Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:49:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Truman ông là ai  (Đọc 12430 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 11:40:19 pm »

     
        Trong khi ấy, ông Eisenhower là chủ tịch đại học đường Columbia đã bế tỏa, không tiếp xúc với các chính khách cũng như phóng viên báo chí. Trong cố gắng tuyệt vọng cuối cùng, hai ngay trước khi phiên nhóm Đảng được triệu tập, thượng nghị sĩ tiểu bang Florida, Claude Pepper, điện cho tướng Eisenhower cho biết là tên ỏng sẽ được đưa ra trước đại hội dầu được cho phép hay không. Ông Eisenhower liền trả lời dứt khoát là từ chối. Phong trào ủng hộ ông Eisenhower tranh cử năm 1948 chấm dứt, tuy nhiên, phải nhìn nhận là có lúc phong trào này suýt thành sự thật đối với ông Truman,

        Tuy từ đầu tháng 6 ông Truman đã được nhiều đại diện cam kết ủng hộ, khiến ông có thể hội đủ số phiếu đề cử, dầu phe phiến loạn miền Nam chống đối mạnh mẽ đến đâu nữa, sự kiện này không có nghĩa là tư thế của ông có thể ngăn cản được cao trào rầm rộ tại đại hội Đảng ủng hộ một nhân vật được dân chúng yêu mến như tướng Eisenhower. Bởi vậy, hai ngày trước đại hội, sau khi tướng Eisenhower đích thân tuyên bố cương quyết từ chối, phe ủng hộ ông Truman mới dám tin chắc là ông Truman sẽ được đề cử.

        Vấn đề cấp thời của các chiến lược gia chính trị ở Bạch Cung là viện cớ chính đáng để Tổng thống mở cuộc kinh lý khắp nước. Khóa họp Quốc hội sắp bế mạc, nhiều dự luật quan trọng còn bỏ dở, Tổng thống sẽ cỏ hại nhiều hơn lợi nếu vắng mặt khỏi Hoa thịnh đốn vì những lý do tầm thường như tham dự dại hội cựu chiến binh hoặc khánh thành vài đập nước và kế hoạch khẩn hoang. Tình cờ, bộ trưởng Nội vụ kiêm nhân viên ban chiến lược chính trị Oscar Chapman, tìm ra giải pháp. Số là cuối tháng 4, Chapman nhận được điện thoại cùa một bạn cũ. Robert Gordon Sproul, chủ tịch đại học đường California, tại Berkeley. Bác sĩ Sproul hỏi Chapman xem có thể mời Tồng thống ban huấn từ tại lễ tốt nghiệp tại trường Berkeley trong tháng 6 hay không. Sau đó, Chapman gọi dây nói lại cho Sproul rằng Tổng thống có vẻ hài lòng. Và đó được dùng làm lý do công xuất của ông Truman.

        Dọc dường, Tổng thống sẽ đọc 5 diễn văn quan trọng tại Chicago, Omaha, Portland, đại học dường California ở ngoại ô Cựu kim sơn, và Los Angeles. Nhưng ngoài ra Tổng thống còn dừng lại hàng chục nơi khác, đứng trên sàn tầu dọc diễn văn, và tạt vào các thị trấn nhỏ một thời gian ngắn trên đường tới 5 địa điểm lớn. Chapman lên đường một tuần trước phái đoàn chính thức với nhiệm vụ tiếp xúc với các thủ lãnh Dân chủ địa phương, hầu tổ chức tiếp rước và vận động dân chúng. Nhiều phen ông phải thăm dò thận trọng giữa các hệ phái địa phương đối nghịch để tìm một thủ lãnh thân ông Truman hầu ủy thác sự sắp xếp. Nhiều thị trấn đã bị Chapman gạt ra khỏi lộ trình của Tổng thống vì không tìm ra phần tử trung thành. Một số ứng cử viên địa phương lại còn từ khước đề nghị của Chapman là trèo lên tầu ở ranh giới tiểu bang - cử chỉ từng được coi là biểu lộ sự trung thành - và ở cạnh Tổng thống một ngày trên tầu trong khi Tổng thống đọc diễn văn.

        Nhưng ngay từ trạm dừng đầu tiên, cuộc kinh lý của ông Truman có vẻ đã hứa hẹn thành công rực rỡ. Tổng thống, hoạt bát kèm theo những lời dí dỏm tuyệt vời, đã không ngớt công kích Quốc hội, các đảng viên Cộng hòa, và các đảng viên Dân chủ nằm nhà, và cũng vì «họ nằm nhà, năm ngoái không đi bầu, nên Quốc hội Cộng hòa được bầu ra, đáng là sự trừng phạt đối với họ.» Tại Oaiaha, ông xuống tầu, và đi bộ dẫn đầu cuộc diễn hành của các cựu chiến binh sư đoàn 35, giơ tay vẫy dân chúng hoan nghênh hai bên đường. Tại Grand Island, Nebraska, ông giơ cao cặp đinh thúc ngựa bằng vàng, mà một người tặng ông trong một cuộc tiếp đón dọc đường, và nói: «Khi đeo cặp đinh này, tôi sẽ thúc (con ngựa) Quốc hội vào thị trấn».

        Dần dà, Quốc hội trở thành đích công kích mạnh mẽ của ông Truman. Tại Spokane, ỏng nói: «Đồng bào đã có một Quốc hội đồi tệ nhất từ trước đến nay». Và nhiều lần, ổng nhắc nhở cử tọa tại sao ông có mặt tại địa phương : đó là để thổi tan «những điều xảo trá, và tin tức sai lầm» mà đối phương đã tung ra về ông. Ông nói : «Tôi đến đây để đồng bào có thể nhìn mặt tôi, và nghe tôi nói để rồi quyết định xem có nên tin một số lời đồn đại về Tổng thống của đồng bào hay không.» Quần chúng tập hợp đông đảo, thân mật, và ồn ào một cách thiện cảm. Ông Truman đáp lại bằng nụ cười tươi sáng, ấm áp, bằng những cử chỉ tự nhiên không mầu mè, và bằng giọng nói bình dân thông thường. Ồng Truman đã chứng tỏ là người của dân chúng Ông cũng chiến đấu như họ, chống lại giá cả đắt đỏ, Quốc hội ngoan cố và chủ nghĩa Cộng sân sô viết. Ông Truman không phải là con người giả dối, mà là người bình dân, thích hợp với đại chúng, tính tình mộc mạc, vì vậy dân chúng hoan hô ông nồng nhiệt. Họ thét lớn :«Harry, tống khứ họ đi ! Chửi tưới hạt sen đi !» Ông Truman đáp lại: «Nếu đồng bào còn bầu cho một Quổc hội đa số Cộng hòa nữa thì té ra họ xỏ mũi dễ dàng quá.» Dân chúng lại thích lối nói thân tình ấy.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2019, 10:13:57 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2019, 12:18:31 am »


        Đoàn tầu của Tổng thống tiến qua Oregon, xuống California giữa cảnh hoan hô nồng nhiệt. Tại Berkeley, chặng cuối cùng của cuộc du hành theo lộ trình quanh co ấy, đường phố đầy ngợp cờ xí và biểu ngữ. 50.000 người - gấp đôi số cử tọa thông thường trong các buổi lễ tốt nghiệp đã qua -  chen chút nhau trên sân vận động trường đại học đề nghe Tổng thống đọc một bài diễn văn lời lẽ cân nhắc thận trọng về chính sách đối ngoại. Cử tọa hoan hò khi ông dứt lời, và đa số báo chí toàn quốc đều ngợi khen ông ngày hôm sau. Bài diễn văn nghiêm trang hoàn toàn khác với lời ứng khẩu làm cười nôn ruột trong những ngày qua đã giúp cho công luận hiểu rõ con người ông Truman, vừa là cầm quyền ưu thời cũng vừa là nhà chính khách mẫn thể.

        Cảm tưởng này đã được biểu lộ rõ rệt hai ngày sau, khi ông đến Los Angeles giữa cuộc tiếp rước lớn lao nhất, náo nhiệt nhất, và kéo dài nhất trong suốt hành trình, với khoảng một triệu người đứng đặc vỉa hè dọc quãng đường dài 8 cây số, tung giấy mầu và phất cờ, trong khi phản lực cơ bay trên không phận giữa những hàng chữ bằng khói bề cao hàng cây số «Chào mừng ông Truman».

        Trong khi ấy, đảng Cộng hòa đã tiến tới giai đoạn của nỗ lực chọn lựa ứng cử viên. Ba nhân vật được để ý : thống đốc Nữu Ước Thomas E. Dewey, ứng cử viên của Đảng năm 1944, nhân vật khả ái trung thành với hệ phái Cộng hòa miền đông, nơi ông xuất xứ, thượng nghị sĩ Robert Taft, tiểu bang Ohio, nhân vật cổ súy chủ nghĩa Cộng hòa chính thống, không chịu nhượng bộ song rất khôn ngoan, và thống đốc Earl Warren, tiểu bang California, một người khôi ngô, trung thành với Tân sách đổi mới. Vì có nhiều nhân vật lăm le địa vị ứng cử viên của Đảng, thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau nên công luận hồi ấy cho rằng ai được Đảng Cộng hòa chọn làm ứng cử viên năm 1948 mặc nhiên sẽ trở thành Tống thống Hoa kỳ tương lai. Trong vòng 20 năm qua, chưa bao giờ viễn tuợng của ứng cử viên Cộng hòa lại hấp dẫn đến thế, và cũng chưa bao giờ cuộc chạy đua tuyển lựa lại ráo riết đến thế.

        Đại hội đảng Cộng hòa nhóm tại Philadelphia ngày thứ hai 2l-6, 2 ngày sau khi Quốc hội hoãn họp. Hai ngày đầu tiên trôi qua trong bầu không khí sôi nổi, với những phiên nhóm bí mật, thương thuyết, mặc cả, và vận động ngầm. Phe Dewey, với tổ chức bén nhọn và hoàn hảo đã nồi bật hơn các hệ phái khác, và đắc cử trong vòng bỏ phiếu thứ ba. Ngày hôm sau, đại hội vỗ tay chấp thuận Earl Warren làm ứng cử viên Phó Tổng thống.

        Danh sách Cộng hòa tỏ ra là nuột danh sách hùng hậu, có nhiều hy vọng toàn thắng.

        Đại hội Dân chủ khai mạc trong bầu không khí tuyệt vong song lại bế mạc trong niềm hăng say bội khởi, điểm màu hy vọng. Khi phiên họp mở đầu đúng ngọ, ngày thứ hai 12-7, tại phòng họp Philadelphia (đang còn la liệt cờ xí, biểu ngư của đại hội Cộng hòa ), trở ngại cuối cùng đối với ông Truman đã tan biến. Bằng thủ thuật áp dụng định luật của guồng máy chính trị, ông Truman đã nắm vững được số phiếu cần thiết. Song ông chỉ đạt được thắng lợi, chứ chưa đạt được thắng lợi hoàn toàn, bởi vì thắng lợi này khơi mào cho phong trào bất mãn phiến loạn, khiến ông có thể nếm mùi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử.

        Đúng lg45, sáng thứ năm, 15-7, ông Truman trang trọng trong bộ đồ trắng, vẻ mặt hoàn toàn tự tin, bước rảo lên diễn đàn để nhận sự đề cử. Theo Nữu ước Thời báo, bài diễn văn chấp nhận đề cử của ông đã làm đại hội sôi động. Bầu không khí nặng nề và chán chường bao trùm phòng họp, và cả sự mệt mỏi làm cháy bồ hôi của các đại biểu sau phiên nhóm dài lê thê đêm ấy, đã dần dần lắng dịu sau khi ông Truman cất tiếng sang sảng, truyền cảm can đảm và tin tưởng vào lòng đại hội. Ông không đọc bài diễn văn viết sẵn, mà là dựa vào những mẩu giấy ghi chép, thỉnh thoảng lại vung cánh tay một cách vụng về, tường trình thành tích của chính phủ trong khuôn khổ thần thánh hóa của Tân sách: tài lợi cho nông gia, thợ thuyền nghèo và kém vai vế. Ông tố cáo đảng viên Cộng hòa, đặc biệt là Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, là kẻ thù của tiến bộ, đã ngăn chặn nỗ lực tuyệt hảo của ông hầu phục vụ cho quảng đại quần chúng. Bài diễn văn đêm ấy làm đại hội Dân chủ hứng khởi, và tạo sinh lực cho cuộc vận động tranh cử của đảng Dân chủ mà trên thực tế ai cũng đoán là yểu mệnh.

        Phe ly khai miền Nam nhóm một ngày tại Birmingham sau khi đại hội Dân chủ bế mạc một ngày tại Philadelphia. Phiên họp diễn ra rầm rộ, với 6.000 người miền Nam phất cờ và hô khẩu hiệu. Tuy nhiên, người ta không thấy các chính khách hữu danh của 7 tiểu bang nòng cốt, ngoại trừ Alabama và Mississippi. Vì không có sự đua tranh nên đại hội đã đề cử hai nhân vật chủ xướng là thống đốc South Carolina, J. Strom Thurmond và thống đốc Mississippi, Fielding L. Wright.

        Tại Birmingham dường như không còn sự cuồng nhiệt ban đầu như hồi ở Jackson, tháng 5 nữa, song le ai cũng thấy rõ là miền Nam trung kiên sẽ ly khai, điều vô cùng quan trọng mà ông Truman chưa chuẩn bị để đối phó. Giác thư Clifford và toàn bộ chiến lược gia Bạch Cung đều đặt kế hoạch trên tinh thần trung thành vô điều kiện của 117 phiếu cử tri đoàn thuộc 7 tiểu bang của cựu Liên bang ly khai miền Nam. Ngày nay, sự trung thành ấy đã rạn nứt.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2019, 10:14:42 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2019, 11:05:12 pm »


CHƯƠNG IX

1948 — MÙA TRANH CỬ

        Ngôi sao Truman sáng chói !

        Sau khi tính toán chu đáo, ứng cử viên Cộng hòa Dewey đã chọn chiến lược tranh cử «đàn anh». Chiến dịch vận động của ông luôn luôn được mới mẻ, được tài trợ rồi rào, và được tổ chức với hiệu năng chu toàn, như máy tính điện tử. Riêng ứng cử viên Dewey, với tác phong chỉ huy trang trọng, lối phát biểu hoa mỹ, và giọng nói sang sảng, đã khiến cho những người ủng hộ ông tràn trề tin tưởng!

        Ứng cử viên Dân chủ Truman cũng tính toán chu đáo không kém, và đã chọn con đường đại chúng. Thái độ này rất cần thiết, vì không ai tin ông sẽ thắng, và nhiều người đã nói với ông như vậy. Đảng quỹ bị kiệt quệ, tổ chức đảng bị suy sụp, và mặc dầu là đương kim Tổng thống, ông chỉ có thế né tránh và đỡ đòn trong khi vận động tranh cử. Bởi vậy, ông cần đấu tranh thục mạng, với sự tàn nhẫn của người bị dồn vào mạt lộ, chỉ còn một con đường máu thoát thân, luôn luôn khích động óc tưởng tượng của công chúng. Kinh nghiệm vận động hồi tháng 6 được ông Truman áp dụng vào cuộc tranh cử trên toàn quốc. Theo qaan điểm của đa số cộng sự viên, thì cuộc kinh lý tháng 6 là một thắng lợi lớn lao, vì đã tạo hoàn cảnh cho ông Truman nổi bật, và có vẻ đã lôi cuốn được công chúng. Tuy nhiên đã có một vài thay đổi Tống thống nên tránh đọc diễn từ viết sẵn chừng nào hay chừng nấy, vì Tổng thống kém lưu loát, giọng đọc lại cứng nhắc, và thiếu hấp dẫn. Song ông lại thành công rực rỡ trong khi ứng khẩu. nhờ tinh tình khá ái và thành thật thiên bẩm. Cho nên, ngoại trừ các diễn văn quan trọng là được thảo sẵn, còn thì ứng khẩu, các cộng sự viên ghi trước trên giấy một số câu nói hoa mỹ hầu giúp Tống thống phát biểu hùng hồn. cẩn thận hơn nữa, họ CÒn soạn một « cẩm nang kinh lý », lược ghi danh tính nhân vật, lịch sử, chính giới, điều cấm kỵ và quyền lợi nổi bật ở địa phương, nơi mà Tổng thống sẽ dừng lại tiếp xúc, bất luận thời gian dài ngắn. Nhờ vậy, Tổng thống đã có thể làm dân chúng Iowa ra tận tàu đón tiếp được hài lòng bằng cách nhắc tới một xưởng lạp xường vừa hoạt động trong thị trấn. Hai thủ thuật - đọc diễn văn bình dị và đơn giản, và sự lưu ý chính xác và thân thiết tới sắc thái địa phương trong khi ứng khẩu - được áp dụng đã gây ảnh hưởng quan trọng tới kết quả của chiến dịch tranh cử ông.

        Ông Truman phát động chiến dịch bằng bài diễn văn ngày Lễ Lao động tại Detroit. Từ đó, mỗi khi mở màn tranh cử, các ứng cử viện Dân chủ đều tới Detroit. Trong suốt 8 tuần lễ, ông theo thời khóa biểu và chiến thuật vận động bất biến, như ở Detroit,

        Đoàn tầu đặc biệt gồm hơn 80 phóng viên và nhiếp ảnh viên, nhân viên Mật vụ và truyền tin, hơn 10 phụ tá và thơ ký Bạch Cung, Tổng thống và ái nữ Margaret (phu nhân bận tham dự một lễ rửa tội ở Denver), rời nhà ga Union Station, Hoa thịnh đốn, hồi 3g40, chiều chủ nhật, 5-9. Đoàn tàu gồm 16 toa, với toa ngủ và toa ăn, toa làm việc cho phóng viên loa truyền tin cho nhân viên truyền tin quân đội và hãng điện tín Western Union, và ở cuối là toa Ferdinand Magellan, loại Pullman được đặc biệt sửa sang cho Tổng thống công xuất dưới thời FDR. Toa Magellan gồm nhà bếp, phòng ăn riêng, hai phòng ngủ rộng, và phòng khách hợp với phòng làm việc. Một cái bục lớn ở cuối tầu, bên trên che cái lọng xọc dài, được trang bị dụng cụ khuếch âm được dùng làm nơi ứng cử viên Truman xuất hiện, nhiều lần phát biểu trước quần chúng mà hàng trăm ngàn người Mỹ đã quả quen thuộc trong vòng 2 tháng tới.

        Đại để thời khóa biểu hàng ngày như sau: Đoàn tầu dừng lại ở nhà ga Grand Rapids, Michigan, gần 7 giờ sáng thứ hai. Hàng ngàn dân chúng đứng đầy sân ga, hò la chào mừng. Các lãnh tụ địa phương và chính khách sở tại chen chúc nhau trong toa tầu của Tổng thống, bắt tay và uống cà phê, rồi lên xe hơi mui trần diễu hành tới công trường thị trấn. Tuy là giờ ăn sáng, Grand Rápids lại là thành phố theo khuynh hướng Cộng hòa, 25.000 người cũng tập hợp đông đảo tại công trường để nghe nhìn và hoan hô Tổng thống nồng nhiệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2019, 09:24:42 pm »


        Một giờ sau, con tàu lại chuyển bánh. Tại các cổng xe lửa và ga phụ, hàng đám dân chúng đã chờ sẵn để vẫy chào Tổng thống và Tổng thống vẫy chào lại. Nhiều lần, tầu đậu lại ít phút ở những nhà ga có mấy trăm đến vài ba ngàn người tập hợp, và Tổng thống tiến ra khán đài cuối tàu, và nói chuyện độ 4, 5 phút, và bắt tay hàng chục người chen chúc đến gần. Bản tính Tổng thống xuề xòa, khả ái, hay đùa dí dỏm và ngay cả khi nói tới sự tai hại nếu dân chúng lại bầu một tân Quốc hội Cộng hòa, hoặc một tân thống dốc Cộng hòa cho Michigan, ông cũng dùng giọng bỡn cợt, nửa đùa, nửa thật vô hại. Ở khắp nơi, dân chúng đêu phản ứng lại nồng hậu, đôi khi cuồng nhiệt, phụ họa với tiếng reo hò, và huýt còi tán tụng nữa.

        Đoàn công xa tới Detroit vào buổi trưa, giữa bầu không khí đại hội, với những ban nhạc trình tấu ngoài đường, cờ bay phất phới, và nhiều đám đông quần chúng hoan hô dọc đường phố. Detroit là thành phố lao động, hôm ấy là lễ lao động, Truman là ứng cử viên lao động, cho nên gần 200.000 công nhân và vợ con đã đứng đặc công trường Cadillac, nghênh đón Tổng thống ầm ỹ, theo truyền thống lao động. Họ đến để nghe và được nghe Tổng thống công kích kịch liệt đảng Cộng hòa. Từng đợt reo hò và pháo tay vang dậy khắp công trường, truyền vào máy thu thanh đặt trong phòng khách, sảnh đường nghiệp đoàn, tiệm rượu, và bãi cắm trại trên toàn nước Mỹ. Đó không phải chỉ là một diễn văn ngày lễ Lao động của Tổng thống. Mà là đòn giáo đầu trong chiến dịch vận động thục mạng, cần được thực hiện, và thực hiện hoàn hảo, tại Nữu ước, Pittsburgh, Dallas, Seattle, cũng như Detroit. Dưới nhãn quan của các chiến lược gia Dân chủ lo âu, cuộc vận động đã thu hoạch được kết quả.

        Ngày hôm sau, đảng Cộng hòa bắt tay vào việc thực hiện chiến lược lừng khừng và kiêu kỳ, chiến lược đã làm họ thiệt hại nặng nề trước ngày cuộc vận động kết thúc. Thống đốc Dewey không thèm ra mặt, và cử thống đốc Harold Stassen tới Detroit để «đáp lễ». Đảng Cộng hòa không hy vọng tập hợp được đông đảo quần chúng lao động như ngày hôm trước tại công trường Cadillac, và sự kiện theo đó cuộc nói chuyện thính phòng của cựu thống đốc Minnesota Sỉassen chỉ qui tụ được 3.000 người, phần lớn là doanh gia và nhân vật nghề nghiệp theo khuynh hướng Cộng hòa, đã hoàn toàn tương phản với nỗ lực Dân chủ về sinh khí tổ chức, điều mà mọi báo chí trên khắp nước đã ghi nhận.

        Tình trạng này cho thấy đảng Cộng hòa chủ tâm thay đối chiến lược và nhịp độ hành động. Trong chiến dịch 1944 chống FDR, ông Dewey đã áp dụng chiến thuật công kích quyết liệt của biện lý trước tòa. Vận động để được đảng Cộng hòa chọn làm ứng cử viên năm 1948, ông đã không ngớt lời đả kích và lăng mạ chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Truman. Song trong cuộc tranh cử này, ông lại cố tình không để ý tới ông Truman, và tập trung nỗ lực vào việc minh định những vấn đề lớn, hầu chứng tỏ tài lãnh đạo quốc gia của mình, và tạo bầu không khí hòa hợp trong hàng ngũ Cộng hòa.

        Do dó, đối tượng vận động chính yếu của đảng Cộng hòa là bênh vực quyền lợi trí thức và kinh tế của vùng thị trấn đông-bắc. Đến khi các chiến lược gia Cộng hòa đánh hơi thấy quân chúng bình dân phía nam giải núi Appalachians nghiêng về ông Truman, muốn chuyển hướng song đã muộn.

        Ông Truman mở đầu cuộc vận động xuyên lục thứ nhất cả thảy, ông đi từ đông sang tây hai lần -  với sự hiện diện đáng nhớ tại Cuộc Thi Cày Toàn quốc, ở ngoại ô Dexter, Iowa, giữa nắng trưa, thứ bảy 18-9. Đó là một ngày đáng nhớ vì ông đã dùng một thủ thuật để tranh thủ phiếu bầu của miền nông nghiệp trung tây : kết tội Quốc hội thứ 80 đã không cho phép chính quyền cũng cấp kho chứa đầy đủ cho bắp và lúa mi năm ấy được mùa.

        Mãi đến khi ông Truman sắp đọc bài diễn văn vận động qnan trọng đầu tiên trong khu vực nông nghiệp, dường như các chiến lược gia Dân chủ mới khám phá ra khuyết điểm này. Ngày 17-9, đoàn tùy tùng của Tổng thống sửa soạn rời Hoa thịnh đốn, Matt Connellv trao cho Clifford một mảnh giấy viết như sau : «Charlie Brannan (tân bộ trưởng Canh nông) đề nghị là ở mỗi trạm dừng dọc miền tây, chúng ta nên khai thác đề tài Quốc hội bớt lực trong việc cung cấp kho chứa ngũ cốc, hầu lôi kéo nông gia.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2019, 10:33:29 pm »


        Những giòng chữ ngắn ngủi này gói ghém một mưu mô khôn ngoan. 75.000 nông gia (cùng vợ con), nhà ngân hàng, nha cầm đồ, nhà bán thiết bị, và nhà mua nông phẩm đứng dưới nắng chang chang, bụi ngập đến mắt cá châu, trong khi Tổng thống Truman trèo lên bục gỗ giữa cánh đồng cỏ thuộc ngoại ô Dexter, mấy phút sau ngọ thứ bẩy ấy. Ông nhắc nhở cử tọa rằng ông xuất thân là nông gia tay chân lắm bụi ở Missouri, và ông đã biết cày luống đất thẳng tắp, với đôi lừa, như mọi nông gia khác. Giọng khôi hài, ông nòi là họ làm ăn khá giả dưới chính phủ Dân chủ, bằng chứng là khi ấy có 50 phi cơ tư nhân đậu trên trường bay kế cận đã chở nhiều nông gia tới dự cuộc thi cầy ruộng hôm ấy. Rồi ông đi vào vấn dề :

        «Quốc hội Cộng hòa hiện hữu đã đâm mũi dao sau lưng nông gia. Họ đã cố gắng hết mình đẻ ngăn cản các biện pháp ủng hộ giá cả được áp dụng.

        Khi Quốc hội Cộng hòa soạn lại qui chế Tổ hợp Tín dụng Hàng hóa năm nay) tại hành lang Quốc hội đã có một số người áp phe chính trị đại diện cho giới đầu cơ thương mãi mễ cốc. Các phần tử vận động ngầm cho đại doanh thương và bọn đầu cơ này đã thuyết phục Quốc hội từ chối cung cấp kho chứa cho nông gia, các bạn. Họ đã trói tay chân của chính quyền. Họ ngăn can chúng tôi thiết lập kho chứa mà các bạn cần tới hầu chờ nới giá mới bán. Và khi các bạn phải bán ngũ cốc dưới giá nâng đỡ của chính phủ, bởi vì thiếu kho chứa, các bạn nén cảm ơn Quốc hội Cộng hòa đương kim»

        Đám đông nhễ nhại bồ hôi tại Dexter không ầm ỹ phản đổi Quốc hội, bởi vì Dexter là pháo đài của đảng Cộng hòa, và nhiều nông gia hiện diện lại tưởng là Tổng thống Dân chủ chỉ đả kích bọn áp- pbe và đầu cơ vô danh lũng đoạn Quốc hội. Tuy vậy, quần chúng vẫn tỏ ra hữu nghị, và khả ái, và -  may mắn thay - đã nhìn nhận là ông Truman nói đúng về vấn đề kho chứa. Tình trạng thiếu kho chứa đã làm nhiều nông gia thiệt thòi, và trong những tuần lễ sắp tới, còn thiệt thòi hơn nữa. Mới tuần trước, Harold Stassen, thay mặt thống đốc Dewey, đã dèm pha rằng chính sách nâng đỡ giá cả nông sản gây ra tình trạng lương thực đắt đỏ. Phải chăng như ông Trumam đã trình bầy, chính đảng Cộng hòa đã ngầm phá toàn hộ chính sách nâng đỡ giá cả nông sản ? Nhiều người đã tin như vậy.

        Chiến dịch «đầu độc» của ông Truman đã được tiến hành hoàn hảo. Hôm ấy, quần chúng bắt đầu hoài nghi chính sách nông nghiệp của đảng Cộng hòa, và trong những ngày kế tiếp làn sóng ngờ vực lan tràn như bệnh truyền nhiễm khắp vùng nông nghiệp. Buổi tối, đoàn tàu chạy qua Iowa, hàng chục phóng viên trong tòa báo chí viết bài về tòa soạn đã tường thuật rằng ứng cử viên Dân chủ Truman có vẻ đã tranh thu được cảm tình trong bài diễn văn nông nghiệp thứ nhất của chiến dịch. Từ ngày 18-9 ở Dexter đến tháng 11, nông gia Mỹ còn được nghe ông Truman nói nhiều về vấn đề thiếu kho chứa mễ cốc.

        Chiến dịch vận động của ông Truman gồm hai chuyến đi xuyên lục quan trọng bằng xe hỏa, mỗi chuyến 10 ngày, một chuyến lên miền đông bắc, và nhiều chuyến đi không quan trọng, kéo dài một; hai ngày, tới các vùng trong nước. Trong vòng 8 tuần, ông Truman dự định đi 51.000 cs, đọc hơn 250 diễn văn, đích thân tiếp xúc với khoảng 6 triệu người, con số kỷ lục hồi ấy về tranh cử cá nhân.

        Đối với hầu hết có lẽ ngoại trừ ứng cử viên Truman, thì chiến dịch này là một cực hình làm xương thịt mỏi mệt, nhức nhối. Dường như ông Truman không hề chùn gân trong những tuần lễ vất vả ấy của mùa thu 1948. Nửa đêm, sau 18 giờ đồng hồ vận động qua hơn chục trạm dừng, ông vẫn tỉnh như sáo sậu. Bằng giọng bằng phẳng, mộc mạc của người dân Missouri ông nói trước công chúng những điều ông cảm nghĩ, và ông đã nói đúng. Vì ông nói đúng nên dân chúng đã hò reo hoan hô.

        Trong khi phát biểu, ông thường nhắc sơ tới một chương trình xây đập nước hoặc công trường thủy lâm, hoặc một công cuộc công ích mà chính phủ liên bang thực hiện tại địa phương, và ông cũng không quên đề cập tới vai trò phục vụ của đảng Dân chủ trong những thành quả ấy. Rồi, đổi giọng phẫn nộ, ông nói« Phe Cộng hòa ở Hoa thịnh đốn có thói quen kỳ lạ là bưng tai trước tiếng nói của nhân dân».

        «Nói với đồng bào hôm nay về đảng Cộng hòa, thật ra tôi muốn nói tới đảng (và ông nói châm lại để nhấn mạnh) đã mang lại cho chúng ta Quốc hội vô tích sự thứ 80.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2019, 11:19:39 pm »


        Đả kích Quốc hội là khẩu thuật vô thưởng, vô phạt, thời nào cũng thực hiện được. Cho nên khi Ông Truman đả kích Quốc hội, thì quần chúng hướng ứng nồng nhiệt. Mỗi khi dứt lời, ông thường nói : «Giờ đây, tôi mời đồng bào gặp ông xếp của tôi.» Quay lại một cách hãnh diện, ông tiến tới cửa toa, và cầm tay bà Truman dẫn lại. Mập mạp, với dáng điệu hiền từ của bà mẹ, phu nhân thường đáp lại tràng pháo tay bằng nụ cười và cái vẫy tay. Và Tổng thống lại nói : « Đây là xếp của nhà tôi» để giới thiệu ái nữ Margaret, trẻ măng, tươi tỉnh, trên tay thường ôm bó hoa hồng, tiến lên bục.

        Trong 4 hoặc 5 tuần lễ vận động dầu tiên, Dewey và các cộng sư viên đã có thái độ khinh miệt, hầu như ông Truman không có. Họ không lưu tâm đến lời chỉ trích, thách đố của ông Truman, và chỉ đề cập tới những nét đại cương một cách ôn hòa. Cuối tháng 9, đoàn tầu Victory của Dewey chạy qua California, từ toa báo chí, Leo Egan đã viết trên Nữu ước Thời bảo như sau :

        «Thống đốc (ứng cử viên) Dewey có thái độ của người đã đắc cử, đang chờ nhậm chức. Các bài diễn văn và lề lối vận động của ông ngụ ý rằng ông coi cuộc bầu cử chỉ là một thủ tục tầm thường để xác nhận lại một quyết nghị đã có. Chủ đề cơ bản của ông Dewey trong cuộc vận động là chỉ có một Tổng thống Cộng hòa và một Quốc hội Cộng hòa mới có thể mang lại sự nhất trí cần thiết cho quốc gia hầu đảm bảo hòa bình trên the giới rối loạn. Ông Dewey nhắc tới nhưng không khai thác sự phần chia hệ phái trong đảng Dân chủ. Thống dốc Dewey cố ý tránh tranh luận kịch liệt với ứng cử viên Dân chủ, đương kim Tổng thống.»

        Tổ chức vận động của ông Dewey hoạt động một cách đắc lực kinh khủng như cái máy tính điện tử, song lại - và có lẽ đó là nguyên nhân thất bại -  thiếu sắc thái nhân bản, như sự lầm lẫn, ngạc nhiên và sự cuồng nhiệt của dân chúng. Thời khóa biểu được triệt để tôn trọng, mỗi khi đoàn tàu dừng lại, bên dưới đã có đủ xe hơi chờ sẵn đề đưa mọi người vào thị trấn, phóng viên luôn luôn được phát diễn văn trước khi đọc, còn ứng cử viên thì luôn luôn được hàng rào thuộc viên bảo vệ để khỏi chạm trán những kẻ chất vấn, gây sự ngang ngược.

        Ngược lại, đoàn tháp tùng ông Truman luôn luôn sống trong bầu không khi thấp thỏm, đến nơi thường chậm, rồi từ giã bất thần, mọi kế hoạch được đảo lộn trong một đêm, nhiều khi không có kế hoạch cho 6 giờ sắp tới nữa. Các bài diễn văn rất cần thiết cho báo chí đăng tải vì lẽ thỉnh thoảng mới có phương tiện xử dụng vô tuyến truyền thanh và truyền hình, vậy mà thường lệ ký giả phải chờ đến khi ông Truman lên diễn đàn mới xin được nguyên bài). Vì một lý do không thể giải thích nổi, một bài diễn văn quan hệ về bảo vệ đất đai lại được đọc lầm trước một cử tọa công nhân kỹ nghệ.

        Trong khi phái đoàn Dewey sống trên chín từng mây hửng khởi thì chiến tuyến Truman lại ngụp lặn dưới vũng lầy tuyệt vọng. Tháp tùng Tổng thống trên khắp nước, các cộng sự viên Dân chủ có cảm nghĩ rằng họ tham gia cuộc vận động là vì họ trung thành với ông Truman, chứ không mong thắng, vả lại tinh thần ông Truman, phát lộ bằng nhỡn tuyến, đã tỏ ra không bao giờ chùn mỏi. Tuy nhiên, ngày tháng dần qua, tháng II sắp tới, tinh thần các cộng sự viên trên đoàn tầu tranh cử Truman bắt đầu vùng dậy. Sự biến đổi này rất tế nhị và thú vị. Không ai thấy rõ 1ý do, nhưng ít ra đã thấy là cuộc vận động sôi động và huyên náo trên tầu bắt đầu đơm bông, kết trái, quần chửng mỗi ngày một đông đảo, thân ái và ồn ào hơn trước.

        Đó là một thế cờ đảo ngược lớn lao nhất về chính trị trong lịch sử. Clark Clifford bồi tưởng như sau : «Chúng tôi cảm thấy điều này, tuy nhiên, chúng tôi không dám tin là sự thật.»

        Cuộc bầu cử 1948 là cuộc bầu cử Tổng thống sát nút nhất, kể từ 1916. Truman chỉ hơn Dewey 2.148.125 phiếu. Ông thắng Dewey vì hơn phiếu, chứ không phải vì dành được đa số. Tỉ lệ phiếu của ông Truman là 49,5 %, ông Dewey, 45,1 %. ông Thurmond đã phỗng tay trên ông Truman 4 tiểu bang miền Nam, một thời được coi là trung kiên với đảng Dân chủ, South Carolina, Alabama, Mississippi và Louisiana, còn Wallace thì lấy mất Nữu ước (tổng số phiếu của đảng Cấp tiễn gần gấp đôi số phiếu của Dewey), và có lẽ cả New Jersey.

        Tại sao thể cờ lại bị lật ngược ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2019, 10:53:23 pm »


        Có nhiều nguyên nhân, song theo quan điểm của tác giả, nguyên nhân quyết định là như sau : trong giác thư 1947 của Clifford và ủy ban chiến lược chính trị, một chiến lược vận động cơ bản đa được đề ra, thích ứng với nhu cầu và khả năng ông Truman, và ông đã áp dụng toàn vẹn. Theo chiến lược này, ông Truman là người bị dồn vào mạt lộ, thua cũng chẳng sao mà thắng thì rất vẻ vang, luôn luôn phải nắm lấy sáng kiến, và đẩy mạnh sáng kiến với nhiều phương tiện, bất chấp khó khăn, nguy hiểm. Ông tranh cử dưới ngọn cờ Tân sách, với những mục tiêu quen thuộc, và được minh định, giác thư Clifford đã miêu tả những trở ngại mà ông sẽ gặp, một cách sống sượng và thực tiễn. Chiến lược này đòi hỏi sự can đảm và kiên trì, và ông Truman đã can đảm và kiên trì tuyệt đối, Trên căn bản, ông không lạc ra ngoài địa bàn của chiến lược cơ bản trong thời gian vận động. Kết quả là ông đã biết trước việc ông sẽ làm và phải làm.

        Ba khối cử trì đã mang lại thắng lợi cho ông : lao động, người da mầu (và một số thiểu số khác) và nông gia. Các cuộc kiểm phiếu cho thấy ông đắc thắng tại 13 thị trấn kỹ nghệ lớn nhất, nơi mà công nhân và người da đen có lá phiếu quyết định, và tại một số thị trấn này, ông còn nhiều phiếu hơn cả FDR năm 1944 nữa.

        Lý do khác nữa khiến ông thắng cử : ấy là sự tương phản về kỹ thuật vận động, và phương pháp kêu gọi cử tri. Chiến dịch tranh cử Truman nhuộm vẻ tích cực, quyết liệt, nhằm thẳng vào quyền lợi cơ bản của cử tri. Ngược lại, cuộc vận động của Dewey cũng như tư cách vận động của ông, đã mang tính chất khô khan. Ông tránh tranh luận trực tiếp với đối thủ Dân chủ. Khi đề cập tới những vấn đề trọng đại, ông ít khi đào sâu vào chi tiết hoặc đưa ra những lý luận hùng hồn. Trên bình diện trí thức, cuộc vận động của ông Dewey cao hơn cuộc vận động của ông Truman một bực. Ông Dewey theo lệ lối tranh cử thượng lưu và đoan trang, và cũng vì vậy nên đượm mầu kiêu căng,

        Thái độ của ông Truman đối với việc Nga sô phong tỏa Bá linh cũng là một yếu tố quan trọng. Cuộc phong tỏa diễn ra giữa mùa hạ, tạo một bầu không khí lo âu trên nền hòa bình mong manh ở Âu châu. Thoạt đầu, biện pháp lập cầu không vận của ông Truman có vẻ - mà sự thật là thế - chỉ là một hành động tuyệt vọng. Nhưng sau nhiều tuần lễ, hàng ngàn tấn tiếp liệu được chở hàng ngày tới Bá linh, công luận bắt đầu nhận thấy cầu không vận là một hành động thách đố, đập tan mưu mô bịp bợm sô viết. Quốc gia Mỹ cảm thấy kiêu hãnh, và ông Truman là người duy nhất được thụ hưởng sự thay đổi tính tình ấy. Trong khi các vấn đề chính sách đối ngoại không được khai thác một cách sôi đọng trong cuộc vận động, bời vì ông Dewey cố tình bỏ quên, thắng lợi lớn lao của biện pháp không vận Bá lính đã gia tăng mạnh mẽ tư thế lãnh đạo của ông Truman.

        Đắc cử năm 1948, ông Truman đã đích thân đồ bồ hôi để thành Tổng thống, không nhờ vả ai. Sự đắc cử đã giúp ông xóa bỏ được lời đàm tiếu cho ông là con người của «lò Pendergast, hoặc nương bóng FDR. Đồng thời với sự đắc cử, ông đã tranh thủ được sự lãnhđạo tuyệt đối, không ai dòm ngó như xưa được nữa. Tờ Mặt trời Nữu ước, it khi dùng lời lẽ khả ải đối với ông Truman, đã bình luận một ngày sau cuộc bầu cử như sau : « Điều ông cần làm là nhắc mũ, thán phục ứng cử viên bị đánh bại mà không chịu nhân là bị đánh bại. Những ngày sắp tới sẽ giúp chúng ta giải thích dài dòng và cặn kẽ sự việc xảy ra. Đối với tòa soạn Mặt trời thì chẳng có gì là bí mật lớn lao: ông Truman thắng cử vì Mỹ quốc vẫn là nơi yêu mến những kẻ đấu tranh, nơi mà sự đồng cảm tinh thần vẫu còn được kính nể.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2019, 08:34:31 pm »


CHƯƠNG X

PHƯƠNG HƯỚNG MỚI VỀ ĐỐI NGOẠI

        «Chúng ta đang sống trong cơn nguy khốn»

        «Hiểm họa và khủng hoảng xảy ra, không phải vì chúng ta thiếu chính sách đúng, hoặc đường hướng đúng, mà do thực chất tình thế chúng ta phải đương đầu. Sỡ dĩ chúng ta nghĩ rằng có thể tìm ra chính sách đúng hoặc hành động đúng để loại bỏ hiểm họa và khủng hoảng, và văn hồi thanh bình là vì chúng ta đã mặc nhiên nhìn nhận là chỉ cần biết cách là chúng ta có thể nằm vững tình thể hiện hữu.

        «Chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy khốn, bởi vì có những quyết định do một cường quốc khác ở ngoài vòng kiểm soát của cá nhân hay toàn thể chúng ta. Không có công thức nào trừ khử được những hiểm họa này. Bằng hành động cụ thể trong lai mà chóng ta chưa nhìn thấy, chúng ta sẽ ảnh hưởng tới những quyết định gây ra hiểm họa. Nhiệm vụ này đòi hỏi tinh thần kiên trì và y chí minh bạch. Hiện nay chúng ta hoạt động không đến nỗi kém cỏi. »

        Dean G. Achesont diễn văn đọc trước Luật sư đoàn  Michigan ngày 30-9-1948.

        Từ mùa hạ 1945 đến mùa hạ 1950, trong 5 năm ngắn ngủi nhưng đầy nguy hiểm, cơ chế chính trị thế giới được ổn định, song lại nằm trên cán cân, không phải cán cân quyền lực mà là cán cân khủng bố. Tình trạng này là lối thoát hiển nhiên độc nhất, nếu thế giới muốn tránh đại chiến thứ ba hoặc không muốn bị đặt dưới sự thống trị của Nga sô cộng sản và chế độ cộng sản độc tài. Thay thế hòa bình bằng chiến tranh lạnh là giải pháp không đáp ứng với nguyện vọng của nhân loại, song thà chiến tranh lạnh còn hơn chiến tranh nóng hoặc đầu hàng. Võ khí cơ bản của chiến tranh lạnh mang tính chất kinh tế và chính trị, còn chiến thuật thì được qui định trong khuôn khổ chiến lược chính sách đối ngoại. Muốn có được chính sách đối ngoại khả dĩ đương đầu với những đòi hỏi mới phải phát huy sự táo bạo và óc sáng kiến trên trường bang giao quốc tế - mà từ trước đến nay Hoa kỳ chưa từng trải qua - đồng thời chối bỏ nhiều khái niệm về chính sách cô lập và tự mãn mà Hoa kỳ coi là thiêng liêng từ ngày chính thể cộng hòa khai sinh. Nền móng của tân chính sách này do TT Truman đề ra, và được tiếp tục duy trì nguyên vẹn từ bấy đến nay. TT Truman đã đưa Hoa kỳ vào một vai trò hoàn toàn mới mẻ trong các vấn đề thể giới.

        Cầm chân Cộng sản

        Thông điệp thứ nhất về tình hình Liên bang của TT Truman ngày 21-1-48 đã minh định chính sách đối ngoại hậu chiến Mỹ quốc bằng lời lẽ vô cùng sống động và tin tưởng, Ông nói với Quốc hội như sau :

        « Mục tiêu vĩ đại và nổi bật của chính sách đối ngoại Hoa kỳ là kiến tạo và bảo tòn hòa bình công chính. Giữa một thời kỳ mà nhưng thay đổi lớn lao xảy ra chớp

        nhoáng trên khắp thế giới, chúng ta thường khó biết được phương pháp tuyệt hảo để phục vụ mục tiêu trọng tâm ấy.

        « Mặc dầu khó khăn thật sự này, chúng ta vẫn tìm ra một số nguyên lý mà Hoa kỳ tôn trọng và tiếp tục tôn trọng. Nguyên lý thứ nhất là một nền hòa bình vĩnh cửu đòi sự hiểu biết và hợp tác tích cực giữa các đại cường. Nguyên lý thứ hai là ngay cả hậu thuẫn của các quốc gia hùng mạnh nhất cũng không thể đảm bảo hòa bình trừ phi hậu thuẫn này được thấm nhuần tư tưởng bình đẳng đối với mọi quốc gia »

        Và, bằng giọng báo nguy, ông tiếp :

        «Không phải lúc nào chúng ta cũng toàn thắng. Có nhiều trường hợp làm nỗ lực tiến tới mục tiêu bị trì chậm, tuy nhiên, chúng ta sẽ không hoàn toàn chấp nhận những hành động di ngược với lý tưởng trên... Khi gặp khó khăn, Hoa kỳ sẽ không đề nghị loại bỏ khó khăn bằng cách hy sinh lý tưởng hoặc quyền lợi sổng còn của mình. »

        Ngày 9-2-46, Joseph Staline lên tiếng trước một cuộc mét-tinh khổng lồ của các viên chức cộng đảng tại Mạc tư khoa, giáo đầu cho cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức tại Nga sô sau 8 năm. Đây không phải là diễn văn tranh cử - vì ở Nga sô không có tranh cử chính trị - mà là tuyên ngôn có tính cách lịch sử, định nghĩa mục tiêu và chiến lược cộng sản trong thế giới hậu chiến.

        "Theo Staline, thì không thể có sự hợp tác lâu dài giữa thế giới Cộng sản trẻ trung và tích cực, và thế giới tư bàn giãy chết, và tham nhũng Đại chiến vừa qua đã đưa tới sự hợp tác ngắn ngủi giữa cộng sản và tư bản chủ nghĩa, song đại chiến cũng là kết quả của những quằn quại bên trong chính thể tư bản, đúng với tiên tri của Marx. Cũng theo Staline, thì tuy bị thương tích và tổn thất nhân lực, chế độ xã hội chủ nghĩa đã trở nên hùng mạnh sau đại chiến hơn bao giờ hết. Do đó, cuộc cách mạng thế giới vô sản phải được đẩy mạnh khắp nơi, và để củng cố cách mạng, kinh tế sô viết cần tiến vào đại kế hoạch Ngũ niên mới, hầu gia tăng gấp ba sản lượng kỹ nghệ nặng, trên mức tiền chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:26:22 am »

    
        «Chỉ ở trong những điều kiện này - lời Staline - quốc gia chúng ta mới có dủ khả năng ứng đối với mọi tình thể» Có thể chúng ta phải thực hiện 3 kế hoạch Ngũ niên mới đạt được mục đích, dầu sao chúng ta có thể, và phải hoàn thành kỳ được.»

        Qua bài diễn văn, thâm ý của nhà độc tài sô viết là như sau : mặc cho các cường quốc Tây phương đùa bỡn với ảo tưởng dân chủ tư bản của họ, nếu họ mong muốn như vậy, còn chúng ta trong thế giới cộng sản thì hành động mạnh mẽ hơn bao giờ hết hần đạt tới mục tiêu cách mạng lịch sử của chúng ta và tốt hơn mọi người đừng ngăn cản chúng ta !

        Trong những tuần lễ tiếp, thâm ý của Staline đã được vạch trần trong một giác thư dài và mật từ sứ quản Mỹ tại Mạc tư khoa gửi về, Tác giả là một nhà thông thải về lịch sử và tâm lý học Nga, nhưng hồi ấy chưa nổi danh George F. Kennan, cố vấn sứ quán Mỹ tại Mạc tư khoa. Bản luận văn dài 8 000 chữ của Kennan, tài liệu sâu sắc và chuyên môn, phân tích triết huyết chính trị cận kim sô viết đã chứng tỏ rằng triết thuyết của Nga sô không phải là một hệ luận hợp lý đặt trên khái niệm Tây phương mà là một tôn giáo đầy rẫy giáo điều và quí thuyết. Theo Kennan, Tây phương không còn có thể giao hảo hữu hiệu với chủ nghĩa Cộng sản hậu chiến trên căn bản những khái niệm và thành kiến tiền chiến nữa. Thiết tưởng nên nghiên cứu kỹ lưỡng, luận thuyết của Kennan, luận thuyết đã trở thành yếu tố tối hệ trong nền ngoại giao Mỹ. Kennan mở đầu như sau :
        «Đặc tính chính trị của chế độ sô viết mà chúng ta thấy ngày nay là sản phẩm của ý thức hệ và hoàn cảnh : ý thức hệ mà các lãnh tụ sô viết hiện hữu thừa hưởng của phong trào chính trị đã đào tạo ra họ, và hoàn cảnh giúp họ hành xử quyền lực sau gần 30 năm ở Nga.»

        Sự nắm quyền tàn bạo của thiểu số cộng sản tại Nga, và sự sụp đổ xã hội, kinh tế tiếp theo, khiến cho việc thiết lập quyền hành chuyên chế là cần thiết. Và Kennan viết :

        «Họ sống phập phồng trong ý nghĩ bất an. Họ sống trong sự cuồng tín đặc biệt, không bị ảnh hưởng bởi tinh thần nhân nhượng cố hữu của Anh -  Mỹ, thái độ cuồng tín ấy lại quá tàn bạo và ghen tài nên họ không thể nghĩ tới việc chia quyền thường trực... Ngoài đảng Cộng sản ra, xã hội Nga không sống rập khuôn cứng nhắc, tuy nhiên không có hình thức hoạt động nhân bản tập thể hoặc hội đoàn nào không bị Đảng thống trị, và nguyên tắc này cũng được áp dụng bên trong Đảng... đảng viên không được quyền có ý chí riêng mà phải sống dưới sự lãnh đạo kinh khủng của Đảng, và chỉ nghe nói tới Đảng là đàng viên đã khiếp vía.»

        Kennan cho biết rằng công cuộc củng cố chính trị trên lãnh thổ sô viết «tới nay vẫn chưa thể hoàn thành được.» Nỗ lực nắm giữ quyền hành của các lãnh tụ sô viết không những nhằm tới lực lượng quốc nội, mà còn nhằm tới thế giới bên ngoài nữa. Dĩ nhiên, lý thuyết của Đảng đã loan truyền rằng thế giới đối nghịch bên ngoài muốn hủy diệt chủ nghĩa Cộng sản, và dùng điều này làm con ngoáo ộp đế chứng minh sự cần thiết của một chính sách liên tục cổ súy khắc khổ, hy sinh và hiếu chiến. Theo Kennan, điện Cẩm linh, như Giáo hội, không tiến bước vội vã. Lénine đã răn dạy môn đồ phải thận trọng, uyển chuyển, kiên nhẫn và lọc lừa trong việc thực hiện mục tiêu cộng sản tối hậu, và giáo ngữ của Lénine đâ được kinh nghiệm Nga sử xác nhận. Khi cần, điện Cẩm linh sẵn sàng lùi bước trưởc kẻ địch hùng mạnh. « Hành động chính tri của điện Cẩm linh là dòng nước chảy liên tục ở bất cứ nơi nào được quyền chảy, để tiến tới mục tiêu  đã định. Quan tâm chính của họ là làm cách nào cho nước chảy vào mọi ngõ ngách của dòng sông quyến lực thế giới.»

        Kennan cảnh giác rằng các lãnh tụ sô viết biết phán xét sâu sắc tâm lý con người nên không chùn chân trước những hăm dọa hoặc hành động ồn ào của Tây phương. Muốn chống lại điện Cẩm linh một cách hữu hiệu, phải trầm tĩnh, kiên trì, và uyển chuyển thích ứng trong yêu sách, hầu có thể hòa hợp mà không phải hy sinh nhiều uy tín. Đề cập tới phần chính của luận thuyết, Kennan viết :

        «Qua những dòng chữ ở trên, ta sẽ thấy rõ rằng áp lực sô viết đối với định chế tự do của thế giới Tây phương có thể được ngăn giữ bằng sự phản công khôn ngoan và tỉnh táo tại nhiều vị trí địa lý và chính trị luôn luôn thay đổi, tương ứng với những chuyển biến và mưu đồ trong chính sách đối ngoại sô viết, mà chúng ta không thể nào loại bố được bằng thương nghị hoặc chiến thuật vỗ về...

        Ta thấy rõ là trong tương lai có thế đoán thấy Hoa kỳ không hòng hy vọng thân thiện chính trị với chế độ sô viết. Hoa kỳ tiếp phải tục coi Nga sô là đối thủ, không phải là đồng minh, trên đài chính trị. Hoa kỳ phải tiếp tục cho rằng chính sách sô viết sẽ không phản ảnh tư tưởng trừu tượng yêu mến hòa bình và ôn cố... mà chỉ phản ảnh áp lực thận trọng và dai dẳng nhằm phá vỡ và làm suy yếu mọi ảnh hưởng và quyền lực đối nghịch.

        «Ngược lại ta thấy rằng Nga sô, đối nghịch với thể giới Tày phương nói chung, vẫn là phe yếu kém chính sách sô viết lại vô cùng co dãn, và xã hội sô viết có thể chứa đựng nhiều sở đoản khiến cho một ngày nào đó, toàn bộ tiềm năng bản thân Nga sô bị suy yếu.

        Do đó Hoa kỳ áp dụng, với sự tin tưởng hợp lý , chính sách cầm chân cương quyết, nhằm đối đầu Nga sô bằng sự phản công không lay chuyển tại bất cư nơi nào Nga sô manh nha ví phạm quyền lợi của thế giới hòa bình và ổn cố..;

        « Ta sẽ phóng đại sự thật nếu cho rằng Mỹ quốc đơn phương, không cần ai giúp sức cũng có thể hành xử quyền sinh sát đối với phong trào cộng sản, và làm cho chế độ sô viết sụp đổ mau chóng tại Nga... Tuy nhiên, không phong trào thần bí và mầu nhiệm nào — phương chi đây chỉ là điện Cẩm linh - có thể đương đầu mãi mãi với sự chán chường mà không phải tự cái biến, bằng cách này hay cách khác, hầu ứng đối với tính cách hợp lý của tình thế.»

        Điều Kennau muốn nói là chủ nghĩa Cộng sản Nga không phải chỉ là một hình thái chính phủ mà là một ngụy giáo với những giáo điều bất biến, và sứ mạng không lay chuyển nhằm tiêu diệt những kẻ khác tín ngưỡng, Nga Cộng là một lực lượng ý thức hệ, không biên giới quốc gia hoặc chúng tộc, mà bẩm sinh là len lỏi vào những kẽ hở chính trị suy yếu. Chủ nghĩa Nga - Cộng không thể bị tiêu diệt tại gốc rễ, và trong một thời gian cũng không thể xoa dịu. Song chủ nghĩa Nga Cộng có thể bị cầm chân, cầm chân bên trong ranh giới hiện hữu. Một năm sau, một tân khái niệm chiến lược, chính sách « cầm chân » bắt đầu hướng dẫn chính sách đối ngoại Mỹ trên con đường cách mạng.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2019, 10:13:01 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2019, 10:18:30 pm »


        NATO : một cuộc liên minh rối rắm

        Khi chính sách cầm chân Cộng sản bắt đầu hình thành, dần dà người ta nhận thấy nhiều đòi hỏi lớn lao. Thứ nhất, áp dụng chính sách cầm chân, nghĩa là chấp nhận thực tế thế giới lưỡng đầu Mỹ - Nga, và cuộc xung đột vô hạn định giữa các lực lượng cộng sản chủ nghĩa và tự do. Thứ hai (nghĩa là Hoa kỳ quyết tâm chống Nga sô ở bất cứ nơi nào, và nơi nào xét ra cần thiết, và bằng mọi phương tiện kể cả nguy hiểm lâm chiến. Thứ ba, nghĩa là lôi kéo các quốc gia lự do khác chia sớt trách nhiệm và nguy hiểm với Hoa kỳ, và cung cấp viện trợ vật chất hầu họ có thể hợp tác hữu hiệu.

        Nói cụ thế, cầm chân nghĩa là đắp nhưng con đê chính trị, kinh tế, và sau cùng là sức mạnh quân sự để ngăn làn sóng đỏ. Đó là một chiến lược thực tiễn nhằm tranh thủ thời gian, hơn là chiến thắng. Trên bình diện chiến thuật, chính sách cầm chân đã được áp dụng trong mấy năm sắp tới từ Âu châu qua Trung đông tới Cao ly. Chính sách này mở đầu với chủ thuyết Truman và kế hoạch Marshall, song phòng tuyến lâu dài nhất là minh ước Bắc Đại tây dương, tức NATO. Tình thế vẫn chưa muộn màng nên chính sách cầm chân được coi là nòng cốt chiến, lược của thế giới tự do.

        Minh ước NATO dự định bao gồm không những các quốc gia Bắc Đại tây dương và Bắc Âu mà còn cả Bồ đào nha và Ý và khái niệm phòng thủ quân sự được cứu xét ngang hàng với khái niệm hợp tác chính trị.

        Hoa kỳ kín đáo phân phát dự thảo minh ước cho các quốc gia muốn gia nhập. Toàn thể đều đồng ý trên nguyên tắc, ngoại trừ một số dè dặt cá biệt cần được minh giải. Pháp quốc muốn vòng đai bảo vệ của Minh ước thu tóm cả các thuộc quốc ở Bắc Phi, đồng thời gia tăng đảm bảo là Minh ước không đưa tới việc tái võ trang Đức. Anh quốc lại thắc mắc về sự gia nhập của Ý. Hoa kỳ khẩn khoản đề nghị những điều kiện phòng thủ hỗ tương ôn hòa, cho phép các quốc gia minh ước áp dụng những phương tiện quyết liệt song không gây ra chiến tranh để tiếp tay cho một hội viên bị tấn công, một đề nghị cần thiết vì có như vậy năm 1947 Thượng viện mới phê chuẩn minh ước Rio, một minh ước địa phương tương tự liên quan đến tây bán cầu. Mọi ý kiến khắc biệt đều được san bằng và minh ước có thể được hình thành trong mùa đông nếu không có tình trạng bầu cử bấp bênh năm 1948. Nếu sau tháng 11, một tân Tổng thống được chọn lựa tại Hoa kỳ - triển vọng có vẻ dễ thành sự thật - thì vị tân nhiệm có thể sẽ không tiếp tục chính sách của Tổng thống đương kim.

        Song le, như ai cũng biết, sau tháng 11, không có tân Tổng thống ở Hoa thịnh đốn. Với nguồn tin tưởng mới, ông Truman tuyên bố với Quốc hội và quốc gia Mỹ trong diễn từ tựu chức pháp nhiệm II rằng ông dự định ký minh ước Bắc Đại tây dương, và sẽ yêu cầu Quốc hội thông qua dự luật củng cố minh ước bằng cách cung cấp võ khí cho các quốc gia hội viên. Ông nói :

        «Mục đích căn bản là chứng tỏ một cách sắt đá sự quyết tâm của các quốc gia tự do trong việc chống trả những cuộc tần công võ trang bất kể từ đâu tới... Tấn công võ trang có thể sẽ không bao giờ xảy ra nếu chúng ta nói trước một cách rõ ràng là mọi cuộc tấn công võ trang liên quan đến an ninh quốc gia của chúng ta sẽ bị đối phó với một sức mạnh kinh khủng.»

        Minh ước Bắc Đại tây dương được ký kết tại Hoa thịnh đốn chiều thứ hai, 4-4-1949. Các ngoại trưởng của 12 quốc gia hạ bút ký vào bản văn gồm 1.500 chữ. 12 quốc gia tham dự là Hoa kỳ và Gia nã đại, đại diện Bắc-Mỹ; Đan mạch, Ai nhĩ lan và Bồ đào nha, quản trị ba hải đảo chiến lược trên Bắc Đại tây dương; Anh, Pháp, Ý, Hòa lan, Na uy, Bỉ, và Lục xâm bảo, thuộc Tây Âu. (Sau này, Hy lạp, Thổ và Tày Đức được gia nhập).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM