Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:21:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342956 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #140 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2010, 05:24:24 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 12 tháng 6 năm 1966, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch quyết định sử dụng lần lượt từng đôi bay MiG-17 để đánh địch. 14 giờ 41 phút, địch vào từ phía đảo Cái Bầu ở độ cao 1.900m. Sau khi vượt qua dãy Yên Tử, chúng xuống thấp. 14 giờ 43 phút, sở chỉ huy cho đôi bay: Lê Quang Trung - số 1 và Võ Vàn Mẫn - số 2 cất cánh từ Kép. Đến phút 45, đột nhiên trên các bàn dẫn đường đều không thu được tình báo địch. Từ sở chỉ huy trung đoàn, trực ban dẫn đường Hà Đăng Khoa lập tức "dẫn mò" và cho ngay đôi MIG-17 vòng về phía tây và lên đỉnh Kép, giữ độ cao 1.000m, hướng bay 90 độ, rồi liên tiếp thông báo vị trí mục tiêu. Số 1 lập tức phát hiện 2 F-8 ở đông Lục Nam 10km. Ta vòng phải, khép bớt giãn cách để giữ thế đối đầu có lợi, rồi lật ngay sang trái. Sau hai vòng cơ động với độ nghiêng lớn và tăng lực mạnh ở độ cao thấp, phi công Lê Quang Trung bắn rơi 1 F-8. 14 giờ 53 phút, thủ trưởng Nguyên Phúc Trạch cho đôi bay: Phạm Thành Chung và Dương Trung Tân lên yểm hộ, vì trước đó xuất hiện thêm ba tốp địch từ phía Đường 18 bay lên. Đúng 15 giờ, đôi bay Trung - Mẫn hạ cánh và 3 phút sau, đôi bay Chung - Tân cũng hạ cánh xuống Kép. Đây là trận dẫn đánh nhanh - diệt gọn đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam và lập kỷ lục: thời gian từ cất cánh đến hạ cánh chỉ mất 17 phút, bắn rơi 1 máy bay địch.

Theo Clashes:

Ngày 12/06/1966, biên đội 4 F-8 mật danh Nickel đang yểm hộ tốp không kích rời mục tiêu phía bắc Hải Phòng thì phát hiện 2 MiG-17 phía trước bên trái ở cự ly khoảng 3 dặm (~4,8km). F-8 ngoặt trái và đối đầu MiG. Nickel 1 và 2 nhằm chiếc đầu tiên trong khi Nickel 3 và 4 nhằm chiếc thứ 2.

Nickel 1 tiếp cận phía sau chiếc MiG thứ nhất và bắn khoảng 150 đạn 20mm mà không có kết quả, sau đó bắn AIM-9 ở cự ly 4000ft (~1300m) phía sau. Quả đầu tiên ban đầu được dẫn nhưng sau đó chệch sang phải mà không nổ (có thể bị mây làm lệch hướng). Nickel bắn nốt quả thứ 2 ở từ cự ly 3000ft (~1000m), trúng cánh của MiG, sau đó là phần đuôi rời ra và MiG đâm xuống đất. Nickel 1 thấy thêm 2 MiG-17 nữa hơi cao hơn bên phải. F-8 tiếp cận phía sau 1 chiếc và bắn khoảng 30 viên 20mm vào cánh phải của MiG thì đột nhiên hết đạn. Nickel 1 rời khu vực và hạ cánh. Kiểm tra kỹ thuật sau đó phát hiện trục trặc khiến cặp cannon dưới không bắn được. Nickel 1 được ghi nhận 2 chiến công - trường hợp bắn hạ đúp đầu tiên trong chiến tranh.

Trong khi Nickel 1 cơ động với chiếc MiG đầu tiên, Nickel 2 thấy 1 MiG-17 thứ 3 bay thẳng và bằng cách đó 3000ft. Nickel 2 tiếp cận, bắt tín hiệu tốt và bắn cả 2 quả AIM-9 từ cự ly 4000ft. Quả đầu tiên bị treo còn quả thứ 2 không bắt được mục tiêu. Nickel 2 vòng lại để rời khu vực nhưng sau đó lại thấy 1 MiG-17 khác trước mặt bay chậm hơn. Nickel 2 dễ dàng tiếp cận phía sau và bắn khoảng 30 viên 20mm. Nickel 2 tiếp tục vào gần tới 1000ft (~330m) và tiếp tục khai hỏa nhưng cannon bị kẹt sau 15 phát, vì vậy Nickel 2 rời khu vực.

Nickel 3 bắn vài phát 20mm vào chiếc MiG thứ 2 khi 2 bên đối đầu và khi bay qua, Nickel 2 thấy 1 MiG đang bổ nhào với 1 F-8 (Nickel 4) bám đuôi. Khi MiG vòng lại với 1 vòng ngoặt gấp ở độ cao thấp, Nickel 3 tiếp cận được phía sau và bắn cả 2 AIM-9 ở cự ly 1500ft (~500m) nhưng đều trượt.

Nickel 4 tiếp tục bám theo chiếc MiG và bắn 1 AIM-9, bắt được mục tiêu nhưng rơi sau khi tới gần và MiG trốn thoát trong mây. Trên đường rời khu vực Nickel 4 thấy 1 MiG-17 thứ 4 và bắn nốt AIM-9 thứ 2 ở cự ly khoảng 9000ft (~3000m), tên lửa không bắt mục tiêu. Trong trận này, 3/4 F-8 gặp trục trặc với cannon và chỉ 1/8 AIM-9 trúng mục tiêu.


Theo F-8 Units, đây là F-8E số 150924, ký hiệu NP 103 thuộc phi đoàn 211 HQ Mỹ trên TSB Hancock, do trung tá Harold L. Marr, phi đoàn trưởng lái. Mặc dù được Mỹ xác nhận cả 2 chiến công nhưng Marr chỉ được chính thức công nhận thành tích cho chiếc đầu tiên. Cũng theo nguồn này, các MiG tham gia trận đánh sơn sao đỏ trên cánh và phù hiệu vàng ở đuôi (?)


F-8E 150924

Như vậy trong trận này Mỹ claim 2 MiG-17, ta claim 1 F-8E. Cả 2 bên đều không công nhận thành tích của đối phương.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2010, 11:41:15 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #141 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2010, 09:00:13 am »

Bổ sung thông tin: theo LS ngành KT KQ thì trong tháng 4/1966 có 3 MiG-21 bị bắn rơi. Tuy nhiên trong thời gian này Mỹ chỉ ghi nhận bắn rơi duy nhất 1 MiG-21 hôm 26/04/66.

Tổng hợp lại từ các tài liệu Mỹ:

Ngày 26/04/66, biên đội F-4C mang của KQ Mỹ đang hộ tống EB-66 thì phát hiện 2 MiG-21 tiếp cận. Khi 2 bên đối mặt nhau, chiếc MiG thứ nhất bắt đầu leo cao 1 cách đơn giản, bật tăng lực bay theo hướng tây bắc ở độ cao 30.000ft, trong khi chiếc MiG thứ 2 hạ độ cao 1 cách chậm chạp và sau đó biến mất khỏi tầm quan sát.

F-4 bám theo chiếc MiG đầu tiên. Ở cự ly 3000ft số 1 lần lượt bắn 3 AIM-9B. Quả đầu tiên sượt qua MiG, phi công nhảy dù, quả thứ 2 trượt và quả thứ 3 bắn trúng chiếc MiG không còn người lái.

Khi quay lại số 1 thấy chiếc MiG thứ 2 đang bám theo số 2 và yêu cầu thực hành bay tách phòng ngự. Số 1 đảo xuống về bên trái trong khi số 2 đảo lên về bên phải.

Sau khi cơ động, số 1 thấy MiG bay trước mặt và kéo cao bám theo, bắn quả AIM-9 cuối cùng nhưng do cự ly quá gần nên trượt qua cánh trái của MiG. F-4 rút khỏi khu vực do hết dầu.


Theo USAF F-4 MiG Killers thì F-4C số hiệu 64-0752, mật danh Mink 1 do thiếu tá P. J. Gilmore và trung úy W. T. Smith lái thuộc phi đoàn 480, không đoàn 35 ở căn cứ Đà Nẵng. Đây là MiG-21 đầu tiên bị bắn rơi trong CTVN.



Tổ bay Mink 1


F-4C 64-0752. Ngày 06/08/67 chiếc F-4C này bị PK bắn rơi ở Quảng Bình.

Các tài liệu VN không đề cập đến trận đánh trên. Tuy nhiên theo bài viết này: Sự xuất hiện của những chiếc MiG 21 trên bầu trời miền Bắc làm cho bọn Mỹ cảnh giác và thận trọng hơn. Chúng thường dùng lực lượng đông, áp đảo để bao vây, tiêu diệt những tổ bay đơn độc, ít ỏi của ta. Cũng trong tháng 4-1966, trong một trận đọ cánh với tụi F4H tinh ranh của Mỹ, máy bay của ông bị trúng đạn trên bầu trời Thái Nguyên. Cố bay về đến Mê Linh thì máy bay không thể điều khiển được, ông phải nhảy dù.

Mỹ chỉ ghi nhận bắn rơi duy nhất 1 MiG-21 trong tháng 04/66, nên có thể tạm xác định chiếc MiG-21 bị hạ trong trận 26/04/66 là do phi công Nguyễn Đăng Kính lái.



Thiếu tướng Nguyễn Đăng Kính.

Cũng trong ngày 26/04/66 còn diễn ra 1 trận khác của MiG-17, theo LS dẫn đường KQ:

Chiều 26 tháng 4 năm 1966, địch vào đánh Đường 10, đoạn Bình Gia- Bắc Sơn và cho tiêm kích yểm hộ tại khu vực đông Chợ Mới 30km. Biên đội: Hồ Văn Quỳ - số 1, Lưu Huy Chao - số 2, Nguyễn Văn Bảy - số 3 và Trần Văn Triêm - số 4 xuất kích từ sân bay Kép. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923: Nguyễn Chuẩn tại sở chỉ huy và Trần Xuân Dung trên hiện sóng đã cho biên đội đi độ cao 2.500m vào khu vực nam Bình Gia - Bắc Sơn 15km. Do địch cơ động đổi hướng liên tục nên ta lâm vào thế đối đầu nhưng nhờ có thông báo rất kịp thời của dẫn đường hiện sóng, số 1 đã nhanh chóng phát hiện F-4, 6km. Không chiến diễn ra trong 5 phút, các phi công Lưu Huy Chao và Nguyễn Văn Bảy, mỗi người hạ 1 F-4. Sau khi cho biên đội thoát ly, sở chỉ huy trung đoàn dẫn số 1 và 3, còn số 2 tự bay về hạ cánh tại sân bay Kép. Riêng số 4 phải nhảy dù, do bị bắn nhầm.

Các tài liệu Mỹ không ghi nhận tổn thất nào do MiG vào ngày này.

Tổng kết ngày 26/04/66:
- KQ Mỹ: không có tổn thất.
- KQNDVN: tổn thất 1 MiG-21, 1 MiG-17, phi công an toàn.
- Mỹ claim 1 MiG-21, VN (tạm coi là) công nhận. VN claim 2 F-4, Mỹ không công nhận.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #142 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2010, 06:24:50 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều 21 tháng 6 năm 1966, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Trần Trọng Thuyết tổ chức đánh hiệp đồng giữa MIG-17 và cao xạ. Kíp trực ban dẫn đường: Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy và Hà Đăng Khoa trên hiện sóng đã dẫn biên đội: Phạm Thành Chung - số 1, Dương Trung Tân - số 2, Nguyễn Văn Bảy - số 3 và Phan Văn Túc - số 4 cất cánh từ Kép, bay thấp vào khu chiến Kép - Chũ. Mặc dù ra-đa dẫn đường bắt địch không tốt, nhưng dẫn đường sở chỉ huy xử lý dẫn mò chính xác. Biên đội vào tiếp địch với góc 60 độ số 2 phát hiện nhanh. Ta và địch đan vào nhau, không chiến trong 2 phút 20 giây. Phạm Thành Chung và Phan Văn Túc, mỗi phi công bắn rơi 1 F-8E, nhưng số 2 phải nhảy dù, do bị trúng tên lửa của địch. Đây là trận dẫn đánh nhanh - diệt gọn thứ hai: mất 18 phút, bắn rơi 2 máy bay địch.


Theo Clashes:

Ngày 21/6/66, biên đội 4 F-8 mật danh Nickel đang bay tìm kiếm 1 phi công trinh sát nhảy dù. Buộc phải bay ở độ cao 1500-2000ft (~450-600m) dưới mây, biên đội bị PK mặt đất bắn dữ dội, Nickel 3 trúng đạn vào cánh lái độ cao bên phải nhưng vẫn tiếp tục ở lại. Nickel 3 và 4 thấy viên phi công bắn pháo sáng màu da cam, khi kiểm tra thấy nhiên liệu đã cạn nên Nickel 1 cho Nickel 3 và 4 rời khu vực tới chỗ máy bay tiếp dầu.

Khi Nickel 1 và 2 đang vòng lượn về bên trái ở độ cao 2000ft (~600m), 2 chiếc MiG-17 xuất hiện từ trong mây và bay đối đầu rất gần F. Nickel 2 nhanh chóng kéo cao và bắn 75 viên 20mm ở cự ly rất gần vào chiếc MiG thứ 2, trúng vào cánh chiếc MiG làm thoát nhiên liệu ra ngoài. MiG tản ra, chiếc bị thương hạ độ cao, Nickel 2 bám theo bắn 1 quả AIM-9 ở cự ly khoảng 1 dặm (~1,6km). CHiếc MiG kéo cao gấp tránh được nhưng sau đó đâm xuống đất. Sau khi bắn hạ chiếc MiG, Nickel 2 thấy 2 MiG-17 tiếp cận phía sau nhưng tăng tốc và thoát khỏi khu vực.

Nickel 3 và 4 trên đường thì thấy Nickel 1 thông báo có MiG, họ lập tức quay lại tham chiến. Nickel 3 bị thương nên tụt lại phía sau gần 2 dặm thì thấy 1 F-8 (sau đó được biết là Nickel 1) với 1 chiếc MiG bám đuôi phía sau bay ngược chiều. Nickel 3 gọi radio báo nhưng ngay lúc đó MiG khai hỏa, đuôi Nickel 1 bốc cháy và phi công nhảy dù.

Nickel 4 thấy thêm 2 chiếc MiG lao xuống từ trong mây phía bên phải. Khi chiếc MiG đầu tiên lướt qua trước mặt, Nickel 4 khai hỏa cannon 20mm nhưng súng bị kẹt sau khi bắn 25 viên. Nickel 4 nghe thấy Nickel 3 gọi yêu cầu F-8 (Nickel 1) cơ động. Tưởng đó là mình, Nickel 4 tách khỏi MiG và rời khu vực.

Sau khi thấy Nickel 1 nhảy dù, Nickel 3 quan sát phía sau và thấy 1 MiG-17 tiếp cận ở cự ly gần và khai hỏa. Nickel 3 cơ động nhưng không thể thắng được chiếc MiG do cánh lái bị hỏng, do vậy Nickel 3 tăng tốc lên 600 knot và tách khỏi MiG. Khi bay xa dần Nickel 3 thấy chiếc MiG từ bỏ tấn công và quay lại với 1 vòng lượn đơn giản về bên trái. Nickel 3 quay lại và tiếp cận bắn AIM-9 ở cự ly khoảng 4000ft (~1200m). Quả AIM-9 đầu tiên không rời giá phóng, quả thứ 2 nổ bên trái đuôi chiếc MiG. Do đã cạn nhiên liệu nên Nickel 3 lập tức rời khu vực nhưng kịp thấy MiG lao xuống, bốc khói dữ dội. CHiếc MiG sau đó được xác nhận là bị bắn hạ.


Theo VN Air Losses, ngày 21/06/66 F-8E 149152 thuộc phi đoàn 211 trên TSB Hancock do thiếu tá Cole Black, phi đoàn phó lái bị MiG-17 bắn hạ. Phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Theo F-8 Units, F-8E 150300 do trung úy Phil Vampatella (Nickel 3) và F-8E 150910 do đại úy Eugene Chancy (Nickel 2) thuộc phi đoàn 211 mỗi người bắn hạ 1 MiG-17.


F-8E 150300.


Vampatella (chính giữa) ảnh trái và Chancy ảnh phải.



Vết thương của Nickel 3 do đạn cao xạ.


Tổng kết:
- Ta claim 2 F-8E, Mỹ công nhận 1.
- Mỹ claim 2 MiG-17, ta công nhận 1.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2010, 11:35:31 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
TPham
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #143 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2010, 09:19:56 pm »

Những năm 80 thế kỷ trước,tạp chí Hàng không của một nước Đông Âu có nói là tỉ lệ không chiến KQVN - KQHK là 6:1 (bị rụng ).Mong các bác am hiểu cho biết thông tin trên đúng sai ra sao? Thực tế là ntn?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #144 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 11:33:18 am »

Theo LS dẫn đường KQ:

Trưa 29 tháng 6 năm 1966, địch tập trung lực lượng đánh kho xăng Đức Giang từ hướng bắc. Thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Đỗ Hữu Nghĩa quyết định cho biên đội: Trần Huyền - số 1, Võ Văn Mẫn - số 2, Nguyễn Văn Bảy - số 3 và Phan Văn Túc - số 4, đang trực chiến tại Nội Bài, xuất kích. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn không quân 921: Phạm Công Thành tại sở chỉ huy, Lê Thiết Hùng trên hiện sóng và trực ban dẫn đường Quân chủng Nguyễn Văn Chuyên đã phối hợp chặt chẽ với nhau, cho biên đội giá độ cao 500m, vòng qua cầu Đa Phúc, men theo phía nam dãy Tam Đảo, rồi kéo cao vọt lên, vào tiếp địch ở giữa hai đỉnh 1591 và 1263. Với góc vào 60 độ, số 3 phát hiện địch xa 15km. Cách dẫn táo bạo này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các phi công Nguyễn Văn Bảy và Phan Văn Túc hạ liên tiếp 2 F-105. Khi quay về Nội Bài, nhờ có các thông báo về địch của đài chỉ huy bổ trợ tại núi Am Lợn (điểm cao 462, bắc sân bay Nội Bài 10km) và đài chỉ huy bay tại sân Nội Bài, nên biên đội đã nhanh chóng chuyển hướng xuống Gia Lâm hạ cánh an toàn. Đây là trận dẫn đánh nhanh - diệt gọn phá kỷ lục: chỉ mất 15 phút, bắn rơi 2 máy bay địch, lại là cường kích. Trong trận này còn thể hiện được cách dẫn mới đi thấp - kéo cao - vào tiếp địch rất hiệu quả và lần đầu tiên sử dụng đài chỉ huy bổ trợ bằng mắt thông báo tình hình trên không cho phi công rất kịp thời.

Theo Clashes:

Ngày 29/06, biên đội 4 F-105 Wild Weasel mật danh Bison đang thực hiện nhiệm vụ Iron Hand (chế áp PK) xung quanh HN. Khi họ bắt đầu tìm kiếm các trận địa SAM, biên đội chia làm 2 tốp với Bison 3 và 4 ở phía sau và bên phải khoảng nửa dặm (~800m). Bison 4 phát hiện 3 MiG-17 tiếp cận phía sau khoảng nửa dặm và ở độ cao vài ngàn ft bên dưới. Bison 4 báo có MiG và Bison 3 gọi yêu cầu cơ động về bên trái. Bison 1 và 2 không nhìn cũng như không nghe thấy báo động và tiếp tục bay bằng, thẳng. Chiếc MiG đầu tiên khai hỏa nhằm vào Bison 3 nhưng trượt, 3 chiếc MiG tiếp tục hướng thẳng đến Bison 1 và 2.

Bison 1 phát hiện ra MiG và báo động. CHiếc MiG đi đầu bắt đầu khai hỏa vào Bison 2 đang ngoặt và bắn trúng nhiều phát vào bên trái, 1 phát đạn 23mm xuyên qua buồng lái Bison 2, đập trúng cần lái và phá hủy hầu hết các bộ phận, kể cả máy ngắm cannon. Sau khi bắn, chiếc MiG bay vượt lên và gần như ngay trước mặt Bison 2. Tận dụng sai lầm này, Bison 2 bắn khoảng 200 phát cannon 20mm và thấy khoảng 10 viên trúng cánh trái. CHiếc MiG đảo và bổ nhào thẳng xuống đám mây thấp ngay trên mặt đất.

Bison 2 thấy chiếc MiG thứ 2 bên trái khoảng 200ft (~60m) đang khai hỏa vào Bison 1, bắn trúng nhiều phát vào đuôi. Khi Bison 2 định hỗ trợ thì 1 chiếc MiG khác lao xuống phía sau và bắt đầu tấn công, buộc Bison 2 phải cơ động trốn thoát vào trong mây.

Trong khi đó Bison 3 và 4 đụng độ chớp nhoáng với chiếc MiG thứ 4 và rồi ngoặt để rời khu vực. Trên đường Bison 3 thấy Bison 1 đang bị bám đuôi. Bison 3 nhằm vào chiếc MiG bắn khoảng 100 viên 20mm. Tuy không trúng nhưng chiếc MiG ngừng tấn công Bison 1 và biên đội rời khỏi khu vực.


Theo USAF F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 58-1156 thuộc phi đoàn 421, không đoàn 388 của KQ Mỹ ở căn cứ Korat (Thái Lan) do thiếu tá Fred Tracy lái tuyên bố bắn hạ 1 MiG-17.



F-105D 58-1156 và vết đạn 23mm bắn xuyên qua buồng lái. Chiếc F-105 này sau đó bị đạn cao xạ cỡ lớn bắn trúng ngày 21/01/67 khi tấn công sân bay Kép. Phi công lết được ra biển và nhảy dù.

Tổng kết:
- Ta claim 2 F-105. Mỹ công nhận 2 F-105 bị thương (nhưng không rơi).
- Mỹ claim 1 MiG-17. Ta không công nhận bị bắn hạ (có bị thương không thì không rõ).


Về lực lượng, đến tháng 06/66, KQNDVN được bổ sung thêm 13 phi công MiG-21 và MiG-17 được huấn luyện ở LX mới về nước.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2010, 12:06:57 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 11:54:53 am »

Theo LS f371:

Thời kỳ này, MIG-21 tạm dừng xuất kích để tập trung nghiên cứu, rút kinh nghiệm tìm nguyên nhân để đánh thắng. Trong các cuộc họp, các phim chụp từ máy bay chiến đấu trở về đều được in tráng để đưa vào bình giảng. Những phi công trực tiếp thực hiện trận đánh dù thất bại hay thành công cũng đều phải tường trình lại cụ thể, tỉ mỉ từng giai đoạn của trận đánh, tình huống xảy ra, hiện tượng quan sát được cũng như cách xử trí của người lái. Qua các cuộc trao đổi rút kinh nghiệm nghiêm túc, các cấp lãnh đạo và cơ quan chuyên môn đã đi đến kết luận bước đầu: Nguyên nhân chính làm cho MIG-21 chưa đánh thắng là do chưa phát huy được tính năng kỹ thuật của máy bay để có cách đánh phù hợp. Trong các trận đánh, phi công, nhất là số mới chuyển loại từ MIG- 17 sang và cả các cán bộ chỉ huy vẫn đều áp dụng chiến thuật của MIG - 17 cho MIG - 21. Trong khi đó, âm mưu của địch vô cùng xảo quyệt, thủ đoạn lại luôn thay đổi. Vì vậy, chiến thuật cũ không thể áp dụng cho loại máy bay mới được, muốn đánh thắng, MIG-21 phải có chiến thuật đánh của MIG-21. Phi công không chỉ có dũng cảm, táo bạo, thông minh mà trước hết phải nắm thật chắc tính năng kỹ thuật của máy bay. Đây là những yếu tố rất quan trọng để bảo đảm cho MIG-21 đánh thắng. Qua các cuộc nghiên cứu, trao đổi, cơ quan lãnh đạo cũng rút ra được những kinh nghiệm bước đầu như chọn thời cơ cất cánh, chọn mục tiêu, độ cao bay và chiến đấu thích hợp cho MIG-21, cách dẫn MIG-21 vào tiếp cận mục tiêu. Trên cơ sở đó phương án chiến đấu của MIG-21 được bổ sung thêm nhiều nội dung mới. Một đợt huấn luyện cho MIG-21 theo phương án chiến đấu mới được gấp rút tổ chức.

MIG-21, sau một thời gian rút kinh nghiệm và huấn luyện theo cách đánh mới lại tiếp tục được vào trực chiến. Theo phương án, MIG-21 sẽ chặn đánh địch ngay tại vùng trời trên và khu vực xung quanh sân bay là chủ yếu. Trung đoàn 921 sẽ tổ chức cho MIG-21 đánh một số trận theo phương án mới để rút kinh nghiệm tiếp, bổ sung kịp thời cho các phương án, cách đánh đã được chuẩn bị.

Sau khi phát hiện một điều gần như thành quy luật máy bay Mỹ cất cánh từ Thái Lan sang đánh khu vực Thái Nguyên đều bay theo hướng bay Phú Thọ, bắc Tam Đảo, thậm chí đã có những lần chúng bay lướt qua cả khu vực sân bay Nội Bài, trung đoàn quyết định đón đánh địch ngay trên vùng trời Nội Bài. Phương án được triển khai và được tập luyện khá chu đáo. Chọn đánh địch ngay tại vùng trời sân bay sẽ phát huy được lợi thế, phi công ta thuộc địa hình sẽ giành được thế chủ động, bất ngờ. Mặt khác, được đài chỉ huy cất, hạ cánh ở sân bay và các đài bổ trợ hướng dẫn quan sát địch, được dẫn dắt, chỉ huy, xử trí khi xuất hiện các tình huống phức tạp.

Ngày 7 tháng 7 năm 1966, mạng ra đa phát hiện nhiều tốp máy bay Mỹ cất cánh từ Thái Lan có hướng bay về phía Thái Nguyên. Được lệnh của Quân chủng, Trung đoàn 921 cho biên đội MIG-21 trực chiến gồm Nguyễn Nhật Chiêu và Trần Ngọc Xíu cất cánh. Sau khi ổn định độ cao, hai chiếc MIG-21 được dẫn vào khu chờ.

Đúng như dự kiến, những tốp F -105 từ Thái Lan sang đã xuất hiện sau dãy núi Tam Đảo. Gần giống như những bọn đi đánh trước, những chiếc F -105 này khi bổ nhào cắt bom cũng bay qua Nội Bài. Lập tức, từ khu chờ, hai chiếc MIG-21 lao tới bất ngờ, khiến địch kinh hoàng không kịp đối phó, đội hình hỗn loạn. Ở thế thuận lợi, Trần Ngọc Xíu đưa ngay một chiếc gần nhất vào vòng ngắm rồi ấn nút phóng tên lửa. Máy bay địch trúng đạn, bùng cháy, rơi ngay tại chỗ. Hai chiếc MIG-21 được lệnh tăng tốc độ, thoát ly khỏi khu vực chiến đấu. Bọn tiêm kích Mỹ đi hộ tống cũng không kịp ứng phó. Biên đội bay về sân bay Gia Lâm và hạ cánh an toàn.

Trận đánh đã thực hiện đúng theo phương án đề ra: Bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, bảo toàn lực lượng. Mặc dù trong trận này, ta chỉ bắn rơi một chiếc nhưng đây là trận đầu tiên MIG-21 bắn rơi máy bay có người lái của Mỹ bằng tên lửa. Do trận đánh diễn ra nhanh chóng đến mức bất ngờ nên tuy có thể rút ra được một số kinh nghiệm nhưng cũng chưa có đủ điều kiện để khẳng định cách đánh tương đối hoàn chỉnh cho MIG-21. Ví dụ, tên lửa tuy bắn trúng mục tiêu nhưng cự ly phóng đã có thể xác định chắc chắn là ở tầm có hiệu quả chưa?


Theo VN Air Losses, Mỹ không tổn thất máy bay nào do MiG vào ngày 07/07/66. Có 1 F-105D số 59-1741 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 KQ Mỹ ở sân bay Takhli (Thái Lan) bị cao xạ 85mm bắn rơi ở tây bắc Yên Bái 10 dặm (~16km). Đại úy phi công Jack H. Tomes nhảy dù và bị bắt làm tù binh.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #146 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 01:53:35 pm »

Theo LS KQNDVNLS f371, ngày 11/07/66 biên đội 2 MiG-21 của Vũ Ngọc Đỉnh - Đồng Văn Song của trung đoàn 921 bắn rơi 1 F-105 bằng tên lửa K-13 trên vùng trời Sơn Dương, Tuyên Quang.



Phi công Đồng Văn Song.



Phi công Vũ Ngọc Đỉnh (sau này là đại tá, AH LLVTND).

Theo VN Air Losses, ngày 11/07/66, F-105D 61-0121 thuộc không đoàn 355 KQ Mỹ ở sân bay Takhli do thiếu tá W. L. McClelland lái không chiến với 1 chiếc MiG gần Thái Nguyên, bị hỏng và hết dầu. Phi công cố lái về Thái Lan nhưng phải nhảy dù ở Lào vì hết dầu và được giải cứu. Ngoài ra 1 F-105D trong tốp đánh cầu Vu Chua (?) bị cao xạ bắn bị thương và rơi ở Lào.


Trường hợp này vẫn tính là 1 kill, nhỉ Grin
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2010, 02:25:12 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #147 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 05:07:25 pm »

Những năm 80 thế kỷ trước,tạp chí Hàng không của một nước Đông Âu có nói là tỉ lệ không chiến KQVN - KQHK là 6:1 (bị rụng ).Mong các bác am hiểu cho biết thông tin trên đúng sai ra sao? Thực tế là ntn?

Chưa có thì giờ tìm hiểu thật cụ thể nhưng theo cái báo cáo này thì tỉ lệ thắng thua trong không chiến của USAF là 137:67 và USN/USMC là 61:16.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #148 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2010, 08:54:18 am »

Theo LS e923:

Sáng ngày 13 tháng 7, máy bay địch xuất hiện 2 chiếc vào thăm dò hoả lực phòng không ở khu vực Thái Bình, Hưng Yên. Biên đội MIG-17 gồm Phan Văn Na (số 1), Nguyễn Thế Hôn (số 2), Trần Văn Triêm (số 3) và Lưu Huy Chao (số 4) được lệnh cất cánh kịp thời chặn đánh địch ở phía Nam Hà Nội. Biên đội ta đã chiến đấu anh dũng với 12 chiếc A-4D và 6 chiếc F-8 của địch, bắn rơi hai chiếc: một chiếc F-8 và một chiếc A-4D của địch. Nhưng do địch quá đông, chúng phóng tên lửa liên tục vào đội hình ta. Một lần, do cơ động tránh không kịp, máy bay số 3 của ta đã bị trúng tên lửa địch, phi công nhảy dù, song do độ cao quá thấp đã hy sinh.

Theo USN F-4 MiG Killers, ngày 13/07/66 biên đội 4 F-4B thuộc phi đoàn 161, không đoàn 15 HQ Mỹ trên TSB Constellation đang làm nhiệm vụ bay tuần phòng yểm trợ các máy bay của TSB Constellation đánh phá cầu Co Trai (?) thì nhận được tín hiệu cấp cứu từ 2 chiếc A-4 Iron Hand, cho biết bị MiG truy đuổi. 4 F-4B không chiến với 6 MiG-17 và F-4B 15-1500 do đại úy William M. McGuigan và trung úy Robert M. Fowler lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng 1 quả tên lửa AIM-9.


F-4B 15-1500.



Tổ bay.

Phía Mỹ không ghi nhận bất cứ máy bay nào bị bắn hạ trong ngày này.

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2010, 09:10:50 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
TPham
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #149 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 11:34:30 am »

Chưa có thì giờ tìm hiểu thật cụ thể nhưng theo cái báo cáo này thì tỉ lệ thắng thua trong không chiến của USAF là 137:67 và USN/USMC là 61:16.
Vậy là cũng tương đối "đúng" rồi.Cám ơn bác Altis
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM