Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:21:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 343375 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #290 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 08:49:32 pm »

Theo Clashes:

Ngày 18/11/1967, biên đội F-105 Wild Weasel mật danh Waco đang trên đường tới mục tiêu làm nhiệm vụ chế áp SAM cho 1 phi vụ không kích Commando Club thì nhận được cảnh báo có MiG-21 phía sau 2 dặm. Không may, F-105 đã không nghe được cảnh báo này, họ không hề biết bị tấn công cho tới khi Waco 4 bị bắn trúng và động cơ bắt đầu rung lắc dữ dội. Khoảng 2s sau chiếc MiG bay sau tấn công, Waco 1 trúng 1 quả tên lửa Atoll và bung ra các mảnh vỡ cùng khói đen. Waco 4 vòng lại được và thoát khỏi lãnh thổ BVN trước khi tổ bay phải nhảy dù, nhưng Waco 1 lần cuối cùng được quan sát thấy chìm trong khói và lao cắm thẳng xuống mây.


Theo các tài liệu của ta, biên đội 2 MiG-21 của Phạm Thanh Ngân và Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 2 F-105.

Theo VN Air Losses, 2 chiếc bị hạ ngày hôm đó thuộc phi đoàn 34, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat. F-105F 63-8295 thuộc phi đoàn 34, tổ bay gồm thiếu tá Oscar Moise Dardeau và đại úy Edward William Lehnhoff đều chết và F-105D 60-0497 do trung tá William N. Reed lái thì nhảy dù và được cứu.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2012, 09:10:22 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #291 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 09:01:53 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Sau khi tổ chức đánh xong hai trận của MiG-21 và MiG-17 vào lúc sáng sớm ngày 19 tháng 11 năm 1967, các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên, Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch và 921 Trần Mạnh tiến hành ngay chuyển sân cơ động lực lượng và chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo. 3 MIG-17 do các phi công Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Phi Hùng từ Kép xuống Kiến An để cùng với lực lượng trực chiến ở đó thực hiện đánh phục kích; 2 MiG-21 do các phi công Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính từ Kép về Nội Bài làm nhiệm vụ yểm hộ trên khu chiến cho MIG-17. Kíp trực ban dẫn đường Binh chủng dẫn chính: Nguyễn Văn Chuyên, Lê Thành Chơn tại sở chỉ huy và Phạm Văn Khả trên hiện sóng. Kíp trực ban dẫn đường hai trung đoàn không quân dân bổ trợ, 923: Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy; 921: Phạm Minh Cậy, Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Hoàng Kế Thiện trên hiện sóng.

10 giờ sở chỉ huy Binh chủng cho mở ra-đa dẫn đường, nhưng không thấy triệu chứng địch vào. Đến 10 giờ 23 phút, trực ban dẫn đường Phạm Văn Khả tại C-45 báo cáo phát hiện nhiều chiếc ở phía biển, có thể chúng đang tập hợp đội hình. 10 giờ 24 phút, dẫn đường đề nghị cho đôi bay MiG-21: Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính ở Nội Bài vào cấp 1, mở máy, thủ trưởng đồng ý, nhưng chờ lệnh và đến 10 giờ 32 phút mới cất cánh. 10 giờ 36 phút, biên đội MiG-17 phục kích: Hồ Văn Quỳ-số 1, Lê Hải-số 2, Nguyễn Đình Phúc-số 3 và Nguyễn Phi Hùng-số 4 rời đường băng Kiến An để đánh tốp địch 12 chiếc từ hướng đông nam bay về phía Hải Phòng. Do số 1 hỏng đối không, nên sở chỉ huy Binh chủng lệnh cho số 2 lên dẫn đội.

Đôi MiG-21 bay dọc theo phía tây Đường 1 nam, xuống Phủ Lý, qua Nam Định và Thái Bình. Còn biên đội MIG-17 vòng tại khu vực phà Quý Cao ở độ cao thấp nhằm tránh 2 chiếc F-8 tiêm kích đang khống chế khu vực Hải Phòng - Kiến An. 10 giờ 44 phút, sở chỉ huy Binh chủng cho biên đội MiG-17 hướng bay 240 độ để lựa thời cơ vào tiếp địch. Tốp 12 chiếc còn cách cửa Thái Bình 12km về phía đông nam thì ta đến Vĩnh Bảo, trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên lập tức cho biên đội MiG-17 vòng trái gấp 180 độ, góc vào gần 90 độ và thông báo địch bên phải 40 độ 15km. Dẫn đường hiện sóng Phạm Văn Khả dẫn tiếp ta vào bám địch. 10 giờ 48 phút, số 2 phát hiện cả F-4 và A-4, cự ly 10km. Thấy đánh F- 4 thuận lợi hơn, anh chỉ huy biên đội cắt vào. Không chiến diễn ra trong 6 phút.

Cả 3 phi công Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Phi Hùng, mỗi người đều bắn rơi 1 F-4. Trong lúc MiG-17 vào tiếp địch, sở chỉ huy Binh chủng cho đôi MIG-21 vòng tại Phù Dực, rồi bay trên khu vực MIG-17 đang không chiến để yểm hộ. MiG-21 thấy địch phóng tên lửa vào MIG-17, nhưng không có điều kiện vào công kích. Sở chỉ huy cho tất cả thoát ly theo kế hoạch. Số 2, 3 và 4 của biên đội MIG-17 về thẳng Kép hạ cánh, riêng số 1 bay về Gia Lâm, rồi mới xuống Kép. Còn đôi MiG-21 hạ cánh tại Nội Bài. Ngày 19 tháng 11 năm 1967 là một trong những ngày dẫn đánh địch đạt hiệu quả cao của không quân ta.


Theo Phi công tiêm kích:

Sáng ngày 19 tháng 11 năm 1967, khoảng 8 giờ, biên đội Hồ Văn Quý, Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Phú Hùng được lệnh cất cánh, bay ở độ cao 50m, bị mật không dùng vô tuyến điện, biên đội kéo dài cự li, từng chiếc hạ cánh an toàn xuống sân bay Kiến An, mới được chữa gấp. Sở chỉ huy phán đoán địch sẽ đánh Hải Phòng, cho biên đội vào cấp 1. Đúng 10 giờ 40 phút, biên đội được lệnh mở máy, cất cánh gấp. Đồng chí Lê Oánh - Trung đoàn phó,  trực tiếp chỉ huy ở chỉ huy sở Kiến An. Anh Chuyên - sĩ quan dẫn đường của Binh chủng trực tiếp dẫn. Trước đó, anh Chuyên đã cùng thủ trưởng Quân chủng xuống dự cuộc họp quân sự dân chủ của phi đội - đã từng nghe tôi phát biểu cách đánh, nên chúng tôi rất hiểu nhau. Máy phát mấy lệnh, mà vẫn không thấy anh Quỳ trả lời, trong khi đó, chúng tôi đều nghe được. Tôi hiểu số 1 khó khăn rồi. Địch đang kéo vào, chỉ huy sở quyết định: tôi lên dẫn đội. Tôi lắc cánh báo cho anh Quỳ biết và tăng ga, vượt lên dẫn trước, dẫn cả biên đội, vừa cải hướng vừa lấy tiếp độ cao khoảng 2.500m. Mấy loáng thoáng khoảng 3 đến 4 phần. Tầm nhìn rất tốt. Chỉ huy sở tiếp tục thông báo, địch bay theo đội hình kéo dài, 6 chiếc F-4 đi trước, phía sau 20 chiếc A4 ném bom, biên đội chú ý quan sát, địch cao hơn, cách ta 30km, phía trước, 30 độ. Tôi dẫn đội, lấy thêm độ cao đến 3.000m. Lúc này tốc độ chúng tôi 750km/giờ. Biên đội ta 4 chiếc hùng dũng bay về phía Đồ Sơn. Tôi thông báo đã phát hiện địch, xin phép chỉ huy sở vào đánh.
Sau khi dõng dạc lệnh cho số 3 và số 4 chặn đánh tốp sau, tôi và anh Quỳ đánh tốp đầu tiên.

Biên đội vứt thùng dầu phụ, tăng lực. Lúc này máy bay tôi đã đạt 800 - 850km/giờ. Độ cao xấp xỉ địch. Vừa nhìn thấy máy bay tôi, đội F-4B đầu tiên vội vòng ra biển. Lúc này tôi hơi thấp hơn địch khoảng 200m. Lợi dụng lúc thằng F-4B ép độ nghiêng, vòng ra biển, tôi nghĩ, nếu cứ cắt bán kính, vòng ngay vào bên trong để rút ngắn cự li công kích như cách đánh thông thường, thằng này sẽ phát hiện và cơ động mất. Tốc độ máy bay tôi đã lớn, F-4 có nhược điểm lớn là khi tăng lực, muốn tăng tốc độ, phải chờ gần 30 giây sau. Máy bay lúc này phải bay bằng hoặc động cơ nhỏ, thì mới đạt tốc độ lớn. Đằng này, thằng địch bất ngờ gặp biên đội tôi, vừa vòng, vừa tăng lực. Đó là thất thế của F-4. Tôi quyết định tiếp cận máy bay địch đến cự li nổ súng bằng cách chui dưới bụng máy bay địch ở phía dưới, bị cánh máy bay che khuất nên địch không thể nhìn thấy tôi. Thật như trò ú tim, máy bay tôi tiến vào dưới đôi cánh của chiếc F-4 che khuất tầm quan sát. Tôi thấy chiếc F-4 cải bớt độ nghiêng, lật qua, lật lại quan sát. Vừa thấy chiếc Míc-17 đây, lại đâu mất rồi. Đến cự li độ 400m, tôi nhìn rõ máy bay địch, nhìn rõ làn khói đen từ đuôi máy bay F-4. Được rồi, tôi nâng máy bay lên bình tĩnh ngắm, bắn liền một loạt. Đạn rơi vào sau đuôi, đạn vạch đường thẳng băng, nhưng hơi thấp. Tôi nâng tay lái tăng thêm lượng đón và bắn liền một loạt dài thứ 2. Trúng rồi, loạt đạn vạch đường báo cho tôi biết cự li tốt, đạn nổ trên lưg chiếc F-4B như vết chân chó chạy trên cát. Máy bay địch xì khói ở thân. Tôi bắn thêm loạt ngắn nữa, đạn tuôn trên lưng chiếc F-4. Tự nghiên, tôi thấy máy bay địch như dừng lại, có lẽ động cơ bị phá hỏng, máy bay mình tiếp cận máy bay địch rất nhanh. Tôi nhìn rõ chữ USAF trên cánh, và quân hiệu không quân hải quân Mĩ, ngôi sao trắng trên cánh chiếc F-4, đã bị trúng 3 loạt đạn của tôi. Nó vẫn chưa bùng cháy. Tiếp cận đến cự li rất gần, chỉ còn khoảng 150m nữa là hai máy bay có thể đâm vào nhau, nó vẫn còn bay. Tôi bắn loạt cuối, bắt đầu nổ súng ở cự li 30 - 40m. Tất cả đạn đều xuyên vào chiếc F-4. Không một viên nào nổ. Để bảo đảm an toàn cho phi công, đạn 37mm và 23mm của Míc-17 bắn mục tiêu gần hơn 50m, thì tất cả biến thành đạn xuyên. Quá gần rồi, tôi chỉ còn kịp đẩy cần lái và buông cò súng, chui qua bụng chiếc F-4, khói phả đen buồng lái máy bay tôi, động cơ của chiếc F-4 vẫn còn phun khói đen ngòm, hai đuôi sau của nó như hai tấm phản, vút qua đầu tôi. Trong một phần trăm giây, thần chiếc F-4B che khuất buống lái máy bay tôi, tựa như xuyên qua đám mây đen vậy. Sau khi thoát qua, tôi cứ đinh ninh, đuôi máy bay tôi chắc bị đứt rồi. Một giây bần thần, khá nguy hiểm, tôi đạp thử bàn đap, máy bay nghe theo sự điều khiển. Lạy trời, đã thoát rồi. Tôi liền cơ động tìm chếc khác. Anh Quỳ đang bay sau tôi, nhìn thấy cảnh này, thốt lên: Thôi rồi, thằng Hải chắc đã lao vào chiếc F-4B vừa bắn xong. Số 3 báo cáo đã bắn rơi 1 chiếc F-4. Biên đội quần nhau với những chiếc F-4 còn lại. tôi nhìn sau đuôi máy bay, thấy một chiếc F-4B đang bám theo tôi và xa xa, độ 2.000m, một chiếc Míc-17 mày xám bám vào chiếc này, nhưng cự li còn quá xa, chưa thể xạ kích. Phi Hùng bay chiếc sơn màu xám.

Thế trận ta và dịch bám xen kẽ là rất lợi hại. Ăn thua nhau chỉ trong chớp mắt, nhìn đường bay và chiếc máy bay sơn màu xám xanh tôi biết ngay là Nguyễn Phi Hùng vì hai đứa tôi quá hiểu nhau. Nếu tôi cơ động mạnh, thằng F-4 kia sẽ không bám được tôi và Hùng cũng khó bề bắn được nó. Tôi liền nghĩ ra một kế mạo hiểm. Tôi hô: Hùng, tôi nhử mồi. Hùng báo rõ. Tôi liền giảm độ nghiêng, giảm bớt lượng kéo cần lái nhử cho tên giặc đuổi theo mê mải có điều kiện ngắm bắn. Tôi luôn phải nhìn phía sau, vì với tốc độ tên lửa gấp 3 lần tiếng động, ở cự li khoảng 2.000m, thì trong chớp mắt nếu chậm chân tay, tôi sẽ thành than bụi. Tên địch tăng độ nghiêng, mgắm bắn. Tôi cứ để cho nó bắn, khi nhìn thấy máy bay địch vừa giảm độ nghiêng và khói đen dưới cánh máy bay F-4 vừa xì ra, nghĩa là tên lửa vừa khởi động, chưa rời khỏi máy bay địch, tôi lập tức tăng độ nghiêng, kéo mạnh cần lái, lập tức tên lửa địch vừa bắn vèo qua đuôi máy bay tôi. Phải thật nhanh, thật khéo và quyết đoán từng giây, từng nửa giây. Không thì, từ nhử mồi sẽ thành mồi thật. Lần thứ nhất, địch bắn, tôi tránh thoát. Lại cái trò bay lửng lơ trước mũi; lần thứ hai, thằng địch bắn, tôi vẫn tránh được.

Đến lần thứ ba, tên địch vừa chuẩn bị bắn, thì Phi Hùng đã vào được cự li tốt, một loạt chỉ có 11 viên đạn. Máy bay địch bùng cháy. Thế là lần đầu tiên trong không chiến, chiến thuật nhử mồi, hai anh em tôi đã áp dụng thành công. Anh Quỳ cùng nổ súng, tuy vô tuyến điện bị hỏng không nghe được đồng đội và chỉ huy sở suốt cả trận đánh, chỉ trong vòng 3 phút, 3 chiếc F-4B, máy bay tiêm kích của không quân hải quân Mĩ bị Míc-17 bắn rơi lả tả.


Theo Clashes trong trận đánh này biên đội 2 F-4B của HQ Mỹ được GCI trên tàu hướng dẫn vào tấn công 1 tốp MiG-17 gần sân bay Kiến An. Tuy nhiên qua liên lạc radio thì tốp F-4B này đã bị tấn công bất ngờ bởi 1 biên đội MiG khác và đều bị bắn hạ.

Theo VN Air Losses, biên đội bị bắn hạ thuộc phi đoàn 151, không đoàn 15 trên TSB Coral Sea. F-4B 150997 bị tên lửa đối không của MiG-21 (?) bắn gãy cánh, thiếu tá Claude Douglas Clower bị bắt, trung úy Walter O. Etes chết; F-4B 152304 bị trúng đạn cannon từ MiG-21 (?) hoặc trúng mảnh vỡ từ chiếc F-4B kia, trung úy James Erlan Teague chết, trung úy Theodore Gehard Stier nhảy dù và bị bắt.


Cũng theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 19 tháng 11 năm 1967, ta tổ chức theo dõi chặt chẽ các tốp EB-66 hoạt động ở hướng tây nam và đặc biệt bám sát 2 tốp hoạt động ở phía tây Đường 15. Đôi bay: Vũ Ngọc Đỉnh-số 1 và Nguyễn Đăng Kính-số 2 cất cánh từ sân bay Nội Bài lúc 7 giờ 13 phút và vòng lên Phúc Yên, sau đó vào hướng 180 độ, đến độ cao 1.200m ra khỏi mây, lên tiếp 5.000m, rồi 7.000m và bay thẳng xuống phía nam. Đến Hà Trung, đôi MiG-21 được dẫn vòng phải vào tiếp địch, hướng bay 280 độ, tăng tốc độ đến 1.100kmfh và lên độ cao 10.000m. Sau 3 phút, số 1 phát hiện 1 chiếc đi đối đầu có 4 F-4 yểm hộ, nên không vào công kích được, phải thoát ly. Ngay lúc đó, phi công Nguyễn Đăng Kính phát hiện chiếc đi cùng chiều, đuổi đến cự ly 2.000m, đồng chí phóng quả tên lửa thứ nhất trúng động cơ bên trái; cự ly còn 1.000m, phóng tiếp quả thứ hai, nổ phía sau đuôi. Sở chỉ huy cho thoát ly lên hướng bắc và thấy ở Nội Bài đang có địch, nên đã dẫn MiG-21 vòng qua Thái Nguyên để về Kép hạ cánh. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921: Phạm Minh Cậy, Tạ Quốc Hưng và Hoàng Kế Thiện đã lập thành tích xuất sắc trong chiến công dân MiG-21 lần đầu tiên bắn rơi chiếc EB-66 của không quân Mỹ.

Tuy nhiên theo phía Mỹ thì họ không mất chiếc EB-66 nào.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2012, 09:09:57 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #292 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 09:09:35 pm »

Theo Clashes:

Ngày 20/11 liên lạc kém khiến KQ mất 1 F-105. Nhóm cường kích F-105 với F-4 hộ tống đang trên đường vào đánh cầu Lang Lau khi Red Crown, 1 tàu GCI của HQ cảnh báo rằng 2 MiG-21 đang tấn công từ phía sau. F-4 đang bay khoảng 1 dặm phía sau F-105 khi 2 MiG-21 xuất hiện trước mặt họ để tấn công cường kích, giúp F-4 có vị trí bắn tuyệt vời. F-4 không cảnh báo cường kích về MiG mà lại tiếp tục tiếp cận tới với hy vọng dễ dàng bắn hạ đối phương. Khi vào gần, phi công phụ của F-4 đi đầu gọi "Thoát ly trái" (break left) và tốp F-4 tưởng rằng có MiG khác phía sau họ đã tản ra (sau này mới rõ, viên phi công ý muốn nói "vòng trái" (turn left) để tiếp cận MiG), để những chiếc MiG họ đang truy đuổi tiếp tục tiếp cận những chiếc F-105 không hay biết gì. MiG tấn công biên đội Dallas và khi F-105 thấy MiG thì tên lửa đã được phóng đi. Dallas 4 thấy Dallas 3 trúng 1 quả Atoll do chiếc MiG-21 sơn rằn ri phóng đi. Khi Dallas 3 nhảy dù, chiếc MiG thứ 2 tiếp cận và bắn 1 quả Atoll vào Dallas 4 nhưng trượt. Thêm nhiều MiG-21 bắn tên lửa và buộc toàn bộ số F-105 phải cắt bom, nhưng không quả nào bắn trúng.

Theo VN Air Losses F-105D 61-0124 thuộc phi đoàn 469, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat bị trúng tên lửa ở đông nam Yên Bái 20 dặm khi bay ở độ cao 17000ft. Đại úy William Wallace Butler nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Tài liệu của ta không đề cập tới trận đánh này nên có thể là của đoàn Z.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2012, 08:21:52 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #293 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 09:22:33 pm »

Lược dịch Clashes:

Tháng 12 năm 1967

Trong tháng 12 thời tiết xấu do gió mùa đông bắc tiếp tục và hạn chế nghiêm trọng số phi vụ không kích nhằm vào Route Package V và VI. Đến giữa tháng thời tiết tốt trong vài ngày và các cuộc đánh phá quy mô lớn của KQ tiếp tục. Sau thực trạng trước chiến thuật mới và táo bạo của MiG trong tháng 11, các sĩ quan Mỹ tìm cách thay đổi phương thức tác chiến. Họ đã thấy rằng trong quá khứ khi các biên đội cường kích không bay theo những hành lang có thể đoán được hoặc tiến vào từ cả hướng biển lẫn đất liền thì phản ứng lại [của BVN] ít quyết liệt hơn. Đối với các cuộc ném bom trong tháng 12, lực lượng không kích tấn công từ nhiều hướng hoặc với sự giãn cách khác nhau, tìm cách phân tán và gây bối rối cho MiG cũng như GCI. Nó có vài thành công nhưng chiến thuật phức tạp hơn gây ra sự rối loạn trong chính lực lượng không kích và sử dụng phương thức mới trong điều kiện thời tiết xấu gây ra "sự hỗn độn các biên đội cường kích, đội hình bị phá vỡ, sự lúng túng nói chung" và "tăng thêm hiệu quả cho MiG".

Trong khi đó, các nhân viên GCI BVN tiếp tục củng cố và cải thiện chiến thuật của họ, và sự táo bạo và trình độ của phi công MiG tiếp tục lên cao. Giờ GCI có thể hướng dẫn 2 đôi MiG-21 thay vì 1, và MiG-21 bắt đầu phối hợp tấn công với MiG-17. Ngoài ra, giờ MiG sẵn sàng tấn công nhiều lần thay vì chỉ 1 lần hit and run. Những cuộc tấn công nhiều lần này gây ra áp lực lớn cho các máy bay Mỹ hộ tống. KQ báo cáo rằng "MiG tiếp cận nhiều lần và tác dụng nghi binh của nó đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm sự bảo vệ đối với toàn bộ cường kích trong toàn bộ phi vụ". Áp lực còn lên cao khi MiG bắt đầu bắn tên lửa Atoll về hướng có cường kích khi họ không thể vào được tới tầm bắn, việc 1 quả Atoll xuất hiện trên không thường là quá đủ để buộc cường kích phải cắt bom.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #294 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2012, 09:46:40 pm »

- Ngày 12/12/1967, theo LS KQNDVN, biên đội MiG-21 không chiến trên vùng trời Sơn Động (Hà Bắc) bắn rơi 1 F-105. Phía Mỹ không công nhận tổn thất này.

- Ngày 14/12/1967:

Theo Phi công tiêm kích:

Ngày 14 tháng 12 năm 1967, biên đội Míc-17 do phi đội Lưu Huy Chao số 1, Lê Hải số 2, Bùi Văn Lưu số 3, Nguyễn Đình Phúc số 4, được lệnh cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đánh địch trên vùng trời tỉnh Thái Bình. Biên đội quần nhau kịch liệt với F-8 - bọn tiêm kích không quân của hải quân địch. F-8 có tính năng cơ động mặt bằng khá tốt, tương đương với Míc-17; vừa có tên lửa, vừa có súng 20mm đánh cự li gần. Lũ F-8 hay dùng chiến thuật con thoi, một số lảng ra xa, tăng tốc độ, lợi dụng ta sơ hở, lướt qua khu vực đang dánh quần, phóng tên lửa. Tôi bị một chiếc F-8 bám đuôi. Tôi đã bay 3 vòng, vẫn không dứt ra đươc. Anh Chao ngoặt gấp, từ trên cao bổ xuống, bắn một loạt đối đầu, tên F-8 mới chịu buông tôi ra. Trong khi đó Lưu số 3 và Phúc số 4 cũng đang kịch liệt quần nhau với 3 chiếc F-8. Đến vòng chiến đấu thứ hai, tạo thế có lợi, số 4 Nguyễn Đình Phúc nổi súng hai loạt dài, bắn rơi 1 chiếc F-8. Sau 7 phút chiến đấu, với những động tác cơ động mặt bằng, mặt phẳng nghiêng, vòng chiến đấu, chúng tôi mới dứt được bọn F-8 cứ lẵng nhẵng bám theo. Anh Chao dẫn đội về, biên đội gọi mãi vẫn không thấy Phúc trả lời. Khi thoát li, Phúc bay về theo đường số 5. Anh bay rất thấp, độ cao khoảng 20m. Đến vùng Hưng Yên, máy bay Phúc vướng vào một rặng tre, lật nhào ngay trên thửa ruộng. Khi ba chúng tôi hạ cánh, mặt trời gần lặn. Chỉ huy sở vẫn tiếp tục gọi số 4, nhưng mãi vẫn không thấy Phúc trả lời. Cảnh trời chiều, sương đã xuống, đất trời mờ mờ, tiếng chỉ huy gọi nghe như cuốc kêu, sao mà buồn.

Trong các loạt máy bay của giặc Mĩ, F-8 là loại khó đánh nhất vì F-8 cơ động tốt hơn Míc-21 nhiều. Ở thế vòng bằng, khi chiến đấu, Míc-21 lấy độ cao, thì nó thua, nhưng vòng cứ vòng bằng, cơ động, thường bị nó bắn trúng. Còn với Míc-17, tính năng hai loại tương đương. Tốc độ F-8 có lớn hơn, nhưng lợi hại nhất là có tên lửa. F-8 bay theo đội hình 3 chiếc từng tốp nhỏ. Độ cao chênh lệch giữa các tốp địch khá lớn từ 1.000 mết đến 2.000 mét. Ta khó phát hiện toàn độ hình địch. Khi ta tập đánh vòng trong, bọn chúng bay lảng vảng bên ngoài, lừa cơ ta sơ hở, từ xa phóng tên lửa vào. Anh em ta hay bị hi sinh vì chiến thuật này. Hầu như trận nào đánh với F-8, đều rất quyết liệt. Bắn được nó, thì ta cũng tổn thất, hi sinh.


Theo LS e923 thì Nguyễn Đình Phúc hy sinh do trúng tên lửa.

Theo F-8 Units:

Ngày 14/12/1967, biên đội 2 F-8E thuộc phi đoàn 162 do đại úy Richard Wyman và thiếu tá Cal Swanson lái xuất kích từ TSB Oriskany. Khi tiến vào đất liền biên đội được biết 1 A-4 thuộc phi đoàn 164 do 1 F-8C thuộc phi đoàn 111 hộ tống đang phải đối phó với 4 MiG-17 liền bay tới tiếp ứng.

Khi Wyman tìm cách truy đuổi 1 tốp MiG-17 thì tốp MiG thứ 2 tiếp cận phía sau và khai hỏa cannon. Wyman ban đầu định kéo cao để thoát khỏi MiG nhưng sau đó quyết định đẩy cần lái về phía trước để máy bay ngoặt chúi gấp. MiG không theo được thế cơ động này và Wyman vòng thẳng đứng lại để quay lại đối đầu với MiG. Tuy nhiên mỗi lần F-8 tìm cách bắn AIM-9, MiG đều cơ động tránh né bằng các vòng ngoặt gấp.

Lúc này thêm 1 F-8 thuộc phi đoàn 111 đang hộ tống 1 A-4 khác tham chiến, bắn 1 quả AIM-9 vào MiG nhưng không trúng. Trận không chiến đã chuyển từ độ cao 16000ft xuống ngang tầm ngọn cây. Cuối cùng Wyman tiếp cận được phía sau 1 chiếc MiG và bắn AIM-9 trúng cánh trái. MiG đâm xuống mặt đất chỉ cách phía dưới 50ft.




F-8E 150879 thuộc phi đoàn 162, không đoàn 16 HQ Mỹ trên TSB Oriskany.

Theo VN Air Losses thì không có F-8 nào bị bắn rơi trong ngày này.

Các phi công Mỹ có nhận xét đây là 1 trong những trận không chiến kéo dài và gay go nhất, thể hiện trình độ và bản lĩnh của cả 2 bên. Bản thân Wyman cũng nói rằng "người phi công MiG đó là 1 con hổ".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #295 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2012, 11:29:40 am »

Các tiền bối cho hỏi là Atoll mà họ hay nhắc tới là  K-13M (R-13M) hay K-13R (R-3R), tìm đọc thấy là K-13R dẫn bằng hồng ngoại IRH còn K-13R dẫn đường bằng radar bán chủ động SARH, vậy trong không chiến thì quân ta hay sử dụng loại nào vì có nhiều nguồn nói Mig-21 có " Rada Yếu " dẫn bắn không xa và chính xác - trong khi họ lại bảo
: ...Áp lực còn lên cao khi MiG bắt đầu bắn tên lửa Atoll về hướng có cường kích khi họ không thể vào được tới tầm bắn, việc 1 quả Atoll xuất hiện trên không thường là quá đủ để buộc cường kích phải cắt bom.

nếu bắn bằng dẫn hồng ngoại thì lại kém chính xác hơn dẫn bằng rada còn dẫn bằng rada thì Mig-21 lại kém về mặt rada vậy có thể cho là  không chiến tầm xa trên bầu trời miền Bắc thời đó quân ta có nhiều bất lợi  Tongue không a ?

Còn 2 quả mà bác Phạm Tuân bắn rơi B-52 có phải là  K-13M ? Huh, với nghe đoạn đối thoại cuối của anh hùng Vũ Xuân Thiều  Là bác ấy bắn 2 đạn nhưng B-52 chưa rơi  Undecided - 2 đạn ấy là loại gì ạ ?
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #296 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2012, 01:24:33 pm »

Theo mình biết thì R-13M năm 1974 mới đưa vào biên chế trang bị quân đội Xô viết.  Các bác nhà ta bắn bằng R-3S (310, 310A) cả thôi. Còn ưu thế đương nhiên thuộc về quân Mỹ rồi.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2012, 01:29:45 pm gửi bởi qtdc » Logged
spetsnaz GRU
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #297 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2012, 04:15:40 pm »

Trong giai đoạn này Không quân ta trang bị với MiG-21F-13 và MiG-21PF (máy bay 74, 76). Loại MiG-21F-13 chỉ trang bị radar SRD-5M đo xa báo mục tiêu trong tầm bắn hiệu quả cho đạn tên lửa R-3S (310) và ngắm pháo. MiG-21PF trang bị radar RP-21 nhưng cũng chỉ sử dụng R-3S.
Không chiến ở Việt Nam là không chiến trong tầm nhìn. Ngay cả F-4 Phantom II của Mỹ dẫu có AIM-7 nhưng do hạn chế về kỹ thuật cũng như các nguyên tắc giao chiến nên đều sử dụng sau khi xác nhận rõ mục tiêu bằng mắt thường nên bảo quân ta không chiến tầm xa thời đó gặp nhiều bất lợi là không có cơ sở Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #298 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2012, 07:00:14 pm »

Nhân nói về R-3S, nó được khai hỏa tác chiến đối không lần đầu là ở Việt Nam. Có một số liệu tổng kết sơ bộ người Nga đưa ra như sau:
- Năm 1966: năm đầu tiên sử dụng R-3S ở Việt Nam, đạn R-3S bắn trúng 16 trong 57 máy bay Mỹ bị không quân tiêm kích Việt Nam bắn rơi. Hiệu quả đạt 35% trên 46 lần phóng. Kỹ năng và sự tuân thủ nghiêm ngặt ý đồ tác chiến đã cho phép trong năm sau (1967) nâng cao hiệu suất các cuộc tấn công bằng tên lửa đối không: trong 53 trận không chiến MiG-21 bắn rơi 50 máy bay đối phương. Tuyệt đại đa số các lượt phóng R-3S thực hiện từ phía sau ở tầm gần (1200 — 2500m), chỉ 5% lượt phóng thực hiện từ tầm xa lớn hơn 2500m.

- Sự thiếu kinh nghiệm và chiến thuật chưa phù hợp đã ảnh hưởng đến việc sử dụng tên lửa R-3S ở Trung Đông: các thao tác cơ động gấp của các phi công Arab dễ kích động, không tuân theo chế độ phóng quy định của tên lửa dẫn đến những lượt phóng không kết quả. Ví dụ trong trận không chiến nhóm ngày 3 tháng 11 năm 1968 để tiêu diệt 2 máy bay "Мirage" của Israel, các phi công Ai Cập đã phóng hết 13 tên lửa R-3S. Tại cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan, tháng 12 năm 1971, trong 10 chiến thắng trong không chiến mà MiG-21 Ấn Độ đoạt được thì 8 là dùng pháo, chỉ có 2 bằng R-3S.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2012, 07:34:27 pm gửi bởi qtdc » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #299 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 10:23:26 am »

- Sự thiếu kinh nghiệm và chiến thuật chưa phù hợp đã ảnh hưởng đến việc sử dụng tên lửa R-3S ở Trung Đông: các thao tác cơ động gấp của các phi công Arab dễ kích động, không tuân theo chế độ phóng quy định của tên lửa dẫn đến những lượt phóng không kết quả. Ví dụ trong trận không chiến nhóm ngày 3 tháng 11 năm 1968 để tiêu diệt 2 máy bay "Мirage" của Israel, các phi công Ai Cập đã phóng hết 13 tên lửa R-3S. Tại cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan, tháng 12 năm 1971, trong 10 chiến thắng trong không chiến mà MiG-21 Ấn Độ đoạt được thì 8 là dùng pháo, chỉ có 2 bằng R-3S.

Cái này có lẽ là thực trạng chung. Theo tổng kết của phía Mỹ tỉ lệ bắn trúng của AIM-9 trong Rolling Thunder cũng chỉ 15% với AIM-9B và 18% với AIM-9D. AIM-7 và AIM-4 còn tệ hơn nhiều.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2012, 10:36:06 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM