Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:44:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tojo người hùng Thái Bình Dương  (Đọc 14754 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2018, 07:47:35 am »


        Sau trận hải chiến, sáng ngày 10 tháng Năm, cả hai bên Nhật - Mỹ đều tuyên bố thắng trận. Đối với Nhật, phải kể đây là một đòn nặng, vì họ không còn hy vọng gì đánh chiếm Moresby. Hàng không mẫu hạm Yorktoivn mà các phi công Nhật báo cáo là bị đánh chìm đã chạy về sửa chữa lại tại Hawaii. Nhật chỉ mất một hàng không mẫu hạm nhỏ, nhưng đó là đòn nặng đánh vào tinh thần Hải quân của họ từ trước tới nay vẫn tự hào là vô địch, đồng thời khiến tinh thần Hải quân Mỹ lên cao. Thiệt hại nặng nhất của Nhật trong trận này là bị mất nhiều phi công giỏi. Bộ chỉ huy Hải quân Nhật không biết làm cách nào để bù đắp những phi công bị mất quá nhiều đó, đến nỗi hai hàng không mẫu hặm sống sót sau cuộc hải chiến vì thiếu phi công mà không tham dự được trận đánh quyết định của chiến tranh Thái bình dương xảy ra tại Midway.

        Midway, một hòn đảo nằm giữa khoảng đường từ Nhật tới Hawaii, không ngờ đã trở thành hòn đảo định mạng đối với số phận của Hải quân Nhật tại Thái bình dương. Thực vậy, trong lúc Nhật tấn công Trân châu cảng, hai hàng không mẫu hạm của Mỹ nhờ đang đi giao phi cơ tại đảo Midway mà thoát khỏi bị tiêu diệt. Lúc này, vị trí của Midway trờ nên vô cùng quan trọng, nên Mỹ đã cho tăng thêm nhiều Thủy quân lục chiến tới đóng trên đảo. Các đội phòng không và phi cơ cũng đã được tăng cường.

        27 tháng Năm, ngày kỷ niệm trận chiến thắng Hải quân Nga của Đô Đốc Togo ba mươi bảy năm về trước. Nhân dịp này, Thủ Tướng Tojo đọc một bài diễn văn trước Thượng viện. Ông hân hoan loan báo « chiến thắng to lớn» tại biển San hô, và cho rằng sau trận đánh này, các lực lượng hải quân địch bảo vệ Úc đại lợi đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Nước Úc bây giờ là một « đứa trẻ mồ côi » giữa Thái bình dương, chỉ còn chờ Nhật tới thanh toán một cách dễ dàng. « Với hoàn cảnh chiến thắng, thuận lợi hiện nay tại quốc nội cũng như hải ngoại, nước Nhật sẽ không bao giờ chịu tra gươm vô vỏ cho tới lúc thanh toán xong tận gốc rễ các ảnh hưởng của Tây phương tại Á châu, và đập tan giấc mộng đô hộ Viễn Đông của Anh - Mỹ. »

        Cùng ngày hôm đó, Đô Đốc Yamamoto phái một lực lượng đông đảo đi đánh Midway. Hạm đội tham dự cuộc hành quân này gồm có cả bốn hàng không mẫu hạm, và nhiều hải vận hạm chở binh sĩ đổ bộ lên đảo. Đồng thời, để đánh lạc hướng đối phương, ông cho một lực lượng nhỏ đi đánh quần đảo Aleutian ngoài khơi Alaska. Mục đích của Yamamoto trong viêc phái cả bốn hàng không mẫu hạm đi trong chuyến này, không những nhằm đánh chiếm Midway, nhưng ông còn ngầm tính rằng, nếu muốn giữ Midway thế nào địch cũng phải tung các hàng không mẫu hạm của chúng ra. Và như vậy ông sẽ có dip để tiêu diệt chúng sau khi chúng đã may mắn thoát khỏi tay ông trong trận đánh tại Trân châu cảng.

        Nhưng nhờ ở tình báo tinh vi, Hải quân Mỹ đã bắt được các điện văn trao đổi giữa những chiến hạm Nhật và khám phá ra kế hoạch tấn công của địch. Radar và phi cơ Mỹ theo dõi sát nút các cuộc di chuyền của hạm đội Nhật, nhưng Đô Đốc Nimitz vẫn giữ lực lượng chánh của ông ở cách đó năm trăm cây số, khi giai đoạn đầu của trận đánh khởi sự ngày 4 tháng Sáu, với các cuộc oanh tạc của phi cơ Nhật trên đảo. Máy bay của Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng trên đảo bay tới tấn công các hàng không mẫu hạm Nhật, nhưng thất bại và bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, nhờ đó, Nagumo, chỉ huy Hạm đội Nhật, chỉ chú trọng tới việc đánh phá các căn cứ không quân trên đảo, mà không lo đề phòng Hạm đội của Đô Đốc Nimitz.

        Đúng vào lúc bất ngờ đó, Nimitz phóng các phi cơ thả thủy lôi từ Hạm đội của ông tới đánh các Mẫu hạm Nhật. Mặc dầu được khuyến khích và tác động tinh thần rất nhiều, các phi cơ này vẫn không thành công. Nhưng giữa lúc chiến đấu cơ Zero của Nhật đang mải đuổi đánh các máy bay thả thủy lôi của Mỹ còn sống sót thoát khỏi lưới lửa phòng không của hạm đội Nhật thì các oanh tạc cơ Mỹ bất ngờ ở trên cao nhào xuống thả bom. Trong một thời gian ngắn, cả bốn hàng không mẫu hạm của Đô Đốc Nagumo đều bị đánh trúng và lần lượt bắt đầu chìm dần. Trong khi đó máy bay Nhật cũng đã tìm thấy mẫu hạm Yorktown và đánh chìm được chiếc này. Nhưng khi bay trở về, các phi công Nhật nhận ra tàu mẹ của mình đang bốc cháy và chìm dần trên mặt biển. Họ không biết làm gì hơn là bay quần trên không cho tới khi hết xăng rồi đâm xuống biền, chung một số phận với các thủy thủ của những mẫu hạm khổng lồ bị đánh chìm. Các hạm trưởng đều ghi chặt bánh lái, chìm theo tàu.

        Ngày hôm sau Đô Đốc Yamamoto thu thập các chiến hạm còn lại, rút khỏi vòng chiến, và luôn luôn bị săn đuổi bởi các phi cơ và tàu ngầm của Mỹ. Tính ra, trận này đã khiến ông thiệt hại mất phân nửa trong tồng số mẫu hạm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2018, 07:48:01 am »


        Ngày 5 tháng Sáu, trong lúc Hạm đội của Đô Đốc Yamamoto đã hoàn toàn rút khỏi chiến trường với sự đắc thắng của Hải quân Mỹ, thì Thủ Tướng Tojo tuyên bố trước một nhóm ký giả quốc tế : «Nhật Bản sẵn sàng chiến đấu trong một trăm năm, chúng tôi sẽ chiến đấu cho tới thắng lợi cuối cùng, và kẻ thù nhất định phải bị tiêu diệt. Vói điều kiện thuận lợi của kinh tế, quân sự, chánh trị hiện tại, chủng tôi nhất định sẽ thắng trận chiến này.» Tojo nói rất tự nhiên, không phải ông muốn che đậy một thất bại nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh của Nhật, nhưng sự thực là ông không hề hay biết gì. Tin tức liên quan tới trận Midway được ém nhẹm rất kỹ, ngay cả các sĩ quan cao cấp tại Bộ Tư lệnh Hải quân cũng không được thông báo.

        Ở cương vị Thủ Tướng, Tojo là người tự tin hơn bất cứ chánh khách nào khác. Nhưng lúc này ông bắt đầu cảm thấy bực bội với những hoạt động có tánh cách độc lập của Quân đội, điều mà trước đây ông vẫn đòi hỏi. Tojo thú nhận: «Dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng, những hành động độc lập của Quân đội vẫn diễn ra tốt đẹp. Nhưng lúc này, với tình hình biến chuyển tế nhị, một vị Thủ Tướng hoàn toàn biệt lập với hoạt động quân sự sẽ cảm thấy khó lòng tin tưởng ở chiến thắng của quốc gia.»

        Bộ Tư Lệnh Hải quân Nhật đã làm mọi chuyện để giấu nhẹm các chi tiết về trận Midway. Khi chiến hạm về tới căn cử, các thủy thủ bị thương được đưa lên bờ lén lút trong đêm tối. Hạm trường Fuchida, người từng dẫn đầu cuộc oanh tạc Trân châu cảng, bị thương trong trận Midway này, đã được đưa từ tàu lên bệnh viện trên bờ bằng cửa sau vào lúc trời tối, để tránh việc tiết lộ các tin tức tổn thất của Nhật. Mọi tin tức liên quan tới trận đánh này đều bị kiểm duyệt gắt gao, cố tình không cho dân chúng biết tới những thiệt hại nặng nề của Hải quân Nhật.

        Tuy nhiên, tới ngày 10 tháng Sáu, các tin tức liên quan tới trận đánh này được lộ ra ngoài dần dần. Trong khi loan tin chiếm quần đảo Aleutian, thông cáo của Hải quân Nhật đã hé lộ những tổn thất tại trận Midway. Ngày hôm sau, trả lời một câu hỏi của ký giả nhật báo Asahi, phát ngôn viên Hải quân tuyên bố : «Dĩ nhiên Hải quân Nhật không thể nào luôn luôn chiến thắng, nhưng cũng có khi phải chịu tồn thất.» Năm ngày sau đó, đài phát thanh Tokyo, nhắc tới các tổn thất này, đã cho rằng đó là : «tổn thất nặng nhất kề từ khi chiến tranh khởi đầu.»

        Cũng trong thời gian này, tại Mỹ mọi người nhận được tin một cuộc ám sát Thủ Tướng Tojo đã xảy ra tại Tokyo. Thủ phạm là một thanh niên Triều Tiên, có chân trong tổ chức Liên minh Trung Hoa — Triều Tiên. Cuộc ám sát xảy ra tại cửa Bộ chiến tranh. Thủ phạm bắn hụt Tojo, nhưng cựu Thủ Tướng Hirota đi cạnh ông đã trúng đạn và bị thương nhẹ. Cảnh sát nổ súng giết tên sát nhân và bắn lầm phải một sĩ quan không quân khác. Chuyện này không biết hư thực ra sao, nhưng không bao giờ thấy Chánh phủ Nhật xác nhận hoặc đính chánh.

        Nhiều chuyện khác cũng được đồn đại do những người vừa từ Nhật thoát ra ngoại quốc. Chẳng hạn, có người kể hồi tháng 8 năm 1942, khi đi thăm một xưởng máy, Tojo đã bị công nhân liệng đá, vì họ cho rằng ông bất lực, để máy bay Mỹ dội bom nhà máy, giết hại hơn một trăm công nhân. Những lời đồn khác nói càng ngày Tojo càng tỏ ra không coi Thiên Hoàng ra gì. Ông ta củng cố, nắm giữ mọi quyền hành, nhốt Thiên Hoàng trong cung và chỉ cho Ngài đọc báo với các tin tức đã bị kiểm duyệt. Tin này tạo ra hình ảnh của Tojo giống như một vị Tướng quân thời Mạc phủ.

        Dân Tây phương được báo chí mô tả Tojo là người hàng ngày có hình xuất hiện trên các nhật báo ở Nhật, khi thì chụp lúc ông đang dắt một bà lão băng qua đường, khi thì đang nói chuyện với sinh viên. Mỗi lần diễn thuyết, Tojo được coi là «người đem hy vọng chiến thắng đến cho nước Nhật.»

        Hình ảnh cuối cùng của Tojo được mọi người nhắc nhở trong giai đoạn chiến thẳng của Nhật đang lên cao nhất, là hình ảnh của một người luôn luôn đi khắp đó đây để cổ võ, khuyến khích, dẫn đưa mọi người tới chiến thắng của Nhật Bản. Thực vậy, thời kỳ này, ông ít khi ở trong nhà. Người ta gọi ông là «Vị Thủ Tướng đi nhanh như chớp. Ông cung còn được đặt một tên khác nữa : «Người sắt chân thành. Những lúc không đi kinh lý, lợi dụng một vài giờ rảnh rỗi, Tojo thường cỡi một con bạch mã trong trại lính kỵ binh ở Tokyo để giải tri và luyện tập thân thể. Vì vậy ông còn có biệt hiệu : «Vị Thủ Tướng trên lưng ngựa.» Nhưng thường thường lúc nào người ta cũng thấy ông đi hết xưởng máy này tới khu kỹ nghệ khác. Thậm chí có lúc ông cũng đi ra các khu chợ bán cá để khuyên khích tinh thần làm việc của dân chúng. Thấy các ngư phủ than không có xăng để chạy thuyền đánh cá, ông la lên :

        «Xăng, xăng ! Lúc nào cũng xăng. Dậy sớm mà chèo thuyền cũng được vậy, cần gì xăng.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2018, 07:48:22 am »


        Cũng có hôm Tojo tới thăm cả trại tù binh ờ Omori. Lewis Bush thuật lại, trong lúc ông đang bị giam ở đây, thì một hôm vào tháng 10 năm 1943, Trung úy trưởng trại Iehimura chạy vô chỗ các tù binh đang tắm, hô lớn : «Nghiêm,» Lúc đó có nhiều, người còn đang ở truồng, đứng sau lưng các sĩ quan,

        «Tojo xuất hiện giữa đoàn tùy tùng cùng đi với ông trong bộ đồ xám, nón xám. Ông cầm một cây gây cổ chạm đấu con ngựa bằng sừng ờ chỗ nắm tay. Khi ông tới nơi, tất cả tù binh theo lệnh của Trung úy trưởng trại đều cúi đầu. Tojo đưa tay chào lại mọi người. Sau đó ông đi thăm tất cả mọi nơi trong trại và tỏ cảm tình đặc biệt với những tù binh bị đau ốm, và hỏi han Trung úy Ichimura nhiều chuyên. Sau cuộc thăm viếng này, chúng tôi không còn có cảm tưởng xấu đối với Tojo như trước. Mọi người không còn gọi ông bằng tên «Lão già mắc dịch.» Nhưng đặt cho Tojo cái tên mới: «Lão già lắm chuyện.»

        Vàỉ tuần sau khi trận Midway xảy ra, quân Nhật và Úc ghìm nhau trong một trận đánh ác liệt tại Tân Guinea. Các thông tín viên Hoa Kỳ gọi đây là «trận đánh thảm khốc nhất của chiến tranh.» Lúc này không còn hy vọng gì chiếm được hải cảng Moresby bằng hải quân, Nhật liền cho một lực lượng bộ binh đông đảo tiến lên từ Buna, dọc theo bờ biển Tây Bắc Kokoda, để tới dãy núi Owen Stanley. Một tháng sau. đó, vào ngày 9 tháng 8 nám 1942, đài phát thanh Tokyo loan tin : Một trận đánh lớn đã xảy ra tại vùng Solomons giữa quân Nhật và liên hạm đội Mỹ-Úc.

        Ba ngày sau, quân Mỹ bắt đầu mở thế công tại Thái bình dương khi Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên Guadalcanal thuộc quần đảo Solomons. Trong lúc TQLC Mỹ giữ vững vị trí trước những cuộc phản công tuyệt vọng của Nhật, thì tại Tân Guinea, quân Nhật lại bị quân Úc đẩy lui khỏi vùng Kokoda và bị dồn tới một bãi cát nhỏ tại Buna. Những lính Úc chiến đấu tại mặt trận này phân lớn là các quân nhân giàu kinh nghiệm từng tham chiến ở mặt trận Trung Đông được đưa tới. Tại mặt trận trong vùng Solomons, Mỹ bị mất một hàng không mẫu hạm, đây là chiếc thử bốn của Mỹ bị đánh chìm. Nhưng bù lại, quân Mỹ đã hoàn thành mệnh lệnh của Đô Đốc Halsey là, bằng bất cứ giá nào, ngăn không cho quân Nhật tăng viện thêm tại Guadalcanal.

        Vào tháng 11 năm 1942, sau khi Rommel bị quân Anh đánh bại tại El Alamein, và Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi thuộc Pháp, Trung Tướng Horii liền lo cùng cố phòng tuyển cuối cùng của quân Nhật tại Buna, nơi mà trước đó họ đã bị quân Úc đuổi dồn tới. Trong tháng đó, Nhật mở một cuộc phản công chót, nhằm chiếm lại Guadalcanal, nhưng bị thất bại trong trận đánh ngày 16 tháng Mười Một. Lúc này quân Nhật quá rối loạn, có khi tàu của họ bắn lầm vào nhau.

        Khi phe Trục bắt đầu bị đánh bại với những cuộc phản công thẳng lợi của Đồng Minh tại khắp các mặt trận, Tojo vẫn còn lạc quan. Trong thông điệp gởi cho Hitler ngày 13 tháng Chạp năm 1943, ông nói : « Lúc này, mọi người đã nhận rõ rằng một thế giới sáng lạn trong tương lai chỉ có thể có được với sự hoàn tất chiến thắng của các quốc gia Đức, Ý và Nhật chúng ta. Một lần nữa, tôi long trọng tuyên bố trước thế giới, lực lượng của ba nước này sẽ sát cánh chiến đấu bên nhau, cho tới thắng lợi hoàn toàn mới thôi.»

        Tuy nhiên, trong bài diễn văn đọc tại Thượng viện ngày 28 tháng Chạp năm 1942, những lời lẽ lạc quan của Tojo giảm bớt một cách có ý nghĩa rõ rệt. Ông nói: «Trong hạ bán niên vừa qua, chiến tranh đã ở vào thế giằng co. Nhiều chuyển động trong chiến lược mới khiến người ta có cảm tường chiến tranh thực sự giờ này mới xảy ra.» Sau đó Tojo cho biết tình hình vẫn khả quan, ngoại trừ tại Guadalcanal, nơi một đơn vị nhỏ của Hải quân đang phải chiến đấu dưới những điều kiện không thuận lợi. Cuối cùng, ông kết luận : « Tôi đoán chắc rằng quân đội chúng ta, dưới quyền điểu khiển tồi cao của Thiên Hoàng và sự hỗ trợ của một trăm triệu dân Nhật, cuối cùng sẽ hoàn tất nhiêm vụ và đưa quốc gia tới chiến thắng cuối cùng. » Trong lúc Tojo tuyên bố những câu trên thì nhiều đơn vị phòng không Nhật đang phải chống đỡ với các đợt oanh tạc của Mỹ.

        Cũng trong phiên họp này, Tổng trưởng Hải quân là Đô Đốc Shimada, người trước kia đã tuyên bố « Hải quân Mỹ ở Thái bình dương chỉ là bọn du kích. » giờ đây lên tiếng báo động : « Chiến tranh đã bước vào giai đoạn quyết định. Địch quân, lợi dụng sức mạnh sản xuất to lớn của kỹ nghệ, đang bắt đầu mở các cuộc phản công. » Năm 1943, đúng như lời Tojo nói trước Thượng viện một tháng sau đó, sẽ là « năm của những trận đánh quyết định. »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2018, 07:49:16 am »


CHƯƠNG XXVI

        THÁNG Giêng năm 1943, có nhiều nguồn tin Tây phương cho hay Thủ Tường Tojo bị đau nên phiên họp khai mạc của Thượng viện phải hoãn lại. Đài phát thanh Tokyo lập tức cải chánh nguồn tin đó, và nói : « Thủ Tướng lúc này mạnh khỏe hơn bao giờ hết. » Nhưng sự thực là Tojo có bị lên cơn sốt, không rõ vì lý do gì. Ông không ăn được và chỉ uống nước táo ép do Bà Tojo trống ở vườn nhà tại Morioka. Mặc dầu hai nhân viên trong Chánh phủ của ông là Hoshino và Kaya, cũng như vợ ông đều yêu cầu Tojo để cho một giáo sư đại học nổi tiềng điều trị, nhưng ông không chịu, viện lẽ rằng nếu ông là một chiến sĩ ngoài mặt trận; lúc này có đau, ông cũng chỉ được một bác sĩ quân y chẩn mạch. Vì vậy, ông chỉ chịu để cho một y sĩ của Lục quân điều trị, chớ không chịu hưởng các đặc ân khác. Hình như ông tin tưởng ở thuốc Bắc nhiều hơn là y khoa tân tiến. Ông thường có một loại cao dán, không những ông dán cho ông mà còn dán cho bất cứ sĩ quan nào của ông bị đau. Thầy thuốc Bắc bảo ông phải dán ở bụng và chân. Không bao lâu, ông đã đi lại được, và tập lên xuống cầu thang trong nhà. Bà Tojo phản đối, cho là ông không nên làm vậy, nhưng ông nói : « Phải tập, vì ở Thương viện cũng có cầu thang. »

        Xuất hiện tại Thượng viện cuối tháng đó, Tojo trông thật mạnh khỏe và tinh thần hăng hái. Ông tuyên bố : Nhật không còn là một nước thiếu tài nguyên như trước. Lúc này, Nhật có thừa nguyên liệu để theo đuổi chiến tranh dầu kéo dài bao lâu đi nữa. Tuy nhiên, câu kết của ông có vẻ dè dặt : «Dĩ nhiên trong thế công cũng như thế thủ, không phải lúc nào Nhật cũng đạt được tất cả theo ý muốn. »

        Lúc đó, chiến tranh đã kéo dài trong suốt mười lăm tháng trời, Tinh thần dân Mỹ không sa sút, thất vọng, như người Nhật dự đoán, Hải quân Nhật đã mất quyển làm chủ trên Thái binh dương. Sau trận thất bại ở Midway, hạm đội Nhật không bao giờ trở lại hùng mạnh được như trước. Tại Miến Điện, Bộ binh bị chận ở biên giới Ấn độ. Ở Tân Guinea, 15.000 quân Nhật đổ bộ định đánh chiếm hải cảng Moresby, đã bị dồn tới bãi birrtn Buna và bị tiêu diệt, chỉ còn mỗi một người sồng sót. Nước Úc hiện nay đã ở vào tư thế an toàn, không còn lo những cuộc đổ bộ của Nhật, và trở thành Đại Bản Doanh của Tướng MacArthur. Từ đây, sau khi tiếp nhận các đồ tiếp liệu ùn ùn từ Mỹ gởi qua cùng với vũ khí, binh lính, MacArthur phóng ra các cuộc phản công chiếm lại lần các đảo trên Thái bình dương.

        Hoạt động của tàu ngầm Đồng minh là điều Bộ Tư Lệnh Hải quân Nhật không chuẩn bị kế hoạch đề phòng sẵn từ trước, nên bây giờ bị thiệt hại rất nhiều. Trước khi chiến tranh kết thúc, con số tàu Nhật bị đánh chìm lên tới trên sáu triệu tấn. Những tài nguyên mà Tojo khoe trước đây đều chìm đắm dưới đáy biển.

        Tháng Ba năm 1943, trong khi dân Nhật tổ chức tuần lễ « Nụ cười quốc gia » để vận động tinh thần dân chúng trong việc theo đuổi chiến tranh, thì Hải quân Nhật lại bị đánh một đòn nặng tại biển Bismarck. Một đoàn tàu chở tất cả 15.000 binh sĩ đi tăng cường cho căn cứ Lae tại Tân Guinea đã bị máy bay của Mỹ - Úc đặt căn cứ trên đảo tấn công tiêu diệt hoàn toàn. Kết quả chỉ còn một số nhỏ sống sót vào được tới bờ, nhưng lại bị quân Úc săn đuổi giết dần.

        Tháng Ba năm 1943, trong một cuộc tiếp xúc với các đại diện của Hội thông tin yêu nước Nhật, Thủ Tướng Tojo tuyên bố : «Nếu không may nước Nhật bị thất trận thì điều đó chỉ có thể xảy ra vì sự chia rẽ trong nhân dân, điểu mà tôi tin rằng khống thể nào xảy ra đối với dân tộc đoàn kết của chúng ta.» Tojo quả thực đã nói lên điều lo lắng trong thâm tâm của ông. Từ khi lên giữ chức Thủ Tướng trong vòng hai năm nay, lúc nào ông cũng chủ trương 100 triệu dân Nhật đoàn kết thành một khối duy nhất thì không có việc gì mà không làm được. Nhưng gần đây, những dấu hiệu chia rẽ đã khiến ông lo ngại. Chẳng hạn sự thiếu hợp tác giữa Hải quân và Lục quân đã đưa tới những ảnh hưởng tai hại trong các cuộc hành quân thiếu điều hợp chặt chẽ. Ngoài ra giữa Bộ Tư Lệnh Tối Cao Quân Lực và Chánh phủ, ai cũng muốn dành quyền lãnh đạo chiến tranh. Thất vọng trong việc dành quyền với quân đội, Tojo chỉ còn biết đi cổ động tinh thẩn đoàn kết trong dân chúng.

        Cựu Đại Sứ Nhật tại Luân Đôn, ông Shigemitsu, vừa từ Nam Kinh trở về Tokyo. Ông được gởi tới đó để giúp đỡ Chánh phủ của Uông Tinh Vệ. Nay Thủ Tướng Tojo gọi ông về để giao Bộ Ngoại giao Nhật cho ông điều khiển. Dù sao thì Shigemitsu cũng là người tương đối thân Tây Phương.

        Shigemitsu là người phản đối cuộc chiến hiện nay, vì ông cho rằng Nhật không thể thẳng nổi Anh và Mỹ. Nhưng ông là người chủ trương phải giải phóng các dân tộc Á châu khỏi ách thống trị của người Tây phương. Ông nhấn mạnh tới việc Nhật Bản, với tư cách một quốc gia tiến bộ nhất trong vùng này, cần phải hợp tác với các quốc gia khác để phát triển lục địa này. Khi được mời làm ngoại trưởng, ông đặt điều kiện với Tướng Tojo là phải «nhìn lại» hơn một tỉ người Á châu mà Thủ Tướng Nhật thường cho rằng đang đứng về «phe chúng ta.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2018, 07:50:14 am »


        Các nhà lãnh đạo Á châu chưa tin tưởng nhiều nơi Nhật Bản. Từ trước tới giờ Tojo chỉ ủng hộ thuyết Á châu độc lập bằng một vài lời nói suông, ngoài ra không có gì hơn. Sau khi chiến tranh bùng nổ, với các chiến thắng đầu tiên của Nhật, không thiếu gì các lãnh tụ quốc gia ở Á châu chạy theo người Nhật, như Laurel ở Phi luật tân, Sukarno ở Nam Dương, và Chandra Bose tại Ấn Độ, ông này đã trốn khỏi nước và theo phe quốc xã từ trước khi Nhật khai chiến.

        Quân đội Ấn đã phát triển mạnh, trở thành một đạo quân tình nguyện đông đảo nhất và chiến đấu hăng hái trong việc đánh bại Nhật. Các lãnh tụ quốc gia Ấn mặc dầu chủ trương Ấn tự do, thoát khỏi tay người Anh, và không tham chiến, nhưng không ai dại gì mắc vào cái mồi dụ dỗ đi theo Nhật để tiến tới tự trị. Tojo lên tiếng dụ các lãnh tụ quốc gia Ấn với luận điệu : «Lúc này là thời cơ thuận tiện, Nhật Bản cảm thấy không thể nào không tiếp tay với Ấn để phá xiểng xích đô hộ và áp bức của thực dân Anh.» Nhưng Mahatma Gandhi thừa hiểu dã tâm của thực dân, đã trả lời thẳng Tojo bằng một thơ ngỏ vào tháng Tám năm 1942 như sau :

        «Chúng tôi vẫn chưa quên những hành động tàn ác, dã man, người Nhật đã gây ra tại Trung Hoa. Thực là mộng ảo hão huyền nếu Ngài cho rằng dân Ấn sẽ chào đón Ngài khi đặt chân tới Ấn độ... Chúng tôi không cần sự giúp đỡ của nước ngoài. » Mặc dầu những lời lẽ trên đây, Gandhi sau này còn cảnh cáo thêm nếu Đức hay Nhật thắng trận, thế giới sẽ lâm vào một thảm kịch, nhưng lãnh tụ Bose của Ấn vẫn tiếp tay với Nhật để thành lập Chánh phủ  thân Nhật, và tuyển lính trong đám tù binh Ấn vừa được Nhật thả ra.

        Trong lúc Ấn độ từ chối sự giúp đỡ giải phóng của Nhật, chúng ta thử nhìn vào các nước ở Đông Nam Ấ đã được quân Nhật giải phóng xem sao. Người dân tại các nơi đó bị quân đội Nhật hành hạ, đàn áp, đối xử dã man, như dân Trung Hoa trước đây dưới gót giày chinh phục của Nhật. Những lãnh tụ thân Nhật thỉnh thoảng được đưa tới Tokyo và được tiếp đón rất lịch sự. Nhưng đó chỉ là bề ngoài; bên trong các lãnh tụ quân phiệt Nhật coi lũ người đó không hơn gì những tên bù nhìn. Quyền cai trị thực sự nằm trong tay các sĩ quan Nhật đóng tại địa phương, đúng như lời sử gia Richard Story đã viết : «Họ được tiếp đón nồng hậu tại Tokyo, nhưng chưa quên những cái tát tai tại Ngưỡng Quang hoặc Manila.”

        Dân chúng Trung Hoa là những người đầu tiên tỉnh ngộ với chánh sách Đại Đông Á của Nhật. Đàn áp, hối lộ, tham nhũng do Chánh phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ cấu kết với các sĩ quan và gian thương Hoa-Nhật tạo ra, đã khiến dân chúng sống khổ sở nhục nhã như trâu bò.

        Mùa Hạ năm 1943, Tojo đi kinh lý các vùng chiếm đóng ở hải ngoại. Nhưng lúc này dù có muốn chấn chỉnh lại cũng đã quá trễ. Hơn nữa quyền hành tại đây nằm trong tay quân đội, chớ đâu phải Chánh phủ. Cũng giống như lúc trước Tojo cai trị Mãn châu vậy. Tojo nhấn mạnh đến sự «đô hộ, áp bức» của Tây phương không bao giờ xảy ra nữa, nhưng cũng không lấy được cảm tình của dân chúng. Sự đô hộ và áp bức lúc này họ đang phải chịu, chính là quân đội Nhật.

        Vào tháng Năm, một tin làm chấn động cả nước khi được đài phát thanh Tokyo loan đi. Đó là cái chết của Đô Đốc Yamamoto, vị sĩ quan lỗi lạc nhất của Hải quân Nhật. Bản tin chi nói vắn tắt : «Đô Đốc Yamamoto đã bỏ mình trong khi đang ngồi trên máy bay điều khiển cuộc hành quân tại tiền tuyến.» Thực ra, Yamamoto đã bị lọt vô một cuộc phục kích tỉ mỉ do không quân Mỹ thực hiện. Máy bay của ông bị bắn rớt trên không phận Bougainville thuộc quần đảo Solomons, và rớt cháy trong rừng già1. Một tuần lễ sau đó, lại có tin trại quân trên đảo Attu thuộc quần đảo Aleutians đã bị tiêu diệt sau một trận tấn công của quân Mỹ nhân lúc sương mù dày đặc, và tiếp theo sau một trận pháo kích kinh khủng. Quân sĩ Nhật sau khi hô lớn Banzai — chiến sĩ muôn năm — để bày tò lòng trung thành với Thiên Hoàng, đã phóng ra những đợt xung phong cuối cùng. Người bị thương không chiến đấu được thì hướng về Hoàng cung ở Đông Kinh quỳ lạy rồi mổ bụng tự tử.

        Bà Tojo còn nhớ rõ ngày căn cứ Attu thất thủ, vi theo lời thuật lại của Bà: «Đêm hôm đó, có vị Trung Tá bí thơ của Thủ Tướng điện thoại tới, nói là cần gặp Thủ Tướng ngay để báo cáo chuyện khẩn cấp. Tôi liền vô phòng ngủ đánh thức ông đậy. Phòng ngủ của ông sát ngay với phòng đọc sách, và luôn luôn có treo sẵn một bộ quân phục. Khi vị Trung Tá tới, tôi dẫn ông ta vô phòng đọc sách và thấy Tojo đã chỉnh tề trong bộ y phục thường lệ. Khi đọc bức điện cuối cùng của Đại Tá Yamasaki, chỉ huy căn cứ Attu, Tojo lặng người đi một lúc không thốt nên lời. Vị Trung Tá đứng đợi cho tới lúc Thủ Tướng trở lại bình thường Sau đó nhà tôi bảo tôi tới an ủi Bà Yamasaki. Viễn ảnh thất trận của nước Nhật càng ngày càng trở nên rỡ ràng khiến nhà tôi mỗi lúc một cảm thầy u buồn hơn.»

----------------------
        1. Đọc Yamamoto 3 quyển đã xuất bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2018, 07:50:38 am »


        Trong lúc Đồng Minh tấn công mạnh vào vòng đai phòng thù bao quanh nước Nhật ở Thái binh dương, thì từ Âu châu đem tới toàn tin thất lợi cho phe Trục. Nào là quân Đức đầu hàng tại Stalingrad ; Rommel bị săn đuổi khỏi Bắc Phi; và tới tháng Chín, sau khi Mỹ đổ bộ ở Sicily thì có tin Mussolini bị hạ bệ, nước Ý đầu hàng vô điều kiện. Tin này làm rún động nước Nhật. Thế là từ nay hềt còn hy vọng phe Trục sẽ chiến thắng. Tệ hại hơn nữa là người đã hạ Mussolini và đầu hàng Mỹ lại chính là Badoglio, một Tướng lãnh dưới quyền ông ta. Sự kiện này khiến giới sĩ quan trẻ ở Nhật trở nên lo lắng. Họ kêu lớn, không thể nào có những Badoglios ở Nhật. Các Tướng lãnh cũng trở nên dè dặt, vì sợ bị chụp mũ là Badoglio.

        Hai tuần sau đó, Thủ Tướng Tojo công bố trên đài phát thanh các biện pháp khấn cấp nhằm đối phó với tình thế mới. Theo đó, «mọi sự lãng phí thời giờ, nhân lực, vật lực từ nay không thể nào được tha thứ.» Ông cho biết kẻ thù Nhật Bản mặc dầu bị tổn thất nặng, nhưng vẫn không ngán, và đang tìm cách chinh phục nước Nhật bằng cách phóng ra những đợt tấn công mới. «Đây là lúc toàn dân phải nỗ lực để thích ứng với tình thế mới, bằng cách quyết tâm lập một phòng tuyến vững chắc bảo vệ quốc gia và đẩy mạnh nổ lực chiến tranh.»

        Những biện pháp mới nhằm động viên toàn thể nhân lực quốc gia, đẩy mạnh năng suất trong việc hỗ trợ chiến tranh. Mọi người đều phải làm việc suốt tuần không nghỉ. Hạn tuổi hành nghề theo luật lao động được giảm bớt. Nhiều kế hoạch quy mô được hoạch định để xử dụng phụ nữ. Các nhà hát ả đào geisha và phòng trà từ trước tới nay vẫn phát triển mạnh trong chiến tranh bây giờ có lệnh phải đóng cửa. Thông điệp của Nhật Hoàng gỏi toàn dân trong dịp áp dụng những biện pháp khẩn cấp này mô tả tình hình quốc gia là «thực sự nghiêm trọng.» Những lời lẽ đó không phải có tánh cách phóng đại để thúc đẩy sự làm việc, nhưng chính là thực trạng của quốc gia lúc này.

        Vào tháng Sáu, một thông cáo của Bộ Chỉ huy Tối cao cho biết «quân Anh - Mỹ sắp gia tăng những trận tấn công đại quy mô». Tiếp theo đó nhiều biến cố đã diễn ra trên mặt trận Thái Bình Dương. Mỹ chiếm đảo Tân Georgia. Không quân Mỹ bắn phá các đoàn tàu chở quân tăng viện của Nhật, gây ra những tồn thất nặng nề cho Hải quân. Lúc này máy bay đồng minh hoàn toàn làm chủ không phận, bắt buộc tàu Nhật phải di chuyển lén lút trong đêm tối trong vùng Tân Guinea và Solomon. Căn cứ quan trọng tại Tân Guinea là Lae thất thủ vào tháng chín. Các biến cố xảy ra trong tháng 11 lại còn trầm trọng hơn nữa. Vào đầu tháng, một trận không hải chiến lớn nhất kể từ sau trận Midway, xảy ra khi quân Nhật tấn công một hạm đội của Mỹ bị coi là đang đe dọa các căn cứ quan trọng nhất của Nhật ở Truk. Những cuộc di chuyển này của hải quân Mỹ báo hiệu cho những trận tấn công đổ bộ thực sự xảy ra một tuần sau đó. Lực lượng hành quân lớn lao của Mỹ có thiết giáp yểm trợ tấn công các đảo Tarawa và Makin thuộc quần đảo Gilbert. Các cuộc tấn công đổ bộ này là kiểu mẫu thí nghiệm cho những trận đánh dự định đổ bộ lên các hòn đảo chánh của nước Nhật trong tương lai. Binh sĩ tham dự được tiếp tế đầy đủ do một căn cứ lưu động trên mặt biển, Tarawa bị mất sau những trận đánh khủng khiếp «chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh, với những cuộc oanh tạc ghê gớm hơn cuộc oanh tạc thành phố Bá Linh.» Đó là những, lời thuật lại trong một bản thông cáo của quân đội Mỹ. Quân Nhật chiến đấu như điên cuồng, không kể sống chết, Nhưng ngày 25 tháng l1, Gilbert vẫn bí chiếm trọn «với một số ít lính Nhật còn sống sót trên đảo.»

        Cũng trong tháng này, Churchill và Roosevelt gặp nhau tại Cairo, thủ đô Ai Cập. Sau cuộc gặp gỡ này, một bản tuyên ngôn loan báo vào tháng chạp tước bỏ hết quyền bảo hộ của Nhật đổi với toàn thể các đảo ở Thái bình dương được giao phó cho Nhật kể từ chiến tranh 1914, cũng như các lãnh thổ Nhật đã chiếm cứ của Trung hoa., Mãn châu, Kim môn, Pescadores được giao hoàn cho Chánh phủ Trung hoa dân quốc, Nhật bản cũng sẽ bị trục xuất ra khỏi các thuộc địa đã chiếm được. Dân chúng những nơi đó sẽ được sống trong tự do, độc lập.» Bản tuyên ngôn của Đồng minh xác nhận:«Những cuộc hành quân mở rộng sẽ tiếp tục diễn ra cho tới lúc Nhật Bản chịu đầu hàng vô điều kiện,. Trên đài phát thanh quốc gia, Thủ tướng Tojo gọi bản tuyên ngôn này là «trò con nít buồn cười ngu xuẩn, nhắm mục đích tuyên truyền để che đậy những thất bại nặng nề của chúng.» Theo Tojo, quân đội Thiên hoàng vẫn đang gặt hái «những chiến công lẫy lừng tại quần đảo Gilbert cũng như các nơi khác trên chiến trường.» Ông nói thêm : «Dĩ nhiên các sĩ quan và binh sĩ của quân đội. Thiên hoàng, tất cả đều «muốn được hy sinh cho Tổ quốc ngay trên chiến trường.» Đối với dân chúng Nhật, ông nói : «phải củng cố sự đồng tâm nhất trí đã có từ hai năm trước... Chiến thẳng không thể tới với những người chỉ ngồi yên khoanh tay chờ đợi.»

        Không đầy một tuần sau đó, quân Mỹ lại đổ bộ lên New Britain. Kế tiếp, Bộ Tư lệnh Tối cao tại Tokyo xác nhận chiến thắng tại quần đảo Gilbert mà Thủ tướng loan báo trước đây thực ra là một thất bại nặng nề. Binh sĩ tại các căn cứ Tarawa và Makin «đã hy sinh anh dũng tới người cuối cùng.» Thủ tướng Tojo tuyên bố tại ủy ban ngoại giao Thượng viên : «Chiến tranh thực sự bây giờ mới bắt đầu.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2018, 07:51:37 am »


CHƯƠNG XXVII

        Bốn ngày đầu năm mới là dịp dân chúng Nhật Bản tống táng chuyện cũ, đón mừng cái mới. Mọi người lo hoàn tất công việc dở dang, thanh toán nợ nần trong năm cũ, sửa soạn trở thành một con người mới để ăn bữa tiệc đầu năm o-mochi với món bánh chưng đặc biệt. Ai ai cũng mong mỏi thoát khỏi những chuyện xui xẻo trong năm cũ. Sang năm mới mọi người đều hy vọng sửa chữa những lỗi lầm đã qua để tiến tới tương lai tốt đẹp. Những ước vọng này thường được dân Nhật ghi vào những cuốn nhật ký cất giữ rất thận trọng. Những trang nhật ký của Ngài Bá tước Chưởng ấn Hoàng gia Kido ghi vào những ngày đầu năm 1944 cho thấy viễn vọng thất trận đã tới gần, và càng ngày ông càng tìm cách đưa nước Nhật ra khỏi chiến tranh.

        Đây không phải là lần đầu ông có những tư tưởng như vậy. Từ năm trước, có lần ông đã bàn với Hoàng thân Konoye về tình hình chiến cuộc. Hai người đều đồng ý viễn vọng chiến thắng đã bị tiêu tan, và Hoàng thân Konoye như thường lệ, rất lo sợ trước viễn tường một kiểu cướp chánh quyền giống như Cộng sản sẽ xảy ra sau khi bại trận. Người bạn già của Kido là Mamoru Shigemitsu từ Mãn châu trở về giữ bộ ngoại giao khiến ông có người để thỉnh thoảng bày tỏ tâm sự về việc tìm cách kết thúc chiến tranh. Những cuộc nói chuyên như vậy được giữ hoàn toàn bí mật. Nếu bị tiết lộ ra ngoài, các phần tử mưu tìm hoà bình sẽ bị vô tù hoặc ám sát ngay bởi phe chủ chiến cực đoan. Đạo quân Hiến binh tăng cường thêm nhiều nhân viên, ráo riết hoạt động, không kiêng nể bất cử viên chức cao cấp nào. Sự kiện Benito Mussolini bị lật đổ khiền Kido lo ngại không biết tình hình sẽ ra sao nếu Thủ tướng Tojo cũng bị hạ bệ tương tự như vậy. Theo ông nghĩ, chuyện này rất có thể xảy tới, cùng với viễn tượng sụp đổ của nước Đức dự đoán xảy ra trong năm 1944. Một lần nữa, vấn đề có thể lại được đặt ra trước Hội đồng các vị cựu Thủ Tướng để tìm người có thể thay thể Tojo, Tới lúc đó, ông cho rằng nhân vật nào có khả năng đem lại hòa bình cho nước Nhật trong thời hạn và hoàn cảnh khả quan nhất sẽ là người cầm đầu nội các trong tương lai, Giống như những nhân vật cao cấp khác của nước Nhật, ông hoàn toàn bác bỏ lời kêu gọi Nhật «đầu hàng vô điểu kiện» của Đồng minh. Ông hy vọng rằng, qua sự trung gian của Tàu hoặc Nga sô, Nhật có thể điều đình với Đồng minh để kết liễu chiến tranh trước khi «bị cô lập và tấn công bởi tất cả các cường quốc trên thế giới.» Những nhận xét trên đây được tìm thấy trong nhật ký của ông, Tuy nhiên, những biến cố sau đó đã xảy tới quá nhanh, vượt ra ngoài sự tiên liệu của Kido.

        Tháng giêng năm 1944, Thủ tướng Tojo đã nói lên sự thực khi ông tuyên bố trước Thượng viện : «Thắng bại chỉ còn cách nhau trong đường tơ kẽ tóc» và kêu gọi quốc dân sẵn sàng đối phó với mọi khó khăn «càng ngày càng trầm trọng» của đất nước. Vào tháng mười trước đó, một hội nghị Hoàng gia đã được triệu tập khi quân Nhật bị đánh bại tại các hòn đảo thuộc phòng tuyến phía ngoài. Sau nhiều giờ bàn cãi kịch liệt giữa Hải và Lục quân, hội nghị đi tới quyết định phải thiết lập một phòng tuyến mới chạy dài từ Miến điện ngang qua quần đảo Andaman, Phi luật tân, Carolines, Marianas, Marshalls, Ryukyu, Iwo Jima, Okinawa, Kuriles, cho tới phía Bắc Nhật bản,

        Ngày 1 tháng 2 quân Mỹ chọc sâu vô phòng tuyến mới của Nhật khi cho một lực lượng hùng hậu đổ bộ lên quần đảo Marshall. Lần đầu tiên Tojo thú nhận trước Quốc hội : «Kẻ thù đã thực sự tấn công vào lãnh thổ Nhật.» Ngày 20 tháng 3, các chiến lũy cuối cùng của quần đảo Marshall tại Kwajalein bị quân Mỹ thanh toán hoàn toàn. Tojo nắm trọn quyền kiểm soát Quốc gia bằng cách kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng tham mưu trưởng. Đồng thời, cộng sự viên thân tín của ông, Đô đốc Shimada, nắm chức Tư lệnh hải quân thay Đô đốc Nagano.

        Không phải chỉ có những viên chức dân sự cao cấp như Kido và Shigemitsu mới nghĩ rằng cần phải kết thúc chiến tranh. Trong giới Hải quân, nhiều sĩ quan cao cấp cũng cho rằng Nhật không thể nào thắng nổi, mặc dầu những ý nghĩa thẩm kín đó họ không bao giờ dám hé ra cho ai biết. Trước đây Đô đốc Tagaki theo lệnh của Tổng trưởng Hải quân là Đô đốc Shimada, đã thiết lập một bản nghiên cứu tình hình chiến tranh. Kết quả của bản nghiên cứu quá thất vọng đến nỗi Tagaki không dám trình lên cho Thượng cấp. Tài liệu này được soạn thảo xong vào tháng Hai năm 1944 Trong đó Tagaki đề nghị Nhật triệt thoái khỏi các lãnh thổ chiếm đóng,

        Bản nghiên cứu lúc này được Tagaki quyết định trao cho cựu Thủ tướmg Yonai. Vì Tagaki sợ rằng nếu để lọt vô tay Đô đốc Shimada, có thể ông ta sẽ trình lên Thủ tướng Tojo, và chắc chắn bị ỉm đi, đồng thời các Sĩ quan ủng hộ lập trường của Tagaki trong tài liêu nghiên cứu đó có thể bị trả thù. Tagaki hy vọng rằng tài liêu nghiên cứu này sẽ được cựu Thủ tướng Yonai trình lên Nhật hoàng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:36 am »


        Điều lo sợ Đô đốc Tagaki đã tiên liệu trở thành sự thực hiển nhiên khi ông ta được cựu Thủ tướng Yonai cho biết Tojo đã tỏ ra vô cùng tức giận trong lúc Đô đốc Okada và một số các vị cựu Thủ Tướng khác bày tỏ mối lo ngại của họ trước tình hình chiến cuộc ngày nay. Tojo cho rằng họ đang âm mưu lật đổ ông ta.

        Trong hàng ngũ Lục quân, cũng có nhiều Sĩ quan bắt đầu nghi ngờ sự thắng lợi của cuộc chiến hiện tại. Tại khách sạn Sanno ở Tokyo, Đại tá Matsutani thường hội họp với một nhóm sĩ quan trẻ trong bộ tham mưu để thảo luận về tình hình đất nước. Đại tá Matsutani trước đây từng là Tùy viên Quân sự ở Anh quốc, hiện nay vẫn còn giữ liên lạc với Bộ Ngoại giao. Vì vậy ông hiểu rõ tình hình chiến tranh hơn bất cứ một Sĩ quan nào khác trong Lục quân.

        Matsutani soạn riêng một tài liệu, đề nghị Nhật rút ra khỏi chiến cuộc. Sau đó ông đích thân trình tài liêu này lên Thủ Tướng Tojo. Kết quả là ngay ngày hôm sau Matsutani nhận được lệnh thuyên chuyển tới mặt trận Trung hoa.

        Những tuần lễ sau đó các căn cứ quân sự tại Truk bị hàng trăm máy bay Mỹ oanh tạc, gây nhiều tồn thất nặng nề cho tàu bè Nhật đậu tại đây. Tiếp theo quân Mỹ lại đổ bộ lên quần đảo Admiralty, và Thủy quân Lục chiến tấn công lên New Britain. Ngày 24 tháng Tư, căn cứ Hollandia của Nhật tại Tân Guinea lọt vô tay quân Mỹ. 250.000 lính Nhật đóng tại đây từ trước để dự định đổ bộ Úc đại Lợi, được Tướng MacArthur tuyên bố là đã bị «vô hiệu hóa».

        Nhật chỉ còn đạt được vài chiến thắng tại các mặt trận Trung Hoa và Miến Điện. Một cuộc tấn công vô các căn cứ Không quân Mỹ tại Trung hoa đã thành công.

        Nhưng càng ngày quân du kích Cộng sản Tàu của Mao Trạch Đông càng trở nên nguy hiểm, hơn cả những đạo quân chánh quy của các Tướng lãnh Trung Hoa Dân Quốc. Tại Miến Điên, quân Nhật mở cuộc tổng tấn công trong chiến dịch «tiến tới Tân đề Ly» kiểm soát được các căn cứ của Anh tại Kohima, Ukhrul, Imphal, thuộc mặt trận Assam, tạo một hy vọng tiến sang Ấn Độ. Quân Nhật tham dự chiến dịch này đều là những đơn vị tinh nhuệ, chiến đấu trong rừng rất giỏi.

        Nhưng sau đó không bao lâu, Lộ quân 14 của Liên quân Anh - Ấn do Tướng Slim chỉ huy vừa chận bước tiến của quân Nhật, vừa đánh chiếm lại những căn cứ quan trọng đã rơi vào tay quân Nhật. Những tháng sau đó, lực

        lượng Nhật bị vây hãm tại Imphal và Kohima. Đồng thời một lực lượng chiến đấu đặc biệt của Mỹ bất thần đánh chiếm Myitkyina, một tỉnh địa đầu có đường xe lửa chạy tới Mandalay. Quân tăng viện của Nhật bị chận lại gần Chindits, trong lúc liên quân Anh - Ấn do Tướng Wingate chỉ huy đổ bộ xuống phía sau quân Nhật.

        Ở Thái bình dương, quân Mỹ đẩy mạnh các cuộc tấn công đổ bộ lên đảo Biak, một căn cứ được coi là điểm địa đầu bảo vệ cho quần đảo Phi luật Tân. Vào tháng Sáu những thất vọng lan rộng trong giới viên chức cao cấp Nhật, khi các tin tức bại trận của phe Trục ở Âu châu dồn dập đưa tới. La mã thất thủ ngày 4 tháng Sáu, và hai ngày sau đó là cuộc tấn công đổ bộ vĩ đại của Anh - Mỹ tại bờ biển Normandy càng làm cho quân Nhật thêm hoảng sợ. Toshikazu Kase viết: «Chúng tôi cảm thầy tinh hình tuyệt vọng, vì bờ biển nước Nhật còn dễ đổ bộ hơn Âu châu.»

        Cuộc đổ bộ vĩ đại tại Âu châu không làm cho Mỹ giảm bớt các hoạt động ở Thái bình dương. Ngày 15 tháng Mười, cuộc oanh tạc đại quy mô các nhà máy thép, do pháo đài bay Mỹ đặt căn cứ ở Trung Hoa thực hiện, khiến Tojo phải vội vã họp Hội đồng Nội các tìm cách đối phó. Cùng ngày hôm đó đảo Saipan thuộc nhóm đảo Marianas bị dội bom và hải pháo liên tiếp trong năm ngày liền trước khi lực lượng Mỹ đổ bộ lên đảo.

        Ngày 9 tháng Bảy, tin thất bại trong cuộc tổng tấn công qua Ấn Độ tới cùng một lúc với tin đảo Saipan bị lọt vô tay quân Mỹ. Trận đánh Saipan khiến cả hai bên đều tổn thất nặng nề. 25 ngàn quân Nhật bị chết hầu như không còn một người nào sống sót. Trong số đó có cả Đô đốc Nagumo, người đã chỉ huy lực lượng hành quân tấn công Trân châu cảng. Hạm đội Nhật tìm cách tăng viện cho Saipan cũng bị đánh tan luôn. Phía Mỹ phải trả 15 ngàn mạng. Với việc mất Saipan, kể như quân Mỹ đã thọc sâu vô tuyến của Nhật tại Thái bình dương, vì hòn đảo này vẫn được coi là bất khả xâm phạm. Một số quân Nhật còn lại trên đảo, bị đồn tới mỏm đất ở phía Đông Bắc, cố gắng mở cuộc phản công cuối cùng một cách tuyệt vọng. Các đơn vị Hải quân Mỹ tiến vô các Hải cảng có mực nước sâu trên đảo. Vài ngày sau, các oanh tạc cơ ào ào bay tới hai phi trường ở Saipan, để từ đó bay đi dội bom những đảo chánh của nước Nhặt cách xa hai ngàn cây số. Với những dao động tinh thần do cuộc đổ bộ Saipan gây ra trong tháng năm và tháng sáu, phong trào vận động chấm dứt chiến tranh bắt đầu phát triển thành những âm mưu tìm cách hạ bệ Tojo. Công việc phải hoàn toàn bí mật và thận trọng, vì Tojo không dễ dàng nhượng bộ, ông ta còn đang được sự ủng hộ của quân đội. Các Sĩ quan trẻ hô hào đòi tái chiếm Saipan. Cựu Thủ tướng Okada đề nghị  cứ để cho họ thực hiện một cuộc phản công, và sau khi thất bại họ sẽ nhận định ra sự thực. Cuộc phản công chắc chắn sẽ thất bại, vì lực lượng Hải quân đã bị đánh bại. Hoạt động của các nhóm chủ trương hòa bình gặp rất nhiều nguy hiểm do sự theo dõi của cảnh sát mật vụ. Toshikazu Kase và Konoyc cho biết cả hai đều bị mật vụ để ý. Kase kể lại: «Tôi biết điện thoại tôi bị nghe lén, và hàng ngày nhiều người tới gợi chuyện nói về chánh sách theo đuổi chiến tranh một cách «Tàn bạo» của Thủ tướng Tojo : nhiều nhân vật bị rớt vô bẫy này và bị bắt sau đó».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:59 am »


        Dân chúng Nhật bắt đầu phản đối chiến tranh. Cuộc oanh tạc tại Kyushu mở đầu cho những trận mưa bom của Mỹ trên các thành phố Nhật, càng ngày càng ác liệt thêm khi không quân Mỹ có được những căn cứ gần đất Nhật hơn. Tình hình quốc nội cũng như quốc tế đều cho thấy chiến tranh không còn kéo dài được bao lâu nữa.

        Đối phó với tình thế trước mặt, Tojo tự biết mình không thể trút bỏ trách nhiệm cho ai khác, nhất là từ khi một mình ông đảm nhiệm nhiều chức vụ then chốt trong Chánh phủ cũng như Quân lực. Nhưng đồng thời, ông cùng tỏ ra bướng bỉnh, nhất định không chịu thú nhận sự thất bại của mình.

        Ông liền đề nghị với Ngài Chưởng ấn Kido tâu xin Thiên Hoàng ra một chiếu chỉ nhận định lại tình hình chiến cuộc, và không quy trách nhiệm cho ông, để ông nhân cơ hội này sắp xếp lại thành phần Nội các. Tojo lập luận : việc thay đổi chánh phủ giữa lúc tình hình nguy hiểm này sẽ không tránh được một cuộc khủng hoảng. Tojo kêu gọi các vị cựu Thủ Tướng tiếp tay ùng hộ ông, và bằng lòng hy sinh Shimada để nhường bộ Hải quân cho Đô đốc Yonau Ngoài ra, Tojo hứa từ nay ông sẵn sàng nghe theo các lời chi điểm của những vị cựu Thủ tướng, và hợp tác với các vị đó một cách chặt chẽ trong tương lai.

        Lập tức Tojo được các vị cựu Thủ Tướng đáp lại lời yêu cầu đó bằng một thỉnh nguyện thơ gởi lên Nhật hoàng qua sự trung gian của Hoàng thân Kido, nhận định rằng Tojo không còn thích hợp trong chức vụ Thủ Tướng. Thỉnh nguyện thơ này được Đô đốc Okada trao cho Hoàng thân Kido ngày 17 tháng Bảy, trong đó có câu : «Muốn cứu vớt sự sống còn của đất nước, việc sắp xếp lại thành phần nội các chưa đủ.»

        Bất chấp sự chống đối đó, Tojo vẫn giữ ý định cải tổ nội các. Ồng vội vàng triệu tập phiên họp các Tổng Bộ trưởng, và nhận thấy ngay trong Nội các, ông cũng bị nhiều người chống đối. Shimada đã từ chức Tổng trưởng Hải quân, nhưng Đô đốc Yonai không nhận lời tham gia nội các, nên chức vụ này được giao cho một Đô đốc khác. Tojo không có ý định hy sinh Shigemitsu trong chức vụ Tổng trưởng ngoại giao, nhưng chính ông này — do lời khuyên của Hoàng thân Kido — lại khuyên toàn thể nội các nên từ chức cùng với Thủ Tướng. Tổng trưởng Canh nông Uchida, một chánh trị gia nhà nghề, đồng ý với ý kiến của Shigemitsu. Thủ Tướng Tojo trở nên bực tức khi nhận thấy Kishi — một đàn em của ông xưa kia được ông nâng đỡ kể từ những ngày còn ở Mãn châu — cũng không chịu từ chức. Kishi cho biết ông chỉ từ chức khi toàn thể nội các cùng từ chức. Ông này nhất định giữ lập trường trên, bất chấp những lời kêu gọi thống thiết của Tojo.

        Sáng hôm sau, 18 tháng Bảy, trước khi rời dinh Thủ tướng, Tojo nói với Phu nhân : «Có lẽ anh hết chịu đựng nổi rồi. Minh nên thu xếp để chuẩn bị trở về nhà.» Bà Tojo lấy làm ngạc nhiên hỏi lại: «Nếu anh rút lui lúc này thì để trách nhiệm lại cho ai ?» Tojo trả lời : «Anh không trốn tránh nhiệm, Anh đã làm tất cả những gì có thể làm được. Nhưng những điều kiện hiện nay khiến anh không thể nào tiếp tục ngồi ở chức vụ này được nữa». Lúc đó bà nhìn thấy ông có vẻ rất mỏi mệt và thất vọng,

        Từ tư dinh, ông đi thẳng tới đài phát thanh, đọc bài diễn văn cuối cùng gởì quốc dân, xác nhận Saipan đã bị mất. Ông nói : «Tôi vô cùng đau đớn vì sự thất bại này đã khiến Thiên Hoàng phải quan tâm,,, Nhưng thế địch quá mạnh, chúng phóng ra liên tiếp nhiều đợt phản công, Chúng ta sẽ chờ CO’ hội để đẩy lui chúng.» Vậy là xong, Tojo định thu xếp để tới Hoàng cung đệ đơn từ chức của ông và Nội các lên Nhật Hoàng vào buổi trưa, Ngài Chưởng ấn Kido đã thông báo cho Tojo biết, ông sẽ được Thiên Hoàng tiếp kiến. Tojo cho rằng chính Kiđo là người đã tìm cách hạ ông khỏi chức vụ hiện tại.

        Tojo rời Hoàng cung để trở về tư dinh Thủ tướng lần cuối cùng; Tại đây Tojo phu nhân đã chuẩn bị sẵn sàng để dọn trở về nhà riêng tại ngoại ô Tokyo, Tojo đi chào từ biệt và cám ơn toàn thể nhân viên. Nhiều năm sau, một viên cảnh sát cho biết trong ba chục năm gác tại tư dinh Thủ tướng, Tojo là vị Thủ tướng được mọi người có cảm tình nhiều nhất trong số rất nhiều vị Thủ tướng khác. Buổi trưa hôm đó, trong lúc Tojo thư dọn giấy tờ, thì đài phát thanh quốc gia loan báo : «Sau khi vận động mọi phương tiện, Nội các hiện tại vẫn cảm thấy không thể hoàn tất được các mục tiêu đề ra, nên đã quyết định rút lui để tiện cho việc thành lập một Nội các mới đối phó với chiến cuộc một cách hữu hiệu hơn.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:21 am »


PHẦN BỐN

HẠ THẢO

       
Cây cỏ tan hoang mùa Hạ đỏ,
        Ngồi đây chiến sĩ nhớ ngày xưa.
Basho (1644-1694)       

CHƯƠNG XXVIII

        TRONG những giơ phút cuối cùng Tojo tranh đấu để nội các của ông được giữ lại, thì một văn thơ khẩn từ Bộ chiến tranh gởi tới Phủ Thủ tướng cho biết quân đội cương quyết phản đối việc Hội đồng các vị cựu Thủ tướng âm mưu lật đổ Tojo, văn thơ này được soạn thảo dưới hình thức một văn thơ thông báo khẩn cấp. Không biết Tojo có nhúng tay vào việc này hay không, nhưng việc ông cáo buộc Hoàng thân Kido âm mưu hạ bệ ông thì đã quá rõ rệt. Ông đã giận dữ nói thẳng việc này trước mặt Kido khi tới Hoàng cung trình đơn từ chức của Nội các lên Thiên Hoàng. Mục đích của văn thơ do Bộ chiến tranh gởi tới, ai cũng biết là để đe dọa những người đang tham dự vào âm mưu lật đồ Nội các. Văn thơ này mặc dù bị Nội các phản đối, vẫn được phòng thông tin Bộ chiến tranh cho phồ biến vài ngày sau đó. Nhưng khi tài liệu này xuất hiện trên báo chí thì Thủ Tướng Tojo đã được Thiên Hoàng chấp nhận cho từ chức cùng toàn thể Nội các. Tân Thủ tướng đã được chỉ định để thành lập Chánh phủ mới. Nhân vật này cung từng phúc vụ trong đạo quân Kwangtung, và rất thân phát xít.

        Việc thanh toán phe hiếu chiến như vậy là mới xong được một phần nhỏ, với sự ra đi của Tojo. Kido và Hội đồng các cựu Thủ tướng định đưa Yonai lên kế vị Tojo nhưng lại sợ quân đội phản đối, và cuối cùng đành chọn một tướng lãnh hồi hưu. Đó là Tướng Koiso, người từng chỉ huy đạo quân Mãn châu và giữ chức vụ Toàn quyền tại Triều Tiên trước đây. Việc lựa chọn Koiso được quyết định vào phút chót sau nhiều giờ bàn cãi gay go. Mọi người hy vọng Koiso sẽ chia xẻ quyền hành với Yonai để dung hòa giữa hai chủ trương chủ hòa và chủ chiến. Nhưng thật là bất hạnh, vì sau khi đảm nhận chức Thủ tướng Chánh phủ , Koiso cho rằng ông ta được lựa chọn để đẩy mạnh chiến tranh tái thắng lợi. Các nhân viên Nội các kể cả Tổng trưởng Hải quân Yonai, không ai dám sửa chữa hướng đi của Koiso. Trong bài diễn văn khai mạc tân Nội các đọc trên đài phát thanh ngày 22 tháng 7 năm 1944, ông nói : «Thay đổi Nội các các chớ không thay đổi các chủ trương căn bản của quốc gia. Mục tiêu chánh của chúng .ta vẫn là chiến thắng trận chiến này.» Đối với các Đồng minh trong phe Trục, ông nói : «Phải siết chặt tình thân hữu để cùng nhau theo đuổi các mục tiêu chung.»

        Tojo, mặc dầu đặt nhiều hy vọng lúc Koiso được bổ nhiệm, nhưng cuối cùng ông cũng phải chấp nhận từ bỏ hoàn toàn mọi quyền hành. Ngày 20 tháng 7 năm 1944, ông được ghi tên vào danh sách các Tướng lãnh hồi hưu. Như vậy là giờ đây ông hoàn toàn rời khỏi đường công danh, quân sự cũng như chánh trị. Vị cựu Thủ tướng, cựu Đại tướng, lúc này đã hơn sáu mươi tuổi. Ông không hề trách cứ ai, và chấp nhận lãnh mọi trách nhiệm của những hành động mình đã làm. Ông lui về sống tại căn nhà riêng nhỏ bé ở Setagaya thuộc vùng ngoại ô Tokyo, và dùng hết thời giờ chăm lo cho giạ đình.

        Vị Tướng lãnh trước đây thường bảo với vợ rằng một quân nhân phải sống hai mươi bốn giờ một ngày cho Tổ quốc, giờ đây sống một cuộc đời nhàn hạ ; ông tỏ ý tiếc là mình không biết một trò chơi hay thú vui sở thich nào. Bà Tojo kể lại : «Ông rảnh rỗi cả ngày và không có việc gì để làm.» Ông không thích chơi cờ Shogi và cũng không thích làm thơ Waka hoặc Haiku, như phần đông các chánh khách hồi hưu khác. Ông thường than thở với vợ : «Phải chi anh biết làm thơ hay chơi môn gì khác, chắc lúc này sẽ cảm thấy bớt buồn tẻ hơn.»

        Trong nhà lúc này chỉ có một mình ông là đàn ông, Người con trai cả của ông, Hidetaki, sau khi thi rớt tại trường quân y đã đi làm tại Mãn châu. Con trai thứ hai, Terno, hiện làm trong nhà máy của hãng Mitsubishi. Toshi, con trai út thì đang theo học tại trường võ bị. Cô con gái cả Mitsue, thương cha lúc này bị cò đơn, nhất định không đi lấy chổng, ở lại giúp cỡ cha già vì hai em của cô là Sachie và Kimie đều còn nhỏ. Người con gái thứ hai có chồng là Thiếu tá Koga thuộc sư đoàn I Bộ binh đóng tại Tokyo, Bà này và con đều ở chung với Tojo. Mặc một bộ quần áo lam lũ, với chiếc nón lá, suốt ngày ông cuốc đất trồng rau ngoài vườn, hoặc chăm sóc đàn gà để tăng gia sản xuất. Thỉnh thoảng ông cũng ngồi viết văn tại một túp lều cỏ ngoài vườn. Nhưng ngày 25 tháng năm, bom rơi trúng hàng xóm và thiêu rụi luôn căn lều, với hai cây dứa cảnh của ông. Cuộc oanh tạc này đã khiến hầu hết giấy tờ và tư liệu của ông bị cháy sạch. Ông liền dọn văn phòng của ông vô trong nhà, Cái thú vui nhất của ông lúc này là nghe ra-đi-ô, đọc báo, và thỉnh thoảng mạn đàm với một vài người bạn tới thăm ông, Nhiều khi tin tức đã làm cho ông cảm thấy buồn rầu.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM