Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:26:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88  (Đọc 478658 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #490 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2015, 02:11:36 pm »

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/nhan-chung-gac-ma-va-hon-3-nam-trong-nha-tu-trung-quoc-589794.html

Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc
27/07/2015 12:23
(TNO) Sau 27 năm, cựu binh Trương Văn Hiền mới gặp lại những người bạn tù từng cùng bị Trung Quốc bắt giữ sau trận thảm sát Gạc Ma năm 1988.



Bị Trung Quốc bắt giữ



Cựu binh Trương Văn Hiền (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tại lễ cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma

Cả cuộc đời mình, anh Hiền không thể quên được biến cố ngày 14.3.1988. Tròn 16 tuổi, chàng trai quê Hà Tĩnh tình nguyện vào quân ngũ. Hơn 20 tuổi, anh Hiền được đơn vị điều ra đảo Gạc Ma xây dựng, canh giữ đảo.

 “Chiều 13.3.1988, tàu HQ - 604 chở công binh cập đảo Gạc Ma. Sáng 14.3.1988, khi một số anh em đang khảo sát đảo thì lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, xả đạn vào nhóm công binh Việt Nam. Tàu HQ - 604 bị bắn chìm buộc tôi và một số anh em nhảy ra khỏi tàu”, anh Hiền nhớ lại.

Anh Hiền và đồng đội trôi dạt trên biển, đến chiều thì bị tàu Trung Quốc phát hiện, bắt giữ. Tổng cộng có 9 chiến sĩ Việt Nam bị Trung Quốc bắt. Sau khi vớt những người lính Việt Nam lên tàu, quân Trung Quốc dùng khăn bịt mắt rồi trói gông 2 người lại với nhau. Chín anh em bị quẳng vào nhà kho, máu chảy lênh láng khắp sàn tàu. Từ Gạc Ma, tàu Trung Quốc chở tù binh tới đảo Hải Nam. Ở đây, tù binh người Việt Nam bị chuyển sang một tàu khác để chuyển về nhà giam quân đội ở bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông (Trung Quốc).

“Khi pháo hạm Trung Quốc bắn chìm tàu HQ - 604, tôi bị thương rất nặng ở đầu, tay và chân nên bất tỉnh hoàn toàn lúc tàu Trung Quốc vớt lên. Suốt mấy ngày liền trên tàu Trung Quốc, mọi người không ăn uống gì. Vết thương cũng không được băng bó”, cựu binh Nguyễn Văn Thống nhớ lại.

Ở nhà giam Lôi Châu, người bị thương nặng được đưa vào trạm xá để “mổ sống” lấy mảnh đạn. Những người còn lại bị cách ly từng phòng riêng để phía Trung Quốc hỏi cung. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào vị trí trọng yếu của đảo ở Trường Sa, người chỉ huy đảo, về khí tài, quân số của Việt Nam, về thân nhân từng người… Tuy nhiên, Trung Quốc không khai thác được thông tin gì từ những người lính Việt.

Giam cầm hơn 3 năm 5 tháng

Cựu binh Lê Minh Thoa, quê ở Quy Nhơn (Bình Định), kể thời gian đầu bị bắt giam, mọi người phải lao động rất cực khổ, toàn làm công việc nặng nhọc. Mỗi người bị giam phòng riêng nhưng trong cùng một khu nên thường gặp nhau khi đi lao động. Sau một năm, khi tổ chức chữ thập đỏ quốc tế can thiệp, lính Trung Quốc mới đối xử tốt hơn với tù binh Việt Nam.

“Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng: “Con vẫn khỏe, mọi người ở nhà yên tâm”. Không biết sau đó thư có được chuyển về Việt Nam không nhưng chúng tôi không ai nhận được hồi âm”, anh Thoa nói.

Vào một chiều cuối tháng 8.1991, những người tù Việt Nam được trại gọi lên thiết đãi bữa “cơm tươi” ngon hơn ngày thường nhưng không cho biết lý do. Thường trong tù, bữa cơm thịnh soạn có thể là điều tốt nhưng cũng để báo hiệu điều không hay sẽ đến với người tù. Đêm hôm đó không ai ngủ được.



Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng "Con vẫn khỏe. Mọi người ở nhà yên tâm



Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, lính trại đánh thức mọi người dậy sớm rồi đưa lên xe rời khỏi trại giam. Kẹp hai bên người tù là lính Trung Quốc được trang bị đầy đủ vũ khí. Lúc này mọi người vẫn chưa hiểu điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, khi xe chạy một đoạn, người chỉ huy cuộc áp tải rút giấy đọc lơ lớ tiếng Việt: “Hôm nay Chính phủ Trung Quốc phóng thích tù binh Việt Nam về nước”. Nghe xong, những người tù Việt Nam vẫn không tin bởi dù có lệnh phóng thích nhưng lúc này đây họ vẫn ở trên đất Trung Quốc.

Sau 3 ngày đêm, xe đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), khi thấy bên kia biên giới, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng đón, 9 người tù mới tin rằng mình đã được trở về quê hương thân yêu. Xuống xe, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc sau quãng thời biệt biền bị giam cầm không biết ngày về. Tổng cộng, 9 chiến sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giam hơn 3 năm 5 tháng.

Hội ngộ sau nhiều năm xa cách

Về Việt Nam, ban đầu Bộ Quốc phòng sắp xếp để 9 người an dưỡng ở thị xã Bắc Giang trong vòng 2 tháng. Nhưng rồi mọi người nhớ nhà nên xin phép về thăm gia đình. Từ đây, mỗi người mỗi ngã. Anh Hiền về Hà Tĩnh, anh Thống về Quảng Bình, anh Thao về Quy Nhơn…

Tại quê nhà, những người lính Gạc Ma lập gia đình, rồi bận rộn với cuộc sống mưu sinh nên bặt tin nhau một thời gian dài. Cho đến năm 2013, khi sự kiện Gạc Ma được báo chí nhắc nhiều, anh em có thông tin để kết nối với nhau.



Các cựu tù và những người sống sót sau trận thảm sát Gạc Ma gặp lại nhau sau nhiều năm đứt liên lạc

Thảm sát Gạc Ma không chỉ cướp đi người đồng đội yêu thương mà còn để lại nỗi đau trên thân thể các anh. Hơn một nửa trong số 9 người tù bị Trung Quốc bắt giam hiện là thương binh. Nặng nhất là thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thống khi bom đạn đã cướp đi của anh con mắt bên trái và một phần tay, chân. Sau khi xuất ngũ, anh Thống về quê Quảng Bình lấy vợ, rồi mở tiệm sửa chữa xe đạp. Những năm gần đây, vết thương khiến anh Thống không đủ sức khỏe bám trụ ở tiệm, đành ở nhà phụ giúp việc nhà cho vợ yên tâm đi chợ. Anh Hiền lên Đắc Lắc lập nghiệp và hiện là thợ xây dựng. Anh Thoa xuất ngũ về Quy Nhơn mở tiệm phở lấy tên Trường Sa như lưu giữ về những tháng ngày hào hùng giữ đảo.

Những ngày tháng 7.2015 cận kề dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27.7, những người tù Gạc Ma năm xưa được mời vô Sài Gòn dự lễ cầu siêu các liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, trong đó có cả 64 đồng đội hy sinh tại đảo Gạc Ma năm nào. Đi cùng các anh còn có hai cựu binh sống sót sau vụ thảm sát là Phạm Xuân Trường, Lê Hữu Thảo, cùng vợ con của hai liệt sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Mậu Phong.

Gặp lại sau nhiều năm xa cách, bao nhiêu kí ức đau thương lại ùa về trong những người cựu tù Gạc Ma dũng cảm năm xưa như nhắc nhở về một biến cố không thể lãng quên của dân tộc.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #491 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2015, 07:51:12 am »

http://infonet.vn/nhan-chung-song-tran-gac-ma-sinh-con-dau-long-dat-ten-le-truong-sa-post187303.info

Nhân chứng sống trận Gạc Ma sinh con đầu lòng, đặt tên Lê Trường Sa

Vừa trưa hôm qua 29/12, anh Lê Hữu Thảo (người sống sót sau trận Gạc Ma 1988, quê Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh) thông báo với bạn bè niềm vui sinh con đầu lòng, đặt tên Lê Trường Sa.
Anh Lê Hữu Thảo, cựu binh sống sót ở sự kiện Gạc Ma chia sẻ: đây là niềm vui lớn của cuộc đời anh. Anh muốn báo thông tin này cho bạn bè như một lời tri ân. Bấy lâu nay, bạn bè, cộng đồng và người dân đã rất quan tâm chia sẻ với anh, động viên anh.


Người cha ở tuổi U50, cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo vui mừng báo tin anh có con đầu lòng
Thông tin về anh Lê Hữu Thảo được biết đến nhiều sau buổi gặp mặt với báo chí.  Hôm đó, cánh báo chí vây lấy anh hỏi han, chia sẻ về chuyện đã qua. Ai cũng như muốn khóc.

Cũng hôm ấy, khóe mắt đỏ hoe, người cựu chiến binh Trường Sa nghẹn ngào kể lại trận chiến Gạc Ma. Trong trận chiến ngày 14/3/1988, anh là người một tay ôm liệt sĩ Nguyễn Văn Phương, cùng AHLLVT Nguyễn Văn Lanh kiên quyết giữ lá cờ trên đảo Gạc Ma. Những người chiến sĩ đã nắm tay nhau thành vòng tròn bất tử trước họng súng của địch. Lực lượng quân sự Trung Quốc đã không thắng nổi ý chí kiên cường của các anh, họ đã lên tàu và xả súng vào các anh. Nhiều đồng đội của anh hy sinh và bị thương. Sau đó anh Lê Hữu Thảo cùng đồng đội xé áo nút xuồng bị Trung Quốc bắn thủng đưa được liệt sĩ Nguyễn Văn Phương và một số anh em khác về đảo Cô Lin.

Sau trận chiến ấy anh long đong lận đận trong công việc và gia đình. Mãi đến ngày gặp báo chí vào năm 2013, anh vẫn còn chưa xây dựng gia đình và chưa có nhà ở. Nhờ sự giúp đỡ động viên của cộng đồng, anh Lê Hữu thảo đã có nhà, có công việc và xây dựng hạnh phúc gia đình.

Hôm qua, niềm vui vỡ òa với nhiều bạn bè, đồng đội, người yêu quý anh khi biết anh sinh con đầu lòng. Anh thông báo trên trang cá nhân của mình: “Vào lúc 12h30' ngày 29/12 /2015 tức quá ngọ ngày 19/11/ âm lịch 2015 bé Lê Trường Sa cất tiếng Chào đời . Tôi xin thay mặt gia đình thông báo với toàn thể anh em bạn bè được biết…”.

Tên Lê Trường Sa được anh ấp ủ đã lâu như nhắc nhở sự kiện Gạc Ma năm 1988 và nhắc nhở Trường Sa luôn là máu thịt trong anh!

Hồng Chuyên
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #492 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2016, 09:09:28 am »

http://baodatviet.vn/doi-song/cuu-binh-gac-ma-mo-quan-pho-truong-sa-3300619/

Cựu binh Gạc Ma mở quán phở Trường Sa

(Đời sống) - Tại số nhà 5D đường Tăng Bạt Hổ, phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định có một quán phở mang tên đặc biệt: Trường Sa.

Quán phở Trường Sa của cựu binh trở về từ đảo Gạc Ma

Chiều 13/2, giữa sắc xuân tràn ngập, chúng tôi tìm đến quán phở mang tên đặc biệt: Trường Sa, để gặp anh Lê Minh Thoa tại số nhà 5D đường Tăng Bạt Hổ, phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định.

Sau cái bắt tay thật chặt, nở nụ cười nhân hậu, anh Thoa từ tốn trở về miền kí ức kinh hoàng. Anh Thoa năm nay đã 48 tuổi, sinh trưởng ở huyện Tây Sơn (Bình Định) rồi nhập ngũ.

Anh nguyên là hạ sĩ quan thuộc Hải đội 1 - Lữ đoàn 125 Hải quân. Năm 1988, anh và một số đồng đội được tăng cường cho tàu HQ-604. Mùng 9 Tết năm đó, tàu từ cảng Sài Gòn đi Cam Ranh bốc hàng và đưa lực lượng xây dựng ra đảo chìm Gạc Ma (Trường Sa).
Chiều 13-3-1988, tàu HQ-604 neo cách đảo Gạc Ma khoảng 1km. Đến 17 giờ cùng ngày, một số tàu hải quân nước ngoài áp sát tàu của anh Thoa, dùng loa dọa buộc phải rút khỏi Gạc Ma. Thế nhưng hải quân Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện lệnh tiếp cận đảo, chuyển vật liệu xây dựng từ tàu lên và đặt mốc chủ quyền đúng vào lúc 12 giờ.

Lúc này, phía tàu lạ mặt nổ súng, bắn lên đảo và tàu của hải quân Việt Nam. Anh Thoa bị thương và trôi lềnh bềnh trên biển nhờ ôm… hai quả bí đao. Sau đó, anh bị địch bắt và nhốt trong nhà tù ở bán đảo Lôi Châu (Quảng Đông). Bị nhốt biệt lập 3 năm 7 tháng, đến tháng 11-1991, anh cùng 21 đồng đội được trao trả tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn).

Ông Lê Thừa, cha của anh Thoa cho biết, khi nghe tin 64 chiến sĩ của chúng ta anh dũng hi sinh tại đảo Gạc Ma, gia đình ông đã lập bàn thờ cho người con trai yêu dấu. Mãi đến mấy năm sau, khi nghe tin con trai còn sống, ông và vợ như không tin ở mắt mình.
Chúng tôi đã đặt chân đến đảo chìm Gạc Ma. Đó là vùng biển rộng lớn gồm ba đảo: Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Hiện hai đảo còn lại thì do chúng ta nắm giữ trên biển Đông.

Sau khi về đến quê nhà, anh Thoa lập gia đình với chị Trần Thị Thu Hà và sinh sống cùng cha mẹ bằng quán phở. Cuộc sống mưu sinh khó khăn nhọc nhằn. Vợ anh phải làm thêm nghề giữ trẻ.

Cứ vài năm, đơn vị cũ họp mặt lại gọi cho anh. Nhiều đồng đội cũ đã không còn sống nữa. Thế rồi phong trào ủng hộ cho Trường Sa được nhân rộng, những người lính sống sót hiếm hoi như anh được tri ân.

Mới đây, nhiều Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ gia đình anh tấm bảng quán phở Trường Sa cùng họ tên của người cựu binh năm nào. Nhờ đó mà thu nhập của gia đình anh cũng được cải thiện đáng kể.

Vừa kể lại câu chuyện trầm hùng ngày nào, anh vừa luôn tay đem phở tới cho khách. Khi quán đã vắng người, anh lại phụ rửa tô, chuẩn bị cho một ngày bán mới. Duy nụ cười của người cựu binh vẫn ấm áp.

ANH THOA trước tiệm phở



« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2016, 09:18:39 am gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #493 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2016, 09:57:09 am »

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160307/bua-gio-gac-ma/1062850.html

 64 đôi đũa, 64 cái bát trong bữa giỗ Gạc Ma
07/03/2016 13:14 GMT+7

TT - Cụ Dỏ ngồi nơi bậc cửa nhìn về phía biển xa với khóe mắt ươn ướt. “Hôm nay là lần giỗ thứ 27 của các con tui tại đảo Gạc Ma rồi. Tui mần mâm cơm tưởng nhớ...” - cụ ngậm ngùi

Trưa 6-3, nhà của cụ ông Hoàng Dỏ ở thôn Tân Định, xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đông hơn bình thường. Một chiếc bàn vuông cạnh khá lớn được bày ra nơi góc sân.

Cụ Dỏ đã bước qua tuổi 88, và gọi tất cả 63 liệt sĩ cùng hi sinh với con mình tại Gạc Ma là con. Con trai cụ là liệt sĩ Hoàng Văn Túy.

64 đôi đũa, 64 cái bát

Tấm ảnh thờ liệt sĩ Túy được đặt ở bàn thờ trong gian giữa của ngôi nhà. Nhưng mâm cúng giỗ theo truyền thống được đặt ra giữa sân. Chiếc bàn gỗ khá to được lần lượt đặt lên đủ thứ hoa quả, giấy tiền vàng mã theo nghi lễ truyền thống.

Gần trưa, khi nhà bếp chuẩn bị xong mâm cơm cũng là lúc con cháu trong nhà được cụ Dỏ huy động để bưng ra đặt lên bàn làm lễ. Anh Hoàng Văn Nhân, cháu nội cụ Dỏ, là người được cử đi bưng bát đũa. Việc bưng bát đũa được xem là việc rất quan trọng của bữa giỗ này.

“Nhớ bưng đủ sáu chồng bát nhé. Thiếu cái nào là có tội với liệt sĩ cái đó nghe con” - cụ Dỏ vẫn ngồi nơi bậc cửa nhắc nhở.

Chiếc bàn gỗ chỉ hơn một mét chiều ngang lần lượt được anh Nhân chồng lên đủ sáu chồng bát. Xong việc, anh cẩn thận đếm từng đôi đũa để sắp xen kẽ theo những chồng bát trên bàn.

Đếm kỹ trên bàn, có đúng 64 cái bát và 64 đôi đũa. Khi đặt đủ bát đũa, người nhà cụ Dỏ mới lần lượt bưng thức ăn lên bàn.

Cụ Dỏ nói đã ba năm nay cụ đều đặt đủ 64 bộ bát đũa lên bàn cúng mỗi khi làm giỗ cho liệt sĩ Túy như thế. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2012. Cuối năm đó, cụ được hai đơn vị về thăm tại nhà vì là thân nhân liệt sĩ Gạc Ma.

Trong hai chuyến thăm này, một đơn vị là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tặng cụ 20 triệu đồng và Tập đoàn Cao su Việt Nam tặng cụ 10 triệu đồng.

Cụ Dỏ khi còn trẻ làm nghề biển nhưng không có tàu để đi mà chủ yếu đi bạn cho những chủ tàu ở xã Bảo Ninh gần đó. Cả làng này đều theo nghề bạn thuyền nên nghèo lắm. Vì vậy số tiền được cho khi đó là ngoài sức tưởng tượng của cụ.

“Cầm ba chục triệu, tui cứ lấn cấn trong bụng. Người ta cho vì con mình hi sinh để bảo vệ biển đảo của đất nước. Nhưng không phải chỉ có con mình hi sinh mà còn 63 người khác nữa. Không biết gia đình họ có được quan tâm như mình không?” - cụ Dỏ nhớ lại.

Sau Tết Nguyên đán năm 2013, gia đình cụ như mọi năm lại chuẩn bị cho ngày giỗ của liệt sĩ Túy vào cuối tháng giêng. Và cụ quyết định dùng số tiền đó để làm một ngày giỗ chung cho tất cả 64 liệt sĩ.

Liệt sĩ Túy là con thứ tư của cụ Dỏ. Hiện tại cụ sống cùng gia đình con trai út là Hoàng Văn Vũ. Anh Vũ cũng làm nghề đi biển cho những tàu lớn trong vùng.

Cuộc sống khó khăn khiến gia đình anh không thể kham nổi một bữa giỗ lớn như năm 2013 nữa. Tuy nhiên đến bữa giỗ của liệt sĩ Túy hai năm sau đó, anh Vũ vẫn làm được mâm cơm tưởng nhớ ngày mất của liệt sĩ Túy đặt giữa sân.

Mâm cơm chỉ có vài quả trứng, chén xôi, đĩa trái cây nhưng xung quanh vẫn có đủ 64 cái bát và 64 đôi đũa.

“Khi tui nghèo thì làm giỗ theo kiểu nghèo. Mình có gì thì mình mời cái đó. Chỉ cần các liệt sĩ biết cái tình của gia đình tui rứa là được” - anh Vũ tâm sự.

Hướng về phía biển

Đúng 11g trưa, cụ Dỏ mới lọm khọm ra bàn cúng giữa sân để thắp hương. Mắt cụ đã mờ, chân cụ đã yếu và lưng đã còng nên cụ bước đi khá khó nhọc.

Cụ lấy thìa múc từng thìa cháo trắng đổ lần lượt vào các chồng bát đã sắp sẵn rồi rơm rớm mắt nhìn về phía biển đọc lời khấn: “Hôm nay là tròn 27 năm các con nằm lại giữa biển khơi vì chống lại bọn bành trướng Trung Quốc. Các con đã hi sinh vì bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Bọ (ba) không có chi hơn, chỉ có ba chén rượu lạt và nén hương thơm thắp lên đây mời các con cùng về dự...”.

Nói tới chừng đó, cụ Dỏ bật khóc. Tay cụ cầm nén hương run run như muốn rớt. Mọi người phải đỡ cụ vào nhà để nghỉ ngơi sau đó.

Anh Vũ nói dù sức khỏe đã yếu lắm nhưng năm nào cụ Dỏ cũng muốn được tự tay thắp cho con nén hương cũng như nhắn với con những lời tâm sự như thế. Và năm nào cụ cũng khóc.

Anh Túy nhập ngũ năm 1985. Trước khi hi sinh anh Túy được về ăn tết với gia đình hai ngày. Anh Túy nói với cụ Dỏ rằng chỉ khoảng ba tháng nữa là sẽ được ra quân. Nhưng chỉ chưa đầy một tháng sau anh hi sinh tại Gạc Ma khi cùng đồng đội bảo vệ đảo trước quân Trung Quốc xâm lược.

Nhà cụ Dỏ nằm cách bờ biển chỉ vài chục mét. Và mâm cúng giữa sân cũng được cụ Dỏ bảo con cháu đặt xoay về hướng đó, dù theo thông lệ người ta thường đặt bàn cúng theo hướng tây nam.

Anh Vũ kể rằng chỉ khi đặt bàn giỗ cho anh Túy và những liệt sĩ Gạc Ma, cụ Dỏ mới bắt con cháu đặt bàn theo hướng đông như thế. Những ngày giỗ khác trong nhà, kể cả giỗ của mẹ anh, cụ Dỏ đều đặt lại hướng tây nam như thường.

Hai năm sau ngày anh Túy hi sinh cùng 63 liệt sĩ Gạc Ma, cụ Dỏ cứ chiều nào cũng đi ra bờ biển đầu làng nhìn về hướng đó.

Có lần anh thắc mắc về chuyện đặt bàn cúng, cụ Dỏ nói: “Các con đều đang nằm lại giữa biển khơi. Đặt bàn cũng như đặt tâm trí của mình rứa, luôn hướng về phía các con nằm để thêm gần gũi”.

Truyền thống của vùng quê này, người ta chỉ làm giỗ theo ngày âm lịch và thường làm giỗ sau một ngày so với ngày mất. Nên dù ngày liệt sĩ Túy cùng những người lính khác hi sinh tại Gạc Ma là 14-3-1988, nhằm ngày 27-1 âm lịch, nhưng cụ Dỏ làm giỗ cho con ngày 28-1.

Ba năm nay, cứ đến ngày này, cụ Dỏ làm bữa giỗ cho con và làm giỗ chung luôn cho tất cả 64 liệt sĩ trong trận hải chiến không cân sức đó.

Vì theo cụ: “Mấy anh em nó sống cùng nhau, chết cùng nhau. Biết đâu khi chết mấy anh em đang bấu chặt lấy nhau dưới biển đó...”.

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #494 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2016, 04:00:22 pm »

http://baodatviet.vn/doi-song/cuu-binh-gac-ma-mo-quan-pho-truong-sa-3300619/

Cựu binh Gạc Ma mở quán phở Trường Sa

(Đời sống) - Tại số nhà 5D đường Tăng Bạt Hổ, phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định có một quán phở mang tên đặc biệt: Trường Sa.

Quán phở Trường Sa của cựu binh trở về từ đảo Gạc Ma

Chiều 13/2, giữa sắc xuân tràn ngập, chúng tôi tìm đến quán phở mang tên đặc biệt: Trường Sa, để gặp anh Lê Minh Thoa tại số nhà 5D đường Tăng Bạt Hổ, phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định.

Sau cái bắt tay thật chặt, nở nụ cười nhân hậu, anh Thoa từ tốn trở về miền kí ức kinh hoàng. Anh Thoa năm nay đã 48 tuổi, sinh trưởng ở huyện Tây Sơn (Bình Định) rồi nhập ngũ.

Anh nguyên là hạ sĩ quan thuộc Hải đội 1 - Lữ đoàn 125 Hải quân. Năm 1988, anh và một số đồng đội được tăng cường cho tàu HQ-604. Mùng 9 Tết năm đó, tàu từ cảng Sài Gòn đi Cam Ranh bốc hàng và đưa lực lượng xây dựng ra đảo chìm Gạc Ma (Trường Sa).
Chiều 13-3-1988, tàu HQ-604 neo cách đảo Gạc Ma khoảng 1km. Đến 17 giờ cùng ngày, một số tàu hải quân nước ngoài áp sát tàu của anh Thoa, dùng loa dọa buộc phải rút khỏi Gạc Ma. Thế nhưng hải quân Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện lệnh tiếp cận đảo, chuyển vật liệu xây dựng từ tàu lên và đặt mốc chủ quyền đúng vào lúc 12 giờ.

Lúc này, phía tàu lạ mặt nổ súng, bắn lên đảo và tàu của hải quân Việt Nam. Anh Thoa bị thương và trôi lềnh bềnh trên biển nhờ ôm… hai quả bí đao. Sau đó, anh bị địch bắt và nhốt trong nhà tù ở bán đảo Lôi Châu (Quảng Đông). Bị nhốt biệt lập 3 năm 7 tháng, đến tháng 11-1991, anh cùng 21 đồng đội được trao trả tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn).

Ông Lê Thừa, cha của anh Thoa cho biết, khi nghe tin 64 chiến sĩ của chúng ta anh dũng hi sinh tại đảo Gạc Ma, gia đình ông đã lập bàn thờ cho người con trai yêu dấu. Mãi đến mấy năm sau, khi nghe tin con trai còn sống, ông và vợ như không tin ở mắt mình.
Chúng tôi đã đặt chân đến đảo chìm Gạc Ma. Đó là vùng biển rộng lớn gồm ba đảo: Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Hiện hai đảo còn lại thì do chúng ta nắm giữ trên biển Đông.

Sau khi về đến quê nhà, anh Thoa lập gia đình với chị Trần Thị Thu Hà và sinh sống cùng cha mẹ bằng quán phở. Cuộc sống mưu sinh khó khăn nhọc nhằn. Vợ anh phải làm thêm nghề giữ trẻ.

Cứ vài năm, đơn vị cũ họp mặt lại gọi cho anh. Nhiều đồng đội cũ đã không còn sống nữa. Thế rồi phong trào ủng hộ cho Trường Sa được nhân rộng, những người lính sống sót hiếm hoi như anh được tri ân.

Mới đây, nhiều Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ gia đình anh tấm bảng quán phở Trường Sa cùng họ tên của người cựu binh năm nào. Nhờ đó mà thu nhập của gia đình anh cũng được cải thiện đáng kể.

Vừa kể lại câu chuyện trầm hùng ngày nào, anh vừa luôn tay đem phở tới cho khách. Khi quán đã vắng người, anh lại phụ rửa tô, chuẩn bị cho một ngày bán mới. Duy nụ cười của người cựu binh vẫn ấm áp.

ANH THOA trước tiệm phở




Hiện nay Thoa vẫn âm thầm đánh vật với cơm áo, gạo tiền. Từ gánh phở bình dân Trường Sa đặt trên vỉa hè trước nhà nuôi cha mẹ và 3 đứa con nhỏ đắp đổi qua ngày, nay đã được đổi tên là Phở Gạc Ma – Trường Sa nhờ gợi ý của Trí Việt – First News và bảng hiệu khang trang là nền bức tranh “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử”. Bảng hiệu do công ty Trí Việt – First News gửi tặng anh Thoa theo nguyện vọng của anh Thoa trong dịp đoàn ra Quy Nhơn đầu tháng 3. Anh Thoa hồn nhiên nói với chúng tôi:

“Trước nay quán phở chỉ bán buổi sáng vì neo người, nhưng từ khi mang tên Phở Gạc Ma – Trường Sa để nhớ về những người đồng đội không bao giờ trở về, gia đình tôi sẽ sắp xếp để bán cả ngày trong thời gian tới. Nếu có lời, tôi sẽ trích một phần để hỗ trợ anh em cựu binh và các gia đình liệt sĩ Gạc Ma trong những lúc khó khăn. Tuy cuộc sống tôi còn nhiều vất vả, nhưng so với 64 đồng đội của tôi đã ngã xuống trên biển ở Gạc Ma ngày 13/3/1988 thì tôi vẫn còn quá may mắn.”

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #495 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2016, 09:30:02 am »

 Liên hợp quốc công nhận Falkland/Malvinas thuộc Argentina: Cuộc chiến mới
(Tin tức 24h) - Argentina đã được một Ủy ban của Liên hợp quốc công nhận chủ quyền trên đảo Malvinas vốn xảy ra tranh chấp với Anh từ lâu nay.

   

Hôm 4/1, trong nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ với London, Bộ Ngoại giao Argentina tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh đòi phục hồi chủ quyền với quần đảo Falkland bởi đây là vấn đề “đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân Argentina”.

Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng, việc đòi Anh phải trả lại quần đảo này là vấn đề mang tính nguyên tắc của quốc gia dân tộc và họ sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo đang bị London “xâm chiếm” từ năm 1982.

Ngoài ra, Argentina cũng luôn tranh thủ đưa vụ việc quần đảo Malvinas ra trước cộng đồng quốc tế đòi phân xử, nhưng Anh luôn từ chối ngồi vào bàn đàm phán. Từ đó đến nay, 2 nước tiếp tục có những hành động đòi chủ quyền quyết liệt khiến tình hình có lúc rất căng thẳng.

Hiện nay, trên đa số các bản đồ chính trị thế giới, quần đảo này được ghi ký hiệu là vùng lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước, không có màu sắc chỉ quốc gia có chủ quyền và in cả hai cách gọi tên của Anh và Argentina là quần đảo Falklands và Malvinas.

Rõ ràng có thể thấy rằng được được Liên hợp Quốc công nhận chủ quyền là một thành công đối với Argentina. Sau một khoảng thời gian dài kiên trì, bền bỉ đấu tranh, những nỗ lực của Buenos Aires đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Tuấn Hùng (Tổng hợp)

  http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/lien-hop-quoc-cong-nhan-falklandmalvinas-thuoc-argentina-cuoc-chien-moi-3304251/?paged=2

Bao giờ LHQ công nhận Hoàng sa + trường sa thuộc Việt Nam ?
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #496 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 02:32:24 pm »

http://plo.vn/thoi-su/vong-tron-bat-tu-gac-ma-da-hien-huu-688284.html

'Vòng tròn bất tử' Gạc Ma đã hiện hữu

Thứ Hai, ngày 13/3/2017 - 10:41

(PLO)- Hình ảnh bất tử của 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc tại đảo Gạc Ma trong trận chiến với hải quân Trung Quốc ngày 14-3-1988 đã hiện hữu tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).

Cuộc chiến rạng sáng 14-3-1988 ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Trong cuộc chiến bi hùng này, 64 chiến sĩ hải quân đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương... Máu của các chiến sĩ đã hòa cùng biển cả, nhắc nhớ thế hệ muôn đời sau nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc!

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
tunghpvn
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #497 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 03:06:02 pm »

Gửi những người anh hùng đã khuất
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM