Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:39:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243368 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #80 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2014, 09:50:19 am »

      Chào bác lính F302

 Có thời kỳ chiến sự ở CongpongThom xẩy ra rất ác liệt, tất cả các xe của sư đoàn về nước không bằng con   
 đường này được, chúng tôi phải đi ngược lên BatTamBang rồi về CongPongChuNang qua NongPenh về
 VietNam.Còn anh em đi chính sách thì cứ chờ đợi ở trạm hồ Ba Rai sau đó được về bằng đường thủy qua Biển Hồ tới một trạm cách NongPenh hơn chục km. Tại đây anh em được xe của QK loại xe XHCN (xe Giải Phóng,
 zin ba cầu,Zin 130) chở anh em qua NongPenh về VietNam.Không biêt bác Lính F302 có đi theo (tua) này
 không
? đi theo (tua) này thì chậm vì mất nhiều thời gian ,nhiều ngày chờ đợi...
 Chào bác,chúc bác mạnh khỏe,hạnh phúc.
 
 

Chào Bác tiendend29, bác sudoan5, bác zin và các bác 302.

Bây giờ thấy Bác tiendend29 nói thì Tôi mới biết ngày đó đã có  nhiều đường về “la mã”  Grin

Tháng 7/1982 khi Tôi được cho về trại Hoàng Hoa Thám (lúc ấy còn gọi là hậu cứ quân đoàn 4 thì phải).. thì đi theo lộ trình đường bộ như đã kể ở phần trên, không được đi bằng đường thủy (tiếc thật.. ; Huh) .. Sau khi nằm ở Hồ Ba rai 13 ngày thì được đi tiếp  bằng xe Zin ba cầu,  đi từ sáng đến chiều muộn mới tới trạm Kompongthom, ở đó nghỉ 1 ngày 2 đêm (chắc là để nghe ngóng xem nên cho anh em đi tiếp bằng đường nào?? Huh) và rồi được đi tiếp về  Nông pênh, cũng ở đó 2 đêm 1 ngày mới được lên xe Car về Sài gòn… Thú thật là rời được chiến trường K thì ai cũng mừng, mệt mỏi đường sá si nhê gì, về  tới nước an toàn là trên hết… Đoàn xe Car  dân sự  rất đông, có đến cả trăm chiếc,  nhưng chỉ có mấy chiếc đi đầu là có bộ đội, phần lớn là xe về không sau khi đã giao tân binh cho các đơn vị phía trước.. Tới phà Niết lương hôm ấy, chúng tôi qua sông bằng chiếc phà nhà binh to đùng, chứ không phải phà dân sự như hình Bác Zin chụp đâu.. chiếc phà đó có màu như xe GMC, chở được tới 15 chiếc xe đò 50 chỗ lận..



Cũng nhờ kẹt ở Hồ Ba rai mà chúng tôi mới biết thêm là các anh em đã an nghỉ ở nghĩa trang  sân bay Siêm Riệp cũng đang được “đánh thức” để đồng hành cùng anh em đồng đội về nước…

Thấy nhà Bác có máy vi tính rồi, mong được giao lưu cùng Bác thường xuyên hơn..

mà Bác tiendend29 nè.. canh chừng  bác sudoan5 nhé …  càng già, càng dẻo càng dai đấy …  (Bác sudoan5 dừng giận em nhé Grin Grin)



 Chúc các CCB vui khỏe, sống lâu và nhớ dai… 
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #81 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2014, 11:10:33 am »

trước khi đánh chiến dịch A88 anh em được học : 9 điều quy định và 5 không !
còn tiếng k được học mấy câu : lớc đay lơn , xốp sân , oi khơi nhum mơ săm bót . còn từ xum bai (xin cơm ) không được học .
sang k được một năm các chú đội học tiếng k nhanh thế ! cà đo , cà đuôi , sa lanh khơ lia , chuây khơ lia , xum ,lụi , đô khơ lia , tinh,  lụa .......nhưng mấy chục năm rồi có từ nhớ , có từ quên nhưng mình nói họ hiểu , họ nói mình hiểu là được .


Trích dẫn
Trước khi vào lính, tôi học được câu "On sro lanh bòong tê?" lúc học lớp 12.

Tại Sa mát, trước khi qua K, tôi cũng học được 3 câu như Bác lính f302 là:

- Lớc đay lơn (giơ tay lên).

- Chố chanh nưng ban .??..lò o (đầu hàng thì được đôi xử tử tế", chữ đối xử, tiếng K tôi quên rồi. Nếu đang lúc hổn độn đó tôi quên mất, tôi lại quát :"Chố chanh nưng ban panh ngộp tằng o" thì phản chính sách....

- Câu thứ ba tôi quên nhưng chắc chắn không phải là xin cơm, xin gà, đổi sì ke đâu bác F302 à!

Chào bạn phas, bạn nhiều số 8 và các CCB

Như vậy có thể các đơn vị đã có sự phổ biến khác nhau về mấy câu tiếng K, còn 9 điều quy định thì chắc chằng ai “dám” sửa đổi… Tôi chỉ nhớ là mình đã được học  3 câu tiếng K, 1 câu ngắn và 2 câu dài  mà đại ý tiếng Việt bây giờ nhớ mang máng là : 1. Giơ tay lên  2. Hạ súng xuống, hàng thì sống, chống thì chết   3. Tôi là bộ đội bị lạc, Anh (chị)  ơi, tôi đói cho tôi xin cơm..  Riêng câu thứ 3 là dành cho mình trong trường hợp bị lạc đơn vị khi vào đất K..  

Thực  tế chiến trường, chắc cũng rất khác nhau giữa các đơn vị ,  không biết đơn vị các Bác thế nào?  chứ anh em tôi hầu như chỉ sử dụng có 3 chữ là … oi Kh’nhum sum…. sum cái gì, thì trước đó đã được biết, bởi câu hỏi.. Campuchia hao ây? (câu này thì tự học nhau mà rất nhớ).

Còn 2 câu đầu ư? Sau khi học xong ít ngày, ngay chiều hôm nổ súng đánh cao điểm 82 lò gò , lúc T54 đầu  càn qua 1 cái hầm, bác tài còn thò đầu ra nói cho anh em tụi tôi đang vận động phía sau dưới vệt bánh xe.. có thằng miên dưới hầm.. Tụi tôi chẳng biết có hay không??  mà chĩa ngay AK vào những khe hở và cửa hầm quất liên tục.. xe thứ 2 càn qua tiếp và  các xe khác cứ thế….  không thằng nào khi đó nhớ đến “lớc day lơn hay hàng thì sống mà chống thì chết”.  Sau này sang K cũng vậy, vài lần gặp địch là đều“nói” bằng AK và “hô” bằng B40, 41 ngay,  chứ cũng chẳng  nhớ “lớc day lơn…… ”, còn chúng thì cũng lo “chạy đến mất cả dép” chứ đâu có đứng lại để nghe “lớc day lơn hay hàng thì sống mà chống thì chết” các Bác ạ.
 
Không biết đơn vị các Bác thực hiện như thế nào, mà khi ở Kompongthơm, chúng tôi được giữ khá nhiều tù binh lính Pốt?

Chúc các bác vui khỏe, trường thọ...
Logged
lính76_81
Thành viên
*
Bài viết: 104


« Trả lời #82 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2014, 03:59:36 pm »


[/quote]

Chào bác linh 76-81 và các CCB 302

Vì Bác đã đoán đúng và nói  đúng rồi nên Tôi cũng không có gì cải chính, hơn nữa Tôi cũng đã trình bày đâu đó trong các bài viết của mình; cũng  như Bác hay bác Zin, Tôi là lính trực thuộc “nhà Chùa” Sư bộ, Khoảng cuối năm 1980, sau khi Giám định,  Tôi và 18 anh em nữa (có tỷ lệ sứt mẻ gần 21% ) được biên chế từ D32  đóng ở gần hồ B’rai về C vệ binh F  đóng trong khu F bộ Sầm rông… Tôi  cũng không  biết Bác  ngày ấy đâu.  Khoảng tháng 6, 7 /1982 khi F bộ chuyển về Chong Cal thì Tôi được cho về  trại Hoàng Hoa Thám  theo  “tua” lộ trình Chong cal – Hổ ba rai – Nông pênh – Bến cầu – Sài gòn . Khi về đến Hồ Ba rai thì phải nằm ở đó đến 10 ngày có hơn (chắc là chờ thông đường, không để bị phục như các bác năm trướcGrin). Ở Hồ ba rai, chiều nào Tôi cũng ra hồ tắm chung và xài ké sà bông thơm cùng nước hoa Thái của mấy anh em  đang bốc mộ  nghĩa trang sân bay Siêm riệp để đưa về VN..

[/quote]

Chào bác lính f302 !

Cảm ơn bác đã trả lời.
Vậy là mình không biết nhau ngày ấy rồi (mặc dù cùng là lính Sư bộ, ở rất gần nhau... ). Thôi thì trước sau gì thì bây giờ cũng đã biết nhau. Có gì riêng tư bác cứ nhắn tin inbox tôi nhé !

Chúc bác lính f302 vui, khoẻ, viết nhiều ....
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #83 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2014, 02:27:57 pm »

  Chào các bạn

  Tôi nghĩ cái thủa ngày xưa một thời là người lính cách đây ngót 40 năm ấy của chúng ta tưởng rằng có lúc đã đi vào lãng quên theo thời gian bởi cuộc sống mưu sinh sau khi rời quân ngũ. Thật vui và thật may chúng ta cuối đời còn đc hưởng tí công nghệ thông tin, nhờ nó anh em ta xa gần, quen lạ nếu chịu khó, chịu khổ một chút để sử dụng đc mạng và máy tính là chúng ta lại đc chuyện trò, giao lưu ôn lại một thời chinh chiến. Rất mong các bạn cứ xem topic này là nơi giao lưu và đồng hành của các bạn gần xa, trong ngoài với những Cựu binh F302.  


Chào các CCB

Rất chia sẻ cùng  ý kiến của Bác Zin chủ nhà… Thế nhưng, có lẽ  đã là phần thứ 6 rồi,  các thành viên 302 do đã trải nhiều ký ức ở 5 phần trước và ở các topic khác nên thấy trang nhà vắng vẻ và buồn quá hay là các Bác cũng như tôi, đang còn mải lo “chiến dịch”  cơm áo gạo tiền, ít giờ rảnh… Thực vậy, vào  mà chẳng có ai để “còm” cũng buồn bác zin ạ…

Ngồi tiệm thiền “Net” 1 mình, Tôi bỗng nhớ  ngày xưa khi còn ở F302, cũng có nhiều lúc buồn… buồn còn hơn là bây giờ vào đây mà không thấy ai. Nhưng “buồn nhất” có lẽ là khi ở lộ 2 Xa Mát, cũng thời điểm mưa gió như tháng này, ban ngày thì đi làm nhiệm vụ tới tận cây số 136, 138 (Qlộ 22),  hay xuống hướng tới gần lò gò.  Tối về thì lại phải ra chốt ở bờ đê Tân tiến… cứ 2 thằng 1 chốt,  mà 50m mới có 1 chốt,  ngày đi nhiệm vụ mà mất người thì tối sẽ có chốt chỉ còn 1 thằng, tha hồ mà “gác”…  kiều gác ngồi hay nằm  thì tùy 2 người, chẳng có nhà cửa hầm hào gì, gặp đêm mưa thì cứ tùy nghi che chắn….. bờ đê là “tất cả”. Lắm đêm, 2 thằng đốt hết cả lạng thuốc rê, cũng như  ngồi ôm súng nhìn về phía trước mà  “tám” đủ thứ chuyện đến độ cạn lời  mà trời vẫn chưa chịu sáng… Nhiều đêm mưa,  choàng nilon mà buồn tưởng như  Trời đang  khóc thay cho người lính tiền đồn gác đêm… Mấy ngày đầu còn nghiêm chỉnh gác sách, bởi cũng có cán bộ đêm  kiểm tra đột  xuất, riết rồi quen, sinh chủ quan do mệt mỏi và ít kiểm tra…  Hơn nữa, phía trước bờ đê là cánh đồng mía khá lớn,  xa hơn nữa là Lộ Quân Khu có các đơn vị bộ binh phía trước, thằng địch nào lọt vào đây được mà sợ.. .

Nỗi buồn chán đang ngày càng  le lói kéo dài theo sự mệt mỏi,  thì một đêm…. khoảng 2g sáng, tổ chốt kế bên nhóm  tôi, nhá lửa  và kế đó là tiếng nổ B40 cùng AK vang dội hướng mục tiêu phía trước, đánh thức cả bờ đê giật mình “thức giấc” và cùng  nổ súng “hỗ trợ đồng đội” về phía vườn mía,  nhiều  đám lửa của hỏa lực cùng nhiều viên đạn AK vạch đường như muốn đốt luôn cả vườn mía (may mà mùa mưa nên nó không cháy) … và cũng phải đến hai chục phút với các loại tiếng nổ ồn ào như một trận đánh...  Đêm đó hầu như toàn tuyến bờ đê (và có lẽ cả trong lộ 2,lộ 3…), nhiều người sẽ phải thức cho đến sáng… Sáng sớm kiểm tra vườn mía cũng không phát hiện gì và nguyên nhân được kết luận là do “phát hiện lầm”…  

Ít ngày sau, chúng Tôi rời lộ 2 xuống Thạnh Tây, “ thằng” khai hỏa mới thổ lộ…  “Đêm đó có gì đâu, buồn quá, nổ súng cho nó vui”  Huh  và cũng ngay đêm rời đi đó,  lính pốt tràn vào Tân Lập (như các Bác đã kể ở nhiều topic…)  khiến chúng tôi cũng phải  hành quân ngược ngay trong đêm về chỗ cũ và thức cho đến sáng…

Chúc các CCB vui khỏe.
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #84 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 08:58:55 am »

Chào các ccb f302 và các thành viên!
Hôm nay có thời gian đọc những dòng tâm sự từ trang 1-đến 7 thấy vui quá. Tuy gần đây có vắng vẻ đôi chút nhưng không sao. Chắc nay mai anh em hại hội tụ, chúc nhau vui vẻ ngay mà.
Tôi cũng xin tự giớ thiệu tôi là lính sư31 thuộc E922. Về tuổi đời chắc hẳn là hơn anh em vì tôi từ thời đánh Mỹ, tuy nhiên với lính chiến ta chẳng bao giờ nghĩ đến điều đó.  Mà điều cơ bản  ta là những người cùng trên trận tuyến và hôm nay, sau mấy chục năm trở về đời thường, lại cùng nhau nhắc lại những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức người lính. Những  điều đó, với tôi là vui tuổi già mà đã vui thì sức khoẻ của mình tốt hơn lên. Ôm lại kỷ niệm là một hoạt động trí não. Trong một buổi truyền hình bác sỹ tư vấn là muốn tránh bệnh tim mạch thì người già nên hoạt động trí não.
Nghe các thành viên nhắc tới các địa danh từ Lò Gò, Sa Mát, ngã ba K rếch, Suông, Chúp, bến phà Công Pông Chàm…thì tôi nhớ ra là cứ sư đoàn tôi tiến lên là bàn giao địa bàn cho Quân Khu 7.
Bến phà sang Công Phông Chàm đúng như các bạn kể là kho thóc đang cháy. E922 chúng tôi sang sông bằng ca nô của lữ 7 công binh của QĐ. Phà ghép dã chiến của lữ 7 thì chở xe pháo, khí tài…Chúng tôi đóng ngay trong thị xã Công Pông Chàm để tuy quyét quân Pôn Pốt, ngược sông Mê Công tới 30 km, đến Bến Hét. Không biết có đơn vị nào đã qua đấy chưa? Trong thị xã cũng có nhiều nhà đẹp xây từ thời Pháp đấy. Cá ở sông Mê Công thì nhiều vô kể…
Thấy nhà vắng vẻ cũng nghé qua trò chuyện đôi chút. Mong được trò chuyên với các thành viên f302. Xin chào và hẹn gặp lại!

Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #85 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 11:42:20 am »

Chào các ccb f302 và các thành viên!
Hôm nay có thời gian đọc những dòng tâm sự từ trang 1-đến 7 thấy vui quá. Tuy gần đây có vắng vẻ đôi chút nhưng không sao. Chắc nay mai anh em hại hội tụ, chúc nhau vui vẻ ngay mà.
Tôi cũng xin tự giớ thiệu tôi là lính sư31 thuộc E922. Về tuổi đời chắc hẳn là hơn anh em vì tôi từ thời đánh Mỹ, tuy nhiên với lính chiến ta chẳng bao giờ nghĩ đến điều đó.  Mà điều cơ bản  ta là những người cùng trên trận tuyến và hôm nay, sau mấy chục năm trở về đời thường, lại cùng nhau nhắc lại những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức người lính. Những  điều đó, với tôi là vui tuổi già mà đã vui thì sức khoẻ của mình tốt hơn lên. Ôm lại kỷ niệm là một hoạt động trí não. Trong một buổi truyền hình bác sỹ tư vấn là muốn tránh bệnh tim mạch thì người già nên hoạt động trí não.
Nghe các thành viên nhắc tới các địa danh từ Lò Gò, Sa Mát, ngã ba K rếch, Suông, Chúp, bến phà Công Pông Chàm…thì tôi nhớ ra là cứ sư đoàn tôi tiến lên là bàn giao địa bàn cho Quân Khu 7.
Bến phà sang Công Phông Chàm đúng như các bạn kể là kho thóc đang cháy. E922 chúng tôi sang sông bằng ca nô của lữ 7 công binh của QĐ. Phà ghép dã chiến của lữ 7 thì chở xe pháo, khí tài…Chúng tôi đóng ngay trong thị xã Công Pông Chàm để tuy quyét quân Pôn Pốt, ngược sông Mê Công tới 30 km, đến Bến Hét. Không biết có đơn vị nào đã qua đấy chưa? Trong thị xã cũng có nhiều nhà đẹp xây từ thời Pháp đấy. Cá ở sông Mê Công thì nhiều vô kể…
Thấy nhà vắng vẻ cũng nghé qua trò chuyện đôi chút. Mong được trò chuyên với các thành viên f302. Xin chào và hẹn gặp lại!




Chào bác Phuockhanh
 Rất vui khi thấy bác tham gia topic này với mọi người đặc biệt là linh f302 mt479 Qk7
Theo như tôi biết bộ đội VN có mấy thời kỳ đóng quân và hoạt động bên CPC : khoảng những năm 1967-1968 đến 1972-1975 thời này là mượn đất, mượn đường để đánh Mỹ ngụy và giúp bạn giải phóng đất nc lập nên nhà nước mới thân thiện với VN và phe XHCN

 Còn thời sau 1975 thì biên giới Tây nam của VN có vấn đề do chế độ Ponpot phản động liên tục vi phạm ... cho đến cuối 1978-1979 quân ta mở chiến dịch tấn công để bảo vệ biên giới tây nam và giúp lực lượng cách mạng của bạn giải phóng đất nc CPC thoát khỏi họa diệt chủng của chính quyền Ponpot thì thời điểm này f302 mới tham gia

 Theo như bác giới thiệu thì bác chắc có tham gia ít nhất là 2 thời kỳ ở vùng đất miền Đông nam bộ, biên giới Tây nam và một số tỉnh của CPC này trong đội hình e922f31. Trước kia trong chiến dịch chúng tôi có nghe và có tao ngộ với đơn vị bác nhưng ngay sau đó các bác chuyển quân về QK9 thì phải...

 Hiện nay trên diễn đàn này anh em quân ta các sắc lính, các đơn vị trong chiến dịch tháng 1/1979 khi qua sông Mê kong sang Congpongcham phần đa bằng phà, có 1 số ít bằng cầu phao ( Tuấnb trinh sát e88f302 ) đọc thông tin của bác thì biết đ/v bác qua sông bằng phà ghép và ca nô. Nên chúng tôi rấtmong bác kể rõ thêm về sự kiện này và chuyện của quân e922f31 xưa và nay vì trên diễn đàn này hình như hơi ít người thamgia chia sẻ...
 
































































































































































































































































































































































































































Logged
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #86 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 09:17:53 pm »

Hôm nay dự đám cưới con của TT Phùng Kim Chính ,các CCB được dịp hội ngộ ,vài hình ảnh xin giới thiệu  :


Bạn của bác Zin nè !























Nhóm CCB E 429 với bài Năm anh em trên một chiếc xe tăng !





Chụp chung cùng với Bác Phương !
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #87 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 09:50:10 pm »




[/quote]


phương đen khác nhiều quá , có vẻ ốm yếu nhiều .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #88 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 08:52:06 am »

Xin chào các ccb f302! chào Zin Ba Cầu!  Đúng là anh en ít biết tôi cũng phải vì tôi mới tham gia mạng đến nay được 20 ngày là lẽ đương nhiên. Thấy anh em trao đổi nhiều về chuyện trên chiến trường CPC nên có nhập cuộc góp chuyện cho vui.
Ngày đó chúng tôi thường gặp anh em QK7 khi bàn giao chốt hay vị trí đứng chân rồi đi ngay, có thể có hỏi phiên hiệu đơn vị nhưng chắc lâu quá rồi quên.
Cũng sơ qua về QĐ3 trong chiên dịch tổng tấn công năm1979. Chính thức là đúng ngày 30-12-1979 Trung đoàn tôi bắt đầu tấn công vào Phum Sâm nằm trên trục đường 7. Ngày đó chốt cao điểm 50 đối diên Phum Sâm còn bị 2 chiếc T28 của Khme Đỏ đến ném bom. Và cứ thế chúng tôi tiến theo đường 7. Sư 10 và sư 320 thay nhau đột phá tiến công theo đường 7. Sư đoàn 320  ngày 3-1 đã đến bờ sông Mê Công. Vượt sông đánh chiếm thị xã Công Pông Chàm lần đầu không thành công. Lần thứ hai vào ngày 5-1 dùng pháo binh bắn phá dữ dội và thả hỏa mù, cho xe tăng lội nước vượt sông đánh chiếm đầu cầu và thuyền máy chỏ bộ binh vượt sông chiếm được Công Pông Chàm.
Sư đoàn 31 chúng tôi chỉ đi sau bảo vệ đường va truy quét địch khi chúng  bị các sư đoàn 320 và 10 đánh dạt ra hai bên đường, có nơi sâu vào hàng chục km. Chúng tôi tiến lên thì QK7 thế chân. Ngày đó tôi không ghi nhật ký nhưng những diễn biến tôi có ghi cụ thể. Chúng tôi vượt sông Me Công sang Công Pông Chàm ngày 23-1-1979 được ghi lại:
Bến phà Công Pông Chàm rộng chừng một km. Nước sông xanh và tanh nồng nặc mùi cá chết. Rất nhiều chim Hải âu bay trên mặt sông. Đơn vị công binh là Lữ 7 đảm nhiệm chở vượt sông. Phà là hai cầu phà ghép lại chở xe pháo. Bộ đội sang sông bằng xuồng máy, mỗi xuồng chở được một trung đội. Xe và người ùm lại bên bờ song rất dông. Có hai khu thóc có tới hàng trăm tấn đang âm ỉ cháy…
Tới 12h trưa mới sang hết và đi bộ theo đường 7 khoảng 20 km. D6 có xe chở đến sát sôngTôn Lê Sáp. Thị xã Ta Keo bị Khme đỏ chiếm lại nên sư 320 phải tái chiếm và sư 31 vào thế chân cho sư 320. Sau khi chiếm lại Ta keo, 320  về thì 31 quay lại thị xã Công Pông Chàm. Tôi là người đưa đoàn xe đi đón D6 còn gặp trên đường rất nhiều ô tô và xe M113 của sư 10 bị phục kích, bị cháy.
Việc các dơn vị khác đi sau có cầu, phà trên bến sông sang Công Pông Chàm thế nào tôi không rõ lắm.
Chúng tôi ăn tết ở thị xã Công Pông Chàm và truy quét quân Khme Đỏ ngược sông Mê Công tới 30km. Ngày 12-2-1979 sư đoàn cơ động lên tỉnh Ốt Đo Miên Chây, giáp biên giới Thái Lan. Khi đi trên đường 6, gần Công Pông Thôm có cây cầu bị đánh sập, một chiếc xe ô tô của ta chạy về, có lẽ do trời tối, chạy thẳng, bị hẫng hai bánh trước lơ lửng khoảng không, nửa thân sau còn trên đường. Qua thị xã Công Pông Thôm tôi bị thương do tai nạn phải nằm lại, 5 ngày sau xe đưa về thị xa Xiêm Riệp đúng ngày Trung Quốc tấn công Việt Nam. Tôi ra viện thì sư đoàn 31 đang ở Bát Tam Bang cùng quân đoàn. Tham gia đánh Tà Xanh, Pai Lin là chiến dịch cuối cùng vào 30-4-1979. Đến tháng 7 cùng quân đoàn cơ động ra biên giới phía Bắc.
Zin Ba Cầu có hỏi tôi có tham gia chiến đấu ở đông Nam bộ thì tôi chỉ chiến đấu ở Tay nguyên. Nhưng có hai lần chuyện có liên quan đến Pôn Pốt là  năm 1972 những bộ phận nhỏ lẻ đi trên dât Căm Pu Chia hay bị mất súng do du kích Khme Đỏ lấy cắp, thậm trí có vụ bị mất tích khi đi trên đường dây ở căm Pu Chia. Và cuối tháng 5-1975 đang đóng ở Tân Sân Nhất trung đoàn phải cấp tốc đi dịa hình ở biên giới tỉnh Phước Long, Bình Long để phòng ngừa quân Khme Đỏ đánh sang, sau vụ chúng chiến đảo Thổ Chu.
Có đôi chuyện tham gia cùng diến đàn. Phước Khánh xin chào và chúc trang mạng ta ngày một sôi nổi hơn!

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Chín, 2014, 09:04:24 am gửi bởi phuockhanh » Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #89 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 11:32:15 am »

Chào các ccb f302 và các thành viên!
Hôm nay có thời gian đọc những dòng tâm sự từ trang 1-đến 7 thấy vui quá. Tuy gần đây có vắng vẻ đôi chút nhưng không sao. Chắc nay mai anh em hại hội tụ, chúc nhau vui vẻ ngay mà.
Tôi cũng xin tự giớ thiệu tôi là lính sư31 thuộc E922. Về tuổi đời chắc hẳn là hơn anh em vì tôi từ thời đánh Mỹ, tuy nhiên với lính chiến ta chẳng bao giờ nghĩ đến điều đó.  Mà điều cơ bản  ta là những người cùng trên trận tuyến và hôm nay, sau mấy chục năm trở về đời thường, lại cùng nhau nhắc lại những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức người lính. Những  điều đó, với tôi là vui tuổi già mà đã vui thì sức khoẻ của mình tốt hơn lên. Ôm lại kỷ niệm là một hoạt động trí não. Trong một buổi truyền hình bác sỹ tư vấn là muốn tránh bệnh tim mạch thì người già nên hoạt động trí não.
Nghe các thành viên nhắc tới các địa danh từ Lò Gò, Sa Mát, ngã ba K rếch, Suông, Chúp, bến phà Công Pông Chàm…thì tôi nhớ ra là cứ sư đoàn tôi tiến lên là bàn giao địa bàn cho Quân Khu 7.
Bến phà sang Công Phông Chàm đúng như các bạn kể là kho thóc đang cháy. E922 chúng tôi sang sông bằng ca nô của lữ 7 công binh của QĐ. Phà ghép dã chiến của lữ 7 thì chở xe pháo, khí tài…Chúng tôi đóng ngay trong thị xã Công Pông Chàm để tuy quyét quân Pôn Pốt, ngược sông Mê Công tới 30 km, đến Bến Hét. Không biết có đơn vị nào đã qua đấy chưa? Trong thị xã cũng có nhiều nhà đẹp xây từ thời Pháp đấy. Cá ở sông Mê Công thì nhiều vô kể…
Thấy nhà vắng vẻ cũng nghé qua trò chuyện đôi chút. Mong được trò chuyên với các thành viên f302. Xin chào và hẹn gặp lại!



Trích dẫn
......Chúng tôi vượt sông Me Công sang Công Pông Chàm ngày 23-1-1979 được ghi lại:....

Chào bác Phươckhanh và các CCb 302

Thời gian trước, trong diễn đàn này, các bác quân đoàn 3 cũng hay giao lưu với anh em f302  như bác hongc9d3e866 hay bác Đức cường.. vì hai bên  có thời gian đã cùng chiến tuyến gần đến độ nghe đâu tí nữa thì còn đánh “lầm” nhau vỡ cả đầu… Grin (bây giờ thì Em cũng không nhớ cái đoạn đó, anh em viết ở  chỗ nào trên VMH này..). Nay lại rất vui khi được giao lưu với Bác – một người “lính già vui vẻ ”  Grin quân đoàn 3 nữa … (đúng ra thời điểm đó chắc Bác cũng là cán bộ C rồi ?).

Thưa với Bác là, lần đầu tiên em thấy lính quân đoàn 3 là anh em F10, khi trên đường từ lộ 7 về Samát và giao lại địa bàn Mimốt đã quá rộng cho QĐ3 mà F10 đang qua thay…về đây, nhận lại địa bàn của các Bác là Lò gò, Sa mát… Địa bàn tụi em giao lại cho các Bác thì “chua”  khỏi nói rồi… nhưng các Bác giao lại địa bàn cho tụi em … hihi..  sao cũng “chua” quá..  Grin Grin
 
Cho đến ngày cả 2 bên cùng nhau qua sông “mekong”.. Tất nhiên, các Bác là “lính triều đình” nên qua trước, tụi em  theo sau.. Do cái “Phà ghép”  nó làm bằng chính các màng cầu phao được giang thuyền đẩy, nên ngay cả Em cũng vẫn nghĩ mình được qua sông bằng cầu phao..hihi..  Bây  giờ  thì mới nhớ lại là mình còn ngồi trên cầu phao múc nước sông ngửi và ngắm cá khi qua sông cơ mà... Qua sông rồi, đơn vị Em F302 được giao xử lý cái bãi tha ma lộ thiên to đùng  giữa 2 dãy phố kampongcham, gần bến phà lên cùng với đơn vị “có sitec xăng dầu” (của quân đoàn thì phải) … Em thấy đó là các dãy nhà xây kiểu sau này và đang là các kho hầm bà lằng đủ thứ…

Sau đó đơn vị đi tiếp theo các bác lên hướng tới gần Sisophone rồi quay về lại tới tận Kongpongthơm và dừng ở đó, tạm thời chia tay các bác…

Nay  rất vui nghe được Bác trò chuyện kể những chuyện xảy ra từ đơn vị đi trước.. Đang viết những dòng này thì Bác post bài mới có đoạn  Bác qua sông ngày 23 tháng 1 năm 79 có nhầm không bác??

Chúc Bác vui khỏe trường thọ và minh mẫn..   
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM