Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:48:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243826 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #510 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2015, 10:14:32 am »

       Chào bác Hải Bạc d29.

     Cám ơn bác đã đến NTLS thành phố thắp nén hương thơm cho đồng đội cũng như cho bạn tôi . Thời tiết giao mùa , thay đổi hành hạ sức khỏe tôi, đến hôm nay mới đỡ, tôi có đến nhà LS Nguyễn Khắc Hải để xem lại thông tin của LS . Quả đúng là như vậy , trong NTLS họ làm lại bia mộ mới đã ghi sai tên đơn vị của LS  . Còn tên LS, quê quán và ngày hy sinh đều đúng. Về gia đình của LS: bố mẹ của LS đều đã mất cả , ba người em của LS đã xây dựng gia đình nhưng cuộc sống vất vả , khó khăn lắm . Mấy chục năm nay cũng chưa có ai vào thăm LS cả.

      Gia đình LS gửi lời qua tôi cám ơn bác.
      Chúc bác khỏe, chia sẻ nhiều.



tiến đen và tân râu là hai người bạn thân từ ngày hai người còn ở sư đoàn 302 .
chuyện về lệt sỹ mấy chục năm không có người thân đến thắp hương , sao tiến đen không đặt vấn đề này với tân râu ? ngày 3/9 vừa qua tân râu đưa một số gia đình liệt sỹ sang kampuchia thăm quan đến nơi anh em hy sinh để thắp hương cho anh em ( kinh phí 100% do ban chấp hành mặt trận 479 khu vự HÀ NỘI  tài trợ )

tân râu từng đi vận động kinh phí để đưa hài cốt liệt sỹ từ tây ninh ra miền bắc  , trong đó có cả liệt sỹ của sư đoàn khác , ví dụ như trường hợp liệt
sỹ CHU NHẬT MINH của F 307 chẳng hạn .......

về trường hợp liệt sỹ bạn của tiến đen tiến đen có thể kết hợp với tân râu làm cái gì đó cho đồng đội mình .
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2015, 03:11:41 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #511 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2015, 08:52:53 pm »

          Chào bác Phas chào các ccb.

     Cám ơn bác đã có lời gợi ý chia chia sẻ .Chuyện Ls mà tôi nói , nó là thằng bạn "nối khố" từ thời còn ở nhà . Năm 2002 tôi đi tìm nó vì bố của LS mắc bệnh hiểm nghèo , khi tìm thấy LS tôi gửi hồ sơ, giấy tờ theo đường bưu điện ra ngay, còn tôi lại ra sau . Khi về thì bố của LS đã qua đời cách đó gần một tháng rồi . Mẹ LS hai, ba năm sau cũng ốm nặng , không đi lại được, chèo chống với bệnh tật được mấy năm rồi cũng qua đời , cũng từ đó đến nay gia đình của LS gặp nhiều biến cố , éo le nên không có ai vào viếng thăm LS . Vì thế khi biết có ai vào thăm NTLS tôi đều nhờ đến thắp hương cho bạn tôi. Trên diễn đàn này một lần nữa xin cám ơn, cám ơn rất nhiều các anh em, đồng đội đã thắp những nén hương tri ân , nghĩa tình đối với bạn tôi , mặc dù tôi chưa một lần gặp mặt .TÌNH ĐỒNG ĐỘI THẬT CAO QUÝ

    Xin chào các bác, mong các bác chia sẻ nhiều


Logged
nvinhlong08
Thành viên
*
Bài viết: 244



« Trả lời #512 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2015, 09:46:50 pm »

Thiếu úy Phan Tấn Trung C phó C6 D25 Công Binh F302 “giáo viên mìn” cho các lớp đàn em, thế mà lại “tử nghiệp” vì mìn cuối năm 1982…
Cuối năm 1982 E429 của tôi chỉ để lại D7 trấn thủ Paong- núi Cóc, các đơn vị còn lại tham gia chiến dịch C80 càn quét khu vực từ Samrong, Chongkal (địa bàn của 271) đến Anlongven bắt tay E 201 ra đến tận Srenoi để truy tìm hành lang của 3 phái Campuchia mở từ Thái Lan về Xiêm Riệp (tin vịt của địch tung ra). Sáng hôm đó đơn vị tôi nhận nhiệm vụ chuẩn bị đi chốt đường (nằm lại tại chỗ trên trục lô 67 hơn 1 tuần) cho xe chuyển gạo lên E201 thì được tin Thiếu úy Phan Tấn Trung C phó C6 D25 Công Binh F302 hy sinh do mìn chống tăng. Chắc anh đã chủ quan vì phía dưới quả chống tăng Pốt đã cài 1 quả lựu đạn. Khi anh chuẩn bị lôi quả chống tăng lên anh đã lệnh cho 1 anh lính đi cùng (quê Tây Ninh) thả dây và núp vào gò mối để anh cột xong sẽ cùng kéo lên, nhưng sinh nghề tử nghiệp hôm đó anh đã hy sinh. Địa điểm anh hy sinh cách phum Srenoi khoảng 4-5 cây số, cách chiếc cầu gỗ khoảng hơn trăm mét, nằm trên trục lộ 67. Khi tôi đi chốt đường ngang qua chỗ anh hy sinh (hố sâu đã được lấp) vẫn còn nghe mùi khéc của da thịt anh.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2015, 05:09:23 pm gửi bởi nvinhlong08 » Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #513 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2015, 05:20:46 pm »



Chào Bác Tiến, bác nvlong08, chào các Bác CCB f302.

Lâu quá mới vào diễn đàn bỗng  thấy  lại cái ảnh các Bác D29 đang quây quần họp mặt, trong đó có Bác Kim mà Tôi vẫn chưa nhận ra được qua ảnh... Bác Tiến cho tôi gửi lời hỏi thăm nhé...

Lại thấy Bác nvlong nhắc đến  cái chết của đ/c Trung...  Đúng rồi, đ/c lấy dây võng đó là liên lạc C và cũng cùng số phận với “thủ trưởng” ...  chỉ khác  là sau khi mìn nổ, liên lạc nằm  đó nhưng  thủ trưởng thì “biến mất hoàn toàn”...  đ/c Trung quê Long Thành, Đồng Nai, gia đình  có cả bằng “tổ quốc ghi công’ và “tổ quốc ghi ơn” tạo nhiều suy nghĩ về cuộc chiến...

Chúc các bác vui khỏe và chia sẻ cho hết 60 trang topic này.     
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #514 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2015, 08:37:35 pm »



Chào Bác Tiến, bác nvlong08, chào các Bác CCB f302.

Lâu quá mới vào diễn đàn bỗng  thấy  lại cái ảnh các Bác D29 đang quây quần họp mặt, trong đó có Bác Kim mà Tôi vẫn chưa nhận ra được qua ảnh... Bác Tiến cho tôi gửi lời hỏi thăm nhé...

Lại thấy Bác nvlong nhắc đến  cái chết của đ/c Trung...  Đúng rồi, đ/c lấy dây võng đó là liên lạc C và cũng cùng số phận với “thủ trưởng” ...  chỉ khác  là sau khi mìn nổ, liên lạc nằm  đó nhưng  thủ trưởng thì “biến mất hoàn toàn”...  đ/c Trung quê Long Thành, Đồng Nai, gia đình  có cả bằng “tổ quốc ghi công’ và “tổ quốc ghi ơn” tạo nhiều suy nghĩ về cuộc chiến...

Chúc các bác vui khỏe và chia sẻ cho hết 60 trang topic này.     



             Chào bác lính f302 , chào các ccb.

      Bức ảnh này chụp tại nhà tôi , toàn anh em D29 lâu lâu mới gặp nhau . Từ trái sang là Kim (Hải phòng), anh Chinh (Bắc giang), Mạnh (Hải dương), Tiến đen (Hải phòng), Tân râu (Hà nội).
      Tôi sẽ chuyển lời hỏi thăm của bác lính f302 tới Kim, tôi và Kim cũng hay gặp nhau thường xuyên.
      Xin cám ơn, chúc các bác mạnh khỏe
Logged
NGHIA29/7/78
Thành viên
*
Bài viết: 96



« Trả lời #515 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2015, 07:27:47 am »

Họp mặt truyền thống kỷ niệm ngày thành lập E 201 , F 302 :

    ***Anh Khới trưởng ban liên lạc E201 và Thiếu tướng Tám Thổ, nguyên Trung đoàn phó, tham mưu trưởng Trung đoàn 201, chủ tịch Hội chất độc da cam TPHCM tại buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trung đoàn 25.10.1970-25.10.2015 tại TP HCM ngày 25.10.2015.

TT E 201 by Nghia DoHoang, trên Flickr

12042751_630859487016446_7783356691179173078_n by Nghia DoHoang, trên Flickr

Gặp nhau thật đầm ấm , chân tình... ( 2 đ / đ THẮNG và CƯỜNG từ E 429  chuyển sang E 201 khi E 429 giải thể)

10986448_630859663683095_283695907890373963_n(1) by Nghia DoHoang, trên Flickr

Anh em về tham dự thật vui ...

12182572_1603826149880032_5762876886942493463_o by Nghia DoHoang, trên Flickr

WP_20151025_09_01_17_Pro by Nghia DoHoang, trên Flickr
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2015, 11:49:26 am gửi bởi NGHIA29/7/78 » Logged

Con người chúng ta sinh ra đâu phải để đánh nhau và để chết. Nhưng"kẻ thù buộc ta ôm cây súng" và ta đã làm những gì khi đất nước cần chúng ta.
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #516 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2016, 06:07:08 pm »

Chào các CCB F302..

Nhân dịp xuân Bính Thân, kính chúc Các CCb nhiều sức khỏe và vui xuân hạnh phúc...

Lính F302 không rành vi tính để làm đường link... Nhưng mới dọc được tin này trên mạng nên copy qua trang này...

Có lẽ đ/c này nếu đúng là f302 thì thuộc E 429 quá...

""  Đó là trường hợp của ông Đào Văn Dẹn, sinh 1962, quê ấp Xóm Mới, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, Bến Tre. Ông Dẹn mới về nhà được 4 ngày, ông từng thi hành nghĩa vụ quân sự, chiến đấu tại Campuchia từ năm 1981.

Theo lời ông Dẹn, ông nhập ngũ thi hành nghĩa vụ quân sự ngày 23.3.1981, thuộc biên chế Tiểu đoàn 9, Trung đoàn (không nhớ phiên hiệu), Sư đoàn 302, Mặt trận 479. Năm 1985, trong lúc đi truy quét tàn quân Polpot tại tỉnh Siemreap, ông bị thương và lạc đơn vị. Thời điểm bị thương, ông Dẹn thuộc đơn vị công binh C19, Mặt trận 479. Trong lúc lạc đơn vị, ông được một người phụ nữ Campuchia đi rừng phát hiện và cứu sống.

Tiếp đó, ông và người phụ nữ này nên duyên chồng vợ và có với nhau một con gái, nay đã có cháu ngoại. Năm 1987, gia đình ông chuyển về sống tại tỉnh Kampot – quê của mẹ vợ ông. Sau này, ông gặp một người Việt Nam quê Rạch Giá (Kiên Giang) sang Campuchia cày ruộng thuê và chính người này đã đưa anh về quê nhà trong dịp Tết Bính Thân. Ông Dẹnh cho biết sở dĩ đến nay mới tìm đường về nhà là do ở vùng sâu vùng xa, không có phương tiện liên lạc được với gia đình. Để trở về quê nhà, ông đã phải bán đi một tấn lúa.  

Anh Đào Văn Tường, em ruột ông Dẹn cho biết thêm: Từ khi thất lạc đơn vị cho đến nay, gia đình anh không nhận được giấy báo gì của đơn vị anh trai. Khi anh đi nghĩa vụ quân sự, cha mẹ, anh cả vẫn còn sống, nay anh ấy về thì những người thân ấy đã mất.  

Ông Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng Công an xã Mỹ Hòa cho biết: Sau khi anh Dẹn về nhà, đại diện một số ngành chức năng của tỉnh, huyện đã đến thăm hỏi. Anh Dẹn có nguyện vọng đưa vợ về sống tại quê nhà và đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ."

Hy vong có Bác nào đó biết về trường hợp này... (đăng trên báo điện tử một thế giới ngày 11/2/2016)
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #517 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2016, 01:24:07 pm »

Chào các Bác CCB.

Hôm nay 17/2/2016 đi qua góc đường “nhạy cảm”  Hai Bà Trưng – Nguyễn Đinh Chiểu TP. HCM,  thấy Công an nhiều hơn mọi ngày mới sực nhớ…   Ngày này  cách nay đúng 37 năm về trước, sự vui mừng của chúng tôi ở KPC chưa trọn vẹn thì nghe tin “dữ” ở phía Bắc. Hơn 10  ngày sau, từ trong những cánh rừng Kompongthom, Tôi được tuyển đi phía Bắc… Một buổi chiều muộn,  lỡ xe Bác Tiến D29 đến đón nên được ở lại KPC…

Về nhà vào mạng đọc lại bản tin "Người lính f302" trở về sau 35 năm chiến đấu tại KPC, vào facebook thấy : có liệt sĩ kháng chiến chống Pháp, có liệt sĩ kháng chiến chống Mĩ nhưng sao lại không có liệt sĩ  chống quân xâm lược “ngày này”???. Cái tên... thì là Cuộc chiến thầm lặng… Cuộc chiến bị bỏ quên…. còn đang bàn với nhau để đưa vào sử sách... Ôi!

Thấy buồn buồn viết vài dòng cho vơi các Bác ạ.. Chúc Các bác vui khỏe...   
Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #518 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2016, 03:46:05 pm »

Chào các CCB F302..

Nhân dịp xuân Bính Thân, kính chúc Các CCb nhiều sức khỏe và vui xuân hạnh phúc...

Lính F302 không rành vi tính để làm đường link... Nhưng mới dọc được tin này trên mạng nên copy qua trang này...

Có lẽ đ/c này nếu đúng là f302 thì thuộc E 429 quá...

""  Đó là trường hợp của ông Đào Văn Dẹn, sinh 1962, quê ấp Xóm Mới, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, Bến Tre. Ông Dẹn mới về nhà được 4 ngày, ông từng thi hành nghĩa vụ quân sự, chiến đấu tại Campuchia từ năm 1981.

Theo lời ông Dẹn, ông nhập ngũ thi hành nghĩa vụ quân sự ngày 23.3.1981, thuộc biên chế Tiểu đoàn 9, Trung đoàn (không nhớ phiên hiệu), Sư đoàn 302, Mặt trận 479. Năm 1985, trong lúc đi truy quét tàn quân Polpot tại tỉnh Siemreap, ông bị thương và lạc đơn vị. Thời điểm bị thương, ông Dẹn thuộc đơn vị công binh C19, Mặt trận 479. Trong lúc lạc đơn vị, ông được một người phụ nữ Campuchia đi rừng phát hiện và cứu sống.

Tiếp đó, ông và người phụ nữ này nên duyên chồng vợ và có với nhau một con gái, nay đã có cháu ngoại. Năm 1987, gia đình ông chuyển về sống tại tỉnh Kampot – quê của mẹ vợ ông. Sau này, ông gặp một người Việt Nam quê Rạch Giá (Kiên Giang) sang Campuchia cày ruộng thuê và chính người này đã đưa anh về quê nhà trong dịp Tết Bính Thân. Ông Dẹnh cho biết sở dĩ đến nay mới tìm đường về nhà là do ở vùng sâu vùng xa, không có phương tiện liên lạc được với gia đình. Để trở về quê nhà, ông đã phải bán đi một tấn lúa. 

Anh Đào Văn Tường, em ruột ông Dẹn cho biết thêm: Từ khi thất lạc đơn vị cho đến nay, gia đình anh không nhận được giấy báo gì của đơn vị anh trai. Khi anh đi nghĩa vụ quân sự, cha mẹ, anh cả vẫn còn sống, nay anh ấy về thì những người thân ấy đã mất. 

Ông Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng Công an xã Mỹ Hòa cho biết: Sau khi anh Dẹn về nhà, đại diện một số ngành chức năng của tỉnh, huyện đã đến thăm hỏi. Anh Dẹn có nguyện vọng đưa vợ về sống tại quê nhà và đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ."

Hy vong có Bác nào đó biết về trường hợp này... (đăng trên báo điện tử một thế giới ngày 11/2/2016)


http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/mot-cuu-binh-bat-ngo-tro-ve-que-huong-don-tet-sau-35-nam-hi-sinh-518548.bld
Sau 35 năm trời biệt tích ở xứ người, người lính tên Đào Văn Dẹn từ Campuchia đột ngột dắt díu vợ con trở về quê hương đón tết trong sự ngỡ ngàng, sửng sốt của người thân và xóm giềng. Người “cựu binh” này đã có một cuộc hội ngộ “lạ kỳ”, đẫm nước mắt.

Cuộc hội ngộ lạ kỳ sau 35 năm thất lạc

Mấy ngày qua, người dân ở ấp Xóm Mới, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri (Bến Tre) vẫn chưa hết ngỡ ngàng, xôn xao trước sự trở về đột ngột của anh Đào Văn Dẹn (SN 1962) sau 35 năm mất liên lạc. Bởi ai cũng đinh ninh rằng anh đã “hi sinh”. Sau 35 năm biền biệt tung tích, cả gia đình không cầm được nước mắt khi thấy anh trở về.

Anh Dẹn sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở ấp Xóm Mới, xã Tân Mỹ Chánh (nay là xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri) và có 12 anh chị em. Nhà nghèo, đông anh chị em nên việc học của anh Dẹn chỉ dừng lại ở mức “biết đọc, biết viết”. Đến năm 19 tuổi, anh rời quê hương đi bộ đội làm nhiệm vụ quốc tế cao cả ở chiến trường Campuchia vào ngày 23.3.1981. Trong quân ngũ, anh là trinh sát ở Tiểu đoàn 9, Sư đoàn 302, mặt trận 479, tỉnh Siêm Riệp (Campuchia). Anh Dẹn nhớ lại, năm 1985, trong lúc tham gia trận truy quét bọn quân Pôn-pốt anh bị thương ở đầu và lạc mất đơn vị. Anh lạc vào rừng sâu cách đơn vị hàng chục cây số, chẳng biết lối ra khỏi khu rừng và không nghĩ rằng mình sẽ sống sót. May mắn, anh được một phụ nữ Campuchia tên Uối Sên đi rừng phát hiện và đưa về cứu sống. Tri ân người đã cứu sống, cưu mang, chăm sóc mình trong những ngày bị thương nặng, sau đó anh Dẹn và người phụ nữ này đã nên nghĩa chồng vợ.

Do bị thương nên có khoảng thời gian dài, anh bị mất trí nhớ. Đôi lúc tỉnh ngộ, anh mang máng nhớ về quê hương và khát khao có ngày được trở về, tuy nhiên anh chẳng nhớ đâu là nẻo về quê hương xa xôi, cách trở. Đến năm 1988, anh theo gia đình vợ về sống ở tỉnh Kam-pot (Campuchia) và làm nghề trồng lúa. Anh Dẹn chia sẻ: “Những khi tỉnh táo, tôi luôn đau đáu nghĩ về quê hương mình, nhớ cha mẹ, nhớ anh chị em, đến nỗi ăn không được, nhiều đêm tôi ngủ mà nước mắt cứ trào ướt cả gối. Rồi tôi cố nhớ ra tên đất, tên làng mình để tìm về nhưng không cách nào nhớ nổi. Lúc đó tôi bất lực lắm”.

Còn ở quê nhà, anh Đào Văn Thuật - người em trai kế của anh Dẹn - tâm sự, sau ngày anh Dẹn lên đường nhập ngũ, mấy mươi năm không thấy trở về, gia đình đã đi dò hỏi khắp nơi cũng không có tin tức gì. “Từ ngày anh tôi (anh Dẹn - PV) đi bộ đội biệt tích mãi không trở về, chẳng có tung tích gì, gia đình chúng tôi mòn mỏi mong ngóng tin của anh trong vô vọng… Cuối cùng, gia đình đã lập bàn thờ đặt di ảnh anh tôi vì ai cũng nghĩ rằng anh đã chết”, anh Thuật cho biết.

Sau 35 năm lang bạt, tưởng suốt đời không có ngày về nhưng vào một ngày, anh Dẹn được một người đàn ông gốc Việt tên Kông Hiên (quê tỉnh Kiên Giang, Việt Nam) sang Campuchia cày ruộng thuê. Niềm vui được gặp người đồng hương nước Việt sau mấy mươi năm xa quê khiến anh không khỏi bồi hồi. Anh nói bằng tiếng Việt, anh dò hỏi đường về quê nhà, rồi dần nhớ được tên tỉnh, tên huyện quê mình. Sau đó, anh được người đàn ông này tận tình chỉ dẫn đưa anh và vợ con về đến tận quê hương xã Mỹ Hòa vào đúng dịp Tết Bính Thân 2016.

Mấy mươi năm sống tại đất nước Campuchia, trở lại quê nhà anh Dẹn dường như quên gần hết tiếng Việt, nhưng tiếng Campuchia thì anh nói khá rành rọt.

“Cựu binh” mong sớm hồi hương

Kể về cuộc sống mấy mươi năm thất lạc, anh Dẹn nói như khóc: “Xin thưa là sáng đủ, trưa đủ, chiều đủ, không dư”. Rồi anh ngậm ngùi kể những năm tháng khắc nghiệt, cay đắng ở xứ người mà không hề nhớ gì được về gốc tích, nguồn cội của mình. “Đau lắm, buồn lắm và nhớ lắm, khi không tìm về được”, anh Dẹn nói. Để có chi phí trở về quê nhà, anh Dẹn đã bán hàng tấn lúa gia đình thu hoạch trong mấy mùa liền.

Trở về lần này, anh Dẹn còn dắt theo cả vợ con. Nói về người vợ và cũng là người ơn của mình, anh Dẹn chia sẻ: “Vợ tôi ngoài cái nghĩa vợ chồng còn là người đã cưu mang tôi lúc bị thương. Để chữa lành vết thương cho tôi, hồi đó không có thuốc tây, vợ tôi lấy muối nấu với lá me đắp cho tôi lành được vết thương ở trán. Tôi nhớ mãi giai đoạn vô cùng khó khăn, đau thương đó”.

Sau bao năm trời xa cách, người lính năm xưa đã trở về với làn da rám sạm, mái tóc điểm màu sương trắng. Gặp lại người thân, anh Dẹn tỏ ra vui mừng nhưng điều làm anh trăn trở, day dứt và nuối tiếc nhất là khi anh tìm được về đến quê hương thì cha mẹ và người anh cả của anh đã không còn. Anh Dẹn nói trong tiếc nuối: “Trở về quê nhà đúng vào dịp tết, nhìn lên bàn thờ khói nhang nghi ngút, thấy bên cạnh bức ảnh cha mẹ là bức họa hình của tôi được anh em trong gia đình đặt cạnh bên để thờ cúng, tôi đã bật khóc”.

Nói về tình cảm vợ chồng của anh Dẹn, ngoài cái nghĩa trong lòng họ còn có sự mang ơn lẫn nhau. Người mang ơn bộ đội Việt Nam đã giúp đỡ người dân Campuchia truy quét bọn diệt chủng Pôn-pốt, người thì mang ơn ân nhân đã cứu mạng mình trong cơn nguy biến. Chị Uối Sên từng chia sẻ rằng: “Tôi cảm ơn người Việt Nam đã giúp đỡ dân tộc tôi nhiều, nghĩ thế nên tôi yêu thương, gắn bó đời mình với anh Dẹn cho đến bây giờ”. Gần đây, trí nhớ của anh Dẹn dần hồi phục. “Ngày trở về, thấy anh em mình còn đông đủ, quê mình giờ đổi mới quá, nước mình giàu đẹp, tôi vui lòng lắm”, anh Dẹn nói.

Từ hôm anh Dẹn về lại quê nhà, bà con ấp Xóm Mới đông vui hẳn lên. Nhiều người thân, xóm giềng và chính quyền địa phương tới thăm hỏi, chia vui cùng gia đình trước sự trở về của anh. Theo lời anh Dẹn, anh có một người con gái và cháu ngoại đang sinh sống tại Campuchia. Hiện gia cảnh anh ở đất nước Campuchia cũng rất nghèo khó. Sau khi trở về, anh Dẹn cùng gia đình đã gửi đơn chính quyền địa phương nhờ giúp đỡ để có chế độ chính sách tạo điều kiện cho anh được hồi hương, sum họp với gia đình. “Tôi mong Nhà nước, huyện, xã giúp đỡ để gia đình tôi được trở về quê hương sinh sống”, anh Dẹn bày tỏ.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Vũ - Trưởng Công an xã Mỹ Hòa - cho biết: “Sau khi nhận được tin anh Dẹn trở về, công an địa phương kết hợp với công an tỉnh, huyện trực tiếp tới gia đình để thăm hỏi. Sau đó, chúng tôi sẽ kết hợp xác minh cụ thể, để tham mưu cho UBND xã, huyện và các cấp ngành liên quan hướng dẫn trình tự các thủ tục cho anh Dẹn được hưởng đầy đủ chế độ đãi ngộ theo quy định của Nhà nước”.

Cũng theo ông Vũ, việc anh Dẹn muốn hồi hương sinh sống sẽ gặp một số trở ngại, bởi anh Dẹn đi biệt tích quá lâu và ngôn ngữ tiếng Việt giờ không nói được nhiều. Phong tục tập quán, cách làm ăn, sinh sống ở đây anh chưa quen. “Bước đầu, tôi băn khoăn là sẽ còn rất nhiều khó khăn nhưng nếu anh Dẹn và gia đình có tâm quyết trở về quê nhà thì chúng tôi sẽ kết hợp với ngành chức năng liên quan, hết sức hỗ trợ để anh được hồi hương”, ông Vũ nói

http://static.laodong.com.vn/Uploaded/nguyenthanhbinh/2016_02_18/5-3_NCNR.jpg



Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« Trả lời #519 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 09:31:44 am »

ThanhdanvanF302 MT 479 xin chào anh em CCB F302 và các CCB cùng bạn đọc trên trang MVH !
    Thanhdanvan xin chúc tất cả mọi người luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc và luôn gặp nhiều may mắn trong công tác và cuộc sống !

     Thay mặt anh em CCB F302 khu vực Hà Nội, xin thông báo tới anh em CCB biết tin buồn : Cụ thân sinh của CCB Nguyễn Quốc Tín (- Nguyên công tác tại Phòng chính trị sư đoàn 302 - MT 479 ) đã tạ thế lúc 12 h 30 ngày 28/03/2016 ( Tức 20/02 Bính Thân ) tại nhà riêng Phương Quan Hoa Quận Cầu Giấy Hà Nội, cụ Hưởng thọ 80 tuổi. Lễ đưa tang được cử hành vào hồi 12 h 45 ngày 29/03/2016 tại nhà riêng và đưa tang về Đài hóa thân Hoàn Vũ - Thanh Trì Hà Nội. ThanhdanvanF302 xin kính báo tới các CCB F 302 và bạn bè thân hữu của CCB Nguyễn Quốc Tín được biết.
    Tối ngày 28/3/2016 Đoàn CCB F302 khu vực Hà Nội đã đến viếng cụ và thăm hỏi, động viên và chia buồn cùng gia đình đồng chí Tín.
 
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2016, 07:09:34 am gửi bởi ThanhdanvanF302 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM