Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:18:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường chiến đấu  (Đọc 22976 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #150 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 10:03:45 am »

9. Trần Ngọc Trác, nhà nghiên cứu lịch sử, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thuận Hải:

Giá trị của chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng ở chỗ nó có ý nghĩa chính trị rất lớn, nó không chỉ tạo điều kiện đưa dân về xây dựng căn cứ mà cơ bản là nó tạo điều kiện cho việc mở rộng phong trào giải phóng, phong trào kháng chiến, tạo điều kiện cho các Đội công tác Lâm Đồng vượt đường 20 lên Kìn Đạ bắt liên lạc với các mũi công tác từ miền Đông Nam Bộ, phía nam đường 20 đã hình thành hai huyện K3 và K4, đã hội đủ điều kiện tổ chức lại Tỉnh ủy Lâm Đồng vào cuối năm 1961. Nếu ta đánh giá đúng thắng lợi của chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng, đừng lừng khừng chậm chạp mà tranh thủ hơn nữa, khẩn trương hơn nữa thì ta có thể mở phong trào Bình Thuận sớm hơn. Vùng căn cứ địa miền núi Bình Thuận, Lâm Đồng được mở rộng và củng cố, chính đây là chỗ dựa của Khu ủy Khu 6, Quân khu 6 sau này, tiến hành chiến tranh chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn…”.

10. Tố Quyên, nhà nghiên cứu lịch sử:

“… Từ ngữ Việt Nam ta rất phong phú, song cần chọn lựa cân nhắc một từ nào đó nói đúng được tính chất của sự kiện mà chúng ta có dịp xem xét, phân tích. Đối với chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng ở tỉnh nhà cách đây 33 năm (31-7-1960) vừa được nghe báo cáo tổng kết trong cuộc hội thảo này, tôi không ngần ngại cho đó là một chiến thắng thần kỳ. Dùng tính từ này kể cũng không có gì quá đáng, nếu nói theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt (trung tâm từ điển ngôn ngữ thuộc Viện Ngôn ngữ học xuất bản – Hà Nội 1992) thì thần kỳ là “tài tình một cách kỳ lạ với mức như không thể tưởng tượng nổi”. Quả đúng như vậy, làm sao có thể tưởng tượng nổi một đơn vị vũ trang ít ỏi của ta với chưa đầy 30 cán bộ, chiến sĩ lại dám mở một cuộc tấn công diệt và bắt hàng 300 tên địch được trang bị mạnh, lại đóng ở vị trí phòng thủ kiên cố, đến cuối trận bên ta không hề bị tổn thất một người nào! Làm sao có thể tưởng tượng nổi cũng với số người ấy ngoài việc bắt tù binh, thu vũ khí, đốt sạch doanh trại, đồn bót địch, còn tổ chức ngay việc đưa trên nửa vạn đồng bào bị dồn vào khu dinh điển trở về vùng căn cứ an toàn, một cuộc hành trình ròng rã năm ngày, vượt bao suối sâu lụt lội và từng lúc chiến sĩ ta còn phải chặn đánh quân địch truy lùng, bảo vệ đồng bào đi đến nơi đến chốn. Do đó cũng có thể nói một cách tự hào rằng 33 năm đã trôi qua song chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng mãi mãi là khúc khai tấu rộn ràng thiên anh hùng cả của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Bình Thuận và Cực Nam Trung Bộ qua các thời kỳ kháng chiến chống Mỹ - ngụy, góp phần giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc.

Có một điều đáng nói là không hiểu tại sao mãi đến 33 năm sau, một chiến thắng thần kỳ như vậy mới được tổng kết và tổ chức kỷ niệm lần đầu. Phải thừa nhận sự quá ư chậm trễ này có ảnh hưởng nhất định, gây hạn chế cho công việc nghiên cứu khoa học cũng như đối với yêu cầu phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, cổ vũ, động viên quân dân tỉnh nhà làm tốt các nhiệm vụ nặng nề trong giai đoạn đổi mới hiện nay. May thay các nhân chứng sống của trận Hoài Đức – Bắc Ruộng đến bây giờ còn được khá nhiều người để giúp tìm hiểu, khai thác sâu thêm. Cuối cùng, chúng tôi thiết nghĩ rằng, chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng lẽ ra phải sớm dựng lại bằng các sơ đồ, sa bàn và cả tranh minh họa nữa, tất cả các thứ đó cần đặt vào một nơi xứng đáng trong Bảo tàng Cách mạng của tỉnh nhà. Và hơn thế nữa, ở nơi địa điểm cũ diễn ra chiến trận không thể không dựng lên trang trọng một tấm bia kỷ niệm lớn để mọi người được chia sẽ niềm tự hào chung…”.

Mở đầu tham luận của mình, đại tá Nguyễn Văn Bổng, phó chủ tịch Hội cựu Chiến binh Bình Thuận vết: “Đọc bản đề dẫn về chiến thắng chi khu quận lỵ Hoài Đức – Bắc Ruộng, tôi có cảm giác tác phẩm đã đưa ta tới một vườn hoa muôn hồng ngàn tía đầy hoa thơm, hoa nào cũng thơ, cũng có một vẻ đẹp riêng của nó…”.

Một số trích dẫn trên đây trong 45 bản tham luận tại Hội thảo khoa học và tại lễ kỷ niệm chiến thắng ở Bắc Ruộng ngày 31 tháng 7 năm 1993 giới thiệu một cách khái quát về ý nghĩa bước ngoặt lịch sử, bài học và sự đóng góp của chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng cho ngày nay và cho mai sau khá đầy đủ, sâu sắc và trân trọng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #151 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 10:09:07 am »



Hội thảo "Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng (31 tháng 7 năm 1960)" tại thị xã Phan Thiết ngày 31 tháng 7 năm 1993.



Một số đại biểu dự Hội thảo "Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng"



Một số đại biểu cán bộ, chiến sĩ đơn vị 2-9 - những người trực tiếp làm nên
"Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruông" , tham dự hội thảo.




Đồng chí Phạm Hoài Chương cùng đồng chí Nguyễn Quang Kiệu - Bí thư Huyện ủy,
đồng chí Hồ Đức Hiền - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tánh Linh... thăm lại chiến trường Bắc Ruộng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #152 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 10:12:03 am »





Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM