Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:02:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu chiến lược - chiến thuật thời Trần - Lê  (Đọc 32257 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:21:10 pm »

Tìm hiểu chiến lược - chiến thuật thời Trần - Lê
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Hà Nội - 1963
Tác giả: Phạm Ngọc Phụng
Người số hóa: macbupda

LỜI NÓI ĐẦU

Trong 1.000 năm lịch sử của nước ta gần đây, trước cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, dân tộc ta cũng đã tiến hành hai cuộc kháng chiến lâu dài, vô cùng gian khổ nhưng cực kỳ anh dũng:

- Thời Trần chống quân Nguyên.

- Thời Lê chống quân Minh.

Khi phân tích nguyên nhân chủ yếu, quyết định của thắng lợi, Hồ Chủ tịch đã dạy rằng: “Ngày xưa, quân thù ở bên cạnh nước ta và rất hùng mạnh, nước ta còn nhỏ, người ít, sức yếu, thế mà chỉ nhờ đoàn kết và hăng hái, tổ tiên ta đã thắng được quân giặc” (Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm lần thứ 4 ngày toàn quốc kháng chiến - tháng 12 năm 1950, trang 346). Thật vậy, để chiến thắng những lực lượng vô cùng hùng mạnh của phong kiến phương Bắc thời đó, nhân dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu kiên quyết, do đó đã giành được toàn thắng. Đồng thời, cũng chính dựa vào sức mạnh vật chất và tinh thần trong nguồn vô tận của toàn dân đoàn kết, trong tính chất tiến bộ của chiến tranh chính nghĩa, mà tổ tiên ta đã đề ra đường lối chiến lược - chiến thuật đúng đắn, khiến cho lực lượng vũ trang của ta thời đó đã từ thắng lợi nhỏ tiến lên giành thắng lợi lớn, từ thắng lợi cục bộ tiến lên giành thắng lợi toàn bộ, tiêu diệt các đội quân hùng mạnh đương thời, giải phóng toàn bộ đất nước ta.

Ngày nay, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô đình Diệm đang tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược, chống nhân dân miền Nam Việt Nam, đồng thời âm mưu phát động chiến tranh xâm lược mới, ngăn trở công cuộc lao động hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân miền Bắc nước ta. Quân đội ta ngày đêm luyện tập, nắm vững vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại để bảo vệ đất nước, đã và đang không ngừng học tập những kinh nghiệm vô cùng quý báu của cuộc kháng chiến lâu dài chống bọn thực dân Pháp và can thiệp Mỹ và tham khảo những kinh nghiệm tiên tiến của quân đội các nước anh em, đồng thời ôn lại những bài học quý báu của tổ tiên ta để lại, làm cho kho tàng lý luận quân sự của dân tộc ta càng thêm giàu có, phong phú.

Để hưởng ứng một cách nhiệt tình lời kêu gọi của Đảng, là ôn cũ biết mới và từ mới hiểu cũ, chúng tôi cố gắng sưu tầm và nghiên cứu lịch sử của hai cuộc kháng chiến lâu dài thơi Trần và thời Lê nhằm rút ra những bài học về chiến lược – chiến thuật mà quân đội ta thời đó đã vận dụng.

Cuốn sách này ghi lại những nhận xét của chúng tôi về đường lối chiến lược – chiến thuật đó. Do trình độ mọi mặt rất có hạn và do thiếu nhiều tài liệu để nghiên cứu, cho nên những nhận xét nêu lên còn rất nông cạn, thậm chí rất có thể có những sai lầm. Tuy vậy, chúng tôi vẫn mạnh dạn viết cuốn sách này với lòng chân thành học tập lịch sử và đóng góp phần nào vào công tác nghiên cứu lịch sử chiến tranh của nước ta.

Trong khi viết cuốn sách này, chủ quan chúng tôi có ý định:

- Nêu lên đặc điểm riêng của từng cuộc kháng chiến, đồng thời khái quát lại thành những bài học chung. Những nét chung về chiến lược - chiến thuật đó - chủ yếu là chiến thuật - cũng là những truyền thống vẻ vang của quân đội ta ngày nay.

- Vận dụng những hiểu biết mới ngày nay để nhận thức những vấn đề, những sự kiên của ngày xưa. Do đó thấy rằng sự phát triển về lý luận quân sự hiện đại của nước ta không những chỉ dựa trên cơ ở tổng kết những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ gần đây, tham khảo lý luận quân sự tiên tiến của các nước anh em còn dựa cả vào những kinh nghiệm trong lịch sử chiến đấu trước đây của tổ tiên ta nữa.

Viết cuốn sách này, chúng tôi được sự giúp đỡ, cổ vũ của các đồng chí ở Nhà xuất bản Quân đội nhân dân và của các đồng chí Nguyễn lương Bích, Trần Hà, Nguyễn văn Dị và một số các đồng chí khác.

Nhân dịp này, xin chân thành cảm tạ các đồng chí.

Mong toàn thể các bạn đọc sẽ tích cực giúp đỡ bằng cách cho chúng tôi xin những ý kiến nhận xét.

PHẠM NGỌC PHỤNG
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:25:11 pm »

CHƯƠNG MỘT

CHIẾN LƯỢC - CHIẾN THUẬT CỦA QUÂN ĐỘI THỜI TRẦN
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NHÀ NGUYÊN

Năm 1225(*), sau khi lật đổ nhà Lý, Trần Cảnh lên ngôi vua, mở đầu triều đại nhà Trần.

Trong lịch sử nước ta, với sự thành lập triều đại nhà Trần, nhà nước phong kiến tập quyền được củng cố mạnh mẽ và phát triển cao độ. Cũng trong thời đại đó, dân tộc ta đã tiến hành một cuộc kháng chiến lâu dàu, gian khổ, trước sau ba lần, trong 31 năm để chiến thắng quân Nguyên hung bạo:

Lần thứ nhất, năm 1258.

Lần thứ hai, năm 1285.

Lần thứ ba, năm 1287.

Trước khi đi vào nghiên cứu những trận chiến đấu chống quân Nguyên, chúng ta hãy nghiên cứu đối tượng tác chiến và tình hình quân đội nhà Trần.

A – ĐỐI TƯỢNG TÁC CHIẾN CỦA QUÂN ĐỘI NHÀ TRẦN

Đối tượng tác chiến của ta dưới thời Trần là quân Nguyên vô cùng hung bạo.

Quân Nguyên là người Thát-đát (Tartares), sống trên các đồng cỏ thuộc nước Cộng hòa nhân dân Mông-cổ ngày nay, từ vùng thượng du sông Hắc-long đến vùng hồ Bai-can. Sau khi đã chinh phục được nhiều bộ lạc ở vùng thảo nguyên này; năm 1206, Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) lên ngôi hoàng đế, bắt đầu những cuộc xâm lược đại quy mô. Từ Mông-cổ, họ tiến vào Tây-hạ, đánh sang Trung Á, vượt sông Ấn, tiến đến hạ du sông Ti-gơ-rơ (Tigre), xâm chiếm Đông Âu, đánh vào miền Nam nước Nga. Sau đó, con cháu của Thành Cát Tư Hãn xâm lược nước Nga, rồi tiến đánh các nước Đức, Hung, Ba-lan, cho mãi đến nước Ý và cả I-răng nữa. Đó là những cuộc viễn chinh sang phương Tây. Sau này, họ chuyển về phương Đông, đánh chiếm Trung-quốc, Cao-ly (Triều-tiên), đánh Giao-chỉ, Chiêm-thành, rồi vượt biển xuống phương Nam, đến tận Gia-va và các dảo khác của Nam-dương (In-đô-nê-xi-a). Họ đi đến đâu thắng đến đó, mặc dù đã vấp phải cuộc kháng chiến của nhân dân các nước mà họ xâm lược.

Họ tổ chức những đội kỵ binh hủng mạnh, thiện chiến, vừa cưỡi ngựa giỏi vừa bắn giỏi. Cung nỏ và lưỡi gươm của họ đã khiến cho hàng chục triệu người khiếp sợ. Tổ chức và kỷ luật của họ rất chặt chẽ. Họ có biệt tài về cưới ngựa, giỏi vận động, khí thế lại hùng dũng, xông pha. Những kỵ binh Thát-đát được trang bị cung nỏ, giáo, gươm và cuộn thừng. Khi vượt qua sông ngòi, những trang bị đó được đặt vào một cái bọc bằng da, buộc vào đuôi ngựa kéo nổi trên mặt nước. Sau khi chiếm được Trung-quốc, họ học được cách đúc và dùng một loạt súng châm ngòi của người Trung-uốc; cho nên ngoài cung nỏ, gươm đao, họ còn có hỏa khí trợ chiến, vì vậy mà sức chiến đấu của họ càng tăng lên rất nhiều. Trng chiến đấu, chỉ huy các cấp giám sát chặt chẽ và chỉ huy linh hoạt những chiến binh dưới quyền mình, duy trì một kỷ luật chiến đấu thật nghiêm khắc. Những binh đoàn hành động trên các hướng riêng biệt thường có quân số từ 20.000 đến 50.0000 người, đó là một con số rất lớn so với thời đại đó, nó cũng chứng minh tài cầm quân và dùng binh của họ.

Về mặt chiến lược - chiến thuật, quân Nguyên áp dụng lối tấn công chớp nhoáng, bất ngờ, vô cùng nguy hiểm. Họ giỏi giấu quân, giữ bí mật, đồng thời lại rất thạo trinh sát, do thám địch tình. Các cuộc hành binh được bảo đảm che chở rất chu đáo.

Để xâm chiếm một nước nào đó, sau khi đã nắm vững tình hình đối phương, họ tập trung quân đội đầy đủ, sẵn sàng hành động, rồi đưa thư dụ hàng hoặc mượn đường đi qua...; nếu bị cự tuyệt, thì lập tức đoàn kỵ binh thiện chiến, tinh nhuệ, giỏi cơ động của họ nhanh chóng tiến vào phá hủy thành trì, giết hại nhân dân một cách vô cùng tàn bạo.

Chiến thuật của họ là dùng ưu thế tuyệt đối, hành binh xuất quỷ nhập thần, tới không ai biết rút không ai hay, tấn công ồ ạt, dùng hỏa khí yểm hộ, dùng ngựa phi với tốc độ cao nhất, kết hợp giữa tấn công mãnh liệt ở chính diện với vu hồi bao vây, bắn phá, chém giết, đốt phá bừa bãi, gây nên những thiệt hại nặng nề cho đối phương. Nhiều khi, họ giả vờ thua chạy, dụ đối phương đuổi theo vào ổ phục kích của họ, để tiêu diệt gọn.

Trước khi xâm lược nước ta, quân đội nhà Nguyên đã từng bách chiến bách thắng, đã có rất nhiều kinh nghiệm tác chiến trên mọi chiến trường, mọi địa hình, đã từng chiến thắng quân đội các nước Âu – Á hùng mạnh nhất đường thời nên họ rất kiêu căng và chủ quan khinh địch.

Sau khi chiến thắng nhà Tống, quân Nguyên đang lúc sung sức nhất, quân đội của họ được phát triển mạnh mẽ vì được bổ sung bằng người Trung-quốc, được trang bị bằng những hỏa khí mới, cho nên càng hung hăng, nuôi mộng chinh phục nhiều nước khác trong phạm vi thống trị của nhà Nguyên.

Cuộc tiến đánh nước ta nằm trong đường lối xâm lược đó. Mục đích của họ là chiếm cứ nhằm thủ tiêu nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, đặt một chế độ cai trị nô dịch hà khắc để vét người, vét của, dùng nước ta làm bàn đạp, làm kho bổ sung người, làm căn cứ hậu phương để tiến công các nước ở phương Nam. Muốn đạt mục đích đí, trước hết phải đánh tan quân đội ta, một quân đội đã từng được thử thách, rèn luyện trong nhiều cuộc chiến đấu chống bọn phong kiến hùng mạnh của phương Bắc, một quân đội kế thừa những truyền thống chiến thắng vẻ vang ở Bạch-đằng, chiến thắng vẻ vang quân Tống dưới thời Tiền Lê và nhà Lý.

Nhưng ba lần quân Nguyên xâm lược nước ta cũng là ba lần thất bại nhục nhã, báo hiệu sự suy vong của nhà Nguyên. Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần, đã đứng dậy vũ trang chống lại kẻ thù xâm lược, ghi lại những chiến công vô cùng vẻ vang của dân tộc ta.


(*) Tất cả những ngày, tháng, năm trong cuốn sách này chúng tôi tuy đã cố gắng chuyển từ âm lịch sang dương lịch nhưng vẫn có thể chưa được thật chính xác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:26:31 pm »

B – TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÀ TRẦN

Nhà Trần rất chú ý chăm lo việc tổ chức củng cố quân đội.

Về tổ chức, lực lượng quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân các lộ, đó là quân chính quy do nhà nước tổ chức. Cấm quân có nhiệm vụ phòng giữ kinh đô, bảo vệ nhà vua và triều đình. Khi chiến tranh xảy ra, hoặc khi đàn áp nhân dân, cấm quân có thể được điều động đến các nơi cần thiết, phối hợp với quân đóng ở các địa phương. Lộ quân, tức là quân ở các lộ (Lộ: đơn vị hành chính dưới thời Trần. Theo “An-nam chí lược” thì dưới thời Trần, có 14 lộ) có nhiệm vụ phòng giữ các địa phương. Ở những địa điểm quan trọng, hiểm yếu, còn tổ chức những đội quân đặc biệt để phòng thủ.

Ngoài cấm quân và lộ quân, khi chuẩn bị chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, nhà Trần còn hạ lệnh cho các vương hầu trong tôn thất chiêu mộ binh lính và sắm sửa binh khí. Những đội quân này đều đặt dưới quyền chỉ huy của nhà vua. Nhà sử học Phan huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” chép rằng: “Nhân Tôn, năm 1284 quân Nguyên xâm lược. Vua sai các công hầu và tôn thất đến mộ binh và thống lĩnh binh của mình. Hưng Đạo Vương điều khiển quân các lộ Hải-đông (tức Yên-bang, nay là Quảng-yên), Vân-trà, Ba-điểm (hai nơi này thuộc Hải-dương ngày nay). Các đạo quân họp lại hết thảy. Bọn Hưng Vũ Vương và Hưng Trí Vương cũng đốc xuất 20 vạn quân các xứ Bàng-hà, Na-sầm (“Việt sử thông giám cương mục” chép là Nà-ngạn, sau là huyện Lục-ngạn, Bắc-giang), Trà-hương, Yên-sinh, Long-nhãn (nay là huyện Phương-nhãn, Bắc-giang) đến hội”.

Lịch triều hiến chương loại chí, tập IV, quyển XXXIX Binh chế chí, trang 5 ghi rằng:

Về biên chế, từ năm 1267 trở đi định ra quân ngũ, mỗi quân có ba mươi đô, mỗi đô có tám mươi người.

Trong quân đội có tổ chức bộ binh và kỵ binh. Thủy binh thời Trần đóng một vai trò rất quan trọng. Thủy binh tuyển trong dân thuyền chài, có tài bơi lội khá cao, đã làm nhiều người ngoại quốc phải khâm phục, chiến thuyền tổ chức thành các thủy đội.

Chiến thắng oanh liệt ở Vân-đồn (đảo Vân-hải ngày nay) và ở Bạch-đằng đều do thủy binh quyết định một phần lớn. Vân-đồn là một căn cứ hải quân rất quan trọng, có một đội quân đặc biệt đóng giữ, gọi là Bình hải quân.

Về chế độ tuyển mộ, nhà Trần áp dụng chính sách “ngụ binh ư nông”, nghĩa là lúc bình thì làm ruộng, lúc cần thì gọi nhập ngũ; thời bình tuyển theo yêu cầu, thời chiến thuyển theo số hộ khẩu, gọi tất cả đinh tráng ra lính. Phan huy Chú chép: “Trần Thái Tôn, năm 1239 chọn đinh tráng làm binh, định làm 3 bậc thượng, trung, hạ. Năm 1241, chọn người có sức khỏe, biết võ nghệ sung làm quân thượng đô túc vệ…

Thánh Tôn, năm 1261 tuyển đinh tráng các lộ làm binh, số còn thừa cho sung làm sắc dịch ở các sảnh viện cục và các đội tuyển phong ở các phủ lộ huyện”. (“Lịch triều chiến chương loại chí”, tập IV, Binh chế chí, trang 16). Chế độ tuyển binh này là một ưu điểm lớn thời đó: cho nên “Các quân cấm vệ và các lộ, đại ước không đầy 10 vạn, năm 1281, điều động được số quân nhiều như thế là vì trong lúc có việc cứ chiểu số lấy hết những đinh trạng”… (sách dẫn trên, trang 5) và “Đại để lúc vô sự thì phục binh ở nơi thuận tiện, khi có nạn thì hết sức chống cự. Thế là thời Trần nhân dân ai cũng là binh nên, mới phá được giặc dữ, làm cho thế nước được mạnh” (sách dẫn trên, trang 6).

Về trang bị có: cung nỏ, xe xung trận, mìn, thủy lôi, hỏa mù; các loại binh khí kỹ thuật để công thành như: móc sắt, câu liêm, cầu vượt hào, phao bơi cá nhân làm bằng da dê khung gỗ, cầu phao, các loại thang; các binh khí hòa công như: tên lửa, thạch lựu, xe khói lửa…

Quân đội nhà Trần có trình độ kỹ thuật chiến đấu khá cao. Việc luyện quân làm rất tích cực. Các chiến binh đều thông thạo sử dụng binh khí có trong tay: các đơn vị đều luyện tập ban đêm và trên các loại địa hình khác nhau, nhất là ở vùng sông ngòi. Trong những năm chuẩn bị kháng chiến, đã có những cuộc diễn tập lớn, như cuộc thao diễn thủy bộ năm 1283 và cuộc đại duyệt binh năm 1284.

Vấn đề kỷ luật cũng được chú ý nhiều. Trong quân lễ có nêu lên nhiều vấn đề về kỷ luật nghiêm minh; trong chiến đấu phải giữ vững đội ngũ, trong mọi tình huống yêu cầu phải có tinh thần yểm hộ, cứu ứng lẫn nhau, tướng phải có uy tín, thưởng phạt nhiêm minh, quân nghiêm hiệu lệnh…

Chỉ huy quân đội, từ cấp quân trở lên đều là người tôn thất họ Trần. Các chức quan võ quan có đô nguyên súy, phó nguyên súy, tiết độ sứ, phó tiết độ, đại tướng quân, phó tướng quân, cao hơn nữa là phiêu kỵ thượng tướng quân. Chỉ huy ở các địa phương có kinh lược, phòng ngự, sát thủ ngự.

Các tướng chỉ huy tôn thất đều phải qua học tập quân sự ở giảng võ đường. Trần quốc Tuấn đã soạn ra bộ “Binh thư yếu lược” để huấn luyện cho tướng sĩ. Học tập binh pháp là nhiệm vụ bắt buộc cho mọi tướng sĩ. Bộ “Binh thư yếu lược” này gồm 33 mục, là một bộ binh pháp rất có giá trị, nói nhiều về kinh nghiệm, những quy luật về tổ chức và thực hành các phương thức tác chiến trên các loại địa hình.

Trong cuộc hội quân lớn năm 1284 ở Vạn-kiếp để chuẩn bị chống quân Ngyên, có đến 20 vạn quân dưới quyền thống lĩnh của Trần quốc Tuấn. Đó là một quân đội có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh và có sức chiến đấu mạnh mẽ, tuy số lượng không phải lớn lắm, nhất là so với quân Nguyên. Trần quốc Tuấn đã nói: “Quân số cốt phải tinh nhuệ, không cần nhiều, cứ xem như Bồ Kiên có hàng trăm vạn quân cũng không làm gì được” (Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 5, trang 52a).

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi chủ yếu do ý chí chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của toàn dân, toàn quân, nhưng tổ chức quân đội mạnh mẽ thời Trần cũng đóng góp một phần rất quan trọng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:27:38 pm »

C – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN

I. Chiến tranh lần thứ nhất

Năm 1952, Hốt Tất Liệt đem quân đánh chiếm nước Đại-lý (Vân-nam). Đến năm 1257, sau khi đã chiếm xong Đại-lý, quân Nguyên tiến đánh miền Nam Trung-quốc, theo ba đường khác nhau, nhằm mục đích tiêu diệt nhà Tống. Đạo quân chủ lực do Hốt Tất Liệt chỉ huy, vượt qua Trường-giang, đánh vào Ngạc-châu (Vũ-xương). Đạo quân thứ hai do Mông Kha chỉ huy đánh vào Tứ-xuyên). Đạo quân thứ ba do Ngột Lương Hợp Thái chỉ huy đi từ Vân-nam, đánh vào nước ta rồi quay lên phương Bắc đánh vào Ung-ninh – Quế-lâm, nhằm hội họp với chủ lực ở Ngạc-châu. Như vậy, cuộc tiến quân vào nước ta lần thứ nhất của Ngột Lương Hợp Thái nhằm tạo nên một gọng kìm lớp để bao vây và tấn công Nam Tống. Chiếm được nước ta, họ sẽ có một căn cứ hậu phương giàu có và thuận lợi, để cung cấp người, của, lương thực và tiến vào Nam Tống bằng con đường ngắn nhất.

Nhằm mục đích đó, mùa thu năm ấy, Ngột Lương Hợp Thái đem quân tập trung ở A-mân (A-mê, Khai-viễn, Vân-nam), phía bắc biên giới nườc ta, rồi sai sứ sang dụ vua Trần đầu hàng. Nhưng Trần Thái Tôn bắt giam sứ Nguyên, chuẩn bị kháng chiến. Tháng 9, vua Trần hạ lệnh cho các tướng lĩnh tập trung quân thủy bộ, đưa lên phòng ngự ở biên-giới, dưới quyền chỉ huy của Trần quốc Tuấn. Đồng thời ra lệnh cho nhân dân toàn quốc sắm sửa khí giới, quân nhu.

Thấy sứ giả không về, Ngột Lương Hợp Thái phái con là A Thuật đi dò xét tình hình cùng với tướng Triệt Triệt Đô, mỗi người đem 1.000 quân tiến xông sông Thao. Khi được tin quân ta chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, Ngột Lương Hợp Thái quyết định dùng toàn bộ lực lượng nhanh chóng tiến quân. Tiền vệ do Triệt Triệt Đô chỉ huy, hậu vệ do A Thuật cầm đầu. Ngột Lương Hợp Thái đi theo chủ lực.

Các cuộc chiến đấu bắt đầu.

Lúc đó về phía ta, Trần quốc Tuấn đã đóng quân ở biên giới. Ngày 12 tháng Chạp, quân nhà Trần dùng tượng binh dàn ra để nghênh chiến. Quân Nguyên liền dùng bộ binh cho tiện xạ bắn vào voi, voi sợ nên bỏ chạy, quân Trần bị thua trận phải rút lui. Ngày 13 tháng chạp, sau khi rút sang sông, Trần quốc Tuấn hạ lệnh phá cầu Phù-lỗ và chiếm lĩnh trận địa ở bên sông. Vua Trần cũng tự mình thống lĩnh đại quân đến chiến đấu.

Quân Nguyễn tiến đến bờ sông, thấy cầu đã bị phá, bèn chuẩn bị kế hoạch vượt sông và tấn công, kế hoạch vượt của chúng khá chu đáo, có mưu mẹo. Để chọn đoạn vượt sông, họ bắn tên xuống nước, chọn chỗ nông rồi cho kỵ binh lội qua, đội hình vượt sông chia thành ba đội.

Để triệt đường rút lui và nhằm mục đích bao vây bắt sống quân ta, kế hoạch của Ngột Lương Hợp Thái dự định: khi quân tiền vệ của Triệt Triệt Đô đã vượt sông xong sẽ không tấn công ngay, mà nhanh chóng đánh chiếm chiến thuyền của ta. Lúc đó, chủ lực đã vượt sông, quân ta ắt phải nghênh chiến; tiếp đó, hậu vệ của chúng vượt sông, bao vây quân ta. Chúng dự tính rằng, trước sức tấn công ồ ạt của chúng, quân ta vừa ít vừa thiếu kinh nghiệm, sẽ phải rút lui rời khỏi trận địa bằng thuyền. Nhưng thuyền đã bị Triệt Triệt Đô chiếm mất, quân ta sẽ rơi vào thế bị bao vây và cuối cùng sẽ bị chúng tiêu diệt.

Nhưng, sau khi quân của Triệt Triệt đô đã sang sông, chưa thực hiện được kế hoạch đó, đã bị quân của Trần quốc Tuấn lập tức nghênh chiến. Triệt Triệt Đô phải triển khai ngay kỵ binh đối phó lại và cuộc chiến đấu ác liệt xảy ra. Bộ binh của ta ngăn chặn tiền vệ của địch, đồng thời kỵ binh đã nhiều lần tiến hành phản xung phong rất anh dũng. Tuy vậy, do lực lượng ta yếu cho nên khi chủ lực của địch đã sang sông, để tránh bị bao vây vua Trần đã hạ lệnh rút lui. Trần quốc Tuấn rút về Sơn-tây và vua Trần rút về Thiên-mạc (Khoái-châu, Hưng-yên).

Nhân đà thắng lợi, quân Nguyên tiến thắng đến Thăng-long, lúc đó đã biến thành một thành phố không người. Nhân dân ta đã làm vườn không nhà trống, rời khỏi khu địch chiếm đóng, mang hết hoặc phá hủy lương thực không để lọt vào tay địch. Chiếm được thành phố không người này,quân Nguyên tức tối, bèn cho tàn phá kinh đô và cho chủ lực đóng ở Đông Bộ-đầu (nay là xã Bộ-đầu, huyện Thường-tín, tỉnh Hà-đông).

Quân Nguyên thông thường đánh đến đâu là cướp bóc lương thực đến đó. Nhưng từ biên giới tiến quân vào Thăng-long, lương thực của chúng mang theo đã cạn mà ở chung quanh kinh thành, trước kế tiêu thổ của nhân dân ta, chúng không thể tìm đâu ra lương thực để cung cấp cho một đạo quân lớn của chúng được. Hơn nữa, chúng lại luôn luôn bị tập kích, những toán quân lẻ đi cướp bóc luôn luôn bị chặn đánh và bị tiêu diệt. Nguy cơ thiếu lương thực đã rõ rệt, khiến cho tinh thần chiến đấu của quân Nguyên chóng sa sút. Trước tình hình đó, tướng Nguyên đã thấy rõ chúng đang lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan nên đề nghị giảng hòa với nhà Trần.

Trần quốc Tuấn bị địch đang gặp nguy khốn và đã nao núng nhiều nên quyết định nắm thời cơ thuận lợi này tiến hành phản công. Vua Trần hạ lệnh tập trung toàn bộ lực lượng bao vây tiêu diệt địch tại vị trí đầu não của chúng là Đông Bộ-đầu.

Ngày 24 tháng giêng năm 19258, Trần quốc Tuấn chỉ huy quân đội dưới quyền mình đột kích vào Đông Bộ-đầu. Trong khi đó, vua Trần cử thủy binh ngược sông Hồng, đánh quặp vào vị rí địch. Trận tấn công đại quy mô đó có bộ, thủy phối hợp chặt chẽ, hình thành thế bao vây nhiều mặt, đánh vào vị trí mạnh nhất của địch đã làm lực lượng quân Nguyên bị tiêu diệt một phần lớn, buộc phải rút khỏi Đông Bộ-đầu và Thăng-long để chạy trốn thục mạng. Trên đường rút chạy ngược theo sông Thao, chúng lại bị quân ta và nhân dân các địa phương liên tục truy kích, tập kích; đến Quy-hóa (thuộc Phú-thọ), chủ trại Quy-hóa là Hà Bống (dân tộc Mường) đã chỉ huy dân binh địa phương anh dũng tập kích địch, gây cho chúng những thiệt hại nặng nề. Quân Nguyên rút thẳng một mạch về Vân-nam, dọc đường không kịp cướp phá giết chóc nên nhân dân đã gọi chúng là “giặc phật”.

Vua Trần và triều đình tiến vào Thăng-long giải phóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:28:19 pm »

Cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất của quân Nguyễn đã bị hoàn toàn thất bại. Tuy nhiên chúng vẫn chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta, trái lại tiếp tục chuẩn bị để phát động chiến tranh xâm lược mới.

Chúng đã có kinh nghiệm tác chiến với quân ta, một quân đội có tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng, vừa giỏi tấn công trên bộ, vừa thạo đánh trên sông; còn chúng thì có kinh nghiệm dùng kỵ binh và bộ binh đánh tượng binh của ta, có kinh nghiệm tác chiến và vận động trên địa hình chủ yếu là đồng bằng lầy lội nhiều sông ngòi.

Ngược lại, quân ta sau cuộc chiến thắng lần thứ nhất cũng thu được nhiều kinh nghiệm vô cùng quy báu về phòng ngự, tấn công, sử dụng binh chủng, phối hợp thủy bộ, phán xung phong, phối hợp giữa quân chính quy với dân binh, chiến thuật bao vây, vu hồi…

Trong cuộc chiến tranh này, Trần quốc Tuấn đã tỏ ra là một nhà chiến lược - chiến thuật có tài. Về mặt chỉ đạo chiến lược, Trần quốc Tuấn biết sức mình, sức địch nên kiên quyết bảo toàn lực lượng, du địch vào sâu, kéo kỵ binh của chúng vào một địa hình bất lợi – như đồng bừng Bắc-bộ để chiến đấu, triệt nguồn tiếp tế lương thực và biết khéo léo chọn thời cơ phản công, chọn mục tiêu chiến lược để tập trung lực lượng tiến hành đột kích kiên quyết. Về mặt chiến thuật, sau những thất bại đầu tiên ở biên giới vì thiếu kinh nghiệm, Trần quốc Tuấn đã tổ chức và chỉ huy rất tài tình quân đội rút ra khỏi chiến đấu không bị thiệt hại trên đoạn sông ở Phù-lỗ. Hành động chiến thuật có kế hoạch và có tổ chức ấy đã đưa chủ lực ta thoát khỏi nguy cơ bị tiêu diệt. Để thực hiện ý định rút lui có tổ chức trong điều kiện cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt, Trần quốc Tuấn đã vận dụng khéo léo phương thức phòng ngự tích cực nhằm đánh quân tiền vệ, buộc địch phải chiến đấu ngay với quân ta, liên tục phản xung phong, hợp đồng mật thiết giữa bộ binh và kỵ binh ngăn chặn bước tiến của chúng, tranh thủ thời gian để trước khi chủ lực của địch bước vào chiến đấu thì ta đã đưa được chủ lực của ta ra ngoài vòng nguy hiểm, rồi chia thành nhiều đường để nhanh chóng, kín đáo lui quân. Trong trận tấn công Đông Bộ- đầu, Trần quốc Tuấn đã biết triệt để lợi dụng địa hình, vận dụng chiến thuật bao vây nhiều mặt và tấn công mãnh liệt.

Chúng ta nghiên cứu sâu thêm một bước về vấn đề chọn thời cơ phản công của của Trần quốc Tuấn. Một vấn đề được đặt ra: tấn công lần này quân Nguyên có ưu thế về lực lượng so với lực lượng quân đội ta không? Và, nếu như chúng có ưu thế lại không bị thiệt hại lớn trong quá trình tấn công từ biên giới đến Thăng-long – Đông Bộ-đầu, thì vì sao chúng phải đề nghị giảng hòa, và căn cứ vào đâu mà Trần quốc Tuấn hạ quyết tâm phản công? Những điều nói trên tuy sử không chép cụ thể, nhưng chúng ta có thể dựa vào kết cục của chiến tranh, dựa vào sự thật lịch sử lúc đó, có thể rút ra được những giải đáp cần thiết và đúng dắn. Chúng tôi cho rằng, để tiến hành chiến tranh xâm lược, dù là xâm lược một nước nhỏ yếu như nước ta, quân Nguyên không thể không tập trung lực lượng đến mức ưu thế, hoặc ít nhất cũng phải tương đương với quân ta. Ngột Lương Hợp Thái, tên tướng có trách nhiệm chỉ huy một trong số ba đạo quân tấn công vào Nam Tống, dù hắn phải để lực lượng lại phòng giữ Vân-nam, thì lực lượng đánh sang nước ta để rồi lại tiếp tục tấn công lên phía Nam Trung-quốc phải là lực lượng chủ lực của hắn và là một lực lượng rất lớn. Hơn nữa, trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất này, vì nhà Trần chưa chuẩn bị được đầy đủ và chu đáo như khi chuẩn bị kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba, cho nên lực lượng quân sự của nhà Trần cũng chỉ có hạn. Vì vậy, có thể nói chắc chắn rằng quân Nguyên có ưu thế hơn so với quân ta. Chính nhờ có ưu thế đó nên trong những cuộc chiến đấu đầu tiên, chúng mới có thể tấn công ồ ạt, tiến quân nhanh chóng được. Tuy vậy, đây chưa phải là ưu thế tuyệt đối vì quân Nguyên lúc đó còn tập trung mọi cố gắng vào múc đích tấn công Nam Tống. So với Trung-quốc, nước ta là một chiến trường thứ yếu, cho nên quân Nguyên cần dành lực lượng lớn hơn cho cuộc tấn công diệt Tống. Cũng có thể quân Nguyên vốn là một quân đội quen chiến thắng, chiến thắng cả các nước lớn, các quân đội mạnh, nên rất chủ quan khinh ta: cho nên tuy có tập trung lực lượng ưu thế, nhưng chưa đến mức ưu thế tuyệt đối.

Chiếm xong Thăng-long, lực lượng của địch hầu như vẫn còn nguyên vẹn và lực lượng của ta cũng chưa có những sứt mẻ gì lớn.

Với lực lượng đó, quân Nguyên vẫn còn nhiều khả năng tiếp tục tấn công nữa, nhưng trên thực tế, chúng đã không thể thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu là do ý chí kháng chiến vững mạnh, cao độ của nhân dân và quân đội ta; đặc biệt ở đây nổi bật lên vai trò quyết định thắng lợi đó là nhân dân, nhất là nhân dân chung quanh Thăng-long và những nơi địch đi qua hoặc chiếm đóng, đã triệt để tiêu thổ, triệt đường tiếp tế lương thực và đứng dậy dúng cảm tiến hành chiến tranh du kích chống địch.

Quân Nguyên đã đứng trước một tình huống vô cùng bất lợi như sau: muốn tấn công hoặc chuyển sang phòng ngự đều phải giải quyết vấn đề lương thực. Đối với một đạo quân lớn phải coi đó là một vấn đề có tính chất quyết định để giữ vững sức chiến đấu; không giải quyết nổi vấn đề lương thực, lại luôn luôn bị tập kích cho nên việc tiếp tục tấn công, cũng như việc chuyển sang phòng ngự đều không thể thực hiện được.

Chính do đã thấy hình thái tiến thoái lưỡng nan đó, chính do đã thấy tình hình thiếu thốn lương thực một cách nghiêm trọng của địch ảnh hưởng lớn đến tinh thần chiến đấu của tướng soái và binh sĩ nhà Nguyên, đồng thời cũng đã thấy rõ ý chí kháng chiến không gì lay chuyển nổi, tình đoàn kết nhất trí giết giặc của quân đội và nhân dân bao gồm các dân tộc đa số cũng như thiểu số và nắm vững lực lượng quân sự hãy còn nguyên vẹn lại được bổ sung thêm, Trần quốc Tuấn đã kiên quyết hạ lệnh tập trung toàn bộ lực lượng tấn công vào vị trí đầu não của địch. Thời cơ phản công đó là rất chính xác và quyết tâm của Trần quốc Tuấn là dựa trên sự phân tích khoa học tình hình địch và ta. Chúng ta thấy rằng, về số lượng, tuy địch có mạnh, nhưng về chất lượng địch đã trở thành yếu. Ngược lại, quân đội ta về số lượng vẫn còn mạnh, nhưng về chất lượng càng mạnh gấp bội; nguồn gốc sức mạnh đó chính là ở nhân dân.

Cho nên, chỉ 12 ngày sau trận chiến đấu đầu tiên ở biên giới và 9 ngày sau khi quân Nguyên chiếm đóng Thăng-long, quân đội anh hùng của ta đã mở một cuộc đại phản công. Và cuộc đại phản công đó hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên.

Chiến thắng to lớn này đã cho vua tôi nhà Trần nhiều kinh nghiệm, kinh nghiệm lớn nhất mà nhà Trần thu được là tinh thần chiến đấu, tin thần đoàn kết toàn dân, toàn quân ta rất cao, ý chí chống xâm lược rất mạnh, là những nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh lần này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:29:24 pm »

II. Chiến tranh lần thứ hai

Sau cuộc chiến tranh lần thứ nhất, đến tháng 2 năm 1258, nhà Nguyên sai sứ sang nước ta đòi hàng năm phải cống phương vật cho họ. Thái Tôn bèn cử Lê phủ Trần và Chu bác Lãm sang sứ, đồng ý ba năm cống một lần. Lúc đó nhà Nguyên còn đang tập trung lực lượng để đánh đổ nhà Tống, thôn tính toàn bộ Trung-quốc. Còn nhà Trần cũng cần tranh thủ thời gian, củng cố và phát triển chế độ phong kiến tập quyền, xây dựng lực lượng của nước ta. Cho nên, từ năm 1258 đến năm 1281, giữa hai nước, đã thiết lập quan hệ bang giao hòa bình.

Tháng 3 năm 1258, Thái Tôn nhường ngôi cho con là Trần Hoảng hiệu là Thánh Tôn. Đến năm 1277, Thánh Tôn lại nhường ngôi cho con là Trần Khâm hiệu là Nhân Tôn.

Năm 1260, Hốt Tất Liệt lên ngôi hoàng đế, tức thế tổ nhà Nguyên. Đến năm 1271, Hốt Tất Liệt diệt xong nhà Tống, đổi quốc hiệu là Nguyên.

Trong suốt mấy chục năm đặt quan hệ bang giao hòa bình giữa hai nước, nhà Nguyên luôn luôn nhiễu sách, hoạnh họe; đi đôi với những đòi hỏi phi lý họ còn luôn luôn đe dọa, khiêu khích bằng quân sự, nhất là sau khi đã thôn tính xong Trung-quốc. Nhà Trần áp dụng một đường lối ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết. Năm 1281, Trần nhân Tôn sai chú họ là Trần di Ái cùng với Lê Tuân và Lê Mục đi sứ thay mình, cự tuyệt đòi hỏi của nhà Nguyên buộc chính nhà vua phải sang chầu. Nhà Nguyên đưa Di Ái lên làm vua, chuẩn bị bộ máy thống trị, rồi cho 1.000 quân hộ tống Di Ái về nước. Dã tâm xâm lược của họ đã lộ ra rõ rệt. Vua Trần được tin Di Ái đến biên giới, sai quân lên đó đánh, bắt bọn Di Ái về xử tội.

Đến đây, quan hệ bang giao giữa nhà Trần và nhà Nguyên đã bị cắt đứt. Triều đình Nguyên lúc đó đang ở vào thời kỳ cực thịnh, đã nuôi sẵn âm mưu xâm lược các nước phương Nam, chỉ còn tìm cớ để xuất binh.

1. Tình hình chung của quân đội hai bên khi cuộc chiến tranh lần thứ hai bắt đầu.

 A – QUÂN NGUYÊN

Năm 1281, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 1.000 chiến thuyền sang đánh Chiêm-thành, đồng thời tập trung 50 vạn quân tinh nhuệ ở biên giới, chuẩn bị xâm lược nước ta.

Sau nhiều cuộc chiến đấu ác liệt, mặc dù nhân dân Chiêm-thành anh dũng kháng chiến, đạo quân của Toa Đô đã chiếm được nhiều đất đai đến tận Đại-châu (Bình-định). Nhưng đến tháng 4 năm 1284, một mặt vì vấp phải sức kháng chiến bền bỉ của nhân dân Chiêm-thành, một mặt cần phải chuẩn bị để mở cuộc tấn công xâm lược vào nước ta nên Toa Đô ra lệnh lui quân, rút toàn bộ lực lượng lên phương Bắc, chiếm miền Ô-lý, Việt-lý (vùng Thừa-thiên, Quảng-trị) làm căn cứ, chuẩn bị công sự, lương thực, chờ đợi thời cơ.

Mục đích của nhà Nguyên là nhanh chóng đánh tan quân đội ta, đặt ách đô hộ lên đầu nhân dân ta rồi sẽ tiến đánh Chiêm-thành sau.

Ý định là dùng 50 vạn quân chủ lực do Thoát Hoan thống lĩnh, đánh qua biên giới, làm mũi tấn công chính diện, đồng thời dùng quân của Toa Đô, từ Chiêm-thành tiến ra Bố-chính (tức Bố-trạch, Quảng-bình ngày nay) đánh vào sau lưng quân ta, phối hợp với quân của Thoát Hoan, mặt trước và mặt sau giáp công tiêu diệt chủ lực của quân ta.

Tháng giêng năm 1285, đại quân của Thoát Hoan đã tiến đến biên giới, sẵn sàng tấn công. Đạo quân của Toa Đô cũng đã tập trung tại Bố-chính, sẵn sàng phối hợp.

B – QUÂN TA

Từ năm 1282, vua Trần đã nắm được ý định xâm lược, tình hình tập trung quân đội và chuẩn bị tấn công của nhà Nguyên. Trước những dọa dẫm của địch, nhà Trần dùng ngoại giao thương lượng để trì hoãn đồng thời tranh thủ thời gian động viên thêm lực lượng, luyện tập quân đội, chuẩn bị binh lương, sẵn sàng đối phó với địch.

Khi được tin báo tướng Nguyên là Thoát Hoan và tả thừa Lý Hằng tập trung quân ở biên giới, vua Trần nhân Tôn ra bến Bình-than (thuộc huyện Chí-linh, Hải-dương) mở hội nghị cùng với vương hầu bách quan bàn cách đánh địch. Việc điều động binh lực được tiến hành gấp rút. Tháng 11 năm 1283, vua ra lệnh tập trung quân đội, cử Trần quốc Tuấn làm quốc công tiết chế thống lĩnh toàn quân và cử các tướng tài chỉ huy quân ngũ.

Để động viên cao độ quyết tâm kháng chiến của toàn dân, vua Trần đã triệu tập các bậc phụ lão trong nước mở yến tiệc và hội nghị ở Diên-hồng để hỏi mưu kế đánh địch. Đó là một cuộc hội nghị có một không hai trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt-nam, là nhà vua đã khai hội với các cụ phụ lão thường dân để bàn việc nước, tướng hỏi ý dân để bàn bạc chiến lược – chiến thuật quân sự. Tiếng đồng thanh hô “Đánh!” vang lên từ điện Diên-hồng lan ra toàn quốc, tiêu biểu cho ý chí quyết tâm kháng chiến của toàn dân, toàn quân. Chưa bao giờ lòng đồng tâm nhất trí và kiên quyết chiến đấu lại lên cao như vậy.

Mùa thu năm 1284, Trần quốc Tuấn chỉ huy quân đội tiến hành một cuộc duyệt binh lớn ở Đông Bộ-đầu, có đủ quân chủ lực và địa phương, gồm các binh chủng thủy binh, bộ binh, kỵ binh và tượng binh tham gia; sau đó, giao nhiệm vụ cho các đạo quân chiếm giữ những nơi hiểm yếu. Trân quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy chủ lực đóng tại Vạn-kiếp (tức Kiếp-bạc, xã Vạn-yên, huyện Phượng-nhãn, trên sông Thương) để sẵn sàng tiếp ứng mọi nơi.

Để động viên tinh thần quân đội, Trần quốc Tuấn làm một bài hịch gửi tướng sĩ, đây là một áng văn chương quý giá có tác dụng cổ vũ, khích lệ toàn quân quên mình đánh địch cứu nước. Những lời nói vô cùng thắm thiết ấy đã đi sâu vào lòng người, như đốt lên ngọn lửa căm thù mãnh liệt trong lòng các tướng sĩ, nêu cao tình thần quyết chiến quyết thắng. Nhiều tướng sĩ đã lấy mực thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Thát-đát).

Kế hoạch của Trần quốc Tuấn là đem 20 vạn quân chia thành nhiều lộ chiếm đóng những vị trí trọng yếu ở biên giới để tác chiến trì hoãn quân địch, còn chủ lực tập trung ở đồng bằng, chọn thời cơ và địa hình tốt để đánh địch. Một mặt khác, để đề phòng bị tập kích sau lưng, các lộ quân địa phương từ Nghệ-an trở vào có nhiệm vụ chặn quân của Toa Đô đánh ra, cắt đứt sự liên hệ giữa quân chủ lực của Thoát Hoan và quân phối hợp của Toa Đô, làm thất bại âm mưu tấn công trên hai mặt trận của địch.

Khi cuộc tấn công của địch sắp mở, Trần quốc Tuấn đem đại bản doanh của mình lên đóng tại Nội-bàng.

Tháng chạp năm 1284, quân đội ta đã sẵn sàng chiến đấu.

Đó là hình thái quân đội hai bên, trước khi chiến sự bắt đầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:30:27 pm »

2. Diễn biến chiến sự

Cuối năm 1284, sau khi trao tối hậu thư cho nhà Trần đòi mượn đường sang đánh Chiêm-thành bị cự thuyệt, Thoát Hoan cho 50 vạn quân vượt biên giới chia thành hai đạo ồ ạt tấn công quân ta: cánh tây do Bột La Hợp Đáp Nhi chỉ huy tấn công trên hướng Khau Ôn (đường Nam-quan); cánh đông do Tản Lược Nhi và Lý Bang Hiến chỉ huy tấn công trên hướng núi Chí-linh (vùng Khau Cấp, Lạng-sơn); chủ lực do Thoát Hoan thống lĩnh đi sau.

A – QUÂN NGUYÊN TẤN CÔNG MẠNH TRÊN HAI MẶT TRẬN, QUÂN TRẦN RÚT LUI ĐỂ BẢO TOÀN LỰC LƯỢNG

Những cuộc tác chiến ở biên giới xảy ra nhanh chóng. Cánh quân phía đông của địch phá cửa ải Khả-ly, cửa ải Nữ-nhi tiến đến cửa ải Đông-bản. Đội tiền vệ của địch đánh nhau với quân ta ở đây. Quân ta chiến đấu rất dũng cảm, nhưng vì địch mạnh nên chúng chiếm được cửa ải này; tướng Trần là Trần Sâm tử trận.

Cánh quân phía đông của địch tiến đến cửa ải Chi-lăng và hạ đồn biên phòng của ta.

Lúc đó, quân chủ lực của Trần quốc Tuấn đóng tại cửa ải Khau Cấp (gần Kỳ-lừa); thủy binh đóng ở bến Bãi (Bãi Tân) trên sông Thương. Sau khi đã chỉ huy chiến đấu ở biên giới, nắm được các hướng hành binh của địch, Trần quốc Tuấn lần lượt đem quân chủ lực từ Nội-bàng rút về châu Lạng-giang (Bắc-giang ngày nay), rồi từ đó, lại rút về Vạn-kiếp. Nhiệm vụ đánh kiềm chế, tiêu hao địch gao cho quân các địa phương dùng phục kích, tập kích là chủ yếu. Đồng thời, Trần quốc Tuấn ra lệnh tập trung quân các lộ từ Bàng-hà (sau là huyện Chí-linh), An-sinh (sau là huyện Đông-triều, Hải-dương), Trà-lương (sau là huyện Kim-thành), Na-ngạn (sau là huyện Lục-ngạn), Long-nhãn (sau là huyện Phượng-nhãn, Bắc-giang) về Vạn-kiếp, tổng cộng đến 20 vạn quân, chuẩn bị chống địch.

Vạn-kiếp vốn là một vị trí hiểm yếu, thuận tiện cho việc cơ động quân đội để tiến công, phòng ngự hoặc rút quân, đòng thời còn là nơi mà quân đội ta, dưới sự chỉ huy của Trần quốc Tuấn, đã tiến hành một cuộc diễn tập lớn. Do đó, lần này Trần quốc Tuấn đã chọn nơi đây để triển khai quân đội chống cự với địch. Dựa vào đặc điểm của địa hình, Trần quốc Tuấn phái hơn 1.000 chiến thuyền lên phía tây-bắc cách Vạn-kiếp chừng 10 dặm làm tuyến phòng ngự thứ nhất, con chủ lực tập trung ở Vạn-kiếp.

Sau khi hai cánh quân của địch đã đánh qua biên giới, Thoát Hoan vẫn chưa chạm trán với chủ lực của ta mà mới chỉ phát hiện được ý định của ta là tập trung quân tại Vạn-kiếp, tên tướng tài giỏi này của quân Nguyên bèn cử một đạo quân do Ô Mã Nhi chỉ huy, từ Khau Cấp vòng xuống Khả-ly vu hồi về phía sau quân chủ lực của ta, có nhiệm vụ phối hợp với đại quân của Thoát Hoan, nhằm bao vây tiêu diệt ta một cách nhanh chóng. Ô Mã Nhi gấp rút hành binh, đánh vào Vạn-kiếp – Phả-lại.

Trần quốc Tuấn đã thấy rõ ý định của địch. Để bảo toàn chủ lực thoát khỏi thế bị bao vây, Trần quốc Tuấn đã nhanh chóng hạ quyết tâm rút chủ lực ra khỏi Vạn-kiếp; kế hoạch là, để lại một bộ phận nhỏ chiến đấu với địch, còn đại quân nhanh chóng, bí mật dùng đường thủy rút về sông Phú-lương (tức sông Hồng-hà). Ô Mã Nhi tiến vào Vạn-kiếp, buộc phải đánh với một đội quân nhỏ của ta có nhiệm vụ kiềm chế. Thoát Hoan, một lần nữa lại mất cơ hội tiêu diệt chủ lực của ta.

Sau khi chiếm xong Vạn-kiếp, Thoát Hoan cho quân đánh thẳng xuống Thăng-long, đồng thời phái các lộ quân lần lượt đánh chiếm Võ-ninh (nay là Võ-giang), Đông-ngàn (Từ-sơn) và Gia-lâm. Đội tiền vệ của chúng chiếm đóng Đông Bộ-đầu chuẩn bị tấn công Thăng-long.

Để bảo vệ kinh thành, yểm hộ cho triều đình và chủ lực ta rút lui, Trần quốc Tuấn dùng một bộ phận quân đội, dàn chiến thuyền làm rào gỗ dọc bờ sông, phá cầu và nổ súng bắn vào quân Nguyên. Ở đây đã diễn ra thế cầm cự gay go. Lực lượng địch được tăng cường và đang trên đà thắng lợi, chúng cho quân tiếp cận bờ sông, bắc cầu phao rồi vượt sông đánh thẳng vào kinh thành. Nhưng nhà vua và chủ lực ta đã rút khỏi Thăng-long về hướng Thiên-trường (Nam-định). Sáng hôm sau, Thoát Hoan và quân chủ lực của hắn vào thành, giết hại nhân dân vô cùng dã man, bấy giờ là tháng 2 năm 1285.

Chiếm Thăng-long xong, Thoát Hoan lập tức phái hai đạo quân, quân thủy do Ô Mã nhi chỉ huy, quân bộ do Bột La Hợp Đáp Nhi chỉ huy, truy kích vua Trần và quân đội ta đang rút lui. Trước thế hùng mạnh của địch, Trần quốc Tuấn phân tán quân đội trên nhiều hướng, để lại một số hộ tống nhà vua chạy trốn theo dọc hạ lưu sông Hồng. Trần bình Trọng được cử chỉ huy một đạo quân chiếm giữ Thiên-trường, còn chủ lực của Trần quốc Tuấn rút về Hải-đông (nay thuộc vùng Quảng-yên).

Quân Nguyên truy kích đến Hưng-yên thì Trần bình Trọng đem quân đến đánh, nhưng địch mạnh, ta ít nên trận tấn công này thất bại, Trần bình Trọng lọt vào tay địch đã anh dũng không chịu đầu hàng nên bị chúng giết chết.

Ở phía Nam, tháng 2 năm 1285, theo lệnh của Thoát Hoan, Toa Dô chỉ huy quân từ Bố-chính đánh ra Bắc phối hợp với mặt trận chính. Theo lệnh của Trần quốc Tuấn, Trần quang Khải được phái vào trấn giữ Nghệ-an với nhiệm vụ ngăn chặn không cho Toa Đô tiến quân ra Bắc hội hợp với quân của Thoát Hoan.

Đến tháng 2, Toa Đô tấn công Nghệ-an; còn ta sau những trận chiến đấu kiềm chế địch đã rút lui về Thanh-hóa, gấp rút xây thành đắp lũy. Lúc đó, quân của Toa Đô đã bị mệt mỏi nhiều lần, phần vì phải chiến đấu với quân dân Chiêm-thành, phần vì phải hành quân dài ngày qua rừng núi, lại phải chiến đấu với quân của Trần quang Khải, lương thực đã bắt đầu thiếu thốn và tinh thần quân sĩ sút kém. Để khích lệ đạo quân này, Thoát Hoan phái Ô Mã Nhi đem 1.300 quân và 60 thuyền chiến vượt biển tăng cường cho Toa Đô đánh Thanh-hóa. Quân của Toa Đô – Ô Mã Nhi tiếp tục mở đợt tấn công mới, nhưng bị quân ta chặn đứng trước Thanh-hóa, giữ vững được vùng này, khiến cho ý định hội họp của Thoát Hoan không thực hiện được.

Lúc này, ở đồng bằng Bắc-bộ, Thoát Hoan đã phân tán quân đội ra chiếm đóng trên triền sông Hồng, từ Thăng-long trở về xuôi, cứ 30 dặm lập một trại binh, 60 dặm lập một trạm; mỗi trại; mỗi trạm do 300 quân trở lên chiếm đóng.

Trước khi rút khỏi Thăng-long, nhờ có kinh nghiệm của cuộc chiến tranh lần thứ nhất, ta đã phá hủy triệt để của cải, lương thực. Vua Trần cho yết bảng: “Phàm các châu huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến nên liều chết mà đánh, haặc nếu sức chống cự không nổi, thì phải trốn vào núi rừng, không được đầu hàng”. Chung quanh những nơi địch đóng quân, nhân dân tiến hành vườn không nhà trống. Đồng thời, trong khi chủ lực rút lui các đội quân phân tán ở các địa phương phối hợp với nhân dân đã anh dũng tiến hành chiến tranh du kích rộng rãi; ở đồng bằng cũng như ở rừng núi, địch đi đến đâu cũng bị quân địa phương và dân binh chặn đánh, không cho chúng tự do hoành hành, cướp phá. Như khi quân Nguyên lên đến huyện Phù-ninh (nay thuộc tỉnh Phú-thọ), phụ đạo huyện này chỉ huy dân binh đánh đuổi, địch bị thiệt hại phải rút lui qua sông Thao. Khi quân Nguyên hộ tống tên bán nước Trần Kiện về Yên-kinh qua vùng Lạng-giang đã bị dân binh ở địa phương này do Nguyễn thế Lộc và Nguyễn Lĩnh chỉ huy đánh úp, gia nô của Trần quốc Tuấn là Nguyễn địa Lô đã bắt chết tên Trần Kiện, đồng thời Trần quốc Tuấn còn tổ chức các đội quân cảm tử cứ đến đêm là tập kích vào các trại binh của địch.

Nhân dân triệt để thực hiện tiêu thổ làm vườn không nhà trống, đâu đâu du kích chiến tranh cũng phát triển, đến nỗi tên bộ hạ của Trần Kiện là Lê Tắc, tác giả cuốn "An-nam chí lược” cũng phải nhận rằng: “cả nước chống giặc”.

Tháng 4, Trần quốc Tuấn đem đại quân tập trung tại Thanh-hóa.

Đến đây, chấm dứt thời kỳ tấn công ồ ạt của quân Nguyên; chúng đã chiếm được phần lớn đồng bằng Bắc-bộ và phải phấn tán quân đội ra chiếm đóng; mặc dù địch chiếm được đất đai, chiếm được kinh thành và nhiều vị trí quan trọng, nhưng chúng không tiêu diệt được chủ lực của ta và không chiếm được lòng dân. Đồng thời đến đây cũng chấm dứt thòi kỳ rút lui, phân tán của quân đội ta, chấm dứt thời kỳ cực kỳ khó khăn cho quân đội của Trần quốc Tuấn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:31:20 pm »

B – CHIẾN THẮNG HÀM-TỬ QUAN MỞ ĐẦU THỜI KỲ PHẢN CÔNG CỦA QUÂN ĐỘI TA

Thất bại trong cuộc tấn công đánh chiếm Thanh-hóa, lâm vào cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng, lại luôn luôn bị tập kích, tình hình mọi mặt của đạo quân Toa Đô đã trở nên vô cùng khốn đốn. Trước tình hình đó, để tránh khỏi nguy cơ bị tan rã, Thoát Hoan ra lệnh cho Toa Đô đem quân đi chiến thuyền ra Bắc. Lúc đó là đầu tháng 5 năm 1285. Trần quang Khải lập tức báo cáo tin này với Trần quốc Tuấn, và nhận định: “Toa Đô từ Chiêm-thành trở ra… hành quân xa, mệt nhọc, lại thiếu lương thực…”. Trần quốc Tuấn liền ra lệnh cho Trần nhật Duật, Trần quốc Toản và Nguyễn Khoái tập trung 5 vạn quân, tiến đến bến Tây-kết sửa sang nghênh chiến, tiêu diệt đạo quân của Toa Đô.

Quân đội ta chia ra làm ba lộ: lộ thứ nhất do Trần nhật Duật chỉ huy, lộ thứ hai do Trần quốc Toản chỉ huy đóng hai bên bờ sông và lộ thứ ba làm đội dự bị do Nguyễn Khoái chỉ huy sẵn sàng tiếp ứng.

Chiến thuyền của địch đã đi vào trận địa phục kích của ta và cuộc ác chiến xảy ra, từ bến Tây-kết đến cửa Hàm-tử (thuộc huyện Khoái-châu, Hưng-yên). Quân ta từ hai bên bờ sông tấn công rất mãnh liệt. Trần nhật Duật chỉ huy đánh chặn đứng đạo quân tiền vệ của địch, khiến đội hình của chúng trở nên hỗn loạn; trong khi địch đang lo đối phó ở hai bên sườn, thì quân dự bị của ta vận động đến; địch trở thành một mục tiêu dày đặc cho quân ta bắn giết: mấy vạn quân và nhiều chiến thuyền bị tiêu diệt. Tên bại tướng Toa Đô phải đem tàn quân rút chạy về phía cửa biển Thiên-trường. Trận phản công của ta kết thúc thắng lợi. Nhiệm vụ đề ra cho cuộc phản công đầu tiên đã hoàn thành tốt đẹp: tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, cô lập đạo quân của Toa Đô, tinh thần chiến đấu của quân dân ta lên cao. Ngược lại, tướng sĩ địch, kể cả đại binh của Thoát Hoan và tàn quân Toa Đô bước đầu bị nao núng.

Để phát huy thắng lội vẻ vang này, nhân lúc địch đang ở thế rải quân, phân tán lực lượng, lương thực bị càn, sức khỏe kém sút, tinh thần nao núng, Trần quốc Tuấn quyết định mở tiếp luôn một đợt tấn công khác. Vì ở mặt trận phía Nam, không còn bóng địch, Trần quốc Tuấn lệnh cho Trần quang Khải đem lực lượng chủ yếu ra Bắc. Lúc này, để giành ưu thế cục bộ, không những Trần quốc Tuấn đã ra lệnh điều động các lực lượng chính quy trên chiến trường chính mà còn lệnh cho cả các đội dân binh phải mật thiết phối hợp với quân chính quy. Chiến tranh du kích phát triển mạnh, các đồn binh lẻ, các toán quân tuần tiễu lẻ của địch liên tiếp bị dân binh các nơi đánh phá, tiêu diệt. Trên đường hành quân ra Bắc, lộ quân của Trần quang Khải đã đánh bại địch ở Trường-an (thuộc huyện Gia-viễn, Ninh-bình).

Lúc đó, ngoài các lực lượng phân tán đóng ở các nơi, đại quân của Thoát Hoan đóng tại Thăng-long, chiến thuyền đóng tại bến Thượng-phúc (Phú-yên). Về phía ta, quân của Trần quang Khải và của Trần quốc Tuấn – Phạm ngũ Lão bố trí gần Thăng-long. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công mới, các đội quân địa phương do Trần Thông, Nguyễn khả Lạp và Nguyễn Truyền chỉ huy cũng tập trung lại, đặt dưới quyền chỉ huy của Trần quang Khải.

Chiến thuyền của địch đóng tại bến Chương-dương (huyện Thượng-phúc) trên một khúc sông khá rộng, thủy trại địch đóng bên bờ sông và trên bãi cát. Nhằm lúc địch sơ hở, Trần quốc Tuấn và Phạm ngũ Lão đã đột kích bất ngờ vào thủy trại; quân ta anh dũng xông vào trại tích cực chém giết, địch không kịp đối phó, một số lớn bị tiêu diệt, số còn lại chạy về Thăng-long, quân ta chuyển sang truy kích. Được tin trên, Thoát Hoan cho đội dự bị từ Thăng-long ra phản xung phong vào quân của Trần quốc Tuấn – Phạm ngũ Lão, nhưng chủ lực của Trần quang Khải đã phục kích sẵn ở gần Thăng-long và cuộc chiến đấu ác liệt lại xảy ra, quân phản xung phong của địch bị đánh tan tành và nhân thời cơ đó dân binh tấn công luôn vào các đồn binh chung quanh Thăng-long; thế là cả một hệ thống đồn lũy của địch ở triền sông Hồng bị sụp đổ. Chiến thắng Chương-dương và những trận tiếp sau đã khoét được một lỗ hổng lớn trong quân đội nhà Nguyên; kết quả chỉ trong một thời gian ngắn, hàng vạn địch bị tiêu diệt và chủ lực của Thoát Hoan bị uy hiếp trực tiếp.

Trước sức tấn công bất ngờ của quân ta, lại vì hệ thống đồn lũy bảo vệ Thăng-long bị hạ, hàng ngũ địch trở nên hỗn loạn. Thoát Hoan tuy còn nắm một lực lượng lớn trong tay, nhưng đang ở vào thế bị cô lập trong thành, để tránh nguy cơ tan rã và bị tiêu diệt, Thoát Hoan quyết định rút khỏi Thăng-long; đại quân của hắn và đội dự bị do A Thích chỉ huy vội vã vượt sông Hồng, rút khỏi kinh thành sang đóng vùng Kinh-bắc (Bắc-ninh). Quân ta giải phóng Thăng-long.

Chiến thắng Chương-dương đã đem lại một biến đổi căn bản hết sức thuận lợi cho quân ta: về mặt sinh lực, ta đã tiêu diệt được một bộ phận rất quan trọng của địch; về mặt binh chủng, lực lượng bị tiêu diệt lại là thủy binh; và mặt bố trí, địch đã co lại thành hai tập đoàn lớn cách xa nhau trên 200 dặm; về mặt tinh thần, chưa lúc nào ý chí chiến đấu lại sa sút nhanh chóng, tướng lĩnh địch lại nao núng, bị động đến thế.

Thoát Hoan tỏ ra rất lo ngại cho số phận của liên quân Toa Đô – Ô Mã Nhi và các đạo quân của lẻ còn đóng ở đồng bằng nên lập tức lệnh cho Toa Đô – Ô Mã Nhi tập trung các đạo quân lại và mở một con đường lớn tiến lên hội họp với Thoát Hoan.

Liên quân Toa Đô – Ô Mã Nhi từ Thiên-trường mở cuộc tấn công lên khúc sông Thiên-mạc.

Trong khi đó, Trần quốc Tuấn đã gấp rút điều động binh lực, tập trung ưu thế, chuẩn bị tấn công tiêu diệt cánh quân này. Trần quốc Tuấn lệnh cho Trần quang Khải và Trần nhật Duật bố trí phục binh về phía biển và các đường quan trọng khác. Chủ lực do Trần quốc Tuấn chỉ huy liền đến bến Đại-mang. Ở đây tổng quản quân Nguyên là Trương Hiển đem quân ra hàng. Quân ta đánh thẳng đến Tây-kết, một trận tao ngộ lớn đã xảy ra và đội tiền vệ của địch đã nhanh chóng bị tiêu diệt.

Toa Đô – Ô Mã Nhi định rút lui về phía Thiên-trường, nhưng bị phục binh của ta chặn đánh. Đạo quân của Toa Đô bị hoàn toàn tiêu diệt và Toa Đô bị chém đầu. Đến nửa đêm, Ô Mã Nhi lợi dụng trời tối, định rút quân về cửa sông Thanh-hóa cũng liền bị quân ta truy kích; trên 5 vạn quân địch vừa bị tiêu diệt vừa bị bắt, ta thu toàn bộ vũ khí, lương thực; Ô Mã Nhi và Lưu Khuê chỉ còn kịp nhảy xuống một chiến thuyền nhẹ, vượt biển trốn thoát; Tiểu Lý Chiếu vì chậm chạp, bị quân ta bắt sống. Trận tấn công tiêu diệt chiến đã hoàn toàn thắng lợi, toàn bộ miền đồng bằng rộng lớn đã đã được giải phóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:31:53 pm »

C – TRẬN TẤN CÔNG TIÊU DIỆT CHỦ LỰC CỦA ĐỊCH

Vào cuối tháng 6 năm 1285, toàn bộ quân Nguyên nao núng ngã lòng khi được tin Toa Đô và một số tướng tài khác bị tử trận. Ô Mã Nhi chạy trốn, cả một đạo quân lớn bị tiêu diệt; mặt khác lương thực đã khô cạn, diện cướp bóc bị thu hẹp rất nhiều, quân số ốm đau tăng lên, đời sống gặp những khó khăn lớn, đạo quân hùng mạnh lúc đầu ấy nay chỉ còn trên dưới hai phần năm quân số; tình hình đó đã làm cho tinh thần quân sĩ trở nên dao động bạc nhược.

Trước đấy, khi cánh quân Toa Đô – Ô Mã Nhi chưa bị tiêu diệt, Thoát Hoan còn hy vọng tập trung hai cánh quân lại để giữ vững ưu thế và với ưu thế đó, hắn cho rằng có thể hoặc chống lại những cuộc tấn công mới của quân ta, hoặc chuyển sang tấn công ta; nhưng giờ đây cánh quân Toa Đô – Ô Mã Nhi đã bị tiêu diệt thì hy vọng của Thoát Hoan cũng bị tiêu tan. Nếu như trước đây hai cánh quân còn mạnh của hắn vẫn là hai mục tiêu để phân tán lực lượng ta, tránh cho hắn nguy cơ bị uy hiếp trực tiếp, thì giờ đây, mũi nhọn tấn công của quân ta đã chĩa thẳng vào đại quân của hắn. Thủy binh, chiến thuyền của hắn, ác thay lại đã bị tiêu diệt gọn ghẽ rồi. Hắn chỉ còn một thuận lợi là Kinh-bắc nằm trên đường rút lui về Trung-quốc và nắm trên đường rút lui ngắn nhất, thuận tiện nhất; tên tướng “tài giỏi” này của nhà Nguyên kể ra cũng đã “nhìn xa thấy rộng”. Không phải là ngẫu nhiên mà hắn lại đem chủ lực rút khỏi Thăng-long đưa lên phương Bắc! Hắn đã mất lòng tin ở “thắng lợi” rồi, cho nên khi quyết định bỏ Thăng-long thì ý định rút lui ra khỏi nước ta đã nẩy mầm và thành hình ngay trong tư tưởng hắn.

Đến bây giờ, điều đã quá rõ ràng cho Thoát Hoan là: muốn bảo toàn lực lượng, hắn chỉ còn một con đường duy nhất, đó là con đường rút lui.

Và Thoát Hoan quyết định rút lui chiến lược.

Tên bại tướng này hạ lệnh cho toàn bộ lực lượng chia thành nhiều hướng rút về phía biên giới. Tất cả nững con đường nào có thể hành quân được đều được sử dụng hết. Đại quân có hậu vệ do Lý Hằng chỉ huy đi theo đường Vàn-kiếp rút về phía Nam-quan. Để yểm hộ cho đai quân rút lui, lộ quân của Lưu Thế Anh đảm nhiệm việc kiềm chế tại Bắc-giang.

Nhưng nếu Thoát Hoan đã thấy rõ tình hình mà quyết định rút lui theo một kế hoạch quy mô, chu đáo bao nhiêu thì Trần quốc Tuấn cũng đã sớm thấy rõ tình hình, nắm chắc ý định của hắn bấy nhiêu, nên quyết tâm đánh trận quyết chiến cuối cùng, tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược.

Việc tổ chức tấn công được tiến hành rất khẩn trương, chu đáo.

Kế hoạch sử dụng lực lượng như sau: Cử Nguyễn Khoái và Pham ngũ Lão chỉ huy 3 vạn quân đi theo đường núi đến mai phục ở bến Vạn-kiếp. Cử Hưng Vũ Vương và Hưng Hiến Vương chỉ huy 3 vạn quân đi đường bộ ra mặt Quảng-yên chặn địch về Tư-minh. Dân binh các địa phương rải quân theo các đường núi đến biên giới. Trần quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy chủ lực tấn công thẳng lên Bắc-giang.

Cuối tháng 6 năm đó cuộc tấn công bắt đầu. Trần quốc Tuấn phái 2 vạn quân đánh lực lượng kiềm chế của Lưu Thế Anh, còn tự minh đem đại quân đánh thảng vào chủ lực của Thoát Hoan. Quân của Lưu Thế Anh bị tiêu diệt nhanh chóng, số sống sót rút chạy về sông Như-nguyệt (tức sông Cầu). Ở đây, Trần quốc Tuấn đã vận động đến phối hợp với chủ lực tiêu diệt địch. Thoát Hoan vội vã thúc quân rút chạy về phía Vạn-kiếp; chủ lực của hắn rút đến sông Sách (phía trên Vạn-kiếp) làm cầu qua sông, lộ quân tiền vệ chưa kịp qua sông đã bị phục binh của Phạm ngũ Lão từ hai bên đường và trong rừng sâu đổ ra tấn công mãnh liệt. Cũng lúc đó, quân của Trần quốc Tuấn đã đuổi kịp hậu vệ địch do Lý Hằng chỉ huy. Hai cánh quân của ta công kích rất mạnh, tiêu diệt đại bộ phận quân Nguyên. Thoát Hoan cố mở đường máu để chạy về phía biên giới, quân ta ngày đêm truy kích. Lý Quán phải giấu tên “tổng tư lệnh” của hắn vào một ống đồng để hòng chạy thoát. Chúng chạy gần đến biên giới, theo hướng Tư-minh thì cũng vừa lúc Hưng Vũ Vương và Hưng Hiến Vương vận động quân đến đánh một trận lớn nữa rồi tiếp tục truy kích. Trên các đường núi hiểm trở, dân binh thuộc dân tộc Thổ do Nguyễn khả Lạp và Nguyễn Truyền chỉ huy cũng liên tục đánh vào tàn quân của Thoát Hoan; Lý Quán đi sau bị quân ta bắn chết bằng tên thuốc độc.

Đại quân của Thoát Hoan hoàn toàn bị tiêu diệt.

Sau hai tháng phản công oanh liệt, quân ta đại thắng, 50 vạn quân tinh nhuệ của nhà Nguyên bị đánh tan, nhiều tướng tài bị giết và bị bắt. Trên cả nước ta không còn bóng dáng một tên địch. Thăng-long, và toàn bộ lãnh thổ nước ta được giải phóng. Nhà vua, triều đình và quân đội ta trở về kinh thành giải phóng trong không khí mở hội ăn mừng của toàn dân.

Trần quang Khải đã ca ngợi chiến thắng vẻ vang ấy của dân tộc ta bằng những câu thơ lịch sử:

      “Đoạt sáo Chương-dương độ,
      Cầm Hồ Hàm-tử quan.
      Thái bình đương trí lực,
      Vạn cổ thử giang sơn”
.

(dịch là:
      
      Chương-dương cướp giáo giặc,
      Hàm-tử bắt quân Hồ.
      Thái bình nên gắng sức,
      Non nước ấy ngàn thu
).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:34:08 pm »

III. Chiến tranh lần thứ ba

Cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Nguyên đã hoàn toàn thất bại. Hốt Tất Liệt vô cùng uất ức. Thời đó, sau khi đã củng cố chế độ của hắn ở Trung-quốc, Hốt Tất Liệt đang tích cực chuẩn bị chiến thuyền, binh lực để tiếp tục xâm chiếm Nhật-bản; nhưng cuộc đại bại ở phương Nam đã làm hắn phải thay đổi ý định, ra lệnh tạm đình chỉ việc chuẩn bị tấn công sang Nhật-bản, để tập trung lực lượng sang đánh nước ta lần nữa.

Mùa đông năm 1287, quân Nguyên bắt đầu hành quân về phía biên giới.

30 vạn quân dưới sự chỉ huy của những tên tướng quen thuộc đã thoát chết mấy lần trước, do Thoát Hoan thống lĩnh, lại hùng hổ kéo sang nước ta. Sang đánh nước ta lần này, quân Nguyên đã rút được nhiều bài học của hai lần trước nên chúng đặc biệt chú trọng vấn đề cung cấp tiếp tế lương thực. Xe cộ vận tải đường bộ được tập trung trên các tuyến cung cấp. Ngoài chiến thuyền, quân Nguyên còn huy động một số lớn thuyền vận tải, giao trách nhiệm cho tướng Trương văn Hổ chỉ huy chở 17 vạn thạch lương đi theo đường biền.

Kế hoạch tấn công của địch cũng có nhiều thay đổi.

Hướng tấn công chủ yếu vẫn là hướng biên giới Lạng-sơn. Trên hướng này, đại quân của Thoát Hoan sẽ tấn công trên hai hướng: cánh bên phải do Trịnh Bằng Phi chỉ huy, cánh chủ lực của Thoát Hoan do A Bát Xích chỉ huy đội tiền vệ.

Hướng tấn công thứ yếu do thủy binh đảm nhiệm. Ô Mã Nhi và Trương văn Hổ chỉ huy đi theo hai hướng: đánh vào miền duyên hải Bắc-bộ.

Hướng trợ công do Ái Lỗ chỉ huy từ Vân-nam tiến quân theo dọc sông Thao đánh xuống Tam-đái-giang (nay là Việt –trì).

Về phía ta, sau khi biết tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược lần nữa, việc chuẩn bị kháng chiến lại được tiến hành rất khẩn trương. Khi địch hành binh về phía biên giới, nhà vua hỏi Trần quốc Tuấn: “Năm nay thế giặc ra sao?”. Trần quốc Tuấn trả lời: “Nước ta thái bình lâu ngày, dân không hiểu việc binh cho nên năm trước quân Nguyên vào cướp, còn có kẻ ra hàng hay trốn tránh. Nhờ có uy linh tổ tôn ta đã quét sạch bụi Hồ. Nếu giặc lại đến, quân ta đánh đã quen, quân nó ngại đi xa. Ý thần xem ra tất phá được giặc!” (Lịch triều hiến chương lại chí, Tập I, Nhân vật chí – quyền VI, trang 250). Sau đó, vua lại hỏi: “Giặc đến, làm thế nào?” – Đáp: “Năm nay thế giặc dễ đánh” (sách dẫn như trên).

Kế hoạch bố trí binh lực của Trần quốc Tuấn như sau: Cử Trần quốc Toản và Nguyễn Khoái chỉ huy 3 vạn quân, lên giữ mặt Lạng-sơn; cử Trần nhật Duật lên hướng Tam-đái-giang (nay là Việt-trì) chặn cánh quân Vân-nam của địch; cử Lê phù Trân đem 3 vạn quân vào giữ Nghệ-an. Chủ lực do Trần quốc Tuấn thống lĩnh đóng tại vùng Quảng-yên.

DIỄN BIẾN CHIẾN SỰ

Cuối tháng 11 năm ấy, quân Nguyên bắt đầu tấn công.

Cánh quân của Thoát Hoan vượt cửa Nữ-nhi (thuộc Lạng-sơn) tiến vào nội địa nước ta. Thủy binh của Ô Mã Nhi vượt qua cửa Ngọc-sơn, tiến vào cửa An-bang (thuộc Quảng-yên). Khi chúng qua cửa Vạn-ninh (thuộc Móng-cái, Hải-ninh), phục binh của ta từ trên núi đánh xuống, nhưng vì lực lượng ta ít, nên bị địch đánh tan và mất một số thuyền bè. Khi Ô Mã Nhi đã tiến vào đất liền, các thuyền lương thực để lại sau không được bảo vệ chu đáo, đã bị quân ta tập kích chiếm được.

Ngày 23 tháng 11, cánh quân chủ lực tiến vào Lộc-châu (nay là huyện Lộc-bình, Lạng-sơn) rồi chia thành hai hướng tấn công. Cánh phải do Trịnh Bằng Phi và Bột La Hợp Đáp Nhi chỉ huy tến vào ải Chi-lăng đánh xuống; cánh chủ lực của Thoát Hoan do A Bát Xích đảm nhiệm việc tiền vệ vòng xuống cả ải Khả-ly, nhằm hướng Chi-lăng, Vạn-kiếp đánh xuống. Mặt Vân-nam, cánh quân Ái Lỗ tiến đến Tam-đái-giang (nay là Việt-trì) bị Trần nhật Duật chặn đánh, nhưng thế địch mạnh hơn nên Trần nhật Duật bị bao vây. Bằng một cuộc hành binh khéo léo tránh được phục binh của địch chặn đường, Trần nhật Duật đã đem quân đi theo hướng khác bằng đường bộ nên đã thoát khỏi vòng vây và bảo toàn được lực lượng.

Ngày 24 tháng 11, để chặn cuộc tiến quân của địch trên hướng Chi-lăng đánh xuống, một đội quân được phái đến cửa Lãnh-kinh (nay thuộc Thái-nguyên) dùng tên thuốc độc đã bắn chết và bắn bị thương được khá nhiều địch, khiến chúng phải lui quân về đóng ở cửa Vũ-cao.

Ngày 28 tháng 11, một đội thủy binh của ta tấn công quân Nguyên ở chỗ Đa-mỗ-loan (?), địch bị chết đuối rất nhiều, ta thu được một số thuyền, ngựa, vũ khí và bắt được một số tù binh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM