Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:49:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những nẻo đường chinh chiến  (Đọc 49025 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2017, 09:13:20 pm »


        Trung đội trường Thắng, dẫn đầu đơn vị xung phong đã trúng đạn hi sinh ngay trước cửa mở. Chúng tôi đưa Thắng ra chỗ tập kết để mai táng.

        Lúc này trời đã sáng hẳn, đơn vị vận động ra được khoảng vài trăm mét thì pháo từ Đạo Trung bẳn lên chặn đường. Pháo địch bắn được mấy quả thì bị cối 82 của ta bắn kiềm chế nên đạn nổ vu vơ.

        Một quả pháo rơi đúng đội hình của Đại đội 4, chiến sỹ Nguyễn Văn Tư (sinh viên năm thứ 3 khoa Hoá trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) hi sinh. Tới chỗ tập kết khắc phục hậu quả, chôn cất xong số anh em từ sỹ, Tiểu đoàn thông báo từng đơn vị tổ chức cho bộ đội hành quân về hậu cứ. Nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm, trong tầm pháo địch, tuyệt đối không để bộ đội rơi rớt dọc đường.

        Tuy bộ đội đã một đêm thức trắng và chiến đấu ác liệt nhưng với khí thế chiến thắng, lại mang vác nhẹ nên anh em đi như chạy. Hôm qua hành quân vào đi từ 6 giờ sáng tới 10 giờ tối mới tới, nay quay ra mới 5 giờ chiều đã thu hết quân.

        Về tới hậu cứ, các đơn vị sinh hoạt kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Cả Tiểu đoàn và Trung đoàn khẳng định đây là một trận đánh có hiệu suất chiến đấu cao mở ra một khả năng mới về đánh địch trong công sự bằng mật tập.

        Theo thông tin tù binh khai báo, quân địch ở đây có 1 Đại đội quân số 91 tên, thuộc lính biệt động quân của tỉnh Tây Ninh mới điều lên đây được 10 ngày. Chúng có nhiệm vụ đóng chốt dã chiến, bảo vệ hành lang từ Đức Song đi về Gia Nghĩa và luồn sâu vào hậu phương ta để nắm tình hình. Không ngờ bị ta tiêu diệt gọn, bắt sống 6 tên thu toàn bộ vũ khí. Trong trận này, Tiểu đoàn hi sinh 4 đồng chí và 4 đồng chí bị thương.

        Trong một trận chiến đấu có nhiều nguyên nhân thắng lợi, có nhiều yếu tố cấu thành nhưng quan trọng nhất là tinh thần chủ động tấn công. Khi phát hiện được địch, chúng tôi vừa điều nghiên, vừa làm công tác chuẩn bị, chi có 4 ngày là chiến đấu được ngay. Nếu kéo dài thời gian, địch sẽ tăng cường lực lượng và trang bị thì khó khăn không thể lường được. Tôi khâm phục 2 chiến sỹ tăng cường của Đại đội 2 về việc chấp hành mệnh lệnh chiến đấu và các đồng chí ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

        Vào những ngày này, địch ít hoạt động, bộ đội ta ở các đơn vị tương đối thoải mái, ngay ở các chốt của Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 4 cũng rút ra thay nhau huấn luyện. Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 9 làm nhiệm vụ cơ động, sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn.

        Chốt Tiểu đoàn 3 ở gần Kiến Đức, anh em ta đã bắt liên lạc với lính địch ở chốt đối diện. Anh em đã rải truyền đơn, viết thư kêu gọi hai bên đối thoại hòa hợp dân tộc không bắn giết lẫn nhau.

        Bước đầu bọn địch phản ứng bắn pháo cối nhưng do ta kiên trì nên chúng đã viết thư trả lời và ra các điều kiện để bắt liên lạc với nhau. Sau đó 2 bên đã bắt liên lạc với nhau, chuyện trò, trao đổi. Bước đầu lính gặp lính, sau sỹ quan gặp sỹ quan.

        Khi tìm hiểu ra, bọn địch cũng rất chán ghét chiến tranh. Chúng đi lính là do bắt quân dịch phải đi. Ta đã tuyên truyền các chính sách nhân đạo, chính sách hòa hợp dân tộc của Mặt trận Giải phóng và các điều khoản ừong Hiệp định Pa ri. Nhờ làm tốt công tác binh vận, mấy tháng trời các chốt của Tiểu đoàn 3 không nổ súng, anh em có điều kiện nghi ngơi, huấn luyện.

        Đầu tháng 10 năm 1974, Đoàn 95 giải thể và Bộ Chi huy Miền quyết định thành lập Sư đoàn bộ binh 3 bao gồm các Trung đoàn bộ binh 201, 205, 271, Trung đoàn pháo 262 và một số Tiểu đoàn trực thuộc.

        Trung đoàn cho Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 9 lùi về phía Đồi Chè gần với Đồi Thông huấn luyện, học tập để chuẩn bị cho kế hoạch mùa khô 1974 - 1975. Các đơn vị được học tập, quán triệt nghị quyết 10 của Trung ương cục miền Nam, xác định nhiệm vụ Cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới đặc biệt là nhiệm vụ mùa khô 1974 - 1975.

        So sánh lực lượng trên các chiến trường, ta mạnh hơn địch kể cả thế là lực và xác định nhiệm vụ mùa khô 1974 - 1975, có ý nghĩa quyết định chuyển biến hẳn về tương quan lực lượng và sẵn sàng, có thời cơ là tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2017, 09:13:58 pm »

             
        CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG BÙ ĐĂNG

        Để tạo thế và lực, Bộ Chỉ huy Miền giao nhiệm vụ cho Sư đoàn đánh mở màn cho chiến dịch là tiêu diệt và giải phóng chi khu Bù Đăng, Đồng Xoài, tiến tới đánh chiếm chi khu Bù Đốp cũ, chi khu Phước Bình và sẵn sàng tham gia chiến dịch giải phóng thị xã Phước Long.

        Trung đoàn 271 được Sư đoàn giao đánh tiêu diệt và giải phóng chi khu Bù Đăng. Tiểu đoàn 2 được giao nhiệm vụ đánh tiêu diệt chi khu Bù Đăng và là đơn vị đánh mờ màn cho chiến dịch. Để tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 2 hoàn thành nhiệm vụ, Tiểu đoàn 9 được giao nhiệm vụ đánh đồi Yên Ngựa bên trái chi khu Bù Đăng cách Bù Đăng khoảng 300 mét. Trung đoàn 201 đánh tiêu diệt trận địa pháo 105, sân bay và một số đồn bốt ở ấp Vĩnh Thiện, toàn bộ khu vực Trung đoàn 201 đảm nhiệm đều ở Đông đường 14.

        Theo phương án, Tiểu đoàn 2 được đặc công mở cửa bằng mìn ĐH10, sau đó dùng hỏa lực kiềm chế tiêu diệt các mục tiêu đầu cầu để bộ đội tấn công vào. Đại đội tôi được giao nhiệm vụ đánh trên hướng chủ yếu được đặc công mở cửa và được tăng cường 2 khẩu ĐKZ 82, 2 khẩu 12,7 ly bắn kiềm chế các hỏa điểm đầu cầu để bộ đội mở cửa vào.

        Phương án nếu đặc công không mở được cửa thì dùng pháo cối bắn vào. Sau đó dùng bộc phá, phá rào để bộ đội tấn công, có sự chi viện của hỏa lực ĐKZ và 12,7 ly đi cùng. Đại đội 3 đánh phía bên trái sát với đồi Yên Ngựa bên cạnh, sau đó tấn công sang trung tâm cùng với chúng tôi, còn Đại đội 2 làm lực lượng dự bị.

        Theo nhiệm vụ được giao, cán bộ các cấp từ đại đội trở lên và trinh sát đi điều nghiên trận địa. Tiểu đoàn 2 và các đơn vị phối thuộc phải tổ chức đi lại 3 lần, bò vào tận hàng rào mới xác định được hướng tấn công, điểm mở cửa, nơi đặt hỏa lực, khu vực tập kết, thống nhất các phương án tác chiến, dự kiến các tình huống, vẽ thành sơ đồ để bộ đội tập luyện.

        Chi khu Bù Đăng nằm trên 1 điểm cao, phía Đông giáp với đường 14. Phía Bắc giáp một con suối cạn chảy tư Tây sang Đông qua trung tâm dân cư sinh sống. Phía Xây và Bắc đều tiếp giáp với rẫy non rôi rừng già, phía Nam có đồi trọc hình Yên Ngựa, mõm Yên Ngựa địch đóng một Đại đội do Tiểu đoàn 9 đảm nhiệm tấn công. Địch ở chi khu có một Đại đội bộ binh, Ban Chi huy chi khu và một số đơn vị hỏa lực như súng cối 81, đại liên... quân số khoảng hơn 100 tên.

        Địch xây dựng căn cứ này đã từ lâu, hầm hào kiên cố, có 7 lớp hàng rào và có một số chốt nhỏ ở các cao điểm xung quanh bao bọc bảo vệ từ xa. Thuận lợi là đường hành quân tiếp cận của bộ đội toàn là rừng già, rồi đến rẫy non giáp tới chân dốc sát hàng rào thứ nhất.

        Sau khi đi điều nghiên về vẽ được sơ đồ, chúng tôi tìm một cao điểm gần đồi Thông, xây dựng trận địa giả, lên tận Bù Gia Mập lấy dây thép gai về làm giống như thật. Hàng ngày tổ chức huấn luyện, mời tất cả các đơn vị tham gia như đơn vị ĐKZ 82, đơn vị 12,7 ly, đặc công về tập, lần cuối cùng diễn tập có dùng chất nổ.

        Sư đoàn, Trung đoàn cử cản bộ xuống theo dõi đánh giá kết quả. Vì đây là trận mờ màn cho chiến dịch, đánh vào nơi hiểm yếu nhất của địch. Nếu trung tâm này bị tiêu diệt thì toàn bộ quân địch ở đây sẽ tan rã. Có 2 phương án tác chiến. Phương án 1 đặc công mở cửa. Phương án 2, đặc công không mở được cửa thì Sư đoàn dùng pháo 85 bắn thẳng vào, cùng với 2 khẩu cối 120, cối 82 và các loại hỏa lực bắn hủy diệt một số mục tiêu quan trọng. Sau đó dùng súng 12,7 ly, ĐKZ 82 bắn kiềm chế, để bộ binh nhảy lên đánh bộc phá, phá rào xông lên.

        Để đưa được pháo vào, Trung đoàn đã dùng Tiểu đoàn 3 và Đại đội công binh, kéo pháo bằng tay. Công tác chuẩn bị hết sức khẩn trương. Đến ngày 2 tháng 12, phải cơ bản hoàn thành.

        Ngày 3 tháng 12 đoàn cán bộ, trinh sát của Trung đoàn và Tiểu đoàn 2 đi trinh sát đã gặp địch. Hai bên đã nổ súng, một chiến sĩ trinh sát bị mất tích, cấp trên sợ lộ, chi thị phải tìm bằng được chiến sĩ này. Đài kỹ thuật vẫn theo dõi không thấy thông tin gì về việc địch bắt được lính Việt cộng. Sáng ngày thứ 4, anh em mới tìm được đồng chí này. Đồng chí bị địch bắn trọng thương, khi chạy bị rơi từ ưên cao xuống suối và hi sinh tại đó. Khi thi thể đã bốc mùi, anh em mới tìm thấy. Sư đoàn ra lệnh tất cả các đơn vị hành quân chiến đấu và ngày nổ súng được xác định là ngày 13 tháng 12 năm 1974.

        Chiều 12 tháng 12, các đơn vị hành quân đến vị trí tập kết. Bộ đội tranh thủ nấu cơm ăn, nghi ngơi rồi hành quân chiếm lĩnh. Từ vị trí tập kết tới Bù Đăng, anh em trinh sát chi đi khoảng 5 giờ là tới. Nhưng cũng từ đây đường khó đi, đoạn thì rừng già, đoạn thì rẫy non, đoạn thì rừng mây, đoạn thì rừng tre, lồ ô.

        Khoảng 9 giờ tối, trời đổ cơn mưa khá to và dài. Đường dốc trơn như đổ mỡ, bộ đội mang vác nặng cứ ngã liên tục. Trời tối như mực, tôi cứ sợ anh em mang súng B40, B41 đạn tụt ra khỏi nòng nổ thì rất nguy hiểm vì tất cả các loại đạn đã được lắp liều nổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2017, 09:15:31 pm »


        Cuộc hành quân chiếm lĩnh trận địa gặp muôn vàn khó khăn. Bộ đội mỗi giờ không đi nổi 1 cây số. Dự kiến khoảng 3 giờ sáng là tới mà gần sảng rồi bộ phận đi đầu vẫn chưa vào được vị trí.

        Chúng tôi thấy đặc công từ trong chốt ôm mìn ra, chửi om lên: "Làm ăn kiểu này chết mất. Chúng tôi đặt mìn xong chờ mãi không được, sợ trời sáng nên đành tháo mìn ra đây".

        Tôi báo về Tiểu đoàn, đặc công đã tháo mìn ra rồi, chúng tôi thì mới bám được chân dốc sát hàng rào thứ nhất. Tiểu đoàn lệnh: Bộ đội đào hầm bí mật nằm ngay tại chỗ. Chúng tôi được thông báo tất cả các đơn vị của Trung đoàn đều không thực hiện đúng hiệp đồng, các đơn vị đến chậm đều phải nằm ngay tại chỗ chờ lệnh của Trung đoàn.

        Như vậy chỉ có Đại đội tôi là vào được phía trong, các đơn vị còn ờ phía ngoài, cối 120 cũng chưa xác định được trận địa. Trung đoàn bộ chưa xác định được Sở Chi huy. Tiểu đoàn 3 kéo pháo do trời mưa, đường trơn nên không kéo được pháo vào còn cách cả chục cây số.

        Tôi cho bộ đội lợi dụng mép suối khoét hầm ếch trú ẩn. Con suối bờ vực cao nhưng nước suối chi sâu chưa tới đầu gối, dưới đáy suối toàn là sỏi, nước trong vắt, con suối này chảy từ Tây sang Đông, qua chi khu, qua đường 14, đi qua khu dân cư.

        Tôi đi kiểm tra bộ đội thấy địa hình thật bất lợi, nếu để đất cát rơi xuống suối làm nước đục chảy qua dân cư thì địch sẽ phát hiện. Nếu địch phát hiện được chỉ cần đi trên bờ suối thả lựu đạn xuống là bộ đội chết hết.

        Tôi nhắc bộ đội tuyệt đối giữ bí mật không để đất cát rơi xuống suối. Hiện nay ta đã lọt vào phía trong của địch, xung quanh ta có mấy chốt trên cao địch còn chốt giữ. Nếu để địch phát hiện thi mình bất lợi hoàn toàn rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc, chẳng có ai cứu mình.

        Tiểu đoàn điện xuống điều Đại đội trưởng Dũng về Tiểu đoàn bắt máy kỹ thuật vì Dũng rất giỏi bắt máy kỹ thuật.

        Địch nghi ngờ có quân ta chuẩn bị tấn công nên gọi máy bay lên trinh sát để ném bom. Một lát sau, một chiếc L19 lên quần lượn xung quanh trung tâm chi khu và trả lời không phát hiện được điều gì lạ cả. Có thể chi là mấy tên lính địa phương quấy rối, nghi binh để đánh Đồng Xoài. Căn cứ Đồng Xoài cần tăng cường phòng thủ.

        Bù Đăng nằm giữa một thung lũng, xung quanh núi rừng trùng điệp, qua nhiều khe suối, các loại hỏa lực khó triển khai, duy nhất chỉ có 1 con đường 14 thì địch đang làm chủ. Trung đoàn 201 đảm nhiệm các mục tiêu đều nằm ở Đông đường 14. Đưa cả Trung đoàn vượt đường sang đó không phải dễ.

        Sau khi nắm được tình hình địch như vậy, anh em chúng tôi đỡ lo lắng hơn nhưng tất cả lại càng phải giữ bí mật. Bộ đội phải ngồi co quắp trong những chiếc hầm ếch khoét vội bên bờ suối. Tôi cứ trông từng giờ, từng phút sao cho trời mau tối. Ban Chỉ huy chỉ còn tôi và Đại đội phó Minh.

        Gần tối, tôi cho liên lạc đi mời các đồng chí Trung đội trưởng đến hội ý. Tôi nói: “Tranh thủ trời nhá nhem ta bò vào kiểm tra lại các mục tiêu, điểm mở cửa, nơi đặt hỏa lực ĐKZ và 12,7 ly”. Rừng non xen kẽ lau lách khá kín đáo. Chúng tôi đã lần tới mép hàng rào xác định chỗ mở cửa sát với mép dốc vì chỗ này hỏa lực của địch bắn ra rất hạn chế và địch chủ quan, sẽ ít mìn. Ngay trước cửa mở có 1 lô cốt địch, do dốc nên nó chi có tác dụng bắn xa sang hai bên chứ chính diện không bắn được và lô cốt này lộ rất rõ. ĐKZ, 12,7 ly của ta ờ mép đồi bên kia có thể khống chế hủy diệt được.

        Trời tối Tiểu đoàn cho kéo đường dây điện thoại xuống Tiểu đoàn trưởng nói: “Cả ngày Tiểu đoàn an toàn. Trận địa cối 120 đã xác định được cự ly mục tiêu và trận địa chỉ cách chi khu có 2 km lại từ trên đồi cao bắn xuống. Trận địa cối này sẽ trực tiếp chi viện cho ta, pháo 85 chưa chắc đã kéo vào được”.

        Lại một đêm nữa chờ đợi căng thẳng, chúng tôi đã cho bộ đội dịch lên bám sát hàng rào và triển khai trận địa hỏa lực ĐKZ và 12,7 ly. Khi đi điều nghiên về xác định rõ địch bố trí 7 lớp hàng rào nhiều loại hỗn hợp.

        Khi tập luyện quân số Đại đội tôi không đủ, nên Tiểu đoàn đã điều 6 đồng chí chiến sỹ cối 82 của Đại đội 4 sang bổ sung. Các đồng chí này được tăng cường cho Trung đội mở cửa. Trong số chiến sỹ của Đại đội 4 có đồng chí Đoàn Đức Thái.

        Trong tập luyện cũng như trước lúc vào trận, chúng tôi đã phân công cụ thể. Đồng chí Lưu Đình Móng, Trung đội phó sẽ đánh quả bộc phá đầu tiên. Đồng chí Mười đánh quả cuối cùng. Trung đội trưởng Chủng là người đánh chiếm lô cốt đầu cầu. Trung đội phó Thái sẽ là người cắm cờ. Đại đội phó Phạm Văn Minh trực tiếp chỉ huy bộ phận mở cửa. Tôi và thông tin đi sau bộ phận mở cửa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2017, 09:16:05 pm »

   
        Trước giờ nổ súng, tôi bò đi gặp từng chiến sỹ đánh bộc phá. Tôi nhắc đi nhắc lại các đồng chí cứ bình tĩnh mà đánh, sẽ có hỏa lực bảo vệ cho các đồng chí. Trận này hỏa lực pháo cối của ta bắn trước. Lực lượng địch sẽ bị tiêu diệt 1 bộ phận, chúng sẽ rúc đầu xuống hầm tránh pháo.

        Tôi đến tận các đom vị phối thuộc ĐKZ và 12,7 ly vừa động viên, vừa giao nhiệm vụ: “Các đồng chí sẵn sàng khi nào hỏa điểm của địch bắn ra thì các đồng chí nhanh chóng bắn hủy diệt. Chú ý khi bộ đội đã nhảy được qua cửa mở không được bắn nữa vì sợ sẽ bắn nhầm quân ta. Chúc các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ”.

        Trời gần sáng rồi, tôi liên tục điện về hỏi Tiểu đoàn tình hình thế nào? Chúng tôi nằm gần địch quá nếu để trời sáng địch sẽ phát hiện được. Trận địa ĐKZ và 12,7 ly anh em đào công sự ngoài trống, đất cát tùm lum lộ hết. Đồng chí Tiểu đoàn trưởng nói: “Yêu tâm chờ Tiểu đoàn 9 báo cáo Trung đoàn mới cho nổ sủng. Tiểu đoàn 3 kéo pháo 85 vẫn chưa vào kịp, khi nào ta nổ súng sẽ cho xe kéo chạy thẳng đến bắn trực tiếp”.

        Tôi nhìn thấy cửa hầm còn hé mở liền tọng ngay một quả thủ pháo vào,anh em tọng tiếp mấy quả nữa. Khỏi thuốc vừa tan hết, chúng tôi mở cửa, thấy tụi địch có 8 tên chết mềm như chuối chín nẫu và một máy thông tin PR25. Có lẽ bọn này đã gọi cho máy bay đánh bom.

        Minh bị tôi đạp rơi xuống hào bên kia, người thì rơi xuống trước còn một tay đang với trên miệng hào nên đã bị mảnh lựu đạn cắt đứt hẳn một ngón tay của bàn tay phải. Từ đó Minh được đặt cho biệt danh là Minh cụt.

        Trong khi tấn công và tảo trừ chưa xong thì Tiểu đoàn thông báo máy bay lên hủy diệt nên tìm chưa kỹ. Hơn nữa cái hầm này tụi địch đào hầm rất dài rồi chia ra từng khúc, mỗi khúc có cửa đóng mở. Khi anh em chủng tôi đánh tảo trừ từ hai hướng, ai ngờ còn khúc giữa nó đóng cửa 2 đầu lại nên cứ tưởng là đánh hết rồi.

        Chúng tôi kiểm tra mấy xác chết trong hầm, có 1 tên Đại úy và một số giấy tờ tài liệu nên xác định đây là tên chi huy trưởng.

        Ở giữa trung tâm có một cái hầm to, chúng tôi đánh mấy quả bộc phá vào nhưng không dám xuống. Tồi cho đặt quả mìn phá hầm ngầm để phá. Mìn nổ, hầm chi lún xuống, chúng tôi tin là tụi địch đã bị diệt. Nhưng khoảng 20 phút sau có 1 tên lính chui ra, nỏ khai hầm đào sâu có nhiều ngách và nhiều tầng nhưng tất cả đã chết hết chi còn mình nó sống sót.

        Sau khi khai thác, nó nói: “Khi các ông đánh bộc phá mở cửa chúng tôi cứ tưởng bị pháo kích nên lính tráng cứ chúi đầu vào hầm. Khi phát hiện các ông tấn công bằng bộ binh thì đã muộn. Có một số hầm đã bỏ chạy, còn lại chống cự không nổi vì các ông vào nhanh quá”. Tên tù binh là sỹ quan tâm lý chiến mới được điều về đây mấy ngày.

        Chi khu Bù Đăng bị tiêu diệt, xung quanh chi khu, hàng chục chốt của địch nằm trên các điểm cao, đã lần lượt tan rã bỏ chạy. Địch lần lượt cắt rừng chạy về Đồng Xoài, Bù Đốp cũ và thị xã Phước Long. Lính ở đây có nhiều tên người dân tộc nên rất giỏi cắt rừng. Mấy ngày ở đây chúng tôi tham gia đi lùng sục truy quét tuyên truyền, vận động nhân dân gọi con em đi lính còn trốn ngoài rừng về trình diện. Kết quả đã có hàng trăm tên ra trình diện. Chúng tôi giải thích các chủ trương chính sách của mặt trận rồi cho về nhà để địa phương quản lí.

        Mờ sáng, Tiểu đoàn ra lệnh: “Khi nào pháo ngừng bắn, cho bộ đội đánh bộc phá xông vào, chú ý bắt liên lạc với Đại đội 3 và Tiểu đoàn 9”.

        Đồng chí Huân vừa nói xong, pháo cối ta liên tục cấp tập vào trung tâm chi khu và đồi Yên Ngựa. Chúng tôi nằm ở dưới dốc, pháo nổ trên đỉnh đồi nghe inh tai. Tiếng đạn cối 120 rít và nổ to lắm. Tôi sợ đạn lạc vào đội hình thì nguy hiểm vì bộ đội triển khai đánh bộc phá, tấn công vào nên người nọ nằm kề người kia.

        Tiếng cối vừa dứt, tôi hô anh Minh cho đánh ngay. Đồng chí Lưu Đình Móng thân hình nhỏ bé nhảy lên ôm quả bộc phá đặt vào hàng rào giật nụ xòe. Bộc phá nổ to như tiếng bom, khói đen khét lẹt, đất đá, cây cỏ bay mù mịt. Lần lượt anh em nhảy lên đánh bay từ hàng rào này đến hàng rào khác.

        Đánh xong hàng rào thứ 4, địch phát hiện được ta đánh bộc phá mở cửa. Đạn, từ lô cốt đầu cầu của địch bắn ra như mưa, nhưng vì gần và dốc quá nên đạn đều vọt qua đầu chúng tôi. Hỏa lực ta đồng loạt nổ súng. Hỏa lực của địch bị câm ngay. Hoả lực của ta liên tục bắn vào hai bên cửa mở, nên các lô cốt của địch phía ngoài không dám bắn ra.

        Hỏa điểm của địch xuất hiện là anh em ĐKZ và 12,7 ly bắn tiêu diệt ngay. Bộ đội tiếp tục đánh bộc phá, đến hàng rào thứ 7. Vì địa hình dốc quá lại trơn, đồng chí Mười ghì bộc phá vào hàng rào thứ 7 bị tụt lên, tụt xuống hai, ba lần không đánh được. Đoàn Đức Thái nhảy lên giằng quả bộc phá từ tay Mười ghì vào hàng rào thứ 7 giật nụ xòe, khói thuốc đã phun ra đen ngòm. Tôi hô: “Thái! Chạy đi!” Thái vẫn không chạy, mà ghì chặt bộc phá vỉ thả ra thì sợ bộc phá roi xuống. Bộc phá nổ một tiếng đinh tai, đất cát mù mịt, hàng rào bung ra một miếng bằng cái nia, Trung đội trưởng Chùng nhảy vào đánh quả thủ pháo trúng lô cốt đầu cầu, rồi vẫy tay cho bộ đội tiến vào.

        Lúc này trời đã sáng bạch, anh em chúng tôi đánh từ hầm này sang hầm khác. Lựu đạn, thủ pháo quăng lia lịa vào các hầm. Chi trong mấy phút, chúng tôi đã đánh thẳng vào trung tâm. Minh đã thay Thái cắm lá cờ Giải phóng lên giữa trung tâm chi khu.

        Ở bên trái, anh em Đại đội 3 cũng đã mở được cửa và đánh thẳng lên trung tâm, bắt liên lạc được với chúng tôi, 2 đơn vị chúng tôi nhanh chóng lùng sục tảo trừ địch và phân công mỗi đơn vị đảm nhiệm một hướng để đánh địch phản kích.

        Tiểu đoàn lệnh cho Đại đội 3 cử một mũi đánh sang đồi Yên Ngựa bắt liên lạc với Tiểu đoàn 9. Lúc này anh em Tiểu đoàn 9 cũng đã làm chủ trận địa. Tôi báo nhanh về Tiểu đoàn: “Đại đội 3 và Đại đội 1 đã làm chủ hoàn toàn chi khu diệt hàng chục tên, thu nhiều loại vũ khí”.

        Đại đội 1 chi có đồng chí Đoàn Đức Thái hi sinh. Thái đã tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rồi anh dũng hi sinh. Bộc phá nổ phá toang hàng rào làm xác Thái bay bắn lên hàng rào. Chúng tôi đã chôn cất Thái chu tất và sau này Thái đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

        Tiểu đoàn thông báo địch cho máy bay lên đánh bom hủy diệt. Chỉ một lúc địch đã cho 2 chiếc phản lực đến bổ nhào đánh bom. Một quả bom rơi ngay gần trung tâm làm sập hầm, đồng chí Núi xạ thủ B40 hi sinh, súng bị cháy queo.

        Hết đợt bom, chúng tôi tiếp tục lùng sục. Tôi thấy anh em kêu lên trong hầm này còn địch. Minh định nhảy vào mờ cừa. Tôi thấy từ trong hầm, địch quăng ra một quả lựu đạn mỏ vịt đang xì khói. Tôi vội đạp Minh bay xuống hào phía bên kia và tôi cũng vội nằm ngay xuống hào. Lựu đạn nổ khói đen mù mịt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2017, 09:18:00 pm »


        “VỂ PHƯỚC LONG XÂY CHIẾN THẮNG”

        Ngày 20 tháng 12 năm 1974, Trung đoàn 271 được lệnh hành quân về thị xã Phước Long để tham gia chiến dịch giải phóng thị xã Phước Long. Thời gian này chi khu Đồng Xoài cũng đã được giải phóng, ép địch xuống gần Phú Giáo. Tiểu đoàn 2 của chúng tôi được giao nhiệm vụ đánh căn cứ Bù Đốp cũ, nằm ở ngã ba đường 14, một đường đi về thị xã Phước Long, một đường chính đi về Phước Bình.

        Phước Bình có con đường nhựa đi về thị xã Phước Long. Núi Bà Rá kẹp giữa 2 con đường này, địch đóng ở Bù Đốp cũ khoảng 1 Đại đội hơn 100 tên, có hầm hào lô cốt, có mấy lớp hàng rào bảo vệ.

        Ngày 26 tháng 12, chúng tôi tấn công vào Bù Đốp, địch đã bỏ chạy hết. Tôi điện về Tiểu đoàn, địch đã bỏ chạy cả đêm để lại nhiều quân trang, quân dụng và đạn dược. Tiểu đoàn lệnh Đại đội 1 cho bộ đội dịch lên gần chân núi Bà Rá đào công sự chốt tại đó. Sở Chi huy tiểu đoàn sẽ tới Bù Đốp.

        Núi Bà Rá là một ngọn núi độc lập cao 733 mét so với mực nước biển, án ngữ phía Đông, Đông Nam, Đông Bắc thị xã Phước Long. Hai bên chân núi có 2 con đường chạy từ Bù Đốp cũ lên và Phước Bình lên gặp nhau tại đuôi của ấp Tư Hiền gọi là ngã ba Tư Hiền. Từ đây chỉ có 1 con đường đi lên thị xã Phước Long, phía phải đường vài trăm mét là Sông Bé, bên trái là rừng có nhiều dốc.

        Núi Bà Rá như một cái chòi canh cho thị xã, địch đóng trên núi có hơn 1 Đại đội bộ binh và nhiều loại hỏa lực. Địch đặt ra đa định hướng, các hệ thống thông tin liên lạc cả quân sự, dân sự và là đài quan sát cho các trận địa pháo binh.

        Dưới chân núi nhân dân làm nương rẫy. Núi chủ yếu là đá nên không có cây to toàn là cỏ với cây sim, cây mua, đất đai khô cằn. Địch có hệ thống phòng thủ kiên cố. Mặc dù những ngày này ta đã áp sát chân núi nhưng địch vẫn xem núi Bà Rá là bất khả xâm phạm. Địch tuyên truyền thách thức Việt cộng đánh núi Bà Rá.

        Muốn giải phóng thị xã Phước Long nhất thiết phải tiêu diệt và làm chủ cao điểm núi Bà Rá. Ở miền đông Nam Bộ có 2 ngọn núi cao nổi lên giữa vùng tương đối bàng phăng đó là núi Bà Rá và núi Bà Đen ở Tây Ninh. Cả hai ngọn núi cao này, địch đều đặt các đài quan sát, ra-đa định hướng để phát hiện hệ thống thông tin liên lạc của ta.

        Chúng tôi được thông báo ý định tác chiến đánh chiếm núi Bà Rá như sau:

        Pháo binh của ta liên tục bắn cầm canh nhiều ngày, nhiều đêm làm cho địch tưởng rằng ta không có ý định đánh Bà Rá bằng đặc công. Đại đội tôi được giao nhiệm vụ đêm 29 tháng 12 vào chiếm lĩnh ờ chân núi Bà Rá, tổ chức trận địa phục kích đánh chặn quân địch, từ ấp Tư Hiền 1 phản kích khi núi Bà Rá bị đặc công tấn công.

        Đêm 29, rạng 30 tháng 12, đặc công sẽ tấn công tiêu diệt quân địch ở núi Bà Rá. Không phải chỉ có đơn vị tôi mà xung quanh chân núi Bà Rá có nhiều đơn vị chốt chặn để hỗ trợ cho đơn vị đặc công tấn công ờ trên cao điểm. Đại đội tôi bố trí trận địa ở cách ấp Tư Hiền một khoảng hơn 1 km, địa hình hết sức phức tạp.

        Chúng tôi phải bố trí giữa mấy nương lúa, dân vừa mới thu hoạch. Hầm đào dựa vào mép bờ ruộng, chỉ đánh địch được 1 hướng từ Tư Hiền ra. Nếu như địch đi hướng khác thì hoàn toàn bất lợi. Trong khi đó có 1 đồn địch còn nằm phía sau chúng tôi. Chúng tôi tác chiến độc lập, không ai chi viện khi khó khăn. Nếu đặc công không dứt điểm được cao điểm Bà Rá thì không thể hình dung nổi những điều gì xảy ra với chúng tôi.

        Tôi và Đại đội trưởng Dũng hết sức lo lắng, hai anh em bàn bạc đặt ra nhiều tình huống để xử lý. Chúng tôi cho bộ đội chặt chuối của dân làm nắp hầm. Đất cứng quá, hầm chỉ đào sâu được khoảng 60 phân, được ngụy trang bằng rơm rạ. Sáng ra bộ đội tuyệt đối không được ai lên khỏi hầm, liên tục cả đêm pháo 85 nòng dài của ta bắn lên đỉnh núi, mỗi khi đạn nổ chúng tôi thấy sáng chói cả vùng.

        Chúng tôi lo lắng, chờ đợi. Trời sắp sáng rồi vẫn không thấy đặc công nổ súng. Nếu đặc công không đánh được, ngày mai trận địa chúng tôi sẽ gặp khó khăn vì không phán đoán được địch sẽ đi đường nào. Tôi điện về Tiểu đoàn hỏi tình hình thế nào. Tại sao gần sáng rồi mà chưa thấy đặc công nổ súng. Tiểu đoàn thông báo nhiệm vụ các đơn vị không thay đổi, khi nào pháo ngừng bắn là đặc công sẽ tấn công lên.

        Mờ sáng, tiếng pháo vừa dứt được mấy phút, bộc phá tiếng to, tiếng nhỏ liên tiếp nổ như ngô rang. Cả 1 khu đồi sáng rực lên, tia chớp liên hồi. Chúng tôi nhìn lên đinh núi qua ánh lừa thấy bộ đội ta vận động tấn công. Tôi mừng quá reo lên, đặc công nổ súng rồi, quân địch sẽ bị tiêu diệt. Trận địa chúng tôi hoàn toàn yên tâm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2017, 09:18:31 pm »


        Sau mấy phút chúng tôi được thông báo đặc công đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn núi Bà Giá. Tôi và Dũng trao đổi, địch không có khả năng phản kích, ta cho bộ đội dịch lên dãy chuối của dân đào hầm chốt tại đó chứ ở đây chết nắng mất. Nếu địch có đi vào bãi trống này thì ta ở bãi chuối kia vẫn khống chế ngăn chặn được. Khi chúng tôi cho bộ đội di chuyển vào bãi chuối mới thấy đây thực sự là nơi đón lõng địch lợi hại nhất.

        5 giờ chiều, 30 tháng 12, Tiểu đoàn lệnh của cho chúng tôi vận động ra đường trục, cho bộ đội tấn công ấp Tư Hiền, sau đó tấn công lên ngã ba Tư Hiền, bắt liên lạc với một đơn vị của Sư đoàn 7 đang từ Tân Bình đánh lên thị xã.

        Chấp hành lệnh, chúng tôi đi ngay và cứ tưởng từ đây tới ngã ba Tư Hiền địch đã bỏ chạy hết nên bộ đội rất chủ quan. Ra tới đường chính, đồng chí Chúc, Tiểu đoàn phó dẫn 5 đồng chí trinh sát của Tiểu đoàn đã đón sẵn.

        Mấy cán bộ Trung đội và Đại đội trưởng Dũng đi trước cùng bộ phận của đồng chí Chúc. Bộ đội mang vác nặng nên đi chậm hơn. Đến đầu ấp Tư Hiền, một giọng hét to từ mé đường bên phải vọng ra: “Đơn vị nào đó! Đứng lại”. Bộ phận cùa Dũng và Chúc chỉ cách nơi phát ra tiếng thét khoảng 15 mét. Dũng đứng sững lại trả lời: “Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 271 đây”- Tiếng quát tiếp: “271 nào!” và một chuỗi câu văng tục. Dũng quát lại: “Các anh ăn nói từ tế nhé 271 chứ 271 nào nữa”.

        Tôi ở phía sau cách đó khoảng 30 mét, nhìn thấy lố nhố áo rằn ri nên biết chắc là địch rồi. Tôi vẫy tay ra hiệu bộ đội tiến lên ngang với tôi và rẽ ra hai bên sẵn sàng nổ súng. Lúc này bộ phận đi trước cũng biết là địch rồi nhưng chạy thì chúng sẽ bắn. Thế là các anh từ từ lui ra và rẽ về 2 bên đường. Tôi chờ cho số cán bộ rút an toàn, rồi mới cho bộ đội từ từ lui ra.

        Thật hú vía! Quân địch bị ta đánh chạy toán loạn. Nhiều đơn vị chạy từ Bù Đăng, Bù Đốp về đây, chúng vừa mất tinh thần, lại không phân biệt được phiên hiệu đơn vị nào. Nếu nó bình tĩnh thì chắc là nó xơi gọn tốp cán bộ của chúng tôi rồi. Chúng tôi đào hầm, chốt tại đó. Tiểu đoàn cũng dịch đội hình áp sát đơn vị tôi để chuẩn bị cho kế hoạch ngày mai.

        Đầu ấp Tư Hiền, địch xây dựng một chốt từ lâu, có hầm hào kiên cố, dây thép gai bao bọc. Buổi chiều chúng tôi đã nhìn rõ chốt địch nhưng không rõ quân số cụ thể, trang bị của chúng như thế nào. Khoảng nửa đêm, Tiểu đoàn giao nhiệm vụ:

        Năm giờ sáng mai, Đại đội 1 tấn công tiêu diệt địch ở đầu ấp Tư Hiền. Tiểu đoàn tăng cường cho một khẩu ĐKZ và một khẩu cối 82. Đại đội cho hỏa lực bắn trước, rồi bộ đội tấn công vào.

        Đại đội 2 đánh cặp bên sườn núi.

        Đại đội 3 đánh cặp theo bờ sông Bé.

        Tiểu đoàn quyết tâm tiêu diệt địch và làm chủ hoàn toàn ấp Tư Hiền.

        Cà đêm chúng tôi chỉ cách địch hơn 100 mét, nhưng cả 2 bên đều án binh bất động. Có lẽ tụi địch tưởng chúng tôi là quân của nó vì chiều hôm qua 2 bên gặp nhau nói qua nói lại đều do đồng chí Dũng nói tiếng miền Nam. Dũng quê ở Bình Dương, còn quần áo thì mấy ngày nay chúng tôi nằm hầm nhem nhuốc chẳng phân biệt được màu sắc gì, vì địch cũng nhiều sắc lính quần áo lung tung.

        Để đảm bảo chắc thắng, chủng tôi cho cán bộ bò lên xác định vật cản, hướng tấn công và xác định phần tử, mục tiêu cho hỏa lực bắn.

        Đúng kế hoạch, 5 giờ sáng Tiểu đoàn lệnh tấn công. Sau khi các loại hỏa lực dồn dập nã đạn vào. Địch bắn ra yếu ớt, chủ yếu là mấy quả cối và đạn M79. Chúng tôi cho bộ đội xung phong. Địch bỏ chạy để lại mấy tên lính bị thương.

        Tôi hỏi ngay mấy tên tù binh, địch chạy về hướng nào. Nó nói chủ yếu chạy về bên phải, cặp bờ sông Bẻ, sau đó chạy về thị xã vì sợ chạy đường chính các ông đón chặn. Tôi điện về Tiểu đoàn đề nghị cho Đại đội 3 tấn công nhanh bên phải địch đang chạy ra hướng bờ sông Bé. Đơn vị tôi tấn công theo trục đường chính ở giữa ấp, còn Đại đội 2 thì cặp theo rìa chân núi Bà Rá.

        Khi đơn vị tôi đến hết ấp Tư Hiền thì gặp một khoảng trổng và chúng tôi đã nhìn thấy ngã ba Tư Hiền có con đường nhựa chạy từ Phước Bình lên thị xã. Tôi điện về Tiểu đoàn, chúng tôi đã tấn công đến hết ấp Tư Hiền, nhìn thấy ngã ba Tư Hiền nhưng chẳng có đơn vị nào cả. Tiểu đoàn lệnh cho chúng tôi đánh cặp sang phải, tạt sườn hỗ trợ Đại đội 3.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2017, 09:19:02 pm »


        Lúc này Đại đội 3 đánh cặp bờ sông lên đã gặp địch. Khi lực lượng của chúng tôi đánh tạt sang thì địch chạy về hướng thị xã. Tiểu đoàn ra lệnh các đơn vị đào hầm chiến đấu tại chỗ.

        Được tin chúng tôi chiếm và làm chủ ấp Tư Hiền, Sư đoàn đã cho 2 chiếc xe tăng T54 chạy từ Bù Đốp cũ lên để hỗ trợ cho Tiểu đoàn, đề phòng địch phản kích chiếm lại, vì đây là cửa ngõ vào thị xã, chỉ cách thị xã hơn 2 km.

        Khi bộ đội đánh vào, dân bỏ chạy vào rừng sơ tán. Chúng tôi lợi dụng vườn của dân cho bộ đội đào hầm, chống địch phản kích.

        Khoảng hơn 7 giờ sáng, chúng tôi vào đây mà mãi tới quá trưa vẫn không thấy địch phản kích. Một số anh em đã đi lại trong ấp, một số tranh thủ ngủ. Tôi sợ bộ đội ta chủ quan nên liên tục cho cán bộ Đại đội đi xuống anh em kiểm tra, nhắc nhở bộ đội cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu.

        Tôi và Dũng tranh thủ đi kiểm tra địa hình và vòng ra phía sau gặp Ban Chỉ huy Đại đội 4 để làm kế hoạch hiệp đồng tác chiến.

        5 giờ chiều ngày 2 tháng 1 năm 1975, Tiểu đoàn thông báo Trung đoàn sẽ tập trung 2 khẩu pháo 85 kết hợp với khẩu cối 82 của Tiểu đoàn bắn cấp tập vào chốt địch trước tiền duyên của Đại đội 1. Sau đó Đại đội 1 và Đại đội 3 được 2 xe tăng T54 tăng cường cùng tấn công vào chốt địch.

        Theo hiệp đồng pháo Trung đoàn và Tiểu đoàn bắn cấp tập mấy chục quả trước mặt chúng tôi khoảng 600 mét. Tiểu đoàn ra lệnh cho Đại đội tôi và Đại đội 3 kết hợp xe tăng tấn công.

        Từ bìa ấp chúng tôi và xe tăng vận động mới ra bãi cỏ tranh trước mặt thì địch tập trung hỏa lực phản kích quyết liệt đủ các loại đạn. Xe tăng nhả khói đen mù rồi hạ nòng pháo bắn được mấy quả chẳng ăn thua gì, rồi 2 chiếc xe tăng vòng chạy ra.

        Chúng tôi không có máy liên lạc với xe tăng. Tôi điện báo về Tiểu đoàn, xe tăng chạy ra rồi, địch phản kích quyết liệt quá. Tiểu đoàn lệnh cho bộ đội quay về vị trí xuất phát, rồi chốt tại đó.

        Sáng ngày 3 tháng 1 năm 1975, chúng tôi được thông báo hiện nay các cánh quân đã áp sát thị xã Phước Long, các đài quan sát pháo binh ta đã có mặt trên núi Bà Rá để chỉnh pháo bắn vào các mục tiêu trong thị xã. cấp trên sẽ tăng cường cho Trung đoàn 2 khẩu pháo 85 trực tiếp chi viện cho Tiểu đoàn 2, đánh tiêu diệt mục tiêu đầu cầu vào thị xã.

        Hai giờ chiều, bộ phận cảnh giới bắt được hai tên tù binh đưa lên Đại đội. Tôi hỏi: “ Tụi bay ở đâu đi ra đây?”. Lúc đầu chúng nói: “Tụi tôi ở bên bãi tranh kia kìa”. Tôi hỏi: “Tụi bay đi đâu?”, nó nói: “Tụi tôi đi lấy dù pháo sáng đang treo trên cây chứ có làm gì đâu mà các anh bắt”. Nó tưởng chúng tôi là quân của nó nên mặt hai thằng này tỉnh bơ. Tôi nói chúng tôi là quân giải phóng các anh đã bị bắt và hỏi: “Tụi bay ở cách đây có xa không?” - “Ngay trước mặt bên kia bãi tranh, đây ra đó có mấy chục mét ạ”. Tôi hỏi: “Tụi bay có đông không?” - “Đông lắm, có hầm hào kiên cố”.

        Tôi báo lên Tiểu đoàn. Tiểu đoàn điện đưa ngay chúng lên để khai thác. Như vậy từ hôm qua tới nay chúng tôi chi cách địch hơn 50 mét, cách nhau một bãi cỏ tranh. Chúng tôi ở rìa ấp, tụi địch ở trong đồn. Hôm qua pháo cối ta đều bắn vọt ra phía sau, chủ yếu lên mép đường.

        Hơn 5 giờ chiều, pháo của ta có hàng chục khẩu đủ loại, kể cả pháo 130 ly, từ nhiều hướng bắn vào trung tâm thị xã. 2 khẩu pháo 85 tăng cường của Trung đoàn chi viện cho Tiểu đoàn 2 cũng tiếp tục bắn. Mấy khẩu cối 82 của Trung đoàn, Tiểu đoàn bắn phá các mục tiêu trước mặt chúng tôi vài trăm mét.

        Khi pháo cối vừa dứt, Tiểu đoàn ra lệnh xung phong. Đại đội tôi đánh bên phải, Đại đội 3 đánh bên trái. Hướng Đại đội tôi khi vận động ra gần bãi cỏ tranh vấp phải hàng rào dây thép gai. Vì bộ đội mang vác nặng nên tôi cầm hộ anh em chiếc kéo cắt dây thép gai. Anh em vướng dây thép gai không lên được nàm bẹp xuống. Dũng bảo tôi: “Anh lên cắt dây thép gai đi, nhanh lên không thì chết hết”. Tôi vội vàng lên cắt lia lịa hai lớp hàng rào đơn. Bộ đội ào ào xông vào. Đại bộ phận nhảy được vào phía ứong bờ đắp thì bị địch phát hiện. Từ cánh phải địch dùng đại liên và 12,7 ly bắn ngăn chặn phía sau đơn vị tôi. Mấy đồng chí hi sinh chồng lên nhau. Trong đó có Hùng liên lạc bị một viên 12,7 ly bắn mất phần đầu phía trên trán.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2017, 09:19:29 pm »


        Bộ phận chúng tôi vào trước đã bám vào bờ đắp bắn trả quyết liệt. Tôi nhìn sang bên trái, Đại đội 3 cũng chưa vào được và đang bị hỏa lực địch bắn chéo qua. Tôi gọi: “Chủng, cậu dùng B41 bắn vào hỏa điểm kia, chi viện cho Đại đội 3 không họ chết hết”. Chủng nhanh chóng bắn 2 quả B41 vào hỏa lực địch. Hỏa lực địch im bặt. Anh em Đại đội 3 đã nhảy được vào trong bờ đắp.

        Phía trong bờ đắp rộng khoảng 400m2, địch dùng làm bãi để xe hư hỏng ở các nơi kéo về sửa chữa. Bờ đắp cao khoảng 60 phân, phía dưới có các chiến hào, sâu khoảng 50 phân nhưng không có nắp. Phía phải có một con đường to đi sang tiểu khu cũ địch đóng chốt ở đây đã nhiều năm. Từ bãi xe sang chốt, địch rải toàn dây thép gai bùng nhùng có đến 5, 6 lớp, chiều dày đến chín, mười mét không thể sang được.

        Chúng tôi cho bộ đội bám vào bờ rào để bắn sang. Địch bắn trả M79 và cối 60 quyết liệt. Anh em chúng tôi phải rúc xuống gầm xe ô tô để tránh mảnh, có nhiều quả nổ ngay trên thùng xe. Tôi và Đại đội 3 đã bắt liên lạc được với nhau. Chúng tôi chia nhau mỗi đơn vị đảm nhiệm một hướng. Thuần, Đại đội trưởng đại đội 3 nói: “Tôi đã có mấy đồng chí hi sinh tại cửa mở, may có các anh bắn kiềm chế và tiêu diệt được hỏa lực đầu cầu không thì đơn vị tôi chết hết”.

        “Tôi cũng vào được gần hết đội hình thì địch mới phát hiện được và dùng hỏa lực bắn chặn, tôi có bốn đồng chí hi sinh đang nằm ngoài bờ đắp”. Tôi báo nhanh về Tiểu đoàn. Tiểu đoàn biểu dương tinh thần chiến đấu của bộ đội và nhắc nhờ hai đơn vị bàn bạc kế hoạch tác chiến cho tốt, cho bộ đội đào hầm, quyết chiến đấu đến cùng không cho địch phản kích lấy lại. Tiểu đoàn sẽ tăng cường Đại đội 2, các loại hỏa lực và đạn dược để ngày mai đánh địch phản kích, giữ vững trận địa.

        Khoảng nửa đêm, toàn mặt trận im tiếng súng. Tôi và mấy chiến sỹ tổ chức cắt hàng rào để đưa mấy đồng chí hi sinh vào trong bờ đắp. Tôi bê Hùng liên lạc vượt lên khỏi bờ đắp, thì mấy loạt đạn từ trong đồn bắn ra. Tôi ôm Hùng lăn xuống hào. Óc và máu của Hùng thấm trắng cả tay áo tôi. Mãi tới mấy ngày sau khi giải phóng tôi mới có áo thay. Sau đó, Đại đội 2 vào tăng cường, thêm 1 khẩu ĐKZ 82 và nhiều đạn dược, nhất là đạn B40, B41 bộc phá, thủ pháo. Anh em vận tải khiêng số tử sỹ và thương binh về phía sau.

        Đại đội 2, Đại đội 3 quân số khá đông. Đơn vị tôi tính cả cán bộ chi còn lại hơn chục tay súng, chủ yếu lính các đơn vị tăng cường. Tiểu đoàn thông báo quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch là phải giải phóng Phước Long trước ngày 7 tháng 1 năm 1975. Nếu kéo dài sẽ gặp khó khăn. Địch đã điều động 20 tiểu đoàn lính dù về sân bay Tân Sơn Nhất sẵn sàng đổ quân nhằm cứu vãn Phước Long.

        Để đảm bảo thắng lợi nhanh nhất, Bộ Chỉ huy Miền đã huy động Sư đoàn 3, Sư đoàn 7 và toàn bộ pháo của đoàn pháo Biên Hòa về đây. Nay điều thêm một Trung đoàn bộ binh của Sư 9, sẵn sàng đánh quân đổ bộ ở vùng Đức Hạnh.

        Từ sáng ngày 5 tháng 1 năm 1975, các đơn vị của Tiểu đoàn 2 bám bờ đắp, dùng hỏa lực bắn sang chốt địch. Giữa ta và địch chỉ cách nhau khoảng hơn 50 mét, nhưng có đến cả chục hàng rào dây thép gai nên không thể tấn công được. Chúng tôi dùng ĐKZ vác vai bắn sang các lô cốt đầu cầu. Từ chỗ chúng tôi sang phía địch chi có một con đường mà địch đã dùng hàng rào bùng nhùng, rải chín, mười lớp để lấp ngăn chặn.

        Chúng tôi phá được khá nhiều hàng rào và khống chế không cho địch ra khắc phục lại. Ở đoạn gần địch, chúng tôi cho bộ đội cột 2 quả thủ pháo với nhau giật nụ xòe quảng vào, chỉ còn lại vài lớp trong cùng không sao phá được.

        Đầu chiều, pháo của ta từ nhiều hướng cấp tập bắn vào trung tâm thị xã. Pháo bắn gần 2 tiếng đồng hồ mới dứt. Tiểu đoàn thông báo pháo của ta đã bắn cấp tập vào thị xã. Các đơn vị bộ binh từ nhiều hướng đang chuẩn bị tấn công. Sư đoàn đã điều Tiểu đoàn phòng không 37 lên sát Tiểu đoàn ta, quyết tâm kiềm chế máy bay địch đến oanh tạc, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn tấn công. Hiện nay Trung đoàn đã kéo hai khẩu pháo 85 bắn thẳng hỗ trợ chúng ta. Pháo sẽ bắn 50 quả, sau đó các đồng chí cho bộ đội lên phá hàng rào xông vào.

        Pháo 85, cối 82 của Tiểu đoàn và súng ĐKZ của chúng tôi cấp tập dội vào trung tâm chốt địch, khói đất mù mịt, ngồi dưới hào nghe pháo cối ta bắn qua, tiếng rít của đạn xé tai. Pháo vừa dứt, bộ đội lên đánh bộc phá vào mấy hàng rào còn lại thì bị địch phản kích quyết liệt, anh em đành quay lại.

        Tiểu đoàn điện, phía bên trái đường chính, bộ binh và xe tăng của ta đang tấn công từ Phước Bình lên, chú ý bắt liên lạc với họ. Đồng chí Thuần cử đồng chí Điền, Đại đội phó và 2 chiến sỹ ra đường chính bắt liên lạc với xe tăng. Điền nói 2 bên còn địch chưa đánh đâu, bên phải địch cố thủ mạnh lắm, các đồng chí cho xe tăng bắn vào đây mấy quả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2017, 06:17:17 am »

             
        Xe tăng quay nòng pháo bắn liên tiếp mấy quả vào lô cốt đầu cầu. Chúng tôi thấy địch im tiếng súng liền hô bộ đội nhảy lên đánh liên tiếp 2 quả bộc phá. Hàng rào bị tung ra. Chúng tôi ào ào đánh thẳng vào trung tâm. Thủ pháo, lựu đạn, bộ đội quăng tới tấp xuống hầm, những hầm to anh em đã quẳng cả quả bộc phá sào vào. Nhiều hầm phía trước, địch chưa biết chúng tôi đã vào vùng trung tâm, nên vẫn quay súng bắn ra phía trước. Hầu hết tụi địch hai ngày nay bị pháo ta bắn nổ trên hầm nên điếc hết. Tiếng bộc phá, tiếng lựu đạn tụi nó cứ tưởng là pháo kích nên hầu hết chúi đầu trong hầm.

        Hầm hào của địch làm hết sức kiên cố, sâu hơn 1 mét, rộng khoảng hơn 2 mét, dài có cái 9 đến 10 mét. Chúng đưa gỗ từ rừng về, những cây gỗ có đường kính đến 70 phân, đậy lên lấp một lớp đất đá dày. Xung quanh sát mép đất nó kê lên cao khoảng vài chục phân thành lỗ châu mai, tụi địch kê ván ngủ nghỉ. Ở đây đã nhiều năm, địch chạy xung quanh dưới hầm chỗ nào cũng có thể bắn và ném lựu đạn ra được. Mỗi hầm địch ở khoảng 9 đến 10 tên.

        Chi trong mấy phút, Tiểu đoàn chúng tôi cơ bản làm chủ trận địa. Bọn tù binh khai ở giữa có một cái hầm dài 50 mét từ Đông sang Tây có nhiều cửa để lên, có các cửa đóng mở lên xuống. Hầm hào sâu khoảng 1,5 mét, rộng khoảng 2 mét, lấp đất dày, pháo bắn không sập, chúng tôi đi trên vẫn không biết. Khi tên tù binh khai ra, chúng tôi cho mấy tên chui xuống kêu gọi tụi lính dưới đó lên đầu hàng nếu không quân giải phóng sẽ đánh bộc phá chết hết.

        Tôi nói trong vòng mấy phút không lên thì đừng có trách chúng tôi. Anh em có người tức giận nói quăng thủ pháo vào cho nó chết quách đi cho xong, bắt làm gì. Tôi nói không được, để tí nữa xem sao. Chi một lát sau tụi địch chui ra, đầu hàng. Tất cả có hơn 60 tên, trong đỏ có tên Trung tá chỉ huy trưởng. Chúng tôi tiếp tục lùng sục. Tiểu đoàn điện các Đại đội phân chia ra từng khu vực đảm nhiệm chú ý địch đánh phản kích.

        Xe tăng và một số bộ binh đi cùng thấy thuận lợi đã tấn công thẳng vào trung tâm, trong khi các đơn vị bộ binh chưa vào kịp nên đã bị địch phản kích. Anh em phải tạt sang trái cạnh hồ nước để cố thủ, một chiếc xe tăng T54 bị địch bắn cháy đỏ như con cua luộc. Bộ phận này bị thiệt hại khá nặng, trong đó có đồng chí Điền đại đội phó đại đội 3 đã hi sinh.

        Anh em đi cùng kể lại, anh Điền nhảy lên xe tăng, chi mục tiêu cho xe tăng bắn. Xe chạy nhanh anh không xuống kịp mà ngồi trên xe tăng đi thẳng vào thị xã. Kết thúc trận đánh, chúng tôi tìm không thấy anh Điền và sau này cũng không tìm thấy xác anh.

        Làm chủ xong, chúng tôi mới có điều kiện đi thị sát lại toàn bộ trận địa. Đường hầm hào của địch quá kiên cố vì trước đây là Bộ Chỉ huy tiểu khu Phước Long, về sau mới chuyển lên trên thị xã. Những hầm ở phía trước, từ hôm qua đến nay nó đánh rất quyết liệt vỏ đạn đại liên đạn, 12,7 ly có lẽ phải mấy bao tải. Theo số hầm bố trí ở đây, địch cỏ khoảng trên 300 tên. Do bị đánh nhiều nơi, chúng dồn về đây quá đông, có lẽ phải trên 500 tên. Hầm đầu cầu, xe tăng bắn vào chúng tôi đếm được 20 cái xác, còn các hầm khác 14 đến 15 xác. Chúng tôi chỉ bắt sống được hơn 60 tên, còn toàn bộ bị tiêu diệt ngay dưới hầm.

        Sáng ngày 6 tháng 1, pháo binh của ta lại tiếp tục bắn hàng ngàn quả vào thị xã Phước Long. Sau đó các đơn vị bộ binh và xe tăng của Sư đoàn 7 đã đánh thẳng vào giữa trung tâm thị xã. Chúng tôi chốt lại tại đây. Tiểu đoàn 9 và Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 271 đánh chiếm khu vực cầu Đắc Lung.

        Khi chạy, địch đã lùa dân chạy theo. Tại cầu Đắc Lung 2 máy bay phản lực ném 2 quả bom trúng giữa đám dân sơ tán. Hàng trăm người dân vô tội bị chết và bị thương. Trưa ngày 6 tháng 1 năm 1975, thị xã Phước Long được giải phóng và tỉnh Phước Long là tỉnh đầu tiên của miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

        Tiểu đoàn 2 được giao nhiệm vụ chốt lại khu vực này, sẵn sàng đánh địch phản kích. Bộ đội phải kéo xác địch ra khỏi hầm để ở. Xác địch chất thành từng đống, từng dãy.

        Kết thúc chiến dịch, Thiếu tướng Hoàng cầm, Tư lệnh chiến dịch và một số tùy tùng xuống ngay để thị sát trận địa. Ông đi khắp trận địa xem từng hầm, hào, lô cốt cấu trúc của địch. Thấy xác địch chết nhiều quá xếp thành đống, ông đến hỏi tôi : “Khu vực này đơn vị nào đánh đây” Tôi trả lời: “Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 271 đánh ạ!” ông nói: “Nếu biết quân địch bố trí thế này và quân số trang bị như thế này thì một Trung đoàn chưa dám tấn công, thế mà một Tiểu đoàn đánh , các đồng chí đánh giỏi lắm! Tôi sẽ về đề nghị Bộ Chỉ huy Miền tặng thưởng Huân chương Quân công đơn vị đồng chí”. Ông nói với đồng chí tùy tùng: “Đồng chí ghi đầy đủ phiên hiệu của đơn vị”. Chúng tôi cứ tưởng ông nói động viên. Không ngờ, sau khi ông về làm việc với Sư đoàn và Trung đoàn đã đề nghị Bộ Chỉ huy miền tặng Huân chương Quân công hạng 3 cho Tiểu đoàn 2.

        Sáng ngày thứ 3, xác địch phình ra, một số xác bên ngoài thì bị xe tăng, xe pháo địch đằn nát kéo đi khắp nơi làm cả một vùng thối không chịu được. Chúng tôi phải đào hầm ra ngoài để ở, sẵn sàng đánh địch phản kích. Vì lúc này Đài phát thanh Sài Gòn vẫn liên tục phát đi phát lại lời kêu gọi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tái chiếm Phước Long và nhân dân để tang một tuần tường niệm các chiến sỹ Việt Nam cộng hòa tử trận.

        Đề phòng địch tái chiếm Bộ Chỉ huy Miền đã cho chở hàng chục tấn bộc phá xuống và cho anh em công binh đánh sập các công trình quốc phòng của địch trong thị xã Phước Long.

        Chúng tôi được ra ấp Tư Hiền ở, sẵn sàng đánh địch và phát động nhân dân đi gọi con em ngụy quân, ngụy quyền còn lẩn trốn ngoài rừng về và giúp đỡ nhân dân tu sửa lại nhà cửa, ổn định cuộc sống. Sau khi các đơn vị chốt ở đây biết được ý định địch không có khả năng tái chiếm Phước Long vì lực lượng của nó đang bị căng kéo đối phó trên toàn chiến trường. Các đơn vị lần lượt rút khỏi Phước Long.

        Đơn vị tôi được lệnh hành quân về Trại Bí, Tây Ninh để nhận nhiệm vụ mới. Chúng tôi hành quân gần tới Bù Đốp thì gặp một số anh em người cùng xã ở Trung đoàn pháo 262 ra chặn đường hỏi thăm tôi. Các anh Thịnh, Nhơn, Phúc, Tam gặp được tôi ai cũng mừng. Họ cứ tưởng tôi đã chết vì thấy đơn vị bộ binh đánh nhau ác liệt quá. Cách đây gần một tháng trước khi đánh Bù Đăng, lúc xuất phát, mấy anh em này cũng đã đến chỗ đơn vị tôi chơi. Nay gặp lại nhau tất cả đều an toàn. Chúng tôi gặp nhau giữa đường được mấy phút rồi cuộc hành quân lại tiếp tục.

        Đến tận Trại Bí, tinh Tây Ninh thì dừng lại, tại đây đơn vị được bổ sung quân số, huấn luyện, học tập chính trị và sẵn sàng đánh địch. Trong chiến dịch mở màn mùa khô từ trung tuần tháng 12 năm 1974 đến 6 tháng 1 năm 1975, Sư đoàn 3 và một số đơn vị bạn đã đánh tiêu diệt, bắt tù binh và làm tan rã hơn 1 vạn tên địch, giải phóng một vùng rộng lớn từ Bù Đăng đến Phước Long lên tận Lộc Ninh. Vùng giải phóng áp sát tận Phú Giáo, Hớn Quản, Bình Long. Tỉnh Phước Long hoàn toàn giải phóng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2017, 06:19:20 am »


        ĐÁNH ĐỒN AN THẠNH

        Thời gian này, Binh đoàn (Quân đoàn) 232 được thành lập bao gồm 3 Sư đoàn bộ binh đó là Sư 3, Sư 5, Sư 9 và đoàn pháo Biên Hòa, tác chiến ở phía Tây Nam Sài Gòn.

        Trung đoàn 271 được cấp trên giao nhiệm vụ đánh mở màn cho chiến dịch kết hợp với các đơn vị của Sư đoàn diệt địch, giải phóng tuyến hành lang từ Bến cầu đến Đức Huệ.

        Tiểu đoàn 2 được giao nhiệm vụ đánh và tiêu diệt địch đồn An Thạnh thuộc ấp An Thạnh, Gò Dầu, Tây Ninh, sau đó chốt lại. Tiểu đoàn 9 đánh tiêu diệt địch ở đồn Mộc Bài.

        Đồn An Thạnh ở đầu ấp An Thạnh sát đường 1 cách cầu Gò Dầu khoảng 4 km, cách đồn Mộc Bài khoảng 3 km về phía Tây. Cấp trên xác định trong chiến dịch này đồn An Thạnh là quan trọng nhất. Nếu ta đánh tiêu diệt được An Thạnh và làm chủ An Thạnh thì các đồn xung quanh như Bến Sỏi, Bến Cầu, Mộc Bài, Tà Cao và chi khu Đức Huệ địch sẽ hoang mang dao động và có thể sẽ rút chạy.

        Hơn nữa An Thạnh nằm trên tuyến đường 1 đi về Sài Gòn không đầy 100 km, trực tiếp uy hiếp địch ở Tây Ninh và Hậu Nghĩa, Long An.

        Địch ở An Thạnh có hơn một đại đội, có hầm hào, lô cốt và được trang bị hỏa lực mạnh. Đại bộ phận địch đóng ở bên phải đường từ Căm Pu Chia sang, một trung đội đóng chếch lên phía trước bên trái đường 1 từ Căm Pu Chia xuống.

        Đồn Mộc Bài thì hoàn toàn độc lập nằm sau An Thạnh khoảng 3 km. Mọi hoạt động về hậu cần và chi viện cho đồn Mộc Bài đều do quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, mà trực tiếp là từ đồn An Thạnh lên.

        Đơn vị tôi đảm nhiệm, nhiệm vụ quan trọng của chiến dịch, nên được Bộ Tư lệnh Đoàn 232, Sư đoàn, Trung đoàn hết sức quan tâm, chỉ đạo động viên. Tiểu đoàn được Tư lệnh Năm Ngà và Chính uỷ Đoàn 232 Tám Trần đến nói chuyện động viên và giao nhiệm vụ. Tư lệnh Năm Ngà nói trận đánh của Tiểu đoàn vào An Thạnh, Quân đoàn sẽ chi huy trực tiếp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Tiểu đoàn 2 hoàn thành nhiệm vụ. Nếu Tiểu đoàn 2 gặp khó khăn, Quân đoàn sẽ cho 4 khẩu pháo 122 ly bắn chi viện và tăng cường cả B72 để đánh tàu, xe tăng, A72 để bắn máy bay. Như vậy, Tiểu đoàn 2 có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bộ Tư lệnh hoàn toàn tin tưởng ở các đồng chí.

        Thiếu tướng Năm Ngà nói tiếp: “Trận đánh giải phóng đồn An Thạnh là trận mở màn cho Quân đoàn. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ta tiêu diệt đồn An Thạnh, sau đó xây dựng trận địa chốt chặn tại đó, như một mũi dao nhọn chĩa vào bụng địch và sẽ thu hút lực lượng địch. Tạo điều kiện cho các đơn vị của Quân đoàn giải phóng Bến Cầu, Trà Cao, Đức Huệ mở tung hành lang xuống Tây Nam Bộ và cũng là hướng tấn công vào Sài Gòn gần nhất”.

        Vì thời gian gấp, cán bộ đi trước chuẩn bị chiến trường, đơn vị hành quân theo sau. Mấy đêm hành quân liên tục vất vả, cả Trung đoàn đã tới khu vực tập kết đó là Ba Vách, Căm Pu Chia, cách Mộc Bài khoảng 5 km thì dừng lại, làm công tác chuẩn bị. Đây cũng là vị trị tập kết của Tiểu đoàn 9 đánh vào Mộc Bài.

        Tiểu đoàn 2 phải hành quân thêm một đêm nữa mới tới vị trị tập kết vì phải vòng về phía trái đồn Mộc Bài. Tối ngày 12 tháng 3, các đơn vị Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 9 đều hành quân chiếm lĩnh trận địa.

        Đường hành quân chiếm lĩnh của Tiểu đoàn 2 quá xa, lại phải đi qua một cánh đồng, bưng biền trống trải, cỏ chi cao không quá đầu gối, có đoạn phải đi qua sình lầy. Tiểu đoàn mới được bổ sung, mỗi Đại đội có 40 đến 50 tay súng, cộng thêm nhiều đơn vị phối thuộc như một khẩu 12,7 ly, một khẩu DKZ75, trinh sát thông tin của Sư đoàn, của Trung đoàn, anh em công binh, một Trung đội B72 đánh tàu và đánh xe tăng, một Tiểu đội A72 bắn máy bay. Quân số khoảng hơn 500 người. Chỉ cần một sơ suất nhỏ làm lộ bí mật thì pháo của địch từ Gò Dầu, Đức Huệ nện vào tổn thất sẽ vô cùng lớn.

        Từ bãi trống sình lầy tới gần ấp, dải đất mới cao dần tạo thành nhiều ruộng bậc thang tới tận ấp, vào tới đường 1 thì bằng phăng có các hàng cây bạch đàn và các dãy cây thốt nốt Căm Pu Chia. Đây cũng là biên giới của hai Quốc gia.

        Chờ trời tối hẳn, chúng tôi mới cho bộ đội hành quân. Từ đây tới An Thạnh bộ đội phải đi tới 4 đến 5 giờ nếu thuận lợi. Mãi tới hơn 12 giờ đêm đơn vị mới bám được dải đất bậc thang của ấp An Thạnh. Đến đây bộ đội lợi dụng các bờ ruộng cao nghỉ ngơi, còn cán bộ và anh em trinh sát tiếp tục đi vào ấp để bám địch.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM