Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:00:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những góc khuất cần làm rõ tại Phân khu nam Quân khu V - Phú Khánh Mậu Thân 1968  (Đọc 15544 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« vào lúc: 13 Tháng Năm, 2017, 04:36:32 pm »

Nhà cháu nhận được câu hỏi:

".....Nhờ chủ nhiệm xác minh hộ có trung đoàn nào của ta ngày 09/04/1968 bị quân Nam Triều Tiên và thiết giáp Mỹ đón lõng diệt gọn cả trung đoàn khi chuẩn bị đánh Tuy Hòa không? Địch chép trung đoàn này là e95. Chúng còn nói trước đó mấy ngày còn dập pháo tiêu diệt sở chỉ huy tiền phương của f5. Cảm ơn chủ nhiệm nhé!...."

Đánh giá:
- Chiến trường phân khu nam QK V/ QK5/ quân khu năm bao gồm đồng bằng Phú Khánh (Phú Yên - Khánh Hòa) là một trong những địa bàn ác liệt, gian khổ, bi hùng trong KCCM nói chung và đợt Mậu Thân 1968 nói riêng.
- E10/ trung đoàn 10/ đoàn Ngô Quyền và E20/ trung đoàn 20/ Đoàn Trần Hưng Đạo là hai trung đoàn bộ binh bị tổn thất nặng nhất, ít thông tin nhất và "lạ" nhất trong các đợt hoạt động 1965-1968.

Về vấn đề này, có đôi dòng chia sẻ để làm rõ và hiểu thêm cuộc chiến - rất mong nhận được sự chia sẻ của các chủ nhiệm.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2017, 04:38:16 pm »

1. Về đơn vị PK nam QKV:
- ta có ý tưởng hình thành F5/ sư đoàn 5 và định dựa trên nòng cốt là E10 Ngô Quyền, E20 Trần Hưng Đạo, các tiểu đoàn độc lập thuộc Phân khu và tỉnh đội Phú - Khánh. Bộ định điều thêm lực lượng cho PK nam để hình thành nên một trung đoàn bộ binh đủ nữa nhưng không kịp => F5 thiếu. Sử liệu về quân y cũng cho biết là tiểu đoàn quân y F5 này cũng không kịp thành lập, chỉ có khung cơ bản nhỏ và chủ yếu vẫn phải dựa vào hệ thống quân y địa phương và quân y cấp trung đoàn.

- E10 Ngô Quyền thì gốc là E95 - trung đoàn thực binh quân số đủ 2000- 2500 CBCS vào B3. Khi đánh Knak nổi tiếng thì D4 bị thiệt hại nặng rồi. Hành quân quân xuống tiếp Đắc Lắc rồi Phú - Khánh thì có một vài trận nhỏ. Trong suốt quá trình chiến đấu 1966-1968 thì hy sinh nhiều, lực lượng bổ sung từ QK V ít, lực lượng nòng cốt địa phương bổ sung ít.

2. Giai đoạn đợt 2, 3/1968:
- Nếu đợt 1 Mậu Thân, ta đã có dự định rồi mà vẫn chỉ có F5 thiếu gồm E10 hoạt động ở Khánh Hòa và E20 hoạt động ở Phú Yên thì đợt 2 Mậu Thân cũng không thấy có tình huống tăng quân. Chủ yếu Bộ bổ sung cho mặt trận 4 Quảng Đà cùng F2, F3 mà thôi - em cho rằng E10 và E20 được tăng cường thêm một vài tiểu đoàn thực binh đã là tốt lắm rồi.

- Em có xem lại sử liệu Tuy Hòa trong 3 đợt Mậu Thân thì không thấy nhắc đến hoạt động ngày 9/4/1968 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php…). Đánh trong TP, thị xã thì E10 không rồi - chủ yếu vít đường 1 từ Bình Định qua Phú Yên và để nối địa bàn với F3 Sao Vàng từ 2 hướng nam bắc TP Quy Nhơn. Cụ thể như sau:

* Về lực lượng đứng chân trên địa bàn có Trung đoàn 10 (Ngô Quyền), Tiểu đoàn 430 (còn gọi là D14) Đặc công, hai đơn vị này thuộc Phân khu Nam. Của tỉnh có Tiểu doàn Bộ binh 85; 2 Đại đội Đặc công (201+202), 1 Đại đội trợ chiến 167, 1 Đại đội Công binh 50, 1 Đại đội Trinh sát, 1 Đại đội Thông tin 18, 1 Đại đội vận tải 23.

* Đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4/3/1968, đợt 2 (T26) diễn ra với diễn biến như sau: Tiểu đoàn 85, Đại đội Đặc công 202 tập kích đánh chiếm Trung đoàn bộ 47, khu cố vấn Mỹ. Quá trình tiến công bị địch phản kích quyết liệt, ta dùng B40, B41, DKZ bắn diệt từng lô cốt, đánh chiếm được một phần Trung đoàn bộ 47, diệt hàng trăm tên địch, trong đó có 15 tên Mỹ và 25 tên Nam Triều Tiên, bắn hỏng 3 xe M113. Tuy nhiên ta không làm chủ được trận địa, khi trời sáng phải lui về khu Ninh Tịnh trụ lại đánh địch phản công.

Tiểu đoàn 12 của Trung đoàn 10 phối hợp với Đại đội Quyết Thắng đánh vào Ty cảnh sát, nhưng đến xóm Chùa Ninh Tịnh gặp địch, phải dừng lại triển khai đánh địch nên không vào được Ty cảnh sát. Địch dùng xe M113 từ Trung đoàn bộ 47 ra phản kích liên tục. Tiểu đoàn 12 tiêu diệt 3 xe M113, buộc địch co lại. Tiểu đoàn tổ chức lại trận địa đánh địch phản kích. 6 giờ sáng, địch tổ chức tấn công liên tục hòng đánh bật tiểu đoàn ra khỏi xóm Chùa, nhưng tiểu đoàn kiên quyết bám trụ phản công, tiêu diệt hàng trăm tên địch và nhiều xe M113, giữ vững trận địa cả ngày. Tuy nhiên, do không còn yếu tố bí mật, bất ngờ nên 2 tiểu đoàn đánh vào 2 mục tiêu chủ yếu không làm chủ được trận địa, bị địch phản kích liên tục…
Đến 12 giờ cùng ngày, địch phát hiện Sở chỉ huy của ta ở Ninh Tịnh. Chúng tập trung hỏa lực pháo binh, máy bay bắn phá quyết liệt. Sở chỉ huy bị trúng bom, đồng chí Tỉnh đội trưởng và đồng chí Chính trị viên Tỉnh đội hy sinh, đài 15W bị hỏng, một số đồng chí trong cơ quan cũng hy sinh, lực lượng vệ binh, trinh sát và Đại đội bộ binh của Tiểu đoàn 12 bảo vệ Sở chỉ huy cũng bị thiệt hại nặng. Nhưng cán bộ và chiến sĩ vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến 16 giờ trong ngày thì Sở chỉ huy bị địch đánh chiếm.

Ở hướng Tuy Hòa 2: Trung đoàn 10 đánh địch ở xóm Bầu, xóm Ao, Long Tường, Phụng Tường khiến bọn lính bảo an bỏ chạy tán loạn, ta diệt được một số. Trong đêm ngày 4, sáng ngày 5/3, các huyện Tuy Hòa 1, Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân, Sơn Hòa cũng đồng loạt nổ súng tấn công đánh vào các quận lỵ, chi khu diệt nhiều địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch, đưa dân về làng cũ. Nhiều nơi bọn ngụy quyền cấp xã bỏ trốn, nhiều trung đội dân vệ tan rã.
(http://www.thuvienhaiphu.com.vn/…/cgi-…/windows/library.cgi…)

3. Lực lượng sau đợt 2 Mậu Thân:
- Khẳng định là E10 Ngô Quyền và E20 Trần Hưng Đạo bị tổn thất nặng nề là đúng - nhưng cần hiểu đây là tổn thất của cả một quá trình, nhất là qua 2 đợt Mậu Thân chứ không phải chỉ trong 1-2 trận đánh lớn, riêng lẻ như đang "nghi ngờ".

- Về quân số còn lại thì không có số liệu thực tế, tài liệu quân y cũng không nêu số liệu thương vong theo % nhưng có một số số liệu sau có thể giúp hình dung tương đối rõ:

* E10: D11 E10 sáp nhập với D85 thành D96; D12 E10 (thiệt hại nặng nhất) sáp nhập với D167 pháo binh thành D196 (một số thông tin nêu rằng C202 đặc công cũng giải thể và sáp nhập vào đây luôn); D13 E10 thì được dồn quân số từ CBCS cơ quan E bộ và các đơn vị trực thuộc. E bộ E10 và một số CBCS hình thành lại một bộ khung cơ bản, hành quân về B3 để đợi bổ sung quân số - sau đó E10 mới này vào B2 Nam Bộ luôn, không quay lại.

* E20: cùng vùng chiến trường, cùng không gian - thời gian, đối tượng tác chiến và những khó khăn gian khổ như nhau nên có thể lấy E20 làm ví dụ mô tả cho E10. Cụ thể như sau:
E20 hành quân vào Nam 1965 có 2200 CBCS; đến giữa 1968, sau 2 đợt Mậu Thân thì còn chưa đến 1000 CBCS (không thấy nêu quân số bổ sung trong giai đoạn đó). Đứng trước nguy cơ tổn thất như vậy, QK V quyết định E20 dồn toàn bộ lực lượng cho D7 và tăng cường một số cán bộ E bộ để D7 tiếp tục bám trụ địa bàn Khánh Hòa. E bộ và khung còn lại do E trưởng Trần Chiến Lược và Chính ủy Lê Bá Ngân lên Đức Cơ, Chư Prông nhận 1500 quân mới từ bắc vào bổ sung, tổ chức huấn luyện và ổn định trong điều kiện mới. Tháng 10/1968 khi E20 (thiếu D7) vào B2 thì Bộ tăng cường cho D4 (tiểu đoàn 4 trước hoạt động ở TTH, được bộ mới tăng cường cho B3 và đẩy sang cho E20).

4. So sánh và đối chiếu:
- Em không nghĩ rằng trong Mậu Thân, ta có những trận đánh cấp trung đoàn đủ; bản thân các E còn phải chia quân, tách quân đánh mọi nơi để đảm bảo tính đồng khởi + toàn Miền + độ rộng;
- Việc ta mất nguyên cấp D trong Mậu Thân là có, là đúng vì ta quyết tử và quyết tâm đánh. Chuyện này có nhiều ví dụ và thực tế minh chứng rồi. Sau đợt 2 thì ta chỉ còn các lực lượng thuộc tỉnh đội đã yếu và thiếu; đến đợt 3 thì thảm hại.
- SCH tiền phương QK V ở phía nam thực tế là BCH F5 thiếu nhưng địa bàn đứng chân không ở Phú Yên nhé, càng không ở Tuy Hòa. Chắc là Mỹ + Nam Triều Tiên chụp được BCH tỉnh đội như đã nêu trên - E bộ của E10 không thấy nêu tổn thất lắm hoặc mất cấp chỉ huy to nên càng lạ.

Tạm vậy nhể, Smiley. Các chủ nhiệm khác có ý kiến gì không???
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2017, 02:46:32 pm »

Xem lại hồi ký của cụ Lư Giang thì 1966 cụ vẫn đang là Tư lệnh tiền phương Phân khu nam quân khu 5/ PK Nam QK V.
Tháng 4/1968 thì vợ cụ Lư Giang là bác sỹ Hàn Dịu Trang - xung phong vào chiến trường Bình Định - đến thăm chồng ở Phù Mỹ Bình Định thì cụ đang là sư đoàn trưởng sư đoàn Sao Vàng.
Trống một khoảng thời gian năm 1967 nhưng .... chưa thấy thông tin SCH tiền phương PK nam QK5 bị tập kích.
Logged

trungdoangioan
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2017, 05:19:39 pm »

Cho em hỏi ké một câu là những ai là người chỉ huy năm 1968. Như 1975 thấy liệt kê khá rõ ràng như ĐT VNG chỉ đạo, gửi điện, ĐT VTD chỉ huy trực tiếp ngoài ra cánh quân nào do ai chỉ huy, ai tham mưu đều có cả. Còn năm 1968 em tìm mà không thấy. 
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2017, 10:20:54 pm »

Cho em hỏi ké một câu là những ai là người chỉ huy năm 1968. Như 1975 thấy liệt kê khá rõ ràng như ĐT VNG chỉ đạo, gửi điện, ĐT VTD chỉ huy trực tiếp ngoài ra cánh quân nào do ai chỉ huy, ai tham mưu đều có cả. Còn năm 1968 em tìm mà không thấy. 
       

 "...tiến trình lập kế hoạch vẫn được thực hiện với một nhịp điệu gấp gáp, với Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng ở vị trí chỉ huy, và đến cuối tháng Tám kế hoạch đã thành hình. Thành viên Bộ Chính trị Phạm Hùng, người đã được cử vào Nam hồi tháng Tám để thay chỗ Nguyễn Chí Thanh làm bí thư Trung ương Cục miền Nam và lãnh đạo miền Nam, mang theo cùng với mình bản dự thảo đầu tiên của kế hoạch mới “tấn công các đô thị”. Các nhà lãnh đạo cao cấp từ tất cả các vùng miền Nam được gọi ra Bắc để được thông báo về ý tưởng mới trước khi quay trở về xây dựng kế hoạch riêng của mình nhằm thực hiện ý tưởng trong sự bí mật tuyệt đối"

Trích từ: Đại tá Nguyễn Văn Minh, Lịch sử kháng chiến, 1968, 29-32; Thượng tướng Trần Văn Quang bs., Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học (Lưu hành nội bộ) (Hà Nội: Chính Trị Quốc Gia, 1995)

Vậy có thể hiểu là ĐT VTD chỉ huy trực tiếp từ tổng hành dinh, Phạm Hùng chỉ huy từ B2
Logged

trungdoangioan
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 04:01:34 pm »

1.

2. Giai đoạn đợt 2, 3/1968:

3. Lực lượng sau đợt 2 Mậu Thân:
- Khẳng định là E10 Ngô Quyền và E20 Trần Hưng Đạo bị tổn thất nặng nề là đúng - nhưng cần hiểu đây là tổn thất của cả một quá trình, nhất là qua 2 đợt Mậu Thân chứ không phải chỉ trong 1-2 trận đánh lớn, riêng lẻ như đang "nghi ngờ".

- Về quân số còn lại thì không có số liệu thực tế, tài liệu quân y cũng không nêu số liệu thương vong theo % nhưng có một số số liệu sau có thể giúp hình dung tương đối rõ:

* E20: cùng vùng chiến trường, cùng không gian - thời gian, đối tượng tác chiến và những khó khăn gian khổ như nhau nên có thể lấy E20 làm ví dụ mô tả cho E10. Cụ thể như sau:
E20 hành quân vào Nam 1965 có 2200 CBCS; đến giữa 1968, sau 2 đợt Mậu Thân thì còn chưa đến 1000 CBCS (không thấy nêu quân số bổ sung trong giai đoạn đó). Đứng trước nguy cơ tổn thất như vậy, QK V quyết định E20 dồn toàn bộ lực lượng cho D7 và tăng cường một số cán bộ E bộ để D7 tiếp tục bám trụ địa bàn Khánh Hòa. E bộ và khung còn lại do E trưởng Trần Chiến Lược và Chính ủy Lê Bá Ngân lên Đức Cơ, Chư Prông nhận 1500 quân mới từ bắc vào bổ sung, tổ chức huấn luyện và ổn định trong điều kiện mới. Tháng 10/1968 khi E20 (thiếu D7) vào B2 thì Bộ tăng cường cho D4 (tiểu đoàn 4 trước hoạt động ở TTH, được bộ mới tăng cường cho B3 và đẩy sang cho E20).

4. So sánh và đối chiếu:
- Em không nghĩ rằng trong Mậu Thân, ta có những trận đánh cấp trung đoàn đủ; bản thân các E còn phải chia quân, tách quân đánh mọi nơi để đảm bảo tính đồng khởi + toàn Miền + độ rộng;
- Việc ta mất nguyên cấp D trong Mậu Thân là có, là đúng vì ta quyết tử và quyết tâm đánh. Chuyện này có nhiều ví dụ và thực tế minh chứng rồi. Sau đợt 2 thì ta chỉ còn các lực lượng thuộc tỉnh đội đã yếu và thiếu; đến đợt 3 thì thảm hại.
- SCH tiền phương QK V ở phía nam thực tế là BCH F5 thiếu nhưng địa bàn đứng chân không ở Phú Yên nhé, càng không ở Tuy Hòa. Chắc là Mỹ + Nam Triều Tiên chụp được BCH tỉnh đội như đã nêu trên - E bộ của E10 không thấy nêu tổn thất lắm hoặc mất cấp chỉ huy to nên càng lạ.

Tạm vậy nhể, Smiley. Các chủ nhiệm khác có ý kiến gì không???
Em không có chức chủ nhiệm có được có ý kiến không ạ:P
Em thấy phân tích của bác có logic ạ. Mất nguyên cả trung đoàn thì chắc chắn sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin (có thể không trực tiếp nhưng những khu tưởng niệm thì chắc chắn có).
Ngoài ra có thể tiếp cận theo hướng phía bên kia. Nếu họ có chiến công to như vậy thì sẽ nhắc mãi không thôi ( như sư airbone 101 Mỹ năm 68 ở Phước Yên). Do đó, nếu có sự kiện này thì search thử 3 sư đoàn Nam Hàn (Tiger, Dragon, white horse) tất sẽ thấy ngay, nhưng em google không thấy.
Một khả năng nữa là có sự sai lệch về thời gian và không gian. Sau khi đọc qua thông tin về sư Bạch Mã (sư 9 BB Hàn) và Mãnh Hổ (sư BB cơ giới hóa thủ đô) thấy có Operation Hong Kil Dong tháng 7-8/1967 gây nhiều thiệt hại cho sư 5 của ta ở Tuy Hòa (có chi tiết họ bắt được tù binh và biết được đã đánh vào chỗ đóng quân của trung đoàn bộ - nhưng không thấy ghi rõ là trung đoàn ở đó hay đã di chuyển).     
Logged
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM