Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:05:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lêningrat giữ vững thành đồng  (Đọc 10668 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 07:50:18 am »

Khắc phục rất nhiều công sắc của đầu mối phòng ngự Mơga, bộ đội ta đã triển khai tiến mạnh về hướng Tôxnô, quét sạch quân địch khỏi tả ngạn sông Nêva và đường sắt Kirôp.

Cũng trong khi đó, đè bẹp sức chống cự của địch, các đơn vị khác phát triển tấn công về hướng Gatchina. Một bộ phận đã vòng xuống Puskin và Paplôpxcơ và ngày 24 tháng giêng đã giải phóng các thành phố này. Đến ngày 26 tháng giêng, sau những cuộc chiến đấu đường phố gay go, họ đã vào Gatchina.

Các chiến sĩ xô-viêt đã thấy một cảnh tượng đáng buồn ở các thành phố bảo tàng này. Các cung điện bị cướp bóc và đốt phá. Những di tích cổ bị hủy hoại. Các công viên đẹp đẽ bị chặt hết cây cối. Khắp nơi là dấu vết của chiến tranh, là cảnh tàn phá và điêu tàn.

Nhìn thấy tất cả các cảnh tượng đó, các chiến sĩ càng xiết chặt tay súng, rảo bước tiến lên... Họ hiểu rằng chỉ có tiêu diệt hết quân giặc man rợ mới cứu được đất đai xô-viết khỏi bị chà đạp.

Matxcơva đã bắn pháo hoa chào mừng những người đã giải phóng Gatchina.

Mỗi ngày lại đem lại những tin mới về thắng lợi của quân ta. 27 tháng giêng, các binh đoàn của tập đoàn quân mũi nhọn 2 đã đánh chiếm được đầu mối phòng ngự quan trọng và ga xe lửa lớn Vôlôxôvô, trên đường đi Kinghixep. Cũng vào những ngày đó, ta đã giải phóng Tôxnô, thành phố Luban và sau đó Chuđôvô. Mặt trận ngày càng tiến xa Lêningrat, tiếng ồn ào của chiến trận cũng ngày một xa.

Đến cuối tháng 27 tháng giêng 1944, các đơn vị của Mặt trận Lêningrat và Mặt trận Vônkhôp đã đuổi quân địch ra xa Lêningrat 70-100 cây số và đã giải phóng các con đường nối thành phố với trung tâm đất nước.

Tối hôm ấy, ở Lêningrat đã bắn pháo hoa, báo tin cho toàn thế giới biết vành đai bao vây thành phố đã bị xóa bỏ hoàn toàn.

Trong những năm chiến tranh, ở Lêningrat, 840 xí nghiệp công nghiệp đã bị phá hủy, hơn 3 nghìn nhà bị cháy và đổ nát, 7 nghìn nhà bị hư hại, 9 nghìn nhà gỗ bị dỡ ra làm củi. Lêningrat đã bị mất hơn 5 triệu mét vuông nhà ở.

Lần đầu tiên, sau 900 ngày bị vây hãm, người dân Lêningrat đã nhìn thấy thành phố của mình buổi tối trong ánh đèn pha. Với thương tích đầy mình, song bất khuất, nó vẫn đẹp như xưa. Nhiều người không cầm được nước mắt vì sung sướng. Các cuộc mít tinh tự phát nổ ra. Nhân dân thành phố cảm ơn Tổ quốc, cảm ơn Đảng, cảm ơn các chiến sĩ Mặt trận Lêningrat và Mặt trận Vônkhôp, cảm ơn các thủy binh hạm đội Bantich và quân du kích, cảm ơn toàn thể nhân dân Liên-xô đã chi viện cho thành phố trong những ngày bị vây hãm khó khăn, và đã giải phóng nó thoát vòng vây địch.

Cả đất nước vĩ đại của chúng ta đều vui mừng cùng với nhân dân Lêningrat.

Việc đập tan quân địch ở quanh Lêningrat và Nôpgôrôt đã tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng toàn bộ tỉnh Lêningrat khỏi bọn phát-xít xâm lược và để tiến quân sang miền bở biển Bantich. Các tập đoàn quân của Mặt trận Lêningrat liền tiến về Gơđôp, Nacva, về phía Luga. Còn bộ đội Mặt trận Vônkhôp thì vừa đánh địch vừa vượt qua rừng rú và sình lầy tiến về Batexcaia, Luga.

Các chiến sĩ du kích đã hỗ trợ rất đắc lực với các đơn vị đang tấn công. Họ đã đánh sập cầu, đột kích vào các cơ quan tham mưu của địch, đánh mìn các đoàn tàu và đoàn ô tô chở binh lính và khí tài của địch, lùng quét địch ở các địa điểm dân cư, các ga và các thành phố. Các chi đội du kích đã phối hợp với bộ đội giải phóng Luga, Gơđôp, Liađư và nhiều thành phố, làng mạc khác của tỉnh Lêningrat.

Các lữ đoàn du kích do các đồng chí K. Đ. Cariski, N. I. Xinennicôp, N. A. Bretnicôp, I. G. Xvetlôp, I. Đ. Đmitriep, M. I. Timôkhin, V. V. Egôrôp... chỉ huy đã làm nên nhiều công trạng vẻ vang. Theo số liệu của bộ chỉ huy phong trào du kích Lêningrat thì trong chiến dịch hoàn toàn phá tan vòng vây Lêningrat, quân du kích đã tiêu diệt gần 22 nghìn tên phát-xít Đức, đã đánh đổ 136 đoàn tàu địch, phá hủy 1.620 ô tô, 811 xe ngựa, làm sập gần 300 cầu, bắn cháy 33 tăng và 4 phi cơ địch. Sau khi quân địch bị quét sạch khỏi tỉnh Lêningrat, đã có 22 nghìn chiến sĩ du kích gia nhập bộ đội thuộc Mặt trận Lêningrat.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 07:51:50 am »

Truy kích quân Đức, bộ đội ngày càng tiến về phía tây. Cuối tháng hai, họ đã tiến đến tuyến Nacva – hồ Chutxcôê – Pơxcôp – Oxtrôp, đuổi quân địch ra xa Lêningrat 220 – 280 cây số.

Trong tiến trình tấn công, quân ta đã giải phóng hầu hết tỉnh Lêningrat, nhiều huyện của tỉnh Calinin và đã tiến sang địa phận của nước cộng hòa Extôni.

Chiến thắng ở quanh Lêningrat và Nôpgôrôt không chỉ đưa đến việc giải vây hoàn toàn cho Lêningrat và đánh tan tác phương diện quân “Bắc” mà theo như tờ báo Anh “Ngôi sao” đã nhận xét đúng, nó còn gieo hoang mang vào trong hàng ngũ quân Đức, “Chiến thắng đó đã làm cho bọn Đức thấy rằng chúng chỉ là những chủ nhân tạm thời ở Pari, Bruxen, Axmtecđam, Vacsava, Ôxlô”. Tinh thần của nhân dân Đức và của bọn đồng minh của chúng càng sa sút thêm.


Chiến thắng của bộ đội xô-viết đã làm cho các cửa ngõ dẫn vào thành phố anh hùng từ phía nam và đông được quét sạch khỏi bọn xâm lược. Song quân thù vẫn còn đóng ở mạn ngoại vi bắc Lêningrat. Và tuy bọn quân phiệt Phần-lan sau thất bại của phương diện quân “Bắc” đã im ắng đi, và chính phủ Phần-lan thậm chí đã định ra đường ngoại giao dò hỏi điều kiện bãi chiến, song quân Phần-lan vẫn không muốn tự nguyện rút khỏi đất đai xô-viết. Vậy cần phải dùng sức mạnh của vũ khí mà tống cổ chúng đi.

Bộ đội của Mặt trận Lêningrat đã mở cuộc tấn công đầu tiên vào trận địa của quân Phần-lan. 10 tháng sáu 1944, hồi 6 giờ sáng, pháo binh của mặt trận và của hạm đội Bantich Cờ đỏ đã phát hỏa dữ dội vào tuyến phòng ngự của địch ở eo Careli.

Đã từ hơn hai năm, bọn quân phiệt Phần-lan, với sự viện trợ tích cực của phát-xít Đức, đã củng cố các trận địa phòng ngự, còn mạnh hơn “Tuyến Mannecgây” cũ, đã bao phủ cả một địa bàn từ vịnh Phần-lan tới hồ Lađôga với tung thâm là 100 cây số.

Eo Carêli là một khu phòng ngự rất kiên cố. Cứ mỗi cây số trận tuyến của mỗi dài phòng ngự ở đây có từ 4 đến 6 ụ súng bằng bê tông cốt sắt và tới 20 cấu trúc công sự khác nữa. Tất cả những nơi mà quân ta có thể tiếp cận được, chúng đều cắm cọc bê tông cốt sắt và lèn đá chống tăng, đặt những bãi mìn và nhiều lớp rào dây thép gai, đào hào chống tăng và dựng ra nhiều thứ chướng ngại khác. Ở những địa điểm quan trọng nhất, chúng cấu trúc những công sự thật kiên cố, có tính chất lâu dài, như là lô cốt “Triệu phú” 22 mét ở gần Bêlôôxtrôp. Đó là một thứ lô cốt có nhiều lỗ châu mai và gồm nhiều tầng ăn sâu xuống đất, còn phần nhô lên mặt đất thì được bao bọc thêm bằng một lũy đất nện. Tường của nó dầy 2 thước. Để diệt cái lô cốt đó, đại đội pháo của đại úy cận vệ I. I. Vêtmêđencô đã phải ngắm thẳng vào nó, ở cự ly 800 mét, 96 phát trái phá hạng nặng.

Địa hình nhiều rừng rú, sình lầy và nhan nhản sông hồ lại càng làm cho phòng ngự của địch thêm vững chắc và ta khó triển khai hoạt động tấn công.

Thế mà bộ đội của Mặt trận Lêningrat đã tấn công vào những trận địa tưởng chừng như không thể phá vỡ được ấy, do những sư đoàn Phần-lan tinh nhuệ nhất phòng giữ, liên kết lại thành cụm “Eo Carêli”. Sau đợt phi pháo chuẩn bị, các đơn vị của tập đoàn quân 21 của tướng Đ. N. Guxep đã vượt sông Xextra và đến cuối ngày đầu của cuộc tấn công đã thọc sâu vào trận địa địch được 15 cây số về phía bắc Bêlôôxtrôp. Khuyếch trương chiến quả, tập đoàn quân 21 phối hợp với bộ đội của tập đoàn quân 23 của tướng A. I. Chêrêpanôp lại tiến sâu tới 24 cây số, chiếm Cuôccala, Têriôki và nhiều địa điểm dân cư. Quân Phần-lan không cưỡng lại được với sức tiến công của ta, đã rút vào những công sự bê tông cốt sắt ở dải phòng ngự thứ hai.

Sáng 14 tháng sáu, ta lại tiến hành một đợt phi pháo chuẩn bị nữa. Cơn bão lửa đã quật vào dải phòng ngự thứ hai của quân Phần-lan trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Và khi pháo chuyển làn vào tung thâm địch, thì bộ binh xuất kích xung phong.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 07:53:08 am »

Đó là một trận đánh rất gay go. Trên đường tiến, bộ đội ta lại gặp phải lô cốt và ụ súng, những cọc đá chống tăng, những hàng rào dây thép gai dày 6 lớp và nhiều chướng ngại khác. Quân địch điên cuồng chống cự lại, song ý chí quyết thắng, tinh thần dũng cảm và bản lĩnh chiến đấu của quân ta đã quyết định thắng lợi. Đến 18 giờ ngày 14 tháng sáu, quân ta đã đánh chiếm được các điểm tựa mạnh của địch trong dải phòng ngự thứ hai.

Các hỏa điểm lần lượt câm họng, các cứ điểm kiên cố của địch lần lượt bị hạ. Trên tất cả các hướng, quân Phần-lan buộc phải rút lui

Đến 17 tháng sáu, quân ta đã tiến sát vào dải phòng ngự thứ ba của quân Phần-lan, dựng lên ở khu “Tuyến Mannecgây” cũ. Hàng nghìn đại bác và súng cối lại bắn tới tấp vào công sự địch. Tới tối 19 tháng sáu, “Tuyến Mannecgây” đã bị chọc thủng trên một chính diện là gần 50 cây số. Tăng, pháo tự hành, xe bọc thép, pháo binh và công binh của ta đã ào ào tiến qua lỗ hổng đó. Nhằm hướng Vưbooc, cách không đầy 20 cây số.

Sáng 20 tháng sáu, sau khi đè bẹp sức đề kháng của quân địch ở các cửa ngõ gần của Vưbooc, các đơn vị của tập đoàn quân 21 sau một đợt pháo chuẩn bị ngắn, đã tổng công kích vào thành phố. Hòng ngăn quân ta tiến vào thành, quân Phần-lan đã phá sập hết cầu, song chúng vẫn không thể cản được sức tiến vũ báo của quân ta. Tối 20 tháng sáu, cờ đỏ đã phấp phới tung bay trên ngọn tháp cổ kính của pháo đài Vưbooc. Quân ta đã lấy lại được thành phố này.

Những đợt pháo thắng lợi ở Vưbooc còn chưa tắt thì Quân đội xô-viết lại giáng hco quân Phần-lan một đòn nữa, lần này ở Nam Carêli, 21 tháng sáu 1944, các đơn vị của tập đoàn quân 7 thuộc Mặt trận Carêli, dưới quyền chỉ huy của tướng A. N. Cruticôp đã vượt sông Xvia ở khu Lôđâynôe Pôle và bắt đầu tấn công về Ôlônet dọc bờ bắc hồ Lađôga. Cũng như ở eo Carêli, quân Phần-lan đã dựng lên những dải phòng ngự kiên cố, phủ đầy công sự tất cả địa bàn giữa hồ Lađôga và hồ Ônejơxcôe. Cứ mỗi cây số của tuyến chúng chiếm đóng có tới 12 công tình phòng ngự cấu trúc bằng bê tông cốt sắt hay bằng gỗ và đất với nắp bọc thép. Những dãy cọc chống tăng chạy dài hàng nhiều chục cây số, dãy sau mạnh hơn dãy trước; bằng đá có, bằng bê tông cốt sắt có, và bằng cọc gỗ ghép lại. Những đường rừng, bờ sông và đường độc đạo đều bị ngả cây chắn đầy và cài mìn dầy đặc. Chỉ riêng trên các ngả đường từ Lôđâynôe Pôle đi Ôlônet, công binh ta đã gỡ đi 4 vạn quả mìn. Không phải vô cớ mà quân Phần-lan đã gọi khu tác chiến này là “rừng rậm Carêli”.

Một chướng ngại quan trọng khác là con sông Xvia đầy nước. Chiều rộng của nó có nhiều chỗ tới 5-6 trăm thước. Những người đầu tiên lội xuống sông Xvia là 12 đoàn viên thanh niên cộng sản đã tình nguyện xin đi làm một nhiệm vụ nguy hiểm là phát hiện các hỏa điểm của địch; đó là các đoàn viên Nemchipôp, Iunôxôp, Tikhônôp, Paplôp, Mutarep, Zajighin, Pôpôp, Pancôp, Mackêlôp, Barưsep, Bêcbaxunôp, Malưsep. Quấn pháo bơi vào người, họ vừa bơi về phía bờ của địch vừa đẩy ở đằng trước những mảng con chở những hình nộm binh lính. Bọn Phần-lan đã bắn vào những hình nộm đó mà chúng tưởng là quân đổ bộ. Lập tức pháo ta nhè vào những hỏa điểm của địch mà giã. Sang tới bờ bên kia, các đoàn viện thanh niên ấy đã chiếm được một bàn đạp nhỏ và khai chiến với quân địch. (sau này tất cả họ đều được tặng danh hiệu Anh hùng Liên-xô). Tiếp theo những người cômxômôn anh hùng ấy là các xe lội nước chở quân đổ bộ vượt sông.

Mỗi ngày bộ đội của Mặt trận Carêli lại càng tiến xa về phía tây. 25 tháng sáu, cùng với quân đổ bộ của hạm đội nhỏ ở hồ Lađôga đã lên cửa sông Tulôcxa, các đơn vị của tập đoàn quân 7 đã đánh chiếm được khu phòng ngự Ôlônet và thành phố Ôlônet. 29 tháng sáu, bộ đội tập đoàn quân 32 của tướng F. Đ. Gôrêlencô đã cùng với các thủy binh của hạm đội ở hồ Ônejơxcôê giải phóng thành phố Pêtrôzavôtxcơ.

Sau khi quét sạch quân địch khỏi eo Carêli và nam phần Carêli, làm chủ được Vưbooc và Pêtrôzavôtxcơ, bộ đội xô-viết thế là đã trút bỏ hết mối nguy đối với Lêningrat. Trận tuyến của quân Phần-lan là một mắt xích trong vành đai bao vây Lêningrat, đã không còn nữa. Bị tống về biên giới nước chúng, quân Phần-lan đình chỉ chiến tranh và xin cầu hòa.

Từ nay thành phố Lênin không còn bị địch uy hiếp ở bất cứ phía nào. Các bộ đội đã bảo vệ Lêningrat tiếp tục hành quân thắng lợi về phía tây.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 07:57:32 am »






Sau trận oanh tạc của địch...



Ngoại thành Lêningrat. Nơi đây đã có ngôi nhà chôn rau cắt rốn.



Cứu giúp người bị nạn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 08:02:21 am »



Lớp nọc trong hầm trú ẩn.



Lêningrat trong vòng vây hãm. Mùa đông 1942. Nhân dân thành phố không có điện, nước, đồ để sưởi.



Tất cả cho tiền tuyến! Công nhân một nhà máy ở Lêningrat đang sản xuất đạn pháo



Con đường sống.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 08:08:12 am »



Hè 1943 ở miền ngoại vi Lêningrat. Nông trang viên ở căn cứ du kích đang đi cắt cỏ.



Pháo binh cao xạ bảo vệ bầu trời Lêningrat.



Ngắm bắn thẳng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 08:11:41 am »



Các chiến sĩ truy kích địch.



Cuộc hội quân của Mặt trận Lêningrat và Mặt trận Vonkhôp ở Xóm công nhân số 4.



Ở vị trí phòng thủ thành phố.



Lêningrat ngày 27 tháng giêng 1944. Vòng vây của địch đã bị phá tan!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 08:12:33 am »

LỜI BẠT

Chín trăm ngày không thển nào quên được. Lêningrat đã hiên ngang chống lại lực lượng vũ trang của chủ nghĩa phát-xít. Chín trăm ngày, nhân dân Lêningrat đã tiến hành một cuộc chiến đấu can trường và anh dũng tuyệt vời chống một kẻ thù hung hăng, vô cùng tàn ác. Cả cái đói và cái rét, cả các cuộc oanh tạc và pháo kich tàn khốc của địch, cả cái chết luôn luôn đe dọa, cũng đã không hề làm nhụt được ý chí thép và tinh thần yêu nước của những người Lêningrat. Họ đã ngoan cường chịu đựng tất cả mọi nỗi gian truân. Chiến thắng đó nhất định không thể có được nếu không có sự chi viện to lớn của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản, của Chính phủ Liên-xô và của toàn thể đất nước đối với thành phố này. Toàn thể nhân dân xô-viết đều đã ở bên những người chiến sĩ vẻ vang bảo vệ thành phố anh hùng. Họ đã làm mọi việc để chi viện cho thành phố bị bao vây trong suốt những năm tháng khó khăn. Chủ nghĩa anh hùng của những người bảo vệ thành phố và sự giúp đỡ của toàn dân đã làm cho Lêningrat trở thành một pháo đìa bất khả công phá mà bày rợ phát-xít đã phải chịu đại bại ở dưới chân thành của nó.

Tổ quốc đã đánh giá cao chiến công của những người bảo vệ Lêningrat. Vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng, vì chí kiên cường và chủ nghĩa yêu nước tuyệt vời, biểu hiện trong những ngày đấu tranh khốc liệt với bọn phát-xít Đức xâm lược, Lêningrat đã được tặng huân chương Lênin và phong danh hiệu Thanh phố anh hùng.

Khi trao phần thưởng cao quý – huân chương Lênin – cho nhân dân Lêningrat trong dịp kỷ niệm lần thứ nhất việc tiêu diệt quân thù – ngày 27 tháng giêng 1945, M. I. Calinin đã nói:

“Tôi có thể quả quyết rằng thế giới chưa từng thấy một chủ nghĩa yêu nước nào như chủ nghĩa yêu nước mà nhân dân của thành phố Lênin vĩ đại đã biểu hiện ra trong cuộc chiến đấu chống một kẻ thù độc ác nhất của loài người tiến bộ, một kẻ thù đã dám có mộng tưởng điên cuồng bắt loài người phải quy phục một bầy tối phản động đã hóa rồ.

Nhiều thế kỷ sẽ qua, song sự nghiệp mà nhân dân Lêningrat – nam giới và phụ nữ, các cụ già và các trẻ em của thành phố này – đã làm nên, thì sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí của những thế hệ xa xôi nhất”.

Những năm gian khổ của cuộc chiến tranh chóng phát-xít đã lui vào quá khứ. Với một tốc độ nhanh phi thường, Lêningrat đã hàn gắn xong những vết thương do chiến tranh gây ra. Không còn dấu vết của những sự tàn phá khủng khiếp. Chỉ có những hàng chữ còn lại ở một số tường nhà: “Đồng bào! Khi địch pháo kích, bên này đường phố nguy hiểm hơn” là còn nhắc đến điều mà nhân dân Lêningrat đã phải trải qua trong những ngày bị vây hãm.

Ngày nay khó mà nhận ra Lêningrat cũ nữa. Thành phố đã to ra và đẹp hơn trước chiến tranh. Nhiều khu nhà ở mới nhiều tầng đã xuất hiện. Những chỗ hoang địa ở bên kia đồn Môtxcôpxcaia và trên đảo Crextôpxki đã trở thành những công viên bát ngát. Nhiều đại lộ và phố phường ở trung tâm cũng được xây dựng lại. Ngoại ô và trung tâm thành phố được nối lại với nhau thành một đường tàu điện ngầm với những nhà ga và những lâu đài rất đẹp ở trong lòng đất.

Sau chiến tranh, Lêningrat lại là một trung tâm lớn bậc nhất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, một cơ sở trọng yếu của ngành chế tạo máy điện, một lò của tiến bộ kỹ thuật. Nó đã cung cấp cho đất nước những tuôcbin và những máy phát điện khổng lồ dùng cho các nhà máy điện lớn nhất thế giới, những tàu biển hiện đại chạy nhanh, những máy kéo mạnh và nhiều máy móc khác. Những người sản xuất cơ khí ở Lêningrat đã chế tạo ra những tuôcbin hơi nước công suất từ 20 đến 80 vạn kilôoát và những tuôcbin thủy lực độc nhất vô song, công suất hơn 50 vạn kilôoát. Những người đóng tàu ở Lêningrat đã làm ra chiếc tàu nguyên tử phá băng đầu tiên trên thế giới – tàu “Lênin”. Hàng năm Lêningrat sản xuất ra hơn 500 thứ máy móc và bộ máy mới. Công nghiệp chế tạo và hóa chất cũng phát triển với tốc độ nhanh.

Vẫn như trước kia, Lêningrat đã là một thành phố có hàng chục trường đại học và trung học chuyên nghiệp, viện nghiên cứu khoa học, bảo tàng, nhà hát và thư viện. Nhiều công trình của các nhà bác học Lêningrat không chỉ nổi tiếng ở Liên-xô, mà còn ở nước ngài. Các nhà văn, họa sĩ, nhà soạn nhạc, cán bộ điện ảnh Lêningrat đã sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật chân chính, xuất sắc. Các nghệ sĩ Lêningrat đã được khán giả nhiều nước hoan nghênh.

Vẻ đẹp khác thường của thành phố, những di tích lịch sử và cách mạng của nó đang thu hút rất nhiều người dân Liên-xô tham quan và du lịch.

Thời ian ngày càng đưa chúng ta đi xa những cuộc chiến đấu quyết liệt để bảo vệ Lêningrat. Trong tâm trí của người ta, nhiều cái đã dịu đi, có những đường nét mới, ít sắc nhọn hơn. Song việc phòng thủ thành phố Lêningrat – bản anh hùng ca về chí kiên cường, lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng, đã từng làm cho những người đương thời phải kinh ngạc và thán phục, - thì vẫn còn mãi lưu lại trong tâm khảm người ta như là một tượng trưng về sự vô địch của Nhà nước xã hội chủ nghĩa vĩ đại.

Tại nghĩa trang Pixcarep ở Lêningrat, nơi an táng thi hài những nười đã hy sinh trong cuộc phòng thủ, trên mộ chí chung có khắc dòng chữ: “Không một ai bị quên và không một cái gì quên đi được”. Những chữ đó vang lên như một lời thề thiêng liêng trên mộ những người anh hùng. Bản anh hùng cả vẻ vang Lêningrat – trước hết đã là một tấm gương chói lọi về lòng trung thành vô bờ bến đối với tổ quốc. đồng thời đó cũng là lời nhắc nhở nghiêm khắc về những thảm họa của chiến tranh, về sự cần thiết phải kiên quyết chống lại tất cả những kẻ hiện đang ôm ấp âm mưu đen tối gây ra một cuộc chiến tranh mới.

Bản anh hùng ca Lêningrat lả một bộ phận hợp thành của toàn bộ lịch sử đáng ghi nhớ của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cuộc chiến tranh này đã kết thúc bằng việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát-xít. Trong cuộc chiến đấu với đội đột kích mũi nhọn của phe phản động quốc tế và chủ nghĩa đế quốc, Đất nước xô-viết đã đóng một vai trò quyết định. Việc đánh bại nước Đức phát-xit và bọn đồng minh của nó ở châu Âu và châu Á đã có một ý nghĩa lịch sử toàn thế giới: chiến thắng này đã mở ra cho nhiều dân tộc và nhiều nước trên thế giới con đường đi tới tự do, độc lập và tiến bộ xã hội. Cuối cùng, chiến thắng đó chứng tỏ rằng hiện nay không có lực lượng nào có thể đảo ngược những cuộc cải tạo cách mạng mà cuộc Đại Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu ngay từ tháng Mười 1917.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM