Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:32:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn  (Đọc 16554 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #40 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:50:23 pm »

3-Chỉ đạo chặt chẽ về tư tưởng: đặt nặng vấn đề thường xuyên nâng cao quyết tâm công tác của tình báo viên.

Sự quyết tâm công tác của tình báo viên quyết định thành bại của chiến dịch. Trong điều kiện ăn ở, hoàn cảnh sinh sống của tình báo viên, đặc biệt đối với loại có tác dụng tốt tiếp xúc với Việt cộng chặt chẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng về sự giáo dục, tuyên truyền của Việt cộng, do đó tư tưởng và tâm trạng họ nẩy sinh nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến lòng quyết tâm công tác. Chỉ đạo phải đặt nặng vấn đề giáo dục, trang bị cho cơ sở một trình độ lý luận và nhận thức khả dĩ vượt lên trên mọi ảnh hưởng, đả phá mọi luận điệu xuyên tạc của Việt cộng.

Đồng thời trong chính sách chiếu cố đãi ngộ cán bộ chỉ đạo phải kiên trì nhẫn nại hòa đồng thông cảm để giúp đỡ cho tình báo viên giải quyết mọi khúc mắc về tình hình tâm lý công tác, xây dựng một ý thức gắn bó sống chết với nhau để đảm bảo và nâng cao thường trực lòng quyết tâm công tác của tình báo viên. Tác phong công tác của cán bộ chỉ đạo là một, điều kiện tốt để kích động lòng tin tưởng của tình báo viên (làm việc với ý thức nhiệt thành, không kể giờ giấc ngày nghỉ) tận tình chiếu cố giúp đỡ đời sống vật chất và tinh thần tình báo viên.

4-Phương hướng và lề lối tổ chức khéo léo, đảm bảo bí mật công tác cho tình báo viên.

Bí mật là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công cho một chiến dịch. Từ phương thức tuyển dụng đến diễn biến công tác thường xuyên, lề lối gặp gỡ giữa cán bộ chỉ đạo và tình báo viên phải làm sao bảo đảm được bí mật đến mức cao độ mới tránh được sự đổ gẫy của một chiến dịch có thể dẫn đến kết quả nguy hại trực tiếp cho sinh mệnh của tình báo viên.

Nguyên tắc mà Ty tôi đã giải quyết về sự gặp gỡ và trao đổi công tác tình báo viên phải trực tiếp với văn phòng Ty đặc trách công tác tình báo để chịu sự chỉ đạo công tác. Bên cạnh đó có bộ phận phụ trách tình hình chung từng quận, tổ chức và lãnh đạo lưới tình báo bề rộng có trách nhiệm bí mật thẩm tra để xác nhận các phát hiện về tình hình có liên quan. Phương pháp quy định và tổ chức này đảm bảo được bí mật công tác cho tình báo viên đồng thời có tác dụng kiểm tra giúp cho lề lối chỉ đạo thêm sắc bén.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #41 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:51:20 pm »

II - Kinh nghiệm thất bại

(Bản tổng kết dẫn một loạt chiến dịch thất bại rồi đi sâu phân tích).

- Sự giáo dục về tư tưởng của ta chưa đi đôi với tranh thủ tình cảm cao độ để địch lợi dụng tình cảm gia đình, dùng tiền bạc mua chuộc gây tâm trạng cầu an trốn tránh công tác của tình báo viên.

Đối tượng cơ sở của Việt cộng nhằm xây dựng phần đông dựa vào số có quan hệ tình cảm gia đình hoặc liên quan tổ chức hoạt động cũ.

Do đó đối với các tình báo viên của ta được tuyển dụng nằm trong loại này, đi đôi với sự giáo dục về tư tưởng giác ngộ chính nghĩa quốc gia để họ tin tưởng công tác. Cần phải có một sự tranh thủ và giải quyết căn bản về quan hệ tình cảm, động viên tinh thần chính sách để quyết tâm công tác.

Thất bại trong chiến dịch “Lộc tu”(10/1960) là do ta chưa triệt để vận dụng nguyên tắc trên với tình báo viên là một đảng viên cũ trung kiên đồng thời có bà con (anh vợ) với bên bí thư Huyện ủy Việt cộng địa phương.

Ta đã xây dựng đúng hướng đón chờ liên lạc Việt cộng. Nhưng khi gặp được Việt cộng là tình báo viên bị mua chuộc về tình cảm, cùng lúc đó tên Bí thư Huyện ủy nhận thấy hoàn cảnh gia đình tình báo viên thiếu thốn, đem cho 2.000 đồng thì tình báo viên ta xiêu lòng hẳn, giấu nhèm sự việc, không về báo cáo cho ta (nhưng không báo cáo cho địch công tác ta giao phó vì lý do cầu an duy trì thái độ hai mặt). Sau khi thẩm tra được ta đưa biên tập viên về kiểm điểm, chuyển hướng kế hoạch, nhưng mất tác dụng vì địch đã cảnh giác cắt liên lạc.

- Đối với các tình báo viên đánh lên núi xâm nhập vào hàng ngũ Việt cộng hoạt động phải chuẩn bị kỹ về ý thức chịu đựng gian khổ, vấn đề tình cảm gia đình để đảm bảo đi sâu ăn lớn.

Kinh nghiệm chiến dịch “Phú Lộc”(15/61) kết thúc với một kết quả hạn chế (không bắt sống và tiêu diệt được cán bộ Việt cộng) là do ta thiếu sự chuẩn bị đầy đủ cho tình báo viên ý thức trên.

- Do ý thức nôn nóng đã dùng cán bộ công khai tiếp xúc với tình báo viên ở địa phương (mặc dù đã có kế hoạch hợp pháp hóa) nên để lộ liễu, địch cảnh giác cắt liên lạc. Ta thiếu tiền để tuyển dụng nhân viên chìm để sử dụng trong các công tác liên hệ với tình báo viên địa phương bảo đảm bí mật.
Kinh nghiệm chiến địch “Văn Xá”, tình báo viên ta đã tiếp xúc được với một Huyện ủy viên thường về gây cơ sở nhưng đã bị cảnh giác cắt đứt liên hệ. Ta truy sâu thẩm tra mới biết vì lý do bị lộ.

 “Đoàn công tác” vạch ra những nguyên nhân gây khó khăn trở ngại chính hạn chế sự phát triển công tác của chúng là do thiếu tiền để chi tiêu, chất lượng tình báo viên yếu không đáp ứng được nhiệm vụ đòi hỏi...

Quả thật nhiều tình báo viên của chúng lên núi sống trong hàng ngũ cách mạng một thời gian thì bị lộ hoặc đã trốn về. Vì vậy, nhiều kế hoạch tình báo của chúng bị phá tan hoặc bị bỏ lửng vì tình báo viên mất tác dụng và rất nhiều tình báo viên của chúng ra đi như ném xuống vực, không bao giờ trở lại.

Tuy nhiên, trong thế chống đỡ một cách điên cuồng, quyết liệt với phong trào cách mạng ngày càng lên cao từ hoạt động bí mật, hợp pháp đến phong trào đồng khởi rồi đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang ngày càng lan rộng mạnh mẽ trên khắp miền Nam, để giữ lấy sự sống còn cho chế độ, Đoàn công tác đã tung ồ ạt hàng loạt tình báo viên sang phía cách mạng. Chúng đã gây cho ta những khó khăn tổn thất nhất định. Và có lẽ hậu quả của nó còn đòi hỏi chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác không những bây giờ mà còn cả ở trong nhiều năm tới.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #42 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:52:54 pm »

V.KẾ HOẠCH NỘI GIÁN

Cuối năm 1961, đầu 1962 ở các xã Hương Chữ, Hương Bằng, Hương Phú thuộc huyện Hương Trà của Thừa Thiên, một số nhân dân làm nghề đốt than, đốn củi khi lên rừng họ hay gặp cán bộ cách mạng và thường được cán bộ tuyên truyền giải thích đường lối, chủ trương của cách mạng. Một số người được cán bộ chú ý xây dựng làm cơ sở nắm tình hình.

Trong số những người dân lên núi, có vài kẻ xấu đã về báo cáo lại với Công an Ngụy sự việc đã xảy ra Đoàn công tác tỏ ra nhạy cảm, chúng liền phái nhân viên công an mật về địa bàn, ngầm theo dõi tình hình và xây dựng tai mắt của chúng. Khi thấy có cơ hội và có điều kiện thuận lợi, “Đoàn công tác” liền xây dựng kế hoạch xâm nhập vào nội bộ cách mạng.

Một kế hoạch điển hình thuộc loại này mang tên là “4H - La Chữ” đã được triển khai, Lê Văn Dư cùng Lê Khắc Lư một cán bộ tình báo chuyển hướng đặc trách tình báo cánh Bắc Huế, đã sàng lọc trong số người làm than củi để tuyển chọn một số tình báo viên, ở xã Hương Phú (Hương Trà) có các tình báo Viên sau đây : Trần Hoa sinh năm 1933 bí danh Nguyễn Huệ, bí số H.15. Trường Trọng, sinh năm 1940, bí danh Nguyễn Hình, bí số H.16, Võ Loan sinh năm 1921, bí danh Nguyễn Hiền, bí số H.17. Trương Sử, sinh năm 1935, bí danh Nguyễn Hồ, bí số H.126 và Lê Quang Cháu sinh năm 1930 tại thôn La Chữ, xã Hương Chữ, bí danh Nguyễn Huân, bí số H. 129.

Trong thời gian ngắn, từ 1 tháng 1 năm 1962 đến cuối tháng 2 năm 1962 chúng tung 5 tình báo viên này trà trộn vào số người đi rừng lấy củi, đốt than cốt tiếp xúc với cán bộ cách mạng để thu nhặt tin hoạt động của cách mạng và theo dõi tình hình chung về báo cho cơ quan tình báo của Dư, Lự.
Các tình báo viên này được chọn trên cơ sở những người trong kháng chiến chống Pháp, đã có ít nhiều hoạt động cách mạng ở địa phương, tham gia dân quân du kích, có người là đảng viên. Họ đã bị phát hiện và quản chế trong phong trào “tố Cộng“, và đã chịu ly khai, đầu hàng. Trong số này có người còn có quan hệ họ hàng hay quen biết với những cán bộ cách mạng đang hoạt động. Bởi vậy bọn này rất dễ dàng tiếp cận cán bộ về hoạt động, có người được cán bộ tin cậy xây dựng thành cơ sở.

Bọn chúng nhanh chóng phát hiện một số cán bộ quân đội của trung đoàn 101 (cũ) trở về hoạt động như các anh Huỳnh Cây, Nguyễn Phú... Những công việc cán bộ giao cho cơ sở như nắm tình hình hoạt động quân sự của địch, lập danh sách tề ngụy từ liên gia trưởng đến cấp xã ; hoặc việc cán bộ tổ chức cho số dân đi làm rừng thành từng tổ, nhóm .. chúng đều báo cáo cho địch. Căn cứ vào các tin này, địch đã chuẩn bị mọi kế hoạch để đối phó lại với ta. Đáng chú ý là bọn Dư, Lự biết được chủ trương của cách mạng vận động thanh niên thoát ly tham gia cách mạng. Chúng liền vạch kế hoạch, đánh các tình báo viên của chúng vào các tổ, nhóm làm rừng để tạo điều kiện xâm nhập hoạt động nội gián trong hàng ngũ cách mạng. Thời gian chuẩn bị, chúng hướng dẫn cho 5 tình báo viên nói trên cách khai thác tình hình, tin tức và bồi dưỡng, huấn luyện kịp thời để nâng dần trình độ nghiệp vụ và quy ước cách gặp gỡ, giao thông liên lạc để khi có điều kiện là đánh tình báo đi. Ngày 16 tháng 5 năm 1962 theo yêu cầu của cán bộ ta, đưa người địa phương thoát ly, chúng đánh Lê Quang Cháu vào căn cứ. Trước đó, ngày 2 tháng 4 - 1962 chúng đã đánh Trương sử cả hai người này đều lọt vào lực lượng vũ trang huyện Hương Trà. Để liên lạc với hai tên nội gián này, địch sử dụng các liên lạc là Trân Xuân Là, bí danh Nguyễn Hảo - là bố vợ của Trương Sử -để liên lạc giữa Trương Sử và cán bộ điều khiển. Dùng hai người có bí danh là Nguyễn Hề, Nguyễn Hà để liên lạc giữa Lê Quang Cháu với cán bộ điều khiển . Tháng 8 năm đó, Nguyễn Hề đi rừng gặp Lê Quang Cháu ba lần về chỉ nói lại với bố của Cháu mà không báo cáo với bọn công an điều khiển nên chúng đã bắt giữ Nguyễn Hề để thẩm tra, còn Nguyễn Hà chúng vội chuyển qua một kế hoạch khác. Từ đó việc liên lạc của tình báo viên Lê Quang Cháu với địch coi như bị gián đoạn.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #43 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:54:11 pm »

Tuy nhiên những năm sau cơ quan tình báo địch vẫn tiếp tục đánh tình báo viên sang hàng ngũ cách mạng trong phạm vi kế hoạch “4H - La Chữ”. Năm 1964 các tình báo viên Trần Hưng Thảo, bí danh Nguyễn Hú bí số H.18, quê ở xã Hương Phú và Trần Xuân Phò, bí danh Nguyễn Hò, bí số H.19 quê ở xã Hương Chữ, được sắp đặt sẵn để liên lạc với Võ Loan (H.17). Cũng thời gian này, Võ Loan đã giới thiệu cho tình báo Ngụy hai cộng tác viên mới là Đặng Sơn đặt bí danh là Đặng Hơn, và Trần Mậu Anh đặt bí danh là Trần Hanh...

Đêm 14 tháng 1 năm 1965 cán bộ ta đưa Võ Loan (H.17) thoát ly lên hậu cứ. Như vậy, con bài đã chuẩn bị chu đáo của địch được phóng đi đúng như kế hoạch dự kiến! Các tình báo viên Trần Hưng Thảo (H.18) và Trần Xuân Phò (H.19) trở thành liên lạc của Võ Loan với trưởng lưới tình báo ngụy. Lúc này chế độ Diệm đã đổ, cơ quan “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung “không còn nữa, Lê Văn Dư bị tống giam như kế hoạch “4H - La Chữ’’ vẫn tiếp diễn dưới sự điều khiển của Ban sưu tập của cảnh sát đặc biệt Thừa Thiên.

Suốt từ 1961 đến 1965, mười tình báo viên của địch tung ra hoạt động rộng rãi, trong địa bàn huyện Hương Trà. Ban chỉ huy tình báo ngụy phát triển và bổ sung dần tình báo viên cho kế hoạch theo nhu cầu từng thời gian để nuôi dưỡng kế hoạch. Làm như vậy chúng có thể phát huy tác dụng trước mắt là đánh phá và kìm kẹp phong trào cách mạng ở địa phương, đồng thời chúng bồi dưỡng cho tình báo viên có đủ điều kiện chui sâu, leo cao vào lực lượng cách mạng để đánh phá lâu dài.

Cho đến năm 1965, Lê Đình Pháp, trưởng ban sưu tập của Cảnh sát đặc biệt Thừa Thiên, đã xác nhận chiến dịch “4H-La Chữ” đã thu được một số kết quả rất đáng chú ý đối với một “Kế hoạch diện địa”.

“Phát hiện được trên 20 cơ sở của cách mạng ở vùng Hương Phú, Hương Bằng (Hương Trà). Nắm kịp thời nhiều chủ trương của cộng sản ở địa phương. Các tình báo viên đã cung cấp cho Ty công an hơn 20 bản tin. Qua thẩm tra, phối kiểm đã xác định đó là những tin chính xác, có giá trị. Hai tình báo viên Trần Xuân Phò (H.19) và Trân Hưng Thảo (H.18) được tín nhiệm cử vào ban Tự quản thôn (của cách mạng). Nhiều cơ sở của cộng sản đã bị bắt giam, một số khác đã được bí mật khống chế sử dụng...”.

Cuối cùng, tuy “4H-La Chữ” đã thất bại, phần lớn các tình báo viên của địch bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt hoặc hết tác dụng nhưng có lúc có tên đã được ta đưa ra Bắc như Trần Xuân Xà, có tên đã leo lên đến chức phó phòng cấp huyện kiêm bí thư chi bộ như Trương sử.

Trong các kế hoạch nội gián có bề sâu được khởi sơ từ “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” có vụ Nguyễn Thúc Tuân là một dẫn chứng đáng chú ý:

Nguyễn Thúc Tuân sinh năm 1914 trong một gia đình quan lại ở Thừa Thiên. Tuân đã có bằng cử nhân tiếng Anh và lại là giáo viên dạy tiếng Pháp. Từ 1945 Tuân đã tham gia cách mạng và được kết nạp vào Đảng năm 1948.

Vốn là thư ký tòa sứ Pháp ở Hội An, sau khi Nhật làm đảo chính, Tuân được biệt phái sang Ty cảnh sát. Sau cách mạng Tháng 8, Nguyễn Thúc Tuân được tiếp tục công tác tại sở cảnh sát cách mạng tại Hội An. Tiếp sau đó, Tuân được giữ các chức vụ cấp Ty của các ngành Cứu tế và Y tế...
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2017, 09:50:17 am gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #44 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:55:16 pm »

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Tuân được cơ quan tình báo Liên khu 5 huấn luyện và phái về sống hợp pháp để hoạt động cho cách mạng tại thành phố Huế. Tại đây, Tuân đã ngụy trang làm ăn tại hiệu thuốc Ngọc Diệp ở đường Trần Hưng Đạo.

Ngày 2 tháng 6 năm 1958, Nguyễn Thúc Tuân bị “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” của Ngô Đình Cẩn bắt.

Vốn là phần tử tiểu tư sản công chức lại nặng tư tưởng cầu an nên Nguyễn Thúc Tuân đã mau chóng chịu khai báo và chấp nhận chuyển hướng. Lê Văn Dư, trưởng “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” tại Huế và phụ tá của y là Lê Văn Trốn, Lê Phước Thưởng cũng đều thừa nhận rằng Nguyễn Thúc Tuân đã khai báo “rất thành khẩn, rõ ràng, chi tiết và đã chuyển hướng tốt”.

Chỉ sau một tuần khai thác, Nguyễn Thúc Tuân được trả về trại Tòa Khâm sống trong đám “chuyển hướng!) và được hưởng một chế độ biệt đãi. Trong trại, Tuân làm nhiệm vụ y tế phực vụ cho Lê Văn Dư, chăm lo thuốc men phục vụ nhân viên “Đoàn công tác” và theo dõi trại viên-một thứ mật thám trong trại giam. Để tỏ lòng thực sự chuyển hướng, Tuân rất hăng hái làm việc. Lê Văn Dư đã nhận xét: “Tuân rất tận tình với công việc được giao, có tác phong đúng mực, có nhiều tình cảm với anh em và với bản thân tôi”. Hơn các trại viên khác, Tuân được ăn uống tốt hơn, được về thăm vợ con luôn, được đi tắm sông Hương, đi chợ Đông Ba và đi ăn uống ở các hàng quán, tiệm cà phê với nhân viên “Đoàn công tác”.

Lúc này “Đoàn công tác” đã phát hiện được P.M.L là cán bộ tình báo cách mạng được đánh từ Hà Nội vào Nam theo đường di cư năm 1954. L. đang có vỏ bọc tốt, làm việc tại phòng thông tin Hoa KỲ (USIS) ở Huế. Nhưng Lê Văn Dư không bắt L. mà giao cho Lê Văn Trốn và Lê Phước Thưởng tìm cách liên lạc giáo dục, khống chế L. để L. nhận chuyển hướng và nằm im đợi cơ hội móc nối với cơ quan tình báo cách mạng.

Mặt khác, bọn Lê Phước Thưởng về trại Tòa Khâm gọi Tuân đến hỏi kỹ về P.M. L. Tuân tỏ ra thành thật, nói rõ nhận xét của mình về L. Qua thái độ chính trị hoạt động hướng đạo... Tuân vẫn nghi L. là người của cách mạng đưa vào. Sau đó, Thưởng giao nhiệm vụ cho Tuân: Phải tìm cách gần gũi thân thiện với P.M.L. đề điều tra về con người này. Đồng thời, Tuân phải tìm và tạo cơ hội móc nối liên lạc lại với miền Bắc.

Nhận nhiệm vụ, Nguyễn Thúc Tuân được “Đoàn công tác “trả tự do. Tháng 2 năm 1959 Tuân làm các thủ tục ra trại. Lê Phước Thưởng và Lê Khắc Lự gặp Tuân giáo dục và nhắc nhở nhiệm vụ một lần nữa và hướng dẫn Tuân làm bản Tuyên thệ có nội dung: Tỏ lòng tri ân Ngô Tổng thống và cố vấn Ngô Đình Cẩn. Kiên quyết ly khai cộng sản. Trung thành với chế độ quốc gia. Cam kết làm tròn nhiệm vụ và giữ bí mật nhiệm vụ do “Đoàn công tác” giao...
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #45 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:56:18 pm »

Tuân được được trả lại làm việc ở nhà thuốc Ngọc Diệp với một khoản tiền trợ cấp để sinh sống mà ngụy danh là tiền lương do nhà thuốc trả trong thời gian bị bắt! Lê Khắc Lự dặn : Có ai hỏi về việc bị bắt thì nói là do trước đây có làm việc cho ngành y tế Việt Minh ở Liên Khu 5...

Hai tháng sau, Lê Văn Trốn đến nhà thuốc Ngọc Diệp gọi Tuân đến gặp Lê Văn Dư. Lần này Dư lại bắt Tuân báo cáo về P.M.L. Tuân báo cáo như đã báo cáo cho Lê Phước Thưởng trước đây. Dư tỏ ra chưa hài lòng, hắn nhấn mạnh : Phải thông qua hoạt động hướng đạo, hội Việt-Mỹ mà gây tín nhiệm, thân thiết với L. để tìm hiểu quá khứ, hoàn cảnh gia đình, quê quán, xu hướng chính trị... để báo cáo kịp thời cho Dư.

Chỉ thời gian ngắn Tuân đã lấy cớ đưa thuốc cho Dư để báo cáo rõ P.M.L quê ở Quảng Nam ; có vợ và hai con. Gia đình ở cửa Đông Ba... quan hệ, đi lại kín đáo, chắc hẳn là cán bộ phái về.

Nghe xong Lê Văn Dư gật đầu, chỉ thị: “Phải tạo được tình thân và lòng tin với L. để đến khi L. liên lạc được với cách mạng thì anh sễ sẽ tạo cơ hội móc nối lại với ngành tình báo, để hoạt động”.

Công việc thâm nhập vào P.M L. Tuân đã hoàn thành tốt đẹp, chỉ còn chờ thời cơ thuận lợi là thực hiện tiếp ý đồ chiến lược của Đoàn công tác.

Nhưng rồi bọn chúng không hiểu tại sao P.M.L không liên lạc móc nối được với cách mạng (?). Đoàn công tác vẫn kiên nhẫn cho Tuân nằm chờ. Thế nhưng một sự kiện khác đã nổi lên, đó là phong trào Phật giáo chống Ngô Đình Diệm. Do yêu cầu bức thiết trước mắt, “Đoàn công tác” và mọi cơ quan bạo lực trong tay gia đình họ Ngô phải được huy động để đàn áp cuộc đấu tranh của sinh viên học sinh và Phật giáo.

Lê Văn Dư và Lê Văn Trốn phải gọi Nguyễn Thúc Tuân về giao một loại nhiệm vụ: Đi sâu vào tổ chức hướng đạo Huế; Nắm tình hình hoạt động của người cầm đầu Phật giáo là Thích Trí Quang; Theo dõi chặt chẽ phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Huế ; Tìm hiểu xu hướng tiến bộ của một số giáo viên trường Bồ Đề; Tìm mọi cách moi cho được tin tức về thái độ của người Mỹ trước diễn biến cuộc đấu tranh của Phật giáo chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm.

Thâm độc và điên rồ hơn nữa là chúng giao cho Tuân tìm kiếm hoặc nếu có thể thì bào chế các thứ thuốc để dùng vào việc đầu độc để bắt sống hoặc cần thiết thì giết chết các đối thủ!

Nhận nhiệm vụ, Nguyễn Thúc Tuân lao vào trận địa. Là trí thức, biết hai ngoại ngữ, là huynh trưởng hướng đạo, là cựu kháng chiến ở tù ra, lại có chân trong hội Việt - Mỹ nên phạm vi hoạt động của Tuân rất rộng. Thời gian được thả ra để móc nối với P.M.L Tuân đã có đủ thì giờ để làm rất nhiều việc đại loại như: Làm thông dịch viên cho Mỹ. Mỹ hay đến gặp Tuân tại nhà hoặc đưa Tuân về căn cứ Phú Bài. Ngày quốc khánh của Mỹ hàng năm, bao giờ Tuân cũng được các bạn Mỹ mời tham dự. Trong số các bạn Mỹ của Tuân có hai phụ nữ đáng chá ý là Smits và Sandra thuộc đạo Tin lành trong tổ chức IVS. (quân tình nguyện) - Một tổ chức gián điệp trá hình của CIA - 2 người này thỉnh thoảng đến thăm và ăn cơm với Tuân tại nhà. Họ còn mời Tuân đi tham dự giảng đạo Tin lành ở Gia Linh, Khe Sanh -Vùng giới tuyến.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #46 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:57:23 pm »

Trong tổ chức Hướng đạo, Tuân thân thiết với Robert huấn luyện viên Hướng đạo quốc tế. Tuân đã đi dự trại hè hướng đạo quốc tế ở Ma-lai-xi-a, đã ghé lại nhà Robert, tặng bản đồ Việt Nam cho một người Đài Loan ..

Tuân còn hay lui tới cơ quan Cords (Bình định nông thôn) với ta cách là hội viên cứu tế xã hội xin viện trợ cho Cô nhi viện và chùa Từ Đàm.

Ở Từ Đàm, Tuân đã có quan hệ thân thiết với giới cầm đầu Phật giáo như Thích Trí Quang, Thích Đức Tâm- những con bài của CIA.

Tóm lại, Tuân có uy tín, có vị trí ảnh hưởng trong Phật giáo, Hướng đạo và trí thức sinh viên. Nghĩa là Tuân có đủ thứ thuận lợi để phát huy tác dụng trong mọi tầng lớp đối lập với chế độ Diệm. Không phải chờ lâu Đoàn công tác đã kịp thời nhận được các báo cáo của tình báo viên cao cấp này. Trong hàng loạt bản tin gửi về và những việc Tuân đã làm, có những việc đáng chú ý là:

Tuân đã báo cáo về những hoạt động của tổ chức Hướng đạo Huế. Những báo cáo tỷ mỉ về từng huynh trưởng và danh sách những người có uy tín trong Hướng đạo - Việc này rồi sẽ giúp cho Mỹ lựa chọn 4 huynh trưởng đưa vào làm việc trong tổ chức Juspao (đấng nguyện) của Mỹ.

Tuân đã báo cáo kịp thời ngày, giờ giới Phật tử, tiểu thương, xích lô... xuống đường biểu tình chống Mỹ-Diệm. Tuân còn lợi dụng vị trí ảnh hưởng của mình trong giới Hướng đạo và Phật giáo để dàn xếp, ngăn chặn một số cuộc tuyệt thực của tín đồ Phật giáo tại chùa Từ Đàm, có kết quả.

Tuân đã cung cấp cho “Đoàn công tác” tình hình hoạt động của học sinh, sinh viên - lực lượng ngòi nổ của cuộc đấu tranh ; về nội dung cuộc hội thảo của 500 sinh viên cùng với người điều khiển và chủ trì hội thảo - Lê Văn Dự còn nhận được danh sách của những nhân vật có xu hướng tiến bộ ở các trường học.

Đây là những người Tuân quen biết từ trong kháng chiến chống Pháp như các anh Ng.Nh ở trường Bồ Đề, anh Đ. ở trường Bản Công, anh Trần M. Trần Th...

Một điều rất quan trọng có ý nghĩa với chế độ Diệm mà Nguyễn Thúc Tuân đã cung cấp cho cơ quan tình báo của Cẩn là Mỹ sẽ ủng hộ phong trào đấu tranh của Phật giáo.v.v

Bọn Dư, Trốn đã xác nhận những tin tình báo do Tuân cung cấp là “có tầm quan trọng và chính xác”

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, bọn Lê Văn Dư bị tống giam. Nguyễn Bức được cử lên làm Trưởng ty công an cảnh sát Thừa Thiên. Nguyễn Bức đã gọi Nguyễn Thúc Tuân đến cơ quan hỏi về tình hình Huế và “Cơ quan đặc biệt”. Khi chế độ Diệm đổ và giao cho Tuân tiếp tục nhiệm vụ như cũ, là nằm chờ để móc nối với cách mạng. Bức động viên Tuân tích cực hoạt động và đe: Nếu không làm theo lệnh Bức sẽ bị bắt như bọn Cần Lao. Tuân vâng dạ, hứa tiếp tục làm việc theo lệnh Bức.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #47 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:58:36 pm »

Ít lâu sau đại tá Nguyễn Chánh Thi, nhân vật quyền uy số một của miền Trung hạ lệnh bắt Tuân. Bởi vì tên trùm cảnh sát Thừa Thiên Lê Văn Cang có khai thác Tuân về hoạt động của tổ chức vận động hòa bình trung lập ở Huế, nhưng Tuân đã từ chối là không có quan hệ với tổ chức đó. Nguyễn Chánh Thi và Lê Văn Cang bèn bắt vợ chồng Tuân làm cam đoan tiếp tục làm việc cho chế độ mới. Nguyễn Chánh Thi đe: Nếu không thực hiện được lời cam kết đó sẽ bị bắt và “Tống ra miền Bắc”. Một lần nữa Nguyễn Thúc Tuân thề trung thành với chế độ ngụy.

Khoảng cuối 1965, Lê Văn Trốn, nguyên phụ tá của Lê Văn Dư kiêm trưởng bộ phận tình báo Huế và là người trực tiếp điều khiển Nguyễn Thúc Tuân trước đây, được trở lại nhiệm sở. Một trong số những nhiệm vụ Trốn được giao là tiếp tục điều khiển đầu mối tình báo viên Nguyễn Thúc Tuân.

Tuy bị bắt cùng Lê Văn Dư và bọn Cần Lao tay chân Diệm, nhưng Trốn được thả ra sớm và y lại mau chóng giành được tín nhiệm và vị trí quan trọng trong lực lượng công an của phe đảo chính và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Tháng 6 năm 1967, Liên Thành, phó ty cảnh sát Thừa Thiên, và các phối trí viên CIA (Mỹ) cử Trốn phụ trách toán tình báo mang bí số T.155 do CIA thành lập.

Toán T.155 là chi nhánh của VCB (Việt cộng Branch), do Đavid Hayer của CIA trực tiếp chỉ đạo. Bọn Liên Thành theo lệnh Mỹ tổ chức thành lập những lực lượng này không nằm trong hệ thống của cảnh sát đặc biệt Ngụy. CIA đưa Đavid Hayer là nhân viên của mình từ Sài Gòn ra Huế, nằm bên cạnh cố vấn ngành cảnh sát, để sử dụng toán T.155 nhằm phục hồi màng lưới tình báo cũ của “Đoàn công tác”, đã một thời tỏ ra có hiệu lực.

Với đầu mối Nguyễn Thúc Tuân thì người chỉ huy trước kia là Trốn, bây giờ lại vẫn là Trốn. Thế nhưng thời kỳ này có phối trí viên CIA bên cạnh, “cách làm việc của Trốn có tỏ ra linh hoạt hơn, thái độ đối xử hòa nhã, rộng rãi hơn và phương pháp giao việc rất hay, rất khôn khéo thâm hiểm”- Theo như Tuân nhận xét.

Cùng với Trốn đã có nhiều cơ sở vững chắc để nhận định tình hình hoạt động cụ thể của từng loại đối tượng ở từng nơi, từng lúc mà điều khiển Tuân. Khi thì bọn chúng hướng cho Tuân nặng về tìm hiểu tình hình đấu tranh chính trị hay hoạt động của Phật tử, sinh viên học sinh. Khi thì đi sâu điều tra về hoạt động vũ trang của cách mạng... Trốn không lúc nào quên gợi ý nhắc nhở Tuân tạo điều kiện tốt để móc nối với tổ chức của cách mạng.

Trốn đã gặp Tuân nhiều lần khi thì tại trường Phan Sào Nam nơi Tuân dạy, lúc thì ngoài đường phố, có lúc tại hiệu thuốc Ngọc Diệp, hay ngay tại nhà Tuân ở nhà Tuân ở 18/15 Nguyễn Hiệu, để nghe Tuân báo cáo tin tức.

Tuân đã cung cấp cho Trốn đầy đủ tình hình biến động trong sinh viên, học sinh và Phật giáo. Những diễn biến quanh việc Trí Quang từ Sài Gòn ra chùa Từ Đàm (Huế) có cả một bản thông báo mật của Phật giao để chuẩn bị cho một cuộc xuống đường... Tuân còn lượm được cái tin về quân sự như Việt cộng sẽ dùng súng lớn pháo kích vào vùng Tây Lộc (thành phố Huế); Bộ đội Việt cộng về hoạt động rất đông ở các vùng ngoại ô như Long Thọ, Nam Giao, Tứ Tây, Nguyệt Biều...

Thời gian này Nguyễn Thúc Tuân năng lui tới vùng Thanh Lương quê hương y và nhờ đó y đã bắt liên lạc được với vài cán bộ cách mạng ở địa phương.
Nhiệm vụ của cán bộ địa phương giao cho Tuân rất thuận tiện cho y: Tìm nơi ăn ở cho K.L. cán bộ phụ trách tri thức vận, tại thành phố Huế; giới thiệu người tốt cho L. làm chỗ dựa và xây dựng cơ sở.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2017, 12:00:10 am »

H.K.L. vào thành phố Huế được Tuân đón tiếp rất chu tất. Tuân dùng ô tô hoặc Mobilet đưa L. đi lại hoạt động gần như công khai trong thành phố. Tuân lại giới thiệu cho L. xây dựng cơ sở và làm chỗ dựa là những người mà trước đây Tuân đã khai báo cho Lê Văn Dư và sau này cho Lê Văn Trốn, là cơ sở cũ của Tuân, những người kháng chiến cũ, có thái độ chính trị tiến bộ, hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống Mỹ-Ngụy. Suốt thời gian hoạt động trong thành phố, H.K.L. đã lấy các cơ sơ này làm chỗ dựa, chỗ liên lạc gặp gỡ tiếp xúc!...

Còn Nguyễn Thúc Tuân, nhờ những hoạt động khá nổi kiểu này mà được dịp trở lại hàng ngũ Mặt trận dân tộc giải phóng, trở nên có uy tín trong giới trí thức tiến bộ Huế. Tuy nhiên Tuân chưa thể lên căn cứ để dấn sâu vào đội ngũ cách mạng với một lý lịch có những năm tháng còn nhiều uẩn khúc, mờ ám.
Thành tích công tác phục vụ cho cán bộ cách mạng trong phong trào trí vận của Tuân thời gian này bỗng nổi lên hai sự kiện có thể gọi là đã gây được ấn tượng sâu sắc. Thứ nhất Th.L. con giai Tuân, một sinh viên tiến bộ hoạt động tích cực trong phong trào sinh viên Huế, đã vượt mọi tuyến phòng ngự, kiểm soát để lên chiến khu tham gia quân Giải phóng. Sau đó, đến lượt Tuân đã tự mình lấy xe ô tô của Viện Đại học chở hai em N.T và N.P là những trí thức yêu nước đã đấu tranh kiên cường chống Mỹ-Ngụy, lên chiến khu để thoát ly theo cách mạng. Kế theo sau đó là cuộc tổng tiến công dịp tết Mậu Thân. Nguyễn Thúc Tuân đã theo quân Giải phóng kẻo lên căn cứ với danh nghĩa là thành viên mặt trận liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình.

Lên cứ rồi ra Bắc, Nguyễn Thúc Tuân đã được đón tiếp thân tình, được đối xử ưu đãi và tôn trọng theo đúng chính sách đón tiếp những người chiến thắng trở về của cách mạng.

Một mặt, cách mạng, kiên trì giáo dục và kêu gọi Nguyễn Thúc Tuân tự giác báo cáo thành thật mọi diễn biến tu tưởng và việc làm của mình trong thời gian ở vùng địch. Mặt khác, cách mạng vẫn mạnh dạn giao công tác cho Tuân hợp với khả năng trình độ.

Trong suốt thời gian gần một chục năm trải qua nhiều cuộc vận động tự phê bình và phê bình trong nội bộ cũng như các dịp báo cáo lý lịch để nhận nhiệm vụ mới như khi lên chiến khu, khi ra Bắc, khi đi thăm một số nước với đoàn Đại biểu Mặt trận liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình, khi vào học chính trị ở trường Đảng cao cấp, khi thống nhất Tổ Quốc về nhận nhiệm vụ ở Thừa Thiên và cả khi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa sáu... Nguyễn Thúc Tuân vẫn một mực cố tình khai gian lý lịch, che giấu tội lỗi.

Có cương vị là Trưởng ty một ngành cấp tỉnh và là đại biểu Quốc hội, Nguyễn Thúc Tuân đã dựa vào chức quyền để chứng nhận lý lịch khai gian, bao che cho những tên tình báo, công an ngụy có nhiều nợ máu với cách mạng như: Lê Văn Dư, Lê Văn Trốn, Lê Khắc Lư, Tôn Thất Khiên, Tôn Thất Huyến (vốn là những nhân vật quan trọng của Đoàn công tác đặc biệt miền Trung), Hoàng Công Lập là tên tay sai đắc lực của CIA, trưởng ty cảnh sát, cầm đầu đảng Đại Việt; bí thư đảng Công nông tỉnh; Hoàng Bá mật báo viên của CIA.. . Không những Nguyễn Thúc Tuân biết bọn này lén lút trốn trình diện, có tên đã lọt vào xí nghiệp quốc doanh, đã không báo cáo mà y lại còn chứng nhận chúng là gia đình có công với cách mạng để đưa em chúng vào cơ quan nhà nước! Y còn đưa vào biên chế cơ quan do y phụ trách tên Trần Ngọc Đ., bí thư Đại Việt quận Phú Vang; chứng nhận cho một tên thầu khoán làm cho Mỹ ở căn cứ Phú Bài là ân nhân của cách mạng v.v...
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2017, 12:01:28 am »

Cuối cùng chuyện phải xảy ra đã xảy ra. Nguyễn Thúc Tuân đã phải đứng trước vành móng ngựa của tòa án cách mạng để nhận 18 năm tù giam về tội làm gián điệp cho Mỹ-Ngụy.

Chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm sụp đổ trong cuộc đảo chính thay ngựa của Mỹ ngày 1 tháng 11 năm 1963. Chung với số phận đó, “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” hoàn toàn tan rã. Không những bọn đầu sỏ chỉ huy của “Đoàn công tác “là Dương Văn Hiếu, Nguyễn Tư Thái, Phan Khanh, Lê Văn Dư bị tống giam mà cả một số đông cán bộ, nhân viên của đoàn này cũng bị bắt giữ, sa thải hoặc đổi đi các tỉnh xa. Dân chúng nổi dậy đã tố cáo hàng loạt tội ác và các thủ đoạn bắt bớ, giam cầm, tra tấn, thủ tiêu những người không ăn cánh của “Đoàn công tác “và tập đoàn độc tài gia đình trị Diệm - Nhu - Cẩn. Ngay cả những đảng phái phản động mà tôn chỉ mục đích xưa nay vẫn là thờ bọn ngoại bang cướp nước, nhưng không theo cánh của Diệm, lúc này cũng nổi lên kịch liệt tố cáo Đoàn công tác đã đàn áp, bắt bớ tra tấn họ và những người đối lập khác. Trong phiên tòa của Tòa án đặc biệt Trung tá Đức ủy viên chính phủ của nhóm đảo chính, đã lớn giọng phân tích cho rằng: “Đoàn công tác” này “đặc biệt” là ở chỗ đã tích cực đàn áp, tiêu diệt các phần tử “quốc gia”! Điều đó có đúng với sự thật phần nào nhưng chỉ một mặt. Mặt quan trọng nhất là dù khác nhau thế nào đi chăng nữa, nhưng cả bọn bị đảo chính lẫn bọn làm đảo chính đều thống nhất với nhau ở chỗ là chúng từng làm tay sai Mỹ, điên cuồng chống phá cách mạng giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc. Cho nên bọn đảo chính vừa tiêu diệt chế độ Diệm và Đoàn công tác nhưng vẫn thèm khát các âm mưu thủ đoạn và sự hữu hiệu của cơ quan bạo lực này để chĩa mũi nhọn hướng về phía cách mạng. Nhưng tình hình của chúng chưa thuận lợi. Lật được Diệm rồi, bọn tay sai mới còn phải lỏng tay để áp dụng thủ đoạn mị dân, hơn nữa sự rối loạn tất nhiên sau đảo chính làm cho chúng chưa xoay chuyển kịp; chúng chưa có sẵn tổ chức và người tin cẩn trong bộ máy Công an mật vụ để tiếp thu, khai thác được những khả năng của “Đoàn công tác” trong việc tiếp tục đánh phá cách mạng. Còn tình hình khác nữa là lợi dụng đảo chính hỗn loạn, đồng bào yêu nước và cơ sở cách mạng đang bị giam giữ hoặc đang mang nặng oán thù với “Đoàn công tác” và chế độ Diệm, đã nổi dậy trấn áp bọn Cần lao Nhân vị, bọn “cán bộ chuyển hướng” đã gây nhiều tội ác. Trong đám hỗn loạn chung đó, nhiều hồ sơ tài liệu “Đoàn công tác” bị tiêu hủy, thất lạc, rất nhiều cán bộ cách mạng đang bị giam giữ đã giành được tự do.

Hồ sơ tài liệu của “Đoàn công tác” trước đó được giữ làm của riêng, không trao đổi hay phổ biến cho cơ quan hay cá nhân nào, không lưu trữ ở các tàng thư văn khố của các cơ quan an ninh, và bản thân “Đoàn công tác” chưa làm được việc tổng kết kinh nghiệm để xây dựng thành bài bản gì cả. Ngay CIA Mỹ cũng chưa nắm được đầy đủ những điều “Đoàn công tác” làm. Lê Văn Dư sau này đã khai:

“Tôi được biết, qua Dương Văn Hiếu nói lại, là CIA Mỹ và các cố vấn cảnh sát nhiều lần đề nghị hợp tác để nó sẽ tài trợ tất cả phương tiện tối tân cũng như yểm trợ dồi dào về tiền bạc, nhưng ông Cụ (chỉ Diệm) không cho. Vì Đoàn này được xem như là một công cụ đắc lực trong việc bảo vệ chế độ, vấn đề bí mật an ninh quốc gia, sợ Mỹ xen vào nó sẽ thao túng hết. Đoàn này nhất là ở Sài Gòn, ngoài nhiệm vụ đánh phá cách mạng nó còn có nhiệm vụ theo dõi các đảng phái đối lập với chế độ lúc bấy giờ. Còn Cẩn ở Huế thì rất hạn chế giao du với Mỹ (vì chế độ Diệm cố giữ bộ mặt sạch sẽ dưới chiêu bài quốc gia độc lập). Chỉ những ngày lễ lạt Cẩn cho đại diện mang quà đến biếu hoặc gửi thiếp ngoại giao thôi. Cố vấn Mỹ chỉ tới thăm Ty công an cảnh sát để tìm hiểu tình hình địch và nhu cầu của ngành công an. Không bao giờ họ được phép đến “Đoàn công tác đặc biệt”.

Tất nhiên ở phạm vi hiểu biết ở mức độ của cấp thừa hành. Lê Văn Dư không thể có cái nhìn tổng thế để thấy rõ được thực chất quan hệ lệ thuộc Mỹ của chế độ Ngô Đình Diệm, qua hiện tượng “Đoàn công tác” được. Thêm vào đó có tâm lý của một số người luyến tiếc chế độ Diệm đã lấy việc Diệm bị Mỹ lật đổ để lập luận Diệm là người có tinh thần dân tộc, chống Mỹ. Nếu không phải là nói thế để tự huyễn hoặc thì đó cũng là cách nhìn hời hợt ở bề ngoài.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM