Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:04:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký De Gaulle  (Đọc 37398 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2019, 11:54:51 pm »


        Điện tín của ủng Winston Churchill gửi tướng de Gaulle,

        Luân Đôn, mùng 3 tháng mười 1940

        I.— Ngày mùng 1 tháng mười, đại sứ Pháp ở Madrid đã trao cho đại sứ Anh quốc một thông diệp do ông Baudouin chuyền đạt để gửi lên chính phủ của Anh Hoàng.

        II.— Bản thông điệp có mục đích chứng minh rằng nếu nước Anh không muốn dâng nạp toàn thể chính phủ Pháp cho người Đức thì nước Anh phải cho phép các thuộc địa Pháp đưa đồ tiếp tế vào khu vực không bị chiếm đóng của nước Pháp. Trong trường hợp nước Anh cho phép tiếp tế, chính phủ Pháp sẽ điều đình việc kiểm soát cách nào để bảo đảm rằng đồ tiếp tế ấy hay phần lương thực tương đương với số lượng tiếp tế ấy không bị lọt vào tay quân Đức. Trong trường hợp quân Đức tìm cách chiếm đoạt thì chính phủ Pháp sẽ di chuyển sang Maroc và nước Pháp trở lại hợp tác với nước Anh để chống quân Đức.

        III.— Khi xuất trình bức thông điệp này, đại sứ Pháp đã tuyên bố rằng mục đích chính của ông là trừ bỏ từ trứng nước những khuynh hướng bài Anh đã tái xuất hiện ở Pháp và đem lại cho nước Pháp và nước Anh cơ may để cùng tiến bước trên đường đưa đến thẳng lợi cuối cùng.

        Đại sứ của Anh Hoàng đã trả lời đại sứ Pháp rằng mục đích duy nhất của mình là chiến thắng,

        Ông không có ý định đưa lời kháng nghị về nhũng việc vừa xảy ra. Bởi thế cho nên ông không muốn tranh luận về việc tấn công Gibraltar hay việc nổ súng vào nhóm thuyết khách mang cờ trắng ở Dakar đã làm dư luận Anh quốc vô cùng phẫn nộ.

        IV.— Đại sứ Anh lúc này đã nhận được chỉ thị để trả lời đại sứ Pháp như sau và yêu cầu chuyền đạt tới tay ông Baudouin :

        1) Chính phủ của Anh Hoàng sẵn sàng để thảo luận với chính phủ Pháp ở Vichy, vì muốn tránh mọi sự hiểu lầm và và chạm. Khi ông Baudouin gửi bức thông điệp thứ nhất qua tay đại sứ Pháp ở Madrid, đề nghị giữ nguyên trạng các thuộc địa Pháp, chính phủ Anh đã trả lời ngay, yêu cầu xác định minh bạch quan điểm của ông Baudouin. Chúng tôi không nhận được câu trả lời nào, và sau đấy các chiến lũy Pháp ở Dakar đã bắn vào tầu chiến của người Anh, trong khi họ được mời đến điều đình, các phi cơ Pháp đã oanh tạc Gibraltar không hề báo trước. Mặc dầu có những hành động thù nghịch ấy chính phủ Anh cũng vẫn sẵn sàng để mở những cuộc điều đình với chính phủ Pháp. Nhưng trước tiên, cần phải minh xác hai điểm sau đây :

        a)Trong trường hợp quân lực Pháp tấn công trở lại các tàu Anh hay lãnh thổ Anh như cảng Gibraltar, chính phủ Anh sẽ trả đũa ngay, dùng lực lượng của mình để tấn công những hải cảng và lãnh thổ Pháp.

        h) Chính phủ Anh xin nhắc lại một lần cho cả mọi lần rằng không thể rút lại sự nâng đỡ phong trào chiến đấu của tướng de Gaulle và sẽ viện trợ đầy đủ mọi mặt đế ông này giữ được uy tín trên các thuộc địa Pháp theo ông và chiến đấu cho chính nghĩa.

        2) Dựa vào những điều kiện trên đây, chính phủ Anh sẽ thảo luận về ba vấn đề sau đây :

        a) Để thỏa mãn chính phủ Anh Hoàng, làm cách nào để phần Đế quốc Pháp hiện thời hay sau này chưa đặt dưới sự kiểm soát của tướng de Gaulle , không rơi vào vào vùng ảnh hưởng Đức hay Ý ? (Về vấn đề này, ông có thể nhắc lại cho đại sứ Pháp biết lời cam kết nhiều lần công bố của chúng ta rằng khi hết chiến tranh chúng ta muốn cho nước Pháp phục hồi nền độc lập và sự hùng cường của mình. Dĩ nhiên, sự cam kết đó cũng có giá trị đối với những lãnh thổ có thể tự mình xin tập kết với tướng de Gaulle).

        b) Nếu chính phủ Pháp có thể đưa ra những sự cam kết có giá trị đối với những điếm trên đây thì chính phủ Pháp liên hệ đến sự trao đổi thương mại giữa các thuộc địa Pháp và chính quốc Pháp, khu vực không bị chiếm đóng.

        c) Làm cách nào để thương thuyền Pháp không thể rơi vào tay Đức hay Ý trong bất cứ trường hợp nào.

        3) Cần phải nói rõ rằng chính phủ Anh gán một tầm quan trọng lớn cho việc phong tỏa địch. Chính phủ không thể hòa dịu nếu không biết chắc rằng chính phủ Pháp có thể và có ý muốn hành động độc lập để giải quyết vấn đề lãnh thổ hải ngoại không phải nghe theo mệnh lệnh của người Đức hay người Ý ; ngoài ra chính phủ Pháp cũng cần phải có thái độ hợp tác trong việc giao dịch với chính phủ Anh, điều mà Pháp chưa cho thấy hiện nay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 09:58:32 pm »

       
       Điện tín của tướng de Gaulle gửi Thủ tướng Anh

        Lagos, mùng 3 tháng mười 1940,

        I. — Tướng de Gaulle đã chú trọng đặc biệt lần thử nhất đến sự kiện sau đây : trong một bản thông cáo chính thức, chính phủ Vichy đã nói đến những trường hợp nào nước Pháp chính thức có thể  trở lại tiếp tục cuộc chiến tranh bên cạnh nước Anh.

        II.— Chính sách của Vichy đã tạo ra những việc đã rồi, sự vận động trên đây phải coi là dấu hiệu của sự hỗn loạn chính trị gần tới mức tuyệt vọng, chứ không thể cho là nhà cầm quyền thẳng thắn thú nhận lỗi lầm trọng đại đối với quốc gia và quốc tế.

        III.— Trong trường hợp nào cũng cần phải nhấn mạnh điểm sau đây :

        Mặc dầu chính phủ Vichy có ngày thiên chuyền toàn phần hay một phần sang Bắc Phi và tuyên bố rằng trở lại cuộc chiến, chính phủ ấy cũng không có đủ uy tín và hiệu năng để điều khiên chiến tranh. Sau khi đã hoàn toàn chịu ách thống trị của địch và tước khí giới của Đế Quốc, chính phủ ấy không còn uy tín dễ dẫn dắt và thu hút những người họ kêu gọi cầm sủng ra trận.
IV.— Chính phủ Anh có thể thỏa thuận với chính phủ Vichy những điều khoản liên hệ đến việc trao đổi kinh tế giữa khu vực không bị chiếm đóng của chánh quốc với Đế Quốc Pháp, nhưng sự thỏa thuận ấy sẽ cải thiện ít ra trong một thời gian ảnh hưởng của Vichy đến các thuộc địa ; hiện thời ảnh hưởng ấy đang tan rã. Như vậy thì tốt hơn hết là nên đề nghị với Vichy một giải pháp tiếp tế trực tiếp của các hội từ thiện Hoa Kỳ, với điều kiện kiểm soát chặt chẽ. Trong trường hợp ấy, và phù hợp với một đề nghị trước đây của tướng de Gaulle, nhưng sự thỏa thuận về việc tiếp tế nên cho là thực hiện theo lời yêu cầu của tướng de Gaulle .

        V.— Tướng de Gaulle lấy làm hài lòng mà ghi nhận rằng chính phủ Anh đã thông báo cho chính phủ Vichy biết :

        a) Quyết định nâng đỡ phong trào de Gaulle tại các thuộc địa muốn tập kết và chấp nhận quyền hành của ông ;

        b) Ý định chính thức giúp nước Pháp phục hồi độc lập và hùng cường khi hết chiến tranh, nhất là đối với những thuộc địa ấy.

       Điện tín của tướng de Gaulle gửi ông Winston

        Douala, 12 tháng mười 1910

        Sau khi nghiên cứu sâu rộng tình hình địa phương, tôi quyết định thanh toán vấn đề Libreville càng sớm càng hay. Nhiều tin tức nhận được cho biết rằng tình trạng Libreville rất nghiêm trọng về phương diện thực phẩm và các đồ tiếp tế khác. Điều quan trọng sinh tử là không để lọt vào Libreville hay Port - Gentil một sự tiếp tế hay viện trợ bất cứ  loại nào. Mặt khác, kể đến điều kiện thời hạn cần có để ráp phi cơ và bố trí lực lượng, tôi có ý định phóng ra cuộc hành binh trong một tuẫn lễ nữa.

        Trong lúc này và để đề phòng biến cố về sau tôi cho rằng điều tối yếu là ngăn cản mọi cuộc tấn công đường biển của Vichy vào Trung Phi, Dahomey, Côte clTvoưe và Guinẻe, để tránh mọi sự hiều lầm vời Vichy, tôi đề nghị chính phủ Anh cảnh cáo ngay chính phủ Vichy rằng, vì lý do an ninh tuyệt đối nước Anh không thế cho phép chiến hạm của Vichy lai vãng đến Nam Dakar nếu không có bảo tin trước. Đã có lời cảnh cáo ấy mà tầu nào còn lai vãng đến đây thì sẽ bị coi là tầu địch.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:04:17 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:00:52 pm »

   
       Điện tin của Bộ Ngoại Giao Anh gửi tướng để Gaulle

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, 22 tháng mười 1940

        PHẦN THỨ NHẮT

        Sau đây là tóm lươc thư trả lời của chính phủ Vichy sau khi nhận được thông cáo của chúng ta :

        1) Chính phủ Pháp đã chấp thuận đề nghị Anh về vấn đề... (Mật ngữ không đọc được). Vì vấn đề gợi ra trong điệp văn của nước Anh, chính phủ Pháp có lập trường như sau :

        a) Nước Pháp chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là nước xâm lăng. Như vậy chính phủ Pháp không hiểu sao lại có sự đe dọa của nước Anh phải đề phòng  Pháp xâm lăng. Chính phủ Pháp cực lực chống lại bất cử cuộc tấn công nào khác của người Anh hay sự yểm trợ lực lượng binh bị nào tấn công tầu bè hay lãnh thổ Pháp.

        b) Chính phủ Pháp chấp thuận rằng những cuộc hòa đàm sắp tới sẽ diễn ra trong phạm vi ấn định bởi cuộc thảo luận ngày 27 tháng chín ở Madrid giữa hai vị đại sứ.

        c) Chính phủ Pháp không chấp nhận cho tướng de Gaulle có quyền hành gì hoặc quyền bào chữa cho hành động của ông. Chính phủ Anh thừa nhận một quyền hành nào khác hay yểm trợ mưu toan cắt xén lãnh thổ Pháp dưới quyền Vichy, chỉ làm cho mất những căn bản để thực hiện nỗ lực hòa giải hai dân tộc. Nếu chính phủ của Anh Hoàng đồng ý với chính phủ Pháp theo đuổi chinh sách hòa hoãn thì chính sách của họ phải phù hợp với danh dự, phẩm cách và quyền lợi của nước Pháp.

        2) Trước khi nhận được điệp văn cuối cùng của chính phủ Anh, chánh phủ Pháp đã công khai tuyên bố nhiều lần ý định cương quyết bảo vệ sự kiểm soát Đế Quốc và hạm đội của nước Pháp.

        Chính phủ Pháp muốn cho những quyền hạn dành cho mình theo bản thỏa hiệp đình chiến phải được tôn trọng.

        3) Chính phủ Pháp thành thực muốn có một sự thỏa hiệp về việc giao thương giữa nước Pháp và các thuộc địa của nước Pháp.

        4) Chính phủ Pháp không thể hiện được cách suy diễn của người Anh khi người Anh tìm hiểu thải độ của chính phủ Pháp. Chính phủ Pháp có lý do để cho mình đã bị xúc phạm. Chính phủ Pháp đang mong rằng sẽ gặt hái được kết quả do chính sách kiên nhẫn của mình mang lại, chính phủ Pháp rất lấy làm tiếc rằng mới phải bỏ chỉnh sách kiên nhẫn chưa bao lâu.

        PHẦN THỨ HAI

        Đại sứ của Anh Hoàng ở Madrid đã nhận được chỉ thị để chuyên đạt tới đồng sự Pháp những nhận xét tóm tắt sau đây :

        1) Tuy rằng không được thỏa mãn với lời lẽ phúc thư, chính phủ của Anh Hoàng cũng sẵn sàng tiếp tục cuộc hội đàm theo đường hướng ấn định bởi bản thông cáo mới đây.

        2) Chính phủ của Anh Hoàng nhắc lại với Chính phủ Pháp ý định thực hiện sự phục hồi toàn vẹn độc lạp và hùng cường của nước Pháp. Chúng tôi khước từ bất cứ đề nghị hòa bình nào cho phép Đức và Ý thủ lợi trên lành thổ Pháp. Bởi lẽ đó và bởi lẽ nhu cầu quân sự của chúng tôi, chúng tôi phải làm tất cả để ngăn cản Đức Quốc và hạm đội Pháp rơi vào tay kẻ thù. Chính phủ Pháp không thể tự mình phòng thủ các lãnh thổ Pháp hải ngoại, chúng tôi phải tiếp tục nâng đỡ phong trào thành lập để phòng thủ các lãnh thổ ấy chống lại Đức và ý và để hợp tác với nước Anh.

        3) Ngoại trừ những nhượng bộ có thể chấp thuận khi hội đàm, còn thì chính phủ Anh buộc lòng phải duy trì sự phong tỏa vì đây là một nỗ lực chính yêu của chính cuộc. .

        4) Chính phủ của Anh Hoàng rất vui lòng vì chính phủ Pháp đã quyết tâm bảo tồn sự kiềm soát Để Quốc và hạm đội Pháp. Chính phủ ấy hiếu rằng như thế có nghĩa là Đế Quốc và hạm đội Pháp không rơi vào tay địch hay vào vùng ảnh hưởng của địch. Nếu chính phủ Pháp có thể thuyết, chúng tôi... » (không nhận được phần còn lại)

        PHẦN THỨ BA

        Thư phúc đáp của chính phủ Vichy làm cho chúng tôi buồn bực tuy không làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Hầu như chính phủ ấy không muốn tuyệt giao, như vậy chúng tôi chỉ cố gắng rút tỉa những điểm hữu ích trong tình trạng này. Chúng tôi cho rằng tốt hơn hết là nên tiếp tục trao đổi quan điểm với Vichy với hy vọng họ nhận thấy rằng thỏa hiệp với chúng tôi vẫn có lợi, nhưng họ cũng không thể chối cãi được rằng họ sợ gót giầy của người Đức, họ làm gì cũng không thể cho rang họ có tự do. Như vậy chúng tôi không thể trông đợi họ cam kết trên giấy tờ vì người Đức sẽ không cho phép họ làm như vậy, vả chăng, cho tới ngày nay họ cho chúng tôi biết rất ít bằng chứng để tin tưởng ở một lời nói cam kết. Nhưng họ ở vào một địa vị mà trong lúc hội đàm chúng tôi không thế chờ đợi họ dùng đến những phương kế khác. Sự bảo đảm duy nhất mà chúng tôi có thể có được là nếu họ không giữ lời cam kết thì chúng tôi coi mọi thỏa ước như không có và chúng tôi sẽ khước từ mọi thỏa ước như không có và chúng, tôi sẽ khước từ mọi lợi ích có thể cho họ hướng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:02:19 pm »

 
        Điện tín của tướng de Gaulle gửi đại tá Leclerc và đại tá de Marmier, ở Douala

        Brazzayille, 27 tháng mười 1940

        Khởi sự một cuộc không kích mạnh mẽ xuống Libreville là điều tối cần và tối khẩn. Trước hết, cần phải phá hủy những phi cơ của Vichy đậu trên mặt đất, sau nữa, cần phải làm cho họ không thể sử dụng được sân bay, sau hết, thanh toán vấn đề tầu bè của Vichy.

        Nhiều đặc vụ trinh sát và oanh tạc sẽ được thực hiện ở Mit— ic.

        Hoạt động không quân này có tỉnh cách trọng yếu để ngăn cản trước mọi hành động để dọa Douala sau này của Vichy.

        Bản luyên ngôn của tường de Gaulle đọc trên đài Brazzayille

        Ngày 27 tháng mười 1940

        Nước Pháp đang trải qua cơn khủng hoảng ghê gớm nhất lịch sử của mình. Biên giới, đế quốc, độc lập và đến cả tâm hồn của mình cũng bị đe dọa tiêu hủy.

        Giới chỉ huy, trong một cơn khiếp nhược không thể tha thứ được, đã chấp nhận cúi mình theo luật của địch chiếm đóng. Nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy dân tộc và Đế Quốc chúng ta không chấp nhận sự nô lệ ghê tởm. Hàng triệu người Pháp và theo Pháp đã quyết tâm tiếp tục chiến đấu cho đến ngày giải phóng. Hàng triệu và hàng triệu người khác chỉ đợi người xứng đáng ra lãnh đạo họ để bước ra chiến trường.

        Nhưng bây giờ không làm gì còn có chính phủ Pháp thực sự. Quả vậy, cơ quan thành lập ở Vichy và cho rằng mình là một chính phủ, thực ra bất hợp hiến và lệ thuộc kẻ xâm lăng. Trong tình trạng nô lệ như thế, cơ quan ấy chỉ có thể là một công cụ của địch dùng để phá hoại danh dự và quyền lợi của nước Pháp. Bởi thế cho nên cần phải có một chính quyền khác chỉ đạo nước Pháp trong nỗ lực chiến tranh. Tình hình biến chuyển đã bắt buộc tôi nhận lấy trách nhiệm thiêng liêng ấy. Tôi sẽ không lùi bước trước mọi gian lao.

        Tôi nhân danh nước Pháp mà thi hành quyền hạn của tôi chỉ để bảo vệ nước Pháp và tôi long trọng cam kết điều trần trước các đại diện của quốc gia khi nào có đủ tự do để tuyển lựa những đại diện ấy.

        Để giúp tôi thi hành nhiệm vụ, từ ngày hôm nay tôi thành lập một Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc. Hội đồng ấy gồm những người đã cầm quyền trên lãnh thổ Pháp hay tượng trưng cho những giá trị đạo đức và tinh thần cao cả nhất của quốc gia, họ sẽ đại diện cho quốc gia và Đế Quốc đang chiến đấu để giành lấy quyền sống.

        Tôi kêu gọi mọi người nam cũng như nữ trên lãnh thổ Pháp về tập kết với tôi, hãy cùng nhau lên đường chinh chiến, nghĩa là hy sinh và ra mặt trận. Chúng ta đoàn kết chặt chẽ với các đồng minh của chúng ta, họ đã tuyên bố ý định góp phần phục hồi độc lập và hùng cường của nước Pháp, chúng ta sẽ chống lại địch và tay sai của địch để bảo vệ phần gia tài của tổ quốc chúng ta còn giữ được, chúng ta sẽ đánh địch bất cứ ở đâu, chúng ta sẽ huy động tất cả tài nguyên quân sự, kinh tế, tinh thần, chúng ta sẽ bảo vệ trật tự công cộng và công lý xã hội.

        Sự nghiệp lớn lao đó, chúng ta sẽ thực hiện cho nước Pháp trong ý thức phục vụ hết mình và trong niềm tin tưởng chiến thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:06:34 pm »


        Dụ số 1

        Nhân danh dân tộc và Đế Quốc Pháp, chúng tôi, tướng de Gaulle, lãnh tụ Pháp Tự Do, ban hành dụ sau đây :

        Điều thứ 1. — Trong suốt thời gian chưa thể thành lập được một chính phủ Pháp và một cơ quan đại diện dân tộc Pháp một cách hợp thức và độc lập đối với kẻ thù, các cơ quan công quyền trong tất cả các phần đất Đế Quốc được giải phóng khỏi sự kiểm soát của địch, sẽ hành xử quyền hạn trên căn bản lập pháp Pháp trước ngày 23 tháng sáu 1940 và trong những điều kiện sau đây :

         Điều thứ2.— Nay đã thành lập một Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc có nhiệm vụ duy trì sự trung thành với nước Pháp, bảo vệ an ninh bên ngoài và bên trong, chỉ huy hoạt động kinh tế và nâng đỡ sự đoàn kết tinh thần của các dân tộc và các lãnh thổ Đế Quốc.

        Hội đồng ấy chỉ đạo toàn thể cuộc chiến tranh trên mọi lãnh vực để giải phóng tổ quốc và điều đình với các cường quốc những vấn đề liên hệ đến việc phòng thủ những lãnh địa Pháp và đến quyền lợi  Pháp.

        Điều thứ 3.— Lãnh tụ Pháp Tự Do có quyền quyết định sau khi hỏi ý kiến Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc, nếu cần.

        Những quyết định có tính cách tổng quát sẽ có hình thức đạo dụ ban hành trên Công Báo của Đế Quốc, và tạm thời trên Công Báo của Trung Phi thuộc Pháp. Những đạo dụ ấy, theo nội dung, sẽ có giá trị một đạo luật hay một sắc lệnh kể từ ngày ban hành.

        Điều thứ 4.— Hội Đồng Phòng Vệ sẽ thành lập những cơ quan có quyền tài phán bình thường vẫn dành cho Hội Nghị Tham Chính, tòa Phá Án và Tối Cao Pháp Viện.

        Điều thứ 5.— Quyền quản trị thường dành cho các bộ trưởng sẽ do các chánh sự vụ đảm nhiệm, chánh sự vụ sẽ do lãnh tụ Pháp Tự Do chỉ định.

        Điều thứ 6.— Trụ sở Hội Đồng Phòng Vệ sẽ đặt ở nơi nào thuận tiện để điều hành chiến cuộc trong điều kiện tốt đẹp nhất.

        Điều thứ 7.— Các điều khoản trái với dụ này đều bị bãi bỏ.

        Điều thứ 8.— Dụ này sẽ đăng vào Công Báo Đế Quốc và tạm thời, vào Công Báo của Trung Phi thuộc Pháp,

        Làm tại Brazzayille, ngày 27 tháng mười 1940 c. de Gaulle.

        Dụ số 2

        Nhân danh Dân Tộc và Đế Quốc Pháp, Chúng tôi, Tướng de Gaulle, Lãnh Tụ Pháp Tự Do ban hành dụ sau đây :

        Điều thứ 1.— Chiếu dụ số 1 ngày 27 tháng mười 1940, quỹ vị có tên sau đây được chỉ định làm hội viên Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc ; tướng Catroux, phó đó đốc Muselier, tướng Larminat thống đốc Ebouẻ, thống đốc Sautot, tướng Quân y Sicẻ, giáo sư Cassin, linh mục d‘Argenlieu, đại tá Leclerc.

        Điều thứ 2.— Dụ này sẽ đăng vào Công Báo của Đế Quốc và tạm thời vào Công Báo của Trung Phi thuộc Pháp.

        Làm tại Brazzayille ngày
 27 tháng mười 1940 c, de Gaulle
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:07:55 pm »


        Thông cáo của Quốc Vụ Khanh đặc trách ngoại giao gửi tướng để Gaulle

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, 28 tháng mười 1910

        I.— Sau đây là bản tóm lược những biện pháp đã được chấp thuận trong của hòa đàm Pháp - Đức :

        II.— Ngày 20 tháng mười, khi đã hiển nhiên là người Đức đang tìm cách điều đình với Layal, chúng tôi đã ủy thác cho đại sứ của Anh Hoàng ở Madrid chuyển giao cho đại sứ Pháp một thông điệp của Thủ tướng Anh, mục đích thông báo cho Vichy biết :

        a) Chúng tôi sẵn sàng làm việc với Vichy để chống lại kẻ thù chung ; b) Không cái gì ngăn cản được chúng tôi trên đường chiến đấu để đoạt lấy chiên thẳng ; c) Chúng tôi không hiểu tại sao không có một tướng lãnh Pháp nào chạy sang Bắc Phi với tư cách người ly khai để cộng tác với chúng tôi ở Bắc Phi. Trong khi gửi bức thông điệp này, Sir Samuel Hoare đã gọi ý cho chúng tôi rằng nên gửi riêng cho Weygand và Noguès một bức thư nói xa xôi đến việc cộng tác với chúng tôi. Đại sứ Pháp đã ghi nhận ý kiến ấy.

        III.— Ngày 24 tháng mười, đại sứ Pháp đã cho Sir Samuel Hoare biết rằng Layal và Darlan nghiêng về hiện pháp thỏa hiệp với người tìức, còn Pétain và Wevgand thì chống lại. Ông nghĩ rang bức thòng điệp của Thủ Tướng sẽ có ảnh hưởng mạnh đến Vichy và gọi Ý rằng bức thòng diệp ấy có thể thêm ảnh hưởng nhờ một lời kêu gọi riêng của Quốc vương Anh gửi Pétain.

        IV.— Thông diệp của Anh Hoàng được gửi đi vào buổi chiều ngày 25 tháng mười. Sau khi bày tỏ tình thân hữu, nhắc lại ý chí cương quyết chiến đấu cho đến thắng lợi, và phục hồi độc lập, lự do và hùng cường của nước Pháp, bức thông điệp ấy nói đến tin đồn đại chính phủ Đức muốn Pháp phải chấp nhận những điều kiện vượt quá xa những điều khoản của hòa ước đình chiến. Đức thông điệp nhắc lại sự cương quyết của Pétain từ chối những điều kiện phương hại đến danh dự cửa nước Pháp, bức thông điệp bày tỏ sự tin tưởng rằng Thống chế Pétain sẽ bác bỏ những đề nghị xúc phạm danh dự của nước Pháp và tạo khó khăn cho nước Anh. Hành động như vậy, Pétain sẽ được hậu thuẫn của những người trong nước Pháp cũng như ở ngoài, tin tưởng ở danh dự quân nhân của thống chế và đặt hy vọng cứu quốc vào sự chiến thắng của người Anh.

        V.— Thủ Tướng Anh đã gợi ý cho tổng thống Roosevelt gửi một thông điệp tương tự cho Pétain. Ngày 25 tháng mười Tổng Thống đã trao cho đại sứ Pháp ở Hoa Thịnh Đốn một thông điệp của riêng Tổng Thống để chuyển đạt ngay cho chính phủ Vichy, bức thông điệp cảnh cáo Vichy bằng lời lẽ cương nghị mọi ý đồ thỏa hiệp cho phép Đức dùng hạm đội Pháp để đánh lại nước Anh.

        VI.— Theo nguồn tin chắc chắn, chúng ta nghe nói rằng điều kiện hòa bình của Đức lúc đầu gắt gao quả thậm chí chính phủ Vichy đã bác bỏ. Sau đó, chúng tôi được tin rằng Hitler đã đưa ra những điều kiện ôn hòa hơn khi ông ta tiếp xúc với Pétain. Những điều kiện ấy như sau :

        — Miền Alsace - Lorraine và một vài vùng ở Maroc sẽ trao cho nước Đức (một phần Maroc để cho I Pha Nho) ;

         — Tunis sẽ thuộc cộng đồng chủ quyền Pháp, Ý ;

        —  Nice, Corse và những lãnh địa hải ngoại khác vẫn thuộc chủ quyền nước Pháp.

        —  Những căn cứ Hải Quân và « giàn pháo phòng không ở thuộc địa » sẽ thuộc về Trụe ;

        —  Hitler, Mussolini, Pétain và Franco sẽ đề nghị  với nước Anh một thỏa hiệp hòa bình, điều kiện dễ dãi, bao gồm sự khước từ Hòa Lan và Bỉ. Đề nghị này được đưa ra trước ngày mùng 5 tháng một để tạo ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng Thống ở Hoa Kỳ.

        Bản báo cáo sau cùng này không được xác nhận, tình hình đã thay đổi sâu xa nhân việc Ý đưa quân sang Hy Lạp.

        Cho đến đây, chúng tôi không được tin tức gì về thái độ của Pétain, ngoại trừ tin tức trong bản thông cáo của Vichy.

        VII.— Chúng tôi sẽ làm đủ mọi cách, qua ngả Tan— er, để cho Weygand biết sự diễn tiến của mọi việc nhưng chúng tôi không biết thư tín của chúng tôi có đến tay ông hay không. Thái độ của ông, cũng như thái độ của Noguès, dĩ nhiên, sẽ có tầm quan trọng lớn. Chúng tôi sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với ông trong khi tình hình đang tiến triển.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:09:46 pm »


        Thông cáo của Quốc Vụ Khanh đặc trách Ngoại giao gửi tướng de Gaulle

        (Bản dịch)

        Luân Đôn, 31 tháng mười 1940

        I.— Chúng tôi vẫn không biết trong những cuộc điều đình với Hitler, chính phủ Vichy đã nhượng bộ những khoản nào, nhưng chúng tôi đã nhận được một nguồn tin đáng tin cậy theo đó những tin đồn đại nói trong đoạn VI, điện tín ngày 28 tháng mười, đều là tin thất thiệt (người ta đã nói một cách quá đáng về tin này). Tình hình vẫn còn mờ mịt nhưng có ít nhiều may mắn rằng lúc này chính phủ Vichy chưa có quyết định dứt khoát nào ; ít ra chưa có gì rõ rệt về tầm quan trọng của những nhượng bộ cho người Đức.

        II.— Muốn ngăn cản mọi hành vi có thể làm cho dư luận nghiêng về phía chống đối chúng ta, nhát là những việc liên hệ đến hạm đội, căn cứ hải quân và không quân, chúng tôi tránh mọi việc công khai lên án chính phủ Vichy giả thiết rằng sự phản bội của họ chỉ ít ỏi không đáng kể, cho đến khi những tin đồn đại tren đây được kiểm chứng cẩn thận. Trong trường hợp ấy thì dĩ nhiên chúng tôi không cần dè dặt gì nữa.

        III.— Vì hoàn cảnh và vì chúng tôi không có thì giờ hỏi ý kiến ông, chúng tôi buộc lòng phải dùng những biện pháp ngăn cản tổ chức của ông tố cáo Vichy trên đài phát thanh hay báo chí ; nếu sự phản bội trở thành hiên nhiên thì sự tố cáo ấy có lý do vững chắc. Chúng tôi cho rằng các ông không thể biết đầy đủ tin tức về mọi khía cạnh của tình hình bằng chính phủ của Anh Hoàng. Chúng tôi mong rằng ông sẽ tán thành sự can thiệp của chúng tôi để tránh sự bất đồng ý không thể chấp nhận được trong chính sách tổng quát thông tin báo chỉ và tuyên truyền của chính phủ Anh và Lực Lượng Pháp Tự Do.

        IV.— Sau khi khởi thảo bản văn trên đây, chúng tôi được tin rằng chinh phủ Vichy đã gửi điện tín cho các xứ ở Bắc Phi tuyên bố rằng những tin đồn đại về dự tính hòa với Pháp Đức đều vô căn cứ, nhất là tin đồn nhượng lại lãnh thổ, hay nhượng lại căn cứ chiến lược, hay cắt xén bớt lãnh thổ chánh quốc và Đế Quốc. Nhưng bản cải chính không nói đến sự từ bỏ hạm đội Pháp và không quân Pháp.

        V.— Một bản cải chính tương tự cũng được đăng tải trên mặt báo Dếpêche Marocaine kèm theo bức thông điệp sau đây của tướng Weygand và tướng Noguès : « Tướng Weygand báo tin để dân chúng Phi Châu thuộc Pháp khỏi bị lầm lẫn vì những tin đồn thất thiệt và mâu thuẫn của ngoại quốc liên quan đến thái độ và mệnh lệnh của chính phủ Pháp. Ông yêu cầu các thống đốc và thống sứ thông báo cho dân chúng biết ngay việc này. Chính phủ do Thống chế Pétain điều khiển không hề chấp nhận và sẽ không chấp nhận cái gì trái với danh dự và quyền lợi của nước Pháp và của những dân tộc đã tin cẩn nước Pháp ».

        Chúng tôi đang tìm cách làm cho chính phủ Vichy phải thú nhận điều kiện thực sự của họ để thỏa hiệp với người Đức.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi đại tá Leclec, Douala.

        Brazzayille, 31 tháng mười 1940

        Trong tình trạng hiện thời, tôi quyết định thanh toán cho xong, trước hết là miền Lambarẻné.

        Nếu việc Lambaréné được giải quyết thuận lợi, và nếu Vichy không tăng cường lực lượng ở Libreville, thì tôi sằn sàng thực hiện cuộc hành quân với hải lục không lực vào Libreville không cần sự can thiệp của người Anh.

        Tôi yêu cầu ông chuẩn bị cuộc hành quân ấy và cho phép ông sử dụng toàn thế phi cơ và tầu chiến dự trữ cùng những phương tiện lục quân đã ấn định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:15:53 pm »


        Điện tín của tướng de Gaulle gửi ông w. Churchill Luân Đôn

        Brazzayille, mùng 2 tháng mười 1940

        I.— Tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp hiếu rõ lý do khiến cho chính phủ Anh nương tay đối với chính phủ Vichy nếu chưa có bằng chứng rằng Vichy đã có những nhượng bộ mới cho Đức và Ý, tai hại cho tình hình quân sự của Đế Quốc Anh.

        II.— Nói một cách tổng quát, tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp hiểu rõ rằng cũng vì lý do ấy, chính phủ Anh vẫn hy vọng chính phủ Vichy có những hành vi hối cái để cải thiện điều kiện cho Đế Quốc Anh theo đuổi cuộc chiến mà chỉ trông cậy vào sức của riêng mình.

        III.— Tuy nhiên, tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp, nhân danh người Pháp Tự Do, những người duy nhất cầm súng bảo vệ danh dự và quyền lợi của nước Pháp, tưởng rằng cần phải lưu ý chánh phủ Anh đến sự kiện sau đây : chính sách và thái độ của họ nương theo lý lẽ đặc thù của người Pháp, khác hẳn chính sách và thái độ hiện lại của chính phủ Anh,

        Sự hiện hữu của chính phủ Vichy trong điều kiện hiện thời đối với người Pháp Tự Do là một vi phạm danh dự và quyền lợi nước Pháp không thể nào biện minh được. Nguyên tắc hiện thời của Vichy điều đình với kẻ thù của nước Pháp là một cách gia tăng tội ác đối với Tổ Quốc bằng cách điều đình và áp dụng những hiệp ước đình chiến. Sau hết, việc chấp nhận sự cộng tác với địch như Vichy đã tuyên bố, mặc dù dưới hình thức áp dụng nào, cũng là một sự hạ mình ô nhục không thể tha thứ được, không thể nương tay đối với kẻ đắc tội được.

        Người Pháp Tự Do cho rằng mọi chính sách dung hòa với Vichy ngoài thực tế đều tai hại. Rốt cuộc, một chính sách như vậy không thể đem lại những kết quả thuận lợi thực sự vì Vichy phải lệ thuộc người Đức và người Ý. Chính sách ấy sẽ có lợi cho Vichy, trước là tại Đế Quốc, sau nữa là trong dư luận của người Pháp. Hiện nay dư luận ấy càng ngày càng chê trách Vichy tăng gia những vụ bắt bớ, giam cầm, xử phạt, v.v...

        IV. — Tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc không hề phản đối việc chính phủ Anh khuyến khích một vài nhà cầm quyền Pháp tuy vẫn theo lệnh Vichy nhưng có thể một ngày kia sẽ bác bỏ lệnh đó, như các tướng Noguès và Weyganđ. Nếu những người ấy công khai tỏ ý muốn cầm súng chống lại địch thì cử chỉ của họ hẳn là sẽ ảnh hưởng tốt đẹp và mạnh mẽ đến Đế Quốc nhất là Phi Châu. Tuy nhiên, tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc không hy vọng nhiều họ có thái độ nhất là có hành động khác hẳn trước để tự thú nhận lỗi lầm của mình. Dẫu sao, sự thay đổi thái độ ấy nếu có xảy ra và nếu họ yêu cầu chính phủ Anh nâng đỡ, thì tướng de Gaulle  và Hội Đồng cho rằng không có sự thỏa hiệp nào nếu không có sự tham dự và sự ưng thuận của tướng de Gaulle và Hội Đồng, mặc dầu họ có đưa ra lý do cá nhân nào để phản đối chúng tôi.

        Quả vậy, không kể những lời cam kết giữa chính phủ Anh và tướng de Gaulle, ngoài thực tế, Hội Đồng Phòng Vệ Đê Quốc thật sự có chủ quyền trên một phần lớn Đế Quốc, có lực lượng quân sự đáng kể; đối với dư luận Pháp và dư luận quốc tế, Hội Đồng ấy tượng trưng cho đầu não kháng chiến Pháp. Mọi thỏa ước về chiến cuộc ký kết giữa chính phủ Anh và bất cứ nhà cầm quyền Pháp nào khác không có sự tham gia trực tiếp của tướng de Gaulle và Hội Đồng, chỉ có thể gây ra chia rễ trầm trọng trong khi Đế Quốc Anh theo đuổi mục đích đoàn kết mọi người Pháp để theo đuổi cuộc chiến với mình, vả chăng, tướng de Gaulle và Hội Đồng, trong những dịp hội họp ấy sẽ không tỏ thải độ giận dỗi hay yêu sách, mà chỉ kể đến nhu cầu quốc gia nâng cao ý chí tranh đấu và tái lập quân sự Pháp.

        V.— Tướng de Gaulle và Hội Đồng Phòng vệ Đế Quốc Pháp chắc chắn rằng chính phủ Anh sẽ đồng ý về các điểm trên đây. Họ muốn có một sự bảo đảm như vậy.

        Điện tín của để Ganlle gửi đại tá Leclerc, Douala.

        Brazzayille, mùng 4 tháng một1 1940

        Đồng ý cuộc hành quân dự định sẽ thực hiện ngày mùng 6 tháng một.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi trung tá Parant, Lambarénẻ

        Brazzayille mùng 6 tháng một 1940

        Nhiệt liệt chúc mừng trung tá Parant, thống đốc Gabon. Gửi lời chúc mừng tất cả những người dưới quyền ông, nhất là thiếu tá Dio. Xin ông nói cho binh sĩ của ông biết rằng họ đã làm việc đắc lực. Họ chiến thắng ở Sindara, Mit— ic, N‘Djole, Lambaréné là để phục vụ nước Pháp. Bây giờ phải hoàn tất những thành quả đã đạt được.

-------------------
        1. Một loạt các mốc thời gian ghi là "tháng một 1940" - là mốc thời gian không đúng (Đức chưa xâm lược Pháp). Biết là sai nhưng tôi vẫn giữ nguyên theo bản sách giấy - Giangtvx
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:18:03 pm »


        Thông cáo của Quốc Vụ Khanh đặc trách Ngoại giao gửi tướng de Gaulle

        (Bản Dịch)

        Luân Đôn, mùng 7 tháng một 1940

        I.— Ngày mùng 1 tháng một, đại sứ Pháp đã trao cho đại sứ Anh Hoàng một thông điệp khẩn của Vichy cho biết rằng thống chế Pétain trong hai ngày nữa sẽ trả lời thư của Anh Hoàng, của Tổng Thống Hoa Kỳ và của Thủ Tướng; có sự chậm trễ phúc đáp vì sự vắng mặt của bộ trưởng Ngoại Giao. Thư trả lời Anh Hoàng và Thủ Tướng chưa về tới Luân Đôn, tuy rằng Tổng Thống Roosevelt đã nhận được phúc thư để ngày mùng 1 tháng một, với những điếm sau đây :

        Chính phủ Pháp :

        1) không trả lời một vài điểm trong thông điệp của Tổng Thống vì sợ gây ra nhiều thắc mắc về thái độ của chính phủ Hoa Kỳ ;

        2) giữ tư cách hoàn toàn tự do hành động ;

        3) đã cam kết rằng không trao hạm đội Pháp cho ai;

        4) Yêu cầu Hoa Kỳ nhớ lại rằng những trận công kích quân Anh xảy ra vì người Anh đã có những trận tấn kích bất ngờ trước khi có thái độ thù nghịch với nước Pháp và dùng hạm đội, phi cơ, yểm trợ những người nổi loạn.

        5) Mặc dầu đã xảy ra những việc đáng tiếc ấy, chính phủ Pháp cũng không hành động tấn công người Anh nếu không bị khiêu khích.

        Bản thông điệp của Pétain gửi Roosevelt kết luận rằng chính phủ Pháp sẽ thi hành mọi biện pháp để quyền lợi của nước Pháp được tôn trọng, chính phủ Pháp tha thiết muốn duy trì tình thân hữu cổ truyền với Hoa Kỳ và mong rằng sẽ tránh được những hiểu lầm và lỗi lầm suy diễn khiến cho Tổng Thống phải gửi bức thông điệp kia.

        II.— Ngày mùng 4 tháng một, đại sứ Anh đã tiếp xúc lại với đại sứ Pháp và trao cho ông này một bức giác thư nhấn mạnh đến sự kiện Chính phủ Anh đòi hỏi biết đích xác lập trường của chính phủ Vichy và những điều khoản thỏa ước Vichy vừa ký với người Đức.

        Đại sứ Pháp buồn nản lắm. Ông ta cho rằng Layal có ý định ký thỏa ước ngày 11 tháng một đã sử dụng hạm đội Pháp và một vài đơn vị quân sự đế lấy lại thuộc địa Pháp đã tập kết với tướng de Gaulle , với sự thỏa thuận của chính phủ Đức.

        III.— Đồng thời, chúng tôi gửi một thông điệp cho Vichy qua sự trung gian của Sir Samuel Hoare, thông báo cho biết việc sau đây : chúng tôi được biết rằng hai chiến hạm Rihelieu và Jean-Bart sẽ di chuyển từ Dakar và Casablanca đến những hải cảng Pháp để sửa chữa; vì chúng tôi không muốn có sự đụng độ giữa các hải quân Anh và Pháp cho nên chúng tôi mong rằng chính phủ Vichy sẽ không có quyết định ấy.

        Điện tín của tướng de Gaulle gửi đại tá Leclerc, Libreville

        Brazzayille, mùng 10 tháng một l940

        Tôi có lời khen tặng ông và các bộ đội dưới quyền ông về cuộc hành quân thành công rực rỡ đế giải phóng Libreville.

        Tôi đã dùng V.T.Đ yêu cầu Port Gentil gửi ngay phái đoàn thương thuyết đến gặp đoàn quân Pháp Tự Do đang xuống miền Ogooué. Yêu cầu ông cho phi cơ bay trên không phận Port Gentil, thả truyền đơn báo tin sự đầu hàng của tướng Têtu ở Libreville và yêu cầu mọi người nên phục tòng buông súng. Yêu cầu ông gửi thêm một lực lượng hải quân, lực lượng ấy phải giữ liên lạc V.T.Đ. với tôi.

        Thông điệp cua Thiếu tá Luizet gửi tướng de Gaulle

        Tanger, 14 tháng một l940,

        Cuộc giải phỏng Gabon đã tạo ảnh hưởng tốt lắm, bạn hữu của chúng ta đều chứa chan hy vọng, địch và những kẻ cộng tác với địch đều căm giận, như vậy đủ tỏ ra hành động của chúng ta hữu hiệu lắm.

        Nhưng điều cần thiết là tướng de Gaulle nên biết rõ những sự kiện sau đây :

        Sự phản bội của Layal và bạn hữu của ông ta đã gây ra những phán ứng trong lành. Tướng Weygand cũng hiểu rằng chỉ có sự thắng trận của người Anh là cứu vãn được nước Pháp. Chỉ tại ông ta lớn tuổi và thiếu nghị lực cho nên không dám tự mình quyết chỉ hành động.

        Bá tước Paris cũng có lập trường như vậy. Ông ta chỉ đợi dịp hành động và trút bỏ mặt nạ Vichy mà ông vẫn đeo cho có hình thức mà thôi. Maurras đã ngờ vực ông và đứng về phía nước Đức, bây giờ đã chống đối ông ra mặt.

        Bá tước Paris đã nghiên cứu một cuộc tấn công từ Bắc Phi với sự yếm trợ của quân Anh. Ông  muốn lúc hữu sự sẽ liên lạc với Weygand nếu có thể được, ông đã đưa ra đề nghị hợp tác.

        Thư trả lời của Wevgand đã đến tay ông ngày 13 tháng một. Trên nguyên tắc Weygand đã thỏa thuận. Với một vài sự dè dặt, tướng Weygand ưng thuận theo bá tước Paris vì ông công phẫn Vichy hèn nhát, dần dần để Tanger lọt vào tay nước I Pha Nho, và còn muốn nhường thêm ít đất của Maroc.

        Người ta có thể mong đợi, khi nào biết chắc chi tiết viện trợ của Anh Mỹ, Bá tước Paris sẽ dựa vào Weygand tuyên bố trở lại cuộc chiến và dùng Bắc Phi làm căn cứ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:19:18 pm »


        Tuyên ngôn cơ bản bổ túc bản Tuyên ngôn ngày 27 tháng mười 1940

        Nhân danh dân tộc và Đế Quốc Pháp.

        Chiếu đạo luật ngày 15 tháng hai 1872 liên quan đến vai trò của các Tổng Hội Đồng trong những trường hợp bất thường ;

        Chiếu các hiến luật ngày 25 tháng giêng 1875, 16 tháng bảy 1875, 2 tháng tám 1875 và 14 tháng tám 1884 ;

        Chiếu tình trạng chiến tranh giữa hai nước Pháp và Đức kể từ ngày mùng 3 tháng chín 1939, và giữa hai nước Pháp, Ý, kể từ ngày 10 tháng sáu 1940 ;

        Chiếu sự kiện chúng tôi cầm quyền và sự thành lập Hội Đồng Phòng Vệ Đế Quốc Pháp theo dự ngày 27 tháng mười 1940, trong các vùng lãnh thổ tự do của Đế Quốc Pháp ;

        Xét rằng việc cầm quyền ấy và sự thành lập Hội Đồng ấy có mục đích và đối tượng giải phóng toàn thể nước Pháp ; bởi vậy cho nên chúng tôi cần phải công bố để mọi người Pháp và các cường quốc ngoại bang biết trong điều kiện thực tế và pháp lý nào chúng tôi đã chiếm giữ và hành xử quyền bính của nước Pháp ;

        Chúng tôi, tướng de Gaulle, lãnh tụ Người Pháp Tự Do,

        Xét rằng toàn thể lãnh thổ chánh quốc Pháp bị đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của địch, do đó, cơ quan gọi là «Chính phủ Vichy», tuy cho rằng mình thay thế chính phủ Cộng Hòa, nhưng không có đủ tự do cần cho việc hành xử toàn vẹn chủ quyền ;

        Xét rằng cơ quan ấy giả cách xét lại hiến luật để biện minh cho sự cấu tạo và sự hiện hữu của mình, nhưng thực ra đây chỉ là vi phạm trắng trợn và liên tiếp Hiến pháp của nước Pháp;

        Xét rằng việc xét lại Hiến pháp tự nó vẫn có ích dụng của nó, nhưng đề xướng và thực hiện việc xét lại Hiến pháp giữa lúc hỗn loạn và khiếp nhược của Quốc Hội và dư luận cũng đủ làm cho việc xét lại ấy mất tính chất tự do, nhất trí và bình tĩnh ; Thiếu những tính chất ấy, một việc làm chính yếu của chính phủ và quốc gia như thế không thể có giá trị lập hiến chân thực ;

        Xét rằng vị Tổng Thống Cộng Hòa đã bị truất hết quyền hành mà không chịu từ chức ;

        Xét rằng, chiếu các điều khoản Hiến pháp 1875, một quyết nghị xét lại phải là kết quả đầu phiếu của Hạ Viện và Thượng Viện ; Hai viện họp riêng, sau đó đề nghị xét lại mới được đưa ra khoáng đại hội nghị, và hội nghị này phải họp ở Versailles ;

        Xét rằng, những điều kiện giản dị này được các luật gia danh tiếng của nền Cộng Hòa nhất là Gambetta và Jules Ferry, coi là sự bảo đảm cần thiết cho sự thuận ý sáng suốt của hai viện và ngăn ngừa những cuộc xét lại vội vàng hay có dụng ý gian dối ; những điều kiện ấy đã không được tôn trọng hay bị vi phạm ;

        Xét rằng thực ra, cả hai viện và Quốc Hội không được quyền tự do thảo luận ; một vài nguyên tắc nền tảng đã bị đại diện của cái gọi là chính phủ ấy không biết đến và coi thường như « vấn đề thủ tục » :

        Xét rằng một số nhân vật Quốc Hội bị cản trở không được tham dự, chuyến tàu chở họ về đã bị bắt giữ lại ở xa theo lệnh chính phủ hay với sự đồng ý của chính phủ ; trong cuộc thảo luận công khai đã có áp lực của những đệ tam nhân vô thẩm quyền ; trái với luật lệ không có tờ biên bản phiên họp nào được công bố ;

        Xét rằng, khi nhóm họp cái gọi là Quốc Hội ở Vichy chứ không phải ở Versailles, người làm luật không hiểu rằng người ta có thể lợi dụng tình trạng chiến tranh, bất thần triệu tập một nghị viện chạy tán loạn mỗi người một hơi về họp tại một thị trấn tổng, như vậy người ta có thể cưỡng ép nghị viện vi phạm những luật lệ nền tảng của nền Cộng Hòa ;

        Xét rằng, nếu quả thực Quốc Hội Vichy có nhóm họp để xét lại Hiến pháp, thì Quốc Hội cũng phải thảo luận từng điều khoản và bỏ phiếu chấp thuận bản văn chung quyết, bản văn ấy ban hành sẽ là một trong những hiến luật quốc gia ; nhưng Quốc Hội ấy đã không thực hiện mục tiêu chính của mình, đã thoái từ một thầm quyền của riêng mình, và chỉ lấy một quyết định bất hợp hiến cũng như ngu xuẩn, giao cho một đệ tam nhân dùng quyền khống chế để tự mình khởi thảo và áp dụng hiến pháp mới;

        Xét rằng đạo luật 1884 quy định rằng « hình thức cộng hòa của chính phủ không được xét lại» ;

        Xét rằng, cái gọi là chính phủ Vichy tuy đã có lời hứa long trọng với quốc gia khi tự nhận là « Chính phủ Cộng Hòa » và chiếm lấy toàn thể quyền hành, nhưng hành động như vậy họ đã thủ tiêu Hiến pháp Cộng hòa cả về hình thức lẫn nội dung ;
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM