Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:06:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27673 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2018, 09:28:10 pm »

      
        - Tên sách : Đại nguyên soái Stalin
                         Người dịch : Nguyễn Sỹ Thành - Bình Minh

        - Tác giả : Vladimia Karpob

        - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

        - Năm xuất bản : 2004

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 02:28:36 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2018, 08:22:57 am »


LỜI NÓI ĐẦU

        Thế kỷ hai mươi chứng kiến sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nhân loại, đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, và sau đó là hơn 70 năm tồn tại với bao sự kiện bi tráng của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Cùng với Lênin, V.I. Stalin là nhân vật chính của các sự kiện bi tráng này. Ông tham gia vào hầu hết các sự kiện chính từ Cách mạng tháng Mười năm 1917, cuộc nội chiến và chống can thiệp của 14 nước đế quốc, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên một đất nước chiếm một phần sáu diện tích trái đất, chiến công vĩ đại tiêu diệt chủ nghĩa phát xít cứu loài người khỏi thảm họa. Trong lĩnh vực lý luận đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác, sự tổng kết tuyệt vời về chủ nghĩa Lênin và một loạt các nghiên cứu có tính quy luật của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

        Trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có nhiều sách báo ở Nga và phương Tây viết về Stalin. Các tác phẩm chia thành hai loại: Một số xuất bản khi Stalin còn sống thì ca ngợi ông hết lời; một số khác (sau khi Stalin đã mất) thì theo một trào lưu cơ hội về chính trị lại bôi đen thậm tệ lịch sử về ông.

        Bộ trưởng Ngoại giao thời Stalin - Molotốp. V. đã kể lại: "Bản thân Stalin ngay từ thời kỳ chiến tranh đã từng tiên đoán: Tôi biết rằng sau khi chết, người ta sẽ đổ rác lên nấm mồ của tôi, nhưng các cơn gió của lịch sử nhất định sẽ quét sạch các rác rưởi ấy...".

        Vào dịp kỷ niệm năm mươi năm ngày mất của Stalin I. V. ở Nga đã xuất bản một số lượng lớn sách, hồi ký, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của ông, trong đó có cuốn "Đại Nguyên soái Stalin".

        Cuốn "Đại Nguyên soái Stalin" tập trung các tư liệu để khắc họa nhân vật Stalin, như một vị Đại Nguyên soái - Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Xô Viết, trong cả thời kỳ nội chiến và đặc biệt là trong thời gian cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

        Ở Việt Nam, trong những năm qua đã dịch và xuất bản sách, hồi ký về một số nhà hoạt động chính trị, quân sự nước ngoài nổi tiếng như Napoleont, Churchill, V.Putin, Đặng Tiểu Bình, Tưởng Giới Thạch, Giucôp... Nhưng chưa có một tác phẩm nào hoàn chỉnh về Stalin I.V. người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô Viết trong gần 30 năm huy hoàng nhất của lịch sử Xô Viết.

        Stalin là một nhãn vật vĩ đại, có rất nhiều đánh giá khác nhau về ông, chúng tôi hiểu rằng cuốn sách "Đại Nguyên soái Stalin" mới là cách nhìn nhận của một tác giả Nga, tuy nhiên do được tiếp cận một khối lượng lớn tài liệu mà chỉ sau thời kỳ "cải tổ" mới được "giải mật" nên cuốn sách có nhiều tư liệu mới lần đầu tiên được công bố. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân mạnh dạn giới thiệu và chỉ coi là cung cấp thêm tư liệu để tham khảo.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN         


V.I. Lênin và I.V. Stalin


Stalin và Goorki
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2018, 10:33:49 am »


Phần I

CÁC NHÀ CÁCH MẠNG

        “Không nên đánh giá về giai cấp, về một chính Đảng chỉ thông qua sự tự đánh giá của họ, thông qua các khẩu hiệu mà họ đưa ra trong giai đoạn này...

        Xét cho đến cùng tất cả các mâu thuẫn đều biểu hiện trong cuộc đấu tranh vì chính quyền".


L. TROTXKI       


        “Cuộc đấu tranh giữa các phần tử Trotxkit và chính quyền Xô Viết không phải là cuộc đấu tranh vì chính quyền, mà là cuộc đấu tranh của 2 cương lĩnh, trong đó cương lĩnh thứ nhất đáp ứng yêu cầu của cách mạng và được nhân dân ủng hộ, còn cương lĩnh thứ hai đi ngược lại quyền lợi của cách mạng và bị nhân dân phản đối".

I.V. STALIN       


VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ STALIN I.v.

        Không ai sinh ra trên đời này lại không có nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Tôi tự ngẫm rằng, sẽ là đáng tin cậy nếu chúng ta bắt đầu làm quen với Stalin bằng chính lập trường khách quan này.

        Hãy bắt đầu từ những sự kiện xa xưa, mà thiếu nó chúng ta sẽ không hiểu được nhân cách và tài năng của vị Đại Nguyên soái trong tương lai đã được hình thành như thế nào.

        Ioxiph Dgiugashvili (tên khai sinh của Stalin) sinh ngày 21 tháng 12 năm 18791 ở thành phố nhỏ mang tên Gori2 thuộc tỉnh Tiphli nước Grudia, trong gia đình thợ giầy, cha của Stalin là ông Vixarion Ivanovich Dgiugashvili và mẹ là bà Ekaterina Geogriépna. Lễ rửa tội, đặt tên cho Stalin được tổ chức tại nhà thờ dòng chính giáo của thành phố. Năm 1888, ông được gửi vào học tại trường dòng của thành phố Gori, sau khi tốt nghiệp, vào năm 1894 ông chuyển lên học tại trường dòng của thành phố Tiphlis - thành phố lớn thứ hai của Grudia. Do thành tích học xuất sắc ông được chuẩn bị để đào tạo thành cha cố. Tuy nhiên, do được tiếp xúc từ rất sớm với các sách vở, tài liệu cách mạng, ông đã bị lôi cuốn và tham gia tích cực vào các nhóm Macxít và nhanh chóng trở thành cốt cán của các nhóm này. Ngày 27 tháng 5 năm 1899 (tức là năm thứ năm ỏ trường dòng) ông đã bị đuổi khỏi trường vì tham gia hoạt động cách mạng.

        Sau sự kiện đó, ông làm việc tại Viện nghiên cứu Vật lý của thành phố Tiphlis - như một nhân viên thông kê và cũng từ đó, ông đã bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng chuyên nghiệp của mình. Ông là một nhà cách mạng dũng cảm, với tính cách sôi nổi của người vùng Capcadơ. Các sách vở cách mạng với ông lúc đó rất ít, ông trưởng thành chủ yếu qua các trải nghiệm thực tế. Có lẽ chính trong thực tế đã hình thành nên phẩm chất chiến sĩ kiên cường của ông.

        Nhưng thời kỳ hoạt động này không dài, ông hiểu rằng cần phải giáo dục, động viên quần chúng lao động đứng dậy để đấu tranh vì tương lai tươi đẹp của đất nước.

        Ngày 5 tháng 4 năm 1902, ông bị bắt lần đầu tiên và bị giam tại nhà tù Batum vì các bài phát biểu cách mạng của mình trước công nhân và vì các bài báo mà ông viết ở báo bí mật “Brđdola”. Mùa thu năm 1903, ông bị đày ba năm ở Sibêri, tại làng Utda mới, ở tỉnh Irơkutxcơ. Chính tại đây ông đã nhận được bức thư đầu tiên của Lênin. Ngày 5 tháng 1 năm 1904, ông vượt ngục và trở về vùng Capcadơ (đây là lần vượt ngục đầu tiên trong tám lần vượt ngục của ông (N.D). Tại Capcadơ, ông đã tổ chức rộng rãi mạng lưới xuất bản các ấn phẩm, sách báo bí mật, mà trong đó ông tuyên bố ủng hộ tư tưởng của Lênin trong cuộc đấu tranh với nhóm Mensêvich.

        Tháng 12 năm 1905, Stalin tham dự hội nghị Bônsêvich toàn Nga tại Tamerxiphoce (Phần Lan) với tư cách là đại biểu của các tổ chức Bônsêvich vùng Capcadơ. Tại đây, lần đầu tiên ông đã được hội kiến Lênin. Tháng 4 năm 1906, ông tham dự Đại hội IV Đảng dân chủ xã hội toàn Nga (tại Stốckhôm). Ông là thành viên tích cực tại Đại hội V ở London của Đảng ủng hộ Lênin chiến thắng phái Mensêvich.

        Khi trở về Capcadơ hoạt động, ông đã hồi tưởng lại như sau: “Ba năm hoạt động cùng công nhân tại các mỏ dầu đã tôi luyện cho tôi để trở thành một chiến sĩ, một trong những người lãnh đạo thực tiễn... tại thành phố Ba Cu, như vậy tôi đã trải qua lò rèn luyện cách mạng thứ hai của mình”.

        Ngày 25 tháng 3 năm 1908, ông lại bị bắt và bị đày đến tỉnh Vôlôgodxki. Ngày 24 tháng 6 năm 1909, Stalin lại thực hiện thành công cuộc vượt ngục và trở về Ba Cu để tiếp tục hoạt động.

        Ngày 23 tháng 3 năm 1910, ông lại bị bắt, bị tù giam sáu tháng và đày đi làng Xolvưchegord. Ngày 6 tháng 9 năm 1911, Stalin lại vượt ngục và bí mật trở về Peterburg, nhưng chỉ đến 22 tháng 9 ông lại bị bắt và bị dẫn về nơi đi đày.

        Theo sự ủy thác của Lênin, Xergo Ordgionhikitdez đã đến làng Vôlôgda, nơi Stalin đang bị đi đày và thông báo cho Stalin biết ông đã được bầu vắng mặt là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương của Đảng tại Hội nghị ở Paris.

        Tháng 2 năm 1912, Stalin lại thực hiện thành công lần vượt ngục tiếp theo. Ngày 5 tháng 5 năm 1912, theo chỉ thị của Lênin, Stalin đã cùng các đồng chí của mình cho ra mắt số đầu tiên của báo “Sự thật”. Ngày 22 tháng 4 năm 1912, Stalin lại bị bắt và bị đi đày ba năm tại vùng Narumxki - nhưng rất nhanh chóng, ngày 1 tháng 9 năm đó Stalin lại vượt ngục.

        Stalin trở về hoạt động bí mật ở Peterburg để lãnh đạo xuất bản báo “Sự thật”, đồng thời chuẩn bị cho chiến dịch bầu cử vào Viện Duma Quốc gia lần thứ tư3. Ông đã đưa ra khẩu hiệu kêu gọi giai cấp công nhân ủng hộ các đại biểu công nhân của mình. Lênin đánh giá cao khẩu hiệu này và yêu cầu nhanh chóng căng các khẩu hiệu ở những nơi dễ nhìn nhất với các chữ cái thật to! Chiến dịch bầu cử đã thành công, các đại biểu từ giai cấp công nhân đã được bầu vào Duma. Lênin đánh giá cao hoạt động của Stalin trong các thư từ trao đổi của mình. Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1912, Stalin đến thành phố Kracốp (Ba Lan) để dự Hội nghị Trung ương của Đảng.

        Trong thời gian ở nước ngoài, Stalin đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa Mark và vấn đề dân tộc”, về tác phẩm này, Lênin đã đánh giá cao và thông báo cho Gorki: “Trong chúng ta đã xuất hiện một anh chàng Grudin tuyệt vời, anh ta đã viết một bài báo lớn, tổng hợp nhiều tác giả và tư liệu quý...”.

        Ngày 23 tháng 2 năm 1913, Stalin lại bị bắt tại Peterburg. Để đề phòng ông lại bỏ trốn, chính quyền Sa hoàng đã đày ông đi thật xa, tận vùng Iurukhamxki, sát với Bắc Cực, ở làng Kureica. Stalin bị giam tại đây đến tận cách mạng tháng 2 năm 1917.

        Ngày 12 tháng 3 năm 1917, ông đã kịp có mặt tại Peterburg. Tại đây ông được cử vào phân ban Nga của Trung ương Đảng xã hội dân chủ Nga và Ban biên tập báo “Sự thật”. Ngày 12 tháng 4 năm 1917, Lênin vượt qua biên giới Phần Lan trở về Tổ quốc và chính tại ga xe hỏa đầu tiên ở Bêlôôxtrốp, Stalin đã có mặt để đón Lênin, cùng có mặt với Stalin lúc đó còn có Kamênhép, Kôlôntai, Raxkôlnhi.

        Ngày 4 tháng 4, Lênin đã công bố “Luận cương tháng tư” nổi tiếng - Đây chính là cương lĩnh hành động của Đảng, trong thời điểm lịch sử này Stalin luôn có mặt cạnh Lênin. Ngày 24 tháng 4 năm 1917, tại Hội nghị lần thứ 7 toàn Nga của Đảng, Stalin đã được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Trong Ban chấp hành Trung ương còn có Lênin, Dinôviep, Kamênhép, Xverlốp, Nôgin, Xmigla, Phêđôrốp. Ngày 4 tháng 6, sau khi Kêrenxki ra lệnh nổ súng vào đoàn diễu hành hòa bình, Đảng đã rút vào hoạt động bí mật và công tác bảo đảm an ninh cho Lênin đã được giao cho Stalin.

        Stalin thường xuyên gặp Lênin tại hồ Giadơlip để chuẩn bị cho Đại hội VI của Đảng. Tại Đại hội, do Lênin vắng mặt, Stalin đã đọc báo cáo quan trọng về tình hình chính trị và đường lối khởi nghĩa vũ trang của Đảng.

        Ngày 25 tháng 10, cuộc khởi nghĩa vũ trang đã diễn ra và Lênin đã đưa ra khẩu hiệu: “Tất cả chính quyền cho Xô Viết, đả đảo chính phủ lâm thời!".

        Cách mạng tháng Mười vĩ đại đã thành công, buổi tối ngày 26 tháng 10 tại Đại hội lần thứ 2 Xô Viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập chính phủ Xô Viết đầu tiên do Lênin đứng đầu. Stalin được bổ nhiệm là dân ủy phụ trách các vấn đề dân tộc.

        Trong những ngày tháng cách mạng sôi động đó, rất nhiều đảng viên Đảng Cộng sản đã gia nhập quân đội và các khả năng về quân sự của Stalin cũng có điều kiện để bộc lộ và phát triển.

        Tại hội nghị Trung ương ngày 16 tháng 10 theo đề nghị của Lênin đã thành lập “Trung ương quân sự Cách mạng” với năm thành viên là Xverlôp, Urixki, Đjiedinxki, Burnốp và Stalin.

        Nói chung, lúc đó có hai trung tâm lãnh đạo quân sự là: Ủy ban quân sự Cách mạng ở Peterburg và Trung ương quân sự cách mạng có quy mô toàn Nga. Lênin đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa toàn Nga, còn ở Peterburg thì Trotxki là chủ tịch Xô Viết Pêtrograt.

        Sau cách mạng, trong một bài báo kỷ niệm Cách mạng tháng Mười năm 1918, Stalin đã viết về Trotxki: “Tất cả công tác tổ chức thực tế khởi nghĩa ỏ Pêtrograt là dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chủ tịch Xô Viết Pêtrograt, đồng chí Trotxki, có thế khẳng định rằng, sự biến chuyển của các đơn vị quân đội sang phía các Xô Viết và khả năng tổ chức công việc của Ủy ban  quân sự Cách mạng gắn bó trước hết và chủ yếu với hoạt động của đồng chí Trotxki. Các đồng chí Antơnốpva Pốtvôixki là các trợ thủ chủ yếu của đồng chí Trotxki”.

        Như vậy, trong cả hai sự kiện lớn nhất của đầu thế kỷ 20 là chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga, Stalin đã trải qua không phải là ở các vị trí thứ yếu - như một số kẻ chống Stalin cố tình bóp méo sự thật - mà ngược lại ông đã tham gia trên mặt trận hàng đầu, trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo cách mạng Bônsêvich.

        Ông là một trong những người gần gũi với Lênin, ủy viên Ban chấp hành Trung ương, ủy viên Trung ương quân sự Cách mạng. Tuy nhiên vai trò của ông trong giai đoạn này, như chúng ta thấy mới ở mức khiêm tốn. Tạm thời, ở Stalin mới lóe lên những tia lửa đầu tiên do Lênin gây dựng lên.

        Đó là sự thật về sự khởi đầu tiểu sử của Ioxiph Dgugashvili. Tôi không có ý định hạ thấp hay đề cao mà chỉ đưa ra các cứ liệu, không hơn, không kém.

--------------------
        1. Có tài liệu cho rằng Stalin sinh ngày 6-12-1878 (theo cuốn sách "Stalin" của Edvard Rađginxki).

        2. Thành phố nhỏ Gori thành lập khoảng thế kỷ thứ 7, như một pháo đài trên núi trong chiến tranh chống lại quân Ba Tư. Vào năm 1873 có 6.000 dân, trong đó 3.425 là người Acmeni, 2.250 là Grudin, 325 là người Nga N.D.

        3. Theo nhiều tài liệu, thì chính vào thời kỳ lãnh đạo báo "Sự thật", ông đã lấy bí danh hoạt động cách mạng và viết báo là Stalia - Tiếng Nga có nghĩa là: Gang thép.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2018, 11:00:46 am »


CUỘC NỘI CHIẾN - CÁC TRẬN ĐÁNH Ở THÀNH PHỐ SARITXƯN

        Người ta thường hỏi, không hiểu các năng khiếu quân sự của Stalin phát triển từ lúc nào và ở đâu? Ông đã tích lũy các kinh nghiệm chiến đấu từ đâu?

        Sự kiện quân sự có tầm chiến lược đầu tiên mà ông tham gia với tư cách là một người chỉ huy diễn ra vào năm 1918 tại Saritxưn. Tuy nhiên, lúc đó ông tham gia trận chiến với tư cách là một chính ủy Hồng quân được tăng cường.

        Chúng ta hãy nhớ lại, lúc đó Pêtrograt bị bao vây từ mọi phía và bị cắt đứt với nguồn cung cấp bánh mỳ và thực phẩm. Nạn đói bắt đầu đe dọa không chỉ với người dân mà cả với thành quả của cách mạng, cần phải có hành động ngay lập tức để bảo đảm cung cấp lương thực. Một trong những hành động đầu tiên là quyết định của Trung ương cử Stalin làm chính ủy tăng cường cho vùng Saritxưn, để từ đó có thể chuyên chở bánh mỳ từ vùng Volga và Bắc Capcadơ, về Pêtrograt tránh vòng vây của quân Đênikin, lúc đó đang chiếm đóng vựa lúa mỳ ở Ukrain và sông Đông.

        Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ này, đích thân Lênin - Chủ tịch Xô Viết các dân ủy đã viết giấy giới thiệu như sau: Thành viên Xô Viết các dân ủy, đồng chí Ioxiph Vixarionovich Stalin được bổ nhiệm là ủy viên dân ủy lãnh đạo chung các hoạt động ở vùng Nam nước Nga với các quyền đặc biệt. Các ủy ban địa phương, các phòng tham mưu và chỉ huy các đơn vị, các trưởng ga đường sắt, các tổ chức thu gom hàng hóa, các hạm đội chở hàng đường sông, biển, các tổ chức bưu điện... có trách nhiệm chấp hành mệnh lệnh của đồng chí Stalin...

        Có một tình tiết mà mọi người còn ít biết đến, đó là vào năm 1917, khi Stalin trở về từ nơi bị đi đày có ở lại trong một gia đình quen biết, đó là gia đình ông Aliluep. Từ năm 1915, sau một lần vượt ngục Stalin đã lưu trú tại nhà này. Sau cách mạng tháng hai, ông lại trú ở đây một thòi gian. Việc Stalin trú ở gia đình này nhiều lần có lý do của nó, đó là ông Aliluep có một cô con gái tên là Nadenca, lúc đó vừa 17 tuổi. Được giáo dục trong gia đình cách mạng, Nadenca rất trong trắng, ngây thơ và luôn nhìn các chiến sĩ cách mạng trú tại nhà cha mình như những nhân vật tiểu thuyết. Nadenca khâm phục và mơ ước được giống như vậy. Đột nhiên trong nhà mình xuất hiện một trong những nhân vật huyền thoại ấy, người đã nhiêu lần vượt ngục và đã có một lần trốn tại nhà mình. Nadenca hiểu điều đó và không khỏi nhìn trộm chàng trai tóc đen Dguglashvili với con mắt thán phục và trái tim đập rộn ràng. Tất cả những tín hiệu ấy không lọt qua con mắt của nhà cách mạng đã 38 tuổi. Sau đó, mặc dù khoảng cách lớn về tuổi tác giữa hai người, Stalin đã đưa Nadenca đi theo trong chuyến công tác đến Saritxưh.

        Stalin đến Saritxưn ngày 6 tháng 6 năm 1918, ông sống trong toa xe lửa được các chiến sĩ cận vệ đỏ canh gác. Với cương vị đại diện đặc biệt, Stalin đã yêu cầu các cán bộ Đảng, chính quyền và quân đội ở địa phương báo cáo tình hình.

        Tư lệnh quân khu Bắc - Capcadơ là vị trung tướng từ thời Sa hoàng. Ông Xnhexarép rất biết cách điều hành các đơn vị quân đội. Trước chiến tranh ông đã tốt nghiệp học viện Bộ Tổng tham mưu, sau cách mạng Xnhexarép quyết định chuyển sang phục vụ cách mạng. Lênin đánh giá cao những người như vậy, ông yêu cầu trên các mặt trận phải biết sử dụng các sĩ quan chuyên gia quân sự này, và để đề phòng trong số đó có thể có kẻ phản bội, Lênin đã bổ nhiệm các chính ủy Hồng quân (có lẽ đó là xuất xứ có chức vụ Chính ủy trong các đơn vị quân đội ở Liên Xô).

        Stalin có cách đánh giá khác về các quân nhân của chế độ cũ, chính kiến của ông có điểm khác của Lênin. Khi thấy tình trạng không tuân lệnh của một số vị chỉ huy, Stalin đã gửi điện cho Lênin, yêu cầu trao quyền về cả lĩnh vực quân sự cho mình, vì phát hiện thấy nhiều điều bất ổn. Ban chấp hành Trung ương lúc đầu không đồng ý với đề nghị này và yêu cầu Stalin làm đúng nhiệm vụ của mình.

        Stalin đã chuyển được một số đoàn tàu chở bánh mỳ tiếp tế cho thành Pêtrograt đang bị đói. Nhưng vào cuối tháng bảy, quân Bạch vệ chuyển sang phản công. Tướng Bạch vệ Kraxnốp hy vọng chiếm lại Saritxưn và liên kết với binh đoàn khởi nghĩa Tiệp Khắc cũng như các quân khu Bạch vệ ở Uran, ở Orenburg để cắt đứt đường tiếp tế về cho Moxcơva và Pêtrograt. Việc thất thủ Saritxưn là một thảm họa và việc cắt đứt đường tiếp tế cũng đồng nghĩa với việc nhiệm vụ tiếp tế của Stalin cho Moxcơva và Pêtrograt là không được hoàn thành, bột mỳ sẽ bị lưu lại ở phía nam, và Stalin đã huy động mọi lực lượng để tìm cách hoàn thành nhiệm vụ mà Lênin giao phó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:54:02 am »


        Ngày 11 tháng 7 năm 1918, Stalin điện cho Lênin: “Tình hình rất phức tạp vì rằng Bộ tham mưu quân khu Bắc - Capcadơ không đảm đương được nhiệm vụ chống quân phản cách mạng. Sự việc không dừng ở chỗ về mặt tâm trạng các chuyên gia quân sự không có tinh thần quyết chiến, mà còn là vì họ như những nhân viên tham mưu “cổ cồn”, làm kế hoạch trên giấy và không có khả năng điều hành các chiến dịch trên thực tế. Tôi cảm thấy như mình là người ngoài cuộc... Tôi sẽ điều chỉnh toàn bộ tình hình và sẽ nắm lấy toàn bộ trách nhiệm trước các cơ quan lãnh đạo tối cao”.

        Tình hình đã trở nên cực kỳ căng thẳng, không chỉ trên mặt trận mà cả ở hậu phương. Tại Pêtrograt xảy ra cuộc nổi loạn của học viên sĩ quan Bạch vệ, Lênin bị ám sát trọng thương.

        Vai trò Stalin trong cuộc đấu tranh với bọn phản cách mạng đặc biệt nổi bật sau sự kiện đại tá Nôxôvitch, tham mưu trưởng quân đoàn bỏ chạy sang hàng ngũ Bạch vệ.

        Mùa thu năm 1918, các đơn vị quân Bạch vệ đã tiến sát đến Saritxưn và một số nơi đã vượt qua sông Volga. Tình hình khẩn cấp nhất là vào tháng 1 năm 1919 khi tướng Bạch vệ Kracnốp đưa các đơn vị Bạch quân tiếp viện phá vỡ phòng tuyến của Hồng quân ở sát Saritxưn. Tại mặt trận phương Nam, trong tay của Stalin lúc đó không hê có đội dự bị để cản phá các trọng điểm bị đột phá.

        Trong tình hình khẩn cấp ấy, Stalin đã bộc lộ ý chí kiên cường và khả năng tìm ra lối thoát. Chính là tại thời điểm này, đã bộc lộ khả năng tư duy ở tầm chiến dịch - chiến lược của Stalin. Các chiến binh có mặt lúc đó đã kể lại rằng chính là sự bình tĩnh của Stalin với hình tượng chiếc tẩu luôn tỏa khói khi suy nghĩ, giọng nói tự tin, vững chắc đã làm yên lòng mọi người. Stalin hiểu rằng, một khi ông đã tập trung toàn bộ quyền hành vào tay mình thì mọi trách nhiệm về thắng bại của trận đánh cũng đặt lên vai ông, nhưng phải làm gì đây, khi mà thậm chí không hề có đội dự bị trong tay?

        Stalin đã giả định: các đơn vị của tướng Bạch vệ Kraxnôp chắc đang chuẩn bị ăn mừng chiến thắng, điều này thường làm giảm sút sự cảnh giác, không ít các ví dụ trong lịch sử đã chứng minh sự ăn mừng chiến thắng quá sớm thường mang đến thất bại trong các trận đánh.

        - Tình hình trong các đơn vị của Kraxnốp thế nào? Stalin buông ra một câu hỏi mà không hướng cụ thể vào ai cả. Một đại diện của Bộ tham mưu mặt trận báo cáo:

        - Ở đó họ đang chuẩn bị tiến vào Saritxưn, các lực lượng chính đang tập trung ở hướng Dubốpxki, ở phía trước là đơn vị tiền trạm với nhiệm vụ đột phá vào tuyến phòng ngự của các đơn vị Hồng quân.

        Stalin gõ mạnh tẩu thuốc vào cạnh bàn.

        - Rất tốt! Cứ để đơn vị tiên phong của chúng tiến sâu vào.

        - Nhưng điều đó có nghĩa là mở thông đường cho cả các đơn vị chủ lực của địch...

        - Anh suy nghĩ rất đúng - Stalin nói. Ông cảm thấy rất tự tin vì đã tìm được phương thức thoát ra khỏi tình huống hiểm nghèo. Stalin thậm chí đã mỉm cười và nói: Lực lượng của chúng không phải là tiến vào thành phố mà là đang tiến đến chỗ bị tiêu diệt.

        - Nhưng ai sẽ làm được điều đó...?

        - Tư lệnh trưởng pháo binh! Đồng chí Kulic, ở khu vực Dubốpxki đồng chí còn bao nhiêu khẩu pháo?

        - Chỗ chúng tôi không còn gì cả... - Kulic tỏ ra lo lắng.

        - Thế trên toàn mặt trận thì còn bao nhiêu? - Stalin lập tức hỏi tiếp.

        - Có lẽ khoảng 100.

        - Tất cả các họng pháo, không chậm một phút ngay lập tức tập trung hoả lực vào khu vực Dubốpxki. Hãy cử những người tin cậy nhất và trong đêm nay phải tập trung tất cả các khẩu đội và đạn pháo đến khu vực Dubốpxki. Còn Sư đoàn cận vệ của Đumenko sẽ tập kết tại đây để tiêu diệt tàn quân sau hoả lực của pháo binh - Stalin ra lệnh.

        Trong vòng một đêm, toàn bộ lực lượng pháo binh đã được tập trung tại khu vực Dubốpxki. Sự tính toán của Stalin đã tỏ ra là đúng đắn, các đơn vị Bạch vệ của tướng Kracnốp theo đội hình hàng dọc tiến theo đơn vị tiền trạm.

        cả một hàng dài các đơn vị với trang bị nặng nề đang tiến dọc theo đường đến Saritxưn.

        Các loạt đạn pháo tập trung, bất ngờ đã ập xuống các đơn vị của tướng Kracnôp. Các quả đạn nổ ngay giữa đội hình tiêu diệt phần lớn lực lượng Bạch quân, số bỏ chạy đã bị sư đoàn Dumenko đón đánh. Các đơn vị của tướng Kracnốp đã bị tiêu diệt ngay tại cửa ngõ Saritxưn. Chiến thắng này đã củng cố vị thế của Stalin. Thành phố được bảo vệ, Bạch quân rút chạy, chính là dưới sự chỉ huy của Stalin.

        Tổng kết lại chiến thắng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự của Stalin có thể thấy bộc lộ tư chất thông minh, nghị lực, tính quyết đoán, đặc biệt là trong các tình huống phức tạp.

        Đó chính là các phẩm chất của vị tướng quân sự. Trong các trận chiến đấu này, Stalin đã thu được các kinh nghiệm đầu tiên trong việc tổ chức và tiến hành các chiến dịch lớn.

        Chiến thắng của Hồng quân dưới sự lãnh đạo của Stalin ở Saritxưn có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng1.

-------------------
        1. Chúng ta nhớ rằng: Trận chiến khởi đầu sự nghiệp của Napoleont cũng là trận đấu pháo ỏ thành Tulong từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1793 - N.D.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:38:50 am »

        
Ở MẶT TRẬN PHÍA TÂY - TIÊU DIỆT ĐÊNIKIN

        Tháng 5 năm 1919, các đơn vị Iudenhish chuyển sang tấn công và uy hiếp trực tiếp Pêtrograt. Ban chấp hành Trung ương và Xô Viết quốc phòng đã cử Stalin đến mặt trận này. Sự bổ nhiệm này không phải là ngẫu nhiên, mà là xuất phát từ sự đánh giá khả năng và các hành động kiên quyết của ông khi ở mặt trận phía nam. Lênin đã cảnh báo: "Tình hình các đơn vị Bạch quân tấn công vào Pêtrograt buộc chúng ta phải suy nghĩ đến khả năng có thể có nội gián ngay ở hậu phương, thậm chí là ngay trong các đơn vị ỏ mặt trận... Yêu cầu phải tập trung mọi tinh lực để phá vỡ hoạt động này”. Và Lênin đã không nhầm, ngày 13 tháng 6 năm 1919 đã nổ ra cuộc nổi dậy phản cách mạng tại các mặt trận Gorki đỏ và Xeraia Losad. Stalin lại một lần nữa bộc lộ phẩm chất dũng cảm và kiên quyết, chỉ trong ba ngày, cuộc nổi dậy đã bị dập tắt. Các đội lính lê dương của Anh đã không dám động binh khi biết cuộc nổi dậy này đã bị dập tắt.

        Ngày 5 tháng 7 năm 1919, Stalin được bổ nhiệm là thành viên Hội đồng quân sự cách mạng mặt trận phía tây, ông đã ngay lập tức có mặt tại Bộ tham mưu của mặt trận đóng tại Xmôlenxkơ. Chỉ trong một thời gian ngắn đã xuất hiện bất đồng giữa Stalin và tướng Ôkulốp. Stalin thậm chí đã không che giấu điều này và yêu cầu Trung ương rút Ôkulốp về. Nhưng Lênin không đồng ý. Tuy nhiên Stalin kiên trì ý kiến của mình và tiếp tục đề nghị Lênin triệu hồi về Moxcơva tất cả những người cản trở công việc của ông ở mặt trận. Cuối cùng thì Ôkulốp đã bị rút về. Kết quả là mặt trận đã đứng vững, Bạch quân đã phải tháo lui.

        Ngày 27 tháng 9 năm 1919 Stalin đã được bổ nhiệm là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng mặt trận phía nam, nơi trực tiếp đối mặt với các đơn vị của Đênikin, tại đây Stalin đã trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn.

        Tư lệnh mặt trận phía nam - tướng Egôrốp và Stalin không đồng ý với ý đồ của Trotxki và Kamênhép tung lực lượng vào sâu hậu phương của Đênikin, mà đưa ra phương án mới: tập trung tấn công vào phía Vôrônhegia đến Kharkốp, Donbast, Rôtxtốp, nơi quần chúng nhân dân mà đa số là giai cấp công nhân trong các hầm mỏ rất trông đợi và ủng hộ Hồng quân.

        Ngày 9 tháng 10, lúc 3 giờ đêm Egôrốp nhận được lệnh của Kamênhép đồng ý với phương án mới của Stalin và Egôrốp, tập trung quân đánh dọc theo đường sắt Kurxki theo hướng Donbassa, kết quả là các đơn vị của Đênikin đã bị tiêu diệt. Có thể nói Stalin đã đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch tiêu diệt quân của Đênikin. Ông đã thu được các kinh nghiệm mới trong tiến hành các chiến dịch có quy mô tập đoàn quân ở toàn mặt trận trong điều kiện khốc liệt nhất của chiến tranh.

CHIẾN TRANH NGA - BA LAN NĂM 1920

        Đênikin đã bị tiêu diệt, các đơn vị tàn quân của Đênikin rút chạy về phía Krưm nơi đóng quân của Vrangrelia. Ngày 4 tháng 4 năm 1920, sau khi Đênikin rút lui khỏi chiến trường, Vrangrelia trở thành tư lệnh quân Bạch vệ, tại Bộ tham mưu của ông ta có mặt các cố vấn Anh, Pháp, Mỹ, Nhật.

        Mùa hè năm 1920, các đơn vị quân Ba Lan bị thua trận tại Ucraina và Bêlôrutxia đã rút về phía tây. Ngày 20 tháng 6, Kamênhép và Trotxki đã ra mệnh lệnh cho mặt trận phía tây do Tukhachepxki làm tư lệnh và mặt trận Tây - Nam, nơi Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng tấn công vào Varxava. Mặt trận Tây - Nam đã chuyển sang phản công, giải phóng Kiép và tiến đến Lvốp. Còn mặt trận phía tây của Tukhachepxki đã tiến đến Varxava, nhưng sau đó thì thảm họa đã xảy ra. Sau này, nhiều học giả chống Stalin, gán cho ông là nguyên nhân của thất bại này -  Chúng ta hãy đọc một đoạn trong hồi ký của Trotxki: "... Trong khi các đơn vị của Tukhachepxki tiến đến Varxava, thì mặt trận Tây-Nam, trong đó có Stalin đã tiến vể phía Lemberg... Stalin muốn bằng mọi giá phải tiến vào Lvốp, trong khi Tukhachepxki tiến vào Varxava. Khi tình hình ở Varxava đã rõ ràng, Bộ tổng tư lệnh ra lệnh cho Egôrốp thay đổi hướng tiến công để đánh vào cạnh sườn đội hình quân Ba Lan ở ngoại vi Varxava và bảo vệ cánh trái của Tukhachepxki. Nhưng Bộ chỉ huy mặt trận Tây - Nam do Stalin chỉ huy vẫn tiếp tục tiến về phía tây... Chỉ sau khi đã lặp lại mệnh lệnh nhiều lần Bộ chỉ huy mặt trận Tây - Nam mới thay đổi hướng. Lúc đó thì đã muộn...”.

        Vậy ai đã đúng? Để làm rõ sự thật, chúng tôi đã cất công dựng lại toàn bộ hiện trường và tiến trình các sự kiện. Ba Lan lúc đó là bàn đạp cuối cùng để các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. Nhóm Ba Lan theo chủ nghĩa Sovanh đã được các nước đế quốc hứa sẽ cắt đất của Liên Xô cho với ý đồ thiết lập “Đại Ba Lan từ biển thông ra biển”. Được sự ủng hộ của các nước đế quốc, Ba Lan đã thành lập quân đội với 738 ngàn người. Kế hoạch tấn công nước Nga của quân Ba Lan được viên tướng Pháp Phoosa chỉ huy. Ngày 25 tháng 4 các toán quân Ba Lan đã bắt đầu tấn công, ngày 26 tháng 4 chúng chiếm được Gifomir, ngày 6 tháng 5 chiếm Kiép và vượt sang tả ngạn sông Dnhép.

        Ngày 24 tháng 4, Hồng quân chuyển sang phản công, giải phóng Ucraina và Bêlôrutxia rồi tiến vào lãnh thổ Ba Lan. Tuy nhiên, lực lượng lúc đó đã bị tiêu hao lớn và giai cấp vô sản Ba Lan không những không ủng hộ Hồng quân mà còn vũ trang để chống lại “quân xâm lược Nga”, chiến dịch Varxava đã thất bại do các tính toán sai lầm của Trotxki, Kamênhép và Tukhachepxki.

        Ngàv 2 tháng 8 năm 1920 Bộ chính trị đã quyết định thống nhất toàn bộ các đơn vị trên mặt trận Ba Lan vào mặt trận phía tây của Tukhachepxki, đồng thời thành lập riêng mặt trận phía nam do Stalin đứng đầu. Bộ tư lệnh Ba Lan được các nước đế quốc ủng hộ về vũ khí và kỹ thuật đã tổng động viên để phản công lại Hồng quân. Mặt trận của Tukhachepxki bị tan vỡ.

        Một trong các nguyên nhân thất bại của mặt trận, theo Trotxki, là do Egôrốp và Stalin không chấp hành mệnh lệnh về việc chuyến quân đoàn kỵ binh số 12 để tấn công vào cạnh sườn quân Ba Lan. Nhưng trên thực tế điều này là phi lý vì lúc đó quân đoàn 12 đang ở cách đó 300km, làm sao mà tới kịp được.

        Trong lúc đó, các đơn vị của Vrangelia tiến ra khỏi Krưm và chuẩn bị chiếm Donbassa để hợp binh với các đơn vị Cadắc đang đóng ở sông Đông và Cuban. Stalin rất chú ý đến mặt trận Krưm, ông rất nhiều lần có mặt trên các điểm của mặt trận chống Vrangelia, kể cả các mặt trận đang diễn ra các trận chiến đấu ác liệt nhất. Ngoài ra, Stalin hết sức ủng hộ việc giữ Egôrốp là tư lệnh mặt trận Tây - Nam, bất chấp ý định của Trotxki muốn thay Egôrốp. Ngày 17 tháng 8, Stalin trở về Moxcơva và đề nghị cho ông thôi đảm nhiệm các trọng trách vể quân sự. Tuy nhiên, Lênin không đồng ý và tại Hội nghị lần thứ chín của Trung ương, mặc dù Lênin tán thành các ý kiến của ủy ban quân sự Trung ương và Trotxki nhưng lại đánh giá rất cao uy tín, nghị lực và sự kiên định của Stalin trên mặt trận Ba Lan. Lênin đánh giá cao Stalin về khả năng làm việc và tính nhất quán về tư tưởng, đồng thời rất quan tâm đến cả cuộc sống riêng của Stalin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:46:55 pm »


STALIN - NGƯỜI KẾ TỤC LÊNIN

        Ngày 30 tháng 12 năm 1922, mặc dù đang bị bác sĩ cấm làm việc nhưng Lênin vẫn đọc cho thư ký đánh máy tác phẩm: “Về vấn đề các dân tộc hay là về quyền tự trị”. Những tư tưởng của Lênin sau này sẽ được đọc tại Đại hội 12 của Đảng diễn ra vào mùa xuân 1923. Sau này, các tác phẩm của Lênin được tập hợp trong tuyển tập của Lênin dưới tên gọi: “Các lá thư gửi Đại hội”. Do trong các tài liệu này Lênin đã đưa ra các đánh giá về các cộng sự gần gũi của mình và đưa ra các ý tưởng về việc ai sẽ có thể là người kế tục của mình, vì vậy các tài liệu này còn có tên gọi: “Di chúc”.

        Lênin đặc biệt tập trung đánh giá sâu về Stalin như là một nhân cách lớn, khi mà vấn đề tìm người kế tục vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước được đặt ra. Hậu quả của vụ ám sát nhằm vào Lênin và bệnh tình đã buộc Lênin phải sớm suy nghĩ về người kế tục sự nghiệp của mình.

        Tại sao khi suy nghĩ tìm gương mặt ứng cử viên cho chức Tổng Bí thư, Lênin đã dừng lại ở Stalin? Trước hết cần nhớ là cho đến năm 1922 những gương mặt gần gũi nhất của Lênin trong Bộ chính trị bao gồm: Trotxki, Dônôviép, Kamênhép, Stalin. Tất cả họ đã bộc lộ cao nhất nghị lực và khả năng ngay từ những ngày đầu của chính quyền Xô Viết, trong những năm tháng của nội chiến và thời gian sau nội chiến. Trong số các ủy viên Bộ chính trị, người đầu tiên có thể tính đến như người kế tục số một chính là Trotxki. Lúc đó, Trotxki đang là Chủ tịch Ủy ban quân sự cách mạng của nước Cộng hòa, chăm lo các vấn đề về quân sự trong toàn bộ quy mô của cuộc nội chiến. Trong Đảng, ông ta đã từng được mệnh danh là “Napoleont đỏ” còn ở trong quân đội ông ta có rất nhiều tướng lĩnh là những người do ông ta tiến cử.

        Nhưng Lênin cũng biết rõ lịch sử trước cách mạng của Trotxki như một phần tử Mensêvich trung dung, dao động giữa phái Bônsêvich và kẻ thù của họ, vì vậy Trotxki sẽ có một lập trường rất dễ dao động. Khi đánh giá về Trotxki, Lênin đã từng viết: "... ông ta, có lẽ là một trong những gương mặt có khả năng nhất trong Bộ chính trị hiện tại, nhưng đồng thời lại quá dư thừa tính tự tin cá nhân và đặc biệt dễ bị sa vào kiểu hành chính đơn thuần trong công việc .

        Hơn thế, Trotxki bộc lộ rất rõ ý đồ chiếm đoạt vị trí lãnh đạo trong chính quyền. Chính vì vậy, mặc dù đánh giá cao tính tích cực và năng lực của Trotxki... Lênin vẫn không thể đề cử Trotxki như một ứng cử viên kế tục sự nghiệp của mình. Hơn nữa quan hệ cá nhân giữa Lênin và Trotxki cũng chưa bao giờ là gần gũi như những người đồng chí. Điều này càng được chứng minh khi Lênin mất thì Trotxki đang nghỉ ở Xukhumi (Grudin), và mặc dù biết rằng lễ an táng Lênin sẽ tiến hành ngày 27 tháng 1, tức là năm ngày sau khi mất, hoàn toàn đủ thời gian để trở về chịu tang Lênin, nhưng Trotxki đã không về để vĩnh biệt lãnh tụ của mình.

        Trotxki cũng không có được mối quan hệ đồng chí với Stalin. Hai nhân vật lớn này thường xuyên đối lập với nhau về quan điểm và không bao giờ can dự vào công việc của nhau.

        Khi mặt trận phía đông xuất hiện tình trạng khẩn nguy vì bị mất thành phố Perun, chính Stalin và Djedinxki đã được phái đến để lập lại trật tự, trong khi Trotxki vẫn ngồi ở Moxcơva. Khi tình hình ở mặt trận phía nam rất nguy cấp, lại là Stalin được phái đi để giải quyết tình hình chứ không phải là Trotxki.

        Trên tất cả các phương diện có thể thấy rằng Stalin và Trotxki rất khác nhau. Cuộc đối đầu âm ỉ giữa hai nhân vật này thường xuyên diễn ra nhưng do Lênin thường xuyên điều chỉnh kiềm chế, nên chưa dẫn đến các xung đột lớn. Lênin từng viết: "Theo tôi, yếu tố chủ yếu để đảm bảo tính ổn định là mối quan hệ. của các ủy viên Trung ương chủ chốt như Stalin và Trotxki - mối quan hệ giữa hai người này, theo tôi chiếm đến quá nửa nguy cơ phân liệt, nó chỉ có thể tránh được, theo tôi, bằng cách tăng số lượng ủy viên Trung ương từ 50 lên 100 đồng chí...”.

        Dinôviép là một người rất gần gũi với Lênin trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lênin cũng đã thừa nhận điều đó. Nhưng khi Dinôviép cùng Kamênhép tiết lộ cho giai cấp tư sản Nga biết kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Mười năm 1917 thì Lênin đã tuyên bố không coi họ là những người đồng chí tin cậy.

        Dinôviép cũng giống như Trotxki đã bộc lộ ý đồ nhăm nhe vị trí lãnh tụ của Đảng. Trước chiến tranh, ông ta thường tự cho mình là ngang hàng với Lênin, còn đến năm 1919, khi đã được bầu là Chủ tịch Ban chấp hành quốc tế cộng sản thì ông ta đã nhiều lần muốn tỏ ra mình là lãnh tụ của giai cấp công nhân quốc tế. Thậm chí là nhân danh Quốc tế cộng sản để cố chứng minh tính độc lập và đối lập của mình với Đảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2018, 09:05:58 am »


        Đối với Kamênhép thì Lênin đã cho rằng, mặc dù là người có tài về công tác tổ chức nhưng không thể đưa lên các chức vụ cao trong Đảng. Trong các thời điểm quan trọng, nhân vật này có thể dao động, sự kiện ông ta tiết lộ bí mật trong Cách mạng tháng Mười không phải là ngẫu nhiên. Sau cách mạng, Kamênhép tiếp tục phạm sai lầm, vì vậy Lênin không thể tin cậy để tiếp tục giao nhiệm vụ cho ông ta.

        Như vậy, trong số các ủy viên Bộ chính trị gần gũi Lênin, không còn ai khác ngoài Stalin là có thể đủ tin cậy để giao phó trọng trách là lãnh tụ của Đảng, sau Lênin. Cũng có một số ủy viên Trung ương trẻ tuổi và có năng lực khác nhưng Lênin chưa chú ý đến số này mà có ý để rèn luyện tiếp cho tương lai. Trong tác phẩm “bức thư gửi Đại hội” ông viết:

        “Trong số các đồng chí trẻ tuổi, tôi muốn nhắc đến Bukharin và Piatacốp - Theo tôi đây là lực lượng trẻ tuổi có tiềm năng - Bukharin là nhà lý luận lớn của Đảng, ông ta là người được yêu quý trong Đảng. Nhưng các lý luận của ông

        ta còn lâu mới được coi là Macxít với đầy đủ ý nghĩa của nó. (Ông ta chưa được học và theo tôi ông ta không bao giờ hiểu được phép biện chứng) còn Piatacốp là người rất có khả năng, nhưng lại rất thiên về tính hành chính, sự vụ...

        Tất nhiên với cả hai đồng chí này tôi chỉ nhận xét cho hiện tại, các đồng chí này cần được bổ sung kiến thức và thay đổi tính phiến diện của mình”.

        Tất cả những nhược điểm này là do số lượng quá ít của Ban chấp hành Trung ương. Sau này Lênin đã chỉ ra nhược điểm này và đề nghị tăng số ủy viên Trung ương từ 50 lên 100 đồng chí. Nhưng đó là sau này, vào năm 1922, khi trên thực tế Lênin đã không còn đủ điều kiện để chú ý đến tất cả các vấn đề lựa chọn và phân bổ cán bộ.

        Lênin đặc biệt tập trung tinh lực để sự lựa chọn của mình bảo đảm được tính kế thừa trong công việc và sự trung thành với hệ tư tưởng Cộng sản, ngăn chặn trào lưu biến chất và xét lại về tư tưởng và học thuyết. Mà nguy cơ trực tiếp của trào lưu này chính là Trotxki và tiếp theo là Kamênhép, Dinôviép và Bukharin.

        Stalin luôn biểu lộ sự trung thành của mình với các quan điểm và hệ tư tưởng của Lênin, rất kiên định trong thực hiện và nếu có phạm sai lầm thì kịp thời sửa chữa, không che giấu, lảng tránh. Do vậy có thể tin tưởng rằng Stalin sẽ kiên định đi theo con đường mà Lênin đã chỉ ra.

        Trong con người Stalin, một mặt Lênin nhìn thấy sự kiên định lập trường, mặt khác là nhân vật không lùi bước trước cả Trotxki, Dinoviép hay Kamênhép. Lênin đánh giá Stalin là nhà cách mạng kiên định và hành động nhất, con người dũng cảm và quyết đoán. Stalin có tư duy tốt, trí nhớ tuyệt vời, ý chí sắt đá và khả năng tổ chức tốt...

        Tuy nhiên, Trotxki, vào tháng 10 năm 1940 đã viết một bài báo đăng trên tạp chí “Life” của Mỹ, trong đó gán cho Stalin ý đồ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc sống của lãnh tụ, hàm ý một âm mưu đầu độc. Trên thực tế, Stalin không những làm mọi việc để chữa trị cho Lênin mà sau khi Lênin mất đã bằng mọi cách để bảo toàn thi hài Lênin, khi ý kiến trong Bộ chính trị còn đang khác nhau, Stalin đã kiên quyết yêu cầu tẩm liệm để giữ thi hài Lênin. Trong khi đó, Trotxki viện dẫn các thông lệ của nhà thờ để phản đối ý định tẩm liệm thi hài Lênin. Bukharin cũng tỏ ra phụ họa theo Trotxki với lý lẽ cho rằng việc tẩm liệm gìn giữ thi hài Lênin là đi ngược lại quan điểm duy vật của bản thân Lênin, kể cả Kamênhép cũng phát biểu chống lại ý định tẩm liệm Lênin. Vì các ý kiến còn khác nhau nên Bộ chính trị không quyết định được vấn đề này mà phải để lại chờ Đại hội. Ngày 26 tháng 1 năm 1924, tại Đại hội toàn Nga các Xô Viết lần thứ hai, Stalin nhân danh Đảng đã đọc bảy lời thề trung thành với chủ nghĩa Lênin, Stalin đã kết thúc bài phát biểu như sau:

        “Các đồng chí đã thấy trong những ngày này, dòng người hàng chục ngàn quần chúng lao động đã đến viếng thi hài đồng chí Lênin. Chỉ mấy ngày nữa, các đồng chí sẽ tiếp tục thấy dòng người đại diện hàng triệu quần chúng lao động sẽ đến đưa tiễn Lênin. Các đồng chí có thể không nghi ngờ rằng, sau đó sẽ là đại diện của hàng chục, trăm triệu quần chúng từ mọi miền của trái đất sẽ tỏ lòng thương tiếc Lênin như vị lãnh tụ không chỉ của giai cấp vô sản Nga mà của cả giai cấp vô sản ở châu Âu, không chỉ ở các nước thuộc địa phương Đông, mà còn là toàn thể quần chúng lao động trên toàn thế giới...”.

        Đại hội đã thông qua kiến nghị của Stalin - đổi tên thành phố Pêtrograt thành Lêningrad và dựng lăng Lênin để lưu giữ cho các thế hệ mai sau ở trên Quảng trưởng Đỏ ở Moxcơva, trong đó sẽ lưu giữ thi hài Lênin, đồng thời dựng ở thủ đô các nước Cộng hòa các bức tượng của Lênin.

        Vẫn còn chưa rõ lý do cụ thể việc trước khi mất không lâu, Lênin đã công bố tác phẩm: “Bổ sung vào các bức thư gửi Đại hội ngày 24 tháng 9 năm 1922”, trong đó có thay đổi trong đánh giá về Stalin và đề nghị giải phóng Stalin khỏi chức vụ Tổng Bí thư và tìm một người khác để bổ nhiệm. Lênin viết:

        “Stalin tỏ ra quá thô cứng và khiếm khuyết này nếu có thể chấp nhận được trong môi trường và quan hệ giữa các đảng viên cộng sản thường với nhau thì nó lại không chấp nhận được nếu ông ta đứng ở cương vị Tổng Bí thư. Vì vậy, tôi đề nghị các đồng chí hãy suy nghĩ cách thức để thuyên chuyển Stalin khỏi cương vị này và tìm bổ nhiệm một người khác vào vị trí của ông ta, người này trong tất cả các mối quan hệ phải có khác biệt so với Stalin, chỉ ở một điểm duy nhất - đó là phải nhẫn nại, phải linh hoạt, phải trong sáng và quan tâm nhiều hơn đến các đồng chí xung quanh, ít đỏng đảnh hơn và...”.

        Trong khi đề nghị thuyên chuyển Stalin, Lênin không đưa ra được một ứng cử viên nào khác và khi toàn văn tác phẩm “các bức thư gửi Đại hội” được gửi đến các đại biểu dự Đại hội 13 của Đảng vào tháng 5 năm 1924 thì đề nghị về việc thuyên chuyển Stalin đã không được thông qua.

        Bức thư được thảo luận ở các tổ mà không phải thảo luận ở phiên toàn thể. Các đại biểu đều hiểu rằng điều cơ bản là không để Trotxki, kẻ công khai chống lại đường lối của Lênin, khi Lênin còn sống nắm được quyền hành. Ai là người có đủ điểu kiện để ngăn cản được Trotxki. Đó phải là con người với ý chí thép, tính cách không khoan nhượng và lòng tin vô bờ vào chủ nghĩa Lênin. Vào thời điểm đó chỉ có duy nhất Stalin là hội đủ các điều kiện này. Trong Trung ương lúc đó không có gương mặt nào khác. Tất nhiên, di chúc của Lênin là thiêng liêng đối với các đảng viên của Đảng, nhưng các đại biểu dự Đại hội đã cân nhắc tình hình cụ thể trong nước và trong Đảng và đi đến quyết định giữ Stalin lại trên cương vị Tổng Bí thư.

        Lênin đã nhìn thấy trước, sau khi Lênin mất sẽ diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng ngay trong Đảng, giữa phái tả khuynh và phái hữu mục tiêu tấn công của các phần tử chống đối chính là lực lượng tiến bộ trong Đảng lúc đó đứng đầu là Stalin.

        Sau các Đại hội l2 và 14 của Đảng, trên Hội nghị Trung ương sau đại hội. Stalin đã hai lần chủ động đưa ra vấn đề xin rút khỏi chức vụ Tổng Bí thư, nhưng đa số ủy viên Trung ương đã không đồng ý và Stalin liên tục được bầu lại là Tổng Bí thư.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2018, 12:00:52 pm »


NHÂN VẬT ĐỐI LẬP CHÍNH - TROTXKI

        Tiếp theo, chúng ta cần biết thêm các tình tiết về Trotxki, nhân vật đối lập chính của Stalin trong cuộc đấu tranh giành quyển lực, vì vậy, tôi sẽ vắn tắt trình bày tiểu sử của Trotxki.

        Leiba Davidovish Bronstein (tên thật của Trotxki), sinh vào năm 1879 (cùng tuổi với Stalin) trong một gia đình chủ đất ở làng Yanốpca - tỉnh Khersonxki thuộc Ucraina. Sau khi kết thúc trung học ở Odessa và Nicolaeva. Là một thanh niên có tài năng bẩm sinh, với một trí nhớ tuyệt vời và khả năng diễn thuyết, Trotxki đã từng mơ ước trở thành nhà văn. Trotxki đọc nhiều sách về cách mạng, suy nghĩ về tự do và tham gia vào một số hoạt động cách mạng. Vào tháng 1 năm 1898, lúc mới 17 tuổi, Trotxki đã bị bắt giam. Xu hướng thích tự quảng cáo và ưa phiêu lưu đã bộc lộ ở Trotxki từ lúc còn trẻ. Trotxki cưới vợ trong nhà tù ở Butưrxki - vợ là Alexandra Xokôlốpxkaia. Trong vòng sáu năm gia đình Trotxki sinh hai con. Sau đó, Trotxki đã vượt ngục ra nước ngoài, bỏ lại vợ và hai con.

        Sau khi dời sang Pháp, Trotxki lại cưới vợ lần hai, lần này vợ Trotxki là con gái một triệu phú.

        Sau thất bại của cách mạng 1905, Trotxki bỏ chạy ra nước ngoài, với mục đích tuyên truyền cho cá nhân mình, đã tổ chức các buổi nói chuyện ở khắp châu Âu để tập hợp lực lượng. Trong các bài phát biểu và bài viết của mình, Trotxki thường xuyên phát biểu quan điểm đi ngược lại quan điểm của Lênin và Đảng Bônsêvich.

        Sau khi cùng Bukharin trở về từ Bắc Mỹ, Trotxki đã thành lập Đảng của mình tại Pêtrograt và nhanh chóng trở thành chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng tại Pêtrograt. Phải thừa nhận ràng, trong những ngày đầu của Nhà nước Xô Viết non trẻ, Trotxki đã có những đóng góp nhất định. Ông ta tỏ ra đặc biệt có tài về diễn thuyết. Đã có những truyền thuyết về tài lôi cuốn trong diễn thuyết của Trotxki, thậm chí có nhiều người từng là kẻ thù của Trotxki, vậy mà chỉ sau khi nghe ông ta diễn thuyết sẵn sàng đi theo ông ta, thậm chí sẵn sàng nhảy vào lửa theo lệnh của ông ta.

        Mùa hè năm 1918, các sĩ quan và binh lính quân đoàn Tiệp Khắc đã nổi loạn trên đường đi qua Xibêri và chiếm giữ một số thành phố quan trọng. Trên đường đi về phía tây họ đã chiếm một loạt thành phố ở Uran, miền trung Volga, chiếm thành phố Xamara và Xưdzan. Tất cả sự việc này dường như là được sự ủng hộ của Trotxki. Ngày 6 tháng 7 năm 1918, sĩ quan Bạch vệ Bliumkin đã tiến hành vụ ám sát đại sứ Đức tại Nga. Sự kiện vụ ám sát này chính là sự khởi đầu vụ nổi loạn của các học viên sĩ quan phái tả. Chúng đã nổi dậy bắt giữ Chủ tịch ủy ban khẩn cấp Trêka Đjedinxki và tập trung lực lượng để chiếm giữ nhà hát lớn, nơi diễn ra đại hội Xô Viết toàn Nga. Tuy nhiên, Lênin đã ra tay trước và ra lệnh bắt khẩn cấp các học viên sĩ quan nổi loạn.

        Kế hoạch của bọn nổi loạn đã vạch ra như sau: Ngày 28 tháng 8 năm 1918, trong thời gian phiên họp bất thường của Trung ương Bônsêvich tại nhà hát lớn, các sĩ quan bảo vệ đã bị mua chuộc bằng hai triệu rúp Nga sẽ mở cửa cho bọn nổi loạn, và theo một hiệu lệnh sẽ chĩa súng khống chế các đại biểu. Sau đó một toán đầu sỏ do Reili dẫn đầu sẽ lao lên sân khấu, bắt giữ các vị lãnh đạo Đảng và bắn chết Lênin ngay tại chỗ, đồng thời 60 ngàn sĩ quan và các học viên sĩ quan Bạch vệ của Iudennhich sẽ tràn vào thành Peterbug.

        Kế hoạch này đã được chuẩn bị rất kỹ, có rút kinh nghiệm từ lần bạo loạn bất thành dạo tháng sáu. Riêng Reili đã chuẩn bị cả giấy thông hành đặc biệt, có thể vào bất cứ cổng nào ở Kremli. Nhưng cuộc nổi loạn đã không thành, Dgiejinxki đã được giải thoát một cách khôn khéo và quay trở lại bắt gọn số tham gia nổi loạn. Các nhân viên tình báo Anh Loccart và Reili rất hận Trotxki về vụ thất bại này.

        Trong những năm tháng nguy ngập của chính quyền Xô Viết non trẻ, Lênin đã đưa ra lối thoát là cần ký hiệp ước Hòa bình với Đức. Vấn đề hòa bình đã được thảo luận nhiêu lần trong Trung ương. Lập trường của Lênin đã được Dinôviép, Stalin, Xôcônnhicốp ủng hộ triệt để. Phe đối lập chống lại lập trường của Lênin gồm có Trotxki, Bukharin, Yrixki. Trong khi nhấn mạnh nhu cầu cần thiết ký hiệp ước, Stalin đã nói rằng: Phong trào cách mạng không dịch chuyển vê phía tây, chưa có một yếu tố nào cụ thể mà chỉ là ở dạng tiềm năng, mà đã là tiềm năng thì chúng ta chưa thể tính đến được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:53 am »


        Đoàn đại biểu Xô Viết do Trotxki dẫn đầu đã có mặt tại pháo đài Brest, nơi Bộ tư lệnh Đức do tướng Hốphman đứng đầu đang đóng quân. Trotxki đã nhận được chỉ thị của Lênin và Trung ương là phải ký được Hiệp ước Hòa bình. Tuy nhiên, ông ta không những không ký Hiệp ước Hòa bình mà còn kêu gọi vô sản châu Âu đứng lên chống lại người Đức và chống lại các chính quyền tư sản - Trotxki cho rằng việc ký Hiệp ước Hòa bình là phản bội cách mạng thế giới. Ông ta đưa ra khẩu hiệu: Không hòa bình, không chiến tranh! Thậm chí ông ta còn tuyên bố về giải trừ quân bị mở đường cho quân Đức tràn sâu vào nước Nga, từ biển Ban Tích đến biển Đen. Trước tình hình đó, Lênin đã đích thân đến pháo đài Brest-Litopxk để dẫn đầu đoàn đại biểu Nga và buộc phải ký một hiệp ước ở thế bất lợi, theo đó Nga phải nhường cho Đức phần đất của Ba Lan, Ucraina, Phần Lan, Capcadơ, nơi có nhiều trữ lượng vàng, dầu mỏ, than đá, lúa mỳ và nhiều tài nguyên giàu có khác. Sau sự kiện này, tại sao Lênin và Trung ương không làm rõ trách nhiệm của Trotxki?
        Chúng ta đều biết rằng, lúc đó xung quanh Trotxki có một lực lượng khá lớn ủng hộ ông ta, đó là các “đồng chí” có quan hệ gần gũi và luôn đứng ra gây sức ép để bảo vệ ông ta. Tuy nhiên, cuối cùng Trotxki vẫn bị cách khỏi chức vụ Bộ trưởng dân ủy về ngoại giao. Ông ta đã công khai nhận khuyết điểm và hứa với Lênin một sự hợp tác vô điều kiện. Sau đó, có vẻ như là Lênin muốn tạo điều kiện cho Trotxki sửa chữa khuyết điểm của mình, đã bổ nhiệm ông ta là Bộ trưởng dân uy về quân sự, Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng. Thậm chí trong lĩnh vực quân sự, Trotxki cũng đạt được một số danh tiếng, có nhà báo nước ngoài đã gọi ông ta là “Napoleont đỏ”. Nhưng thực ra, Trotxki chỉ là một vị tướng văn phòng, thường xuyên ngồi trong toa xe bọc thép với đội cận vệ áo da đông đảo, Trotxki về cơ bản không hiểu gì về chiến lược, chiến thuật trong quân sự. Ông ta đã có nhiều đánh giá sai lầm trong các chiến dịch chống Đênikin và Cônchác.

        Trước tình hình đó, Trung ương đã cử Stalin và Egôrốp đến mặt trận miển Nam và rút Trotxki về Moxcơva.

        Năm 1920, Trotxki và Tukhachepxki đã chịu thất bại ở mặt trận chống quân Ba Lan. Trong khi đúng ra phải tập trung xây dựng lực lượng dự bị thì Trotxki suốt ngày ngồi họp và lớn tiếng nói về khẩu hiệu “Hồng quân Liên Xô bằng lưỡi lê sẽ mang lại thắng lợi cho cách mạng ở châu Âu”.

        Bản thân, Trotxki cũng đã thừa nhận những thất bại của mình và những ý kiến bất đồng với Lênin. Trotxki nói “Trong các nghiên cứu lịch sử hiện đại rất hay gặp các ý kiến cho rằng ở Brest Litopxk, Trotxki không thực hiện theo chỉ thị của Lênin, ở mặt trận phía nam, Trotxki chống lại mệnh lệnh của Lênin, ở mặt trận phía đông, Trotxki hành động bất chấp ý kiến của Lênin, v.v... và, v.v... Trước hết cần phải khẳng định rằng, Lênin không thể ra mệnh lệnh cho tôi được (Trotxki). Các mối quan hệ trong Đảng không cho phép nhận xét như vậy. Cả hai chúng tôi đều là ủy viên Trung ương. Nếu giữa tôi và Lênin có những bất đồng ở vấn đề này hay vấn đề khác, mà những bất đồng này diễn ra không chỉ một lần, thì vấn đề sẽ được đưa ra Bộ chính trị để Bộ chính trị đưa ra phán quyết. Vì vậy, theo lôgic của nó không hề tồn tại cái gọi là “tôi vi phạm chỉ lệnh của Lênin”. Chưa có ai nói rằng tôi vi phạm nghị quyết của Trung ương”.

        Đoạn hồi ký này của Trotxki đã minh họa rõ nét về tính coi thường, đánh đồng vị trí của mình với Lênin, ngoài ra còn khẳng định rằng ông ta không phủ nhận các vấn đề đang tồn tại do ông ta gây ra.

        Một trong những cộng sự gần gũi nhất của Trotxki, là Vasetic một đại tá của Nga hoàng cũ. Sau này ủy ban Trêka đã khẳng định Vasetic tham gia vào các hoạt động chống lại Hồng quân và đã bị cách chức Tổng tham mưu trưởng.

        Trên thực tế, Trotxki là nhân vật thứ hai trong Đảng, sau Lênin. Nhưng thậm chí với vị trí cao như vậy vẫn chưa làm thỏa mãn ông ta. Ông ta đến nước Nga không phải chỉ dừng ở vị trí thứ hai, khi mà chỉ còn một bước nữa là với đến vị trí đứng đầu một quốc gia. Trotxki biết rằng, trên con đường tiến đến vị trí thứ nhất còn hai người nữa phải vượt qua, đó là Lênin và Nga hoàng Nicolai II. Lênin thì dã được sự thừa nhận của toàn nước Nga và quốc tế như một lãnh tụ của Đảng, của cách mạng và là người đứng đầu chính phủ. Lênin có uy tín rất lớn trong Đảng và chiếm được tình yêu của nhân dân. Nếu Trotxki đối đầu trực tiếp với Lênin thì sẽ có rất ít cơ hội để giành thắng lợi, vì vậy Trotxki đã quyết định phương án hành động theo hướng “thủ tiêu Lênin”, Trotxki quyết định hành động một cách rất cẩn trọng để không làm ảnh hưởng đến uy tín của mình như một “lãnh tụ tương lai”. Vì vậy, Trotxki không ra tay trực tiếp mà sử dụng một số tay chân để thực hiện âm mưu này. Lực lượng được lựa chọn là các học viên sĩ quan Bạch vệ (Exerốp) và tổ chức này đã giao nhiệm vụ ám sát Lênin cho một thành viên tên là Phanni Caplan.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM