Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:23:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 49270 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:09:50 pm »


        Ludendorff ngẳt lời. “Hoạt động chính trị của phe chống đối dân tộc chủ nghĩa không thể gọi là cộng sản chủ nghĩa, nhưng đó cũng không phải là tư bản chủ nghĩa”. Khi còn là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông gặp những vấn đề rắc rối với công nhân ít hơn với các nhà tư bản. Tuyên bố gây ngạc nhiên này xóa đi bầu không khí căng thẳng và cuộc họp kết thúc một cách thân thiện, nhưng anh trai của Otto vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng. Ông muốn suy nghĩ nhiều hơn về lời gợi ý này. Tối đó, Gregor nói với em trai rằng ông đã quyết định sát nhập với lực lượng của Ludendorff và Hitler mặc dù ông không có ấn tượng tốt với Hitler. “Vị tướng đó sẽ sử dụng ta ở vị trí thích hợp” - ông nói - “về điểm này anh tin Ludendorff’.

        Hitler từ chối tiết lộ cương lĩnh chính trị của mình cho Otto Strasser không phải vì ông không có hoặc không thể, mà có thể do ông kiên quyết không thảo luận cương lĩnh với một “kẻ phản bội” đã chiến đấu chống lại lực lượng của Kapp. Hơn nữa, Hitler đã chiến thắng Gregor cùng các tiểu đoàn của ông ta và lúc chia tay ông có cảm giác rõ ràng rằng cuối cùng cả hai người sẽ có mặt trong doanh trại của mình. Gregor Strasser là tuýp người ông cần: Là một sỹ quan cấp thấp ngoài tiền tuyến, cũng giống như Hitler, ông này đã được tặng thưởng Huân chương Chữ thập sắt hạng nhất. Ông chắc chắn là một người có sức thuyết phục: là một người hăng hái theo chủ nghĩa dân tộc, phản đối cả chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa tư bản, là người nhận ra rằng người Do Thái là “những người có trí tuệ và có nghị lực”.

        Lôi kéo được Gregor Strasser chỉ là một trong những ý định của Hitler từ khi ông gia nhập Đảng Công nhân Đức nhỏ bé. Chưa đầy một năm, Hitler không chỉ biến chuyển tính chất của tổ chức đảng này mà còn nâng số đảng viên lên gần 3.000 người. Ông dành tất cả thời gian của mình cho Đảng NSDAP và ông đi rất nhiều, làm cho ông và đảng này được nhiều người biết đến. Ông là nhà diễn thuyết chính trong khoảng tám cuộc gặp gỡ lớn, ông đến Berlin với Eckart trong suốt cuộc cách mạng chính trị của Kapp và tham dự hội nghị quốc tế của những người theo chủ nghĩa quốc xã ở Salzburg.

        Thành công trên bục diễn thuyết cũng không làm Hitler bằng lòng với chính mình. Trên thực tế, ông thường bước tới bước lui trong căn phòng nhỏ của mình và than phiền với người vệ sĩ riêng Ulrich Graf, một người trước đây làm đồ tể, rằng ông không thể “đi tới đó và nói với mọi người những điều ông biết và những điều ông muốn làm. ‘Giá như tôi có thể nói! Giá như tôi có thể nói!’ - ông thường hét lên như vậy”. Ông không bằng lòng, không chỉ với cách diễn đạt của mình mà còn với cả cách thức tổ chức các cuộc gặp gỡ lỡ, và kiên quyết bắt đầu hoàn thiện cả hai điều này. Ông tham dự các cuộc mit-tinh của đối thủ và bao giờ cũng nhận ra rằng, người diễn thuyết chính thể hiện bài diễn thuyết của mình “theo phong cách của một bài báo dí dỏm hoặc của các luận án khoa học, họ tránh tất cả những từ ngữ mạnh và chỗ nào cũng có thể đưa ra những câu nói đùa không mấy chuyên nghiệp”. Những cuộc mit-tinh buồn tẻ đó đã dạy ông những gì không nên làm. Ông thể hiện bài diễn thuyết của mình một cách sinh động và nồng nhiệt. Bầu không khí rất thực tế và ấm áp với bia, xúc xích, bánh quy mời miễn phí và thậm chí khi ngân quỹ của đảng cho phép, có cả nhạc công-xec-ti-na và hát dân ca. Sau đó vào thời điểm thích hợp nhất để đạt được thành công, Hitler có thể xuất hiện ấn tượng với một dải lấp lánh và các cờ chữ thập ngoặc tung bay. Thông thường, ông bắt đầu một cách nhẹ nhàng. Sau đó, khi cảm thấy mỗi khán già là một diễn viên, ông điều chinh cách thức và giọng nói của mình đến độ cần thiết, cuối cùng kích động đến một mức độ nhiệt tình gần như không thể kiểm soát nổi.

        Thành công của các cuộc gặp gỡ lớn không làm Hitler thỏa mãn. Ông muốn có một diễn đàn rộng lớn hơn và để thực hiện được điều đó, ông cần phải có một tờ báo của riêng mình. Tờ vỏỉkischer Beobachter đang bên bờ phá sản vì vô số những hành động phi báng của họ. Đây là tờ báo mà Hitler rất cần. Cuộc khủng khoảng tài chính là cơ hội mà ông đã chờ đợi. Hai giờ sáng ngày 17 tháng Mười hai, Hitler chạy xộc tới căn hộ của Eckart vui sướng tuyên bố rằng tờ Beobachter sẽ được bán vì nợ nần và “có nguy cơ” rơi vào những bàn tay không thích hợp. Một nhà lãnh đạo ly khai có ý định mua tờ báo đó để làm diễn đàn cho chương trình của mình. Đảng của Hitler phải có được tờ báo đó thay vì nhà lãnh đạo kia. Giá bán cũng rất hợp lý, chỉ 180.000 mark và Hitler nói với Eckart rằng số tiền này có thể quyên góp từ những người bạn giàu có.

        8 giờ sáng ngày hôm sau, Drexler có mặt trước cửa nhà Eckart. Đó là giờ phút không thể tả hết được bằng lời đối với một người như Eckart và “đầu tiên, Eckart nổi nóng. Sau đó chúng tôi bắt đầu đi” - Drexler nhớ lại. Đến trưa họ đã quyên góp được 60.000 mark của Tướng von Epp, người có đơn vị thuộc quân đoàn tự do giúp lật đổ chính phủ Xô viết ở Munich năm 1919, và thêm 30.000 mark từ những người ủng hộ khác trong đó có một bác sĩ bài Do Thái. Drexler ký biên bản nợ báo này hơn 100.000 mark và đến 4 giờ chiều hôm đó việc mua tờ Beobachter được đăng ký hợp thức. Đến giờ, chủ yếu là nhờ một nhà văn lập dị và một người sản xuất công cụ, Hitler và NSDAP sẵn sàng cho bước tiến vọt tiếp theo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:11:26 pm »

        
4

        Một tháng sau, ngày 22 tháng Một năm 1921, hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của NSDAP được tổ chức tại thành phố Munich. Trong chưa đầy một năm, đảng này đã trở thành một lực lượng được phe cánh hữu kính nể ở Bavaria, phần lớn nhờ vào tính cách lôi cuốn và sự cố gắng của Hitler. Hơn nữa, khả năng hùng biện của ông đã chuyển tổ chức đầu tiên từ bước thảo luận sang hành động. Hầu hết những người thành lập ra tổ chức này, trong đó có Drexler, đều gia tăng những lo ngại về bước chuyển này. Họ rất cảm kích trước sức mạnh mà Hitler đã mang đến cho nhóm đang ngủ yên của họ, nhưng họ cũng bắt đầu tự hỏi là liệu có đáng phái chuyển đổi như vậy không. Trong một thời gian tương đối ngắn, Hitler đã trở thành một nhân vật có ảnh hưởng lớn, được những người tùy tùng trung thành của ông nhiệt tình ủng hộ, đó là Rohm, là anh em nhà Strasser, là Rosenberg. Họ mang trong mình những tố chất bạo lực không thể phủ nhận. Nhiều người bạn và cộng sự riêng của Hitler không ưa người bảo vệ cũ, người luôn cảm thấy rằng mình có quá nhiều những đồng đội người Bohemia. Và liệu có phải một người theo chủ nghĩa xã hội thực sự sẽ có mối liên hệ thân thiết với các ông chủ nhà băng, các nhà tư bản công nghiệp, với những người có thế lực trong xã hội như Bechsteins?

        Hội nghị đầu tiên tưởng như có một chỗ hợp lý dành cho Hitler sắp xếp một cuộc nổi dậy và công khai nắm quyền. Nhưng ông vẫn kiềm chế bởi vì chỉ có 411 đảng viên hưởng ứng lời kêu gọi tới Munich. Nhũng đảng viên bình thường cũng không biết đã có thêm sự chia rẽ trong chính sách và chiến thuật. Nhìn bề ngoài, có sự thống nhất cao trong hội nghị, tất nhiên đối với người trong cuộc, họ hiểu rõ là sẽ sắp xảy ra một cuộc đối đầu, và tất cả mọi người nỗ lực tham gia để giúp lần xuất hiện đầu tiên của Hitler ở vũ đài Zirkus Krone 12 ngày sau đó thành công.

        Mùa đông năm đó là một mùa đông khốc liệt. Tình trạng bắt ổn về lương thực lan tràn khắp nước Đức. Tình trạng bắt ổn trong dân chúng này càng tăng khi ủy ban chiến tranh tối cao của quân dông minh ở Paris yêu cầu phải bồi thường chiến tranh cao một cách quá đáng. Nước Đức gần như bị phá sản, lại phải trả 134 triệu mark. Một bộ phận lớn người dân phải sống không có lò sưởi hoặc có rất ít và phải nhịn đói đi ngủ. Tiền lương của công nhân chỉ đủ trang trải cho cuộc sống ở mức tối thiểu, tầng lớp trung lưu cũng phải chịu cảnh kham khổ tương tự.

        Sự phẫn nộ lan rộng đến nỗi tất cả các đảng chính trị lớn đã tính đến việc tổ chức một cuộc biếu tình phản đối chung ở Konigsplatz. Cuộc biểu tình này bị hủy bỏ vì họ sợ rằng Hồng quân sẽ đàn áp những người biểu tình. Ngày 1 tháng Hai, Hitler yêu cầu phải có một quyết định cuối cùng, ủy ban hành động hứa đến ngày hôm sau sẽ trả lời ông, và ông được thông báo rằng họ “có ý định” tổ chức một cuộc họp sau một tuần nữa. “Với câu trả lời này, các dây thần kinh chịu đựng của tôi gần như nổ tung và tôi quyết định tiến hành một cuộc biểu tình phản đối của riêng đảng mình”. Trưa hôm đó, Hitler đặt trước vũ đài Zirkus Krone cho buổi tối hôm sau (người quản lý ở đó là thành viên của đảng, anh ta tính tiền Hitler một cách tượng trưng), sau đó chép lại một tấm áp phích quảng cáo sặc sỡ. Nhiều đảng viên nhiệt thành đứng ngồi không yên. Vũ đài này có thể chứa được 6.000 khán giả, và dường như việc có được một số lượng khán giả kha khá đến tham dự là không thể, khi khoảng thời gian thông báo ngắn như vậy.

        Đến tận sáng thứ Năm, những tấm áp phích quảng cáo vẫn chưa được dựng lên. Hơn nữa, những trận mưa lạnh và tuyết liên tục trút xuống. Bản thân Hitler cũng lo lắng đến nỗi ông hối hả chép những tờ rơi quảng cáo và gửi chúng đi in. Buổi chiều hôm đó, hai xe tải đây hoa đỏ và những lá cờ chữ thập ngoặc tung bay phấp phới chạy chầm chậm khắp thành phố. Mỗi xe chở khoảng hai chục thành viên của đảng, họ quăng những tờ rơi và hô vang các khẩu hiệu. Đây là lần đầu tiên các xe tải được những người không theo chủ nghĩa Marx sử dụng trên các đường phố của Munich, và ở một số khu vực của giai cấp công nhân, mấy xe này được đón chào bằng những nắm đấm giơ cao và những tiếng hô giận dữ.

        Khoảng 7 giờ tối hôm đó, Hitler nhận được một báo cáo qua điện thoại rất thất vọng từ Zirkus Krone: Thính phòng rất thưa thớt. 10 phút sau, ông nhận được một báo cáo triển vọng hơn và đến 7 giờ 45 phút ông nhận được báo cáo rằng 2/3 số chỗ ngồi đã kín và còn nhiều người xếp hàng dài trước cửa bán vé. Khi ông bước vào tòa nhà, niềm vui sướng tràn ngập trong ông như hồi một năm trước đây ở Hofbrauhaus. “Giống như một viên đạn khổng lồ, hội trường này nằm trước mắt tôi, chật kín với hàng nghìn, hàng nghìn người”. Vũ đài đông chật người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:14:36 pm »


        “Tương lai hay thất bại” là chủ đề buổi diễn thuyết của ông. Tim ông hãnh diện với niềm tin rằng ở dưới khán đài, trước mắt ông là tương lai của chính ông. Sau nửa giờ, ông có cảm giác rằng mình đã thiết lập được mối quan hệ với khán giả và rằng khán giả chính là khán giá của ông. Tiếng vỗ tay bắt đầu “tự phát ngày càng to hơn” làm ông gián đoạn. Sau tiếng vỗ tay là sự im lặng khác thường, một sự tĩnh mịch trang nghiêm. “Sau đó bạn khó có thể nghe thấy gì hơn những nhịp thở của đám đông lớn này, và chỉ đến khi Hitler nói từ cuối cùng, tiếng vỗ tay bỗng vang lên như sấm, xóa đi sự tĩnh mịch đó và kết thúc bằng bài hát Deutschland, bài hát được hát với khí thế sôi sục nhất”. Thả hồn trong dòng cảm xúc say sưa, Hitler tiếp tục đứng trên bục diễn thuyết thêm 20 phút nữa để nhìn vũ đài không còn một bóng người. Sau đó, trong tâm trạng vui mừng khôn xiết, ông bước ra khỏi vũ đài dưới trời mưa tuyết về căn phòng nhỏ bé bẩn thiu và không có lò sưởi của mình ở Thierschstrasse.

        Sự trình diễn của Hitler ở vũ đài Zirkus Krone vừa bị bêu riếu, vừa được tán dương trên các báo ở Munich, ông cảm thấy hài lòng trước sự chấp nhận của công chúng cũng như chịu đựng sự chỉ trích cay độc của họ. Nó không chỉ giúp ông phát triển nhiều nhờ những lời chỉ trích phê bình mà sự phản đối quá khích cho thấy ông đang làm thức tinh cảm xúc bản năng của họ. Bất chấp sự hỗn loạn do mình tạo ra, Hitler vẫn trở thành một nhân vật được nhiều người yêu mến của lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc, sau đó biến Munich thành thủ phủ của họ và nhận được sự ủng hộ ngầm đáng kể của cục trưởng Cục cảnh sát thành phố và cấp dưới của ông, người đứng đầu ban chính trị của cục này. Hai quan chức này đã cố gắng hết sức để giữ kín cáo buộc về những hành động gây rối trật tự công cộng của Đảng và để bảo vệ quốc xã khi hành động của cảnh sát có thể không chặn trước được. “Chúng tôi nhận thấy rằng phong trào này, Đảng dân tộc xã hội chủ nghĩa... không đáng bị đàn áp”. Ba năm sau, họ sẽ phải làm chứng tại phiên tòa xét xử Hitler. “Chúng tôi làm như vậy và cố ý làm như vậy bởi vì chúng tôi tin tưởng ngay từ đâu rằng, phong trào này là một phong trào có khả năng triệt tận gốc những công nhân nhiêm tư tưởng của Marx nhất và đưa họ về với cộng đồng của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Đó là lý do tại sao chúng tôi lại bảo vệ Đàng Quốc xã và Herr Hitler”.

        Chính phủ Bavaria cũng chính thức thừa nhận ông. Hitler và các lãnh đạo đàng được Gustav Ritter von Kahr, Chù tịch Bộ trướng phe cánh hữu tiếp đón. Kahr là người luôn hết lòng gìn giữ sự độc lập của Bavaria trước chế độ Weimar. Bavaria vẫn giữ được nhiều quyền tự trị của mình như dịch vụ thư tín, và các công dân của họ vẫn tiếp tục bực tức với sự chỉ đạo của đám người phương Bắc dốt nát. Về vấn đề này, Hitler và Kahr có quan điểm chung và mặc dù vậy vị Chủ tịch Bộ trưởng không nhất trí với “một người Áo cuồng nhiệt” về một số điểm mà ông cảm thấy lãnh đạo của NSDAP có thể có năng lực như là một người tuyên truyền trong cuộc chiến của ông với Weimar.

        Sự tiếp đón thân thiện của Kahr khiến cho công chúng nhận thức rõ ràng  Hitler giờ đã đại diện cho một lực lượng chính trị. Hitler được công nhận như vậy từ khi những điểm bất đồng của ông với người bảo vệ cũ trong đảng đến hồi gay gắt. Hitler trở thành người nổi tiếng vì sự hấp dãn và khả năng kêu gọi đám đông cho thấy, ông không chỉ thay đổi mục đích ban đầu của đảng mà còn có ý định nắm giữ hoàn toàn quyền điều khiển đảng này. Bởi vậy, những đối thủ của ông luôn lợi dụng lúc ông không có mặt ở Berlin để quyết định liên minh với một nhóm những người theo chủ nghĩa xã hội của Augsburg. (Hitler đang củng cố các mối quan hệ ở Berlin với những người có tư tưởng cấp tiến phe cánh hữu, những người theo chủ nghĩa dân tộc và những người theo phe bảo thủ). Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng Hitler nhận thấy rằng, đây chính là một nước cờ khôn khéo để làm giảm ảnh hưởng của ông. Ông nhanh chóng trở về và bắt đầu đòn phản công khiến mọi người phải sửng sốt. Ngày 11 tháng Bảy, ông tuyên bố rút tên khỏi đảng. Ba ngày sau, trước toàn bộ đảng viên của đảng này, ông đưa ra lý do thôi không tham gia sinh hoạt đảng trong tuyên bố cuối cùng. Ông sẽ không trở lại đảng này nếu không được bầu làm chủ tịch thứ nhất của đảng và không được trao các quyền độc tài. “Tôi đưa ra những yêu cầu này không phải vì tôi là người tham quyền, mà bởi vì những sự kiện gần đây khiến tôi càng chắc chắn  rằng nếu không có một nhà lãnh đạo thép, thì chỉ trong một thời gian ngắn đảng của chúng ta sẽ... không còn là một đảng như chúng ta mong đợi: một đảng của công nhân quốc xã Đức, cũng không phải là một hiệp hội của phương Tây”. Đây là lần đầu tiên Hitler thế hiện rõ ràng khái niệm được ông phôi thai từ trong chiến tranh - khái niệm Fuhrerprinzip, nguyên tắc lãnh đạo, tuân thủ hoàn toàn người chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:15:47 pm »


        Hitler đã cho ủy ban tám ngày để cân nhắc và quyết định, nhưng Drexler tức giận đến nỗi từ chối không thỏa hiệp. Tình hình càng trầm trọng thêm khi một cuốn sách mỏng nặc danh được phân phát cho các đảng viên của đảng. Với tiêu đề “Adolf Hitler - Một kẻ phản bội?”, cuốn sách bôi nhọ sự thật và hoàn toàn bịa đặt, hầu hết những lời buộc tội (ví dụ: Hitler tự gọi mình là “Vua của Munich” và tiêu một số tiền lớn để chơi gái; hay ông ăn lương của những người Do Thái... ) đều lố bịch đến nổi khó có thể tin được tác giả của cuốn sách đó đưa sự kiện một cách nghiêm túc.

        Thời hạn tám ngày trôi qua, Drexler và ủy ban vẫn từ chối hành động. Tưởng chừng thách thức của Hitler là thất bại, nhưng trong phiên họp kín quyết định cuối cùng, Eckart đã thuyết phục Drexler thỏa hiệp. Lần lượt, Hitler nhận các thành viên còn lại của ủy ban với quan điểm cho rằng, họ sẽ là một nhóm nhỏ nhưng ủng hộ ông. Người sau được người trước giới thiệu, một bản thông báo hoa mỹ chấp nhận Hitler có quyền độc tài như ông yêu cầu đã được chấp nhận và đề nghị bổ nhiệm Hitler là chủ tịch do nhận thấy “kiến thức phi thường, sự hy sinh đặc biệt và những thành tích danh giá cho sự phát triển của phong trào và vì khả năng hùng biện xuất chúng” của ông.

        Hội nghị đặc biệt được triệu tập ngày 29 tháng Bày để chính thức hóa việc lựa chọn Hitler là chủ tịch mới của đảng. Cuộc họp được mời bởi một người theo phe cánh tả tên là Hermann Esser. Esser sau này đã trở thành một trong những cố vấn thân cận nhất của Fuhrer mặc dù ông còn rất trẻ và nổi tiếng hấp dãn phụ nữ. Hitler miêu tả ông là “một con chó nhỏ mà bạn phải xích trong chiếc xích chó săn”. Esser giới thiệu Hitler, người đã từng tuyên bố rằng không ngừng cố gắng để tổ chức này không bị chuyển thành một câu lạc bộ uống trà. “Chúng ta không mong muốn hợp nhất với các tổ chức khác, nhưng nhất định họ sẽ sáp nhập với chúng ta để chúng ta có thể nấm quyền lãnh đạo. Ai không chấp nhận điều này có thể ra đi” - Hitler nói. Điều này có thể xảy ra với nhóm của Augsburg và bất kỳ một nhóm không phải là người thành phố nào khác. “Phong trào của chúng ta bắt đầu từ Munich và sẽ dừng lại ở Munich”. Trong phần kết luận, Hitler khẳng định một lần nữa mối quan hệ bạn bè với Drexler và rằng mình sẵn sàng đảm nhiệm cương vị chủ tịch đảng. Một cuộc bỏ phiếu diễn ra. Có 543 phiếu ủng hộ Hitler và 1 phiếu chống.

        Hitler và “những người Bohem vũ trang” của ông bây giờ nằm trong sự kiểm soát hoàn toàn của Đảng NSDAP, tất cả các truyền thống của Đảng Công nhân Đức bị gạt bỏ, bởi các nhân vật quan trọng đều tin tưởng rằng, một trật tự mới không thể được xây dựng trên những nền tảng cũ. Không có thêm một cuộc tranh luận nào, cũng không thêm các thủ tục dân chủ. Từ đó trở đi, họ sẽ theo nguyên tắc của Fuhrer.

        Cùng thời gian này, Hitler cố gắng xoa dịu người phụ trách cũ của nhóm bằng việc không thể hiện thêm quyền. Ông không ra thêm những quy định chung và cố gắng không thực hiện những nguyên tắc nghiêm khác mà ông có thể có. Thay vào đó, ông dành cả mùa hè để tăng cường sự ủng hộ trong nội bộ đảng ở Munich và bí mật mở rộng nhóm giữ trật tự tại các cuộc họp chính trị thành một đơn vị bán quân sự thống nhất vững chắc. Đơn vị này được thành lập đầu tháng Tám dưới một cái tên vô hại “Sư đoàn Thể dục thể thao” và theo như tuyên cáo của đảng, đơn vị này “dự định phục vụ như một phương tiện để đưa các thành viên trẻ tuổi vào một tổ chức hùng mạnh, nhằm sử dụng sức mạnh của họ như một lực lượng tấn công sẵn sàng sử dụng cho phong trào”. Hai tháng sau, đơn vị này có một cái tên hợp pháp hơn Sturm ahteilung (Biệt đội giông tố - SA). Đối với Hitler, đội quân SA này chỉ đơn thuần là một vũ khí chính trị để giữ gìn trật tự và để diễu hành trong các bộ quân phục nhằm khoa trương thanh thế đối với những người dân thành phố ưa thích kỷ luật. Nhưng, lãnh đạo đội quân này, đại úy Rohm, lại coi đội quân là một lực lượng vũ trang thực sự, là đội quân riêng của ông. Những hạt nhân này đều đến từ các đơn vị của quân đoàn tự do và một trong những bài hát chiến đấu đầu tiên của họ đã được sửa lại:

        Chữ thập ngoặc trên mũ
        Băng tay đen-trâng-đỏ
        Biệt đội giông tố của Hitler
        Đó là tên gọi của chúng tôi

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:16:55 pm »


        Với việc thành lập một đội quân riêng và bộ máy của đảng nằm hoàn toàn trong quyền kiểm soát, Hitler giờ đã sẵn sàng lái NSDAP theo một đường hướng mới, mang tính cách mạng hơn. Trong những tháng sau, ông là chủ mưu của hàng loạt các vụ khiêu khích công cộng. Chiến dịch bắt đầu bằng những hàng động tưởng như rất ngẫu nhiên: Tấn công một người Do Thái trên đường phố, treo cờ và phân phát các cuốn sách mỏng bất hợp pháp, và một số các vụ cãi lộn ầm ĩ nơi công cộng khác. Những vụ gây mất ổn định nhỏ nhặt này đều thành công. Vụ tối ngày 14 tháng Chín năm 1921 là một điển hình. Một lần, tại cuộc họp ở Lõvvenbrăukeller của Liên minh Bavaria, một tổ chức của những người chủ trương lập chế độ liên bang chấp nhận chương trình xã hội của Hiến pháp Weimar và cảm thấy ân hận về chế độ tập quyền trung ương của mình. Lãnh đạo của tổ chức này, kỹ sư Ballerstedt, đang chuẩn bị diễn thuyết trước đám đông khi Hitler vừa bước vào. Hitler luôn coi Ballerstedt là “đối thủ nguy hiếm nhất”. Rất nhiều binh sĩ của đội quân SA mặc thường phục đứng lãn trong đám đông khán giả gần bục diễn thuyết . Hàng trăm đảng viên khác đứng lẫn trong khán giả cũng tham gia. Sau đó Hermann Esser trèo lên ghế, hô to rằng Bavaria thấp kém như hiện nay là lỗi từ người Do Thái, tạo thành một dàn hợp xướng yêu cầu đòi Ballerstedt “nhường quyền diễn thuyết” cho Hitler. Ai đó đã tắt những chiếc công tắc đèn để ngăn cản cuộc cãi lộn ầm ĩ nhưng chỉ gây thêm sự hỗn độn. Khi điện sáng trở lại, các binh sĩ SA ùa lên sân khấu, nhấn chìm Ballerstedt. Sau khi đánh Ballerstedt, nhóm binh sĩ SA đẩy ông này khỏi sân khấu xuống chỗ khán giả.

        Tại cuộc thẩm vấn do nhóm cảnh sát tiến hành điều tra vụ gây lộn thực hiện, Hitler không hề thể hiện sự ân hận. “Chẳng hề hấn gì” là câu trả lời lì lợm của ông. “Chúng tôi làm những gì chúng tôi cần làm. Ballerstedt không thể diễn thuyết”. Sự việc không giải quyết được bằng một cuộc thẩm vấn. Cả Hitler và Esser được thông báo họ sẽ bị xét xử vì tội gây rối. Nhưng phiên tòa treo đó lại kích động họ thực hiện vụ bạo lực tiếp theo vào tối ngày 4 tháng Mười một khi Hitler đang diễn thuyết tại Hofbrăuhaus (Nhà nấu bia cung đình) của Munich. Khi ông đến tiền sảnh hội trường lúc 7 giờ 45 phút tối, cả hội trường đã chật kín với hơn 800 người. Phụ nữ được gợi ý ngồi gần phía trước hội trường, càng xa cửa ra vào càng tốt. Nhưng Frau Magdalena, chủ cửa hàng rau quả đối diện nhà Hitler ở và là đảng viên trung thành của đảng Hitler, không hề bận tâm đến lời cảnh báo đó. “Tôi bị kích động đến nỗi không còn thấy sợ hãi. Rõ ràng sẽ có một số rắc rối xảy ra: Một nửa số người có mặt ở đó theo Đảng Cộng sản”. Trên thực tế, những công nhân của nhà máy Maffei, của công trường Isaria Meter và các cửa hàng khác đông hơn rất nhiều so với số người theo đảng của Hitler. Hơn nữa, đảng này không còn được hưởng sự bảo vệ mật của chính phù Bavaria kể từ khi Chủ tịch Bộ trưởng von Kahr bị buộc phải từ chức để ủng hộ một người có quan điểm ôn hòa hơn.

        Khi Hitler thấy những đảng viên Đảng Dân chủ xã hội đến sớm và chiếm hầu hết số ghế, ông ra lệnh đóng tất cả các cửa ra vào hội trường lại. Ông nói với đội quân SA (khoảng gần 50 người) rằng đây là cơ hội để họ thể hiện lòng trung thành với phong trào và “không để một người nào của chúng ta phải rời hội trường trừ khi chúng ta chết”. Họ chuẩn bị tấn công bạo lực vì cho rằng tấn công tốt chính là một sự phòng thủ tốt nhất. “Sự hưởng ứng của đội quân được thể hiện qua 3 chữ Heil được hô to và vang chói hơn bình thường”. Tư tưởng được lãng mạn hóa của Hitler sau này được mô tả lại trong hồi ký của những người theo đảng của ông, những người đã tin tưởng ông như ông tin tưởng chác chần vào bản thân mình: Một con người thép trong sáng sẽ từ các đường hào bước lên lãnh đạo đất nước trở về với danh dự và vinh quang.

        Khi Hitler bắt đầu tiến đến bục diễn thuyết, những công nhân đã hô to những lời đe dọa. Hitler không hề để ý đến họ và chen lên phía trước. Hermann Esser lúc bấy giờ đang đứng trên bàn đầu tiên, yêu cầu mọi người trật tự. Ông xuống khỏi bàn và Hitler bước lên đó. Đầu tiên, có những tiếng la hét, nhưng ngay cả những người đến để chế nhạo cuối cùng cũng lắng nghe và ông có thể nói trong hơn một tiếng đồng hồ mà không bị gián đoạn. Trong khi những người phản đối ông dành phần lớn thời gian để thu thập và cất giữ những lon bia rỗng dưới ngăn bàn để làm vũ khí tấn công.

        Ai đó đã ngất lời Hitler và hỏi vặn lại. Có những tiếng hô giận dữ đơn độc vang lên trong hội trường. Một người nhảy lên ghế và hô to “Freiheit (tự do)”. Một cốc bia bay rít trúng đầu Hitler. Sau đó thêm hàng chục cái khác. “Cúi đầu xuống!”, những giám sát viên trẻ hô to với những người phụ nữ. Frau Schweyer cúi xuống theo. “Không nghe thấy gì ngoài những tiếng la hét, tiếng vại bia vỡ, tiếng giậm chân và tiếng vật lộn, tiếng đổ của những bàn gỗ sồi nặng trịch và cả tiếng vỡ của ghế gỗ. Một trận chiến thực sự đã diễn ra trong căn phòng”. Một cách tò mò, Frau Schweyer ngước lên và nhìn thấy Hitler vẫn đứng trên một chiếc bàn bất chấp  từng loạt ly cốc bay qua đầu ông. Đội quân SA chiến đấu tàn bạo đến nỗi trong vòng nửa giờ những người phản đối đã bị đưa xuống cầu thang. Quang cảnh cứ như có một quả đạn pháo nổ với những ghế, bàn hỏng nằm ngổn ngang và những cốc vại bia vỡ tung toé. Cuối cùng, trong tiếng hỗn độn vang lên giọng nói với Hermann Esser: “Cuộc gặp gờ lại tiếp tục. Người diễn thuyết sẽ tiếp tục phát biểu ý kiến”.

        Hitler tiếp tục bài diễn thuyết của mình ngay cả khi trong đội quân giông tố có người bị thương phải băng bó hoặc được đưa ra khỏi phòng. Ông kết thúc bài nói trong những tràng vỗ tay, vài phút trước khi một sỹ quan cành sát bước vào và hô to “Giải tán cuộc gặp mặt”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:18:18 pm »


5

        Vụ gây rối ở Hofbrauhaus là một bằng chứng cho Hitler thấy rằng thành công sẽ đến với những người không sợ sử dụng sức mạnh của lực lượng. Chiến thẳng đêm đó đã khiến ông và Đảng NSDAP được nhiều người biết đến. Nhưng sự gia tăng đảng viên trong đảng đòi hỏi những công dân cứng lần này phải chấm dứt những hành vi thiếu ý thức. Chính phủ Bavaria mới cũng gấp rút thực hiện những biện pháp kiềm chế Hitler nhưng dường như muốn khiêu khích nhiều hơn và để thể hiện rằng mình chơi đẹp, chính phủ đã cấp giấy phép cho Hitler sử dụng súng lục.

        Việc biểu dương lực lượng của Hitler là một dấu hiệu gia tăng những người theo chủ nghĩa dân tộc và sự oán giận chủ nghĩa vỏlkisch trên toàn nước Đức. Trước đó, cũng trong năm này, sau khi Đức từ chối những yêu cầu của quân đồng minh đòi tăng bồi thường thiệt hại chiến tranh, các binh sĩ Pháp và Bi đã chiếm đóng Duisburg và Dũsseldorg như biện pháp trừng phạt. Hai tháng sau, quân đồng minh đưa ra tối hậu thư đòi khoản tiền bồi thường 2 tỷ hàng năm cùng với 25% giá trị tổng sản phẩm xuất khẩu của Đức. Tối hậu thư này được gửi tới Đức kèm theo lời đe dọa sẽ chiếm đóng toàn bộ vùng Ruhr.

        Nội các bảo thủ ôn hòa trả lời tối hậu thư bằng việc từ chức, nhưng Đảng Trung tâm (Center Party), đảng hiện đang nắm quyền kiểm soát chính phủ, lại chấp nhận những yêu cầu của quân đồng minh. Sự đầu hàng này làm cho những người theo chủ nghĩa dân tộc như Hitler tức muốn phát điên và là nguyên nhân xảy ra một loạt các hành động bạo lực, trong đó có vụ ám sát Matthias Erzberger, người không chỉ là lãnh đạo của Đảng Trung tâm mà còn là “tội phạm” vi đã ký thỏa thuận ngừng bắn. Những kẻ ám sát được một số người Đức kêu gọi luật pháp và trật tự hoan nghênh như những anh hùng.

        Trước khi kết thúc năm 1921, những người theo chủ nghĩa dân tộc có lý do mới để căm phẫn khi Liên minh các dân tộc tuyên bố rằng Ba Lan chuẩn bị nhận phần Thượng Silesia, nơi sở hữu 4/5 các mỏ và ngành công nghiệp nặng của Đức. Mùa đông, sự giảm phát của đồng mark kèm theo những khó khăn của đồng tiền càng làm tăng sự bất bình của người dân Đức. Vào ngày Chủ nhật lễ Phục sinh năm 1922, không khí bạo động tăng cao khi Bộ trưởng Ngoại giao Walther Rathenau đột ngột chuyển hướng sang phương Đông khi ký kết hiệp ước với Liên Xô ở Rapallo. Những người chống Bolshevik như Hitler tức phát điên, không thể nhận ra cái lợi của một liên minh như vậy đối với sự nghiệp trỗi dậy đế chế Đức của họ. Họ bỏ qua một sự thật rằng sự trỗi dậy của nước Đức khỏi bị cô lập về chính trị là một tai họa đối với các nước đồng minh phương Tây.

        Đức và Nga nhất trí nối lại quan hệ ngoại giao, từ bỏ tất cả những yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại giữa hai bên và nối lại mối quan hệ thương mại. Hai nước không tham gia vào hiệp ước kinh tế liên quan đến nước kia mà không tham khảo ý kiến trước. Nga đang cần công nghệ hiện đại; Đức đang quyết tâm phá vỡ các điều khoản quân sự hạn chế của Hiệp ước Versailles mà không để ủy ban kiểm soát quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ của Đức nghi ngờ. Lenin yêu cầu Đức trợ giúp để tái tổ chức lại Hồng quân; Tướng Hans von Seeckt, người đứng đầu Reichswehr, sẵn sàng đồng ý, và quân đội của hai cường quốc có mối liên hệ thân thiết. Các đơn vị quân đội nhỏ của Đức bắt đầu tiến hành huấn luyện binh sĩ đồng thời cũng đạt được trình độ thành thạo khi sử dụng các loại vũ khí đặc biệt.

        Quy mô và ảnh hưởng toàn diện của sự hợp tác này càng làm tăng thêm những lời chỉ trích Rathenau, mặc dù sự tái hiện đại hóa quân đội Đức đã được tăng lên một cách đáng kể nhờ hiệp ước của ông, nhiều người Đức muốn có một quân đội hùng mạnh đã gán cho ông cái mác “cộng sản” vì đã kết giao với Liên Xô. Điều này chỉ thêm một vết đen chống lại người đã trở thành một biểu tượng về sự quỵ luỵ phương Tây do ông cảm thấy bị bắt buộc phải quyết tâm triển khai các lời hứa về kinh tế nặng nề của Hiệp ước Versailles. Hơn nữa, ông là một người Do Thái giàu có, bị Quốc xã cáo buộc là đã bí mật bày mưu thống trị thế giới của người Do Thái. Ngày 4 tháng Sáu, nhà yêu nước tài năng này bị hai thành viên cũ của quân đoàn tự do sát hại theo kiểu găngxtơ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:18:42 pm »


        Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên của số phận, nhà hoạt động xã hội nguy hiểm nhất ở Bavaria cũng bị bỏ tù cùng ngày hôm đó. Hitler, vì câu nói với những đảng viên của mình: “Hai nghìn năm trước, dân chúng Jerusalem đã kéo lê một người đàn ông để hành hình cũng theo cách như thế này” đã bị giam tại nhà tù Stadelheim vì tội kích động nổi loạn. Giám ngục dẫn ông đến một xà lim có nhà vệ sinh riêng và cho ông biết “một cách rất hòa nhã” rằng, nhiều nhân vật nổi danh đã từng ở xà lim này, trong đó có Ludwig Thomas, nhà soạn kịch người Bavaria, và nhà cách mạng Kurt Eisner. Hitler rất buồn bởi tin Rathenau bị sát hại. Những hành động trả thù riêng như vậy dường như là quá nhỏ nhặt đối với ông và đây là một bài học sơ đẳng trong an ninh. Từ đó trở về sau, ông cho lắp đằng sau chiếc ô tô của mình một chiếc đèn pha rọi để “làm quáng mắt lái xe” của bất kỳ một phương tiện nào bám sau.

        Sau cuộc mưu sát, chính phủ Weimar gấp rút thông qua Luật bảo vệ nền cộng hòa, một luật hà khắc được thiết lập để ngăn chặn chủ nghĩa khùng bố phái hữu cực đoan. Những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Bavaria với tất cả các sắc thái khác nhau đã phản đối kịch liệt. Khi sự phản đối lên tới đỉnh điểm, Hitler được thả khỏi nhà tù Stadelheim. Thời gian bị cách ly khỏi diễn đàn chính trị hỗn loạn đã khiến ông phải đánh giá lại những quan điểm gây xáo trộn của mình. Gần 5 tuần trong tù, không có việc gì làm ngoài đọc và suy nghĩ đã giúp ông biến sự căm ghét và sợ hãi người Do Thái luôn ám ảnh trong ông thành một bài bút chiến có chủ ý hơn và mạch lạc hơn. Ông không lãng phí thời gian, tham gia ngay vào cuộc công kích Luật bảo vệ nền cộng hòa, và vào ngày ông được phóng thích ông đã tiến hành một trong những buổi diễn thuyết sắc sảo nhất về sự nghiệp của mình. Với tiêu để: “Một nước tự do hay nô lệ”, mục tiêu nhằm đến rõ ràng của bài diễn thuyết là luật mới, nhưng trên thực tế đó là một sự tố cáo kịch liệt người Do Thái. Chưa bao giờ ông trích dẫn những tài liệu gây ấn tượng mạnh đến vậy, cũng chưa bao giờ ông giải thích một cách “hợp lý” rằng tại sao và bằng cách nào người Do Thái lại có được sức mạnh đến như vậy.

        Trên khắp châu Âu, cuộc xung đột lớn đang diễn ra giữa lý tưởng của lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc võlkisch bài Do Thái và lý tưởng quốc tế của người Do Thái. Hitler nói với các khán giả ở hội trường lớn Burgerbráukeller: chính người Do Thái đã lập nên chủ nghĩa cộng sản và chế độ dân chủ xã hội; cũng chính người Do Thái kiểm soát thị trường chứng khoán và điều khiển phong trào công nhân. Nói đến đây, Hitler còn làm điệu bộ nhún vai để bắt chước người Do Thái làm khán giả cười vang tán thưởng. Ông tiếp tục tố cáo rằng, người Do Thái là những kẻ phá hủy, là quân trộm cướp, kẻ bóc lột. Hơn nữa, đạo Do Thái Bolshevik đang sẵn sàng cho một trận chiến quyết định với hai mục đích lớn: “Làm cho dân tộc không thể phòng thủ được về mặt quân sự, và người dân không thế phòng thủ được về mặt tinh thần”. Để làm được vậy, người Do Thái đã cấm mọi người nói lên tiếng nói phản đối. Sau hơn một giờ vạch ra mối đe dọa của người Do Thái, Hitler đi đến chủ đề chính: “Chúng ta biết rằng, cái gọi là ‘Luật bảo vệ nền cộng hoà’ mà Berlin đặt ra không gì khác ngoài phương tiện triệt tiêu tất cả những lời chỉ trích xuống tới mức im lặng”, nhưng không thể bắt ép những người theo chủ nghĩa quốc xã. Và ông kêu gọi trực tiếp một cuộc nổi loạn dùng vũ lực. “Để kết thúc bài diễn thuyết, tôi muốn đề nghị các bạn trẻ một vài điều. Và đó là một lý do rất đặc biệt. Các đảng cũ huấn luyện các thành niên của họ ăn nói lưu loát và hùng hồn, nhưng chúng tôi thích huấn luyện họ sử dụng sức mạnh cơ bắp hơn. Điều mà tôi sẽ nói với các bạn là: Một chàng trai trẻ không thể tìm con đường của mình đến nơi mà số phận những người dân của họ được miêu tà xứng đáng nhất mà chỉ bằng hành động nghiên cứu triết học, hay vùi mình sau những cuốn sách hoặc ngồi ở nhà bên đống lửa, đó không phải là một thanh niên Đức chân chính! Tôi kêu gọi các bạn hãy tham gia đội quân bão tố của chúng tôi!”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:19:44 pm »


        Hitler cảnh báo rằng, số phận của họ sẽ rất gian khổ, không dễ dàng chiến thắng và có thể mất tất cả. “Những ai ngày hôm nay chiến đấu ở phe của chúng tôi sẽ không thể công thành danh toại, lại càng không thể có được sự đảm bảo tốt về mặt vật chất - rất có thể anh ta sẽ phải kết thúc cuộc đời trong tù. Những ai ngày hôm nay là lãnh đạo thì phải là một người duy tâm, bởi vì anh ta sẽ phải lãnh đạo người này chống lại người khác, dường như tất cả mọi thứ đã được sắp đặt từ trước”. Lời kêu gọi Cống hiến và hô hào theo chủ nghĩa duy tâm của Hitler khiến khán già sung sướng quá đỗi.

        Trong hai tuần sau đó, Hitler tiếp tục công kích luật mới. Ngày 16 tháng Tám, ông là một diễn giả xuất sắc trong một cuộc biểu tình lớn ở Konigsplatz. Cuộc biểu tình này do Liên minh tổ quốc thống nhất và Hiệp hội tất cả những người yêu nước ở Munich kêu gọi và dự kiến sẽ hợp nhất để chống lại sắc lệnh của Weimar. Trước khi Hitler và nhóm của ông đến, không khí biểu tình vẫn còn chưa sôi động. Sau đó, âm thanh khuấy động biểu tình nổi lên từ hai đội kèn đồng. Đoàn biểu tình chia làm 6 hàng mang 15 chiếc cờ XHCN dân tộc. Trong chốc lát, quảng trường này đã trở nên chật cứng với khoảng 15 nghìn người dân kích động chờ đợi.

        Khi Adolf Hitler bước lên bục diễn thuyết, tiếng vỗ tay chỉ thưa thớt. Ông đứng lặng trong giây lát. “Sau đó ông bắt đầu nói, đầu tiên ôn tồn, nhỏ nhẹ” - Kurt Lủdecke, một người theo chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt lần đầu tiên nhìn thấy Hitler, nhớ lại. “Một lúc sau, giọng ông lên cao gần như hét tạo một ấn tượng đặc biệt về cảm xúc mãnh liệt của ông”. Ông dường như là người cuồng tín hơn là một nhân vật vừa cầu khẩn, vừa hăm dọa với đôi tay mảnh dẻ và ánh mắt màu xanh thép mãnh liệt. Nhưng trước khi hiểu được điều đó, Lủdecke đã rơi vào thứ bùa mê của Hitler. Như bị thôi miên, Lủdecke bỗng thấy nhân vật cuồng tín ấy đã chuyển thành một người nhiệt thành yêu nước, một Luther thứ hai. “Lời kêu gọi của ông ấy tới toàn thể những người đàn ông Đức giống như lời kêu gọi cầm vũ khí, và chân lý mà ông đang thuyết giáo là một sự thật thiêng liêng”.

        Tối hôm đó, Lủdecke lại nghe Hitler diễn thuyết ở vũ đài Zirkus Krone. Một lần nữa, Líidecke lại sững sờ. Sau bài diễn thuyết, ông được giới thiệu với diễn giả đang mướt mồ hôi và mái tóc rối bời. Chiếc áo choàng vắt một cách cẩu thả trên vai ông. Nhưng có hề gì, trong mắt Lủdecke lúc đó Hitler là một người đàn ông có cá tính và dũng khí nhất. Ngày hôm sau, Lủdecke đã sẵn sàng đi theo và cống hiến cho sự nghiệp của Hitler mà “không hề do dự”. Họ nói chuyện với nhau hơn bốn giờ đồng hồ, sau đó nắm chặt tay nhau theo nghi thức. “Tôi đã trao hết linh hồn của tôi cho ông ấy”.

        Ngoài cuộc bút chiến chống lại Luật bảo vệ nền cộng hòa và nới rộng sự chia rẽ giữa Weimar và Bavaria, còn có các kế hoạch hành động táo bạo khác. Kẻ chủ mưu cho hành động này là một công chức ngành y rất ít người biết đến ở Munich, bác sĩ Otto Pittinger. Ông đã lên kế hoạch lật đổ chính phủ Bavaria với sự hỗ trợ của Đảng NSDAP và các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc khác và thay thế chính phù đó bằng một nền chuyên chính dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Bộ trưởng von Kahr.

        Người ủng hộ mới của Hitler, Kurt Lủdecke được giao nhiệm vụ truyền bá kiến thức và cung cấp tài liệu cho tất cả những người có cùng mục đích ở khu vực Berlin. Lũdecke đi khắp Bắc Đức, coi mình như “Paul Revere1 của Đức”, đánh thức những người theo chủ nghĩa dân tộc, cho đến khi ông nhận ra rằng, chẳng có điều gì xảy ra ở Bavaria. Ông bắt tàu quay trở về Munich, đó là một ngày cuối tháng Chín năm 1922, và ngay lập tức tới trụ sở của bác sĩ Pittinger. “Đây mà là một hành động táo bạo à?” - Lủdecke cật vấn. Nhưng Pittinger “nhìn với vẻ khinh khi rất ngạo mạn” không buồn để ý đến Lủdecke và nhanh chóng bước lên chiến Mercedes để đi nghi ở Alps. Cuộc khởi nghĩa của ông này đã thất bại sau những rầm rộ ban đầu. Chi có những người theo chủ nghĩa quốc xã là sẵn sàng biểu tình và lãnh đạo của họ buộc phải bỏ trốn.

--------------------
        1. Paul Revere: Thợ bạc ở Boston, nhà ái quốc của Mỹ, giữ vai trò kêu gọi và truyền tin cho dân quân trong thời chiến tranh thuộc địa Mỹ. Khi tới Lexington báo động thì bị quân Anh bắt sống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:21:31 pm »


        Lủdecke tìm thấy Hitler trong một căn phòng tồi tàn ở tầng thượng, đồng hành với ông là Graf - người bảo vệ, và một con chó lớn. “Tôi đã sẵn sàng, những người của tôi cũng đã sẵn sàng!”, ông tức giận nói với Lũdecke. “Từ nay trở đi tôi sẽ làm theo cách riêng của mình”. Ngay cả khi không có người nào theo, ông cũng sẽ thực hiện một mình. “Không cần thêm một Pittinger nào, không cần thêm một Hiệp hội Tổ quốc nào! Một đảng, chỉ cần một đảng. Những quý ông này, những bá tước và tướng lĩnh này - họ sẽ không làm được gì. Tôi sẽ làm. Tôi sẽ làm một mình”.

        Trước đó, Hitler đã từng thú nhận với Arthur Mõller van den Bruck, người đang viết cuốn sách mang tiêu đề “Đệ tam Quốc xã”, rằng: “Anh có tất cả những thứ mà tôi thiếu. Anh sáng tạo ra cơ cấu tái kiến thiết nước

        Đức về mặt tinh thần. Tôi sẽ là người đi chào hàng và ráp nối. Chúng ta hãy làm việc cùng nhau”. Thấy trước được tình trạng hợp nhất của những người theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc, Moller từ chối đề nghị của Hitler, sau đó ông này nói với một đồng nghiệp của mình rằng “Anh sẽ không hiểu được điều đó đâu. Tôi thà tự tử còn hơn nhìn thấy một người như vậy trong văn phòng”.

        Bài học mà Hitler rút ra được từ Pittinger Putsch đã thuyết phục ông rằng cần phải hành động một mình như Fuhrer. Đó cũng là điều kích động Lủdecke và ông đã gợi ý rằng đảng nên làm theo phương pháp của Benito Mussolini, người đã đấu tranh để trở thành lãnh đạo của Italia. Phong trào phát xít của ông ta là phong trào dân tộc chủ nghĩa, XHCN và bài Bolshevik; những đảng viên đảng áo đen của ông ta gần đây đã chiếm đóng Ravenna và các thành phố khác của Italia. Lủdecke tình nguyện đến Italia để xem xét liệu Mussolini có thể chứng tỏ là một đồng minh quan trọng không.

        Ở Milan, II Duce1 tiếp đón Ludecke rất hòa nhã mặc dù chưa bao giờ từng nghe đến Hitler. Ông đồng ý với các quan điểm của Hitler về Hiệp ước Versailles và tài chính quốc tế, nhưng lảng tránh nói về các biện pháp có thể áp dụng để chống lại người Do Thái. Điều làm Lũdecke ấn tượng nhất là sự khẳng định chắc chắn của Mussolini khi được hỏi liệu ông có sử dụng lực lượng trong trường hợp chính phủ Italia không chịu nhượng bộ trước những yêu cầu của ông. “Chúng tôi sẽ là một nhà nước” - ông nói chắc như đinh đóng cột - “bởi vì đó là mong muốn của chúng tôi”.

        Báo cáo của Lủdecke gửi Hitler tràn đây nhiệt huyết. Mussolini, Lủdecke nói, có thể sẽ nắm quyền kiểm soát Italia trong vài tháng tới. Ông cũng khẳng định rằng giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã có những điểm tương đồng. Cả hai đều là chủ nghĩa dân tộc, bài chủ nghĩa Mark và chống phái nghị trường, cả hai đều vì một trật tự mới cấp tiến. Hơn nữa, cả hai chủ nghĩa đều có các nhà lãnh đạo giống nhau: từ nhân dân mà ra và đều từng là những cựu binh.

        Hitler đặc biệt quan tâm đến việc Mussolini sử dụng vũ lực tàn bạo để giành được quyền lực chính trị. “Mắt Hitler trở nên trầm tư khi nghe kể về đội quân áo đen đã tiến đến những thành phố do Bolshevik nắm quyền kiểm soát và chiếm đóng, nhưng các đơn vị đồn trú ở đó vẫn giữ thái độ trung lập nhân từ, thậm chí trong một số trường hợp họ còn cung cấp chỗ ở cho những người theo chủ nghĩa Marx” - Lủdecke nhớ lại. Điều đó chỉ càng chúng minh những gì có thể đạt được nhờ vũ lực.

        Được truyền cảm hứng từ những thành công của Mussolini và được cổ vũ từ ủng hộ gia tăng trên khắp Bavaria, Hitler quyết định biểu dương lực lượng vào mùa thu đó. Ông chọn Coburg, một thị trấn nhỏ ở Hạ Bavaria cách phía Bắc Munich hơn 160 dặm. Hôm đó là Lễ kỷ niệm “Ngày của nước Đức” do một nhóm các hiệp hội bài Do Thái tổ chức. Các vị khách mời danh dự là Đại công tước và Công tước phu nhân của Coburg. Cả hai đều là những người công khai ủng hộ chủ nghĩa dân tộc và Công tước phu nhân còn là họ hàng của Nga hoàng quá cố.

        Hitler được mời tham dự và có thể “mang theo một vài người hộ tống”. Cố tình hiểu lời mời này một cách đại khái, ông rời Munich trên một chuyến tàu đặc biệt vào sáng thứ Bảy ngày 14 tháng Mười năm 1922, cùng đi với ông là 600 binh sĩ của đội quân SA, nhiều người trong sô họ phải tự trả mọi chỉ phí cho mình. Một bầu không khí lẽ hội diễn ra tưng bừng khi những binh sĩ, được hổ trợ khẩu phần ăn trong 2 ngày, đưa lên chuyến tàu dặc biệt này một ban nhạc với 42 loại nhạc cụ chủ yếu bằng đồng và gỗ.

-------------------
        1. Duce. tiếng Italia, nhà lãnh đạo - chỉ Mussolini.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:22:40 pm »


        Buổi tiệc vui nhộn đó giống một chuyến tham quan và thậm chí trong phòng tàu của Hitler cũng tràn ngập bầu không khí lễ hội. Cùng ở với ông có bảy người, những người giỏi nhất và khỏe nhất trong vòng nội bộ của ông: một cựu trung sĩ (Max Amann), một đô vật (Graf), một người buôn ngựa, nguyên là bảo kê quán rượu (Christian Weber), một người viết sách, nguyên là đảng viên Đảng Cộng sản (Esser), một kiến trúc sư (Rosenberg), một nhà văn (Eckart) và một người thời lưu tự xưng (Lủdecke). Đối với Lủdecke, hai người thú vị nhất là Eckart sôi nổi, người “sáng láng hơn tất cả những người khác bởi sự dí dỏm và lương tri của ông” và Rosenberg, một “khối băng”, người luôn nhìn bằng đôi mắt mờ đục ngay cả khi ông không ở đó.

        Đoàn tàu dừng ở ga Nuremberg sau nửa giờ để đón thêm những người ủng hộ. Ban nhạc lại tiếp tục chơi và các binh lính vừa hô vừa vây những lá cờ có hình chữ thập ngoặc qua cửa sổ. Những người ngoài cuộc hiếu kỳ tập trung để xem đoàn tàu huyên náo đó là gì. Những người Do Thái ở chuyến tàu khác đang tạm dừng cũng cười chế nhạo những lá cờ có hình chữ thập ngoặc cho đến khi Julius Schreck, người sau này trở thành tài xế cho Hitler, lao vào giữa họ và bắt đầu kể lể về anh ta.

        Khi đoàn tàu vào ga Coburg, đã có 800 binh sĩ của quân đoàn giông tố. Với khuôn mặt đe dọa, Hitler bước ra bục diễn thuyết. Ông chọn Coburg làm chiến trường bởi ưu thế trội hơn của những người theo chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa cộng sản. Ông sẽ ganh đua với Mussolini và hướng họ, dồn đuổi họ từ thành trì của chính họ. Người dân Coburg, Bavaria bị dồn ép trong 2 năm đã tạo thành một nhóm ồn ào đứng sau Hitler trên bục diễn thuyết với một dải băng lớn và những lá cờ màu đỏ. Ban nhạc dùng nhạc khí bằng đồng và bộ gõ chơi hành khúc và sau đó với sự trật tự và chính xác kiểu quân đội, các binh sĩ SA diễu hành vào thị trấn. Đi tiên phong là tám người Bavaria vạm vỡ mặc quần soóc bằng da, tay cầm gậy leo núi. Ngay sau hàng binh sĩ mang những chiếc cờ đen và đỏ lớn là Hitler và đoàn tùy tùng gồm bảy người của ông, tiếp đến là 800 binh sĩ được trang bị dùi cui cao su hoặc dao. Có nhiều người mặc quân phục nâu xám đã vá lại và bạc màu, một số khác vận những bộ quần áo tươm tất hơn. Điểm độc đáo chung duy nhất của họ là lá cờ hình chữ thập ngoặc bên tay áo trái mỗi người. Hitler là hình ảnh thu nhỏ của những người lính nói chung trong chiếc áo choàng có đai, mũ vành bẻ cong xuống và đôi ủng cao đến bắp chân trông tức cười.

        Đám đông công nhân quây chặt ở cả hai phía và hô to “Kẻ giết người, kẻ cướp, tên trộm, tên tội phạm!”. Những người theo chủ nghĩa quốc xã phớt lờ những tên gọi bị gán cho đó, vẫn không ngừng bước. Cảnh sát địa phương hướng dẫn đoàn diễu hành đó tới Hofbráuhauskeller thủ phủ của thị trấn, sau đó khóa các cổng ra vào, nhưng Hitler cương quyết để những binh sĩ của mình ở lại đường hầm. Để đánh trống, các binh sĩ lại diễu qua đám đông ra vùng ngoại ô thị trấn. Khi những viên sỏi bắt đầu bay về phía đội hình, Hitler ra hiệu bằng cách vẫy roi da, các binh sĩ lập tức chuyển sang tấn công bằng dùi cui. Đám đông rút lui và các binh sĩ của Hitler lại tiếp tục diễu hành, dáng đi vênh váo như những người lính sau trận chiến đầu tiên. Một trong những người kiêu hãnh nhất là bọn vivant Lủdecke, “Khi nhìn thấy một người cãi nhau ầm ĩ trong bộ comple Anh cũng như trong những bộ quần áo làm bằng vải kém chất lượng, họ đã thông cảm cho người thợ may của tôi”.

        Sáng Chủ nhật, những người phe cánh tả đã kêu gọi một cuộc biểu tình lớn đế “lật đổ Nazis (Quốc xã)”. 10.000 người biếu tình dự kiến sẽ tập trung ở quảng trường nhưng quy mô lớn của phe đối lập càng khiến Hitler coi thường. Với quyết tâm “đẩy lùi khủng bố cộng sản vì lợi ích”, Hitler ra lệnh cho các binh sĩ SA lúc này đã phát triển lên tới gần 1.500 người tiến vào pháo đài của Coburg qua quảng trường. Đến trưa, các binh sĩ của đội quân giông tố dưới sự chỉ huy của Hitler tiến vào trung tâm thành phố nhưng chỉ có vài trăm người biểu tình ở quảng trường. Ngày hôm trước, nhiều người dân đã đứng ở via hè để xem các binh sĩ SA đi qua, im lặng phản đối. Hôm nay, hàng trăm lá cờ đế quốc treo ở cửa sổ và những người dân đã dàn hàng trên đường, cổ vũ những người theo chủ nghĩa quốc xã với những biểu tượng rất lạ của họ. Hôm nay, họ là những anh hùng. “Đó là đặc trưng của thế giới tư sản”, Hitler nói với những người diễu hành cạnh ông.

        Sự kiện Coburg đã chứng tỏ cho Hitler thấy rằng, ông và những binh sĩ SA của ông có thể sánh được với Mussolini. Trong vòng chưa đây hai tuần, Mussolini lại đưa ra một minh chứng khác. Ngày 28 tháng Mười, đội quân áo đen của II Duce đã tiến đến thành Rome (cũng bằng tàu hoả) và nắm quyền kiểm soát Italia.

        Bốn ngày sau, Esser với vai trò là người phát ngôn của Fuhrer đã bắt ngờ tuyên bố tại hội trường tổ chức bữa tiệc lớn của Hofbrauhaus rằng: “Mussolini của nước Đức chính là Hitler!”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM