Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:20:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243423 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #40 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 08:58:30 pm »

chào bác sovailo ! chương trình đi tìm mộ liệt sỹ của E88 ở phum ôkhay , suối ôkhay chứ không phải sovailo .
Anh em tham gia cùng chương trình của anh em E88 vì nghìa tình đồng đội , chương trình do anh em 88 để sướng và tổ chức .
trong số anh em tắm ở suối ôkhay ngày đó bị phục , có anh cường chạy thoát được , anh cương thông báo cho anh em 88 và tổ chức đi tìm .
Nơi đặt chân của đoàn đầu tiên  là chùa sovailo , vì ngày đó trung đoàn bộ 88 lằm ở chùa sovailo đến chùa để nhờ sư nhà chùa liên hệ với dân giúp đỡ anh em , nhưng gặp ngay nhà sư là thủ lĩnh sereka ngày đó , nên anh em gắp rất nhiều khó khăn như tôi đã nói ở trên .
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2014, 05:43:26 am gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #41 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 11:55:48 pm »

 ******88
       Chào Phas - chào Zinbacau !
  Ở phum Svayleu ( Svailo ) không hề có vụ tập kích nào vào "anh em đi tắm suối ". ( các bạn lấy thông tin này từ đâu mà đi tìm như vậy ? )

 Đơn giản vì  Svailo không có 1 con suối nào .
 Chỉ có 1 mỏ nước ngầm ngay chân núi , nước từ trong lòng núi chảy ra . Cách rìa phum Bạt Pờ_ca 200m ( c21 TS đứng chân ) .
  Lưu lượng nước không lớn , chỉ đủ tạo thành 1 con muơng nhỏ ( nhảy qua được ) dẫn xuống hồ nước phía sau chùa Svailo - ( Pốt cho đắp đập cao 3-4m chặn cuối hồ , hy vọng tạo nên 1 vùng đầm chứa lớn - nhưng không thành .
Trước thế nào , sau đắp đập mực nước cũng chỉ vậy vậy không nhiều hơn là bao )

 Từ phum Svailo đi vào mỏ nước chỉ 7-800m , qua 1 trảng ruộng .

  Ngay phía trên đỉnh núi - nhô ra ( tây bắc phum Tà Pênh 1km ) , là C17 với 2 cây DK 75 và 1 cây Đại liên chốt giữ " thế chân kiềng " canh giữ cho E bộ trong phum Svailo dưới chân núi ( 1982 là vậy và 1985 ->1987 cũng thế ) .
  Sườn núi khu vực này rất dốc , nhiều vách đá dựng đứng ( lên C17 phải qua 4-5 tầng thang ) ... tre gai mọc dày , rất khó cơ động tiến lui , bố PỐT cũng không dám chui vào ...

  " Vụ tắm suối " là ở phum Cô_Kchan - 1 phum nhỏ bỏ hoang , tây phum Rho lumtuk gần 2 km , do 1 B tăng cường  chốt giữ ...gần cuối năm 1982 .

 Chào bác Svailo
Bác nói đúng về "vụ tắm suối " bây giờ tôi cũng mới nhớ ra . Chúng tôi đc An và Cường **88 dẫn đến tìm là ở cái phum rất hẻo lánh có rất nhiều cây dừa to, tôi và Hòa còng d28 đã thuyết phục và bồi dưỡng vật chất 1 em ( cháu ) để dẫn ra cái nơi mà bộ đôi bị bắn chết nhiều hồi ngày xưa do mẹ nó kể lại, còn xác và hài cốt thì đc con top VN lấy đi hết rồi

 Cháu nó đây các bác *88 nhìn xem biết đâu lại là con cháu mình nhé ( cháu nó bấu mẹ nó nói lại ngày xưa con top **88 ở nhà mẹ nó )


 Còn đây chỗ cháu nó dẫn ra thì đúng chỉ là lạch, mương nước qua bên kia là trảng sình lầy




 Tôi đã thắp hương, đốt tiền vàng mang từ Hanoi sang và đọc 1 bài khấn vong linh các liệt sĩ ( do vợ tôi chuẩn bị ) Hôm đó tôi như bị vong nhập vào người cứ khăn cà ma quấn đầu, cầm bó hương cháy đi khắp phum kêu, gọi các anh vong nào còn lưu lạc ở đây thì báo... dân CPC họ sợ nghĩ tôi là thầy phù thủy nên chui hết vào trong nhà chỉ có bọn trẻ con không biết gì là kéo theo cả đám...
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #42 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 12:58:07 am »

Các bác sướng thật đi Căm pu chia như đi chợ quê.


 Chào ông thầy vaphothotu

 Sau khi nghỉ hưu đc 1 thời gian, tôi nghĩ ngay đến việc thăm lại chiến trường xưa miền đất mà có cuộc chiến bắt buộc với những người lính QTNVN chúng ta
 Lúc đầu chưa có nhiều thông tin về tình hình CPC tôi đã chon cách sang đấy bằng việc mua tua du lịch đi với những việt kiều cho nó an toàn. Sang đến bển mình vẫn bị phát hiện ra vì đi đôi dầy đen nối mõm của sĩ quan cao cấp quân đội VN và sự hiểu biết nhiều và quá sâu về cuộc chiến thời pot mà tay hướng dẫn người CPC nói khg rõ về độ giã man, tàn bạo của bọn ponpot với dân...

 NHững lần sau mình đi như phải đi vì không thể chịu đc như đi để trả nợ một  cái gì đấy. Những lần sau này thì mình liên lạc đc với anh em f302 trong tp HCM ( họ mới là người đi sang CPC như đi chợ ) cùng tổ chức với quân HN đi thăm chiến trường xưa vài lần và đi đc đến tận chốt, cửa khẩu biên giới Thái-Cam nơi nhiến trường xưa của f302 và có kết hợp thăm Nongpenh, biển hồ, Ang ko...

 Quân  đoả̀n 3 của các bạn đánh xong là ra phía bắc ngay nên các bạn khg lưu giữ đc nhiều hình ảnh, ấn tượng của đất nc này . F302 QK7 ở đây đến lúc rút quân lần 2 sau 10 năm nên người nhiều, người ít năm cũng có nhiều cái khg bao giờ quên đc đất nước này

 Có vài hình ảnh gửi lên đây giúp bạn nhớ lại vài địa danh nhé
 Bến phà Niet lương qua sông Mê công năm 2009


 Cầu với biểu tương rồng 9 đầu cách siêm riep khoảng 60km


Chợ côn trùng đặc sản bên đường dừng nghỉ ở Conpongcham


Chợ Okay ở Nongpenh


 Ca no du lịch chạy trên Biển hồ


 Tôi chắc còn đi chợ bên này nữa khi chân còn khỏe các bạn ạ. Nếu ai có chương trình qua bển cứ alo nhé, nếu thu xếp đicungf nhau đc thì rất vui đấy
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #43 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 06:06:41 am »



bác sovailo đâu rồi ! suối ôkhay chẩy qua phum ôkhay đây này , bên kia là cả một cánh đồng lúa mênh mông .
Zinbacau còn nhớ , đi từ chỗ đỗ ô tô vào phum ôkhay khoảng gần 10km . hôm đó nóng quá , sau khi làm lễ thắp hương xong tôi nhẩy xuống suối tắm
đang ngụp lặn ngẩng mặt lên thấy một ông mặc bộ rằn ry đi qua cầu tôi vội hỏi : boòng tâu la ? ông ta nói : khơi nhum tâu thơ sa re .
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2014, 08:06:29 am gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #44 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 11:29:03 am »





Chào các CCB F302.

Nhìn cái ảnh này của Bác Zin Ba Lần  Grin được Phas tách ra, làm Tôi nhớ đến cái cầu “khỉ” cũng y chang  như thế  bắc qua cái suối củng dạng đó (đục, vàng, cạn vào cuối mùa khô) khi đi tắt từ Phum Ô ra xây trên lộ 68 vào  Sư  bộ hướng phía sau sân bóng.. Chỉ khác bối cảnh hai bờ cái cầu ở  đó là lùm tre hai bên suối nên nó um tùm hơn (ở đây thì không có tre ), mùa mưa con suối đó nước trong và sâu hơn... Con suối khá  nhiều cá… nhất là về dưới hướng E262..  Khoảng cuối 1980, sau khi dời D32,  Tôi được đưa về vệ binh F và công việc  là  đeo băng đỏ  hàng ngày  dọc con suối này,  mỗi khi thấy ùng ùng… là cả tổ chạy tới và.. cùng “chén cá nướng “ với anh em, chứ chẳng đưa  được ai  về đồn..  nên  thường xuyên bị “khiển trách” và cuối cùng bị trả về đơn vị cũ “cho mày chếtGrin ” để “chiến đấu”  tiếp…  

Đây cũng là lối đi tắt của anh em các đơn vị đóng phía góc trái sân bóng như D25, D xe tăng  ra phum mua rượu.. Có 1 trường hợp đau thương đã xảy ra mà tôi không nhớ rõ thời gian  là có 1 đồng chí D25 do không biết bơi,  lại đi một mình qua cây cầu như thế trong mùa mưa , trơn trợt bị ngã xuống dòng nước chảy xiết này và đã  “hy sinh vì nước”..  

Chúc các CCB vui khỏe....  



Posted by 222.255.207.146 via http://webwarper.net
This is added while posting a message to avoid misusing the service
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2014, 11:34:33 am gửi bởi linh f302 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #45 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 12:05:09 pm »

Duccuong đọc và tự luận.Có suối hay không có suối tại phum Svailo?.
 Duccuong lại nhớ những ngày dùng bản đồ để đi đường khi còn ở chiến trường K. Trên bản  (ATM) con suối cạn được thể hiện bằng các dấu chấm màu xanh. Vậy ắt thì mùa mưa sẽ có con suối( cạn) nước chảy mà lính ta ra tắm và bị Pốt phục tại đó?

Cảm ơn bác Jin đã chụp được bức ảnh bến phà công phông chàm đúng như nguyên  sinh.
Hồi QĐ3 và F302 vượt sông nó là một bãi cát lèo tèo mấy ngôi nhà và kho thóc cháy dở bên sông.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2014, 03:59:18 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #46 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 12:16:33 pm »

Duccuong đọc và tự luận.Có suối hay không có suối tại phum Svailo?.
 Duccuong lại nhớ những ngày dùng bản đồ để đi đường khi còn ở chiến trường K. Trên bản  (ATM) con suối cạn được thể hiện bằng các dấu chấm màu xanh. Vậy ắt thì mùa mưa sẽ có con suối( cạn) nước chảy mà lính ta ra tắm và bị Pốt phục tại đó?

Cảm ơn bác Jin đã chụp được bức ảnh bến phà công phông chàm đúng như sinh.
Hồi QĐ3 và F302 vượt sông nó là một bãi cát lèo tèo mấy ngôi nhà và kho thóc cháy dở bên sông.

Chào Bác Đức Cường.

Lâu rồi mới lại được giao lưu cùng Bác..

Bến phà bác zin chụp ở đây là bến phà Niết Lương Bác ạ... còn ngày xưa thì QĐ3 và F302 vượt sông nó là một bãi cát lèo tèo mấy ngôi nhà và kho thóc cháy dở bên sông... và bên kia là thành phố Kampong chàm.. đúng rồi Bác... Hai bến phà khác nhau...

Chúc Bác vui khỏe và tiếp tục hành quân đều nhé.
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #47 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 12:37:07 pm »

Chào bác zin và các bác đồng đội.
Lâu rồi chẳng đây có phải là bến phà vượt sông Tonlesap không?Qua bến phà này, rẽ tay trái, đi khoảng mươi km nữa là đến nông pênh.
  Tôi còn nhớ, trước ngày 7.1.1979, cả một đạo quân dài dằng dặc chờ vượt phà, trong đó có D4, e 52,f320Mặt đường ra  phà có nhiều đoạn cao hơn xung quanh đến hàng mét. Xung quang toàn tre và bụi rậm.
  Xin hỏi bác Zin tí chút.Thái độ của nhân dân K nơi bác tiếp xúc như thế nào? Có ai nhận ra bác là ân nhân cũ không?
Giá như có điều kiện sang bển một chuyến thì hay quá. Đơn vị tôi ra bắc vào tháng 7.1979, nên kỉ niệm với chia chuôn CPC chẳng có gì.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 01:13:04 pm »

Chào bác zin và các bác đồng đội.
Lâu rồi chẳng đây có phải là bến phà vượt sông Tonlesap không?Qua bến phà này, rẽ tay trái, đi khoảng mươi km nữa là đến nông pênh.
  Tôi còn nhớ, trước ngày 7.1.1979, cả một đạo quân dài dằng dặc chờ vượt phà, trong đó có D4, e 52,f320Mặt đường ra  phà có nhiều đoạn cao hơn xung quanh đến hàng mét. Xung quang toàn tre và bụi rậm.
  Xin hỏi bác Zin tí chút.Thái độ của nhân dân K nơi bác tiếp xúc như thế nào? Có ai nhận ra bác là ân nhân cũ không?
Giá như có điều kiện sang bển một chuyến thì hay quá. Đơn vị tôi ra bắc vào tháng 7.1979, nên kỉ niệm với chia chuôn CPC chẳng có gì.

Chào bác vaphothotu
Trưa nay ngồi hơi lâu nên gặp các Bác, thôi thì xin được giao lưu cùng Bác thay bác chủ nhà giao lưu sau nhé.
 
Đúng  rồi đó Bác, theo hình Bác Zin chụp thì đây là bến phà Niết lương nằm trên sông tonle sap nối  sông Mekong với Biển hồ chảy qua P.nong pênh ..  Ngày xưa thì Tôi chẳng biết nó như thế nào, do không đi hướng này mà đi hướng phà Kampongchàm cùng với Bác Đức Cường Quân Đoàn III. 

Theo Tôi thì có dịp Bác cũng nên sang thăm lại Chiến trường xưa một lần cho biết.. Ngày xưa nó thế nào và bây giờ nó ra sao, Bác ạ?  Có rất nhiều điều làm ta ngạc nhiên vì sự thay đổi?

Chúc Bác vui khỏe.
Logged
lính76_81
Thành viên
*
Bài viết: 104


« Trả lời #49 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 02:35:56 pm »

Chào bác lính f302 !

Vậy là bác đã từng có thời gian là lính vệ binh Sư bộ năm 1980 ? Tôi đoán đúng phải không ? Nhưng tôi vẫn chưa được biết bác ... không nhớ mình có quen biết  nhau chưa ? Tôi có hỏi mà chưa thấy bác trả lời ... Mong tin !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM