náu trong các quận hộ bạn, tách khỏi cơ sở, không nắm được quần chúng và tình hình phong trào.

Mặc dù vậy, ngoài các trọng điểm đánh phá của địch, tại nhiều nơi khác trong thành phố, nhất là những nơi giáp với vùng ven đô, phong trào đấu tranh cách mạng của ta vẫn được giữ vững. Ở quận 4, các chi bộ trường học vận động học sinh tổ chức nhiều buổi lễ đoàn kết. Học sinh, sinh viên thành lập các tổ chức biến tướng như hội âm nhạc, nhóm đá banh, nhóm học Việt ngữ thu hút nhiều người tham gia. Đảng bộ Hoa Kiều nối được liên lạc với Đặc khu ủy. Các đoàn thể Hoa Kiều tổ chức sinh hoạt kháng chiến thường xuyên và chặt chẽ hơn. Công nhân, nhân dân các hộ trong quận 2, quận 3 tổ chức nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, quyền lợi về kinh tế như xây lắp thêm vòi nước, không đuổi nhà, bảo đảm vệ sinh. Sau vụ hỏa hoạn tháng 3 năm 1945, ở xóm Bèo đường Dismnde (nay là đường Đề Thám), quần chúng lao động bị đuổi nhà phát động đấu tranh tố cáo địch trên báo chí, đã đưa lên Tòa đốc lí đòi cứu hộ và ở lại chỗ cũ. Cuộc đấu tranh giành được thắng lợi.


(1) Số đoàn viên cứu quốc và đảng viên tụt xuống còn 1/3 so với tháng 8 năm 1950.
(2) Thị xã Gia Định, Bình Hòa, Bà Chiểu, Thạnh Mĩ Tây và vùng Thị Nghè, Đa Kao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM