Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:35:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26309 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 01:06:19 am »

         
Chương 6

HẠM ĐỘI

Xin đừng lo lắng cho con, Mẹ ạ.
Con sẽ được bình an.

Trích bức thư cuối cùng của một người lính TQLC trên đường đi đến Iwo Jima

        Không có đám đông nào reo hò để đua tiễn Mike, Harlon, Ira, Doc, Rene và Franklin khi họ rời Trại Tarawa. Đế bảo toàn bí mật quân sự, họ di chuyển đến Cảng Hilo trong đêm tối.

        Đích đến của họ là “Đảo X”. Họ chỉ biết thế. Đối với lính TQLC hoạt động trên vùng Thái Bình Dương, chuyện như thế cứ được lặp đi lặp lại. Huấn luyện trong nhiều tháng, đổ bộ tấn công một hòn đảo chưa ai từng nghe nói đến, rồi lại thêm huấn luyện và một cuộc tấn công khác.

        Ở Châu Âu, binh sĩ giải phóng những thành phố và được hoan hô như là anh hùng. Nhưng trên vùng Thái Bình Dương thì lại là chuyện khác. Sau khi bước bì bõm trong những khu rừng già hôi thối và chiến đấu qua những bãi san hô, những người sống sót sau chiến trận chỉ mang hồi ức của những đồng đội đã bò mình khi đứng trên tàu nhìn ra biển trên đường trở về căn cứ để tham dự thêm huấn luyện.

        Nhưng các chàng trai đang trên đường đến Đảo “X” thì được đối xử đặc biệt. Cùng với gần 500 con tàu trong hạm đội, họ ghé qua Trân Châu Cảng để được nghỉ phép xả trại trước khi bước vào chiến trận.

        Honolulu!

        Mike chen chúc giũa chiến hữu cũ ở đội biệt kích trong những quán bar chật ních lính TQLC đang vui hưởng như thể sợ sẽ không còn có dịp uống bia nữa. Đối với nhiều người, điều này sẽ trở thành sự thật. Ira và Joe Rodriguez bước dọc theo các đại lộ qua khu phố Tàu của Honolulu, nơi mà các chàng trai đông gấp 100 lần số phụ nữ. Doc và Rene đứng xếp trong hàng dài ở khu giải trí cung cấp phương tiện viết thư, phòng chơi bài, và quầy bia rượu. Nhân dịp này, Franklin có động thái tỏ lộ tình yêu mến bất diệt đối với binh chủng: ông cho xăm lên cánh tay phải huy hiệu của TQLC.

        Khi một chiếc sà lan tiến kế bên chiếc tàu chở Harlon để đón ông lên bờ, ông thoáng thấy một khuôn mặt quen thuộc trong đám lính TQLC. Ông lẳng lặng bước xuống thang dây, nhảy xuống xà lan, gây bất ngờ cho chiến hữu cũ Glen Cleckler bằng cách đập lên lưng ông này. Glen Cleckler là cầu thủ hậu vệ của đội bóng Panthers mà Harlon thường thi đấu cùng anh.

        Hai chàng trai đi tha thẩn trong thành phố rồi gặp một số cựu học sinh Weslaco khác. Có quá nhiều cựu học sinh Weslaco như thể toàn bộ binh chủng TQLC đã kéo về nơi này! Các chàng trai reo lên: “Đây phải là trận đánh lớn”, có ý nói cuộc tấn công lên chính quốc Nhật Bản.

        Nhưng trong khi cả đám còn hồ hởi cho đến khuya, Harlon lại trở nên nghiêm túc. Trong khi những người bạn ông đang bước ra từ một rạp chiếu bóng, ông lẳng lặng quay sang Glen, tháo chiếc nhẫn của mình ra cùng với vài bức ảnh trong túi, nhét vào tay của Glen. Ông nói: “Trao những món này cho bà mẹ mình. Vận may của mình xem như sắp hết. Mình không nghĩ sẽ có ngày trở về.” Giống như những người khác khi nghe câu này, Glen chỉ cười để đánh trống lảng. Ông cố trả lại các món vật, nhung Harlon có vẻ phật ý, thế nên Glen đành nhún vai mà nhận lấy. Ông kể với tôi: “Tôi không hiểu sự thể ra sao, nhưng Harlon trông rất nghiêm nghị.”

        Ít ngày sau, ngay trước khi rời Hawaii, Harlon gặp một đồng đội trong đội bóng Weslaco Panthers, Leo Ryan. Harlon lùng sục Leo cho đến khi tìm được ông này trong một căn lều quân y viện Hải quân bên ngoài Honolulu. Leo bị thương khá nặng, được băng bó khắp người và tạm thời bị mù vì một quả pháo của quân Nhật trong trận đánh Tarawa.

        Leo sống sót một cách may mắn. Một quả pháo 155 ly nổ giữa ông và đám bạn. Ông nằm giữa những xác người chồng chất như đống củi khiến cho người ta nghĩ ông đã chết. Khi một quân y tá tìm ra ông, quả đạn đã khiến cho mũi ông nát vụn, mặt bầy nhầy đầy thương tích, một bên xương hàm trật ra ngoài, cả hai con ngươi bật ra khỏi hốc mắt - treo lủng lẳng bên ngoài, chỉ còn dính bởi cuống con ngươi.

        Người quân y tá thấy ông nằm mê man và bất động trên đống xác người, yêu cầu gửi một điện tín cho Jean Ryan báo là chồng bà đã hy sinh. Chỉ sau đấy, khi một quân y tá khác đi ngang nhận thấy ông còn nhúc nhích, ông mới được kéo ra khỏi đống xác người, được chữa trị rồi được chuyển về Oahu. Không những ông được phục hồi sức khỏe mà sau cùng còn lấy lại thị lực.

        Bây giờ, trong căn lều quân y tại một thành phố chỉ toàn lều quân y trải dài dọc nhiều con đường - có rất nhiều con đường -  hai chàng trai trẻ thầm thì chuyện trò trong khi bên ngoài mưa rơi tầm tã. Harlon chủ yếu nói chuyện; Leo lúc này còn bị mù và mặt mũi băng kín thì chỉ lắng nghe. Vinh quang của một mùa bóng không hề thua trận nào dường như đã là quá khứ xa xôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 01:08:22 am »


        Harlon thổ lộ những ý nghĩ về định mệnh của mình như ông đã từng thổ lộ với những người khác. Ông vẫn điềm tĩnh như khi nói với anh Ed Jr. và chị Maurine. Ông đã suy nghĩ về số phận của mình: ông sẽ thi hành nhiệm vụ đối với đất nước. Ông sẽ chiến đấu. Ông sẽ chết. Ông nói với Leo: “Cho đến giờ mình vẫn còn được may mắn an lành. Nhưng mình sẽ không có may mắn nữa. Phần số của mình đã hết.”

        Nhưng còn nữa. ông nói đến kỳ nghi phép ở Weslaco nhiêu tháng trước như là: “Một món quà của Thượng đế, một hoạt động của định mệnh đã cho anh ấy cơ hội cuối cùng để nói với người thân rằng anh sẽ không quay về.” Rồi Block nói về đức tin tôn giáo đang xuất hiện trở lại trong tâm tư ông. Ông nhận ra rằng, mình phải ra chiến tuyến để giết đối phương, nhưng cảm thấy không được thoải mái khi làm như thế. Harlon nói về ý nghĩa của Điều Giáo lệnh thứ Năm “Con không được giết người”, và bây giờ chính phủ lại ra lệnh ông phải giết người. Leo nhớ lại: “Eleanor Roosevelt1 đã than phiền rằng lính TQLC là một đám hoang dã sau khi vài người lính đã đập phá một số quán bar ở miền bờ biển phía tây. Harlon cảm thấy bị xúc phạm vì việc này, sau khi được huấn luyện cách giết người chống lại đức tin tôn giáo của mình và rồi bị lên án là kẻ giết người.”

        Cuối Tháng Giêng, hạm đội khổng lồ chậm chạp rời Trân Châu Cảng, rẽ sóng thành đội hình dài trên 100 km. Trên chiếc hải vận hạm uss Missoula là sáu chàng trai đặc biệt: sáu chàng trai tóc đang lộng gió, không hề biết gì về vị trí của họ sau này trong lịch sử bí ẩn.

        Các chàng trai đang tiến đến vận mệnh của mình. Cha tôi, Ira, Mike, Franklin, Harlon và Rene đang tiến đến điểm hẹn với tinh thần cả quyết, tận tụy để bảo vệ quê nhà thiêng liêng. Những chàng trai Mỹ thích an bình sắp đối mặt với những samurai bị ám ảnh về truyền thuyết. Đây không chỉ đơn thuần là một trận đánh. Đây sẽ là một cuộc chạm trán khốc liệt về văn hóa giữa Đông và Tây. Văn hóa phương Tây là tinh hoa của nền văn minh dân trị và hệ thống sản xuất hàng loạt theo phương cách Mỹ: qua nhân lực tự nguyện, qua công nghệ, đào tạo và nền tảng công nghiệp; văn hóa phương Đông là giai cấp thừa hành ưu tú của một xã hội được quân sự hóa triệt để với giáo điều cho rằng không có vinh quang nào cao hơn là hy sinh khi chiến đấu.

        Kết quả cuộc xung đột lần này sẽ thay đổi số phận của cả phương Đông và phương Tây trong hàng thế kỷ.

        Hạm đội khổng lồ của Hoa Kỳ gồm những công nghệ hiện đại nhất rẽ sóng đêm ngày trong hành trình dài gần 6.500 km. Sau khi bị cú bất ngờ ở Trân Châu Cảng rồi bị tơi tả từ trận này qua trận khác trước sức tấn công vũ bão của Nhật Bàn, cuối cùng Hoa Kỳ định thần trở lại và đã tập trung được sức mạnh. Bây giờ người khổng lồ Mỹ đã hoàn toàn tỉnh giấc và tỏ ra quyết tâm, đang lùng sục đại dương và mọi ngóc ngách của đất liền để đánh đuổi đối phương.

        Chỗ ăn ngủ trên chiếc Missoula không thể nào được thoải mái. Con tàu chỉ có vài khoảng hẹp để tụ tập, thế nên phần lớn các chàng trai phải ở trong khoang giường ngủ cùng với ba lô, khẩu súng và mũ sắt. Khoang buồng ngủ là hầm chứa hàng hóa phía dưới boong tàu, đặt những giường tầng từ sàn lên đến trần. chỉ khổ cho những anh nào nằm ở tầng dưới khi cái anh nằm ở tầng trên đang bị say sóng. Những ngày trôi qua như dài vô tận. Vài người lính chơi bài, vài người đọc sách kể truyện bí ẩn hoặc truyện cao bồi, những người khác có tính cẩn thận thì lau đi lau lại vũ khí của họ. Nhiều cuộc họp chiến thuật được tổ chức; sĩ quan và hạ sĩ quan trình bày chiến thuật trên bờ biển cho những tiểu đội và trung đội dưới quyền, hết lần này đến lần khác. Binh sĩ biết rõ sẽ phải tác chiến như thế nào. Họ đã thực hành cả năm qua. Một lần nữa, họ ôn lại các chi tiết.

        Một chú nhóc đi khắp boong tàu cho biết mình nhận làm công việc mài dao. Anh ta nhận mài dao, kéo và lưỡi lê cho bất kỳ ai. Không cần biết trước đây anh đã mài dao cho ai không, chỉ cần tìm ra việc để làm. Phải làm việc gì đấy cho qua thời giờ.

        Chiếc Missoula chở 1.500 người trong đó toàn bộ Đại đội E. Vào lúc hạm đội này kết hợp với hạm đội thứ hai đang từ Úc tiến lên phía bắc, tổng số tàu sẽ là hơn 800 chiếc, vận chuyển ba sư đoàn TQLC được bổ sung với những thành phần yểm trợ. Tất cả những tàu và chiến binh này đang tụ hội đến một hòn đào rộng khoảng 20 km2 cách thủ đô Tokyo của Nhật Bản gần 1000 km về hướng nam.

------------------
        1. Phu nhân Tổng thống Roosevelt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 01:09:06 am »


        Việc di chuyển trên 100.000 người - TQLC, các đơn vị yểm trợ của Hải quân và lực lượng Duyên phòng - với khoảng cách gần 6.500 km trên mặt đại dương trong ba tuần đã là một chiến thắng cho nền công nghiệp Hoa Kỳ đang lớn mạnh từng ngày sau thời gian đất nước bị lâm nguy. Lúc khởi đầu cuộc chiến, sức mạnh của Hải quân Nhật Bản là gấp hơn hai lần so với Hải quân Hoa Kỳ. Nhưng xuyên suốt đại lục Mỹ, những nhà máy trước đây làm việc ì ạch giờ đã hồi sinh. Phần lớn các con tàu đang rẽ sóng hiện giờ chỉ mới được xuất xưởng trong vòng sáu tháng gần đây. Tất cả các chiến trường đều được yêu cầu hỗ trợ và họ đều cung ứng những gì có thể được. Có những hỗ trợ từ Thống tướng MacArthur ở Philipines, từ các bộ chỉ huy ở Trung Hoa và Ấn độ. Thống tướng Eisenhower ở Châu Âu thắc mắc: “Họ đang làm gì ở đằng ấy?”, và rồi điều một số hải vận hạm trước đây đã chuyên chở binh sĩ từ Anh quốc đến các bờ biển ở Normandie bên Pháp.

        Và đây không chỉ là chuyện khí tài. Nhiều người dân Mỹ đã cung ứng nhiều thứ cho các chàng trai. Sau lưng mỗi người trên con tàu là hàng trăm công nhân trong những nhà máy ở những thành phố và thị trấn, trên những cánh đồng. Nam Hướng đạo sinh thu thập giấy và kim loại để tái chế. Một cô gái trẻ, sau này mang tên Marilyn Monroe, đang trình diễn ở công xưởng quốc phòng.

        Người dân Mỹ đã cống hiến rất nhiều cho lực lượng hùng mạnh này.

        Đối với mỗi người lính TQLC trong tổng số 90.000 có gần 600 kg quân nhu và quân cụ. Vài thứ nghe có vẻ kỳ khôi như là chỉ được dùng trong gia đình: thức ăn cho chó, thùng đựng rác, bóng đèn, sơn... Vài thứ sẽ được dùng trong văn phòng trên đào: máy sao chép, giấy than, máy chiếu phim. Vài món nghe như là vật dụng cho các chú nhóc đi cắm trại: giấy vệ sinh, bít tất, dây cột giày, giấy và bút chì, đèn pin, chăn mền. Vài món được dùng cho mục đích nghiêm túc hơn: hỏa châu, plasma, bông băng, thập tự giá và hình tượng Chúa, nước thánh để hành lễ, chất khử trùng để xịt lên tử thi. Còn nhiều thứ cho mục đích trước mắt: đại bác, súng máy, súng trường tự động, lựu đạn, và các loại đạn dược. Các hải vận hạm còn mang theo 6.000 chiếc can, mỗi chiếc đựng gần 20 lít nước đủ để lính TQLC dùng trong hai tháng. Lính TQLC Mỹ cũng mang theo 5 triệu bao thuốc lá.

        Hai ngày sau khi rời Honolulu, mọi người mới được biết “Đảo X” là Iwo Jima.

        Một số người lính trong Thế chiến II sẽ có vinh dự giải phóng Thủ đô Paris của nước Pháp; những người khác sẽ giải phóng Thủ đô Manila của Philipines. Còn Đại đội E được giao một khoảnh đất nhỏ xấu xí nằm giữa đại dương, hầu như không có cây cỏ. Đấy là vùng đất hoang vu khô cằn, phủ tro màu đen của núi lửa tỏa mùi lưu huỳnh nồng nặc. “Iwo Jima” có nghĩa “Đảo Lưu huỳnh”. Hòn đảo phình to ở cao nguyên phía đông bắc, hẹp dần ở Núi Suribachi phía tây nam giống như một quả lê đặt ngược lên mà Suribachi nàm ở phần cuống quả.

        Núi Suribachi ở cực nam là một núi lửa đã tắt, và dòng dung nham khi nó còn hoạt động tạo nên những phần còn lại của hòn đảo, chảy dài gần 9 km rồi lan ra hơn 4 km ở phần rộng nhất. Bãi biển có thế đổ bộ được bắt đầu ở chân Núi Suribachi và kéo dài hơn 3 km dọc bờ biển phía đông. Ở phía hòn đảo mở rộng, mặt đất cao dần lên đến đinh đồi Motoyama, độ cao chỉ hơn 100 m khống chế góc tây bẳc của hòn đảo. Nhũng cột hơi nước và mùi lưu huỳnh nồng nặc vẫn còn tỏa ra từ đồi Motoyama cho thấy núi lửa vẫn đang âm ỉ phía dưới.

        Đảo Iwo Jima có thảm thực vật rất nghèo nàn bởi trên mặt chỉ gồm những đá tảng, cát và đất mặn nồng nặc mùi lưu huỳnh. Không hề giống như một hòn đảo Thái Bình Dương trong mơ, chỉ có lưa thưa vài bụi rậm xơ xác, không có nước ngọt. Đúng như một người lính Nhật đã viết: “Một nơi mà chim sẻ không cất tiếng hót.”

        Trên khắp các con tàu trong hạm đội, nhiều bản đồ đang được trải ra: bản đồ được in đầy đủ chi tiết, bản đồ được vẽ ra từ không ảnh, mô hình sa bàn làm bằng cao su, các loại bản đồ lớn dùng để treo trên tường và trải trên mặt bàn rộng.

        Các bản đồ cho thấy sự thách thức về quân sự. Lần đầu tiên các chiến binh nhìn thấy hình thể tam giác của hòn đảo. Chắc chắn là Mike, Harlon, Franklin, Ira, Rene và cha tôi đều chăm chú đến một núi lửa nhỏ được phòng ngự vững chắc nằm gần bờ biển nơi họ sẽ đổ bộ lên.

        Các chàng trai - nhiều người chưa dày dạn trận mạc nhưng đã qua khổ luyện - xem xét các bản đồ với tinh thần cảnh giác theo kiến thức đã học. Vài sĩ quan chiến trường - những người có thể xem các ký hiệu trên bản đồ để suy ra thực tế chiến trường - đều cảm thấy kinh ngạc. Một người trong số họ lẩm bẩm: “Nó sẽ khó nuốt như là cái lõi ngô.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 01:11:28 am »


        Tôi chỉ có thể tưởng tượng những người giương ngọn cờ nghĩ gì khi họ xúm xít quanh bản đồ Iwo Jima trên chiếc Missoula. Được đóng dấu “MẬT” và ghi ngày 12/11/1944, bản đồ này dựa trên “KHÔNG ẢNH HẢI QUÂN” chụp ngày 19/8 và 1/9 năm 1944. Sáu người hẳn phải chú tâm đến bãi đổ bộ của họ, được ghi “BÃI LỤC”, kế bên Núi Suribachi.

        Trung đoàn 28, trong đó có Đại đội E, sẽ đổ bộ gần Suribachi nhất. Họ nằm trong nhóm sẽ phóng lên từ phần thắt hẹp lại của hòn đảo cắt Núi Suribachi khỏi phần còn lại của hòn đảo. Từ đây, họ sẽ di chuyển về bên trái để chiếm lấy quả núi.

        Mặt đất của Iwo Jima có màu trắng trên bản đồ, nhưng màu trắng gần như bị che lấp hoàn toàn bởi những chẩm đen nhỏ thể hiện vị trí các loại vũ khí sẽ bẳn về phía đối phương khi họ đổ bộ lên Bãi Lục1 để tiến vào đất liền dưới chân Núi Suribachi.

        Hầu như mọi khí tài cho việc phòng thủ vào năm 1945 đều được thể hiện bằng những chấm đen ấy. Tất cả đều được chú giải ở góc dưới bên phải của bản đồ: Pháo Duyên phòng, Pháo Nòng đôi, Ụ Đại bác, Hố Súng trường, Hố Cá nhân, Súng Phòng không, Súng Máy, Lô cốt, Công sự Bê-tông Ngầm và Công sự Đất nện.

        Hàng trăm chấm đen nhưng không có tòa nhà nào. Không hề có cơ sở nào làm nơi ăn ở cho 22.000 quân Nhật trú phòng.

        Tháng trước, trong phòng hội nghị ở Trại Tarawa, Đại úy Dave Severance lần đầu tiên được xem qua các bản đồ. Ông kinh ngạc vì những hình vẽ uốn cong và những ký hiệu hình chữ nhật và hình tam giác, mỗi ký hiệu biểu thị vị trí đặt súng hoặc lô cốt. Ý nghĩ của ông quay về lịch sử quân sự. Ông kể: “Tôi sợ đến chết khiếp. Nó nhắc lại hình ảnh những trận đánh trong cuộc Nội chiến, với từng hàng người tiến lên thế vào chỗ những hàng người ngã xuống. Tôi biết cuối cùng chúng ta sẽ lên đến đỉnh ngọn núi ấy, nhưng bao nhiêu người sẽ ngã xuống?

        Các binh sĩ đi trên hạm đội có những phản ứng khác nhau khi biết qua mục tiêu. Vài người hy vọng trận đánh sẽ kết thúc nhanh; những người khác e sợ một chiến dịch kéo dài. Nhiều người mài đi mài lại lưỡi lê của họ không biết bao nhiêu lần, trong khi những người khác thinh thoảng mân mê chiếc bùa hộ mệnh của họ.

        Để được may mẳn, Rene gài vào tấm lưới mũ sẳt của ông bức ảnh của Pauline Harnois 19 tuổi, cô bạn gái ở khu công nghiệp dệt Chicopee nơi quê nhà. Bức ảnh cho thấy Pauline mặc bộ áo maxi dạ hội. Pauline là người mà ông đã gặp trong khi làm việc tại nhà máy dệt. Mẹ ông không thích Pauline vì nghĩ rạng cô quá bạo dạn, lấn lướt cậu con trai nhỏ của mình. Nhưng Rene thì mong bức ảnh của Pauline sẽ che chở ông trong trận chiến sắp đến.

        Phương tiện để bảo vệ Mike Strank là tính hài hước của ông. Ông làm ra vẻ cóc cần, thêm cái cười nhăn nhở và những trò đùa cợt. Ông đội chiếc mũ sắt lệch qua một bên và kể chuyện cười bằng khẩu âm thời xa xưa khiến cho những anh nông dân và thư ký văn phòng cũng phải cười bò.

        Joe Rodriguez nhớ lại ngày Mike nghe lỏm được mình kể lể cha mẹ ông đã khổ sở ra sao trong cuộc Đại suy thoái; bà mẹ ông đã may áo gối ra sao từ những bao bột cũ.

        Strank ngắt ngang: “Mấy anh hẳn đã giàu kinh khủng rồi. Để tôi kể cho mấy anh nghe mẹ tôi làm gì. Khi tôi còn nhỏ, bà may mấy chiếc quần soóc cho tụi tôi bằng bao đựng bột. Mấy anh biết không, phải mất gần sáu tuần sau khi gia nhập TQLC tôi mới biết cái chỗ mở nút đó dùng để làm gì!”

        Đầu Tháng Hai, đoàn tàu vượt qua Kinh tuyến 180 độ -  đường múi giờ quốc tế phân chia ngày cũ và ngày mới. Những cựu binh như Mike báo cho tân binh biết là khi tiến qua đường múi giờ này, họ đã quay trở lại ngày trước. Mike làm đầu têu cho trò đùa khôi hài: Binh sĩ bị kéo ra khỏi giường, bị cạo trọc đâu, phải mặc vào những bộ quần áo kỳ quặc, bị bằt phải ăn một thứ “hôi thối” gì đấy, rồi bị xịt nước khi họ đang chạy lên xuống boong tàu. Các nạn nhân bị buộc phải quỳ xuống mà hôn đôi bàn chân trần của Neptune, vị thần của biển cả.

        Mike chỉ đạo những trò này, cười cợt không dứt. John Fredatovich kể lại: “Anh ấy lôi tôi ra khỏi giường trong khi tôi đang bị say sóng, nhưng rồi anh ấy không hành hạ tôi khi thấy tôi bị say sóng nặng. Nhưng tôi cũng thấy vui. Ai cũng cười. Và Mike là kẻ đầu têu.”

        Rodriguez nhớ lại là những binh sĩ trẻ tuổi khoái trò vui nhộn này. Những chú nhóc trong bộ quân phục ấy muốn làm giống như Mike; những chú nhóc chưa đủ tự tin đều muốn làm theo Mike.

-----------------
     1. Bãi biển đổ bộ được chia ra thành từng đoạn mang tên theo màu sắc: Trung đoàn 28 đổ bộ lên Bãi Lục, Trung đoàn 27 đố bộ lên Bãi Đỏ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 01:17:12 am »


        Đây là hành động có tính toán. Những chú nhóc ấy - nhiều người vẫn còn ngây thơ và không mảy may nghi ngại gì - như là những đứa em trai của Mike. Họ đều tỏ ra chân chất với ông. Cuộc huấn luyện gian khổ, những doanh trại san sát nhau, những giờ nghỉ phép xả trại, nhũng bàn bài phé, những cuộc tọa đàm để hoạch định phương án tác chiến - tất cả bây giờ đã qua đi. Mọi chỉ tiết đều đã được loan báo. Mike nhận rõ cốt lõi trong bản thể của những chú nhóc này. Họ sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình - đặc biệt là hy sinh cho nhau. Nhưng phần lớn bọn họ chưa biết điều này có nghĩa là gì. Mike là người dẫn dắt họ. Ông được họ tin cậy. Bây giờ ông đang nỗ lực hết mình để mang họ trở về quê nhà.

        Mike - người nhập cư ở Mỹ - là đại diện cho những nhà chỉ huy trẻ tuổi tài ba nhất trên vùng Thái Bình Dương. Mang quân hàm trung sĩ, ông không ra oai dựa trên quân hàm của mình đối với ai cả. Ông đã thấm nhuần lý tưởng đồng đẳng của lính Biệt kích: không có sự phân chia giữa các chiến binh, không có giai cấp.

        Mike ăn cùng với thuộc hạ của mình thay vì đến ăn ở nhà ăn hạ sĩ quan. Vài tuần trước chuyến đi đến Iwo Jima, Đại úy Dave Severance cố đề bạt quân hàm Trung sĩ nhất1 cho Mike. Mike từ chối ngay, nói: “Tôi đã hứa với lính của tôi là sẽ đi cùng họ.”

        Dù cho mọi trò hoạt náo có như thế nào thì tâm trí các chàng trai vẫn bị ám ảnh bởi một khía cạnh đáng sợ của trận đánh sắp đến. Có lý do để tin rằng trận Iwo Jima còn khốc liệt hơn những trận đánh trước đây. Có lý do để trông chờ quân Nhật sẽ chiến đấu kiên cường hơn trước.

        Trong con mắt của người Nhật, Iwo Jima tuyệt đối có giá trị hơn là Tarawa, Guam, Tinian, Saipan, và những đào khác. Đối với người Nhật, Iwo Jima thể hiện cái gì đấy căn cơ hơn: Đây là lãnh địa của Nhật Bản. Miền đất thiêng liêng. Theo truyền thống Thần đạo của Nhật, hòn đảo này là một phần do Núi Phú Sĩ sinh ra ở thời khai nguyên lịch sử. Nền hành chính sau này vẫn thể hiện truyền thống ấy: Iwo Jima là một phân của Tỉnh

        Tokyo, tuy cách Thủ đô Tokyo hơn 1000 km. Thị trưởng Tokyo cũng đảm trách cai quản hành chính địa bàn Iwo Jima. Vì thế, Iwo Jima là một phần của lãnh địa đế quốc vốn từ 4.000 năm nay chưa hề bị xâm phạm.

        Đại đội E và những đơn vị TQLC khác sẽ bị xem như là kẻ xâm lấn Nhật Bản.

        Chính cá nhân Hoàng đế Hirohito đã tỏ ra lo lẳng với viễn cảnh người nước ngoài xâm phạm đến nước Nhật ở Iwo Jima. Vào tháng 5/1944, ông đích thân bổ nhiệm một người tin cẩn -  Trung tướng Tadamichi Kuribayashi, Tư lệnh Đội phòng vệ hoàng cung - lĩnh nhiệm vụ bảo vệ danh dự của nước Nhật ở trên Đảo Iwo Jima.

        Tổ tiên của Kuribayashi thuộc giai cấp samurai, qua năm thế hệ đã phục vụ các Hoàng đế Nhật. Hirohito tin tưởng rằng, đây là người sẽ cứu cho Nhật Bản khỏi cơn nhục nhã.

        Kuribayashi có tầm vóc cao so với người Nhật, cao 1,74 m, người vạm vỡ, bụng tương đối thon. Ông đã kinh qua nhiều chức vụ, từ các trường võ bị của Nhật đến nhiệm vụ tại các đại sứ quán Nhật ở Canada và Hoa Kỳ cho đến các chức vụ chỉ huy ở Trung Hoa và Mãn Châu.

        Ông quen thuộc với nước Mỹ, nói tiếng Anh rất giỏi. Vào năm 1928, khi đang là đại úy ở tuổi 38 ông làm phó tùy viên quân sự ở Đại sứ quán Nhật Bản tại Hoa Kỳ, ông đã đi ngược xuôi khắp nước Mỹ, tìm hiểu về người Mỹ và cách sống của họ. Ông thấu hiểu và tôn trọng đối phương của mình.

        Giữa tháng 6/1944, vào đêm cuối trước khi đến Iwo Jima, ông được Hoàng đế Hirohito tiếp kiến riêng - một vinh dự hiếm hoi đối với người ngoài hoàng gia. Điều thiết yếu là đám quân hoang dã không chiếm được Iwo Jima.

        Nhà lãnh đạo cao nhất của Mỹ cũng chọn người làm Tư lệnh TQLC. Vì lẽ Tướng Smith đã cao tuổi, 62, lại thêm chứng bệnh tiểu đường, Tổng thống Roosevelt phải đích thân can thiệp để đua người chiến binh già này ra chỉ huy trận chiến trên bộ.

        Bây giờ, khi lướt sóng tiến đến Iwo Jima cùng với hạm đội, Smith là “Patton của Thái Bình Dương.” Tính tình ông nóng nảy, thường có ý kiến báng bổ và liên tục xúc phạm các cấp chỉ huy Hải quân2. Nhưng cũng giống như Patton, ông đã chiến thắng nhiều trận đánh. Cho đến đâu năm 1945, ông đã có một loạt chiến thắng trên hơn 1.600 km khiến cho ngay cả Tướng Patton cũng phải ghen tị.

--------------------
        1. Với quân hàm này, Mike sẽ là trung đội phó, phải rời Tiểu đội của ông mà đi cùng ban chỉ huy trung đội.

        2. Vào lúc diễn ra Trận Iwo Jima, TQLC còn ở dưới sự chỉ huy của Hải quân, sau này mới được nâng lên ngang hàng với ba binh chủng Hải, Lục và Không quân của Quân đội Hoa Kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 01:21:57 am »


        Không giống như những chiến binh khác của Quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến II, Smith và lính TQLC dưới quyền ông chua hề bại trận nào. Mỗi khi người lính TQLC đặt chân lên một hòn đảo trên Thái Bình Dương thì quân Mỹ giữ quyền kiểm soát luôn đảo ấy.

        Vì thế, Iwo Jima sẽ là bãi chiến trường giữa hai đại diện của Hoàng đế Nhật Bản và Tổng thống Hoa Kỳ. Smith sẽ cố đá cánh cửa chính mở vào nước Nhật; Kuribayashi sẽ cố quét Smith ra khỏi ngạch cửa thiêng liêng. Kuribayashi tôn trọng thành tích đáng tự hào của TQLC Mỹ trên vùng Thái Bình Dương. Nhưng ông quyết chí chôn vùi thành tích này dưới lớp cát đen sì của Iwo Jima.

        Vào ngày 11/2, hạm đội chở Sư đoàn 5 bắt tay với Sư đoàn 3 và Sư đoàn 4 ở Đào Saipan. Lấp đây chân trời là hơn 800 chiếc tàu, dừng lại lần cuối trước khi đi chặng hải hành cuối cùng dài hơn 1.100 km đến Iwo Jima.

        Mới tám tháng trước, TQLC đã đoạt lấy Đào Saipan từ tay quân Nhật. Bây giờ, những đường băng trắng lóng lánh đã thay thế những thi thể sình thôi nằm giữa các cánh đồng mía trên đảo này.

        Các chàng trai của Đại đội E ngắm nhìn những oanh tạc cơ Siêu pháo đài bay B-29 nặng nề chạy dọc những đường băng dài gần 5 km rồi từ từ cất cánh trên hành trình đi thả bom chính quốc Nhật. Họ không biết rằng, sẽ có những chiếc B-29 không trở về chỉ vì Iwo Jima. Chính bởi lý do này mà Mỹ đã quyết định mở trận đánh Iwo Jima.

        Vào mùa thu 1944. Hội đồng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ đã từ chối kế hoạch của Thống tướng MacArthur nhằm tấn công Nhật Bản từ Đài Loan và Trung Hoa. Thay vào đấy, họ ủng hộ kế hoạch của Thủy sư Đô đốc Nimitz nhằm tấn công trực diện Nhật Bản. Đánh bom phủ đầu những nhà máy công nghiệp quốc phòng và các thành phố của Nhật là một phần của kế hoạch này.

        Trở ngại lớn nhất đối với các phi công B-29 khi cất cánh từ Tinian và Saipan là mối nguy hiểm chết người từ Iwo Jima. Với hai đường băng và một đài radar, hòn đảo này nằm gần với điểm giữa Quần đảo Marianas và Nhật.

        Trên đường đến đất Nhật, khi các Pháo đài bay tiến gần Iwo Jima, đài radar trên đảo báo động cho các đơn vị phòng vệ trên đất liền để họ có hai tiếng đồng hồ chuẩn bị. Những Pháo đài bay nặng nề trên hành trình đi về hơn 4.000 km sẽ là miếng mồi ngon cho chiến đấu cơ nhanh nhẹn của Nhật cất cánh từ Iwo Jima.

        Sau khi đã vượt qua hỏa lực phòng không và chiến đấu cơ trên vùng trời Nhật, các chiếc B-29 thường bị hư hại, trên đường về một lần nữa phải đối mặt với chiến đấu cơ từ Iwo Jima. Đã có quá nhiều phi công và phi hành đoàn phải bỏ mình trên vùng nước chung quanh đảo này. Trung tướng Curtis LeMay, Tư lệnh Không đoàn 20 đã cảnh báo rằng, phi công dưới quyền ông không thể tiếp tục chịu thiệt hại như thế nữa.

        Không chỉ các oanh tạc cơ trên không trung làm mồi ngon cho Nhật. Sau cuộc chiến, Không lực Mỹ đã kết luận rằng số máy bay B-29 bị phá hủy trên mặt đất ở Tinian và Saipan còn nhiều hơn là số bị bẳn hạ trên không phận nước Nhật.

        Nhưng việc đánh đảo Iwo Jima không chỉ nhằm làm giảm thiệt hại. Nếu nằm trong tay Đồng minh, Iwo Jima sẽ có giá trị chiến lược: Các máy bay B-29 có thể đáp xuống đảo này để luân phiên thay đổi phi hành đoàn nhanh hơn, chuyển thương binh đi chữa trị nhanh hơn, và tiếp nhiên liệu cũng nhanh hơn. Và còn có những chiến đấu cơ P-51 cất cánh từ Iwo Jima bay hộ tống nhờ quãng đường đã được rút ngân.

        Do những lợi điểm vượt trội như thế, Mỹ thấy rằng cần phải đánh chiếm Iwo Jima cho dù phải trả giá đắt.

        Không lực Mỹ đang thi hành nhiệm vụ tàn phá Iwo Jima để hỗ trợ cho TQLC. Bẳt đầu từ ngày 8/12 và liên tục suốt 72 ngày, các oanh tạc cơ B-29 và B-24 đã đánh phá hòn đảo một cách không thương, tiếc, lập kỷ lục về mục tiêu bị đánh bom nặng nhất và đợt oanh tạc dài ngày nhất trên chiến trường Thái Bình Dương. Một phi công trên Đảo Saipan đã quá tự tin mà nói với Chuck Lindberg của Đại đội E: “Các bạn chỉ việc lo dọn dẹp thôi. Không ai sống sót được sau khi bọn tôi giội bom như thế.”

        Vài người hy vọng một cách lạc quan rằng, chiến dịch giội bom chua hề có tiền lệ như thế sẽ giúp cho việc chinh phục Iwo Jima hoàn tất trong vòng 2 đến 3 ngày. Nhưng trên chiếc soái hạm uss Eldorado, Tướng Smith không chia sẻ ý nghĩ lạc quan này. Ông đang nghiên cứu những không ảnh cho thấy mọi tấc đất của hòn đảo đều đã bị giội bom. “Không đoàn 7 đã thả 5.800 quả bom trong 2.700 phi xuất. Trên một dặm vuông (2,5 km2), một tấm không ảnh cho thấy có 5.000 hố bom. Thủy sư Đô đốc Nimitz nghĩ các phi công đang giội bom theo mức độ “đủ để nghiên nát mọi thứ trên hòn đảo.” Nhưng điều khó tin là sức mạnh phòng thủ của quân Nhật lại đang tăng lên. Khi chiến dịch oanh tạc bắt đâu, quân Nhật có 450 công sự phòng thủ quan trọng. Bây giờ đã có 750 công sự. Tướng Smith nhận xét: “Chúng tôi nghĩ các cuộc không kích sẽ xóa sạch bất kỳ hòn đảo nào khỏi bản đồ quân sự, san bằng tất cả công sự phòng thủ dù cho kiên cố thế nào chăng nữa, và tiêu diệt quân trú phòng. Nhưng những việc này đã không hề xảy ra. Giống như con đỉa càng khỏe thêm khi bị cẳt khúc, Iwo Jima đã lớn mạnh theo các cuộc không tập của ta.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:09:45 pm »


        Mấy tấm không ảnh khiến cho vị Tham mưu trưởng của Tướng Smith bị sốc. Sau này, ông viết: “Cuộc không tập kéo dài xuống Iwo Jima, diễn ra trong suốt 72 ngày, không tạo kết quả nào trong việc làm suy giảm các vị trí kiên cố của địch.”

        Các cuộc không tập được tiếng là những hoạt động làm suy yếu quân Nhật, nhưng thật ra Iwo Jima đang trở nên cứng cỏi thêm.

        Ngoài khơi Saipan, bây giờ cha tôi được biết rằng dù cho trận đánh có dữ dội thế nào chăng nữa, ông sẽ không phải tụt xuống trên tấm lưới dây thừng - việc mà ông rất kinh sợ. Mười đợt đổ bộ đầu tiên của lực lượng tấn công được chuyển qua tàu đổ bộ LST để đi chặng cuối đến Iwo Jima. Thay vì tụt xuống trên tấm lưới dây thừng như khi huấn luyện, Đại đội E sẽ bước xuống những khoang tăm tối của tàu đổ bộ LST và chui vào xe bánh xích lội nước LVT. Các xe LVT này sẽ hạ một cánh cửa nằm xuống làm chiếc cầu dốc cho người và cơ giới tiến lên bờ.

        Một cuộc diên tập cuối cùng được tổ chức, với Tinian làm mục tiêu. Các xe bánh xích lội nước LVT từ ngoài khơi chạy vào bờ biển và đến phút cuối sẽ quay ngang. Lần kế tiếp, khi các chàng trai cảm thấy chân mình chạm đất thì xem như họ đặt chân được lên Iwo Jima.

        Ngày 15/2, đoàn quân từ giã Saipan. Chuyến hải hành kéo dài bốn ngày qua hơn 1.100 km. Ngày D được định là 19/4.

        Thời tiết tốt suốt cuộc hành trình; phần lớn binh sĩ ngủ trên boong tàu đổ bộ LST. Bây giờ, khi thời điểm chiến trận đang đến gần, họ trở nên trầm lặng và nghiêm nghị hơn. Họ mài dao và lưỡi lê, lau đi lau lại khẩu súng trường. Những buổi lễ tôn giáo đều đông đủ người. Trong đêm, họ đứng bên lan can tàu im lặng nhìn ra mặt biển lấp lánh trong khi các con tàu LST rẽ sóng Thái Bình Dương.

        Hạm đội tiến đều đặn, với định mệnh của một sức mạnh lịch sử. Không gì có thể làm chậm tiến độ. Một binh sĩ bị mất thăng bằng trên boong tàu, rơi xuống nước và thấy mình chơ vơ giữa biển khơi. Tàu của anh không dừng lại. Không có chiếc tàu nào dừng lại. Anh hoảng hốt vẫy tay kêu cứu. Những con tàu vẫn lướt qua anh. Những đồng đội của anh kinh hoàng dõi theo hình bóng anh dần xa, rồi mất hẳn. Hạm đội không thể dừng lại chỉ vì một cá nhân. Hạm đội đã được lên lịch, và phải giữ đúng giờ.

        Nhưng đây không phải là cuộc tấn công bất ngờ. Vào ngày hạm đội rời khỏi Saipan. Tướng Kuribayashi ra lệnh binh sĩ dưới quyền túc trực tại các điểm phòng ngự của họ, còn ông thì chuyển vào công sự chỉ huy của mình. Ông viết: “Tôi cầu nguyện cho một trận đánh anh hùng.”

        Đối với Tướng Kuribayashi, “trận đánh anh hùng” có nghĩa là một trận đánh quyết tử, tất cả thuộc hạ của ông sẽ hy sinh.

        Quân đội Nhật Bản không trao tặng huy chương cho người sống sót; chỉ cái chết anh hùng mới được tưởng thưởng huy chương.

        Trong Thế chiến II, người lính Nhật được kỳ vọng hơn bất kỳ người lính nước nào khác. Họ phải chiến đấu dũng cảm mà không hy vọng gì sống sót. Tất cả lính Nhật trên Iwo Jima biết rằng, hòn đảo này sẽ là nơi họ gửi nắm xương tàn.

        Kuribayashi không mong mình sẽ thắng trong trận đánh này. Ông biết quân Mỹ sẽ phóng hỏa lực và các đơn vị hùng hậu tiến đánh ông. Và vào lúc này, ông cũng nhận ra rằng Hải quân Nhật sẽ không thể đến giải cứu ông vì đã suy yếu.

        Mục đích của ông là tiền đề cho chiến lược mà đối phương của Mỹ sau này áp dụng ở Việt Nam: bất quân Mỹ phải trả cái giá quá đắt về sinh mạng để hy vọng chính quyền Washington phải chùn bước mà không dám xâm lấn chính quốc Nhật Bản. Ông ra chỉ thị cho binh sĩ dưới quyền rằng nhiệm vụ của họ là “giết mười lính Mỹ trước khi anh ngã xuống”.

        Ông đã để lại những bức thư cuối cùng để được chuyển đến thân nhân của mình ở vùng nông thôn Kyushu. Ông viết cho bà vợ: “Đừng trông chờ anh trở về!”

        Binh sĩ Nhật đã gom góp tiền bạc của họ để gửi về kho bạc ở Tokyo. Đối với cấp chỉ huy, đời sống của họ chỉ đáng giá bằng một tấm bưu thiếp, nhưng có lẽ chính quyền Tokyo có thể sử dụng tiền của họ. Mọi người trên đảo đều biết rằng, mình không còn cần đến tiền bạc nữa.

        Tất cả những gì mà binh sĩ Nhật trông chờ là bắn chết càng nhiều lính đối phương càng tốt trước khi dâng mạng sống của mình cho Nhật Hoàng.

        Binh sĩ Nhật trên Đảo Iwo Jima là những người dày dạn chiến trận. Để đảm bảo sự phòng thủ vững chắc, quân đội Nhật đã điều Trung đoàn 145 Bộ binh thiện chiến từ Mãn Châu về.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:14:05 pm »


        Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, tư tưởng người lính Nhật đã được lấp đầy do bộ máy tuyên truyền nhồi nhét, ở trường sơ cấp, ở trường trung học và bây giờ là trong quân đội. Từ thời niên thiếu, họ đã được nhồi nhét rằng những anh hùng đích thực của Nhật Bản “luôn nhắc đến tên của Nhật Hoàng khi hy sinh”, chiến dịch tuyên truyền ở quê nhà luôn tô bóng cái chết vinh quang trên trận tuyến, nhưng những chiến binh dày dạn đều biết rằng lời cuối cùng mà một chàng trai thốt lên khi hấp hối trên trận địa là về một người nào khác, không phải về vị Hoàng đế. Hầu như tất cả chiến binh xuyên suốt dòng lịch sử đều thốt lên cùng một cách khi đang thều thào những hơi thở cuối cùng. Họ nói theo những ngôn ngữ riêng, nhưng ý nghĩa thì như nhau. Tiếng cuối cùng của người lính Nhật là: “Okasan”, của người lính Đức: “Mutter”, của người lính Anh-Mỹ: “Mother!” “Mom!” hoặc “Mommy”.1

        Dù cho trước khi chết người lính Mỹ và người lính Nhật phản ứng giống nhau, nhưng khi còn sống họ chiến đấu theo cách rất khác nhau. Trong chiến trận, quân Nhật sử dụng những chiến thuật tàn bạo hơn bất kỳ chiến binh nước nào khác trong Thế chiến II. Phương châm chiến đấu “không đầu hàng” có nghĩa là không thể lường trước họ sẽ hành động ra sao, vượt quá những cung cách thông thường của người lính phương Tây. Trong Trận Tarawa, chỉ có 17 lính Nhật đầu hàng, phần lớn trong tình trạng bất tỉnh, choáng váng hoặc đã quá kiệt sức; 5.000 lính Nhật còn lại chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Ira viết thư kể với cha mẹ: “Con thà chiến đấu với lính Quốc xã hơn là lính Nhật.” Nhiêu lính TQLC có cùng tâm trạng này.

        Nếu bị bao vây, lính Đức sẽ đầu hàng, nhưng lính Nhật vẫn tiếp tục chiến đấu. Nếu bị thương, lính Anh chấp nhận bị bắtlàm tù binh, còn lính Nhật chực chờ cơ hội để làm nổ tung chính mình và đối phương. Khi bị thương, lính TQLC trông chờ được cứu chữa, nhưng họ không thể cứu chữa một thương binh Nhật. Họ không thể làm gì khác hơn là kết liễu cuộc đời anh này.

        Binh sĩ Mỹ lo lẳng về cách thức quân Nhật đối xử với tù binh. Quân đội các nước đều phạm tội tàn ác với đối phương, nhưng đấy là những sự cố lẻ tẻ mà cấp chỉ huy cao hơn không dung túng. Nhưng chính quyền Nhật Bản ở Tokyo, kể cả Nhật Hoàng, lại dung túng một số hành động của binh sĩ Nhật trong cuộc chiến. Lề luật cho phép lính Nhật bắt đối phương làm nô lệ, tra tấn có hệ thống, thực hiện những cuộc thí nghiệm y khoa tàn bạo, ăn thịt người, và những hoạt động khác.

        Những chuyến tàu địa ngục chất đầy tù binh Đồng minh trong những khoang tối tăm và hôi thối, đưa họ đến Trung Hoa, Đại Hàn và Nhật Bản, rồi bắt họ làm việc như là nô lệ trong hầm mỏ, nhà máy và nông trại. Lính Đồng minh bị bắt làm nô lệ để xây “Đường tàu Tử thần” chạy qua Sông Kvvai với cái giá gần 200 mạng người cho mỗi kilomet đường sắt.

        Quân Nhật cũng có một đơn vị như Mật vụ của Đức Quốc xã: những đội tra tấn mà tiếng Nhật gọi là Kempei Tai. Một trong những cách hành hạ của họ là nhét một nảm cơm xuống cổ họng một tù binh rồi luồn vào miệng người này một vòi nước cho đến khi bụng anh ta căng đây, sau đó nhảy lên người anh ta một cách không thương xót.

        Đến năm 1945, lính TQLC đã được biết về những hoạt động tàn bạo của lính Nhật. Có một bức ảnh được truyền tay trong số binh sĩ Đồng minh ở Thái Bình Dương. Bức ảnh cho thấy một phi công Úc bị bất làm tù binh, bị bắt quỳ, bịt mắt, hai tay bị trói quặt sau lưng. Một sĩ quan Nhật đứng phía trên anh ta giơ cao cây gươm samurai dáng vẻ như chuẩn bị chặt đầu người tù binh Úc. Những người lính Nhật đứng phía sau, tươi cười nhìn quang cảnh.

        Khi cuộc chiến kết thúc, số liệu thống kê cho thấy mức độ tàn bạo mà lính Nhật đôi xử với tù binh. Có 1,1% tù binh Đồng minh chết trong tay quân Đức trên chiến trường Đông Âu, nhưng 37% tù binh Đồng minh chết trong tay quân Nhật.

        Bởi vì quân Nhật chiến đấu theo những lề luật khác nhau, TQLC cũng thay đổi vài lề luật của họ. Tôi nghĩ đến cha tôi, lúc ấy 21 tuổi đang ở trên tàu đổ bộ LST tiến đến Iwo Jima. Đối với mọi người ông là “đốc tờ” - quân y tá của Hải quân. Nhưng đồng nghiệp của ông trên chiến trường Châu Âu không thể nhận ra ông là lính quân y.

        Cha tôi ăn mặc giống như mọi lính TQLC khác. Nhưng nếu chiến đấu ở Châu Âu, ông hẳn đã mang một chữ thập đỏ trên chiếc mũ sắt và có hy vọng quân Đức sẽ không làm hại mình vì lính quân y không phải là binh sĩ chiến đấu. Nhưng vì quân Nhật không công nhận lề luật này, nên cha tôi không mang một dấu hiệu gì đặc biệt. Trên chiến trường châu Âu, đội ngũ quân y không mang vũ khí do tuân thủ Hiệp ước Geneva; quân Đức thường không cố ý bắn quân y của đối phương. Nhưng trên chiến trường Thái Bình Dương, cha tôi và những người khác trong bộ phận quân y được cấp súng lục 45 để tự vệ. Quân Nhật có chủ đích bắn hạ quân y Đồng minh để ngăn họ chăm sóc đồng đội bị thương.

------------------
        1. Tất cả các từ này đều có nghĩa: “Mẹ!” hoặc “Má!”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:15:10 pm »

   
        Tuy còn trẻ tuổi, song cha tôi là quân y tá bậc cao nhất của Đại đội E - được xem như quân y tá trưởng. Với cương vị này, thỉnh thoảng ông gọi những quân y tá khác đến họp để bàn bạc, thông báo tin tức, rà soát những quy trình. Nhưng dần dà không cần họp nữa: không có nhiều tin tức mới lạ, còn các quân y tá đều đã thông thạo nhiệm vụ của mình.

        Thế là cha tôi tìm cách tạo an bình cho chính ông: sâp xếp những vật dụng trong “Đơn vị 3”, và cứ làm đi làm lại việc này. Đơn vị 3 là chiếc túi lớn mà lính quân y mang vắt qua ngực, rất giống như chiếc túi đựng báo mà ngày trước cha tôi dùng để đi bỏ báo. Nhưng chiếc túi này không phải để cho cậu thiếu niên Jack Brackley mang về những tờ đô-la cho cha mẹ. Chiếc túi này là để cứu mạng sống con người. Nó chúa những vật dụng y tế: bông băng, kim tây, nhíp, bột sulfa, penicilline - vẫn còn mới1 và đắt đỏ - được cung cấp hạn chế. Khi còn là cậu bé đi bỏ báo, cha tôi hay ngồi bên hè đường sắp xếp những tờ báo vào một chiếc túi; bây giờ ông thường ngồi đâu đó trên boong tàu xếp đi xếp lại các vật dụng trong Đơn vị 3. Ông thuộc nằm lòng vị trí của mỗi món để khi nguy cấp trên trận địa ông có thể nhanh chóng lấy ra thứ mình cần.

        Có những ống morphine chứa khoảng 16 mg morphine dùng để tiêm cho thương binh đang đau đớn nhằm làm cho họ dịu cơn đau rồi cha tôi tiếp tục cứu chữa họ hoặc để giúp họ không vật vã khi đi vào cõi chết.

        Có những cuộn băng dày để nẹp vết thương, sẽ bị nhuộm đỏ do máu phun ra từ các động mạch trong khi quân y tá loay hoay với vết thương nặng do một cánh tay hoặc cẳng chân bị đứt lìa.

        Có những miếng băng lớn đính với những sợi dây để cột trên người thương binh. Khi người lính bị thương ở phần ngực, phổi bị thủng, cha tôi sẽ dùng loại băng này đáp lên vết thương, hy vọng chú nhóc có thể cầm cự cho đến khi được chuyển về bệnh xá.

        Có những chiếc kẹp cầm máu với hai đầu dẹp để đưa vào một vết thương và kẹp lại một động mạch bị đứt.

        Tôi có thể mường tượng ra hình ảnh của cha tôi, vào cuối ngày thu xếp xong xuôi Đơn vị 3 của mình. Có lẽ ông hy vọng nó sẽ mang đến may mắn cho ông, che chở ông, khi đeo nó ngang người ông sẽ được an toàn như khi đeo túi đựng báo ở quê nhà.

        Tuy ông có thể nghĩ rằng lính súng trường TQLC chịu nhiều hy sinh nhất, thực tế là số thương vong của ngành quân y lên đến 414 người ở Trận Saipan, trong khi ở Trận Tarawa chỉ là 1/8. Ở Iwo Jima, SỐ thương vong của quân y sẽ gấp đôi.

        Dù cho ông có nghĩ gì trên chiếc tàu đổ bộ LST, thì cũng không thể biết rằng ở Iwo Jima quân Nhật đã đặt ra lề luật đặc biệt về việc đối xử với lính quân y TQLC như ông. Họ đã được huấn luyện để nhận ra ông là mục tiêu đầu tiên. Mục đích là nếu họ giết một quân y tá thì sẽ có thêm thương binh TQLC không được chăm sóc mà chảy máu cho đến chết trên nền cát.

        Lính Nhật được chỉ thị là, tốt hơn, nên làm bị thương một quân y tá Mỹ. Vì lính TQLC trọng vọng và tìm cách bảo vệ lính quân y của họ, nếu một quân y tá ngã xuống sẽ có 3 đến 4 lính TQLC xông đến để cứu giúp, thế là có thêm mồi ngon.

        Và làm thế nào lính Nhật nhận ra quân y tá như cha tôi, đó là nhờ có Đơn vị 3.

        Huấn luyện viên Nhật chỉ vào quân y tá đang chạy trên chiến trường trong những bức ảnh do quân báo Nhật cung cấp, hô lớn: “Đơn vị 3! Đơn vị 3!”

        Bây giờ chỉ còn vài ngày là đến mục tiêu, có lẽ mối lo sợ lớn nhất của các chàng trai là về những điều họ chưa biết. Có bao nhiêu lính Nhật trên Iwo Jima? Liệu các đợt pháo kích và không tập sẽ loại ra được phần lớn quân Nhật không? Quân Nhật bố trí phòng thủ như thế nào?

        Quân báo Mỹ nắm trong tay nhiều tấm không ảnh của Iwo Jima, nhưng họ hiếm khi nhìn ra người lính Nhật nào. Vì lẽ hòn đảo thiếu nước ngọt, quân báo Mỹ kết luận chỉ có khoảng 13.000 lính Nhật. Họ đã sai lạc nhiều. Thực ra là có đến 22.000 quân Nhật.

        Vào mùa hè 1944, giới chỉ huy quân đội Nhật kết luận rằng họ không thể thằng trong cuộc chiến nhưng có thể buộc nước Mỹ đi đến bàn đàm phán hòa bình. Họ tin rằng, công luận nước Mỹ sẽ không chấp nhận một cuộc chiến kéo dài trên Thái Bình Dương với thương vong ngày càng cao. Vì thế, người Nhật chỉ thị tiến hành chiến tranh tiêu hao: tiếp tục chiến đấu để làm chậm bước tiến và gây thương vong nặng nề cho quân Mỹ. Chiến thuật này dựa trên hai sở trường của quân Nhật: khả năng trụ lại mà chống trả và khả năng chịu đựng được những cuộc không kích tàn khốc.

-----------------
       1. Thuốc trụ sinh penicillin được nhà vi trùng học người Anh Alexander Fleming tìm ra năm 1928, nhưng phải đợi đến cuối năm 1941 mới được sản xuất hàng loạt, nên vào thời điểm diễn ra Trận Iwo Jima vẫn còn tương đối mới mẻ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:17:39 pm »


        Vào tháng 8/1944, Bộ Tổng Tham mưu Nhật Bàn ban hành nhũng chỉ thị về việc “giao chiến chịu đựng” bằng cách trụ lại trong nhũng “vị trí Fukkaku”, là những vị trí phòng vệ ngầm nối với nhau như tổ ong. Người lính Nhật sẽ không phải xung phong đến đối phương như ngày xưa; Bây giờ họ nhận lệnh phải chiến đấu từ những địa đạo và hang núi được bố phòng vững chắc.

        Trong khi chờ hạm đội Mỹ tiến đến, Tướng Kuribayashi không những đã hấp thụ nhũng bài học từ trận đánh vừa qua trên vùng Thái Bình Dương, mà còn rút kinh nghiệm từ những sai lầm của Đức khi chống trả cuộc đổ bộ của Đông minh lên bờ biển Normandie chỉ mới bảy tháng trước.

        Normandie là thất bại nặng nề của Hitler, người đã ra lệnh xây “Bức tường Đại Tây dương” trong nhiều năm như là một chướng ngại vật mà không một lực lượng nào có thể thâm nhập từ mặt biển. Hàng chục nghìn binh sĩ trú đóng dọc phòng tuyến dài cả trăm kilomet đã tự tin rằng những lô cốt bê-tông cốt thép, chướng ngại vật trên bờ biển, hàng rào kẽm gai, và những khẩu đại pháo sẽ đẩy lùi bất kỳ đoàn quân nào. Nhưng lực lượng dưới quyền Thống tướng Eisenhower đã vượt qua bức tường này trong vòng 24 giờ.

        Riêng ở Iwo Jima, lực lượng phòng ngự đã biết chính xác quân Mỹ sẽ đổ bộ ở đâu. chỉ có không đến 4 km bờ biển trên toàn chu vi đảo là thích hợp cho việc đổ bộ. Cả đoàn quân Mỹ sẽ phải vượt lên khoảng hẹp này, dưới hỏa lực chết người từ Núi Suribachi.

        Kuribayashi đã lĩnh hội được bài học ở Normandie: dù hệ thống phòng ngự có kiên cố đến đâu vẫn không thể ngăn chặn vô thời hạn quân Mỹ trên bờ biển. Vì thế, dù cấp thừa hành của ông chống đối, ông vẫn nhất quyết ra lệnh tháo dỡ những công sự phòng thủ trên bờ biển và kéo các khẩu pháo lùi vào phía trong. Ông không muốn bỏ công sức thiết lập tuyến phòng thủ mà quân Mỹ có thể vượt qua trong vòng một ngày. Tướng Kuribayashi nhất quyết gây cho quân Mỹ thương vong càng nhiêu càng tốt trong thời gian càng dài càng tốt.

        Kuribayashi kết luận chiến thuật tiêu hao là tốt nhất đối với ông. Ông muốn củng cố những vị trí bên trong hòn đảo để tạo nên một trường bản giết, hy vọng sau khi bị thương vong cao quân Mỹ sẽ chùn bước và sẽ khiến cho chính quyền Mỹ không còn muốn xâm lấn chính quốc Nhật Bản nữa. Để đạt được mục đích này, ông ra lệnh cho các lực lượng dưới quyền nhường hẳn bờ biển cho quân Mỹ, và chuyển tất cả công sự phòng thủ xuống sâu dưới lòng đất.

        Kuribayashi đã quan sát kỹ lớp cát thô trên bờ biền và dự đoán quân sĩ và khí tài của Mỹ sẽ bị sa lầy ở đây, rồi binh sĩ của ông sẽ nã đạn về phía binh lính Mỹ đang xúm xít. Với làn đạn dày đặc đan chéo nhau như mưa xuống một bờ biển chật hẹp nhung nhúc những lính TQLC thì khó trượt một mục tiêu nào.

        Binh lính Mỹ nếu sống sót trên bờ biển sẽ chạy lên vùng đất đáng sợ, không một bóng người vì đối phương đều ở dưới địa đạo, không ai ló mặt lên. Đạn sẽ bay tua tủa từ những khe hở được ngụy trang; pháo sẽ bẳn vòng cung từ những giếng sâu dưới mặt đất. Kuribayashi chuẩn bị hệ thống phòng thủ để khiến cho mỗi bước tiến của TQLC là một bước của hỏa ngục.

        Kuribayashi xây lên một tòa pháo đài tài tình nhất trong lịch sử chiến tranh. Vào lúc ông hoàn tất, Iwo Jima trở thành hòn đảo được gia cố vững chãi nhất trong Thế chiến II. Ông đã biến Iwo Jima thành một tòa pháo đài khổng lồ.

        Những kỹ sư công binh tài giỏi nhất của Nhật được điều đến: chuyên gia đào hầm, kỹ sư hầm mỏ, những tiểu đoàn công binh thi công, những đơn vị xây pháo đài. Họ thiết lập những tiêu chí cho xương sống của cơ sở phòng thủ: một hệ thống những hang động nằm sâu dưới lòng đất được kết nối bằng mạng lưới địa đạo.

        Vào mùa thu 1944, toàn bộ 22.000 quân Nhật đều hoạt động dưới lòng đất. Có thêm hai tầng đường hầm, một phía trên và một phía dưới hệ thống địa đạo. Nhiều đường hầm đủ cao để người lính có thể chạy thẳng người. Tướng Kuribayashi sẽ điều động trận đánh từ trung tâm chỉ huy - một gian hầm được gia cố để chống bom nằm sâu 22 m dưới lòng đất.

        Binh sĩ trú phòng còn xây dựng 1.500 phòng ngầm, nhiều phòng được cấp điện và thông hơi. Phần lớn tường của các gian phòng được tô vữa. Phòng không có điện thì dùng đèn dầu và nến. Các phòng này nằm sâu 10 đến 15 m dưới lòng đất, được tiếp cận bằng hành lang và cầu thang. Có đủ diện tích để lưu trữ đạn dược, thức ăn và nước uống cùng nhũng hàng hậu cần khác. Mỗi phòng đều có nhiều lối ra vào để khi một lối bị lấp kín, binh sĩ Nhật vẫn có thể thoát đến những nơi khác.

        Những cơ sở khác cũng nằm sâu trong lòng đất: khu doanh trại, phòng họp, trung tâm thông tin, thậm chí những quân y viện với đây đủ trang thiết bị giải phẫu. Một quân y viện có sức chúa 400 thương binh với đây đủ giường bệnh được khoét sâu vào các bức tường đá.

        Các lô cốt vươn lên khỏi mặt đất, tường xung quanh được xây bằng bê-tông cốt thép dày 4 m và tường trần dày 2 m.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM